Phóng sự: Về bến Tự do 4.2006 (1)
Tường trình đặc biệt từ Nam Dương, Mã Lai và Phi Luật Tân
(Tuần báo Dân Việt, Sydney – Australia)
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... _4648b.jpg[/left]Sau hai chuyến Về bến Tự do Văn khố Thuyền nhân Việt Nam (VKTNVN) tổ chức hồi tháng Ba và tháng Tám năm ngoái, một đoàn 21 người (18 từ Úc, 1 Hòa Lan, 1 Đức và 1 Mỹ) đã lên đường viếng thăm các trại tỵ nạn cũ trong vùng Đông Nam Á từ ngày 17 đến 30.4.2006. Chuyến đi được chia làm hai chặng: chặng đầu đến Nam Dương và Mã Lai (gồm tất cả mọi người) và chặng nhì đến Phi Luật Tân (chỉ gồm 10 người).
Khác với mức độ tổ chức quy mô của hai lần trước với số lượng đông đảo người tham dự từ nhiều quốc gia, mục đích chính của chuyến đi lần này là hành hương cầu nguyện, tham dự lễ an vị các phần mộ thuyền nhân Việt Nam (TNVN) tại Khu A trong Nghĩa trang Terengganu ở Mã Lai do Cộng đồng Người Việt ở Tây Úc bảo trợ và mở đường cho sự hỗ trợ những người Việt còn lại (NVCL) ở Phi Luật Tân. Tuy tự giới hạn trong các mục đích trên nhưng chuyến đi đã tạo nên một tình thân ái thắm thiết trong đoàn cũng như với đồng bào tại những nước viếng thăm và gặt hái được nhiều kết quả ngoài dự liệu.
Nam Dương, một thay đổi ý nghĩa
Chiếc xe bus tiện nghi rộng thênh thang đưa chúng tôi đến Batam, thành phố kỹ nghệ và du lịch sát nách Singapore, để “sạc pin” tại khách sạn Harris Resort sang trọng sau buổi tối “gom quân” các nhóm lẻ tẻ từ Sydney, Melbourne, Perth và tận cả Munich bên Đức. Một ngày trôi qua nhẹ nhàng – phần lớn thời giờ là trên xe bus ngắm cảnh phố phường và buổi chiều trong hồ bơi mát rượi ở khách sạn – đối với đa số thành viên trong đoàn. Nhưng đối với Ban tổ chức, đó là một ngày làm việc căng thẳng nhưng cũng học hỏi được đôi điều thú vị.
Dù đã thông báo trước về thành phần và mục đích của chuyến đi nhưng ngay sau khi đặt chân lên đất Nam Dương bằng chuyến tàu khách tốc hành từ Singapore, chúng tôi đượỉc yêu cầu đến gặp cơ quan hữu trách (BIDA – Batam Industrial Development Authority) để họp khẩn. Chúng tôi (gồm 3 người trong Ban tổ chức và 1 đại diện công ty du lịch phụ trách chuyến đi) đoán mò với nhau về lý do của lời yêu cầu đó và cùng đồng ý là hỏi thẳng họ vì mình chẳng có gì phải giấu giếm hoặc e ngại. Tại buổi họp, với sự hiện diện của nhiều nhân vật cao cấp địa phương, chúng tôi nhận ra ngay rằng không phải chúng tôi có điều e ngại mà ngược lại, chính chủ nhà mới “worry” về sự hiện diện của đoàn vì nó trùng hợp với thời điểm có nhiều “diễn biến bên trong” mà họ không tiện nói ra.
Chúng tôi thẳng thắn trình bày quan điểm và thái độ phẫn nộ của các cộng đồng người Việt hải ngoại về vấn đề bia tri ân và tưởng niệm bị đập phá hồi năm ngoái, về mục đích tâm linh của chuyến đi và về ý định góp phần trùng tu những di tích thuyền nhân tỵ nạn VN – đặc biệt là khu nghĩa trang – trên đảo Galang, nơi Chính phủ Nam Dương công nhận là “di sản quốc gia”. Vị đại diện BIDA, cơ quan thẩm quyền quản trị đặc khu Batam (bao gồm cả đảo Galang), đã ngỏ lời tán trợ và cam kết sẽ hết sức hỗ trợ cho các dự tính tốt đẹp ấy. Tuy nhiên, ông cũng đã “hé” rằng bất cứ việc gì liên quan đến Galang từ nay đều phải có sự chấp thuận của Chính phủ trung ương qua Bộ Ngoại giao để tránh những chuyện “nhức đầu” trong quan hệ ngoại giao với Hà Nội, phía đã áp lực buộc họ phải triệt hạ tấm bia tưởng niệm được dựng lên trong chuyến viếng thăm lần đầu hồi tháng Ba năm ngoái. Chúng tôi lúc ấy chưa hiểu hết lời nhắn gửi gián tiếp này, cho đến ngày hôm sau...
Hôm sau, 18.4, chúng tôi vào Galang. Vẫn con đường trải nhựa thẳng tắp với 5 chiếc cầu thênh thang nối liền các hòn đảo, nhưng chiếc xe bus lẻ loi của đoàn được “hộ tống” bởi những toán cảnh sát sắc phục chạy trước và sau. Họ giữ một khoảng cách lịch sự và không hề xen vào chương trình thăm viếng nhưng luôn để ý đến những sinh hoạt của đoàn, thậm chí còn ngồi ở một bàn riêng trong buổi ăn trưa của chúng tôi tại một nhà hàng bên ngoài trại Galang.
Khung cảnh ở Galang vẫn vậy, như trong hai lần viếng thăm trước, vắng vẻ và trầm lặng. Gần 200 gia đình ngư dân trên đảo không lấp đầy khoảng trống của hàng chục ngàn người tỵ nạn từng sinh sống ở đây một thời. Cầu tàu jetty, nơi chứng kiến cả ngàn cuộc tiếp đón và chia ly suốt gần 20 năm dài từ sau 1975, uể oải dầm mình dưới ánh nắng trưa như chứng tích cô đơn của một thời dâu biển. Chiếc thuyền tỵ nạn trực tiếp đến đảo (nghe rằng có nhiều người chết sau một chuyến hải hành khủng khiếp) hồi giữa thập niên 1980 đang mỏi bến nằm gác đầu bên bờ đước, như đang chờ hóa kiếp sau khi làm xong phận sự... Dường như chỉ có tiếng bấm máy ảnh tí tách và lời chuyện trò của những người trong đoàn là âm thanh của sự sống trên hải đảo tịch mịch này.
Trên đường vào Galang I (khu tiếp nhận người tỵ nạn trước khi được chấp nhận định cư ở nước thứ ba), chúng tôi ghé thăm Chùa Quan Âm, nơi được tân tạo toàn diện bởi các Phật tử từ Đài Loan vì sự linh thiêng của chốn thờ phượng do TNVN phụng lập từ đầu thập niên 1980. Tại nay, chúng tôi mới vỡ lẽ về thái độ dè dặt của chính quyền địa phương. Hôm nay, không rõ do vô tình hay hữu ý, vị Tổng lãnh sự Mỹ Paul S. Berg cũng đến thăm đảo. À ra thế, một nhà ngoại giao cao cấp không phải khơi khơi đi du lịch vào một ngày làm việc như thế này. Chúng tôi hiểu ngay rằng “ông anh lớn” đã nhập cuộc và trò chơi cân não đã bắt đầu khai diễn. Không phải vậy thì tại sao những viên chức địa phương lại “chăm sóc” chúng tôi chu đáo đến thế!
Giữa hai nhân viên hướng dẫn người Nam Dương luôn quanh quẩn bên cạnh, ông Berg, người từng công tác tại Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội trong 6 năm, đã nheo mắt hóm hỉnh và nói chuyện với chúng tôi... bằng tiếng Việt, như để tránh các đôi tai tò mò. Ông cho biết ông đến Galang theo yêu cầu của một số đại diện dân cử Mỹ gốc Việt ở California để tìm hiểu về trại tỵ nạn này, để tổ chức một đoàn người Mỹ đến thăm vào cuối năm nay và để thăm dò về khả năng tái tạo tấm bia tưởng niệm bị đập phá. Với một giọng thân tình và cởi mở, ông đã xưng “anh” và “em” ngọt xớt với những người trong đoàn, vui vẻ đứng chụp hình lưu niệm, trao đổi danh thiếp và cùng lễ Phật với mọi người.
Thắc mắc của chúng tôi tan biến hẳn khi hiểu được cớ sự về thái độ thận trọng của chính quyền Nam Dương về chuyến đi. Nhưng có lẽ họ đã quá lo xa. Galang chỉ là một điểm dừng chân của đoàn và chúng tôi không hề mang theo một hậu ý nào ngoài tấm lòng chân thành cầu nguyện cho những linh hồn mồ côi không ai nhang khói suốt nhiều năm qua và đóng góp công sức để trùng tu những di tích TNVN như một lời cảm ơn đất nước từng cưu mang cho đồng bào của mình trong giai đoạn khốn khó nhất đời.
Đến Galang lần này, chúng tôi có nhiều thời giờ hơn để hành hương, thăm viếng và chụp hình kỷ niệm tại những địa điểm đã trở thành huyền thoại trong lịch sử TNVN như Nghĩa trang Galang III, Miếu Ba Cô, phòng áo của LM Dominici, Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Chùa Kỳ Viên v.v.. Chỉ tiếc rằng chương trình sinh hoạt buổi chiều (tắm biển và ăn BBQ đặc sản Nam Dương ở bãi biển rất đẹp của Galang) không thực hiện được vì cơn mưa đầu mùa bất chợt.
Nơi thu hút sự chú ý của nhiều người nhất là khu di tích người tỵ nạn ở ngay trung tâm, nơi 4 chiếc thuyền vượt biên trực tiếp đến đảo được trưng bày trong một vườn hoa được cắt tỉa công phu. Các chiếc thuyền được phủ một lớp sơn mới, có mái che vừa được dựng lên và những băng ghế đá rải rác chung quanh để nghỉ chân. Những mảng màu mạnh hòa quyện cùng những âm thanh nhân tạo bắt chước tiếng chim hót từ chiếc lồng chim khổng lồ gần đó đã phần nào làm dịu bớt khung cảnh cô quạnh của khu trưng bày.
Đây cũng là nơi mà cách nay vừa đúng một năm, hơn 150 người Việt từ nhiều quốc gia trên thế giới cùng những vị đại diện cao cấp của Chính phủ Nam Dương, Hội Hồng thập tự Quốc tế và Cao ủy Tỵ nạn LHQ đã chứng kiến lễ khánh thành trọng thể tấm bia tri ân và tưởng niệm. Khi đến nơi, chúng tôi thấy tấm bia tưởng niệm được phủ kín bằng một lớp vải bạt dày, có cây chống và giây buộc chắc chắn. Theo lời giải thích của ông Giám đốc Bảo tàng viện Galang, biện pháp đó là nhằm bảo vệ cho nó khỏi bị mưa gió làm hư hại. Đến lúc ấy, chúng tôi cũng chưa biết cái lỗ ô nhục trên tấm bia bị đục phá vẫn còn đó hay đã được “vá” lại rồi.
Ông Trần Đông, Giám đốc VKTNVN và cũng là trưởng đoàn, yêu cầu mở tấm vải che vì chúng tôi muốn chứng kiến tận mắt biểu tượng đã trở thành vết cắt tươm máu trong tim hàng triệu người Việt ở hải ngoại. Ông cũng khẳng định rằng các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới hoàn toàn không có ý định thay đổi nội dung được ghi trên tấm bia tri ân và tưởng niệm nguyên thủy. Viên Giám đốc BTV Galang đã phải gọi điện thoại thỉnh ý cấp trên (như đã nói, mọi việc liên quan đến Galang chỉ có Chính phủ trung ương mới đủ thẩm quyền giải quyết) và sau đó chấp nhận lời yêu cầu của đoàn.
Lúc tấm vải che được chính tay những người trong đoàn gỡ ra, mọi người mới nhìn thấy cái lỗ trống thô bạo vì áp lực từ chế độ CSVN trên tấm bia tưởng niệm đã được trám lại bằng phù hiệu của Ban đại diện trại tỵ nạn Galang cũ từ đầu thập niên 1980. Trên phiến cẩm thạch màu đen khắc chữ vàng, phù hiệu này mang dòng chữ tiếng Anh “Pulau Galang Camp – Vietnamese Refugees” vòng quanh một chiếc thuyền lướt sóng trong đêm tối được dẫn đường bởi một cây đuốc và phía dưới là logo của UNHCR (Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc). Phía dưới phù hiệu là dòng chữ Nam Dương mang ý nghĩa tương tự. Theo sự giải thích gián tiếp của một viên chức địa phương, tấm bia mới là một cử chỉ thiện chí của Chính phủ Nam Dương nhằm “làm đẹp lòng mọi bên” nhưng vẫn ghi nhận một cách trung thực sự kiện lịch sử: đây từng là nơi tiếp nhận tạm cư cho hàng trăm ngàn người tỵ nạn cộng sản từ VN trong gần hai thập niên. Và, với sự hoan hỷ đồng ý của ông Giám đốc BTV Galang, đoàn Về bến Tự do 4.2006 đã thực hiện nghi thức tái khánh thành bia tưởng niệm trong không khí trang trọng và đơn giản.
Tuy nhiên, đối với một số người từng về lại Galang thăm trại trong những chuyến trước, dường như thiện chí của Nam Dương vẫn còn mang một chút miễn cưỡng nào đó vì nó thiếu vắng “phần hồn” ở nơi được xem là “thánh địa trong tâm tưởng của người Việt tỵ nạn” (lời phát biểu của LM Anthony Nguyễn Hữu Quảng nhân lễ khánh thành bia tưởng niệm 3.2005). Nhìn quanh, tôi chợt nhận ra điều đó: tấm phông lớn kiên cố dựng ngay bên lề đường tại khu trưng bày di tích với hình những chiếc ghe tỵ nạn và dòng chữ “Galang, memory of a tragic past” (Galang, ký ức của một quá khứ bi thương) không còn nữa. Khung sườn sắt đen sì đứng chơ vơ trên nền trời xanh ngắt như một lời tố cáo phũ phàng!
Chúng tôi rời Nam Dương ngày hôm sau (19.4) với nỗi niềm không trọn: chẳng có gì vui nhưng cũng không lấy làm buồn. Tôi biết, vào một ngày không xa, hai bảng tri ân và tưởng niệm nguyên thủy sẽ được gắn lại lên tấm bia. Nhưng những linh hồn mồ côi đêm nay sẽ quây quần về đâu khi chiếc bài vị chung của họ vẫn chưa được trả về vị trí cũ...
(Kỳ tới: Mã Lai, còn đó khung trời xưa...)
Phóng sự: Về bến Tự do 4.2006
Phóng sự: Về Bến Tự Do 4.2006 (2)
Lưu Dân
Mã Lai, còn đó khung trời xưa...
(Thăm lại mộ con sau hơn 20 năm xa cách)
Sau thủ tục xuất cảnh Nam Dương và nhập cảnh Mã Lai gọn nhẹ, chúng tôi rời Singapore tiếp tục cuộc hành trình đến thủ đô Kuala Lumpur vào buổi sáng ngày 19.4. Đoạn đường dài gần 8 tiếng đồng hồ dường như được rút ngắn lại với những câu chuyện vui và màn văn nghệ ngẫu hứng dọc đường do chính các thành viên trong đoàn tự biên tự diễn. Các câu chuyện tiếu lâm “mặn” đến mức nhiều người chỉ ăn cơm trắng chứ không dám đụng đến các món đồ biển hấp dẫn ở nhà hàng vì sợ... ho. Những bài hát tập thể, những tràng cười lộn ruột, những món ăn lạ miệng dọc đường ở vương quốc liên bang này có lẽ đã “sạc” đủ năng lượng xúc cảm cho những giọt nước mắt tái ngộ mừng tủi vào buổi chiều hôm ấy tại Trụ sở trung ương của Hội Hồng nguyệt Mã Lai (MRCS), cơ quan nhân đạo từng giúp đỡ hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam khi đặt chân đến các trại tỵ nạn của nước này.
Chúng tôi đến trụ sở MRCS và lúc xế chiều. Đó là một dãy nhà đơn sơ nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 10 phút lái xe. Hơn 100 nhân viên tình nguyện đang làm việc tại đó, phần lớn là thanh niên và sinh viên địa phương. Chính từ địa điểm này gần ba mươi năm trước, những chàng trai cô gái Mã Lai đầy ắp lý tưởng xã hội đã không chút đắn đo xắn tay áo lao vào một chiến dịch cứu trợ nhân đạo mà lúc ấy họ chưa biết là đang chứng kiến một thảm kịch con người trong cuối thế kỷ 20.
Ngoài một số trường hợp cá biệt, bất cứ thuyền nhân tỵ nạn nào từng đến Mã Lai sau chuyến hải hành thập tử nhất sinh mới cảm nhận thấm thía giá trị của những chiếc mền, tấm áo, gói mì, đôi dép... được phân phát cho họ lúc vừa đặt chân lên bờ khi thân còn say sóng và hồn chưa lai tỉnh. Khuôn mặt và nụ cười từ ái của những thanh niên thời ấy, dù bây giờ mái tóc đã ít nhiều phong sương, đang hiện diện quanh đây và vẫn thân thiết như thưở nào...
Ban Giám đốc MRCS đón tiếp chúng tôi trong không khí thân tình và gần gũi như gặp lại những người bạn cũ. Những thủ tục tiếp đón hình thức không cần thiết đã nhanh chóng nhường chỗ cho các mẩu chuyện kỷ niệm ở Bidong, ở Marang, ở Sungei Besi... Vài người trong đoàn đã nhận diện được các ân nhân cũ và tíu tít vây chặt lấy họ, khoe nhau những tấm hình ngày xưa, kể lại những chuyện không đầu không đuôi râm ran, cảm động...
Ông Misnan, cựu Trưởng phòng TMS (Phòng thư tín) tại trại Bidong từ đầu thập niên 1980 và hiện là Phó Giám đốc Phát triển Chi nhánh MRCS, mở đầu buổi tiếp đón bằng các mẩu chuyện “thời thanh niên của tôi và những người bạn Việt Nam”... Giọng ông sôi nổi, lôi cuốn, lúc xót xa thương cảm khi nhắc lại những lần vớt xác thuyền nhân trôi tấp vào bờ biển, lúc nấc nghẽn khi kể về những đứa bé chào đời trên đảo trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi bề... Trên khuôn mặt dày dặn phong trần của người đàn ông trung niên ấy, đôi hàng nước mắt lăn dài không che giấu khiến những người nghe cũng không khỏi bùi ngùi. Và ông cũng đã mang lại cho đoàn một hạnh phúc bất ngờ khi đáp lại yêu cầu của một người bạn cũ để trình bày hai nhạc phẩm “Mười năm tình cũ” và “Bài tình ca”, những bản nhạc ông từng học và hát nhiều lần ở Bidong nhân các dịp văn nghệ trên đảo. Sau bao nhiêu năm xa vắng, tiếng hát của ông bây giờ đã phần nào lạc giọng sai nhịp nhưng sự rung động từ trái tim nồng nàn ấy vẫn nguyên vẹn như ngày nào.
Ông Roslan, cựu Trưởng trại Sungei Besi, khi nghe tin có đoàn người Việt ghé thăm trụ sở MRCS, cũng đã tìm đến và phát biểu cảm tưởng. Bây giờ, ông là một doanh nhân thành công nhưng quãng đời làm việc thiện nguyện cho thuyền nhân tỵ nạn từ VN là “một dấu ấn tốt đẹp không bao giờ phai mờ trong lòng tôi”. Ông cũng không cầm được nước mắt khi hồi tưởng lại hoàn cảnh thương tâm của những nạn nhân hải tặc, của những gia đình vĩnh viễn chia ly lúc đã đặt chân lên bến bờ tự do... Ông cho biết Sungei Besi đã thay đổi hoàn toàn. Trại cũ (nằm trên đường vào thủ đô từ phía nam) bây giờ là một khu thương mại tư nhân và hầu như không còn vết tích của người tỵ nạn.
Nhân dịp gặp gỡ, ông Roslan cũng có nhắc đến vấn đề tài sản của người Việt được ký gửi khi nhập trại nhưng đã không nhận lại trước khi lên đường đi định cư. Vì lý do bảo vệ an toàn cho người tỵ nạn, lực lượng Task Force Mã Lai đã tạm giữ các đồ vật quý giá của họ và cấp biên nhận hẳn hoi. Nhưng trong tâm trạng nôn nóng lên đường, nhiều người đã không kịp nhận lại tài sản của họ. Hàng chục năm đã trôi qua, một số sở hữu chủ của các tài sản đó (phần lớn là quý kim) có thể đã quên hoặc thậm chí đã qua đời, nhưng đối với một số người, đó là những kỷ vật có giá trị tình cảm sâu sắc nên Chính phủ Mã Lai, qua Hội MRCS, muốn hoàn trả lại cho họ. Ông nói: “Bất cứ ai còn giữ biên nhận (hoặc chứng minh được quyền sở hữu) những món quý kim ấy có thể liên lạc với tôi để xúc tiến các thủ tục cần thiết ngõ hầu lấy lại tài sản đã bị tạm giữ.”
(Văn khố Thuyền nhân Việt Nam loan báo tin này đến tất cả quý đồng hương tỵ nạn trên toàn thế giới theo lời yêu cầu của MRCS. VKTNVN hoàn toàn không có quan hệ và can thiệp vào vấn đề này.)
Sau phần tiếp tân và trao quà lưu niệm (trong đó có phần đóng góp tài chánh tại chỗ bởi một số thành viên hảo tâm trong đoàn để giúp MRCS thực hiện các công tác cứu trợ nhân đạo), mọi người được hướng dẫn đến phòng lưu trữ hồ sơ thuyền nhân tỵ nạn VN. Theo lời khẩn khoản yêu cầu của VKTNVN trong lần viếng thăm trước, danh sách hơn 250,000 người đang được MRCS bảo quản và ghi chép vào máy điện toán để sử dụng cho mục đích tra cứu nguồn gốc trong tương lai. Tại đây, giữa hàng tủ sắt đặt dài suốt chiều rộng căn phòng và cao đến tận trần, chị Loan (từ Sydney) đã tìm lại được hồ sơ tỵ nạn của mình và của người em gái. Chị cầm tấm thẻ thuyền nhân đã ố vàng mà hai hàng nước mắt chảy dài. Khuôn mặt cô gái trong tấm thẻ hơn hai mươi năm trước dường như cũng nhoẻn nụ cười chia xẻ với phút giây hội ngộ tưởng như trong mơ đó. Chị Dinh (từ Perth) cũng tìm được hồ sơ của chồng. Chị không phải là thuyền nhân tỵ nạn nhưng từng nghe anh kể lại nhiều lần đoạn đời gian truân đó. Tuy điều kiện riêng chưa cho phép cả hai cùng tham dự chuyến đi nhưng chị vẫn muốn tìm về dấu cũ của anh để chia xẻ và cảm thông hơn với người bạn đời. Cả hai chị đã nhờ nhân viên MRCS in lại một bản sao các tấm thẻ thuyền nhân vô giá đó để làm kỷ niệm.
Dù lưu luyến chẳng muốn dời chân, chúng tôi cũng đã phải bịn rịn chia tay với nơi chốn và những con người mang lòng nhân đạo không biên giới đó để về khách sạn, chuẩn bị nhận phòng và sửa soạn chớp nhoáng cho kịp buổi ăn tối tại một nhà hàng tiếp tân lịch sự nhất nhì ở thủ đô Kuala Lumpur. (Dù “bèo nhèo” sau chặng đường xa, mình cũng phải “coi được chút xíu” cho khỏi mất mặt với người ta chứ! Mấy chị trong đoàn “nêu cao quyết tâm” như vậy). Ở đó, ngoài những món đặc sản Mã Lai lạ miệng, chúng tôi được thưởng thức một chương trình biểu diễn văn hóa phong phú và xuất sắc qua những vũ điệu truyền thống của các dân tộc Á châu như Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Á Rập v.v.. Rất tiếc, vì đến trễ nên chúng tôi đã nhỡ mất tiết mục múa quạt và trống cơm (nghe rằng rất được tán thưởng) do một vũ đoàn kiều dân Việt Nam ở Mã Lai biểu diễn.
Chúng tôi cũng “tranh thủ” thời gian còn lại để viếng thăm thủ đô Kuala Lumpur về đêm, một thành phố náo nhiệt nhưng khá trật tự với những hoạt động suốt 24 giờ hầu như không ngơi nghỉ. Tuy mức độ phồn thịnh còn kém Singapore nhưng rõ ràng nhịp sống ở Kuala Lumpur bộc lộ sức phát triển trẻ trung và đầy tiềm năng. Mọi người ùa đến tòa tháp đôi Petronas, kỳ quan kiến trúc đáng hãnh diện của người Mã Lai, để xem tận mắt rờ tận tay ngôi nhà chọc trời cao bậc nhất thế giới này. Hai khối thép và kính sừng sững sáng choang ấy đã suýt làm một số người trong đoàn bị... xe đụng, vì mãi đứng “tạo dáng” giữa đường để thu vào ống kính những pô hình kỷ niệm. Chúng tôi, trên tay mỗi người cầm một ly sinh tố trái cây tươi mát hoặc một que satay thịt nướng thơm phức (để trông cho giống người địa phương?), lớ ngớ í ới nhau như lạc giữa chợ nhưng lại cứ rảo bước lung tung để “săn” những món hàng kỷ niệm độc đáo trên các con đường sầm uất hoặc nhâm nhi “khô mực với bia Tiger” ở khu phố Tàu. Nhiều người tỏ ý tiếc đã không có đủ thời giờ để lưu lại thăm viếng những thắng cảnh nổi tiếng khác ở Kuala Lumpur và đề nghị Ban tổ chức điều chỉnh chương trình cho các chuyến đi sau để... gỡ vé máy bay. “Trần lão gia” (biệt hiệu mới của Trưởng ban tổ chức Trần Đông trong chuyến đi này) chỉ tủm tỉm... cười ruồi và (một lần nữa) ân cần thết đãi anh chị em trong đoàn suất phim miễn phí “Con ma nhà họ Hứa” trước khi lùa mọi người lên xe trở về khách sạn vào quá nửa đêm để nghỉ ngơi lấy sức.
Hôm sau, chúng tôi đến tiểu bang Kelantan cực bắc của Mã Lai giáp giới với Thái Lan để thăm ngôi mộ tập thể 123 thuyền nhân VN ở làng Cherang Ruku và một ngôi mộ tập thể 46 người khác ở làng Balai Bachok gần đó.
Ngôi mộ 123 ở Cherang Ruku, với chiều rộng khoảng 5m và chiều dài trên 20m được bao bọc chung quanh bằng một bờ thành cao 5 tấc, là nơi an táng các thuyền nhân xấu số trên chiếc MT-065 xuất phát từ Mỹ Tho và bị đắm ngày 1.12.1978. Theo lời kể lại của những người dân địa phương từng tự tay chôn cất các nạn nhân, bốn lớp xác không phân biệt nam nữ tuổi tác, đã được an táng giữa những lớp vải liệm đơn sơ trong lòng huyệt mộ tập thể này phía sau của một ngôi chùa. Năm tấm bia bằng đá ghi đầy đủ danh tánh của họ đã được những người thiện tâm dựng lên và hàng năm, nhân dịp lễ Thanh minh, ban hộ niệm của Hội tương tế người Hoa ở Kelantan đều có đến tảo mộ và cầu siêu cho họ. Đây là ngôi mộ tập thể đông người nhất – và cũng vắng vẻ, xa xôi nhất – của thuyền nhân VN ở Mã Lai. Theo ước nguyện của tổ chức VKTNVN, nó sẽ là dự án kế tiếp trong chương trình trùng tu những ngôi mộ thuyền nhân VN ở vùng Đông Nam Á khi có đủ duyên lành và điều kiện tài chánh.
Ngôi mộ 46 ở Balai Bachok trong lần hành hương trước chỉ là một nấm đất trơ trọi bên đường, nếu không được những người địa phương hướng dẫn có lẽ chẳng ai biết đó là nơi yên nghỉ của các thuyền nhân VN bạc mệnh. Bây giờ, nó đã được các vị sư Phật giáo từ một ngôi chùa Nam Tông gần đó vận động sự đóng góp của Phật tử để xây thành một phần mộ chung với tấm bia tập thể ghi lại dấu tích và ngày an táng các nạn nhân. Tại đây, chúng tôi đã được gặp lại các vị sư và những ngư dân địa phương từng đi thu nhặt xác chết của thuyền nhân hơn hai mươi năm trước đem về phần đất hoang bên đường này chôn cất. Với niềm ngậm ngùi thương cảm cho những bạn đồng hành nhưng không tới bến và sự tri ân sâu xa đối với những kẻ tuy nghèo khó nhưng giàu tình nghĩa con người, chúng tôi đã quỳ lạy tạ ơn họ giữa cơn mưa đầu mùa bất chợt đổ xuống như trút. Mọi người trong đoàn, dù thân thể ướt sũng và nhang đèn tắt ngúm, đã đứng nguyên tại chỗ hiệp tâm cầu nguyện cho các vong linh được siêu thoát. Nước mưa và nước mắt hòa quyện nhau trên những khuôn mặt ràn rụa xúc động...
(Kỳ tới: Bidong, một trời kỷ niệm...)
Lưu Dân
Mã Lai, còn đó khung trời xưa...
(Thăm lại mộ con sau hơn 20 năm xa cách)
Sau thủ tục xuất cảnh Nam Dương và nhập cảnh Mã Lai gọn nhẹ, chúng tôi rời Singapore tiếp tục cuộc hành trình đến thủ đô Kuala Lumpur vào buổi sáng ngày 19.4. Đoạn đường dài gần 8 tiếng đồng hồ dường như được rút ngắn lại với những câu chuyện vui và màn văn nghệ ngẫu hứng dọc đường do chính các thành viên trong đoàn tự biên tự diễn. Các câu chuyện tiếu lâm “mặn” đến mức nhiều người chỉ ăn cơm trắng chứ không dám đụng đến các món đồ biển hấp dẫn ở nhà hàng vì sợ... ho. Những bài hát tập thể, những tràng cười lộn ruột, những món ăn lạ miệng dọc đường ở vương quốc liên bang này có lẽ đã “sạc” đủ năng lượng xúc cảm cho những giọt nước mắt tái ngộ mừng tủi vào buổi chiều hôm ấy tại Trụ sở trung ương của Hội Hồng nguyệt Mã Lai (MRCS), cơ quan nhân đạo từng giúp đỡ hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam khi đặt chân đến các trại tỵ nạn của nước này.
Chúng tôi đến trụ sở MRCS và lúc xế chiều. Đó là một dãy nhà đơn sơ nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 10 phút lái xe. Hơn 100 nhân viên tình nguyện đang làm việc tại đó, phần lớn là thanh niên và sinh viên địa phương. Chính từ địa điểm này gần ba mươi năm trước, những chàng trai cô gái Mã Lai đầy ắp lý tưởng xã hội đã không chút đắn đo xắn tay áo lao vào một chiến dịch cứu trợ nhân đạo mà lúc ấy họ chưa biết là đang chứng kiến một thảm kịch con người trong cuối thế kỷ 20.
Ngoài một số trường hợp cá biệt, bất cứ thuyền nhân tỵ nạn nào từng đến Mã Lai sau chuyến hải hành thập tử nhất sinh mới cảm nhận thấm thía giá trị của những chiếc mền, tấm áo, gói mì, đôi dép... được phân phát cho họ lúc vừa đặt chân lên bờ khi thân còn say sóng và hồn chưa lai tỉnh. Khuôn mặt và nụ cười từ ái của những thanh niên thời ấy, dù bây giờ mái tóc đã ít nhiều phong sương, đang hiện diện quanh đây và vẫn thân thiết như thưở nào...
Ban Giám đốc MRCS đón tiếp chúng tôi trong không khí thân tình và gần gũi như gặp lại những người bạn cũ. Những thủ tục tiếp đón hình thức không cần thiết đã nhanh chóng nhường chỗ cho các mẩu chuyện kỷ niệm ở Bidong, ở Marang, ở Sungei Besi... Vài người trong đoàn đã nhận diện được các ân nhân cũ và tíu tít vây chặt lấy họ, khoe nhau những tấm hình ngày xưa, kể lại những chuyện không đầu không đuôi râm ran, cảm động...
Ông Misnan, cựu Trưởng phòng TMS (Phòng thư tín) tại trại Bidong từ đầu thập niên 1980 và hiện là Phó Giám đốc Phát triển Chi nhánh MRCS, mở đầu buổi tiếp đón bằng các mẩu chuyện “thời thanh niên của tôi và những người bạn Việt Nam”... Giọng ông sôi nổi, lôi cuốn, lúc xót xa thương cảm khi nhắc lại những lần vớt xác thuyền nhân trôi tấp vào bờ biển, lúc nấc nghẽn khi kể về những đứa bé chào đời trên đảo trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi bề... Trên khuôn mặt dày dặn phong trần của người đàn ông trung niên ấy, đôi hàng nước mắt lăn dài không che giấu khiến những người nghe cũng không khỏi bùi ngùi. Và ông cũng đã mang lại cho đoàn một hạnh phúc bất ngờ khi đáp lại yêu cầu của một người bạn cũ để trình bày hai nhạc phẩm “Mười năm tình cũ” và “Bài tình ca”, những bản nhạc ông từng học và hát nhiều lần ở Bidong nhân các dịp văn nghệ trên đảo. Sau bao nhiêu năm xa vắng, tiếng hát của ông bây giờ đã phần nào lạc giọng sai nhịp nhưng sự rung động từ trái tim nồng nàn ấy vẫn nguyên vẹn như ngày nào.
Ông Roslan, cựu Trưởng trại Sungei Besi, khi nghe tin có đoàn người Việt ghé thăm trụ sở MRCS, cũng đã tìm đến và phát biểu cảm tưởng. Bây giờ, ông là một doanh nhân thành công nhưng quãng đời làm việc thiện nguyện cho thuyền nhân tỵ nạn từ VN là “một dấu ấn tốt đẹp không bao giờ phai mờ trong lòng tôi”. Ông cũng không cầm được nước mắt khi hồi tưởng lại hoàn cảnh thương tâm của những nạn nhân hải tặc, của những gia đình vĩnh viễn chia ly lúc đã đặt chân lên bến bờ tự do... Ông cho biết Sungei Besi đã thay đổi hoàn toàn. Trại cũ (nằm trên đường vào thủ đô từ phía nam) bây giờ là một khu thương mại tư nhân và hầu như không còn vết tích của người tỵ nạn.
Nhân dịp gặp gỡ, ông Roslan cũng có nhắc đến vấn đề tài sản của người Việt được ký gửi khi nhập trại nhưng đã không nhận lại trước khi lên đường đi định cư. Vì lý do bảo vệ an toàn cho người tỵ nạn, lực lượng Task Force Mã Lai đã tạm giữ các đồ vật quý giá của họ và cấp biên nhận hẳn hoi. Nhưng trong tâm trạng nôn nóng lên đường, nhiều người đã không kịp nhận lại tài sản của họ. Hàng chục năm đã trôi qua, một số sở hữu chủ của các tài sản đó (phần lớn là quý kim) có thể đã quên hoặc thậm chí đã qua đời, nhưng đối với một số người, đó là những kỷ vật có giá trị tình cảm sâu sắc nên Chính phủ Mã Lai, qua Hội MRCS, muốn hoàn trả lại cho họ. Ông nói: “Bất cứ ai còn giữ biên nhận (hoặc chứng minh được quyền sở hữu) những món quý kim ấy có thể liên lạc với tôi để xúc tiến các thủ tục cần thiết ngõ hầu lấy lại tài sản đã bị tạm giữ.”
(Văn khố Thuyền nhân Việt Nam loan báo tin này đến tất cả quý đồng hương tỵ nạn trên toàn thế giới theo lời yêu cầu của MRCS. VKTNVN hoàn toàn không có quan hệ và can thiệp vào vấn đề này.)
Sau phần tiếp tân và trao quà lưu niệm (trong đó có phần đóng góp tài chánh tại chỗ bởi một số thành viên hảo tâm trong đoàn để giúp MRCS thực hiện các công tác cứu trợ nhân đạo), mọi người được hướng dẫn đến phòng lưu trữ hồ sơ thuyền nhân tỵ nạn VN. Theo lời khẩn khoản yêu cầu của VKTNVN trong lần viếng thăm trước, danh sách hơn 250,000 người đang được MRCS bảo quản và ghi chép vào máy điện toán để sử dụng cho mục đích tra cứu nguồn gốc trong tương lai. Tại đây, giữa hàng tủ sắt đặt dài suốt chiều rộng căn phòng và cao đến tận trần, chị Loan (từ Sydney) đã tìm lại được hồ sơ tỵ nạn của mình và của người em gái. Chị cầm tấm thẻ thuyền nhân đã ố vàng mà hai hàng nước mắt chảy dài. Khuôn mặt cô gái trong tấm thẻ hơn hai mươi năm trước dường như cũng nhoẻn nụ cười chia xẻ với phút giây hội ngộ tưởng như trong mơ đó. Chị Dinh (từ Perth) cũng tìm được hồ sơ của chồng. Chị không phải là thuyền nhân tỵ nạn nhưng từng nghe anh kể lại nhiều lần đoạn đời gian truân đó. Tuy điều kiện riêng chưa cho phép cả hai cùng tham dự chuyến đi nhưng chị vẫn muốn tìm về dấu cũ của anh để chia xẻ và cảm thông hơn với người bạn đời. Cả hai chị đã nhờ nhân viên MRCS in lại một bản sao các tấm thẻ thuyền nhân vô giá đó để làm kỷ niệm.
Dù lưu luyến chẳng muốn dời chân, chúng tôi cũng đã phải bịn rịn chia tay với nơi chốn và những con người mang lòng nhân đạo không biên giới đó để về khách sạn, chuẩn bị nhận phòng và sửa soạn chớp nhoáng cho kịp buổi ăn tối tại một nhà hàng tiếp tân lịch sự nhất nhì ở thủ đô Kuala Lumpur. (Dù “bèo nhèo” sau chặng đường xa, mình cũng phải “coi được chút xíu” cho khỏi mất mặt với người ta chứ! Mấy chị trong đoàn “nêu cao quyết tâm” như vậy). Ở đó, ngoài những món đặc sản Mã Lai lạ miệng, chúng tôi được thưởng thức một chương trình biểu diễn văn hóa phong phú và xuất sắc qua những vũ điệu truyền thống của các dân tộc Á châu như Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Á Rập v.v.. Rất tiếc, vì đến trễ nên chúng tôi đã nhỡ mất tiết mục múa quạt và trống cơm (nghe rằng rất được tán thưởng) do một vũ đoàn kiều dân Việt Nam ở Mã Lai biểu diễn.
Chúng tôi cũng “tranh thủ” thời gian còn lại để viếng thăm thủ đô Kuala Lumpur về đêm, một thành phố náo nhiệt nhưng khá trật tự với những hoạt động suốt 24 giờ hầu như không ngơi nghỉ. Tuy mức độ phồn thịnh còn kém Singapore nhưng rõ ràng nhịp sống ở Kuala Lumpur bộc lộ sức phát triển trẻ trung và đầy tiềm năng. Mọi người ùa đến tòa tháp đôi Petronas, kỳ quan kiến trúc đáng hãnh diện của người Mã Lai, để xem tận mắt rờ tận tay ngôi nhà chọc trời cao bậc nhất thế giới này. Hai khối thép và kính sừng sững sáng choang ấy đã suýt làm một số người trong đoàn bị... xe đụng, vì mãi đứng “tạo dáng” giữa đường để thu vào ống kính những pô hình kỷ niệm. Chúng tôi, trên tay mỗi người cầm một ly sinh tố trái cây tươi mát hoặc một que satay thịt nướng thơm phức (để trông cho giống người địa phương?), lớ ngớ í ới nhau như lạc giữa chợ nhưng lại cứ rảo bước lung tung để “săn” những món hàng kỷ niệm độc đáo trên các con đường sầm uất hoặc nhâm nhi “khô mực với bia Tiger” ở khu phố Tàu. Nhiều người tỏ ý tiếc đã không có đủ thời giờ để lưu lại thăm viếng những thắng cảnh nổi tiếng khác ở Kuala Lumpur và đề nghị Ban tổ chức điều chỉnh chương trình cho các chuyến đi sau để... gỡ vé máy bay. “Trần lão gia” (biệt hiệu mới của Trưởng ban tổ chức Trần Đông trong chuyến đi này) chỉ tủm tỉm... cười ruồi và (một lần nữa) ân cần thết đãi anh chị em trong đoàn suất phim miễn phí “Con ma nhà họ Hứa” trước khi lùa mọi người lên xe trở về khách sạn vào quá nửa đêm để nghỉ ngơi lấy sức.
Hôm sau, chúng tôi đến tiểu bang Kelantan cực bắc của Mã Lai giáp giới với Thái Lan để thăm ngôi mộ tập thể 123 thuyền nhân VN ở làng Cherang Ruku và một ngôi mộ tập thể 46 người khác ở làng Balai Bachok gần đó.
Ngôi mộ 123 ở Cherang Ruku, với chiều rộng khoảng 5m và chiều dài trên 20m được bao bọc chung quanh bằng một bờ thành cao 5 tấc, là nơi an táng các thuyền nhân xấu số trên chiếc MT-065 xuất phát từ Mỹ Tho và bị đắm ngày 1.12.1978. Theo lời kể lại của những người dân địa phương từng tự tay chôn cất các nạn nhân, bốn lớp xác không phân biệt nam nữ tuổi tác, đã được an táng giữa những lớp vải liệm đơn sơ trong lòng huyệt mộ tập thể này phía sau của một ngôi chùa. Năm tấm bia bằng đá ghi đầy đủ danh tánh của họ đã được những người thiện tâm dựng lên và hàng năm, nhân dịp lễ Thanh minh, ban hộ niệm của Hội tương tế người Hoa ở Kelantan đều có đến tảo mộ và cầu siêu cho họ. Đây là ngôi mộ tập thể đông người nhất – và cũng vắng vẻ, xa xôi nhất – của thuyền nhân VN ở Mã Lai. Theo ước nguyện của tổ chức VKTNVN, nó sẽ là dự án kế tiếp trong chương trình trùng tu những ngôi mộ thuyền nhân VN ở vùng Đông Nam Á khi có đủ duyên lành và điều kiện tài chánh.
Ngôi mộ 46 ở Balai Bachok trong lần hành hương trước chỉ là một nấm đất trơ trọi bên đường, nếu không được những người địa phương hướng dẫn có lẽ chẳng ai biết đó là nơi yên nghỉ của các thuyền nhân VN bạc mệnh. Bây giờ, nó đã được các vị sư Phật giáo từ một ngôi chùa Nam Tông gần đó vận động sự đóng góp của Phật tử để xây thành một phần mộ chung với tấm bia tập thể ghi lại dấu tích và ngày an táng các nạn nhân. Tại đây, chúng tôi đã được gặp lại các vị sư và những ngư dân địa phương từng đi thu nhặt xác chết của thuyền nhân hơn hai mươi năm trước đem về phần đất hoang bên đường này chôn cất. Với niềm ngậm ngùi thương cảm cho những bạn đồng hành nhưng không tới bến và sự tri ân sâu xa đối với những kẻ tuy nghèo khó nhưng giàu tình nghĩa con người, chúng tôi đã quỳ lạy tạ ơn họ giữa cơn mưa đầu mùa bất chợt đổ xuống như trút. Mọi người trong đoàn, dù thân thể ướt sũng và nhang đèn tắt ngúm, đã đứng nguyên tại chỗ hiệp tâm cầu nguyện cho các vong linh được siêu thoát. Nước mưa và nước mắt hòa quyện nhau trên những khuôn mặt ràn rụa xúc động...
(Kỳ tới: Bidong, một trời kỷ niệm...)
Phóng sự: Về Bến Tự Do 4.2006 (3)
Lưu Dân
Tiếp theo kỳ trước)
Bidong, một trời kỷ niệm...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... udo3-1.jpg[/left]Ngày 22.4, chúng tôi tiếp tục xuôi nam xuống Terengganu, tiểu bang giàu có nhất của Mã Lai. Để “sạc pin” sau chặng đường bộ hơn ngàn cây số và cũng để chuẩn bị tâm lý trước khi đến điểm chính, Ban tổ chức dành hẳn một ngày xả hơi cho đoàn trên hòn đảo du lịch Redang tuyệt đẹp. Những bữa ăn hải sản tươi ngon và làn nước biển mát rượi đã làm tiêu tan mọi nhọc mệt của mấy ngày đường. Chúng tôi được “đãi” một chuyến viếng thăm thủy cung kỳ thú và... rẻ rề: với khoảng 30 ringit, mọi người thuê áo phao, kính lặn để ngắm rừng san hô thiên hình vạn trạng và bầy cá muôn màu nhởn nhơ bơi lội bên cạnh.
Một bất ngờ thú vị và cảm động là hòn đảo này từng là nơi hơn hai mươi lăm năm trước một gia đình trong đoàn đã cập bến sau chuyến vượt biên gian nan. Địa thế quen thuộc của hòn đảo vẫn còn in rõ trong ký ức của chị Trúc Phương (từ Sydney) dù bây giờ nó hoàn toàn lột xác thành một địa điểm du lịch hạng sang cho khách ngoại quốc. Chị tham dự chuyến đi này với người con trai là Tài Nguyễn (một tài tử nổi tiếng trong loạt phim tập trên đài TV-10) và con dâu để tìm về kỷ niệm của một thời dâu biển cũ.
Chị đi chân trần trên cát, mắt cứ đăm chiêu nhìn ra những hòn đá lô nhô phía xa ngoài biển, ngậm ngùi kể lại bằng giọng ướt sũng xúc động: “Sau nhiều ngày lênh đênh lạc hướng, chúng tôi đã nhìn thấy hòn đảo này nhưng không dám vào vì đêm tối, sóng lớn và có nhiều đá ngầm... Chuyến đi của chúng tôi rất gian truân, vài lần bị cướp sạch nhưng may mắn không ai bị hãm hiếp. Khi đến đây, chúng tôi biết là sống rồi nên không dám liều lĩnh đổ bộ vào bờ ban đêm. Mờ sáng hôm sau, chúng tôi được một chiếc ghe của người địa phương dẫn vào. Họ cho biết đây là nơi nghỉ mát của Hoàng gia Mã Lai. Họ cho chúng tôi thức ăn, ở tạm vài ngày trước khi được đưa sang Bidong... Đã gần ba mươi năm qua rồi mà tôi vẫn nhớ rõ hình ảnh hòn đảo này. Lúc đó, thằng này (Tài) chỉ mới 4, 5 tuổi...”
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... udo3-2.jpg[/left]Hôm sau, 23.4, chúng tôi vào Bidong bằng chiếc tàu khách cao tốc. Redang chỉ cách Bidong hơn nửa giờ tàu nhưng chúng tôi đã phải sốt ruột chờ đợi trên bãi gần hai tiếng đồng hồ mới khởi hành được vì chiếc tàu đầu tiên từ đất liền bị “trục trặc kỹ thuật” giữa đường nên phải cầu viện chiếc thứ nhì. (Cám ơn người nào đã phát minh ra mobile phone, phải chi hồi đó mà có phương tiện liên lạc như thế này thì... vượt biên dễ ợt!)
Bidong vẫn nằm đó, hiền hòa và ăm ắp kỷ niệm. Chiếc cầu tàu jetty mới tắm mình trong nắng, nổi bật một cách lạc lõng giữa khung cảnh im ắng tàn phai. Bãi cát vàng như màu áo lụa lâu nay vắng dấu chân người dường như cũng đang nhè nhẹ trở mình chờ đón kẻ trở về. Nhờ nước lên, tàu có thể cập sát thành cầu và từng người, như ngày nào đặt chân lên hòn đảo này lần đầu tiên, được nắm tay kéo lên bởi các nhân viên MRCS và những người địa phương trong nhóm tiếp đón. Mọi người nhanh chân rảo bước vào bờ, tiếng gọi nhau í ới, những bàn tay chỉ trỏ các địa điểm chung quanh... xao động cả một mặt biển im lìm.
Xác chiếc tàu sắt vẫn còn đó, nằm phơi mình trên bãi. Dường như nó có hơi “già” hơn một chút so với lần đầu tôi đến Bidong cách đây vừa đúng một năm. Muối biển đã khoét những vết sẹo sâu hơn trên thân tàu và dãi cát bồi cũng đã tạo thành con đường phủ ngang mình nó sau bao đợt thủy triều. Những chai nước mắm trong nhà kho Supply cũng còn nằm yên trong hộc chứa dù nắp khoen đã han rỉ, giấy nhãn đã trôi tróc. Đồi Tôn giáo sừng sững uy nghi nhưng nóc nhà thờ và chùa đã rệu rã, tàn lụn. Duy các pho tượng Ông già Bidong và Cánh buồm Tự do vẫn còn đứng trơ gan thách đố với thời gian...
Từ tuần trước, Ban tổ chức đã nhờ những người địa phương làm cỏ, phát hoang, căng giây tại các khu vực viếng thăm trên đảo, một phần vì lý do an toàn và phần khác, cho khung cảnh bớt vẻ hoang vu. Bidong bây giờ vẫn còn là một đảo cấm. Năm ngoái, nhân chuyến Về bến Tự do lần đầu tiên, Chính phủ Tiểu bang Terengganu đã quyết định công nhận Bidong là di sản quốc gia và họ có dự án tân tạo hòn đảo này thành một khu vực bảo tàng và du lịch với sự hợp tác của các cộng đồng người Việt ở hải ngoại qua sự đại diện của Văn khố Thuyền nhân Việt Nam.
Chúng tôi tập họp dưới bãi để Ban tổ chức phổ biến chương trình sinh hoạt trước khi tản ra từng nhóm nhỏ thăm đảo. Mọi người cùng lên đồi Tôn giáo làm lễ tưởng niệm và tạ ơn. Tại đây, nhiều người trong đoàn đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những thánh tượng bị phá hoại, giáo đường và chánh điện hoang phế... Buổi cầu nguyện chung được cử hành đơn giản và trang nghiêm bằng những lễ vật đơn sơ nhưng với lòng thành sâu sắc.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... udo3-3.jpg[/left]Bên cạnh nhà thờ, tấm bia tưởng niệm thuyền nhân bỏ mình trên đường vượt biển và tri ân các quốc gia và tổ chức quốc tế đã giúp đỡ cho họ do VKTNVN dựng lên hồi năm ngoái đã bị đập vụn tận nền, chỉ còn trơ lại khung sắt oằn mình cong vẹo dưới những nhát búa oan khiên do áp lực từ Hà Nội. Một điều khiến tôi không khỏi thắc mắc trong lòng nhưng chẳng có câu trả lời: ai đó đã phủ lên nền bia tấm biểu ngữ bằng tiếng Anh “The Vietnamese Refugees Thank The People and Government of Malaysia” (Người Tỵ nạn Việt Nam Cám ơn Nhân dân và Chính phủ Mã Lai).
Tấm biểu ngữ này được treo lên cành cây bên cạnh một chiếc thuyền đúc bằng xi-măng trên đồi Tôn giáo nhân dịp khánh thành bia tưởng niệm hồi tháng Ba năm ngoái với sự chứng tri của các vị lãnh đạo tôn giáo, đại diện chính quyền Mã Lai và Cao ủy Tỵ nạn LHQ. Có thể một người tốt bụng nào đó đã trở lại đảo sau cuộc hành quyết man rợ tấm linh vị chung của thuyền nhân VN để phủ lên đó mảnh áo tình người cho bớt nỗi xót xa. Nhìn tấm biểu ngữ phủ trên bia tưởng niệm, tôi không khỏi liên tưởng đến lá cờ tri ân đắp lên phần mộ của những người nằm xuống trên “đường đi không đến”.
Một chi tiết khác cũng đã gây cho chúng tôi không ít băn khoăn: giữa đống xi-măng bị đập vụn, chúng tôi cố tìm những mảnh vỡ của hai phiến đá hoa cương khắc lời tưởng niệm và tri ân nhưng tuyệt nhiên không thấy, dù chỉ một mảnh nhỏ bằng ngón tay út. Không còn một suy luận nào khác: hai phiến đá đó đã được đục gỡ nguyên vẹn trước khi tấm bia bị đập và có thể đang được cất giữ ở một nơi nào đó để chờ một dịp gắn lại. Chúng tôi có dò hỏi về điều này nhưng đều chạm phải một bức tường im lặng.
Rời đồi Tôn giáo, chúng tôi đến Nghĩa trang Bidong ở khu F. Hơn hai trăm thuyền nhân đã được an táng ở đây, trên sườn đồi nhìn xuống bãi biển rất đẹp nhưng bây giờ đã mồ siêu mả lạc. Nhiều ngôi bị sụp lở, bia mộ lu mờ không còn nhìn ra tên tuổi người quá cố, cây cối và cỏ dại phủ đầy. Chúng tôi quây quần với nhau trước đài tưởng niệm ở nghĩa trang (do các Ban đại diện trại thiết lập từ năm 1991, trước cuộc hỏa thiêu và đóng cửa trại Bidong), cùng đọc một tràng kinh, thắp một nén nhang tưởng tiếc những kẻ không may. Nắng trưa như đổ lửa xuống lưng đoàn hành hương nhưng có lẽ những giọt nước tưới lên phần mộ cũng đã phần nào làm mát lòng những người vĩnh viễn nằm xuống.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... udo3-4.jpg[/left]Sau lễ tưởng niệm, từng nhóm nhỏ tản mác khắp nơi tìm lại dấu vết ngày xưa của mình. Vài nhóm vạch cỏ bẻ cành đến các khu A, B, C theo những con đường trong trí nhớ nhưng hầu hết đều không nhận ra nơi ở cũ của mình vì các dãy long-house làm mốc nhận diện đã bị hỏa thiêu trong cuộc tổng vệ sinh khi Bidong đóng cửa năm 1996. Tuy vậy, họ vẫn còn nhìn ra một số cơ sở không bị phá hủy dù thời gian đã làm chúng đã siêu đổ mục nát; như Văn phòng Cao ủy, Trường tiểu học, Hội Phụ nữ, Trung tâm Huấn nghệ v.v.. Những tiếng hú gọi nhau vang lên trong khu rừng tịch mịch càng gợi nhớ một nơi từng có lúc dung chứa đến mấy chục ngàn người trong long chảo “đi dăm phút đã về chốn cũ” này.
Ban tổ chức “thổi còi gom quân” ra bãi biển phía sau đảo cho mọi người “nhúng mình năm phút” dưới làn nước trong xanh tận đáy trước khi trở lại cầu tàu jetty về đất liền. Ai nấy cũng đều tiếc rẻ rằng phải chi đừng “phí” mất hai tiếng đồng hồ chờ tàu buổi sáng thì họ đã có thể tắm biển thỏa thích hơn để... gỡ tiền máy bay. Một chị trong đoàn “phát biểu cảm tưởng” rằng tuy đã có cơ hội đi du lịch đến nhiều nước nhưng không bãi biển nào đẹp, sạch và ấm như Bidong. Dĩ nhiên, nhận xét này có đôi chút thiên vị – nếu không nói là hơi cường điệu – vì ngoại cảnh đó vốn mang ít nhiều tâm cảnh của người phát biểu, nhưng thành thật mà nói, Bidong quyến rũ lạ lùng với phong cảnh thiên nhiên hầu như còn trinh nguyên và chưa bị thương mại hóa.
Buổi tối ở khu resort thơ mộng Sutra Beach nhìn ra đảo Bidong mờ mờ trong làn sương đêm, chúng tôi quây quần với nhau “văn nghệ bỏ túi” ngẫu hứng để mừng sinh nhật hai thành viên và kỷ niệm hai mươi năm thành hôn của một cặp vợ chồng “còn trẻ như ngày nào” trong đoàn. Những tiếng hát lồng lộng của các “ca lẻ” (không phải ca sĩ) hòa quyện với tiếng sóng miên man hôn bờ trong đêm bên ánh nến lung linh trên ghềnh đá đã khiến mọi người nổi máu “tửu tặc” đánh gục cả bốn chai vang đỏ mang theo từ tận bên Úc và (tin hay không tùy bạn) gần chục ký sầu riêng. (Bạn đã từng “nhậu” vang đỏ với sầu riêng chưa? Nếu chưa, hãy thử một lần trước khi nhắm mắt kẻo... uổng cuộc đời!)
Sáng hôm sau, trước khi tiếp tục cuộc hành trình, chúng tôi tụ tập đến bãi cỏ bên cạnh khách sạn từng là nơi làm lễ hoa đăng cầu hồn cho các đồng bào oan thác nhân chuyến đi đầu tiên để cùng thực hiện nghi thức thủy táng nắm đất mộ của một thuyền nhân nhỏ tuổi. Cháu, mất lúc chỉ mới 11 tháng tuổi sau một cơn sốt cao trên đảo Bidong và được đưa khẩn cấp vào bờ nhưng không cứu kịp, là con của một cặp vợ chồng trong đoàn từ Sydney. Khi nghe tin về chuyến đi Về bến Tự do lần này, anh chị đã nhờ Ban tổ chức tìm giúp ngôi mộ của con mình dù “chẳng biết bây giờ nó nằm ở đâu” sau hơn hai mươi năm xa cách. May mắn thay, dù chỉ có vài chi tiết lờ mờ, VKTNVN đã dò tìm được đúng địa điểm chôn cất và xây lại ngôi mộ cho cháu trong khu nghĩa trang tập thể TNVN ở Terenggnu. Hai ngày trước, anh chị đã tách đoàn bay đến đây cùng với một hướng dẫn viên địa phương để bốc mộ cho cháu và mang tro cốt về Úc. Tuy nhiên, sau thời gian quá lâu và trong điều kiện mai táng thô sơ lúc đó, thân xác của cháu đã hòa tan với cát bụi nên không còn tìm thấy hài cốt dù những người bốc mộ hết lòng làm việc hơn nửa ngày trời. Anh chị cuối cùng đã lấy một nắm đất từ huyệt mộ để về lại với đoàn. Dù đau buồn nhưng anh chị cũng lấy làm an ủi vì đã đến tận nơi thăm mộ con mình và được các thành viên trong đoàn chia xẻ trong nghi lễ rãi nắm đất mộ tượng trưng trên bờ biển cho cháu được nhẹ nhàng siêu thoát.
(Tôi muốn kể thêm ở đây một mẩu chuyện nhỏ, có thể chỉ là tình cờ nhưng cũng có thể là sự huyền nhiệm lạ lùng. Buổi tối trước ngày chúng tôi rời Nam Dương đi Mã Lai, một nhân viên khách sạn cho biết anh ta nhặt được một gói tiền trong phòng ăn. Dù lúc đó anh ta là người duy nhất phát giác gói tiền nhưng có một điều gì hết sức đặc biệt thôi thúc anh ta báo cáo việc này lại với Giám đốc khách sạn. Anh quả quyết rằng gói tiền đó là từ nhóm chúng tôi tuy thời điểm ấy có nhiều nhóm du khách khác. Mọi người trong nhóm được yêu cầu soát xét lại tiền bạc nhưng ai nấy đều xác định gói tiền đó không phải là của mình. Bỗng nhiên, như có kẻ khuất mặt nói hộ, nhân viên ấy mô tả hình dạng của người đánh rơi. Đôi vợ chồng từ Sydney tự dưng giật mình nhớ lại chiếc bì thư đựng món tiền cất riêng để lo việc bốc mộ cho con. Món tiền này người chồng đã cẩn thận để sâu trong túi quần, lúc nào cũng mang theo bên mình vì đó là mục đích chính của họ trong chuyến đi. Anh đã nói đúng chính xác số tiền trong bì thư ấy và nhận lại vật đánh rơi với lòng biết ơn sâu xa. Dù anh chị khẩn khoản ngỏ ý tặng lại chút quà đền ơn nhưng nhân viên ấy cương quyết không nhận vì “lương tri không cho phép”. Nhiều người tin rằng chính vong linh của đứa con đã giúp cha mẹ tìm lại được món tiền đánh rơi ấy.)
Sau đó, chúng tôi đến Khu A của Nghĩa trang Terengganu vào lúc gần trưa ngày 24.4 để dự lễ an vị bia mộ cho gần 300 TNVN được mai táng ở đây (gồm 108 ngôi mộ cá nhân và 6 ngôi mộ tập thể, trong đó có một ngôi mộ tập thể 137 người bị chìm tàu ở ngay cửa biển Terengganu). Lễ an vị được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của các đại diện MRCS, các viên chức và báo chí địa phương. Vì lý do chính trị tế nhị, các ông Phát ngôn viên Thượng viện Mã Lai và ông Chánh văn phòng Thủ hiến Tiểu bang vào giờ chót đã không đến tham dự dù đã nhận lời từ trước.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... udo3-5.jpg[/left]Khác hẳn với quang cảnh quạnh quẽ thê lương mà tôi nhìn thấy trong hai chuyến đi trước, khu vực này bây giờ đã được xây dựng lại tươm tất nhờ sự phát tâm tài trợ của cộng đồng người Việt ở tiểu bang Tây Úc sau cuộc gây quỹ hồi cuối năm ngoái. Anh Minh, người tự nguyện đứng ra vận động cho chiến dịch gây quỹ, đã không ngăn được dòng lệ xúc cảm khi run run cầm chiếc máy ảnh ghi lại những hình ảnh từ kết quả đóng góp của bà con mình cho nơi yên nghỉ của những đồng bào xấu số. Tấm bia tưởng niệm chung khắc tên tất cả TNVN trong khu vực này được dựng ngay từ lối vào, bên cạnh các ngôi mộ tập thể và hàng trăm ngôi mộ cá nhân được an vị ngay hàng thẳng lối. Từng chậu hoa cúc vàng tươi đặt trước mỗi ngôi mộ bên cạnh cụm nhang ấm khói giữa tiếng cầu kinh thiền hành của các vị sư Phật giáo địa phương trong mùa lễ Thanh minh đã tạo nên một quang cảnh trang nghiêm khác thường trong sinh hoạt hàng ngày của vùng ngoại ô thành phố. Những dãy bia mộ trắng được cẩn phiến đá hoa cương đen khắc chữ vàng danh tính người quá cố (có một số trường hợp chỉ ghi nhận được số tàu và ngày mất) chiếm một diện tích khá rộng trong nghĩa trang, nổi bật trên nền đất vừa được trải thảm cỏ xanh đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ và xúc động về ý nghĩa của hai chữ đồng bào.
Với ngân khoản khiêm nhượng $20,000 Úc kim, đây chỉ là một công trình thí điểm cho các nghĩa trang còn lại nằm rãi rác dọc theo bờ biển Mã Lai và những nơi khác trong các quốc gia trong vùng. Được biết VKTNVN sẽ tiếp tục vận động quyên góp để thực hiện sự trùng tu những nghĩa trang còn lại ở các nước Đông Nam Á song song với công tác thu thập và hệ thống hóa các di tích, tài liệu về cuộc “bỏ phiếu bằng chân” vĩ đại và bi tráng nhất trong lịch sử dân tộc. Theo sự thẩm định kỹ thuật của kiến trúc sư thân hữu VKTNVN và cũng là người vẽ mẫu khu mộ thuyền nhân Việt Nam ở nghĩa trang Terengganu, các bia mộ này thừa sức chịu đựng sự tàn phá của thời gian đến một thế kỷ nữa mới cần được tu bổ lại, một công việc mà các thế hệ sau có thể tiếp tục đảm nhiệm.
(Xin ghi nhận một chi tiết: Khu A của Nghĩa trang Terengganu – cũng như đa số các nghĩa trang tập thể TNVN khác trên đất liền Mã Lai là thuộc quyền sở hữu tư nhân do Hội tương tế Hoa kiều quản trị. Gần ba thập niên qua, họ đã chăm sóc một cách vô điều kiện cho những ngôi mộ ấy dù không có mảy may liên hệ về gia đình, chủng tộc hoặc tôn giáo.
Một chi tiết nữa: Tòa soạn Tuần báo Dân Việt (Sydney, Australia) đang có một số tập tài liệu được biên soạn bởi sử gia Alcoh Wong, một người từng nghiên cứu và góp công rất nhiều cho việc sưu tầm và xây dựng các nghĩa trang TNVN trong hai mươi năm qua. Tập tài liệu này ghi chép đầy đủ địa điểm, hình ảnh và danh tánh các TNVN được chôn cất ở Mã Lai. Các độc giả muốn tìm mộ thân nhân hoặc người quen có thể liên lạc với Tòa soạn (email: info@danviet.com.au hoặc điện thoại 02 9728 1666). Ấn phí của tập tài liệu này là $15 Úc kim (không kể cước phí bưu điện) và số tiền thu được sẽ sung vào quỹ trùng tu các nghĩa trang TNVN.).
Sau lễ an vị, một nhóm ba người đại diện cho đoàn đã đến vấn an tại tư dinh của Hoàng Thái Hậu, thân mẫu của Tiểu vương Terengganu. Người phụ nữ cao niên với khuôn mặt phúc hậu đó đã dành cho chúng tôi một buổi tiếp xúc thân mật và đáng nhớ. Bà đã gạt qua một bên những nghi thức lễ tân mà chúng tôi được dặn dò khi đến yết kiến. Bà đã khóc ròng khi kể lại những hoàn cảnh thương tâm mà chính mắt mình chứng kiến về thuyền nhân Việt Nam: “Hơn một phần tư thế kỷ rồi mà những chuyện ấy vẫn còn hiện rõ trong ký ức của tôi như mới xảy ra ngày nào... Tôi (lúc ấy Bà còn là Hoàng hậu) đã dìu các phụ nữ nạn nhân hải tặc lên bờ khi ghe của họ tấp vào bãi biển trước tư dinh này. Tôi đã tự tay mang thức ăn và nước uống đến cho họ sau những ngày đói lả. Tôi đã can ngăn những người lính Mã Lai đối xử nặng tay với họ... Cả Hoàng gia đều xúc động trước thảm kịch con người ấy.” Và Bà càng khóc nhiều hơn khi nhận món quà lưu niệm đơn sơ của chúng tôi như một lời tri ân sâu xa từ đáy tim của những người may mắn từng được giúp đỡ trong hoàn cảnh khốn cùng đó: “Tôi rất vui mừng khi thấy các bạn đã trở lại. Tôi càng vui mừng hơn về nghĩa cử của các bạn đối với những đồng hương kém may mắn. Tôi đã được nghe kể và đã nhìn thấy khu nghĩa trang mà các bạn vừa trùng tu lại...”
Chúng tôi ai cũng khóc với Bà, những giọt nước mắt của hạnh phúc tình người, hoàn toàn không có sự ngăn cách giữa kẻ vương giả hay người thứ dân. Bà đã trách nhẹ rằng tại sao chúng tôi không đưa cả đoàn vào tư dinh (thật ra, chúng tôi bị giới hạn số người đến vấn an Hoàng Thái Hậu theo yêu cầu của quan chức trách nhiệm lễ tân) và hứa sẽ thết đãi cơm trưa cho cả đoàn trong lần sau. Bà đã vui vẻ phá lệ để đích thân hướng dẫn chúng tôi tham quan một số phòng ốc “cho biết Hoàng gia sống như thế nào” và đã thân hành tiễn chúng tôi ra tận cổng, chờ đến khi xe rời khỏi tư dinh mới quay trở vào.
Ngày 25.4, trên đường trở về lại Singapore, chúng tôi đã dừng chân lại hai nghĩa trang khác. Nghĩa trang ở Tiểu bang Kuantan với 84 ngôi mộ TNVN vừa được dựng bia tưởng niệm do Hội Hoa kiều địa phương thực hiện. Với một niềm vui bất ngờ, chúng tôi được họ đón tiếp niềm nở và thết đãi cơm tối trong phòng được đặt riêng tại một nhà hàng sang trọng ở thành phố du lịch Kuantan. Chị Nguyệt Ánh, một thành viên trong đoàn từ Perth, nhân dịp này đã kể lại trong làn nước mắt xúc động với các phóng viên địa phương về kỷ niệm của mình khi chiếc ghe của chị đến đây gần ba mươi năm trước: “Tôi luôn nhớ ơn lòng nhân đạo của những người dân Mã Lai trong giai đoạn khó khăn nhất của gia đình tôi. Kuantan mãi mãi là một địa danh không thể nào phai nhòa trong trái tim tôi.”
Điểm cuối cùng chúng tôi đến thăm là nghĩa trang Mersing ở Johor, tiểu bang cực nam của Mã Lai. Chúng tôi đến nơi khi trời sập tối nhưng người chăm sóc nghĩa trang vẫn chờ chúng tôi dưới cơn mưa nặng hạt. Ông từng có thời làm việc ở trại Pulau Tengah nên rất rành về chuyện thuyền nhân VN. Đây là một nghĩa trang công cộng, có trên 50 ngôi mộ TNVN được chôn cất rãi rác trên một ngọn đồi. Tuy trời đã tối và cơn mưa còn dai dẳng, đoàn chúng tôi cũng đã dành thời giờ đốt nhang, bày lễ vật khấn vái và dâng lời cầu nguyện cho các linh hồn cô đơn nơi đất khách quê người.
Buổi cơm tối vội vàng trong một quán ăn gần đó là sinh hoạt cuối cùng của chúng tôi trên đất Mã Lai trước khi “vượt biên” sang Singapore và kết thúc chặng đầu của chuyến Về bến Tự do 4.2006.
(Kỳ tới: Phi Luật Tân, những người còn lại...)
Lưu Dân
Tiếp theo kỳ trước)
Bidong, một trời kỷ niệm...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... udo3-1.jpg[/left]Ngày 22.4, chúng tôi tiếp tục xuôi nam xuống Terengganu, tiểu bang giàu có nhất của Mã Lai. Để “sạc pin” sau chặng đường bộ hơn ngàn cây số và cũng để chuẩn bị tâm lý trước khi đến điểm chính, Ban tổ chức dành hẳn một ngày xả hơi cho đoàn trên hòn đảo du lịch Redang tuyệt đẹp. Những bữa ăn hải sản tươi ngon và làn nước biển mát rượi đã làm tiêu tan mọi nhọc mệt của mấy ngày đường. Chúng tôi được “đãi” một chuyến viếng thăm thủy cung kỳ thú và... rẻ rề: với khoảng 30 ringit, mọi người thuê áo phao, kính lặn để ngắm rừng san hô thiên hình vạn trạng và bầy cá muôn màu nhởn nhơ bơi lội bên cạnh.
Một bất ngờ thú vị và cảm động là hòn đảo này từng là nơi hơn hai mươi lăm năm trước một gia đình trong đoàn đã cập bến sau chuyến vượt biên gian nan. Địa thế quen thuộc của hòn đảo vẫn còn in rõ trong ký ức của chị Trúc Phương (từ Sydney) dù bây giờ nó hoàn toàn lột xác thành một địa điểm du lịch hạng sang cho khách ngoại quốc. Chị tham dự chuyến đi này với người con trai là Tài Nguyễn (một tài tử nổi tiếng trong loạt phim tập trên đài TV-10) và con dâu để tìm về kỷ niệm của một thời dâu biển cũ.
Chị đi chân trần trên cát, mắt cứ đăm chiêu nhìn ra những hòn đá lô nhô phía xa ngoài biển, ngậm ngùi kể lại bằng giọng ướt sũng xúc động: “Sau nhiều ngày lênh đênh lạc hướng, chúng tôi đã nhìn thấy hòn đảo này nhưng không dám vào vì đêm tối, sóng lớn và có nhiều đá ngầm... Chuyến đi của chúng tôi rất gian truân, vài lần bị cướp sạch nhưng may mắn không ai bị hãm hiếp. Khi đến đây, chúng tôi biết là sống rồi nên không dám liều lĩnh đổ bộ vào bờ ban đêm. Mờ sáng hôm sau, chúng tôi được một chiếc ghe của người địa phương dẫn vào. Họ cho biết đây là nơi nghỉ mát của Hoàng gia Mã Lai. Họ cho chúng tôi thức ăn, ở tạm vài ngày trước khi được đưa sang Bidong... Đã gần ba mươi năm qua rồi mà tôi vẫn nhớ rõ hình ảnh hòn đảo này. Lúc đó, thằng này (Tài) chỉ mới 4, 5 tuổi...”
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... udo3-2.jpg[/left]Hôm sau, 23.4, chúng tôi vào Bidong bằng chiếc tàu khách cao tốc. Redang chỉ cách Bidong hơn nửa giờ tàu nhưng chúng tôi đã phải sốt ruột chờ đợi trên bãi gần hai tiếng đồng hồ mới khởi hành được vì chiếc tàu đầu tiên từ đất liền bị “trục trặc kỹ thuật” giữa đường nên phải cầu viện chiếc thứ nhì. (Cám ơn người nào đã phát minh ra mobile phone, phải chi hồi đó mà có phương tiện liên lạc như thế này thì... vượt biên dễ ợt!)
Bidong vẫn nằm đó, hiền hòa và ăm ắp kỷ niệm. Chiếc cầu tàu jetty mới tắm mình trong nắng, nổi bật một cách lạc lõng giữa khung cảnh im ắng tàn phai. Bãi cát vàng như màu áo lụa lâu nay vắng dấu chân người dường như cũng đang nhè nhẹ trở mình chờ đón kẻ trở về. Nhờ nước lên, tàu có thể cập sát thành cầu và từng người, như ngày nào đặt chân lên hòn đảo này lần đầu tiên, được nắm tay kéo lên bởi các nhân viên MRCS và những người địa phương trong nhóm tiếp đón. Mọi người nhanh chân rảo bước vào bờ, tiếng gọi nhau í ới, những bàn tay chỉ trỏ các địa điểm chung quanh... xao động cả một mặt biển im lìm.
Xác chiếc tàu sắt vẫn còn đó, nằm phơi mình trên bãi. Dường như nó có hơi “già” hơn một chút so với lần đầu tôi đến Bidong cách đây vừa đúng một năm. Muối biển đã khoét những vết sẹo sâu hơn trên thân tàu và dãi cát bồi cũng đã tạo thành con đường phủ ngang mình nó sau bao đợt thủy triều. Những chai nước mắm trong nhà kho Supply cũng còn nằm yên trong hộc chứa dù nắp khoen đã han rỉ, giấy nhãn đã trôi tróc. Đồi Tôn giáo sừng sững uy nghi nhưng nóc nhà thờ và chùa đã rệu rã, tàn lụn. Duy các pho tượng Ông già Bidong và Cánh buồm Tự do vẫn còn đứng trơ gan thách đố với thời gian...
Từ tuần trước, Ban tổ chức đã nhờ những người địa phương làm cỏ, phát hoang, căng giây tại các khu vực viếng thăm trên đảo, một phần vì lý do an toàn và phần khác, cho khung cảnh bớt vẻ hoang vu. Bidong bây giờ vẫn còn là một đảo cấm. Năm ngoái, nhân chuyến Về bến Tự do lần đầu tiên, Chính phủ Tiểu bang Terengganu đã quyết định công nhận Bidong là di sản quốc gia và họ có dự án tân tạo hòn đảo này thành một khu vực bảo tàng và du lịch với sự hợp tác của các cộng đồng người Việt ở hải ngoại qua sự đại diện của Văn khố Thuyền nhân Việt Nam.
Chúng tôi tập họp dưới bãi để Ban tổ chức phổ biến chương trình sinh hoạt trước khi tản ra từng nhóm nhỏ thăm đảo. Mọi người cùng lên đồi Tôn giáo làm lễ tưởng niệm và tạ ơn. Tại đây, nhiều người trong đoàn đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những thánh tượng bị phá hoại, giáo đường và chánh điện hoang phế... Buổi cầu nguyện chung được cử hành đơn giản và trang nghiêm bằng những lễ vật đơn sơ nhưng với lòng thành sâu sắc.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... udo3-3.jpg[/left]Bên cạnh nhà thờ, tấm bia tưởng niệm thuyền nhân bỏ mình trên đường vượt biển và tri ân các quốc gia và tổ chức quốc tế đã giúp đỡ cho họ do VKTNVN dựng lên hồi năm ngoái đã bị đập vụn tận nền, chỉ còn trơ lại khung sắt oằn mình cong vẹo dưới những nhát búa oan khiên do áp lực từ Hà Nội. Một điều khiến tôi không khỏi thắc mắc trong lòng nhưng chẳng có câu trả lời: ai đó đã phủ lên nền bia tấm biểu ngữ bằng tiếng Anh “The Vietnamese Refugees Thank The People and Government of Malaysia” (Người Tỵ nạn Việt Nam Cám ơn Nhân dân và Chính phủ Mã Lai).
Tấm biểu ngữ này được treo lên cành cây bên cạnh một chiếc thuyền đúc bằng xi-măng trên đồi Tôn giáo nhân dịp khánh thành bia tưởng niệm hồi tháng Ba năm ngoái với sự chứng tri của các vị lãnh đạo tôn giáo, đại diện chính quyền Mã Lai và Cao ủy Tỵ nạn LHQ. Có thể một người tốt bụng nào đó đã trở lại đảo sau cuộc hành quyết man rợ tấm linh vị chung của thuyền nhân VN để phủ lên đó mảnh áo tình người cho bớt nỗi xót xa. Nhìn tấm biểu ngữ phủ trên bia tưởng niệm, tôi không khỏi liên tưởng đến lá cờ tri ân đắp lên phần mộ của những người nằm xuống trên “đường đi không đến”.
Một chi tiết khác cũng đã gây cho chúng tôi không ít băn khoăn: giữa đống xi-măng bị đập vụn, chúng tôi cố tìm những mảnh vỡ của hai phiến đá hoa cương khắc lời tưởng niệm và tri ân nhưng tuyệt nhiên không thấy, dù chỉ một mảnh nhỏ bằng ngón tay út. Không còn một suy luận nào khác: hai phiến đá đó đã được đục gỡ nguyên vẹn trước khi tấm bia bị đập và có thể đang được cất giữ ở một nơi nào đó để chờ một dịp gắn lại. Chúng tôi có dò hỏi về điều này nhưng đều chạm phải một bức tường im lặng.
Rời đồi Tôn giáo, chúng tôi đến Nghĩa trang Bidong ở khu F. Hơn hai trăm thuyền nhân đã được an táng ở đây, trên sườn đồi nhìn xuống bãi biển rất đẹp nhưng bây giờ đã mồ siêu mả lạc. Nhiều ngôi bị sụp lở, bia mộ lu mờ không còn nhìn ra tên tuổi người quá cố, cây cối và cỏ dại phủ đầy. Chúng tôi quây quần với nhau trước đài tưởng niệm ở nghĩa trang (do các Ban đại diện trại thiết lập từ năm 1991, trước cuộc hỏa thiêu và đóng cửa trại Bidong), cùng đọc một tràng kinh, thắp một nén nhang tưởng tiếc những kẻ không may. Nắng trưa như đổ lửa xuống lưng đoàn hành hương nhưng có lẽ những giọt nước tưới lên phần mộ cũng đã phần nào làm mát lòng những người vĩnh viễn nằm xuống.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... udo3-4.jpg[/left]Sau lễ tưởng niệm, từng nhóm nhỏ tản mác khắp nơi tìm lại dấu vết ngày xưa của mình. Vài nhóm vạch cỏ bẻ cành đến các khu A, B, C theo những con đường trong trí nhớ nhưng hầu hết đều không nhận ra nơi ở cũ của mình vì các dãy long-house làm mốc nhận diện đã bị hỏa thiêu trong cuộc tổng vệ sinh khi Bidong đóng cửa năm 1996. Tuy vậy, họ vẫn còn nhìn ra một số cơ sở không bị phá hủy dù thời gian đã làm chúng đã siêu đổ mục nát; như Văn phòng Cao ủy, Trường tiểu học, Hội Phụ nữ, Trung tâm Huấn nghệ v.v.. Những tiếng hú gọi nhau vang lên trong khu rừng tịch mịch càng gợi nhớ một nơi từng có lúc dung chứa đến mấy chục ngàn người trong long chảo “đi dăm phút đã về chốn cũ” này.
Ban tổ chức “thổi còi gom quân” ra bãi biển phía sau đảo cho mọi người “nhúng mình năm phút” dưới làn nước trong xanh tận đáy trước khi trở lại cầu tàu jetty về đất liền. Ai nấy cũng đều tiếc rẻ rằng phải chi đừng “phí” mất hai tiếng đồng hồ chờ tàu buổi sáng thì họ đã có thể tắm biển thỏa thích hơn để... gỡ tiền máy bay. Một chị trong đoàn “phát biểu cảm tưởng” rằng tuy đã có cơ hội đi du lịch đến nhiều nước nhưng không bãi biển nào đẹp, sạch và ấm như Bidong. Dĩ nhiên, nhận xét này có đôi chút thiên vị – nếu không nói là hơi cường điệu – vì ngoại cảnh đó vốn mang ít nhiều tâm cảnh của người phát biểu, nhưng thành thật mà nói, Bidong quyến rũ lạ lùng với phong cảnh thiên nhiên hầu như còn trinh nguyên và chưa bị thương mại hóa.
Buổi tối ở khu resort thơ mộng Sutra Beach nhìn ra đảo Bidong mờ mờ trong làn sương đêm, chúng tôi quây quần với nhau “văn nghệ bỏ túi” ngẫu hứng để mừng sinh nhật hai thành viên và kỷ niệm hai mươi năm thành hôn của một cặp vợ chồng “còn trẻ như ngày nào” trong đoàn. Những tiếng hát lồng lộng của các “ca lẻ” (không phải ca sĩ) hòa quyện với tiếng sóng miên man hôn bờ trong đêm bên ánh nến lung linh trên ghềnh đá đã khiến mọi người nổi máu “tửu tặc” đánh gục cả bốn chai vang đỏ mang theo từ tận bên Úc và (tin hay không tùy bạn) gần chục ký sầu riêng. (Bạn đã từng “nhậu” vang đỏ với sầu riêng chưa? Nếu chưa, hãy thử một lần trước khi nhắm mắt kẻo... uổng cuộc đời!)
Sáng hôm sau, trước khi tiếp tục cuộc hành trình, chúng tôi tụ tập đến bãi cỏ bên cạnh khách sạn từng là nơi làm lễ hoa đăng cầu hồn cho các đồng bào oan thác nhân chuyến đi đầu tiên để cùng thực hiện nghi thức thủy táng nắm đất mộ của một thuyền nhân nhỏ tuổi. Cháu, mất lúc chỉ mới 11 tháng tuổi sau một cơn sốt cao trên đảo Bidong và được đưa khẩn cấp vào bờ nhưng không cứu kịp, là con của một cặp vợ chồng trong đoàn từ Sydney. Khi nghe tin về chuyến đi Về bến Tự do lần này, anh chị đã nhờ Ban tổ chức tìm giúp ngôi mộ của con mình dù “chẳng biết bây giờ nó nằm ở đâu” sau hơn hai mươi năm xa cách. May mắn thay, dù chỉ có vài chi tiết lờ mờ, VKTNVN đã dò tìm được đúng địa điểm chôn cất và xây lại ngôi mộ cho cháu trong khu nghĩa trang tập thể TNVN ở Terenggnu. Hai ngày trước, anh chị đã tách đoàn bay đến đây cùng với một hướng dẫn viên địa phương để bốc mộ cho cháu và mang tro cốt về Úc. Tuy nhiên, sau thời gian quá lâu và trong điều kiện mai táng thô sơ lúc đó, thân xác của cháu đã hòa tan với cát bụi nên không còn tìm thấy hài cốt dù những người bốc mộ hết lòng làm việc hơn nửa ngày trời. Anh chị cuối cùng đã lấy một nắm đất từ huyệt mộ để về lại với đoàn. Dù đau buồn nhưng anh chị cũng lấy làm an ủi vì đã đến tận nơi thăm mộ con mình và được các thành viên trong đoàn chia xẻ trong nghi lễ rãi nắm đất mộ tượng trưng trên bờ biển cho cháu được nhẹ nhàng siêu thoát.
(Tôi muốn kể thêm ở đây một mẩu chuyện nhỏ, có thể chỉ là tình cờ nhưng cũng có thể là sự huyền nhiệm lạ lùng. Buổi tối trước ngày chúng tôi rời Nam Dương đi Mã Lai, một nhân viên khách sạn cho biết anh ta nhặt được một gói tiền trong phòng ăn. Dù lúc đó anh ta là người duy nhất phát giác gói tiền nhưng có một điều gì hết sức đặc biệt thôi thúc anh ta báo cáo việc này lại với Giám đốc khách sạn. Anh quả quyết rằng gói tiền đó là từ nhóm chúng tôi tuy thời điểm ấy có nhiều nhóm du khách khác. Mọi người trong nhóm được yêu cầu soát xét lại tiền bạc nhưng ai nấy đều xác định gói tiền đó không phải là của mình. Bỗng nhiên, như có kẻ khuất mặt nói hộ, nhân viên ấy mô tả hình dạng của người đánh rơi. Đôi vợ chồng từ Sydney tự dưng giật mình nhớ lại chiếc bì thư đựng món tiền cất riêng để lo việc bốc mộ cho con. Món tiền này người chồng đã cẩn thận để sâu trong túi quần, lúc nào cũng mang theo bên mình vì đó là mục đích chính của họ trong chuyến đi. Anh đã nói đúng chính xác số tiền trong bì thư ấy và nhận lại vật đánh rơi với lòng biết ơn sâu xa. Dù anh chị khẩn khoản ngỏ ý tặng lại chút quà đền ơn nhưng nhân viên ấy cương quyết không nhận vì “lương tri không cho phép”. Nhiều người tin rằng chính vong linh của đứa con đã giúp cha mẹ tìm lại được món tiền đánh rơi ấy.)
Sau đó, chúng tôi đến Khu A của Nghĩa trang Terengganu vào lúc gần trưa ngày 24.4 để dự lễ an vị bia mộ cho gần 300 TNVN được mai táng ở đây (gồm 108 ngôi mộ cá nhân và 6 ngôi mộ tập thể, trong đó có một ngôi mộ tập thể 137 người bị chìm tàu ở ngay cửa biển Terengganu). Lễ an vị được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của các đại diện MRCS, các viên chức và báo chí địa phương. Vì lý do chính trị tế nhị, các ông Phát ngôn viên Thượng viện Mã Lai và ông Chánh văn phòng Thủ hiến Tiểu bang vào giờ chót đã không đến tham dự dù đã nhận lời từ trước.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... udo3-5.jpg[/left]Khác hẳn với quang cảnh quạnh quẽ thê lương mà tôi nhìn thấy trong hai chuyến đi trước, khu vực này bây giờ đã được xây dựng lại tươm tất nhờ sự phát tâm tài trợ của cộng đồng người Việt ở tiểu bang Tây Úc sau cuộc gây quỹ hồi cuối năm ngoái. Anh Minh, người tự nguyện đứng ra vận động cho chiến dịch gây quỹ, đã không ngăn được dòng lệ xúc cảm khi run run cầm chiếc máy ảnh ghi lại những hình ảnh từ kết quả đóng góp của bà con mình cho nơi yên nghỉ của những đồng bào xấu số. Tấm bia tưởng niệm chung khắc tên tất cả TNVN trong khu vực này được dựng ngay từ lối vào, bên cạnh các ngôi mộ tập thể và hàng trăm ngôi mộ cá nhân được an vị ngay hàng thẳng lối. Từng chậu hoa cúc vàng tươi đặt trước mỗi ngôi mộ bên cạnh cụm nhang ấm khói giữa tiếng cầu kinh thiền hành của các vị sư Phật giáo địa phương trong mùa lễ Thanh minh đã tạo nên một quang cảnh trang nghiêm khác thường trong sinh hoạt hàng ngày của vùng ngoại ô thành phố. Những dãy bia mộ trắng được cẩn phiến đá hoa cương đen khắc chữ vàng danh tính người quá cố (có một số trường hợp chỉ ghi nhận được số tàu và ngày mất) chiếm một diện tích khá rộng trong nghĩa trang, nổi bật trên nền đất vừa được trải thảm cỏ xanh đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ và xúc động về ý nghĩa của hai chữ đồng bào.
Với ngân khoản khiêm nhượng $20,000 Úc kim, đây chỉ là một công trình thí điểm cho các nghĩa trang còn lại nằm rãi rác dọc theo bờ biển Mã Lai và những nơi khác trong các quốc gia trong vùng. Được biết VKTNVN sẽ tiếp tục vận động quyên góp để thực hiện sự trùng tu những nghĩa trang còn lại ở các nước Đông Nam Á song song với công tác thu thập và hệ thống hóa các di tích, tài liệu về cuộc “bỏ phiếu bằng chân” vĩ đại và bi tráng nhất trong lịch sử dân tộc. Theo sự thẩm định kỹ thuật của kiến trúc sư thân hữu VKTNVN và cũng là người vẽ mẫu khu mộ thuyền nhân Việt Nam ở nghĩa trang Terengganu, các bia mộ này thừa sức chịu đựng sự tàn phá của thời gian đến một thế kỷ nữa mới cần được tu bổ lại, một công việc mà các thế hệ sau có thể tiếp tục đảm nhiệm.
(Xin ghi nhận một chi tiết: Khu A của Nghĩa trang Terengganu – cũng như đa số các nghĩa trang tập thể TNVN khác trên đất liền Mã Lai là thuộc quyền sở hữu tư nhân do Hội tương tế Hoa kiều quản trị. Gần ba thập niên qua, họ đã chăm sóc một cách vô điều kiện cho những ngôi mộ ấy dù không có mảy may liên hệ về gia đình, chủng tộc hoặc tôn giáo.
Một chi tiết nữa: Tòa soạn Tuần báo Dân Việt (Sydney, Australia) đang có một số tập tài liệu được biên soạn bởi sử gia Alcoh Wong, một người từng nghiên cứu và góp công rất nhiều cho việc sưu tầm và xây dựng các nghĩa trang TNVN trong hai mươi năm qua. Tập tài liệu này ghi chép đầy đủ địa điểm, hình ảnh và danh tánh các TNVN được chôn cất ở Mã Lai. Các độc giả muốn tìm mộ thân nhân hoặc người quen có thể liên lạc với Tòa soạn (email: info@danviet.com.au hoặc điện thoại 02 9728 1666). Ấn phí của tập tài liệu này là $15 Úc kim (không kể cước phí bưu điện) và số tiền thu được sẽ sung vào quỹ trùng tu các nghĩa trang TNVN.).
Sau lễ an vị, một nhóm ba người đại diện cho đoàn đã đến vấn an tại tư dinh của Hoàng Thái Hậu, thân mẫu của Tiểu vương Terengganu. Người phụ nữ cao niên với khuôn mặt phúc hậu đó đã dành cho chúng tôi một buổi tiếp xúc thân mật và đáng nhớ. Bà đã gạt qua một bên những nghi thức lễ tân mà chúng tôi được dặn dò khi đến yết kiến. Bà đã khóc ròng khi kể lại những hoàn cảnh thương tâm mà chính mắt mình chứng kiến về thuyền nhân Việt Nam: “Hơn một phần tư thế kỷ rồi mà những chuyện ấy vẫn còn hiện rõ trong ký ức của tôi như mới xảy ra ngày nào... Tôi (lúc ấy Bà còn là Hoàng hậu) đã dìu các phụ nữ nạn nhân hải tặc lên bờ khi ghe của họ tấp vào bãi biển trước tư dinh này. Tôi đã tự tay mang thức ăn và nước uống đến cho họ sau những ngày đói lả. Tôi đã can ngăn những người lính Mã Lai đối xử nặng tay với họ... Cả Hoàng gia đều xúc động trước thảm kịch con người ấy.” Và Bà càng khóc nhiều hơn khi nhận món quà lưu niệm đơn sơ của chúng tôi như một lời tri ân sâu xa từ đáy tim của những người may mắn từng được giúp đỡ trong hoàn cảnh khốn cùng đó: “Tôi rất vui mừng khi thấy các bạn đã trở lại. Tôi càng vui mừng hơn về nghĩa cử của các bạn đối với những đồng hương kém may mắn. Tôi đã được nghe kể và đã nhìn thấy khu nghĩa trang mà các bạn vừa trùng tu lại...”
Chúng tôi ai cũng khóc với Bà, những giọt nước mắt của hạnh phúc tình người, hoàn toàn không có sự ngăn cách giữa kẻ vương giả hay người thứ dân. Bà đã trách nhẹ rằng tại sao chúng tôi không đưa cả đoàn vào tư dinh (thật ra, chúng tôi bị giới hạn số người đến vấn an Hoàng Thái Hậu theo yêu cầu của quan chức trách nhiệm lễ tân) và hứa sẽ thết đãi cơm trưa cho cả đoàn trong lần sau. Bà đã vui vẻ phá lệ để đích thân hướng dẫn chúng tôi tham quan một số phòng ốc “cho biết Hoàng gia sống như thế nào” và đã thân hành tiễn chúng tôi ra tận cổng, chờ đến khi xe rời khỏi tư dinh mới quay trở vào.
Ngày 25.4, trên đường trở về lại Singapore, chúng tôi đã dừng chân lại hai nghĩa trang khác. Nghĩa trang ở Tiểu bang Kuantan với 84 ngôi mộ TNVN vừa được dựng bia tưởng niệm do Hội Hoa kiều địa phương thực hiện. Với một niềm vui bất ngờ, chúng tôi được họ đón tiếp niềm nở và thết đãi cơm tối trong phòng được đặt riêng tại một nhà hàng sang trọng ở thành phố du lịch Kuantan. Chị Nguyệt Ánh, một thành viên trong đoàn từ Perth, nhân dịp này đã kể lại trong làn nước mắt xúc động với các phóng viên địa phương về kỷ niệm của mình khi chiếc ghe của chị đến đây gần ba mươi năm trước: “Tôi luôn nhớ ơn lòng nhân đạo của những người dân Mã Lai trong giai đoạn khó khăn nhất của gia đình tôi. Kuantan mãi mãi là một địa danh không thể nào phai nhòa trong trái tim tôi.”
Điểm cuối cùng chúng tôi đến thăm là nghĩa trang Mersing ở Johor, tiểu bang cực nam của Mã Lai. Chúng tôi đến nơi khi trời sập tối nhưng người chăm sóc nghĩa trang vẫn chờ chúng tôi dưới cơn mưa nặng hạt. Ông từng có thời làm việc ở trại Pulau Tengah nên rất rành về chuyện thuyền nhân VN. Đây là một nghĩa trang công cộng, có trên 50 ngôi mộ TNVN được chôn cất rãi rác trên một ngọn đồi. Tuy trời đã tối và cơn mưa còn dai dẳng, đoàn chúng tôi cũng đã dành thời giờ đốt nhang, bày lễ vật khấn vái và dâng lời cầu nguyện cho các linh hồn cô đơn nơi đất khách quê người.
Buổi cơm tối vội vàng trong một quán ăn gần đó là sinh hoạt cuối cùng của chúng tôi trên đất Mã Lai trước khi “vượt biên” sang Singapore và kết thúc chặng đầu của chuyến Về bến Tự do 4.2006.
(Kỳ tới: Phi Luật Tân, những người còn lại...)
Phóng sự: Về Bến Tự Do 4.2006 (4)
Phi Luật Tân, những người còn lại...
Lưu Dân
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu4_3.jpg[/left]Chợp mắt được vài giờ sau buổi chia tay đậm đà ốc len xào dừa và sò huyết nướng ở khu phố ẩm thực Newton rộn rịp khách ăn khuya, chuyến bay gần 7 tiếng đồng hồ của hãng Tiger từ Singapore đến phi trường Clark của Phi Luật Tân đã đưa nhóm còn lại chúng tôi (gồm 10 người: 1 từ Đức, 1 Mỹ và 8 Úc) tiếp tục chặng thứ nhì của chuyến Về Bến Tự Do.
Nhìn từ cửa sổ phi cơ, chúng tôi chẳng ai không khỏi ớn lạnh khi mường tượng hoàn cảnh hãi hùng của những chiếc thuyền con mong manh giữa đại dương mông mênh ấy. Biển xanh ngắt một màu trông hiền hòa từ độ cao bình phi ấy nhưng nó đã nhận chìm bao nhiêu ước mơ của những người khao khát một cuộc đời tự do và nhân phẩm đích thực? Chắc chắn không ai có thể trả lời được câu hỏi này một cách chính xác. Phần lớn những thuyền nhân trực tiếp đến Phi là từ miền Trung VN trên những chiếc ghe đánh cá cận duyên hoàn toàn không đủ sức đương đầu với cuộc hành trình dự định. Tuy ít bị nguy cơ hải tặc nhưng họ đã phải vượt qua cả một vùng biển sóng to gió dữ nhất của vùng Đông Á. Vậy mà, như những chuyện thần thoại hoang đường người ta chỉ đọc được trong sách cổ tích, một số thuyền nhân Việt Nam đã đến được Phi Luật Tân bằng xuồng chài, thúng chai và cả bè tre. Câu chuyện “hà chính mãnh ư hổ” (chính trị khắc nghiệt còn đáng sợ hơn cả cọp) từ thời Khổng Tử ở bên Tàu hàng ngàn năm trước bỗng sống lại như một khúc phim bi tráng có thật ở thời này qua cuộc bỏ phiếu bằng chân mười phần chết chín của hàng vạn thuyền nhân Việt Nam.
Phi trường không quân Clark, căn cứ hải quân Subic Bay... những địa danh gợi nhớ một thời chiến tranh khủng khiếp nhất trong thế kỷ 20 trên đất nước bên kia Thái Bình Dương, bây giờ là một bán đảo ngái ngủ, im vắng đến tiêu điều sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Phi Luật Tân khoảng 10 năm trước. Trên những phi đạo từng là nơi hạ cánh nườm nượp của các pháo đài bay B-52, trong quân cảng mà nhiều hàng không mẫu hạm của Đệ Thất Hạm đội Hoa Kỳ từng thả neo, dọc theo những con đường chính từng là trung tâm sinh hoạt náo nhiệt suốt ngày đêm... bây giờ chỉ còn là một thành phố buồn thiu. Dấu vết còn lại – và rất dễ nhận ra – của khu vực này – và ở cả thủ đô Manila – là những chiếc Jeepney đủ màu sắc, loại xe đò cải biến từ xe Jeep quân sự của Mỹ để lại và là phương tiện giao thông tiện dụng và rẻ tiền nhất ở nơi một thời được mô tả là Angeles City (thành phố thiên thần) này. Đây đó vẫn còn lác đác những bảng hiệu bằng tiếng Anh úa màu thời gian của những khu giải trí, câu lạc bộ, giặt ủi, nhà hàng, du ngoạn v.v... nhưng rõ ràng các dịch vụ đó đã ngưng hoạt động từ lâu. Tuy cảnh quang không tạo nên ấn tượng mạnh mẽ như mong đợi, chúng tôi (toàn là những người đến Phi lần đầu tiên, ngoại trừ anh chàng từ Mỹ từng ở trại Bataan vài tháng) cũng tự an ủi rằng dù nó “buồn muôn thuở” nhưng chắc chắn cũng còn sinh khí hơn những nghĩa trang đìu hiu hoặc hải đảo vắng vẻ mà chúng tôi vừa trở lại viếng thăm ở Nam Dương và Mã Lai.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu4_2.jpg[/left]Nụ cười chào đón trên môi của một nữ tiếp viên ở phi trường có chiếc răng khểnh dễ thương (và nốt ruồi duyên trên khóe miệng) đã xua tan lập tức nỗi nhọc mệt của chuyến bay xa. Cô nói tiếng Anh trôi chảy (tỷ lệ người Phi nói được tiếng Anh khá cao dù ngôn ngữ chính của họ là tiếng Tagalog) và đã đáp lại những câu bông đùa của chúng tôi một cách thân thiện vừa phải. Bấy nhiêu cũng đủ bù lại những thủ tục nhập cảnh và thu nhận hành lý rườm rà luộm thuộm khiến cả nhóm nổi quạu vì mồ hôi cứ hạt mẹ hạt con tuôn dòng trong áo.
(Một anh bạn trong đoàn “quan sát tỉ mỉ” rằng nhiều phụ nữ Phi có nốt ruồi trên mặt. Chúng tôi bèn thực hiện một màn kiểm chứng ngẫu nhiên tại chỗ: trong 20 phụ nữ đi ngang qua, chúng tôi thấy 9 người có nốt ruồi to và đen trên mặt. Chúng tôi sực nhớ ra rằng cả hai vị nữ Tổng thống của Phi cũng có những nốt ruồi như vậy!)
Do sự thu xếp từ nhiều ngày trước với văn phòng của Luật sư Trịnh Hội ở Manila, chúng tôi được đón tại phi trường Clark bằng hai chiếc xe mini van do các “thổ công” Việt Nam cầm lái. Trưởng nhóm tiếp đón là anh bạn trẻ Lương Sĩ Nhân, 29 tuổi (12 tuổi Việt, 17 tuổi Phi). Nhân, quê ở Nha Trang, đến Phi vào tháng 5.1989, là một thanh niên tháo vác, thông minh, nghệ sĩ, nói viết Anh ngữ thông thạo nhưng vừa bị “rớt” trong đợt phỏng vấn cuối cùng của phái đoàn Mỹ cách đây vài tháng vì một lý do... lãng xẹt. Anh hiện chờ kết quả xét đơn định cư theo diện nhân đạo đặc biệt bởi Na Uy và Úc. Dù thời gian chờ đợi mỏi mòn để được đến quốc gia thứ ba nhưng Nhân vẫn giữ được thái độ lạc quan trong cuộc sống, không đầu hàng trước hoàn cảnh mà đa số những người đồng cảnh đã phải bỏ cuộc. Với mức lương tượng trưng 5000 pesos một tháng (khoảng 100 đô-la Mỹ, ghi nhận thêm: mọi người trong văn phòng, kể cả các nhân viên thiện nguyện từ ngoại quốc, đều lãnh khoản sinh hoạt phí đó bằng nhau), Nhân hiện làm việc toàn thời tại văn phòng đại diện của Cộng đồng NVTD Úc châu ở Manila (tên chính thức của “Văn phòng Trịnh Hội” như nhiều người vẫn gọi tắt một cách thân mật) với tư cách một nhân viên... chuyên trị đủ thứ. Anh “bao sân” từ việc thông dịch các ngôn ngữ Anh - Phi – Việt, chuẩn bị hồ sơ kháng cáo di trú, liên lạc với các gia đình và cơ quan liên hệ... đến việc đưa đón các phái đoàn viếng thăm và kiêm luôn “tay guitar nghiệp dư” trong các dịp họp mặt, sinh hoạt...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu4_1.jpg[/left]Chúng tôi cũng đã gặp một số bạn trẻ đầy sức sống như thế tại văn phòng Trịnh Hội ở Manila như Đột, Thảo... những cuộc đời mới ở tuổi đôi mươi còn ăm ắp hy vọng tương lai dù, so với hoàn cảnh may mắn của nhiều bạn đồng tuổi khác, họ đã trải qua cả ngàn đêm dài mở trừng mắt nhìn vào bóng tối thăm thẳm của định mệnh. Nhân, Đột, Thảo... đều là những thanh niên xuất sắc trong học tập, có lý tưởng xã hội, biết và dám sống vì người khác nhưng lại không có cơ hội cho chính mình dù lý do bị kẹt lại trên đất nước tạm cư này hoàn toàn không phải do họ. Như những đồng bào khác còn lại, họ là những người “không có quê hương” (stateless), không được học trường công, không được nhận làm việc, không được phép kinh doanh, không được quyền sở hữu bất động sản và thậm chí không được đứng tên trong khai sinh của con cái... chỉ vì những luật lệ lạnh lùng của Phi và các quốc gia định cư. Nghe, nhìn và nói chuyện cùng các bạn trẻ ấy, tôi không khỏi nghẹn ngào tiếc uổng cho cuộc đời của những người đồng trang lứa may mắn gấp trăm lần hơn nhưng lại bị phung phí hết sức vô nghĩa trên đường phố thừa mứa tiện nghi và cơ hội ở các nước định cư.
Chúng tôi ngủ gà ngủ gật trên đoạn đường dài ba tiếng đồng hồ từ phi trường Clark qua quân cảng Subic Bay (đang được tái thiết thành một khu công nghiệp) đến trại chuyển tiếp Bataan. Khung cảnh rừng núi vắng vẻ tiêu sơ với từng khoảng rộng bị đốt phá làm rẫy, cộng với sự hiện diện của những toán lính mặc áo trận mang súng M-16 ở các trạm kiểm soát càng tạo cho chúng tôi một cảm giác bất an dù được những người dẫn đường “bảo đảm” rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra. (Lạ thật, mới ngày nào nó còn là hình ảnh quen thuộc hàng ngày trên quê hương mà bây giờ, mình đã bị “điều kiện hóa” trong đời sống hòa bình ở nước ngoài rồi chăng?).
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu4_4.jpg[/left]Đây rồi, trại chuyển tiếp Bataan, nơi tạm cư của hàng trăm ngàn thuyền nhân trong thời gian hoàn tất thủ tục di trú sang Hoa Kỳ và các quốc gia đệ tam khác. Vài dãy hàng quán lụp xụp bán hàng vặt bên đường dường như chẳng dính dáng chút nào với hình ảnh rộn rịp một thời như chúng tôi được nghe kể lại về trung tâm tiếp cư lớn nhất ở Á châu cho người tỵ nạn VN này. Chiếc cổng sắt nặng nề nằm chắn ngang lối vào trại bên cạnh tấm bảng lớn “Bataan Technology Park” (Công viên Kỹ thuật Bataan). Thì ra, nó đã được quy hoạch thành một khu phát triển công nghiệp nhưng dường như chẳng có sự tiến triển gì cả sau hơn 10 năm đóng cửa trại.
Chúng tôi được Ban quản trị trại tiếp đón thân mật, được mời ký tên vào sổ lưu niệm và được hướng dẫn thăm viếng một số di tích cũ. Vài người trong Ban quản trị từng là nhân viên của trại lúc còn thuyền nhân VN ở đây. Anh bạn trong đoàn từ Mỹ nhắc đến tên những người đó và họ đã gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, kể lại những kỷ niệm không đầu không đuôi nhưng nước mắt ai cũng rơm rớm trong nỗi vui mừng tái ngộ.
Trại Bataan được bảo quản khá tốt với số nhân viên thường trực khoảng 70 người. Diện tích trại thật rộng, chúng tôi phải đi xe mới thăm hết những nơi muốn đến trong vòng 3 giờ viếng thăm trại. Tuy những dãy nhà ở của người tỵ nạn đã sụp nát hoặc được tháo dỡ trong Bay 1 (từ khu 1 đến khu 6) và Bay 2 (từ khu 7 đến khu 12) nhưng các cơ sở hành chánh, tôn giáo, trường học... vẫn còn được duy trì khá tốt.
(Còn tiếp)
Phi Luật Tân, những người còn lại...
Lưu Dân
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu4_3.jpg[/left]Chợp mắt được vài giờ sau buổi chia tay đậm đà ốc len xào dừa và sò huyết nướng ở khu phố ẩm thực Newton rộn rịp khách ăn khuya, chuyến bay gần 7 tiếng đồng hồ của hãng Tiger từ Singapore đến phi trường Clark của Phi Luật Tân đã đưa nhóm còn lại chúng tôi (gồm 10 người: 1 từ Đức, 1 Mỹ và 8 Úc) tiếp tục chặng thứ nhì của chuyến Về Bến Tự Do.
Nhìn từ cửa sổ phi cơ, chúng tôi chẳng ai không khỏi ớn lạnh khi mường tượng hoàn cảnh hãi hùng của những chiếc thuyền con mong manh giữa đại dương mông mênh ấy. Biển xanh ngắt một màu trông hiền hòa từ độ cao bình phi ấy nhưng nó đã nhận chìm bao nhiêu ước mơ của những người khao khát một cuộc đời tự do và nhân phẩm đích thực? Chắc chắn không ai có thể trả lời được câu hỏi này một cách chính xác. Phần lớn những thuyền nhân trực tiếp đến Phi là từ miền Trung VN trên những chiếc ghe đánh cá cận duyên hoàn toàn không đủ sức đương đầu với cuộc hành trình dự định. Tuy ít bị nguy cơ hải tặc nhưng họ đã phải vượt qua cả một vùng biển sóng to gió dữ nhất của vùng Đông Á. Vậy mà, như những chuyện thần thoại hoang đường người ta chỉ đọc được trong sách cổ tích, một số thuyền nhân Việt Nam đã đến được Phi Luật Tân bằng xuồng chài, thúng chai và cả bè tre. Câu chuyện “hà chính mãnh ư hổ” (chính trị khắc nghiệt còn đáng sợ hơn cả cọp) từ thời Khổng Tử ở bên Tàu hàng ngàn năm trước bỗng sống lại như một khúc phim bi tráng có thật ở thời này qua cuộc bỏ phiếu bằng chân mười phần chết chín của hàng vạn thuyền nhân Việt Nam.
Phi trường không quân Clark, căn cứ hải quân Subic Bay... những địa danh gợi nhớ một thời chiến tranh khủng khiếp nhất trong thế kỷ 20 trên đất nước bên kia Thái Bình Dương, bây giờ là một bán đảo ngái ngủ, im vắng đến tiêu điều sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Phi Luật Tân khoảng 10 năm trước. Trên những phi đạo từng là nơi hạ cánh nườm nượp của các pháo đài bay B-52, trong quân cảng mà nhiều hàng không mẫu hạm của Đệ Thất Hạm đội Hoa Kỳ từng thả neo, dọc theo những con đường chính từng là trung tâm sinh hoạt náo nhiệt suốt ngày đêm... bây giờ chỉ còn là một thành phố buồn thiu. Dấu vết còn lại – và rất dễ nhận ra – của khu vực này – và ở cả thủ đô Manila – là những chiếc Jeepney đủ màu sắc, loại xe đò cải biến từ xe Jeep quân sự của Mỹ để lại và là phương tiện giao thông tiện dụng và rẻ tiền nhất ở nơi một thời được mô tả là Angeles City (thành phố thiên thần) này. Đây đó vẫn còn lác đác những bảng hiệu bằng tiếng Anh úa màu thời gian của những khu giải trí, câu lạc bộ, giặt ủi, nhà hàng, du ngoạn v.v... nhưng rõ ràng các dịch vụ đó đã ngưng hoạt động từ lâu. Tuy cảnh quang không tạo nên ấn tượng mạnh mẽ như mong đợi, chúng tôi (toàn là những người đến Phi lần đầu tiên, ngoại trừ anh chàng từ Mỹ từng ở trại Bataan vài tháng) cũng tự an ủi rằng dù nó “buồn muôn thuở” nhưng chắc chắn cũng còn sinh khí hơn những nghĩa trang đìu hiu hoặc hải đảo vắng vẻ mà chúng tôi vừa trở lại viếng thăm ở Nam Dương và Mã Lai.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu4_2.jpg[/left]Nụ cười chào đón trên môi của một nữ tiếp viên ở phi trường có chiếc răng khểnh dễ thương (và nốt ruồi duyên trên khóe miệng) đã xua tan lập tức nỗi nhọc mệt của chuyến bay xa. Cô nói tiếng Anh trôi chảy (tỷ lệ người Phi nói được tiếng Anh khá cao dù ngôn ngữ chính của họ là tiếng Tagalog) và đã đáp lại những câu bông đùa của chúng tôi một cách thân thiện vừa phải. Bấy nhiêu cũng đủ bù lại những thủ tục nhập cảnh và thu nhận hành lý rườm rà luộm thuộm khiến cả nhóm nổi quạu vì mồ hôi cứ hạt mẹ hạt con tuôn dòng trong áo.
(Một anh bạn trong đoàn “quan sát tỉ mỉ” rằng nhiều phụ nữ Phi có nốt ruồi trên mặt. Chúng tôi bèn thực hiện một màn kiểm chứng ngẫu nhiên tại chỗ: trong 20 phụ nữ đi ngang qua, chúng tôi thấy 9 người có nốt ruồi to và đen trên mặt. Chúng tôi sực nhớ ra rằng cả hai vị nữ Tổng thống của Phi cũng có những nốt ruồi như vậy!)
Do sự thu xếp từ nhiều ngày trước với văn phòng của Luật sư Trịnh Hội ở Manila, chúng tôi được đón tại phi trường Clark bằng hai chiếc xe mini van do các “thổ công” Việt Nam cầm lái. Trưởng nhóm tiếp đón là anh bạn trẻ Lương Sĩ Nhân, 29 tuổi (12 tuổi Việt, 17 tuổi Phi). Nhân, quê ở Nha Trang, đến Phi vào tháng 5.1989, là một thanh niên tháo vác, thông minh, nghệ sĩ, nói viết Anh ngữ thông thạo nhưng vừa bị “rớt” trong đợt phỏng vấn cuối cùng của phái đoàn Mỹ cách đây vài tháng vì một lý do... lãng xẹt. Anh hiện chờ kết quả xét đơn định cư theo diện nhân đạo đặc biệt bởi Na Uy và Úc. Dù thời gian chờ đợi mỏi mòn để được đến quốc gia thứ ba nhưng Nhân vẫn giữ được thái độ lạc quan trong cuộc sống, không đầu hàng trước hoàn cảnh mà đa số những người đồng cảnh đã phải bỏ cuộc. Với mức lương tượng trưng 5000 pesos một tháng (khoảng 100 đô-la Mỹ, ghi nhận thêm: mọi người trong văn phòng, kể cả các nhân viên thiện nguyện từ ngoại quốc, đều lãnh khoản sinh hoạt phí đó bằng nhau), Nhân hiện làm việc toàn thời tại văn phòng đại diện của Cộng đồng NVTD Úc châu ở Manila (tên chính thức của “Văn phòng Trịnh Hội” như nhiều người vẫn gọi tắt một cách thân mật) với tư cách một nhân viên... chuyên trị đủ thứ. Anh “bao sân” từ việc thông dịch các ngôn ngữ Anh - Phi – Việt, chuẩn bị hồ sơ kháng cáo di trú, liên lạc với các gia đình và cơ quan liên hệ... đến việc đưa đón các phái đoàn viếng thăm và kiêm luôn “tay guitar nghiệp dư” trong các dịp họp mặt, sinh hoạt...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu4_1.jpg[/left]Chúng tôi cũng đã gặp một số bạn trẻ đầy sức sống như thế tại văn phòng Trịnh Hội ở Manila như Đột, Thảo... những cuộc đời mới ở tuổi đôi mươi còn ăm ắp hy vọng tương lai dù, so với hoàn cảnh may mắn của nhiều bạn đồng tuổi khác, họ đã trải qua cả ngàn đêm dài mở trừng mắt nhìn vào bóng tối thăm thẳm của định mệnh. Nhân, Đột, Thảo... đều là những thanh niên xuất sắc trong học tập, có lý tưởng xã hội, biết và dám sống vì người khác nhưng lại không có cơ hội cho chính mình dù lý do bị kẹt lại trên đất nước tạm cư này hoàn toàn không phải do họ. Như những đồng bào khác còn lại, họ là những người “không có quê hương” (stateless), không được học trường công, không được nhận làm việc, không được phép kinh doanh, không được quyền sở hữu bất động sản và thậm chí không được đứng tên trong khai sinh của con cái... chỉ vì những luật lệ lạnh lùng của Phi và các quốc gia định cư. Nghe, nhìn và nói chuyện cùng các bạn trẻ ấy, tôi không khỏi nghẹn ngào tiếc uổng cho cuộc đời của những người đồng trang lứa may mắn gấp trăm lần hơn nhưng lại bị phung phí hết sức vô nghĩa trên đường phố thừa mứa tiện nghi và cơ hội ở các nước định cư.
Chúng tôi ngủ gà ngủ gật trên đoạn đường dài ba tiếng đồng hồ từ phi trường Clark qua quân cảng Subic Bay (đang được tái thiết thành một khu công nghiệp) đến trại chuyển tiếp Bataan. Khung cảnh rừng núi vắng vẻ tiêu sơ với từng khoảng rộng bị đốt phá làm rẫy, cộng với sự hiện diện của những toán lính mặc áo trận mang súng M-16 ở các trạm kiểm soát càng tạo cho chúng tôi một cảm giác bất an dù được những người dẫn đường “bảo đảm” rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra. (Lạ thật, mới ngày nào nó còn là hình ảnh quen thuộc hàng ngày trên quê hương mà bây giờ, mình đã bị “điều kiện hóa” trong đời sống hòa bình ở nước ngoài rồi chăng?).
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu4_4.jpg[/left]Đây rồi, trại chuyển tiếp Bataan, nơi tạm cư của hàng trăm ngàn thuyền nhân trong thời gian hoàn tất thủ tục di trú sang Hoa Kỳ và các quốc gia đệ tam khác. Vài dãy hàng quán lụp xụp bán hàng vặt bên đường dường như chẳng dính dáng chút nào với hình ảnh rộn rịp một thời như chúng tôi được nghe kể lại về trung tâm tiếp cư lớn nhất ở Á châu cho người tỵ nạn VN này. Chiếc cổng sắt nặng nề nằm chắn ngang lối vào trại bên cạnh tấm bảng lớn “Bataan Technology Park” (Công viên Kỹ thuật Bataan). Thì ra, nó đã được quy hoạch thành một khu phát triển công nghiệp nhưng dường như chẳng có sự tiến triển gì cả sau hơn 10 năm đóng cửa trại.
Chúng tôi được Ban quản trị trại tiếp đón thân mật, được mời ký tên vào sổ lưu niệm và được hướng dẫn thăm viếng một số di tích cũ. Vài người trong Ban quản trị từng là nhân viên của trại lúc còn thuyền nhân VN ở đây. Anh bạn trong đoàn từ Mỹ nhắc đến tên những người đó và họ đã gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, kể lại những kỷ niệm không đầu không đuôi nhưng nước mắt ai cũng rơm rớm trong nỗi vui mừng tái ngộ.
Trại Bataan được bảo quản khá tốt với số nhân viên thường trực khoảng 70 người. Diện tích trại thật rộng, chúng tôi phải đi xe mới thăm hết những nơi muốn đến trong vòng 3 giờ viếng thăm trại. Tuy những dãy nhà ở của người tỵ nạn đã sụp nát hoặc được tháo dỡ trong Bay 1 (từ khu 1 đến khu 6) và Bay 2 (từ khu 7 đến khu 12) nhưng các cơ sở hành chánh, tôn giáo, trường học... vẫn còn được duy trì khá tốt.
(Còn tiếp)
Phóng sự: Về bến Tự do 4.2006 (5)
Lưu Dân
Phi Luật Tân, những người còn lại...
(Tiếp theo kỳ trước)
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu5_1.jpg[/left]Một người trong Ban quản trị trại đưa chúng tôi đến thăm nhà bảo tàng và thư viện thuyền nhân nằm gần khu hành chánh. Đây là một ngôi nhà khang trang được sửa chữa lại từ một hội trường từng được sử dụng làm nơi đón tiếp và trình diễn văn nghệ... Bên trong, một chiếc thuyền nhỏ trực tiếp đến Phi cách đây gần 30 năm trước (nghe kể rằng chỉ có khoảng một nửa trong số hơn 40 thuyền nhân sống sót khi nó đượỉc kéo đến đây từ một đảo hoang) được tu bổ lại và trưng bày ngay ở giữa phòng. Tuy vết dầu bóng còn mới và thân gỗ trông vẫn rắn chắc nhưng vóc dáng nhỏ bé của nó cũng đã phần nào nói lên sự dũng cảm đến mức liều mạng của những hành khách trong cuộc hải hành thừa chết thiếu sống qua một đại dương cuồng nộ như vậy.
Chung quanh chiếc thuyền, những tấm bảng gắn đầy các hình ảnh cũ của trại như một lịch sử tóm tắt bằng hình về cuộc sống của thuyền nhân tỵ nạn ở Bataan suốt hơn hai thập niên. Xem những tấm hình đã bạc màu thời gian đó, chúng tôi cùng ôn lại một khoảng đời khốn khó của chính mình ở những trại tỵ nạn khác. Tuy khung cảnh từng nơi có ít nhiều khác biệt nhưng tâm trạng mọi người lúc ấy có lẽ cũng giống nhau về một quê hương vừa bỏ lại và những thử thách trước mặt trong cuộc sống sắp tới.
Trong nhà bảo tàng cũng có nhiều sách báo tài liệu, đồ vật cá nhân, dụng cụ sinh hoạt... của thuyền nhân được gìn giữ một cách cẩn thận. Những can dầu, chén đũa, nồi niêu, nón lá, giày dép, cối xay... được sắp xếp ngăn nắp dọc theo một dãy tường dài. Ngay cả mô hình thu nhỏ của một số cơ sở trong trại (nay đã tháo dỡ hoặc bị sụp nát) như phòng phỏng vấn, nhà tạm giam (monkey house) v.v... cũng được tân tạo để ghi lại dấu vết kỷ niệm chào đón những người cũ trở về thăm lại chốn xưa.
Nhóm hướng dẫn đưa chúng tôi đến một số địa điểm khác trong trại như nhà thờ, chùa, đài tưởng niệm, chợ, trường học... Anh bạn từ Mỹ đi cùng đoàn đứng tần ngần trên một nền đất trống từng là dãy nhà tạm trú của mình cách đây hơn hai mươi năm mà rưng rưng nước mắt. Ở đây anh đã trải qua một thời tuổi thơ vui chơi cùng chúng bạn trong vòng rào trại tỵ nạn, nơi anh chỉ biết có “Ông thần Cao ủy” chứ không hề được nghe kể những truyện cổ tích Sơn Tinh - Thủy Tinh hoặc Cô Tấm - Cô Cám... Chiếc xe bus ngày nào rộn rã đưa đón anh cùng các bạn đến trường học Anh văn mỗi buổi sáng đang phơi mình tàn tạ hoen rỉ bên vệ đường, khung kiếng vỡ nát, màu sơn loang lở. Người tài xế Phi nghiêm khắc nhưng tốt bụng nghe đâu cũng đã qua đời. Thảng hoặc, anh cũng được tin những người bạn cùng thời đang sống nơi này nơi khác, đang làm việc nọ việc kia nhưng cuộc sống tất tả bận rộn chưa cho phép họ một lần gặp lại nhau trên xứ người. Hình ảnh cũ như một khúc phim quay chậm lại hiện lên rời rạc, đứt khúc, nhòe nhoẹt... Chung quanh anh, những cây ớt, cây cóc nhỏ xíu ngày xưa bây giờ đã thành cổ thụ, tàn lá phủ rợp một góc rừng. Chúng tôi dùng một thân tre dài thọc hái những trái chanh xanh vỏ nhưng ngọt như cam, những trái cóc nhỏ bằng ngón chân cái mà vị chua thấm lăn tăn đầu lưỡi... Có ai tắm hai lần trên một dòng sông? Vậy mà, anh đã ăn lại những trái cây ở khung trời kỷ niệm đó sau hai cảnh đời dằng dặc...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu5_3.jpg[/left]Tuy không bị hủy hoại bởi bàn tay con người như ở trại Bidong của Mã Lai và Galang của Nam Dương nhưng các bia mộ, thánh tượng ở Bataan cũng tàn phai, nứt rạn sau nhiều năm tháng dãi dầu mưa gió... Đức Mẹ La Vang vẫn nở nụ cười nhân ái muôn đời trong khuôn viên nhà thờ ngập lá bên cạnh ngôi giáo đường hoang phế. Đức Phật Thích Ca vẫn ngồi trầm mặc trong chánh điện của ngôi chùa Vạn Hạnh cỏ dại mọc tràn. Một số di tích tôn giáo và văn hóa khác của người tỵ nạn Việt Nam và Cam Bốt vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt dù đã suy suyển khá nhiều và đang bị nguy cơ lấn dần bởi rừng cây nhiệt đới. Con đường chính mang tên Đại lộ Liên Hiệp Quốc thênh thang mà vắng vẻ, bảng tên đường Sài Gòn tróc sơn, rêu bám...
Riêng đài tưởng niệm rất ấn tượng (do hội cựu quân nhân VNCH xây dựng từ cuối thập niên 1970) với bức tường cờ vàng đắp nổi, mái ngói men xanh, bờ thành vôi trắng, hàng cột trụ đỏ và lư hương đồng đen còn tươi nhuận nét sơn. Đây là nơi hàng năm, nhân ngày 30.4, toàn thể thuyền nhân trong trại tụ hội để dâng nén hương lòng tưởng nhớ những đồng bào bất hạnh bỏ mình trên đường vượt biển tìm tự do. Chúng tôi đến thăm trại cũng vào thời điểm này và cũng đã thực hiện một nghi thức cầu nguyện đơn giản nhưng thành tâm cho vong linh những thuyền nhân bạc mệnh.
Cách trung tâm trại khoảng 1 cây số là khu nghĩa trang của thuyền nhân Việt Nam. Khoảng 200 người đã được an táng ở đây, trên một triền đồi cỏ cháy nhìn qua cánh rừng ngút ngàn xanh ngắt. Quang cảnh vốn hoang sơ càng thêm tiêu điều với vạt cỏ vừa bị đốt xém, có lẽ mới vài ngày trước, lộ ra những ngôi mộ sụp lở, bể nát, điêu tàn... Bên cạnh một số ít ngôi mộ được xây khá tươm tất bởi thân nhân khi còn ở trại là những nấm mộ đất lè tè được đánh dấu bằng một hòn đá phết sơn trắng vẽ một chữ thập màu đỏ hoặc một chiếc thánh giá ghi vỏn vẹn hai chữ “Vô danh”. Màu nắng chiều vàng ủng càng làm cho cảnh vật thêm thê lương, buồn bã. Những nén nhang tưởng nhớ, những giọt nước tưới xuống cho mát thân người quá cố, màu khói trắng lượn lờ trong không khí tịch mịch đó dường như không đủ sức xua tan sự xúc động tê tái trong lòng những người viếng thăm. Chúng tôi bùi ngùi từ giã khu nghĩa trang với tâm tư nặng trĩu...
Hai chiếc xe van nhỏ xíu lèn chật hành lý và mười mấy mống chúng tôi tiếp tục nuốt dần chặng đường hơn hai trăm cây số về thủ đô Manila. Dọc theo quốc lộ dẫn vào thành phố, quang cảnh hai bên đường giống như những vùng miền trung Việt Nam với những thị trấn nghèo nàn, đất đai trơ trọi và đây đó, dấu tích của trận phún thạch núi lửa năm nào vẫn còn in vết trên những nóc nhà, cột điện... Các nhóm công nhân bụi bặm trở về từ hãng xưởng, những chuyến xe đò ngược xuôi với hành khách đeo đầy phía sau và trên mui... không gợi lại trong tôi một ký ức gì về một nước mà ba, bốn thập niên trước từng được đánh giá có tiềm năng phát triển thuận lợi và nhanh chóng nhất trong vùng. Có phải tệ nạn tham nhũng (khá phổ biến trong hệ thống chính quyền), sự bất ổn chính trị (hàng loạt các vụ đảo chánh liên tiếp) và tình trạng an ninh (lực lượng phiến cộng vẫn còn quấy nhiễu) đã làm Phi Luật Tân vuột mất cơ hội quý báu ấy?
Phố xá đã lên đèn từ lâu khi chúng tôi gà gật mở mắt nhìn ngắm Manila về đêm. Âm thanh và màu sắc thành thị tỏa ra một sức sống tưng bừng, khác hẳn với những thôn xóm vừa đi qua. Sự tương phản ấy khiến tôi không khỏi có cảm tưởng như đang ở trong hai nước khác nhau vì sự chênh lệch quá rõ rệt trong mức sống và cách sống. Một nước tôi vừa đi qua là bà mẹ quê suốt đời lam lũ mà chỉ đủ nuôi thân và nước tôi đang đến là một cô gái xinh đẹp tắm mình trong ánh đèn hoa lệ với những tiện nghi cao cấp của một thành phố tân tiến.
So với Sài Gòn, khu trung tâm thủ đô Manila thoáng rộng và ngăn nắp hơn nhờ các đại lộ thẳng tắp, những tòa cao ốc sáng trưng và Vịnh Manila Bay tuyệt đẹp. Từng cặp – không, phải nói là hàng chục ngàn cặp – thanh niên nắm tay dạo phố, vui chơi trong không khí mát dịu gió đêm trên những lề đường sáng choang ánh điện và rộn ràng tiếng nhạc từ các quán ăn, điểm trình diễn văn nghệ ngoài trời... suốt một con đường dài.
Nhưng nơi chúng tôi đến không có những ánh sáng rực rỡ, âm thanh rộn rã hoặc cảnh sắc tươi mát như vậy. Nó chỉ là một căn lầu nhỏ, ọp ẹp và chật chội, nằm khiêm nhượng trong khu lao động nghèo cách trung tâm thành phố khá xa: Văn phòng đại diện của Cộng đồng Người Việt Tự do – Úc châu ở Phi Luật Tân.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... su5_2n.jpg[/left]Chúng tôi đến “Văn phòng Trịnh Hội” (đồng bào ở Phi đều gọi nơi này một cách thân mật như thế) vào quãng 10 giờ tối. Mọi người đều ngạc nhiên khi thấy toàn thể nhân viên vẫn còn làm việc trong không khí “hết sức khẩn trương”. Luật sư Trịnh Hội, dù đã được thông báo trước và rất hân hoan tiếp đón chúng tôi, cũng chỉ có thể dành vỏn vẹn 5 phút để giới thiệu “hết sức qua loa” một vòng trước khi lùa mọi người sang phòng bên cạnh để dùng bữa tối “hết sức đạm bạc” sau một ngày đường phờ phạc. Thì ra, anh cùng các nhân viên thiện nguyện trong văn phòng phải chạy đua với kim đồng hồ, có thể phải làm việc suốt đêm, cho kịp hoàn tất các hồ sơ còn lại để chuyển đến các nơi liên hệ trong ngày mai. Đây là một trong những cơ hội hiếm hoi cuối cùng để cứu giúp cho khoảng gần 150 gia đình tỵ nạn Việt Nam còn lại trên đất Phi sau 15, 17 năm dằng dặc chờ đợi được định cư. Dĩ nhiên, chúng tôi nhường ưu tiên cho lý do “hết sức chính đáng” đó dù rất muốn kéo dài buổi gặp gỡ, hàn huyên với những con người mà công việc và tấm lòng của họ đã trở thành một huyền thoại đẹp đẽ trong lịch sử người tỵ nạn Việt Nam. Chúng tôi rút êm qua cửa hông để... vào bếp, giải quyết chiếc bao tử trống rỗng (ngoài mấy chiếc bánh bao dọc đường dở ẹt!) từ lúc rời trại Bataan.
Bữa ăn đơn sơ đó (được chuẩn bị từ khi chúng tôi... đáp xuống phi trường) lại là bữa ăn ngon nhất của chúng tôi trong thời gian ở Phi, và có thể nói, trong suốt chuyến đi. Ngon vì... đói, và vì tình người đậm đà. Từng tô phở nóng hôi hổi với đầy đủ gia vị (có cả ngò gai và húng quế) được chiếu cố đến muỗng nước lèo cuối cùng. Nhiều người không mắc cở gì cả khi “xin” tô thứ nhì, cộng thêm miếng xíu quách chấm tương ớt... Hôm nay là lần đầu tiên trong chuyến đi (hơn hai tuần rồi chứ ít sao!) chúng tôi mới được ăn một bữa thuần túy Việt Nam hạnh phúc đến chảy nước mắt (vì ớt hiểm ở Phi cay quá và “tay nghề” siêu hạng của một gia đình tỵ nạn nấu giúp) như thế.
(Còn tiếp)
Lưu Dân
Phi Luật Tân, những người còn lại...
(Tiếp theo kỳ trước)
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu5_1.jpg[/left]Một người trong Ban quản trị trại đưa chúng tôi đến thăm nhà bảo tàng và thư viện thuyền nhân nằm gần khu hành chánh. Đây là một ngôi nhà khang trang được sửa chữa lại từ một hội trường từng được sử dụng làm nơi đón tiếp và trình diễn văn nghệ... Bên trong, một chiếc thuyền nhỏ trực tiếp đến Phi cách đây gần 30 năm trước (nghe kể rằng chỉ có khoảng một nửa trong số hơn 40 thuyền nhân sống sót khi nó đượỉc kéo đến đây từ một đảo hoang) được tu bổ lại và trưng bày ngay ở giữa phòng. Tuy vết dầu bóng còn mới và thân gỗ trông vẫn rắn chắc nhưng vóc dáng nhỏ bé của nó cũng đã phần nào nói lên sự dũng cảm đến mức liều mạng của những hành khách trong cuộc hải hành thừa chết thiếu sống qua một đại dương cuồng nộ như vậy.
Chung quanh chiếc thuyền, những tấm bảng gắn đầy các hình ảnh cũ của trại như một lịch sử tóm tắt bằng hình về cuộc sống của thuyền nhân tỵ nạn ở Bataan suốt hơn hai thập niên. Xem những tấm hình đã bạc màu thời gian đó, chúng tôi cùng ôn lại một khoảng đời khốn khó của chính mình ở những trại tỵ nạn khác. Tuy khung cảnh từng nơi có ít nhiều khác biệt nhưng tâm trạng mọi người lúc ấy có lẽ cũng giống nhau về một quê hương vừa bỏ lại và những thử thách trước mặt trong cuộc sống sắp tới.
Trong nhà bảo tàng cũng có nhiều sách báo tài liệu, đồ vật cá nhân, dụng cụ sinh hoạt... của thuyền nhân được gìn giữ một cách cẩn thận. Những can dầu, chén đũa, nồi niêu, nón lá, giày dép, cối xay... được sắp xếp ngăn nắp dọc theo một dãy tường dài. Ngay cả mô hình thu nhỏ của một số cơ sở trong trại (nay đã tháo dỡ hoặc bị sụp nát) như phòng phỏng vấn, nhà tạm giam (monkey house) v.v... cũng được tân tạo để ghi lại dấu vết kỷ niệm chào đón những người cũ trở về thăm lại chốn xưa.
Nhóm hướng dẫn đưa chúng tôi đến một số địa điểm khác trong trại như nhà thờ, chùa, đài tưởng niệm, chợ, trường học... Anh bạn từ Mỹ đi cùng đoàn đứng tần ngần trên một nền đất trống từng là dãy nhà tạm trú của mình cách đây hơn hai mươi năm mà rưng rưng nước mắt. Ở đây anh đã trải qua một thời tuổi thơ vui chơi cùng chúng bạn trong vòng rào trại tỵ nạn, nơi anh chỉ biết có “Ông thần Cao ủy” chứ không hề được nghe kể những truyện cổ tích Sơn Tinh - Thủy Tinh hoặc Cô Tấm - Cô Cám... Chiếc xe bus ngày nào rộn rã đưa đón anh cùng các bạn đến trường học Anh văn mỗi buổi sáng đang phơi mình tàn tạ hoen rỉ bên vệ đường, khung kiếng vỡ nát, màu sơn loang lở. Người tài xế Phi nghiêm khắc nhưng tốt bụng nghe đâu cũng đã qua đời. Thảng hoặc, anh cũng được tin những người bạn cùng thời đang sống nơi này nơi khác, đang làm việc nọ việc kia nhưng cuộc sống tất tả bận rộn chưa cho phép họ một lần gặp lại nhau trên xứ người. Hình ảnh cũ như một khúc phim quay chậm lại hiện lên rời rạc, đứt khúc, nhòe nhoẹt... Chung quanh anh, những cây ớt, cây cóc nhỏ xíu ngày xưa bây giờ đã thành cổ thụ, tàn lá phủ rợp một góc rừng. Chúng tôi dùng một thân tre dài thọc hái những trái chanh xanh vỏ nhưng ngọt như cam, những trái cóc nhỏ bằng ngón chân cái mà vị chua thấm lăn tăn đầu lưỡi... Có ai tắm hai lần trên một dòng sông? Vậy mà, anh đã ăn lại những trái cây ở khung trời kỷ niệm đó sau hai cảnh đời dằng dặc...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu5_3.jpg[/left]Tuy không bị hủy hoại bởi bàn tay con người như ở trại Bidong của Mã Lai và Galang của Nam Dương nhưng các bia mộ, thánh tượng ở Bataan cũng tàn phai, nứt rạn sau nhiều năm tháng dãi dầu mưa gió... Đức Mẹ La Vang vẫn nở nụ cười nhân ái muôn đời trong khuôn viên nhà thờ ngập lá bên cạnh ngôi giáo đường hoang phế. Đức Phật Thích Ca vẫn ngồi trầm mặc trong chánh điện của ngôi chùa Vạn Hạnh cỏ dại mọc tràn. Một số di tích tôn giáo và văn hóa khác của người tỵ nạn Việt Nam và Cam Bốt vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt dù đã suy suyển khá nhiều và đang bị nguy cơ lấn dần bởi rừng cây nhiệt đới. Con đường chính mang tên Đại lộ Liên Hiệp Quốc thênh thang mà vắng vẻ, bảng tên đường Sài Gòn tróc sơn, rêu bám...
Riêng đài tưởng niệm rất ấn tượng (do hội cựu quân nhân VNCH xây dựng từ cuối thập niên 1970) với bức tường cờ vàng đắp nổi, mái ngói men xanh, bờ thành vôi trắng, hàng cột trụ đỏ và lư hương đồng đen còn tươi nhuận nét sơn. Đây là nơi hàng năm, nhân ngày 30.4, toàn thể thuyền nhân trong trại tụ hội để dâng nén hương lòng tưởng nhớ những đồng bào bất hạnh bỏ mình trên đường vượt biển tìm tự do. Chúng tôi đến thăm trại cũng vào thời điểm này và cũng đã thực hiện một nghi thức cầu nguyện đơn giản nhưng thành tâm cho vong linh những thuyền nhân bạc mệnh.
Cách trung tâm trại khoảng 1 cây số là khu nghĩa trang của thuyền nhân Việt Nam. Khoảng 200 người đã được an táng ở đây, trên một triền đồi cỏ cháy nhìn qua cánh rừng ngút ngàn xanh ngắt. Quang cảnh vốn hoang sơ càng thêm tiêu điều với vạt cỏ vừa bị đốt xém, có lẽ mới vài ngày trước, lộ ra những ngôi mộ sụp lở, bể nát, điêu tàn... Bên cạnh một số ít ngôi mộ được xây khá tươm tất bởi thân nhân khi còn ở trại là những nấm mộ đất lè tè được đánh dấu bằng một hòn đá phết sơn trắng vẽ một chữ thập màu đỏ hoặc một chiếc thánh giá ghi vỏn vẹn hai chữ “Vô danh”. Màu nắng chiều vàng ủng càng làm cho cảnh vật thêm thê lương, buồn bã. Những nén nhang tưởng nhớ, những giọt nước tưới xuống cho mát thân người quá cố, màu khói trắng lượn lờ trong không khí tịch mịch đó dường như không đủ sức xua tan sự xúc động tê tái trong lòng những người viếng thăm. Chúng tôi bùi ngùi từ giã khu nghĩa trang với tâm tư nặng trĩu...
Hai chiếc xe van nhỏ xíu lèn chật hành lý và mười mấy mống chúng tôi tiếp tục nuốt dần chặng đường hơn hai trăm cây số về thủ đô Manila. Dọc theo quốc lộ dẫn vào thành phố, quang cảnh hai bên đường giống như những vùng miền trung Việt Nam với những thị trấn nghèo nàn, đất đai trơ trọi và đây đó, dấu tích của trận phún thạch núi lửa năm nào vẫn còn in vết trên những nóc nhà, cột điện... Các nhóm công nhân bụi bặm trở về từ hãng xưởng, những chuyến xe đò ngược xuôi với hành khách đeo đầy phía sau và trên mui... không gợi lại trong tôi một ký ức gì về một nước mà ba, bốn thập niên trước từng được đánh giá có tiềm năng phát triển thuận lợi và nhanh chóng nhất trong vùng. Có phải tệ nạn tham nhũng (khá phổ biến trong hệ thống chính quyền), sự bất ổn chính trị (hàng loạt các vụ đảo chánh liên tiếp) và tình trạng an ninh (lực lượng phiến cộng vẫn còn quấy nhiễu) đã làm Phi Luật Tân vuột mất cơ hội quý báu ấy?
Phố xá đã lên đèn từ lâu khi chúng tôi gà gật mở mắt nhìn ngắm Manila về đêm. Âm thanh và màu sắc thành thị tỏa ra một sức sống tưng bừng, khác hẳn với những thôn xóm vừa đi qua. Sự tương phản ấy khiến tôi không khỏi có cảm tưởng như đang ở trong hai nước khác nhau vì sự chênh lệch quá rõ rệt trong mức sống và cách sống. Một nước tôi vừa đi qua là bà mẹ quê suốt đời lam lũ mà chỉ đủ nuôi thân và nước tôi đang đến là một cô gái xinh đẹp tắm mình trong ánh đèn hoa lệ với những tiện nghi cao cấp của một thành phố tân tiến.
So với Sài Gòn, khu trung tâm thủ đô Manila thoáng rộng và ngăn nắp hơn nhờ các đại lộ thẳng tắp, những tòa cao ốc sáng trưng và Vịnh Manila Bay tuyệt đẹp. Từng cặp – không, phải nói là hàng chục ngàn cặp – thanh niên nắm tay dạo phố, vui chơi trong không khí mát dịu gió đêm trên những lề đường sáng choang ánh điện và rộn ràng tiếng nhạc từ các quán ăn, điểm trình diễn văn nghệ ngoài trời... suốt một con đường dài.
Nhưng nơi chúng tôi đến không có những ánh sáng rực rỡ, âm thanh rộn rã hoặc cảnh sắc tươi mát như vậy. Nó chỉ là một căn lầu nhỏ, ọp ẹp và chật chội, nằm khiêm nhượng trong khu lao động nghèo cách trung tâm thành phố khá xa: Văn phòng đại diện của Cộng đồng Người Việt Tự do – Úc châu ở Phi Luật Tân.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... su5_2n.jpg[/left]Chúng tôi đến “Văn phòng Trịnh Hội” (đồng bào ở Phi đều gọi nơi này một cách thân mật như thế) vào quãng 10 giờ tối. Mọi người đều ngạc nhiên khi thấy toàn thể nhân viên vẫn còn làm việc trong không khí “hết sức khẩn trương”. Luật sư Trịnh Hội, dù đã được thông báo trước và rất hân hoan tiếp đón chúng tôi, cũng chỉ có thể dành vỏn vẹn 5 phút để giới thiệu “hết sức qua loa” một vòng trước khi lùa mọi người sang phòng bên cạnh để dùng bữa tối “hết sức đạm bạc” sau một ngày đường phờ phạc. Thì ra, anh cùng các nhân viên thiện nguyện trong văn phòng phải chạy đua với kim đồng hồ, có thể phải làm việc suốt đêm, cho kịp hoàn tất các hồ sơ còn lại để chuyển đến các nơi liên hệ trong ngày mai. Đây là một trong những cơ hội hiếm hoi cuối cùng để cứu giúp cho khoảng gần 150 gia đình tỵ nạn Việt Nam còn lại trên đất Phi sau 15, 17 năm dằng dặc chờ đợi được định cư. Dĩ nhiên, chúng tôi nhường ưu tiên cho lý do “hết sức chính đáng” đó dù rất muốn kéo dài buổi gặp gỡ, hàn huyên với những con người mà công việc và tấm lòng của họ đã trở thành một huyền thoại đẹp đẽ trong lịch sử người tỵ nạn Việt Nam. Chúng tôi rút êm qua cửa hông để... vào bếp, giải quyết chiếc bao tử trống rỗng (ngoài mấy chiếc bánh bao dọc đường dở ẹt!) từ lúc rời trại Bataan.
Bữa ăn đơn sơ đó (được chuẩn bị từ khi chúng tôi... đáp xuống phi trường) lại là bữa ăn ngon nhất của chúng tôi trong thời gian ở Phi, và có thể nói, trong suốt chuyến đi. Ngon vì... đói, và vì tình người đậm đà. Từng tô phở nóng hôi hổi với đầy đủ gia vị (có cả ngò gai và húng quế) được chiếu cố đến muỗng nước lèo cuối cùng. Nhiều người không mắc cở gì cả khi “xin” tô thứ nhì, cộng thêm miếng xíu quách chấm tương ớt... Hôm nay là lần đầu tiên trong chuyến đi (hơn hai tuần rồi chứ ít sao!) chúng tôi mới được ăn một bữa thuần túy Việt Nam hạnh phúc đến chảy nước mắt (vì ớt hiểm ở Phi cay quá và “tay nghề” siêu hạng của một gia đình tỵ nạn nấu giúp) như thế.
(Còn tiếp)
Phóng sự: Về bến Tự do 4.2006 (6)
Lưu Dân
Phi Luật Tân, những người còn lại...
(Tiếp theo kỳ trước)
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu6_1.jpg[/left]Nơi được gọi “Văn phòng Trịnh Hội” gồm ba phòng liền nhau nằm trên lầu một trong dãy phố chật chội, bụi bặm và ồn ào ở một vùng cách xa trung tâm thủ đô Manila gần một giờ lái xe.
Một phòng được dùng làm... nhà bếp, nơi mọi người cùng ăn trưa và tối do một gia đình tỵ nạn tạm trú ở đó nấu giúp. Căn phòng này cũng đã trải qua nhiều “đời đầu bếp” vì họ thay thế nhau mỗi khi có người được lên đường định cư. Chúng tôi may mắn đến đây vào thời điểm có một gia đình đầu bếp thứ thiệt nên được thưởng thức hai bữa phở hết chỗ chê. Gia đình “anh chị bếp” và mấy đứa con cũng sắp được sang Canada (sau 16 năm đăng đẳng chờ đợi) nên sẽ “lạy chào ông Táo” nhường lại chức bếp trưởng cho một gia đình khác. Hầu như mọi người ở văn phòng đều đã quen với sự thay đổi như vậy rồi nên bữa ăn của họ “ngon dở tùy tài” của gia đình mới. Vậy mà chẳng nghe ai phàn nàn bao giờ.
Phòng thứ nhì là nơi ngủ của các chàng... thanh niên độc thân. Phụ nữ được thuê riêng nơi ở tại một chỗ khác, cách văn phòng khoảng mươi phút đi bộ. Các anh em làm việc tại văn phòng đều “mình ên” cả – kể luôn Trịnh Hội độc thân tại chỗ – nên đều dồn vào “ổ chuột” này cho... tiện việc sổ sách. Chúng tôi không được xem “phòng cấm” ấy nhưng nghe đùa rằng chớ nên bước vào mà... nghẹt mũi và đui mắt!
Căn phòng chính “bảnh” nhất (vì nó là nơi duy nhất có gắn máy lạnh) là nơi làm việc thường trực của khoảng 8-10 người. Trong diện tích nhỏ bé đó, những dãy bàn ghế (mỗi chiếc một kiểu, được mua rẻ từ các tiệm bán đồ cũ hoặc “thừa hưởng” từ những gia đình đã đi định cư) được kê sát nhau, bên trên là những chồng hồ sơ dầy cộm, dở dang...
Ngoài những tấm lịch treo tường với các mẩu ghi chú chi chít bằng mực xanh mực đỏ, hình ảnh trang trí duy nhất mà tôi để ý là khung kính lộng một bài báo ở Phi bên cạnh hình của nữ luật sư Pam Baker, một ân nhân từng giúp cho hàng ngàn người Việt tỵ nạn trong giai đoạn thanh lọc vô cùng khắc khe trước đây. Bà đã qua đời cách đây đã 6-7 năm (nếu tôi không nhớ lầm) nhưng nụ cười nhân ái trên khuôn mặt cương nghị đó dường như đang tỏa ra khắp căn phòng để phù hộ mọi người đi nốt những bước cuối cùng mà bà cùng những người tiên phong khác đã khởi đầu cách đây hơn một thập niên.
Đây cũng là một văn phòng... không giống ai: mọi người đều “diện” quần short và áo thun (10 giờ đêm mà không khí Manila vẫn còn hầm hập), ai cũng “thủ” riêng một chiếc laptop tự mình mang đến làm việc và mọi người đều bình đẳng từ “quy chế lao động” đến sinh hoạt thường ngày. Chúng tôi được biết Văn phòng Trịnh Hội mở cửa chẳng kể giờ giấc, thông thường làm việc 7 ngày một tuần và overtime là chuyện cơm bữa. Bất cứ ai có việc, từ vấn đề khiếu nại hồ sơ đến chuyện nhờ vả can thiệp trong đời sống hàng ngày, đều đến đây gõ cửa. Nhiều gia đình đã đến vào những ngày cuối tuần hoặc trong đêm khuya khoắc từ các hải đảo hoặc tỉnh lỵ xa xôi để yêu cầu giúp đỡ cho hoàn cảnh của họỉ.
Mọi người trong văn phòng, từ các luật sư thiện nguyện ngoại quốc đến các nhân viên người Việt tại chỗ, đều hưởng “thù lao” như nhau: 5000 pesos (khoảng USD$100) một tháng, bằng mức lương của một người lao động bình thường ở Phi. Trịnh Hội cho biết chẳng bao giờ có ai “rên” về khoản tiền ít oi này cả vì họ đều tự nguyện đến đây giúp đỡ và đều biết ngân quỹ hoạt động rất eo hẹp của văn phòng là những đồng tiền tình nghĩa quyên góp được từ các cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Mọi chi thu của Văn phòng đều được bạch hóa và tường trình đầy đủ trong các báo cáo định kỳ.
Tại văn phòng, chúng tôi được “giới thiệu sơ sơ” về những khuôn mặt đang cắm cúi xuống bàn phím và chỉ ngẩng lên nhoẻn miệng cười chào đôi phút khi được yêu cầu trình diện. Chị Linda, một luật sư người Úc từ Melbourne, là điều hợp viên và cố vấn pháp lý của văn phòng. Xúc động sau lần tình cờ xem một chương trình phỏng vấn Trịnh Hội trên đài truyền hình ABC về vấn đề thuyền nhân Việt Nam, Linda đã thu xếp công việc bề bộn của một luật sư đắt khách, tình nguyện sang Manila “làm chùa” 6 tháng để góp tay cứu vớt cho những người tỵ nạn còn lại. Và 6 tháng đầu tiên trôi qua, công việc vẫn chưa tới đâu, chị quyết định ở lại thêm 6 tháng nữa để cùng các anh chị em đồng nghiệp thiện nguyện khác cố gắng dứt điểm những trường hợp gay go, với mong ước đem lại nụ cười trên khuôn mặt của những em bé ra đời trên đất Phi nhưng lại mang thân phận “không có quốc tịch” (stateless). Rồi 6 tháng nữa và 6 tháng nữa, công việc cứ ùn đến và chị không nỡ rời chân... Đến nay, Linda đã làm việc tại Văn phòng Trịnh Hội liên tục suốt 6 năm trời, không một điều kiện đặt trước và chẳng đợi chờ một lợi lạc cá nhân nào, để giúp cho những người mà các nước nhận định cư đã ngoảnh mặt. Linda là người “trụ” lại văn phòng lâu nhất và, chúng tôi được biết, chị sẽ trở về Úc vào cuối năm nay (như bao nhiêu lần trước đã... nhất quyết như thế!). Chúng tôi không khỏi tự hỏi điều gì đã khiến một người “vô can” như Linda cống hiến những năm tháng tươi đẹp nhất của đời mình cho những thuyền nhân Việt Nam xa lạ như thế? Động cơ gì thúc đẩy chị lăn lưng vào một công việc không mang lại địa vị xã hội hoặc quyền lợi tài chánh nào mà còn rước vào thân bao nhiêu nỗi muộn phiền trong khi lại phải hy sinh thời gian mà chị có thừa khả năng để tạo dựng một cuộc đời êm ấm? Câu trả lời chỉ có thể là: tình người, thuần khiết và nguyên thủy. Riêng tôi thành thật tự vấn với lòng mình: chưa chắc, trong một điều kiện tương tự như Linda, tôi đã có thể làm được như chị, cho chính đồng bào của mình!
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu6_2.jpg[/left]Chúng tôi đã được gặp gỡ tại Văn phòng Trịnh Hội (và vài ngày sau đó, cùng sinh hoạt chung trong buổi picnic đêm ở Vịnh Subic Bay thơ mộng) những luật sư trẻ tình nguyện đến làm việc ở nơi xa xôi thiếu thốn đủ thứ này; như Nha Trang và Thùy Dương từ Sydney, như một nữ luật sư gốc Hoa từ Perth (đáng trách, tôi lại không nhớ được tên)... Trong một hoàn cảnh bình thường, họ có thể đang bát phố vui chơi trong những thương xá lộng lẫy ở Sydney, London, New York, Paris... hay cùng ngồi bên người yêu những buổi tối hò hẹn lãng mạn thay vì vùi đầu tìm kiếm những lý do khiếu nại tái xét trong hồ sơ định cư phức tạp hoặc phỏng vấn trong làn nước mắt những trường hợp oái oăm, oan uổng của đồng bào. Những khả năng và nhiệt huyết của họ cho phép tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ về một ngày mai rạng rỡ của dân tộc khi đất nước tan biến đám mây mê muội và cuồng bạo.
Chúng tôi cũng đã gặp những người trẻ không chịu đầu hàng nghịch cảnh dù thời gian hơn nửa đời của họ là một chuỗi dài những ngày vô vọng có thể quật ngã cả những người từng lăn lộn bầm mình trong cuộc đời. Nhân, Đột, Thảo và các em khác là những thanh niên thanh nữ 20-30 tuổi, khi đến Phi mới là những đứa bé chưa nói sõi tiếng mẹ đẻ. Bây giờ, với kinh nghiệm sống mà không một trường học nào trang bị được, các em đã đủ sức bươn chải với đời. Dù trong hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã, các em vẫn phấn đấu và nuôi hy vọng. Hơn ai hết, các em cảm nhận rõ ràng rằng mọi ý tưởng đầu hàng số phận nào nhen nhúm lên trong đầu cũng đồng nghĩa với sự khởi đầu của một cuộc đời chết mòn. Hy vọng là nguồn năng lượng nhiệm mầu và duy nhất của các em. Các em đã chứng tỏ không thua kém ai về học hành, làm việc và, quý hơn nữa, tinh thần phụng sự xã hội. Thật khó mà tưởng tượng được những người trẻ đó, trong một tình cảnh như thế, lại đang cố gắng níu lên những thân hình ngã sụm, nhen lại niềm tin đã tắt của những người đồng cảnh khác bằng những nụ cười trong trẻo, lạc quan và tự tin. Chúng tôi không khỏi thoáng nghĩ đến các thanh niên cùng tuổi với họ đang may mắn sống trong những điều kiện vạn lần tốt hơn nhưng lại hoài phí thời gian đẹp nhất cuộc đời. Những mẩu tin về tệ nạn ma túy hoặc băng đảng trộm cướp gốc Việt ở Úc, Mỹ, Canada... tuy chỉ là hiện tượng rải rác nhưng luôn là những nhức nhối khôn nguôi...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu6_3.jpg[/left]Chúng tôi rời Manila vào sáng hôm sau bằng một chuyến bay nội địa đến tỉnh Princesca Puerto với những cảm xúc tươi nguyên đó và lời tạm biệt ân cần của Trịnh Hội: “Các anh chị đã viếng các mộ phần thuyền nhân bất hạnh ở Mã Lai và Nam Dương. Các anh chị đã khóc cho những đồng bào đã chết... Bây giờ, các anh chị đi thăm những người còn sống. Cuộc đời họ cũng đau khổ chẳng kém gì. Xin hãy dành nước mắt cho ngày đoàn viên cuối cùng của chúng ta...”
(Còn tiếp)
Lưu Dân
Phi Luật Tân, những người còn lại...
(Tiếp theo kỳ trước)
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu6_1.jpg[/left]Nơi được gọi “Văn phòng Trịnh Hội” gồm ba phòng liền nhau nằm trên lầu một trong dãy phố chật chội, bụi bặm và ồn ào ở một vùng cách xa trung tâm thủ đô Manila gần một giờ lái xe.
Một phòng được dùng làm... nhà bếp, nơi mọi người cùng ăn trưa và tối do một gia đình tỵ nạn tạm trú ở đó nấu giúp. Căn phòng này cũng đã trải qua nhiều “đời đầu bếp” vì họ thay thế nhau mỗi khi có người được lên đường định cư. Chúng tôi may mắn đến đây vào thời điểm có một gia đình đầu bếp thứ thiệt nên được thưởng thức hai bữa phở hết chỗ chê. Gia đình “anh chị bếp” và mấy đứa con cũng sắp được sang Canada (sau 16 năm đăng đẳng chờ đợi) nên sẽ “lạy chào ông Táo” nhường lại chức bếp trưởng cho một gia đình khác. Hầu như mọi người ở văn phòng đều đã quen với sự thay đổi như vậy rồi nên bữa ăn của họ “ngon dở tùy tài” của gia đình mới. Vậy mà chẳng nghe ai phàn nàn bao giờ.
Phòng thứ nhì là nơi ngủ của các chàng... thanh niên độc thân. Phụ nữ được thuê riêng nơi ở tại một chỗ khác, cách văn phòng khoảng mươi phút đi bộ. Các anh em làm việc tại văn phòng đều “mình ên” cả – kể luôn Trịnh Hội độc thân tại chỗ – nên đều dồn vào “ổ chuột” này cho... tiện việc sổ sách. Chúng tôi không được xem “phòng cấm” ấy nhưng nghe đùa rằng chớ nên bước vào mà... nghẹt mũi và đui mắt!
Căn phòng chính “bảnh” nhất (vì nó là nơi duy nhất có gắn máy lạnh) là nơi làm việc thường trực của khoảng 8-10 người. Trong diện tích nhỏ bé đó, những dãy bàn ghế (mỗi chiếc một kiểu, được mua rẻ từ các tiệm bán đồ cũ hoặc “thừa hưởng” từ những gia đình đã đi định cư) được kê sát nhau, bên trên là những chồng hồ sơ dầy cộm, dở dang...
Ngoài những tấm lịch treo tường với các mẩu ghi chú chi chít bằng mực xanh mực đỏ, hình ảnh trang trí duy nhất mà tôi để ý là khung kính lộng một bài báo ở Phi bên cạnh hình của nữ luật sư Pam Baker, một ân nhân từng giúp cho hàng ngàn người Việt tỵ nạn trong giai đoạn thanh lọc vô cùng khắc khe trước đây. Bà đã qua đời cách đây đã 6-7 năm (nếu tôi không nhớ lầm) nhưng nụ cười nhân ái trên khuôn mặt cương nghị đó dường như đang tỏa ra khắp căn phòng để phù hộ mọi người đi nốt những bước cuối cùng mà bà cùng những người tiên phong khác đã khởi đầu cách đây hơn một thập niên.
Đây cũng là một văn phòng... không giống ai: mọi người đều “diện” quần short và áo thun (10 giờ đêm mà không khí Manila vẫn còn hầm hập), ai cũng “thủ” riêng một chiếc laptop tự mình mang đến làm việc và mọi người đều bình đẳng từ “quy chế lao động” đến sinh hoạt thường ngày. Chúng tôi được biết Văn phòng Trịnh Hội mở cửa chẳng kể giờ giấc, thông thường làm việc 7 ngày một tuần và overtime là chuyện cơm bữa. Bất cứ ai có việc, từ vấn đề khiếu nại hồ sơ đến chuyện nhờ vả can thiệp trong đời sống hàng ngày, đều đến đây gõ cửa. Nhiều gia đình đã đến vào những ngày cuối tuần hoặc trong đêm khuya khoắc từ các hải đảo hoặc tỉnh lỵ xa xôi để yêu cầu giúp đỡ cho hoàn cảnh của họỉ.
Mọi người trong văn phòng, từ các luật sư thiện nguyện ngoại quốc đến các nhân viên người Việt tại chỗ, đều hưởng “thù lao” như nhau: 5000 pesos (khoảng USD$100) một tháng, bằng mức lương của một người lao động bình thường ở Phi. Trịnh Hội cho biết chẳng bao giờ có ai “rên” về khoản tiền ít oi này cả vì họ đều tự nguyện đến đây giúp đỡ và đều biết ngân quỹ hoạt động rất eo hẹp của văn phòng là những đồng tiền tình nghĩa quyên góp được từ các cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Mọi chi thu của Văn phòng đều được bạch hóa và tường trình đầy đủ trong các báo cáo định kỳ.
Tại văn phòng, chúng tôi được “giới thiệu sơ sơ” về những khuôn mặt đang cắm cúi xuống bàn phím và chỉ ngẩng lên nhoẻn miệng cười chào đôi phút khi được yêu cầu trình diện. Chị Linda, một luật sư người Úc từ Melbourne, là điều hợp viên và cố vấn pháp lý của văn phòng. Xúc động sau lần tình cờ xem một chương trình phỏng vấn Trịnh Hội trên đài truyền hình ABC về vấn đề thuyền nhân Việt Nam, Linda đã thu xếp công việc bề bộn của một luật sư đắt khách, tình nguyện sang Manila “làm chùa” 6 tháng để góp tay cứu vớt cho những người tỵ nạn còn lại. Và 6 tháng đầu tiên trôi qua, công việc vẫn chưa tới đâu, chị quyết định ở lại thêm 6 tháng nữa để cùng các anh chị em đồng nghiệp thiện nguyện khác cố gắng dứt điểm những trường hợp gay go, với mong ước đem lại nụ cười trên khuôn mặt của những em bé ra đời trên đất Phi nhưng lại mang thân phận “không có quốc tịch” (stateless). Rồi 6 tháng nữa và 6 tháng nữa, công việc cứ ùn đến và chị không nỡ rời chân... Đến nay, Linda đã làm việc tại Văn phòng Trịnh Hội liên tục suốt 6 năm trời, không một điều kiện đặt trước và chẳng đợi chờ một lợi lạc cá nhân nào, để giúp cho những người mà các nước nhận định cư đã ngoảnh mặt. Linda là người “trụ” lại văn phòng lâu nhất và, chúng tôi được biết, chị sẽ trở về Úc vào cuối năm nay (như bao nhiêu lần trước đã... nhất quyết như thế!). Chúng tôi không khỏi tự hỏi điều gì đã khiến một người “vô can” như Linda cống hiến những năm tháng tươi đẹp nhất của đời mình cho những thuyền nhân Việt Nam xa lạ như thế? Động cơ gì thúc đẩy chị lăn lưng vào một công việc không mang lại địa vị xã hội hoặc quyền lợi tài chánh nào mà còn rước vào thân bao nhiêu nỗi muộn phiền trong khi lại phải hy sinh thời gian mà chị có thừa khả năng để tạo dựng một cuộc đời êm ấm? Câu trả lời chỉ có thể là: tình người, thuần khiết và nguyên thủy. Riêng tôi thành thật tự vấn với lòng mình: chưa chắc, trong một điều kiện tương tự như Linda, tôi đã có thể làm được như chị, cho chính đồng bào của mình!
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu6_2.jpg[/left]Chúng tôi đã được gặp gỡ tại Văn phòng Trịnh Hội (và vài ngày sau đó, cùng sinh hoạt chung trong buổi picnic đêm ở Vịnh Subic Bay thơ mộng) những luật sư trẻ tình nguyện đến làm việc ở nơi xa xôi thiếu thốn đủ thứ này; như Nha Trang và Thùy Dương từ Sydney, như một nữ luật sư gốc Hoa từ Perth (đáng trách, tôi lại không nhớ được tên)... Trong một hoàn cảnh bình thường, họ có thể đang bát phố vui chơi trong những thương xá lộng lẫy ở Sydney, London, New York, Paris... hay cùng ngồi bên người yêu những buổi tối hò hẹn lãng mạn thay vì vùi đầu tìm kiếm những lý do khiếu nại tái xét trong hồ sơ định cư phức tạp hoặc phỏng vấn trong làn nước mắt những trường hợp oái oăm, oan uổng của đồng bào. Những khả năng và nhiệt huyết của họ cho phép tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ về một ngày mai rạng rỡ của dân tộc khi đất nước tan biến đám mây mê muội và cuồng bạo.
Chúng tôi cũng đã gặp những người trẻ không chịu đầu hàng nghịch cảnh dù thời gian hơn nửa đời của họ là một chuỗi dài những ngày vô vọng có thể quật ngã cả những người từng lăn lộn bầm mình trong cuộc đời. Nhân, Đột, Thảo và các em khác là những thanh niên thanh nữ 20-30 tuổi, khi đến Phi mới là những đứa bé chưa nói sõi tiếng mẹ đẻ. Bây giờ, với kinh nghiệm sống mà không một trường học nào trang bị được, các em đã đủ sức bươn chải với đời. Dù trong hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã, các em vẫn phấn đấu và nuôi hy vọng. Hơn ai hết, các em cảm nhận rõ ràng rằng mọi ý tưởng đầu hàng số phận nào nhen nhúm lên trong đầu cũng đồng nghĩa với sự khởi đầu của một cuộc đời chết mòn. Hy vọng là nguồn năng lượng nhiệm mầu và duy nhất của các em. Các em đã chứng tỏ không thua kém ai về học hành, làm việc và, quý hơn nữa, tinh thần phụng sự xã hội. Thật khó mà tưởng tượng được những người trẻ đó, trong một tình cảnh như thế, lại đang cố gắng níu lên những thân hình ngã sụm, nhen lại niềm tin đã tắt của những người đồng cảnh khác bằng những nụ cười trong trẻo, lạc quan và tự tin. Chúng tôi không khỏi thoáng nghĩ đến các thanh niên cùng tuổi với họ đang may mắn sống trong những điều kiện vạn lần tốt hơn nhưng lại hoài phí thời gian đẹp nhất cuộc đời. Những mẩu tin về tệ nạn ma túy hoặc băng đảng trộm cướp gốc Việt ở Úc, Mỹ, Canada... tuy chỉ là hiện tượng rải rác nhưng luôn là những nhức nhối khôn nguôi...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu6_3.jpg[/left]Chúng tôi rời Manila vào sáng hôm sau bằng một chuyến bay nội địa đến tỉnh Princesca Puerto với những cảm xúc tươi nguyên đó và lời tạm biệt ân cần của Trịnh Hội: “Các anh chị đã viếng các mộ phần thuyền nhân bất hạnh ở Mã Lai và Nam Dương. Các anh chị đã khóc cho những đồng bào đã chết... Bây giờ, các anh chị đi thăm những người còn sống. Cuộc đời họ cũng đau khổ chẳng kém gì. Xin hãy dành nước mắt cho ngày đoàn viên cuối cùng của chúng ta...”
(Còn tiếp)
Phóng sự: Về bến Tự do 4.2006 (7)
Lưu Dân
(tiếp theo kỳ trước)
Palawan, hải đảo buồn tênh...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu7_1.jpg[/left]Chúng tôi rời Manila vào sáng hôm sau bằng một chuyến bay nội địa đến tỉnh Princesca Puerto với những cảm xúc tươi nguyên đó và lời tạm biệt ân cần của Trịnh Hội: “Các anh chị đã viếng các mộ phần thuyền nhân bất hạnh ở Mã Lai và Nam Dương. Các anh chị đã khóc cho những đồng bào đã chết... Bây giờ, các anh chị đi thăm những người còn sống. Cuộc đời họ cũng đau khổ chẳng kém gì. Xin hãy dành nước mắt cho ngày đoàn viên cuối cùng của chúng ta...”
Anh Dũng, một trong những người hướng dẫn phái đoàn trong hai ngày qua và là “niên trưởng thổ công” ở Phi, bay cùng chúng tôi xuống Princesca Puerto. Đó một tỉnh lỵ hải đảo nhỏ ở phía nam cách Manila hơn 1 giờ bay và từng là nơi dừng chân của hàng chục ngàn thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam từ giữa thập niên 1970. Bây giờ vẫn còn vài chục gia đình kẹt lại đang sinh sống rải rác trên đảo.
[right]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu7_2.jpg[/right]Cái tên Princesca Puerto có thể không gợi lại một ký ức sâu đậm trong lòng thuyền nhân đến Phi nhưng khi nhắc đến trại Palawan (hoặc sau này, Làng Việt Nam), không ai giấu được cảm xúc dạt dào của họ về một hòn đảo đầy kỷ niệm những ngày tỵ nạn. Trước thời điểm CPA (Kế hoạch Hành động Toàn diện) vào đầu thập niên 1990, nơi đây từng là chốn tạm cư của nhiều đợt thuyền nhân VN trước khi lên đường định cư ở nước thứ ba. Sau thời điểm ấy là một chuyện dài đầy nước mắt...
Chúng tôi nhanh chóng nhận phòng tại một khách sạn bình dân (nhưng khá thoải mái) cách phi trường chỉ 5 phút xe thồ, loại xe gắn máy ba bánh rất thông dụng ở đây, và kiếm chút gì bỏ bụng trước khi đi thăm trại. Riêng khoản “giải quyết nhu cầu bao tử” này cũng có đôi điều thú vị, sẽ kể sau.
Trại Palawan nằm cách trung tâm thị xã khoảng 3-4 cây số, gần phi trường và sát ngay bờ biển. Bây giờ, nó là một trại lính. Từ ngoài nhìn vào, chúng tôi vẫn thấy nóc nhà thờ còn nguyên vẹn, có lẽ nhờ được bảo trì bởi người địa phương (ghi chú: hơn 80% dân Phi theo đạo Thiên chúa), nhưng những căn láng và khu tạm trú ngay xưa đã nhường chỗ cho các dãy lều quân đội kín bưng. Trừ vài tấm bảng tiếng Việt và Anh ghi dấu trại tỵ nạn đã phai nhạt nét sơn và những cuộn kẽm gai bao quanh khu trại, chúng tôi chẳng thấy gì khác ngoài một màu xanh bất tận của cây lá và biển khơi. Vì không xin phép trước nên chúng tôi không được vào trại. Người lính gác cổng cho biết thỉnh thoảng cũng có vài nhóm nhỏ các cựu thuyền nhân trở về thăm trại và được hướng dẫn tham quan nếu họ xin phép trước với chính quyền địa phương. Chúng tôi dự định chỉ ở lại đảo hai ngày nên đành chào thua thủ tục hành chánh đòi hỏi thời gian “một tuần lễ trước” mới được cứu xét.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu7_4.jpg[/left]Nhưng không vào được cổng trước thì chúng tôi... vạch rào vào bên hông. Hướng dẫn viên của chúng tôi, với tròm trèm 18 tuổi Phi, tỉnh bơ “vén” hàng rào kẽm gai xăm xăm bước tới, luôn miệng bảo đảm “không răng mô” vì anh từng làm như thế hàng chục lần rồi. Tuy vậy, chúng tôi không dám vào sâu bên trong, một phần vì đây là trại lính và phần khác, cây cỏ phủ kín heat cả lối đi. Dấu tích còn lại rõ ràng nhất của trại tỵ nạn này là cái giếng do chính thuyền nhân VN xây lên từ hơn hai mươi năm trước. Nó vẫn còn khá rắn chắc, lòng giếng sâu với màu nước trong vắt. Rải rác quanh đó, trên những gò đất cao, nhiều ngôi mộ thuyền nhân vô danh vẫn nằm im lìm, quạnh quẽ. Người hướng dẫn cho chúng tôi biết có nhiều ngôi mộ chôn ba bốn tầng, kẻ chết trước nằm phía dưới và sau đó cứ chồng chất lên nhau, vì lúc đó trong trại quá đông người và không có đủ đất cho việc mai táng.
Tôi xách máy ảnh lơn tơn ra phía biển, nhón chân trên mấy tảng đá và chỉa ống kính về phía trại, mở khẩu độ ra hết cỡ, bấm lia lịa vài chục pô hình để đem về... khoe với bà con. Nhưng chúng cũng chỉ là những tấm hình vô hồn, vì Palawan ngày nay có còn đâu những âm thanh, sắc màu và tình cảm của hàng chục ngàn cảnh đời trôi dạt mà gắn bó, tuyệt vọng mà thiết tha, đau thương mà vẫn vững bước đi tới... Từ nãy, người tài xế xe ôm khoảng lục tuần vẫn im lặng dõi mắt nhìn theo chúng tôi, nửa như cảm thông nửa như chia xẻ... Lúc lên xe trở lại thị xã, ông chỉ tay vào một căn nhà lụp xụp bên đường và cho biết đó là nơi ở của ông cách đây hơn mười năm trước. Ông đã từng làm việc trong trại khi còn thuyền nhân tỵ nạn ở đó và có nhiều kỷ niệm tốt đẹp về người Việt Nam.
“Băng” xe lôi và Honda ôm chúng tôi quay đầu trở lại, trực chỉ về hướng Làng Việt Nam cách trung tâm thị xã 13 cây số trên con đường tráng nhựa mấp mô hàng trăm ổ gà. Làng được xây dựng từ năm 1996 lúc Phi Luật Tân, cùng với nhiều quốc gia tạm cư khác, bắt đầu áp dụng triệt để chính sách CPA. Như một biện pháp tạm thời nhằm trì hoãn việc cưỡng bách hồi hương đối với những thuyền nhân Việt Nam đến đảo sau ngày đóng cửa, Làng Việt Nam hình thành với kinh phí được biết khoảng 2 triệu Mỹ kim nhờ sự đóng góp tài chánh của cộng đồng người Việt hải ngoại cho đồng bào còn lại trong thời gian chờ đợi một giải pháp lâu dài. Với sự giúp đỡ của Giáo hội Công giáo Phi – qua những vận động tích cực của các vị ân nhân như Đức Ông Tài và Sơ Tríu – khoảng 800 người sống rải rác ở Palawan đã được tập trung về làng trong thời gian đầu. Về sau, do hoàn cảnh bất tiện, một số đã dọn ra ngoài để sinh sống.
Khi chúng tôi đến, Làng chỉ còn khoảng 40 người, trong đó có 8 ngư dân từ Việt Nam được đưa về tạm sống ở đây sau khi mãn hạn tù về tội đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển Phi Luật Tân. Tuy vẫn còn giữ được những nét xây dựng nguyên thủy với những khu nhà thờ, chùa chiền, đền thờ Hùng Vương, hội quán... được bảo quản khá chu đáo nhưng phần lớn trong số hơn 100 căn nhà trong làng đã bị hư hoại, siêu đổ, dột nát trầm trọng vì thiếu bàn tay chăm sóc của con người. Những con đường tráng nhựa đã bắt đầu lở lói và cỏ dại đang lấn lướt những bụi chuối, vườn rau, ruộng thanh long bỏ hoang từ nhiều năm qua. Nhìn các bảng chỉ đường mang những tên quen thuộc như Tự Do, Hồng Bàng, Trần Hưng Đạo v.v... chúng tôi không khỏi ngậm ngùi nhớ về khung trời quê hương êm đềm mà chắc hẳn những kẻ xây làng cùng mang tâm tưởng đó khi tái hiện nó. Khung trời đó, trên quê người xa xôi trong buổi chiều nắng tái này, bỗng trở thành một phản nghĩa buồn bã, đau xót...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu7_3.jpg[/left]Bước chân vô định đã tình cờ đưa tôi vào một căn nhà trống hoác, bụi bám nhện giăng nhưng dường như mang một nét rất thân thuộc. Cách bài trí và những mẫu vật còn treo lác đác trên vách nhà khiến tôi nhận ra ngay những người anh em từng ở đây: Hướng đạo Việt Nam. Trên nền nhà loang lỗ nắng, tôi nhặt được quyển sổ tay của một Thiếu sinh (rất tiếc, em đã không ghi tên) với nét chữ nắn nót ghi lại những bài học về nút giây, phương hướng, ký hiệu truyền tin v.v.. Trang đầu của quyển sổ tay được trang trọng ghi tên các Liên đoàn trưởng từng ở Palawan từ năm 1980 đến 1992 (có lẽ là năm cuối cùng trước khi Hướng Đạo chuyển về sinh hoạt trong Làng), trong đó có nhiều người hoạt động trong phong trào lâu năm như Nguyễn Xuân Tiến, Nguyễn Đức Lập, Phạm Văn Mừng v.v... Đọc những cái tên tuy lạ mà quen như Sóc vui vẻ, Nai lịch thiệp, Hươu siêng năng, Đà điểu điềm đạm, Báo trầm tĩnh... tự nhiên tôi cảm thấy đã biết, đã gặp nhau rồi. Em thiếu sinh không để lại tên của tôi ơi, hẳn em đã có những ngày tháng hạnh phúc trong trò chơi lớn trên hòn đảo tỵ nạn xa lạ này. Có thể giờ đây em đang sống đâu đó ở Mỹ, ở Úc, ở Âu châu hoặc cũng có thể còn kẹt lại ở Phi nhưng tôi chắc một điều: em sẽ sống như một hướng đạo sinh, dù trong hoàn cảnh nào. Những người bắt tay trái “luôn vui tươi trong mọi khó khăn”, em đã viết trong mấy trang đầu như thế kia mà! Tôi bâng khuâng cầm quyển sổ tay bước ra khỏi Liên đoàn quán, lòng vấn vương như mắc nợ. Ước gì tôi biết được tên và nơi ở của em để gửi lại vật kỷ niệm một thời thiếu sinh hồn nhiên trong vắt tình bạn và lý tưởng giúp ích này. Thôi vậy, tôi xin phép được giữ nó như một kỷ vật đáng nhớ của chuyến đi.
Một Dì Phước người Phi trong Ban quản trị đưa chúng tôi đến thăm hai cư dân – một nam, một nữ - có hoàn cảnh đặc biệt.
[right]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu7_5.jpg[/right]Người đàn ông là Huỳnh Phương, hoàn toàn mất trí sau một chuyến vượt biển kinh hoàng. Vợ con ông đều chết và bị ăn thịt sau gần hai tháng trời lênh đênh giữa biển. Cùng vài người khác, ông may mắn được cứu sống nhưng cơn chấn động tâm lý cùng cực đó đã biến ông thành một kẻ thác loạn thần kinh. Ông không tự chăm sóc cho mình được ngay cả về chuyện vệ sinh, quần áo hoặc nấu nướng và hoàn toàn quên hẳn những chuyện quá khứ. Ông được đưa vào làng từ khi nó mới thành lập trong một căn nhà riêng, tường gạch cửa sổ song sắt, và hàng ngày có người mang cơm đến cho ăn. Ông là một người bệnh lành, không quậy phá và có khi chẳng mở miệng nói tiếng nào trong cả tháng. Nét tinh anh duy nhất trên khuôn mặt ngây dại ấy là đôi mắt chợt lóe lên một thoáng vui khi nghe tiếng Sơ đến hỏi thăm hoặc có người mồi cho điếu thuốc. Thời gian còn lại, hầu như ông chỉ ngồi xổm trên bệ cầu vệ sinh, không một mảnh quần áo che thân, nhìn mông lung vào bức tường thăm thẳm trước mặt... Dì Phước cho biết ngoài sự chu cấp khiêm nhường từ Giáo hội, ông cũng được giúp đỡ bởi những người hảo tâm địa phương và các đồng bào Việt Nam từ hải ngoại cho những nhu cầu về ăn uống và thuốc men. Chúng tôi, không ai bảo ai, đã lặng lẽ thực hiện nghĩa cử “bầu ơi thương lấy bí cùng” để chia xẻ phần nào nỗi bất hạnh của người cùng chủng tộc...
Người đàn bà là Mạc Thị Liễu. Tuy mức độ tối loạn tâm thần nhẹ hơn nhưng cũng chẳng còn nhớ gì về những chuyện đã xảy ra trong đời mình. Nghe đâu bà là một nạn nhân của hải tặc cách đây hơn hai mươi năm trước và biến cố hãi hùng trên biển đó đã khiến bà mắc chứng trầm cảm kinh niên, không muốn giao tiếp với ai và tự bế tỏa trong thế giới riêng của mình. Bà cũng được lo liệu bởi các Dì Phước về nhu cầu ăn ở và thuốc men nhưng không hoàn toàn lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác như trường hợp của ông Phương.
Đó là hai cư dân “lão làng” của Làng Việt Nam, những người mà trong hoàn cảnh may mắn đã có thể là một thành viên trong nhóm chúng tôi về đây thăm lại chốn xưa. Giã từ ngôi làng heo hút buồn tênh này, chúng tôi thầm cảm tạ đấng thiêng liêng về phần phước của mình, một chuyện tưởng như bình thường cho đến khi mình tận mắt nhìn thấy và cảm nhận những hoàn cảnh kém may mắn khác...
Lưu Dân
(tiếp theo kỳ trước)
Palawan, hải đảo buồn tênh...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu7_1.jpg[/left]Chúng tôi rời Manila vào sáng hôm sau bằng một chuyến bay nội địa đến tỉnh Princesca Puerto với những cảm xúc tươi nguyên đó và lời tạm biệt ân cần của Trịnh Hội: “Các anh chị đã viếng các mộ phần thuyền nhân bất hạnh ở Mã Lai và Nam Dương. Các anh chị đã khóc cho những đồng bào đã chết... Bây giờ, các anh chị đi thăm những người còn sống. Cuộc đời họ cũng đau khổ chẳng kém gì. Xin hãy dành nước mắt cho ngày đoàn viên cuối cùng của chúng ta...”
Anh Dũng, một trong những người hướng dẫn phái đoàn trong hai ngày qua và là “niên trưởng thổ công” ở Phi, bay cùng chúng tôi xuống Princesca Puerto. Đó một tỉnh lỵ hải đảo nhỏ ở phía nam cách Manila hơn 1 giờ bay và từng là nơi dừng chân của hàng chục ngàn thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam từ giữa thập niên 1970. Bây giờ vẫn còn vài chục gia đình kẹt lại đang sinh sống rải rác trên đảo.
[right]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu7_2.jpg[/right]Cái tên Princesca Puerto có thể không gợi lại một ký ức sâu đậm trong lòng thuyền nhân đến Phi nhưng khi nhắc đến trại Palawan (hoặc sau này, Làng Việt Nam), không ai giấu được cảm xúc dạt dào của họ về một hòn đảo đầy kỷ niệm những ngày tỵ nạn. Trước thời điểm CPA (Kế hoạch Hành động Toàn diện) vào đầu thập niên 1990, nơi đây từng là chốn tạm cư của nhiều đợt thuyền nhân VN trước khi lên đường định cư ở nước thứ ba. Sau thời điểm ấy là một chuyện dài đầy nước mắt...
Chúng tôi nhanh chóng nhận phòng tại một khách sạn bình dân (nhưng khá thoải mái) cách phi trường chỉ 5 phút xe thồ, loại xe gắn máy ba bánh rất thông dụng ở đây, và kiếm chút gì bỏ bụng trước khi đi thăm trại. Riêng khoản “giải quyết nhu cầu bao tử” này cũng có đôi điều thú vị, sẽ kể sau.
Trại Palawan nằm cách trung tâm thị xã khoảng 3-4 cây số, gần phi trường và sát ngay bờ biển. Bây giờ, nó là một trại lính. Từ ngoài nhìn vào, chúng tôi vẫn thấy nóc nhà thờ còn nguyên vẹn, có lẽ nhờ được bảo trì bởi người địa phương (ghi chú: hơn 80% dân Phi theo đạo Thiên chúa), nhưng những căn láng và khu tạm trú ngay xưa đã nhường chỗ cho các dãy lều quân đội kín bưng. Trừ vài tấm bảng tiếng Việt và Anh ghi dấu trại tỵ nạn đã phai nhạt nét sơn và những cuộn kẽm gai bao quanh khu trại, chúng tôi chẳng thấy gì khác ngoài một màu xanh bất tận của cây lá và biển khơi. Vì không xin phép trước nên chúng tôi không được vào trại. Người lính gác cổng cho biết thỉnh thoảng cũng có vài nhóm nhỏ các cựu thuyền nhân trở về thăm trại và được hướng dẫn tham quan nếu họ xin phép trước với chính quyền địa phương. Chúng tôi dự định chỉ ở lại đảo hai ngày nên đành chào thua thủ tục hành chánh đòi hỏi thời gian “một tuần lễ trước” mới được cứu xét.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu7_4.jpg[/left]Nhưng không vào được cổng trước thì chúng tôi... vạch rào vào bên hông. Hướng dẫn viên của chúng tôi, với tròm trèm 18 tuổi Phi, tỉnh bơ “vén” hàng rào kẽm gai xăm xăm bước tới, luôn miệng bảo đảm “không răng mô” vì anh từng làm như thế hàng chục lần rồi. Tuy vậy, chúng tôi không dám vào sâu bên trong, một phần vì đây là trại lính và phần khác, cây cỏ phủ kín heat cả lối đi. Dấu tích còn lại rõ ràng nhất của trại tỵ nạn này là cái giếng do chính thuyền nhân VN xây lên từ hơn hai mươi năm trước. Nó vẫn còn khá rắn chắc, lòng giếng sâu với màu nước trong vắt. Rải rác quanh đó, trên những gò đất cao, nhiều ngôi mộ thuyền nhân vô danh vẫn nằm im lìm, quạnh quẽ. Người hướng dẫn cho chúng tôi biết có nhiều ngôi mộ chôn ba bốn tầng, kẻ chết trước nằm phía dưới và sau đó cứ chồng chất lên nhau, vì lúc đó trong trại quá đông người và không có đủ đất cho việc mai táng.
Tôi xách máy ảnh lơn tơn ra phía biển, nhón chân trên mấy tảng đá và chỉa ống kính về phía trại, mở khẩu độ ra hết cỡ, bấm lia lịa vài chục pô hình để đem về... khoe với bà con. Nhưng chúng cũng chỉ là những tấm hình vô hồn, vì Palawan ngày nay có còn đâu những âm thanh, sắc màu và tình cảm của hàng chục ngàn cảnh đời trôi dạt mà gắn bó, tuyệt vọng mà thiết tha, đau thương mà vẫn vững bước đi tới... Từ nãy, người tài xế xe ôm khoảng lục tuần vẫn im lặng dõi mắt nhìn theo chúng tôi, nửa như cảm thông nửa như chia xẻ... Lúc lên xe trở lại thị xã, ông chỉ tay vào một căn nhà lụp xụp bên đường và cho biết đó là nơi ở của ông cách đây hơn mười năm trước. Ông đã từng làm việc trong trại khi còn thuyền nhân tỵ nạn ở đó và có nhiều kỷ niệm tốt đẹp về người Việt Nam.
“Băng” xe lôi và Honda ôm chúng tôi quay đầu trở lại, trực chỉ về hướng Làng Việt Nam cách trung tâm thị xã 13 cây số trên con đường tráng nhựa mấp mô hàng trăm ổ gà. Làng được xây dựng từ năm 1996 lúc Phi Luật Tân, cùng với nhiều quốc gia tạm cư khác, bắt đầu áp dụng triệt để chính sách CPA. Như một biện pháp tạm thời nhằm trì hoãn việc cưỡng bách hồi hương đối với những thuyền nhân Việt Nam đến đảo sau ngày đóng cửa, Làng Việt Nam hình thành với kinh phí được biết khoảng 2 triệu Mỹ kim nhờ sự đóng góp tài chánh của cộng đồng người Việt hải ngoại cho đồng bào còn lại trong thời gian chờ đợi một giải pháp lâu dài. Với sự giúp đỡ của Giáo hội Công giáo Phi – qua những vận động tích cực của các vị ân nhân như Đức Ông Tài và Sơ Tríu – khoảng 800 người sống rải rác ở Palawan đã được tập trung về làng trong thời gian đầu. Về sau, do hoàn cảnh bất tiện, một số đã dọn ra ngoài để sinh sống.
Khi chúng tôi đến, Làng chỉ còn khoảng 40 người, trong đó có 8 ngư dân từ Việt Nam được đưa về tạm sống ở đây sau khi mãn hạn tù về tội đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển Phi Luật Tân. Tuy vẫn còn giữ được những nét xây dựng nguyên thủy với những khu nhà thờ, chùa chiền, đền thờ Hùng Vương, hội quán... được bảo quản khá chu đáo nhưng phần lớn trong số hơn 100 căn nhà trong làng đã bị hư hoại, siêu đổ, dột nát trầm trọng vì thiếu bàn tay chăm sóc của con người. Những con đường tráng nhựa đã bắt đầu lở lói và cỏ dại đang lấn lướt những bụi chuối, vườn rau, ruộng thanh long bỏ hoang từ nhiều năm qua. Nhìn các bảng chỉ đường mang những tên quen thuộc như Tự Do, Hồng Bàng, Trần Hưng Đạo v.v... chúng tôi không khỏi ngậm ngùi nhớ về khung trời quê hương êm đềm mà chắc hẳn những kẻ xây làng cùng mang tâm tưởng đó khi tái hiện nó. Khung trời đó, trên quê người xa xôi trong buổi chiều nắng tái này, bỗng trở thành một phản nghĩa buồn bã, đau xót...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu7_3.jpg[/left]Bước chân vô định đã tình cờ đưa tôi vào một căn nhà trống hoác, bụi bám nhện giăng nhưng dường như mang một nét rất thân thuộc. Cách bài trí và những mẫu vật còn treo lác đác trên vách nhà khiến tôi nhận ra ngay những người anh em từng ở đây: Hướng đạo Việt Nam. Trên nền nhà loang lỗ nắng, tôi nhặt được quyển sổ tay của một Thiếu sinh (rất tiếc, em đã không ghi tên) với nét chữ nắn nót ghi lại những bài học về nút giây, phương hướng, ký hiệu truyền tin v.v.. Trang đầu của quyển sổ tay được trang trọng ghi tên các Liên đoàn trưởng từng ở Palawan từ năm 1980 đến 1992 (có lẽ là năm cuối cùng trước khi Hướng Đạo chuyển về sinh hoạt trong Làng), trong đó có nhiều người hoạt động trong phong trào lâu năm như Nguyễn Xuân Tiến, Nguyễn Đức Lập, Phạm Văn Mừng v.v... Đọc những cái tên tuy lạ mà quen như Sóc vui vẻ, Nai lịch thiệp, Hươu siêng năng, Đà điểu điềm đạm, Báo trầm tĩnh... tự nhiên tôi cảm thấy đã biết, đã gặp nhau rồi. Em thiếu sinh không để lại tên của tôi ơi, hẳn em đã có những ngày tháng hạnh phúc trong trò chơi lớn trên hòn đảo tỵ nạn xa lạ này. Có thể giờ đây em đang sống đâu đó ở Mỹ, ở Úc, ở Âu châu hoặc cũng có thể còn kẹt lại ở Phi nhưng tôi chắc một điều: em sẽ sống như một hướng đạo sinh, dù trong hoàn cảnh nào. Những người bắt tay trái “luôn vui tươi trong mọi khó khăn”, em đã viết trong mấy trang đầu như thế kia mà! Tôi bâng khuâng cầm quyển sổ tay bước ra khỏi Liên đoàn quán, lòng vấn vương như mắc nợ. Ước gì tôi biết được tên và nơi ở của em để gửi lại vật kỷ niệm một thời thiếu sinh hồn nhiên trong vắt tình bạn và lý tưởng giúp ích này. Thôi vậy, tôi xin phép được giữ nó như một kỷ vật đáng nhớ của chuyến đi.
Một Dì Phước người Phi trong Ban quản trị đưa chúng tôi đến thăm hai cư dân – một nam, một nữ - có hoàn cảnh đặc biệt.
[right]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu7_5.jpg[/right]Người đàn ông là Huỳnh Phương, hoàn toàn mất trí sau một chuyến vượt biển kinh hoàng. Vợ con ông đều chết và bị ăn thịt sau gần hai tháng trời lênh đênh giữa biển. Cùng vài người khác, ông may mắn được cứu sống nhưng cơn chấn động tâm lý cùng cực đó đã biến ông thành một kẻ thác loạn thần kinh. Ông không tự chăm sóc cho mình được ngay cả về chuyện vệ sinh, quần áo hoặc nấu nướng và hoàn toàn quên hẳn những chuyện quá khứ. Ông được đưa vào làng từ khi nó mới thành lập trong một căn nhà riêng, tường gạch cửa sổ song sắt, và hàng ngày có người mang cơm đến cho ăn. Ông là một người bệnh lành, không quậy phá và có khi chẳng mở miệng nói tiếng nào trong cả tháng. Nét tinh anh duy nhất trên khuôn mặt ngây dại ấy là đôi mắt chợt lóe lên một thoáng vui khi nghe tiếng Sơ đến hỏi thăm hoặc có người mồi cho điếu thuốc. Thời gian còn lại, hầu như ông chỉ ngồi xổm trên bệ cầu vệ sinh, không một mảnh quần áo che thân, nhìn mông lung vào bức tường thăm thẳm trước mặt... Dì Phước cho biết ngoài sự chu cấp khiêm nhường từ Giáo hội, ông cũng được giúp đỡ bởi những người hảo tâm địa phương và các đồng bào Việt Nam từ hải ngoại cho những nhu cầu về ăn uống và thuốc men. Chúng tôi, không ai bảo ai, đã lặng lẽ thực hiện nghĩa cử “bầu ơi thương lấy bí cùng” để chia xẻ phần nào nỗi bất hạnh của người cùng chủng tộc...
Người đàn bà là Mạc Thị Liễu. Tuy mức độ tối loạn tâm thần nhẹ hơn nhưng cũng chẳng còn nhớ gì về những chuyện đã xảy ra trong đời mình. Nghe đâu bà là một nạn nhân của hải tặc cách đây hơn hai mươi năm trước và biến cố hãi hùng trên biển đó đã khiến bà mắc chứng trầm cảm kinh niên, không muốn giao tiếp với ai và tự bế tỏa trong thế giới riêng của mình. Bà cũng được lo liệu bởi các Dì Phước về nhu cầu ăn ở và thuốc men nhưng không hoàn toàn lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác như trường hợp của ông Phương.
Đó là hai cư dân “lão làng” của Làng Việt Nam, những người mà trong hoàn cảnh may mắn đã có thể là một thành viên trong nhóm chúng tôi về đây thăm lại chốn xưa. Giã từ ngôi làng heo hút buồn tênh này, chúng tôi thầm cảm tạ đấng thiêng liêng về phần phước của mình, một chuyện tưởng như bình thường cho đến khi mình tận mắt nhìn thấy và cảm nhận những hoàn cảnh kém may mắn khác...
Phóng sự: Về bến Tự do 4.2006 (8 )
Lưu Dân
(tiếp theo kỳ trước)
Palawan, hải đảo buồn tênh...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu8_1.jpg[/left]Chúng tôi trở lại thị xã Princesca Puerto vào buổi chiều và ghé vào một quán “cháo lòng” nằm ngay trên đường phố chính. Đây là một trong hai tiệm ăn của người Việt trên đảo. Với khoảng 5-6 người phục vụ, quán khá đông khách, phần lớn là nhân viên văn phòng vào buổi trưa và các gia đình vào buổi tối.
Nói là cháo lòng nhưng thực sự, món chính của quán là phở và hủ tíu bò kho. Người chủ quán cho biết không phải ông “treo đầu dê bán thịt chó” nhưng chuyện “cháo lòng mà không phải cháo lòng” có “sự tích” từ lâu. Ông là “đời thứ tư” làm chủ cái tiệm này sau khi những người chủ trước lần lượt lên đường đi định cư hoặc chuyển sang nghề khác. Đầu tiên, khi từ trong trại Palawan dọn ra phố, tiệm có bán cháo lòng thật và kèm theo mấy món ăn Việt Nam khác. Rồi theo thói quen hoặc vì ngôn ngữ bất đồng, khách địa phương cứ gọi “cháo lòng” mỗi khi họ muốn ăn phở hoặc hủ tíu bò kho. Từ đó, cháo lòng mang một nghĩa mới, rất Palawan. Nhập gia tùy tục, chúng tôi cũng gọi cháo lòng, mỗi người “đá” một tô đặc biệt kèm theo nửa ổ bánh mì Sài Gòn do chính người Việt tự làm. Ngon chẳng kém gì những tiệm ăn ở Úc hoặc Mỹ!
Nơi đây, chúng tôi đã gặp và nghe những mảnh đời tỵ nạn đầy nước mắt... Đa số – nếu không nói là hầu hết – những người tỵ nạn Việt Nam khởi đầu cuộc sống tưởng là tạm bợ của họ trên đất Phi bằng nghề bán dạo những món hàng lặt vặt như giày dép, thuốc lá, kiếng đeo mắt, đồ gia dụng v.v... Với cả “quầy hàng” nặng oằn lưng, họ rảo bước khắp hang cùng ngõ hẻm trên đảo (và ở các nơi khác) dưới ánh nắng gay gắt của đất Phi để bán từng cây lược, chiếc mũ, chai xì-dầu, lọ nước hoa... trong các khu xóm lao động hoặc ở các văn phòng. Nhiều khi, theo lời kể của những người đã sống qua thời kỳ đó, họ chẳng dám uống một ly nước mía hoặc ăn một cái bánh bao cho đỡ lòng dù cổ họng khô cháy và đôi chân đã lảo đảo. Ý chí quyết sống kiên cường đã giúp họ vượt qua cơn thử thách khắc nghiệt tưởng như đã có thể đè bẹp mọi hy vọng sinh tồn trong nghịch cảnh ấy. Nhiều người bị quịt tiền bán chịu, có cả trường hợp bị đâm chết để giựt tiền, nhưng chẳng ai can thiệp. Ai muốn rắc rối với pháp luật hoặc gây sự với giới giang hồ khi đứng ra bảo vệ cho những kẻ “stateless” (vô quốc tịch) đang ăn nhờ ở đậu trên đất nước họ như những thuyền nhân Việt Nam này? Vì thế, họ cắn răng chịu đựng, nuốt ngược những giọt nước mắt đau thương vào lòng và tiếp tục lầm lũi đi nốt kiếp đời truân chuyên của định phận. Bây giờ, từ những quầy hàng rong lưu động ban đầu trên lưng áo đẫm mồ hôi và khuôn mặt cháy nắng, đoạn đường gian khó hun hút ấy đã là quá khứ và một số đã xây dựng được cơ ngơi ổn định nhưng thân phận “stateless” vẫn là một nhức nhối hàng giờ. Họ vẫn mỏi mòn chờ đợi và cầu nguyện một phép mầu từ lòng nhân đạo của các nước định cư và từ sự giúp đỡ tinh thần của cộng đồng người Việt hải ngoại để được sống một cuộc đời mà họ mơ ước khi chấp nhận đánh đổi tất cả vì hai chữ tự do.
Bất giác, tôi chợt liên tưởng đến những cảnh đời trong tác phẩm “Sống mòn” của nhà văn Nam Cao cách đây hơn nửa thế kỷ. Thời gian và không gian giữa hai cảnh đời đó tuy hoàn toàn khác nhau nhưng bề dày và chiều dài của nỗi khổ chưa chắc ai đã kém ai. Những nhân vật trong tiểu thuyết của Nam Cao kéo lê cuộc sống không ý nghĩa trong bối cảnh cường hào ác bá ở vùng nông thôn miền bắc Việt Nam hồi giữa thế kỷ trước cũng “mòn” như những người tỵ nạn bây giờ trên đất nước cách xa nơi chôn nhao cắt rốn một đại dương mênh mông sau khi họ tìm cách vượt thoát sự cai trị “hà chính mãnh ư hổ” ở quê nhà. Sống mòn và chết mòn, hai ý niệm tưởng như phản nghĩa hẳn nhau nhưng lai giống nhau đến cay nghiệt.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu8_2.jpg[/left]Hầu hết các trường hợp người tỵ nạn ở Phi bị từ chối cơ hội định cư là vì man khai lý lịch (đa số là diện ghép hộ con lai) và lập gia đình với người địa phương. Một số rất ít khác là vì bệnh tâm thần hoặc can tội hình sự. Luật pháp lạnh lùng dường như không có chỗ cho những ánh mắt nhân đạo soi nhìn vào từng cảnh đời, từng con người cụ thể. Có trường hợp cha mẹ vẫn còn kẹt trên đảo hàng chục năm dù con cái họ đã định cư ở nước thứ ba từ lâu. Có trường hợp bị rớt thanh lọc trong cuộc phỏng vấn chỉ vì một chi tiết không đâu hoặc một lời khai vô tình. Có trường hợp không được cứu xét vì đã lập gia đình với người địa phương dù không được nhập tịch Phi. Nhiều người bị suy sụp tinh thần, buông tay cho số phận... Hy vọng duy nhất còn lại của họ bây giờ là sự vận động của cộng đồng người Việt ở Úc, với sự hỗ trợ tích cực và kiên trì bởi Văn phòng Trịnh Hội, để tái lập cuộc đời, dẫu đã phần nào muộn màng...
Chúng tôi gặp gỡ, thăm hỏi, tâm tình với một số những người ấy ở Palawan trong buổi picnic với họ trên bãi biển và trong đêm không ngủ tại khu nhà trọ. Nói sao cho hết, kể sao cho đủ những truân chuyên của mười lăm, hai mươi năm dằng dặc sống mòn. Anh Dũng, chị Phát, bác Nhàn... mỗi người là một vở bi kịch có thật. Bataan, Palawan, Làng Việt Nam... mỗi nơi là một hồ nước mắt đau thương. Như các nhóm viếng thăm trước, những người còn lại ở Phi nhìn chúng tôi như những sứ giả mang đến cho họ một niềm tin, một tia hy vọng đổi đời. Nhưng, chúng tôi tự biết khả năng riêng lẻ của mình không thể làm được điều đó. Chúng tôi cũng không dám tạo nên một ảo vọng cho họ, dù nó có thể là một liều thuốc an thần tạm thời. Chúng tôi chỉ dám hứa sẽ cố gắng góp tay vào cuộc vận động chung...
Chúng tôi cùng về nhà trọ, tiếp tục hàn huyên trong một đêm không ngủ nhớ đời. Ngồi vòng tròn xúm xít chung quanh những món ăn đơn giản bày ngay dưới sàn, chúng tôi kể cho nhau nghe chuyện nắng mưa sương gió, hát với nhau những bài hát không nhớ trọn lời... Năm giờ sáng, khi mọi người còn say ngủ, cả nhóm khoác vai nhau đi bộ trên đường phố Princesca Puerto se lạnh mà ấm áp tình người. Chưa khi nào tôi cảm nhận hai tiếng đồng hương mặn mà, quyến luyến như thế.
Trên chuyến bay chập chờn trở về Manila - và hôm sau, trở về Úc – vì gần như thức trắng suốt mấy ngày qua, hình ảnh của những người còn ở lại Phi cứ vương vất trong đầu. Bay lơ lửng trên không phận Thái Bình Dương đúng ngày 30.4, tôi cố nhướng mắt nhìn xuống màu xanh thăm thẳm của vùng biển “thái bình” đó để hồi tưởng đoạn đường oan nghiệt mà hàng trăm ngàn thuyền nhân đã liều chết băng qua từ cách đây hơn ba mươi năm. Ba thập niên, như có người so sánh, chỉ là một cái chớp mắt của lịch sử, nhưng đối với một đời người, nó là cả quãng thời gian dằng dặc. Bao nhiêu cuộc đời đã bị vùi chôn hoặc đang tàn lụi trong cái chớp mắt đó... Đoạn thơ của người bạn tù Đinh Hữu Hiền trong bài “Ở một nơi gọi là Việt Nam” vào những ngày chuẩn bị vượt biên hơn hai mươi năm trước bỗng hiện ra như màu máu trên nền trời xanh lơ buổi sáng hôm ấy:
... Ra đi hãy nhớ người và hôm nay
Xin em chắc những bàn tay
Quê hương này sẽ có ngày điểm tô
Dù chân phiêu bạt giang hồ
Trái tim nào nỡ hững hờ núi sông
Mẹ già mòn mỏi chờ mong
Con đi là những thành công trở về
Ai không tim óc đừng thề
Người còn tâm huyết hẹn về đoàn viên...
Ngày đoàn viên vẫn còn mù tăm dịu vợi nhưng những kiếp đời bất hạnh ngắn ngủi đang bị dập vùi bởi những oan khiên chồng chất trên đường đi chưa đến... Không, tôi vẫn tin đồng bào của tôi sẽ đứng dậy và tiếp tục tiến tới – dù bị xô ngã trong nghịch cảnh phũ phàng.
Đoạn kết: Chút tình gửi lại...
Hơn hai tuần hành hương và viếng thăm, nhóm chúng tôi đã sống với nhau những ngày rất ý nghĩa và chân tình. Những e dè ban đầu đã nhanh chóng nhường chỗ cho tần số rung cảm đồng điệu. Tiếng nói của trái tim có khả năng xuyên phá mọi bức tường ngăn cách vì cá tính, địa vị, tôn giáo hoặc phái tính. Mọi người trong đoàn sống trọn vẹn với nhau như đã quen từ tiền kiếp dù chưa hề một lần gặp mặt trước đó.
Tuy đây là lần thứ ba tôi “Về bến Tự do” theo các chuyến đi do Văn khố Thuyền nhân Việt Nam tổ chức nhưng cảm xúc của mình không vì thế mà bị chai mòn, khô cạn. Ngược lại là khác.
Chuyến đi không phải chỉ có nước mắt, nhang khói, mộ bia, cầu nguyện. Chúng tôi đã có những phút giây thư giãn và vui chơi tuyệt vời với nhau. Chúng tôi đã nghe, đã gặp những câu chuyện và con người mà nếu không đi, tôi sẽ tưởng như là huyền thoại.
Sự chăm sóc chu đáo của Ban tổ chức về nơi ăn ở, những bài học phong tục, địa lý, lịch sử những nơi đi qua v.v... không những đã giúp mở rộng thêm kiến thức nhỏ bé của mình về thế giới cao rộng bên ngoài mà còn để lại những kỷ niệm sâu đậm trong đời.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu8_3.jpg[/left]Làm sao quên được không khí bỡ ngỡ lúc chúng tôi lần đầu gặp nhau tại khu ăn đêm Newton rộn ràng âm thanh và mùi vị ở Singapore, nơi nhắc nhở một Chợ Lớn ngày xưa của Sài Gòn tưng bừng sức sống. Làm sao không xấu hổ khi đi ngang qua khu đèn đỏ Geylang râm ran tiếng í ới gọi nhau của những cô gái giang hồ người Việt được đưa đến đây bởi các đường giây nô lệ tình dục của bọn đại gia phè phỡn trong guồng máy cai trị phi nhân ở quê nhà. Làm sao không phẫn nộ khi chứng kiến bia mộ tưởng niệm thuyền nhân ở Bidong bị đập vụn tận móng do áp lực từ những kẻ đương quyền ở Hà Nội muốn chạy tội bằng cách xóa bỏ lịch sử... Những cảm xúc mạnh mẽ đó chắc chắn sẽ ở lại trong lòng mỗi chúng tôi rất lâu sau chuyến đi.
Chúng tôi cũng đã có những cơ đi dạo chợ trời biên giới Mã Lai - Thái Lan, khoác lên người những tấm xa-rông sặc sỡ để chụp hình kỷ niệm trong tiếng cười vui thân ái với những người hướng dẫn bản xứ. Các buổi “thám du thủy cung” đẹp như trong tranh trên hòn đảo thần tiên Redang (cách Bidong khoảng 30 phút tàu khách tốc hành), dạ tiệc liên hoan với những vũ điệu văn hóa quốc tế tuyệt vời ở thủ đô Kuala Lumpur tráng lệ, cuộc picnic đêm với các nhân viên thiện nguyện và đồng bào ở Phi bên bờ Vịnh Subay Bay êm ả, buổi lái xe vòng vòng thành phố Manila lấp lánh đèn màu và rộn rã âm nhạc...
Gia tài tinh thần của chúng tôi cũng phong phú hơn sau chuyến đi. Chúng tôi được gặp tận mặt, bắt tận tay những con người mà cuộc đời của họ là cả một bài thơ đẹp. Một sử gia Alcoh Wong (vừa đột ngột qua đời cách đây mấy tuần sau một cơn bạo bệnh) suốt đời tận tụy ghi chép, an táng, lập mộ và lưu trữ di tích cho hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam vĩnh viễn nằm lại trên đất Mã Lai mà không hề mong đợi một sự đền đáp. Giọt nước mắt vương gia của Hoàng Thái hậu ở Terengannu cảm thương thân phận của người phụ nữ tỵ nạn khi nhắc lại những cảnh tượng bà tận mắt chứng kiến hơn hai thập niên trước đã làm chúng tôi rơi lệ theo. Nữ luật sư tài ba và nhân ái Linda, thay vì thụ hưởng một cuộc sống dư dật ở Úc do nghề nghiệp mang lại, đã vùi đầu vào đống hồ sơ di trú phức tạp suốt 6 năm tươi đẹp nhất đời mình trong một văn phòng thiếu thốn tiện nghi tại một khu lao động bình dân ở Phi Luật Tân để giúp không công cho những người chưa hề quen biết... Gặp được họ, chúng tôi cảm thấy mình giàu thêm lên trong đời sống và dường như những bon chen, đố kỵ nhỏ nhặt thường ngày bỗng trở thành vô nghĩa.
Cám ơn! Cám ơn những tấm lòng hào hiệp và nhân ái đó. Có thể quý vị không nghe – và đôi khi, cũng chẳng bận tâm – sự tri ân trân trọng từ người viết bài này nhưng tôi tự cảm thấy phải nói lên lời ấy cho thỏa lòng ngưỡng mộ và kính mến của mình.
Tôi cũng xin được mượn dòng chữ cuối cùng trong bài phóng sự đã dài này để cám ơn chung những người gặp gỡ dọc đường và các anh chị em cùng đoàn đã cho riêng tôi những cảm xúc ngọt ngào đáng nhớ trong chuyến đi “Về bến Tự do 4.2006”.
Lưu Dân
luudan@danviet.com.au
Lưu Dân
(tiếp theo kỳ trước)
Palawan, hải đảo buồn tênh...
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu8_1.jpg[/left]Chúng tôi trở lại thị xã Princesca Puerto vào buổi chiều và ghé vào một quán “cháo lòng” nằm ngay trên đường phố chính. Đây là một trong hai tiệm ăn của người Việt trên đảo. Với khoảng 5-6 người phục vụ, quán khá đông khách, phần lớn là nhân viên văn phòng vào buổi trưa và các gia đình vào buổi tối.
Nói là cháo lòng nhưng thực sự, món chính của quán là phở và hủ tíu bò kho. Người chủ quán cho biết không phải ông “treo đầu dê bán thịt chó” nhưng chuyện “cháo lòng mà không phải cháo lòng” có “sự tích” từ lâu. Ông là “đời thứ tư” làm chủ cái tiệm này sau khi những người chủ trước lần lượt lên đường đi định cư hoặc chuyển sang nghề khác. Đầu tiên, khi từ trong trại Palawan dọn ra phố, tiệm có bán cháo lòng thật và kèm theo mấy món ăn Việt Nam khác. Rồi theo thói quen hoặc vì ngôn ngữ bất đồng, khách địa phương cứ gọi “cháo lòng” mỗi khi họ muốn ăn phở hoặc hủ tíu bò kho. Từ đó, cháo lòng mang một nghĩa mới, rất Palawan. Nhập gia tùy tục, chúng tôi cũng gọi cháo lòng, mỗi người “đá” một tô đặc biệt kèm theo nửa ổ bánh mì Sài Gòn do chính người Việt tự làm. Ngon chẳng kém gì những tiệm ăn ở Úc hoặc Mỹ!
Nơi đây, chúng tôi đã gặp và nghe những mảnh đời tỵ nạn đầy nước mắt... Đa số – nếu không nói là hầu hết – những người tỵ nạn Việt Nam khởi đầu cuộc sống tưởng là tạm bợ của họ trên đất Phi bằng nghề bán dạo những món hàng lặt vặt như giày dép, thuốc lá, kiếng đeo mắt, đồ gia dụng v.v... Với cả “quầy hàng” nặng oằn lưng, họ rảo bước khắp hang cùng ngõ hẻm trên đảo (và ở các nơi khác) dưới ánh nắng gay gắt của đất Phi để bán từng cây lược, chiếc mũ, chai xì-dầu, lọ nước hoa... trong các khu xóm lao động hoặc ở các văn phòng. Nhiều khi, theo lời kể của những người đã sống qua thời kỳ đó, họ chẳng dám uống một ly nước mía hoặc ăn một cái bánh bao cho đỡ lòng dù cổ họng khô cháy và đôi chân đã lảo đảo. Ý chí quyết sống kiên cường đã giúp họ vượt qua cơn thử thách khắc nghiệt tưởng như đã có thể đè bẹp mọi hy vọng sinh tồn trong nghịch cảnh ấy. Nhiều người bị quịt tiền bán chịu, có cả trường hợp bị đâm chết để giựt tiền, nhưng chẳng ai can thiệp. Ai muốn rắc rối với pháp luật hoặc gây sự với giới giang hồ khi đứng ra bảo vệ cho những kẻ “stateless” (vô quốc tịch) đang ăn nhờ ở đậu trên đất nước họ như những thuyền nhân Việt Nam này? Vì thế, họ cắn răng chịu đựng, nuốt ngược những giọt nước mắt đau thương vào lòng và tiếp tục lầm lũi đi nốt kiếp đời truân chuyên của định phận. Bây giờ, từ những quầy hàng rong lưu động ban đầu trên lưng áo đẫm mồ hôi và khuôn mặt cháy nắng, đoạn đường gian khó hun hút ấy đã là quá khứ và một số đã xây dựng được cơ ngơi ổn định nhưng thân phận “stateless” vẫn là một nhức nhối hàng giờ. Họ vẫn mỏi mòn chờ đợi và cầu nguyện một phép mầu từ lòng nhân đạo của các nước định cư và từ sự giúp đỡ tinh thần của cộng đồng người Việt hải ngoại để được sống một cuộc đời mà họ mơ ước khi chấp nhận đánh đổi tất cả vì hai chữ tự do.
Bất giác, tôi chợt liên tưởng đến những cảnh đời trong tác phẩm “Sống mòn” của nhà văn Nam Cao cách đây hơn nửa thế kỷ. Thời gian và không gian giữa hai cảnh đời đó tuy hoàn toàn khác nhau nhưng bề dày và chiều dài của nỗi khổ chưa chắc ai đã kém ai. Những nhân vật trong tiểu thuyết của Nam Cao kéo lê cuộc sống không ý nghĩa trong bối cảnh cường hào ác bá ở vùng nông thôn miền bắc Việt Nam hồi giữa thế kỷ trước cũng “mòn” như những người tỵ nạn bây giờ trên đất nước cách xa nơi chôn nhao cắt rốn một đại dương mênh mông sau khi họ tìm cách vượt thoát sự cai trị “hà chính mãnh ư hổ” ở quê nhà. Sống mòn và chết mòn, hai ý niệm tưởng như phản nghĩa hẳn nhau nhưng lai giống nhau đến cay nghiệt.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu8_2.jpg[/left]Hầu hết các trường hợp người tỵ nạn ở Phi bị từ chối cơ hội định cư là vì man khai lý lịch (đa số là diện ghép hộ con lai) và lập gia đình với người địa phương. Một số rất ít khác là vì bệnh tâm thần hoặc can tội hình sự. Luật pháp lạnh lùng dường như không có chỗ cho những ánh mắt nhân đạo soi nhìn vào từng cảnh đời, từng con người cụ thể. Có trường hợp cha mẹ vẫn còn kẹt trên đảo hàng chục năm dù con cái họ đã định cư ở nước thứ ba từ lâu. Có trường hợp bị rớt thanh lọc trong cuộc phỏng vấn chỉ vì một chi tiết không đâu hoặc một lời khai vô tình. Có trường hợp không được cứu xét vì đã lập gia đình với người địa phương dù không được nhập tịch Phi. Nhiều người bị suy sụp tinh thần, buông tay cho số phận... Hy vọng duy nhất còn lại của họ bây giờ là sự vận động của cộng đồng người Việt ở Úc, với sự hỗ trợ tích cực và kiên trì bởi Văn phòng Trịnh Hội, để tái lập cuộc đời, dẫu đã phần nào muộn màng...
Chúng tôi gặp gỡ, thăm hỏi, tâm tình với một số những người ấy ở Palawan trong buổi picnic với họ trên bãi biển và trong đêm không ngủ tại khu nhà trọ. Nói sao cho hết, kể sao cho đủ những truân chuyên của mười lăm, hai mươi năm dằng dặc sống mòn. Anh Dũng, chị Phát, bác Nhàn... mỗi người là một vở bi kịch có thật. Bataan, Palawan, Làng Việt Nam... mỗi nơi là một hồ nước mắt đau thương. Như các nhóm viếng thăm trước, những người còn lại ở Phi nhìn chúng tôi như những sứ giả mang đến cho họ một niềm tin, một tia hy vọng đổi đời. Nhưng, chúng tôi tự biết khả năng riêng lẻ của mình không thể làm được điều đó. Chúng tôi cũng không dám tạo nên một ảo vọng cho họ, dù nó có thể là một liều thuốc an thần tạm thời. Chúng tôi chỉ dám hứa sẽ cố gắng góp tay vào cuộc vận động chung...
Chúng tôi cùng về nhà trọ, tiếp tục hàn huyên trong một đêm không ngủ nhớ đời. Ngồi vòng tròn xúm xít chung quanh những món ăn đơn giản bày ngay dưới sàn, chúng tôi kể cho nhau nghe chuyện nắng mưa sương gió, hát với nhau những bài hát không nhớ trọn lời... Năm giờ sáng, khi mọi người còn say ngủ, cả nhóm khoác vai nhau đi bộ trên đường phố Princesca Puerto se lạnh mà ấm áp tình người. Chưa khi nào tôi cảm nhận hai tiếng đồng hương mặn mà, quyến luyến như thế.
Trên chuyến bay chập chờn trở về Manila - và hôm sau, trở về Úc – vì gần như thức trắng suốt mấy ngày qua, hình ảnh của những người còn ở lại Phi cứ vương vất trong đầu. Bay lơ lửng trên không phận Thái Bình Dương đúng ngày 30.4, tôi cố nhướng mắt nhìn xuống màu xanh thăm thẳm của vùng biển “thái bình” đó để hồi tưởng đoạn đường oan nghiệt mà hàng trăm ngàn thuyền nhân đã liều chết băng qua từ cách đây hơn ba mươi năm. Ba thập niên, như có người so sánh, chỉ là một cái chớp mắt của lịch sử, nhưng đối với một đời người, nó là cả quãng thời gian dằng dặc. Bao nhiêu cuộc đời đã bị vùi chôn hoặc đang tàn lụi trong cái chớp mắt đó... Đoạn thơ của người bạn tù Đinh Hữu Hiền trong bài “Ở một nơi gọi là Việt Nam” vào những ngày chuẩn bị vượt biên hơn hai mươi năm trước bỗng hiện ra như màu máu trên nền trời xanh lơ buổi sáng hôm ấy:
... Ra đi hãy nhớ người và hôm nay
Xin em chắc những bàn tay
Quê hương này sẽ có ngày điểm tô
Dù chân phiêu bạt giang hồ
Trái tim nào nỡ hững hờ núi sông
Mẹ già mòn mỏi chờ mong
Con đi là những thành công trở về
Ai không tim óc đừng thề
Người còn tâm huyết hẹn về đoàn viên...
Ngày đoàn viên vẫn còn mù tăm dịu vợi nhưng những kiếp đời bất hạnh ngắn ngủi đang bị dập vùi bởi những oan khiên chồng chất trên đường đi chưa đến... Không, tôi vẫn tin đồng bào của tôi sẽ đứng dậy và tiếp tục tiến tới – dù bị xô ngã trong nghịch cảnh phũ phàng.
Đoạn kết: Chút tình gửi lại...
Hơn hai tuần hành hương và viếng thăm, nhóm chúng tôi đã sống với nhau những ngày rất ý nghĩa và chân tình. Những e dè ban đầu đã nhanh chóng nhường chỗ cho tần số rung cảm đồng điệu. Tiếng nói của trái tim có khả năng xuyên phá mọi bức tường ngăn cách vì cá tính, địa vị, tôn giáo hoặc phái tính. Mọi người trong đoàn sống trọn vẹn với nhau như đã quen từ tiền kiếp dù chưa hề một lần gặp mặt trước đó.
Tuy đây là lần thứ ba tôi “Về bến Tự do” theo các chuyến đi do Văn khố Thuyền nhân Việt Nam tổ chức nhưng cảm xúc của mình không vì thế mà bị chai mòn, khô cạn. Ngược lại là khác.
Chuyến đi không phải chỉ có nước mắt, nhang khói, mộ bia, cầu nguyện. Chúng tôi đã có những phút giây thư giãn và vui chơi tuyệt vời với nhau. Chúng tôi đã nghe, đã gặp những câu chuyện và con người mà nếu không đi, tôi sẽ tưởng như là huyền thoại.
Sự chăm sóc chu đáo của Ban tổ chức về nơi ăn ở, những bài học phong tục, địa lý, lịch sử những nơi đi qua v.v... không những đã giúp mở rộng thêm kiến thức nhỏ bé của mình về thế giới cao rộng bên ngoài mà còn để lại những kỷ niệm sâu đậm trong đời.
[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... gsu8_3.jpg[/left]Làm sao quên được không khí bỡ ngỡ lúc chúng tôi lần đầu gặp nhau tại khu ăn đêm Newton rộn ràng âm thanh và mùi vị ở Singapore, nơi nhắc nhở một Chợ Lớn ngày xưa của Sài Gòn tưng bừng sức sống. Làm sao không xấu hổ khi đi ngang qua khu đèn đỏ Geylang râm ran tiếng í ới gọi nhau của những cô gái giang hồ người Việt được đưa đến đây bởi các đường giây nô lệ tình dục của bọn đại gia phè phỡn trong guồng máy cai trị phi nhân ở quê nhà. Làm sao không phẫn nộ khi chứng kiến bia mộ tưởng niệm thuyền nhân ở Bidong bị đập vụn tận móng do áp lực từ những kẻ đương quyền ở Hà Nội muốn chạy tội bằng cách xóa bỏ lịch sử... Những cảm xúc mạnh mẽ đó chắc chắn sẽ ở lại trong lòng mỗi chúng tôi rất lâu sau chuyến đi.
Chúng tôi cũng đã có những cơ đi dạo chợ trời biên giới Mã Lai - Thái Lan, khoác lên người những tấm xa-rông sặc sỡ để chụp hình kỷ niệm trong tiếng cười vui thân ái với những người hướng dẫn bản xứ. Các buổi “thám du thủy cung” đẹp như trong tranh trên hòn đảo thần tiên Redang (cách Bidong khoảng 30 phút tàu khách tốc hành), dạ tiệc liên hoan với những vũ điệu văn hóa quốc tế tuyệt vời ở thủ đô Kuala Lumpur tráng lệ, cuộc picnic đêm với các nhân viên thiện nguyện và đồng bào ở Phi bên bờ Vịnh Subay Bay êm ả, buổi lái xe vòng vòng thành phố Manila lấp lánh đèn màu và rộn rã âm nhạc...
Gia tài tinh thần của chúng tôi cũng phong phú hơn sau chuyến đi. Chúng tôi được gặp tận mặt, bắt tận tay những con người mà cuộc đời của họ là cả một bài thơ đẹp. Một sử gia Alcoh Wong (vừa đột ngột qua đời cách đây mấy tuần sau một cơn bạo bệnh) suốt đời tận tụy ghi chép, an táng, lập mộ và lưu trữ di tích cho hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam vĩnh viễn nằm lại trên đất Mã Lai mà không hề mong đợi một sự đền đáp. Giọt nước mắt vương gia của Hoàng Thái hậu ở Terengannu cảm thương thân phận của người phụ nữ tỵ nạn khi nhắc lại những cảnh tượng bà tận mắt chứng kiến hơn hai thập niên trước đã làm chúng tôi rơi lệ theo. Nữ luật sư tài ba và nhân ái Linda, thay vì thụ hưởng một cuộc sống dư dật ở Úc do nghề nghiệp mang lại, đã vùi đầu vào đống hồ sơ di trú phức tạp suốt 6 năm tươi đẹp nhất đời mình trong một văn phòng thiếu thốn tiện nghi tại một khu lao động bình dân ở Phi Luật Tân để giúp không công cho những người chưa hề quen biết... Gặp được họ, chúng tôi cảm thấy mình giàu thêm lên trong đời sống và dường như những bon chen, đố kỵ nhỏ nhặt thường ngày bỗng trở thành vô nghĩa.
Cám ơn! Cám ơn những tấm lòng hào hiệp và nhân ái đó. Có thể quý vị không nghe – và đôi khi, cũng chẳng bận tâm – sự tri ân trân trọng từ người viết bài này nhưng tôi tự cảm thấy phải nói lên lời ấy cho thỏa lòng ngưỡng mộ và kính mến của mình.
Tôi cũng xin được mượn dòng chữ cuối cùng trong bài phóng sự đã dài này để cám ơn chung những người gặp gỡ dọc đường và các anh chị em cùng đoàn đã cho riêng tôi những cảm xúc ngọt ngào đáng nhớ trong chuyến đi “Về bến Tự do 4.2006”.
Lưu Dân
luudan@danviet.com.au