QUÁN BIÊN THUỲ

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Tướng Phạm Văn Phú

Post by linhgia »

Phong Cách Anh Hùng Của
Tướng Phạm Văn Phú



Từ 1975 tới nay, có một số người viết về Tướng Phạm Văn Phú, một cấp chỉ huy trong ngành LLĐB và Nhảy Dù cũ. — San Jose có tờ báo cũng cho đăng bài của một sĩ quan cấp Tá, nặng lời với một chiến hữu đã mất. Các cấp bậc của Tướng Phú đều được gắn tại mặt trận, và ông cũng đã nhiều lần nếm mùi thất bại, cắt lon, giáng chức, để cho có đủ..."khi vinh lúc nhục" của một đời binh nghiệp. Huyền thoại Phạm Văn Phú đã được mỗi người nhắc tới một cách khác nhau. Ông đã chết nên...ngoại trừ nhà văn Phạm Huấn, người cũng đeo bằng Dù trên ngực áo như Tướng Phú, và đã sống cạnh ông trong những ngày cuối của 1974-1975, là hơn một lần lên tiếng bênh vực cho cấp chỉ huy cũ khi ông Phú bị chỉ trích. Nhà văn tiền bối Nguyễn Đông Thành, đeo cấp Trung Úy từ năm 1947 và là một cây viết chủ lực của cơ quan truyền thông thời Đệ Nhị Cộng Hòa và các tờ báo đứng đắn tại hải ngoại hiện nay. Ông đã đúc kết về Tướng Phạm Văn Phú (Đại Đội Trưởng và Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù năm 1953 tại Điện Biên Phủ) qua tài liệu khách quan nhất của những người ngoại quốc có thẩm quyền và tiếng nói của họ có đủ giá trị để chúng ta suy nghĩ.
Trương Dưỡng

Dù rằng có nhiệm vụ không thể thiếu xót là làm theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, K8ĐL, Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2, vẫn không chối được trách nhiệm về việc bỏ mất miền Tây Nguyên và do thế tạo ra điều kiện thuận lợi cho Cộng quân tiến chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa một cách mau chóng và để dâng hơn cả dự liệu hoang đường nhất của bọn Chóp Bu CSBV. Đó là nhận định nhất trí của người Việt Nam tị nạn Cộng Sản ở nước ngoài, trong vào năm đầu hạ bán thập niên 1970. Nhận định như thế quả là rất thuận lý vào hồi đó, tức là trong khi người ta chỉ biết rất mù mờ về phần đóng góp của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vào cuộc rút quân khỏi vùng Tây Nguyên, một cuộc hành binh đã bị ghi nhận là thiếu kế hoạch, thiếu chuẩn bị, và thiếu chỉ huy.

Nhưng rồi thì từng phần sự thực dần dần được phơi ra. Người ta chưa biết thật đầy đủ, thật chính xác, nhưng cũng đã biết rõ được vài ba sự việc có thể chứng minh rằng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế không có trách nhiệm gì hết trong cuộc rút quân khởi sự ngày 13/3/75 ở Pleiku. Cuộc rút quân ấy do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định với tư cách và quyền hạn của vị Tổng Tư Lệnh QLVNCH. Trung Tướng Thiệu đã đích thân ra Nha Trang gặp Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, mang theo Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham Mưu Trưởng, để đích thân truyền đạt quyết định rút quân cho Tướng Phú thi hành.

Với tư cách là Tư Lệnh của một Quân Đoàn trong QLVNCH, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú dĩ nhiên không được phép chống lại mệnh lệnh của Tổng Tư Lệnh và Tổng Tham Mưu Trưởng. Nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng không tuân hành: hoặc là vì chính ông từ khước; hoặc vì Tổng Thống Thiệu, Đại Tướng Viên ngại rằng Tướng Phú sẽ không ngoan ngoãn vâng lời. Người đứng ra thi hành lệnh rút quân khỏi vùng Tây Nguyên là một Đại Tá mới được thăng cấp Chuẩn Tướng, Đại Tá BĐQ Phạm Duy Tất, để lãnh chức Tư Lệnh Phó Quân Khu 2, và Tướng Tư Lệnh được đặt trong tình trạng bất khiển dụng vì lý do sức khỏe, từ ngày 14/3/75 đến ngày bị Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tổng Trướng Quốc Phòng mới nhận chức, bắt giam vì tội bỏ mất vùng Tây Nguyên!

[...]

Như vậy khi cuộc rút quân khỏi miền Tây Nguyên được thực hiện theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế chẳng còn là Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II, nên không có trách nhiệm gì về cuộc hành binh tự sát mà Thiếu Tướng tuyệt nhiên không tham dự vào bất cứ một giai đoạn nào, từ quyết định, thiết kế, đến việc chuẩn bị và thực hiện. Tuy nhiên dù không dự phần trách nhiệm trong việc bỏ mất vào tay địch một phần lãnh thổ Quốc Gia, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vẫn khẳng khái tự xử khi thấy rõ là đại cuộc đã tạm thời không còn cách nào cứu vãn nữa, vì Tướng Dương Văn Minh đã lạm dụng quyền Tổng Tư Lệnh mà bắt toàn quân phải buông súng, nộp mình cho giặc Cộng.

Người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú tự sát chẳng phải là vì sợ giặc Cộng bắt được và hành hạ trả thù. Nếu muốn, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng có đủ khả năng để đào thoát ra nước ngoài một một cách ung dung như một số đông các vị cựu Tướng Lãnh khác, chứ không đến nỗi phải chịu nhục trong tòa Đại Sứ Hoa Kỳ như một số người khác...hay phải đạp lên đầu đồng bào mà tranh lấy một chỗ ngồi trên chiếc trực thăng đáp trên một mái nhà như ông Bộ Trưởng Quốc Phòng, kẻ mới tuần trước còn tống giam Tướng Phú vì tội "Không dám hy sinh chiến đấu và bỏ chạy trước quân địch"!
[...]

Việc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đến cơ quan D.A.O. gặp Tướng Mỹ Smith để chỉ xin độc một chỗ trong một chuyến bay di tản cho một người con ông, tác giả sách Decent Interval không khen các Tướng khác là thức thời, và cũng không chê Thiếu Tướng Phạm Văn Phú là gàn dở. Ông chỉ viết thêm một câu ngắn, đại ý là Tướng Phú tự sát ngay sau khi Cộng sản tràn vào Sài Gòn, và thở hơi cuối cùng ở bệnh viện Grall.

Nhưng một tấm hình in trong tập ảnh kẹp ở giữa quyển Sauve Qui Peut (bản tiếng Pháp của sách Decent Interval) lại "nói" hộ ông Frank Snepp những điều ông cần viết ra mà vẫn nói lên được, về tiết tháo và tinh thần trách nhiệm cao độ của một Phạm Văn Phú đã quyết tâm tự sát để được chết với lương tâm thanh thản chứ không đành chạy thoát lấy thân khi đất nước lâm nguy. Đó là bức ảnh kỷ niệm mà Tướng Smith chụp với Tướng Phú tại cơ quan D.A.O. ngày 27/4/1975. Tướng Smith lúc đó phụ trách việc xếp hạng ưu tiên cho những người được coi là có liên hệ với Hoa Kỳ cùng với việc ấn định giờ giấc, lần lượt của các phi vụ di tản. Ông ta bận đến mực không có thời giờ đi ăn, nên sự kiện Tướng Smith bỏ ra vài chục phút để tiếp chuyện và chụp ảnh lưu niệm với Tướng Phú, chứng tỏ hai người có tình thân thiết lắm. Nếu cũng tham sống sợ chết, Tướng Phú có thể xin ở một người thân với mình như thế hàng chục chỗ cho cả gia đình ung dung ra đi.

Nhưng người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú còn đủ liêm sỉ để không đành cúi mặt sống hèn; ông chỉ hỏi xin Tướng Smith một chỗ duy nhất cho một cậu con trai của ông, ý hẳn là để giữ cho họ Phạm còn có người nối dõi. Hành động tự giết mình để chết theo Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử đã được quyết định từ lúc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tìm gặp Tướng Smith để ký thác "con côi", chứ không phải là một việc liều lĩnh chỉ được nghĩ tới khi chiến xa Cộng sản đã hùng hục tiến về phía Dinh Độc Lập.

Trước Frank Snepp hơn 20 năm, hai tác giả người Pháp cũng đã có dịp để tán thưởng phong cách anh hùng của một sĩ quan Nhảy Dù tên Phạm Văn Phú, một nhân vật mà lẽ ra họ không lưu ý tới, vì đã chỉ có một chức vụ khiêm nhường (Tiểu Đoàn Phó mới được đề bạt) lại là sĩ quan người bản xứ của một quân đội mới thành hình. Một trong 2 tác giả đó là Đại Tá Pierre Langlais, một sĩ quan Pháp đã tự thú là có thành kiến xấu với quân nhân Việt Nam.

Cho đến ngày Trung Úy Phạm Văn Phú theo đơn vị (Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam) nhảy xuống tiếp viện lực lượng G.O.N.O. trong vùng lòng chảo Điện Biên Phủ, Trung Tá Langlais còn giữ nguyên vẹn cái thành kiến xấu xa của ông ta. Langlais lại có ấn tượng xấu đặc biệt về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam, đơn vị mà chính ông ta đã đề nghị trả về Lực Lượng Tổng Trừ Bị hồi cuối năm trước. Langlais có chép lại đầu đuôi vụ ấy trong quyển Điện Biên Phủ do nhà xuất bản France-Empire phát hành năm 1963. Cũng trong tập ký sự đó, Langlais còn nhìn nhận rằng ông đánh giá lính Việt Nam thấp...Nhưng cũng trong tập ký sự Điện Biên Phủ về sau, Langlais lại dành ra đến hơn 10 đoạn để nói về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù VN, và đặc biệt về viên sĩ quan cấp Úy mang tên Phạm Văn Phú, người đã chỉ huy giỏi giang và chiến đấu dũng liệt đến mức làm cho Langlais phải từ bỏ các thành kiến sai lầm của mình về tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam trên trận tuyến chống Cộng. Đại Tá Langlais viết đến người về sau trở thành vị Tư Lệnh cuối cùng của Quân Khu II của nước Việt Nam Cộng Hòa:

Ngày 2/3/1954, khi tình hình Biện Điên Phủ đã nguy ngập tới mức Bộ Trưởng Bộ Quân Lực Pháp (René Pleven) vừa từ Điện Biên Phủ trở về, đã phải ra trước Hội Đồng Liên Bộ để đề nghị một loạt biện pháp cấp cứu. Tướng Navarre ra lệnh thành lập Liên Đoàn 5 Nhảy Dù VN, Tiểu Đoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù, và Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, mà Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Begeard, là một đơn vị trưởng nổi tiếng từ những năm kháng chiến ở vùng Đức chiếm đóng. TĐ5NDVN nhảy xuống Điện Biên Phủ trước tiên, vào buổi chiều ngày 14/3/1954. Nhảy ở độ thấp, dưới mưa đạn súng cối và đại bác 105 ly. Địch bắn dữ dội đến mức phải thay đổi bãi nhảy mấy lần.

Trung tá Langlais là Tư Lệnh là Tư Lệnh Phó Lực Lượng GONO nhưng nắm toàn quyền trên thực tế, vì Đại Tá De Castries chỉ làm một việc độc nhất là...ký và chuyển đi những gì được Langlais đưa cho. Langlais vốn có thành kiến với quân nhân người Việt, nhát là với TĐ5NDVN, mà chính ông ta đã "trả về" trước đó hơn 2 tháng. Nên ông đã dự tính là xé lẻ ra để bổ sung chỗ này chỗ nọ, chứ không sử dụng nguyên cả tiểu đoàn như một lực lượng xung kích.

Ngay mấy giờ sau khi nhảy xuống, một đại đội của TĐ4NDVN đã bị biệt phái cho một đơn vị Lê Dương để tiếp cứu lực lượng trấn giữ ở cứ điểm Gabrielle; cuộc hành quân không đạt được kết quả nên Langlais càng nghi ngờ khả năng và tinh thần chiến đấu của lực lượng vừa gởi đến tăng viện. Nhưng Langlais đã bắt đầu nhìn TĐ5NDVN với con mắt khác hẳn ngay vài hôm sau. Cùng với TĐ6ND của Thiếu Tá Begeard, TĐ5NDVN được giao cho trấn giữ đồi Eliane IV ở phòng tuyến thứ 2, nhiệm vụ vừa nặng nề vừa nguy hiểm, là tự chôn mình dưới hỏa lực địch. Cả 2 tiểu đoàn đóng ở gần đỉnh đồi, TĐ6 giữ mặt Tây, TĐ5NDVN giữ 2 mặt Đông và Nam.

Bộ Chỉ Huy Tiểu Đaòn có thể vị bắn trực xạ bất kể ngày đêm bởi các xạ thủ địch rình rập thường trực ở phía đối diện. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng tình nguyện trấn giữ vị trí nguy hiểm đó, chiến sĩ tiểu đoàn đào đắp xong công sự và địa đạo giao thông hào trong một thời gian kỷ lục; Langlais bắt đầu nghĩ khác về khả năng và tinh thần phục vụ của những quân nhân Việt Nam, đang ép lòng chấp nhận quyền chỉ huy của người Pháp vì đang cần đến đồng minh giai đoạn!

Hồi ấy, Trung Úy Phạm Văn Phú là sĩ quan người Việt Nam độc nhất nắm đại đội trong TĐ5NDVN và cũng là Đại Đội Trưởng độc nhất mang cấp bậc Trung Úy, 2 Đại Đội Trưởng khác là Đại Úy Armandi, Rouault, và Đại Đội Phó tạm lĩnh.

Ngày 24/3/54, TĐ5NDVN được tăng cường thêm Đại Úy Alian Bizzard, một quân nhân Tùy Viên của một Tướng ở Sài Gòn để xung phong ra mặt trận, do ở thâm niên cấp bậc, ông được cử làm Tiểu Đoàn Phó TĐ5NDVN, rồi chịu trách nhiệm trấn giữ 2 cứ điểm H.6 và H.7, trong tập đoàn cứ điểm Huguette, mà nhiệm vụ bảo vệ các phi đạo còn dùng được. Đại Úy Bizzard mang theo mấy trung đội lấy từ 2 Đại Đội I và IV; trong khi ấy Đại Đội III được biệt phái cho cứ điểm Dominique, Éliane, và Isabelle; lính Bắc Phi ở Dominique I bị tràn ngập. Đại Đôi III của TĐ5NDVN tăng phái chỉ còn 10 người chạy về tới Tiểu Đoàn Bộ.

Tình hình hồi ấy tuyệt vọng đến mức Navarre và Cogny chỉ còn độc một việc là đổ lỗi lên đầu nhau; Langlais luôn miệng réo hết Bruno (ám hiệu của Begeard) đến Dédé (Botella), để động viên tinh thần họ giữ vững đồi Éliane IV, vì để mất cứ điểm ấy là Đại Bản Doanh của De Castries cũng mất luôn. Tuy rằng phải chia sẻ với TĐ6 của Begeard cái nhiệm vụ tử thủ đó, TĐ5NDVN, đã mất đi Đại Đội III, vẫn chỉ sử dụng được non phân nửa quân số còn lại. Langlais giải nhiệm cho Bizzard chức Tiểu Đoàn Phó hư hàm để ông ta mang Đại Đội I đi trấn giữ cứ điểm H.6, trong khi Trung Úy Phú được tôn vinh bằng một trọng trách không tương xứng với 1 đại đội là trấn giữ điểm tựa Opéra vừa thiết lập để chận địch trong khoảng giữa các cứ điểm Huguette I và Épevier.

Trong thượng tuần tháng 4/54, tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Ngày 14/4/54, Langlais báo cáo là chỉ còn 3000 quân khiển dụng vì ông không thèm tính tới các phần tử đã mất hết tinh thần chiến đấu. — đoạn này trong sách Điện Biên Phủ, tác giả nhấn mạnh rằng lực lượng đóng cứ điểm Éliane IV (TĐ6ND và TĐ5NDVN) vẫn giữ vững tinh thần, và họ đã nhất quyết sống chết với nhiệm vụ.

Hôm sau, ngày 15/4, Đại Tá De Castries được thăng Thiếu Tướng, hai Trung Tá Langlais và Ladande cũng được thăng một cấp, cũng như mười sĩ quan khác trong số có Trung Úy Phạm Văn Phú.

Ngày 19/4/54, Đại Úy Phú được thay thế bởi Đại Úy Bizzard, ông này được lệnh rút khỏi cứ điểm H.6 đêm hôm trước, Đại Đội I gồm 200 chỉ còn có 80 người đứng vững để tới điểm tựa Opéra thay thế Đại Đội II, rồi Đại Úy Phạm Văn Phú được đề bạt lên chức Tiểu Đoàn Phó ngày 26/4.

Vào thời điểm ấy, tình hình ở Điện Biên Phủ rõ ràng là vô phương cứu vãn. Sau gần một tháng thí quân không tính đếm, 3 Trung Đoàn địch đã phá huỷ được toàn bộ phi đạo; giải quyết hết 3 điểm tựa trong số có điểm tựa Opéra, mà Đại Úy Phú đã giao lại cho Đại Úy Bizzard 5 ngày trước.

TĐ5NDVN chỉ còn ngót hơn 200 chiến sĩ, vì ngoài Đại Đội II (không toàn vẹn), Bộ Chỉ Huy chỉ sử dụng vài chục người còn lại của 3 đại đội đã tan vỡ. Quân số đã hao hụt quá nửa, nhưng TĐ5NDVN lại phụ trách nhiệm vụ nặng nề gấp bội, là một mình trấn giữ tuyến đầu, án ngữ phía trước cho TĐ6ND (Tiểu Đoàn Trưởng mới là Thiếu Tá Béchignac) giữ liên lạc vớ Bộ Chỉ Huy Trung Ương. Để làm cái việc không thể làm nổi là ngăn chận không cho địch quân (đông gấp mấy chục lần) vượt sông mà xâm nhập khi Trung Tâm, ngót 200 chiến sĩ TĐ5NDVN chỉ dược tăng cường với mấy chục chiến sĩ còn lại của Tiểu Đoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù do Đại Úy Guillemint chỉ huy. Nhưng lực lượng tử thủ ấy vẫn làm tròn được nhiệm vụ cho tới sáng sớm ngày 7/5/54. Mấy giờ trước đó, hai đại đội lính Lê Dương gởi đến tiếp viện cho TĐ5NDVN, nhưng họ phải mất 3 giờ mới đến được Chỉ Huy Sở của Thiếu tá Botella, và chỉ còn không quá 20 chiến sĩ!

Đến hừng sáng, Đại Úy Phạm Văn Phú mở cuộc phản kích với ngót 100 tàn quân của mấy đơn vị hợp lại, đánh cận chiến ở thế 1 chọi 20, nhưng cũng giành lại được hơn 100 thước địa đạo. Nhưng rồi thì mũi xung phá ấy bị bẻ gãy, nhiều chiến sĩ và 3 sĩ quan (Đại Úy Guillemint, Thiếu Úy Lafanne, và Đại Úy Phạm Văn Phú) lần lượt bị đạn địch quật ngã. Thiếu Úy Mackowak, sĩ quan độc nhất còn đứng vững cùng vài chục chiến sĩ TĐ5NDVN tiếp tục tử chiến trong khúc địa đạo dưới sườn đồi phía Đông Nam. Địch chùn bước vì mức thương vong quá cao; nhưng mấy chục phút sau, trận đánh dứt điểm tiếp diễn, lần này với loại vũ khí đầu tiên được sử dụng trên chiến trường VN (một thứ súng cối có nhiều nòng và bắn tự động hàng loạt đạn), và căn cứ chỉ huy của TĐ5NDVN thất thủ lúc 9 giờ sáng ngày 7/5/54.

Trên đây là tóm lược các đoạn nói về TĐ5NDVN, và về Đại Úy Phạm Văn Phú trong quyển Điện Biên Phủ của Đại Tá Pierre Langlais, người thực sự chỉ huy lực lượng G.O.N.O. ở Điện Biên Phủ trong thời gian TĐ5NDVN tham chiến tại mặt trận đó. Đại Tá Langlais đã đích thân ra lệnh, đã chính mắt nhìn thấy, hay đã được báo cáo tường tận tại chỗ, nên chắc chắn là biết rất đúng sự thật. Viên Đại Tá Pháp đó đã từng mang nặng thành kiến không tốt với chiến hữu VN, nên chắc chắn không cố ý nói sai để ca tụng chiến sĩ Việt Nam trong TĐ5NDVN nói chung, và viên Đại Úy anh hùng Phạm Văn Phú nói riêng. Vả chăng, tác giả tập hồi ký Điện Biên Phủ cũng chỉ thuật lại các sự việc, như tác giả quyển Decent Interval về sau, chứ không trực tiếp khen chê gì nhân vật Phạm Văn Phú.

Cũng như Đại Tá Pierre Langlais, người viết quyển La Bataille de Dien Bien Phu (xuất bản ở Paris cuối 1963) cũng là một sĩ quan cao cấp, từng tham chiến ở mặt trận đó suốt từ đầu đến cuối. Ông Jules Roy về sau được phép trở lại Bắc Việt thu thập tài liệu để kiện toàn pho sách của ông (gọi là pho vì dầy đến 624 trang), nên vẫn bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận ở Điện Biên Phủ. Sự nghi ngờ đó không phải vu vơ, quả thật tác giả La Bataille de Dien Bien Phu đã đưa ra khá nhiều hình ảnh và luận điệu có lợi cho phe đó. Tuy nhiên trong các đoạn rải rác trên mấy chục trang nói về diễn tiến mấy trận đánh từ sau ngày các cứ điểm Béatrice I, II, và III thất thủ (đêm 13/3/54), Jules Roy cũng ghi nhận tương tự như Pierre Langlais (khá chi tiết hơn vì viết dài hơn) về các chiến tích của TĐ5NDVN, và nhất là về phong cách anh hùng của Tiểu Đoàn Phó Phạm Văn Phú. Về trận đánh dứt điểm đêm mùng 6 rạng mùng 7/5/54 nhằm vào cứ điểm Éliane IV, Jules Roy bổ túc thêm các chi tiết dưới đây:

Xế chiều ngày 6, địch pháo kích kịch liệt cứ điểm Éliane IV. Áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung, đến 18 giờ 30, địch mới tấn kích, lực lượng của cộng quân là Trung Đoàn 98. Bộ chỉ Huy TĐ5NDVN chỉ còn sử dụng được khoảng 200 chiến sĩ đã mệt nhừ sau một tuần lễ chiến đấu, đạn dược đã gần cạn mà xin tiếp tế không được. Thiếu Tá Botella ra lệnh cho chiến sĩ kháng cự bằng súng cối và đại bác không giật, nhưng xạ thủ phải tiết kiệm từng viên đạn một, nên địch quân vẫn tiến được lại gần. Trong thế ưu thắng rõ rệt, Trung Đoàn 98 vẫn phải dè dặt tối đa; đây là lần đầu tiên họ sử dụng đường điện thoại vô tuyến nối liền vác đại đội với Chỉ Huy Sở Trung Đoàn!

Chiến sĩ TĐ5NDVN chiến đấu cực kỳ dũng liệt, đến 21 giờ Đại Úy Phạm Văn Phú chỉ còn có 30 người để chỉ huy, họ bắn đến nòng súng nóng bỏng, và địch tràn vào như thác nhưng chẳng ai chùn lại. Họ tử chiến để giành giật với địch từng đoạn địa đạo; lấy súng của người đã chết để bắn về phía những tên đội nón cối đan bằng nan tre. Một loạt đạn súng cối liên châu (như Tow mà thô hơn) nã vào, đất bị cày tung lên và đổ ập xuống ông Tiểu Đoàn Phó vừa bị đốn ngã.

Trên đỉnh trời vừa rạng sáng, trận cận chiến vẫn tiếp diễn trong ruột đồi Éliane IV. Quân địch tràn ngập khắp nơi, nhưng phép lạ là cứ điểm Éliane IV vẫn còn cầm cự. Theo lệnh Đại Tá Langlais, Trung Tá Lemeunier, Tư Lệnh Bán Lữ Đoàn Lê Dương số 13, đi tiếp cứu Éliane IV nhưng không kịp. Vì trong căn cứu chỉ huy đầy nhóc thương binh. Thiếu Tá Béchignac không đồng ý xin bắn lên đầu mình và hơn 10 người còn vững tay súng bị bắt làm tù binh lúc 9 giờ sáng!

Tác giả quyển La Bataille de Dien Bien Phu bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận Điện Biên Phủ. Tác giả hồi ký Dien Bien Phu xác nhận vốn có thành kiến xấu với quân nhân người Việt Nam nói chung và TĐ5NDVN nói riêng. Nhưng cả hai tách giả ấy đều đã không thể không ghi nhận phong cách anh hùng của nhân vật Phạm Văn Phú, hồi ấy còn là một sĩ quan cấp Úy, tức là nhỏ cấp hơn họ nhiều. Một chiến sĩ chống Cộng có phong cách anh hùng như thế, từ thuở mới bắt đầu binh nghiệp, tất nhiên không thể chà đạp lên tiết tháo và tinh thần trách nhiệm của một Tướng Lãnh, mà cúi mặt...ở nước người này quân tan, nước mất. Việc thất bại, anh hùng Phạm Văn Phú tự sát, để được chết với lương tâm thanh thản chỉ là việc tất nhiên phải có của một nhà Tướng.

Nguyễn Đông Thành
(trích trong Đời Chiến Binh - Trương Dưỡng)

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Tướng Đỗ Cao Trí va Nguyễn Viết Thanh

Post by linhgia »

Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Viết Thanh
Dưới Cái Nhìn Của Người Ngoại Quốc



Cuộc chiến đấu gian khổ chống lại làn sóng xâm lăng của đại khối cộng sản quốc tế của quân dân Việt Nam Cộng Hòa, trong đó quân lực Việt Nam Cộng Hòa làm nỗ lực chính thường không được báo chí ngoại quốc coi như là biểu tượng của chính nghĩa. Báo chí Pháp thì vẫn cay cú vì cú đá "Điện Biên Phủ" của người Mỹ, hất cẳng đám con cháu của ông già mũi lõ De Gaulle ra khỏi Đông Dương, đâm ra giận lây đất nước non trẻ Việt Nam Cộng Hòa, cho nên thường lái ngọn bút hướng dẫn sai dư luận quần chúng, coi thường tư thế quốc tế và ý nghĩa chiến đấu của miền Nam. Báo chí Pháp không nói làm gì, đến báo chí Mỹ "phe ta" mà cũng kiếm chuyện bôi nhọ quân lực VNCH mới là chuyện ly kỳ. Có nhiều kẻ đoán già đoán non cho rằng có lẽ lũ chúng nó ngậm miệng ăn tiền của Việt cộng và mấy "ông thày " vĩ đại như Liên Xô, Trung cộng đến bạc tỉ nên chúng nó cứ chửi bới ba họ nhà miền Nam, bóp méo sự thật làm cho dân chúng Hoa Kỳ hoảng kinh hồn vía dậy lên những làn sóng phản chiến ồn ào vui vẻ đếch chịu nổi.

Tuy nhiên không phải lúc nào quân lực VNCH cũng chiến đấu trong cô đơn thầm lặng và trong nỗi đắng cay cơ cực không ai biết đến. Cũng vẫn còn những cái đầu sáng suốt và tỉnh táo, những lương tâm trong sáng và những tấm lòng trân trọng với Việt Nam Cộng Hòa. Thí dụ như nhóm của đại tài tử Charlton Heston, ông từng thủ diễn trong nhiều bộ phim vĩ đại như Ben Hur, Mười Điều Luật Chúa, Con Thuyền Noé,v.v...Charlton Heston đã cất công sản xuất một cuốn phim tài liệu bênh vực quân lực VNCH và đích thân Charlton Heston đứng thuyết trình để tăng thêm liều lượng thuyết phục quảng đại quần chúng. Công việc hoàn toàn vô vị lợi và không thu vô được một xu nhỏ nào, vì VNCH nghèo lắm không có tiền lo lót. Charlton Heston chỉ thấy "ngứa mắt" vì thiên hạ bất công với VNCH cho nên ông nổi máu người hùng miền viễn Tây lên bênh vực kẻ cô thế. Một khuôn mặt khác từ giới báo chí Mỹ, ông David Fulghum, cựu sĩ quan hải quân Mỹ, tốt nghiệp ngành "Lịch Sử Quân Sự và Ngoại Giao" tại đại học danh tiếng Georgetown, làm việc cho tổ chức U.S. News & World Report Book Division; và ông Terrence Mailand viết cho báo Newsweek và Boston Globe. Hai ông này có một bài viết chung trong quyển "South Vietnam On Trial" (Miền Nam Trên Đà Thử Nghiệm), nhận định "sơ khởi" về tình hình khan hiếm chỉ huy chiến trường cấp sư đoàn và cấp quân đoàn trong cuối thập niên 60. Hai ông đã đưa ra hai khuôn mặt tiêu biểu và kiệt xuất nhất của quân lực VNCH trong thời điểm đó là Đại Tướng Đỗ Cao Trí, Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh mà chúng tôi xin được tóm lược nội dung bài viết như sau. Dĩ nhiên dưới cái nhìn của những người ngoại quốc dù là có thiện cảm rất nhiều nhưng có thể cũng có một số điểm phê bình đụng chạm một cách phiến diện đến tình hình chung của tướng lãnh thời ấy. Chưa chắc họ đã nhận đúng và chúng ta cứ tự an ủi là hết thảy tướng tá của ta đều số dzách, cho vui vẻ cả làng.

Theo hai me sừ như đã giới thiệu ở trên, hai ông cho rằng hễ một khi có tướng lãnh lừng lẫy thì sẽ có quân đội anh dũng, lịch sử giữ nước của Việt Nam đã chứng tỏ điều đó. Cho nên để chận đứng đà tiến công mạnh mẽ của Bắc quân, Nam quân cần có những tướng lãnh giỏi có thể thổi bùng lên niềm hùng khí chiến đấu của quân sĩ và tư cách của những vị ấy có thể thay thế được chỗ trống to tổ bố một khi quân Mỹ rút hết về nước. Nhưng theo một bản tường trình dài dằng dặc và đáng buồn của cơ quan MACV (Military Assistance Command in Vietnam), tức Bộ Tư Lệnh Yểm Trợ Quân Sự tại Việt Nam, về tình hình chỉ huy chiến trường trong cuối những năm 1960, thì hầu hết những tướng lãnh Việt Nam nằm trong bảng phong thần đều được cho điểm...rớt lạch bạch như những chiếc lá mùa thu. Đại khái MACV dám cả gan phê bình giới tướng lãnh là "hết sức thụ động", nào là "yếu kém", nào là "thầy chạy" (coward). Tuy vậy để bào chữa cho những yếu kém ấy, bản tường trình đã cho thêm một câu thòng là có thể những cái đó xuất phát từ thái độ thận trọng, không muốn bộc lộ tài năng chăng. Vì thực trạng miền Nam lúc đó bất cứ một tướng lãnh nào cùng với một đội quân thiện chiến và trung thành với ông ta cũng đều bị những cặp mắt nhòm ngó nghi kỵ từ cấp cao nhất. Kinh nghiệm của những cuộc đảo chánh năm 1960 và 1963 đã chứng minh điều đó, một xứ sở không cho phép bất cứ một ai trở thành người hùng dài lâu.

Rà tới rà lui mãi mới đề ra được hai khuôn mặt sáng giá nhất, có tài chỉ huy trên chiến trường nhưng không có tham vọng chính trị. Đó là Trung Tướng Đỗ Cao Trí, tư lệnh Quân Đoàn 3 kiêm Vùng 3 Chiến Thuật (năm 1972 tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh chuyển những vùng chiến thuật thành quân khu) với các sư đoàn thuộc quyền là Sư Đoàn 5 Bộ Binh, SĐ18BB và SĐ25BB. Vị thứ hai là Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh, tư lệnh Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật với các SĐ7BB, SĐ9BB và SĐ12BB. Cả hai vị tướng đều trẻ, tự tin và vô cùng năng động, chỉ mới nổi lên sau Tết Mậu Thân, chứng tỏ được là những vị tướng có thực tài, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu quân sĩ và có tầm nhìn chiến lược. Sự nổi lên của hai vị tướng lãnh một phần cũng xuất phát từ ý đồ chính trị của TT Thiệu nhằm loại bớt một số tướng lãnh thuộc "phe" Phó TT Kỳ, đưa những tướng lãnh "trung lập" lên hay ít ra, không có tham vọng chính trị, chỉ biết đánh giặc làm niềm...vui duy nhất mà thôi. Hay biết chắc là họ sẽ trung thành và cho họ trấn đóng ở hai quân khu giàu có nhất và gần cận nhất để đem quân về cứu giá khi cần. Cho nên những vị tướng tá nào được cho về làm tư lệnh SĐ7BB coi như nắm chắc chiếc ghế tư lệnh quân khu trong tương lai gần. Thí dụ như trường hợp Tướng Nguyễn Viết Thanh, kế đến là Thiếu Tướng Nguyễm Khoa Nam, đều là những vị tư lệnh quân khu 4 xuất thân từ tư lệnh SĐ7BB.

Theo bảng lượng định của MACV thì tuy SĐ7BB không có gì xuất sắc hơn SĐ9BB hay SĐ21 BB, tuy nhiên Thiếu Tướng Thanh có phần nhỉnh hơn với những tiếng tốt trong quân đội. "Nhất Thắng, Nhì Chinh, tam Thanh, Tứ Trưởng", là những vị tướng đánh giặc lả lướt nhưng cũng rất thanh liêm. Hơn nữa, Tướng Thanh được Đại Tướng William C. Westmoreland đánh giá là viên tướng kiệt xuất nhất trong các vị tư lệnh sư đoàn. Tuy nhiên Westmoreland và bộ tham mưu của ông ta cũng rất dè dặt không dám ra mặt thổi phồng Tướng Thanh nhiều hơn nữa, vì sự ủng hộ về phía Mỹ đối với một tướng lãnh nào đó một cách lộ liễu, ở một khía cạnh nào đó có thể là bản án...tử hình cho ông ta mà thôi. Nhưng may mắn cho Tướng Thanh, Tonton không những hài lòng khả năng tác chiến của Tướng Thanh mà "người" còn rất tán thưởng thái độ thờ ơ với chính trị của ông.

Trở lại với những huyền thoại về Thiếu Tướng Thanh. Có thể nói ông là một trong những vị tướng hiếm hoi được lòng binh sĩ và cả lòng dân. Chỉ có những vị tướng lừng lẫy khác như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng hay Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam mới đạt được cả hai thứ ấy. Danh tiếng của Tướng Thanh và lòng dân thương yêu ông to lớn như thế nào, chúng ta hãy nghe một câu chuyện cảm động do Thiếu Tướng Cố Vấn Quân Đoàn 4, ông George Eckhardt, kể lại. Trong một dịp đi thanh sát đơn vị cũ của ông là SĐ7BB tại Mỹ Tho, đoàn của Tướng Thanh đang dùng cơm trưa trong một nhà hàng, vô cùng âm thầm và không kèn không trống. Nhưng không hiểu sao tin tức xì ra ngoài và chẳng mấy chốc dân thị xã rần rần kéo tới như đi hội chợ và reo hò chào mừng vị tướng thân mến của họ. Trung Tướng Thanh buộc phải ngừng bữa ăn và tiến ra chào hỏi bắt tay từng người dân một trong suốt 45 phút. Một sự kiện kỳ lạ lẫn kỳ diệu xảy ra ngay trước những cặp mắt sửng sốt của người Mỹ.

Cũng trong thời điểm ấy Trung Tướng Đỗ Cao Trí mới vừa nhiệm chức đã hăng hái bắt tay ngay vào việc chỉnh đốn những sư đoàn nghiêng ngả và rách nát của ông, mà theo lượng giá của các cố vấn quân sự Mỹ thì SĐ5BB là "sư đoàn bết bát nhất chưa từng thấy", còn SĐ25BB thì là "sư đoàn dở nhất trong tất cả các sư đoàn", trong khi SĐ18BB cũng không khá hơn và đã được cải đổi từ sư đoàn "bù mười nút", tức SĐ10BB ra thành sư đoàn "hên chín nút", tức SĐ18BB cho mãi đến ngày nay. Công việc của Tướng Trí hết sức vất vả, nhưng chẳng mấy chốc phần thưởng xứng đáng đã hiện ra rõ nét. Trong cuộc tấn công của Quân Đoàn 3 vào đất Kampuchea, SĐ5BB đã không phụ lòng trông cậy của ông và đã đánh những trận để đời. Sau này Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng cũng đã cùng với SĐ5BB tử thủ anh dũng ở An Lộc, viết nên trang sử hào hùng trong chương sử hoàng tráng của Việt Nam Cộng Hòa. SĐ18BB trong những giờ phút hấp lối của VNCH đã vượt trội lên thành sư đoàn thiện chiến nhất của QLVNCH dưới quyền của Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo đã làm cho Văn Tiến Dũng, vị tướng "hay không bằng hên", phải ngừng ngay tiếng hót và ngậm bồ hòn ngay tại ngưỡng cửa Sàigòn. Việt Cộng đã cay đắng quá đối và đã hèn hạ trả thù vị tướng anh dũng ấy sau năm 75 bằng cách giam ông hơn 20 năm và có lẽ ông là vị tướng ra về chót hết trong số những vị tướng VNCH. SĐ25BB của Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá trấn thủ vững vàng ở mặt Tây Bắc Sàigòn và chỉ chịu rã ngũ vào những giờ phút cuối cùng nhất của cuộc chiến. Riêng viên tướng trẻ từng nổi danh thế giới trong mùa hè binh lửa 72 ở mặt trận Kontum, chỉ với một mảnh rách nát của SĐ23BB đã chuyển bại thành thắng, góp phần tống tiễn tướng "hên" trong trận Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp cay đắng lui về vườn đuổi gà, nằm gậm nhấm nỗi buồn bại tướng.

Đánh giá của bảng tường trình thì Tướng Trí là mẫu người ngoại hạng, có thể hoàn thành những công việc hầu như là vượt quá sức người. Ngôi sao Đỗ Cao Trí sáng chói quá đỗi cho nên cấp chỉ huy cao nhất cũng không thích ông và có tin đồn rằng cả 2 cuộc mưu toan ám sát ông bất thành đều có sự nhúng tay từ trên tận chóp đỉnh quyền lực. Tướng Trí cũng bị tung hỏa mù là một tay tham nhũng gộc, có lẽ muốn hạ uy tín quá lớn của ông. Những tờ báo lá cải thì tung tin Tướng Trí đào địch lăng nhăng trong giới thượng lưu. Bỏ qua hết thảy những tin tức giật gân và tào lao đó, Tướng Trí đúng là một con người cứng đầu cứng cổ, khi ông dám đương nhiên thay thế hai viên tư lệnh sư đoàn cục cưng của Tonton bằng hai viên tướng có thực tài khác. Một vị tướng tài năng về nắm SĐ5BB, chính là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu từng 2 lần làm Tư Lệnh SĐ22BB ngoài Quân Khu 2 và đã tạo được nhiều chiến công vang dội, ông đã bỏ nhiều công sức nhào nặn sư đoàn "Hắc Tam Sơn Bạch Nhị Hà" 22 Bộ Binh thành một lá chắn thép không thể nào Bắc quân có thể đánh thủng nổi để cắt Việt Nam Cộng Hòa ra làm hai khúc. Giờ đây, Thiếu Tướng Hiếu về làm tư lệnh SĐ5BB, ông đã dẫn dắt sư đoàn làm nỗ lực chính, mũi đột phá của Quân Đoàn 3 trong chiến dịch tấn công sang lãnh thổ Kampuchea trong năm 1970. Để xoa dịu tự ái Tonton, Tướng Trí đã hứa chỉ đến cuối năm 1970 là ông sẽ nhào nặn 3 sư đoàn của Vùng 3 Chiến Thuật thành những sư đoàn thiện chiến nhất.

Cả hai viên tướng ấy và 6 sư đoàn thiện chiến đã sẵn sàng cho cuộc thử lửa trong chiến dịch tấn công sâu vào đất Kampuchea vào tháng 5, 1970 mà chúng ta quen gọi là chiến dịch KPC70. Tướng Trí được chỉ định làm tư lệnh quân đoàn VNCH làm cỏ các căn cứ Bắc quân trong khu vực Mỏ Vẹt (Parrot's Beak). Trong khi đó Tướng Thanh làm tư lệnh 4 chiến đoàn bộ binh-thiết giáp tấn công từ Vùng 4 Chiến Thuật lên hướng Bắc đến khi bắt tay với quân đoàn của Tướng Trí. Một nỗi bất hạnh cho người dân vùng 4 nói riêng và cho quân lực VNCH nói chung là trong ngày đầu của chiến dịch, Trung Tướng Thanh bay thị sát chỉ huy mặt trận để thúc giục lòng quân và nhịp độ tiến quân. Chiếc UH1 trực thăng chở Tướng Thanh đã vào sâu trong nội địa KPC được gần 20 cây số thì bất ngờ đụng nhau với một chiếc trực thăng tấn công Cobra. Tất cả những người trên 2 chiếc phi cơ đều tử nạn. Cái chết của Thiếu Tướng Thanh, giờ đây là Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, đã phủ một màu tang tốc lên hai quân đoàn đang hừng hực hùng khí tiến công. Nhưng trái với sự hí hửng hả hê của cộng quân, Quân Đoàn 4 tuy thiếu vắng con chim đầu đàn đã tràn lên tấn công như vũ bão và đã đánh một trong những trận lừng lẫy nhất. Chuẩn Tướng Trần Bá Di, Tư Lệnh SĐ9BB đã điều động sư đoàn làm mũi đột phá chính của Quân Đoàn 4.

Tướng Trí đã tạo ấn tượng rất mạnh lên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Nhìn tới nhìn lui, nếu Tướng Trí không ở trên trực thăng gọi máy chỉ huy thì đã thấy ông ngồi ngất ngưởng trên thiết vận xa M113 cùng tiến lên với binh sĩ. Lúc nào ông cũng mặc chiếc áo rằn Nhảy Dù, binh chủng hào hoa ông xuất thân, không đội nón sắt, chỉ tà tà chiếc mũ lưỡi trai đính 3 sao, dưới nữa là cặp kính đen quen thuộc nằm thường trực trên khuôn mặt đẹp hùng dũng, tay cầm cây "ba toong" vung vẩy về phía trước gào to: "Tiến lên! Nhanh Lên!". Westmoreland đã phải viết trong bản báo cáo: "Trí đúng là một con hổ trong chiến đấu, một George Patton (tướng thiết giáp lừng danh của Mỹ) của Việt Nam." Tuy vậy nhiều vị tư lệnh sư đoàn thuộc quyền cũng không khoái mấy cung cách chỉ huy quá lả lướt ấy, họ cho rằng Tướng Trí muốn chơi trội, ông ta chỉ chú ý đến việc tạo ánh hào quang anh hùng cho riêng mình hơn là những quyết định quân sự thích ứng. Có ít nhất hai vị thượng nghị sĩ đã lên tiếng tố giác Tướng Trí có dính líu tới đường dây buôn lậu tiền tệ ở Sàigòn. Và nhiều cáo giác khác nữa, nhưng không làm lu mờ được những chiến công hiển hách và rõ ràng của ông.

Mặt trận Hạ Lào với cuộc hành quân Lam Sơn 719 khởi diễn hồi đầu tháng 2.1972 do Quân Đoàn 1 cùng với các binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân và Thiết Giáp bị khựng lại bất lợi trong khoảng trung tuần cùng tháng. Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi Tướng Trí từ mặt trận KPC về để trao cho ông quyền tư lệnh mặt trận Hạ Lào thay thế cho Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Tướng Trí như thường lệ đứng nghiêm chào vui vẻ nhận nhiệm vụ mới, to lớn hơn, khó khăn hơn. Tuy nhiên công vụ bề bộn ở Quân Đoàn 3 và diễn biến của chiến dịch KPC còn cần đến sự hiện diện của Trung Tướng Trí. Trong một phi vụ quan sát hành quân, Trung Tướng Trí bay trên một chiếc UH1 về hướng biên giới Miên-Việt. Nhưng ông không biết rằng đó là chuyến phi hành cuối cùng. Khi chiếc UH1 bay ra khỏi không phận Biên Hòa và đang tiến vào không phận tỉnh Tây Ninh thì thình lình nó lảo đảo nghiêng ngửa, mất cao độ và đâm sầm xuống đất nổ tung lên. Một số các vị trí dưới đất các chiến sĩ Mũ Nâu nhìn thấy một chiếc trực thăng bao bọc bởi khói và lửa mất cao độ và rơi chúi đầu xuống cực nhanh. Không ai có thể ngờ đó chính là chiếc trực thăng đang chở vị tướng lừng danh nhất của Nam quân. Trung Tướng Trí, giờ đây là Đại Tướng Đỗ Cao Trí đã tuẫn nạn phi cơ cùng với toàn bộ phi hành đoàn. Lại thêm một mất mát quá lớn khác cho quân lực VNCH. Có nguồn tin cho rằng Tướng Trí bị mưu sát vì thanh danh quá lừng lẫy của ông. Nhưng theo bản phúc trình của phái bộ MACV thì chính là do tình trạng thiếu kinh nghiệm bảo trì phi cơ của các chuyên viên Việt Nam, Nếu Đại Tướng Trí không bất ngờ bị tử nạn và ông ra Vùng 1 làm tư lệnh chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719, biết đâu lịch sử chiến đấu bảo quốc của người miền Nam và Vùng 1 Chiến Thuật sẽ được viết bằng những trang chữ vàng chói lọi hơn. Nam quân dưới sự điều động thần sầu của vị tướng tài sẽ đánh những trận lừng lẫy, đập nát các căn cứ tiếp liệu quân sự quan trọng của Bắc quân nằm trên tục đường Hồ Chí Minh, từ đó Bắc quân không còn tiềm lực để mở trận tấn công Việt Nam Cộng Hòa trong mùa hè năm 1972.

Hai viên đại tướng cùng hy sinh vì tổ quốc đã để lại một khoảng trống lớn trong cấp chỉ huy chiến trường trong một thời gian dài và phần nào làm khựng lại đà tiến của hai Quân Đoàn 3 và 4 QLVNCH. Viên Thiếu Tướng Mỹ George Wear đã đưa ra nhận xét như sau để thay cho lời kết thúc một chương sử u ám của QLVNCH: "Một khi mà QLVNCH được chỉ huy tốt thì họ chiến đấu dũng mãnh như bất cứ quân đội nào. Họ cần những vị chỉ huy biết cách hỗ trợ một cách thích đáng và lấy được lòng tin của lính tráng thì với giá nào binh sĩ cũng sẵn sàng dâng hiến đời họ cho những giá trị tuyệt đối của chiến thắng. Trung Tướng Thanh và Đại Tướng Trí chính là những mẫu người ấy."

Phạm Phong Dinh
phỏng theo
David Fulghum, Terrence Mailand
South Vietnam on Trial - The Vietnam Experience.
Boston Publishing Company

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Người LínhViệt NamCộng Hòa
Image
Vì tôi là lính áo rằn
Ra đi nào biết mấy trăng mới về
(LHM- thơ khắc trên mộ)
1.
Đọc quyển sách nhỏ 50 trang này, quý vị và các bạn sẽ cảm động.

Cô bé Ngọc Thủy 8 tuổi ngày xưa ở cư xá Thành Tín, thích nhặt bông sứ trắng, "chưa hiểu biết gì nhiều về chiến tranh". Bỗng một hôm, cô bé đi lạc vào biến cố đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963.

"Một mình bé nhỏ lạc lỏng bên cạnh những người lính mặc áo trận rằn ri chung quanh. Chẳng biết cơ duyên nào mà chú Minh lại xuất hiện lúc ấy, đến vỗ về trấn an cho tôi nín khóc. Chú hỏi nhà tôi ở đâu để dắt tôi về hộ"

2.
"Chú Minh" chính là Cố Trung Tá Lê Hằng Minh, Tiểu Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn 2 "Trâu Điên", đơn vị lừng danh của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Ông Minh nổi tiếng gan lì và dũng cảm. Cùng các đồng đội, ông tung hoành trên nhiều chiến trận hiển hách, xông pha lửa đạn, anh dũng ra vào chốn sinh tử.

Ông Quan Cọp Biển Lê Minh Hằng là em trai của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, vị tướng oai hùng trên mặt trận Xuân Lộc trong những giây phút tử thủ cuối cùng, trước khi miền Nam sụp đổ năm 1975.

Anh Cả Kình Ngư Lê Minh Hằng được mô tả như sau: tóc ngắn, mắt to sáng dịu hiền, bộ râu mép rất xanh, nét mặt tràn đầy nhựa sống, hồn nhiên , yêu đời, đánh giặc hay như chơi đàn, giầu cảm tình và nhân hậu, miệng cười rất có duyên, nụ cười hiền hậu, đi đứng hiên ngang hùng dũng.

"Có lẽ Lê Hằng Minh là người lính duy nhất, dù ở hậu cứ hay bất cứ tuyến đầu trận địa nào, đi đâu cũng mang theo bên mình cây đàn Guitar yêu quý. Hễ có dịp dừng quân hay nghĩ ngơi là ông lại ôm đàn thay cho tay súng, đánh lên những tiếng đàn du dương trầm bổng cùng những ca khúc tuyệt vời cho bạn bè binh lính thưởng thức".

Trung Tá Lê Minh Hằng cũng là thi sĩ, nhạc sĩ, tác giả các ca khúc "Hoa Cài Trên Súng (1959), Bơ Vơ (1960), Người Anh Chinh Chiến (1964), Em Mùa Thu (1965), Sao Buồn (1966).

Thuận Thành đất của Ba
Rạch Kiến quê hương Má
Quê nội quận Cần Đước
Bên ngoại làng Long Hoà

Sinh tại miền Gia Định
Việt Nam vạn nẽo đường
Vì sống cuộc đời Lính
Tôi có lắm quê hương

Lê Hằng Minh
(Quê Tôi) Image 3.
"Thế gian bất thiểu tài hoa khách", Ôi người xưa đã khuất mà thiên thu vạn tuế danh. 36 năm sau, cô bé Ngọc Thủy lưu lạc ở hải ngoại, cơ duyên đưa đẩy, bổng nhận ra "khuôn mặt sạm nắng", "bộ ria mép rậm rạp" , nụ cười thân ái quen thuộc của vị đại uý TQLC ngày xưa:

"Chú Minh biết không, nhìn những bức hình của chú trước mặt, cháu thấy lại nguyên vẹn hình ảnh của người đại uý trẻ đã nhìn cháu với nụ cười trìu mến vỗ về.

Và cháu vẫn là cô bé tám tuổi đi lạc ngày nàọ Không có thời gian cách biệt. Nhưng có một điều, cháu sẽ chẳng bao giờ gặp lại để chú đánh đàn cho nghe, và những cánh hoa sứ ép khô cùng hương hoa ngày cũ trên những trang sách đẹp ngày xưa của cháu đã trôi lạc theo giòng đời bể dâu đã từ lâu lắm rồi.... Không tìm thấy nữa".

"Trung Tá Lê Hằng Minh đã anh dũng đền xong nợ nước vào lúc 8 giờ 50 phút sáng tại chiến trường miền Trung năm 31 tuổi, ngày 29 tháng 6 năm 1966, trong bao niềm tiếc thương của bạn bè, thượng cấp và đồng đội chiến hữu khắp các đơn vi". "Những người con của Mẹ đã ra đi và nằm xuống, nhưng khí hùng bất tử của các anh vẫn là những giọt nắng vàng tươi lấp lánh và chiếu sáng trong hồn Dân Tộc, trong lòng những người còn lại hôm nay và mãi đến muôn đời sau".

Người lính đó không về sau cuộc chiến
Phố vẫn đông trong những ngày cuối tuần
Ngôi giáo đường rung hồi chuông cầu nguyện
Nửa cho chàng, nửa cho khắp Việt Nam
(Ngọc Thủy)

4.
36 năm sau, cô bé 8 tuổi ngày xưa trở thành văn sĩ, thi sĩ , xướng ngôn viên khả ái, giám đốc của chương trình phát thanh Tiếng Việt Mến Yêu trên làn sóng Radio AM 1430, tại Thung Lũng Hoa Vàng San José. Chị Ngọc Thủy cũng là chủ biên tạp chí văn học nghệ thuật Suối Văn.

"Bố tôi là người trong quân đội, nên suốt đời thơ ấu của tôi lớn lên gắn liền với mầu áo xanh và sự hào hùng của các bác các chú chiến binh. Tôi yêu đời Lính thật gần gũi và tự nhiên. Vì họ là những hình ảnh quen thuộc hiện diện chung quanh đời sống tôi từ lúc bé thợ"

Chỉ trong vòng 1 tuần lễ, có cái gì thiêng liêng mãnh liệt thôi thúc chị Ngọc Thuỷ hoàn tất nhanh chóng tập sách Một Thời Để Nhớ. Vói cánh hoa tươi đẹp này, cháu xin gởi tặng chú trong ngày giỗ thứ 36 của chú. 50 trang gom góp các hình ảnh chiến tích oai hùng, với nhiều tài liệu chi tiết "kính dâng anh linh các anh hùng tử sĩ đã vị quốc vong thân, và anh linh người anh hùng mũ xanh Lê Hằng Minh".

"Cuối tháng 6, gió Hạ Lào đang thổi về như tiếng mẹ ru buồn bay lướt trên những dãy đồi trọc trống vắng quạnh hiụ Hồn anh du nhập theo bóng núi Trường Sơn trùng trùng ngạo nghễ. Để lại xác thân bên ven bờ Quốc Lộ 1 những niềm đau nuối tiếc sống cuộc đời chưa phỉ, chưa đành đoạn xa rời những người thân yêu quý. Xin cho trôi ra giòng biển lớn bao la trước mặt, rửa sạch hết những hờn đau của 1 kiếp người".

Cố Trung Tá Lê Hằng Minh là biểu tượng của những người thanh niên cuồng nhiệt yêu nước, gươm đàn nửa gánh, non sông một chèọ Họ đã đứng lên đáp lời sông núi, tiếc gì thân sống. Họ là những người lính Việt Nam Cộng Hoà rạng danh muôn thuở.

Bây giờ đã hết thời chinh chiến
Nghe khúc quân hành bổng nhớ xưa
Ai đó bỏ thân ngoài chiến địa
Nghìn thu còn ấm những Bài Thơ
(Ngọc Thủy)

Guest

Dọc Đường Quảng Trị

Post by Guest »

.


Dọc Đường Quảng Trị
Bút Ký Ngọc Thủy
(tiếp theo)

dọc đường sông núi quê hương
hồn thiêng thấp thoáng còn vương tiếng hờn!
n.t.


Buổi sáng, nắng lên dịu dàng, đùa cợt với hàng cây Sầu Đông khẽ lung lay bóng lá khua động tiếng cười ở hai bên đường ở lại. Buổi sáng, nắng ấm áp cũng tạo cho tôi niềm vui hăm hở trên chuyến đi thăm thạch động Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình.

Thôi, vẫy tay chào Huế, hẹn ngày gặp lại một mai. Chào đồn Mang Cá cuối thành bên kia. Nơi đã từng giam giữ vị anh hùng đấu tranh cho nền tự chủ nước nhà thời Pháp thuộc là vị vua trẻ tuổi Duy Tân, sau là Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I trong những ngày Tết Mậu Thân 1968 đã phối hợp điều quân chặt chẽ của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cùng các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đẩy lùi được bước xâm lăng của giặc, sớm ngăn chận được sự giết hại thêm dân lành một cách tàn độc dã man của CSBV.

Nhớ đến ông, vị Tướng tài ba mà tôi rất kính phục. Rồi nghĩ đến tấm lòng của ông đối với miền Trung xứ Huế thật nặng nghĩa ân tình. Gần ba mươi năm qua, dẫu phải lìa quê cha đất tổ nhưng tình yêu Tổ Quốc trong trái tim ông vẫn ngất cao như dãy núi Trường Sơn không thể khuất mờ. Vẫn trong vắt như giòng sông Hương, êm đềm, sâu lắng giữa lòng quê hương. Làm sao ông quên được tình quân & dân cùng các chiến hữu của ông luôn thắm thiết và gắn bó như những con thuyền kết hợp thành đoàn thẳng tiến ra khơi. Từ khi phải rời xa đất Mẹ, ông sống âm thầm với tháng năm dần trôi, tâm hồn có lúc cô quạnh như hòn đảo giữa trùng khơi bị chìm lấp qua những rừng lau ưu uất tiếng than van của vạn niềm đau dân tộc Việt! Tấm lòng của vị Tướng một đời hết lòng vì Tổ Quốc vẫn sáng rọi thanh cao và đẹp đẽ như bức tranh vẽ đậm tình Non Nước, dù bấy lâu ông vẫn ôm kín nỗi buồn lặng lẽ trong những ngày cuối đời ở thành phố Hoa Đào kể từ khi phải giã biệt quê hương!

Phò Trạch - Phong Điền

những người chiến sĩ, trên sông núi
hồn xác giờ đâu? đang ở đâu?
có thể đã tan cùng cát bụi?
hay là đang quyện gió mây đây?
n.t.


Ra khỏi thành phố Huế là con đường dài ngút mắt màu xanh của đồng ruộng núi non. Con đường quốc lộ I thênh thang đã từng ôm dấu chân những người lính chiến, chuyên chở bao linh hồn đã khuất từ chiến cuộc hôm qua. Lòng tôi bổng dưng nao nao hồi hộp như nghe có tiếng ai gọi bên đường, nhưng nhìn quanh quất chỉ thấy cát bụi đang cuốn vồng sau lưng, phía trước là dãy Trường Sơn nhập nhòa màu lam tím thẫm xa xa. Tầm mắt tôi đi qua những khu vườn cây lá đang đứng lặng buồn cùng đất nghèo sỏi đá với vẻ hiền hòa an phận. Hóa ra con đường này dẫn đến Quảng Trị, một nơi tôi chưa từng đặt chân đến bao giờ nhưng vẫn thấy rất gần gũi thân quen với những địa danh, bởi nơi đây từng là địa đầu hỏa tuyến với những trận đánh ác liệt để đương đầu chặn đứng cuộc xâm lăng của Cộng quân Bắc Việt cách đây hơn ba mươi năm về trước. Lúc ấy tôi còn nhỏ, được sống an lành nơi thành phố Sàigòn. Vòng đai an ninh được che chắn bảo bọc bằng sự chiến đấu và hy sinh dũng cảm của những người lính Quốc Gia miền Nam. Tôi không được biết gì nhiều về chiến cuộc thời gian lửa đạn đó, nhưng tôi có nghe qua để thuộc nhớ và yêu quý những cái tên Đông Hà - Quảng Trị - Thừa Thiên - Ái Tử - La Vang - Mỹ Chánh - Cam Lộ - Gio Linh... với biết bao sự khốc liệt, oai hùng mà tôi cảm thấy rất xúc động và hãnh diện về những địa danh ghi lại những chiến công lừng lẫy ấy như tôi từng hãnh diện tự hào về những bài Quốc sử thời Lý - Trần - Lê - Nguyễn... có những trận Bạch Đằng - Đống Đa - Mê Linh - Vân Đồn - Chi Lăng - Nhật Tảo - Ba Đình...

Từ Huế ra Quảng Trị theo dọc đường quốc lộ I năm xưa cũng đã ghi lại những trận đánh hào hùng của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa như: Hạ Lào - Lam Sơn, A Lưới - Khe Sanh, Cổ Thành Quảng Trị, A Shau, Mỹ Chánh - Hải Lăng...

Mắt tôi vừa chạm đến hai chữ Phong Điền khi xe vừa tiến vào thị xã này, tôi liền nhớ ngay đến câu truyện Một Thời Để Nhớ mà tôi đã viết về trận phản phục kích lẫy lừng của Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên Thủy Quân Lục Chiến đã xẩy ra ở cầu Phò Trạch năm 1966.

Trên xe, ngoài một số người đang ngắm cảnh hai bên đường như tôi, một số đang ngủ gà ngủ gật vì sáng thức sớm để khởi hành nhanh, trong đó có Vũ là người hướng dẫn viên cho đoàn. Tôi vội đứng dậy, đi xuống cuối lòng xe lay lay Vũ, anh chàng bừng mắt dậy ngơ ngác, tôi liền hỏi: Vũ ơi, đoạn đường này có đi ngang qua cầu Phò Trạch không vậy? Vũ nhíu mày suy nghĩ: Ơ... Vũ cũng không biết, chị Thủy có cần gì không? Tôi nói mau: Nếu có đi ngang qua cầu Phò Trạch, Vũ vui lòng ngừng xe cho chị xuống để chụp ở đó một tấm hình. Chị cần chuyện đó, em giúp được không? Vũ suy nghĩ vài giây rồi trả lời: Được chứ, Vũ sẽ nói anh Thành ngừng lại chỗ nào chị muốn xuống. Chị đã có sẵn máy chụp hình chưa? Như cái máy, tôi bước lên vài hàng ghế, chỗ anh chị Phương-Nhẫn ngồi, hỏi ngay: Một lát nữa, xe ngừng, anh Phương có thể chụp giúp hộ tôi mấy tấm hình được không? Những người bạn đồng hành của tôi sốt sắng nhận lời ngay khiến tôi mừng quá vì không ngờ hôm nay lại có dịp đi ngang những nơi chốn mình đã từng viết qua nhưng thực sự chưa lần nào được đặt chân tới bao giờ. Tôi vội vàng đi nhanh lên hàng ghế trên, ngồi sau lưng Thành, người tài xế trẻ tuổi lúc nào cũng sẵn nụ cười hiền lành trên môi. Vừa chăm chú theo dõi hai bên đường vì thực sự, cả tôi lẫn Thành đều không ai biết cầu Phò Trạch nằm ở đâu, có trên đoạn đường sắp đi tới hay không, vừa chuyện trò mưa nắng với Phi Nga, người bạn ở Pháp về Kinh Đô ánh sáng Ba Lê.

Quận lỵ Phong Điền khá rộng với nhiều ấp xã, thôn Đại Lược, làng Đồng Xuyên, Mỹ Xá.... Những lũy tre xanh vươn mình trong nắng vẫn không che dấu được nét vẻ cằn khô của miền Trung nắng cháy, khó nghèo dù có phá Tam Giang chảy xiết giòng nước đổ dài từ bờ biển phía Đông. Tôi phóng tầm mắt qua bên kia dòng phá Tam Giang, nhớ tới những câu thơ của thi sĩ Tô Thùy Yên mà mường tượng đến bước quân hành của những người lính chiến đã từng gian khổ nơi đây:

'chiếc trực thăng bay là mặt nước
như cơn mộng nhanh
phá Tam Giang, phá Tam Giang
bờ bãi hỗn mang, dòng bát ngát
cát hôn mê, nước miệt mài trôi
ngó xuống cảm thương người lỡ bước
trời nước mênh mông, thân nhỏ nhoi
phá Tam giang, phá Tam Giang
nhớ câu ca dao sầu vạn cổ:
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn!'
(Tô Thùy Yên)


Xe chạy bon bon trên đường trường quốc lộ. Qua nhiều xóm làng, kênh rạch, cánh đồng xanh cùng những bãi cát dài trơ trụi. Đây rồi, cây cầu dài phía trước có lẽ là cầu Phò Trạch. Tôi khẽ đập vai Thành: Thành ơi, xem kỹ có phải cây cầu này là Phò Trạch thì ngừng cho tôi xuống nhé. Tới gần, tấm biển xanh lớn kẻ chữ trắng nổi: Cầu Phò Trạch. Lý Trình KM 794+394. Chiều Dài: 124.8m. Chiều Rộng: 12m. Xe ngừng lại ngay đầu cầu. Tôi gọi anh Phương nhờ đem máy hình theo rồi nhẩy xuống xe vì biết tất cả các loại xe không được phép ngừng nơi đây nên phải vội vàng. Tôi đưa mắt ngó quanh. Đây là chiếc cầu đúc mới, được xây ngoài mặt lộ sau này. Còn chiếc cầu sắt cũ phía trong, nơi Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến Trâu Điên bị Việt cộng phục kích với một lực lượng và kế hoạch quy mô gồm một Tiểu đoàn 800 chính quy cùng du kích địa phương thuộc đơn vị H99 trang bị nhiều vũ khí đại bác, đại liên, súng cối v.v... bố trí dài 3 cây số, mai phục sẵn hai bên đường từ nửa đêm trước vì biết tin Tiểu Đoàn 2 TQLC sẽ khởi hành từ Huế ra tăng phái cho Sư Đoàn I Bộ Binh ngoài Quảng Trị - Đông Hà vào rạng sáng ngày 29 tháng 6/1966. Thế là tôi cũng từ Huế vượt qua ba mươi cây số trên dọc đường số I để đến được nơi xẩy ra trận đánh kinh hoàng nhưng cũng thật lẫy lừng ngay bên cầu Phò Trạch cách đây đúng ba mươi tám năm, cũng vào một buổi sáng đầy ánh nắng vàng tươi như hôm nay. Thật không ngờ, với những cảm xúc đang dâng cao đến nghẹn ngào trong tôi. Cách hai năm về trước cũng vào khoảng thời gian này, tôi bắt đầu đặt bút viết nên câu chuyện tưởng nhớ về vị Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 2 TQLC Lê Hằng Minh đã anh dũng hy sinh tại nơi này (29/6/66). Giờ đây trước mặt tôi, chiếc cầu sắt cũ kỹ rỉ sét nằm chơ vơ bên con rạch nhỏ, không người, xe qua lại từ nhiều năm qua. Lặng lẽ âm thầm. Nhưng đó là dấu tích đã ghi lại chiến công cùng những cái chết oai hùng mà thời gian không bôi xóa được. Cảnh vật còn nguyên như đang sống dậy từng phút giây hùng tráng. Lùm cây cổ thụ cao che bóng mát bên đường cũng đã thấm bao giòng máu đổ. Không biết ngày đó chú Minh đã ngã xuống bởi viên đạn xé nát lồng ngực nằm ở đoạn đường nào. Chắc chú chẳng ngờ, có một đứa bé chú gặp lúc tám tuổi nay đã lớn lên với gần bốn mươi năm sau, đang đứng đây tìm lại hình ảnh chú hiên ngang chiến đấu cùng quân giặc năm nào. Trong một thoáng ngắn, những hình ảnh tôi đã dựa vào các lời kể của những người trong cuộc hoặc liên quan, tài liệu báo chí để viết dựng lại những diễn tiến trận đánh trong câu truyện 'Một Thời Để Nhớ' chợt hiện lên rõ từng chi tiết. Kìa, đường rầy xe lửa phía bên kia, nơi giặc chờ sẵn để phục kích, đoàn xe của Tiểu Đoàn Trâu Điên vừa tới, đạn từ trong bắn ra xối xả như tên. Nhưng vị Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 2 đã cùng với các đồng đội chiến hữu không hề nao núng, quyết tiến xung phong, hàng hàng lớp lớp như vũ bão, người và đạn phản công lại chớp nhoáng như gươm bay. Quân địch rơi rụng thảm thương, vội chém vè chạy lui về phía núi Cận Sơn. Nhưng các lực lượng TQLC Mỹ, Thiết Giáp và Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù đã kịp thời truy quét sạch. Dãy đồi trọc phơi mình trước mắt tôi, hóa ra cũng có lúc là sự thật để đối diện thật gần. Ai đi ngang đoạn đường này có còn nhớ và biết chăng, vùng đất xám hoang vu kia đã từng thấm trộn bao xương máu của những người chiến sĩ đã đổ xuống cho quê hương dân tộc được tự do yên vui.

Giòng nước dưới chân cầu vẫn lặng lờ trôi chảy. Cảnh bỗng trở nên buồn hiu hắt trước ánh nắng soi chiếu quá tỏ tường lên mảnh đất nghèo cằn khô chưa đủ sức nuôi dưỡng ruộng đồng tươi tốt phì nhiêu.

Gió im lìm không lay động nổi hàng cây rung tiếng lá. Nhưng sao lòng tôi quá đỗi xao động, bàng hoàng. Tôi ngó tới ngó lui, mắt muốn thâu nhìn tất cả. Nhưng rồi cũng phải bước nhanh lên xe, sợ mọi người phải chờ lâu dù biết tất cả đều kiên nhẫn dành cho tôi nhiều thông cảm.

Thôi từ biệt những người chiến sĩ đã ở lại nơi này năm xưa. Đất thiêng sẽ giữ lại hồn linh các vị để sớm có một ngày cùng muôn dân nước Việt dựng lại lá cờ Tổ Quốc thân yêu rạng rỡ bay trong ánh nắng huy hoàng Tự Do.

Lòng dấy lên bao cảm xúc đến nghẹn ngào, tôi nhớ đến những câu thơ đã viết tặng vị Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên TQLC cùng những vị anh hùng đã hy sinh tuổi trẻ cùng xương máu cho xứ sở Việt Nam:

'xin rót xuống đây lòng biển cả
lòng người chan chứa một Niềm Tin
rằng mai Đất Nước mình tươi thắm
Huế dựng uy nghi một tượng đài
trong khói nhang thơm trùm quá khứ
bao người Vị Quốc đã Vong Thân!'
n.t.


ngọc thủy
mùa hè 2004

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Bọn Ác Ôn Côn Đồ

Post by linhgia »

Bọn ác ôn côn đồ


Trong cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, Tổng Thống Johnson đã gọi các tướng miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ thuê làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddam bunch of thugs). Họ là ai và đã làm gì mà bị Tổng Thống Johnson miệt thị như vậy?


NHẬN DIỆN BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ

Tướng Trần Văn Đôn cho biết các sĩ quan sau đây đã nằm trong nhóm đứng ra tổ chức đảo chánh: Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Trần Văn Minh, Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tá Đỗ Mậu, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan, Đại Tá Nguyễn Hữu Có, Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Đại Tá Nguyễn Khương và Đại Tá Đỗ Cao Trí.

Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng Khánh có nói với chúng tôi rằng ông là người được CIA tiếp xúc trước tiên khi muốn làm đảo chánh. Nhưng theo tài liệu, CIA đã cho hai điệp viên khác nhau đến gặp Tướng Khiêm và Tướng Khánh cùng một lúc. Điệp viên Lucien Emile Conein đến gặp Tướng Khiêm, một nhân viên CIA, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân, và cho biết quyết định của Hoa Kỳ muốn lật đổ Tống Thống Ngô Đình Diệm. Tướng Khiêm đồng ý nhận thực hiện kế hoạch đó, nhưng gợi ý nên đi gặp Tướng Dương Văn Minh và Tướng Trần Văn Đôn. Trong khi đó, một điệp viên khác là Al Spera, cố vấn chính trị Bộ Tổng Tham Mưu, đi Pleiku gặp Tướng Nguyễn Khánh, một cộng tác viên khác của CIA, để thảo luận về việc này. Khi Al Spera hỏi Tướng Khánh về tướng Khiêm, Tướng Khánh đã nắm chặt hai bàn tay của mình lại và nói: “Chúng tôi như thế này”.

Sau khi Tướng Khiêm và Lucien Conein phác xong họa kế hoạch hành động, ngày 2.10.1963 khi Tướng Đôn lên phi trường đi Nha Trang thì Lucien Conein đến gặp và hẹn sẽ nói chuyện với nhau ở Nha Trang. Tối hôm đó, tại Nha Trang, Lucien Conein thuyết phục Tướng Đôn làm đảo chánh và Tướng Đôn đã đồng ý. Ngày 5.10.1963, Lucien Conein lại đến bàn chuyện này với Tướng Dương Văn Minh. Tướng Minh cũng đồng ý. Tướng Đôn được giao cho phối trí lực lượng, còn Tướng Minh lãnh đạo Hội Đồng Cách Mạng. Tất cả nằm dưới sự chỉ đạo của Lucien Conein và Tướng Khiêm.


1.- Vai trò của Lucien Emile Conein

Chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nói về điệp viên Al Spera, nhưng chúng tôi có khá nhiều tài liệu về điệp viên Lucien Emile Conein. Ông sinh năm 1919 tại Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gởi sang Hoa Kỳ sống với bà dì tại Kansas City thuộc tiểu bang Kansas, nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung Úy, hoạt động chống Đức Quốc Xả trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu, rồi qua Bắc Việt khi chiến tranh chấm dứt. Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại Tá Edward Lansdale, người đã giúp Tổng Thống Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và Tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó, ông trở về Mỹ và tham gia Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force), nhưng vẫn còn làm việc cho CIA.

Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung Tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài Gòn làm cố vấn cho Bộ Nội Vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các tướng Việt Nam mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại Tá Lansdale, để chuẩn bị tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Đại Sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “the indispensable man” (con người rất cần thiết). Còn trong cuốn "Vietnam: A History," sử gia Stanley Karnow nói rằng Lucien Conein là “một người lập dị, một người náo nhiệt, một nhân viên tình báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp, thường không thể kiểm soát được” Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đã dự tính dùng Lucien Conein trong vụ Watergate.

Mỗi lần được phỏng vấn, Lucien Conein thường mở đầu câu chuyện bằng câu: “Bây giờ, đây là sự thật hai mặt, là thứ danh dự của hướng đạo sinh, là sự thật hai mặt” hay “Đừng tin bất cứ điều gì tôi nói; tôi là một tên nói dối chuyên nghiệp”

Khi cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 xẩy ra, Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham Mưu chỉ đạo trực tiếp. Ông ngồi trên ghế của Tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực hiện. Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin ông Diệm và ông Nhu đã ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt lại cho kỳ được, vì rất quan trọng”. Lucien Conein đã nói với các tướng đảo chánh bằng tiến Pháp: “On ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs.” (Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể những cái trứng.) (trang 228)

Khi bước xuống thuyền đài ngày 3.6.1998 tại Virginia, Lucien Conei đã ôm theo khá nhiều bí mật của cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963.


2.- Tướng Trần Thiện Khiêm

Trong cuốn “Việt Nam nhân chứng”, Tướng Trần Văn Đôn nói rằng trong kế hoạch đảo chánh, ông rất dè dặt với Tướng Khiêm vì tướng này rất được ông Diệm và ông Nhu tin cậy. Vợ ông, bà Đinh Thị Yến, lại có chân trong ban chấp hành Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới Trung Ương của bà Nhu và là dân biểu Quốc Hội, thường đi sát với bà Nhu. Ông nhờ Tướng Minh thăm dò. Qua một người Mỹ “cam kết và tìm hiểu”, Tướng Minh cho biết Tướng Khiêm đồng ý tham gia đảo chánh.

Khi viết như vậy, Tướng Đôn không biết gì nhiều về sự sắp xếp của CIA trong cuộc đảo chánh này. Ngay cả khi lệnh giết ông Diệm và ông Nhu được CIA truyền xuống, Tướng Đôn cũng không hề được cho biết. Một vài câu chuyện sau đây do một nhân chứng có mặt tại Bộ Tổng Tham Mưu trong suốt thời gian cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 xẩy ra, cũng đủ cho chúng ta thấy vài trò của Tướng Khiêm quan trọng như thế nào:

- Khoảng 1 giờ 25 trưa ngày 1.11.1963, Tướng Khiêm bước ra bước vào nơi ông làm việc. Đúng 1 giờ 30, tin đảo chánh được phổ biến, các tướng lãnh liên miên ra vào văn phòng Tướng Khiêm.

- Sáng 2.11.1963, có người đem bộ complet màu xám sậm đến đứng ở lầu ba chờ. Tuy phái của Tướng Khiêm ra hỏi thì được biết người này được gọi đem áo tới cho Tổng Thống Diệm. Khoảng 9 giờ, một đại tá bước vào phòng Tướng Khiêm. Hai phút sau, đại tá này bước ra và bảo người kia đem bộ đồ complet về, vì Tổng Thống đã chết! Trên lầu, nhiều tướng lãnh ra vào phòng Tướng Khiêm rất nhộn dịp. Buổi tối, sau khi xác ông Diệm và ông Nhu được liệm xong, một báo cáo đã được trình lên cho Tướng Khiêm biết.

- Khuya 3.11.1963, khi mọi việc đã xong xuôi, Tướng Khiêm cho gọi Đại Tá Trần Văn Trung, Tham Mưu Phó Nhân Viên, và Đại Tá Đặng Văn Quang, Tham Mưu Phó Tiếp Vận, vào văn phòng ông và ra lệnh: “Hai ‘toi’ trực ở đây đêm nay, ‘moi’ về nghỉ.

- Một tuần lễ sau, Tướng Khiêm bước vào ban văn thư và hỏi Đại Úy Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng của ông: “Có cho anh em mỗi người lên một cấp chưa? Nếu có gì xảy ra, ‘moi’ bay đầu thì các anh em cũng không được yên đâu.”

Đọc thêm cuốn “Đôi dòng ghi nhớ” của Đại Tá Nguyễn Bá Hoa, đọc giả sẽ thấy rõ hơn quyền hành của Tướng Khiêm trong cuộc đảo chánh này.



LỆNH HÀNH QUYẾT


Từ trước đến nay, chúng ta thường tranh luận về ai đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nay cuốn băng của Tổng Thống Johnson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy (Kennedy administration) đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa.

Lệnh hành quyết do Washington truyền cho Đại Sứ Lodge ở Sài Gòn. Ông này truyền cho Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh qua Lucien Conein. Tướng Minh giao cho cận vệ của mình là Đại Úy Nguyễn Văn Nhung thi hành dưới sự chỉ đạo của Tướng Mai Hữu Xuân. Các sĩ quan khác, kể cả Tướng Đôn, đều không biết gì hết.

Như đã nói ở trước, ngoài Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, Đại Sứ Henry Cabot Lodge đã quyết định giết thêm Ngô Đình Cẩn và Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Nhung đưa Đại Tá Lê Quang Tung ra nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế phía sau Bộ Tổng Tham Mưu đâm chết và vùi thây ở đó. Muốn giết ông Ngô Đình Cẩn, CIA phải lừa ông vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế, nói rằng sẽ cho đi ngoại quốc, sau đó dùng công điện báo cáo láo về Washington nói rằng trong nhà ông Cẩn có hầm chôn người và súng, dân chúng đang biểu tình, rồi giao ông Cẩn cho Tướng Khánh giết. Trơng cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Đôn xác nhận trong nhà ông Cẩn không hề có hầm chôn người hay súng.

Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng sở dĩ Tổng Thống Johson đã gọi nhóm tướng lãnh được thuê làm đảo chánh là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” vì hai lý do: Lý do thứ nhất là cách thức giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Chưa một nhà lãnh đạo nào trên thế giới đã bị bọn tay chân bộ hạ thân tín, được hưởng nhiều ơn mưa móc, giết một cách thê thảm như thế trong một cuộc đảo chánh. Lý do thứ hai là sự tham nhũng và bất tài của nhóm này.



HÀNH ĐỘNG ÁC ÔN CÔN ĐỒ


Khoảng 10 giờ ngày 2.11.1963, khi chiếc M113 chở xác ông Diệm và ông Nhu về đến Bộ Tổng Tham Mưu, đậu trên sân cỏ phía tay phải. Mở cửa xe phía sau ra, người ta thấy ông Diệm mặc bộ complet màu xám sậm, ông Nhu mặc bộ complet màu hơi nâu tím. Cả hai bị trói thúc ké tay sau lưng, nằm nghiêng trên sàn xe, máu me dầm dề. Một quân cảnh đứng gác tại đó cho biết, Tướng Dương Văn Minh đã xuống và tự tay vạch quần ông Diệm ra xem có “chim” không!

Với các dấu vết trên hai xác chết như vậy, nhiều người đã đặt câu hỏi: Hai ông đã bị giết như thế nào? Cách tường thuật của mỗi người mỗi khác.

Trong cuốn “Assassin in our Time” (Kẻ sát nhân trong thời đại chúng ta) xuất bản năm 1976, ở trang 142, Sandy Lesberg đã mô tả như sau: Ông Diệm và ông Nhu ngồi với hai tay trói sau lưng. Trong khi ông Diệm giữ im lặng, bất thình lình viên thiếu tá dùng dao găm (bayonet) đâm ông Nhu 15 hay 20 lần. Sau đó, hắn ta rút súng lục bắn vào sau đầu ông Diệm. Thấy ông Nhu còn quằn quại trên sàn, viên thiếu tá ban cho ông ta một cú ân huệ bằng cách cũng bắn vào đầu ông ta.

Sandy Lesberg không cho biết ông đã lấy tin này từ ai. Thật ra, lúc đó Nguyễn Văn Nhung còn là Đại Úy, sau này mới được thăng Thiếu Tá.

Với cuốn “Les Guerres du Vietnam” (Chiến tranh Việt Nam” xuất bản năm 1985, Tướng Trần Văn Đôn không hề mô tả gì đến cách giết ông Diệm và ông Nhu, mà chỉ mô tả về sự tàn ác của sát thủ Nguyễn Văn Nhung mà thôi.

Bà Ellen J. Hammer, tác giả của cuốn “A Death in November” (Cái chết vào tháng mười một), nói rằng khi chiếc xe chở ông Diệm và ông Nhu dừng lại ở cổng xe lửa đường Hồng Thập Tự, Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa từ trên miệng cửa xe lia một tràng tiểu liên vào hai ông Diệm và Nhu. Đại Úy Nhung rút súng Colt ra bồi thêm mấy phát vào đầu. Nhưng thấy chưa thỏa lòng, Nhung rút dao găm đâm tới tấp vào ngực hai anh em ông Diệm.

Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa phủ nhận lời tường thuật này, ông nói rằng ông không ngồi trên xe chở ông Diệm và ông Nhu lúc đó. Nếu chính ông đã giết ông Diệm và ông Nhu, người ta cũng đã giết ông như giết Nguyễn Văn Nhung rồi.

Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa là một đảng viên đảng Đại Việt, thuộc vào loại căm thù nhà Ngô, sau này đã được Tướng Nguyễn Khánh cho ngồi ghế phụ thẩm quân nhân của Tòa Án Các Mạng, xét xứ và tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn theo lệnh của Henry Cabot Lodge, mặc dù không có bằng chứng xác thực. Do đó, nhiều người vẫn tin vào lời tường thuật của bà Sandy Lesberg.

Có lẽ Tướng Nguyễn Chánh Thi là người biết rõ Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đã giết ông Diệm và ông Nhu như thế nào, vì sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30.1.1964, trước khi ra lệnh giết Đại Úy Nhung để phi tang một nhân chứng quan trọng (có lẽ theo lệnh của CIA), ông đã đích thân lấy lời khai của Nhung và còn bắt Nhung ngồi viết lời khai về vụ này. Ông có cho tôi nhìn qua tờ khai này năm 1968 khi đang ở Washington D.C. Nhưng rất tiếc, khi xuất bản cuốn “Việt Nam: Một trời tâm sự”, ông đã không cho in nguyên văn tờ khai này, mà tự ý sửa đổi và cắt bớt đi. Tướng Mai Hữu Xuân được đổi thành Tướng Thu, mặc dầu trong Quân Lực VNCH lúc đó không có tướng nào tên là Tướng Thu cả. Theo tờ khai mà Tương Thi công bố trong cuốn sách nói trên, Đại Úy Nhung đã khai như sau:

Khi xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu chạy được chừng 500 thước, Thiếu Tướng Thu (tức Mai Hữu Xuân) chạy xe ngược chiều trở lại và đưa lên một ngón tay trỏ. Đang còn ú ớ chưa biết giết ai, ông Diệm hay ông Nhu, họ định chạy qua để hỏi lại cho rõ thì dân chúng ùa ra xem rất đông, không chạy qua được. Bổng Thiếu Tướng Thu đưa hai ngón tay, họ hiểu rằng ông ra lệnh bắn cả hai người. Thiếu tá Nhung liền rút súng Colt 12 bắn mỗi người 5 phát, và sau đó bắn ông Nhu thêm ba phát vào ngực nữa.

Tướng Lê Minh Đảo, lúc đó là Đại Úy tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, đã cho biết như sau: Sau khi ông Diệm và ông Nhu bị hạ sát ít lâu, Nguyễn Văn Nhung có kể lại chuyện này cho ông nghe. Nhung nói rằng khi được lệnh giết cả hai ông, Nhung đã bắn ông Nhu trước. Ông Diệm thấy thế đã nhắm mắt lại. Nhung liền bắn ông Diệm 5 phát. Sau đó quay qua bắn ông Nhu thêm 3 phát nữa. Điều này phù hợp với lời khai mà Tướng Nguyễn Chánh Thi đã công bố.

Tuy nhiên, sự thật không phải chỉ có thế. Xác ông Diệm và ông Nhu đã được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng Tham Mưu để khám nghiệm. Bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn (hiện nay ở New York), giám đốc bệnh xá này lúc đó, đã khám nghiệm và chứng nhận rằng cả ông Diệm lẫn ông Nhu đã bị bắn từ sau ót ra trước. Xác ông Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác ông Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu. Vậy ông Diệm và ông Nhu đã bị trói, đánh đập và đâm lúc nào?

Một nhân chứng rất quan trọng hiện đang ở Melbourne, Úc Châu, cho biết ông là người đi trên chiết M113 chở ông Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu, nên đã chứng kiến những sự việc xẩy ra. Câu chuyện ông kể lại có vẽ hợp lý hơn cả.

Theo nhân chứng này, vào trưa 1.11.1963, chi đoàn thiết giáp của ông được lệnh vào Sài Gòn để tăng cường bảo vệ thủ đô. Khi đến Sài Gòn, chi đội này được chia làm hai toán, một toán hợp lực với quân bạn bao vây Dinh Gia Long, một toán làm vòng đai an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu. Nhân chứng ở trong toán đóng tại Bộ Tổng Tham Mưu.

Sáng 2.11.1963, khoảng 6 giờ 15 phút, toán ông được lệnh di chuyển ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vừa ra khỏi cổng chính thì thấy có 3 chiếc xe Jeep đang chờ. Chiếc thứ nhất có Tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ hai chở Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa. Chiếc thứ ba chở 4 người, trong đó có Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Sau đó là hai chiếc M113. Nhân chứng ngồi ở chiếc thứ nhì. Cuối cùng là 2 chiếc GMC chở đầy lính có vũ trang đầy đủ.

Khi đến Chợ Lớn, gần một nhà thờ, xe chạy chậm lại, các binh sĩ trên hai chiếc GMC được lệnh nhảy xuống, một số bố trí xung quanh nhà thờ, số còn lại bố trí ở vòng ngoài. Xe Tướng Xuân chạy một vòng rồi đậu lại bên kia đường.

Sau cái phất tay của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, ba đại úy Nhung, Nghĩa và Hiệp nhảy xuống xe. Đại Tá Lắm ngoắc chiếc M113 có nhân chứng ngồi trên đó đi theo. Nhân chứng cũng nhảy xuống xe. Khi cách Đại Tá Lắm khoảng 2 thước, nhân chứng thấy có 4 người từ trong nhà thờ đi ra. Người đi đầu là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người đi tiếp theo là ông Ngô Đình Nhu. Sau cùng là hai tùy viên (Đại Úy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá). Đại Tá Lắm đến chào ông Diệm:

- Thừa lệnh Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chúng tôi đến đón cụ và ông cố vấn.

Ông Diệm:

- Ông Đôn và ông Minh đâu hè?

Đại Tá Lắm:

- Thưa cụ, hai ông còn đang bận việc ở Tổng Tham Mưu.

- Thôi được. Thế tôi và ông cố vấn đi cùng xe kia với ông.

Đại Tá Lắm quay người lại chỉ vào chiếc M113 và nói:

- Thưa cụ, xin cụ lên xe này cho.

Ông Nhu khẻ nhíu mày lên tiếng:

- Không thể đón Tổng Thống bằng một chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn, ông Đính coi xem.

Đại Tá Lắm khẽ nhún vai:

- Tôi không biết. Đây là lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch.

Đại Úy Nhung liền oang oang:

- Xin mời hai ông lên xe ngay cho đi.

Mặt ông Nhu đỏ bừng, giọng rất quyết liệt:

- Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh, ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng được, nhưng còn Tổng Thống...

Đại Úy Nhung:

- Ở đây không còn Tổng Thống nào cả.

Ngay lập tức, nhung bảo hai quân nhân chạy đến đẩy hai ông lên xe và hạ cửa xe xuống...

Xe đi hết đường Nguyễn Trải, vào đường Võ Tánh đến trước Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia thì ngừng lại. Tổng Nha này đã bị chiếm từ ngày hôm trước nên không còn một cảnh sát nào lui tới. Chung quanh, các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 5 của Đại Tá Ngưyễn Văn Thiệu canh gác rất cẩn mật.

Một Đại Tá từ trên xe Jeep nhảy xuống, bảo các binh sĩ trên xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu xuống xe hết. Bảy người trên xe nhảy xuống, nhưng tài xế và anh hạ sĩ xạ thủ được ra lệnh ở lại. Xe được lệnh đi vào Tổng Nha.

Khoảng 20 phút sau, chiếc M113 lại từ Tổng Nha chạy ra. Các binh sĩ lúc nảy được lệnh leo lên xe lại. Xe chạy ngược đường Võ Tánh trở lại đường Cộng Hòa. Nhân chứng hỏi hạ sĩ xạ thủ:

- Ông Diệm và ông Nhu đâu?

- Ở dưới.

- Sao rồi?

- Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện. Người ta hỏi ông ta nhiều lần: Vàng, bạc, tiền của cất đâu? Ai giữ? Cơ sở kinh tài gồm những cơ sở nào? Ông Nhu trả lời không biết.

- Còn ông Diệm?

- Ông Diệm bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào hầm xe.

- Chết hay sống?

- Không biết.

Xe qua khỏi trường Petrus Ký rồi quẹo phải vào đường Hồng Thập Tự thì gặp lại 2 xe Jeep và hai xe chở binh sĩ lúc xuất hành buổi sáng. Xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm đi đầu, xe thứ hai có Đại Úy Nhung. Khi đến đường Cao Thắng, bên hông bệnh viện Từ Dũ, xe ngừng lại vì bên kia đang có xe của Tướng Xuân chạy ngược trở lại. Dân chúng ra xem rất đông. Tướng Xuân nhìn Đại Úy Nhung và đưa hai ngón tay trái lên hai lần. Sau đó, ông đưa ngón tay trỏ lên khỏi đầu và co vào duỗi ra đến 4 lần (gióng như bóp cò). Đại Úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào.

Khi xe đến gần đường rầy xe lửa thì dừng lại trước cổng xe đã được đóng lại vì đang có đoàn xe lửa đi qua. Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiến M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: “Xuống! Xuống!” Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất thì nghe nhiều tiếng súng nổ...

Những lời tiết lộ của nhân chứng này cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của. Trò khảo của này là một “sở trường” của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đã giúp giải thích tại sao hai ông bị trót tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm. Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.

Sau khi thi hành xong lệnh của chủ và lãnh tiền công, “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” cấu xé nhau về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất mất chủ quyền quốc gia, rồi đến mất nước.

Bây giờ ở nơi các địa tầng “naraca”, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Nhung... đang cùng với hai “ông thầy” Henry Cabot Lodge, Lucien Emile Conein nghiền ngẩm về lời nguyền rủa của Tổng Thống Johnson. Nghe nói trong những năm cuối cùng, Mai Hữu Xuân đã phát điên, thỉnh thoảng quỳ quay vào tường, chấp tay van lạy: “Xin cụ tha cho con!”.

Nơi chốn luân hồi, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang... không dám bước ra nhìn ánh sáng, Tôn Thất Đính thất thểu như một bóng ma...


Tú Gàn

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Tướng Lý Tòng Bá

Post by linhgia »

Xuyên tạc, ác ý do mặc cảm chiến tranh Việt Nam.
Một số hãng phim người Mỹ đã làm phim trên xác chết của quân bạn VNCH và cả trên xác người lính Mỹ chiến đấu ở Việt Nam


Lý Tòng Bá


Việt Nam là nơi mà người Mỹ đã tham dự một cuộc chiến để đời. Họ đến đó và chiến đấu bên cạnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa để giữ cho miền Nam được tự do, ít ra là trên danh nghĩa – Và quân sử đã cho thấy Quân Lực VNCH đã chiến đấu chống Bắc quân trước ngày quân Mỹ đổ bộ vào chiến trường Việt Nam năm 1965 với tư cách là một người bạn đồng minh chiến đấu bên cạnh quân VNCH. Thực tế này đã được nhà văn quân đội Phan Nhật Nam trình bày khá rõ trong cuộc hội luận quốc tế tại Tokyo, Nhật Bản về đề tài “Chiến tranh Việt Nam” trong đầu tháng 1/2002. Quân dân miền Nam đã chiến đấu trước khi quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẳng năm 1965, và đã tiếp tục một mình chiến đấu sau khi quân Mỹ bắt đầu rút năm 1973 sau cái gọi là “Hiệp Định Hòa Bình Ba Lê 1973.”

Thế nhưng, đối với quần chúng Mỹ, nhất là giới truyền thông, phim ảnh, họ đã gần như vô tâm, vô trách nhiệm và bất công khi nhậm chìm vai trò chiến đấu chính yếu của quân dân miền Nam chống Bắc quân, để họ tự coi như chỉ có người Mỹ đảm nhiệm vai trò chính đối đầu với cộng sản miền Bắc và đẩy vai trò chính yếu của những người lính miền Nam chiến đấu tự vệ vào bóng mờ lịch sử. Và đều đó hoàn toàn phù hợp với nhu cầu “tự đề cao vai trò người lính Mỹ trong cuộc chiến – những vết đâm sau lưng nhau của truyền thông Mỹ nhắm vào người lính của họ và của Việt Nam trong cuộc chiến” – Và cùng lúc lại phù hợp với thủ đoạn tuyên truyền của cộng sản Hà Nội trong chiêu bài “chống Mỹ cưu nước.” Đó là lý do tại sao báo chí, nhất là giới làm phim của Mỹ, cho đến cả sau 1975 và lúc này, hầu như lúc nào cũng đưa vai trò quân đội Mỹ lên trước trong cuộc chiến tại Việt Nam. Họ đã tạo ra những điều không thực và bất công đối với quân lực Việt Nam Cộng Hòa, mà dưới mắt chúng tôi, “nhiều hảng phim Mỹ đã làm phim trên xác chết của quân bạn và ngay cả trên xác chết của người lính Mỹ”.

Đã mấy lần, trên màn ảnh nhỏ của hảng HBO và TNT chiếu những đoạn phim về chiến tranh Việt Nam, tôi đã gặp những hình ảnh quen thuộc của một J. P. Vann lúc nào cũng hăng say, nổ lực trong những nhiệm vụ quan trọng được giao phó, và trong đó, liên quan đế các trận đánh then chốt hầu như tôi (LTB) và Vann đều có mặt.
Nhìn lại thời gian của trận Ấp Bắc, từ một đại đội trưởng Đại Đội 7 M113 lần đầu tiên được tổ chức và đưa ra tác chiến trắc nghiệm tại Khu Chiến Thuật Tiền Giang với Sư Đoàn 7 của QLVNCH ở Mỹ Tho của những năm 1961 – 1964 – Sau đó trở thành Tỉnh trưởng kim Tiểu Khu Trưởng Bình Dương năm 1965 – 1968 thuộc Khu Chiến Thuật 32 Quân Đoàn 3 Quân Khu 3, và tiếp theo là Tư lệnh Sư Đoàn 23 BB tại Quân đoàn 2 Quân Khu 2 ở Pleiku – Ban Mê Thuột. Trong cả ba thời kỳ trên, tôi và J. P. Vann đã hoạt động cận kề bên nhau như hình với bóng. Vì thế, có thể nói, hơn ai hết, tôi là người hiểu rõ con người J. P. Vann. Không biết bao nhiêu lần, từ Bình Dương, Nha Trang đến Pleiku... chúng tôi đối mặt thẳng thắn thảo luận bất cứ vấn đề gì liên quan đến hoạt động chung và chiến tranh Việt Nam... trong đó, nhiều lần Van đến ôm tôi, vỗ vai xin lỗi tôi về những hiểu lầm của ông ta đối với tôi trong trận Ấp Bắc năm xưa, trong những lúc ấy, Vann luôn miệng một cách thành thật: “ Ba! Let forget it!”

Thế nên, vào thời đó, nhìn vào những gần gũi, thân tình giữa tôi và Vann, một số người Mỹ cũng như Việt thường nói “ Bá là người của ông Vann” – hoặc giả “ Vann là người đứng sau lưng Bá và nghe theo Bá...”. Trong cái rừng lầm lẫn, xuyên tạc có ác ý đó, có lần Việt cộng và những kẻ xấu mồm còn tung tin thất thiệt mà một thời dư luận có nghe đến, là “tướng Bá thắng trận Kontum năm 1972 là vì người vợ Việt Nam của Vann là bà chị vợ của Bá. Vì sự liên hệ “cột chèo’ đó nên Vann đã phải tìm mọi cách, kể cả việc xử dụng tối đa các phi vụ B52 để cứu Bá cho bằng được trong trận Kontum...”

Sự thực, người ta đã cố tình không hiểu chiến thắng trong trận Pleiku 1972 là kỳ tích thần kỳ của toàn thể các quân binh chủng thuộc Sư Đoàn 23BB và Tiểu Khu Kontum. Trong trận này, quân ta đã bất chấp sức mạnh vây hãm của địch với tỷ lệ chênh lệch về quân số, địch 3 ta 1. Quân ta đã bám chặc và giữ vững vị trí từ trận đánh khởi đầu tại đồi 501 cách thị xã Kontum chỉ vài dậm, nơi Sư Đoàn 23 BB đặt bản doanh... đến những đợt tấn công khác của địch quanh vòng đai chu vi phòng thủ cũng như những trận ác chiến ngay trong trung tâm thị xã Kontum. Có lần quân ta và địch gần như cận chiến lẫn lộn nhau hay chỉ cách nhau có một dãy phố, một mé lộ hay một vĩa hè mà quân đối chiến chỉ có thể dùng lựu đạn và lưỡi lê quần thảo với nhau... Hình ảnh này được kể rõ nét trong tác phẩm Anh ngữ “Trial by Fire” của sử gia Dale Andrade.

Trong những phút giây quyết liệt sau cùng của trận chiến, quân ta đã phải nhiều lần tấn công, phản công, hoặc có đơn vị được lệnh rời vị trí phòng thủ chu vi, bất ngờ hình thành mũi dùi tấn kích quay ngược về trung tâm thành phố nhắm vào các vị trí địch cùng lúc với các lực lượng Trừ Bị Lưu Động có chiến xa yễm trợ từ các trung tâm phòng thủ đánh ra... tạo thành các gọng kềm chẽ nát các đơn vị Bắc quân xâm nhập thành phố của tướng VC Hoàng Minh Thảo trong suốt 7 ngày đêm. Ba sư đoàn 320, SĐ 10 và SĐ 2 Sao Vàng dưới tay Hoàng Minh Thảo, chưa kể một đại đội chiến xa T54 và T59 cùng một pháo đội bị tiêu diệt hay bắt sống – bị đánh bật ra khỏi thị xã Kontum cùng những thương vong vô cùng nặng nề. Trong tình huống chiến trường giữa thành phố dành từng tất đất, làm gì có chuyện B52 tiếp sức quân ta giữa trùng trùng lửa đạn cận chiến theo từng góc phố đó để “ hà hơi tiếp sức “ cho 3 Trung Đoàn 44, 45 và 53 của SĐ 23 được đại đội 1/8 chiến xa M41 của Thiết Đoàn 8 của mũ đen Lê Quang Vinh yễm trợ chiến đấu bên cạnh - tôi nói lại cho rõ điều này để trả lại vinh dự cho anh em SĐ23 và các đơn vị cùng chiến đấu - chứ không như trong bài viết của Đại Tá Trịnh Tiếu, trưởng phòng 2 Quân Đoàn 2 khi ông viết không chính xác rằng SĐ23 được Quân Đoàn 2 tăng viện cho một số thiết giáp nào đó... Thật ra là Lữ Đoàn 2 Thiết giáp có tiến lên Kontum nhưng chỉ khi cuộc chiến đánh bật Bắc quân ra khỏi thị xã Kontum đã kết thúc – và nó chỉ nên được coi như một cuộc hành quân biểu dương lực lượng để các cô gái trẻ Kontum choàng vòng hoa qua cổ Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh Quân Khu 2 trước mắt cố vấn J. P. Vann và tôi tại đầu cầu sông Dabla.

Thời gian trôi qua, nay thì những chiến tích hào hùng của quân lực chúng ta bây giờ chẳng được ai nhắc hay nói đến. Mà quả tình, ngay cả trận Ấp Bắc cũng chẳng có gì quá ghê gớm, chỉ vì cái hăng say chủ quan và vụng về của J. P. Vann mà Ấp Bắc bị coi là một chiến bại cho quân ta, môt chiến thắng cho phe địch để VC dùng nó làm đòn bẫy cho chiến dịch tuyên truyền tâm lý chiến về sau này. Đâu có ai biết được sự thật đã xẩy ra như thế nào ngoài bài viết sai lạc một chiều Neil Sheehan trong quyển the Bright Shinny Lie mà tác giả của nó đã căn cứ vào các tin tức và dữ kiện một chiều, sai lệch từ phía cố vấn Mỹ, trong khi chính tôi là người chỉ huy trực tiếp Đại Đội 7 M113, mũi dùi chính lăn lộn trong trận đánh, biết rõ tình tiết của trận đánh... lại chưa một lần được tham khảo ý kiến trước khi họ viết bài và đưa trận đánh trên các cột báo Mỹ của họ. Vì thế, chỉ căn cứ vào một số những khó khăn và trở ngại bất ngờ của Đại Đội 7 M113 trên chiến trường nước đọng sình lầy miền Nam để suy diễn từ các dữ kiện chủ quan, không thực của phía cố vấn Mỹ lần đầu tiên tham dự chiến trường du kích chiến tại Việt Nam để viết bài. Và vì thế họ viết sai và lệch lạc so với thực tế. Họ hoàn toàn không biết các diễn biến quan trọng sau đó của trận đánh Ấp Bắc, theo đó, trong đợt xung phong cuối cùng, Đại Đội 7 M113 đã đánh bật VC ra khỏi vị trí cố thủ, địch tháo chạy, bỏ lại 8 xác trong đó có cả một sĩ quan chỉ huy. Riêng chi tiết này, Neil Sheehan cũng không thể phủ nhận khi ông ta viết trong bài “ When the war was over” đăng trên Nguyệt San The New Yorker phát hành ngày 18 tháng 11 năm 1991.

Trong chiến tranh, một cách công bình, khách quan mà nói, trong những cuộc chạm trận với địch quân VC, kể cả thời chiến tranh Việt Pháp đến sau này, việc tổn thất ít nhiều giữa đôi bên là chuyện rất bình thường. Người ta không thể đem tổn thất của một trận đánh để suy diễn thành sự thất bại của một cuộc chiến rộng lớn. Có một điều chắc chắn không thấy ai đề cập tới, và tôi xin được nói rõ là kể từ năm 1961 cho đến đầu năm 1965, ngoài trận Ấp Bắc mà quân VC cũng đã bị đánh bại trong những giây phút cuối cùng thì không có bất cứ một trận nào khác, quân VC có thể giữ được vị trí của họ lâu dài trước những lần xung phong của các đơn vị M113 do tôi và những sĩ quan nối tiếp thay thế tôi chỉ huy, đó là chưa kể những trận đánh và chiến tích tại Đồng Tháp Mười, Mỹ Tho VC đã bỏ lại chiến trường hàng trăm vũ khí các loại, có cả đại bác 57 và 75 ly lần đầu tiên được VC đem ra sử dụng tại chiến trường miền Nam. Sự thật trên đây, tôi đặt ra cho bất cứ ai, từ Mỹ tới Việt có thể đánh đổ được bằng chứng liệu.

Trong lúc vinh quang của người lính Việt Nam Cộng Hòa bị cả địch cố tình lẫn bạn vô tình dìm xuống... thì chẳng ai, nhất là báo chí và giới làm phim Mỹ, biết được một số sự thật không lấy gì làm vinh dự trong chiến đấu khi phải kể lại. Tôi bất đắc dĩ phải viết lại chuyện này và lý do sẽ đề cập phần sau:

Trong lúc Đại Đội 7 M113 ngang dọc với đủ loại vũ khí trên xe tấn công mục tiêu VC chỉ cách mình vài chục thước, trên xe có đại úy cố vấn J. Scanlon. Thượng sĩ Nguyễn Văn Hào của chiến xa chỉ huy bị tử thương trong lúc giao chiến, xác anh được đặt nằm trong chiến xa bên cạnh hai chiến sĩ bị thương, máu chảy lên láng trên sàn chiến xa. Vừa chỉ huy xa trận tác chiến, bất ngờ tôi thấy J. Scanlon hoảng hốt mở cửa sau chiến xa chạy thoát ra... và may mắn anh ta còn sống và trở lại đơn vị ngày hôm sau, sau trận đánh. Trước đây, tôi coi chuyện này nhỏ, và là “chuyện riêng tư” của cố vấn nên tôi không cần nói và để ý đến. Nhưng bây giờ thì tôi phải nói. Lý do?

Sau những năm tháng tù tội trong ngục tù Bắc quân, qua Mỹ năm 1991, tôi mới biết Sheehan đã viết bài về trận Ấp Bắc với những dữ kiện và tình tiết bịa đặt thu nhận từ đại úy J. Scanlon ( mà tôi cho là một sĩ quan cố vấn tệ nhất của đơn vị tôi so với các cố vấn giỏi khác làm việc chung với tôi.) Đọc bài họ viết sai lệch gần như xuyên tạc về trận Ấp Bắc, tôi chỉ biết lắc đầu cay đắng. Tôi bị mang cái cảm tưởng mình là người lính bại trận của 30/4/1975 thì làm sao bẻ lại cho thẳng ngòi bút của Sheehan + Scanlon trên các trang báo Mỹ một chiều đầy ảnh hưởng. Tôi biết rõ, vì là người chiến đấu, chỉ huy trong cuộc, họ viết sai, nhưng độc giả Mỹ biết gì về sự thực tôi biết, nên cái sai họ viết trên báo có thể được tin là đúng, theo kiểu “cuốn theo chiều gió” – vì chưa có ngọn gió nào thổi ngược về chủ đề đó trên báo Mỹ.

Từ những bài báo, những quyển sách viết không đúng sự thật đó, nhiều phim về chiến tranh Việt Nam được dựng nên dùng tài liệu do VC cung cấp, và mới đây, hảng HBO và TNT tung ra một phim nói về chiến tranh Việt Nam nói về cuộc đời của J. P. Vann với những tình tiết bịa đặt, xuyên tạc quân lực VNCH ( Cuốn A Bright Shinning Lie) . Nó trở thành cơn bão nhỏ trong nhiều gia đình cựu quân nhân QLVNCH sống ở Mỹ, nó gây ra những cơn bảo giữa cha con, giữa hai thế hệ: cha, người lính chiến VNCH, con, đứa bé sinh ra và trưởng tành trên đất Mỹ, xem phim thấy cái quân đội mà cha mình một đời tự hào, hãnh diện... nó tàn tệ, chẳng ra gì trong cuốn phim. Cha con tranh luận và cãi nhau...

Chúng tôi thương cho những người cha, và làm sao trách mấy đứa con. Chúng tôi nhìn thẳng vào giới báo chí, phim ảnh thiên tả, một chiều của Mỹ để nhìn ra thủ phạm và trách nhiệm của họ. Họ đã tiếp tay cho Hà Nội trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam. Và sau hơn thế kỷ sau khi Sài Gòn sụp đổ, cái cung cách thiên tả của họ vẫn không thay đổi mấy, và sự có mặt của người Việt tỵ nạn cộng sản ở Mỹ hơn 25 năm qua cũng không làm gì để thay đổi góc nhìn lệch lạc của họ. Các loại phim như phim nói về cuộc đời của J.P.Vann với những sai lầm và bịa đặt cứ tiếp tục tung nộc độc, lừa bịp dư luận... chỉ có tác dụng đem lại tiếng cười hả hê cho cộng sản Việt Nam và ném bùn lên xác chết của những người lính Mỹ và VNCH chiến đấu cho tự do, cả trên lưng những người lính Mỹ và cựu quân nhân QLVNCH hiện còn sống trên đất Mỹ. Những loại phim này, nhân danh tự do thương mại và thông tin, họ tiếp tục bào mòn đạo đức và danh dự của một nước Mỹ bao dung và anh hùng.

Riêng về J. P. Vannn, đối với tôi, Vann là người trọng danh dự, cương trực, anh hùng và vô cùng quyết liệt trong thái độ và hành động chống cộng sản. Sống và làm việc gần gũi với Vann, tôi biết Vann không bao giờ muốn thấy miền Nam Việt Nam lọt vào tay cộng sản. Tôi nhớ một câu tâm sự để đời của Vann cho riêng tôi trước ngày Vann tử nạn tại Cao nguyên – và câu tâm sự đó theo tôi suốt đời:

“Anh Bá! Nếu sau này, vì một bất hạnh nào đó xẩy ra cho miền Nam để miền Nam lọt vào tay cộng sản, tôi và anh sẽ đưa quân vào mật khu chiến đấu!...”
Tôi xúc động nhìn Vann... và nghĩ đến số phận của đất nước. Tại sao Vann lại nói cái câu mà sau khi Vann chết, năm 1975 đã trở thành ứng nghiệm? Phải chăng Vann đã nhìn thấy bóng mây đen trên nền trời tương lai miền Nam Việt Nam? Và miền Nam đã sụp đổ, Vann đã không có dịp cùng tôi rút quân vào rừng. Vann đã tử nạn, nằm trong lòng đất trước ngày Sài Gòn sụp đổ – và tôi trở thành vị tướng tù binh cuối cùng của một cuộc chiến – một cuộc chiến u khuất mà về mật quân sự chưa chắc nó thất bại theo như trong ý nghĩa của tác phẩm “Victory Lost”/ “Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ” của GS Stephen Young mà bản Việt ngữ vừa mới phát hành trong năm 2002.

Và nay, cuộc chiến dường như chưa thật sự chấm dứt. Những dòng cuối này xin gửi đến bạn tôi: J. P. Vann... với những kỷ niệm không bao giờ quên.

AET. Lý Tòng Bá

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Những anh-hùng Quân Lực VNCH

Post by linhgia »

Những Anh Hùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Phạm Phong Dinh




Đất nước Việt Nam anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Những đấng tiền nhân tiên liệt đã chiến đấu và viết nên những trang sử chống xâm lược chói lọi nhất trong lịch sử nhân loại.

Giở lại những trang sử chiến đấu dũng mãnh và hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhân tưởng niệm ngày 30-04, là ngày nước Việt Nam Cộng Hòa thôi tồn tại, chúng tôi muốn kể lại cho các bạn trẻ Việt Nam công nghiệp chiến đấu và những giây phút chói chang cuối cùng của những vị thần tướng làm rạng danh nước Nam trên trường quốc tế: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ.

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là hậu duệ của dòng họ Nguyễn Khoa danh tiếng ở đất Thần Kinh Huế mà các cụ tổ từ đời này sang đời nối tiếp đều có công trạng giúp Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, mà điểm dừng là mũi Cà Maụ ược hun đúc từ truyền thống ấy, Thiếu Tướng Nam thuở còn ở tuổi học sinh siêng năng chăm học, rất hiếu thảo với cha mẹ, ông thường nghiền ngẫm kinh Phật, sách triết học và Nho học. Người cũng rất say mê hội họa, âm nhạc và giỏi về nhạc lý. Sau này khi đã trở thành vị tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh và rồi lên Tư Lệnh Quân Đoàn IV Quân Khu IV người nổi tiếng là vị tướng từ ái, thương lính yêu dân, rất được quân và dân Miền Tây kính trọng và yêu thương. Mỗi lần Thiếu Tướng Nam bay đến các tiểu khu (tỉnh) hay các đơn vị chiến trường nào, ông cũng đều không muốn làm phiền thuộc cấp vì chuyện ăn uống. Lắm lúc ông chỉ cần vài trái bắp luộc là đã xong cho một bữa trưạ Nếu ở Bộ Tư Lệnh thì người luôn luôn xuống Câu Lạc Bộ cùng dùng cơm với các sĩ quan, có gì ăn nấỵ Là một Phật tử thuần thành, Thiếu Tướng Nam ăn chay 15 ngày mỗi tháng, cố gắng tôn trọng những giới cấm, tránh sát giới nhưng vẫn chu toàn bổn phận của một người lính chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Bà con thân hữu đến thăm ông thì được, nhưng để xin ân huệ hay nhờ vả đều nhận được sự từ chối thẳng thắn. Cuộc sống của người quá giản dị, không vợ con, không nhu cầu vật chất xa hoa, không gì hết, đơn giản đến mức trở thành huyền thoạị

Tướng Dương Văn Minh, người được Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa bỏ phiếu đa số chấp thuận lên nắm quyến Tổng Thống vỏn vẹn mới có ba ngày đã vội vã ra lệnh toàn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng thôi chiến đấu từ 10 giờ sáng ngày 30.04.1975.

Dưới Quân Khu IV (Miền Tây) các tướng lãnh của quân ta nào đâu chịu đầu hàng một cách nhục nhã như vậỵ Đại cuộc không thành, thành mất thì tướng phải tuẫn tiết theo thành. Thiếu Tướng Nam lên xe đi vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ thăm những chiến hữu thương binh của người lần cuối cùng. Mối thương cảm vận nước đến hồi đen tối, chiến hữu gãy súng và thương phế binh chắc chắn sẽ bị quân địch tàn nhẫn đuổi ra nằm lê la trên hè phố bụi đất với những vết thương còn lở lói và rướm máu, đã làm cho đôi mắt của người sưng húp lên. Đến tối Thiếu Tướng Nam quay trở về dinh Tư Lệnh nằm bên bờ con sông Cái Khế và nhận được tin Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó quân Khu IV đã nổ súng tuẫn tiết trong văn phòng tại trại Lê Lợị Đến nửa đêm, Thiếu Tướng Nam trân trọng vận bộ lễ phục trắng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với ngù vai, dây biểu chương, huy chương các loại gắn trên ngực áo, nghiêm chỉnh ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế sau bàn Tư Lê.nh. Rồi người đưa khẩu Browning lên bắn vào màng tang, đầu người gục xuống về phía tráị Ngày hôm sau, các sĩ quan còn ở lại Bộ Tư Lệnh đã đứng nghiêm chào người anh hùng rồi an táng thi thể người trong Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thợ Trong đầu năm 1994, thân nhân của Thiếu Tướng Nam đã xuống Cần Thơ bốc mộ, hỏa thiêu và mang tro cốt đem về thờ trong chùa Gia Lâm trên đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, Sài Gòn.

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV; Quân Khu IV đã tự sát trong văn phòng Tư Lệnh Phó tại Trại Lê Lợi nằm trên đường Hòa Bỉnh, Cần Thơ, trước Thiếu Tướng Nam vài tiếng đồng hồ. Tên tuổi của Chuẩn Tướng Hưng được biết đến từ khi ông còn là một sĩ quan chiến đấu trên chiến trường Miền Tây và được xưng tụng là một trong những con mãnh hổ dũng cảm nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòạ Từ chức vụ Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, ông được điều động lên Quân Khu III làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh và được vinh thăng Chuẩn Tướng chỉ vài tháng trước khi chiến trận Mùa Hè Đỏ Lửa nổ lớn tại An Lộc trong năm 1972. Định mệnh đã chọn Chuẩn Tướng Hưng làm người tử thủ An Lộc và đánh thắng đến bốn sư đoàn địch, vang danh quân sử Việt Nam và chiến sử thế giớị Hình ảnh dũng cảm và quen thuộc mà chiến sĩ tử thủ An Lộc ngưỡng mộ người Tư Lệnh của họ, là chiến sĩ Lê Văn Hưng đầu đội nón sắt, quần lính, áo thun màu ô liu, tay xách cây M16 như bất cứ một người lính khinh binh nào, làm việc 24/24 giờ một ngày bên chiếc đèn vàng mù mờ ánh sáng, hay ra chiến hào khích lệ tinh thần binh sĩ và tỉ mỉ giảng giải cách sử dụng súng chống chiến xa M72 để bắn xe tăng địch.

Dưới sự chăm sóc và chỉ huy của Thiếu Tướng Nam và Chuẩn Tướng Hưng, Quân Đoàn IV gồm các Sư Đoàn 7, 9 và 21 Bộ Binh đã đem lại những ngày an bình cho người dân Miền Tâỵ Hai vị Tướng đã là một cặp chiến binh kiệt xuất tạo nên bức tường thành vững chắc cho Quân Khu IV. Cho đến cái ngày oan nghiệt 30.04.1975, hai vị Tướng nhiều lần nhận được lời đề nghị khẩn thiết của người Mỹ muốn giúp hai vị và gia đình di tản sang Hoa Kỳ, nhưng cả hai vị Tướng đã khẳng khái từ chốị Cho đến 4 giờ chiều cùng ngày, hai vị Thiếu Tướng còn cố liên lạc với các đơn vị hỏi xem có nhận được lệnh hành quân và phóng đồ bố trí chiến đấu chưạ Tất cả đều trả lời không. Hóa ra viên đại tá được giao trọng trách chuyển lệnh đã bỏ trốn mất. Hai vị Tướng tức uất thở than cho vận nước. Danh từ đầu hàng từ đầu cho đến tàn cuộc chiến rất xa lạ với người chiến sĩ QLVNCH. Chuẩn Tướng Hưng vẫn với bộ quân phục tác chiến bộ binh màu ô liu trở lại văn phòng Tư Lệnh Phó gặp lại vợ con nói lời vĩnh biệt và ân cần khuyên nhủ bà Chuẩn Tướng phu nhân gắng cắn răng sống nuôi con, dạy dỗ con nên người, nói cho chúng biết về người cha đã chết như thế nào cho tổ quốc. Người cũng trân trọng từ biệt các chiến hữu:

“Tôi không bỏ các anh để đưa vợ con ra ngoại quốc. Tôi cũng không thể chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi tôi có rầy lạ Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm nếu có.”

Những người lính ôm lấy lá cờ vàng và cây súng thân thương vào lòng khóc nức nở. Họ biết giây phút vĩnh biệt người chủ tướng đã điểm. Chuẩn Tướng Hưng cố xô đẩy đuổi mọi người ra ngoài, bình thản đóng kín cửa văn phòng lạị Có tiếng súng nổ chát chúa từ bên trong vọng rạ Bà Hưng và các chiến hữu phá cửa xông vàọ Chuẩn Tướng Hưng nằm ngã người tựa vào giường nửa trên nửa dưới, hai cánh tay dang ra và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn, đôi mắt còn mở to uất hờn. Người đã bắn vào tim để tỏ rõ tiết tháo một người Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòạ Máu từ trong tim người thấm ướt mảng áo ngực và loang ra đỏ thắm tấm drap trắng. Thời điểm người anh hùng thăng thiên đúng 8 giờ 45 tối ngày 30.04.1975. Khoảng 11 giờ khuya, Thiếu Tướng Nam gọi điện qua chia buồn. Bà Thiếu Tướng Hưng nghe rõ tiếng thở dài của người Tư Lệnh phía bên kia đầu dây.

Trong cái ngày đau buồn ấy, tại bệnh viện Grall (Đồn Đất) Sài Gòn, người ta đưa vào thi hài của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II; Quân Khu II, một chiến binh mà các cấp bậc đi lên đều được trao gắn vinh thăng tại mặt trận. Thiếu Tướng Phú đã uống thuốc độc chết cùng với vận nước. Từ cái ngày người bị trọng thương và sa vào tay giặc ở Điện Biên Phủ tháng 05.1954, rồi được trả về cho Việt Nam Cộng Hòa sau ngày ký Hiệp Định Geneva 20.07.1954, Thiếu Tướng Phú đã thề với lòng là người thà chết chứ không chịu nhục nhã lọt vào tay giặc một lần nữạ Lời thề ấy người đã giữ trọn, người chết đi mang theo một nỗi hận mất nước và một nỗi oan khuất về cuộc triệt thoái Quân Khu II không mong muốn. Còn nhớ tại trận Điện Biên Phủ, toàn tiểu đoàn của Đại Úy Phú chỉ còn có 100 tay súng mà phải ngăn chống một số lượng quân địch đông gấp hai mươi lần, ông dẫn quân lên đánh cận chiến với địch và giành lại được hơn 100 thước chiến hàọ Đại Úy Phú và một số các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn đều bị đạn địch quật ngã và một vài giờ sau đó bị sa vào tay giặc. Trong thời gian bị giặc bắt làm tù binh, bệnh phổi của Đại Úy Phú tái phát và ông mang bệnh laọ định mệnh vẫn còn muốn cho người anh hùng được sống, để tiếp tục chiến đấu cống hiến nhiều hơn nữa cho nền tự do của tổ quốc, sau tháng 07.1954 Đại Úy Phú được trả về cho Việt Nam Cộng Hòạ Vị Tướng mảnh khảnh người, khuôn mặt xương nhưng có cái bắt tay mềm mại ấm áp ấy đã nhanh chóng trở thành một trong những vị Tướng xuất sắc nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lần lượt đảm nhiệm những chức vụ quan trọng: Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, Tư Lệnh Biệt Khu 44 thuộc Miền Tây, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, và sau hết Tư Lệnh Quân Đoàn II; Quân Khu IỊ Chính là ở vị thế cực kỳ khó khăn này, Thiếu Tướng Phú phải đương đầu với nhiều vấn đề sinh tử có tầm vóc quốc gia, mà đã vượt ra khỏi quyền hạn nhỏ bé của ông. Người ta cho rằng việc thất thủ Ban Mê Thuột là do lỗi thiếu phán đoán của Thiếu Tướng Phú. Người ta chỉ có thể dùng quân luật và quân lệnh để bắt buộc Thiếu Tướng Phú thi hành lệnh rút quân, thậm chí đặt ông vào tình trạng bất khiển dụng vì lý do sức khỏe ngay trong ngày 14.03.1975, hai ngày trước khi Quân Đoàn II rút quân ra khỏi cao nguyên. Thiếu Tướng Phú đau lòng theo dõi các mũi tiến quân của địch, như những vết dầu loang nhanh chóng thấm đỏ hết hai phần ba lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòạ Người biết cái sinh mạng nhỏ bé của mình cũng co ngắn lại cùng với số mệnh của đất nước. Rồi khi những chiếc khăn rằn và những chiếc áo màu xanh rêu mốc đã tràn ngập khắp phố phường Sài Gòn trong ngày 30.04.1975, người chọn cái chết lưu danh thanh sử bằng cách uống độc dược, để tỏ rõ ý chí bất khuất của người làm Tướng và chứng tỏ cho đối phương biết rằng họ có thể chiếm được đất nhưng không có thể quy phục được tiết tháo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Một trong những hồi ức rất đẹp và rất hào hùng mà Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ còn để lại trong chiến sử Việt Nam, là lúc ông cầm khẩu súng chống chiến xa M72 nhoài người lên khỏi hầm chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng tại An Lộc bắn cháy một chiếc T54 chạy lần quầng sát một bên, trong lúc Chuẩn Tướng Hưng đã thủ sẵn một trái lựu đạn trong tay để cùng chết với quân đi.ch. Đại Tá Vỹ đích thực là một khuôn mặt lừng lẫy của Miền Đông khi ông về phục vụ dưới cờ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh từ năm 1968. Đại Tá Vỹ nổi danh là một chiến binh quả cảm, một sĩ quan mẫn cán, năng nổ, có tài tham mưu và chỉ huỵ Sau chiến thắng An Lộc, Đại Tá Vỹ được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh, cho đến gần cuối năm 1974, sau một khóa học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp bên Hoa Kỳ về, cái ghế và văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang chờ đợi ông, cùng với chiếc lon mới Chuẩn Tướng. Chuẩn Tướng Vỹ dưới con mắt nể trọng của chiến sĩ Sư Đoàn 5 Bộ Binh, là một vị chỉ huy siêng năng và đáng kính. Người nổi tiếng thanh liêm và chống tham nhũng, bản tính của người bộc trực và dễ nổi nóng trước cái ác và cái xấụ Một số sĩ quan trong sư đoàn làm chuyện càn quấy, ăn chận trên xương máu của chiến sĩ đều bị người trừng trị thẳng cánh. Chuẩn Tướng Vỹ là một trong những vị Tướng hiếm hoi có tinh thần tự trọng cao độ, không bao giờ ỷ lại vào mọi sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ. Người ta nhìn thấy ở ông một tinh thần tự lực cánh sinh và có nhiều sáng kiến khi phải đương đầu với những vấn đề khó khăn. Về mặt quân sự, người có một tầm nhìn chiến lược rất bao quát và thường hay bày tỏ với các sĩ quan tham mưu:

“Tôi nghi ngờ chúng nó không đánh mình ngoài này mà sẽ tìm cách len lỏi đi thẳng về Sài Gòn”.

Sự phán đoán đó về sau đã hoàn toàn đúng. Một quân đoàn Bắc Việt không giao chiến với Sư Đoàn 5 Bộ Binh, mà tìm cách len lỏi xuyên qua những điểm bố trí của sư đoàn, hối hả tiến về Sài Gòn để dứt điểm Tướng Dương Văn Minh. Sáng ngày 30.4.1975 họp tham mưu sư đoàn xong, Chuẩn Tướng Vỹ và toàn ban sĩ quan ngồi bên chiếc máy thu thanh chờ nghe Tướng Minh đọc nhật lệnh quan tro.ng. Trong thâm tâm Chuẩn Tướng Vỹ, người cứ tưởng là Tướng Minh sẽ kêu gọi toàn quân chiến đấu đến cùng, hoặc di tản về Miền Tây tiếp tục đánh. Thực chất chỉ là một bản nhật lệnh ngắn ngủi, khô khan, kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu thì ở đó và chờ binh đội cộng quân đến bàn giao.

Chuẩn Tướng Vỹ nghiến răng miễn cưỡng ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước cổng căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Trước khi chia tay, Chuẩn Tướng Vỹ đã mời các sĩ quan cùng ăn một bữa cơm cuối cùng với ông. Nhìn khuôn mặt trầm buồn và ánh mắt u uất của vị Tư Lệnh, các sĩ quan đoán chắc thế nào ông cũng tử tiết để bảo toàn danh dự người làm Tướng, nên họ đã khéo léo giấu hết súng. Bữa cơm vĩnh biệt được dọn ra, những hạt cơm trắng ngần trong khoảnh khắc đó dường như có vị mặn của máu và cứng ngắc như những hạt sỏị Mọi người còn đang dùng cơm thì Chuẩn Tướng Vỹ bỗng bỏ ra ngoài đi nhanh về hướng chiếc trailer dùng làm văn phòng tạm cho Tư Lê.nh. Các sĩ quan kinh hoàng nghe hai tiếng nổ đanh gọn phát ra từ chiếc trailer. Mọi người hối hả chạy ùa tới mở cửa thì thấy Chuẩn Tướng Vỹ nằm trên vũng máu và người đã thực sự ra đi, trên tay còn cầm khẩu Beretta 6.35 mà mọi người không nhớ là nó còn nằm trong chiếc trailer. Chuẩn Tướng Vỹ đã bắn vào phía dưới cằm, đạn đi trổ lên đầụ Khi các sĩ quan và binh đội cộng sản vào tiếp quản doanh trạị sĩ quan sư đoàn cao cấp của địch đã nghiêng mình kính phục khí tiết của Chuẩn Tướng Vỹ và nói: “Đây mới xứng đáng là con nhà Tướng.”

Các chiến sĩ sư đoàn chuyển thi thể vị chủ tướng ra an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lê.nh. Ít lâu sau, thi thể Chuẩn Tướng Vỹ lại được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Sài Gòn. Năm 1987, bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Vỹ lặn lội vào Nam hỏa thiêu hài cốt của người anh hùng và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây.

Cũng với tấm lòng của những người mẹ thương con bao la mênh mông như đại dương, bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai tuổi già tấm lưng còng còm cõi với thời gian, đã mưu trí gạt được quân cộng đang tràn ngập trong căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh đem được thi thể vị Tư Lệnh về Gò Vấp mai táng. Bà rưng rưng nước mắt nghẹn ngào nhận gói di vật của con bà từ tay một vị Trung U¨y thuộc cấp, trong đó có một vài vật dụng cá nhân và số tiền hai tháng lương khiêm nhường của Chuẩn Tướng là 70.000 đồng. Là một người con hiếu thảo, trước khi ra đi người còn cố gửi về cho mẹ số tiền nhỏ bé đó. Lúc còn sống Chuẩn Tướng Hai nổi tiếng là vị Tướng thanh liêm, cuộc đời thanh đạm không có của cải vật chất gì đáng kể, ngoài chiếc xe Jeep của quân đội cấp cho, thì khi người ra đi, người chỉ để lại cho hậu thế thanh danh thần tướng cùng tấm lòng sắt son đối với dân tộc và tổ quốc.

Tài năng của Chuẩn Tướng Hai được xác định bằng những chức vụ quan trọng trong hệ thống quốc gia như Tỉnh Trưởng Phú Yên, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II; Quân Khu II, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và sau cùng là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Đảm nhiệm những chức vụ cao tột như vậy mà người vẫn sống một cuộc sống bình dị, nghiền ngẫm kinh Phật, trên tay lúc nào cũng thấy những loại sách học hỏi khác nhaụ Chuẩn Tướng Hai cũng nổi tiếng là vị Tướng thương yêu và chăm lo cho đời sống chiến binh các cấp dưới quyền hết mực, thậm chí coi thường cả mạng sống. Như câu chuyện đã trở thành huyền thoại về Đại Tá Hai, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, đầu năm 1968 đã cùng vài sĩ quan đáp phi cơ C123 ra tận chiến trường Khe Sanh và nhảy xuống, lặn lội ra tận từng chiến hào tiền tuyến thăm hỏi khích lệ chiến sĩ Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân, dưới những cơn mưa pháo rền trời của địch.

Năm 1974 định mệnh đã đưa Chuẩn Tướng Hai về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh để tên tuổi của người lưu tại nghìn thu trong sử sách, bằng cái chết hào hùng mà đã làm địch quân kinh hoàng.

Trước ngày 30.04.1975 chừng hơn một tuần, đích thân Tổng Thống Thiệu cho máy bay riêng xuống rước Chuẩn Tướng Hai di tản, mặc dù Chuẩn Tướng Hai không phải là người thân cận hay thuộc phe phái của ông Thiệu, điều đó cho thấy uy tín của người rất lớn. Chuẩn Tướng Hai thẳng thắn từ chối và cương quyết ở lại sống chết với chiến hữu của ông. Chuẩn Tướng Hai trong ngày cuối cùng vẫn tươm tất uy nghi trong bộ quân phục tác chiến ngồi trong văn phòng Tư Lệnh chờ quân địch đến. Người ôn tồn khuyên bảo sĩ quan và chiến binh thuộc cấp trở về với gia đình, nhưng có một số vẫn nhất quyết ở lại bảo vệ vị chủ tướng của ho.. Vì họ biết Chuẩn Tướng Hai sẽ không bàn giao căn cứ Đồng Tâm, hoặc nếu có bàn giao thì cái phương thức ông làm sẽ không phải là phương thức kiểu đầu hàng. Một con người đã từng chiến đấu bảo vệ đất nước hơn hai mươi năm, không lý do gì người giao lại cho địch một cách dễ dàng. Khoảng xế trưa, một đơn vị cộng quân thận trọng tiến vào Đồng Tâm và nhỏ nhẹ đề nghị xin được tiếp quản căn cứ. Chuẩn Tướng Hai ngồi ngay ngắn sau chiếc bàn, bên trên có hai cái đế nhỏ gắn lá Cờ Vàng Việt Nam và lá cờ Tướng một sao, nghiêm nghị đòi hỏi một viên sĩ quan sư đoàn trưởng đến gặp ông. Ngoài điều kiện đó, ông không muốn bàn chuyện nào khác. Tình hình rất căng thẳng, hai bên giương súng ghìm nhaụ Mãi lâu sau mới có một người gõ của xin vào rụt rè tự nhận là sư đoàn trưởng. Chuẩn Tướng Hai bất ngờ rút súng lục ra nổ mấy phát vào viên sĩ quan đi.ch. Với khoảng cách rất gần đó, ông có thể giết chết đối phương dễ dàng, nhưng ông chỉ bắn ông này bị thương nhẹ phải bỏ chạy ra ngoài. Để cho địch biết, rằng muốn chiếm được nước Nam thì họ phải trả một cái giá nào đó. Chiều tối cùng ngày, Chuẩn Tướng Hai đã uống thuốc độc tự sát trong văn phòng Tư Lệnh.

Những người anh hùng của dân tộc Việt Nam, những chiến sĩ dũng mãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, suốt đời tận tụy với nước non, đã hiến dâng cho tổ quốc những giọt máu đỏ thắm tinh khôi cuối cùng của mình.

Tên tuổi và tấm gương chiến đấu của những vị thần tướng ấy mãi mãi lưu lại trong sử sách Việt Nam và được dân tộc Việt Nam ngàn đời phụng thờ hương khói.

Phạm Phong Dinh

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

30 năm nhìn lại cuộc chiến
Người chiến binh Tôn Thất Trân đã giữ trọn lời thề: Tổ quốc, danh dự, trách nhiệm, hậu thế đời đời ghi công đức nghĩa tình, mãi mãi khắc in sâu


BBT Hậu Nghĩa tổng hợp những lời kể của:

Chiến hữu Tô Công Chất, cựu Thiếu Tá Quận Trưởng kiêm CKT Ðức Hòa.

Chiến hữu Trần Xuân Hưởng, cựu Thiếu Tá Chi Khu Phó Ðức Hòa.

Chiến hữu Bùi Văn Hùng, cựu Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng CSQG Ðức Hòa.

Chiến hữu Nguyễn Quốc Khôi, cựu Ðại Úy Tiểu Ðoàn Phó TÐ 327 / ÐPQ.

Chiến hữu Nguyễn Sao Ðáp, cựu Ðại Úy Ðại Ðội Trưởng ÐÐ 2 / 327 / ÐPQ.

và Chiến hữu Nguyễn Văn Cúi, cựu Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Hậu Nghĩa.

Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, chiến cuộc đã trở nên vô cùng ác liệt. Trước áp lực nặng nề của địch quân, chiều ngày 29-4-1975, mọi liên lạc với Tiểu Khu Hậu Nghĩa đã bị cắt đứt, nên Thiếu Tá Tô Công Chất, Quận Trưởng khiêm Chi Khu Trưởng Ðức Hòa quyết định di chuyển và ban lệnh cấp thời.

Theo kế hoạch có sẵn của Biệt Khu Thủ Ðô, vành đai Hóc Môn, Bà Ðiểm sẽ được tăng cường bởi lực lượng của Tây Ninh, Hậu Nghĩa rút về. Bởi vậy, Thiếu Tá Chất hướng đội hình về đây với ba thành phần: Tiểu Ðoàn 327 ÐPQ do Thiếu Tá Tôn Thất Trân, Tiểu Ðoàn Trưởng, chỉ huy dẫn đầu, kế tiếp là BCH / CK, quận Hành Chánh, CSQG và các ban bộ trực thuộc quận, cuối cùng là thành phần trừ bị gồm các đơn vị Nghĩa Quân do Thiếu Tá Chi Khu Phó Trần Xuân Hưởng chỉ huy.

Khi thành phần đầu gần đến xã Mỹ Hạnh thì phát hiện một đoàn chiến xa địch từ Hóc Môn tiến về Mỹ Hạnh. Ðể bảo toàn lực lượng, Thiếu Tá Chất ra lệnh đổi hướng về Bà Quẹo. Lúc bấy giờ, bốn mặt đều có tiếng súng lớn, nhỏ rền vang. Ðội hình xáo trộn vì bị trúng cối 82 ly của địch làm một số binh sĩ chết và bị thương. Trong đêm tối, cánh của Thiếu Tá Hưởng bị đứt đoạn và thất lạc. Thiếu Tá Hưởng phải trốn nhưng chỉ 6 ngày sau thì bị bắt và bị giải về Ðức Hòa, ông kể lại là khi đó thấy dãy văn phòng của Ban 1 Chi Khu và lô cốt để thương bệnh binh nằm đã bị thiết giáp địch bắn sập. Ông nghe nói, khi địch tiến vào, số thương bệnh binh vì không biết có lệnh di tản nên đã chiến đấu với bộ binh Cộng Sản, gây cho chúng thiệt hại nên chúng kêu chiến xa đến bắn sập và số thương bệnh binh đã hy sinh (BBT rất mong nhận được tên tuổi của những anh em thương bênh binh này.)

Khoảng 2 giờ sáng ngày 30-4-1975, Cộng quân bắt đầu khai hỏa và thực hiện một trận mưa pháo bằng đại bác 130 ly và hỏa tiễn 122 ly vào phi trường Tân Sơn Nhất. Tiếng rít của hỏa tiễn và đạn đạo của 130 ly bay trên đầu đoàn quân di tản như xé cả không gian và tiếp theo là những tiếng nổ long trời lở đất. Ðịch đặt phòng không, hỏa tiễn ở khu vực này rất đông, mục đích đón chặn bắn hạ các máy bay cất cánh lên về hướng này khi còn ở độ thấp. Thấy hướng Bà Quẹo là mục tiêu của địch, không còn là nơi an toàn cho đơn vị nên Bộ Chỉ Huy lại một lần nữa đổi hướng về Bình Chánh. Lộ trình này, đơn vị ta di chuyển rất chậm vì gặp rất nhiều chướng ngại trên một địa hình quá phức tạp trong đêm tối. Vừa mệt vừa phải tải thương nên đôi khi đội hình bị xáo trộn rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, Thiếu Tá Tôn Thất Trân, Tiểu Ðoàn Trưởng, với tài chỉ huy có kinh nghiệm chiến trường nên đơn vị vẫn giữ được kỷ luật và đội hình tác chiến.


Lời thuật của Ðại Úy Nguyễn Sao Ðáp, Ðại Ðội Trưởng Ð 2 / 327 ÐPQ.

Suốt 1 đêm di chuyển, vượt bưng Kinh Xáng tiến về hướng Bà Hôm, Ð2 / 327 trừ bị của TÐ đi phía sau. Tờ mờ sáng 30-4-75, thành phần đầu khi vào bìa một xóm nhỏ, chạm địch ở đó, hai bên có tổn thất. TÐ vừa đánh vừa đi ép về cánh phải, lại chạm địch. Ðịch càng lúc xuất hiện càng đông. TÐ điều động ÐÐ2 trừ bị tiến lên phía trước về bên phải, chiếm khu lò gạch. TÐ đang ở một địa thế rất bất lợi là từ vùng đầm lầy Kinh Xáng đi lên, xóm làng địch chiếm đóng ở trên thế đất cao lại có cây cối che khuất, các khóm nhà lác đác cách nhau những khoảng rất xa, chỉ có hướng Lò Gạch là trống trải, việc di chuyển rất chậm vì sợ địch bắn ngang hông, binh sĩ phải lợi dụng các bờ ruộng để tiến lên. Ðịch càng lúc càng đông hơn, lấp ló ở trước mặt, bây giờ là hông trái của TÐ, binh sĩ báo cáo chiến xa và phòng không của địch. Khoảng 11 giờ trưa ngày 30-4-1975, lúc này Ðại Ðội tôi còn cách lò gạch khoảng 300 thước thì từ trong lò gạch có 5, 6 người dân lớn tuổi, đàn ông lẫn đàn bà, cầm cờ của MTGP đi về hướng chúng tôi, nói rằng Sài gòn đã “giải phóng” rồi và mở radio cho nghe 12 điểm khoan hồng của Chính Phủ Lâm Thời CHMN / VN. Tiếp sau là 5, 7 người mang AK và một người lớn tuổi hơn không mang vũ khí đi trước cũng từ lò gạch đi ra. Không phải lúc này chúng tôi mới biết tin, một vài cái transitor của binh sĩ đã nghe rõ lời Dương Văn Minh từ 10 giờ sáng, nhưng Thiếu Tá TÐT bảo tôi cố vào lò gạch “Mình sẽ về Vùng 4,” ông nói với tôi như thế. Thật lạ lùng, mọi khi thấy địch là binh sĩ nổ súng ngay, thế mà giờ phút này, 4, 5 cây AK xuất hiện phía trước tiến về phía chúng tôi mà binh sĩ không nổ súng và chính tôi trông thấy, tôi cũng không ra lệnh tác xạ. Lệnh của Dương Văn Minh thật lạ lùng. Chúng tôi phân vân tột độ. Tôi hỏi lệnh của Thiếu Tá TÐT, ông bảo để tụi nó ra, ông sẽ nói chuyện. Chúng tôi được lệnh dừng quân. Lúc này còn cách lò gạch khoảng 200 thước.

Khi toán người kia đến gần, Thiếu Tá Trân tiến lên phía trước, dõng dạc nói: “Tôi là Tiểu Ðoàn Trưởng, tôi muốn nói chuyện với cấp chỉ huy của các ông, cùng hoặc trên chức vị với tôi” và ông ra lệnh cho tôi tập họp anh em lại. Tên lớn tuổi không mang vũ khí đã đấu khẩu với Thiếu Tá rất lâu về việc bàn giao. Bên kia bảo là phải đầu hàng. Cãi nhau cả tiếng đồng hồ. Trong khi đó quân CS kéo đến rất đông, áp sát gần đơn vị. Cuối cùng Thiếu Tá TÐT đồng ý vào bên trong lò gạch để bàn giao. Ông quay lại dặn chúng tôi ở tại chỗ chờ ông và ông đi cùng họ về hướng lò gạch.

Sau khi Thiếu Tá TÐT đã vào khuất trong lò gạch thì bộ đội Cộng Sản áp sát chúng tôi, chĩa súng buộc chúng tôi bỏ vũ khí và vào trong lò gạch. Mới đầu, các binh sĩ đều uể oải bỏ súng xuống, sau đến tôi cũng cùng vứt súng vào một đầu mương rồi vào lò gạch. Từ lúc đó tôi không còn gặp Thiếu Tá TÐT của tôi nữa.

Lò gạch Bà Lác rất lớn, dãy nhà chứa gạch chưa nung rất rộng và rất dài. Phần của văn phòng là hai gian có phên che kín. Có lẽ chúng nhốt Thiếu Tá trong văn phòng này. Chúng tôi vào hết trong gian để gạch rồi sau đó lần lượt đến cánh của Thiếu Tá Tô Công Thất, gồm Nghĩa Quân và Thiếu Tá Hùng cùng anh em CSQG. Thiếu Tá Thất và Thiếu Tá Hùng cùng được đưa vào văn phòng. Cho đến chiều có khoảng 4, 5 trăm người được đưa vào đây. Chúng phân loại Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ và các thành phần khác. Dân Ðức Hòa đến rất đông để tìm người thân và ngày hôm sau dân Ðức Hòa mang đồ ăn đến cho chúng tôi, dù là không đủ cho mọi người, nhưng chúng tôi cũng thấy được tình nghĩa mà người Ðức Hòa dành cho chúng tôi vào ngày đen tối này.


Thiếu Tá Tô Công Thất, cựu Quận Trưởng Ðức Hòa kể lại:

Khi cánh của tôi bị đưa vào lò gạch, TÐ 327 / ÐPQ đã vào trước rồi. Riêng tôi, chúng đưa vào một gian của văn phòng lò gạch, tôi sững sờ thấy Thiếu Tá Trân đã ở đây một mình. Thiếu Tá Trân cũng sững sờ nhìn tôi và đưa ngón tay cái chỉ xuống đất, xong tiến lại ôm tôi. Hai chúng tôi ôm chặt nhau một lúc. Cả hai không nói được lời nào, khi buông nhau ra, tôi khuyên Trân nên nhẫn nhục để may ra còn có thể về với gia đình, vì lúc này, nhìn Trân, tôi thấy sợ thần khí của Trân nên buộc tôi buông lời khuyên. Trân không trả lời chỉ bước tới bước lui, nét mặt tái đi, mắt long lên, môi mím lại. Tôi cảm thấy như đã lỡ lời với Trân, lời khuyên ấy không có giá trị vì hèn quá! Trân đã chọn một thái độ riêng cho Trân. Ðột nhiên Trân kể: “Mới vào gian phòng này, ba bốn tên nhào tới vật đè em xuống, tước khẩu K54 và cái lưỡi lê AK (chiến lợi phẩm, Trân luôn luôn mang bên mình), giựt lon của em, móc túi lấy giấy tờ và tờ nghị định Ðệ Ngũ Ðẳng BQHC của em, rồi chúng lôi em đứng dậy. Tên không mang vũ khí không nói gì việc bàn giao mà quát to: Với khẩu súng và lưỡi lê này, mày đã giết bao nhiêu cách mạng? Em cũng to tiếng, cốt để anh em bên ngoài nghe thấy: Ðó là chiến lợi phẩm của đơn vị, tôi giữ làm kỷ niệm chiến trường. Tự tay tôi, tôi chưa bắn giết ai cả! Thế tại sao mày được Mỹ Ngụy cho cấp Thiếu Tá? Tôi lên cấp là thành tích của đơn vị do tôi chỉ huy, chứ không phải bắn một vài người mà lên cấp.” Tên này lập luận hồ đồ, rất yếu, mở miệng là em quạt liền. Nó cứng họng, không hỏi nữa. Nó lấy giấy tờ ra đọc, đến tờ Nghị Ðịnh, vừa đọc mặt nó đỏ lên trở lại, vò tờ giấy vứt mạnh xuống đất, không nói gì cả. Em cúi xuống, lượm lên vuốt lại, xếp làm tư, bỏ vào túi áo (bên trái, Trân diễn tả cử chỉ này.) Em biết nó tức lắm, bắn em được. Em cũng mong nó bắn em đi, nếu không còn bị chúng nó làm nhục em nữa. Chúng nó đứng đó một lúc rồi đổi giọng: Anh rất ngoan cố, anh muốn bàn giao thì ở trên sẽ xuống làm việc với anh. Bây giờ anh ở trong gian phòng này chờ, khi cần gì thì lên tiếng sẽ có các đồng chí đây hướng dẫn. Sau đó chúng bỏ ra ngoài, đi tuốt.” Trân móc tờ giấy Nghị Quyết đưa tôi đọc và cho biết Trân định đem đi sao để gửi vào hồ sơ Tiểu Khu. Nội dung tôi còn nhớ: “Ân thưởng Ðệ Ngũ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu. Thành tích: Tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, Ðại Ðội đã diệt 300 Cộng Sản Bắc Việt.” Ðọc xong, tôi ái ngại quá, định tìm một lời khuyên khác, nhưng khi nhìn lên thì gương mặt Trân rất rạng rỡ, hạnh phúc đến độ tôi không mở được lời. Lời nào của tôi bây giờ cũng hèn trước Trân, một sĩ quan đàn em cách tôi bốn khóa. Bây giờ Trân là cấp chỉ huy của tôi, tôi bị động hoàn toàn trước Trân. Trân bảo: “Một chút nữa, chúng nó vào đây và từ giờ trở đi, chúng nó bảo anh làm điều gì thì em sẽ làm thay anh. Chúng nó vào đây, em sẽ rót nước mời anh (trên cái bàn có một bình nước và mấy cái ly) anh phải tự nhiên để chúng nó nể sợ, phải cho chúng nó thấy quân đội mình có trên có dưới, có kỷ cương...” Sự việc đã không xảy ra như Trân dự đoán.

Một giờ sau thì phòng này được đưa vào thêm một Thiếu Tá nữa, ông Bùi Văn Hùng, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát quận Ðức Hòa.

Qua một đêm dài lê thê, ngổn ngang trăm bề, dù thiếu ngủ mấy đêm liền và suốt đêm trước di chuyển, tôi cũng không tài nào ngủ được. Hình ảnh cha mẹ, vợ con... Cấp Chỉ Huy của tôi có về được tuyến Hóc Môn, Bà Ðiểm? Thiếu Tá Hưởng có thoát được không? Tại sao Ðại Tướng Minh nói như kiểu đầu hàng? Phó Tổng Thống Kỳ đang làm gì ở Vùng IV. Vùng IV có giữ nỗi không? Phải chi mình về được Vùng IV chiến đấu với anh em. Thiếu Tá Hùng có lẽ cũng giống tôi, thỉnh thoảng có tiếng đập muỗi, cựa mình. Riêng Trân thì ngủ được.

Khoảng 11 giờ trưa ngày 1-5-75, chúng tôi được kêu ra khỏi phòng. Tôi gặp lại tên Thủ Trưởng ngày hôm qua, giọng người Quảng Nam, cho biết cấp bậc Thiếu Tá, đi lên miền để làm việc. Xong hắn lên xe jeep đi trước. Một tên Bắc Việt mang AK47 dẫn chúng tôi đi về hướng xóm làng Bà Hôm. Một giờ sau chúng tôi đến đình Bà Hôm. Tại đây là BCH cấp Sư Ðoàn với các giàn ăng tên và máy truyền tin. Tên thủ trưởng ban sáng đang ở trần ăn cơm. Chúng tôi chờ ở đây khoảng một tiếng đồng hồ nữa thì tên thủ trưởng ra bảo chúng tôi theo hắn và tên mang AK khác đi sau gọi là đi lên miền. Chúng dẫn ba chúng tôi đi về hướng Kinh Xáng, phía Ðức Hòa, đi khoảng non một tiếng rồi dọc theo một con lạch nối vào một con kinh nhỏ, hai bên bờ rậm rạp đầy ô rô, dừa nước. Tên mang AK bảo Thiếu Tá Hùng và tôi dừng lại, còn tên thủ trưởng mang K54 tiếp tục dẫn Thiếu Tá Trân đi và khuất trong những cây cối um tùm. Chúng tôi mỗi người đứng dưới một góc cây, bên bờ kinh rậm rạp đầy sợ sệt lo âu vì biết chẳng có miền nào ở khu vực Kinh Xáng này. Chúng tôi đứng cách nhau 10 thước, tên mang AK cũng cách chúng tôi 10 thước. Ðứng như vậy trong im lặng chừng non một giờ. Bỗng có hai ba tiếng súng nhỏ, rất xa, thì tên mang AK nổ một loạt chát chúa dưới chân chúng tôi, xủi đất cát và hướng đạn tạt xuống bờ kinh xé nát những tàu dừa nước. Phản ứng tự nhiên, chúng tôi nằm xuống đất thì tên mang AK bảo: “Yên trí! Kêu thuyền đấy!” và bảo chúng tôi chờ.

Chừng nửa giờ sau thì tên thủ tưởng mặc quần đùi, người ướt sũng từ dưới nước, cách tên AK chừng 5 thước, bước lên như đang tắm. Hắn bảo: “Chỉ cần anh Trân lên miền thôi. Chúng ta về!” Và tên mang AK bảo chúng tôi ngược trở lại.

Khi ra cánh đồng ruộng khô, tên AK bảo chúng tôi đổi hướng về phía lò gạch còn tên thủ trưởng lúc nãy đã mặc lại quần áo đi theo hướng cũ. Thiếu Tá Hùng vẫn đi trước cách tôi 10 thước và tên AK cũng cách tôi 10 thước phía sau. Bỗng tiếng của tên AK rất gần, bảo tôi đứng lại. Tôi sợ quá không biết chuyện gì xảy ra cho tôi, nhưng trông hắn có vẻ không ác, mắt hắn nhìn cái đồng hồ trên tay tôi và nói cọc lóc: “Anh cho tôi cái đồng hồ!” Hú hồn! Tôi tuột ngay đưa cho hắn. Hắn mân mê chiếc Rolex rồi bảo tôi đi. Rồi hắn thân thiện hỏi: “Trong Nam các anh ai cũng có đồng hồ phải không?” Tôi nói: “Phải” Hắn tiếp: “Ðồng hồ trong Nam cái nào cũng đẹp, cũng có cửa sổ”. Tôi lạ tai về cái cửa sổ, nhưng tôi không hỏi về chữ lạ tai mà hỏi hắn: “Chúng tôi đi ba người, còn một người nữa đâu?” Hắn bảo: “Ðồng chí Sư Trưởng Công Trường bảo chỉ có một người lên Miền thôi. Thôi đi đi cho kịp anh kia” (tức kịp Thiếu Tá Hùng.) Về đến lò gạch, trời đã sắp tối. Hai chúng tôi được đưa về gian phòng cũ và số 30 Ðại úy, Trung úy ở gian lớn bên ngoài. Qua tên mang AK, xin cái đồng hồ, tôi được biết tên thủ trưởng đi xe jeep, ở trần ngồi ăn cơm tại đình Bà Hôm, dẫn Thiếu Tá Trân “đi lên miền” là Tư Lệnh Sư Ðoàn 9 Cộng Sản, nói giọng Quảng Nam lợ lợ giọng Bắc. Tôi biết chắc là khoảng 3 giờ chiều ngày 1-5-75 lúc tiếng súng nhỏ nổ và loạt AK dưới chân chúng tôi để làm át đi tiếng súng nhỏ là tên Tư Lệnh Sư Ðoàn 9 đã hèn hạ hạ sát Thiếu Tá Tôn Thất Trân. Chính những tên Cộng sản phải tự tay giết người để được Ðảng và Hồ Chí Minh cho lên cấp, khác xa với các cấp chỉ huy Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa mà đại diện là Tôn Thất Trân trong ứng đáp ngày hôm qua.

Tôi rất buồn cho cuộc chiến, ngày tàn của miền Nam. Mới hơn một ngày, quân Bắc Việt cướp miền Nam với lời kêu gọi ra trình diện với đài phát thanh mới và mỗi đầu giờ đều đọc ra rả 12 điểm khoan hồng của cái gọi là: “Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” thì tên Tư Lệnh Sư Ðoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt đã hèn hạ giết người.

( Trích Ðặc San Gia Ðình Hậu Nghĩa số 6)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Chân dung một H.O

Post by phu_de »

.
CHÂN DUNG MỘT H.O. : BÍCH HUYỀN
Monday, February 07, 2005 HUY PHƯƠNG
Image
- Người vợ tù chỉ gặp được chồng duy nhất một lần trước khi vĩnh viễn không còn trông thấy nhau, bà Bích Huyền đã thay chồng đưa con đến Mỹ theo diện H.O.
- Chúng ta nhìn Bích Huyền không chỉ những là vợ của một chiến hữu, mà giờ đây, thật sự bà là một chiến hữu của chúng ta.

LTS.- Nhân kỷ niệm đánh dấu thời gian ba mươi năm (1975-2005) của người Việt tỵ nạn bỏ nước ra đi và hình thành cộng đồng Việt Nam trên đất Hoa Kỳ, cũng như kỷ niệm 15 năm những người cựu tù nhân chính trị đến Hoa Kỳ theo diện H.O., Nhật Báo Người Việt sẽ có một loạt bài về đời sống hiện nay của những anh em H.O. ở quê người. Anh chị em cựu tù nhân chính trị sang định cư tại Hoa Kỳ theo các danh sách H.O. từ năm 1990 đến nay, người đầu tiên lâu nhất là gần mười lăm năm, người trễ nhất cũng đã đến đây được sáu bảy năm. Gia đình, công việc coi như đều đã ổn định, nhưng số phận đã đem mỗi con người đi theo những con đường khác nhau. Sang đây, tùy cuộc đời đưa đẩy, có người đi học lại có cấp bằng để gia nhập vào đời sống Hoa Kỳ một cách dễ dàng, có người chịu làm nghề tay chân để sống qua ngày, không ít bạn xoay sang các ngành nghề thương mãi, cũng có người xuống tóc xuất gia ngày đêm kinh kệ... Sau bao nhiêu năm lao tù, đói khát, nhọc nhằn, sang đến đây, sức tàn lực kiệt, đã có rất nhiều người hiện đang đang nằm trong nursing home hay đã qua đời. Chúng tôi hy vọng, trong khả năng hạn hẹp, sẽ tìm hiểu và vẽ lại chân dung đa dạng của những người anh em mà chúng ta tạm gọi là những người H.O. Chúng tôi rất mong đón nhận sự đóng góp bài vở, ý kiến của anh em H.O. cho mục này.
Xin liên lạc qua tòa soạn: Nvnews@aol.com hoặc huyphuong37@sbcglobal.net, hoặc gọi số điện thoại (949) 654-7715 để chúng tôi có thể tiếp xúc và phỏng vấn.



Nói đến H.O. người ta thường nghĩ đó là những người liên hệ tới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã bị Cộng Sản giam cầm trên ba năm, được Hoa Kỳ cho nhập cảnh định cư. Tuy nhiên, trong số này có nhiều trường hợp đặc biệt, đó là những người vợ tù, có chồng chết trong trại “cải tạo” cũng được chính phủ Hoa Kỳ cứu xét cho nhập cư. Một trong những trường hợp đó là Bà Bích Huyền Phạm Thị Nga, đến Hoa Kỳ trong đợt H.O.1 đầu tiên vào năm 1990. Bà là quả phụ của cựu Trung Tá Nguyễn Quang Hưng, trong những giờ chót là Tham Mưu Trưởng trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt, người sĩ quan này đã bỏ mình trong một tai nạn tại trại cải tạo Vĩnh Phú năm 1979. Mãi đến năm 1984, bà mới có dịp ra Bắc để bốc mộ chồng đem về Nam.

Tháng Tư năm 1975, bà Bích Huyền đang có thai đứa con gái đầu lòng tám tháng. Khi hai người ở Ðà Lạt chạy về, họ cũng nôn nóng tìm đường ra đi, nhưng khi chồng bà lên được tàu đang kéo bà lên theo thì súng nổ, con tàu hốt hoảng rời bến và Trung Tá Hưng đang ở trên tàu nhảy bổ xuống và cùng ở lại với bà. Hai tuần sau khi miền Nam thất thủ, Uyển Diễm, con gái của hai ông bà ra đời trong một Sài Gòn mất tên buồn thảm. Tháng Sáu, Trung Tá Hưng theo lệnh tập trung vào trại tù và sau đó bị đưa ra Bắc, bà Bích Huyền ở lại với đứa con con một tháng tuổi, với một tương lai mù mịt. Bà chỉ được gặp chồng vỏn vẹn mười phút trong một lần thăm nuôi duy nhất, vì chỉ một tháng sau đó, chồng bà đã bị chết vì một tai nạn trong khi đi lao động. Cán bộ nhà tù giấu quanh, nhưng nhờ thông tin của các bạn tù, Bà Huyền mới biết tin chồng mất. Bà không ngờ rằng 10 phút thăm nuôi gặp gỡ ngắn ngủi vừa qua là lần gặp gỡ cuối cùng, và hai tháng sau bà phải trở lại để đi tìm mộ chồng. Bà là một người phụ nữ miền Nam khổ đau và xâu xé trong nỗi ly tán. Bà có hai anh theo kháng chiến Cộng Sản trở về giúp em gái đi bốc mộ chồng, và giữa những ngày gọi là thống nhất, một nách con, một nách nuôi chồng tù tội, giữa một xã hội đầy thành kiến và kỳ thị độc ác.

Bích Huyền sinh ra trong một gia đình nhà giáo ở huyện Diên Hà, Thái Bình, bà có tất cả 8 anh chị em, trong đó có một người chị là bà quả phụ Lê Ðình Ðiểu và một người em là bác sĩ, viết nhạc Phạm Anh Dũng. Sau Hiệp Ðịnh Genève, bà Bích Huyền cùng gia đình di cư vào Nam và sinh sống tại Sài Gòn. Lúc còn là một nữ sinh đệ nhị cấp Trưng Vương, bà rất thích viết văn, và Bích Huyền là một trong những cây viết cho phụ trang Nhi Ðồng của Nhật Báo Ngôn Luận, một phụ trang rất nổi tiếng trong giới học sinh di cư ngày đó, do hai người đàn ông, mang giả tên con gái phụ trách, đã “chiêu dụ” được một số cây viết mới vào nghề, là cô Kiều Diễm Hồng (tên của ông Thái Linh) và cô Thùy Hương (tên của ông Vân Sơn). Lớp trẻ viết văn thời đó về sau có những người thành danh như các ông Y Dịch, Ngọc Hoài Phương, Nguyễn Ðức Nam và Ðinh Nam... Năm 1962, Bích Huyền vào trường Sư Phạm Sài Gòn ban hai năm để sau đó, bà học lên để trở thành một Giáo Sư Trung Học. Sau năm 1975, vì chuyện lý lịch bà phải về làm tại thư viện nhà trường, nhưng sau đó vì có cuộc thi đua học sinh giỏi giữa các trường, bà được đưa ra dạy lại môn văn tại một trường trung học.

Bà Bích Huyền gặp Thiếu Tá Nguyễn Quang Hưng năm 1968 khi ông là Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Hai người chỉ có một con gái, chào đời trước ngày ông lên đường đi trình diện “cải tạo”. Bích Huyền là một trong những gia đình H.O. và là người vợ của một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa mất trong trại tù được lên đường đến Hoa Kỳ sớm nhất, sau khi có sự thỏa thuận và sắp xếp giữa Tướng Vessy, đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ, và chính phủ Cộng Sản Hà Nội. Nhờ có anh chị em sinh sống tại California, bà quả phụ cựu Trung Tá Nguyễn Quang Hưng cùng với con gái mới lên mười lăm tuổi, đến Quận Cam vào Tháng Tư năm 1990.

Trong thời gian đầu, bà làm việc bán thời gian tại một nhà thuốc tây của một vị trong Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Nữ Sinh Trưng Vương và bước vào nghề ký giả với những bài phóng sự, hầu hết ghi nhận lại các hoạt động của các bạn tù của chồng, có hoàn cảnh như bà, mới đến định cư tại Hoa Kỳ. Bà cũng viết những bài đoản văn ghi nhận lại những kinh nghiệm xót xa của một người có chồng chết trong trại cải tạo, với những khung trời miền Bắc u ám của những ngày thăm nuôi, viếng mộ hay bốc mộ chồng tại Việt Nam. Ðó là những gì chúng ta đã đọc được trong tập văn “Lối Cũ Chẳng Sao Quên” ấn hành lần thứ nhất vào năm 1998, và sau đó được tái bản với phần dịch bằng Anh Ngữ năm 2002. Trong thời gian này, cộng tác với Nhật Báo Người Việt, bà đã theo sát những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của những bạn H.O. kém may mắn và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng và bà đã là một khuôn mặt quen thuộc của anh em cựu tù nhân tại Quận Cam trong thời gian ấy. Những hoạt động báo chí của bà thường gắn liền với các sinh hoạt của các anh em cựu tù nhân chính trị, và từ những hoạt động ấy, sau này đã đưa đẩy bà trở thành một ký giả thực thụ cho vài tờ báo Việt Ngữ, có chương trình trên Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát thanh về Việt Nam, đài FM 974 Úc Châu, và Radio Bolsa. Bà là điều phối viên “forum” của “Một Nhóm Trưng Vương” trên vietbao.com. Nhiều trường đại học tại đây cũng đã mời Bích Huyền đến nói chuyện với sinh viên, vì bà là một nhân vật điển hình cho người đàn bà Việt Nam bất hạnh trong chiến tranh.

Bà Bích Huyền mất chồng trong khi chỉ có mới được một mụn con và tuổi hãy còn xuân sắc, nhất là giữa cuộc sống ở xứ người, phải nói bà là một người đàn bà cô đơn nhưng đầy nghị lực. Tuy vậy, Bích Huyền luôn luôn tìm được sự an ủi vì bên cạnh bà còn có một đại gia đình, có đứa con mà bà thường lo lắng, nhất là với hình ảnh người chồng yêu dấu. Ngày nay Uyển Diễm đã có một mái ấm gia đình đôi lứa, đã đem lại cho bà hai đứa cháu ngoại kháu khỉnh và cô cũng phụ trách một chương trình phát thanh và thỉnh thoảng làm MC cho vài sinh hoạt cộng đồng. Phần Bích Huyền, bà luôn luôn bằng lòng với số phận, ngày còn ở Việt Nam, trong khi ngồi với nén nhang tàn ngồi bên mộ chồng, bà luôn luôn cầu nguyện cho hai mẹ con có ngày được rời đất nước ra đi. Hôm nay ở đây, nhìn di ảnh của người quá cố, bà lại nói thầm cùng chồng: “Cám ơn anh đã cho em và con cuộc sống hôm nay!”

Với nghề ký giả báo chí và truyền thanh hiện nay, Bích Huyền phải theo dõi nhiều biến cố, gặp gỡ nhiều người, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh, bà thấy mình còn nhiều việc phải làm, có nhiều điều phải viết, và nhất là thấy vui trong công việc thường ngày. Ðó chính là hạnh phúc của bận rộn. Chúng ta nhìn Bích Huyền không chỉ những là một người vợ của một chiến hữu, mà giờ đây, luôn luôn bà là một chiến hữu của chúng ta, trong đại gia đình những người cựu tù chính trị hôm nay có mặt tại Hoa Kỳ.

.
Last edited by phu_de on Tue Mar 22, 2005 1:23 am, edited 1 time in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

.

Tôi Đọc “Lối Cũ Chẳng Sao Quên”

Viet Hai

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
(Chinh Phụ Ngâm Khúc)

***
Image


Tôi mựơn 4 câu đầu trong bài Chinh Phụ Ngâm Khúc (CPNK) để giới thiệu về tác phẩm của chị Bích Huyền đến với những ai chưa biết về truyện của chị hay cảm thông với ngừơi cô phụ đi tìm xác ngừơi bạn đời bỏ mình nơi rừng sâu Bắc Việt. Tôi đã biết chị như là một nhà văn nữ mà tôi có dịp nghe chị làm điều hợp viên trên ca’c đài phát thanh tại Nam Cali, tôi có dịp đọc tờ Người Việt khi chị nêu lên thảm cảnh những người tù “cải tạo” và những nghiệt ngã mà những ngừơi vợ các sĩ quan hay công chức miền Nam chịu nhiều đắng cay khi miền Nam rơi vào tay giặc Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Cách đây vài hôm tôi đã nhận đựơc sách chị gởi tôi, vì theo lời yêu cầu của tôi, tôi muốn tìm hiểu về những gì liên quan đến trung tá Nguyễn Quang Hưng, một tù nhân bị đầy đi trại tập trung lao động khổ sai và anh đã bỏ mình trong trại giam. Anh Hưng chi’nh là phu quân của chị ta’c giả Bi’ch Huyền.

Tôi đi lướt qua phần giới thiệu của sách, đến chương đầu nói về tác giả với “Những ngày thơ ấu”, phần dẩn nhập về cuộc đời niên thiếu của tác giả tại Duyên Hà, tỉnh Thái Bình với bố mẹ, anh em trong một gia đình ấm êm, hạnh phúc. Những ngày bình yên đó kéo dài không lâu thì chiến tranh bộc phát tàn phá quê hương.

Đến đây ngừơi đọc có thể hiểu tác giả di cư vào Nam, theo học trung học Trưng Vương, sau đó là đại học Sư Phạm trở thành cô giáo và lập gia đình với trung tá Nguyễn Quang Hưng, giữ chức Tham mưu trửơng trừơng Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, Đà Lạt.

"Áo nhung trao quan vũ từ đây
Sứ trời sớm giục đừơng mây
Phép công là trọng, niềm tây sá nào”
(CPNK)

Vâng, chính vì ngành anh Hưng đã chọn, CSVN đã kết án anh nặng nề là “thành phần ác ôn, phản động có nợ máu với nhân dân”. Sau khi miền Nam thất thủ anh Hưng cũng như bao quân nhân, công chức của chế độ cũ bị lùa vô trại tập trung lao động khổ sai.

"Những mong cá nước xum vầy
Nào ngờ đôi ngã nước mây cách vời
...
Cớ sao cách trở nước non
Khiến ngừơi thôi sớm thôi hôm những sầu”
(CPNK)

Như bao nhiêu ngừơi cô phụ khác thương nhớ ngừơi bạn đời ở chốn xa xăm, lời hẹn thề ngày mai xum hợp có nhau. Nhớ chồng là nổi khôn nguôi:

"Hôm nay gió bấc trở về
Thiếp đan áo ấm hẹn thề có nhau
Đếm ngày thiếp mãi ứơc ao
Khuê phòng lạnh giá tình nào nhớ mong
Từng đêm gối chiếc chạnh lòng
Thương chàng xa vắng tình nồng khôn nguôi”
(VHLA)

Chương hai “Đừơng ra Vĩnh Phu’ “ no’i về chuyến hành trình ra đất Bắc khi ta’c giả ra thăm chồng ở trại tập trung Vĩnh Phú. Chương này tả về những tệ nạn xã hội, cảnh cướp giựt tại sân ga Bình Triệu, ngừơi soát ve’ tàu hách dịch khi hắn ta mỉa mai những ngừơi đi thăm nuôi cha, chồng hay con bị đọa đầy nơi trại tập trung khiến ta’c giả tủi thân:

“Xót ngừơi lần nỗi ải xa
Xót ngừơi nơi chốn Hoàng Hoa dặm dài
...
Xót ngừơi hành dịch bấy nay
Dặm xa mong mỏi hết đầy lại vơi”
(CPNK)

Đất Bắc sau 20 năm xây dựng “cái-gọi-là” chế độ Xã Hội Chủ Nghiã, hiện ra trứơc mắt tác giả là những ngôi nhà cũ nát, nghèo nàn và lạc hậụ Hình ảnh, loa phóng thanh tuyên truyền nhan nhản mọi nơi. Hành trình kế tiếp từ ga Hàng Cỏ tại Hà Nội tác giả đổi chuyến tàu ra Vĩnh Phú. Ga Ấm Thựơng là trạm cuô’i cùng, tác giả trải qua ngày dài trên chuyến tàu xe hỏa như nỗi cực hinh mà một số thanh niên trẻ trên tàu trêu đùa về ca’i xã hội đất Bă‘c là “Thà làm súc vật sướng hơn” (trang 41). Những nỗi kinh hoàng trạm ga vì có rệp hoành hành hút máu hành khách. Rồi hành trình phải sang bờ sông, thuê phu khuân vác hành lý. Ngừơi dân đất Bắc đáng thương vì họ chịu cảnh đọa đầy bởi những nghịch lý, những mâu thuẫn xã hội, cái mà Hồ Chí Minh cố tình đem ca’i bóng ảo huyền “Thiên đường Xã Hội Chủ Nghiã không giai câ’p, không bóc lột, mọi ngừơi đều bình đẳng”. Thực tế bị bêu rếu bởi những thanh niên miền Bă‘c là: “Việt Nam tham dự Thế vận hội mang về ba cúp: cúp điện, cúp nước, cúp lương thực...” (trang45). Tôi còn nhơ’ những ngày VC mơ’i vào thôn ti’nh miền Nam, ngừơi dân miền Nam có óc khôi hài, chế diễu kẻ chiê’n thă‘ng qua nhiều câu diễu cợt dân gian như:
“Đôi dép râu dẵm nát đời son trẻ,
No’n tai bèo che khuất nẻo tương lai”

Hay bài hát kích động “Túp lều lý tưởng” đựơc châm biếm, mỉa mai chế độ mơ’i “Ba Vê” bằng cách sửa lời như:

“Từ ngày giặc Mỹ vô đây ta có nhà lầu,
Từ Ngày giặc Mỹ vô đây ta có xe hơi
...
Từ ngày giải phóng vô đây ta mất nhà lầu,
Từ ngày giải phóng vô đây ta mất xe hơi... “

Ngừơi dân trong nứơc khi gửi thơ ra xứ ngoại quốc phải dùng mật mã, ám hiệu trao đổi vo’i thân nhân ở xư’ ngoài, để ngừơi nhận biê’t ý ngừơi trong nư’ơc như ngừơi bạn tôi gửi thư sang Mỹ là: “Nhờ ơn cách mạng nên gia đình tôi đựơc khuyến khi’ch đi kinh tê’ mới...” hay ngừơi chị bà con lại viê’t: “Nhờ ơn giải pho’ng nên 3 mẹ con chị co’ ngô khoai ngày hai bữa...”. Ngày xưa gia đình chị ấy rất khá giả. Nhưng rồi “Nhờ ơn bác Hồ nên trí thức Việt Nam đi đạp xích lô”.

Trang 55 cho thâ’y nỗi đau dặm trừơng của ngừơi đi thăm nuôi rất khổ nhọc vựơt cả chiều dài đất nư’ơc để rồi chỉ thăm chồng đựơc năm hay mừơi phút ngắn ngủi, đủ nhìn nhau trong ngỡ ngàng, và chỉ đủ hỏi thăm đôi ba câu xã giao ngựơng ngùng, lạc lõng dư’ơi cặp mă‘t cú vọ của bọn canh gác tù nhà giam. Rồi những tù nhân bị gọi về ngục cũ trong nỗi bơ vơ, nghẹn ngào của ngừơi vợ từ Nam ra Bă‘c thăm chồng. Như ngừơi cô phụ thuở xa xưa mang tâm thư’c ê chề, nghẹn ngào trong Chinh Phụ Ngâm Khu’c hậu 30 tha’ng 4, 75:

“Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn aỉ ? ...
Nỗi lòng biết tỏ cùng ai ?
Thiếp trông giã biệt, chàng hay thiếp sầu”
(CPNK, câu 4 VHLA)

Chương ba “Cầu bao nhiêu nhịp” nói về đời sống thừơng nhật của ca’c giáo viên bị trù ếm vì có án đen liên quan đến chế độ cũ, vì chi’nh sách xe’t lại, kỳ thị và phân loại của chính quyền mới. Rôi ta’c giả nhận đựơc hung tín trung tá Hưng qua đờị Lại một lần nữa trở ra trại Vĩnh Phú tìm xác chồng, tác giả đi ngang qua nhiều chiếc cầu, rồi nhơ’ câu ca dao ngày cũ trong giây phu’t chạnh lòng:

“Qua cầu ngả nón theo cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu”

Nhìn dòng sông trứơc mặt nư’ơc chảy xiết miệt mài trong ý nghĩ cô đơn hơn bao giờ hê’t, ngừơi cô phụ ôn lại từng kỷ niệm xưa khi vợ chồng co’ nhau để rồi mãi mãi xa nhau:

“Dòng sông nước chảy về đâu ?
Cho ngừơi ở lại mang sầu nhơ’ thương
Xa chàng bao nỗi đoạn trừơng
Đêm dài khấn nguyện quê hương yên bình
Để chàng tái hợp gia đình
Ngờ đâu vĩnh biệt tình mình thiên thu...”

(VHLA)

Rồi đừờng đi gập ghềnh, khúc khuỷu băng qua bao trở ngại đối với ngừơi phụ nữ chân yếu, tay mềm, những chuyến đò dọc, đò ngang, những chiếc cầu khỉ chòng chành, cầu tre lắt lẻo thô sơ tửơng chừng nỗi cực hình như Mục Liên xông vào lửa đỏ tìm mẹ. Trong phút nhớ chồng dù mệt mỏi vẫn lầm lủi cất bư’ơc đi tiê’p trong nỗi nhơ’ nhung:

“Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề”

(CPNK)

Để diễn tả nỗi lòng của ngừơi tù như anh Hưng, chị thi sĩ Nam Dao đã viết lên những lời thơ ai oán, nói lên những nỗi lòng bùi ngùi, xót xa cho thân phận tù đày nhă‘n gửi về cho vợ con. Bài thơ này được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc cùng đề tựa “Nếu em nghe qua bài hát này”. Bài hát đã gói ghém trọn những nỗi niềm riêng tư, thầm ki’n nhất mà trung tá Hưng muốn chuyển về Sài Gòn:

"Nếu em nghe qua bài hát này
Thì anh đã khuất theo rặng đường mây
Nếu em nghe những lời giã từ
Thì xin đôi mắt ngưng đọng mùa Thu

Tình anh ao ước trao muôn ngàn gió
Gởi bao trăn trối trong cơn mù xa
Giờ anh thoi thóp giữa gian ngục tối
Nào được thoát ly tâm hồn bay xa...

Nếu em nghe qua bài hát này
Thì em sẽ biết anh không còn đây
Nếu em nghe nốt nhạc rất buồn
Thì xin tha lỗi những đêm chờ mong

Nếu em nghe qua bài hát này
Thì xin em xếp câu chuyện đầu tay
Nếu em đi qua vườn ta ngồi
Mặc cho nắng úa vương trên ngọn cây

Nếu con nghe qua bài hát này
Thì con sẽ biết cha mình là ai
Nếu có đi qua vùng nước lầy
Mộ cha nằm đó trái tim nằm đây

Nếu em nghe qua bài hát này
Thì anh đã khuất theo rặng đường mây
Nếu con nghe qua bài hát này
Mộ cha nằm đó trái tim nằm đây"

(Phan Văn Hưng)

Rồi hình ảnh trung tá Nguyễn Quang Hưng cứ mãi hiện ra từ suốt chiều dài chuyến đi về đất Bắc giam giữ tù nhân, ngừơi cô phụ mắt lệ rưng rưng:

"Nhớ chàng lệ rưng khóe mắt
Tìm chàng lưu đày Việt Bă‘c xa xôi”

(VHLA)

Hỏi ai không chạnh lòng khi người tù nhân phu quân đã gửi về cho vợ con những lời lẽ thương yêu từ nơi rừng sâu hẻo lánh ?

“Em yêu,

Những chiều trở lạnh, mệt mỏi, anh nhơ’ em thật nhiều. Anh nhớ từng kỷ niệm, chi tiết tình yêu của vợ chồng mình, thời kỳ hạnh phúc tại Quang Trung. Đã hơn 3 năm xa nhau rồi, càng ngày càng lớn tuổi, nỗi đau bệnh hoạn, không biết anh có còn sức khỏe về gặp lại em và con không? Hay là ngày ra đi học tập là ngày vĩnh biệt em yêu. Anh còn sống đến nay là vì kỷ niệm, vì em và con. Còn anh chả có gì cần thiê’t, quan trọng cả. Cầu xin Trời cho anh luôn khỏe mạnh khi về gặp lại gia đình, sống hạnh phúc bên em và con...

Mong thaỵ
Hôn em và con.

Hưng”

Đó là bút tích của anh Hưng đựơc in nơi bìa sau của sách. Những lời lẽ thống thiết của những tù nhân bị lưu đày, biệt giam ở các trại tập trung khổ sai nghe như bao tiếng nói não nùng nhơ’ nhung vợ con từ rừng sâu hiểm trở:

”Yêu em như thuở nào,
Tình yêu còn biên đầy trang giấy,
Yêu em như thuở nào,
Tình yêu còn đong đầy trang sách.

Dù biết trái tim đã già,
Mà những thiết tha chẳng nhòa,
Tình cũ vẫn nghe ấm nồng,
Gọi tên nhau lúc cô đơn,
Để nghe sưởi ấm tâm hồn.

Em ơi đây tiếng đàn,
Lời ca dệt ân tình năm tháng,
Câu ca hay khúc nhạc
Tình yêu còn đong đầy khao khát,
Dù có cách xa mỏi mòn,
Mà những dấu yêu mãi còn,
Sưởi ấm xác thân héo gầy,
Tình yêu như gió đem mây,
Gọi mưa giăng kín khung trời

Này em hỡi,
ta mơ ngày sẽ tới,
khi tương phùng,
em khóc cho niềm vui vì hạnh phúc.
Ngọt hay đắng,
trong cuộc đời mưa nắng,
ta luôn cười trong giấc mơ hạnh phúc xưa tuyệt vời

Riêng ta nơi núi rừng,
về đêm càng nghe hồn băng giá,
câu ca hay khúc nhạc,
càng thêm sầu cho tình tan nát.

Dù biết cách xa với đời,
dù biết thủy chung chẳng rời,
mà vẫn xót xa tháng ngày,
chờ ta chi nữa em ơi,
còn đâu giây phút tuyệt vời.”

(Nguyễn Trung Cang)

Tôi liên tưởng lá thơ mang nỗi lòng của của trung tá Hưng “Yêu em như thuở nào” vơ’i bài tình ca đầy xót xa của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang khi lòng ngừơi xao xuyên con tim nhớ về vợ con, khi tâm hồn ngậm ngùi cô đơn giữa nơi rừng sâu khổ ải:

“Đừơng trần quên lối cũ
Ngừơi đời xa ca’ch mãi
Tình trần khôn hàn gă‘n thương lòng”

(Gửi Gió cho Mây Ngàn – Đoàn Chuẩn – Từ Linh)

Chương bốn “Lối cũ chẳng sao quên”, chương tác giả kể về cảnh bốc mộ chồng nơi rừng sâu trong trại giam. Sau cuộc hành trình gian khổ trở lại trại Vĩnh Phú. Trang 95 kể lại nỗi hãi hùng khi bốc mộ:
“Trong khi ngừơi thợ cải táng chặt cây cối xung quanh, tôi thắp nhang lui cui cắm trên từng ngôi mô.. Đêm mưa, cỏ ư’ơt, ngửi thấy có hơi ngừơi, những con vắt nhảy ra, ba’m lấy chúng tôi. Máu chảy ròng ròng. Tôi muốn ngất ngừơi đi vì sợ. Cây cối quang dần. Dầu nong tôi bôi đầy mặt, mũi, chân, tay, khiến những chú dế bé tí xíu cũng không da’m nhảy ra nữa”. Trang 97 viê’t tiê’p khi tìm đựơc chiếc áo quan:

“Gỗ áo quan dầy và chă‘c. Khi chiê’c nắp bật lên, tôi lạnh ngừơi: chiếc chăn len màu đỏ! Suốt đêm qua, ngừơi anh lơ’n của tôi cư’ chợp mắt là nằm mơ thâ’y xa’c chồng tôi quấn bằng vải màu đỏ. Gương mặt các anh tôi xúc động. Bóc lựơt chăn len ra là quần áo. Hết lớp áo này đê’n lớp quần khác. Bạn bè đã dồn tất cả cho ngừơi chết mang đi. Nước mắt tôi ràn rụa. Màu xanh lá cây đậm của chiếc áo len mẹ tôi mua tặng, gửi trong năm ký lô quà đầu tiên ra đất Bắc. Chiếc sơ-mi trắng ngà có từng sợi chỉ xanh xanh, hồng nhạt, mang về Sài Gòn sau chuyến anh du học tại Mỹ năm 1971. Chai dầu gió, đôi giầy ba ta..., tất cả tôi đã tự tay xếp vào ba lô trư’ơc ngày anh đi trình diện “học tập cải tạo”.

Tác giả khóc ngất, khóc nư’c nở vì không còn nuôi một chút hy vọng ảo là anh còn sống và còn lẩn trô’n ở một nơi nào đó nữa.

Phân nửa sách khoảng 100 trang còn lại tác giả nói về kỷ niệm vơ’i quê hương như chương 5 về Đà Lạt nơi anh Hưng đã nhận nhiệm sở tại trừơng Đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, rồi chương 6 kể về kỷ niệm và cuộc sống với cô con gái Diễm Uyển, chương 7 về chiếc áo dài truyền thống Việt Nam “Tà áo dài, nỗi buồn không nguôi... ”, chiếc áo dài quê hương lại vắng bóng khi đoàn quân Cộng Sản chiê’m miền Nam trong những năm chính quyền cai trị còn say men chiến thắng. Chiếc áo dài đã chia sẻ số phận hẩm hiu vơi những cô giáo miền Nam.

Trang 155 bắt đầu chương 8 “Một thoáng hương xưa Hà Nội đó “. Ta’c giả và cháu Diễm Uyển đựơc giấy phỏng vấn nhập cảnh Mỹ, rồi lại ra Hà Nội xin giấy xuất cảnh. Trang 161 cho thâ’y cảnh hổn độn, vô trật tự của xe cộ lưu thông, sự tham ô, nạn trì trệ hành chính tại Bộ Nội Vụ Hà Nội, trang 163. Giới trẻ miền Bắc suy đồi đạo đức, trang 169. Những kỷ niệm đẹp đẽ cuả thời mơi lớn tại Hà Nội đã thay đổi quá nhiều tronng ý nghỉ của ta’c giả. Chương cuối là chương 9 “Anh ơi anh cư’ đợi” no’i về nạn tham nhũng giấy tờ xuâ’t cảnh (trang 191), ngừoi dân nuôi hy vọng đựơc xuâ’t ngoại (trang 193). Rồi nỗi thất vọng ê chề vì lời hư’a hẹn hão huyền của ngừơi CS để chờ đợi đựơc ra đi, những mẫu chuyện đời cừơi ra nư’ơc mắt.

“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Đọc suốt 200 trang của quyển “Lô’i cũ chẳng sao quên” của chị Bi’ch Huyền cho tôi cảm nhận đựơc những xót xa cho ngừơi dân miền Nam bị cai trị bởi những ngừơi lãnh đạo CS bất xứng, tham ô và kiêu căng. Tôi còn nhớ tư’ơng Văn Tiến Dũng huênh hoang về cái “Đại thắng Mùa Xuân” khi chiếm đựơc miền Nam và cố tình bỏ quên đi yếu tố thời cơ, may mắn chiến thắng bằng vũ lực khi Hoa Kỳ chính thức bỏ rơi Đồng Minh. Rồi thủ tứơng Phạm Văn Đồng của CSVN đã ngụy biện tuyên bố với các phóng viên Mỹ năm 1976 là chính quyền ông không đánh ngừơi ngã ngựa. Ông cố tình che dấu thâm ý của ngừơi CS khi ép buộc hay lừa gạt các quân nhân, công chức Việt Nam Cộng Hoà đi “học tập cải tạo tốt" sẽ đựơc tha về. Hậu quả la hàng ngàn tù nhân đã bỏ mình trong các trại lao động khổ sai. Sự ra đi của trung tá Nguyễn Quang Hưng là bằng chư’ng điển hình cho sự bất nhân bức hại tù nhân lao động khổ sai. Ngừơi CSVN không màng đến yếu tố thu phục nhân tâm hay sự hoà giải dân tộc đúng nghiã của nó.


Lời kết là nước Mỹ cũng có nạn phân tranh Nam Bắc, nhưng dân tộc Mỹ may mắn hơn dân tộc Việt Nam, vì sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ, chính quyền chiến thă‘ng miền Bắc đã khôn ngoan trong chính sách hòa giải quốc gia là họ thật sự tha bổng các quân nhân, công chức miền Nam. Họ chỉ giam lỏng vị chỉ huy, lảnh đạo miền Nam. Do đó nước Mỹ đã không có hàng ngàn trại tù hay trại tập trung lao động khổ sai, và nư’ơc Mỹ đã không có hằng triệu nạn nhân chiến cuộc chịu đựng những bất công, đắng cay của cuộc nội chiến như chị Phạm Bích Huyền hay cháu Diễm Uyển.

Việt Hải, Los Angeles
Image .

Post Reply