Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
MatVit
Posts: 829
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

Khi đồng chí xúc phân bức xúc!
Tư nghèo
(Danlambao) - Kể từ ngày đi theo đãng leo lên ghế trùm xúc phân cho đảng dzinh & quan và triều đình nhà Lú, đồng chí bờ cờ lờ Xuân Fúc ta thải ra nhiều phát ngôn ấn tượng. Mới nhất là câu sau đây nghe thiệt là mênh mông tiền dân quá mạng:

“Đi lòng vòng, phải phong bì phong bao mới giải quyết công việc hành chính, người dân kêu ca cái này rất lớn”.

Trước hết Tư tui xin phép quan viên hai họ được tự nhảy bàn độc, chiếm diễn đàn để mà diễn cú thải mênh mang mùi hôi này của ngài tưởng thú.

Đi lòng vòng: Tức là đi mười phương tám hướng, đi lên đi xuống may mà có mấy cha đời... hết còn dễ thương. Tức là đảng ta chưa có "kế sách"... giúp người dân đi cái rụp là tới nơi, một chỗ duy nhất để nộp phong bì. Thiệt là thương cho chú xúc phân đã phải vô vàn bức xúc vì sự nghiệp đổ phân vào mồm của dân ta nhằm nuôi béo cho các quan ta đã quá nhiêu khê.

Phải phong bì, phong bao: Ý của đồng chí xúc phân là dân ta muốn chuyển phân (fund) có các đồng chí ta đang vô sản muôn năm, phải vừa phục dzụ nhăn răng, vừa lái xe ôm, vừa bốc phân vào mồm đến thối cả móng tay... thì làm ơn đừng cho phân vào bì, đổ phân vào bao. Chuyển mẹ nó qua trương mục ngân hàng nhà nước do các đồng chí ta làm chủ cho nhanh, gọn, tiện và kín.

Người dân kêu ca: Đồng chí xúc phân thiệt là mênh mông tình bác đối với dân như cu Hồ đối với em Xuân thuở nào. Dân đen dưới thời đại huy hoàng Hồ Bả Chó, cày bừa cực hơn con chó đói bả, dư dả vài cục phân nhờ ơn béc và đẻng, có... nhả ý đem phân dâng cho các quan mà phải lòng vòng với bao với bì thì kêu ca thấu trời cũng quá chuẩn hổng thèm chỉnh. Thiếu chút nữa là bác Fúc lôi khăn mù xoa bả chó ra để... còn 2 con mắt khóc người một con trước nỗi khổ của đám dân đen.

“Đi lòng vòng, phải phong bì phong bao mới giải quyết công việc hành chính, người dân kêu ca cái này rất lớn”.

Cái đống trên được đồng chí Fúc xả thải tại buổi lễ khai giảng năm học mới của Học viện Hành chính Quốc gia vào ngày 18/10/2017 và được các đồng chí tuyên láo nhà đảng kính cẩn xúc lên và xả lại trên các nhà xí được thành lập bởi "nhà báo" vừa đi đường vừa nâng dế Trần Dân Tiên.

Trọng tâm của lần xả lũ chết người vì hôi của đồng chí Nguyễn Xúc Phân lần này là để xạo ke với dân, qua "môi giới" của đám lâu la phụ vai ngồi nghe, rằng thủ tướng ta đã "khẳng định để thực hiện việc đổi mới sáng tạo khởi nghiệp thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức viên chức phải có tinh thần kiến tạo, liêm chính, trách nhiệm."

Một lần nữa, nghe con sản hói này và tin vào nó thì con cu cũng biết hát và cái hĩm cũng biết cười! Tin vào tên làm kắt mạng, leo được lên tới chức vụ đệ nhất xúc phân trong một đảng cướp mà lại liêm chính, không thèm ăn phân của dân thì chẳng khác gì tin tưởng vào cha già dâm tặc, chủ tiệm hố xí rằng: em ơi đời đời anh vẫn còn trinh!

19.10.2017
Tư nghèo

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Đại Hội CS: Đại Hại Dân
Vi Anh

Cộng sản là độc tài đảng trị toàn diện, trên phương diện lý thuyết lẫn thực hành, trong dĩ vãng, hiện tại và tương lai. Đó chân lý người Pháp gọi là «vérité de La Palice», một sự thật đương nhiên, không cần dẫn chứng, mọi phản biện ngược lại là trò cười cho thiên hạ. Nên người dân trong chế độ CS Trung Quốc gọi tắt là Trung Cộng từ lâu hay mới đây sau gần một thế kỷ bị CS kềm kẹp, thống trị đã quá rành: Đại hội Đảng CS là “đại hại” cho người dân. Chỉ có những đại cán CS, đại gia ăn theo CS lo con bò trắng răng, đoán già đoán non, bình luận bình loạn, hy vọng thất vọng CS sẽ sửa đổi, cải cách thôi.

Tiêu biểu, Đại hội Đảng CSTQ 19 khai mạc vào 9 giờ sáng 18/10 và dự trù kéo dài 1 tuần làm khổ dân chúng TQ thấy rõ ở thủ đô Bắc Kinh. CS đặt Bắc Kinh trong tình trạng báo động cao, siết chặt an ninh như biến Bắc Kinh gần như nội bất xuất, ngoại bất nhập. Hàng chục nghìn tình nguyện viên tuần tra trên các đường phố. Dao, pháo bông, các loại hóa chất bị đình chỉ mua bán, hạt giống và thuốc cũng bị cấm vận chuyển đến Bắc Kinh. Từ đầu tuần, cảnh sát vũ trang tăng cường tuần tra tại Quảng trường Thiên An Môn. Tại cửa ra vào của các ga tàu điện ngầm, nhân viên an ninh được bố trí canh gác. Các doanh nghiệp, một số nhà hàng, phòng tập thể dục, hộp đêm và quán karaoke buộc phải đóng cửa để bảo đảm an ninh. Dịch vụ đặt phòng Airbnb cũng bị hủy các đơn đặt chỗ ở trung tâm Bắc Kinh.

Dân chúng bị tra tấn bởi truyền thông của Đảng Nhà Nước TC, tô lục chuốc hồng chế độ và tôn vinh lãnh tụ Tập cận Bình “vĩ đại, sáng suốt” và Đảng CS quang vinh. Nâng bi, nâng cấp Tâp cận Bình thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa, với toàn quyền Chủ Tịch Đảng, kiêm Chủ Tịch Nước, kiêm Chủ tịch Quân uỷ trung ương, kiêm Tổng Tư lịnh Quân đội, quyền thế hơn Mao Trạch Đông nữa, hơn hoàng đế Trung Hoa ngày xưa nữa, và TQ “xã hội chủ nghĩa hiện đại bản sắc Trung Hoa” là bá chủ thế giới.

Trước khoảng 2.300 đại biểu đại diện cho 89 triệu đảng viên trên cả nước, không có một đại diện cho người dân TQ nào, với bài diễn văn khai mạc dài ba tiếng rưỡi đồng hồ, Tập Cận Bình kêu gọi nhiều và mạnh nhứt là bảo vệ, tăng cường Đảng CS, mà Ông ấy là người đứng đầu. Ông tuyên hứa «một kỷ nguyên mới» cho TQ, đó là «một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại», không sao chép các mô hình của nước ngoài.

Nhưng bức tranh nào cũng có bề trái. Bề trái của đại hội Đảng CS là đại hoạ, đại hại mà Đảng Nhà Nước CS gây ra cho dân phải chịu. Một lãnh đạo doanh nghiệp người Mỹ tại Trung Quốc, từ chối nêu tên, cho Reuters biết: "Tôi chẳng thấy mở cửa thị trường gì cả. Tất cả chỉ là kỷ luật và kiểm soát.” Một nhà ngoại giao cao cấp Tây phương tại Bắc Kinh nói với Reuters rằng ngày càng lộ rõ ưu tiên hàng đầu của ông Tập vẫn là tăng cường tính ưu việt của Đảng Cộng sản và sự ổn định xã hội.

Chưa hết, còn một đại hại Đảng Nhà Nước CS gây ra mà dân phải trả. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IFM, từ đây đến năm 2022, nợ Trung Quốc sẽ tăng từ 235% (năm 2016) đến 290% GDP, khiến quốc gia này «hết sức dễ tổn thương». Đây là một số nợ không lồ do Đảng Nhà Nước, trung ương và địa phương gây ra mà người dân phải trả.

Không phải chỉ những doanh nhân, nhà đầu tư làm ăn ở TQ sai lầm về CSTQ. Sau ba thập niên, người ta bắt đầu thấy rõ những chánh trị gia, những nhà làm chánh sách của Tây Phương đã lầm khi tin rằng giúp cho Trung Cộng phát triển kinh tế, tầng lớp trung lưu sẽ phát triển, chánh trị sẽ biến đổi. Điều đó sẽ đưa TC phát triển dân chủ theo kiểu Tây Phương. Hy vọng đó đã thành thất vọng. CS nói chung, lớn nhỏ như CS Trung Quốc, VN, Bắc Hàn, Cuba còn sót lại sau Chiến tranh Lạnh trước sau như một, mở rộng kinh tế nhưng quyết khoá chặt chánh trị sau ba thập niên “làm kinh tế” với Tây Phuơng. Tây Phương ảo tưởng, chớ không phải TC lập lờ hay ngụy trang. Tây Phương sai lầm vì theo chánh trị thực dụng, coi quyền lợi kinh tế cao hơn những giá trị tinh thần và chánh trị.

Chính Tây Phương, nhứt là Mỹ và Liên Âu đã mừng rỡ, mở cửa và viện trợ hào phóng và yểm trợ tích cực cho TC trở thành siêu cường kinh tế. Và tự nhiên TC mạnh vì gạo, bạo vì tiền, dựa vào kinh tế, dùng kinh tế tài chánh để áp lực hay chiêu dụ các nước để phát triển uy lực chánh trị của TC. Dựa vào nền kỹ thuật, vốn, và ý niệm kinh tế thị trường cuả Tây Phương, TC trổi dậy, vươn lên như một siêu cường kinh tế mới.

Nhưng TC thực chất và thực tế không cải tiến một bước chánh trị nào. TC, Việt Cộng, CS Bắc Hàn, Cu ba CS trước sau như một vẫn độc tài đảng trị toàn diện, kiểm soát nhân dân một cách triệt để và nghiệt ngã. Lãnh đạo Đảng Nhà Nước TC đưa quân vào càn quét phong trào dân chủ vừa chớm nở ở Thiên an môn năm 1989.

TC đang củng cố nền tảng độc tài đảng trị toàn diện đời thứ năm trước đại hội đảng thứ 18. TC cử các «hoàng tử đỏ», tức là “con cháu các cụ” lãnh đạo cốt cán của CS, để chuẩn bị thay thế cho thế hệ thứ tư để cầm cán đảng quyền, quân quyền và quyền hành chánh – tức tòan quyền thống trị đất nước và nhân dân - của Đảng CS ở TQ. Thế hệ thứ nhất khai nguyên chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện ở Trung Hoa là Mao Trạch Đông, thế hệ thứ hai là Đặng Tiểu Bình, thứ ba là Giang Trạch Dân và thứ tư là bộ đội Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo. Thế hệ thứ năm với Tập Cận Bình, trong đại hội Đảng thứ 19, Ông Bình trở thành Hitler ở Á châu, Hoàng đế ở TQ.

CS vẫn là CS, là độc tài đảng trị toàn diện, nếu không đâu phải là CS. Đoán già, đoán non, bình luận bình loạn, hy vọng mong mỏi CS cải cách, cải tổ là chuyện hoang đường, mơ giữa ban ngày thôi./.(VA)

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Người có quyền lực nhất thế giới
Nguộn :The Economist

Tập Cận Bình có ảnh hưởng hơn Donald Trump. Thế giới nên thận trọng. Đừng mong ông Tập thay đổi để Trung Hoa, hay thế giới, tốt hơn

Image
Những Tổng thống Mỹ có thói quen miêu tả những đối tác Trung Hoa của họ với sự kinh hoàng. Richard nixon nói với Mao Trạch Đông rằng tư tưởng của Mao đã “thay đổi thế giới”. Jimmy Carter, khi nói về Đặng Tiểu Bình đã dùng cả một chuỗi các tính từ tâng bốc: “khôn ngoan, cứng rắn, thông minh, thẳng thắn, can đảm, lịch sự, tự tin, thân thiện”. Bill Clinton đã miêu tả Giang Trạch Dân, như một “người có viễn kiến” và “một người có trí tuệ phi thường”. Donald Trump cũng không kém. Washington Post trích dẫn lời ông nói rằng nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Hoa Tập Cận Bình “có lẽ là người nhiều quyền lực nhất” Trung Quốc từ một thế kỷ nay.

Ông Trump có thể đúng. Và nếu đó không phải là hành động tự tử chính trị đối với một tổng thống Mỹ thì ông có thể đã khéo léo nói thêm rằng: “Tập Cận Bình là người lãnh đạo quyền lực nhất thế giới.” Chắc chắn, nền kinh tế Trung Hoa vẫn đứng thứ hai sau Mỹ và quân đội dù đang lớn mạnh, về kích cỡ vẫn nhỏ hơn Hoa Kỳ. Nhưng sức mạnh kinh tế và quân sự không phải là tất cả. Người lãnh đạo của thế giới tự do hiện nay có cách giao tiếp hẹp hòi, máy móc đối với người nước ngoài và dường như không thể thực hiện chương trình nghị sự của mình ở trong nước. Hoa Kỳ vẫn là nước mạnh nhất thế giới, nhưng người lãnh đạo của họ, ở trong nước, thì yếu hơn, và ở ngoại quốc, lại kém hiệu quả hơn so với bất kỳ ai trong số những người tiền nhiệm gần đây của ông, nhất là vì ông khinh thường các giá trị và liên minh, cột trụ gìn giữ ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với thế giới

Ngược lại, người Chủ tich quố gia độc tài lớn nhất thế giới đang bước đi những nước tự tin ở nước ngoài. Sự kiểm soát của Tập Cận Bình chặt chẽ hơn bất kỳ người lãnh đạo Trung Hoa nào kể từ Mao Trạch Đông. Và trong khi Trung Hoa thời Mao nghèo khổ và nghèo đói, thì Trung Hoa hiệ nay của ông Tập là một bộ máy tăng trưởng có ưu thế trên thế giới. Ông Tập sắp phô trương sức mạnh. Ngày 18 tháng 10, đảng Cộng sản Trung Hoa đã triệu tập Đại hội ngũ niên tại Bắc Kinh. Nó sẽ là đại hội đảng Cộng sản Trung Hoa đầu tiên do Tập Cận Bình chủ toạ. 2.300 đại biểu sẽ đồng thanh ca tụng Tập Cận Bình lên tận mây xanh. Nhiều người trong giới quan sát hoài nghi tự hỏi liệu ông Tập sẽ sử dụng quyền lực đặc biệt của mình để làm việc tốt hay làm xấu.

Thế giới, hãy coi chừng

Trong rất nhiều chuyến công du nước ngoài, Tập Cận Bình đã tự giới thiệu mình như một sứ giả hòa bình và hữu nghị, một tiếng nói của lẽ phải trong một thế giới hỗn độn và rối loạn. Những thất bại của Tổng thống Mỹ hiện nay đã làm cho điều này trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tại Davos, hồi tháng Giêng, Tập Cận Bình đã hứa với giới lãnh đạo toàn cầu rằng ông sẽ là một người cổ võ tiên phong cho sự toàn cầu hoá, thương mại tự do và hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Khán giả của ông Tập ở Davos rất vui mừng và bớt căng thẳng. Ít ra, họ nghĩ rằng, một thế lực lớn đã sẵn sàng đứng lên vì chính nghĩa, ngay cả khi ông Trump (khi đó là Tổng thống đắc cử) sẽ không làm như vậy.

Những lời của ông Tập cận Bình được chú ý một phần bởi vì ông có kho dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới làm hậu thuẫn. Sáng kiến “vành đai và đường” của ông có thể đã được đặt tên một cách khó hiểu, nhưng thông điệp của nó thì rất rõ ràng – hàng trăm tỷ đô la của Trung Hoa sẽ được đầu tư ở nước ngoài vào các các dự án xây dựng đường sắt, bến cảng, nhà máy phát điện và các cơ sở hạ tầng khác để giúp cả một vùng rộng lớn trên thế giới trở nên thịnh vượng. Đó là loại lãnh đạo mà Mỹ đã không thực hiện kể từ Ké hoạch Marshall ở Tây Âu từ những ngày sau chiến tranh Thế giới thứ hai.

Ông Tập cũng dự phóng Trung Hoa sẽ là một cường quốc quân sự chưa từng thấy ở ngoại quốc. Năm nay ông mở căn cứ quân sự đầu tiên của Trunng Hoa ở ngoại quốc, tại nước Cộng hoà Djibouti, ngay lối vào Hồng Hải. Ông đã gửi hải quân Trung Hoa đến những vùng biển xa Hoa Lục hơn bao giờ hết, cùng với đội tàu của Liên bang Nga đến ngay sân trước của NATO ở Biển Baltic hồi tháng Bẩy vừa qua. Trung Hoa tuyên bố họ sẽ không bao giờ xâm chiếm các nước khác để ép theo ý của họ (trừ Đài Loan, lãnh thổ mà Trung Hoa không coi là một quốc gia). Họ nói rằng các nỗ lực xây dựng căn cứ Trung Hoa là để hỗ trợ việc gìn giữ hòa bình, chống cướp biển và các công tác nhân đạo. Việc xây dựng đảo nhân tạo với phi đạo quân sự mà ở Biển Đông, thì Trung Hoa cói đây là những hành động hoàn toàn để tự vệ.

Không giống như ông Vladimir Putin, Tổng thống Nga, ông Tập không phải là người gây rối toàn cầu, không phải người tìm cách phá hoại nền dân chủ và làm mất ổn định phương Tây. Tuy nhiên, ông Tập tỏ ra quá khoan dung đối với việc đồng minh Bắc Hàn của ông đang gây hấn. Và một số hoạt động quân sự của Trung Hoa cũng làm các nước láng giềng, không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở Ấn Độ và Nhật Bản, lo ngại.

Ở Hoa Lục, thiên hướng của ông Tập, ít nhất, cũng cúng rắn không khác như Putin ở Nga. Ông tin rằng ngay cả một sự tự do chính trị cỏn con có thể làm sụp đổ không chỉ sự nghiệp của ông, mà còn đưa đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản. Số phận của Liên Xô đã ám ảnh ông Tập, và sự bất an đó gây ra hậu quả. Ông Tập Cận Bình không tin không chỉ với những kẻ thù, mà các cuộc thanh trừng của ông đã tạo ra, mà còn không tin cả tầng lớp trung lưu, những người đang dùng điện thoại thông minh, và những mầm non của xã hội dân sự tại Hoa Lục đang trổ lá khi ông bắt đầu lãnh đạo quốc gia. Dường như ông quyết tâm thắt chặt việc kiểm soát xã hội Trung Hoa, nhất là bằng cách tăng cường khả năng giám sát của nhà nước, và duy trì được sự hùng mạnh của nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của đảng. Tất cả những việc này sẽ làm cho Trung Hoa kém phong phú hơn nó có thể, và trở thành một xã hội ngột ngạt hơn. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, đàn áp nhân quyền ở Trung Hoa chỉ làm giới lãnh đạo thế giới thì thầm than phiền.

Những người tự do đã từng tiếc nuối “mười năm đánh mất” đổi mới dưới thời của Hồ Cẩm Đào. Mười năm “đánh mất” đó đã trở thành 15 năm tiếc nuối, và nó có thể vượt quá 20 năm. Một số người lạc quan lập luận rằng thế giới chưa thấy con người thật của Tập cận Bình – Đại hội đảng Cộng snăm nay sẽ giúp ông củng cố quyền lực, và sau đó ông sẽ bắt đầu sốt sắng đổi mới xã hội và kinh tế, dựa vào thành công tương đối của ông trong việc chống tham nhũng. Nếu ông Tập thực sự là một người dân chủ đa nguyên chưa hiện hình, quả thật, ông ta đang che đậy qúa giỏi. Và điều đáng báo động đối với những người tin rằng tất cả những người lãnh đạo đều có ngày hạn, thì người ta đang nghĩ rằng Tập Cận Bình không muốn rời bỏ quyền lực vào năm 2022, dù tiền lệ cho thấy là ông nên làm vậy.

Lý do để sợ

Ông Tập có thể nghĩ rằng tập trung quyền ít nhiều không ai kiểm soát đối với hơn 1.4 tỉ người Trung Hoa trong tay của một người, dùng cụm từ ông ưa chuộng, là một “bình thường mới” của chính trị tại Trung Hoa. Nhưng nó không phải là sự bình thường; nó nguy hiểm. Không ai nên có nhiều quyền lực như vậy. Quyền lực nằm trong tay một người, sau rốt chỉ là công thức cho sự bất an ở Trung Hoa, như đã từng xảy ra trong quá khứ – Mao Trạch Đông và cuộc Cách mạng Văn hoá. Đây cũng là một công thức cho hành động tùy tiện ở nước ngoài, điều này đặc biệt đáng lo ngại vào thời điểm mà Mỹ ở thời ông Trump đang rút lui và tạo ra một khoảng trống quyền lực. Thế giới không muốn thấy một nước Mỹ theo chủ nghĩa biệt lập hoặc một chế độ độc tài ở Trung Hoa. Chao ôi, thế giới có thể có cả hai.

Bài xã luận này đã đăng trong mục Lãnh đạo của ấn bản của tuần báo The Enonomist dưới nhân đề “Người có quyền lực mạnh nhất thế giới”

© 2017 DCVOnline

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Ông Nguyễn Phú Trọng muốn trở thành người hay thành quỷ?

Nguyễn Minh
(Danlambao) - Vâng, tôi đặt vấn đề trên là để nói ở nghĩa “Sống là cõi tạm”! Người Việt Nam quan niệm: "Sống gởi thác về... " Ðức Phật đã nói: “Ðời sống mong manh và cái chết là điều chắc chắn”.

Rõ ràng, trần gian cũng chỉ là một cuộc sống tạm bợ mà thôi. Chả thế mà cụ Nguyễn Công Trứ cảm thán: “Ôi! Nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao…” Còn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì: “Ta nay ở trọ trần gian, mai kia về chốn xa xôi cuối nguồn”. Nhà thơ Bùi Giáng đã ý thức sâu xa về sự hữu hạn của kiếp người:

Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết,
Sẽ rời xa vĩnh viễn với người thôi.

Thế gian là cõi tạm nên khi mới sinh ra con người chẳng có tài sản gì và đến khi nhắm mắt cũng chẳng mang theo thứ gì. Dù Tổng thống hay người lính, người giàu sang hay kẻ nghèo hèn... khi qua đời đều giống như nhau, không thể ôm theo bất cứ của cải vật chất nào cả. Chính vì thế mà trong Tương Ưng Bộ kinh khẳng định: “Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hữu đều để lại hết khi người chủ của các thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữ từng giờ từng phút”.

Như vậy, điều chắc chắn đến một thời khắc nào đó con người sẽ phải rời bỏ cõi tạm này. Đối với người Công giáo, sự chết là sự bắt đầu cho một cuộc sống mới. Sự chết lúc đó chỉ là bước sang sự sống mới vô cùng tốt đẹp hơn trước. Còn Phật giáo, cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, sự thay đổi từ cuộc sống này đến một cuộc sống khác.

*

Biết quy luật muôn đời là sinh tử nhưng vẫn có người khư khư giữ lấy những điều sai trái, để rồi chắc chắn đến một ngày cái đúng, cái thật thắng thế thì hỡi ôi: Những oai hùng năm nay sẽ bị người đời nguyền rủa! Càng oai hùng lắm thì sự chửi của người đời sau càng nhiều – Đó là điều chắc chắn!.

1. Dân chủ là xu thế tất yếu của loài người tiến bộ - Tại sao ông Nguyễn Phú Trọng ngăn cản?

“Thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc!” Câu nói của Trần Bình Trọng vẫn còn đó, ông Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao?

Vâng, hiện giờ với 800 tờ báo do đảng của ông độc quyền thông tin, họ đã và đang làm cho đại đa số 90 triệu dân Việt tin rằng: “Cũng có đồng chí được Trung ương giới thiệu không trúng cử, có người không được Trung ương giới thiệu nhưng được Đại hội giới thiệu cũng trúng cử. Vừa rồi các đại biểu Quốc hội cũng tâm sự, dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ gì hơn” (Ông Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam 'dân chủ thế này là cùng' - YouTube)

“AP dẫn lời ông tổng bí thư tái cử nói đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ‘không bao giờ trở nên độc đoán như một số nền dân chủ’. Ông Nguyễn Phú Trọng nói ‘cái hay’ của đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

“Đứng đầu mà độc đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không? Chả tiện nói một số nước, nhưng cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất. Thế thì ai dân chủ hơn ai?”, ông Trọng nói.”

Vâng, tôi thừa nhận: Hiện nay đa số người dân Việt Nam này vẫn tin lời ông nói! Nhưng về sau này, CHẮC CHẮN LÀ KHÔNG!

Vâng, ông nói: “Cộng sản Việt Nam sẽ ‘không bao giờ trở nên độc đoán như một số nền dân chủ’.”!

Đó là ông nói!

Đó là người dân tin!

Nhưng họ tin vì gì? Vì khoa học hay vì họ được tuyên truyền như thế?

Nhưng họ tin vì gì? Vì khoa học hay vì họ được tuyên truyền kiểu “cả vú lấp miệng em” như thế?

Kiểu tuyên truyền “Một điều bịa đặt khó tin, bằng phương pháp tuyên truyền khôn ngoan, dai dẳng, sẽ làm cho quần chúng tin rằng tin rằng thiên đường là địa ngục, địa ngục là thiên đường.” (Cảnh giác, tẩy chay thông tin bôi nhọ, ngụy tạo - VietNamNet)

Bằng Chứng: Thực tế Việt Nam hôm nay tham nhũng, hối lộ… như thế nào, chắc ông là người biết rõ nhất! (Tôi chưa khẳng định ông là người tham nhũng nhất! – Nhưng từ người thứ 2 sau ông, thì tôi khá chắc chắn!)

Định nghĩa của Montesquieu.

Cách đây 300 năm Montesquieu đã định nghĩa: “Trong một nước dân chủ, chuyện đút lót, quà cáp là điều ô nhục, vì đạo đức chính trị không cần đến động tác đó. Trong một nước quân chủ, danh diện là điều quý hơn cả quà cáp. Nhưng trong nước chuyên chế, đạo đức và danh diện đều không tồn tại, người ta hoạt động chỉ với một hy vọng là kiếm thêm được tiện nghi cho cuộc sống, cho nên việc quà cáp, hối lộ là bình thường và phổ biến.” (Bàn về tinh thần pháp luật. Montesquieu)

Ở Việt Nam của ông hôm nay, có phải “việc quà cáp, hối lộ là bình thường và phổ biến” không? (ông nên trả lời thật với lòng mình nhé – trả lời cho xong, hoặc không trả lời thì Việt Nam vẫn vậy.)

Như vậy, Việt Nam của ông nó thuộc nước nào? (Dân chủ, Quân chủ hay chuyên chế?)

Ông đã biết rõ về thực tế Việt Nam!

Nếu chưa biết, ông hãy tìm trên google 2 chữ “"Lót tay" + "vietnamnet"” thì đã có đủ bằng chứng để ông tự trả lời!

Cũng sẽ như vậy, nếu chúng ta tìm với 2 chữ ““Hối lộ” + "vietnamnet"” hay ““Tham nhũng” + "vietnamnet"” …

Cũng sẽ như vậy, nếu chúng ta thay vì tìm với 2 chữ "vietnamnet" bằng chữ của 1 tòa báo bất kỳ trong 800 tờ báo của đảng csvn!

Với một đất nước mà báo chí mất tự do như Việt Nam mà còn vậy.

Mặc cho ông không trả lời, mặc cho ông trả lời chiếu lệ cho có, thì Việt Nam hôm nay là nước nào? (Dân chủ, Quân chủ hay chuyên chế?), con em chúng ta ở đời sau nó sẽ phán xử!

Khi mà con em chúng ta nó phán xử thì “Ông Nguyễn Phú Trọng – là Người hay quỷ?” Chắc ông đã có câu trả lời!

Ông không nên viện dẫn: Dân chủ phải từ từ không thì mất nước!

Đó chỉ là ngụy biện mà thôi!

Con em chúng ta nó sẽ không bao giờ chấp nhận câu đó!

Và bằng chứng hôm nay, cho thấy: Ông không hề từ từ đi về phía dân chủ!

Bằng chứng:

Trong năm 2017, một người được tha tù để đi sống lưu vong: “Vào ngày 28 tháng 7 vừa qua, tù nhân chính trị Nguyễn Công Chính và gia đình rời Việt Nam đến Hoa Kỳ.” (Mục sư Nguyễn Công Chính và gia đình đến Mỹ sống lưu vong)

Thì cũng năm đó ông đã cho bắt thêm biết bao người? Kiểu như: “TAND tỉnh Hà Nam đã tuyên phạt bị cáo Trần Thị Nga 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.” (Tuyên phạt Trần Thị Nga 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước)

“Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 10 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo khoản 1, điều 88 Bộ Luật hình sự.” (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị phạt 10 năm tù - Tuổi Trẻ Online)

“Sáng ngày 30/7/2017, công an Việt Nam ở Hà Nội, Sài Gòn và Thanh Hóa đã đồng loạt bắt giữ các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội và Nguyễn Bắc Truyển. Cả bốn cựu tù nhân lương tâm này đều bị nhà cầm quyền Việt Nam khởi tố theo Điều 79 “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.” (Bản Lên Tiếng Của Hội Anh Em Dân Chủ Phản đối việc bắt giữ các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển...)

Và còn biết bao người kiểu như: “RFA đưa tin, trong một thư ngỏ do Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người ở Pháp cùng với hơn 40 tổ chức xã hội dân sự và cá nhân trên thế giới, kêu gọi Thủ tướng Việt Nam hãy trả tự do cho 3 tù nhân lương tâm là hòa thượng Thích Quảng Độ, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà tranh đấu Đỗ Thị Hồng.” (Ủy ban Bảo vệ quyền làm người kêu gọi VN trả tự do cho HT Thích Quảng Độ.)

Dân chủ từ từ mà thế sao?

Đó là do cấp dưới ư?

Ông chỉ có thể trả lời như vậy với 90 triệu dân Việt đang bị nô lệ hôm nay!

Với hậu thế, ông không bao giờ đổ tội cho cấp dưới được!

2. Sùng bái cá nhân – mảnh đất tốt cho chế độ nô lệ - tại sao ông vẫn dung túng?

“Khi xảy ra một sự kiện gắn với tên tuổi một người nổi tiếng, ví dụ kỷ niệm một trận chiến mà người đó là chỉ huy bên thắng cuộc, người ta, đặc biệt là giới truyền thông, bắt đầu thi nhau nói thật nhiều, bằng những cách mà người ta cố gắng làm cho hay hơn, độc đáo hơn của những kẻ nói khác, về người nổi tiếng đó. Chỉ cần một ngày mà toàn bộ giới truyền thông đều thi nhau ca ngợi thần tượng, cuối ngày hôm đó cảm nhận của người nghe/xem về sự vĩ đại của thần tượng sẽ rõ nét hơn hẳn ngày hôm trước.

Cứ thế, nếu năm nào người ta cũng nói về người đó hàng tháng ròng trên phương tiện truyền thông, và kháo nhau tại gia đình, trên bàn nhậu ở quán xá, một đồn thổi thành mười, mười đồn thổi thành trăm, tiếng tăm của nhân vật đó tăng theo cấp số nhân… , thì sau ba-bốn mươi năm, người ta có thể biến một chính khách ban đầu có ít nhiều nổi trội thành một vĩ nhân hạng một của nhân loại. Người này thấy người khác ca ngợi mà mình chưa góp lời được thì cũng cố ca ngợi vài câu, nếu biết được một vài chi tiết cụ thể về con người đó thì càng hãnh diện. Ít có người nào tuy biết chút ít nhưng vì thấy mọi người ca ngợi quá nhiều rồi nên thấy mình nói thêm cũng thừa và nhiêu khê.

Đặc biệt, khi có một vài phóng viên hay chính khách nước ngoài ca ngợi thì tốc độ vĩ nhân hóa đối với nhân vật đó có thể vượt lên trên mọi sự tưởng tượng.

“Mày nói thế nào ấy chứ… Cụ được bao nhiêu người ở các nước văn minh ca ngợi cơ mà. Chính khách A ở nước X nói thế này. Phóng viên B ở nước Y nói thế kia…”

…Với tâm lý của đa số quần chúng như thế, việc xây dựng thần tượng càng dễ dàng, nếu giới cầm quyền thi hành một chính sách nhằm thần thánh hóa lãnh tụ. Hãy nhớ: một dân tộc văn minh bậc nhất như dân tộc Đức cũng đã từng phát cuồng phát dại vì Adolf Hitler.” (Sùng bái – mảnh đất tốt cho chế độ nô lệ | - DaoHieu - WordPress.com)

“Một khi người ta tôn thờ một thần tượng, hầu hết là suốt đời người ta sẽ trung thành với thần tượng đó, và không bao giờ đặt ra câu hỏi: Liệu ở góc độ này hay góc độ kia, vị thần tượng của mình có đúng hay không. Dưới chế độ phong kiến, chỉ cần hé răng hỏi liệu vua có sai không đã bị xử trảm rồi. Ở các nước cựu cộng sản, tình trạng cũng không khá hơn là mấy.” (Nt)

“Ở hầu hết các quốc gia độc tài hay độc đảng khác, việc huyền thoại hóa lãnh tụ cũng là cản trở đáng sợ, làm cho tiến trình dân chủ hóa phải chịu biết bao hy sinh mất mát đau đớn. Nhà cầm quyền nắm được cái “thóp” đó, nên họ thường xuyên tiến hành và “mồi” cho quần chúng tham gia xây dựng và “bồi đắp” cho thần tượng.” (Nt)

“Một người có công với dân tộc hay nhân loại cần phải được ghi nhận và tôn vinh. Nhưng chỉ nên làm việc đó ở mức độ vừa phải và xứng đáng. Việc ngày nào cũng ra rả ca ngợi, thường xuyên tổ chức hội thảo, tưởng niệm,… cuối cùng chỉ góp phần làm cho xã hội đi thụt lùi, kéo dài sự nô dịch.” (Nt)

Ấy vậy mà ông đã không ngừng cổ vũ cho một cái trò hủ bại đó! Điều đó rõ ràng là đi ngược lại với văn minh loài người đó!

Bằng chứng:

Ông đã biết rõ về thực tế Việt Nam chính là do ông chỉ đạo!

Nếu chưa biết, ông hãy tìm trên google 2 chữ "Học tập đạo đức" + "Hồ Chí Minh" ông sẽ thấy!

Hiện giờ ông được ca tụng nhưng hậu thế sẽ xét lại! Lúc đó, khi mà con em chúng ta nó phán xử thì “Ông Nguyễn Phú Trọng – là Người hay quỷ?” Chắc ông đã có câu trả lời!

Tôi học kém hơn ông (không có bằng Tiến sĩ như ông) - nhưng cũng vụng về có mấy chữ, mong ông nghe ra phần nào.

Nguyễn Minh

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Giặc cờ đỏ và những cái đầu mạt vận
Phạm Trần
(Danlambao) - Nạn giặc cờ đỏ ra đời với quy mô lớn cuối tháng 10/2017 ở Việt Nam đã làm cho chế độ thời mạt vận hiện ra rõ nét hơn.

Có tên chính thức là "Liên Minh Cờ Đỏ", các Hội cờ đỏ đến từ Hà Nội và nhiều vùng trong nước đã tổ chức buổi ra mắt vào ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo Họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.

Với chiêu bài “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, cuộc phô trương lực lượng của lối 700 người, đa phần là thanh niên, thanh nữ là nhằm chống lại các cuộc tuần hành đòi bồi thường và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam của người dân, đa phần là giáo dân Công giáo ở Nghệ An. Họ là một bộ phận nạn nhân của thảm họa cá chết và làm biển ô nhiễm do Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016.

Nhưng đa số dân Nghệ An sống ven biển làm nghề nước mắm và muối biển nên thảm họa Formosa cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Nhiều gia đình đã điêu đứng vì nợ nần chồng chất, mất nghề và thất nghiệp kéo dài nhưng không được nhà nước coi là nạn nhân trực tiếp của Formosa.

Vì vậy mà hai Linh mục Công giáo Nguyễn Đình Thục của Giáo xứ Song Ngọc và Linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên đã lãnh đạo các nạn nhân giáo dân đi khiếu kiện và xuống đường đòi công lý và bồi thường nhưng chưa được giải quyết.

Đảng và chính phủ Việt Nam đã nhận 500 triệu dollars bồi thường từ Formosa Đài Loan, nhưng số tiền này chỉ được coi như muối bỏ biển nếu so với thảm họa môi trường để lại lầu dài cho biển và nhân dân miền Trung.

Cũng nên biết, Việt Nam chưa bao giờ cải chính tin Formosa Đài Loan tuy đứng tên đầu tư, nhưng có các Công ty lớn của Trung Hoa đứng sau cung cấp thiết bị và nguyên liệu và hàng ngàn công nhân cho nhà máy để cùng khai thác.

Như vậy, “bàn tay của Bắc Kinh” có trách nhiệm gì trong biến cố gây ra thảm họa môi trường cho miền Trung không, hay khoản tiền bồi thường 500 triệu dollars đã được mặc cả nên phía Việt Nam đã tìm mọi biện pháp đề chống các cuộc biểu tình đòi bồi thường của dân Hà Tĩnh và vùng phụ cận?

Nước biển và con cá

Bởi vì theo các nhà khoa học Việt Nam thì: "Phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế mới có thể phục hồi như trước." (theo VietNamNet, ngày 04/07/2016)

Trong khi đó thì Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã gây hoang mang cho dân khi đơn phương công bố: "Kết quả quan trắc, giám sát cho thấy môi trường biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh và khu vực bãi tắm, thể thao dưới nước..." (Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 13/07/2017)

Nhưng báo chí Việt Nam lại đưa tin: "Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho người dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng bởi Formosa năm 2016, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu 4 tỉnh miền Trung là: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tiếp tục không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ (khoảng 30 cây số) , cho đến khi Bộ Y tế có kết luận về hải sản tầng đáy đã đảm bảo an toàn thực phẩm và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục.” (theo Tríthức VN, ngày 18/05/2017)

Hồi tháng 9 năm 2016, nhà nước cho dân biết: "Tất cả hải sản như: cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.”

Tin này cũng lưu ý: "Các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.” (theo báo Người Lao Động, ngày 21/09/2016)

Nhưng khác với “tầng đáy” dễ nhận ra, “tầng nổi”, nếu so với mặt nước thì “sâu” bao nhiêu mét, và làm sao mà bảo đảm cá không bị nhiễm độc do vận chuyển của nước từ dưới lên trên?

Vì vậy mà người dân vẫn chưa tin vào cái miệng “không bảo đảm” của các chuyên gia nhà nước. Cũng do các tin trái ngược nhau của nhà nước đưa ra sau hơn một năm xẩy ra sự cố Formosa cho thấy Chính phủ đã rất lúng túng và không có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm môi trường ở miền Trung.

Một điều khó hiểu khác là không biết do ai mách nước hay bị đe dọa mà Chính phủ Việt Nam đã từ chối mọi đề nghị tình nguyện giúp đỡ của các chuyên gia Hoa Kỳ và của cả Liên Hiệp Quốc để giải quyết thảm họa Formosa.

Có ít nhất 5 triệu người dân nạn nhận của Formosa đang tiếp tục cuộc sống khó khăn mà không biết kêu cứu nơi nào.

Vì vậy mà các nạn nhận của Formosa ở miền Trung nói chung và tại Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng đã bất chấp gian khổ hay đàn áp để tiếp tục biểu tình tự phát đòi bồi thường thiệt hại và đi khiếu kiện.

Các cơ quan chính quyền và báo đài nhà nước ở địa phương đã không ngừng nói xấu, xuyên tạc và đe dọa người dân và các Linh mục lãnh đạo và hướng dẫn dân đấu tranh đòi công lý. Thậm chí chính quyên còn mạ lỵ các linh mục đấu tranh là "tay sai của các thế lực thù địch" để hành động chống đảng, nhà nước và nhân dân!

Nhưng các Linh mục và giáo dân vẫn không nao núng trước bạo quyền. Đặc biệt Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp của Giáo phận Vinh cũng đã bác bỏ yêu cầu của Chính quyền đòi thuyên chuyển các Linh mục tranh đấu ra khỏi Giáo phận Vinh.

Thế là “giặc cờ đỏ” có đảng bảo kê được thành lập để giúp đảng khủng bố nhân dân và các Linh mục Công giáo. Đám Thanh niên, Thanh nữ này, không chỉ là con cái cán bộ, đảng viên mà nhiều phần chắc còn là đoàn viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã cam tâm làm tay sai để được phúc lợi.

Hành động của "những con thiêu thấn" màu đỏ này là để tiếp nối các cuộc đàn áp bạo hành của Công an và Công an đội lốt côn đồ chống các cuộc biểu tình bất bạo động của dân đòi bồi thường công bằng và đòi công lý cho các nạn nhân bị đán áp dã man ở Quảng Bình và Hà Tĩnh từ hơn một năm qua.

Những kẻ dự buổi ra mắt của giặc cờ đỏ ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo Họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đã mặc áo đỏ vẽ sao vàng trước ngực, trán thắt băng đỏ và cầm cờ Đỏ Sao Vàng của Cộng sản Việt Nam, tuần hành trong tiếng nhạc “đỏ” rồi tập hợp ăn uống và nghe những người thuộc hàng lãnh đạo, phát biểu kích động đám đông tham gia điều mà họ gọi là “phản đối các đối tượng phản động”.

Trong Bản tin ngày 30/10/2017, BBC tiếng Việt cho biết những kẻ cờ đỏ đã: "Mang theo loa phóng thanh và phát các bản nhạc 'đỏ' khá ồn ào. Giữa tiếng ồn ào huyên náo, một người đàn ông cầm loa phát biểu và gọi một số giáo sỹ địa phương là "quạ đen".

Người này phùng mang, trợn mắt nói với đám đông: "Từ tháng 4/2016, bọn cha cố quạ đen Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục đã lừa bịp giáo dân, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước… Chúng xuyên tạc nỗ lực khắc phục hậu quả môi trường của Đảng và Nhà nước."

Ăn nói lỗ mãng và thiếu văn hóa như thế chỉ có thể phát ra từ cửa miệng những con người được đảng CSVN nuôi ăn. Và những tiếng reo hò phụ họa như điên cuồng của những thanh niên, thanh nữ cờ đỏ tại buổi ra mắt ấy không chỉ là con cái cán bộ, đảng viên mà chúng còn là đám người được gọi là “dự bị” hay “hạt giống đỏ” đã bị tẩy não và nhiễm độc bởi đảng cầm quyền.

Hội cờ đỏ từ đâu ra?

Vậy Hội cờ đỏ từ đâu ra?

Theo một bài viết phổ biến rộng rãi ngày 2710-2017 của Paulus Lê Sơn, một nhà báo độc lập thì những tội ác gây ra bởi giặc cờ đỏ đã diễn ra như thế này: "Hội cờ đỏ họp ở Sơn Hải vào cuối tháng 4/2017, ngay sau đó diễn ra vụ đàn áp họ Văn Thai, họp ở Diễn Mỹ vào tháng 9/2017, sau đó là vụ đàn áp Giáo xứ Đông Kiều.”

“Chúng chọn thời điểm đêm tối mới ra tay đàn áp giáo dân, chúng ném đá vào nhà, lên cả mái tôn, và ném vào người kết hợp với tiếng la hò inh ỏi. Chúng tạo ra một bầu khí bạo lực và hoảng loạn, chúng cầm gậy gộc và đánh đập Giáo dân. Sau trận phá hoại đó, chúng đã để lại nhiều hậu quả là nhiều gia đình ở Giáo họ Văn Thai bị phá hoại tài sản, thiệt hại rất nặng nề về tài sản như xe máy, quạt điện, tủ, bàn, ghế, loa máy, đồ cổ, máy giặt.

Tất cả các hành động của chúng dưới con mắt của công an có mặt ở hiện trường mà không dẹp loạn."

Theo bài viết khác của Tác giả Tâm Ngọc với tựa đề "Thảm họa đỏ đổ về Nhà thờ khủng bố" phổ biến trên Bauxite Việt Nam ngày 30/10/017 thì: "Hơn một năm qua, hội cờ đỏ đã liên tục khủng bố các cá nhân, tổ chức tôn giáo từ Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An. Những việc họ làm là hắt mắm tôm, tạt sơn vào các nhà đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Tổ chức thành nhóm kéo vào tấn công nhà thờ và Linh mục Nguyễn Duy Tân tại giáo xứ Thọ Hòa ngày 04.9.2017.

Riêng tại Nghệ An, hội cờ đỏ đã tấn công nhiều lần vào các giáo họ, giáo xứ như Văn Thai gây ra sự tổn thất nặng nề vào cuối tháng 4/2017, Diễn Mỹ vào tháng 9/2017, sau đó là vụ đàn áp giáo xứ Đông Kiều."

Nêu ra bằng chứng như thế rồi Tâm Ngọc hỏi nhà nước: "Câu hỏi đặt ra là tại sao hội cờ đỏ đã có những hành động manh động, nguy hiểm gây ra tổn thất về vật chất, tinh thần và tính mạng cho con người mà không bị pháp luật xử lý, thậm chí lại được các cấp chính quyền dung dưỡng và sắp đặt cho các cuộc tụ họp. Phải chăng hội này như là một cánh tay nối dài và là chiến lược hữu hiệu của chính quyền nhằm đàn áp và trả thù những ai lên tiếng chống lại bất công tại Việt Nam?"

Tất nhiên, nếu không được đảng và công an bảo kê nuôi ăn, chi phí trang phục, cờ xí, biểu ngữ, chỗ ở, di chuyển và tiền túi thì có ai vô công rỗi nghề đi làm chuyện ruồi bu kiến đậu này?

Nhưng mặt trái và sau lưng của giặc cờ đỏ là gì? Đây là dấu hiệu khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng của Lãnh đạo và đảng cầm quyền. Một sự rạn nứt và lung lay đền tận gốc rễ của cái nền nhà đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”.

Bởi vì nếu đảng còn mạnh, nội bộ có đoàn kết và cán bộ, đảng viên thống nhất một lòng một dạ để tiếp tục “quá độ” lên Xã hội Chủ nghĩa như Lãnh đạo vẫn khoe khoang thì đâu đến nỗi phải dùng đến lũ con nít chỉ biết ham chơi, chít chat với nhau trên mạng để làm “cuộc cách mạng cờ đỏ” cứu đảng?

Hay là cơn hồng thủy tan hàng đã đến với đảng CSVN trong thời mạt vận nên Việt Nam mới là nước duy nhất còn than vay khóc mướn cho sự sụp đổ của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga (1917 – 2017), trong khi ở Nga thì không ai còn muốn moi cái xác chết ấy lên cho ô nhiễm không gian.

Dân tộc Nga và nhân dân các nước Cộng sản Đông Âu đã tẩy uế Chủ nghĩa Cộng sản từ 1989 đến 1991 -/-

(11/017)

Phạm Trần

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Ba bài học từ một nước Mỹ do Donald Trump cầm quyền[/center]
REUTERS/Carlos Barria

Gần tròn một năm sau khi được bầu làm tổng thống Mỹ và 9 tháng chính thức lên nắm quyền, ông Donald Trump chưa thực hiện được bất kỳ thay đổi quan trọng nào. Một số biện pháp được thông qua đều phải sử dụng đến sắc lệnh.
Theo tác giả Jean-Marc Victori trong mục « Ý kiến & Thảo luận » của nhật báo kinh tế Les Echos (31/12/2017), ngoài cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, nền dân chủ Mỹ cũng đang bị tác động.

Tổng thống Trump, được coi là một « Tweetomane », để lại dấu ấn rõ nét trong không gian truyền thông hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào.
Nhưng ông khó khăn khẳng định về mặt chính trị và dấu ấn của ông về mặt kinh tế còn hiếm hoi hơn. Theo tác giả bài viết, sự bất lực này có thể đưa ra ba bài học nên chú ý.

Thứ nhất là một năm « nói nhiều làm chẳng được bao nhiêu ».

Nhà tỉ phú địa ốc New York đã vận động tranh cử tổng thống dựa trên những lời hứa hùng hồn : Cân đối lại ngân sách, bãi bỏ chính sách bảo hiểm y tế phổ cập
Obamacare, đánh thuế 35% hàng nhập khẩu Mêhicô và 45% hàng Trung Quốc, trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp, bỏ các hạn chế tài chính, khuyến khích than đá, đầu tư 1.000 tỉ đô la vào các công trình lớn, hạ thuế doanh nghiệp xuống còn 15%...

Hiện còn quá sớm để biết liệu các dự án ngân sách của tổng thống Mỹ có được thông qua hay không.
Nhưng một điều chắc chắn là mọi đề xuất lên Nghị Viện đều ở dưới ngưỡng trong các lời hứa tranh cử của ông, từ giảm thuế đến cân đối thâm hụt ngân sách.

Ngược lại, trong lĩnh vực thương mại quốc tế, ông Trump tỏ ra « hữu hiệu » : Bãi bỏ thỏa thuận tự do trao đổi mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP), thể hiện lập trường cứng rắn trong việc đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Mêhicô và Canada (NAFTA).

Tổng thống Mỹ cũng cho điều tra về nhập khẩu thép, nhưng rồi chuyện đánh thuế cao vào các mặt hàng này cũng rơi vào quên lãng....

Trên lĩnh vực y tế, Donald Trump cũng chưa đạt được thành công nào. Việc bãi bỏ Obamacare, ban đầu tưởng chừng là việc dễ làm vì bảo hiểm y tế là chủ đề bất đồng tại Nghị Viện giữa hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ từ hơn 20 năm nay.

Tuy nhiên, dự thảo bãi bỏ Obamacare đã bốn lần bị thất bại ở Quốc Hội. Tổng thống Mỹ quyết định dùng sắc lệnh hạn chế chương trình bảo hiểm y tế và xóa trợ cấp của nhà nước cho hệ thống này.
Khi không bị các nghị sĩ « cản đường », sắc lệnh của tổng thống Mỹ lại bị các thẩm phán bác bỏ.

Trong lĩnh vực di dân, sắc lệnh cấm công dân 7 nước Hồi Giáo nhập cư vào Mỹ cũng bị hai thẩm phán ở Hawaii và Maryland bác bỏ.
Trong lĩnh vực tài chính, ông Donald Trump đã bổ nhiệm nhiều nhân vật ủng hộ nới lỏng các hạn chế tài chính, như Jay Clayton, tân lãnh đạo SEC (cơ quan giám sát thị trường), nhưng Cơ quan Bảo vệ tài chính Người tiêu dùng (CFPB) lại vừa thắt chặt quy định của người vay dựa trên thu nhập.
Trên lĩnh vực môi trường, dường như tổng thống Mỹ có vẻ « thắng thế », nhưng các bang và thành phố chống lại quyết định của liên trong lĩnh vực này.

Tác giả Jean-Marc Victori đi xa hơn khi đánh giá, năm đầu tiên cầm quyền của Donald Trump có thể được tóm gọn là tổng thống Mỹ hiện nay gàn gàn và cỗ máy đối trọng quyền lực ở Mỹ đang hoạt động tuyệt vời.

Bài học thứ hai là khả năng tự huyễn hoặc.


Đây là trường hợp của các nhà đầu tư, những người đã mua một chính sách chưa được hình thành, và tự vẽ cho mình những câu chuyện khác để rồi luôn phải trả giá đắt hơn.

Đây cũng là trường hợp cử tri của Trump, rất nhiều người tiếp tục tin tưởng vào vị tổng thống dù ông không có khả năng hành động.
Đây cũng là trường hợp của Trump và các cố vấn của mình, vẫn muốn tin rằng giảm thuế sẽ làm thất thu nguồn thuế.

Bài học cuối cùng có vẻ đáng ngại hơn.


Các đời tổng thống Mỹ thường xuyên tìm cách « lách » các quyết định ngăn chặn của Nghị Viện. Với Trump, ông sử dụng triệt để cách này (từ y tế đến thương mại, từ tài chính đến nhập cư…).
Đây không chỉ còn là câu hỏi về hiệu quả, mà trở thành vấn đề tôn trọng hay không tôn trọng nền dân chủ.
Thế giới tự do không hẳn còn như trước nữa.

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

CSVN ‘nhất thể hóa 3 thành 1’: Độc tài tập thể thành độc tài cá nhân
Phạm Chí Dũng

Image
Quốc Hội CSVN nơi được coi là có quá nhiều “nghị gật.” (Hình: Getty Images)

Một mối nguy hiểm rất lớn đang đe dọa toàn bộ thể chế hành chính, lập pháp và hơn 90 triệu người dân nước Việt: chính sách “nhất thể hóa” của đảng cầm quyền sẽ biến hóa tình trạng độc tài tập thể thành độc tài cá nhân, đẩy vọt vị thế “độc tôn tham nhũng” của các lãnh chúa địa phương, phát sinh nạn cát cứ quyền lực cùng sứ quân địa phương lan rộng, dẫn đến chia tách từng mảng vùng miền và còn có thể làm méo mó xáo trộn bản đồ Việt Nam.

Đó là chủ trương dự kiến “bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân.”


Mất sạch quyền dân

Hội Nghị Trung Ương 6 của đảng cầm quyền diễn ra vào nửa đầu Tháng Mười, 2017 đã vừa xoáy mạnh vào “tinh gọn bộ máy” cùng “nhất thể hóa.” Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975, chủ đề “nhất thể hóa” được đảng chi tiết hóa một cách ráo riết như hiện thời.

Trong bài phát biểu kết thúc Hội Nghị Trung Ương 6, Tổng Bí Thư Trọng chỉ đạo: “… Cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân; thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện, cấp xã những nơi có đủ điều kiện…”

Vấn đề tổ chức lại thể chế chính trị cấp xã, huyện đã được đặt ra từ mấy năm trước, đặc biệt từ sau Đại Hội 12 vào đầu năm 2016. Trong đó, Hội Đồng Nhân Dân cấp xã và có thể cả cấp huyện cũng được đặt vấn đề cần giải thể mà chỉ duy trì bộ máy đảng và hành chính ở hai cấp này. Như vậy ngay sau Hội Nghị Trung Ương 6, chỉ đạo của đảng đã rõ: Hội đồng nhân dân cấp xã, huyện sẽ bị bỏ ở những địa phương “có đủ điều kiện,” nhưng cũng có thể hiểu là cơ chế này có thể thực hiện ở cả những địa phương “chưa hội đủ điều kiện nhưng do yêu cầu tái sắp xếp lại bộ máy để tinh gọn và giảm biên chế.”

Theo đó, quyền lực của các cơ quan dân cử ở cấp xã và huyện, dù trước đó vẫn chỉ tồn tại trên danh nghĩa như một thực thể bù nhìn và “gật” hoặc “giơ tay” theo ý chỉ của cấp ủy đảng địa phương, sắp tới sẽ hoàn toàn biến mất. Cơ hội cuối cùng của người dân phản hiện thông qua Hội đồng nhân dân cấp xã, huyện – dù trước đây đã quá hiếm muộn, trong tương lai cũng bị phủi sạch. Toàn bộ quyền lực về đường lối và điều hành cụ thể sẽ do vai trò duy nhất của người đứng đầu là bí thư xã hoặc bí thư huyện khi những người này “kiêm sạch.”

Nhưng vẫn còn một câu hỏi: “nhất thể hóa” chỉ tiến hành ở quy mô cấp xã và huyện thôi hay còn “lên” nữa?

“Giới tinh hoa” hay “đảng nát như tương”?

Cho dù ý chỉ của Tổng Bí Thư Trọng tại Hội Nghị Trung Ương 6 đề cập về “quy mô xã, huyện,” nhưng ngay sau hội nghị này, đã có những quan chức có trách nhiệm của đảng nói thẳng về tương lai gần nhất thể hóa là “bí thư tỉnh kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân tỉnh.” Cựu Thứ Trưởng Nội Vụ Nguyễn Tiến Dĩnh và Phó Bí Thư Thường Trực Tỉnh Ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng là những quan chức phát ra thông điệp trần trụi như thế.

Trong khi đó, giới quan chức, đặc biệt là những quan chức về hưu, lại bộc lộ mối lo ngại về việc “nếu nhất thể hóa chức danh đảng và chính quyền mà không chọn được người có đủ tài và tâm thì nguy cơ tha hóa và tiêu cực sẽ rất lớn.”

Nhưng làm thế nào để đảng chọn được “người có tâm có tầm” hay “giới tinh hoa” bố trí vào 63 cái ghế đầu não của 63 tỉnh thành, trong tình cảnh quá nhiều người từ trong nội bộ đến dân chúng phải thốt lên “đảng nát như tương,” nhìn đâu cũng thấy tham nhũng quan chức, và dù chưa “nhất thể hóa” mà một phó tổng biên tập Tạp Chí Cộng Sản là ông Nhị Lê đã phải ca thán về tình trạng “có hàng trăm sứ quân”?

Vào khoảng thời gian cuối năm 2015, trước Đại Hội 12, giới lý luận của đảng đã bắt đầu bộc lộ mối lo ngại về nạn cát cứ quyền lực ở nhiều địa phương. Khi đó, đã bắt đầu rộ lên phong trào “đánh nhau lớn” ở Yên Bái, Thanh Hóa, Đà Nẵng và “đánh nhỏ” ở nhiều tỉnh thành khác. Cũng vào thời gian cuối năm 2015, có nhiều dấu hiệu cho thấy thực trạng sứ quân và cát cứ quyền lực địa phương đã trở thành mối lo sợ lớn nhất của đảng, chứ không phải là “thế lực thù địch” hay phong trào dân chủ nhân quyền trong nước.

Tuy nhiên, nhận thức quá muộn màng là một chuyện, còn có cải hóa được thực trạng hay không lại là một chuyện hoàn toàn khác biệt. Kể từ sau đại hội 12 đến nay, bất chấp việc Tổng Bí Thư Trọng đã phần nào “trấn” được Cựu Thủ Tướng Dũng và phe cánh của ông này, tình trạng cát cứ quyền lực và sứ quân địa phương không những không giảm mà còn tăng lên. Ở nhiều địa phương, mỗi bí thư tỉnh hay chủ tịch tỉnh, hoặc cả hai, đã trở thành những ông vua không ngai. Khái niệm “vua tập thể” mà Cựu Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An ví von trước đây đã trở nên lạc hậu. Giờ đây, quyền hành và lợi ích nhóm không còn là đặc quyền của cấp bộ chính trị mà còn ăn sâu xuống các ủy viên trung ương là người đứng đầu tỉnh thành.

Tương lai “nhất thể hóa” theo cách “bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân” – một dạng “chính ủy chuyên quyền 3 thành 1” – hầu như chắc chắn sẽ được “đánh lên,” tức từ cấp xã, huyện lên thẳng cấp tỉnh thành. Nếu trước đây ở một số tỉnh thành còn thí điểm cơ chế bí thư tỉnh kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân, nhưng cơ cấu quyền lực vẫn còn phân nhánh theo phương thức “nhị quyền phân lập” – tức bí thư tỉnh và chủ tịch tỉnh là hai nhân sự khác nhau và cách nào đó kiểm soát quyền lực lẫn nhau, thì nếu thực hiện cơ chế “3 thành 1,” các “chính ủy” sẽ “quyết” hết, từ vấn đề nhân sự đến điều hành kinh tế – xã hội, và cả những dự án màu mỡ có nguồn vốn từ ngân sách và viện trợ ODA. Sẽ không có chuyện “chính ủy” phải hỏi hoặc xin ý kiến của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh thành về quyết sách này quyết sách kia.

Tương lai trở về thời lãnh chúa địa phương lại được củng cố bởi một dấu hỏi – nghi ngờ quá lớn chưa hề được giải đáp: vì sao khi “nhất thể hóa 3 thành 1,” đảng lại hầu như không đưa ra bất kỳ cơ chế nào để kiểm soát quyền lực? Có phải đảng muốn lờ đi cơ chế kiểm soát quyền lực để không còn cơ quan nào có thể giám sát những gì đảng sẽ làm?

Thậm chí sau một thời gian thực hiện “3 thành 1” mà chẳng bị kiểm soát quyền lực, rất dễ để “giới tinh hoa” của đảng coi sóc linh hồn dân ở nhiều địa phương sẽ biến những địa phương đó thành một vương quốc riêng của mình. Thậm chí rất có thể sẽ xuất hiện những “chính ủy chuyên quyền” tham vọng và liều lĩnh nhất khi nghĩ đến việc tự trang bị cho địa phương mình một “lực lượng vũ trang” riêng, bao gồm vừa công an vừa quân đội…

Ông Quang, ông Phúc, bà Ngân sẽ “về” đâu?

Cấp tỉnh thành e rằng vẫn chưa phải hết. Vì “nhất thể hóa” ở cấp xã , huyện và tỉnh thành mới chỉ mang tính “thí điểm.” Điều gì sẽ tiếp đến sau chiến dịch thí điểm này? Sẽ “nhất thể hóa” các chức danh đảng và chính quyền ở cấp cao hơn – trung ương đảng, nhà nước và chính phủ?

Đó là một khả năng hoàn toàn không viển vông. Nếu kịch bản “chủ tịch nước kiêm tổng bí thư” đã được đảng đưa ra bàn trong vòng 15 năm qua và ngày càng bàn rôm rả lẫn quyết tâm theo “mô hình Tập Cận Bình” ở Trung Quốc, thì tương lai “gom” hai chức danh mà hiện thời đang thuộc ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang làm một sẽ không phải quá xa xôi.

Chỉ còn là bài toán quá khó giải: nếu ông Trọng kiêm chủ tịch nước thì ông Quang đi đâu, hoặc ông Quang kiêm tổng bí thư thì ông Trọng đi đâu…

Vẫn chưa phải hết. Mô hình “nhất thể hóa” chức danh và cả nội dung giữa đảng và chính quyền tất yếu phải dẫn đến cơ chế “gom” hai vị trị tổng bí thư và thủ tướng chính phủ làm một, theo đúng tinh thần “bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân” ở cấp tỉnh thành đã được “thí điểm.”

Khi đó, nếu ông Trọng kiêm thủ tướng thì ông Phúc sẽ làm gì, và ngược lại, nếu ông Phúc kiêm tổng bí thư thì ông Trọng sẽ đi đâu?

Cách đây ba chục năm, đã từng có vài đề án đề nghị “nhất thể hóa” theo hướng sáp nhập các ban đảng với cơ quan chính quyền để tinh gọn và thống nhất bộ máy. Đây là một chủ trương hợp lý với ít nhất một ý nghĩa là làm giảm bớt gánh nặng ngân sách và do đó giảm bớt tiền đóng thuế của dân phải chi cho một bộ máy ăn không ngồi rồi và chỉ tay năm ngón, chỉ có điều cho tới giờ mới được đảng “quyết tâm.”

Nhưng những đề án tinh gọn bộ máy trước đây không đến nỗi tham vọng ghê gớm như cơ chế “chính ủy chuyên quyền” tước sạch các quyền dân như hiện nay.

Cuối cùng, không thể không nói đến Quốc Hội và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nếu chiếu theo tinh thần “bí thư kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân” mà đã được “thí điểm” ở các tỉnh thành, vai trò của Quốc Hội, cho dù có được cho giữ lại mà không phải giải thể, cũng chẳng còn tác dụng gì nữa. Sẽ không còn chuyện Quốc Hội được giám sát hoạt động của Chính phủ, càng không có chuyện Quốc Hội nhòm ngó vào các đề án kinh tế và đặc biệt là tình hình tài chính, ngân sách của chính phủ lẫn của đảng. Khi đó, toàn bộ ghế và quyền lập pháp sẽ vào tay đảng trị. Khi đó, bà Kim Ngân sẽ biết làm gì cho hết ngày giờ? (Phạm Chí Dũng)

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Bỏ sổ hộ khẩu và CMND: Xin đừng tưởng bở!
Người Quan Sát
(Danlambao) - Nhà cầm quyền vừa ra Nghị quyết 112 (1) với "mục tiêu" là đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. Các báo lề đảng chạy tít "...bỏ sổ hộ khẩu" làm nhiều người sung sướng rằng: thế là đã có tự do! Tuy nhiên...

Trong toàn văn nghị quyết với những thủ tục dành cho nhiều thành phần, trong mỗi mục người ta luôn thấy có sự hiện hữu câu:

"Bỏ thông tin về “Nam/Nữ; Sinh ngày... tháng... năm...; Nơi sinh; Ngày cấp; Nơi cấp; Địa chỉ cư trú” và thay thế số chứng minh nhân dân bằng số định danh cá nhân đối với phần thông tin người khai."

Do đó, số chứng minh nhân dân sẽ được thay bằng một mã số định danh cá nhân. Chỉ là một thay đổi ngôn từ. Những thông tin được "bỏ" ở trên khi khai báo trong các đơn từ sẽ được truy xét từ mã số định danh vì bất cứ ở nước nào, nhà nước đều phải có đủ dữ kiện của một công dân. Những dữ kiện này sẽ được "search" thấy bằng mã số định danh. Do đó, việc không điền một số thông tin chỉ là một việc đơn giản hóa thủ tục trong thời đại tin học.

Điều quan trọng nhất mà người dân quan tâm là với nghị quyết này, từ giờ trở đi chúng ta có quyền tự do đi lại, ăn ở bất cứ nơi đâu mà không cần thông báo, không bị kiểm soát bởi nhà cầm quyền hay không?

Câu trả lời là: vũ như cẩn!

Trích từ nghị quyết :

VIII. LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ CƯ TRÚ

1. Nhóm thủ tục Đăng ký thường trú (thực hiện tại cấp huyện, cấp xã)

a) Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

b) Thay thế bản khai nhân khẩu (HK01), phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú bằng một biểu mẫu mới bao gồm nội dung về thay đổi về nơi đăng ký thường trú, nơi ở hiện nay và các thông tin về công dân có thay đổi so với thời điểm khai phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), giảm tải các thông tin đã khai thác được trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định tại tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công an...

2. Thủ tục Đăng ký tạm trú tại Công an cấp xã

Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng “Sổ tạm trú” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là “Sổ tạm trú” và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Cả 2 trường hợp thường trú và tạm trú vẫn phải khai báo. Từ khai báo bằng "sổ tạm trú" sang thành "quản lý thông qua mã số định danh cá nhân".

Để bảo đảm nhân dân đừng... tưởng bở, Bộ trưởng công an Tô Lâm tuyên bố trên báo lề đảng: "Bỏ hộ khẩu chứ không bỏ quản lý dân cư" (2).

Ông này nói rõ, nghị quyết 112 chỉ "là thay đổi nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính chứ không phải bỏ quản lý".

Bổ xung cho trùm công an, Giám đốc Công an Nghệ An là Nguyễn Hữu Cầu khẳng định: "Khi có nghi ngờ, các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra chứ không phải bỏ sổ hộ khẩu thì không kiểm tra nữa".

Và khi có nghi ngờ là vũ khí công an thường xuyên sử dụng đối với các công dân yêu nước nhưng không khoái đảng! Và công an kiểm tra cái gì? Vẫn như cũ: bạn có phải là thường trú tại nơi đang ở không, hay bạn có khai báo tạm trú khi đến ở tạm nhà của người thân hay không. Rõ ràng là: big brother vẫn luôn nhòm ngó bạn.

Việc "nhòm ngó", "quan sát", "theo dõi", "kiểm tra", "bắt giữ" sẽ không còn thực hiện dưới cụm từ lạc hậu "sổ hộ khẩu" vì chẳng còn ai dùng cái sổ này để mua gạo từ nhà nước. Nó được thay thế bằng cụm từ mỹ miều, văn minh hơn. Đó là: "cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư".

Và tất cả được điều khiển, điều hành và tự tung tự tác bởi Bộ Công an còn đảng còn mình.

07.11.2017

Người Quan Sát

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Trump tại APEC
Ông Trump đề cao thương mại song phương theo nguyên tắc công bằng, cùng có lợi khi phát biểu tại CEO Summit ở Đà Nẵng.

Tổng thống Trump: Mỹ tìm kiếm đối tác mạnh, không mơ về sự thống trị
Tôi rất vinh dự được có mặt tại Việt Nam, ở trung tâm của vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, để phát biểu trước người dân và các lãnh đạo doanh nghiệp của khu vực này.

Đây là một tuần đáng nhớ với nước Mỹ ở khu vực tuyệt vời này của thế giới. Từ Hawaii, Melania và tôi đã đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và bây giờ là Việt Nam, có mặt ở đây cùng tất cả các bạn hôm nay.

Trước khi chúng ta bắt đầu, tôi muốn gửi lời thăm hỏi tới những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão Damrey. Người Mỹ đang cầu nguyện cho các bạn và mong các bạn khôi phục trong những tháng tới. Trái tim của chúng tôi đoàn kết cùng những người dân Việt Nam phải hứng chịu thiệt hại từ cơn bão khủng khiếp này.

Chuyến thăm này diễn ra vào một thời điểm thú vị đối với nước Mỹ. Một tinh thần lạc quan mới đang lan tỏa khắp đất nước chúng tôi. Tăng trưởng kinh tế đạt 3,2% và đang tiếp tục tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 17 năm qua. Thị trường chứng khoán đang ở mức cao chưa từng có. Và toàn thế giới đã được hưởng lợi nhờ sự đổi thay của Mỹ.

Bất cứ nơi nào tôi đến trong chuyến đi này, tôi đều vui mừng chia sẻ những tin vui từ Mỹ. Nhưng hơn cả, tôi có vinh dự được chia sẻ tầm nhìn của chúng tôi về một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở - nơi mà các quốc gia độc lập và chủ quyền, với những nền văn hóa đa dạng và nhiều giấc mơ khác nhau, tất cả có thể cùng nhau phát triển thịnh vượng trong tự do và hòa bình.

Tôi rất vui được có mặt ở APEC hôm nay, vì tổ chức này được thành lập nhằm đạt tới mục tiêu đó. Mỹ tự hào là một thành viên của cộng đồng các quốc gia tạo nên một mái nhà ở Thái Bình Dương. Chúng tôi là một thành viên tích cực của khu vực này kể từ khi giành độc lập.

Năm 1784, con tàu Mỹ đầu tiên đến Trung Quốc từ một nước Mỹ mới độc lập. Nó chất đầy hàng hóa để bán ở châu Á và trở về với đầy đồ gốm sứ và trà. Tổng thống đầu tiên của chúng tôi, George Washington, sở hữu một bộ bát đĩa từ con tàu đó.

Năm 1804, Thomas Jefferson cử các chuyên gia thám hiểm Lewis và Clark đi khám phá Bờ biển Thái Bình Dương của chúng tôi. Họ là những người đầu tiên trong số hàng triệu người Mỹ đã phiêu lưu về phía tây để hiện thực hóa vận mệnh hiển nhiên của nước Mỹ trên khắp lục địa rộng lớn của chúng tôi.
Năm 1817, quốc hội Mỹ lần đầu tiên phê duyệt việc triển khai một tàu chiến Mỹ đến Thái Bình Dương toàn thời gian. Sự hiện diện ban đầu của hải quân này đã sớm phát triển thành một hạm đội để đảm bảo tự do hàng hải cho ngày càng nhiều tàu hơn, vượt sóng lớn để vươn tới những thị trường ở Philippines, Singapore và Ấn Độ.

Năm 1818, chúng tôi bắt đầu mối quan hệ với vương quốc Thái Lan, và 15 năm sau đó, hai quốc gia chúng tôi đã ký kết một hiệp ước hữu nghị và thương mại, đầu tiên của chúng tôi với một quốc gia châu Á.
Trong thế kỷ tiếp theo, khi các đế quốc đe dọa khu vực này, Mỹ đã phải trả giá đắt cho chính mình. Chúng tôi hiểu rằng an ninh và thịnh vượng phụ thuộc vào điều đó.

Chúng ta đã là bạn, là đối tác và đồng minh ở Ấn Độ - Thái Bình Dương trong suốt một thời gian dài, và chúng ta sẽ là bạn, là đối tác và là đồng minh trong thời gian dài sắp tới.

Là những người bạn lâu năm trong khu vực, không ai vui mừng hơn nước Mỹ khi chứng kiến, giúp đỡ và chia sẻ những bước tiến vượt bậc mà các bạn đã đạt được trong nửa thế kỷ qua.


Những gì các quốc gia và các nền kinh tế hiện diện ở đây hôm nay đã gây dựng ở khu vực này là vô cùng kỳ diệu. Câu chuyện về khu vực này trong những thập kỷ gần đây là câu chuyện về những gì có thể xảy ra khi con người làm chủ tương lai của họ.

Cách đây chỉ một thế hệ, ít ai có thể tưởng tượng được các lãnh đạo của những quốc gia này sẽ cùng nhau đến Đà Nẵng để làm sâu sắc thêm tình hữu nghị, mở rộng quan hệ đối tác và chúc mừng cho những thành tựu đáng kinh ngạc của người dân chúng ta.

Thành phố này từng là nơi Mỹ đặt một căn cứ quân sự, tại một đất nước nơi rất nhiều người Mỹ và người Việt Nam đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh vô cùng đau thương năm xưa.

Ngày nay, chúng ta không còn là kẻ thù nữa, chúng ta là bạn. Và thành phố cảng này ngày càng tấp nập, nhộn nhịp với tàu thuyền từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Những công trình kỳ công, như Cầu Rồng, chào đón hàng triệu người đến tham quan, tận hưởng những bãi biển tuyệt đẹp, ánh đèn rực rỡ cũng như những nét quyến rũ cổ xưa của Đà Nẵng.

Đầu những năm 1990, gần một nửa người dân Việt Nam sống với chỉ vài USD mỗi ngày và cứ 4 người lại có một người phải chịu cảnh thiếu điện. Ngày nay, Việt Nam, với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần. Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng.

Chúng ta cũng đã được chứng kiến sự chuyển mình kỳ diệu tương tự trên khắp khu vực. Người Indonesia trong nhiều thập kỷ đã xây dựng đất nước và thiết lập các thể chế dân chủ để kiểm soát một chuỗi đảo khổng lồ gồm hơn 13.000 hòn đảo. Kể từ những năm 1990, người dân Indonesia đã tự mình vươn lên từ đói nghèo, trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất G20. Hiện nay, đây là nền dân chủ lớn thứ ba thế giới.

Philippines cũng hiện lên với tư cách một quốc gia đáng tự hào với những gia đình bền vững và chân thành. 11 năm liền, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp Philippines ở vị trí đầu tiên trong số các quốc gia châu Á thực hiện tốt mục tiêu thu hẹp khoảng cách giới tính, cũng như thúc đẩy phụ nữ tham gia kinh doanh và hoạt động chính trị.

Vương quốc Thái Lan đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trên trung bình trong chưa đầy một thế hệ. Thủ đô Bangkok hoa lệ của họ hiện nay là thành phố thu hút nhiều người tìm đến nhất thế giới. Điều này rất ấn tượng. Không có nhiều người ở đây đến từ Thái Lan!

Malaysia đã phát triển nhanh chóng qua vài thập kỷ gần đây, và nay được liệt vào danh sách một trong những địa điểm hấp dẫn nhất thế giới để đầu tư, phát triển kinh doanh.

Tại Singapore, người dân mà trước đây bố mẹ họ sinh sống với mức thu nhập 500 USD một năm, nay nằm trong nhóm những công dân thu nhập cao nhất thế giới. Sự biến chuyển này đã thành hiện thực nhờ tầm nhìn của chính phủ Lý Quang Diệu, một chính phủ được quản lý trung thực và tuân theo pháp luật. Con trai cả của ông cũng đang điều hành đất nước tuyệt vời.

Tôi vừa tới Hàn Quốc và nhận thấy người dân của đất nước cộng hòa này đã biến quốc gia từ một nơi nghèo đói bị chiến tranh tàn phá, trở thành một trong những nền dân chủ giàu có nhất thế giới chỉ trong vài thập kỷ. Ngày nay, người Hàn Quốc thu nhập cao hơn người dân ở nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Thật tuyệt vời khi được gặp gỡ và dành thời gian với Tổng thống Moon.

Ai cũng biết về những thành tựu ấn tượng mà Trung Quốc đạt được trong vài thập kỷ qua. Trong giai đoạn ấy - giai đoạn cải cách thị trường lớn, nhiều khu vực ở Trung Quốc đã tăng trưởng kinh tế vượt bậc, thị trường việc làm bùng nổ, hơn 800 triệu người dân thoát nghèo. Tôi vừa rời Trung Quốc sáng nay. Trước đó, tôi đã có buổi làm việc hiệu quả và quãng thời gian tuyệt vời cùng chủ nhà hiếu khách, Chủ tịch Tập Cận Bình.

Còn nữa, trong điểm dừng chân đầu tiên của tôi ở chuyến đi này, tại Nhật Bản, chúng tôi thấy được một nền dân chủ năng động trên vùng đất của những kỳ quan công nghiệp, kỹ thuật và văn hóa. Trong chưa đầy 60 năm, đảo quốc này đã sản sinh hơn 24 người đoạt giải Nobel thế giới về các thành tựu vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình. Thủ tướng Abe và tôi đã đạt được nhiều đồng thuận.

Trên khu vực rộng hơn, những nước ngoài APEC cũng đang có những bước tiến dài trên chương mới của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ấn Độ đang kỷ niệm 70 năm ngày độc lập. Đó là một nền dân chủ chủ quyền, với hơn một tỷ dân. Từ khi Ấn Độ mở cửa kinh tế, đất nước này đã đạt tăng trưởng đáng kinh ngạc, mở ra thế giới cơ hội mới cho tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh. Thủ tướng Modi đã và đang nỗ lực đưa đất nước rộng lớn này và mọi người dân đoàn kết làm một. Ông ấy đang rất, rất thành công.
Như chúng ta có thể thấy, ngày càng nhiều nơi trong khu vực này, người dân những quốc gia độc lập, có chủ quyền, đã nắm bắt được vận mệnh của chính mình tốt hơn, và giải phóng tiềm lực của nhân dân.

Họ theo đuổi một tương lai công bằng, trách nhiệm, khuyến khích tư hữu tài sản và tuân thủ pháp luật, đi theo chế độ coi trọng lao động chăm chỉ và doanh nghiệp cá nhân.

Họ xây dựng các doanh nghiệp, thành phố. Họ xây dựng toàn bộ đất nước từ điểm khởi đầu. Nhiều người trong số các bạn có mặt tại đây đã tham gia vào những dự án xây dựng vĩ đại, giúp nâng tầm quốc gia. Chúng đã là những dự án của các bạn, từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thiện, từ giấc mơ đến hiện thực.
Với sự giúp đỡ từ các bạn, toàn bộ khu vực đã trỗi dậy, và nó vẫn đang trỗi dậy, như một chòm sao đẹp gồm các quốc gia, mỗi quốc gia là một ngôi sao sáng.

Có những người trong số các bạn đã trải qua những sự thay đổi đó và hiểu rõ những giá trị đã đạt được hơn bất cứ ai. Các bạn cũng hiểu rằng ngôi nhà của bạn chính là di sản của bạn. Bạn phải luôn bảo vệ nó.

Trong quá trình phát triển kinh tế, các bạn tìm kiếm quan hệ thương mại với các quốc gia khác, thiết lập quan hệ đối tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, hướng trực tiếp đến lợi ích song phương.

Hôm nay, tôi có mặt tại đây để đề nghị làm mới mối quan hệ đối tác với Mỹ, cùng nhau hành động nhằm tăng cường mối liên kết hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, và cùng nhau, thúc đẩy an ninh và thịnh vượng của chúng ta.

Điều cốt lõi của quan hệ đối tác này là chúng tôi tìm kiếm những mối quan hệ thương mại mạnh mẽ dựa trên nguyên tắc bình đẳng và có qua có lại. Khi Mỹ tham gia một mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác, chúng tôi, kể từ lúc này, hy vọng đối tác sẽ tuân thủ các nguyên tắc như chúng tôi. Chúng tôi kỳ vọng các thị trường sẽ mở cửa tương xứng ở cả hai bên, lĩnh vực công nghiệp tư nhân, không phải các nhà hoạch định của chính phủ, sẽ có sự đầu tư trực tiếp.


Thật không may, điều trái ngược lại xảy ra suốt thời gian dài và tại nhiều địa điểm. Trong những năm qua, Mỹ mở cửa nền kinh tế một cách có hệ thống chỉ với một số điều kiện. Chúng tôi hạ hoặc chấm dứt hàng rào thuế quan, thương mại, cho phép hàng hóa nước ngoài tự do vào Mỹ.

Nhưng trong khi chúng tôi hạ các rào cản thị trường, những nước khác lại không mở cửa thị trường của họ cho chúng tôi.

Các quốc gia trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), họ thậm chí không tuân thủ những nguyên tắc được đề ra. Đơn giản là, chúng ta không được WTO đối xử công bằng. Những tổ chức như WTO chỉ hoạt động đúng chức năng khi mọi thành viên tuân thủ luật chơi và tôn trọng quyền chủ quyền của mọi quốc gia thành viên. Chúng ta không thể có những thị trường mở nếu không đảm bảo được tiếp cận thị trường một cách bình đẳng. Cuối cùng, thương mại bất bình đẳng sẽ làm xói mòn tất cả chúng ta.

Mỹ thúc đẩy các doanh nghiệp, sự đổi mới và công nghiệp lĩnh vực tư nhân. Những quốc gia khác lại sử dụng ngành công nghiệp do chính phủ vận hành và hoạch định cùng các doanh nghiệp quốc doanh.

Chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc WTO về bảo vệ tài sản trí tuệ, đảm bảo cách tiếp cận thị trường bình đẳng. Họ tham gia bằng cách trợ giá sản phẩm, bán phá giá, thao túng tiền tệ và các chính sách công nghiệp lợi dụng.
Họ phớt lờ các quy tắc để giành lợi thế trước những người tuân thủ luật chơi, tạo ra sự méo mó lớn trong thương mại, đe dọa các nền tảng của chính thương mại quốc tế.

Những hành động như vậy, cùng với sự thất bại tập thể của chúng ta trong việc ứng phó, gây tổn hại rất nhiều người dân ở quốc gia của chúng tôi cũng như các nước khác. Việc làm, nhà máy, các ngành công nghiệp bị tước đoạt khỏi Mỹ và nhiều quốc gia khác. Nhiều cơ hội đầu tư mang lại lợi ích song phương cũng mất đi bởi người dân mất niềm tin vào hệ thống.

Chúng tôi không thể bỏ qua những sự lợi dụng thương mại này. Chúng tôi sẽ không tha thứ họ. Sau nhiều năm những cam kết bị vi phạm, chúng tôi được bảo rằng một ngày nào đó, sớm thôi, các bên sẽ hành xử công bằng và có trách nhiệm.

Người dân Mỹ và ở khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương đã chờ ngày đó tới. Nhưng nó chưa bao giờ xuất hiện. Đó là lý do tôi có mặt ở đây, ngày hôm nay, để nói một cách thẳng thắn về những thách thức của chúng ta và cùng hành động hướng đến tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người.

Tôi vừa có chuyến đi tuyệt vời tới Trung Quốc. Tại đây, tôi đã nói chuyện thẳng thắn và cởi mở với Chủ tịch Tập về các hành vi bất bình đẳng thương mại của Trung Quốc và thâm hụt thương mại lớn trong quan hệ thương mại của họ và Mỹ. Tôi bày tỏ mong muốn mạnh mẽ được phối hợp với Trung Quốc để đạt được quan hệ thương mại, thực hiện trên cơ sở công bằng, bình đẳng thực sự.

Sự mất cân bằng thương mại hiện nay là không thể chấp nhận được. Tôi không đổ lỗi cho Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác, dù có rất nhiều nước, vì đã lợi dụng nước Mỹ trong vấn đề thương mại. Nếu các đại diện của họ có thể bình an vô sự với điều này, họ chỉ đang làm việc của mình. Tôi ước gì chính quyền trước đây của Mỹ nhìn thấy những gì đang diễn ra và làm điều gì đó. Họ không làm, nhưng tôi sẽ làm.

Từ hôm nay trở đi, chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Chúng tôi sẽ không để nước Mỹ bị lợi dụng thêm nữa. Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu, như cách mà tôi mong muốn tất cả các bạn trong hội trường này đưa tổ quốc mình lên trên hết.

Mỹ sẵn sàng phối hợp với từng lãnh đạo trong hội trường này hôm nay để đạt được thương mại cùng có lợi mang lại lợi ích cho cả nước bạn lẫn nước tôi. Đó là thông điệp mà tôi muốn truyền tải ở đây.

Tôi sẽ ký các thỏa thuận thương mại song phương với bất cứ quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương nào muốn trở thành đối tác của Mỹ và sẽ tuân thủ nguyên tắc thương mại công bằng và có đi có lại. Điều chúng tôi không tiếp tục làm là tham gia vào những thỏa thuận lớn trói tay nước Mỹ, ảnh hưởng đến chủ quyền, cũng như khiến việc thực thi điều đó một cách có ý nghĩa trở nên bất khả thi trong thực tế.

Thay vào đó, chúng tôi sẽ thương thảo trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Chúng tôi sẽ tôn trọng độc lập và chủ quyền của các bạn. Chúng tôi muốn các bạn mạnh mẽ, thịnh vượng và tự tin, giữ vững bản sắc lịch sử và vươn tới tương lai. Đó là cách chúng ta cùng thịnh vượng và tăng trưởng, trong mối quan hệ đối tác với giá trị thực tế và lâu bền.

Nhưng để cái mà tôi gọi là giấc mơ Ấn Độ - Thái Bình Dương này trở thành hiện thực, chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả cùng chơi theo luật, vốn là điều họ không làm vào thời điểm hiện nay. Những nước tuân thủ luật chơi sẽ trở thành đối tác kinh tế gần gũi nhất của Mỹ. Những ai không làm được như vậy có thể chắc chắn rằng Mỹ sẽ không còn nhắm mắt làm ngơ cho những hành động vi phạm, lừa gạt hay xâm lược kinh tế. Những ngày đó đã qua rồi.
Chúng tôi sẽ không tiếp tục dung thứ cho hành vi ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ một cách trắng trợn. Chúng tôi sẽ đối đầu với những thủ đoạn ép buộc các doanh nghiệp trao công nghệ cho nhà nước và buộc họ phải tham gia vào các liên doanh để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường.

Chúng tôi sẽ đối phó với tình trạng trợ cấp quy mô lớn cho các ngành công nghiệp thông qua những doanh nghiệp nhà nước lớn vốn đẩy các đối thủ tư nhân ra khỏi cuộc chơi, điều vẫn thường xuyên xảy ra.

Chúng tôi sẽ không tiếp tục im lặng khi các công ty Mỹ bị những đối thủ được nhà nước hậu thuẫn nhắm tới vì lợi ích kinh tế, dù là thông qua các cuộc tấn công mạng, gián điệp kinh tế, hay các thủ đoạn phản cạnh tranh khác. Chúng tôi sẽ khuyến khích tất cả các nước cất lên tiếng nói khi các nguyên tắc về bình đẳng và có đi có lại bị xâm phạm.

Chúng tôi biết nước Mỹ có lợi ích trong việc xây dựng quan hệ đối tác ở một khu vực đang trở nên phát đạt, thịnh vượng và không phụ thuộc vào bất cứ ai. Chúng tôi sẽ không đưa ra quyết định vì mục đích quyền lực hay bảo trợ. Chúng tôi sẽ không bao giờ yêu cầu các đối tác từ bỏ chủ quyền, quyền riêng tư và sở hữu trí tuệ, hay hạn chế hợp đồng đối với các công ty quốc doanh.
Chúng tôi sẽ tìm cơ hội cho các công ty tư nhân Mỹ hợp tác với công ty của các bạn để tạo ra việc làm, của cải cho tất cả chúng ta. Chúng tôi tìm kiếm đối tác mạnh, không phải đối tác yếu. Chúng tôi tìm kiếm láng giềng mạnh, không phải hàng xóm yếu. Trên tất cả, chúng tôi tìm kiếm tình hữu nghị và không mơ về sự thống trị.

Vì lý do này, chúng tôi đang tái tập trung vào những nỗ lực phát triển đang có. Chúng tôi kêu gọi Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á hướng nỗ lực của họ vào đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mỹ cũng sẽ thực hiện phần công việc của mình. Chúng tôi cũng cam kết cải cách các thể chế tài chính phát triển để chúng có thể khích lệ tốt hơn các khoản đầu tư từ lĩnh vực tư nhân vào nền kinh tế của các bạn, và cung cấp những phương án mạnh thay thế các sáng kiến do nhà nước định hướng vốn gắn liền với nhiều ràng buộc.

Trong những năm gần đây, Mỹ đã nhiều lần nhắc nhở rằng an ninh kinh tế không chỉ đơn thuần liên quan đến an ninh quốc gia. An ninh kinh tế chính là an ninh quốc gia. Điều đó rất quan trọng với sức mạnh quốc gia của chúng ta.

Chúng tôi cũng biết rằng sẽ không có sự thịnh vượng lâu dài nếu chúng tôi không dám đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh, chủ quyền và sự ổn định mà thế giới hiện nay đang đối diện.

Đầu tuần này, tôi đã phát biểu trước quốc hội tại Seoul, Hàn Quốc và kêu gọi tất cả các quốc gia có trách nhiệm đoàn kết trong việc tuyên bố rằng: mọi bước đi của chính quyền Triều Tiên trong việc tăng cường kho vũ khí đều là một bước đi đến nguy hiểm ngày càng lớn hơn. Tương lai của khu vực này và những người dân tốt đẹp tại đây không thể bị kìm giữ như những con tin cho những tưởng tượng méo mó về các cuộc chinh phục bạo lực và hăm dọa hạt nhân của nhà độc tài.

Hơn nữa, chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc đã đem lại lợi ích cho tất cả chúng ta, như tôn trọng thượng tôn pháp luật, các quyền cá nhân, tự do hàng hải và trên không, bao gồm các tuyến vận chuyển mở. Ba nguyên tắc này tạo ra sự ổn định và xây dựng lòng tin, an ninh, và thịnh vượng giữa các quốc gia có cùng chí hướng.

Chúng ta cũng phải giải quyết dứt khoát những mối đe dọa khác đối với an ninh và tương lai của con cái chúng ta, như tội phạm, buôn người, ma túy, tham nhũng, tội phạm mạng và việc bành trướng lãnh thổ. Như tôi từng nói nhiều lần: Tất cả những người văn minh phải cùng nhau đẩy lùi những kẻ khủng bố và các phần tử cực đoan khỏi xã hội, chặn đứng nguồn hỗ trợ về tài chính, lãnh thổ và tư tưởng của chúng. Chúng ta phải ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau làm việc để có một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hoà bình, thịnh vượng và tự do. Tôi tin tưởng rằng, cùng nhau, mọi vấn đề chúng ta nói đến ngày hôm nay đều có thể được giải quyết. Mọi thách thức mà chúng ta phải đối mặt đều có thể vượt qua.

Nếu chúng ta thành công trong nỗ lực này, nếu chúng ta nắm bắt được cơ hội ngay trước mắt và đặt sự hợp tác làm nền tảng vững chắc vì lợi ích của người dân, chúng ta sẽ đạt được mọi thứ chúng ta ước mơ cho các quốc gia và cho con cái.
Chúng ta sẽ có được một thế giới của các quốc gia mạnh mẽ, chủ quyền và độc lập, phát triển trong hòa bình và thương mại với nhau. Đó sẽ là nơi chúng ta có thể xây dựng nhà cửa và nơi các gia đình, doanh nghiệp và con người có thể phát triển.

Nếu chúng ta làm được điều này, khi nhìn thế giới vào nửa thế kỷ tới, chúng ta sẽ ngạc nhiên trước chòm sao xinh đẹp của các quốc gia – mỗi nước đều khác biệt, có nét độc đáo riêng và tất cả đều tỏa sáng đầy tự hào trong khu vực này. Cũng giống như khi chúng ta nhìn vào các ngôi sao trên bầu trời đêm, khoảng cách thời gian sẽ làm cho hầu hết những thách thức chúng ta phải đối mặt và nhắc đến ngày hôm nay trở nên rất nhỏ bé.
Nhưng điều không nhỏ sẽ là những lựa chọn lớn mà tất cả các quốc gia sẽ phải đưa ra để giữ cho các ngôi sao luôn tỏa sáng rực rỡ.
Ở Mỹ - cũng giống như mọi quốc gia đã chiến thắng và bảo vệ chủ quyền của mình, chúng tôi hiểu rằng không có gì quý giá như quyền lợi đương nhiên của công dân, sự độc lập quý giá và sự tự do.
Lý tưởng đó đã dẫn dắt chúng tôi trong lịch sử nước Mỹ. Lý tưởng đó đã thôi thúc chúng tôi hy sinh và đổi mới. Và đó là lý do tại sao ngày nay, hàng trăm năm sau chiến thắng của chúng tôi trong Cách mạng Mỹ, chúng ta vẫn nhớ đến lời của lời nhà lập quốc và là Tổng thống thứ hai của nước Mỹ John Adams. Trước khi từ giã cõi đời, người yêu nước vĩ đại này được yêu cầu đưa ra suy nghĩ trong dịp kỷ niệm 50 năm tự do của Mỹ. Câu trả lời của ông là "độc lập vĩnh viễn".

Đó là tinh thần cháy bỏng trong lòng người yêu nước và mọi quốc gia. Nước chủ nhà Việt Nam không chỉ có tinh thần đó trong 200 năm mà là trong gần 2000 năm. Vào khoảng năm 40, Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn.

Ngày nay, những người yêu nước, anh hùng trong lịch sử nắm giữ những câu trả lời cho những câu hỏi lớn về tương lai và thời đại của chúng ta. Họ nhắc nhở chúng ta là ai, sứ mệnh của chúng ta là gì.

Cùng với nhau, chúng ta có sức mạnh để nâng người dân và thế giới lên những tầm cao mới chưa từng có.
Hãy chọn tương lai của lòng yêu nước, thịnh vượng, niềm tự hào.
Hãy chọn thịnh vượng và tự do chứ không phải nghèo đói và sự tôi tớ.
Hãy chọn một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Cuối cùng, đừng bao giờ quên rằng thế giới có nhiều nơi, nhiều giấc mơ, và nhiều con đường, nhưng không có nơi nào như nhà mình.

Vì vậy, vì gia đình, vì đất nước, tự do, lịch sử và vì Chúa, hãy bảo vệ tổ quốc của các bạn, hiện giờ và mãi mãi về sau.
Cảm ơn các bạn. Chúa phù hộ các bạn. Chúa phù hộ khu vực Thái Bình Dương. Chúa phù hộ nước Mỹ. Cảm ơn nhiều. Cảm ơn các bạn.

Song Phương - Ngọc Thành - Hạnh Tâm

Xem thêm:
Tổng thống Trump nhắc đến Hai Bà Trưng trong bài phát biểu tại APEC

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Donald Trump dưới con mắt cái đầu và trái tim
của một kẻ luôn tự diễn biến, tự chuyển hóa là... tớ!

Tô Hải
(Danlambao) - Bài viết nhân ngày 11/11/2017, Facebook đã nhắc cho mình biết: 11/11/2016 mình đã viết: “Nhiều nhân vật nổi tiếng phản đối, thậm chí dọa sẽ rời nước Mỹ sau khi Trump thắng cử”.

Câu hỏi đầu tiên tớ tự đặt ra cho tớ là: Chuyện gì đã xảy ra sau khi vợ chồng Trump thăm nước Tầu của Vua Tập? Và tớ đã tìm ra cách trả lời như sau:

Với tớ Donald Trump là một tổng thống “không giống ai” so sánh với mọi thứ tổng thống khác ở trên đời. Đặc điểm này đã được nói đến nhiều trên mọi báo chí thế giới cũng như ngay trong phát biểu của hàng triệu công dân Mỹ bình thường. Nhưng ông lại được lòng đa số “người Mỹ yêu nước Mỹ” với cái tư duy cơ bản không thể đổi thay. Đó là: Tất cả mọi đường lối, mọi chủ trương chính sách, mọi hành động đều phải Vì Nước Mỹ Trước Đã! (America first)!

Đây là giải thích rõ ràng nhất cho sự thắng cử của ông trước Hillary Clinton và trước sự ủng hộ... ngay của tớ! Chả thế mà ngay từ những ngày đầu Donald Trump nhậm chức, là một người già cổ điển, nhưng luôn mong có sự thay đổi, tớ đã có những bài viết với nội dung: Thông tin về mọi sự “không bình thường” của cái ông tổng thống 71 tuổi này! Đặc biệt với ba anh cộng sản chuyên “bẽm mép ăn người” phen này chắc sẽ lộ mặt! Tớ luôn có ý kiến: “Đừng kết luận vội! ”, hãy “wait and see”! Tớ cho là: với Trump, thì cái trò đu giây hay lợi dụng đối tác này nọ (chiến lược, toàn diện) để kiếm chác một cách lừa dối mà vẫn cứ “chơi cha người ta”, tự cho mình là đúng đắn, ưu việt nhất thế giới... sẽ không được nhắm mắt cho qua mãi đâu! Cái kiểu tuyên bố là “kinh tế thị trương” yêu cầu công nhận cho “kinh tế thị trường đầy đủ”... nhưng dấu béng đi cái đuôi “XHCN...” và đặc biệt nhất “kiên trì đi theo quy luật tất yếu mà ông Mác, ông Lê đã vạch ra” thì chỉ “nói riêng” với hơn 90 triệu dân Anamits mà thôi! Với Trump, sẽ đừng hòng “hách xì xằng” nữa là cái chắc! Vì ngay đối với TPP, cái bánh to và lợi cho các nước TP (Transpacific-partners), Trump cũng... xin kiếu vì ông đã rõ trước tình hình sẽ bị thiệt thòi về làm ăn buôn bán với nước ngoài như với Tàu cộng, vì “Nước Mỹ sẽ có hại nhiều hơn có lợi”. Đặc biệt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, ở Triều Tiên, ông là người đã từng lớn tiếng tuyên bố: “Đừng đánh giá thấp chúng tôi! Đừng đặt chúng tôi trước sự thử thách! Mặc cho những tội ác mà các vị đã phạm phải chống lại Chúa và Con Người, chúng tôi vẫn muốn mở ra một con đường tốt đẹp hơn...” (tạm dịch từ Le Monde 9/11/2017).

Và còn nhiều điều cảnh cáo với bọn N.M.E (Non market economy - kinh tế phi thị trường), với bọn làm hàng nhái, hàng giả, bọn ăn cắp bản quyền... tới mức nhà bình luận Carrie Gracie phải viết về tương lai APEC trên BBC như sau: “Một tuần lễ với những nghi thức kỳ quặc cuối cùng của một thế giới đang tàn lụi giống như việc sắp xếp lại ghế ngồi trên boong tầu Titanic, yên bình trước cơn bão!” Nghĩa là, theo dự đoán của nhiều nhà bình luận thì: TPP mà Trump còn xin kiếu thì APEC Trump chỉ đến để lớn tiếng America First! rồi “gút bai” mặc ai cứ cốp cứ kiếc (cooperation)! Ấy là chưa kể trước khi đến APEC 2017, Trump đã ký hàng loạt sắc lệnh kiểm soát chặt chẽ việc nhập cư nước Mỹ, ảnh hưởng nhỡn tiền đến sự trục xuất hàng ngàn người Việt. Và ngay khi đến VN, ông đã không nhận đến dự lễ “hoàn thành việc khai quang chất dioxin ở sân bay Đà Nẵng và để bà Melanie ở lại Trung Quốc đi thăm Vạn Lý Trường Thành, vườn thú và vườn trẻ ở Bắc Kinh, trong khi ông đi VN và Philippines!?
Image
Thấy cảnh đế vương của Tập chẳng còn tí gì
là cộng sản Trump chúc mừng 2 ta "cùng vĩ đại"
Ấy thế mà sau một tuần qua Nhật, sang Hàn rồi tới Tàu thì bỗng dưng Trump đổi “tông” (tone) trong cách ăn nói và đổi luôn “giọng lưỡi” đối với kẻ tưởng như khó chung một trời! “Thắng lợi chính trị vĩ đại” là lời chúc mưng hiếm có đầu tiên mà Trump dành cho “Tập đại vương” mà chắc chắn ông đã nhận ra qua cuộc biểu dương sức mạnh huyền bí của Tử Cấm Thành và quyền uy của một “Đại Vương Đỏ” mang danh... “Cộng Sản kiểu mới”! Sau đó là hàng loạt tư duy mới toanh như “vĩ đại cùng nhau”, ”lãnh đạo cùng nhau”, đủ không gian để hai bên cùng phát triển, đặc biệt là “chuyện cũ nay không nhắc tới để những người đã làm ra nó phải tự lo và hành động”, đến nỗi Harry Kreijsa gọi là “Trò chơi... Tổng = Không” (Vietstudies).

Có thể tóm tắt toàn bộ chuyện “xí xóa chơi lại từ đầu” của Trump bằng câu nói này của ông ta: “Thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc hàng trăm tỉ đô-la thật là kinh khủng (theo T.C. Thống Kê Trung Quốc thì chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2017 đã lên tới 223 tỉ đô-la). Các chính quyền trước đã cho phép (?) tình trạng này xảy ra (?) vô trật tự. Nhưng tôi không trách Trung Quốc, chúng tôi đang bàn với nhau không để lặp lại những sai lầm trong quá khứ!...” Không có những “tự diễn biến”của ông ta, làm sao có được những lời nói “mất lập trường trùm tư bản” đến thế ở cái nơi mà ai cũng dự đoán sẽ rất chi là “đối đầu và căng thẳng”!

Té ra, từ những nhận thức hoàn toàn mới của nhiều nhà chính trị lớn; phải coi nước Tàu và Việt là hai nước tưởng là cộng sản nhưng không phải dzậy. Họ là tư bản! nhưng là “tư bản hoang dã” theo cựu ngoại trưởng Mỹ. Cho nên cần thiết phải tạo điều kiện cho họ hòa nhập!

Và theo tớ, không có cuộc viếng thăm Trung Quốc chưa từng có, sau những cuộc thăm thú Tử Cấm Thành và những lời hứa hẹn “cùng lãnh đạo” thế giới, những nhận thức mới về Tập đại vương, làm gì có những “thìa nước đường” chìa ra cho người em Việt bé tí mà đồng chí hướng Việt Nam cơ chứ! Đại loại:

“Vào khoảng năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng đã tiên chinh đánh thức tinh thần dân tộc của người dân trên mảnh đất này. Đó là lần đầu tiên người Việt Nam đứng lên vì nền độc lập và niềm tự hào dân tộc”. Hoặc: “Cuối cùng, chúng ta đừng quên rằng, trên thế giới có rất nhiều nơi chốn, nhiều ước mơ và nhiều con đường. Nhưng, trên khắp thế giới sẽ chẳng nơi nào giống như nhà mình. Chính vì thế, vì gia đình, vì quốc gia, vì tự do, vì lịch sử và vinh danh Chúa, hãy bảo vệ ngôi nhà của chúng ta và hãy yêu quý ngôi nhà của chúng ta ngày hôm nay và cho muôn đời sau”. Xem toàn văn ở đây http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41958781)

Không một câu nào nói đến nhân quyền, không một ý nào đến những vụ bắt giam vì chính kiến đối lập, những vấn đề mà ngay báo chí Mỹ cũng ví là mission impossible (nhiệm vụ bất khả thi!) khi đề cập đến những lá thư của con Mẹ Nấm, của Hòa thượng Thích Không Tánh!

Mọi thỉnh nguyện thư, mọi tố cáo về việc tăng cường đàn áp người dân như danh sách người bị bắt trong năm 2017 đều sẽ chắc chắn chẳng có hồi âm (*) Mãi tới lúc ông Trump đã ngồi dự yến tiệc ở Philippines, mới thấy bản “tuyên bố chung” được công bố, trong đó có đúng một câu “Lãnh đạo 2 nước ghi nhận việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người!” Hết! Nghĩa là vừa lòng cả ba bề bốn bên vì hiểu thế nào và thực thi thế nào thì... tùy pháp luật của mỗi nước!

Cuối cùng là cuộc thăm chính thức VN của Trump nói là 2 ngày 11 và 12/11/2017 nhưng sự thật thì... chưa được 24 giờ! Tất cả các thứ lễ nghi, duyệt binh, chào cờ... cũng như hội đàm với chủ tịch nước, thủ tướng, lại có thêm cuộc viếng thăm chớp nhoáng Tổng bí Trọng, chẳng tuyên với bố gì đều... gói gọn trong có một buổi sáng 12/11! Đến chiều 12/11 tớ mới té ngữa người ra khi biết: Cả buổi chiều đã dành cho cuộc đón tiếp của vua Trọng với Tập đại vương, có bắn cà nông, duyệt binh rất chi là oai phong lẫm liệt! Thảo nào cuộc họp báo nhoáng nhoàng nhoàng sáng 12 với hơn một ngàn nhà báo cả trong lẫn ngoài nước chỉ là để thông báo rồi chụp ảnh và quay phim rồi... giải tán! Ngay hai vị thông báo thì cũng chỉ chung chung, qua loa nên chẳng có vấn đề gì được đến nơi đến chốn. Quá nhiều chữ “sẽ” thậm chí trả lời nhà báo như đùa! Ví dụ khi nghe ngài Trump tuyên bố sẽ là “trung gian hòa giải” tranh chấp ở Biển Đông thì phóng viên Justin Sink, thông tín viên của Nhà Trắng đã hỏi lại thì Trump nửa đùa nửa thật “Tôi là người hòa giải và làm trọng tài rất tốt mà!”. Rồi giải tán vì chỉ có một buổi sáng mà còn phải sang phủ thủ tướng rồi tới cho có mặt tại trụ sở Trung Ương Đảng. Chả biết ăn uống nghỉ ngơi ra sao mà tới 12g30 có thể lên máy bay thẳng hướng Philippines. Chẳng có một sự gây cản trở, biểu tình, biểu tiếc gì phản đối hay ủng hộ... trừ có vụ “Lady Gaga VN” tức ca sĩ Mai Khôi, được Obama tiếp, dám ra giữa đường giơ cao một khẩu hiệu rất bẩn thỉu: “Trump, tôi đái vào ông!” Cô này thế là đã tạo công ăn việc làm cho lực lượng bảo vệ an ninh đã chuẩn bị suốt cả tháng để “không thể xảy ra bất cứ sự cố đáng tiếc nào” cho các quan khách ra tay... tóm cổ về đồn rồi... thả không kèn không trống!

Đáng đồng tiền bát gạo cho nhà cầm quyền CSVN, có lẽ chỉ là những bản ghi nhớ (memorandum) “sẽ” mua máy bay, dầu khí, ô-tô... này khác nhưng tất cả đều chưa thành hiệp định!
Image
Với chú em VN, chỉ cái bản ký tắt này cũng đủ lãi quá rồi
Và cuối cùng, cái mà nhân dân VN chờ đợi nhất là Trump lên cho vài tiếng về tình trạng nhân quyền ngày càng tệ ở VN thì... tìm mãi cũng chẳng có lấy nửa lời!!!

Mới đầu thì tớ lại thấy chán cái bác Trump phát biểu “phứa văng mạng” của năm trước. Nhưng nghĩ lại tất cả những gì bác ấy đã nếm trải qua chuyến đi này, nhất là khi đến Trung Quốc, trực tiếp với đại vương họ Tập và thấy được mọi sự phát triển của cái “cường quốc kinh tế thứ hai” này, bác ấy đã tỉnh ngộ ra là họ đâu có một tí ti gì là cộng sản! Thậm chí còn có cái họ sẽ vượt luôn cả người Mỹ nữa! Vậy chi cho bằng hãy vĩ đại cùng nhau, hãy cùng nhau lãnh đạo cái thế giới này nếu họ chịu sửa mấy cái điểm xuất siêu và ngăn chặn hàng Mỹ vô cái biển người mênh mông sẽ hơn 2 tỉ người này những năm sắp tới! Vả lại cái “Giấc mộng Trung Hoa” của họ có trước cái “America first” của Mỹ mà! Đối với Trung Quốc chuyển từ thù thành bạn cùng nhau phát triển cùng nhau lãnh đạo thế giới còn được thi đối với VN, một tỉnh lẻ của Trung Quốc, thì có là cái thá gì mà phải gây sự để các ông vua nhỏ này phải mất lòng! Bạn của bạn cũng là bạn của chung mà!
Image
Thiếu bà xã, mọi sự bỗng tự nhiên nhanh chóng như chớp để mau còn gì
Tớ phán đoán sự “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”của Donald Trump bằng cách biện chứng theo kiểu “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” của tớ! Như vậy có đúng tí nào chăng các friends thân yêu?

(*) Kể từ đầu năm 2017, 25 nhà hoạt động ôn hòa đã bị truy bắt, giam giữ hoặc trục xuất - một con số kỷ lục.


Tháng 1:
1. Nguyễn Văn Hóa
2. Nguyễn Văn Oai
3. Trần Thị Nga

Tháng 3:
4. Vũ Quang Thuận
5. Nguyễn Văn Điền
6. Bùi Hiếu Võ
7. Phan Kim Khánh

Tháng 5:
8. Bạch Hồng Quyền, bị truy nã
9. Hoàng Đức Bình
10. Thái Văn Dung, bị truy nã

Tháng 6:
11. Phạm Minh Hoàng, bị tước quốc tịch, trục xuất
12. Bùi Văn Thắm
13. Bùi Văn Trung

Tháng 7:
14. Trần Văn Hoàng Phúc
15. Lê Đình Lượng
16. Phạm Văn Trội
17. Nguyễn Trung Tôn
18. Trương Minh Đức
19. Nguyễn Bắc Truyển

Tháng 8:
20. Nguyễn Trung Trực
21. Trần Minh Nhật

Tháng 9:
22. Nguyễn Văn Túc
23. Nguyễn Viết Dũng

Tháng 10:
24. Đào Quang Thực
25. Trần Thị Xuân

13.11.2017
Tô Hải
danlambaovn.blogspot.com

Post Reply