Chiến sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Chiến sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến

Post by phu_de »

Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến


Image

Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho chúng ta khẳng định như thế:

1/ Tài liệu của Không Lực Hoa Kỳ - chương trình di tản "Frequent Wind" có viết rằng: Trong khi phi trường bị tấn công thì 2 chiếc Al (Skyraider chiến đấu có cánh quạt của Không lực VNCH) đã bay lượn trên không phận Saigon để truy lùng các vị trí pháo kích của địch. Một trong hai chiếc bị hỏa tiễn SA-7 bắn hạ. Trong khi đó, nhiều người đã không e sợ, đổ xô ra ngoài để nhìn một chiếc phi cơ "Rồng lửa" AC-119 đang nhào lộn và xả súng (đại liên 6 nồng Gatling) bắn một vị trí của bộ đội Bắc Việt ở ngay gần cuối hướng đông Tân Sơn Nhất. Vào khoảng 7 giờ sáng 29/4, chiếc phi cơ anh dũng của VNCH đã bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch và bốc cháy rồi đâm nhào xuống mặt đất.

Trong một bức thư của một phi công VNCH gửi cho Clyde Bay ở Trung Tâm Di Tản Nha Trang, kể lại chuyện những phi công của Không Lực VNCH vào sáng ngày 29 tháng 4, vẫn tiếp tục thực hiện các phi vụ tấn công vào các đoàn xe tăng địch, khi chúng tiến về phía thủ đô Saigon. Theo lời của Trung Úy Coleman "ít nhất những người này đã là những chiến sĩ đã chiến đấu một cách anh dũng và hi sinh đến giọt máu cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, trong một trận chiến biết chắc là thua, nhưng vẫn sẵn sàng hi sinh".

2/ Tài liệu trích trong cuốn Việt Nam và Chiến Lược Domino của Bạch Long (từ trang 312 đến 314) Nhưng sự bất ngờ cho Cộng Sản đã xảy ra ngay tại cửa ngõ vào Saigon. Khoảng gần một ngàn chiến sĩ của Chiến đoàn 3 Biệt Kích Dù và một số biệt kích, Nhảy Dù và quân nhân khác, có nhiệm vụ bảo vệ bộ Tổng Tham Mưu từ ngày 26 tháng 4, đã sẵn sàng chờ "đón" quân Cộng Sản. Trong ngày 29 tháng 4, tướng Lâm Văn Phát đã có can đảm đứng ra nhận chức tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô với mục đích cầm quân chiến đấu bảo vệ Saigon. Tướng Phát đã ra lệnh cho các cánh quân Nhảy dù, Biệt Cách, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến... phải ngăn chận quân Cộng Sản kéo vào Saigon từ hai ngả tư Bảy Hiền và Hàng Xanh... Tướng Phát kể lại rằng ông chỉ còn vỏn vẹn 60 xe tăng M-41 và M-48 với những đơn vị lẻ tẻ để đối đầu với 16 sư đoàn Bắc Việt và 3 sư đoàn Việt Cộng với hàng ngàn xe tăng, đại pháo và tấn công từ hai ngả vào Saigon. Nhưng dù ở trong tình thế tuyệt vọng như vậy, tướng Phát và những người đầu hàng. Họ vẫn phải chiến đấu đến cùng! (Cần phải nói rằng các đơn vị lớn Thủy Quân Lục Chiến cực kỳ anh dũng và đã bị tan rã gần hết trước ngày 30 tháng, ở vùng Một và vùng Hai, và trong những trận rút bỏ khác.) Những người lính chiến đấu này không có...radio! Họ không cần biết rằng quân Cộng Sản đang thắng thế. Họ không cần biết tổng thống tạm thời Dương Văn Minh đang sửa soạn đầu hàng, dâng miền Nam cho Cộng Sản. Họ không cần biết rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng, không còn một chút hi vọng ngăn chân quân đội Bắc Việt. Họ chỉ biết chiến đấu chống Cộng và tiêu diệt quân Cộng sản, và hình như họ chưa bao giờ có tư tưởng bỏ chạy hay đầu hàng! Họ hờm súng đợi quân thù Cộng Sản và sẵn sàng nhả đạn. Các xe tăng Cộng Sản hứng những loạt đạn đầu tiên và bất ngờ. Trong thành phố đang hỗn loạn tinh thần, tiếng đạn nổ như mưa bão xen lẫn với tiếng súng lớn, đã làm cho sự hỗn loạn gia tăng. Trong thời gian thật ngắn khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, 17 xe tăng Cộng sản bị trúng đạn cháy đen nằm rải rác từ Ngả tư Bảy Hiền đến cổng trại Phi Long và đến đường Cách Mạng... Pháo tháp xe tăng T-55 bằng thép dầy 12inches (30 phân tây) bị bắn thủng như bằng...bột, chứ không phải bằng thép! Lỗ đạn không lớn lắm. Hình như vào giờ chót người Mỹ viện trợ cho một loại súng bắn xe tăng đặc biệt, loại 106 ly (?), để bắn xe tăng. Đạn xuyên phá qua thép dầy nhất và lực cản của thép đã làm cho nhiệt độ gia tăng tới gần 3000 độ C, nướng chín quân lính Cộng Sản ở trong xe tăng.

Image


Cánh quân Cộng Sản từ Long Khánh kéo về Saigon qua Hàng Xanh, Thị Nghè bọc xuống trước Sở Thú để tiến vào dinh Độc Lập thì bị quân Nhẩy Dù án ngữ. Quân Nhẩy Dù bị dồn về bảo vệ vòng đai Saigon. Họ không còn việc gì khác hơn là chiến đấu đến cùng từ đường vòng đai xa lộ Đại Hàn đến ngã tư Hàng Sanh về đến đại lộ Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà. Hầu như những cánh quân Cộng Sản đầu tiên tiến vào Saigon theo ngả này đều bị Nhảy Dù tiêu tiệt hết. Tổng cộng trong khoảng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 15 ngày 30 tháng 4, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hơn 20,000 quân Bắc Việt, 32 xe tăng và gần 30 quân xa (Molotova) chở đầy lính Cộng Sản bị bắn cháy, chết hết, trong phạm vi thành phố Saigon. Tất cả hai cánh quân Việt cộng đều khựng lại.

Bộ chỉ huy Cộng Sản cuống cuồng vội giục Dương Văn Minh phải đích thân ra lệnh cho tướng Lâm Văn Phát, thiếu tá Tài để ra lệnh cho Biệt Cách Dù và quân Nhảy Dù ngưng chiến đấu. Tất cả những người lính chiến đấu can trường nhất của VNCH lúc đó mới hiểu rằng miền Nam đã bị kẹt vào cái thế phải thua. Họ ném bỏ súng đạn trút bỏ quần áo trận và lẫn lộn vào dân chúng, tìm đường về nhà.

Một câu chuyện khác do tướng Lâm Văn Phát kể lại là sau khi Dương Văn Minh điện thoại cho ông phải ra lệnh ngưng bắn thì ông xuống dưới nhà. Dưới chân cầu thang, một người Quân Cảnh đã đứng nghiêm chào ông và nói: "Vĩnh biệt thiếu tướng", rồi rút súng bắn vào đầu tự tử. Khi vị tư lệnh cuối cùng của Biệt Khu Thủ Đô đến Tổng Tham Mưu thì thấy chung quanh cột cờ lớn có khoảng hơn 300 binh sĩ Biệt Cách và sĩ quan chỉ huy họ đang đứng thành vòng tròn và hờm súng vào... lưng nhau, sẵn sàng nhả đạn tự tử tập thể. Tướng Phát phải nói với họ trong nước mắt rằng quân đội VNCH đứng vững cho đến giờ chót là nhờ tinh thần kỷ luật. Vậy lúc này đã có lệnh buông súng thì anh em ai về nhà nấy mà lo cho gia đình. Tự tử không có ích lợi gì cho mình cả. Các quân nhân nghe lời, chỉ có một vài sĩ quan trẻ tuổi đã tự tử. Đến 1 giờ trưa, tướng Phát bàn giao Biệt Khu Thủ Đô cho tướng Việt Cộng Ba Hồng. Sau đó tướng Ba Hồng mời tướng Phát đến Tổng Tham Mưu. Tại đây, khoảng 500 chiến xa T. 55 của Cộng quân nằm kín chung quanh cột cờ. Đáng lẽ những chiến xa này đã đi thẳng sang Tây Ninh theo đườngvòng đai Saigon. Nhưng sự đầu hàng của Dương Văn Minh đã thay đổi hết kế hoạch tiến đánh Thái Lan của Cộng Sản (tướng Lâm Văn Phát đã từ trần trong tuổi già tại Santa Ana, California ngày 30 tháng 10, 1998)

Nhưng hai trận đánh trên đây cũng chưa phải là trận đánh cuối cùng trong ngày 30 tháng 4. Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu đã chiến đấu mãnh liệt từ trong khuôn viên trường cho đến khoảng 2 giờ trưa. Lúc này, Cộng Sản đã cầm chắc cái thắng trong tay nên chúng không muốn chết thêm nữa. Chúng ngưng bắn và điều đình với các em. Các em đòi chúng phải ngưng bắn và rút ra xa để các em tự giải tán. Khoảng ba giờ chiều, các em hát bài quốc ca, làm lễ hạ cờ. Xong rồi bỏ đồng phục, mặc quần áo thường và từ từ ra khỏi trại, nước mắt ràn rụa trên má...

3/ Tài liệu: báo Wall Street Journal số ngày 2 tháng 5 năm 1975, bài bình luận của ký giả Peter Kahn, từng đoạt giải Pulitzer, có tựa đề "Truy Điệu Nam Việt Nam" "...Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm, và họ đã không phải luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ ít có xã hội nào bền bỉ chịu đựng được một cuộc chiến đấu lâu dài như vậy... Quân lực VNCH đã chiến đấu can đảm và vững mạnh trong một số trận đánh mà chúng ta còn nhớ, thí dụ như trận An Lộc. Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi và can đảm ở nhiều trận đánh khác mà chúng ta không còn nhớ địa danh. Quân lực ấy đã can đảm và chiến đấu trong hàng ngàn trận đánh nhỏ, và giữ vững hàng ngàn tiền đồn hẻo lánh ở những nơi mà cái tên nghe rất xa lạ với người Mỹ. Hàng trăm ngàn người của quân lực ấy đã tử trận. Hơn nửa triệu người của quân lực ấy đã bị thương. Và trong những tuần lễ chót, khi mà người Mỹ nào cũng biết là cuộc chiến đấu đã thua rồi thì vẫn còn những đơn vị của quân lực ấy tiếp tục chiến đấu, thí dụ tại Xuân Lộc. Nhờ có những sự chiến đấu ấy mà người Mỹ và một số người Việt lựa chọn mới an toàn thoát đi được. Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của người ta. Phía mạnh hơn chưa chắc đã là phía tốt hơn"

[left]http://img.photobucket.com/albums/v283/ ... 2144-0.jpg[/left]4/ Tài liệu của ký giả người Pháp Jean Larteguy, đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng ở Saigon ngày 29 và 30 tháng 4-75. Thứ Hai 28/4/75 Saigon sáng nay yên tĩnh. Các đơn vị của một lữ đoàn Dù chiếm đóng vị trí của họ trong thành phố, sau bức tường, trong những khu vườn. Họ không buồn rầu và không tuyệt vọng. Họ điều động như thể đang dự một một thao dượt. Đôi lúc họ còn cười với nhau và liệng cho nhau những chai Coca Cola. Họ không nuôi một ảo tưởng về số phận của họ, về kết quả của trận đánh tối hậu này. Nhưng tôi có cảm tưởng là họ nhất định chiến đấu tới cùng, và sẽ tự chôn mình trong những đổ nát của Saigon. "Và những binh sĩ tuyệt vời này vẫn còn có được các cấp chỉ huy ở bên họ. Một trong các cấp ấy là một đại tá. Tôi hỏi ông ta xem tình hình ra sao? Ông trả lời: "Chúng tôi sẽ chiến đấu, và chúng tôi sẽ là những người lính cuối cùng chiến đấu. Hãy nói cho mọi người biết rằng chúng tôi chết không phải vì Thiệu, vì Hương hay vì Minh."

Sau khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Saigon, và ghi lại như sau: "Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan này khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết." Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. "...Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng."

Một đồng nghiệp của Larteguy là Raoul Coutard đã thu được cảnh xuất quân bi tráng ngay vào máy quay phim và cố nén xúc động để hỏi các sinh viên sĩ quan: "Các anh có biết là sắp bị giết chết không?" Một thiếu úy trả lời: "Chúng tôi biết chứ!" Vì sao? - Tại vì chúng tôi không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản! "...Các xe tăng đầu tiên của Cộng Sản vào Saigon từ phía đông, qua tỉnh lộ Thủ Đức và Biên Hòa...

Bộ binh thì tiến từ phía Bến Cát và Tây Ninh. Tuy vậy, bọn này chỉ tới được trung tâm Saigon vào lúc 5 giờ chiều. Từ ngày hôm trước các đơn vị cộng quân này đã bị chận tại gần Hóc Môn, gần nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù do Lữ Đoàn 4 của Sư Đoàn Dù trấn giữ dưới sự chỉ huy của đại tá Vinh, sĩ quan to con, mặt phong trần, nhất định bất chấp lệnh ngưng bắn. Các đơn vị Cộng quân bị thiệt hại nhiều. Sau đó chúng còn phải giao tranh 2 lần trên đường phố Saigon. Một lần trước trụ sở Cảnh sát Công Lộ, nơi đây chừng 100 cảnh sát viên chiến đấu oanh liệt trong hơn một giờ, trước khi bị xe tăng Cộng Sản đề bẹp. Lần thứ hai ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, là nơi chỉ có 4 người lính Dù võ trang đại liên và Bazzoka mà chiến đấu được trong 50 phút. Đến khi hết đạn, họ đi ra ngoài, nắm vai nhau, lập thành vòng tròn rồi cho nổ một tràng lựu đạn tự sát. "Đến chiều tối 400 chiến sĩ Mũ Đỏ (Dù) được gom từ trận Hốc Môn và từ phi trường, tụ lại quanh đại tá Vinh, và còn chiến đấu gần chợ chính và các nơi có ruộng lúa của tỉnh Chợ Lớn. Đến 10 giờ đêm, đại tá Vinh cho lệnh các binh sĩ chia thành toán nhỏ, lợi dụng bóng đem để rút về đồng bằng..." Darcourt cho biết đại tá Vinh đã ở lại vị trí và tự sát.

Nguyen Huy

leduc_henri
Posts: 32
Joined: Mon May 22, 2006 1:17 pm
Contact:

Post by leduc_henri »

Lời Giới Thiệu: Nhân tưởng niệm mùa Quốc Hận đau thương 30/4/1975, Nhóm NhàVăn Quân Ðội vàNguyệt San Việt Nam trân trọng gửi đến quý niên trưởng, quý chiến hữu thuộc QLVNCH trong vàngoài nước hai bài viết trích trong tập "Những Trận Ðánh Không Tên Trong Quân Sử "(tập 2 năm 2006) sẽ phát hành vào giữa năm 2006 nhân ngày Quân Lực 19/6.

Ðây là2 trong hàng loạt những trận đánh có thật được viết thành truyện nhưng mang nặng những dấu tích của chiến sử bị bỏ quên hay bị vùi chôn theo thời gian. Nhóm NhàVăn Quân Ðội, những người lính viết cho tự do, vẫn còn tiếp tục chiến đấu, không chấp nhận để cho quân sử bi hùng của Quân Lực bị chôn vùi.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu hai bài viết:

- Trận Ðánh Không Có Ðại Bàng tại Huấn Khu Thủ Ðức ngày 30 tháng Tư năm 1975.

- Bán tiểu đội Biệt Kích Dù vàtrận đánh cuối cùng sau lệnh buông súng 30/4/1975.

Vàhy vọng các bài viết loại này sẽ mang đến cho quý niên trưởng, quý chiến hữu vàanh em một niềm tự hào nào đó về cuộc chiến đấu nghiệt ngã của chúng ta trong mùa Quốc Hận 30 tháng Tư.

Hải Triều
604.879.1179
* * *
Rừng xanh Long Khánh gục đầu, tan tác theo những bước lui binh bỏ Xuân Lộc khi Sài Gòn lệnh Sư Ðoàn 18 do tướng Lê Minh Ðảo chỉ huy vàcác đơn vị tăng phái, bằng mọi giá, rút về bảo vệ vòng đai Sài Gòn. Ðó lànhững con đường máu màcác đơn vị QLVNCH phải xuyên phá vòng vây, phục kích của các sư đoàn Bắc quân trong thế lui quân nghiệt ngã. Ðịch chiếm Long Khánh vàáp lực địch lấn dần về Sài Gòn theo một vòng cung lửa từ Ðông sang Tây.

Cửa ngõ Xuân Lộc đã mở cho địch quân, quân lệnh từ đài phát thanh quân đội và Sài Gòn vẫn được "đại bàng" các loại ban hành xen lẫn với các bản hùng ca chiến đấu, nhưng người lính không biết các ông ở tọa độ nào, "đại bàng" đang xếp cánh ở đâu, còn hay đã bay xa.

Nắng tháng Tư miền Nam vẫn trải khắp rừng núi, đồng ruộng, phố phư?ng, nhưng trong nắng rõ ràng đã ăm ắp những tia nắng của tử khí, của bi thương, của tuyệt vọng. Người hốt hoảng, màcỏ cây dường cũng không muốn ngẩng đầu.

Trưa 28 tháng 4.1975, xe pháo quân đội các loại từ hướng Biên Hòa nối đuôi đổ về Sài Gòn, quân số các cơ quan, đơn vị trong Huấn Khu Thủ Ð?c cũng vơi dần trong cơn sốt hoảng loạn, dù lệnh cấm trại 100% đã được ban ra từ mấy hôm trước. Số sĩ quan bám trụ ở lại trong Huấn Khu Thủ Ðức còn lại khoảng 30% trong số ước chừng 30 sĩ quan cơ hữu của Huấn Khu, trong số người còn lại vào phút chót đó có đại úy Trung của trường Tổng Quản Trị, đại úy Thảo của trường Quân Báo (* )

Huấn Khu Thủ Ðức, quân trường Thủ Ðức cũ, nằm trong địa bàn trận địa trên lộ trình chuyển dịch xuôi Nam tiến về Sài Gòn trong vòng cung tiến quân của các sư đoàn cộng sản. Các thành phần thuộc các đơn vị trong Huấn Khu, kể cả khu gia binh, được đặt trong tình trạng chiến đấu không có "đại bàng" chính thức. Tuy vậy, họ đã phối hợp vô cùng nhịp nhàng trong thế phòng thủ vàtác chiến. Các đơn vị gồm Trường Tổng Quản Trị, Trường Quân Báo, Trường Hành Chánh Tài Chánh, Trường Quân Nhạc, Trường Thể Dục Thể Thao. Riêng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia vàTrường Bộ Binh Long Thành ( Thủ Ðức cũ) không nằm trong phạm vi Huấn Khu Thủ Ðức.

Ðêm qua nhanh trong hơi thở dồn dập tuyệt vọng của miền Nam, đêm cấm trại mệt nhoài chờ tác chiến của quân nhân các cấp trong Huấn Khu Thủ Ðức chuyển ca trực Huấn Khu từ đại úy Thông ngày 28/4 qua đại úy Trần Văn Trung sáng 29/4. Mờ sáng, cả Huấn Khu mừng rỡ mở cổng chính số 1 đón các đơn vị Sinh Viên Sĩ Quan ÐàLạt từ miền Trung kéo về, cùng lúc, hàng loạt những đơn vị Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị thuộc trường Bộ Binh Long Thành cũng kéo về Huấn Khu Thủ Ðức, trường Mẹ cũ của họ thuở xưa.

Họ di quân từng toán thứ tự dù không có cấp chỉ huy trực tiếp, trừ vị sĩ quan cao lon nhất làtrung tá Tuyền của trường Bộ Binh Long Thành. Huấn Khu Thủ Ðức trở thành nơi tá túc của các sinh viên sĩ quan ÐàLạt vàLong Thành, vàngay sau đó, họ trở thành những chiến binh tác chiến bảo vệ căn cứ Huấn Khu. Huấn Khu Thủ Ð?c có thêm quân, có thêm anh em đồng cảnh ngộ, chong súng dựa lưng nhau. Vàlạ lùng thay, dù không có một "đại bàng" chính thức nào trên đầu, các sĩ quan trong Huấn Khu liên lạc hàng ngang, làm việc hàng ngang trong tình huynh đệ đồng sinh đồng tử trong những phút giây cuối cùng của miền Nam.

Các sĩ quan trong Huấn Khu thay phiên nhau trực vàđiều hợp những kế hoạch phòng thủ vàtác chiến trong khi vòng vây của địch đang khép dần quanh căn cứ. Các giao thông hào, các công sự phòng thủ, các cứ điểm đặt súng cộng đồng, các trạm canh... Tất cả các loại súng chong thẳng ra ngoài hàng rào kẽ gai. Các thùng đạn các loại đặt sẵn các vị trí tác chiến. M72 sẵn sàng trong từng chiến hào. Các trạm canh báo cáo liên tục về những cánh quân di chuyển của địch ở tầm xa đang tiến dần về hướng Huấn Khu. Bắc quân tiến về Sài Gòn nhưng không thể để yên Huấn Khu Thủ Ðức.

Trong Trường Quân Báo Cây Mai, đại úy Thảo, trưởng phòng Chính Huấn, đang phân vân giữa gia đình vàđơn vị. Anh vẫn còn ở lại Huấn Khu trong khi có một số bạn chuồn về với gia đình, đột nhiên anh thấy "ông giàđầu bạc", Thiếu tá Biện Ngọc Bái rời Huấn Khu về Sài Gòn thăm nhàhôm trước, lại quay trở lại. Ông buột miệng:

- Ủa! Ðại úy Thảo còn ở đây à?

- Bộ huynh trưởng tưởng tôi mang phao lặn theo ông Thiệp kiến cận rồi sao?

- À, hay làtoa lấy Honda "dzọt" về nhàchút xem sao. Ðường còn đi được mà!

- Thiếu ta giàrồi còn vì trách nhiệm màtrở lại đơn vị với anh em, cón tôi, trong tình huống này lòng dạ nào màbỏ đơn vị?

- Ừa, thôi anh em mình cùng ở lại, có gì thì cùng chiến đấu bên nhau! Màđại úy Thảo Ròm!Làm sao thì làm chứ tôi đã từng vào Lý Bá Sơ cách đây mấy mươi năm! Ớn lắm rồi nhé!

Tại văn phòng Chỉ Huy Phó đêm 29 tháng Tư trường Quân Báo có một cuộc họp mặt bỏ túi gồm có Trung tá Nguyễn Ngọc Bích, Chỉ Huy Phó kiêm Trưởng Khối Huấn luyện trường Cây Mai, Trung tá Phạm Văn Dẫu, thiếu tá Bái, Hiền, Kiệt vàđại úy Thảo. Không khí nặng nề, âu lo. Anh em chửi thề khi nghe tiếng mõ, thanh la, trống các loại của cộng sản đập gõ ở vòng ngoài vòng rào phòng thủ sau cổng số 9, đường ra bãi tập của Trường Bộ Binh cũ. Kèm theo những tiếng gõ đủ thứ âm thanh ồn ào đó làtiếng loa vọng vào Huấn Khu: "Hàng sống, chống chết. Hãy về với nhân dân để được khoan h?ng!"

Việt cộng cứ loa, cứ gõ, các sĩ quan trong Huấn Khu vẫn âm thầm chia nhau trực vàkiểm soát anh em phòng thủ mặt trác nhiệm. Trung tá Dẫu lên tiếng, giọng ông buồn buồn:

- Anh em mình không còn bao nhiêu! Thiếu tá Hiền vàđại úy Thảo quen trận mạc, Thảo điều động anh em án ngữ mặt tiền đơn vị, còn Hiền phụ mặt sau với chúng tôi!

- Trung tá yên trí! Chúng ta sẽ chơi xả láng nếu chúng tràn vô Huấn Khu!

- Thảo liên lạc thường xuyên bên phòng sĩ quan trực Huấn Khu để phối hợp với anh em bên mặt Tổng Quản Trị vàTrường Hành Chánh Tài Chánh nghe!

Giờ Bắc quân tấn công đã tới trước khi tiếng chim ríu rít trên cây gọi đàn buổi sáng. Chim chóc trong các tàng cây trong Huấn Khu nháo nhác bay cao lúc trời còn mờ mờ khoảng 4 giờ sáng khi hàng loạt súng cối địch pháo vào Huấn Khu, vàtiếp theo đó làsúng nổ dữ dội giữa ta vàđịch ở mặt Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Bắc quân dồn nỗ lực thanh toán mục tiêu Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia nằm ngoài vòng rào phòng thủ Huấn Khu chênh chếch phía Tây Bắc cổng số 1, gần Chợ Nhỏ, trước khi tập trung quân ào ạt tấn công Huấn Khu Thủ Ðức với lực lượng phòng thủ mạnh hơn.

Sự chống trả dũng mãnh vàcan trường của anh em bên Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia cuối cùng đã tắt sau 2 giờ cầm cự. Máu đã đổ, tang thương chết chóc đang mò dần đến các hàng rào kẽm gai phòng thủ Huấn Khu. Các đơn vị địch vây tứ hướng, nhìn vào Huấn Khu thăm dò. Tất cả chỉ làmột sự yên tĩnh, một thứ chiến trường yên tĩnh rợn người. Họ đang vây Sài Gòn, song họ không hiểu nỗi tại sao các đơn vị xa Sài Gòn mấy chục cây số vẫn còn chiến đấu quyết liệt.

Các đơn vị phòng thủ Huấn Khu không chờ đợi lâu. 6 giờ sáng 30/4, Bắc quân pháo vô Huấn Khu màquả đầu tiên rơi ngay cửa văn phòng sĩ quan trực Trần Văn Trung. Các mũi tấn công của địch, sau khi chiếm Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, đồng loạt đâm thẳng vào các phòng tuyến của Huấn Khu Thủ Ðức màáp lực nặng nhất làkhu nghĩa địa bên phía trường Tổng Quản Trị bọc lên hướng Bắc sau lưng trường Quân Báo vàCâu Lạc Bộ Dân Sự.

Ðại úy Trần Văn Trung tới phiên trực Huấn Khu trong danh sách các sĩ quan còn lại trong Huấn Khu trong hệ thống luân phiên làm việc hàng ngang trong tình thế "hỗn quân hỗn quan" mất liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn. Ðại úy Trần Văn Trung ra lệnh đưa tất cả vũ khí của Huấn Khu ra các kháng tuyến: M72, lựu đạn, súng lớn, súng nhỏ, các thùng đạn... Tất cả sẵn sàng cho trận quyết định cuối cùng. Riêng mặt vòng cung kháng tuyến từ khu nghĩa địa qua phía sau Câu Lạc Bộ Dân Sự vàTrường Quân Báo, đại liên 30 ít ra cũng khoảng vài chục chĩa nòng ra ngoài, thùng đạn mở sẵn sàng, dây đạn nối vào ổ súng như mấy con rắn dị hợm.

Khi Bắc quân pháo vào Huấn Khu vàtấn công Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia thì cũng làlúc Nam, người em của Trung lọt vào Huấn Khu tìm vàgọi Trung về Sài Gòn. Nam hổn hển:

- Anh Trung! Nhàbảo anh trốn về gấp để di tản bằng máy bay trực thăng của anh Lê Trần Cát! Cả nhàcòn chờ anh! Có anh nhàmới đi! (**)

- Trời ơi! Giờ này mày lên vùng tử địa này làm gì? Tao ở lại với anh em! Các đơn vị còn chiến đấu làm sao tao về! Tao ở lại! Tới đâu hay tới đó! Mày về đi!

- Làm sao em về! Tụi nó bắn tùm lum tàla ngoài Chợ Nhỏ! Hay anh cho em cây súng! Em ở lại với anh!

Trung quăng vội cho thằng em trạc tuổi Thiếu Sinh Quân cái nón sắt, áo giáp vàcây Carbin M1:

- Mày nằm giao thông hào gần tao! Cứ chĩa súng ra hướng gò mả! Tụi nó tràn vô cứ bóp cò như tao đã chỉ cho mày lần trước. Nhét vào túi mấy kẹp đạn nhanh lên!

Trung phóng trở lại phòng sĩ quan trực Huấn Khu, đạn địch bắn qua khu nghĩa đ?a như mưa. Trung hét vào máy:

- Mũi nhọn địch đang tấn công khu nghĩa địa bằng bộ binh! Tụi nó chơi ban ngày! Coi chừng cổng số 1 vàcổng số 9!

Tiếng súng hai bên nổ đồng loạt tạo ra một thứ âm thanh binh lửa kinh người màtừ ngày thành lập trường Bộ Binh Thủ Ðức, rồi thành Huấn Khu Thủ Ðức, người dân quanh vùng vàcác binh sĩ trú phòng chưa từng chứng kiến, chưa từng trải qua. Tiếng súng nổ át hẳn âm thanh của các máy âm thoại. Người ta không còn nghe gì ngoài tiếng đạn nổ như gieo cát trên mái tôn. Dưới chiến hào mặt nhìn ra nghĩa địa sau Trường Tổng Quản Trị, vài anh em hoảng hốt la lớn:

- Chết mẹ, tụi nó cắt gần xong vòng rào ngoài vàđang mò dần vào các gò mả! Mày chơi mấy thằng ở mấy lùm cây, tao chơi mấy thằng bò lết cắt kẽm gai! Nó mò vào ôm được mấy cái gò mả nó thọt B40 vào thì khốn nạn!

- Thì cứ thế màlàm! ÐM! Bộ nó tưởng dễ ăn, nó tưởng sau mấy cái gò mả không có đồ cúng tụi nó sao?

Những người lính không rõ đơn vị, những sinh viên sĩ quan, những quân nhân cơ hữu còn lại của Huấn Khu, năm cha bay mẹ ở các nơi dồn về chung một chiến hào, vừa bắn vừa chửi như bắp rang. Vày như rằng, ngay sau đó, hàng loạt mìn claymore vàmìn chống cá nhân cài dày theo mấy gò mả thi nhau hàng loạt: Ầm! Ầm! Ầm... Các loại nổ dọc dài theo kháng tuyến phòng thủ hòa với lưới lửa các loại phủ chụp địch trong vùng nghĩa địa. Dường như Bắc quân không nghĩ tới mặt nghĩa địa chằng chịt hàng rào kẽm gai được gài dày đặc các loại mìn nổ, mìn claymore, mìn chiếu sáng ... vàbên trong làhàng loạt các loại vũ khí cá nhân, vũ khí cộng đồng tua tủa chĩa ra mục tiêu trong tư thế chờ địch. Ðợt biển người của Bắc quân sau gần 3 tiếng đồng hồ tấn kích đã bị bẻ gẫy tại khu nghĩa địa. Một số xác Bắc quân nằm dính trong hàng rào kẽm gai.

Bắc quân chủ quan tưởng Huấn Khu Thủ Ðức làthứ quân trường có hệ thống phòng thủ không có gì đáng ngại, vàhọ đã trả cái giá quá đắt khi bị đánh bật ra ngoài, trừ những xác vắt dính trên các vòng kẽm gai làkhông đường rút lui.

Ý đồ địch làquyết tâm vượt hàng rào kẽm gai, chiếm nghĩa địa để làm bàn đạp chọc thủng mặt Tây của Huấn Khu trong tầm tác xạ của B40, B41 thay vì đánh chính diện vào cổng chính số 1 màđịch nghĩ có thể hỏa lực phòng thủ tập trung nặng hơn. Khu nghĩa địa đã diễn ra những đợt ác chiến đẫm máu giữa ban ngày vàBắc quân đã bị thiệt hại vô cùng nặng nề.

Trận ác chiến bao trùm bởi tiếng súng, mìn các loại đã làm tắt tất cả bất cứ thứ âm thanh nào trên đời có thể lọt vào Huấn Khu. Huấn khu Thủ Ðức vẫn còn làmột bãi chiến trường ác liệt, bi hùng chờ đợi những tang thương nghiệt ngã khi chiến xa Bắc quân được điều động tấn công vào mục tiêu sau đợt ác chiến bị chận đứng ở các vòng rào vùng nghĩa địa. Người ta nghe tiếng báo cáo trên hệ thống âm thoại của các đơn vị Bắc quân bao vây vàchờ thanh toán Huấn Khu:

- Báo cáo đồng chí! A5 không thể chọc thủng phòng tuyến địch! Tổn thất ta nặng. Không thể tràn nhập Huấn Khu địch bằng bộ chiến!

- Các đồng chí chuẩn bị dồn nỗ lực tùng thiết vào cổng chính! Tăng sẽ đến ngay! Các đồng chí phải khẩn trương thanh toán mục tiêu trước buổi trưa! Ðịt mẹ! Tên Dương Văn Minh đã ra lệnh đầu hàng màquân ngụy vẫn còn ngoan cố!

Cái yên tĩnh tịch mịch của chiến trường bỗng trở nên rùng rợn, không phải giữa đêm đen màgiữa ánh nắng chói chang. Bên ngoài địch ngưng nổ súng, bên trong ta ngưng nổ súng. Các toán cứu thương di chuyển anh em bị thương về phòng cấp cứu. Trong máy âm thoại các loại,
trên các đường điện thoại trong Huấn Khu, trên trời cao ngoài tầm cao xạ phòng không địch cũng không có hơi thở của bất cứ một thứ "đại bàng" hay tư lệnh nào.

Sát ngay thủ đô Sài Gòn, "đại bàng chúa Dương Văn Minh" vừa lên ngôi vài hôm đã rũ cánh đầu hàng. Huấn Khu Thủ Ðức vẫn chiến đấu. Bao nhiêu chiến thuật, bao nhiêu kỷ luật, bao nhiêu binh pháp, bao nhiêu kinh nghiệm chiến trường, bao nhiêu lòng tự hào, bao nhiêu lòng yêu nước .... của người lính miền Nam các cấp còn lại sau trận đánh lẫm liệt ở Xuân Lộc Long Khánh, vàsau đó được lệnh lui quân, đã dồn lại trong kháng tuyến của Huấn Khu Thủ Ðức sáng ngày định mệnh 30 tháng Tư năm 1975. Không có cấp chỉ huy, không có tư lệnh chiến trường, các sĩ quan còn lại trong Huấn Khu, bất kể cấp bậc, cơ hữu hay tá túc khi đơn vị tan rã từ miền Trung... đã làm làm việc hàng ngang, đã phối hợp tuyệt vời trong trận tử thủ. Các sinh viên sĩ quan của hai trường Thủ Ðức/Long Thành vàÐàLạt đã có mặt ngay trong các chiến hào. Kháng tuyến không còn làlính, làhạ sĩ quan, làsinh viên sĩ quan, làsĩ quan màlàmột khối.

Nắng miền Nam chiếu rọi những tia u uất khắp trời. Từ Vũ Ðình Trường, từ giao thông hào, người sĩ quan vô danh không biết thuộc đơn vị nào, mặt đanh lại. Anh phóng ống dòm quan sát cổng sau số 9 rồi quay 180 độ, anh quan sát dọc theo kháng tuyến thẳng ra cổng chính số 1. Dường như làmột sĩ quan từng xông pha trận mạc, anh dự đoán cái gì sẽ xẩy ra sau mấy tiếng đồng hồ "chiến trường yên tĩnh". Dịch có thể tung chiến xa vào trận. Cổng số 1 được bịt kính bởi những con ngựa sắt kẽm sai. Bên ngoài chợ Nhỏ không có một bóng người sau trận ác chiến ở khi nghĩa địa trong vòng rào Huấn Khu. Ðịch chắc lànúp đâu đó, nhưng dân thì đã lánh xa. Bên trong cổng số 1, dọc theo chiến hào lànhững vũ khí đủ loại của các đơn vị cơ hữu vàcủa các đơn vị khác mang theo vào trú ẩn trong Huấn Khu. Những ống phóng M72 nằm phơi dưới nắng. Anh nghĩ trong bụng, nếu địch tấn công vào Huấn Khu xuyên cổng số 1, thế nào cũng lãnh hàng tá M72 chào đón.

Cái gì phải đến thì nó phải đến. Lấy Sài Gòn được màHuấn Khu Thủ Ðức còn kháng cự, không thanh toán được có thể làmột mối nhục của Bắc quân. Giờ định mệnh của Huấn Khu Thủ Ðức đã đến. Khoảng sau 10 giờ sáng ngày 30 tháng Tư, thời điểm lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh loan trên đài phát thanh Sài Gòn, không biết vô tình hay cố ý, Huấn Khu Thủ Ðức vẫn ở trong tư thế tác chiến. Có lẽ tin rằng các đơn vị miền Nam sẽ tuân răm rắp lệnh của Dương Văn Minh, một đoàn chiến xa của Bắc quân từ xa lộ trực chỉ Huấn Khu Thủ Ðức hướng thẳng về cổng số 1, âm thanh xích sắt rõ dần.

Ðại úy Thảo của trường Quân Báo phóng ống dòm ra cổng chính. Anh la lên cho mọi người như báo động:

- Anh em chuẩn bị! Một số không rõ chiến xa địch tiến về hướng Huấn Khu, có cả bộ binh tùng thiết vàđám du kích nón tai bèo. Ðúng làtụi nó! Xe chúng có cắm cờ xanh đỏ của đám Mặt Trận!

Thảo mải mê theo dõi địch di quân, mắt dán vào ống dòm, miệng cứ nói. Thực ra, nhìn bằng mắt trần, anh em đã nhận ra những gì Ðại úy Thảo nói, vàhọ đã phóng ra chiến hào phòng thủ nhanh hơn Thảo dự liệu. Khi anh quay lại thì mọi người đã ở trong thế tác chiến. Khi đoàn chiến xa địch tiến gần cổng số 1 trong tầm quan sát bằng mắt thường, tên chỉ huy địch bỗng ra lệnh ngừng xe:

- Các đồng chí cẩn thận coi chừng M72 địch! Tại sao Sài Gòn đã đầu hàng màHuấn Khu Thủ Ðức địch không có vẻ gì làsẵn sàng bỏ trống bàn giao cho cách mạng? Lạ thật! Hay làđám này cũng cứng đầu như đám Sư 18 của tướng ngụy Lê Minh Ðảo ở Long Khánh? Ta đã mất ở đó hơn mấy ngàn đồng chí! Trận đánh sáng nay vào Huấn Khu địch nghe báo cáo ta tổn thất khá nặng. Phải cẩn thận!

Một tên sĩ quan bộ binh Bắc Quân sốt ruột hỏi:
- Ðồng chí tính sao? Chẳng lẽ ớn Long Khánh lại khoanh tay bất động đứng nhìn
Huấn Khu địch? Lệnh trên buộc ta phải nhổ cho xong cái chỗ này để tập trung về Sài Gòn nội trong ngày hôm nay!
- Ðồng chí nghe lệnh tôi, cho phân tán đơn vị vào nhàdân. Tất cả bố trí bên ngoài đợi lệnh. Chỉ một chiến xa dò đường phá cổng chính màthôi để xem quân trú phòng địch phản ứng ra sao? Các đồng chí khẩn trương chấp hành lệnh!

Như một con trâu đen thui từ từ húc về hướng cổng số 1, khoảng 10 giờ 30 sáng 30 tháng Tư, một chiếc T54 địch nghiền xích sắt dần về cổng chính Huấn Khu. Không biết bao nhiêu cặp mắt bên ngoài nhìn vô, không biết bao nhiêu cặp mắt bên trong nhìn ra, cả dân lẫn lính hai phe đối chiến. Có lẽ họ đang nín thở, có lẽ họ đang hồi hộp. Họ chờ một ti?ng nổ của hỏa tiễn M72 phóng vào chiến xa địch. Nhưng lạ lùng thay, bên ta không ai bắn một phát, trong lúc chiến xa địch ủi toạc hàng rào phòng thủ kẽm gai chắn cổng số 1, qua khỏi cổng, vừa lăn xích sắt, vừa tác xạ bừa vào các hướng tiến trong Huấn Khu, đơn lẻ chỉ một chiếc. Rõ ràng không phải làchiến xa địch lạc đường, nhưng Bắc quân đang giở trò gì đây?

Lẻ tẻ có những tiếng súng nhỏ của quân trú phòng tức giận đáp lễ tiếng đại liên trên chiến xa địch như âm thanh bị tiếng súng địch át đi. Có lẽ đại bác vàđại liên trên chiến xa địch làm cho mấy loại súng nhỏ từ M16, Carbine, Garant quân trường của phe ta ngại ngần khai hỏa vì không tương xứng. Mấy thứ này làm sao bắn thủ vỏ thép T54! Còn M72 đâu, không thấy khai hỏa quả nào? Chiến trường gì đâu như giỡn mặt, như đùa!

Khi chiến xa địch vượt qua khoảng trước trường Quân Báo trên đường ra cổng sau số 9, Trung sĩ I Hùng Tầu hốt hoảng:
- Ðại úy Thảo! Cho lệnh bắn đi chớ! Trời ơi! Nó chạy ngay sát cạnh mấy ống phóng M72 màsao ai cũng tha cho nó vậy trời!
- Không được! Chờ! Bộ ông không thấy chúng nó đại bác nòng dài, còn đám mình súng nhỏ cổ lỗ sỉ. Anh em sinh viên sĩ quan các trường bạn bố trí cạnh đường, chiến hào cách chiến xa địch có một tầm với tay! Anh em chưa phản ứng thì mình phá bĩnh sao được! Nguy cho mình vànguy cho cả họ!
Từ bên ngoài cổng số 1, ban chỉ huy hành quân địch cũng căng thẳng theo sát chiếc chiến xa thám sát đơn độc dưới nắng trưa trong lòng Huấn Khu.
- Lạ thật! Các đồng chí có thấy gì không? Tại sao địch lại im lặng không phản ứng gì? Chẳng lẽ Huấn Khu Thủ Ðức của địch bỏ trốn trước cả lệnh đầu hàng sau trận chạm súng buổi sáng?
- Báo cáo thủ trưởng! Tôi nghe quả có tiếng súng nhỏ của địch nổ. Kiểu cách bố trí phòng thủ của địch cho thấy địch không buông tay dễ dàng. Tôi lo cho chiến xa chúng ta sẽ chạm địch dữ dội trên đường ra trở lại!

- Ðồng chí ra lệnh trưởng xa không ủi cổng sau, quay trở lại về hướng cổng số 1 tức khắc với vận tốc nhanh vàkhai hỏa tối đa 2 bên đường vàcác mục tiêu nghi ngờ!

Chiếc T54 chưa chạm cổng số 9 đã quay nhanh về lại hướng cũ, vừa chạy vừa tác xạ liên tục. Chiếc T54 vừa lăn xích qua khỏi Vũ Ðình Trường đột nhiên tất cả kháng tuyến hai bên đường đồng loạt nổ súng như mưa vào chiến xa, nhắm thẳng vào tên xạ thủ đại liên trên pháo tháp trong lúc hắn tác xạ hai bên đường ra. Không biết hắn bị bắn gục lọt xuống lòng xe hay hỏng hốt chui vào tránh đạn, hắn biến mất sau vài tràng đạn trên pháo tháp. Không còn bị đại liên uy hiếp, các ổ M72 dọc hai bên hông chiến xa, từ hai phía, mặt Ðông: Trung Tâm Thể Dục Thể Thao, Trường Quân Nhạc vàmặt Tây: Trường Quân Báo Cây Mai vàTrường Tổng Quản Trị... đồng loạt phóng hỏa tiễn tập trung vào chiếc T54. Chiếc T54 bị vây trong lưới lửa, kinh hoàng rú ga. Một quả, hai quả, ba quả vàhàng loạt quả, cái trúng cái trật, nhưng một quả M72 phóng từ hướng Ðông phía Trường Thể Dục Thể Thao trúng thẳng vào xích sắt chiếc T54 làm nó đứt xích, khựng lại vàrung người lên vì sức nổ. Tuy nhiên nó vẫn cố lết về hướng cổng số 1 để hy vọng thoát vòng vây. Xích sắt bên trái chiến xa địch bị đứt rời ra, đầu chiến xa xoay thẳng vào hướng Khu Tiếp Tân vàkhựng lại cách cổng số một không xa.
Quân ta trong chiến hào đứng vụt dậy reo hò như tham dự một trận đánh hào hứng đẹp như trong xi nê. Chiếc T54 nằm cọ quay tại chỗ nhưng chưa cháy. Bỗng người ta thấy một sinh viên sĩ quan trường Bộ Binh đứng bật dậy khỏi hố chiến đấu, ném ống M72 xuống đất, phóng ra khỏi hố, rút chốt lựu đạn chạy thẳng về chiếc T54 nhảy vọt lên xe vàthảy vào lòng chiến xa rồi nhảy khỏi xe. Một tiếng nổ long trời trong lòng xe T54 tiếp theo lànhững tiếng nổ phụ của các loại đạn trong xe. Người sinh viên sĩ quan gan dạ đó không quay đầu lại cho đến khi anh nhảy lọt vào hố chiến đấu. Anh đứng thẳng người nhìn khói bốc ra từ chiếc T54 bất động. Tiếng reo hò của quân ta lại vang lên khắp các chiến hào.(***)
Tất cả anh em chiến đấu những giờ phút cuối cùng trong Huấn Khu Thủ Ðức thắc mắc không hiểu tại sao Bắc quân lại chỉ cho một T54 phá cổng số 1 để tiến vào trận. Vàtại sao họ thấy rõ ràng làtrong vòng ra, chiếc T54 bị vây khổn màhọ không cho chiến xa hay bộ binh tiếp cứu hay khai hỏa yểm trợ? Nếu Bắc quân cho hàng loạt 5, 7 chiếc T54 cùng quân bộ chiến tiến vào Huấn Khu thì tình thế sẽ ra sao? Phải chăng họ sự bị lọt ổ phục kích tập thể, vàquân bộ chiến sau tổn thất nặng ở Long Khánh, họ vét theo đám du kích dọc đường với dép râu, mũ tai bèo không thể lâm trận địa chiến?
Chiếc T54 bốc khói vẫn nằm chết tại chỗ. Vẫn chưa thấy địch chuyển quân ra sao. Hai bên án binh bất động. Tình trạng sẵn sàng tác chiến trong Huấn Khu vẫn còn căng cứng. Các sĩ quan trong Huấn Khu liên lạc nhau để biết thương vong của anh em từ sáng tới trưa. Số thương vong có đến 20 anh em trong đó có hai khóa sinh của trường Quân Báo.
Trận đánh không có "đại bàng" tại Huấn Khu Thủ Ðức sáng ngày 30 tháng Tư 75 được coi làtuyệt vời, cái tuyệt vời của chiến trường ngay sau đó trở thành u ám khi mọi người hay tin tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, tin những anh em thân quen bị tử thương vàbị thương.
Ðại úy Thảo, tự Thảo Ròm, gọi Trung sĩ I Hùng giao tuyến phòng thủ mặt tiền trường Quân Báo. Anh em nhìn cái bóng dáng mảnh mai của Ðại úy Thảo với cây Carbin M2 vụt nhanh qua Hội Quán Sĩ Quan phụ tay tẩm liệm anh em tử thương, băng bó anh em bị thương. Nỗi đau nhìn anh em trên vũng máu chưa nguôi thì nỗi đau lớn hơn, bàng hoàng hơn bủa đến vây bọc mọi người: Ông Dương Văn Minh ra lệnh toàn quân buông súng! Không biết lệnh này ban ra lần thứ mấy từ đài phát thanh Sài Gòn. Người ta nghe những lời tức tối văng tục, chửi thề. Người ta thấy những vị sĩ quan gục đầu ôm mặt. Người ta thấy những dòng nước mắt


tuôn trào xuống trên những gương mặt một thời xông pha trong cõi chết trận mạc chưa từng đổ lệ.
Thảo Ròm chạy lên phòng làm việc của Khối Chiến Tranh Chính Trị Trường Quân Báo. Anh gặp Thiếu tá Bái nước mắt ràn rụa:
- Ðại úy Thảo! Thế làhết! Thay đồ nhanh lên để về với vợ con! Còn gì màchần chờ?
- Không! Thiếu tá dzọt trước đi! Tôi đã thủ mấy trái lựu đạn mấy bữa nay! Trước khi buông súng, tôi quyết sẽ chơi bọn nó cú chót! Tôi sẽ gài vài trái vào tủ hồ sơ rồi xuống sau!
Thiếu tá Bái khựng lại:
- Ðừng! Ðừng anh Thảo! Nó không giải quyết được gì thêm, ngộ lỡ trong cảnh hỗn loạn, anh em sau mình vô tình mở tủ hồ sơ thì khốn!
Thảo tuân lời. Anh cởi bỏ bộ quân phục, cởi bỏ đôi giầy trận như anh đã từng làm mỗi chiều tan sở rời đơn vị về nhà, nhưng lần này, tay anh run run, tim anh đoài đoạn, lòng anh trũng xuống khi anh biết đời binh nghiệp của mình đã chấm dứt, giờ chia tay bè bạn thân quen sắp xẩy ra trong tình huống tan hàng nghiệt ngã. Trước khi rời bước, anh bỗng xoay nhìn lại bộ quân phục nằm rũ trên bàn. Chợt anh nhìn thấy ba bông mai vàng trên bâu áo anh như đau đớn nhìn anh vĩnh biệt. Trên má anh, hai hàng nước mắt lăn tròn tự lúc nào.

Trận chiến nào cũng tàn, nhất làsau khi chiếc T54 bị cháy, địch sẽ bằng mọi giá dứt điểm Huấn Khu Thủ Ð?c. Ðứng trước cư xá phía mặt tiền Trường Tổng Quản Trị, Trung Tá Truyền mắt đăm đăm nhìn ra cổng số 1, mắt đảo một vòng ra phía Chợ Nhỏ, chợt ông quay lại nói với anh em:

- Ðiệu này chắc không xong! Ông Minh đã ra lệnh buông súng màchúng ta vẫn còn đánh. Tôi thấy cả Huấn Khu nhiều anh em vẫn cương quyết đánh đến cùng, nhưng thế cờ sẽ không xoay ngược. Tôi sợ tốn xương máu anh em!

- Trung tá định làm gì? Trong khu vực của mình, dù Trung tá thuộc quân số Trường Bộ Binh Long Thành nhưng Trung tá làsĩ quan cao nhất có mặt trong khu vực này, toàn Huấn Khu không biết bên Trường Quân Báo vàQuân Nhạc có vị sĩ quan cao cấp nào còn lại trong Huấn Khu hay không, chỉ huy trưởng vàchỉ huy phó không thấy xuất hiện trên hệ thống liên lạc tác chiến. Thôi thì Trung tá cứ nói quyết định của Trung tá xem sao!

- Tôi gắn cờ trắng lên xe vàcùng tài xế ra cổng tiếp xúc với các đơn vị Việt cộng để nói chuyện mình hạ vũ khí!

- Không! Tụi em không đồng ý!

- Thế thì các cậu có giải pháp nào hay hơn trong tình huống tuyệt vọng này chăng?

Không ai trả lời! "Thầy trò" trao đổi nhau trong không khí nặng nề, căng thẳng. Sau cùng, họ thả nổi cho Trung tá Truyền quyết định. Trung tá Truyền vẫn còn nguyên quân phục vàcấp bậc, ra lệnh cho tài xế lái xe jeep mui trần đưa ông ra cổng. Miếng vải trắng phất phơ trên cây cần câu máy truyền tin. Chiếc xe chạy chậm. Mấy trăm cặp mắt anh em chăm chăm vào xe ông di chuyển. Ông đứng thẳng người, xe vàngười không trang vị vũ khí. Bên ngoài địch thấy rất rõ đây làmột sĩ quan của quân đội Miền Nam ra tiếp xúc với họ. Khi xe của Trung tá Truyền vừa chạm mặt đường ra cổng chính, chưa tới cổng số 1, một quả không biết B40 hay SKZ trực xạ từ bên ngoài thẳng vào chiếc xe mang cờ trắng. Chiếc xe nổ tung lên vàbốc cháy.

Trung tá Truyền vàngười tài xế văng ra khỏi xe vàchết ngay tại chỗ.

Tất cả những người chứng kiến cái chết của Trung tá Truyền bàng hoàng, uất hận vànhào xuống giao thông hào khai hỏa hàng loạt ra ngoài màngười ta có cái cảm giác anh em sẵn sàng chiến đấu chết bỏ. Sau đó, những con mắt, những đỉnh đầu ruồi đồng loạt hướng về cổng số 1.

Chờ! Chờ! Họ chờ phản ứng của địch. Thời gian trôi chậm chạp trên bờ tử sinh hăng hắc mùi súng. Ðịch vẫn án binh bất động. Bên trong, các kháng tuyến vũ khí vẫn còn nguyên trên bờ giao thông hào, trên tay quân trú phòng. Ðịch sợ tổn thất vào phút chót ư? Ðịch chờ các lời gọi buông súng của Dương Văn Minh có tác động để những chiến binh trong Huấn Khu Thủ Ð?c xếp hàng, giơ tay lũ lượt ra khỏi cổng số 1 chăng? Không! Qua ống dòm địch, Huấn Khu vẫn trong tình trạng tử thủ vàchiến đấu.

Từ chiếc T54 vẫn còn những sợi khói quặn mình bò lên không trung, như nhắc các "đồng chí" coi chừng: "Ðua chiến xa vào Huấn Khu làbỏ mạng!" Lời gọi buông súng của Dương Văn Minh vẫn tiếp tục vang lên trong mấy chiếc radio. Ðịch có vẻ kiên nhẫn hay được lệnh không tấn công.

Khoảng 1 giờ trưa, khi Thiếu tá Bái vàÐại úy Thảo của Trường Quân Báo nghẹn ngào ôm lấy anh em khóa sinh, sinh viên sĩ quan vànhững sĩ quan thân quen vây quanh ông... Họ nói với nhau những lời gần như vĩnh biệt giữa nắng tháng Tư tang thương phủ xuống Huấn Khu. Tiếng loa gọi hàng của Bắc quân vọng vô từ hướng Chợ Nhỏ:

- Chúng tôi kêu gọi các đơn vị Ngụy quân đầu hàng, bỏ vũ khí tại chỗ, mặc thường phục vàrời khỏi doanh trại!"

Loa gọi hàng được nhắc đi nhắc lại xen lẫn lời gọi buông súng của tướng Dương Văn Minh. Tất cả anh em trong Huấn Khu bỗng thấy bầu trời bỗng chốc chuyển sang một mầu rực đỏ, cây cỏ gục đầu dưới nắng tháng Tư hừng hực tử khí thê lương. Cũng không gian đó, cũng vùng đất này, vài tháng trước đây khi chiến cuộc nóng dần từ miền Trung, Huấn Khu Thủ Ðức vẫn còn êm ả thanh bình, vàcũng vài giờ trước đây, dù đang trải qua những giờ phút lửa đạn ngút trời, Huấn Khu Thủ Ð?c vẫn hiên ngang trong lưới đạn thù vây bủa, nhưng bây giờ, lòng trời đang chuyển đổi, lòng người đang tan tác. Ð?ch súng cầm tay, hờm hờm những ngón trỏ gắn vào cò AK hai hàng tiến vào Huấn Khu qua cổng số 1, bên ngoài mấy chiếc T54 chĩa nòng đại liên vào dòng thác người mặc thường phục ùn ùn ngược chiều đổ ra khỏi Huấn Khu như phòng hờ bất trắc. Trong dòng thác người mặc thường phục cả lính lẫn dân đó tràn về hướng Chợ Nhỏ vàxa lộ. Không một tiếng súng nổ. Ðịch âm thầm trám những khoảng trống trong Huấn Khu. Người lính miền Nam cắn răng âm thầm lê những bước chân không giầy "saut" trên con đường xưa thân quen, nhưng nay trong phút chốc lại thấy nó trở thành hoàn toàn xa lạ.

Có một người không biết sĩ quan hay lính, tách khỏi dòng người khi ra khỏi cổng chính Huấn Khu, anh đứng dạt sang một bên đường, trân trân nhìn lại Huấn Khu Thủ Ðức thấp thoáng bóng địch đang hạ lá cờ vàng, vàxa xa, vài cột cờ, lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn tung bay trong nắng. Anh không can đảm nhìn lá cờ thân yêu bị kéo xuống, anh bỗng đưa tay chào vĩnh biệt lá cờ còn trong tầm mắt, vàhai hàng nước mắt tuôn đổ tự lúc nào.
Lê Nguyễn/Trần Văn Trung/Hải Triều

Ghi chú:

- (*) Hai sĩ quan này có mặt tham dự trận đánh vàviết lại các chi tiết của trận đánh, hiện ở Canada (Ðại úy Trần Văn Trung ) vàHoa Kỳ (Ðại úy Thảo)

- (**) Thiếu tá Lê Trần Cát làphi công trực thăng của văn phòng thủ tướng. Ông hiện ở Nam Cali, Hoa Kỳ

- (***) Báo Sài Gòn Giải Phóng sau tháng 4/75 cũng đã phải xác nhận trận đánh lẫm liệt trong Huấn Khu Thủ Ðức với thảm cảnh của chiếc T54 đơn độc trong vòng lửa M72)

- Bài viết này căn cứ vào những chi tiết vàdiễn biến của trận đánh thực sự đã diễn ra tại Huấn Khu Thủ Ðức sáng ngày 30/4 đến 1 giờ trưa, ngay cả sau khi lệnh buông súng của Dương Văn Minh được ban ra. Hải Triều viết vàdựng lại trận đánh từ bài viết của đại úy Thảo trường Quân Báo vàđại úy Trần Văn Trung Trường Tổng Quản Trị. Ðây làhai trong những sĩ quan thuộc Huấn Khu Thủ Ðức, gốc từ đơn vị tác chiến, có mặt vàtrực tiếp tham du tran danh

NHỮNG AI CÓ CÔNG VÀ NHỮNG AI CÓ TỘI , VIỆC XÉT XỬ DÃ CÓ CÔNG LUẬN , VÀ LỊCH SỮ ? CHÚNG TA NHỮNG NGƯỜI QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA, DÃ LÀM TRÒN TRỌNG TRÁCH TRƯỚC DDA61T NƯỚC VÀ DỒNG BÀO, MỘT TRANG SỮ CỦ DÃ KHÉP LẠI? MỘT TRANG SỮ MỐI SẺ MỞ RA TRONG MỘT TƯƠNG LAI KHÔNG XA

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

ImageImageImage GIỜ PHÚT CUỐI CỦA MỘT ĐƠN VỊ QLVNCH TẠI SÀI GÒN Không bao giờ chúng ta có thể ngờ được có ngaỳ 30/04/1975 và không bao giờ , trước đó , chúng ta nghĩ rằng ngày 30/04/1975 chính là ngày vành khăn tang phủ len đầu Bà Mẹ Việt Nam.

Đơn vị chúng tôi đang đùa giỡn với địch quan tại vùng ngoại ô Sài Gòn , khu xa lội Đại Hàn nối liền từ ngã tư Quân Vận ( Trunbg tâm huấn luyện Quang Trung ) đến xa cảng Phú Lâm . Được lệnh nguyên Tiểu Đoàn phải về phong thủ dọc theo Quôc lộ 1 từ ngã tư Quân Vận đến ngã ba Bà Quẹo trong đêm 27/-4/1975 . Thưa quý vị độc giả vì vài lý do riêngmà lý do chính vẫn là anh em đồng ngũ của chúng tôi , một số đông vẫn còn trong vòng kềm toả của cùa bon công sản khát máu , vậy những tên tuổi tronbg cốt truyện này chỉ là tên giả cũng như tên của đơn vị chúng tôi xin được tạm quên , trong câu truyện đầy đau thương thống khổ , cười ra , mà nước mắt lại là máu huyết của chúng tôi , vì chúng tôi tan hàng trong lúc đang bạt vía kinh hồn không hiểu chúng tôi đang ở đâu ,không hiểu chúng tôi còn hay rã , nên bước chân vào Sài Gòn mà vẫn còn run rẩy . Nếu không được bọn ăn cơm Quốc gia thờ ma cộng sản chỉ lối đua đường thì chúng cũng chưa có hoàn hồn khi bước chân vào Dinh Độc Lập . Và sau đó nhân loại đâu có ngờ đuwọc những sự dã man , tắm máu khô , khủng khiếp đang bao trùm lên dân tộc tôi , những đơn vị Mũ Đỏ , những đứa con chỉ biết sống chết cho vinh quang của đất nước , chết để bảo vệ quê hương " Quê Mẹ Việt Nam " đành phải gạt nước mắt tan hàng trong ngỡ ngàng , trong đau đớn tột cùng , trong tiếng cười khan pha lễn máu bạn bè , đồng đội .

Với 15 tiểu đoàn tác chiến ( chắc có người lấy làm lạ ) : vâng đúng như vậy , 15 tiểu đoàn tác chiến , 4 tiểu đoàn pháo binh , 4 đại đội trinh sát 15 đại đội đa năng với kỷ luật cao độ , tác phong đứng đắn , lúc nào cũng hiên ngang đùa giỡn với tử thần , và châm ngôn " thân dân , bảo vệ dân và giúp đỡ dân " được chúng tôi ghi khắc trong tâm hoà khẩu hiệu " CỐ GẮNG " đẻ hoàn thành mọi vấn đề khó khăn trầm trọng . Chúng tôi không sao quên được những cánh tay gầy guộc của bà mẹ Trị Thiên đã ôm chúng tôi run run dâng lệ vì sung sướng khi thấy chúng tôi trở lại Trị Thiên năm 1972 , các bà mẹ, các em gái đón chúng tôi tại đầu đường , không do chính quyền tổ chức mà do tình cảm của con người đối với con người : của các bà mẹ , của các em gái đón những đứa con yêu , những người anh can trường mang thân mình để bảo vệ đồng bào , quê hương đoạ đầy . Ôi những em bé Huế dưới làn mưa đạn của quân thù đã đem đến cho chúng tôi những nắm cơm sấy trong biến cố Mậu Thân . Những vòng hoa chiến thắng của nữ sinh Quảng Ngãi đã choàng cho chúng tôi trong dịp Xuân 1966 sau Liên Kết 81 , miền Trung đậm đà , miền Nam thương yêu , ở bất cứ chiến trường nào chúng tôi cũng tôn trọng kỷ luật của Quân đội và kỷ luật sắt thép của binh chủng là phải tôn trọng dân được dân mến , dân thương thì chiến thắng quân thù chỉ còn là bước chân nhẹ nhàng để đón nhận vinh quang . Tại những vùng tiền tuyến , đi đâu dân cũng mến , dân cũng thương đòan quân Mũ Đỏ . Tại chiến trường cam go Quy Nhơn , Bình Định đòan quân nào ngoại quốc tới đó cũng khựng lại , nhưng đoàn quân Mũ Đỏ dễ dàng lấn chiếm các mật khu mà chúng tự cho là đời đời bền vững . Tại miền Đông chiến khu D , tam giác sắt trở thành những vùng quang đãng , thanh bình sau khi những cánh Thiên Thần lướt qua . Tại miền Tây Cầu Kè đến U Minh , Đông Tháp , nơi nào ngập lụt , nơi nào khó khăn nhất ,chúng tôi ít nhất cũng qua đó một lần trong vinh quang .
Vậy mà năm 1975 , chúng tôi phải tan hàng , phải tù tội phải chịu đựng mọi sự trả thù thấp hèn, đón mạt dã man mà loài người không tưởng tượng nổi . Chjúng tôi không ,một oán hờn với những người lầm đường lạc lối , như nay đã thức tỉnh , chúng tôi không một ngạo mạn với những bạn bè cùng chung chí hướng , những ân tình của dân chúng đã vun đắp chúng tôi thành một ý chí sắt đá nguyện đem tấm thân còn lại trở về quê hương . Xin hãy đừng vơ đũa cả nắm , xin hãy dành một ý niệm tốt cho những thanh niên miền Nam Việt Nam , những người đã dâng hiến cả cuộc đời thanh xuân của mình cho Quốc gia dân tộc , quyết không bao giờ lừa dối , man trá được . Xin hãy dùng tất cả mánh lới thủ đoạn , dù lớn hay nhỏ , dù hời hợt hay sâu xa cho quân thù . Xin linh hòn bạn bè hãy soi sáng cho đường đi lối về của những người con yêu của đất nước , xin hãy bỏ bớt những trò múa may quay cuồng , để gồm thâu tình nghĩa gần lại với quê hương dân tộc , xin hãy lấy tâm gan cộng tác với nhau , xin đừng dèm pha xấu xa , con đườn trở về Thiên nan , vạn nan, đầy dẫy những chướng ngại của quân thù . Xin đừng giúp quân thù cài thêm chướng ngại cho chiến hữu , bạn bè .

Image

Đúng 10 giờ sáng ngày 30/04/1975, tôi nhận được lệnh rút lui , lúc đó Đại đội của tôi là tuyến đầu của Tiểu đoàn tại vùng ngã tư Quân vận đến cầu Tham Lương cách hãng dệt Vinatexco 300 mét về hướng Hóc Môn . Cùng lúc đó đứa con đầu đàn của tôi báo cáo đoàn xe địch đang di chuyển vào phòng tuyến xin lệnh tôi . Tôi xin lệnh trên , được lệnh vắn tắt ( " Tiêu diệt xong rút về Lăng Cha Cả chờ lệnh kế tiếp "Khong thu chiến lợi phẩm , bảo toàn lực lượng " ) tôi cũng xin môt ả thêm Tiểu đoàn chúng tôi rải quân như sau: Đại đội thứ 4 của tôi từ ngã tư Quân Vận đến cầu Tham Lương , Đại đội thứ 3 khu Bình Thới đến ngã 3 Bà Quẹo, Đại đội thứ 2 từ ngã 3 Bà Quẹo đến ngã tư Bảy Hiền , Đại đội thứ 1 từ ngã tư Bảy Hiền đến Lăng Cha Cả và Trương Minh Ký .
Tôi cho lệnh chci tiết cho C/úy Nhiên Trung đội Trưởng Trung đội 1 của tôi , Nhiên nhanh nhẹn trả lời " hiểu và thi hành "
Đoàn xe địch dẫn đàu bằng 3 chiếc PT 76 thư thả tiến vào Sài Gòn không gặp một sức kháng cự nào , qua ngã tư Quân Vận , qua khu gia binh của Liên Đoàn 81 Biẹt Cách Nhảy Dù " Tôi đưa ống nhòm theo dõi từng vết xích của chiến xa dẫn đầu đang nghiền nát quê hương tôi " Hai cột khói nâng bổng hai chiến xa dân đầu kèm theo tiếng nổ của mìn chống chiến xa , một loạt hoả tiễn M72 phóng ra , 3 chiến xa dẫn đầu tan nát , kèm theo 10 xe vận tải chở đầy Bộ đội Bắc việt bị lật nghiêng . Đoàn xe sau đụng nhau dồn cục gây thêm một số thương vong cho chúng . Những Cán Ngố chỉa súng băn loạn xạ , nhưng chúng không thấy chúng tôi . Chúng tôi rút về tới ngã ba Bà Quẹo sau một giờ vất vả và vô sự . Đúng lúc đó địch quân cũng đã hoàn hồn và tiếp tục di chuyển , lần này chúng thận trọng di chuyển thạt chậm , vừa đi vùa bắn những chỗ chúng khả nghi . Đơn vị chúng tôi tiếp tục di chuyển về ngã tư Bảy Hiền .



Một số phóng viên ngoại quốc bu lấy tôi hỏi đủ chuyện . Lúc đầu tôi trả lời bằng tiếng của họ " Tôi không biết " , nhưng sau đó một phóng viên ngoại quốc hỏi tôi bằng tiếng Việt :
Anh thuộc đơn vị nào ?
- Nhảy Dù
- Tôi muốn hỏi anh thuộc Tiểu Đoàn nào ?
- Anh cứ biết một Tiểu Đoàn Nhảy Dù đủ rồi
Thấy tôi không muốn trả lời họ không hỏi nữa . Họ thi nhau chụp hình đơn vị đang rút của tôi rồi bỏ đi về hướng tiền quân .
Nhảy Dù ! không hiểu ai đặt ra cái luật khắc khe , " Không được tự ý trả lời phóng viên dù là tên của mình " . Quý vị thấy những đơn vị bạn có những tên thật đẹp như Cọp Vằn , Hắc Báo , Kình Ngư ...Nhưng Nhảy Dù có những tên vô cùng đẹp như : Con Gà tử mị , Sư Tử mắc nước , Con Cù lần vv..Còn tên các Tiểu Đoàn Trưởng như : Trưởng ấp , Xã trưởng , Bồi bàn , Cao bồi vv... Đại Đội Trưởng : T..sốt rét , N. Lai H..ghẻ vv... có một Đại Đội Trưởng may mắn hơn có cái tên đẹp Út Bạch Lan , thường những tên như vậy cấp dưới biết nhưng không ai dám gọi cả .
Mặc dầu địch quân tiến thật chậm , và thận trọng nhưng chúng tôi nhất định không tha , nếu chúng nắm vững tình hình tiến chậm hai giờ nữa để đơn vị chúngtôi rút lui xong , thì chắc chắn chúng sẽ vào Dinh Độc Lập như vào chỗc không người . Khi tới gần Vinatexco , 2 thiết giáp đi đầu bắn xả vào những " Lô cốt "trong phi trường , nhưng các lô cốt này đã bỏ trống , đơn vị phòng thủ phi trường đã bỏ ngõ từ lúc trưa ngày 29/04/75 . Các loại súng trên thiết giáp thi nhau nhả đạn vào những chỗ chúng nghi ngờ . Chúng đâu có ngờ một pháo đội nguỵ trang kín đáo tại vị trí vãng lai của TĐ 1 PB đang sẵn sàng tiêu diệt chúng , 4 viên đạn chống chién xa ra khỏi nòng súng 105 ly các pháo thủ đầy kinh nghiệm chiến trường rang muối thêm 2 con Cua sắt và 2 vận tải . Lần này chúng có kính nghiệm , chúng không bị dồn cục , nên không bị tổn thất thêm , nhưng đau cho chúng là chúng không biết từ đâu đẻ bắn lại trả thù . Xong nhiệm vụ các pháo thủ Mũ Đỏ cũng rút lui sau khi phá huỷ súng .

Đối với chúng tôi , đánh giặc phải tiêu diệt chúng xong , chiếm mục tiêu , thu chiến lợi phẩm thì đơn vị mới có tổn thất , còn diễn trò như hôm nay , gây cho chúng tổn thất rồi mình chạy làng , thì không bao giờ anh em chúng tôi phải hy sinh . Nhưng trò đùa này của chúng tôi cũng làm chúng điên đầu nhức óc , mỗi lần như vậy , chúng lại phải điều quân lại , tổ chức lại đội hình thật lâu chúng mới dám dè dặt tiến quân tiếp . Chúng bắn tứ tung , mất tinh thần thấy rõ , chính vì vậy mà những đơn vị của chúng ta trước đây mỗi khi đi hành quân bảo vệ đồng bào , nếu không cẩn thận dễ bị tổn thất , vì địch không đương đầu chống lại , chúng vừa đánh vừa rút , hoặc phải đưong đầu với ta là vì chúng không còn ngõ để chạy nữa . Nhất là những vùng rừng núi rộng rãi chỗ cho chúng chạy thì : kỹ thuật tác chiến yếu , tinh thần suy sụp là đơn vị hành quân rất dễ bị nướng lắm .


Từ ngã 3 Bà Quẹo dân chúng còn lại , hối hả chạy dọc theo đường hướng về phái Sài Gòn , sự sợ ãi , hốt hoảng lộ ra trên nét mặt , không còn một nụ cười trên ,môi các thiếu nữ , không còn tiếng nô đùa trên miệng các em bé vui tutoi . " Nhìn những khuôn mặt ngây thơ đầy u uất , long tôi se lại trong đớn đau nát da , đứt ruột " . Đông bào tôi đây , đang cần sự che chở của quân đội , của chúng tôi , nhưng chúng tôi lại " Khiếp nhược " rút lui ! Không thể đuwọc , việc trước mắt như cứu lửa , phải bảo vệ đồng bào như một phản ứng tự nhiên . Có bao giờ chúng tôi phải rút lui cay đắng như thế này đâu ? Có bao giờ đông bào nhìn chúng tôi xong lặng lẽ chạy tiếp đâu ? Bây giờ giặc đã đến ngõ cụt của Thủ Đô . Những giọt mồ hôi quái ác làm mắt tôi cay cứng lấy tay áo quệt mồ hôi ; mặc dù chưa rõ tình hình chung , nhưng tôi biết đây là trận chiến cuói cùng để dân tộc này , quê hương này sẽ đi vào con đường u tối miên man , không một ánh sáng cuối đường hầm . Chúng tôi cố tình trì hoãn rút lui để đồng bào chúng tôi đi được một khoảng cách xa an toàn , tôi cho lệnh rút lui tiếp tục, đứa con đầu của tôi , trước công hoàng Hoa Thám chậm chạp di chuyển về phía sau đồng bào . Tôi đang từ Trung đội 4 trước Hội đồng xã Tân Sơn Hoà lướt qua Trung đội 3 , những anh em chiến hữu của tôi đã xả thân tại khắp các chiến trường đất nước , từng làm quân thù bạt vía kính hồn từ trận nhỏ đến trận lớn . Tôi nhìn vào tận mắt của từng người như cầu van tha tứ chpo tôi , " vì đã cho lệnh họ rút lui trước quân thù " ; nhưng những ánh mắt nhìn tôi như oán hờn , như trách móc . Tôi cúi mặt tránh những ánh mắt thân thương , lầm lũi bước đi trên đường Lê Văn Duyệt quen thuộc , trước cỏng trại Thạch Văn Thịnh( TĐ II Nhảy Dù )con đương rộng thênh thang , không còn bóng người dân di chuyển , chỉ còn lại chúng tôi và một số phóng viên ngoại quốc . Tới cổng Hoàng Hoa Thám tự nhiên chân tôi chồn lại , tưởng như một khói chì nặng nề níu chân lại . " Đứng lại trong thế nghiêm tự nhiên , cay đắng nhìn cổng trại thân yêu , cách đây 10 năm tôi vui mừng rạng rỡ bước qua để chính thức trở thành một quân nhân Mũ Đỏ " , chiếc cổng vô tri này nhưng ma lực của nó đã có sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với biết bao thanh niên anh hùng ở lứa tuỏi đôi mươi . Hình ảnh chiếc cong hoang tàn với hàng rào Concertina ngổn ngang như hoang phế lâu ngày , nhìn sâu vào trong trại , tôi thấy thấp thoáng những bạn bè , chiến hữu chúng tôi đang vội vã di chuyển trong đó . Tôi không hiểu tôi đang là một thứ người gì , nhưng tôi đang đứng sững nghiêm chỉnh trước chiếc cổng như đại diện cho đơn vị , đơn vị tôi ton thờ như thánh thần trong tâm khảm . Những ngày tung hoành ngang dọc nào có mơ ước gì hơn là tiêu diệt kẻ thù để đồng bào được yên ổn làm ăn . Tôi đưa tay chào chiếc cổng thân yêu , các phóng viên muốn thu hình này nhưng quá muộn , tôi lững thững bước đi như xác không hồn . Nước mắt tôi dàn dụa xen lẫn mồ hôi cay đắng , cơn nấc nghẹn ngào làm tôi nghẹt thở . Giã từ Hoàng Hoa Thám , giã từ đơn vị thân yêu , đơn vị đã được chúng tôi dâng trọn cuộc đời thanh niên cho Hoàng Hoa Thám , dâng trọn cho đoàn quân Mũ Đỏ .


Bây giờ với cái thân tàn tạ , hèn nhát này , dẫn đơn vị rút lui , dù theo lệnh trên , nhưng trước sức tấn cong ào ạt của địch quân vào Thủ Đô . Ôi những chiến tích nức lòng dân như : A Chau , A Lưới Tân cảnh , Quảng Ngãi , Chương thiện , Tây Ninh , Kiến Phong , Bình Long , Kom Tum , Quảng Trị vv... có chăng chỉ còn là một cơn gió thoảng qua trong cơn nóng nung lửa của tâm hồn . Sự dằn vặt tột cùng của sự tháo lui . Ôi cấp chỉ huy của tôi ơi !. Ôi bạn bè của tôi ơi ! Ôi những chiến hữu Mũ Đỏ kiêu hùng của tôi ơi ! Chúng ta đã chạy thật hay sao đây ? Đồng bào của chúng ta kia ! Quê hương của chúng ta đó ! Doanh trại của chúng ta đây ! Hồn thiêng của bạn bè ẩn hiện đâu đây có ai cảm thông nỗi thống khổ này ? Những khuôn mặt của Hiền , Được , Khiem , Nhượng , Tống , Hùng , Hoà và hàng ngàn các chiến hữu Mũ Đỏ đã ra đi ! giận dữ nhìn tôi .
Tôi nhắm mắt bước đi theo đoàn quân chậm chạp rút lui như tử tội nặng nề bước chân len bực thang máy chém .
Tôi cố gắng im lặng để thanh thản bước đi nhưng hình ảnh anh em bạn bè , họ là những chiến sĩ vô danh cứ soi mói nhìn tôi như oán trách , như căm hờn . Bẩy điều tâm niệm khi mới bước chân vào quân ngũ tôi vẫn còn thuộc lòng từng câu từng chữ :

Luôn nêu cao danh dự của Quân Đội
Phải thân dân bảo vệ dân và giúp đỡ dân .


Nhưng giờ đây lúc này không phải một điều nào chúng tôi cũng giữ được , thế hệ sau sẽ nguyền rủa . Chúng tôi không phủ nhận , xin nhận tất cả tội lỗi nhưng phải làm gì khác hơn đây . Từ ngày bước chân vào quan ngũ là đã sẵn sàng chấp nhận tấm Poncho gói gém thân mình , hay vinh hạnh hơn nữa là "lá Quốc kỳ phủ lên thân " , sống chết chẳng qua là cuộc đổi đời , quan niệm như vậy nên sự sống , sự chết đối với những người Mũ Đỏ thật cụ thể và nhiệm vụ Quân đội , nhân dân giao phó mới đáng kể , nhưng bây giờ nhiệm vụ của Quân đoọi giao phó là rút lui hay sao đây ?Lằn tên nào cản được bước chân chúng tôi , bom đạn nào làm chùn chân chúng tôi , quân thù nào ngang cấp số với đơn vị dám đương đầu . Thân xác chúng tôi ai mà chẳng có vết tích của chiến tranh để lại trên thân thể . Thương xót cho bạn bè , cho đồng bào , cho dân tộc không biết sẽ phải đi về đâu đay ?\

Image

---Thưa Đích Thân " Ba " vừa đánh cháy thêm hai chiến xa nữa . Tiếng của Hoà người mang máy cho tôi . Hiện nay Hoà đang ở Úc Châu .
--- Ở đâu ? Tôi hỏi vắn tắt .
--- Ngã ba Bà Quẹo .
Tôi vừa băng qua Đại đội 1 của đơn vị , được lệnh trực chỉ theo đường Trương Minh Giảng về hướng Sài Gòn đến ngã 3 trương Tấn Bửu chờ lệnh .
Dọc theo bên đường dân chúng ngơ ngác nhìn chúng tôi , người chạy theo lên hướng Sài Gòn , người ngơ ngác đứng nhìn . Tôi vừa dừng chân tại Trương Tấn Bửu , trước bót Cảnh Sát .

---" Hai " đánh cháy 1 chiến xa và 3 xe vận tải tại ngã tư Bảy Hiền , " Ba " đã qua Lăng Cha Cả , cùng bọo chỉ huy Tiểu Đoàn . " Một " còn nằm tại chỗ .

Tôi im lặmg nghe Hoà báo cáo .

---Thưa Đích Thân , " Hai " đã qua Lăng Cha Cả .

Cùng lúc đó tôi nhận được lệnh kiếm chỗ trống trải đẻ tập họp cả Tiểu Đoàn . Trung đội 4 của hạnh cho biết có sân trương Đại Học Vạn Hạnh có thể tập họp đưọc . Năm phút sau Hạnh báo cáo có một xe jeep mang huy hiệu Biệt Động Quân , nhưng do bọn mang băng đỏ bên tay trái lái . Tôi cho lệnh chận xe đó lại khai thác tin tức .

Trung đội 4 báo cáo xe đó là của một Trung tá BĐQ nhà gần đó bị bọn mang băng đỏ ( sau này đồng bào gọi là bọn 30-04 ) cướp xử dụng , trên xe có 6 tên đa số là sinh viên của Đại học Vạn Hạnh . Chúng xử dụng súng của Nhân dân tự vệ . Đồng bào thấy chúng tôi mồ hôi nhễ nhãi , người tiếp tế nước đá lạnh , người mang ra bình trà , có ngưòi mang cả đồ ăn . Lúc đó mặc dầu khát dữ dôi nhưng cầm ly nước lạnh ,không sao tôi có thể nuốt trôi được ; Tôi đang căm tức bọn băng đỏ , bọn đê tiện phản bội . Ý tưởng thịt bọn chúng lẩn quẩn trong đầu tôi , nhưng tôi nghĩ sau này có thể bị xuyên tạc và dân chúng sẽ hiểu lầm đơn vị , hiểu lầm binh chủng .

Một điều chúng tôi tối kỵ , làm gì cũng được , nhưng nếu danh dự binh chủng bị xúc phạm , dù có chiến thắng hay lợi lộc mấy đi chăng nữa , chúng tôi cũng phải suy xét lại .Tôi nhớ Tết Mậu Thân , đơn vị chúng tôi trên đường về giải cứu cố đô Huế , Tiểu Đoàn của tôi bị Tiểu đoàn VC bố trí trên Cổ Thành Huế chận lại ; trong khi chúng tôi ở dưới thấp lại còn vướng một dẫy lạch sâu trông sen chung quanh Cổ Thành này . Thành cao không thể leo lên dễ dàng , khó khăn không thể nào vượt qua , nhưng vị chỉ huy của chúng tôi cầm chiếc " nón đỏ " và nói : " Đây là lần đầu tiên nón đỏ này bị ô nhục " Đơn vị nghe thấy máu nóng bừng bừng ai cũng tưởng như mình thêm cánh , thêm sức . Không đầy 30 phút sau sức lực huyền bí dũng mãnh của tinh thần bảo vệ danh dự đơn vị bùng lên , nhứng Thiên Thần sát cộng đã hiên ngang bay qua từng chốt của địch diệt trọn phòng tuyến chính để vào Thành nội Huế . Chính nhờ vậy chúng tôi tiếp cứu được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I BB trong trại Mang Cá Huế .

Cùng luc đó Hoà báo cáo " 1 vừa đánh cháy một chiến xa tại Lăng Cha Cả và 2 xe vận tải " vào vào khu Đại học Vạn Hạnh , tôi cho lệnh đứa con thứ tư của tôi đóng chốt giữ an ninh chung quanh khu Đại học và từng đơn vị vào sân Đại học Vạn Hạnh tập họp chờ lệnh . Tôi thấy bọn băng đỏ lố nhố trong khuôn viên ĐHVH , chúng có vũ khí nhưng không một tên nào dám nhố nhăng , vì sau chúng có anh em của tôi kềm súng sẵn sàng hỏi tội chúng . Ý tưởng phải thanh toán hết bọn này lại hiện ra trong trí . Nhưng vị anh cả của chúng tôi im lặng , lầm lì quan sát, tôi thấy môi anh mím chặt , cặp mắt giận dữ nhìn chúng nhưng chưa một phản ứng , thì một tên mặc áo tu hành Phật Giáo tay cầm loa đưa ngang miệng dõng dạc trong câu nói điên rồ : " Đất nưóc đã Thông nhất , yêu cầu các anh em Nhảy Dù hãy buông súng trở về với Cách mạng , cách mạng sẽ khoan hông cho anh em " .


Phản ứng tự nhiên , tôi rút súng chĩa về phía hắn , hắn thụt lùi vàot rong hành lang , và hàng trăm cây súng sẵn sàng nhả đạn. Nhìn lên những anh em trên cao ốc , tôi thấy anh em đều chĩa súng sẵn sàng chờ lệnh . Tôi biết rằng nếu tôi siết cò súng là súng nổ rền trời ngay lập tức , để đưa bọn cộng con về với thiên đường Cộng sản . Nhưng thấy chúng cụp đuôi khiếp vía chạy trốn Tôi cho súng vào bao , thầm nghĩ may mắn cho chúng gặp tôi , chứ gặp đơn vị khác thì hẳn là ĐHVH này chắc chắn phải trở thành ĐH " Bất Hạnh " ngay lập tức ....


Anh cả của chúng tôi im lặng , đứng sững như trời trồng , sau đó anh cho lệnh Đại đội 1 tim bãi đất trống trải để tập họp Tiểu Đoàn , và cả đơn vị rút ra khỏi khu ĐHVH . Đơn vị tôi là đơn vị sau cùng ra khỏi khu Vô hạnh này . Tôi không thể hiểu nổi ngay tại nơi huấn luyện đào tạo ra lớp người Tổ Quốc mong cho mai sau lại có đuôi chồn đỏ như thế này hay sao ? Thua địch quân không đau , buông súng không tủi bằng phải thua ngay những người mình hằng quý mến .

Người tình lang mất người yêu chắc cũng chỉ đau đớn thấm thía như chúng tôi lúc này . Quê Hương ơi ! Tổ Quốc ơi ! Đông bào ơi ! lỗi tại ai đây ?Tại chúng tôi hèn nhát ? tại chỉ huy tồi ? tại vận nước suy đồi ? hay nó đã ruỗng ra từ bên trong .....! chúng tôi chỉ còn là cái vỏ mỏng bên ngoài làm sao chống đỡ nổi đây ? Đại đội tôi đi sau cùng và vừa ra khỏi khu phản bội được 3 Trung đội , , Trung đội sau cùng và tôi rút ra khỏi khu Vô Hạnh mà phải đi giật lùi như trong vùng địch , cẩn tắc biết đâu chúng giở trò cắn trộm .
Tâm hồn tôi trùng xuống xen lẫn cơn giận vô bờ . Bọn chòn đỏ lại ló đầu ra , tôi định cho đơn vị khai hoả , vì cơn giận trong tôi lại bừng lên , nhưng cùng lúc đó danh dự của đơn vị trồi lên lấn át , tôi cho súng vào bao cho lệnh đơn vị tiếp tục rút lui ra vùng tập trung mới . May cho bọn chúng nếu không nghĩ đến danh dự có thể sẽ bị hiểu lầm , bị nguyền rủa thì chắc chắn chúng phải đền tội . Nếu không thì tôi , phải chính tôi , vì căm hận chắc chắn không thù hằn , nhưng vì uất ức trước sự phản bội phũ phàng , một phút không kềm hãm được sự nóng giận , tôi chỉ cần nhẹ nhàng vẫy tay thôi bọn chúng sẽ phải theo Cáo Hồ của chúng .

Ôi danh dự của đơn vị sao cao siêu quá , sao dũng mãnh quá , chế ngự được tát cả . Tôi khong hiểu bọn chúng có biết rằng chúng vừa thoát chết hay không ? chúng có hiểu rằng nếu danh dự của đơn vị không chế ngự được chúng tôi thì hậu quả sẽ đến với chúng nhu thế nào ? ! Những dồng chữ này chắc chắn sẽ được một hay nhiều tên trong bọn chúng tịa chốn Vô Hạnh hôm đó đọc đưọc , để chúng hiểu rằng hôm đó không may súng nổ : chính là vì chúng đã không khôn ngoan , đã phản bội trắng trợn , đã ngoại tình đê tiện hèn hạ trước mặt người yêu thương quý mến mình .

Bước ra khỏi khu đê hèn , hai Trung đội Trưởng của tôi có ý trách móc tại sao tôi không giết bọn chúng . Tôi im lặng, tôi muốn anh em giải bày để vơi đi niềm uẩn ức của những anh em đang bị phản bội trắng trợn đê hèn . Bọn vô lương tâm đó ngày nay không hiểu chúng có còn được như Trịnh Công Sơn hay đang lần mò trong những trại giam cầm cho đáng đời bọn xảo trá gian manh .

Vùng tập họp mới của chúng tôi ngay tại ngã tư Yên Đổ và Trương Minh Giảng . Chúng tôi vừa vào hàng ngũ , đơn vị nghiêm chỉnh trình diện anh cả của đơn vị .
Huynh Trưởng của đơn vị gương mặt thểu não nói trong nghẹn ngào . Tôi có cảm tưởng như tiếng nói của anh bị đứt đoạn nhiều lần vì tiếng nấc đau thương : " Tôi xin chào tạm biệt các anh em . Xin báo cho các anh em biết chúng ta đã nhận được lệnh buông súng đầu hàng từ cấp chỉ huy tối cao của chúng ta . Cấp chỉ huy trực tiếp của chúng ta hoàn toàn mất l/l từ ngày hôm qua . Nhưng chúng ta không thể đầu hàng chúng được , vì danh dự của đơn vị tôi điều động anh em đến đây để bảo vơi anh em một lệnh cuối cùng : Chúng ta chào tạm biệt nhau tại đây ai về nhà nấy ; tất cả quân trang , quân dụng tuỳ anh em định liệu ; quyền chỉ huy của tôi đến đây đã chấm dứt . "

Cả đơn vị im lặng khôg một tiếng xì xào bàn tán . Chúng tôi lặng người trong ngỡ ngàng tột độ , những lời lẽ thiếu mạch lạc của vị huynh trưởng phát ra từ xúc động . Tiếng nói của anh chấm dứt sau 5 phút đơn vị vẫn đứng im , từ trên xuôngs dưới không ai muốn xa nhau , không ai muốn tan hàng . Cái im lặng xa vắng , cái im lặng khủng khiếp . Tôi cũng dã biết giờ phút anỳ phải đến , nhưng không ngờ nó đến trong bẽ bàng thế này !!! Nhìn hàng quân oai hùng , súng đạn còn đủ dùng , mặt mũi âu sầu . Cặp mắt mọi người đỏ hoe , tất cả đều gục mặt như mặc niệm bạn bè, mặc niệm đơn vị . Cơn đau đớn ê chề xâm chiếm dần dần như làn hơi thổi vào chiếc bong bóng tới độ không chịu đưọc phải phát nổ . Sự phản bội từ trên xuống dưới , từ trong ra ngoài như cơn lốc bạt ngàn tạt vào mặt chúng tôi , cả hàng quân đang im lặng ; vị huynh trưởng vẫn còn đứng đó , anh đang cúi mặt chận cơn đau đại nạn. Tôi biết hàng ngày anh ăn nói rát văn hoa , nhưng hôm nay làm sao lời anh cộc lốc . Anh còn muốn nói niều , có lẽ anh còn muốn nói thật to , gào thét thật lớn , để một lần , một lần thôi rồi không bao giờ được tâm sự nữa . Thình lình Trâm một Trung đội Trưởng của tôi , nước mắt dàn dụa nhảy ra ngoài hàng quân Trâm dơ cao trái lựu đạn quát to : ' Xin các vị huynh trưởng kính mến của tôi hãy ra về . Các anh em của tôi hãy tan hàng , để một mình * Trâm ở lại thôi . Tôi dã thề không đội trời chung vớ bọn vô thần , chúng vào đây thì tôi phải đi ." Trâm vừa nói xong khoảng 10 anh em vừa bước tới chỗ Trâm vừa nói :" Để tụi tao ( tụi em ) chơi chung với . Chúng ta không đầu hàng và cũng không tan hàng . Nhảy Dù chỉ có tiến không có lùi ."

Hoàng Đại đội Trưỏng đại đội thứ nhất la lớn :

---Để tao chơi chung với tụi bay.

Vị huynh trưởng cũng chạy lại chỗ Trâm . Tiếng Trâm sang sảng nhưng nghẹn ngào đứt quãng :

---- Không được Đích Thân còn nhiều việc phải lo , còn nhiều việc phải làm , nhất là gia đình của Đích Thân .

----Ai cũng có gia đình tao chỉ biết có Gia Đình Mũ Đỏ , Gia Đình của Mũ Đỏ là gia đình của chính tao .

Một số anh em khác từ từ rời bỏ hàng ngũ , súng đạn , quân phục vứt ngổn ngang . Nhất là những anh em lớn tuổi , từ từ rời bỏ bãi tập họp mỗi người một phương , tôi không biết họ có mang theo vũ khí hay không , hay bỏ lại những gì ? còn lại từng tốp một ôm nhau nói chuyện . Tôi không họ đang nói gì nhưng nhìn khuôn mặt ai ai cũng chứa đựng đầy uất hận hiện rõ ràng trên khoé mắt đỏ ngầu rực lửa . Trên bãi , súng đạn , ba lô , nón sắt nằm ngổn ngang và trải dọc theo 4 hướng ngã tư .

Con phố hiền hoà của Đô Thành không ngờ nay lại chứng kiến cảnh tan hàng của một đơn vị . Tôi chắc rằng đâylà một đơn vị lớn nhất và là đơn vị sau cùng của Biệt Khu Thủ Đô giã từ vũ khí đi theo định mệnh của dân tộc . Đơn vị đã tan hàng có trật tự và kỷ luật của đơn vị thực sự bãi bỏ sau tiếng nói nghẹn ngào của một vị huynh trưởng đơn vị . Tôi quyết dịnh phải khuyên Trâm và anh em chúng tôi đang bu lại quanh Trâm . Tôi linh cảm thấy , chậm trễ sẽ xảy ra hậu quả không lường đưọc . Tôi chen vào đám đông và la lớn :

--- Chúng ta đàng nào cũng chết , nhưng phải chết cho xứng đáng mới đưọc . Chúng ta hãy l/l với nhau trở về Long Khánh . Lâm Đồng rồi cùng chiến đấu . " Trâm đưa trái lựu đạn cho anh ".

Trâm đưa trái lựu đạn cho tôi sau một hồi giằng co . Chúng tôi cùng thoả thuận hãy tan hàng rồi kiếm kế sau . Bất chợt hai tiênglựu đạn nổ chát chúa ở gần bbức tường cuối bãi . Chúng tôi chạy vội lại quan sát . Tổng công 11 anh em đã ôm nhau từ giã , mắt người nào cũng mở như gửi lại những thông điệp bất khuất , không đội trời chung với cộng sản . Trong số 11 anh em cấp bậc lớn nhất là Thiếu uý Trung đội Trưởng , người cấp bậc nhỏ nhất là binh nhì khinh binh . Không có thì giờ cùng địa điểm để chôn cất họ , chúng tôi chỉ còn biết sắp xếp họ nằm ngay ngắn , cùng nhau nghiêm chỉnh chào họ . Anh em đã tự chọn con đương vinh quang cho mình , tôi thầm khấn nguyện trước mặt anh em : " Chúng toi cần phải sống , vì chắc chắn chúng tôi vẫn còn phải tranh đấu với bọn quỷ hại nước hại dân".

Sau này tôi được tin Trâm về Bảo Lộc hoạt động nhưng bị nội phản , bị xử tử tại đó . Hoang về Xuân Lộc hoạt động cũng bị tử thương , còn tôi lưu lạc khắp nơi , nhất quyết không trình diện bọn chúng , tôi vượt biên bằng đường bộ qua Khe Sanh , Lao Bảo , Hạ Lào .

Hỡi các bạn trong Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam ; Thưa các bạn Quân Nhân QLVNCH ; Bạn bè chúng ta đã chết , một số đang bị đầy đoạ cực hình , Quê hương chúng ta còn trong tay bọn quỷ đỏ . Xin các bạn đừng vì xe hơi , nhà cao cửa rộng , ham chơi phù phiếm , mà quên đi những người thân yêu , những Vong Hồn bạn bè đã khuất , những cô nhi tử sĩ đang đón chờ từng giờ từng phút , mong mỏi bước chân nhịp nhàng của quý bạn tiến về quê hương .

Hỡi các bạn thanh niên , lịch sử 4.000 năm văn hiến không lúc nào , không thời đại nào dân tộc chúng ta khiếp vía trước móng vuốt tàn ác của quân thù , không khi nào thanh niên Việt Nam lại đê hèn , quên đi gông cùm đỏ dã man đang siết chặt dân tộc ta . Xin hãy cùng nhau bước lên tiến tới và đừng bao giờ quên bọn quỷ đỏ đang lẩn khuất đâu đây đang ra sức ngăn cản bước chân oanh liệt của chúng ta .

Nghiêm ơi , Trâm ơi , Hoàng ơi , linh hồn các bạn có linh thiêng hãy soi sáng bước chân chúng tôi , máu của các bạn đã chảy , thân xác của các bạn đã nằm xuống , nhưng tấm gương can đảm của các bạn sẽ còn mãi mãi . Trận chiến vừa qua chúng ta tạm lùi , tạm thua giặc . Nhưng chúng ta không đầu hàng giặc , đơn vị chúng ta không buông súng để qui hàng giặc . Tinh thần chúng ta còn đó , chúng ta bỏ nước ra đi bằng áp lực của ma quỷ . Xin hãy hứa cùng nhau " Chúng Ta Sẽ Trở Về "

Mùa Đông năm 1987 CHI LANN " Viết Theo Hùng "

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

lhtc wrote: ."..Với 15 tiểu đoàn tác chiến ( chắc có người lấy làm lạ ) : vâng đúng như vậy , 15 tiểu đoàn tác chiến , 4 tiểu đoàn pháo binh , 4 đại đội trinh sát 15 đại đội đa năng với kỷ luật cao độ , tác phong đứng đắn , lúc nào cũng hiên ngang đùa giỡn với tử thần , và châm ngôn " thân dân , bảo vệ dân và giúp đỡ dân " được chúng tôi ghi khắc trong tâm hoà khẩu hiệu " CỐ GẮNG " đẻ hoàn thành mọi vấn đề khó khăn trầm trọng ."

Chỉ xin được đính chính một chi tiết mà người ghi lại có lẽ đã nhớ nhầm: "Sư đoàn ND, do đòi hỏi của chiến trường đã phát triển thêm 01 tân lữ đoàn là LĐ 4 ND, quân số lấy từ các đại đội Đa Năng vào khoảng giữa 74 làm core cho thêm 03 Tiểu đoàn tân lập, như vậy tổng cộng có cả thẩy 12 tiểu đoàn tác chiến, 04 tiểu đoàn pháo binh và 04 đại đội trinh sát (Út bạch Lan trong bài viết là Nguyễn thành Út, đại đội trưởng Trinh Sát 01). Danh xưng Đại đội Đa Năng không còn sau khi có Lữ đoàn 4 tân lập ...

xin lỗi, quên một điều chưa sửa nữa: SĐ Nhẩy Dù chỉ có một Tiểu đoàn Pháo binh cơ hữu lúc trước gồm 03 Pháo đội, sau tăng thêm một Pháo đội nữa cho Lữ đoàn tân lập (LĐ 4 với Pháo đội 4)


lhtc,
người lính dù trại Thạch văn Thịnh, TĐ2 ND
Cám ơn anh lhtc đã bổ túc những chi tiết rất quý báu.
PD

Post Reply