Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
MatVit
Posts: 829
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Bản án dành cho ‘Mẹ Nấm’ chọc giận nhiều người
June 30, 2017

Image
“Mẹ Nấm” tại phiên xử sơ thẩm hôm 29 Tháng Sáu ở Khánh Hòa.

KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay “Mẹ Nấm” và các tù nhân lương tâm khác. Đó chỉ là một trong nhiều ý kiến của cộng đồng quốc tế về bản án vừa tuyên.

Blogger “Mẹ Nấm” có tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (38 tuổi, cư trú ở Nha Trang, Khánh Hòa). Bà là một trong những người kiên trì đeo đuổi việc vận động cho tự do, dân chủ tại Việt Nam, bảo vệ môi trường sống an lành cho người Việt một cách ôn hòa. Giống như những người cùng chí hướng, “Mẹ Nấm” liên tục bị sách nhiễu, “được” công an Việt Nam “mời làm việc” thường xuyên, thỉnh thoảng lại bị tạm giữ nhưng bà không bỏ cuộc.


Năm 2010, “Mẹ Nấm” từng được Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch – HRW) trao giải thưởng Hellman Hammett (dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận).

Năm 2017, “Mẹ Nấm” nhận thêm giải thưởng “Phụ Nữ Can Đảm” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (giải thưởng thường niên dành cho những phụ nữ tiêu biểu trên toàn thế giới đã dấn thân tranh đấu cho cộng đồng và cho nữ giới).

Tháng Mười, 2016, “Mẹ Nấm” bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Hành động này đã khiến chính quyền Việt Nam bị cộng đồng quốc tế chỉ trích kịch liệt. Thậm chí ngay sau đó, Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã khuyến cáo chính quyền Việt Nam loại bỏ hàng loạt tội trong nhóm tội “xâm phạm an ninh quốc gia” khỏi Luật Hình Sự.

Cơ quan này cho rằng, các Điều 79 (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 87 (phá hoại chính sách đoàn kết), Điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước), Điều 245 (gây rối trật tự công cộng), Điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước) trong Luật Hình Sự hiện hành của Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn về nhân quyền của cộng đồng quốc tế.

Cao Ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã dùng trường hợp “Mẹ Nấm” làm bằng chứng để bày tỏ sự lo ngại rằng, bất kỳ công dân nào của Việt Nam cũng có thể bị biến thành tội phạm hình sự chỉ vì họ dùng các quyền tự do căn bản để trình bày ý kiến cá nhân hay chất vấn chính phủ. Sự mơ hồ của các điều vừa kể trong luật hình sự giúp chính quyền dễ dàng dập tắt những ý kiến chỉ trích bằng cách tống giam và phạt tù.

Cơ quan này đã liệt kê tên của hàng loạt cá nhân là nạn nhân của sự bạo hành này và yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích ngay lập tức những cá nhân đang bị giam giữ vì bị kết án dựa theo các điều vừa kể.

Chính quyền Việt Nam làm ngơ. Mới đây, họ đưa “Mẹ Nấm” ra xét xử và phạt bà 10 năm tù.

Tại một cuộc họp báo vào sáng 29 Tháng Sáu, bà Heather Nauert, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói với báo giới rằng, Hoa Kỳ lo ngại khi Việt Nam liên tục bắt giữ và phạt tù những nhân vật đối lập, phản kháng một cách ôn hòa. Bà Nauert nhấn mạnh, triển vọng trong quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ có thể đạt mức tối đa nếu Việt Nam có tiến bộ về nhân quyền.

Trước khi phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên tiếng, Ủy Ban Bảo Vệ Báo Giới (Committee to Protect Journalists – CPJ) đã gọi cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với “Mẹ Nấm” là “tàn nhẫn,” “đáng tởm” và là một điều mà giới cầm quyền nên thấy xấu hổ.

Tổ chức Những Người Bảo Vệ Dân Quyền (Civil Rights Defenders – CRD) thì gọi bản án mà hệ thống tư pháp Việt Nam vừa tuyên đối với “Mẹ Nấm” là “mặt thật” của chính quyền thiếu tôn trọng nhân quyền. Tương tự, những tổ chức hoạt động cho dân chủ, nhân quyền như HRW, Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International – AI), Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters sans frontières – RSF) đồng loạt khẳng định, hành vi bắt giữ-kết án “Mẹ Nấm” là “quá đáng” và vì vậy cần trả tự do ngay lập tức cũng như các tù nhân lương tâm khác.

Trên Internet, nhiều người Việt sống tại Việt Nam đã công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ “Mẹ Nấm” và sự phẫn nộ đối với bản án mà hệ thống tư pháp Việt Nam mới tuyên đối với cô. Những nhân vật đang hoạt động cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam nhận định, phạt một người 10 năm tù chỉ vì đã bày tỏ ý kiến cá nhân về tương lai quốc gia, vận mệnh dân tộc, quan hệ Việt-Trung, môi trường sống sẽ không đạt mục đích: Gieo rắc sợ hãi để buộc mọi người im lặng.

Trả lời VOA, những nhân vật đối lập như Nguyễn Chí Tuyến, Lã Việt Dũng, Lê Mỹ Hạnh cùng tin rằng, bản án vừa tuyên đối với “Mẹ Nấm” là một kiểu chuẩn bị “hàng hóa” để mặc cả, đổi chác khi chính quyền cần thương lượng với chính phủ các quốc gia khác nhằm tìm kiếm những điều có lợi cho mình, giống như đã từng làm như vậy nhiều lần. (G.Đ)

User avatar
MatVit
Posts: 829
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »


Thủ tướng Việt Nam ‘tự thóa mạ’ khi nhận định về kinh tế

July 3, 2017
Image
Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc.



HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong cuộc họp giữa chính phủ với giới lãnh đạo chính quyền các địa phương, thủ tướng Việt Nam tự thóa mạ mình dối trá khi đưa ra hàng loạt nhận định mâu thuẫn với nhau.

Theo tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Hai, 3 Tháng Bảy, chính phủ Việt Nam họp suốt ngày để thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội trong sáu tháng đầu năm 2017 và định hướng cho hoạt động của bộ máy công quyền trong sáu tháng sắp tới.


Nếu so sánh các tuyên bố, nhận định của thủ tướng Việt Nam trong cuộc họp này, có thể thấy người đứng đầu chính phủ Việt Nam rất vụng về.

Nhận định về tình hình kinh tế-xã hội trong sáu tháng đầu năm 2017, ông Phúc cho rằng: “Công tác chỉ đạo điều hành đã có nhiều đổi mới, quyết liệt, đã phát huy kết quả bước đầu. Tập thể chính phủ, thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề bức xúc.”

Cũng theo ông Phúc, sáu tháng đầu năm nay là “sáu tháng có thiên thời, địa lợi, nhân hòa” vì “người dân phấn khởi làm ăn, kinh doanh, khởi nghiệp, xu hướng kinh doanh tốt hơn.”

Ông Phúc ví von, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam như một người đi khám sức khỏe mà “các chỉ số cơ bản như huyết áp, mỡ máu, men gan… đều tốt.”

Tóm lại, theo ông Phúc, tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2017 có nhiều điểm phấn khởi hơn cùng kỳ năm ngoái: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, tăng trưởng hồi phục mạnh. Lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp hồi phục mạnh. Việt Nam là một trong 12 quốc gia dẫn đầu về tăng trưởng du lịch. Vốn đầu tư ngoại quốc tăng mạnh. Trong sáu tháng đầu năm có thêm 61,000 doanh nghiệp. Ngoài kinh tế, Việt Nam còn đạt kết quả khả quan về văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo bền vững…

Tuy nhiên, cũng chính ông Phúc cho rằng phải “thẳng thắn đề cập đến những hạn chế, khó khăn, thách thức” và tự ông nhận diện, liệt kê “những hạn chế, khó khăn, thách thức” đó.

Thủ tướng Việt Nam thú nhận: “Tình trạng tiêu thụ nông sản, gia súc, gia cầm còn khó khăn, giá giảm, ảnh hưởng đến người sản xuất.”

Người ta không rõ với thực tế như thế thì tại sao ông Phúc lại cho rằng nông nghiệp là một trong những lĩnh vực đang “hồi phục mạnh?”

Tương tự, ông Phúc thú nhận: “Tăng trưởng công nghiệp, xây dựng thấp hơn so với cùng kỳ, trong đó khai khoáng giảm sâu, riêng dầu khí giảm hơn 11%. Sản xuất kinh doanh có phát triển nhưng vẫn còn khó khăn, số doanh nghiệp rời thị trường nhiều, doanh nghiệp có nguy cơ thua lỗ, phá sản vẫn nhiều,…”

Với tình hình như thế mà dám khẳng định, “người dân phấn khởi làm ăn, kinh doanh, khởi nghiệp, xu hướng kinh doanh tốt hơn” thì thủ tướng Việt Nam quả là… “dũng cảm.”

Thủ tướng Việt Nam thừa nhận thêm: “Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm, đến nửa năm mới bằng 30% kế hoạch.”

Đối với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì hoạt động “thoái vốn” (rút vốn nhà nước ra khỏi các danh nghiệp này) rất chậm.

Ông Phúc cho biết: “Đến nay mới thoái vốn được 11,000 tỷ đồng so với kế hoạch là 60,000 tỷ đồng…”

Ngoài ra, ông cũng thú nhận: “Còn rất nhiều vấn đề xã hội bức xúc như mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc tập thể, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em… Ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Nạn chặt phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép, sạt lở bờ sông, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất đáng lo ngại. Trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn diễn biến phức tạp. Đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng.”

Người ta không rõ tại sao khi đã thấy được như vậy mà ông Phúc vẫn cho rằng sáu tháng đầu năm nay là “sáu tháng có thiên thời, địa lợi, nhân hòa,” tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2017 có nhiều điểm phấn khởi hơn cùng kỳ năm ngoái?

Nếu tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam như một người đi khám sức khỏe mà có kết luận “các chỉ số cơ bản như huyết áp, mỡ máu, men gan… đều tốt” thì não của người trực tiếp khám, chẩn đoán rõ ràng là… không tốt! (G.Đ.)

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Post by cuoigia »

Ngư Dân, Ma Túy, Tôm, Mưa Lũ, Kiều Hối...
10/07/2017

Xuân Niệm
Khổ cực, gian nan... là cuộc đời ngư dân. Tuy nhiên, nỗi nguy trên biển có khi làm mất mạng...

Bản tin VTC kể chuyện: Ngư dân bị bạch tuộc cắn chết khi đi đánh bắt cá trên biển...

Một ngư dân ở xã Vinh Hà (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vừa bị bạch tuộc cắn tử vong khi đang đánh bắt cá trên biển.

Ngày 7/7 nguồn tin từ UBND xã Vinh Hà (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) xác nhận, một người dân trên địa bàn xã này vừa bị bạch tuộc cắn tử vong.

Theo đó, khoảng 2h ngày 7/7, chị Văn Thị Tý (32 tuổi, ngụ thôn Hà Giang, xã Vinh Hà) cùng chồng là anh Hoàng Xuân đến khu vực biển Hòn Chảo (thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế, giáp ranh vùng biển Đà Nẵng) để đánh bắt cá.

Bản tin VnExpress kể chuyện: Chiều 7/7, Đại tá Võ Đức Thân - Trưởng Phòng cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an Khánh Hòa - cho biết, bà Bering Ekateria (quốc tịch Nga) vừa bị bắt theo quyết định truy nã của Interpol (Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế).

Bà Bering Ekateria gần 3 năm trốn truy nã của Interpol, trong vai nhân viên Spa của khách sạn 4 sao tại TP Nha Trang.

Người phụ nữ 47 tuổi bị nhà chức trách thành phố Moscow (Nga) cáo buộc sản xuất, mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy.

Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện Sài Gòn: Hai nữ công nhân bị gã thanh niên nghi phê ma túy khống chế trong phòng trọ để cướp tài sản. Lực lượng Công an đã nổ súng giải cứu.

Công an quận 9, TPSG hiện đang tạm giữ nghi can Dương Thanh Hồ (SN 1999, ngụ quận 9) để điều tra, xử lý về hành vi “cướp tài sản”.

Theo điều tra, Dương Danh Hồ làm nghề phụ hồ và ở trọ cùng 1 người bà con tại khu trọ số 23/3A đường 102, khu phố 7, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

Bản tin VOV kể chuyện: 49 bị cáo gây rối, đập phá trại cai nghiện Đồng Nai lĩnh án...

Chiều 7/7, HĐXX đã tuyên phạt 49 bị cáo về tội gây rối trật tự công cộng tại trại cai nghiện Đồng Nai.

Các bị cáo lĩnh án gồm Võ Đình Huân (32 tuổi); Ngô Văn Hoành (29 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa) cùng 4 năm tù giam; Trần Ngọc Dũng (27 tuổi) 2 năm tù giam, do bị cáo bị hạn chế năng lực hành vi; Lê Huy Hoàng mức án 4 năm 6 tháng tù giam; 45 đối tượng còn lại bị phạt tù từ 10 tháng đến 3 năm 6 tháng tù giam

Báo Tuổi Trẻ kể chuyện: Bắt đầu hoạt động từ năm 2012 và từ đó đến nay, Đạm Ninh Bình liên tục làm ăn thua lỗ, đến giờ đã lên đến khoảng 2.000 tỉ đồng.

Chưa hết, theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) - công ty mẹ của Đạm Ninh Bình, dự kiến 5 năm tới dòng tiền của Đạm Ninh Bình vẫn tiếp tục âm và không thể tự trả được nợ.

Như vậy dự kiến sẽ có đến 10 năm liên tục Đạm Ninh Bình rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ nặng và dòng tiền âm (thu không đủ chi). Bộ Công thương và Vinachem vì vậy đã đề nghị Chính phủ đứng ra trả nợ thay 125 triệu USD cho đối tác Trung Quốc.

Câu hỏi là: đến hạn trả nợ cho đối tác Trung Quốc mà Đạm Ninh Bình và Vinachem không có khả năng trả được nợ thì liệu Chính phủ có trả nợ thay?

Trốn nợ?

Báo Người Lao Động báo động cơ nguy ô nhiễm biển Bình Thuận, thế là Hiệp hội Tôm Bình Thuận la làng.

Liên quan đến việc Bộ TN-MT cấp phép cho Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu m3 bùn, cát sau nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong, ngày 7-7, Hiệp hội Tôm Bình Thuận đã tổ chức họp với các hội viên, thống nhất đề xuất 3 kiến nghị đến các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Cụ thể, trước khi Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ thải, các đơn vị hữu trách phải thực hiện quan trắc môi trường; khi triển khai kế hoạch giám sát, đơn vị đổ thải phải có kế hoạch, thống nhất các tiêu chí bồi thường; nếu xảy ra sự cố về môi trường, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 phải là đơn vị trực tiếp bồi thường.

Báo Thanh Niên kể: Cả nước có mưa, đề phòng dịch bệnh trên lúa và hoa màu.

Trong tuần từ 8 - 14.7, miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to do rãnh thấp gió mùa đi ngang qua.

Mưa tập trung về chiều tối và đêm, đề phòng giông và gió giật mạnh. Các tỉnh vùng núi tiếp tục có nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ và sạt lở đất, vùng đồng bằng và trung du mưa nhiều có nơi bị ngập úng.

Báo Lao Động kể chuyện: Buôn lậu hàng giả, hàng cấm ngày càng tinh vi.

Ngà voi giấu trong các hộp gỗ rỗng đóng trong container; gỗ lậu khai báo là gỗ xẻ hộp nhập khẩu từ Châu Phi; “bỏ qua” không khai những mặt hàng khác có trong lô hàng; “cõng” hàng qua lối mòn, lối mở; “chọn luồng” khi thông quan…, là những thủ đoạn tinh vi mà các đối tượng áp dụng để ngày ngày tuồn hàng lậu qua biên giới. Theo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trốn tránh lực lượng chức năng, những kẻ buôn lậu lỳ lợm, máu lạnh sẵn sàng nổ súng vào lực lượng chức năng để bảo vệ “nguồn hàng”.

Báo Tiền Phong kể: Sáu tháng, hơn 2 tỷ USD kiều hối về TP SG.

Lượng kiều hối chuyển về TP SG qua các kênh chính thức đạt 2,1 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP SG - Nguyễn Hoàng Minh, lượng kiều hối chuyển về Thành phố vẫn chủ yếu từ thị trường Mỹ (chiếm 60%) và châu Âu (khoảng 19%).

Kiều hối, kiều hối... có dư tiền trả nợ cho doanh nghiệp nhà nước?

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image


Việt Kiều Về SG Phẫu Thuật Thẩm Mỹ, Hút Mỡ, Tử Vong
21/07/2017
SAIGON -- Về Sài Gòn để giải phẫu thẩm mỹ, một Việt kiều Mỹ tử vong.

Bản tin Thế Giới Trẻ ghi rằng Việt Kiều Mỹ đã chết bất thường khi hút mỡ bụng... Kết quả là, đình chỉ thẩm mỹ viện Việt Thành.

Bản tin TGT noí rằng vào chiều 19/7, người đàn ông quốc tịch Mỹ khoảng 60 tuổi đến viện thẩm mỹ Việt Thành trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10) để hút mỡ bụng. Trong lúc các nhân viên thực hiện ca phẫu thuật thì xảy ra sự cố, người đàn ông bất ngờ co giật rồi tử vong.

Sự việc trên lập tức được trình báo cơ quan chức năng, ngay trong tối ngày 19/7 cơ quan công an đã tới bệnh viện thẩm mỹ Việt Thành khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai của những bên liên quan.

Đến sáng 20/7, trao đổi với phóng viên Zing.vn, bác sĩ Bùi Minh Trạng, Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.SGkhẳng định thẩm mỹ viện Việt Thành đã được cấp phép hoạt động và do bác sĩ Nguyễn Việt Thành chịu trách nhiệm chuyên môn. Đồng thời bác sĩ Thành cũng có chứng chỉ hành nghề số 000810/BYT-CCHN.

Theo ông Trạng, sáng cùng ngày, Thanh tra Sở Y tế đã yêu cầu phòng khám ngưng hoạt động vì không đảm bảo cho tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra, cơ quan quản lý cấp sở cũng yêu cầu bác sĩ Thành nhanh chóng báo cáo cho cơ quan quản lý biết tên tuổi, tình trạng bệnh nhân vào khám để cơ quan quản lý trình báo cáo lên UBND TP và Bộ Y tế.

Về sự cố bệnh nhân tử vong tại cơ sở thẩm mỹ này, ông Trạng cho biết hiện cơ quan điều tra đã niêm phong hồ sơ, “tất cả phải chờ kết luận của công an”.

Trong khi đó, báo Công An cho biết:

“Công an quận 10 đã vào cuộc điều tra làm rõ. Qua xác minh, người này tên Edward Hartley (53 tuổi, quốc tịch Mỹ).”

User avatar
MatVit
Posts: 829
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Nhà tranh đấu Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù
July 25, 2017

Image
Bà Trần Thị Nga biểu tình chống Trung Quốc. (Hình: rfa.org)

HÀ NAM, Việt Nam (NV) – Bà Trần Thị Nga, một phụ nữ vận động dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam bị kết án 9 năm tù và 5 năm quản chế trong phiên tòa sơ thẩm ở tỉnh Hà Nam hôm Thứ Ba, 25 Tháng Bảy.

Cũng như các phiên tòa xử án chính trị khác, tuy là phiên xử “công khai” nhưng chồng và hai con nhỏ của bà Trần Thị Nga cùng hơn một chục bằng hữu không được vào dự khán. Hàng trăm công an thường phục và sắc phục, cảnh sát cơ động cùng dân phòng được rải chung quanh tòa án, ngăn cản người dân tới gần.


Bà Trần Thị Nga, 40 tuổi, bị một bản án rất nặng theo Khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình Sự “Tuyên truyền chống nhà nước…” Bản án này chỉ sau một tháng chính quyền Khánh Hòa kết án 10 năm tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 38 tuổi, và cũng cùng bị áp đặt theo một tội danh.

Bà Nga vốn là một người dân oan khiếu kiện, đòi hỏi công bằng vì bị công ty xuất khẩu lao động của nhà cầm quyền cướp tiền của bà khi đi lao động tại Đài Loan, sau trở thành người đấu tranh cho công bằng xã hội, bày tỏ lòng yêu nước qua các cuộc biểu tình, vận động dân chủ. Bà là thành viên điều hành của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam và một số hội đoàn xã hội dân sự khác.

Bà bị công an thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, tịch thu xe gắn máy và hành hung rất nhiều lần, nhà thường xuyên bị công an theo dõi. Thậm chí ngày 25 Tháng Năm, 2015, công an thường phục đã dùng gậy sắt đánh gãy chân tay bà ngay trên đường phố. Dù vậy, bà vẫn can đảm tham dự các cuộc biểu tình tại nhiều nơi ở Việt Nam và dùng Internet để phát biểu ý kiến và thông tin.

Hình ảnh bà Nga cho con bú sữa khi chân tay bị công an lấy gậy sắt đánh gãy được phổ biến trên mạng từng gây phẫn nộ một chế độ tự nhận là “của dân, do dân và vì dân,” là “đầy tớ nhân dân” mà cư xử với nhân dân như thế.
Image
Bà Trần Thị Nga (thứ hai, phải) bị công an tỉnh Hà Nam công bố lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở ngày 21 Tháng Giêng, 2017. (Hình: hanam.gov.vn)
Bản cáo trạng của viện kiểm sát tỉnh Hà Nam cáo buộc bà Trần Thị Nga “Trong khoảng thời gian từ Tháng Chín, 2014, đến Tháng Giêng, 2017, Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản blog, Facebook cá nhân ‘Thuy Nga,’ ‘Tran Thi Nga’ và trang YouTube ‘trần thúy nga,’ đã làm ra, tàng trữ 13 video clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt và sử dụng trang mạng xã hội để đăng tải các video clip nhằm truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; gieo rắc sự nghi ngờ, bất mãn với chính quyền nhằm chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Thêm nữa, cáo trạng còn cáo buộc bà “viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước, lực lượng công an, tẩy chay bầu cử Quốc Hội khóa XIV và bầu cử Hội Đồng Nhân Dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.”

Luật Sư Hà Huy Sơn, một trong bốn luật sư biện hộ cho bà Nga tại phiên tòa sơ thẩm, bác bỏ các cáo buộc của nhà cầm quyền và ông nói những cáo buộc đó được tạo dựng trái với những quy định của Luật Tố Tụng Hình Sự nên không có giá trị. Nói với hãng thông tấn AFP, Luật Sư Sơn cho là bản án mà bà Nga phải chịu đựng “đã được chuẩn bị từ trước.”

Bản án nặng nề áp đặt lên đầu bà Trần Thị Nga, một phụ nữ có hai con nhỏ, tiếp nối theo bản án 10 năm tù của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, như những chứng cứ xác định chính quyền Việt Nam ngày càng mạnh tay hơn với các người đòi hỏi nhân quyền, tự do thông tin và ngay cả đòi hỏi bảo vệ môi trường, bày tỏ lòng yêu nước mà không theo lệnh của nhà cầm quyền.

Chỉ từ Tháng Giêng đầu năm 2017 đến nay, ngoài bà Trần Thị Nga, chính quyền Việt Nam ít nhất đã tống giam thêm sáu người khác. Tất cả bị vu cho các tội từ “Tuyên truyền chống nhà nước…” theo Điều 88, hay “Âm mưu lật đổ…” theo Điều 79, hoặc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” theo Điều 258. Những điều luật này đều bị các chính phủ Tây phương cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án là đi ngược lại Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà chính quyền Việt Nam đã đặt bút ký cam kết tuân thủ.

Người bị bắt mới nhất là ông Lê Đình Lượng, 52 tuổi, có trang Facebook cá nhân “Lỗ Ngọc” bị bắt chỉ một ngày trước phiên xử sơ thẩm bà Trần Thị Nga. Ông bị bắt ở thị trấn Hoàng Mai, Nghệ An, và bị vu cho tội “âm mưu lật đổ.” (TN)

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Thêm 4 nhà hoạt động dân chủ bị bắt hôm nay 30/07/2017

Bản tin từ Facebook Tiêu Sơn, Ngô Văn Hiếu...
Theo thông tin công bố chính thức của cơ quan An Ninh Điều Tra Bộ Công An:
1. 4 người mới bị bắt hôm nay 30/07/2017 bị khởi tố tạm giam theo Điều 79/BLHS "âm mưu lật đổ chính quyền": Phạm Văn Trội (Hà Nội), Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa), Trương Minh Đức (Saigon), Nguyễn Bắc Truyển (Saigon).
2. 2 người bị bắt trước đó (16/12/2015) là Nguyễn Văn Đài và Trần Thu Hà theo Điều 88, nay theo Lệnh khởi tố mới bị chuyển tội danh thành Điều 79/BLHS.
3. Cả 6 người này đều bị ghép trong "Vụ án Nguyễn Văn Đài", đều là thành viên HAEDC - Có thể hiểu là đợt trấn áp mới này đích nhắm vào HAEDC.
4. Kết hợp với sự kết án nặng 2 phụ nữ (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga), và 1 số vụ bắt giữ trước đó, cho thấy chính quyền CSVN đang tiến hành 1 đợt trấn áp mới, có thể sẽ có thêm nhiều người đấu tranh sẽ tiếp tục bị bắt giam, khởi tố.
5. Đó là những chỉ dấu rõ ràng chính quyền CSVN đe dọa, trấn áp nặng nề mọi mầm mống đối kháng, để cố gắng nắm giữ chặt quyền lực độc tôn; hoàn toàn không đang và sẽ có cởi mở về chính trị, dân chủ, tự do trong tương lai gần.
6. Không loại trừ tình trạng tồi tệ về tự do, nhân quyền này ở VN đang diễn ra, là chịu 1 phần ảnh hưởng từ chính sách, thái độ của Mỹ và tình hình quốc tế hiện nay.
Đó là 1 thực tế mà những người đấu tranh VN phải đối diện, tỉnh thức và hết sức thận trọng.

Trích tin từ báo Công An Nhân Dân:
"15:45 30/07/2017


Khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”
Ngày 30-7-2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 06 bị can trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành:
Khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, trú tại P302, Z8 tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội; Lê Thu Hà, sinh năm 1982, tạm trú tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội;
Khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với:
- Phạm Văn Trội, sinh năm 1972, trú tại thôn Kỳ Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội;
- Nguyễn Trung Tôn, sinh năm 1972, trú tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa;
- Trương Minh Đức, sinh năm 1960, trú tại số 23/45/1A Mai Hắc Đế, phường 15, quận 8, TP. Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Bắc Truyển, sinh năm 1968, trú tại phòng số 8, thửa số 44, Khu vườn rau, phường 6, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..."

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »


Ðà Nẵng ô nhiễm khắp nơi, biển chết dần vì nước thải

August 8, 2017

Image
Rác thải dân sinh, bùn đen bốc mùi hôi thối là thực trạng ô nhiễm đang diễn ra tại âu thuyền và cảng cá Thọ Quang.



ÐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Thành phố Ðà Nẵng đang bị ô nhiễm môi trường bủa vây, với tình trạng mùi hôi thối nồng nặc luôn bốc ra từ các địa điểm như âu thuyền Thọ Quang, 9 cống nước thải đổ ra bãi biển, bãi rác Khánh Sơn, sông Phú Lộc…

Theo mô tả của phóng viên báo Lao Ðộng, ngày 8 Tháng Tám, nước thải đen ngòm, rác thải sinh hoạt nổi lềnh bềnh và mùi hôi nồng nặc bốc lên xộc vào mũi là những gì mà người dân Ðà Nẵng đang phải hứng chịu tại khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, mặc dù đã gần 1 năm kể từ khi ông Huỳnh Ðức Thơ, chủ tịch thành phố Ðà Nẵng, có thông báo về “xử lý ô nhiễm môi trường” tại đây.


“Những ngày Hè này, vào những lúc đứng gió, mùi hôi thối từ âu thuyền tỏa khắp các khu vực khiến ai đi ngang qua cũng phải giật mình, bịt mũi bởi mùi hôi như cá chết,” chị Lê Thị Em, ở phường An Hải Bắc, làm việc gần khu vực âu thuyền thọ Quang, rùng mình nói.

Theo Sở Tài Nguyên-Môi Trường Ðà Nẵng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại âu thuyền Thọ Quang là do hoạt động xả thải chưa qua xử lý của các tàu thuyền neo đậu, nước thải từ các doanh nghiệp hoạt động chế biến thủy sản trong khu công nghiệp và nước thải từ chợ cá qua trạm xử lý nước thải Sơn Trà, rác thải dân sinh từ các tàu cá đổ xuống mặt nước và mùi hôi từ bùn đáy âu thuyền do chưa được nạo vét thường xuyên.


Một cống xả thải khu vực Ngũ Hành Sơn, tại bãi tắm Sao Biển đang chảy nước thải sinh hoạt ra bãi tắm. (Hình: Báo Lao Ðộng)
Tương tự, chín cống nước xả thải dọc bãi biển của quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà đang bao vây một trong những bãi biển đẹp nhất của Việt Nam, thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm. Nhưng khi gặp cảnh tượng dòng nước đen ngòm, đặc quánh bốc mùi hôi thối chảy ra từ miệng cống khiến cả một vùng cát đổi màu và hàng trăm mét khối cát trôi tuột xuống biển, hòa vào dòng nước biển khiến ai cũng phải rùng mình.

Bà Nguyễn Thị Chín, quản lý khu dịch vụ số 6, bãi biển Mỹ Khê bất bình, hơn 23 năm nay bà phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên từ dòng nước đen ngòm của các hầm xả nước thải đổ ra biển. Mặc dù đã kiến nghị lên các cơ quan ban ngành rất nhiều lần nhưng tình trạng thải nước ô nhiễm ra biển vẫn chưa được khắc phục.

Theo bà Chín, những năm trước nước chỉ xả theo từng đợt, nhưng gần đây nước thải lại liên tục xả như thác, cuốn bay cả một mảng cát cạnh gian hàng nước của bà, bao nhiêu vật dụng bàn ghế, dù che nắng đổ nghiêng ngả. Kể từ khi đường ống xả thải này hoạt động, thu nhập của những người mua bán ở đây chỉ còn 1/3 so với trước. Du khách đến đây phản ánh với chị Chín rằng, họ đến đây để ngắm biển, tắm biển, để thư giãn chứ không phải để ngửi mùi hôi thối.

Nhiều người buôn bán cạnh khu vực cống xả thải cho biết, sau mỗi trận mưa 15 phút thì nước biển Mỹ Khê đã biến thành màu đen, mùi hôi thối nồng nặc của nước cống, xác động vật chết và rác đầy tràn dọc khắp bãi biển. Mỗi lần thò chân xuống nước là ngứa ngáy, không ai dám xuống tắm ở đây nữa. (Tr.N)

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Trần Đại Quang đi chữa bệnh nặng từ tối 25-07-2017
( Chết sớm, khỏi phải chui ống cống )

Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua
đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán.
Đây có thể chỉ là lựa chọn cá nhân. Các nhà lãnh đạo vốn vẫn hy vọng vào kết quả điều trị để xuất hiện trở lại
trước công chúng một cách hoành tráng. Chuyện này từng xảy ra với Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

August 10, 2017

NGUYÊN THỦ QUỐC GIA & ĐỊNH CHẾ CHỦ TỊCH NƯỚC

Image
Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán. Đây có thể chỉ là lựa chọn cá nhân. Các nhà lãnh đạo vốn vẫn hy vọng vào kết quả điều trị để xuất hiện trở lại trước công chúng một cách hoành tráng. Chuyện này từng xảy ra với Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

Cuối 1996, Tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ. [Ông bị xuất huyết não khá nặng. Theo bác sỹ Vũ Bằng Đình, Giám đốc Quân y viện 108, người trực tiếp cấp cứu. Thông tin về bệnh tình của Tướng Anh được giữ kín tuyệt đối. Hơn ba tháng sau, ông bắt đầu hồi phục. Bằng một ý chí sắt đá, Tướng Lê Đức Anh quyết định vẫn xuất hiện trên truyền hình, đài phát thanh, đọc lời chúc mừng năm mới (1997). Bác sỹ Vũ Bằng Đình nói: “Chúng tôi phải hộ tống ông từ bệnh viện ra phòng thu. Ống kính chỉ quay nửa người nên dân chúng không biết ông vẫn ngồi trên giường bệnh. Các bác sỹ nấp phía sau sẵn sàng cấp cứu”(tr319, Chương 19, Bên Thắng Cuộc II)].

Theo tôi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ra một quy chế, bắt buộc phải báo cáo với dân chúng trong trường hợp người giữ một số chức danh vì lý do sức khỏe hay lý do cá nhân không thể có mặt tại nhiệm sở trong một thời gian nhất định[có những nguyên thủ quốc gia chỉ cần vào phòng mổ là phải bàn giao quyền cho cấp phó]. Đặc biệt là với các chức danh có ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh quốc gia như Chủ tịch nước, Thủ tướng…

Chúng ta không rõ bệnh tình của Đại tướng Trần Đại Quang thế nào. Nhưng, Chủ tịch nước là một định chế được Hiến pháp 2013 (Điều 88) trao cho khá nhiều quyền bính, đặc biệt có những quyền có thể phải thực thi bất cứ lúc nào như “công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; …ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp”. Theo Điều 93 của Hiến pháp 2013 thì, “Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước”. Chắc chắn là khi Đại tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ vào năm 1996, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải bố trí người đảm nhận trách nhiệm của ông; và có thể, khi Đại tướng Trần Đại Quang đi Nhật, ông cũng đã bàn giao công việc cho người thay thế.

Tuy nhiên, dân chúng phải được biết những quy trình ấy; đừng để dân chúng có cảm giác có những vị trí trong bộ máy nhà nước hiện nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa. “Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui”. Mặt khác, quyền lực của nguyên thủ quốc gia còn có giá trị biểu tượng. Dân chúng sẽ cảm thấy họ được tôn trọng khi được thông báo người thay thế dù Chủ tịch nước chỉ “không làm việc” trong một thời gian không dài. Tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi thiên tai địch họa. Và, nhỡ có điều gì đến với quốc gia, dân chúng sẽ rất hoang mang nếu họ thấy người phát đi các mệnh lệnh không phải là nguyên thủ được Quốc hội bầu lên mà từ một người họ chưa hề được thông báo thủ tục tạm trao quyền theo Hiến pháp.

Huy Đức

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Bắt cóc rồi ”tự thú” là màn diễn xuất phát từ Bắc Kinh
LS Nguyễn Văn Thân
18-8-2017

Image
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong mấy ngày qua, dư luận Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cả cộng đồng quốc tế xôn xao về việc ông Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt nam bắt cóc tại Đức. Sau đó, ông Thanh đã được đưa lên truyền hình Việt Nam nói là ông “tự thú” vì không muốn tiếp tục “chốn chánh” (chữ viết của chính ông). Dĩ nhiên là màn kịch diễn tồi tệ này không qua mặt được ai. Và đặc biệt là chính quyền Đức đang bực mình lại càng thấy bị nhà nước Việt Nam xúc phạm và khinh thường quá mức.

Bắt cóc là một hành vi vi phạm phát luật hình sự của Đức và luật quốc tế. Do đó, Đức đã có phản ứng mạnh mẽ. Trước hết là trục xuất trùm mật vụ Nguyễn Đức Thoa. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho biết là họ cũng đang cân nhắc một số biện pháp trả đũa. Họ muốn trừng phạt chế độ nhưng sợ người dân Việt Nam bị thiệt thòi. Phải nói là người Đức bây giờ thật là nhân đạo, trái với những hình ảnh tội ác chiến tranh và diệt chủng của thời Đức Quốc Xã.

Trong khối Liên Âu, Đức là quốc gia có chỉ số giao thương cao nhất với Việt Nam. Trị giá mậu dịch hai chiều lên tới 9 tỷ Mỹ kim vào năm 2016. Trong một phiên họp gần đây nhất tại Hội Nghị Thưởng đỉnh G20 ở Hamburg, hai Thủ Tướng Angela Merkel và Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến cảnh ký kết hàng loạt hợp đồng trị giá tới 1.7 tỷ Mỹ kim. Điều làm cho Đức rất tức giận là trong phiên họp G20, phái đoàn Việt Nam đã nêu trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh và ngỏ ý xin dẫn độ. Bên Đức trả lời là ông Thanh đã nộp đơn xin tỵ nạn và Việt Nam nên chính thức tiến hành hồ sơ dẫn độ để tòa án có thể cứu xét theo đúng hệ thống luật pháp của Đức. Hơn nữa, Đức đã tài trợ cho một vài dự án giúp Việt Nam xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền. Do đó, bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có thể được xem là một sự bội tín, tráo trở và là cái tát vào mặt của Angela Merkel, một nữ chính khách quyền lực nhất và được coi là có thể thay thế Trump trong vai trò lãnh tụ đại diện cho thế giới tự do.

Đức cũng là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp khoảng 2 tỷ USD cho các dự án ODA tại Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật và hợp tác tài chính. Chính phủ Đức đã cam kết dành cho Việt Nam khoản ODA 220 triệu Euro trong giai đoạn 2015 – 2017 để thực hiện các dự án trong 3 lãnh vực gồm có phát triển năng lượng, đào tạo nghề gắn với phát triển kinh tế bền vững và chính sách môi trường cùng với sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra, Việt Nam đang trông chờ Liên Âu phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên Âu (EVFTA) sau khi TPP bị Trump khai tử. Đức là thành viên lãnh đạo của Liên Âu. Chắc chắn là đề tài này nằm trong chương trình nghị sự khi ông Phúc gặp bà Merkel. Hai bên có ý định đẩy mạnh tiến trình phê chuẩn để hoàn tất trong năm 2018. Chỉ cần một trong 27 thành viên Liên Âu không phê chuẩn là Việt Nam không có cơ hội xâm nhập thị trường xuất cảng lớn thứ hai sau Mỹ. Không xâm nhập được thị trường Liên Âu thì Việt Nam càng lún sâu và bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Câu hỏi là kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có dính líu tới bàn tay lông lá của tình báo Hoa Nam hay không?

Thủ Tướng Merkel đang chuẩn bị cho cuộc tranh cử vào tháng 9 sắp tới với cam kết là tiếp tục giương cao ngọn cờ duy trì truyền thống trật tự pháp trị toàn cầu trong một thế giới tự do và hòa bình. Việt Nam đang cần rất nhiều đồng minh khi Bắc Kinh chọn phớt lờ phán quyết ‘Đường 9 đoạn” của Tòa Trọng Tài ban hành ngày 12/7/2016. Bây giờ mà Việt Nam mở miệng nhờ Đức và các nước khác ủng hộ cho vấn đề Biển Đông thì chẳng khác gì một tên tội phạm trơ tráo kêu gọi mọi người khác hãy tôn trọng luật pháp? Cũng thật khôi hài là Hà Nội đang tranh giành chức vụ Tổng Giám đốc Tổ Chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) trong khi Việt Nam đang là nhà tù lớn nhất của những nhà văn, nhà báo, bloggers và những nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc mà lòng tự trọng và tính liêm sỉ của người Việt lại bị thách thức ghê gớm như vậy.

Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên thực hành kế hoạch bắt cóc. Vào năm 1960, tổ chức tình báo của Do Thái Mossad đã bắt cóc Adolf Eichmann tại Argentina. Eichmann là thiếu tá mật vụ SS của Đức Quốc Xã. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Eichmann chỉ huy công tác chuyên chở hàng triệu người Do Thái đưa vào phòng hơi ngạt và lò thiêu để thực hiện kế hoạch xóa sổ dân tộc Do Thái của Hitler. Eichman bị truy tố tội ác chống nhân loại và tội phạm chiến tranh. Phiên xử kéo dài 8 tháng và có tới 99 nhân chứng là nạn nhân ra tòa làm chứng. Cũng nhờ vậy mà thế giới biết được thảm họa diệt chủng Holocaust dưới tay đồ tể Hitler. Eichmann không phủ nhận vài trò đao phủ của mình nhưng biện bạch rằng hắn chỉ thi hành mệnh lệnh. Luật quốc tế không chấp thuận luận cứ biện hộ thi hành mệnh lệnh khi vi phạm tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống nhân loại. Eichmann bị xử tử và treo cổ vào năm 1962.

Bắc Hàn là một nhà nước nổi tiếng với chính sách bắt cóc. Từ 1977 tới 1983, Bình Nhưỡng bắt cóc ít nhất 17 người Nhật đa số là trong tuổi 20. Trẻ nhất là Megumi Yokota một bé gái 13 tuổi. Mục đích là để cưỡng bách họ dạy tiếng Nhật cho điệp viên Bắc Hàn. Các thiếu nữ thì bị ép vừa làm vợ của điệp viên Bắc Hàn và vừa làm con tin. Vào tháng 9 năm 2002 nhân dịp Thủ Tướng Nhật Junichiro Koizumi ghé thăm Bình Nhưỡng, Kim Chánh Nhật chính thức thú nhận là có bắt cóc 13 người Nhật và ngỏ lời xin lỗi. Kim cũng cho biết là 8 người đã chết và cho phép 5 người còn sống về Nhật thăm gia đình với điều kiện là họ quay trở lại. Nhưng không có người nào muốn trở lại. Kim tức giận cho rằng Đông Kinh bội ước và cắt đứt mọi đàm phán ngoại giao với Nhật. Vào năm 2013, Liên Hiệp Quốc thành lập Ủy Ban Điều Tra về Nhân quyền tại Bắc Hàn. Các nạn nhân bị bắt cóc của Nhật đã xuất hiện trước Ủy Ban cung cấp lời khai về tội ác của chế độ cộng sản Bình Nhưỡng.

Tổ chức tình báo CIA của Mỹ cũng bị cáo buộc là có liên quan tới vụ bắt cóc trên đất Ý. Chính sách bắt cóc khủng bố hoặc những kẻ bị tình nghi là khủng bố được áp dụng sau vụ tấn công vào hai tòa cao ốc ở New York ngày 11/9/2001. Vào năm 2003, một giáo sĩ Hồi giáo cực đoan Abu Omar đã bị bắt cóc tại thành phố Milan và chuyển cho nhà nước Ai cập để điều tra. CIA nghi rằng Abu Omar là một tay khủng bố nguy hiểm. Một cựu nhân viên CIA Sabrina de Sousa cùng với 22 người khác đã bị tòa án Ý truy tố và tuyên án tù.

Chính sách bắt cóc được nhà nước cộng sản Trung Quốc thi hành một cách tinh vi hơn. Chỉ trong 2 tháng từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2015, 5 nhân viên của một tiệm sách ở Hồng Kông bị mất tích. Tới tháng 2 năm 2016 thì chính quyền Quảng Đông xác nhận là cả 5 người đã bị bắt về đại lục vì có dính líu tới một vụ ”tai nạn giao thông”. Hồng Kông đã được Anh trả lại cho Trung Quốc nhưng dưới điều kiện là Hông Kông tiếp tục tự trị dưới Đạo Luật Hồng Kông (Hong Kong Basic Law) trong 50 năm cho tới năm 2047. Trong số 5 người bị bắt cóc này thì có ông Lý Ba (Ly Bo) đã có quốc tịch Anh. Một người khác là ông Quế Dương Hải (Gui Min-hai) bị mật vụ Trung Quốc bắt cóc tại Thái Lan đã có quốc tịch Thụy Điển. Những người này đều được đưa lên truyền hình Trung Quốc phát biểu là họ ”tự nguyện” trở về đại lục để ”giúp đỡ cảnh sát điều tra” một vụ tai nạn giao thông.

Chủ nhân và nhân viên của tiệm sách này không phải là tội phạm hoặc khủng bố gì mà họ chỉ đang chuẩn bị in sách nói về đời tư của lãnh tụ Tập Cận Bình. Một trong những quyển sách có tựa đề là ”6 người phụ nữ của Tập Cận Bình”. Một quyển khác có đoạn mô tả cảnh Đệ nhất Phu nhân Bành Lệ Viên ”mất trinh như thế nào”. Đây là các loại sách tạp nhạp vừa tiểu sử vừa tiểu thuyết. Mục đích là đăng những chuyện giật gân để câu khách. Trong một xã hội dân chủ, pháp trị, tác giả và nhà xuất bản có thể bị kiện và bồi thường dân sự dưới luật phỉ báng nhưng không có liên quan tới tội phạm hình sự. Khách hàng chính của tiệm sách này là những du khách từ Trung Quốc. Họ thèm thuồng muốn biết về đời tư của lãnh tụ. Ngay cả việc ông Tập Cận Bình đã từng có vợ và ly dị trước khi lấy Bành Lệ Viên mà họ cũng không biết.

Cũng như ở Việt Nam là vào năm 1992, báo Tuổi Trẻ đã đăng nguyên bài ”Thư Bác Hồ gửi vợ (Tăng Tuyết Minh)” bằng chữ Hán do chính tác giả Hồ Chí Minh chấp bút cùng với bản dịch Hán Việt. Vì vậy mà Tổng Biên Tập Vũ Kim Hạnh được cho là ”phạm khuyết điểm” vì dám tiết lộ ”Đệ Nhất Phu Nhân” của Việt Nam (Bắc Việt) là một người Trung Quốc và bị cho nghỉ việc. Cho tới bây giờ, có nhiều học sinh trong nước và tập thể dư luận viên vẫn tin là ”Bác” hãy còn trinh vì chưa bao giờ lấy vợ.

Tóm lại, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên thi hành chính sách bắt cóc nhưng lực lượng an ninh Việt Nam đã chứng tỏ tư duy đàn em xuất sắc khi bắt chước công an Trung Quốc đưa nạn nhân lên truyền hình diễn màn tự thú. Nó cũng xác nhận lại một sự thật không thể chối cãi là chủ nghĩa và con người cộng sản tồn tại dựa trên bạo lực, bưng bít và dối trá. Căn bệnh ung thư này đã ăn sâu vào xã hội và những người cộng sản Việt Nam. Sau này khi chế độ độc tài toàn trị có ra đi thì vẫn phải mất ít nhất một vài thế hệ mới mong có thể tẩy sạch hết những di lụy độc hại mà ông Hồ Chí Minh đã du nhập về ra khỏi con người và đất nước Việt Nam.

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Sông ở Vũng Tàu xuất hiện dày đặc ‘chất lạ’ bắt lửa
August 22, 2017

Image
Nước sông Chà Và khi đổ vào chai có màu vàng sóng sánh. (Hình: Báo Thanh Niên)
BÀ RỊA-VŨNG TÀU (NV) – Từ cửa biển vịnh Gành Rái vào sông Chà Và, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, các ngư dân bỗng thấy xuất hiện dày đặc một chất lạ bắt lửa kéo dài nhiều cây số.

Nói với báo Thanh Niên, ngày 22 Tháng Tám, Ông Nguyễn Văn Sơn (43 tuổi), một người nuôi cá ở xã Long Sơn cho biết, khoảng 0 giờ 10 ngày 21 Tháng Tám, khi ông vừa chợp mắt ngủ thì ngửi thấy mùi dầu D.O nồng nặc. “Tôi lấy ly nhựa vớt nước sông lên thì thấy có đến 1/3 là dầu,” ông Sơn nói.


Từ tin báo của người dân, báo Thanh Niên đã thông báo cho Sở Nông Nghiệp và các cơ quan chức năng để ra hiện trường tìm hiểu.

Tại khu vực gần luồng phao số 9, nơi có hàng chục gia đình nuôi cá, tôm, nước bốc mùi hôi nồng nặc như dầu D.O. Trong khi đó, toàn khu vực sông từ vịnh Gành Rái hướng vào cầu Chà Và, cũng xuất hiện nhiều váng dầu xanh rờn. Image
Khi nhúng tấm vải vào chất lạ đốt thì lửa bén rất nhanh, khói có màu đen.
Tại các lồng nuôi cá của người dân, lực lượng chức năng đã dùng ca múc nước từ dưới sông đổ vào chai thì lát sau, đến phân nửa nước có màu vàng sóng sánh. Khi dùng vải nhúng vào chất này đốt lên thì lửa bén rất nhanh, khói có màu đen. Còn ở gần trạm biên phòng Gò Găng, chất lạ này bị sóng đánh dạt vào bờ rất nhiều.

Nhận được tin báo, Cảng Vụ Hàng Hải Vũng Tàu phối hợp với công ty bảo đảm an toàn hàng hải Ðông Nam Bộ đã điều động 2 ca nô cùng hơn 10 cán bộ tiến hành kiểm tra vùng nước cảng biển tại vịnh Gành Rái, sông Dinh, Thị Vải, Cái Mép.

Tuy nhiên, đến 19 giờ 30 ngày 21 Tháng Tám, một lãnh đạo Cảng Vụ Hàng Hải Vũng Tàu cho biết: “Hiện tại vùng biển ở khu vực kiểm tra không phát hiện nguồn gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động hàng hải của tàu thuyền hay tai nạn…”

Cùng ngày, thanh tra Sở Nông Nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành lấy mẫu nước sông Chà Và tại các lồng bè có chất lạ để đưa đi phân tích. Ông Trần Văn Cường, giám đốc Sở Nông Nghiệp cho biết, sẽ thành lập đoàn phối hợp với các sở, ngành tiếp tục ra hiện trường để tìm hiểu vụ việc, xác định thiệt hại của người nuôi hải sản. (Tr.N)

Post Reply