Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Nguyễn Phú Trọng xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh: Ai thắng ai?

Đốc Nguyễn
(Danlambao) - Sau đại hội đảng XII TBT Nguyễn Phú Trọng đề ra chủ trương chống tham nhũng với tuyên bố: Lò nóng rồi củi tươi, củi khô gì cũng phải cháy. Thế nhưng theo Bí Thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhận định chỉ đem lại kết quả cấp trên "Đốt lò", cấp dưới "chậm đốt lửa" hoặc "đốt lửa nhỏ".

Sở dĩ có tình trạng trên bởi một số lý do như sau:

1) Chống tham nhũng đi vào ngõ cụt:
Thật vậy ông Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng nhưng không dám nhìn vào sự thật tham nhũng do đâu mà có để đưa ra những quyết sách để cho tình trạng tham nhũng không tái phát trở lại sau khi chống tham nhũng. Như vậy, cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay chỉ là cuộc chiến chống thằng tham nhũng cũ để thay thằng tham nhũng mới kinh nghiệm ăn bạo hơn mà thôi.

2) Chống tham nhũng có chọn lọc: những đối tượng đang là nạn nhân của cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay đều là phe địch của Nguyễn Tấn Dũng như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, còn những tên tham nhũng cỡ bự đã bị lộ nhưng thuộc phe ta như khu “biệt phủ” của nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Sĩ Quý, vụ án VN Pharma bán thuốc ung thư giả liên quan đến bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vụ Hải Phòng... Thì không đả động đến.

3) Chống tham nhũng bất công: Thật vậy có những vụ tham nhũng lớn, thiệt hại hơn nhiều như:

Như nhà máy Sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Dự án Nhà máy Đạm Hà Bắc, Nhà máy Đạm DAP 1 Lào Cai, Nhà máy Đạm DAP 2 Hải Phòng, Dự án Ethanol Bình Phước, Dự án Ethanol Phú Thọ, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, Dự án Liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và Nhà máy Gang thép Lào Cai, v.v...

https://baomoi.com/12-du-an-nghin-ty-da ... 075898.epi

Những “quả đấm thép” như Vinashin, Vinalines, v.v... Vụ án Bau Xít đang thua lỗ triền miên.

Làm cho nền kinh tế nước nhà bị kiệt quệ, làm cho nợ công chất chồng như núi. Đến nay “mỗi đứa trẻ sinh ra đã phải gánh nợ nần ông cha để lại” (thơ cô giáo Trần Thị Lam). Vậy mà chẳng mấy khi Đảng đưa được những kẻ phải chịu trách nhiệm chính ra tòa để trả lời về những sai phạm của mình.

Tất cả vụ án trên so với vụ án Đinh La Thăng chỉ gây thiệt hại 119 tỷ và Nguyễn Xuân Thanh thiệt hại 4 tỷ cho thấy là một sự bất công không thể chối cãi.

Với những lý do đầy tính thuyết phục trên cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng chỉ là cuộc chiến tranh ăn phe nhóm trong nội bộ đảng mà thôi chứ không có lợi ích gì cho dân cho đất nước cả.

I/- Vụ án Đinh La Thăng:

Vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 165 – Bộ luật Hình sự.

Nội dung vụ án xoay quanh việc chỉ định thầu, ký hợp đồng, cấp tạm ứng trái luật của các lãnh đạo PVN với PVC tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, dẫn đến hơn 1.115 tỷ đồng bị sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại 119 tỷ đồng và vụ tham ô 13 tỷ đồng tại PVC.

Vấn đề tranh cãi pháp lý ở đây là ông Đinh La Thăng chỉ định thầu có cố ý làm trái quy định của nhà nước hay không?

Tại tòa án Hà Nội, ông Đinh La Thăng với tư cách bị cáo đã khẳng định việc chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên của PVN là “do chủ trương của Bộ Chính Trị”.

Thời Đinh La Thăng làm Dầu khí, Bộ chính trị có 16 vị như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang, Lê Thanh Hải, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Sinh Hùng v.v…. và đứng đầu là tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Trong bộ chính trị phân công nhau nắm từng mảng kinh tế, thí dụ Nguyễn Thiện Nhân nắm mảng kinh doanh chùa chiền, Nguyễn Tấn Dũng nắm về khoáng sản, Tư Sang nắm về mảng dệt may, Tòng Thị Phóng nắm về kinh doanh giáo dục, Trần Đại Quang nắm về kinh doanh ngành công an v.v… và chính tổng bí thư nắm mảng dầu khí. Bộ Chính trị làm việc theo đa số ra biểu quyết. Mọi hoạt động của ngành dầu khí khi Đinh La Thăng trình lên đều được Bộ chính trị đưa ra họp bàn và quyết định.

Điểm lưu ý: Tội phạm này đã xảy ra công khai và hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp hằng ngày của bộ chính trị và đảng ủy cơ quan trải qua suốt hai đời tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đã đạt được thành tích:

Trong 2 năm liền, từ 2009-2010 của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) 2009, cũng là đơn vị phạm tội: nhận Huân chương Lao động hạng nhì, năm sau (2010) lên luôn hạng nhất, rồi ngay sau đó, vẫn trong một năm (2010) lại được nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới. Dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng ủy viên Bộ Chính Trị.

Tên tội phạm Đinh La Thăng cũng đã được Nguyễn Phú Trọng chấp thuận để trở thành ủy viên bộ chính trị và làm bí thanh thành ủy TP.HCM. Đinh La Thăng ngồi cùng chiếu với Nguyễn Phú Trọng trong cương vị lãnh đạo thuộc bộ chính trị.

Bây giờ chính Nguyễn Phú Trọng quyết định truy tố tội phạm Đinh La Thăng có thể nào nói Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng là người không liên quan đến vụ án?

Cuối cùng Đinh La Thăng không nhận tội nhưng vẫn chấp nhận xin "nhận trách nhiệm của người đứng đầu" .

II/- Vụ án Trịnh Xuân Thanh:

Khởi đầu Trịnh Xuân Thanh Phó chủ tịch UBND Hậu Giang, từng lãnh đạo ở PVC đi xe tư nhân hạng sang nhưng gắn biển xanh (nhà nước)… chủ tịch hội đồng quản trị Công ty xây lắp dầu khí thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia PVN.

Trịnh Xuân Thanh mất tích gởi lại đơn xin ra khỏi đảng phổ biến công khai trên internet với nội dung: (trích nguyên văn)

- Tôi đã tự ra khỏi đảng (Tr.1 giòng 7)

- Tố cáo: TBT Nguyễn Phú Trọng và Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng đã dựng lên câu chuyện và tự kết luận kỷ luật tôi vô căn cứ, không có trách nhiệm, áp đặt và không tôn trọng pháp luật và những quy định hiện hành (Tr.1 giòng 11)



Tại cuộc họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Ông Trịnh Xuân Thanh chính thức bị khai trừ Đảng sau 100% phiếu biểu quyết

Cuộc họp hôm 8/9/16 khẳng định ông Thanh có trách nhiệm cho các khoản thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng khi là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) từ 2007 đến 2013.

Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, nói rằng sớm hay muộn thì chính quyền Việt Nam sẽ bắt được ông Trịnh Xuân Thanh hiện trốn ở nước ngoài.

Ông Tổng bí thư nói như thế trong một cuộc gặp cử tri quận Long Biên, thủ đô Hà Nội vào ngày hôm nay thứ Ba 6/12/2016.

Trịnh Xuân Thanh làm đơn xin tỵ nạn ở Đức tại thời điểm đang có cuộc hẹn với cơ quan di trú để cứu xét. Theo thông tấn xã Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã vượt qua hai rào cản biên giới Đức và Việt Nam (mà không bị phát hiện) và đích thân đi đến công bộ công an để đầu thú. Chấp thuận chịu sự xét xử công bằng theo luật pháp Việt Nam.

Như vậy Trịnh Xuân Thanh đã ghi được một điểm son để xét giảm khinh vì đã tự nguyện đầu thú (?) Đảng luôn rêu rao đánh kẽ chạy đi chớ không bao giờ đánh kẻ chạy lại

Ra tòa theo cáo buộc của Viện Kiểm sát Trịnh Xuân Thanh chịu trách nhiệm làm thất thoát chỉ có 4 tỷ thay vì 3.200 tỷ so với cáo buộc ban đầu của Nguyễn Phú Trọng. (Một vụ án đầu voi đít chuột nhắc) Điều này cho thấy Trịnh Xuân Thanh đã tố cáo đúng Nguyễn Phú Trọng (theo trong đơn xin ra khỏi đảng đã trích ở trên) tạo dựng câu chuyện, vô căn cứ, không có trách nhiệm trả thù cá nhân là đúng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh không nhận tội nhưng sẵn sàng chịu trách nhiệm của người đứng đầu.

Gia đình Trịnh Xuân Thanh cho biết Trịnh Xuân Thanh xác nhận không nhận tội vì có yếu tố ngoại phạm, nhưng gia đình Trịnh Xuân Thanh sẵn sàng đóng góp khắc phục hậu quả là 4 tỷ với điều kiện Trinh Xuân Thanh vô tội như đã cáo buộc.

Đây cũng là điểm son thứ hai chứng minh những hành vi được cho là cố ý làm trái quy định của Nhà nước nhưng không gây hậu quả gì cho xã hội.

Điểm lưu ý quan trọng ở đây: Viện Kiểm sát đã không đưa ra được bằng chứng Trịnh Xuân Thanh tham ô tài sản (Viện kiểm sát quá yếu)

Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận tội “Tham ô tài sản” (mà hậu quả có thể lên đến án tử hình), trong khi luật sư của ông Thanh nói nếu chỉ dựa vào lời khai “mờ nhạt, mâu thuẫn” của nhân chứng mà không có chứng cứ thì không đủ căn cứ xác định ông Thanh tham ô.

Trả lời luật sư, Viện Kiểm sát nói đây là án truy xét, thời gian xảy ra đã lâu nên có những khó khăn nhất định trong việc thu thập chứng cứ ông Thanh từ túi 4 tỷ đồng, nhưng sau đó vẫn khép ông này vào tội “Cố ý làm trái” và “Tham ô tài sản” và đề nghị án tù chung thân.

Trước khi kết thúc vụ án, tại phiên tòa đã có một cơn lên đồng khóc tập thể van xin người khuất mặt khuất mày trong phiên tòa là TBT Nguyễn Phú như là:

Vũ Đức Thuận (Nguyên TGĐ PVC): Bố tham gia kháng chiến. Bố vợ là liệt sĩ. Khóc hơn 1 phút. Hối hận.

Nguyễn Mạnh Tiến (Nguyên Phó TGĐ PVC): Sức khỏe vợ không tốt, hai lần lên bàn mổ. Con mắc bệnh hiểm nghèo.

Phạm Tiến Đạt (Nguyên kế toán trưởng PVC): Bố mất sớm. Mẹ suy giảm sức lao động, suy thận, mắt kém. Vợ hai lần mổ, sức khỏe yếu.

Nguyễn Anh Minh (Nguyên Phó TGĐ PVC): Con nhỏ dại. Một anh trai vừa mất. Một anh trai khác hiếm muộn. Không còn cơ hội phụng dưỡng bố mẹ già. Khi cải tạo về sợ hai con không nhận ra bố.

Nguyễn Quốc Khánh (Nguyên Phó TGĐ PVN): Bản thân nhiều bệnh tật. Là con duy nhất. Mẹ già 80 tuổi. Xin được tại ngoại ăn tết với mẹ.

Bị cáo nữ duy nhất trong phiên tòa Lê Thị Anh Hoa, khi được nói lời cuối cùng dù vẫn nghẹn ngào, lại không xin giảm án cho mình, mà xin giảm cho chồng.

Đinh La Thăng (Nguyên Chủ tịch PVN): Vợ đẻ hai con cũng không có nhà vì đi công trường. Tết luôn phải đi công trường. Bố bị bệnh hiểm nghèo. Cháu ngoại hỏi ông sao chưa về. Xin về nhà ăn Tết và chăm sóc bố.

- Riêng bị cáo Trịnh Xuân Thanh (Nguyên chủ tịch PVC) đã khóc như mưa:

"Cháu muốn gởi lời xin lỗi đến bác tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mong bác tha lỗi cho cháu, coi cháu như người con người cháu trong gia đình tạo điều kiện để cháu được gặp bố mẹ, vợ con.”

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh là một người rất có kinh nghiệm trong chiến trường pháp luật và đã đi tham vấn rất nhiều văn phòng luật sư quốc nội cũng như quốc tế về nội vụ. Đã dũng cảm công khai tố cáo TBT Nguyễn Phú Trọng chà đạp pháp luật (như đã trích dẫn trên), phải chăng Trịnh Xuân Thanh đã đầu hàng và nhũn như con chi chi hèn hạ xin xỏ như bất cứ con vật hạ đẳng nào khác?

Không! Không! Trước tòa là cuộc đấu trí so găng không có chuyện khóc lóc xin xỏ tình cảm. Ở đây Trịnh Xuân Thanh đã lật tẩy xả láng đấu với Nguyễn Phú Trọng qua thông điệp ẩn tàng trong lời nói sau cùng như sau:

1) Xin được gặp vợ con ở Đức là điều không tưởng đối với luật pháp Việt Nam, như vậy chứng tỏ Trịnh Xuân Thanh đột ngột về đầu thú tại Việt Nam mà chưa hề có lời từ giã vợ con và chính phủ Đức, chưa hề có một sự sắp xếp cuộc sống cho vợ con trong tương lai trước khi ra đầu thú. Điều này gián tiếp tố cáo trước công luận quốc tế rằng Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc chứ không có chuyện đầu thú gì cả.

2) Cháu muốn gởi lời xin lỗi đến bác tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người KHUẤT MẶT KHUẤT MÀY tại tòa. Đây chính là tín hiệu của Trịnh Xuân Thanh muốn gởi đến cộng đồng quốc tế phiên tòa này không xét xử dựa trên chuẩn mực luật pháp mà theo đúng sự chỉ đạo trực tiếp của người khuất mặt khuất mày tại phiên tòa chính là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

3) Lời nói "Bác tha lỗi cho cháu xem như con cháu trong nhà". Một lần nữa Trịnh Xuân Thanh xác nhận đây không phải là một phiên tòa đúng nghĩa mà là một hội đồng kỷ luật gia tộc trong nội bộ đảng CSVN xét xử đứa cháu cứng đầu không chịu phục tòng.

Lời xin tha lỗi này là một lời thấu cáy đầy thách thức với Nguyễn Phú Trọng vì rằng Trịnh Xuân Thanh không nhận tôi, viện kiểm sát không chứng minh được bằng cớ phạm tội, gia đình Trịnh Xuân Thanh đã khắc phục hậu quả, và cố ý làm trái qui định nhà nước nhưng không gây thiệt hại gì cả. Lại có thêm hai điểm son như đã trình bày trên là tự ra đầu thú và đã khắc phục hậu quả.

Kết quả phiên tòa:

Với chứng cớ và lý lẽ đầy thuyết phục trước tòa như đã trình bày trên, một bản án bỏ túi tuyên bố người khuất mặt khuất mày tại tòa thắng cuộc với tỷ số:

1. Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN): 13 năm tù, (VKS đề nghị 14- 15 năm tù về tội cố ý làm trái)

2. Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC): 14 năm tù về tội cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là chung thân.

Đến đây chúng tôi tôi xin tổng kết cuộc chiến ai thắng ai như sau:

1. Bị Cáo Đinh La Thăng luôn luôn chấp hành đúng theo quyết định của bộ chính trị và đảng ủy cơ quan, dũng cảm chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của mình. KHÔNG THAM Ô TÀI SẢN (?), bị tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây thiệt hại 119 tỷ DVN 13 năm tù.

2. Bị Cáo Trịnh Xuân Thanh: luôn luôn chấp hành đúng theo quyết định của bộ chính trị và đảng ủy cơ quan, dũng cảm chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của mình. bị tộ cố ý làm trái quy định nhà nước gây thiệt hai 4 tỷ DVN, đã khắc phục hậu quả, bị tuyên án 14 năm tù nặng hơn Đinh La Thăng 1 năm tù (trong khi mức thiệt hại ít hơn và đã được khắc phục).

Trong vụ án hoàn toàn không xét đến yếu tố tự nguyện đầu thú. Điều này bản án đã xác quyết một cách gián tiếp Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc theo như cáo buộc của nhà cầm quyền Đức. Tội tham ô tài sản nhưng viện kiểm sát không chứng minh được bằng chứng cụ thể vẫn bị án chung thân

3. TBT Nguyễn Phú Trọng: chính là người khuất mặt khuất mày tại tòa:

- Lừa gạt cộng đồng thế giới bằng một vụ cáo gian cho Trịnh Xuân Thanh vụ án tham ô 3.200 tỷ. Thực tế chỉ là vụ án tham ô 4 tỷ.

- TBT Nguyễn Phú Trọng người lãnh đạo trực tiếp, từng bưng bê chấp thuận cho bị cáo Đinh La Thăng vào ngồi chung chiếu bộ chính trị. Cũng chính là người khuất mặt truy tố đồng chí đồng bọn đồng thuyền với mình.

- Là người hoàn toàn vô can trong vụ án (?)

- Bất chấp luật pháp quốc tế tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về xử bởi một vụ cáo gian như đã nói trên.

- Ngồi xổm trên luật pháp, và hiến pháp để cho ra bản án bỏ túi không căn cứ trên bằng cứ và lý luận tại tòa.

- Phiên tòa thực chất là hội đồng kỳ luật trong nội bộ đảng gia trưởng là Nguyễn Phú Trọng con cháu là Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, con cháu đã hạ mình nhũn như con chi chi. Gia trưởng vẫn hẹp hòi giơ cao đánh mạnh đánh cho chết mày.

- Trả giá cho vụ bắt cóc và cáo gian này là hiệp định thương mại Việt Nam và EU và những hệ lụy ngoại giao, an ninh quốc phòng khác.

Qua bản án rút ra được bài học gì?

Hỡi tất cả đảng viên đảng cộng sản từ thành viên bộ chính trị cho đến loại đảng viên lòng tong lục chốt. Hôm nay đảng viên tuyệt đối trung thành với đảng thông qua bộ chính trị được thổi ống đu đủ khen tặng danh xưng anh hùng lao động, ngày mai bất cứ lúc nào cũng có thể bị tước thẻ đảng trở thành bị cáo trước tòa về tội cố ý làm trái quy định, được xét xử bởi người khuất mặt khuất mày cũng chính là đồng chí cấp trên lãnh đạo của mình.

Đó là bài học xương máu của người cộng sản trong thời bình xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Để kết thúc bài viết này một câu hỏi được đặt ra là:

Với loại tổng bí thư có tư cách và khả năng rác rưởi như thế này trước công luận quốc tế cũng như quốc nội, liệu đảng CSVN có thể tồn tại và phát triển trong tương lai hay không?

Câu trả lời đang chờ đợi phía trước.
Đốc Nguyễn

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Hy sinh đời bố
Bùi Văn Phú
Tuần qua, ở Thủ đô Hà Nội và Tp.SG có hai vụ xử đại án liên quan đến 44 quan chức dầu khí và ngân hàng bị cáo buộc với tội danh: “cố ý làm trái qui định Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội tham ô tài sản.

Sau bốn ngày xét xử, Viện Kiểm sát Nhân dân đã đề nghị mức án tù 14-15 năm cho Đinh La Thăng, nguyên chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Petro Vietnam. Ông Thăng cũng là cựu ủy viên Bộ Chính trị, bộ trưởng Giao thông Vận tải và Bí thư Tp. Hồ Chí Minh.

Còn Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Tổng Công ti Xây lắp Dầu khí và nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, từng trốn sang Đức rồi bị an ninh của Việt Nam bắt cóc đem về nước năm ngoái, bị đề nghị án chung thân vì làm trái qui định và tham ô tài sản.

Nhiều bị cáo khác trong vụ đại án Thăng-Thanh cũng đã bị công tố đề nghị mức án từ tù treo đến 28 năm. Các bị cáo đều là quan chức cấp cao từ các cơ quan, ban ngành liên quan đến dầu khí và ngân hàng.

Inline images 2

Vụ đại án này được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắm đến là vì trong mười năm đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã muốn đưa hai khu vực này lên làm mũi nhọn kinh tế để phát triển quốc gia. Rất tiếc quan chức được xếp đặt để thực thi chính sách là những người vừa thiếu khả năng chuyên môn, vừa đầy lòng tham nên đã gây thất thoát cả nghìn tỉ đồng cho ngân sách quốc gia.

Từ đầu năm 2016, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Đại hội Đảng Cộng sản biểu quyết để ông đứng đầu đảng thêm một nhiệm kỳ nữa, dù đã quá tuổi hưu, ông đã đưa ra chiến dịch bài trừ tham nhũng, còn có tên gọi ví von là “đốt lò” và sẽ đốt cả “củi khô, củi tươi”.

Lò đốt của ông Trọng đang đốt củi khô, củi tươi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (anh Ba X), người đã bị ông Trọng hạ bệ tại Đại hội Đảng XII hồi đầu năm 2016.

Trong năm qua, người của anh Ba X lũ lượt bị rớt chức hay kéo nhau ra tòa. Từ Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm đến Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, Trần Bắc Hà, Phạm Công Danh, Phan Huy Khang.

Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sacombank, từng mua một khu shopping ở vùng San Jose với giá 60 triệu đôla, theo Ethnoblog trên New American Media. Ông được cho là người tín cẩn của Thủ tướng Dũng.

Tháng 9/2017 tòa án Tp. Hồ Chí Minh đã kêu án tử hình Nguyễn Xuân Sơn, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng OceanBank và tù chung thân cho Hà Văn Thắm, nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị OceanBank.

Trong vụ xử tuần qua, Trần Bắc Hà, nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đã không đến tòa vì đang chữa bệnh bên Singapore.

Nhưng có những quan chức khác vẫn bình yên. Năm ngoái Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đã xin thôi việc để được hạ cánh an toàn trước cáo buộc làm sai luật khi bà lãnh đạo công ti bóng đèn Điện Quang.

Vụ nhà máy Formosa của Đài Loan xả chất thải độc ra biển miền Trung gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành ngư nghiệp nhưng Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự chỉ bị cắt các chức vụ trong quá khứ, bị xử lí nội bộ mà không bị truy tố. Bộ Y tế với nhiều vụ mua bán thuốc không phân minh nhưng bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn ung dung tại chức.

Sự kiện cán bộ, đảng viên cộng sản lợi dụng quyền thế để trục lợi thì không phải bây giờ mới xảy ra, mà từ nhiều thập niên qua.

Các lãnh đạo trước đây của đảng đều biết tình trạng tham ô lan tràn, nhưng vì cũng đã nhúng chàm nên chẳng thể làm mạnh. Nhìn vào nhà của các cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu hay Nông Đức Mạnh với đồ cổ, bàn ghế, trang trí nội thất như cung điện vua chúa thì biết ngay.

Cho đến nhiệm kỳ hai của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ đầu năm 2016, với dư luận cho là người liêm chính nên ông có thế thẳng tay bài trừ tham nhũng.

Trong hơn một năm qua, với chủ trương dù củi khô hay củi tươi thì cũng cho vào lò nên nhiều vụ sai phạm đã được đưa ra trước pháp luật, từ thất thoát trong ngân hàng, trong tổng cục dầu khí; đến cán bộ Đà Nẵng cùng Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “Nhôm”, mua bán công sản và mới nhất là sai phạm của lãnh đạo Cụm cảng Hàng không Tân Sơn Nhất đang được chú ý.

Tham nhũng, hối lộ ở Việt Nam là chuyện thường ngày ở huyện mà người dân biết rất rõ. Chị bán hàng ngoài chợ, anh công nhân, cô y tá, thày giáo hay em sinh viên đã đều phải đối mặt với việc “bôi trơn” khi có việc phải lên cơ quan hành chính phường xã, hay khi xin học, xin việc, khi cần được chăm sóc y tế. Đó là ở cấp thấp.

Cấp cao thì hỏi 200 ủy viên trung ương đảng và 500 đại biểu quốc hội xem có ai không nhúng chàm.

Muốn chạy những dự án lớn thì không thể qua mặt các ủy viên trung ương đảng hay đại biểu quốc hội vì họ là người được đảng đưa vào những cơ quan đó và họ chính là những móc xích trực tiếp nối với quyền lực của đảng.

Năm 2012 Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến bị cáo buộc khai gian lý lịch, đầu tư bất chính nên bị bãi chức và đã hạ cánh an toàn.

Năm ngoái, Đại biểu Châu Thị Thu Nga nói trước toà là bà đã phải chi ra 1 triệu 500 nghìn đôla để chạy chức đại biểu quốc hội và hàng trăm tỉ đồng để chạy dự án. Bà bị cáo buộc chiếm đoạt tài sản của khách hàng trong các dự án địa ốc và bị kết án tù chung thân.

Cán bộ, đảng viên mà không tham ô, hối lộ thì lấy tiền đâu cho con đi du học ở các nước phương Tây, lấy tiền đâu mua nhà vài trăm nghìn đôla bên Mỹ, Úc, Anh, Pháp.

Một tỉ đồng tiền Việt Nam theo thời giá là 40 nghìn đôla. Một sinh viên nước ngoài vào học cao đẳng ở Mỹ, tức community college, tốn ít ra cũng 20 nghìn đô một năm kể cả ăn ở. Vào đại học bốn năm sẽ tốn gấp đôi. Học xong bằng cử nhân là phải chi hơn trăm nghìn đô, khoảng 3 tỉ đồng tiền Việt. Với chi phí cao nhưng đã có hàng vạn du sinh từ Việt Nam qua Mỹ học, phần đông là con cái cán bộ từ cấp thấp đến hàng tướng tá.

Trong vụ án dầu khí, gia đình Trịnh Xuân Thanh đã đề nghị đóng vào quỹ nhà nước 4 tỉ đồng, khoảng 160 nghìn đôla, để khắc phục thiệt hại.

Cuối năm 2013 có vụ án Dương Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ti Hàng hải Việt Nam Vinalines, bị tử hình vì tham ô, phải bổi thường cho nhà nước 110 tỉ đồng nhưng ban thi hành án sau khi tịch thu hết tài sản của ông Dũng vẫn thiếu 88 tỉ. Ông Dũng vẫn còn bị giam tù chờ ngày thi hành án tử.

Trong phiên xử Tập đoàn Dầu khí Petro Vietnam, trước tòa Đinh La Thăng đã khai là các dự án do ông đề xuất đều được thủ tướng chấp thuận và đã làm đúng với chủ trương của Bộ Chính trị. Nhưng chắc sẽ không có án cho quan chức cao hơn mà chỉ dừng lại với Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Quốc Khánh, Phùng Đình Thực trong vụ dầu khí, hay Trầm Bê, Trần Bắc Hà bên ngân hàng.

Năm 2013 trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không được quá bán đại biểu quốc hội cho điểm “tín nhiệm cao”, nhưng ông không từ chức và tuyên bố rằng do Đảng bố trí công tác thì ông phải làm.

Cũng trong lần bỏ phiếu đó, những người không được đa số tín nhiệm là Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhưng cũng không từ chức. Không ai từ chức, hay bị cách chức, để mặc cho tham ô tiếp tục lan tràn, từ ngân hàng qua buôn bán thuốc tây giả, thật.

Như thế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng Bộ Chính trị, hay những người đứng đầu Đảng trong thời gian đó là Nông Đức Mạnh lại không có trách nhiệm gì sao?

Riêng với ông Trọng, được coi là người quyền thế nhất Việt Nam hiện nay, thì những can phạm bị xét xử trong những năm qua đều là cán bộ, đảng viên được Đảng Cộng sản cơ cấu vào các cơ quan. Ông cũng không có trách nhiệm gì sao?

Quan sát những nhân vật chính trị cấp cao của Việt Nam thì thấy gia cảnh của Tổng Bí thư Trọng dường như là một điều bí mật quốc gia, vì không có nhiều thông tin và truyền thông cũng không đề cập tới.

Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có những người con làm gì, con dâu, con rể học hành ở đâu, anh em cột chèo, gia đình bên vợ ông làm những công việc gì nhiều người đều biết.

Tướng Phùng Quang Thanh, nguyên bộ trưởng quốc phòng, có con trai làm gì trong quân đội, đầu tư vào những nơi nào cũng không phải là điều gì bí mật.

Gia đình cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các con, dâu rể làm gì, ở đâu cũng được báo chí nhắc đến nhiều.

Gia cảnh của đương kim Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, hay cựu Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết đều có thông tin trên mạng, trên báo.

Hôm 8/1 vừa qua, Phó Chủ tịch Quận I Tp. Hồ Chí Minh Đoàn Ngọc Hải đã xin từ chức vì không thể thực hiện được chủ trương làm sạch, làm đẹp lề đường nơi ông phụ trách là trung tâm du lịch của thành phố. Qua lá thư gửi lãnh đạo, ông đưa ra một sự thực là đang có tranh giành quyền lợi phe nhóm trong chính trường.

Ông viết trong thư: “Việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng lề đường đã động chạm đến lợi ích rất to lớn hàng ngàn tỉ của các chủ bãi đỗ xe ô tô, gắn máy, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các hộ kinh doanh mặt tiền … và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó. Là người cán bộ Đảng viên tôi đã kiên định vượt qua mọi khó khăn, sự chống phá công khai và ngấm ngầm, sự đe dọa đến sinh mạng của bản thân và gia đình từ phía các đối tượng bị mất đi nguồn lợi phi pháp từ lấn chiếm tài sản công và không gian sống của xã hội”.

Thư của ông Hải đã đưa ra hình ảnh đất nước Việt Nam ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đang bị các phe nhóm tung hoành.

Tổng Bí thư Trọng có thực tâm diệt tham nhũng hay cũng chỉ kéo bè, chạy theo các nhóm lợi ích để họ thực hành câu nói dân gian: “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”.

Ông có bỏ tù các quan tham nhũng thì họ vẫn sướng trong tù vì được ăn uống đầy đủ, có cuộc sống tiện nghi, giải trí không thiếu, chẳng mong vợ con thăm vì cuối tuần có khi được về thăm gia đình.

Ở tù vài năm, chờ ân xá sẽ được ra tù trước thời hạn, khi đó tiêu xài tiền do tham ô mà có cũng không muộn.

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Đại Cán CS Quá Hèn Nhát

Vi Anh

Ngày 17-01-2018, trước khi vào trong nghị án Toà cho hai bị can nói lời chót trong vụ án “Tham ô, cố ý làm trái” xảy ra tại Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) thiệt hại của công cả ngàn tỷ bạc VNCS. Phân tích thái độ, hành động và lời nói của đại cán Đinh La Thăng là một uỷ viên Bộ Chánh trị, một bộ ít người mà quyền hành lớn nhứt VNCS, và đại cán Trịnh Xuân Thanh là đảng viên cao cấp của CS từng nắm ngành dầu khí ‘tiền rừng bạc biển’ của CS -- bàn dân thiên hạ VN không thể không lắc đầu chê đại cán CS quá thoái hoá, quá hèn nhát. Lúc lên thì thượng đội hạ đạp, lúc xuống thì hèn nhát khóc lóc, van xin.

Bằng chứng. Đinh la Thăng nói, “Hôm nay, đứng trước tòa nói lời sau cùng, đối mặt với án phạt nghiêm khắc, xin một lần nữa cúi đầu xin lỗi.” Y còn viện dẫn cha ông già, năm nay 87 tuổi vừa đi cấp cứu vài ngày trước tại bệnh viện Bạch Mai và mong hội đồng xét xử thay đổi hình thức ngăn chặn để có điều kiện thăm bố. Y cũng xin cho y được về “ăn cái Tết cuối cùng với gia đình, với bạn bè, với người thân. Sau đó, xin chấp hành án phạt tù mà chưa biết đến bao giờ mới có thể ra được,"

Còn Trịnh Xuân Thanh "khóc nấc, nghẹn ngào xin lỗi Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng." Thanh nói hai năm qua đã bị vướng vào kỷ luật, như đi ô tô biển số xanh, tạo dư luận không tốt…. Khi trốn sang Đức, cũng đã viết thư gửi cho Bộ Chính trị vì bản thân cảm thấy rất ân hận." Y mong hội đồng xét xử sau khi kết thúc vụ án cho phép y được quay trở lại Đức lần cuối cùng để thăm vợ con, sau đó về chịu án tù." Y nói y "thực sự nhiều đêm không ngủ, rất hối hận. Y còn gia đình ở bên Đức, vợ không biết tiếng và chăm sóc hai con nhỏ." Bị cáo rất ân hận, rất hối hận. “Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình, tạo điều kiện để cháu được gặp bố mẹ, vợ con".

Người dân Việt trong ngoài nước theo dõi vụ án thấy hai đại cán CS, còn tệ hơn sâu dân mọt nước nữa.

Còn Tổng Trọng cho đem vụ này ra xử và cho phổ biến công khai bị phản tác dụng về công luận, bị phản tuyên truyền nặng nề. Đảng CSVN nắm quyền đảng trị toàn diện, mà đảng viên thoái hoá, hèn nhát như vậy, thì Đảng và đảng viên làm sao khỏi bị nhục lây, mang thêm tai tiếng xấu, theo thói thường ‘một con sâu làm rầu nồi canh.’

Thực vậy, tin VOA ngày 21-1, “Trong khi ông Thăng “nghẹn ngào” nói rằng “cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của tổng bí thư” với tuyên bố “xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được” thì ông Thanh lại “rưng rưng” xưng “cháu” và “bác” để “xin lỗi” ông Trọng, theo báo chí Việt Nam.

Luật sư Trần Thu Nam nói với VOA Việt Ngữ rằng hành động của các bị cáo từng có thời “thét ra lửa” có gì đó “không bình thường”…

Luật sư Hà Huy Sơn nói, “Tôi là luật sư trong nhiều vụ án của những người bất đồng chính kiến thì tôi thấy rằng mặc dù những người đó họ bị giam giữ rất là khắc nghiệt nhưng khi ra tòa thì họ vẫn rất thanh thản, và có những người họ còn hát ở tòa, chứ người ta không có khóc như ông Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh.”

Dân chúng VN và các nhà quan sát quốc tế thấy rõ mục đích của vụ án này do Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng dàn dựng và cho đưa ra công khai, phổ biến tổng quát. Mặt này là muốn đào tận gốc bốc tận rễ, bôi tro trét trấu phe cánh của cựu Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng. Mặt kia Tổng Trọng muốn chứng tỏ y là tổng bí thư quyết bài trừ tham nhũng. Nên Tổng Trọng cho báo chí phổ biến tổng quát. Kể cả cái quyết định cho mật vụ qua Berlin bắt Trịnh xuân Thanh về, quá trái luật quốc tế, tập tục ngoại giao mà Tổng Trọng cũng làm.

Hậu quả quá nặng, quá hại cho Đảng Nhà Nước CSVN. Trên phương diện công luận những lời nói sau cùng của Thăng và Thanh, là một ‘thật thà khai báo’, rằng Đảng viên CS, cán bộ CS cao cấp của CS mà đã thoái hoá, hèn nhát đến như vậy, thì những người cấp dưới ít được “đào bồi” còn bệ rạc, hèn nhát hơn cỡ nào nữa. Chắc chắn đa số đảng viên CS sẽ bi nhục lây, vì không một đảng viên, các bô CS nào không ăn hối lộ, không tham nhũng; không ăn làm sao sống, vì tiền lương và phụ cấp không đủ ăn sáng kia mà.

Dân chúng VN thấy cán bộ cao cấp, đại cán CS quá hèn nhát, thua xa những nhà đấu tranh chống CS với tinh thần sĩ khí can đảm đấu tranh của người dân trong nước và can trường trong thất bại khi vào tù ra khám. Nhiều năm theo dõi những phiên toà CS xử tử hình, chung thân khổ sai, biệt xứ đối với những nhà đấu tranh võ trang, đấu tranh bất bạo động chống Đảng Nhà Nước CS, chưa thấy một anh chị em nào mở miệng xin xỏ Toà như hai cán bộ cao cấp CS này.

Hàng mấy trăm ngàn quân dân các chính VN Cộng Hoà đi tù cải tạo của CS, bị CS bỏ đói trơ xương,‘tẩy não’ hàng ngày, đánh đập bừa bãi nhưng không ai có lời xin xỏ, viện cha già lớn tuổi, vợ dại con thơ như hai đại cán CS Thăng và Thanh.

Thăng và Thanh hèn nhát, khóc lóc, xin xỏ làm cho quốc tế thấy rõ, trong chế độ VNCS, Đảng là độc tài đang trị toàn diện, toà án là tay sai của Đảng nên Thăng và Thanh xin Bác Trọng, “bác Tổng bí thư” ân huệ được về nhà ăn Tết, được về nhà thăm cha già bịnh hoạn, được đi Đức thăm vợ con.

Thái độ, hành động, lời nói khóc lóc, xin xỏ, nịnh hót của Thăng và Thanh chứng tỏ đảng viên CS một số lớn, một số cao cấp đã mất tính đấu tranh là điều kiện tiên quyết và căn bản nhứt của một đảng viên chánh trị. Điều đó cho thấy Đảng CS và một số lớn và đảng viên cao cấp đã trở thành tổ chức tranh quyền, cố vị, như tổ chức tội phạm có tổ chức là Mafia. Nhưng tệ hơn Mafia vì Mafia thà chết vẫn tuân theo qui luật Omerta, không xin xỏ đối thủ, không khai bạn đồng hành. Còn Thăng, Thanh thì khai “bố già” Nguyễn tấn Dũng là người đỡ đầu Thăng và Thanh khi lên sân khấu, có dính líu đến vụ thất thoát cả ngàn tỷ của PVN này.

Vu án này cho thấy rõ Nguyễn phú Trọng là “đệ tử” của Chủ Tịch Tập cận Bình. Nguyễn phú Trọng bám sát TC hạ phe muốn xích lại gần Mỹ, buộc đối thủ Nguyễn Tấn Dũng cũng hèn nhát, không dám can trường chống đối Trọng mà im lìm về hưu hưởng cuộc đời trọc phú, bỏ tay chân bộ hạ bị tù đày.

Còn Tổng Trọng thì thừa thắng xông lên, nắm đuôi Tập cận Bình càng ngày càng cứng rắn hơn, vừa thi hành kỷ luật trong đảng, vừa trấn áp giới bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động dân chủ. Tổng Trọng bắt chước Tập cận Bình mở chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ chưa từng thấy, đánh vào cả các lãnh đạo quyền thế ở TP HCM và Đà Nẵng , cũng như tại PetroVietnam, tập đoàn dầu khí quốc gia khổng lồ. Báo The Economist còn cho biết «một số người nói ông Dũng sẽ bị truy tố»./.(VA)

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Đón xuân này nhớ xuân xưa

VNCH-Ngọc Trương
(Danlambao) - Chỉ còn hai tuần nữa là Tết, Tết Mậu Tuất 2018 rơi vào tháng hai, 2018. Năm mươi năm trước, ngày 30 tháng giêng 1968, CS Bắc Việt và VC ở các địa phương miền Nam Việt Nam đồng loạt tấn công trong ngày Tết, vi phạm hưu chiến, hy vọng tạo sự bất ngờ hòng xâm chiếm và lật đổ chính phủ VNCH.

CS được học tập tuyên truyền: miền Nam rất nghèo nàn và yếu kém về quân sự. Khi tổng tấn công, dân miền Nam sẽ "nổi dậy" ủng hộ. Trong quân đội VNCH, binh sĩ sẽ "đảo ngũ" nổi lên bắt và giết các sĩ quan, cấp chỉ huy...

Chiến sự xây ra, quân CS mới biết rõ: dân miền Nam không ưa CS, dân chúng bỏ chạy về phía quân lực VNCH.

Tàn sát ở miền Trung, nhất là ở Huế là tội ác của Hồ Chí Minh và bè lũ Hà Nội không thể che giấu được.

Xin bạn đọc cùng tôi dành một chút thời gian để tưởng niệm các chiến sĩ QLVNCH, đồng bào đã bỏ mình trong trận chiến này.

Bài dịch dưới đây là quan điểm của một nhà văn, nhà báo ngoại quốc, không hẳn giống như quan điểm của người Việt. Xin nêu lên, để bạn đọc tham khảo.
Chúng tôi muốn biết: Tổng tấn công Tết trong chiến tranh Việt Nam - ai thắng
May 14, 2016

Heather Fishel - VNCH-Ngọc Trương dịch 2018.01.30
Heather Fishel, cây viết tự do cộng tác với nhiều tạp chí khác nhau, tác giả viết về những đề tài vừa mang tính cách thông tin, vừa được độc giả quan tâm.

Bài viết về chiến cuộc Tết Mậu thân 1968, đăng trên War history online.

Xin cống hiến bạn đọc cái nhìn từ bên ngoài Việt Nam.

Vào giờ cuối buổi chiều tối ngày 30 tháng 1 năm 1968, năm mới đã bắt đầu. Hàng năm, Tết được hoan hỷ đón chào, không phải chỉ đơn thuần một năm mới, mà còn báo hiệu sự khởi đầu mới mẻ cho người dân Việt.

Khi lính tráng đổ xô về các doanh trại của Mỹ, bom và tiếng súng nổ như mưa trút xuống tòa Đại sứ Hoa Kỳ, vô số lính bị bắt hoặc bị bắn hạ, cuộc tấn công Tết Mậu Thân vào chiều tối ngày đó báo hiệu chiến cuộc ở Việt Nam đã chuyển hướng.
Image
Quân đội, cảnh sát chiến đấu trên đường phố 1968.
Cho đến nay, tấn công Tết Nguyên đán đầu năm 1968 được coi là một trong những nỗ lực quân sự lớn nhất của chiến tranh Việt Nam, Việt cộng và Bắc Việt cầm đầu thành công cuộc tấn công bất ngờ.

Thời kỳ chiến tranh Việt Nam gây nhiều tranh luận đáng kinh ngạc trong lịch sử Mỹ và Việt Nam, cuộc chiến Tết Mậu Thân chỉ tạo thêm phức tạp cho câu chuyện và thời điểm của chiến tranh.

Mãi đến ngày nay, vẫn còn tranh luận về việc quân đội nào thực sự đã thắng trong cuộc tổng tấn công, phía nào nắm quyền kiểm soát khi không còn yếu tố bất ngờ.

Ai giành được danh hiệu chiến thắng sau cùng cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân?

Bắc Việt có đo lường được những thiệt hại và phá hoại như họ mong muốn?

Hay quân đội Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh giá rằng đã chiến thắng?
Image
Các địa điểm CS tấn công lúc Tết Mậu thân 1968.
Cuộc tấn công khi Tết bắt đầu, nỗ lực quân sự đã kéo dài quá khỏi một đêm. Khởi đầu với một loạt tấn công bất ngờ, quân Bắc Việt thảo kế hoạch và phát động cuộc tấn công đại quy mô.

Tình thế bất lợi và nguy hại xảy ra lẹ làng: khi cuộc tấn công toàn lực bắt đầu vào sáng ngày 31 tháng 1, Hoa Kỳ và Nam Việt Nam không thành lập được một tuyến phòng vệ rộng rãi, Bắc Việt tung 80.000 quân vào hơn 100 thị trấn. Bối rối vì bị tấn công bất ngờ, lực lượng chống cộng mất ngay kiểm soát ở một số địa phương và thành phố quan trọng.

Yếu tố bất ngờ đạt lợi thế lớn, quân Bắc Việt tấn công không ai biết trước và cũng không được báo động trước, chúng tự do gây thiệt hại lớn và khủng bố nghiêm trọng trước khi đối thủ kịp đối phó.

Chỉ trong vòng vài giờ, Việt Cộng đã vây hãm các cứ điểm phòng vệ quan trọng ở miền Nam - lúc đó an ninh phòng thủ rất yếu ớt.
Image
Dân chúng bỏ chạy ra khỏi khu vực giao tranh.
Tuy nhiên, cuộc tổng công kích không đạt hiệu quả; mặc dù cuộc tấn công khởi đầu kéo dài sáu giờ, nhưng cuối cùng tỏ ra không hữu hiệu về lợi thế quân sự trong phạm vi rộng lớn của chiến tranh của Việt Nam.

Thay vào đó, quân Bắc Việt và giới cầm đầu của chúng phát giác ra rằng tấn công mạnh mẽ, bất ngờ lại là dấu hiệu của thảm họa sắp xảy ra vào những tháng sau đó.

Dù quân đội Hoa Kỳ và Nam Việt Nam tạm thời bị choáng váng trong tình trạng bất động, nhưng không dễ bị đánh bại như nhiều người tin.

Trên thực tế, những tổn thất rất ngắn ngủi - trong vài ngày, hai đồng minh đã tái phối trí và trả đũa cuộc tấn công bất ngờ này.

Ngay sau đó, quân Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam giành lại kiểm soát các thành phố bị mất. Hai quân đội này nhanh chóng khai triển chiến thuật phòng thủ, chống trả lại quân Bắc Việt và gây nhiều thương vong cho đối phương.

Trong suốt hai tháng tiếp theo, được coi là một phần của chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân, Bắc Việt đã bị tước bỏ tất cả những gì họ chiếm được trong những giờ đầu tiên của ngày 30 tháng Giêng.

Khi kết thúc chiến dịch Mậu thân, quân Bắc Việt đã bị đánh bật ra khỏi các trọng điểm quân sự ở miền Nam, không còn giữ được những vị trí then chốt chúng đã xâm chiếm lúc đầu.
Image
Việt cộng bị bắn hạ.
Tuy thế, không phải lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ, dù lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đã tái chiếm mọi cứ điểm bị Bắc Việt tấn công trước đó, những ai ở hải ngoại xa xôi nghe hoặc xem (radio/tv) phóng sự đều không biết rằng các lực lượng nói trên đạt được thành công- khán/thính giả không nghe/thấy để biết rằng dù với những tổn thất trước đó, các lực lượng chiến đấu đã tái chiếm nhanh chóng như thế nào.

Thay vào đó, truyền thông ở Hoa Kỳ chỉ nói về thành công của quân Bắc Việt, chiếu lại cảnh doanh trại bị cháy, sự đổ nát ở các thành phố, và tòa đại sứ Hoa kỳ bị tàn phá. Hậu quả, dư luận ở Mỹ tin rằng đã mất tất cả Việt Nam.

Kiểu trình bày có hại về cuộc tấn công Tết Mậu Thân, đưa đến việc giới lãnh đạo Hoa Kỳ quyết định rút quân khỏi Nam Việt Nam và để mặc miền Nam sụp đổ..

Sử gia James J. Wirtz nhận xét về tấn công Tết Mậu Thân:

"Một sự kiện long trời lở đất khiến đầu óc rối loạn, đã làm thay đổi kế hoạch chiến tranh".

Dù quân Bắc Việt đặt nhiều hy vọng vào cuộc đột kích của năm mới, chúng không đạt thắng lợi bất ngờ như mong muốn - chiến trường vẫn không thay đổi, mọi cố gắng của quân CS đều bị chận đứng nhanh chóng.

Chúng thành công chỉ riêng trong lãnh vực: ý chí của Hoa Kỳ và dân chúng Mỹ.

Khi Bắc Việt sửa soạn kế hoạch tấn công, mục tiêu của họ là buộc quân đội Hoa Kỳ phải thay đổi chiến lược, phải giảm bớt chiến tranh và từ bỏ hy vọng.

Tấn công vào ngày Tết 1968 khiến dân Mỹ tin rằng không thể chấm dứt những tổn thất ở Việt Nam, chiến lược của CS xem ra có hiệu quả.
Image
Sau trận đánh, dân chúng thu dọn nhà cửa đổ nát ở Chợ Lớn.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Tết Mậu Thân vẫn được lịch sử thế giới nhớ tới lâu dài: đó là chiến dịch quân sự lớn nhất suốt chiến tranh Việt Nam, hàng trăm thành phố bị tấn công, trong số đó nhiều nơi là thủ phủ quan trọng.

Cho đến nay, sau hơn bốn thập niên Hoa kỳ rút quân khỏi Việt Nam, bỏ mặc miền Nam chiến đấu một mình, thế giới vẫn còn chia rẽ: ai thật sự là kẻ thắng cuộc trong trận chiến Tết Mậu Thân?

Theo lịch sử, cuộc đột kích bất ngờ này không tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc chiến - Bắc Việt phải trả một giá cao về sau chờ số thương vong và cả việc giành được lãnh thổ .

Tuy nhiên, vì dư luận dân chúng Mỹ là yếu tố sau cùng khiến giới lãnh đạo Hoa Kỳ bắt đầu nỗ lực để rút quân ra khỏi Việt Nam, có thể nói Bắc Việt thắng (về mặt tâm lý).

Nếu như tổng công kích Tết không làm thay đổi ý kiến dân chúng Mỹ về chiến tranh, chiến cuộc Việt Nam có thể kéo dài rất nhiều ngày và nhiều tháng.

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân không là chiến thuật của chiến trường; nó lại đạt được về chiến thuật tâm lý.

Người dịch:
VNCH-Ngọc Trương

User avatar
bichphuong
Posts: 569
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Biển Đông Mờ Sương Khói

Trần Khải


Image
Trung Quốc ngày càng hung hăng, cũng chẳng xem Nhật Bản ra gì... và lộ hẳn thái độ, xem Biển Đông như ao nhà Bắc Kinh...
Bản tin từ thông tấn Nga Sputnik phân tích về vũ khí TQ ngày càng tối tân, nêu câu hỏi: Ý nghĩa của việc Trung quốc trang bị máy bay cảnh báo tầm xa?

Sputnik nói rằng theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin ngành công nghiệp hàng không đất nước đã đạt được những tiến bộ trong việc thực hiện dự án máy bay tuần tra cảnh báo tầm xa được gọi là KJ-600. Chiếc máy bay này có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc? Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin trả lời câu hỏi của Sputnik trong phần bình luận của ông.

“...Trung Quốc sẽ trở thành nước thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ, có khả năng sản xuất máy bay cảnh báo tầm xa trên hạm tàu, và cũng sẽ là nước thứ ba sau Hoa Kỳ và Pháp, có máy bay loại này trên tàu ​​sân bay. Dự án trước đây của Liên Xô về loại máy bay như vậy, được gọi là Yak-44, đang ở giai đoạn đầu thực hiện vào thời điểm Liên bang Xô viết sụp đổ và đã bị đóng cửa vào năm 1993. Những nhà phát triển mới chỉ bắt đầu chuẩn bị mô hình, và chế tạo một nguyên mẫu. Yak-44, giống như KJ-600, có thiết kế tổng thể giống E-2C Hawkeye, và có khả năng cất cánh từ cầu nhảy. Nhưng không biết liệu các nhà thiết kế Liên Xô đã kịp thực hiện ý tưởng này hay không.

Chiếc máy bay KJ-600 đi vào phục vụ sẽ như là "con mắt" của Hạm đội Trung Quốc tại các hoạt động xa bờ, nơi các máy bay cất cánh từ đất liền sẽ không thể hỗ trợ đội tàu chiến Trung Quốc. Sự hiện diện của cỗ máy này có khả năng mang lại cho hạm đội Trung Quốc những lợi thế quan trọng trước đối thủ tiềm năng, kể cả Hải quân Hoa Kỳ.”

Nghĩa là, thập phần hung hiểm...

Trong khi đó, thông tấn Nhật Bản NHK ghi rằng nhà chức trách Trung Quốc cho biết có 8 công ty không tuân thủ quy định khi vẽ bản đồ nước này. Các công ty này bị yêu cầu hủy các bản đồ đã vẽ.

Một trong số các trường hợp vi phạm là bản đồ liên quan đến quần đảo Senkaku trên Biển Đông Trung Hoa.

Năm ngoái, nhà chức trách Trung Quốc đã tiến hành khảo sát về các bản đồ được cung cấp trong nước được cho là có vấn đề. Trong số này có 1 bản đồ của công ty bán lẻ Nhật Bản Ryohin Keikaku. Đây là công ty điều hành thương hiệu Muji và bán các sản phẩm phục vụ phong cách sống.

Theo nhà chức trách, bản đồ trong ca-ta-lô của công ty vi phạm quy định kiểm duyệt bản đồ của Trung Quốc. Họ cho biết sẽ yêu cầu công ty hủy bản đồ này.

Nhà chức trách TQ nói bản đồ không vẽ quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc chủ quyền của mình, cùng các quần đảo trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

NHK nhắc rằng Nhật Bản kiểm soát quần đảo Senkaku và khẳng định đây là phần lãnh thổ không thể tách rời của mình.

Bản tin khác của NHK ghi rằng Chánh Văn phòng Nội các Suga Yoshihide nói việc Trung Quốc yêu cầu hủy bỏ các bản đồ do công ty Nhật Bản phân phối là không thể chấp nhận được... ông Suga nói rõ ràng các đảo này là phần lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản, cả về lịch sử lẫn luật pháp quốc tế. Ông nói không có tranh chấp gì về chủ quyền mà cần phải giải quyết.

Ông Suga nói thêm rằng ông quan ngại về tác động có thể có đối với hoạt động kinh doanh của công ty Nhật Bản tại Trung Quốc.

Ông cho biết chính phủ Nhật Bản đã truyền đạt lập trường của Nhật Bản trong vấn đề này tới Trung Quốc qua các kênh ngoại giao, và đã yêu cầu Trung Quốc giải thích.

Trong khi đó, thông tấn RFI từ Paris ghi nhận Đài Loan tập trận bắn đạn thật, mô phỏng cuộc phản công chống đổ bộ...

Quân đội Đài Loan vào hôm 30/01/2018, đã tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật, mô phỏng một chiến dịch đối phó với một cuộc tấn công đổ bộ lên đảo. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc càng lúc càng gia tăng sức ép trên chính quyền Đài Bắc.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, cuộc tập trận huy động cả ba binh chủng hải, lục, không quân, với máy bay dọ thám được cử theo dõi «tàu địch» đang tiến lại gần đảo, trong lúc xe tăng nã pháo vào lực lượng địch đổ bộ lên cảng Hoa Liên (Hualien), bờ biển phía đông Đài Loan, nhìn ra Thái Bình Dương.

Trực thăng chiến đấu cũng lâm trận, thả tín hiệu giả để đánh lừa đối phương, và chiến đấu cơ F-16 mô phỏng các thao tác oanh kích để hỗ trợ cho binh lính ở dưới đất đang chiến đấu với «quân thù» đội mũ đỏ để dễ phân biệt.

RFI ghi rằng Bộ Quốc Phòng Đài Loan không nói rõ là kịch bản thao diễn thường niên này là dàn dựng một cuộc xâm chiếm từ phía Trung Quốc, nhưng cho biết mục tiêu nhằm «chứng tỏ quyết tâm của Đài Loan bảo vệ an ninh đất nước và hòa bình ở eo biển Đài Loan».

Trong khi đó, một bản tin RFA ghi nhận: Quân đội Philippines hôm 31/1 đưa một máy bay do Nhật Bản tặng bay qua khu vực bãi Scarborough thuộc nước này nhưng hiện đang do Trung Quốc chiếm giữ.

Tư lệnh khu vực Bắc Luzon của quân đội Philippines cho biết chiếc máy bay Beechcraft King Air C90 đã bay ở độ cao chỉ khoảng 240 mét xung quanh khu vực bãi cạn Scarborough trong lần thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của máy bay này do hải quân Philippines tiến hành. Philippines đã phát hiện 9 tàu Trung Quốc trong khu vực, bao gồm 4 tàu tuần duyên của Trung Quốc và 4 tàu cá của Philippines. Tuy nhiên theo tuyên bố của Tư lệnh khu vực Bắc Luzon, phía Trung Quốc đã không có bất cứ động thái nào đối với máy bay của Philippines. Điều này khác hẳn với những gì mà Trung Quốc thường làm từ trước đến nay khi gặp các tàu hay máy bay nước ngoài vào khu vực mà Trung Quốc đòi chủ quyền.

Bản tin RFA cũng nhắc: “Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền ở Philippines hồi năm 2016, quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đã được cải thiện. Tổng thống Philippines đã nhiều lần nói muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc, và không muốn gây sức ép lên Trung Quốc về vấn đề tranh chấp Biển Đông ở các diễn đàn khu vực.”

Thập phần hung hiểm... Biển Đông mịt mờ khói sóng.

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

50 năm cuộc thảm sát Mậu Thân (1968-2018)
Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi
(Danlambao) - Toàn thể dân Việt đang bước vào thời điểm tưởng niệm 50 năm biến cố Tết Mậu Thân (1968-2018). Đây là sự kiện thuộc hạng đáng ghi nhớ nhất trong Việt sử vì nhiều mối liên hệ: ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết dân tộc, cuộc tấn công của Cộng sản VN bất chấp tuyên bố hưu chiến, sự thất bại thảm hại của cuộc tổng tấn công về mặt quân sự và chính trị, tội ác đã gây ra cho chính Đồng bào Việt Nam, thái độ cố chấp của Cộng sản không nhìn nhận sai phạm của họ, dù đã nửa thế kỷ.

1- Trước hết, xin nhắc lại những thời điểm then chốt: Ngày 19-10-1967, nhà cầm quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố: vào dịp Tết Mậu Thân, miền Bắc Việt Nam tự nguyện ngưng bắn từ 27-01 đến 03-02-1968 (tức 28 tháng Chạp đến 05 tháng Giêng Mậu Thân, 8 ngày). Ngày 17-11-1967, tới lượt Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam - tổ chức chính trị mà trên danh nghĩa điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động “giải phóng miền Nam” nhưng thực chất chỉ là công cụ của Hà Nội - long trọng đưa ra tuyên bố tương tự.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dè dặt hơn nên mãi đến ngày 16-12-1967 mới tuyên bố cũng tự nguyện ngừng bắn từ 30-01 đến 01-02-1968 (3 ngày, mồng 1 đến mồng 3 Tết Mậu Thân). Sau tuyên bố vừa kể, đa phần quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa được nghỉ phép ăn Tết, lệnh giới nghiêm trên toàn miền Nam được bãi bỏ…

Thế nhưng đêm 29 rạng ngày 30-01-1968 - đúng thời điểm Giao thừa âm lịch - nhiều đơn vị quân đội và du kích Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lẫn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hoà đồng loạt nổ súng, mở đầu cái gọi là cuộc “Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968”; ở các chiến trường còn lại - do hiểu khác - đã khởi chiến đúng vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968 (tức đêm 1 tết theo lịch miền Nam). Và chỉ trong vòng 2 ngày, chúng đã tiến vào 41 thành phố, thị xã, 72 quận lỵ, kể cả thủ đô Sài Gòn và cố đô Huế, nghĩa là đánh vào các khu dân cư. Cả miền Nam, từ chính quyền đến dân chúng đều choáng váng trước kiểu “tự nguyện ngừng bắn” này của Việt cộng.

Choáng váng là phải, vì Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay đều xem Tết có một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Bởi lẽ đó không những là thời điểm năm cũ chuyển sang năm mới theo định luật của trời đất, nhưng quan trọng hơn, trong văn hóa dân tộc, đó là thời gian dành cho đoàn tụ gia đình, yêu thương hòa giải, cầu mong an lành cho nhau và hy vọng tương lai tốt đẹp. Đó là lúc người ta đốt nén hương dâng lên tổ tiên và những người đã khuất trong niềm tưởng nhớ các kỷ niệm và lời giáo huấn; đó là lúc cha mẹ con cái sum vầy trong tinh thần xí xóa chuyện cũ, sống giây phút hiện tại cách đầm ấm, bên những thức ăn ngon lành và ý nghĩa hay qua những trò vui mang bản sắc văn hóa dân tộc; đó là lúc mọi người cầu chúc cho nhau và hứa hẹn với nhau những điều tốt đẹp trong 365 ngày sắp tới. Thế nhưng, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc và lịch sử bao cuộc chiến tranh trên đất nước, Việt cộng đã tung ra một cuộc tấn công những người cùng da vàng máu đỏ tại các khu vực cư dân đông đúc vào chính những giờ khắc linh thiêng nầy. Tiếng pháo đã chen lẫn tiếng súng! Rượu hồng đã hòa vào máu đỏ! Bánh tét đã trộn lẫn với thịt người!

2- Nhằm kỷ niệm 50 năm biến cố ấy, đảng và nhà nước VC đã làm lễ ăn mừng sáng ngày 31 tháng 01 tại Hội trường Thống nhất, thành Hồ, với chủ đề “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968”. Trước đó họ đã đồng loạt tổ chức “Hội thảo khoa học cấp quốc gia” với đề tài “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”, và tung ra 2 bài viết ca tụng cái gọi là “chiến thắng” trong chiến dịch này của Chủ tịch nước VC Trần Đại Quang và của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Mục đích của Hội thảo được Thượng tướng VC Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, xác định: “Góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, hun đúc tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội (CNXH), lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống đại đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Dĩ nhiên đó chỉ là tuyên truyền xuyên tạc và nhồi sọ!

Tại cuộc Hội thảo do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy HCM phối hợp tổ chức ngày 29-12-2017 tại Sài Gòn, nơi có các mục tiêu quan trọng bị tấn công như Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ và Đài Phát thanh Sài Gòn, các diễn giả đã tận lực khoe khoang cho cái gọi là “giá trị của cuộc tổng tiến công và nổi dậy; khẳng định chủ trương đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch HCM; tái hiện diễn biến và những nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc tổng tiến công, trình độ chỉ huy, khả năng cơ động và phối hợp chiến đấu giữa các lực lượng trên chiến trường miền Nam…”. Ngô Xuân Lịch thì huênh hoang nhận định: “Thắng lợi của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã khẳng định sự phát triển cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam; đặc biệt là nghệ thuật nắm bắt thời cơ chiến lược để chủ động tiến công địch, làm chuyển biến cục diện chiến tranh, nghệ thuật tiến công bằng các phương thức tác chiến mới giành thế bất ngờ…”. Không chỉ có thế, ông Lịch còn bịa thêm rằng: “Nhận thức rõ vai trò quan trọng của lực lượng vũ trang trong chiến tranh cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên coi trọng xây dựng LLVT ba thứ quân, nhất là xây dựng bộ đội chủ lực từng bước phát triển lớn mạnh. Theo đó, đến cuối năm 1967, lực lượng bộ đội chủ lực toàn miền Nam đã phát triển lên 278.000 người, được tổ chức thành 190 tiểu đoàn chiến đấu, bố trí bí mật trên khắp các chiến trường. Đây là một trong những nhân tố tạo sức mạnh trực tiếp, quyết định thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; đồng thời, thể hiện tầm nhìn và sự chỉ đạo chiến lược sắc sảo của Đảng ta về xây dựng LLVT nhân dân trong chiến tranh giải phóng dân tộc.”

Làm gì có cái gọi là “Lực lượng bộ đội chủ lực toàn miền Nam” do chính người miền Nam lập ra để hình thành “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam”! Thật ra đa số trong đội ngũ này là của miền Bắc được đào tạo đưa vào Nam, phối hợp với 30 đến 40 ngàn bộ đội VC được giữ lại trong Nam mà không tập kết ra Bắc theo điều kiện của Hiệp định Geneve 1954, rồi nhập chung với du kích miền Nam để cùng đội mũ tai mèo, đi chân đất, mặc quần xà lỏn, bận áo bà ba đen và tới đâu cũng khoe là “quân giải phóng”. Chính đạo quân “nằm vùng” này là lực lượng nòng cốt để Hà Nội thành lập cái gọi là Quân đội Giải phóng và Mặt trận Giải phóng miền Nam tay sai ngày 10-12-1960. Ngô Xuân Lịch cũng không ngần ngại cho rằng VC đã chiến thắng dòn dã ở Huế như sau: “Đặc biệt, với 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế đã khẳng định sức mạnh của LLVT ba thứ quân, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân miền Nam anh hùng”. Trong “Lễ kỷ niệm 50 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” do Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức với Sở Giáo dục hôm 15-11-2017, VC còn khoe khoang một cách trâng tráo lố bịch: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tại Cần Thơ chủ yếu tập trung tại vị trí lịch sử Lộ Vòng Cung, kéo dài trong 3 đợt, từ ngày 30-01 đến ngày 30-09-1968, loại khỏi vòng chiến 25.000 tên địch, phá hủy 228 máy bay, cùng nhiều đồn bốt, súng các loại?!?

3- Điều lạ là tất cả nội dung VC dành tung hô biến cố MT đã không có một chữ hay con số nào nói lên sự tổn thất lớn lao của bộ đội miền Bắc và quân du kích trong Nam. Nhưng người ta còn nhớ khi bộ phim tài liệu dài 12 tập “Mậu Thân 1968” (đầy dối trá vì phủ nhận việc thảm sát thường dân và các hố chôn người) được bắt đầu chiếu trên đài Truyền hình VN từ ngày 25-01-2013, nữ đạo diễn Lê Phong Lan đã cho biết lý do làm phim trễ: nhà cầm quyền VC coi vụ Mậu Thân là “vấn đề nhậy cảm” chẳng ai muốn nói đến. Đó là vì - Lê Phong Lan nói - “sự tổn thất của quân đội nhân dân Việt Nam ở sự kiện này quá nhiều. Tâm sự với tôi khi trả lời phỏng vấn, nhiều chỉ huy các sư đoàn dạn dày chiến trận còn khóc nức lên vì thương lính. Đó là lý do duy nhất”. Trên thực tế, cả quân miền Bắc lẫn du kích miền Nam đã thiệt hại rất nặng. Theo ước tính của các chuyên gia quân sự thì trong cuộc tấn công ấy, VC đã vận dụng từ 323,000 đến 595,000 quân chính quy và địa phương trong Nam để thực hiện kế hoạch chống lại khoảng 1 triệu 200 ngàn quân VNCH và Hoa Kỳ, với dự kiến chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ. Tuy nhiên kế hoạch lớn lao của Hà Nội đã bị quân và dân VNCH được sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ đánh bại. Khoảng từ 85,000 đến 100,000 quân VC bị loại khỏi vòng chiến, so với thiệt hại của bên kia là trên 6,000 tử thương, ngót 30,000 bị thương và trên 1,000 quân bị mất tích. Theo báo chí của VC tiết lộ vào năm 1998, nhân kỷ niệm 30 năm Mậu Thân, đã có trên 100,000 lính VC mất tích hay vong mạng. Ngoài ra, suốt thời gian biến cố Mậu Thân và đặc biệt tại thành phố Huế bị chiếm đóng lâu nhất, không nơi nào có “nổi dậy” của nhân dân như VC tuyên truyền từ trước cho bộ đội, và cũng chẳng có nơi nào dân bỏ phía Quốc gia chạy sang phía Cộng sản. Hà Nội quả đã thất bại thê thảm về mặt quân sự lẫn chính trị. Chính một sĩ quan cao cấp VC, thiếu tướng Huỳnh Công Thân, “anh hùng các Lực lượng vũ trang nhân dân”, tỉnh đội trưởng Long An, tư lệnh Phân khu 3 khi diễn ra cuộc “Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân”, trong hồi ký “Ở chiến trường Long An” (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân 1994) đã cho thấy ai thắng ai thua trong kế hoạch vừa điên rồ, vừa phi nhân đó. Còn “độc đáo”, “oanh liệt” hay không thì chỉ cần đọc lại những lời tuyên bố của trung tướng VC Trần Văn Trà nhìn nhận Bộ chỉ huy Cộng sản đã tính toán sai lầm trong vụ tấn công quân sự Mậu Thân. Nhà văn Phạm Đình Trọng, trong bài viết “Về Với Dân, phần 3: Khắc khoải xuân Mậu Thân 1968”, https://nhatbaovanhoa.com/a692/tet-mau- ... n-o-ha-noi có kể rằng khi nghe nhà văn quân đội CS, đại tá Xuân Thiều trình bày: “Tôi thấy Tết Mậu Thân 68 ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều..”. Mới nghe có thế, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: “Ngu! Ngu! Đại Tá mà ngu!...” rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn. Phần Chế Lan Viên, một thi nô của VC (nhưng sám hối cuối đời) với chỉ một câu thơ, đã nói lên nhiều ý nghĩa. Ông đã mở đầu bài thơ “Ai? Tôi?” viết năm 1987 như sau: “Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng. Chỉ một đêm, còn sống có 30. Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?”

4- Nhưng phải nói trách nhiệm lớn lao nhất của Việt cộng trước Dân tộc, trước Lịch sử chính là cuộc thảm sát thường dân tại Huế trong 25/26 ngày chúng chiếm được thành phố này. Ông Nguyễn Lý Tưởng, nhà sử học, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên, người đã sống vào thời điểm xảy ra biến cố Tết Mậu Thân ở Huế và các nơi khác cũng như từng tiếp xúc với một số nhân chứng của cả hai bên (Quốc gia lẫn VC hồi chánh), đã kể lại trong “Cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Vietnam Center" (Lubbock, Texas, Hoa Kỳ) từ 13 đến 15-03-2008 như sau: “Các nạn nhân bị thảm sát tại Huế và Thừa Thiên được tìm thấy tại trường tiểu học Gia Hội, chùa Theravada, Bãi Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, khu vực phía Tây Huế gần lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, cầu An Ninh Thượng, cửa Đông Ba, trường An Ninh Hạ, trường Văn Chí, chợ Thông, Lang Xá Cồn, gần lăng Gia Long, gần chùa Tường Vân, Đông Gi (Di), Vinh Thái, Thủy Thanh, Lương Viện, Phù Lương, Phú Xuân (Phú Thứ), Thượng Hòa, Vinh Hưng, Khe Đá Mài... tất cả 23 địa điểm tổng cộng 2326 xác chết (sọ người). Còn khoảng trên 3,000 nạn nhân thuộc tỉnh Thừa Thiên và Huế đã được thân nhân xác nhận là chết hoặc bị bắt đi thủ tiêu, mất tích... không biết họ đã bị giết chết và chôn xác ở đâu?!

Dã man nhất là tại Khe Đá Mài (thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên). VC đã dùng súng trung liên, đại liên, lựu đạn và mìn giết tập thể các nạn nhân, vất xác xuống dưới khe, lâu ngày thịt thối rữa bị nước cuốn đi, chỉ còn 428 sọ người, xương người dồn lại một đống. Người ta đã dựa vào các dấu vết còn lại của nạn nhân như áo len, tượng ảnh, giấy căn cước bọc nhựa... để biết được thân nhân của mình đã chết ở trong đống sọ và xương lẫn lộn đó. Đa số những nạn nhân nầy là giáo dân bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam vào đêm mùng 5 Tết (03-02-1968)”

Về cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài, người viết đã có may mắn gặp được chứng nhân duy nhất còn sống của biến cố đó, đã phỏng vấn đương sự và đã ghi lại tường thuật của đương sự trong bài viết dài 6 trang A4: “Biến cố Mậu Thân-Cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài” phổ biến tháng 11-2007, nhân kỷ niệm 40 năm cuộc thảm nạn này. (http://www.duocviet.org/2017/02/05/bien ... he-da-mai/). Những giáo dân Phủ Cam bị thảm sát trong vụ này (công chức, thanh niên, học sinh hiền lành) là nạn nhân vô tội của việc Cộng sản trả thù những chiến binh (lính chính quy và nghĩa quân VNCH) đã cầm súng bảo vệ giáo xứ suốt mấy ngày nhưng sau đó phải rút về Phú Bài vì không được tiếp viện.

Sự tàn ác vô nhân tính của VC trong cuộc thảm sát tại Huế đã được nhà văn Đinh Lâm Thanh, hiện sống ở Pháp, chứng nhân biến cố, mô tả như sau trong bài thuyết trình dịp tưởng niệm 40 năm biến cố tổ chức tại Paris ngày 02-03-2008: “Tại Huế, CS lùng bắt thành phần quân-cán-chính, tập trung dân để tổ chức đấu tố, bắn giết, chôn sống tại chỗ một số và dẫn những người còn lại theo làm tù dân - tôi nói tù dân, vì tù là những người dân vô tội - trước khi rút lui tháo chạy trước sức tấn công mãnh liệt của QLVNCH và Đồng minh… Mỗi hố chôn tập thể từ 5, 7 người đến trên 400 nạn nhân như ở Khe Đá Mài. Những nạn nhân nầy bị thảm sát một cách dã man như: Cột chùm lại với nhau và đốt cháy bằng xăng, bắt ngồi trên mìn rồi cho nổ tan xác, chặt đầu, bắn vào ót, đập chết bằng bá súng, đóng cọc từ dưới bàn tọa lên đến cổ, trói tay chân thành từng chùm rồi xô xuống hố chôn sống”.

Ông Võ Văn Bằng, Trưởng ban Cải táng Nạn nhân CS Tết MT nói với đài Á Châu Tự Do (RFA) năm 2008 : “Các hố cách nhau. Mỗi hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, người thì nằm, người thì ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng…”

Trong bài nói chuyện tại buổi Tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân, Việt Báo Gallery ngày 29-3-2008, nhà văn Nhã Ca tác giả “Giải Khăn Sô Cho Huế” đã tố cáo: “Bốn mươi năm trước đây, đúng vào giờ trưa mùng Hai Tết, tại Cửa Đông Ba Huế, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đột nhập,CS khai diễn cuộc tàn sát. Toán nạn nhân đầu tiên gồm 5 thường dân -không hề có người lính Cộng hòa nào. Tất cả bị trói, bắt đứng quay lưng vào tường thành. Dân chúng đứng coi. Súng AK nổ. Từng người gục chết. Sau cuộc hành hình, thân nhân những người bị bắn nhào ra muốn ôm xác. Họ bị đánh, bị đá, bị đuổi. Xác người bị phơi ngày phơi đêm. Nắng. Máu. Giòi bọ… Và cuộc tàn sát tiếp tục. Không bằng súng đạn mà bằng cách chôn sống. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính chùm xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Cứ thế mà chôn hàng ngàn người. Bạn tôi, chị Tâm Túy cũng đã bị chôn sống. Khi xác đào lên, thấy hai tay chị vói lên như đang cố cào bới đất. Móng tay, móng chân mọc dài hơn. Tóc mọc dài hơn… Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống... Huế Tết Mậu Thân. Hàng ngàn người đã bị chôn sống như thế” (Việt Báo ngày 31-3-2008).

5- 50 năm đã trôi qua. Nhiều chứng nhân vẫn còn sống (trong đó có kẻ viết bài này), nhiều chứng tích vẫn tồn tại (chẳng hạn ngôi mộ tập thể chôn cất xương cốt của hơn 400 nạn nhân khe Đá Mài tại núi Ba Tầng [núi Bân], phía Nam thành phố Huế, nhưng trong tình trạng bị bỏ hoang phế với trụ bia và hai bàn thờ bị VC phá hủy ngay sau tháng 4-1975), vô số tài liệu đã được công bố rộng rãi trên mạng về cuộc thảm sát cách đây nửa thế kỷ. Thế nhưng đảng và nhà cầm quyền VC vẫn quyết tâm không thừa nhận sự thật, lãnh nhận trách nhiệm, công nhận tội ác tầy trời mà chính họ đã gây ra cho Dân tộc và Đồng bào trong những ngày xuân năm 1968, vẫn không giải oan cho các nạn nhân vô tội bị giết bằng cách chính thức tạ tội và để tự do cho bất cứ cá nhân hay tập thể nào tưởng nhớ các nạn nhân này, vẫn tiếp tục trình bày biến cố Mậu Thân như một chiến thắng lừng lẫy.

Tâm địa tàn ác ngay cả với đồng bào và thói bất hối lỗi đó đã ăn sâu trong con người Cộng sản, nhất là giới lãnh đạo. Nó bắt nguồn từ Hồ Chí Minh, với bài viết “Địa chủ ác ghê” (1953), bản cáo trạng vu khống và tuyên án tử hình vô tiền khoáng hậu đối với ân nhân của đảng là bà Nguyễn Thị Năm, với việc để cho Trần Quốc Hoàn giết chết người tình đã có con với mình là Nguyễn Thị Xuân; rồi từ bộ Chính trị đảng thời đầu với cuộc Cải cách Ruộng đất giết trực tiếp lẫn gián tiếp nửa triệu nông dân miền Bắc, với cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa làm vong mạng gần 4 triệu đồng bào hai miền đất nước (chết vì đánh trận, chết vì ám sát thủ tiêu, chết vì mìn nổ trên đường, vì lựu đạn ném vào rạp hát, chợ búa, nhà hàng, vì đạn pháo kích vào trường học…). Tâm địa tàn ác và thói bất hối lỗi đó tiếp tục sau năm 1975 với việc tàn sát hơn 100 ngàn quân nhân cán chính VNCH trong các trại tập trung cải tạo, với việc đẩy hàng triệu Đồng bào ra biển khơi hay vào rừng thẳm để chạy trốn chế độ mà một nửa đã vong mạng, với việc gây ra nạn dân oan hàng chục triệu người nay sống dở chết dở, với việc giết oan hàng trăm công dân bị bắt bắt vào đồn, với việc thản nhiên tuyên những bản án tử hình cho nhiều người vô tội như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh và mới đây nhất là cho Đặng Văn Hiến, anh nông dân tự vệ giữ đất…. Chưa thấy Việt Cộng hối lỗi bao giờ trước các tội ác đó! Đó là chưa kể tội ác đẩy đất nước vào cơn lụn bại mọi mặt, dân chúng vào cảnh điêu linh cuộc sống, Tổ quốc vào nguy cơ xóa sổ vĩnh viễn vì Tàu cộng xâm lăng như hiện thời.

Bài viết này là một nén hương lòng tưởng nhớ hàng vạn oan hồn biến cố Mậu Thân, trong đó có 5 thầy dạy, 5 bạn học và nhiều thân nhân của người viết, cũng như tưởng nhớ oan hồn của hàng triệu đồng bào nạn nhân từ khi đảng VC xuất hiện (1930). Ngoài ra, đây cũng là lời kêu gọi đảng và nhà cầm quyền CSVN hãy biết thành tâm nhận lỗi trước nhân dân, coi như một bước đầu cho việc hòa giải hòa hợp Dân tộc thực sự. Thêm nữa, đây cũng là lời cảm tạ Thiên Chúa đã giữ cho tôi được sống đến ngày hôm nay để làm chứng nhân cho cuộc thảm sát và cho nhiều chuyện khác trong xã hội VN cộng sản. Bởi lẽ như đầu bài đã nói, nếu không vì hiểu khác mà VC tấn công Huế đêm giao thừa Mậu Thân thì ắt hẳn sáng ngày mồng 1 Tết tôi đã phải chạy lên trú ngụ tại nhà thờ Phủ Cam (để sau đó bỏ thây tại Khe Đá Mài), thay vì về làng quê Dương Sơn (cách Huế khoảng 8km) ăn tết và đã khỏi chung số phận với hơn 400 thanh niên hiền lành của giáo xứ Phủ Cam, nơi tôi đã và đang sống.

Huế ngày 04-02-2018
Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Sự tồn tại khó hiểu của trang mạng "Chân Dung Quyền Lực"

Đào Như
- Kể từ khi ông TBT/ĐCSVN, Nguyễn Phú Trọng bằng đòn hiểm độc của người cộng sản đã đẩy được ‘đồng chí X’ về vườn, trở thành người tử tế, biết giác ngộ, tụng kinh niệm Phật, ẩn mình dưới bóng từ bi. TBT Nguyễn Phú Trọng tha hồ tay ‘búa’ tay ‘liềm’, đánh Nam dẹp Bắc diệt trừ tham nhũng, nhổ tận gốc rễ những ảnh hưởng tư tưởng chính trị còn sót lại của ‘đồng chí X’. Búa Liềm của Tổng Trọng vươn tận trên cao chót vót của Nhà nước vô sản-Ủy viên Bộ Chính Trị vô cùng quyền lực, Ủy viên Trung Ương, Bí thư, Chủ tịch tỉnh… đều bị tạm giam, khai trừ khỏi đảng. Bà Chủ tịch Quốc Hội cũng phải cúi đầu, khi nghe TBT Nguyễn Phú Trọng tuyên bố thẳng thừng trị dân bằng: “Cương lĩnh của Đảng đứng trên Hiến Pháp”. Quốc Hội chỉ là bù nhìn, một loại ‘đồ chơi robot’ của ông ta! Bộ Công an hồ hởi khi ông TBT Trọng kêu gọi, là Công An, các đồng chí phải bảo vệ Đảng trước hết. Công cụ, vũ khí, đắc lực của ông Tổng Trọng là Bộ Công An và nhất là Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao của ông Nguyễn Hòa Bình.

Theo trang mang Chân Dung Quyền Lực: Viên Trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hòa Bình, người có một thời làm ăn thân cận của ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Chỉ cần gõ trên link sau đây, là hiện ra ngay lập tức những điều bất lợi cho Ông Nguyễn Phú Trọng và đồng chí của ông, ông Nguyễn Hòa Bình-Viện Trưởng Viện KSND Tối cao: http://chandungquyenluc. blogspot.com:

- Viện Trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình và vụ chay án rúng động trong nội bộ cấp cao ngành Kiểm sát.

- Điểm mặt hàng loạt căn nhà biệt thự cán bộ cấp cao của Viên trưởng VKSND Tối cao-Nguyễn Hòa Bình tại Hà Nội

- Những dự án nghìn tỷ của Nguyễn Tuấn Anh, con trai ruột của ông Nguyễn Hòa Bình, tại quê nhà Quảng Ngãi

- Chỉ mặt những công ty “ma” của Nguyễn Tuấn Anh, con trai Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình

- Mũi thuyền xẻ sóng Mũi Cà Mau…

Nhìn sang cột bên phải, hiện ra danh sách của các ông: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng… Chỉ cần gõ trên link “Nguyễn Phú Trọng”, như một mênh lệnh hiện ra ngay những hàng tít lớn làm hại danh tiếng thơm tho của TBT Nguyễn Phú Trọng:

- TBT-Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Viện KSND Tối cao: Tay đã nhúng chàm thì không thể chống tham nhũng!

- Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư tại Hội nghị Trung Ương 10.

- Nguyễn Phú Trọng kẻ phản bội, bất nhân, bất nghĩa….

- Cú cọ quậy cuối cùng của TBT Nguyễn Phú Trọng…

Đó chỉ là sơ sơ thôi! Mà đã thấy bao nhiêu điều bất lợi cho ông TBT/ĐCSVN-NGuyễn Phú Trọng và Đồng chí của ông, Nguyễn Hòa Bình-Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Ai cũng ngạc nhiên, một trang mạng vô cùng tai hại cho sự nghiệp chống tham nhũng và diệt trừ tàn dư chính trị của “đồng chí X”, của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đến như vậy! Ấy vậy mà nó vẫn tồn tại một cách khó hiểu! Lẽ ra nó cũng phải bị ‘kỷ luật”, bị đánh sập kể từ ngày “đồng chí X” về vườn, làm người tử tế.

Phải chăng sự tồn tại trang mạng chândungquyềnlực một cách ngoan cố ngoài “ý chí” của ông TBT Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông, chỉ vì các giới báo chí, trí thức và người dân hậu thuẫn hỗ trợ tích cực sự tồn tai của của trang mạng cdql như một răn đe, một đối trọng quyền lực dành cho chế độ của ông TBT/ĐCSVN-Nguyễn Phú Trọng. Trang mạng Chândungquyềnlực có khả năng vạch trần những “Vùng cấm”, bộc lộ những “Tài liệu mật” mà ông TBT-ĐCSVN-Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông đã trưng ra (Vùng cấm-Tài liệu mật) như một lá chắn che chở chế độ của ông khỏi sụp đổ.

Không một ai ngạc nhiên khi nghe nhà báo Hoàng Hải Vân của trang mạng Một thế giới, hôm 30 tháng Giêng vừa rồi trong bài bình luận đanh thép ông đã yêu cầu chế độ “Cần Sớm Bỏ “Vùng cấm và Tài liệu mật” trong Vụ án Vũ Nhôm”. Theo nhà báo Hoàng Hải Vân, “nếu điều tra tới nơi, tới chốn Vụ án Vũ Nhôm có thể đụng chạm đến “vùng cấm” và “tài liệu mật” trong thực tế, mặc dầu không có “vùng cấm” nào nằm ngoài pháp luật…”. Thiết nghĩ, không chỉ vụ án Vũ Nhôm mà tất cả những vụ án chống tham nhũng khác như vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê và nhiều vụ án tham nhũng to lớn khác nữa, nếu được điều tra đến nơi, đến chốn tất nhiên nó sẽ chẳng những đụng chạm mà nó còn khả năng vạch trần, bộc lộ những điều lệ, những sự thật hãi hùng, ghê sợ cũng như dơ dấy, bẩn thiểu, độc tài khốc liệt chống lại quyền lợi nhân dân mà ĐCSVN đã cố ý chôn vùi trong “Vùng Cấm”, trong “Tài Liệu Mật”. http://motthegioi.vn/chuyen- hom-nay-c-155/can-som-bo-vung- cam-tai-lieu-mat-trong-vu-an- vu-nhom-81292.html

Để kết luận bài viết của mình, nhà báo Hoàng Hải Vân, đã hạ bút: "Tất nhiên theo luật pháp nước ta, đã là bí mật quốc gia chỉ được lưu hành trong phạm vi luật định theo cấp độ bí mật. Không chỉ đối với dân chúng, mà cả những người lãnh đạo mà tiếp cận tài liệu mật không đúng thẩm quyền là phạm pháp. Báo chí không có quyền đòi hỏi Nhà nước công bố tài liệu mật. Nhưng trong trường hợp các vụ này, theo chúng tôi nếu có tài liệu mật liên quan đến các dự án và việc làm ăn phi pháp, thì những tài liệu mật đó đều bất hợp pháp, cần giải mật và công khai cho dân chúng biết."

Như vậy, việc nhà báo Hoàng Hải Vân yêu cầu ông TBt Nguyễn Phú Trọng Sớm bỏ Vùng cấm và Tài liệu mật có liên quan đến tham nhũng, liên quan đến những dự án, những vụ làm ăn phi pháp lên đến nhiều ngàn tỷ, chẳng những là hợp lý mà còn có khả năng phòng chống tham nhũng rất tích cực.

Nhưng thiết nghĩ việc yêu cầu Nhà nước cộng sản sớm bỏ Vùng cấm và tài liệu mật nghe có vẻ xa vời thiếu thực tế, chi bằng ta tra cứu qua trang mạng chândungquyềnlực. Trang mạng này có khả năng vạch trần và bộc lộ nội dung vô cùng khiếp đởm của cái gọi là “Vùng Cấm và Tài liệu mật” chỉ dành riêng cho các lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN mới có quyền tiếp cận./.


Đào Như

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Vô liêm sỉ - bản chất của cộng sản Việt Nam

Hồ Thanh Phát
(Danlambao) - Thường trên đời này, cái gì hay ho; tốt đẹp thì người ta mới hãnh diện; tha hồ mà đem khoe. Đồng bào thuộc sắc tộc thiểu số quan niệm rằng “tốt khoe xấu che”. Con mèo trước khi đại tiện cũng biết tạo một cái lỗ để che giấu thứ tanh hôi do mình thải ra. Tuy nhiên, trên đời này, loài người lại có thứ không hiểu biết phải làm thế nào để lấp đậy cái xấu xa, trơ trẽn, cái hành động đê hèn; tàn ác không mang tính người mà lại huênh hoang cho thiên hạ thấy rằng kẻ đó chính là ta. Đây, cũng chứng minh được rằng, bọn này còn kém cỏi; thiếu văn minh hơn nhóm sắc dân mà mình cho là thiểu số, hay chó mèo là loài súc sinh.

2018, nhân đúng 50 năm, ngày mà toàn dân miền Nam Việt Nam không thể quên được thảm kịch “Mùa Xuân Mậu Thân 1968” thì bọn lãnh đạo Hà Nội tổ chức đón mừng chiến thắng. Ba ngày tết là thời điểm thiêng liêng mà người dân Việt coi đây khởi đầu cho một năm mới, bao sự may lành sẽ đến với mọi người. Tất cả sinh hoạt thường nhật vất vả được tạm thời gác qua, niềm vui hân hoan cùng nhau chia sẻ trong tình người. Chiến tranh triền miên cho dân tộc Việt Nam, súng nổ đạn bay đêm ngày trên mảnh đất miền Nam, thương vong; chết chóc mà bọn cộng sản Bắc Việt gieo rắc. Mong lắm, người dân Việt Nam lương thiện, với bản chất hiếu hòa, ước sao chiến tranh sớm chấm dứt để trẻ thơ không còn cảnh mồ côi, gia đình bớt vắng bóng người, nhưng sao lâu quá. Một ngày ít tiếng súng là ngày người dân miền Nam có thêm niềm hạnh phúc. Hưu chiến là giây phút máu ngưng chảy, thây người ngừng đổ, nỗi vui mừng nào kể xiết.

Mùa Xuân 1968, cuộc ngừng bắn đã xảy ra, chính Hà Nội đã đồng ý 3 ngày cho người dân vui xuân. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa rất thiết tha chấp nhận, quân nhân được lệnh cho về vui tết cùng gia đình rộng rãi hơn, số ít ở lại canh trực doanh trại hay đồn bót… Với bản chất xấu xa và gian tâm của cộng sản, họ lợi dụng cơ hội này để chuẩn bị cho một cuộc tổng công kích vào toàn lãnh thổ miền Nam, súng đạn được chôn giấu, bộ đội đã ém sẵn mọi nơi. Chúng ở thế tấn công và sự mất cảnh giác của phía Việt Nam Cộng Hòa là hai yếu tố quan trọng để Hà Nội tin chắc rằng chiến thắng sẽ thuộc về họ. Tiếng pháo đêm giao thừa và trong ba ngày tết nổ vang là giây phút tiếng súng B 40; AK khai hỏa. Tất cả những trọng điểm của chính quyền miền Nam là mục tiêu, các nơi như Đài phát thanh; Bộ Tổng Tham Mưu; tòa Đại Sứ Hoa Kỳ… và chúng hiện diện khắp hang cùng ngõ hẻm.

Mặc dù đại đa số lực lượng quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã được về vui xuân cùng gia đình, nhưng khi biết được bộ đội Việt cộng khởi động cuộc tấn công, thì hầu hết đã tìm phương cách sớm nhất trở lại đơn vị gốc đang phục vụ để cùng chiến đấu, một số đông đến trình diện tại tiểu khu hoặc một cơ sở quân sự gần nhất nơi họ đang nghỉ phép nên quân số của lực lượng phòng thủ tương đối đủ để phản công. Với bản chất lọc lừa, điêu ngoa xảo trá; vi phạm hưu chiến; đánh lén sau lưng; thâm độc tàn ác; sát hại dã man… và vì lưới trời lồng lộng, cho dù có “tiến lên” nhưng “toàn thắng đã không ắt về ta” như Hồ Chí Minh tưởng tượng!!! 50 ngàn con cháu bác Hồ ra ma trong trận Mậu Thân bởi tham vọng điên rồ của chúng. Sau trận này, lực lượng du kích Nam Bộ coi như tiêu tùng gần hết, Bắc quân phải bổ sung. Vậy mà 50 năm sau, một lũ chết hụt trong trận này nay đã ăn mừng chiến thắng. Trong ngày này, chỉ cần 3 nén nhang thắp lên thì đó sẽ trở thành là ngày giổ tập thể của 5 vạn bộ đội trong lực lượng quân đội nhân dân cộng sản Việt Nam. Biết đâu, trong thâm tâm lãnh đạo Hà Nội cho tổ chức với ý nghĩa này, ai biết được? vì không thể nói ra sự thật phũ phàng!!! cũng mong họ còn có chút lương tri tưởng nhớ, truy điệu để vong linh những liệt sĩ này đang nằm vất vưởng đâu đó dưới lòng đất không phải hối hận vì đã hy sinh cho “cách mạng”.

Người dân miền Nam đã mất mát thật nhiều trong chiến tranh, nhưng đồng bào tại cố đô Huế, rất nhiều gia đình coi như đã không còn Mùa Xuân. Kể từ đó, mỗi năm tết đến, khắp nơi nơi là những ngày giỗ trong khi ngày này phải là đoàn tụ, là vui vẻ tưng bừng. Dấu ấn khó phai, xét về mặt tâm lý, nếu không thể xoa dịu cho nỗi đau của đồng bào thì đừng khơi lại vết thương một giai đoạn lịch sử tang tóc của đất nước, nhất là những người thuộc phía cầm quyền bây giờ. Ngày nay, có những kẻ nhân danh ai lại phủ nhận tội ác của mình, đổ tội vụ tàn sát; chôn sống đồng bào Huế là do quân đội quốc gia và đồng minh gây ra, đúng là trơ trẽn với luận điệu này của cộng sản Việt Nam.

Thử nghĩ, phản công trong một cuộc tấn công bất ngờ với cấp số quân chênh lệch quả là một nỗ lực đầy thử thách, có đâu rảnh rỗi mà bắt dân mình đem xỏ xâu; dẫn đi trong đêm khuya, đào hố chôn sống… để làm gì? hoặc có giả thuyết cho đây là hành động của quân nổi dậy… quân nổi dậy nào? Từ Hà Nội, lời chúc tết có ngụ ý như là một mật lệnh của Hồ Chí Minh trong năm Mậu Thân “Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua - thắng trận tin vui khắp nước nhà - Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ - Tiến lên phần thắng ắt về ta” Khẩu lệnh này ban cho ai, hay chỉ là ngứa miệng nói cho vui? Đại đơn vị xâm nhập từ miền Bắc phối hợp cùng lực lượng du kích và bọn nằm vùng địa phương để cùng đồng bào miền Nam đón xuân chăng, hay là súng đạn sẵn sàng chờ đợi qua khẩu lệnh đó cho tổng tấn công Miền Nam? Vậy lực lượng nổi dậy tàn sát dân lành là của ai? Nhân dân miền Nam đã không hưởng ứng tổng nổi dậy, già trẻ bồng bế nhau bỏ chạy khỏi nơi nào mà bọn Việt cộng xuất hiện. Đây là một thất bại lớn về phương diện chính trị mà Hồ Chí Minh đã chủ quan mong đạt được chiến thắng.

Trong chiến tranh họ là kẻ hiếu chiến, bây giờ đang tự đắc trong chiến thắng. Quyền lực và quyền lợi làm mờ lý trí, quyền hành trong tay, họ sẵn sàng làm bất cứ những gì để tồn tại và đi lên cho dù là phản bội cả đồng chí, bất kể một thời đã cùng sống chết. Còn chút tình và cũng vì sợ vỡ bình nên không nở cắt cổ với nhau vì phe nhóm, nhưng họ đang cắt nhượng gân nhằm làm tê liệt đối thủ. Một cuộc tranh ăn như lũ giòi trong đống phân, từng nùi quấn quít trồi lên nhào xuống, lặn hụp trong thối tha bẩn thỉu, đây đúng là một cuộc cách mạng mới, một cuộc đấu tranh vì phe phái, thủ đoạn thanh toán nội bộ để triệt hạ nhau là thượng sách. Đây là dấu hiệu của luật đào thải, một hiện tượng đang thấy rõ...

Nhân dân không đủ tư cách để triệt hạ ai cả, vì là dân nên chỉ là nạn nhân của cuộc tranh ăn. Phe thì chẳng mà phái cũng không, nhà nước sợ gì mà phải tiêu diệt? Dân chỉ là một lực lượng chứng giám cho cuộc đấu đá này. Nhà nước làm gì sai, dân biết, dân lên tiếng, dân phản đối vậy thôi. Giặc không lo đánh, nội bộ thì đấu; dân thì bị đá; bị đập, đất nước này đang bị tàn phá cũng do bàn tay của bọn Việt cộng, cò hến tranh nhau – ngư ông đắc lợi, ngày mất nước đã cận kề, mỗi người một việc, nhà nước này có thức tỉnh chưa, có biết mình phải làm gì chăng?

Cuộc cách mạng biến nhân dân thành vô sản đã xong, kẻ chiến thắng nay thì phũ phê; giàu sụ, cả đảng và dòng tộc của chúng đang ấm no; thừa mứa. Những người đang cầm quyền hàng ngày làm gì cho đất nước và dân tộc? Họ bận rộn chia chác; tranh nhau từ quyền lực đến quyền lợi. Kiếp sống này chưa xong, lại phải họp bàn để lo cho đời sau, cho ngày nằm xuống. Hết tượng đài thì nay nghĩa trang ngàn tỷ sẽ được xây dựng chuẩn bị cho những tội đồ sắp nằm xuống. Họ yên nghỉ thế nào khi mà những người dân oan không tấc đất; dân nghèo thiếu miếng ăn, hàng ngày nhìn vào đó mà căm hờn; nguyền rủa. Hùm chết để da còn đảng ta chết thì để lại tiếng xấu ngàn đời, nhưng tiền bạc; tài sản vô số, vì không một đồng chí nào vô sản cả... rồi thì có hưởng hết được chăng? sao mà tham lam đến độ mất hẳn tính người, ăn trên khổ đau và thân xác đồng bào. Đời con cháu của họ không cần thực hiện cuộc cách mạng nào nữa cả, vì đảng cộng sản không đấu tranh vì “sự nghiệp” cho dân tộc, nên chỉ cần tiếp tục thừa hưởng “sản nghiệp” do cha ông để lại là đủ, như là một phương cách trồng người mà “Bác Hồ” đã dạy. Thật là ê chề và mỉa mai thay cho một đảng vô liêm sỉ.

Không riêng gì dân trong nước hay người Việt hải ngoại biết nội tình của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam bây giờ, chính phủ của những quốc gia khác trên thế giới này từng giờ; từng ngày đang dõi mắt vào đầu não ở Hà Nội. Mọi phương diện chính trị, kinh tế, nhân quyền, tham nhũng, sự bất tuân của người dân đối với nhà cầm quyền, tiền bạc bòn rút của đất nước chuyển gởi nơi nào không xót một tên, con ông cháu cha nào đứng tên bao nhiêu tài sản, đang làm gì ở hải ngoại, học hành tới đâu hay là mang cái nhãn là du sinh nhưng đang du hí với đồng tiền dính máu; mồ hôi và nước mắt của đồng bào mình. Biết bao cơ ngơi đồ sộ được con cháu xây dựng, chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày rời ghế quyền lực, an nhàn với tuổi già và mong rằng quá khứ nên khép lại.

Quyền tự do dân chủ do nhà nước đặt ra và công nhận, người dân chỉ hành xử quyền hợp pháp này để phản đối những bất công, âm mưu bán nước, ý đồ xâm lược của giặc. Đây không thể bị buộc tội là “lợi dụng quyền tự do dân chủ” được. Hành động bắt bớ; dập tắt thái độ phản kháng của dân là nhà nước này đã tự trét phân vào bản hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

20/2/2018

Một con dân nước Việt

Hồ Thanh Phát

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

39 Năm Vẫn Chưa Biết Nhục
Phạm Trần

Image
Tấm bia kỷ niệm bị đục bỏ các chữ "Trung Quốc xâm lược”
58 năm sau ngày ông Hồ Chí Minh, cha đẻ của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nói câu tuyên truyền “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” thì số cán bộ, đảng viên “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” và “quan liêu, tham nhũng, lãng phí” tăng cao hơn bao giờ hết.

Kết qủa này là bằng chứng đảng đã hòan toàn bất lực trong kế họach “xây dựng chỉnh đốn đảng” (XDCĐĐ) bắt đầu từ Khóa đảng VII thời Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (1991-1997). Bây giờ, dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng khoá đảng XII, tổng cộng 27 năm XDCĐĐ mà lãnh đạo vẫn chỉ biết đổ lỗi cho “mặt trái của nền kinh tế thị trường” và số cán bộ, đảng viên thiếu bản lĩnh bị sa ngã trước cám dỗ của tiền tài và danh vọng, là nguyên nhân của tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” đang đe dọa sự sống còn của đảng.

Như vậy, nếu ông Hồ còn sống thì hẳn ông phải xấu hổ cho những điều ông nói tại buổi lể kỷ niệm 30 năm ngày thành lập đảng (3-2-1930 / 3-2-1960).

Hồi ấy Ông nói:

“Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao

Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình!

Đảng ta là đạo đức, là văn minh

Là thống nhất, độc lập, là hoà bình, ấm no

Công ơn Đảng thật là to

Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”

(Rút ở "Lời khai mạc lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng", Thơ Bác Hồ, NXB Quân Đội Nhân Dân, 1971)

Nhắc lại chuyện xưa của ông Hồ để thấy nhiều điều ông nói chỉ để tuyên truyền gây ảo tưởng và hy vọng hão huyền. Các lớp lãnh đạo sau ông, từ thời Bí thư thứ nhất rồi Tổng Bí thư Lê Duẩn (cầm quyền từ 10 tháng 9 năm 1960 – 10 tháng 7 năm 1986, 25 năm, 303 ngày), đến các Tổng Bí thư Trường Chinh qua Nguyễn Văn Linh (khoá VI) rồi chuyển cho Đỗ Mười (VII), Lê Khả Phiêu (VIII) đến Nông Đức Mạnh (IX và X) sang Nguyễn Phú Trọng (từ Khoá XI), tổng cộng 58 năm mà căn bệnh “suy thoái đạo đức và tư tưởng” của cán bộ, đảng viên vẫn là tiền đề của mọi vấn đề đảng còn phải đối phó.

Nhưng nếu “suy thoái đạo đức” chỉ thu gọn trong phạm vi con người của đảng thì hy vọng sửa sai vẫn có thể làm được nếu lãnh đạo quyết tâm làm đến nơi đến chốn.

Ngược lại, khi “đạo đức” và “văn minh” chỉ còn là tấm bình phong che đậy cho âm mưu xuyên tạc lịch sử thì đạo lý dân tộc và lòng yêu nước đã bị loại bỏ. Càng tệ hại và ô nhục hơn, nếu hành động ấy lại do những người có học vị cao trong xã hội được trao trọng trách bảo tồn và khai sáng đã quay lưng phản bội, theo lệnh của Bộ Chính trị để tránh gây ra phức tạp trong quan hệ Việt-Trung.

Đem suy luận này áp dụng cho hành động sợ Tầu ra mặt của Lãnh đạo đảng CSVN khi họ cố tình lãng quên xương máu của trên 40 ngàn đồng bào và bộ đội đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 -1990 thì ta biết ngay tại sao bộ Lịch sử Việt Nam được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát hành ngày 18/08/2017, tuy đã dám viết “quân Trung Quốc xâm lược” nhưng vẫn hời hợt về cuộc chiến này.

39 NĂM PHẢN BỘI

Trước hết, trong 39 năm qua, mỗi khi ngày 17 tháng 2 hàng năm trở về, hàng triệu con tim người Việt trong nước đã thổn thức tưởng nhớ về những người đã nằm xuống trong cuộc chiến biên giới 1979-1990, dù trong quân ngũ hay dân thường, cụ gìa, đàn bà và trẻ thơ. Nhưng ngoài những cuộc thăm viếng nghĩa trang hay tư gia lẻ tẻ của các cựu chiến binh nhớ về đồng đội cũ, tuyệt nhiên không có bất cứ tổ chức, đòan thể hay chính quyền từ trung ương xuống cơ sở nào đứng ra tổ chức các buổi lễ tưởng niệm và ghi ơn những người đã hy sinh.

Chẳng những thế, đảng và nhà nước CSVN còn ra lệnh cho công an, công an đội lốt côn đồ ngăn chặn, bắt cóc và tấn công những người dân xuống đường tuần hành hay tập trung dâng hương tại kỳ đài Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm Hà Nội, hay tại Sài Gòn vào ngày 17/2.

Cũng tương tự, các cuộc tổ chức tưởng niệm 74 chiến sỹ Quân đội Việt Nam Cộng hòa hy sinh trong trận chống quân Tầu xâm lăng Hòang Sa năm 1974 và 64 Bộ đội đã bỏ mình ở Trường Sa năm 1988 cũng bị ngăn chặn.

Về mặt báo chí truyền thông thì từ 1979 đến 2016, không báo nào hay bất cứ ai được phép khơi lại cuộc chiến biên giới. Lệnh cấm này đã được nới rộng đối với các báo “không chính thống” từ năm 2017, sau khi bị nhiều trí thức và giới sử học chỉ trích.

Tuy nhiên, các cơ quan báo chí “ruột” như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Saìgòn Giải Phóng, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài Truyền hình chính phủ và Quân đội đều đồng loạt được lệnh “ngậm miệng” để được ăn tiền.

Riêng lần kỷ niệm 39 năm cuộc chiến biên giới năm nay (2018), các báo của Bộ Thông tin và Truyền thông gồm Infonet, VietNamNet và Tuần Việt Nam đã phổ biến một số bài viết dưới dạng nghiên cứu hay phỏng vấn về diễn tiến của cuộc chiến từ ngày 17/02/1979 cho đến các cuộc giao tranh đẫm máu Việt-Trung tại mặt trận Tỉnh Hà Tuyên cũ, đặc biệt tại Vị Xuyên.

Những bài viềt này, tuy có nhiều bằng chứng nhưng chưa được đưa vào sách sử để nói cho các thế hệ người Việt Nam sau này biết tường tận về biến cô đau thương này.

Vì vậy, những sự kiện còn thiếu trong 8 trang (từ trang 351 đến 359) của tập 14 bộ Lịch sử Việt Nam đã để lại một khỏang trốngkhó hiểu.

Bằng chứng khi nói về cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam ở biên giới phía Bắc, đã có không ít thắc mắc tại sao giới viết sử của đảng CSVN phải mở đầu bằng đọan nịnh Trung Hoa thế này: “Việt Nam luôn luôn biết ơn sự giúp đỡ tận tình của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc.”

Sau đó, sách sử mới Việt Nam lại cố ý liên kết xung đột biên giới Việt-Trung từ năm 1976 với cuộc chiến giữa Việt Nam và Quân Khmer đỏ, do Pol Pot lãnh đạo được Bắc Kinh yểm trợ, ở biên giới Tây Nam.

Nhưng sách lại không dám nói đó là hành động của Trung Quốc dùng Khmer đỏ Pol Pot đề phá Việt Nam mà lại viết ỡm ờ thế này: “Các cuộc xung đột nổ ra ở biên giới Việt – Trung (khu vực Cao Bằng – Lạng Sơn) vào cuối năm 1976 và tháng 3/1977 gần như trùng hợp với thời gian diễn ra tình hình căng thẳng ở biên giới Việt Nam – Campuchia ở phía Tây Nam.”

Đến khi viết về cuộc chiến Việt-Trung thì sách của Việt Nam chỉ tóm tắt: “5h sáng ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực; 2.559 khẩu pháo, 500 xe tăng và xe thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lai Châu 10 — 15km, vào Cao Bằng 40 — 50km.

Quân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, do bị động nên không phải bộ phận nào cũng giữ vững được khả năng chiến đấu. Đoạn trích sau đây trong báo cáo của Đảng Đoàn Tổng Công đoàn Việt Nam phản ánh một góc độ khác của tình hình: "Trên mặt trận chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, các đơn vị tự vệ công nhân viên chức các lâm trường, nông trường, các đoàn địa chất, các xí nghiệp, cơ quan ở sát biên giới đã chiến đấu dũng cảm, góp phần đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, tiêu diệt nhiều địch. Tuy nhiên, ít đơn vị chiến đấu được dài ngày do thiếu đạn, thiếu ăn, thiếu chỉ huy thống nhất với bộ đội chủ lực; một số đơn vị bỏ chạy vô tổ chức do bị động, lãnh đạo không vững vàng…."

“… Ngày 1/3/1979, Trung Quốc đề nghị đàm phán Trung – Việt ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao để khôi phục hòa bình, an ninh ở biên giới, tiến tới giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ. Ngày 14/3/1979, Trung Quốc rút hết quân về nước.”

Đọc những dòng chữ “nửa sự thật” này ai cũng thấy lịch sử đã bị bóp méo có chủ trương che giấu nhiều sự thật. Bởi vì trong chiến tranh thì phải có thương vong, nhưng các nhà viết sử Cộng sản lại che giấu thương vong của phía Việt Nam trong khi họ được tự do phanh phui số tổn thất về người và quân trang của quân đội Trung Hoa.

Họ cũng vẽ ra thành công bằng cách nói vắn tắt để vơ vào mà không cần phải chứng minh rằng: “Với thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đã bảo vệ được chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện để tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Đồng thời, Việt Nam cũng làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào, tích cực góp phần bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.”

Lối viết sử mập mờ như vậy chỉ làm cho người đọc thắc mắc thêm, và tất nhiên chẳng mở mang được trí tuệ cho học sinh khi phải học những điều này trong sách Giáo Khoa.

Hơn nữa sẽ chẳng ai hiểu tại sao Việt Nam, dưới thời Cộng sản cầm quyền lại phải có “nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào” để làm gì? Ai đã ra lệnh, chi viện cho Việt Nam làm như thế, và với mục đích gì?

Sách sử không dám giải thích vì mấy chữ “nghĩa vụ quốc tế”, không những mơ hồ mà còn tiềm ẩn tổn thất về người và của mà phiá Việt Nam đã tiêu hao ở Lào trong 20 năm theo đuổi chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng hòa, và thêm 10 năm Việt Nam xâm lăng và chiếm đóng Kampuchea để đánh nhau với quân Khmer đỏ của Pol Pot từ 1979 đến 1989.

Sau 10 năm phiêu lưu ở Cao Miên, quân Việt Nam phải rút về nước để đổi lấy bình thường quan hệ ngọai giao với Trung Hoa năm 1991, tiềp sau Hội nghị bí mật Việt-Trung ở Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu) năm 1990.

Tổn thất của Việt Nam trong 10 nămở Cao Miên được ước tính khỏang 50 ngàn quân lính chết và lối 30 ngàn bị thương, nhưng không ai biết Việt Nam hay nước nào đền bù thiệt hại này cho những gia đình có người hy sinh?

Vậy khi sách sử Việt Nam còn thiếu minh bạch thì ai mà tin được các nhà làm sử khi họ viết trong sách mới rằng: “Sau thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh càng được đẩy mạnh. Chiến công mới: tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng phản động FULRO ở vùng Tây Nguyên, bắt gọn nhiều nhóm phản động, gián điệp, thám báo và làm phá sản âm mưu phá hoại của chúng, là thể hiện sự cảnh giác cao của quân và dân Việt Nam.”

Đọc những dòng này, ai cũng cảm thấy như có tiếp sức hà hơi tuyên truyền của Ban Tuyên giáo nên gía trị lịch sử đã bị bị lu mờ.

Do đó,Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam, PGS.TS (Phó Giáo sư-Tiến sỹ) Trần Đức Cường đã nhìn nhận “Nhiều vấn đề quan hệ Việt - Trung chưa được nhắc đến”, hoặc ông cũng “Tiếc là cuộc chiến bảo vệ biên giới giai đoạn 1980 - 1989 chưa đưa được vào bộ sử do tư liệu hầu như không có.”

Nên biết sau khi rút quân khỏi Cao Bằng và Lạng Sơn ngày 14 tháng 3 năm 1979, quân đội Trung Hoa lại mở ra mặt trận thứ hai từ 1980 đến 1990 đánh vào tỉnh Hà Tuyên (gồm Hà Giang và Tuyên Quang). Cuộc chiến kéo dài nhiều tháng ác liệt và gây thương vọng nặng cho Việt Nam xẩy ra ở Vị Xuyên, nay thuộc Tỉnh Hà Giang thành lập mới từ năm 1991.

Nhưng Giáo sư Cường lại cũng “nuối tiếc bộ sử chưa nói sâu về quan hệ Việt - Trung các thời kỳ hay sự kiện Gạc Ma năm 1988.”

Gạc Ma là bãi đá trong quần đảo Trường Sa và là nơi đã xẩy ra cuộc chiến đẫm máu giữa lực lượng phòng thủ Việt Nam và quân xâm lược Trung Hoa ngày 14/03/1988. Có 64 lính của Quân đội nhân dân đã thiệt mạng ở đây. Gạc Ma nay nằm trong tay quân Trung Hoa cùng với một số bãi đá đã biến thành đảo nhân tạo và căn cứ quân sự của Bắc Kinh.

ĐẠO ĐỨC CỦA LỊCH SỬ

Với những thiếu sót khi biên sọan bộ lịch sử quan trọng, sau 9 năm làm việc và nghiên cứu tài liệu, thử hỏi thứ “đạo đức” và “văn minh” theo tiêu chuẩn của ông Hồ Chí Minh đặt ra năm 1960 thì những nhà viết sử Cộng sản có đáng được tưởng thưởng không?

Họ hãy nghe Thiếu tướng Lê Mã Lương, người đã chiến đấu 8 năm ở biên giới Việt-Trung và được phong tặng “anh hùng lực lượng võ trang”, kể về chiến sự ác liệt tại Vị Xuyên: “Đã có cả chục ngàn người lính và thường dân ngã xuống và chừng đó người khác bỏ lại một phần thân thể mình dọc biên giới phía Bắc những năm 1979-1988. Khi nói về lịch sử, dân tộc, chúng ta phải công bằng, không ai được phép lãng quên, không ai được cố tình lãng quên sự thật này”. (Theo báo Tuần Việt Nam, 27/07/2017)

Cậu chuyện bi thương thứ hai nên kể về Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.

Đó là khi: “Nhắc đến những ngày đương đầu với quân Trung Quốc tại Lạng Sơn, không thể không kể đến trận đánh tại pháo đài Đồng Đăng. Người trực tiếp chiến đấu tại pháo đài này là Đại tá - Anh hùng Nông Văn Pheo, năm nay 61 tuổi. Ông may mắn sống sót sau trận đánh vô cùng chênh lệch về lực lượng với quân xâm lược.

Để bảo toàn lực lượng, Đại tá Pheo và một số đồng đội đã phải rút lui khỏi pháo đài tìm đường về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Theo thống kê, sau 3 ngày đêm chiến đấu anh dũng, Đại tá Nông Văn Pheo đã trực tiếp tiêu diệt 70 tên địch, góp phần gây tổn thất nặng nề cho quân địch.

Nhưng đau xót thay, sau khi pháo đài Đồng Đăng thất thủ, quân Trung Quốc đã sát hại hàng trăm đồng bào ta. Pháo đài trở thành ngôi mộ tập thể lớn nhất trong chiến tranh biên giới của nhân dân Lạng Sơn.

Trước sự tấn công ồ ạt của quân Trung Quốc, Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn đều bị thất thủ. Quân xâm lược đi đến đâu là tiến hành đốt phá nhà xưởng, công sở, kho tàng bến bãi tới đó. Thị xã Lạng Sơn và nhiều địa phương khác gần như bị phá huỷ hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi.”

(báo Dân Việt , ngày 17/02/2018 )

Chi tiết hơn, nhân chứng Hoàng Văn Liên là một trong hai người sống sót tại pháo đài Đồng Đăng, nấm mồ chung của gần 400 người cả dân thường và bộ đội Việt Nam.

Báo Tuần Việt Nam viết ngày 10/02/2018: “Nhóm của ông cùng lực lượng biên phòng chiến đấu quyết liệt. Sau ba ngày, bộ đội tại các lực lượng đã hy sinh gần hết. Những người còn lại rút vào cố thủ trong pháo đài và bắn qua lỗ châu mai. Pháo đài có 3 cửa, một cửa đã bị lấp từ trước, 2 cửa còn lại bị lính Trung Quốc chiếm giữ. Đến ngày thứ 4, lính Trung Quốc thả bộc phá và khí ngạt vào hang khiến toàn bộ gần 400 người cả dân và quân thiệt mạng. Ông và một đồng đội khác lợi dụng đêm tối đã lên khỏi hang rút đi, trở thành 2 nhân chứng cuối cùng cho câu chuyện bi tráng ở pháo đài Đồng Đăng.”

“Pháo đài Đồng Đăng vẫn ở đó, trở thành chứng tích của một sự kiện lịch sử, là nấm mồ chung của gần 400 người Việt Nam.”

(Tuần Việt Nam, ngày 10/02/2018)

Nhìn chung, nhiều biến cố đau thương của Tỉnh Lạng Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị sách sử mới của Việt Nam cố tình bỏ quên.

Chẳng hạn như chi tiết này của Phóng viên Trường Sơn: “Theo công bố chính thức, Lạng Sơn đã loại khỏi vòng chiến 19.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự. Để lập nên chiến công này, quân dân Lạng Sơn cũng đã phải chịu hy sinh to lớn: Sư đoàn 3 hy sinh và bị thương gần 1.500 cán bộ chiến sĩ; Sư đoàn 337 hy sinh 650 cán bộ chiến sĩ, Sư đoàn 338 hy sinh 260 cán bộ chiến sĩ, Trung đoàn 197 hy sinh và bị thương 168 cán bộ chiến sĩ…” (Infonet, ngay 17/02/2018)

Vậy thương vong đôi bên ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên) ngày ấy ra sao?

Phóng viên Hòang Thùy của Việtnam Express cho biết trong bài viết ngày 25/07/2014: “Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc….”

Thương vong của phiá quân đội Việt Nam thì nhiều tài liệu nói là có khỏang 4,000 người đã hy sinh, một nửa trong số này vẫn còn nằm ở chiến trường.

Với những tang thương ngất trời như thế mà ở Việt Nam vẫn có những kẻ làm tay sai cho Tầu phương bắc để rước voi về dày mồ như đã thấy ở Dự án Bauxite Tây Nguyên và Formosa Hà Tĩnh.

Cách ứng xử này làm gì có “đạo đức” và “văn minh” như ông Hồ tuyên truyền cách nay 58 năm vì nó không phải là của những con người có truyền thống và văn hoá Việt Nam.

Càng đáng khinh hơn khi có những lãnh đạo đã đang tâm đánh đổi xương máu chiền sỹ và đồng bào trong chiền tranh biên giới để được yên thân với giặc Phương Bắc mà không biết hèn và nhục là gì.

Phạm Trần

User avatar
MatVit
Posts: 829
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

Cộng sản: Nói và làm

Nguyễn Hoàng Dân

(Danlambao) - Mọi đảng cộng sản và mọi đảng viên cộng sản đều có cái đặc tính, nói đúng hơn là một thứ thuộc tính (Inherent) bất di dịch, nói và làm luôn luôn mâu thuẫn với nhau, hoàn toàn ngược nhau, như đen với trắng, nhưng được che đậy dưới những chiêu bài lý tưởng, hay ngụy biện chơi chữ theo lối làm xiếc với chữ nghĩa, nhằm đánh tráo bản chất vấn đề, sự kiện, với dụng ý quỷ quyệt làm xóa nhòa gian manh, dối trá giữa các luận điệu tuyên truyền đầy lôi cuốn và sự thật trần trụi đến ghê tởm mà họ đã và đang thực hiện.

Cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã có câu nói để đời với lịch sử "Đừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn những gì cộng sản làm". Đây là chân lý bất biến, rất dễ làm các đảng viên cộng sản tức tối vì đã bị chọc đúng vào gót chân Achilles của họ, khiến các tập thể cuồng cộng đã bị tẩy não (Brainwashing) tới độ mù lòa, cứ giãy nảy như đỉa phải vôi, nhưng đã là chân lý và trước những sự thật hiển nhiên, thì không thể nào dùng các thứ lý lẽ cãi chầy, cãi cối, để mong có chút phần thắng khi tranh luận được.

Từ việc lớn quốc gia đại sự, như giải phóng tổ quốc giành độc lập (nay bị lệ thuộc Tàu cộng 100%), xây dựng nền kinh tế chỉ huy chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản (nay là thứ quái thai dị dạng kinh tế thị trường, định hướng XHCN), hay xóa bỏ giai cấp bóc lột, ngồi mát ăn bát vàng (nay có giai cấp tư sản đỏ là thiểu số đảng viên cộng sản gộc và bọn đại gia cơ hội chủ nghĩa, cấu kết mãi quốc cầu vinh trên thân phận khốn khổ của gần 90 triệu con dân Việt Nam), đến việc nhỏ như phân phối cái ăn, cái mặc, cái trị bệnh lúc ốm đau (khi còn đói khổ), tới giành phần, phân loại, định chổ chôn cất (lúc đã hoàn tất vinh (?) thân phì gia, xuôi tay về với Mao, với Hồ)… đều rặt một kiểu khốn nạn, nói đằng đông, làm đằng tây, của một tổ chức lưu manh là đảng cộng sản và với một bọn ngược ngạo, gian ác là các đảng viên đảng cộng sản.

Ôn cố tri tân, thử điểm qua một vài chính sách và việc thực hiện thực tế của đảng cộng sản Việt Nam, đối với dân đen xã hội chủ nghĩa và cán bộ đỉnh cao trí tuệ của đảng, về ít chuyện nhỏ nêu trên, tức chuyện ăn, chuyện mặc khi còn sống và chuyện chôn cất khi đã hết thở, để thấy được sự tham lam hèn mạt của người cộng sản, sự lưu manh của câu thiệu "mình vì mọi người, mọi người vì mình" và sự bất hạnh của đất nước Việt Nam, khi bị cai trị bởi một bè lũ mang danh là chính quyền của nhân dân, mà những chuyện nhỏ ăn, mặc hàng ngày, cũng phân loại hơn, thua với nhân dân, khi chết cũng trâng tráo chia chác cuộc đất vùi thây cho cá nhân và đồng đảng. Các chuyện nhỏ còn không có đủ liêm sỉ tối thiểu để làm coi cho được, thì mong gì tới các đòi hỏi nghiêm túc, chính trực, công bằng cần có khi làm những chuyện lớn là việc trị quốc, an dân.

1/ Cái ăn, cái mặc ở miền bắc Việt Nam trước năm 1975: Khác hẳn với các cuộc cách mạng của nhân loại trong quá khứ, cách mạng cộng sản đã nhân danh việc tiêu diệt và xóa bỏ giai cấp, để lập ra sự thống trị của một giai cấp mới, một thứ "the new class", được George Orwell súc vật hóa khi ví von mặt thật trần trụi của cuộc cách mạng vô sản do các con heo khởi xướng là hứa hẹn sẽ đem lại cho tất cả mọi con vật sự bình đẳng, nhưng có các con vật bình đẳng hơn các con khác, được Michael Voslensky hoán vị song trùng với cuộc cách mạng tháng 10 Nga, gọi là thành phần Nomenklatura, tức tầng lớp cán bộ đảng viên cộng sản Lienxo đang nắm trọn quyền lực trong đảng và tự định ra sự thụ hưởng cao vượt bậc, so với cuộc sống đói rét của người dân ngoài xã hội.

Miền bắc Việt Nam trước năm 1975 là một phó bản thu nhặt những sản phẩm què quặt, phi nhân do cuộc cách mạng vô sản quốc tế mang lại, nên cũng cũng rập khuôn y hệt và chỉ có một khác biệt duy nhất là về quy mô nhỏ hơn.

Với chủ trương lấy hận thù, đấu tranh giai cấp làm động lực, đồng thời xử dụng tiêu chuẩn…. ác hóa con người làm thước đo cho sự trung thành, đảng cộng sản Việt Nam đã ra sức tàn phá mọi cơ cấu truyền thống lâu đời của nền văn minh Việt Nam, hủy hoại nền văn hóa nhân hòa tương thân, tình làng nghĩa xóm, nhằm trói buộc con người trong toàn xã hội, từ nông thôn ra thành thị phải tuân phục và lệ thuộc hoàn toàn vào đảng và nhà nước cộng sản.

Chỉ riêng trong vùng các đô thị miền bắc, sau các chiến dịch tiêu diệt tư sản trong ba năm 1958 – 1960, về căn bản chỉ còn giành cho thành phần các đảng viên lãnh đạo và giai cấp công nhân vô sản.... Từ năm 1961 kết cấu xã hội trong cộng đồng dân cư đã thay đổi tận gốc rễ. Một xã hội đa tầng bị thu gọn thành một kết cấu đóng, hai mặt, hoặc là quốc doanh, hoặc là tập thể. Số hộ còn lén lút làm ăn cá thể trong các vùng đô thị chỉ còn ước độ 17%... (Vũ Ngọc Tiến, Điều tra đời sống cư dân đô thị miền bắc Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975, 2005). Con người trong toàn xã hội được chia thành 7 bậc. Nhân dân gồm 3 bậc là dân thường, sinh viên, học sinh và trẻ em. Cán bộ có 4 bậc là cơ sở, sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Chế độ hộ khẩu - một đặc trưng bất biến của chủ nghĩa cộng sản và xã hội công an trị cũng được thiết lập xong, triệt để và toàn diện, khống chế và kiểm soát cộng đồng xã hội tại miền bắc Việt Nam tuyệt đối về mọi mặt.

Người dân hoàn toàn sống ký sinh, những nhu cầu ăn, mặc, phải dựa theo chế độ tiêu chuẩn định lượng, định phẩm, do nhà nước quy định cụ thể cho từng thành phần. Mọi loại vật dụng cần thiết trong đời sống bình thường, từ lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, đến các nhu yếu phẩm gia dụng tối thiểu trong sinh hoạt, nhất nhất đều phải thông qua sổ gạo và dưới hình thức các loại tem, phiếu (gọi là bìa), được nhà nước phân phối theo từng quý 3 tháng, đến mua tại cửa hàng quốc doanh được chỉ định riêng cho mỗi mặt hàng và tùy theo từng thành phần thuộc vào 11 thứ hạng xếp loại cao, thấp trong xã hội cộng sản.

Tổng quát, mức sống của hơn 80% cư dân được cào bằng như nhau trong sự gia ơn, ban phát được chăng hay chớ của nhà nước. Sự chênh lệch còn lại là mức thụ hưởng của một đẳng cấp mới hình thành trong xã hội xã hội chủ nghĩa, vốn được chế độ mệnh danh là thể chế ưu việt, không còn giai cấp và kẻ bóc lột.

Nhân dân làm chủ nhân ông đất nước, hưởng tiêu chuẩn thấp nhất là tiêu chuẩn N. Mỗi tháng một người lớn được mua 12 kg gạo, 0,3kg thịt heo, 0,5kg cá, 0,1kg đường. Trẻ em dưới 15 tuổi được mua 10kg gạo, 0,2kg thịt, 0,3kg cá, 0,2kg đường. Ngoài việc ăn độn, mua như cướp, phải tranh giành xếp hàng từ rạng sáng, bán như cho, phải quỵ lụy, cầu cạnh các mậu dịch viên vênh váo, mặc sức quát tháo, thi ân, ban phát (?), gạo bán cho nhân dân thường đã mốc, hôi và đen, nhưng gặp thức gì thì phải lấy thức đó. Trong phiếu thịt lại có kèm ô bán đậu phụ (tàu hũ miếng) để cửa hàng du di bán thay thế thịt, gọi là bảo đảm cho tiêu chuẩn chất đạm.

Công nhân lao động nặng, hay công việc độc hại hưởng tiêu chuẩn I, hoặc II. Mỗi tháng tối đa một người được mua 15 kg gạo (phẩm chất gạo nhân dân), 1,5 kg thịt, 1,5 kg cá và 0,75 kg đường.

Cán bộ cơ sở có bậc lương cán sự 1 đến cán sự 4, trong quân đội từ hàng binh sĩ đến Trung úy, hưởng tiêu chuẩn E, thay đổi chút ít từ E1 đến E2, nhưng tối đa mỗi tháng được mua 13 kg gạo (phẩm chất nhân dân), 1 kg thịt, 2 kg cá và 1 kg đường.

Cán bộ sơ cấp từ bậc lương cán sự 5 đến chuyên viên 2, trong quân đội là sĩ quan cấp Thượng úy đến Trung tá, hưởng tiêu chuẩn D. Mỗi tháng một người được mua 13 kg gạo ngon, 2 kg thịt, 3 kg cá và 2 kg đường.

Cán bộ trung cấp hàng vụ trưởng, cục trưởng, giám đốc, hưởng tiêu chuẩn C. Mỗi tháng một người được mua 13 kg gạo ngon, 3 kg thịt, 5 kg cá, 3 kg đường, 1 hộp bơ và 2 gói thuốc lá ngoại nhập.

Cán bộ cao cấp từ hạng chủ tịch tỉnh, hàng thứ trưởng, trong quân đội là sĩ quan cấp Thượng tá tới Đại tá, hưởng tiêu chuẩn B. Mỗi tháng một người được mua 15 kg gạo thơm, 5 kg thịt, 10 kg cá, 5 kg đường, 2 hộp bơ, 1 chai rượu và 1 cây thuốc lá ngoại.

Cán bộ cao cấp về đảng là ủy viên trung ương, bí thư tỉnh ủy, về nhà nước là hàng bộ trưởng, trong quân đội là sĩ quan cấp tướng, được hưởng tiêu chuẩn A. Mỗi tháng một người được mua 15 kg gạo thơm, 7 kg thịt, 12 kg cá, 5 kg đường, 3 hộp bơ, 2 chai rượu và 2 cây thuốc lá ngoại nhập.

Toàn bộ các ủy viên bộ chính trị, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và đại tướng tổng tư lệnh quân đội, đều hưởng tiêu chuẩn ĐB đặc biệt), với mức cung cấp số lượng và chất lượng cũng đặc chuẩn theo nhu cầu.

Từ sau năm 1954 tại Hà Nội đã có các cửa hàng quốc doanh đặc biệt, giành riêng cho từng loại cán bộ, đảng viên.

Cán bộ cao cấp hưởng tiêu chuẩn A, B có cửa hàng gạo ở phố Ngô Quyền, chuyên bán các loại gạo thơm, đóng bao riêng, cân đủ và không ăn độn. Thân nhân, gia đình ăn theo, tuy nguyên tắc vẫn ăn độn (nên số lượng được mua ít hơn) nhưng vẫn là loại gạo hảo hạng... Thành ủy đảng bộ cộng sản của Hà Nội, giao cho hai hợp tác xã nông nghiệp Quốc Oai và Từ Liêm, phải giành riêng ra 100 ha ruộng, để chuyên canh các giống lúa Dự, lúa Tám thơm, theo một chế độ quản lý và chăm sóc đặc biệt, như phải với giống thuần chủng và không xử dụng thuốc trừ sâu để giao nộp lên trên... ( Bùi Tín, Mặt thật, 1993 ). Cửa hàng số 17 phố Tôn Đản, phụ trách bán thực phẩm thịt, cá, rau, quả có phẩm chất cao, vì cũng sản xuất riêng và phải tuân thủ nguyên tắc thịt tươi, rau không bao giờ úa, héo, lịch sự và giá rẻ. Cửa hàng giao tế tại phố Lý thái Tổ thì bán cung cấp 42 loại hàng “ đặc chủng “, không có ngoài thị trường, như đường kính, bánh quy tây, kẹo tây, bơ, chocolate, vải vóc, thuốc lá ngoại, rượu ngoại và cả sâm Cao Ly, với đặc điểm cũng ngoại hạng là giá rẻ như cho và với số cán bộ tiêu chuẩn A, hay ĐB thì được mua tự do.

Tại bốn quận nội thành Hà Nội, các phố Nhà Thờ ở quận Hoàn Kiếm, phố Vân Hồ ở quận Hai Bà Trưng, phố Đặng Dung thuộc quận Ba Đình và phố Kim Liên ở quận Đống Đa đều có cửa hàng giành riêng cho giới cán bộ, đảng viên trung cấp hưởng tiêu chuẩn C.

Quảng đại đa số dân chúng mua tại các cửa hàng quốc doanh xã, phường do nhà nước quy định cho từng khu dân cư, vừa ít ỏi về chủng loại, số lượng, lại vừa nghèo nàn, kém cỏi về phẩm chất, tới nỗi niềm ao ước lớn nhất mỗi khi tết đến của người dân chỉ là có được một nồi cơm trắng và vài miếng thịt kho. Tất cả mọi sự trao đổi, mua bán ngoài hệ thống thương nghiệp quốc doanh đều bị cấm ngặt, chỉ có vài nhóm mua bán cá thể lén lút hoạt động ở chợ Bắc Qua, nhưng do thường xuyên bị công an truy đuổi gắt gao, nên cũng chỉ hạn chế và giá cả cũng rất cao.

Gia dụng phẩm thiết yếu nhất là cái mặc, mỗi năm một cán bộ nhà nước hạng sơ, trung cấp được mua 4m vải nội hóa, trong khi dân thường chỉ có 2m vải, 2 quần đùi và 2 áo thung ba lổ, đã thế còn thất thường, có năm phiếu vải của người dân chỉ được mua ít kim, chỉ?!!. Hạng cán bộ cao cấp thì mua tự do ở cửa hàng giao tế, từng có trường hợp vợ một cán bộ gộc mua trong một lúc đến 180m vải tweed ngoại nhập.

Sự phân phối cách biệt giữa giới lãnh đạo cộng sản cao cấp, với thành phần các đảng viên trung cấp, cơ sở và tầng lớp bần dân, đồng thời với sự ra đời của các cửa hàng đặc biệt, thời gian đầu được đảng cộng sản giải thích là do xuất phát từ đề nghị của phía công an, chỉ nhằm mục đích bảo vệ cho cán bộ, tránh mọi sự đầu độc (?). Sau năm 1965, các loa tuyên truyền của đảng lại ra rả bào chữa cho rằng để bảo đảm cho đời sống cán bộ, trong điều kiện vật giá tăng, lương không tăng (?), nên phải cần có chế độ phân phối như vậy, vừa hợp lý với nguyên tắc làm theo năng lực và hưởng theo lao động của chủ nghĩa xã hội, tức cán bộ đảng phải ngày đêm lao tâm, khổ trí tìm đường đưa cả dân tộc lên đỉnh vinh quang chủ nghĩa cộng sản được ăn nhiều hơn, ngon hơn người lao động cơ bắp một chút là việc thỏa đáng, vừa hợp tình với điều kiện đất nước còn nghèo, bởi tỷ lệ chênh lệch giữa các thành phần cũng chỉ có 1/7 (?). Khi xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, thì mọi người tha hồ ăn ngon, mặc đẹp, như Karl Marx khẳng định thời hoàng kim sẽ đến với người cộng sản và xã hội cộng sản, do mọi công dân nước thiên đàng chỉ cần làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu!!!

Trên thực tế, từ sau năm 1954 ở miền bắc và kéo dài mãi đến đầu năm 1989 trên toàn cỏi Việt Nam, việc phân phối miếng ăn, cái mặt trong toàn xã hội theo chiều hướng lưu manh, bần tiện nói trên của đảng cộng sản, đã tạo ra sự chênh lệch phẩm chất cuộc sống giữa bọn Nomenklatura và giới bần dân bị trị và bị lợi dụng, không thể tính với tỉ lệ dối trá 1/7, mà là phải là 1/50, 1/100 và hơn nữa trên 1/1.000. Sự lừa bịp của đảng cộng sản khi chiếm đoạt mọi đặc quyền, đặc lợi cho thiểu số đảng viên cai trị, trong chuyện tranh giành với dân chúng việc nhỏ nhất là miếng ăn, dù đảng đã trí trá ngụy biện, giấu giếm che đậy còn hơn cả mèo giấu cứt, nhưng cũng bị người dân "thủ đô anh hùng" soi mói, dè bỉu qua câu đồng dao... Tôn Đản là chợ vua quan, Vân Hồ là chợ trung gian nịnh thần, Bắc Qua là chợ thương nhân, Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng.... và với câu đố dí dỏm, nhưng không kém phần cay độc... Bụng to, trán hói, hay nói ba hoa, đi xe Volga, ăn gà Tôn Đản... là con gì?. Đối với bọn mặt dày, vô liêm sỉ cộng sản Việt Nam, thì những phản ứng tiêu cực, kiểu chiến tranh nước bọt loại này là vô nghĩa.

2/ Cái chết và chuyện chôn cất: Sau khi ăn đã đầy túi tham, hưởng lạc thú đã tới lúc không còn thứ linh đơn, loại diệu dược nào có thể giúp kéo dài thêm cuộc sống được nữa, cũng như đã củng cố đời con, đời cháu no cơm, ấm cật xong đâu ra đó… thì rõ ràng việc phải xuôi tay theo Mao, hay Hồ là chuyện không thể cưỡng lại được, nên đảng cũng chu toàn lo hậu sự cho đồng đảng được mồ yên, mả đẹp, theo tinh thần ơn đền, nghĩa trả cho hợp đạo lý cán bộ cấp cao (?), vì người thường dân khi chết nhà nước đã có chủ trương đem đi hỏa táng trong những "đài hóa thân" vừa thuận tiện, văn minh và không kém phần hiện đại, nhất là trong điều kiện quỹ đất đai ngày càng eo hẹp của một nước nhỏ, đông dân và phải không ngừng cắt xén bớt cho anh bạn bốn tốt.

Cũng như quy định về cái ăn, cái mặc, thì cái chết và chuyện chôn cất các cán bộ của đảng cũng được phân hạng rất rõ ràng và cụ thể. Nghị định 105 năm 2012 của chính phủ cộng sản Hà Nội quy định khi có cán bộ cao cấp nào chết, nếu được tổ chức lễ quốc tang, lễ tang cấp nhà nước, hay lễ tang cấp cao, sẽ được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch tại Hà Nội, hay nghĩa trang thành phố Lạc Cảnh ở Thủ Đức – Sài Gòn.

Các chức danh trong đảng và về mặt nhà nước (gồm cựu và đương nhiệm) được tổ chức lễ quốc tang có tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và chủ tịch quốc hội.

Các chức danh trong đảng và về mặt nhà nước (gồm cựu và đương nhiệm) được tổ chức lễ tang cấp nhà nước có ủy viên bộ chính trị, bí thư ban chấp hành trung ương đảng, phó chủ tịch nước, phó thủ tướng chính phủ, phó chủ tịch quốc hội, chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc, chánh án tòa tối cao, viện trưởng kiểm sát tối cao, đại tướng lực lượng võ trang và thượng tướng là cán bộ hoạt động trước tháng 8/1945.

Nghĩa trang Mai Dịch xây dựng năm 1956, nằm trong phạm vi phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy – Hà Nội, có tổng diện tích hơn 5,9 ha, vốn là nghĩa trang liệt sĩ chống Pháp của các quận nội thành Hà Nội. Năm 1982 nghĩa trang được được tân trang, tu bổ để làm nơi chôn cất thêm các cán bộ cao cấp của đảng và hiện nay đã có 394 mộ cán bộ cao cấp như Lê Duẩn, Trường Chinh, Trần quốc Hoàn, Tố Hữu… cùng 1.228 mộ liệt sĩ.

Nghĩa trang thành phố Sài Gòn ở trong phạm vi phường Linh Trung, quận Thủ Đức, cũng là nghĩa trang liệt sĩ, người có công với đảng và khu A, tức đồi Lạc Cảnh, do thành ủy quản lý, giành riêng để chôn cất các cán bộ thành phố cao cấp như Nguyễn văn Linh, Võ văn Kiệt, Mai chí Thọ, Võ trần Chí.

Tháng 2/2018 Hà Nội chính thức công bố quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang mới giành để chôn cất các quan chức cao cấp, vốn đã được phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định số 546/QĐ-TTg theo lệnh của ban bí thư đảng từ tháng 4/2014. Theo đó, vị trí được chọn ở tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, nằm dưới chân núi Ba Vì, rộng tổng cộng 120 ha và cách phía tây Hà Nội hơn 40km. Tổng kinh phí xây dựng dự trù lên tới 1.400 tỷ VNĐ, quy mô chôn được 2.200 đến 2.500 cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, theo tiêu chuẩn mỗi người được 25 đến 35m2 đất.

Trong hoàn cảnh ngân khố quốc gia đang cạn kiệt, xã hội thì bi đát khắp nơi, mọi chổ. Nhà thương đầy người bệnh lê lết ngoài hành lang, dưới gầm giường vì quá tải, trẻ con vào trường học vách đất, mái lá, phải chịu cảnh mưa tạt, gió lùa và dân chúng nhiều nơi phải vượt sông bằng cách chui vào bao nylon như người nhái, hay đeo ròng rọc như binh sĩ học đu dây tử thần… mà đảng vẫn bình chân như vại, táng tận lương tâm móc túi ngân sách để lo chổ ấm ngàn thu cho đồng đảng! Ngàn thu hay không thì gương tày liếp của Lenin, Stalin, Saddam Hussein còn sờ sờ ra đó. Gần hơn và cũng là đồng chí cật ruột hơn là Lê đức Thọ chôn trong nghĩa trang Mai Dịch, chịu không xiết cảnh bị ném phân, phóng uế, thân nhân phải cải táng đem về quê Nam Định, hay Võ nguyên Giáp phải trốn ra Vũng Chùa – Đảo Yến, chịu vùi lấp thân xác kẻ nướng quân như xài bạc giả dưới hàng tấn cement cốt sắt, mong tránh tương lai không xa "Thương dân, dân lập đền thờ. Hại dân, dân đái ngập mồ, thối thây" thì Yên Trung sẽ yên được bao lâu cho đảng.

03/2018
Nguyễn Hoàng Dân
danlambaovn.blogspot.com
________________________________________

Chú thích:

Milovan Djilas, The New Class : An Analysis of the Communist System, 1957.
George Orwell, Animal Farm, 08/1945.
Michael Voslensky, La Nomenklatura : Les Privilégiés en URSS, 1980.
Vũ ngọc Tiến, Điều tra đời sống cư dân đô thị miền bắc Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975, 06/2005.
Lê tùng Minh, tức Tô minh Trung, Dân chủ hóa Việt Nam : Hiện thực và khả năng, 2004.
Nguyễn ngọc Tiến, Đi xuyên Hà Nội, 7/2015.

Post Reply