QUÁN BIÊN THUỲ

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

CHÂN DUNG MỘT H.OThiên Nga Nguyễn Thanh Thuỷ.
Tuesday, March 15, 2005 Bài và Ảnh: HUY PHƯƠNG


Image

Thiên Nga NGUYỄN THANH THỦY
Người Nữ Sĩ Quan Cảnh Sát, Biệt Ðội Trưởng
Thiên Nga với 9 năm quân vụ nhưng có tới 13 năm tù

Nhân kỷ niệm đánh dấu thời gian ba mươi năm (1975-2005) của người Việt tỵ nạn bỏ nước ra đi và hình thành cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ, cũng như kỷ niệm 15 năm những người cựu tù nhân chính trị đến Hoa Kỳ theo diện H.O., Nhật Báo Người Việt sẽ có một loạt bài về đời sống hiện nay của những anh em H.O. ở quê người. Anh chị em cựu tù nhân chính trị sang định cư tại Hoa Kỳ theo các danh sách H.O. từ năm 1990 đến nay, người đầu tiên lâu nhất là gần mười lăm năm, người trễ nhất cũng đã đến đây được sáu bảy năm. Gia đình, công việc coi như đều đã ổn định, nhưng số phận đã đem mỗi con người đi theo những con đường khác nhau. Sang đây, tùy cuộc đời đưa đẩy, có người đi học lại có cấp bằng để gia nhập vào đời sống Hoa Kỳ một cách dễ dàng, có người chịu làm nghề tay chân để sống qua ngày, không ít bạn xoay sang các ngành nghề thương mãi, cũng có người trở thành những nhà tu hành với những tôn giáo khác nhau. Sau bao nhiêu năm lao tù, đói khát, nhọc nhằn, sang đến đây, sức tàn lực kiệt, đã có rất nhiều người hiện đang đang nằm trong nursing home hay đã qua đời. Chúng tôi hy vọng, trong khả năng hạn hẹp, sẽ tìm hiểu và vẽ lại chân dung đa dạng của những người anh em mà chúng ta tạm gọi là những người H.O. Chúng tôi rất mong đón nhận sự đóng góp bài vở, ý kiến của anh em H.O. cho mục này. Xin liên lạc qua trang Cựu Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa, ấn hành vào mỗi thứ tư trong tuần.


Cô sinh viên trường Ðại Học Kinh Doanh, Trường Sư Phạm Công Giáo Ðà Lạt và cả Ðại Học Y Khoa Sài Gòn đã bỏ dở những con đường bằng phẳng này để tình nguyện vào ngành cảnh sát làm một sĩ quan tình báo, con đường mà có thể cô không ngờ trước đã đem lại cho cô mười ba năm tù “cải tạo”. Tháng Sáu năm 1975, chồng cô cũng là một sĩ quan phục vụ tại trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt đã cùng cô gánh vác nỗi gian truân của người lính thất trận, ra đi để lại cho các em gái cô, cũng trong hoàn cảnh khó khăn, nuôi ba đứa con mới lên bẩy, năm và bốn tuổi của vợ chồng cô.

Nguyễn Thanh Thủy sinh trưởng tại thị xã Mỹ Tho trong một gia đình nhà giáo, nhưng lại không thích nghề dạy học. Năm 1965, cô nghe lời bạn bè thi tuyển vào ngạch Biên Tập Viên Cảnh Sát Khóa I tại Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, lúc mới thành lập, ở trên đường Lê Văn Duyệt. Ra trường và sau một kỳ thi trắc nghiệm cô được chọn vào Khối Cảnh Sát Ðặc Biệt, phụ trách nghiên cứu kế hoạch và tốt nghiệp khóa Trưởng Phòng Tình Báo tại Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo, và được cử đi quan sát các tổ chức tình báo tại Mã Lai.

Sau trận Mậu Thân, vì nhu cầu quân sự cần đánh phá và thâm nhập vào hạ tầng cơ sở của Cộng Sản tại miền Nam, biệt đội Thiên Nga được thành lập, và năm 1969, cô được chính thức cử làm Biệt Ðội Trưởng từ ngày đó cho đến khi miền Nam sụp đổ. Biệt Ðội Thiên Nga gồm những cán bộ nữ, được tuyển làm cảm tình viên, mật báo viên, hoạt động khắp lãnh thổ miền Nam, từ thành thị đến những thôn xóm xa xôi. Họ từ lứa tuổi từ 20 đến 40, hoạt động tình báo bí mật, có thể thâm nhập vào các tổ chức của hạ tầng cơ sở Cộng Sản để hoạt động. Biệt Ðội Thiên Nga trong thời gian này đã cấy nhân được vào trong thành phần thứ ba, hoạt động trong tổ chức Phụ Nữ Ðòi Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành. Không ít người đã được Cộng Sản móc nối đưa vào mật khu học tập, và có người đã bị hy sinh trong những trận đột kích hay đánh bom của Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa. Theo những tài liệu bắt được, Thiên Nga đã được Cộng Sản đánh giá cao và coi là nguy hiểm cho các tổ chức hạ tầng của chúng sau những tổn thất do thành tích, công tác của những con Thiên Nga nhỏ bé, đẹp đẽ và tinh khôn.

Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, khi Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy còn đủ thời gian để thiêu hủy toàn bị hồ sơ của biệt đội và trốn về nhà. Qua sự truy lùng của chính quyền Cộng Sản, nhiều cán bộ trong biệt đoàn tại địa phương đã cảnh giác, trốn qua tỉnh khác, thay đổi lý lịch. Ðể tìm những “Thiên Nga” chưa lộ hình tích, năm 1980, Biệt Ðoàn Trưởng Thiên Nga Nguyễn Thu Thủy được đưa trở lại Trung Tâm Thẩm Vấn X4 tại Tổng Nha Cảnh Sát để khai thác mạng lưới tình báo hạ tầng. Do không có kết quả, cô đã bị biệt giam trong thời gian bốn tháng tại đây. Trong thời gian mười ba năm từ 1975 đến 1988, Nguyễn Thanh Thủy đã bị chuyển qua lại các trại Long Thành, Thủ Ðức và Z30D và đã viết hằng trăm bản tự khai.

Trong thời gian này, chồng cô, Ðại Úy Lê Thành Long, trưởng ban nghi lễ trường võ bị đã ra tù vào Tháng Mười năm 1981. Vì ngôi nhà nhỏ ở Quận 5 đã bị chính quyền địa phương chiếm đoạt, ông phải về quê ở Bình Chánh để làm ruộng, trong khi các con vẫn theo bên ngoại ở Mỹ Tho, trong hoàn cảnh khá trớ trêu này, chính ông làm người chồng đi thăm nuôi vợ tù trong bảy năm tù còn lại. Nguyễn Thanh Thủy ra trại trong một hoàn cảnh khá khó khăn, khi chồng, vợ, con ở ba nơi; địa chỉ ra trại, địa chỉ tạm trú và địa chỉ ghi tên theo chương trình H.O. ở ba chỗ. Cô đã xin trả lại nhà mà không được, xin giấy tờ tạm trú cũng không xong. Ðể sống còn, Nguyễn Thanh Thủy đã trở thành bà chủ nhỏ một hàng bán cơm tấm, nước ngọt bên vệ đường cho dân lao động ở góc đường Hai Bà Trưng và Phan Thanh Giản. Tuy vậy cựu nhân viên tình báo này đã được công an thành phố lưu ý theo dõi vì sợ hàng cơm này trở thành một nơi gặp gỡ trao đổi của các nhân viên tình báo chế độ cũ để tìm cách chống phá “cách mạng”. Năm 1988, sau khi ra tù, cô nhận được giấy giới thiệu nhập cảnh (LOI) và năm 1989, sau khi có sự thỏa thuận giữa chính phủ Hoa Kỳ và Cộng Sản Việt Nam cho những người tù cải tạo đi định cư tại Hoa Kỳ, Nguyễn Thanh Thủy mới nộp đơn đi theo chương trình này. Tuy vậy, trường hợp đặc biệt của Nguyễn Thanh Thủy, công an Nguyễn Du phải giữ hồ sơ cô lại khoảng một năm để chờ ý kiến của Cục Tình Báo Hải Ngoại, do đó mãi đến danh sách H.O.12, cô và gia đình mới có tên và đến Hoa Kỳ vào Tháng Hai năm 1992. Trong thời gian trên hè phố, cô Nguyễn Thanh Thủy đã gặp gỡ và giúp cho nhiều cựu nhân viên hoạt động trong biệt đội Thiên Nga ngày trước, hiện nay không còn một mảnh giấy nào để chứng minh, bằng cách viết giấy tay chứng nhận cho họ và gởi qua Bangkok. Công việc này rất có kết quả và hiện nay nhiều “Thiên Nga” đã định cư tại Hoa Kỳ.

Sau mười ba năm tù, sang Hoa Kỳ, gia đình cô đã gặp nhiều chuyện không vui khi con gái đầu lòng của cô qua đời đột ngột vào năm 2002 và cô còn phải nặng gánh vì một cháu út có bệnh bẩm sinh. Hai vợ chồng cô cũng đang vất vả để lo cho cuộc sống và còn có bổn phận phải giúp đỡ cho những người thân đã cưu mang các con cô ròng rã mười ba năm trời. Nhiều thuộc cấp của cô ngày trước hiện còn ở trong nước, không ở trong trường hợp là thương phế binh, quả phụ... nhưng đang có những ngày khó khăn vì hoàn cảnh, cần sự vận động giúp đỡ của cô.

Gặp Nguyễn Thanh Thủy bây giờ, một người nội trợ đảm đang, có cuộc sống gia đình đơn giản, ít ai nghĩ đó là một người đàn bà một thời, nắm một biệt đội tình báo với những viên chức gan dạ, dưới một danh hiệu mỹ miều là ”Thiên Nga”, đã làm cho hạ tầng cơ sở của Cộng Sản ở miền Nam phải lo sợ và làm cho bạn bè, chiến hữu phải nể phục.


HUY PHƯƠNG

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Máu thấm đẫm lên Ba Sọc Đỏ
Nhân ngày 30 tháng 4, 2004.
Lần Little Sàigòn có mặt với Denver, Colorado.
Biểu quyết Nghị Quyết Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa.
Một.
Buổi sáng ngày 30 tháng Tư, 1975 anh đứng trước trụ sở Hạ Viện Việt Nam Cộng Hòa, Công Trường Lam Sơn chứng kiến giờ hấp hối với Sài Gòn trước, sau giây phút Dương Văn Minh ra lệnh quân đội ngưng tác chiến. Đoàn xe gồm hai chiếc Zil (xe vận tải Trung Cộâng) chở trung đội nữ du kích cộng sản (cho là như thế, chứ thật ra chỉ là những gái quê miệt Bình Chánh, Phú Lâm mới được tập trung làm "cách mạng" ở giờ thứ cuối cùng của một cuộc chiến tai họa, xé lòng, và cũng cực độ vô ích nhất suốt lịch sử người Việt ? Hai mươi-chín năm sau, "trị giá" nầy hẳn không thể định nghĩa khác hơn). Hai chiếc xe chạy chậm từ Trần Hưng Đạo qua bùng binh Chợ Bến Thành, dọc Lê Lợi với toàn thể các cửa hàng ghìm ghìm đóng kín. Những mũi súng chỉa sang hai bên dọa nạt vụng về, đám người trên xe ngây ngô vô hồn nhìn xuống lòng đường vắng vẻ - Không phải cách êm ả, vắng lặng của Sàigòn thường có của những chiều ba- mươi Tết để bùng vỡ với đêm Giao Thừa rộn rã mừng Xuân nồng ấm giữa mùi khói pháo của những ngày gọi là "Tự Do"- Tự Do có thật và đang dần hũy diệt. Nay, sáng ba-mươi tháng Tư, 1975 đường Lê Lợi có cảnh tượng im lạnh của một bãi tha ma vương vải những thây người chưa kịp thu dọn. Mà quả thật có những người vừa chết, đang chết. Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long (sau nầy mới biết được danh tính của Người Tận Hiến Tế đầu tiên cùng lần thật chếât với Quê Hương) với y trang cảnh sát nghiêm chỉnh, giày đen, chiếc nón kết bị bắn rơi sang một bên nằm trên vũng máu dưới chân Tượng Đài Thủy Quân Lục Chiến. Tiếng đạn súng tay của Trung Tá Long bị chìm khuất bởi chuỗi âm động sầm sập do hàng ngàn vạn bàn tay đang đập đục những cơ sở, kho hàng người Mỹ, hoặc của ngoại kiều đã vắng mặt vùng Building Brinks, nhà thương Đồn Đất.. Nhịp âm lượng ma quái, ghê rợn tưởng như muôn vạn chày vồ đập xuống nắp quan tài trong giờ tẫm liệm.. Nhưng bỗng chốc, tất cả tất cả như lắng lại với những tiếng gào uất hận thương đau.. Có người chết! Có người chết! Ai... ai, ai chết? Lính, lính mình, chết nằm kia kìa.. Khu tượng đài ùn ùn người kéo tới, vây chặt; những ký giả người Nhật (trong đó có anh) rời bỏ thềm Hạ Viện, bởi đám ?nữ chiến sĩ giải phóng" với áo xanh da trời, quần đen, băng đạn quấn chéo ngang ngực không có động tác gì khác ngoài việc ngồi im, nhắm hờ đôi mắt nhỏ như làn chỉ trên những khuôn mặt căng phồng đỏ ửng mụn nám, mồ hôi chảy giòng nhớp nháp, thấm đẫm. Mũ tai bèo, khăn rằn quấn cổ, áo vải popeline, quần phụ nữ nhà nông, dép lốp xe hơi, giây đeo đạn, đạn, súng.. Tất cả đồng đỏ au, mới nguyên, miết xuống lớp áo vải mỏng, làm hằn lên những múi thịt tưởng như xé rách những thân hình béo phì bấât động. Anh đóng nắùp máy ảnh, hiểu rõ tính vô nghĩa, vô ích của những việc làm đang lãng đãng thực hiện; cũng không thể nghĩ gì thêm khi nhìn xuống mắt người vừa chết đứng tròng, khô rốc. Anh bất định bước dọc theo hành lang quán Thanh Vị, nhìn sang hàng hiên rạp REX.. Toán lính cộng sản trườn, bò, chỉ chỏ nháo nhác; vài gã thanh niên cầm lá cờ đỏ chạy về phía cổng Tòa Đô Chánh. Cờ thật ra chỉ là loại vải lụa may áo dài màu đỏ tía. Khi ném hết giấy tờ xuống chiếc cống trước nhà sách Khia Trí.. gồm Chứng Chỉ Tại Ngũ, Thẻ Lãnh Lương; Chứng Minh Thư danh số 41 Ban Liên Hợp Quân Sự Trung Ương; Căn Cước Bọc Nhựa.. Hóa ra mình cũng chưa có thẻ sĩ quan mới thay thế thẻ kỳ lên trung úy sau trận Đồng Xoài, 1965. Anh không rõ bản thân đã nói thầm như thế hay không, cũng không có cảm giác tiếc nuối cái ví da, món quà nhận hôm sinh nhật vừa qua, vật chất độc nhất có đôi chút giá trị đối với bản thân... Thì coi như mình đã chết! Anh muốn nói ra lời, nhưng chỉ nghĩ không cũng thấy đau.

Hai

Hai mươi-chín năm sau. Đúng hai mươi-chín năm, anh xuống phi trường Denver, Colorado với cảm giác không khác của ngày ấy - Ngày 30 tháng Tư, 1975 tại Sài Gòn, nơi trái tim anh. Có khác chăng, lòng anh trống trải, lặng lẽ hơn với tuổi sáu-mươi. Bởi từ lâu, hình như anh không nói: "Tôi đến nơi ấy. Tôi về nơi nầy.." Anh chỉ di chuyển từ chốn nầy qua chỗ khác. Cảm giác có thật, không phải làm dáng để viết nên chữ nghĩa, văn chương, cách điệu giang hồ, khinh bạc. Bởi, hai mươi-chín năm qua, anh di chuyển từ trại tù nầy qua trại tù khác; từ thành phố nầy sang một chỗ ở bị chỉ định khác. Rất nhiều lần sau thức dậy buổi sáng, anh ra trước căn nhà vừa trú ngụ đêm qua, đọc tên đường và số nhà, hoặc tìm xem niên giám điện thoại để biếât mình đang ở nơi đâu. Quê nhà với anh hình như không còn - Thật sự không còn - Bởi cũng do tình huống, anh sợ phải hứng chịu nỗi đau cùng với nơi xa xôi cách biệt kia mỗi khi ngồi xuống một mình với những chữ viết mà anh hiểu thật lòng.. Rồi cũng chẳng đi đến đâu..

Chiều 30 tháng Tư, 2004 Denver trời đổ tuyết lớn. Anh nói cùng Hùng, (Đơn Vị 101 cũ), người bạn đón anh, và Nguyễn Chí Thiện: "Các ông, bà thi sĩ, ông viết văn thật ra không hơn ai, nhưng có được khả năng thấy trước, và thấy đúng." Để hai bạn rõ ý hơn, anh giải thích: "Mấy mươi năm trước, ông Thiện nằm tù ở Hỏa Lò, nơi chốn người chưa đến nỗi ăn thịt người (do không có lửa để nấu nướng); chứ ở trại tôi, trại Thanh Cẩm (Thanh Hóa, nơi Dân Biểu Đặng Văn Tiếp bị đánh chết; sau 1990, giam Đoàn Viết Hoạt); Mã Nhì và Lý Trường Trân thịt ngay anh chàng người Hoa đồng phòng, vì anh nầy chịu khổ không nỗi, hiến mình cho hai bạn ăn để có chất thịt. Thịt người cũng là thịt. Họ lý luậân với nhau như thế trước khi thuận cho hai người kia sửa soạn bữa thịt đồng bạn, đồng chủng. Ở Hỏa Lò nơi giam ông Thiện, người tù chỉ ăn thức do người kia vừa nôn ra; vậy trong cảnh sống ấy, làm sao biết được tuyết (trắng, ấm) như thế nào; nơi đâu có tuyết rơi cho những con người xứng danh người để có thể viết nên câu thơ: "Tuyết ấm rơi lòng người đôn hậu..". Năm ấy, cách đây hơn hai-mươi năm, ông Hùng ở nhà thương Cốc Lếu (Lào Cai) nằm chờ chết vì bịnh lao; tôi ở hầm tử hình trại Thanh Cẩm.. Đến ông Trời cũng không có thể tiên tri cho ba người sẽ gặp nhau hôm nay ở đất Mỹ, giữa một chiều mưa tuyết trong ngày đầu hè, cuối tháng Tư!! Mà tuyết ấm thật, anh đưa tay hứng bông tuyết thoa lên mặt, lòng vui như đang chứng kiến sự diệu kỳ. "Bác Thiện nói cứ như thánh hèn gì làm thơ hay thiệt!" Anh nói với lòng thành thật, cảm động về sự thanh khiết, dũng cảm của THƠ.

Nhưng sự ngẫu nhiên (nếu gọi là ngẫu nhiên) không ngừng ở đấây, khi chúng tôi vào đến thành phố, thì nơi phòng làm việc của Phan Hội Yên, viên "Hạ Sĩ Khinh Binh" của Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, đơn vị đã đánh xe tăng T54 cộng sản với lựu đạn tay, và bán súng cá nhân XM16 nơi đồi 30 Hạ Lào trong chiến dịch Lam Sơn 719, năm 1961; ở đây chiều nay cũng đã có mặt viên sĩ quan mang danh hiệu: "Khủng Long ? Đại Úy Lại Văn Long của Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù", người đại đội trưởng nhưng kiêm luôn nhiệm vụ khinh binh xung kích chiếm nóc gác chuông Nhà Thờ LaVang, nơi đơn vị cộng sản bố trí một dàn phòng không, ngăn cản sức tiến công của những đơn vị tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, Mùa Hè 1972. Và kết quả đã hiện thành với chiến công mcät lần vang dội hùng tâm giữ nước - Ngày 14 tháng 9, tức là gần hai tháng sau buổi quyết tử của Long "Khủng Long", những lính Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Thiết Kỵ, Sư Đoàn I Bộ Binh, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân thuộc lực lượng diện địa Tiểu Khu Quảng Trị đồng nhào lên trên đất đá điêu tàn của khối cỗ thành mà nay chỉ còn là những nấm đất sênh sếch khói đạn điêu tàn, lầy lềnh những xác người chết trẻ, để dựng nên lá cờ linh thiêng của Tổ Quốc..

Cờ bay..
Cờ bay giữa vũng lửa
Trầm trầm quân, dân nước mắt ứa
Một bận cờ bay vàng thành xưa
Bao tầng máu, xương người lính đỗ!!
Những người lính của mùa Hè lẫm liệt năm ấy nay tất cả đã trở nên những lão nhân lặng lẽ, chịu đựng.. Nầy là Sum, Kim của Tiểu Đoàn 8; ông Bưu Tín Viên, Triêm của Tiểu Đoàn 7 Dù mà ngày anh mới ra trường (1963) về đơn vị, dẫu lớn cấp bậc hơn vẫn ngại ngần gọi ông bằng danh xưng kính trọng "Thưa bác Thượng Sĩ!!"; hoặc Ngô Gia Hậu của lớp viên phóng chiến trường xông xáo ngày trước, những "nhà báo" nhảy xuống Khe Sanh, vào An Lộc, lên Pleiku cùng với khinh binh của những đợt trực thăng đầu tiên đổ bộ xuống những bãi đáp còn nóng hơi bom, đạn tiền pháo kích. Tất cả đồng có mặt hôm nay trong căn phòng chật chội nầy để đợi một phép lạ tưởng như không thể xẩy đến.. Không Quân Vũ Sĩ Cường, viên tân chủ tịch cộng đồng của địa phương Denver nhào vào với tiếng nói trong hơi thở gấp.. "Xong rồi, xong rồi quý vị.. Năm giờ, đúng năm giờ, chúng tôi có mặt từ ba giờ chiều, đợi đến năm giờ, thượng viện, hạ viện tấât cả chuẩn y Nghị Quyết Cờ Vàng - Vâng, không có phiếu chống đối, họ đứng lên phất cờ vàng với mình dẫu ông thống đốc bận đi họp. Nhưng thượng viện họ quyết định hôm nay: Ngày 30 Tháng Tư.. Vâng, họ biết, họ chia vui với mình. Họ cốt Nghị Quyết ra hôm nay, ngày 30 Tháng Tư sau hai mươi-chín năm. Tiểu bang mình là tiểu bang thứ năm có nghị quyết nầy: Toàn Tiểu Bang Colorado là của Quê Hương của Người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản." Vũ Sĩ Cường lấy lại hơi thở với tiếng nói trầm xuống cảm xúc: "Thành quả nầy là của chung tập thể, nhưng người đầu tiên phải tri ân là Thống Đốc Bill Owens, người nhiệt thành yểm trợ không ngừng nghỉ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Người Việt không chấp nhận chế độ cộng sản." Bởi Bill đã không chỉ chối từ, phủ nhận chủ nghĩa, chế độ cộng sản do sự tệ hại thâm hiểm của nó trong hôm nay với cương vị thống đốâc tiểu bang, nhưng ngay từ những ngày của thập niên 60, 70, ngày Bill còn là người trẻ tuổi, nơi khuôn viên các trường đại học, khi "phản chiến" là một trào lưu thời thượng của tiến bộ và yêu chuộng "Làm Tình tốt hơn Chiến Đấu- Make Love. Not War". Cường tiếp lời: "Chúng tôi, ban tân dại diện cộng đồng cũng như các bạn không thể nào quên được. Không bao giờ quên ? Công lao của Người Tuổi Trẻ Bùi Phương Hải ? Bác Sĩ Quân Y Hải Quân Hoa Kỳ, vị chủ tịch tiền nhiệm của chúng ta. Bác Sĩ Hải đã vận động cùng Nghị Sĩ Bruce E. Cairns, vị tướng lãnh hồi hưu James C. Hall trong suốt thời gian bao năm qua để thuyết phục phe chống đối (do mưu định khống chế của tòa đại sứ cộng sản Hà Nội) để đến hôm nay chúng ta có đươc thành quà nầy ? Nghị Quyết được thông qua với đa số tuyệt đối của 35 nghị sĩ, 65 dân biểu của Thượng- Hạ Viện Tiểu Bang Colorado."
Kết Từ,

Trong những ngày nằm trong hầm số 2 (để đợi mang đi bắn theo như án lệnh đã tuyên bố; hầm 1 giam Trần Văn Chí, Khóa 11 Quốc Gia Hành Chánh; buồng 3 giam Cao Văn Bảy, Giáo sư Pétrus Ký;) thuộc phòng cấm cố tử hình ở Trại 5 Lam Sơn Thanh Hóa; ba chúng tôi thường nghe tiếng hát yếu ớt vọng từ căn hầm số 4: "Bảo vệ làng thôn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.."; hoặc, "..đường trường xa ta quyết đi cho đến cùng..". Thật ra, người ở hầm số hầm số 4 kia không hát, anh chỉ nói những lời trên với âm lượng yếu ớt, kiệt sức, nhọc mệt; nhưng đôi khi anh cũng "hát" thành âm điệu, đấy là khi anh cất giọng với thanh sắc thành kính uy nghi: "Nầy công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi..." Anh hát vói nhịp cùm sắc ở cổ chân rung mạnh hoặc nắùm tay đập vào tường. Chúng tôi ba người đồng im lặng dù anh luôn khuyến dụ hát cùng; cũng bởi không chắc anh có phải là "tù quốc gia" không, hay chỉ là tù cộng sản gài vào để dò xét anh em chúng tôi. Nhưng vào một hôm, ngày 25 tháng 2, 1979 một ngày Chủ Nhật, ngoài trại im vắng, và người ở hầm số 4 kia thực hiện nghi thức: "Hôm nay ngoài trại nghỉ, cán bộ chúng nó đi chơi hếât rồi, anh em mình trong này làm lễ chào cờ.. Tôi hô nghiêm các anh đứng dậy và mình hát quốc ca". Không đợi chúng tôi trả lời, anh hô lớn dõng dạc.. "Chào cờ.. Nghiêm!", và tiếp theo vang lừng câu hát: "Nầy công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi.." với tiếng đập mạnh vào tường thay tiếng trống thúc quân. Có lẻ anh hát quá lớn, hai cán bộ công an Bùi Dù, Các vào mở cửa hầm số 4. Và trước khi ra đòn trừng trị vì tội "âm mưu phá rối an ninh, trật tự trại giam", ba người chúng tôi nghe rõ đối thoại:

-Nầy Thành (sau nầy chúng tôi biết rõ, anh tên Nguyễn Công Thành, người Nghệ An), mầy là lính biệt kích sao mà mầy ngoan cố đến thế. Bên kia có ngụy dù phan nhật nam; ngụy thầy giáo cao văn bảy; ngụy quyền trần văn chí.. Ngoài kia có ngụy tổng, bộ trưởng, tướng, tá một lũ, chúng tao trị cho phải biết phép.. Thế sao mầy chỉ là lính biệt kích mà mầy phản động ngoan cố đến vậy.

-Phải, tôi là lính. Lính biệt kích. Tôi không ngoan cố, không phản động. Các ông nhốt thế nầy thì phản động cái gì nữa. Tôi chỉ chào cờ. Tôi hát Quốc Ca của Việt Nam Cộng Hòa.

- Bọn đầu sỏ chúng mầy, dương văn minh, nguyễn văn thiệu đồng bỏ chạy, đầu hàng, mầy là lính thì làm được cái chó gì. Dù và Các gầm gừ chưởi trước khi ra đòn trừng trị.

...Chen trong âm động của da thịt người bị đánh dập, tiếng cùm kéo lê, vùng vẫy sen sét, cào siết có tiếng nói đứt khúc của anh Thành: ".. Các ông hèn lắm.. đánh thằng già bị cùm thì tài giỏi gì.. Cán bộ Các hét lớn để át tiếng của anh Thành: "Địt mẹ, mầy già mà mầy ngoan cố, cả bọn còn đầu hàng chúng ông huống gì mầy.." Anh Thành trả lời ngắt khoảng với tiếng thở bĩ nén nhưng dứt khoát: "Ai đầu hàng tôi không biết, thiếu uý Khiết (Đặïng Ngọc Khiết, Khóa 17 Đà Lạt (1960-63); học sinh Phan Châu Trinh, Đà Nãng (1955-60)-pnn), trưởng toán tôi bị đem ra chợ Ninh Bình bắn. Tôi bị bắt, tôi bị bắt vì bắn hếât đạn. TÔI KHÔNG ĐẦU HÀNG."

Lính Biệt Kích là Người Lính Không Số Quân. Lính Không Đơn Vị. Lính Không Huy Chương. Không Bằng Tưởng Lục. Lẽ tất nhiên họ không hề được thăng cấp. Và sau khi chết, gia đình cũng không được lãnh Tiền Tử Tức ? Vì không ai biết họ chết khi nào. Chết ở đâu.

Sau nầy, Đại Úy Nguyễn Hữu Luyện, người Lính Biệt Kích sống sót qua 21 năm, 4 tháng, 14 ngày tù kể lại: "Nguyễn Công Thành sau khi cho ra trại, không được về Nam, vẫn bị quản chế ở Nghệ An, và đã chết vào một năm nào đó khi gần hết Thế Kỷ 20". Cần nói thêm một chi tiết: "Anh Thành luôn bị cùm, giam hầm tối kể từ khi bị bắt, tháng 8, 1964 cho đến ngày thả ra để chết."

Ba Sọc Đỏ của lá Cờ Vàng quả thật thấm máu của rất nhiều người- Những người chúng ta không hề biết.

Biệt Kích Nguyễn CôngThành là Một.

Denver, Colorado.
Phan Nhật Nam

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

.
Trận Không chiến sau cùng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (HQ1)-
Một kỷ niệm khó quên với Nguyễn văn Lượng, Thủ Khoa Khóa 26 Võ Bị .



Cuối tháng Ba năm 1975, các mặt trận miền Trung đã trở nên vô cùng sôi động, tin thất thủ dồn dập gởi về thủ độ Saigon vẫn đó, Hòn Ngọc Viển Ðông như ngạo nghể thách thức cùng quân xâm lược cs...
Image Một buổi chiều của đầu tháng tư 75, sau khi công tác sinh hoạt hàng ngày chấm dứt, trên chiến hạm HQ4. (Khu trục Hạm Trần Khánh Dư (HQ4) đang đại kỳ - sửa chửa dài hạng) tại Hải quân Công Xưởng. Tôi trở về nhà người anh con bạn dì, cư ngụ trên đường Nguyễn thiện Thuật SG. Mặc dù tin chiến sự miền Trung dồn dập báo về, nhưng SG vẫn còn yên tỉnh lắm, trên đường rời khỏi BTL. HQ, tôi ghé vào HQ1 (Khu Trục Hạm Trần Hưng Ðạo - Soái Hạm của HQ Viêt. Nam) thăm bạn Lượng (Thủ Khoa K26). Tưởng cũng nên nhắc lại, HQ1 vừa xong đại kỳ, chuẩn bị lên đường viễn dương, đang cập tại cầu "B" bến Bạch Ðằng. Bạn bè vừa gặp nhau, hàn huyên, bổng tôi nghe có tiếng máy bay vần vủ trên bầu trời, và tiếng còi báo động từ BTL/HQ....

Hôm đó tôi nhớ không lầm là ngày 8 tháng 4 năm 1975, đã gần 1/4 thế kỷ, nhưng dư âm tiếng máy bay gầm thét xen lẩn tiếng đại pháo, như lúc nào cũng còn phản phất đâu đâỵ..Ðược tin từ BTL/HQ, có máy bay VC tấn công Saigon. Anh em chúng tôi lúc đó đã vào ngay vị trí các khẩu đại bác phòng không của HQ1. Tôi tuy không phải là SQ trực thuộc của HQ1, nhưng là SQ HQ hiện diện tại đơn vị bạn, cũng đã vào ngay vị trí tác chiến. Tình hình vô cùng khẩn trương, BTL/HQ ra lệnh cho chiến hạm tác xạ trực tiếp vào các máy bay trên không phận SG lúc bấy giờ. Tôi quan sát trên vòm trời SG hướng về phía trung tâm thành phố, lúc bấy giờ đang xuất hiện nhiều phi cơ, hình như là A37 của Không quân VN. Mặc dù chưa nhận diện phi cơ là của bạn hay địch, nhưng tôi có cãm tưởng đây là phi cơ của kẻ thù. Các khẩu đại bác 40 ly của HQ1 đã bắt đầu nhả đạn trên không phận SG., Nguyễn văn Lượng lúc bấy giờ là SQ trực của HQ1. Như đã nói lúc trước, tôi không thuộc SQ cơ hửu của HQ1, nhưng trách nhiệm của một SQ, đã đóng góp thật là tích cưc. trong cuộc không chiến sau cùng này của HQ/VNCH. Hàng loạt đại bác nổ vang cả một vùng trời, lần đầu tiên cũng là lần sau cùng tôi tham dự trận không chiến của HQVN. Lằn đạn đan nhau san sát trên không trung hướng về phi cơ địch, đột nhiên chú ng tôi thấy xuất hiện một phi cơ C130 bay về hướng phi trường, xuyên qua làn đạn, rất may là không có việc gì xảy ra cho chiếc phi cơ bạn nàỵ
Image Trước hoả lực khá hùng hậu từ các chiến hạm HQ trên bến Bạch đằng, những chiếc A37 do tên Trung uý Nguyễn thành Trung (viên phi công nằm vùng VC, mà tôi biết được sau này, qua báo chí và đài phát thanh SG) chỉ huy, đã phải đổi hướng bay, tìm cách tránh lằn đạn, và sau cùng đã phải bỏ dở công tác dội bom của hắn ta vào các vùng đông dân trên thành phố SG..
.. Image Cuộc giao tranh ngắn ngủi chưa đầy nửa giờ đồng hồ, nhưng đã mang lại cho tôi một niềm hảnh diện vô biên, mình đã đóng góp một phần vào cuộc phản công mãnh liệt nhằm bảo vệ cho đồng bào thân yêu của thành phố SG không bị kẻ thù tự do oanh kích. Nếu không có các lực lượng hải pháo của HQ yễm trợ, không biết là số thiệt hại cho đồng bào thân yêu sẽ thế nàọ
Rất tiếc, những ngày tháng sau cùng của VNCH, vì cuộc chiến xảy ra rất nhanh, nên những chiến công hiển hách của HQ Việt nam đã không được nhắc đến một cách trang trọng...
Giả từ Nguyễn văn Lượng, trở lại đơn vị, không ngờ vài tuần lễ sau, VNCH đã thất thủ và con tàu HQ1 cũng đã làm được chuyến viễn dương đâù tiên cũng là cuối cùng (sau cuộc đại kỳ), đã mang trên hàng ngàn đồng bào thóat khỏi thủ đô yêu dấu trong ngày 30-4-75.



Ðược biết chiếc Khu Trục Hạm (KTH) Trần Khánh Dư HQ4, đơn vị sau cùng của tôi đã lọt vào tay quân thù, nhưng trên 25 năm nay, theo lời cựu trung tá Vũ hửu San, vị Hạm trưởng sau cùng, thì chiếc KTH này đã "không phục vụ" cho cs. Không biết lúc rời khỏi chiến hạm, vị hạm trưởng này đã phá hủy con tàu thế nàọ..


....Và cuộc lưu vong của tôi bắt đầu từ đó....

nguyentm

(Bài trích từ trang nhà VBĐL)

Guest

Post by Guest »

khieulong wrote:Máu thấm đẫm lên Ba Sọc Đỏ

"Ai đầu hàng tôi không biết, thiếu uý Khiết (Đặïng Ngọc Khiết, Khóa 17 Đà Lạt (1960-63); học sinh Phan Châu Trinh, Đà Nãng (1955-60)-pnn), trưởng toán tôi bị đem ra chợ Ninh Bình bắn. Tôi bị bắt, tôi bị bắt vì bắn hết đạn. TÔI KHÔNG ĐẦU HÀNG."

Ba Sọc Đỏ của lá Cờ Vàng quả thật thấm máu của rất nhiều người- Những người chúng ta không hề biết.


Denver, Colorado.
Phan Nhật Nam
Có những bài đọc mãi rồi , mà hễ nhìn thấy là lại đọc , lại nghẹn ngào và đau thắt tim gan.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Cái bóng của Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản

Post by phu_de »

.
Cái bóng của Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản
Hay là truyện Người lính nhỏ mà chính khí lớn
Vũ Tiến Quang

Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sỹ
(Trích Trong Bộ Lịch Sử Thiếu Sinh Quân Việt Nam)

Vũ Tiến Quang sinh ngày 30 thánh 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là Hạ Sĩ Ðịa Phương Quân Vũ Tiến Ðức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Ðức bị trúng đạn tử thương khi tuổi vừa mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với 2 con. Con trai lớn, Vũ Tiến Quang, 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Ðức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.

Quang học tại trường tiểu học trong tỉnh. Tuy rất thông minh, nhưng Quang chỉ thích đá banh, thể thao hơn là học. Thành ra Quang là một học sinh trung bình trong lớp. Cuối năm 1967, Quang đỗ tiểu học. Nhân đọc báo Chiến Sĩ Cộng Hòa có đăng bài: "Ngôi Sao Sa Trường, Thượng Sĩ Sữa: Trần Minh - Thiên Thần U Minh Hạ".


Bài báo thuật lại: Minh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Sau khi ra trường Minh về phục vụ tại Tiểu Ðoàn Ngạc Thần (tức Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 31, Sư Ðoàn 21 Bộ Binh). Mà Tiểu đoàn đang đồn trú tại Chương Thiện. Quang nẩy ra ý đi tìm người hùng bằng xương bằng thịt. Chú bé lóc cóc 12 tuổi, được Trần Minh ôm hôn, dẫn đi ăn phở, bánh cuốn, rồi thuật cho nghe về cuộc sống vui vẻ tại trường Thiếu Sinh Quân. Quang suýt xoa, ước mơ được vào học trường này. Qua cuộc giao tiếp ban đầu, Minh là một mẫu người anh hùng trong ước mơ của Quang. Quang nghĩ: "Mình phải như anh Minh".

Chiều hôm đó Quang thuật cho mẹ nghe cuộc gặp gỡ Trần Minh, rồi xin mẹ nộp đơn cho mình nhập học trường Thiếu Sinh Quân. Bà mẹ Quang không mấy vui vẻ vì Quang là con một, mà nhập học Thiếu Sinh Quân rồi sau này trở thành anh hùng như Trần Minh thì ... nguy lắm! Bà không đồng ý. Hôm sau bà gặp riêng Trần Minh, khóc thảm thiết xin Minh nói dối Quang rằng muốn nhập học trường Thiếu Sinh Quân thì cha phải thuộc chủ lực quân, còn cha Quang là Ðịa Phương Quân thì không được. Minh từ chối:
- Em không muốn nói dối cháu. Cháu là Quốc Gia Nghĩa Tử thì ưu tiên nhập học. Em nghĩ chị nên cho cháu vào trường Thiếu Sinh Quân thì tương lai của cháu sẽ tốt đẹp hơn ở với gia đình, trong khuôn khổ nhỏ hẹp.
Chiều hôm ấy Quang tìm đến Minh để nghe nói về đời sống trong trường Thiếu Sinh Quân. Ðã không giúp bà Ðức thì chớ, Minh còn đi cùng Quang tới nhà bà, hướng dẫn bà thủ tục xin cho Quang nhập trường. Thế rồi bà Ðức đành phải chiều con. Bà đến phòng 3 Tiểu Khu Chương Thiện, có Trung Sĩ Nhất Cao Năng Hải, cũng là cựu Thiếu Sinh Quân. Hải lo làm tất cả mọi thủ tục giúp bà. Sợ bà đổi ý thì mình sẽ mất thằng em dễ thương. Hải lên gặp Thiếu Tá Lê Minh Ðảo, Tiểu Khu Trưởng trình bầy trường hợp của Quang. Thiếu Tá Ðảo soạn một văn thư, đính kèm đơn của bà Ðức, xin Bộ Tổng Tham Mưu dành ưu tiên cho Quang. (Ghi chú: Thiếu Tá Lê Minh Ðảo hồi 1974 được thăng Thiếu Tướng, giữ chức Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh. Sau biến cố 1975, ông bị tù một thời gian dài. Hiện ông định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1966, Thiếu Tá Ðảo giữ chức Giám Ðốc Trung Tâm Hành Quân Quân Ðoàn 4 và Vùng 4 chiến thuật. Bấy giờ tôi có dịp thăm Cần Thơ, được ông tiếp tại căn nhà tranh nổi bên sông, rồi ông đánh đàn cho nghe. Tôi mắc nợ ông món nợ văn nghệ từ hồi đó đến giờ mà chưa trả được. Nếu tính cả lời, chồng chất lên, e không trả nổi).


Tháng 8 năm 1968, Quang được giấy gọi nhập học trường Thiếu Sinh Quân mà không phải thi. Bà Ðức thân dẫn con đi Vũng Tầu trình diện. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Quang trở thành một Thiếu Sinh Quân Việt Nam.
Quả thực trường Thiếu Sinh Quân là thiên đường của Quang. Quang có nhiều bạn cùng lứa tuổi, dư thừa chân khí, chạy nhẩy vui đùa suốt ngày. Quang thích nhất những giờ huấn luyện tinh thần, những giờ học quân sự. Còn học văn hóa thì Quang lười, học sao cho đủ trả nợ thầy, không bị phạt là tốt rồi. Quang thích đá banh và học Anh Văn. Trong lớp, môn Anh Văn, Quang luôn đứng đầu. Chỉ mới học hết Ðệ Lục mà Quang đã có thể đọc sách báo bằng tiếng Anh, nói chuyện lưu loát với cố vấn Mỹ.

Giáo Sư Việt Văn của Quang là Phạm Văn Viết, người mà Quang mượn bóng dáng để thay thế người cha. Có lần thầy Viết giảng đến câu:
"Nhân sinh tư cổ thùy vô tử,
Lưu thủy đan tâm chiếu hàn thanh."
(Người ta sinh ra, ai mà không chết. Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử.)
Quang thích hai câu này lắm, luôn miệng ngâm nga, rồi lại viết vào cuốn sổ tay.

Trong giờ học sử, cũng như giờ huấn luyện tinh thần, Quang được giảng chi tiết về các anh hùng: Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản, Thánh Tổ của Thiếu Sinh Quân, giết tươi Toa Ðô trong trận Hàm Tử. Quang cực kỳ sùng kính Báo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, từ chối công danh, chịu chết cho toàn chính khí. Quang cũng khâm phục Nguyễn Biểu khi đối diện với quân thù, không sợ hãi, lại còn tỏ ra khinh thường chúng. Ba nhân vật này ảnh hưởng vào Quang rất sâu đậm.

Suốt các niên học từ 1969 - 1974, mỗi kỳ hè được phép hai tháng rưỡi về thăm nhà, cậu bé Thiếu Sinh Quân Vũ Tiến Quang tìm đến các đành anh trấn đóng tại Chương Thiện để trình diện. Quang được các cựu Thiếu Sinh Quân dẫn đi chơi, cho ăn quà, kể chuyện chiến trường cho nghe. Một số ông anh uống thuốc liều, cho Quang theo ra trận. Quang chiến đấu như một con sư tử. Không ngờ mấy ông anh cưng cậu em út quá, mà gây ra một chuyện động trời, đến nỗi Bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam, Bộ Tư Lệnh MACV cũng phải rởn da gà! Sau trở thành huyền thoại. Câu truyện như thế này:


Hè 1972, mà quân sử Việt Nam gọi là Mùa Hè Ðỏ Lửa, giữa lúc chiến trường toàn quốc sôi động. Bấy giờ Quang đã đỗ chứng chỉ 1 Bộ Binh. Ðược phép về thăm nhà, được các đàn anh cho ăn, và giảng những kinh nghiệm chiến trường, kinh nghiệm đời. Quang xin các anh cho theo ra trận. Mấy ông cựu Thiếu Sinh Quân, trăm ông như một, ông nào gan cũng to, mật cũng lớn, lại coi trời bằng vung. Yêu cậu em ngoan ngoãn, các ông chiều... cho Quang ra trận. Cuộc hành quân nào các ông cũng dẫn Quang theo.

Trong một cuộc hành quân cấp sư đoàn, đánh vào vùng Hộ Phòng, thuộc Cà Mau. Ðơn vị Quang theo là Trung Ðội Trinh Sát của Trung Ðoàn 31. Trung Ðội Trưởng là một Thiếu Úy cựu Thiếu Sinh Quân. Hôm ấy thông dịch viên cho cố vấn bị bệnh, Quang lại giỏi tiếng Anh, nên Thiếu Úy Trung Ðội Trưởng biệt phái Quang làm thông dịch viên cho cố vấn là Thiếu Úy Hummer. Trực thăng vừa đổ quân xuống thì hiệu thính viên của Hummer trúng đạn chết ngay. Lập tức Quang thay thế anh ta. Nghĩa là mọi liên lạc vô tuyến, Hummer ra lệnh cho Quang, rồi Quang nói lại trong máy.

Trung Ðội tiến vào trong làng thì lọt trận địa phục kích của Trung Ðoàn chủ lực miền, tên Trung Ðoàn U Minh. Trung Ðội bị một Tiểu Ðoàn địch bao vây. Vừa giao tranh được 10 phút thì Hummer bị thương. Là người can đảm, Hummer bảo Quang đừng báo cáo về Trung Tâm Hành Quân. Trận chiến kéo dài sang giờ thứ hai thì Hummer lại trúng đạn nữa, anh tử trận, thành ra không có ai liên lạc chỉ huy trực thăng võ trang yểm trợ. Kệ, Quang thay Hummer chỉ huy trực thăng võ trang. Vì được học địa hình, đọc bản đồ rất giỏi, Quang cứ tiếp tục ra lệnh cho trực thăng võ trang nả vào phòng tuyến địch, coi như Hummer còn sống. Bấy giờ quân hai bên gần như lẫn vào nhau, chỉ còn khoảng cách 20-30 thước.

Thông thường tại các quân trường Hoa Kỳ cũng như Việt Nam, dạy rằng khi gọi pháo binh, không quân yểm trợ thì chỉ xin bắn vào trận địa địch với khoảng cách quân mình 70 đến 100 thước. Nhưng thời điểm 1965-1975, các cựu Thiếu Sinh Quân trong khu 42 chiến thuật khi họp nhau để ăn uống, siết chặt tình thân hữu, đã đưa ra phương pháp táo bạo là xin bắn vào phòng tuyến địch, dù cách mình 20 thước. Quang đã được học những phương pháp đó. Quang chỉ huy trực thăng võ trang nả vào trận địch, nhiều rockets (hỏa tiễn nhỏ), đạn 155 ly nổ sát quân mình, làm những binh sĩ non gan kinh hoảng. Nhờ vậy mà trận địch bị tê liệt.
Sau khi được giải vây, mọi người khám phá ra Quang lĩnh tới 7 viên đạn mà không chết: trên mũ sắt có 4 vết đạn bắn hõm vào; hai viên khác trúng ngực, may nhờ có áo giáp, bằng không Quang đã ô hô ai tai rồi. Viên thứ bẩy trúng... chim. Viên đạn chỉ sớt qua, bằng không thì Quang thành thái giám.

Trung Tá J. F. Corter, Cố Vấn Trưởng Trung Ðoàn được Trung Ðội Trưởng Trinh Sát báo cáo Hummer tử trận lúc 11 giờ 15. Ông ngạc nhiên hỏi:
- Hummer chết lúc 11:15 giờ mà tại sao tôi vẫn thấy y chỉ huy trực thăng, báo cáo đến lúc 17 giờ?
Vì được học kỹ về tinh thần trách nhiệm, Quang nói rằng mình là người lạm quyền, giả lệnh Hummer chỉ huy. Quang xin lỗi Corter. Trung Tá J. F. Corter tưởng Quang là lính người lớn, đề nghị gắn huy chương Hoa Kỳ cho Quang. Bấy giờ mới lòi đuôi chuột ra rằng các ông cựu Thiếu Sinh Quân đã uống thuốc liều, cho thằng em sữa ra trận.


Ðúng ra theo quân luật, mấy ông anh bị phạt nặng, Quang bị đưa ra tòa vì "Không có tư cách mà lại chỉ huy." Nhưng các vị sĩ quan trong Sư Ðoàn 21, Trung Ðoàn 31 cũng như cố vấn đều là những người của chiến trường, tính tình phóng khoáng nên câu truyện bỏ qua. Quang không được gắn huy chương, mà mấy ông anh cũng không bị phạt. Hết hè, Quang trở về trường mang theo kỷ niệm chiến đấu cực đẹp trong đời cậu bé, mà cũng là kỷ niệm đẹp vô cùng của Thiếu Sinh Quân Việt Nam. câu truyện này trở thành huyền thoại. Huyền thoại này lan truyền mau lẹ khắp năm tỉnh của khu 42 chiến thuật, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Chương Thiện. Quang trở thành người hùng lý tưởng của những thiếu nữ tuổi 15-17!


Năm 1974, sau khi đỗ chứng chỉ 2 Bộ Binh, Quang ra trường mang cấp bậc Trung Sĩ. Quang nộp đơn xin về Sư Ðoàn 21 Bộ Binh. Quang được toại nguyện. Sư đoàn phân phối Quang về Tiểu Ðoàn Ngạc Thần, tức Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 31, Tiểu Ðoàn của Trần Minh sáu năm trước. Thế là giấc mơ 6 năm trước của Quang đã thành sự thật.

Trung Ðoàn 31 Bộ Binh đóng tại Chương Thiện. Bấy giờ Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện là Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời. Cả hai đều là cựu Thiếu Sinh Quân cao niên nhất vùng Chương Thiện bấy giờ (36 tuổi) . Các cựu Thiếu Sinh Quân trong Tiểu Ðoàn 2 - 31 dẫn Quang đến trình diện Anh Hai Cẩn. Sau khi anh em gặp nhau. Cẩn đuổi tất cả tùy tùng ra ngoài để anh em tự do xả xú bắp.

Cẩn bẹo tai Quang một cái, Quang đau quá nhăn mặt. Cẩn hỏi:
- Ê! Quang, nghe nói mày lĩnh bẩy viên đạn mà không chết, thì mày thuộc loại mình đồng da sắt. Thế sao tao bẹo tai mày, mà mày cũng đau à?
- Dạ, đạn Việt Cộng thì không đau. Nhưng vuốt anh cấu thì đau.
- Móng tay tao, đâu phải vuốt?
- Dạ, người ta nói anh là cọp U Minh Thượng... thì vuốt của anh phải sắc lắm!
- Hồi đó suýt chết, thế bi giờ mày ra trận có sợ không?
- Nếu khi ra trận, anh sợ thì em mới sợ. Cái lò Thiếu Sinh Quân có bao giờ nặn ra một thằng nhát gan đâu?
- Thằng này được. Thế mày đã trình diện anh Thời chưa?
- Dạ, anh Thời Thẹo không có nhà.

Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời, Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu, uy quyền biết mấy, thế mà một Trung Sĩ 18 tuổi dám gọi cái tên húy thời thơ ấu ra, thì quả là một sự phạm thượng ghê gớm. Nhưng cả Thời lẫn Quang cùng là cựu Thiếu Sinh Quân thì lại là một sự thân mật. Sau đó anh em kéo nhau đi ăn trưa. Lớn, bé cười nói ồn ào như không biết tới những người chung quanh. (Ghi chú: Thiếu Tá Thời, cựu Thiếu Sinh Quân, gốc người Huế, tính tình ôn nhu văn nhã, nhưng rất can đảm, hiện ông định cư tại Boston, Hoa Kỳ) .

Bấy giờ tin Trần Minh đã đền nợ nước tại giới tuyến miền Trung. Sự ra đi của người đàn anh, của người hùng lý tưởng làm Quang buồn không ít. Nhưng huyền thoại về Trần Minh lưu truyền, càng làm chính khí trong người Quang bừng bừng bốc lên.

Tại Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, tất cả các hạ sĩ quan cũng như các Thiếu Sinh Quân mới ra trường, thường chỉ được theo hành quân như một khinh binh. Ðợi một vài tháng đã quen với chiến trường, rồi mới được chỉ định làm Tiểu Ðội Trưởng. Nhưng vừa trình diện, Quang được cử làm Trung Ðội Phó ngay, dù hầu hết cả Tiểu Ðội Trưởng đều ở cấp Trung Sĩ, Trung Sĩ Nhất, mà những người này đều vui lòng tuân lệnh Quang răm rắp!


Sáu tháng sau, đầu năm 1975 nhờ chiến công, Quang được thăng Trung Sĩ Nhất, nhưng chưa đủ một năm thâm niên, nên chưa được gửi đi học sĩ quan. Quang trở thành nổi tiếng trong trận đánh ngày 1-2-1975, tại Thới Lai, Cờ Ðỏ. trong ngày hôm ấy, đơn vị của Quang chạm phải Tiểu Ðoàn Tây Ðô. Ðây là một Tiểu Ðoàn được thành lập từ năm 1945, do các sĩ quan Nhật Bản không muốn về nước, trốn lại Việt Nam... huấn luyện. Quang đã được Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn giảng về kinh nghiệm chiến trường:
"Tây Ðô là Tiểu Ðoàn cơ động của tỉnh cần Thơ. Tiểu Ðoàn có truyền thống lâu đời, rất thiện chiến. Khi tác chiến cấp Ðại Ðội, Tiểu Ðoàn chúng không hơn các đơn vị khác là bao. Nhưng tác chiến cấp Trung Ðội, chúng rất giỏi. Chiến thuật thông thường, chúng dàn ba Tiểu Ðội ra, chỉ Tiểu Ðội ở giữa là nổ súng. Nếu thắng thế, thì chúng bắn xối xả để uy hiếp tinh thần ta, rồi hai Tiểu Ðội hai bên xung phong. Nếu yếu thế thì chúng lui. Ta không biết đuổi theo thì sẽ dẵm phải mìn, rồi bị hai Tiểu Ðội hai bên đánh ép. Vì vậy khi đối trận với chúng, phải im lặng không bắn trả, để chúng tưởng ta tê liệt. Khi chúng bắt đầu xung phong thì dùng vũ khí cộng đồng nả vào giữa, cũng như hai bên. Thấy chúng chạy thì tấn công hai bên, chứ đừng đuổi theo. Còn như chúng tiếp tục xung phong ta phải đợi chúng tới gần rồi mới phản công."

Bây giờ Quang có dịp áp dụng. Sau khi trực thăng vận đổ quân xuống. Cả Ðại Ðội của Quang bị địch pháo chụp lên đầu, đại liên bắn xối xả. Không một ai ngóc đầu dậy được. Nhờ pháo binh, trực thăng can thiệp, sau 15 phút Ðại Ðội đã tấn công vào trong làng. Vừa tới bìa làng, Thiếu Úy Trung Ðội Trưởng của Quang bị trúng đạn lật ngược. Quang thay thế chỉ huy Trung Ðội. Trung Ðội dàn ra thành một tuyến dài đến gần trăm mét. Ðến đây thì phi pháo không can thiệp được nữa, vì quân hai bên chỉ cách nhau có 100 mét, gần như lẫn vào nhau. Nhớ lại lời giảng của Cẩn, Quang ra lệnh im lặng, chỉ nổ súng khi thấy địch. Ngược lại ngay trước mặt Quang, khoảng 200 thước là một cái hầm lớn, ngay trước hầm hai khẩu đại liên không ngừng nhả đạn. Quang ghi nhận vị trí hai khẩu đại liên với hai khẩu B40 ra lệnh:
"Lát nữa khi chúng xung phong thì dùng M79 diệt hai khẩu đại liên, B40, rồi hãy bắn trả."

Sau gần 20 phút, thình lình địch xả súng bắn xối xả như mưa, như gió, rồi tiếng hô xung phong phát ra. Chỉ chờ có thế, M79 của Quang khai pháo. Ðại liên, B40 bị bắn tung lên, trong khi địch đang xung phong. Bấy giờ Trung Ðội của Quang mới bắn trả. Chỉ một loat đạn, toàn bộ pòng tuyến địch bị cắt. Quang ra lệnh xung phong. Tới căn hầm, binh sĩ không dám lại gần, vì bị lựu đạn từ trong ném ra. Quang ra lệnh cho hai khẩu đại liên bắn yểm trợ, rồi cho một khinh binh bò lại gần, tung vào trong một quả lựu đạn cay. Trong khi Quang hô:
- Ra khỏi hầm, dơ tay lên đầu! bằng không lựu đạn sẽ ném vào trong!
Cánh cửa hầm mở ra, mười tám người, nam có, nữ có, tay dơ trên đầu, ra khỏi hầm, lựu đạn cay làm nước mắt dàn dụa.
Ðến đây trận chiến chấm dứt.
Thì ra 18 người đó là Ðảng Bộ và Ủy Ban Nhân Dân của Huyện Châu Thành Cần Thơ. Trong đó có viên Huyện Ủy và viên Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện.

Sau trận này Quang được tuyên dương công trạng trước quân đội, được gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu. Trong lễ chiến thắng giản dị, Quang được một nữ sinh trường Ðoàn Thị Ðiểm quàng vòng hoa. Nữ sinh đó là Nguyễn Hoàng Châu, 15 tuổi, học lớp Ðệ Ngũ. Cho hay, anh hùng với giai nhân xưa nay thường dễ cảm nhau. Quang, Châu yêu nhau từ đấy. Họ viết thư cho nhau hàng ngày. Khi có dịp theo quân qua Cần Thơ, thế nào Quang cũng gặp Châu. Ðôi khi Châu táo bạo, xuống Chương Thiện thăm Quang. Mẹ Quang biết chuyện, bà lên Cần Thơ gặp cha mẹ Châu. Hai gia đình đính ước với nhau. Họ cùng đồng ý: Ðợi năm tới, Quang xin học khóa sĩ quan đặc biệt, Châu 17 tuổi thì cho cưới nhau.


Nhưng mối tình đó đã đi vào lịch sử...
Tình hình toàn quốc trong tháng 3, tháng 4 năm 1975 biến chuyển mau lẹ. Ban Mê Thuột bị mất. Quân Ðoàn 2 rút lui khỏi cao nguyên, rồi Quân Ðoàn 1 bỏ mất lãnh thổ. Rồi các sĩ quan Bộ Tổng Tham Mưu được Hoa Kỳ bốc đi. Ngày 29 tháng 4, trung Ðội của Quang chỉ còn 10 người. Tiểu Ðoàn Trưởng, Ðại Ðội Trưởng bỏ ngũ về lo di tản gia đình. Quang vào bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Chương Thiện trình diện Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Cẩn an ủi:
- Em đem mấy người thuộc quyền vào đây ở với anh.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, viên tướng mặt bánh đúc, đần độn Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng. Tất cả các đơn vị quân đội Miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào, về sống với gia đình. Một vài đơn vị lẻ tẻ còn cầm cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị Dù tại Sàigòn ngừng lúc 9 giờ 7 phút.
Ðúng lúc đó tại Chương Thiện, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng là Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, ông đang chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của cộng quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến. Các Quận Trưởng chán nản ra lệnh buông súng. Chỉ còn tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu. Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh:
"Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng Tư Lệnh. Hãy tiếp tục chiến đấu."
Nhưng đến 12 giờ trưa, các đơn vị dần dần bị tràn ngập, vì quân ít, vì hết đạn, vì mất tinh thần. Chỉ còn lại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Trong Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, có một Ðại Ðội Ðịa Phương Quân cùng nhân viên Bộ Tham Mưu. Ðến 13 giờ, lựu đạn, đạn M79 hết. Tới 14 giờ 45, thì đạn hết, làm sóng cộng quân tràn vào trong Bộ Chỉ Huy. Cuối cùng chỉ còn một ổ kháng cự từ trong hầm chiến đấu, nơi đó có khẩu đại liên. Một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm, tiếng súng im bặt. Quân Cộng Sản vào hầm lôi ra hai người. Một là Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng, kiêm Tiểu Khu Trưởng và một Trung Sĩ mới 19 tuổi. Trung Sĩ đó tên là Vũ Tiến Quang.
Bấy giờ đúng 15 giờ.


Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên Ðại Tá Chính Ủy của đơn vị có nhiện vụ đánh tỉnh Chương Thiện hỏi:
- Ð.M. Tại sao có lệnh đầu hàng, mà chúng mày không chịu tuân lệnh?
Ðại Tá Cẩn trả lời bằng nụ cười nhạt.
Trung Sĩ Quang chỉ Ðại Tá Cẩn:
- Thưa Ðại Tá, tôi không biết có lệnh đầu hàng. Ví dù tôi biết, tôi cũng vẫn chiến đấu. Vì anh ấy là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Anh ra lệnh chiến đấu thì tôi không thể cãi lệnh.
Cộng quân thu nhặt xác chết trong, ngoài Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Viên Chính Ủy chỉ những xác chết nói với Ðại Tá Cẩn:
- Chúng mày là hai tên ngụy ác ôn nhất. Ð.M, chúng mày sẽ phải đền tội.
Ðại Tá Cẩn vẫn không trả lời, vẫn cười nhạt. Trung Sĩ Quang ngang tàng:
- Ðại Tá có lý tưởng của Ðại Tá. Tôi có lý tưởng của tôi. Ðại Tá theo Karl Marx, theo Lenin; còn tôi, tôi theo vua Hùng, vua Trưng. Tôi tuy bại trận, nhưng tôi vẫn giữ lý tưởng của tôi... Tôi không gọi Ðại Tá là tên Việt Cộng. Tại sao Ðại Tá lại mày tao, văng tục với chúng tôi như bọn ăn cắp gà, phường trộm trâu vậy? Phải chăng đó ngôn ngữ của Ðảng Cộng Sản?
Viên Ðại Tá rút súng kê vào đầu Quang:
- Ð.M. Tao hỏi mày, bi giờ thì mày có chính nghĩa hay tao có chính nghĩa?
- Xưa nay súng đạn trong tay ai thì người đó có lý. Nhưng đối với tôi, tôi học trường Thiếu Sinh Quân, súng đạn là đồ chơi của tôi từ bé. Tôi không sợ súng đâu. Ðại Tá đừng dọa tôi vô ích. Tôi vẫn thấy tôi có chính nghĩa, còn đại Tá không có chính nghĩa. Tôi là con cháu Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản mà.
- Ð.M. Mày có chịu nhận mày là tên Ngụy không?
- Tôi có chính nghĩa thì tôi không thể là Ngụy. Còn Cộng quân dùng súng giết dân mới là Ngụy, là giặc cướp. Tôi nhất quyết giữ chính khí của tôi như Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, như Nguyễn Biểu.

Quang cười ngạo nghễ:
- Nếu Ðại Tá có chính nghĩa tại sao Ðại Tá lại dùng lời nói thô tục với tôi? Ừ! Muốn mày tao thì mày tao. Ð.M. tên Cộng Sản ác ôn! Nếu tao thắng, tao dí súng vào thái dương mày rồi hỏi: Ð.M. mày có nhận mày là tên Việt Cộng không? Thì mày trả lời sao?

Một tiếng nổ nhỏ, Quang ngã bật ngửa, óc phọt ra khỏi đầu, nhưng trên môi người thiếu niên còn nở nụ cười. Tôi không có mặt tại chỗ thành ra không mường tượng ý nghĩa nụ cười đó là nụ cười gì? Ðộc giả của tôi vốn thông minh, thử đoán xem nụ cười đó mang ý nghĩa nào? Nụ cười hối hận? Nụ cười ngạo nghễ? Nụ cười khinh bỉ? Hay nụ cười thỏa mãn? (Ghi chú: Nhân chứng quan trọng nhất chứng kiến tận mắt cái chết của Vũ Tiến Quang thuật cho tác giả nghe là cô Vũ Thị Quỳnh Chi. Cô là em ruột của Quang, nhỏ hơn Quang 4 tuổi. Lúc anh cô bị giết, cô mới 15 tuổi (cô sinh năm 1960). Hiện (1999) cô là phu nhân Bác Sĩ Jean Marc Bodoret, học trò của tôi, cư trú tại Marseille.)


Cái lúc mà Quang ngã xuống thì trong đám đông dân chúng tò mò đứng xem có tiếng một thiếu nữ thét lên như xé không gian, rồi cô rẽ những người xung quanh tiến ra ôm lấy xác Quang. Thiếu nữ đó là Nguyễn Hoàng Châu. Em gái Quang là Vũ Thị Quỳnh Chi đã thuê được chiếc xe ba bánh. Cô cùng Nguyễn Hoàng Châu ôm xác Quang bỏ lên xe, rồi bọc xác Quang bằng cái Poncho, đem chôn.

Chôn Quang xong, Châu từ biệt Quỳnh Chi trở về Cần Thơ. Nhưng ba ngày sau, vào một buổi sáng sớm, Quỳnh Chi đem vàng hương, thực phẩm ra cúng mộ anh thì thấy Châu trong bộ y phục trắng của nữ sinh, chết gục bên cạnh. Mặt Châu vẫn tươi, vẫn đẹp như lúc sống. Ðích thân Quỳnh Chi dùng mai, đào hố chôn Châu cạnh mộ Quang.


Năm 1998, tôi có dịp đi công tác y khoa trong đoàn Liên Hiệp Các Viện Bào Chế Châu Âu (CEP - Coopérative Européenne Parmaceutique). Tôi đem J. M. Bodoret cùng đi. Quỳnh Chi xin được tháp tùng chồng. Lợi dụng thời gian nghỉ công tác 4 ngày, từ Sàigòn, chúng tôi thuê xe đi Chương Thiện, tìm lại ngôi mộ Quang-Châu. Ngôi mộ thuộc loại vùi nông một nấm dãi dầu nắng mưa, cỏ hoa trải 22 năm, rất khó mà biết đó là ngôi mộ. Nhưng Quỳnh Chi có trí nhớ tốt. Cô đã tìm ra. Cô khóc như mưa, như gió, khóc đến sưng mắt. Quỳnh Chi xin phép cải táng, nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, cuối cùng có tiền thi mua tiên cũng được. Giấy phép có, Quỳnh Chi cải táng mộ Quang-Châu đem về Kiến Hưng, chôn cạnh mộ của ông Vũ Tiến Ðức. Quỳnh Chi muốn bỏ hài cốt Quang-Châu vào hai cái tiểu khác nhau. Tôi là người lãng mạng. Tôi đề nghị xếp hai bộ xương chung với nhau vào trong một cái hòm. Bodoret hoan hô ý kiến của sư phụ.

Ngôi mộ của ông Ðức, của Quang-Châu xây xong. Tôi cho khắc trên miếng đồng hàng chữ:
"Nơi đây AET Vũ Tiến Quang, 19 tuổi.
An giấc ngàn thu cùng
Vợ là Nguyễn Hoàng Châu, 15 tuổi
Nở nụ cười thỏa mãn vì thực hiện được giấc mộng"

Giấc mộng của Quang mà tôi muốn nói, là được nhập học trường Thiếu Sinh Quân, rồi trở thành anh hùng.
Giấc mộng của Châu là được chết, được chôn chung với người yêu. Nhưng người ta có thể hiểu rằng: Quang thỏa mãn nở nụ cười vì mối tình trọn vẹn.¨


Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sỹ

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image Tiếp nối điêu tàn xương máu xưa!

Hỏi khắp sông hồ nước cạn chưa
Biển còn đủ chứa những cơn mưa
Hòa chan nước mắt nghìn sau đã
Tiếp nối điêu tàn xương máu xưa?

Hỏi lá, hỏi hoa, hỏi cỏ cây
Hỏi người tay trắng những bàn tay
Giang sơn oan khuất mầu tang tóc
Hỏi cánh chim Hồng hoảng cánh bay!


Chim Lạc về đâu tận cuối trời
Con thuyền nào giạt giữa trùng khơi?
Lòng dân mươi triệu còn u uất
Nước một mầu tang! Tổ Quốc ơi!


Lê Khắc Anh Hào

User avatar
tuyetlanh
Posts: 42
Joined: Thu Dec 02, 2004 5:06 am

Post by tuyetlanh »

. Ngôi thánh đường bị bỏ quên Hồ Đinh - đăng lúc 07:00:00 AM, Jan 08, 2005

Viết nhớ bạn bè Tiểu Đoàn 1/Trung Đoàn 43/SD18BB – KBC 4424

Chúng tôi đang chuẩn bị nhận thêm tiếp tế, thì có lệnh rút gấp về Xuân Lộc, để tăng cường cho chiến trường Bắc Ruộng, thuộc quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy đang bị Việt Cộng cưỡng chiếm. Hôm đó là ngày 20 tháng 12 năm 1965.
Sáu giờ chiều, Tiểu đoàn đã rút ra Liên Tỉnh lộ 4 (Củ Mi-Tân Phong), đợi xe tới rước. Ngồi bệt bên vệ đường, phía bên trong là rừng cao su ngút ngàn, như muốn nuốt trửng con lộ đất đỏ ngoằn ngoèo buồn hiu muôn thuở. Hôm nay sao nó hiền lành quá. Nhưng sự đời dâu biển biết đâu mà mò, nên ai biết trong chốc lát, khi đoàn xe chở lính lăn bánh, bao nhiêu bất trắc lại sẽ dồn dập đến, vì du kích ba tỉnh Bình Tuy-Long Khánh-Phước Tuy, rất là thiện nghệ trong việc gài mìn bẩy, đặt hầm chông, bắn sẻ, quăng lựu đạn và ám sát dân lành.
Lính đâu có sợ bị phục kích nhưng mười người như một, rất sợ trúng mìn bị thương, phải cưa chân tay hay trở thành phế nhân què, đui, dung nhan hủy hoại. Lúc đó đời trai coi như đã dứt, vì em sẽ giã từ gác trọ, để lên xe hoa với kẻ khác.
Hai tháng qua, ngày đêm lặn lội trong rừng sâu trên mưa nắng, dưới đĩa vắt, rắn mìn chông được gài giăng khắp vùng Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Đức Thạnh. Đôi giày bố và bộ đồ trận, được đổi mới đợt trước trong căn cứ Phú Mỹ, doanh trại của Chiến Đoàn 43BB, cũng đã rách nát bạc màu, thì nay lại có lệnh lội tiếp không có ngày N. Đời lính VNCH trước năm 1975 tàn nhẫn và bi thảm thế đó, nên đôi lúc thoáng nghĩ bâng quơ và nay nhìn lại, thì thật là bất công, thiệt thòi và bị đời hiếp đáp quá đáng.
Rồi càng thấy tức cười hơn, khi nhìn lại những thành phần bệnh hoạn no cơm ấm cật, vô ý thức và chỉ vì muốn phô trương tài năng của mình, mà tận tuyệt chà đạp trên sự khổ đau của lính, những người đã bán mạng mình, để bảo vệ sự sống ký sinh cho họ. Ôi còn mùi gì khiến ta phải nôn mửa hơn, khi khắp nơi trên quê hương máu lửa ngập trời, bao nhiêu nam nữ thanh niên, lần lượt nối tiếp, bỏ trường, bỏ lớp, quên tình yêu và gia đình thi hành bổn phận, tiến ra sa trường hứng đạn lãnh mìn. Trong lúc đó, lại có một bọn tìm đủ mọi cách để trốn quân dịch ở ngoại quốc hay ngay trong lòng đô thị, không bao giờ biết tới chiến trường, nên không phải đối đầu với sự chết chóc và đui mù hay giả bộ không biết sự tàn bạo dã man, có một không hai của Việt Cộng, tay sai của Cộng Sản đệ tam quốc tế.
Trong khi bộ đội Bắc Việt hàng hàng lớp lớp tấn công quân dân Miền Nam, thì đám phản chiến, mà hầu hết đều tự xưng là trí thức, khoa bảng nhưng mặt thật chúng chỉ là đệ tử của Che Guevara, The Beatles, Bertrand Russell, Jean Paul Sartre, Herbert Marcuse., liên tục biểu tình đòi hòa hợp hòa giải với giặc..Nhưng hề hơn hết có lẽ là những thây ma không tim không óc, chẳng khác nào hình nộm, luôn đấm ngực đòi hòa bình hay nằm dài chờ bồ câu trắng hiện ra trong máu lệ. Đã vậy còn la ó, xiên xỏ, gào khóc liên hồi đâm sau lưng người lính:
“Hãy ngồi xuống đây như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng dưới nắng ban mai phô thân trần truồng kiếp sống hoang sơ..”
(Lê Uyên Phương)

Ăn chơi trác táng rồi la ó rên rỉ nhưng nào đã hết đâu, mà còn nữa, còn rất nhiều những đau đớn xót xa, những âm thừa nhức nhối, cứ thản nhiên rót mãi vào tâm can người lính, khiến nhiều lúc cũng muốn như họ, trốn quân dịch hay mang mặt nạ để nhân danh lãnh tụ, tôn giáo, bịp chúng lánh đời. Sau đó tìm hang ổ rất bình yên ở hậu tuyến để phá hoại chính quyền:
“Giã từ em, anh đi trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
bao giờ hết việc nước non, về nhà đã có Mỹ con anh bồng..”

- “Tôi có người yêu chết trận Pleime
Tôi có người yêu chết trận Ashau
Tôi có người yêu nằm chết cong queo
Chết vùi lòng đèo, chết cạnh gầm cầu
Chết nghẹn ngào mình không manh áo.
Mẹ mong con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Một ngục tù trên quê hương
Người Việt Nam quên nòi giống”
(Trịnh Công Sơn)

- “Con về thăm mẹ
tay cầm lưỡi lê
mẹ nhìn ngơ ngác
ngủ đi con, ngủ đi con
rồi ngày mai khôn lớn
giết bạn bè, anh em
bán nước mà làm quan ..”
(Miên Đức Thắng)

Mỗi lời hát là một trái phá, từng ca khúc như một hầm xăng, đốt phá cháy đỏ lòng người yêu nước dữ dội. Rồi sau ngày 30-4-1975 tàn mùa chinh chiến, lũ Việt gian phản chiến hết thời bị vắt chanh bỏ vỏ, lăn lóc nổi trôi trong biển đời đen bạc, hối hận cũng đã muộn màng:
“Gọi quê hương mà nhớ
Quê hương? còn có quê hương sao?
Khi đất nước không còn chiến tranh
Rợ Hồ từ bắc vào nam
Bạn bè trăm đứa, vừa xanh nấm mồ ..”

Vẩn vơ nghĩ bậy, nên xe đã tới Trại Lý Công Uẩn, Tân Phong trên quốc lộ 1, lúc nào không biết. Trời cuối tháng trăng mọc muộn, thêm vào đó lại có mưa phùn gió bấc, nên bốn hướng tối đen mù mịt. Trong khoảnh khắc chết cóng của không gian, chỉ còn có tiếng côn trùng rã rích, một vài con cú tìm mồi, cất giọng kêu than não nuột. Mặc kệ, lính tráng vẫn im lặng ngủ ngồi trên xe chờ sáng. Xa xa từ cõi mịt mờ, bỗng vang vang tiếng chuông nhà thờ, từng hồi văng vẳng, như muốn chiêu hồn những người lính của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 43..sắp bước vào cõi mộ địa. Nỗi buồn bất chợt làm hồn hoang xao xuyến, ta đã bỏ trường xưa, lớp cũ, bạn bè và thầy cô thân thương từ bao giờ nhỉ? Gần quá mà cũng thật xa, không muốn nghĩ mà lòng cứ thổn thức vô vàn. Nhưng tất cả cũng chỉ là định mệnh, giống như những đào kép đang diễn các vở tuồng tự do dân chủ, bảo vệ đạo pháp hay gì gì đó, trên sân khấu đời. Tất cả thật xa hoa thừa thải, nhất là lúc này lính đang sắp tới một chiến trường khốc liệt, khi trời hừng sáng.


Tiểu đoàn lên đường ngay, sau khi đã nhận đủ tiếp tế và đạn dược. Điểm hẹn là Tánh Linh. Cuộc đổ quân coi như an toàn và hoàn tất lúc một giờ trưa ngày 21-12. Hoài Đức và Tánh Linh là hai quận miền núi, nằm về phía tây của tỉnh Bình Tuy, nguyên là phần đất phía nam thuộc phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận, được Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cắt để thành lập tỉnh mới vào năm 1957. Vùng này nằm sâu trong thung lũng sông La Ngà, phát nguyên từ cao nguyên Di Linh, chảy suốt vùng, một nhánh đổ vào Biển Lạc dưới chân núi Bảo Đại, nhánh còn lại chảy tới Trị An và nhập vào sông Đồng Nai, ra biển Đông ở Vũng Tàu. Quận Hoài Đức hay Nam Sông có các xã Võ Đắc (Huyện lỵ), Chánh Đức, Võ Xu, Duy Cần và Trà Tân tương đối an ninh. Quận Tánh Linh hay Bắc Sông, gồm các xã Sùng Nhơn, Mê Pu, Nghị Đức, Bắc Ruộng, Huy Khiêm, Tà Pao và Lạc Tánh (Quận lỵ) có nhiều xã xôi đậu, dân chúng gồm người Kinh, Chàm, Thương ăn ở lẫn lộn nhưng đa số thân hay theo VC.


Ở đây rừng núi chập chùng, đầy rẩy thú dữ, dân quân du kích, cùng với sự hiện diện của Công trường 7 Chính qui Bắc Việt, luôn luôn gây áp lực mạnh, cho các lực lượng quân sự ở đây dù các Trung Đoàn 43, 48 và 52 của SD18BB, luân phiên hiện diện trấn giữ và bảo vệ dân chúng trong vùng. Tuy vậy tình hình vẫn không khả quan mấy, vì một số lớn di dân Nam Ngãi, được TT Diệm, giúp từ miền Trung đói nghèo tới đây khai khẩn sinh sống trong cac khu trù mật, sau khi phát tài và đủ lông cánh, đã phản bội quốc gia, thân hay theo VC chống lại chính quyền

Cũng do sự tác tệ này, nên mới có cái gọi là Đồng khởi năm 1959 tại Xã Bắc Ruộng, quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy. Do quyết tâm cưỡng chiếm cho được Miền Nam VN bằng võ lực, Hà Nội đã lập cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cho đám khoa bảng trí thức no cơm ấm cật Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình, Hồ Thu..làm lãnh tụ bù nhìn.
Tại Bình Thuận, ngày 2-9-1959 Sáu Tú nhân danh đảng, tuyên bố thành lập Đơn Vị 2-9 do Phạm Hoài Chương (hiện còn sống mang quân hàm thiếu tướng cọng sản), làm Chỉ huy trưởng kiêm chính trị viên. Ngoài ra còn có Nguyễn Hội, nằm vùng trong trường trung học Phan Bội Châu Phan Thiết, từ 1955-1958, là bí thư chi bộ kiêm y tá, làm chỉ huy phó, bí thư chi đoàn, phụ trách hậu cần (Nguyễn Hội đã bị DPQ/BT bắn chết tại đồn Trinh Tường, Phan Thiết ngày mùng 2 Tết Mậu Thân 1968). Đơn vị 2-9 lúc đó có 3 tiểu đội, trong số này có một tiểu đội người Thượng. Riêng số du kích người Việt, đa số ở Nhơn Thiện trong Mật khu Lê Hồng Phong. Chính đơn vị này đã tham dự trận đánh xã Bắc Ruộng năm 1959, trong chiến dịch Đồng Khởi, trong đó có Mõ Cày (Bến Tre) và Trà Bồng (Quảng Ngãi).

(còn tiếp)

User avatar
tuyetlanh
Posts: 42
Joined: Thu Dec 02, 2004 5:06 am

Post by tuyetlanh »

.

(tiếp theo)


Quận Tánh Linh nghèo nàn xơ xác, từ đầu cổng tới cuối làng, đếm được vài trăm nếp nhà, nằm hai bên con đường đất đỏ, từ ga Suối Kiết vào. Huyện đường xây gạch lợp ngói nhưng lâu ngày hứng chịu nhiều đợt tấn công của quân thù, cộng thêm mưa rừng gió núi, nên tường mái đã loang lổ nhiều vết đạn và đất đỏ. Bên trong có hai dãy nhà lụp sụp, xây cất bằng ván lợp tôle, là nơi cơ quan hành chánh làm việc. Tất cả cũng xiêu vẹo tồi tàn, như chính thân phận nghèo nàn, bất hạnh của dân và lính trong cơn binh lửa. Phố chợ Lạc Tánh nằm kế bên huyện đường, càng bi đát hơn. Nhiều nhà cửa của dân địa phương bỏ đi lánh nạn cộng sản, đã trở nên hoang phế, tang thương, cỏ lau mọc xum xê, hàng cột cháy đen loang lổ đứng im lìm. Quê hương Việt Nam là thế đó, nơi nào cũng tang tóc hắt hiu, thảm cảnh chiến tranh nồi da xáo thịt, vắt máu đồng bào đem bán cho Nga, Tàu, Mỹ, Nhật, càng nghĩ càng thêm thống hận.

Bốn giờ chiều, Tiểu đoàn xuất quân, xe chở lính tới xã Huy Khiêm, rồi từ đó lội rừng, tấn công chiếm lại Bắc Ruộng. Hai Tiểu đoàn 2 và 3/43 cũng đã được điều động, từ hai hướng Võ Xu, Nghi Đức về án ngữ hai mặt tây, bắc. Riêng Đại Đội 43 Thám Kích thì được trực thăng vận, nhảy vào lòng địch. Cuộc hành quân giải tỏa thật qui mô nhưng kết quả rất bấp bênh, vì tánh mạng của đồng bào vô tội, đang bị giặc bắt làm con tin trong xã.
Bắc Ruộng đã hiện ra trong tầm mắt, sau con dốc đất đỏ thoai thoải, cây trái mái tranh chìm ngập trong màn lửa khói mịt mù. Đại đội đi đầu đã bắt đầu chạm địch, từ trong ấp bắn ra. Tiếng súng của hai phía nổ rền trời đất, nào đại liên, M79, súng lớn, súng nhỏ lẫn tiếng bom rơi từ máy bay oanh tạc. Việt Cộng ngụy trang lá cây, chạy có đàn trong các giao thông hào kiên cố. Bên ngoài đồng ruộng bao quanh, lúa đã bắt đầu trổ bông sữa, mùi thơm đưa đẩy trong gió, khiến cho cảnh vật thật là trớ trêu bi thảm, làm cho ai cũng muốn kêu trời, hỏi sao lại gây dựng nên nỗi này?

“kẻ thù của ta, đâu phải là ngươi
giết người đi thì ta ở với ai?
kẻ thù ta tên nó là gian ác
tên nó là vô lương
tên nó là hờn căm
tên nó là hận thù
mang cái rổ danh từ
chia rẽ chúng ta..”
(Phạm Duy)

Lũ gian ác, chia rẽ, vô lương tìm hoài không thấy, chỉ biết giờ này chúng tôi theo lệnh, là phải làm sao cứu cho được đồng bào, đang bị kẹt giữa hai lằn đạn, cho nên cuối cùng là phải thanh toán gấp mục tiêu và chấp nhận thương vong, vì hỏa lực của giặc rất mạnh. Tuy vậy, tới tám giờ tối, quân ta vẫn không tiến được vào ấp, dù vòng vây siết thêm đôi chút. Các đại đội đều lấy bờ đất của vòng đai bên ngoài của ấp chiến lược và bờ ruộng làm phòng tuyến tránh đạn nằm chờ, vì đêm tối không phân biệt được phương hướng, địch bạn. Ruộng đang trong mùa mưa nên ngập nước, từng đàn đỉa đói đánh hơi người, nên kéo nhau tới xin chút huyết của lính. Trên trời thì muỗi rừng bay dày đặc, vo ve khắp mặt mũi tay chân. Mặc kệ, tất cả đều im lặng rình rập, để dành cái sống đang nằm trong đường tơ kẽ tóc, của đạn súng vô tình. Giao tranh vẫn tiếp diễn ác liệt, hỏa châu soi sáng cả bầu trời, súng nổ, đạn réo, người vật, cỏ cây đang sống động, bỗng phút chốc trở nên vô tri, dưới sự tàn phá của chiến tranh.


Có làm lính mới thông cảm nổi khó khăn của người lính VNCH, bởi vì ta và giặc Hồ, cùng đều là người Việt Nam, nên dù thế nào chăng nữa, vẫn còn một chút tình nòi giống, cho nên nhiều đơn vị đã phải khựng điếng trước nghịch cảnh nồi da xáo thịt. Rốt cục chỉ vì thương hại mà lãnh chịu nhiều thương vong, vì VC là cầm thú không tim óc, nên chúng không bao giờ biết tình cảm, chỉ nghĩ tới làm sao để đạt chiến thắng, bất chấp thủ đoạn, kể cả việc sát hại hay giữ đồng bào làm con tin. Giờ mới hiểu là tại sao VC và người dân trong vùng bị chiếm, chỉ sợ có các lực lượng Đồng Minh, nhất là quân Đại Hàn. Vì những người này không bao giờ cần phân biệt ai là dân, du kích, chính quy VC, hễ bắn giết họ, thì lập tức bị trả đũa ngay, không một chút nhân nhượng, thương hại.

Bi kịch tại Mỹ Lai, quận Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, là một chứng minh. Riêng hai tỉnh Phú Yên và Bình Định khét tiếng của Quân Đoàn 2 vì có nhiều VC, nhưng khi Sư Đoàn Thanh Long và Mãnh Hổ tới trấn đóng tại vùng này, thì VC nhất là du kích, hầu như là rút đi chỗ khác, vì vỏ quit dầy đã có móng tay nhọn, tàn bạo gặp dã man, cuối cùng giặc phải tháo chạy. Thế là vùng đó được bình an. Ngược lại người lính VNCH, ngoài vấn đề bị khinh ghét ngộ nhận vì VC tuyên truyền, chúng ta là lính đánh thuê cho Mỹ, nên dân chúng đã tỏ thái độ thù nghịch rõ rệt, dù thực chất ta tới đây để bảo vệ tài sản và sinh mạng của họ. Cũng đâu có trách được, vì người dân lúc đó đâu có khác gì con sâu cái kiến, nằm giữa dao thớt, nên chỉ biết nghe lời những kẻ có súng đạn trong tay, để giữ lấy mạng. Hành quân đến làng ấp nào cũng vậy, chỉ thấy đàn bà con gái bụng to vì mang thai. Lính tò mò hỏi chồng đâu, thì trả lời là đã đi làm ăn xa. Điều này cho thấy sự hiện hữu thường xuyên của giặc khắp mọi nơi, nhưng vì chế độ của miền Nam quá nhân từ, nên rốt cục thành bất lực không kiểm soát được.


Sáng hôm sau, khi mặt trời vừa thoát được dãy núi Ông trước mặt, chim chóc bắt đầu rời tổ tìm mồi, thì các cánh quân của Tiểu đoàn 1/43, dưới quyền Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Uý Tôn Thất Trung (Khóa 16 SQ/VBDL, vừa thay thế Cố Thiếu Tá Ngô Văn Diệp, TDT bị phục kích chết tại Trảng Bàng tháng1-1965. Riêng Đại Uý Trung cũng bị trọng thương, gãy hai chân, trong trận TD 1/43 bị Công Trường 7 Chính quy VC tràn ngập vào tháng 7/1966 tại Võ Su, Bình Tuy), cũng tiến được vào ấp. Lính từng người một cẩn thận, vì chông bẫy, mìn lựu đạn còn gài khắp nơi. Quân tiến theo con đường đá lởm chởm chạy ngang xã Bắc Ruộng, thấy VC đào rất nhiều hầm hố giao thông hào. Khắp nơi súng vẫn còn nổ và khói lửa thì mịt trời. Đó đậy giặc bỏ lại nhiều xác bộ đội cháy đen, nằm co quắp lẫn lộn với túi gạo, thắt lưng đạn cùng quần áo bừa bãi. Tất cả hiện ra thật là bi đát, khiến cho ai được chứng kiến cũng phải đau xót, phiền muộn. Chiến tranh là vậy đó, chỉ có những người VN thấp cổ bé họng là hứng chịu tang thương, còn xếp chúa hay các lãnh tụ, thì muôn đời rung đùi, đâu có biết tới.
Theo lệnh, Tiểu đoàn 1/43 có trách nhiệm lục soát Thôn 1 và 2, về hướng nam của xã. Trong ánh nắng ban mai rực rỡ, có thể nói Bắc Ruộng đã tan vỡ hoàn toàn. Dưới những mái nhà bị sụp đổ hoàn toàn vì bom dạn, mùi tử khí bốc lên nồng nặc. Trọn một gia đình, mẹ và ba con nhỏ, nằm chết đen queo thê thảm bốn ngày qua. Nói chung khắp nơi, moi tranh hay tôle lên là tìm thấy xác người..Ruồi nhặng, sâu bọ gặp thời cơ, tha hồ rỉa rói xương thịt vô tri bất động. Mưa lại lâm râm rơi nhẹ khắp nơi, làm tăng thêm mùi hôi thối, làm cho lính đã mệt mỏi lại càng căng thẳng thần kinh, trước nỗi đau cùng tận của đồng bào. Một tốp con nít, đàn bà xanh mét, hốc hác, từ những căn nhà hai bên đường, túa ra chạy theo lính. Thôn xóm vẫn im lìm trong cảnh tiêu điều, hầm hồ cá nhân đầy mặt đất. Thảm cảnh không cầm nổi nuớc mắt, khi lính phát hiện đuợc đôi vợ chồng già nua, ẩn trú dưới hầm kín mấy này qua, dù cụ bà bị thương nặng ở đầu nhưng không dám kêu cứu, vì sợ VC bắt dẫn theo vào rừng.


Buổi trưa, Tiểu đoàn mới vào Ấp giữa. Đây là khu vực của trường sơ cấp và nhà thờ Thiên Chúa Giáo Bắc Ruộng. Nhưng tất cả cũng đã sụp đổ hết rồi, chỉ còn trơ lại mấy bức tường cháy và xác người chết nằm la liệt. Giặc Cộng khôn ranh, biết chính phủ cũng như QLVNCH, không bao giờ dám làm tổn hại tới những cơ sở tôn giáo trang nghiêm như đình làng, chùa miễu và nhà thờ. Cứ xem thời gian từ 1955-1975 qua sự lên ngôi bạo chúa của bọn kiêu tăng loạn cha, làm vua cả miền Nam thì đủ biết. Bởi vậy, giặc Hồ đã chiếm nhà thờ Bắc Ruộng, để đặt bộ chỉ huy quân sự, cũng như các giàn hỏa tiễn phòng không bắn máy bay. Kết quả cả chúng và các cơ sở đều đã tan nát dưới sự tàn phá của bom đạn vô tình.


Thánh đường giờ mới im vắng thật sự. Bàn ghế gãy đổ, mái nhà cũng bay mất. Tượng Đức Chúa Jésus ngả nghiêng xiêu vẹo. Đôi cánh thiên thần như chập lại để vượt khỏi tầng mây. Kinh sách, các lọ nước thánh tung toé lăn lóc trên sàn nhà. Nhưng thảm nhất, là phía sau chiếc bệ thờ bằng gỗ, có sáu xác chết đã sình thối. Trong số này có Ngài Cha Xứ Bắc Ruộng, nằm bất động, tay hình như đang còn lần từng hạt chuỗi, để cầu nguyện cho nhân thế, được ơn lành, phước lớn, hòa bình và hoan lạc. Nhìn Ngài nằm chết thê thảm, người lính chiến có tâm hồn chai đá, cũng đã phải gào thét thật to, để hỏi Thượng Đế chí tôn, đang ngự trên ngôi cao tận chín tầng mây diễm tuyệt, rằng bao giờ dân tộc Việt Nam, mới được tắm trong bể ánh sáng mà Thiên Chúa hằng rao giảng? Bao giờ trần gian mới được hoan lạc và hòa bình? Bao giờ các nạn nhân chiến cuộc, mới có được những đoá hoa hồng, hoa súng, những điệu nhạc thanh thoát, để thế nhân vượt qua bể khổ trầm luân của biển đời:

“Maria, tâm hồn tôi ớn lạnh
run như run thần tử thấy long nhan
run như run hơi thở chạm tơ vàng
nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến..”
(Hàn Mặc Tử)

Thượng Đế đã thật sự đi rồi, nên không còn ai can ngăn nổi loài người, đâm chém bắn giết lẫn nhau. Chán nản quá, chúng tôi rời nhà thờ, sau khi đem khiêng các xác chết về địa điểm tập trung, trước trường học, để tiếp tục lục soát cho hết khu vực trách nhiệm. Nắng vẫn le lói sáng rực nhưng không khí khắp nơi vẫn ớn lạnh, tiêu điều. Đây là khu nhà hậu của giáo đường, áo quần, cối xay, lúa gạo vẫn còn vương vãi trong ngoài, nhưng người ở đây thì đã chết hết rồi. Kìa là hình ảnh của ba cô giáo làng, khi giặc về không chạy thoát được, nên đã chụm đầu vào chết chung ở nơi này vì các mảnh bom đạn của cả hai phía. Sự chết của ba nàng, quả là tàn nhẫn dữ dội. Áo tím áo xanh trinh nguyên rạng rỡ, chưa được bao nhiêu tuổi đời, đã thành áo quan, ôm ấp hình hài các em nơi núi rừng miên trường thảm tuyệt.
Đúng, phải và rất hay như gã nhạc sĩ họ Trịnh đã hát:

“Tôi có người làm giáo làng
vừa chết tại trận Bắc Ruộng
không hận thù, nằm chết như mơ
từ nay tôi quên tiếng người ..”
(Trịnh Công Sơn)

Tới chiều, cuộc lục soát coi như hoàn tất. Tất cả các xác chết của ta, địch và dân chúng đều được gom lại trước sân cỏ Thánh đường. Những người bị thương nặng, được trực thăng chở về Bệnh viện Võ Đắc và Xuân Lộc điều trị, cứu chữa. Các Tiểu đoàn của 43 chia khu vực, để dọn dẹp và giúp dân trong xã dựng tạm lại nhà cửa, khói lửa, hầm hố khắp nơi được dập tắt và lấp kín. Ban Quân Y/Trung Đoàn 43 và Tỉnh Đoàn Bình Định Xây Dựng Nông Thôn Bình Tuy, cũng được điều động khẩn cấp tới Bắc Ruộng, để phát thuốc, chẩn bệnh và cứu trị các nạn nhân chiến cuộc

Sáng ngày 24-12, công tác coi như phần nào hoàn tất, Trung Đoàn 43 BB được lệnh về Long Khánh, sau khi bàn giao xã Bắc Ruộng lại cho một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, từ Hàm Tân di chuyển tới. Nhưng người trong ấp lại ùa theo lính rất đông để xin vào các trại tị nạn. Chắc họ không còn dám tin ai nữa, kể cả các du kích địa phương, đang lẩn quẩn ẩn trốn ở bìa rừng, chờ lính Trung Đoàn 43 rút, là mò về tiếp tục khuấy phá người dân khốn khổ. Tại Tánh Linh, trong khi ngồi chờ xe tới rước, nhìn cảnh tượng dân chúng trốn ra được, trước khi Bắc Ruộng bị giặc Cộng cưỡng chiếm, hỏi han tìm kiếm thân nhân lẫn lộn trong đoàn quân, muốn rơi nước mắt. Con ơi, má ơi, em ơi. Tiếng cười khóc của đồng bào vang dội như muốn phá vỡ cái không khí trầm mặc muôn thu của phố núi Lạc Tánh..

Quân đến rồi đi, đêm nay tiểu đoàn được tạm thời nghỉ xả hơi nơi phường phố Xuân Lộc. Tỉnh lẻ của miền đất đỏ, đang làm dáng với hoa đèn lộng lẫy. Các xóm đạo Bảo Hòa, Bảo Đinh, Bảo Toàn và khu vực Nhà thờ Chính Tòa trước chợ, đầy ấp tín đồ con chiên, mừng vui ngày Chúa Giáng Sinh. Họ đâu có biết, ở một nơi nào đó, cũng tại một thánh đường, có Ngài Cha Xứ và ba cô giáo làng, vừa mới rời khỏi trần gian, để giúp cho thế nhân, sớm tìm lại được hòa bình và hoan lạc.
Thế rồi đời lính cứ lặng lờ xuôi ngược. Chuyện của ngôi thánh đường Bắc Ruộng, có ngài cha xứ và ba cô giáo làng nằm chết, như theo khói lửa chiến tranh và thời gian trôi vào quên lãng. Bởi vì cuộc chiến càng lúc càng ác liệt và hằng ngày đã có không biết bao nhiêu chùa, nhà thờ, các vị chân tu bị giặc Hồ tàn phá và giết chết, trên khắp mọi nẻo đường đất nước.
Năm 1978 sau mười hai năm xa cách, tôi lại về thăm Bắc Ruộng, nơi mà một thời người lính chiến của Trung Đoàn 43 Bộ Binh, từng giẫm nát. Nhưng lần này chúng tôi về với thân phân của một tù binh cộng sản, để lao tác, chặt rừng, xẻ núi, đào kinh, vét mương và lấp kín các hố bom, hầm đạn của thời nào. Bắc Ruộng vẫn như buổi nao, con đường tỉnh lộ nối xã với Lạc Tánh và Sùng Nhơn vẫn lầy lội và lởm chởm đá. Nhà cửa dân chúng đã xây dựng lại, cây trồng có phần xum xuê hơn trước, vì chiến tranh đã dứt. Người cũ cảnh mới trùng phùng trong ngấn lệ. Nhưng có một điều là dân chúng đã không xây lại ngôi thánh đường cũ, đã bị tàn phá năm 1965. Nền nhà xưa cỏ lau mọc cao hơn đầu, những hàng cột vôi và các bức tường gạch cháy, vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Dãy nhà hậu cũng biến mất, chỉ còn trơ lại cái sân đất trống rỗng đầy cỏ dại, nằm im vắng thẫn thờ trong gió lạnh, nhìn cuộc bể dâu thêm ngao ngán đoạn trường:

“Trấn bắc hành cung cỏ dãi dầu
khách đi qua đó chạnh niềm đau
mấy tòa sen rớt, mùi hương ngự
năm thức mây phong, nếp áo chầu
người xưa cảnh cũ nào đâu tá?
(Bà Huyện Thanh Quan)

Qua màn lệ mắt của kẻ tù, tôi hình như đã thấy những tà áo tím, áo xanh của các em giáo trẻ năm xưa và màu áo chùng đen của ngài cha xứ. Tất cả như đang lồng lộng trong gió và trên chín tầng mây cao. Người đang đưa tay vẩy gọi và thầm bảo rằng “các con hãy giữ niềm tin và phấn đấu “
Nhưng chao ơi, đợi tới bao giờ ?


Xóm Cồn
Mùa Giáng Sinh 2004
Hồ Đinh
TD1/TrD43/SD18BB.
Kbc 4424

.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

.
MÙI MÁU TƯƠI TRONG RỪNG CÂY KHUYNH DIỆP
(Chinh Chiến Ðiêu Linh)
Kiều Mỹ Duyên

Rời phi trường Đà Nẵng, tôi về nhà của luật sư Đào Ngọc Thụy, bạn học cũ ở Luật Khoa. Phu quân của Thụy cũng đang phục vụ tại Quân Đoàn. Sáng hôm sau, tôi vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I thật sớm để chuẩn bị cho chuyến đi thăm những trận đánh đã và đang xảy ra ở Quảng Ngãi. Vài ngày trước khi quyết định ra miền Trung, những tin tức về tình hình chiến sự ở tòa soạn cho thấy những trận đánh chung quanh tỉnh Quảng Ngãi đang tới hồi khốc liệt. Vì vậy, Quảng Ngãi là nơi đầu tiên ở miền Trung mà tôi có mặt khi vừa đến. Và cũng mới đêm hôm qua, Chi Khu Ba Tơ đã trở thành một địa danh nổi tiếng, bởi một trận đánh anh dũng của những người chiến sĩ Địa Phương Quân tỉnh Quảng Ngãi.


Tôi ngồi yên lặng, vừa lắng nghe vừa ghi nhanh những điều mà Đại Tá Ngô Văn Lợi, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Quảng Ngãi nói với tôi về sự tàn bạo của Việt Cộng đối với người dân vô tội. Trên bản đồ hành quân trải rộng, Đại Tá Lợi chỉ cho tôi những làng mạc đã bị đốt phá:

- Đây là Sơn Tịnh, Minh Lang, Ba Tơ... Những làng xóm này đã thành đống tro tàn, một số dân bị bắt đi, một số dân bị giết chết.

Chi Khu Ba Tơ nằm gần biên giới Lào, là một nút chặn, ngăn cản sự xâm nhập của Việt Cộng từ phía Lào qua Quảng Ngãi. Những ngày trước đó, Việt Cộng đã đưa Sư Đoàn 711 tấn công và chiếm quận Quế Sơn. Quế Sơn mất, áp lực của Cộng quân ngày càng nặng nề chung quanh quận Ba Tơ và dọc theo Quốc Lộ 1 của vùng nàỵ

Người ta lo ngại cho số phận của Quảng Ngãi. Chỉ trong vòng một tháng trời, hai ông quận trưởng của Mộ Đức đã hy sinh. Những quận xa xôi ở miền rừng núi đã có dấu hiệu của sự đánh phá. Tuy nhiên, chưa có một làng, một quận nào của Quảng Ngãi phải di tản chiến thuật, kể cả Sa Huỳnh ở về phía Nam của thành phố Quảng Ngãi, giáp với phần đất của Bình Định vẫn còn giữ được yên. Trước Tết tôi đã ghé qua Quảng Ngãi, và khi đi đường bộ đến Sa Huỳnh, bắt đầu đoạn đường từ Đức Phổ, tôi phải mặc áo giáp, đội nón sắt, vì sợ bắn sẻ. Ngồi trong thiết giáp, ló đầu qua pháo tháp để quan sát tình hình hai bên đường. Thế mà bây giờ cũng trên đoạn đường này, sự di chuyển bằng đường bộ tương đối an ninh. Đó là một niềm hãnh diện của những đơn vị có trách nhiệm bảo vệ cho đồng bào ở Quảng Ngãi.



Image
Phóng viên chiến trường Kiều Mỹ Duyên tại Căn Cứ Hỏa Lực 42 ở Pleiku.
Hình do Ðại Úy Hồ Ðắc Tùng,
Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 3/44
thuộc Sư Ðoàn 23 Bộ Binh,
chụp ngày 18 tháng 5, 1972
(tài liệu: Chinh Chiến Ðiêu Linh)



Trong sự yên tĩnh của hôm nay, hình như những người chiến sĩ đang chờ đợi một cái gì sẽ xảy ra cho tỉnh lỵ của mình. Chỉ có ngư ông mới nhìn thấy những luồng sóng ngầm dưới lòng biển cả. Chỉ có những người lính chiến đầy kinh nghiệm mới có cái trực giác bén nhạy trước những toan tính của địch. Và sự chờ đợi đã đến. Những chiến sĩ Địa Phương Quân của Chi Khu Ba Tơ với sự yểm trợ của Biệt Động Quân Biên Phòng đã kiêu hùng chiến đấu với Trung Đoàn 22 thuộc Sư Đoàn 3 Sao Vàng Cộng quân ròng rã suốt 4 ngày đêm liên tục mà không được tiếp tế, không tải thương được và cuối cùng đã đẩy lui địch quân, để cho tiền đồn nhỏ bé này vẫn ngạo nghễ trấn giữ giữa một vùng rừng núi.

Lát nữa đây tôi sẽ có mặt tại Ba Tơ. Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1/Quân Khu 1 sắp đáp trực thăng xuống bãi đáp ở sau lưng Toà Án Quảng Ngãi, Đại Tá Lợi đợi ở đây để cùng bay với Tướng Thi đến Chi Khu Ba Tơ gắn huy chương và thăng cấp tại mặt trận cho các chiến sĩ Địa Phương Quân và Biệt Động Quân của Tiểu Đoàn 69 Biệt Động Quân Biên Phòng đã có công trong trận chiến vừa qua.

Trung Tướng Lâm Quang Thi vừa rời chức vụ Chỉ Huy Trưởng trường Võ Bị Đà Lạt về Quân Đoàn 1, đặc trách mặt trận ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Tín. Đơn vị chủ lực của vùng này là Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Sư Đoàn 3 có nhiệm vụ bảo vệ Quảng Nam và Đà Nẵng. Sư Đoàn 2 bảo vệ Quảng Ngãi, nhưng có một trung đoàn bị rút đi tăng cường cho mặt trận phía Bắc Quảng Trị. Sau khi quận Quế Sơn lọt vào tay Việt Cộng, Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp gọi cho Tướng Thi xin từ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Tướng Thi gọi cho Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I đang có mặt tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương ở Huế. Ông nói:

- Tôi gọi cho Tướng Trưởng lúc 2 giờ sáng. Tình hình lúc đó quá căng, không ai ngủ được. Tướng Trưởng hỏi tôi muốn chọn ai thay thế cho Tướng Phan Hoà Hiệp. Tôi đề nghị Đại Tá Trần Văn Nhựt. Tướng Trưởng hỏi tại sao chọn Đại Tá Nhựt? Tôi chưa hề biết Đại Tá Nhựt, nhưng mấy tháng trước nghe kể Đại Tá Nhựt, lúc đó là Tỉnh Trưởng Bình Long, đang nghỉ phép ở Saigon, được tin tỉnh của mình bị đánh, ông bỏ phép trở về ngay, và sau đó đã anh dũng tử thủ An Lộc. Như vậy đúng là một vị chỉ huy có tinh thần trách nhiệm.

Dáng người cao lớn, nét mặt trầm tĩnh, ông có dáng dấp của một viên võ tướng. Ông nói với tôi, ông yêu mến binh chủng Nhảy Dù và trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, nơi mà ông hãnh diện vì đã đào tạo nên các khoá 22B, 23, 24 và 25, là những khoá xuất sắc với tiêu chuẩn cho một sinh viên sĩ quan tốt nghiệp là ngoài căn bản quân sự, phải có trình độ Cử Nhân Khoa Học, một bằng Nhảy Dù và một đai đen Thái Cực Đạo.

Ông nói tiếp về trận Quế Sơn:

- Sau khi Đại Tá Nhựt ra chỉ huy Sư Đoàn 2 Bộ Binh, tôi trình với Tướng Trưởng rút trung đoàn đang tăng phái ở Quảng Trị về, xin B-52 và pháo binh yểm trợ, đã lấy lại quận Quế Sơn. Trong trận Quế Sơn, bên ta tổn thất khá nặng, hơn một trăm người tử trận.

Đây là lần thứ hai tôi gặp Tướng Thi. Lần thứ nhất mới cách mấy tháng trước tại Canberra, thủ đô của Úc, lúc đó tôi đang du học tại đâỵ Tướng Thi cùng với Đề Đốc Chung Tấn Cang ở trong phái đoàn của Việt Nam Cộng Hoà đến dự hội nghị quốc tế về vấn đề bài trừ ma túy. Ngày cuối của hội nghị, Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hoà mở tiệc khoản đãi. Toà đại sứ không có nữ nhân viên, nên nhờ các nữ sinh viên Việt Nam du học mặc áo dài tiếp tân dùm. Và hôm đó, Tướng Thi với tư cách đại diện phái đoàn, đứng bắt tay cả ngàn quan khách.

Chiếc trực thăng, ngoài phi công, chỉ có Tướng Thi, Đại Tá Lợi, một xạ thủ và tôi. Mới buổi sáng mà trời đã nóng. Tôi mặc quân phục, nếu không có mái tóc dài, thì trông cũng giống một người lính chiến. Tôi từ Úc mới về nước chừng hơn một tháng. Sau một thời gian sống quen với cái lạnh dưới không độ ở Úc, nên khí hậu của miền Trung trong mùa hè, đối với tôi thật nóng như lửa.

Trực thăng bay với tốc độ nhanh. Có khi bay dọc theo Quốc Lộ 1 về hướng Nam. Nhìn những ruộng vườn xanh tươi, những hàng cau, hàng tre thấp thoáng, nếu không có tiếng súng và âm thanh xé gió của những chiếc phản lực cơ trên trời, thì nơi đây quả thật là một quê hương thanh bình. Ruộng vườn không bát ngát, trù phú như miền Nam, nhưng chính trong cuộc sống nghèo khó đó, có một cái gì gắn bó. Phải chăng là tình người, ngọt ngào như những thẻ đường phổi của Quảng Ngãi, như những lon mạch nha của phố nhỏ Tam Kỳ.

Chỉ trong một thoáng, những ruộng vườn mất hút đằng sau. Tôi nhìn xuống bên dưới, núi rừng trùng trùng, điệp điệp như một tấm thảm màu xanh. Cái nhìn sẽ thoải mái biết bao nhiêu trước cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương, nhưng làm sao thoát cho khỏi được thực tế của chiến tranh, cái cảm giác của sự bất trắc: một loạt đạn phòng không, một trái hỏa tiễn SA-7, từ dưới "tấm thảm xanh" đó phóng lên...

Không biết có phải Tướng Thi đọc được những ý nghĩ của tôi chăng, bỗng nghe ông nói:

- Tại Quảng Ngãi có cụ Đạt xem Tử Vi hay lắm. Tháng trước ông nói tôi coi chừng rớt máy bay, và tháng đó tôi rớt máy bay thật. Không phải vì bị bắn, mà vì lý do kỹ thuật.

Tôi nghĩ thầm, những người mà ngày ngày phải cận kề với sự hiểm nguy, nếu tin tưởng được vào số mệnh, chắc tâm hồn sẽ thanh thản hơn. Đến gần Ba Tơ, máy bay bay sát ngọn cây để dễ quan sát. Đại Tá Lợi nói với tôi:

- Cô nhìn xem bên dưới, Việt Cộng đốt rụi hết cả nhà cửa của dân trong trận đánh vừa rồi.

Tôi hỏi Đại Tá Lợi:

- Tại sao Việt Cộng lại đốt nhà của dân?

- Mục đích là muốn người dân trở về sống trong vùng kiểm soát của chúng. Nhưng đồng bào bây giờ đã chán Việt Cộng lắm rồi, một số bỏ ra tỉnh sinh sống, một số gắng xây dựng lại.

Máy bay đáp xuống bãi cỏ trong hàng rào của Chi Khu Ba Tơ. Đứng trên bãi đáp trực thăng nhìn ra bốn hướng, chỉ thấy toàn là đồi núi chập chùng. Giữa vùng đất trống, một khoảng rộng chưa bằng nửa cái sân banh, với những lều trại dã chiến, với những công sự phòng thủ, mà mới đêm qua, những người trấn đóng ở đây đã phải đem máu của mình để giữ vững mảnh đất nhỏ bé trên ngọn đồi này, dưới sự tấn công như vũ bão của quân thù.

Tướng Thi đến rất bất ngờ, nên không có một sĩ quan nào của chi khu chào đón ông. Cũng bất ngờ và đáng nói đến như lần ông bay thị sát mặt trận Thanh Quít ở Quảng Nam, lúc đó một đơn vị của Trung Đoàn 56 thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh đang chạm địch. Có 4 thương binh đang cần máy bay để tải thương cấp cứu, Tướng Thi đã ra lệnh cho phi công đáp trực thăng của mình xuống giữa những lằn đạn bốc 4 thương binh đó về Tổng Y Viện Duy Tân. Chỉ một thái độ quan tâm như vậy của cấp chỉ huy, cũng khích lệ được tinh thần chiến đấu của binh sĩ biết bao nhiêu.

Tôi theo chân Tướng Thi đi một vòng quan sát chung quanh hàng rào phòng thủ của Chi Khu. Ngay trước mắt tôi, xác Cộng quân nằm la liệt, trên những mô đất, bên những gốc cây, hoặc còn vắt ngang trên hàng rào kẽm gai. Rất nhiều xác không còn nguyên vẹn, thịt xương rơi vãi khắp nơi. Máu đọng thành vũng. Dưới ánh mặt trời buổi sáng, màu máu vẫn còn đỏ thắm. Mùi máu tươi trộn lẫn với mùi thơm thoang thoảng của những hàng cây khuynh diệp mọc hoang dã trên đồi, gây cho tôi một cảm giác khó tả... Những hàng cây khuynh diệp, thân cây thẳng tắp, những cành lá đong đưa trong gió trông thật bình thản, nhưng đã là chứng nhân trong những giây phút hào hùng của những người đã chiến đấu tại đây đêm qua.


Dân số của quận Ba Tơ khoảng 16 ngàn ngườị Trấn giữ Chi Khu Ba Tơ là hai đại đội Địa Phương Quân, quân số mỗi đại đội khoảng 80 ngườị Tuy nhiên khi lâm trận, quân số ứng chiến sẽ nhiều hơn quân số thực sự. Quân số yểm trợ không có trong bảng cấp số chính là vợ con của một số quân nhân đang trú đóng ở đâỵ Trong lúc Chi Khu Ba Tơ bị tấn công bốn mặt, thì đại đội hậu cứ của Tiểu Đoàn 69 Biệt Động Quân Biên Phòng, là đơn vị đang yểm trợ cho chi khu này, cũng bị tấn công từ hướng Đông Nam sang Tây Bắc bởi một đại đội đặc công của Việt Cộng tràn vào sau làn mưa pháo, vẫn theo chiến thuật cổ điển "tiền pháo hậu xung."

Để nhổ đi cái chốt Ba Tơ, cắt đứt yết hầu của Quảng Ngãi, địch đã điều động một trung đoàn bộ đội, một đại đội đặc công và một đơn vị pháo nặng. Một lực lượng gấp mấy lần tấn công một chi khu nhỏ bé liên tục 4 ngày đêm. Những chiến sĩ Địa Phương Quân và Biệt Động Quân Biên Phòng đã chiến đấu dũng mãnh để bảo vệ phòng tuyến. Suốt 4 ngày đêm trực thăng không tiếp tế được, không tải thương được. Những họng súng của địch đặt ngang lưng chừng núi, máy bay vừa đến là bị bắn rớt ngay. Những phi công liều lĩnh nhất cũng không thể nào đáp xuống.

Trận Ba Tơ được xem là chiến thắng lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi trong những ngày mặt trận Trị Thiên bùng nổ. Sau khi đi quan sát tình hình chung quanh chi khu, tôi trở vào trò chuyện với một số anh em Địa Phương Quân. Thiếu Úy Nguyễn Đức Phú kể lại:

- Chúng tôi biết trước và đoán chừng khoảng trong vòng 5 hôm nữa là Việt Cộng sẽ đánh chi khu này. Nhưng đến đêm thứ hai, lúc 4 giờ 30 sáng, địch pháo như mưa vào chi khu. Pháo từng loạt, từng loạt, mỗi loạt chừng 30, 40 quả. Bên mình có hai cây 105 ly (súng đại bác) của anh em Biệt Động Quân bắn trả đũa lại không ngừng để yểm trợ cho chúng tôi.

Nhìn những dãy nhà tranh của dân phía bên ngoài vòng rào kẽm gai, tôi hỏi:

- Việt Cộng pháo có trúng nhà dân nhiều không?

- Nhiều. Dân chết trong trận này cũng nhiều. Hầm trú ẩn của đồng bào rất chắc chắn, sâu dưới 2 mét. Nhưng khi Việt Cộng tràn vào, chúng đốt nhà, ngăn không cho dân chạy, đồng bào bị chết cháy dưới hầm. Sau khi giải toả được chi khu, chúng tôi tìm được nhiều xác đàn bà, trẻ con chết cháy trong hầm. Việt Cộng đốt hơn 200 căn nhà của dân và bắt đi khoảng 120 người gồm đàn bà, trẻ con. Những người dân còn sống sót trốn thoát được kể cho chúng tôi nghe rằng, Việt Cộng bắt đồng bào làm bia đỡ đạn cho chúng. Bởi vậy trong trận này, dân chết và bị thương nhiều hơn lính.

Trung Tướng Thi và Đại Tá Lợi gắn lon và huy chương cho một số chiến sĩ Địa Phương Quân và Biệt Động Quân Biên Phòng có công trong nhiệm vụ đẩy lui địch một cách anh dũng. Thượng Sĩ Định của Chi Khu Ba Tơ được thăng cấp tại mặt trận và được khen thưởng nhiệt liệt. Buổi lễ không kèn không trống, không có diễn văn dài dòng, nhưng vô cùng xúc động. Sự xúc động tự trong thâm tâm của những người đang đứng đây, giữa một bãi chiến trường còn nồng khói súng, xác địch còn ngổn ngang và mùi máu tươi vẫn còn trộn lẫn với hương thơm của những hàng cây khuynh diệp. Đâu đây như phảng phất vong hồn của những người vừa hy sinh, trở về chứng kiến giây phút vinh quang của đồng đội, và của cả chính mình.

Tôi trở vào sau doanh trại trò chuyện với những người đàn bà và trẻ em đã cùng chồng, cùng cha mình chung lưng chiến đấu với quân thù trong những ngày qua. Khuôn mặt còn lấm lem những dấu đất cát và khói súng cùng sự mệt mỏi, nhưng đầy nét tự hào.

Tôi hỏi một chị đang có bầu:

- Mỗi khi địch tấn công đồn, chị làm gì?

Chị trả lời thản nhiên:

- Em đứng bên anh mà bắn theo sự chỉ huy của anh. Thường ngày anh dạy cho em bắn.

Tôi hỏi một em bé khoảng tám tuổi:

- Đêm qua khi cha và mẹ em đánh nhau với Việt Cộng, em làm gì? Có sợ không?

Em bé cười hồn nhiên:

- Sợ chứ cô. Đạn pháo điếc cả tai, nhưng con vẫn mang đạn ra cho ba con.

- Em mang đạn ra bằng cách nào?

Em bé vừa kể vừa làm bộ để diễn tả lại:

- Con bò sát đất, dùng hai tay và đầu đẩy thùng đạn về phía trước. Đẩy từ trong hầm ra tới giao thông hào.

Tôi nghĩ người chinh phụ ngày xưa là hình ảnh của một người đàn bà thụ động, chịu đựng và chấp nhận sự mất mát, xa cách. Người chinh phụ ngày xưa chỉ khép kín cuộc sống sau khung cửa để hướng về chồng mình đang chinh chiến nơi xa:

Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi
Dạ chàng xa ngoài cõi thiên san

Còn người vợ lính ngày nay phải nói là:

Dù nơi quan ải, thiếp chàng có nhau

Tôi nhìn những người đàn bà đang đứng trước mặt tôi. Họ bỏ lại sau lưng những tiện nghi, những vui thú của một cuộc sống thành thị, để đến một nơi giữa rừng núi heo hút như Chi Khu Ba Tơ này, là chỉ để chia xẻ với chồng mình đang từng phút, từng giây đối diện với quân thù.

Tôi nhìn những đứa bé gầy guộc bởi những bao gạo sấy qua ngày. Tôi nhìn những bàn tay nhỏ xíu đã tải những thùng đạn nặng chĩu đêm qua, những bàn tay thay vì chìa ra nhận bánh kẹo, đồ chơi một cách hồn nhiên vô tư, hoặc đang nắm chặt cán bút, cắm cúi với bài học trên ghế nhà trường như những đứa bé cùng tuổi khác trong giờ phút này, thì các em lại đang đứng đây, tại một nơi không phải dành cho tuổi thơ.
Image

User avatar
tuyetlanh
Posts: 42
Joined: Thu Dec 02, 2004 5:06 am

Post by tuyetlanh »

.

Mật khu Cây Gáo và trận tao ngộ chiến đầu xuân Trần Văn Trung/Bắc Phong Sài Gòn


Trích Tuyển tập "Những Trận Ðánh Không Tên Trong Quân Sử"


Chuẩn úy Trung đội trưởng Trần Văn Trung thuộc lò Thủ Ðức 6/68 vừa ra trường, được chuyển về Sư Ðoàn 18BB. Trung nắm trung đội, đơn vị nhỏ xíu thuộc loại thẩm quyền, cha mẹ đặt đâu thì ngồi đó, nhận lệnh là thi hành. Mùa xuân 1970, Ðại đội Trung đóng quân chờ ăn Tết ở Kiệm Tân, Giốc Mơ, Gia Kiệm. Truớc Tết, cái lon chuẩn úy trên vai Trung bỗng nặng thêm vì cơn bệnh của Ðại đội trưởng Ngô Văn Tân. Ðang háo hức chuẩn bị các ngày vui với anh em trong trung đội, thày trò đa số còn trẻ măng, Trung nhận lệnh trình diện Tiểu đoàn trưởng. Vừa đi Trung vừa lầm bầm:
- Sắp Tết, chưa chi đã trình diện ông "Hắc thần". Chả biết có chuyện gì đây!
Tiểu đoàn trưởng Ðỗ Văn Tân như một pho tượng đồng đen đón Trung ở cửa văn phòng Tiểu đoàn. Trung vừa bỏ tay chào xuống là ông Tiểu đoàn trưởng vô đề ngay:
- Ðại đội trưởng Ngô Văn Tân của cậu bệnh lên, bệnh xuống hoài. Vừa đi trạm xá rồi chuyển đi Tổng Y Viện Cộng Hòa rồi. Ðại đội phó nghỉ phép dài hạn. Trong các Trung đội trưởng, cậu là người lỳ đòn và chịu chơi nhất, lại có võ nghệ cao cường, trong thời gian anh Ngô Văn Tân vắng mặt, cậu, Trung đội trưởng Trung đội 1, được Tiểu đoàn giao thêm trách nhiệm Ðại đội phó Ðại đội 3. Kể từ hôm nay, cậu coi luôn Ðại đội 3!
Trung nhận lệnh trong tư thế nghiêm, hai vai bỗng thấy nằng nặng. Thấy Trung làm thinh, mặt có vẻ hơi căng, Tiểu đoàn trưởng nhắc lại lệnh:
- Chuẩn úy Trần Văn Trung, Trung đội trưởng Trung đội 1 kiêm Ðại đội phó Ðại đội 3, xử lý thường vụ quyền Ðại đội trưởng Ðại đội 3! Nghe rõ?
- Rõ 5 thẩm quyền!
- Xong! Anh về! Chúc Trung và anh em Ðại đội 3 một cái Tết vui vẻ! Nhớ chúng ta còn trong tình trạng chiến tranh, vui xuân nhưng cẩn thận!
Trung giơ tay chào vị Tiểu đoàn trưởng của mình và quay lưng ra về. Nhảy lên nắm Ðại đội trước Tết là một gánh nặng bất đắc dĩ. "Coi mấy chục thằng thì còn nhạâu lai rai được, coi cả Ðại đội trăm thằng là mệt ngất ngư. Thằng nào cũng đòi về thăm nhà, chuẩn úy chịu chơi trong Trung đội thì được, chịu chơi cả đại đội thì đi tù!" Trung nghĩ thầm trong bụng.
Một vài tiếng pháo trẻ con chơi đì đẹt nổ sớm, Trung nghĩ đến những ngày vui, nghĩ đến trách nhiệm mới, thử thách mới. Một chút tự hào trong lòng Trung bỗng vút lên cao cùng bước chân đi: " Ừ thì nắm luôn Ðại đội cũng ngon chứ sao! Nhứt xanh cỏ, nhì đỏ ngực! Nhưng Trời thương thì sợ gì!"
Lính Ðại đội 3 đa số là dân Giốc Mơ, Gia Kiệm. Cả Ðại đội được lệnh đóng quân ở vùng này từ 23 Tết để giữ an ninh cho dân ăn Tết. Thế nên Ðại đội 3 được coi như ăn Tết tại nhà. Lính ăn Tết tại địa phương mình coi như trúng số. Trong cái nhộn nhịp háo hức của không khí Tết, Trung thấy những nét vui trên mặt mỗi người lính của đơn vị mình. Là một chuẩn úy trẻ, ra trường chưa bao lâu nhưng lì đòn, chịu chơi và năng động nên "Hắc Long" mới chiếu tướng lôi lên làm Ðại đội phó, xử lý quyền Ðại đội trưởng.
Buổi sáng, nắng xuân phơi phới trên đường. Trung mặc quân phục chỉnh tề đi thăm các Trung đội. Hơi hám mùa xuân làm cho người ta dễ tánh và dễ chịu. Khi Trung ghé trở lại quán cà phê, lính Ðại đội 3 đã có mặt vây ông quyền Ðại đội trưởng vào giữa:
- Chuẩn úy chưa lên lon mà lên chức ngon lành!
- Bộ tụi mày tưởng lên chức là sướng hả? Tao giao cái Ðại đội này cho mày, mày dám nhận không? Ðứa nào ngon dám nhận, đứng dậy, giơ tay lên tao coi! Làm Trung đội trưởng, tao còn lai rai với tụi mày, ôm cái gánh Ðại đội trưởng của ông Tân để lại, tao đâu còn xả láng ba chai! Càng cao danh vọng thì càng nhiều gian nan đó em ơi!
- Thôi bây giờ lên chức, chuẩn úy khỏi cần đãi tụi tui. Tụi tui biết chuẩn úy chịu chơi, sáng mai 30 Tết cuối năm cho tụi tui về nhà với gia đình một bữa! Không có gì đâu!
- Rồi chỉ một mình tao ở lại ôm súng chạy gác ban đêm thay tụi mày?
Nói thì nói. Trung thương lính, nên mềm lòng, liều du di cho anh em "dù" khỏi đơn vị về nhà vui xuân một ngày, và dặn phải trở lại đơn vị vào trưa mùng một Tết.
- Tụi mày mà không về đúng hẹn, trưa mùng một Tết "Mặt Trời" thăm đơn vị là bỏ mẹ cả lũ!
Sáng 30 Tết, xui tận mạng. Trung giật bắn người khi hay tin "Mặt Trời 18", Tư lệnh Sư Ðoàn, Chuẩn tướng Lâm Quang Thơ đến thăm và kiểm soát quân số các đơn vị. Trung kêu khổ:
- Tụi mày giết tao rồi! Tao mới nắm quyền Ðại đội 3 mà Ðại đội vắng mặt hơn nửa, chắc tao độn thổ trước ông tướng Tư lệnh!
Tướng Thơ đứng trước hàng quân. Cả đại đội vỏn vẹn chỉ còn 40 mạng. Trung chào vị Tư lệnh và sẳn sàng nhận bất cứ hậu quả nào giáng xuống. Tướng Thơ nhìn khắp hàng quân, lạnh lùng:
- Cả Ðại đội 3 chỉ còn lại hơn một Trung đội cộng! Chuẩn úy cho anh em đi đâu?
- Thưa Chuẩn tướng! Tôi mạn phép cho anh em nhà gần về thăm nhà và mai mồng một Tết trở lại đơn vị!
- Thế đêm nay Việt cộng tấn công Kiệm Tân, lính đâu để anh điều quân trong vùng trách nhiệm?
- Thưa Chuẩn tướng Tư lệnh! Tôi nhận lỗi!
Các sĩ quan tháp tùng, các Ðại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng lo lắng cho Trung, đăm đăm nhìn vào người chuẩn úy trẻ bị Mặt Trời chiếu tướng. Trung đứng trong thế nghiêm chờ đợi. Mặt lạnh như đồng, chấp nhận hậu quả. Cả quân số Ðại đội 3 còn lại cũng đứng như trời trồng, liếc nhìn người sĩ quan trả chịu chơi và lì đòn của mình, họ bỗng thương Trung, và một sợi giây vô hình đã gắn bó thầy trò Trung thành một khối. Tướng Tư lệnh nghiêm mặt, quay qua người sĩ quan tùy viên và Tiểu đoàn trưởng Ðỗ Văn Tân:
- Phạt 15 ngày trọng cấm Chuẩn úy Trần Văn Trung. Quân số Ðại đội 3 còn lại cấm quân, ngay chiều hôm nay, 30 Tết, lệnh Chuẩn úy Trung đưa Ðại đội mở cuộc hành quân độc lập vào mật khu Cây Gáo!
"Phạt 15 củ thì cũng phải thôi! Nhưng chơi cái trò bắt đi hành quân đêm 30 Tết trong lúc cả Tiểu đoàn còn lại đón Giao Thừa thì hơi ác!" Trung nghĩ trong bụng. Sau khi phái đoàn "Mặt Trời" lớn nhỏ ra về, Trung đứng trước hàng quân:
- Anh em nhận rõ tình huống của Ðại đội chưa? Nghe rõ lệnh của Mặt Trời chưa?
- Rõ! Chấp nhận Chuẩn úy! Hành quân thì hành quân chứ sợ gì! Nhằm nhò gì ba cái Tết lẻ tẻ!
- Tất cả anh em chuẩn bị! Thường vụ Ðại đội lên Tiểu đoàn nhận tối đa lựu đạn mi ni và đạn M16. Tối nay tụi mình xông đất mật khu Cây Gáo thăm Việt cộng!"
Ðêm 30 Tết, Trung dắt một toán quân vỏn vẹn 40 người, chỉ khoảng một Trung đội cộng, âm thầm di quân trong màn đêm đen kịt sau khi họp các sĩ quan Trung Ðội và các Tiểu đội trưởng để cùng nghiên cứu cấp tốc bản đồ hành quân. Không một tin tức tình báo nào được cung cấp. Lệnh phạt 15 củ, lệnh phạt hành quân đổ trên đầu Trung và Ðại đội là hậu quả của cái chịu chơi. Trung không ân hận. Cả Ðại đội không ai tiếc nuối ánh đèn sau lưng khi quay lại. Tiếng pháo Giao Thừa vang vang giữa đêm và xa dần trong rừng thẩm. Tất cả đều im lặng như ngậm tăm. Tất cả đều im lặng vô tuyến. Ba giờ sáng Mồng Một Tết, Trung cho anh em ngủ đêm trong rừng chờ trời sáng.
Buổi sáng, mặt trời lởn vởn trên các tàng cây, sương đọng thành giọt trên cỏ non, trên cành lá, trên nón sắt, trên đầu súng. Tiếng chim hót, mùi ẩm của rừng. Cả Ðại đội chuẩn bị di quân tiếp. Sáng nay là sáng Mùng Một Tết mà rừng cây lại rất vô tình, một ngày cũng như mọi ngày nghìn năm, muôn thuở. Rừng xanh không ăn Tết. Tết không có dưới đôi giầy sô, trong ba lô, trên vai áo trận, tất cả đăm đăm nhìn về phía trước, đạn lên nòng chờ khai hỏa bất cứ lúc nào. Lại hết một ngày dò dẫm trong rừng không đụng địch.
Trưa Mùng Hai Tết, Trung cho anh em dừng quân, ăn Tết với gạo xấy. Trung trải tấm bản đồ trước mặt các Trung đội trưởng:
- VC chắc cũng bỏ rừng về thành ăn Tết nên mình chưa gặp thằng nào. Nhưng bây giờ là tụi mình đang lọt giữa mật khu Cây Gáo, phải vô cùng thận trọng!
Một sĩ quan Trung đội trưởng nhìn chăm chăm vào khoảng lán phía trước và nói như góp ý:
- Chúng ta sẽ tránh lán trống, đi bọc sâu trong rừng để tránh vị lộ. Chỉ có mấy chục tay súng mà đụng tụi nó cấp tiểu đoàn là bỏ xác trong mật khu!
Lời nói phát ra như một sự cảnh báo nghiêm trọng. Chợt không khí như căng thẳng cả Ðại đội. Trung thấy trách nhiệm của mình đối với anh em giữa khu rừng này nặng hơn lúc đứng trước hàng quân ở Kiệm Tân với lệnh phạt 15 củ của tướng Lâm Quang Thơ. 15 củ là con số không to tướng đối với Trung lúc này, chạm địch giữa rừng ngày Mồng Hai Tết mới là oan nghiệt:
- Anh em khỏi lo! Số tôi cầm quân mát tay! Quần hết mật khu Cây Gáo rồi về ăn Tết muộn, tôi hứa bỏ nguyên tháng lương say xả láng với cả đại đội...! Ê! Không có vỗ tay! Bộ muốn chết hả!
Trung giơ tay chận mấy người lính và ra lệnh:
- Mình đi tiếp! Ði bọc vô rừng!
Mặt trời hơi chênh chếch về phía Tây. Trung vừa nghiêng người lách qua mấy hàng giây leo, bỗng nhiên anh dừng lại, thủ hiệu báo động được chuyền đi toàn đơn vị. Tất cả trong tình trạng tác chiến khẩn cấp. Quay sang người hạ sĩ quan truyền tin Ðại đội đi cạnh, Trung hỏi nhỏ:
- Cạâu có ngữi thấy gì không?
Người hạ sĩ quan "thuốc lào", mặt nghiêm trọng thấy rõ. Anh thì thào::
- Ðịt mẹ, đúng rồi ông thầy ơi! Mùi thuốc Cẩm Lệ!
- Lổ mũi mày ngữi đúng 5! Vậy là tụi nó sát bên đâu đây! Tao không thế nào lầm được!
Trung ra hiệu toàn đơn vị tiến quân thận trọng về hướng gió, đạn đã nằm sẳn trên nòng các khẩu M16, mấy chục ngón trỏ cong sát cò súng. ... Một bước... hai bước... ba bước... Bỗng một khoảng cách không xa, chừng không tới 50 thước, hai bóng đen nghe tiếng động, nhô ra, bất ngờ thấy địch sát bên cạnh, quăng ống thước lào và khai hỏa, vừa bắn vừa chạy. Tràng đạn AK hoảng hốt bốc ngược lên tàng cây, nhưng mấy chục khẩu M16 đồng loạt nạp thẳng vào mục tiêu cận điểm ở thế ngang, hai thân người ngả gọn xuống láng cỏ như hai cây chuối bị chặt gọn.
Nhận rõ đây là toán gác của địch, và đơn vị địch có thể là một đơn vị nhỏ, một bộ chỉ huy hay một kho chưa... hoàn toàn nằm trong tầm tác xạ, Trung cho đơn vị càn ào ạt qua hướng mục tiêu. Quả không sai, trước mắt anh là những nhà kho bằng tranh và lá cây. Bị tấn công bất ngờ và chớp nhóng, toán quân giữ kho vừa kịp bung khỏi võng lúc đang ngủ trưa và một số dang chụm đầu hút thuốc lào, chụp súng bắn trả, nhưng M16 đã đan lưới lửa chụp thẳng vào họ, M79 tới tấp trực xạ vào các nhà kho. Ầm! Ầm! ... Tiếng súng nổ tung cái tĩnh mịch của rừng già, một số cộng quân chưa kịp kéo dài cái cảm giác kinh hoàng giữa mật khu mà họ nghĩ là an toàn, đã bị quét sạch khỏi vòng chiến. Trung cho anh em vượt qua mục tiêu, tạo thành một vòng đai an toàn bọc quanh kho hàng VC, trong lúc toán khác lục soát vị trí chiếm đóng. Ðơn vị gác kho của địch chỉ khoảng một trung đội trừ vài chục tên, bị tấn công phủ đầu bất ngờ ngay khi họ không chuẩn bị... nên đa số bị đốn ngả trong những phút chạm súng đầu tiên.
Trung và người hạ sĩ quan truyền tin dựa lưng vào một gốc cây to giữ thế anh toàn, bốc ống liên hợp:
- Hắc Long! Hắc Long! Hoàng Mai gọi!
- Hắc Long nghe! Hai bữa nay tụi mày im lặng vô tuyến kỷ quá vậy!
- Gia đình con cái Hoàng Mai vừa hốt được một đống quà Tết gồm một hầm súng, lương thực và 15 VC đi phép dài hạn tại chỗ!
- Ê! Hoàng Mai! ÐM bộ tụi mày muốn rút về ăn Tết hay sao nên phịa sảng phải không?
Trung biết là cấp chỉ huy của mình không ngờ, và không tin chiến quả Mùng Hai Tết của gia đình Hoàng Mai, anh nói vào máy bằng giọng vô cùng nghiêm trọng và khẩn cấp:
- Hắc Long! Xin nhắc lại cho rõ! Hắc Long trình thẩm quyền và Mặt Trời cho đưa thêm quân vào gấp để tăng cường an ninh cho gia đình Hoàng Mai và chuyển chiến lợi phẩm về hậu cứ! Nghe rõ?
Hắc Long tức danh hiệu của Tiểu đoàn trưởng Ðỗ Văn Tân, tự Tân Ðen Hynos của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 43, SÐ 18, và Hoàng Mai chính là danh hiệu của Trần Văn Trung, quyền Ðại đội phó Ðại đội 3, hiện đang nằm giữa mật khu Cây Gáo đúng Mồng Hai Tết.
Tiểu đoàn trưởng Ðỗ Văn Tân ngạc nhiên và mừng rỡ trước chiến tích của đàn em. Ông bốc máy:
- Hắc Long gọi Bắc Ðẩu! Hắc Long gọi Bắc Ðẩu!
- Bắc Ðẩu nghe!
- Trình Bắc Ðẩu! Gia đình Hoàng Mai chạm địch ngay trong mật khu, đang chiếm kho lương thực và vũ khí địch với 15 VC đi phép dài hạn. Thiệt hại về phía ta: không! Hoàng Mai yêu cầu gửi toàn bộ gia đình tôi vào mật khu để tăng cường Hoàng Mai và vận chuyển chiến lợi phẩm. Nhiều vũ khí, đạn dược và lương thực chưa kiểm soát hết. Trình thẩm quyền Bắc Ðẩu!
Ðại tá Trần Văn Nhựt, Trung đoàn trưởng Trung Ðoàn 43, danh hiệu Bắc Ðẩu, bật dậy khỏi ghế ngồi và lệnh:
- Anh thỏa mãn gấp lời yêu cầu của Hoàng Mai! Chiều đang xuống, cho anh em hội ngộ với Hoàng Mai trước khi đêm đến! Tôi sẽ trình sự việc lên chuẩn tướng tư lệnh ngay!
Ðại tá Nhựt theo dõi và hối thúc Tiểu đoàn gởi quân gấp vô mật khu Cây Gáo trước khi trời tối. Ông ngại một bộ phận lớn của địch sẽ trở lại tấn công đại đội 3 vào ban đêm để trả thù và di chuyển kho vũ khí, lương thực đi nơi khác. Ông trình sự việc lên Tư lệnh sư đoàn. Sáng hôm sau, Mùng Ba Tết, tướng Lâm Quang Thơ ra lệnh phá một bãi đáp trực thăng ngay giữa mật khu Cây Gáo và chuyển toàn bộ chiến lợi phẩm vũ khí, đạn dược các loại về Kiệm Tân. Toàn đơn vị của Trung cũng được trực thăng bốc về hậu cứ còn nguyên vẹn quân số như lúc ra đi vào đêm 30 Tết.
Ngày Mùng 5 Tết, Sư đoàn 18 cho mở một cuộc triển lãm vũ khí VC thu được tại chợ Giốc Mơ, ngay trước nhà thờ. Tin Ðại đội 3 đột kích VC ngay trong mật khu Cây Gáo, thu được một số chiến lợi phẩm quan trọng, địch quân tổn thất nhân mạng 15 mà Ðại đội 3 không bị thương vong người nào... là một biến cố đặc biệt thích thú trong ba ngàty Tết, được truyền miệng khắp vùng Giốc Mơ, Kiệm Tân. Ðồng bào và quân cán chính các cấp tập trung đông đảo xem vũ khí VC, đồng thời coi mặt mấy ông lính Ðại đội 3 chịu chơi. Cả vùng Kiệm Tân sau đó đều biết chính đại đội thiếu quân số này, vì chuẩn úy Trung cho lính dù về nhà ăn Tết, đã bị ông Tư lệnh ký củ và phạt đi hành quân ngay chiều 30 Tết.
Trước hàng quân và đồng bào và quý Cha trong vùng, tướng Lâm Quang Thơ tuyên bố:
- Với tư cách tư lệnh Sư đoàn, tôi ngợi khen toàn thể anh em các cấp Ðại đội 3/Tiểu đoàn 2 về thành quả trong trận đột kích mật khu Cây Gáo với số chiến lợi phẩm quan trọng tịch thu được của địch và số thiệt hại 15 xác địch bỏ lại trận địa. Về lệnh phạt của chuẩn úy quyền đại đội trưởng Trần Văn Trung, tôi sẽ cứu xét sau!
Toàn Ðại đội và cả chuẩn úy Trung lồng ngực như trương lên hãnh diện trước đống vũ khí thu được đang triễn lãm trước đồng bào. Ðứng đầu hàng quân, mọi người chăm chú nhìn Trung sau khi biết Trung bị phạt 15 củ, và với chiến tích này, thượng cấp vẫn chưa tha, vẫn ngâm 15 củ của Trung để còn chờ cứu xét. Trung bỗng bước khỏi hàng quân, đứng nghiêm, đưa tay chào vị tướng Tư lệnh Sư đoàn và dõng dạc:
- Trình Chuẩn tướng tư lệnh! Chuẩn tướng quyết định sao cũng được, nhưng tôi chỉ xin Chuẩn tướng mấy điều: bỏ lệnh phạt của tôi để tôi khỏi ảnh hưởng trong đời binh nghiệp. Tôi không cần huy chương. Và với chiến công này của đơn vị tôi, xin Chuẩn tướng tưởng thưởng xứng đáng cho anh em thuộc cấp dưới quyền tôi!
Tướng Lâm Quang Thơ trầm ngâm, ông nhìn đống chiến lợi phẩm, nhìn toán lính trẻ đại đội 3, nhìn khắp lượt quan khách. Bầu không khí bỗng yên lặng, đợi chờ. Dường như ông cảm thấy có một chút khe khắt với thuộc cấp... Và cuối cùng ông phá vỡ sự im lặng:
- Tất cả hạ sĩ quan, binh sĩ tham dự trận đánh, có thâm niên trên 6 tháng, mỗi người được thăng lên một cấp. Thành phần còn lại, từ sĩ quan và các cấp trở xuống không đủ thâm niên, mỗi người được ân thưởng một anh dũng bội tinh, trừ Chuẩn úy quyền Ðại đội trưởng Trần Văn Trung. Lệnh phạt 15 ngày của Chuẩn úy Trần Văn Trung được hủy bỏ!
Tất cả đồng bào và quan khách tham dự buổi lể đồng loạt nổ vang những tràng pháo tay. Sau khi tan hàng, Mùng Sáu Tết, thày trò Trung chụm đầu kể chuyện cuộc hành quân bất đắc dĩ lý thu,ù và "xả láng" buổi tiệc Tết muộn linh đình như lời hứa của Trung trong mật khu VC trước đó mấy hôm. Trung quay sang người hạ sĩ quan trẻ nhất đại đội, trẻ nhất Tiểu đoàn, Tung sĩ nhất Nguyễn Ðịnh, 22 tuổi, vừa lên Thượng sĩ:
- Ê! Ðịnh! Thuờng thì Thượng sĩ là mấy ông già đi lính thâm niên cú đế, mày trẻ măng, miệng như còn hôi sửa mà mang lon Thượng sĩ coi chừng quân cảnh hỏi giấy đó!
- Thì trưa nay trên đường đến nhà con bồ, đã bị quân cảnh chận hỏi giấy rồi, ông thầy lo đã quá trễ!
- Có sao không?
- Tôi bảo lính 18, đại đội 3 thứ thiệt vừa đánh trận mật khu Cây Gáo về. Tướng Thơ mới gắn lon... Ông trung sĩ quân cảnh nói "À tôi biết rồi!" và chào tôi cái cụp ngon lành!
Trung vui lây cái vui của anh em và cảm thấy hạnh phúc với đơn vị trong ba ngày xuân.
Toàn bộ chiến lợi phẩm do thầy trò Trung lấy được bỗng thành chiến tích của đại gia đình Sư Ðoàn 18 trong những ngày đầu xuân. Một tuần sau đó, các vũ khí tịch thu được của địch được chuyển tiếp lên Long Khánh cho một cuộc triển lãm tiếp theo tại sân vận động Xuân Lộc với sự có mặt của tướng Ðỗ Cao Trí.
Nhìn các giá đặt vũ khí các loại của Nga, Trung cộng và Tiệp Khắc, Trung quên mất những ngày Tết căng thẳng lội rừng trong mật khu địch, và mùa xuân cũng hiện ra thật đẹp dưới trời Long Khánh xanh bóng lá cao su./.


Bắc Phong Sài Gòn viết theo lời thuật của Cựu Ðại úy Trần Văn Trung/ SÐ18

Post Reply