Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Vẫn chuyện Tổng thống Trump

Teresa Hanafin

Thật quái lạ, tối hôm qua Toà Bạch Ốc đột ngột thay đổi câu chuyện về việc James Comey bị đuổi việc. Đầu tiên những phụ tá và người phát ngôn của Tổng thống Trump nói rằng Thứ trưởng Bộ Tư pháp Rod Rosenstein đã tự quyết định xem xét hành động của Comey với tư cách giám đốc FBI và viết một bản ghi nhớ gởi đển sếp của ông, Bộ trưởng Jeff Sessions.

Vẫn theo phiên bản này của câu chuyện thì sau đó ông Sessions đưa bản ghi nhớ đó cho Tổng thống; ông Trump rất đỗi ngạc nhiên, và đã quyết định chấp nhận sa thải ông Comey theo đề nghị của Sessions
Image
Cựu GĐ FBI James Comey, (2014, Washington, D.C.). Nguồn: Mark Wilson/Getty Images
Đêm qua, Toà Bạch Ốc lại hát một giai điệu khác. Phiên bản mới là Trump đã gặp Sessions và Rosenstein hôm thứ Hai và bảo họ viết thành văn bản lên án Comey. Rosenstein theo lệnh, viết bản ghi nhớ, và sau đó bị choáng váng khi thấy mình được coi là kẻ chủ mưu đằng sau nỗ lực đuổi ông Comey, Giám đốc FBI.

Sean Spicer nói với các phóng viên vào tối thứ ba,

“Tất cả là do ông ấy [Rod Rosenstein] chứ không có ai từ Toà Bạch Ốc cả. Đó là một quyết định Bộ Tư Pháp.”

Theo tờ Washington Post, Rosenstein đe dọa sẽ từ chức vì lời bịa đặt, vì vậy Toà Bạch Ốc đã thay đổi phiên bản câu chuyện vào đêm qua so với sự thật. Sau những bước đầu lúng túng chạy đi tìm hiểu từ “sự thật” nghĩa là gì.

Cạnh đó cò có vài biến chuyển khác: Tờ Wall Street Journal cho biết Comey đã yêu cầu Rosenstein cung cấp nhiều tài nguyên hơn cho cuộc điều tra về vụ Nga quậy phá cuộc bầu cử năm 2016 (mà Bộ Tư pháp phủ nhận) vì ông ngày càng quan tâm đến thông tin có thể cho thấy có sự thông đồng giữa ban vận động của Trump và Nga để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử; Và Comey đã bắt đầu nhận báo cáo cập nhật hàng ngày thay vì hàng tuần như trước.

Và nhiều nguồn khác trong giới truyền thống trích dẫn giới chức hiện tại vànhân viên của FBI nói rằng phải cả tin lắm mới tin rằng Comey đã nói với Trump rằng Tổng thống không bị điều tra, như Trump đã viết trong lá thư của ông ta.

Những bản tin khác cho thấy sự bất bình ngày càng gia tăng của Trump với Comey là lý do chính đáng cho việc sa thải, chứ không phải việc Comey điều tra về email của Hillary Clinton.

Trump phàn nàn với các phụ tá rằng Comey đã quá “độc lập” chứ không phải một người thần phục Trump.

Ông đã nổi giận vì Comey không ủng hộ lời tuyên bố không đáng tin của ông cho rằng Tổng thống Obama đã đặt máy nghe lén tại Tháp Trump (tờ New York Times đưa tin cho rằng Comey, trong riêng tư, đã gọi những tuyên bố của ông Trump là “ngoài lãnh vực bình thường” và “điên rồ”).

Sau đó, Trump giận sôi máu khi Comey ra điều trần trước Quốc hội và nói rằng nó làm cho ông “hơi buồn nôn” nghĩ rằng ông có thể đã ảnh hưởng đến cuộc bầu cử (do đó màm mất giá trị chiến thắng của Trump).

Và cuối cùng ông đã nổ tung lên khi Comey không theo ý của Trump là ưu tiên cho việc điều tra rò rỉ thông tin trên việc điều tra vụ Nga đã can thiệp và quậy phá tiến trình bầu cử của chúng ta.

Hãy xem lại những biến chuyển trong các cuộc điều tra khác nhau:

Bốn ủy ban quốc hội, FBI, và thanh tra của Ngũ Giác đài đang điều tra sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử và có thể thông đồng với ban vận động tranh cử của Trump.

Ủy ban Tình báo Thượng viện đã yêu cầu cựu Cố vấn An ninh quốc gia Michael Flynn ra điều trần và nộp cho Thượng viện các tài liệu liên quan đến những tương tác của ông Flynn với Nga sau khi các luật sư của ông đã từ chối chuyển giao.

Công tố viên Liên bang đã ban hành các trát đòi ra hầu tòa của bồi thẩm đoàn cho các cộng sự của Flynn.

Ủy ban Tình báo Thượng viện đã yêu cầu Bộ Tài chính nộp những thông tin tài chính về Trump, các quan chức hàng đầu của ông và các phụ tá trong ban vận dộng tranh cử của ông Trump.

Ủy ban cũng đã mời, bây giờ là công dân, Comey ra điều trần kín vào thứ Ba. Chưa biết ông Comey đã chấp nhận lời mời hay chưa.

Ông Comey đáng lý đã phải điều trần công khai ngày hôm nay; Thay vào đó, là Andrew McCabe, quyền GĐ FBI sẽ điều trần thế cho ông Comey.

Các nghị viên đảng Dân chủ yêu cầu Bộ Tư pháp chỉ định một Công tố viên đặc biệt. Cả thượng nghị sĩ GOP và các người lãnh đạo Hạ viện – Mitch McConnell và Paul Ryan – cho biết một Uỷ ban độc lập của Quốc hội là không cần thiết.

Cho đến nay, cuộc phỏng vấn tại Toà Bạch Ốc của Tổng thống Trump với ký giả Lester Holt của NBC vẫn còn trong thời biểu hôm nay; Hãy xem liệu Trump có thô bạo xua tay đuổi ông Holt nếu ông ấy đặt câu hỏi Trump không muốn trả lời như John Dickerson của CBS bị hồi tuần trước.

Tin mới nhất của Reuteurs dẫn nguồn một nhân viên cao cấp Toà Bạch Ốc cho biết Cựu Dân biểu đảng Cộng hoà Mike Rogers đang được xem xét để có thể thay ông Comey trong vai trò GĐ FBI.

Trump nói với Lester Holt của NBC trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi ông sa thải GĐ FBI Comey, người đang dẫn đầu một cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 và có thể có sự thông đồng giữa các nhân viên ban vận dộng tranh cử của của Trump và Moscow,

“Ông ta ta là một người khoe khoang, anh ấy là một người hay nổ để câu like, FBI đang gặp rắc rối tùm lum. Tôi sẽ đuổi Comey. Quyết định của tôi. Tôi sẽ sa thải bất kể lời có đề nghị nào hay không.”

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Đảng - Formosa, các ông nên biết sợ dân đi là vừa

Mai Hữu Tín
(Danlambao) - Truy bắt Hoàng Bình và Bạch Hồng Quyền, CSVN đã chứng tỏ trong vụ Formosa, họ đã không còn lối thoát nào khác. Ngoài việc quay ngược mũi súng trở lại và chĩa vào Nhân Dân của chính họ. Họ đã không còn cách nào khác để dẹp yên vụ này. Sau Bạch Hồng Quyền và Hoàng Bình, rồi sẽ đến lượt các cha Nam, cha Thục, những người được xem là đã hướng dẫn và dẫn đầu các cuộc biểu tình của người dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Âm mưu và hành động này, xuất phát từ thói quen trấn áp và đè nén người dân trong suốt nhiều thập kỷ qua và là một phản ứng tự nhiên của CSVN.

Trên bình diện thực tế, cho đến ngày hôm nay, vấn đề Formosa không còn mang tính thời sự, được nhiều người VN thờ ơ quan tâm nữa.

Và với ngư dân Nghệ An, Hà tĩnh, những người chịu thiệt thòi nhiều nhất cho đến giờ này, mong ước của họ là Biển được trở lại sạch sẽ, sản xuất nhiều tôm cá, giờ đã tan thành mây khói. Người Dân đã mất hết. Biển, nồi cơm, bệnh tật, tương lai v.v.,. Bên cạnh đó, các cuộc đàn áp và bắt bớ đang ngày càng được mở rộng quy mô. Chính quyền đang trả thù người Dân vì đã làm cho họ bị mất hết uy tín trong nước và ngoài nước, khi việc bao che và hỗ trợ hết sức cho Formosa dù công ty này đã mắc rất nhiều sai phạm trong đầu tư, sản xuất bị vạch trần, để lộ ra nhiều nhóm lợi ích đứng đằng sau, cùng chia chác món bánh mà Formosa mang lại.

Hành động truy đuổi, bắt bớ những nhà hoạt động vì Môi trường này, sẽ làm cho sự uất hận của Ngư dân càng tăng lên. Nó sẽ làm cho người dân vùng này, càng thấy rõ thêm bộ mặt tàn bạo và ghê sợ của CSVN, khi bỏ ngoài tai những khuyến cáo và đòi hỏi của Ngư dân mà quay ngược trở lại, dùng bạo lực, tìm cách dập tắt, đàn áp những đòi hỏi chính đáng của Ngư dân.
Nói cách khác, vì Formosa, vì quyền lợi của các nhóm lợi ích trong Đảng. Nhà cầm quyền CSVN đã bán rẻ tương lai, hạnh phúc, sức khoẻ, nguồn sống duy nhất của ngư dân Nghệ - Tĩnh để bỏ tiền vào túi riêng của bản thân các quan chức Nhà nước và của Đảng.

Liệu người Dân, qua các hành động bắt bớ này có làm cho họ hoảng sợ?

Ngay từ lúc cùng nhau bước chân xuống đường để đi đòi Công lý cho Biển và cho bản thân, người dân Nghệ - Tĩnh đã làm một việc mà có thể trong đời họ chưa bao giờ từng làm. Đó là, chọn cho mình một con đường, đi ngược lại với con đường mà Nhà cầm quyền CSVN đã vẽ ra cho họ. Một con đường mà ngay cả lãnh đạo chính trị cao nhất của họ đã từng thú nhận rằng "sẽ không biết lúc nào mới đến".

Giờ đây, khi Biển đã chết, nồi cơm không còn, bản thân bị đánh đập, người giúp đỡ bị bỏ tù, tra tấn, hành hung. Người Dân sẽ còn gì, ngoài nỗi hận thù tràn ngập trong lòng với Đảng Cộng Sản, kẻ đưa đường dẫn lối cho Formosa đến để cướp đất của họ, gây ô nhiễm môi trường sống của họ, hủy hoại nồi cơm của họ, mang bệnh tật đến cho họ và con cái của họ. Và cuộc biểu tình của gần 5000 ngàn dân Hà Tỉnh sau cuộc truy bắt mang đậm nét "khủng bố" của Nhà nước CHXNCN là một câu trả lời đầy giận dữ có thể nhìn thấy được của người dân vùng này.

Vậy lần tới, nếu có một cuộc biểu tình to lớn trước cổng Formosa, ai dám đảm bảo rằng Formosa sẽ được bình an trước cơn thịnh nộ của người Dân? Ai dám đảm bảo rằng, từ nay Đảng sẽ vẫn còn là đuốc soi đường, dẫn lối trong lòng Dân. Hay Đảng sẽ chỉ là một gã ma cô, bẩn thỉu và tàn bạo đưa đường dẫn lối cho Fomosa mang đến bệnh tật, chết chóc cho họ? Hay Đảng là một con ác quỷ chuyên gây hại cho Dân? Hay Đảng chỉ đơn thuần là một nhóm người vô lương chuyên tàn phá đất nước, cướp tất cả mọi thứ để cho vào túi riêng bất kể sống chết và tương lai của Ngư dân miền biển này? Và khi mà người Dân đã nổi giận, đòi lại những gì thuộc về họ, thì sẽ khó có thể bảo đảm được rằng, Đảng viên và con cái, tương lai của gia đình họ có thể được bảo toàn.

Đảng - Formosa, các ông nên biết sợ dân đi là vừa.

22/5/2017
Mai Hữu Tín

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Chuyện Vành đai và Con đường
Lữ Giang

Trong khi Tổng Thống Donald Trump chủ trương thu nhỏ nước Mỹ lại về cả kinh tế, chính trị lẫn quân sự với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, Trung Quốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh “Sáng kiến Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh trong hai ngày 14 và 15.5.2017 với chủ đề: "Tăng cường hợp tác quốc tế, chung tay xây dựng 'Vành đai và Con đường', phát triển cùng có lợi".
Đây là dự án xây dựng các con đường đi xuyên qua trên 60 quốc gia dựa trên ý tưởng hồi sinh “Con đường Tơ lụa” từng kết nối Trung Quốc với Trung Á và châu Âu ngày xưa, thành “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21”. Mục đích chính của kế hoạch này là giúp Trung Quốc duy trì tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại bằng cách đầu tư vào hạ tầng cơ sở tại các nước, tạo ra các đối tác thương mại cho chính Trung Quốc.


Có đại diện của 29 quốc gia và đối tác đến tham dự, trong đó có các viên chức Liên Hiệp Quốc, Qũy Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Người ta cũng nhìn thấy có một số nhà lãnh đạo quốc gia như hai tổng thống Vladimir Putin của Nga, Nursultan Nazarbayev của Kazakh (Đông Âu), và các thủ tướng Tây Ban Nha, Italy, Hy Lạp, Hungary và Cambodia,
Donald Trump vốn là một nhà kinh doanh có nhiều tiểu xảo (trick) và mánh mung (dodge), nhưng lại không có tầm nhìn chiến lược, chỉ thích làm những chuyện lặt vặt để “biểu dương khí thế”. Lợi dụng thời cơ, Trung Quốc đã đưa ra “Sáng kiến Vành đai và Con đường” để thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc” là trở thành một cường quốc lãnh đạo thế giới về kinh tế trong thế kỷ 21.

KHÁI LƯỢC VỀ SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG

Đây là một vấn đề khá phức tạp, nhất là khi nó được diễn tả bằng những ngôn từ trừu tượng và bí hiểm của người cộng sản, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng giãn dị hóa để nhiều người có thể theo dõi.

1.- Từ “Một vành đai, Một con đường”
“Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” được Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đề cập ngày 7.9.2013 tại Kazakhstan. Lúc đầu kế hoạch này được gọi là “Nhất đới Nhất lộ” (chữ Hán Việt) hay “Một vành đai Một con đường” (One Belt One Road – viết tắt là OBOR)
Theo quan niệm sơ khởi của Tập Cận Bình, “Nhất đới Nhất lộ” là một vành đai kinh tế trên bộ và một con đường tơ lụa mới trên biển. Đây là một chiến lược rộng lớn, một sáng kiến xây dựng các cơ sở hạ tầng kết nối 3 châu lục Á châu – Phi châu - Âu châu và 3 đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Trên đường này sẽ hình thành những khu vực ảnh hưởng địa-chính trị, kinh tế và an ninh của Trung Quốc. Nội dung dự án gồm 5 trọng điểm sau đây: (1) chính sách khai thông, (2) hạ tầng liên thông, (3) thương mại thông suốt, (4) nguồn vốn lưu thông và (5) lòng dân tương thông.
Lỗ Tấn từng nói “Trái đất xưa vốn chưa có đường, do người đi mà thành”. Tập Cận Bình cho rằng nếu các bên nỗ lực đổi mới tư duy nhận thức và hành động, “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” sẽ trở thành hiện thực.
2.- Đến “Sáng kiến Vành đai và Con đường”
Ngày 30.3.2015, Trung Quốc công bố “Kế hoạch hành động về Sáng kiến Vành đai và Con đường”, trong đó cụm từ “Một vành đai, Một con đường” được đổi thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative - viết tắt là BRI). Có sự giải thích rằng sở dĩ phải đổi lại như vậy bởi vì không phải chỉ có một con đường mà có đến 6 con đường.
Bản kế hoạch nói rằng mục tiêu của sáng kiến này là “Tăng tốc độ xây dựng đường vành đai có thể giúp thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của các quốc gia dọc theo vành đai và hợp tác kinh tế khu vực, tăng cường trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh khác nhau, và thúc đẩy hoà bình và phát triển thế giới. Đó là một cam kết tuyệt vời sẽ đem lại lợi ích cho mọi người trên thế giới.


NHỮNG KẾ HOẠCH DỰ TÍNH THỰC HIỆN

Trung Quốc cần hệ thống giao thông thuận lợi để nhập khẩu nguyên vật liệu và dầu lửa từ châu Phi và Trung Đông, và vận chuyển hàng hóa sản xuất ở trong nước ra nước ngoài, chủ yếu là đến các nước đang phát triển ở Á châu, Phi châu và Mỹ châu Latinh.

1.- Tại vùng nối liền Á châu và Âu châu

Xây dựng một con đường cao tốc từ Tân Cương đến Kyrgystan, Uzbekistan, Tadjikistan, Turmenistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một con đường khác nối liền Trung Quốc với Kazakhstan, Nga và châu Âu. Hai công trình này tạo điều kiện để các tỉnh vùng nội địa của Trung Quốc tiếp xúc với bên ngoài, thu hẹp sự phát triển mất cân đối giữa các vùng ven biển phía Đông và các vùng sâu, vùng xa ở phía Tây Trung Quốc.

Bắc Kinh thuê một phần cảng Piraeus của Hy Lạp trong 35 năm để có thể chuyển hàng hóa của Trung Quốc đến các thị trường Đức, Hungary, Áo nhanh hơn so với trước từ 7 đến 11 ngày. Đây là hải cảng ở Địa Trung Hải gần kênh đào Suez nhất.

2.- Tại vùng Ấn Độ Dương
- Hoàn thành việc xây dựng đường ống dẫn dầu từ Myanmar đến Côn Minh dài 2.400km vói công suất 22 triệu tấn/năm. Đường ống này vừa rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển, vừa không phải đi qua eo biển Malacca có nhiều rủi ro tiềm ẩn.

- Tài trợ xây dựng cảng chiến lược Gwardar tại eo biển Hormuz ở Pakistan, và cảng nước sâu Hambantota ở Sri Lanka. Hai hải cảng này sẽ trở thành nơi tiếp tế nhiên liệu cho hải quân Trung Quốc.
- Xây căn cứ hải quân của Trung Quốc tại hai đảo quốc Seychelles và Malpe ở Ấn Độ Dương.
- Tại Cộng Hòa Djibouti ở Đông Bắc Phi Châu, Trung Quốc đang thương lượng để xây dựng một căn cứ hải quân ở đó. Đây là vùng biển sân sau của Ấn Độ.
- Xây kinh đào Kra dài 102km ngang qua đoạn hẹp nhất trên bán đảo Malaysia, phần thuộc Thái Lan, để tàu thuyền không phải đi qua eo biển Malacca của Malaysia nữa. Kinh đào này sẽ rút ngắn cuộc hành trình khoảng 1.200km, tàu sẽ đi nhanh hơn và ít nguy hiểm hơn. Phí tổn xây cất được ước tính khoảng 28 tỷ USD.

3.- Tại vùng Nam Mỹ
- Xây dựng kênh đào Nicaragua nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Kinh đào này dài 280 km, rộng và sâu hơn kênh đào Panama, trị giá 50 tỷ USD, dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2019. Cuối năm 2014, Tập đoàn Hongkong Nicaragua Development (HKND) của Trung Quốc đã trúng thầu xây dựng kênh đào này.
- Xây dựng đường sắt xuyên lục địa từ Brazil đến Peru. Tháng 5/2015, Trung Quốc và Brazil ký hợp đồng Xây dựng đường sắt xuyên lục địa dài 3.500km, được ví như là “kênh đào Panama trên cạn”.

NGUỒN TÀI CHÁNH CẦN THIẾT


Để thực hiện “Sáng kiến Vành đai và Con đường” Trung Quốc phải giữ vị trí thống trị trong một số định chế tài chính. Vị trí then chốt trong kế hoạch này là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB). Trung Quốc cũng kêu gọi nhiều quốc gia hỗ trợ cho các dự án được nói là có lợi ích chung này, nhưng đây không phải một ưu tiên lớn đối với các nhà tài trợ Tây phương nên họ đang do dự. Vốn ban đầu của AIIB được dự trù là 100 tỷ USD, bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2015, Trung Quốc đóng góp nhiều nhất là khoảng 30% và nắm giữ quyền “phủ quyết”.

Bắc Kinh đã công bố kế hoạch đầu tư 900 tỷ USD vào các quốc gia dọc khu vực có Vành đai và Con đường đi qua, trước tiên là xây dựng 6 hành lang kinh tế: (1) Trung Quốc - Mông Cổ - Nga; (2) Cầu lục địa Á - Âu mới; (3) Miền Trung Trung Quốc - Tây Á; (4) Trung Quốc - Ấn Độ; (5) Trung Quốc – Brazil và (6) Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar;
Trung Quốc hy vọng “Sáng kiến Vành đai và Con đường” khi hoàn thành sẽ tạo thành một mạng lưới kinh tế thương mại bao gồm 4,4 tỷ dân với tổng số GDP khoảng 21.000 tỷ USD (chiếm 30% GDP toàn cầu) và có thể tạo ra giá trị thương mại hơn 2.500 tỷ USD trong vòng một thập kỷ.

NHỮNG VẤN ĐỀ TRƯỚC MẮT

Năm 2016, Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc tại đảo Hải Nam đã tổ chúc một cuộc hội thảo trong hai ngày 8 và 9 tháng 12 về đề tài “Sáng kiến Nhất đới Nhất lộ và sự phát triển chung của khu vực Biển Đông mở rộng”. Có 55 đại diện quốc tế và Trung Quốc đã tham dự, trong đó có 2 đại diện Việt Nam.

Năm nay, Trung Quốc đưa “Sáng kiến Vành đai và Con đường” ra thảo luận. Reuters cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tận dụng hội nghị với sự góp mặt của các lãnh đạo và các viên chức hàng đầu thế giới, để thúc đẩy tham vọng của Bắc Kinh giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump củng cố chính sách “Nước Mỹ trên hết” và nghi ngờ các thỏa thuận thương mại tự do toàn cầu hiện có.

Trong bài diễn văn khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình nói: “Chúng ta nên xây dựng một nền tảng hợp tác, duy trì và tăng trưởng trong một nền kinh tế thế giới mở”. Ông cam kết khoản ngân sách 121 tỷ USD cho dự án “Con đường Tơ lụa thế kỷ 21” nhằm thúc đẩy thương mại tự do, bao trùm và hòa bình, đồng thời kêu gọi từ bỏ các mô hình cũ dựa trên quyền lực ngoại giao và sự thù địch. Credit Suisse Group dự báo Trung Quốc có thể rót hơn 500 tỷ USD vào 62 quốc gia trong 5 năm tới. Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhong Shan cho biết nước này dự định nhập khẩu 2.000 tỷ USD các sản phẩm từ những quốc gia tham gia vào sáng kiến trong 5 năm tới.

Tập Cận Bình nói tiếp: “Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển với tất cả các nước. Chúng tôi sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chúng tôi sẽ không xuất khẩu hệ thống xã hội và mô hình phát triển và thậm chí sẽ không áp đặt quan điểm của mình vào các nước khác. Để thúc đẩy “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, chúng tôi sẽ không đi lại lối mòn cũ. Thay vào đó, chúng tôi sẽ tạo ra một hình mẫu mới của sự hợp tác và các bên cùng có lợi”.
Mặc dầu có những hứa hẹn tốt đẹp như vậy, vẫn còn nhiều bất đồng tại hội nghị. Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Philip Hammond phát biểu tại hội nghị rằng Anh là một đối tác tự nhiên (a natural partner) của Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc, còn Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif khen ngợi “tầm nhìn và sự khéo léo” của Bắc Kinh. Trong khi đó Ấn Độ đã tẩy chay hội nghị này vì cho rằng tham vọng của Bắc Kinh là thiết lập một vành đai từ Âu sang Á xuyên qua Cachemire, vùng có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, là một mối đe dọa. Nhiều thành viên trong Liên hiệp Châu Âu từ chối ký kết văn bản về thương mại trong dự án. Đa số nói rằng họ sẵn sàng hỗ trợ “Sáng kiến Vành đai và Con đường” nhưng cần phải có thêm sự minh bạch.

Với bài “Con Đường Tơ Lụa Mới: Ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc gây lo ngại” đài RFI của Pháp ngày 12.5.2017 đã đi đến kết luận: “Điều oái oăm là bất chấp các nhận định đó, từ ngày lên cầm quyền, tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã mặc nhiên để cho Trung Quốc tự do tung hoành, khi rút Hoa Kỳ ra khỏi khối Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, được cho là một công cụ tốt, khả dĩ để cản trở được Trung Quốc.” Dĩ nhiên, khi Donald Trump bỏ rơi thế giới, các nước đang phát triển đành chọn con đường hướng về Trung Quốc.

Trên đây mới chỉ là những khái niệm căn bản. Còn rất nhiều vấn để phức tạp chung quanh “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, chẳng hạn như ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc, những thách thức về sự lãnh đạo của Mỹ, chiến lược trở thành cường quốc của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tương lai địa chính trị của các nước Châu Á như thế nào… Đó là những vấn đề chúng tôi sẽ bàn sau.

Ngày 25.5.2017
Lữ Giang

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Việt Nam không đủ nhọ để bôi lên những kẻ cầm quyền
Hải Âu
(Danlambao) - Trong những ngày qua, cộng sản đảng đang tổ chức phiên họp thứ 3 quốc hội khóa 14 nhằm đưa ra các ý kiến đóng góp, sửa đổi luật… và những việc liên quan đến sự cai trị của đảng cộng sản. Nhiều dự án luật, dự thảo, nghị quyết cùng các vấn đề kinh tế, xã hội đã được ủy ban thường vụ quốc hội bàn thảo. Tuy nhiên ai cũng biết dù cộng sản có làm gì đi chăng nữa thì bản chất dối trá và sự tàn độc của những kẻ cầm quyền cộng sản sẽ không bao giờ thay đổi.

Đại biểu quốc hội là chức danh với trách nhiệm đại diện cho tiếng nói của người dân. Nhưng trên thực tế những kẻ mang trên ngực huy hiệu đại biểu, đại diện cho nhân dân chỉ là những kẻ phục vụ cho lợi ích của cộng sản đảng. Các vấn đề bức xúc của người dân chẳng mấy khi được những kẻ đại diện cho mình quan tâm. Thậm chí một số đại biểu quốc hội còn đưa ra các ý kiến đi ngược lại quyền và lợi ích của người dân. Những kẻ mang huy hiệu đại biểu ấy luôn cho mình vị thế là kẻ cầm quyền lãnh đạo. Thế nên thay vì đem tiếng nói của người dân trình bày trước quốc hội thì những kẻ “tự” đại diện cho nhân dân đã tự mình đưa ra các ý kiến, đề xuất với mục đích bảo vệ thành viên cầm quyền trong hệ thống cộng sản đảng.

Với suy nghĩ lãnh đạo cộng sản đảng luôn là kẻ bề trên và luôn đúng trong mọi vấn đề, vì thế nếu bất cứ ai (người dân) chỉ trích hay vạch trần cái xấu, cái sai của những kẻ cầm quyền đều bị đảng viên cộng sản cho rằng đó là hành vi bôi nhọ lãnh đạo. Một nữ đại biểu quốc hội với xuất thân là một đại tá công an, đang là ủy viên Quốc phòng và An ninh của quốc hội Việt Nam đưa ra đề xuất: "Tôi đề nghị bổ sung quy định để ngăn chặn có hiệu quả đối với loại hành vi này. Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhiều nước trên thế giới cũng đã quy định liên quan vào bộ luật hình sự".

Đó là ý tưởng của đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Xuân trong phần trình bày của mình tại phiên họp ngày 24/5 vừa qua. Xin được nhắc lại đây là ý kiến cá nhân của đại biểu tỉnh Đăk Lăk chứ không phải là nguyện vọng của người dân Việt Nam. Bởi lẽ suốt hơn 42 năm sống dưới sự cai trị của cộng sản đảng, chỉ có những ai mù quáng mới cho rằng lãnh đạo cộng sản là những “vĩ nhân” hết mình vì dân.

Nguyễn Thị Xuân cho rằng hoạt động xuyên tạc, bịa đặt và lan truyền những nội dung sai sự thật nhằm bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm danh dự của lãnh đạo đảng, nhà nước càng gia tăng, nhất là vào các thời điểm nhạy cảm như đại hội đảng, bầu cử quốc hội. Người này nhận định những vấn đề trên tạo dư luận xấu, gây hoang mang, giảm sút niềm tin của người dân…

Kể từ ngày cộng sản Việt Nam được thành lập cho đến nay, thử hỏi bao nhiêu sự thật trong việc làm của những kẻ cầm quyền được kiểm chứng. Ngay đến lý lịch và cái chết của Hồ Chí Minh là kẻ sáng lập đảng cộng sản Việt Nam hiện vẫn là một dấu chấm hỏi lớn cho những ai quan tâm. Hàng trăm ngàn cái chết trong thảm sát cải cách ruộng đất cùng hàng triệu sự hy sinh của đồng bào hai miền từ cuộc chiến cưỡng cướp miền Nam mà Việt cộng thực hiện cũng do sự xuyên tạc của chế độ cộng sản tạo ra. Vậy thử hỏi người dân hay cộng sản đảng bịa đặt, xuyên tạc sự thật.

Về phần những kẻ cầm quyền mà cộng sản gọi là lãnh đạo, thử hỏi bao nhiêu kẻ thật có thực tài và hết lòng vì trách nhiệm đối với đất nước, đối với nhân dân. Nguyễn Phú Trọng cho rằng cảnh tan hoang của đất nước hiện nay “có bao giờ được như thế” vì rằng Trọng đang lãnh đạo cộng sản đảng để cai trị. Nguyễn Xuân Phúc thân mang chức vị thủ tướng nhưng luôn miệng phát ngôn những câu nói như một kẻ dốt học. Phúc cho rằng cờ lờ mờ vờ là thứ ngôn ngữ mà khi “phọt” ra từ miệng của thủ tướng sẽ khiến cộng đồng quốc tế nghĩ ngay rằng đó là mad zê in Việt Nam. Hay như Nguyễn Thị Kim Ngân hất nguyên xô thức ăn vào mặt đám cá chép, cá tra trong ao cá của ông Hồ tại buổi tiếp tổng thống hợp chủng quốc Hao Kỳ là một hành động đẹp. Điều đó đã khiến ông Obama cùng đoàn tùy tùng và những ai có mặt tại đó từ ngỡ ngàng đến hốt hoảng bởi cách giao tiếp của một “thị” đứng đầu quốc hội Việt Nam. Vậy thử hỏi những kẻ cầm quyền đã làm gì đẹp đẽ để khiến người dân phải bôi nhọ.

Nếu quả thật người dân được phép bôi nhọ vào mặt những kẻ lãnh đạo trong cộng sản đảng thì chắc chắn Việt Nam không đủ cái đít nồi có nhọ để bôi.

Xét về uy tín và danh dự của lãnh đạo thì có lẽ điều này nên để chính những kẻ cầm quyền của cộng sản đảng tự trả lời. Vì rằng chiến dịch đập chuột không để vỡ bình để làm “sạch” đảng hay vô số lời hứa hẹn “đối thoại” với nhân dân khi tuyên thệ nhậm chức từ những kẻ đảng cử dân bầu vẫn luôn là sự mỉa mai của niềm tin trong quần chúng. Vậy thử hỏi những kẻ cầm quyền có uy tín và danh dự? (vẫn dành câu trả lời cho chính đảng viên cộng sản).

Đất nước đang đứng trước nguy cơ xâm lược từ “bạn vàng” của cộng sản đảng là Trung cộng. Môi trường sống của Việt Nam đang bị đầu độc bởi vô số những nhà máy, khu công nghiệp có dính dáng tới kẻ thù phương Bắc. Chủ quyền biển đảo, đất liền đang bị giày xéo cùng những cái chết của ngư dân Việt Nam do những “tàu lạ” gây ra. Nông dân đang ngày đêm uất ức vì bè lũ lợi ích trong đảng cầm quyền cướp đất đai, mổ mả bao đời của họ. Người lao động phải chịu đóng vô số thứ thuế cùng những ngược đãi trong quyền lợi của mình… Và còn rất, rất nhiều điều tồi tệ xảy ra trong cuộc sống mà mỗi người dân Việt phải chúng kiến và chịu đựng. Tất cả vấn nạn, thị phi ấy đều do lãnh đạo cộng sản hết lòng “trao gửi” cho hàng triệu con người mang trong mình dòng máu đỏ da vàng.

Niềm tin của nhân dân dành cho các đại biểu quốc hội từ lâu đã không còn, sự hoang mang trong xã hội là do chính những kẻ lãnh đạo của cộng sản đảng đem lại. Vậy nên những kẻ cầm quyền cộng sản hãy thôi cái thói qui chụp người dân bằng những dự thảo, những đề xuất mang tính trả thù công dân. Đại biểu Nguyễn Thị Xuân hãy tự nhìn lại mình đang đại diện cho ai để từ đó đưa ra những đóng góp có lợi cho nhân dân. Bằng không hãy tự cởi áo đại biểu về vườn trước khi sự căm phẫn của người dân đổ dồn vào cái đề xuất khốn nạn của “thị”.

26/5/2017
Hải Âu

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Tổng thống Donald Trump 'học' ai khi rút Mỹ khỏi hiệp định về khí hậu?


Tổng thống Donald Trump không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên rút nước này khỏi một thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Trước đó, có một tổng thống Mỹ đã làm điều tương tự.

Image
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush. Ảnh: AP
Tháng 3/2001, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã tuyên bố rút Mỹ khỏi Nghị định thư Kyoto năm 1997. Nghị định thư Kyoto 1997 là một thỏa thuận do Phó Tổng thống Mỹ Al Gore lúc bấy giờ đàm phán và được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton ký. Sau đó, nghị định thư được 140 quốc gia phê chuẩn. Nghị định có mục đích kiềm chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và chống lại tình trạng ấm lên trên toàn cầu.

Những lý do khiến cựu Tổng thống Bush rút khỏi Nghị định thư Kyoto 1997 cũng tương tự như của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Hiệp định Paris lần này. Ông Bush lo ngại rằng Nghị định thư này sẽ làm ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ, dẫn tới giá năng lượng cao hơn và kéo theo việc các nước khác lợi dụng thỏa thuận với khả năng thực thi thấp.

Cũng giống như ông Trump, ông Bush là một người hoài nghi về chống biến đổi khí hậu.

“Nghị định thư Kyoto sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế của chúng ta… Chúng ta không biết khí hậu có thể hay sẽ thay đổi nhiều thế nào trong tương lai. Chúng ta không biết thay đổi này sẽ xảy ra nhanh thế nào, hay thậm chí những hành động của chúng ta có thể tác động đến nó nhiều như thế nào”, ông Bush nói trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2000.

Quyết định rút Mỹ khỏi Nghị định thư Kyoto của Tổng thống Bush đã hứng chịu sự phản đối của các tổ chức môi trường cũng như chỉ trích của Thủ tướng Đức lúc đó Gerhard Schroeder.

Nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên kể từ đó, trong khi các cường quốc khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Nga cũng từ chối thông qua Nghị định thư Kyoto.

Theo hãng tin AP, kể từ khi Nghị định thư Kyoto được đàm phán, mực nước biển đã tăng trung bình hơn 6cm, và số lượng các thảm họa khí hậu trên toàn cầu đã tăng 42%.

Như vậy, Tổng thống Donald Trump là tổng thống Mỹ thứ hai rút nước này khỏi một thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngày 1/6, ông đã chính thức công bố quyết định rút nước này khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, bước đi giúp ông hiện thực hóa cam kết tranh cử song sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nỗ lực ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu và ấm lên của Trái Đất.

User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Chuyến đi thất bại của ông Phúc
Bùi Quang Vơm
(Danlambao) - Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi ngày 31/05/2017.

Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.

Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ Di sản.

Báo chí cả của chính phủ Việt Nam lẫn của quốc tế, có vẻ tránh không đề cập nội dung chi tiết, có lẽ do sự nghèo nàn và nhạt nhẽo của nội dung mà chính phủ Việt Nam đã lỡ cố gắng thổi phồng ngay từ đầu.

Ông Phúc đã phải đáp xuống một góc của sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York ngày 29/05/2017 là chương trình nội bộ Việt Nam, do người Việt Nam tự tổ chức với nhau. Người đón ông Phúc tại sân bay chỉ gồm các quan chức của chế độ làm việc tại Mỹ, trong những người này, cao cấp nhất là đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm quang Vinh và bà Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga.

Như vậy, chuyến viếng thăm này được hình thành không do nhu cầu từ phía Mỹ. Thực chất người ta cũng thấy ưu tiên quan tâm của tổng thống Trump chưa phải là quan hệ kinh tế với Việt Nam, và Biển Đông chưa phải là lúc được đặt lên bàn cân, mặc dù cả hai nội dung này không phải là nằm ngoài chiến lược của Mỹ.

Mỹ đã chấp nhận mời ông Phúc, trong chuyến thăm vội vã của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 21/04/2017, có lẽ chỉ vì không đành lòng làm Việt Nam thất vọng.

Đấy là chưa kể tới một thông tin đặc biệt có thể được ông Phạm Bình Minh tiết lộ với bộ trưởng ngoại giao Mỹ, ông Tillerson, về tình huống có thể bị đảo lộn theo hướng xấu trong nội tình đảng cộng sản Việt Nam, nếu ông Phúc không được hỗ trợ kịp thời.

Ngay từ những ngày đầu sau khi trúng cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã không giấu diếm thái độ dứt khoát với thủ đoạn lợi dụng Mỹ bằng chính sách đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc của lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Ông đã từng nói sẽ không có TPP và FTA nào cả, nếu nhà cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục vừa kêu gọi Mỹ giúp đỡ, vừa “phục tùng, vâng lời Trung Quốc như một sứ giả chư hầu thời phong kiến”.

Ông Phúc biết rất rõ điều đó và sức ép tạo ra tăng trưởng, hoặc ít nhất duy trì ổn định kinh tế, có ý nghĩa sống còn với cuộc đời chính trị của ông, đã buộc ông phải tìm cách có được hậu thuẫn từ Mỹ.

Tăng trưởng gắn với thực chất kết cấu thị trường đích thực của nền kinh tế, tuân thủ nghiêm khắc các quy luật của thị trường, nền kinh tế phải được giải thoát khỏi mọi loại ý chí chủ quan của ý thức hệ tư tưởng. Ông Phúc nhìn thấy TPP, cũng như nhìn thấy trong kết cấu của xã hội Mỹ có những chỗ dựa và những động lực cần thiết cho những cải cách thể chế mà ông cùng với chính phủ của ông đang phải mạo hiểm cả sự nghiệp.

Ông Phúc cũng không thể không biết rằng, nhân quyền sẽ có một trọng lượng rất lớn đối với kết quả các thương lượng, nhưng một thế lực nào đó đã cố gắng phá hoại, ngay tận sát nút ngày đi, và chính phủ đã bất lực. Chính vì vậy mà bộ trưởng Công an Tô Lâm được cơ cấu như nhân vật thứ ba trong đoàn, chỉ sau ông Phạm Bình Minh.

Tiếc rằng sự cấp bách trong các diễn biến trên sân khấu chính trị Việt Nam đang lệch pha với sự quan tâm của chính phủ Mỹ.

Mặc dù vậy, dù kết quả của chuyến đi sẽ không có gì đáng kể nếu tính tới các con số, thậm chí có thể bị coi là một thất bại, nhưng ông Phúc chắc chắn nhận được thông điệp từ phía những người bạn Mỹ, và cũng sẽ chắc chắn rằng, tổng thống Trump cũng như các chính trị gia Mỹ có thể đã hình dung được bàn cờ chính trị Việt Nam đang đứng trước những triển vọng và những thử thách gì.

Nếu TPP không bị huỷ bỏ, hoặc nếu một hiệp định FTA song phương, dù không đem lại ưu đãi gì đặc biệt cho Việt Nam, việc cải cách thể chế phù hợp với hiệp định sẽ là căn cứ để những nhà cải cách cấp tiến trong hệ thống chính trị Việt Nam mượn gió bẻ măng.

Nhưng có hai điều kiện để Quốc hội Mỹ và tổng thống Trump chấp nhận, một là Việt Nam phải từ bỏ chính sách đi dây lợi dụng giữa các dòng chảy không cùng hướng, hai là tuân thủ nhân quyền phổ cập.

Cả hai điều kiện này, ông Phúc đều không có gì mang theo đến Mỹ, vì vậy mà ông sẽ chẳng đem được gì về, mặc dù suy cho cùng, thì có thể ông cũng chẳng thất bại.

30/05/2017

Bùi Quang Vơm

User avatar
saohom
Posts: 2211
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Nhân Quyền không phải là quyền xin – cho:
Đừng để băng đảng CS bịp bợm.


Le Nguyen
(Danlambao) - Tiến trình hình thành, phát triển xã hội loài người do mâu thuẫn lợi ích, xung đột quyền lợi, chiến tranh chiếm đoạt gây ra nhiều thảm họa làm chấn động lương tâm nhân loại và để giảm thiểu, ngăn chận tội ác man rợ giữa người với người với nhau nên vấn đề nhân quyền trong lịch sử cổ, trung, cận đại đã được một số cá nhân, một vài dân tộc và các quốc gia tiến bộ của cộng đồng nhân loại thời hiện đại đem ra bàn thảo, đúc kết để trở thành quy tắc ứng xử chung cho mọi phe phái, mọi quốc gia giúp cho môi trường sống của cộng đồng, của xã hội loài người ngày càng hoàn thiện, tốt đẹp hơn.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời ngày 10/12/1948 không phải là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của loài người. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chỉ là bản tuyên ngôn nhân quyền tiếp nối của bản tuyên ngôn được khắc trên trụ đồng Cyrus năm 534 trước công nguyên của vua Cyrus xứ Ba Tư. Bản tuyên ngôn của các dân tộc thuộc các bộ lạc Ả Rập năm 590 sau công nguyên. Tuyên ngôn nhân quyền của Anh Quốc năm 1689. Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ năm 1789... Cùng với nhiều tuyên ngôn nhân quyền bất thành văn của các tôn giáo, các truyền thống văn hóa, đạo đức của nhiều dân tộc khắp nơi trên thế giới trong tiến trình hình thành, phát triển xã hội loài người.

Khác biệt của Tuyên ngôn nhân Quyền 1948 đối với các tuyên ngôn nhân quyền ra đời trước đó là nó đã vượt ra ngoài biên giới vùng miền, tôn giáo, văn hóa, dân tộc, quốc gia... được văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc định nghĩa cô đọng như sau:

“Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân, các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc, làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự cho phép và tự do cơ bản của con người“.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được bổ sung, hoàn thiện bởi Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự, Chính Trị và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa do đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966 để trở thành tiêu chuẩn nhân quyền chung cho toàn thể nhân loại thời hiện đại, được công nhận trên phạm vi toàn cầu và các quyền dân sự, chính trị được cụ thể hóa chi tiết cho các bên tham gia ký kết tuân thủ:

“Nhóm quyền dân sự bao gồm:

a) Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật.
b) Quyền sống tự do và an ninh cá nhân.
c) Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện.
d) Quyền xét xử công bằng.
e) Quyền tự do đi lại, cư trú.
f) Quyền được bảo vệ đời tư.
g) Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo.
h) Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân.

Nhóm quyền chính trị bao gồm:

a) Quyền tự do biểu đạt.
b) Quyền tự do lập hội.
c) Quyền tự do hội họp một cách hòa bình.
d) Quyền tham gia vào đời sống chính trị.”

Ngoài nhân quyền mang tính hàn lâm học thuật, còn có nhân quyền giản dị dễ hiểu mang tính phổ quát được cộng đồng nhân loại thừa nhận gần như thuộc nằm lòng đến ông Hồ Chí Minh cha đẻ của đảng cộng sản Việt Nam cũng không thể phủ nhận tính đúng đắn của nó nên đã phải đưa vào tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 02/09/1945: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm. Trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...”

Không kể các điều luật khác ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự, Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội chưa được trích dẫn đưa vào bài viết này, chúng ta cũng đã nhận ra vô số vi phạm về nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Cụ thể cho những vi phạm này là việc nhà cầm quyền cộng sản ngụy biện chống chế trên diễn đàn quốc tế liên quan đến quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tuỳ tiện, quyền về xét xử công bằng, quyền tự do biểu đạt, quyền tham gia vào đời sống chính trị... và cộng sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền cơ bản của mọi con người sinh ra đều được hưởng, lại trơ trẽn tuyên bố: “Ở Việt Nam không có tù nhân chính trị, không ai bị bắt vì bất đồng quan điểm chính trị, vì ủng hộ dân chủ...”

Chúng ta ai cũng thấy trên thực tế trong nước Việt Nam hiện nay, không ít trường hợp người dân bị bắt giam xét xử vì thể hiện quyền tự do biểu đạt chính kiến bị quy kết vào tội danh “tuyên truyền chống phá...” vì trốn thuế, vì hai bao cao su đã qua sử dụng, vì truyền đơn mang nội dung chống giặc tàu xâm lược. Và tội danh “âm mưu lật đổ...” vì trong nhà chứa chấp tấn vải màu vàng, vì viết bài tố cáo tội ác trên các báo lề dân, trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài phê phán năng lực của đảng, của cá nhân cầm quyền, kêu gọi đa nguyên đa đảng thúc đẩy nhà nước man rợ thay đổi, hội nhập vào thế giới văn minh của cộng đồng nhân loại!

Tất cả các vụ việc vừa nêu đều bị xét xử “tùy tiện” qua các phiên tòa xét xử rừng rú vi phạm nhân quyền trắng trợn và những cơ quan chức năng thi hành luật pháp, bảo vệ luật pháp còn ngang nhiên đánh đập cưỡng bức bắt giữ cả những người ủng hộ “bị cáo” đến dự khán phiên toà đứng bên ngoài biển cấm “di động” của tòa án được nhà cầm quyền tuyên bố xét xử công khai, thế thì quyền sống tự do và an ninh cá nhân thuôc chuẩn mực nhân quyền được quốc tế thừa nhận nằm ở đâu trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ cộng sản lúc xiết chặt lúc nới lỏng cả thế giới văn minh đều biết và khi các chính phủ văn minh, các tổ chức phi chính phủ đồng loạt lên tiếng lên án nhà nước rừng rú xã hội chủ nghĩa Việt Nam vi phạm các cam kết với quốc tế thì những cái loa của đảngcsVN từ đời Tôn Nữ Thị Ninh, Phan Thúy Thanh, Lê Dũng, Nguyễn Phương Nga, Lương Thanh Nghị cho đến Lê Hải Bình, Lê Thị Thu Hằng hiện nay đều y như rằng, lên tiếng lu loa lươn lẹo trơn tru: “...Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn quan tâm đến nhân quyền, luôn bảo vệ và phát triển nhân quyền...nhân quyền được luật pháp bảo vệ bảo đảm trong nước Việt nam...” và mới nhất là lời phản bác báo cáo thường niên của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền của Việt Nam qua phát ngôn của đại diện bộ ngoại giao VN:

“Trước hết cần khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Mọi người dân được thực thi các quyền của mình trong khuôn khổ luật pháp.

Mặc dù có những ghi nhận về một số thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục dựa vào các thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam và đưa ra những nhận xét không khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam.

Điều này không có lợi cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang duy trì thường xuyên cơ chế đối thoại trong lĩnh vực quyền con người.

Chúng tôi hy vọng rằng thông qua các cuộc đối thoại thẳng thắn và xây dựng, gần đây nhất là cuộc đối thoại vừa qua, hai bên có cái nhìn khách quan và thực tế về tình hình thực thi nhân quyền ở mỗi nước, góp phần tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ”.

Phải công nhận phát ngôn của đại diện chính phủ Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với người tiền nhiệm Lê dũng của nhiều năm trước: “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) thường xuyên đưa ra những thông tin sai lệch về Việt Nam. Báo cáo của tổ chức này là thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình nhân quyền thực tế ở Việt Nam"

Thật sự nội dung phát biểu của VN gần đây có tiến bộ khi bảo rằng “chưa rõ nguyên nhân”so với lãnh đạo đảng nhà nước cộng sản, là không còn đổ vấy cho hoàn cảnh, cho văn hóa đặc thù, cho lịch sử khác biệt của mỗi quốc gia làm thành nguyên nhân khiến nhân quyền của Việt Nam khác với các nước dân chủ văn minh?

Lý luận của các ông bà phát ngôn viên này rất trẻ con khi cho rằng báo cáo nhân quyền “dựa vào các thông tin sai lệch thiếu khách quan không đúng thực tế tình hình thực thi nhân quyền ở Việt Nam.” Nỏ mồm thôi, chứ các ông bà này không đưa ra nổi một dẫn chứng cụ thể báo cáo ở chỗ nào thiếu khách quan, không đúng thực tế nhân quyền Việt Nam của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ nêu ra nhiều vụ việc vi phạm nhân quyền, có cả bằng chứng lẫn nhân chứng cụ thể?

Lập luận như thế chẳng khác nào trong sân chơi túc cầu, các cầu thủ Việt Nam bỏ bóng đá người vi phạm luật chơi quá rõ lại còn gân cổ cãi bừa luật túc cầu ở nước tôi khác bởi văn hóa, lịch sử đặc thù... nghe khó lọt lỗ tai. Có lẽ nào, các ông bà phát ngôn viên hay ngay cả lãnh đạo đảng cộng sản đều kém cỏi đến độ không biết chuẩn mực nhân quyền đã trở thành luật chung của cộng đồng nhân loại giống như luật giao thông của quốc tế đèn xanh chạy, đèn đỏ phải dừng nếu không “đấu tranh” để thay đổi luật trở thành “đỏ chạy, xanh dừng” lại chủ quan tự ý làm ngược lại, có mà “loạn nhà thương” vì tai nạn không chừng!

Nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt nam cho rằng tiêu chuẩn luật pháp cơ bản của quốc tế khác với luật pháp Việt Nam thì các văn kiện quốc tế như Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, các Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự, Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội hay các hiệp ước thương mại song phương, đa phương, tổ chức thương mại quốc tế (WTO) hoặc Hiệp Định quốc tế về biển, về thương mại, về môi trường... Mọi người đều tin rằng không tổ chức quốc tế nào ép hoặc kê súng vào đầu bắt các ông bà tham gia, thế thì các ông bà ký kết gia nhập, hứa hẹn tuân thủ luật pháp quốc tế làm chi cho nó thêm phiền?

Mọi người đều biết tổ chức quốc tế là sân chơi của người lớn đôi khi các bên tham gia phải tự tay lột truồng để chứng minh sự thanh sạch của mình trên sân chơi chung. Thiết nghĩ , “Chính phủ Việt Nam”có nhiều thời gian để nghiên cứu các văn kiện “táo bạo” của quốc tế để toàn quyền quyết định có nên hay không nên tham gia. Nếu như sợ người khác thấy ghẻ lở thối tha trên thân thể xanh xao vàng vọt bởi thiếu ánh sáng của loài người văn minh soi rọi thì đừng tham dự cuộc chơi và khi đã quyết định đặt bút ký thì phải tuân thủ thi hành, không nên có hành động như em bé ký kết, cam kết lại cố tình vi phạm bị bắt tại trận với bằng chứng hẳn hoi lại còn cố rống họng cãi chày cãi cối chả ăn nhập gì với đồng thuận nhân quyền của quốc tế:

“...Thực dân, đế quốc... gây ra nhiều tội ác, nhiều vụ thảm sát, rải chất độc hóa học để lại nhiều hội chứng tai hại cho con người và môi trường Việt Nam, vì vậy không có tư cách phê phán nhân quyền Việt Nam..” Lý luận trẻ con như thế, không ai ép cứ con đường xã hội chủ nghĩa siêu việt của ta ta cứ đi gia nhập sân chơi “người lớn”làm gì, có phải lành hơn không chứ?

Nói tóm lại, nhân quyền trên nền tảng nhân bản với nhận thức “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm. Trong những quyền đó có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...” là sự mặc nhiên khẳng định của quyền tự nhiên, quyền bẩm sinh của mọi con người, không phân biệt nguồn gốc sang hèn, tín ngưỡng, chủng tộc, màu da... Nhân quyền không phải là quyền xin- cho hay quyền do ai đó ban phát và nhân quyền cũng khác với quyền công dân, quyền pháp lý để mặc cho các băng đảng lưu manh chính trị, sử dụng chiêu trò bịp bợm chính trị hạn chế, triệt tiêu trong cái khung gian trá “theo luật pháp quy định...” và mọi người đều hiểu “ nhân quyền...theo luật pháp quy định..” là trò tiểu nhân bỉ ổi chỉ có kẻ làm ra “cố tình” không hiểu cứ hiu hiu tực đắc với mưu mẹo lưu manh lại cho rằng đó là thắng lợi to lớn của băng đảng tự xưng là đỉnh cao trí tuệ loài người!


Le Nguyen

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Lèo lái cuộc điều tra

NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Điều trần trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện hôm thứ Năm, 8 tháng 6, ông James B. Comey -người vừa bị tổng thống cất chức giám đốc FBI- nói ông tin là tổng thống toan tính lèo lái cuộc điều tra hình sự công khai của cảnh sát liên bang (FBI) về việc vị cố vấn an ninh quốc gia của ông -ông Michael Flynn- thông đồng với người Nga.

Comey cũng lên án tổng thống nói dối dư luận về cá nhân ông, và về sở cảnh sát liên bang; ông dùng những chữ “nói dối trắng trợn và giản dị”- trong những lời giải thích về lý do Bạch Cung sa thải ông.

Không còn bị ràng buộc trong kỷ luật hành chánh của một công chức, Comey nói thẳng ra là ngay từ những ngày tổng thống chưa chính thức nhậm chức, ông đã thấy không thoải mái trong những giao tiếp với tổng thống.
Image
Comey điều trần
Một trong những giai thoại về cảm giác “không thoải mái” của Comey là trong bữa ăn tối 27 tháng Giêng 2017, ông là thực khách duy nhất được mời, tổng thống bảo ông nếu ông muốn ngồi yên trong địa vị giám đốc FBI, thì tổng thống cũng cần “loyalty” (lòng trung thành) của ông.

Nguyên văn tổng thống nói, “I need loyalty, I expect loyalty.” (Tôi cần sự trung thành, tôi kỳ vọng [được ông] trung thành.)

Comey kể lại, “Tôi chết cứng, im lặng, không cử động, không nói được tiếng nào cả, trong cố gắng giữ cho sắc mặt không thay đổi. Tôi nhìn thẳng vào mắt tổng thống và trả lời ông là tôi có thể hứa honesty (lòng trung thực). Tổng thống gằn lại honest loyalty? (trung thực thành thật à?), và Comey đáp, “Tôi sẽ làm như vậy.” Sau này ông Cò nói, ông nghĩ là tổng thống không hiểu hai chữ “honest loyalty” như ông hiểu.

Ký giả Matt Apuzzo nhận xét, “Chấm dứt buổi điều trần dài ba tiếng đồng hồ, ông Comey có vẻ thoải mái, nhũn nhặn, và tin tưởng vào dữ kiện; tuy nhiên, ông vẫn không dấu được cái hãnh diện của một cựu viên chức Hoa Thịnh Đốn thành công trong nỗ lực nói lên câu chuyện liên quan đến mình, và đạt được tối đa hiệu lực.”

Ông không tỏ ra hãnh diện về vai trò của mình trong câu chuyện, mà chỉ nêu lên nghi vấn “tổng thống có dụng ý ngăn trở pháp luật không, khi ông ta quyết định sa thải ông?”

Người phải trả lời câu hỏi khó đó, là công tố viên đặc trách Robert S. Mueller III, người đang điều tra về nghi vấn “thông đồng” giữa bộ tham mưu ứng cử của Tổng Thống Donald Trump và người Nga.

Comey nói ông đã trao cho ông Mueller toàn bộ tài liệu ông ghi nhận về nghi vấn đó; cách Comey trình bày câu chuyện mang ẩn ý nêu lên là nhân viên công tố đang điều tra về hành động của tổng thống. Image
Công tố viên đặc trách Robert S. Mueller III
Comey còn nhấn mạnh, “Tôi tin tưởng là ông công tố viên đặc trách sẽ xúc tiến cuộc điều tra để tìm ra ý đồ thật sự và nhận định xem ý đồ đó có là một hành vi tội phạm không.”

Có thể chính tổng thống cũng không lường được hậu quả việc ông sa thải ông Comey; và Comey đang đổ thêm dầu vào đám cháy. Comey cũng không dấu việc ông nhờ một người bạn chuyển cho tờ The New York Times những tài liệu giúp tờ báo đặt lên nhu cầu chỉ định một vị công tố viên đặc trách để điều tra và tìm sự thật về việc nhân viên cao cấp trong chính phủ Hoa Kỳ thông đồng với chính phủ Nga.

Luật sư riêng của tổng thống -ông Marc E. Kasowitz- dứt khoát phủ nhận việc tổng thống gây trở ngại cho việc thi hành luật pháp; ông nói, “Tổng thống chưa hề chỉ thị hoặc ẩn ý yêu cầu ông Comey ngưng điều tra về bất cứ cá nhân nào.”
Image
Ông Marc E. Kasowitz
Dư luận truyền thông bình luận việc luật sư Kasowitz lên tiếng bào chữa cho tổng thống như một dấu hiệu tố giác những khó khăn chính trị và tư pháp của tổng thống.
Cuộc điều trần tại Thượng Viện không giúp giải tỏa áp lực đòi bạch hóa những liên hệ giữa bộ tham mưu của tổng thống với người Nga.

Tác phong nghiêm chỉnh và chừng mực của ông Comey là thành quả của nhiều năm dài phục vụ trong ngành cảnh sát, ông khéo léo trong việc gián tiếp buộc tội tổng thống, khéo đến mức vài nghị sĩ đã gọi đùa ông là “chính khách Comey.”

Một vài nghị sĩ nêu lên câu hỏi, “Sao ông không bảo thẳng tổng thống là ông không thể bỏ qua việc điều tra ông Flynn?” ngay khi tổng thống yêu cầu ông “bỏ qua”?

Comey đáp, “Tôi không dám nói là nghị sĩ rất oai hùng, nhưng quả thật tôi không đủ can đảm để bảo tổng thống là, Sir, thats wrong.” (Thưa tổng thống, điều đó quá bậy).

Comey giải thích thêm là tổng thống không hỏi ý ông xem có thể bỏ qua cuộc điều tra về việc ông Flynn thông đồng với Nga không, mà tổng thống ra lệnh cho ông “bỏ qua.” Thái độ của Comey ràng buộc kết tội tổng thống can thiệp để ém nhẹm một vụ điều tra hình sự tạo tức bực cho nhiều chính khách Cộng Hòa, và thân nhân của tổng thống.

Ông Donald Trump Jr. -con trai tổng thống- lên tiếng, "Tôi biết bố tôi rất rõ, ổng không quanh co, mà bảo thẳng mọi người là ổng muốn điều gì." Ông con viết quan điểm của mình lên Twitter ngay trong lúc ông Cò đang điều trần.
Image
Donald Trump Jr.


Cuộc điều tra của công tố viên đặc trách Mueller không chỉ giới hạn vào những liên hệ giữa ông Flynn và chính quyền Nga, mà còn mở rộng qua địa hạt tìm hiểu xem bộ tham mưu tranh cử của tổng thống có giúp người Nga tạo ảnh hưởng về cuộc tranh cử tổng thống 2016 hay không.

Ngoài ra Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện sẽ phỏng vấn ông cố vấn Jared Kushner -con rể của tổng thống- về những liên hệ giữa ông ta và viên chức Nga.
Hôm thứ Sáu mùng 9 tháng Sáu 2017 -ngày hôm sau cuộc điều trần- tổng thống viết tweet khẳng định là ông đã được minh oan qua cuộc điều trần của ông Comey; Đảng Bộ Cộng Hòa Toàn Quốc cũng nhấn mạnh là chính Comey cũng xác nhận là tổng thống không hề minh bạch chỉ thị ông bỏ qua cuộc điều tra về vụ thông đồng với người Nga.

Hy vọng nghi án Thông Đồng Với Nga chấm dứt tại đây để cuộc “total and complete vindication” (cuộc minh oan hoàn toàn và đầy đủ) của tổng thống trở thành sự thật. (ndt)

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Lật lại trang sử - Những gì sẽ xảy ra cho ngày mai?
Nguyên Thạch
(Danlambao) - Chiến lược toàn cầu cho một "Thế giới mới trật tự", những kế hoạch mà Trung Tâm Quyền Lực Thế Giới đã hoạch định, đã thực hiện... có khi hàng mấy chục năm sau mới được giải mã. Riêng về vấn đề Việt Nam, Trung tâm quyền lực này với những chiến thuật thật thâm hậu, họ đã cố tình cho đảng cộng sản VN thật nhiều dây thòng lọng để tự xiết cổ lấy mình, nghĩa là họ muốn thấy ĐCSVN phải chính mình tự sát qua việc đi quá xa vào con đường mụ mị dối trá...

Một mặt chính đảng sẽ treo cổ tự sát, một mặt bị dân chúng, những người bị lừa phỉnh xuyên suốt một quá trình thời gian dài sẽ bồi thêm vào đầu đảng bằng những phát súng ân huệ để bảo đảm rằng ĐCSVN thật sự đã được kết liễu và biến hẳn khỏi đất nước này.

Ngạn ngữ Việt Nam có nói: "Cây kim trong bọc có ngày cũng lòi", cho nên "Nếu không muốn người biết thì tốt nhất là đừng làm" bởi lẽ không có bất cứ việc gì trên đời này được giữ trong vòng bí mật mãi mãi.

Đã hơn 42 lần của ngày 30 tháng Tư đã trôi qua, năm nào Bộ chính trị - ĐCSVN cũng luôn lặp lại cùng một giọng điệu trơ trẽn và lì lợm. Nào là: "Đảng cộng sản Việt Nam anh hùng đã đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ nhất thế giới", nào là "đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào". Nào là tiến nhanh, tiến mạnh lên Xã Hội Chủ Nghĩa, một xã hội tự do tiến bộ gấp ngàn lần chế độ tư bản bóc lột và đang giẫy chết...

Hơn 70 năm cho xã hội miền Bắc, hơn 42 năm cho cả nước, học sinh từ lớp mẫu giáo cho đến sinh viên đại học đều bị nhồi nhét hình ảnh Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại, là danh nhân thế giới (Có những băng rôn đã ghi là: Bác Hồ là doanh nhân thế giới). Người dân cả nước đều bị cưỡng ép phải gọi Hồ Chí Minh là "Cha già dân tộc" hay "Bác Hồ kính yêu một đời hy sinh cho dân cho nước", "Bác đã có công giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ" hoặc "Ai sai chứ Bác thì không sai"...

Cho đến ngày hôm nay của năm 2017, tức chỉ còn hơn 3 năm nữa là đến 2020, năn phải thực hiện "Mật Nghị Thành Đô 1990" mà các cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đ M, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng đã cam kết với Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc cùng giới lãnh đạo nhà nước của Trung cộng rằng "Việt Nam xin được sáp nhập vào đại gia đình Trung Quốc như là một tỉnh lỵ tự trị".

Trích từ Wikileaks:

"Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây".

"Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN "giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc".

ĐCSVN là một lũ kém cỏi về tri thức nhưng mang thái độ ngạo mạn thì sao vượt thoát được những khối óc đầy trí tuệ của thế giới văn minh thông thái về khoa học và chiến lược toàn cầu. Chúng mang phận số của những con rệp núp trong bóng tối chờ đêm bò ra hút máu của những thân thể người Việt Nam gầy gò, khốn khó... loại rận ký sinh này sẽ bị toàn dân Việt Nam hòa cùng thế giới văn minh lần ra từng con mà đập cho tung tóe những thứ máu hôi tanh tởm lợm.

Xin đừng bỏ qua, mời bạn đọc hãy kiên nhẫn nghe hết đoạn video clip lịch sử sau đây để nắm bắt những bí mật đã được giải mã.

Cộng Sản Hà Nội đầu hàng Mỹ 1973.FLV

Nguyên Thạch

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Đừng bao giờ tin lời người cộng sản!
[size=126Hồn Nhiên [/size]
(Danlambao) - Cái gọi là “uy tín” hay là “thiện chí” của đảng đã thể hiện quá rõ qua việc báo Pháp Luật đưa tin khởi tố xã Đồng Tâm: Khởi Tố Điều Tra Vụ Án Hình Sự. Trước đó, chữ ký của chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung với bản cam kết dưới đây còn chưa ráo mực:

Image
Sau đó, một người dân ở xã Đồng Tâm là cụ Kình, đã gọi điện thoại chất vấn ông Nguyễn Đức Chung, thì ông ta trả lời tỉnh bơ: “Vì bản cam kết đó không có con dấu, thì lời cam kết coi như bất hợp lệ.” (!).

Có người cho rằng bộ CA Hà Nội vì muốn chơi gác ông Chung để làm ông Chung mất mặt, nhưng tôi thì nghĩ khác. Sở dĩ ông Chung xuống nước với người dân xã Đồng Tâm, chịu khó thân hành về tới nơi để nói những lời xoa dịu sự phẫn nộ của bà con là vì ông ta đã tính trước một nước cờ. Những ai đã từng sống với cs giai đoạn 1986-1988 thì sẽ rõ bản chất gian tà của chế độ này. Thời điểm cả nước rơi vào hố tuyệt vọng, tiếng hờn căm ai oán nổi lên khắp nơi, cộng sản khuyến khích người dân nói thẳng, nói thật, với lời hứa hẹn cam kết đổi mới. Thế là hàng loạt những bài viết của độc giả đưa lên các trang báo Văn Nghệ Tiền Phong, Người Lao Động, Pháp Luật, Nhân Dân v.v...

Trên tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong, chắc mọi người còn nhớ bài “Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì…” của tác giả Phùng Gia Lộc. Tác giả đã phản ánh cuộc sống hiện thực của người dân thời ấy y chang thời còn sống trong chế độ của thực dân Pháp. Nỗi kinh hoàng của người trong gia đình khi nửa đêm nghe tiếng chó sủa, tiếng người đập cửa quát tháo, rồi thì bóng những người lính áo xanh áo vàng tràn ngập trước hiên, giống như tiếng lính lệ của quan đi đòi tiền thuế của tá điền. Mà đây là thời điểm cộng sản nắm quyền đó nhé, người cộng sản đã hứa hẹn sau này khi đánh Tây, đuổi Nhật xong thì nhân dân sẽ được làm chủ đất nước, không còn cảnh người bóc lột người, không còn cảnh sưu cao thuế nặng. Nhưng thực tế người dân có được thật sự làm chủ đất nước không? Có được tự do không? Suốt gần 80 năm lên cầm quyền, đảng cộng sản có để người dân được tự do nói lên điều mình nghĩ về đất nước, về tín ngưỡng tôn giáo của mình không? Có cho toàn dân làm chủ đất đai của chính mình cũng đã khó rồi, nói gì đến làm chủ đất nước! Như vậy đảng cs là vua nói dối, vua xạo, vua lừa!

Trở lại với ông Chung. Ông Chung đã lừa người dân Đồng Tâm một cú ngoạn mục. Vì đó là bản chất của chế độ cộng sản. Chỉ những ai còn tin vào chế độ này, còn tin vào sự lương thiện (nếu có) của đảng cộng sản nên mới cho rằng ông Chung bị chơi gác. Chuyện dân Đồng Tâm đối với tôi không có gì đáng ngạc nhiên cả.

Tưởng cũng nên nhắc lại cái gọi là “thời kỳ đổi mới tư duy” ấy. Sau khi để cho người dân “nói thẳng, nói thật”, có nghĩa là cộng sản cho dân xả xú bắp hết ga, chừng như cộng sản sợ qua những phản ảnh trung thực này toàn dân sẽ thức tỉnh, nên bắt đầu siết lại. Điều dễ thấy nhất là “thuyên chuyển công tác” đối với một số tổng biên tập của các tờ báo đó. Nhà văn Nguyên Ngọc, tác giả của cuốn sách Đất Nước Đứng Lên cũng cùng chung số phận. Bây giờ ông ấy đã trở thành nhà đối kháng chế độ. Nhà văn Nguyên Ngọc từng nắm giữ chức tổng biên tập của tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong mà tôi say sưa theo dõi mỗi số báo. Nhưng sau đó ông đã bị “thuyên chuyển công tác”, mà ai cũng biết đó là cách đuổi khéo của bộ 4T. Tôi mong càng ngày càng có nhiều người như nhà văn Nguyên Ngọc, để những tiếng nói thật không bị bóp nghẹt trong bóng tối khi sống trong chế độ siêu lừa này.

Lời của cố TT Nguyễn Văn Thiệu tuy có cũ nhưng đối với tôi, và có lẽ đối với rất nhiều người thì đó như là chân lý. Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân cũng đã chứng minh sự dối trá, lừa gạt của người cộng sản. Chính người cộng sản đưa ra lời hưu chiến sẽ không động binh đao trong ba ngày Tết để người dân cả 2 miền được vui hưởng một cái Tết yên bình, nhưng đây là sự gạt gẫm của người cộng sản. VNCH nghe lý do hưu chiến rất chính đáng nên chấp nhận hưu chiến và không phòng bị. Lính tráng ai về nhà nấy lo việc Tết nhất, nhưng ai ngờ csVN lại bí mật âm thầm tấn công vào thành phố, đánh vào khu dân cư tàn sát những thường dân vô tội, gây ra những cái chết vô cùng thảm khốc. Quý vị có từng hát qua ca khúc “Chuyện Một Đêm” của nhạc sĩ Anh Bằng chưa? Ca khúc này miêu tả rất xác thực bối cảnh của cuộc thảm sát Tết Mậu Thân năm ấy.

Lời cuối cùng tôi muốn nói: Đừng bao giờ tin lời người cộng sản!

PS: Qua đây, nếu nhà văn Nguyên Ngọc có đọc được những gì tôi viết về trường hợp của ông, xin ông cứ mạnh dạn lên tiếng để xác minh sự việc trên. Xin kính chúc ông mạnh khỏe

California 15/6/2017
Hồn Nhiên

Post Reply