TIN HOA KỲ

Xin cho biết tin từ đâu ra, phát xuất từ nước nào!!!
User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »

Hàng triệu di dân tại Mỹ có thể bị trục xuất
February 21, 2017

Image
Ông Sean Spicer tại cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Ba, nói về việc áp dụng luật di trú mới. (Hình: Aaron P. Bernstein/Getty Images)
WASHINGTON, DC (AP) – Hàng triệu người sống ở Mỹ bất hợp pháp có thể bị bắt và bị trục xuất – bao gồm cả người bị bắt chỉ vì vi phạm luật giao thông – dựa theo các chính sách vừa được chính quyền Tổng Thống Donald Trump điều chỉnh và thông báo hôm Thứ Ba.

Bất cứ di dân nào sống bất hợp pháp và bị truy tố hoặc kết tội bất cứ tội nào, hoặc ngay cả tình nghi phạm tội hình sự, sẽ nằm trong nhóm ưu tiên bị trục xuất, theo thông báo do Bộ Trưởng Bộ Nội An John Kelly ký.


Nhóm ưu tiên này có thể bao gồm người bị bắt vì ăn cắp vặt trong cửa hàng hoặc những tội hình nhẹ – hoặc đơn giản là vượt biên giới vào Mỹ một cách bất hợp pháp.

Các thông báo của chính quyền Tổng Thống Trump mới đưa ra, có hướng dẫn tập trung hơn vào việc bắt di dân từng bị kết tội nặng, bị coi là đe dọa đối với an ninh quốc gia, hoặc mới vượt biên vào Mỹ thời gian gần đây.

Theo hướng dẫn dưới thời Tổng Thống Barack Obama, di dân sống bất hợp pháp tại Mỹ nói chung là được để yên. Những người này được chia ra thành hai nhóm: Nhóm vượt biên giới vào Mỹ và nhóm ở lại quá hạn visa.

Vượt biên giới là một tội hình (criminal offense), và thông cáo mới cho thấy rõ ràng những người trong nhóm này được bao gồm trong các ưu tiên bị bắt và trục xuất.

Ở lại quá hạn visa chỉ là tội thuộc về dân sự (civil offense), không phải tội hình.

Những người ở lại quá hạn visa không nằm trong ưu tiên bị bắt và trục xuất, nhưng theo các thông cáo, họ vẫn có thể có nhiều khả năng bị trục xuất hơn so với trước đây.

Các tài liệu mới này cho thấy, đây là những cố gắng mới nhất của Tổng Thống Donald Trump để thực hiện các lời hứa của ông trong lúc đi vận động, đó là, thực hiện luật di trú một cách chặt chẽ. Ông cũng hứa sẽ xây bức tường giữa Mỹ và Mexico, và nhất định buộc phía Mexico phải trả chi phí xây tường.

Và trong thông cáo đưa ra, ông Kelly nhắc lại yêu cầu Bộ Nội An bắt đầu tính toán chi phí xây bức tường này.

Hồi tháng trước, Tổng Thống Trump có ký sắc lệnh di dân, cấm người tị nạn tại bảy quốc gia có đa số dân Hồi Giáo nhập cảnh Hoa Kỳ trong 90 ngày, cũng như cấm vô thời hạn chương trình tị nạn của Syria, và tạm ngưng chương trình tị nạn của mọi quốc gia trên thế giới trong 120 ngày.

Tuy nhiên, sắc lệnh này bị tòa liên bang chặn lại, cho rằng nó không hợp hiến, và Tòa Bạch Ốc chấp nhận.

Kế hoạch của ông Kelly kêu gọi áp dụng một số điều khoản di trú có sẵn lâu nay nhưng đã lỗi thời, đó là, cho phép chính quyền trục xuất người bị bắt vượt biên giới Mexico bất hợp pháp trở lại Mexico, cho dù họ xuất thân từ quốc gia nào. Những người này thường được tạm giữ, chờ hoàn tất thủ tục trục xuất tại Mỹ. Và điều này sẽ được áp dụng cho những người tái vượt biên, cho dù họ không bị coi là đe dọa cho Hoa Kỳ, theo bản thông cáo.

Điều khoản này chắc chắn sẽ bị các nhà đấu tranh dân quyền và chính phủ Mexico phản đối, và hiện không rõ Hoa Kỳ có quyền ép Mexico nhận những người thuộc các nước thứ ba này hay không.

Tuy nhiên, thông báo nói rằng, Bộ Nội An Mỹ tìm một cách nào đó giúp Mexico nhận những người này, một dấu hiệu cho thấy, có thể Tổng Thống Trump sử dụng một khoản ngân sách nào đó giúp Mexico nhận những người không phải công dân của họ.

Lâu nay, Hoa Kỳ thường mau chóng trục xuất công dân Mexico bị bắt ở biên giới trở lại nước của họ, nhưng giữ những công dân quốc gia khác để xử, và tiến trình xử này có khi kéo dài nhiều năm.

Ông Geronimo Gutierrez, tân đại sứ Mexico tại Mỹ, gọi sự thay đổi chính sách này là “một điều gì đó vô cùng nghiêm trọng.”

Trong một cuộc điều trần với các thượng nghị sĩ Mexico hôm Thứ Ba, ông Gutierrez nói: “Rõ ràng, họ muốn tạo một sự lôi thôi cho các bộ ngoại giao, cho chính phủ Mexico, và cho tất cả người Mexico.”

Nội dung các thông cáo không thay đổi luật di trú của Mỹ, nhưng tiến hành một bước cứng rắn hơn trong việc thực thi.

Một ví dụ là chương trình “trục xuất nhanh” (fast-tracks deportation).

Chương trình này bây giờ được áp dụng với di dân không thể chứng minh là họ cư ngụ tại Mỹ trên hai năm. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người nằm trong trường hợp này.

Kể từ năm 2002, chương trình này – không cần phán quyết của tòa – chỉ áp dụng với những ai bị bắt trong vòng 100 dặm tính từ biên giới, và mới vượt biên vào Mỹ trong vòng hai tuần.

Chính quyền cũng dự trù mở rộng trại tạm giam di dân. Hiện nay, Bộ Nội An chỉ có tiền và chỗ ở để giam 34,000 cùng một lúc. Không biết mức gia tăng này sẽ tốn bao nhiêu, nhưng phải được Quốc Hội chuẩn thuận mới có tiền thực hiện.

Hiệp Hội Dân Quyền Mỹ (ACLU) nói rằng họ sẽ thách thức các chỉ đạo chính sách này.

“Những thông cáo này xác nhận rằng chính quyền Donald Trump sẵn sàng chà đạp lên tiếng trình phân xử công bằng, phép tắc nhân bản, sự lành mạnh của các cộng đồng chúng ta, và ngay cả bảo vệ trẻ em bị thất thế trong xã hội, để thực hiện một chính sách trục xuất rầm rộ,” ông Omar Jadwat, giám đốc dự án nhân quyền của di dân, thuộc ACLU, nói.

Tuy nhiên, Dân Biểu Lamar Smith (Cộng Hòa-Texas), thành viên Ủy Ban Nội An Hạ Viện, hoan hô cố gắng của Tổng Thống Trump, nói rằng các thông báo này “lật ngược” các chính sách nguy hiểm dưới thời Tổng Thống Obama.

Cũng trong Thứ Ba, ông Sean Spicer, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, xác nhận, các quy định mới này không ảnh hưởng chương trình “Deferred Action for Childhood Arrivals” (DACA) và chương trình “Deferred Action for Parents of Americans” (DAPA) do Tổng Thống Obama ký sắc lệnh ban hành.

“Tổng thống đã bày tỏ quan điểm rõ ràng, khi chúng ta có từ 12 đến 14 triệu người ở bất hợp pháp tại quốc gia này. Những người thuộc diện DACA và DAPA không phải là chủ đề trong chính sách hiện nay,” ông Spencer nói.

Hiện có khoảng hơn 750,000 người thuộc diện DACA, là những người được cha mẹ dẫn vượt biên vào Mỹ khi còn nhỏ.

DAPA bao gồm di dân bất hợp pháp sống tại Mỹ từ năm 2010 và có con là công dân Mỹ, hoặc là cư dân thường trú hợp pháp. Di dân thuộc diện này không được hưởng quy chế hợp pháp hoàn toàn, nhưng có quyền xin giấy đi làm trong mỗi ba năm, và không bị trục xuất.

Trong lúc vận động, ông Trump hứa sẽ ngay lập tức chấm dứt hai chương trình này, mà ông gọi là “ân xá bất hợp pháp.”

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm, 16 Tháng Hai, Tổng Thống Trump nói về DACA như sau: “Chúng ta sẽ giải quyết DACA với trái tim. Tôi phải đối diện với nhiều chính trị gia – và đừng quên – tôi phải thuyết phục họ rằng điều tôi nói là đúng. Và tôi trân trọng nếu quý vị hiểu điều này.”

Ông cũng nói rằng DACA là “rất, rất khó,” nhưng khẳng định rằng, là một người cha và ông nội, ông cũng yêu thích trẻ em.

“Tôi thấy rất, rất khó trong việc thực hiện những gì theo luật. Và chúng ta biết, sự khó khăn của luật. Tôi không nói về luật mới. Tôi nói về luật hiện hữu rất, rất khó,” ông Trump nói. “DACA là một chủ đề rất, rất khó đối với tôi.”

Trong khi đó, Tổng Thống Donald Trump dự trù sẽ đưa ra một sắc lệnh tạm thời cấm di dân, được cải sửa từ lệnh cấm trước đây, chú trọng vào ít thành phần hơn để có thể đối chọi được với các thử thách pháp lý.

Hãng thông tấn AP cho hay họ có được bản dự thảo của sắc lệnh mới này cũng sẽ chú trọng vào bảy quốc gia như trước đây là Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, nhưng chỉ cấm vào Mỹ những người không có chiếu khán và những người chưa từng vào Mỹ trước đây.

Không giống như sắc lệnh đầu, người dân từ bảy quốc gia này nếu có thẻ xanh hay chiếu khán sẽ không bị ngăn cấm.

Sắc lệnh do ông Trump ban hành hồi tháng qua tạo ra tình tạng hỗn loạn trên khắp thế giới vì người ngoại quốc với thẻ xanh và chiếu khán hợp pháp bị cầm giữ ở các phi trường Mỹ hay bị cấm lên các phi cơ bay sang Mỹ.

Lệnh này bị một số chánh án liên bang cấm thi hành, nói rằng có thể vi phạm sự bảo vệ của Hiến Pháp Mỹ đối với người di dân hợp pháp.

Ông Trump hồi tuần qua nói rằng tuy ông không đồng ý với các phán quyết vừa qua, ông sẽ có sắc lệnh mới để không gặp sự cản ngăn của các phán quyết này. (Đ.D., V.Giang)

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Cộng Hòa bảo thủ chống đề nghị thay đổi Obamacare
March 7, 2017

Image
Các vị dân cử Cộng Hòa bảo thủ họp báo tại phía trước Quốc Hội, tuyên bố phản đối dự luật thay đổi Obamacare của Hạ Viện.
(Hình: AP Photo/Susan Walsh)

WASHINGTON, DC (NV) – Một nhóm dân cử Cộng Hòa ở Quốc Hội hôm Thứ Ba lên tiếng phản đối đề nghị thay đổi chương trình bảo hiểm Obamacare mà Hạ Viện, cũng do đảng Cộng Hòa kiểm soát, vừa đưa ra, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, cho rằng chương trình mới vẫn còn “dáng dấp” của cựu Tổng Thống Barack Obama, theo AP.

Các vị dân cử bảo thủ này đưa ra quan điểm của họ tại một cuộc họp báo, ngay sau khi Tổng Thống Donald Trump và các nhà lãnh đạo Quốc Hội họp tại Tòa Bạch Ốc, khen ngợi kế hoạch thay đổi Obamacare.

“Dự luật này coi như chết. Có quá nhiều nhóm bảo thủ chống nó. Không thể nào họ có đủ số phiếu để thông qua,” một phụ tá của một dân biểu bảo thủ nói với CNN.

Tại cuộc họp báo, Dân Biểu Mark Sanford (Cộng Hòa-South Carolina) nói ông “sẽ bỏ phiếu chống” đối với đề nghị hiện tại của Hạ Viện, trừ khi có những thay đổi.

“Dựa trên quan điểm của một người bảo thủ, có một số điểm cần phải điều chỉnh,” ông Sanford nói. “Ðiều khoản tài trợ bằng miễn trừ thuế là trở ngại lớn, gia tăng chương trình Medicaid cũng là chuyện lớn, giảm thuế cho các công ty mua bảo hiểm tốt cho nhân viên cũng là trở ngại lớn.”

Trong khi đó, Thượng Nghị Sĩ Rand Paul (Cộng Hòa-Kentucky) nói với CNN là dự luật này “chết ngay từ trong trứng nước.”

“Tôi không nghĩ dự luật này có ‘cửa’ đến Thượng Viện. Tôi nghĩ nó chết ngay từ ở Hạ Viện,” ông Paul nói.

Dân Biểu Jim Jordan (Cộng Hòa-Ohio), một thành viên của nhóm Freedom Caucus tại Hạ Viện, thông báo rằng ông và Thượng Nghị Sĩ Rand Paul sẽ giới thiệu một dự luật mới “thay đổi hoàn toàn” Obamacare.

Ông Jordan chỉ trích dự luật của đảng Cộng Hòa chẳng khác nào là “Obamacare ở một dạng khác.”

“Ðó không phải là những gì chúng ta hứa với người dân Mỹ rằng chúng ta sẽ làm,” ông Jordan nói.

Thượng Nghị Sĩ Mike Lee (Cộng Hòa-Utah) cũng chỉ trích dự luật này, nói rằng, nó vẫn còn một số điều khoản của Obamacare.

Các nhóm “The Club for Growth,” “Heritage Action for America,” “Americans for Prosperity,” và “Tea Party Patriots” bắt đầu chế giễu đề nghị này, gọi là “Obamacare Lite,” “Obamacare 2.0,” và ngay cả “RyanCare,” ám chỉ Dân Biểu Paul Ryan (Cộng Hòa-Wisconsin), chủ tịch Hạ Viện.

Trước đó, tại Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố: “Chúng ta sẽ làm một điều gì đó tuyệt vời và tôi tự hào ủng hộ kế hoạch thay đổi Obamacare của Hạ Viện. Chúng ta sẽ hành động. Không thể chậm được nữa. Không thể chờ được nữa, và không ai có thể nại lý do được nữa.”

Ông Trump nói trong lúc gặp những người phụ trách gom phiếu tại Hạ Viện để có thể thông qua dự luật.

Tổng thống còn cảnh báo phía Cộng Hòa nếu họ không thông qua được dự luật này sau bảy năm trời hứa hẹn, sẽ có thể có “đổ máu” trong cuộc bầu cử Quốc Hội vào năm 2018, theo một dân biểu có mặt trong buổi họp nói với CNN.

Trong khi đó, Phó Tổng Thống Mike Pence nói với các vị dân cử Cộng Hòa tại Quốc Hội rằng đây là cơ hội để dẹp bỏ Obamacare, và Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky), thủ lãnh khối đa số Thượng Viện, dự đoán Quốc Hội sẽ thông qua dự luật này vào đầu Tháng Tư.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại, vì một số dân cử Cộng Hòa quan trọng lên tiếng phải đối đề nghị này, trong nhiều tổ chức bảo thủ cũng chỉ trích kế hoạch thay đổi Obamacare.

Ðề nghị do phía Cộng Hòa đưa ra sẽ bỏ điều khoản bắt buộc cá nhân phải mua bảo hiểm y tế. Ngoài ra, đề nghị này cũng bỏ chương trình tài trợ dựa trên thu nhập cá nhân, lâu nay giúp hàng triệu người trả tiền bảo hiểm y tế. Thay vào đó, chương trình tài trợ sẽ dựa trên tuổi tác, và dần dần sẽ biến mất đối với người giàu.

Dự luật cũng sẽ giới hạn chi tiêu cho chương trình Medicaid trong tương lai, hiện phục vụ 1/5 dân số Mỹ có thu nhập thấp. Ngoài ra, dự luật cũng nới lỏng một số điều lệ do Tổng Thống Obama ban hành có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua bảo hiểm của cá nhân.

Theo dự trù, dự luật sẽ được đưa ra thảo luận tại các ủy ban của Hạ Viện vào Thứ Tư. (Ð.D.)

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »


Bão tuyết, gió mạnh bao trùm vùng Đông Bắc Mỹ


March 13, 2017

Image
Người dân khu Brooklyn ở New York đi trong mưa tuyết hôm 10 Tháng Ba 2017. (AP Photo/Bebeto Matthews)
NEW YORK, New York (AP) – Một trận bão tuyết lớn ở vùng Đông Bắc Mỹ có thể khiến đường xá khu vực này mù mịt với tuyết đổ xuống có thể tới hơn 1 foot (chừng 30.5 cm), cho thấy mùa Đông vẫn chưa đi qua.

Sở Khí Tượng Quốc Gia (NWS) đưa ra lời cảnh báo giao thông nguy hiểm do tuyết bay mịt mù từ chiều tối ngày Thứ Hai sang tới tối ngày Thứ Ba ở thành phố New York và các nơi khác trong vùng Bắc tiểu bang New Jersey cùng Nam Connecticut.

Trong khi đó, các cảnh báo về bão tuyết mùa Đông cũng được đưa ra cho tất cả những nơi còn lại trong vùng Đông Bắc.

Các chuyên gia khí tượng nói rằng bão có thể trút từ 12 đến 18 inches tuyết xuống thành phố New York, với gió mạnh lên tới 40 hay 50 miles/giờ (khoảng từ 64 km/giờ tới 80 km/giờ).

Thị Trưởng Bill de Blasio kêu gọi dân chúng tránh việc lái xe nếu không cần thiết và nên giúp đường xá trống trải cho các toán cấp cứu cũng như dọn tuyết trên đường dễ dàng làm việc.

“Chúng ta đang chuẩn bị cho một trận bão lớn hôm Thứ Ba và người dân New York cũng nên chuẩn bị đối phó với tuyết và các tình huống lái xe nguy hiểm,” theo ông de Blasio.

Tuyết sẽ khởi sự rơi nhẹ từ khuya ngày Thứ Hai và gia tăng cường độ trong đêm đến sáng sớm ngày Thứ Ba. Tuyết nhiều nhất dự trù sẽ diễn ra từ sáng Thứ Ba đến trưa, với mức độ từ 2 đến 4 inches mỗi giờ.

“Đây chắc chắn sẽ là trận bão tuyết lớn nhất cho mùa Đông năm 2017 tại thành phố New York,” theo lời Faye Barthold, một chuyên gia khí tượng tại văn phòng ở Long Island.

Thành phố Boston cũng có thể đón nhận từ 12 đến 18 inches tuyết, với khu vực Đông Bắc Massachusetts có thể có tới 24 inches.

Tại thành phố Philadelphia, các toán bảo trì đường xá cũng chuẩn bị đón bão tuyết từ ngày Chủ Nhật. Nơi này có thể nhận từ 6 tới 12 inches tuyết.

Xa hơn về phía Nam, ở thủ đô Washington DC, nơi Lễ Hội Hoa Đào Nở dự trù sẽ khởi sự từ ngày Thứ Tư, số lượng tuyết rơi có thể từ 6 tới 10 inches. (V.Giang

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Vào bar uống rượu bị đuổi ra vì đội nón ủng hộ TT Trump
March 20, 2017

Image
Hình minh họa: Các nón mang khẩu hiệu của TT Trump trong thời gian tranh cử. (AP Photo/ Jae C. Hong)
NEW YORK, New York (AP) – Một người đàn ông ở thành phố Philadelphia vừa đưa đơn kiện một quán bar ở New York, nói rằng ông không được phục vụ chỉ vì đội nón ủng hộ Tổng Thống Donald Trump.

Bản tin của tờ New York Post cho hay ông Greg Piatek, 30 tuổi, một kế toán viên, nói trong đơn kiện rằng cá nhân ông và các bạn đi cùng lúc đầu được tiếp đãi đàng hoàng ở quán bar có tên “The Happiest Hour” hôm 28 Tháng Một.


Tuy nhiên, ông cho hay khi một người phục vụ ở quầy rượu nhận thấy ông đội nón có hàng chữ “Make America Great Again”, người này mới hỏi Piatek rằng “đây có phải trò đùa không?”

Đơn kiện của Piatek nói khi gọi rượu uống lần thứ nhì, ly của anh “bị dằn xuống quầy”.

Đơn kiện cho hay một quản lý quán rượu sau đó yêu cầu Piatek ra khỏi nơi này, nói rằng ông ta được chủ quán bar nói “bất cứ ai ủng hộ ông Trump hay tin vào những điều mà chính cá nhân anh đang tin đều không được chào đón nơi đây.”

Quán rượu này hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận về việc này của hãng thông tấn AP. (V.Giang)

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Ứng viên Tối Cao Pháp Viện: Không ai có quyền đứng trên pháp luật
March 22, 2017

Image
Thẩm Phán Neil Gorsuch và vợ là bà Louise trong ngày được Tổng Thống Donald Trump đề cử vào Tối Cao Pháp Viện hôm 31 Tháng Giêng 2017. (Hình: AP Photo/Carolyn Kaster)

WASHINGTON DC (NV) – Thẩm Phán Neil Gorsuch, người được Tổng Thống Donald Trump đề cử vào Tối Cao Pháp Viện, hôm Thứ Ba khẳng định rằng ông không hề hứa hẹn gì với ông Trump hay bất cứ ai về việc sẽ bỏ phiếu ra sao trong vấn đề phá thai hay các vấn đề khác. Ông cũng nói rằng sẽ không hề ngần ngại trong vai trò Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện khi đưa ra phán quyết về bất cứ ai, kể cả người đề cử mình.

Thẩm Phán Gorsuch cũng gọi việc Tổng Thống Trump tấn công các thẩm phán liên bang khác là điều “đáng buồn” và “làm nản lòng”.


Trong ngày thứ nhì của cuộc điều trần trước Thượng Viện, Thẩm Phán Gorsuch cho hay ông và Tổng Thống Trump có nói tới phán quyết liên quan phá thai “Roe v. Wade”, nhưng chỉ nói về khía cạnh đây là vấn đề gây sự chia rẽ trong dân chúng Mỹ.

Khi được Nghị Sĩ Patrick Leahy (Dân Chủ-Vermont) hỏi là liệu một tổng thống có quyền bất kể luật pháp vì lý do an ninh quốc gia hay không, ông Gorsuch trả lời: “Không ai đứng trên luật pháp trong quốc gia này, và điều đó bao gồm cả tổng thống Mỹ.”

Một số nghị sĩ không ở trong Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện kêu gọi tạm ngưng tiến trình chuẩn thuận Thẩm Phán Neil Gorsuch sau khi Giám Đốc FBI James Comey hôm Thứ Hai nói rằng đang có cuộc điều tra về việc Nga can dự vào bầu cử Mỹ năm ngoái và có thể có mối quan hệ giữa những người thân cận ông Trump và Nga.

Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện, ông Chuck Grassley (Cộng Hòa-Iowa), bác bỏ đòi hỏi này.

Thẩm Phán Gorsuch cũng khéo léo né tránh các nỗ lực của phía Dân Chủ nhằm buộc ông phải tiết lộ quan điểm của mình liên quan tới vấn đề phá thai, súng cùng các vấn đề gây tranh cãi khác, nói rằng ông muốn giữ “tinh thần cởi mở” khi đưa ra phán quyết.

Vấn đề phá thai được phía Dân Chủ đặc biệt chú ý vì Tổng Thống Trump từng nói ông sẽ đề cử các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện có khuynh hướng chống phá thai để giúp hủy phán quyết liên quan tới “Roe v. Wade” năm 1973.

Ông Gorsuch cũng không bình luận gì về nỗ lực cấm dân từ một số quốc gia Hồi Giáo tới Mỹ, nhưng ông công khai nói lên điều từng phát biểu khi họp riêng với các thượng nghị sĩ rằng: “Khi có người chỉ trích sự thành thật và phẩm cách hay động lực của một thẩm phán liên bang, tôi thấy điều đó là “’đáng buồn và làm nản lòng’”.

Nghị Sĩ Richard Blumenthal (Dân Chủ-Connecticut) hỏi, “Có kể cả tổng thống không?”

Ông Gorsuch trả lời “bất là ai”.

Thẩm Phán Gorsuch, 49 tuổi, hoàn tất ngày thứ nhì của cuộc điều trần luôn với nụ cười trên môi, dù rằng cũng có những lúc ông cho thấy sự khó chịu, dù là ngắn ngủi, trước các câu hỏi của phía Dân Chủ. (V.Giang)

User avatar
bichphuong
Posts: 569
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »


Hạ Viện hoãn bỏ phiếu, Obamacare hy vọng ‘sống sót’

March 23, 2017

Image
Tổng Thống Donald Trump ngồi trên chiếc xe tải 18 bánh tại sân Tòa Bạch Ốc, sau khi nói chuyện về bảo hiểm y tế
với tổng giám đốc các công ty xe tải hôm Thứ Năm. (Hình: AP Photo/Andrew Harnik)
WASHINGTON, DC (AP) – Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát sáng Thứ Năm hoãn bỏ phiếu dự luật bảo hiểm y tế gây tranh cãi do họ đề nghị cách đây hai tuần, một sự thối lui cho Tổng Thống Donald Trump và Dân Biểu Paul Ryan (Cộng Hòa-Wisconsin), chủ tịch Hạ Viện. Và sau nhiều giờ thương thuyết, các nhà lập pháp Cộng Hòa và Tòa Bạch Ốc không đạt được tiến bộ nào.

Theo CNN, cuộc bỏ phiếu sẽ có thể được thực hiện vào ngày hôm sau, Thứ Sáu, 24 Tháng Ba

Ông Trump và ông Ryan rất ủng hộ dự luật này.

Ngoài ra, ông Ryan cũng hủy cuộc họp báo dự trù tổ chức ở Quốc Hội để cập nhật về triển vọng của cuộc bỏ phiếu.

Triển vọng này, bị lu mờ từng phút vào sáng Thứ Năm, khi Tổng Thống Donald Trump không thể thuyết phục được một nhóm dân biểu Cộng Hòa bảo thủ, cho nên không đủ số phiếu để thông qua.

Cũng trong sáng Thứ Năm, các lãnh đạo Cộng Hòa ở Hạ Viện họp kín để bàn những bước kế tiếp.

Trong khi đó, các dân biểu Cộng Hòa trung dung nhất định không thay đổi quan điểm, vẫn tiếp tục chống dự luật.

Dự luật vẫn có thể được đưa ra bỏ phiếu trong những ngày tới, sau khi thực hiện một số điều chỉnh, tuy nhiên, hủy bỏ cuộc bỏ phiếu hôm Thứ Năm có thể tạo ra một sự thối lui chính trị cho Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan.

Dự luật này được coi là thử thách đầu tiên của chính quyền Donald Trump non trẻ.

Và sự kiện này xảy ra trong ngày kỷ niệm Obamacare được ban hành bảy năm, thời gian mà đảng Cộng Hòa hứa hẹn và tìm mọi cách hủy bỏ nó.

Đau hơn nữa là hiện nay, đảng Cộng Hòa kiểm soát Hạ Viện, Thượng Viện, và Tòa Bạch Ốc, nhưng không thể làm được điều mà họ mong muốn trong bảy năm trước.

Phía Cộng Hòa thường cho rằng họ không làm được điều này vì vướng sự phủ quyết của Tổng Thống Barack Obama.

“Không có kết quả,” Dân Biểu Mark Meadows (Cộng Hòa-North Carolina), chủ tịch nhóm dân biểu Freedom Caucus, nói sau khi nhóm của ông gặp Tổng Thống Trump để thương thuyết.

Freedom Caucus là nhóm bao gồm khoảng 40 dân biểu Cộng Hòa chống đối mạnh mẽ dự luật này, cho rằng nó là bản sao của Obamacare.

Phát biểu tại Quốc Hội, Dân Biểu Mark Meadows cho biết nhóm của ông sẽ tiếp tục thương thuyết với các đồng viện và tổng thống tối Thứ Năm để xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Sau vài giờ họp kín, cả hai phía đểu thất vọng.

Tổng Thống Donald Trump đòi hỏi vẫn phải có cuộc bỏ phiếu hôm Thứ Sáu, cho dù dự luật được thông qua hay không.

Như vậy, đảng Cộng Hòa và tổng thống có thể không giải quyết được Obamacare lần này.

Có vẻ như ông Trump muốn kết thúc nhanh, để có thể bắt đầu tiến hành vận động cho các vấn đề khác mà ông hứa hẹn với cử tri.

Phát biểu này của tổng thống là liều lĩnh, có vẻ một phần là may rủi một phần đe dọa, đối với các dân biểu, ngay sau nhiều giờ thương thuyết, chỉ vì thiếu một số phiếu của các nhóm Cộng Hòa bảo thủ, trung dung, và những nhóm khác.

Ông Mick Mulvaney, giám đốc Văn Phòng Ngân Sách Tòa Bạch Ốc, nói với các dân biểu rằng “cuối cùng, tổng thống thấy đã quá đủ rồi, phải bỏ phiếu thôi, cho dù kết quả ra sao.”

“Thương thuyết đã xong, chúng ta phải bỏ phiếu ngày mai, và phải làm xong chuyện này cho người dân Hoa Kỳ. Chỉ thế thôi,” Dân Biểu Duncan Hunter (Cộng Hòa-California) nói, khi ông rời phòng họp, và tóm tắt thông điệp của ông Mulvaney đưa ra cho các nhà lập pháp.

Và nếu cuộc bỏ phiếu thất bại, Obamacare “vẫn còn sống, cho tới nay,” ông Hunter nói.

“Chúng ta phải bỏ phiếu thôi,” ông Steve Bannon, chiến lược gia chính của Tổng Thống Trump, nói khi ông rời phòng họp.

Như vậy, số phận của dự luật mới vẫn chưa chắc chắn vào ngày Thứ Sáu. Cả hai nhóm dân biểu Cộng Hòa bảo thủ và trung dung nói rằng dự luật không có đủ phiếu để thông qua.

Cho dù có được Hạ Viện thông qua, số phận của dự luật cũng chưa được bảo đảm ở Thượng Viện, nơi có ít nhất sáu thượng nghị sĩ Cộng Hòa tuyên bố chống, và cũng là nơi có nhiều thủ tục bỏ phiếu phức tạp hơn ở Hạ Viện.

Đảng Cộng Hòa kiểm soát 52 ghế Thượng Viện, trong khi đảng Dân Chủ kiểm soát 48 ghế.

Dự luật của đảng Cộng Hòa, nếu được thông qua, sẽ bỏ điều khoản bắt buộc cá nhân mua bảo hiểm, giảm bớt quyền lợi của chương trình Medicaid cho người có thu nhập thấp, cùng các điều khoản khác ảnh hưởng hàng triệu người dân Mỹ.

Theo báo cáo của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội (CBO), nếu dự luật được thông qua, sẽ có 14 triệu người Mỹ không có bảo hiểm trong năm 2018, và con số này sẽ tăng lên 24 triệu vào năm 2026.

Đây là lần thứ nhì cuộc bỏ phiếu này bị hoãn lại, và dự luật hiện nay đã được điều chỉnh lại so với dự thảo ban đầu.

Theo dự thảo hiện nay, kế hoạch bảo hiểm y tế của đảng Cộng Hòa sẽ tốn kém hơn và vẫn làm 24 triệu người không có bảo hiểm vào năm 2026, theo đánih giá của CBO.

Dự thảo luật hiện nay hủy bỏ một số điều khoản của Obamacare và chỉ giảm thâm thủng ngân sách $150 tỷ trong 10 năm, trong khi dự thảo ban đầu sẽ tiết kiệm được $337 tỷ, theo CBO. (Đ.D.)

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »


Cộng Hòa chưa bỏ mộng thay đổi Obamacare

March 29, 2017

Image
Dân Biểu Paul Ryan vội vã vào Tòa Bạch Ốc thảo luận với tổng thống trước khi rút dự luật AHCA ra khỏi cuộc bỏ phiếu.
(Hình: Mark Wilson/Getty Images)
WASHINGTON, DC (NV) – Ðảng Cộng Hòa trước đây khẳng định là họ không có một dự luật nào khác, ngoài American Health Care Act (AHCA), đưa ra hôm 6 Tháng Ba.

Nhưng bây giờ, sau khi phải rút lại AHCA vì không đủ phiếu ủng hộ tại Hạ Viện, một phương án khác, “Plan B,” trở thành hợp lý và hấp dẫn.


CNN cho biết cuối tuần vừa qua Tổng Thống Donald Trump và Phó Tổng Thống Mike Pence đã thảo luận với nhiều dân biểu để bàn về những bước tương lai.

Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan, sau khi rút AHCA ra, tuyên bố: “Obamacare là luật của đất nước chúng ta,” nhưng bây giờ tỏ ra cũng vẫn muốn có những nỗ lực khác.

Trở ngại về sự thu hồi “Affordable Care Act” (ACA), còn gọi là Obamacare, là chỗ dự luật y tế mới của Cộng Hòa gặp chống đối từ hai nhóm dân biểu.

Nhóm bảo thủ muốn có sự thay đổi mạnh hơn trong khi nhóm ôn hòa lo ngại biện pháp mới có thể làm thiệt hại cho dân nghèo và trung lưu. Do đó bất cứ dự luật nào khác cũng sẽ tiếp tục phải dương đầu với hai chủ trương trái ngược này.

Theo lời phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, ông Sean Spicer, bây giờ tổng thống không muốn gây áp lực nhiều khi nói chuyện với các nhà lập pháp. Hôm Thứ Ba, mặc dù không bác bỏ ý kiến cho rằng Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội tiếp tục phối hợp hành động về vấn đề cải tổ y tế, ông Spicer nói là “chưa phải lúc này.”

Ðối với đảng Cộng Hòa, họ không thể nào bỏ cuộc.

Ðã hơn 60 lần họ tìm cách loại bỏ ACA dưới thời Tổng Thống Barack Obama, nhưng không thành công.

Ngày nay, nắm đa số cả hai viện Quốc Hội mà vẫn không làm được thì sẽ rất khó ăn khó nói với các cử tri đã ủng hộ họ.

Ông Ryan cho biết các dân biểu vẫn tiếp tục nghiên cứu giải pháp thích đáng, tuy vậy, ông không nói là bao lâu.

Hai ông Trump và Ryan bây giờ muốn tập trung nỗ lực vào việc cải tổ luật thuế, nhưng theo nhận định của nhiều giới, việc này sẽ không dễ dàng chút nào khi chưa thay đổi được đạo luật y tế của chính quyền trước. (HC)

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

TT Trump tố cáo bà Susan Rice phạm luật, dù không đưa ra bằng chứng
April 5, 2017

Image
Bà Susan Rice, cựu cố vấn an ninh quốc gia. (Hình: AP Photo/Carolyn Kaster, File)

WASHINGTON, DC (AP) – Trong cuộc phỏng vấn của tờ New York Times hôm Thứ Tư, Tổng Thống Donald Trump nói rằng bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Barack Obama, có thể đã vi phạm luật khi đòi hỏi các phân tích gia tình báo tiết lộ tên những phụ tá của ông liên quan tới cuộc điều tra về việc Nga can dự vào bầu cử Mỹ.

Ông Trump không cho biết đã có những tài liệu nào mới để tố cáo việc này, nhưng nói rằng đây là chuyện lớn, và sẽ ông sẽ nói thêm “vào lúc thích hợp.”


Bà Susan Rice bác bỏ lập luận cho rằng bà và những giới chức chính quyền khác đã dùng tài liệu tình báo mật vào mục đích chính trị do thám các phụ tá của ông Trump.

Ông Sean Spicer, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, nói việc bà Rice dùng những tin tình báo ấy có thể là trái phép nhưng không giải thích vì sao.

Theo ý kiến của một giới chức chính quyền, ở vị trí cố vấn an ninh quốc gia, bà Rice có quyền được biết những tài liệu tình báo ấy.

Trả lời phỏng vấn của MSNBC, bà Rice xác nhận là đôi khi có hỏi tên các công dân Mỹ được nói đến trong báo cáo. Nhưng bà phủ nhận là vào thời gian cuối cùng trong chính quyền Obama bà tiết lộ Tướng Mike Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Trump nay đã từ chức, gọi điện thoại cho đại sứ Nga.

Bà Rice nói: “Tôi không tiết lộ việc gì của bất cứ người nào.”

Phía Dân Chủ cho rằng việc tố cáo bà Susan Rice chỉ là một việc nhằm đánh lạc hướng sự chú ý về cuộc điều tra Nga dính dáng vào bầu cử Mỹ.

Hôm Thứ Tư, Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan cho biết cuộc điều tra của Ủy Ban Tình Báo Hạ viện, một trong ba cuộc điều tra, đã được tiếp tục.

Cả Cộng Hòa và Dân Chủ đồng ý là sẽ có khoảng gần 20 người làm nhân chứng được gọi ra trình bày. (HC)

User avatar
MatVit
Posts: 829
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Tòa Bạch Ốc mời toàn thể Thượng Viện họp về vụ Bắc Hàn
April 25, 2017

Image
Tổng Thống Donald Trump họp với các đại sứ của các quốc gia thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. (Hình: AP Photo/Susan Walsh)

WASHINGTON, DC (NV) – Các giới chức cao cấp chính phủ Donald Trump mời toàn thể Thượng Viện Hoa Kỳ vào Thứ Tư này đến Tòa Bạch Ốc để dự một phiên họp về vấn đề Bắc Hàn.

Hãng thông tấn Reuters trích thuật lời ông Sean Spicer, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, hôm Thứ Hai cho hay, tất cả 100 thượng nghị sĩ được mời đến để nghe cuộc thuyết trình của Ngoại Trưởng Rex Tillerson, Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis, Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia Dan Coats, và Tổng Tham Mưu Trưởng Joseph Dunford.


Thông thường, các giới chức chính phủ đến Quốc Hội để trình bày với các dân cử về vấn đề đối ngoại, sự kiện lần này hoàn toàn bất thường khi toàn thể Thượng Viện được mời đến Tòa Bạch Ốc, và có cả sự diện của cả bốn giới chức cao cấp nhất của chính phủ.

Cuộc tường trình ban đầu được dự trù mở tại một phòng an ninh ở Quốc Hội, nhưng sau đó Tổng Thống Donald Trump đề nghị dời sang Tòa Bạch Ốc.

Washington ngày càng quan tâm đến những cuộc thử nghiệm nguyên tử và hỏa tiễn của Bắc Hàn, cả đến những lời đe dọa đối với Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Á.

Suốt cuối tuần rồi, Tổng Thống Trump gọi điện thoại cho lãnh đạo các nước Trung Quốc và Nhật, rồi hôm Thứ Hai nói chuyện với các đại sứ trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, loan báo rằng việc để mặc “tính nguyên trạng” là điều không thể chấp nhận được và rằng hội đồng cần sẵn sàng để áp đặt thêm những cấm vận mới đối với Bắc Hàn.

Theo các phụ tá Quốc Hội, việc cuộc họp được tổ chức tại Tòa Bạch Ốc là một thông điệp gửi đến Bắc Hàn cho họ thấy rằng Washington rất nghiêm túc về sự thay đổi thái độ của Hoa Kỳ.

Trong khi đó, các thượng nghị sĩ nói rằng họ rất vui mừng được nghe ý kiến của Tòa Bạch Ốc.

Theo chương trình, cuộc họp dự trù sẽ diễn ra vào lúc 3 giờ trưa ngày Thứ Tư.

Các phụ tá cho biết, họ đang làm việc với Tòa Bạch Ốc để lên chương trình cho một cuộc họp tương tự với các dân biểu Hạ Viện. (TP)

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

TT Trump: ‘Tiếc cuộc sống trước kia vì tưởng làm tổng thống thoải mái hơn’
April 29, 2017

Image
Tổng Thống Trump lúc nào cũng có Mật Vụ bảo vệ và “đi đâu một mình cũng không được.” (Hình: AP/Evan Vucci)
WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Năm nhìn lại 100 ngày đầu tiên của ông ở Tòa Bạch Ốc với cái nhìn thèm muốn về cuộc sống trước khi làm tổng thống.

Trả lời cuộc phỏng vấn của phóng viên hãng thông tấn Reuters, tổng thống nói: “Tôi yêu cuộc sống trước đây, có nhiều thứ chờ đợi tôi. Ở đây tôi phải làm việc nhiều hơn. Tôi tưởng làm tổng thống sẽ được thoải mái hơn.”

Ông than rằng ở địa vị hiện tại ông có quá ít cuộc sống riêng tư và đến nay vẫn đang cố làm quen với việc được Mật Vụ bảo vệ suốt ngày đêm và đi đâu cũng có họ kè kè cạnh bên.

Ông Trump tâm sự: “Quí vị trở thành bị giam hãm ngay trong tổ kén của chính mình vì quí vị được bảo vệ quá kỹ, đến nỗi quí vị muốn đi đâu một mình cũng không được.”

Mỗi khi tổng thống rời Tòa Bạch Ốc, thường thường ông di chuyển trên một chiếc limousine hoặc một chiếc SUV. Ông nói ông tiếc những ngày được tự mình ngồi sau tay lái.

Tổng Thống Trump than tiếp: “Tôi thích lái xe nhưng bây giờ tôi không còn được tự lái nữa.”

Từ hồi bắt đầu tranh cử, ông thường xuyên đụng độ với các cơ quan truyền thông nên ông né không đến dự buổi dạ tiệc White House Correspondents’ Dinner được tổ chức tại thủ đô Washington vào đêm Thứ Bảy, vì ông có cảm tưởng ông bị giới truyền thông đối xử bất công.

Được hỏi trong tương lai ông có đến dự không, thì Tổng Thống Trump đáp: “Năm tới tôi sẽ có mặt, chắc chắn như vậy.”

Buổi dạ tiệc do White House Correspondents’ Association tổ chức, mà đặc phái viên Jeff Mason của Reuters giữ chức chủ tịch. (TP)

Post Reply