QUÁN BIÊN THUỲ

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image


NGƯỜI LÍNH KHÔNG SỐ QUÂN

Phạm Hồng Ân
Cách đây vài năm, trên tờ tuần báo ở Santa Ana có in một mẫu nhắn tin đậm nét như sau:

Tìm Anh Phạm Hồng Ân
Qua Mỹ, hiện anh đang ở đâu?
Xin gọi cho em là Trần văn Đực
Số phone: (714) 602…


Ồ! Thằng Đực. Thằng Đực ngày xưa. Thằng Đực của cái thời Việt Nam Cộng Hòa đây mà! Dĩ vãng quay về. Khúc phim hiện ra. Tôi còn nhớ như in, năm 1972, lúc giang đoàn tôi hoạt động ở Mộc Hóa, có một cậu bé khoảng 13 tuổi thường mặc tà lỏn đen, áo trắng ngả màu cháo lòng, cài nút vạt thấp vạt cao – lân la xuống bến chiến đỉnh để phụ lau rửa sàn tàu, dọn dẹp sạch sẽ các vật dụng – mỗi khi giang đoàn hành quân trở về căn cứ. Lúc bắt tay vào công việc lau rửa, nó rất siêng năng và tận tụy để cuối cùng chỉ vòng tay lễ phép xin một ít dầu gasoline cho mẹ nấu cơm và thắp đèn. Ban đầu, tôi tỏ vẻ nghi ngờ, có thể việt cộng mưu mô gài thằng bé này xuống đây lấy tin tức tình báo, nên tôi giả vờ thân quen, tìm cách đến nhà nó dò la. Nhưng đó chỉ là một gia đình nghèo, sống trong con hẻm ngay thị trấn. Người Mẹ đi làm cưu mang gánh nặng gia đình, nuôi thêm một ông chồng bệnh lao thời kỳ cuối cùng.

Vì có thời gian giả vờ thân quen, theo sát lẫn nhau, nên tôi và thằng Đực quen thân thật sự lúc nào cũng chẳng hay. Nó gắn bó với tôi một cách trung thành. Lần nào tàu về bến, không thấy nó, tôi cảm thấy như trống trải thiếu vắng một điều gì. Ngược lại, những lúc tôi cảm mạo, nó lo tôi từng miếng cháo, viên thuốc.

– Ông thầy ăn cháo thấy ngon không? Thấy có khỏe chút nào không?
– Ngon. Cháo này mày nấu hay mẹ mày nấu vậy?
– Em nấu. Ơ, Em học ở mẹ. Em nhìn thấy mẹ nấu cho ba, em nấu theo đấy! Mai mốt đi hành quân, lỡ bị bệnh, ông thầy tự nấu lấy mà ăn. Dễ lắm! Nấu nồi cháo trắng, đập hột gà bỏ vô quậy đều, nêm nước mắm bột ngọt, xong nhắc nó xuống bếp, xắt hành và đâm tiêu đổ vào, quậy đều thêm lần nữa, rồi ăn. Ông thầy nhớ cạo gió nha! Kêu mấy anh thủy thủ cạo gió cho ông thầy.

Có lần, chiến đỉnh về bến, thằng Đực đang lau rửa con tàu như thường lệ, bỗng từ phía bờ sông bên kia việt cộng pháo kích qua. Tôi vội vã ra lệnh tách chiến đỉnh ra khỏi bến, quay mũi trực chỉ về hướng địch, dùng hỏa lực dập tắt trận pháo kích điên cuồng của cộng quân. Chiến đỉnh tách bến vô tình mang theo thằng Đực. Nó loay quay trong khói đạn tơi bời, cuối cùng chạy thẳng đến cây đại liên 30 nằm bên hông tàu, hiên ngang chỉa họng súng vào bờ.Tôi hoảng hốt chụp nó lại, ấn mạnh nó xuống hầm tàu.

– Mày tính làm gì đó thằng khỉ? Làm ơn nằm sấp xuống hầm tàu cho tau!
– Em bắn việt cộng. Cho em tiếp tay với ông thầy?
– Bắn? Làm sao bắn? Mày muốn tau ngồi tù hả, thằng khỉ?
– Em có đi với nhóm Nhân Dân Tự Vệ, học bắn súng với họ. Nè! Nhắm lỗ chiếu với đỉnh con ruồi….
– Mẹ, nói trật lất. Lỗ chiếu môn với đỉnh đầu ruồi.

Tôi vừa cú đầu nó, vừa đẩy nó ngã sấp xuống hầm :

– Mày nằm im, không được nhúc nhích. Lạng quạng tau bắn mày trước đó! Image Tháng tư năm 1975, đất nước điêu linh, số phận tôi nằm trong vận mệnh của hàng triệu sĩ quan bạc phước vào tù. Tưởng sẽ vĩnh viễn không trở lại Mộc Hóa, vĩnh viễn không gặp lại thằng Đực nữa, nào ngờ tôi gặp lại nó trong trại tù Xuyên Mộc. Buổi sáng, tôi thường ngồi trước sân nhai bắp để chờ giờ tập họp vào rừng lao động. Tôi bỗng thấy một cậu tù hình sự đang lui cui quét rác ở nhà giam bên kia, dáng dấp nó giống thằng Đực quá. Tôi đi vội đến hàng rào, ngóng cổ để nhìn cho rõ hơn. Chợt, cậu tù buông chổi, la “á” lên, xong, chạy một mạch về phía tôi.

– Trời ơi! Ông thầy! Em tưởng anh đã “dzọt” mất tiêu rồi chứ!

Tôi cẩn thận ngó khắp hướng, rồi lấy ngón tay trỏ đưa lên môi :

– “suỵt”, giờ này mà còn thầy với bà gì nữa, xưng là anh em đi! Coi chừng tụi “ăng ten” rình rập xung quanh!
– Anh vô đây hồi nào? Sức khỏe ra sao?
– Mới vài tháng. Chưa đến nỗi nào. Còn mày? Sao lại ở đây?
– Em “quánh” thằng 30 tháng tư. Mẹ, nó nịnh việt cộng, nói thêm nói thừa cho mấy ông lính xóm em. Thằng đó bị bể đầu. Còn em, tụi nó “thẩy” vào đây.

Từ ngày gặp lại thằng Đực, nỗi buồn lao tù của tôi dường như vơi đi rất nhiều. Mỗi chiều, sau khi lao động trở về, Đực thường mang đến tặng tôi những món lương thực hấp dẫn. Có khi vài ba con cá nhỏ. Có khi vài ba con chim. Có khi một bịt nấm mối hay khoai lang, đậu phọng …v…v…Ngày nào cũng vậy, thằng Đực tìm cách mưu sinh rất dễ dàng, trong khi đa số tù nhân ở đây thường đói khát, vì số lượng khoai mì do trại tù ban phát quá hiếm hoi và khiêm tốn.

Lao động quần quật suốt tuần. Ngày chủ nhật cũng được nghỉ ngơi để làm công tác lau dọn sạch sẽ trại tù. Ngày đó, hai anh em tôi có dịp ngồi với nhau ôn lại chuyện đời. Tôi thường hỏi về cách mưu sinh của thằng Đực, cái thằng tuổi đời quá ít ỏi, sao có được một kinh nghiệm về cuộc sống quá tài ba như thế này! Thằng Đực tủm tỉm cười :
– Mỗi chiều, trước khi về trại, tụi nó lùa mình xuống sông Đrây tắm rửa giặt giũ. Lợi dụng thời gian đó, em đi dọc theo các hang đá để bắt cá. Con cá nó khôn lắm anh ơi! Nó lựa những hang hốc nào phủ đầy rong rêu, tăm tối, ít có bóng người lò dò tới mà ẩn náu. Em tìm đúng những hang như thế, thọc mạnh tay vào, tệ nhất cũng bắt được một cặp cá ngon lành.

– Rủi gặp hang rắn, nó cắn chết cha…
– Không. Hang cá, nước ở đó trong vắt. Hang rắn, nước đục ngầu. Vì con rắn lớn và dài. Mọi cử động của nó làm bùn dậy lên.
– Còn chim, còn nấm mối…thì sao?
– Tụi cán bộ ở đây bắt mình phá rừng trồng bắp. Anh nhớ,trước khi gieo bắp, nó phát mình hột bắp và thuốc trừ kiến. Hai thứ trộn chung với nhau, xong, mới đặt hột bắp xuống lỗ, rồi lấp đất lại. Vì tụi nó sợ con kiến cắn hột bắp ăn, hột bắp sẽ thúi và không nẩy mầm lên cây được. Cho nên khi đặt hột bắp xuống, anh đừng lấp đất lại. Chim bay trên trời khi thấy bắp, nó sẽ sà xuống “đớp“liền. Anh cần kiên nhẫn chờ giây lát, chim thấm thuốc, nó sẽ tự động rớt lạch đạch dưới chân anh. Còn nấm mối? Nấm mối chỉ mọc ở hang mối hay gò mối. Đặc biệt, nó thường mọc vào mùa mưa. Vào thời gian đó, anh cứ đến những nơi này tìm, nhất định sẽ có dịp “trúng” to.

Tôi chấp tay bái phục thằng Đực :

– Mày quả thật tài ba. Kinh nghiệm sống của mày, thật tình…hơn tau nhiều.
– Không dám đâu ông thầy. Em làm sao có kiến thức cao siêu bằng ông thầy!

Thời gian trôi qua, khi mãn tù, tôi và thằng Đực không gặp lại nhau nữa. Cho đến khi tôi theo diện HO qua MỸ định cư, hôm nay tình cờ đọc được những dòng nhắn tin của thằng Đực, tôi mừng đến không tài nào ngủ được.

Tôi và thằng Đực hẹn nhau ở Phước Lộc Thọ. Cái quán cà phê đầu tiên, ngay lối ra vào. Xa nhau lâu quá, thời gian đã làm hai đứa đổi dạng thay hình, nên dù có chạm mặt nhau…cũng không dễ nhận ra nhau. Vì thế,tôi gợi ý cho thằng Đực, người nào ngồi ở bàn có cầm tờ tuần báo Sài Gòn Nhỏ phe phẩy quạt, người đó chính là tôi. Chẳng bao lâu, có một vòng tay từ sau choàng qua cổ tôi và thét lên mừng rỡ :

– Ô! Ông thầy!Khỏe không? Em đây, em là thằng Đực đây!

Tôi đứng dậy, ôm chầm đôi vai nó, nước mắt tự dưng rớt ra :

– Mày là thằng Đực đây ư? Trời ơi! Sao bây giờ có vẻ người lớn và mập mạp như xì thẩu vậy?
– Ông thầy cũng vậy. Bụng phệ nữa. Ở xứ sở tự do, con người cảm thấy bình an nên ăn no ngủ khỏe hở ông thầy?
– Mày qua đây theo diện nào? Bây giờ, làm ăn ra sao?
– Em qua diện Ô Đi Ghe. Vượt biên đó ông thầy. Hiện tại, em là chủ một nhà hàng sushi.

Tôi há hốc mồm:

– Chủ Sushi? Mày tài vậy Đực?
– Cuốn Sushi còn dễ cuốn hơn chả giò nhiều. Lúc đầu, em chỉ làm công. Một thời gian lăn lóc, em rình mò học lén bí quyết của mấy thằng Nhật…rồi…làm nên sự nghiệp.
– Chủ nhân như vậy, tương lai có dự định gì thêm không? Chẳng hạn mở thêm chi nhánh ở vài chỗ khác…
– Không. Em muốn dẹp nghề, đi lính Mỹ.

Tôi lại há hốc mồm:

– Trời ơi! Đi lính? Ở Việt Nam, cuộc đời tau và mày bị chiến tranh bầm giập muốn tiêu tùng. Bộ mày chưa sợ sao?
– Bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ tự do mà sợ gì ông thầy. Em có máu giang hồ, khoái lang bạt đó đây còn hơn ngồi chôn chân một chỗ.
– Nhưng bây giờ mày ngon lành rồi, phải hưởng chứ, bù lại những năm tháng nghèo nàn khổ sở.
– Vinh thân phì da…tới lúc nào đó sẽ sinh ra thói hư tật xấu. Em muốn có một lý tưởng, một cái gì để lại cho đời.

Năm tháng đã qua, tự dưng tôi không còn liên lạc với thằng Đực nữa. Không biết bây giờ nó còn làm chủ nhà hàng Sushi hay đã tự nguyện đầu quân vào lính Mỹ. Dù thế nào đi nữa, cứ mỗi 30 tháng tư hàng năm, tôi đều trầm ngâm nhớ đến nó, và ngồi uống rượu một mình trong căn phòng vắng lặng.

Nếu quan niệm Người Lính là người luôn bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ tự do. Là người hy sinh tới cùng cho đồng đội, cho quê hương…thì thằng Đực đáng được gọi là người lính, mặc dù nó chưa bao giờ cầm súng trực diện với kẻ thù. Đối với những kẻ phản bội, những tên một mặt hai lòng, những tay bán nước cầu vinh…thằng Đực quả là một người quốc gia chân chính, đáng được tuyên dương và trân trọng.

PHẠM HỒNG ÂN
(Escondido, 04/05/2011)

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image


The Vietnam War - Đôi điều cần phải nói
Phạm Tín An Ninh

Phan Quang Tuệ, đã phát biểu tiêu cực về chế độ Ngô Đình Diệm cũng như các chính quyền miền Nam sau này với lòng hận thù, thay vì với lương tâm của một người trí thức.

-Vì báo Dagsavisen giới hạn một bài viết đăng trên debatt phải không quá 4.000 mẫu tự, do đó bài phản biện trên đây chỉ được tóm lược một số ý chính từ bài viết dưới đây. Kính mong được quý vị phụ huynh giải thích tường tận hơn cho các thế hệ con cháu không đọc được tiếng Việt. Xin cám ơn.

The Vietnam War - Đôi điều cần phải nói
Phạm Tín An Ninh

Bô phim tài liệu The Vietnam War được thực hiện bởi hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Norvick, hiện đang được phổ biến rộng rãi trên truyền hình NRK (NaUy) và được một số báo chí thiên tả NaUy tán thưởng. Bộ phim này cũng đã được trình chiếu tháng trước trên hệ thống truyền hình PBS tại Mỹ, tạo nên làn sóng tranh cãi, nhiều phản bác hơn là ngợi khen, từ những người Mỹ lẫn người Việt, Người ta công nhận The Vietnam War có khá hơn nhiều so với Vietnam – The Ten Thousand Day War (của Michael Maclear) trước đây, tuy nhiên nó vẫn là một bộ phim tồi. Những người thực hiện vẫn tiếp tục đi theo lối mòn định kiến của giới truyền thông Mỹ. Trong khi đa phần những người trong cuộc, từng tham dự và bị nhiều hệ lụy từ cuộc chiến ấy, dễ dàng nhận ra sự thiên lệch, thiếu chính xác của cuốn phim, từ trong tư tưởng, tài liệu, hình ảnh đến việc phỏng vấn và mục đích thực hiện.

1/- Trước hết, nên biết Ken Burns, người thực hiện The Vietnam War là ai?

Suốt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Ken Burns là một thành viên đắc lực của phong trào phản chiến. Ông là một người theo phái tả, liberal và triệt để ủng hộ Đảng Dân Chủ.
Với một người như thế, tất nhiên Ken Burns luôn mang nặng thành kiến về cuộc chiến Việt Nam. Chính những người phản chiến như ông đã tạo nên một nhận định khá phổ biến “Cuộc chiến Việt Nam không thua tại Việt nam nhưng đã thua tại Hoa Kỳ”.

2/- The Vietnam War dựa theo những tài liệu, hình ảnh nào, do ai cung cấp?

Tất nhiên phần lớn dựa theo tài liệu, hình ảnh của Hoa Kỳ và của chính quyền Việt nam Cộng sản cung cấp. Ai cũng biết là các chính quyền CS không bao giờ tôn trọng sự thực, nên tất cả mọi tài liệu, hình ảnh đưa ra đều tô vẽ có lợi cho họ. VNCH không còn tồn tại, mọi tài liệu bị thất tán, phá hủy, không còn tiếng nói để chứng minh lẽ phải về họ, mặc dù chính họ mới là lực lượng chính trong cuộc chiến và đã phải nhận nhiều hệ lụy nhất chứ không phải Hoa Kỳ.

3/- The Vietnam War đã phỏng vấn những ai?

Có 3 thành phần:

- Những người Mỹ, một số cựu chiến binh tại Việt Nam, nhân viên của chính phủ, nhà báo. người có chồng, con tử trận tại Việt Nam, và có cả những người thuộc thành phần chủ chốt trong phong trào phản chiến trước đây.

- Những người Việt Nam trong nước. Hầu hết là những sĩ quan cao cấp, nhà văn nhà báo phục vụ chế độ CS. Ai cũng hiểu rằng, khi những nhà làm phim muốn tiếp xúc với họ đều phải qua chính quyền CSVN sắp xếp, chọn lựa hay tối thiểu là phải có sự cho phép, và tất nhiên phải nói những điều có lợi cho sự tuyên truyền của họ.

- Những người miền Nam (VNCH) đang sống tại Mỹ. Một số cựu sĩ quan, viên chức ngoại giao, và một vài người thành công ở Hoa kỳ.
Tuy nhiên trong suốt cuốn phim, ai cũng nhìn thấy là họ được nói rất ít. Một hai câu ngắn.Tất nhiên các nhà làm phim tìm họ để phỏng vấn, không phải chỉ để hỏi một đôi câu ngắn ngủn như thế, nhưng chắc chắn những lời nói của họ đã bị cắt bỏ, chỉ còn lại một vài câu có lợi theo quan điểm của người làm phim. Ngoại trừ bà Dương Vân Mai Elliott, là nhân vật được xuất hiện nhiều nhất và phát biểu lâu nhất. Bà là nhà văn, tác giả cuốn sách “The Sacred Willow” được đề cử giải Pulitzer trong đó nói về bốn thế hệ sống trong một gia đình Việt Nam. Bà gốc người Bắc, thân phụ Bà làm việc cho Pháp. Năm 1954 cả gia đình di cư vào Nam, ngoại trừ người chị cả ở lại cùng chồng tham gia kháng chiến. Năm 1960 bà được học bổng, sang Mỹ học về ngành ngoại giao. Năm 1964, khi 23 tuổi, bà lập gia đình với người chồng Mỹ cùng ngành và sau đó cả hai vợ chồng cùng làm việc cho Rand Corporation ở Sài gòn từ 1964 đến 1967. Với thân thế như vậy, nên bà Dương Vân Mai Elliott hiểu biết khá tường tận về tình hình chính trị và quân sự ở miền Bắc VN trước 1954, cũng như ở miền Nam sau 1954. Tuy nhiên về sau này, từ giữa thập niên 1960, dường như Bà đã có cái nhìn về cuộc chiến Việt Nam dưới lăng kính của một người Mỹ.

Một người đặc biệt nữa là Ông thẩm phán Phan Quang Tuệ. Ông là con trưởng của Ông Phan Quang Đán, người sáng lập Đảng Dân Chủ Tư Do, luôn quyết liệt chống đối chính phủ Ngô Đình Diệm và tham gia cuộc đảo chánh bất thành 11.11.1960 (với vai trò ủy viên chính trị và cố vấn), nên bị bắt cầm tù. Thời đệ nhị Cộng Hòa, ông ra tranh cử cùng liên danh với ông Phan Khắc Sữu, trong chức vụ Phó Tổng Thống, nhưng bị thua liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ. Do đó trong The Vietnam War, con trai ông, Phan Quang Tuệ, đã phát biểu tiêu cực về chế độ Ngô Đình Diệm cũng như các chính quyền miền Nam sau này với lòng hận thù, thay vì với lương tâm của một người trí thức.

4/- Không chính xác từ cách gọi tên cho cuộc chiến.

Ken Burns gọi cuộc chiến Việt Nam là “nội chiến”. Điều này không đúng. Nếu là một cuộc nội chiến thì đã không có 58.220 người Mỹ đã chết tại Việt Nam. Chính vì sự méo mó này, mà trong suốt cuốn phim, không thấy đề cập nhiều đến các nước Cộng sản, đặc biệt là Liên Xô và Trung Cộng luôn là những quan thầy của CSVN và hỗ trợ hết mình để mang thắng lợi cho miền Bắc CS. Trong khi Hoa Kỳ đã nhảy vào Nam Việt nam và xem miền Nam như là một tiền đồn của Thế Giới Tự Do, nhằm ngăn chặn làn sóng đỏ Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á. Hơn nữa, quân đội Nam VN (VNCH) chưa hề đưa quân tấn công ra Bắc, họ chỉ bảo vệ miền Nam để xây dựng một thể chế dân chủ tự do, không Cộng sản. Còn cái gọi là MTGPMN cũng chỉ là đám CS nằm vùng, được cài lại miền Nam sau 1954, hoặc xâm nhập từ miền Bắc sau này, được CSBV nặn ra nhằm lừa bịp quốc tế.

5/- Cách hành xử “kẻ cả” của Mỹ đối với một đồng minh, đã đưa đến sự thất bại tại Nam Việt nam.

Không có một vị lãnh đạo và cả người dân miền Nam nào muốn có sự hiện diện cùa quân đội Hoa Kỳ trên đất nước của họ. Chính Tổng thống Ngô Đình Diệm đã từng cực lực lên tiếng bác bỏ ý định của Hoa Kỳ, ngay từ thời Tổng thống J.F. Kennedy, muốn đưa quân vào Nam Việt nam. và cũng chính vì việc này đã đưa đến cái chết thảm khốc của anh em ông Diệm vào ngày 1.11.1963. (Mỹ đã đưa ông Henry Cabot Lodge sang làm Đại sứ để dàn xếp một cuộc đảo chánh, và một sĩ quan cao cấp CIA, trung tá Lucien Conein, ngồi ngay trong sào huyệt của Dương Văn Minh cùng các tướng lãnh phản bội ông Diệm, tại Bộ TTM/QLVNCH, để trực tiếp giám sát, theo dõi việc đảo chánh.)

Ông Diệm luôn phản đối việc Mỹ đưa quân sang Việt Nam, vì ông nghĩ như thế sẽ làm mất chính nghĩa cho công cuộc đấu tranh của dân chúng miền Nam bảo vệ tự do, và có cớ để Liên Xô và Trung Cộng vào cuộc, ra lệnh và hỗ trợ miền Bắc đưa quân vào đánh Nam Việt nam.

Nên nhớ là nền cộng hòa non trẻ của Ông Ngô Đình Diệm được xây dựng tại miền Nam sau Hiệp định Genève 1954, trên những đống tro tàn, rác rưởi và nhiều phe nhóm bạo loạn của Pháp để lại, cùng lúc phải lo định cư cho hơn một triệu người dân di cư từ miền Bắc, trốn thoát chế độ CS. Nếu có đôi điều bất như ý cũng là lẽ tất nhiên. Nhưng đây lại là thời kỳ “vàng son” nhất mà người dân miền Nam được hưởng, giáo dục, kinh tế và cả quốc phòng phát triển tốt đẹp. Với kế hoạch Ấp Chiến lược, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tiêu diệt và loại gần hết đám CS nằm vùng tại Nam VN, do CS gài lại sau hiệp định Genève.
Và có lẽ Ông là người lãnh đạo quốc gia duy nhất trên thế giới đã tha tội chết cho cả ba người từng giết hụt mình: Hà Thúc Ký, Phạm Phú Quốc và Hà Minh Trí (người ám sát Ông tại Ban Mê Thuột)

So với Hồ Chí Minh, ông Ngô Đình Diệm yêu nước, thương dân và đạo đức hơn gấp vạn lần. Ông sống độc thân, đạo hạnh, trong khi Hồ Chí Minh tự xưng mình là “Bác” của toàn dân, bắt mọi người phải tôn thờ ca tụng mình, nhưng đã từng sống với nhiều người đàn bà, ngay cả với vợ một đồng chí của mình, và ra lệnh giết một cô con gái trẻ sau khi có con với ông ta và cô ấy tỏ ý muốn được công khai chấp nhận. Một tội ác điễn hình của ông ta, khi ban hành Chiến dịch Cải cách Ruộng Đất, giết dã man hàng vạn người dân vô tội, trong đó có cả bà Nguyễn Thị Năm, người bị xử tử đầu tiên, là một ân nhân đã từng cưu mang ông cùng những cán bộ cao cấp, và trợ giúp rất nhiều cho tổ chức của ông. Nhưng trong Tập 1 The Vietnam War, người làm phim đã hết sức ca ngợi Hồ Chí Minh và bôi bẩn hình ảnh ông Ngô Đình Diệm một cách ác ý đến lố bịch.

Mỹ đã lợi dụng một vài bất đồng của Phật giáo, đi đêm và đứng đằng sau một số sư sãi quá khích, tạo nên tình trạng bất ổn liên tục tại miền Nam. Nhưng thực chất, sau ngày mất miền Nam, đã lộ ra rất nhiều sinh viên Phật tử đứng đầu các cuộc tranh đấu chống Ngô Đình Diệm vốn là những đảng viên hoặc đã hợp tác với Cộng sản, như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh … tại Huế, và Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Hữu Ưng, Lê Hiếu Đằng, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm … tại Sài gòn. (Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ, dù không còn vịn vào lý do “đàn áp Phật giáo”, nhưng những người mượn danh Phật giáo này vẫn tiếp tục phản đối các chính quyền kế tiếp, gây bất ổn cho cả nước, đặc biệt tại Huế, miền Trung Việt nam.)

Làm như vậy, chỉ với mục đích để Hoa kỳ biện mình cho việc đưa quân vào Nam Việt nam, cũng như việc tổ chức lật đổ và giết ông Diệm, người luôn phản đối việc Hoa Kỳ đưa quân vào Nam Việt nam, và chỉ yêu cầu được viện trợ trong thời gian miền Nam đang từng bước xây dựng nền cộng hòa non trẻ. Hơn nữa, dù hùng mạnh và giàu có, nhưng quân đội Hoa Kỳ không thích hợp với hình thái chiến tranh tại Việt Nam, lúc ấy đa phần là du kích chiến.

Điều trịch thượng và “phi chánh trị”quái đản khác, từ khi đưa quân ào ạt vào Nam VN, Mỹ mặc nhiên xem cuộc chiến này là của họ. Trong tất cả các cuộc đàm phán, ký kết hiệp định, Mỹ tự cho mình ngang hàng với Bắc Việt và xếp Nam VN ngang hàng với MTGPMN. Trong khi ai cũng biết rằng: MTGPMN chỉ là một nhóm tay sai do Hà Nội dựng lên để lừa bịp quốc tế. (Ngay sau khi vừa chiếm Nam VN, CS đã khai tử MTGPMN, tất cả những nhân vật trong chính phủ của MT này không nhận được bất cứ một chức vụ quan trọng nào, và bị loại dần ra khỏi guồng máy lãnh đạo). Điều đặc biệt tệ hại hơn, Hiệp định Paris ký ngày 27.1.1973 là một áp đặt trắng trợn để ngay sau đó Hoa Kỳ phủi tay khi CSBV công khai ngang nhiên vi phạm.

6/- The Vietnam War quá bất công đối với QLVNCH, một quân đội đã bị bức tử, không còn tiếng nói.

Trong khi Mỹ có 58.220 quân nhân chết tại Việt Nam, thì QLVNCH có đến trên 320.000 binh sĩ tử trận và khoảng hơn 1.200.000 bị thương. Trong Tết Mậu Thân 1968, CSBV đã tung nhiều sư đoàn đánh vào nhiều thành phố Nam VN, QLVNCH đã anh dũng chiến đấu và đập tan ý đồ của địch, gây tổn thất rất nặng nề cho CSBV. Người ta không hiểu vì lý do gì, trong những ngày đầu trong trận Mậu Thân, ở nhiều nơi, Mỹ đã không tham chiến? Và mặc dù CSBV đã vi phạm thỏa ước hưu chiến trong ngày Tết nguyên đán, bất ngờ tổng tấn công vào nhiều thành phố lớn, vậy mà đã không có khả năng chiếm được bất cứ thành phố nào. Chỉ có Huế kéo dài 26 ngày, và CSBV đã giết dã man hơn 6.700 người dân vô tội. Có tiến bộ hơn nhiều phim trước, The Vietnam War có đề cập thoáng qua tội ác này của CSBV, nhưng chỉ nói có khoảng 2.800 người bị giết kèm theo lời xác nhận và bào chữa yếu ớt của một cựu cán binh CS.

Mùa Hè 1972, CSVN đưa một lực lượng quân sự hùng hậu, với xe tăng, đại pháo tối tân của Nga sô cung cấp, từ miền Bắc và Lào xâm nhập Nam VN, dùng nhiều sư đoàn thiện chiến, đánh vào Quảng Trị, Kontum và An Lộc. Lúc này các đơn vị chiến đấu Mỹ đã rút khỏi Nam VN, chỉ có QLVNCH đã chống trả mãnh liệt, tạo những chiến thắng lẫy lừng, giữ vững được các tỉnh lỵ này và gây tổn thất rất lớn cho CSBV. Thời điểm này, Hoa Kỳ cũng đã cắt giảm khá nhiều viện trợ cho Nam VN. (Thêm một điều cần nói: QLVNCH luôn luôn được Mỹ viện trợ vũ khí, chiến cụ kém hiệu năng rất nhiều so với vũ khí, chiến cụ của CSBV được phe CS trang bị.). Một câu hỏi được đặt ra, trong Mùa Hè 1972 này, QLVN Cộng Hòa đã chiến thắng lớn tại Kontum, An Lộc và cả Quảng Trị, nhưng trong The Vietnam War không hề được nhắc tới, thay vào đó lại là hình ảnh của một lực lượng thuộc Sư Đoàn 3 BB phải lui binh khỏi Quảng Trị?

Một cuộc chiến như thế, với những thành tích và sự hy sinh như thế, nhưng trong The Vietnam War, cả một quân đội miền Nam ấy gần như cái bóng mờ nhạt, nếu có đề cập, cũng chỉ là một vài hình ảnh tiêu cực.

- The Vietnam War chỉ đưa ra một vài trận đánh mà QLVNCH không may bị nhiều tổn thất: như Trận Ấp Bắc, Trận Bình Giã… nhưng không hề nói đến những chiến thắng lớn mà Quân lực này đã anh dũng đạt được tại các trân chiến ác liệt như An Lộc, Kontum, Quảng Trị, v.v..., hay Tống Lê Chân (một tiền đồn nằm gần biên giới Việt-Miên, chỉ được phòng thủ bởi 1 Tiểu Đoàn 92 BĐQ/BP, bị lực lượng CS, có khi lên đến cấp trung đoàn luân phiên tấn công vây hãm, pháo kích suốt ngày đêm. Măc dù nhiều tháng không được tiếp tế, tản thương, nhưng TĐ 92/ BĐQ đã anh dũng chiến đấu ròng rã trong suốt 510 ngày (10.5.72 – 11.4.74), sự kiện này cả UBLHQS và UBQT tại Việt Nam đều biết). Một chiến tích đặc biệt khác mà cả quân sử Hoa Kỳ và hồi ký của Tướng Westmoreland đều có ghi nhận đầy đủ: TĐ 37 BĐQ của VNCH được tăng phái cho lực lượng quân đội Hoa Kỳ, bảo vệ tuyến Đông Bắc Phi trường Khe Sanh, mặc dù bị một lực lượng hùng hậu của Cộng quân tấn công và pháo kích liên tục, có những ngày không được tiếp tế, nhưng đơn vị này đã dũng cảm tử chiến với Cộng quân ròng rã trong suốt 70 ngày đêm (21.2.68 – 08.4.68), giữ vững được phòng tuyến và bảo vệ phi trường Khe Sanh, một cứ điểm quan trọng cho sự an toàn của cả một căn cứ nổi tiếng của Mỹ tại Việt Nam.)

- Đặc biệt Trận Ấp Bắc, đúng là đơn vị Nam VN đã không giải quyết được chiến trường, bởi nhiều lý do (trong đó có lỗi lầm của Mỹ), nhưng không phải đến bây giờ, trong The Vietnam War, các nhà đạo diễn mới cố thổi phồng sự tổn thất của Nam VN và không nói đến tổn thất của địch. Phóng viên chiến trường Neil Sheehan, tác giả cuốn “The Bright Shining Lie”, khi ấy đi theo cánh quân thiết giáp do Đại úy Lý Tòng Bá chỉ huy, cũng đã viết rất nhiều điều phóng đại, không thực trong cuốn sách. Sau này, cựu Tướng Lý Tòng Bá gặp lại anh ta tại Mỹ đã chỉ trích điều này, nên anh ta đã viết bài “After The War Over” để gởi tặng cựu tướng Lý Tòng Bá, như một lời xin lỗi về nhiều điều anh đã viết không đúng trong trận Ấp Bắc. John Paul Vann, khi ấy là Trung tá cố vấn tại Sư đoàn 7BB, cũng đã từng nhận định và có những tuyên bố sai lạc về trận Ấp Bắc và cá nhân Đại úy Bá, sau này, năm 1972, khi làm cố vấn cho Quân đoàn II, cùng Tướng Lý Tòng Bá tạo nên chiến thắng Kontum, ông Vann cũng đã chính thức xin lỗi Tướng Bá về những nhận định thiếu chính xác về trận Ấp Bắc trước kia.
Cũng đã có những nhận định là Mỹ cố tạo ra một hình ảnh thất bại của QLVNCH trong trận Ấp Bắc để có cớ đưa quân vào Nam VN.

Trong phim, khi được phỏng vấn, Tom Valley, một cựu TQLC Hoa Kỳ từng tham gia cuộc chiến Việt Nam đã buồn bã thốt lên: “Người Mỹ rất hiếm khi chịu nhìn nhận sự dũng cảm của họ (QLVNCH). Chúng ta tỏ ra khinh thường họ, phóng đại sự yếu kém của họ, chỉ vì muốn khoe khoang tài năng của ta.” Lời nói này là chân thật, nhưng cũng chỉ mới đúng được một nửa.

- The Vietnam War đã cố tình đưa ra một số hình ảnh tuyên truyền quá quen thuộc nhằm gây bất lợi cho Nam VN. Cô bé Kim Phúc bị phỏng bởi bom Napalm ở Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 8.6.72, bị CSVN lợi dụng, tô vẽ cho cả một chiến dịch tuyên truyền, sau này cô đã xin tỵ nạn tại Canada. Trường hợp Tướng Cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan xử tử tên VC Bảy Lốp sau khi tên này đã tàn sát rất dã man cả một gia đình từ bà già cho đến con nít. Và khi ấy tên VC này không hề mang quân phục hay bất cứ giấy tờ gì, thì không thể gọi hắn ta là tù binh để phải hành xử theo luật tù binh chiến tranh được. Hắn ta được xử như một tên khủng bố nguy hiểm, ác độc. Tướng Loan đã được một toà án Hoa Kỳ miễn truy tố, với lý do này.

Phóng viên Eddie Adams, người chụp bức hình xử bắn được giải Pulitzer ấy, đã tìm đến gia đình Tướng Loan xin lỗi, và khi được tin Tướng Loan mất, Eddie đã đích thân đến dự đám tang, khóc nức nở khi đọc bài điếu văn, trong đó có đoạn: “Ông là một vị anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông mới phải, tôi không muốn nhìn thấy ông ra đi như thế này, người ta không hiểu gì về ông ấy”. (The guy was a hero, America should be crying. I hate to see him go this way - Without people knowing anything about him). Trên vòng hoa phúng điếu của Eddie Adams, có đính một danh thiếp ghi rõ dòng thủ bút: "General! I'm so...sorry. Tears in my eyes" (Thưa Thiếu tướng, tôi rất ân hận. Lệ đã tràn đầy mắt tôi).Bản điếu văn của ông Eddie Adams sau đó được tuần báo Time đăng tải vào ngày 27 tháng 7 năm 1998

Bây giờ, The Vienam War lại đóng thêm những chiếc đinh oan nghiệt trên quan tài của của một người đã chết, đã từng bị sỉ nhục và khốn đốn vì tấm ảnh mang một nửa sự thực, chỉ vì ông là người của Nam VN!

Trong khi ấy, suốt cuốn phim 10 tập, dài đến 18 tiếng đồng hồ, người ta không tìm thấy hình ảnh của CSBV pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9.3.74, làm chết 32 và gây thương tích cho 55 em học sinh. Người ta cũng không hề thấy cảnh trên 2.000 đồng bào, rời bỏ làng mạc bị CS chiếm, gồng gánh chạy về phía tự do, bị CS pháo kích tàn sát, nằm chết la liệt trên đoạn đường dài 9 km (QL 1 thuộc tỉnh Quảng Trị) được báo chí đặt tên là “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Một hình ảnh rất đặc biệt mà đến nay nhiều báo chí tại Hoa Kỳ vẫn còn nhắc đến, một bé gái 4 tháng tuổi ôm bú vú người mẹ chết từ mấy ngày trước, đã được một binh sĩ TQLC/ VNCH cứu, mang về giao cho một viện mồ côi. Sau đó, cháu bé được một trung sĩ Mỹ nhận làm con nuôi, đưa sang Mỹ vào cuối năm 1972, và sau này trở thành một sĩ quan cao cấp trong Quân đội Hoa kỳ: Đại Tá Kimberly M. Mitchell! Người Mỹ đã ca ngợi cô đại tá Hải quân gốc Việt này, nhưng trong The Vietnam War không hề nhắc tới Đại Lộ Kinh Hoàng!

Khi The Vietnam War được thực hiện và trình chiếu tại Hoa Kỳ, thì không phải chỉ có Thủ tướng hay Chủ tịch nước mà ngay cả Tổng Bí thư Đảng CS Nguyễn Phú Trọng đã được chính phủ Mỹ tiếp đón tại Tòa Bạch ốc, Việt Nam được Mỹ “dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí”, “bình thường hóa toàn diện” rồi trở thành “đối tác chiến lược” của Hoa Kỳ. Trong khi đó tại Việt Nam, Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, nơi chôn cất hơn 16.000 binh sĩ Nam Việt Nam tử trận vẫn tiếp tực bị tàn phá, hoang phế, ngăn cấm thân nhân đến sửa sang, thăm viếng, và những thương binh VNCH vẫn tiếp tục bị CS lên án, kỳ thị, phân biệt đối xử.

The Vietnam War, với sự thiên lệch, giả dối chỉ khoét sâu thêm vết thương chưa lành trên thân phận của một đất nước từng tan nát bởi chiến tranh và đặc biệt của những người lính bất hạnh Nam VN, vốn là những ngươi bạn đồng minh của Hoa Kỳ!

28.10.2017
Phạm Tín An Ninh
(một người lính VNCH)

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bút ký chiến trường Phan Nhật Nam: Người lính dần đi xa . . .


Năm 1963, anh là viên thiếu úy hai-mươi tuổi, vừa ra trường, đến trình diện Tiểu Đoàn 7 Dù, doanh trại đóng tại phi trường Biên Hòa, căn cứ Không

Image
Khi Beo Gấm trở về núi cũ.. (*)
(*) “Beo Gấm Chiến Trường”: Danh hiệu của Tướng Quân Lê Quang Lưỡng, Nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù/QLVNCH. (1972-1975)

1. Mở trận.
Năm 1963, anh là viên thiếu úy hai-mươi tuổi, vừa ra trường, đến trình diện Tiểu Đoàn 7 Dù, doanh trại đóng tại phi trường Biên Hòa, căn cứ Không
Đoàn 23. Anh ngơ ngác lạc lõng giữa đám sĩ quan xa lạ, sành sõi, lớn tuổi cùng chung đơn vị trong buổi đầu tiếp xúc - Những “ông sĩ quan nhảy dù” - Anh gọi họ
như thế. Anh cũng rơi vào tình cảnh bối rối, ngần ngại đối với những người lính cứng cỏi, dạn dày chiến trận mà anh nhận nhiệm vụ chỉ huy. Thế nên, có dịp rảnh rỗi,
anh theo xe lam ba bánh qua vùng Ngã Ba Tam Hiệp, tìm đến những gã bạn thân quen cùng khóa như một cách tự nâng đỡ - Những thiếu uý thuộc Tiểu Đoàn 5,
chung hệ thống Chiến Đoàn 2 Dù với tiểu đoàn của anh.
..Thằng nầy chung khóa với tôi, đại úy. Hắn là một trong mấy đứa nhỏ tuổi nhất khóa! Thiếu Úy Hiếu giới thiệu anh với viên đại đội trưởng.
- Không cần nói, tao nhìn là biết ngay. Viên đại úy tỏ vẻ thông cảm, cách thân mật của kẻ đàn anh.. Mầy ở đây với thằng Hiếu, ra ngồi chơi ngoài quán, hoặc xuống
dưới câu lạc bộ, đừng đi đâu xa. Lát nữa, tao cũng có chuyện bên tiểu đoàn 7, để tao chở về bển.. Mầy ở đại đội của ai?
- Thưa đại úy.. Tôi.. em ở đại đội ông Phát. Anh lúng túng, ngượng ngập, tội nghiệp.
- Phát “râu” hả? Ổng bạn tao, mầy ở với ông Phát là có phước, ổng chịu chơi, dễ tính. Đụng phải đại đội thằng “Lh” là chết ngay. Cái mặt ngơ ngơ như mầy chịu gì
nổi mấy giả!
Khi viên đại úy bước đi, anh nói với Hiếu: Đại đội trưởng của mầy vui quá, bên tao, mấy ông đại úy nghiêm lắm, nhất là tiểu đoàn trưởng.
- Nhảy dù ở đâu cũng vậy, tiểu đoàn trưởng ở đây còn nghiêm hơn nữa, nhưng “ông Lưỡng tao” dễ lắm, cả tiểu đoàn ai cũng quý và phục ổng. Ổng cùng khóa với
ông tiểu đoàn trưởng như tao với mầy vậy, nên không hề có chuyện mất lòng. Anh nhận thực lời bạn với ý nghĩ: Hóa ra, trong nhảy dù cũng có một “Ông Đại Úy”
xuề xòa, dễ tính và “hay” như vậy.
Và Đại Úy Lê Quang Lưỡng chứng thật nhận xét trên của những viên thiếu úy sau đó ngay trên chiến địa.

Mật Khu Đỗ Xá nằm giữa hai tỉnh Quảng Ngãi-Kontum vốn là vùng bất khả xâm phạm thuộc Liên Khu V cộng sản do Tướng Nguyễn Đôn chỉ huy. Từ chiến tranh
1946 -1954, nơi nầy đã là căn cứ địa an toàn của toàn vùng Nam-Ngãi-Bình-Phú, nối liền đường chiến lược lên cao nguyên, qua Lào. Binh đoàn viễn chinh Pháp
không hề có khả năng hành quân xâm nhập trong suốt thời gian dài chín năm chiến tranh. Năm 1960, khởi cuộc Đông Dương lần hai, Đỗ Xá thêm một lần lập lại
chức năng quan trọng của mình với danh xưng “Khu an toàn giải phóng”. Nhưng danh hiệu nầy hoàn toàn bị phá vỡ trong ngày 27 tháng 4, 1964 khi chiến dịch tấn
công Đỗ Xá bắt đầu.
Từ phi trường Quảng Ngãi, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân, 18 trực thăng H34 đợt đầu tiên đồng loạt đưa toàn bộ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, mũi nhọn xung kích của
cánh quân B vào trận địa. Phía cộng sản không chỉ bố trí súng chống máy bay chung quanh bãi đáp, nhưng dài theo thung lũng dọc đường bay trực thăng chuyển
quân. Chúng ta nghe lời kể từ Đại Úy “Woody” Goodmansee, trưởng toán trực thăng võ trang (nay đã là Trung Tướng Lục Quân hồi hưu).. “Trong đợt đầu, trực
thăng bay thấp khoảng 100 bộ, tất cả bốn trực thăng Dragon đều thả khói hai bên trực thăng (để ngụy trang). Tôi có thể thấy các lằn đạn xoẹt ngang dọc từ cả hai
bên (lộ trình bay). Trong một vòng bay từ tây sang đông, tôi bị một súng phòng không 50 ly nhắm bắn từ phía nam, một lằn đạn xoẹt qua dưới bụng trực thăng.. (1)
Đấy là cảnh tượng trên không, dưới đất, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù bị tấn công ngay tại bãi đáp, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Ngô Quang Trưởng tung hết bốn đại đội
xung kích lẫn đại đội chỉ huy cự địch. Khẩu 57lyKhông Giật của đại đội chỉ huy công vụ (vốn là súng phá công sự, chống chiến xa) nay biến thành vũ khí bắn thẳng
để bảo vệ cận phòng bộ chỉ huy tiểu đoàn, bởi bốn đại đội tác chiến đã được lệnh dàn ngang tràn ngập mục tiêu trong thời hạn ngắn nhất. Đại Úy Lê Quang Lưỡng
dẫn đầu Đại Đội 54 xung phong tràn qua phòng tuyến giặc, chiếm lĩnh trận địa, không để phía đối phương có đủ thời giờ thu gọn chiến trường, tổ chức đội hình rút
lui. Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn II đích thân chỉ huy trận địa từ trên không; trực thăng chở ông và các Tướng Lữ Lan, Trần Văn Minh (Tư lệnh không
quân sau nầy) phải bay sát ngọn cây để tránh đạn phòng không, nhìn xuống thấy dạng hình lớp lớp áo rằn ri chuyển động như rừng chuyển sóng. Không nao núng
bởi thế trận căng thẳng, lại vốn là chỉ huy trưởng tiên khởi của Liên Đoàn Nhảy Dù (1955-1959), Tướng Trí hiểu rõ năng lực tác chiến của các thành phần đơn vị,
nhân sự chỉ huy đang có mặt trên chiến địa (các Thiếu Tá Phan Trọng Chinh, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 50 Bộ Binh; Thiếu Tá Sơn Thương, Liên Đoàn
Trưởng Biệt Động Quân trước kia đã là những sĩ quan nhẩy dù thuộc quyền của Tướng Trí), ông thả nốt biệt động quân vào trận, tiếp sức nhảy dù cày sạch vùng
bất khả xâm phạm gọi là Đỗ Xá. Chỉ riêng ngày thứ hai của cuộc hành quân, phía biệt động đã tịch thu được một đại liên 30ly, một trung liên, sáu tiểu liên, và 144
súng cá nhân, một ngàn bịch chất nổ, một số lượïng lớn quân trang, lựu đạn, mìn và tài liệu quan trọng. Cuối trận, tổng số vũ khí có thêm hai phòng không 52 ly, một
đại liên 30 ly và 69 súng cá nhân với 62 xác đếm tại hiện trường; 17 tù binh bị bắt.
Cuộc hành quân chấm dứt đúng một tháng sau, 27 tháng 5 do Trung Đoàn 50 Bộ Binh của Thiếu Tá Phan Trọng Chinh hoàn tất quét sạch toàn vùng Đỗ Xá khi
Nhảy Dù và Biệt Động Quân đã kết thành vòng đai chận bít không để lực lượng cộng sản chạy lẫn vào vùng núi phía tây, hoặc về phía nam Tây Nguyên. Số lượng
vũ khí và nhân mạng phía cộng sản bị thiệt hại như kể trên không phải là một thắng lợi quân sự quá to lớn, nhưng đứng về mặt chính trị đã chứng minh điều quan
trọng: Sau những xáo trộn chính trị, tình hình quân sự không ổn định (1963-64), Quân Lực VNCH đã lấy lại sức mạnh chiến đấu cơ hữu, có khả năng thực hiện
những cuộc hành quân lớn cấp trung đoàn, sư đoàn, nếu như những sĩ quan tham mưu, chỉ huy được yểm trợ xác đáng, và nhất là để họ toàn quyền điều động đơn
vị quân binh theo thực tế chiến trường chứ không là một biểu diễn bề mặt vì mục tiêu chính trị.

Mặc biến động chính trị bày cảnh hỗn loạn cực độ ở Sàigòn, người lính nơi chiến địa vẫn vững chắc tay súng. Tháng Giêng 1965, Chiến Đoàn 2 Dù xử dụng Tiểu
Đoàn 7 Dù làm thành phần nút chặn để không cho lực lượng cộng sản chạy thoát ra ngã Quốc Lộ 15 (đoạn nối Sàigòn-Vũng Tàu dọc chân núi Ông Trịnh, vùng có
tên Mật Khu Hắc Dịch) và hai Tiểu Đoàn 5, 6 nhẩy trực thăng xuống ngay giữa lòng mật khu, xong cùng lúc lùa địch từ núi ra quốc lộ. Trong đêm tối, viên thiếu úy
Tiểu Đoàn 7 nằm sát trên đất, lắng tai nghe phía tiểu đoàn bạn hô rền xung phong sau mỗi đợt trực thăng bắn yểm trợ tiếp cận.. Đạn, bom chém cành lá cây rừng
từng tràng rần rật, rung sâu mạch đất. Có lúc, viên sĩ quan trẻ tuổi kia tưởng chừng như toàn khu rừng đồng bốc cháy, và hắn thấy ra dạng hình hàng loạt người xô
đẩy, săn đuổi, chạy vùn vụt qua vũng lửa chập chờn vàng tươi, tiếng thét âm âm gào rợn. Bình minh đến từ lúc nào không biết (do lửa đã thay ánh sáng mặt trời xé
toang màn đêm) khiến cánh quân Tiểu Đoàn 7 thấy rõ khu rừng hầu như bật tung, rơi rụng hết cành lá, chỉ còn trơ trụi những thân cây xám đen, dựng đứng tua tủa,
nghi ngút khói. Qua màn khói dày, viên thiếu úy nhận ra “Ông Lưỡng Tiểu Đoàn 5” đi ngã nghiêng giữa đám cây rừng gãy đổ ngỗn ngang. Khi đi ngang gã thiếu úy,
Đại Úy Lưỡng cười vui: “..À thằng em, thấy anh Ba (Đại úy, mang huy hiệu cấp bậc Ba Hoa Mai Vàng) đánh giặc ngon không mậy?” Lần nầy, gã thiếu úy đã có
phần cứng cáp, dạn dĩ, y đứng thẳng, đưa tay chào kính với lời kính phục: “Tụi em nằm đây suốt đêm, chờ bên đại úy đuổi vi-xi chạy ra”. Mầy còn nước không?
“Dạ không, hai ngày nầy lính em cũng không ăn gì hết.” Ờ há, hôm nay còn tết đó mầy.. Đại Úy Lưỡng chuyển câu chuyện qua với những sĩ quan bộ chỉ huy Tiểu
Đoàn 7 đi tới. Cách nói dung dị, từ tốn với âm sắc dễ dàng của người miền Nam.

2. Tác Chiến là một Nghệ Thuật.


Dẫu mới thành hình cuối năm 1965, nhưng dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lê Quang Lưỡng, Tiểu Đoàn 2 Nhẩy Dù đã không hề vấp phạm khuyết điểm (coi như
là tất nhiên) của một đơn vị tân lập. Đầu năm 1966, tiểu đoàn khai trận ngay trên Vùng Tuyến Lửa, nam sông Bến Hải. Có thể do công tác điều nghiên kỹ, phía
cộng sản nhất quyết diệt gọn Tiểu Đoàn 2 Dù để đột phá mắc xích vòng đai điện tử phía nam khu Phi Quân Sự, hàng rào phòng thủ mà Bộ Trưởng Quốc Phòng
McNamara đánh giá có khả năng ngân chận sự xâm nhập quân đội miền Bắc. Nhưng phía chỉ huy quân sự cộng sản của mặt trận Trị-Thiên đã nhầm lẫn khi khai
chiến cùng với lực lượng Dù gồm hai Tiểu Đoàn 2 và 6. Thế nên, thay vì đánh vỡ được mắc xích như dự định, lực lượng cộng sản lại bị quân nhảy dù quét sạch ra
khỏi nam sông Bến Hải, vùng thôn Diêm Hà Trung, Diêm Hà Thượng.. Và hàng rào điện tử cắm được mốc đầu tiên trên những cồn cát bắt đầu từ mạn Bắc Cửa
Việt (nơi Sông Đồng Hà đổ ra biển).
Để tưởng thưởng cho chiến công khai trận, cũng để đơn vị bổ sung quân số sau thiệt hại không tránh khỏi, tiểu đoàn được đưa về giữ an ninh vòng đai ngoại ô Sài
Gòn, vùng Xã Vĩnh Hạnh, Vĩnh Lộc, Bà Điểm, Hốc Môn, Gia Định. Và như trong câu chuyện thần kỳ, vào một buổi chiều, một đại đội của tiểu đoàn sau ngày hành
quân lục soát, bất ngờ gặp phải Tiểu Đoàn Đặc Công của Tỉnh Đội Gia Định.. Lính nhảy dù (do không phải mang ba-lô vì đang hành quân lục soát) tốc chiến xung
phong ngay vào đội hình của đơn vị đặc công. Phía cộng sản núng thế trước một địch thủ quá cường mãnh, vừa đánh vừa lui về vùng kinh rạch Xuân Thới Thượng
để trở lại khu an toàn Đức Hòa, Đức Huệ, hoặc vùng du kích Củ Chi, Tỉnh Hậu Nghĩa. Thiếu Tá Lê Quang Lưỡng được tin khẩn báo, huy động toàn thể bốn đại
đội tác chiến vây chặt khu vực hành quân.. Bộ đội đặc công cùng đường phải rút vào những ấp Vĩnh Hạnh, Vĩnh Lộc, dựa vào giao thông hào, và thành ấp để
kháng cự. Không có ưu thế chiến trận do được chuẩn bị trước như thường thủ đắc, không công sự, hầm hào ẩn núp, tác chiến, đơn vị đặc công bị đánh tan ngay
sau cuộc giao tranh ngắn ngủi, phải phân tán từng đơn vị tiểu tổ, cá nhân nương bóng tối chém vè vào vùng lau sậy, kinh rạch. Thây người chết nằm chật cả một
vùng đồng trống, máu đẫm ướt sênh sếch những gốc chân rạ khô se của những thửa ruộng mới gặt. Thắng lợi quá lớn xẩy ra nơi một vùng cận kề Sài Gòn khiến
báo chí, giới chức cao cấp hành chánh, quân sự trung ương có cơ hội đến đến thăm viếng đông đảo. Lần đầu tiên, họ được chứng kiến tận mắt sức chiến đấu
thượng phong của binh đội Nhảy Dù Quân Lực Cộng Hòa, dẫu đối phương là đơn vị đặc công sừng sỏ, hậu thân những đơn vị du kích địa phương đã dựng nên
những kỳ tích huyền thoại “Bộ đội Mười-tám thôn vườn trầu Hốc Môn, Bà Điểm”, hoặc chiến công vang dội dòng “An Phú Đông nơi hàng dừa xanh soi bóng..”
trong chiến tranh chống Pháp năm xưa. Nay, thời, thế đã đổi, và người cũng đã đổi. Và, tính chất cuộc chiến đã hẳn là thay đổi. Một thời gian sau không lâu, cũng
trên đất Gia Định nầy, chúng ta sẽ chứng kiến những chiến công khác của “Lê Lợi 612” (3) với những tiểu đoàn nhảy dù dưới quyền. Lẽ tất nhiên luôn có mặt Tiểu
Đoàn 2 Nhảy Dù, đơn vị đầu đời của ông.

Với những chiến công thâu đạt cấp kỳ như trên vừa kể, Tiểu Đoàn 2 là đơn vị đầu tiên của Lữ Đoàn Nhảy Dù được ân thưởng Giây Biểu Chương Anh Dũng Bội
Tinh với Nhành Dương Liễu sau chưa đầy một năm thành lập. Tiểu đoàn cũng là đơn vị độc nhất có một giàn đại đội trưởng thuần cấp bậc đại úy, không riêng đối
với nhảy dù mà chắc rằng cũng của toàn quân lực. Đơn vị sẽ chứng tỏ tiếp năng lực vượt trội của mình nơi những chiến trường kế tiếp để trở nên biểu trưng huyền
thoại: Đơn vị Không Hề Thất Bại với Người Chỉ Huy có danh hiệu Beo Gấm Chiến Trường.

Mùa đông 1967, vùng Bắc Tây Nguyên, Tỉnh Kontum với những vị trí chiến lược Dak Tô, Dak Sút (“Dak: Suối”) bao quanh bởi các cao độ Ngok Jrong; Ngok
Niay; Ngok Wank.. với đỉnh Ngọc Linh trấn thủ (cao 8520 bộ; “Ngọc” do phiên âm từ “Ngok: Núi”) là những vị trí chiến thuật mà phía cộng sản quyết tâm chiếm
giữ để nối vùng Tam Biên (Mặt Trận B3) xuống đồng bằng Nam-Ngãi (phần Trận Đỗ Xá đã trình bày tổng quát). Hơn thế nữa, Bộ Tổng quân ủy Hà Nội còn có
mục tiêu chiến lược (bao gồm yêu cầu chính trị-quân sự) muốn chứng minh Chiến Thuật Lùng và Diệt do Tướng Westmoreland chủ trương không khả năng thực thi
đối với cuộc chiến Miền Nam. Phối hợp với Sư Đoàn 4 Bộ Binh (đơn vị Mỹ nổi tiếng ở mặt trận Triều Tiên 1950-1953), từ giữa năm 1967, Lữ Đoàn 173 Nhẩy Dù
Mỹ được đưa vào vùng để thực hiện mục tiêu Lùng và Diệt của Tướng West. Trận chiến kéo dài suốt mùa mưa qua mùa khô giữa ba trung đoàn/Sư Đoàn 320 Bộ
Binh Bắc Việt với các đơn vị: Trung Đoàn 503/LĐ173Dù/Mỹ, Trung Đoàn 8, và 12/SĐ4BB/Mỹ bất phân thắng bại. Đơn vị hai bên thay phiên nhau chiếm đóng và
phản công lấy lại những ngọn đồi quanh lòng chảo Quận Dak Tô. Điển hình, trận đánh ngày 19 tháng 11 trên Đồi 875 (Cao độ 875 thước), Mỹ xử dụng Tiểu Đoàn
2/TrgĐ503/LĐ173 tiến chiếm mục tiêu, gặp phải thế trận phục kích của Trung Đoàn 174/SĐ320/BV bao vây; phi cơ Mỹ được gọi đến giải vây, lại ném nhầm quả
bom 500 pound vào đội hình quân bạn gây thiệt hại trầm trọng. Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn 173 Nhẩy Dù, Sư Đoàn 4 Bộâ Binh phải tăng cường tiếp viện đơn vị lâm
chiến. Nhưng mãi đến 22 tháng 11, trận chiến vẫn chưa kế thúc, bởi bộ đội Bắc Việt áp dụng chính xác, khôn ngoan phương thức tác chiến, kỹ thuật tránh bom,
pháo Mỹ bằng cách: “Bám chặt thắt lưng địch mà đánh” - Thêm tai nạn dội bom nhầm trong ngày 19/11 làm giới chức Mỹ không dám khai triển toàn diện sức
mạnh của phi, pháo cơ hũu. (4)
Chiến Đoàn 3 Nhẩy Dù do Trung Tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy gồm các Tiểu Đoàn 2, 3, 7 nhận lệnh vào vùng dứt điểm trận địa. Và trận chiến đến đây không
còn là thuần túy diễn tiến quân sự giữa hai phe lâm chiến, nhưng đã là mục tiêu để giới chức lãnh đạo của tất cả các bên đánh giá lại khả năng đơn vị và chiến lược,
chiến thuật áp dụng. Toàn thế giới, quốc hội, báo chí Mỹ đồng trông vào hoạt động quân sự của Mỹ và Nam Việt Nam ở vùng Tây Nguyên xa khuất nầy để lượng
định “Ai Thắng Ai” nơi diễn trường Đông Dương. Cuối cuộc, sau lần xung kích dứt điểm với ba tiểu đoàn, Chiến Đoàn 3 Nhẩy Dù đã dựng nên Lá Cờ Vàng cùng
chiếc nón Đỏ giữa vũng rừng bốc màn khói đục, trên đất đá điêu tàn của Đỉnh Ngok Wank, Cao Độ 1416; cũng chấm dứt mưu định đánh chiếm Tây Nguyên trong
chiến dịch mùa khô 1967. Chiến cuộc 1972, hay 1975 (phía cộng sản chủ công thực hiện) tại Tây Nguyên sau nầy chỉ là bản sao lại với kinh nghiệm rút tỉa được từ
những trận đánh ở những năm 1965, 1967 - Chiếm đóng được Tây Nguyên tức chiếm được Miền Nam - Giá máu của bao nhiêu quân binh qua những chiến công
giữ vững Tây Nguyên đã không được người gọi là “Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu” lưu tâm đến trong lần ra lệnh rút bỏ cao nguyên ngày 17 tháng 3, 1975 - Đưa
đến hệ quả (tất nhiên) toàn diện sụp đổ Miền Nam, 30 tháng Tư, 1975.

Công trận lừng lẫy nâng cấp Trung Tá Chiến Đoàn Trưởng Nguyễn Khoa Nam nên thành Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng, (Sau biến cố Mậu Thân (4/1968 ), Chiến Đoàn
Dù biên chế thành Lữ Đoàn). Thiếu Tá Lê Quang Lưỡng được đề nghị giữ chức vụ Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn I Dù, dẫu trên cấp số tổ chức phải là một
chức vụ với cấp đại tá. Năm 1967 chấm dứt để sắp chứng kiến trận thư hùng mới bắt đầu từ Giao Thừa Mậu Thân, 1968. Và Chiến Đoàn Trưởng Lê Quang
Lưỡng lại thêm một lần. Chúng ta nên nhắc lại yếu tố: Người Lính Lê Quang Lưỡng chỉ kinh qua những chức vụ chỉ huy trưởng các đơn vị tác chiến kể từ một ngày
xa xưa năm 1955 mãi đến hôm ấy. Và những ngày dài lửa đạn sau nầy..

3. Giữa những vũng lửa..

31-Tết Mậu Thân, 1968.
Huế là một mặt trận quan trọng thứ hai sau Sài Gòn, là nơi phía cộng sản chiếm đóng được một phần thành phố, khu vực Quận Tả Ngạn Sông Hương (bao gồm
Thành Nội, khu dân cư Chợ Đông Ba, Gia Hội) trong thời gian từ 31 tháng 1 đến 24 tháng 2, 1968; thành lập được một tổ chức chính trị, Liên Minh Dân Tộc, Dân
Chủ, Hòa Bình. Việc tấn công chiếm đóng Huế tuy đưa đến hậu quả thất bại quân sự (đối với lực lượng cộng sản), nhưng Hà Nội lại chứng tỏ sách lược “Tổng
Công Kích-Tổng Nổi Dậy” có cơ sở thực tiễn, phát triển đúng các bước chiến lược song song với những chiến dịch quân sự, và họ đạt được thế thượng phong
thuận lợi chính trị qua khai hội Hội Nghị Paris (1968-1973). Mặt trận Huế có nhiều giai đoạn với nhiều đơn vị tham chiến: Sư Đoàn I Bộ Binh với Đại Đội Trinh Sát
Hắc Báo; Chiến Đoàn A/SĐ/TQLC; Liên Đoàn Biệt Động Quân; Thiết Đoàn Chiến Xa; Pháo Binh, và các lực lượng diện địa, cảnh sát thuộc Tiểu Khu Thừa
Thiên của phía VNCH; Và thành phần Thủy Quân Lục Chiến, Không Kỵ Mỹ thuộc phía đồng minh. Nhưng do chủ đề của bài viết, chúng tôi chỉ khai triển giai
đoạn đầu của chiến dịch (từ 31/1-12/2/1968) với Chiến Đoàn 1 Dù của Thiếu Tá Lê Quang Lưỡng.

Trước Tết Mậu Thân 1968, Chiến Đoàn Dù gồm ba Tiểu Đoàn 2,7,9 chịu trách nhiệm toàn vùng từ Huế đến Quảng Trị suốt từ mùa Hè 1967. Ngày 28/1/1968, bộ
chỉ huy Chiến Đoàn 2 của Trung Tá Đào Văn Hùng bàn giao vùng trách nhiệm lại cho Chiến Đoàn 1 của Thiếu Tá Lê Quang Lưỡng, ba tiểu đoàn kể trên vẫn giữ
nguyên nhiệm vụ chỉ định, chỉ thay đổi những vị trí theo phối trí như sau: Tiểu Đoàn 2 chịu trách nhiệm vùng quận Quảng Điền (Đông-Bắc Huế), vùng sình lầy dọc
Phá Tam Giang phía đông Quốc Lộ I; Tiểu Đoàn 7 đóng quân ở Căn Cứ Tử Hạ (Cây số 17 - Trên Quốc Lộ I, đoạn Huế-Quảng Trị), chịu trách nhiệm vùng núi
Tây Quốc Lộ I; Tiểu Đoàn 9 tăng phái cho Tiểu Khu Quảng Trị (cách Huế 70 cây số về hướng Bắc). Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 1 cùng với Pháo Đội C của Đại Úy
Bùi Đức Lạc đóng cùng vị trí với Tiểu Đoàn 7. Đêm Giao Thừa, Tiểu Đoàn 9 ở Quảng Trị bị tấn công trước hết. Đại Đội 94 đóng ở Tri Bưu, làng Công Giáo cực
Tây thành phố bị tràn ngập bởi một tiểu đoàn cộng sản; Đại Đội Trưởng Thừa, hai Trung Đội Trưởng Lộc, Hổ đồng tử trận. Chiến trận được mô tả khách quan như
sau qua ghi nhận của viên cố vấn Mỹ: “Đại Đội 94 còn chừng 10 đến 15 người do một hạ sĩ quan chỉ huy (đúng ra là Chuẩn Úy Chỉ - Pnn) , tìm đường về Bộ Chỉ
Huy Tiểu Đoàn đóng tại Hạnh Hoa Thôn (ngỏ vào Quảng Trị - Pnn); đại đội nầy bị tràn ngập bởi Trung Đoàn 812 Bắc Việt (thật sự là Tiểu Đoàn Đặc Công của
đơn vị nầy - Pnn) . Phần lớn lính nhảy dù chết tại vị trí chiến đấu, trong số có Cố Vấn John Church - Đúng như tinh thần của Chiến Binh Nhảy Dù - Chiến đấu đến
người lính cuối cùng!”(5) Nhưng sau thiệt hại ban đầu, Tiểu Đoàn 9 tổ chức lại thế trận, cùng các lực lượng bộ binh và diện địa Tiểu Khu Quảng Trị bẻ gãy mũi tiến
công của binh đội cộng sản; các đại đội của TĐ9 khép chặt vòng vây, diệt gọn các lực lượng xâm nhập thuộc Trung Đoàn 812, thây chết nằm chật cánh đồng Chi
Khu Mai Lĩnh. Mặt trận Quảng Trị mau chóng kết thúc trong ngày Mồng 4. Không chút nghỉ ngơi, Tiểu Đoàn 9 trực thăng vận liền vào Thành Mang Cá (nơi đặt
Bộ Tư Lệnh SĐIBB với Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng), tăng cường Chiến Đoàn 1 thực hiện nhiệm vụ quan trọng: Bảo vệ Thành Mang Cá, tiến ra giải tỏa các
cứ điểm trong Thành Nội, để đạt kết thúc quét sạch toàn diện lực lượng cộng sản chiếm đóng thành phố Huế, hiện thực hùng tâm giữ nước của Quân Dân Miền
Nam - Cũng để chứng thực cùng lịch sử - Có hay không có cuộc xâm lăng gọi là “Giải phóng Miền Nam” trên vùng đất khổ nạn đau thương nầy.
Từ ngày Mồng Một Tết (30 tháng 1/1968) khi hay tin Tiểu Đoàn 9 bị tấn công ở Quảng Trị, Thiếu Tá Lê Quang Trưởng từ Thành Tử Hạ (Cây Số 17) cùng Bộ Chỉ
Huy Chiến Đoàn đã vào đến Mang Cá để chứng thật cùng Tướng Ngô Quang Trưởng điều cao quý cảm khích: Những Người Bạn Chiến Đấu luôn có mặt cùng
nhau - Tình bạn trong sáng giữa những người lính chiến không chút tỵ hiềm được hình thành từ ngày tuổi trẻ hơn mười năm trước (Dẫu hai người nay cách nhau
một khoảng cách về cấp bậc (Chuẩn Tướng-Thiếu Tá), tuy rằng đã cùng chung một khóa sĩ quan, với một đơn vị đầu đời, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù). Thiếu Tá Lưỡng
tổ chức những quân nhân tiền trạm của ba tiểu đoàn Dù (những quân nhân chuyên trách truyền tin, tiếp tế, tải thương..) thành những đơn vị chiến đấu - Và chính
thành phần quân nhân tác chiến tại chỗ nầy đã giữ vững Mang Cá trong đợt tấn công đầu tiên của Tiểu Đoàn 12 Đặc công cộng sản. Mang Cá đã là mục tiêu điểm
hẹn của tất cả mọi mũi tấn công do chính Thủ Trưởng đơn vị E6 (E: Trung đoàn) Nguyễn Trọng Đấu chỉ huy với ý niệm chỉ đạo chiến dịch - Chiếm được Mang Cá
có nghĩa đánh sập được trung tâm đầu não của phía quân lực cộng hòa. Biết rõ như thế, nên đêm Mồng Một, hai Tiểu Đoàn 2 và 7 được lệnh bôn tập từ Quảng
Điền, An Lỗ về Huế bằng phương tiện đôi chân trên quãng đường mười-bảy cây số dày đặc phục kích. Tiểu Đoàn 7 bị chận ngay tại làng Đốc Sơ, Cầu An Hòa,
mối nối phía Tây vào khu vực Hoàng Thành Huế, Đại Úy Nguyễn Lô và đại đội của anh, mũi nhọn xung kích của Tiểu Đoàn 7 bị thiệt hại nặng, tiểu đoàn phải phân
tán mỏng quanh những mồ mã, nhường mục tiêu lại cho Tiểu Đoàn 2; Đại Úy Nghi, tiểu đoàn phó TĐ2 chịu phận tử thương trong đợt xung phong đầu tiên. Hai tiểu
đoàn tiếp nương nhau băng qua hào rộng, vượt Cầu An Hòa, chiếm Cửa Chánh Tây, sân bay Tây Lộc, bao quanh Thành Mang Cá một vòng đai vững chắc, để từ
đây dần chiếm lại Đại Nội do đơn vị Hắc Báo/SĐIBB trách nhiệm trấn giữ, nhưng do ít quân số phải rút lui từ đêm trước. Ngày mồng Bốn (2/2/68 ), được tăng viện
Tiểu Đoàn 9 từ Quảng Trị vào, vòng đai nhảy dù dần nới rộng ra, từ Mang Cá qua Hồ Tỉnh Tâm, Cửa Đông Ba, Cửa Thượng Tứ (Chánh Nam), đường ra khu dân
cư, phố chính Trần Hưng Đạo.
Ngày 12/2, sau hơn hai tuần liên tục tác chiến, quân số tham chiến của Chiến Đoàn 1 Dù chỉ còn lại khoảng một tiểu đoàn (thiệt hại hơn 1/3; có đại đội bị hoàn toàn
bất khiển dụng) và các mục tiêu chiếm đóng xong lại không đủ quân số phòng giữ, nên chiến đoàn được lệnh bàn giao vùng trách nhiệm lại cho đơn vị bạn, Lữ
Đoàn A/SĐ/TQLC. Để từ đây, các đơn vị Quân Lực VNCH hiệp cùng binh đoàn TQLC/Mỹ thực hiện nên khung cảnh bi hùng của cuộc chiến giữ nước: Lá cờ
Vàng Ba Sọc Đỏ được kéo lên trên Kỳ Đài giữa mưa mờ mùa Xuân xứ Huế tang tóc, sáng ngày 24 Tháng 2, 1968.



Trở lại Sàigòn, Chiến Đoàn 1 Dù được chỉ định ngay nhiệm vụ bảo vệ vòng đai thủ đô, mặt trận phía tây, đường đi về Tây Ninh, Hậu Nghĩa trong Chiến Dịch Trần
Hưng Đạo, tiếp Chiến Dịch Toàn Thắng quét sạch, diệt gọn lực lượng cộng sản bôn tập từ những mật khu miền Đông Nam Bộ đánh chiếm Sàigòn từ đêm Giao
Thừa Mậu Thân (29/1/1968). Với biên chế mới nên thành cấp lữ đoàn, Trung Tá Lê Quang Lưỡng tiếp tục giữ chức Lữ Đoàn Trưởng. Thật ra, ông đã có quyết
định thăng chức từ ngày 1 tháng 1, 1968 - Ngày nhận nhiệm vụ chỉ huy Chiến Đoàn 1.

32- Toàn Thắng, 1970.


Từ giữa năm 1969 qua 1970, Lữ Đoàn I Dù thống thuộc Sư Đoàn Dù phối hợp với Đệ Nhất Sư Đoàn Không Kỵ Mỹ (1stCAV), Sư Đoàn 25 BB/Mỹ; Sư
Đoàn25BB/VNCH trong khuôn khổ các cuộc Hành Quân Toàn Thắng dưới quyền Tư Lệnh Quân Đoàn III Tướng Đỗ Cao Trí, đã quét sạch toàn vùng mật khu
tưởng như bất khả xâm phạm thuộc các tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Bình Long, Phước Long (Sông Bé), những vùng đất mang tên “Chiến Khu Đ; Khu Tam Giác
Sắt..v.v”, để chuẩn bị sau nầy cho một kế hoạch lớn, quan trọng hơn một chiến dịch quân sự thuần túy.
Năm 1970, để thực hiện sách lược “..chận đứng cuộc xâm lăng (của Bắc Việt) đối với quốc gia ấy (Miền Nam Việt Nam), cũng để công cuộc Việt Nam Hóa
chiến tranh, và kế hoạch rút quân Mỹ được tiếp tục”(6), chính phủ Mỹ chấp thuận kế hoạch phối hợp và yểm trợ quân lực VNCH hành quân vượt biên đánh chiếm
bản doanh Trung ương cục cộng sản miền Nam, bí danh “R” - Mục tiêu nằm rộng, sâu trên đất Miên song song với hai vùng lãnh thổ Vùng III và IV của miền Nam
(bao gồm các Tỉnh Sông Bé, Bình Long, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Kiến Tường); và những binh trạm cộng sản đối diện những tỉnh Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuộc
thuộc Vùng II Tây Nguyên. Ngày 1 tháng 5, đại quân Miền Nam gồm 50,000 người theo ba mũi tấn công vào đất Miên dưới ba kế hoạch hành quân mang Danh
Hiệu: Bình Tây (Vùng II); Toàn Thắng (Vùng III); và Cửu Long (Vùng IV).
Riêng tại Vùng III chiến thuật, các cuộc Hành Quân Toàn Thắng (Chỉ danh từ 42 - 46) có những mục tiêu quan yếu nằm trong hai vùng đất mệnh danh, “Lưỡi
Câu” - Đối diện các Tỉnh Phước Bình (Sông Bé); Bình Long; Tây Ninh); và “Mõ Vẹt” - Đối diện với Tỉnh Hậu Nghĩa, Kiến Tường (Vùng VI). Lực Lượng Nhảy
Dù huy động toàn bộ ba lữ đoàn chiếm đóng các căn cứ hỏa lực (CCHL) được đặt tên từ A (Anne), B (Barbara).. đến V (Vichy) xen kẻ với các đơn vị Không
Kỵ Mỹ (CAV) chạy dài từ Tây Ninh sang Sông Bé, để từ đấy dùng làm căn cứ tấn công vào đất Miên song song với lực lượng Không Kỵ Mỹ, có thiết giáp và phi
pháo Mỹ yểm trợ. Chỉ riêng cuộc Hành Quân Toàn Thắng 42, cánh quân phía Bắc gồm Nhảy Dù, SĐ25BB, BĐQ tiến sâu vào đất Miên đến 60 cây số (quân lực
Mỹ chỉ được phép vào sâu 30 cây số - Lệnh Tổng Thống Nixon), truy kích Trung Ương Cục cộng sản phải chạy trốn lên vùng Kratié; tịch thu 2000 vũ khí các loại,
308 tấn đạn dược; phía cộng sản bị thiệt hại nặng về nhân mạng với 3, 588 tử thi để lại trận địa (dù phần lớn bộ phận đã được lệnh tránh tác chiến, rút đi không kịp
mang theo kho tàng, quân trang dụng). Hành quân Toàn Thắng 43 tiếp theo cũng có kết quả tương tự, gây thiệt hại cho đối phương 3,190 tử thương; và quan trọng
hơn hết, toàn bộ khu vực hậu cần gồm căn cứ huấn luyện, bệnh viện giải phẫu đồng bị phá hủy. Quân lực cộng hoà tịch thu hơn hai triệu đạn, 300 xe vận tải của bộ
phận chuyển vận.
Tổng kết toàn bộ cuộc hành quân qua Campuchia, chuyên viên quân sự ước tính thiệt hại to lớn của phía cộng sản, với nhân lực bị tổn thất nặng (11,349 chết; 2328
tù binh bị bắt), và quân trang bị, kho tàng bị phá hủy - Số lượng người và vũ khí có khả năng tổ chức, trang bị cho 54 tiểu đoàn trong một năm. Về mặt trận chính trị,
chế độ Lonol có điều kiện duy trì vững chắc do tình hình quân sự được cải thiện: Đường Số 4 nối Nam Vang - Hải Cảng Shihanouk được khai thông khi quân lực
VNCH chiếm đóng, kiểm soát được vị trí chiến lược Kompong Speu.(7)
Nhưng thành quả lớn nhất của cuộc hành quân là số lượng 50,000 người Việt (hoặc Miên gốc Việt) được giải thoát ra khỏi cuộc tàn sát của “Lính Campuchia bao
gồm Lính Lonol, lính Shihanouk, lẫn lính Kmer đỏ” nhân dịp sau khi Lonol đảo chính lật đổ chính quyền Shihanouk, cũng là dịp để tàn sát người Việt với oán thù
nuôi dưỡng hằng thế kỷ - Nay trút xuống thêm do sự chiếm đóng của phía quân đội cộng sản. Quân và Dân mang căn cước Việt Nam Cộng Hòa hứng chịu toàn
phần hậu quả của trận cuồng phong lịch sử hung hãn nầy.
Màn đầu của chiến dịch “Cứu Dân” được thực hiện do khi Lữ Đoàn 1 điều động đơn vị cơ hữu, Tiểu Đoàn 1 Dù vào hành quân phía bắc Trại Lực Lượng Đặc Biệt
Kà-tum (Thuộc Tỉnh Bình Long, sát biên giới Miên-Việt). Tiểu đoàn giải cứu được một thanh niên người Việt sống sót sau cuộc tàn sát ở đồn điền Mimot (Khu đồn
điền người Pháp trong lãnh thổ Campuchia). Người nầy cầu xin quân Dù tiếp cứu hàng ngàn người dân đang bị kẹt trong vùng Mimot và sắp sửa lính Miên “cáp-
yuồn - Chặt đầu - Cáp: chặt; Yuồn: Việt”. Đại Tá Lưỡng (vinh thăng từ 1/1/1970) khẩn cấp chuyển lời cầu xin đau thương nầy đến Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn đang họp
cùng Tướng Đỗ Cao Trí. Tướng Trí khẩn lệnh Đại Tá Lưỡng xử dụng trực thăng cơ hữu của Việt Nam trong đêm tối đỗ ngay Tiểu Đoàn 2 Dù (đơn vị đầu tiên của
Đại Tá Lưỡng) xuống đồn điền Mimot. Lính Miên không phải là địch thủ của lính Dù nên toàn bộ bị bắt sống và hàng ngàn đồng bào sau đó được di chuyển liền về
Thiện Ngôn bằng GMC của quân đội.(8 ) Cuộc hành quân giải cứu có mặt đủ tất cả những giới chức cao cấp nhất của mặt trận: Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh
Quân Đoàn III, Thiếu Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Nhảy Dù; Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lê Quang Lưỡng, và nhiều sĩ quan tham mưu cao cấp của Quân Đoàn
III cùng Sư Đoàn Dù.. Bởi vị tư lệnh cao nhất của chiến trường, Tướng Quân Đỗ Cao Trí đã cùng hai đại đội đầu tiên nhảy xuống khu đồn điền Mimot ngay trong
đêm. Có một điều cần phải nói rõ thêm: Bản doanh bộ chỉ huy cộng sản của Tướng Trần Văn Trà không xa khu vực Mimot, nhưng “bộ đội giải phóng” án binh bất
động để mặc lính Campuchia tàn sát “đồng bào người Việt của họ” vì lý do “bảo mật vị trí, công tác”, cũng như không muốn mất lòng “bạn - Bạn nào hở trời (!?)”
đang cho họ mượn đất lập căn cứ theo tinh thần “anh em quốc tế vô sản (!)”. Một lý do nữa có thể dùng giải thích đối với hành vi bất nhân, vô đạo nầy là: Những
người Việt (hầu hết là đàn bà, con trẻ) để mặc bị giết do đã bị phía cộng sản (Cộng sản Việt, bất kể Nam hay Bắc) quy kết, xếp loại: “Ngụy”-Ngụy Dân thuộc
Ngụy Quân; Ngụy Quyền”.
Người cộng sản (Việt cộng, nếu muốn gọi đúng, đủ danh từ, bản chất) vốn nhiều lần im lặng.. Im lặng (và vỗ tay reo mừng) khi quân Pháp giết “Người cách mạng
quốc gia” giai đoạn 1939-1945. Im lặng lần Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa (tháng 1/1974); im lặng như lớp lớp sóng biển đông chìm lấp vạn thây người ba nước
Đông Dương bị hải tặc Thái, Mã giết hại những ngày họ liều chết vượt biên sau 1975, để sau nầy những người sống sót trở thành “khúc ruột ngàn dặm”, đơn vị
đồng bào thân thương, một vấn đề “bức xúc” của những người cầm quyền ở Hà Nội. Màn hí kịch bi thảm cực độ nầy hiện tại đang diễn ra với cách dàn dựng trân
tráo tàn nhẫn nhất được tiếp tay bởi những nhân sự tên gọi Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, Nhất Hạnh.. Và nhiều kẻ nữa.
Sự thật đơn giản trên hình như đã, đang được (thật ra là bị) nhiều người trong chúng ta quên khuất. Quên theo nghĩa của một tiến triển hợp lý, tự nhiên.

33-Hạ Lào, 1971.

Hành Quân Lam Sơn 719 được khai diễn như một thử thách do toan tính từ những yêu cầu chính trị - Những đòi hỏi chính trị của người Mỹ nơi Toà Bạch Ốc, Thủ
Đô Hoa Thịnh Đốn, và những người Việt cầm quyền tại Dinh Độc Lập, Sàigòn. Đối lại, Bộ Tổng Quân Ủy ở Hà Nội không phải đợi đến tháng Hai, năm 1971 (khi
cuộc hành quân khai diễn) mà từ 1959, đã quyết định thành lập Đoàn 559 để thiết lập, kiến tạo đường giây tiếp vận Bắc-Nam chạy dọc theo hai triền Tây-Đông
Trường Sơn. Đến năm 1971, công tác đã hoàn thành một đường giây hậu cần chiến lược, triển khai lực lượng và cơ sở vật chất ở nam sông Gianh -Quảng Bình để
tạo chân hàng chi viện cho các chiến trường miền Nam, và bảo đảm chiến dịch của chiến trường Trị-Thiên kế cận miền Bắc (9). Đường giây nầy trước tiên (1959 )
do Thượng Tá Võ Bẩm trách nhiệm (chỉ xử dụng chủ yếu đường Tây Trường Sơn với nhân lực, cơ giới còn là thứ yếu); đến năm 1965, đường phía Đông được
hoạch định để nên thành một hệ thống xa lộ (với ống dẫn dầu vào tận các ngã rẽ xuống đồng bằng Trung-Nam Bộ, tổng cọng chiều dài 20,000 cây số) do những
chuyên viên xây dựng cao cấp như Phan Trọng Tuệ, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông kiêm Tư lệnh lực lượng Đường 559; Tuệ được Hoàng Văn Thái, Tổng cục phó
Tổng Cục Hậu Cần (phân biệt với Tướng Hoàng Văn Thái, Tổng Cục Chính Trị) thay thế vào năm 1966. Tất cả đặt dưới quyền Đồng Sĩ Nguyên, Tư Lệnh Bộ Đội
Trường Sơn từ 1966 đến 1975. (9Bis)
Bởi không biết rõ, đủ những điều trên (hoặc cố tình như không biết), nên những người soạn thảo kế hoạch hành quân Việt-Mỹ ước tính trong vùng Hạ Lào, tại vị trí
tiếp vận Tchépone, dọc Đường Số 9 chỉ có khoảng từ 11,000 đến 12, 000 lính Bắc Việt, chủ yếu là thành phần phụ trách tiếp vận, bảo vệ đường giây, với số vũ khí
nặng có chừng 1400 đến 2000 đơn vị. Vì ước tính như thế, nên những giới chức Mỹ-Việt chỉ đạo cuộc hành quân nghĩ rằng sẽ chiếm phần ưu thắng khi huy động
hết lực lượng trừ bị quốc gia gồm hai Sư Đoàn Dù và TQLC; xử dụng Sư Đoàn I Bộ Binh, một Liên Đoàn Biệt Động Quân/Quân Khu I làm thành phần xung kích
có pháo binh diện địa của quân khu, và cơ hữu của các đơn vị yểm trợ; Lữ Đoàn I Thiết Kỵ tăng cường, phối hợp hành quân. Tổng cộng đạo quân gồm từ 15,000
đến 16,000 người. Về phía Mỹ, phi cơ B52 của không lực; chiến đấu cơ của hải quân; trực thăng của bộ binh đảm trách phần yểm trợ bao vùng, không yểm chiến
thuật, và không vận, dẫu bị hạn chế bởi Tu Chính Án Cooper - Church cấm xử dụng không quân Mỹ trên đất Lào. Sư Đoàn 101 Nhảy Dù và Lữ Đoàn 1/Sư Đoàn 5
Bộ Binh Cơ Giới Mỹ đảm trách phần an ninh bên trong lãnh thổ Việt Nam, phần tiếp giáp với khu vực hành quân của Lam Sơn 719; Pháo Đội 108 Mỹ với pháo tầm
xa 175 ly đóng ở Khe Sanh yểm trợ tăng cường cho pháo binh của đơn vị Việt Nam (10) Phần viết tiếp theo sẽ giới hạn diễn tiến cuộc hành quân qua hoạt động
của Sư Đoàn Nhẩy Dù liên quan đến Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn I Dù, Đại Tá Lê Quang Lưỡng.

Điểm tiếp vận Tchépone thuộc vùng Binh Trạm 604 và 611 (Lưu ý những phiên hiệu để biết , chúng được xây dựng từ những năm 1960, 1961), nằm trên Đường Số
9 (nối Quảng Trị và Savannakhet của Hạ Lào) cách xa biên giới Lào-Việt khoảng 20 miles (30 cây số). Với ước tính như phần trên vừa trình bày, giới chức quân
sự Mỹ-Việt có suy diễn: “Giá như phía cộng sản có tăng cường thêm quân số, lực lượng trừ bị cho chiến trường nầy cũng không thể quá hơn một sư đoàn (!)” Ngày
8 tháng Hai, 1971, chiến dịch bắt đầu với Lữ Đoàn I Dù gồm hai tiểu đoàn cơ hữu (1, 8 ) tùng thiết chiến xa của Lữ Đoàn I Thiết Kỵ vượt qua Căn Cứ Hỏa Lực
Bravo của Tiểu Đoàn 5 (cứ điểm bảo vệ hậu tập) tiến đến Bản Đông, vị trí nằm giữa đoạn đường tới Tchépone. Ngày 9, Tiểu Đoàn 9 trực thăng vận xuống chiếm
đóng Bản Đông, làm đầu cầu cho cánh quân bộ của Lữ Đoàn 1 và Lữ Đoàn Thiết Kỵ. Mưa lớn làm con đường biến thành một bãi lầy, dính chắc chiến xa và bộ
binh, thêm các thành phần thuộc Trung Đoàn 64/SĐ320CS ngăn chận, phá quấy liên tục, nên đoàn quân chỉ có thể di chuyển được một đoạn ngắn tối thiểu trong hai
ngày 9, 10.. Mãi đến ngày 11, Tiểu Đoàn 8 của Trung Tá Văn Bá Ninh, thành phần tiền phong của lữ đoàn mới tiếp xúc được với Tiểu Đoàn 9 ở Bản Đông, thiết
lập nên Căn Cứ Hỏa Lực A Lưới, cũng là Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 - Thành phần xa nhất của mũi tiến quân trên Đường Số 9. Tiểu Đoàn 1 khám phá một kho quân
trang, quân dụng; Tiểu Đoàn 8 tìm thấy 2000 chiếc xe đạp của Trung cộng còn mới, và 1000 chiếc cũ đã xử dụng, kho nhiên liệu để chạy động cơ máy nổ, quân
xa; Tiểu Đoàn 9 tung quân lục soát quanh căn cứ khám phá một trung tâm huấn luyện rất quy mô ngụy trang dấu kỹ trong một khu rừng rậm..
Những thu hoạch chiếm cứ của Lữ Đoàn I Dù tuy quan trọng nhưng không phải Mục Tiêu Lớn của chiến dịch; khi chiếc sườn thiết lập trên Đường 9 đã vững, bộ
tư lệnh hành quân tiếp khai triển lực lượng bảo vệ hai mặt bắc, nam của con lộ huyết mạch. Mặt Bắc, đổ bộ hai Tiểu Đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân thiết lập hai
Căn Cứ Hỏa Lực Ranger South và Ranger North (Các căn cứ thường có ám số, hoặc ám danh với danh tự Mỹ để dễ liên lạc trên tầng số không lục với phi cơ,
pháo binh Mỹ yểm trợ) trong hai ngày 8 và 11/2; trực thăng vận hai Tiểu Đoàn 2 và 3 Dù xuống tại hai cao điểm đặt tên Căn Cứ 30, Căn Cứ 31; Bộ Chỉ Huy Lữ
Đoàn 3 Dù đóng tại Căn Cứ Hỏa Lực 31 (Cao độ 456 thước) với Tiểu Đoàn 3 của Trung Tá Lê Văn Phát. Về mặt nam Đường 9, các tiểu đoàn của Trung Đoàn
3/SĐIBB trực thăng vận chiếm đóng các căn cứ có tên Hotel, Blue, Don, Delta và Delta1. Sư Đoàn TQLC đóng tại Khe Sanh và những cao độ như đỉnh Cô Rốc
(cao 800 thước) ở phía Nam làm thành phần trừ bị cuộc hành quân. Tính đến ngày 11/2 tình hình được đánh giá là khả quan với hai cạnh sườn Đường Số 9 được
bảo vệ khá kỹ, thời tiết tương đối tốt, Lữ Đoàn 1 của Đại Tá Lê Quang Lưỡng cùng lực lượng thiết kỵ của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật sẵn sàng vượt tuyến xuất
phát A Lưới để tiến chiếm Tchépone như dự tính. Nhưng một điều thậm vô lý đã xẩy đến mà hôm nay hơn ba-mươi năm sau vẫn không được giải thích: Chiến trận
bỗng nhiên bị chận đứng lại - Suốt bốn ngày từ 11 đến 14 không một lệnh nào đến cùng với Sư Đoàn Dù, cụ thể đối với Lữ Đoàn I của Đại Tá Lê Quang Lưỡng
với Thiết Kỵ của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật , thành phần xung kích đang sẵn sàng tiến chiếm Tchépone bằng ngã đường bộ.
Sau nầy (Sau 30/4/1975), Tướng Hoàng Xuân Lãm có giải thích (về việc ngưng tiến quân trong những ngày 11-14/2/71) như sau: “Vào ngày thứ hai của cuộc hành
quân (9/2), chiếc trực thăng chở những sĩ quan cao cấp của quân đoàn gồm Trưởng Phòng III, Trưởng Phòng IV bị bắn rơi có tấm bản đồ Hành Quân Lam Sơn
719.. Nên Tướng Lãm án binh sau tuần lễ đầu là để hoàn tất kế hoạch điều động cho phù hợp với tình hình, vì nhờ tấm bản đồ của Trưởng Phòng III/Quân Đoàn
(Phòng Hành Quân), đối phương đã biết được ý định điều quân, lực lượng tham chiến, cũng như kế hoạch lui binh của ta.”(11) Việc đình hoãn cuộc tấn công thì
được Tướng Davidson, Trưởng Phòng Quân Báo (Phòng II), Bộ Tư Lệnh MACV tìm hiểu qua một lý do khác: “Trong cuộc họp ngày 12/2 với Tướng Lãm và các
tư lệnh chiến trường, Thiệu nói với Lãm: “Cẩn thận khi tiến quân về hướng Tây, và hủy bỏ cuộc hành quân nếu như quân đội cộng hòa bị tổn thất đến số 3000
thương vong..”(12). Không biết ai đã là người đã thực sự ra lệnh đình hoãn cuộc tiến quân, chỉ biết quân đội cộng hòa đã mất đi một số ngày thuận lợi vô cùng quý
giá. Và trong những ngày quyết định kia, phía cộng sản, đã từ thái độ phân vân ở những ngày đầu tháng Giêng.. “Khi chúng đổ quân vào Đông Hà, trong anh em
cán bộ chúng tôi vẫn còn những câu hỏi thắt mắc: “Liệu chúng nó ra Miền Bắc hay sang Lào?”(13) đến cách thức quyết định có những hành động cụ thể ..”Cũng
trong ngày 9 (9/2), Trung Đoàn 88 vừa đặt ba-lô xuống là chiến đấu ngay” (14) Phía Mỹ-Việt, hẳn cũng có người thấy ra điều vô lý nguy hại kia, nên ngày 14/2,
Tướng Abrams, Tư Lệnh Quân Lực Mỹ tại VN đích thân đến gặp Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng để thúc dục đến mức như van nài phải thực
hiện kế hoạch tiến chiếm Tchepone như dự liệu (15). Ngày 14 qua đi không động tỉnh. Quá nôn nóng bởi tình hình tắc nghẻn, người lính thuần thành kinh nghiệm
Abrams bay ra Đông Hà với Tướng Viên, và Tướng Sutherland, Tư Lệnh Quân Đoàn XXIV (Lực lượng Mỹ ở Vùng I) trực tiếp gặp Tướng Lãm để thúc dục việc
khai triển Sư Đoàn I BB ở phía nam Đường 9, để giữ an toàn cho Thiết Kỵ-Nhảy Dù (trên con đường) tiến chiếm Tchépone. (15Bis)

Nhưng tất cả thúc dục đã là vô ích. Năm ngày mất đi là thời gian đủ để ba Sư Đoàn 304, 308, 320 khai triển, tổ chức toàn hảo thế trận với hai trung đoàn chiến xa
hạng nặng có pháo tầm xa 130 ly, 122 ly yểm trợ.. Cơn bão lửa sẵn sàng chụp xuống cùng lúc với quyết định cuối cùng của Tổng Thống Thiệu nói cùng Tướng Lãm
trong ngày 19/2: “Lưu ý nguy hiểm đối với sư đoàn 308 với chiến xa T34, T54.. Hãy cẩn thận, từ từ cho tăng cường lục soát về hướng Tây-Nam” (16)

Chúng ta không được phép khe khắt, chủ quan, thiên lệch khi tìm hiểu, tra cứu đối với người và việc thuộc về lịch sử; nhưng phải có bổn phận khách quan nhận ra
những khuyết điểm của quá khứ để tránh lỗi lầm cho tương lai - Mà đôi khi (rất nhiều khi) tương lai là một sự đã rồi không khả năng, cơ hội phục hồi (như trường
hợp hôm nay với quân lực và chế độ Việt Nam Cộng Hòa). Sau chiến trận Hạ Lào, riêng về mặt quân sự, các sư đoàn bộ binh, nhảy dù, TQLC; lữ đoàn thiết kỵ;
chiến đoàn BĐQ; các đơn vị pháo binh, công binh.. đã gánh chịu phần tổn thất (vũ khí, phương tiện, quân số, khả năng tác chiến..) vô cùng trầm trọng mà cá nhân
người lãnh đạo Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu qua chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Đội phải hoàn toàn trách nhiệm chứ không ai khác. Những tính toán chính trị và
sai lầm chiến lược, chiến thuật về chiến dịch Hạ Lào đã đưa đến hậu quả tất nhiên nơi chiến trường với giá máu của vạn quân binh tham chiến. Căn cứ Ranger
North và Ranger South của Biệt Động Quân bị tràn ngập ngày 24/2 bởi lực lượng Trung Đoàn 102/SĐ308; chiều ngày 25/2, Căn Cứ 31 của Lữ Đoàn 3 Dù thất thủ;
với quân số thực tế chỉ gồm hai Đại Đội 33 và 34 (-), Pháo Đội C/TĐ3PB/ND, và thành phần chỉ huy của lữ đoàn phòng thủ nên không thể nào đương cự đối với
những đợt tấn công cấp trung đoàn có chiến xa yểm trợ, sau khi đã bị tê liệt toàn diện bởi pháo tầm xa cường tập hủy diệt. Trên chiến trường, nơi Đồi 31 đã xẩy ra
thảm kịch.. “Ba phần tư ngọn đồi (Đồi 31 của Lữ Đoàn 3 Dù; Tiểu Đoàn 3 Dù-Pnn) đã nằm trong tay địch. Chúng tôi chỉ còn giữ được một phần bộ chỉ huy tiểu
đoàn, lữ đoàn, nhưng không còn ai ở trong những vị trí đó.. Sau khi tái phối trí lực lượng, chúng tôi được lệnh trực tiếp của tiểu đoàn tổ chức một cuộc phản kích
toàn bộ trên trận tuyến, cố gắng chiếm lại những vị trí đã mất với hy vọng không quân (Mỹ) sẽ yểm trợ hữu hiệu.. Đợt phản kích không đủ sức mạnh để đạt hiệu
quả mong muốn, và từ dưới chân đồi tràn lên một đợt sóng biển người và xe tăng..”(18 )
Thất bại của các đơn vị (nhảy dù, biệt động quân) trong việc bảo vệ các căn cứ có những nguyên nhân cụ thể, và ảnh hưởng tương quan.. Hoặc vì trường hợp một
cá nhân: “Vào lúc nầy (15 giờ 20 chiều ngày 25 tháng 2, 1971-Pnn), một phản lực cơ F4 của Hoa Kỳ bị bắn cháy, Toán Điều Không Tiền Tuyến (FAC) đã phản
ứng bằng cách ngưng yểm trợ Đồi 31 để ưu tiên dồn nỗ lực vào việc cấp cứu phi công”(19); Hoặc đấy là tình hình chung: “Đêm chót (25/2/1971), Bắc Việt pháo
kích liên tục cho đến sáng, (quân binh Đồi 31) không ngóc lên được. Không quân Hoa Kỳ lại yểm trợ không hữu hiệu.. Khi chiến xa và bộ binh của Lữ Đoàn 1 Đặc
Nhiệm đến nơi thì Đồi 31 đã mất”(19Bis). Do không biết tình hình đích xác ở Đồi 31, Lữ Đoàn Trưởng Lê Quang Lưỡng cố gắng lần cuối, dùng hai đại đội của
Tiểu Đoàn 8 do Thiếu Tá Phú, Tiểu đoàn phó chỉ huy cùng một lực lượng thiết kỵ gồm năm chiến xa M41 và một số thiết vận xa MPC của Thiết Đoàn 17 Kỵ Binh
cố đánh giải vây và tiếp viện Căn Cứ 31. Nhưng khi lực lượng tiếp cứu tới nơi thì phần lớn Đồi 31 đã do lực lượng cộng sản kiểm soát. Cuộc hành quân giải vây
biến thành cuộc hành quân tái chiếm, và trận xa chiến giữa hai bên diễn ra qua ba đợt trong những ngày từ 25 đến 28 gây nên tổn thất lớn cho đôi bên cả chiến xa
lẫn nhân mạng.
Tiêu diệt xong Căn Cứ 31, lực lượng cộng sản mặt Bắc Đường 9 tập trung vào Căn Cứ Đồi 30 do Tiểu Đoàn 2 Dù trấn giữ. Với can đảm, khôn ngoan, và bình tĩnh
tuyệt vời, viên sĩ quan Ban 3 Tiểu Đoàn, Đại Úy Trần Công Hạnh đã điều động phi cơ AC130 thả trái sáng, và hướng dẫn phi cơ chiến thuật Mỹ (Hạm Đội 7 bay
vào) yểm trợ tiếp cận để phần còn lại của tiểu đoàn rút bỏ căn cứ vào lúc 9 giờ sáng ngày 3/3/1971 sau khi phá hủy những khẩu pháo binh nặng của lực lượng pháo
Quân Đoàn I, và cơ hữu của pháo binh Dù .
Khi dãy căn cứ mặt Bắc bị nhổ bỏ, Lữ Đoàn I Dù đối diện cùng lần với ba sư đoàn Bắc Việt, cũng do đối phương đã biết rõ kế hoạch tiến chiếm Tchepone bằng
đường bộ bị hủy bỏ, và lữ đoàn cùng các thành phần cơ hữu chỉ còn đợi lệnh rút lui theo một kế hoạch đã hoàn toàn bạch hóa bởi sự kiện bản đồ hành quân đã bị
mất từ ngày 9 tháng Hai. “Lê Lợi 612” siết cau vầng trán.. Những thành phần sống sót của hai Tiểu Đoàn 2, và 3 đã mất hết khả năng chiến đấu, đạn không còn,
thương binh không tải thương được, người chết không thể lấy về - Những người chết hằng quen biết, những người bị địch bắt giữ quá thân thiết như Tiểu Đoàn
Trưởng Nguyễn Văn Phan, Lữ Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Thọ.. Và bao nhiêu quân binh nhớ mặt thân yêu của hai Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 5, những đơn vị đầu
đời thân thiết của ông; những tiểu đoàn thuộc quyền cơ hữu: 1, 8, 9.. Beo Gấm của Chiến Trường dần nhận rõ ra sự bất lực của chính mình và đơn vị - Tất cả đã
rơi vào chiếc bẫy sập xuống.
Sau khi Tiểu Đoàn 4 và 5 do hai viên sĩ quan lừng lẫy của Sư Đoàn I Bộ Binh, Trung Tá Lê Huấn và Thiếu Tá Trần Ngọc Quế chỉ huy “đặt chân” xuống
Tchépone, chiến dịch Hành Quân Lam Sơn 719 được đánh giá coi như đạt “mục tiêu bề mặt”, và lệnh triệt thoái được khởi đầu vào ngày 9 tháng 3. Bấy giờ, Lữ
Đoàn 1 chỉ còn trông cậy vào sức của riêng mình để tồn tại và rút lui khỏi vùng chiến trận mà đến lúc nầy quân số địch đã lên đến 40,000 người - Gấp bốn lần số
lượng ước tính ban đầu. Nếu ngày khởi cuộc, Căn Cứ A Lưới là đầu cầu xa nhất của mũi tấn công, thì nay là cứ điểm rút lui sau cùng, khi các căn cứ Lolo và
Sophia của bộâ binh đã di tản. Toàn bộ gánh nặng cuộc hành quân triệt thoái của cánh quân bộ binh trên Đường Số 9 đè nặng lên trách nhiệm cá nhân Lữ Đoàn
Trưởng Lữ Đoàn 1 hằng ngày Lê Lợi 612 phải xử dụng trực thăng để thống nhất liên lạc giữa các đơn vị bị phân tán sau những thiệt hại lớn; các chỉ huy trưởng
đơn vị hoặc chết, hoặc bị thương như trường hợp toàn ban chỉ huy của TĐ1 và TĐ7 Dù đồng bị nạn. Ngày di tản khỏi A Lưới, mọi người đồng có ý kiến Đại Tá
Lưỡng nên dùng đường bộ để được an toàn hơn, nhưng do ý muốn ở lại với những đơn vị thuộc quyền, nên ông là người cuối cùng lên trực thăng. Chiếc tàu bị bắn
rơi sau năm phút cất cánh, Đại Úy Hồng Thu, người thân tín (theo ông từ ngày ở Tiểu Đoàn 5 ) nhảy đè lên che thân Đại Tá Lưỡng. Chiếc trực thăng Mỹ hộ tống
hạ xuống, Thu đẩy ông lên gấp.. (Phải sống với người như thế nào “Lê Lợi 612” mới có người đàn em sẵn sàng liều thân như thế). Rừng núi Hạ Lào dưới thân máy
bay mờ khói đạn. Mắt người lính kiên cường thoáng mờ màn nước.. “Đích Thân Lê Lợi” hẳn không khóc cho lần sống sót của bản thân. Ông khóc cho bao người
chết không về. Những người sống cùng ông từ rất lâu.

34-An Lộc, 1972.

Bỗng chốc thị trấn nhỏ về cực đông-nam miền Nam, phần cuối con Đường 13 trở thành địa danh vang dội toàn thế giới... Guernica, Arden, Berlin của Thế Chiến
lần thứ Hai không còn ý nghĩa khi so với thị trấn bề dài 1800 thước và bề ngang từ cửa Phú Lổ đến hàng rào phòng thủ tiểu khu đo đúng 1000 thước. Trên diện tích
bé nhỏ này, lại nhỏ hơn nữa của những ngày “tử thủ”, khi thành phố “co” lại với khoảng 900 thước bề dài còn lại - Một ô vuông cây số hứng chịu gần 60 ngàn quả
đạn, đạn đại bác bắn tập trung từ mười vị trí trở lên trong 100 ngày vây khốn.
Trong qui ước truyền tin quân đội, chữ A được đánh vần là “Alpha” hay “Anh Dũng”. An Lộc cũng bắt đầu với chữ A, thế nên chúng tôi gọi “An Lộc là Anh
Dũng” - Tỉnh từ này đã được dùng quá nhiều, đến độ nhàm chán, nhưng ngoài nó ra không còn một danh từ nào xác thực và đúùng đắn hơn. Phải, An Lộc là Anh
Dũng. Chiến đấu ở An Lộc- Sống ở An Lộc- Chết ở An Lộc là Anh Dũng. Phẩm tính của người và sự kiện nơi An Lộc là tỉnh từ giản dị đầy đủ nầy.



Đường 13 chạy từ Ngã Ba Chơn Thành đến An Lộc đo được 30 cây số, tiếp tục về hướng Bắc thêm 18 cây số nữa là Lộc Ninh, bên kia biên giới là Snoul, qua
Snoul con đường ngã theo hướng Tây-Bắc để tới Kratié, nằm cạnh bờ Cửu Long. Nép bên bờ trái con sông, đường chạy tiếp về phía bắc để gặp Stungsteng, vị trí
chiến thuật quan trọng của đường giây ông Hồ từ Bắc vào. Khởi đầu cuộc chiến “Đông Dương lần thứ Hai (1960)”, những công thần đầu tiên của Trung ương Cục
Miền Nam đã lần mò, tìm kiếm, ráp nối lại con đường.. Bắt đầu từ vùng suối Đá, suối Chà Là, suối Ma.. Bình Long, Phước Long, băng qua biên giới, đến những
“mật khu” đã vang danh theo chiều rộng thế giới: Lưỡi Câu, Mõ Vẹt. Trong cuộc chiến năm 1970, đại quân Miền Nam từ Bình Long, Tây Ninh, đồng loạt xua quân
qua biên giới, quét sạch , diệt gọn các nơi chốn nầy (Đã trình bày ở phần trên về kỳ tích của nhiều đơn vị có sự góp công của Lữ Đoàn I Dù). Nay, hai năm sau,
những ngày đầu 1972, một lực lượng cộng khác, thứ cộng nguyên gốc, theo một kế hoạch được bảo mật tinh vi, chuẩn bị yểm trợ cho mục tiêu chính trị (Hình thành
ở Hòa Hội Paris được khai mạc từ 1968) từ miền Bắc xuôi theo Đường 13 vượt qua Snoul cùng ào vào Lộc Ninh với ba sư đoàn chính qui thượng thặng, sau khi
được giàn đại pháo 130ly đã dọn sẵn đường. Sau Lộc Ninh là An Lộc. Và thị trấn nhỏ bé của miền cực đông-nam Nam bộ, bắt đầu co vào trong một thế gọi là “tử
thủ”. Địa ngục có thật bắt đầu từ ngày đầu tháng 4-72 ở đây. Nơi An Lộc.
Những đơn vị, người lính kiệt liệt của An Lộc đã được nói tới nhiều nhưng chắc không đầy đủ, vì An Lộc không những chỉ có Tướng Lê Văn Hưng với các Trung
Đoàn 8, 9, 48, 52/ Sư Đoàn 5 Bộ Binh; Đại Tá Nguyễn Văn Huấn với Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù; Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, và Đại Tá Trần Văn Nhật với
thành phần cơ hữu của Tiểu Khu Bình Long.. Còn có Lữ Đoàn I Nhẩy Dù với Đại Tá Lê Quang Lưỡng , đơn vị tham chiến từ ngày 7-4, “bắt tay” An Lộc lần một
vào ngày 17-4; và lần thứ hai, sau trận đánh trên tất cả các trận đánh, Tiểu Đoàn 6 Dù “clear” hai cây số còn lại vào đến Xã Thanh Bình (khu đồn điền Xa Cam)
trong “bốn mươi-lăm phút chiến trận”. An Lộc được “bắt tay” lần thứ hai lúc 17g45 Ngày 8 Tháng 6, 1972.
Last edited by khieulong on Mon Nov 20, 2017 3:25 am, edited 7 times in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đến Lai Khê ngày 5 tháng 4, 1972, Lữ Đoàn 1 Dù nhập cuộc ngay ngày sau. Đại Tá Lê Quang Lưỡng nhìn con đường sáu-mươi cây số trước mặt với những hiểm
nghèo cao nhất đang chờ đợi. Lê Lợi di chân lên mặt đường như thể đo độ cứng của con đường, sự chịu đựng của mặt nhựa, nhưng thật ra ông đang ước tính bao
nhiêu mìn bẩy, ổ phục kích nơi những cây số phía Bắc.. Ở Bầu Bàng, Bầu Lòng, Chơn Thành, Suối Tàu Ô. Ông nói cùng Ngọc Long (Danh hiệu truyền tin của
Trung Tá Ngọc, Lữ Đoàn Phó) và Tố Quyên (Thiếu Tá Bùi Quyền, Trưởng Ban Hành Quân) : Con đường dài quá, tụi nó có đủ yếu tố thuận lợi.. Địa thế, quân số,
hỏa lực để chơi mình bất cứ lúc nào, ở đâu, nếu chúng muốn. Mình có ba tiểu đoàn, nghe thì nhiều, thực tế không bao nhiêu, mình lại phải phân tán.. Nhưng nhiệm
vụ phải thi hành khẩn cấp, mình chỉ còn có được con đường khốn nầy - Vậy mình phải đi lên nó.. Đi theo kiểu chân chim: “Thằng 8” (Tiểu Đoàn 8 ) đi trước, đóng
quân lại; “Thằng 5” theo đường cũ leo cao hơn.. “Thằng 6” đi sau hết. Pháo sẽ theo thằng 5 ở bước đầu; thằng 8 ở bước sau. Giai đoạn I, mục tiêu 1 là Bầu Bàng;
mục tiêu 2 là Chơn Thành. Đến Chơn Thành, lập thêm đầu cầu phía Bắc mình sẽ qua giai đoạn II.
Các tiểu đoàn trưởng 5, 6, 8, cùng gật đầu đồng ý, vì họ cũng không thấy có biện pháp tốt hơn kế hoạch “Bước chân chim” với ý chí “Cố Gắng” như khẩu hiệu của
binh chủng. Ngày 7 tháng 4, Tiểu Đoàn 8 vượt tuyến xuất phát, lấy con đường làm chuẩn, mở rộng đội hình ra hai bên, đến hoành độ 48 thì ngừng lại. Tiểu Đoàn 5
vượt qua mặt TĐ8, bung quân tối đa để lục soát và tránh phục kích. Mấy trăm con người chìm hẳn vào vũng xanh đậm của rừng dày đan lá. Tiểu Đoàn Trưởng
Nguyễn Chí Hiếu kẹp sát ống liên hợp vào mang tai, linh cảm nguy biến hẳn sẽ tới.. Súng nổ, thoạt đầu chỉ có hướng trước mặt, đoàn quân dừng lại, lập tức hướng
cánh trái súng dồn dập đổ xuống: Tiểu đoàn cộng quân dựa thế vào giải mô đất của đường rầy xe lửa cũ (Lộ trình Sàigòn-Lộc Ninh, đã bị bỏ phế từ đầu thập niên
60) để tấn công chia cắt đội hình nhảy dù. Chỉ còn một phương cách - Phản tấn công vào thế trận đối phương. Trận chiến kéo dài nửa ngày, cuối cùng Bắc quân
rút lui về hướng tây; thương binh nằm chật vùng rừng, ngỗn ngang trên đất. Tiểu Đoàn Trưởng Hiếu nhìn vào bản đồ: Bàu Hót, toạ độ 78051.. Còn bao nhiêu cái
bàu nữa mới tới được An Lộc? Chiến trường mới qua được một ngày.

Từng cây số đường được nhích lên khó khăn, gần đến Chơn Thành độ căng cứng chiến trường càng hiện rõ. Lê Lợi đã nghe ra “mùi” địch - Mùi của pháo, cối mà
chắc chắn sẽ mãnh liệt không kém như kỳ ở Hạ Lào - Chỉ mới đây. Năm ngoái. Đại Tá Lưỡng cau cau chiếc trán.
..Quyền nầy, cố gắng xin mấy trực thăng, ngày mai mình “thẩy” Thằng 6 lên trên Chơn Thành, xong cho lục soát về ngược lại. Đâu ai bắt buộc mình phải đi từ dưới
nầy đi lên để rơi vô phục kích của tụi nó?! Bùi Quyền (Sĩ quan thủ khoa Khóa 16 Đà Lạt), Thiếu Tá Trưởng Ban 3 (Ban Hành Quân) nhìn người chỉ huy kính
phục.. Anh nghĩ thầm: Lê Lợi hay thật, biết cách chuyển đổi thế trận để đối thủ không thể lường được.
Ngày 9, có trực thăng, Tiểu Đoàn 6 bất thần nhẩy lên phía Bắc Chơn Thành, xong quay ngược lại để đón Tiểu Đoàn 5 từ Bầu Bàng vọt lên. Đúng hai giờ chiều, hai
tiểu đoàn “bắt tay” nhau cái rụp ở Chơn Thành. Lê Lợi gật gù tự đánh giá: Tụi nó kông biết mình làm trò gì với cú nhẩy của Thằng 6.. Đi lên hay đi xuống? Thêm
một ngày tương đối bình yên đi qua. Đại Tá Lưỡng cởi đôi giày. Toàn ban tham mưu lữ đoàn bắt chước. Mỗi chiều được cởi giày là một hạnh phúc !
Thêm hai ngày đẹp đẽ đi qua, lữ đoàn đi được ba-mươi cây số về phiá bắc. Đối với một địa thế bằng phẵng, tốc độ tiến quân hiện tại kể là quá chậm, nhưng Lê Lợi
không muốn đơn vị tăng phái, Thiết Đoàn Kỵ Binh 1/5 của Đại Tá Đức mở vào quá sâu, dễ bị lún lầy, và bộ binh nhẩy dù không bảo vệ cạnh sườn được. Ngày 12,
lại theo chiến thuật “bước chân chim”: TĐ8, pháo binh Dù, và thiết kỵ nhảy bước lớn từ cực Nam (của đoàn quân) qua mặt Chơn Thành, đến ngang TĐ5 bỏ pháo
binh lại, tiếp tục “mu” lên hướng Bắc. Lê Lợi nói lời hy vọng: Nếu “Thằng 8” tới được Suối Tàu Ô, thì hy vọng tuần sau mình “đụng” nó- Nó, tức là An Lộc với
quảng cách còn lại khoảng mười cây số.

Nhưng hy vọng của ông vỡ tung như bọt nước: Tiểu Đoàn 8 vừa chạm tới “Hoành độ 72”, cách con suối khoảng hơn một cây số thì đụng. Quân cộng sản không
cần ngụy trang, chựïc sẵn ở vị trí phục kích. Lê Lợi rung tay, ép sát ống liên hợp máy truyền tin vào tai nghe các đơn vị báo cáo dồn dập: Tụi nó gom tôi và con cái
ông Đức (Thiết Đoàn Trưởng 1/5 Chiến Xa) thành vòng tròn.. Pháo dữ quá, đề-lô tụi nó theo sát đây.. Chúng bắn không phí một quả! Đào Thiện Tuyển, Tiểu Đoàn
Phó Tiểu Đoàn 8 nói nhanh giữa tiếng đạn. Sau TĐ8 là TĐ5, Nguyễn Chí Hiếu bảo cáo đỉnh đạt, điềm tỉnh: Trình Lê Lợi, tôi chưa có vị trí, pháo binh cũng thế.
Chúng pháo từ xa, cối gần hơn, và B40, 75(Ly) Không Giật chỉ cách tôi khoảng 50 thước. Dứt.
Ngày 13 tháng 4, tình hình bế tắc nghẹt thở: Tiểu Đoàn 8 bị vây kín; 5 bị cô lập; 3 Pháo Dù chưa thiết lập xong các vị trí pháo; bộ chỉ huy lữ đoàn và TĐ6 kẹt cứng
trong vòng đai chi khu Quận Chơn Thành. Như nước tràn chiếc ly rạn nức, Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng 1/5 tăng phái hành quân với Lữ Đoàn 1
tử nạn trực thăng, và người em thân thiết của Lê Lợi: Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Dù tử trận nơi Căn Cứ Charlie, chiến trường
Kontum. Đại Tá Lưỡng có cảm giác “tê cứng” trong khoảng khắc rất rõ. Lữ Đoàn 1 trở lại Chơn Thành, giao vùng trách nhiệm cho đơn vị bạn, Sư Đoàn 21 Bộ
Binh để nhận nhiệm vụ mới - Phải vào An Lộc bằng một đường khác. Đến nhanh hơn. Khẩn thiết hơn. Bởi lúc 7 giờ 15 sáng ngày 13 “khốn nạn” nầy, xe tăng T54
cộng sản đã vào sát hầm chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng. Toàn bộ chỉ huy mặt trận không còn ai, không còn thời gian (tính theo từng ngày, giờ một) để giải bài
toán An Lộc ngoài LêLợi Lê Quang Lưỡng và những tiểu đoàn nhảy dù thuộc quyền của ông.

Chiếc trực thăng chỉ huy ở một cao độ rờn rợn lạnh người lượn vòng thứ năm trên An Lộc. Đại Tá Lưỡng hỏi Thiếu Tá Quyền..
- Thấy cái đồi ở phía đông-nam không?
- Thấy đại tá.
- Chỗ đó.
Vâng, mình đi thêm một vòng để thấy rõ hơn đại tá.. LêLợi gật đầu đồng ý, ra dấu cho Quyền bảo phi công quay lại đường bay. Không cẩn thận không được. Bao
tính mạng quân binh tùy thuộc vào quyết định về vị trí nầy: Bãi đáp trực thăng đổ quân. Cũng là đầu mối để thực hiện kế hoạch tăng viện, giải vây An Lộc, chứng
thực cùng cả nước và thế giới sức chiến đấu của người lính Miền Nam.
.. Mình sẽ xuống cái ấp gì đây Quyền; ấp tên nghe lạ quá? Lê Lợi chỉ xuống xóm nhỏ nằm ẩn dưới màu xanh của khói rừng mờ đục và cũng do đạn pháo liên tục..
- Dạ, ấp Srok Ton Cui, chắc là tên Miên. Quyền kiểm chứng lại trên bản đồ.
.. Ừ, cái ấp đó được dãy đồi phía tây-bắc che dấu; trực thăng khi vào vùng sẽ bay sát ngọn cây từ dưới lên, tránh được “đề-lô” tụi nó quan sát. Thả ở đó mình có
bất ngờ vì nó cứ tưởng mình không bao giờ dám đỗ quân ở hướng đông (Đông Thị Xã An Lộc); nó giữ chặt phía nam vì đó là đường về của mình.. Mình nhẩy
xuống ấp đó, xong chiếm ngay mấy cái đồi chung quanh là giữ được đầu cầu. Phải hết sức cẩn thận trong líp đầu tiên thả “Thằng 6”.
Vâng đại tá. Quyền không bàn gì thêm. Lê Lợi đã “đánh hơi” chiến trường không chút sơ hở.

Ngày 14 tháng Tư, bãi đáp là một đoạn đường nhựa ở Ấp Srok Ton Cui, Đường 245 nối từ Xa Trạch vào đồn điền Quản Lợi, tây-nam An Lộc, cách nhau bởi hệ
thống đồi với cao độ 150 thước. 14 giờ 30, chiếc trực thăng đầu tiên đỗ Đại Đội 62/Tiểu Đoàn 6 Dù do Đại Úy Ngô Xuân Vinh chỉ huy xuống vùng ruộng của Ấp
Suối Rô dưới chân đồi không tên (Cao độ 176 thước) thay vì nơi Ấp Ton Cui như đã ấn định. Vinh lúng túng không biết điều quân theo hướng nào do lộn bãi đáp;
nhưng Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh và bộ chỉ huy tiểu đoàn đã xuống kịp.. Đánh lên đồi đi! Giữ lấy nó để làm an ninh bãi đáp cho mầy thằng (đại đội) xuống sau..
Đỉnh dục Vinh gấp vì đang lúc khó khăn nhất của cuộc hành quân không vận.
Để em xin trong An Lộc bắn lên trên đó mấy trái cho ăn chắc, lên khơi khơi ngán quá! Vinh vào thẳng tầng số pháo binh An Lộc xin tác xạ yểm trợ. Pháo An Lộc
đã “tiêu” gần hết, “rỏ giọt “ cho vinh đúng ba trái! Dứt tiếng nổ, Vinh xua quân lên đồi.. Địch chỉ là một toán tiền đồn nên Đại Đội 62 thanh toán trong mấy mươi
phút chóng vánh. Đỉnh đưa bộ chỉ huy lên đồi đặt tên “Đỉnh E” (Chữ thứ Sáu-Con Số 6 của tiểu đoàn). Đại Đội 61 xuống tiếp, chiếm cao độ đông-bắc của E, đặt
tên E2. Nhưng chiến trận không chỉ lànhững thắng lợi bình yên suông xẻ nầy, phát hiện được cuộc trực thăng vận, pháo cộng sản từ phía bắc, và 75 ly không giật từ
cơ sở cao-su Tân Lợi (Ba cây số đông-bắc An Lộc) cùng dập xuống E và E2. Lính Tiểu Đoàn 6 vội vàng đào hố dưới giàn lưới đạn với chiếc ba-lô là vật che chở
chiếc đầu mong manh. Tiểu đoàn trưởng Đỉnh; Nghiêm (Sĩ quan Ban 3); Cố vấn Morgan tất cả đồng bị thương vì mảnh pháo.. Đỉnh đè tay lên miếng băng, nói
nhanh với Vinh: Mầy gắng giữ thằng E nầy, tao xuống dưới kia, có bãi tải thương, và giữ bãi cho ngày mai. Mầy thâm niên coi luôn “Thằng 1” bên E2. E cũng có
tên nguyên thủy, Đồi Gió - Gió lửa và gió bão như một tên tiền định.
Ngày 15 tháng 4, bộ chỉ huy lữ đoàn, hai Tiểu Đoàn 5, và 8 xuống bãi bình an. Lê Lợi lên Đồi E họp với hai tiểu đoàn trưởng 5 và 8 Dù..
- Mình đi liền, anh Ninh (Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8 ), đưa thằng con vào An Lộc, nhưng khoan vào hẳn, tới ngang chỗ con suối thì đợi tôi. Tôi và Hiếu (TĐ5) vào Ấp
Sóc Gòn, mình dọn đường vào thật sạch, có gì bung ra lại, hoặc để cho đơn vị khác sau nầy vào dễ dàng hơn. Đồi Gió-An Lộc chỉ cách quảng bốn cây số qua
những sườn đồi thoai thoải của rừng cao su Phú Hòa, chuyển quân bình thường chỉ mất khoảng hơn hai giờ.. Nhưng vì đây là An Lộc, Đại Tá Lưỡng hiểu rõ độ
chật của chiến trường, và đấy cũng là chiếc bẩy đang siết chặt nên ông không thể không cẩn thận khi đến với nó. Ngày 16, để Tiểu Đoàn 6 ở lại giữ Đồi Gió, Lê
Lợi sấn hai “Thằng 5 và 8” song song tiến vào An Lộc. Tiểu Đoàn 5 chia làm hai cánh vào ấp Sóc Gòn, quân đang đà di chuyển bỗng nhiên khựng lại.. Dân ùa ra
như thác lũ băng qua con đê nhỏ.. Lính mình.. lính mình.. Toàn là đàn bà, con nít, những người đàn ông già lão. Tiểu Đoàn Trưởng Hiếu (TĐ5) dạn dày kinh
nghiệm, dặn các đại đội trưởng: “Cẩn thận, nó lùa dân đi trước để mình bị trói tay, thế nào cũng đụng ở đây. Đợi đến sát ấp là nhào vào, không cần tiền pháo yểm.”
Bìa làng đến gần.. 100, 80, 50.. thước, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù - Đơn vị Nhảy Dù Việt Nam hai lần nhảy xuống Điện Biên Phủ 1954. Tiểu đoàn đã khai sinh bốn vị
tướng lãnh cho quân lực - Và cũng là đơn vị đầu đời của Đại Tá Lê Quang Lưỡng, vị tướng tương lai của trận chiến 1972 là Người Thứ Năm - Con Số Năm định
mệnh của chính nó cũng như của Người Lính Đại Diện: Lê Lợi Lê Quang Lưỡng. Đơn vị bách thắng hôm nay đứng trước Ấp Sóc Gòn với một trạng huống kỳ dị:
Họ phải xung phong vào một mục tiêu với tư thế cá nhân chiến đấu để giữ an toàn cho người dân.. Hai lần, ba đợt.. Tiểu đoàn không sao dứt điểm mục tiêu. Cuối
cùng, khi chắc chắn những người dân còn kẹt lại đã rời ấp, Lê Lợi quyết định dội trận lửa. Hai-mươi phi tuần khu trục Việt Nam và Mỹ lần lượt thay nhau vào
vùng. Khu vực của ấp từ một dạng hình lục giác (Ấp Chiến Lược kiểu mẫu xây dựng từ đầu thập niên 60) nay không còn một hình thù nào nữa, ngỗn ngang gò
đống bốc khói điêu tàn.Nhưng so với An Lộc bên cạnh, Ấp Sóc Gòn chỉ là một lò than nhỏ.
Ngày 17, Bộ chỉ huy lữ đoàn cùng TĐ5 rời bỏ Ấp Sóc Gòn, di chuyển song song với TĐ8 theo đường Tỉnh Lộ 303 vào An Lộc. Từ suối Quản Lợi, Tiểu Đoàn 8
vào thẳng vòng đai thị xã lúc 7 giờ sáng sau khi diệt xongnhững chốt nhỏ.. Nhảy Dù! Nhảy Dù! Người lính Tiểu Khu Bình Long nhảy ra khỏi hố phòng thủ, anh báo
hiệu cho những ngưòi lính cùng tuyến.. Nhảy Dù! Nhảy Dù! Phải ở trong cảnh chết mới hiểu được độ xúc động khi nhìn thấy bạn đến tiếp cứu. Phải từ sự chết,
người dân mới thấy ra nỗi hân hoan sống lại khi nhìn ra vóc dáng anh lính cộng hòa giữa vũng lửa. Một Giờ, chiều ngày 17 tháng 4, 1972 Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng
Lữ Đoàn 1 Dù bước chân vào trong vòng đai An Lộc. An Lộc được cứu viện lần thứ nhất.
.. Không còn gì hết Quyền hả?
- Vâng. Kinh thật.
Hai người trao đổi câu nói ngắn. Đại Tá Lưỡng mượn chiếc xe jeep của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân do Quyền cầm lái chạy như bay qua gò đống, hầm hố và xác
người. Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh còn hai hộp bia và chai bia lớn..
- Mời anh Lưỡng. Tốt quá. Có được anh tôi vững tâm. Ông tướng mới nhất quân lực cười tươi trên nét mặt lo âu.. Có anh, tôi mừng lắm!
Trên đường đến Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long của Đại Tá Trần Văn Nhật, Đại Tá Lưỡng hỏi Quyền.. Mầy biết tao vào An Lộc bằng cách nào không?
Quyền không hiểu ý câu nói, anh đưa mắt hỏi thầm.. À, tao vào bằng lưng, chân bị vọt bẻ quá, phải xoay lưng đi ngược.. Cái mặt mà sưng bằng cái lưng là không
khá. Khó lắm đó mầy. Quyền nghĩ thầm.. Lê Lợi 612 biết nói đùa quá. Cách đùa rất chính xác.

Vượt hẳn hết ý niệm từ trước, bỏ xa trí tưởng tượng đã xếp đặt, An Lộc không “hư” từng khu, không đổ từng khóm, An Lộc vỡ nát, vỡ tan tành, vỡ vụn... Không
còn sự sống trên mặt đất, không còn dấu vết người trên mặt đất, thành phố chìm dưới hầm, sâu dưới đất, càng sâu càng tốt như một ổ mối khổng lồ dưới lớp đất bùn
bề mặt. Một diện tích rộng chưa tới cây số vuông đã có lần nhận được 8000 viên đạn như trong đêm 11 rạng 12 tháng 5; 8000 viên đạn loại xuyên phá chưa kể hỏa
tiễn và cối tung hoành trên mảnh đất chỉ bằng khu vực Đa Kao. Mỗi thước vuông đất phải nhận hơn 10 trái đạn. Đạn delay (công phá, nổ chậm) xuyên xuống đất
hơn một thước mới nổ. Không cần phải trúng ngay hầm chỉ cần nổ bên cạnh cũng đủ xô ngã vách hầm. Dân và lính thụ động co rút dưới hỏa ngục đổ từ trên trời
xuống trong hơn hai tháng. Pháo không phải từng cơn, từng giờ, từng loạt, pháo đầy trời như mưa, pháo ào ạt như gió, pháo kín mít như mây. Pháo không vạch từng
đường như Mậu Thân, pháo không đi từng luồng như ở Hạ Lào. Pháo và trời chan hòa trộn lẫn như mưa bay giăng giăng che kín không gian của những ngày xuân
mưa bụi. Dưới bầu trời đầy những đóa hoa tử thần đó. An Lộc co quắp, vật vã, tan thành mảnh, phất phới bay như tờ giấy xé nát được tung lên giữa trời gió lớn.
Một hỏa tiễn nâng chiếc xe jeep bay bổng, khối sắt nặng 1/4 tấn vừa rơi xuống chạm mặt đất lại bị thổi ngược lên cao, nhẩy lên một mái hầm như hộp thiếc nhỏ bị
quay cuồng vì những viên đạn tinh nghịch chính xác trong phim cao bồi Mỹ..
Lê Lợi và Tố Quyên đứng im, nhìn kỹ thêm một lần trước An Lộc điêu tàn. Hai người lính không thể nói thêm một lời nào. Họ cúi thấp người, bước xuống chiếc
hầm của Đại Tá Trần Văn Nhật - Bộ chỉ huy Tiểu Khu Bình Long (20)

Không phải đợi đến lúc bước xuống căn hầm chỉ huy ngột ngạt của Tiểu Khu Bình Long, Đại Tá Lưỡng mới thấy ra sự chật chội thụ động của chiến trường, nhưng
từ khi cùng Quyền bay trực thăng trên các cao độ vùng đông-nam An Lộc, ông đã biết rất rõ độ ngặt nghèo thu hẹp của trận địa. Ông cần một nút thoát hơi cho
An Lộc, và đối với đơn vị của ông - Đồi Gió, cao độ “E” của Tiểu Đoàn 6 Dù là điểm thở quan yếu nầy. Vì từ cao điểm “E”, An Lộc có được một bàn đạp để
khai triển lên Bắc hay xuống Nam do được dãy cao độ 160, 175, 140 bảo vệ cạnh sườn phía Đông. Vì lý do nầy, Tiểu Đoàn 6 và pháo đội 105ly của Tiểu Đoàn 3
Pháo Dù giữù nhiệm vụ trấn đóng yết hầu mặt trận An Lộc là những đơn vị hứng chịu những mũi nhọn tiến công nặng nề nhất kể từ ngày bước xuống Đồi Gió.
Chúng ta theo dõi diễn tiến chiến trận của đơn vị nầy.. Khi Đại Đội 62 của Vinh “con” lên Đồi Gió chiều ngày 14 tháng Tư thì bộ chỉ huy cộng sản mặt trận Bình
Long cũng nhận ra cuộc đổ quân tăng viện, và dồn tất cả hỏa lực của vùng Bắc; Tây-Bắc An Lộc đồng đổ xuống vùng Đồi Gió, nơi có ba cao độ nổi rõ lên tạo
điểm chuẩn để pháo binh địch rơi xuống không trật một trái ra ngoài mục tiêu. Cũng bởi, phía chỉ huy cộng sản tại mặt trận đã xác định rõ qua một công điện gởi
về Trung ương cục R: “Một D (Tiểu Đoàn) Ngụy Dù chiếm Đồi Gió, gây khó khăn cho việc chiếm Bình Long, phải diệt gọn “D Ngụy” với tất cả phương tiện”(21)
Song song với chỉ thị của Lữ Đoàn Trưởng Lê Quang Lưỡng qua việc để lại Đồi Gió bộ chỉ huy nhẹ của lữ đoàn với Lữ Đoàn Phó Trung Tá Lê Văn Ngọc, Đại
Đội 3 Trinh Sát, và pháo đội 105ly ND; Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh, Tiểu Đoàn Trưởng 6 Dù cũng không hoàn toàn thụ động đối với tình thế ngặt nghèo dưới cơn
mưa pháo. Đỉnh nhận định: “Nó phân tán pháo binh, tập trung hỏa lực để bắn mình.. Tại sao mình không phân tán các “đứa con” ra ngoài để tránh pháo, cũng để
phòng thủ lưu động được toàn miền? Đỉnh phối trí các “đứa con” theo thế trận: Đại Đội 63 của Đại Úy Hoàng trấn giữ ngã Ba đường 245, Bắc của Ấp Ton Cui;
Trung Úy Cao Hoàng Tuấn chỉ huy ĐĐ64 giữ phần chính của ấp. Khi các đại đội đã vào vị trí. Đỉnh tự hỏi: “Dẫu đã có một hàng rào phía đông của “E”, nhưng
không hiểu đồi có giữ được không?” Thắc mắc của Đỉnh không kéo dài lâu, phía cộng sản cho liền đáp số. Đại Đội 63 bị tấn công trước, ngay vào lúc buổi trưa
ngày 17 với một lự c lượng quân số áp đảo, bởi phía chỉ huy cộng sản cũng đã hiểu ra rằng: Ấp Ton Cui là “bãi đáp trực thăng hữu dụng để tăng viện An Lộc”;
nhưng thêm ước tính nhầm là bộ chỉ huy TĐ6 vẫn còn ở tại ấp nên họ đã sử dụng một quân số vượt trội để quyết “diệt gọn” bộ chỉ huy tiểu đoàn. Đại Đội 63 có
được vị trí phòng thủ nên giữ tuyến chắc chắn; đến chiều tối, Đại Đội 64 được lệnh kéo lên tăng cường bởi Trung Tá Đỉnh hiểu rõ thêm ý đồ của đối phương.
Quảng cách hai đại đội khoảng chừng 600 thước, nhưng Trung Úy Tuấn phải mất năm giờ mới “bắt tay” được đại đội bạn. Hai viên đại đội trưởng nói cùng nhau:
“Một mình tao nó đánh không xong, nay hai đứa sức mấy tụi mình bị lũng.” Từ An Lộc, Đại Tá Lưỡng theo dõi diễn tiến trận đánh của Tiểu Đoàn 6, và ôn gcũng
thấy ra rằng nếu TĐ6 bị bứng khỏi khu vực Đồi Gió có nghĩa, các đơn vị của lữ đoàn hoàn toàn mất hẳn với liên lạc bên ngoài - Lần tiếp vận của Lữ Đoàn 1 hoá ra
chỉ tăng cường quân số cho đạo quân bị vây ở An Lộc thêm đông đảo. Ông trầm ngâm bảo Quyền: Hỏi bên Mỹ, rồi xin ở quân đoàn phi vụ “Daisy Cutter - Bom
BLU-82B” (22) thả xuống cho tụi “Thằng Đỉnh”.. Phải có thứ nầy mới ăn thua đủ với bọn chúng!! Trái bom từ bụng chiếc phi cơ vận tải võ trang AC130 (Phi cơ
AC130 thiết trí giàn phóng lựu 20, 40ly; đại liên 7.26ly; đại bác 105ly, chuyên trách công tác yểm trợ cận phòng, thả bom dọn bãi, phá chướng ngại vật (thiên nhiên)
lớn, thả trái sáng yểm trợ tác chiến đêm) chứa 15,000 cân Anh thuốc nổ và mãnh thép rơi bằng dù chính xác vào giữa đội hình đơn vị cộng sản chấm dứt cuộc
huyết chiến rạng sáng ngày 18 giữa tiếng reo hò của binh sĩ hai đại đội 63, 64.
Ngày 18 tương đối bình yên, Trung Tá Đỉnh đưa Đại Đội 61 xuống thay thế để hai Đại Đội 63, 64 trở lại đồi với lời khen ngợi: “Làm trưởng ấp một đêm là giỏi lắm
rồi.. Lấy được hai K54 (súng ngắn của người chỉ huy) như vậy nó đánh hai toa phải là cấp tiểu đoàn, và thằng tiểu đoàn trưởng thế nào cũng đã về với bác nó!”.
Hai-mươi bốn giờ “bình an” của ngày 18 đi qua nhanh chóng để bão lửa phục thù của Bắc quân ào xuống. Đồi Gió hay cao độ 175 dần nát vụn dưới cơn pháo
cường tập liên hồi, đồng thời phá nổ tung kho đạn dã chiến của pháo đội 105ly của pháo đội/TĐ3Pháo Dù. Tiểu Đoàn Trưởng Đỉnh và cố vấn Peyton đồng bị
thương cùng với 32 quân binh.. Trong hầm chỉ huy của Đại Tá Nhật, Lữ Đoàn Trưởng Lê Quang Lưỡng biết đã đến lúc địch quyết tâm dứt điểm Đồi Gió, khóa
cửa ngõ vào thị xã trước khi thanh toán mục tiêu chính: Cứ điểm trung tâm phòng thủ An Lộc. Ông mau mắn quyết định: Tiểu Đoàn 6 không còn nhiệm vụ giữ
pháo binh, tiểu đoàn trưởng toàn quyền điều động đơn vị để giữ thế trận. Trên Đồi Gió, Đỉnh lẫm bẩm:”Chỉ 48 giờ mất toi sáu khẩu pháo và ngàn quả đạn, thêm
một lô thương binh không tải thương.. Ở làm gì nơi cái đồi quái quỷ nầy nữa.” Dọt! Đỉnh để lại hai Đại Đội 63, 64 do Tiểu Đoàn Phó Phạm Kim Bằng trấn giữ, đẩy
Vinh “con” xuống lại Ấp Ton Cui với lời dặn: “Mầy cố gắng bắt tay “Thằng 1” (ĐĐ 61) dưới kia để có bãi tản thương, tiếp tế, ở trên nầy nó pháo mờ người không
làm ăn gì được.” Từ chân đồi đến ấp chỉ khoảng 400 thước nhưng Vinh với ĐĐ62 phải mất hẳn một đêm 19 mới đi thấu. Quân binh hai bên trộn với nhau như gạo
và trấu, chỉ còn cá nhân chiến đấu qua cách sờ nón sắt để phân biệt ta hay địch! Đêm 19 chuyển qua ngày 20 với tiếng kèn thúc quân vang dội dọc Đường 245,
cùng lúc, đầu con đường, nghe rõ tiếng động cơ máy nổ của tăng T54 rầm rầm di chuyển.. Đỉnh rung tay: Bỏ mẹ, nó dứt điểm mình rồi! Tăng T54 ầm ầm tiến lên
Đồi Gió trước (ý hẳn phía cộng sản ước tính bộ chỉ huy TĐ6 vẫn còn ở trên đồi) .. Tiểu Đoàn Phó Phạm Kim Bằng cùng hai đại đội trưởng Hoàng, Tuấn cùng ra
giao thông hào với khinh binh, đợi chờ những chiếc tăng lố nhố lính Bắc quân tùng thiết xông lên. Trận chiến không cân sức dần tàn vào trưa ngày 20 với kết thúc
bi thảm: Tiểu Đoàn Phó Bằng bị bắn tung một mắt; Đại Đội Trưởng Tuấn hứng ngay quả 75 ly, giã từ đời ở số tuổi 23. Bằng buông ống liên hợp máy truyền tin
thều thào bảo Hoàng khi máu chảy xuống ướt đẫm mặt: “Thay tôi, dẫn hai đại đội về Đồi 169, đem theo thương binh, chết để lại.”
Thanh toán xong Đồi Gió, quân cộng sản tập trung, điểm danh, chuyển lệnh ngay trên Đường 245 trước khi thanh toán phần còn lại của Tiểu Đoàn 6 ở Ấp Ton Cui.
Không lẽ đời mình tàn tại cái chỗ khốn nạn nầy hay sao Nghiêm? Đỉnh than nhẹ với Nghiêm, sĩ quan Ban 3 khi chờ lệnh Lê Lợi. Hơn hai-mươi bốn giờ của ngày
19 và 20 tháng Tư, Đại Tá Lưỡng không hề chợp mắt, ông ngồi cạnh máy truyền tin theo dõi và ra từng lệnh ngắn cần thiết đến Tiểu Đoàn 6 bởi ông biết rõ: Sinh
mạng đơn vị đang đụng trận ngoài kia hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi quyết định của ông. Ông cũng phải dấu đi mối đau riêng tư về tin Thiếu Tá Bằng bị thương
nặng - Bằng là một trong đại đội trưởng thân yêu của ông từ ngày mở trận Tiểu Đoàn 2 ở năm 1965 - Ông sống cùng, với bao nhiêu người đã nằm xuống, tưới máu
lên từng ngày, giờ chiến địa. Phải vô cùng khó khăn Lê Lợi mới lập lại được liên lạc với Đỉnh (do các tầng số âm thoại bị phá bởi phía Bắc quân dò được các tầng
số âm thoại đang xử dụng) qua hệ thống máy cố vấn Mỹ với trạm chuyển tiếp trên Núi Bà Đen (Tây Ninh), nơi cách An Lộc 100 cây số đường chim bay..
..Đây Lê Lợi 612.. Đỉnh chong đôi mắt mệt mỏi nghe rõ từng chữ: “Sẽ có ba line B52 đánh xuống chỗ anh, cách anh chỉ 500 thước thôi (phi cơ B52 dùng trong
công tác yểm trợ chiến thuật CAS (Close Air Support) trên lý thuyết phải có khoảng cách an toàn hai cây số), ở ba hướng, Bắc, Đông, và Nam, xong anh theo
hướng Đông-Nam đến bờ Sông Bé có trực thăng rước về.. Gắng lên, đời anh và tôi chỉ có một lần”. Ba line B52 đánh xuống như cơn địa chấn, 500 thước đối với
bom 500 cân Anh thả một loạt 24 trái (số lượng tối thiểu tùy theo cự ly bay, và giờ hoạt động trên mục tiêu) (23) quả thật không còn “khoảng cách an toàn” nào
nữa. Những chiếc B52 vừa đi qua, Đỉnh báo cáo cùng “612”: Xong rồi, xin Lê Lợi màn khói. Không có khói, thôi anh và con cái dọt đi. Tôi nghe. Đỉnh nói với hơi
thở hụt
Rừng còn nguyên độ nóng trận bom, nồng mùi lửa, khói trộn tro than bốc dày che khuất bầu trời xanh ánh trăng.. Đại úy đại đội trưởng Vinh “con” đi khi binh số 1;
Thiếu tá trưởng Ban 3, Nghiêm tiếp làm khinh binh số 2; và người thứ ba, Tiểu đoàn trưởng Đỉnh. Tiểu Đoàn 6 Dù, hậu thân của 6th B.E.P, đơn vị đầu đời của
viên sĩ quan kiệt liệt Đại Úy Đỗ Cao Trí lần đầu tiên buộc phải chấp nhận thất bại, im lìm rời khỏi chiến trường. Khởi đi từ 01 giờ 42 phút ngày 21 tháng Tư, tiểu
đoàn bị phục kích thêm hai lần nữa, bởi đi theo suối thì gặp các căn cứ cộng sản; đi trên cao độ thì bị pháo.. 5 Giờ chiều tại trãng trống để đợi trực thăng đến bốc
đi, đơn vị lại bị phục kích thêm một lần thứ ba - Lê Lợi biết rõ những điều nầy nhưng ông chấp nhận - Bởi chỉ tìm được đường sống trong ngã chết, vì hướng Đông-
Nam là an toàn khu nơi đặt bộ chỉ huy tiền phương của mặt trận Bình Long, nên phía cộng sản không thể nào nghĩ ra rằng: Lữ Đoàn Trưởng Lê Quang lưỡng đã
chọn làm hướng lui quân cho Tiểu Đoàn 6 khi ông đã dội B52 xuống những hướng đối chiếu.

Tan hàng ngày 21 tháng Tư, nhưng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù với châm ngôn của binh chủng đã thực hiện và hoàn tất sự cố gắng qua từng người lính - Phần đông lại
là tân binh, quân phạm được ân xá cho trở về quân đội trong thời buổi nước nhà nguy biến. Với quân số 412 người vừa được bổ sung sau thiệt hại Đồi Gió mà3/4 là
tân binh.. Có cậu lính trẻ vốn là Nhân Dân Tự Vệ tập bắn XM16 cặp hông như bắn súng Thompson thời Thế chiến thứ Hai. Nhưng “tập bắn” cũng chỉ là cách nói
để tạm yên lòng vì một tháng nơi Căn Cứ Lai Khê (Bộ tư lệnh tiền phương của Quân Đoàn III), thành phần tân binh khác lạ kia của Tiểu Đoàn 6 chỉ được huấn
luyện kỹ thuật tác chiến, tác xạ bằng.. lý thuyết suông! Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Đỉnh thúc dục các đại đội trưởng..Các ông cố gắng dạy tụi nó được phút
nào hay phút đó.. Tập tháo ráp súng, tập tác xạ, nhận thủ lệnh khi giữ đội hình khi di chuyển.. Tập riết bằng miệng rồi cũng nên quen chứ bộ. Mình cố gắng dạy
đám lính mới nầy để đánh phục hận vụ Đồi Gió hôm tháng Tư. Không có gì thay đổi thì đầu tháng Sáu mình go! Trước sau gì tiểu đoàn mình cũng phải trở lại An
Lộc.
Ngày 4 tháng Sáu, 1972 như một câu chuyện thần kỳ về lần chuyển hóa những con người bình thường bỗng nhiên hóa thân nên những chiến sĩ lẫm liệt. Với đám
tân binh chưa được một lần tác xạ đạn thật, Tiểu Đoàn 6 Dù dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Đỉnh với giàn đại đội trưởng, trung đội trưởng sống sót từ trận Đồi
Gió như được thúc dục bởi một nguồn lực muốn chứng tỏ quyết tâm lập lại danh dự người lính, nên từ khi xuống bãi đáp Bàu Đồng Lô, tiểu đoàn dưới sự dẫn đầu
của Lộc, Đại Đội Trưởng Đại Đội 61 đã đi như ánh chớp qua các mục tiêu..Ấp Đức Vinh1, Đức Vinh 2, cách An Lộc đúng năm cây số đường thẳng. Để hiện
thực trong trận chiến cuối cùng ngày 6 tháng 6, 1972.. Hai Đại Đội 61, 62 rời khỏi khu đóng quân , xếp hàng hai bên ven đường. Gần hai trăm con người lẫn nhanh
vào kku rừng phía tây..Nhào vào..Nhào vào sâu hơn nữa.. Hai đại đội trưởng hét vang thúc lính tấn công theo hướng Tây-Đông. Đại đội 62 của Vinh bảo về bộ chỉ
huy tiểu đoàn bố trí qua theo mặt Bắc- Hướng An Lộc. Khi tất cả đã ở yên trên các vị trí chỉ định. Tiểu Đoàn Trưởng Đỉnh hạ lệnh lần cuối: 63 bọc xuống phía
Nam, không cho tụi nó chạy lui; 61, 62, 64 dánh từ Tây sang Đông, bao giờ đến đường rầy thì ngừng lại đợi lệnh. Dàn hàng ngang và đánh thật nhanh. Nhanh đến
mức có gã lính mới lần đầu tiên thấy lính Miền Bắc quá gầy yếu, nhỏ bé.. Hắn ta nhào vào quên cả tác xạ! Pháo địch bắn cản đổ xuống như trút. Mặc! Đỉnh thúc
tiểu đoàn ào tới theo cách bộ đội cộng sản tránh bom “bám chặt thắt lưng kẻ thù mà đánh”. Bị thương ném lui ra đằng sau để Tiểu Đoàn Phó Tùng (đã bị thương
khi xuống bãi trực thăng ngày 4) thâu nhặt, bảo vệ.. Ào tới ! Ào tới! Đánh kiểu “Blích -kiết” của tụi Đức, bảo lính vừa đi vừa bắn.. Đừng cho tuị nó ngóc đầu!!
Chiến trận chấm dứt sau năm giờ tiến quân thần tốc với kết quả, tiểu đoàn 1 chết, 63 bị thương đổi lại 90% địch chết tại hầm. Và cuối cùng ngày 8 tháng 6.. Cứ
theo chiến thau65t như ngày hôm kia..Xung phong! Xung phong! Tiếng hét, đạn nổ.. Lựu đạn M26; phóng lựu M79; hoả tiễn M72 chêm vào với đạn súng tay như
một chuỗi pháo liền bất tận.. Những cán binh cộng sản còn sống thuộc hai đại đội C7, C8 bỏ giao thông hào, từng cặp một (bị xiềng vào nhau bởi một dây xích - để
không cho phép bỏ chạy khi tac chiến) chạy tản ra đồng trống.. Bỏ ba-lô.. Bỏ ba-lô đuổi theo.. Đuổi theo đừng cho thằng nào chạy thoát!! Lính tân binh thâm niên
công vụ 16 ngày lần đầu đụng trậân không biết sợ, cặp súng vào hông đuổi theo đám cán binh thất thế.. Hai đại đội bị “dứt nọc” sau 2giờ12 phút chiến trận với một
tù binh độc nhất sống sót còn lại: Tù binh Nguyễn Văn Tiền.
Thừa thắng xông lên, Vinh trở quân đánh vào mục tiêu hướng Bắc - Mục tiêu chính nằm ở ngã tư đường vào đồn điền Xa Cam - Cửa ngỏ An Lộc. Bộ phận cộng
sản bố trí hướng về phía Bắc (hướng của Tiểu Đoàn 8 Dù) xây lưng về hướng tiến quân của đại đội của Vinh.. Tất cả để cò vào vị trí “auto”.. Bắn! Bắn! Những
tấm lưng thịt người nẩy lên bừng bực..Đạn đi qua thịt người, găm vào đất. Đất vốn màu đỏ sậm trở nên đỏ tươi. Đỏ gắt. Đỏ ướt. Đơn vị cộng sản chạy dạt về
hướng tây. Gặp Đại Đội 63 của Thái Tường. Lính Tiểu Đoàn 8 cách nơi đụng trận khoảng 800 thước, đứng dậy khỏi hố chiến đấu hoan hô lính Tiểu Đoàn 6 dứt
điểm, diệt gọn mục tiêu.
17 giờ 45 Vinh “con” bắt tay Hồng Ni (TĐ8 ) cách tấm bảng “Đồn Điền Xa Cam” 100 thước. Trước mặt hai người bạn (cùng Khóa 20 Thủ Đức) An Lộc được
buổi chiều bình yên bốc khói bếp nấu cơm.
Trên trực thăng bay đến An Lộc, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 (Chỉ huy tổng quát cuộc hành quân giải tỏa An Lộc), Nguyên Tư Lệnh Phó
Sư Đoàn Dù, cũng là Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Dù có câu trả lời với Lê Lợi..
- Hoàn Mỹ (Chuẩn Tướng Hậu) xem con cái tôi đánh có đẹp không?
- Không, không thể nói chúng nó đánh đẹp, mà phải nói là quá đẹp. Cũng không được nữa, phải nói lỗi lạc và phi thường. Đại Tá Lưỡng vốn quen biết Chuẩn
Tướng Hậu từ rất lâu, ngày cùng ở Tiểu Đoàn 5.. Nhưng chưa bao giờ nghe ông Hậu nói một câu với những tỉnh từ nồng nhiệt như thế.
Nhưng theo ý của người viết đoạn ký nầy, món quà “đẹp” nhất là cảnh người lính nhảy dù đem cơm khô, trái cây hộp; bác sĩ, y tá ra trực hai bên Đường 13 để
chửa bệnh, biếu phần “cơm dằn đường” cho đồng bào. “Cơm dằn đường” - Ai sinh ra loại cơm đau đớn tội nghiệp như thế hở trời?!(24)

4. Trận chiến tàn cuộc
Suốt năm 1972, Lữ Đoàn 1 trong khuôn khổ Sư Đoàn Dù là một trong những đơn vị của toàn quân lực đã có mặt trên toàn ba vùng đất lửa: Trị-Thiên; Tân Cảnh,
KonTum, và nhất là chiến công vừa kể trên trong kỳ tích giải cứu, phá vòng vây của địch tại An Lộc. Riêng về vùng Trị Thiên, kể từ tháng 5, 1972 sau khi Tướng
Ngô Quang Trưởng nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn I, toàn bộ Sư Đoàn Nhảy Dù được chỉ định tăng phái hành quân dài hạn tại Vùng I, là đại đơn vị trách nhiệm
toàn vùng Tây-Bắc mặt trận Trị-Thiên với vùng hành quân bao gồm từ tây Quốc Lộ I vào Trường Sơn trấn giữ mặt núi, đối diện với những sư đoàn chính quy
cộng sản trên cao độ Động Ông Đô, đỉnh cao nhất của Trường Sơn, trấn giữ thế trận hai sườn đông- tây để những đơn vị bạn, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến,
Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân, lực lượng Địa Phương Quân Tiểu Khu Quảng Trị dựng nên kỳ tích lịch sử: Dựng Cờ Vàng lên Cổ Thành Quảng Trị, 14 tháng 9,
1972.

Sau Hiệp Định Paris, 1973 Sư Đoàn Nhảy Dù là lực lượng chiến lược chống giữ cả hai mặt Bắc và Nam đèo Hải Vân. Vùng trách nhiệm kéo dài qua ba tỉnh
Quảng Trị-Thừa Thiên-Quảng Nam, chịu áp lực từ phía cộng sản có thể tập trung quân dứt điểm toàn vùng theo chiến thuật Đông-Tây: Cắt Thừa Thiên (Bắc Hải
Vân) theo chiều ngang của Sông Bồ (An Lỗ, Quảng Điền, Thừa Thiên); hoặc từ Quận Thường Đức đổ xuống đồng bằng Quảng Nam (Trận Mật Khu Đỗ Xá, 1964
kể bên trên là hiện thực bước đầu của ý niệm chiến lược nầy của phía cộng sản - Không phải chỉ riêng đối với giai đoạn chiến tranh 1960-1975, mà xuyên suốt
trong diễn tiến chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) để hoàn tất sự chia cắt Vùng I Chiến Thuật theo chiều ngang Nam Hải Vân. Với tình thế chống
địch cả hai đầu, sư đoàn nay đặt dưới quyền tư lệnh của Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng. Thêm một lần Tướng Quân phải tìm cách thế để đơn vị tồn tại, chiến
đấu, và vượt thắng bằng khả năng quân sự độc đáo, bản lãnh riêng. Do hạn chế bởi các điều khoản Hiệp Định Paris: Không được tăng quân số và áp dụng biện
pháp thay thế “Một Đổi Một” (Chương II-Điều 7); cùng sự cắt giảm viện trợ Mỹ (Điển hình từ 1Tỷ47 rút xuống còn 1Tỷ, xong 700 Triệu, để kết thúc với 654Triệu
cho tài khóa 1975) (25) - Tướng Lưỡng cùng ban tham mưu sư đoàn sáng tạo nên kế hoạch: Tạo dựng những “Đại Đội Đa Năng” với quân số cơ hữu của sư
đoàn bằng cách giảm thiểu đến mức tối đa các thành phần tham mưu, yểm trợ, kể cả trung tâm huấn luyện. Thế nên, cuối năm 1973, sư đoàn đã có đến 12 Đại
Đội Đa Năng làm thành phần trừ bị cho chính mình - 12 đại đội hay là 3 tiểu đoàn - Tức là một lữ đoàn trừ bị. Với cách biên chế, tổ chức mới mẻ nầy, sư đoàn
hoàn tất được một lần hai nhiệm vụ: Bảo vệ mặt Bắc Hải Vân với Lữ Đoàn II và một Tiểu Đoàn Đa Năng; thành phần còn lại của sư đoàn chiếm đóng, bảo vệ
mặt Nam Hải Vân qua cuộc tiến công từ Đại Lộc lên Cao Điểm 1062 - Chế ngự toàn vùng Thường Đức, vùng núi cực tây Quảng Nam-Đà Nẵng. Quận Thường
Đức cách Đà Nẵng 50 cây số đường chim bay, với những cao điểm 1235 và 1062 kiểm soát được toàn vùng cận sơn và đồng bằng. Nhưng không chỉ như thế -
Nếu chiếm giữ được Thường Đức, lực lượng cộng sản sẽ mở một được một đường hành lang thông suốt chạy từ Bắc Kontum (vùng Dak To, Dak Pek, Dak Nhét
đã chiếm được từ tháng 4/1972) xuống vùng bình nguyên (khỏi phải dùng đường từ Kontum, Pleiku ở phía Nam, xa xôi, với quá nhiều trở ngại); chưa hết con
đường nầy còn nối với mặt trận Trị-Thiên (Bắc Hải Vân) mà không cần băng qua đất Lào. Vùng Cao Độ 1062 do đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Miền Bắc
trấn giữ: Sư Đoàn 304 Điện Biên, và SĐ2CS tăng cường từ Mặt Trận B3 (Tây Nguyên). Trận chiến trên các cao điểm chung quanh 1062 bắt đầu từ ngày 8 tháng
8/ 1974 chấm dứt vào cuộc phản công cuối cùng ngày 8 tháng 11 cùng năm do bảy Tiểu Đoàn Nhảy Dù 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9 trong số chín tiểu đoàn có mặt tại vùng
hành quân đã liên tục tác chiến, đánh ngày, đêm, cận chiến, du kích, đột kích, trận địa chiến.. Có thể nói đây là chiến trận lớn nhất sau cái gọi là “Hiệp định tái lập
hòa bình tại Việt Nam”. Người lính nhảy dù trả giá cho ngọn đồi và hòa bình với sinh mạng 500 chiến sĩ; 2000 người bị thương trận.
Cuộc huyết chiến tại cao điểm 1062 tạm kết thúc đợt giao tranh thứ nhất (cuối tháng 8/ 1974) với 200 xác bộ đội cộng sản (kiểm kê sơ khởi); 40 tù binh bị bắt tại
trận địa. Trương Công Phê, Sư đoàn trưởng Sư Đoàn 304 (còn có danh hiệu “Sư Đoàn Thép”) có kết luận: “Sư Dù là một sư mạnh”. Nhưng phần thưởng lớn lao
nhất, hãnh diện là lời của đồng bào Đại Lộc: “Nhảy Dù tới bà con ơi! Nhảy Dù tới! Chúng ta không chạy nữa, quay lại làm ăn như cũ, đừng sợ gì nữa!” (26) Phải,
đồng bào đã từng nói như thế ở Huế, Mậu Thân 1968; và mới đây, năm 1972 ở An Lộc, Bình Long, và tiếp theo ở Quảng Trị chỉ trong khoảng tháng 4, tháng 5.


Ngày 1/1/1975, một lần nữa để đáp ứng tình hình chiến trường càng ngày càng trở nên khốc liệt khó khăn, dưới quyền tổ chức và quyết định của Tướng Lưỡng, Sư
Đoàn Nhảy Dù thành lập Lữ Đoàn IV Nhảy Dù, và tiếp theo sẽ là Lữ Đoàn V Nhảy Dù. Lữ Đoàn IV Nhảy Dù do Trung Tá Lê Minh Ngọc giữ chức lữ đoàn
trưởng, gồm:
- Tiểu Đoàn 12ND, Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Nguyễn Văn Nghiêm.
- Tiểu Đoàn 14ND, Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu tá Nguyễn Đức Tâm.
- Tiểu Đoàn15ND, Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Nguyễn Văn Phú.
- Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh ND, Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Đặng Hữu Minh.
- Đại Đội 4 Trinh Sát do Trung Úy Trần Chí Mỹ giữ chức đại đội trưởng đang hình thành.
Riêng kế hoạch phát triển thêm Lữ Đoàn V Nhảy Dù đang được hoàn chỉnh, bởi chưa có lữ đoàn trưởng, chỉ thành lập được ba Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn gồm có
các Tiểu Đoàn 16, 17 và 18 với dự tính: Tiểu Đoàn16ø do Trung Tá Phạm Kim Bằng làm Tiểu Đoàn Trưởng. Tiểu Đoàn 17ø, Thiếu Tá Lê Hữu Chí; Tiểu Đoàn
18ø do Thiếu Tá Hồng Thu dự trù đảm nhiệm. Tiểu Đoàn 5 Pháo Binh; Đại Đội 5 Trinh Sát chưa được thành hình. (27)

Sau ngày 10, tháng 3, 1975 khi mặt trận Vùng II suy sụp trầm trọng bởi lần di tản bộ tư lệnh cùng toàn thể các đơn vị khỏi Tây Nguyên bắt đầu từ ngày 17 tháng 3,
1975. Tình hình quân sự Miền Nam trở nên cầm đầu đã mất hết khả năng kiểm soát, lãnh đạo đất nước. Riêng Bộ Tổng Tham Mưu, quyền điều hành, quyết định
nằm trong tay một viên tướng chuyên ngành tiếp vận, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân - Một trong những nhân tố chính
của tổ chức siêu tài chánh-kỹ nghệ “Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội”với đồng tiền máu của mỗi người lính góp vào trong những năm 1968-1972. Trong tình huống cực kỳ
khó khăn, nguy biến kia, Sư Đoàn Nhảy Dù lại được lệnh rời bỏ Đà Nẵng, và bị xé ra từng mảnh nhỏ, dàn mỏng trên những trận địa không chiều sâu, hở cạnh
sườn, thiếu yểm trợ không quân, thậm chí đến không có pháo binh diện địa hỏa yểm tiếp cận. Cuối cùng không thành phần trừ bị, tiếp ứng (28 ).. Tất cả để thực
hiện một sách lược gọi là “Đầu bé - Đít to” của chính đương kim Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. “Đầu bé”ù là vùng Quảng Trị, Thừa Thiên,
vùng đông dân cư Bình Định, Khánh Hòa; và “Đít to” tức là vùng Sài Gòn-Chợ Lớn, đồng bằng Sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ. Nhưng thực tế diễn tiến
chiến sự đã cho thấy: Không có một kế hoạch nào tồn tại được, bởi đây là một kế hoạch đặt trên sự lừa dối, và bất lực trước tình thế - Cũng như không một thân
thể nào tồn tại được khi đã bị bẻ gẩy sống lưng - Thủ phủ vùng Tây Nguyên, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thị Xã Pleiku hoàn toàn bị bỏ ngỏ, rơi vào tay
cộng sản không tiếng súng kể từ ngày 17 tháng 3, 1975. Trước tình trạng cực độ vô lý: “Chưa đánh đã có lệnh tháo chạy” đã có lúc, Tướng Quân Lê Quang
Lưỡng ngỏ ý thẳng với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng: Hãy để Sư Đoàn Dù về Sài Gòn (đang tăng phái hành quân tại Vùng I của Tướng Trưởng) lật đổ con
người đã không còn năng lực lãnh đạo, và càng ngày càng lộ rõ ý đồ phá vỡ sức chiến đấu của quân lực điển hình qua việc xé lẻ hai Sư Đoàn Nhảy Dù, TQLC;
Lữ Đoàn Thiết Kỵ, các Liên Đoàn Biệt Động, Biệt Kích.. Những lực lượng xung kích, tổng trừ bị quốc gia.(28Bis) Điển hình Lữ Đoàn 147/Sư Đoàn TQLC vừa bị
bức tử nơi bến phà Thuận An chưa xong việc đếm xác, đến lượt hai Lữ Đoàn 258 và 369 vô cớ rút từ Huế vào Đà Nẵng, xong từ Đà Nẵng vào Sài Gòn.. Tàu thủy
đến ngang NhaTrang lại được lệnh trở lui tái chiếm Đà Nẵng!! Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù không còn được quyền ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc, bởi tất cả
lệnh điều động (cấp tiểu đoàn) chỉ được phát xuất từ Dinh Độc Lập.
Rời Huế (cuối tháng 3) trong hoàn cảnh hỗn loạn của cuộc rút quân vô cùng phi lý, và vô kế hoạch của người nắm giữ vận mệnh quốc gia, Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu; lại tiếp nhận lệnh điều động trực tiếp từ “Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nguyễn Văn Thiệu”, Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Văn
Phát gồm các Tiểu Đoàn 2 (Thiếu Tá Trần Công Hạnh); Tiểu Đoàn 5 (Trung Tá Bùi Quyền): Tiểu Đoàn 6 (Thiếu Tá Nguyễn Văn Thành - Khác với Nguyễn Văn
“Thành Râu”, Tiểu Đoàn Trưởng 11). Gọi là ba tiểu đoàn nhưng thực sự toàn bộ các đơn vị phải phân tán dọc trục lộ Quốc Lộ 21 thành những chốt nhỏ cấp tiểu
đội để có thể liên hoàn yểm trợ nhau trong tình huống đơn độc chiến đấu. Đối lại phía cộng sản, sau khi chiếm xong toàn bộ Ban Mê Thuộc kể từ 15 tháng 3, và
không cần phải củng cố vị trí vừa chiếm xong (rút kinh nghiệm của Mậu Thân 1968; Tổng Công Kích 1972) hai Sư Đoàn 320, và F10 đồng lần rời bỏ Ban Mê
Thuộc, bôn tập theo Quốc Lộ 21 về phía bình nguyên duyên hải. Hai Sư Đoàn F10 và 325 với một lực lượng tấn công từ Miền Bắc vào gồm: 2376 xe các loại, trong
đó có 100 xe tăng; thiết giáp; gần 185 pháo lớn từ 85 đến 155 ly; hơn 100 khẩu cao xạ.. (29) Số lượng quân trang, vũ khí nầy chỉ riêng cho mặt trận Ban Mê
Thuộc, chứ thật sự để xâm lăng Miền Nam, quân đội cộng sản Hà nội đã chuyển vào Miền Nam từ 1974 đến tháng Tư/1975 một tổng số 823,146 tấn quân dụng vũ
khí “gấp 1.6” số lượng tiếp vận trong 13 năm từ 1960 đến 1973!! Về quân số, chỉ hai năm 1973-74 đã nhập ngũ thêm 150.000 tân binh để gởi vào Nam thay thế
68,000 quân thiệt hại, với 8000 cán bộ chuyên môn các ngành (30). Tóm lại 16 sư đoàn bộ binh của miền Bắc kéo vào không thiếu một đơn vị mà đích thân
Kissinger đã phải kêu lên ngao ngán sau khi nghe báo cáo từ tướng Weyand sau lần qua lượng định tình hình Việt Nam (28/3 đến 4 tháng /4) tại buổi họp tại Phòng
Bầu Dục tòa Bạch Ốc với hầu hết quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ: “Hiện tại, toàn thể quân lực Bắc Việt Nam đã ở Miền Nam... Chỉ cần một Lữ Đoàn
Thủy Quân Lục Chiến (Mỹ) là đủ chiếm đóng hết Miền Bắc. Rõ ràng Hiệp Định (tái lập) Hòa Bình Paris đã bị vi phạm trầm trọng” (31) Phải có học vị tiến sĩ
(xuất thân ở Đại Học Harvard), với chức vụ ngoại trưởng Liên Bang Bắc Mỹ mới biết được điều đơn giản nầy thì quả tình con người được tiếng là tài giỏi, thông
minh nầy cũng không “khá” hơn bao nhiêu người tầm thường khác. Ba Tiểu Đoàn 2, 5, 6 không yểm trợ, không trừ bị tiếp ứng bị lực lượng hai sư đoàn cộng sản
tràn qua như một điều tất nhiên sau ngày Nha Trang bỏ ngỏ, 31 tháng 3. Cũng là ngày Huấn Khu Dục Mỹ (gồm các Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động; Pháo
Binh, Bộ Binh) tự tan rã.

Phòng tuyến của chiến lược “Đầu bé- Đít to” kia lại thêm lần điều chỉnh, củng cố với một “cái đầu” tại Phan Rang (quê nội của Nguyễn Văn Thiệu). Vùng Phan
Rang với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân không hề là vị trí phòng thủ hữu hiệu của bất cứ hình thái chiến tranh nào. Bởi đối phương có thể hành quân tiếp
cận đến Phan Rang bằng nhiều hướng: Quốc Lộ I (Hướng Bắc từ Cam Ranh, Nha Trang đánh vào); Quốc Lộ 11 từ Đà Lạt đánh xuống từ phía Tây-Bắc; từ bờ
biển đổ bộ vào (hướng Đông); hoặc đánh vòng từ hướng Nam lên theo Quốc Lộ I. Thành phần binh lính trách nhiệm phòng thủ Phan Rang vốn là những đơn vị đã
bị thiệt hại lớn ở mặt trận Vùng I (Trung Đoàn 4, 5/SĐ2BB); các Tiểu Đoàn 31, 36, 52 Biệt Động đã mất sức do đã phải tác chiến liên tục từ mặt trận Chơn Thành
(Vùng III); Về phía nhảy dù, Lữ Đoàn 2 vừa bị thiệt hại ở mặt trận Khánh Dương, nay được thay thế bởi Lữ Đoàn 3 với Đại Tá Nguyễn Thu Lương Lữ Đoàn
Trưởng; Trung Tá Trần Văn Sơn Lữ Đoàn Phó, chỉ huy ba Tiểu Đoàn 3, 7, 11. Toàn thể đạo quân nầy phải chiến đấu tự tồn, không tiếp tế, không yểm trợ đối mặt
với đại quân của Quân Đoàn 2 Bắc Việt do Trung Tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy, gồm hai đơn vị chủ lực SĐ325 và SĐ3 của Tây Nguyên (vẫn tiếp tục làm thành
phần mũi nhọn tấn công mãi cho đến mặt trận Long Khánh (cuối tháng 4) sau nầy), ngoài ra còn có Đoàn 968 vừa thành lập từ Lào bôn tập về), cùng lực lượng
chủ lực, du kích địa phương. Với tương quan lực lượng quá chênh lệch như thế, nên dù người lính cộng hòa có nỗ lực chiến đấu kiên trì bao nhiêu cũng không thể
giữ vững các vị trí chiến thuật dọc Quốc Lộ I, có thể ngăn cản đà tiến quân của phía cộng sản (chưa kể đến tình trạng suy sụp, đỗ vỡ tinh thần do lo lắng về gia
đình của những đơn vị di chuyển từ Miền Trung vào). Ngày 16/4 toàn bộ cấp chỉ huy cao cấp của mặt trận gồm Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, chuẩn Tướng
Phạm Ngọc Sang, Đại Tá Nguyễn Thu Lương, và nhiều liên đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng đều bị bắt.
Trong tình hình ngặt nghèo dồn dập diễn ra, “Đích Thân Lê Lợi 612” đúng danh hiệu “Đích Thân” luôn có mặt cùng mỗi người lính trong những giờ phút gay go
nhất. Tướng Quân bay ra Phan Rang, trên chiến địa Khánh Dương đầu tháng 4 để trực tiếp chỉ huy các phi vụ “móc” con cái “Thằng Quyền (Tiểu Đoàn Trưởng
Tiểu Đoàn 5); Thằng Hạnh (TĐ2); Thằng Thành (TĐ6).. Tướng Quân tiếp nặng lòng đau đớn cùng lần lui quân bi phẫn của Lữ Đoàn 2 từ phi trường Phan Rang
với kết quả, TĐ11ND mất liên lạc toàn bộ, Thiếu Tá Nguyễn Văn Thành, cùng một số chiến sĩ trung kiên đồng lọt vào tay địch! Trong trận chiến tuyệt vọng này,
Trung Tá Trần Văn Sơn, Lữ Đoàn Phó, và nhiều chiến hữu khác của đoàn quân nhảy dù đồng bị hy sinh với niềm uất hận không thể đền bù. Chỉ mỗi TĐ3Dù do
Trung Tá Lã Quý Trang chỉ huy còn 100 chiến sĩ được trực thăng được trực thăng bốc từ bãi bể nam Thị Xã Ninh Chữ, Phan Thiết. Riêng TĐ7ND của Trung Tá
Nguyễn Lô bảo toàn quân số do được lệnh Bộ Tổng Tham Mưu rút ra khỏi Phan Rang trước khi trận đánh khai diễn.

Lữ Đoàn I ND do Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh Lữ Đoàn Trưởng, Trung Tá Lê Hồng Lữ Đoàn Phó gồm ba Tiểu Đoàn 1, 8, 9NDø, Đại Đội 1 Trinh Sát, Tiểu Đoàn
3 Pháo Binh, Đại Đội 1 Quân Y, Đại Đội 1 Công Binh tăng phái Sư Đoàn 18 Bộ Binh do Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn chỉ huy tổng quát, trấn giữ
Quận Lỵ Xuân Lộc, chận đứng bước tiến từ hướng bắc của quân đoàn cộng sản vào Thủ Đô Sài Gòn. Lươc lượng diện địa phòng thủ Long Khánh LĐ1ND đã làm
tròn trách nhiệm giao phó, không để cho địch quân tiến thêm được một tấc đất, buộc đoàn quân “Sinh Bắc - Tử Nam” của dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại
Tướng cộng sản Văn Tiến Dũng phải trả một giá đắt với 6000 xác chết; 37 chiến xa bị phá hũy. Riêng đối với một đơn vị cấp lữ đoàn, với thiệt hại nghiêm trọng
phải chịu đựng sau hơn gần hai tuần chiến đấu liên tục (10/4-21/4) chống chọi nhiều đợt tấn công của Quân Đoàn 4 CS gồm ba sư đoàn bộ binh 6, 7, 431 được hai
lữ đoàn xe tăng 203, 204 tăng cường hành quân, dưới yểm trợ của đại pháo tầm xa, có các đơn vị đặc công đánh xuyên phá, mở cửa.. Cuối cùng Lữ Đoàn 1 Dù lại
phải đảm nhận thên nhiệm vụ cuối cùng: Bảo vệ tập hậu đoàn quân rút lui gồm các thành phần của Sư Đoàn 18 Bộâ Binh, Tiểu Khu Long Khánh, các thành phần
pháo binh cơ hữu và diện địa, lại thêm hàng chục ngàn dân chúng đi theo.. Nên bất chấp ngăn cản của phủ tổng thống do đích thân Tổng Thống Thiệu ra lệnh; bộ
Tổng tham mưu với Tổng Tham Mưu Trưởng Khuyên, Đại Tá Lưỡng điều động trực tiếp, xử dụng TĐ 7 Dù và hai chi đoàn chiến xa M113/ Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ
của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi làm thành phần tiếp cứu. Lực lượng hỗn hợp nầy xuất phát từ Phước Tuy (Bà Rịa) đi ngược lên Tỉnh Lộ 2, đón thành phần
triệt thoái của Sư Đoàn 18, Tiểu Khu Long Khánh, và Lữ Đoàn I Dù về Bà Rịa an toàn. Nhưng cuối cùng, đêm 28 rạng ngày 29/4/75, quân CSBV cường tập tấn
công vào lực lượng Nhảy Dù ở Láng Cạn, Bà Rịa, lính các Tiểu Đoàn 1, 8, 9 đánh trả quyết liệt, liên hoàn bảo vệ đơn vị đến Giờ Thứ 25 mới rút xuống Vũng Tàu
để lui về Gò Công, từ đây di tản ra hạm đội. Có thể nói Lữ Đoàn 1 ND là đơn vị có quân số đông đảo nhất đã di tản ra khỏi nước.
Được lệnh Bộ Tổng Tham Mưu, Lữ Đoàn 2 Dù sau khi rút khỏi Phan Rang về Sàigòn, đặt thuộc quyền điều động của Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh
QĐIII/QKIII. Tướng Toàn đã tạm thời chỉ định Trung Tá Nguyễn Lô, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ7ND kiêm nhiệm chức vụ Lữ Đoàn Trưởng LĐ2ND trách nhiệm,
điều động hai Tiểu Đoàn 5 và 7, chận đứng địch trên tuyến Biên Hòa - Xa lộ Đại Hàn - Sàigòn do Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ
Binh/Lực Lượng Xung Kích/QĐIII (LĐ3KB/LLXKQĐIII) chỉ huy tổng quát. Nhiệm vụ chính của LĐ2ND là tiến quân bên phải đường sắt hướng về Sàigòn; đến
ngoại ô Bắc Sàigòn, co cụm lại, bố trí dọc xa lộ Biên Hòa, chặn địch vào thủ đô. Sau 30 tháng Tư, 1975 người đi qua vùng nầy vẫn còn thấy những xác Lính Nhảy
Dù chết trong trận chiến giờ cuối cùng bảo vệ Miền Nam.

Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù do Trung Tá Trần Đăng Khôi làm Lữ Đoàn Trưởng, Trung Tá Bùi Quyền Lữ Đoàn Phó với ba Tiểu Đoàn 2, 5, 6 Nhảy Dù từ Phan Rang
được rút về đóng ở trại Hoàng Hoa Thám, Tân Sơn Nhất. Đây là đơn vị đã đánh trận cuối, vô cùng ác liệt ngay trong lòng Thủ Đô Sài Gòn-Chợ Lớn, tiêu diệt
nhiều chiến xa T54, T59, và PT76 của địch từ Bà Quẹo, Ngã Tư Bảy Hiền, Lăng Cha Cả, Trường Đua Phú Thọ, và Chợ Lớn v.v.. Tới giờ phút chót của buổi sáng
30 tháng Tư, các chiến sĩ LĐ3ND vẫn vững tay súng giữ vị trí được giao phó, đơn vị chỉ buông vũ khí sau khi Dương Văn Minh nghe lệnh đầu hàng. Tất cả cấp chỉ
huy của lữ đoàn, và các tiểu đoàn đều cùng ở lại cùng anh em binh sĩ, chịu hoàn cảnh tù tội khắc ngiệt nơi Miền Bắc, không người nào dưới mười năm đày ãi, khổ
sai: Các Trung Tá Phạm Kim Bằng, Trần Đăng Khôi, Nguyễn Lô, Bùi Quyền.. Thiếu Tá Trần Công Hạnh, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Đức Tâm, Ngô Xuân Vinh..
Cấp đại úy, trung úy không thể kể đủ vì quá đông. Điều đáng hãnh diện là hầu hết sĩ quan nhảy dù đồng chứng tỏ bản lĩnh kiên cường của Người Lính Mũ Đỏ trong
hoàn cảnh khắc nghiệt của trại tù làm đối phương dẫu đang ở vị thế kẻ thắng trận cũng phải kiêng dè, kính nể. Trường hợp của các Trung Tá Phạm Kim Bằng,
Nguyễn Lô; Thiếu Tá Trần Công Hạnh là những điển hình rõ nét nhất.
Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù tân lập do Trung Tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Đoàn Trưởng, với ba Tiểu Đoàn 12, 14 và 15 Nhảy Dù, có đầy đủ quân số tác chiến và đã đưa
vào hoạt động thật sự ở Đà Nẵng, Quân Đoàn I/Quân Khu I. Được rút về Sài Gòn giữa tháng 2/75, biệt phái cho Biệt Khu Thủ Đô để ngăn chận CSBV ở cửa ngõ
Thủ Đô Sài Gòn qua cư xá Thanh Đa, xa lộ Biên Hòa, cầu Tân Cảng.
Last edited by khieulong on Mon Nov 20, 2017 3:36 am, edited 9 times in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Vào thời điểm Sài Gòn bắt đầu rơi vào tình trạng hỗn loạn, chấm dứt cuộc chiến uất hận, Người Lính Nhảy Dù cùng chiến hữu Liên Đoàn 81 Biệt Kích, Lữ Đoàn
Thiết Kỵ.. vẫn chiến đấu kiêu hùng cho đến viên đạn sau cùng, lấy chính xác thân để chận chiến xa của quân thù trên Cầu Xa Lộ, trên đường phố Sài Gòn. Trong
một cao ốc đường Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, hai sĩ quan và sáu binh sĩ nhảy dù tử thủ cho đến khi hết đạn, họ cho nổ hai quả lựu đạn cuối cùng để tự sát trên sân
thượng. Tại Ngã Tư Hồng Thập Tự - Lê Văn Duyệt, đồng bào chứng kiến bốn chiến sĩ nhảy dù trang bị đại liên M60, phóng lựu M79; và họ đã quyết chiến đấu tới
cùng cho đến khi hết đạn, xong bình tỉnh bước ra ngoài, nắm vai nhau, thành một vòng tròn.. Họ nổ trái lựu đạn sau lời hô quyết tử.. Việt Nam Cộng Hòa Muôn
Năm! Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm! Nhảy Dù Cố Gắng! Nhảy Dù! Nhảy Dù!
Điển hình là những vụ tự sát tập thể hoặc cá nhân của những Lính Mũ Đỏ: Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái cùng bảy chiến sĩ tại góc đường Trần Hưng Đạo-Tổng Đốc
Phương, Chợ Lớn; Chuẩn Úy Tô Chiêu Minh Đại Đội 204/Quân Cảnh Dù chết ngay trước cổng Trường Trung Học Đắc Lộ, Tân Việt trước cổng Trại Hoàng Hoa
Thám - Ngôi nhà vĩnh cữu của Người Lính Nhảy Dù. Còn rất nhiều trường hợp lẫm liệt hy sinh với lần đất nước tiêu vong.

Cùng lúc, tiếp theo những tướng lãnh, sĩ quan cao cấp Vị Quốc Vong Thân: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Hồ
Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long.. Còn có những Người Lính khác - Những Người Lính Nhảy Dù chết khắp nơi. Những cái chết không ai hay, những người chết
không ai biết tính danh đã làm màu Mũ Đỏ thêm thắm tươi sắc máu Trung Nghĩa, và Giải Băng Tang Đen dài cùng nỗi Đau Thương của toàn Dân Tộc.

Lần Chào Kính Cuối Cùng..
Lịch sử, quân đội của nhiều dân tộc thường kết liền với danh tính của những cá nhân kiệt liệt - Những người dựng nên các triều đại, chỉ huy những chiến dịch lớn,
quyết định vận mệnh của dân tộc, quân đội ấy.. Hán Cao Tổ, Lưu Bang (202 Trước CN); Minh Thái Tổ diệt Nhà Nguyên ( 1368). Đối với Nước Việt, những chiến
thắng Vân Đồn, Vạn Kiếp (1285) của đời Nhà Trần gắn liền với danh hiệu Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Và gần đây, danh tính những danh tướng
Eisenhower, Patton (Mỹ); Montgomery (Anh), Rommel (Đức); Yamamoto (Nhật).. cùng lần được nhắc nhở với những sự kiện chính trị-quân sự quan trọng của
quốc gia họ trong tiền bán Thế Kỷ 20. Sau chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) không thể không nói đến Võ Nguyên Giáp, De Lattre..v.v. Riêng với
Miền Nam, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, kỳ diệu đáng tự hào thay, suốt cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1954-1975), từ những xung đột giáo phái ở những
năm khởi đầu nền Đệ Nhất Cộâng Hòa thành lập ở Miền Nam (1955-1963) tiếp cho đến ngày tàn cuộc 30 tháng Tư, 1975, luôn bền bỉ đứng trong hàng quân, và
kiên cường chỉ huy chiến đấu: Người Lính Nhảy Dù - Đích Thân 612 Lê Lợi Lê Quang Lưỡng - Không một năm tháng ngơi nghỉ. Không một chiến dịch vắng mặt.
Hiện diện trong cơn pháo tập. Giữa trùng vây. Đầu tuyến xung kích. Cảm động biết bao và đáng kính phục dường nào. Đích Thân luôn hứng chịu đầu ngọn cuồng
phong bão lửa. Đích Thân luôn có mặt cùng “con cái”. Đích Thân luôn có mặt với “ mấy thằng em”.

Vĩnh Biệt Lê Lợi- Đích Thân 612!!

Viết lần Nhất - Ngày 1 tháng 11, 2005
Ngày Các Thánh trên Trời
Và Người Lính dưới mặt Đất.
Viết lại lần Hai- Tháng 7
Ngày Rằm Xá Tội Vong Nhân -Tháng 8, 2013

quehuongngaymai.com
TVQ chuyển

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Về một đại đội cũ

Kính dâng hương hồn anh Hồ văn Hòa
Riêng tặng Anh Hà Khôi (tức Hà Quế Linh) nguyên là đại đội phó 405 TK của tôi.
Trong đêm xứ người, nói gì về những người muôn năm cũ. Hai đứa chúng tôi như rưng rưng để nhớ về những đồng đội cũ của mình. Tôi hỏi anh Hòa về những gì anh biết về đại đội 405 thám kích. Bộ quân sử không nói về 405. (Nếu có, chỉ ba giòng trong trận đánh năm Mậu Thân). Quân đội miền Nam cũng chẳng bao giờ nhắc đến một 405. Nó vô danh.


Nó đánh giặc không phi pháo dọn đường, không được yểm trợ tối đa như những lực lượng tổng trừ bị. Nó là những tổ 3 người, những toán 4 người, mang trên vai những ba lô với mười mấy ngày lương khô xâm nhập trong lòng mật khu. Thế giới của nó là những cánh rừng thâm u, những ngôi làng sâu trong rừng, những con đường mòn xâm nhập của địch. Nó không cần ai biết. Nó buồn như thế đó. Lạc loài như thế đó. Nó lầm lì như thế đó. Bao nhiêu trách nhiệm nguy hiểm trong vùng địch kiểm soát, đột kích, thám kích, tiền thám hay viễn thám kể cả tăng viện và là mũi tấn công chính trong một trận đánh dữ dội, đều giao cho Đại đội Thám Kích 405. Vì vậy sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ của đơn vị nầy phải là quân nhân tình nguyện hoặc được chọn lựa trong thành phần có kinh nghiệm trận mạc, gan lì và nhất là sự bền bĩ chịu đưng gian khổ ở các đơn vị tác chiến khác của Sư Đoàn. Mặc dù Đại Đội Thám Kích không có trong Bảng Cấp Số của Sư Đoàn, nhưng do tính chất cuả nhiệm vụ khi thành lập -vì nhu cầu chiến trường- nên tính mệnh của mọi cấp trong ĐĐ/TK như “chỉ mành treo chuông” mỗi một khi được sử dụng. Ai vào thám kích mà ra khỏi được, không chết, ít nhất cũng mang theo vài chiếc thẹo trên mình. (1)

Rõ ràng, chúng ta là những kẻ may mắn nhất. May mắn bởi vì thay vì nằm xuống như một số người lính thám kích, chúng ta mang trên người những vết sẹo. Những vết sẹo mà khi sờ lại, thất lạnh cả người, mà mắt nhắm lại, để cảm tạ Đấng Quyền Năng đã phò trợ trong dòng binh lửa.

Nhưng tại sao, anh và tôi lại phải giữ gìn như giữ gìn những gì trân quí nhất?

Viên cựu đại đội trưởng 405 TK nhắc lại một Y Đao như một con sóc rừng. "...Y nhanh lẹ không thể tưởng. Người y, khi mang ba lô 17 ngày lương thực, không thấy người, chỉ thấy cái ba lô. Còn hạ sĩ Nùng Lương văn Tướng, ông ta nói tiếng Việt vẫn còn lắp bắp, mặt lúc nào cũng lầm lì.

Ông ta còn có biệt danh là ông Tướng giải phóng. Tại sao là giải phóng, Thư biết không?." "Thưa đại bàng, tôi không được biết". Tôi trả lời. "Số là hôm ấy, toán ông bị phát giác. Lính Bắc hỏi: Ai đấy? Ông Tướng lính quýnh trả lời: Biệt kích Giải phóng. Trời ơi, VC làm gì có biệt kích. Còn trung sĩ Tám, trung sĩ Khoái, trung sĩ Đặng, hạ sĩ Dự, hạ sĩ Lực, còn chuẩn úy Bùi Toàn Hảo, chuẩn úy Âu Hoàng Minh, chuẩn úy Phan Thái Gia, chuẩn úy Nguyễn Thái Lâm..."

Anh kể như thuộc lòng. Đó là điều hiếm hoi cho một người đã trải qua rất nhiều đơn vị. Nó chứng tỏ đại đội 405 là một dấu ấn đậm sâu vào tâm trí của một người lính cũ. Nó chứng tỏ, anh đã có một nơi để tự hào trong đời binh nghiệp của anh.

Rồi anh Hòa nhắc lại hạ sĩ Y Brep và hạ sĩ Ba. VC trồi lên đánh cận chiến. Thằng Y Brep quạt Thompson bảo vệ anh, thằng Ba xô anh xuống hố. Và kết quả, Hạ sĩ Ba chết, và Y Brep bị mù một con mắt.

Tôi lắng nghe tiếng anh nghẹn lại. Vâng, tôi cũng vậy. Anh nói rằng, những người lính 405 anh hùng quá, dũng cảm quá, anh chưa bao giờ thấy đơn vị nào mà tất cả đều cùng một lượt xung phong lên đồi cỏ tranh, đứng thẳng mà tiến lên. Anh chưa bao giờ thấy một đại đội lại đánh tan tành một tiểu đoàn... Vâng, anh kể lại thời của anh từ 1963 đến 1964, và tôi kể lại thời của tôi từ 1967 đến 1971. Anh làm tôi nhớ lại hạ sĩ Đông mang máy truyền tin. Đông cũng cõng tôi mà chạy dưới bao lằn đạn. Và ông Y Suk đã cứu tôi thế nào trên đỉnh Kỳ Sơn.

Tôi cũng muốn nói về cái uy danh của đơn vị, khiến lúc đơn vị bị vây khỗn, ngỡ chừng như tuyệt vọng, nhưng địch vẫn không dám ùa ra cận chiến...

Đêm nay, quê người, và hơn 30 năm xa cách cho hai cánh diều hâu bỏ đàn bỏ tổ. Những giọt lệ bỗng nhiên lại thêm một lần chảy lạnh cả tâm hồn. Người sống nhớ về người đã chết. Người may mắn nhớ về người không may mắn. Nguồn cội từ một mái nhà được phanh ra, để cùng nhau tự hào và cũng để cùng nhau mà khóc thầm. Những con người, không bao giờ nhìn lên, mà chỉ nhìn xuống, cam phận. Có ai còn nghĩ đến họ. Nghĩ đến một người như hạ sĩ Ba chịu hứng đạn thù để cứu một đại đội trưởng, để anh còn sống, để anh được cơ hội nhận hai lần thăng cấp tại mặt trận chỉ trong vòng hai tháng từ một ông tướng khó nhất là tướng Đỗ Cao Trí.

"Thư à, lon mình không phải do tướng Đỗ Cao Trí gắn mà là do hạ sĩ Y Brep, hạ sĩ Ba gắn..."

Cám ơn anh Hoà đã nhắc lại thời kỳ đầu tiên của một đại đội. Khi tôi hỏi anh một câu mà tôi nghĩ là quá thừa: Anh nghĩ thế nào về đại đội mình. Bên đầu dây xa, giọng anh ấy trở nên phấn khích: Đó là một đơn vị chỉ biết chiến thắng. Anh kể lại những địa danh rừng núi. Những mật khu, đặc khu. Những đồi tranh, và những trận đánh ác liệt. Anh lại kể lần tướng Đỗ Cao Trí, tướng Linh Quang Viên, đáp xuống ngọn đồi mà đại đội vừa chiếm lại giữa ầm ầm tiếng pháo, và la liệt xác phe bên kia. Tôi cũng kể lại những nồi cơm mà Bắc quân bỏ chạy còn nấu lỡ dở, trong những đêm chúng tôi đột kích mật khu ở Bình Định. Tôi nói suốt hơn bốn năm, đại dội không cho phép bất cứ một trái pháo nào lọt vào Bộ Tư Lệnh. Vì sao? Vì địch là ma, ta cũng là ma. Chúng tôi cùng nhau cười ha hả. Anh lại nhắc đến công trạng của thiếu úy Đặng đức Thành, người khai sinh ra đơn vị Biệt kích Sư đoàn, tiền thân của đại đội 405 thám kích. Anh còn nói nhiều nữa. Chính cái cái khăn quàng đen mà tiểu đoàn 35 Biệt Động Quân mang là biểu tượng truyền thống của đại đội 405 Thám kích sư đoàn 22 BB:

"Thư à, mình phải kể cho Thư nghe, ngày về nhận tiểu đoàn 35 BĐQ, mình đã mang theo chiếc khăn quàng cổ của đại đội cho đơn vị mới."

oOo

Từ 405, anh Hòa đã mang chiếc khăn quàng cổ màu đen về 35 BĐQ. Từ 405, tôi cũng đã mang 9 tác phẩm văn học đến cùng độc giả. Con số quá đủ cho một tấm lòng đối với bạn bè đồng đội của mình. Tôi hẹn với lòng, sau Mặc Niệm Chiến tranh là bỏ viết. Tôi đã gởi gấm những gì mà tôi cần gởi gấm. Nhưng bây giờ, tôi lại ngồi trước máy. Những lời của anh Hòa chẳng khác cơn bão xoáy lốc vào tâm não. Một đằng, tôi cảm thấy mình thật hãnh diện, bởi vì tôi đã có mặt tại một đơn vị đã từng tạo nên một thành tích kỷ lục có một không hai trong QLVNCH. Khó có một ai trong bất cứ đơn vị nào được tướng Đỗ Cao Trí thăng cấp hai lần trong vòng hai tháng ngay tại mặt trận. Có người gọi tôi là điên khùng. Có kẻ cho tôi là ái quốc lãng mạn. Vâng, quả tôi điên khùng thật. Nhưng bây giờ tôi phải cám ơn về cái điên khùng này. Nhờ nó tôi mới hiểu cái tàn bạo của con người, của chiến tranh, của hận thù, và những tay chỉ biết xúi tuổi trẻ ra chiến trường để chết thế, và nhất là một khi tuổi trẻ muốn bày tỏ những ước mơ chân thật của mình thì bị gán cho những danh từ như phản chiến, hèn nhát, trong khi chính những kẻ ấy là co rúm hơn ai hết. Chính nhờ nó, tôi mới hiểu cái câm nín chịu đựng của những người lính bộ binh trong một thời chỉ con ông cháu cha mới được sống. Chính nhờ nó tôi mới cảm nhận được thế nào là tình đồng đội cũng như nỗi kiêu hãnh của những người lính tác chiến.

oOo

Phải. Không tự kiêu sao được khi đám lính khăn choàng đen huy hiệu diều hâu vồ mồi đã làm địch Bình Định kinh hồn bạt vía. Chúng tôi đã áp dụng tối đa chiến thuật dạ kích. Anh bạn, tôi xin nhắc lại, nếu địch là ma, thì ta cũng là ma, tại sao mấy ngài chỉ huy cao cấp chỉ biết cái chiến thuật nhà giàu, ngày đánh, đêm về phố nhảy đầm hay ngủ với vợ. Tại sao các ngài không thành lập những đội quân chuyên đánh đêm, hay đổi lại chiến thuật đánh ngày sang đánh đêm. Địch lợi dụng bóng tối tại sao ta lại không lợi dụng bóng tối để đột kích mật khu, phá nát hậu cần, gây cảm giác lo âu kinh sợ cho đối phương, bắt đối phương lúc nào cũng hoang mang giao động? Tại sao cứ chơi trò đóng đồn phòng thủ, chờ chuông báo tử.

Chuông báo tử. Những hồi chuông đã kéo hối hả khắp cả miền Nam, và bóng u minh đã òa chụp xuống từng người, từng thân phận. Không phải vì ta hèn. Chưa có một đội quân nào trên thế giới này, thua trận, nhưng lại tự hào cùng hàng ngũ, cùng màu cờ sắc áo như quân đội miền Nam này. Không phải một ngày, một tháng, mà cả đời. Chỉ có những kẻ trong cuộc mới hiểu và thấm thía được nỗi tự hào. Và đó là lý do cắt nghĩa tại sao tôi lại phải viết hoài, viết không mệt về màu áo cũ của mình.

oOo

Viết về một đơn vị, để mà tự hào, nhưng riêng tôi lúc này còn để hối hận. Bởi vì, ngòi viết của tôi chưa bao giờ có một nhân vật như Y Brep trên trang giấy. Và tôi cũng chưa bao giờ mời ông Tướng giải phóng, trung đội phó của tôi một cốc rượu, một lon bia. Ông ta anh hùng như thế, dẫn toán vào mật khu, hù lính Bắc quân, thế mà mỗi ngày vẫn chào tay tôi, trình diện tôi, giúp đỡ tôi, nâng bước chân tôi lên trên những bãi chiến trường sôi bỏng. Thế mà tôi không có cả một lời. Và dù có viết, thì đám kiểm duyệt ở Sài Gòn lại bôi đen chữ Tướng viện dẫn tôi chơi xỏ một ông tướng nào đó. Vâng, tôi đã vô tình quên họ, những người lính của trung đội tôi như Y Đao, Nay Lat,Y Suk, như Nha, Vọng, Tròn, Hường, Nai, Lợi, Ký, Mễ, Ưng Luông. Tôi chỉ bận tâm đến bản thân tôi. Tôi chỉ tìm mọi cơ hội để được thăng quan tiến chức, hay để được thoát khỏi địa ngục trong lúc họ vẫn tiếp tục cùng chiếc poncho, hay lon cơm gạo sấy, coi đơn vị là mái nhà vĩnh viễn của mình mà không một lời ta thán.

(1) Trích từ Định Mệnh - tạp chí Thư Quán Bản Thảo số 46 của Văn Nguyên Dưỡng (bút danh của cựu trung tá Nguyễn văn Dưỡng, cựu trưởng phòng 2 SĐ 22 BB).

Trần Hoài Thư

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Những người chết sau cùng trong cuộc chiến

Góp nhặt trên Net, chuyển anh chị em đọc để tri ân những người đã chết cho chúng ta được sống, những người đã hy sinh để chúng ta được an toàn.

Xin thắp một nén hương cho người Thiếu Úy Nhảy dù tử trận giây phút cuối cùng của cuộc chiến.


Trường Sơn Lê Xuân Nhị

Tác giả ghi lại những gì diễn ra trước mắt mình, ngay trước nhà mình, ngay trong khu phố mình sống, những giờ phút cuối cùng của miền Nam. Ngày ấy, tác giả vừa tròn 15 tuổi.

Viết cho ngày 30 Tháng Tư năm ấy.
Viết cho những người lính cấp bậc nhỏ, nhưng hy sinh lớn.
Viết cho những người lính vô danh,
Vị quốc vong thân lúc thành mất nước tan.
Ai cũng sống cả một đời, nhưng chết chỉ một lần.
Các anh, những người lính nhỏ,
Các anh, những người lính vô danh, nhưng hy sinh vĩ đại!

Suốt 40 năm qua, tôi đã đọc, đã nghe và cũng đã xem nhiều về những hy sinh của các tướng lãnh, sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng Hòa khi nước mất nhà tan vào tay Cộng Sản trong ngày 30 Tháng Tư đau buồn của năm 1975.

Lúc ấy tôi được 15 tuổi, chưa trưởng thành, chưa đủ khôn và đủ hiểu biết chuyện đời, nhất là chuyện thời cuộc. Ở tuổi này, tuy chưa đủ lớn, ký ức mình cũng đủ “già dặn” để không quên điều xảy ra. Và trong ý nghĩ đó, có một câu chuyện cho đến giây phút này vẫn còn in đậm trong ký ức của tôi.

Mấy mươi năm qua, tôi cho đó là “chuyện nhỏ.” Sau này, tôi chợt nhận thức, rằng chuyện nhỏ này lại có ý nghĩa vô cùng to lớn mà hôm nay tôi muốn ghi lại và chia sẻ với những ai quý tự do, yêu độc lập và chuộng hòa bình.

Lúc ấy là 09 giờ sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975!

o0o

Nhiều tiếng khóc sụt sùi vỡ ra bởi lời lẽ chân thành của bà già. Cảm thấy quá đau lòng trước thảm cảnh thương tâm ấy, tôi thẫn thờ bước ra, chợt trông thấy người lính trẻ còn đang đứng dựa cột nơi quán cơm tháng của Dì Mười, khóc rấm rức như trẻ thơ. Ôi, còn đâu người chiến sĩ anh dũng ngày nào! Ôi, còn đâu bộ đồ trận kiêu hùng một thuở! Ðôi vai run run theo tiếng nấc của anh làm tôi bùi ngùi…

Thời khắc ấy cách đây đúng 40 năm, trong cảnh hỗn mang của ngày tàn cuộc chiến, trong xóm tôi ở Ngã Năm Bình Hòa-Gia Ðịnh, bỗng xuất hiện bốn năm người lính Nhảy Dù. Họ chạy lúp xúp men theo vách tường nhà Dì Sáu của tôi rồi dừng lại trước nhà tôi. Tất cả đều còn rất trẻ và người họ mang đầy súng ống đạn dược. Áo quần họ bám đầy bụi đỏ. Chỉ cần nhìn thoáng qua, ai cũng biết những người lính này mấy ngày trước đây đã từng xông pha trận mạc. Họ đứng trước khoảng đất trống, ngó dáo dác một đỗi, thì người lính có mang một bông mai trên cổ áo nói, như ra lệnh:

- Anh em đào ở đây đi.

- Tuân lệnh thiếu úy!

Một người trong họ trả lời. Thế là các anh tháo gỡ trên vai xuống mấy cái xẻng cá nhân. Với thao tác nhanh lẹ, phút chốc họ đã biến chúng thành những cái cuốc và bắt đầu đào hố cá nhân.

Trong nhà, má tôi lo lắng ra mặt. Bà đang phân vân chẳng biết có nên di tản không và nếu đi thì chưa biết phải đi đâu. Bất ngờ, bây giờ thấy lính tráng chuẩn bị hầm hố chiến đấu trước cửa nhà, bà thêm hoảng sợ.

Tuổi thiếu niên đang lớn, hiếu kỳ, tôi tò mò bước ra sân, tiến gần đến khoảng đất trống ngồi chồm hổm xem mấy người lính làm việc. Lâu lâu có tiếng đại bác vọng về, tiếng súng bắn lẻ tẻ vang lên đây đó làm cho bầu không khí chết chóc thêm ngột ngạt, hình ảnh chiến tranh thêm rõ nét.

Dân trong xóm tôi nhốn nháo chạy tới chạy lui, mặt mày ai nấy đều lấm la lấm lét khi đi ngang qua nơi mấy người lính đang làm việc. Bộ mặt của thành phố Sài Gòn lúc đó như người bệnh nặng sắp mất.

Ðộ chừng nửa tiếng sau, khi hố được đào khá sâu, một người lính đứng lên, mồ hôi nhễ nhại trên mặt. Anh đưa cánh tay lên cao, quẹt lấy mớ tóc bê bết trên trán để lộ một cái sẹo thật to nơi đuôi mắt phải, đoạn nhìn tôi:

- Em trai chạy vô nhà lấy cho anh xin miếng nước uống đi em.

Tôi đứng dậy co giò phóng vào nhà. Ít phút sau tôi mang ra cho các anh một ca nước đá bự, một cái ly và một ít kẹo đậu phọng với bánh in mà má tôi đưa thêm. Họ ăn, họ uống, họ nói cười vui vẻ, cơ hồ như không có chuyện gì xảy ra. Chỉ có người thiếu úy là không ăn uống gì cả.

Người thiếu úy này cũng còn trẻ và đẹp trai như Tây lai nhưng dáng dấp rất phong trần, uy dũng. Tôi đoán chừng tuổi đời anh chỉ khoảng 23, 24 gì thôi. Anh có vẻ như đang lo lắng trước tình hình chiến sự lan rộng nên nét mặt luôn phủ một lớp sương mờ căng thẳng.

Nắng lên khá cao…

Bỗng một tiếng nổ lớn từ đâu dội lại rung chuyển cả mặt đất. Tôi hoảng hốt. Mấy người lính ngưng đào, ngẩng đầu nhìn quanh. Viên thiếu úy ngó về cuối xóm một thoáng rồi nói với đồng đội:

- Anh em cứ tiếp tục đi, để tôi xuống dưới này xem sao.

Người thiếu úy xốc khẩu M-16 đang mang trên vai lên cao và bỏ đi trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Bên trong, má tôi gọi tôi vào và không cho ra khỏi nhà, vì sợ đạn lạc. Xế trưa, lúc ông Dương Văn Minh ra lệnh cho binh sĩ buông vũ khí và đầu hàng vô điều kiện thì má tôi vội vã kêu tôi cầm cái radio-casette hiệu Sanyo ra cho những người lính bên ngoài nghe. Trong khi họ còn sững sờ thì viên thiếu úy từ dưới đang vội vã đi lên. Một anh lính trẻ giơ chiếc radio về viên sĩ quan, hớt hải, nghẹn ngào. Anh nói như sắp khóc:

- Thiếu úy, thiếu úy, ông Minh đầu hàng rồi. Mình thua rồi!

Viên sĩ quan khựng lại một lúc rồi chăm chú nhìn vào cái radio trong im lặng não nề. Tiếng ông Minh kêu gọi đầu hàng cứ được lập đi lập lại hoài khiến người sĩ quan trẻ nổi cáu:

- Ð.m. sao chưa đánh đấm gì đã lo đầu hàng?

Người thiếu úy giận dữ quát tháo, gương mặt đan xen nỗi đau và buồn. Sau một đỗi phân vân, cuối cùng thiếu úy hạ giọng:

- Thôi đi.

Thế là họ bỏ chiến hào đang đào dang dở và hấp tấp chạy trở ra đường. Ðộ chừng một tiếng đồng hồ sau, người ta nghe nhiều tiếng súng AK-47 nổ giòn giã rồi tiếng M-16 bắn liên thanh đáp trả. Lẫn lộn trong đó thỉnh thoảng có cả tiếng súng M-79 đệm vào. Ðứng trong sân nhà nhìn ra, tôi thấy có vài cột khói đen bốc lên cao.

Từ bên ngoài, vài người trong xóm tôi tất tả chạy về. Gặp má tôi đang đứng lấp ló nơi cửa, họ báo:

- Ðang đánh nhau ở ngoài Ngã Năm dữ lắm cô Ba.

Ngã Năm Bình Hòa là giao điểm của năm con đường từ năm hướng khác nhau. Năm Mậu Thân 1968, nhiều trận đánh đã diễn ra ở đây khi Lực Lựợng Bảo Vệ Biệt Khu Thủ Ðô của quân đội VNCH ngăn chặn các mũi tiến công của cộng quân từ bên ngoài đổ về qua mấy cửa ngỏ như Gò Vấp, Cầu Bình Lợi, Lò Vôi hay Ðồng Ông Cộ… nên nó trở thành một trọng điểm chiến lược vì là một trong những lộ chính tiến vô thủ đô Saigon.

Chiều cùng ngày, khi lịch sử đã an bài, dân chúng bắt đầu túa ra đường phố. Lớp thì đón quân “Giải Phóng,” lớp khác lại mừng đất nước “Ðộc Lập,” trong khi tôi thì tò mò theo người cậu họ ra xem tình hình ngoài ngõ. Nghe thiên hạ bàn tán xôn xao có lính chết ở chỗ Ngã Năm Bình Hòa, cậu cháu tôi lần bước tới quan sát. Một đám đông đang vây quanh trước Nhà Thuốc Tây Tiến Thành, là nhà thuốc của má thằng bạn tôi. Cố gắng chui vào đám người hiếu kỳ ấy và luồn lách một tí, tôi tới được bên trong. Giữa vòng người nọ là xác một người lính nhảy dù nằm chết cứng. Ngực thủng một lỗ lớn, chiến bào loang đầy máu và đã chuyển sang nâu sậm nhưng đôi mắt anh vẫn mở trừng trừng. Nhìn kỹ, tôi chợt giật mình: người đó chính là viên thiếu úy ban sáng!

Ðang còn ngỡ ngàng, tôi bỗng thấy có một thanh niên vẹt đám đông bước lại gần xác người thiếu úy. Anh mặc một chiếc quần tây đen ngắn củn và áo thì rộng lùng thùng như đồ của ai cho chớ không phải của anh vậy. Anh khom người xuống, giơ tay vuốt nhẹ nhàng lấy khuôn mặt lạnh vô hồn kia. Ðôi mắt từ từ nhắm lại và nơi khóe miệng một dòng máu nhỏ rỉ ra bên mép. Dường như chàng thanh niên lâm râm khấn vái điều gì đó nho nhỏ, đoạn anh đứng lên, bước ra với đôi mắt đẫm lệ. Tôi nhận ra ngay anh chính là người lính xin nước tôi lúc sáng, nhờ vết sẹo to nơi đuôi mắt.

Thiên hạ bàn tán sôi nổi khi dòng máu tươi nơi khóe miệng của thi hài đã lâu kia rỉ ra. Người miền Nam vốn duy tâm, thiên hạ tin rằng đấy là một điều linh thiêng vì vị sĩ quan này có lẽ còn có chuyện chi oan ức. Ðột nhiên, chị Bảy bán tạp hóa sau lưng tôi lên tiếng kể lể với những người xung quanh:

- Ông thiếu úy này và mấy người lính của ông ta nấp ở vách tường bên kia kìa. Ðứng trông cửa sổ nhà nhìn qua, tui thấy mấy ổng bắn xuống phía mấy ông “Việt Cộng” ở dưới Ðồng Ông Cộ quá trời. Cuối cùng chắc thấy không xong, ổng biểu mấy người lính của ổng chạy đi còn ổng thì vẫn ở lại. Rồi hình như ổng bị thương sao đó nên bò sang nấp vô Cổng Ðình Thần Bình Hòa này nè. Hai bên còn bắn nhau một lúc lâu nữa và khi không còn nghe tiếng súng thì tui dòm ra thấy ổng lết tới đây rồi chết luôn.

- Hết chiến tranh rồi mà chết, tội nghiệp quá! Không biết có gia đình vợ con gì không? Thân nhân mà hay được chắc là buồn lắm.

Ông già bên cạnh chị Bảy nói theo làm mọi người mủi lòng trước sự hy sinh oai hùng của viên thiếu úy. Chợt một bà cụ cầm tấm chăn, không biết từ đâu, tách đám đông bước vô phủ trùm lên xác người thiếu úy và mếu máo:

- Dù con không có họ hàng gì với bà nhưng bà thấy con chết thảm bà thương quá. Tội nghiệp, con cái nhà ai vậy không biết nữa. Thôi con chết rồi, con hãy thanh thản ra đi và nếu hồn con có thiêng thì phù hộ cho bà con nơi đây được nhiều an lành nha con!

Nhiều tiếng khóc sụt sùi vỡ ra bởi lời lẽ chân thành của bà già. Cảm thấy quá đau lòng trước thảm cảnh thương tâm ấy, tôi thẫn thờ bước ra, chợt trông thấy người lính trẻ còn đang đứng dựa cột nơi quán cơm tháng của Dì Mười khóc rấm rức như trẻ thơ. Ôi, còn đâu người chiến sĩ anh dũng ngày nào! Ôi, còn đâu bộ đồ trận kiêu hùng một thuở! Ðôi vai run run theo tiếng nấc của anh làm tôi bùi ngùi. Ngẩng mặt lên bắt gặp tôi đang nhìn anh trân trối, anh vụt bỏ đi. Ngó cho đến khi bóng dáng xiêu vẹo của anh khuất nơi cuối chợ, tôi thấy lòng nao nao buồn. Cảm khái trước một nỗi niềm mất mát bao la của tình đồng đội thiêng liêng cao quý lẫn tiếc nuối cuộc đời binh nghiệp nữa đường gãy đổ, tâm hồn tôi tràn ngập cả một sự chua chát to lớn.

Nhưng tôi đâu biết rằng, đó chỉ là khởi điểm của một trang sử đau thương cho dân tộc, cho hàng vạn sinh linh sau này.

Charleston, South Carolina
Trường Sơn Lê Xuân Nhị

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Nha Trang – thời tôi mới lớn

Phạm Tín An Ninh

Nha Trang lúc nào cũng đẹp, nhưng với tôi Nha Trang đẹp nhất ở vào cái thời tôi mới lớn. Dường như lúc ấy biển xanh hơn, bầu trời trong và bao la hơn, đã cho tôi nhiều mộng mơ hơn. Lúc ấy tôi chưa biết yêu để hiểu được cái nghĩa thất tình nó ra sao, cái cảm giác “chết trong lòng một ít” nó đau đớn đến dường nào; cũng chưa bước chân lên bến đời để thấy cuộc đời này không phải chỉ toàn màu xanh của biển và bầu trời trên đầu lại có quá nhiều những đám mây đen.

Ngày ấy, cũng đã có chiến tranh (quê hương tôi thì lúc nào lại không có chiến tranh), nhưng dường như còn ở đâu đó, xa lắm. Tôi chỉ biết người lính qua mấy anh SVSQ Hải Quân, Không Quân oai phong tuấn tú trong những bộ quân phục đẹp, mới toanh, thẳng nếp, dạo phố với tình nhân vào những ngày cuối tuần. Đâu có biết người lính gian khổ, hiểm nguy và chết chóc ra sao. Khi ấy, Trịnh Công Sơn cũng chỉ mới viết được đôi ba bài tình ca, chưa có bản nhạc phản chiến nào, Những bản nhạc viết về lính lúc ấy cũng dễ thương, hiền lành và lãng mạn lắm, chưa hề nghe Kỹ Vật Cho Em. Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, Anh Không Chết Đâu Anh, Người Ở Lại Charlie…, nên cũng chưa biết tiếng khóc não nùng của những người góa phụ.

Những chuyện xảy ra trong thành phố thời ấy hấp dẫn tôi và đám bạn bè hơn. Chuyện bà (vợ ông) bác sĩ, một mệnh phụ gốc Hà thành nhan sắc mà mỗi lần trông thấy bà ngoài phố, chúng tôi đứng lại tròn mắt trầm trồ như đang được chiêm ngưỡng một pho tượng đẹp trong viện bảo tàng. Chuyện của một bà dược sĩ, có tình nhân là một ông đại úy phi công rất bô trai. Mặc dù bà có chiếc xe hơi thể thao “trọc mui” duy nhất ở thành phố biển này, nhưng bọn tôi thường thấy ông phi công đèo bà sau chiếc Vespa chạy lòng vòng trên đường Duy Tân, Độc Lập. Cuộc tình lãng mạn ấy rồi cũng đi vào ngõ rẽ. Bà dược sĩ trở thành phu nhân của một ông tướng nổi danh, còn chàng phi công hào hoa thì rước về dinh một cô ca sĩ chuyên hát những bản nhạc buồn… vào hồn không tên… nào đó. Và “đình đám” nhất là chuyện tình của thầy tôi và một cô học trò. Ông thầy mà bọn tôi thường gọi là “thầy của những ông thầy khác” và rất mê nghe ông đọc những bài thơ tình lãng mạn của mấy ông Alphonse de Lamartine, Charles Beaudelaire, Jacques Préver trong giờ Văn học sử Pháp. Còn cô học trò cũng rất tài ba, từng có bài luận văn dài gần 20 trang giấy được giáo sư nổi danh Thạch Trung Giã cho điểm tối đa và đọc cho cả mấy lớp cùng nghe. Không biết có phải nhờ vòng tay ông thầy của tôi mà sau này cô trở thành nhà văn nổi tiếng với tác phẩm cũng bắt đầu bằng hai chữ Vòng Tay… Một ông thầy khác mê đến si tình cô học trò “hoa khôi” Võ Tánh, đóng vai Trưng Trắc trong buổi lễ Hai Bà Trưng. Những nữ sinh được chọn đóng vai Trưng Trắc, Trưng Nhị thời ấy đều là những mỹ nhân “vang bóng một thời”.

Thời ấy dường như chiến tranh còn ở đâu đó, chưa tới Nha Trang, nhưng Nha Trang lại là nơi có ba quân trường nổi tiếng.

Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân đã đào tạo hầu hết những sĩ quan Hải quân ưu tú. Trong số ấy có rất nhiều đồng môn của bọn tôi ở Trường Võ Tánh, một số đàn anh trở thành những hạm trưởng: Trần Đức Cử, Phạm Đình San, Võ Quang Thủ, Phan Hữu Niệm, Võ Văn Bảy…

Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân đào tạo hầu hết những phi công tài hoa của đất nước, trong số này cũng có rất nhiều cựu học sinh Võ Tánh. Sau này có người lên đến cấp tướng.

Trường Đồng Đế, đào tạo hầu hết các hạ sĩ quan cho Quân Lực và những khóa sĩ quan hiện dịch, mà một người sĩ quan tốt nghiệp Khóa 2 đã trở thành một vị anh hùng trong lòng bao người dân Việt tha phương: Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. (Xa hơn một chút là Huấn Khu Dục Mỹ, với các quân trường nổi danh không kém, được thành lập từ năm 1960. Trường Pháo Binh chuyên đào tạo cá sĩ quan có khả năng toán học, làm “đề lô” và sau này trở thành các cấp chỉ huy của binh chủng “nòng dài”, tạo sấm sét lam khiếp vía quân thù. Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân, được những người lính gọi là “Lò Luyện Thép”. Có người còn gọi đùa là “Trung Tâm Tàn Phá Sắc Đẹp.” Một nơi huấn luyện cho người lính chịu đựng gian khổ nhất, có khả năng vượt qua mọi chướng ngại, để có thể chiến đấu trong những điều kiện khó khăn nguy hiểm nhất để đánh thắng quân thù. Ngoài việc đào tạo các chiến sĩ Mũ Nâu hào hùng, còn có các Khóa Rừng Núi Sình Lấy, Viễn Thám cho tất cả các quân binh chủng thiện chiến khác.)



Về văn chương, ngoài một số nhà văn kỳ cựu như Quách Tấn, Cung Giũ Nguyên, Thạch Trung Giã, Võ Hồng, lúc ấy có nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng sớm từ đám học trò: Nguyễn Xuân Hoàng, Sao Trên Rừng (Nguyễn Đức Sơn), Thanh Nhung (Tôn Nữ Nha Trang), Duy Năng (Nguyễn Hữu Trí)…Nếu tính cả những người từ các tỉnh lân cận đến học ở Nha Trang thì còn có Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thị Hoàng, Cao Hoành Nhân, Từ Thế Mộng, Trần Hoài Thư, Sương Biên Thùy (Lê Mai Lĩnh sau này)…

Thời đó, Nha Trang có cô ca sĩ Thúy Vân, tuổi khoảng 14, 15, có ông bố phục vụ trong Lực lượng Bảo An Đoàn, có tay trống Minh Châu số 1 của Ban Văn Nghệ Ty Thông Tin , sau này cũng gia nhập Bảo An, làm sĩ quan Tâm Lý Chiến. Bọn tôi thường được tham dự những đêm văn nghệ do Ty Thông Tin tổ chức, nghe ca sĩ Bích Sơn hát bài Cô Gái Xuân và đóng kịch “Ông Ninh Ông Nang” với anh hề Ngọc Trai. Được xem phim Chúng Tôi Muốn Sống , mê ông Lê Quỳnh đẹp trai và bà Mai Trâm với má lúm đồng tiền và hai lọn tóc thắt “con rít” thả xuống bờ vai.

Thời ấy cũng có rất nhiều cái tên “mỹ nhân” truyền tai nhau trong đám học trò: Cẩm Vân, Bạch Yến. Như Bá, Bích Tùng, Mỵ Cơ, Xuân Thùy, Hồng Nữ, Xuân Hoa, Bích Khuê, Như Ý, Hồng Huê, Lệ Son, Mỵ Hảo… Và ngay trong lớp tôi cũng có những giai nhân đã làm khuấy động trái tim của biết bao ông thầy và cả học trò, mà đến hôm nay vẫn còn được bàn cãi rất sôi nổi mỗi lần bọn tôi có dịp gặp nhau kể lại chuyện xưa: Thúy Liệu, Minh Châu, Kim Anh, Kim Thoa, Túy Ngọc, Như Bá… Đám bọn tôi cũng biết danh ông Lê Bá Chẩn, không phải vì ông là phó tỉnh mà vì ông bà có mấy cô con gái đẹp, từng đóng vai Trưng Trắc, Trưng Nhị. Và có lẽ không ai mà không biết hiệu Đông Quang nằm bên tiệm chụp ảnh Mai Ngôn trên đường phố Phan Bội Châu, bởi mỗi lần đi qua nhìn thấy chị Thuần Hậu, sắc nước hương trời, ngồi bên một cái giá dựng đủ các thứ gươm đao thời Tam Quốc (?)

Thời đó Nha Trang có khá nhiều nhà sách, nhưng bọn tôi thường lui tới Nguyễn Lê và Vĩnh An Thành, nơi nào cũng có cô con gái đẹp. Riêng Nguyễn Lê thỉnh thoảng có mấy cô bán sách cũng làm điêu đứng đám học trò mới lớn.

Nha Trang lúc ấy có khá nhiều rạp ciné. Rạp Moderne của ông Bác Ái không hiểu vì sao đóng cửa sớm. Rạp Tân Tiến thường chiếu phim Ấn Độ. Rạp Minh Châu thì thường có những đoàn hát cải lương – Dạ Lý Hương, Kim Chung, Thanh Minh Thanh Nga. Rạp Thạnh Xương thì chuyên hát bội. Chỉ có rạp Tân Tân và Tân Quang thường chiếu những phim hay: Cuốn Theo Chiều Gió, Gió Đồng Nội, Vũ Điệu Trong Bóng Mờ, Mặt Trời Vẫn Mọc, Lưới Tình Khó Thoát, Ben- Hur, The Vikings…Thời nổi danh của các cô đào Vivien Leigh, Marylin Monroe, Brigitte Bardot, Sophia Loren, Audrey Hepburn, Elizabeth Taylor, Gina Lolobrigida…

Thỉnh thoảng có các đoàn mô tô bay trình diễn trong Sân Vận Động. Tôi không còn nhớ là trong số người đẹp biểu diễn ấy có cô Bạch Yến, sau này trở thành ca sĩ, nổi tiếng với nhạc phẩm Đêm Đông, theo chồng là ông nhạc sĩ Trần Quang Hải sang Pháp, để cho ông nhạc sĩ Lam Phương sáng tác bài Phút Cuối.

Chỉ còn gần em một giây phút thôi.
Một giây nữa thôi là xa nhau rồi.
Người theo cánh chim về vui với đời
Để lại thương nhớ cho kiếp đơn côi

Những giờ nghỉ học, bọn tôi đạp xe thơ thần trên con đường Duy Tân, con đường đẹp nhất của Nha Trang, ngồi dưới mấy lùm dương, ngắm biển xanh mà nói chuyện trên trời. Có một đồng bạc đủ để mua một trái cóc khía ngâm đường của mấy người đẩy xe bán dạo. Có khi trèo rào vào Viện Pasteur để hái trộm mấy trái tra. Nha Trang diễm phúc có ông bác sĩ Yersin từ Pháp đến lập các viện nghiên cứu y học, lập Viện Pasteur.Ông đã nằm lại với Nha Trang. Mộ ông ở Suối Dầu và tên ông được đặt cho một trong những con đường “thế giá” nhất Nha Trang.

Hồi ấy bọn con trai chúng tôi cũng thường nghe nói đến các “băng”: Băng thằng Liên Xóm Mới, Băng Thằng Điền, Băng thằng Quách Thanh, Băng Lò Heo…, nhưng không biết các “băng” này chọc trời khuấy nước ra sao, và những vị yên hùng này có giống Điền Khắc Kim, Dũng Đa Kao được nhà văn Duyên Anh đem vào truyện hay không? Nha trang cũng có những lò luyện võ của võ sư Trọng Đãi hay Huỳnh Tiền gì đó, và dưới bờ biển có Judo Club của anh Hàn Phong Cao, con ông chủ khách sạn Phụng Hoàng nằm trước ga xe lửa. Sau này anh là thiếu tá Kỵ Binh Thiết Giáp và làm quận trưởng ở Phan Thiết.

Bọn tôi thường ghé lại các tiệm chè bên cạnh Rạp Ciné Tân Tiến, một đồng một ly mà thấy mình sang lắm. Thỉnh thoảng được cha mẹ thưởng cho ít tiền mới dám đến “kéo ghế” ở phở Hợp Lợi, nem Mỹ Hạnh trên đường Trần Quý Cáp, mì Lợi Ký, sữa đậu nành và Pate Chaud trên đường Độc Lập.

Ngày ấy đám con trai bọn tôi rất mê đá banh. Nha Trang có đội Công Chánh với ông bầu Năm. Có vài lần thi đấu ngang ngửa với các đội Thương Cảng, AJS Sài gòn, gồm nhiều tuyển thủ quốc gia, có thủ môn Phạm Văn Rạng vang tiếng một thời. Trường Võ Tánh bọn tôi cũng có những cầu thủ nổi danh; các anh Lư Văn Thành, Nguyễn Văn Sự, Ngô Lam…tham gia trong đội bóng.

Những ngày cuối tháng chạp, bọn tôi rủ nhau dạo qua chợ Tết. Các gian hàng được bày ra ngay giữa lòng đường Phan Bội Châu, từ trước nhà sách Nguyễn Lê cho đến ngã tư cuối chợ Đầm. Bọn tôi thường đứng tán gẫu với cô bạn cùng lớp trông hàng cho mẹ. Ở tuổi ấy, chúng tôi không còn nô nức chờ đón Tết như thời tuổi thơ, lúc còn sống ở quê.

Nha Trang có chùa Hội Phật Học, nằm trên Mã Vòng đường lên Thành. Cách đó không xa, bên sườn đồi có chùa Hải Đức. Sau này trên đỉnh núi có xây tượng Phật khá lớn. Trước ngày khánh thành, mấy ông VC nằm vùng treo sau lưng tượng Phật lá cờ đỏ sao vàng thật to.Khi cảnh sát đến lấy xuống, bị nổ lựu đạn gài sẵn, hình như có người chết hay bị thương. Tôi nghiệp, chỉ có bọn người man rợ mới lợi dụng cả tượng Phật để giết người. Trước đó, tại rạp Tân Tiến, có lần VC ném lựu đạn làm chết và bị thương khá nhiều người, Đó là hai lần bọn tôi biết được, người CS đã đem chiến tranh và chết chóc đến trong lòng thành phố đẹp đẽ hiền hòa, khuấy động cuộc sống hồn nhiên yên ả của bọn tôi.

Nha Trang có nhà thờ đá, có người gọi là nhà thờ núi, vì nằm trên đỉnh đồi hướng ra Ngã Sáu, giữa góc đường Gia Long – Phước Hải. Những đêm Giáng Sinh, dù không phải người Công Giáo, bọn tôi cũng rủ nhau đến đây xem người ta đi lễ, mừng Chúa ra đời. Sau đó kéo nhau về nhà một thằng nào đó ăn réveillon.Về sau, trong đám bọn tôi có thằng mê một cô bé có đạo dòng, xinh như mộng, bọn tôi thường nghe nó hát “lạy Chúa, con là người ngoại đạo, nhưng con tin có Chúa ngự trên cao…” Cuối cùng nó cũng cưới được cô bé và hai vợ chồng sống rất hạnh phúc cho đến bây giờ.

Đi về hướng Đồng Đế, qua khỏi cầu Xóm Bóng, Tháp Bà Ponagar đứng trên đồi cao nhìn xuống dòng sông Cái chảy lững lờ. Di tích của đế chế Chiêm Thành còn lại. Giờ là nơi để nhiều người đến xin xăm, cầu nguyện một ân sủng từ bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana hiển linh nào đó. Cũng là nơi hẹn hò, thề non hẹn biển của những cặp tình nhân vào những ngày vắng khách nhàn du.

Về hướng biển có Hòn Chồng, với dấu bàn tay in trên tảng đá đã được thêu dệt thành nhiều huyền thoại, chứng kiến lời hẹn thề của bao cặp tình nhân, và chắc chắn cũng từng thấm đẫm nhiều nước mắt của những cuộc tình không trọn.

Nhưng trong tất cả các cái tên để nhớ, bọn tôi nhớ nhất là tên của những ngôi trường; Lê Quí Đôn, Kim Yến, Tương Lai, Văn Hóa, Đăng Khoa, Bồ Đề, Bá Ninh, Võ Tánh, Nữ Trung Học, … Ở mỗi ngôi trường, tôi đều có bạn bè những năm đệ nhất cấp. Sau này hầu hết đều chuyển sang Võ Tánh. Ngôi trường công lập lớn nhất và nổi tiếng ở vùng duyên hải miền Trung. Nơi ước mơ của đám học trò, đặc biệt từ những vùng quê như bọn tôi thuở ấy.

Sau bậc trung học, đám bọn tôi tản mác khắp nơi. Một số vào Sài Gòn, ra Huế hay lên Đà Lạt tiếp tục học đại học, đa số nhập ngũ, vào các quân trường, rồi ra đi khắp bốn Vùng Chiến thuật. Chiến tranh ngày càng khốc liệt cuốn chúng tôi theo như cơn lốc xoáy. Kẻ chết, người bị thương. Những người may mắn còn sống thì miệt mài ở các chiến trường khói lửa. Năm tháng chỉ còn có súng đạn và mục tiêu trước mặt. Nha Trang, thành phố đẹp đẽ với những hang động tuổi thơ một thời cũng đành bỏ lại phía sau lưng. Có còn, chỉ trong vài phút giây hồi tưởng. Rồi ước mơ trở về sống với Nha Trang sau chiến chinh, khi giã từ vũ khí, lại đến trong đớn đau tức tưởi. Cuối tháng 3/75, Cộng sản chiếm Nha Trang, phủ lên thành phố này cả một trời tóc tang buồn thảm. Nha Trang không còn đẹp, thơ mộng. Và không còn là của chúng tôi. Bọn tôi phải ra đi, đành lòng bỏ lại NhaTrang. Thành phố đẹp đẽ suốt một thời tôi mới lớn, mãi mãi chỉ còn trong ký ức.

Những người đặc biệt tôi đã nhắc tên. Một số đã mất, người còn lại thì hầu hết đang sống tha phương, nhưng có lẽ bây giờ tóc ai cũng bạc. Tôi may mắn được gặp lại vài người. Ai cũng tiếc nuối một thời đẹp đẽ, dễ thương của chính mình, của bạn bè và của cả Nha Trang, xót xa cho một quê hương bỏ lại, giờ vẫn còn khốn khổ dưới bàn tay của những người Cộng sản đang học đòi làm những tên trùm tư bản, trên máu và nước mắt của dân tôi, của những người Nha trang hiền hòa dễ thương ngày trước.

Phạm Tín An Ninh

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image


Đại Đội 3 - Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhẩy Dù (LLĐB)


Trương Văn Út (MũĐỏÚtBạchLan)
Đầu Xuân vẫn tay súng
Giầy nhà binh bết bùn
Nhìn én lượn không trung
Ngày Xuân ngàn mai nở
Thôn xóm pháo đì đùng

Chiếc xe Jeep láng coóng của Phòng Tổng Quản Trị Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt chở chúng tôi, ba tân Thiếu Uý khoá 22 Võ Bị Đà Lạt vừa đậu lại bên trước bậc tam cấp của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 91Biệt Cách Dù (BCH 91 BCND) thì đã có vị Sĩ Quan của đơn vị đứng chờ sẵn đón chúng tôi với tay bắt, mặt mừng thân thiện và tự giới thiệu:

- Tôi là Đại Úy Nguyễn Quang Vinh Tiểu Đoàn Phó, khóa 14 Đà Lạt, các Anh vào đây, Thiếu Tá đang chờ…!!!

Chúng Tôi bước vào văn phòng làm việc của vị Tiểu Đoàn Trưởng, văn phòng rất đơn sơ, phía sau bàn làm việc là cây cờ của Binh Chủng LLĐBVN và hiệu kỳ TĐ91BCND, với năm ba ghế sắt kê sát hai bên tường. Ba chúng tôi đồng loạt chào tay và đứng thẳng người, cằm gặp ba ngấn đúng quân cách… Ông đứng lên, tay xếp lại hồ sơ quân bạ của chúng tôi đang có sẵn trước mặt, đi vòng qua bàn làm việc nghiêm nghị chào lại chúng tôi và nói :


- Thôi, bỏ tay xuống đi, ngồi xuống đây... ngồi xuống. Các anh Khóa 22 hả ? Tên tôi là Lê Như Tú, Khóa 11Đà Lạt, còn đây là anh Vinh, Khóa 14 Đà Lạt. Chúng Tôi rất vui mừng khi nhận công điện của Bộ Tư Lệnh báo cho biết các anh sẽ được bổ nhiệm về đơn vị nầy, mặc dù đích thân tôi đã xin trước 6 người nhưng chỉ được có 3…! Thôi như vậy cũng mừng lắm rồi…!!! Hôm nay là ngày 22 Tết, đơn vị đang nghỉ dưỡng quân và tôi được biết chắc chắn là chúng ta sẽ được ăn Tết ở hậu cứ… Vì lệnh ngưng bắn sẽ có hiệu lực từ 12:00 giờ trưa ngày 30 Tết cho đến 12:00 trưa ngày mùng 3 Tết. Ông vẫn ngồi bên cạnh chúng tôi trên cái ghế sắt cũ kỹ rỉ sét, Ông nửa như tâm sự, nửa như trình bày một số vấn đề liên quan tới đơn vị, rồi dẫn chúng tôi qua các phòng bên cạnh giới thiệu các Ban của Bộ CHTĐ, đi một vòng doanh trại chỉ dẫn... đây là ĐĐ3, ĐĐ4, ĐĐ5, và ĐĐ6 đang thành lập, còn ĐĐ1, ĐĐ2 thì ở bên trại Nguyễn Văn Tân (trại Đằng Vân cũ) cùng với TTHLHQDelta…. Kết thúc hai chiếc xe jeep của ĐĐ1 và ĐĐ2 đưa 2 tân Thiếu Úy: Đặng Thiện Chẩn và Huỳnh Kim Tiễn về đơn vị, còn tôi được chỉ định theo Trung Úy Nguyễn Đăng Lâu trình diện Trung Úy Trần Hoạt Thành (ĐĐT-ĐĐ3) ở doanh trại nằm sát bên cạnh Bộ CHTĐ đối diện cuối phi đạo phi trường Nha-Trang. Giữa tôi và anh Nguyễn Đăng Lâu (K/21 ĐL) chẳng xa lạ gì, khi còn ở trong trường Võ Bị Đà Lạt, anh là SVSQ Cán Bộ Ban 5 của LĐ và cũng là Trưởng Ban Phát Thanh của trường. Tôi cảm thấy hân hoan vui thích vì mới vừa ra trường, được về đơn vị có nhiều đàn anh “Niên Trưởng” chăm lo rồi…! Vì hơn ai hết, chúng tôi hiểu và biết thế nào là tình đồng môn xuất thân từ một trường mẹ (VBĐL). Sau khi trình diện TR/U Thành (Khoá 11TĐ), anh Lâu dẫn tôi xuống doanh trại, giới thiệu các Sĩ Quan Trung Đội Trưởng, ...Thiếu Úy Dương Thiện Ngô, La Lưu Ý, Nguyễn Anh Phong, Nguyễn Khóat Hải, Đinh Văn Tiến Hùng, Đặng Văn Nam,... rồi tới các Hạ Sĩ Quan mà anh Lâu kề tai nói nhỏ với tôi: “… đây là mấy ông thần nước mặn bán trời không mời thiên lôi…” Ba Bứng, Thạch Sương, Thạch Ri, Kim Sua, Kim Chơi,... Buổi chiều cùng ngày, Thượng Sĩ Mười (thường vụ) mời tôi ra nhà trại gia binh nằm phía sau BCH, ăn bữa cơm tối với những đồng đội tác chiến đầu tiên trong đời binh nghiệp của tôi…với những “Ông Thần” vừa kể trên “chơi” hết 2 chai Black and White và mấy dĩa lòng heo chấm mắm tôm…!!! Tôi quắc cần câu, gần như “bất tri hà sự”, Ba Bứng, Thạch Sương cõng tôi về doanh trại nửa đêm về sáng.

Ngày hôm sau, anh Lâu hỏi:

- Hôm qua có vui với tụi nó không?

- Dạ vui…!!! Nhưng suýt bỏ mạng…!

- Anh bị tụi nó thử lửa đó, nhập gia tùy tục, nhưng phải nhớ nhập giang phải tùy khúc, vì vậy cái ĐĐ nầy mang tiếng là “Quậy” nhất của TĐ và cũng mang tên là ĐĐ bị đày đó. Sáng nay Tr/U Thành và Tôi được báo cáo đầy đủ bửa tiệc lòng heo đêm hôm qua, tụi tôi vui lắm cứ cười ha hả và yên tâm với cái phong cách “giang hồ hảo hán” của anh có thể khắc phục tụi nó dễ dàng…Vì trước đây có nhiều SQ chịu không nổi phải xin thuyên chuyển đi nơi khác vì bị chê là cù lần, hách dịch mà lại nhát như thỏ, thượng đội hạ đạp…!!! À… thì ra là thế! … vô tình tôi đã có một “anhdũng bội tửu” được mấy “ông thần” lãng tử biên thuỳ khoái tỷ so cựa đàn anh “Sĩ Quan Sữa” đêm hôm qua có vẽ “ngầu” chơi được…và “tương kính như tân” nên hai “Ông” Hạ Sĩ Nhất tình nguyện đưa lưng cõng “Quan” về trại…!!!


Theo lệnh ngưng bắn, đơn vị được xả trại đón giao thừa Tết Mậu Thân, 1968. Anh Lâu rủ tôi về nhà anh ăn bữa cơm cuối năm với gia đình, Ông Bà Cụ thân sinh và cô em gái, hình như có mặt của Đinh Văn Tiến Hùng, sau bữa cơm, anh cho tôi mượn chiếc xe Vespa của anh rong chơi thành phố… Tôi chẳng có thân nhân, chẳng có bạn bè thân thích, về lại doanh trại thì chỉ loe ngoe chục binh sĩ độc thân đấu láo, tôi ghé cư xá Tổng Hành Dinh tán gẫu với mấy cô Nữ Trợ Tá Xã Hội của BTL, hầu hết họ đã được đi phép về gia đình ăn Tết vui Xuân, chỉ có Trung Sĩ Ngô Túy Lan còn ở lại đơn vị, cô yêu cầu tôi chở ra Chợ Đầm mua ít hoa quả về đón giao thừa, chợ chiều ba mươi Tết vắng tanh, nhưng lùng sục một lúc cũng kiếm được một bó hoa mẫu đơn và trái dưa hấu, vài hộp mứt cho có lệ. Hai tâm hồn cô đơn “xa quê hương nhớ Mẹ hiền”, đốt vài nén nhang, ngồi trước mái hiên chờ tiếng pháo giao thừa trong tĩnh lặng không lời…! Tôi từ giã, định trở về trại, Cô nói:


- Thiếu Úy, nghỉ ở đây đi, nằm trên giường của chị Bé Tư nè (Bé Tư là Trưởng Phòng Xã Hội-BTL), ngày mai tôi nhờ Thiếu Úy chở đi Tháp Bà xin xâm…?
Tôi ngần ngừ không trả lời, vẫn ngồi yên trên cái ghế thấp trước hiên nhà, chợt nghĩ :”…năm nay dân Nha Trang ăn Tết lớn”…!!! mãi tới 2 giờ sáng mà tiếng pháo vẫn còn đì đùng khắp nơi…!!! Ở đây tôi và Lan cảm cảnh “Xuân Nầy Con Không Về” …! Chạnh tình Lan kéo chiếc ghế xích lại gần nhè nhẹ ngã đầu vào vai Tôi, ánh mắt đen huyền nhìn lên bầu trời khuya lơ lửng ánh sáng hỏa châu chiếu rọi và rồi tiếng động cơ L19 bay lượn vòng vòng thả trái sáng với tiếng loa phóng thanh từ trên không vọng xuống :

“Tất cả các quân nhân đồn trú thuộc Quân Trấn Nha Trang, bằng mọi phương tiện phải trình diện đơn vị ngay tức khắc, và cũng ngay lúc này lệnh giới nghiêm được ban hành toàn Thị Xã Nha Trang đến khi có lệnh mới “…

-Thiếu Úy chuyện gì vậy…? . Túy Lan hỏi Tôi.

-Tôi không biết…! Lệnh phải trở về trình diện ngay tức khắc, và cũng là lệnh giới nghiêm…Mình chờ chút nữa xem sao ?

Loa phóng thanh từ chiếc L19 bay lượn quanh, vẫn lập đi lập lại nhiều lần cảnh giác… Nhưng tiếng pháo từ tứ phương đông tây nam bắc vẫn tiếp tục nổ đì đùng vang dội xen lẫn với tiếng súng Ak của VC nổ từng tràng… Thôi, như vậy là có biến rồi, từ cư xá này đến BTL chỉ khoảng chừng 500 mét...? Tôi bất chấp lệnh giới nghiêm nói với Túy Lan :

- Tôi phải đi ngay.

- Thiếu Úy chờ một chút ?

Cô vội vã thay quần áo nhà binh, nhẩy lên sau chiếc Vespa, tôi nổ máy phóng vội về BTL. Việt Cộng đã tấn công toàn thể Thị Xã Nha Trang đúng vào lúc giao thừa. Tình hình an ninh của Thị Xã đang đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp, ngay cả Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng, Tư Lệnh LLĐB, kiêm Quân Trấn Trưởng cũng chưa biết chắc chắn những gì đang xảy ra trong đêm Giao Thừa loạn lạc nầy, Ông chỉ biết VC đang đột xuất tấn công Nha Trang…?! Tôi phải đợi đến 5 giờ sáng, một xe GMC đưa khoảng vài chục binh sĩ về lại TĐ91BCND, Thượng Sĩ Mười, thường vụ ĐĐ vừa nhảy xuống xe, chạy vội tới đôn đốc binh sĩ chuẩn bị tác chiến và đưa cho tôi cái áo giáp, khẩu súng Colt45 và cây Carbin M2 bá xếp với giọng nói không còn bình tĩnh như thường ngày và hốt hoảng :

-Thiếu Tá Tú TĐT, Trung Úy Tùng ĐĐT/ĐĐ4 đã tử trận, Trung Úy Thành ĐĐT của mình bị thương nặng, đã được đưa vào bệnh viện Nguyễn Huệ, Trung Úy Lâu vừa rời khỏi đây chừng nửa giờ…! Thiếu Úy lên xe cùng với mấy anh em, đường Duy Tân còn an ninh, không nguy hiểm lắm, cứ chạy thẳng đến Dinh Tỉnh Trưởng Khánh Hòa thì gặp Trung Úy Lâu ở đó… Nhớ lời Tôi dặn, tìm Ba Bứng, Thạch Sương, Kim Chơi và ở bên cạnh tụi nó… Thiếu Uý đừng nổi máu anh hùng rơm mà bỏ mạng…!

Tôi bàng hoàng và cảm động muốn rơi nước mắt ! Suy nghĩ vừa mới tốt nghiệp Võ Bị với hành trang lý tưởng nào là: Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm, Cư An – Tư Nguy , Tự Thắng để Chỉ Huy … mà hiện tại bây giờ đang đứng trước hoàn cảnh bất chợt phải “ba quân trong tay ta” xông lên tử chiến với quân thù “sinh Bắc tử Nam” với nhiều huyền thoại từ những “nhà” phóng viên, báo chí truyền thông Âu-Mỹ phản chiến, thân Cộng rêu rao thổi phồng chúng như đoàn quân thiện chiến nhất hành tinh nầy vậy …! Biết thế, nhưng tôi vẫn có nhiều bất an và hình như tôi đang quên đi hết những gì được thụ huấn trong quân trường…?! …hiện trạng tôi chỉ có vâng lời người Thượng Sĩ già lớn tuổi hơn mình, đã trải qua bao nhiêu năm chiến đấu trên khắp mặt trận, dầy dặn kinh nghiệm chiến trường … Bất chợt tôi choàng tay ôm TS Mười xiết thật chặt thân tình rồi lên xe, nhìn đồng hồ đang 6:30 giờ sáng ngày mùng một Tết, tôi dẫn quân lên đường và sau cùng cũng tìm đến được Bộ Chỉ huy Tiểu Đoàn, gặp anh Trung Uý Lâu ở phía sau bên cạnh bờ tường của Dinh Tỉnh Trưởng Nha Trang. Anh bảo tôi:

- Anh lách qua bên phải gặp Trung Đội 1 và 2 bên đó…hãy cẩn thận, chết và bị thương nhiều lắm rồi…! Bảo thằng HSN Bảo đưa cái máy PRC25 cho anh… Anh mang nó vào lưng và liên lạc trực tiếp với Tôi.

Tôi lom khom chạy sau bờ tường gặp ngay cái nhóm mắc dịch” lòng heo và Black and White” đang nốc rượu đế từ cái bi đông chuyền tay, Kim Chơi nhoài người đạp tôi một cái ngã nhào xuống đất, bên trái là hai chiếc thiết vận xa đang hụ máy sắp sửa ủi hàng rào tấn công vào Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận 5. Kim Chơi cười cười, Kim Sua nói :

- Cha nội, lúc này là phải bò, phải trườn, cứ tưởng đang đi dạo phố thì đi đời nhà ma đó cha nội…!!!

Hai chiếc thiết vận xa vượt hàng rào bắn phá ...Òanh, Òanh, Òanh... rồi một chiếc bị lãnh một trái B40, cài số de, ủi sập bờ tường, cán lên cả BCH/TĐ, làm cho Đại Úy Nguyễn Quang Vinh TĐP bị giập xương sống, phải tản thương khẩn cấp…! Trung Uý Lâu lòm còm bò lê, bò lết hồn phi phách tán…Oành, Oành, Oành… Tôi cảm thấy tay trái tê buốt, nhìn qua thấy máu tuôn xối xả cả cánh tay trái. Ba Bứng nóng mặt hét to: “ ĐM chơi luôn” hai tay ôm cây đại liên 30 không có càng nhào lên, “cái Bang” trại gia binh cùng nhào lên theo…. Ôi…! Nó tuyệt vời làm sao, như đang xem phim đổ bộ bờ biển Normandi: Tám chàng lính Miên, lính Nùng, lính Thượng… lom khom chạy nước rút bám được vào chân tường phía trước của Bộ Chỉ Huy TV5, Kim Chơi vói tay quăng trái lựu đạn lọt qua lỗ hổng của khung cửa sổ, trái thứ hai, trái thứ ba… Thạch Sương ngồi xuống làm điểm tựa để cho Kim Chơi nhảy đứng thẳng lên vai, Thạch Sương đứng dậy để cho Kim Chơi mượn đà nhẩy qua cửa sổ vào phòng, cứ thế 8 cảm tử quân yên hùng lao vào chiến trận cứ như “điếc không sợ súng” xem “mạng sống nhẹ tựa lông gà” khinh địch như n’est ce pas dưới quyền chỉ huy của Trung Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thành, trong chớp nhoáng 8 “ông thần bán trời” đã xâm nhập vào “hang ổ” VC như chỗ không người, tuyệt vời hơn phim ảnh Hollywood đang trình chiếu toán Navy Seal hay Delta Force của Mỹ đang thi hành công tác đặc nhiệm…!!! Trung Sĩ Nhất Tiên (y tá) đang băng bó vết thương ở cánh tay trái của tôi, thì Tr/U Lâu cũng vừa đang “bò” tới dưới hoả lực của cây thượng liên VC đang bắn nổ dòn dã trên những cửa sổ lầu hai. Anh ra lệnh :

- Trung Sĩ Tiên, đưa Thiếu Úy Út ra phía sau và tản thương ngay.

Hai năm trong trường VBĐL, chúng tôi chỉ thực tập tác chiến trên chiến trận giả, bắn súng thật với đạn giả, chạm địch-bạn cũng giả… Nay mới về đơn vị chỉ vỏn vẹn có 5 ngày (thâm niên) chưa có chức vụ gì dù là Tiểu Đội Trưởng, ngơ… ngơ… ngáo… ngáo như Mán về thành, loay hoay không biết phải làm gì…trong khi những tay súng thiện chiến lỳ lợm cự phách, già dặn, tinh ranh trận mạc “đánh như chơi” như game of death , giỡn mặt với tử thần chung quanh mình “oánh giặc” như đang diễn tuồng xiếc…!!! Không cần đợi lệnh, những “Kinh Kha Việt” tân thời gan dạ thành thạo xông vào màn lưới đạn pháo bắn như rãi… thái độ ung dung hỗ trợ nhau, vai sát vai lìền lạc tấn bước bám từng góc nhà, bờ tường len lỏi thanh toán xoá sổ từng tổ, từng chốt … không một tiếng hô xung phong và cũng không cần phải chờ hiệu lệnh chỉ huy, họ biết tự giải quyết những tình huống sinh tử cho chính bản thân và nếu chẳng may ngã xuống tại trận tiền ví như thua một cây “phé”, lỡ một nhịp đời chịu đựng cơn đau xé trời xanh, hồn bay bổng theo tiếng súng như cợt đùa với nhân gian phùng thời khói lửa chiến chinh. Nhưng sau chiến trận nghiệt ngã vợ con, thân nhân của Tử Sĩ là cả một trời thực tế đau thương…!!!. Vâng, chính Họ là những Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ thuộc Đại Đội 3 Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù đã cùng tôi chén thù, chén tạc “nhậu” tới bến với “ông già chống gậy” Black and White chỉ mới vài ngày qua ở trại gia binh.

Thị Xã Nha Trang và các vùng lân cận đã được giải toả hoàn toàn trong khoảng thời gian hai ngày. Tôi nằm ở Bệnh Xá THD/LLĐB theo dõi tin tức hằng ngày và biết ở các Tỉnh, Thành khắp nơi cũng tình trạng tương tự như thế … và đặt đến khó hiểu là toàn bộ lực lượng Quân Đội Mỹ trong những ngày đầu Chiến Trận Mậu Thân 1968 có lệnh án binh bất động không can thiệp, không chạm súng với VC, như đã có thoả ước bí mật, nếu không nói là đã âm mưu, đồng loã hỗ trợ ngầm cho VC lợi dụng tình trạng hưu chiến để tấn kích Quân Dân miền Nam ngõ hầu chiếm đoạt và tận diệt thể chếTự Do Việt Nam Cộng Hoà…?! Tôi được xuất viện, trở về trình diện ĐĐ, Tr/U Lâu giờ là Quyền ĐĐT/ĐĐ3, Đai Úy Wòong A Si ĐĐT/ĐĐ4, Đại Úy Khánh Cao Bồi là Quyền TĐT.

Trong phòng thuyết trình hành quân, Tr/U Lâu ban lệnh:

- Bây giờ là 9 giờ, chúng ta chỉ còn hai tiếng đồng hồ nữa để ra phi trường, chuẩn bị 3 ngàyăn (Ration C), đi đâu và làm gì sẽ có lệnh sau, Th/u Út giữ chức vụ Trung Đội Trưởng Trung Đội súng nặng kể từ giờ phút này… Thôi các Anh về lo cho Trung Đội đi.


Vì Quân Đội Mỹ chưa có lệnh tham chiến, cho nên chúng Tôi nhẩy bằng CH34 của Phi Đoàn 215 Không Quân Việt Nam đảm trách chuyển quân thả chúng tôi thâm nhập Mật Khu Đồng Bò nằm phía Bắc thành phố Nha Trang chừng chục cây số, xa nữa là khu vực trách nhiệm của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn… Chúng tôi bố trí hành quân thần tốc tảo thanh truy lùng cán binh Vc từng khu vực mãi cho tới 3 ngày đêm chỉ chạm súng lẻ tẻ vô sự như đi cấm trại, chẳng có gì đáng kể… Nhưng tôi có dịp chỉ huy, tiếp xúc làm thân quen biết thêm được Binh Lính của đơn vị và những biệt tài sở trường của mấy “ông thần” Black and White như : Kim Sua xử dụng súng cối bằng đầu gối, Ba Bứng, Thạch Sương xử dụng đại liên 30 không cần càng, Y Khương hai tay xử dụng Garant M1, phóng lựu một cách chính xác như thẩy lỗ (thời điểm này TĐ91BCND chưa được trang bị súng tự động M60, AR15, M16, M79)..!!!


Cuối tháng 2 (Tết Mậu Thân-1968), Trung Úy Huỳnh Văn Thanh thay thế Trung Úy Nguyễn Đăng Lâu, Thiếu Tá Trần Phương Quế làm Tiểu Đoàn Trưởng. Trung Tâm Hành Quân Delta, TĐ 91BCND (chỉ có 3 ĐĐ1, ĐĐ3, ĐĐ5) được một phi đoàn trực thăng 281 không số, không cờ, không huy hiệu của Quân Đội Hoa Kỳ không vận ra Phú Bài, Huế, tham dự Hành Quân Delta 35, trong tình trạng thành phố Huế đang dần dần phục hồi sau hoang tàn đổ nát và Thành Nội, Kỳ Đài còn ghim đầy dấu đạn… Cuộc hành quân dã chiến tại Huế đã ổn định xong, 3 ĐĐ được phi đoàn 281 trực thăng vận bốc thẳng vào ngay thung lũng Ashau, A lưới thả xuống hành quân tảo thanh truy kích địch tiếp tục…Tính ra kể từ ngày ra trường cho đến hôm nay, đây mới đúng nghĩa là cuộc hành quân của TĐ91BCND/LLĐB. Ngồi trên trực thăng UH1B, truớc sau đội hình bay là một hàng dài trực thăng nối tiếp nhau với tiếng động cơ và cánh quạt phành phạch xé gió lao vào vùng hành quân, tôi nôn nao thầm đếm không biết bao nhiêu chiếc nữa, bên hông trái phải là 4 chiếc Cobra Gunship trang bị hoả lực kinh hoàng oai dũng , uy vũ như thiên thần hung tợn bay lượn tới lượn lui mở đường, hộ tống bảo vệ đội hình và sẵn sàng phóng tối đa lưới đạn, hoả tiễn vào mục tiêu đối đầu… Bỗng dưng tôi nhớ đến bài hát Biệt Kinh Kỳ “giữa đoàn hùng binh có Tôi đi hàng đầu, trở về thủ đô nắm tay ta mừng vui...” và niềm kiêu hãnh vô hình đang dâng trào lên lồng ngực, tôi vỗ vai thân thiện Ba Bứng đang ôm chặt khẩu đại liên 30 không càng. Trực thăng đổ quân trên bãi đáp là một địa điểm hình yên ngựa thoai thoải, Gunship bay lượn quanh vùng để hỗ trợ, binh lính ĐĐ3 túa ra thành thạo tự sắp xếp đội hình tác chiến, từng bước, từng bước dọ dẫm tiến lên ngọn đồi trước mặt, ĐĐ1 và ĐĐ5 được đổ xuống khoảng 15 phút sau đó. Vì là Trung Đội Trưởng súng nặng nên Tôi đi bên cạnh Tr/U ĐĐT HVThanh, ba trung đội kia, một trung quân, một tả quân, một hữu quân…Bỗng Ầm...Ầm...Ầm, Oành…Oành…Oành… cây lá cành gẫy đỗ ngã ập xuống trên đầu chúng tôi như cơn bão táp với sức cuồng phong bốc lửa…!!! Trung Úy Thanh ngã quỵ với đôi mắt trợn trừng, Y Tá Tiên nhào tới đỡ anh nằm xuống, lính quýnh mở hộp cứu thương, một viên đạn AK đã vào xé lồng ngực của anh Thanh, Kim Sua vất khẩu súng cối 60 ly nhào tới ôm tôi, cả hai ngã lăn cù trên mặt đất cùng lúc tôi nghe một tiếng nổ long trời trước mặt, tôi bị bứng văng xa, ngực trái của tôi ướt đẫm máu thấm ra ngoài cả áo giáp, Y Tá Tiên bò tới sờ ngực tôi, mắt tôi lờ đờ , anh bỗng òa khóc, tôi thiếp đi dần… dần không còn biết gì nữa…!

Thời gian qua đi không biết bao lâu…? Khi tỉnh dậy, tôi đang nằm ở Bệnh Viện 3 Dã Chiến của Hoa Kỳ Phú Bài, Huế, bác sĩ Mỹ chăm sóc cứu chữa và cho biết: Tôi lãnh trọn một trái Beta vào ngực, nhưng may nhờ cái áo giáp nên miểng không xuyên phá vào sâu được, bác sĩ đã gắp ra hết chỉ còn một mảnh nhỏ ở ngay bên ngực trái không nên mổ vì sẽ chạm hệ thống thần kinh nguy hiểm, vài ngày sau đó tôi được chuyển về bệnh viện Duy Tân, Đà Nẵng. Nhập viện, “bố khỉ” lại “hội ngộ” bạn Thiếu Úy Nguyễn Hiền nằm bên cạnh với cái chân trái treo tòn teng trên giá cuối giường…!!!

Vài ngày sau đó, phái đoàn Phòng Xã Hội BTL/LLĐB đến thăm, có Trung Sĩ Túy Lan tâm tình đêm giao thừa vừa qua đi trong phái đoàn uỷ lạo thương binh và “ngộ” cố nhân nên Cô ở lại bệnh viện hai ngày trực tiếp chăm sóc cho tôi và kể :
- Thiếu Úy biết không, khi nghe tin ĐĐT/ĐĐ3 và Thiếu Út tử trận, TĐ thiệt hại nặng, Túy Lan điếng người, gọi điện thoại lung tung, mấy ngày sau mới biết tin chính xác. Trung Úy Thanh được đưa ra Đệ Thất Hạm Đội, mổ khẩn cấp để gắp lấy viên đạn AK (vì vậy sau này mới có tên là Thanh AK) tình trạng khả quan, còn Thiếu Úy được đưa về Đà Nẵng, tổn thất của ĐĐ rất nặng với 12 chết, 27 bị thương nặng nhẹ, may là TĐ được bốc ra ngay, nếu không thì chẳng có người nào được trở về…!

Một tuần sau tôi xuất viện, được nghỉ phép 29 ngày chờ tái khám. Khi trở về đơn vị thì tân ĐĐT là Trung Úy Ngô Tùng Lam (Khóa 11TĐ), TĐ91BCD được cải danh TĐ81BCD, mấy “ông thần” Black and White đưọc bình an vô sự, chỉ có Hạ Sĩ Nhất Mang Đen còn nằm nhà thương vì câu nói bông đùa thường nhật của anh: “… cắt cổ không bằng đổ rượu” bây giờ thì anh bị đổ ruột…!

Cuối tháng 4 năm Mậu Thân, 1968, lệnh hành quân về Sài Gòn vì Việt Cộng tấn công đợt hai, chiếm vùng Cây Quéo, Cây Thị (Bình Hòa- Gia-Định), Trung Đoàn chủ lực miền Quyết Thắng của VC đã xâm nhập vào đây và bám trụ rất chặt trong từng nhà dân chúng… Tiểu Đoàn 9 Nhẩy Dù quần thảo với chúng nó cũng đã nhừ tử rồi, nhưng chưa bứng chúng được là vì lệnh trên không cho phi pháo yểm trợ vào khu dân cư đông đảo…! Giải pháp và quyết định tối hậu sau cùng là chỉ có lực lượng Delta 81BCD với sở trường “vạc ăn đêm, mèo bắt chuột” là trừ khử con cháu “bác và đảng” giặc từ miền bắc vô đây, bàn tay vấy máu dân lành… và chỉ có Delta 81BCD đột kích từng căn nhà trong đêm mới có thể “móc” ra được loại quỉ vô thường VC ra khỏi hầm hố đào bới, bám trụ trong nhà phố cư dân… vì địch ở trong thế bối thủy sinh tử chiến: hoặc chết hết hoặc đầu hàng mà thôi …! Quả thật, các cấp chỉ huy đã có quyết định hành quân chính xác khi xử dụng Delta 81BCD trong mặt trận này. Như qui luật bất thành văn: “Biệt Kích Dù Anh Hùng Vô Danh” nên “mèo bắt chuột” thì chẳng có gì kể lể chiến công. Nhưng sau khi đã bứng và tống khứ, đưa tiễn linh hồn cán binh VC ra khỏi vùng chiếm đóng, để trả lại sự bình yên cho dân chúng sau những ngày tháng tang tóc và nỗi chết luôn chực chờ … Người chiến sĩ Delta 81BCD đã được Quân-Dân miền Nam biết đến và hâm mộ, thương yêu những “Kinh Kha Thời Đại”, với những chiến công sát cộng Bảo Quốc – An Dân từ Tết Mậu Thân Đợt I và Đợt II qua hệ thống truyền thông, truyền hình, báo chí,… Đi với tôi có phóng viên Dương Phục của Trung Tâm Điện Ảnh Quân Đội làm phóng sự, tháp tùng bên cạnh tôi là Ba Bứng với cây đại liên M60 mới toanh, Kim sua ôm khẩu phóng lựu M79 cáu cạnh vừa mới xử dụng một ngày trước đó, Trung Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thành, Trung Đội Phó của Tôi. Tôi nhớ lại mới mấy ngày đêm vừa qua khi tôi chỉ huy dẫn các toán Delta xâm nhập vào từng căn nhà vào lúc nửa đêm về sáng, ĐĐ2 và ĐĐ3 theo sự hướng dẫn làm mũi dùi chính chiếm mục tiêu: Kim Sua xử dụng súng phóng lựu M79 bắn chính xác rót vào mục tiêu như “thẩy lổ” Bụp...Bụp...Bụp... vừa bắn vừa nói lầm bầm : “nè…cho mày ngụp xuống hầm…rồi …trúng, tapi…cho mầy banh sàrong coi chơi…”. Địch banh xác pháo…!!! Kim Sua xử dụng cây M79 hiệu quả còn hơn súng cối 60 ly…!!! Ba Bứng vừa bắn đại liên M60 nổ dòn vừa chửi thề: “Đ…m… cho mày như con thằn lằn rớt xuống đất… dzô…dzô…dzô con…cho mầy chết nè…nè…” !!! Cho đến khi tàn “cuộc chơi” nhìn thấy những cán binh VC bị bắt với thân thể ốm đói sau nhiều ngày tử thủ, chân mang dép râu chiếc còn chiếc mất, mũ tai bèo tơi tả, mặt mày tái mét thiếu ăn, mất ngủ, ngơ ngáo, nằm bẹp xuống sàn nhà … Chẳng cần bắt trói, tôi bàn giao chúng lại cho toán sau, lại tiếp tục đột kích sang từng căn nhà khác cạnh kề và lại tiếng súng nổ, tiếng lựu đạn nổ và thây người cán binh ngã xuống, chẳng thèm thu nhặt chiến lợi phẩm súng ống, chúng tôi lại tấn kích tiếp tục sang từng căn phố, cho đến khi tất cả 167 cán binh thuộc Trung Đoàn Quyết Thắng may mắn sống xót, tháo chạy về hướng cầu Băng Ky và đầu hàng với cánh quân TQLC ở ngã năm Bình Hòa, Gia Định. Tôi được thăng cấp Trung Úy tại mặt trận và làm Đại Đội Phó từ đó. Tiếp đến Đại Đội lại được điều động qua cầu Nhị Thiên Đường, bên Phạm Thế Hiển, nơi đây xảy ra nhiều chuyện nửa khóc nửa cười: Ba Bứng say rượu vác đại liên bắn chỉ thiên, rượt Đại Úy ĐĐT Ngô Tùng Lam chạy bán sống bán chết vì bị phạt cạo đầu nhốt chuồng cọp ba ngày với cái tội nói chuyện với ĐĐT mày tao, Thạch Sương, Mang Đen hai tay với hai quả lựu đạn mở chốt tìm ĐĐT nói chuyện phải trái vì tội vô kỷ luật, Thiếu Úy La Lưu Ý với mối tình ba ngày với cô học sinh lớp đệ tam trường trung học Cần Giuộc, kết quả là cô tự vận chết, La-Lưu Ý ăn năn, cạo đầu ăn chay xin xá tội...!

ĐĐ3/81BCND của tôi đó…!!! Chỉ có bốn tháng kể từ ngày ra trường trải qua với bốn cuộc hành quân, bốn vị ĐĐT, một bị cưa chân, một bị lãnh viên AK vào ngực trái, ba vị Tiểu Đoàn Trưởng, tôi bị thương hai lần…. Một điều lạ là cái “Băng lòng heo luộc Black and White” Thượng-Miên- Nùng thuộc Đại Đội 3 TĐ81BCD bình an vô sự , không hề hấn gì. Chắc có lẽ cũng vì thế mà đúng một năm sau vào tháng 5 – 1969, tôi được bổ nhiệm làm Đại Đội Trưởng Đại Đội 5 chỉ mới có 23 tuổi đời, một “ĐĐT Sữa” của Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù đơn vị ưu tú và thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà lưu danh trong dòng Chiến Sử sánh vai với tất cả Quân Binh Chủng Miền Nam Việt Nam trong suốt 21 năm Cuộc Chiến Quốc-Cộng và hiện tại ở đây, quê người bình yên đến buồn an lạc… Tôi vẫn luôn hoài niệm chiến trường xưa khi mà “Thiên Địa phong trần, du du bỉ phương” hà thời …Ôi, …nhớ sao là nhớ những binh sĩ và “Giàn” Hạ Sĩ Quan “Thần kinh Quỉ khiếp, banh sà rong coi chơi” Thượng-Miên-Nùng và những ngày xưa thân ái “Huynh Đệ Chi Binh”…Và:

Bằng Hữu ơi, mai ta về rừng lá
Chốn phiêu bồng cây cỏ cũng rong chơi
Giã từ người đêm sau cơn nguyệt hạ
Thả thơ thuyền cho trôi dạt mù khơi.

Mai đi thật xa ta đi thật xa…
Chuyến tàu đêm có đỗ bến quê nhà
Anh Em tứ tán trôi vô định
Nước mắt hay sương đêm đã nhạt nhoà!

(TGD)
Trương Văn Út (MũĐỏ ÚtBạchLan)

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Cai Tù Việt cộng
Phạm Kim Khôi

1. Như hàng ngàn nhà tù khác, Việt cộng đã dựng lên sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, ngày cuối cùng của hạn kỳ 10 ngày do chính chúng quy định cho Sĩ Quan cấp Úy đi “học tập cải tạo” đã qua tại nhà tù Long Giao. Nỗi hoài nghi về sự lừa gạt của Việt cộng càng ngày càng trở thành chính xác khi tuần thứ 10 cũng đã qua luôn.

Cái án tù vô hạn định không hề tuyên bố đang chính thức được thi hành để hủy diệt dần mòn số phận toàn thể Sĩ Quan của một quân đội thua trận vì bị Đồng Minh phản bội.

Trước khi chuyển tù từ các nơi tập trung ở Saigon về Long Giao, cán bộ Việt cộng phụ trách công tác tuyên bố:”nhờ chính sách khoan hồng đại lượng của cách mạng hôm nay các anh được đưa đến 1 địa điểm đầy đủ điều kiện thuận lợi để học tập cải tạo…”, tới nơi mới thấy địa điểm đầy đủ điều kiện thuận lợi là 1 chỗ không có lấy một cái cầu tiêu, không một miếng ván lót nằm.

Thêm chuyện lạ khó tin nhưng có thật với nhân chứng gồm hàng trăm ngàn người đi ở tù, đó là ở tù phải đóng tiền cơm! Chỉ sau khi đến Long Giao tới ngày thứ hai, toàn thể tù nhân bị bọn cai tù bắt nộp tiền cơm. Chúng biết thóp ai cũng mang theo vài ngàn để phòng thân nên vét trọn được một mẻ rất khá.

Đểu cáng là tuy đóng tiền cơm, nhưng hàng ngày nhà bếp tù chỉ được phát gạo mục rỗng ruột. Thứ gạo bỏ vào nước vo nổi nhiều hơn chìm. Kết quả sau một thời gian ngắn, rất nhiều người bị mắc bệnh phù vì thiếu sinh tố B1. Chân người bệnh sưng mọng lên gấp hai ba lần khiến cho việc đi lại thật khó khăn. Dã man hơn nữa, có khi Việt cộng còn phát ra những bao gạo trộn đầy đất cát.

Thứ gạo này khi nấu thành cơm cả trại đều nhăn mặt người nghĩ cách đổ đầy nước vào nửa chén cơm rồi lấy đũa khuấy thật mạnh cho sạn cát lắng xuống nhưng cũng không thể nào lọc được. Cơm và đất cát đã dính bết vào nhau rồi. Cả ngày hôm đó cơm tù còn nguyên. Anh em đợi bọn cai tù xuống nói rõ sự việc, nhưng bọn này nghe xong thản nhiên trả lời :

- Các anh phải khắc phục.

Bệnh tật phát sinh trong trại tù mỗi ngày một tăng. Phụ trách y tế trại là một con y tá vườn. Con này mới bò từ rừng ra sau ngày 30-4-75. Hàng ngày nó ngồi vênh váo bên trong khuôn cửa sổ căn nhà dùng làm trạm y tế để làm việc.

Tù bệnh buổi sáng đến ngồi chờ bên ngoài lần lượt tới khai. Bất cứ bệnh gì, con này cũng khủng khỉnh cho toa điều trị 1 cách quái đản. Giữa năm 1975 không ai có thể ngờ y tá Việt cộng lại có cách chữa bệnh bán khai đến như vậy :

- Bệnh gì?

- Tôi bị phù, người mỏi mệt, đau nhức toàn thân.

- Xuống nhà bếp xin nước vo gạo đun lên mà uống.

- Bệnh gì?

- Tôi bị tiêu chảy.

- Tiêu chảy ra làm sao?

- Tôi bị đi cầu nhiều lần trong ngày.

- Nhịn ăn, ra chỗ hàng rào, hái lá ổi đun lên mà uống.

- Bệnh gì?

- Chân tôi bị lưỡi cuốc văng vào làm độc có mủ nhiều ngày nay rồi.

*****

Thằng Quản giáo, cai tù trực tiếp coi mỗi buồng, sau khi nghe báo cáo thiếu hai người. Mặt nó tái đi. Tuy nhiên nó cũng vào tận nơi xem xét lại chỗ nằm của 2 người. Sau đó nó chạy về Bộ chỉ huy Trại rồi trở xuống ngay với thằng cán bộ an ninh. Hai thằng chia nhau tém gọn tất cả đồ đạc của tù trốn.

Tối hôm đó cả buồng 5 phải ngồi sinh hoạt kiểm điểm, dưới sự theo dõi và chất vấn của thằng Quản giáo. Mọi người đến phiên phát biểu ý kiến đều cả quyết xác nhận không hề hay biết gì về âm mưu của hai người trốn trại.

Thằng quản giáo cố nén tức giận thông báo phịa: “Tôi cho các anh biết 2 tên phản động trốn trại bị bắt lại rồi. Hiện nay trại đang có biện pháp xử lý 2 tên này. Các anh lấy đó làm gương. Đừng bao giờ dại dột mà trốn trại. Các anh có trốn cũng không thể nào thoát được. Vì khắp nơi nhân dân ta đều là tai mắt của Đảng và nhà nước.”

Mặc dù bọn cai tù Việt cộng hết sức dọa nạt để ngăn chặn nạn trốn trại, nhưng không bao lâu một vụ trốn trại đông hơn trước lại xẩy ra. Lần này anh em ở nhiều buồng đặt kế hoạch chung nhưng họ lại thiếu may mắn hơn 2 người lần trước.

Sau vài ngày, xảy ra vụ thứ hai. Cả trại chứng kiến cảnh ba người bị dẫn giải về. Cả 3 quần áo rách tả tơi, tay bị trói quặt về phía sau bằng dây kẽm gai, mặt mày sưng húp, bầm máu. Họ đi không còn vững, lúc nào cũng chỉ chực ngã chúi về phía trước.

Sau khi được nhá cho mọi người thấy, họ bị nhốt ngay vào những cái cũi tù mà muốn ngồi dậy phải cúi đầu thật thấp. Anh em dò hỏi mới hay toán vượt ngục thất bại gồm 7 người. Bốn người đã bị bắn chết trong rừng. Ba người còn lại không bị bắn nốt vì sau khi tra tấn họ chết đi sống lại nhiều lần, bọn cai tù thấy rồi cũng chết, nên mang về trại để dằn mặt những người khác.

Lần này các đội tù không bị bắt sinh hoạt kiểm điểm về việc trốn trại nữa. Bọn cai tù sợ phản tác dụng nếu công khai hóa liên tục những tin tức loại này.

Tuy nhiên thằng quản giáo vẫn lên giọng răn đe: “Hiện nay trong trại ta vẫn còn những kẻ ngoan cố, chúng muốn coi thường luật pháp XHCN, đang âm mưu trốn trại để tiếp tục chống phá cách mạng. Nhưng không được đâu. Kẻ nào có ý đồ làm những chuyện dại dột đó sẽ bị trừng trị đích đáng như các anh đã thấy. Bốn tên cực kỳ phản động, chống đối đến cùng đã bị chính nhân dân ta bắn hạ. Ba tên còn lại nhờ vệ binh can thiệp kịp thời đưa về trại. Nếu những tên này biết ăn năn thật tâm hối cải thì sẽ được hưởng chính sách khoan hồng. Đây là lần chót để các anh suy nghĩ học tập cho tốt.”

Khoan hồng đâu không thấy, chỉ thấy vài ngày sau hai người trong cũi đã chết tại chỗ. Còn 1 người nằm mê man, bất tỉnh không ăn không uống nổi nữa, bọn cai tù nói là cho đi viện, nhưng có lẽ là viện dưới âm ty.

Lần này bọn cai tù có vẻ yên tâm vì cả 7 người trốn trại đều bị chúng bắn hạ hoặc tra tấn đánh đập rồi cũng chết luôn trong cũi. Biện pháp đó tưởng đâu đã bóp chết được phong trào trốn trại. Trái lại vẫn có những anh em tiếp tục quyết tâm tự cứu. Trước sự gan lì này, bọn cai tù chơi trò khác.

Chúng bày ra tòa án, cố tạo không khí nghiêm trọng để xử người trốn trại. Một buổi sáng cả trại nghỉ lao động. Từng đội sắp hàng cạnh nhau trước loa phóng thanh trực tiếp truyền thanh phiên xử Đại úy Thịnh tội âm mưu trốn trại. Riêng thành phần “chức sắc” gồm các lán trưởng, tổ trưởng tù được tham dự tận mắt phiên tòa tại bộ chỉ huy trại. Nhưng xử cái gì nữa, phiên tòa chưa bắt đầu, đã có 1 chiếc xe Molotova chở cỗ quan tài đưa vào trại.

Mọi người nhìn nhau : “xong rồi!” và đúng như thế. Cuối cùng bản án được một thằng Việt cộng mặt đầy sát khí ngồi bàn chánh án tuyên ra 2 chữ vắn gọn: “Tử hình!”. Đại Úy Thịnh bị mang ra bắn trước sự chứng kiến bắt buộc của đồng đội.

*****

Thấm thoát 1 năm tù trôi qua ở trại Long Giao với tất cả 3 lần tù nhân phải làm bản tự khai. Lần nào để tù nghỉ lao động làm công việc này, tên trại trưởng cũng khoác lác phủ đầu: “Hồ sơ lý lịch của các anh, cách mạng đã có đầy đủ. Bây giờ trại chỉ muốn coi xem các anh có thực thà khai báo lại hay không. Căn cứ vào lời khai của các anh, trại sẽ đánh giá chính xác thiện chí học tập cải tạo từng người”.

Sự thực thì bọn Việt cộng chẳng biết cách nào để biết rõ lý lịch từng người trong số hàng trăm ngàn tù chúng giam giữ. Thế nhưng chúng lại rất muốn biết để có yếu tố phân loại, biên chế nhằm áp dụng đúng tiêu chuẩn những biện pháp thích đáng hơn đối với mỗi thành phần.

Hòng chắc ăn, chúng bắt tù khai đi khai lại 3 lần lý lịch của từng người với cùng các câu hỏi giống nhau để khai thác mọi kẽ hở sai biệt nếu có trong lý lịch bất cứ người nào. Sau đó căn cứ vào hồ sơ lý lịch này chúng thực hiện kế hoạch chuyển trại qui mô.

Một nửa số tù đã được chuyển khỏi trại. Những người còn lại đang hoang mang lo lắng thì có lệnh tập trung lên sân Bộ chỉ huy trại để thằng trại trưởng làm việc:

- Hôm nay tôi thông báo cho các anh biết 1 việc hết sức quan trọng để chuẩn bị. Các anh sẽ được đưa tới 1 nơi khác có đầy đủ điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc đi học tập cải tạo. Bây giờ các đội trở về lán thu xếp tư trang cho thật gọn chờ quản giáo xuống hướng dẫn di chuyển.

Hàng ngàn tù nhìn nhau hỡi ôi : Lại đến một nơi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa!

Cái thuận lợi sơ khởi của lần này là tù được đi tàu thủy, con tàu có tên Sông Hương rất đẹp, nhưng đã được bọn cai tù Việt cộng biến thành 1 cái địa ngục nổi kinh hoàng.

Tù từ nhiều nơi cùng lúc được đưa tới Tân Cảng Saigon để tàu chở ra Bắc. Trên boong tàu 1 cửa cầu thang nhỏ được mở ra để tù xuống hầm. Giòng người nối đuôi nhau tụt xuống liên tục suốt từ chiều đến nửa đêm mới hết. Mới đầu người xuống trước còn duỗi chân ra được, nhưng dần dần tất cả phải co chân lại mới đủ chỗ ngồi. Phần cuối khoang chừa lại 1 khoảng nhỏ để làm nơi đại và tiểu tiện.

Chỉ sang đến ngày thứ hai là phân và nước tiểu đã bắt đầu chảy ngược lại phía người ngồi. Nắp cầu thang trổ lên boong lúc nào cũng đóng chặt. Cứ như thế hàng ngàn người đã không đủ khí trời mà thở, lại còn phải hít thêm mùi phân và nước tiểu càng lúc càng nồng nặc.

Ngày nào cũng có vài người ngất xỉu. Xỉu thì nằm đó cho đến khi tắt thở. Anh em chung quanh la hét kêu cấp cứu nhưng khoảng vài tiếng đồng hồ sau nắp thang mới mở để cho 4 người ngộp thở khiêng người hết thở lên boong tàu. Thế rồi các xác chết kia được quăng xuống biển, 1 nơi sạch sẽ mát mẻ hơn dưới hầm tàu, chỗ những cái xác sống đang chịu cực hình ngồi trên cức đái sình thối.

Cái thuận lợi kế tiếp là đi xe lửa Bắc Việt. Tàu vừa cập cảng Hải Phòng, tù được dồn thốc tháo từ địa ngục nổi sang địa ngục lăn. Mỗi toa xe địa ngục này có 2 thằng Việt cộng cầm súng kềm tù leo lên. Khi toa đã chật cứng, 2 cái lưỡi lê được dùng để bắt buộc những người ngồi gần cửa phải rướn người bật ngửa ra phía sau lòi chỗ cho người đang chờ dưới đất lên tiếp. Trong toa người nọ phải ngồi đè lên người kia mới đủ chỗ chứa hết số tù quy định cho mỗi toa. Cửa toa được kéo lại khóa chặt. Trong bóng đêm mù đặc, chuyến tàu đen đưa tù về nẻo Yên Bái. Tới ga khi cửa mỗi toa mở ra cho tù xuống, những người yếu sức quá đã chết ngộp từ bao giờ.

Cái thuận lợi sau cùng và lâu dài nhất là tù được đưa lên địa phận Hoàng Liên Sơn, 1 nơi rừng sâu nước độc vào bậc nhất miền Bắc VN. Ở đây không có người, không có nhà, không có đường đi lối lại mà chỉ có muỗi, vắt, đỉa, bọ cạp và rắn rết. Tù phải tự tay dựng lấy nhà giam chính mình. Nguyên vật liệu là gỗ, tre, giây rừng. Dụng cụ gồm vài con dao rựa với mấy cái cưa cùn. Tuyệt nhiên không hề có 1 cây đinh hay cọng kẽm nào!

Thằng trại trưởng chưa có trại luôn mồm đốc thúc : “Trách nhiệm trước mắt ta là xây dựng trại. Tất cả các anh phải phấn đấu tích cực nhanh chóng hoàn thành công tác được giao phó sớm chừng nào hay chừng nấy.”

Trong sự thiếu thốn dụng cụ vật liệu quá đáng mỗi khi tù gặp trở ngại hỏi thêm bất cứ thứ gì cũng được đáp ứng bằng mồm ngay :”Các anh phải biết lao động sáng tạo chứ. Phải biết tự tạo ra phương tiện mà dùng chứ. Phải biết khắc phục chứ”. Bài thuốc khắc phục đã được cai tù mang ra xử dụng trong mọi trường hợp cần cung ứng bất cứ thứ gì hiện đang thiếu thốn. Khắc phục không hơn không kém nghĩa là chẳng có gì ngoài sức lao động của con người, con vật lao động đúng nghĩa nhất dưới chế độ Cộng sản.

Sau khi có được những cái thuận lợi đặc biệt vừa kể, tù bắt đầu nhận bản án khổ sai biệt xứ đồng đều nhau. Ngay khi trại giam vừa hoàn tất, cai tù qui định chỉ tiêu lao động mới: “Kể từ nay hàng ngày mỗi người các anh phải mang về cho trại một cây gỗ dài ít nhất 5m, đường kính ít nhất 30 phân. Hôm nào có lệnh lấy vầu (một loại tre cực lớn), mỗi người hai cây dài 10m, đường kính ngọn không dưới 10 phân. Trại vừa nhận đủ số dao rừng để phát cho các anh đi lao động mỗi người 1 con. Buổi chiều công tác xong, anh nào trực đội, tập trung dao mang trả kho. Ai làm mất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và sẽ được xử lý thích đáng. Đây là công tác trại giao cho các anh để học tập cải tạo. Vậy anh nào tỏ ra chây lười lao động, cố tình không hoàn tất chỉ tiêu, trại sẽ áp dụng biện pháp cắt phần ăn mỗi ngày.”

2. Thật ra với chỉ tiêu này không ai 1 mình có thể tự hoàn tất. Muốn khỏi bị cắt phần ăn ít lắm 2 người phải cùng làm đổi công cho nhau mới nổi. Tính ra từ mờ sáng xách dao vào rừng, leo lên triền núi hạ xong 1 thân cột, mặt trời cũng vừa đứng bóng. Sau đó 2 người lần lượt khiêng từng chỉ tiêu về đến trại, trời vừa sụp tối. Công việc làm đó mỗi ngày 1 người tù chỉ được ăn vài mẫu sắn có khi thối chảy nhựa vàng khè quá nửa. Thức ăn duy nhất là muối. Cai tù bắt bếp tù hoà muối hột tan trong nước rồi mỗi phần ăn múc cho 2 thìa.

Đây là 1 trong những biện pháp ngừa trốn trại mà chúng nghĩ rằng có hiệu quả vì tù không thể tích trữ muối mang đi. Sau vài tháng liên tục đốn gỗ, nhiều người chịu không nổi đã nằm liệt dù phải nhịn ăn. Nhân tiện bọn cai tù lấy những người hết khả năng đi rừng để thành lập đội rau xanh.

Hôm thành lập đội, thằng quản giáo nói như xỉa xói vào mặt mọi người: “Các anh là những người được trại chiếu cố giao cho công tác tăng gia. Vậy các anh phải thi đua lập thành tích để chứng tỏ thiện chí học tập cải tạo. Triệt để từ bỏ ngay cái lối ăn kỹ làm dối. Nếu không đạt chỉ tiêu sẽ được cho ra lao động ngoài ngay lập tức. Các anh liệu đấy.”

Đội rau xanh gồm 25 người chia ra 3 tổ. Các tổ luân phiên làm các công việc gánh phân, cuốc đất trồng cây và tưới.Muốn có phân, toán công tác hàng ngày phải vét cho bằng hết các hầm cầu nổi của toàn trại rồi mang đổ vào hố ủ phân giữa vườn rau. Nước thì từng cặp xuống tận suối ngoài hàng rào trại khiêng lên. Riêng đất ngày nào cũng phải cuốc xới nếu không sẽ cứng lại rất nhanh. Tuy được trại “chiếu cố” cho trồng rau như một việc nhẹ, nhưng nhờ vậy mà nhiều người cũng đã mắc bệnh kiết ly. và ho ra máu rồi chết nhanh đến không ngờ.

Khoảng 2 tháng một lần, cai tù bắt thu hoạch rau trồng. Xu hào, cải củ, phần củ mang lên nộp vào kho thực phẩm nhà bếp của bọn cai tù; phần lá được phép cung cấp cho bếp tù. Đậu đũa, bắp cải là thứ chỉ riêng nhà bếp cai tù mới được xử dụng. Tuyệt đối cấm tù đụng tới.

Khoai lang khi sắp đào củ, đọt nọn hái mang lên nhà bếp cai tù; lá già cho tù xử dụng. Nói chung tất cả sản phẩm của đội rau xanh làm ra là để cung cấp cho cai tù gồm quản giáo, vệ binh và bộ chỉ huy trại. Để bù vào đó, thỉnh thoảng trại cũng cho đội rau xanh vào rừng hái vài bồ rau tày bay, thứ rau dại, ăn nhiều chừng nào mất máu chừng đó, để bếp tù có đủ rau xanh ăn. Sau vài lần thu hoạch, sản phẩm của đội rau xanh càng ngày phẩm chất càng kém đi. Thằng quản giáo trước còn tập họp đội lại kết tội phá hoại nhưng sau khi theo dõi thấy các tổ vẫn làm công việc đều đặn nó đến tận chỗ tìm hiểu được nguyên nhân chính làm giảm năng xuất là phân bón không đủ tốt.

Đội rau xanh được lệnh tập họp, cứ 2 người một đòn không và 1 thùng đựng phân để đi công tác xa. Trước khi đi thằng quản giáo kiểm điểm: “Hôm nay đội ta nghỉ làm việc ở nhà 1 buổi để đi ra ngoài mua phân bắc. Các anh đã chuẩn bị tốt đòn và thùng chưa?” Anh đội trưởng tù báo cáo đã chuẩn bị xong sẵn thắc mắc hỏi luôn :

- Sao mình không dùng phân trại mà lại phải ra ngoài mua?

- Phân của các anh không có đạm!

Khi mới ra Bắc, tù được nghỉ ngày Chủ nhật. Sau thấy để tù ở không 1 ngày như vậy uổng phí quá, thằng trưởng trại ra lệnh: “Để các anh có dịp phát huy thêm tinh thần lao động XHCN, kể từ nay mỗi sáng Chủ nhật, tất cả các anh phải đi rừng lấy cho trại mỗi người 1 bó củi năm mươi cân.”

Thế là Chủ Nhật cũng như 6 ngày thường, tù tha hồ được lao động. Lao động chẳng những đạt mức XHCN mà còn có cơ tới thẳng luôn mức Cộng sản Chủ Nghĩa nữa. Nhờ lao động như vậy nên không người nào mặt còn hột máu. Họ bây giờ bước đi trong sân trại, chân không còn để lại rõ dấu.

Những hình hài tiều tụy kia đã nhẹ đến mức gần bay lên được tới Thiên Đường đỏ rồi. Đói quá phong trào “cải thiện” (chữ Việt cộng dùng để chỉ việc kiếm thêm đồ ăn ngoài khẩu phần được cấp) ngấm ngầm hoạt động.

Số là mỗi người tù đều mang theo ít nhất một cái lon Guigoz để đựng nước uống hoặc đồ ăn từ khi bắt đầu đi tù trong Nam. Nay ra ngoài Bắc, vật tùy thân này bổng dưng trở thành cái nồi cá nhân lưu động vô cùng hữu dụng. Thôi thì cóc, nhái, rắn, chuột, quả găng, củ mài, bất cứ thứ gì kiếm được trên đường đi lao động hàng ngày đều được cho vào nồi lén nấu chín lên ăn để khỏi phải gục ngã sớm vì những điều kiện “thuận lợi”!

Chẳng bao lâu việc làm này bị bọn vệ binh dẫn đội đi rừng hàng ngày phát giác. Người không may đầu tiên dang luộc sắn bên bờ suối bị thằng vệ binh theo tới nơi bắt quả tang. Nó dí súng vào lưng người tù quát :

- Thằng này, mày đang làm cái gì đây?

Người tù chưa kịp trả lời thì 1 báng súng như trời giáng đã nện xuống lưng. Người tù gục ngã, mồm hộc máu. Thằng vệ binh cười nham hiểm, nhìn người tù quằn quại hồi lâu nó quát tiếp :

- Đứng dậy. Một tay cầm ống bơ gô, 1 tay cầm mấy củ sắn này giơ khỏi đầu đi về trại. Mà cả gan dám ăn cắp sắn của nhân dân để cải thiện hả?

Người tù ngoái cổ lại :

- Tôi không ăn cắp. Tôi đào được bụi sắn hoang này ở trong rừng.

- Mày còn ngoan cố hả?

Một cái đạp tiếp theo của thằng vệ binh làm người tù bổ nhào. Anh loạng choạng lấy lại thăng bằng, giơ cao tang vật lảo đảo bước đi về phía trại. Thằng vệ binh vẫn dí sát mũi súng vào lưng người tù. Máu ở miệng người tù tiếp tục nhểu đầy ngực áo.

Đêm hôm đó cả trại được lệnh tập họp bất ngờ giữa lúc mọi người đang co quấp trong tấm mền mỏng không bao giờ đủ để chống lại cái lạnh tê cóng khắc nghiệt của mùa Đông. Một cái bàn được kê giữa sân, hai bên có hai bó đuốc nứa.

Các đội tù tập họp vừa xong thì thằng trại trưởng, 1 tay cầm cái lon Guigoz tang vật, 1 tay cầm thanh mã tấu xuất hiện. Giữa ánh sáng chập chờn trong đêm tối, nó lù lù tiến đến sát bàn như con quỷ đội mồ. Trước mặt cả ngàn người tù đang run vì lạnh con quỷ nghiến răng, trợn mắt, gào lên:

- Kể từ giờ phút này, không một người nào còn được phép giữ ống bơ gô. Cố tình vi phạm sẽ biết tay. Cho các anh biết tôi căm thù, căm thù cái ống bơ gô này vô cùng. Mở mắt ra mà coi đây!

Vừa nói tay trái nó vừa đập mạnh cái lon Guigoz xuống mặt bàn, tay phải vung mã tấu lên chặt đứt làm hai. Dưới ánh lửa bập bùng khi mờ khi tỏ hình ảnh co quỉ đỏ ghê khiếp, quái dị giơ thanh mã tấu lên cao khỏi đầu rồi chém xuống một cách đầy căm phẫn, man rợ khiến mọi người rợn tóc gáy.

Chặt xong mối thù, thằng trại trưởng ra lệnh tịch thu toàn bộ lon Guigoz ra để trước mặt. Cũ có, mới có. Người một lon, người hai lon lần lượt đều bị vệ binh và quản giáo tước đoạt nhét đầy vào bao bố xách theo. Từ đấy để có cái đựng nước uống, mỗi người tù phải cắt lấy một ống nứa thay thế cho lon Guigoz. Ít lâu sau, bọn cai tù công khai xử dụng những lon Guigoz còn tốt của tù. Tuyệt nhiên không thấy bọn chúng bày tỏ một dấu hiệu căm thù nào đối với vật vô tri nhưng hữu dụng này.

Ở Hoàng Liên Sơn được 2 năm, bọn cai tù phát động chiến dịch đi tiền phương. Thoạt đầu qua những lời quảng cáo úp mở của chúng, mọi người còn lờ mờ về danh từ tiền phương hoặc chỉ hiểu đây là một hình thức chuyển trại. Gần tới ngày biên chế cai tù, từng đội giải thích:

- Trại đã quyết định lựa chọn những đội tiến bộ để đi công tác ở tiền phương. Các đội đi tiền phương là những đội đã có thành tích lao động rất đáng được biểu dương. Những đội không được đi là những đội quá trình lao động chưa tích cực, năng xuất kém. Ngày mai các anh sẽ biết đội mình có được chiếu cố hay không. Tuy nhiên dù đi tiền phương hay lãnh trách nhiệm mới hay ở lại tiếp tục công tác trại, các anh đều phải chứng tỏ quyết tâm phấn đấu hơn nữa để đạt và vượt mọi chỉ tiêu giao phó.

Đến đấy, mọi người đã thấy khá rõ những gì sẽ đến trong những ngày sắp tới : một số anh em lại sắp sửa có thêm nhiều “điều kiện thuận lợi” mới.

Ba phần tư số đội trong các trại bị đưa đi tiền phương. Tiền phương không gì khác hơn là những vùng miền cực Bắc Việt Nam, giáp ranh biên giới Trung Hoa.

Sau khi các đội “tốt” được chiếu cố, các đội “kém” còn lại được dồn chung vào các trại giam gần nhau. Thời gian nặng nề trôi. Kẻ đi tiền phương với người ở lại tưởng đâu không có ngày tái ngộ. Nhưng xây dựng đâu chưa thấy, năm sau khi Trung Hoa đỏ bắt đầu dạy cho Việt cộng bài học thứ nhất thì tất cả số tù bị đưa lên vùng biên giới lại lục tục kéo về nơi xuất phát. Trại nào cũng tiếp nhận một số người về từ cõi chết. Không một ai đi tiền phương về mà còn lại được vóc dáng cũ, mặc dù cái vóc dáng trước đó cũng đã thảm lắm rồi. Đoàn tù di chuyển vào cổng trại không khác nào những bóng ma chơi vơi trên mặt đất. Bộ đồ tù của họ đã trở thành quá rộng. Từ bộ đồ nhem nhuốc lùng thùng đó, người ta đang có cảm tưởng đang ló ra một cái đầu lâu biết nói.

Anh em quen biết chạy lại hỏi thăm nhau được biết khi Tàu cộng bắt đầu tấn công Việt cộng thì các trại được lệnh di chuyển ngay. Họ đi bộ ròng rã từ miền biên giới Hoa Việt trở ngược lại các trại giam cũ. Tất cả đồ đoàn mang theo từ từ rơi dần trên đường về vì không ai còn đủ sức mang nổi bất cứ thứ gì ngoài tấm thân của mình. Mớ đồ tù tối thiểu đã trở thành quá nặng đối với những kẻ đang mất sức đến rụng rời. Dù sao họ cũng còn may mắn hơn non nửa số anh em đã vùi thây trước đó chưa đầy một năm. Tù bị đưa đi tiền phương chết như ra.

Có trại tù chết nhiều và nhanh đến độ cai tù phải phát minh ra một sáng kiến chôn tù rất đúng với danh xưng “đỉnh cao trí tuệ loài người” của Việt cộng. Chúng tính toán nghĩ cách đóng ra một cỗ quan tài rời, gồm 2 phần.

Phần thứ nhất là miếng ván đáy mà xác chết nằm trên đó. Phần thứ hai là cái nắp gồm những miếng ván ba dài hai ngắn. Mỗi lần hạ huyệt xong, cái nắp lại được kéo lên mang về dùng lại cho lần chôn kế tiếp. Nhờ sáng kiến mang đầy tính Đảng này, trại đã tiết kiệm cho nhà nước hàng trăm ngàn đồng về khoản tiền đóng hòm chôn tù.

Việc chuyển tù từ tiền phương về không ngừng lại ở địa phận các trại cũ. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, những thằng cai tù muốn ra vẻ ta đây đã cho tù biết sớm : Các anh sắp được bàn giao cho bộ Nội vụ. Cẩn thận đấy. Bên đó họ không dễ dãi như bên Bộ quốc phòng này đâu.

Theo thói quen dưới chế độ cộng sản Việt Nam, bọn bộ đội rất ghét lũ Công an. Có lẽ chúng ganh tức nhau về phương vị. Bọn cối xanh một thời sinh Bắc tử Nam toi mạng mấy trăm nghìn thằng, trong khi đó bọn cối vàng chuyên môn tà tà ở hậu phương lớn là miền Bắc để chỉ có nhiệm vụ canh chừng cái địa ngục nhân dân này.

Chính vì vậy bọn bộ đội thường gọi tụi công an chuyên mặc đồng phục kaki vàng là mấy con “bò vàng”. Trước mặt tù bọn bộ đội cũng muốn rỏ ra rằng chúng tử tế nhân đạo hơn mấy thằng công an chuyên nghiệp coi tù. Sự thật bọn chúng đều là cá mè một lứa. Tất cả lũ ngợm này có cùng bản chất, thứ bản chất man rợ làm nên những thằng cai tù Việt cộng dù nó là bộ đội hay công an.

Cuối năm 1980 tất cả tù đều được giao cho Công an quản trị. Phân nửa số trại tù ở Hoàng Liên Sơn chuyển tù về Thanh Hóa. Khi tiếp nhận tù các biện pháp dằn mặt của bọn công an ở Thanh Hóa đã chứng tỏ ngay sự không khác biệt giữa cai tù cối xanh hay cối vàng.

Mỗi sáng, sau một đêm nhốt kín, các đội tù phải ra sân tập họp điểm danh. Một hôm có người tù bệnh ra không nổi cố ngóc đầu dậy nhờ anh buồng trưởng báo cáo bệnh với quản giáo rồi gục xuống thiếp đi. Nhưng thằng cai tù lại muốn ra oai. Nó vào tận chỗ nằm của người bệnh ra lệnh :

- Anh kia đứng dậy ra điểm danh. Ai cho phép anh ở lại buồng?

- Tôi bịnh quá ngồi dậy không nổi nữa, đã nhờ anh buồng trưởng xin phép cán bộ.

- Mày nhất định không ra hả?

- Tôi dậy không nổi chứ không phải…

Người bệnh chưa kịp nói hết câu, thằng quản giáo tay cầm sẵn cái khóa cửa đã đập thẳng vào mặt người tù. Máu me phun ra lênh láng. Cả đội đứng ngoài sân nhớn nhác khi nghe tiếng người tù bị hành hạ kêu rên thảm thiết. Ngay khi đó hai thằng vệ binh vác súng chĩa lưỡi lê chạy vào tăng cường.

Sau khi đập vỡ mặt người tù, thằng quản giáo chưa hả giận. Đợi lúc cả đội đã ra ngoài bãi, nó dặn hai thằng vệ binh ở lại quan sát cho kỹ để nó trở về buồng giam tính chuyện. Thằng khát máu này rũ thêm ba thằng quản giáo khác đội cùng về với nó để lôi người tù bệnh ra một chỗ khuất trong trại bề hội đồng tiếp. Khi đội trở về buồng sau giờ lao động, tất cả mọi người sững sờ, thất kinh trước tấm thân như một đống thịt mềm nhũn của người tù vừa bị bốn thằng cai ngục làm thịt.

Cứ vài ngày trong trại lại có người bị bọn cai tù kết án chống đối, phản động. Bản án được đọc cho cả trại nghe trước khi xuất trại lao tác. Sau đó người tù bị đưa đi cùm. Dĩ nhiên, trước đó là một trận đòn mềm xương. Khi bị cùm, hai chân người tù phải xỏ vào hai lỗ cùm mà phần trên được đè xuống bằng một thanh sắt tròn. Thanh sắt này xuyên ra bức tường phía sau ngục. Phần ló được uốn thành vòng tròn để người bị cùm không thể tìm cách rút vào hòng gỡ cùm, đồng thời cũng là phần để thằng gác ngục kiểm soát. Image Cách kiểm soát của thằng này vô cùng dã man. Thỉnh thoảng nó giơ chân đạp mạnh xuống vòng sắt rồi nghe xem người tù bị thanh sắt nghiến xuống hai cổ chân có kêu rú lên không. Trường hợp có người vì trận đòn khai vị, ngất đi từ trước không kêu nổi nữa, lập tức thằng vệ binh múc nước cống tạt qua khe hở thông hơi của buồng cùm. Bị nước cống đổ xuống đầu, nnười tù tỉnh lại kêu ú ớ. Đó là cách và dấu hiệu để thằng vệ binh xác nhận được rằng tù còn trong ngục.

Tình hình biên giới Hoa Việt càng ngày càng nặng nề. Không khí chuẩn bị học bài học do người anh em láng giềng XHCN giảng dạy đã lan tới Thanh Hóa. Trong khi lao đông chung quanh trại có lần tù đã chứng kiến cảnh những tên công an biên phòng thất tán đơn vị lẻ tẻ vào trại tù xin tá túc tại Bộ chỉ huy. Bọn cai tù cũng không cần giấu diếm. Chúng nói thẳng vào mặt tù :

- Các anh đừng mơ tưởng quân Trung quốc sẽ đến giải phóng các anh. Trong trường hợp đó, chúng tôi sẽ giải quyết các anh trước một bước!

Giải quyết trước một bước là gì thật lòng, không người tù nào lại muốn tin rằng mình đã hiểu đúng nghĩa của thuật ngữ này. Nhưng khi các đội nhất loạt phải chuyển công tác đang làm sang việc đào ao thì mọi người bắt buộc hiểu.

Cai tù từng đội giải thích :

- Hôm nay trại ta phát động công tác đào ao nuôi cá. Các đội cho người đến kho lãnh cuốc xẻng rồi ra nhận phần đất của mình. Đây là một yêu cầu khẩn trương. Các anh cố gắng hoàn thành nhanh chừng nào tốt chừng nấy. Theo quy định, ao phải sâu 4 mét. Chỉ tiêu cho mỗi người là ba mét khối đất một ngày. Anh nào không đạt năng suất, trại sẽ cho thi hành kỷ luật ngay. Trong khi lao động cấm không được bàn tán, phao tin đồn nhảm.

Lúc bắt đầu xắn đất đội trưởng tù hỏi quản giáo về độ dốc bờ ao lấy cỡ nào thì được giải thích qua loa :

- Không cần tà ly lắm, min sao đất trên không đổ xuống là được rồi.

Chưa đầy một tuần l, chung quanh trại đã có cả chục cái ao sâu bốn thước với vách gần như thẳng đứng. Đây chính là những cái hố vĩ đại dự trù dùng vào việc chôn người tập thể. Ngày chấm dứt công tác đào ao, đoàn tù chẳng ai buồn nói với ai, nhưng những ánh mắt cùng ném vào lòng huyệt một cái nhìn lo âu. Không biết hôm nào đây chính những kẻ đào ao sẽ bị bọn cai tù bắn chết hàng loạt rồi vùi thây trong đó trước khi bọn chúng tháo chạy khỏi sự tràn ngập của quân Trung quốc. Có lẽ tình thế chiến tranh với Trung cộng đã không cho phép Việt cộng giam giữ tù quá đông tại miền Bắc. Tù được chia đợt chuyển ngược vào trong Nam. Cai tù lại tuyên truyền :

- Anh nào vào Nam chuyến này coi như được tha một nửa rồi đấy.

Trên thực tế hầu hết họ vẫn tiếp tục ở tù triền miên trong các nhà tù do Việt cộng dựng lên ở miền Nam. Trong số đó nổi tiếng nhốt đông là nhà tù vĩ đại Xuân Lộc gồm ba trại A, B, và C. A là trại chính, B và C là hai trại phụ. Bọn cai tù đặc trách việc tra tấn tập trung ở trại A, nơi có khu kiên giam, chổ giam kín vô hạn định. Khu này là chỗ giết người chung cho ba trại. Tất cả những người bị kỷ luật của hai trại kia đều được dồn vào đây.

Màn đón tiếp sơ khởi những người mới vào kỷ luật trại A là một trận đòn tứ phương đón đả. Bốn thằng cai tù đứng bốn góc sân. Người tù tay còng bị đẩy vào giữạ Một thằng khởi động ra đòn. Người tù ngã về phía nào thì thằng tù phía đó đấm đá, lên gối tiếp. Cứ thế bao giờ nạn nhân gục xuống bất động trên vũng máu đang hộc ra từ miệng giữa một khuôn mặt đã mất hẳn hình thù thì chúng lôi vào cùm lại. Người tù vẫn trong tư thế tay còng, chân cùm, mê man bất tỉnh cho tới ngày hôm sau.

Sáng ra bọn cai tù vào, nếu thấy chết chúng cho đem chôn sau trại; còn sống chúng lôi ra tra tấn tiếp. Lần này thì chỉ một thằng làm việc thôi vì người tù đã như cái xác không hồn. Hung thần giai đoạn này tại trại Xuân Lộc là thằng cai tù Tư Ca Rô. Mỗi khi sắp ra tay nó đều hỏi:

- Mày có biết ở đây ai là Tư Ca Rô không?

Người tù chưa kịp trả lời thì đã bị nó đá tới tấp vào mạng sườn cho đến khi khuỵu xuống. Sau đó nó bắt người tù quỳ gối ngước mặt lên nhìn thẳng vào mặt nó. Khuôn mặt bầm tím xưng húp không mở được mắt vừa nhướng lên là thằng Tư Ca Rô giơ thẳng chân đá liên tiếp vào miệng người tù. Khi những chiếc răng gãy văng ra cùng với bụm máu đỏ tươi tung tóe trên nền xi măng, thằng Tư Ca Rô mới ngừng lại chỉ vào ngực nó:

- Tư Ca Rô là tao đây mày biết chưa. Từ nay chắc mày không thể quên được Tư Ca Rô. Còn sống mà ra nhớ nói cho bạn bè mày biết ai là Tư Ca Rô nghe chưa.

Tới ngày hôm nay trên khắp đất nước Việt Nam, bọn Việt cộng chưa dẹp bỏ bất cứ một nhà tù nào do chúng dựng lên từ trước cũng như sau năm 1975. Những nhà tù này hiện vẫn đang được thực thi đúng mức chính sách học tập cải tạo của Đảng cộng sản Việt Nam bởi những thằng cai tù Việt cộng đại loại như Tư Ca Rô của nhà tù Xuân Lộc.

Jan 10, 2018
Phạm Kim Khôi

Post Reply