Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Viết mướn
Trước 1975, tôi là một cán sự kỹ thuật bưu điện, ra trường khóa đầu tiên, [hình như là năm 1960], làm việc tại Ty Trung ương Cơ xưởng Vô tuyến điện, số 11 đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn, chuyên lo việc sửa chữa máy móc vô tuyến điện từ các đài địa phương gửi về. Lâu lâu, được phái đi các đài để sửa máy tại chỗ, do không thể chuyển về Sài Gòn. Sau hai năm, do biết tiếng Anh tiếng Pháp, tôi được chuyển qua bên quốc tế, làm việc cũng kế bên Ty Trung ương Cơ xưởng Vô tuyến điện, building số 7 Phan Đình Phùng. Đài Phát thanh Sài Gòn, tòa nhà số 5. Tôi đã có lần kể về những ngày Mậu Thân, đám biệt động thành chiếm Đài Phát thanh Sài Gòn, lính Dù được trực thăng đưa tới, từ trên đánh xuống, chung quanh Đài, xe tăng, thiết giáp vây chặt. Đài Vô tuyến Điện thoại Quốc tế, nơi tôi làm việc cũng lọt vào trong vòng đai. Thời gian đó, tôi có làm part time cho một cơ quan thống tấn quốc tế. Thế là tử thủ luôn tại Đài, chuyển hình chiến tranh đi khắp thế giới, cho tới khi trận kết thúc. Khi tiếng súng im hẳn, buổi sáng hôm đó, tôi lò mò hạ sơn [Đài VTĐ ở lầu trên cùng building năm tầng này], xuống tiệm phở 44 Phan Đình Phùng ở phiá bên kia đường, làm một tô điểm tâm, hình ảnh còn đọng lại mãi cho đến bây giờ, là một chiếc rép râu, trên mặt đường phía bên ngoài tiệm phở. Chủ nhân của nó, là một xác người nằm trong nhà để xe, nơi lính Dù kéo vô chất thành đống chờ dọn dẹp, chuyển đi nơi khác, trả nhà để xe lại cho những chiếc xe đạp, xe gắn máy, của nhân viên Đài Phát thanh Sài Gòn. Nói là nhà để xe, nhưng thực sự chỉ là một khúc lề đường được lợp tôn, chăng kẽm gai, theo kiểu dã chiến.

Vào những năm sau cùng của Miền Nam Cộng hòa, tôi xin chuyển về làm ngay tại Bưu điện chính Sài Gòn, phía bên cạnh Vương cung Thánh đường. Chuyên lo về kiểm tra tần số vô tuyến điện, và liên lạc với Cơ quan Viễn thông Quốc tế, trụ sở chính tại Genève.

Dài dòng như vậy, để xin thưa một điều, là những phòng ốc, hành lang bên trong Bưu điện, tôi rất rành rẽ. Văn phòng Tổng Giám đốc Bưu điện nằm ở lầu hai, kế ngay bên chiếc đồng hồ lớn. Thời gian ngay sau khi ông Diệm đổ, ông Tổng Giám đốc Bưu điện cũ đi theo, ông Điều, thầy dậy bưu điện của tôi, lên làm Tổng Giám đốc, học trò cũ của ông là lũ chúng tôi vẫn thường lên gặp thầy tại đây. Đứa mè nheo xin nhà, đứa xin đi nước ngoài tu nghiệp. Từ đó, theo hành lang có thể đi ra phía sau, và đi ra cổng sau Bưu điện, nằm trên đường Hai Bà Trưng. Đây là con đường ra vô hàng ngày của nhân viên Bưu điện.

Sau 1975, tôi đã có lần phải “thoát ra” ra phía cổng sau, bằng con đường này.

Nói rõ hơn, trước 1975, văn phòng của tôi, là ở bên trong Bưu điện. Sau 1975, văn phòng của tôi, là vỉa hè phía đằng trước Bưu điện. Cái duyên nợ của tôi với Bưu điện quả là tuyệt vời. Không có thời gian làm Đài Vô tuyến điện Quốc tế, và nhân đó làm thêm cho hãng tin UPI, tôi không có cơ hội làm quen Châu Văn Nam, một nhiếp ảnh viên của hãng này. Sau 1975, nếu không làm chuyên viên vỉa hè Bưu điện, tôi không làm sao có cơ hội gặp lại anh, và từ đó, mới có chuyến vượt biên bằng đường bộ, qua Lào, băng qua sông Mekong, tới Thái Lan, vô nhà tù quốc tế Bangkok, vô trại tị nạn, và sau đó, tái định cư Canada, miền “đất lạnh tình nồng”, “miền đất hứa”, miền đất thiên đàng”… như một ông nhà văn Việt Nam cũng tái định cư tại đây đã từng ca ngợi, với một chuỗi tác phẩm có tên như trên.

Trở lại với những năm tháng sống bên vỉa hè phía bên ngoài toà nhà Bưu điện Sài Gòn. Đây đúng là nhà của cả nhà chúng tôi. Cả hai vợ chồng đều ra đây kiếm sống, nuôi bốn đứa nhỏ; hai đứa lớn, những lúc không tới lớp, thường ra đây phụ bố mẹ, nhất là trong những dịp lễ hội, Giáng Sinh, Tết… Có khi còn đem công việc về nhà làm, thí dụ như những ngày hội, cần hoa giấy, confetti, thế là cả nhà xúm nhau làm, có khi thức suốt đêm. Hay những ngày hè nắng gắt, đứa cháu lớn mở ngay bàn bán nước giải khát kế bên bà mẹ đang cặm cụi viết một bức thư cho khách hàng.

Người khám phá ra vỉa hè Bưu điện, là bà xã, tức nhà văn Thảo Trần, tác giả một vài truyện ngắn đã từng được bà chủ báo Sài Gòn Nhỏ cho đăng. Đó là thời gian sau khi tôi đi cải tạo về, không biết làm gì, bà xã một bữa đi đâu về, hớn hở nói, kiếm ra việc làm rồi. Tôi hỏi việc gì. Bà nói, viết điện tín, viết đơn mướn. Nhất là viết điện tín. Tôi trợn ngược con mắt, đã lé lại càng thêm lé, và hỏi lại:

“Viết điện tín? Làm sao cái có cái nghề gì kỳ cục vậy?”

Hóa ra là có cái nghề viết điện tín thiệt, ở ngay vỉa hè Bưu điện.

Thời gian này, đã có nhiều người vượt biển. Con số những người chết trên biển cả chắc là nhiều, nhưng người may mắn tới trại tị nạn, tái định cư đệ tam quốc gia cũng tăng lên. Thư từ, điện tín, rồi thùng quà theo nhau mà về. Gia đình thân nhân nhận xong thùng quà vội vàng chạy ra Bưu điện, nhờ một ông viết mướn đánh giùm cho một cái điện tín, đã nhận đồ. Với ông viết mướn, ba chữ “đã nhận đồ” đó biến thành một chữ, tính tiền cũng chỉ một chữ, đó là “danhando”.

Bởi vì tiếng Việt đơn vận, nên Bưu điện cho ghép như vậy. Tôi không nhớ, con số tối đa những mẫu tự được ghép. Nhưng quả là thật tuyệt vời, cái nghề tuyệt vời, nghề ghép chữ, những năm tháng đói khổ như thế đó, nhưng bây giờ nhớ lại, thật là tuyệt vời.

Quả là tuyệt vời, theo cả nghĩa tiếu lâm, tức cười của nó. Do không có dấu, cho dù nếu viết riêng ra, vẫn có thể hiểu theo nhiều cách. Đã có lần, trong phòng tranh của một họa sĩ, đám chúng tôi, khi đó còn là học sinh trung học, đã làm mấy cô gái đỏ mặt trước một bức tranh, vẽ ba người đàn ông, với lời chú không bỏ dấu, và nếu bỏ dấu, thì một trong những nghĩa của nó là như vầy: “Ba người nhóm cãi lộn”. Bởi vậy, có lần, tôi bị khách hàng mang bức điện đã gửi đi, được bà con của khách hàng ở nước ngoài gửi trả về, với lời chú: Đọc không hiểu gì cả.

Chính vì làm cái nghề ghép chữ đó, mà đám chúng tôi bị nhân viên bảo vệ Bưu điện làm khó dễ. Có lần tôi bị bắt, dẫn vô chính văn phòng ông giám đốc Bưu điện thuở nào, bắt ngồi đó, chờ mấy ông công an đến làm việc. Tôi đã men theo hành lang, chuồn ra cổng sau, ra trở lại phiá trước, và tiếp tục hành nghề. Đám bảo vệ không làm sao hiểu nổi, tại làm sao mà cái thằng mắt lé đó lại ra thoát được!

Tổng cộng tôi bị bắt hình như ba lần, đi cải tạo ba lần, về lại làm nghề viết mướn tiếp, cho tới ngày gặp Châu Văn Nam thì mới bỏ được Nghề Tổ Đãi đó.

Nguyễn Quốc Trụ © 2004 talawas

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Ðám Ma Trở Thành Ðám Cưới Chuyện xẩy tại Melbourne, Úc Đại Lợi. Cặp trai gái trẻ đã hứa hôn Dustin James và Susan Cassidy không may bị tử thương trong một tai nạn xe cộ. Bi thương hơn nữa là cặp này bị tử thương chỉ một tuần trước ngày họ làm đám cưới. Vị mục sư cảm thương cho cặp tình nhân yểu mạng đã quyết định làm lễ đám cưới cho cặp này (nằm trong quan tài) trước khi làm lễ tống táng. Khoảng 200 khách đến tham dự lễ cưới trong im lặng, ông bố Stanley của Dustine mặt đẫm nước mắt thay con trai (đã chết) đọc lời hứa theo vị mục sư, bà mẹ Tina của Susan thì nói "I do" thay cho con gái. Ông bố Stanley nói: "Đây không phải là một đám cưới mà hai con chúng tôi mơ ước, nhưng chúng tôi tin rằng lễ cưới này hai con chúng tôi sẽ trở thành vợ chồng dưới suối vàng. Tôi chắc chắn rằng các con chúng tôi không ước muốn điều gì hơn nữa".

Chuyện tình yêu bi thương này bắt đầu vào mùa Đông năm 1998 khi cậu Dustin và cô Susan gặp nhau tại một bữa tiệc và họ bị tiếng sét ái tình ngay từ bữa đó. Họ tính làm đám cưới linh đình thật đặc biệt vào mùa Thu 1999 và mọi việc đã được sửa soạn sẵn sàng chỉ còn chờ ngày lành tháng tốt. Nhưng chẳng may chuyện chẳng lành xẩy ra vào ngày 31 tháng 10, chỉ trước ngày đám cưới một tuần. Khi cặp này đi chợ để sắm đồ cưới trở về thì chiến xe lái bởi chú rể tương lai đâm vào một cây cổ thụ và hai người chết ngay tại chỗ.

Ông bố của Dustin tâm sự: "Cả hai gia đình chúng tôi đều xúc động mạnh nhưng xúc động hơn nữa là các con tôi không còn dịp nào để trở thành vợ chồng. Sau cùng có người đề nghị với mục sư Desmond Ravelle của nhà thờ chúng tôi rằng nên làm đám cưới cho cặp này một cách gián tiếp (by froxy) trước khi làm lễ tống táng. Vị mục sư thoạt nghe có vẻ bỡ ngỡ nhưng sau cùng ông đã hoan nghênh và là nên làm như vậy để hương hồn cặp trẻ sẽ hạnh phúc hơn. Thế là chúng tôi mời thân thuộc bạn bè khách khứa đến dự đám cưới của con chúng tôi và tối thứ Tư để sáng thứ Năm làm lễ an táng".

Cố ngăn dòng lệ, mẹ chú rể đeo hai chiến nhẫn cưới vào tay của xác cô dâu chú rể. Còn vị mục sư thì phát biểu rằng: "Tôi biết sẽ có người phê bình rằng làm phép cưới như thế thì vô nghĩa, nhưng tôi nghĩ rằng chỉ có Chúa mới quyết địng được thế nào là có ý nghĩa hay không có ý nghĩa. Tôi không thấy trong kinh thánh nói rằng chỉ có người sống mới có thể trở thành vợ chồng".

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Cởi bỏ những căng thẳng
Monday, April 11, 2005 Yến Tuyết


Những căng thẳng do cuộc sống mang lại thì nhiều vô kể phải không bạn. Công việc làm, gia đình, con cái, hôn nhân, tình yêu, tài chánh, lái xe, đi chợ... Việc lớn, việc nhỏ gì cũng có thể là nguyên nhân khiến cho tinh thần của chúng ta căng thẳng cả.

Ðối với những người đi làm thì công việc bận rộn hay khó khăn ở sở vẫn thường là lý do đem đến sự mệt mỏi khi trở về nhà. Ðôi khi họ phải cần đến một vài viên thuốc nhức đầu, hay ước ao được hưởng một màn đấm bóp cho cái thân thể rã rời của mình.

Một bài báo của ký giả Jeffrey Steele trên tờ Los Angeles Times viết về những phương cách để cởi bỏ căng thẳng, sẽ được gởi đến quí độc giả sau đây với hy vọng giúp các bạn tìm được những giờ phút thư giãn.

Trong một cuộc tìm hiểu mới đây nhất của ComPsych Corp, cơ quan cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nhân viên trên toàn nước Mỹ, thì 69% trong số một ngàn người trả lời cho biết là họ có những kinh nghiệm về sự căng thẳng tại sở làm, biểu hiện qua việc bị mệt mỏi quá sức và cảm thấy không tự kiểm soát mình được.

Khoảng 52% số người nói trên cho biết là vài ba lần trong một năm, họ đã đi đến sở làm và bị căng thẳng đến nỗi không thể hoàn tất công việc một cách có hiệu quả.

Một trong những lý do đưa đến mức độ căng thẳng trầm trọng được ghi nhận qua cuộc tìm hiểu khác của Workplace Index Survey (do công ty chế tạo bàn ghế dùng trong công sở có tên Steelcase) thực hiện. Khi tìm hiểu 700 nhân viên Hoa Kỳ, Steelcase ghi nhận là 56% của nhóm người này làm việc vào cuối tuần, 10% thì làm việc cả Thứ Bảy lẫn Chủ Nhật. Còn 42% thì tin rằng họ phải làm nhiều hơn là thời gian 5 năm trước đây.

May mắn thay, hiện nay có rất nhiều chuyên viên y tế, tâm lý cũng như tổ chức, hội đoàn khác nhau cung cấp những buổi hội thảo hay huấn luyện từng người một, để chú tâm vào việc dạy cho người ta cách trực diện hay đối phó với sự căng thẳng xảy ra ở nơi làm việc.

Người đi tiên phong cho việc huấn luyện vừa kể là Bác Sĩ Judith Orloff, phụ tá giảng sư về tâm thần của UCLA và là tác giả của cuốn sách “Positive Energy”. Ðây là một cuốn sách ghi nhận sự căng thẳng ở sở làm và đề nghị những phương cách để đối phó.

Bà Orloff nói: “Sự căng thẳng xảy ra cho cả bệnh nhân lẫn những người tham dự cuộc hội thảo của tôi. Một khi bị căng thẳng, họ không biết phải làm gì vì họ chưa bao giờ được chỉ dẫn phương cách đối phó. Tôi viết cuốn Positive Energy bởi vì nhận thấy căng thẳng là một bệnh dịch trong xã hội Hoa Kỳ, thế nhưng một khi bạn biết cách, thì bạn sẽ cởi bỏ được nó.”


Những kẻ hút năng lực của người khác

Một phần cuốn sách Positive Energy cũng như các buổi hội thảo của bà Orloff nhắm vào việc làm sao đối phó với những người đồng nghiệp mà bà gọi tên là kẻ hút năng lực (energy vampires). Bà Orloff nói: “Có những người hút mất những năng lực lạc quan của bạn đồng nghiệp. Họ làm bạn mất thì giờ, làm cho bạn tức giận và làm bạn kiệt sức”.

Những buổi hội thảo của bà Orloff có tên “Positive Workshops to Decrease stress” thường qui tụ khoảng 50 người tham dự, được tổ chức trên toàn nước Mỹ cho công chúng, cũng như cho các công, tư sở.


Căng thẳng làm cho phụ nữ trở nên già hơn

Cũng trong cùng một mục đích giúp người ta đối phó với sự căng thẳng, Bác Sĩ Jay Winner ở Santa Barbara cho biết một số các cuộc tìm hiểu đã chứng minh là sự căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi tác. Chẳng hạn như một cuộc tìm hiểu về những phụ nữ bị căng thẳng kéo dài trong một thời gian lâu thì việc này sẽ làm cho họ có thể già hơn từ 9 đến 17 tuổi. Còn một nhóm khác khi tham dự khóa hội thảo để làm sao chế ngự được căng thẳng, đã thấy nhịp tim đập điều hòa và tâm hồn phấn khởi hơn lên.

Nhà tâm lý học Larina Kase ở Los Angeles thì nói bà thấy rằng những căng thẳng xảy ra ở nơi làm việc đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, quan trọng nhất là việc giới chủ nhân giảm số nhân viên xuống mức thấp nhất, cho nên những người còn lại phải đối diện với sự đòi hỏi cao hơn trước. Những người làm công cảm thấy mình đang cõng cả một con voi nặng nề trên lưng nên sinh ra chứng đau lưng, đau đầu và bắp thịt bị căng cứng.


Làm giảm đi sự lo lắng

Bác Sĩ Winner chỉ cho các tham dự viên khóa hội thảo của bà biết cách thay đổi những suy nghĩ để giảm căng thẳng, phát triển sự đối thoại, và làm sao loại bỏ căng thẳng khi phải quyết định.

Hiện nay, ngay tại các trường đại học, người ta cũng mở những lớp học chỉ dẫn cho người ta biết xếp đặt thì giờ, chuẩn bị chương trình và thiếp lập mục đích để hướng tới. Nhờ vậy, sinh viên cảm thấy tự tin hơn và giảm bớt được những lo âu.


Một vài phương cách làm giảm căng thẳng ở nơi làm việc hay bất cứ ở nơi nào khác:

1/ Thử áp dụng 3 phút ngồi thiền: Bà Judith Orlaff khuyến khích các nhân viên chống lại căng thẳng bằng cách nghỉ ba phút tại sở làm.

Hãy ngồi ở một vị thế thoải mái, hít vào và thở ra một cách chậm rãi và hình dung một hình ảnh lạc quan trong đầu. Ðó có thể là khuôn mặt ngây thơ của một đứa trẻ, cái thác nước hùng vĩ, hay là một đóa hoa thật đẹp. Nhờ đó, bạn sẽ lắng tâm hồn trong sự êm dịu và không bị lo âu và mệt mỏi.

2/ Nếu có thể được thì nên thu xếp những thì giờ rảnh rỗi để liên hệ với những người thân trong gia đình hay bạn bè. Bạn cũng nên tham gia vào những hoạt động xã hội và sinh hoạt của cộng đồng hay tôn giáo.

3/ Ðọc sách hướng dẫn về việc làm giảm sự căng thẳng.


Yến Tuyết

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Xăng ơi! là xăng! Image Đúng là thời oanh liệt này còn đâu. Chúng tôi còn nhớ năm 1975, 30 năm xưa giá xăng ở Hoa Kỳ trung bình khoảng 45 cents 1 gallon. Hồi đó mới đến định cư, chỉ mua xe Mỹ 8 máy nhưng vẫn không cảm thấy xăng nó hành hạ khổ sở như bây giờ măc dù đa số dùng xe Nhật máy nhỏ ít ăn xăng hơn.
Năm 1991 nhiều nguời du lịch sang Âu Châu kể lại là hồi đó 1 USD ăn 5.6 Francs, nhưng các tiệm xăng tại Paris đã bán 5.7F 1 lít xăng nghĩa là dân Pháp đã phải trả gần $4USD 1 gallon 14 năm trước đây, ở bên Âu Châu. Trong khi đó thì giá xăng trung bình tại Hoa Kỳ vẫn có 84 cents/1 gallon mà thôi.

Ai gây nên cảnh tăng giá xăng ?

11 quốc gia có nhiều dầu hỏa nhất thế giới lập thành một tổ chức gọi là OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries):
"Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, and Venezuela. Between 1960 and 1975, the organization expanded to include Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), the United Arab Emirates (1967), Algeria (1969), and Nigeria (1971). Ecuador and Gabon were members of OPEC, but Ecuador withdrew in December 1992, and Gabon followed suit in January 1995. Although Iraq remains a member of OPEC, Iraqi production has not been a part of any OPEC quota agreements since March 1998. "
Họ tự động quyết định số thùng dầu thô sản xuất mỗi ngày, định giá các thùng dầu thô (giá ngày 8-3-05 là $55USD 1 thùng). Mỗi thùng dầu thô có thể làm ra được 42 gallons xăng. Như vậy cứ chia 55/42 thì đã có con số sơ khởi là $1.299 1 gallon rồi. Cộng vào đó tiền chuyên chở và tiền thuế liên bang, thuế từng tiểu bang đánh vào mỗi gallon xăng, cho nên giá xăng đã lên đến từ $2.00 đến $3.00 1 gallon. Số tiền dầu thô đã ăn mất 63% rồi. Vì vậy giá dầu thô phải hạ thì giá xăng mới hạ được.
Giá trung bình của mỗi thùng dầu thô $36.00 vào năm 2004, $28.10 năm 2003, $24.36 năm 2002, $23.12 năm 2001, và năm nay 2005 đã trên $50.00 .
Mấy ông lớn của OPEC có tuyên bố một câu làm mọi người dân Mỹ lái xe méo mặt là thời kỳ xăng dầu rẻ tại Mỹ sẽ không còn nữa. Nước Mỹ sẽ cùng phải chịu giá cả như những nước bên Âu Châu từ hơn 15-20 năm nay. Họ sẽ không bao giờ giảm giá dầu thô xuống để kiếm lời tối đa, và muốn giữ giá dầu thô như vậy thì họ sẽ cắt giảm sản xuất dầu thô hàng ngày ở một mức mà giá dầu không thể xuống được.

Nguyên Nhân Khác

Từ 25 năm qua nước Mỹ không làm thêm 1 nhà máy lọc dầu nào cả.
Một số nhà máy đã quá cũ, hư hại cần chỉnh trang trong khi đó cơ quan EPA Trung Ương đòi hỏi xăng dầu tinh khiết hơn và bớt xả khói khi dùng vào xe.
Số lượng xe hơi lưu hành tại Mỹ đã gấp đôi hồi thập niên 80 và 90.
Gia đình nào cũng có ít nhất 2 hay 3 xe hơi trong đó có 1 cái xe uống xăng dữ tợn.
Ngoài ra khi Hoa Kỳ mua Alaska từ tay Nga Sô vào năm 1949 vì Alaska có những túi dầu lửa đáng kể, nhưng các nhà lập pháp Hoa Kỳ không muốn cho đào lên lấy dầu cho dân chúng Mỹ sài với lý do là "làm hại môi sinh".

Người dân Hoa Kỳ phải làm gì?

Nuớc Mỹ là quốc gia sài xăng dầu nhiều nhất thế giới, chúng ta những người tiêu thụ chăc chắn phải từ từ sửa đổi cách sống:
Lái xe ít ăn xăng, không dùng xe 8 máy và nhất là các loại xe SUV
Bớt lái đi xe đi xa
Nếu có thể được thì dùng car pool
Dùng phương tiện công cộng nếu có thể được
Và làm như VN là kiếm xe đạp hay xe gắn máy để đi những chỗ gần trong thành phố ( VNFA)

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

HỌC HỎI VỀ CÁC MỐI LIÊN HỆ Chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của hai chữ quan sát. Quan sát thật sự, không méo mó, chỉ có nghĩa là chú tâm. Bạn không cần phải đi đại học mới biết quan sát, đó là khả năng tự nhiên của chúng ta, khi ta thật sự chú ý tới một chuyện gì đó. Quan sát các mối liên hệ giữa ta và người khác, ta có thể chuyển đổi được chúng.

Trong liên hệ nào cũng có những sự phân biệt, từ đó nảy sinh ra bất đồng, ghen tuông, lo âu, bất an và bạo hành... Tất cả những thứ đó nếu được quan sát cho kỹ, đều có thể chuyển hóa được. Khi nhìn cho sâu, ta sẽ thấy mối tương quan giữa ta và người khác bám rễ vào các hiểu biết trong quá khứ - là cái nền để ta dựng nên một hình ảnh về người kia.

Khi bạn đi nghe ai nói chuyện cũng vậy, bạn có sẵn một hình ảnh về diễn giả - vì nếu không, bạn đã không thèm tới nghe. Hình ảnh đó căn cứ vào danh tiếng, vào sách vở hay những điều đã được quảng bá về diễn giả. Thực ra bạn không biết gì về ông ta mà chỉ có một hình ảnh về ông. Chính hình ảnh tạo ra phân biệt. Bạn có hình ảnh sẵn về người vợ hay chồng bạn, về bạn trai hay bạn gái, căn cứ vào những gì đã xảy ra trong quá khứ. Vì mang hình đó trong tâm mà giữa hai người có sự ngăn cách. Chuyện này thực sự như vậy đó. Hình ảnh đây có thể là hình tướng, âm thanh (giọng nói), có thể thực tế hay mơ mộng, dạt dào cảm xúc hay có tính cách tâm linh... tất cả chi đưa tới sự phân cách. Bạn cũng có hình ảnh về chính mình, phải thế này hay thế nọ... và mối liên hệ của hai người chỉ là liên hệ giữa hai hình ảnh mà thôi. Thực ra không phải là liên hệ, vậy nên mới có bất đồng, đối nghịch nhau.

Cấu trúc nền tảng của các mối liên hệ có thể thay đổi tận gốc rễ được, để chúng ta xây dựng một xã hội mới chăng? Chuyện này có thể xảy ra, khi nào chúng ta có thể chia sẻ tư duy và sáng tạo. Sẽ không có quyền lực nào đứng trên, mà tự chúng ta biết quán sát hình ảnh của chính mình, hình ảnh mà chúng ta tạo ra cho người thân.

Câu hỏi tiếp theo là: Làm sao để không tạo ra những hình ảnh đó nữa? Tâm trí ta vốn học được bao nhiêu thứ rồi, đã có bao hiểu biết trong quá khứ, có bao nhiêu là hình ảnh, kết luận, bị điều kiện hóa một cách nặng nề, tâm trí đó có thể nào xả bỏ được tất cả các thứ đó không? Nếu không thì cuộc đời ta sẽ luôn luôn là bãi chiến trường vì các kiến thức kia cản trở không cho tâm ý chúng ta được tự do quán sát.

Chúng ta thường suy nghĩ một cách máy móc, vì sẵn có bao nhiêu kiến thức do giáo dục và thông tin đưa tới. Và ta biến các mối liên hệ thành ra chuyện thường ngày, chuyện kỹ thuật, trong khi nó không hề có tính chất đó. Chúng ta cần kiến thức, hiểu biết để có thể làm việc, sử dụng kỹ thuật v.v... Nhưng đưa kiến thức vào các mối liên hệ thì chỉ gây ra những phân biệt, những bất đồng.

Tương quan giữa người với người không cần tới kiến thức, tới hình ảnh mà người này nghĩ tưởng về người kia, mà nó chỉ cần sự quán sát, chú tâm và tỉnh thức của mỗi người. Ðiều quan trọng nhất là ta phải biết tự ngó mình, và nhìn người khác để hiểu được con người thật của họ, không phải nhìn qua hình ảnh mà ta đã dựng lên.

Theo tôi, có sự khác biệt rất lớn giữa học hỏi và thu nhập kiến thức. Ða số chúng ta tới trường chỉ là để thu nhận các kiến thức, cho đó là sự học hỏi... Chúng ta có rất nhiều hiểu biết, nhưng đều là chuyện quá khứ hết cả. Hàng ngày, ta lại tìm cách thu lượm thêm kiến thức nữa. Chuyện này cần thiết khi ta muốn làm việc như một kỹ sư hay một khoa học gia, khi lái xe hay phải nói một ngoại ngữ; nhưng đối với tôi, học hỏi là chuyện hoàn toàn khác. Học hỏi là thứ luôn luôn chuyển biến, vậy nên ta không bao giờ tích lũy được sự học hỏi. Muốn tích lũy kiến thức là muốn cho ta mà thôi, điều đó gây ra sự phân biệt, và bất đồng.

Kiến thức không phải là trí tuệ hay tình yêu. Chúng ta cần học hỏi cách quan sát chính mình và quan sát người khác, để hiểu được cấu trúc của các mối liên hệ - vì đó là căn bản của cuộc sống, từ đó phát sinh mọi hành động của ta. Nếu ta chỉ hành động theo các kiến thức, thì chúng có tính cách máy móc, và mọi tương quan giữa ta với người khác cũng vậy. Khi vượt ra khỏi được các kiến thức xưa cũ, ta mới có tự do và mối liên hệ với người khác mới được chuyển hóa hoàn toàn.

Bạn có thật sự chú tâm để ý học hỏi về các tương quan với người khác chăng? Bạn có thật sự muốn thay đổi các mối liên hệ kia không? Chú tâm hay có ý thức không phải chỉ là tình trạng tâm thức dành cho một vấn đề nào đó. Mà đó là sự tỉnh thức, sự quyết tâm chọn lối sống sao cho mọi bất đồng đều chấm dứt. Khi mà các tương quan không còn lủng củng, thì chúng ta sẽ có một nền văn hóa hoàn toàn khác.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chân lý mầu gì…? Nửa trái táo là nửa trái táo, còn nửa sự thật là gì?


Kính gửi anh Bùi Việt Bắc,

Tôi đồng ý với anh rằng hiện có nhiều bất ổn trong dịch thuật và sáng tạo từ mới trong Tiếng Việt. Mảnh vườn ngôn ngữ của chúng ta thấp thoáng nhiều cỏ dại, việc các anh hăng hái tham gia “thảo phạt” đám cỏ dại nhằm trả lại vẻ đẹp của khu vườn là việc làm mang đầy thiện chí, rất đáng khuyến khích, tuy nhiên khi “làm cỏ” xin các anh lưu ý chớ nên “hăng hái” quá mà nhổ lây sang cả những thứ hoa lá không thuộc họ cỏ dại. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: Ném chuột nhưng đừng để vỡ lọ quý.

Anh có thắc mắc như sau:

Thư trước tôi đã khẳng định ủng hộ ý kiến trưng cầu dân ý của anh về từ vi tính (tôi hiểu, không phải có đúng không, là cả nước), nay thấy anh hạ xuống cấp talawas tôi cũng không phản đối, hơi tiếc là ở trong nước không phải ai cũng biết cách mở talawas cả.

Ðây lại nẩy ra một khác biệt giữa anh với tôi là anh nói anh sẽ chấp nhận thua nếu anh thuộc thiểu số. Còn tôi thì không, tôi bảo vệ chân lý đến cùng kể cả khi không có ai ủng hộ tôi cả!

Xin được trả lời anh về hai điểm trên như sau:

1.

Thư trước tôi có đề cập đến việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về từ “vi tính”, thực ra đây hoàn toàn là một gợi ý mang tính khôi hài: ai cũng biết trưng cầu dân ý (TCDY) là việc “quốc gia đại sự” đâu phải lúc nào các “diễn giả” của các diễn đàn “ảo” hứng chí lên là “làm tới” được ngay. Tôi xin đơn cử một ví dụ: để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý về việc tiến tới thể chế Cộng hòa (Republic) hay giữ nguyên thể chế Quân chủ lập hiến (Constitutional Monarchy) năm 1999, nước Úc đã mất rất nhiều tiền của, thời gian để chuẩn bị và thông qua. Trước đó, 1995, Canada cũng có cuộc trưng cầu dân ý về việc tỉnh Quebéc đòi “ly khai”. Đây là những ví dụ điển hình. Hiển nhiên là để thực hiện những cuộc TCDY quy mô như vậy, các quốc gia kể trên phải có nền lập pháp và hành pháp hoạt động hết sức hữu hiệu. Trình độ nhận thức về dân chủ ở đó rất cao. Và họ phải có đủ nhân tài vật lực để thực hiện. Sáng kiến TCDY của anh Phương Nam cũng đang còn nằm trong danh mục những tài liệu đang “ngâm cứu” của quốc hội, vì nó cũng là việc “quốc gia đại sự”.

Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để thăm dò dư luận là việc rất nên làm. Trước đây, khi mạng internet còn chưa phổ biến, các cuộc thăm dò dư luận luôn được thực hiện qua phone: việc này khá tốn kém, đôi khi ít hiệu quả, sau này khi mạng internet trở nên phổ biến, các cuộc thăm dò dân ý (newspoll) thực sự bùng phát cùng lúc với thăm dò bằng điện thoại di động và nhắn tin SMS. Đây là việc “nhất cử tam tứ tiện”: Nhà chính trị biết được “ý kiến” của dân, nhà kinh doanh (internet, mobile service provider) thu được tiền cước phí, người dân được “phát biểu ý kiến”…, các nhà quảng cáo ăn theo nhờ việc nhiều người truy cập một địa chỉ, các vận động viên nhận được tài trợ trích ra từ các lợi nhuận kể trên. Ta biết những lợi nhuận khổng lồ mà ngành bưu chính viễn thông Việt Nam thu được qua việc tổ chức thi dự báo kết quả bóng đá bằng SMS, ngành truyền hình Mỹ thu được qua việc bỏ phiếu bằng SMS bầu chọn “American Idol”. Đến đây chắc anh hiểu vì sao tôi đề nghị “hạ cấp” từ TCDY xuống thành thăm dò dư luận talawas poll về từ “vi tính”, việc làm của tôi: không ít thì nhiều cũng có hai mục đích: Một là giới thiệu “khéo” (kiểu “lợn cưới áo mới”) tới bạn đọc về “sáng kiến” trưng cầu dân ý của anh Phương Nam về việc nên hay không nên có đa đảng ở nước ta. Hai là: tham khảo ý kiến đông đảo bạn đọc về tính hợp lý của thuật ngữ “vi tính”, nên dùng hay nên bỏ với mục đích làm trong sạch và phong phú thêm Tiếng Việt của chúng ta.

Nói rộng ra, nếu các cơ quan chức năng ở nước ta quan tâm đến dân ý thì rất nên mở các cuộc thăm dò dư luận đại loại như:

Bộ Giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông nên hỏi dân:
Có nên bắt buộc đội mũ bảo hiểm hay không?
Có nên cấm đăng ký xe máy hay không?

Bộ Văn hóa nên hỏi dân:
Có nên cấm sinh hoạt hát Karaoke hay không?
Có nên có quy định về trang phục khi biểu diễn hay không?

Bộ Y tế nên hỏi dân:
Có nên cấm hút thuốc lá nơi công cộng hay không?
Và còn nhiều, nhiều nữa…

2.

Anh tuyên bố anh sẵn sàng bảo vệ chân lý đến cùng, tôi xin hoan hô tinh thần “uy vũ bất năng khuất” của anh. Tuy nhiên: cái mà anh định “tuẫn đạo” vì nó phải là một chân lý đã được khẳng định. Nếu không ý nghĩa của việc bảo vệ nó sẽ bị quy đồng thành “bảo thủ”. Tiếc thay, rất nhiều điều trên đời này không phải lúc nào cũng mang hai sắc độ: hoặc đen hoặc trắng rõ ràng, phần lớn chúng đều “nhờ nhờ” màu “xam xám”. Đó chính là nguyên cớ cho những tranh luận bất tận, kể cả tính hợp lý của từ “vi tính” mà anh tranh luận cũng thuộc dòng “chân lý sọc dưa” kể trên. Tôi xin đơn cử thêm vài ví dụ:

Về tôn giáo, nhiều người tin có tạo hóa, nhiều người lại nghi ngờ nó và tin vào thuyết tiến hóa, vậy là tranh cãi bất tận. Đạo Phật tin thuyết luân hồi, Đạo Hồi tin là có ngày phán xét cuối cùng? Có rất nhiều dị biệt về đức tin và sẽ không có chân lý tuyệt đối ở đây. Một khi đức tin đi quá giới hạn cần thiết của nó sẽ kéo theo hậu quả khôn lường.

Về chính trị ta thấy có rất nhiều xu hướng: cánh tả, cánh hữu, phe diều hâu, phe ôn hòa, phe bảo hoàng, phe cộng hòa, chủ trương đa đảng hay độc đảng. Tổng thống Bush tái đắc cử cũng chỉ với 51% “chân lý”. Nghị sĩ John Kerry tuy thất cử nhưng không có nghĩa là ông sẽ quay ra chống Bush, ông ta vẫn giữ nguyên lập trường của mình về các chính sách đối nội, đối ngoại, tuy nhiên ông ta đã chấp nhận thua cuộc (concede defeated) và kêu gọi dân Mỹ ủng hộ ông Bush trong nhiệm kỳ tới. Biết chấp nhận ý kiến của người khác là một nghệ thuật.

Về đạo đức cũng có những dị biệt quan điểm về nhiều vấn đề như ủng hộ quyền phá thai hay không phá thai, tự chọn cái chết hay không tự chết (nan y tử quyền) (euthanasia). Đồng tính luyến ái: được phép kết hôn hay không được phép kết hôn, v.v.

Ngạn ngữ phương Tây: Anh có thể dắt một con ngựa ra đến bờ suối, nhưng anh không thể bắt nó uống nước.

Đôi khi chân lý thuộc về kẻ mạnh. Ngụ ngôn La Fontaine có chuyện con sói và con cừu. Một con sói hung ác bắt gặp một chú cừu non đang uống nước suối. Nó gào lên: Này con cừu kia, sao mày dám làm bẩn nguồn nước uống của tao?

Cừu trả lời: Thưa ông, tôi uống nước dưới này mà suối thì chảy xuôi vậy làm sao mà tôi lại làm bẩn nguồn nước của ông được?
Sói đuối lý, tuy nhiên cố vớt vát: Vậy thì chính mày là đứa dám nói xấu ta năm ngoái!

Cừu lại thưa: Thưa ông năm ngoái, tôi còn chưa ra đời thì làm sao tôi nói xấu ông được?

Sói lại gào lên: Thế thì chắc chắn phải là anh em, họ hàng nhà mày đã nói xấu tao.

Dứt lời sói vồ lấy cừu non và ăn thịt nó.

Hỡi những chú “cừu non” đang đánh cá ở trong vịnh Bắc bộ (nơi được quy định là vùng “Hợp tác nghề cá” của láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện), các chú có biết được rằng các chú đang làm bẩn “suối nước” Vịnh Bắc Bộ của sói Bắc Kinh hay không?

Chỉ khi nào mất đi mạng sống thì các chú mới biết được thế nào là chân lý của kẻ mạnh mà thôi.

Hà Minh (© 2005 talawas)

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Thời thế tạo. . . Ăn mày ! Năm Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương của Việt Nam Cộng Hòa, ông ta mới có ba mươi mấy tuổi, những bậc trưởng thượng thời đó chỉ coi ông ta là một ông tướng trẻ chịu chơi hơn là một chính khách hoặc một lãnh tụ. bởi những hành vi nhố nhăng của ông tướng trẻ- không mấy chiến tích mà lên tướng nhanh "như diều gặp gió" chẳng khác gì "chó nhảy bàn độc" nhờ vào những vụ nhiễu nhương nội bộ - đã chứng minh ông ta chỉ là một người chưa bao giờ nuôi ý tưởng cầm quyền lại bỗng dưng được giao phó vận mệnh của cả một dân tô.c.

Nguyễn Cao Kỳ chấp chánh là một sự riễu cợt của lịch sử đối với dân tộc Việt nam đồng thời cũng chứng minh chính sách ngu xuẩn của Hoa Kỳ vào thời đó ở Đông Dương.
Nguyễn Cao Kỳ suy cho cùng chỉ là một sản phẩm của Hoa Kỳ dựng lên sau khi chính họ đã thanh toán anh em cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm để đưa quân đội Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở Việt Nam với mục đích củng cố tiền đồn của Thế Giới Tự Do ở Đông Nam Á -thời kỳ Chiến Tranh Lạnh còn gọi là Chiến Tranh Ý Thức Hệ-

Sự nghiệp chính trị đúng hơn là "quậy" của ông Kỳ không kéo dài bởi người Hoa Kỳ không thể nào dung túng một hình ảnh lãnh tụ mà họ dựng lên lại công khai sùng bái Hitler.
Sau một tuần trăng mật ngắn những màn "show up, mặc đồ bay - quay rouleau" trở nên nhạt nhẽo Nguyễn Cao Kỳ bị đá hất khỏi vũ đài chính trị, trở thành một vị " tướng không quân" đành phải bỏ đi làm đồn điền ở Khánh Dương. Người hải ngoại hiện nay hay nhắc lại chuyện ông Kỳ với những lời chê trách, khinh bỉ cũng chỉ vì cái tật nhố nhăng, hoang tưởng của ông lúc nào cũng tưởng chỉ mình ông là con trời - Ông quá dốt đến không biết : "Con người là sản phẩm của Thượng Đế"-. Việc ông Kỳ trở lại Sài Gòn vào lúc đất nước lâm nguy, tình nguyện và xin quân để tái chiếm Ban Mê Thuật là hành động đáng khen hơn đáng chê cho dù đó cũng chỉ là một màn "show up" và xem xét kỹ thì ông Kỳ thực chất đã là con số "0" to tướng từ lâu rồi. Trong tình trạng đất nước lâm nguy, các tướng tá nhốn nháo lừa bịp cấp dưới để mình tháo thân lòng dân dễ ngả theo người còn chút uy tín vì thế nếu quân dân tin cậy, yêu quý và ủng hộ ông thì chắc chắn họ sẽ ; theo ông.
Nói để mà chơi ai không nói đươ.c. Nhưng hô hào " tử thủ , quyết chiến", lệnh cho cấp dưới chiến đấu đến viên đạn cuối cùng mà rồi bỏ trốn thì chỉ có Nguyễn Cao Kỳ và đám tẩu tướng làm đươ.c.
Tôi không muốn nói đám tẩu tướng này là mất hết liêm sỉ bởi vì họ nào có liêm sỉ bao giờ mà mất.

Ra đến hải ngoại những tưởng rằng quá khứ nhục nhã là một bài học lớn để họ sửa đổi tâm tánh, vận dụng tinh thần trọng nghĩa của quân dân Việt Nam lưu vong để làm một điều gì không nhiều thì ít có lợi cho đại cuộc, vãn hồi CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA chuộc lại phần nào tội lỗi với tiền nhân nhưng tuyệt nhiên không có mà trái lại chỉ lợi dụng tình cảm và tinh thần trọng nghĩa để đàn đúm ăn uống, nhậu nhẹt để mơ tưởng thời kỳ "chó nhảy bàn độc" mà không biết nhu.c. Trên mảnh đất tạm dung này thật ra những tước vị danh xưng của quá khứ nên bỏ vào sọt rác.
Thuộc cấp ngày xưa có gọi các ông là tướng cũng do họ được thừa hưởng một nền giáo dục có đạo đức, biết trọng cương thường.
Không ai muốn nói động đến các ông vì giai đoạn mỉa mai của lịch sử - mất tự chủ- đó đã đưa cả dân tộc Việt Nam đến một hậu quả kinh hoàng chưa biết đến bao giờ mới khắc phục đươ.c. Khương Tử Nha bảy mươi hai tuổi mới ra làm tướng nhưng "công thành danh toại". Ông Kỳ - nhảy lên bàn - làm tướng lúc mới ba mươi mấy tuổi (thôi thì ba mươi lăm đi cho dễ nhớ) thì góp phần làm mất cả non sông.

Năm nay ông Kỳ đã bảy mươi ba - nhân sinh thất thập cổ lai hy - những tưởng con người ông đã chín chắn để biết ngậm ngùi về những sai lầm của bản thân khi cơ hội đã đưa ông lên “tột đỉnh công hầu” mà chẳng làm được lợi ích gì cho quốc gia dân tộc nhưng khốn thay ông vẫn còn mơ mình sẽ trở lại làm tướng quốc.
Vừa qua báo Asian có đăng bài phỏng vấn ông với cái "tít" lớn: Welcome back! Former premier and anti-communist Nguyen Cao Ky is going home with a team of expatriate business investors at the invitation of Hanoi ( xem bản dịch trong phần sau)
Qua bài báo này một lần nữa ông Nguyễn Cao Kỳ lại muốn tỏ ra mình là một nhân vật quan trọng và có tài "kinh bang tế thế"như bản chất cố hữu của ông. Tài "kinh bang tế thế" của ông Kỳ ra sao thì chúng ta quá rõ.
Bỏ qua thời kỳ ở Việt Nam, chỉ xét việc ở tại nước Mỹ tạm dung này cũng đã thấy ông Kỳ rất xuất sắc trên con đường đi từ MẠNH ĐẾN YẾU, từ BẠI TỚI XỤI, từ CÓ TỚI KHÔNG, từ THƯƠNG MẾN ĐẾN KHINH BỈ..
Xách cặp buôn ngô - ngô nảy mô.ng.
Ra khơi kéo lưới - được đầu tôm.
(1- đầu tôm là nơi chứa cặn bã).


Tài của ông Kỳ là như vậy Nếu quả tình ông Kỳ về giúp cho Cộng Sản sớm "phá quốc- vong gia" được thì thật đó cũng là một trong những chuyện có ý nghĩa lịch sử nhưng khốn thay cái bọn ở Bắc Bộ Phủ nếu có mời ông về thì cũng chỉ muốn ông làm một Đỗ Mậu thứ hai, thâm ý của chúng chỉ muốn làm nhục người quốc gia bằng cách mua chuộc vài tên tẩu tướng quỳ gối liếm gót cái thây ma chết thối của Cáo Già Hồ Chí Minh ở Ba Đình.
Chiến trường đã ngưng tiếng súng từ lâu - hơn hai mươi bảy năm - nhưng trên lĩnh vực tư tưởng thì cuộc chiến vẫn còn chừng nào chủ nghĩa Cộng Sản ở Việt Nam chưa hoàn toàn đi vào bóng đêm của lịch sử.

Nguyễn Cao Kỳ phát ngôn láo lếu rằng: "Trước kia thì có chống cộng cực đoan, nhưng bây giờ thì những người chống cộng chẳng là gì cả. (Nguyên văn câu nói của Tướng Kỳ: There used to be fanatic anti-communism, but today the anti-communists are nothing.)
Nixon đã nói về "đa số thầm lặng" của Hoa Kỳ. Vâng, cộng đồng tị nạn VN cũng có 1 "đa số thầm lặng" như thế. Trong nhiều thập niên, tôi đã nói với người ta hãy quên cuộc chiến đi, và hãy nghĩ tới hòa giải. Điều duy nhất người Mỹ gốc Việt muốn chỉ là 1 nước VN dân chủ, thịnh vươ.ng.
Ông Kỳ lại một lần nữa tỏ ra mù quáng bởi vì chính Nguyễn Cao Kỳ ngày hôm nay mới không là gì cả chứ những người chống Cộng cực đoan mới thật sự là những người tận trung và tận tín với quốc gia dân tộc tuy có phân hóa nhưng vẫn còn là một lực lượng hùng mạnh có thể góp phần phục hưng dân tô.c. Lớp người trẻ mà ông Kỳ nói tới là ai vậy? Con ông hay cháu ông? Tôi chắc ông Kỳ thừa biết tục ngữ dân gian có câu : " Cha nào, con nấy!"
Chúng tôi tin lớp người trẻ con cái của những người chống Cộng cực đoan vẫn không khác gì cha mẹ họ.
Họ vẫn mơ 1 nước VN dân chủ, thịnh vượng nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc sạch bóng Cộng Sản. Ông Kỳ nói rằng : Việt Nam bây giờ không còn là Cộng Sản.
Ýtưởng của ông thật là hài hước vì sự biến hình của Cộng Sản Việt Nam trong giai đọan hiện nay mới chỉ là một lớp phấn mỏng hơn lớp phấn thô kệch để che đậy bộ mặt của một gái làng chơi về già ế khách.
Và hiện nay con điếm già Bắc Bộ Phủ đang cần rất nhiều ma cô . Cái "Job" này Đỗ Mậu đã xin làm nhưng không có kết quả.
Ông Kỳ có lẽ thấy Đỗ Mậu ngu dốt không bằng mình mà còn được nhận làm nên vội vàng bắn tiếng xin thay.

Cái gương của một lũ đầu trâu mặt ngựa đội lốt doanh nhân vào Việt Nam tưởng vớ bở nhưng cuối cùng " tiền mầt , tật mang"vẫn còn choán đầy mặt báo.
Người xưa vẫn lấy cái Đức Trung và Đạo Hiếu để làm nền tảng tạo lập công danh. Thể chế Việt NamCộng Hòa sở dĩ tiêu vong cũng vì có những kẻ nhặt được quyền lãnh đạo mà chẳng biết gì chuyện "Tu Tề", Đạo Hiếu chẳng có mà Đức Trung cũng không. Chắc những người làm phó thủ tướng như Đỗ Mậu, làm thủ tướng rồi phó tổng thống như Nguyễn Cao Kỳ nghĩ rằng họ có đặc quyền bất trung, bất tín và cũng bất cần tiết tháo, liêm sỉ. Thế m ới biết người anh hùng lập chí khi gặp được thời vận thì : "Thời thế tạo anh hùng và Anh hùng tạo thời thế. Hai vế cân bằng thì lưu công đức, danh thơm cho đến muôn đờị" Còn như chẳng may cơ trời trớ trêu xui khiến để mệnh nước lọt vào tay những kẻ không xứng đáng thì trách chi: THỜI THẾ TẠO . . .ĂN MÀY

Kim Âu

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Cô gái "X-quang"
Cô Natalia Demkina, người Nga, đã trải qua một loạt thí nghiệm tại Anh, Mỹ, Nhật khiến các nhà khoa học kinh ngạc vì khả năng nhìn xuyên thấu của mình. Các nhà khoa học cho biết cô gái tự tuyên bố mình có thể nhìn xuyên cơ thể con người này còn có khả năng nhận ra những hư hại cực nhỏ trên các tấm ảnh chỉ đơn giản bằng cách nhìn vào chúng.Natalia Demkina đã và đang trải qua các cuộc thí nghiệm tại Nhật Bản về khả năng kỳ lạ của mình. Các thí nghiệm được cho là sẽ giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe của cô.

Những thí nghiệm trước đó ở London (Anh) và New York (Mỹ) mang đến các kết quả khác nhau. Các nhà khoa học Anh đã bị thuyết phục. Nhưng tại Mỹ, nơi mà Natalia Demkina chỉ có thể xác định bệnh của 4 trong số 7 bệnh nhân, thì người ta vẫn tỏ ý nghi ngờ về khả năng của cô. Các cuộc thí nghiệm gần đây nhất được tiến hành bởi GS Yoshio Machi tại ĐH Tokyo (Nhật Bản), chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu các khả năng nhìn siêu nhiên của con người.

GS. Machi cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành một loạt thí nghiệm và điều kỳ lạ nhất là chúng tôi nhận thấy cô ấy có thể dùng khả năng này trên những tấm ảnh, thậm chí trên ảnh hộ chiếu rất nhỏ. Cô ấy nhìn chúng và thấy rõ ràng chúng có vấn đề gì. Đó không phải khả năng nhìn xuyên thấu của một máy X-quang nhưng hẳn là cô ấy có một thứ khả năng nào đó mà chúng tôi chưa thể lý giải được”.Theo TPO

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

GIÓ ĐÃ XOAY CHIỀU! Cách đây không lâu lắm, một ngọn gió độc từ trên núi thổi xuống, hất văng một phần cư dân sống trên dãi đất hình chử S ra ngoài biển Đông, để sóng biển đánh đưa họ đến những bến bờ vô đi.nh. Gần ba mươi năm sau, những cư dân sống nơi đất khách quê người với nỗi nhớ quê hương da diết này, đã được gọn gió thổi quay trở la.i.

Trong những con người bị cơn gió cuốn đi đó, có người là tướng lĩnh của quân đội Việt nam Cọng Hoà (VNCH), những con người đã có một thời, chiến đấu một mất một còn với Cọng sản Bắc Việt (CSBV).
Thời điểm mà ngọn gió quay trở lại là ngày 19/11/2003; một chiếc khu trục hạm USS mang cờ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vạch một đường chéo, dọc Thái Bình dương, từ Đông Bắc Á xuống Đông nam Á, cập vào cảng Sàigòn, Việt nam. Đây là đường ranh giới ảo, nhưng bất cứ một quốc gia nào ở Châu Á, cố tình vượt qua bằng vũ lực sẽ trả giá bằng máu và việc đếm xác người.
Ngày 19/11/2003 sẽ ghi vào lịch sử nhân loại như một ngày người Mỹ trở lại Đông dương, sau gần 30 năm vắng bóng. Theo sau người Mỹ là cả một nền văn hóa, một nền kinh tế và sức mạnh quân sự áp đảo của một siêu cường.
Gió đã xoay chiều!
Người đầu tiên mà ngọn gió thổi về là ông Nguyễn Cao Kỳ, phó tổng thống VNCH hay người ta còn gọi với cái tên châm chích hơn là vị Thiếu tướng râu kẽm.
Vào cuối tháng 4 năm 1975, những ngày cuối cùng của Chính phủ VNCH, không ai biết vị Phó tổng thống của họ ở đâu cả, không ai biết ngọn gió đã thổi ông ta ra đi như thế nào và lúc đó tâm trạng của Ong ta ra sao?
Ông ta đã ra đi trước khi CSBV đến và ông ta trở về trước khi CS ra đi, hay nói đúng hơn là trước khi CS sụp đổ.
Ông ta không phải là người chịu trách nhiệm trứơc tiên và nặng nề nhất về sự sụp đổ của chính thể VNCH, nhưng ông ta đã bỏ rơi các chiến sĩ VNCH yêu tự do và trung thành với Tổ quốc. Ông ta đã thả cho nhân dân Miền nam vào gông cùm của CS. Làm tướng lĩnh thì xông pha ngòai trận mạc, chứ ai đời lại lái máy bay trực thăng tán tỉnh mấy em học sinh áo dài trắng ở trừơng Trưng vương, Hồng đức. Tiền bạc Mỹ, máy bay Mỹ, xăng dầu Mỹ không dùng để bảo vệ thế giới tự do, mà lại đem ra dợt le với em út. Người Mỹ thấy cũng ngao ngán!
Ông ta cứ nghĩ rằng, học cách bắn súng của những tay cao bồi Texas thì sẽ đánh thắng được CSBV!

Sau ngày lật đổ gia đình họ Ngô, ngày 1/11/1963, miền Nam rơi vào tình trạng hỗn loạn, chao đảo, sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái, tướng tá tìm nơi an nhàn, tham nhũng tràn lan; xã hội miền Nam lúc đó tự do thật, sung túc thật nhưng quá hỗn loạn; bởi vì, họ ảnh hưởng lối sống Mỹ nhưng không có được cái tính cách của người Mỹ. Đến nổi, nhiều chính khách Mỹ cho rằng miền Nam VN là một cuộc nội chiến trong một đất nước nội chiến! Người Mỹ quá chán chê!

Từ năm 1963 đến năm 1973, thời gian mười năm dài người Mỹ quá vất vả, hy sinh; từ Bunker, Cabot Lodge cho đến Martin, nhưng họ vẫn không tìm được một vị cứu tinh cho miền Nam, một con người có đủ năng lực để lãnh đạo miền Nam chống lại sự tuyên truyền và xâm lược của CSBV.
Cuộc chiến tranh VN đã làm người Mỹ mệt mỏi và kiệt sức!

Những tướng lĩnh ở miền Nam VN, lớp già thì thân Pháp, lớp trẻ thì thân Mỹ; nhưng không có ai hiểu được điều gì đang xãy ra ở mảnh đất họ đang sống, họ chỉ giỏi đấu đá, đớp hít và anh hùng rơm. Điều này đã dẫn đến một trớ trêu, là người Mỹ chiến đấu và chết thay cho họ!
Chịu đựng không nổi với kiểu lãnh đạo của giới tướng lĩnh miền Nam; người Mỹ đành bỏ rơi VN!

CS đánh Ban Mê Thuột; ông Thiệu bỏ Pleiku rồi Kontum những người lính can trường của VNCH không hiểu được điều gì đang xãy ra, họ vừa cầm súng bảo vệ lực lượng vừa di tản gia đình vợ con và rút lui trong cơn hỗn loa.n. Đến nổi, đại tướng Westmoreland phải la lên rằng: "Một cuộc rút quân chưa từng xãy ra trong lịch sữ chiến tranh." Còn ở Quân đoàn I thì tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn, ông ta bỏ Huế chạy qua đèo Hải vân, rồi bỏ Đà nẵng để chạy tiếp, dọc theo Quốc lộ 1; chưa đầy hai tháng, cả miền Nam đã lọt vào tay CS.

Ông Thiệu vừa chạy, vừa khóc, vừa chưởi Mỹ; không ai có thể tưởng tượng nổi
một vị Tổng thống mà hèn nhát và nhục nhã đến như vậy. Ong ta không có số mạng của một bậc đế vương! Ong ta không tự cứu mình, thì ai cứu đây?

Người Mỹ đã làm tất cả những gì có thể làm được cho VN! Đất nước Mỹ đã hy sinh cả lịch sữ vĩ đại của mình cho một mảnh đất nhỏ bé, xa xăm, hình chữ S này rồi!
Thật ra, tinh thần chiến đấu của quân dân VNCH chưa tuột dốc đến mức thảm
hại như vậy; binh sĩ VNCH chiến đấu trong hoàn cảnh không có thông tin liên lạc, không được ủng hộ tinh thần, không được cung cấp đạn dược và không nhận được lương bổng nuôi vợ con; Cuối cùng, họ cũng phải bỏ chạy để thoát thân, vì lúc đó họ đã nhận thức được rằng; họ không còn mục đích để chiến
đấu.
Khi người lính cầm súng, họ ý thức được sứ mệnh của mình và chấp hành mệnh lệnh cấp trên, nhưng ít nhất họ phải biết họ đang chiến đấu vì cái gì?

Sau ngày 30/4/1975, những cựu binh VNCH còn lại ở VN bị bắt vào trại cải tạo, vợ con họ bị ngược đãi, nhà cửa bị trưng thu, gia đình dắt díu nhau lên vùng kinh tế mới để sống với muỗi rừng, bọ vét; Người Mỹ một lần nữa ra tay cứu vớt những cựu binh VNCH bằng chính sách H.O.

Còn Ong Thiệu, ông Kỳ đã làm được những gì cho các chiến hữu của mình?
Hôm nay, ông Kỳ xuôi theo ngọn gió để quay về VN, ông ta về làm gì không rõ,nhưng cả khi ông ta chưa đặt chân xuống đất Mẹ, thì CSVN đã lấy việc này để tuyêntruyền cho những chính sách và mưu đồ của họ!
Ong Kỳ có viết quyển sách: My fight to save VN. Ong ta còn nói leo rằng; cuối cùng nhân dân VN cũng được dân chủ, thịnh vượn,g ông ta phát biểu câu này lúc ông ta 42 tuổi thì hay hơn!

Bà mẹ VN ơi! Mẹ có đau buồn không, khi những năm tháng tối tăm, đau thương và tủi nhục thì thằng con chạy tuốt qua trời Tây; đến nay, trời vừa hừng sáng thì nó trở về đòi làm anh hùng, đòi ban ơn ban phước cho mẹ. Nếu thằng con ý thức được lòng hiếu thảo của nó thì mẹ đâu có xơ xác, tiêu điều như ngày hôm nay!

Ba mươi năm lãnh đạo của CSVN là hậu quả của những lỗi lầm và bất tài của quan tướng VNCH. Ba mươi năm tụt hậu về kinh tế của VN, đó mới là tính theo chiều thời gian; còn sự sa sút về đạo đức, suy đồi về xã hội và tàn phá về tài nguyên thìkhông đơn vị nào, có thể tính được!

Nhiều người phản đối việc trở về VN của ông Tướng râu kẽm; nhưng thôi, cứ để ông ta trở về. Đất mẹ có dang rộng đôi tay đón ông ta hay không; những cựu
binh VNCH có tha thứ cho ông ta hay không; những oan hồn nghĩa sĩ trận vong đã nằm xuống cho nền Đệ nhị Cọng Hòa, có bắt tội ông ta hay không; là phụ thuộc vào những gì ông ta làm được trong chuyến đi này?

Tổ quốc VN đang cần một vị cứu tinh; chắc chắn đó không phải là con người đã
bỏ rơi dân tộc trong cơn khốn cùng, đó cũng không phải là tên bạo chúa chuyên lừa bịp dân đen.

Đất trời đã chuyển sang thế kỷ thứ 21 của thiên niên kỷ thứ 3, nhưng ánh mặt trời vẫn chưa chiếu sáng trên mảnh đất hình chữ S, nằm bên bờ phía Đông của Thái Bình Dương này!

Nguyenhaison, saigon, vietnam

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Típ, cũng là bo . . .Cho típ cho bo Nhà tôi mới đi xa về, qua phi trường Los Angeles, thấy một hành khách lúng túng không lấy được khuân cái va li nặng trên vòng quay hành lý. Một nhân viên mặc đồng phục tới giúp kéo hai cái va li ra, đặt lên xe đẩy hộ bà ta. Bà khách nói cảm ơn, rồi đưa anh tờ giấy 5 đô la làm típ. Anh nhìn đồng bạc rồi quay mặt đi, không lấy.

Một bài báo trên tờ Wall Street Journal năm trước cho biết những người đứng tiếp nhận hành lý ở bên lề đường phi cảng Los Angeles kiếm được từ 30,000 đến 100,000 mỹ kim một năm, toàn bằng tiền típ. Kiếm được việc ở đó rất gay, phải nộp đơn rồi chờ đợi hàng năm.

Những người này giúp hành khách kiểm vé, lấy chỗ ngay ngoài cửa, không phải lo mang, sách, kéo, đẩy hành lý qua các trạm kiểm soát dò chất nổ, đỡ tốn bao thời giờ, họ thấy rất đáng thưởng công cho người phục vụ vài chục đô la.

Nhưng nếu một người chỉ đẩy giúp xe một quãng ngắn từ trong phi trường ra ngoài cửa thì trả bao nhiêu? Không ai biết giá, cũng không có ai định giá. Và chắc chắn không có ai mặc cả, vì tiền típ là tiền thưởng, giả thiết rằng người phục vụ đã được trả lương để làm việc đó rồi, típ chỉ là hương hoa thôi. Nhưng không phải như vậy.

Típ, cũng là bo

Còn ở Việt Nam, một anh bạn tôi kể chuyện có bữa đến khách sạn được một cô ra tiếp xách hộ cái va li nhỏ, cô nói nhỏ, "Chú bo cháu nghe!" Xong việc anh tặng cô tờ bạc 10,000 đồng vì dân Mỹ về thấy con số 10,000 là to lắm. Cô gái lác đầu chê ít, "Xin chú cứ giữ lấy." Anh ngượng quá, vì không biết phong tục địa phương cho típ thế nào mới đủ. Đến tối cô mới lên gõ cửa hỏi anh có cần phục vụ nữa hay không, anh lễ phép từ chối. Nhưng vẫn đưa cô tiền típ, chỉ vì thiện chí mà thôi, nhưng lớn hơn 10,000 đồng.

Ở Việt Nam cũng dùng chữ típ, theo tiếng Mỹ. Nhưng chữ "boa" hay dùng hơn, do chữ Pháp pourboire, mà người Việt còn đọc là "bo." Chữ pourboire có nghĩa rõ ràng, là tiền "để uống" cà phê. Còn "tip" trong tiếng Anh có gốc tích không được rõ. Theo Ofer Azar, giáo sư kinh tế Đại Học Northwestern thì chữ này có từ thế kỷ 16. Thời đó ở các quán cà phê hay quán rượu người ta để một cái bình bằng đồng để khách hàng thưởng cho nhân viên phục vụ, trước khi gọi nước. Trên cái bình đó có mấy chữ: "To Insure Promptitude" (Để bảo đảm nhanh chóng).

Sau đó, viết tắt lại là TIP cho lịch sự. Có một cách giải thích khác, gốc từ tiếng Hà Lan, tippen, có nghĩa là gõ. Gõ đồng bạc kêu leng keng để kêu các cô cậu hầu bàn, rồi thưởng cho họ luôn.

Giáo sư Azar kể rằng phong tục cho típ bắt đầu từ thế kỷ 16 trong giới phong lưu quý tộc. Khi một nhà quý tộc đi xe ngựa đến thăm bạn, ở lại một vài ngày, những kẻ hầu người hạ trong nhà phải phục vụ, ngoài bổn phận thường nhật của họ. Vì vậy, khi ra về người khách thưởng công cho đầy tớ của ông chủ, tiền thưởng đó không gọi là típ mà gọi là vails - cử chỉ ngả mũ, nghiêng đầu chào. Tục lệ đó dần dần biến thành bổn phận, ai đến thăm nhau cũng phải cho tiền thưởng công những người hầu cúi chào tiễn mình đi. Những vị khách quên thưởng vails sẽ bị lườm nguýt, lần sau tới có khi thấy con ngựa của mình bị thương, giống như bây giờ bánh xe hơi bị lủng. Có những nhà quý tộc Anh túng thiếu đã mở tiệc, mời mọc lu bù để sau mỗi lần lại chia tiền vails với đầy tớ.

Năm 1760 nhiều nhà quý tộc ở Tô Cách Lan đã họp nhau quyết định từ nay bỏ cái tục cho vails này đi. Năm 1764 những người ở London cũng tính bắt chước, nhưng trong khi các quan họp thì các quân hầu đi phá, đập bể đèn và cửa kính.

Cuối cùng, tục lệ cho típ lan tràn ra chốn dân gian. Có lẽ giới bình dân xứ nào cũng thích bắt chước các nhà quý tộc, để có cảm tưởng là mình sang trọng.

Cũng giống như vậy, phong tục cho típ đang lan tràn ở Việt Nam. Trong các quán ăn ở Hà Nội hầu như người ta không để típ. Nhưng ở các quán sang tiếp nhiều người ngoại quốc hoặc Việt Kiều thì khách ăn thường cho típ. Nhiều người sẽ bắt chước loại khách này vì họ thuộc loại sang trọng, những nhà quý tộc mới, ít nhất là trong tiệm ăn.

Cuối cùng, tại sao người ta lại cho típ?

Như đã trình bầy trong một bài trước, đem các lý thuyết kinh tế ra giải thích lý do cho típ thì không được.

Theo các nhà nghiên cứu ở các tiệm ăn, số tiền típ thưởng công chẳng mấy liên hệ đến cung cách phục vụ của người hầu bàn. Theo giáo sư Michael Lynn ở Đại Học Cornell đã nghiên cứu nhiều năm về hiện tượng này thì, "Việc cho típ có thể giải thích bằng nguyên nhân văn hóa chứ không phải kinh tế."

Thứ nhất là phong tục, tập quán. Mỗi xã hội, mỗi địa phương có những tục lệ ai cũng tôn trọng. Người không theo tục lệ thường không bị phạt nhưng sẽ bị chung quanh dè bỉu, lườm nguýt, và đó là biện pháp trừng phạt để phải theo phong tục. Những nơi đời sống đắt đỏ (tiền thuê nhà, tiền đậu xe, là những chỉ số đáng tin cậy) thì tiền típ cho người lao động cũng cao hơn. Tại tiệm ăn ở thành phố New York thường người hầu bàn trông đợi sẽ được típ ít nhất 15%, nếu bạn cho ít hơn họ sẽ cười khinh, có khi còn nói những lời thô lỗ. Người cắt tóc thường được típ 15% đến 20%. Người đem giao hàng, thức ăn gọi từ tiệm hoặc rau, trứng gọi từ cửa hàng thực phẩm, phải tặng họ ít nhất 2 đô la.

Một người vào một tiệm ăn ở Las Vegas thường nghĩ là mình phải cho típ hậu hĩ hơn là ở San Jose, chỉ vì trong thành phố cờ bạc đó người ta coi quý vị đều dư tiền đi đánh bài, dù đã thua cháy túi cũng mặc.

Còn sự khác biệt trong lối cho tiền típ giữa các xứ thì chắc hẳn là một vấn đề văn hóa. Cho típ là một tục lệ bắt chước gới quý tộc, vì vậy ở các nước Âu Châu là nơi vẫn còn ảnh hưởng của chế độ phong kiến, tục lệ cho típ thịnh hành hơn ở các xứ khác.

Kerry Segrave viết về lịch sử phong tục cho típ ở nước Mỹ cho biết đến năm 1870 tục lệ cho típ vẫn chưa xâm nhập Tân Thế Giới. Nhưng dần dần người Mỹ cũng bắt chước người Anh và lục địa Âu Châu. Nhưng dân Mỹ đã "nổi lên" chống đối. Năm 1915 đã có nhiều tiểu bang làm dự luật cấm việc cho típ. Đó là Wisconsin, Illinois, Iowa, Arkansas, Mississippi, Nebraska, Tennessee, và South Carolina. Một số tiểu bang thông qua luật này, có tiểu bang thì vị thống đốc phủ quyết. Nhưng sau cùng các đạo luật đó bị tòa án bác vì vi hiến. Tòa phán rằng nhà nước không có quyền gì để bảo dân Mỹ chi tiêu tiền của họ ra sao cả. Cấm cho típ thì cũng giống như xâm phạm tự do của người dân.

Nhưng nhiều người Mỹ vẫn muốn gây phong trào ngừng típ. William Scott xuất bản một cuốn sách năm 1916, tiên đoán dân Mỹ sẽ bãi bỏ cái hủ tục bắt chước các nhà quý tộc phong kiến. Ông đã nhầm. Đến nay cũng vẫn còn nhiều nhà báo Mỹ hô hào ngưng típ. Cuối cùng dân Mỹ vẫn cho típ, và vui vẻ nhận típ, miễn là típ cho đủ!

Khi cho típ, nếu người ta không làm vì mục đích thủ lợi, thì có mục đích nào khác? Giáo sư Lynn cho là một phần tại mặc cảm. Bên phía người cho típ, cảm thấy mình đang sai khiến một đồng loại làm những việc mà đáng lẽ mình phải làm lấy, cho nên phải thưởng họ, ngoài giá tiền đáng lẽ phải trả, để dền bù lại. Ông Lynn cho biết những xứ mà người ta mang thương mại lý xao xuyến bất an cũng là những xứ mà phong tục cho típ thịnh hành nhất. Thí dụ như ở Mỹ. Người Mỹ rất thích tinh thần bình đẳng, cho nên khi được người khác hầu là họ cảm thấy có tội. Cho típ, bớt cảm tưởng tội lỗi. Cho nên, khi được phỏng vấn thì thực khách bao giờ cũng nói họ cho típ nhiều hay ít là do cung cách người hầu bàn có tốt hay không; nhưng trong thực tế số tiền cho không thay đổi bao nhiêu nếu dựa trên cách phục vụ. Cho típ là một cách tỏ ra mình là hàng trên trong xã hội, nhưng không bị mặc cảm đè nén người khác.

Michael Lynn còn suy rộng ra, nói rằng những xứ mà người dân có tâm lý hướng ngoại, thích giao du, hay là tinh thần không bình thản, thì cho típ nhiều hơn. Những nước mà người dân hướng nội thì ít cho típ. Đó có lẽ là một lý do người Nhật Bản không hay cho típ. Họ mô phỏng Tây phương, nhất là Mỹ, đủ thứ phong tục, nhưng không hay cho típ. Một phần có lẽ vì tâm lý dân Á Đông thường hướng nội.

Mặt khác, cũng có các cuộc nghiên cứu kết luận rằng những xứ mà người dân không thân thiện với nhau, có khuynh hướng chống lại xã hội chung quanh, chống cơ quan nhà nước, không thích kỷ luật, thì người ta cũng không hay cho típ. Ngược lại, những nơi nào dân chúng thân thiện, cởi mở, người ta cho típ rộng rãi hơn.

Bí quyết để được típ cao hơn

Trong các sách bàn về típ, thế nào cũng có những lời khuyên cho giới hầu bàn, làm cách nào để khách ăn để lại nhiều típ. Những lời khuyên này áp dụng ở các tiệm ăn đông khách Mỹ, không chắc đúng đối với khách Việt Nam. Tất nhiên các người phục vụ chỉ làm theo những lời khuyên này nếu họ được hưởng cả hay chia phần lớn tiền típ. Nếu chủ tiệm ăn cả thì người làm cố gắng làm chi?

Tất nhiên các người hầu bàn đều nên chào hỏi nhã nhặn chứ đừng đứng nghệt ra hoặc vênh mặt lên làm như đang bị Trời đầy đi bưng phở. Nên tự giới thiệu tên, các hầu bàn ở tiệm ăn Mỹ thường làm như vậy. Đưa kẹo cho khách lúc đưa bản tính tiền. Người sách va li đưa khách lên phòng ở hotel sẽ được típ nhiều hơn nếu chỉ dẫn cho khách cách mở, tắt máy lạnh, vặn T.V., v.v. Căn cứ vào các khảo sát thực nghiệm, người ta còn thấy nhiều điều bất ngờ.

Thí dụ, khi đưa bản tính tiền ra trên một cái khay bằng nhựa, những cái khay có in tấm hình của một cái thẻ tín dụng thì hay làm cho thực khách để lại tiền típ cao hơn. Có lẽ hình ảnh credit card khiến người trả tiền cảm thấy mình được tiêu tiền thong thả, ung dung hơn, dù họ trả đang tiền mặt.

Giáo sư Lynn khuyên các người hầu bàn hãy làm cho nhân diện bên ngoài mình có cái gì đáng chú ý, tiền típ sẽ lên. Một cuộc nghiên cứu cho thấy các cô cài một bông hoa lên tóc được típ cao hơn các cô khác 17%!

Những tiểu xảo khác để được thêm tiền típ là: Khen hôm nay trời đẹp, hoặc báo trước thời tiết sẽ tốt, khách thích nghe lắm. Những người hầu bàn ngổi xổm xuống bên cạnh bàn, để mắt mình ngang với mắt khách, họ cũng thường được típ cao hơn. Một điều lạ khác: đụng chạm nhẹ vào cánh tay khách hoặc vỗ nhẹ lên vai, cũng dễ được típ cao. Có lẽ điều này xẩy ra ở Mỹ thì có lý, vì người Mỹ muốn cảm thấy được săn sóc một cách thân mật, được đối xử như người nhà. Họ không thích những người lạ có vẻ trịch thượng hay khúm núm đối với họ.

Một tiểu xảo gây hai phản ứng trái ngược là dùng bút vẽ một cái mặt nhoẻn miệng cười, vẽ trên tấm giấy tính tiền. Khảo sát thực nghiệm của giáo sư Lynn cho thấy các cô hầu bàn làm trò đó được thêm 18% tiền típ, nhưng đối với các cậu thì số tiền típ giảm mất 9%! Không hiểu tại sao cả. Có ai giải thích được không? Con người luôn luôn là một niềm bí mật! u

Viet Mercury

Post Reply