Đời Sống Quanh Ta

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Bên Thua Cuộc
Có một hòa thượng lên núi chặt củi, trên đường trở về, ông chợt thấy cậu thiếu niên nọ đã bắt được một con bướm và đang cố gắng khom hai bàn tay lại để giữ cho nó khỏi bay.

Nhìn thấy người tu hành, cậu cất lời:
“Thưa hòa thượng, cháu và ngài đánh cá một ván được không?”
Hòa thượng hỏi lại: “Cá cuộc như thế nào?”
- “Ngài đoán xem con bướm trong tay cháu sống hay chết? Nếu ngài đoán sai, bó củi sẽ thuộc về cháu”, – cậu thiếu niên trả lời.

Vị hòa thượng nọ đồng ý và đoán:
- “Con bướm trong tay cháu chết rồi.” Cậu thiếu niên cười lớn đáp: “Ngài đoán sai rồi.”
Nói đoạn, cậu mở tay ra, con bướm từ trong bay lên.

Hòa thượng nói:
- “Được, gánh củi này thuộc về cháu.” Nói xong, ông đặt gánh củi xuống, vui vẻ bước đi.
Cậu thiếu niên không biết vì sao hòa thượng lại có thể vui vẻ đến như vậy nhưng nhìn gánh củi trước mặt, cậu ta cũng không để tâm lắm mà vui vẻ gánh củi về nhà.
**
Nhìn thấy con về, người cha liền hỏi số củi đó ở đâu ra, cậu mới đem chuyện kể lại cho cha nghe.
Nghe hết câu chuyện của con trai, đột nhiên ông giơ tay tát con một cái, giọng giận dữ:
- “Con ơi là con! Con hồ đồ quá rồi! Con nghĩ là mình đã thắng sao? Ngay cả khi con đã thua, con cũng không hề biết mình đã thua đấy.”

Lời cha nói khiến cậu con trai ngơ ngác, không hiểu gì. Người cha liền ra lệnh cho cậu ta gánh bó củi lên vai, hai cha con mang củi đến trả cho nhà chùa. Nhìn thấy vị hòa thượng nọ, người cha liền cất tiếng: “Thưa thầy, con trai tôi đắc tội với thầy, xin thầy lượng thứ.” Hòa thượng gật đầu, mỉm cười nhưng không nói gì.

Trên đường trở về nhà, cậu thiếu niên sau một khoảng thời gian băn khoăn cuối cùng cũng đã nói ra những nghi vấn trong lòng. Người cha thở dài, nói:

- “Vị hòa thượng đó cố ý đoán con bướm chết, như thế con mới thả nó ra và thắng được gánh củi. Nếu ông ấy nói con bướm còn sống, con sẽ bóp chết con bướm và con cũng sẽ thắng cuộc. Con cho rằng vị hòa thượng đó không biết con tính toán gì sao? Người ta thua một gánh củi nhưng đã thắng được thứ giá trị hơn rất nhiều, đó là lòng từ bi. Còn con, con đã thua, đã để mất thứ quý giá đó mà chẳng hề hay biết.”

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

5 sự thực thú vị về cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể

Gan là một trong những cơ quan sống còn của cơ thể, bảo dưỡng gan tốt trên thực tế chính là đang bảo vệ sức khỏe của bạn. Tuy nhiên bạn có biết tại sao gan lại quan trọng đến vậy? Gan có điểm gì đặc biệt so với các cơ quan khác?

Dưới đây là 5 sự thực thú vị về gan sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cơ quan trọng yếu bậc nhất của cơ thể:

1. Không phải mọi bệnh gan đều do rượu

Nói đến bệnh gan, nhiều người nghĩ đến bệnh xơ gan rượu. Trên thực tế hiện nay có một bệnh gan không do rượu rất phổ biến nữa là bệnh gan nhiễm mỡ. Tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng gia tăng thuận theo đại dịch béo phì.

Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích lũy quá nhiều trong gan, một hình ảnh cũng gặp ở người uống nhiều rượu, đây cũng là lý do làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

Điều đáng mừng là căn bệnh có thể được cải thiện nhờ tập thế dục và chế độ ăn hợp lý. Ngoài ra còn có các bệnh gan khác như viêm gan B, viêm đường mật tiên phát, xơ gan và ung thư gan do viêm gan B. Image
Rượu bia là chất độc hàng đầu gây hại gan
2. Bạn không thể sống nếu thiếu gan


Bạn vẫn có thể sống nếu chẳng may mất đi ngón tay, bàn chân, đôi mắt hay thậm chí là lách, thận, dạ dày. Nhưng cho đến nay không ai có thể sống nếu mất đi gan.

Trong cơ thể, gan đảm nhiều quá nhiều chức năng sống còn. Gan hỗ trợ tiêu hóa, sản xuất protein, dự trữ đường và mỡ, loại bỏ vi khuẩn và virus v.v.. Mọi thứ vào cơ thể, từ không khí, thức ăn, nước uống đều phải qua gan để được xử lý. Nói nôm na, gan chính là nhà máy xử lý, sản xuất lớn nhất của cơ thể. Bởi vậy các bệnh lý tại gan đều để lại các biến chứng nặng nề và bảo dưỡng gan tốt chính là bảo vệ sức khỏe của bạn.

3. Gan có thể tự tái sinh

Gan có một đặc điểm ưu việt ít cơ quan nào có, đó là khả năng tự tái tạo lại lượng nhu mô bị mất. Nếu lượng tế bào gan bị mất dưới 25% thì gan có thể được tái tạo lại hoàn toàn. Cũng nhờ vậy mà khi ghép gan người ta chỉ cần ghép một phần của gan người hiến.

Mặc dù vậy gan không phải là cơ quan “bất tử”. Gan vẫn có thể bị nhiễm mỡ, xơ hóa, hoại tử, ung thư hóa v.v.. và không thể tái tạo lại hoàn toàn nếu lượng tế bào gan bị mất trên 25%.

4. Các bệnh gan thường âm thầm, lặng lẽ

Image
Vàng da là dấu hiệu rất đặc trưng của bệnh về gan
Các bệnh lý gan giai đoạn đầu thường không có biểu hiện nổi bật, có thể chỉ là mệt mỏi, ngứa, khô mắt nên dễ bị bỏ qua. Thông thường phải đến giai đoạn muộn thì các triệu chứng mới rầm rộ và đáng chú ý như vàng da vàng mắt, phù, sụt cân, nôn trong bệnh xơ gan.

Chính vì vậy nhiều bác sỹ làm xét nghiệm chức năng gan thường quy mỗi khi xét nghiệm máu.

5. Gan là cơ quan giải độc lớn nhất cơ thể

Bạn có biết mọi thứ đi vào cơ thể như thức ăn, rượu, thuốc v.v.. đều sẽ được xử lý ở gan. Tại đây những chất độc hại đối với cơ thể sẽ được “lọc” và trở thành vô hại.
Image
Bảo vệ 2 lá gan tốt chính là bảo vệ sức khoẻ của bạn
Thế nhưng khả năng giải độc của gan chỉ ở mức giới hạn. Nếu cơ thể bạn tiếp xúc với quá nhiều những chất độc hại, gan làm việc không xuể, những chất độc đó sẽ tích tụ lại trong cơ thể, đầu tiên là ở gan sau đó sẽ đến một số bộ phận khác, do vậy làm suy giảm khả năng giải độc của gan.

Bởi vậy khi hạn chế đưa các chất độc từ bên ngoài vào cơ thể như rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm bẩn, không khí ô nhiễm v.v.. chính là biện pháp tốt nhất để bảo dưỡng gan cũng như tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

Theo prevention

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Ai cần bảo hiểm y tế?

Ngô Nhân Dụng

Nước Mỹ đang bị đe dọa vì bệnh ghiền những thứ thuốc chứa chất ma túy gọi là opioid, gồm những thuốc giảm đau! Tuần trước, Tổng Thống Donald Trump đã công bố chiến dịch chống lại bệnh “ghiền opioid!” Trước đó một tuần, dân biểu Tom Marino, người mà ông Trump tính đề cử vào chức giám đốc Cơ Quan Kiểm Soát Dược Phẩm (DEA) đã xin rút lui, sau khi dư luận trên báo chí tố cáo chính ông ta đã ngăn cản khiến Quốc Hội không thể thông qua các dự luật kiểm soát thuốc opioid chặt chẽ hơn.

Trong làng Kermit ở vùng quê tiểu bang West Virginia với dân số 392 người, tiệm thuốc duy nhất đã cung cấp 9 triệu viên hydrocodone trong vòng hai năm. Trung bình mỗi dân làng “tiêu thụ” gần 23,000 viên. Ba công ty lớn cung cấp dược phẩm đã bị hai quận trong tiểu bang đưa đơn kiện vì bán quá nhiều opioid trong tiểu bang, trung bình mỗi người dân West Virginia “dùng” 433 viên một năm.

Tại sao tình trạng kỳ cục trên có thể xảy ra? Nguyên nhân chính là hệ thống y tế của nước Mỹ có những lỗ hổng rất lớn! Khi một người dân trung bình làng Kermit có thể “mua” hơn 10 ngàn viên thuốc giảm đau một năm, thì chắc họ không dùng hết, sẽ đem bán cho con buôn. Nhưng khi người dân làng “mua thuốc” họ thường không cần trả bằng tiền túi. Người trả tiền có thể là các công ty bảo hiểm tư, nhưng phần lớn chắc là những cơ quan của chính phủ đóng vai “bảo hiểm,” như Medicaid và Medicare.

Vụ bệnh ghiền opioid lan tràn chỉ là một triệu chứng cho thấy hệ thống y tế ở Mỹ đang lâm bệnh! Những cuộc bàn cãi về thay đổi hệ thống bảo hiểm y tế đang sử dụng, gọi là Obamacare, cho thấy ai cũng lo lắng trước căn bệnh trầm trọng này.

Từ nhiều thế hệ qua, hệ thống y tế Mỹ tiêu tốn hơn hầu hết các nước tiên tiến ở Châu Âu. Trong khi đó, sức khỏe của người dân Mỹ trung bình lại thua kém các nước đó.

Tuổi thọ trung bình của dân Canada và các nước Châu Âu cao hơn dân Mỹ. Ở Mỹ, có tới 28% dân chúng mắc những bệnh kinh niên khó trị, như tiểu đường, phong thấp, tỷ số cao hơn các nước đó. Chiều cao trung bình của những người Mỹ sinh năm 1996 thấp hơn người Pháp cùng tuổi.

Theo tạp chí Health Affairs những người Mỹ ở lứa tuổi trên 50, gần 60 hiện nay bị bệnh nhiều hơn các anh chị của họ trước đây 15 năm. Hai nhà nghiên cứu đại học Princeton, trong đó có Angus Deaton, đã đoạt giải Nobel kinh tế học, đã cho biết người Mỹ da trắng trung niên đang chết sớm hơn vì dùng quá nhiều thuốc, nghiện rượu, tự tử, mập phì.

Với tình trạng sức khỏe kém hơn các thế hệ trước, và thua các nước kinh tế tiến bộ khác, nước Mỹ lại chi tiêu tốn kém nhất cho việc săn sóc sức khỏe. Năm 2010, trung bình nước Mỹ chi cho mỗi người dân $8,233 về sức khỏe, tốn tiền nhất thế giới. Những nước đứng ngay sau Mỹ là Na Uy, Thụy Điển và Thụy sĩ cũng thuộc loại chi rất nhiều nhưng chỉ tốn trung bình $3,000 cho mỗi người. Trong số 34 nước tiến bộ kinh tế (OECD), sức khỏe của mỗi người dân tốn 3,268 đô la. Dân Mỹ chi 17.6% Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) vào y tế%; và không một nước Châu Âu nào xài quá 12% GDP.

Tại sao dịch vụ y tế ở nước Mỹ lại chi tốn tiền hơn Canada, Úc và các nước Châu Âu? Một nguyên nhân là hệ thống bảo hiểm phức tạp đẻ ra rất nhiều “công việc bàn giấy!” Nếu một xí nghiệp mà chi quá nhiều vào chi phí hành chánh thì giá bán sẽ cao, không thể cạnh tranh với ai nổi, ban giám đốc sẽ bị sa thải. Nhưng hệ thống y tế trong nước Mỹ không bị cạnh tranh, cho nên không có người lo chữa trị!

Chi phí giấy tờ, hành chánh tốn kém vì mỗi bác sĩ hay nhà thương phải tính tiền đòi nhiều hãng bảo hiểm khác nhau, trong đó có các cơ quan chính phủ. Hệ thống y tế Mỹ chi 8% vào công việc giấy tờ, trong khi ở Anh quốc chỉ xài có 2.5%. Một thí dụ lạ lùng, khó tưởng tượng, là tại bệnh viện của đại học Duke nổi tiếng ở tiểu bang North Carolina. Bệnh viện có 900 giường, nhưng có tới 1,300 nhân viên chỉ làm công việc “billing,” làm hóa đơn đòi tiền các nhà bảo hiểm!

Nhưng khi bàn đến vấn đề cải tổ hệ thống y tế Mỹ, người ta thường tránh không dám so sánh với các nước Châu Âu và Canada. Nhiều nhà chính trị bảo thủ thường dùng những chữ “theo lối Châu Âu” hay “Âu hóa” để chống lại những yêu cầu cải tổ. Họ đánh vào tâm lý dân chúng Mỹ, luôn luôn tự hào rằng nước họ hùng mạnh, giầu có hơn hẳn Châu Âu! Dân Mỹ ghét nhất là những chữ “theo lối xã hội, socialist” hay “xã hội hóa, socialised” nền y tế.

Thực ra, hệ thống y tế các nước Châu Âu (và Canada) không theo cùng một mô thức. Phần lớn họ chỉ xã hội hóa một thứ, là hệ thống bảo hiểm.

Có hai phần chính trong một hệ thống y tế: Một là bảo hiểm y tế, hai là cung cấp các dịch vụ phòng bệnh, chữa bệnh. Tại hầu hết các nước trên, chỉ có phần bảo hiểm y tế là được xã hội hóa nhiều nhất. Nhà nước đứng ra lo bảo hiểm sức khỏe cho dân, còn chuyện người bệnh chữa trị với ai, mua thuốc ở đâu thường do các công ty hoặc các bác sĩ tư nhân cung cấp.

Những quốc gia mà cả việc bảo hiểm lẫn cung cấp dịch vụ đều co chính phủ lo, là Anh Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển. Một người dân khi ra đời là ai cũng có bảo hiểm, mọi dịch vụ y tế đều do quỹ nhà nước chi trả. Các bác sĩ làm việc cho chính phủ, nhà thương do chính phủ lập ra. Tuy nhiên tại các nước này vẫn có các bác sĩ, bệnh viện tư và hệ thống bảo hiểm của tư nhân vẫn hoạt động, cho những người có nhiều tiền mua những thứ bảo hiểm đắt tiền hơn, mà chính phủ không cung cấp.

Những nước như Pháp, Canada, thuộc loại thứ hai, chính phủ không phải là nơi duy nhất trả tiền (single payer) cho các dịch vụ y tế tuy nhiên đóng vai cơ quan bảo hiểm lớn nhất; còn đại đa số các bác sĩ, bệnh viện là tư nhân. Nhưng ở cả hai nước này, người ta vẫn có thể mua bảo hiểm tư phụ trội. Nước Đức, là quốc gia đã lập ra bảo hiểm y tế cho dân sớm nhất, gần 140 năm trước đây, thời Thủ Tướng Bismark, cũng theo lối tương tự như Pháp, Canada nhưng phần bảo hiểm của tư nhân mạnh hơn.

Sau cùng, tại những nước Thụy Sĩ, Hòa Lan, cả việc bảo hiểm lẫn việc cung cấp dịch vụ đều do tư nhân phụ trách, nhưng chính phủ có những luật lệ kiểm soát. Mục đích của việc can thiệp này là làm sao cho mọi người đều được bảo hiểm, nếu cần thì chính phủ sẽ trợ cấp. Mọi công dân đều bắt buộc phải có bảo hiểm y tế, do đó những người tự coi mình là “khỏe mạnh” cũng mua bảo hiểm, giúp cho giá bảo phí (premium) xuống thấp, thấp hơn là khi chỉ có những người có bệnh mới mua. Chính phủ kiểm soát giá cả các dịch vụ y tế, và cấm các hãng bảo hiểm không được bắt người đã có bệnh trả giá đắt hơn người thường.

Hệ thống bảo hiểm y tế ở Mỹ bây giờ giống các nước Thụy Sĩ, Hòa Lan, nếu Quốc Hội không thay đổi. Hiện nay đa số người Mỹ mua bảo hiểm tư, trong đó có hơn 150 triệu mua qua sở làm. Luật lệ từ thời Tổng Thống Barack Obama bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm, và khoảng 20 triệu người đang được chính phủ trợ cấp khi mua của những hãng bảo hiểm tư. Chính phủ Mỹ trợ cấp ít hơn cho những người này, so với dân chúng các nước Thụy Sĩ, Hòa Lan. Vì thế, ở hai nước đó, 99% dân chúng được bảo hiểm, trong khi tại Mỹ chỉ có 90%.

Trước thế kỷ 20, hệ thống y tế Mỹ hoàn toàn do tư nhân phụ trách, từ việc bảo hiểm đến cung cấp dịch vụ y tế. Đầu thế kỷ trước, sau cuộc khủng hoảng kinh tế, nước Mỹ đã lập ra chương trình Medicare. Những người Mỹ đi làm phải đóng tiền “mua bảo hiểm y tế” cùng với tiền góp vào quỹ hưu bổng công lập (Social Security). Khi về hưu (65 tuổi) họ được hưởng tiền hưu bổng công cũng như được bảo hiểm y tế. Có thể coi đó là bước đầu “xã hội hóa” hoặc “công lập hóa” một phần việc chăm sóc sức khỏe cho dân, cùng lúc với quỹ hưu bổng. Bước“công lập hóa” tiếp theo là thành lập chương trình Medicaid (Ở California là Medical), cung cấp bảo hiểm y tế cho những người lợi tức kém nhất trong xã hội. Các quân nhân và cựu quân nhân được hưởng chương trình bảo hiểm “công lập hóa” dành riêng cho họ.

Khi nhìn tổng quát cả hệ thống y tế như trên, chúng ta thấy chế độ bảo hiểm y tế ở Mỹ có gần một nửa đã được “xã hội hóa” rồi. Nhưng trong những chương trình công lập, việc kiểm soát ngân sách chi tiêu và giá cả lỏng lẻo, nhất là trong hệ thống Medicaid gần như không có. Có bao nhiêu dân làng Kermit, West Virginia đang hưởng Medicaid? Có lẽ đó là một nguyên nhân lớn khiến chi phí về y tế ở Mỹ quá cao. Đó là chưa kể công việc hành chánh trở nân nặng nề vì hệ thống bảo hiểm quá phức tạp.

Thái độ của dân Mỹ dối với bảo hiểm y tế đã thay đổi. Năm ngoái có 51% dân Mỹ nghĩ rằng chính phủ có trách nhiệm làm sao tất cả mọi người được bảo hiểm y tế. Năm nay, số người nghĩ như vậy tăng lên thành 60%, cao nhất trong mười năm nay. Năm ngoái chỉ có 14% dân chúng chấp nhận ý kiến cho rằng bảo hiểm y tế là trách nhiệm của chính phủ; năm nay tỉ lệ tăng lên 34%. Đặc biệt, từ tháng Giêng năm 2017 đến tháng Bẩy, số người ủng hộ chương trình Medicaid (Medical) đã tăng lên tới 53%, thêm 10%.

Đời sống luôn luôn bất trắc, nhưng càng ngày càng bất trắc hơn! Loài người đã đặt ra định chế bảo hiểm đề phòng các bất trắc, rủi ro. Ai cũng cần được bảo hiểm y tế; vì khi mới sinh ra chúng ta không biết chắc trong đời mình sẽ bị bệnh nào, có bị thương hay không. Một xã hội công bằng phải làm sao tất cả mọi người đều được bảo hiểm y tế!

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Trầm cảm, tự tử, nghiện rượu gia tăng tại Việt Nam
November 5, 2017

Image
Một người đàn ông ngồi uống rượu một mình tại Hà Nội. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trầm cảm, tự tử, nghiện rượu là các vấn nạn đang gia tăng của xã hội Việt Nam khi xứ sở tiếp tục đô thị hóa, người ta phải cạnh tranh việc làm, không đạt được điều ước muốn.

Theo một bài viết trên tờ Asia Times, tại một căn phòng được cho thuê để giải tỏa phẫn nộ có tên tiếng Mỹ là “Fury Room – Phòng Xả Stress,” người ta có thể bỏ ra khoảng 180,000 đồng (hay $8) để thuê một cái gậy đánh bóng chày như ở Mỹ rồi một mình bước vào trong một căn phòng đầy những chai lọ sành sứ, lò vi ba phế thải.


Khoác lên người một thứ trang phục như quần áo giáp bảo vệ thân thể, anh ta, hầu như chỉ là những người có nghề nghiệp chuyên môn đàng hoàng, tha hồ đập phá đến chán thì thôi. Đây là một trò “xả stress” giải tỏa ấm ức mới được nhập cảng từ nước ngoài về Việt Nam một hai năm gần đây.

“Đây sẽ là địa điểm trút mọi bực dọc bất mãn trong cuộc sống của các bạn theo cái cách chưa từng có. Một mô hình xả stress đầu tiên tại Việt Nam có diện tích gần 300 mét vuông giữa trung tâm Hà Nội!” Người sáng lập ra “Fury Room” tự quảng cáo trên trang Facebook.

Có vẻ đây là một dịch vụ rất có giá trị tại một đất nước đang có những dấu hiệu gia tăng về nạn trầm cảm và bệnh tâm thần.

Một cuộc nghiên cứu trong năm nay của Viện Sức Khỏe Tâm Thần tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho thấy gần hết 100 người tự tử mỗi ngày tại Việt Nam đều bị phiền muộn vì một chuyện nào đó. Nếu nhân lên trên cả nước, con số này ước lượng lên đến 35,600 trường hợp mỗi năm.

Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội đưa ra bản phúc trình cuối năm ngoái nói khoảng 13.5 triệu người Việt Nam hiện đang có vấn đề tâm thần cần điều trị. Nếu con số này gần với thực tế, cũng là gần với 15% dân số cả nước.

Trong khi đó, Bộ Y Tế năm nay nói cả nước có chừng 3.6 triệu người bị trầm cảm, một thống kê bị nhiều chuyên viên kêu là quá thấp với thực tế.

Lệ phí cao phải trả để bước vào “Fury Room – Phòng Xả Stress” nên gần như chỉ có những người có nghề nghiệp chuyên môn, thường được xếp vào thế hệ 9X, tức được sinh ra ở thập niên 1990, đến đây. Theo truyền thống và cũng hợp với phần lớn đám đông, người ta chọn “xả stress” bằng rượu.

Những con số loan báo về sản xuất rượu bia mấy năm qua đều xác định người Việt Nam uống bia rượu nhiều nhất Đông Nam Á. Năm ngoái, người Việt Nam đã tiêu thụ 3.4 tỉ lít bia và 342 triệu lít rượu mạnh, gia tăng đến 40% so với năm 2010. Một cuộc nghiên cứu khác thấy bệnh ung thư gan đã giết khoảng 10% các người tuổi từ 50 đến 69 mỗi năm, một tỉ lệ cao hàng thứ ba trên thế giới. Uống rượu quá độ có thể dẫn đến chai gan rồi ung thư.

Người ta cho rằng có một số yếu tố nằm đằng sau sự gia tăng phiền muộn, trầm cảm là tình trạng đô thị hóa, gồm cả sự gia tăng các loại công việc trong các hãng xưởng nhưng đồng lương rất thấp trong khi ngày càng khó khăn để xin được làm công bộc nhà nước.

Tuổi trung bình của người bị bệnh tâm thần ngày càng trẻ hơn. Hơn 1,000 học sinh trung học được phỏng vấn trong cuộc nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng của Viện Sức Khỏe Tâm Thần. Một phần tư số người được phỏng vấn nói họ từng nghĩ đến tự tử và có 13% nói họ đã từng sắp đặt tự tử. Có 4% nói họ đã chuẩn bị tự tử.

Có nhiều yếu tố đóng góp vào khuynh hướng tự tử của học sinh. Trước năm 2015, học sinh trung học phải thi sáu môn khác nhau để tốt nghiệp rồi sau đó phải thi chừng đó môn để xin vào các trường đại học. Nhưng từ năm 2015 đến nay, thu gọn chỉ còn một kỳ thi duy nhất nên tương lai của các cô cậu học trò chỉ còn đỗ hay rớt một lần.

Thi vào đại học đã giới hạn vậy, năm nay, tin tức nói khoảng 200,000 người tốt nghiệp đại học tại Việt Nam không tìm được việc làm đúng với khả năng, ngành mà họ đã học.

Người bị bệnh tâm thần bị cha mẹ hay người thân nhốt vào cũi nuôi như thú vật từng thấy báo chí đăng tải.

Nhà cầm quyền cũng thiết lập chương trình quốc gia bảo vệ sức khỏe tâm thần từ năm 2001 đến nay gần như có khắp các cộng đồng dân cư. Tuy nhiên tài nguyên để giúp cho các người bị bệnh chẳng được bao nhiêu.

Một bản phúc trình năm 2011 cho thấy mỗi 100,000 dân mới có một chuyên viên về sức khỏa tâm thần. Nhiều chuyên viên cho rằng tình hình này cũng chưa được cải thiện bao nhiêu dù ai cũng biết vấn đề nghiêm trọng.

Ước tính khoảng 30% (rất có thể chỉ khoảng 20%) những người bị tâm thần là được chữa trị. Nếu có, chỉ là được uống một vài loại thuốc chứ không có một chương trình điều trị nhiều mặt gồm cả tư vấn, hướng dẫn sinh hoạt. Thuốc thì đắt đỏ với rất nhiều người nếu không được hưởng một loại bảo hiểm sức khỏe nào.

Trước tình trạng ngân sách ngày càng khó khăn, nhà cầm quyền nói nhiều đến “xã hội hóa” các dịch vụ công, tức đẩy gánh nặng tài chính sang cho người dân. Ngành y tế chắc chắn không năm ngoài kế hoạch “xã hội hóa” nên ngân khoản dành đối phó với các vấn nạn tâm thần tại Việt Nam sẽ khó lòng không bị cắt giảm. (TN)

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Nhường người 3 phần không bị thiệt, nhịn người 3 phần không tổn thất
Tranh giành trong cuộc sống chỉ có thể làm bản thân trở nên cô độc, học được cách nhường nhịn thứ tha, điều bạn nhận được sẽ là vô giá…

Cuộc sống vốn không phải dùng để tranh tranh đấu đấu. Ngày tháng không phải dùng để chỉ trích lẫn nhau, biểu hiện của bạn càng thấp kém, hạnh phúc sẽ càng cách xa bạn.

Trong dân gian có câu rằng: “Kẻ ngu xuẩn dùng miệng, người trí huệ dùng tâm. Người nhỏ mọn tranh đấu, người từ bi không tranh biện”.

Bởi vậy sống trong cõi đời này, chịu khổ cũng không phải là không tốt, nó có thể giúp bạn càng quý trọng mùi vị của sự ngọt ngào. Nhẫn nại là điều cần có, bởi cuộc sống đôi khi cần biết chờ đợi, không có sự yên lặng thì sẽ khó có được sự bùng nổ bứt phá. Bình thường không có gì là không tốt, nó có thể giúp ta cảm nhận được sự tốt đẹp và may mắn trôi qua mỗi ngày. Nhẫn nhịn không có gì là không tốt, tha thứ cho người khác kỳ thực chính là tha thứ cho bản thân mình. Thất bại không có gì là không tốt, nó không hủy diệt được bạn mà chỉ càng làm bạn trở nên kiên cường mạnh mẽ.

Nhường người ba phần không bị thiệt, người lương thiện cũng không phải là người ngu ngốc, bởi họ biết quý trọng nên mới có thể nhường nhịn. Người lương thiện không phải ngu ngốc, bởi họ có thể hiểu được nên mới có thể bao dung. Người lương thiện không phải là người sợ hãi, bởi không muốn làm tổn hại người khác nên mới muốn rời xa.

Người nhường nhịn không hề mất đi tất cả, ngoài sự tự tôn, trước mắt họ sẽ giữ được lòng người. Người chấp nhận thiệt thòi sẽ không bao giờ bị thua thiệt, sớm muộn gì cũng sẽ có sự bù đắp xứng đáng…

Tính nóng giận của con người rất dễ gây ra tranh đấu. Tục ngữ có câu: “Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một lúc sóng yên gió lặng”. Có nhẫn mới an, nhưng con người hiện nay đa phần là tâm địa hẹp hòi, không thể nhẫn được, không thể nhường nhịn. Vợ chồng chỉ vì chút việc nhỏ mà cãi nhau rồi thành ra oán hận nhau, kết cục hôn nhân tan vỡ; trong công việc chỉ vì chút lợi nhỏ mà tranh giành đến mức kẻ sống người chết, nơi đâu cũng trở thành chiến trường.

Nhất là ở xã hội hiện đại ngày nay, con người qua lại với nhau chỉ một câu không hợp là bắt đầu xảy ra mâu thuẫn và tranh đấu. Người ta chẳng qua cũng chỉ để bảo vệ cho cái “danh” của bản thân mà thôi, cảm thấy bản thân mình oan uổng hoặc mất mặt, cảm thấy nhục nhã không chịu nổi, phải nói ra cho thỏa cơn tức này, phải có kẻ thắng người thua.

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại có kể về câu chuyện cuộc chiến thành Troy, nguyên nhân cũng chỉ vì hai người đàn ông cùng tranh giành một mỹ nữ tên là Helen, kẻ không giành được người đẹp quá tức giận mà khơi mào ra cuộc chiến. Chính cái tâm lý tranh hơn thua của con người đã gây ra tấm bi kịch này.

Có người cho rằng nhẫn nhịn là thể hiện của sự nhu nhược, cho nên phải vùng lên tranh đấu. Kỳ thực, tranh đấu mới là không vượt qua được chính bản thân mình. Người có thể nhẫn nhịn không phải là người nhu nhược, mà là thể hiện của ý chí mạnh mẽ và phẩm chất cao thượng. Họ có thể khống chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân bằng ý chí mạnh mẽ.

Ta chọn nhường nhịn không có nghĩa là ta đang bị thụt lùi, mà vì ta hiểu rằng, “một sự nhịn, chín sự lành”, nhịn một chút sóng êm gió lặng, lùi một chút biển rộng trời cao.

Ta chọn tha thứ không phải vì ta nhu nhược, mà bởi vì ta hiểu rằng tha thứ là một trong những đức tính tốt đẹp nhất trên đời, không bao giờ là sai lầm cả.

Ta lựa chọn tha thứ còn một nguyên nhân nữa, không phải vì ta không giữ vững lập trường, mà bởi vì ta hiểu rằng mọi chuyện không nên làm tận, làm tuyệt.

Ta chọn “khờ khạo” không phải vì ta khờ khạo thật, mà bởi vì ta hiểu rằng, khi đối diện với hiểu lầm, oan ức, bất công thì không nên so đo tính toán quá, cứ nở nụ cười mà lặng nhìn thế thái nhân tình.

Đôi khi giả ngốc không phải là ngốc thật, mà chỉ là muốn cấp cho đối phương thêm một cơ hội nữa.

Ta chọn chân thành và nói lời thẳng thắn là bởi vì ta hiểu rằng, những lời nói dối, trái với lương tâm chỉ dùng để đối phó tình huống, trong khi thật lòng đối đãi, nói lời chân tình mới thật sự giải quyết tận gốc vấn đề và không có hậu hoạn về sau.

Ta trân trọng nghĩa tình không phải vì ta quỵ lụy, mà bởi vì không nhất thiết phải vứt bỏ khoảng thời gian tốt đẹp giữa chúng ta.

Có thể có người cho rằng nhường nhịn như vậy thật quá ngốc. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, con người ai cũng phải đối mặt với những phiền phức trong cuộc sống, nóng giận và tranh đấu chỉ khiến bản thân càng thêm đau khổ mà chẳng thể thay đổi được gì hơn. Người có tấm lòng quảng đại, không tính toán được mất hơn thua mới có thể khéo léo thoát khỏi mâu thuẫn, gặp dữ hóa lành.

Người xưa gửi gắm đạo lý này qua câu tục ngữ “bụng tể tướng có thể chèo thuyền”, con người nếu không có sự nhường nhịn và tấm lòng khoáng đạt thì không thể làm được tể tướng, không làm nên việc lớn. Đạo lý là vậy, nhưng người ta thường vẫn bị cảm xúc khống chế, không dễ mà kìm nén được sự tức giận của bản thân mình.

Cuộc đời vốn dĩ có nhiều điều, dù ta có muốn hay không chúng vẫn tồn tại. Thay vì tranh đấu ngược xuôi, chi bằng tĩnh lặng, nhường nhịn, thứ tha, và điều ta nhận được chính là một khoảng trời bình lặng vô giá…

Bình Nhi

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Ung thư đừng để quá muộn: 20 dấu hiệu nên đi khám ung thư
Bác sĩ Trần Quốc Khánh

Bệnh viện hữu nghị Việt Đức chia sẻ 20 dấu hiệu có thể bạn đã bị ung thư như vã mồ hôi về đêm, đau bụng, rối loạn tiểu tiện, đại tiện, đau nhức xương về đêm, ho, da xanh...
Bác sĩ Khánh cho biết, so với các bệnh lý khác, bệnh ung thư tỷ lệ gặp nhiều, người quen hay người thân của bạn bè phải nhập viện điều trị đều có liên quan tới ung thư. Trong khi đó, đa phần người Việt Nam phát hiện ở giai đoạn muộn, tiên lượng dè dặt.
Ung thư đừng để quá muộn: BS viện Việt Đức cảnh báo 20 dấu hiệu nên đi khám ung thư
Móng tay chuyển sang màu trắng có thể ung thư hạch, móng tay màu nâu xám nghĩ đến ung thư vú, móng tay chuyển sang màu đen nghĩ đến ung thư vú...
Chính vì thế, Bác sĩ Khánh cho rằng cách phát hiện ung thư sớm nhất là khám định kỳ phát hiện sớm khi bệnh ung thư chưa có triệu chứng để có tiên lượng tốt.
Ung thư phòng bệnh hơn chữa bệnh từ thể dục, rèn luyện, sinh hoạt phải tốt, có dự phòng tốt để ung thư phát triển thì tiên lượng kém. Dấu hiệu ung thư hay gặp để mọi người đến bệnh viện khám tuy nhiên, Bác sĩ Khánh cho biết khi có dấu hiệu này thì bệnh không còn sớm nữa.

1.- Dấu hiệu đầu tiên khó tiêu, khó nuốt, thay đổi khẩu vị ăn:
Đây là dấu hiệu sớm nhất của ung thư đường tiêu hóa, gan mật, dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng ở phụ nữ cũng có mối liên quan đến triệu chứng khó tiêu, khó nuốt, thay đổi khẩu vị ăn. Bệnh kéo dài lâu rất nguy hiểm.
Các triệu chứng trên kéo dài trên 2 tuần cần kiểm tra sức khỏe, nên siêu âm ổ bụng, nội soi đại trực tràng, phụ nữ khám sản phụ khoa và khám sàng lọc buồng trứng.
Ung thư xương cũng làm thay đổi chế độ ăn do thay đổi canxi máu trong xương. Ung thư xương chẩn đoán kèm theo các dấu hiệu đau xương đau về đêm, sáng, làm các xét nghiệm sớm chụp Xquang thường xuyên, xạ hình xương.
2.- Khó thở và tức ngực thường xuyên,
Đầu tiên là ung thư phổi. Dấu hiệu khó thở đã là ở giai đoạn tương đối muộn có khối u ở lồng ngực, tràn dịch phổi gây chèn ép phế nang, khó thở. Ung thư buồng trứng cũng gây khó thở tức ngực ở nữ giới. Trên 30 - 35 tuổi có dấu hiệu này cần kiểm tra.
3.- Ho kéo dài.
Với dấu hiệu này đầu tiên ở các nước đang phát triển như Việt Nam bệnh hay gặp đó là lao phổi, ho kéo dài, ho có đờm, sốt về chiều, sốt nhẹ khoảng 37,8 38,2 độ. Người gầy, mệt mỏi thường xuyên nên chụp Xquang phổi vì có thể ho kéo dài còn là ung thư phổi.
4. Dấu hiệu thay đổi đi tiểu, đại tiện không có nguyên nhân.
Khi ngộ độc thực phẩm, dạ dày thay đổi nhưng không có dấu hiệu ngộ độc mà đi ngoài thường xuyên.
Cảm giác mót rặn, đi tiểu nhiều hơn, đi tiểu không thoải mái, đi ngoài phân khác màu, phân thay đổi khuôn phân, màu đen, tiểu buốt, tiểu máu đó là biểu hiện điển hình của bệnh lý đường tiêu hóa, tiểu tiện bệnh của niệu quản, bàng quang, tiền liệt tuyến, thận, niệu đạo.
Đặc biệt những người đi ngoài phân đen thường xuyên, có máu thường nghĩ đến bệnh ác tính. Trong trường hợp này chỉ cần nội soi đường tiêu hóa, thăm dò siêu âm ổ bụng. Còn rối loạn tiểu tiện có thể nghĩ đến ung thư tiết niệu siêu âm tiền liệt uyến, bàng quang, niệu đạo khi nghi ngờ cần chụp cắt lớp.
5. Trên da xuất hiện vết loét lâu liền ở lưỡi, miệng
Cần nghĩ đến ung thư da, bác sĩ sẽ lấy tế bào xét nghiệm tế bào học để xem ác tính hay lành tính.
6. Ù tai, mờ mắt, nghẹt mũi một bên
Triệu chứng điển hình của ung thư vòm họng. Khi có dấu hiệu đó cần đi khám ngay. Các tổn thương khối u ở vùng mặt cổ thì phải đi khám hàm mặt.
7. Người ướt mồ hôi về đêm.
Cơ thể khi có mồ hôi về đêm chưa rõ ràng nhưng có hai ý tuyết khi bị ung thư có quá tình chiến đấu của cơ thể với khối u làm cho cơ thể mình mất nước.
Thay đổi hooc môn làm bệnh nhân hay vã mồ hôi về đêm, kéo dài hai tuần cần khám tổng thể có thể đó là ung thư hệ bạch huyết, ung thư xương, ung thư máu, ung thư gan
8. Hạch nổi ở thượng đòn, hạch ở dưới hàm, hạch bẹn.
Hầu như các loại ung thư ở giai đoạn muộn đều có tổn thương hạch nhất là ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết. Khi xuất hiện hạch to bất thường, đau cần đi khám ngay. Có thể sinh thiết, phẫu thuật xem có phải hạch lai, viêm nhiễm, ung thư không. Từ 10 ngày trở lên cần kiểm tra ngay.
9. Các món tay, móng chân thay đổi hình dạng màu sắc.
Móng tay chuyển sang màu trắng có thể là ung thư hạch, móng tay màu nâu xám nghĩ đến ung thư vú, móng tay chuyển sang màu đen nghĩ đến ung thư vú, móng tay thay đổi, biến dạng có thể là ung thư phổi.
10. Chảy máu.
Dấu hiệu này là dấu hiệu hay gặp nhưng không phải sớm nữa đó là chảy máu bất thường như đi ngoài phân đen có thể ung thư đường tiêu hóa, đi tiểu ra máu ung thư bàng quang, ung thư thận.
Rong huyết, rong kinh, chảy máu bất thường giưa kỳ kinhm chảy máu chân răng, chảy máu miệng ung thư miệng, lưỡi, vòm. Chảy máu ở núm vú thì đã là dấu hiệu muộn, biểu hiện này tương đối muộn của bệnh ung thư.
11. Dấu hiệu đau nhức như đau bụng âm ỉ, đau về đêm gần sáng.
Trên 40 - 50 đau nhiều, đau nửa đêm về sáng thì đó là dấu hiệu gợi ý ung thư. Đến giai đoạn nhất định nó gây ra triệu chứng đau như đau đầu, đau lưng, ung thư tụy, thận, ung thư di căn cột sống.
Đau từ dưới trở xuống ung thư cổ tư cung, buồng trứng, ung thư bàng quang. Nếu đau khi quan hệ tình dục thì có thể là ung thư cổ tử cung.
12. Sốt kéo dài, cảm cúm thường xuyên kéo dài liên tục:
Sốt kéo dài có thể bệnh lao, các bệnh miễn dịch như HIV, ung thư vì ung thư khi đó ung thư đã di chuyển di căn sang nơi khác. Ung thư gây sốt giai đoạn sớm, giảm bạch cầu gây sốt. Ung thư di căn từ nguyên phát gây sốt.
13. Gầy và sụt cân.
Đây là giai đoạn muộn nhưng ở Việt Nam bệnh nhân gầy sụt cân cũng không đi khám khi suy kiệt, da bọc xương mới đi khám. Vì thế, bác sĩ khuyên nếu tự nhiên giảm 10 % trọng lượng cơ thể trong 3 tháng thì cần đi khám ngay nếu không có bệnh, không có tai biến gì.
14. Xuất hiện u trên da.
U trên da như ung thư vú sờ thấy khối u ở vú, ung thư dương vật, ung thư hạch sờ tháy hạch, ung thư phần mềm cũng sờ thấy u. U cứng chắc, độ di động kém, các u lành tính u bã đậu, u mỡ mềm, không đau tức tức và có di động, phát triển chậm.
Ung thư tinh hoàn bên to hơn, ấn đau, chắc cần đi khám
15. Thay đổi bất thường của nốt ruồi.
Nốt ruồi chảy dịch nhất là nốt ruồi vùng mặt, vùng tiếp xúc với ánh sáng của cơ thể. Nốt ruồi to, đau. chảy dịch, có màu săc thay đổi cần đi khám ngay.
16. Các tổn thương ở vú
Căng tức, có khối bất thường chảy dịch, quầng đỏ cần đi khám ngay vì đó là một trong những dấu hiệu của ung thư vú vì đây là bệnh hàng đầu của nữ giới. Nhất là nhiều người trẻ bị bệnh ung thư vú.
Những gia đình có mẹ, chị em bị ung thư vú thì sắc xuất người đó bị ung thư vú cao. Cần khám các chuyên khoa sản khoa, xét nghiệm gen để phát hiện sớm ung thư vú.
17. Thiếu máu.
Da xanh, hoa mắt chóng mặt, đau đầu cần xét nghiệm vì có thể là báo hiệu các bệnh ung thư về hệ tạo máu.
18. Viêm loét miệng lâu liền
Có thể là ung thư khoang miệng cần khám sớm, nội soi để xác định, vết loét kéo dài trên 2 tuần cần đi khám.
19. Nuốt khó.
Biểu hiện của ung thư thực quản. Bất thường về nuốt, bệnh nhân đến đã quá muộn nhất ơ ở bệnh nhân nam giới thuongf xuyên uống rượu mạnh, làm bỏng niêm mạc là tiền đề để gây ra ung thư khoang miệng.
20. Dấu hiệu vàng da l
Các tổn thương ở gan, đường mật, u tụy làm ứ mật gây vàng da, phân bạc màu cần đi khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan, tụy nội soi đường tiêu hóa để sàng lọc ung thư gan, tuỵ…

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Mỗi ngày dành 5-10 phút xoa bóp ngón tay, 28 loại bệnh mất!

Trong 10 ngón tay, ít dùng tới nhất phải kể đến ngón út. Nhưng có thể bạn không biết, ngón út có liên quan mật thiết tới các cơ quan bên trong cơ thể như tim, ruột non, tử cung, tinh hoàn, thận, bàng quang… Cho nên mỗi ngày dành ra 5~10 phút massage ngón tay út có thể giảm nguy cơ mắc 28 loại bệnh, hiệu quả rất bất ngờ.
Image 28 bệnh như bệnh xương cổ, viêm xương bả vai, đau đầu, mất ngủ, đau nhức eo đột ngột, mỏi lưng, tê mỏi tứ chi, u bướu, tim đập nhanh, huyết áp cao, trở ngại chức năng sinh lí, suy giảm tinh lực, bệnh niêm mạc tử cung, ung thư tử cung, rối loạn更年期紊乱, táo bón, lo lắng, hay quên, bệnh thần kinh, chứng hay suy nghĩ, suy giảm thị lực, béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh thận, đi tiểu nhiều lần, 闭尿, sưng phình tiền liệt tuyến, viêm gan, tóc bạc…Chỉ cần xoa bóp ngón tay út là có thể giải quyết các chứng bệnh kể trên.

Chứng sưng phù tiền liệt tuyến.

Những người trung niên và người già mắc chứng sưng tiền liệt tuyến thường tiểu tiện không thông, khó tiểu. Chỉ cần dùng tay trái xoa bóp các khớp của ngón tay út bên phải và ngược lại có thể giúp thông tiểu và giảm lượng nước tiểu tồn đọng.

Ngăn ngừa lão hoá mắt, đục thuỷ tinh thể.

Phần gốc phía ngoài ngón tay út có một mắt cá, vào buổi sáng và tối dùng ngón cái và ngón trỏ xoa bóp phần gốc ngón tay út có thể ngăn ngừa lão hoá mắt và đục thuỷ tinh thể.

Ngăn ngừa bệnh ung thư.

Tất cả các bệnh ung thư đều có liên quan tới tim mạch. Do đó massage ngón tay giữa có thể bảo dưỡng và điều tiết tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Chống bạc tóc.


Ngón tay út và thận có mối quan hệ rất mật thiết, massage ngón tay út có thể tăng cường chức năng thận. Mặt khác tóc bạc có nguyên nhân từ thận khí. Thường xuyên xoa bóp huyệt thận ở đốt xương thứ nhất ngón tay út và huyệt mệnh môn nằm ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 2 có tác dụng hữu hiệu đối với việc ngăn chặn tóc bạc. Đồng thời còn có thể phòng chống đau mỏi lưng eo và chân.
Image
(Ảnh: Internet)
Ngón tay út phải thông với thận và nhị âm (nhị âm là bộ phận sinh dục và hậu môn), ngón tay út phải thông với bàng quang, phổi, dạ dày, thận. Bởi vậy xoa bóp ngón tay út có thể tăng cường chức năng thận. Trong thủ chẩn học (y học chuẩn đoán bệnh qua tay) thì ngón tay út tượng trưng cho tinh lực. Nếu máu sắc ngón tay chuyển sang tím hoặc trở nên cứng… thì chính là dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề cơ quan nội tạng bên trong. Lúc này, bạn chỉ cần ấn nhẹ huyệt thiếu xung và huyệt thiếu trạch nằm phía dưới móng tay của ngón tay út, vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Trạm Cuối Cuộc Đời

Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ. Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có “Hospice Service” chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Nhưng tư tưởng lạc quan nầy đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già.

Từ tâm trạng sợ hãi nầy tôi liên tưởng đến 4 năm hãi hùng mà nhạc mẫu tôi phải trải qua trong nursing home trước khi bà mất. Từ đấy những quảng cáo đẹp về nursing home với hình ảnh những cụ già vui chơi hạnh phúc được thay thế bằng những hình ảnh đau khổ của nhạc mẫu tôi và của những cụ già ngồi xe lăn ủ rủ, nghiêng ngả, cong queo, nhễu nhão, những gương mặt mếu máo, những ánh mắt vô thần.

Chúng tôi may mắn được sống chung với cha mẹ vợ vì bà xã tôi là con gái út. Lúc còn khỏe ông bà nhạc của tôi quán xuyến hết mọi chuyên trong nhà để vợ chồng tôi được rảnh tay lo chuyện ngoài xã hội. Hai con tôi gần gũi với ông bà ngoại nhiều hơn với cha mẹ chúng. Đi học về vừa đến cổng nhà là đã réo gọi ông bà ngoại. Tuy nuôi con nhưng thật ra tôi chưa biết thay tã hay cho con bú! Kể cã tiếng Việt chúng nói đều nhờ ông bà dạy từ ngày chúng bập bẹ tập nói.

Nhưng cuộc sống hanh phúc chấm dứt từ khi nhạc mẫu tôi ngã bịnh. Năm 78 tuổi, sau chuyến du lịch Việt Nam về, mẹ nằm suốt trong phòng, than mệt. Ngoài bịnh tiểu đường loại 2 mãn tính, mẹ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu, đau cột sống, ho kinh niên và sau đó khám phá ra bị ung thư phổi. Từ đấy bà ra vào bịnh viện như đi chợ. Thiếu bàn tay của mẹ, gia đình tôi rối loạn lung tung, con cái đi học trể, cơm nước thất thường, nhà cửa bề bộn. Vợ chồng tôi phải tập lại từ đầu cách quán xuyến gia đình, nuôi con, thêm nuôi mẹ già trong bịnh viện. Bố cũng yếu chỉ hụ hợ chuyện lấy thơ, đổ rác, đóng cổng là đã than mệt rồi.

Bác sĩ ung thư khuyến cáo không nên mổ xẻ hoặc trị liệu gì cho mẹ vì ung thư đã di căn đến não. Hơn nữa tuổi mẹ đã quá cao lại bị bịnh tiểu đường nên vết mổ không lành. Hãy để cho thiên nhiên quyết định vận mệnh của mẹ. Tôi dấu nhẹm lời bác sĩ bảo rằng mẹ chỉ sống tối đa là sáu tháng. Mẹ được cho về nhà với lời khuyên “thích ăn cái gì cho bà ăn cái nấy”. Nhưng “Còn nước còn tát” chúng tôi không chịu thua, chạy chửa bịnh cho mẹ bằng thuốc nam. Ai bày thuốc gì ở đâu tôi cũng tìm cho được. Khi lái xe mắt tôi cũng láo liên nhìn bên lề đường, dọc theo các hàng rào tìm cây cỏ “Dendelion” để hái lá cho mẹ ăn. Nghe nhà ai có cây nha đam chúng tôi cũng tìm đến xin hay mua cho bằng được. Bã xã tôi cầu nguyện cho mẹ hàng ngày không xao lãng.

Như được một phép nhiệm mầu, bịnh ung thư của mẹ tôi thuyên giảm dần dần và sau mấy tháng khối u trong phổi tự nhiên biến mất. Bác sĩ gia đình rất vui bảo “đừng thắc mắc, hảy cứ tin là như vây đi”. Nhạc mẫu tôi thì tin là mình đã hết bịnh thật, còn vợ chồng tôi thì gần như kiệt lực, mong sau phép lạ sẽ kéo dài. Bịnh ung tư không thấy trở lại, nhưng bịnh đau cột sống làm mẹ đau đớn không ăn ngủ được nên sinh ra khó tính. Mẹ lại quên trước quên sau. Mẹ không còn kiểm soát được tiêu tiểu nữa nhưng nhất định không chịu mang tã. Bố cũng già mệt mõi, suốt ngày ngủ trong phòng. Ông bà lại không biết tiếng Mỹ, không dùng điện thoại, nên khi vợ chồng tôi đi làm lúc nào cũng phập phòng lo sợ.

Bác sĩ gia đình đề nghị nên cho mẹ vào nursing home để dễ bề chăm sóc. Vợ chồng tôi đồng ý ngay nhưng gặp sự phản khán quyết liệt của nhạc mẫu tôi. Suốt đời mẹ không bao giờ xa gia đình nửa bước nói chi chuyện cách ly vĩnh viễn! Đối với mẹ, mất gia đình là mất tất cã. Chúng tôi nể mẹ nên không dám nói chuyện nursing home nữa, chỉ sợ làm mẹ buồn ảnh hưỡng đến sức khỏe.

Nhưng sức khỏe của mẹ càng lúc càng tệ. Sau lần cấp cứu cuối cùng vì bị ngất xỉu, bác sĩ đề nghị phải đưa thẳng mẹ vào nursing home, vì theo ông, đó là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo dỏi bịnh tình và giữ an toàn cho mẹ.

Ngày đầu tiên vào nursing home không ai nỡ bỏ mẹ một mình nên quấn quít bên bà cho đến tối rồi cũng phải ra về. Đó là ngày đầu tiên trong cuộc đời mẹ phải sống lẻ loi một mình bên những người xa lạ. Tôi còn nhớ rỏ gương mặt thẫn thờ của mẹ nhìn theo con cháu đang bỏ bà mà đi. Tôi không dám nhìn mẹ lâu hơn vì tôi thấy mẹ khóc, một điều rất lạ đối với nhạc mẫu tôi vốn là người đàn bà can cường và cứng rắn. Bố thấy tội nhiệp đòi mỗi ngày chở bố vào nursing home để ông chăm sóc cho mẹ. Được mấy tuần rồi tôi cũng chịu thua vì chuyện đón đưa hàng ngày thật là bất tiện. Còn nếu để bố đi xe bus nếu có chuyện gì xảy ra thì ai lo cho bố đây!

Từ ngày Mẹ vào nursing home vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo lắng như khi xưa khi bỏ mẹ ở nhà. Chúng tôi yên tâm là mẹ được theo dõi và chăm sóc 24/7. Tan sở vợ chồng tôi chở bố vào thăm mẹ, thấy mẹ sạch sẽ thơm tho, giường nệm trắng tinh, kẻ qua người lại tấp nập vui vẻ lắm. Yên tâm chúng tôi dần dần xao lãng việc thăm viếng. Cả hai cháu cũng không còn đòi đi thăm ngọai nữa, nhiều khi phải bắt chúng mới chịu đi. Chúng không thích cái mùi trong nursing home.

Từ ngày sống trong nursing home mẹ hoàn toàn thay đổi, trở nên trầm lặng, ít nói, khác hẳn với mẹ trước đó “quậy” tưng bừng trong bịnh viện. Mẹ chịu mang tã, nằm yên trên giường, không có ý kiến chuyện chung quanh, không đòi hỏi gì, không còn than phiền đau lưng nhức gối, hay càu nhàu vì thiếu ngủ, mất ăn như lúc ở nhà. Sau nầy mới biết bà đã được cho dùng thuốc an thần và thuốc đau nhức nồng độ cao nên lúc nào bà cũng ở trạng thái lờ đờ lim dim ngủ. Có lúc tỉnh táo, mẹ chỉ nhìn qua khung cửa sổ với đôi mắt vô thần. Hỏi mẹ có đau đớn gì không, mẹ lắc đầu. Hỏi có thích ăn uống đồ ăn Việt Nam không mẹ lắc đầu, tuy tôi biết là mẹ rất ghét đồ ăn Mỹ nhất là khẩu phần cho bịnh nhân tiểu đường và cao máu nhạt nhẽo không sao nuốt nỗi. Mẹ chịu đưng, sống âm thầm không một lời than thở.

Cho đến một hôm mẹ nắm tay nhà tôi, nước mắt rưng rưng mẹ van xin:

- Mẹ muốn chết con à. Con xin người ta cho mẹ chết đi!

Bà xã tôi sững sờ, ôm mẹ năn nỉ:

- Mẹ đừng nói kỳ vậy, phải ráng lên chớ, con biết phải làm sao bây giờ?

Rồi vợ tôi cũng khóc. Tôi chỉ đứng nhìn. “Chúng tôi biết phải làm sao bây giờ”?

Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mẹ rồi. Mẹ thì đã “ráng” quá nhiều, ráng đến mõi mòn, đến kiêt quệ nên muốn bỏ cuộc. Đã bốn năm dài đăng đẵng mẹ sống nơi đây như cái xác không hồn.

Có lúc chúng tôi vào thăm mẹ vào giờ ăn trưa thấy mẹ ngồi gục đầu trên xe lăn như một em bé ngoan, mắt nhắm nghiền, đợị đến phiên mình há mồm được đút cho ăn. Mẹ không còn thiết tha gì nữa.

Những tháng cuối cùng mẹ nằm trên giường đưa mắt nhìn con cháu, không cử động hoặc nói năng gì. Hình như có điều gì u uẩn trong lòng mà mẹ không nói được hay mẹ có tâm sự gì nhưng muốn giấu kín trong lòng.

Một buổi sáng sớm, tôi nhận được cú điện thoại từ nursing home báo tin là mẹ chúng tôi đã mất đêm qua. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai hay biết cho đến sáng ngày hôm sau. Bà âm thầm ra đi không một lời từ giả, không một giọt nước mắt tiển đưa. Chắc mẹ cô đơn lắm lúc trút hơi thở cuối cùng. Suốt đời mẹ lo cho chồng, cho con, cho cháu, ngày mẹ ra đi chỉ có một mình, trong cô đơn. Có ai biết rằng không phải mẹ chỉ cô đơn trong giây phút ra đi mà mẹ đã chết từ lâu rồi, kể từ ngày mẹ bước chân vào ngưởng cửa nursing home, một nhà tù không cần đóng cửa. Tôi chợt hiểu được tại sao mẹ đã khóc ngày đầu tiên đến nursing home. Ngày ấy mẹ chấp nhận bản ản tử hình không văn tự vì muốn hy sinh cho con cái. Ngày ấy Mẹ đã khóc lời vĩnh biệt các con cháu rồi.

Chúng tôi vội vã vào nursing home vừa kịp lúc nhìn mẹ lần cuối cùng trước khi người ta phủ kín mặt mẹ với tấm trải giường màu trắng rồi mang xác mẹ đi. Mọi người đứng nhìn theo chết đứng, ngỡ ngàng, đớn đau, nhưng không ai khóc thành lời. Chúng tôi đã biết là ngày nầy sẽ đến với mẹ, và hôm nay nó đã đến.

Cái chết của nhạc mẫu nhắc tôi nhớ lại chuyện cổ tích về chuyện người tiều phu đẩy xe chở mẹ vào rừng cho thú hoang ăn thịt vì bà đã quá già. Tôi có khác gì người tiều phu đó, đã đưa nhạc mẫu tôi vào nursing home để chết. Đến một ngày nào sẽ đến lượt con tôi chở tôi đi như vậy sao?

Tôi lại nhớ đến chuyện con voi già biết mình sắp chết, nó âm thầm đi vào cái “nghĩa địa voi” là cái hang động cho voi đến để chết. Nó âm thầm gục chết một mình bên cạnh những đống xương voi già đã chết trước nó. Tôi chợt nghĩ nếu con người làm được như con voi già thì con cháu không phải cực khổ vì cha mẹ già, không phải khổ tâm vì mặc cảm là đã làm một hành động bất nhân, bất hiếu, như tâm trạng hối hận của tôi bây giờ đối với nhạc mẫu của tôi.

Nursing home. Cái trạm cuối của cuộc đời mấy ai tránh khỏi!

Bạn đã chọn cho mình cách đến chưa?

Chú Chín Cali

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image


Hãy luôn biết ơn bởi đôi khi bạn không hề biết người khác đã làm gì cho mình
Một khách bộ hành do quá mệt mỏi nên đã nằm ngủ thiếp ngay bên lệ đường. Ngay sau đó, một con rắn độc từ trong bụi cỏ gần đó bò ra và leo lên người qua đường đang say giấc nồng.

Thấy người qua đường say ngủ sắp bị giết chết bởi nhát cắn của con rắn, một người qua đường khác tình cờ đi qua bắt gặp cảnh tượng này lập tức đánh chết con rắn mà người kia vẫn không hề hay biết. Sau đó người tốt bụng đã lặng lẽ rời đi.

Nhiều người thậm chí cả một đời đều sống trong sự ân nghĩa của người khác và có lẽ họ sẽ không bao giờ biết được rốt cuộc có những ai đã từng âm thầm giúp đỡ mình.

Một đêm nọ, một người đàn ông sau khi trở về nhà và bất ngờ phát hiện đèn ban công vẫn bật sáng, anh nghĩ có thể vợ mình quên tắt đèn nên đã đi vào định tắt nhưng nào ngờ đã bị chặn lại bởi người vợ. Anh thấy rất tò mò về hành động của vợ, sau đó vợ anh đã lặng lẽ chỉ ra ngoài cửa sổ cho anh xem. Anh nhìn ra con đường ở phía ngoài cửa sổ, có một chiếc xe ba bánh chở đầy rác, trên xe là một cặp vợ chồng nhặt rác. Họ đang cùng đắm mình trong ánh sáng ấm áp phát ra từ chiếc đèn ban công, cùng ăn và cười nói vui vẻ với nhau. Khi nhìn thấy cặp vợ chồng dưới ánh đèn mờ ảo như vậy, hai vợ chồng nhìn nhau mỉm cười rồi lặng lẽ rút lui khỏi ban công. Có lẽ cặp vợ chồng trên chiếc xe rác có thể không bao giờ biết rằng trong thành phố xa lạ này có một ngọn đèn được đặc biệt thắp sáng chỉ dành riêng cho họ.

Vì vậy hãy dùng lòng biết ơn để thắp sáng và làm ấm lòng đối với những người xuất hiện xung quanh bạn!

1. Không hiểu giá trị của sự trân quý thì cho dù có nắm giữ núi vàng cũng không thể có được niềm vui.

2. Nếu không hiểu được sự khoan dung độ lượng thì cho dù có nhiều bạn bè đến đâu rồi cuối cùng họ sẽ rời xa.

3. Nếu không hiểu được sự biết ơn, dù có ưu tú xuất sắc đến mấy cũng khó thể thành công.

4. Nếu không hành động, cho dù thông minh đến mấy cũng sẽ khó có thể thực hiện giấc mơ của mình.

5. Nếu không hiểu sự hợp tác, dù bạn có nỗ lực hết sức cũng khó có thể thu được thắng lợi lớn.

6. Nếu không biết tích lũy, có kiếm được nhiều tiền đến đâu cũng khó mà đại phú.

7. Nếu không biết hài lòng với những gì mình có, cho dù có giàu có đến đâu cũng không được hạnh phúc.

8. Nếu không biết dưỡng sinh bảo vệ sức khoẻ, dù có trị liệu đến đâu cũng khó có thể sống thọ được lâu dài.

Có một thứ mà không ai có thể lợi dụng. Đó chính là sự thiện lương!

Có một thứ mà không thể lừa gạt, đó chính là cảm tình!

Có một thứ không thể lừa dối, đó chính là sự chân thành!

Có một thứ mà không thể thiếu, đó chính là tình bạn!

Có một thứ không thể truyền tải bằng lời, đó chính là ý niệm!

Có một thứ không thể cứu vãn, đó chính là sự tuyệt vọng!

Có một điều không thể quên được, đó chính là lòng biết ơn!

Bạch Mỹ

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Đại hạ giá.
Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v.v... hạ giá!
Tôi cầm mảnh bằng Đại học, cạy cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá.

Từ Victor Hugo, Leon Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng.... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt.
Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?

Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày.
Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời!

Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”.
À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào!

Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về.
Mắt ông đỏ hoe.
Lòng tôi chợt se lại!

Chiều 25 Tết.

Ngồi cạnh các danh tác, tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy.
Qua đường không ai thấy lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.

- Anh mua bánh bò, bánh tiêu?
Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu.

Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai.

Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
- Anh có bán....trả góp không?
- Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai? ở đâu?
- Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - Xin anh giữ lại, đừng bán cho người khác! Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm, làm ơn giúp tôi!

Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong.
Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục.

Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần, nên chị xin trả góp.

Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:
- Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi chị à!
- Nhưng...
- Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được!

Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền:
- Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn.... cảm ơn.... anh nhá!

Hôm sau quay lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
- Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh...Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!

Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:
- “Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski.... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được!

Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt, nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm lòng’ ”.

Post Reply