TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Diễn viên Hàn Quốc: Đi đâu, làm gì trong năm nay?


Các diễn viên Hàn Quốc như Kim Hee Sun hay Lee Byung Hun... được khán giả Việt Nam rất yêu mến qua nhiều bộ phim truyền hình được trình chiếu tại Việt Nam. Cuộc sống bên ngoài các vai diễn của họ thế nào, những dự định đóng phim của họ trong tương lai là gì, mời khán giả yêu mến các diễn viên Hàn Quốc tìm hiểu qua một số thông tin mới nhất về họ dưới đây.



Kim Hee Sun tốt nghiệp đại học ImageSau 10 năm theo học, ngày 18/2 vừa qua, Kim Hee Sun đã nhận được bằng tốt nghiệp đại học nghành diễn xuất, Khoa Kịch nghệ và Điện ảnh của trường đại học Chung Ang. Năm 1995, Kim Hee Sun vào học năm thứ nhất, năm 1996/1997 cô bắt đầu nổi tiếng khi nhận vai diễn đầu tiên trong phim điện ảnh Sự trả thù ngọt ngào, sau đó liên tục bảo lưu kết quả học tập từ năm này sang năm khác để theo đuổi sự nghiệp diễn xuất, đến tận bây giờ mới nhận bằng tốt nghiệp. Vì là học sinh “cá biệt” nên cô tỏ ra rất xấu hổ khi lên nhận bằng. Cũng trong ngày này, Kim Hee Sun còn nhận được giải thưởng “Vì sự nghiệp” của Liên hoan nghệ thuật Chung Ryong.


Kwon Sang Woo được đài truyền hình Fuji “o bế” Image Năm 2004 là năm đại thành công của Kwon Sang Woo ở Hàn Quốc và theo dự đoán trong năm 2005, anh sẽ cùng lúc khẳng định ngôi vị Thiên vương của mình tại thị trường Nhật Bản, Hồng Kông và nhiều nước châu Á khác. Ở Nhật Bản, Nấc thang lên thiên đường đã “qua mặt” nhiều bộ phim truyền hình khác của Hàn Quốc ăn khách nhất ở đây, kể cả Chuyện tình mùa đông, nhờ sự xuất hiện của Kwon Sang Woo và Choi Ji Woo, nên mặc dù lịch phát sóng Nấc thang lên thiên đường chưa kết thúc, đài Fuji đã đưa ra những điều kiện tối ưu nhất để có thể mua bản quyền phát sóng Bản tình ca buồn của đài MBC.


Trong lịch sử phát hành của Hàn Quốc, chưa có phim nào được bán ra ngoài nhanh như thế, từ trước khi phim được thực hiện. Ngày 30/4 năm nay, Bản tình ca buồn sẽ được phát sóng trên kênh của Fuji, hứa hẹn một “trận cuồng phong mới” của “trào lưu Hàn Quốc” tại đây.


Những ngày đầu năm mới, “trào lưu Hàn Quốc” suýt bị dập tắt, khi một tờ báo văn hóa của Nhật Bản đăng tải một danh sách rất dài những vụ tai tiếng của diễn viên Hàn Quốc. Thế nhưng, theo quan điểm của đài Fuji, cứ phim nào có sự xuất hiện của Kwon Sang Woo, thì phim đó sẽ rất ăn khách, nên họ rất tin tưởng vào danh tiếng của anh và sẵn sàng mua quyền phát sóng tất cả phim nào có sự tham gia của nam diễn viên sáng giá này.


Kim Tea Hee bị hiểu lầm
Image Kim Tea Hee hiện đang là nữ diễn viên được nhắc đến nhiều nhất và liên tục xuất hiện trên các kênh truyền hình của Hàn Quốc. Sau khi hoàn thành vai diễn trong Chuyện tình ở Harvard, Kim Tea Hee quyết định tạm ngưng hoạt động trong 6 tháng để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp vào tháng 9 tới. Nhưng mới đây, có thông tin cô sẽ trở lại đóng vai nữ chính trong 2M, bộ phim truyền hình được đầu tư lớn do hai hãng chế tác tư nhân thực hiện, đã khiến nhiều khán giả cho rằng việc cô tuyên bố tạm nghỉ thực chất là cách để... “đánh bóng tên tuổi”. Không muốn bị hiểu nhằm, Kim Tea Hee phải lên tiếng thanh minh, thông qua báo giới rằng mình vẫn đang tập trung cho việc học và dọa sẽ kiện công ty IM, nếu họ cứ tiếp tục đưa ra những lời quảng bá sai sự thật nhằm tạo sự chú ý cho phim 2M.


Lee Byung Hun mở rộng hoạt động sang Đông Nam Á
Image Sau nhiều năm khẳng định ngôi vị số 1 trong 4 “thiên vương Hàn Quốc” được yêu thích nhất Nhật Bản, Lee Byung Hun bắt đầu kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động của mình sang thị trường giải trí Đông Nam Á. Ngày 20/2, tại Singapore, Lee Byung Hun tổ chức cuộc họp báo giới thiệu tập sách ảnh và băng DVD hình ảnh với qui mô lớn, thông báo phát hành tập sách ảnh tại 5 nước, vùng lãnh thổ: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Malaysia và Trung Quốc. Vừa hoàn thành vai diễn trong phim điện ảnh Cuộc sống ngọt ngào cùng Shin Min Ah, Lee Byung Hun tự tin trong năm 2005, anh sẽ gặt hái thành công hơn nữa, trong mọi lĩnh vực.


Sau khi tuyên truyền tại Đài Loan năm 2003, đây là chuyến đi được Lee Byung Hun quan tâm và chuẩn bị kỹ lưỡng nhất. Rất nhiều khán giả Đài Loan, Malaysia, Hồng Kông... hâm mộ Lee Byung Hun đã đến Singapore để gặp thần tượng của mình. Ngày 21/2, Lee Byung Hun trở lại Hàn Quốc, chuẩn bị cho buổi ra mắt phim Cuộc sống ngọt ngào tại Seoul vào ngày 1/4, sau đó, ngày 23/4, bộ phim điện ảnh hoành tráng này sẽ trình chiếu tại các rạp ở Nhật Bản.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Tui nhớ lúc mướn Video Chiếc Giày Thuỷ Tinh về coi với BCH , đang coi tự nhiên thấy êm re nhìn lại thì BCH đang khóc, tui mới cười 1 chút thì BCH la lên, "đồ wi?, người ta đang khóc mà ngồi đó cười "??, hết 1 hộp tissus

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

TÂN NHẠC VIỆT NAM SAU 30 NĂM:
AI CÒN, AI MẤT?
Trong những ngày cuối tháng 4 năm 75, rất nhiều tin đồn được tung ra về sự mất còn của giới nghệ sĩ trong tình trạng rối loạn của Sài Gòn. Người nào còn ở lại, người nào quyết định ra đi. Người nào bị bắt, người nào đi thoát. Trong cảnh hỗn độn và náo loạn đó, những tin đồn trên đã gây hoang mang không ít nơi những người yêu nhạc đối với những tiếng hát trước đó từng mang đến cho họ những giây phút thoải mái về tinh thần. Tin đồn gây xúc động nhất là tin Khánh Ly đã bỏ xác trên biển Ðông khi tìm đường vượt biên, trong khi xác Elvis Phương trôi dạt vào bãi biển Vũng Tầu...

Bây giờ đã đúng 30 năm, tình trạng của những nghệ sĩ đó ra sao, hoạt động của họ như thế nào hẳn mọi người đều biết. Sau 30 năm kể từ khi đợt đầu tiên những nghệ sĩ rời Việt Nam ra đi, nay là thời điểm thích hợp nhất để kiểm điểm lại thành phần nghệ sĩ tại hải ngoại trong suốt 30 năm qua. Ðó là quãng thời gian dài đối với những người cùng nhau kết hợp lại thành một lực lượng nghệ sĩ đông đảo tại hải ngoại để phục vụ người yêu nhạc sống đời ly hương. Cũng trong 30 năm đó đã có thêm một thế hệ nghệ sĩ trẻ xuất hiện để đóng góp vào một lực lượng hùng hậu sẵn có tại hải ngoại, cùng với những nghệ sĩ ra đi những năm sau biến cố tháng Tư năm 75. Ngoài ra cũng đã có một số nghệ sĩ đã quyết định giã từ sân khấu để trở về với đời sống bình thường. Loạt bài dài nhiều kỳ này nhắm vào những nghệ sĩ hải ngoại đã vĩnh viễn xa rời chúng ta trong khoảng 30 năm nay. Thêm vào đó là sự ra đi của những nghệ sĩ quen thuộc trước 75 còn ở lại quê hương sau biến cố tháng 4, cùng một số nghệ sĩ lão thành có nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt ca nhạc Việt Nam nói chung. Và đó cũng là dịp để những người yêu nhạc, yêu mến nghệ sĩ tưởng nhớ về những người đã góp phần vào việc xây dựng nền âm nhạc Việt Nam... Trước hết là một số nam nữ ca sĩ đã vĩnh viễn xa lìa cuộc sống trong vòng 30 năm qua.
NGỌC LAN
Image
Sự ra đi gây nhiều xúc động nhất trong giới nghệ sĩ tại hải ngoại là sự ra đi của nữ ca sĩ Ngọc Lan. Cô trút hơi thở cuối cùng vào hồi 8 giờ 25 sáng ngày 06 tháng 03 năm 2001 tại bệnh viện Vencor, Huntington Beach ( nam California).

Hàng ngàn người đã đến viếng thăm linh cữu Ngọc Lan tại nhà quàn Dilday Brother ở Huntington Beach trong hai ngày 8 và 9 tháng 03 năm 2001. Số người dự tang lễ của cô tại Thánh Ðường Thánh Linh ở Fountain Valley vào hồi 1ù0 giờ sáng ngày 10 tháng 03 năm 2001 cũng chật ních đối với sức chứa gần 1000 người. Trong khi những người đứng ở ngoài cũng lên tới con số tương đương như vậy. Sau đó trên 2000 người đã tiễn đưa cô đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Chúa Chiên Lành ở Huntington Beach khi tang lễ hoàn tất..

Ngọc Lan đã qua đời vì một căn bệnh hiểm nghèo đã hành hạ cô trong suốt một thời gian dài. Căn bệnh của cô được giới chuyên khoa gọi là chứng " đa thần kinh hóa sợi ".

Ngọc Lan tên thật là Lê Thanh Lan, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1956 tại Nha Trang và là người con thứ năm trong số 8 người con trong một gia đình khá giả.. Ngọc Lan là một giọng ca thành danh tại hải ngoại vào đầu thập niên 90, kể từ khi cộng tác với trung tâm “Mây” trên những chương trình video “Hollywood Nights”. Tên tuổi Ngọc Lan đã hoàn toàn chinh phục được cảm tình của mọi người, sau khi trung tâm "Mây" thực hiện riêng cho cô hai chương trình video đặc biệt dưới quyền đạo diễn của Ðặng trần Thức la "Như Em Ðã Yêu Anh" và "Mặt Trời Bên Kia Mùa Hạ".
SĨ PHÚ

Image
Nam ca sĩ hào hoa, từng là thần tượng của phái nữ một thời tại Sài Gòn cũng đã ra đi vào lúc 0 giờ 55 phút ngày 19 tháng 07 năm 2000 tại bệnh viện UCI, nam California do ung thư phổi, được phát hiện từ tháng 4 năm 1999. .Lễ an táng anh được cử hành ngày 26 tháng 07 năm 2000 tại nghĩa trang Peek Fămily tại thành phố Westminster.

Ba tuần trước đó, Sĩ Phú đã cho ra mắt CD cuối cùng của mình là " Còn Chút Gì Ðể Nhớ " tại vũ trường Majestic, ở nam California. Hình ảnh đáng ghi nhớ nhất trong buổi ra mắt này là hình ảnh của một Sĩ Phú ngồi trên xe lăn, được bạn bè dìu lên sân khấu trình bầy nhạc phẩm " Còn Chút Gì Ðể Nhớ " với sự phụ họa của toàn thể anh chị em nghệ sĩ

Sĩ Phú tên thật là Nguyễn Sĩ Phú, sinh ngày 09 tháng 01 năm 1942 tại Bonneng Thakhet, Lào. Anh gia nhập làng tân nhạc vào năm 1968,ø khi cất tiếng hát nhạc phẩm đầu tiên trên đài truyền hình Sài Gòn trong dịp kỷ niệm ngày thành lập binh chủng Không Quân Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn sau , anh trở thành nổi tiếng với những nhạc phẩm tình cảm lãng mạn, trong số có những nhạc phẩm tiền chiến như : Tà Aùo Xanh, Trở Về Bến Mơ, Em Tôi, Hoài Cảm, Cô Láng Giềng, vv...Người nam ca sĩ kiêm thiếu tá không quân này rất ít xuất hiện trên sân khấu nhạc hội hoặc vũ trường ở Sài Gòn. Tuy nhiên anh hát rất nhiều trong những chương trình ca nhạc tổ chức tại Câu Lạc Bộ Không Quân trong phi trường Tân Sơn Nhất. Sĩ Phú rời Việt Nam năm 75. Qua hải ngoại tiếng hát của anh vẫn là một giọng ca thu hút cảm tình của thính giả trong những năm đầu. Nhưng sau đó gần như anh đã ngưng hẳn hoạt động về nghệ thuật trong suốt một thời gian gần 10 năm để tái xuất hiện trên một chương trình do trung tâm Trường Thanh thực hiện vào năm 95

· THÁI HẰNG

Cũng do ung thư phổi, một trong những tiếng hát kỳ cựu của nền tân nhạc Việt Nam là Thái Hằng - nhũ danh Phạm Thị Thái Hằng - cũng đã từ giã cõi đời vào hồi 05 giờ 30 sáng ngày 14 tháng 8 năm 1999 tại tư gia ở Midway City, nam California hưởng thọ 73 tuổi. Lễ an táng nữ danh ca Thái Hằng diễn ravào ngày vào sáng thứ Bẩy 21 tháng 8.99 tại nghĩa trang Peek Family Funeral Home ở thành phố Westminster theo nghi lễ Phật Giáo. Bà là vợ của nhạc sĩ Phạm Duy, được ông gọi là “thần hộ mạng” và là “bà chúa ngục” của mình. Mặc dù đã ngưng hoạt độngtừ lâu trước khi qua đời, nhưng không ai có thể quên được sự đóng góp lớn lao của bà cho nền tân nhạc Việt Nam, kể từ bà bắt đầu cất tiếng hát vào cuối thập niên 40, nhất là từ khi là thành viên của ban hợp ca Thăng Long.

HOÀI TRUNG

Ba năm sau khi danh ca Thái Hằng qua đời, một thành viên khác của ban hợp ca Thăng Long là Hoài Trung cũng đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 27 tháng 07 năm 2002 tại thành phố West Covina, nam California. Ông hưởng thọ 83 tuổi, để lại vợ và 4 người con. Nghi thức hoả thiêu Hoài Trung được tổ chức vào ngày 06 tháng 08 năm 2002 tại nghĩa trang Rose Hills trong khuôn khổ gia đình

Hoài Trung Phạm Ðình Viêm sinh ngày 20 tháng 07 năm 1920 tại Bạch Mai, Hà Nội. Ông là em củaông Phạm Ðình Sỹ, thân phụ của nữ ca sĩ Mai Hương và là anh của các nghệ sĩ tên tuổi Thái Hằng, Hoài Bắc Phạm Ðình Chương và Thái Thanh, là những người đã cùng với ông gầy dựng nên ban hợp ca Thăng Long, lẫy lừng với những ca khúc như Ngựa Phi Ðường Xa, Tiếng Dân Chài, Hội Trùng Dương, Ô Mê Ly, vv...

Năm 1975, ông sang Hoa Kỳ, cư ngụ tại Pasadena và vào năm 79, ông lập lại ban hợp ca Thăng Long hải ngoại cùng với Hoài Bắc và Mai hương

ANH TÚ

Nam ca sĩ Anh Tú chính thức bước sang một thế giới khác kể từ 8 giờ 30 tối thứ Tư 03 tháng 12 năm 2003 tại bệnh viện UCI ở nam California. Các y sĩ điều trị ở đây cho biết não bộ của người em trai của nam ca sĩ Tuấn Ngọc và là anh của Khánh Hà và những ca sĩ trong ban nhạc The Uptight đã bị tê liệt. Anh Tú tên thật là Lã Anh Tú, sinh tại Ðà Lạt vào năm 50, ngoài phần trình bầy những nhạc phẩm ngoại quốc êm dịu, còn có nghệ thuật diễn tả rất vững vàng và truyền cảm những nhạc phẩm tình cảm Việt Nam. Anh Tú đến với ca nhạc vào năm 69. Ðến năm 70 cùng với hai em là Khánh Hà và Thúy Anh gia nhập ban nhạc The Blue Jets. Qua đến năm 72, ban nhạc Uptight được thành lập. Năm 75, anh sang Mỹ để một thời gian sau cùng các em và các bạn tái thành lập ban Uptight và anh đã gắn bó với ban nhạc này suốt từ ngày đó cho đến năm 93. Sau đó Anh Tú đã quyết định tìm cho mình một hướng đi riêng rẽ với tư cách là một ca sĩ độc lập.

MỸ THỂ

Nếu đề cập đến tiếng hát trình bầy rất đạt nhạc phẩm “ Ai Lên Xứ Hoa Ðào “ của Hoàng Nguyên hoặc “ Ðường Xưa Lối Cũ “ của Hoàng Thi Thơ thì chắc chắn người yêu nhạc sẽ nhắc tới Mỹ Thể, một tên tuổi từng có một thời được biết tới nhiều. Ðã từ rất lâu cho đến khi qua đời vì trọng bệnh, người ta ít có dịp được nghe nhắc nhở đến người nữ ca sĩ dễ mến này đã đi hát từ năm 63 này, vì chị đã thu gọn cuộc sống của vào trong phạm vì gia đình.

Ðến tháng 3 năm 80, Mỹ Thể một mình vượt biển trót lọt đến Thái Lan để 5 tháng sau được xum họp với gia đình, gồm mẹ và các con sang Hoa Kỳ từ trước. Năm 89, Mỹ Thể từ giã California sang Pháp sau khi lập gia đình lần thứ hai. Người chồng đầu tiên có 4 người con với chị là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Sáng, em ruột của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết. Từ năm 89 đến năm 96 Mỹ Thể cùng chồng về Orlando, Florida sinh sống. Và cũng từ năm 96, Mỹ Thể quyết định từ giã sân khấu.

Mỹ Thể tên thật là Công Huyền Tôn Nữ Mỹ Thể, sinh quán tại Huế. vào Sài Gòn năm 58 khi được 17, 18 tuổi.

Mỹ Thể giã từ cuộc đời vào ngày 08 tháng 10 năm 2000 tại Paris, sau khi được đưa từ Orlando qua chữa trị căn bệnh ung thư .

HÙNG CƯỜNG

Một trong những nam danh ca của tân nhạc Việt Nam với giọng hát “ténor” nổi tiếng là Hùng Cường cũng đã xa lià cuộc sống vào cuối thập niên 90, sau khi rời Việt Nam vào ngày 28 tháng 02 năm 1980. Anh cư ngụ tại Garden Grove, California cho đến khi lìa đời.

Hùng Cường tên thật là Trần Kim Cường sinh ngày 21 tháng 12 năm 1935. Ðó là người nghệ sĩ đã lăn lộn trong nghề trên bốn thập niên trong nhiều lãnh vực nghệ thuật : Tân Nhạc, Cổ Nhạc, Kịch Nghệ và Ðiện Aûnh. Anh đã bước lên sân khấu lần đầu tiên khi còn đang theo học tiểu học tại trường Trần Hưng Ðạo với nhạc phẩm “Con Chim Hòa Bình Ðang Ðau Nặng” của Lê Thương và đã đươ.c toàn thể thầy cô, phụ huynh và học sinh cả trường hoan nghênh. Ngay từ những năm 54, 55 anh đã nổi tiếng qua các nhạc phẩm: Ông Lái Ðò, Vọng Ngày Xanh, Sơn Nữ Ca, Ðường Xưa Lối Cũ, Chàng Ði Theo Nước, vv...Qua đến thập niên 60, Hùng Cường được biết đến nhiều hơn nữa khi gửi đến người nghe những nhạc phẩm được gọi là kích động nhạc vào thời đó, nhằm vào những sinh hoạt trong cuộc sống quân ngũ như : Dù Hoa Lạc Lối, Ðám Cưới Nhà Binh, Một Trăm Phần Trăm, Kim, Say, vv...Sau đó hợp với Mai Lệ Huyền thành cặp “Sóng Thần”, nổi tiếng với những ca khúc tươi vui và kích động như : Hai Trái Tim Vàng, Vì Chưa Ngỏ Ý, Hờn Trách, Túp lều Lý Tưởng, Bắt Ðền, vv... Tất cả những nhạc phẩm này đã đươ.c thu diã và đạt đươ.c một số bán kỷ lục...



· TRẦN VĂN TRẠCH

Người nghệ sĩ được mệnh danh là “quái kiệt” của nền tân nhạc Việt Nam là Trần Văn Trạch qua đời vào ngày 12 tháng 04 năm 1994. Người ta gọi ông là “quái kiệt” do mái tóc dài rất cách mạng trong thập niên 50 và do tài hoạt náo cùng nghệ thuật bắt chước những tiếng bắn súng, dội bom, tiếng phi cơ hay tiếng xe lửa chạy của ông cùng với tài bắt chước nhiều ngôn ngữ như Anh, Tầu và Nga. Ông là bào đệ của giáo sư Trần Văn Khê, bào huynh của cựu ca sĩ Ngọc Sương hiện cư ngụ tại Montreal, Canada và là chú của nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Quang Hải. Giới nghệ sĩ thường gọi ông bằng tên thân mật là “Anh Ba”, một người suốt đời tận tụy với sân khấu, với ánh đèn mầu. “Anh Ba” Trạch sinh năm 1924 tại làng Ðông Hoà, tỉnh Mỹ Tho trong một gia đình có nhiều người am tường về âm nhạc, nhất là nhạc cổ.

Trần Văn Trạch bắt đầu trình diễn những nhạc phẩm hài hước trong những năm 1947-1948 tại vũ trường Theophlie ở vùng Ðakao với những sáng tác của nhạc sĩ Lê Thương. Sau đó ông bắt đầu tự sáng tác với nhạc phẩm hài hước đầu tay là Anh Phu Xích Lô. Sau đó trở thành nổi tiếng với những nhạc phẩm hài hước Cái Ðồng Hồ Tay, Cái Tê-Lê-Phôn, Sở Vòi Rồng, Ðừng Có Lo, vv...hoặc nhạc phẩm mang tính cách bi thương như Chuyến Xe Lửa Mồng Năm. Không những thế ông còn là tác giả của một nhạc phẩm hùng mạnh nổi tiếng là Chiến Xa Việt Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là không ai không biết tới nhạc phẩm Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia do ông sáng tác và trình bầy, được phát thanh hàng tuần trong chương trình xổ số kiến thiết ở miền nam Việt Nam.

Năm 1977, Trần Văn Trạch sang Paris, ông chỉ âm thầm hoạt động cho đến khi lìa đời. Ông được an táng tại nghĩa trang Valenton ở ngoại ô Paris...

THANH HÙNG

Cũng tại Paris , vào ngày 09 tháng 10 năm 2003, một trong những hát “ténor” đầu tiên của Việt Nam cũng đã từ giã cõi đời tại bệnh viện thành phố Pontoise, ngoại ô Paris vào lúc 16 giờ 20. Sang định cư tại Paris từ năm 1996, Thanh Hùng trước đó được biết nhiều đến tên tuổi qua nghệ thuật trình bày những nhạc phẩm như “Hải ngoại thương ca”, “Mấy Dặm Sơn khê”, “Ðêm Nguyện Cầu”, “Ông Lái Ðò”, “Tôi Ði Giữa Hoàng Hôn”, vv, vv... Năm 1966 Thanh Hùng đoạt huy chương vàng đơn ca nam trong giải tuyển lựa ca sĩ. Ðặc biệt tiếng hát ông được biết đến rất nhiều với câu hát đầu tiên cao vút trong nhạc phẩm “Hội nghị Diên Hồng”, được phát thanh thường xuyên trong những năm 60-61 Ðịnh cư tại Pháp năm 1996, Thanh Hùng thường đóng góp tích cực trong các chương trình văn nghệ của cộng đồng. Ai đã từng nghe những nhạc phẩm như . Một buổi tưởng niệm dành cho Thanh Hùng đã được tập san Ngày Mới tổ chức tại Paris vào ngày 07 tháng 12 năm 2003.

Cũng tại thủ đo Pháp Quốc, một nam ca sĩ nhạc trẻ được biết đến nhiều trong thập niên 60 tại Việt Nam cũng đã vĩnh viễn ra đi. Ðó là Prosper Thắng, qua đời vào cuối thập niên 80. Một giọng ca nữ của nền nhạc trẻ Việt Nam là Jennie Mai cũng đã trở về với cát bụi vào năm 1991, khi còn trong lứa tuổi 30, đang trên đường tạo được tiếng vang. Cô qua đời do hậu quả đến từ một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ tại Hawaii.

BILLY SHANE

Cái chết gây xúc động nhất trong giới nhạc trẻ Việt Nam là cái chết của Billy Shane. Anh từ giã cõi đời ngày 19 tháng 11 năm 1994 tại nam California bỏ lại người vợ Mỹ tên Barbara.

Billy Shane tên thật là Billy Yamasaki, mang quốc tịch Nhật, sinh ngày 20 tháng 3 năm 1946. Khi còn theo học trung học tại trường Taberd, anh còn có tên là Billy Lee Klassen, mang quốc tịch Ðức. Từ khi gia nhập ban nhạc trẻ The Spotlights vào năm 1966 tại Sài Gòn và sau đó là các ban The Strawberry Four, The Vibrations, vv..., Billy Shane đã tạo được rất nhiều chú ý với giọng ca cao vút của anh trong những nhạc phẩm như Love Me Please Love Me, Sherry, Barabara Ann, Cara Mia, vv...của các ban nhạc The Four Seasons, The Beach Boys, vv...Không những vậy những nhạc phẩm lờo Pháp do anh trình bày từng một thòi làm mê mệt những khán giả trẻ tuổi. Ðó là những ca khúc như Maman, Tombe La Neige, Elle Eùtait Si Jolie, vv...

Billy Shane sang Hoa Kỳ từ thang3 năm 1972 và không còn hoạt động về ca nhạc nhiều như trước, ngoài một lần góp mặt trên chương trình video Kỷ Niệm 10 Năm của trung tâm Asia cũng như thu thanh trên vài tapes nhạc và CD của trung tâm này. Hoặc thỉnh thoảng giữ phần phụ họa trong những nhạc phẩm do các ca sĩ bạn trình bầy.

TRƯỜNG KỲ

kyvu@hotmail.com

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

'Kungfu Hustle' đại náo giải thưởng Điện ảnh Hong Kong Image
Chương Tử Di
Phim “Kungfu Hustle” (Đại náo võ lâm) của đạo diễn Hong Kong Châu Tinh Trì và “2046” của đạo diễn Vương Gia Vệ giành chiến thắng tại lễ trao giải thưởng điện ảnh Hong Kong hôm chủ nhật. Ngôi sao hành động Thành Long nhận giải Thành tựu sự nghiệp.Kungfu Hustle là phim thu về lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Hong Kong và có sự so kè quyết liệt với tác phẩm của đạo diễn họ Vương. Kết quả là “bất phân thắng bại” và mỗi phim đều được xướng tên 6 lần. Kungfu Hustle giành thắng lợi ở các hạng mục Phim xuất sắc, kỹ thuật quay phim, thiết kế âm thanh và chỉ đạo diễn xuất. Câu chuyện về tên gangster đen đủi do Châu Tinh Trì thủ vai giành được 16 đề cử - con số cao nhất trong lịch sử 24 năm của giải này.
Trong 6 giải thưởng của 2046 có giải Hiệu ứng hình ảnh và Kịch bản gốc xuất sắc. Lương Triều Vỹ và Chương Tử Di giành giải Nam & Nữ diễn viên chính xuất sắc. Cũng về đề tài gangster, phim One Night in Mongkok đem về cho đạo diễn Derek Yee Tung-sing giải Đạo diễn xuất sắc. Phim cũng giành giải Kịch bản xuất sắc.

Kẻ bại trận thảm hại nhất trong lễ trao giải là Thành Long. Tuy nhận được tới 8 đề cử cho phim Câu chuyện cảnh sát mới nhưng diễn viên từng thành công khi chinh phục Hollywood này hoàn toàn trắng tay. Tuy nhiên, anh được an ủi khi được đạo diễn Lý An trao giải Thành tựu nghề nghiệp. Anh nói: “Nhờ có giải thưởng này, cuối cùng tôi cũng hài lòng. Tôi có cảm giác chúng tôi đã giành giải cho cả 8 đề cử”.

Phim Old Boy của Hàn Quốc vượt qua Thập diện mai phục của Trương Nghệ Mưu và Thiên hạ vô tặc với diễn xuất của Lưu Đức Hoa để giành giải Phim châu Á xuất sắc.

Nhân lễ kỷ niệm 100 năm điện ảnh Trung Quốc, buổi lễ còn giới thiệu một số đoạn của những phim Hong Kong, Trung Quốc và Đài Loan xuất sắc. Huyền thoại Lý Tiểu Long được tôn vinh là “Ngôi sao thế kỷ” vì những đóng góp cho điện ảnh Trung Quốc. Con gái ông thay cha nhận giải thưởng này và cám ơn sự ủng hộ của người hâm mộ với người cha quá cố. Cô nói: “Cha tôi vẫn sống mãi vì mọi người vẫn nhớ tới ông. Tôi rất vinh dự được nhận giải thưởng này”.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

11 bộ phim võ thuật hay nhất mọi thời đại Image Từ lâu, phương Tây luôn ngưỡng mộ những pha biểu diễn võ thuật kung fu của các diễn viên gốc Hoa. Trong nhiều thập kỷ vừa qua phim võ thuật đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trên các màn ảnh rộng tại các nước phương Tây.
Gần đây, các diễn viên phương Tây như Jean-Claude Van Damme và Steven Seagal cũng đã đi theo trường phái võ thuật này tuy nhiên họ vẫn không thể thay thế được những diễn viên bậc thầy về kung fu như Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt hay Thành Long....
Sau đây là 10 võ thuật được xem là hay nhất với những pha biểu diễn võ thuật "như phim", cốt truyện hay, chặt chẽ....Điều đáng nói là đây đều là những bộ phim khá xưa khi mà chưa có nhiều can thiệp của kỹ thuật, kỹ xảo hiện đại và hầu hết đều được sản xuất tại châu Á.
10. Snake in the Eagle''s Shadow (1978): đây là một trong những bộ phim khẳng định tên tuổi của Thành Long và mở ra một thể loại phim mới: võ thuật kung fu kết hợp với các pha hài. Thành Long vào vai một trẻ mồ côi bị sư phụ chê là yếu ớt và không truyền những tuyệt chiêu của môn phái. Sau đó tình cờ Thành Long gặp được một người ăn xin dạy cho anh "Kung Fu nắm đấm của rắn" và từ đó võ nghệ của Thành Long bắt đầu thăng tiến vượt bậc. Tuy nhiên Hội vuốt chim ưng lại cấm lưu hành chiêu võ này do đó các thành viên của Hội bắt đầu tìm Thành Long để tiêu diệt.
9. Shaolin Master Killer (1978): chuyện phim nói về một trận đánh để tìm ra một nhóm các thầy tu rất giỏi về kung fu. Cuối cùng một vị sư lại phá vỡ luật lệ và truyền bá loại võ này ra thế giới bên ngoài. Gordon Liu vào vai San Te, một chàng trai để trả thù cho gia đình bị sát hại, đã vào chùa học kung fu trong vòng 10 năm.
8. Seven Samurai (1954): Bộ phim là một cột mốc quan trọng của nền điện ảnh thế giới. Phim kéo dài đến 3 giờ 27 phút và do đạo diễn huyền thoại Akira Kurosawa thực hiện. Bối cảnh vào thế kỷ thứ 16, nói về một ngôi làng cần đến sự bảo vệ của 7 samurai giúp họ chống lại những tên cướp.
7. Crouching Tiger Hidden Dragon (2000): phim do đạo diễn Lý An thực hiện với sự góp mặt của các diễn viên nổi tiếng như Châu Nhuận Phát, Chương Tử Di và Dương Tử Quỳnh. Phim đã đoạt được giải Oscar Phim nước ngoài xuất sắc nhất và đem về cho đạo diễn Lý An một đề cử Oscar vào năm 2001.
6. Shaolin Temple (1979): với bộ phim này Lý Liên Kiệt, nhà vô địch thế giới môn Wu Shu đã chuyển sang lĩnh vực điện ảnh. Phim kể về một hoàng tử đời Đường tìm đến sự giúp đỡ của các vị sư Thiếu Lâm để trả thù cho người cha bị giết hại.
5. First of Legend (1994): Phim được Lý Liên Kiệt làm lại từ bộ phim kinh điển Fist of Fury của Lý Tiểu Long. Lấy bối cảnh vào những năm 1930, Lý Liên Kiệt vào vai một học sinh trở về sau những năm du học tại Nhật để điều tra những kẻ đã giết thầy mình đồng thời anh cũng lôi vào thời cuộc khi mà Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc (Phim có tựa Việt là Tân Tinh Võ Môn - có tại các quầy băng -đĩa ở Việt Nam- Dựa trên Tinh Võ Môn của Lý Tiểu Long).
4. Police Story (1985): Phim do Thành Long thực hiện cả về phần đạo diễn, diễn viên và biên tập các pha võ thuật. Qua bộ phim Police Story, Thành Long đã chứng tỏ cho mọi người thấy anh không chỉ là một đạo diễn, diễn viên mà còn là một cascadeus tài ba. Tất cả những pha nguy hiểm trong phim đều do chính Thành Long đảm trách.
3. Drunken Master (1978): Thành Long vào vai một học trò bất trị và không thể lĩnh hội được kung fu vì vậy cha anh quyết định phải giáo dục anh bằng kỷ luật bằng cách gửi đến cho người chú tinh thần dạy cho anh những chiêu thức "Kung fu say"
2. Enter the Dragon (1973): đây là bộ phim nổi tiếng nhất và cũng là cuối cùng của huyền thoại Lý Tiểu Long. Lý Tiểu Long đóng vai một học trò Thiếu Lâm gia nhập vào một tổ chức mờ ám của chính phủ. Anh phải tham gia giải đấu võ do một tỷ phú tổ chức tại một đảo hoang vắng. Qua những sự việc có liên quan, anh sớm nhận ra rằng mình có thể trả thù cho cái chết của người em gái.
1. The Chinese Connection (1972): tuy Lý Tiểu Long nổi tiếng nhờ bộ phim Enter the Dragon nhưng chính phim The Chinese Connection mới là phim đưa anh trở thành huyền thoại của thể loại phim võ thuật.

Bộ phim cho thấy Lý Tiểu Long không chỉ là một diễn viên tài ba. Chính anh là người đạo diễn, viết kịch bản và biên tập các pha võ thuật. Nhân vật Đường do Lý Tiểu Long thủ vai chính đã phải sang Rome để giúp đỡ gia đình của mình. Đường đã phải đối mặt với hết cuộc mưu sát này đến cuộc mưu sát khác để rồi cuộc chiến cuối cùng đã diễn ra tại đấu trường La Mã
Last edited by khieulong on Thu Mar 31, 2005 7:03 am, edited 1 time in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

TÂN NHẠC VIỆT NAM SAU 30 NĂM:
AI CÒN, AI MẤT? ( 2 )
HOÀNG THI THƠ

Sau một thời gian dài chịu đựng những biến chứng của bệnh suy tim mà ông chấp nhận một cách lạc quan, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã qua đời vào khoảng hơn 8 giờ sáng ngày 29 tháng 09 năm 2001 tại nhà riêng ở thành phốo Glendale, nam California.

Ông là tác giả của trên 600 ca khúc thuộc đủ mọi thể loại, đại đa số đã trở thành quen thuộc trong mọi từng lớp người yêu nhạc. Ðó là những ca khúc như Chuyện Tình Người Trinh Nữ Tên Thi, Cô Lái Ðò Bến hạ, Tà Aùo Cưới, Ðám Cưới Trên Ðường Quê, Ðường Xưa Lối Cũ, Gạo Trắng Trăng Thanh, Tôi Viết Tên Anh, vv...



Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sinh ngày 01 tháng 07 năm 1928 ( Mậu Thìn ) tại làng Bích Khê, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông bắt đầu hoạt động văn học nghệ thuật từ năm 45, tại Huế rồi Hà Tĩnh. Ông lập gia đình vào tháng 9 năm 57 với nữ ca nhạc sĩ Thúy Nga và có được 4 người con mà người con trưởng là nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng Hoàng Thi Thi. Ngoài ra ông còn nhận người cháu ruột là nhạc sĩ vĩ cầm Hoàng thi Thao làm nghĩa tử, luôn theo sát ông trong suốt thời gian hoạt động văn nghệ. Ngoài lãnh vực sáng tác âm nhạc, Hoàng thi Thơ còn là một nhà tổ chức tài ba, từng nhiều lần hướng dẫn Ðoàn Văn Nghệ Việt Nam đi trình diễn tại một số quốc gia Á Châu cũng như là giám đốc tổ chức những chương trình Hoàng Thi Thơ tại vũ trường Maxim's từ năm 1967. Thêm vào đó, ông còn là một đạo diễn kịch nghệ từng làm say mê khán giả với những vở nhạc kịch như Cô Gái Ðiên, Ả Ðào Say, vv...Ông cũng là một nhà nghiên cứu và sáng tạo bộ môn vũ dân tộc như muá trống, múa nón, múa xoè, múa Koho, vv...cùng với các vũ sư Trịnh Toàn và Lưu Hồng.


HOÀNG TRỌNG


Người nhạc sĩ lão thành được mệnh danh là 'Vua Tango” đã vĩnh viễn ra đi vào năm 1998. Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng. Ông chào đời tại tỉnh Hải Dương vào năm 1922. 5 năm sau, ông theo bố mẹ về sống ở Nam Ðịnh cho đến năm 1933 và bắt đầu học nhạc qua người anh ruột. Ðến năm 1937, ông theo học nhạc tại trường sư huynh Saint Thomas ở Nam Ðịnh. Năm 1941 ông tiếp tục nghiên cứu về âm nhạc qua sách vở và lóp dạy nhạc hàm thụ của trường Universelle De Paris.

Khi mới lên 15, ông đã qui tụ một số anh em trong già đình và vài người bạn như Ðan Thọ, Ðặng thế Phong, Bùi Công Kỷ, vv...thành lập mộït ban nhạc. Sáng tác đầu tay của ông là Ðêm Trăng, ra đời từ khi ông mới được 16 tuổi. Từ khiếu tổ chức và tâm hồn say mê âm nhạc đó, sau này ông đã đứng ra điều hành một chương trình ca nhạc truyền thanh và truyền hình rất nổi tiếng là “Tiếng Tơ Ðồng” trong nhiều năm. Ðó là một trong vài chương trình khác của ông, qui tụ toàn những nhạc sĩ cừ khôi cùng các giọng ca tiêu biểu cho nền tân nhạc Việt Nam. Một phần lớn nhạc phẩm của Hoàng Trọng được sáng tác theo điệu tango để sau này ông được mệnh danh là “Vua Tango” của Việt Nam qua những nhạc phẩm tiêu biểu như : Mộng Ban Ðầu, Mộng Lành, Tiễn Bước Sang Ngang, Ngỡ Ngàng, vv...Ngoài ra ông còn là tác giả của nhiều nhạc phẩm nổi tiếâng khác như Gió Mùa Xuân Tới, Dừng Bước Giang Hồ, Nhạc Sầu Tương Tư, Bên Bờ Ðại Dương, Mộng Ðẹp Ngày Xanh, vv...



Nhạc sĩ Hoàng Trọng di cư vào Nam năm 1954 và đã tiếp tục sáng tác rất mạnh với nhiều ca khúc nổi bật, trong số có Ngàn Thu Aùo Tím.



Ðặc biệt Hoàng Trọng là một nhạc sĩ viết nhạc cho rất nhiều cuốn phim Việt Nam, trong số có Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương, Giã Từ Bóng Tối, Người Tình Không Chân Dung, Sau Giờø Giới Nghiêm, Bão Tình, Triệu Phú Bất Ðắc Dĩ, vv...Với phim sau, ông được nhận giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật 72 - 73.

Sau năm 75, Hoàng Trọng chỉ sáng tác được vài bài nhưng không phổ biến, trong số có nhạc phẩm cuối cùng của ông là Chiều Rơi Ðó Em. Năm 1992 ông qua định cư tại Hoa Kỳ và qua đời 6 năm sau.

LÊ TRỌNG NGUYỄN

Tác giả của nhạc phẩm bất hủ Nắng Chiều cũng không còn nữa. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyên ra đi vào năm 78 tuổi, vào lúc 4 giờ 15 sáng ngày 09 tháng 01 năm 2004 tại Rosemead, thuộc Los Angeles. Lê Trọng Nguyễn là tên thật của người nhạc sĩ sinh quán tại Ðiện Bàn, Quảng Nam này.

Tuy ông không sáng tác nhiều, nhưng có một số tác phẩm được nhiều người biết đến, nhất là Nắng Chiều, từng được rất nhiều nam nữ ca sĩ trình bày từ trước năm 75 và sau này tại hải ngoại. Ðặc biệt vào năm 1958, Nắng Chiều đã được một nữ ca sĩ người Nhật tên Midori Satsuki trình bày và thường xuyên được phát trên các đài Sài Gòn và Quân Ðội. Nhạc phẩm này cũng được phổ biến tại Nhật. Vào khoảng năm 1960, Nắng Chiều lại được một nữ ca sĩ kiêm tài tử Ðài loan trình bây bằng tiếng Trung Hoa dưới tựa đề “Bài Tình Ca Việt Nam”. Nhạc phẩm này đã được thính giả Ðài Loan và Hồng Kông tán thưởng nhiệt liệt. Ngoài ra còn vài ca khúc khác của Lê trọng Nguyễn cũng được biết tới như Lá Rơi Bên thềm, Sao Ðêm, Chều Bên Giáo Ðường, Bến Giang Ðầu, Cát Biển, vv...

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cùng vợ và4 con ( 3 gái, 1 trai) sang định cư tại thành phố Rosemead vào năm 1983.

THẨM OÁNH

Nhạc sĩ Thẩm Oánh tên thật là Thẩm Ngọc Oánh xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, sinh năm 1916 tại Hà Nội. Ông học vỡ lòng với một thầy đồ tại nhà riêng. Nhờ thầy đồ này biết chơi đàn Tầu nên đã gây được một ảnh huởng không nhỏ nơi Thẩm Oánh, lúc đó mới lên 6. Sau khi thầy đồ về quê, Thẩm Oánh đã học âm nhạc qua một số sách viết bằng tiếng Pháp. Và khi học xong bậc trung học tại các trường Clémenceaux, Albert Sarrault và Puginier ở Hà Nội, ông bắt đầu dậy nhạc từ năm 1934, khi mới 18 tuổi. Tuy số sáng tác phẩm của ông tới tới con số trên 1000, nhưng ông chỉ cho phổ biến vài chục bài đắc ý nhất, sáng tác dưới những đề tài chính là:

Nhạc anh hùng ca

Nhạc Phật giáo

Nhạc nhi đồng

Nhạc tình cảm

Là người tha thiết với đất nước dân tộc, Thẩm Oánh đã viết nhiều ca khúc để đời như Việt Nam Hùng Tiến ( được dùng làm đài hiệu cho đài phát thanh Hà Nội và Sài Gòn), Nhà Việt Nam, Trưng Nữ Vương, Chu Văn An Hành Khúc, Thiếu Phụ Nam Xương, vv… Và mỗi dịp Xuân Về, không ai quên được ca khúc Xuân đặc sắc của ông là Xuân Về.

Ngoài những hoạt động say mê trong lãnh vực âm nhạc, ông còn là người có nhiều hoạt đoỵng trong ngành truyền thanh, Chính ông ở trong số những người đứng ra sáng lập đài phát tha nh Hà Nội, tiếp thu từ tay người Pháp.

Một chi tiết khá lý thú ít người biết là chính nữ diễn viên kịch và điện ảnh nổi tiếng Thẩm Thuý Hằng ( tên thật là Nguyễn Thị Minh Phụng) đã mưiợn họ Thẩm của ông dùng làm nghệ danh cho mình. Thời đó nhạc sĩ Thẩm Oánh là hiệu trưởng Trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông mà Thẩm Thúy Hằng theo học bộ môn kịch do ông Hoàng Trọng Miên làm giáo khảo tuyển sinh và giáo sư kịch nghệ.

Thẩm Oánh cùng gia đình sang định cư tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Ðốn vào năm 1991. Vợ ông, bà Trần Anh Ðào cũng là một nhạc sĩ và là em họ của cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Hai người quen biết nhau vào năm 1938 qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, và thàùnh hôn vào năm 1948. Vào tháng 4 năm 1993, Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương vùng Hoa Thịnh Ðốn đã tổ chức một đại nhạc hội với chủ đề “60 Năm Aâm Nhạc Thẩm Oánh”. Ðồng thời đã cho phát hành tuyển tập “Nhớ Nhung” để vinh danh một nhạc sĩ đã tận tụy đóng góp cho nền tân nhạc Viết Nam và cũng để tri ân một vị giáo sư đã giảng dạy âm nhạc nhiều năm tại các trường Trưng Vương, Chu Văn An và Nguyễn Trãi. Vao năm 1996, nhạc sĩ Thẩm Oánh ra đi, để lại nhiều tiếc nuối cho mọi người. Ông hưởng thọ 80 tuổi.



LÊ UYÊN PHƯƠNG


Sau một thời gian điều trị ở bệnh viện UCI ( University Of California in Irvine ) Lê Uyên Phương đã về nhà người con gái lớn của anh là Lê Uyên Uyên để sống những ngày bi thảm với một tình trạng sức khỏe sa sút do căn bệnh ung thư phổi tàn phá. Và cuối cùng anh đã lại được đưa lại bệnh viện này để trút hơi thở cuối cùng vào chiều thứ Ba 29 tháng 06 năm 1999.

Theo Lê Uyên Phương cho biết tên thật của anh là Lê Minh Lấp, sinh ngày 02 tháng 02 năm 1941 tại Ðà Lạt. Vì sinh ra vào thời kỳ chiến tranh nên giấy tờ hộ tịch bị thất lạc, nên Lê Uyên Phương đã đôi lần phải làm lại giấy khai sinh. Và mỗi lần khai là một lần tên anh bị viết sai bởi viên chức hộ tịch! Khai sinh lại lần đầu tiên tên Lê Minh Lập bị đổi thành Lê Minh Lộc. Làm khai sinh lần thứ hai thành Lê Văn Lộc. Từ đó anh không đổi nữa, giữ luôn tên Lê Văn Lộc làm tên chính thức trên giấy tờ. Khi viết nhạc anh lấy tên là Lê Uyên Phương, và khi trình diễn cùng Lê Uyên, hai người lấy tên là cặp song ca Lê Uyên và Phương.

Lê Uyên Phương lập gia đình với Lâm Phúc Anh ( tức Lê Uyên ) vào năm 68. Năm sau, hai người rời Việt Nam và định cư tại nam California.Sau 15 năm chung sống, hai người đi đến đổ vỡ vào khoảng 84, 85. Họ có với nhau hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My.

Lê Uyên Phương là tác giả của nhiều ca khúc tình cảm, bàng bạc mầu sắc triết lý về tình yêu và thân phận con người, đã gây được một ảnh hưởng lớn mạnh trong giới trẻ yêu nhạc từ cuối thập niên 60. Sáng tác đầu tay của Lê Uyên Phương là Buồn Ðè Bao Giờ, ra đời tại Pleiku năm 1960. Những năm sau đó là những Vũng Lầy Của Chúng Ta,Dạ Khúc Cho Tình Nhân, Hãy Ngồi Xuống Ðây, Lời Gọi Chân Mây, Tình Khúc Cho Em, Trên Da Tình Yêu, Uống Nước Bên Bờ Suối, vv...

VÔ THƯỜNG

Tiếng đàn guitar nhiều quyến rũ và rất có hồn quen thuộc đối với người yêu nhạc đã lịm tắt cùng người tao ra nó là Vô Thường. Người nghệ sĩ gây được nhiều cảm mến với thính giả, với bạn bè và có một tính tình giản dị và hòa nhã đó đã nhắm mắt lìa đời tại Garden Grove, nam California vào lúc 2 giờ 30 chiều ngày Thứ Bẩy 26 tháng 04 năm 2003 do bệnh ung thư phổi. Theo người con lớn của anh với người vợ đầu tiên cho biết, Vô Thường sút kém về sức khỏe từ lâu do bệnh phổi gây ra. Ðến tháng 12 năm 2002, thấy người bố thân yêu của mình lâm vào tình trạng nguy cấp nên cháu Diễm đã tức tốc đưa anh vào nhà thương Fountain Valley điều trị. Tại đây, các bác sĩ cho biết Vô Thường bị ung thư phổi, đã đến thời kỳ trầm trọng. Sau một thời gian thường xuyên phải vào bệnh viện này, cuối cùng anh đã chuyển qua bệnh viện Garden Grove để sau đó được đưa vào trung tâm Pacific Health Care là nơi dành cho những người không còn cơ hội được cứu sống.

Vô Thường tên thật là Võ Văn Thường, sinh năm 1940 tại Phan Rang. Anh là người con áp út trong một gia đình có 7 người con. Vô Thường đặt chân tới Hoa Kỳ vào năm 75, cư ngụ tại tiểu bang Wisconsin. Năm 77, anh dời qua miền nam California để 5 năm sau đứng ra khai thác vũ trường Ritz ở Orange County, trước khi nhường lại cho nhạc sĩ Ngọc Chánh. Từ năm 1986, anh bắt đầu thu băng những ca khúc độc tấu guitar một cách thật tình cờ. Anh cho biết là trong lúc hứng chí đó, anh đã đàn guitar liên tiếp bản này qua bản khác với sự phụ họa của một cây keyboard giữ nhịp tự động để thâu vào một băng cassette thường gắn chung với keyboard. Cuốn băng đầu tiên do Vô Thường độc tấu guitar ra đời vào năm 87 dưới tên Ru Khúc Mộng Thường với số phát hành chỉ vỏn vẹn có 200! Từ đó trở đi, trong suốt nhiều năm gần như tại khắp mọi tiệm ăn, tiệm băng nhạc và những quán cà phê ở California cũng như những nơi có người Việt cư ngụ â đều vang lên tiếng guitar của Vô Thường.

Vào năm 91, Vô Thường chung sống với nhạc sĩ Lê Tín Hương, một thời gian là một MC nổi tiếng, tuynhiên hai người đã chia tay nhau vào năm 99, để lại nơi anh một niềm đau xót sâu xa.

NHỊ HÀ : ME TOI

Tác giả nhạc phẩm "Mẹ Tôi", một trong vài nhạc phẩm ca ngợi lòng mẹ đặc sắc của tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn xa rời cuộc sống vào ngày 10 thang 10 năm 1988 tại thành phố Houston do ung thư gan. Nhạc sĩ Nhị Hà tên thật là Lê Quang Mại,sinh ngày 24 tháng 08 năm 1935 ở Quảng Bình. Ông là người con thứ 2 trong một gia đình có 5 người con.

Vào năm 1958, Nhị Hà trở ra Huế để lập gia đình tại đây với người bạn gái học chung năm cuối ở trường Khải Ðịnh tên Kim Khuê. Hai người có với nhau 7 người con. Năm 1960, ông vào Saigon tiếp tục học. Sau một thời gian sang Mỹ tu nghiệp, ông về Việt Nam làm việc tại Nha Cải Huấn cho đến năm 1975.

Năm 1975, Nhị Hà di tản sang Mỹ và cư ngụ tại tiểu bang Arizona. Sau đó, ông dời về tiểu bangWashington. Sau cùng ông và gia đình về cư ngụ tại thành phố Houston ( Texas ) vào năm 1979 cho đến khi ông qua đời. Tổng số tác phẩm của Nhị Hà khoảng 20 bài. Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài Mẹ Tôi, một sự phối hợp đặc biệt giữa khả năng thiên phú về âm nhạc và lòng thương yêu hết lòng người mẹ đã cả đời tận tụy vì con cái. Một vài nhạc phẩm khác đã đưa tên tuổi của ông lên cao là Trở Về Thôn Cũ và Nhớ Một Mùa Hoa, vv...Tác phẩm cuối cùng của ông là Yêu, viết trước khi qua đời, trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

HOÀNG LANG

Trưởng ban “Ðàn Dây Hoàng Lang” nổi tếng trong những thập niên 60 và 70 trên đài phát thanh Sài Gòn là nhạc sĩ Hoàng Lang cũng đã nhắm mắt lìa đời vào lúc 2 giờ sáng ngày 27 tháng 11 năm 2004 tại Geneva, Thụy Sĩ, hưởng thọ 74 tuổi.

Nhạc sĩ Hoàng Lang tên thật là Phạm Phúc Hiển, sinh năm 1930 tại làng Tân Mỹ Ðông, quận Hóc Môn, Gia Ðịnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình trung lưu mà ông là con trưởng với 2 người em gái. Nhạc sĩ Hoàng Lang từng là giáo sư âm nhạc tại trường Huỳnh Thị Ngà và Pétrus Ký. Về nhạc khí, nhạc sĩ Hoàng Lang có khả năng sử dụng nhiều loại như đại hồ cầm, trung hồ cầm, Tây Ban Cầm, Mandoline, vv...Với những nhạc khí đó, ông đã cộng tác với hầu hết những ban nhạc nổi tiếng của đài Phát Thanh Sài Gòn như Võ Ðúc Thu, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Nhật Bằng, Dương Thiệu Tước, Ngọc Bích, vv...

Ông là tác giả của khoảng 150 nhạc phẩm, trong số có Hoa Học Trò, Dạ Khúc Hoài Cảm, Xin Trả Lại Em, Tiếng Hát Ðồi Sim, vv...và nổi tiếng nhất với nhác phẩm Hoài Thu. Cũng nên biết, ông còn là thầy dạy nhạc của nhạc sĩ nổi tiếng Lam Phương.

Năm 72, ông sang du học tại Thụy Sĩ với môn âm nhạc và truyền hình giáo dục để thực nghiệm. Sau năm 75, ông kẹt lại Thụy Sĩ và tiếp tục thực thi bộ môn theo học. Năm 80, chính phủ Thụy Sĩ ký nghị định chính thức hoá chức vụ thông dịch viên của ông tại Geneva, phục vụ tại Tổng Cục Liên Bang Tỵ Nạn Thụy Sĩ, Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, các toà án và các cơ sở chính quyền tại Geneva.

TRƯỜNG KỲ

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Phim Bollywood và diễn viên Ấn Ðộ Hàng tuần, vào chiều Chúa Nhật, từ 2.00 PM đến 5.30 PM, Ðài Truyền hình Omni 2 Toronto (kênh 14) thường chiếu phim Ấn Ðộ giới thiệu những cuốn phim hay của điện ảnh Bollywood cho khán giả Toronto thưởng thức.

Một số khán giả thích xem phim Ấn Ðộ có nhận xét: Bằng âm nhạc, hình ảnh, nội dung phim ca ngợi cái chân, cái thiện, điện ảnh Ấn Ðộ đang dần dần chinh phục thế giới.

Ðiều nổi bật của điện ảnh Ấn Ðộ là bên cạnh những cuốn phim nội dung nhẹ nhàng, hấp dẫn, khán giả còn được thưởng thức những bài hát hay và những điệu múa đẹp. Ðó là một trong những nguyên nhân khiến phim Bollywood ngày càng thu hút đông đảo thêm khán giả trên thế giới và nhờ vậy mà điện ảnh Ấn Ðộ ngày càng lớn mạnh.

Ðạo diễn Ấn Ðộ Satyajit Ray là người có công đầu trong việc giới thiệu điện ảnh Ấn Ðộ ra thế giới. Phim Panchali của ông đã được thế giới đánh giá cao, từ đó nhiều khán giả đi sâu tìm hiểu điện ảnh Bollywood.

Ngoài hàng trăm triệu khán giả Ấn Ðộ là những người ủng hộ vô điều điện nền điện ảnh nước nhà, Bollywood còn được sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu khán giả Trung Ðông, Châu Phi và Châu Á. Ðiều đáng mừng là hiện nay Bollywood đã có tiếng vang lớn đối với khán giả Hoa Kỳ, nơi có nền điện ảnh tiền tiến với phim trường Hollywood đang đi chinh phục thế giới. Ngoài Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại và nhiều nước Châu Âu như Anh, Pháp, Thụy Sĩ . . . cũng có nhiều khán giả hâm mộ phim Bollywood.

Ngoài những nguyên nhân nội dung kịch bản phim Ấn Ðộ có những bài ca hay, điệu múa đẹp, các tài tử điện ảnh Ấn Ðộ cũng là sức mạnh thu hút khán giả nhiều nước trên thế giới. Trong số những tài tử này có nhiều người mẫu, hoa hậu nổi tiếng thế giới như Sushmita Sen, Aishwarya Rai . . . luôn luôn nhận được những lời mới đóng phim từ Bollywood và Hollywood.

Theo một số nhà phê bình điện ảnh Châu Á thì năm 2004 được coi là năm lạc quan của điện ảnh Ấn Ðộ khi hàng loạt bộ phim mới với sự tham gia của những tài tử nổi tiếng đã nhận được nhiều giải thưởng.

Với sắc đẹp mặn mà và tài năng diễn xuất tuyệt vời, người đẹp Sushmita Sen được khán giả thế giới gọi là “Bông Hồng của Bollywood”. Hiện nay cô được xem là một trong những ngôi sao tỏa sáng bầu trời Ấn Ðộ. Năm 2003, Sushmita Sen với vai một nữ cảnh sát lạnh lùng trong phim Thời Gian đã để lại cho khán giả ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Aishwarya Rai hiện là nữ tài tử được trả thù lao cao nhất Ấn Ðộ. Với đôi mắt xanh thắm, đôi môi khêu gợi, Aishwarya Rai được coi là Nữ hoàng sắc đẹp của Bollywood. Tuy Aishwarya Rai diễn xuất lần đầu tiên trong phim Iruvara từ năm 1997, nhưng phải đến năm 2002, cô mới thực sự tỏa sáng với vai người yêu của Shah Rukh Khan trong phim Devdes. Devdas là một câu chuyện tình thê thảm, được coi là Romeo và Juliet của Ấn Ðộ. Ðặc biệt cựu hoa hậu thế giới Aishwarya Rai còn được mời đóng phim Ðiệp Viên 007 nổi tiếng. Ngoài các đạo diễn Ấn Ðộ, Aishwarya Rai còn hợp tác với đạo diễn Anh Quốc trong phim Cô Dâu và Ðịnh Kiến. Chuyện phim kể về một cô gái có cá tính mạnh mẽ tên là Lalita (Aishwarya Rai), dám vượt qua những quan niệm và định kiến truyền thống để đi theo tiếng gọi của trái tim, không chịu chấp nhận cuộc hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Giấc mơ của cô đã trở thành hiện thực khi cô gặp chàng trai xứ Cờ Hoa Will Darcy (Martin Henderson). Phim Cô Dâu và Ðịnh Kiến không chỉ nói cho khán giả biết tình yêu chân chính vô cùng cao quý, còn khẳng định khả năng diễn xuất với tầm cỡ quốc tế của Aishwarya Rai.

Mười phim Ấn Ðộ hay nhất năm 2004

Chương trình truyền hình của BBC trong buổi phát hình tổng kết cuối năm, đã chọn ra 10 bộ phim hay nhất Bollywood từng chiếu ngoài lãnh thổ Ấn Ðộ và tại các quốc gia thuộc khối Anh ngữ. Ðó là:

1) Veer - Zaara (đạo diễn Yash Chopra).

2) Aitraaz (đạo diễn Abbas Mustaan).

3) Hulchul (đạo diễn Priyadarshan).

4) Dil Ne Jise Aapna Kahaa (đạo diễn Atul Agnihotri).

5) Dhoom (đạo diễn Sanjay Gadhvi).

6) Tumsa Nahin Dekha (đạo diễn Anurog Bose).

7) Rakht (đạo diễn Mahesh Manjerekar).

8) Hum Kaun Hai (đạo diễn Ravi Shankar Sharma).

9) Phir Milenge (đạo diễn Revathy).

10) Mujhse Shaadi Karoge (đạo diễn David Dhwan).



Vài nét về bộ phim One 2 Ka 4

One 2 Ka 4 là bộ phim màn ảnh rộng nói về câu chuyện hình sự xen lẫn đôi chút diễu và tình cảm do Bollywood sản xuất. Hai nhân vật nam chính trong phim: Javed (Jackie Shroff) và Ajay (Shah Rukh Khan) là nhân viên đội chống buôn lậu ma tuý. Mục tiêu chính của họ là tên trùm ma tuý KKV (Nirmal Pandey), nhưng không sao có đủ chứng cớ để bắt và buộc tội hắn. Sau một màn đối đầu sống chết, Javed và Ajay tóm được tên trùm ma tuý. Nhưng hắn lại vận động được các vị quan to mặt lớn để thoát khỏi cảnh tù tội. Khi ra khỏi nhà giam, hắn thề sẽ trả thù hai kẻ từng làm hắn mất thể diện với xã hội và bọn đàn em.

Javed vốn là con người tính tình cứng rắn, ít khi bị tình cảm chi phối, nhưng rồi cuộc đời anh đã rẽ ngang hướng khác khi hoàn cảnh buộc anh phải nhận 4 đứa trẻ côi cút làm con nuôi và cuộc sống của anh bị trói buộc vào chúng. Ajay vốn rất tôn sùng Javed, nhưng lại rất khó chịu về mấy đứa trẻ, thậm chí có lúc anh rủa chúng là bọn trẻ đần độn. Sau đó ít lâu Javed tử nạn trong một cuộc phục kích do tên trùm ma tuý KKV bố trí. Từ đó Ajay thấy mình có trách nhiệm với lũ trẻ một cách gượng gạo. Anh không thể là người cha tốt và bọn trẻ cũng không thích anh. Trong nỗi tuyệt vọng Ajay nhờ người bạn cũ là Champak (Dilip Joshi) giúp đỡ nhưng vẫn không xong. Cuối cùng anh phải tìm đến cô Geeta (Juhi Chawla), một trong những bạn thân của Javed. Hai người trở thành “cha mẹ” bất đắc dĩ của bọn trẻ. Từ đó việc trông coi lũ trẻ có vẻ thuận lợi và suôn sẽ hơn, Ajay và Geeta nảy sinh tình cảm rồi yêu nhau. Chàng và nàng cùng 4 đứa trẻ sống trong một gia đình thật là hạnh phúc. Nhưng bất ngờ tình cảm của chàng và nàng bị đổ vỡ khi Ajay thấy có một Geeta là vũ nữ tại hộp đêm của tên trùm ma tuý. Số là một ngày nọ, Ajay bám sát KKV đến hộp đêm của hắn thì thấy một vũ nữ giống hệt Geeta đang múa trên sân khấu. Không tin vào mắt mình, khi trở về nhà anh lại thấy Geeta của anh ở nhà. Ðó là một người hay chỉ là sự giống nhau tình cờ? Geeta làm việc cho kẻ thù đã giết chết Javed, bây giờ đến với anh vì một nhiệm vụ đặc biệt hay sao? Những câu hỏi ám ảnh Ajay là những mâu thuẩn gay gắt khiến cho bộ phim ly kỳ và rùng rợn, xen lẫn những bài hát hay và những điệu múa trong phim làm cho khán giả càng xem càng hồi hộp và thích thú.

Ðây là bộ phim đầu tiên diễn viên Shah Rukh Khan đóng vai cảnh sát. Anh và Juhi Chawla là hai người bạn thân ngoài đời. One 2 KA 4 do K. Shashilal Nair đạo diễn, Nazir Ahmed sản xuất, âm nhạc của A. R. Rehman với ca khúc Khamoshiyan Gungunane Lagi do Majruh Sultanpuri và Nazir Ahmed viết lời.



Hai diễn viên chính trong phim One 1 KA 4

Shah Rukh Khan

Nhiều nhà bình luận điện ảnh Ấn Ðộ cho rằng, năm 2004 vừa qua là năm tuyệt vời của tài tử Shah Rukh Khan vì những bộ phim anh tham gia diễn xuất đều được đánh giá cao. Tài tử Shah Rukh Khan với mái tóc bồng bềnh chính là người đã mang lại thành công cho bộ phim đầu tay Dil Aashna Hai của nữ đạo diễn Hema Malini (1991). Anh còn nổi tiếng với vai diễn trong bộ phim truyền hình nhiều tập Faujis của đạo diễn Kapoor. Khán giả hâm mộ đang chờ đón sự ra đời những bộ phim có Shah Rukh Khan đóng như Swades, Main Hoon Naa. Phim Swades đề cập đến những vấn đề nổi cộm trong nông thôn Ấn Ðộ đương thời. Bối cảnh làng quê với những vấn đề xã hội là chủ đề chính của phim. Ngoài những bộ phim trên, Shah Rukh Khan còn đóng chung phim với diễn viên quá cố Divya Bharati trong phim Deewana.

Mặc dù chàng tài tử này có nhiều cố gắng để có tiếng vang trên ảnh đàn Ấn Ðộ, nhưng anh lại gặp nhiều khó khăn hơn những bạn diễn cùng thời. Shah Rukh Khan là thành viên chính của hãng phim Dreamz Unlimited thành lập với bạn thân là Aziz Marza và các đồng nghiệp Juhy Chawla, Yash Johar, Yash Chopra. Hãng phim này không thành công lắm và mới đây lại thất bại với phim Josh, nhưng anh không hề nãn chí.

Juhy Chawla

Sinh trưởng trong một gia đình trí thức, juhy Chawla có nhiều tham vọng của một phụ nữ Ấn Ðộ lớn lên trong thế hệ mới. Trước khi hình ảnh cô lọt vào trái tim khán giả yêu điện ảnh Ấn Ðộ với bộ phim Qayamat Se Qayamat Tak, Juhy từng đoạt vương miện trong kỳ thi hoa hậu Femina Miss India vào năm 1984. Sau đó cô đến Miami, Hoa Kỳ, để tranh giải hoa hậu thế giới nhưng không đoạt giải gì. Tận dụng ưu thế của một người đẹp, Juhy thể hiện tốt vai các cô gái Ấn Ðộ ngây thơ trong các phim điện ảnh và truyền hình, nhưng lại từ chối đóng những vai khai thác quá kỹ đường nét trên cơ thể và thiên về nhục dục. Ví dụ khi đóng phim Lootere, Juhy thấy nhiều chỗ quá khêu gợi liền yêu cầu đạo diễn sửa kịch bản mới chịu tham gia. Sau phim này đạo diễn Yash Chopra mời cô đóng vai chính trong phim Darr, một phim đã mang lại cho cô tên tuổi trên phim trường Bollywood.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

TÂN NHẠC VIỆT NAM 30 NĂM SAU :
AI CÒN, AI MẤT ? ( 3 )
NGỌC BÍCH

Một trong những nhạc sĩ lão thành của nềân tân nhạc Việt Nam đã qua đời vào đêm 15 tháng 10 năm 2001 tại bệnh viện Los Angeles, nam California do tình trạng nhồi máu cơ tim. Ðó là nhạc sĩ Ngọc Bích, sinh năm 1925. Ông là tác giả của những ca khúc đã đi sâu vào tâm hồn người nghe như Trở Về bến Mơ, Khúc Nhạc Chiều Mơ, Mộng Chiều Xuân, Giấc Mơ Ngàn. Ông cũng là tác giả của bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống ( lời của Thanh Nam ) mà tất cả ai cũng biết trong thời Ðệ Nhất Cộng Hoà. Nhạc sĩ Ngọc Bích là một người có cuộc sống khép kín, không lập gia đình mặc dù là một nghệ sĩ tài hoa. Năm 1942, ông đã chơi nhạc cho một vũ trường ở Hà Nội và là thành viên trong nhóm nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên xuất ngoại sdang Trung Quốc giúp vui cho các sĩ quan đồng minh tại đây vào đầu thập niên 40. Nhạc sĩ Ngọc Bích di cư vào Nam năm 1954 và làm việc tại các đài phát thanh Quân Ðội, đài phát thanh Sài Gòn và Mẹ Việt Nam. Cùng với các nhân viên của đài sau, ông đã rời Việt Nam vào cuối tháng 4 năm 75 để định cư tại nam California. Khi người bạn thân của ông từ thời thơ ấu là nhạc sĩ Nguyễn Hiền đến Hoa Kỳ, ông cùng Nguyễn Hiền và vài nhạc sĩ trẻ khác thành lập ban nhạc Saigon Band, hoạt động trong một thời gian dài.

· NGÔ MẠNH THU

Phong trào du ca cũng đã mất đi một tên tuổi lớn trong. Ðó là nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, pháp danh Tâm Hoà, qua đời vào năm 2004 tại thành phố Irvine, nam California, hưởng thợ 66 tuổi. Nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu sinh ngày 12 tháng 09 năm 1938 tại Hà Ðông. Ông sang Mỹ đoàn tụ năm 1994 do con trai bảo lãnh và cư ngụ tại Orange County cho đến ngày cuối đời. Tại đây ông tiếp tục sinh hoạt mạnh mẽ bằng cách dựng lại phong trào Du Ca, đóng góp cho gia đình Phật Tử, tái sinh phong trào hát cộng đồng, hoạt động văn nghệ trẻ với Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ, thành lập nhóm Hùng Sử Ca, vv...Ngoài ra ông còn là một thành phần cột trụ của đài phát thanh VNCR, rất được nhiều người theo dõi qua chương trình Chúng Ta Ði Mang Theo Quê Hương. Ngô Mạnh Thu đã sáng tác trên 100 ca khúc, trong số có : Nhớ Mãi, Nước Việt Nam, Kết Dây Thân Tình, Vu À Vui, Từ Một Cơn Mơ, Quê Hương Ta Ðó, Buổi Sáng Nghe Chim Hót, Lạc Vùng Aên Năn, vv...

NHẬT BẰNG

Sau hàng chục năm dâng hiến cuộc đời mình cho âm nhạc, nhạc sĩ Nhật Bằng đã qua đời vào lúc 8 giờ 30 tối thứ Sáu 07 tháng 05 năm 2004 do tai biến mạch máu não tại Fairfax, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Ông hưởng thọ 74 tuổi. Khi mới được 17 tuổi vào năm 1947, Nhật Bằng đã sáng tác nhạc phẩm đầu tay mang tên “ Ðợi Chờ “, ghi lại một mối tình thời học trò của ông khi còn ở Hậu Phương.

Nhật Bằng sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình có 4 người con. Oâng là anh cả của 3 nghệ sĩ đã có thời gian cùng với ông kết hợp thành ban hợp ca nổi tiếng Hạc Thành, với người em trai là Nhật Phượng và 2 em gái là Thể Tần và Hồng Hảo.

Từ năm 56 cho đến 69 là thời kỳ sáng tác hăng say của Nhật Bằng.Nhưng có thể nói nhạc phẩm được coi như gắn liền với tên tuổi ông là Thuyền Trăng, sáng tác chung với Thanh Nam. Ngoài ra còn có nhiều nhạc phẩm được biết tới nhiều như Bóng Người Chiến Sĩ, Chiến Sĩ Ca, Bóng Chiều Tà, Sau Lũy Tre Xanh, Mùa Ðông Tuyết Trắng, vv...

Ông lập gia đình năm 1958 với một nữ nhân viên tùng sự tại đài phát thanh Quân Ðội. Cũng vào thời kỳ này ban tam ca nam có cái tên ngộ nghĩnh là “ Do Si La “ ra đời với bộ ba Anh Ngọc, Nhật Bằng và Văn Phụng. Chuyên trình bầy những nhạc phẩm tươi vui, phần lớn là của Văn phụng, như Vó Câu Muôn Dặm hay Ta Vui Ca Vang.

Vào năm 90, Nhật Bằng cùng vợ và 5 người con được sang Mỹ theo diện HO và đã cùng với các con thành lập một ban nhạc lấy tên là The Blue Ocean, nổi tiếng ở vùng Washington DC, bao gồm nơi gia đình ông cư ngụ là thành phố Herndon, Fairfax thuộc tiểu bang Virginia.

PHẠM ÐÌNH CHƯƠNG

Vào năm 1991, một tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam đã qua đời để lại nhiều thương tiếc nơi mọi người. Ðó là Phạm Ðình Chương tức Hoài Bắc.

Nhạc sĩ Phạm Ðình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Bắc Việt. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Phạm Ðình Chương bắt đầu sáng tác khi mới lên 18 tuổi. Những tác phẩm đầu tay của ông trong thời gian theo kháng chiến chống Pháp là Ra Ði Khi Trời Vừa Sáng, Hò Leo Núi, vv...Thời gian “dinh tê” về thành rồi theo anh em vào Nam giữa năm 51, ông đã cho ra đời được nhiều ca khúc giá trị khác như Khúc Giao Duyên, Tiếng Dân Chài, Thằng Cuội, Ðược Mùa, vv...Thời gian sau, qua nghệ thuật hợp ca của ban Thăng long, nhiều sáng tác khác của ông được quần chúng rất tán thưởng là : Xóm Ðêm, Ly Rượu Mừng, Ðón Xuân, vv...

Về tình ca Phạm Ðình Chương, khó ai quên được những nhạc phẩm như Ðêm Cuối Cùng, Thuở Ban Ðầu và nhất là Mộng Dưới Hoa, phổ thơ Ðinh Hùng. Ngoài ra không thể quên những nhạc phẩm phổ từ thơ khác rất nổi tiếng của ông, đáng được gọi là bất hủ như Màu Kỷ Niệm ( thơ Nguyên Sa ), Nửa Hồn Thương Ðau ( thơ Thanh Tâm Tuyền ), Người Ði Qua Ðời Tôi ( thơ Trần Dạ Từ ), Ðôi Mắt Người Sơn Tây ( thơ Quang Dũng ), Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội ( thơ Hoàng Anh Tuấn ), Ðêm Màu Hồng ( thơ thanh tâm Tuyền ). Nhưng chắc chắn phải kể đến d=sự đóng góp rất lớn của ông cho nền âm nhạc Việt Nam là trường ca Hội Trùng Dương, gồm 3 phần : Tiếng Sông Hồng, Tiếng Sông hương và Tiếng Sông Cửu Long. Ngoài phần là một nhạc sĩ sáng tác, Phạm Ðình chưong còn là một ca sĩ với tên Hoài Bắc.

THU HỒ

Ngày 29 tháng 5 năm 2000 đã đánh dấu cho sự ra đi về nơi nước Chúa của nhạc sĩ lão thành Thu Hồ tại thành phố Westminster, nam California do biến chứng của bệnh tiểu đường, hưởng thọ 82 tuổi. Ông là tác giả của ca khúc nổi tiếng Quê Mẹ - sáng tác năm 1943 - và một số ca khúc khác như Khúc Ca Ðồng Tháp, Tiếng Sáo Chiều Quê, Tím Cả Rừng Chiều, vv...Nhạc sĩ Thu Hồ lập gia đình năm 25 tuổi và có tất cả 9 người con mà nữ ca sĩ Mỹ Huyền là người con út. Vợ ông qua đời vào năm 1975. Nhạc sĩ Thu Hồ cùng các con rời Việt Nam sang Mỹ năm 1990. Sau 3 năm đầu ở San Diego với gia đình người con trai cả, ông dời lên vùng Little Saigon cho đến khi vĩnh viễn ra đi.

Ông là một con chiên ngoan đạo, từng là một thành viên trong ủy ban sáng lập giáo xứ Fatima, Bình Triệu là nơi ông cư ngụ một thời gian. Trước khi được biết đến như một nhạc sĩ sáng tác, Thu Hồ từng một thời là một giọng hát được khá nhiều người biết đến qua những nhạc phẩm của Tino Rossi, thần tượng của ông. Sau khi vào Sài Gòn ông từng được mời hát trên đài phát thanh Pháp Á. Trong thời gian từ năm 50 đến 60, ông thường hát trong những chương trình phụ diễn tân nhạc và đạt được nhiều thành công. Cùng một lúc ông còn phụ trách phần tuyển nhạc cho nhà xuất bản An Phú, chuyên phát hành những bản nhạc rời. Ông cũng còn là một giáo sư dạy nhạc cho các trường Nguyễn Bá Tòng, Thánh Thomas, Thiên Phước, Nguyễn Trường Tộ và Quang Minh tại Sài Gòn, dù trước đó ông chỉ học hỏi âm nhạc qua sách vở. Thêm vào khả năng âm nhạc đặc biệt, Thu Hồ còn là một thi sĩ, nghiêng về những đề tài có tính cách tôn giáo.

TRẦM TỬ THIÊNG

Trong số những nhạc sĩ sáng tác có nhiều gắn bó với quê hương nhất thì Trầm Tử Thiêng là một tên tuổi sáng chói với rất nhiều nhạc phẩm đã đi vào lòng người từ trước năm 75 cho đến khi ông qua đời vào hồi 8 giờ 15 sáng ( giờ California ) ngày Thứ Ba 25 tháng 01 năm 2000 tại bệnh viện Anaheim West Medical Center, nam California thuộc thành phố nơi ông cư ngụ. Hồ sơ bệnh lý của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng ghi lý do đã đưa đến cái chết là bị ngộp thở do bệnh tim, sau khi được đưa vào bệnh viện vào ngày hôm trước. Ba tháng trưóc đó, ông bị cảm nặng nên đã không ăn uống được nhiều cho đến khi ông ra đi không một lời trăn trối mặc dù có người cháu trai bên cạnh. Ông sống đời độc than cho đến khi nhắm mắt, trong khi gia đình ông còn ở tại Việt Nam.

Trầm TửThiêng viết nhạc từ cuối thập niên 50, nhưng mãi đến giữa thập niên 60, những tác phẩm của ông mới được phổ biến rộng rãi và trở thành những nhạc phẩm gắn liền với những diễn tiến xã hội trong khung cảnh một miền Nam Việt Nam thời chiến. Có người còn coi ông như một nhân chứng của thời cuộc, ghi lại nhiều hình ảnh khó quên trong những tác phẩm của mình, nhờ một thời gian dài pục vụ trong Cục Tâm Lý Chiến.

Trầm Tử Thiêng là tác giả của nhiều nhạc phẩm nổi tiếng trước năm 75. như Chuyện Một Chiếc Cầu Ðã Gẫy, Tưởng Niệm”, Kinh Khổ , Bài Hương Ca Vô Tận, Ðưa Em Vào Hạ, , vv... Trong 10 năm ở lại Việt Nam, ông đã sáng tác được một số ca khúc đến từ những kinh nghiệm của chính bản thân hoặc từ những hoàn cảnh thực tế, sau này được phổ biến tại hải ngoại. Ðó là Tâm Ca Của Người Tù Vượt Biển, Hành Ca Trên Nông Trường Oan Nghiệt, Gửi Em hành Lý, Người Ở Lại Ðưa Ðò, Mẹ Hậu Giang, Du Ca Trên Thành Phố Ðỏ, vv...Tại hải ngoại, những sáng tác của ông đã gây xúc động không ít nơi người nghe với Ðêm Nhớ Về Sài Gòn , Mười Năm Yêu Em, Chọt Nghĩ Về Hai Nơi, Bước Chân Việt Nam, Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng, Một Ngày Việt Nam, Bên Em Ðang Có Ta ( viết lời theo ý và nhạc của Trúc Hồ ), Lưu Vong Khúc Cho Người Việt Nam ( viết lời Việt cho nhạc phẩm Exodus ), vv...,

Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, theo trả lời một cuộc phỏng vấn chính thức, sinh ngày 01 tháng 10 năm 1937 tại Quảng Nam, định cư tại Hoa Kỳ từ năm 85, sau khi vượt biển và một thời gian rên trại tỵ nạn Galang. Sau trên 30 năm sáng tác, ông đã để lại một gia tài âm nhạc tuyệt vời với trên 300 ca khúc giá trị.

DUY KHÁNH

Một nam ca nhạc sĩ rất nặng lòng với quê hương và có nhiều gắn bó đậm đà với miền Trung là Duy Khánh cũng đã ra đi vào đúng 12 giờ trưa ngày 12 tháng 02 năm 2003 tại Orange County County, hưởng thọ 65 tuổi. Oâng đã phải vào bệnh viện Fountain Valley từ cuối năm 2002 để điều trị nhiều bệnh cùng một lúc như thận, gan, tim. Oâng mất đi đê63 lại vợ vợ là bà Thuý Hoa và 3 người con, 1 trai và 2 gái.

Duy Khánh nổi tiếng qua các nhạc phẩm như Ai Ra Xứ Huế, Thương Về Miền Trung, Xin Anh Giũ Trọn Tình Quê, Lối Về Ðất Mẹ, Huế Ðẹp Huế Thơ, Bao Giờ Em Quên, vv...

Duy Khánh tên thật là Nguyễn Văn Diệp, sinh năm 1936 tại làng An Cư, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông là người con áp út trong số 6 người con của một gia đình vọng tộc . Oâng khởi nghiệp ca hát bằng nghệ danh Tăng Hồng. Với nhạc phẩm Trăng Thanh Bình, ông đã trúng tuyển kỳ tuyển lựa ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á vào khoảng giưã thập niên 50. Mặc dù gặp phải sự phản đối của gia đình khi tỏ ra muốn theo đuổi nghiệp cầm ca, Duy Khánh chuyển hẳn vào Sài Gòn, bắt đầu hát trên các sân khấu đại nhạc hội, đài phát thanh cũng như bắt đầu thu đĩa nhựa hay hợp tác với ban văn nghệ của Hoàng Thi Thơ đi lưu diễn khắp nước.

Sau năm 75, Duy Khánh sống trong một tình trạng chật vật vì trước đó chỉ sống với giọng hát và dòng nhạc của mình. Trong tình trạng bị cấm hát, anh đâm ra chán nản để chỉ biết tìm say trong men rượu. Khi các đoàn ca nhạc được phép hoạt động lại, Duy Khánh thành lập đoàn Quê Hương, qui tụ nhiều tài danh miền Nam trước 75 như Châu Kỳ, Nhật Ngân cùng các ca sĩ như Ngọc Minh, Bả3o yến, Nhã Phương, vv...và tạo được nhiều thành công.

Duy Khánh cùng vợ con đến Hoa Kỳ vào ngày 10 tháng 08 năm 1988. Thời gian đầu, ông được mời đi trình diễn nhiều nơi, nhận được rất nhiều lời mời thu thanh và còn nhận hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn. Sau khi hết giao kèo với trung tâm này, ông đứng ra thành lập trung tâm riêng của mình là Trường Sơn, cùng một lúc một lớp dạy nhạc.

VĂN PHỤNG

Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh tại Hà Nội năm 1930. Ngoài một người chị đã mất, ông còn hai người em trai, một người hiện ở tiểu bang Ohio và một người còn lại Việt Nam. Văn Phụng học bậc tiểu học ở trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarrault. Là một học sinh rất xuất sắc, nên năm 16 tuổi ông đã đậu Tú Tài. Văn Phụng đam mê âm nhạc từ nhỏ và đã được hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng chỉ dẫn về nhạc khí này. Nhờ có một năng khiếu đặc biệt, vào năm 15 tuổi ông đã đoạt giải nhất về dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà Hát Lớn Hà Nội với nhạc phẩm La Prière D'Une Vierge. Ðến năm 1946, trong thời gian ở hậu phương ông đã được linh mục Mai Xuân Ðĩnh chỉ dẫn thêm về nhạc, và sau đó tự học hỏi qua sách vở. Vì quá mê nhạc nên ông đã không học thêm về ngành y khoa sau khi đã theo học một năm theo yêu cầu của thân phụ, rất thích ông trở thành một bác sĩ

Cũng vào năm 1948, trong niềm vui sống trong âm nhạc là con đường ông đã quyết định chọn lựa, Văn Phụng sáng tác nhạc phẩm đầu tiên “ Ô Mê Ly “, trở thành một nhạc phẩm rất quen thuộc cho đến nay. Khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc của mình với “ Ô Mê Ly “ vào năm 1948 và kết thúc với “ Chán Nản “ vào năm 1972, Văn Phụng đã sáng tác hàng trăm nhạc phẩm, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như Các Anh Ði, Tình, Suối Tóc, Mưa, Tiếng Hát Với Cung Ðàn, là Tiếng Dương Cầm, Trở Về Huế, Tôi Ði Giữa Hoàng Hôn,vv...

Tiếng hát Châu Hà và tiếng đàn Văn Phụng đã hòa cùng một nhịp điệu vào khoảng năm 56, 57, vài năm sau khi ông từ ngoài hà Nội “ ghé bến Sài Gòn “. Họ chính thức thành hôn vào năm 1963 và với nhau hai người con gái, hiện đều ở Hoa Kỳ . Khi gặp Châu Hà trong thời kỳ mới đi hát, Văn Phụng là nhạc trưởng tại đài phát thanh Quân Ðội, nơi ông cộng tác một thời gian dài, cùng một lúc còn phụ trách một chương trình ca nhạc trên đài phát thanh Sài Gòn và đài Truyền Hình Việt Nam.

Năm 1978, gia đình Văn Phụng vượt biển đến một đảo ở Mã Lai. Sau 5 , 6 tháng ở đây gia đình ông đến tiểu bang Virginia, cư ngụ tại Firfax cho đến khi qua đời vào ngày 17 tháng 12 năm 1999 do tác hại của bệnh tiểu đường. Sau đó thi hài người nhạc sĩ tài hoa này đã được vĩnh viễn chôn vùi dưới lòng đất ngày 22 tháng 12 năm 99 với những nghi thức dành cho một tín hữu đạo Tin Lành.

ÐỖ LỄ

Chỉ hơn một năm sau khi sang Mỷ cùng vợ con theo diện ODP do người anh bảo lãnh và định cư ở thành phố Philadelphia, tiều bang Pennsylvania, Ðỗ Lễ đã tìm đến cái chết bằng cách tự tử ở Sài Gòn vào ngày 24 tháng 03 năm 1997 trong một lần trở lại đây từ tháng 10 năm 1996. Ngay cả vợ anh là chị Vương Thị Lam Phương cũng hề biết lý do nào đã khiến anh tìm cái chết nơi căn nhà mướn trên đường Trần Ðình Xu, Sài Gòn. Tuy nhiên người ta được biết Ðỗ Lễ đã tỏ ra rất chán nản với cuộc sống tại Hoa Kỳ. Khi đề cập đến người chồng nghệ sĩ của mình, chị Lam Phương cho biết Ðỗ Lễ “là một người rất ủy mị, con người anh ấy cũng rất yếuđuối, cứ gặp chuyẹn gì buồn là trở nên rất suy sụp, trở nên rất chán nản và không còn thiết hoạt động gì...theo tôi nghĩ đó chính là điều đưa đến cái chết của anh ấy...”

Ðỗ Lễ tên thật là Ðỗ Hữu Lễ, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1941 tại Hà Nội. Anh tự học nhạc và bắt đầu sáng tác tgừ khi mới được 14 tuổi. Vào năm 1965 từng chiếm Huy Chương Vàng trong một cuộc thi Lực Sĩ Ðẹp

Ðỗ Lễ đã sáng tác trên 700 nhạc phẩm, trong số có nhiều bài nổi tiếng. Ðặc biệt nhất phải kể đến là Sang Ngang ( sáng tác vào năm 1956 ) và Tình Phụ. Nhạc phẩm sau anh viết vào năm 1970 sau khi chia tay với người vợ đầu tiên là Hoài Xuân. Nhạc phẩm này cũng đã được tuyển chọn vào vòng chung kết những nhạc phim hay tại tại Ðại Hội Ðiện Aûnh Á Châu tổ chức tại Tokyio vào đầu thập niên 70. Ðó là nhạc phẩm chính trong phim Sóng Tình với diễn viên chính là Thẩm Thúy Hằng. Thêm vào đó là những nhạc phẩm tình cảm đặc sắc khác như Tan Vỡ, Tuyệt Tình, T2n Phai, Dại Khờ, vv...

Trước năm 75, lớp dạy nhạc của anh trên đường Trương Minh Giảng từng là một nơi qui tụ nhiều học sinh nhất. Sau đo lớp nhạc của anh vẫn tiếp tục được các học sinh ghi danh rất nhiều nên anh đã có được một đời sống sung túc.. Chương trình Thời Trang nhạc tuyển của Ðỗ Lễ cũng là một trong những chương trình truyền hình rất thu hút khán giả trước năm 75, cùng một lúc anh đứng ra kinh doanh về nhiều mặt hàng âm nhạc như thành lập hãng đĩa, hãng băng và xuất bản nhạc. Ngoài ra anh còn thực hiện những chương trình ca nhạc cho một số phòng trà và vũ trường ở Sài Gòn trước năm 75.

Theo kết quả giảo nghiệm về cái chết của nhạc sĩ Ðỗ Lễ, được biết anh đã uống một lied62u thuốc Quinine quá mạnh. Người ta đã tìm thấy trong căn nhà của anh 2 lá thư tuyệt mạng, một gửi cho vợ và một gửi cho một người bạn than...



TRƯỜNG KỲ

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Giải Kim Tượng Hương Cảng 2005

Lễ phát giải Kim Tượng Hương Cảng lần thứ 24 đã được cử hành long trọng vào tối Chúa Nhật 27-03-2005. Khác với những lần trước, lễ phát giải Kim Tượng năm nay cử hành tại sân vận động Hồng Khám nên số khách đến tham dự đông hơn những năm trước. Trịnh Dụ Linh và Trịnh Ðan Thụy được mời làm MC của buổi lễ. Số quan khách lên trao giải năm nay nhiều hơn những năm trước, một số tài tử nổi tiếng và đạo diễn của điện ảnh Hương Cảng, Trung Quốc và Ðài Loan xưa nay chưa hề lên phát giải cũng được mời lên trao giải thưởng. Trong số này có Trương Mạn Ngọc từng 5 lần đoạt giải Nữ Tài Tử Chính Xuất Sắc (người Hoa thường gọi là Nữ Hoàng Ðiện Ảnh), đạo diễn Trung Quốc Phùng Tiểu Cương, Lưu Ðức Hoa, Lưu Gia Linh v. v. . .



Danh sách các giải thưởng


- Phim Hay Nhất: Kung Fu (Châu Tinh Trì đạo diễn)

- Ðạo Diễn Xuất Sắc: Nhĩ Ðông Thăng (Một Ðêm Ở Vượng Giác)

- Nam Tài Tử Chính Xuất Sắc: Lương Triều Vĩ (2046)

- Nữ Tài Tử Chính Xuất Sắc: Chương Tử Di (2046)

- Nam Tài Tử Phụ Xuất Sắc: Nguyên Hoa (Kung Fu)

- Nữ Tài Tử Phụ Xuất Sắc: Bạch Linh (Bánh Gối - Giảo Tử).

- Tài Tử Mới Xuất Sắc: Ðiền Nguyên (Hồ Ðiệp).

- Biên Kịch Xuất Sắc: Nhĩ Ðông Thăng (Một Ðêm ở Vượng Giác).

- Quay Phim Xuất Sắc: Ðỗ Khả Phong, Lê Diệu Huy, Quan Bản Lương (2046).

- Kỹ Thuật Ráp Nối Phim Xuất Sắc: Lâm An Nhi (Kung Fu)

- Chỉ Ðạo Mỹ Thuật Xuất Sắc: Trương Thục Bình, Khâu Vĩ Minh, (2046)

- Thiết Kế Phục Trang Xuất Sắc: Trương Thục Bình (2046).

- Chỉ Ðạo Võ Thuật: Viên Hòa Bình (Kung Fu).

- Âm Nhạc Gốc Xuất Sắc: Peer Raben, Mai Lâm Mậu (2046).

- Âm Thanh Xuất Sắc: Steven Ticknor, Steve Burgess, Rob Mackenzie và Paul Pirola (Kung Fu).

- Hình Ảnh Xuất Sắc: La Chí Hành, Mã Vĩnh An, Ðàm Khải Côn, Hồng Lưu Lương (Kung Fu).

- Phim Á Châu Xuất Sắc: Old Boy (Ðại Hàn).

- Ðạo Diễn Mới Xuất Sắc: Hoàng Tinh Bồ (Giang Hồ).

- Thành Tựu Sự Nghiệp: Thành Long và Dư Mộ Vân

- Ngôi Sao Thế Kỷ Châu Á: Lý Tiểu Long.



Diễn biến khi lên nhận giải

Sau 4 lần nhận giải Nam Tài Tử Chính Xuất Sắc (Người Hoa thường gọi là Hoàng đế Ðiện ảnh) diễn xuất trong các phim Núi Rừng Trùng Khánh, Ánh Xuân Phai Mờ, Hoa Ðẹp Thế Ðấy và Vô Gian Ðạo, Lương Triều Vĩ lại lên nhận giải Nam Tài Tử Chính Xuất Sắc của phim 2046 do Vương Gia Vệ đạo diễn, như vậy là anh đạt kỷ lục tương đương với Trương Mạn Ngọc năm lần đoạt giải Nữ Tài Tử Chính Xuất Sắc.

Chương Tử Di với vai vũ nữ trong phim 2046 đã đánh bại các nữ tài tử Nguyên Thu trong phim Kung Fu và Trương Ngãi Gia trong phim Cơm Gà Hải Nam . . . đoạt giải Nữ Tài Tử Chính Xuất Sắc.

Nguyên Hoa diễn xuất trong phim Kung Fu đoạt giải Nam Tài Tử Phụ Xuất Sắc và Bạch Linh trong phim Bánh Gối (Giảo Tử) đoạt giải Nữ Tài Tử Phụ Xuất Sắc. Nguyên Hoa vốn là tài tử võ thuật học cùng thời với Thành Long, mãi đến nay mới được giải, nên lúc lên lãnh giải anh đã xúc động nói: “Tôi nằm chiêm bao cũng không dám nghĩ mình được giải Kim Tượng. Lần này phải mời bạn bè họp mặt chúc mừng. Dù được nhiều người khen trình độ diễn xuất hay, nhưng không gặp may cũng khó đoạt giải “.

Bạch Linh cũng là nữ tài tử của điện ảnh Trung Quốc như Chương Tử Di. Cô đóng vai một phụ nữ bán bào thai trẻ thơ trong phim Bánh Gối đoạt giải Nữ Tài Tử Phụ Xuất Sắc. Lúc lên lãnh giải cô cảm tạ Hội đồng Giám khảo Giải Kim Tượng, giám chế Trần Khả Tân, đạo diễn Trần Quả, nhà quay phim Ðỗ Khả Phong, cảm ơn cha mẹ và bà ngoại ở trên thiên đàng, đồng thời xin hứa sẽ cố gắng mãi mãi.

Ðạo diễn Nhĩ Ðông Thăng đoạt 2 giải Kịch Bản Xuất Sắc và Ðạo Diễn Xuất Sắc với phim Một Ðêm Ở Vượng Giác. Anh xuất thân từ một tài tử từng cặp bồ với Trương Mạn Ngọc, đồng thời cũng là người phát hiện tài năng của cô. Khi trở thành người “cầm gậy”, anh từng đạo diễn các phim Bão Táp Ngân Hàng, Tân Bất Liễu Tình v. v. . . Khi lên lãnh giải Ðạo Diễn Xuất Sắc, anh đã không quên cảm ơn hai tài tử chính trong phim là Ngô Nhan Tổ và Trương Bá Chi.

Thành Long tuy được đề cử tranh giải Nam Tài Tử Chính Xuất Sắc cùng Lương Triều Vĩ, những chỉ đoạt giải Thành Tựu Sự Nghiệp, khi lên lãnh giải Thành Long cho rằng đó là sự thừa nhận tài năng và tư cách đạo đức của anh, không riêng gì đánh giá thành tựu về mặt nghệ thuật. Khi lên lãnh giải anh còn xin phép nhắn nhủ cậu con trai Phòng Tổ Minh cũng được đề cử tranh giải Tài Tử Mới Xuất Sắc nhưng không đoạt giải. Thành Long nói: “Những lời sau đây xin nói với Phòng tiên sinh, năm nay không được giải cũng không hề gì, bởi vì có thể sang năm lại đoạt giải. Bản thân tôi phải trải qua 30 năm mới đoạt được giải này. Trong khi làm việc phải cần cù, không thể đến muộn về sớm”. Trước đó, anh từng nói chuyện với đám ký giả về giải thưởng này: “Ngoài điện ảnh, giải thưởng này còn xét đến công tác từ thiện, cách ứng xử chuyên nghiệp của một tài tử điện ảnh: Ðúng giờ, tôn trọng tiền bối. Ðó là những điều vô cùng quan trọng”.

Lý Hương Ngưng là con gái Lý Tiểu Long đã lên thay mặt cha lãnh giải Ngôi Sao Thế Kỷ Châu Á. Dịp này cô cảm ơn các vị đã và đang hâm mộ người cha quá cố của cô. Lý Hương Ngưng nói: “Tôi hy vọng mọi người nhớ đến phong cách sống của cha tôi. Tinh thần Lý Tiểu Long vẫn còn sống mãi. Cha tôi đã khiến cho mọi người nhớ mãi về ông”.

Về hai tài tử đoạt giải Nam và Nữ Tài Tử Chính Xuất Sắc

Hai tài tử đoạt danh hiệu Nam và Nữ Tài Tử Chính Xuất Sắc của giải Kim Tượng lần thứ 24 năm 2005 là Lương Triều Vĩ và Chương Tử Di đều diễn xuất trong phim 2046 của đạo diễn Vương Gia Vệ.

Trong một lần nói chuyện với ký giả, Chương Tử Di cho biết cô vô cùng vui sướng khi đoạt được giải này. Cô phải cảm ơn đạo diễn Vương Gia Vệ đã cho cô nhiều không gian và thời gian mới diễn xuất tốt. Cô cũng nói là rất hâm mộ tài năng của 4 nữ tài tử cùng được đề cử tranh giải Nữ Tài Tử Chính Xuất Sắc với cô là Trương Bá Chi, Trương Ngãi Gia, Nguyên Thu và Lâm Gia Hân. Cô còn cảm ơn Lương Triều Vĩ là tài tử cùng diễn xuất với cô trong phim 2046. Chính anh đã giúp cô nhiều ý kiến trong quá trình diễn xuất.

Trong 2046 Chương Tử Di đóng vai một vũ nữ gặp chàng lãng tử trong tình trường là nhà văn Châu Mộ Vân (Lương Triều Vĩ). Lúc đầu chàng và nàng chỉ cặp cho vui, nhưng cuối cùng Chương Tử Di nảy sinh tình cảm chân thành với Lương Triều Vĩ, nhưng lại không được chàng đáp lại, thế là nàng cắt đứt tình cảm lặng lẽ rời khỏi chàng làm lại cuộc sống mới.

Trong 2046 có nhiều nữ tài tử nổi tiếng, nàng nào cũng phong độ tài hoa, nhưng Chương Tử Di nổi bật hơn cả. Qua những thái độ trong vai diễn cô vũ nữ từ chanh chua trác táng, tình cảm xúc động, thương tâm đến lúc không nỡ chia tay chàng lãng tử, nhưng rồi không thể không chia tay để làm lại cuộc đời, Chương Tử Di đã cho khán giả thấy những tiến bộ của cô từ ngày diễn xuất trong phim Ngọa Hổ Tàng Long trở lại đây.

Nếu nói đạo diễn phim Cha Mẹ Của Tôi là Trương Nghệ Mưu cho Chương Tử Di diễn xuất cô gái có những nét ngây thơ và thông minh, đạo diễn phim Ngọa Hổ Tàng Long là Lý An cho cô thể hiện tính phức tạp của một cô gái bướng bỉnh trong vai Ngọc Kiều Nữ thì trong 2046 Vương Gia Vệ cho cô bộc lộ những gì thuộc về nội tâm của cô và không phải của cô cho khán giả xem.

Trong diễn xuất ít người biết đến những cố gắng và những gì Chương Tử Di đã bỏ ra nên nhiều người cho cô là kẻ gặp nhiều may mắn. Trong cuộc sống hiện thực, cô đang còn trẻ nhưng lại bị nhiều tin đồn bao vây, đặc biệt là giới truyền thông Hương Cảng, không cần biết thật hay giả cứ thế “tung chưởng” đánh cô tơi bời, khiến cho cô buồn khổ, nhưng lại ít người thông cảm với cô.

Tuy không đoạt được danh hiệu Nam Tài Tử Chính Xuất Sắc giải Kim Mã Ðài Loan năm 2004, Lương Triều Vĩ lại thông qua vai diễn một chàng lãng tử trên tình trường đánh bại Thành Long trong phim Câu Chuyện Tân Cảnh Sát và Châu Tinh Trì trong phim Kung Fu đoạt được danh hiệu Nam Tài Tử Chính Xuất Sắc của giải Kim Tượng lần thứ 24 năm 2005.

Khi lên lãnh thưởng Lương Triều Vĩ đã nói những lời cảm ơn đạo diễn Vương Gia Vệ: “Vương Gia Vệ đã cho tôi không gian rộng lớn. Tuy xem ra bộ phim diễn mãi không bao giờ hết, nhưng trong quá trình đó tôi thu hoạch được rất nhiều. Có thể nói 2046 là bộ phim tiếp theo Hoa Ðẹp Thế Ðấy. Trong cả hai phim này Lương Triều Vĩ đều đóng vai nhà văn Châu Mộ Vân. Ðể khán giả dễ phân biệt vai Châu Mộ Vân trong Hoa Ðẹp Thế Ðấy và Châu Mộ Vân trong 2046, Vương Gia Vệ đã cho anh thêm bộ râu mép. “Như vậy mới thay đổi từ trong ra ngoài”. Lương Triều Vĩ cũng cảm ơn các nữ tài tử góp mặt trong phim 2046 gồm Củng Lợi, Chương Tử Di, Ðổng Khiết (3 nàng Củng Lợi của Trương Nghệ Mưu), Vương Phi, Lưu Gia Linh v. v. . . và nhà thiết kế phục trang Trương Thục Bình. Anh nói: “Mặc quần áo ông thiết kế lên người, tôi có cảm giác vô cùng đặc biệt”.

Trong 2046, Lương Triều Vĩ đeo đuổi một mối tình đã mất đi không bao giờ lấy lại được. Nó tựa như dịu dàng âu yếm, nhưng lại rất vô tình. Trong phim anh tiếp xúc với nhiều nữ tài tử có những nét mặt khác nhau: Chung sống với vũ nữ Chương Tử Di thì lạnh lùng nhưng đầy dục vọng; với Vương Phi trong vai một người làm việc trong khách sạn nhỏ thật là đẹp đẽ và chân thành, cuối cùng có những nụ hôn nồng thắm với Củng Lợi thì lại tuyệt tình khiến cho người khác tuyệt vọng. Qua vai diễn lãng tử đa tình Châu Mộ Vân trong phim 2046, Lương Triều Vĩ xứng đáng đoạt danh hiệu Nam Tài Tử Chính Xuất Sắc giải Kim Tượng lần thứ 24 năm 2005.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Điểm Phim : Ice Princess = Công Chúa trên băng tuyết
Image


Casey Carlyle: Michelle Trachtenberg

Tina Harwood: Kim Cattrall

Mrs. Carlysle: Joan Cusack

Gen Harwood: Hayden Panettiere

Ted Harwood: Trevor Blumas

Nikkie: Kristen Olson

Ðạo diễn Tim Fywell
Casey Carlysle là học sinh năm cuối trường trung học Utah. Mẹ Casey là giáo sư trường đại học địa phương rất hãnh diện về cô con gái học giỏi và ngoan. Giáo sư phụ trách môn khoa học cho Casey biết cô có khiếu về khoa học, ông muốn nâng đỡ và khuyến khích Casey vào Harvard học ngành toán học không gian. Ðể chuẩn bị cho cuộc thi tuyển, Casey phải làm một luận án nhỏ, trình lên hội đồng tuyển sinh viên của Harvard. Ðề tài sẽ do sinh viên chọn lựa. Casey chọn ứng dụng nguyên lý thăng bằng và vận chuyển trong lúc trượt băng "Ice Skating".

Ngoài giờ học, vào mùa đông, Casey thường ra chơi trược băng ngoài mặt hồ cạnh nhà đã đóng đá. Casey nhờ bạn giới thiệu tới nhà trượt băng của bà Tina Harwood (Kim Cattrall). Tina là nhà vô địch Ice Skate quốc tế. Sau khi tranh thế vận hội lần cuối, Tina thua khít khao một nữ lực sĩ ở Sarajevo, giải nghệ về mở sân trược băng dùng làm chỗ huấn luyện và cho thuê sân kiếm sống. Tina có cô con gái là Gen Harwood (Hayden Panettiere), bạn học cùng trường với Casey. Gen có giòng máu vô địch của mẹ, được bà Tina truyền nghề và ép con ngái tập luyện rất khắt khe.

Casey phải làm luận án về vận chuyển trên mặt tuyết, lúc đến sân Ice Skating của Tina, bà đang huấn luyện cho con gái và các tuyển thủ quốc gia đi dự giải vô địch. Thấy Casey quay video trong lúc Tina dạy Gen, bà gọi nhân viên an ninh đến tịch thu camera của Casey, nghĩ rằng cô bé là gián điện đến học mánh mung của họ. Casey chứng minh cô làm luận án vào đại học, cũng bị rắc rối mấy ngày. Với sự can thiệp của giáo sư phụ trách vật lý nhà trường, Tina cho phép Casey được thu hình và nghiên cứu lý thuyết của cô trên máy computer.

Giảù thuyết của Casey đúng, cô chứng minh khi vươn mình lên để chuẩn bị vòng quay, hai cánh tay lực sĩ phãi ép sát vào người. Khi landing trên mặt đá, hai cánh tay phải dang ra để lấy thăng bằng. Với những dữ kiện điều phối trong computer, Casey giúp cô bạn gái Nikki (Kristen Olson) vận chuyển khá tiến bộ. Casey cũng dùng máy computer để tập riêng cho mình và xin bà Tina cho cô thực tập mấy dữ kiện riêng. Máy computer giúp mọi người tiến bộ mau chóng. Casey vừa nghiên cứu học hỏi vừa ứng dụng vào việc tập luyện cho chính mình. Cô bé được chọn để dự tranh với các tiểu bang khác.

Trượt băng không phải là ưu tiên hàng đầu của mẹ Casey, bà chỉ muốn con học giỏi, vào Harvard ra dạy đại học như bà đang làm. Trượt băng chỉ là thú tiêu khiển sau giờ học cho nên Casey không có y trang đúnng kiểu để dự thi. Ðôi giầy trượt băng của cô mua garage sale, đã cũ kỹ và chưa bao giờ được mài đúng cách. Bà Tina biết cho cô bé mượn áo quần của bà để đi thi. Chuyến tranh tài này nhóm môn sinh của bà Tina thắng lớn, tạo uy tín cho bà. Casey cũng được nhiều vị giám kháo chú ý. Trong khi các cô bé kia tập luyện nhiều năm, Casey mới vào tập có mấy tháng cũng đủ điều kiện vào chung kết.

Gen, con gái bà huấn luyện viên vẫn có nhiều triển vọng nhất. Casey dùng computer hướng dẫn cho Gen lý thuyết vận chuyển. Gen tập được những bước tiến nhẩy vọt. Dần dà Casey ham thích trượt băng hơn học. Khi dự khảo sát, các giám khảo đồng ý lý thuyết của Casey, cô được vào vấn đáp với vị chánh chủ khảo, người định đoạt kết quả tối hậu. Casey suy nghĩ cuộc thi đang ngon trớn, bỗng cô bé phá bĩnh, trả lời phang ngang bửa củi là, cô không thiết tha với chuyện vào Harvard nữa mà chỉ muốn làm lực sĩ trượt băng, rồi Casey bỏ về ngang xương.

Hay tin con xà bát, bà Carlyle giận như điên, mẹ con không nói chuyện với nhau nữa. Trong khi ấy đã đến ngày tranh vô địch. Vòng tứ kết Casey bị té mấy lần nhưng với những vận chuyển khá ngoạn mục, các giám khảo chấm cho Casey điểm cao để vào bán kết. Bà Tina biết Casey có khả năng nhưng không có đúng đồ nghề. Ðôi giầy của cô quá cũ đã mòn nên trượt chân hoài. Bøà Tina mang đến cho Casey đôi giầy mới, bà chưa xài bao giờ. Khi ra sân Casey bị đau buốt, té lên té xuống mấy lần. Mặc dù được vào chung kết, nhưng đối thủ của Casey cho biết, bà Tina chỉ muốn cho con gái bà thắng giải nên đưa cho Casey đôi giầy mới để cô bị trầy chân đau buốt không thể thắng được Gen, con gái bà ta.

Biết được điều bí ẩn này, Casey không tiếc lời nguyền rủa bà Tina đã dùng thủ đoạn hại người trong đội để con gái bà đi lên. Casey tức bỏ về. Cô bé trở về với thú vui trượt băng trên mặt hồ bên cạnh nhà. Mặt hồ ghồ ghề, Casey bị té lia lịa. Trong lúc đang gặp khó khăn, Teddy Harwood, con gái bà Tina, làm nghề bào mặt đá trong sân trượt của mẹ. Hai người đã quen biết nhau. Thấy Casey buồn bà Tina, bỏ tập, Teddy lái chiếc xe bào đá tới, bào nhẵn mặt hồ cho Casey tập. Teddy cho Casey hay cô đã mắng oan mẹ anh. Bà đã hết lòng tập luyện cho con gái và Casey đồng đều như nhau. Ðó chỉ là âm mưu của địch thủ làm ly gián. Gen cãi lệnh mẹ, bỏ tập luôn. Hiện nay bà Tina rất buồn vì không ai hiểu tâm trạng bà.

Biết bà Tina không chơi xấu mình, trở lại xin lỗi và xin bà Tina tập cho cô tranh giải vô địch. Ngày tranh giải, Casey năn nỉ mẹ đến xem cô trượt băng, bà Carlyle không biểu lộ hứng thú, Casey lủi thủi đi một mình.

Trước giờ tranh tài, Casey rất buồn và cụt hứng. Bà Tina hết lòng vận động cho cô. Casey ra sân lần đầu, dáo dác tìm mẹ. Cô buồn bị té mấy lần. Lần thứ hai cũng là lần cuối, Casey ra sân, cúi chào khán giả và giám khảo, bất chợt cô bé nhìn thấy anh mắt thân quen của mẹ.

Bà Carlyle vội vã dạy rút, bỏ lớp lái xe tới nơi con tranh tài. Thấy có mặt mẹ, Casey lên tinh thần, cô thi thố hết tài năng và đoạt chức vô địch trượt băng mỹ thuật.

Bà Carlyle chứng kiến con gái mình có tài, nhìn cô bé say sưa, enjoy lướt trên mặt đá bà cũng thấy hãnh diện với chức vô địch của con.

Phim thực hiện khá công phu, diễn viên toàn là người thật sự có nghề. Ngay cả cô xướng ngôn viên đài truyền hình đến tường thuật cũng là cô bé vô địch Michelle Kwan. Riêng vai Casey, đạo diễn Tim Fywell thú nhận, Michelle Trachtenberg đã tự đóng hầu hết các cảnh trượt băng của cô, tuy nhiên nhiều đoạn khó làm, ông đã phải dùng tới 4 cô lực sĩ chuyên ghiệp đóng thế vài đoạn thay cho Michelle Trachtenberg. Phim đang chiếu tại các rạp địa phương, rất thích hợp cho các em trẻ yêu môn thể thao mùa lạnh này/cnn/

Post Reply