Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Bình Luận Thời Sự

Post by khieulong »

Bao giờ Đế quốc Mỹ suy tàn?

Ngô Nhân Dụng

Tổng Thống Bush phải liên tiếp phân trần với dân chúng rằng việc bỏ chạy khỏi Iraq sẽ gây ra những đại họa. Ông John Warner, một nghị sĩ Cộng Hòa có uy tín nhất về các vấn đề quân sự thì lên tiếng yêu cầu tổng thống Mỹ cuối năm nay hãy bắt đầu rút quân. Nhưng có người lại nói rằng Iraq là chuyện nhỏ! Ông David Walker so sánh, mỗi năm chính phủ Mỹ chỉ tiêu pha chừng 100 tỷ Mỹ kim ở Iraq, mà trong năm 2006 ngân sách chính phủ Mỹ thiếu hụt lên tới 434 tỷ, gấp 4 lần chiến phí Iraq. Thiếu hơn 400 tỷ cũng là chuyện nhỏ nữa. Vì ông Walker tính, tới cuối năm 2006 chính phủ Mỹ đang phải lo thiếu nợ 50,000 tỷ Mỹ kim, nợ người ngoài cũng như phải trả cho dân Mỹ! Chia cho đầu người, mỗi người dân Mỹ nợ khoảng 170,000 đô la - đủ tiền mua một căn nhà rồi (nếu không mua ở California)!

Những con số ông Walker nêu ra có sức nặng thuyết phục, vì ông đang là kế toán viên trưởng cho cả nước Mỹ, với chức tổng thanh tra, đứng đầu Cơ Quan Ngân Sách Chính Phủ (GAO), một tổ chức độc lập có nhiệm vụ giữ sổ sách tiền bạc nhà nước. Với nhiệm kỳ 15 năm, trước khi sắp rời khỏi chức vụ tổng thanh tra ông Walker đã góp ý kiến với Quốc Hội Mỹ và các ứng cử viên tổng thống tương lai. Những lời cảnh báo của ông được chú ý, vì ông nêu câu chuyện ngân sách nước Mỹ trong một bối cảnh rộng lớn hơn nhiều. Ông báo động rằng nước Cộng Hòa Bắc Mỹ có thể sẽ lâm vào cảnh suy tàn của Cộng Hòa La Mã, trước đây 2,000 năm. Trong một lần thuyết trình trước công chúng gần đây, David Walker nói, “...Có rất nhiều điểm tương đồng giữa tình trạng nước Mỹ ngày nay và tình trạng một đại cường quốc thời xưa: La Mã. Ðế Quốc La Mã kéo dài 1,000 năm, nhưng chỉ có một nửa thời gian đó sống trong thể chế cộng hòa. Cộng Hòa La Mã sụp đổ do nhiều nguyên nhân, nhưng có ba nguyên nhân đáng nhớ: suy sụp trong các giá trị tinh thần và tinh thần công dân trong chính trị; quá tự tin và bành chướng quá rộng về mặt quân sự ra các lãnh thổ bên ngoài; còn chính quyền trung ương thì vô trách nhiệm về ngân sách.”

Bất cứ quốc gia nào, khi được đem ví với Ðế Quốc La Mã, tất phải tự lấy làm hãnh diện. Dù được đem ví với một đế quốc vào lúc suy tàn chăng nữa. Nước Mỹ quả đang gặp nhiều vấn đề giống như nền Cộng Hòa ở La Mã vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Nước Mỹ đang phải lo giải quyết sớm những vấn đề linh tinh như: hệ thống y tế và sức khỏe; làm sao bớt tùy thuộc vào xăng dầu nhập cảng; bảo vệ môi trường; ngăn bớt di dân nhập cảnh lậu; rồi sau vụ sập cầu ở Minneapolis và sập hầm mỏ ở Utah gần đây, cả nước thức tỉnh về hệ thống đường, cầu, cống rãnh, phi trường đã quá cũ kỹ (năm 2005, Hiệp Hội Kỹ Sư Công Chánh Hoa Kỳ báo động một phần tư các cây cầu ở Mỹ đã tới tuổi phải làm lại. Tính ra con số là 150,000 cây cầu). Nhưng ba vấn đề chính mà Walker nêu lên trên đây là những mối lo lâu dài và căn bản.

Ông Walker cho rằng vấn đề đáng lo nhất là tinh thần. Khuynh hướng vị kỷ càng ngày càng tăng lên, tinh thần cộng đồng giảm. Các nhà chính trị thì tinh thần bè phái cao quá cho nên không thỏa hiệp được để hợp lực giải quyết những vấn đề chứa nhiều xung khắc. Ông nói, “Chúng ta cần lãnh đạo. Một đường lối lãnh đạo để thay đổi sâu và lâu dài phải có tính cách liên đảng và được đại đa số dân chúng ủng hộ.” Theo ông thì không khí chính trị ở Mỹ hiện nay chưa chuẩn bị cho những thay đổi lớn, vì tinh thần vị kỷ và phe đảng. Chế độ Cộng Hòa ở La Mã trước khi cáo chung cũng diễn ra cảnh những tranh chấp chính trị phe đảng làm mọi người quên lợi ích chung của quốc gia. Năm 49 trước Công nguyên, Julius Cesar đang cầm quân chinh phục xứ Gaul thấy cảnh chế độ Cộng Hòa đang tự hủy, quyết định “vượt qua sông Rubicon” trở về nắm lấy quyền hành, bắt đầu giai đoạn “người hùng” để cho các hoàng đế La Mã sau này kế vị. Trong 5 năm cầm quyền Cesar đã tái lập chế độ thượng tôn pháp luật, cải tồ guồng máy cai trị hữu hiệu và phục vụ các công dân La Mã, và mở rộng con số “công dân” có quyền bầu phiếu để thâu nhận nhiều người khắp các tỉnh chung quanh. Sau này Ðế Quốc La Mã đã đem hệ thống pháp luật và hành chánh đó xuất cảng sang các vùng đất chung quanh, để lại dấu vết văn minh cho tới bây giờ. Nước Mỹ hiện nay đang gặp các vấn đề chính trị tương tự như Thượng Viện La Mã hồi trước Cesar, nhưng không ai có thể đóng vai một Cesar để xóa bỏ nền Cộng Hòa nước này.

Vấn đề thứ hai mà David Walker nêu lên là tình trạng phân tản lực lượng quá mỏng khiến không còn nuôi dưỡng được, nhất là sức mạnh quân sự, một hiện tượng đã làm nhiều đế quốc tan rã, từ nhà Tần bên Trung Quốc, đến Ðế Quốc Ottoman Hồi Giáo, và cả Liên Xô gần đây. Hiện nay quân đội Mỹ mạnh nhất thế giới, mà ngân sách quốc phòng Mỹ lớn hơn tổng số các nước lớn khác cộng lại. Nhưng người Mỹ đang tự hỏi quyết định đem quân tấn công Iraq của Tổng Thống George W. Bush có khôn ngoan hay không. Cuộc tranh luận về chuyện rút hay không rút khỏi Iraq chứng tỏ sức mạnh quân sự của nước Mỹ cũng đang bị trải ra quá mỏng.

Nhưng cả hai vấn đề nêu trên không thuộc phạm vi chuyên môn của ông David Walker. Ông là người giữ sổ sách kế toán cho cả nước Mỹ, cho nên những điều ông nói về ngân sách sẽ làm mọi chính trị gia Mỹ phải lắng nghe.

Cuối năm 2004, Walker đã cảnh cáo chính phủ Mỹ về số “nợ” của cả quốc gia. Lúc đó chính phủ liên bang đang mang nợ hơn 7 ngàn tỷ Mỹ kim. Dân chúng nợ 4.3 ngàn tỷ, gồm nợ của các xí nghiệp và của các cá nhân. Tổng số nợ lớn bằng hai phần ba trị giá số sản phẩm và dịch vụ mà cả nước làm ra trong một năm. Ông Walker tính bình quân mỗi người dân Mỹ mang nợ 25,000 đô la. Nhưng các món chi tiêu bắt buộc khác, có áp lực như phải trả nợ, còn lớn hơn nữa. Ðặc biệt là các chi tiêu cho những người về hưu, ngày càng lên cao. Chính phủ Mỹ có thể nhấn mạnh tới những lời hứa của nước Mỹ đối với dân Iraq khi đến đó lật đổ chế độ Hussein vào năm 2003; nhưng các chính phủ Mỹ từ hơn nửa thế kỷ qua đã hứa sẽ trả tiền hưu bổng và lo sức khỏe cho người già. Lời hứa nào quan trọng hơn? Nửa thế kỷ trước, cứ một người về hưu thì có 16 người đang làm việc để nuôi. Năm 2004, chỉ còn 3 người. Mai mốt sẽ chỉ còn hai người làm nuôi một người nghỉ hưu!

Sang năm 2008 lớp người sinh sau Ðại Chiến Thứ Hai bắt đầu về hưu, và họ rất đông. Tính trị giá hiện tại của những món tiền chi về y tế và hưu bổng cho người già đó, cộng với số nợ của cả quốc gia, coi như cả nước Mỹ đang mắc nợ 50 ngàn tỷ Mỹ kim!

Bản báo cáo của ông Walker không gây được tiếng động lớn như các vụ bom nổ ở Baghdad. Nhưng đó là những lời báo động mà dân Mỹ sẽ dân dần thấy thấm thía, sẽ đến lúc các nhà chính trị Mỹ sẽ phải đối diện với những câu hỏi khó khăn.

Nhưng bao giờ thì “Ðế Quốc Mỹ” suy tàn, như Ðế Quốc La Mã?

Chính ông David Walker phải minh xác: “Xin đừng hiểu lầm thông điệp của tôi. Ðúng là nước Mỹ sắp phải quyết định những chọn lựa khó khăn về nhiều vấn đề. Nhưng tôi tin rằng dân tộc Hoa Kỳ sẽ đứng lên đối diện được với các thử thách đó.” Ông Walker không phải là người bi quan.

Một điều khiến chúng ta chia sẻ được niềm lạc quan của ông Walker là xã hội nước Mỹ đủ cởi mở để những tiếng kêu báo động được cất lên và được lắng nghe. Xã hội Cộng Hòa La Mã tuy có diễn đàn trong Thượng Viện để các nghị sĩ cãi nhau, nhưng đại đa số người dân không có quyền bỏ phiếu. La Mã không có một nền báo chí tự do mà cũng không có mạng lưới Internet để mọi người trao đổi thông tin nhanh chóng, như dân Mỹ bây giờ. Ngày xưa La Mã không thể tồn tại được nếu không có các nước thuộc địa cung cấp của cải và nhân lực. Ngày nay nhiều nhà chính trị Mỹ vẫn còn muốn nước Mỹ thu tay, rút chân về, giảm bớt các liên hệ với thế giới bên ngoài. Chắc không chính phủ Mỹ nào sẽ theo chính sách đó; nhưng điều đó cho thấy nước Mỹ không tùy thuộc thế giới bên ngoài như La Mã ngày xưa. Sở dĩ nước Mỹ nợ như Chúa Chổm là vì các nước bán dầu lửa cho Mỹ thấy không đem tiền đầu tư ở đâu lời bằng ở Mỹ. Chính phủ Trung Quốc ép dân tiết kiệm tối đa, nhưng tiền dành dụm được cũng đem cho nước Mỹ vay!

Một khác biệt quan trọng nữa là tuy chính phủ Mỹ lâu lâu hành động như là đế quốc, đa số dân chúng Mỹ, những người quyết định sau cùng, không bao giờ nuôi tham vọng đế quốc. Một cuộc tham khảo ý kiến dư luận của công ty Pew Research cách đây bốn năm cho biết 80% dân Mỹ muốn các nước Âu Châu phải đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn trên trường chính trị quốc tế. Trong lúc đó chỉ có 60% dân Âu Châu muốn nước Mỹ đóng vai sen đầm như vậy! Cuộc nghiên cứu đó diễn ra trước khi Tổng Thống Bush ra lệnh tấn công Iraq. Bây giờ, sau kinh nghiệm Iraq, chắc dân Mỹ còn chán cảnh đóng vai đế quốc hơn nữa!

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

ÐÃ ÐẾN LÚC PHẢI CHẤM DỨT “MỤC VỤ XIN TIỀN”
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ

Vấn ðề các vị Hồng Y, Giám mục, Linh mục và Tu sĩ trong nýớc ra hải ngoại xin tiền từ nhiều nãm qua, ðã ðến lúc phải ðýợc ðýa ra thảo luận và phân tích một cách công khai. Nhất là gần ðây, nhiều việc ðáng tiếc ðã xảy ra trong các tiệc gây quỹ của một số Giám mục.

Vào thời ðiểm cận ngày Quốc Hận 30 tháng Tý 2007, trýờng hợp Giám mục Nguyễn Vãn Hoà - Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam cùng một vài vị Giám Mục sang viếng thãm Hoa Kỳ, trong một buổi tiệc mừng gây quỹ ðã bị một số giáo dân tại Quận Cam xuống ðýờng biểu tình phản ðối. Cách nay vài ngày, một bức thý ngỏ của Ông Lý Vãn Hợp gởi Ðức Cha Mai Thanh Lýõng và Cha Mai Khải Hoàn ðýợc công bố trên diễn ðàn ðiện tử, kể lại ông tới tham dự bữa tiệc tại nhà hàng Seafood World ở thành phố Westminster Nam California vào ngày 19 tháng 8: “Các giáo dân ðến tham dự với mục ðích nghe nghe Ðức Cha Tri nói chuyện và quyên góp tiền bạc ðể gây quỹ”. Trong thý ngỏ ðó, ông Hợp có than phiền rằng khi ông lên cầm micro xin hỏi vị Giám mục chủ tọa:“Xin Ðức cha cho biết, VN có tự do tôn giáo không?” thì bị một số ngýời la ó, giật micro và:“Ngýời xiết tay, kẻ xốc nách, xô ðẩy và lôi ra khỏi nhà hàng”. Tôi chỉ nêu lên trýờng hợp Ðức Cha Châu Ngọc Tri với sự dè dặt thýờng lệ và trích dẫn một vài câu trong Thý Ngỏ của Ông Lý Vãn Hợp mà không có lời bình luận nào, vì tôi chýa biết hết sự thật và bối cảnh xảy ra câu chuyện. Tuy nhiên, tôi coi ðây là một việc ðáng tiếc.

Nếu hai sự kiện trên chýa ðủ mạnh ðể phải ðặt lại vấn ðề “mục vụ xin tiền”, có lẽ tôi phải nhắc tới bản tin mới ðây từ VietCatholic ðãng tải:“LM Phanxicô Xaviê Nguyễn Ðức Quỳnh dùng giấy giới thiệu giả mạo ðang quyên tiền tại Hoa Kỳ”. Bản tin cho biết ðýõng sự nói là xin tiền ðể “Xây một một trung tâm cho các linh mục tàn tật ở Việt Nam.” Bản thân LM Quỳnh cũng bị tàn tật, ngồi xe lãn ði xin tiền nên càng ðýợc nhiều ngýời thýõng. Cũng may là hành vi bất chính ðó bị phát hiện sớm và LM Quỳnh ðã phải hoàn lại số tiền $ 6,000 mỹ kim ... chờ Bề trên quyết ðịnh.

Giọt Nýớc Làm Tràn Ly

Trong bài viết này, tôi không có ý ði sâu vào chi tiết các sự việc nói trên, nhýng tôi coi những sự việc ðó nhý là một giọt nýớc cuối cùng, làm tràn ly nýớc vốn ðã ðầy trong lòng tôi, trýớc cảnh hỗn loạn của ðạo quân nhiều màu sắc trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam từ trong nýớc ra quyên tiền ðồng bào Hải ngoại. Thậm chí có ngýời ðã bày trò giả mạo, lýờng gạt ðể kiếm ãn.

Thật vậy, hiện týợng các chức sắc các cấp của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ra hải ngoại xin tiền từ lâu nay, ðã trở thành một ðề tài ðàm tiếu cho nhiều ngýời nhiều giới. Dù vậy, phần ðông chỉ than phiền và ðề cập tới những ðiều chýớng tai gai mắt hoặc nói cho qua chuyện rồi lãng quên. Thậm chí nhý việc giáo dân Quận Cam xuống ðýờng biểu tình mang theo biểu ngữ, bắt loa kêu gọi ầm ĩ phản ðối Giám mục Nguyễn Chí Linh thuộc Giáo Phận Thanh Hóa tại bữa tiệc gây quỹ, ðã làm dý luận chú ý một thời gian, rồi mọi việc lại chìm vào quên lãng.

Có thể nói, vấn ðề này nhý một thứ ung nhọt gây ra nhức nhối trong thân thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, ðã mang ðến không biết bao nhiêu lời bàn ra tán vào. Tuy nhiên, ðể giải quyết vấn ðề, có nhiều ngýời ðã dùng cách xoa dầu cao lên nó, có ngýời ðã dùng thuốc dán ðể chặn không cho nó xì mủ ra. Các cách chữa trị ðó chỉ có tác dụng làm giảm ðau nhýng không thể chặn ðứng ðýợc sự phát triển của khối ung nhọt. Chýa thấy một ngýời nào ðýa vấn ðề này ra phân tách, tìm hiểu một cách công khai và ðýa ra lời kết luận hợp tình hợp lý cho sự việc. Có ngýời nghĩ rằng, vấn ðề này rất tế nhị, nếu nói lên sẽ bị ðụng chạm và bị kết án là chống phá Giáo Hội xét vì mục ðích việc xin tiền rất cao cả, nào là xây sửa nhà thờ, làm quỹ hýu dýỡng cho các cha già, giúp trẻ em mồ côi...Và gần ðây nhất là vị LM tàn tật Phanxicô Xaviê Nguyễn Ðức Quỳnh quyên tiền có mục ðích xây một “Trung tâm cho các linh mục tàn tật ở Việt Nam”. Có ai dám lên tiếng phản ðối việc “mục vụ xin tiền” cho các mục ðích quá sức thánh thiện nhý thế, nếu không khéo bị cho là “kẻ chống phá Giáo Hội”?

Có ngýời cảm thấy việc xin tiền này không ổn, nhýng ngại không dám ðặt vấn ðề vì thấy chiến dịch “mục vụ xin tiền” quá quy mô, có sự góp mặt rất tích cực của Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục và Tu sĩ, nói chung là “bộ phận ðầu não” của Giáo hội Công Giáo Việt Nam hiện nay ðang tham gia vào chiến dịch này. Ai dám lên tiếng? Ngýời Công giáo Việt Nam thýờng có câu nói: “Chống Cha là chống Chúa”. Nhý vậy, nếu có một ngýời nào dám nói hoặc viết ðiều gì ðụng chạm tới Hồng Y, Giám mục thì sẽ bị mang tội nặng ðến mức nào, chắc chắn bị cho là “kẻ phá ðạo” và ...xuống hỏa ngục ðời ðời!

Bài Học Lịch Sử

Quan niệm ðó ðã làm tê liệt ý chí của ngýời Công giáo, dung dýỡng cho bao nhiêu thứ sai lầm và tội lỗi xảy ra trong Giáo hội. Tôi nghĩ là còn lâu lắm ngýời Công giáo Việt Nam mới học ðýợc bài học về Tổng Giám Mục Stanislaw Wielgus ở Ba Lan. Trong quá khứ, vị Tổng Giám mục này có thành tích làm tay sai cho mật vụ Cộng sản Ba Lan, ðã chỉ ðiểm và báo cáo hãm hại nhiều giáo sĩ chống Cộng sản. Dân chúng biết nhýng không ai dám phản ðối vì sợ bị tội “Chống Cha là chống Chúa”, cho ðến lúc Tổng Giám mục Wielgus ðýợc Giáo Hoàng Bênêðictô XVI nâng lên chức vụ cao trọng nhất của Giáo Hội Ba Lan, là chức vụ Tổng Giám Mục Warsaw. Sự bổ nhiệm này ðã gấy ra làn sóng chống ðối mạnh mẽ trong những ngýời biết chuyện, nhýng Giáo Hoàng vẫn giữ nguyên quyết ðịnh của mình.

Trời bất dung gian! Ngay trong ngày lễ nhậm chức rất long trọng tại nhà thờ Chánh Toà Warsaw vào ngày 7 tháng Giêng, 2007, bên ngoài nhà thờ có số ðông biểu tình phản ðối ầm ĩ. Chỉ một gìờ trýớc khi nhậm chức, ngýời ta ðã trýng ra bằng chứng cụ thể với lá thõ Tổng Giám mục Wielgus ðã ký tên tình nguyện làm ðiềm chỉ viên cho mật vụ Cộng sản Ba Lan, tiếng bình dân gọi vai trò này là “chó sãn”. Do vậy, Wielgus ðã phải cúi ðầu khóc lóc một cách nhục nhã giữa nhà thờ trýớc mặt các chức sắc cao cấp nhất của ðạo và ðời hiện diện trong buổi lễ nhậm chức, kể cả Tổng thống Ba Lan, và dĩ nhiên là trýớc các ống kính truyền hình phát ði trên toàn thế giới. Một phút trýớc ðó, Tổng Giám mục Wielgus ðã chuẩn bị býớc lên ðài vinh quang nhý là vị Thiên Thần ðại diện Thiên Chúa. Nhýng một phút sau ðó, thì con ngýời mang tên Wielgus trong bộ phẩm phục Tổng Giám Mục, býớc xuống trong nhục nhã và hiện nguyên hình là một tên “chó sãn” của mật vụ Cộng sản Ba Lan! Tôi có viết một bài về sự kiện này vào ngày 10 tháng Giêng 2007. Hôm nay, tôi muốn nhắc lại ðể kết luận rằng, dù Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám mục, Linh mục hay Tu sĩ, họ cũng chỉ là những con ngýời, mà ðã là con ngýời thì ai cũng có thể sai lầm ðýợc.

Xác Ðịnh Tên Gọi

Nói nhý thế không có nghĩa bao gồm tất cả mọi chức sắc của Giáo hội Công giáo Việt Nam ðýợc phép ra nýớc ngoài ðều là ði xin tiền, nhýng có một số chỉ vì nhằm mục ðích này. Ngýời ta tìm cách thay thế việc xin tiền bằng lối nói vãn hoa dễ nghe hõn nhý: kêu gọi ðóng góp, vận ðộng tài chánh. Về sau này, tôi rất ngạc nhiên khi thấy việc ra nýớc ngoài xin tiền ðã ðýợc nâng cấp với hai chữ “mục vụ” ði kèm theo, tôi thấy hai chữ mục vụ dùng ở ðây là không ổn.

Dù sao tôi cũng là một linh mục, tôi hiểu ý nghĩa của hai chữ “mục vụ”. Nói một cách dễ hiểu, mục vụ là việc các vị chủ chãn thãm viếng và chãm sóc ðoàn chiên, nhất là những con chiên ốm ðau, bệnh tật và túng nghèo, lo lắng giúp ðỡ cho họ, nhất là về mặt tinh thần. Hồi còn nhỏ tôi làm “mục ðồng” tức là thằng bé chãn trâu, vì gia ðình tôi làm nghề nông. Trong vai trò mục ðồng tôi chãn giữ ðàn trâu 7 con của gia ðình, ban ngày tôi lùa trâu cho ãn nõi có nhiều cỏ, buổi chiều tôi tắm rửa kỳ cọ cho ðàn trâu trýớc khi lùa vào chuồng. Khi lớn lên làm linh mục, thi hành mục vụ trong phạm vi ðýợc giao phó, thãm viếng, an ủi giúp ðỡ giáo dân về mặt tinh thần và cố gắng giúp họ những gì tôi có thể làm ðýợc trong vai trò một linh mục. Trong 37 nãm của ðời Linh mục, tôi cảm thấy ðýợc an ủi rất nhiều trong công tác mục vụ, ý nghĩa nhất là trong thời gian dài tôi làm mục vụ trong nhà tù Cộng sản. Hiểu nhý vậy, nên tôi không yên tâm khi các vị chủ chãn trong nýớc ra hải ngoại xin tiền lại kèm theo hai chữ “mục vụ”. Ðây là trýờng hợp lạm dụng danh từ.

Trong thực tế, Cộng ðồng giáo dân Việt Nam Hải ngoại có cần các vị chủ chãn trong nýớc lặn lội ra hải ngoại ðể “mục vụ” cho họ hay không? Và nếu cần thì cần ðến mức ðộ nào? Và khi ra ngoài này làm mục vụ thì thực sự “công tác mục vụ” ðó là gì? Ðiều tôi thấy không ổn khi nói “mục vụ hải ngoại” là mỗi sau chuyến ði “mục vụ” ngắn hạn, các vị chủ chãn lại về nýớc mang theo một vò...sữa chiên! Và vò sữa chiên này ðầy hay või là tùy thuộc vào ðẳng cấp và chức vụ mà vị chủ chãn làm công tác “mục vụ” hải ngoại ðang nắm giữ trong nýớc.

Có lúc tôi suy nghĩ vẩn võ và tự hỏi không biết các vị “chủ chãn” từ trong nýớc ra “mục vụ’ ðàn chiên Hải ngoại, thực sự có phải vì các ngài thýõng yêu ðàn chiên “bõ võ không ngýời chãn dắt” hay vì các ngài thýõng cái bầu sữa cãng ðầy của ðàn chiên, nhất là ðàn chiên béo tốt sống tại Mỹ ? Nếu tôi có hiểu sai thì xin Chúa tha tội cho tôi, có nhiều bằng chứng cho tôi biết các vị chủ chãn trong nýớc ra “mục vụ” Hải ngoại là nhắm vào “bầu sữa chiên” hõn là chính con chiên.

Thân Phận Ðồng Bào Tị Nạn Cộng Sản

Ðiều này khiến tôi cảm thấy xót xa cho số phận ngýời Việt Nam tị nạn Cộng sản. Sau ngày 30 tháng Tý 1975 họ ðã liều chết trốn chạy chế ðộ Cộng sản bạo tàn, họ phải bỏ nýớc ra ði và không biết bao nhiêu ngýời ðã phải chết trên ðýờng výợt biên. Bao nhiêu ngýời bị bắt lại, ðã chịu tù ðày, ðánh ðập và có nhiều ngýời ðã bỏ mạng trong tù vì výợt biên không thành. Số ngýời may mắn còn sống sót trong ðó có bao nhiêu phụ nữa ðã bị hải tặc hãm hiếp trên býớc ðýờng trốn chạy chế ðộ cộng sản. Khi tìm ðến ðýợc bến bờ tự do, ðồng bào tị nạn vẫn còn nghe vãng vẵng bên tai câu nói của tên Thủ týớng Việt cộng Phạm Vãn Ðồng: ðàn ông là hạng ma cô, ðàn bà là hạng ðĩ ðiếm...bọn ðó phải ra ði cho sạch ðất nýớc...

Nhýng rồi mấy chục nãm sau, khi ngýời Việt tị nạn làm ãn phát ðạt và chế ðộ Việt cộng cần ðô-la thì con cháu của Phạm Vãn Ðồng ðã trở giọng và âu yếm gọi họ là “khúc ruột xa quê hýõng ngàn dặm!”. Mới ðây chế ðộ Việt cộng còn ra Nghị quyết 36 với lời lẽ ðầy yêu thýõng và mời gọi ðối với Cộng ðồng ngýời Việt Hải ngoại. Thực tế, thì chế ðộ bất nhân ðó thýõng ðồng bào Hải ngoại hay thýõng cái túi tiền của họ, tôi chắc là ngýời mù cũng nhìn thấy ðýợc.

Viết tới ðây, tôi thấy thýõng cho thân phận ngýời Công giáo tị nạn Cộng sản. Có lần ðọc tin trên Net tôi giật mình khi thấy trong một bài týờng thuật của một ngýời tên là Sr Minh Nguyên, viết về chuyến ði Nhật Bản của Hồng Y Phạm Minh Mẫn có linh mục Huỳnh Công Minh, Linh mục Trýõng Kim Hýõng tháp tùng, trong ðó có ðoạn nhắc lại Hồng Y Phạm Minh Mẫn gọi những ngýời Công giáo Hải ngoại là “tha phýõng cầu thực”. Thấy câu này chýớng tai quá, tôi ðã email hỏi vị Hồng Y xem thực sự Ngài có nói câu ðó hay không. Hồng Y Phạm Minh Mẫn hồi âm, không trả lời thẳng vào câu hỏi của tôi nhýng bằng một email khá dài và ðầy vãn hoa. Cuối cùng tôi cũng hiểu ðýợc ý của Ngài qua câu “tôi không có thói quen dùng cách nói nhý vậy”. Tôi ðã email lại và nói rằng nếu Ngài không có nói câu ðó thì xin Ngài cải chính vì tôi e rằng câu ðó làm tổn thýõng cho nhiều ngýời và có thể có hậu quả không hay, nhýng vị Hồng Y không trả lời tôi.

Câu chuyện “Tha phýõng cầu thực” ðã qua ði và tôi tin là Hồng Y Phạm Minh Mẫn không nói câu ðó, nhýng tác giả bài týờng thuật ðã ðặt câu nói ðó vào miệng của Ngài, và ðiều ngộ nhận ðó ðã làm buồn lòng một số ngýời Công giáo tị nạn Cộng sản tại hải ngoại. Tôi ðọc ðýợc tâm trạng này và xin vị Hồng Y ðính chánh ðể an ủi những ngýời Công giáo Hải ngoại, là những ngýời ðã ðóng góp rất tích cực khi Ngài ra Hải ngoại xin tiền, vì họ vẫn nghĩ là Ngài ðã dùng câu nói “tha phýõng cầu thực” ðối với họ, nhýng Hồng Y Phạm Minh Mẫn ðã không làm. Ðiều này khiến tôi thấy thýõng cho thân phận “những con bò sữa” hải ngoại.

Nguyên Nhân Thành Hình

Bất cứ một hiện týợng nào cũng ðều có nguyên nhân thành hình của nó. Sự kiện các chức sắc của Giáo Hội Công Giáo trong nýớc ra hải ngoại xin tiền ðýợc cấu thành bởi 3 yếu tố sau ðây.

1. Tính rộng rãi của ngýời Công giáo Việt Nam hải ngoại. Ðây là một ðặc tính rất ðáng khen của ðồng bào Công giáo, họ rất sẵn sàng ðóng góp vào các việc chung, nhất là các việc cụ thể nhý xây nhà thờ, nhà dýỡng lão, cô nhi viện...Sau thời gian ổn ðịnh cuộc sống tại Hải ngoại, họ ðã cần cù chãm chỉ làm ãn nhiều ngýời ðã trở nên khá giả và rất sẵn sàng ðể bố thí ðóng góp thật rộng rãi vào các việc tôn giáo mỗi khi có lời kêu gọi của các vị chủ chãn, nhất là các chủ chãn có chức vụ cao nhý Hồng Y, Giám mục, họ càng dâng cúng mạnh hõn.

2. Nhu cầu cần tiền của những chủ chãn trong nýớc. Nói về nhu cầu thì vô hạn vì ðồng tiền bao giờ cũng có thế ðứng nhất ðịnh của nó trong ðời sống con ngýời. Chẳng thế mà có câu ví vui tai sau ðây về ðồng tiền : “Ðồng tiền là tiên là Phật – Là sức bật của tuổi trẻ - Là sức khoẻ của tuổi già – Là ðà danh vọng – Là lộng che thân – Là cân công lý - Ðồng tiền “hết ý”.Trong ðời sống tôn giáo cũng không thoát khỏi ðịnh luật này, nhất là trong hoàn cảnh nghèo túng của Giáo hội Công Giáo Việt Nam ðã bị chế ðộ Việt cộng týớt ðoạt tài sản ðến trắng tay thì nhu cầu phải kiếm tiền lại càng khẩn thiết hõn. Chính vì nhu cầu ðó mà bất cứ ai trong tý thế có thể ra hải ngoại xin tiền ðều không bao giờ bỏ lỡ cõ hội. Mỗi vị “chủ chãn” ra hải ngoại xin tiền ðều có một lý do thánh thiện riêng ðể trình bày và lý do nào nghe qua cũng cảm ðộng và ðáng giúp cả.

3. Nhu cầu làm ðẹp mặt cho chế ðộ. Chế ðộ Việt gian Cộng sản chắc chắn phải khuyến khích và tạo ðiều kiện cho phong trào mục vụ xin tiền này vì họ có lợi trýớc mắt. Theo tôi nghĩ, không có cách gì làm ðẹp cho bộ mặt của chế ðộ vô thần Cộng sản hữu hiệu cho bằng hình ảnh các nhà thờ ðýợc mọc lên nhý nấm và càng lúc càng lộng lẫy hõn tại Việt Nam. Hõn nữa việc các chức sắc của Giáo Hội Công Giáo lũ lýợt ra hải ngoại kiếm tiền mang về “xây dựng giáo hội quê nhà” là cách tốt nhất ðể khóa mồm những ai lên tiếng tố cáo chế ðộ cộng sản Việt Nam là chế ðộ ðàn áp tôn giáo! Ðó là chýa nói tới việc các cán bộ “tốt bụng” cho phép các vị ấy ra nýớc ngoài xin tiền, không thể nào nhắm mắt làm ngõ trýớc số tiền kếch sù mà các vị chủ chãn mang về trong nýớc. Ai cũng có thể hiểu là số tiền ðó phải chia chác cho bọn cán bộ, vì bọn chúng ðã chịu khó “vét từng xu” trong túi của Việt kiều về thãm nhà khi býớc qua ngýỡng cửa phi trýờng, thì không lẽ lại không ðể ý tới cái túi nặng chình chịch của các vị Hồng Y, Giám mục, Linh mục... ðang býớc xuống phi trýờng?

Nói tóm lại, 3 yếu tố nói trên ðýợc ví nhý giấy bổi, dầu xãng và ...cái quạt ðã giúp cho ngọn lửa của cao trào “mục vị xin tiền” bốc lên cao. Thực tế, cao trào này ðã bắt ðầu làm xôn xao dý luận, có thể làm gây rối loạn và phân hoá trong nội bộ các Cộng ðồng Công giáo Hải ngoại mà từ lâu có nhiều ngýời gọi cách vui vui là những...con bò sữa!

Ðôi Dòng Lịch Sử
Khi viết những dòng chữ này này tôi chợt nhớ tới phong trào bòn vàng ở Mỹ trong các thế kỷ trýớc. Khi các tin tức về việc khám phá mỏ vàng ðýợc loan truyền, dân chúng ðổ xô tới làm thành một phong trào bòn vàng rất sôi nổi và có nhiều chuyện ðáng nói. Cõn sốt bòn vàng ðã làm thay ðổi hẳn ðời sống xã hội của dân chúng và hình thái mội sinh của một số vùng ở Mỹ. Nhờ vào ðó, một số ngýời may mắn ðã trở nên giàu có, ngýợc lại một vài vùng ðất màu mở trýớc kia, sau khi bị cõn sốt bòn vàng hoành hành, ðã trở nên hoang phế không còn canh tác ðýợc vì ðã bị “ðào tận gốc, trốc tận rễ” ðể tìm vàng. Phong trào bòn vàng ở Mỹ ngày xýa có những ðiểm týõng ðồng với phong trào “bòn ðô-la” của các chức sắc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ngày nay, tuy có 2 ðiểm khác biệt.

Ðiều khác biệt trýớc tiên là ngày xýa bên Mỹ tài nguyên vàng ðã nằm sẵn trong lòng ðất, dân bòn vàng cứ kéo tới mà ðào, xới, ðãi, lọc ðể lấy vàng, nhýng ðào mãi có ngày sẽ hết. Ngýợc lại, ngày nay tài nguyên ðô-la nằm trong túi của ðồng bào Công giáo tị nạn Cộng sản Hải ngoại không phải tự nhiên mà có. Ðây là kết quả của sự cần cù làm ãn, tiết kiệm và ðể dành tích lũy mà có. Và tài nguyên này có khả nãng sẽ còn dài dài.

Ðiều khác biệt thứ hai là các tài liệu viết về phong trào bòn vàng bên Mỹ có ghi lại tên tuổi những ngýời có công khám phá ra mỏ vàng, nhýng không thấy tài liệu sách vở nào ghi lại ai là ngýời ðã lập công ðầu trong việc phát hiện ra “mỏ ðô-la” nằm sâu trong túi những ngýời Công giáo Việt Nam tị nạn Cộng sản tại Hải ngoại. Nếu biết ðýợc, tên tuổi ngýời ðó phải ðýợc các sử gia viết xuống ðể ðời sau nhớ õn, nhất là những ai may mắn bòn ðýợc nhiều “ðô-la” nhất. Về vấn ðề này, tôi ðã lục lọi lại trí nhớ và nói chuyện bàn hỏi với nhiều ngýời, cuối cùng có thể tạm kết luận phải dành vinh dự tiên phong ðó cho Giám mục Nguyễn Vãn Sang thuộc Giáo phận Thái Bình. Ðýợc biết cách nay không lâu, Giám mục Nguyễn Vãn Sang là một trong hai vị Giám mục còn sống ðýợc chủ tịch nhà nýớc Việt cộng Nguyễn Minh Triết trao tặng huân chýõng “cao quý”. Tôi không hiểu hết những công sức của Giám mục Nguyễn Vãn Sang ðã và ðang tích cực ðóng góp cho chế ðộ nhý thế nào ðể ðýợc ban thýởng loại huân chýõng gọi là “cao quý” ðó, nhýng tôi nghĩ là trong ðó phải kể tới công ðã khám phá ra mỏ ðô-la nằm trong túi những ngýời Công giáo Việt Nam Hải ngoại.

Những Ðiều Nghe Thấy

Ðã từ lâu rồi, những gì tôi ðýợc nghe và thấy liên quan tới “mục vụ xin tiền” thật là phong phú và ða dạng. Phong phú vì ðýợc nghe từ nhiều ngýời nhiều giới khác nhau. Ða dạng vì ðýợc nghe từ nhiều thành phần ở Hải ngoại cũng nhý trong nýớc. Ở Hải ngoại, từ những linh mục phụ trách các cộng ðồng, những ngýời cho tiền, ngýời trung gian giúp tổ chức ðể quyên tiền, ngýời ðứng ra tổ chức tiệc quyên tiền, những việc xảy ra chung quanh việc tổ chức tiệc quyên tiền, trýờng hợp lừa ðảo ðể quyên tiền...và còn nhiều chuyện khác nữa. Khi ðồng tiền về tới Việt Nam, từ việc quản lý ðồng tiền, về cách thức xử dụng ðồng tiền, việc thi ðua xây cất nhà thờ ở Việt Nam, trýờng hợp mất tiền, về lối sống xa hoa của một số ngýời xin ðýợc tiền, về vị Linh mục có ngôi nhà thờ gắn máy lạnh ðầu tiên tại Việt Nam…và còn nhiều chuyện khác nữa. Tôi không thể kể ra hết những ðiều mắt thấy tai nghe liên quan tới vấn ðề này, tôi tin là có nhiều ngýời cũng ðã nghe và biết nhý tôi. Vả lại, chẳng hay ho và ðẹp ðẽ gì khi kể lại những sự việc nhý vậy nên tôi chỉ ghi lại cảm nghĩ về hai sự việc sau ðây.

Cách ðây vài nãm, tôi có dịp ðồng tế với một Giám mục từ Việt Nam qua, tại một Cộng ðồng khá lớn và giàu có ở Mỹ. Trong thánh lễ, cha quản nhiệm có nhắc giáo dân giúp vị Giám mục. Sau khi tan lễ, vị Giám mục mặc nguyên phẩm phục ra ðứng bên ngoài cửa chính nhà thờ, hai bên có 2 vị chức sắc cầm cái giỏ khá to. Giáo dân lần lýợt býớc ra, ngýời thì ðặt tiền vào giỏ, ngýời thì tới bắt tay nói chuyện với vị Giám mục, ngýời khác cố nhét tiền vào tay, vào áo...và nõi nào có thể nhét ðýợc trên ngýời vị Giám mục. Vì có ðông ngýời muốn bắt tay và cho tiền nên số tiền giấy rõi lả tả dýới ðất và vị Giám mục cúi xuống nhặt lên. Cảnh týợng này làm tôi bị “shock”! Có lẽ vì tôi thuộc thế hệ cũ, sinh ra và lớn lên tại một xứ ðạo nhà quê và chẳng mấy khi ðýợc trông thấy các vị Giám mục. Khi họ ðạo có dịp ðón Giám mục về ban phép Thêm sức thì quả là một biến cố của họ ðạo với nghi thức ðón tiếp Giám mục rất linh ðình với ðầy ðủ cờ quạt. Giờ ðây, nhìn hình ảnh vị Giám mục ðang mặc phẩm phục, cúi khom ngýời nhặt những ðồng tiền giấy nằm dýới chân, trýớc mặt một số ðông giáo dân khiến lòng tôi ðau xót. Ýớc gì tôi ðừng chứng kiến cảnh týợng ðó.

Việc thứ hai tôi muốn viết ra ðây là trong chuyến ghé qua Mỹ vừa rồi, tôi có ghé Nam Cali. ở nhà một ngýời bạn học từ hồi nhỏ. Trong một lần ðề cập tới “chuyện dài quyên tiền”, vợ ngýời bạn kể lại rằng có ngýời ðýa giới thiệu với nhóm cầu nguyện của chị một linh mục từ Việt Nam qua xin tiền. Vị linh mục này trình bày lý do rất thýõng tâm ở Việt Nam và xin mọi ngýời trong nhóm giúp ðỡ. Ðiều ðáng nói là trong lúc vị Linh mục này ðang ca “bài ca con cá” ðể xin tiền thì luôn miệng gọi những ngýời ðang hiện diện và ðồng bào Hải ngoại là “ngụy”. Nhiều ngýời tỏ ra khó chịu, cuối cùng chị vợ ngýời bạn tôi chịu hết nổi ðã lên tiếng: “Cha à! Cha gọi tụi con là “ngụy”, tụi con buồn lắm!” Khi ngồi nghe câu chuyện này tôi cảm thấy khó chịu trong ngýời, nhýng cố dằn xuống vì tôi không muốn những giáo dân nghe những lời tôi ðịnh nói ra!

Kết Luận

Qua những phần nói trên ðọc giả ðã hiểu ðýợc tâm trạng và sự khó khãn của tôi khi phải ðề cập tới vấn ðề này một cách công khai. Một vấn ðề có thể gây ra tranh luận và sẽ bị phản bác từ những cái loa của chế ðộ Việt gian Cộng sản. Ðiều chắc chắn nhất là sẽ bị kết án là nói xấu Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam. Tôi ðã chuẩn bị sẵn sàng ðể ðón nhận tất cả phản ứng bởi bài viết này, vì tôi ðã viết ra những gì tôi biết và suy nghĩ. Tôi biết là sau bài viết này, sự kiện “bòn ðô-la” vẫn tiếp tục, vì màu sắc của tờ giấy bạc ðôla lúc nào cũng chiếu sáng và mùi vị của nó lúc nào cũng thõm, nhýng sẽ ðýợc thực hiện cách kín ðáo hõn.

Xin nói rõ ở ðây là mục ðích tôi viết bài này không phải ðể phản ðối việc ngýời Công giáo Việt Nam Hải ngoại ðóng góp tiền bạc ðể sửa sang và xây dựng lại các cõ sở tôn giáo ðã bị ðổ nát tại quê nhà. Bản thân tôi ðã từng làm công việc ðó và tôi sẽ còn làm trong trýờng hợp thật sự có nhu cầu cần thiết. Tôi biết có nhiều ngýời rất thành tâm thiện chí gởi tiền về giúp các nõi thật sự túng nghèo. Ðây là những ngýời ðáng ca ngợi vì họ ðã sống ðúng tinh thần chia sẻ trong Phúc Âm.

Tôi cũng không nói xấu hay ðả kích Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, vì Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam ðáng thýõng hõn là ðáng trách. Ðiều tôi muốn nói là có một số ngýời trong hàng ngũ chức sắc của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ðã lạm dụng và khai thác quá mức cái túi tiền của ngýời Công giáo Việt Nam Hải ngoại. Hành vi của những con ngýời này ðã làm ố danh cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Cũng nên ghi nhận là phong trào bòn-ðô la này mới xảy ra lần ðầu tiên trong lịch sử 300 nãm của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, khi mà Giáo Hội sống dýới chế ðộ Cộng sản là chế ðộ vô thần quyết tâm triệt hạ tất cả mọi tôn giáo chân chính, trừ ra các loại Giáo hội do bọn chúng dựng lên hoặc do chúng nắm ðýợc quyền kiểm soát.

Ngày nay, khi nhìn vào bề mặt bên ngoài, nhiều ngýời, nhất là những ngýời ngoại quốc lầm týởng rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ðang ở vào thời kỳ phồn thịnh, phát triển và có tự do. Không có mấy ngýời biết rằng hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ðang phải trải qua thời kỳ u tối và ðáng thýõng nhất vì CHẾ ÐỘ VÔ THẦN CỘNG SẢN VIỆT NAM ÐÃ CÝỚP ÐI QUYỀN PHONG CHỨC VÀ BỔ NHIỆM CÁC CHỨC SẮC CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM.

Nói một cách dễ hiểu, hiện nay tại Việt Nam chỉ có những ngýời nào ÐÝỢC CỘNG SẢN CHO PHÉP MỚI ÐÝỢC PHONG CHỨC GIÁM MỤC VÀ LINH MỤC. Ðây là ðiều ðau ðớn nhất mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ðang phải chịu. Phái ðoàn Toà Thánh qua Việt Nam nhiều lần ðể xin lại quyền này nhýng không ðýợc.

Với quyền phong chức và bổ nhiệm nằm trong tay ðảng Cộng sản, không lạ gì chiến dịch “mục vụ xin tiền” càng lúc càng phát triển rầm rộ, vì không ai có nhu cầu phải chuyển ðô la về trong nýớc ðể làm ðẹp bộ mặt của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cho bằng chính ðảng Cộng sản Việt Nam. Nhà thờ càng nhiều và “hoành tráng” bao nhiêu thì giúp cho bộ mặt của chế ðộ càng ðẹp ðẽ bấy nhiêu. Xin mọi ngýời ðừng quên rằng, khi nào cần thì ðảng Cộng sản chỉ việc ra một Quyết Nghị là tất cả nhà thờ và tài sản ðó của Giáo hội sẽ thuộc về nhà nýớc nhý họ ðã làm trong quá khứ. Hiện nay còn rất nhiều giáo xứ, dòng tu, giáo phận... trong ðó có Giáo phận Vĩnh Long của tôi, ðang làm ðõn khiếu nại và “xin lại” tài sản của Giáo hội bị chế ðộ cýớp ði từ nãm 1975, nhýng nào có ðýợc kết quả gì!

Có ai dám bảo ðảm với tôi rằng chế ðộ ãn cýớp ðó sẽ không tái diễn lại màn tịch thu tài sản của Giáo Hội một lần nữa? Có lúc tôi nghĩ, những tay cán bộ Cộng sản quỷ quái ở Việt Nam là những tên phù thủy cao tay ấn, bọn chúng ngồi nhà và sai “âm binh” ði thu gom về những gì chúng muốn.

Nguyện Vọng Thiết Tha

Sự phát triển rầm rộ của chiến dịch mục vụ xin tiền ðã tạo ra xôn xao trong dý luận và bắt ðầu gặp phản ứng công khai rất bất lợi của giáo dân hải ngoại. Xin hàng Giáo phẩm trong nýớc hãy nhớ rằng, cộng ðồng Việt Nam Hải ngoại là những nạn nhân của chế ðộ Cộng sản, phải hiểu rằng họ có cái nhìn và sự hiểu biết về chế ðộ Cộng sản khác hõn cái nhìn của một số chức sắc Công giáo trong nýớc. Do ðó việc các Giám mục chọn thời ðiểm gần ngày Quốc Hận 30 tháng Tý 2007 ðể mở tiệc mừng quyên tiền ngay giữa lòng Thủ Ðô Tị Nạn bị nhiều ngýời coi là hành ðộng vô tâm, mang tính cách thách thức sự ðau ðớn của những nạn nhân Cộng sản.

Ðể kết thúc bài viết này, tôi xin nói, qua dý luận từ nhiều phía và những lời ðàm tiếu về tình trạng các Hồng Y, Giám Mục, Linh mục và Tu sĩ nam nữ từ trong nýớc ra hải ngoại xin tiền từ nhiều nãm qua và nhất là qua các sự việc ðáng tiếc xảy ra trong các tiệc gây quỹ của một vài Giám mục trong thời gian gần ðây, tôi xin thýa với hàng Giáo phẩm và Linh mục Tu sĩ trong nýớc rằng “ÐÃ ÐẾN LÚC PHẢI CHẤM DỨT MỤC VỤ XIN TIỀN”.

Xin ðừng biến Cộng ðồng Công Giáo Việt Nam Hải ngoại vốn là vùng ðất màu mỡ trýớc kia phải trở nên hoang phế không còn canh tác ðýợc vì bị những kẻ bòn ðô-la “ðào tận gốc, trốc tận rễ” nhý hậu quả thảm thýõng gây ra bởi bàn tay của những kẻ bòn vàng trong lịch sử Hoa Kỳ. Ðã có dấu hiệu cho thấy sự bất mãn của Cộng ðồng Công giáo Việt Nam tị nạn Cộng sản tại Hải ngoại dâng cao lên tới mức ðáng phải chú ý.

Tại thành phố Auckland, New Zealand
Ngày 25 tháng 8 nãm 2007

Linh mục Nguyễn Hữu Lễ

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bỏ Iraq Sẽ Nhìn Thấy Một Thảm Cảnh Việt Nam
Abandon Iraq and see a Vietnam horror show


William Shawcross
Bài dịch : Khánh Đăng
Một người đã nhìn thấy Việt Nam biến thành địa ngục sau khi người Mỹ ra đi, cảnh báo việc gây ra thảm hoạ tương tự cho Iraq.

Không phải tất cả mọi người sẽ cho đó là một cái bằng danh dự được tuyên dương một cách thiên vị bởi Tổng thống Bush trong một bài diễn văn về Iraq, nhưng nó đã xảy ra đối với tôi hồi tuần trước khi ông Bush cảnh báo rằng cái hậu quả của việc vội vã rút khỏi Iraq có thể đưa đến một cuộc tắm máu còn tồi tệ hơn cái đã xảy ra tại Ðông Dương sau sự thất bại của Hoa Kỳ năm 1975. Trời ơi, tôi nghĩ là ông ta đúng.

Dĩ nhiên là Iraq chưa rơi vào tình trạng đó như tôi và những người ủng hộ việc lật đổ Saddam Hussein đã hy vọng. Vài nhà phê bình người Anh đã lập luận về việc rời bỏ Iraq như sau: cái hậu quả, theo tôi nghĩ, sẽ thê thảm vô vàn hơn là những ghê rợn mà chúng ta đang nhìn thấy hôm nay.

Lời đề nghị (rút khỏi Iraq) đã làm ngơ cái sự thật là đối với những kẻ Hồi giáo cực đoan, và đặc biệt là nhóm khủng bố Al-Qaeda, thì cuộc chiến để đánh bại phương Tây không thể tách rời nhau được. Osama Bin Laden đã nói Iraq là mặt trận tiền phương. Chiến thắng của Al-Qaeda sẽ làm cho nhóm này lớn mạnh thêm ở tất cả mọi nơi.

Trong bài diễn văn dài giống như một bài giảng – ông Bush đã đề cập đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Graham Greene, Người Mỹ Thầm Lặng, mà cuốn sách này miệt thị những cố gắng của người Mỹ tại Việt Nam – ông Bush nói: “Mới đây, có hai người ở hai bên đối diện nhau trong cuộc tranh luận về cuộc chiến Việt Nam, đã hợp tác với nhau để viết một bài tiểu luận. Một người là thành viên của toán chính sách đối ngoại của Tổng thống Nixon, và người kia là một nhà phê bình rất gay gắt về các chính sách của chính phủ Nixon. Cùng với nhau, họ đã viết rằng hậu qủa của việc Hoa Kỳ thất bại tại Iraq sẽ thê thảm.”

“Ðây là điều họ viết, ‘Thất bại sẽ đưa đến một sự bùng nổ vô cùng mãn nguyện trong các thế lực Hồi giáo cực đoan, và đẩy toàn bộ cả khu vực Trung Ðông vào một sự hỗn lọan lớn hơn. Cái giá phải trả về nhân mạng và chiến lược sẽ ớn lạnh để tưởng tượng''. Tôi tin rằng họ nói đúng.”

Hai người mà ông Bush đề cập đến là Peter Rodman, một cựu trợ tá của Henry Kissinger và mới đây là phụ tá Bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ ông Bush, và tôi.

Khi tôi làm nhiệm vụ tường thuật cuộc chiến Ðông Dương cho tờ báo The Sunday Times, tôi đã chống lại những cố gắng của Hoa Kỳ. Sau khi phiá cộng sản thắng, những câu chuyện rùng rợn về sự dã man (của cộng sản) bắt đầu xuất hiện. Hàng ngàn và rồi cuối cùng là hàng triệu người, hầu hết là các “thuyền nhân”, đã trốn thoát sự tàn ác của những kẻ chiến thắng cộng sản Việt Nam. Tại Cambodia, những kẻ chiến thắng cộng sản Khmer Ðỏ thì tàn ác nhiều hơn và khoảng gần 2 triệu người Cambodia đã bị hành quyết hoặc chết.

Sau khi nói chuyện với những người tị nạn Cambodia tại biên giới Thái-Miên, tổ chức một số những cuộc phỏng vấn tại Hoa Kỳ và thâu thập hàng ngàn trang tài liệu chính thức, được phép dưới đạo luật Tự do tìm kiếm thông tin của Hoa Kỳ, tôi đã viết một cuốn sách gọi là Sideshow: Kissinger, Nixon and the Destruction of Cambodia, (Màn phụ: Kissinger, Nixon và Sự Tàn Phá của Cambodia) mà nội dung cuốn sách đã chê trách một cách vô cùng nặng nề chính sách về Cambodia của Toà Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Nixon. Cuốn sách đó lập luận về sự thiếu thận trọng của người Mỹ từ 1970-1975 đã đưa đến việc tàn phá đất nước này và giúp cho bọn Khmer Ðỏ tàn ác chiếm được quyền lực.

Ông Kissinger đã từ chối lời yêu cầu của tôi để được phỏng vấn trước khi xuất bản quyển sách, nhưng sau đó người trợ tá của ông ta là Peter Rodman, đã xuất bản cuốn The American Spectator (Người Mỹ Quan Sát) là một cuốn sách dài, rất chi tiết để tấn công tôi và công trình nghiên cứu của tôi một cách rất mạnh mẽ. Tôi đã phản pháo, ông Rodman tấn công lại và cứ thế - sự việc đó khá lý thú và tôi đã bao gồm tất cả những trao đổi đó trong những lần tái bản của cuốn sách Màn phụ: Kissinger, Nixon và Sự Tàn Phá của Cambodia

Gần 25 năm sau, sau khi Saddam bị lật đổ, điều mà tôi đã ủng hộ, thì cuối cùng tôi gặp Rodman lần đầu tiên và tôi vui sướng mà nói rằng chúng tôi đã trở thành bạn. Ðầu năm nay chúng tôi cùng nhau viết bài tiểu luận đã khiến cho ông Bush chú ý đến.

Hôm nay, cũng như trong thập niên 1970s, giới báo chí truyền thông có một trách nhiệm đặc biệt. Tại Ðông Dương, đa số các ký gỉa Hoa Kỳ và Âu Châu (trong đó có tôi) đã tin rằng cuộc chiến Việt Nam đã không thể và không nên thắng. Cuối cùng thì một cái tít lớn trên tờ Nữu Ước Thời Báo đã viết như thế này:“Ðông Dương không có người Mỹ: Hầu hết có một cuộc sống tốt hơn”

Sự ngây thơ như vậy đã sai lầm thê thảm, và tôi luôn nghĩ rằng những người như chúng tôi, những kẻ chống cuộc chiến của người Mỹ tại Ðông Dương nên mang bộ mặt vô cùng xấu hổ vì những gì khủng khiếp đã xảy ra sau đó. Tương tự như hôm nay, tôi nghĩ rằng cái mà nhiều kẻ trong giới có thế lực căm ghét (và đó thực sự là như vậy) là việc ông Bush và (cho đến mới đây là ông Blair, Thủ tướng Anh) luôn được công luận chú ý đến.

Nhiều nhà bình luận sa lông có vẻ như muốn đào sâu thêm việc xúc phạm (người dân Iraq) của lính Mỹ tại Abu Ghraib (đã bị chấm dứt nhanh chóng và trừng phạt) hơn là những vụ giết người khủng khiếp hàng loạt và có tính toán của bọn khủng bố, thuộc cả hai phe Sunni và Shi’ite. Quá nhiều người Hồi gíao đã chết tại Iraq, và đại đa số không phải là nạn nhân của lính Mỹ hoặc lính Anh. Họ đã bị giết bởi những người Hồi gíao khác.

Trên tất cả, chúng ta đã không có sự chú ý đúng đắn đến hàng triệu người Iraq (cũng giống như những người Việt, người Cambodia và Lào cách đây 35 năm) đang đặt niềm tin vào phương Tây. Sự sợ hãi của những thông dịch viên người Iraq làm việc cho quân đội Anh bị bỏ rơi tại Basra chỉ là cái ngọn của một tảng băng.

Bên cạnh đó, nhiều nhà bình luận và chính trị gia người Anh bây giờ đang đề nghị là chúng ta nên bỏ Iraq và chỉ nên chiến đấu tại Afghanistan. Thật là ngẫu nhiên, sự tranh luận này đang xảy ra khi mà lần đầu tiên, người Mỹ đang có những tiến triển khả quan trong việc tảo thanh nhóm Al-Qaeda tại khu vực hậu cứ của chúng tại vùng tây bắc Iraq và thủ đô Baghdad. Dưới sự điều quân của một trong những tướng lãnh tài ba nhất của Hoa Kỳ, tướng David Petraeus, chính phủ của ông Bush đã đưa khoảng 30 ngàn quân Mỹ đến những khu vực này và đánh bật nhóm Al-Qaeda ra khỏi đây.

Thành phần nổi dậy tại địa phương đang bị bất mãn bởi những thủ đoạn tàn ác của Al Qaeda – chặt đầu trẻ thơ, xẻo mặt người bằng dây đàn dương cầm, dùng xe bồn chứa hơi chlorine và hàng đống xe bomb như những vũ khí giết người hàng loạt để giết càng nhiều người vô tội càng tốt – và đang đoàn kết lại cùng chính phủ Iraq. Sự tin tưởng đang bắt đầu trở lại: ngay cả vùng Falluja, là một điạ ngục với những phòng tra tấn và bạo động Hồi giáo cho đến khi thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ đến và đuổi Al Qaeda đi, bây giờ đã có một phòng thương mãi đang tăng trưởng.

Vào tháng tới tướng Petraeus phải điều trần về những thành công và thất bại tại Iraq, trước Quốc Hội Hoa Kỳ, là nơi mà cả hai Ðảng Dân chủ và Cộng hoà đang gia tăng nghi ngờ nếu không muốn nói thẳng thắn là chống đối lại những chính sách của Tổng thống Mỹ. Ông Bush có thể tuyên dương một cách chính đáng sự dũng cảm, lòng quyết tâm và những thành công của quân đội Mỹ. Nhưng những tiến triển của họ chưa được đáp ứng đúng bởi sự hòa giải và tiến triển giữa những thành viên người Sunni, Shi’ite and Kurdish của chính phủ Iraq. Sự đe doạ thật sự đối với Iraq bây giờ đang nằm ở đó.

Hậu quả thất bại của Hoa Kỳ tại Iraq có thể sẽ xấu hơn ngay cả Ðông Dương. Như lãnh tụ của nhóm Al-Qaeda tại Iraq là Abu Musab al-Zarqaw đã nói trước khi bị giết chết trong một cuộc không tập của Hoa Kỳ: “Máu của người Hồi giáo được phép đổ ra để ngăn cản một nguy hiểm lớn hơn là việc ngăn cản cuộc thánh chiến jihad” . Sự trả thù kiểu Hồi giáo đối với những người theo đạo Hồi đang cố gắng xây dựng một đất nước Iraq tốt đẹp hơn sẽ vô cùng thê thảm.

Tại sao những ghê rợn gây ra bởi bọn Hồi giáo cực đoan tại Darfur làm cho chúng ta gớm ghiếc hơn là tại Iraq? Bởi vì, theo tôi đoán, trong sự nhảy múa điên cuồng của cái đạo đức gỉa tự dối lòng, chúng ta thích đổ thừa cho Hoa Kỳ hơn. Chúng ta nên trưởng thành.

Những ghê rợn tại Darfur sẽ giảm màu sắc bên cạnh một cuộc tắm máu tại Iraq nếu chúng ta rút ra khỏi nơi đây, trước khi những gì có thể làm được đã được làm để giúp lực lượng an ninh Iraq bảo vệ đất nước của họ chống lại sự tàn ác của những tranh chấp phe nhóm. Tôi hy vọng Thủ tướng Anh Gordon Brown và các cố vấn của ông ta nhận thức ra rằng những ý tưởng mà chúng ta đang tìm kiếm để rút ra khỏi Iraq sẽ bảo đảm một thất bại. Trong cuộc thánh chiến jihad toàn cầu, tuyên truyền là một vũ khí chiến tranh quan trọng hơn bất cứ lúc nào trước đây.

Abandon Iraq and see a Vietnam horror show

A man who saw the hell Vietnam descended into after America left, warns against inflicting the same disaster on Iraq .

William Shawcross

Not everybody would regard it as a badge of honour to be cited favourably by President Bush in a speech about Iraq, but it happened to me last week when Bush warned that the consequences of leaving Iraq precipitously could be a bloodbath even worse than happened in Indochina after the American defeat in 1975. Alas, I think he is right.

Iraq has certainly not gone the way that I and other supporters of the overthrow of Saddam Hussein had hoped. Some British commentators argue for abandoning Iraq: the consequences, I believe, would be infinitely more horrible than the horrors we see today.

The suggestion ignores the fact that for Islamic extremists, and especially Al-Qaeda, the war to subjugate the West is indivisible. Osama Bin Laden has said that Iraq is the front line. An Al-Qaeda victory in Iraq will strengthen the movement everywhere.

In Bush’s long and rather literary speech – he also referred to Graham Greene’s famous novel, The Quiet American, which scorned America’s efforts in Vietnam – he said: “Recently, two men who were on the opposite sides of the debate over the Vietnam war came together to write an article. One was a member of President Nixon’s foreign policy team, and the other was a fierce critic of the Nixon administration’s policies. Together they wrote that the consequences of an American defeat in Iraq would be disastrous.

“Here’s what they said, ‘Defeat would produce an explosion of eupho-ria among all the forces of Islamist extremism, throwing the entire Middle East into even greater upheaval. The likely human and strategic costs are appalling to contemplate.’ I believe these men are right.”

The two men he was referring to were Peter Rodman, a former aide to Henry Kissinger and more recently assistant secretary of defence in the Bush administration, and me.

When I covered the wars in Indochina for The Sunday Times, I was opposed to the US effort. After the communists won, appalling stories of brutality began to emerge. Thousands and eventually millions of people fled the cruelty of the Vietnamese communist victors, mostly as “boat people”. In Cambodia the Khmer Rouge communist victors were far more brutal and up to 2m Cambodians were murdered or died.

After talking to Cambodian refugees on the Thai-Cambodian border, conducting scores of interviews in America and obtaining thousands of pages of official documents under the blessed US Freedom of Information Act, I wrote a book called Sideshow: Kissinger, Nixon and the Destruction of Cambodia, which was extremely critical of the Nixon White House’s policies towards Cambodia. It argued that American carelessness from 1970-75 helped destroy the country and enabled the monstrous Khmer Rouge to come to power.

Kissinger had declined my requests for an interview before publication but afterwards his aide, Peter Rodman, published, in The American Spectator, a long, detailed and excoriating attack on me and my research. I replied, Rodman counter-attacked and so on – it was interesting and I included the whole exchange in subsequent editions of the book.

Almost 25 years later, after the overthrow of Saddam, which I supported, I finally met Rodman for the first time and I am glad to say we have become friends. Earlier this year we wrote the article that caught Bush’s attention.

Today, as in the 1970s, the press has a special responsibility. In Indochina the majority of American and European journalists (including myself) believed the war could not or should not be won. At the end one New York Times headline read: “Indochina without Americans: for most, a better life”.

Such naivety was horribly wrong, and I have always thought that those of us who opposed the American war in Indochina should be extremely humble in the face of the appalling aftermath. Similarly today I think that too many pundits’ hatred (and it really is that) of Bush (and till recently Blair) dominates perceptions.

Many armchair editorialists seem to dwell more on the American abuses at Abu Ghraib (quickly stopped and punished) than on the horrific, deliberate mass murders committed by the terrorists, both Sunni and Shi’ite. Far too many Muslims have died in Iraq, and the vast majority have not been killed by American or British soldiers. They have been killed by other Muslims.

Above all, we do not pay adequate attention to the millions of Iraqis who (like Vietnamese, Cambodians and Lao 35 years ago) put their faith in the West. The fear of Iraqi interpreters to the British Army being abandoned in Basra is only the tip of the iceberg.

Yet many British commentators and politicians are now suggesting we should abandon Iraq and fight only in Afghanistan. Ironically, this debate is happening when, for the first time, America is making real progress against Al-Qaeda in its strongholds in the northwest of the country and Baghdad. Under one of America’s best generals, David Petraeus, Bush has committed some 30,000 more American troops into these areas and driven Al-Qaeda out.

Local insurgents have been revolted by Al-Qaeda atrocities – decapitating babies, slicing off people’s faces with piano wire, using chlorine gas tankers and vast car bombs as weapons of mass destruction to kill as many innocents as possible – and have rallied to the government. Confidence is beginning to return: even Fal-luja, a hell of torture chambers and Islamist violence until US marines drove Al-Qaeda out, now has a growing chamber of commerce.

Next month Petraeus has to testify on successes and failures in Iraq to Congress, where both Republicans and Democrats are increasingly sceptical if not downright hostile to the president’s policies. He can justifiably praise the courage, commitment and successes of his soldiers. But alas their progress has not been matched by reconciliation and progress between the Sunni, Shi’ite and Kurdish members of the Iraqi government. That is where the real threat to Iraq now lies.

The consequences of an American defeat in Iraq are likely to be even worse than in Indochina. As Abu Musab al-Zarqawi, the Al-Qaeda leader in Iraq, said before he was fortunately killed by a US airstrike: “The shedding of Muslim blood is allowed in order to disrupt the greater evil of disrupting jihad.” Islamist revenge on all those Muslims who have tried to build a better Iraq will be terrible.

Why do the horrors inflicted by Islamic extremists in Darfur seem to appal us, more than those in Iraq? Because, I suppose, in an orgy of self-deluding hypocrisy, we prefer to blame the United States. We should grow up.

The horror of Darfur will pale beside the bloodbath in Iraq if we withdraw before we have done everything possible to enable Iraqi security forces to defend their country against sectarian horrors. I hope Gordon Brown and his advisers realise the impression that we are seeking to leave will guarantee defeat. In global jihad, perception is a more important weapon of war than ever before.

http://www.timesonline.co.uk/tol/news/w ... 326682.ece

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Đảng CSVN muốn tự sát thật rồi !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 35, ngày 15-09-2007
Trong tư cách là Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, ngày 27-8-2007 vừa qua, nhân kỷ niệm 62 năm “cướp chính quyền” (từ của CSVN), ông Nguyễn Minh Triết đã tới thăm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân và đọc một diễn văn quan trọng nói đến vấn đề an ninh quốc phòng giai đoạn hiện tại. Trong diễn văn này, Nguyễn Minh Triết đã dành một phần quan trọng để vẽ ra hình ảnh chế độ đang lâm nguy trước các thế lực mà ông kết án là “thù địch” và “phản động” trong ngoài. Từ đó ông đưa ra đòi hỏi: “Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp thì cũng không thể có chuyện đó được! Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố tự sát! Cho nên phải củng cố công tác chính trị tư tưởng, củng cố vai trò của đảng…”

Thật ra thì đảng và chế độ CS đã tự sát về phương diện chính trị và nhân tâm ngay từ khi Lénine thực hiện cuộc Cách mạng tháng 10 tại Nga năm 1917 rồi. Đổi đời (“cách mạng”) đâu chả thấy, chỉ thấy hàng ngàn, hàng vạn dân Nga tiêu đời trong những tháng ngày sục sôi máu lửa đó, gấp nhiều lần số kẻ bị Sa hoàng Nicolas II sát hại trong 23 năm ông cai trị (1894-1917). Tiếp đến hơn 10 triệu nông dân Nga bị Staline bỏ đói cho chết vì không chịu vào các nông trang tập thể. Từ đó bóng ma Cộng sản (lối nói của Marx), hay chính xác hơn là ác quỷ CS tiếp tục uống máu người để tồn tại, và gần 100 triệu nạn nhân đã phải hy sinh cho nó.

Dĩ nhiên, qua thời gian, thỉnh thoảng lại có một cây cọc gỗ đóng vào trái tim con ác quỷ này. Trước hết là Thông điệp Divini Redemptoris (Đấng Cứu chuộc thần linh) của Giáo hoàng Piô XI năm 1937, kết án chủ nghĩa Cộng sản “xấu xa, tàn ác và đồi bại tự bản chất”; tiếp đến là việc thanh toán Khối CS Đông Âu và Liên Xô từ 1989 đến 1991 do 3 bàn tay chủ chốt (theo nhận định của các sử gia) là Tổng thống Reagan của Hoa Kỳ, Tổng bí thư Gorbachev của Liên Xô và Giáo hoàng Gioan-Phaolô II của Công giáo; tiếp theo là "Sách đen về chủ nghĩa cộng sản" do sử gia Stéphane Courtois chủ biên năm 1997, tố cáo bao vụ khủng bố đàn áp của các chế độ Cộng sản và khôi phục danh dự cho những người đã bị chúng giết hại; rồi “Chín bài bình luận về đảng cộng sản” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên năm 2004 vạch trần 9 khía cạnh khủng khiếp tội lỗi của đảng CS Trung Quốc nói riêng mà cũng là của mọi đảng CS nói chung; sau đó là Nghị quyết 1481 do Nghị viện Hội đồng Âu châu (PACE) biểu quyết ngày 25-01-2006, tuyên bố chủ nghĩa Cộng sản là tội ác chống nhân loại và các chế độ toàn trị cộng sản đã vi phạm nhân quyền cách nghiêm trọng. Gần đây nhất là Đài tưởng niệm các nạn nhân của Cộng sản được khánh thành ngày12-06-2007 tại thủ đô Hoa Kỳ để muôn đời nhắc nhở cho toàn thể nhân loại về đại họa CS cũng như nói lên ý chí của toàn thế giới là phải hoàn toàn xóa sổ nó.

Trở lại lời tuyên bố ngang ngược nhưng cũng không kém phần thê thảm của Nguyễn Minh Triết, chúng ta thấy nó có những ý nghĩa nào? Theo giáo sư Âu Dương Thệ, trước hết, Nguyễn Minh Triết và tập đoàn lãnh đạo CSVN đã qua đó bộc lộ ý đồ đòi tiếp tục độc quyền sau 62 năm một mình một chợ cai trị. Đúng như các nhà tâm lý học nói, bản năng quyền lực là bản năng mạnh mẽ và dai dẳng nhất trong con người. Nó càng được gia tăng cường độ bởi cái chế độ độc tài toàn trị chưa từng thấy trong lịch sử là chế độ cộng sản. Điều đó cũng cho thấy tập đoàn lãnh đạo này không tin tưởng mà còn lo sợ nhân dân, lo sợ dân chủ. Bởi lẽ họ đã nắm quyền đâu có phải nhờ nhân dân chọn lựa, bầu lên và tin tưởng (dù họ vẫn không ngượng mồm nói thế). Tiếp đến, lời tuyên bố của Nguyễn Minh Triết cho thấy sau 62 năm độc quyền, tập đoàn lãnh đạo CS vẫn không dựa được vào dân, mà phải tiếp tục dùng bạo lực, quân đội và công an kìm kẹp dân. Điều ấy chứng tỏ chế độ không có lẽ phải (mặc dầu họ luôn lếu láo: đảng là đạo đức, văn minh, là lương tâm thời đại), và lại càng không có uy lực, vì uy lực đích thực nằm ở chỗ thu phục được lòng người. Chính vì không dựa vào nhân dân mà CSVN đã khiếp nhược trước Bắc triều Đại Hán, phải cống nộp cho họ bao phần lãnh thổ và lãnh hải, chẳng dám phản kháng khi quân đội họ giết hại ngư dân của mình. Chính vì không dựa vào nhân dân (nhất là những tiếng nói công tâm dân chủ từ trong xã hội và các giáo hội), cộng thêm với bộ óc lãnh đạo tối cao vừa yếu kém dốt nát, vừa tự mãn trì trệ, mà bao nhiêu chủ trương, chính sách, kế hoạch vạch ra cho toàn thể đất nước hay từng địa phương đều hoặc thành công nửa vời, hoặc hoàn toàn thất bại, chỉ hao tốn sức người, sức của, đẩy đất nước tiếp tục tụt hậu về kinh tế, suy đồi về đạo đức, rối loạn về xã hội, thê thảm về y tế và giáo dục… khiến VN luôn đứng hàng chót trong các bảng xếp hạng thành tích các loại của quốc tế. (“Thành tích” mới nhất theo Báo cáo năm 2006 của Ngân hàng Thế giới thì thanh niên Việt Nam tuổi từ 20-24 chỉ có 10% học lên Đại học, trong khi đó Thái Lan, nhờ không có xã hội chủ nghĩa và độc tài độc đảng nên có 41%, và Nam Hàn, vì chống xã hội chủ nghĩa và độc tài độc đảng nên có 89%). Cuối cùng, việc công khai đòi hỏi độc quyền cai trị lâu dài đã cho thấy tập đoàn lãnh đạo CSVN chủ trương tiếp tục tước các nhân quyền và dân quyền căn bản của nhân dân. Các quyền này đã được CS long trọng ghi vào Hiến pháp (dù với cái đuôi xảo trá “theo quy định của pháp luật”), đã được CS cam kết thừa nhận khi thò tay ký Công ước về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Thế nhưng với những văn bản dưới luật, CS đã tước bỏ dần dần các quyền này (26 quyền cơ bản theo Liên Hiệp Quốc) chỉ còn lại hai quyền duy nhất là quyền vâng lời đảng và quyền xin phép nhà nước. Việc đàn áp nông dân khiếu kiện, công nhân đình công và tôn giáo phản kháng trong những tháng gần đây là bằng chứng rành rành. Thế mà CSVN vẫn nuôi mộng ngồi vào ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Bảo vệ an ninh thế giới gì đây khi cứ gây rối cuộc sống, hăm dọa sinh mạng và tước bỏ tự do của nhân dân nước mình?

Đòi hỏi và đe đọa nói trên của NMT, cũng theo Gs Âu Dương Thệ, còn chứng tỏ một sự lo ngại rất lớn của tập đoàn lãnh đạo CSVN đối với nhiều thành phần trong đảng, trong xã hội và trong dân Việt. Trước hết, câu “Dù ai nói ngả nói nghiêng” của ông ta đã bộc lộ nỗi hoang mang tột cùng của bộ chính trị và các ủy viên trung ương đảng, những kẻ luôn thấy mình như cỡi trên lưng cọp, vì ý thức rằng uy tín của họ chẳng còn gì trong dân chúng, đảng viên, công an và quân đội, do nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng và nạn lộng quyền ngày càng gia tăng. Bằng chứng cụ thể là các vụ Tổng cục 2, T4, PMU 18 trong lòng đảng vẫn bị ém nhẹm hay xử lý kiểu gãi ghẻ, các vụ cướp đất nông dân, cướp nhà thị dân, cướp cơ ngơi tôn giáo vẫn chồng chất mãi mà không giải quyết được… Tiếp đến, NMT đòi hỏi ngang ngược như thế là vì ý thức rằng nhiều giới trong xã hội thấy đã đến lúc phải xét lại vai trò của ĐCS: có nên để cho đảng độc quyền tiếp tục không, nếu muốn việc chống tham nhũng và chống lộng quyền có kết quả? Mấy thập niên nay, kể từ các ông đảng viên Trần Độ, Nguyễn Văn Trấn, Hoàng Minh Chính đến các khuôn mặt trẻ tuổi được đào tạo trong lòng chế độ như Dương Thu Hương, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Đỗ Nam Hải… tất cả đều đã lên tiếng báo động: độc quyền độc đảng vừa là nguồn gốc của các tệ trạng xã hội hiện nay ở VN, vừa là bước thụt lùi so với đà tiến của thời đại là dân chủ hóa toàn cầu. Cuối cùng, đòi hỏi như thế là NMT và tập đoàn lãnh đạo CSVN hiểu rằng trong đấu tranh chính trị hiện thời, các tổ chức đối lập với ĐCS đang tìm cách khai thác những sai lầm, những nhược điểm và những tội ác của đảng và chế độ (nhiều hơn bất cứ một chính đảng và một chế độ nào trong lịch sử). Đặc biệt các nhà dân chủ quốc nội lẫn hải ngoại đã, đang và sẽ tìm cách vận động nhân dân trong và ngoài nước cũng như dư luận quốc tế tố cáo những vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Điển hình là các cuộc biểu tình rầm rộ nhân các chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo CS. Đó là chưa nói tới cuộc biểu tình trên mạng mấy ngày gần đây để báo động cho Chính giới, Báo giới và các Tổ chức Nhân quyền về dự tính thanh toán Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong bạo lực, chỉ vì các lãnh đạo Giáo hội này công khai bênh vực và yểm trợ Dân oan khiếu kiện. Thành thử ông Triết nghĩ rằng đảng cần phải giữ cho được quyền lực bằng mọi giá hầu có thể tiếp tục lừa gạt bên ngoài và bịt miệng bên trong!

Thật ra, theo nhà báo Bùi Tín, “nhận định của ông Triết chỉ đúng, nền dân chủ đa đảng chỉ là tai họa chết người đối với những đảng viên cộng sản vụ lợi, hám quyền, tham nhũng, dùng đảng làm chiếc thang danh vọng, để cướp nhà, cướp đất của dân, cướp đoạt công quỹ, phá hoại uy tín của đảng; chúng tìm mọi cách duy trì chế độ độc đảng cũ kỹ lẻ loi, chỉ là để tiếp tục làm giàu phi pháp, thoả mãn lòng tham không đáy, kéo dài tội ác” của chúng trên dân tộc. Ngược lại, nếu ông Triết và bộ Chính trị biết nghe theo tiếng lương tâm và lẽ phải thì sẽ thấy rằng bỏ điều 4 hiến pháp chính là tự cứu mình, tự cứu đảng và khai sinh lộ cho cả dân tộc. Liên Xô và các nước Đông Âu đã ý thức được điều này cách đây gần hai thập niên, nên giờ đây đảng CS tại các nước ấy không còn nỗi sợ “cưỡi trên lưng cọp” (chỉ trừ những tay chóp bu đã gây bao tội ác), nỗi lo “nhân dân báo thù”; đất nước họ cũng trên đà phát triển kinh tế và nhiều mặt khác với một nền chính trị công bằng lành mạnh. Còn nếu đảng CS cứ bám lấy độc quyền chính trị, đó mới là hành động tự sát. Các đảng viên trục lợi sẽ bám lấy đảng và biến đảng thành một dụng cụ kinh doanh của họ, như mọi người đang thấy! Các đảng viên còn có lương tâm sẽ bỏ đi hết vì thấy đây không phải là đảng của mình nữa! Ðây là một hình thức tự sát thật sự! Nhưng nhìn vào những biến động chính trị và xã hội trong thời gian gần đây thì xem ra đảng CSVN muốn tự sát! Thế thì tốt cho dân tộc!

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

NHÂN QUYỀN CHO NGƯỜI CHẾT-
Ðấu tranh giành Nhân Quyền cho các Anh Hùng Vô Danh Những Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa.

Giao Chỉ


Tin riêng ghi nhận được từ Việt Nam. 58 mẫu đất còn lại tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ, thuộc xã Bình Thắng, quận Dĩ An đã được đơn vị quân đội cộng sản sư đoàn 7 bàn giao xong cho tỉnh Bình Dương, vào đầu tháng 7 - 2007

Giới chức hữu trách tỉnh ủy Bình Dương vừa cho biết đang tổ chức để lo công việc bảo vệ và quản trị. Các cơ sở doanh trại của đơn vị huấn luyện bộ đội đã di chuyển nay sẽ dùng để mở trường học. Khu mồ mả giữ nguyên và cho phép tảo mộ. Muốn cải táng phải xin phép. Ðiều quan trọng hơn hết là tỉnh Bình Dương theo lệnh Thủ tướng coi đây là nghĩa địa dân sự Bình An. Ðang nghiên cứu thể lệ để cho phép dân thường được chôn tại những nơi còn trống trong khu mai táng.

Ðây là một chủ trương hết sức thâm độc của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội.

Không cần phải xóa bỏ nghĩa trang quân đội Miền Nam, chỉ cần đưa ra chiêu bài dân sự hóa rất bình thường. Sau một thời gian đem dân vào chôn ngay các nơi an táng chiến sĩ VNCH . Mạnh ai nấy xây cất kiểu cọ dân sự. Với thời gian, ý nghĩa của mảnh đất lịch sử thiêng liêng không còn nữa. Xét trên một bình diện khác, nghĩa trang quân đội Biên Hòa là phòng tuyến cuối cùng còn lại của Miền Nam, nơi yên nghỉ của 16 ngàn tử sĩ Cộng Hòa đang bị tấn công trong trận sau cùng. Vì sự bình an của chiến hữu nằm dưới mộ phần, chúng tôi lên tiếng kêu gọi hãy đấu tranh nhân quyền cho người chết.

Bản nhận định và đề nghị

Bản nhận định và đề nghị về đề tài này đã được soạn thảo gởi dân biểu Mike Honda và các dân biểu Hoa Kỳ. Nhân danh là một người Mỹ gốc Việt cư ngụ tại San Jose, đơn vị của dân biểu Mike Honda, chúng tôi đã mời ông đến Viện Bảo Tàng VNCH để thảo luận về việc này, thăm mộ bia đem qua từ nghĩa trang quân đội năm 2004, quan sát mô hình nghĩa trang và các tài liệu liên hệ.

Sau đây là bản lược dịch tài liệu liên quan đến đề tài:

“ Human Rights for Unsung Heroes - The fallen Soldiers of South VietNam ”.

1) Vấn Ðề:

Từ năm 1975, người Việt đi tìm tự do đã tiếp tục rời bỏ quê hương trong 30 năm. Ðã có hàng triệu thuyền nhân, tỵ nạn, tù chính trị, con lai và sau đó là đoàn tụ gia đình. Tổng số 3 triệu người định cư trên toàn thế giới và cho đến năm 2007 hiện có 1 triệu 500 ngàn người lập nghiệp tại Hoa Kỳ. Những người còn ở lại Miền Nam là thương phế binh, cô nhi quả phụ và những người chết vì chiến tranh. Trong số đó có rất nhiều anh hùng vô danh, các tử sĩ của Miền Nam đã nằm lại trong lòng đất quê hương.

Trong chiến tranh Việt Nam đã có trên 300 ngàn chiến binh VNCH được chôn cất trong các nghĩa trang quân đội khắp Miền Nam. Kể từ năm 1965, Miền Nam xây cất một nghĩa trang quy mô tại quận Dĩ An, 30 cây số phía Ðông Bắc Sài Gòn. Khu đất 125 mẫu dành để chôn từ 30 đến 40 ngàn chiến sĩ. Trong 10 năm từ 1965 đến 1975 đã có 16 ngàn tử sĩ được yên nghỉ tại đây.

Nghĩa trang này gọi là nghĩa trang quân đội, nhưng chính là nghĩa trang quốc gia Việt Nam tương tự như nghĩa trang Arlington của Hoa Kỳ tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Chúng tôi hiện có đầy đủ tài liệu và mô hình bao gồm tất cả các di tích lịch sử như tượng Thương Tiếc, Cổng Tam Quan, Ðền Tử Sĩ và Nghĩa Dũng Ðài.

2) Tác giả:

Khi viết bản đúc kết về đề nghị này, tôi nhân danh một người Mỹ gốc Việt, cư ngụ tại Hoa Kỳ 32 năm và là giám đốc cơ quan định cư bất vụ lợi IRCC , Inc. từ 27 năm qua tại San Jose . Trước 1975 tôi là đại tá quân lực VNCH , làm việc tại bộ tổng tham mưu, có dịp liên hệ với công trình xây cất và bảo toàn nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa.

Cá nhân chúng tôi là một trong số ít những người cao niên còn lại trong quân đội VNCH tại hải ngoại biết được các tin tức về nghĩa trang.

Tôi có sưu tầm hình ảnh, làm mô hình nghĩa trang cho viện Bảo tàng và là tác giả một tác phẩm duy nhất viết về đề tài này. Tựa đề: “16 ngàn tử sĩ ở lại nghĩa trang quân đội Biên Hòa” phát hành năm 1993. Chúng tôi cũng đã tổ chức chương trình tảo mộ nghĩa trang Biên Hòa trong suốt 10 năm qua dưới hình thức thân nhân thăm viếng.

Ngoài ra cũng có rất nhiều người Việt trên khắp thế giới và Hoa Kỳ hết sức quan tâm đến nghĩa trang quân đội tại Việt Nam đã cùng tiếp tay trong việc bảo toàn nơi yên nghỉ của thân nhân và chiến hữu.

Nhưng hiện nay nhà cầm quyền Việt Nam vừa ra thông cáo và bắt đầu áp dụng các thể thức dân sự hóa dưới hình thức làm mất ý nghĩa lịch sử thiêng liêng của khu đất cần được coi là di tích của quốc gia.

3) Bài học:

Là công dân Hoa kỳ, người Việt tỵ nạn đến đất này đã ghi nhận được bài học vĩ đại về câu chuyện phe miền Bắc đối xử với miền Nam sau cuộc nội chiến. Một trăm bốn mươi hai năm trước sau khi tướng Lee ký bản văn đầu hàng tướng Grant ngày 4 tháng 9 năm 1865 đã không có những hành động bạo hành thù hận của phe chiến thắng đối với người thua trận. Ngay cả sau khi tổng thống Lincoln của miền Bắc bị ám sát chết cũng không có các hành động trả thù của chính phủ liên bang đối với quân dân miền Nam. Tượng của tổng thống và tướng lãnh miền Nam vẫn được tôn trọng. Các nghĩa trang của phe thua trận được bảo toàn.

Và sau cùng, các di hài chiến binh miền Nam còn được mai táng trong khu dành riêng tại nghĩa trang quốc gia Arlington tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Tất cả những hành động cao quí đó không hề xảy ra tại miền Nam Việt Nam khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975. Hàng trăm ngàn quân nhân công chức miền Nam bị tập trung trong tù cải tạo và hàng triệu người phải bỏ nước ra đi.

Sau 32 năm, qua nhiều giai đoạn và nhiều hoàn cảnh, Hoa Kỳ đón nhận một triệu 500 ngàn người Việt đi tìm tự do đến định cư tại đất nước vĩ đại này. Những tân công dân đã đóng góp vào việc xây dựng quê hương mới và đồng thời cũng đã học được bài học lớn về tự do dân chủ, đặc biệt đối với việc gìn giữ các mộ phần chiến sĩ sau cuộc chiến.

Nhưng câu chuyện về quê hương Việt Nam thì hoàn toàn khác biệt. Sau 30 tháng 4 năm 1975 bức tượng Tiếc Thương nổi tiếng của miền Nam bị kéo sập và nghĩa trang quân đội bị cộng sản phá hoại. Tuy nhiên phần kiến trúc còn lại và các mồ mả vẫn tồn tại. Mười năm sau này hoàn cảnh thay đổi và người Việt trong và ngoài nước bắt đầu có cơ hội thăm viếng trông nom mộ phần các chiến hữu.

4) Giá trị tinh thần:

Theo truyền thống Á Châu, di hài tử sĩ và mộ phần là những lãnh vực linh thiêng cần được cả hai phía tôn trọng trong cuộc chiến. Phía Tây Phương cũng có cùng chung quan điểm. Chiến binh miền Nam trong cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ đã được an táng ngay trong nghĩa trang quốc gia Hoa Kỳ cũng như tại các nghĩa trang của quân đội miền Nam khắp các tiểu bang. Sau đệ nhất và đệ nhị thế chiến, nghĩa trang của quân đội Ðức vẫn được phe Ðồng minh bảo toàn.

Nghĩa trang của Quốc Dân Ðảng tại Trung Hoa, vẫn được chính quyền Cộng sản gìn giữ như là một di tích lịch sử của quốc gia.

Cho đến năm 2005, ba mươi năm sau cuộc chiến, chính quyền Cộng sản Hà Nội không hề lưu tâm và đề cập đến nghĩa trang Quân đội của miền Nam tại Biên Hòa. Mặc dù bỏ hoang phế nhưng nghĩa trang này vẫn còn tồn tại với vẻ hùng tráng đặc biệt qua các tượng đài, kiến trúc và mộ phần. Hiện nay vẫn còn Cổng Tam Quan, Ðền tử sĩ và Nghĩa Dũng đài

5) Pháp lý:

Nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ 20 tháng 9 năm 1997 nên có nghĩa vụ phải tôn trọng các thỏa ước quốc tế.

A- Công ước Geneve 12 tháng 8 năm 1949, chương III điều 120 và 121 nói rõ về trách vụ bảo vệ tù binh và bảo toàn mộ phần của các phe tham chiến.

B- Ðiều 23 của hiệp định đình chiến Geneve ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 về việc bảo toàn gìn giữ nghĩa trang trong vùng trách nhiệm.

C- Ðiều 8 của Hiệp Ðịnh Ðình Chiến Paris ký ngày 17 tháng 1 năm 1973 lại một lần nữa xác định các quốc gia ký kết có trách nhiệm bảo vệ nghĩa trang và phần mộ của phe đối nghịch.

6) MIA Hoa Kỳ và Việt Nam

Sau cuộc chiến tại Việt Nam, chính phủ Mỹ đã được chính quyền Hà Nội giúp đỡ trong việc đi tìm hài cốt binh sĩ. Phe cộng sản Việt Nam cũng nỗ lực đi tìm hài cốt bộ đội để đem chôn cất tại các nghĩa trang khắp mọi nơi. Trong khi đó mộ phần của các chiến binh Nam Việt Nam, của các tù binh và tù cải tạo tại miền Trung và Bắc Việt chưa bao giờ được đặt thành vấn đề. Gia đình thân nhân không có phương tiện để thực hiện công việc tìm kiếm. Ðặc biệt là các mộ phần và di hài chiến sĩ Cộng Hòa tại miền biên giới Cam Bốt, Lào, cùng các phần mộ tù binh tại Hàm Tân, Thanh Hóa và miền thượng du Bắc Việt.

7) Hiện trạng:

Cuối năm 2006 Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh bàn giao khu nghĩa trang quân đội từ giới chức quân sự qua tỉnh Bình Dương. Cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại hết sức quan tâm đến việc này vì những điểm sau đây qua kinh nghiệm nhiều năm:

1) Cộng sản đã phá hủy bức tượng Thương Tiếc nổi danh tại nghĩa trang ngay sau 30 tháng 4 năm 1975

2) Năm 2002 cộng sản cắt bớt hơn 10 thước ngọn tháp của Nghĩa Dũng Ðài.

3) Trước 1975 toàn thể khu nghĩa trang rộng 125 mẫu với 16 ngàn ngôi mộ. Ngày nay chỉ còn lối 10,000 ngôi mộ. Gia đình có di chuyển một phần. Một phần bị phá hoại. Không có ai kiểm tra để biết con số chắc chắn.

4) Phẫn còn lại để bàn giao giữa quân sự và dân sự đã hoàn tất tháng 6 năm 2007 chỉ còn 58 mẫu. Như vậy sau 30 năm do bộ đội quản lý đã sử dụng 67 mẫu đất để làm doanh trại, nhà cửa, lập nhà máy nước Bình An và lập ra Ấp Bình Thắng.

5) Với 58 mẫu đất bàn giao cho phía dân sự cũng chỉ còn lối 30 mẫu có mồ mả.

Phần còn lại cũng đã được xây cất doanh trại huấn luyện và nay tỉnh Bình Dương định dùng làm trường học.

6) Ðiều quan trọng hơn hết là, theo lệnh của Thủ Tướng từ Hà Nội, tỉnh ủy Bình Dương đang nghiên cứu để cho phép dân thường đem thân nhân vào chôn tại đây và coi đất này là khu nghĩa địa dân sự Bình An.

8 )Ðề nghị.

Tháng 2 ố 2007 Thủ tướng Hà Nội mở đường dây trên mạng gọi là đối thoại trực tuyến với người Việt mọi nơi. Chúng tôi có đưa vấn đề nghĩa trang quân đội VNCH ra hỏi. Tiếp theo ngày 30 tháng 4 - 2007 chúng tôi gởi thư trực tiếp đặt lại vấn đề. Cả hai lần đều không được trả lời.

Ngày nay vì tính cách thời sự đặc biệt của vấn đề, chúng tôi yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ đưa ra nghị quyết đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội thực hiện các điểm sau đây:

1 # Yêu cầu giữ nguyên tình trạng nghĩa trang quân đội VNCH tại Biên Hòa. Quốc hội Hoa kỳ cần lưu ý xác định rõ ràng với nhà cầm quyền Việt Nam đây là di sản quốc gia và khu đất thuộc về lịch sử. Không thể phá hủy, di chuyển, hay sử dụng qua các mưu đồ chính trị dưới mọi hình thức.

2 # Cho phép thân nhân, gia đình, chiến hữu được thăm viếng, tu bổ, sửa chữa mộ phần và thực hiện các nghi lễ tôn giáo cho người đã khuất. Thân nhân không được xây cất các phần mộ quy mô kiểu cách. Trong khi sửa chữa các mộ phần cũ, phải giữ gìn hình thức đã có từ trước. Tuyệt đối cấm không cho dân sự chôn cất trong khu vực được coi là di sản quốc gia.

3 # Bảo toàn tất cả các công trình kiến trúc hiện có gồm cổng Tam quan, đền Tử sĩ, và Nghĩa Dũng đài

4 # Cho phép và dành mọi sự dễ dàng cho gia đình, thân hữu, chiến hữu cũng như các đoàn thể từ thiện từ Hoa Kỳ về Việt Nam giúp gia đình đi tìm di hài tử sĩ trên toàn quốc để đem về chôn cất tại các nơi thích hợp.

5 # Với các nhận định kể trên, xin quốc hội yêu cầu tổng thống Hoa Kỳ, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao và ông lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam sử dụng mọi ảnh hưởng và quyền hạn để đòi hỏi chính phủ Việt Nam thực hiện các nhu cầu kể trên. Ðòi hỏi này dựa trên căn bản Việt Nam là quốc gia hội viên của Liên Hiệp Quốc, dựa trên sự quan hệ giao thông Việt Mỹ hiện nay và dựa vào tư cách công dân của 1 triệu 500 ngàn người Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ.

Trên đây là phần lược dịch bản nhận định và đề nghị chúng tôi gửi đến dân biểu Mike Honda để xin hạ viện cứu xét. Khi dự thảo hoàn tất, chúng tôi sẽ báo tin quí vị để cùng gởi thư xin các dân biêu Hoa Kỳ khắp nơi ủng hộ và chấp thuận.
Bản nghị quyết chính thức của Hạ Viện khi được thông qua sẽ phổ biến rộng rãi.
Trải qua nhiều năm, Hoa Kỳ đã nỗ lực giúp cho quân dân chính miền Nam qua các chương trình định cư nhân đạo. Chào đón thuyền nhân tỵ nạn. Tiếp nhận cựu tù chính trị, con lai và mở rộng chương trình đoàn tụ. Tất cả đều là những người còn sống trên đất tự do.

Chúng tôi tin tưởng rằng ngày nay đã đến lúc chúng ta cùng đấu tranh cho những người đã chết.

Giành lại nhân quyền cho các anh hùng vô danh
Cho các tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa.
***
Cùng đăng trên báo này là:
Bản Anh ngữ gửi dân biểu Mike Honda và các dân biểu Hoa Kỳ.
IRCC, Inc.420 Park Ave. San Jose CA. Tel: 408 971 7878 Email: irccsj@yahoo.com

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

NHÀ LÃNH ĐẠO NÓI LÁO NHẤT THẾ GIỚI NGUYỄN MINH TRIẾT “NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI!” Nhận định của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân chủ VN

Nguyễn Minh Triết trở thành “nhà lãnh đạo nói láo nhất thế giới!” từ sau chuyến đi Mỹ vào tháng 6-2007, với hai vụ xì căng đan nổi tiếng:
(1) BỊT MIỆNG CHA LÝ!
(2) “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi” (báo Tuồi Trẻ ngày 6-7-2007)
đến nổi Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - Đức Giám Mục Nguyễn Văn Hòa - phải ra văn thư ngày 7-7-2007 gửi Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết, với câu khẳng định như sau:"Câu trả lời của Cụ Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết "Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi" là KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT!”.

Tuy đã nổi tiếng với biệt danh: “NHÀ LÃNH ĐẠO NÓI LÁO NHẤT THẾ GIỚI!”, nhưng Nguyễn Minh Triết cũng chưa sợ. Ông lại tiếp tục nói láo, và hơn một bậc nữa: “NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI!”, qua việc vu vạ cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Giáo Hội PGVNTN là có ý muốn lật đổ chế độ CSVN, theo như bài phân tích rất xác đáng sau đây của tác giả Ngô Nhân Dụng, mà chúng tôi xin được trích đăng , để chứng minh rằng Nguyễn Minh Triết đang tự vượt mức “NHÀ LÃNH ĐẠO NÓI LÁO NHẤT THẾ GIỚI”, để đạt mức thượng thừa ác ôn: “NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI!”. Nguyễn Minh Triết là người CSVN tiêu biểu, với hai đặc tính tiêu biểu của CS: “NÓI LÁO” và “NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI!”.

Bài viết của Ngô Nhân Dụng như sau:
Đảng muốn trốn trách nhiệm
Ngô Nhân Dụng

Tuesday, September 11, 2007
http://www.nguoi- viet.com/ absolutenm/ anmviewer. asp?a=65732&z=7
Ông Nguyễn Minh Triết mới lên tiếng đe dọa dân Việt Nam, nhắn bảo người Việt đừng chống chế độ cộng sản nữa. Điều đáng ngạc nhiên là ông đưa ra lời đe dọa này trong lúc đang ở nước ngoài. Hôm Thứ Hai vừa rồi, ông Triết tới New Zealand sau khi qua Úc Châu dự hội nghị APEC, nhưng ông lại nhắc tới chuyện có “âm mưu lật đổ” chính quyền cộng sản ở Việt Nam.

Theo bản tin BBC, ông Triết nói những người đó “có tổ chức, có quan hệ trong nước ngoài nước, người ta có kế hoạch hành động để lật đổ” chế độ cộng sản.
Ðọc tiếp những lời tuyên bố của ông Triết, thấy ông báo trước sẽ đưa ra tòa “xử những người nhân danh tôn giáo chứ không xử tôn giáo” thì người ta hiểu ông Triết muốn ám chỉ ai. Chắc không phải Linh Mục Nguyễn Văn Lý hay các vị mục sư Tin Lành, vì quý vị đó nhiều người bị bắt rồi. Gần đây chỉ thấy đảng cộng sản ra lệnh các cơ quan truyền thông của họ tấn công, vu khống và mạ lỵ hòa thượng Thích Quảng Độ. Cho nên có thể hiểu rằng ông chủ tịch nhà nước cộng sản đang chính thức đe dọa hòa thượng Thích Quảng Độ và các vị tăng ni thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, chứ không nhắm vào ai khác.

Trong những lời ông Triết đe dọa hòa thượng Quảng Độ, ông còn nói rằng, “ai đó muốn lật đổ chế độ này, muốn đổ máu” thì sẽ bị đem ra tòa xử, dù là những người đó nhân danh tôn giáo. Ông Triết đã đóng vai một cán bộ tuyên truyền chuyên môn vu khống, lăng mạ những người không đồng ý với đảng cộng sản. Không ngờ một người làm chức chủ tịch nhà nước mà lại nói năng hồ đồ, lỗ mãng như một chị cố nông đứng xỉa xói, chửi bới, vu vạ trong một màn kịch đấu tố địa chủ như lối nói của ông Triết.

Vì những điều ông Triết nói hoàn toàn là bịa đặt. Trước hết, ai muốn gây đổ máu? Hòa thượng Thích Quảng Độ hay các linh mục, các mục sư đã bị bắt, những nhà tranh đấu cho tự do dân chủ ở Việt Nam, không ai “muốn đổ máu” hết. Họ có vũ khí, có khả năng để làm những việc mà các cán bộ cộng sản vẫn làm đâu mà gây đổ máu? Gán cho người ta ý gây đổ máu, là vu oan giá họa, vì cái tật “suy bụng ta ra bụng người.” Chỉ có những đảng cộng sản khắp thế giới từ thế kỷ trước đến giờ mới chủ trương cách mạng đổ máu để cướp chính quyền, để thiết lập chuyên chính vô sản, như bài học mà ông Lênin dậy họ. Bây giờ đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tôn thờ Chủ Nghĩa Lênin, vẫn suy tôn ông Hồ Chí Minh đã “tìm thấy Lênin.”

Những nhà tranh đấu dân chủ trong nước ta hiện nay, nhất là các vị tu hành, không ai nỡ lòng nuôi ý định làm người khác chảy máu. Các vị hòa thượng, thượng tọa theo giới cấm sát sanh, vu cho họ ý muốn gây đổ máu là một hành động độc ác vô ý thức, chắc chắn người nghe sẽ không ai tin mà còn khinh cho nữa. Không thể tưởng tượng người đóng vai chủ tịch một quốc gia mà lại có hành động “ngậm máu phun người” như vậy!

Hơn nữa, các nhà tranh đấu cho dân chủ và các vị tu hành có “muốn lật đổ chế độ này” như lời ông Triết tố khổ hay không?

Chế độ cộng sản này đổ hay không đổ hoàn toàn do chính họ. Nếu họ thuận theo lòng dân muốn được tự do và xu hướng lịch sử của thế giới loài người đang dân chủ hóa thì họ còn tồn tại. Nếu họ khăng khăng bám lấy địa vị độc quyền, bao che tham nhũng, bịt miệng báo chí, bất chấp luật pháp và lẽ phải, thì sớm muộn sẽ bị đổ.

Những nhà tranh đấu dân chủ chỉ đòi cho người dân Việt được sống tự do hơn. Cả các đảng viên cộng sản không tham nhũng, không lạm quyền, không cướp đất của dân, mong được sống trong một xã hội tôn trọng pháp luật, họ cũng muốn đất nước ta được tự do hơn. Những người tranh đấu đòi quyền tự do dân chủ là đòi cho tất cả mọi người Việt Nam được sống trong pháp luật với phẩm giá con người, dù là đảng viên cộng sản hay không cũng như nhau cả. Nếu chế độ hiện nay thực hiện các quyền tự do như các nước tiến bộ đang thi hành thì không ai có thể làm cho chế độ đổ cả. Chọn con đường độc quyền cai trị, chỉ lo dùng vũ lực củng cố độc quyền để hưởng lợi, đó mới là con đường “tự sát.” Khi vu khống cho các nhà tu hành ý muốn lật đổ chế độ, ý muốn gây đổ máu, quả là những lời nói lỗ mãng, thô bỉ.

Một cựu đảng viên cộng sản như ông Lê Hồng Hà cũng nhận xét với phóng viên đài Á Châu Tự Do về những đề nghị công khai của hòa thượng Thích Quảng Độ đòi đa nguyên đa đảng, ông nói, “Đứng về hiến pháp và luật pháp thì những đề nghị đó đâu có phạm pháp? Mà cũng đâu phải chỉ có ông Quảng Độ đề nghị đâu, cũng có nhiều người đề nghị rồi.”

Cho nên phải thấy những lời ông Nguyễn Minh Triết nói ở Tân Tây Lan sẽ khiến cho mọi người Việt Nam phải thất vọng về tư cách và hiểu biết của ông, người đang mang danh hiệu là chủ tịch một quốc gia.
Nhưng tại sao ông Nguyễn Minh Triết phải lên tiếng đe dọa hòa thượng Thích Quảng Độ trong lúc còn đang ở nước ngoài như vậy? Chắc vì đảng cộng sản đang chuẩn bị một cuộc tấn công mới nhắm vào hòa thượng Thích Quảng Độ và các nhà tranh đấu dân chủ khác ở trong nước. Họ có thể sẽ bắt giam, quản thúc và đưa ra tòa nhiều người, nhưng sẽ còn gây thêm một chiến dịch dùng báo, đài làm “tòa án nhân dân” đấu tố những ai dám lên tiếng không đồng ý với đảng cộng sản.

Vì phong trào tranh đấu dân chủ ở trong nước hiện nay đang nhắm vào một nhược điểm quan trọng của chế độ: cướp đất đai của người dân mà không bồi thường xứng đáng. Phong trào dân oan khiếu kiện tràn lan, những nông dân can đảm và có khả năng tài chánh mới kéo được về tới Hà Nội, Sài Gòn biểu tình, còn hàng triệu người khác chỉ biết ngậm oán hờn. Đảng cộng sản không biết cách nào giải quyết, vì giải quyết công bình thì sẽ đụng tới quyền lợi những ông kẹ địa phương, chính bọn đó là rường cột bảo vệ chế độ cộng sản bây giờ.

Trong cảnh lúng túng đó, đảng cộng sản tìm ra một giải pháp, là vu oan cho đồng bào bị “bọn xấu” xúi giục chống đảng, chống nhà nước! Không thể nào đàn áp thẳng tay tất cả hàng chục triệu nông dân, cũng không thể buộc tội “phản cách mạng” cho họ; đảng cộng sản sẽ tìm ra một “bung xung” để tấn công, từ đó, gián tiếp đe dọa đồng bào đang uất ức, buộc họ phải ngậm nỗi oan không dám nói ra nữa. Đó là lý do đảng cộng sản đang tìm cách gán cho hòa thượng Thích Quảng Độ cái tội xúi giục nông dân biểu tình, dù cả nước ai cũng biết những vụ biểu tình khiếu oan đó diễn ra hàng chục năm nay rồi. Không những thế, người dân nào dám khiếu oan còn có thể bị kết tội liên hệ với “bọn phản động nước ngoài” nữa!

Đó chính là thủ đoạn mà ông Hồ Chí Minh đã dùng khi tìm cách tiêu diệt các đảng phái quốc gia không cộng sản, bằng cách vu cho những người vô tội là làm gián điệp cho Pháp, trong khi chính ông ta làm gián điệp cho Nga Xô, lãnh tiền của Đệ Tam Quốc Tế để đưa chủ nghĩa cộng sản vào nước ta! Nhưng một thủ đoạn đã dùng nửa thế kỷ trước, liệu bây giờ có hiệu quả hay không?

Người dân Việt Nam bây giờ không nhẹ dạ cả tin như xưa. Ông Lê Hồng Hà, một nhân viên cao cấp trong ngành công an cộng sản từ xưa nay đã thất vọng về đảng của ông, đã nói với đài Á Châu Tự Do về vụ chụp mũ những dân oan khiếu kiện, rằng, “quy cho cái đó là các lực lượng phản động bên ngoài, bên trong” là một hành động “nhằm lờ đi trách nhiệm chính của mình!”
Trách nhiệm của một chính quyền là phải bảo vệ quyền lợi của người dân. Để cho bọn tham nhũng hút máu người dân, không dám bắt tội vì bọn chúng là đồng đảng, cho nên nhóm lãnh đạo đảng cộng sản phải quy trách nhiệm cho những thế lực thù địch “có quan hệ trong và ngoài nước.” Đó là một cách trốn tránh trách nhiệm, đúng như ông Lê Hồng Hà nhận thấy.

Ông Lê Hồng Hà nhận xét rằng những người trong đảng cộng sản đang nêu lên vấn đề “phản động bên trong, phản động bên ngoài” thực ra là một thiểu số trong đảng. Ông nói như vậy vì ông nhìn vào toàn thể mấy triệu đảng viên cộng sản. Quả thực, những kẻ đang hưởng lợi lộc khi đi cướp đất của dân, từ trung ương đến địa phương, họ là một nhóm nhỏ, chắc chỉ chiếm một vài phần trăm trong số các đảng viên cộng sản. Nhưng bọn họ lại là những người nắm quyền quyết định mọi việc! Cấp lãnh đạo trong đảng cũng không dám đụng vào đám cán bộ tham nhũng, chỉ khi nào bên trong bọn đó tranh ăn, không được ăn thì đạp đổ, thì mới tố cáo lẫn nhau thôi. Cho nên ông Nguyễn Minh Triết mới đại diện cho nhóm thiểu số đó mà lên tiếng đe dọa hòa thượng Thích Quảng Độ, ngay trong lúc còn đang ở nước ngoài! Người Việt nào nghe thấy những lời vu khống, dọa nạt đó, cũng phải thấy hổ thẹn!

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Ðất nước phát triển là phải phát triển cả kinh tế, tư tưởng và dân chủ
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang

LTS.- Tủ sách Tiếng Quê Hương văn phòng đặt tại Virginia đã cho ấn hành 3 tác phẩm mà những độc giả miền Ðông cho rằng những ai còn nuôi dưỡng việc chống độc tài Cộng Sản nên đọc. Ðó là các tác phẩm “Nhân Quyền và Dân Chủ ở Việt Nam” của Giáo Sư Nguyễn Thanh Giang, “Hoa Phượng” của Nguyễn Thị Hoài Thanh và “Thư Gởi vào Không” của Mai Nguyễn. Tủ sách này dự định cho ra mắt các tác phẩm trên với đồng hương quận Cam vào hạ tuần Tháng Mười năm nay tại Phòng Sinh Hoạt nhật báo Người Việt.

Ba tác phẩm trên là 3 luận đề được viết với các thể loại khác nhau, nhưng nói chung là các tác giả đều muốn nói lên một khát vọng: loại bỏ những điều xấu xa, một chế độ áp bức và chà đạp nhân phẩm con người mà người Cộng Sản hiện nay vẫn cố gắng bám víu vào. Dưới chế độ này, một nhà trí thức, một nhà thơ, một nhà giáo, một dân đen... cũng rất khó sống yên ổn, ngay cả sống yên phận với sự nghèo khó của mình.

Riêng với “Dân Quyền và Dân Chủ ở Việt Nam”, Giáo Sư Nguyễn Thanh Giang đã nêu rõ những nguyên ủy để chứng minh chế độ Cộng Sản độc tài ngày nay ở Việt Nam không xứng đáng được tồn tại trong cộng đồng thế giới. Qua tác phẩm này, Giáo Sư Nguyễn Thanh Giang đã đốt lên ngọn đuốc tranh đấu sáng rực ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại. Sau đây, mục Diễn Ðàn xin đăng một chương nói về sự phát triển đất nước Việt Nam và mối liên hệ của nó với tự do, dân chủ và nhân quyền. Bài khá dài, đăng nhiều kỳ.

...

Tôi phải ghi nhận diễn giải bằng hình tượng ngắn gọn và đơn giản của BS Phạm Hồng Sơn như sau: “Chúng tôi thiển nghĩ một đất nước phát triển, phải là một đất nước phát triển cả về kinh tế và tư tưởng, cũng như một người không chỉ chú ý đến việc bồi bổ thể lực, cơ bắp mà quên đi phát triển tinh thần, trí tuệ. Mà để phát triển tinh thần trí tuệ thì không có con đường nào khác tốt hơn là để cho cong người được tiếp xúc, trao đổi va chạm với xã hội chung quanh trong đó có các cá thể và thiên nhiên rộng lớn”.

Trong lịch sử cận đại, Hà Lan được xem là đất nước phát triển sớm nhất. Sau đó mới đến Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Người ta nói thế kỷ 17 là thế kỷ của Hà Lan, thế kỷ 18 là thế kỷ Anh. Từ thế kỷ 19, Hoa Kỳ lên ngôi bá chủ toàn cầu. Tiếp đó, Nhật Bản đã vương lên mạnh mẽ như một hiện tượng thần kỳ. Dựa trên thuyết phát triển nảy sinh “do sự tình cờ của hoàn cảnh lịch sử, bộ máy chính quyền trở thành vắng mặt”, tác giả Nguyễn Gia Kiểng đã giải thích sự phát triển sớm và rực rỡ của Hà Lan lúc ấy chủ yếu là do Hà Lan không bị cai trị bởi một ông Vua hay một lãnh chúa mà chỉ bởi một “đại thường trú” cư ngụ tại một tòa nhà được dựng ra để giải quyết các vấn đề hành chánh tối cần thiết. Ông nói trong hoàn cảnh như thế “những người Hà Lan không thể có vinh quang được làm vương làm tướng, họ chỉ có một lý tưởng là làm giầu”.

Trước đó, giải thích sự phát triển của Hà Lan, Montesquieu cho rằng do bị thiên nhiên ngược đãi nên đất nước này phải phấn đấu để tiến lên và để tiến lên được thì cần có tự do. Khác với các dân tộc Ðông Nam Á, vì được ngủ trên nệm êm thiên nhiên ưu đãi nên không cần phấn đấu dù cam chịu kiếp nô lệ. Max Webe thì cho rằng sự phát triển của Hà Lan và Anh, Mỹ sau đó là nhờ quốc đạo Tin Lành ở xứ này năng động và cởi mở hơn đạo Công giáo.

Thuyết phát triển dựa vào phấn đấu vượt bực của các quốc gia, phải vật lộn khắc phục tình trạng thiên nhiên ngược đãi không tồn tại được trước câu hỏi vì sao Hoa Kỳ với đất đai trù phú, tài nguyên dồi dào, điều kiện sinh sống dễ dãi đã phát triển rất mạnh, trong khi các nước có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, tài nguyên không phong phú như Mali, Ethiopia, Bangladesh lại nghèo nàn lạc hậu mãi. Nói rằng nước Nhật phát triển mạnh vì người Nhật bắt buộc phải sản xuất để lấy ngoại tệ mua nguyên liệu và nhiên liệu thì giải thích ra sao trường hợp nước Anh trở nên hùng cương nhờ than đá và sắt...

Tìm nguyên nhân phát triển trong trường hợp trên dễ bị rơi vào bài toán đa nghiệm, rất khó qui kết mối liên quan giữa nghiệm số và ẩn số. Bài toán sẽ trở nên đơn nghiệm trước các câu hỏi: vì sao xuất phát từ cùng một nền văn hóa, một tâm lý dân tộc, một điều kiện thiên nhiên mà Nam Hàn đã trở thành một Con Rồng trong khi Bắc Triều Tiên ngày một kiệt quệ, dân chúng đói khổ vật vờ bên những lò phản ứng nguyên tử lăm le đe dọa chế tạo vũ khí hạt nhân? (Hai miền của bán đảo này không chỉ cách biệt về đời sống kinh tế mà cả về đời sống tinh thần. Người Việt Nam rất mê và được xem rất nhiều phim Nam Hàn nhưng không thích xem và hầu như không có phim Bắc Triều Tiên để xem).

Cũng câu hỏi trên đặt ra cho các trường hợp giữa Trung Quốc và Ðài Loan-Hồng Kông, giữa Tây Ðức với Ðông Ðức, câu trả lời đơn nhất sẽ nhận được là: sở dĩ Tây Ðức phát triển hơn Ðông Ðức, Ðài Loan Hồng Kông giầu có hơn Trung Quốc, Nam Hàn phồn vinh hơn Bắc Triều Tiên vì Tây Ðức, Nam Hàn, Ðài Loan Hồng Kông có dân chủ hơn Trung Quốc, Ðông Ðức và Bắc Triều Tiên.

Dẫn chứng để minh định kết luận trên còn có thể nêu lên từ các nước chung quanh vùng Ðông Nam Á. Với các hoàn cảnh tự nhiên và chủng tộc na ná nhau, nhưng xét trình độ phát triển, chúng ta dễ dàng nhận thấy Singapore, Thái Lan, Malaysia là đối cảnh của Myanma (Miến Ðiện), Lào, Kampuchia và Việt Nam và trên một bậc so với Indonesia, Philippines. Tình trạng đối cảnh gây nên do nhóm nước này có chế độ dân chủ, còn nhóm nước kia không. Tình trạng phát triển, cao thấp, chênh lệch nhau liên quan tới chất lượng và trình độ dân chủ ở các nhóm nước.

Từ một làng đánh cá có khoảng 100 dân, Singapore được thành lập bởi một người Anh từ thế kỷ 19 và chưa hề biết tổ chức xã hội nào khác ngoài khuôn mẫu tự do dân chủ Tây phương. Chính quyền Singapore nằm trong tay Quốc Hội hình thành từ bầu cử tự do, và quốc hội chỉ định thủ tướng. Ở Singapore, tuy đảng Nhân Dân Hành Ðộng cầm quyền liên tục từ ngày độc lập cho tới nay, nhưng các đảng đối lập không bị cấm, người đối lập không bị trấn áp, báo chí tư nhân được tự do phát hành. Singapore là một nước có luật lệ khắt khe, nhưng cái cơ bản ở đây là luật pháp được áp dụng nghiêm ngặt và công bằng cho mọi đối tượng xã hội, không kể đảng viên hay ngoài đảng, không kể quan chức hay thường dân...

Ông Lý Quang Diệu lớn tiếng phê phán dân chủ, nhân quyền Tây phương, nhưng đề cao các giá trị Châu Á là chỉ cốt tỏ vẻ có tư tưởng độc lập của một lãnh tụ Ðông Nam Á. Thực tế, hơn tất cả các nước Ðông Nam Á, hơn cả Hồng Kông, Singapore là nước Châu Á bị Tây phương hóa nặng nhất. Mọi người Singapore đều thông thạo tiếng Anh mà quên tiếng mẹ đẻ Trung Quốc của mình. Ngay cả Lý Quang Diệu cũng nói tiếng Anh trơn tru hơn tiếng Trung Quốc và trong suốt thời gian làm thủ tướng, ông đã cố gắng học và làm theo Tây phương tối đa. Khi về già, ông bày tỏ muộn màng đôi chút vương vấn với cội nguồn Trung Hoa của mình.

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

khieulong wrote:ÐÃ ÐẾN LÚC PHẢI CHẤM DỨT “MỤC VỤ XIN TIỀN”
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
Hãy để dành cho tui nữa chứ vì tui cũng đang cần xin tiền đây

CNN

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Nhân vụ một đức Giám Mục Phi Luật Tân đến
giáo xứ Việt Nam tại San Jose quyên tiền


San Jose, California 24/09/07 - Đức Giám Mục Mylo Vergara, người Phi Luật Tân, cai quản giáo phận San Jose vùng Neuva Ecija, quốc gia Phi Luật Tân đã được ĐGM San Jose California cho phép đặc biệt đến giáo xứ Việt Nam St. Patrick trên đường Santa Clara thành phố San Jose để quyên tiền giúp giáo phận của Ngài.

Đức Giám Mục Mylo Vergara được quyên tiền tại Giáo Xứ Việt Nam trong tất cả 5 thánh lễ ngày Chúa Nhật 23 tháng 9 năm 2007 vào các thời điểm 7 giờ sáng, 8:45 sáng, 4 giờ chiều, 5:30 chiều và 8:30 tối.

Trong thánh lễ lúc 8:45 sáng, Đức Cha đã không chia sẻ lời Chúa như các Giám Mục VN đến thăm giáo dân Việt Nam, mà cha chính xứ Phan Thế Lực đã giảng Lời Chúa rất ngắn gọn, dành thì giờ cho Đức Cha Vergara ngỏ lời kêu gọi giáo dân Việt Nam đóng góp tiền bạc giúp đỡ giáo phận của Ngài ở Phi Luật Tân đang gặp khó khăn về mặt tài chánh và đang cần sự giúp đỡ để rao truyền đức tin.

ĐGM Phi Luật Tân đã ngỏ lời bằng tiếng Anh và cha chính xứ Phan Thế Lực đã đọc lời ĐGM theo bản văn đã được dịch sẵn. Sau đây là nguyên văn bản chính thức tiếng Việt của ĐGM Mylo Vergara ngỏ lời với giáo dân Việt Nam :

Kính chào Quý Ông Bà Cô Bác Anh Chị Em:

Tôi là Giám Mục MYLO VERGARA, Giáo Phận San Jose, Nueva Ecija từ Phi Luật Tân. Tôi không nói tiếng Việt Nam, nhưng tôi nhờ một Linh Mục bạn người Việt Nam để dịch bài giảng này.

Vâng, tôi là Giám Mục ! Khi người ta nhìn tôi, thì họ không thể tin tôi là Giám Mục, bởi vì gương mặt trẻ. Thông thường họ chờ đợi người có tóc bạc, hoặc bị sói đầu. Tôi mới 44 tuổi và là một trong những Giám Mục trẻ tuổi nhất thế giới. Vài người hỏi tôi cảm nghĩ thế nào khi là Giám Mục trẻ và mới. Tôi nói với họ là tôi cảm thấy mình bị phạt sớm. Có thể nói nghiêm chỉnh và thiêng liêng hơn, là “Tôi được mời gọi sớm để tham dự vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô.

Tôi đến đây hôm nay là nhờ hồng ân của Giáo Phận San Jose, California để tham dự vào Chương Trình Cộng Tác Truyền Giáo năm nay, để rao truyền Đức Tin. Tôi mới được đặt làm Giám Mục San Jose, Phi Luật Tân cách đây hai năm. Khi tôi nhận trách vụ chăm sóc mục vụ một giáo phận từ đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi thật không biết điều gì xảy ra cho tôi. Tôi phó thác mình cho bất cứ điều gì Thiên Chúa muốn cho đời tôi và cho bất cứ ai Thiên Chúa muốn tôi phục vụ. Xin hãy cho phép tôi chia sẻ với anh chị em ba thực tại đầu tiên mà tôi đã gặp trong tư cách là Giám Mục của giáo phận tôi đang phục vụ.

Thứ nhất khi tôi đến thăm cha xứ của giáo xứ nghèo nhất trong giáo phận tôi, cha xứ chia sẻ với tôi khó khăn phải lo cho đủ tài chánh để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của nhà thờ và nhà xứ. Phải kể là cha may mắn nếu thu được tổng cộng 500 Pesos một tuần (tương đương với 10 Mỹ Kim). Thông thường cha chỉ có 3 giáo dân dự lễ thường ngày. Cha xứ chia sẻ với tôi về những dằng co hàng ngày giữa cô đơn và lý do phục vụ trong hoàn cảnh nghèo của giáo dân. Nhưng mặc cho tất cả, cha xứ tin tưởng vào Chúa Giêsu, Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời và là Chủ Chăn. Tôi hết sức cảm động vì chứng tá phục vụ tận tâm của cha xứ.

Điều thứ hai là cuộc gặp gỡ các Linh Mục. Anh chị em biết, tôi chỉ có 21 Linh Mục triều chăm sóc mục vụ cho 21 giáo xứ. Có vài Linh Mục dòng giúp thêm, nhưng không đủ. Tôi chỉ có vài chủng sinh xuất thân từ những gia đình nghèo và còn đang theo học ban triết. Các Linh Mục chia sẻ cho tôi biết trong những năm qua đã có 2 Linh Mục triều qua đời. Một trong hai Linh Mục qua đời vì bệnh Leukemia. Và vị Giám Mục tiền nhiệm cho tôi biết rằng quỹ bệnh viện đã bị cạn vì đã cố gắng lo cho Linh Mục ung thư sắp chết. Khi tôi nói chuyện với các Linh Mục của tôi thì tất cả những gì họ muốn là xin tôi lo giúp những nhu cầu sức khoẻ của họ, để họ tiếp tục phục vụ những nông dân nghèo trong giáo xứ sống nhờ ruộng vườn.

Vấn đề thứ ba và cuối cùng tôi muốn chia sẻ là điều tôi đã khám phá ra trong lần gặp đầu tiên với với 250 giáo lý viên thiện nguyện của giáo phận. Trong khi trao đổi với họ tôi khám phá ra rằng đa số giáo lý viên không có sách giáo lý. Đa số phải mượn từ bài dậy từ vài sách giáo lý của nhà thờ giáo xứ. Các giáo lý viên dùng chung với nhau vào bộ sách giáo lý để dậy giáo lý cho các trẻ nhỏ trong các trường công lập và trong các cộng đoàn nhỏ. Tôi rất ấn tượng bởi sự tươi vui và hăng say của họ để rao giảng Đức Tin, mặc dù phương tiện giới hạn.

Cả ba thực tại này đã thôi thúc tôi phục vụ cho giáo phận được trao cho tôi, trong cách tốt nhất có thể. Chính trong ánh sáng này mà giáo phận chúng tôi kêu gọi sự trợ giúp truyền giáo để loan truyền đức tin.

Tôi kết thúc với câu chuyện đến từ chân phước Têrêsa Calcutta. Mẹ kể rằng có lần nọ khi Mẹ ở trong tu viện, Mẹ nghe có người gõ cửa. Khi Mẹ mở cửa thì Mẹ thấy một người đàn ông thật ốm và đôi mắt gần lòi ra ngoài. Người đó van xin như sau: “ Thưa Mẹ Têrêsa, tôi có thể xin Mẹ giúp cho một bịch gạo được không? Vợ, sáu người con và tôi suốt tuần qua không có gì ăn và sắp chết. Chỉ một bịch gạo có thể cứu sống. Mẹ Têrêsa đáp: “Tôi sẽ cho ông điều ông yêu cầu, nếu ông cho phép tôi đến nhà ông để tận mắt xem tôi có thể làm gì thêm để giúp ông”. Người đó đồng ý và Mẹ Têrêsa cùng đi theo và hai người đến khu nhà ở chuột ở trung tâm thành phố Calcutta, Ấn Độ. Hai người tiến vào căn chòi nhỏ. Và đúng vậy, cả gia đình sống trong đó đúng theo lời kể”.

Mẹ Têrêsa thấy bà vợ và 6 người con, tất cả đều ốm và thiếu dinh dưỡng, sắp chết đói, do vậy đôi mắt lòi ra. Người đàn ông trao bịch gạo cho bà vợ. Nhận bịch gạo, bà vợ làm một cử chỉ lạ. Bà lấy một túi nhỏ chia gạo ra làm hai phần, chỉ để lại phân nửa trong bịch gạo, rồi bà ra ngoài căn chòi vài phút với phần gạo đã chia. Khi bà trở lại thì phần gạo không còn nữa. Mẹ Têrêsa hỏi: “Bà đem phần gạo đi đâu? “. Người vợ trả lời: " Thưa Mẹ Têrêsa, tôi có mấy người láng giềng sắp chết, tôi đã chia phần gạo kia cho hai gia đình bên cạnh.”

Khi Mẹ Têrêsa bước ra khỏi căn chòi thì Mẹ thấy hai gia đình Hồi Giáo vui mừng với phần gạo vừa được chia cho. Một gia đình Kitô nghèo chia sẻ những gì họ có với hai gia đình Hồi Giáo. Không ai nghèo đến độ không có gì để cho; và không ai giầu đến độ không cần nhận.

Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nới với các môn đệ: “Ai đáng tin trong những việc nhỏ, thì sẽ đáng tin trong trong việc lớn”. Chúng ta đã đưọc Thiên Chúa trao cho những sự lành vật chất và thiêng liêng, lớn hoặc nhỏ. Được tin cậy có nghĩa là chúng ta được gọi, không những để chăm sóc cho những sự lành, nhưng còn để chia sẻ những điều tốt mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta chung với kẻ khác, nhất là những ai cần đến.

Trong ánh sáng này, tất cả chúng ta đều góp phần để công bố Phúc Âm bằng việc trở nên những người con đáng tin của Thiên Chúa.

Chúng ta giúp nhau trong việc truyền bá đức tin.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.


Sau lời kêu gọi, các thừa tác viên trong thánh lễ đã cầm giỏ đi quyên tiền lần thứ hai trong nhà thờ. Kết quả rất khả quan vì rất nhiều giáo dân Việt Nam đã rộng lòng giúp đỡ giáo phận Phi Luật Tân.

Qua kết quả này, chúng tôi có thể khẳng định một điều mà không sợ sai lầm rằng giáo dân Việt Nam giúp giáo phận Phi Luật Tân, chỉ vì họ yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội, muốn người khác được biết đến lời Chúa như chính mình đã được ân sủng nhận biết đức tin. Họ đã không không so đo vấn đề chủng tộc hay lập trường chính kiến, mà chỉ biết vì Chúa, vì Giáo Hội mà mình phải trợ giúp những nơi đang gặp khó khăn.

Một cụ già dự lễ nói với tôi: “Người Phi Luật Tân hay người Việt Nam cũng là con cái Chúa cả. Minh phải giúp những người anh chị em mình chứ. Giáo Hội đâu có nghĩa là chỉ có ở Việt Nam”.

Một ông đứng tuổi phát biểu một tư tưởng làm tôi thầm cảm phục : “Mình cứ nói hiệp thông. Hiệp thông là gì? Chẳng cần lấy thí dụ đâu cho xa xôi khó hiểu. Hiệp thông cũng có nghĩa là giáo dân khá giả có nhiệm vụ giúp đỡ giáo dân túng thiếu. Giáo phận giầu có, phải giúp giáo phận nghèo nàn. Giáo xứ dư giả có nhiệm vụ nâng đỡ giáo xứ thiếu phương tiện. Đó mới là hiệp thông cụ thể. Cứ nói hiệp thông mà mình làm nhà thờ của mình thật đẹp, trong khi đó giáo dân nơi khác chưa có nhà thờ để thờ phượng Chúa, thì đó chưa phải là hiệp thông. Hiệp thông chỉ bằng lời cầu nguyện thôi chưa đủ, chưa trọn vẹn theo ý nghiã hiệp thông mà Giáo Hội dậy bảo. ”

Chị Dung, một giáo dân dự lễ lúc 8:45 sáng Chúa Nhật cho tôi biết: “Nghe Đức Cha Phi Luật Tân nói mà tôi thương cho giáo phận của tôi ở Thanh Hóa quá. Thương cảm cho các đức Giám Mục Việt Nam không được công khai kêu gọi giúp đỡ như ĐGM Phi này. Về thăm quê quán cũ, tôi thấy cái nghèo, cái khó khăn của Thanh Hoá hay các nơi khác còn bi thảm hơn tình cảnh giáo phận của Đức Cha Phi Luật Tân. Nhiều giáo xứ ở miền Bắc và Trung đâu có cha, còn không có nhà thờ. Mình giúp cho GH Việt Nam được thì mình cũng giúp cho Giáo Hội Phi Luật Tân một chút. Da trắng, da đen, Việt Nam, Mỹ, Mễ, Phi đều là con Chúa cả.”

Việc ĐGM Mylo Vergara đến giáo xứ Việt Nam quyên tiền là chuyện bình thường. Tại nhà thờ Guadalupe ở thành phố San Jose, tôi thấy có nhiều linh mục từ các nước Nam Mỹ Châu, cả từ nước Cuba cũng đến quyên tiền và ai cũng rộng lòng giúp đỡ các nơi đang gặp khó khăn. Giám Mục Mylo Vergara chắc chắn sẽ không chỉ đến giáo xứ Việt Nam quyên tiền mà sẽ đến nhiều cộng đoàn Phi Luật Tân tại Mỹ để kêu gọi sự trợ giúp vì công đồng người Phi Luật Tân ở Mỹ là cộng đồng Công Giáo đông thứ hai sau công đồng người Mễ Tây Cơ.

Qua việc Đức Cha Phi Luật Tân quyên tiền tại giáo xứ Việt Nam ở San Jose, California chúng tôi có một số nhận xét sau đây :

1. Các Giám Mục Việt Nam đến thăm các giáo xứ Việt Nam ở Mỹ, không bao giờ có mục đích duy nhất là quyên tiền như ĐGM Phi Luật Tân trên đây. Các Ngài đến thăm các giáo xứ Việt Nam trong tinh thần mục vụ đúng nghĩa, các Ngài muốn học hỏi kinh nghiệm mục vụ, thăm hỏi các giáo dân đồng hương. Các Ngài biết rõ những gì đang xẩy ra tại Hoa Kỳ, Úc, Pháp thì không bao lâu nữa, cũng sẽ xảy ra tại Việt Nam. Do vậy, các chuyến viếng thăm của hàng giáo phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ là để học hỏi kinh nghiệm mục vụ. Khi cử hành thánh lễ với cộng đoàn Việt Nam các Ngài chia sẻ lời Chúa là chính, nói về tình hình giáo phận là phụ. Và các Ngài có trình bày tình hình giáo phận cũng vì giáo dân hải ngoại muốn biết thực trạng giáo phận của mình bên nhà ra sao. Các Ngài đã không bao giờ công khai xin giáo dân giúp đỡ tiền bạc như trường hợp ĐGM Phi Luật Tân.

2. Tại San Jose nơi có đông người Công Giáo vào hạng thứ hai ở Hoa Kỳ, một sự kiện hiển nhiên không thể xuyên tạc là các Giám Mục Việt Nam đã không bao giờ xin phép đức Giám Mục San Jose để xin tiền, và đã không có việc các Giám Mục lên bục giảng công khai xin tiền. Do vậy, đã không có việc chính thức xin tiền lần thứ hai, mà chỉ có một số giáo dân tự nguyện cầm giỏ đứng bên ngoài nhà thờ vào lúc tan lễ, kêu gọi giáo dân giúp đỡ Giáo Hội Việt Nam.

Về phần giáo dân, họ quá thấu hiểu hoàn cảnh Giáo Hội Việt Nam, nên không ai bảo ai, của ít lòng nhiều, đa số giáo dân đã tích cực giúp đỡ giáo hội quê mẹ. Sự giúp đỡ ấy căn cứ theo hoàn cảnh nên giáo phận nghèo gặp nhiều khó khăn, được giáo dân thương cảm giúp đỡ nhiều. Điều đó nói lên một chân lý là tuyệt đại đa số giáo dân Việt Nam ở hải ngoại rất gắn bó và thương cảm Giáo Hội Việt Nam.

3. Sau cùng là nếu giáo dân ở San Jose đã có thể giúp giáo phận Phi Luật Tân được thì việc họ có tích cực giúp giáo phận quê nhà là điều đương nhiên. Họ biết rõ sự giúp đỡ ấy là để các Đức Cha thực hiện các dự án phát triển cho giáo phận, chứ không phải vì mục tiêu chính trị hay mục tiêu đen tối nào khác như những người chống phá giáo hội từng lớn tiếng chụp mũ.

Giáo Hội tại các nước chậm tiến hay tại các nước mới được tự do đôi chút như trường hợp Việt Nam cần phải được yểm trợ hơn nữa để sự sống của Giáo Hội một thời bị bức bách, bóp nghẹt, có cơ hội bừng lên sức sống. Ngoài ra một sự kiện chúng ta cũng cần lưu ý là sư trợ giúp của giáo dân hải ngoại cũng chỉ là một phần nhỏ, so với phần đóng góp lớn lao về nhân lực, tài lực của giáo dân trong nước. Do vậy, xin đừng hoang tưởng những gì giáo Hội Việt Nam có được ngày hôm nay là do sự đóng góp của giáo dân hải ngoại. Hoang tưởng đó sẽ dẫn đến thái độ trịch thượng, kiêu căng khinh miệt người nghèo khó.

Do vậy, xin những người đang chống phá giáo hội hãy hiểu ý hướng tốt lành của giáo dân cũng như của hàng giáo phẩm. Ý hướng ấy là mọi người muốn có một Giáo Hội mà lời Chúa được đến với mọi người, nhất là người cùng khổ. Xin đừng đem vấn đề yểm trợ giáo hội nghèo khó ra mà xỉ nhục Giáo Hội Mẹ Việt Nam.

Tuy vậy một vấn đề cũng cần được đặt ra là việc yểm trợ Giáo Hội Việt Nam cần có một chính sách chung để sự giúp đỡ của người Công Giáo hải ngoại đến được những nơi thật cần thiết và có hiệu quả.

Nguyễn Long Thao
Source: http://vietcatholic.net/News/Html/47571.htm

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Phật Giáo, Đạo Và Đời
VI ANH

Tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi của Phật Giáo vì đạo vì đời đã thể hiện qua cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện. Cuộc biểu tình 10 ngàn tăng ni, Phật tử ở Miến Điện vào ngày Thứ Bảy 22 tháng 9, năm 2007 đi ngang nhà Bà Aung San Suu Kyi bị quản thúc; sự xuất hiện của Bà Aung San Suu Kyi tự động ra cổng cung kính xá chào đã tạo thành biểu tượng của sự liên kết các cuộc biểu tình của Phật Giáo với cuộc đấu tranh cho tư do, dân chủ.
Tình hình chánh trị Miến Điện ngày càng căng thẳng với các cuộc biểu tình của tăng ni, Phật tử chống chánh quyền quân phiệt. Ngày thứ Bảy 22 tháng Chín, 10 ngàn người biểu tình, đi qua nhà Bà Aung San Suu Kyi đang bị quản thúc. Người phu nữ Miến Điện được dân bầu lên chấp chánh mà các tướng lãnh không bàn giao, được giải Nobel không đi lãnh được, sau 4 năm bị bó buộc xa vắng quí vị lãnh đạo tinh thần và đồng bào Phật tử ra khỏi nhà. Bà cảm động xá chào hai hàng lệ nhỏ. Tăng ni, Phật tử mắt ứa lệ. Miệng lâm râm cầu nguyện, chân đều bước hành thiền. Ngày Chủ Nhựt 23, 20 ngàn người biểu tình, nhà cầm quyền chận không cho đi qua. Ngày Thứ Hai , 100 ngàn người biểu tình, đi dài 5 dăm, suốt 5 tiếng đồng hồ, đi qua Bộ Quốc Phòng, phản đối. Đây là những cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện lớn nhứt từ khi các tướng lãnh ra lịnh tàn sát đoàn biểu tình năm 1988, làm chết 3 ngàn người trong đó có rất nhiều tăng ni Phật Giáo.
Tổng hợp tin tức nhiều nguồn nhận thấy. Trước khi nhà cấm quyền quân phiệt thiết quân luật và trấn áp, biểu tình có tăng, chớ không có giảm. Càng ngày dân chúng càng tham dự, như trong cuộc biểu tình ngày Thứ Hai, dân chúng đi xung quanh đoàn biểu tình, tay nắm tay thành một vòng đai bảo vệ tăng ni. Thành phần ưu tú của xã hội Miến Điện dấn thân vào. Nữ minh tinh màn bạc nổi danh của Miến Điện đã lập tổ chức yểm trợ , công khai tuyên bố sẽ hết lòng yểm trợ phương tiện cho Liên Minh, Hầu hết các dân biểu được dân bầu vào Quốc Hội nhà cầm quyền không cho Quốc Hội họp đều có mặt trong cuộc biểu tình. Tăng sĩ đa số là thành phần trẻ và nhiều ni sư lãnh đạo cuộc biểu tình. Sinh viên tham gia quyết liệt, cuộc biểu tình lớn nhứt 100 ngàn người xuất phát từ chùa đại học Phật Giáo.
Trong khi thiết quân luật và trấn áp, biểu tình vẫn còn. Dù tăng sĩ bị cô lập, nhưng cũng cố gắng thoát vòng vây ra biểu tình. Biểu tình hàng ngàn người, thành phần dân chúng đông hơn. Công an bắt tăng sĩ, người dân ngăn cản, không cho đưa lên xe. Ba tiếng đồng hồ giải tán lại có cuộc biểu tình khác. Dân chúng tham gia tích cực hơn lúc chưa thiết quân luật và trấn áp.
Đề tài biểu tình càng ngày càng đi sát với chánh nghĩa tư do, dân chủ. Cuộc biểu tình ban đầu là phản đối nhà cầm quyền tăng giá hơi đốt 5 lần, xăng hai ba lần. Kế đó biểu tình chống nhà cầm quyền bắt bớ và hành hung một số tăng ni. Và tiến đến biểu tình ủng hộ biểu tượng kiên cường đấu tranh cho tư do, dân chủ của Miến Điện là Bà Aung San Suu Kyi' được dân chúng bầu lên mà các tướng lãnh không bàn giao chánh quyền, còn bắt bớ, giam cầm, quản thúc hàng chục năm sau đó.
Phật Giáo trên thực tế được đa số áp đảo người Miến Điện xem như quốc giáo. Tăng ni được xem là giới lãnh đạo tinh thần với đầy đủ ý nghĩa đời và đạo của danh từ ấy. Người dân đa số là Phật Tử xem nhiệm vụ cúng dường như một nghĩa vụ thiêng liêng. Khi nhà cầm quyền nghe Phật Giáo không chấp nhận sự cúng dường của quân đội, thì các tướng lãnh thả ngay các tăng bị biểu tình bị bắt, và giúp đỡ cho một số chùa để lấy lòng. Nhưng không làm dịu được phong trào biểu tình. Dân chúng bắt đầu bớt sợ, nỗi sợ mà nhà cầm quyền độc tài đã làm người Miến Điện tê cóng. Dân chúng ban đầu đứng nhìn tăng ni biểu tình, ngưỡng mộ đến ủng hộ hoan hô, đã đi đến tham gia, bao quanh tăng ni để bảo vệ, và che chở tăng ni trước sự bắt bớ của công an. Hình ảnh quân đội bắn tàn sát người biểu tình năm 1988 vẫn còn trong ký ức, nhưng đã mờ dần trước gương đại hùng, đại lực, đại từ bi để cứu khổ quốc nạn của Phật Giáo, làm cho người dân Miến Điện lấy lại lòng can đảm dần.
Không biết vô tình hay cố ý, do khôn ngoan chánh trị, Phật Giáo đã để cho tăng ni trẻ đóng vai trò hàng đầu trong việc tổ chức biểu tình để tránh cái khó xử cho những vị lớn tuổi muốn hay không muốn cũng đã ân nghĩa nhiều với nhà cầm quyền quân phiệt.
Nhà cầm quyền quân phiệt đã tỏ ra lúng túng thấy rõ. Họ không bao giờ tưởng có một hiện tượng nhân dân và tôn giáo như thế này. Miến Điện là đất nước, Phật Giáo được xem là quốc giáo. Tăng lữ rất được kính trọng. Trấn áp tăng lữ là châm ngòi phản ứng nổi dậy của dân chúng đại số là Phật tử. Nhà cầm quyền độc tài quân phiệt thống trị, nếu tỏ ra yếu, dân chúng càng ngày càng tham gia biểu tình càng động, thế lực lật đổ nhà cầm quyền càng mạnh. Và các tướng lãnh quân phiệt đã chọn giải pháp dễ thường là dở. Đó là dùng võ lực để đàn áp giải tán thay vì dùng chánh trị, đối thoại, thảo luận, thỏa hiệp hòa dịu.
Cả thế giới kêu gọi nhà cầm quyền tự chế, tìm một giải pháp chánh trị. Chưa thấy một dấu chỉ dàn xếp lạc quan nào. Chỉ thấy trấn áp. Hành động đàn áp, giải tán của nhà cầm quyền quân phiệt mới đây và quyết tâm biểu tình tuy qui mô nhỏ hơn, du kích hơn là qui ước, của các tăng sĩ và Phật tử đã làm nhiều người lo một cuộc đổ máu lớn xảy ra như năm 1988. Lo ngại người Miến vượt biên giới tỵ nạn quân phiệt qua các nước láng giềng. Lo ngại sự bất lực của cơ quan Liên Hiệp Quốc, nhứt là Hội Đồng Bảo An, nhiệm vụ chánh là bảo vệ an ninh trên thế giới.
Trở lại VN, CS Hà nội đang mở trong chiến dịch làm tê liệt Phát Giáo VN Thống Nhứt, Viện Hóa Đạo, "bôi bác" HT Quảng Độ, và có thể sau khi cho một tướng Công An vào "trao đổi", sẽ long trọng "bắt cóc" HT Tăng Thống từ Miền Trung ra Hà nội dự đại hội Phật Giáo VN do Đảng Nhà Nước CS dàn dựng, đặt lên ngôi "Pháp Chủ" cho Giáo hội Phật Giáo Nhà Nước. Phật Giáo Miến Điện được hoạt động hợp pháp, mà nhà cầm quyền độc tài quân phiệt Miến Điện còn dám trấn áp. Phật Giáo VN Thống Nhứt lâu nay CS không thừa nhận và đánh phá đủ mọi cách, độc tài Cộng sản ở VN có thể sẽ "thừa thắng xông lên" đánh phá mạnh Phật Giáo VN Thống Nhứt. Nguy hiểm nhứt là lúc chế độ CS Hà nội được thêm lông thêm cánh, được vào làm thành viên không thường trực Hội Đồng An Ninh Quốc gia, trong tháng 10 này đây. Kinh nghiệm cho thấy sau khi vào dược WTO, CS Hà nội mở cả một chiến dịch đánh phá các nhà hoạt động dân chủ trong nước.
Độc tài CS, độc tài quân phiệt, độc tài khủng bố, độc tài dưới mọi hình thức đều là độc tài. Độc tài quân phiệt Miến Điện đang làm đổ máu ở sân chùa Miến Điện. Được trớn độc tài CS có thể làm đổ máu ở sân chùa VN.
Phật Giáo VN Thống Nhứt có thể lâm nguy trong nước. Cho nên chùa chiền ở hải ngoại, tại các cộng đồng người Việt ở ba châu,Âu, Mỹ, Úc sắp tới sẽ tổ chức cầu an cho Phật Giáo, cho HT Tăng Thống và HT Viện Trưởng Viện Hóa Đạo trong nước.

VI ANH

Post Reply