Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Hãy xóa bỏ “biểu tượng bất chính” của các quan tham và cái "hố xí vĩ đại"

Dân Đen
(Danlambao) - Tòa “Keangnam Tây Bắc” là một “địa danh” ít người dân Việt biết đến. Thế nhưng nó đang gây sự chú ý đáng kể trên những trang báo sản cũng như lề dân. “Keangnam Tây Bắc” là một tòa nhà cao 7 tầng đang xây dở dang nằm sừng sững giữa vị trí hết sức nổi bật của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Chủ nhân của nó là Tráng A Tàng, được biết đến với độ giàu có bậc nhất của địa phương. Ngoài “địa danh” nói trên, Tráng A Tàng còn sở hữu những ngôi nhà sang trọng cùng những siêu xe sang trọng như Lexus, BMW…

Ý tưởng xây dựng “tòa Keangnam Tây Bắc” xuất phát từ một chuyến đi Hà Nội làm ăn của Tàng. Ngưỡng mộ tòa tháp cao nhất của Việt Nam là Keangnam Landmark, Tang tuyên bố sẽ xây một công trình cao và sang trọng nhất nhì Tây Bắc để làm khách sạn. Tuy nhiên tòa “Keangnam giữa đại ngàn Tây Bắc” đang trong quá trình hoàn thiện thì Tráng A Tràng đã vướng vòng lao lý với tội danh buôn bán ma túy. Đến lúc này nhiều người mới biết đến Tàng là một tay buôn ma túy khét tiếng của vùng miền núi Tây Bắc.

Tráng A Tàng đã bị kết án vào tháng 8/2015. Tuy nhiên “di sản” của trùm ma túy vẫn “hiên ngang” đứng giữa đại ngàn Tây Bắc cùng nhiều điển tích thêu dệt tạo nên “địa danh” “tòa Keangnam Tây Bắc”. Cho đến ngày 14/1/2018, UBND huyện Mộc Châu thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh phá hủy tòa nhà 7 tầng trị giá hàng chục tỷ trước sự chứng kiến của nhiều người dân tỉnh nghèo Sơn La. Mục đích nhà cầm quyền Mộc Châu, Sơn La san bằng tòa Keangnam của Tráng A Tàng nhằm xóa bỏ hoàn toàn “biểu tượng bất chính” của một trùm ma túy vùng Tây Bắc.

Việc phá hủy tòa nhà tiền tỷ của một tay buôn ma túy xem ra nhà cầm quyền Mộc Châu, Sơn La đã phần nào moi móc niềm tin của một bộ phận không trong quần chúng. Vì dẫu sao thì tòa nhà đó được xây dựng bằng những đồng tiền có được từ việc buôn “cái chết trắng” cho nhiều người. Nhưng xem ra “biểu tượng bất chính” Tráng A Tàng chẳng là gì so với những biệt thự, biệt phủ của nhưng con buôn chổi đót, của những kẻ làm thối móng tay, hay của những tên nuôi heo nhà sản.

Vì là người nhà sản nên những cán bộ đảng luôn siêng năng, cần kiệm theo tư tưởng đạo đức của con ma họ Hồ. Dẫu cho lương cán bộ chỉ đủ “sáng ra Ba Đình ăn phở, chiều về thành Hồ uống cà phê” nhưng các đảng viên nhà sản chưa khi nào đói khát. Tất cả quan chức nhà sản đều dồn quyết tâm vào việc trở thành “đầy tớ” để đè đầu cưỡi cổ ông chủ “nhân dân” mà đòi phục vụ. Bên cạnh đó, tính cách siêng năng chăm lo làm ít ăn nhiều đã khẳng định “đỉnh cao trí tuệ của loài khỉ động Ba Đình” nhà sản. Từ đó, ngoài việc sáng xách cặp táp đến cơ quan ngồi, chiều về dẫn “cơm đi ăn phở”, các đảng viên nhà sản không quên tối về chạy xe ôm, buôn chổi đót, hốt phân lợn đến thối móng tay.

Nhưng một khi đã sống và làm việc theo tư tưởng của con ma họ Hồ thì ách có ngày gặt hái thành công. Bằng chứng là hàng chục biệt thự, biệt phủ tiền tỷ của cán bộ nhà sản đã được xây dựng mà không cần quan tâm đến giấy phép của đám đồng chí, đồng rận. Từ bắc chí nam, không khó để tìm đến biệt thự của nguyên tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền hay biệt phủ siêu khủng của giám đốc sở Yên Bãi, Phạm Sĩ Quí v.v... Thành quả như thế là nhờ “ớn đoảng, ơn bác” mà quan chức cộng sản có được.

Nhưng khi cái đám đồng chí, đồng rận mà không phải đồng bọn ngứa tai, gai mắt dùng bàn tay thối bới móc mấy cọng chổi đót trong đống phân heo thì vỡ lẽ mọi chuyện. Chẳng có đoảng nào ban ơn, chẳng có thằng bác nào cho tiền để xây biệt thự, biệt phủ cả. Tất cả là do khả năng đục khoét dự án, cướp bóc của dân, tham nhũng ngân sách mà quan chức nhà sản mới có được sự giàu sang tột độ như ngày hôm nay. Vì thế những kẻ không phải đồng bọn đã bày ra cái trò thanh tra, thanh trừng nhằm cướp lại khối tài sản khủng mà bao năm làm đầy tớ của dân để vơ vét mới có được. Chúng làm thế chẳng qua cũng chỉ để thể hiện cái thói ghen ăn, tức ở tạo sự chia rẽ tình đồng chí đồng rận của đảng viên. Chúng đòi truy đến cùng nguồn gốc tài sản để thu hồi vì chúng cho rằng đồng rận, đồng bọn trong đảng trở nên giàu có một cách bất chính.

Mấy bữa nay chúng lại dùng lều báo của đảng lu loa phá hủy tòa nhà 7 tầng ở Tây Bắc để xóa bỏ hoàn toàn “biểu tượng bất chính”. Phải chăng chúng định dọn đường dư luận nhằm thực hiện ý đồ cưỡng chế biệt thự, biệt phủ của quan chức nhà sản đảng cộng nô. Nếu những kẻ đồng đảng nhưng không cùng đồng bọn muốn phá hủy hoàn toàn biệt thự, biệt phủ của đồng chí, đồng rận nhà sản thì trước tiên chúng phải ra Ba Đình để thực hiện âm mưu đó. Bởi lẽ “biểu tượng bất chính” lớn nhất của nhà sản cộng nô chính là động Ba Đình, nơi đang giam giữ cái xác khô của con ma họ Hồ. Và chính con ma họ Hồ là kẻ đã cướp chính quyền, sau khi chết còn cướp luôn cái hang Pắc Pó. Chưa hết, con ma họ Hồ còn giành giật cả ngàn hecta đất ở Ba Đình để xây cái động chứa xác cho mình nhằm củng cố “biểu tượng bất chính”.

Vậy nên làm ơn xóa đi những “biểu tượng bất chính” của đám quan tham. Và quan trọng hơn cả là phá hủy toàn bộ cái “biểu tượng bất chính vĩ đại” là cái lăng của cáo hồ DT.

19.01.2018
Dân Đen

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Cảm ơn lòng yêu nước

Trần Quốc Việt

(Danlambao) - Chúng ta phải cảm ơn lòng yêu nước vì, xét cho cùng, chính lòng yêu nước của muôn vàn thế hệ tiền nhân đã sinh thành ra người Việt chúng ta hôm nay và non sông Việt Nam ngày nay. Không có sự hy sinh vô bờ bến của họ, dân tộc Việt Nam, may mắn nhất, là một dân tộc thiểu số hiện nay trên phần đất Trung Quốc mà xưa kia là Việt Nam. Còn tệ nhất là không còn người Việt nào vì tất cả họ đã bị đồng hóa hoàn toàn sau hàng ngàn năm đô hộ. Cha mẹ sinh ra ta nhưng chính lòng yêu nước của người Việt mới sinh thành nên chính hình hài, tâm hồn, văn hóa, tiếng nói đặc trưng của người Việt chúng ta.

Hôm nay người Việt trên thế giới nhớ về sự hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc hải chiến Hoàng Sa vào ngày này năm 1974. Máu của họ đã tan vào đại dương nhưng tưởng như vẫn chảy thầm lặng và vô hình trong tâm tưởng chúng ta. Họ chính là một trong vô vàn nhưng thế hệ tiền nhân đã dâng mình cho sơn hà ấy. Vô danh hay hữu danh họ đều là những bậc anh hùng và anh thư xả thân để cho non sông và giống nòi Việt Nam trường tồn đến tận ngày nay

Những thế hệ người Việt hôm nay ở trong nước hay ở góc bể chân trời nào hãy soi mình vào gương để chung cuộc nhận thức rằng chính nhờ họ mà ta vẫn còn thấy ta là người Việt. Họ như những chiếc lá cháy lên lần cuối cùng để duy trì lớp than hồng yêu nước gìn giữ nên nước Việt Nam muôn đời bất khuất trước bao nhiêu cuộc xâm lược từ Trung Quốc. Tưởng nhớ họ là hãy quyết tâm nhận lấy trách nhiệm họ đã ký thác lại cho mình và hãy tiếp tục cuộc trường chinh sinh tồn in đậm dấu chân của biết bao nhiêu người Việt sẵn sàng chết cho quê hương và giống nòi được trường tồn.

Hãy cháy lên như họ để giữ lớp than hồng yêu nước không bao giờ nguội lạnh trong lòng người Việt. Thà chết cho lòng yêu nước Việt Nam ngày nay còn hơn kéo dài kiếp đời nô lệ dưới xiềng xích Bắc Thuộc ngày mai.

Nối tiếp con đường thấm đẫm máu của tiền nhân là trách nhiệm và sứ mệnh của từng người và từng thế hệ người Việt hôm nay và muôn đời về sau - những ai vẫn coi mình là người Việt.

20.01.2018

Trần Quốc Việt

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Một giai thoại nhỏ, một bài học lớn
Từ Thức
(Danlambao) - Văn phòng giám đốc đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc.

Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.

Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông giám đốc Harvard mới hết khách, xách cặp ra về. Cặp vợ chồng xin được thưa chuyện vài phút.

Ông bà cho hay người con trai duy nhất của họ, sinh viên năm đầu của trường, vừa chết vì bệnh thương hàn, và muốn dựng một cái gì để tưởng nhớ đứa con.

Ông giám đốc thông cảm cái đau buồn của khách, nhưng trả lời: ông bà thử tưởng tượng, nếu mỗi gia đình có tang xây một mộ bia, bồn cỏ nhà trường sẽ thành một nghĩa trang.

Ông khách nói: chúng tôi không muốn xây mộ bia. Chúng tôi muốn nhân danh con, xây tặng một giảng đường, hay một nhà nội trú.

Ông giám đốc nhìn bộ quần áo bình dân, vẻ quê mùa của khách, mỉm cười: ông có biết xây một giảng đường tốn hàng trăm ngàn Mỹ kim?

Bà khách nhìn chồng, nhỏ nhẹ: Nếu chỉ có vậy, tại sao mình không dựng luôn một trường đại học?

Hai ông bà ra về. Ít lâu sau, trường đại học Stanford ra đời và trở thành một 3 đại học uy tín nhất thế giới. Ông giám đốc Harvard không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở này trở thành Thống đốc California.

Trả lại cho xã hội


Giai thoại trên đây về Leland và Jane Stanford được kể đi kể lại, nói lên nhân sinh quan đặc biệt của người Tây Phương, nhất là ở những xứ ảnh hưởng văn hóa Tin Lành (1), với phương châm được dạy dỗ và thấm nhuần từ nhỏ: trả lại cho xã hội những gì đã nhận được của xã hội.

Khía cạnh văn hóa đó giải thích tại sao ở Hoa Kỳ và Bắc Âu có những nhà tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Zuckerberg dành những ngân khoản khổng lồ làm việc từ thiện, tài trợ những dự án có công ích, trong khi ở những xã hội khác, những người giầu có, nhất là mới giầu, chỉ biết khoe của, phung phí một cách lố bịch, nham nhở.

Những ông bà hoàng dầu lửa, keo kiệt, tàn nhẫn với gia nhân, nhất là di dân lao động, không biết dùng tiền bạc làm gì hơn là phòng tắm, cầu tiêu bằng vàng, xây cất những trường đua ngựa vĩ đại với bồn cỏ xanh giữa sa mạc, ở một xứ Hồi giáo cấm cờ bạc, cấm đánh độ.

Những tỷ phú Tàu xây lại lâu đài Versailles hàng trăm phòng cho hai vợ chồng với một cậu cả.

Những ông trời con, những cô bồ nhí của quan lớn ở Việt Nam làm thang máy bằng vàng, xây dinh thự xanh đỏ, Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, lấy tiền gấp tàu giấy cho con thả chơi.

Những nhà độc tài Phi châu dựng lại nhà thờ Vatican giữa một biển nghèo đói, dùng máy bay riêng chở thợ may, thợ đóng giầy nổi tiếng từ Paris, từ Rome (Roma) tới may bộ quần áo giá cắt cổ thứ 200, hay áo lông (fourrure) cho các mệnh phụ sống ở những xứ nóng như lửa.

Hai tư duy khác nhau, đưa tới hai xã hội khác nhau: một bên thịnh vượng, tiến bộ, một bên nghèo đói, lạc hậu.

Từ kinh doanh tới việc nghĩa


Những nhà triệu phú Mỹ, khi kinh doanh, không ngần ngại dùng bất cứ thủ đoạn nào để thành công, kể cả đánh gục đối thủ cạnh tranh, để chiếm độc quyền. Đó cũng là một khía cạnh của văn hóa Tin lành: không có mặc cảm với tiền bạc, với thương mại.

Đó là một yếu tố văn hoá, nhưng nó giải thích phần nào cho sự thành công kinh tế của những nước như Hoa Kỳ, Bắc Âu. Văn hoá Tin Lành đã tạo ra những xứ tư bản Tây Phương.

Người Tin lành không che dấu chuyện đã làm ra tiền, coi đó là dấu hiệu của thành công. Gặp người Mỹ, vài giờ sau biết họ lãnh bao nhiêu dollars mỗi năm, có bao nhiêu cái nhà, cái xe

Văn hoá Thiên Chúa giáo có mặc cảm với tiền bạc. Không bao giờ người Pháp nói về lương bổng của mình, ít khi phô trương, gần như muốn che dấu nếu thành công trong đời.

Người Mỹ áp dụng những phương pháp hữu hiệu để kinh doanh, để làm giầu, nhưng khi đã thành công rồi, nghĩ tới việc trả lại cho xã hội những gì đã nhận của xã hội.

Khi Bill Gates trình bày với vợ, con về dự án dùng trên 40 tỷ dollars cho Foudation Bill & Melinda Gates, và quyết định chỉ để lại cho mỗi người con 10 triệu (ít quá, khó thành công; nhiều quá, chỉ làm hư con cái), cả bà vợ và các con đều vui vẻ chấp nhận. Bởi vì họ được dạy dỗ, thấm nhuần văn hoá đó từ nhỏ.

Khi Bill Gates nói về dự án của mình, Warren Buffet đã hưởng ứng ngay, đóng góp phần lớn gia sản kếch sù cho Foudation Gates. Trên 50 tỷ phú, đa số là người Mỹ, đứng đầu là Zuckerberg, đã noi gương Bill Gates

Các trường đại học Mỹ hay Anh đều giầu có, với những ngân sách khổng lồ, ngang với ngân sách một quốc gia nhỏ, mà nhà nước không tốn một xu, bởi vì những cựu sinh viên khi đã thành công ngoài đời đều quay lại, tự nguyện đóng góp. Đối với họ, đó là một chuyện tự nhiên, khỏi cần ai kêu gọi. Không làm, mới là chuyện bất bình thường.

Đơn giản như vậy, nhưng đem áp dụng ở những nước khác, rất khó. Phải bắt đầu bằng sự thay đổi văn hóa, thay đổi tư duy. Và văn hoá, không phải chuyện một sớm một chiều. Đó là chuyện của hàng thế hệ.

Tinh thần "trả lại cho xã hội" giải thích tại sao vai trò của xã hội dân sự cực kỳ quan trọng trong các xã hội Tây Phương. Nó nhân bản hóa các xã hội tư bản.

Ở Hoa Kỳ chẳng hạn, tiêu biểu cho chế độ tư bản, nó xoa dịu những bất công của một xã hội cạnh tranh, mạnh được yếu thua. Đó là hai khuôn mặt mâu thuẫn của tư bản Tây Phương. Mâu thuẫn hay bổ túc lẫn nhau.

Những foundations tư nhân, nhan nhản khắp nơi, với những số tiền nhận được ở khắp nơi gởi giúp, trợ cấp học bổng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, phát triển nghệ thuật văn hoá, giúp đỡ người nghèo, người sa cơ lỡ vận.

Truyền thống bác ái

Tại Pháp, nơi người Tin Lành chỉ chiếm trên dưới 3 %, cái tinh thần "trả lại cho xã hội" không mạnh như ở Hoa Kỳ hay các nước có văn hoá Tin Lành ở Bắc Âu. Những trường đại học lớn, uy tín nhất của Pháp, những năm gần đây kêu gọi các cựu sinh viên đã thành đạt đóng góp cho trường, nhưng kết quả rất khiêm nhượng.

Không phải một sớm một chiều người ta có thể tạo một truyền thống.

Mặc dầu vậy, tinh thần bác ái ăn sâu tại các nước Thiên Chúa giáo như Pháp, Ý, Tây Ban Nha (Espagne, Spain) đã thúc đẩy các xã hội dân sự hoạt động tích cực.

Tại Pháp chẳng hạn, tổ chức Resto du Cœur mỗi năm tặng thực phẩm, bữa ăn cho hàng triệu người. Emmaüs, một tổ chức thiện nguyện do linh mục Pierre lập ra không những giúp đỡ người nghèo, còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người. Một trong những hoạt động của Emmaüs: nhận bàn ghế, TV, tủ lạnh, computers, quần áo cũ của thiên hạ gởi tặng, sửa lại, bán rẻ lấy tiền làm việc nghĩa. Nhân viên của Emmaüs đều là những người gọi là SDF (Sans Domicile Fixe, Không nhà không cửa, homeless), theo nguyên tắc dạy người ta câu cá hơn là cho tiền mua cá. Những người điều hành là những người có dư khả năng làm lương lớn trong các hãng tư, nhưng muốn làm việc công ích để đóng góp cho xã hội.

Từ gia đình tới xã hội

Người Tây Phương, có tinh thần cá nhân chủ nghĩa, nhưng không ích kỷ như chúng ta nghĩ.

Rất nhiều người tích cực và nghĩ đến người khác, coi việc giúp đỡ người khác, cải thiện xã hội là một bổn phận.

Người Việt hy sinh, nghĩ tới người khác nhiều hơn chính mình, nhưng "người khác" chỉ luẩn quẩn trong nhà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, không ra khỏi ngưỡng cửa gia đình. Gia đình VN chặt chẽ, nhưng xã hội VN lỏng lẻo. Gia đình Tây Phương lỏng lẻo, nhưng xã hội của người ta chặt chẽ. Chữ liên đới, bác ái, huynh đệ không phải là những danh từ trống rỗng trên cửa miệng

Người Việt dành trọng tâm đời mình cho gia đình. Tai họa xẩy ra cho người thân làm tiêu tan luôn đời mình. Mất một người thân, cuộc đời kể như chấm dứt. Ngồi rầu rĩ thương thân, oán phận

Thái độ của người Tây Phương tích cực hơn. Họ nghĩ tới xã hội. Họ không bi quan yếm thế. Tại họa cá nhân không đánh gục họ, trái lại, trở thành một động lực khiến họ lao đầu vào việc cải tiến xã hội.

"Our children"

Hai ông bà Stanford, khi cậu con cưng chết, quyết định: từ nay, tất cả những đứa con California sẽ là con mình. "The children of California shall be our children".

Ở Pháp, những bà mẹ có con thơ ấu chết vì tai nạn xe hơi, thay vì ngồi than trời oán đất, hay oán thù người gây tai nạn, đã thành lập một hội rất thế lực, Ligue Contre La Violence Routière (Hội chống lại bạo lực lưu thông) hoạt động tích cực đòi quốc hội, chính phủ ban hành những luật lệ hạn chế vận tốc, kiểm soát, trừng phạt những người lái xe sau khi uống rượu, hút cần sa ma túy, mở những lớp về an ninh lưu thông, hỗ trợ các gia đình nạn nhân.

Các nạn nhân khủng bố lập những hội tương trợ các nạn nhân như mình. Một phụ nữ Pháp, thoát chết trong cuộc khủng bố Hồi giáo ở Paris, nói: chưa bao giờ tôi hạnh phúc hơn, vì có một gia đình trên 200 người.

Có người trong gia đình chết vì ung thư, họ lập những hội giúp bệnh nhân ung thư.

Những người cựu SDF, khi có công ăn việc làm, mở hội giúp những người vô gia cư.

Người có con chết vì ma túy, gia đình tan nát vì rượu chè, bỏ tiền bạc, giúp những người nghiện ngập. Họ làm việc đó tận tụy, âm thầm, coi như chuyện đương nhiên, ngạc nhiên khi có người ngạc nhiên trước các nghĩa cử đáng khâm phục đó

Những thí dụ đó nhan nhản, ở mỗi góc phố, đếm không xuể.

Thí dụ điển hình nhất là tổ chức Téléthon. Một số gia đình có con bị các thứ bịnh hiếm, không có thuốc điều trị vì không có hãng bào chế thuốc nào bỏ ra những ngân khoản khổng lồ để tìm kiếm, sản xuất thuốc cho một số rất ít bệnh nhân, đã thành lập Téléthon, mỗi năm vận động quyên góp được hàng trăm triệu euros. Với số tiền đang kể đó, họ lập tuyển dụng các y sĩ, các chuyên viên y khoa nổi danh, mở những laboratoires tối tân để nghiên cứu phương pháp chữa trị, tìm tòi thuốc men. Tiền đóng góp từ khắp nơi gởi về, thường thường là của những người lợi tức thấp, nhưng sẵn sàng giúp người thiếu may mắn hơn mình. Và những người hoạt động tích cực nhất là những người có con cái đã chết vì bạo bệnh, hoạt động để tránh cho người khác thảm kịch của chính mình.

Không quay đầu về quá khứ, tiến về phía trước, nghĩ đến việc cải thiện xã hội, đó là những yếu tố khiến xã hội Tây phương thành công. Cả về kinh tế lẫn chính trị. Bởi vì dân chủ không phải chỉ xây dựng trên giấy tờ, qua hiến pháp, bầu cử, luật lệ. Nó phải được thực thi, bảo vệ, nuôi dưỡng bởi xã hội dân sự.

Cha chung không ai khóc


Người VN hy sinh cho gia đình, đó là một đức tính đáng cảm phục. Đó là một điều may, khiến xã hội VN không hoàn toàn băng hoại. Hay xã hội đã băng hoại, nhưng vẫn còn những ốc đảo là hàng triệu gia đình, đang âm thầm cố thủ.

Người Việt hết lòng với gia đình, nhưng hoàn toàn thờ ơ với xã hội.

Phương châm của người Việt: vườn ai nấy rào. Người ta đốn cây, tôi mặc kệ, vì là cây ngoài đường. Người ta xẻ núi, phá rừng, xây chung cư, khách sạn, tôi ngoảnh mặt đi để tránh vạ lây. Hậu quả là VN được trời cho một giang sơn gấm vóc, ngày nay bị tàn phá một cách thô bạo. Nha Trang, Đà Lạt, Sapa…, những thắng cảnh tuyệt vời đang trở thành những đống xi măng, cốt sắt thô kệch, trước sự thờ ơ của mọi người. Cha chung không ai khóc.

Tại các nước Tây phương, các di tích lịch sử được bảo trì một phần lớn nhờ các foundations, các tư nhân. Ở VN, ngược lại, người ta biến của công thành của riêng, không nương tay tàn phá di sản của đất nước để làm giầu, để trục lợi.

Khi nào tình thương, sự liên đới, lòng bác ái, tinh thần trách nhiệm của người Việt ra khỏi ngưỡng cửa gia đình, lúc đó VN sẽ có một xã hội lành mạnh, lạc quan, tích cực. Đủ lành mạnh, lạc quan, tích cực, để xây dựng một chế độ dân chủ đích thực. Để xây dựng lại đất nước đang băng hoại.

(1) Bài này không có dụng ý ca ngợi đạo Tin Lành. Tôn giáo nào cũng có ưu và khuyết điểm, sẽ đề cập trong một bài tới

(Paris, tháng 1/2018)


Từ Thức

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Một nhân vật đáng kính nể


Lê Phan

February 3, 2018
Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang đọc hôm tối Thứ Ba, 30 Tháng Giêng, Tổng Thống Donald Trump đã nhận là nhờ ông mà Hoa Kỳ đã có thành tích mạnh mẽ về tạo công ăn việc, lương bổng tăng, và mức thất nghiệp thấp nhất trong nhiều năm.

Trong khi đó, Tiến Sĩ Janet Yellen, người thực sự chịu trách nhiệm cho những thành quả này, đang chuẩn bị rời bỏ chức vụ là chủ tịch của Hội Đồng Dự Trữ Liên Bang, tức là thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ.

Hôm Thứ Tư vừa qua, bà chủ trì phiên họp cuối của Ủy Ban Chính Sách của Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ, và hôm Thứ Sáu, 2 Tháng Hai, là ngày cuối của bà ở Ngân Hàng Fed.

Sáng Thứ Hai tới, ông Jay Powell – một nhân vật Cộng Hòa, một giám đốc ngân hàng đầu tư, và đương kim thành viên của Hội Đồng Fed – sẽ tuyên thệ nhậm chức lên thay thế bà.

Trong một thế giới công bằng hơn, bà Yellen đáng lẽ phải được mời tiếp thêm nhiệm kỳ bốn năm thứ nhì, như hầu hết các người tiền nhiệm thuộc nam giới của bà. Nhưng vào cuối năm ngoái, ông Trump đã quyết định thay thế bà.

Sau khi đã trải qua 14 năm ở Fed, và là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo ngân hàng trong suốt lịch sử 105 năm, bà Yellen – một giáo sư kinh tế học nổi tiếng thông minh với bằng tiến sĩ kinh tế của Đại Học Yale – ra đi với một thành tích đáng kính nể.

Khi nhận chức vụ chủ tịch, bà nhanh chóng chứng tỏ nắm vững những phương cách khéo léo về truyền thông và chính trị cần thiết để điều hành một định chế như Fed. Trong các bài diễn văn và ở các cuộc họp báo, bà giải thích sự suy nghĩ của Fed rõ ràng và cẩn thận, tìm đủ mọi cách để không sử dụng những danh từ chuyên môn vốn được các kinh tế gia thường dùng.

Các bạn đồng nghiệp thích bà nhưng họ cũng kính nể bà, và bà cũng đã được lòng một số những nhân vật quan trọng bên Cộng Hòa ở Quốc Hội. Nhờ vậy mà những kêu gọi mới đây, từ một số nơi của đảng Cộng Hòa, đòi tổ chức một cuộc kiểm toán Ngân Hàng Fed có tính xoi mói, đã bị bác bỏ.

Bà cũng chơi được cả với ông Trump, vốn cùng là người New York.

Bà Yellen lớn lên ở Brooklyn. Hồi Tháng Mười Một năm ngoái, khi ông Trump loan báo là ông sẽ chỉ định ông Powell thay vì giữ bà Yellen một nhiệm kỳ thứ nhì, ông đã tuyên bố “Bà là một người phụ nữ tuyệt vời vốn đã làm một công tác thật rất tốt.”

Lời tuyên bố đặt câu hỏi tại sao ông ta không giữ bà Yellen lại. Nó được rộng rãi giả định là chính trị đảng phái đóng một vai quan trọng: Bà Yellen là một người Dân Chủ, và Tổng Thống Barack Obama chỉ định bà năm 2013. Nhưng cũng còn có một lý do có thể khác. Ông Trump có thể tin là với Tiến Sĩ Yellen không còn tại chức, nó sẽ dễ dàng hơn cho ông “nhận vơ” một số những thành quả của bà.

Những thành quả này bao gồm việc trông nom cho một giai đoạn lịch sử tạo công ăn việc làm. Nhà bình luận Heather Long chỉ ra là “Dưới bà Yellen, mức thất nghiệp của Hoa Kỳ đã giảm xuống nhất trong tất cả các vị lãnh đạo Fed trong thời hiện đại.”

Vào Tháng Hai, 2014, khi bà Yellen nhậm chức, mức thất nghiệp là 6.7%; ngày nay mức thất nghiệp là 4.1%. Và gần ba phần tư sự giảm mức thất nghiệp này đến trước khi ông Trump nhậm chức.

Cũng phải ghi nhận thêm là, khi bà Yellen nhậm chức, hầu hết các kinh tế gia tin là một mức thất nghiệp dưới 5%, hay khoảng đó sẽ dẫn đến lạm phát. Những cuốn sách dạy kinh tế nói là nếu thất nghiệp xuống dưới một mức nào đó, giá cả sẽ tăng. Để chặn một vòng xoắn leo thang lạm phát, Fed phải can thiệp vào và tăng lãi xuất nhanh chóng – và một hành động như vậy sẽ có nguy cơ dẫn đến suy thoái.

Tiến Sĩ Yellen đã không chấp nhận lập trường máy móc này. Dẫn sự việc là nhiều triệu người đã không đi kiếm việc nữa trong và sau cuộc đại khủng hoảng năm 2007-2009. Bà lý luận là mức thất nghiệp là một thước đo không đủ cho tình trạng của thị trường lao động, và rằng có những thước đo khác, như là mức độ tham gia thị trường lao động, cũng cần phải được tính đến.

Còn gây tranh cãi hơn nữa, bà còn lý luận là có thể có những lợi ích quan trọng nếu Fed điều hành “một nền kinh tế áp lực cao,” trong đó mức thất nghiệp được giữ thấp và chủ nhân khó tìm người. Trong tình trạng đó, bà Yellen dự đoán, trong một bài diễn văn hồi năm 2016, là các công nhân vốn đã bỏ thị trường lao động sẽ bị lôi cuốn trở lại, các công ty sẽ có khuyến khích để đầu tư, nhu cầu nói chung của nền kinh tế sẽ cao hơn, và tăng trưởng lương cũng như năng suất – vốn đã mãi không tăng – sẽ tăng.

Các kinh tế gia thì bảo lập luận này đã trở lại với những lập luận của thời thập niên 1960 bởi một thế hệ các kinh tế gia theo trường phái Keynes. Với sự thăng tiến của trường phái tân cổ điển thì lập luận này không còn hợp thời trang nữa. Nhưng như bà Yellen đã nhận thấy, nó có thể giữ chìa khóa cho việc vượt ra khỏi các chiều hướng tăng trưởng chậm, đầu tư ở mức thấp, và lương bổng không tăng.

Kinh nghiệm của tám năm qua cho thấy là cần phải có một sự sụt giảm mức thất nghiệp đáng kể cho lợi tức trung điểm của các gia đình hồi phục sự mất mát mà họ đã chịu trong cuộc suy thoái. Chỉ khi thất nghiệp xuống đến dưới mức trước kia được coi là an toàn thì lương mới tăng hơn lạm phát. Bà Yellen đã chào đón phát triển này và tìm cách khuyến khích thay vì là làm thui chột tăng trưởng quá sớm. Ngay cả bây giờ, gần chín năm hậu cuộc hồi phục năm 2009, lãi suất của Fed mới chỉ có 1.5%. Với lạm phát cũng ở mức 1.5 (theo cách đo mà Fed lựa chọn) – dưới mức chính thức của Fed là 2%.

Nó cũng có thể lý luận là – và đã được lý luận như vậy – là với mức lạm phát thấp như vậy, Fed không có lý do tăng lãi suất, ngay cả từ từ. Tuy nhiên ngược lại người ta cũng có thể lý luận là chính sách của Fed đã dẫn đến một cuộc tăng trưởng kinh hồn của thị trường chứng khoán mà nay đang có vẻ trở thành một cái bong bóng. Biết cả hai sự chỉ trích này, bà Yellen đã rút lui kích thích kinh tế từng bước một.

Nhờ Tổng Thống Trump và bên Cộng Hòa, Fed nay đối diện với một thách thức mới, trong hình thức thêm một kích thích cho nền kinh tế bằng cắt giảm thuế nhưng là cắt giảm ngay tức thời rồi từ từ rút. Liệu Fed có nên theo đuổi lập trường hiện nay và tìm cách thích ứng với kích thích này hay không? Hay là nên tăng lãi xuất nhanh hơn.

Bà Yellen nay không còn phải đưa ra câu trả lời cho bài toán đó nữa. Cái bài toán nhức đầu đó nay sẽ là của ông Powell, người hẳn biết là bất cứ chỉ một dấu hiệu nào là Fed có một lập trường diều hâu hơn là sẽ bị tấn công bởi những tràng pháo kích Twitter từ tổng thống – kể cả sự có thể gây xáo trộn cho thị trường chứng khoán nữa.

Bà Yellen đáng được thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng bà thực sự đã ra đi thật đúng lúc.

(Lê Phan)

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

‘Văn hóa đảng thế a?’
Tuần qua Việt Nam vừa có một “sự kiện” nổi bật, đó là chuyện đá banh U23 thắng và thua trong trận chung kết Á Châu. Trong thể thao cũng như trên chiến trường quân sự, thắng bại vốn là lẽ thường tình. Thắng không kiêu mà bại không nản.

Trong trận bán kết tại Thường Châu- Trung Quốc, U23 Việt Nam mới thắng U23 Qatar 3-2 để vào trận chung kết mà thiên hạ mà thiên hạ đã la làng là: “kinh thiên động địa, vé chung kết lịch sử!” Trong túc cầu, thắng nhờ lối đá luân lưu sau khi hết giờ mà bất thắng bại một phần nhờ may rủi, cách dàn trận, giao banh, tấn công, phòng vệ của mỗi bên mới đánh giá được tài năng.

Thắng không kiêu, nhưng thắng được Qatar để vào trận chung kết Việt Nam đã kiêu, coi như đã “đặt Châu Á dưới chân.” Thiên hạ mang cờ đỏ xuống đường, cởi truồng, la hét, tung hô làm kẹt đường kẹt sá để đón mừng thắng lợi, không quên “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng!” hay “Bác đang cùng với chúng cháu hành quân!”

Bại không nản, ở đây bại mà kiêu mới lạ!
Image
Người mẫu mặc bikini chụp hình với cầu thủ U23 trên chuyến bay của VietJet Ai
Thua Uzbekistan trong trận chung kết nhưng báo chí trong nước chạy “tít” lớn: “Có những thất bại vĩ đại hơn cả chiến thắng!”
Ghê chưa! Thiếu cả tinh thần thể thao, có thái độ rất mọi rợ, thanh niên Hà Nội đã xuống đường giương biểu ngữ chửi cầu thủ Uzbekistan là Sodorov, người đã chọc thủng lưới Việt Nam bằng những lời lẽ thô bỉ như sau:

– “ĐM thằng l… số 11 SIDOROV. Việt Nam vẫn vô địch không cần cúp!”

Cổ động viên Việt Nam quá khích đổ xô đến cầu thủ U23 Uzbekistan để bình luận chửi mắng, hăm dọa… tạo ra một hình ảnh vô cùng xấu xí, làm ảnh hưởng lớn đến tinh thần Việt Nam nói chung! (báo Kiến Thức.)

Không thắng trận chung kết, đám cờ đỏ cũng dàn hàng cả chục cây số để đón U23 Việt Nam về.

Báo chí chạy tin: “Chuyên cơ riêng đón U23 Việt Nam vinh quy bái tổ!” Ngay khi chuyến bay VJ269 chở đội tuyển U23 Việt Nam hạ cánh xuống phi đạo Nội Bài, hai xe cứu hỏa đã phun nước cầu vồng đặc biệt để chào mừng.

VietJet giành phần đi đón đoàn với một tốp gái bikini õng ẹo, khiến các cầu thủ trẻ tuổi đàn em, được đàn chị ôm tạo dáng, anh nào cũng ngượng ngùng, mặt sượng trân. Phải nói chủ nhân VietJet là đàn bà nên biết cái quý của đàn bà và yếu điểm của đàn ông, nhưng đem ra thi thố sở trường, nhưng ở đây coi bộ… không ổn. Báo chí và chính quyền đã lên tiếng bất đồng tình với kiểu đón tiếp này. Có người đã cho bà Thảo đang lấy “lỗ” làm lời!

(*) Nhà thơ Trần Mạnh Hảo ngứa mắt đã có thơ rằng:

“Cầu thủ đá bóng da
VietJet mời bóng thịt
Thỗn thện bày hàng ra
Xấu hổ toàn dân Việt.
Các nguyên thủ thế giới
Có đá bóng dâu mà
Cũng được mời bóng ấy
Văn hóa đảng thế a?”

Nhưng nghĩ xa hơn, cũng chẳng nên trách hay phạt gì bà VietJet đến 44 triệu đồng, quả là theo bảng xếp hạng vừa được Forbes công bố, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của Vietjet Air, đã có năm thứ hai liên tiếp lọt top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Bây giờ người ta mới nghĩ là bà biết sử dụng cái quyền lực ấy, nhưng thực tế là Việt Nam sau năm 1975, người ta đã biết dùng cái “sức mạnh mềm” chứ không phải đợi đến phiên bà hôm nay.

Câu chuyên đơn giản, ở trong rừng đói khát đã đành, ở miền Bắc XHCN với chế độ tem phiếu, gạo ăn đong, thịt mua lạng, thèm khát lâu ngày, vào Nam gặp lúc gạo trắng nước trong, ai cũng cố ăn cho bõ những ngày gian khổ! Nên mời một người ăn, cả nhà cùng đi, vô ý mời một anh công an phường đi nhậu thì hôm đó coi như đồn công an đóng cửa. Thứ nào sang, đắt tiền nhất thì gọi: thuốc ba con 5, cà phê sữa đá hột gà, thậm chí bún bò cũng bỏ hột gà cho ra vẻ… tay chơi!

Vậy thì cũng dễ hiểu thôi, về cái chuyện thiếu đàn bà, vì suốt năm, xa nhà chỉ có “Bác cùng chúng cháu hành quân.” Cái chuyện “thiếu, thèm” ấy thành ra quan trọng. Các nhà đầu tư, doanh thương ngoại quốc vào Việt Nam làm ăn, ký hợp đồng nên nhớ nguyên tắc làm việc, trước hết là bàn thảo hội họp tại chỗ, bước tiếp theo “liên hoan” bia bọt và cuối cùng phải là kết thúc bằng món… tươi mát. Cái này mới là đặc sản Việt Nam, rẻ nhất thế giới, mà đã có lần chủ tịch nước cũng đưa ra lời mời mọc.

Chỉ tội nghiệp cho thức uống cao sang là món “cà phê” bị lôi cuốn vào cái khoái thứ ba của con người trần tục, nên từ lúc “chân lý chói qua tim” cũng là lúc chúng ta có thêm đủ loại cà phê độc đáo, không phải là Columbia, Jamaica, Blue Mountain hay Bourbon, mà là Cà Phê Võng, Cà Phê Lều, Cà Phê Ôm…

Chỉ ở xứ này mới có việc như UBND thị xã Hồng Lĩnh-Hà Tĩnh cử 21 nữ giáo viên đi tiếp khách trung ương. Chỉ ở xứ này mới có chuyện mừng ngày gia nhập đảng có các em lên sân khấu mặc bikini trình diễn. Ngay ngày lễ khánh thành tượng Bác Hồ ngồi đọc sách trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn cũ cũng được văn công ăn mặc diêm dúa múa men. Tiệm buôn điện khí cũng tuyển các cô bán hàng ăn mặc hở hang để câu khách, nhưng tuyên bố là để cho trẻ con học giới tính. Đón tiếp nguyên thủ quốc gia như Obama cũng có mấy cô yếm đỏ lăng xăng.

Nói ra thì tội cho danh tiếng phụ nữ Việt Nam, nhưng ở Việt Nam bây giờ coi bộ đàn bà hơi dư, phải “xuất khẩu” ra nước ngoài. Theo báo Đất Việt có 18,000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại dâm mỗi năm, nhiều nhất là ở Malaysia, Singapore, Indonesia…

Ở trong nước thì “cái ấy” được đề cao và nhan nhản khắp nơi nên đất nước mới đi đến chỗ luân lý băng hoại, đạo đức suy đồi trụy như hôm nay. Không kể các vụ hiếp dâm mà nạn nhân hay thủ phạm là người lớn. Chính những vụ xâm phạm trẻ em và thủ phạm hiếp dâm đang còn tuổi vị thành niên mới là điều xót xa ở đây.

Xã hội Việt Nam và qua chuyện U23 vừa qua, chúng ta có dịp thấy thái độ hung hăng côn đồ, vô giáo dục của đám thanh niên và thấy thân xác phụ nữ Việt Nam đang là một thứ khá rẻ, tầm thường, phơi bày. Những chuyện này làm đỏ mặt những người đàn bà Việt Nam tử tế và xấu hổ cho những người đàn ông có liêm sỉ.

Nhưng đảng và nhà nước thì không?

Huy Phương

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Chào mừng Việt Khang đến Mỹ!


Huy Phương

Feb 11 at 10:29 PM
Những ngày giáp Tết, trong khi phi trường Tân Sơn Nhất, ngập đầy những “Việt kiều” hồ hởi, xênh xang về quê ăn Tết, thì ngược lại, có một thanh niên, lặng lẽ được công an Sài Gòn đưa lên một chuyến bay rời quê hương, ra đi định cư tại Hoa Kỳ. Thanh niên đó là nhạc sĩ Việt Khang, tác giả ca khúc “Anh Là Ai?” ca khúc đã làm rung động cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Việt Khang đã bị chính quyền CSVN bắt vào cuối năm 2011, bị kết án 4 năm tù vào ngày 30 Tháng Mười, 2012, được trả tự do vào ngày 14 Tháng Mười Hai, 2015 và bị quản chế hai năm, đã đến phi trường Los Angeles, California, lúc 1 giờ 20 chiều ngày 8 Tháng Hai, và được đông đảo đồng hương và giới truyền thông ra đón.

Cũng không phải tự dưng mà công an Cộng Sản tử tế tới nhà Việt Khang mời lên máy bay đi Mỹ. Nhạc sĩ Trúc Hồ và SBTN có sáu năm vận động cho Việt Khang, mở chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư vào năm 2012, và sau đó đã âm thầm vận động với Thượng Nghị Sĩ John McCain để ông trực tiếp can thiệp, nêu trường hợp của nhạc sĩ này với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khi làm việc với CSVN.

Phải nói Việt Khang là hình ảnh của tuổi trẻ tinh hoa của tổ quốc với một lối tranh đấu, phê phán đặc biệt. Không giăng biểu ngữ, không xuống đường, không hô hào, chỉ với một bài hát, Việt Khang đã làm đánh động đến con tim và nỗi xót xa của hằng triệu người Việt tha hương, và làm chấn động cả bộ máy cầm quyền CSVN, nhất là giới công an, những người được Việt Khang gọi đích danh, chỉ mặt trong trong câu hát “Anh là Ai?” Rõ ràng là nhà cầm quyền đã phải kiêng nể. Việt Khang không có thế lực, không có dao súng trong tay, chỉ với một cây đàn và những nốt nhạc, đã làm cho cường quyền phải sợ hãi. Dập tắt nỗi sợ hãi này, chúng đã dùng thứ vũ khí muôn đời của mọi chế độ độc tài là cảnh sát, dùi cui, tòa án và cuối cùng là nhà tù. Có một thời đại nào trong lịch sử Việt Nam, tồi tệ và hèn hạ như hôm nay, khi mà một câu hát chống Tàu xâm lược, lại làm cho chính quyền lo sợ, bắt bớ, trù dập tác giả như trường hợp của Việt Khang?

Nhưng nhà tù không bưng bít dập tắt được lời hát yêu nước này, bài hát này đã bay qua những đại dương, những cánh đồng, vượt qua những biên giới để đến trên môi những em thơ, trong lồng ngực của tuổi trẻ yêu nước đang hướng về quê hương, về hình ảnh Việt Khang sau những song sắt của nhà tù.

Báo Nhân Dân Hà Nội đã lên án cho rằng “mục đích hành động của một số người đang nhân danh dân chủ để gây rối loạn xã hội, cản trở sự phát triển đất nước.” Vậy thì nếu có cơ hội, Việt Cộng không ngần ngại đẩy những nhà tranh đấu dân chủ trong nước ra đi, dù là đến một đất nước tự do, giàu sang, không phải chịu cảnh lưu đày, trước là được tiếng nhân đạo, sau là loại bỏ ảnh hưởng của những nhà tranh đấu này ở trong nước.

Việt Khang không phải là nhà tranh đấu dân chủ cho Việt Nam đầu tiên đến Hoa Kỳ, trước đây đã có những nhân vật như Đoàn Viết Hoạt, Đoàn Thanh Liêm, Nguyễn Chí Thiện, Hoàng Minh Chính, Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy, Mục Sư Nguyễn Công Chính, Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Chính Kết… Trong này có những người như Đỗ Minh Hạnh được sang Áo thăm mẹ, đi một vòng sang Úc, cuối cùng trở về Việt Nam. Ông Hoàng Minh Chính sang Mỹ chữa bệnh, đã về lại Việt Nam. Trong trường hợp này thì Nguyễn Chính Kết đến Mỹ bằng con đường tự chọn, không phải do CSVN cho phép ra đi.

“Những nhà tranh đấu ra hải ngoại có dễ dàng tranh đấu hiệu quả hơn ở trong nước hay không?” Đó là sự băn khoăn của nhiều người khi nghe tin một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền trong nước, “bị” hay “được” ra đi. Tôi đã có dịp đặt câu hỏi này với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ này cho rằng, ra hải ngoại việc tranh đấu thuận lợi hơn, nhờ không khí tự do, gần gũi với truyền thông thế giới.

Câu trả lời của một người khác, đã hoạt động trong cộng đồng lâu năm là “không!”

Nhân vật này nêu lý do, trừ một vài trường hợp đặc biệt, như Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt và Luật Sư Đoàn Thanh Liêm, dễ hội nhập với đời sống mới, ít lo đến sinh kế, có nhiều mối liên kết với cộng đồng và các nhân vật ngoại quốc. Phần lớn các nhà tranh đấu ra nước ngoài khó hội nhập với đời sống mới, một mặt phải lo cho cuộc sống áo cơm, lo ăn, lo mặc, chịu cảnh nhà thuê, nên một số đành thúc thủ, im hơi lặng tiếng vì “lực bất tòng tâm.”

Đó là chưa nói đến sự đánh phá, vùi dập, bôi xấu của nhiều phe phái, Cộng Sản hay không Cộng Sản, tại hải ngoại hay được yểm trợ từ các thế lực trong nước mà trường hợp của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là rõ nét nhất. Ông bị vu cáo là “Nguyễn Chí Thiện giả,” “ăn cắp thơ,” thậm chí bọn đánh phá, táng tận lương tâm, đã gắn cho ông cái tội xấu xa, là đã hành nghề “chủ động đĩ!”

Một số khác có thành kiến hiểm độc, kết án các nhà tranh đấu có gốc gác là bộ đội như Điếu Cày, công an như Tạ Phong Tần… là đối lập cuội, khổ nhục kế. Nếu khổ nhục kế mà phải dùng đến cái chết của mẹ già như trường hợp Tạ Phong Tần, thì bọn vu oan, giá họa này đúng là bọn “ngậm máu phun người!” Nói chung không có nhà tranh đấu nào sau một vài năm còn giữ được khí tiết và hoạt động hữu hiệu cho đất nước!

Phải chăng vì vậy mà Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, đã ba lần bị tù tội, với tổng cộng thời gian trên 20 năm, mặc dầu được quốc ngoại can thiệp cho ra đi, đã chọn con đường ở lại tranh đấu cùng với đồng bào trong nước.

Hải ngoại đã có bao nhiêu bài báo, bao nhiêu cuộc phỏng vấn, bao nhiêu bản nhạc bài thơ, bao nhiêu đêm thắp nến cho những nhà tranh đấu, nhưng chúng ta đã tiếp đón những người này với thái độ như thế nào, khi họ ra hải ngoại, được hít thở bầu không khí tự do như chúng ta,?

Thay vì một vòng hoa tri ân, chúng ta gửi đến họ những quả trứng thối!

Nhiều người cho rằng việc đánh phá những người tranh đấu từ trong nước khi ra hải ngoại là chủ trương của Cộng Sản, nhưng tham gia công việc “giết người chẳng lọ gươm dao” này hôm nay lại là những người thường vỗ ngực cho mình là người chống Cộng ở hải ngoại.

Đó là hình ảnh một miếng thịt tươi được vứt xuống một hầm cá sấu, và chính quyền cộng sản trong nước luôn luôn tìm cách đẩy họ ra khỏi nước để nhờ tay người khác giết họ để khỏi bị mang tiếng là đao phủ thủ!

Việt Khang! Em là nhà tranh đấu trẻ tuổi nhất phải bỏ nước ra đi đến định cư tại Mỹ. Tôi tin rằng em có đủ thời gian để làm lại cuộc đời và đủ sáng suốt chọn con đường tranh đấu hữu hiệu cho mình đối với quê hương. Em được mọi người yêu thương vì lời hát của em đã bay đến tận mọi nhà, trong và ngoài nước!

Điều cốt yếu là mong sao, qua bao nhiêu nghịch cảnh, lòng em vẫn giữ được ngọn lửa tranh đấu và yêu nước, ngọn lửa ấy sẽ là mồi lửa châm bùng lên, đốt tan bóng tối cho những thế hệ như chúng tôi, được thấy quê nhà trong một ngày vui trọn vẹn.

Huy Phương

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Câu hỏi đầu năm

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng vầng trán rộng thênh thang
Y như trán Bác mênh mang đất trời

Trần Đăng Khoa
Những câu vè thượng dẫn xuất hiện vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ trước) khi tác giả còn được vinh danh là thần đồng thơ, và là “người phát ngôn cho thế hệ trẻ em thời chiến.” Thời chiến rồi qua. Thời gian, cũng như thời thế – tiếc thay – lại không đứng về phía ông Trần Đăng Khoa và ông Lê Nin nên (dần dà) từ vỉa hè Hà Nội lại phát sinh ra những câu đồng dao mới:

Ông Lê Nin ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này
Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
Tự do hạnh phúc chúng mày còn xa
Kìa xem gương của nước Nga
Bảy mươi năm lẻ có ra đếch gì!


Khi mà thành quả của Cuộc Cách Mạng Tháng Mười chả “ra đếch gì” thì phần số cha đẻ của nó – tất nhiên – cũng phải rơi vào cảnh truân chuyên:

Ðang trên Quảng Trường Ðỏ ở Moscow, tôi chựng người lại khi bắt gặp một hình dáng người rất quen mà không thể nhớ liền được là ai? Người đàn ông thấp người, mặc bộ đồ đại lễ, đầu đội chiếc mũ kếp pi – tất cả cùng màu đen, đút tay vào túi quần với khuôn mặt trầm tư…

Bắt gặp cái nhìn của du khách, ông liền nở nụ cười, giơ tay vẫy vẫy mời chào: “Chụp hình kỷ niệm đi. Chỉ 100 rub thôi, hay $2 đô la Mỹ cũng được!”

Tôi vừa lắc đầu vừa phá lên cười vì nhận ra người “quen quen” ấy: Lenin. Hiển nhiên, chính xác hơn, là người đóng vai Lenin... Trong thời gian lang thang xung quanh điện Kremlin, tôi còn gặp mấy “Lenin” nữa, cũng đang mời chào du khách chụp hình...

Tôi bỗng nhớ lại thời điểm đứng ở Quảng Trường Ðỏ, vỗ vai nói với người đóng giả Lenin:“Nếu không có Lenin thật thì anh đã không phải làm Lenin giả để kiếm sống như vầy. Nước Nga xứng đáng nhiều lần hơn thế này. (Phương Đoàn – “Nước Nga ‘Gồng Mình’ Để Tồn Tại,” Người Việt 12/23/2015).

Tác gỉa của đoạn văn thượng dẫn, xem chừng, không có mấy thiện cảm với Lê Nin (thật) và tôi e là ông hơi chủ quan khi đánh giá quá thấp về nhân vật này. Tuy Lê Nin phải lê la kiếm ăn ngay tại Moscova (và bị đập mẻ đầu, vỡ trán ở nhiều nơi khác) nhưng di sản của Cuộc Cách Mạng Tháng Mười vẫn còn được giới lãnh đạo Việt Nam vô cùng tôn trọng và sùng kính – theo như tin loan của báo Nhân Dân, số ra ngày 05 tháng 11 năm 2017:

Sáng 5-11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917 – 7-11-2017)... Đọc diễn văn kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Cách mạng Tháng Mười Nga đã “làm rung chuyển thế giới” phá tan một mảng lớn trong hệ thống chủ nghĩa tư bản, đế quốc, mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại.… đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga...

Thế nước Nga của “kỷ nguyên mới” hiện nay ra sao?

Xin xem tiếp tường trình của nhà báo Phương Đoàn, từ Moscova:

Một điểm đặc biệt của chợ trời Nga là bày bán rất nhiều những gì thuộc về “tàn tích, tàn dư” thời Xô Viết. Chân dung các lãnh tụ Cộng Sản như Lenin, Kark Marx… nằm la liệt giữa những đống xoong nồi lủng củng, giữa đám đất lầm bụi… khiến người xem thoáng có những suy tưởng so sánh chua xót, mỉa mai và hài hước về lý tưởng cao xa và thực tế trần trụi. Những lá cờ nhung màu đỏ thêu chỉ vàng ca ngợi về những thành quả của Chủ Nghĩa Xã Hội với những câu khẩu hiệu đanh thép, tự tin về sự bất diệt của Marx-Lenin… giờ nằm lăn lóc trên các tấm ni lông sơ sài đặt trên mặt đất. Một quá khứ đầy hoang tưởng.

Thảo nào mà giới lãnh đạo CSVN hay bị mắng mỏ là cái đám chuyên... “ăn mày dĩ vãng!” Khi mà tương lai rất mịt mờ, và hiện tại đang vô cùng rất bấp bênh thì xoay ra đi ăn mày dĩ vãng – theo thiển kiến – cũng là một cách mưu sinh có thể thông hiểu và thông cảm được.

Chỉ có điều đáng nói là họ đã đi quá xa khi giong cờ, nổi trống, linh đình kỷ niệm chiến thắng 50 năm tổng tiến công xuân Mậu Thân, vào ngày 31 tháng 1 năm 2018 vừa qua. Cái thói quen “ăn mày” khiến họ có khả năng “ăn mừng” ngay giữa lúc quốc tang.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường: Với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.

- Mạnh Kim: Mậu Thân là chiến trường khốn nạn nhất trong cuộc chiến Việt Nam.

- Chế Lan Viên: Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng/Chỉ một đêm, còn sống có 30.

- Song Chi: Việc ăn mừng sự kiện Mậu Thân chứng tỏ đảng cộng sản hoàn toàn không thay đổi từ nhận thức đến thái độ, hành động và hoàn toàn “thất nhân tâm” đối với đại đa số người dân Việt ở cả hai miền, trong và ngoài nước.

- Lê Công Định: “Tôi thấy thật sự là vô lương tâm và không thể hiện lương tri của con người bình thường, cho thấy họ không hoàn toàn có một ý định nào gọi là hòa giải và hòa hợp dân tộc cả.

- Phạm Trần: Ăn Tết bằng xương máu Mậu Thân thì hòa giải, hòa hợp với ai?

- Ngô Nhân Dụng: Tổ chức kỷ niệm Tết Mậu Thân là Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng Sản đã thách thức người dân Việt khắp nước!

Sau thách thức Mậu Thân lại đến thách thức xây nghĩa trang ngàn tỷ. Trang BBC nhận định là nhà đương cuộc Hà Nội đã khiến cho… dư luận dậy sóng:

Nguyễn Thị Hậu: Sao lo cho người sẽ chết “an nghỉ” mà lại làm người sống không thể “an cư”?

Trương Huy San: Một chính thể giành được chính quyền bởi những người theo ý tưởng “thế giới đại đồng”, không lẽ, từ tem phiếu đến “nơi an nghỉ” đều phân chia đẳng cấp.

Trương Duy Nhất: Khốn nạn hơn vạn lần khốn nạn ở chỗ: Nó qui hoạch cho cả vợ/chồng, khi chết cũng được vào đây, bất kể vợ/chồng họ là ai làm gì. Nhiều người chưa chết, đã nghe thiên hạ đào mồ cuốc mả rồi.

Nhân Thế Hoàng: Tiền thuế của dân mà nó làm như của cha của mẹ nó để lại, muốn xài sao thì xài.

Dư luận, trong cũng như ngoài nước, cứ tha hồ mà dậy sóng. Sóng gió trong những tách nước trà nào có ảnh hưởng chi đâu. Giới lãnh đạo CSVN (chắc chắn) sẽ còn tạo ra nhiều thách thức ngang ngược và bạo ngược khác nữa, trong những ngày tháng tới, như họ đã từng làm từ hơn hai phần ba thế kỷ qua. Câu hỏi đặt ra là dân tộc này sẽ còn cam chịu để cứ bị tiếp tục “thách thức” thêm bao lâu nữa?

Tưởng Năng Tiến

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Văn hóa... nhang khói -

Huy Phương
Tôi ra tù năm 1982. Bảy năm qua các trại cải tạo, tôi hiểu được những người Cộng Sản nhiều hơn ngày trước. Sau khi ra tù, về lại Sài Gòn, tôi lại hiểu được những người Cộng Sản hơn những ngày còn trong nhà tù. Cán bộ coi tù dù có chức phận đi nữa thì số phận cũng không hơn gì thằng tù, cũng thâm sơn cùng cốc, cũng bữa sắn bữa ngô, thằng tù phải lên rừng xuống rẫy giữa mùa Đông giá rét, hay trời Hè nóng nực, thì thằng cai tù cũng phải vác súng đi theo. Gia tài cai tù thì áo quần mỗi năm cũng chỉ hai bộ, đôi dép râu vừa mang trong chân vừa để chà lưng lúc tắm, cũng có thể để gối đầu lúc ngủ, thêm một cái bàn chải đánh răng, một cái chén ăn cơm với đôi đũa mang theo. Sang hơn thì có cái ca nhôm uống nước, nhưng không thì cơm rồi, rót nước vào chén cũng xong. Cán bộ cấp cao còn có cái “xắc cốt” đeo kè kè bên mình.

Năm 2002, tỉnh Quảng Trị lắp đặt hệ thống thoát nước tại cổ thành Quảng Trị đã phát hiện ra một chiếc hầm chữ A, trong hầm còn nguyên năm bộ hài cốt của lính miền Bắc trong tư thế đang ngồi, trong đó có bộ hài cốt của một sĩ quan, Thượng Úy Lê Binh Chủng, chỉ huy phó chính trị của một tiểu đoàn. Duy nhất bên bộ hài cốt này có chiếc “xắc cốt” da Liên Xô. Trong “xắc cốt” người ta tìm thấy: Một quyển nhật ký một nửa ghi chép công việc, một nửa viết cho cho gia đình, một quyển điều lệ đảng, một quyển 10 điều chính sách của mặt trận GPMN, một chiếc lược làm bằng nhôm, và một cái bút máy Trường Sơn có khắc dòng chữ tặng. Trong cuốn nhật ký còn kẹp những lá thư của người vợ từ quê nhà miền Bắc gửi cho chồng.

Gia tài của một binh sĩ hay một sĩ quan chỉ có ngần ấy.

Lúc không có gì trong tay, đến cả một đồng bạc lẻ, người ta dễ nói chuyện lý tưởng hay hy sinh. Năm người lính Bắc Việt trong chiếc hầm này không chết vì súng đạn mà vì chết đói và hầm bị gạch đá lấp kín, vì lý tưởng “chết là chết cho Liên Xô-Trung Quốc!” Năm 1982, tức là năm năm sau khi “giải phóng,” cán bộ Cộng Sản vào Nam không còn nghèo nữa, họ có thể vơ vét một ít chiến lợi phẩm là “tàn dư” hay “phồn vinh giả tạo” của miền Nam đem về Bắc đắp đổi, hay được ở lại miền Nam là “chuột sa” vào “hũ nếp” Mỹ Ngụy.

Nhà tôi ở Quận 10, Sài Gòn, gần đường Minh Mạng, là nơi chuyên bán đồ mộc. Tôi không chú ý đến chuyện cán bộ miền Bắc mua sắm, bàn ghế, tủ, giường... vì bây giờ họ có nhà cửa, cơ ngơi, sắm đồ đạc là chuyện thường tình. Điều tôi chú ý là cán bộ (giờ đó hầu hết còn mặc đồ bộ đội) đã chở trên xe gắn máy hay những chiếc xích lô những chiếc tran thờ còn mới mua từ những tiệm mộc đem về nhà.

Đó là những tran thờ Thần Tài, Ông Địa, dấu hiệu của chuyện bảo vệ tư hữu, tức là của cải mình có từ vợ con, nhà cửa, tiền của đến chức vụ, quyền lực.

Khi con người chỉ có một cái chén và một đôi đũa, ăn xong, tự rửa lấy và đeo bên mình thì không hề sợ mất và cũng chẳng nhờ con người hay ông Thần, ông Thánh nào giữ giùm.

Bây giờ cướp được chính quyền rồi thì cán bộ có chức phận, có nhà cửa, có tiền bạc. Thực tế là phải nuôi con chó giữ nhà để đêm hôm canh chừng trộm đạo, chức sắc lớn thì có nhân viên bảo vệ, nhà cửa thời đại này chắc chắn phải gắn máy quay phim. Chưa đủ, phải nhờ thêm đến Thần Linh, tức là Ông Địa, ông Thần Tài để giữ của, giữ chức vụ, tức là giữ ghế cho bền. Bàn thờ Ông Địa, ông Thần Tài thì phải nhang khói suốt năm, khi điếu thuốc lá, khi nải chuối, đối với cấp trên cũng vậy phải nhớ “nhang khói” đừng quên. Cấp trên thì không cần chuối, cũng chẳng cần gà, cũng chẳng cần điếu thuốc 555 như thời bao cấp. Bây giờ cái mặt “bác Hồ” cũng chẳng còn giá trị gì nữa mà phải là chân dung quý vị tổng thống Mỹ.

Thói quen là văn hóa, văn hóa hối lộ đã tràn qua địa hạt tín ngưỡng hay mê tín, dân tình trong đó tất nhiên có cán bộ nhét tiền vào tay Phật, đầu rùa, bỏ tiền vào ngai vua, bỏ lên bài vị, tượng La Hán, Kim Cương bị “ép” cầm tiền lễ ở tay, bị nhét dưới râu, thậm chí nhét tiền vào thạch nhũ khi thăm động. Hối lộ để cầu xin may mắn, tiền của vào nhiều, thăng quan tiến chức, giữ yên ổn cho gia đình và bản thân mình.

Ngày xưa, nghe lời dụ dỗ của đảng, thanh niên miền Bắc “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,” trên đầu nón cối, dưới đất dép râu, không biết cầu xin, van vái ai, cuộc đời cũng chẳng biết đến nhang khói là gì. Ngày nay khi đã có chính quyền trong tay, với thế giặc phương Bắc, chỉ biết có một điều cư xử là cúi lạy. Khi người dân cúi lạy xin tha mạng trước bạo lực, thì chính phủ phải lấy đó làm nhục, vì chính phủ là đại diện của dân, chính phủ không che chở được cho dân, thì dân lạy vái cũng như chính phủ lạy vái.

Cả nước ngày này không có gì gọi là dũng khí, ngay cả báo chí Việt Nam cũng đã than thở đất nước đã đến hồi “mạt vận.” Thay vì ngẩng cao đầu, đứng thẳng lưng, thì cả biển người lại sống bằng quỳ lạy dập đầu và đi xin xỏ Thần Thánh ban phát sự giàu có, vinh hiển, công danh sự nghiệp.

Ở miền Bắc Việt Nam rộ lên cái gọi là lễ hội văn hóa, tôn giáo, với cảnh chen chúc giẫm đạp nhau nơi đền chùa, dâng đội mâm cao cỗ đầy, sì sụp lạy lục, lâm râm khấn vái, đốt vàng mã cho thần thánh, để xin xỏ, năn nỉ xuýt xoa, rồi giành giật nhau, đánh nhau u đầu chẩy máu để lấy hay cướp lộc mang về.

Xin một cái ấn đền Trần, là được may mắn thăng quan tiến chức. Chính ông Nguyễn Thiện Nhân, khi còn làm phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, đã “đích thân” đóng ấn để phát cho du khách thì còn ra cái sĩ diện quốc gia gì nữa!

Ba triệu thanh niên miền Bắc với “cái chén ăn cơm và đôi đũa giắt lưng” đã nằm xuống cho ba triệu đảng viên Cộng Sản hôm nay chỉ biết lạy lục kẻ thù và nhang khói Thần Thánh.

Trong bức di thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh chết tại cổ thành Quảng Trị, để lại, có viết cho vợ:

-“Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống trong hòa bình hãy nhớ tới anh!”

Theo tôi nghĩ, chỉ tiếc thương cho những cái chết trở thành vô nghĩa như của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh. Máu xương của hàng triệu người đó, không phải hy sinh để chúng ta có một đất nước như ngày hôm nay!

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Những gì còn lại
Ns Tuấn Khanh

Trong đám tang của Chris Kyle, tay bắn tỉa lừng danh nhất nước Mỹ, qua đời năm 2015 ở Texas, người ta nhìn thấy chiếc xe tang đi qua một đoạn đường dài hơn 300 cây số mà suốt hai bên đường, luôn có người dân đứng vẫy cờ hoặc nghiêm chào tiễn biệt.

Đó là một hình ảnh xúc động hiếm có về cái chết của một con người. Chris Kyle làngười lính SEAL được ca ngợi như một thiên thần hộ mạng vì đã cứu cả trăm đồng đội của mình trên chiến trường Trung Đông nhờ tài bắn tỉa. Anh giải ngũ, trở về nhà và sau đó chết như một người lính.

Rằm tháng Giêng Mậu Tuất, tức ngày 2/3/2018 tại Sài Gòn, đám tang của nhạc sĩ, đại tá Nguyễn Văn Đông cũng xuất hiện một cảnh tượng xúc động tương tự. Khi lễ di quan diễn ra, nhiều người đàn ông mặc thường phục, không ai bảo ai, đã bất ngờ đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh. Thấp thoáng trong những hàng khác, cũng có những cá nhân im lặng đưa tay chào, không cần hiệu lệnh. Hầu hết đó là những cựu thiếu sinh quân VNCH cùng trường với ông, và những người khác là cựu quân nhân đã chào tiễn biệt ngài đại tá Chánh Văn phòng của Tổng Tham mưu Phó quân lực Việt Nam Cộng Hòa về nơi an nghỉ cuối cùng.

Hàng người đứng chào theo kiểu nhà binh trước đám tang của nhạc sĩ – đại tá Nguyễn Văn Đông, đem lại niềm xúc động lạ thường, tương tự như hình ảnh tiễn xe tang của Chris Kyle. Nhưng có lẽ còn đặc biệt hơn với câu chuyện Việt Nam, khi mọi thứ về con người và hệ thống của chính quyền miền Nam bị săn lùng, giam giữ và hủy diệt nhiều năm, nhưng vẫn ẩn khuất đâu đó, rồi bất ngờ hiển lộ.

Nhưng ngoài âm nhạc, vẫn còn đôi chuyện về đại tá Nguyễn Văn Đông chưa được nói hết. Bài viết này là những gì còn lại, chưa kể, sau cuộc tiễn đưa đó.
Đọc tiểu sử cá nhân sau năm 1975, người ta chỉ biết ngắn gọn rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đi trại tù của Nhà nước Bắc Việt trong 10 năm, và sau đó không đi Mỹ theo diện H.O (Humanitarian Operation). Đó là một chiến dịch nhân đạo do tổng thống Mỹ Ronald Reagan bật đèn xanh nhằm giải thoát hàng trăm ngàn quân nhân cựu quân nhân VNCH bị đưa đi tù, dưới danh nghĩa cải tạo (Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program). Mọi thứ về đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, lâu nay vẫn được mô tả thoáng qua, y như cách mà báo chí Nhà nước đưa tin ông mất. Ấy vậy mà vài ngày sau đám tang, nhiều tờ báo vẫn còn bị khiển trách vì đã có thái độ trân trọng thái quá với một “sĩ quan ngụy”.

Năm 1975, ngay sau khi đại tá Nguyễn Văn Đông ra trình diện, dù được chính quyền quân quản tuyên bố là chỉ đi “học tập tư tưởng mới” trong vài tháng. Thế nhưng, sự thật sau đó là 10 năm dài tù đày ở trại Suối Máu, Biên Hòa. Cho đến sau năm 1980 thì đưa về Chí Hòa. Đại tá Nguyễn Văn Đông được trả về nhà vào năm 1985 để được chết ở nhà, theo chính sách khoan hồng của cách mạng. Bà Nguyệt Thu, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể rằng khi chia tay ông 10 năm trước, bà vẫn còn nhớ hình dáng một người đàn ông gầy nhưng khỏe mạnh, để rồi khi nhận lại ông, thì lúc đó gần như chỉ là một cái xác, chỉ còn thoi thóp.

Bà Nguyệt Thu, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể lại rằng gia đình lúc đó chỉ còn đợi ngày để chôn ông, vì do ông mang quá nhiều căn bệnh cũng như thuốc men lại quá đắt đỏ và khan hiếm vào thời đó.
Rồi nhiều năm sau, ông sống lại như một kỳ tích, khỏe mạnh. Hai người im lặng sống trong căn nhà nhỏ chỉ có đôi vợ chồng già, không con cái, không nhiều sinh hoạt với xã hội. Bà Nguyệt Thư nói rằng cho đến nhiều năm sau khi ông được thả về, bà vẫn còn khả năng sinh con nhưng ông không còn có thể. Vì vậy hai người đã chọn sống cô đơn cùng nhau đến ngày chung cuộc.
Lời của bà kể như tiếng chuông chùa xa xăm về một nỗi đau không lời. Về với ông được 2 năm, thì bà bị chia cắt với đại tá bởi 10 năm tù không hề tòa án, cũng như không hề có lời giải thích. Khi được trả về nhà, thì ông đã như một phế nhân.

Bà nói rằng không muốn sinh con vì ông quá yếu. Nhưng cũng có thể bà không muốn có một đứa con, bởi cuộc sống như ác mộng mà bà và ông trãi qua, nếu có đơm hoa kết trái thì chắc cũng không thể có được lúc tỏa hương.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị đưa đến trại Suối Máu ngay sau khi trình diện. Thực tế là trại này tên là trại Tân Hiệp, Biên Hòa, từng là nơi giam giữ các binh sĩ Bắc Việt chờ trao trả theo các thỏa ước. Tên Suối Máu là do các tù nhân sau năm 1975 gọi thành quen mặc dù bị quản giáo cấm. Bởi năm 1968, cuộc đột kích thất bại ở cứ điểm này, mà dân trong vùng mô tả máu dân thường và của hai bên Nam Bắc chảy như suối, từ đó mà thành tên.
Trại Suối Máu giam giữ khoảng 5000 người, chia làm năm trại theo ký hiệu K. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ở K5.

Chỉ một năm ở trại này, do điều kiện giam giữ và ăn uống khắc nghiệt, không chỉ đại tá Nguyễn Văn Đông mang bệnh, mà rất nhiều người cũng đổ ra đủ thứ bệnh từ nội khoa đến ngoại khoa. Mà thuốc thì chủ yếu là một loại dược phẩm dân tộc được bào chế ở miền bắc có tên là Xuyên Tâm Liên. Bệnh gì cũng uống một loại ấy.

Nhà văn Hà Thúc Sinh, tác giả của tác phẩm Đại Học Máu, đã kể rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vì bị mang bệnh ghẻ nhầy nhụa kỳ lạ, khiến cả mảng lưng của ông lở loét. Đã vậy nhiều chứng bệnh khác như đau bao tử, thấp khớp, huyết áp… ập tới hành hạ ông liên tục nhiều năm. Vào lúc thập tử nhất sinh, anh em khiêng lên trạm xá được ít bữa thì y tá ở đó đuổi về. Lý do là ở bệnh xá không có thuốc điều trị, cũng như cho về thì khỏi mang trách nhiệm.
Nhà văn Hà Thúc Sinh viết rằng mấy người bạn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông khiêng ông ra hố nước để tắm lại sau nhiều ngày nằm liệt, như một cách giúp duy nhất có thể. Nhưng do phải đi lao động nên mọi người chỉ kịp nhìn thấy ông Nguyễn Văn Đông nằm sấp trên mặt đất, chứ không còn đứng nổi, cố múc nước rồi nằm quơ quào cố tắm rửa một mình như vậy.

Nói về sáng tác trong giai đoạn đó, đại tá Nguyễn Văn Đông đã cố giữ lại cảm hứng của mình trong những năm đầu bị tù, vì nghĩ rằng cùng lắm 2-3 năm gì đó sẽ ra. Nhưng rồi dần dần mọi thứ thui chột theo sức khỏe và niềm hy vọng. Ngay lúc bệnh đã nặng, nhưng phát hiện tù nhân Đỗ Văn Phúc là em họ của ca sĩ Duy Khánh cũng bị tù chung trại, ông đã vui đến mức sáng tác lại. Cảm mến giọng hát của người này mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết riêng một bài hát để tặng, có tựa đề là “Sài Gòn trong trái tim tôi”. Tác phẩm này, giờ chắc đã tuyệt bút, chỉ còn được nhắc lại với đôi ba câu với những ai từng nghe qua như “Sài Gòn tiếc nuối không thôi, Hà Nội héo hắt răng môi, cho nhớ thương vời vợi. Ôi, Sài gòn trong trái tim tôi…”

Năm 1985, khi khiêng ông về nhà, bà Nguyệt Thu nói rằng không nghĩ ông sống qua được năm đó. Sự tuyệt vọng tràn ngập đến mức khi nhận được hồ sơ ghi danh đi chương trình H.O ngay trong nhóm đầu, ông đã từ chối vì muốn được chết trên quê hương mình. Bà cũng thuận theo ý ông. Ấy vậy mà với sự chăm sóc nhẫn nại và yêu thương của người vợ hiền, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã chậm chạp sống lại một lần nữa, cho đến ngày buộc phải chia tay trần thế.

Khác với cuộc đưa tiễn người lính Chris Kyle, buổi chia tay nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không có nhiều người khóc. Chỉ có những cánh tay đưa lên, im lặng chào đưa tiễn ông. Động tác rất quen thuộc khiến những người xa lạ nhau như gần lại. Có điều gì đó dâng lên trong suy nghĩ, đầy xúc động. Quả là có những triều đại nguy nga lộng lẫy, nhưng mọi thứ đã không còn. Nhưng cũng có những chế độ đã mất nhưng con người và tinh thần quốc gia thì còn sống mãi.
Ns Tuấn Khanh

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


MỘT THẾ HỆ… VỨT ĐI !!
Bạn của tôi ạ, bạn hỏi tôi đang nghĩ gì trong đầu ư?

Tôi cũng như bạn vậy. Tôi không hiểu các bạn nghĩ gì trong đầu.

Các bạn không thấy một ngày của các bạn trôi qua buồn tẻ sao. Các bạn trao nhau những câu từ nhạt thếch. Các bạn tung ảnh tự sướng. Các bạn vào mạng xã hội chửi một thằng hiếp dâm. Một thằng đâm cha, chém mẹ, và châu đầu vào cái quần lót của 1 người mẫu để mà bình phẩm v.v Các bạn tung tăng khắp nơi, trợn mắt dòm dòm từ cái chuồng xí trở đi, miệng trầm trồ xuýt xoa: „Ồ, lạ quá, đẹp quá“. Các bạn về ưỡn bụng, vắt chân chữ ngũ mà thầm nhủ ta là người hạnh phúc nhất đời.

Các bạn có bao giờ mơ thấy những gì lớn lao hơn chuyện ngày mai sẽ sống thế nào chăng? Tôi chắc là không. Cái xã hội này đã dạy cho các bạn cách sống mà chẳng cần phải tư duy gì cả rồi. Các bạn chẳng cần tri thức, chẳng cần sự thật. Các bạn thậm chí cũng chẳng cần bộ não nữa. Cứ cột các bạn lại, như cột những con cừu ấy, rồi ném cho mỗi người một bó cỏ. Thế là xong.

Các bạn có dám dấn thân vào cuộc sống này không, có dám thay đổi cuộc sống này không? Các bạn có thấy buồn không khi hòa bình đã bốn chục năm mà đất nước vẫn chưa có nổi một ngày sung sướng? Các bạn có thấy nhục nhã không khi từng tốp sinh viên Việt Nam vừa dí bưu ảnh vào mặt người nước ngoài vừa giải thích bằng thứ tiếng Anh lắp ba lắp bắp: “Đây Việt Nam, đây Hồ Hoàn Kiếm, đây Hoàng Thành“? Người ta quan tâm đến cái xứ này cũng chẳng nhiều hơn họ quan tâm đến sao Hỏa. Mà có khi còn chẳng bằng đâu các bạn ạ.

Các bạn có đau không khi mảnh đất quê hương mình bị người ta xâu xé, khi đập thủy điện bị vỡ, khi đồng bào các bạn lang thang không cửa không nhà? Các bạn có buồn không khi Tổ quốc nghẹn ngào nhìn ngoại bang lấn dần từng phân đất, từng mảnh rừng đầu nguồn và chở đi từng tấn tài nguyên. Các bạn có muốn khóc không khi một ông già cúi gập người bôi xi lên giày của một ông Tây, và rưng rưng cảm kích với mấy đồng tiền lẻ nát?

Tất cả nỗi đau hằn xuống mảnh đất này có đáng làm cho các bạn quan tâm hơn một cái túi xách Gucci, một hốt-gờ hở trên hở dưới hay chẳng may toạc váy hở nội y, hay một cô ca sĩ hay người mẫu mới nổi với những phát biểu “đầy chất xám”, một trận đấu bóng hay một cuốn tiểu thuyết ba xu không? Muốn hiểu được nỗi đau các bạn chẳng cần tìm chúng trong một cuốn tiểu thuyết ba xu làm gì. Cách các bạn không xa, người ta đang khóc, người ta đang phải gồng mình lên mà chống chịu và nuốt nước mắt vào trong lòng. Một con đê đang vỡ. Một con tàu sắp chìm. Rất nhiều tập đoàn kinh tế vỡ nợ mà chính các bạn phải gánh lấy phần trả nợ . Một khúc sông sắp mất. Người dân ngậm đắng nhìn kẻ thù lấn từng tấc đất có máu thịt tổ tiên.

Còn các bạn thì sao? Các bạn ở trong nhà, trùm chăn kín đầu, đánh đánh gõ gõ trao cho nhau những lời nhạt phèo và foward những tin nhắn vô vị. Tôi không nói như thế tức các bạn phải ôm súng xông ra chiến trường hay phải đao to búa lớn hay phải là cái gì cho lớn lao. Mà rằng các bạn chẳng thiết làm gì cả, chẳng thiết tìm hiểu, chẳng thiết suy ngẫm, chẳng thiết tìm tòi.

Tất nhiên khi đọc đến đây, các bạn sẽ tấn công lại cá nhân tôi bằng những câu hỏi đại loại như sau: “Thế mày đã làm được cái quái gì ra hồn chưa mà lớn tiếng la lối và chỉ trích”. Tất nhiên tôi sẽ thẳng thắng trung thực trả lời, tôi cũng không khác mấy các bạn là bao – bởi thế hệ chúng ta – Một thế hệ vứt đi. Tôi cũng sẽ thành thật trả lời rằng:

– Tôi vẫn không biết phải làm thế nào không khiến TQ phải hãi sợ và buông tha VN.
– Tôi vẫn không biết phải làm thế nào khiến VN có lại chủ quyền biển đảo.
– Tôi vẫn không biết phải làm thế nào để ngư dân VN không bị hải quân TQ đánh, có nói gì , làm gì cũng không làm các ngư dân có cái ăn và những người đã chết sống lại.
– Tôi chả làm gì được để khiến những tệ nạn chấm dứt.
– Tôi chả làm gì được để khiến các ông lãnh đạo hết tham nhũng và dân bớt khổ.
– Tôi cũng chả làm gì được để làm cho điện hết cúp và giao thông hết tắc, và xăng thôi không tăng giá.
– Tôi chả làm gì được hay có giải pháp gì làm cho cô gái trẻ ở các tỉnh nghèo ngưng đi lấy chồng ĐL, HQ.
– Tôi không biết làm gì hay có kế sách gì để khiến các người dân nghèo thôi bán nhà sang xuất khẩu lao động ở Malaysia hay Đông Âu.
– Tôi chả biết làm gì để ngăn các cô gái trẻ không lơ ngơ bị lừa sang làm điếm ở Campuchia..
– Tôi vẫn không biết làm thế nào để các tập đoàn kinh tế bớt làm ăn thất thoát, kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan
– Tôi chả biết làm gì, và làm thế nào để bla bla bla ,…

Tôi biết bạn sẽ, chúng ta sẽ chẳng làm dược gì hơn , nhưng bạn ạ, chúng ta, khi chưa có 1 hành động thực sự cụ thể và 1 giải pháp rõ ràng, ít nhất có thể lên tiếng để làm thức tỉnh và tác động. 1 hành động nhỏ nhoi là quan tâm và lên tiếng vẫn còn hơn ngồi yên đó thụ động chết chìm trong ảo tưởng và tự thõa mãn tự phong.

Và tôi đã sống, và tôi đã hiểu tại sao cái xã hội này vô cảm đến vậy, vô tâm đến vậy rồi. Vì nơi đó còn một lớp người không biết tư duy, không ý chí tiến thủ, không tri thức, không nghị lực, không ước muốn, không lý tưởng, không cả niềm tin? Họ giới hạn hạnh phúc của mình trong hai mươi mét vuông nhà, bàn chuyện thiên hạ và tính xem ngày mai nên đi xem phim hay lượn phố. Họ không đòi hỏi một điều gì hết, họ không ý thức được vị trí của mình, chẳng cần rung động, chẳng cần xót xa. Họ chẳng có động lực để làm bất cứ điều gì trừ khi người khác lấy roi quất vào mông họ.

Nguyễn Thuỷ Tiên

Post Reply