Ngày nầy năm xưa

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Ngày nầy năm xưa

Post by phu_de »


Tuần Này Năm Xưa - Tuần lễ từ 11.06 - 17.06

Đồ Sơn
11.06.1963: Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng ở Sài Gòn để hiến thân cho cuộc đấu tranh giải trừ pháp nạn và phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, ông Diệm, một tín đồ Công giáo thuần thành, vẫn cương quyết không nhượng bố dù phong trào Phật giáo gia tăng và áp lực nặng nề từ Hoa Kỳ. Nhiều tu sĩ Phật giáo khác đã tự thiêu trong các tuần lễ sau đó. Bà Trần Lệ Xuân, phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu và là em dâu của Tổng thống Diệm, đã mô tả những cuộc tự thiêu này là “nướng thịt” trong chuyến giải độc dư luận ở Hoa Kỳ. Va ngày 2.11.1963, các tướng lãnh đảo chánh đã sát hại hai anh em ông Diệm và Nhu.
ImageImage
Chiếc xe Austin trong hình dùng để chở HT TQĐ hiện được chưng trong Chùa Thiên Mụ Huế



12.06.1987: Trong bài diễn văn nổi tiếng nhân chuyến công du Tây Đức, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã thách thức Tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev “phá bỏ bức tường Berlin”. Ông Reagan nói: “Tổng bí thư Gorbachev, nếu ông thực sự muốn tìm kiếm hòa bình, nếu ông muốn Liên Xô và Đông Âu phồn thịnh, nếu ông muốn giải phóng... hãy đến đây, đến bức tường này. Ông Gorbachev, hãy mở cửa nó ra, hãy phá bỏ nó đi!” Hai năm sau, dân Đức ở cả hai miền đã xô ngã bức tường ngăn cách này và thống nhất đất nước.
Image
13.06.1983: Sau hơn một thập niên du hành trong vũ trụ, chiếc phi thuyền Pioneer 10 thực hiện cuộc thám hiểm bên ngoài hành tinh đã bay ra khỏi thái dương hệ. Ngày hôm sau, nó đã bắn tin về địa cầu để cung cấp những dữ kiện đầu tiên về không gian thiên hà. Vào ngày 02.03.1972, chiến Pioneer 10 được phóng lên vũ trụ bởi Cơ quan Không gian và Hàng không Hoa Kỳ (NASA) từ Cape Canaveral ở Florida lên Mộc tinh, ngôi sao lớn nhất trong Thái dương hệ. Vào tháng 12.1973, sau khi đã bay 620 triệu dặm, chiếc Pioneer 10 đã đến Mộc tinh và gửi về trái đất những hình ảnh đầu tiên về ngôi sao được bao phủ bởi khí loãng này. Đến ngày 13.06.1983, Pioneer 10 rời khỏi thái dương hệ và NASA chính thức chấm dứt công tác nghiên cứu vào ngày 31.03.1997 sau khi nó bay trên 6 tỷ dặm.
ImageImage 14.06.1985: Chuyến bay 847 của hãng TWA bị cướp bởi nhóm khủng bố Shiite Hezbollah. Với trang bị lựu đạn, dao găm và một khẩu súng ngắn, nhóm không tặc Li Băng buộc phi cơ phải đáp xuống phi trường Beirut và đòi hỏi phi hành đoàn phải cung cấp cho chúng danh sách các hành khách Do Thái trên chuyến bay. Tuy nhiên, trên chuyến bay này không có ai mang sổ thông hành Do Thái và cũng chẳng có nhà ngoại giao nào. Bọn khủng bố bèn bắt các con tin Mỹ và đã bắn chết tại chỗ một thợ lặn của hải quân Mỹ là Robert Stethem. Hầu hết các hành khách được phóng thích ngay từ giờ đầu của vụ không tặc kéo dài suốt 17 ngày này nhưng bọn khủng bố vẫn giữ lại 5 con tin. Cuối cùng, họ đã được thả sau sự giàn xếp gay go giữa chính quyền Li Băng và nhóm không tặc. Image
15.06.1965
: Không quân Hoa Kỳ bắt đầu dội bom xuống miền bắc Việt Nam nhưng né tránh các mục tiêu quân sự của Liên Xô ở chung quanh và nội thành Hà Nội. Ngay trong những cuộc không chiến đầu tiên, hai chiến đấu cơ Mỹ đã bắn hạ hai chiếc MiG và phá hủy nhiều phản lực cơ khác của địch. Các phi cơ Mỹ cũng đã rải 3 triệu tờ truyền đơn thúc giục dân chúng Bắc Việt nổi dậy để đòi hỏi các lãnh tụ cộng sản phải chấm dứt cuộc chiến. Những chuyến không kích này là một phần trong chiến dịch Rolling Thunder được phát động từ tháng 3.1965 sau khi Tổng thống Johnson ra lệnh đánh bom Bắc Việt để chận đứng đường tiếp tế quân cụ và bộ đội xâm nhập miền nam.
Image 16.06.1963: Valentina Tereshkova trở thành nữ phi hành gia đầu tiên của thế giới sau khi du hành vào vũ trụ trên chiếc phi thuyền Vostok 6 của Liên Xô. Sau khi bay vòng quỹ đạo trái đất 48 lần trong 71 giờ, bà đã trở về trái đất an toàn với thành tích có giờ bay ngoài không gian nhiều hơn tất cả phi hành gia Mỹ cộng lại vào lúc đó. Sau chuyến bay lịch sử này, Tereshkova được trao huy chương Lenin và Anh hùng Liên Xô và trở thành đại biểu quốc hội năm 1972. Mãi đến năm 1983, Hoa Kỳ mới đưa lên không gian nữ phi hành gia đầu tiên trên chiếc Challenger: nhà vật lý học Sally Ride. Image
17.06.1972: Năm người đàn ông bị bắt về tội xâm nhập văn phòng Ủy ban tranh cử của đảng Dân Chủ trong khách sạn Watergate ở Washington DC. Cuộc điều tra của Thượng viện Mỹ đã cho thấy chính Tổng thống Richard Nixon là người trực tiếp liên hệ đến vụ này và sau đó đã tìm cách ém nhẹm nó. Năm sau, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đưa ra dự luật đòi truất tố Nixon, người bị cáo cuộc về tội lạm dụng quyền hành và vi phạm hiến pháp. Để tránh bị truất phế, Nixon đã tuyên bố từ chức ngày 9.8, một sự kiện kéo theo nhiều hậu quả thất lợi cho cuộc chiến ở Việt Nam.
Image
Viet-No

thunoa
Posts: 28
Joined: Sat Jul 07, 2012 5:57 am

Post by thunoa »

Image

20/7/1954 NGÀY CHIA ĐÔI ĐẤT NƯỚC

Image
Đồng bào miền Bắc di cư vào Nam


Hôm nay, 20/07, kỷ niệm ngày Đất Nước Việt Nam bị chặt làm 2 mảnh.
Chúng tôi xin ghi lại một vài ý kiến thô thiển về ngày tang thương đó.

Trước hết xin nêu lên một vài điểm đáng chú ý:

Thứ nhất: Hiệp Định Genève 1954 không ký kết vào ngày 20/07/1954. Trong cuốn Histoire de la guerre d’ Indochine (Lịch Sử Chiến Tranh Đông Dương), Tướng Yves Gras cho biết rằng: vì thời hạn chót để hoàn thành Hiệp Định Genève mà Thủ Tướng Pháp Mendes France đã đưa ra là 20/07/1954 nên đồng hồ ở Điện Quốc Liên Thụy Sĩ đã được ngưng lại giữa đêm. Vì thế, trong bản Hiệp định ghi rằng: “Làm tại Genève ngày 20/07/1954 lúc 24 giờ 00”. Nhưng thực tế đại diện Pháp và Cộng Sản Việt Minh đã ký đúng vào 3 giờ 50 sáng sớm ngày 21/07/54. Trưa 21/07/54, Ngoại Trưởng Anh Anthony Eden chủ tọa phiên khoáng đại kết thúc Hội Nghị đã công bố chính thức bản Hiệp Định.

Thứ hai
: Chính Cộng Sản Việt Minh đề nghị chia đôi Việt Nam. 10 giờ đêm 10/06/54, Tạ Quang Bửu đại diện Cộng Sản Việt Minh đã bí mật gặp riêng Tướng Delteil và Đại Tá Brébisson đại diện Pháp tại một biệt thự trên hồ Genève. Tạ Quang Bửu trải bản đồ Đông Dương, đặt tay trên vùng trung châu Bắc Việt và nói: “Chúng tôi phải có vùng này, chúng tôi phải có một quốc gia, chúng tôi phải có một thủ đô cho quốc gia chúng tôi, chúng tôi phải có một hải cảng cho thủ đô của chúng tôi”. Khi được đại biểu Pháp hỏi rằng: “ Như thế có nghĩa là cắt đôi Việt Nam?”, Tạ Quang Bửu trả lời : “Đúng, nhưng chỉ là chia cắt tạm thời”

Thứ ba, trong cuộc họp về ranh giới chia đôi, Cộng Sản Việt Minh đòi sau vĩ tuyến 18, đại diện Pháp yêu cầu bên trên vĩ tuyến 17, Ngoại Trưởng Nga Xô Molotov cầm bút quẹt ngang vĩ tuyến 17. Không ai dám phản đối. Chính ngòi bút của ông Molotov đã rạch đôi giang san Việt Nam ở vĩ tuyến 17, với cầu Hiền Lương bắc ngang qua con sông Bến Hải.

Thứ tư:
Phái đoàn quốc gia Việt Nam, trong một bản Tuyên Ngôn ngày 21/07/54 đã phản đối mạnh mẽ việc ký kết vội vã hấp tấp thỏa hiệp ngưng chiến chỉ do hai cơ quan tư lệnh quân sự Pháp và Việt Minh mà thôi. Phái đoàn phản đối việc bác bỏ đề nghị của phái đoàn Quốc gia Việt Nam thực hiện đình chiến mà không cần chia đôi Việt Nam, và cũng phản đối quyết liệt thỏa hiệp đình chiến nhượng cho Cộng sản Việt Minh cả những vùng mà Quân Đội Quốc Gia đang đóng quân. Vì thế, chính phủ Quốc Gia Việt Nam yêu cầu hội nghị ghi nhận chính thức Việt Nam long trọng phản đối cách thức ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của nhân dân Việt Nam, và chính phủ Quốc Gia Việt Nam tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định, trưởng phái đoàn quốc gia Việt Nam đã phát biểu như sau: “Tôi để cho phái đoàn Việt Minh trách nhiệm đối với lịch sử về sau này. Chúng ta ở đây để làm cho tự do, pháp lý, công bằng thắng, hay là để cho sức mạnh và chánh sách “sự đã rồi “ thắng? Nếu việc chia đôi được chấp thuận, thì sẽ không có hòa bình mà chỉ ngưng chiến một giai đoạn để rồi sau đó lại tái chiến, chia đôi nghĩa là sớm muộn gì cũng lại có chiến tranh.”

USS Bayfield (APA-33) docks at Saigon, Indochina, to offload refugees following a trip from Haiphong, September 1954. by VIETNAM History in Pictures (up to 1954).

Đúng như vậy, Cộng Sản đã manh tâm chiếm đoạt toàn thể giang san, ngay từ khi Hiệp Định Genève chưa ráo mực. Hiệp định đình chiến Genève 54 kết thúc cuộc chiến 1946-1954, nhưng lại khởi đầu cho một cuộc chiến mới khác, khốc liệt hơn và dai dẳng hơn, bắt đầu ngấm ngầm ngày từ 1954, và chính thức từ 1960 cho đến tháng 04/1975. Không tuân thủ Hiệp Định Genève 54, Cộng Sản cho cán binh ở lại miền Nam, chôn dấu vũ khí, cho người trà trộn vào khối đông đảo đồng bào di cư từ Hà Nội vào Saigon. Tại miền Bắc, họ nhồi sọ chiêu bài “chiếu cố Miền Nam”, “thống nhất Tổ Quốc”. Sau ngày 20/07/54 được thực dân và đàn anh Nga Xô -Trung Cộng giao cho quản trị một phần đất nước, đáng lý họ phải tuân theo bản Tuyên Bố Chung của Hiệp Định Genève 54, mà gắng sức xây dựng tự do dân chủ, làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng trái lại họ lại vắt kiệt nhân, tài, vật lực của đồng bào Miền Bắc để thực thi nhuộm đỏ cả Đất Nước. Năm 1960, họ công khai lập Mặt Trận Giải Phóng đưa quân và vũ khí đổ dốc vào Nam. Máu chảy dài dọc đường mòn suốt từ Bắc vào Nam, bão lửa tàn phá giết hại bao đồng bào Miền Nam hiền hòa. Kết thúc 9 năm chiến tranh 46-54, là hàng triệu đồng bào Miền Bắc ồ ạt di cư vào Nam, là “đấu tố long trời lở đất”, là “sinh bắc tử nam”, là “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để cung ứng cho chiến trường xâm lược Miền Nam, để rồi sau 1975 lại hàng triệu người lao vào chết để tìm tự do, là tù đầy cải tạo, là bo bo kinh tế mới, là áp chế bịt mắt bịt tai bịt miệng. là khiếu kiện, là xã hội đồi bại, văn hóa lừa bịp mánh mung, là bần cùng hóa toàn dân để tư bản hóa toàn đảng.

Bản chất của Cộng sản là lừa dối và bạo lực, cốt lõi của Cộng sản là thù hận, là giai cấp đấu tranh cho nên họ phải khơi động và thực hiện 2 cuộc chiến thê thảm, vô ích mà đã sát hại cả triệu sinh linh, để đi đến kết quả hại dân hại nước tồi tệ nhất trong lịch sử của dân tộc.

20/07/54 giòng sông Bến Hải hờn oán cắt chia. 30/04/75 là cả Thái Bình Dương chan hòa nước mắt và bao người chìm sâu trong biển cả. Cả dân tộc phân ly tan tác trong nước cũng như trên khắp hoàn vũ.

Chúng tôi mong mỏi bài học của 20/07/54, và của 30/04/75 luôn in đậm sâu trong lòng chúng ta và cũng mong giới trẻ sẽ là những cây kim, những sợi chỉ để may lại một giang sơn rách nát, để khâu vá lại lòng người tan tác chia ly, hầu dân tộc Việt trở thành một trên một giải non sông tự do, no ấm,dân chủ, thịnh vượng.

Vũ Quang Ninh

Post Reply