Quán Hẹn Hò

Thơ non, thơ già, thơ ghẹo, thơ thẩn, thơ thơ. Xin đọc và ôm bụng cười, hay bứt tóc gãi tai tìm nàng ... thơ...

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Trưng Vương Bỏ Lại Tình Ta
Thơ : Khiếu Long
Nhạc : Mai Đằng
Tiếng hát : Tâm Thư



Ta bỏ lại con đường mùa phượng tím
Một thưở nào chiều phố nắng theo em
Nắng dấu yêu thơm nồng lên màu áo
Màu áo em ...trắng qúa rất dịu hiền

Ta bỏ lại những ngày vào lớp học
Trang vở toàn hình bóng của em thôi
Viết thư tình dưới khung trời xanh biếc
Những thơ ngây giờ thoáng chốc qua rồi

Ta bỏ lại góc sân trường mùa hạ
Tiếng reo vui bè bạn giấc mơ đầu
Những cánh hoa ép vào trang sách nhỏ
Để mai này mình còn mãi nhớ nhau

Ta bỏ lại mối tình ta ngần ngại
Chỉ âm thầm không dám ngỏ lời yêu
Muà chia tay giã từ không trở lại
Bóng thời gian lòng nhớ mãi em nhiều

User avatar
bichphuong
Posts: 569
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Image

User avatar
CarteNoire
Posts: 360
Joined: Mon Sep 21, 2009 11:58 pm

Post by CarteNoire »

Image


Mùa Thu Cho Em

Nhạc & Lời : Ngô Thuỵ Miên
Trình Bày: Bằng Kiều- Trần Thu Hà



Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
mang ái ân mang tình yêu tới
em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé

Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
em có hay thu về hết dấu cô liêu
Và em có hay khi mùa thu tới
bao trái tim vương màu xanh mới
em có hay hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây

Nắng úa dệt mi em
và mây xanh thay tóc rối
nhạt môi môi em thơm nồng
tình yêu vương vương má hồng
sẽ hát bài cho em
và ru em yên giấc tối
ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
chờ em anh nghe mùa thu tới

Em có mơ mùa thu cho ai nức nở
em có mơ mơ mùa mắt ướt hoen mi
Và em có mơ khi mùa thu tới
hai chúng ta sẽ cùng chung lối
em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương...


User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Trớ Trêu

Mùa đông giăng võng ngang trời
Đê hàng cây trút những lời chia xa
Và người đi qua đời ta...
Như là mắc nợ…
Như là trớ trêu…

Mà môi trót buột lời yêu
Mà tim trót níu những điều nhớ mong
Qua đò nấn ná dòng sông
Lên bờ nấn ná mênh mông đất trời.

Giá ta cầm tiếng yêu người
Đem đi mà đổi được thời cả tin!
Giờ xa thì biết đâu tìm
Lỡ đem một sợi lạt mềm buộc nhau…

Người xa
Trầu héo, già cau
Trông xa
Cải ở vườn sau úa vàng
Trách thầm cái kiếp đa mang
Yêu nhau chi…
Để…
Lỡ làng nhau ra...

Viết năm 1995
Đào Phong Lan

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Lệ Thu Chưa Đầy Mắt Em


Một mùa thu lưu luyến
Hồn đắm say dịu dàng
Chiều nắng hong tơ vàng
Nhẹ nhàng hôn ấm môi ngoan.

Ngày tình chưa héo úa
Dù cánh hoa tả tơi
Dù gió đưa ngàn nơi
Nước mắt em chưa đầy
mùa thu vẫn còn...xao xuyến hồn ai .

Anh đi vào đời em .
Mùa thu thức giấc mơ nàng
Và lá rơi ngỡ ngàng
Thương người em gái chờ trông.

Sương rơi vào hoàng hôn
Chiều trôi lấp lánh sao trời
Hàng cây đứng im đợi người
Nhặt chiếc lá vàng ..nhớ nhau .

Rồi tình như im tiếng
Chừng giấc mơ phai tàn
Chừng ái ân lỡ làng
Buồn tím loang mây trời
Nhưng đời còn mãi cơn mê ...



Ngọc Quyên

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2822
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Post by tieuvuvi »

Image


Mùa Sinh Nhật
Nồng Nàn Thơm Ký Ức


Happy Birthday N !


Mười hai năm,
Mười hai mùa lá đổ thu yêu đương
Hơn vạn ngày mưa dòng tuôn khắc khoải
Anh và em, đôi tim hòa nhịp đập
Cùng sánh bước chung mơ lối địa đàng

Mười hai năm,
Mối tơ tiền định từ thuở hồng hoang
Biển ái lênh đênh xuôi thuyền ký ức
Tháng ngày bên nhau chắt chiu kỷ niệm
Ô Thước mộng ngất ngây tình diệu vời

Mười hai năm,
Lạc vườn cổ tích nồng đắm hương thơ
Góc phố mưa bay vầng trăng huyền thoại
Hồn tri kỷ trên giòng sông chữ nghĩa
Xướng họa đồng tâm cảm giao điệu vần

Tình quân hỡi,
Nến hồng sinh nhật, nguyện ước trăm năm
Nước mắt, nụ cười, tương tư, sầu nhớ
Gửi về anh nhật ký thơm hồi ức
Mãi có nhau thủy chung vẹn duyên thề



PTMC

Tiểu Vũ Vi
15/11/2017



Image

User avatar
bichphuong
Posts: 569
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Image


Nhạc Sĩ Chung Quân - Nguyễn Đức Tiến
Nổi Tiếng Vì Là Tác Giả Bản Nhạc ‘Làng Tôi’


Nguyên Giao
San Diego, Hoa Kỳ

Nhạc sĩ Chung Quân nổi tiếng vì là tác giả bản nhạc ‘Làng Tôi’ đã trúng giải của công ty điện ảnh kiêm tuồng cải lương Kim Chung ở Hà Nội năm 1952 để làm bản nhạc nền cho cuốn phim có tiếng nói đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam; Đó là phim ‘Kiếp Hoa’.

Khi thông báo tuyển nhạc được quảng bá, các nhạc sĩ ‘bậc thầy’ nổi tiếng thời đó đua nhau gửi những ‘đứa con tinh thần’ về công ty điện ảnh mong được trúng giải. ‘Cậu’ Nguyễn Đức Tiến – lúc đó mới 16 tuổi - cũng dự thi với bản Làng Tôi. Bản nhạc có lời như sau:

‘Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lờ lững vờn quanh
Eâm xuôi về Nam

Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau
Bóng tre ru bên mấy hàng cau
Đồng quê mơ màng

Nhưng than ôi
Có một chiều thu, lá thu rơi
Có một chiều thu, lá thu rơi
Oâm súng nhìn quê, tôi thầm mơ bóng ngày về

Mơ trong bóng ngày về
Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn, người bốn phương’

Chung Quân Nguyễn Đức Tiến đã đánh bại các bậc đàn anh - lúc đó xuất sắc với nhiều sáng tác cho tân nhạc, và không phải là ít - với chỉ một bản nhạc có lẽ là đầu tay! Bản nhạc được chấm nhất vì có tiết điệu êm đềm, bình dị, đặc biệt là rất dễ hát, dễ thuộc, và khi hát lên là người nghe cảm thấy có một cái gì đó thiết tha, trìu mến (Tương tự như bản ‘Lòng Mẹ’ của cố nhạc sĩ Y Vân). Làng Tôi lập tức được công bố, thu thanh và làm nhạc nền cho phim Kiếp Hoa!

Vì là phim có tiếng nói đầu tiên kể từ năm 1937 khi ngành phim ảnh Việt Nam được khai sinh, Kiếp Hoa nổi tiếng khiến bản nhạc Làng Tôi và tác giả của nó cũng nổi tiếng theo, cả nước đều biết.

Hai năm sau, 1954, thanh niên Nguyễn Đức Tiến 18 tuổi, di cư vào Nam, gia đình định cư ở vùng Khánh Hội. Các trường Chu Văn An từ Hà Nội, Nguyễn Trãi ở Hải Phòng cũng lục tục di cư vào Nam.

Do danh tiếng của mình từ khi đoạt giải ở Hà Nội, cộng thêm các giấy tờ đã học sư phạm chuyên ngành về Nhạc, nhạc sĩ trẻ tuổi Chung Quân được Bộ Quốc Gia Giáo Dục của Đệ Nhất Cộng Hòa ưu đãi, cho dạy môn nhạc tại hai trường trung học Chu Văn An, và Nguyễn Trãi, ăn lương theo ngạch giáo sư trung học đệ nhất cấp, tương đối là cao. Trên thực tế, về bằng cấp giáo dục, thầy Tiến lúc đó chỉ mới có bằng trung học, học trường sư phạm theo ngạch hương sư.
Tôi còn nhớ khoảng năm 1955-56, vào một hôm trời mưa như trút nước, tôi được đi xem một đại nhạc hội của các học sinh trường trung học Nguyễn Trãi tổ chức tại rạp Thanh Bình. Tiết mục đáng nhớ nhất là hợp xướng ‘Sông Bến Hải’ do nhạc sĩ Chung Quân, đồng thời là giáo sư âm nhạc, sáng tác và tập cho các học sinh của trường. Đây là một trường ca có giá trị nghệ thuật cao, nói về một dòng sông chia đôi đất nước, và tâm trạng phải bỏ ‘quê cha, đất tổ’ của người di cư năm 1954. Hợp xướng này nghe thật hay, và chắc chắn không dễ tập, nhất là với mấy cậu học trò có kiến thức âm nhạc rất ‘căn bản’! Mãi đến sau này, khi được học nhạc với thầy Nguyễn Đức Tiến ở Chu Văn An, tôi mới được biết một, hai ‘bí quyết’ đọc nhạc do thầy dậy cho các học trò.

Thật là điều đáng tiếc khi không hiểu vì sao, trường ca Sông Bến Hải sau này không thấy được phổ biến, và giới yêu nhạc chỉ biết nhạc sĩ Chung Quân qua bản Làng Tôi!

Thầy Tiến dáng dong dỏng cao, hay đeo kính mát gọng vàng, và có thể nói là đẹp trai. Các giáo sư thời ấy đi dạy ăn mặc rất sang trọng. Trời nắng chang chang đổ mồ hôi nhưng cụ hiệu trưởng Trần Văn Việt vẫn luôn luôn mặc com-lê trắng, đeo cravát. Các giáo sư và các vị giám thị - tuy không bằng cụ hiệu trưởng - cũng đeo cravát, mặc áo sơ mi dài tay cài nút măng-sét. Trông các thầy thật ‘oai’! Trong các giáo-sư, người ăn mặc đẹp nhất, sang nhất, và đúng mốt nhất vẫn là thầy Tiến. Đặc biệt, khi đi dạy ở Chu Văn An, người ta đã thấy thầy lượn xe Vespa rất sớm so với các giáo sư khác.

Vì là giáo sư âm nhạc, thầy Tiến đã phải ‘biểu diễn dẫn giải’ (demo) bằng ca hát cho đám học trò non dại chúng tôi, nên nhờ vậy, chúng tôi đã nhiều lần được nghe thầy hát ‘nhạc sống’ thật … sống động! Mỗi khi thầy cất tiếng hát – chắc chắn to hơn khi thầy nói! - cả lớp chúng tôi đều lắng tai nghe và mong thầy hát thật lâu để chúng tôi được thưởng thức. Tôi còn nhớ rõ những lúc thầy trịnh trọng gõ thanh nĩa chuẩn âm (gọi là ‘Aâm thoa’) bằng kim loại trắng, trước khi say sưa đơn ca bài Hòn Vọng Phu:

‘Nơi phía nam giữa núi mờ
Ai bế con mãi đứng chờ
Như nước non xưa đến giờ
Đường chiều mịt mù,
Cát bay tỏa bước ngựa phi đường trường
Nếp tàn y hùng cường
Vẫn còn bay trong gió
Bóng chàng xa, sắp dần qua’
(Lê Thương)

trước mặt đám học trò ngẩn người, yên lặng lắng nghe - không phải một, mà nguyên cả ba - bài hát đầy những hình ảnh lịch sử này. Không có nhạc đệm mà qua tiếng thầy hát, tôi có thể như hình dung ra các hình ảnh ngựa phi, qua sông vượt núi, và tiếng đao khiên loảng xoảng nơi chiến trường …

Cho đến giờ này tôi vẫn còn có thể lẩm bẩm được những nốt nhạc của một bài dân ca phổ thông của Ý Đại Lợi, cũng do thầy Chung Quân dạy:

‘Sòn sòn, đố đố si si
Phà phà, lá lá son son
Mì lá son son, phà phà
Pha mi rề lá son’

Mê nghe, và hát tân nhạc, nhưng tôi rất dốt, và lười về nhạc lý. Nếu không nhờ thầy Tiến chỉ dậy, không biết bao giờ tôi mới biết được sự khác nhau, cũng như cách đánh nhịp 2/4 (“Một xuống, một lên!”), ¾ (“Một, hai, ba!” theo ba cạnh của tam giác có một góc vuông), và 4/4 (tức C: “Một, hai, ba, bốn!” theo hình số 8 có 4 góc nhọn).

Vì nhạc lý là môn học khô khan, nhất là phần nhớ các bộ khóa đầu bản nhạc, và làm sao tìm ra giai âm chính của bản nhạc đó, thầy Tiến đã sáng chế ra một bài lục bát thật độc đáo và hữu dụng, vừa đủ và cho đúng 7 nốt nhạc! Đó là:

‘Nhất Sòn, Nhị Rế, Tam La,
Tứ Mi, Ngũ Sí, Lục Pha, Thất Đồ!’

Có nghĩa là nếu thấy ở đầu bản nhạc có một dấu thăng, thì bài ấy có âm giai Sol là chính; Nếu có hai dấu thăng thì là âm giai Rê, v.v. Học trò của thầy hơn người một phần là nhờ những ‘bí quyết’ này.

Chung Quân Nguyễn Đức Tiến có lối tập hợp xướng rất công phu, một phần có lẽ vì thầy ngày trước có học nhạc ở Chủng viện nên đã được huấn luyện chuyên nghiệp về hòa âm, và hợp xướng. Tôi nhớ trong năm học Đệ Ngũ, chúng tôi được thầy tập cho hợp xướng bài ‘Hè Về’ của nhạc sĩ Hùng Lân để trình diễn trong buổi văn nghệ cuối niên học. Thầy tuyển được đâu 40 học sinh có giọng tốt từ trầm đến bổng để hát 4 bè. Thầy cũng tìm được ba giáo sư có giọng, hay giỏi đàn nhạc trong trường, để mỗi thầy làm trưởng một bè.

Bốn nhóm bè, lúc tập thì tập riêng, chỉ hát phần bè của mình mà không biết ba nhóm kia hát gì. Sau khi cả bốn nhóm đã nhuần nhuyễn, ‘Oâng bầu’ Chung Quân cho ráp lại bốn nhóm hát cùng một chỗ, và chung một lúc: Tất cả 40 học sinh trong đoàn hợp ca không thể nào nghĩ rằng tiếng hát bè ‘thỉnh-thoảng-xen-vào’ của mình lại có thể vừa hay, vừa ‘quan trọng’ được góp tiếng vào một ban hợp xướng bốn bè, nghe có vẻ nghệ thuật không khác gì các ban hợp xướng chuyên nghiệp của Sài Gòn Hoa Lệ.

Có mấy ai đi học miễn phí mà lại may mắn được đi nghe và được dạy các kỹ thuật của âm nhạc thuộc loại thính phòng, có tiêu chuẩn quốc tế như tụi tôi?

Thầy Tiến viết chữ trên bảng rất đẹp. Nhiều khi hết giờ của thầy, học trò chúng tôi không nỡ xóa đi lời các bản nhạc thầy đã viết trên bảng. Chưa kể thầy còn có tài ‘vung’ phấn trên bảng đen, chỉ với một nét, thầy đã tạo được cả năm dòng kẻ nhạc, và khóa Son cùng một lúc từ đầu bên kia bảng, sang bên này bảng, thẳng tắp, và đều đặn tưởng như có dùng thước hay máy vẽ! Có lần chúng tôi hỏi, thầy trả lời nho nhỏ như không có gì đáng để ý, “Làm nhiều thì quen tay; Vậy thôi!”

Tính thầy hòa nhã nhưng rất nghiêm. Chỉ nói nhỏ nhẹ khi thật cần thiết, mực thước và nghiêm. Học với thầy hai, ba năm mà chưa bao giờ tôi thấy thầy la mắng một đứa học trò nào, và ít khi thấy thầy cười thành tiếng. Tuy say sưa dạy nhạc nhưng hình như thầy không biết tên chúng tôi: Tôi chưa bao giờ thấy thầy có nhớ, và gọi tên bất cứ một học sinh nào - trừ khi có sổ điểm trước mặt! Có thể vì thày dạy quá nhiều lớp, hay trí nhớ của thầy đã đầy những dữ kiện khác cần, và đáng nhớ hơn. Giữa thầy và trò, chúng tôi vẫn cảm thấy có một bức tường ngăn cách nào đó!

Thế mà chúng tôi vẫn mến phục thầy dù rằng ở ban B (tức là Ban Toán), nhạc chỉ là môn học phụ, có hệ số điểm thấp nhất là 1, mỗi tuần chỉ học có một giờ (giống như Vẽ, Sử, Địa, Thể Dục, Hán, v.v.). Bù lại, khác với các giáo sư các môn khác, lớp của tôi được học thầy Tiến suốt 4 năm liền của Trung Học Đệ Nhất Cấp.

Một lần đọc báo của Sứ Quán Việt Nam ở Wellington, Tân Tây Lan, tôi thấy tin thầy Nguyễn Đức Tiến đã tốt nghiệp Tiến sĩ Văn chương ở Anh quốc, trong một chương trình học bổng, và đã được nhà trường giữ lại, mời làm giáo sư diễn giảng. Tôi ngồi suy nghĩ: Như vậy thầy Tiến đã phải đi học lại từ lớp Đệ Tam ở Sài Gòn; Và trước khi có thể trình luận án tiến sĩ, chắc chắn thầy cũng phải có ít nhất tương đương cao học văn chương Anh. Văn chương Anh đâu phải là môn dễ học cho một người Việt Nam, để lấy được văn bằng cao nhất như thế? Tưởng thầy chỉ có biệt tài về Nhạc, bây giờ mới biết thầy còn có nhiều khả năng khác ít người biết …

Ngoài ra, tôi cũng được nghe phong phanh, những mảnh tin tức có khi hơi mâu thuẫn nhau - và chưa phối kiểm được (có thể vì thầy chọn lối sống rất riêng tư) - về thầy Nguyễn Đức Tiến, như:

– ‘Trước năm 1975, tôi nghe nói thầy Tiến đang học Sử học ở New York!’

– ‘Tôi nghe ai nói ông Chung Quân được học bổng du học về ngành Khảo cổ ở Texas!’

– ‘Giáo sư/Tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến từ Anh về lại Việt nam, ở cùng với mẹ già sau năm
1975; Nhà vẫn ở khu Khánh-Hội!’

– Theo một anh bạn - trước cũng là học sinh của thầy ở trường Nguyễn Trãi - thì thầy
Tiến đã qua đời.

Gửi bản thảo bài viết này cho một số thân hữu, tôi đột nhiên nhận được thư trả lời qua Liên Mạng (Internet) của một anh bạn đàn anh, thân hồi còn du học ở Tân Tây Lan, từ bên Uùc gửi qua:

“Tôi có dạy học cùng với anh Tiến ở Đại Học Huế. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ ở ngoại quốc về, anh Tiến đã trở thành giáo sư Ban Văn Khoa ở đại học này từ năm 1971 đến 1976. Anh Tiến là một người thông thái, nhân hậu, trọng nguyên tắc, và có tư cách. Tôi đã nhiều lần cảm phục chứng kiến anh ấy can đảm công khai phê phán những sai trái, và lố bịch của các cán bộ cộng sản trong trường, nên đã bị cho bãi nhiệm khỏi ban giáo sư của Ban Văn khoa - Đại Học Huế.

Anh Tiến đã mất năm 1988 tại Sài Gòn sau khi bị đứt gân máu trên đầu - trong lúc đang đánh cờ tướng với người em rể - khiến anh bị mê man, và bất tỉnh (coma). Tôi có lại thăm anh trên giường bệnh trong bệnh viện, nhưng chỉ có nhà tôi đến đám táng của anh (vì lúc đó tôi đang vượt biên).”

Ngỡ ngàng, tôi chẳng biết làm gì, đâm ra thành ‘Giận cá, chém thớt’: Qua đời lúc (16 + (1988 - 1952) =) 52 tuổi thì không biết trong cáo phó, tang gia đã thông báo như thế nào: ‘Hưởng Dương’ hay ‘Hưởng Thọ’?

Tôi viết bài này để ghi lại những kỷ niệm đẹp chúng tôi - đám học sinh ở trường trung học Chu Văn An những năm 1960 – 1962 ở Sài Gòn - đã được may mắn có chung với thầy:

Chung Quân Nguyễn Đức Tiến,
một nhạc sĩ tài hoa, đa năng
đồng thời một vị giáo sư yêu nghề, và tận tụy với học trò.

Dù thế nào, làm sao quên đuợc thầy Chung Quân Nguyễn Đức Tiến, nhất là khi tình cờ nghe tiếng ai hát bài Làng Tôi trên xứ người. Bài hát ấy tính ra đã (2005 – 1952 =) 53 tuổi, hơn cả người đã sáng tạo ra nó

@ Vietnam Review

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Vết đêm


Người đi qua đời ta
Như một làn gió thoảng
Những đau đớn mơ hồ
Giờ bắt đầu nứt rạn

Gió đi về trên phố
Như một người mộng du
Lá tơi bời trên ngõ
Như bốn mùa là thu

Nắng thôi về gọi cửa
Đêm rộng dài ngã ba
Sương vấp vào ngọn cỏ
Nhói lời chưa nói ra

Trăng về ngang đường tối
Lại lặng lẽ một mình
Dẫm vào chân nỗi nhớ
Gió qua lòng rộng thênh…



Đào Phong Lan

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Tháng Chạp

Còn sót lại trên cành vài bông sữa
Như niềm yêu không nói được thành lời
Mà mùa thu hình như không về nữa
Chim di cư từng vệt ngang trời.

Tháng chạp dịu dàng như sợi tóc
Ngang qua tôi những bước yên lành
Trái tim tôi đâu phải là phương Bắc
Mà em xa như thế cho đành?

Yêu hết mình còn gì mà yêu nữa?"
Em luôn luôn hỏi rất bông đùa
Rồi đi mất. Nắng thẫn thờ bậc cửa
Cầu vồng xanh chạm khẽ vào mưa

Con gấu trắng tìm nơi trú ngụ
Chờ những ngày xuân ấm tàn đông.
Tôi tự đốt mình thành ngọn lửa
Chờ em về sưởi ấm, tin không...


Đào Phong Lan

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Chỗ Có Bụi Mật Gai

Giọt mưa ướt ngọn xuân thì
Em đi bỏ lại những tì vết nhau
Môi quen chưa kịp úa nhàu
Màu phấn son đã biết đau kiếp này.

Để còn dấu tích trần ai
Bước qua chưa giáp đã trầy chân không
Ngày em vướng sợi tơ hồng
Chắc gì thấy tôi lòng vòng phía sau!

Nơi ngọn cỏ mọc xanh xao
Có chùm gai nhọn đang cào cấu tôi
Vết đau đã tới tim rồi
Từ em tiếng khóc lạc loài bơ vơ.

Ở phía cuối một cơn mơ
Hồn tôi cũng đã dật dờ phiêu linh
Mà nghe thương tích tượng hình
Chỗ em lãng đãng làm tình tội tôi…


Hư Vô

Post Reply