Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Việt cộng lại nuốt lời hứa trong vụ Đồng Tâm
Đi Tới
(Danlambao) - “Việc nuốt lời hứa trong bản cam kết trước dân Đồng Tâm và giới truyền thông, mà cả nước cũng như thế giới biết, cho thấy bản chất của CS là lưu manh, gian dối. Tin vào đảng CS là tin bọn lưu manh. Danh dự và uy tín của đảng CS chẳng khác gì một đống phân.”

Tin mới nhất cho thấy nhà nước VC sẽ truy tố dân chúng Đồng Tâm ra tòa về việc bắt giữ Cảnh Sát Cơ Động (CSCĐ) khi những người này đến Đồng Tâm đánh đập đại diện dân và cưỡng chế đất trái phép. Trong số các nạn nhân, ông Lê Đình Kình - có công với đảng CS, đã 83 tuổi, cũng bị CSCĐ đánh gẫy chân phải nhập viện. Đáp lại, người dân đã bắt giữ 18 CSCĐ làm con tin. Nguyễn Đức Chung (NĐC), Chủ tịch thành phố Hà Nội đã ký vào cam kết giải quyết vụ đất đai minh bạch theo pháp luật và “không truy cứu trách nhiệm hình sự dân Đồng Tâm” để đổi lấy việc dân thả 18 CSCĐ.

Chưa đầy 2 tháng kể từ ngày ký cam kết 22/4/2017, khi nuốt lời cam kết và tuyên bố sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự dân Đồng Tâm, NĐC lại muối mặt nói rằng bản cam kết đó không có giá trị vì không có con dấu của chính quyền và truy tố hình sự là việc làm của cơ quan pháp luật. Việc ăn nói ngạo ngược, lưu manh này đã làm các nhà ngoại giao nước ngoài ngạc nhiên, dư luận phẫn nộ và dân chúng Đồng Tâm hoang mang coi đó là sự lật lọng.

Khi giải quyết vụ Đồng Tâm và hứa (cuội) không truy cứu trách nhiệm hình sự, NĐC được dư luận cho rằng đã khôn khéo giải quyết sự việc có tình có lý, ngăn chận được “quả bom” sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào. Tuy vậy, cũng có những nghi ngờ về lòng thành thật vì NĐC xuất thân ngành “côn an”, một ngành mang tiếng là đại gian, đại ác. Vả lại, việc lưu manh, gian dối đã có từ thời Hồ Chí Minh. Trong Cải Cách Ruộng Đất, gần 200 ngàn người bị quy là địa chủ đã khóc lóc gọi tên “bác” trước khi bị giết. Họ không biết rằng chính “bác” là thủ phạm giết họ khi thực hiện CCRĐ theo lệnh của Nga Sô và Trung Cộng. Lưu manh và trắng trợn nhất là vụ xử bà Nguyễn Thị Năm - Cát Hanh Long. Một mặt, HCM khen bà Năm có công với cách mạng; mặt khác, lại ký bút hiệu CB viết bài “Địa Chủ Ác Ghê” để vu khống tội ác và kết án bà. HCM còn bịt râu, đeo kính giả dạng thành người khác để xem vụ đấu tố người phụ nữ đã có công giúp đỡ đảng CS này, người đã nộp cho đảng CS 20 ngàn đồng Đông Dương, 100 lạng vàng… và nuôi ăn các đảng viên CS chóp bu. Qua vụ này, người dân đã nhận ra HCM là con người lưu manh, độc ác và tàn nhẫn.

Một điều khác làm nhiều người không tin vào sự ký kết và thành tâm của VC tại Đồng Tâm là vụ Ô Khảm bên Trung Cộng. Năm 2011, người dân thuộc làng chài Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông, đã nổi dậy và đuổi các quan chức CS và chính quyền địa phương đi vì họ bị cưỡng chiếm ruộng đất bất hợp pháp. Sau đó, người dân đã bầu ông Lâm Tố Luyến làm Thôn Trưởng. Tháng 6/2016, nhà nước CS bắt và tố cáo ông Lâm “lạm dụng quyền lực và tham nhũng”, nhưng đa số người dân biểu tình cho rằng chính quyền địa phương bắt ông Lâm để trả thù vụ nổi dậy chống việc nhà nước cướp ruộng đất của dân trong năm 2011. VC bắt chước rập khuôn cách cai trị của Tàu, nên vụ Ô Khảm đã làm người ta nghi ngờ “lời hứa” của quan chức CS trong vụ Đồng Tâm.

Mới khoảng 8 tuần sau vụ cam kết tại Đồng tâm, những sự nghi ngờ về thiện chí và thành tâm của nhà cầm quyền CS đã thành sự thực. Đảng CSVN đã nuốt lời hứa và quyết định truy cứu hình sự dân Đồng Tâm. Thực hiện việc này, nhà nước CS có những lợi điểm: Củng cố được bạo quyền, phạt những người dân chống đối họ để răn đe dân chúng vùng khác, và nhất là có thể nuốt trôi miếng đất Đồng Tâm trị giá hàng tỷ Mỹ Kim. Về phần người dân Đồng Tâm, nếu không chiến đấu thành công, họ sẽ bị đau khổ, đắm chìm trong nhà tù và mất đất canh tác, nguồn sinh sống của gia đình họ.

Điều đáng buồn là dù bị VC lừa dối hơn nửa thế kỷ, người dân VN vẫn tiếp tục bị lừa. Cũng có thể người dân không còn tin CS nữa, nhưng trước các giải pháp đi kèm với bạo lực mà bạo quyền áp đặt, người dân đành phải chọn giải pháp đỡ thiệt hại nhất. Đáng buồn hơn là phản ứng của giới trí thức. Vì miếng cơm manh áo hay vì sợ hãi, họ đã im lặng trước những bất công xã hội hay hùa theo nhà cầm quyền. Thật vắng tiếng nói lên án sự lật lọng, gian dối của nhà cầm quyền CS. Ở các nước tự do dân chủ, thật khó có một quan chức hàng đầu thủ đô lại có thể ký cam kết và hứa cuội với dân chúng trước truyền thông mà cả thế giới đều biết.

Đảng CS vẫn cay cú khi cả trung đội CSCĐ bị người dân Đồng Tâm bắt giữ. Người ta đang chờ xem NĐC sẽ làm cách nào để có thể gỡ được thể diện và uy quyền của đảng CS mà vẫn giữ được lời hứa với dân Đồng Tâm. Đây là điều không tưởng vì muốn giữ uy quyền của đảng CS trong vụ này, phải truy tố kẻ đã bắt giữ CSCĐ, nhưng NĐC lại cam kết không truy tố. Dù bị/được giải quyết cách nào, người dân VN vẫn chưa thực sự được sống an bình vì luật "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý" vẫn còn đó. Khi đảng CS cướp đất của dân dưới mỹ từ thâu hồi, có luật pháp công nhận và có “côn an” võ trang cưỡng chế thì người dân coi như mất trắng. Dân sống bấp bênh, đất nước không thể phái triển được.

Đài VOA cho rằng “khi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký vào cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự”, ông ấy đã đánh cược với danh tiếng của bản thân cũng như uy tín của đảng”. Một đảng viên 50 tuổi đảng ở Sài Gòn cũng cho rằng khởi tố dân Đồng Tâm sẽ làm NĐC cạn ráo uy tín và đảng CS cũng mất mặt. Thật ra, khi đảng CS đã cố tình lật lọng, nếu NĐC không làm, sẽ có kẻ khác làm thay. Người mới sẽ dễ dàng đổ thừa rằng NĐC đã ký kết và hứa sai pháp luật. Người CS có cả rừng luật, nhưng họ luôn luôn sử dụng luật rừng: tráo trở, độc đoán, áp đặt và tùy tiện.

Việc nuốt lời hứa trong bản cam kết trước dân Đồng Tâm và giới truyền thông, mà cả nước cũng như thế giới biết, cho thấy bản chất của CS là lưu manh, gian dối. Tin vào đảng CS là tin bọn lưu manh. Danh dự và uy tín của đảng CS chẳng khác gì một đống phân.

Đi Tới

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Sự cố Su-22 và sóng gió nổi lên trong quan hệ Nga - Mỹ

Đức Thức

“…Việc Mỹ lần đầu tiên bắn hạ một máy bay chiến đấu của chính phủ Syria cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump
không ngại đối đầu trực diện với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và các đồng minh…”
Tưởng rằng quan hệ Nga - Mỹ sớm đơm hoa kết trái sau khi ông Donal Trump tiếp quản Nhà Trắng.
Tuy nhiên, một loạt các động thái của Washington và Moscow trên chiến trường Syria thời quan qua cho thấy,
Mỹ và Nga đang có những toan tính cho riêng mình trên chiến trường Syria.


Image
Ảnh: Dailystar
Động thái của Mỹ và Nga trên chiến trường Syria

Bước ngoặt mang tính đột phá của Mỹ trên chiến trường Syria bắt nguồn từ việc Tổng thống Donald Trump ra lệnh bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ quân sự Shayrat tại tỉnh Homs ở miền Trung Syria hôm 7/4.

Tiếp sau đó, Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích vào lực lượng Syria và đồng minh của họ khi di chuyển đến vùng biên giới Syria-Jordan.

Ngày 15/6, quân đội Mỹ đã tiến hành triển khai Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) tới căn cứ tại Al-Tanaf ở miền Đông Syria.

Đặc biệt, ngày 18/6, quân đội Mỹ lần đầu tiên bắn hạ máy bay cường kích Su-22 của quân đội chính phủ Syria.

Trong khi đó, Nga cũng có các hoạt động quân sự chống lại các tay súng của Nhà nước Hội giáo (IS) tự xưng tại Syria.

Trong hai ngày 6 và 8/6, Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga đã tiến hành không kích vào các vị trí các tay súng IS đang chuẩn bị cho cuộc tấn công nhằm vào tuyến phòng thủ doanh trại bị bao vây ở thành phố Deir ez Zor.

Động thái này của Nga nhằm hỗ trợ quân đội Syria nỗ lực phá vòng vây, cũng như hỗ trợ nhân đạo cho dân thường.

Nga - Mỹ và quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt"


Quan hệ Nga - Mỹ vốn “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” sau vụ Mỹ bắn tên lửa tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ quân sự của Syria. Sau sự kiện này, Nga tuyên bố ngừng thực hiện Thỏa thuận về ngăn ngừa va chạm và đảm bảo an toàn bay hàng không trong quá trình các chiến dịch ở Syria đã được ký kết với Mỹ.

Nga và Mỹ sau đó đã có một loạt các động thái ngoại giao "hạ nhiệt" căng thẳng. Đó là việc Tổng thống Mỹ Donal Trump tiếp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại phòng Bầu Dục ở thủ đô Washington.

Tuy nhiên, sau khi Mỹ lần đầu tiên bắn hạ máy bay cường kích Su-22 của quân đội Syria hôm 18/6, phản ứng của Nga lần này là rất gay gắt và quyết đoán hơn so với trước đó.

Nga tuyên bố chấm dứt thoả thuận hợp tác cũng như cắt đứt đường dây nóng với Mỹ xung quanh cuộc xung đột ở Syria sau khi cường kích Su-22 của quốc gia Trung Đông này bị bắn hạ.

Ngay sau sự kiện, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố ngừng hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ bản ghi nhớ tránh đụng độ trên không phận Syria.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ từ ngày 19/6, bộ này sẽ đình chỉ kênh liên lạc với Mỹ trong khuôn khổ bản ghi nhớ về ngăn ngừa đụng độ và an toàn bay khi thực hiện các chiến dịch không kích tại Syria, đồng thời yêu cầu Bộ Tư lệnh Mỹ tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng và thông báo kết quả cũng như các biện pháp đã tiến hành.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, mọi máy bay và thiết bị bay không người lái của liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu, nếu bị Lực lượng Không quân Nga phát hiện tại các khu vực ở phía Tây sông Euphrates, sẽ bị coi là các "mục tiêu" trên không và bị lực lượng phòng không Nga cùng các máy bay bám theo.

Đặc biệt, Bộ Quốc phòng Nga chỉ trích việc Mỹ tấn công máy bay của Lực lượng Không quân Syria là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm "trắng trợn" chủ quyền quốc gia Trung Đông, là hành động "xâm lược quân sự" chống Syria.

Ngay sau khi Nga tuyên bố ngừng hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ bản ghi nhớ tránh đụng độ trên không phận Syria, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đại tướng Josept Dunford cho biết Washington đang tìm cách nối lại đường dây nóng quân sự với Nga, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các lực lượng của cả hai bên đang hoạt động tại Syria. Theo tướng Josept Dunford, Mỹ sẽ triển khai các biện pháp thông qua kênh ngoại giao và quân sự để nối lại đường dây nóng sớm nhất có thể.

Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ duy trì hoạt động của đường dây nóng với Nga trong bối cảnh xuất hiện những căng thẳng mới. Phát biểu tại cuộc họp báo nhanh, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer nhấn mạnh: "Điều tối quan trọng là chúng ta giữ đường dây liên lạc thông suốt để giảm thiểu các vấn đề tiềm ẩn nguy cơ va chạm".

Theo các chuyên gia về Syria, một loạt động thái của Nga và Mỹ trên chiến trường Syria vừa qua đã phản ánh những toan tính của hai bên trên chiến trường Syria. Điều này sẽ thổi bùng căng thẳng giữa lực lượng chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn và lực lượng do Mỹ hậu thuẫn tại chiến trường Syria thời gian tới.

Việc Mỹ lần đầu tiên bắn hạ một máy bay chiến đấu của chính phủ Syria cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump không ngại đối đầu trực diện với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và các đồng minh. Đồng thời nó cũng cho thấy, sẽ có sự thay đổi căn bản trong chiến lược của Mỹ đối với Syria trong thời gian tới.

Tưởng chừng quan hệ Mỹ-Nga sẽ "đơm hoa kết trái" sau một loạt động thái ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây giữa hai nước trên chiến trường Syria cho thấy Mỹ-Nga khó có khả năng đạt được sự đồng thuận trong các vấn đề liên quan tới lợi ích cốt lõi. Điều đó cho thấy, sự va chạm lợi ích giữa Nga và Mỹ trên chiến trường Syria ngày càng công khai và bộc lộ rõ.

Đức Thức

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Trung Quốc nói gì về ‘hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’?
22 tháng 6 2017


Image
Thượng tướng Phạm Trường Long (trái) là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương của Giải Phóng Quân
Báo Trung Quốc, Hoàn cầu Thời báo, hôm 21/6 đã xác nhận giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc bị hủy bỏ.

Tờ báo cũng xác nhận Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam tuần này.
Bàn tròn BBC về chuyến thăm VN của Tướng Phạm Trường Long
Tuy vậy, tờ báo không nói có hay không mâu thuẫn giữa hai nước, mà chỉ nói nguyên do vì "sự sắp xếp công việc".

Rút ngắn hay bị mời về?

"Phía Trung Quốc quyết định hủy cuộc gặp quốc phòng ở biên giới vì nguyên do liên quan sự sắp xếp công việc," tờ báo dẫn lời một viên chức thông tin của bộ quốc phòng Trung Quốc.

Hoàn cầu Thời báo nói phái đoàn Thượng tướng Phạm Trường Long, rời Bắc Kinh hôm 12/6, thăm Tây Ban Nha, Phần Lan rồi đến Việt Nam.
Tờ báo hoàn toàn không nhắc có mâu thuẫn gì dẫn đến việc cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam.


Trả lời thảo luận trên Facebook Live của BBC Tiếng Việt hôm 22/06, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu người Việt ở Singapore nói theo ông biết thì "phía Việt Nam đã mời Thượng tướng Trung Quốc về" vì các phát biểu của ông ta.

Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cũng nói tuyên bố của Tướng Phạm "như một lời đe dọa quân sự" đối với Việt Nam.

Ông cũng cho hay so với chuyến thăm lần trước (03/2016) của Bộ trưởng Thường Vạn Toàn thì chuyến thăm này còn cao cấp hơn vì ông Phạm Trường Long là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, và Ủy viên Trung ương Đảng CSTQ.

Tướng Phạm Trường Long: 'Đảo ở Nam Hải là của TQ'
Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam “chọn bạn mà chơi”
VN ở đâu trong 'Vành đai và Con đường' của TQ?

Trong khi đó, ngày 22/6, tờ báo lớn đặt tại Hong Kong, South China Morning Post, cũng dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc về sự việc.
Theo giới quan sát Trung Quốc, việc hủy giao lưu dường như thể hiện bất mãn của Bắc Kinh về việc Việt Nam định khai thác dầu khí ở Biển Đông, và nỗ lực gần hơn với Nhật.
Hồi tháng Giêng, Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil ký thỏa thuận khung phát triển và bán khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ở Biển Đông với hai đối tác Việt Nam.
Hôm 13/6, tàu Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng và có các hoạt động huấn luyện chung trên biển với Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 tại Đà Nẵng.

Nhân dân không thích nhau

Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải đặt tại Trung Quốc, nói với South China Morning Post:
"Một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm có thể là vì Bắc Kinh xem Việt Nam nuốt lời hứa không khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp ở Nam Hải."
Ông này nói: "Việt Nam gần đây cũng quan hệ nhiều hơn với Mỹ và Nhật."
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gần đây đã thăm liên tiếp Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong khi đó, GS Ngô Vĩnh Long nói với Diễn đàn Bàn tròn của BBC hôm 22/06:
"Điểm khai thác ExxonMobil ký với Việt Nam nằm trong thềm lục địa của Việt Nam nên không phải là vùng tranh chấp."
Ông Trương Minh Lượng, chuyên gia từ Đại học Tế Nam, nói quan hệ hai nước có thể sẽ xấu đi.
"Trung Quốc và Việt Nam đang ở trong thế nghịch lý."
"Về chính thức, hai chính phủ nỗ lực xây dựng quan hệ tốt hơn nhưng ở phía không chính thức, nhân dân hai nước đang có thái độ ngày càng tiêu cực về nhau."

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Con đường hoạn lộ của đồng chấy đại gia Phạm Sỹ Quý
CTV Danlambao -
Sau vụ đồng chí bắn đồng bọn tại Yên Bái vào ngày 18.08.2016 làm 3 ông quan cộng sản đang sống chuyển sang từ trần, con đường hoạn lộ của Phạm Thị Thanh Trà xem ra lại... đường ta rộng thênh thang tám thước: ngày 14.09.2016, Trà được ngồi vào ghế bà trùm tỉnh ủy Yên Bái, kiêm luôn chức chủ tịch UBND tỉnh. Chị thăng thì em tiến. Em ruột của bà ta là Phạm Sỹ Quý cũng được bà chị bồng lên ghế Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường.

Đây có thể được xem là phần thưởng của phe nhóm nào đó dành cho chị Trà và em Quý đã hợp tác "chân tình", giúp giải quyết êm thắm án mạng Yên Bái.

Trong những ngày qua, con đường hoạn lộ của Phạm Sỹ Quý lẫn bà chị bí thư bị thả bom, đặt mìn với những thông tin về khối tài sản đồ sộ của Quý.
Image

Image
Dinh thự "khủng" này tọa lạc trên khu đất rộng 13.000m2, tại một vị trí đắc địa nhất của tỉnh, được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng, đất trồng cây lâu năm, đất thủy sản thành đất... vợ. Sở hữu chủ là Hoàng Thị Huệ, đồng chí vợ của ngài giám đốc Tài Môi Yên Bái.

Nói đến đất thì cũng cần nhắc đến dữ kiện trước đó Phạm Sỹ Quý là Giám đốc Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất tỉnh Yên Bái. 13.000m2 đất vàng trên cũng là kết quả của tài "phát triển quỹ đất" của quốc gia xuống tầm "quỹ đất của vợ".

"Sự cố" biệt thự của đồng chấy đại gia còn đang ầm ỉ thì chuyện chị bí thư bổ nhiệm em giám đốc lại bị bè lũ phản động trong đảng lôi ra lần nữa và quy kết là "có vấn đề cả nhà làm quan". Thanh tra Bộ Nội vụ cho biết đồng chấy Phạm Sỹ Quý không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn trong vai trò giám đốc Tài Môi tỉnh và hiện đang lò mò chuyên tu tại chức lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính.

Cho đến nay vẫn chưa kiếm đâu ra những thông tin về ngành học chuyên môn, bằng cấp học vị, tốt nghiệp trường đại học (hay trung học) nào của Phạm Sỹ Quý để có đủ kiến thức làm giám đốc tỉnh về môi trường và tài nguyên.

Theo thông tin của Bộ Nội vụ thì Phạm Sỹ Quý cũng không có những tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học.

Tuy nhiên kiến thức, tiêu chuẩn... cũng là đồ bỏ. "Việc ký quyết định bổ nhiệm về mặt hành chính là theo sự phân công của tổ chức Đảng, về chính quyền thì HĐND bầu, Chính phủ phê duyệt. Đây là một trường hợp đặc biệt thôi chứ không có gì" - theo lời phán của Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ Yên Bái Dương Văn Thống.

Không có gì! Chỉ đặc biệt thôi! Tính "đặc biệt" này không áp dụng cho dân thường mà chỉ cho (cô hồn các) đảng. Do đó, con đường hoạn lộ của Phạm Sỹ Quý là con đường chị Bí thư - em Giám đốc, theo quy trình chị "bổ" em "thăng", đúng theo truyền thống của đảng là "hồng hơn chuyên", vô sản thành đại gia và khi sự việc bùng nổ với tài sản "khủng" thì la làng lên rằng: cái đó là của... con vợ.

28.06.2017
CTV Danlambao

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Đã đến lúc Cách Mạng Dân Chủ xảy ra
Lê Minh Nguyên
(Danlambao) - Việc kết án Quỳnh 10 năm tù làm cho ly nước cách mạng dân chủ đang nửa vơi đã biến thành đầy, chỉ cần một vài giọt nước nhỏ nữa để khai ngòi thì nó sẽ tràn ly cho một cuộc cách mạng dân chủ. Nó đã làm cho khả năng chịu đựng của nhân dân với cái trật tự khắc nghiệt của xã hội do Đảng CSVN tạo ra đã không thể chịu đựng hơn được nữa. Sự tích lũy các mâu thuẫn xã hội đã hơn 70 năm ở Miền Bắc và hơn 40 năm ở Miền Nam, nơi mà trước đây chưa từng xảy ra một hệ thống độc tài khắc nghiệt như vậy, nơi mà nếp sống tự do dân chủ đã thành một nề nếp, một văn hóa chính trị. Thời gian đã đủ dài để sự tích lũy các mâu thuẫn xã hội do chế độ gây ra cao lên chất ngất, để ý chí phản loạn muốn thay đổi trật tự của dân chúng vượt qua giới hạn của cái trật tự hiện hành mà nhân dân không thể kiên kham...

*

Theo báo Công An Nhân Dân ngày Thứ Năm 29/6/2017, Tòa Án Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo quy định tại khoản 1 điều 88 Bộ Luật Hình Sự.

Điều 88(1) có mức án tù từ 3 đến 12 năm và họ tuyên án ở mức cận tối đa. Họ truy tố NQ cả ba tội trong khoản 1 này: 88(1)(a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; 88(1)(b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; 88(1)(c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (http://bit.ly/2urXruh)

Qua bài báo của CAND, Quỳnh bị kết án nặng nề vì những việc làm sau đây:

- "sử dụng facebook cá nhân để soạn thảo, đăng tải... chia sẻ nhiều bài viết"

- "trả lời phỏng vấn báo chí và truyền thông nước ngoài"

- "khai thác thông tin trên các báo điện tử về 31 trường hợp người chết xảy ra trong và sau khi nghi can làm việc với cơ quan công an"

- "kêu gọi mọi người tham gia hoạt động 'Dã ngoại nhân quyền'"

- "khởi xướng, kêu gọi mọi người tham gia cái gọi là 'Chiến dịch tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền 2015'"

Đây là những việc làm ôn hòa và hết sức bình thường trong một đất nước bình thường, nhưng ở Việt Nam thì lại là một tội phạm hình sự với án nặng nề hơn tội giết người hay tội tham nhũng của cán bộ.

Trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay trong thần học, luật “tác lực sẽ gây ra phản lực” (A-->R hay Actions Arrow Reactions) hay luật nhân quả (the Law of Karma) cho thấy cách mạng dân chủ ở Việt Nam đã gần kề. Lực sẽ gây ra phản lực và lực càng tàn bạo thì phản lực sẽ đánh ngã kẻ bạo tàn. (http://bit.ly/2urO9yq)

Ông Ngụy Kinh Sinh, được coi là cha đẻ của phong trào dân chủ TQ, nhận xét rằng: Lịch sử đã chứng minh, bất kỳ cuộc cách mạng thành công nào trong việc lật đổ chế độ hay thay đổi triều đại, nó chỉ thành công khi có áp lực từ hai hoặc thậm chí ba phía. Đầu tiên là sự tích lũy các mâu thuẫn xã hội qua nhiều năm, khi ý chí phản loạn của dân chúng cứ tăng dần rồi vượt qua giới hạn của cái trật tự có thể chịu đựng được. Cái áp lực đó được người dân Trung Quốc cổ thời gọi là ý dân (the usable power of the people). Áp lực thứ hai là sự chia rẽ trong hàng ngũ giai cấp cầm quyền, khi những mâu thuẫn nội bộ đã hết sức trầm trọng không thể nào hàn gắn được. Đôi khi có thêm một áp lực thứ ba; tức áp lực bên ngoài tham gia vào, chẳng hạn như năm 1644 khi giới Quan lại (Mandarins) ở mạng đông-bắc TQ tiến về nam đưa đến việc kết thúc sự cai trị của nhà Minh.

Ba điều kiện trên hiện nay Việt Nam đang có.

Việc kết án Quỳnh 10 năm tù làm cho ly nước cách mạng dân chủ đang nửa vơi đã biến thành đầy, chỉ cần một vài giọt nước nhỏ nữa để khai ngòi thì nó sẽ tràn ly cho một cuộc cách mạng dân chủ.

Nó đã làm cho khả năng chịu đựng của nhân dân với cái trật tự khắc nghiệt của xã hội do Đảng CSVN tạo ra đã không thể chịu đựng hơn được nữa. Sự tích lũy các mâu thuẫn xã hội đã hơn 70 năm ở Miền Bắc và hơn 40 năm ở Miền Nam, nơi mà trước đây chưa từng xảy ra một hệ thống độc tài khắc nghiệt như vậy, nơi mà nếp sống tự do dân chủ đã thành một nề nếp, một văn hóa chính trị. Thời gian đã đủ dài để sự tích lũy các mâu thuẫn xã hội do chế độ gây ra cao lên chất ngất, để ý chí phản loạn muốn thay đổi trật tự của dân chúng vượt qua giới hạn của cái trật tự hiện hành mà nhân dân không thể kiên kham.

Đây là tiếng gọi non sông của trí thức tầm cao ở Việt Nam, những người mà giới trẻ và quần chúng coi như là khối óc (mentors) và lãnh đạo, để đóng góp vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình, xăn tay áo huy động và hướng dẫn quần chúng cho một phong trào chính trị.

Đây là lúc nhân dân cần sự lãnh đạo của trí thức trong nước, cần sự lãnh đạo sâu sắc, kinh nghiệm và có năng lực tối thiểu cho một cuộc cách mạng dân chủ. Đây là lúc để chuẩn bị cho sự đứng lên của nhân dân ba miền Bắc Trung Nam, cùng một lúc cùng một lòng để giành lại sự sinh tồn cho dân tộc trước họa diệt vong từ môi trường sống cho đến hiểm họa nội cướp, ngoại xâm.

Hiện nay các mâu thuẫn trầm trọng trong nội bộ của giai cấp thượng tầng, của các nhóm lợi ích, của hàng ngũ lãnh đạo Đảng CSVN đã đến mức tột cùng cho sự thay đổi. Các tranh chấp không còn giữ trong nội bộ như xưa nữa mà đã kéo quần chúng vào, dẫn đến việc lâu nay nổ bên trong hệ thống (implosions) đang trở thành nổ tung ra bên ngoài cho vỡ hệ thống (explosions).

Ông TBT Nguyễn Phú Trọng tìm cách đuổi tận giết tuyệt phe ông Nguyễn Tấn Dũng và đè bẹp đám cán bộ Miền Nam đã làm tăng thêm căng thẳng vùng miền đến mức độ vô cùng ngột ngạt trong Đảng. Một đại bộ phận cán bộ Đảng đang bị hèn và bị nhục. Nó làm cho bất cứ một xử lý mềm mỏng nào của phe yếu thế sẽ đồng nghĩa với sự tự sát.

Những mũi nhọn mà ông Trọng tấn công ông Dũng như vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, Vũ Đình Duy-nhà máy sợi Đình Vũ, Đinh La Thăng, Mobilephone, xây dựng ven biển Phú Quốc... cũng như tình trạng các ông Nguyễn Văn Bình, Tô Lâm đang nằm trong tầm ngắm, nằm trong mục tiêu thu tóm và củng cố quyền lực mà ông Trọng sẽ thực hiện trong Hội Nghị Trung Ương 6 vào Tháng Mười năm nay, để ông ngồi suốt nhiệm kỳ 5 năm, nhất thể hóa (Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước) và đưa người của ông lên trong Đại Hội 13 năm 2021. Dĩ nhiên các phe bị ông đè bẹp không ngồi yên chịu trận, và khi cách mạng dân chủ xảy ra, lịch sử cho thấy, một số của họ sẽ chạy về phía quần chúng.

Trong khi đó người Mỹ gốc Việt có tiếng nói và ảnh hưởng lớn hơn trong chính sách của Hoa Kỳ với Việt Nam, họ biết cách vận động hơn để HK dù dưới bất kỳ một tổng thống nào cũng không thể khước từ và nhanh chóng lên tiếng ủng hộ khi cách mạng dân chủ nổ ra.

Ông Ngụy Kinh Sinh hồi đầu Tháng Sáu 2017 cho biết rằng nội tình Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang nát bét, Đại Hội 19 dự trù vào mùa thu này không chắc sẽ tổ chức được đúng thời điểm. Tỷ phú địa ốc Quách Văn Quý đang bị CSTQ truy nã (đang ở New York) thường xuyên liên lạc ông với mong muốn TQ có cách mạng dân chủ.

Tập Cận Bình muốn làm Mao Trạch Đông 2 nhưng không đủ khả năng và tầm vóc. Vương Kỳ Sơn, cánh tay mặt của Tập và đang cầm quyền sinh sát, nay là gánh nặng của Tập vì bỏ thì sập mà mang thì họa. Cánh Thượng Hải đang vùng dậy. Cánh Lý Khắc Cường và Đoàn Thanh Niên CS đang buông bỏ Tập. Tập vì cần người trung thành nên tìm cách thăng tiến cực nhanh tay chân mình như đưa Thái Kỳ vào Bộ Chính Trị và làm Bí Thư Bắc Kinh tuy chưa phải là trung ương ủy viên, dù là dự khuyết, hay Vương Tiểu Hồng làm Thứ Trưởng Bộ Công Vụ, Phó Thị Trưởng kiêm Giám Đốc Công An Bắc Kinh. (http://bit.ly/2tur9l6).

Theo ông Ngụy, Việt Nam nên tận dụng giai đoạn này để thay đổi thể chế chính trị mà TQ không thể nào can thiệp được dù có muốn. Theo ông, VN có cửa sổ cơ hội hai năm để làm cách mạng dân chủ vì đó là hai năm mà TQ loạn lạc chính trị và không phe nhóm nào dám có chủ trương can thiệp vào nội bộ VN để mang lấy rủi ro chính trị.

Thời điểm nhân dân muốn thay đổi vận mệnh đã đến, nội bộ thượng tầng Đảng CSVN đã chia rẽ đến mức phải vỡ ra chứ không thể hàn gắn được, người Việt hải ngoại đang một lòng hổ trợ trong nước đứng lên cho sự sinh tồn của dân tộc, các nước dân chủ nhất là Hoa Kỳ không thể làm ngơ khi cách mạng xảy ra. Dù ngày tháng chưa định nhưng năm thì đã gần kề. Khi các tinh tú thẳng hàng thì một vận hội mới cho dân tộc sẽ xảy ra.

01.07.2017

Lê Minh Nguyên

baphai
Posts: 25
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:09 am

Post by baphai »

TC, Nga Cùng Chống Mỹ
Vi Anh

Một, sự kiện và thời sự. Nhiều, nhiều lắm những thông tin nghị luận, lời nói hành động chứng tỏ Nga hậu CS với Tổng Thống Putin, cựu Trung tá KGB của CS Liên xô và Trung Quốc hiện CS với Chủ Tịch Tập cận Bình một hoàng tử Đỏ thế hệ thứ tám TC, hai người CS nòi này đã cố gắng hợp sức lực thực hiện mục tiêu ngắn tầm là chống Mỹ và mục tiêu dài hạn là lập lại Đế Quốc CS. Tiêu biểu như trước khi đặt chân đến Moscow ngày 03/07/2017, Chủ tịch Bình dành cho thông tấn xã Nga Itar-Tass một cuộc phỏng vấn. Ông triệt để chống hệ thống lá chắn THAAD do Mỹ bố trí ở Hàn Quốc, mà cả Nga và TQ đều cùng chống. Về cuộc khủng hoảng CS Bắc Hàn phóng hoả tiễn và nguyên tử 11 lần. Lần thứ 11 mới đây có loại liên lục địa các chuyên gia lo ngại bắn tới tiểu bang Alaska của Mỹ. Theo hãng tin của Anh là Reuters, CS Bắc Hàn phóng hoả tiễn liên lục địa này từ xe tải made in China, của TC. Đài truyền hình quốc gia CS Bắc Hàn hôm 4/7 đã chiếu hình ảnh của một xe tải cỡ lớn, được sơn ngụy trang như xe quân sự và chở một hoả tiễn đạn đạo liên lục địa tới địa điểm phóng. Xe tải này giống với mẫu xe chở gỗ do Trung Quốc sản xuất và bán cho CS Bắc Hàn trước đây. Nếu thái độ của tổng thống Mỹ Donald Trump rất cứng rắn đối với CS Bắc Hàn, thì hai người CS nòi Tập Cận Bình và ông Vladimir Putin chủ trương nên «đối thoại và thương lượng» với chế độ Bình Nhưỡng, và đổi lại Mỹ cũng phải không tập trận với Nhựt.

Hai Ông Bình và Putin gặp riêng và trao đồi bí mật với nhau rất thường và quá nhiều so với các nguyên thủ quốc gia đồng minh cốt lõi như Mỹ, Anh, Đức, Nhựt. Cuộc gặp tại Moscow lần này là cuộc gặp thứ ba giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Vladimir Putin chỉ riêng trong năm 2017. Tính từ khi lãnh đạo họ Tập lên nắm quyền năm 2013, trước cuộc họp thượng đỉnh hôm 04/07, hai ông đã gặp nhau tổng cộng 22 lần.

TC hiện CS và Nga hậu CS càng ngày càng thắt chặt tương quan kinh tế, chánh trị, quân sự với nhau. TC ký hiệp ước mua khí đốt của Nga cả 400 tỷ, trong 30 năm sau khi Nga bị Mỹ và Liên Âu trừng phat vì vụ Nga thôn tính bán đảo Crimea. TC đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ tư tại Nga và còn là đối tác thương mại hàng đầu của Nga nữa. Giao thương giữa hai nước Nga và TC tăng 33% trong 5 tháng đầu năm nay, lên tới 32 tỷ đôla.

Hai, đi vào phân tích. Công trình Mỹ thời TT Nixon khai thác thế đối địch Trung Cộng-Liên Xô để phá bể đế Quốc CS, làm cho Liên xô đột quỵ, công trình ấy đã hết thời rồi. Hai nước Nga hậu CS và Tàu hiện CS đang hợp lực với nhau để đối đầu với Mỹ và lũng đoạn các nước tự do, dân chủ. Chiến tranh Lạnh tái diễn.

Về con người của Chủ Tịch Bình và TT Putin là hai người CS nòi. TT Putin vốn là một cựu trung tá mật vụ KGB của CS Liên xô, và Chủ Tich Tập cận Bình nguyên là hoàng tử CS thứ tám, con của bát nguyên đại lão TC. Cả hai đều có một giấc mơ, mơ về dĩ vãng Đại Hán của vua chúa Trung Hoa và Đại Nga của sa hoàng. Không phải mới đây hai nhà độc tài hậu CS và hiện CS đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu trong việc tạo lại Chiến Tranh Lạnh và tái lập đế quốc CS đệ tam. Họ đã công khai và minh thị làm việc này trong hội nghị APEC tại Bắc Kinh trong hai ngày 10-11/11/2014. Hai tờ báo lớn của Pháp đã loan tải chuyện này. Báo Pháp Le Figaro lúc bấy giờ đã đi bài đề tựa: «Tập Cận Bình và Putin đoàn kết chống phương Tây». Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Tổng thống Putin: «Tôi có cảm giác là chúng ta luôn đối xử với nhau như bạn bè, cởi mở và chân tình. Tính cách của chúng ta lại giống nhau». “Chúng ta sẽ chăm sóc cẩn thận mối quan hệ Nga – Trung”. “Bất cứ sự biến đổi nào trên trường quốc tế, chúng ta cũng gắn nó với con đường đã chọn để mở rộng và tăng cường sự hợp tác toàn diện cùng có lợi”. Ô. Putin đáp lại, rằng sự hợp tác Nga – Trung là “rất quan trọng trong việc giữ cho thế giới trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, làm cho thế giới ổn định hơn, dễ dự đoán hơn”. “Tôi và ngài đã làm rất nhiều và tôi tin chắc chúng ta sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai”.

Tổng thống Putin đã từng trao cho Ô. Tập cận Bình chương hữu nghị St. Andrew - huân chương cao quý nhất của chính phủ Nga dành cho Ô. Bình vì những đóng góp đặc biệt của ông cho sự phát triển của mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa chính phủ và nhân dân hai nước.

Về sự việc, hai Ông Bình và Putin đang có một sự tương đồng chiến lược hành động rất lớn, trong đó đáng ngại nhất là hành động bành trướng, bất chấp chủ quyền của các láng giềng. Mới đây hai Ông tuyên bố tại họp báo, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định quan hệ Nga - Trung là “lựa chọn lịch sử” của hai nước, đồng thời mô tả mối quan hệ song phương này là “đồng minh chiến lược”.

Các nước vùng Baltic miền Bắc của Nga lo sốt vó, trước hành động Nga tái chiếm những nước từng có thời gian dài nằm trong vòng ảnh hưởng kiềm tỏa của Liên Xô. Mối lo đó vẫn có ở các nước Đông Âu như Ba Lan nay đã là thành viên của NATO từ 15 năm nay. Nhân dân và chánh quyền các nước Đông Âu vẫn lo sợ bị CS tái thống trị như ở vùng Baltic.

Các nước láng giềng của TC thì bị TC xâm chiếm biển đảo, khống chế kinh tế chánh trị, biến thành chư hầu của TC. TC còn đang bành trướng thế lực quân sự để khống chế con đường hàng hải huyết mạch qua Biển Đông, khiến Mỹ phải chuyển trục quân sự về đây để bảo vệ tự do hàng hải và giúp đồng minh Nhựt và Hàn Quốc.

Có lẽ TC tin rằng đã “đông bình” ở Biển Đông rồi, không có nước Á châu Thái bình dương nào, kể cả Nhựt và Mỹ tỏ ra dám xung đột võ trang với TC. Nên TC hợp tác cùng Nga “tây định”, cùng bày mưu độc sử phục hồi đế quốc CS, trong hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Bây giờ thời hậu Chiến Tranh Lạnh, TC oai hùng hơn Nga hậu CS nên TT Putin sang Thượng Hải luận bàn. Trong hội nghị Thượng Hải, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến thiết lập một «hành lang» kinh tế nối liền Trung Quốc, Mông Cổ và Nga tập trung vào các hợp tác trên lĩnh vực năng lượng, giao thông và môi trường.

Ba và sau cùng, sau ba thập niên, người ta thấy rõ những chánh trị gia, những nhà làm chánh sách của Tây Phương, nhứt là Mỹ quá thực dụng, ham lợi gần mà không thấy cái hại xa, nên nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà. Mỹ đã lầm khi tin rằng giúp cho Nga hậu CS và TC hiện CS phát triển kinh tế, điều đó sẽ đưa hai chế độ hậu và hiện CS này phát triển tự do dân chủ. Hy vọng đó đã thành thất vọng, tai hại cho Mỹ như đã thấy hai nước CS này hợp sức chống Mỹ từ Âu sang Á như thời Chiến tranh Lạnh vậy./.(VA)

daudua
Posts: 77
Joined: Sat Oct 10, 2009 6:05 am

Post by daudua »

Tổng thống Pháp E.Macron hy vọng Mỹ thay đổi quan điểm đối với Hiệp định Paris

Image
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thay đổi quan điểm đối với việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Báo Le journal du Dimanche số ra ngày 16/7 đăng phát biểu của ông Macron, theo đó nhà lãnh đạo Pháp cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói trong cuộc gặp vừa qua tại Paris, rằng ông Trump sẽ cố gắng tìm ra một giải pháp cho vấn đề này trong những tháng tới.

Hai bên đã thảo luận chi tiết những vấn đề để Mỹ có thể tham gia trở lại thỏa thuận toàn cầu lịch sử này.

Ông Macron đánh giá, điều quan trọng là duy trì đối thoại nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp để nhà lãnh đạo Mỹ thay đổi quan điểm, tái tham gia cuộc chiến chống sự nóng lên của toàn cầu.

Trước đó ngày 13/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để ngỏ khả năng đảo ngược quyết định của mình liên quan đến Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, 6 tuần sau khi ông tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận toàn cầu lịch sử này.

Ông Donald Trump từng bày tỏ mong muốn đàm phán lại Hiệp định Paris vì cho rằng thỏa thuận này quá "nhẹ tay" với các nước phát thải khí hàng đầu thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ, khiến ngành công nghiệp Mỹ gặp nhiều rủi ro.

Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên về khí hậu, được 195 nước ký kết và có hiệu lực từ tháng 11/2016, nhằm hạn chế sự nóng lên của toàn cầu, với mục tiêu giảm 2 độ hoặc ít hơn vào năm 2100, chủ yếu thông qua những cam kết mạnh mẽ về cắt giảm lượng khí thải CO2 và các khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Mỹ hiện là nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc.

Việc Mỹ rút khỏi hiệp định này đã gây ra dư luận phản ứng mạnh mẽ trong nước và quốc tế.

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Tang chứng bất xứng

NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Trên tờ Washington Post, ngày 14 tháng 7, bình luận gia Ruth Marcus viết, “Mỗi tuần một lần, hoặc chỉ vài ngày một lần là lại phải thấy một diễn biến mới, chứng minh tình trạng bất xứng của Tổng Thống Donald Trump; tang chứng vừa diễn ra cũng là tang chứng dễ giận nhất.”

Marcus là một tiến sĩ luật; cô học luật tại Harvard, tốt nghiệp tiến sĩ năm 1984; đáng lẽ theo nghề luật cô lại chọn nghề làm báo, và hiện đang viết bình luận trên tờ Washington Post. Tháng Ba 2007 cô được tuyển tham dự vòng chung kết giải Pulitzer Prize for Commentary - giải dành riêng cho bộ môn bình luận. Cô tự cho mình là một ký giả tự do, và một đảng viên Dân Chủ.

Ngành luật học tạo ảnh hưởng rõ rệt trong cách cô bình luận về tác phong “bất xứng” của tổng thống; cô dùng chữ evidence, trong cái tựa “the latest evidence of Trumps unfitness may be the most revolting” (tang chứng mới nhất của sự bất xứng của Trump cũng có thể là tang chứng dễ giận nhất).

Chữ evidence có nghĩa là một chỉ dấu; trong địa hạt tư pháp nó có thể là một bản điều trần (testimony), hoặc một tang vật nộp vào hồ sơ tòa, để khẳng định một sự việc.

Dễ giận vì tổng thống nói “chuyện có gì đâu,” “chuyện chỉ là chuyện thường tình trên địa hạt chính trị,” để bênh vực việc làm của con ông - đệ nhất công tử Trump Jr..

Marcus không đồng ý với tổng thống, không cho là việc thân nhân và bộ tham mưu của Trump- một trong hai ứng cử viên đang tranh chức tổng thống Hoa Kỳ- tiếp xúc với luật sư Nga Natalia Veselnitskaya để nhận những tài liệu tác hại cho ứng cử viên đối nghịch -bà Hillary Clinton- là việc bình thường, là “chuyện có gì đâu,” “chuyện thường tình trên địa hạt chính trị”.


Marcus nhận định việc làm của Trump Jr. qua góc nhìn của một bình luận gia, và một công tố viên; cô thấy đó là một tội hình sự.

Tổng thống không đồng ý; ông nói với phóng viên Reuters trong một cuộc phỏng vấn, “rất nhiều người chấp nhận tham dự cuộc hội họp đó.” (many people would have held that meeting.) Ngày hôm sau, ông sửa lại câu ông nói, sửa chữ many thành chữ most; many là nhiều, most là phần đông, là đa số.

Câu nói của ông sau khi đã được sửa chữa là “I think from a practical standpoint, most people would have taken that meeting... Politics isnt the nicest business in the world, but its very standard.” (Tôi nghĩ, nhìn qua góc cạnh thực tế, phần đông cũng tham dự cuộc gặp gỡ đó... Chính trị không hề là sinh hoạt đẹp nhất trên thế giới, nhưng nó cũng thật là thông thường.)

Bình luận gia Marcus kể lại việc làm của cậu con, và câu tuyên bố của ông bố; rồi cho là câu cậu con nói trong cuộc phỏng vấn trên Fox Newss còn tỏ ra có tư cách hơn bố, khi cậu Trump Jr. nói, “Giờ này, nghĩ lại, tôi thấy có lẽ tôi không nên hành xử như vậy,” rồi nhận định Trump Jr. ngay thẳng hơn, vì còn biết nhận lỗi, trong lúc ông bố cậu cãi chầy, cãi cối, cãi cho bằng được.

Marcus viết, “Tôi biết Trump là người không bao giờ nhận lỗi; tôi cũng thông cảm cái trực giác bênh con bằng mọi giá của ông ta, khi ông ta gọi Trump Jr. là “child” (thằng bé) mặc dù thằng bé đó đã 39 tuổi và đã có 5 đứa con.

“Tuy nhiên, việc thằng bé họp với người Nga vì nghe trung gian nói cô Veselnitskaya là luật sư làm việc với chính phủ Nga, và có tài liệu hạ nhục Hillary Clinton- đối thủ chính trị của bố- vẫn là việc không chấp nhận được.”

Marcus viết, “Kẻ thụ hưởng kết quả của cuộc gặp gỡ đó là vị đương kim tổng thống Hoa Kỳ; ông ta không nhận ra tính chất gian lận, tính chất thông đồng, và coi đó như một sinh hoạt chính trị bình thường; hình ảnh đó chắc phải làm nhiều người Mỹ nổi da gà.

“Cho đến giờ này, việc làm duy nhất của Trump để phản bác dư luận kết tội ông thông đồng với người Nga là hỏi Tổng Thống Nga Vladimir Putin, ông có thông đồng với tôi không?”

Quả là một bi hài kịch trực tiếp truyền hình bên lề cuộc họp Thượng Đỉnh G20 vừa rồi, nhưng Trump vẫn hãnh diện kể lại với phóng viên Reuters, “Tôi hỏi tổng thống Nga, Ông có thông đồng với tôi không?, ông ta trả lời, Thông đồng gì đâu? Làm gì có thông đồng; tôi gằn giọng hỏi lại, ông ta vẫn nói, Không hề có thông đồng.”


Dù sao Marcus cũng quá khắt khe khi cô không nhìn nhận tổng thống xuất sắc diễn tuồng “không hề thông đồng với người Nga,” bằng cách hỏi thẳng tổng thống Nga “ông có thông đồng với tôi không?”
Marcus cũng không nhìn nhận là một số người vẫn tin là không hề có thông đồng vì Putin phủ nhận là ông không thông đồng; có người còn nói, “nếu thông đồng với Trump thì Putin sợ ai mà phải chối?”
Cuộc đối chứng lịch sử giữa hai nhân vật bị kết tội thông đồng với nhau để làm thay đổi nước Mỹ, diễn ra trước ngày cậu Trump Jr. nhìn nhận hội họp với người Nga. Đáng lẽ phải ngượng lắm vì bị lòi tẩy, Trump vẫn tỉnh bơ giải thích với truyền thông, “Chính tôi cũng không biết có cuộc họp, mặc dù cuộc họp có được ghi nhận đâu đó.”

Thái độ quen thuộc của Trump là “còn chối được cứ chối, không nhìn nhận bất cứ chuyện gì trước khi nội vụ bị phát giác,” và ông chỉ nhìn sự hiện diện của một sĩ quan phản gián Nga trong cuộc họp với con ông, sau khi một trong những nhân chứng “xì” ra chi tiết đó.

Marcus kết luận: góc hy vọng của tình hình đáng buồn này là nó giúp công tố viên đặc trách Robert S. Mueller III tiến hành cuộc điều tra của ông, và giúp quốc hội Cộng Hòa làm đúng vai trò dân cử của họ.
Mueller III và quốc hội Cộng Hòa? Trump đang coi thường cả hai. Ông gọi cuộc điều tra của Mueller III là việc “đuổi tà” đồng bóng, và bảo Thượng Viện Cộng Hòa là ông sẽ nổi giận, nếu họ không xé được đạo luật ObamaCare.

Xin trở lại với cái tựa “tang chứng bất xứng,” vì đúng ra tôi phải viết “tang chứng của sự bất xứng”- sự bất xứng của Tổng Thống Donald Trump -điều quá đáng mà đến giờ này vẫn chưa ai làm gì được để giải quyết sự bất xứng đó.

Cô Marcus hy vọng vào công tố viên đặc trách Mueller III, nhưng sức mạnh của nguyên cả một ngành truyền thông Hoa Kỳ, cộng thêm non nửa quốc hội Dân Chủ còn không làm gì được Trump thì trao gánh nặng cho một mình ông Mueller III có là một hành động tắc trách, làm cho có làm hay không? (ndt)

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Không thể sợ thứ mà ta khinh bỉ
Đoan Trang - Có nhiều người hỏi tôi có sợ an ninh Việt Nam không. Câu trả lời rất thật lòng của tôi là người ta không thể sợ cái mà người ta khinh được.

Càng tiếp xúc nhiều, tiếp xúc sâu với an ninh - lực lượng bảo vệ đảng - tôi khẳng định là bạn sẽ chỉ càng thấy kinh tởm họ, chứ không sợ họ. Kinh tởm vì đủ thứ trò bẩn thỉu và hèn hạ của họ. Nịnh trên nạt dưới, thượng đội hạ đạp, luôn sẵn sàng giở đủ trò tởm hủi nhất với những người không ưa cái đảng của họ, đặc biệt thích bắt nạt, hành hạ dân thường thấp cổ bé họng ít hiểu biết pháp luật... đó là truyền thống của an ninh cộng sản.

An ninh rất hiếm khi mặc sắc phục, để dễ bề "hoạt động" khi "xuống cơ sở". An ninh xúi bẩy, chia rẽ, phá nát xã hội dân sự, rình rập dân chúng còn thính hơn chó, dùng đủ phương tiện nghe trộm quay trộm... và gọi đấy là nghiệp vụ! An ninh kích động và sai bảo dư luận viên ra tay manh động với người hoạt động rồi gọi đám tay chân đó là "quần chúng tự phát". An ninh chúi mũi chúi tai vào chuyện giường chiếu của các nhà hoạt động, moi móc xem họ sinh sống thế nào, ăn ngủ đ. i. ra sao, và bảo đấy là biện pháp xử lý đối tượng. An ninh dối trá không ngượng mồm, và coi đấy là tuyên truyền, giáo dục, là nghiệp vụ đấu tranh với phản động.

Minh, PA88, an ninh TP. Hà Nội, từng hứa hẹn ngọt ngào với một bạn trẻ là "cho chị biết địa chỉ chỗ em, chị đảm bảo công an khu vực sẽ không làm gì em đâu". Minh hứa chiều hôm trước thì sáng hôm sau công an khu vực gây sức ép đuổi bạn trẻ đó khỏi nhà trọ. Bài học cay đắng về chuyện tin tưởng an ninh nhăn răng (nhân dân) Việt Nam. Đúng là nhăn răng thật!

An ninh đã đánh đập, gây thương tích cho Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Thái Lai, và mới đây là Sương Quỳnh - một loạt nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam. Điểm chung lớn của các vụ tấn công này đều là: hành hung tập thể, và nạn nhân là phụ nữ. Bởi vì sao, bạn biết không? Biểu hiện rõ rệt nhất của cái hèn là kẻ hèn hạ chỉ đánh những người mà chúng biết chắc là không thể tự vệ được. Thật ra chúng đánh tuốt. Người già, trẻ em, nam, nữ, giới tính thứ ba... không quan trọng; quan trọng là chúng phải chắc chắn rằng nạn nhân của chúng không có khả năng tự vệ.

Đoan Trang
https://www.facebook.com/pham.doan.trang

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Như cơn gió bay đi!
Đoàn xuân thu

Ngày 15 tháng Tư, năm 1989, cựu Tổng bí thư của đảng CS Trung quốc Hồ Diệu Bang từ trần, thọ 73 tuổi.

Hôm sau, hàng ngàn sinh viên tụ tập chiếm đóng Quảng trường Thiên An Môn để tưởng niệm Hồ Diệu Bang, một lãnh tụ CS nhưng lại có khuynh hướng cải cách chế độ chánh trị độc đảng của Trung quốc.

Ngày 13, tháng 5, năm 1989, hàng ngàn sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn bắt đầu tuyệt thực để đòi dân chủ.

Lưu Hiểu Ba đang là giáo sư thỉnh giảng tại Columbia University, Hoa Kỳ đã quyết định quay trở về Trung Quốc để tham gia phong trào.

Lúc cao trào của các cuộc biểu tình, hàng triệu người đã tuần hành trên khắp đường phố thủ đô Bắc Kinh.

Ngày 19, tháng 5, năm 1989, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung quốc Triệu Tử Dương đến Quảng trường Thiên An Môn, phát biểu câu nói nổi tiếng: “Các bạn sinh viên, chúng tôi đến quá muộn và chúng tôi xin lỗi.”

(Sau đó, Triệu Tử Dương bị thanh trừng, bị quản thúc tại gia cho đến khi qua đời vào ngày 17 tháng 1, năm 2005)

Ngày hôm sau, Thủ tướng Lý Bằng ra lệnh thiết quân luật ở Bắc Kinh.

Ngày 30, tháng 5, năm 1989, trong vòng có 4 ngày, sinh viên của Học viện Mỹ thuật Trung ương đã tạc tượng Nữ thần Tự Do, cao 10 mét, để cổ vũ tinh thần cho hàng trăm ngàn người biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn.

Vào đêm ngày mùng 3 và rạng sáng ngày mùng 4, tháng 6, quân lính và xe tăng Giải phóng quân Nhân dân Trung quốc tiến vào quảng trường Thiên An Môn để giải phóng đồng bào ruột thịt của mình bằng cách xả súng vào sinh viên; bắt đầu cuộc đàn áp đẫm máu làm tới hàng trăm sinh viên bị giết.

Trong nhiều tuần lễ sau, nhiều nhà hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ đã bị bắt giữ.

Lưu Hiểu Ba có thể trốn đi, có thể lưu vong ra các nước phương Tây nếu muốn nhưng ông chọn ở lại trên chính quê hương mình để tiếp tục tranh đấu giành tự do cho nhân dân Trung quốc.

***

Nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhà bất đồng chánh kiến, với đôi kính cận, có khuôn mặt như một nhà hiền triết, một thiền sư, người từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 2010, Lưu Hiểu Ba, đã qua đời tại Đệ Nhất Y Viện thuộc trường Đại học Y khoa thành phố Thẩm Dương, Đông Bắc Trung quốc vào đêm thứ Năm, ngày 13 tháng Bảy, năm 2017 vì bị bệnh ung thư gan, hưởng thọ 61 tuổi.

Ông còn quá trẻ để chết. Có thể vì việc chăm sóc sức khỏe cho tù nhân của hệ thống lao tù Trung quốc quá tệ. Mà cũng có thể là do chánh quyền CS Trung quốc cố ý để hành hạ, để gây áp lực lên những tù chánh trị kiên cường, không chịu khuất phục.

Nếu được chẩn đoán sớm hơn, được cho phép ra nước ngoài để chữa trị chưa chắc rằng ông đã chết!

Lưu Hiểu Ba là người đoạt giải Nobel Hòa Bình mà phải chết trong tù, sau Carl von Ossietzky, đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1935, đã chết trong Trại cải tạo của Phát xít Đức (Nazis) vào năm 1938.

Chủ nghĩa Phát xít và Chủ nghĩa CS có điểm tương đồng là đàn áp khốc liệt những người bất đồng chánh kiến như thế đó!

Lưu Hiểu Ba sinh ngày 28, tháng Chạp, năm 1955, tại Trường Xuân, Cát Lâm.

Năm 1988, ông trình thành công luận án Tiến sĩ về Văn chương rồi giảng dạy tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh.

Ông được nhiều trường đại học ngoài Trung Quốc, thỉnh giảng như Đại học Columbia, Đại học Oslo và Đại học Hawaii.

Sau biến cố Thiên An Môn, Lưu Hiểu Ba bị nhà cầm quyền Trung quốc cầm tù với tội danh “đứng giật dây phong trào Thiên An Môn.”

Ra tù, Lưu Hiểu Ba bị cấm giảng dạy, bị cấm in sách, bị quản thúc tại gia nếu vẫn tiếp tục sống trong nước. Lưu Hiểu Ba được chính phủ Úc cấp quy chế tỵ nạn chánh trị, nhưng ông nhã nhặn khước từ.

Từ năm 1989 đến nay, ông đã bị kết án tù và bị buộc lao động khổ sai bốn lần vì các hoạt động chính trị bất bạo động của mình.

Năm 1996, lúc đang ở tù, ông thành hôn với nhà thơ Lưu Hà. Thừa biết Lưu Hiểu Ba không bao giờ chịu khuất phục bạo quyền nhưng lại có tình yêu vô bờ bến với người vợ mình nên nhà cầm quyền Trung quốc quỷ quyệt khủng bố tinh thần làm nhà thơ Lưu Hà bị trầm cảm nặng.

Nhà thơ Lưu Hà bị quản thúc tại gia, bị cô lập, bị cấm liên lạc với người khác mà không hề bị truy tố về một tội danh nào cả. Một đòn thù thâm hiểm: hành hạ người vợ để làm áp lực với người chồng.

Dẫu vậy, Lưu Hà vẫn là chỗ dựa tinh thần cho Lưu Hiểu Ba và ngược lại!

“Tình em là tia nắng mặt trời xuyên qua những bức tường cao, xuyên qua chấn song nhà tù, ve vuốt làm ấm lại tấm thân anh, làm những phút giây chịu đựng trong ngục tối nầy đã không trở thành vô nghĩa.”

Sau khi được ra tù, ông lại vận động đòi trả tự do cho những người bị cầm tù vì phong trào dân chủ Thiên An Môn, và chính ông lại bị bắt, bị kết án ba năm lao động cải tạo.

Lại ra tù, Lưu Hiểu Ba thành lập và ba lần được bầu làm Chủ tịch Trung tâm Văn bút Độc lập, đòi nhà cầm quyền Trung Cộng phải cho các nhà văn, nhà báo tự do bày tỏ chính kiến của mình.

Năm 2008, Lưu Hiểu Ba giúp soạn thảo “Hiến Chương 08”, kêu gọi cho nhân quyền, đòi bầu cử tự do vào đúng ngày 10 tháng 12, kỷ niệm 60 năm ngày phát hành Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Cuộc chiến đấu bất bạo động và kiên trì cho nhân quyền căn bản ở Trung quốc làm Bắc Kinh nổi giận; cáo buộc Lưu Hiểu Ba là: gây rối trật tự công cộng, tuyên truyền kích động phản cách mạng, là lầm đường lạc lối bởi tác động của Phương Tây!

Lưu Hiểu Ba lại bị bắt, lại bị đưa ra Tòa vào đúng ngày lễ Giáng sinh năm 2009, với tội danh chống phá nhà nước, kích động lật đổ chánh quyền, bị kết án 11 năm tù, bị giam giữ tại nhà lao Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh.

Tháng Mười, năm 2010, ông được trao tặng giải Nobel Hòa Bình. Đang ở tù, không được phép đi nhận giải nên Hội đồng Nobel của Na Uy đã đặt một chiếc ghế trống trên sân khấu thay mặt cho Lưu Hiểu Ba.

Trên tổng số 194 các quốc gia toàn thế giới, 19 quốc gia (toàn là chế độ độc tài) không dám tham dự, là: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Colombia, Tunisia, Ả Rập Saudi, Pakistan, Serbia, Iraq, Iran, Việt Nam, Afghanistan, Venezuela, Philippines, Ai Cập, Sudan, Ukraine, Cuba và Morocco.

Hoa Kỳ, Liên Âu, Đức, Pháp, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Madela, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng đang lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma và 15 người đoạt Nobel Hòa Bình khác lên tiếng đòi Bắc Kinh phải trả tự do cho Lưu Hiểu Ba.

Thì CS Trung quốc lu loa rằng: “Chúng tôi đòi các nước ngoài phải tôn trọng luật pháp của Trung quốc, không can thiệp vào chuyện nội bộ của đất nước Trung Hoa!”

Tổng thống Mỹ, Donald Trump, coi như là lãnh tụ của Thế giới Tự do, có gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị G- 20 ở Hamburg nhưng đã không đề cập tới tên Lưu Hiểu Ba. Thật là một điều đáng xấu hổ!

Lưu Hiểu Ba qua đời vào đêm 13, tháng Bảy, dưới sự canh chừng cẩn mật của Công an Trung quốc. Đám tang chỉ có những người thân trong gia đình được phép tham dự. Ông được hỏa táng. Tro cốt rải ngoài biển khơi trong khi cả ngàn người dân Hong Kong đêm xuống đường tuần hành đốt nến để tưởng niệm ông.

Dẫu đã từ trần, nhà tranh đấu bất bạo động Lưu Hiểu Ba vẫn còn làm chánh quyền Bắc Kinh phải run sợ!

Lưu Hiểu Ba cuối cùng như một cơn gió đã bay đi, sau khi gieo rắc tư tưởng tự do cho nhân dân Trung quốc!

“Lòng tôi đầy lạc quan, tôi trông chờ vào tương lai tự do tươi sáng hơn của Trung Quốc. Không ai có thể dập tắt ngọn lửa tranh đấu cho tự do. Với nỗ lực của mọi người, hy vọng cuối cùng Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia pháp trị, nơi nhân quyền được tôn trọng.” “Tôi vẫn luôn mạnh mẽ tin rằng những tiến trình cải tổ chính trị của Trung Quốc sẽ không ngừng lại và tôi với niềm lạc quan sâu sắc, mong muốn được thấy một đất nước Trung Quốc tự do trong tương lai.”

“Tôi nghĩ rằng, trong một chế độ độc tài, nếu bạn muốn mình là một người có đầy đủ nhân phẩm, nếu bạn muốn làm một người lương thiện thì bạn phải tranh đấu cho nhân quyền, tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận. Phải đi tù là chuyện tất xảy ra và tôi không có than vãn gì cả!”

Số phận của nhân dân Việt Nam, vì lý do địa chính trị, bao giờ cũng dính liền với số phận của nhân dân Trung quốc.

Số phận của những nhà tranh đấu cho nhân quyền, cho tự do ngôn luận của Trung quốc cũng tương tự như số phận của những nhà bất đồng chánh kiến tại Việt Nam!

Dù những chế độ độc tài có đàn áp khốc liệt những tiếng nói tự do bằng sách nhiễu, khủng bố, tù đày tới đâu đi nữa thì cũng chỉ trong một khoảng thời gian nào đó mà thôi.

Rồi phải cũng có một ngày, một ngày nhân dân sẽ được tự do. Đó là điều chắc chắn vì như Lưu Hiểu Ba đã từng nói: “Chúng không thể giam cầm một người đoạt Nobel Hòa Bình mãi mãi!”

Một ngày nào đó chắc chắn sẽ tới, khi Trung quốc có dân chủ tự do, sẽ có một đài tưởng niệm Lưu Hiểu Ba đầy hoa tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Ngược lại chắc chắn rằng sẽ không có một đài tưởng niệm nào dành cho Hoàng đế Tập Cận Bình, một người dã man kềm kẹp quyền tự do của dân tộc Trung Hoa.

Tưởng niệm Lưu Hiểu Ba, một cơn gió của tự do, lại nhớ những vần thơ mà Lưu Hà đã gởi cho chồng mình trong vòng lao lý: “Walls make you suffocate / you are the wind, and wind / never tells me / when it comes and when it goes.”

“Những bức tường nhà lao đã làm anh nghẹt thở/Anh là cơn gió và gió không bao giờ cho em biết lúc nào đến và lúc nào sẽ ra đi!”

Đoàn xuân thu
Melbourne

Post Reply