Tìm nhau ngày tháng cũ.

Sáng tác, tùy bút, một thoáng mây bay... hãy ghi lại nơi đây tâm tình nóng bỏng, những cô đọng của con tim!!! Xin nối vòng tay lớn qua các cảm xúc nhẹ nhàng hoặc nóng bỏng của mối tình học trò!!!...

Moderator: CNN

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »

Image


XIN TRỞ LẠI THỦA NGÀY XƯA TINH NGHỊCH

Người viết : Ngô Định Châu- Khóa 2
Mai về Thủ đức ngang trường cũ,
Xén bớt cho em chút tím chiều,
Cánh Phượng hồng trường em ngày nhỏ,
Và lá tình thư thủa mới yêu. (thơ Đông Hương)



Trong một lần Họp mặt tại nhà chị Nguyễn thị T. (K2) Chị ấy đã nói một câu như thế này:" Tại sao ngày trước mình không lập gia đình với bạn mình nhỉ? cùng học chung lớp chung trường, tụi mình đều biết nhau rõ hết. Vậy mà, sao lại lấy chi người xa lạ, để bây giờ thêm khổ" Nghe bạn nói thế, tôi vừa thấy hả dạ vừa thấy bùi ngùi. Hả dạ vì ngày xưa các Cô đâu có để đám con trai chúng tôi trong mắt, và bùi ngùi vì cảm thấy sao quá thương bạn mình. Câu hỏi của chị T. cứ lẩn quẩn trong đầu tôi, khiến cho tôi cứ lần mò trở về chốn cũ, để tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại như thế?

Năm 1963, tôi thi đậu vào lớp Đệ Thất của Trường Trung Học Thủ Đức. Thời đó thi cử gay go lắm, cả cái lớp Nhất của tôi tại Trường Nam Tiểu học, chỉ thi đậu có ba đứa. Nghe tin tôi thi đậu, Ba Mẹ tôi mừng lắm, bởi lẽ tôi là đứa chỉ học hành làng xàng (từ nhỏ cho tới lớn) Thỉnh thoảng tôi nghe mẹ tôi ngồi than thở với mấy bà bạn:"... con đầu lòng (là tôi) đứa nào cũng khờ khạo cả..." chắc bà không muốn nói thẳng ra, tôi chỉ là một ngốc tử.

Có một bài học tuyệt vời của Thanh Tịnh, mà bất cứ đứa học trò nào vào thời chúng tôi đều thuộc nằm lòng:"....Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm miên man của buổi tựu trường. Buổi mai hôm ấy một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi nhiều thay đổi, vì chính lòng tôi có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học..."

Buổi học đầu tiên của tôi, không hề có sương thu và gió lạnh, mà chỉ là một buổi trưa đầy oi bức. Tuy nhiên tôi cũng có mẹ nắm tay tôi đến trường. Sau khi điểm danh vào lớp, con trai ngồi một dãy, con gái ngồi một dãy, khi đã ổn định chổ ngồi, tôi ngó ra cửa lớp, vẫn thấy mẹ tôi đứng đó và ngó vào nhìn tôi, lúc tôi tôi lấy làm lạ lắm. Như có lần tôi đã viết, mãi mấy chục năm sau này, khi lần đầu tiên dẫn con gái đến trường, tôi mới hiểu được cái nhìn của mẹ tôi ngày xưa đó.

Khóa 2- THTĐ khởi thủy có 120 học trò, được chia làm 3 lớp: lớp Đệ Thất P1, Pháp văn, toàn con gái (lớp của Minh Phượng, Bích Lan, Kim Duyên, Ánh Nga...) lớp Đệ Thất P2- Pháp văn, toàn con trai (lớp của Phạm Văn Thành, Nguyễn văn Thấp...) và cuối cùng là lớp của tôi Đệ Thất A- Anh văn, nửa trai nửa gái ( lớp của Nguyễn thị Giàu, Lê bá Đệ, Huỳnh thị Thu Thủy, Đỗ thị Danh...) Khóa 2 qua kỳ thi Tú tài 1 năm 69, thi đậu chỉ khoảng 30 đứa. Cho đến nỗi, khi Khóa 2 lên lớp 12, trường phải tuyển chọn thêm học trò ở bên ngoài vào để cho đủ sĩ số. Qua kỳ thi Tú tài 2, học trò cố cựu của Khóa 2 rơi rụng gần hết. Hình như, theo tôi nghĩ, đây là khóa học kém nhất trường.

Lớp tôi, con trai và con gái học chung với nhau, nhưng chia làm hai thái cực rạch ròi. Các chị lúc đó còn nhỏ xíu, đi học mặc áo dài trắng tinh, đi đứng khoan thai nhẹ nhàng. Vào lớp các chị ngồi cái lưng thẳng tắp, tà áo dài xếp lại gọn gàng, nói cười nhỏ nhẻ, dáng điệu giống y như tiểu thư con nhà quan.

Đám con trai chúng tôi, vừa qua thời kỳ " con nít nhỏ", bước sang thời kỳ "con nít lớn", nên trông thật là lổn nhổn. Vào lớp quần áo chỉnh tề được một lát, sau một hồi đùa nghịch, quần áo xộc xà xộc xệch trông rất "nhảm". Có hôm Thầy cô chưa kịp vào lớp, đám con trai bắt đầu làm loạn. Rượt đuổi nhau í ới từ bàn này sang bàn khác, có khi chạy cả lên bảng đen, bục giảng, và ngay cả bàn viết của Thầy nữa, cả đám quậy phá tưng bừng ầm ầm như quỉ sứ. Trong khi các chị thì khác hẳn, họ chụm lại rù rì từng nhóm nhỏ, thỉnh thoảng đưa mắt lườm nguýt sang đám con trai, không biết họ có rủa thầm chúng tôi là đồ con nít hay không nữa.

Không biết tự lúc nào, đám con trai coi các Chị là bậc bề trên "Nhất Thầy Cô- Nhì mấy Chị". Dù cho chúng tôi có ngỗ ngáo đến đâu chăng nữa, thì không bao giờ vô lễ với mấy nàng. Lúc nào cũng gọi bằng "chị" và xưng "tui" một cách nghiêm chỉnh (cũng may mà chưa xưng bằng "em" nếu không thì thật là xấu mặt) Và cũng thật lạ một điều, các Cô cũng tự coi mình là "bề trên" của chúng tôi, tệ lắm cũng coi là ngang hàng, chứ không bao giờ họ tự hạ mình là "bề dưới" (dẫu có mai sau!!) Xưng hô với tụi tôi, các nàng có hai cách, hoặc là kẻ cả hoặc là bình bình. Chẳng hạn như thế này là ngang hàng:" Châu cho Hiếu mượn cục gôm!" Còn như thế này là bề trên:" Châu chở chị đi học về với nhen!"

Các Cụ có nói "Gái thập tam, Nam thập luc". Có phải câu này ám chỉ, con gái bắt đầu trổ mả từ tuổi 13, con trai nhổ giò bể tiếng từ tuổi 16. Lúc các Cô bắt đầu trổ mả, có lẽ đám con trai chúng tôi là người phát hiện đầu tiên. Có gì lạ đâu, bởi vì chúng tôi "dòm lén" các chị hàng ngày. Tóc các chị càng ngày càng mượt mà óng ả, chứ không xơ xác như râu bắp nữa. Có chị thì mặn mà da bánh ích, có chị thì trắng trẻo tựa như bông bưởi bông lài, có chị khổ sở với cái mụn dậy thì, lúc thoa nghệ lúc dán thuốc cao...

Trong khi đám con trai nhổ giò cao lêu nghêu, ốm nhách như cây mía lau, giọng nói bể tiếng ồ ề như vịt xiêm, lông mép bắt đầu mọc ra lúng phúng. Còn các chị, giọng nói trong trẻo thánh thót, đặc biệt nhất là các đường cong "uốn lượn" trước sau bắt đầu xuất hiện. Đến năm 16-17, các chị trở mình biến thành thiếu nữ mãn khai rực rỡ. Tội nghiệp, đám con trai biến đổi từ thằng nhóc sang thằng quỉ sứ mắc dịch.

Chao ôi! ông Trời thật bất công, đám con trai với mặc cảm tự ti nên cảm thấy không "xứng đôi" với các chị một chút nào cả. Các chị càng lớn càng xinh đẹp ra, con trai chúng tôi đâu phải là gỗ đá ngây ngô, sao mà không biết điều đó. A ha! chuyện "lửa gần rơm" là chuyện tất nhiên xảy ra rồi.

Nói một cách huỵch toẹt ra, chúng tôi có cả đám thằng "thầm yêu trộm nhớ" mấy chị, nhưng khổ một nỗi, vì mặc cảm, vì nhút nhát, nên chúng tôi không dám bộc lộ ra điếu này. Đang đi trong hành lang, gặp các chị đi ngược chiều là con trai lảng sang hướng khác. Đang "dòm lén" các cô mà bị bắt quả tang thì sợ điếng người. Có hôm "làm gan" mon men đết bắt chuyện với mấy chị, nói được vài câu là hụt hơi hết sức, bèn kiếm cớ chuồn thẳng.

Khổ thân đám con trai, có khi tụi tôi ngồi trong lớp, dõng tai nghe các cô đọc thư tình của ai đó gửi cho các cô, rồi bình luận hay phê bình chi chi đó, sau đó rú lên cười. Chúng tôi nghe mà thất kinh hồn vía, cũng may không phải là thư của chúng tôi, nếu không thì chắc phải độn thổ. Tội nghiệp, trong đám cũng có thằng thức đêm thức hôm để viết nên những lá thư tình lâm li lai láng, định gửi cho ai đó, nhưng nghĩ lại rồi thôi. Nghĩ đến cái cảnh, các nàng lôi lá thư của mình ra "mần thịt" thì cũng đủ khiếp vía. Các chị thiệt ác ghê.

Rồi chuyện gì đến nó cũng phải đến, các nàng càng ngày càng kiều diễm thì ong bướm lượn tới càng nhiều. Không biết tự lúc nào có những anh chàng lạ quơ lạ quắt, nhưng thường có bộ mặt hí hững đáng ghét, xếp hàng dài ở cổng trường, trong giờ tan học để đón chờ các nàng. Các tiểu thư bước ra khỏi trường với dáng điệu đầy thẹn thùng, rồi e ấp vén áo dài ngồi lên xe cho các chàng đó rước đi.

Đám con trai lúc đó,"đứng ngẫn trông vời áo tiểu thư" mà cõi lòng tan nát. Các chị đâu có biết tụi tôi nghĩ gì đâu há? Có vô số thằng chúng tôi đã trở thành thi sĩ, với những vần thơ "con cóc" đầy máu lệ.


Thời tụi mình, các cụ rèn luyện con cháu rất nghiêm nhặt. Đối với con trai nghiêm nhặt một phần thì con gái phải gấp mười phần. Công Dung Ngôn Hạnh đủ mọi bề, nghe thấy ớn. Đi đứng phải ra làm sao, ăn nói phải uốn lưởi như thế nào, giao tiếp xử sự với mọi người làm sao cho đúng... Ôi thôi đủ thứ nhức đầu, học hoài không hết. Ngày xưa các cụ học được từ lớp người trước ra sao, thì bây giờ các cụ truyền lại cho con cháu y chang như vậy.

Nhất là chuyện luyến ái Nam Nữ, các cụ xem là chuyện nghiêm trọng nhất. Với quan niệm :" chứa con gái trong nhà như treo hủ mắm đầu giường", các cụ cứ thấp thỏm canh chừng các cô còn hơn canh ăn trộm. Cho đến nỗi, các cô không còn đường nào mà thở nữa, thật tội nghiệp.

Con gái ra đường, mắt phải nhìn thẳng không được nhìn ngang liếc dọc, dễ bị hiểu lầm là liếc mắt đưa tình. Dáng đi phải khoan thai yểu điệu, không được đi đứng hấp tấp giống người có số vất vả. Con gái không được nói những lời thô tục như "sướng quá" hay "đã đời", những từ này chỉ dành cho quí bà !!!

Các nàng khi nói chuyện với con trai thì phải giữ khoảng cách, nếu đứng gần quá thì dễ bị coi là quá thân mật. Con trai có rủ đi uống sinh tố hay ăn chè... nếu lần đầu thì phải khéo léo từ chối, dù cho trong lòng rất thích (ăn). Đợi lần sau, nếu được mời nữa thì có thể OK, nhưng nhớ ăn uống phải nhỏ nhẹ, và nhớ là chừa lại cở một phần ba ly chè, cho đúng điệu tiểu thư, chứng tỏ ta đây không phải là hạng đói khát.

Khi quen biết biết đến độ thân tình, con trai có mời đi xi nê, nếu các nàng ưng ý thì nhớ dắt theo nhỏ bạn, để phía "đối tác" không thể "làm ăn" gì ráo trọi.

Các tiểu thư tuyệt đối không được gọi đám con trai bằng anh và xưng em, nghe sao "lả lơi" quá. dễ bị hiểu lầm. Trước mặt thì gọi bằng "ông" hay bằng tên, sau lưng thì gọi bằng "thằng". Nếu các nàng phải leo lên xe gắn máy cho con trai chở đi, thì ngồi xa ra chừng nào tốt chừng ấy, nhớ vịn yên xe cho thật chặt, để phòng ngừa chiêu thức "vừa chạy vừa thắng", cả lũ con trai, đứa nào cũng "ma quái inside" như nhau.

Tiểu thư khi ngồi ăn uống trước mặt con trai, phong thái còn nhiêu khê hơn nữa. Trước hết phải tạo dáng ngồi cho đẹp, cái lưng thẳng băng, hai đùi khép lại. Dù đói cồn cào cũng không được gắp lia gắp lịa, trông quá bình dân, chìa đủa gắp từng miếng nhỏ, cho vào miệng nhai từ tốn, không được phát ra tiếng nhai lách chách nghe rất thô, không được độn thức ăn hai bên má, trông rất khỉ. Khi muốn nói chuyện thì phải nuốt thức ăn cho trống miệng rồi mới nói, nếu không thức ăn rơi ra ngoài sẽ rất ngượng. Khi ăn xong, muốn xĩa răng thì làm ơn vào toa lét, đừng có ngồi tại bàn mà đánh tăm nghe tanh tách, rất ghê.

Có tiểu thư nào muốn thử lòng gã con trai đang đeo bám mình, hãy dụ hắn đến nhà mình chơi. Rồi để cho ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, anh chị em... xúm lại interview hắn một lần là đủ tởn, nếu gã có can đảm vượt qua cửa ải này thì coi như "pass", còn nếu quá sợ thì thuộc loại dỏm, xin hãy "biến", một đi không trở lại.

Các tiểu thư thời chúng tôi, được các bà mẹ dạy rằng:" trâu đi tìm cọc, chứ cọc không đi tìm trâu". Với lý do đó các cô không được bộc lộ bất cứ cử chỉ "chịu đèn" nào, nghĩa là không được bật đèn xanh cho phía đối tác, không được đá lông nheo, không được ởm ờ những câu bóng gió đầy ẩn ý.

Trong trường hợp "tao ngộ" lần đầu, các nàng phải giữ nét mặt lạnh lùng xa xăm, không được hí hửng làm mất giá. Sự khác biệt giữa người Nam và Người Nữ khi bắt đầu yêu! Người Nam khi yêu cứ sợ "người ta" không biết. Còn người Nữ thì ngược lại cứ sợ "người ta" biết mình đã yêu. ( Nguyễn Nhật Ánh) Thiệt là ngộ, hihi!

Cứ thế rồi đám con trai- con gái THTĐ lớn dần lên theo năm tháng. Con trai chơi bên đàng con trai. Con gái chơi bên đàng con gái. Hàng ngày vẫn gặp nhau chan chát, nhưng vẫn giả lơ như người xa lạ, nhưng mà họ biết nhau hết. Tỷ dụ như: "... thằng H. độ rày để hàng ria mép trông đàn ông ghê ta.... Ý cha, thấy P. khổ sở vì mấy cái mụn, tội nghiệp lắm, mà không dám nói..."

Gì gì đi nữa, nguyên nhân sâu xa nhất là các bậc trưởng thượng đã thành công trong việc tách rời con trai- con gái trong một thời gian khá dài. Ngồi nhớ lại trong suốt mấy năm trời dưới mái trường, có những người bạn gái học chung lớp mà chúng tôi chưa hề nói năng với nhau một câu nào cả. Bây giờ nghĩ lại sao thấy rất lạ lùng không hiểu nổi.

Hình như ngày trước trường chúng ta ít chú trọng đến những sinh hoạt cộng đồng. Tôi còn nhớ suốt 8 năm trời học tại trường, chỉ có một lần duy nhất là các Thầy Cô đã tổ chức cắm trại toàn trường, vào năm 1968, trên cái sân cờ rộng mênh mông của trường. Lúc đó Thầy Hồ văn Trai làm Hiệu trưởng, Thầy Vũ Ngô Hoằng làm Trưởng Trại, Thầy Vũ Ôn Đình đọc lời khai mạc và Thầy Bùi Hữu Huân làm Trưởng ban Thi đua. Buổi cắm trại kéo dài 2 ngày, vui tưng bừng chưa từng thấy, mọi người đều đối xử với nhau trong tình thân ái thắm thiết, và thật sự gần gủi nhau. Rồi khi chúng tôi lên lớp 12, có một nhóm nhỏ được Thầy Hồ Vạn Chung hướng dẫn đi picnic tại Lái Thiêu và Biên Hòa. Buổi đi chơi này đã ghi một dấu ấn kỷ niệm tuyệt đẹp nhất, đằm thắm nhất, trong lòng đám học trò chúng tôi, mãi cho đến tận bây giờ. Phải chi trường tạo nhiều cơ hội như vậy thì có lẽ chúng tôi đã gần nhau nhiều hơn.... tiếc thay những cơ hội như vậy hiếm hoi quá.

Con trai thời đó còn mang nặng tính sự nghiệp "không công danh thà nát với cỏ cây" Đàn ông chưa có sự nghiệp, hình dáng trông rất "hèn". Nên chưa đủ tự tin để "động đậy" đến các nàng (Trời ơi! quá là ngu, chờ các anh nên sự nghiệp thì đám con gái chúng tôi đã hết thời xuân sắc).

Phía con gái thì ngược lại, các nàng mong trao thân gửi phận cho những người có sự nghiệp, đám con trai chung lớp chung trường chỉ đáng gọi bằng "em cưng". Nam tài, Nữ sắc: có nghĩa là con trai phải có tài, con gái phải có sắc. Khổ một nổi, cái tài của con trai thường phát triển rất muộn, thường thường thì cũng phải ngoài 30. Trong khi "sắc nước hương trời" chỉ kéo dài từ 17 đến 25, sau đó là coi như đã "qua cầu" Sự tréo ngoe đó cũng đủ đẩy đám con trai con gái về hai hướng khác nhau, "đường đời xa vạn nẻo".

Những trang viết của tôi vừa qua, là kết quả nghiền ngẫm qua một thời gian dài, nhằm lý giải một điều mà tôi cứ tấm tức mãi trong lòng: tại sao con trai- con gái THTĐ hầu như không có nhiều người nên vợ nên chồng, cho dù gắn bó với nhau thật lâu dài.

Sau khi ra trường, chúng tôi tưởng đâu sẽ chia lìa vĩnh viễn. Vậy mà , mấy chục năm sau, chúng tôi lại tìm đến nhau, có khi xa cách tận chân trời góc bể. Gặp lại bạn, như ai đó đã nói một câu rất hay:"... rưng rưng một niềm cảm xúc thời gian..." Từ trong sâu thẳm, chúng tôi cảm thấy có một sợi dây gắn bó sâu xa, cho đến nổi dâng lên trong lòng một nỗi niềm "thương mến" bạn đến vô cùng. Chúng tôi đã nói với nhau thật nhiều, để bù lại những ngày gần nhau mà chẳng nói năng gì hết. Những kỷ niệm lô xô hiện về, đã khiến chúng tôi chìm ngập trong tình thân ái đằm thắm nhất.

Té ra là như thế, ngày xưa chúng tôi tưởng chừng như đối xử với nhau thật thờ ơ lạnh nhạt, thật ra thì không phải vậy. Tình thân cũng đã nảy sinh ra sau một thời gian dài gần gủi nhau, nhưng vì hoàn cảnh thời đó, chúng tôi không dám bộc lộ ra mà thôi. Cũng thấy thương bạn ngồi khóc nức nở, khi bị Thầy mắng vì không thuộc bài, cũng thấy thương bạn vì bạn khổ sở với mấy cái mụn mọc ngay trên gò má, cũng thấy thương bạn nhà nghèo nên phải mặc cái áo vá vai, cũng thấy thương bạn phải bỏ học giữa chừng để đi lính và cũng thấy thương bạn khi bạn càng ngày càng trở nên xinh đẹp dịu dàng....

Trên 20 năm xa xứ, tôi cũng như phần lớn những người ly hương khác, đều mắc cái bịnh "ngày ở, đêm về". Ban ngày bù đầu rối rắm với công việc, ban đêm nằm gát tay lên trán, mông lung lại nghĩ về quê nhà. Quê nhà xa lắc xa lơ đó, hình như đã mờ dần dần trong tâm trí tôi, nhưng mà lạ một điều, giống như ai đó đã nói:"... quê hương trong lòng, chỉ còn có mỗi cái thời đi học...." Vâng! cái thời đi học vẫn còn rực sáng tinh khôi như ngày nào, còn các phần khác từ từ phai nhạt. Sao thế nhỉ? Vẫn còn nghe nao nức tiếng gọi ở trong lòng, nhưng mà nghe sao xa lạ lắm.

Tiếng biển từng lời nao nức gọi

Ta về cho kịp độ xuân sang. ( thơ Tô Thùy Yên)

Con người ta khi bị bóc ra khỏi nơi chốn thân yêu của mình, thì hình ảnh cuối cùng sẽ hiện hữu mãi ở trong lòng. Tôi vẫy tay chào THTĐ vào năm 1971, và hình ảnh ngôi trường lúc đó đã ngưng đọng lại, bất biến, cho mãi đến tận bây giờ. Ngôi trường đó phải có Hiệu trưởng là Thầy Hồ văn Trai, phải có Thầy Hồ Vạn Chung dạy Lý Hóa, có Thầy Vũ Ôn Đình với môn Sử địa... Phải có cái sân cờ rộng bát ngát, để mỗi sáng thứ hai cả trường tề tựu đông đảo cùng dự Lể chào cờ và hát bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa. Phải có những thằng bạn của tôi nghịch ngợm như quỉ sứ, mà lại rất dễ thương, và dĩ nhiên phải có các cô bạn nhút nhát như thỏ đế. Ngôi trường của tôi phải y chang như vậy, nếu không thì nó không phải là trường của tôi nữa rồi.

Tôi đến Mỹ khá muộn màng, khi đã ngoài 40 tuổi, tôi ra đi mang theo hình ảnh quê nhà đầy ắp ở trong lòng. Giả từ Việt Nam năm 1993, hình ảnh cuối cùng đóng băng lại, bất biến. Sau nhiều năm sinh sống trên đất Mỹ, tôi đã trở về thăm quê, cảm giác của tôi vô cùng hụt hẫng. Bởi vì, theo thời gian Thủ Đức- Sài gòn đã biến đổi, không phải hình ảnh năm xưa của tôi nữa rồi, tất cả đã thay đổi rất lớn, và buồn thay, tôi cảm thấy chán nản rất nhiều, và tôi cũng không biết vì sao?

Đối với tôi, Việt Nam bây giờ, chẳng những quang cảnh đã đổi khác mà con người cũng lạ lẫm nốt. Những người bạn mà tôi tiếp xúc, tôi thấy họ suy nghĩ và hành xử khác hẳn lúc trước và khác hẳn với tôi bây giờ. Nói chuyện với nhau một hồi, mỗi người nói một phách. Họ ăn nói, hát hò, lái xe, ăn nhậu... cái gì cũng lạ. Bạn chê tôi nói chuyện hay chêm tiếng Mỹ. Bạn thì cứ "ngôn" : vô tư, hoành tráng, bức xúc, điểm nhấn, cú hích, chà pá, bà cố, khí thế... tôi nghe mà chỉ hiểu lơ tơ mơ, giống như đi đến một nơi nào xa lạ. Bạn hỏi tôi, sống ở Mỹ ra sao? Tôi nói, cũng phải "cày như trâu" mới kiếm được đồng tiền. Bạn chắt lưỡi, đi Tây đi Mỹ chi cho cực khổ, có tiền ở VN vẫn sướng hơn. Tôi thở dài, không biết nói sao cho bạn hiểu, cuộc đời đâu phải chỉ có thế, à mà thôi, có lẽ hai đường thẳng song song không hề gặp nhau ở vô cực.

Tôi về, đôi lúc thấy trong lòng buồn ngẫn ngơ. Đi ngang ngôi trường cũ, bây giờ xây dựng rất bề thế, tôi cảm thấy không có chút cảm giác nào, đi trên những con đường phượng vĩ trong làng Đại học, không thấy người bạn nào của ngày xưa. Đi dọc dài ra Thủ đức cảnh cũ biến mất hết rất nhiều, tôi không tìm ra cái ngõ rẽ vào Nai vàng ngơ ngác, trường Notre Dame biến thành cái chổ gì gì trông khó hiểu, ngôi nhà của Minh Phượng bạn tôi tại Trường Nam đã biến mất, hẽm Chương dương nhếch nhác không thể tả. Người chạy xe ngoài đường đông nhung nhúc, nhưng rất lạ lùng, không hề thấy một người nào quen, "những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bay giờ..." Tôi thở dài, tôi lại mong ngày trở về Mỹ, thật không sao hiểu nỗi lòng mình.

Sau những chuyến trở về Việt Nam, đêm đêm tôi lại nằm gát tay lên trán, lại lang thang trở về quê nhà, trở về thăm ngôi trường cũ, chỉ vậy thôi.... "rừng xưa đã khép...".

Viết xong lần thứ hai, 4-11-2015. NĐC.

(Xin trở lại thủa ngày xưa tinh nghịch- thơ Hoàng Anh Tuấn)

lequyen
Posts: 279
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Post by lequyen »

Image

Hãy nắm lấy tay tớ
Ngày đầu gặp cậu, tớ không mấy ấn tượng về cậu bạn "lạnh như băng"ngồi ngay bên cạnh. 2 đứa mình khi ấy cứ im lặng, thầm mong thời gian học của buổi đầu ấy trôi nhanh đi.

***

Ngày thứ hai, cuối buổi học, trời đổ mưa to, tớ đứng ngoài hiên trường chờ ai đó tới đón và rồi chẳng thấy ai. Cả ba và mẹ tớ đều bận bịu công việc nên tớ thấy lẻ loi lắm! Bỗng, tớ quay sang thì thấy cậu cũng đang ở đó. Ngôi trường khi ấy im ắng, chỉ còn tiếng mưa rả rích và hai bóng người đang nhìn mưa rơi. Cậu đã đưa đôi bàn tay của mình ra hứng giọt mưa lạnh của mùa đông năm ấy. Tớ tò mò đưa tay ra theo rồi run rẩy đôi tay mình. Nước mưa lạnh quá!Bất chợt, cậu nở 1 nụ cười làm tớ không hiểu nổi. Cậu hỏi tớ thấy nước mưa thế nào?Tớ chỉ trả lời là lạnh mà thôi. Giờ đây, tớ đã hiểu nụ cười của cậu và câu trả lời của tớ khi ấy khác nhau thế nào. Tớ cứ tưởng nụ cười ấy chế giễu tớ ngốc nhưng tớ sai rồi. Cảm nhận của cậu có lẽ sâu sắc hơn tớ và tớ đã thấy ánh mắt ấy-ánh mắt chất chứa một nỗi buồn nào đó của cậu.

Cậu còn nhớ không?

Có một lần tớ vô tình đụng mặt một đám thanh thiếu niên cá biệt, xém nữa là nguy hiểm cho bản thân. Chính cậu đã ra mặt bảo vệ tớ. Lúc ấy tớ sợ lắm!Cậu đã đưa tay cho tớ và nắm lấy đôi tay lạnh của tớ. Cậu ôm tớ vào lòng. Tớ bật khóc. Tớ cũng không hiểu sao từ lần đó, mỗi khi buồn hay đau, nước mắt của tớ cứ tuôn ra trước mặt cậu. Tớ muốn được cậu an ủi trong những lúc ấy. Thật kì lạ phải không?

Có lẽ cậu không biết...

Nhiều lúc trong giờ học, tớ đã lén nhìn sang "ân nhân" của tớ. Nét mặt cậu khi ấy tập trung làm tớ nhớ mãi. Một nét mặt "xinh dzai" ra phết. Trước đây, tớ cũng đã từng nghĩ mình bị cậu làm cho "say chút nắng" và cảm thấy ganh tị với My khi cậu tỏ ra thân thiết với cậu ấy. Nhưng điều đó cũng không hẳn là đúng. Giờ tớ hiểu đó chẳng qua là vì tớ không muốn mất đi một người bạn như cậu. Hai đứa mình trở thành bạn thân. Nhiều lúc cậu chọc tớ cười , làm tớ giận... và nhiều kỉ niệm khác nữa, tớ không quên được.

Thế rồi, cô giáo đổi chỗ cho tớ ngay bên cạnh một cậu bạn "phải lòng tớ". Tớ khó xử lắm. Chính cậu đã khuyên tớ cứ tự nhiên như khi bên cậu và đương nhiên điều đó giúp tớ đỡ ngại hơn và cũng vui hơn nữa.

Và ngay ngày hôm qua, tớ nhận được tin mẹ cậu qua đời. Tớ không thể tin nổi. Chắc cậu đau lắm phải không? Đau thắt tim gan. Bây giờ và cả khi ấy nữa, tớ muốn đến bên cậu và nắm lấy tay cậu, cùng cậu vượt qua nỗi đau. Tớ muốn cùng khóc, cùng chia sẻ nỗi buồn với cậu dù biết không thể làm vơi đi tất cả nỗi buồn ấy. Tớ biết nói điều này giờ đây thật kì cục, tớ muốn cậu nhớ tới chúng tớ và vui vẻ như xưa, muốn cậu mau chóng quên đi nỗi đau này.

"ĐỪNG NGẠI NGẦN NẮM LẤY TAY TỚ MỖI KHI CẬU BUỒN, VUI, CÔ ĐƠN HAY ĐAU KHỔ NHÉ!"

Andy Trần

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Ly cà phê muối có hương vị ngọt ngào
Nếu có ai hỏi cô cà phê muối có hương vị thế nào, cô sẽ không ngần ngại cho họ biết, là ngọt, rất ngọt!

Anh và cô tình cờ gặp nhau trong một bữa tiệc. Có rất nhiều chàng trai theo đuổi người con gái xuất sắc như cô, mà anh thì bình thường như thế, chẳng ai thèm chú ý đến chàng trai như anh.

Khi bữa tiệc kết thúc, anh hẹn cô cùng uống với anh một ly cà phê. Tuy hết sức ngạc nhiên nhưng cô vẫn nhận lời, theo phép lịch sự.


Bọn họ đến một quán cà phê bài trí khá thanh nhã. Anh hồi hộp đến mức chẳng nói nên lời. Còn cô thì cảm thấy không thỏa mái chút nào. Cô thầm nghĩ: "Mau cho tôi về nhà đi!"

Đang ngồi lặng lẽ, anh bỗng nhiên gọi người phục vụ: "Có thể cho tôi chút muối không? Tôi muốn thêm muối vào cà phê."

Tất cả mọi người đều quay sang nhìn anh. Con người này kỳ lạ thật đấy! Anh đỏ mặt nhận hũ muối từ người phục vụ rồi pha cà phê theo kiểu chẳng giống ai, sau đó bình thản nhâm nhi từng ngụm.

Cô tò mò hỏi anh: "Vì sao anh lại có thói quen này?"

Anh từ tốn trả lời: "Từ nhỏ tôi đã lớn lên gần biển. Tôi thích chơi đùa trên bãi biễn, vì như thế có thể cảm nhận được vị mặn của biển. Giờ không được sống gần biển nữa, nên mỗi khi uống cà phê mặn, tôi sẽ nhớ về thời thơ ấu, nhớ đến quê hương của tôi. Tôi rất nhớ quê hương, nhớ cha mẹ mình ở đó."

Cô đã bị đôi mắt long lanh của anh làm cho cảm động mất rồi. Cô cảm nhận được tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim của anh. Một người đàn ông có thể thoải mái nói ra nỗi nhớ quê của mình nhất định là một người biết yêu thương, chăm sóc và có trách nhiệm với gia đình.

Sau đó, cô cũng bắt đầu kể với anh về thời niên thiếu, về gia đình của cô ở quê. Cuộc nói chuyện của họ diễn ra hết sức vui vẻ, và cũng là khởi đầu đẹp đẽ cho một câu chuyện tình.

Bọn họ tiếp tục gặp gỡ. Cô phát hiện ra anh là một người đàn ông tốt về mọi mặt, phù hợp với những yêu cầu khắt khe của cô. Anh nhẫn nại, tốt bụng, nhiệt tình, tinh tế, vậy mà suýt chút nữa cô đã bỏ lỡ mất anh. May mà nhờ có ly cà phê muối!

Sau đó, câu chuyện đẹp như những gì chúng ta nghĩ, công chúa lấy hoàng tử, rồi họ sống bên nhau vô cùng hạnh phúc.

Mỗi khi pha cà phê cho anh, cô đều bỏ thêm một chút muối, cô biết anh thích như vậy.


40 năm sau, khi anh qua đời đã để lại cho cô một bức thư. Trong đó, anh viết rằng:

"Em thân yêu, mong em tha thứ cho anh, tha thứ cho lời nói dối anh đã giữ kín đến tận cuối đời. Đây là lời nói dối duy nhất mà anh từng nói với em - Cà phê muối.

Em còn nhớ lần đầu chúng ta hẹn hò không? Khi ấy anh quá căng thẳng, thật ra anh muốn xin thêm đường, nhưng lại nói nhầm thành muối.

Vì lời đã nói ra rồi rất khó thay đổi, thế nên anh đành... Anh không thể ngờ được rằng nó lại là khởi đầu cho tình yêu của chúng ta.

Rất nhiều lần anh muốn nói cho em biết sự thật, nhưng anh lại không dám, vì anh đã hứa sẽ không nói dối em bất kỳ điều gì...

Giờ anh phải ra đi rồi, còn điều gì đáng sợ hơn nữa đây? Bởi vậy, anh sẽ nói cho em biết sự thật: Anh không thích uống cà phê mặn, vị của nó kỳ quái và khó uống vô cùng, thế nhưng cả đời anh lại luôn uống cà phê mặn do em pha.

Khi gặp được em, anh nguyện làm bất cứ việc gì vì em. Có em trong đời là hạnh phúc lớn nhất của anh. Nếu có thể sống lại lần nữa, anh vẫn muốn gặp gỡ và cùng em đi đến cuối đời, cho dù có phải uống cà phê muối thêm lần nữa."

Nước mắt cô thấm ướt lá thư. Thì ra hàng ngày anh vẫn luôn cố uống những cốc cà phê có muối mà cô pha, chỉ vì muốn làm cô vui.

Mãi sau này, cô vẫn luôn giữ thói quen pha cà phê muối, như một cách để nhớ về anh. Nhiều người tò mò hỏi cô: "Cà phê bỏ thêm muối thì có vị gì?"

Khi ấy, cô sẽ mỉm cười nói với họ rằng: "Vị ngọt."


Theo Phương Thảo

lequyen
Posts: 279
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Post by lequyen »

Image

Cà phê và tình yêu


Cà phê nếu đã không muốn, không thích thì tốt nhất đừng uống. Tình yêu cũng thế, nếu không chịu đựng được nhau thì tốt nhất nên quên đi...

Cà phê đôi lúc thật đắng, đôi khi cũng thật ngọt, nhưng điều quan trọng là bạn đang uống với ai…

Cà phê cũng tựa như socola mà người ta hay tặng nhau trong ngày Valentine vậy, đắng và ngọt, tạo nên hương vị đặc biệt của tình yêu… Yêu là nuôi dưỡng tách cà phê kia, là làm cho 2 hương vị ấy luôn hòa quyện để tạo nên một tình yêu thật sự "ngon miệng"...

Đâu phải chỉ có mỗi cà phê để uống... chẳng lẽ chỉ vì thích cà phê mà tự áp đặt mình quá sao? Vị đắng cà phê khiến người ta phải nhăn mặt đi, nhưng sau đó vẫn mỉm cười với cái dư vị ngòn ngọt và thơm thơm của nó đấy thôi...

Người ta vẫn thường mặc định rằng cà phê luôn luôn đắng, và lớp bọt sữa thì ngọt ngào. Nhưng chỉ cần khuấy đều sữa và cà phê, bạn sẽ vẫn cảm nhận được vị đắng, nhưng nó đã bị lấn át bởi vị ngọt.

Tình yêu cũng thế thôi. Hãy để cho đắng và ngọt cùng tồn tại song song để tới khi kết thúc, nó sẽ có một hương vị tuyệt vời… Cà phê nếu đã không muốn, không thích thì tốt nhất đừng uống. Tình yêu cũng thế, nếu không chịu đựng được nhau thì tốt nhất nên quên đi...


DoDom st

muoiot
Posts: 98
Joined: Sat Sep 19, 2009 6:52 pm

Post by muoiot »

Tớ sẽ quên cậu, nhanh thôi! "Tớ không hứa sẽ yêu cậu cả cuộc đời này. Nhưng tớ hứa sẽ yêu cậu nhiều bẳng tất cả những giọt mưa trong đời cộng lại"

***

Phố lên đèn.

Lại một ngày nữa Nam một mình dạo bước khắp các con phố với những nỗi nhớ miên man, vô định. Anh vẫn nhớ đôi mắt ấy, nụ cười ấy, giọng nói ấy và cả giọt nước mắt ấy. Anh nhớ cả cái cách anh đẩy người con gái ấy ngã nhào khiến cô suýt bị 1 chiếc ô tô đâm phải. Đúng, anh thật là một kẻ nhẫn tâm. Anh nhẫn tâm cả với người con gái mình yêu nhất.
Image Nam là một đứa trẻ được 1 gia đình nhận nuôi tại trại trẻ mồ côi. Họ coi anh như con ruột, và Quang - con trai của họ cũng coi anh như người anh trai vậy. Cuộc sống của anh dưới mái ấm gia đình ấy quá đẹp, anh thầm cảm ơn thượng đế đã cho anh 1 gia đình, dù chẳng phải ruột thịt, nơi mà anh có thể dựa vào khi buồn. Và cũng chính vì được nhận nuôi trong gia đình ấy, anh đã gặp cô.


Hai cậu bé giành nhau 1 món đồ:

"Cái đó là của anh, anh tìm thấy trước cơ mà", Nam tức giận

"Nhưng em là em trai của anh, anh phải nhường em chứ", Quang hét to với anh trai

"Dù vậy thì chúng ta cũng bằng tuổi nhau cơ mà. Thay vì lấy những gì mà anh tìm thấy được, sao em không tự đi tìm cái của riêng mình"

"Nhưng em muốn có cái đó"

"Các cậu đang cãi nhau đấy à?" Cô bé có mái tóc ngắn, mặc chiếc váy trắng với đôi mắt to, xinh như một thiên thần lên tiếng, "Đừng cãi nhau nữa, chúng ta cùng chơi được không?" - Cô bé tên An.

"Đồng ý! Rất vui được làm bạn với cậu." 2 cậu bé cùng cười tươi bắt tay cô bé.

Từ đó, họ thiết lập thành 1 tình bạn. Hàng ngày, họ cùng nhau đi học, làm bài tập chung và cùng nhau chơi nhiều trò chơi. Họ cùng nhau trốn bố mẹ rong ruổi khắp các khu phố. Hai cậu bé thay phiên mang đồ và đưa cô bé đi học. Cứ thế, họ lớn lên bên nhau. Cho đến khi cả 3 đều đã trưởng thành, đều nhận ra những thay đổi của chính mình.

* * *

"Hihi hum nay Nam đi chơi với tớ đê. Bí mật nhé, cấm được cho ai biết. "Nam nhận được tin nhắn từ An khi vừa thức giấc.

1 chút phân vân.... "Hay cậu rủ Quang đi, hôm nay tớ thấy hơi mệt "

"Cậu lỡ từ chối 1 cô bé dễ thương, đáng yêu và kute như tớ sao hả *chấm nc mắt*"

Anh mỉm cười. Đúng, chẳng bao giờ anh có thể từ chối cô cả, và anh thua.

"Chuẩn bị đi, 15p nữa tớ qua đón"

Thay vì đi xe máy, anh lai cô trên 1 chiếc xe đạp. Bởi cô vẫn bảo thích được anh lai đi bằng xe đạp chậm rãi hơn là cái tốc độ nhanh đến chóng mặt của xe máy.

Cô vòng tay qua ôm lấy anh hát ngêu ngao, miệng cười không ngớt. Gió lùa vào khe tóc mát rượi. Và cô thấy thật bình yên. Anh cũng cảm nhận như mình đang có cả thế giới vậy. Bỏ lại hết những buồn phiền phía sau lưng, anh đưa cô đến công viên mà ngày xưa 3 người vẫn hay cùng nhau học bài mỗi buổi chiều. Cô xuống xe, chạy thẳng đến bãi cỏ phía sau công viên, nơi mà mọi người đa phần chẳng bao giờ đến.

"Bồ công anh bay đi gần hết rồi." cô buồn thiu nhìn đám hoa bồ công anh. Gió thu mang hoa bay đi, chỉ còn 1 vài bông nguyên vẹn.

"Ừ, bồ công anh cũng như con người đấy. Khi mà nơi nó sinh sống không còn đủ điều kiện để nó phát triển, nó sẽ bay theo gió, đến 1 nơi tốt hơn để sinh trưởng. Và con người cũng nên đến nơi đến nơi mà ở đó, họ được hạnh phúc về mọi thứ, chứ đừng cố trụ lại nơi mà họ chẳng có hạnh phúc" Anh đưa mắt nhìn xa xăm.

"Hứ ! Bồ công anh cũng đâu được bay đến nơi nó muốn. Nó phải bay theo gió mà, nó phó mặc đấy chứ"

"Uhm"

"Hum nay cậu ăn nhầm cái gì thế hả? Tự nhiên nói chuyện kì kì"

Anh chỉ cười nhẹ. Anh kéo cô ngồi xuống thảm cỏ đã có vài chỗ úa vàng. Anh gài lên mái tóc cô một bông bồ công anh.

"Nè, định biến tớ thành con điên trên cao nguyên đấy àh?"

"Đâu có, cậu đẹp mờ"

"Hí hí, tớ biết tớ đẹp rồi, khen nhiều ngại quá à"

Anh bật cười, thật bó tay với cô bé này luôn.

"Hí hí, bạn ơi, cho mình tựa vào vai chút xíu nha"

"Ơ có ai cấm đâu"

"Hehe cảm ơn"

"Ừ, mà nghe tớ hát không"

"OK lun hề hề "

"Bài gì bây giờ nhỉ?"

"Baby I love you."

...
"There are three words, that I've been dying to say to you
Burns in my heart, like a fire that ain't goin' out
There are three words, & I want you to know they are true...
I need to let you know
I wanna say I love you, I wanna hold you tight
I want your arms around me & I, want your lips on mine
I wanna say I love you, but, babe I'm terrified
My hands are shaking, my heart is racing
Cause it's something I can't hide, it's something I can't deny
So here I go...
Baby I love you "

Cô lại ngủ gục trên vai anh một lần nữa. Gió đùa khiến tóc cô rối tung, cô ngủ như một thiên thần vậy. Anh đan khẽ tay mình vào tay cô, thì thầm:

"Tớ sẽ không hứa yêu cậu cả cuộc đời này. Nhưng tớ hứa sẽ yêu cậu nhiều bằng tất cả những giọt mưa trong đời cộng lại"

Cô chẳng thể nghe được điều anh nói. Miệng cô khẽ mỉm cười, chắc cô đang có một giấc mơ rất đẹp. Và anh hi vọng khi anh rời xa cô, giấc mơ đẹp ấy vẫn tiếp diễn. Bởi đã có 1 người con trai yêu cô thật lòng thay thế anh. Và anh nghĩ Quang sẽ không làm cho cô phải khóc. Anh chạm nhẹ vào chiếc vòng lục lạc trên tay cô. Anh muốn khóa cô lại trước mà, nhưng bây giờ anh lại là người buông tay trước sao?

Anh lay nhẹ vai cô "Này nhỏ, dậy đi, ở kia đang có hội kìa, đến đó chơi không?"

Cô khẽ vươn vai "tớ ngủ nửa tiếng rồi cơ à? Hì cậu cũng chịu mỏi giỏi ghê nhỉ ^^"

Anh kéo tay cô dậy, ra khỏi công viên. Họ gửi xe lại đó để đỡ phiền khi vào hội.

Cô nắm chặt lấy tay anh, chạy hết từ chỗ này đến chỗ nọ. Họ cùng nhau ăn đồ ăn vặt, chơi mấy trò chơi và chụp ảnh kỉ niệm nữa. Thời gian bên cạnh cô, anh dường như quên hết những gì sắp xảy ra. Chỉ cần biết hiện tại, anh đang ở rất gần cô, và anh thực sự hạnh phúc. Cô vẫn cười tươi lắm, đẹp lắm. Anh ước mình có thể níu giữ giây phút này mãi. Bởi ngày anh rời xa, cô sẽ khóc. Đám đông của hội chen lấn nhau, cô theo sau lưng anh, cố nắm chặt lấy bàn tay anh, suýt nữa thì cô tuột mất bàn tay đang nắm lấy tay mình, và cô sợ. Nhưng rồi cuối cùng, tay cô bị tách ra khỏi tay anh, đám đông kia đẩy cô lại sâu phía sau. Dù anh có cố thế nào cũng không thể đến chỗ cô. Khoảng cách của 2 người đã quá xa. Anh không thể đẩy cả đám đông để nắm lại bàn tay cô, dù ở vị trí đó, a thấy cô đang rất cần được giúp đỡ, cô đang không biết phải làm gì. Cũng như anh chẳng thể nào phá vỡ đựơc bức tưởng ngăn cách của 2 người. Tay cô thực sự đã tuột khỏi bàn tay anh. Anh bất lực với chính mình.

Cô nhận được 1 tin nhắn từ anh: "Tớ không thể giữ được bàn tay cậu nữa. Vậy tớ buông nhé "

"Cậu đang nói gì vậy? Cậu đang ở đâu? Tại sao tớ không nhìn thấy?"

"Cậu tự bắt xe về đi nhé. Tớ về trước đây"

Cô bật khóc to giữa đám đông hỗn độn. Cô cố tìm kiếm 1 hình bóng thân quen. Nhưng dường như cô đã lạc anh xa quá.

* * *

Suốt mấy ngày liền, cô cố gắng liên lạc với anh, bằng cả tin nhắn và điện thoại nhưng không được. Những lần trước, chỉ cần 2,3 tiếng chuông là anh sẽ nghe máy ngay. Nhưng lần này chỉ còn những tiếng tút..tút ..kéo dài mà không ai đáp. Cô như phát điên với chính nỗi hoang mang của mình. Cô cần 1 lời giải thích. Chuyện gì đang diễn ra? Cứ như thể một cơn gió cuốn trôi tất cả, cuốn anh ra khỏi hoàn toàn cuộc đời cô. Cô đưa tay lau nước mắt, nhưng 1 giọt khác lại trào ra. Chúng như muốn làm mờ đi đôi mắt đã xưng lên vì khóc quá nhiều. Cô nhớ anh! Điều gì đã khiến cho 1 người luôn bên cạnh cô khi cô cần lại bỗng dưng biến mất mà chẳng có 1 lí do? Phải chăng cô đã làm điều gì sai? Không, không hề có điều gì cả. Trước giờ mỗi lần cô sai, anh đều không trách cô mà chỉ cho cô thấy lỗi ấy. Nhưng lần này, anh bỗng vụt mất khỏi cô mà không chút manh mối gì. Cô muốn tìm anh, muốn gặp anh, muốn biết mọi chuyện. Nhưng dường như vô vọng, cô chẳng thể liên lạc với anh được.

Tít....

"Anh trai tớ sắp đi Paris rồi, cậu có muốn đến tạm biệt không? "Tin nhắn đến từ Quang

Mắt An tối sầm lại khi đọc được dòng tin nhắn ấy. Cái gì mà đi Paris? Cái gì mà tạm biệt? Cô có đọc nhầm không vậy? Paris á? Cái nước Pháp xa xôi đấy á? Cô bật dậy, lao nhanh ra ngoài. Cô bắt vội 1 chiếc taxi đến sân bay. Người cô run lên bần bật, cô gần như mất đi sự thăng bằng của cơ thể. Cô bước những bước chân loạng choạng, và cô nhìn thấy người ấy tại cửa chính sân bay. Nam đang chào mọi người và chuẩn bị đi. Nhưng tại sao?

Cô đứng như chôn chân dưới đất, lúc này cô không biết phải làm gì cả. Từng giọt nước mắt cứ rơi đều đều, cô mím chặt môi, có cái gì nghẹn ứ trong cổ họng. Cô cứ nghĩ khi thấy anh, cô sẽ phải chạy đến ngay và bắt anh giải thích. Nhưng sao lúc này, cô thấy mình trở nên vô dụng.

Nam nở 1 nụ cười nhìn cô, nó có phần gì đó gượng gạo. Anh tiến lại gần chỗ cô đứng:

"Tớ đi nhé! Cậu ở lại mạnh khỏe và phải thật hạnh phúc đấy" Nói xong, anh quay đi rất nhanh, như đang muốn lảng tránh.

Cô vội nắm lấy tay anh, cô khóc nấc lên: "Nói cho tớ biết chuyện gì đang diễn ra đi. Cậu đang làm điều gì vậy? Cậu đang đùa với tớ đấy àh?"

"Tớ sẽ giải thích ..." Quang lên tiếng

"A sẽ tự nói chuyện với cô ấy" Nam ngắt lời.

"Nhưng...."

Nam nhìn Quang một cách kiên quyết. Rồi anh nắm tay An kéo đến bãi đậu xe. Cô vung tay mạnh tuột khỏi bàn tay anh

"Bây giờ thì cậu nói được rồi chứ? "

"Tớ sẽ sang Pháp sinh sống, cậu ở lại nhớ giữ..."

"Đấy không phải là điều tớ muốn biết."Cô cắt ngang "Cái tớ muốn biết là lí do. Lí do cậu tránh mặt tớ? Lí do cậu ra nước ngoài mà không hề cho tớ biết trước? "

Anh thở dài "Tớ xin lỗi . Nhưng có lẽ trong thời gian qua tớ.... nhầm tưởng thì phải? "

"Cậu nhầm tưởng cái gì chứ? "

"Tớ cứ nghĩ tớ đang dành cho cậu 1 thứ tình cảm đặc biệt. Nhưng thời gian gần đây, tớ nhận ra rằng tớ chỉ coi cậu là 1 người bạn thân. Tớ không muốn làm tổn thương cậu......"

"Cậu biết tớ có tình cảm với cậu đúng không? "

"...."

An thấy hụt hẫng "Nhưng tớ chưa bao giờ bắt ép cậu phải đáp lại nó cả. Cậu hoàn toàn có thể từ chối, và chúng ta có thể vẫn là bạn mà "

"Quang thích cậu đấy. Cậu biết mà, và Quang có thể cho cậu hạnh phúc. .."

"Nhưng tớ chẳng có tình cảm gì với cậu ấy hết . Lí do của cậu nghe buồn cười thật đấy"

"Cậu thôi đi "Anh to tiếng với cô. Lần đầu tiên. Anh nổi giận với cô. Lần đầu tiên. Cô sợ . "Cậu không thấy rằng cậu thật phiền phức sao? Cậu là một con nhỏ phiền phức "

Cô thấy như có ai đó vừa đâm cho mình 1 nhát dao "Phiền ...phiền phức? Cậu vừa nói là tớ phiền phức sao?"Nước mắt như chỉ trực trào ra nãy giờ đã giàn giụa trên khuôn mặt cô.

"Đúng cậu thật phiền phức. Tớ thấy mệt mỏi khi lúc nào cũng phải ở bên 1 con nhỏ hơi tí là khóc như cậu, làm những việc cậu muốn trong khi tớ không muốn. Tớ mệt với cậu . Muốn làm gì thì sao không tự làm lấy, lại phải lôi tớ vào theo chứ . Đồ phiền phức ! "

Nghe những câu ấy của anh, cô tổn thương quá lớn. Những lời ấy thực sự là anh nói sao? Anh đang nói với cô sao? Cô không dám tin vào những gì mình vừa nghe thấy và cũng không muốn tin. Nó quá tàn nhẫn . Cô bịt chặt 2 tai lại, khuỵu chân xuống ngay trước mặt anh. Cô khóc. Chưa bao giờ anh thấy cô khóc như thế. Tim anh nhói. Anh cắn chặt môi đến bật máu.

"Tớ đi đây, quên tớ đi, coi như tớ chưa hề xuất hiện trong cuộc đời cậu "

Cô chạy lại túm chặt lấy tay anh. Bàn tay cô lạnh và run "Cậu có dám nhìn thẳng vào mắt tớ và nói điều đó một lần nữa không? 15 năm, nói quên là quên được sao? Sao ngay từ đầu cậu không nói hết ra, để tớ cứ hi vọng vào một cái kết không có thật về một tương lai vốn chỉ trong trí tưởng tượng. Cậu không thấy mình tàn nhẫn lắm sao? "

"Không ! "Anh vung tay với 1 lực mạnh, hất cô ngã nhào về phái sau.

Kít...................

Nam hốt hoảng khi nghe thấy tiếng phanh gấp của chiếc xe, muốn lao đến chỗ cô nhưng không sao nhấc nổi chân. Chỉ một chút nữa thôi, chiếc xe ô tô vừa lao đến đã gây ra tai nạn cho cô. Anh nắm chặt tay, bấu mạnh vào lòng bàn tay. Sao anh lại chỉ đứng im? Đáng lí ra a phải chạy ngay đến chỗ cô chứ? Anh cảm thấy mình không thở nổi, khẽ liếc nhìn cô. Cô tháo chiếc vòng lục lạc ở tay mình ra ném về phía Nam "Cậu là đồ tồi "

Anh khẽ cúi xuống nhặt chiếc vòng rồi quay bước đi thẳng, chẳng ngoái lại nhìn cô một lần nào nữa.

Còn cô, nhìn theo bóng anh dần xa khuất.....rồi ngất lịm đi.....

* * *

~ 1 tháng trước ~

"Anh hãy bỏ cuộc đi" Quang nhìn thẳng vào mắt Nam, nói dõng dạc

"Không bao giờ, anh sẽ không bỏ cuộc đâu" Nam tức giận

"Anh biết em yêu cô ấy rất nhiều mà"

"Anh chắc chắn là tình yêu của mình dành cho cô ấy không hề ít hơn em . Anh luôn làm tròn vai trò của một người anh trai, luôn nhường nhịn em. Nhưng cô ấy thì không."

"Đúng . Anh đã làm tròn vai trò một người anh trai, nhưng anh quên là anh vẫn còn nợ bố mẹ e à?"

"Anh...."

"Nếu là tiền bạc, bố mẹ đâu có cần. Vậy thì hãy trả ơn họ bằng việc từ bỏ cô ấy, em là con trai họ, và mọi thứ thuộc về em đều là của họ. Nếu em vui và hạnh phúc, anh biết là bố mẹ cũng như vậy mà."

Nam và Quang - họ phải đang nói chuyện trên quan hệ là 2 anh em. Họ nói chuyện với tư cách là 2 người đàn ông. Và họ cùng yêu một cô gái. Tình cảm của họ dành cho nhau lớn đến mấy, thì cũng chẳng thể phá vỡ được sự thật này. Cả 2 người đều phải đấu tranh cho tình yêu của đời mình.

Nam chỉ im lặng . Một nỗi chơi vơi bắt đầu. Ơn đó thực sự quá lớn. Và anh phải làm những gì nên làm.

Nam vẫn nhớ An từng bảo anh đừng bao giờ rời xa cuộc đời cô ấy. Bởi cuộc đời cô không có anh sẽ thật vô nghĩa. Nó cũng như một lời thú nhận thầm của 1 con người vậy. Và anh đã hứa, bởi cuộc đời anh cũng sẽ thật vô nghĩa nêu không có cô. Nhưng giờ đây, anh lại đang phải đứng trước ranh giới của tiếp tục và từ bỏ. Anh không muốn là kẻ thất hứa, nhưng cũng không mún là kẻ vô ơn.

Hàng ngày, anh vẫn cứ nói chuyện vs An như không hề có chuyện gì xảy ra. Nhưng lòng anh đang phân vân lắm. Người con gái này, anh còn vui vẻ bên cô ấy bao lâu nữa? Anh sẽ phải đi ra nước ngoài, phải rời xa cô và bắt đầu 1 cuộc sống mới. Cuộc sống mới chẳng có sự hiện diện của cô ấy.

Anh cứ nghĩ rằng mình sẽ có thể chăm sóc cho cô nhóc ấy suốt cuộc đời. Anh đã cho nó là định mệnh mà thượng đế đã sắp đặt. Và anh luôn bên cạnh bảo vệ cô bé. Khi còn nhỏ, có lần, khi thấy cô bé bị 1 đám con trai trêu trọc, anh đã lao ngay đến để cứu. Dù rằng sau đó anh bị thương không hề nhẹ. Nhưng thấy cô bé ấy khóc, anh vẫn cố cười và đưa tay lau nước mắt cho cô bé. Anh sợ những giọt nước mắt ấy, sợ đôi mắt đỏ hoe ấy. Cô rất dễ khóc, và những lúc đó, anh muốn mình có thể ở bên để lau đi những giọt nước mắt. Anh cần cô bé mít ướt của anh rất nhiều.

Anh đã từng chứng kiến An trốn trong góc phòng khóc một mình. Cô bé ngước nhìn anh với đôi mắt đỏ hoe ngấn nước. Anh lúng túng chẳng biết phải làm sao. Và anh đã ngồi xuống cạnh cô bé, im lặng. Anh đeo vào tay cô bé 1 chiếu vòng lục lạc. Cô bé thích thú, nhoẻn miệng cười. Và cô bé ngủ gục trên vai anh. Anh thì thầm khẽ bên tai cô bé :' Tớ khóa cậu lại rồi nhé, đừng có chạy xa tớ đấy".

Anh rất thích được cõng cô trên lưng, để chẳng bao h phải lo rằng lúc này cô đang ở đâu, làm gì. Nếu có thể, anh còn muốn cho luôn cô vào túi áo để mang đến bất cứ nơi nào anh mún ấy chứ.

Anh chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ rơi vào hoàn cảnh này. Khi mà anh và Quang lại yêu cùng 1 người con gái. Có lẽ người con gái ấy cũng có tình cảm với anh, bởi cô ấy đã ngầm nói ra điều đó. Nhưng bất cứ ai mang ơn cũng phải trả. Anh bất lực với chính mình. Anh biết mình sẽ chẳng bao giờ quên được cô . Nhưng có sao đâu, anh chỉ cần cô hạnh phúc. Bởi đó cũng chính là niềm hạnh phúc của anh.

* * *

~ Paris~

Một doanh nhân trẻ thấy mình lạc lõng giữa Paris nhộn nhạo. Cái kinh đô thời trang hoa lệ dù có ồn ã, hào nhoáng thế nào cũng không thể thay thế được bầu không khí ngọt mát,bình dị, gần gũi đất Việt. Và trên hết, ở đó có người mà chưa giây phút nào anh thôi nhớ.

Những buổi chiều, khi hoàng hôn thả mình xuống nhân gian nhuốm hồng cảnh sắc, mình Nam dạo bước công viên, mình anh giữa những cặp đôi hạnh phúc tay trong tay, anh thấy chạnh lòng.

-------------------------------------

Những ngày không có Nam đối với An thật khó khăn. Là những nỗi nhớ đến nhói cả vùng kí ức. Là những đêm thật lạnh và thật sâu, cô cảm nhận được trái tim mình thổn thức. Là những cảm xúc đã bị bóp vụn trong sự đấu tranh của lí chí. . Những gì cô cảm nhận được cứ giống như chiếc bóng đèn bị cháy vì hết tuổi thọ. Cứ nháy chớp liên hồi. Khi còn sáng, khi lại chập chờn. Rồi đến lúc nào đó sẽ lóe lên và tắt hẳn. Bóng đàn ấy đặt 1 dấu chấm. Như chính cô và anh, 1 kết thúc không lời.

-----------------------------------------

Anh vẫn thường hỏi thăm về cô qua 1 vài người bạn, cô đã yêu Quang, họ đang rất hạnh phúc. Anh buồn, anh ước giá người con trai ấy là anh. Nhưng mọi chuyện vẫn chẳng bao giờ đi chệch cái quĩ đạo vốn dĩ của nó. Và thế giới của anh và có có lẽ đã phải là như thế. Miễn sao cô được hạnh phúc, mọi thứ với anh chẳng còn gì đáng phải để bận tâm.

-------------------------------------------

An đồng ý làm bạn gái của Quang. Vì đơn giản, nếu không phải là anh thì ai cũng vậy cả thôi. Quang yêu cô thật lòng, điều đó cô biết. Nhưng trong trái tim cô vẫn luôn chỉ tồn tại 1 hình bóng thuộc về quá khứ. Vẫn có 1 khoảng cách vô hình giữa cô và Quang, dù bên ngoài nhìn vào sẽ thấy họ đang hạnh phúc. Cô không thể gần gũi Quang giống như khi còn bên Nam . Cô sợ lại bị tổn thương hay có 1 kí ức vô hình ngăn cản điều đó? Vẫn là nụ cười, nhưng có phần nhạt. Vẫn là sự quan tâm, nhưng có phần hời hợt. Cô đối với Nam như là trách nhiệm vậy. Rằng đây là việc mà những người bạn gái phải làm với bạn trai. Mọi thứ như miễn cưỡng, chẳng có chút gì là tự nhiên.

-----------------------------------------

5 năm trôi qua rồi, có lẽ mọi chuyện đã ổn. Mọi thứ chắc đã trở về với vị trí ban đầu, sau bao cú chao đảo. Và anh quyết định trở về Việt Nam, đó mới là nơi anh muốn dừng chân.......

* * *

Nam vừa đặt chân xuống sân bay Nội Bài đã ngay lập tức về nhà gặp bố mẹ nuôi. Họ cũng già đi khá nhiều. Gặp lại anh, họ mừng lắm. Họ hỏi anh đủ thứ chuyện . Như những gì anh từng cảm nhận, anh vẫn thấy mình như thành viên của gia đình này.
Tối, Quang trở về và hơi sửng sốt khi nhìn thấy anh. Anh có cố gắng quan tâm, hỏi han thế nào, Quang cũng chỉ đáp một cách đại khái, đôi khi còn cáu gắt.

Sau một vài ngày chào hỏi mọi người, hôm nay Nam quyết định sẽ đi dạo phố. Anh muốn tìm lại chút không khí đất Việt, tìm lại những cảm xúc đã đi lạc cùng thời gian trong suốt 5 năm qua. Mùa thu, hương hoa sữa nồng nàn ôm chặt lấy cả con phố. Nhiều người thường nói hương hoa sữa nồng quá, ngửi nhiều thì đau đầu lắm. Nhưng An bảo hoa sữa có nồng, nhưng là một vị nồng đặc biệt. Một vị nồng mát mà ta không chỉ cảm nhận bằng khướu giác, ta còn thấy được hương vị ấy chen vào đầu lưỡi, đọng lại nơi cổ họng cơ. Từ lúc ấy, anh bỗng yêu hoa sữa lạ. Anh với tay hái một chùm hoa sữa và bước đi. Rồi anh nhìn thấy Quang. Bên cạnh cậu chính là An – người mà anh nhớ rất nhiều. Nhưng có vẻ họ đang xích mích.

"Cậu tưởng tớ không biết rằng cậu vẫn còn yêu Nam sao?" Quang to tiếng

"Tớ...tớ đang là bạn gái cậu cơ mà" An lúng túng

"Bạn gái? Sự thật hay chỉ là trên danh nghĩa? Cậu còn định đùa tớ đến bao giờ?"

"Đúng là tớ vẫn còn có tình cảm với Nam. Nhưng tình cảm của cậu ấy không hề dành cho tớ. Và tớ vẫn luôn cố gắng để trở thành người bạn gái tốt của cậu đấy thôi"

"Cái tớ cần là trái tim cậu kìa. Hay thay cho từ bạn gái. Chẳng biết cậu có mệt không chứ nhìn cậu như vậy tớ cũng mệt lắm."

"Nam đã là quá khứ rồi. Và chắc gì cậu ấy đã còn nghĩ về tớ nữa. Tớ có muốn ở bên cậu ấy cũng đâu có được"

Quang tức giận, trợn mắt nhìn An "Bây giờ thì anh ta về rồi đấy, cậu thích thì đến mà tìm người cậu yêu đi. Nói cho cậu biết nhé, thật ra anh ta cũng yêu cậu đó"Nam cười nhếch mép, cho một tay vào túi quần và quay đi "Tớ không cần sự dối trá của cậu nữa. Biến đi"

An hoảng sợ năm lấy tay Quang "Cậu bình tĩnh đi Quang, cậu đang làm tớ sợ đấy. Chúng ta có thể từ từ nói chuyện mà"

"Tôi nói cậu biến đi ..."Quang hất mạnh tay An khỏi cánh tay mình...

Tim Nam nhói lên một nhịp...anh chạy thật nhanh đến chỗ An...chiếc ô tô...Bãi đậu xe 5 năm trước.....KÉTTTTTT !!!!

An bị một lực mạnh làm thay đổi phương hướng, đẩy nhào về phía trước . Đầu cô đập xuống đường. Cô chóng váng ôm đầu, dần mở mắt. Và hiện ra trước mắt cô là một gương mắt đã lâu quá rồi cô không được thấy . Nhưng đôi mắt người ấy nhắm nghiền, một thứ dịch đặc màu đỏ chảy trên mặt anh. An nâng đầu Nam lên chân mình, cô bật khóc thành tiếng. Cô đã hiểu chuyện gì đang diễn ra, cố lay gọi anh dậy.

"An, chán cậu chảy máu kìa "Quang chạy đến, đưa tay lau máu đang chảy trên trán An. Nhưng cô đẩy Quang ngã về sau. Mọi thứ với cô bây giờ là Nam, là người đã biến mất trong cuội đời cô một thời gian dài, và khi xuất hiện lại bất tỉnh trước mắt cô.
Nam hé mở đôi mắt này giờ vẫn nhắm nghiền. Anh đưa tay lau nước mắt cho An "Cậu biết tớ sợ nhìn thấy cậu khóc lắm mà"
Cô đưa một tay lên lau vội nước mắt "Ừ ừ, tớ không khóc nữa. Nhưng cậu làm cái gì vậy Nam? Cậu thật là ngốc"Nước mắt không kìm được lại chảy tràn. Cô lau máu trên khóe miệng Nam.

Anh nắm lấy bàn tay cô, cười nhẹ : "Cách đây 5 năm, cậu nhớ không, tớ đã chút nữa cướp đi sự sống của cậu cũng theo hình thức này. Tớ đau, An ạ"

"Cậu đau gì chứ. Cậu có tình cảm gì với tớ đâu mà đau "

"Tớ yêu cậu, từ lâu rồi. Và chưa hề thay đổi"

"Cậu nói dối"

"Tớ nói dối cậu một lần duy nhất về tình cảm của tớ. Còn bây giờ là thật"

Cô gật đầu thật nhanh "Cậu yêu tớ, vậy bây giờ cùng tớ đi đến bệnh viện. Cậu còn phải thực hiện lời hứa nữa"

Anh lắc đầu : "Không cần đâu An"Anh đặt vào lòng bàn tay cô một chùm hoa sữa đã nát. Hoa sữa màu đỏ. Hoa sữa không còn mang hương thơm nguyên bản của nó.. Anh tháo chiếc vòng lục lạc trên cổ tay mình đeo vào tay cô "Nghe lời tớ đừng khóc nữa. Cái này đã là của cậu thì sẽ mãi là của cậu. Cậu phải sống thật tốt, sống cả cho tớ nữa đấy. Và đừng bao giờ quên tớ, bởi tớ sẽ không quên cậu đâu"

"Cậu sẽ không sao"Cô nâng anh dậy "Dậy đi, tớ sẽ đưa cậu đến bệnh viện. Xe cứu thương đang đến rồi, và cậu sẽ không sao hết"

Anh kéo tay cô lại, với một lực yếu ớt "Đừng bao giờ quên tớ nhé ! Tạm biệt cậu, người tớ yêu mãi mãi..."

Mắt anh khép dần, tay anh rời khỏi tay cô và rồi anh đi theo lời mời của những thiên thần áo trắng. Còn cô, cô gào thét tên anh trong đau đớn. Cô gọi anh dậy, cô không cho anh ngủ. Nhưng anh nào có nghe ....

* * *

An trồng một cây hoa sữa bên mộ Nam. Cô ngồi cạnh mộ anh, cô không khóc :

"Cậu làm tớ đau nhiều lắm biết không. Cậu là một kẻ nói dối, nhưng tại sao tớ lại luôn tin vào những lời nói ấy nhỉ? Cậu bảo cậu ghét tớ, bảo tớ phiền phức. Tớ tin. Cậu bảo cậu yêu tớ. Tớ cũng tin. Có lẽ cậu chẳng biết tớ yêu cậu nhiều thế nào đâu Nam ạ. Và tớ cũng chẳng thể đo được tình cảm mà cậu dành cho tớ là bao nhiêu. Ngày cậu đi qua Pháp, tớ khóc nhiều lắm. Tớ nhớ cậu nhưng cũng hận cậu. Cậu bỏ rơi tớ mà. Cậu là mối tình đầu của tớ đấy, vinh dự không? Hihi. Cậu là người đầu tiên lúc nào tớ cũng muốn nhìn thấy. Là người đâu tiên tớ muốn được ở bên cả đời. là người đầu tiên ngày nào cũng làm phiền tâm trí tớ. Và cũng là người đầu tiên làm tớ đau nhiều đến thế. Cậu tàn nhẫn lắm, cậu biết không? Cậu buông tay, để lại một mình tớ giữa dòng người bất tận, giữa bao nhiêu nụ cười mà cái thuộc về tớ lại là nước mắt. Cậu buông tay tớ rồi mà. Cậu thất hứa thì tớ cũng có quyền thất hứa. Đây sẽ là lần cuối cùng tớ đến đây thăm cậu. Và tớ cũng sẽ xóa cậu khỏi trí nhớ. Hình ảnh của cậu làm tớ đau quá. Tớ không chịu đựng được. Và bây giờ tớ cũng sẽ buông tay cậu. Tớ sẽ không nhớ cậu như những gì đã hứa. Tớ sẽ quên cậu. Nhanh thôi !

* * *

Một tuần sau, người ta nhận được tin về cái chết của một cô gái trẻ. Cô ấy ra đi với một nụ cười vẫn nở trên môi. Tay cô nắm chặt một chiếc vòng lục lạc vương những vệt máu vẫn còn mới và cả những vệt máu đã khô......

* * *

"Tớ không hứa sẽ yêu cậu cả cuộc đời này. Nhưng tớ hứa sẽ yêu cậu nhiều bẳng tất cả những giọt mưa trong đời cộng lại "

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »


Hương vị tình yêu



Khi tình yêu trọn vẹn, hương vị ấy ngọt ngào đầy hạnh phúc. Đau khổ hay hạnh phúc đều do sự nỗ lực của bản thân, hai chữ “duyên”, “phận” cũng chỉ là cái cớ cho một trái tim không đủ dũng khí mà thôi.

Tình yêu của chúng ta đã chẳng còn phải không anh?

Vậy mà ngày chia tay, anh vẫn đặt lên môi em nụ hôn thật dài. Anh nói muốn em lưu giữ hương vị tình yêu của chúng ta.

Hương vị tình yêu - đó là hương vị của nụ hôn đó rồi, ngọt ngào, ấm áp, đam mê, vương vào đó là hơi thở gấp gáp của anh. Đó còn là nhịp đâp rộn ràng của hai trái tim yêu đồng cảm.

Và rồi hương vị tình yêu ấy khiến em chẳng thể nào quên.

Rồi đến một ngày, anh lại cho em cảm nhận được hương vị khác, đó là cảm giác đắng ngắt của tách café khi đã nguội, là vị mặn của nước mắt, vị chát của chờ đợi khi anh chẳng còn nhìn về phía em nữa.

Em biết rằng vị tình yêu là cách để người ta yêu thương và chờ đợi. Khi tình yêu trọn vẹn, nó ngọt ngào đầy hạnh phúc. Đau khổ hay hạnh phúc đều do sự nỗ lực của bản thân, hai chữ “duyên”, “phận” cũng chỉ là cái cớ cho một trái tim không đủ dũng khí mà thôi.

Image Hãy yêu khi còn có thể đừng cứ mãi để tim mình trong ngực người ta. Bởi chỉ có tình yêu sâu đậm mới khiến những cô gái nói lên những cảm xúc chân thật nhất.

Có lẽ tình yêu có vị gì?

Ai đã yêu, đang yêu cũng sẽ có câu trả lời cho riêng mình.

Khi ta còn bé, tình yêu gắn liền với gia đình, cha mẹ. Và vị của nó chính là hương dâu thơm ngọt, vị kem mát lạnh và ấm áp của cốc sữa nóng. Có thấu hiểu, có cảm nhận thì trái tim mới rung động. Tình yêu chỉ khi đã trải qua những thăng trầm của cuộc sống, được nêm nếm nhiều hương vị mới chính là tình yêu đúng nghĩa và bền lâu. Đó có lẽ là hương vị tuyệt vời nhất của tình yêu.

Em và anh xa nhau chỉ đơn giản vì tình yêu của ta chưa đủ lớn, chưa đủ bao dung, chưa đủ yêu thương để chấp nhận những tổn thương ta dành cho nhau.

Dẫu cho sau này người bên cạnh anh không còn là em, người nắm tay trao em nụ hôn cũng không phải là anh, nhưng em tin chúng ta đều sẽ hạnh phúc cả thôi!

Theo Blogradio

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »


Ngày xa trường, nhớ lắm tiếng xưng hô 'thầy - con'
"Tiếng con vang lên khắp các lớp học, khắp các dãy hành lang, khiến mỗi lần đến trường chúng tôi đều ngỡ mình vẫn đang ở nhà. Nhưng thời gian ngọt ngào ấy chẳng còn bao lâu nữa", nữ sinh lớp 12 Hầu Hạnh Nguyên chia sẻ.


Một mùa bế giảng nữa đang đến rất gần. Đối với những cô cậu học trò lớp 12 như chúng tôi, tháng ngày cắp sách đến trường bỗng trở nên đáng quý hơn bao giờ hết.

Mới ngày nào chập chững bước chân vào ngưỡng cửa cấp 3 nhiều mới lạ và thách thức, khi ấy hẳn ai cũng rụt rè và bỡ ngỡ lắm. Nhưng tâm trạng ấy chẳng thể kéo dài lâu bởi sự quan tâm ân cần đầu tiên của thầy cô đã xoá tan đi nỗi lo sợ của chúng tôi về môi trường học mới.

Image
Học sinh lớp 12 luôn có những cảm xúc ngọt ngào khi xa mái trường cấp 3.


Trong những năm tháng đi học có lẽ ai cũng xưng “em” với thầy cô nhưng ở trường Đoàn Thị Điểm lại rất khác. Chúng tôi được xưng “con” với thầy cô. Tiếng “con” vang lên khắp các lớp học, khắp các dãy hành lang, khiến mỗi lần đến trường chúng tôi đều ngỡ mình vẫn đang ở nhà. Hiếm có môi trường học nào thầy cô với học trò lại có khoảng cách ngắn như vậy.

Chúng tôi dường như có thể coi thầy cô là bạn bè, là người anh người chị thân thiết để tâm sự những nỗi lòng tuổi mới lớn thầm kín tế nhị. Chúng tôi có thể tìm đến thầy cô khi mất phương hướng hay cần một lời khuyên. Giữa thầy cô và chúng tôi không chỉ là mối quan hệ dạy học và tiếp nhận kiến thức một cách đơn thuần mà nó đã trở thành tình cảm gắn bó như gia đình.

Trường học bán trú, chúng tôi dành đến 8 tiếng mỗi ngày để học tập ở trường. Bởi vậy đến trường chúng tôi không chỉ học tập, vui chơi mà còn ăn uống và ngủ nghỉ. Nếu thầy cô là người chăm lo cho khoảng thời gian học tập thì mỗi bữa ăn giấc ngủ của chúng tôi lại có biết bao bàn tay của các cô chú cán bộ công nhân viên quan tâm, săn sóc. Sự chu đáo được thể hiện trong từng khay cơm, từng chiếc vỏ gối hay vỏ chăn đã được giặt sạch sẽ. Những tiếng “con ơi” cũng vang khắp phòng ăn tựa như một buổi quây quần đầm ấm của gia đình lớn.

Nếu ai đó nói rằng môi trường cấp ba sẽ rất khó kết bạn thì hẳn sẽ thấy mình sai rồi khi học tập ở trường tôi. Đoàn Thị Điểm đã cho tôi những người bạn đúng nghĩa. Luôn luôn lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ. Khi một người gặp khó khăn thì phía sau chắc chắn sẽ có cả tập thể cổ vũ động viên. Những tình cảm xuất phát từ sự chân thành đó đã khiến chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy cô đơn hay lạc lõng, trái lại luôn thấy mình được yêu thương và trân trọng.

Vài tháng nữa thôi tất cả những thân quen ấy sẽ chỉ còn là kỷ niệm trong chúng tôi. Khi ấy hẳn chúng tôi sẽ thèm lắm những bữa cơm trưa đơn giản mà chất lượng, thèm lắm giấc ngủ trưa vừa đủ để khôi phục lại sức lực cho những tiết học buổi chiều và thèm lắm được xưng một tiếng “con”, được gọi một tiếng “cô, thầy” hay “mày, tao” chí choé khắp sân trường.

Dù sẽ phải chia xa nhưng chúng tôi luôn biết rằng nếu cảm thấy mệt mỏi bởi cuộc sống hối hả bon chen tấp nập ngoài kia và muốn trở lại mái trường này để tìm thấy những điều bình dị, yêu thương chân thành thì vòng tay lớn của mái nhà Đoàn Thị Điểm sẽ luôn dang rộng để đón chào và vỗ vễ chúng tôi.

Hầu Hạnh Nguyên

Lớp 12D2, trường THPT Đoàn Thị Điểm

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

CHÚT ĐỜI PHƯỢNG CŨ
phạm ngũ yên
1.

Những bài thơ chép tay và những dòng lưu bút vội vã trao cho nhau trước ngày bãi trường, cùng những xác hoa đỏ rực một góc phố sao bây giờ bỗng trở nên một nỗi thôi thúc mạnh mẽ. Như thể tuổi thơ chúng ta đều dừng lại không hề trôi đi. Cho dù hôm nay tôi đang đứng chập choạng bên bóng xế cuộc đời. Mùa hè chỉ có ngần ấy thôi sao? Trong khi còn biết bao nhiêu hình ảnh đẹp và lãng mạn nằm im sững dưới đáy ngăn ký ức?

Không phải vậy đâu, các bạn. Hỡi những người có thời cùng với tôi sống những năm tháng thơ ngây rực rỡ nhất đời mình. Bàn ghế cũ. Bảng đen. Vuông lớp nhỏ vương vải bụi phấn và ngoài kia sân trường đầy nắng hạ. Vai áo trắng của ai ngồi phía trước không chuyên chở hết mái tóc đen như một nhánh sông ngày buồn, cùng đôi mắt màu hột nhãn nhìn xuống che dấu nụ cười e thẹn. Ðứa con trai biết làm thơ tình giỏi hơn làm toán đại số thấy lòng tức tửi mỗi khi thấy cánh hoa phượng nằm chết ở bực thềm mòn dấu giầy qua lại. Những bài thơ tình ngô nghê viết nắn nót trên trang nhật ký của mùa hè đệ lục. Ðó là những tâm sự riêng mang từ mối tình năm mươi phần trăm theo kiểu gởi gió cho mây ngàn bay. Nhưng có hề gì đâu. Một chút cho đi trong tình yêu có sá gì giữa mênh mông lồng lộng trong khi trái tim đang rung lên những nhịp bồi hồi:

”Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà đã được yêu?
Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu...”

Tuổi học trò quần kaki xanh, áo trắng cùng những mối tình không hề nhuốm màu đen tối trần tục. Chỉ có nhòe nhoẹt những giọt nước mắt ngở mình đang đau khổ. Cùng mong muốn được chết cho một cái gì đó- theo kiểu Trương Chi- mong chờ một Mị Nương nào chợt biết, nhỏ xuống vài giọt lệ.

Nhưng những chàng Trương Chi của thời đại chúng ta không chết- vì không có can đảm để tự tử. Trong khi các Mị Nương kiêu kỳ suốt đời cứ tưởng mình đẹp. Suốt ngày cứ rong chơi giữa hành lang rộng, mặc cho những vạt áo trắng phù hư bay quẩn quanh buộc ràng trái tim người khác.

Họ không bao giờ thèm nhỏ một giọt lệ xuống ly chè mua ở sân trường trong khi đôi môi mềm không thốt lên một lời yêu đương nào hết. Ôi những con sơn dương mềm mại còn thơ ấu kia, dù chưa khôn lớn nhưng đã biết cách hành hạ những bầy sư tữ lãng mạn. Cho nên, những gã trai si tình, trong đó có tôi, vẫn tồn tại và sống nổi trôi bên cạnh cuộc đời để đợi ngày đi lính. Cùng những bài thơ tình tràng giang đại hãi tuôn chảy như mưa, thắm ướt cả một mùa hè.

2.

Vậy mà thoáng chốc đã mấy chục năm. Dưới cuộc đòi của phượng, mùa hè đang vươn cánh tay rực lửa của nó trên những loài đồng thảo. Không có những cánh hoa máu tức tửi làm chói chan một mùa thơ ấu. Không có những dòng lưu bút gởi gắm một nỗi niềm, hay một cuộc chia tay ba tháng hè dài như ba thế kỹ. Thảng có, vài tiếng kêu lạc lõng đâu đây của mấy chú ve sầu trốn nắng. Tiếng kêu làm ủ ê một thời lưu lạc. Và trên những bước chân thời gian, màu hoa học trò ngày xưa đã bị vùi lấp trong lòng dâu biển. Những người đã từng mài đũng quần trên băng ghế trường lớp bây giờ đã là cha, là mẹ. Có người lập gia đình lúc hơn hai mươi tuổi bây giờ đã là ông, là bà. Có những kẻ mà mới hôm nào còn ngượng ngập khi nghe lời đùa cợt tỏ tình, thoáng chốc đã yên bề gia thất:

”ngày mai trong đám xuân xanh ấy
có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”...

Hoặc có những người phải chia tay với một mối tình đang lớn, lòng rối bời phân vân khi gởi cánh thiệp mời:

”có hoa có lá và người khóc,
em sợ ngày nao phải lấy chồng...”

Những cơn mưa lãng mạn và phù phiếm bay nghiêng trên những vai đời làm ướt biết bao mộng ước. Những mộng ước ngày mai lấp biển vá trời. Những giấc mơ làm những Kinh Kha đi qua bên kia bờ sông Dịch. Cùng những hoài bảo làm Dũng của Loan trong Ðoạn Tuyệt ngày nào. Tôi yêu những gì mong manh nhưng ràn rụa những giọt lệ ấm. Như một sắc hoa. Một màu nắng. Một cánh chim hay một nụ cười. Vì tất cả mọi thứ đó làm nên một tình yêu thủy chung có khả năng làm thành chén ngọc tương tư vỡ trong tay gã chèo đò xấu xí.

Bây giờ tháng sáu. Chiếc xe mệt nhoài giống như cuộc đời của chủ nó chạy lang thang qua ngôi trường nơi có con gái đang học. Vẫn sự im vắng của thời thơ ấu. Vẫn không một âm thanh làm gợi nhớ một nơi chốn mà ai cũng đều có thể quen nhau. Không có một lời chia tay rền rĩ từ mấy bài hát lừng danh mùa hè, vang lên từ những đôi môi xuân thì của Thanh Tuyền. Của Phương Dung. Của Hoàng Oanh. Trong khi lòng tôi đã khác. Không phải tôi không bắt kịp những rung động đã vượt khỏi tôi hay không thể theo tôi để ở lại quê nhà. Cũng không phải vì phượng ở đây không rực rỡ bốc cháy trên mọi ngã phố. Nhưng mấy ai còn giữ lại trong ngăn ký ức một màu hoa lãng mạn khí quá khứ trầy trụa những thương tích?

Mùa thi trôi qua vội vàng như tuổi thơ hấp hối bên cổng trường đóng lại. Tôi sắp bước vào đời lúc đó mà không kịp trang bị cho mình một hành trang nào, ngoại trừ trái tim háo hức sắp được làm người lớn. Căn gác trọ đường Nguyễn Cư Trinh Sài Gòn những đêm dật dờ ngủ muộn. Ðêm mưa ướt át lòng đường chênh vênh cột điện, ngọn đèn tròn thả xuống một màu sắc kỳ dị. Giấc ngủ bị ngắt quảng nhiều lần vì chập chờn giấc mộng thấy mình đang vật lộn với đề thi. Người học trò xa nhà ba bốn giờ sáng thức dậy khoác vội chiếc áo lạnh, xuống quán cà phê dưới đường kêu một ly “xây chừng”, lòng chợt thấy bao dung với cuộc đời.

Có những hành trang chúng ta mang trên vai khi đi xuống cuộc đời. Dù ít hay nhiều cũng làm nặng trĩu bước chân. Tôi không học nhiều từ trường lớp vì đứa học trò trót mang hồn thơ lấp đầy những quỷ tích. Tôi sợ hãi bảng đen khi bị kêu tên trong giờ toán nhưng lòng hân hoan khi nghe thầy việt văn giảng về Nguyễn Bính, Ðinh Hùng. Ðứa con trai vào đời sẽ cô đơn khi đối diện với tầm xa của khẩu pháo bắn đi từ vùng địch, nhưng không cô đơn trước những lá thư tình gởi lầm địa chỉ.

Năm 1965 tôi vào lính. Năm 1974 tôi giải ngũ về lại Vũng Tàu với ít nhiều thương tật. Gần 10 năm không trở về nhìn lại phượng ở sân trường. Dưới mái hiên xưa của lớp tôi có còn những cây đà gỗ đang bị thời gian đè trên vai, mỗi ngày oằn thêm một chút? Trong khi những người thầy thiếu may mắn “mất dạy” bị ném ra khỏi trường lớp lâu rồi. Ðâu mất rồi mùi dạ lan thơm ngát đêm chia tay người yêu để lên đường? Và cây trứng cá trước khu công chức có còn rưng rưng màu hoa trắng tháng ba? Ðâu những vuông đá phẳng phiu bên hông Nhà Thờ Lớn chứng kiến những mối tình vụng trộm của đám học trò đòi thử trái cấm đầu đời ? Tôi đi qua mười năm dâu bể với mỗi năm là một vết cắt âu sầu. Và không hề tìm thấy lại hơi thở quen thuộc trong buồng phổi, dù biển tối ngoài kia đang trầm tư chờ đợi người về... Ðâu những người con gái một thời nhan sắc của bạn bè tôi (Trương Thu Thủy, La Mỹ Phước, Hoàng Hoa, Cao Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Minh Nguyệt...) Và còn đâu tiếng hát làm xanh xao một đêm bãi trường chết điếng (Nguyễn Thị Kim Hoa, Trần Ngọc Chi, Bùi Thu Cúc...)

3.

Họ đã xóa bỏ nhiều điều tưởng chừng nhỏ nhặt mà quan trọng. Từng con đường. Từng góc phố. Từng nhân dáng thân quen của áo trắng học trò. Họ không cần tuổi thanh xuân mắt sáng môi hồng và những mộng bay ngoài cửa lớp. Họ chỉ cần tuổi trẻ mang khăn quàng đỏ trên vai vác chổi đi ngênh ngang ngoài đường. Và màu cờ đỏ che lấp một mùa phượng vĩ. Những người cầm đầu chế độ hôm nay đang bán dần dà những thứ gì có thể bán được cho ngoại quốc. Bầu trời. Cá biển. Chim rừng. Sức lao động và luôn cả tiết hạnh đời con gái. Họ cũng bán luôn lòng tự trọng trong tình tự Giáo Khoa Thư, Tâm Hồn Cao Thượng. Còn một thứ họ chưa bán là lá cờ đỏ sao vàng và bộ hài cốt hom hem dưới chân lăng Ba Ðình. Cùng hang Pắc Pó che dấu một đời sinh lý bị ẩn ức. Những tên phù thủy tân thời đã lôi kéo một bầy âm binh đi suốt mấy chục mùa thu. Qua những đaị lộ Kinh Hoàng, những ngày Mậu Thân và Mùa Hè Ðỏ Lửa. Nơi nào có vết chân họ đi qua, sự sống bị héo rũ. Như dấu chân của bầy sâu độc làm héo úa mùa màng. Chưa đầy ba chục năm, một miền Nam trù phú thịnh vượng, bỗng tàn phai như cô gái giang hồ. Chưa đầy ba chục năm, Việt Nam ngổn ngang tiêu điều ngang tầm với Angola và A Phú Hản.

Ai đó đã nhiều đêm không ngủ sau một buổi trưa nhìn ra thấy cờ máu che kín phố phường. Che luôn những tương lai mộng đời Phù Ðổng. Những lá cờ tượng trưng cho một niềm kiêu hảnh trơ trẻn tung bay trên nóc chợ Bến Thành. Trên cửa Dinh Ðộc Lập. Và Sài Gòn đang ngẩn ngơ nhìn xuống cơ thể mình đang bị những vòng xích T.54 nghiền nát. Ðang xót xa lời hoan hô của những kẻ đón gió trở cờ như tiếng chuông gọi hồn ai?

4.

Ðiện thoại viễn liên sáng cuối tuần của người bạn từ Norwalk, một thành phố nhỏ về hướng Bắc California, cách khu Bolsa 30 dặm. Ðó là anh Trần Xuân Hà. Một người đẹp trai một thời vang bóng vì ảnh bán thân của anh được chủ tiệm ảnh Tây Hồ ở Vũng Tàu lấy làm hình mẩu của những năm 60. Bây giờ người thanh niên đẹp trai ngày xưa đó bây giờ đã là một Mục sư Baptist. Anh cho tôi hay rằng Ðài Phát Thanh ở Quận Cam có đọc một bài thơ cũ của tôi nhân ngày Father's Day. Bài thơ viết tặng con gái khi bắt đầu đi nhà trẻ. Tôi không biết Ðài phát thanh tìm thấy bài thơ trong trường hợp nào. Vì lâu lắm tôi không làm được những bài thơ hay. Thời lãng mạn đã qua rồi để tôi có thể làm lại những vần thơ ướt át. Những bài thơ khởi đầu sự nghiệp văn chương của tôi và dánh dấu những mối tình bị mắc cạn. Và hôm nay tôi ngạc nhiên thấy mình cảm động khi nghe lại những câu thơ buồn, do chính mình viết:

Biết gởi gì cho con sáng mai
Khi Vũng Tàu xa hơn ta nghĩ
Khi Sài Gòn khó khăn hơn những điều ta nghĩ
(Sau lưng đời thường lấp lánh hào quang)

Gởi về con trái tim của ba
Trong mỗi ngăn của từng tâm thất.
Ðầy ấp đồ chơi.
Con sẽ mang theo những ngày đầu năm học.
Lớp chồi hay lớp lá?

Bài thơ tôi làm trong bối cảnh Việt Nam những năm 1990. Vì chỉ trong thời đại Sài Gòn sau 1975 mới có đanh từ “lớp chồi”, “lớp lá”. Khi tôi buồn gia đình lưu vong ở đường phố Sài Gòn, tôi viết bên một quán cà phê bên hông Nhà Hát Lớn. (Sau này về thăm lại quận Cam, California tôi mới biết bài thơ do Bích Huyền đọc. Chị Bích Huyến đang là người chủ trương đài tiếp vận VOA).

Chắc chắn những ai đã từng sống trong chế độ lầm than của thời đại Hồ Chí Minh sẽ biết được nỗi đau của người cha khi không mua được món đồ chơi cho con ngày sinh nhật hay ngày tựu trường. Hãy cúi xuống với hạnh phúc nhỏ nhoi vì ngoài kia bất hạnh quá to tát. Trên những mái ngói rêu phong, hoa phượng không còn đỏ nữa. Vì người ta không cho phép một màu đỏ nào khác vượt lên trên màu cờ của Ðảng. Cho nên trường lớp bây giờ thiếu cái hồn nhiên của ngày tựu trường và cái rưng rưng của ngày chia tay. Họ không cần những mái đầu cúi xuống miệt mài cùng sách vở. Họ chỉ cần “những bàn tay sần sùi vì lao động đã thành chai”. Sự vinh quang của Tổ Quốc không phải khởi đi từ những bàn tay biết cầm viết, mà biết cầm búa, liềm và mã tấu. Lê Duẫn, Ðỗ Mười có ngày nào đi học mà vẫn lãnh đạo được cả nước? Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trổi suốt thời thơ ấu không hề nhìn thấy sách đọc vần mà vẫn ngạo nghễ có mặt trên một vài đường phố Sài Gòn? Vũng Tàu? Trong khi những đứa con của “ngụy quân, ngụy quyền” còn phải lăn xả vào đời sống nhiêu khê để tìm chút quà cáp phụ với mẹ đi thăm nuôi cha ở Hoàng Liên Sơn. Ở Suối Máu. Nhằm nhò gì ba cái chuyện lẻ tẻ chỉ có trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư và tồn tại trong tâm hồn của đám “tiểu tư sản”. Trong khi chuyện học hành đối với những “đỉnh cao trí tuệ” không phải là chuyện lớn...

”Em học trò sao hôm nay em không đi học.
Sao bỏ lớp ra chơi dưới gầm cầu?
Sao đôi mắt xanh trong dòng nước chảy
Tưởng là giọt lệ dành cho ngày lớn khôn?”

(thơ Cao Huy Khanh)

Pham Ngũ Yên

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

MẸ TÔI

MẸ đã ra đi về cõi vĩnh hằng đã hơn 20 năm, nhưng con vẫn thấy hình bóng Mẹ vẫn đâu đó quanh con, quan sát con trưởng thành từng ngày.

NGÀY XƯA đó, Mẹ tôi với gánh cháo lòng đã nuôi anh em chúng tôi khôn lớn, với gánh cháo lòng buổi sáng, xôi bắp buổi chiều, với cái gánh trên vai Mẹ đi bộ hơn 30 km mỗi ngày ( từ Hạnh Thông Tây- Gò Vấp đến Trần Huy Liệu - Lê Văn Sỹ) và cứ thế không một ngày ngơi nghỉ ( cả đời Mẹ không biết chạy xe đạp), tuổi thơ tôi chỉ biết phụ giúp Mẹ lau lá chuối để gói xôi.

HOÀ BÌNH lập lại, gia đình tôi đi Kinh Tế Mới, Mẹ tôi bỏ quang gánh xuống và cầm cái cuốc lên tiếp tục cuốc đất làm nông để cho tôi ăn học, nói là cuốc đất nhưng những ngày đầu phải ngồi xới đất, vì dưới đất còn đầy đầu đạn pháo, nếu đứng cuốc gặp đầu đạn nhỏ thì mẻ cuốc, trái lớn thì nổ chết người, cứ thế nổi nhọc nhằn làm tay Mẹ tôi chai sần, ngày đó tôi ý thức được là phải làm gì để giúp Mẹ, tôi đi mót củi, nhặt ve chai, hốt phân bò, chăn bò, tưới hoa màu, bắt ốc, ếch...và học thật giỏi.

Mỗi sáng khoảng 4-5 giờ Mẹ tôi lại gánh rau muốn rau lang đi cả chục km để bán, tôi thỉnh thoảng dạy sớm theo Mẹ ra chợ, lẻo đẻo theo sau, đường thí vắng, còn đi ngang qua rừng cao su, mà không sợ ma!?, chỉ có một động lực duy nhất là đi với Mẹ để khi bán rau xong được Mẹ dẫn đi ăn cháo lòng, và mua về cái bánh bò ăn dọc đường, (cái quán cháo lòng ngày đó đối với tôi là đi ăn nhà hàng)

NGÀY VÀO ĐẠI HỌC, Mẹ đi khắp xã ai ai cũng chúc mừng hỏi thăm, Mẹ hãnh diện lắm, vì cả xã có một, hai người đậu đại học, trong ánh mắt hạnh phúc và hãnh diện của Mẹ tôi thấy trong tận cỏi lòng Mẹ là nổi lo tiền cho tôi tiếp tục học đại học, các Anh , Chị tôi mỗi người chung một tay cho tôi ăn học nhưng Mẹ vẫn lo, vì đó là Mẹ,

TÔI Ở LẠI KÝ TÚC XÁ, và bắt đầu cuộc sống sinh viên, cả tuần mới về nhà, Mẹ gói cho hủ mắm ruốc kho xả tôi ăn được cả tuần,
Mẹ ở nhà vẫn trồng khoai, bắp..., tôi không nhớ Mẹ bán gánh rau lang được bao nhiêu, nhưng Mẹ dành dụm mua cho tôi được cục xà bông Jet ( hàng Mỹ, xách tay), tôi cắt nửa cục bỏ vào cái rương bằng ván ép cho thơm quần áo, còn một nửa gói lại tặng bạn gái ( chẳn biết có dại gái không?nhưng người bạn gái đó giờ là Mẹ của mấy đứa con của tôi),

SỰ NGHÈO ĐÓI, thiếu thốn và hình ảnh người Mẹ tảo tần cứ thúc dục tôi phải làm gì đó để Mẹ bớt cực nhọc, thế là tôi đi dạy kèm, sửa xe đạp, bán thuốc lá, phụ bưng cơm ở canteen, cả vẽ thuê, làm thuê bài tập lớn cho các anh chị học tại chức..., thế là 2-3 tuần tôi mới về nhà một lần (nhà tôi ở Hốc môn, cách ký túc xá Bách khoa khoảng 20km, nhưng ngày đó đi xe đạp sao thấy xa quá), về nhà Mẹ hỏi "sao lúc này học nhiều lắm hả con sao ít về nhà", tôi trả lời rằng " con còn phải đi làm kiếm tiền",Mẹ không nói gì, nhưng Mẹ khóc, Mẹ nói" Mẹ lo cho con được mà", tôi, một thằng sinh viên nhãi ranh lại cho mình đi làm kiếm được tiền là đúng!
Tôi xa dần Mẹ tôi vị mãi "lo kiếm tiền", tính ra một năm về gặp Mẹ được mấy ngày ?,

CUỐI NĂM 2, thì Mẹ bệnh, tôi bỏ lớp vào bệnh viện chăm sóc Mẹ, được 1 tuần thì Mẹ nói hết bệnh rồi đòi xuất viện, thực ra Mẹ sợ tôi bỏ lớp ảnh hưởng đến việc học( Mẹ hy sinh như thế đấy), Mẹ về nhà được 10 ngày thì Mẹ tôi ra đi mãi mãi, tôi chạy từ ký túc xá về chỉ ôm xác Mẹ gào khóc.
Mẹ mất đi tôi cũng mất phương hướng, tôi học thật giỏi để sau này lo cho Mẹ, nhưng không kịp nưa rồi, tôi mãi " kiếm tiền" để những ngày tháng cuối đời chỉ ở bên Mẹ chỉ ít ngày, tôi biết tôi sai rồi, tôi muốn nói một lời xin lỗi Mẹ nhưng mãi mãi không nói được,

Mẹ mất, tôi đau buôn, khổ sở và bỏ học la cà các quán cà phê, tôi chỉ thức tỉnh khi nhận được một cái tát như trời giáng của thằng bạn học và nó nói " Mẹ của mày có mong muốn thấy hình ảnh của thằng Sáu như vầy không ?" Tôi quay lại giảng đường đại học và trở thành người có ích cho xã hội như ngày hôm nay nhưng tôi vẫn nợ Mẹ tôi một lời xin lỗi.
Những ngày giỗ Mẹ dù tôi có đi công tác nơi phương trời nào cũng quay về nhà, thắp hương cho Mẹ và nói thầm Con xin lỗi Mẹ.
Hôm nay là ngày của Mẹ, hạnh phúc thay cho những người còn có Mẹ, hãy quay về nhà, gục đầu vào lòng Mẹ hãy nói những lời Xin lỗi Mẹ, để đừng phải hối hận như tôi.

Facebook extract

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Nhớ về trường Trưng Vương

Sau hơn năm tuần lễ nghỉ hè thăm gia đình bên Mỹ trở về nhà, các con tôi chuẩn bị tập vở cho mùa tựu trường. Giống như bên Cali, học sinh nước Đức cũng nhập học vào tháng 9. Sống ở khu nào thì trẻ em theo học trường gần nhà nơi mình ở, rất tiện cho học sinh đi học và phụ huynh đưa đón. Không có cảnh cha mẹ chạy vạy đôn đáo lo kiếm trường, thậm chí đút lót, hối lộ một số tiền như ở Việt Nam mình để con cái theo học trường tốt hơn.

Sáng sớm, tiết trời vào Thu bắt đầu se lạnh, sương phủ trắng trên đỉnh đồi núi xa xa. Lá cây hai bên đường đổi màu vàng úa rơi đầy trên con dốc. Dắt con bé út đi bộ đến trường vào lớp một. Không khí trong lành, thật dễ chịu. Trong khung cảnh như vậy dễ làm mình chạnh lòng nhớ về chốn xưa cũ, về quãng đời niên thiếu "Tôi đi học".

Năm Đệ Thất tôi thi đỗ vào trường Tự Đức đường Phan đình Phùng, gần trường Hội Việt Mỹ. Tôi học chung với các bạn Ngọc Tín, Công Khanh, Trình, Trí, Thịnh, Sơn và Bình già. Học đến lớp 9 trường Tự Đức giải thể (sau giải phóng bị đổi tên thành Trần văn Ơn). Tất cả học sinh nam, nữ chuyển vào trường Trưng Vương, vốn xưa kia chỉ dành cho nữ sinh, tà áo dài trắng tha thướt. Nữ sinh Trưng Vương nổi tiếng đẹp, học giỏi, tài năng. Trường Trưng Vương, kế bên trường Võ Trường Toản, tọa lạc trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hai hàng cây lá me đan vào nhau cao vút tỏa bóng mát, được chúng tôi bình chọn là con đường đẹp, thơ mộng nhất Saigon thời bấy giờ.

Năm học cuối, niên khóa 1980, học sinh dãy lớp 12 Trưng Vương bận rộn hẳn lên với mớ hành trang lỉnh kỉnh vào đời, là một xấp giấy tờ nộp thi Đại học với bản kê khai lý lịch từ ba đời. Bạn bè học chung trường, hôm nay nghe tin đứa này vượt biên đến nơi, mai có đứa đi không tin tức, biệt vô âm tín như Thức lớp Pháp văn C8. Rồi Hải Thu, khuôn mặt đẹp trai tuấn tú của lớp C3, lớp của Phương Đằng - nay là kỹ sư Computer cư ngụ bên Úc, người bạn đã tận tình chỉ dẫn tôi cách đánh mẫu chữ tiếng Việt viết bài đăng báo. C3 còn có Hồng Đào - giờ là kịch sĩ nổi tiếng có mặt hầu hết trong các show Thúy Nga Paris, Asia. Lớp C2 có bạn chết mất xác trên biển Đông là Đạt. Thầy cô và cả lớp C2 đều thương tiếc mất đi một cậu học sinh hiền lành rất thông minh, học xuất sắc về môn Toán, giỏi đều các bộ môn khác. Giả sử lúc ấy Đạt đi thoát, còn sống và định cư ở Mỹ. Chắc rằng bây giờ cậu đã là một nhà Toán học lừng danh. Nghe kể lúc tàu chìm, mẹ Đạt - cũng là giáo sư dạy ở Trưng Vương, đã tự cột chặt tay bà vào tay Đạt để hai mẹ con được chết chung.

Thời đó, thầy Đức Lân - cựu giáo sư môn Toán được học trò yêu qúy. Thày dáng người thấp, nhỏ bé nhưng giảng bài thì số một. Thày luôn tự chế ra các câu thơ liên quan đến bài học, để giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn. Ví dụ: "sin thời sin cos cos sin. Cos thời cos cos sin sin dấu trừ". Thỉnh thoảng thày ngâm thơ Kiều của cụ Nguyễn Du cho học trò nghe. Hằng ngày, thày đạp xe đến trường dạy học. Chiếc xe đạp cũ kỹ, một bên pedal bị hư. Thày cứ phải dùng chân đẩy xuống mặt đường để có trớn cho xe chạy tới và đạp xe bằng cái pedal còn xài được phía bên phải. Mỗi khi tôi đứng trên ban công trường nhìn sang bên kia đường là Thảo cầm Viên. Tình cờ thấy thày tôi đeo kiếng cận, tóc điểm bạc, bận chiếc áo trắng bạc màu đang gò lưng đạp xe lên con dốc. Tôi luôn ước nguyện với lòng mình rằng , sau này ra đời đi làm có tiền, sẽ mua gởi tặng thày chiếc xe đạp khác. Cho đến hôm nay 25 năm trôi qua, hình ảnh thày Lân, nụ cười hiền hòa, giọng bắc vẫn in đậm trong tâm trí tôi như thưở nào, vẫn thuộc lòng câu thày nói "Nhân chi sơ vốn tính bản thiện". Năm 1988, tôi về lại trường Trưng Vương thăm thày, gặp thày Hưng dạy Hóa, thày cho biết thày Lân đã về hưu và ghi cho tôi địa chỉ của thày Lân. Lái xe vòng vèo trong con ngõ Nguyễn thiện Thuật. Cuối cùng tôi kiếm ra nhà thày, ngồi chờ thày trước hiên nhà, nhìn quanh căn nhà đơn sơ, bắt gặp chiếc xe đạp cũ kỹ năm nào của thày kính yêu, đang nằm yên ắng trong góc nhà, phủ lớp bụi mỏng. Tự nhiên tôi thấy chiếc xe gắn máy cúp đỏ bóng bảy của mình lái đến, đang dựng trước sân, sao thấy khoe khoang, kệch cỡm và vô duyên chi lạ. Thày từ trong nhà bước ra. Tôi vội vàng đứng dậy, cúi đầu chào lí nhí "Con kính chào thày ạ, thày có nhớ con là học trò cũ của thày ?". Thày vui vẻ gật đầu bảo: "Bao năm qua rồi, mà chị vẫn nhớ tìm đến thăm thày". Hai thày trò cùng ngồi hàn huyên, nhắc lại những kỷ niệm thời trung học. Thày bảo: "Nghề dạy học ví như ông lái đò cần mẫn đưa khách hết lớp này, đến lớp khác sang sông, không kiếm được nhiều tiền, giàu sang. Nhưng thày rất yêu nghề dạy học, tình nghĩa thày trò thật cảm động". Sau dịp thăm thày lần đó, tôi bận rộn với đời sống, rồi theo gia đình đi định cư ở nước ngoài. Lời hứa năm xưa về chiếc xe đạp mãi vẫn chưa thực hiện. Ngoại trừ vài lần gởi thơ về nhờ bạn bè thay mặt đến vấn an thày vào dịp Tết.

Trường Trưng Vương bây giờ thay đổi nhiều lắm. Từ cổng trường, đến khuôn viên trường và lớp học. Thày cô năm nao đã lần lượt về hưu hết, do tuổi cao sức yếu. Chỉ có những kỷ niệm trong quãng đời học sinh áo trắng, dưới mái trường thân yêu này vẫn còn in sâu đậm trong tâm trí mỗi người, dẫu thời gian trôi qua, tuổi đời chồng chất ...

Thời gian theo học Trưng Vương , môn học mà tôi yêu thích nhất là môn Anh văn do cô Gấm giảng dạy. Vì lý do này mà tôi nộp đơn thi vào Đại học Tổng hợp khoa Anh. Nhưng do lý lịch có người thân vượt biên, và cũng có thể bài thi kết qủa không đủ điểm, tôi nhận được giấy báo nhập học trường Cao đẳng Sư phạm. Cùng với số bạn từ trường Trưng Vương như Thúy Lan - hoa khôi C2. Nhắc đến C2 là các bạn lớp láng giềng đều nhớ đến Thúy Lan xinh đẹp, nhà ở đường Đồn Đất. Có Vân Trang, Lan Hạnh, Kim Xuân, Liên, người đẹp Thu Liễu, Thu Trang. Ngày cầm giấy báo đến trường tập trung. Chúng tôi mới biết là phải bị học Nga văn. Bọn tôi chạy đôn đáo lên văn phòng trường xin đổi sang phân khoa khác, nhưng đều bị từ chối. Lúc đó kiếm được một việc làm hay một chỗ học để đời sống khỏi bấp bênh là may mắn lắm rồi, nên chúng tôi ngoan ngoãn vào lớp học.Tiếng Nga thì hoàn toàn mới lạ cho học sinh,sinh viên miền Nam. Đa phần ông bà cha mẹ chúng tôi chỉ thông thạo Pháp văn, Anh văn. Nên không ai có thể giải thích, chỉ dẫn mỗi khi chúng tôi thắc mắc về văn phạm của tiếng này. Một tuần chúng tôi có một ngày thực tập với giáo sư người Liên xô. Chủ yếu nghe bà đọc lại bài text trong sách. Mỗi khi bà vào lớp cất tiếng chào "zờ rátz vui che" (Здравствуйте - xin chào). Có vài sinh viên đọc nhại đi "sờ rớt xu chen". Cả lớp cười khúc khích. Bà giáo ngơ ngác, nhưng chẳng hiểu tại sao. Kiến thức chúng tôi học được trong 3 năm trời chẳng thấm vào đâu, cứ như muối bỏ bể. Cuối cùng chúng tôi cũng tốt nghiệp ra trường. Nhận mảnh bằng Sư phạm trong tay, mỗi đứa nhận nhiệm vụ về giảng dạy ở các trường ven đô thành Saigon như Củ Chi, Hốc Môn, Biên Hòa, Thủ Đức.

Tôi thì về dạy trường trung học nằm ven địa bàn Hốc Môn (tiếng gọi sau này là trường phổ thông cơ sở cấp 2 - từ lớp 6 đến lớp 9. Cấp 3 là từ lớp 10 đến lớp 12). Thời gian này đất nước còn nghèo khổ lắm, phương tiện di chuyển chủ yếu bằng xe đạp, xe buýt. Bạn bè dạy chung trường, có giáo viên sau giờ dạy về đẩy xe đi bán nước trà đá. Có giáo viên đi bán vé chợ đen trước các rạp xi nê vào buổi tối, để tìm thêm thu nhập phụ vào đồng lương vốn đã ít ỏi. Gặp học sinh nào vô tình đạp xe ngang qua, cô giáo ôm xấp vé trốn vào một góc, nghe sao mà thê thảm.

Tiếng Nga thì qúa khó nên học sinh học hành lơ là, chán nản. Các mẫu tự lại ngược ngạo so với bảng chữ cái tiếng Việt. Ví dụ: chữ m của mình , đọc là chữ t của tiếng Nga. Chữ H của mình đọc là chữ N của họ. Chữ N của mình lại ra âm i của tiếng Nga v.v ... Luật văn phạm quy đổi 6 cách, rắc rối. Nên ông Hiệu trưởng, dù là người phản kháng tiếng Anh, cuối cùng ông nhượng bộ, theo trào lưu xã hội, dẹp bỏ lớp tiếng Nga, mở thêm các lớp tiếng Anh. Phần thì ông lo sợ cho cái thành tích chiến sĩ thi đua của mình cấp phường, cấp quận, rồi lên đến thành phố. Cuối năm học, giáo viên được lịnh Hiệu trưởng sửa điểm, nâng điểm, không có học sinh lưu ban, ở lại lớp, 99,9% học sinh thi đổ, lên lớp. Trường đạt danh hiệu tiên tiến, xuất sắc.Các thày giáo già trong trường hay chua chát bảo: "Cũng chỉ vì cái thành tích thi đua, mà người ta sẵn sàng gian dối trong giáo dục. Cứ kiểu này cả nước ta ra đường ai cũng là Tiến sĩ, Phó tiến sĩ chạy rong". Tháng 7 năm nay tình cờ đọc được bài báo Spiegel - bên Đức - với tiêu đề tít lớn "Gian lận trắng trợn trong mùa thi cử ở Việt Nam ". Trong bài tác giả mô tả ngày thi cử ở trường Đại học, Trung học học sinh quay cóp, chép bài đã giải sẳn từ bên ngoài ném vào v.v... Thi cử mà cứ như trò đùa. Đọc xong bài báo này "nào có ai đánh mà sao lòng đau".

Trường học tôi dạy lúc ấy lại thiếu giáo viên trầm trọng. May thời mấy năm qua tôi có theo học ở trường Đại học bán công vào buổi chiều, phân khoa Anh văn, nên có thể đảm nhiệm dạy các lớp Anh văn 6, 7, 8 trong khi chờ đội giáo viên mới về.

Một tuần tôi dạy 5 ngày, còn một ngày lãnh nhiệm vụ trực ban. Có nghĩa tôi cùng các em học sinh lo đánh trống báo hết giờ từng tiết học, kiêm luôn việc phụ trách lượm rác, phân chia học sinh quét rác sân trường. Lớp học tôi chủ nhiệm nằm sát cạnh nhà vệ sinh. Nhiều buổi trưa nắng, mùi xú uế thấm thối bay sang phòng học. Cô giáo và học trò thay phiên nhau bịt mũi. Mà chẳng lẽ bịt mũi suốt tiết học, thôi thì cô trò rủ nhau ra hồ nước nhỏ, dùng để chứa nước mưa, lấy thùng sắt xét rỉ có sẵn đó múc nước dội cho không khí dễ thở hơn. Sĩ số học sinh trong lớp lúc nào cũng từ 55 học sinh trở lên. Bàn ghế thì xiêu vẹo, không đủ chổ ngồi, học sinh viết bài cứ đụng tay nhau. Bảng đen không có, không biết ai có sáng kiến quét một lớp sơn màu xanh đậm lên vách tường xử dụng thành tấm bảng cho giáo viên viết bài, giảng bài. Mỗi lần cầm cục phấn viết phải đè thật mạnh lên tấm bảng xi măng, thì phấn mới in lên mặt tường, ngón tay đỏ rần. Nhìn xuống đám học trò đeo khăn quàng đỏ xộc xệch, áo quần chẳng tươm tất, ngồi lui cui viết bài. Có đứa mũi xanh chảy quẹt dơ đầy hai bên má. Thấy học sinh đáng thương làm sao.

Có lần sau giờ dạy học về, buổi trưa trời nắng chang chang. Mặt đường như chảy nhựa hắc ín đen dưới cái nắng oi ả. Tôi bỗng nhận ra cậu học trò lớp 7 tên Hoàng của mình đang đi bộ bên lề đường. Hoàng người gầy nhom ngồi cuối lớp,giờ học hay ngủ gục ngon lành. Lần rồi trong bài kiểm tra dịch từ câu tiếng Việt sang tiếng Anh "mấy giờ rồi?". Hoàng đã ghi bằng chính tiếng Việt có dấu hẳn hoi "quát sờ thai", rồi lại ghi tiếp "Thưa cô, con không có học bài, xin cô đừng cho con điểm không. Con cảm ơn cô". Đọc mãi câu tiếng Việt của em tôi mới hiểu ra là " What´s the time ?", cô giáo được một phen hú hồn vì không hiểu thằng bé ghi gì mà "sờ thai" ở đây.

Thắng xe dừng lại trước mặt Hoàng, tôi lên tiếng trách móc: "Này Hoàng, sao em không ở nhà làm bài, học bài, mà lại đi chơi giữa trưa nắng thế này".Thằng bé mặt mày sợ hãi, trả lời lắp bắp: "Dạ, thưa cô con phải đi bán vé số ngoài chợ, kiếm tiền phụ mẹ". Rồi như để chứng minh lời nói của mình là sự thật, Hoàng rút từ trong cái túi nylon, được cột cẩn thận bên hông người, một xấp vé số. Tôi ngẩn người vì ngạc nhiên lẫn xót xa. Xoa đầu Hoàng, tôi hỏi nhỏ "Thế em đi bộ đến tận đâu, leo lên xe cô cho em qúa giang một đoạn". Ngồi sau xe, Hoàng kể cho tôi nghe nhà nghèo, Ba em lái xe ôm vào buổi tối bị kẻ gian cướp xe đánh chết. Mẹ Hoàng phải tảo tần gánh xôi nuôi 6 miệng ăn. Hoàng là con trai lớn phải phụ mẹ buôn bán kiếm tiền mua gạo nuôi mấy đứa em. Chở em ra đến góc chợ Gò vấp, tôi lục trong túi được mấy trăm lẻ, dúi vào tay thằng bé, bảo em mua bánh mì ăn cho đỡ đói. Nhìn theo Hoàng nhỏ bé, gầy nhom, bóng đổ dài trên mặt đường hanh nắng, rồi len lỏi mất hút trong giòng khách bộ hành, tôi chợt hối hận nhớ lại điểm không to tướng cho Hoàng trong lần bài kiểm vừa rồi, vì không thể nào làm khác hơn. Đường về nhà hôm ấy sao bỗng thấy dài lê thê. Đạp xe ngang qua Phú Nhuận, thấy cái khẩu hiệu treo bay bay trong gió trước cổng chợ "Dân ta giàu, nước ta mạnh". Nhớ đến Hoàng, bụng đói đang len lỏi chào mời mọi người mua vé số quanh chợ, tôi chợt thấy mắt mình cay cay.

Từ bữa đó, tôi mới hiểu ra chung quanh mình có bao nhiêu cảnh đời học sinh nghèo nàn, thương tâm cần được quan tâm, chia xẻ.

Thời gian trôi qua, tôi theo gia đình đi dịnh cư ở nước ngoài, không theo đuổi nghề dạy học đến cuối cuộc đời như thày Đức Lân kính yêu.

Còn các em học sinh của tôi ngày đó giờ chắc đã lập gia đình, có con cái. Lòng tôi luôn hy vọng những đứa con của các em học sinh khi xưa, sẽ không giống cha hay mẹ chúng, sau giờ học phải cầm xấp vé số đi bán ngược xuôi trên khắp nẻo đường Saigon, sớm va chạm, chai đá với cuộc đời, đánh mất tuổi thơ hồn nhiên.

Người ta có quyền không thích chế độ cộng sản, có quyền lên tiếng chống đối sự tham nhũng của chính quyền đương nhiệm. Nhưng không một ai có thể quên được quê hương yêu dấu của mình. Không ai có thể quay lưng, làm ngơ trước nỗi đau khổ vì bệnh tật, nghèo nàn, thiếu thốn của dân nghèo trong nước. Vì vậy khi đọc được tin tức, các nhà hảo tâm Việt kiều về xây dựng trường học cho các em học sinh có chỗ học hành, vui chơi, tôi thầm cảm ơn họ thật nhiều. Nghe nói ngôi trường tôi dạy khi xưa đã dược sửa sang đẹp đẽ, thoáng mát.

Tôi cũng vô cùng kính phục, biết ơn Hội đoàn thiện nguyện SAP-VN (Social Assistance Program for Vietnam) bên Hoa kỳ. Những bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư và các thiện nguyện viên SAP-VN làm việc bất vụ lợi đã không quản khó khăn, gian khổ, cực nhọc về Việt Nam đi đến các miền thôn quê xa xôi, hẻo lánh chữa trị bệnh tật, phát thuốc miễn phí cho nông dân, người già, trẻ em nghèo, khuyết tật. Các em thơ với mảnh đời tưởng chừng như bất hạnh, bị lãng quên đã và đang lấy lại niềm tin,hy vọng. Những ánh mắt ngây thơ long lanh hạnh phúc, nụ cười ấm áp dưới bàn tay chăm sóc đầy tấm lòng vị tha, bác ái của những nhà hảo tâm, các thiện nguyện viên trong tổ chức SAP-VN.

Nghĩ đến câu khẩu hiệu khi xưa "Dân ta giàu, nước ta mạnh". Nếu như nhà nước Xã hội chủ nghĩa lúc đó đừng dạy chúng tôi những điều gian dối, không đúng với sự thật, mà thay vào đó nên dạy chúng tôi biết nhìn nhận thực tế rằng "Nước ta còn nghèo, dân ta còn khổ sau những năm dài chiến tranh", bổn phận các em học sinh phải ráng học hành chăm chỉ, thật giỏi để mai này đem kiến thức, sức lực giúp dân, giúp nước. Thì hôm nay đâu có dịp để tác giả đăng bài viết trên báo Spiegel ca thán về hệ thống giáo dục gian dối, xuống dốc của đất nước mình.

Ngọc Bích
(anhduong.net)

Post Reply