Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Tin Trong Nước

Post by khieulong »

Vĩnh biệt nữ sĩ Anh Thơ: Chuồn chuồn thôi nhớ nắng

Nói đến thơ mới Việt Nam không ai có thể quên nổi nữ sĩ Anh Thơ: Một giọng thơ trong sáng như tiếng thở dài của người thiếu nữ ngồi sau khung cửa nhỏ nhìn thấy chiều quê yên tĩnh đương tràn ngập ánh dương quang...
Nữ sĩ Anh Thơ đã từ trần vào hồi 7h sáng nay, 14/3, tại nhà riêng vì bệnh ung thư phổi. . Theo ước nguyện của nữ sĩ Anh Thơ, thi hài bà sẽ được hoả táng tại đài hoá thân Hoàn vũ và rước tro về quê.

Nói đến thơ mới Việt Nam không ai có thể quên nổi nữ sĩ Anh Thơ: Một giọng thơ trong sáng như tiếng thở dài của người thiếu nữ ngồi sau khung cửa nhỏ nhìn thấy chiều quê yên tĩnh đương tràn ngập ánh dương quang. Thơ bà đẹp và buồn. Nỗi buồn rất thi sĩ khi cảm nhận được vẻ đẹp của đời sống tự nhiên nhưng đồng thời biết rõ không thể níu giữ được: Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác / Cánh chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay....

Nữ sĩ Anh Thơ tên thật là Vương Kiều Ân, sinh năm 1918 tại Bắc Giang.

Tác phẩm chính: Bức tranh quê (thơ - 1941)

Răng đen (Tiểu thuyết - 1942)

Từ bến sông Thương (Hồi ký)

Giải thưởng Tự lực Văn đoàn

Nữ sĩ Anh Thơ tên thật là Vương Kiều Ân sinh năm 1918 tại Ninh Giang. Thân phụ bà là một nhà nho đậu tú tài có ra làm công chức và phải thuyên chuyển nhiều nơi nên bản thân bà cũng phải đổi trường học từ Hải Dương sang Thái Bình rồi về lại Bắc Giang mà vẫn chưa qua bậc tiểu học. Trong lần gặp bà tại căn hộ nhỏ thuộc khu tập thể Văn Chương - Hà Nội vào năm 2002, bà kể: " Đã có nhiều người viết về tôi nhưng hiếm khi họ viết chính xác. Dường như người ta chỉ tập trung hỏi tôi về mối tình với nhà thơ Nguyễn Bính chứ không hỏi gì về thơ ca của tôi. Tôi làm thơ từ khi mới 6 tuổi...".

Điều đáng quý ở nữ sĩ Anh Thơ là bà không tự hào hoặc lớn tiếng tuyên bố về lý do làm thơ rất sang trọng và cao ngạo như nhiều nhà thơ khác. Lý do rất thật và cũng rất giản dị: " Tôi làm thơ chỉ vì buồn. Cha tôi dạy các anh em trai của tôi làm thơ, tôi ngồi trong buồng nghe lỏm được và làm theo thôi. Khi biết tôi làm thơ, cha tôi giận và thương tôi lắm...". Phận nữ nhi trong gia đình nhà nho truyền thống hiển nhiên phải tập gương sáng công, dung, ngôn, hạnh; phải thấm nhuần đạo tam cương ngũ thường chứ không phải học làm thơ. Tâm hồn nhạy cảm, đặc biệt là nhạy cảm với cái đẹp có bao giờ mang lại hạnh phúc cho mình đâu?.

Năm 1941, thi phẩm Bức Tranh quê của bà ra đời và ngay lập tức được cả công chúng và các nhà thơ mới hân hoan đón nhận, được giải thưởng khuyến khích về thơ của Tự Lực Văn đoàn. Bầu trời thơ ca của của nữ sĩ Anh Thơ rất trong và rất nhẹ nhưng sức lay động tâm hồn người đọc thì cứ như những con sóng nhỏ lan toả mãi không ngừng. Chỉ bằng một vài nét chấm phá bà đã tạo được cả một không gian thơ ám ảnh khôn nguôi về cái đẹp của tự nhiên và nỗi đau khổ của con người: Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng / Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời...(Chiều Xuân) hoặc: Lặng lẽ nhất có vài người thầy bói ? Bước gậy lần như những bước chiêm bao (Họp chợ).

Nỗi buồn mang tính phận người lớn đến mức: Trong đồng lúa cũng bắt đầu khát nước / Lũ gái tơ uể oải kéo gầu dai (Vào hè). Đọc những câu thơ như vậy bất giác người ta đặt câu hỏi gợi những liên tưởng xót xa: Tại sao "lũ gái tơ" lại uể oải kéo từng gầu nước một cách cam phận như thế? Cả một cánh đồng lúa đương thì con gái kia có bao giờ đủ nước? Sức mạnh nào cầm tù cái phần sống chính đáng nhất, đáng được tồn tại nhất như vậy? Có lẽ tự bản thân mỗi người sẽ phải tìm cho ra câu trả lời để mà sống tiếp.

Sau thi phẩm Bức tranh quê, nữ sĩ Anh Thơ còn viết tiểu thuyết Răng đen (1942) như một sự nối dài cảm xúc về thân phận người phụ nữ. Từ cảm xúc của thơ ca chuyển thành văn xuôi nên nó có phần dư thừa chất lãng mạn của thơ nhưng hơi thiếu sức nặng thật sự của thể loại tiểu thuyết.

Sau , nữ sĩ Anh Thơ tiếp tục làm thơ nhưng cũng như các nhà thơ tiền chiến khác, bà xoay ngược cái nhìn hướng vào nội tâm mình để khám phá thế giới sang cái nhìn hướng ra ngoại cảnh để hân hoan chào đón những con người cụ thể, những địa danh cụ thể: Nhìn ruộng kê vàng bông rủ bờ tươi / Nhìn hào giao thông nối liền xóm bể / Nhìn trận địa dưới hàng dương liễu rủ / Nhìn nữ dân quân đeo súng quay tơ...Đã xuất hiện một khoảng cách nghệ thuật rất xa giữa "lũ gái tơ uể oải kéo gầu dai" với cô "nữ dân quân đeo súng" trong thơ.

Cách đây 3 năm, giọng nói ấm áp và hơi ngắt quãng của bà vang lên trong căn phòng nhỏ lạnh lẽo ở khu tập thể Văn Chương như một đốm lửa nhiệt tình không nguội tắt về thơ ca: " Tôi đã ngoại tám muơi rồi nhưng vẫn đi đọc thơ nhân ngày 8/3, vẫn làm được những bài thơ mới...Có nhiều độc giả đọc thơ tôi và họ đã trở thành học trò, thành người em thân quý của tôi...". Phải chăng đấy là niềm hạnh phúc tột đỉnh của thơ ca? Người em trai của bà, ông Vương Đan Hoàn, nghẹn ngào thông báo qua điện thoại: " Ước nguyện của chị tôi là được hoả táng tại đài hoá thân Hoàn Vũ sau đó đem tro về quê cha đất tổ." Buồn thấm thía, bất giác chúng ta lại nhớ tới câu thơ tuyệt diệu thủa nào: Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác / Cánh chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay...(VietNamNet) - Những bài thơ nổi tiếng của Nữ sĩ Anh Thơ
Last edited by khieulong on Tue Mar 15, 2005 11:33 pm, edited 1 time in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tổ chức Bảo vệ Ký giả quốc tế lên án hành vi truy tố ký giả Lan Anh

Vụ phóng viên Lan Anh của nhật báo Tuổi Trẻ bị cơ quan điều tra Bộ Công An đề nghị truy tố ra toà về việc phanh phui một công ty phân phối thuốc tây thao túng giá cả, gây thiệt hại cho hàng triệu bệnh nhân ở Việt Nam, tiếp tục gây sôi nổi trong dư luận trong và ngoài nước.
Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả ở New York và các nhà dân chủ Việt Nam lên tiếng phản đối việc đàn áp quyền tự do ngôn luận và báo chí này.

Phóng viên Lan Anh đã bị công An điều tra trong hai tháng qua và mới kết luận rằng bà có chiếm đoạt tài liệu mật của nhà nước nên đề nghị Viện Kiểm Sát khởi tố ra toà. Các bài báo ký giả Lan Anh viết trên tờ Tuổi Trẻ tố giác công ty phân phối thuốc Tây Zuellig Pharma đẩy giá thuốc quá cao đến mức độ không chấp thuận được khiến giới tiêu thụ khốn đốn.Vấn đề này nổ lớn, gây xôn xao dư luận ở Việt Nam và người Việt ở khắp nơi ở hảingoại cũng theo dõi chặt chẽ.

Chúng tôi tin tưởng những thông tin mà Lan Anh dùng để viết những bài báo không thuộc phạm trù bí mật của nhà nước. Gọi đó là bí mật nhà nước là cụm từ quá rộng lớn. Chúng tôi nghĩ phóng viên Lan Anh chỉ thi hành nhiệm vụ theo chức năng của người làm báo (Bà Christine Jones chuyên Nghiên Cứu Vấn Đề Châu Á của CPJ)

Thi hành đúng chức năng của một ký giả

Ngày 18 tháng Giêng năm nay, ngay sau khi nội vụ nổ ra tại Việt Nam, Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả CPJ có trụ sở tại New Yotk, Hoa Kỳ đã chính thức lên án hành động này.Ngày 10 tháng 3, khi được tin Bộ Công An đã hoàn tất cuộc điều tra và đề nghị Viện Kiểm Sát truy tố cô Lan Anh bà Christine Jones chuyên Nghiên Cứu Vấn Đề Châu Á của CPJ từ New York lên tiếng:

Bà nói: “Chúng tôi tin nhiều người trong công luận Việt Nam cho là phóng viên Lan Anh đã thi hành đúng chức năng của một ký giả và đã làm được một cuộc điều tra hiệu quả, nêu một vấn đề có giá trị và quan trọng cho công chúng Việt Nam.

Chúng tôi tin tưởng khả năng nghề báo của phóng viên Lan Anh và không nghĩ rằng cô đáng bị truy tố. Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền hủy bỏ các dự định đó để cô được phép theo đuổi công việc.

Chúng tôi tin tưởng những thông tin mà Lan Anh dùng để viết những bài báo không thuộc phạm trù bí mật của nhà nước. Gọi đó là bí mật nhà nước là cụm từ quá rộng lớn. Chúng tôi nghĩ phóng viên Lan Anh chỉ thi hành nhiệm vụ theo chức năng của người làm báo” (Phạm Điền, phóng viên đài RFA )

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đổ tàu Thống Nhất làm 13 người chết, hàng trăm hành khách bị thương.
11h50 ngày 12/3, đoàn tàu E1 xuất phát từ Hà Nội đi TP HCM, khi đến khu gian Thừa Lưu - Lăng Cô, thuộc địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, thì bị trật bánh. Thông tin ban đầu, có 13 người chết và hàng trăm hành khách bị thương. Đến 18h tối cùng ngày, tổng số nạn nhân đang nằm điều trị tại các bệnh viện là 70. Trong đó, 31 người bị thương nặng hiện nằm cấp cứu tại Bệnh viên Đa khoa Đà Nẵng. Số còn lại nằm ở Bệnh viện Đa khoa Huế (27 người), Bệnh viện Giao thông vận tải 5 và Trung tâm Y tế Phú Lộc, Huế (4).

Số người bị thương tiếp tục còn tăng lên bởi có đến 8 trên tổng số 13 toa xe của tàu E1 (hành trình 30 giờ) bị hất văng ra bìa rừng phía vịnh Lăng Cô. Trong đó, có 1 toa xe đứt hẳn, văng xuống sát mép nước.
Ông Khuất Hữu Tứ, Trưởng Văn phòng đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại Đà Nẵng, người có mặt tại hiện trường, cho biết, có ít nhất 9 người chết tại chỗ, 4 người chết trên đường đi cấp cứu và hàng trăm hành khách bị thương. Tổng số hành khách trên tàu tính từ khi rời ga Hà Nội là 304. Ngoài ra còn một tổ nhân viên 29 người.

Tổng công ty Đường sắt đã huy động lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng sở tại sơ cứu, đưa các nạn nhân về Bệnh viện Đà Nẵng. Số hành khách còn lại được chuyển về ga Đà Nẵng và tại đây đã lập tàu mới để họ tiếp tục hành trình về TP HCM.

Ông Nguyễn Tiến Hiệp, Phó chánh văn phòng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết, đến 19h hôm nay, 2 chuyến tàu S8 và S3 vẫn phải nằm tại ga Lăng Cô và Thừa Lưu. Hành khách trên tàu sẽ được chuyển sang ôtô từ ga Lăng Cô sang Thừa Lưu và ngược lại để tiếp tục hành trình. Riêng việc khôi phục lại tuyến đường sắt thì phải đến sáng mai (13/3) với xong.

Về việc bảo hiểm cho hành khách, theo ông Hiệp, tất cả khách đi tàu được mua bảo hiểm tại Công ty PJICO thông qua giá vé. Theo quy định, người chết được chi trả 30 triệu đồng/người, người bị thương được lo toàn bộ viện phí. Riêng phía đường sắt đã hỗ trợ 1 triệu đồng cho gia đình có người thiệt mạng để lo ma chay.

Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng đang trên đường tới Đà Nẵng để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, công tác cứu hộ đang gặp khó khăn do khu vực xảy ra tai nạn nằm xa khu dân cư, cách quốc lộ 1A và thị trấn Lăng Cô 20 phút đi bằng ghe máy. Phương tiện duy nhất đưa người bị nạn cùng hành khách ra khỏi hiện trường là ghe máy và ca nô để vượt vịnh Lăng Cô.

Trước đó, hàng chục ghe máy, tàu đánh cá của ngư dân đậu gần vị trí bị nạn đã xông lên ứng cứu kịp thời trước khi cơ quan chức năng có mặt. Nhờ thế số người chết giảm đi đáng kể. Riêng Trung tâm cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng và các xe khách tuyến Huế - Đà Nẵng đã đưa ít nhất 50 hành khách vào cấp cứu tại bệnh viện. Tại đây, hàng trăm thân nhân người bị nạn chen chúc tìm người nhà trong hoảng loạn.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Tổ chức hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, trong số 20 giáo viên của thành phố Đà Nẵng có mặt trên tàu E1, đến 17h ngày 12/3 được tin có 3 người chết tại chỗ là thày Thái Hồng Nguyên, cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo; thày Mai Hải, giáo viên trường THPT Thái Phiên và cô giáo Anh văn Nguyễn Thị Hoàng Thảo, trường THPT Phan Châu Trinh. Các giáo viên này vừa coi thi tại kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc ở Thái Nguyên và Vĩnh Phúc, hẹn nhau tại Hà Nội và cùng về trên con tàu E1 định mệnh.
Chị Nguyễn Thị Lan, nhân viên tàu E1 bị thương nhẹ đã tháp tùng các hành khách bị nạn vào Bệnh viện Đà Nẵng, vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại: “Với hành trình Hà Nội - TP HCM 30 giờ, tốc độ tàu tương đối cao. Vừa qua hầm đèo Phú Gia thì tôi nghe tiếng rít rùng rợn, cả đoàn tàu rung chuyển. Trời đất quay cuồng, tôi không biết gì nữa”. Hiện chị Lan phải lo cấp cứu các nạn nhân và tìm cách báo tin cho gia đình họ.

Cả thị trấn Lăng Cô phủ một không khí tang tóc kinh hoàng. Người dân lao ra cứu thương, nạn nhân rên rỉ, nằm la liệt trên vỉa hè, những người hiếu kỳ chen chúc, náo loạn cả một khu phố. Những hành khách may mắn thoát nạn cũng được đưa vào quốc lộ 1A trong chiều 12/3 để tiếp tục hành trình về TP HCM.

Tai nạn đã làm gián đoạn tuyến đường sắt Thống Nhất. Hiện chuyến tàu S8 từ TP HCM ra Hà Nội đang phải nằm chờ tại ga Lăng Cô và tàu S3 từ Hà Nội vào TP HCM phải nằm tại ga Thừa Lưu

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu Quốc Hội triển hạn thêm thời gian để tiếp tục các cuộc thảo luận với Việt Nam Chính quyền của Tổng Thống Bush đang yêu cầu Quốc Hội triển hạn thêm vài tuần nữa để tiếp tục các cuộc tiếp xúc được coi là hữu ích với Việt Nam, Eritrea và Ả Rập Saudi nhằm giải quyết những quan ngại của Hoa Kỳ về thành tích tự do tôn giáo tại các quốc gia vừa kể. Cả 3 quốc gia này đã bị điền thêm tên vào trong danh sách những quốc gia bị Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm trong phúc trình hàng năm của Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố tháng 9 năm ngoái về tình hình tự do tôn giáo trên khắp thế giới.

Đạo luật được quốc hội Hoa Kỳ thông qua năm 1998 buộc bộ Ngoại Giao phải cho công bố lượng định hàng năm. Bộ Ngoại Giao có 6 tháng để thảo luận với các quốc gia bị nêu tên, và đề nghị các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quốc gia nào không có hành động hay không đưa ra lời hứa nhằm giải quyết các quan ngại của Hoa Kỳ trong vấn đề này.

Trong một cuộc tường trình với báo chí hôm thứ ba, tức là 6 tháng sau khi phúc trình về quyền tự do tôn giáo trên thế giới được công bố, Phó Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao, ông Adam Ereli nói rằng chính quyền đang tìm cách triển hạn thêm thời gian vì hiện đang đạt được một số tiến bộ quan trọng trong các cuộc tiếp xúc ngoại giao với 3 quốc gia này.

Như quí vị đã biết, trong tháng 9, chúng tôi liệt kê Eritrea, Ả Rập Saudi và Việt Nam vào danh sách các quốc gia đặc biệt đáng quan tâm. Kể từ đó chúng tôi đã tích cực làm việc với cả ba nước này để cải thiện tự do tôn giáo. Chúng tôi đã đạt được một số tiến bộ quan trọng. Tôi cho rằng chúng tôi đã tiến gần đến được sự giàn xếp để đáp ứng được những quan tâm nêu lên trong bản phúc trình, và theo tôi, với một chút ít thời giờ được triển hạn, chúng tôi có thể giải quyết được một số vấn đề.

Ông Ereli nói rằng mức độ tiến bộ đạt được khác nhau tại 3 quốc gia.

Một nhà ngoại giao cao cấp lên tiếng với báo chí tại buổi tường trình này nói rằng cuộc thảo luận với Việt Nam đem lại nhiều hứa hẹn hơn cả. Việt Nam là nơi mà đại sứ lưu động của Hoa Kỳ về quyền tự tôn giáo, ông John Hanford, đã mở các cuộc thảo luận với các giới chức cao cấp trong tuần qua.

Chính phủ Hà Nội mới đây đã có những hành động để cải thiện hình ảnh của họ trước quốc tế, gồm cả việc trả tự do cho 2 nhân vật bất đồng chính kiến tiếng tăm trong dịp phóng thích tù nhân vào đầu năm mới.

Việt Nam cũng nói rằng họ sẽ cho phép các giáo hội Tin Lành tại gia ở cao nguyên Trung phần trước đây bị cấm, được hoạt động, với điều kiện là họ phải tách rời khói nhóm lưu vong mà Hà Nội coi là phong trào đòi ly khai.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM tìm hiểu tình hình KT-XH Gia Lai
Chiều ngày 15/3/2005, đoàn Tổng lãnh sự quán Hoa kỳ tại TP Hồ Chí Minh do ông Seth D.Winnics - Tổng lãnh sự dẫn đầu đã tới Gia Lai, nhằm tìm hiểu nhiều vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, trong đó đặc biệt quan tâm đến tình hình tôn giáo và dân tộc.


Ông Phạm Thế Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh đã thông báo với đoàn về những thành tựu mà cán bộ và nhân dân các dân tộc Gia Lai đã đạt được như: đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh và rất đáng mừng là đã xóa được nạn đói kinh niên ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn 95% số em trong độ tuổi đều được đến trường lớp học, cơ sở y tế được mở rộng đến tận các thôn làng để chăm sóc sức khỏe cho bà con. Ông Dũng cũng cho biết: 4 tôn giáo chính trên địa bàn là Tin lành, Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Cao đài đều được tự do tín ngưỡng. Biểu hiện rõ nét nhất là đã có 17 chi hội Tin lành được chính thức tổ chức hội đồng. Các giáo dân đều được bình yên trong cuộc sống với tinh thần "Sống phúc âm, phụng sự Tổ quốc trong lòng dân tộc". Nhiều nhà thờ, nhà chùa... cũng đã được chính quyền cấp đất, hỗ trợ và cho phép xây dựng để giáo dân thuận lợi hành đạo. Đối với một số kẻ đội lốt tôn giáo kích động bà con nhằm gây rối trên địa bàn, buộc chính quyền phải bắt giam để giáo dục, như bất cứ một quốc gia nào trên thế giới.

Ông tổng lãnh sự Hoa kỳ Seth D.Winnics đánh giá cao sự quan tâm của chính quyền địa phương đến đời sống của bà con là người dân tộc thiểu số; đồng thời tỏ thái độ vui mừng trước sự yên bình của giáo dân trong dịp những ngày lễ lớn; đồng thời khẳng định: Chính phủ Hoa Kỳ không bao giờ ủng hộ những tổ chức cực đoan nào có âm mưu gây rối nhằm lật đổ chính quyền ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. Ông bày tỏ mong muốn có dịp trở lại Gia Lai để xuống tận các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số để trực tiếp cảm nhận những sự đổi thay ấy. Trong thời gian ở Gia Lai, đoàn cũng đã đến thăm tòa soạn Báo Gia Lai và trao đổi với phóng viên một số vấn đề về vụ kiện chất độc da cam, thông tin về tình hình Tây Nguyên của các hãng thông tấn phương Tây...

Văn Thông

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Hoa Kỳ chưa quyết định việc đưa Việt Nam, Saudi Arabia và Eritrea vào danh sách CPC Image Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chiều hôm qua cho biết chưa có quyết định về biện pháp đối với ba nước trong năm nay vừa bị đưa vào danh sách cần được quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo, tức danh sách CPC.Chiều thứ ba tại Washington, tức rạng sáng hôm nay theo giờ Việt Nam, phụ tá phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Adam Ereli loan báo, Bộ Ngoại giao đã yêu cầu Quốc Hội Mỹ cho thêm thời gian để lượng định tình hình tôn giáo tại Việt Nam, Saudi Arabia và Eritrea trước khi quyết định có áp dụng biện pháp trừng phạt đối với ba nước này hay không.

Ông cho hay, trong mấy tháng qua Hoa Kỳ đã tích cực tiếp xúc với cả ba quốc gia này để khuyến khích cởi mở về tự do tôn giáo, và ba nước đã thực hiện những tiến bộ đáng kể về mặt này. Một viên chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao Mỹ, không muốn nêu tên, cho biết thời gian triển hạn được yêu cầu là chừng mấy tuần nữa, nhưng không nói rõ.Viên chức này cũng cho biết thêm, trong ba quốc gia vừa nói thì Việt Nam được coi là đạt nhiều tiến bộ nhất trong việc nới bớt sự ngăn cấm quyền tự do tôn giáo trong nước.

Tuần trước đặc sứ Hoa Kỳ John Hanford thăm Hà Nội để trao đổi quan điểm với Việt Nam về việc thi hành chỉ thị về tôn giáo của Thủ Tướng Việt Nam liên quan đến đạo Tin lành ở Tây nguyên, và vấn đề các tù nhân tôn giáo.

Một phái đoàn của toà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh thăm Gia Lai, trở về thành phố trong ngày hôm nay.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Nhận xét của USCIRF về việc Bộ Ngoại Giao Mỹ chưa loan báo các biên pháp chế tài Việt Nam Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 15-3 công bố chưa có quyết định về biện pháp đối với 3 nước năm nay vừa bị đưa vào danh sách cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo. Bộ Ngoại giao yêu cầu quốc hội Mỹ cho thêm thời gian để lựơng định tình hình trước khi chính thức công bố có áp dụng biện pháp trừng phạt các nước này hay không.
Liên quan đến vấn đề này, Trà Mi đã có cuộc trao đổi với ông Scott Flipse, chuyên gia cao cấp về phân tích chính sách, kiêm giám đốc các chương trình Đông Á, thuộc Ủy ban của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế. Trước tiên, ông Flipse cho biết đánh giá của ông về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam:

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đã để ý đến tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt là từ năm 2001. Chúng tôi nhận thấy tự do tôn giáo nước này rất yếu kém và tình trạng nhân quyền tại đây nói chung càng lúc càng tệ đi kể từ mốc thời gian 2001, mặc dù mối quan hệ thương mại và an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phát triển.
Điều này thể hiện qua việc đảng cộng sản Việt Nam luôn tìm cách ngăn cản các hoạt động đấu tranh ôn hoà, rồi dẫn tới việc đàn áp những vị lãnh đạo tinh thần có tên tuổi, những nhà trí thức đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và dân chủ, mà tiêu biểu là nhắm vào các sắc tộc thiểu số và các tổ chức tôn giáo thiểu số. Thế nên, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế nhận thấy tình hình tự do tôn giáo vẫn chưa có cải tiến nào đáng kể, mà thực tế lại có chiều hướng tệ hơn."

Nỗ lực trong lĩnh vực tự do tôn giáo

Trà Mi: Thưa ông nghĩ sao về nhận xét mà vài quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra rằng Việt Nam có dấu hiệu chứng tỏ đang nới bớt sự ngăn cấm quyền tự do tôn giáo trong nước?

Scott Flipse: Vâng, việc này cần phải có thời gian để lựơng định. Tôi biết rằng vì tình trạng bị liệt kê vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, nên chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực trong lĩnh vực tự do tôn giáo.
Như chúng ta thấy đó, hiện tại, đã có vài tù nhân lương tâm được phóng thích, và thủ tướng Việt Nam cũng đã có chỉ thị dành cho đạo Tin lành cũng như chỉ đạo thực hiện sắc lệnh tôn giáo. Ủy ban Tự do Tôn giáo đánh giá đây là những bước tiến quan trọng có lẽ đạt được là nhờ vào sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề này.Tuy nhiên, chúng ta phải chờ xem những chuyển biến này có đủ để Việt Nam được lấy tên ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo hoặc khỏi bị các biện pháp trừng phạt hay không.

Trừng phạt kinh tế?

Trà Mi: Vâng, nhưng với các tiến bộ được ghi nhận thì Việt Nam có thể sẽ không bị trừng phạt kinh tế chứ, thưa ông?

Scott Flipse: Nhất định rồi. Tôi nghĩ rằng đó là điều mà Bộ Ngoại giao Mỹ đang muốn ám chỉ. Trong lá thư đề nghị các biện pháp đối với Việt Nam gửi cho Ngoại trửơng Condoleezza Rice, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế không đề cập đến các biện pháp trừng phạt kinh tế mà chúng tôi đề nghị cấm các quan chức và tổ chức có liên quan đến đàn áp tôn giáo tại Việt Nam không được vào nước Mỹ.

Đồng thời, chúng tôi cũng kiến nghị chuyển đổi mục tiêu ưu tiên, nghĩa là hướng nguồn viện trợ nước ngoài qua lĩnh vực nhân quyền. Đó là những đề nghị của chúng tôi tại thời điểm này. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng dường như Bộ Ngoại giao Mỹ có khuynh hướng sẽ không ban hành lệnh trừng phạt, không chỉ đối với Việt Nam, mà hình như cả với Saudi Arabia và Eritrea, 2 nước mới cùng Việt Nam có tên trong danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo hồi tháng 9 năm 2004.

Trà Mi: Như vậy là Việt Nam có thể hy vọng, phải không thưa ông?
Scott Flipse: Nếu như Việt Nam có tiến bộ đáng kể, điều mà cá nhân tôi và Ủy ban Tự Do Tôn giáo chưa nhận thấy. Tuy nhiên, nếu thật sự Việt Nam có chuyển biến thì chúng tôi vui mừng rằng chính sự lưu tâm đến tự do tôn giáo đã giúp Việt Nam đáp ứng với những tiêu chuẩn quốc tế.

Trà Mi: Nhưng vì sao Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 15-3 lại xin gia hạn thêm thời gian, trước khi đi đến quyết định chính thức thưa ông?

Ngoại giao là một vấn đề mang tính uyển chuyển


Scott Flipse: Vâng, Bộ Ngoại giao thường khó thực hiện đúng thời hạn, vì theo tôi, ngoại giao là một vấn đề mang tính uyển chuyển. Hơn nữa, đặc sứ về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ, John Hansford, vừa từ Việt Nam trở về. Cho nên, trong trường hợp này, tôi nghĩ rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đang muốn chờ xem những lời hứa hẹn từ phía Việt Nam đưa ra có được thực hiện hay không.

Trà Mi: Và theo ông thì phải mất bao lâu nữa mới có quyết định chính thức ?

Scott Flipse: Theo tôi được biết là chừng 2 tuần. Nhưng quan điểm cá nhân tôi nhận xét qua cuộc họp báo hôm 15-3, thì Bộ Ngoại giao Mỹ có vẻ nghiêng về chiều hướng sẽ không ban hành biện pháp trừng phạt đối với Việt Nam.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian ông dành cho buổi nói chuyện ngày hôm nay.

Quý vị vừa nghe cuộc trao đổi với ông Scott Flipse, chuyên gia cao cấp về phân tích chính sách, kiêm giám đốc các chương trình Đông Á, thuộc Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế. Trà Mi, phóng viên đài RFA

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Các Hội Nhân Quyền Lo Ngại: Mỹ Có Vẻ Nương Nhẹ Hà Nội Tự Do Tôn Giáo Tại Việt Nam Có "Tiến Bộ"? Đó là câu hỏi nhiều nhà hoạt động nhân quyền đang nêu ra, sau khi phía chính phủ Hoa Kỳ có vẻ “nương nhẹ” với Hà Nội. Bản tin của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV) gửi từ Washington DC ngày 16 tháng 3, 2005 viết như sau.
Hạn định ngày 15-3-2005 đã qua. Mặc dù cộng đồng người Việt hải ngoại sốt ruột chờ đợi Tổng Thống Hoa Kỳ ban quyết định về mức thang trừng phạt dành cho chính phủ VN về vấn đề đàn áp tự do tôn giáo (CPC).
Hiện nay chưa ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên theo một nguồn tin đáng tin cậy thì có lẽ phải hai tuần nửa mới công bố quyết định. Có thể vì quyền lợi của đất nước, tổng thống Hoa Kỳ đã "giơ cao" nhưng sẽ "đánh khẻ" vì nhận định của một viên chức Bộ Ngoại Giao đã tiết lộ là cả 3 nước vừa được chỉ định hôm 15-9-2004 : Việt Nam, Saudi Arabia và Erithea đều có tiến bộ. Riêng VN thì Bộ Ngoại Giao chính thức cho biết "những điều khả quan đang xảy ra tại quốc gia này" Bộ Ngoại Giao có thể đang dùng "Nghị Định của chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn Giáo mà Việt Nam vừa phổ biến vài ngày mặc dù đề ký vào ngày 1 tháng 3, 2005 làm "màn chắn" để che chở cho CSVN.
Có nhiều người lo lắng tổng thống Hoa Kỳ sẽ lấy tên VN ra khỏi danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt. Theo chúng tôi, điều đó rất ít phần sẽ xảy ra. Theo đúng luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế thì sáu tháng sau ngày một quốc gia bị đặt tên vào danh sách CPC chỉ là thời điểm để tổng thống Hoa Kỳ ban hành biện pháp trừng phạt hoặc tạm hoãn với một số lý do giải thích tại sao ông quyết định như vậy.
Việc lấy tên ra khỏi "bảng phong thần" luôn xảy ra hằng năm vào trung tuần tháng 9 sau khi Bộ Ngoại Giao đưa ra một danh sách dài những tiến bộ cụ thể của nước được lấy tên ra khỏi danh sách CPC.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Kinh Doanh Ở VN Quá Đắt, Cao Hơn Tại Hoa Lục, Thái HANOI -- Kinh doanh tốn kém hơn tại VN đã làm nước này kém hấp dẫn cho giới đầu tư quốc tế và địa phương, theo 1 bản thăm dò do Viện Quản Trị Kinh Tế Trung Ương thực hiện, theo bản tin của thông tấn Asia Pulse hôm 16-3-2005.
Bản khảo sát mới đây 80 cơ sở kinh doanh cho thấy 51 công ty xài hơn 30% tổng chi phí kinh doanh vào mua nguyên liệu, thế là 10% cao hơn tỉ lệ trung bình ở các nước Á Châu khác.
Có 32 công ty nói nguyên liệu và hạ tầng, đặc biệt hệ thống chuyên chở, tại VN thì không đủ tốt.
Giá trung bình để chở 1 thùng hàng 40-feet tới Mỹ từ VN là 3,000 Mỹ Kim, nhưng từ Hoa Lục chỉ có 2,000 Mỹ Kim, và từ Thái 2,500 Mỹ Kim.
Hãng vận chuyển Kogyo bản doanh ở Đà Nẵng than phiền các khoản tiền “[hối lộ] dưới bàn” là cổng avò chi phí kinh doanh tại VN.
Giá điện tại VN không cao lắm, nhưng dịch vụ cung cấp quá tệ hại tới nổi các công ty phải trả thêm 15-20% để nối điện tại vùng nông thôn.
Còn thủ tục hành chánh hoàn tất phải mất 63 ngày mới được phép mở hãng ở VN, nhiều hơn tại Hoa Lục 17 ngày. Còn như xin đóng cửa công ty thì quá mất thời giờ.
Các kinh doanh xây cất và địa ốc thì lo nhất là cứ thường xuyên đổi luật lệ, buộc họ đổi kế hoạch hoài.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

MS Phạm Đình Nhẫn: CSVN Biết Sợ Mỹ; Hà Nội: Sẽ Nới Tôn Giáo Thêm Nhà nước CSVN đã tự thú là chịu lắng nghe, sửa đổi một số biện pháp kềm kẹp tôn giáo để tránh bị Mỹ trừng phạt.
Đó là nhận xét của Mục sư Phạm Đình Nhẫn, chủ tịch Hội Thông công Tin Lành Việt Nam hiện ở TP Sài Gòn, đã nhận xét như thế với đài BBC -- và cốt tủy của vấn đề là các hù dọa trừng phạt đã làm cho Hà Nội lắng nghe “hợp tác.”
Tuy nhiên, phía chính phủ CSVN thì nói rằng các “tiến bộ” về mặt quản lý tôn giáo tại VN là hướng đi có sẵn của chính phủ, trong “quá trình cải thiện” chứ không phải vì Mỹ hù dọa trừng phạt gì, theo lời Nguyễn Thanh Xuân, phó trưởng ban Tôn giáo của chính phủ Việt Nam, nói với đài BBC.
Theo bản tin BBC hôm thứ năm, Mục sư Phạm Đình Nhẫn, nói rằng theo ông việc đưa Việt Nam vào danh sách các nước quan tâm đặc biệt cùng áp lực quốc tế đã có những tác dụng nhất định:
"Năm ngoái nghe tin chính phủ Hoa Kỳ đưa tên Việt Nam vào danh sách CPC với tư cách là công dân Việt Nam tôi thấy rất buồn".
"Thế nhưng những ngày này, tôi thấy việc đó cũng đã có tác động tới một số các cấp chính quyền".
"Tiến bộ là ở chỗ: lúc trước Việt Nam không bao giờ thừa nhận là không có tự do tôn giáo. Thế nhưng sau khi cộng đồng quốc tế lên tiếng đặc biệt quan tâm chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số tín hiệu cho thấy họ có quan tâm tới ý kiến của cộng đồng thế giới."
Tuy nhiên, phía chính phủ CSVN đã giải thích rằng đó chỉ là “quá trình cải thiện” chứ không phải vì ai hù dọa:
Ông Phó Ban Tôn Giáo Nguyễn Thanh Xuân nói rằng đây là kết quả của một quá trình cải thiện công tác tôn giáo:
"Đây là một quá trình (hoàn thiện công tác tôn giáo). Sẽ còn có những kết quả nữa trong tương lai, nhất là khi có đã pháp lệnh về tín ngưỡng và tôn giáo, đặc biệt là chỉ thị của Thủ tướng thì chuyển biến rất tốt".
"Chính phía Mỹ đã tới Việt Nam thị sát nhiều lần và họ trực tiếp thấy các tiến bộ".
Trong khi đó, bản tin ghi nhận thêm rằng bà Ngô Thị Hiền, Chủ tịch Ủy ban vận động Tự do Tôn giáo cho Việt Nam tại tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ, nói rằng Ủy ban này vẫn đang chờ đợi và hy vọng:
"Thực ra Hoa Kỳ không muốn trừng phạt mà chỉ muốn chính phủ Việt Nam thay đổi để người dân có quyền tín ngưỡng. Chúng tôi phải chờ quyết định chính thức của chính phủ Hoa Kỳ".

Post Reply