Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam bị cảnh cáo
January 28, 2018

Image
Ông Lê Phước Thanh (trái) và ông Đinh Văn Thu đều “có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng.” (Hình: Tiền Phong)

QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Những vi phạm của chủ tịch tỉnh và phó chủ tịch thường trực ủy ban tỉnh Quảng Nam “là rất nghiêm trọng, buộc phải thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.”

Theo báo Tiền Phong, ngày 27 Tháng Giêng, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng CSVN vừa họp bàn về “các vấn đề quan trọng, trong đó có việc xem xét các vi phạm, khuyết điểm của một số cá nhân, tổ chức.”


Trong đó, ủy ban này đề nghị thi hành kỷ luật ông Lê Phước Thanh, cựu bí thư Tỉnh Ủy Quảng Nam, do “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và các quy định của đảng, nhà nước về công tác cán bộ; không gương mẫu, có biểu hiện ưu ái, vun vén cho gia đình, quyết định cử con trai là Lê Phước Hoài Bảo đi học cao học tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước không đúng quy định.”

Riêng hai ông Đinh Văn Thu, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam, và ông Huỳnh Khánh Toàn, phó chủ tịch thường trực tỉnh này, bị nhận định “mắc phải những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng” nên quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Trước đó, truyền thông Việt Nam loan tin, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương kết luận ông Thu “có phần trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán Sự Đảng tỉnh hai nhiệm kỳ từ 2011 đến 2021 và Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy; chưa gương mẫu khi ký văn bản đề nghị bổ nhiệm con trai dù chưa được phê duyệt quy hoạch; để ủy ban tỉnh tuyển dụng công chức không qua thi tuyển, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo đối với con trai chưa bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn.”

Tin cho hay, hai con trai ông Thu là ông Đinh Văn Bảo, hiện đang nắm giữ chức trưởng Phòng Quản Lý Đầu Tư Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, và ông Đinh Văn Vũ, phó giám đốc Trung Tâm Hành Chính Công Và Xúc Tiến Đầu Tư tỉnh Quảng Nam.

Còn ông Toàn, cũng phải “chịu trách nhiệm về vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy và Ban Cán Sự Đảng tỉnh.”

Ngoài ra, trong thời gian làm trưởng Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, ông Toàn đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của đảng, nhà nước về công tác cán bộ; đề nghị tuyển dụng công chức không qua thi tuyển, chỉ đạo quy hoạch; đề nghị luân chuyển, bổ nhiệm đối với một số trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó có con cán bộ chủ chốt của tỉnh.” (Tr.N)

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới
phản đối án tù của blogger Hồ Hải

By H.Van - February 3, 2018

NGUỒN TIN: VOA

Image
Blogger Hồ Hải (giữa) bị tuyên án bốn năm tù và hai năm quản chế trong một phiên tòa xử kín không có luật sư đại diện. Ảnh” VOA

Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực, buộc Việt Nam chấm dứt “những vi phạm liên tục
về quyền tự do thông tin,” sau khi có thêm một blogger nữa bị tuyên án tù giam, vào ngày 1/2 tại thành phố Sài Gòn

Image
Ảnh: EURACTIV Jobs

Blogger Hồ Hải, tức bác sĩ Hồ Văn Hải, 54 tuổi, bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Trong thông cáo ngày 2/2, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới cho biết, hơn 1 năm bị câu lưu,
blogger Hồ Hải bị tuyên án bốn năm tù và hai năm quản chế trong một phiên tòa xử kín không có luật sư đại diện.
Ông Hồ Văn Hải bị bắt vào ngày 2 tháng 11 năm 2016, vì đăng những bài bình luận về nhiều vấn đề ở Việt Nam,
bao gồm những bài viết kêu gọi sự chú ý tới thảm họa ô nhiễm môi trường biển do hãng Formosa của Đài Loan gây ra.

Image
Blogger Hồ Hải. Ảnh: Dân Làm Báo

Báo chí nhà nước đưa tin, các cuộc điều tra của công an cho thấy ông Hồ Văn Hải có 36 bài “vi phạm” một nghị định của chính phủ về quản trị, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Ông Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới, nhận xét: ” “Một lần nữa, một công dân đã bị trừng phạt nặng nề, chỉ vì cố gắng cung cấp thông tin cho một xã hội dân sự ở một quốc gia, mà tất cả các phương tiện truyền thông đều bị kiểm soát chặt chẽ.”

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Hơn 4000 người nhập viện vì đánh nhau nhân dịp Tết

Image
Hình minh họa. Công an đứng cạnh môt xe khách bị tai nạn với một chiếc xe tải trên đường cao tốc ở thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai hôm 7/5/2017
AFP
Các bệnh viện ở Việt Nam đã phải tiếp nhận hơn 37 ngàn ca cấp cứu vì tai nạn giao thông và đánh nhau trong 6 ngày, tính từ ngày 30 cho đến mùng 5 Tết. Trong đó, có đến 4.100 người nhập viện vì đánh nhau.

Báo cáo của Bộ Y Tế cho biết số liệu vừa nêu. Điều đáng chú ý trong báo cáo này là những năm gần đây, số người phải nhập viện do đánh nhau trong dịp Tết ở mức cao, có năm lên đến 6.000 người.

Trong dịp Tết Mậu Tuất, riêng Trung tâm chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội tiếp nhận số lượng người nhập việc cấp cứu do ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat tăng đột biến so với những dịp Tết trước đây, chiếm đến 35% bệnh nhân nhập viện ở Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, làm việc tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết những người uống lượng từ 50 ml thuốc diệt cỏ Paraquat đều có nguy cơ tử vong. Ông cho biết thuốc này có thể được mua rất dễ dàng ngoài thị trường, mặc dù Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn đã loại thuốc diệt cỏ Paraquat khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Hơn 179 người chết vì tai nạn giao thông

Cũng trong thời gian 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, có đến 231 vụ tai nạn giao thông, khiến 179 người thiệt mạng và 186 người bị thương.

Cục Cảnh sát giao thông, thuộc Bộ Công An cho biết tai nạn giao thông tăng cao trong dịp Tết Mậu Tuất, liên tục từ ngày 30 Tết đến ngày mùng 3 Tết. Riêng ngày mùng 4 Tết, xảy ra 29 vụ tai nạn giao thông, làm chết 24 người và 37 người bị thương.

Số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thông cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ tai nạn giao thông là do lái xe sau khi uống rượu bia, không đội mũ bảo hiểm và vi phạm tốc độ. Phần lớn các vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với người đi xe gắn máy và tại hai khu vực bao gồm thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

RFA

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Báo chí VN ‘mạnh mẽ’ viết về Gạc Ma 1988
Hoạt động tưởng niệm sự kiện Gạc Ma tại Hà Nội
Truyền thông Việt Nam đưa tin đậm nét trong ngày 14/3, đánh dấu 30 năm xảy ra đụng độ với Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, làm 64 người Việt chết.

Trong khi đó, cũng có cáo buộc nói một nhà hoạt động bị công an Việt Nam tạm giữ sau khi tham gia lễ tưởng niệm 30 năm trận hải chiến Gạc Ma sáng 14/3 tại Hà Nội.

Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.


Bùi Văn Bồng: Hy sinh của chiến sĩ ở Gạc Ma

'Hy sinh bảo vệ chủ quyền'

Báo Quân đội Nhân dân hôm 14/3 đưa tin UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, ở xã Cam Hải Đông (Cam Lâm, Khánh Hòa).

Tờ báo của quân đội Việt Nam ghi nhận con số 64 cán bộ, chiến sĩ "đã anh dũng hy sinh", gọi đây là sự kiện tròn 30 năm "Ngày diễn ra trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam".

Báo Quân đội Nhân dân cũng cho hay hôm 13/3, Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Trường Sa tại TP Đà Nẵng tổ chức Lễ cầu siêu với nghi thức thả hoa đăng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma của Việt Nam.

Dường như hôm 14/3 không có tin đăng về ngày này trên các trang chính thống lớn như Nhân Dân, Đảng Cộng sản, Chính phủ Việt Nam.

Báo mạng Giáo dục Việt Nam cho hay ngày 14/3, tại Nghĩa trang Liệt sỹ phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), trước phần mộ của Anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương đã diễn ra lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sỹ.

Tuổi Trẻ có bài về lễ giỗ các tử sỹ Gạc Ma do một doanh nghiệp tàu thủy tiến hành hành sáng 13/3 tại vùng biển Hoàng Sa.

Sự kiện Gạc Ma còn đang được xem xét đưa vào sách giáo khoa Việt Nam.

Ông Trần Trung Hiếu, thành viên Hội đồng góp ý và phản biện Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử của Bộ GD-ĐT được truyền thông Việt Nam trích lời, cho hay:

"Chương trình giáo dục môn Lịch sử phổ thông mới dự kiến đưa sự kiện Gạc Ma, cũng như cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974, bổ sung đầy đủ hơn sự kiện chiến tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam (1975-1978), chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989)... vào chương trình và SGK."

"Phần kiến thức về sự kiện Gạc Ma dự kiến nằm trong chuyên đề "Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam sau năm 1975" cùng "Biển Đông: Lịch sử và hiện đại" ở lớp 12."

Theo ông Hiếu, nội dung sách lịch sử bậc trung học phổ thông sẽ được trình bày theo chuyên đề, với nội dung cốt lõi là tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam.

"Đồng thời, chuyên đề giúp học sinh hiểu được quá trình Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma; nắm được thực trạng tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường sa; chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế."

"Tròn 30 năm chúng ta mất Gạc Ma và cũng ngần ấy thời gian Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma. Đó là một sự thật, một nỗi đau mà chúng ta không thể che đậy, giấu giếm vì bất cứ lý do gì", ông Hiếu nói.

Cũng theo ông Hiếu, trong sách giáo khoa hiện hành, các vấn đề chiến tranh bảo vệ biển đạo được đề cập sơ sài. Các vụ như Gạc Ma, Hoàng Sa, Trường Sa 'không có một dòng nào'.

'Xâm lược tàn bạo'

Cũng bắt đầu có các tuyên bố 'mạnh miệng' hơn được đăng trên truyền thông Việt Nam về vụ Gạc Ma.

VTC viết: "Cả thế giới cần biết đầy đủ, chính xác hành động xâm lược tàn bạo của Trung Quốc."

Đô đốc Lê Kế Lâm nói với VietnamNet: "Đây không phải là trận hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc."

Năm ngoái, sách Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử của nhà sách First News - Trí Việt bị 13 nhà xuất bản từ chối.

Sau đó có thông tin Ban Tuyên giáo cấp phép xuất bản sách để kịp in kỷ niệm 29 năm trận chiến Gạc Ma, nhưng đến nay sách vẫn chưa lên kệ.

Một nhóm nhỏ gồm 20 nhà hoạt động có mặt ở khu vực tượng đài vào khoảng 9 sáng ngày 14/3 Việt Nam để tiến hành lễ tưởng niệm.

'Mời về đồn công an'

Trong khi đó, cây bút độc lập Huỳnh Ngọc Chênh cho hay trên Facebook cá nhân rằng nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, vợ ông, bị công an đưa đi sau khi ra thắp hương tưởng niệm các tử sỹ Gạc Ma tại tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội.

"Đến khi chuẩn bị ra về thì một nhóm nhiều người lạ mặt vòng trong vòng ngoài ập đến mời Thúy Hạnh về đồn công an làm việc vì lý do 'gây rối tại khu vực tượng đài."

"Tôi và Thúy Hạnh hỏi giấy mời đâu nhưng họ không nói, cứ lầm lỳ vây chặt lấy cô ấy không cho lên xe."

"Giằng co một lát thì một chiếc xe 16 chỗ ập đến, cưỡng chế cô ấy lên xe."

Sau đó, ông Chênh thông tin rằng bà Thúy Hạnh gọi điện thông báo đang ở phòng cảnh sát điều tra bộ công an.

Hoạt động dâng hương tưởng niệm 64 liệt sỹ ở Gạc Ma cũng được một nhóm nhà hoạt động tổ chức trong sáng 14/3 tại Nghĩa Trang Tây Tựu, Hà Nội.

Buổi lễ tưởng niệm này được cho là 'diễn ra tương đối suôn sẻ, không bị ngăn cản'.

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Cờ bạc lậu trên mạng núp dưới danh nghĩa công an

Image
Tướng công an Phan Văn Vĩnh khi còn nắm Tổng Cục Cảnh Sát. (Hình: Tuổi Trẻ)
NAM ĐỊNH, Việt Nam (NV) – Một số báo tại Việt Nam nói cựu “anh hùng công an nhân dân” CSVN Phan Văn Vĩnh ký giấy tờ cho phép công ty cờ bạc trá hình trên mạng núp dưới hoạt động kinh tài của công an.

Các chi tiết do truyền thông Việt Nam bật mí, nhiều phần theo sự tiết lộ của cơ quan điều tra, cho thấy cựu trung tướng công an Phan Văn Vĩnh, khi còn nắm Tổng Cục Cảnh Sát, “đã ra các chủ trương trái với quy định pháp luật để tạo điều kiện cho đường dây đánh bạc qua game bài Rikvip/Tip.club hoạt động dưới danh nghĩa đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công An,” theo tường thuật của báo Thanh Niên.


Báo Tuổi Trẻ cũng viết: “Ông Vĩnh đã ký và trình một số văn bản cho công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đầu Tư Phát Triển An Ninh Công Nghệ Cao – CNC – do Nguyễn Văn Dương (bị can cầm đầu trong đường dây đánh bạc) là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, được hoạt động dưới danh nghĩa đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công An.”

Báo VNExpress cũng cho biết: “Cơ quan điều tra có đầy đủ chứng cứ để xác định ông Vĩnh đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để trợ giúp hai bị can trên.”

Hai bị can bị coi làm những kẻ điều hành trực tiếp đường dây cờ bạc lậu trên mạng là Phan Sào Nam (cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị VTC Online), và Nguyễn Văn Dương (cựu chủ tịch Hội Đồng Thành Viên công ty Đầu Tư Phát Triển An Ninh Công Nghệ Cao – CNC) – con rể ông Phạm Quang Nghị, cựu bí thư Thành Ủy Hà Nội, cựu ủy viên Bộ Chính Trị CSVN.

Lý do ông làm “trái quy định pháp luật” là “có động cơ vụ lợi cá nhân,” hiểu ngầm là ông ta sẽ được hưởng những khoản tiền chia chác khổng lồ từ dịch vụ cờ bạc lậu trên mạng. Không thấy các báo ở Việt Nam hé lộ gì cho thấy quỹ đen của Bộ Công An có được xơ múi gì trong số tiền lời khổng lồ của trò cờ bạc lậu trên mạng.

Tướng Phan Văn Vĩnh, 63 tuổi, nghỉ hưu từ Tháng Tư, 2017, đã bị “tước danh hiệu công an nhân dân,” bị khám xét nhà tại thành phố Nam Định hôm Thứ Sáu, 6 Tháng Tư, và bị bắt tạm giam bốn tháng để điều tra tiếp tục với cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Khoản 3, Điều 281 Bộ Luật Hình Sự năm 1999.”

Vụ việc bị phát hiện từ năm 2015, tức khi cả Tướng Phan Văn Vĩnh còn làm tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát, và Tướng Nguyễn Thanh Hóa còn nắm chức cục trưởng Cục Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao.
Image
Tối 6 Tháng Tư, công an tỉnh Phú Thọ tiến hành khám nhà ông Phan Văn Vĩnh tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Tướng Vĩnh bị bắt khi đã nghỉ hưu nhưng Tướng Hóa bị bắt ngày 13 Tháng Ba lúc còn đương chức.

Theo mô tả của VNExpress, đường dây cờ bạc lậu trên mạng do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam điều hành thông qua hai cổng Rikvip/Tip.club đã lôi cuốn được gần 43 triệu “tài khoản” trên hệ thống game trực tuyến. “Đây được đánh giá là mạng lưới trò chơi cờ bạc trá hình có quy mô và doanh thu lớn nhất Việt Nam,” báo này cho hay.

Đánh bài trên mạng Rikvip bắt đầu hoạt động từ ngày 18 Tháng Tư, 2015, gồm 42 trò mô phỏng các hình thức đánh bạc, bị tố cáo “hoạt động trái phép thông qua website rikvip.com, rikvip.vn; từ Tháng Tám, 2016, đổi tên thành Tip.club và dưới dạng các ứng dụng cho điện thoại và máy tính.”

Muốn vào chơi thì người ta “tạo tài khoản và nạp tiền mua điểm ảo trong game, gọi là RIK, thông qua nạp thẻ viễn thông, nạp thẻ game, nạp từ tài khoản ngân hàng hoặc mua trực tiếp qua hệ thống đại lý. Sau khi thắng-thua, họ có thể quy đổi RIK thành tiền, thông qua bán cho đại lý hoặc hiện vật có giá trị là mã thẻ viễn thông, mã thẻ game, nạp tài khoản điện thoại, thông qua các cổng trung gian thanh toán,” theo VNExpress.

Để quản lý một số lượng “khách hàng” lên hàng triệu người, đường dây này đã tổ chức hệ thống đại lý nhiều cấp, gồm 25 đại lý cấp một và 5,852 đại lý cấp hai, trên toàn quốc để nạp, rút tiền chơi bạc; việc giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt hoặc qua ngân hàng.

Theo tin tức tiết lộ mấy ngày qua, kể từ năm 2015 cho đến khi đường dây triệt phá, hai ông trùm Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam “hưởng lợi trên 3,200 tỷ đồng (hơn $140.3 triệu). Các người chơi được trả thưởng tổng cộng trên 2,600 tỷ đồng (hơn $114 triệu), các nhà mạng trung gian cung cấp thẻ và thanh toán trực tuyến hưởng lợi khoảng 1,600 tỷ đồng (hơn $70.1 triệu).”

Truyền thông trong nước căn cứ theo lời khai của hai ông trùm Dương và Nam với cơ quan điều tra, Tướng Nguyễn Thanh Hóa được chia 20% phần tiền lời từ lợi tức Nguyễn Văn Dương được hưởng. Dương khai tiền lời được chia là 800 tỷ đồng (hơn $35 triệu) tuy nhiên Dướng nói “chưa” đưa tiền cho ông Hóa trong khi Phan Sào Nam xác nhận có cho ông Hóa “vay” một số tiền không thấy nói rõ bao nhiêu và “chưa đòi.”

Đến nay, “Cơ quan điều tra đã thu giữ, phong tỏa, niêm phong tổng tài sản trị giá 1,238 tỷ đồng (hơn $54.2 triệu), gồm 1,046 tỷ đồng (hơn $45.8 triệu) tiền mặt, 20 căn nhà trị giá 192.6 tỷ đồng (hơn $8.4 triệu) và 12 xe hơi (chưa định giá).” Báo chí trong nước nói khi khám xét ở Quảng Ninh, cơ quan điều tra phải thuê xe tải để di chuyển vật chứng.

Một lần khác tại Sài Gòn, cơ quan điều tra cũng mất hơn 6 giờ để kiểm đếm số vàng và đô la trị giá hàng chục triệu đô la mà Phan Sào Nam có ý định chuyển hóa vào bất động sản. Tin cũng cho hay Phan Sào Nam gửi số tiền khoảng $3.6 triệu tại một ngân hàng ở Singapore.

Dư luận theo dõi sát vụ án cờ bạc do hai ông tướng công an bảo kê. Hiện mới chỉ thấy tên tên hai tướng, còn một số viên công an cấp cao khác dính líu trong vụ này chưa thấy nêu tên. (TN)

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Việt Nam rộ tin Trần Đại Quang ‘sắp bị Nguyễn Thiện Nhân thay thế’
April 25, 2018

Image
Ông Trần Đại Quang (bên phải là vợ, bà Nguyễn Thị Hiền) đang khẩn cầu rất “thành kính” tại chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ Tự)
tọa lạc tại khu di tích Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) bang Bihar, Ấn Độ hôm 2 Tháng Ba, 2018. (Hình: Getty Images)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau gần một tháng tiếp tục vắng mặt bất thường trong các hoạt động đón tiếp nguyên thủ ngoại quốc đến thăm viếng Việt Nam, hôm 25 Tháng Tư có tin Chủ Tịch Nước CSVN Trần Đại Quang “sắp bị thay thế” bằng ông Nguyễn Thiện Nhân, đương kim bí thư Thành Ủy Sài Gòn.

Lần gần đây nhất mà các báo “lề phải” đưa tin về ông Quang là hôm 2 Tháng Tư, ông này tiếp ông Amarjargal Gansukh, thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mông Cổ tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội.


Sau đó, giới quan sát đưa ra suy đoán ông Quang “nhiều khả năng lại đang chữa bệnh tại Nhật,” nhất là khi ông này bỗng nhiên vắng mặt bất thường trong hai ngày 19, 20 Tháng Tư – thời điểm Cố Vấn Nhà Nước Myanmar Aung San Suu Kyi thăm chính thức Việt Nam.

Công luận càng thêm tin vào lời suy đoán vì trong chuyến thăm này, ngoại trừ ông Quang, bà Suu Kyi gặp đủ ba người còn lại trong “tứ trụ”: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Trước đó, ông Quang cũng “không buồn tiếp” Chủ Tịch Quốc Hội Iran Ali Ardeshir Larijani, người thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15 đến 18 Tháng Tư.

Hôm 25 Tháng Tư, Tiến Sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, đóng tại Singapore) viết trên website của tổ chức này: “Từ hồi Tháng Tám, 2017, đã có báo cáo nội bộ của đảng CSVN đề cập về tình trạng sức khỏe kém của Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, người biến mất khỏi công chúng trong một thời gian dài và được ghi nhận đang điều trị tại Nhật Bản. Ông Quang chỉ tái xuất tại Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC hồi Tháng Mười Một, 2017. Do vấn đề sức khỏe, ông Quang có thể sẽ bị thay thế tại Hội Nghị Trung Ương 7 sắp diễn ra.”
Image
Ông Nguyễn Thiện Nhân, đương kim bí thư Thành Ủy Sài Gòn, thành phố lớn và giàu nhất Việt Nam. (Hình: Getty Images)
Ông Hiệp cũng viết thêm: “Trong số những ứng viên được nhắm thay thế vị trí của ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính Trị và là bí thư Thành Ủy Sài Gòn, được cho là người sáng giá. Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, cựu phó bí thư thường trực Thành Ủy Sài Gòn, nay là trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương sẽ quay lại thay thế ông Nhân.”

Khi tin đồn về ông Quang lại đi chữa bệnh tại Nhật rộ lên, mạng xã hội cũng lan truyền một tấm ảnh cho thấy ông này và vợ, bà Nguyễn Thị Hiền, đang khẩn cầu rất “thành kính” tại chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ Tự) tọa lạc tại khu di tích Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) ở bang Bihar, Ấn Độ hồi Tháng Ba, 2018.

Cũng có tin đồn cho rằng trước khi tiếp tục đi Nhật chữa bệnh trong Tháng Tư, 2018, ông Quang đã gửi đơn xin từ chức gởi Bộ Chính Trị CSVN nhưng hiện tại chưa có nguồn chính thức xác nhận tin này.

Tới thời điểm này, ông Quang vừa đánh dấu hai năm ở cương vị chủ tịch nước.

Ngày 2 Tháng Tư, 2016, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc Hội CSVN khóa XIII, ông Trần Đại Quang, thời điểm đó đang làm bộ trưởng Bộ Công An, được bầu làm chủ tịch nước. Sự việc Quốc Hội khóa XIII bầu chủ tịch nước khi nhiệm kỳ Quốc Hội chỉ còn ít ngày đã gây xôn xao dư luận.

Trong nhiệm kỳ của Quốc Hội CSVN khóa XIII từ năm 2011 tới 2016 có tới hai vị chủ tịch nước là Trương Tấn Sang và tiếp đó là Trần Đại Quang. (T.K.)

User avatar
bichphuong
Posts: 569
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Sau cơn mưa, đường hầm ở Sài Gòn đua nhau ngập
May 2, 2018

Image
Nước trong hầm chui.

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hàng loạt xe cộ bị chết máy trong hai hầm chui cầu Khánh Hội, quận 1 và hầm chui cầu Bình Triệu, quận Bình Thạnh, do nước ngập sâu hơn nửa mét sau con mưa.

Truyền thông Việt Nam cho hay, sau cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ sáng ngày 2 Tháng Năm, hầm chui cầu Khánh Hội nối đường Võ Văn Kiệt với Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 ngập sâu hơn nửa mét.


Theo báo Tuổi Trẻ, vì là ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi xe gắn máy cố vượt qua hầm để đến công sở nhưng đa số đều bị chết máy. Họ phải lội bì bõm.

Thậm chí, nhiều xe buýt chạy tuyến Bến Thành-Suối Tiên cũng bị tình trạng tương tự. Xe buýt chết máy giữa hầm khiến hàng chục khách phải lội nước ra ngoài, chuyển sang xe khác.
Image
Khu vực hầm chui cầu Bình Triệu bị ngập.
Đến khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, lực lượng chức năng mới đến phong tỏa hai đầu hầm, đưa xe chuyên dụng đến hút nước ra ngoài. Giao thông qua khu vực rối loạn, nhiều xe cộ phải quay đầu chọn hướng khác để vào trung tâm thành phố.

Nói với báo Tuổi Trẻ, một nam nhân viên công ty thoát nước đô thị, cho rằng hầm chui ngập là do “hệ thống máy bơm tự động bị hỏng.”

“Hộp điện chứa hệ thống điều khiển máy bơm nhiều chỗ bị cháy đen. Nó đã bị người ta phá hoại, ăn trộm một số thiết bị nên hư hỏng nặng. Hệ thống bơm nước tự động vì thế không vận hành, gây ngập,” nam nhân viên cho biết.


Công ty thoát nước cho xe hút nước ra ngoài. (Hình: VNExpress)
Cùng thời điểm, hầm chui cầu Bình Triệu, quận Bình Thạnh vừa thông xe vào ngày 20 Tháng Tư, được kỳ vọng sẽ giảm kẹt xe ở cửa ngõ bến xe miền Đông, cũng bị ngập hơn 30 cm ở đoạn dốc cầu Bình Triệu 1 và 2. Người dân đi qua khu vực này vào giờ cao điểm rất tức giận vì hầm vừa đưa vào hoạt động đã làm người dân thất vọng.

Nói với báo VNExpress về sự việc trên, đại diện Khu Quản Lý Giao Thông Đô Thị số 2 cho biết: “Nguyên nhân do nguồn lưới hạ thế tạm gặp sự cố nên máy bơm không hoạt động theo yêu cầu.”

Theo giải thích của vị này, thiết kế của đường chui cầu Bình Triệu có bố trí hầm thu nước và máy bơm để thoát nước mưa. Máy bơm được vận hành bằng 2 nguồn điện gồm lưới hạ thế và nguồn máy phát dự phòng. Song, do nguồn điện lưới hạ thế chính thức hiện đang chờ đấu nối và dự kiến hoàn thành trong ngày 2 Tháng Năm nên tạm thời máy bơm phải sử dụng nguồn điện lưới hạ thế tạm để thay thế và phải mất thêm một khoảng thời gian để chuyển nguồn sang máy phát dự phòng. (Tr.N)

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Nguyễn Phú Trọng lại cả quyết ‘lò nóng rực, làm đến cùng’
May 13, 2018

Image
Tham nhũng tại Việt Nam là bệnh trầm kha của chế độ Cộng Sản. (Hình: towardstransparency.vn)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Vừa xong kỳ họp “Hội Nghị Trung Ương 7,” ông Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đi rao giảng chương trình chống tham nhũng với lời hô hoán “lò đã nóng rực, còn nhiều việc phải làm, không bỏ dở giữa chừng.”

Một ngày sau khi kết thúc kỳ họp đảng, hôm 13 Tháng Năm, 2018, các báo tại Việt Nam đưa tin ông Trọng đi “tiếp xúc cử tri” và đã bị nhiều người cật vấn về vấn đề chống tham nhũng. Ông Trọng và tất cả các đảng viên cấp cao đều là “đại biểu nhân dân” trong quốc hội “đảng cử, dân bầu” độc đoán. Cử tri mà ông tiếp xúc cũng là thành phần đảng viên được gạn lọc từ trước, không phải bất cứ “cử tri” nào cũng được đến gần.


Theo tường thuật trên tờ Đất Việt, đáp lại những “bức xúc” của cử tri về tình trạng tham nhũng tràn ngập từ trên xuống dưới, “quan tham, lợi ích nhóm” cấu kết với nhau “ức hiếp dân lành, vơ vét đục khoét ngân sách, tiền thuế của dân, làm giàu bất chính”, ông Nguyễn Phú Trọng “khẳng định, lò đã nóng rực, còn nhiều việc phải làm, không bỏ dở giữa chừng.”

Dịp này, ông hé lộ cho biết “Hôm nay tôi nói công khai, cũng có lúc bên công an, quân đội tâm tư, xin xử lý nội bộ hoặc nói thế nào để không làm mất uy tín hai cơ quan này.”

Bề ngoài, ông có vẻ muốn đối phó với tệ nạn tham nhũng luồn sâu, leo cao trong hệ thống đảng và nhà nước. Nhưng có lẽ sợ bị “phản đòn nên ông vội giới hạn “Vừa kiên quyết, quyết liệt nhưng phải nhân ái, nhân đạo… chứ không phải đánh một đòn chết tươi,” tờ Đất Việt dẫn lời ông.

Một hai ngày trước cuộc họp đảng giữa kỳ, 70 nhân sĩ trí thức và rất nhiều đảng viên nổi tiếng đã gửi một bức thư ngỏ kêu gọi ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng công khai tài sản làm gương cho thuộc cấp, người ta vẫn chỉ thấy ông nín lặng.

Một trong ba phần chính của cuộc họp trung ương đảng CSVN kỳ 7 khóa XII vừa kết thúc là cải cách chế độ lương bổng cho công chức cán bộ của chế độ. Lương không đủ sống, nhưng nhóm đảng viên các cấp đều sống và giàu có nhờ những thu nhập “ngoài luồng.” Nhỏ thì tham nhũng vặt, lớn thì ăn “dự án.”

Bởi vậy, đến như hàng bộ trưởng của chế độ, lương chính thức chỉ có 11 triệu 690 ngàn đồng một tháng chỉ đủ sống tằn tiện, theo sự kêu ca của ông Bộ Trưởng Kế Hoạch-Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng tại một hội thảo bàn về công tác cán bộ trong dịp họp trung ương đảng nói trên.

Tuy nhiên tờ Dân Trí ngày 9 Tháng Năm, 2018 thuật lời nguyên Phó Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Lê Quang Thưởng “khẳng định, thời nay không có Bộ trưởng nào nghèo.” Nói khác, cái đồng lương còm cõi đó là “phụ” mà những bổng lộc, tham nhũng ăn hối lộ mới là “thu nhập chính.”

“Bây giờ làm cán bộ, giàu lên bằng tham nhũng là phổ biến, không phải ít đâu. Thử nhìn xem, chủ tịch tỉnh hay bộ trưởng có ai nghèo không? Tôi khẳng định là chẳng ai nghèo cả.” Lời ông Thưởng trên tờ Dân Trí.

Nhưng cũng chính ông Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng tiết lộ trong những ngày họp đảng hồi tuần qua được tờ VietNamNet thuật lại rằng “Nhiều lãnh đạo tỉnh có doanh nghiệp sân sau đặt trụ sở ngay tại nhà mình, không nghĩ phát triển cho tỉnh mà chỉ nghĩ đi xin Trung ương.”

Ông này tố cáo rằng “có một số cán bộ đang biến quyền lực của nhà nước, thực chất là quyền lực của nhân dân, thành quyền lực cá nhân, lạm dụng để ban phát cho người này, người kia, trong khi trước những vấn đề mới của đất nước lại bảo thủ, trì trệ.”

Đấy, củi đầy ra đấy! Ông tổng bí thư chủ lò có dám ném tất cả vào lò hay không nếu ông muốn làm đến cùng? Hay ông lại “tâm tư”? Nói vậy mà không phải vậy. (TN)

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Trộm, cướp ở Sài Gòn ngày càng ‘manh động, liều lĩnh’
May 22, 2018

Image
Một nghi can cướp giật bị người dân bắt giữ ở Sài Gòn. (Hình: Zing news)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Tình trạng trộm, cướp xảy ra liên tục ở hầu hết các quận, huyện khắp Sài Gòn, khiến nỗi bất an diễn ra thường trực đối với người dân lẫn du khách.

Những thông tin về nạn trộm, cướp “manh động, liều lĩnh” ở thành phố Sài Gòn có thể tìm thấy mỗi ngày trên các tờ báo, mạng xã hội.


Báo Người Lao Động, ngày 22 Tháng Năm cho hay, bất chấp những nỗ lực của nhà cầm quyền thành phố, tình trạng trộm, cướp xuất hiện hầu hết ở các quận, huyện trên khắp Sài Gòn. Không chỉ xảy ra ở các con phố vắng vào ban đêm mà diễn ra ngay giữa trung tâm thành phố lúc đông người vào ban ngày, khiến không chỉ du khách hoảng sợ mà người dân Sài Gòn cũng ngao ngán, không dám đeo nữ trang, mang giỏ xách ra đường.

Thậm chí ngồi ở quán nước, đứng trước cửa nhà nghe điện thoại cũng phải nhìn trước ngó sau. Bởi bọn cướp giật ngày càng “manh động và lộng hành,” sẵn sàng chống trả, giết những người cố bảo vệ tài sản của mình và tấn công cả những người truy bắt.

Khi được hỏi về nạn cướp giật ở khu phố Tây ba lô, bà Phạm Thị Bạch (46 tuổi), ở đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, cho biết ngày nào ở khu trung tâm này cũng có du khách ngoại quốc bị cướp giật, có ngày xảy ra vài vụ, hễ nghe tiếng xe gầm rú, phóng bạt mạng là biết vừa có cướp xảy ra. “Vì vậy, hễ thấy nữ du khách mang dây chuyền, túi xách hớ hênh là chúng tôi nhắc nhở cẩn thận ngay,” bà Bạch nói.

Trong khi đó, ông Trần Văn Trọng ( 54 tuổi), chạy xe ôm gần giao lộ Nguyễn Thái Học-Trần Hưng Đạo, quận 1, cho biết cướp giật ngày càng “manh động,liều lĩnh,” bất chấp ngày hay đêm, đường vắng hay phố đông đúc. Nhiều khi sự việc diễn ra quá nhanh, người dân và Cảnh Sát Giao Thông đứng gần đó chỉ biết đứng nhìn không kịp hỗ trợ.
Image
Nhiều con đường ở Sài Gòn dựng biển cảnh báo người dân với nạn trộm, cướp do chính quyền bất lực.

Mới đây, ngày 18 Tháng Năm, công an quận 1, đã bắt giữ Nguyễn Thái Tài (20 tuổi), ngụ quận 1, để điều tra về tội “Cướp giật tài sản.” Trước đó, vào trưa cùng ngày, Tài bị công an quận 1 truy bắt sau khi cướp điện thoại iPhone 8 Plus của một du khách Thụy Điển tại giao lộ Đề Thám-Bùi Viện.

Là nạn nhân của một băng cướp ở huyện Bình Chánh vừa mới bị sa lưới, bà H.T.P (39 tuổi), ngụ huyện Bình Chánh, kể: “Hai tháng trước, ở khu vực này rộ lên tin có một băng cướp thường xuyên chặn cướp xe của phụ nữ đi một mình. Tôi cũng lo nhưng hôm đó có việc phải đi trong sáng sớm, khi đến đường Trần Đại Nghĩa, huyện Bình Chánh, tôi bị 4 tên chặn xe, lấy mã tấu gí vào cổ. Hoảng sợ, tôi thả tay lái ngã lăn xuống mặt đường và tri hô nhưng chúng dọa ‘mày la nữa là bỏ mạng’ rồi lấy xe máy của tôi phóng đi.”

Tại cuộc họp báo ngày 15 Tháng Năm, sau vụ 2 “hiệp sĩ” bị đâm chết, 3 bị thương khi truy đuổi 2 kẻ trộm xe máy trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, ông Phan Anh Minh, thiếu tướng phó giám đốc công an Sài Gòn, thừa nhận “tình trạng trộm, cướp ở Sài Gòn có chiều hướng phức tạp, táo tợn. Đánh giá tổng thể số vụ giảm hơn so với trước nhưng tính chất manh động, hung hãn tăng hơn. Các nhóm gây án trang bị thêm nhiều công cụ hỗ trợ và sẵn sàng tấn công lại.”

Có một thực tế mà ai cũng biết là hằng ngày có hàng trăm vụ cướp giật xảy ra ở khắp thành phố Sài Gòn, nhưng số được trình báo công an không nhiều bởi rất nhiều người xem như “của đi thay người,” hoặc nhiều người ngại mất thời gian, phiền phức mà việc lấy lại được tài sản thì… “hên xui” nên không khai báo.

Trước tình trạng trộm cướp lộng hành, phức tạp,chính quyền bất lực, hiện nhiều người dân ở Sài Gòn trước khi ra đường phải thuộc lòng “câu chú”: “Không dây chuyền, điện thoại, túi xách,… khi ra đường” để tự nhắc nhở mình và bạn bè từ nơi khác đến. (Tr.N)

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Hàng vạn người biểu tình khắp Việt Nam chống ‘Luật Đặc Khu’ và ‘An Ninh Mạng’
June 10, 2018

Image
Hàng chục ngàn người dân biểu tình ở Sài Gòn hôm 10 Tháng Sáu, 2018 chống cả dự luật “Đặc Khu Kinh Tế” và dự luật “An Ninh Mạng.”
(Hình: KAO NGUYEN/AFP/Getty Images)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hàng vạn người đồng loạt xuống đường tại Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Nha Trang, Đà Nẵng, Tiền Giang… để phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng, hôm 10 Tháng Sáu, 2018, xảy ra đụng độ với cảnh sát và nhiều người bị bắt.

Người dân xuống đường biểu tình với băng rôn và những tấm biểu ngữ bày tỏ sự chống đối mạnh mẽ với hai dự luật được đảng CSVN muốn cho thông qua ở kỳ họp Quốc Hội đang diễn ra.


Phản ứng đồng loạt tại nhiều địa phương với số lượng người tham dự nhiều gấp nhiều lần so với cuộc biểu tình cách đây bốn năm khi có sự đối đầu giữa lực lượng cảnh sát biển Việt Nam với lực lượng Trung Quốc ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa hay hai năm trước là cuộc biểu tình chống Formosa.

Không những tin tức, hình ảnh, video clip được các Facebookers phổ biến nhanh chóng trên các mạng xã hội, báo chí của chế độ như VNExpress, Tuổi Trẻ, Người Lao Động rất nhiều giờ sau mới đưa tin và hình ảnh nhưng, dĩ nhiên, với cung cách không phải hậu thuẫn cho những người biểu tình.
Image
Dân Hà Nội biểu tình ngày 10 Tháng Sáu, 2018 chống dự luật “Đặc Khu Kinh Tế” và dự luật “An Ninh Mạng.” (Hình: AFP/Getty Images)

Hình ảnh của các đoàn biểu tình người ta thấy nổi bật nhất là băng rôn “Không cho Trung Cộng thuê đất dù chỉ một ngày” cùng với những khẩu hiệu khác như “Phản đối Luật Đặc Khu,” “Trung Quốc cút khỏi Việt Nam”…

Rõ ràng, người dân nghi ngờ nhà cầm quyền có dấu hiệu đưa ra dự luật “Ðặc Khu Kinh Tế” với thời hạn cho thuê đất 99 năm, làm đầu cầu cho người Trung Quốc ùn ùm kéo nhau sang Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) biến một phần những nơi quan yếu ở cả ba miền đất nước Việt Nam thành những kiểu “tô giới” cha truyền con nối. Có những người còn nói tới nguy cơ mất nước, họa Bắc thuộc tái diễn.
Image
Người biểu tình tại Sài Gòn hôm 10 Tháng Sáu cầm theo nhiều biểu ngữ cảnh báo mất nước, phản đối cho Trung Quốc thuê đất.
(Hình: Facebook Hien Luong)
Theo dõi các cuộc bàn cãi tại Quốc Hội CSVN cũng như tin tức các hệ thống truyền thông quốc tế, đồng thời chia sẻ nhau trên mạng xã hội, cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật diễn ra chỉ hơn một ngày sau khi Quốc Hội CSVN và chính phủ “nhất trí” lùi việc thông qua dự luật “Đặc Khu Kinh Tế” tới kỳ họp cuối năm, trong khi dự luật “An Ninh Mạng” vẫn thấy chuẩn bị cho thông qua vào ngày 12 Tháng Sáu, 2018 bất chấp chống đối.

Tại Sài Gòn, cuộc biểu tình đã diễn ra tại nhiều địa điểm như trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực Nhà thờ Đức Bà, trước tòa đại sứ Mỹ, khu vực lăng Cha Cả, làm lưu thông xe cộ gián đoạn.

Có ghi nhận tại các điểm nóng diễn ra biểu tình có hiện tượng phá sóng điện thoại, chặn Facebook…

Riêng tại khu vực công viên Gia Định, nơi trang “Đô Thành Sài Gòn” đưa ra lời kêu gọi biểu tình từ mấy hôm trước, an ninh được siết chặt triệt để với hàng trăm cảnh sát cơ động và công an mặc thường phục được bố trí dày đặc khiến ngả đường vào phi trường Tân Sơn Nhất gần như bị cô lập, người đến và đi từ phi trường chỉ còn cách đi bộ.

Đáng lưu ý, hầu hết người xuống đường là những gương mặt mới, chứ không phải là những nhân sĩ, trí thức quen thuộc tại các cuộc biểu tình những năm trước. Điều này có thể hiểu là các nhân vật được nhiều người biết đều đã bị chặn cửa nhà từ đêm hôm trước.

Bà Phan Thị Châu, cựu phóng viên báo Phụ Nữ ở Sài Gòn, một trong những người xuống đường hôm 10 Tháng Sáu, tường thuật trên trang Facebook cá nhân: “Dòng người rất đông đổ về khu nhà thờ Đức Bà với đầy đủ loa, biểu ngữ phản đối. Cuộc biểu tình lần này lượng người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ dạng tiểu thương khá đông. Họ rất hăng hái vung tay, hát hò, phản đối lẫn la hét đến khản cổ.”

Tại Hà Nội, hàng ngàn người đã tập trung biểu tình tại khu vực hồ Hoàn Kiếm với rất nhiều biểu ngữ. Các cuộc biểu tình cũng đã thấy xảy ra tại nhiều giáo xứ thuộc giáo phận Vinh, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Bình Dương.

Báo mạng VNExpress cũng phải nhìn nhận: “Nhiều khu vực ở Sài Gòn, Khánh Hòa, Bình Thuận… hôm nay tê liệt vì nhiều người tụ tập phản đối dự thảo Luật Đặc Khu Kinh Tế, trong khi dự luật này đã được hoãn thông qua.”

VNExpress mô cả cảnh biểu tình ở Sài Gòn: “Từ sáng sớm, đông nghịt người tụ tập ở công viên Hoàng Văn Thụ, khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả và nhiều tuyến đường xung quanh như: Nguyễn Văn Trỗi, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Giót, Trường Sơn… Đến trưa, dòng người ngày càng đông khiến giao thông quanh khu vực sân bay tê liệt. Nhiều hành khách phải kéo vali chạy bộ cả cay số vào sân bay, không ít người trễ chuyến. Hãng hàng không Vietnam Airlines sau đó phát thông báo khuyến nghị hành khách chủ động thu xếp thời gian ra sân bay sớm nhất có thể, đặc biệt tránh di chuyển qua trục đường Trường Sơn để đảm bảo đi lại không bị chậm trễ.”
Image
Một trong những tấm ảnh được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội hôm 10 Tháng Sáu. (Hình: Facebook Nguyen Anh Tuan)
Facebooker “Nha Trang Ngày Về” viết về cuộc biểu tình tại Nha Trang: “Chung sức cùng cả nước, lúc 8 giờ 30 sáng ngày 10 Tháng Sáu, 2018, phản đối dự luật Đặc Khu và dự luật An Ninh Mạng, hàng nghìn, hàng nghìn người yêu nước cầm cờ Việt Nam và biểu ngữ diễu hành đi bộ và xe máy dọc đường ven biển Trần Phú.

Khu vực ngã 6 nhà thờ đá cũng đông nghẹt. Đến 10 giờ trưa, tại đường 2 Tháng Tư vẫn còn biểu tình, nghẹt đường Trần Phú ở đoạn C.A tỉnh và đài truyền hình. Công an, xung kích, xe bít bùng… bố trí ở khu vực quảng trường mùng Hai Tháng Tư, nhưng không ngăn cản nổi dòng thác người biểu tình đông áp đảo.”

Báo địa phương của tỉnh Khánh Hòa thì gọi cuộc biểu tình của dân chúng là “đáng tiếc.”

Đặc biệt, người dân tham gia cuộc biểu tình tại tỉnh Bình Thuận đã xông vào chiếm trụ sở “Ủy Ban Nhân Dân” tỉnh. Người ta cũng thấy một số video clip dân và cảnh sát cơ động ném gạch đá lẫn nhau. Có clip cho thấy cảnh một số thanh niên “đấu gậy” với cảnh sát cơ động và nhóm cảnh sát cơ động bị dồn vào bên cạnh một chiếc xe tải tại thị xã Phan Rí.

Tờ Tuổi Trẻ mô tả “điểm nóng tụ tập đông người trên quốc lộ 1, đoạn qua thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong bày tỏ thái độ về dự thảo luật về đặc khu chưa được vãn hồi thì nhiều người đã quá khích tràn vào UBND tỉnh Bình Thuận tại thành phố Phan Thiết” để “la hét, đốt phá.”

Họ đã bị đàn áp bằng “phun vòi rồng” nhưng “tình hình càng lúc càng phức tạp” tờ Tuổi Trẻ viết: “Đỉnh điểm vào tối cùng ngày, nhiều người xô cổng, đập bể cửa kính vọng gác bảo vệ và lao vào đốt xe trong trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận. Các đối tượng quá khích liên tục ném đá vào bên trong các phòng ban.”

Tờ Tuổi Trẻ cũng nói vì cuộc biểu mà quốc lộ 1 qua khu vực Phan Rí, Phan Thiết bị kẹt từ trưa cho đến chiều tối, trong khi nhiều chuyến bay ở Sài Gòn cũng bị bỏ trống nhiều ghế vì hành khách không vào kịp giờ bay.
Image
Xe “công vụ” bị nhóm người xuống đường đập phá ở Bình Thuận. (Hình: VNExpress)

Không biết đích xác có bao nhiêu người biểu tình đã bị bắt, nhưng qua nhiều nguồn tin khác nhau, phải hàng chục người nếu không phải là hàng trăm. Trên Facebook cũng thấy tấm hình một người biểu tình đã bị đánh gãy răng, máu chảy đầy áo phía trước. Tất cả những Facebooker tham gia đấu tranh dân chủ tại Việt Nam được nhiều người biết, đều bị công an canh giữ chặt chẽ tại nhà từ ngày hôm trước.

Hãng tin nhà nước TTXVN đưa tin công an Bình Dương bắt giữ các ông Trần Minh Huệ (37 tuổi, quê Thanh Hoá) và Nguyễn Đình Thành (27 tuổi, quê Nghệ An) vì “in tài liệu, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình trái phép, gây rối an ninh trật tự.”

Họ bị cáo buộc “lợi dụng việc Quốc hội bàn về quy định cho thuê đất 99 năm làm đặc khu kinh tế, để in nhiều tờ rơi xuyên tạc sự thật. Thời điểm bị bắt quả tang, Huệ đang rải tờ rơi tại khu vực Khu công nghiệp Sóng Thần. Cảnh sát thu giữ hàng nghìn tài liệu với nội dung kêu gọi người dân biểu tình, phản đối việc xem xét cho thuê đất làm đặc khu kinh tế.” Đồng thời, trong ngày 9 Tháng Sáu, công an Sài Gòn cũng bắt “một số người có hành vi tương tự.”

Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn ngấm ngầm. Hà Nội ở thế yếu nên chỉ đưa ra những lời phản đối gián tiếp hay chung chung trong khi Bắc Kinh xây dựng các căn cứ quân sự khổng lồ cả ở Hoàng Sa và Trường Sa, khống chế toàn bộ Biển Đông. Người dân Việt Nam bầy tỏ thái độ bất mãn qua cuộc biểu tình. (TN-TK)

Post Reply