Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

LM Phêro Phan Văn Lợi bị đấu tố khiếm diện! Hôm nay vào khoảng 5 giờ 25’sáng, LM PVL gọi đến cho chúng tôi hay về tình trạng khẩn cấp của ngài, có thể bị bạo quyền csVN đến bắt bất cứ lúc nào. Chúng đã chuẩn bị bằng cách mời LM và gia đình đến dự nhưng không ai đi cả. Có người quen của Cha Lợi đã cho biết rằng: Cuộc đấu tố diễn ra vào lúc 8 giờ rưỡi tối ngày 30-9-2007 tại một trường học thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế, nơi ngài cư trú tại số 16/46 đường Trần Phú. Khoảng 20 công an và chừng 100 người dân, đông và mạnh miệng nhất là những cán bộ hưu trí, nhóm người này chờ đợi nhưng không thấy cha và gia đình tới thì có người đề nghị đem xe đến nhà chở nhưng lại không dám làm, bèn họp nhau tố cáo cha không làm tròn trách nhiệm của một Linh Mục nhưng lại phản động theo ông LM Lý, bây giờ ông Lý vào tù rồi lại thay thế ông ta hoạt động chống đối nhà nước, liên lạc với nước ngoài, trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài, làm báo để xuyên tạc nói xấu nhà nước và nhân dân ta.

Tóm lại, theo lời LM Lợi thì đây cũng là cuộc đấu tố giống như họ đã làm đối với anh Nguyễn khắc Toàn vậy. Một ông cán bộ hưu trí bên cạnh nhà ngài đã lên tiếng rằng: Xưa nay trong tổ của ông vẫn tốt, chỉ có ông Lợi là người cần phải trừng trị. Cha Lợi cho biết, ngay từ sáng nay 1-10-2007 ngài đã không thể lên mạng Internet được nữa, báo TDNL số 36 đã làm xong rồi nhưng không gửi được nên sẽ phải nhờ máy khác chuyển đi.

LM Phêro cho biết ông bà Cố vẫn bình thản trước tin này, và cha cũng luôn phó thác mọi việc trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài cũng thêm rằng trước đây họ đã tổ chức đấu tố một lần trong tổ nhưng cha không biết sau có người nói lại mới hay, bây giờ họ lại tổ chức ở cấp phường tức trên bình diện rộng lớn hơn. Tiếp theo không biết sẽ xảy ra chuyện gì nữa, xin mọi người hiệp thông cầu nguyện cho Linh Mục Phêro Phan văn Lợi được mọi sự bình an, nếu có tin gì mới chúng tôi sẽ loan báo sau.

Bản tin này được gửi đi bởi Lương Tâm Công Giáo tại San Jose, Hoa Kỳ.

Khẩn báo.

ngày 1-10-2007

(Tin khẩn từ LTCG ngày 1-10- http://groups.yahoo.com/group/DANTOCVIET/)

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Việt Nam Bị Tố Cáo Bất Xứng Làm Thành Viên Hội Đồng Bảo An
Trước Cơ Cấu Dân Chủ LHQ Bao Gồm Các Ngoại Trưởng Thuộc Cộng Đồng Các Quốc Gia Dân Chủ
Tại Đại Hội Đồng LHQ ở New York.



New York, 01-10-2007 (Quê Mẹ)
Image
Trụ sở LHQ tại New York.
Trong bản tuyên bố phát biểu trước 100 Ngoại trưởng thuộc Cơ cấu Dân chủ LHQ (UN Democracy Caucus) tại Đại hội đồng LHQ hôm nay ở New York, 1.10.2007, "Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" lên tiếng kêu gọi các quốc gia dân chủ trong thế giới không bỏ phiếu cho Libya và Việt Nam làm thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ. Hai quốc gia này có tên trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2008-2009. Mặc dù cả hai quốc gia được xem như "sạch sẽ" (clean-state trong nghĩa không bị chống đối), Libya và Việt Nam cần có 2/3 phiếu thuận tại phiên Đại hội đồng LHQ lần thứ 62 năm nay mới được làm thành viên không thường trực. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 16.10 sắp tới [1].

"Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" biểu tỏ "sự cực kỳ quan tâm nếu các quốc gia phi dân chủ như Libya và Việt Nam đệ đơn xin làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ cho nhiệm kỳ hai năm 2008-2009, khi vẫn tiếp diễn những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại nước mình. " Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" yêu cầu Cơ cấu Dân chủ LHQ bảo đảm rằng các quốc gia đệ đơn vào Hội đồng Bảo an phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền cơ bản của LHQ, và kêu gọi các thành viên quốc gia thuộc Cơ cấu Dân chủ LHQ không bỏ phiếu cho Libya và Việt Nam".

"Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" là các xã hội dân sự trong các "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" bao gồm toàn thể các quốc gia dân chủ hay đang tiến hành dân chủ họp mặt tại thủ đô Warsaw năm 2000 trong một diễn đàn nhằm tăng cường hợp tác quốc tế cho sự thăng tiến dân chủ và nhân quyền. Các quốc gia thành viên thuộc "Cộng đồng các quốc gia dân chủ" thành lập Cơ cấu Dân chủ LHQ (UN Democracy Caucus) để điều hợp quan điểm chung trên lĩnh vực dân chủ và nhân quyền tại LHQ, và cùng với Qũy Dân chủ LHQ hậu thuẫn cho các dự án của các xã hội dân sự nhằm dân chủ hóa toàn cầu.

Ông Võ Văn Ái là thành viên trong " Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ", là Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, tham dự gặp gỡ và phát biểu trước 100 Ngoại trưởng thuộc Cơ cấu Dân chủ LHQ (UN Democracy Caucus) tại Đại hội đồng LHQ hôm nay ở New York, 1.10.2007. Ông Ái hoan nghênh sự lên tiếng hậu thuẫn của "Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" khi nói rằng : "Việt Nam đi tìm sự chính thống quốc tế trong khi vẫn trắng trợn chà đạp nhân quyền tại nước mình. Cơ cấu Dân chủ LHQ không thể nào chấp nhận sự cố tâm lừa dối tại diễn đàn quốc tế này".

Nhân dịp gặp gỡ này tại Đại hội đồng LHQ ở New York, ông Võ Văn Ái cho công bố bức Thư Ngỏ gửi ông Tổng Thư ký LHQ, Ban Ki-moon, và các quốc gia thành viên LHQ. Bức Thư ngỏ được "Ban Lãnh đạo Quốc tế của Tiến trình Phi chính phủ" thuộc "Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ" hậu thuẫn cùng với trên một trăm chữ ký của các tổ chức đấu tranh lỗi lạc cho dân chủ và nhân quyền, các Dân biểu Quốc hội và nhân sĩ quốc tế thuộc 30 quốc gia Á châu, Âu châu, Hoa Kỳ và Phi châu. Bức thư Ngỏ trình bày thảm trạng nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam và kêu gọi không bỏ phiếu cho Việt Nam Cộng sản.

Thư Ngỏ nêu ra các tiêu chuẩn trong Hiến chương LHQ để được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ : "Sự đóng góp của các quốc gia thành viên cho tổ chức LHQ giữ gìn hòa bình thế giới và an ninh cùng các mục tiêu của tổ chức". Những người ký tên hậu thuẫn Thư Ngỏ đều xác định : "Việt Nam không đủ tư cách và điều kiện cho hai mục tiêu này".

"Nghĩa vụ tối thiểu của các quốc gia thành viên LHQ là duy trì những nguyên tắc gìn giữ trong Hiến chương LHQ, và tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc nhân quyền. Quốc gia nào mong muốn làm thành viên Hội đồng Bảo an LHQ phải có trách vụ đặc biệt hoàn thành các trách vụ gắn kết này" là lời bức Thư Ngỏ viết, nhưng xác nhận rằng trái với các tiêu chuẩn ấy, Việt Nam còn vi phạm nghiêm trọng các công ước nhân quyền như Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị và Công ước về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982, nhung lại "từ khước mọi cuộc đối thoại với các cơ quan nhân quyền LHQ".

Mặc "các lời khuyến cáo khẩn cấp và liên tục" của các cơ quan LHQ, Việt Nam tiếp tục bắt giam bất cứ ai cất lời phê bình ôn hòa dưới điều luật mơ hồ về "an ninh quốc gia" trong các Bộ luật Hình sự Việt Nam. Các điều luật này "không phân biệt giữa các hành vi bạo động như khủng bố với các hành xử ôn hòa của sự tự do ngôn luận", và "kết tội những hành xử ôn hòa cho nhần quyền". Bảy trong các thứ tội này có thể bị tử hình.

Bức Thư Ngỏ cho biết Việt Nam áp dụng các điều luật mơ hồ về "an ninh quốc gia" để "trừng trị thẳng tay các nhà ly khai" bao gồm "những nhà đấu tranh cho nhân quyền, các tín đồ tôn giáo, những nhà hoạt động cho dân chủ, những nhà sử dụng Internet, ký giả và các nhà hoạt động công đoàn". Các vị này bị bắt giam chỉ vì lý do "phổ biến những kiến nghị đòi hỏi cho dân chủ và nhân quyền". Trong một loạt xét xử bất công từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2007, hai mươi nhà đấu tranh cho dân chủ đã lãnh án tổng cộng 80 năm tù và 30 năm quản chế vì những hoạt động ôn hòa.

Những người ký tên Thư Ngỏ cũng chê trách Việt Nam đã sử dụng bạo động một cách quy mô để đàn áp phong trào nông dân khiếu kiện, gọi là tập thể Dân Oan, phản đối sự lạm dụng quyền bính và việc Nhà nước cướp đất nông dân. Tại Việt Nam nông dân chiếm 74% dân số 83 triệu người và chiếm 75% dân số lao động 45 triệu người. "Phong trào nông thôn phản kháng đang bùng nổ lớn rộng", theo số liệu của Nhà nước đã có 2 triệu đơn khiếu kiện trong vòng 10 năm qua. Thay vì giải quyết vấn đề, Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình trước các công sở, khủng bố và bắt bớ người đi khiếu kiện.

Bức Thư Ngỏ cũng nói lên mối bức xúc trước hiện tình của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhà ly khai nổi tiếng được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình năm 2007. Hòa thượng đang bị các cơ quan truyền thông đại chúng và báo chí vu cáo trắng trợn vì Hòa thượng mở chiến dịch cứu trợ tập thể Dân Oan vào trung tuần tháng 7 vừa qua. Vị lãnh đạo số hai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị báo chí nhà nước tố cáo là "xúi giục nhân dân biểu tình chống chính phủ" và "phá rối trật tự công cộng". "Triệu chứng xấu trong chiến dịch vu cáo này khiến chúng tôi lo sợ như màn giáo đầu một cuộc đàn áp khốc liệt sắp xẩy tới", bức Thư Ngỏ viết và nhắc nhở rằng "Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ hiện đang bị quản chế không thông qua một án lệnh nào tại Thanh Minh Thiền viện ở thành phố Hồ Chí Minh và đã trải qua trên 26 năm tù đày chỉ vì lên tiếng ôn hòa cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền".

Bức Thư Ngỏ kết luận bằng lời kêu gọi các quốc gia thành viên tại Đại hội đồng LHQ lần thứ 62 ở New York :

"Chúng tôi tin rằng một chính quyền đang gây tạo sự bất an trên đất nước mình bằng cách sử dụng bạo lực và đàn áp người công dân đòi hỏi ôn hòa các ngưỡng vọng và các quyền chính đáng, không thể nào gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới.

"Do đó, chúng tôi kêu gọi quý liệt vị không bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, và tìm kiếm một quốc gia Á châu khác cho chiếc ghế này. Việt Nam không thể được chọn lựa vào Hội đồng Bảo an LHQ bao lâu chưa chịu cam kết trong thời gian ấn định những bước tiến sau đây :

- "trả tự do tức khắc cho tất cả những ai bị giam giữ vì hành xử ôn hòa cho các quyền chính đáng của họ trên phạm vi ngôn luận, tôn giáo, hội họp hay lập hội, đặc biệt là hai nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý và hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân;

- "phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chấm dứt mọi cuộc đàn áp đối với các thành viên thuộc các cộng đồng tôn giáo chưa được thừa nhận như Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành;

- "thi hành các khuyến cáo của Ủy ban Nhân quyền LHQ (năm 2002) để cải tiến các điều luật "an ninh quốc gia" trong Bộ luật Hình sự và hủy bỏ tất cả các sắc luật kềm chế những hoạt động nhân quyền; hủy bỏ tức khắc Pháp lệnh 44 về quản chế hành chính, cho phép công an quản chế tới hai năm các nhà ly khai mà không thông qua tòa án hoặc cho phép giam giữ họ trong các bệnh viện tâm thần;

- "tuân thủ toàn triệt các cơ chế nhân quyền LHQ, bắt đầu bằng việc mời các vị Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận, Tự do Tôn giáo và Tổ hành động chống bắt bớ trái phép đến kiểm tra tại chỗ ở Việt Nam; và

- "bãi truất án tử hình tại Việt Nam.

Sau đây là tên và chức vụ những người ký tên hậu thuẫn bức Thư Ngỏ của Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam :

Nina Shea, Giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo, The Hudson Institute, Ủy viên thuộc Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới; Theodore Piccone, Giám đốc Điều hành, Democracy Coalition Project; Richard Rowson, Chủ tịch, Hội đồng thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ; Morton H. Halperin, Viện Open Society; Võ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam; Arne Liljedahl Lynngård, Chủ tịch, Sáng hội Rafto, Nauy; Roel Von Meijenfeldt, Giám đốc Điều hành, Viện Đa nguyên Dân chủ Hòa Lan; Oumar Makalou, Tổng thư ký Điều hành, Tiến trình Phi chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, Mali; Jennifer Windsor, Giám đốc Điều hành, Freedom House; Marco Pannella, Dân biểu Quốc hội Châu Âu; Marco Cappato, Dân biểu Quốc hội Châu Âu; Donatella Poretti, Dân biểu Quốc hội Ý đại lợi; Bruno Mellano , Dân biểu Quốc hội Ý đại lợi, Marco Beltrandi, Dân biểu Quốc hội Ý đại lợi; Maurizio Turco, Dân biểu Quốc hội Ý đại lợi, Sergio D'Elia, Dân biểu Quốc hội Ý đại lợi; Ilona Mihaies, Giám đốc Điều hành, Trung tâm Âu châu cho Dân chủ, Romania; Hannah Forster, Giám đốc, Trung tâm Phi châu cho Dân chủ và Nhân quyền, Gambia; Dieudonné Zognong, Giám đốc, Sáng hội Humanus, Cameroon; Robert LaGamma, Giám đốc Điều hành, Hội đồng thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ; Han Dong Fang, Giám đốc, Tập san Công đoàn Trung quốc, Hong Kong; Xiao Qiang, Giám đốc, China Internet Project; Urgen Tenzin, Giám đốc, Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng, Dharamsala; Weng-chen Lin, Chủ tịch, Đài Loan Dân chủ Cơ kim hội; Debbie Stothard, Ủy ban Thường vụ, Diễn Đàn Dân chủ hóa Á châu; Khin Ohmar, Giám đốc, Mạng lưới Dân chủ và Phát triển, Miến Điện; Dolkun Isa, Nghị hội Thế giới Uyghur; Somchai Homalor, Liên hiệp Bảo vệ các Nhà đấu tranh cho Nhân quyền, Thailand; Chee Siok Chin, Giám đốc Điều hành, Liên minh Cải cách và Dân chủ Á châu, Singapore; Matteo Meccaci, Phó giám đốc Thường vụ, Đảng Cấp tiến Bất bạo động, Liên quốc và Liên đảng, Ý Đại lợi; Bo Tedards, Điều hợp viên, Diễn Đàn Dân chủ hóa Á châu; Augusto Miclat, Giám đốc Điều hành, Quốc tế Ðối thoại Xướng nghị Tổ chức, Phi Luật Tân ; Yap Swee Seng, Giám đốc Điều hành, SUARAM, Malaysia; Attorney Florencio B. Abad, Phó chủ tịch, Đảng Tự do, Philippines; Tian Chua, Đảng Công lý Nhân dân, Malaysia; Zanaa Jurmed, Giám đốc, Trung tâm Liên minh Công dân, Mongolia; Dr. Paul Scott, Giáo sư, Chương trình Nghiên cứu Á châu, Đại học Kansai Gaidao, Nhật Bản; Dr. Ash Narain Roy, Viện Khoa học Xã hội, Ấn Độ; Sarwar Bari, Chủ tịch, Tổ chức Pattan Development, Pakistan; Subodh Raj Pyakurel, Chủ tịch, Trung tâm Thông tin, Nepal; Chalida Tajaroensuk, Điều hợp viên, Lực lượng Nhân dân, Thailand; Dr. Hong Seong-phil, Giám đốc, Liên minh Công dân cho Nhân quyền Bắc Hàn; Joseph Yu-shek Cheng, Giáo sư Chính trị học, Đại học Hong Kong; Sheng Xua, Phó chủ tịch, Liên hiệp Dân chủ Trung quốc; Mani Sinhbandith, Trung tâm Thống nhất Hành động Lào ; M. Ravi, Luật sư Nhân quyền, Singapore; Thượng tọa Katsuyuki Imoto, T ứ phươn g Tăng, Nhật Bản ; Đại đức Dim Chetta, Tứ phương Tăng, Cam Bốt; Thượng tọa Thích Viên Lý, Tổng Thư ký, Văn phòng II Viện Hóa Đạo, Hoa Kỳ; Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Giáo hội Phật giáo Theravada Việt Nam; Luie Guia, Libertas, Philippines; Sareme Sundara, Lao Fund; Lambert Ramirez, Viện Quốc gia Nghiên cứu Chính trị, Philippines; Tsung Li Yang, Hội Thanh niên Dân chủ, Đài Loan; Kok Ksor, Chủ tịch, Scott Johnson, Y Duen, Sáng hội Ngư ời Thượ ng; Kh. Naranjargal, Chủ tịch, Globe International, Mongolia; Young Howard, Giám đốc, Open Radio phát sang Bắc Hàn; Schu Sugawara, Chủ tịch, Ủy ban Ký giả Quốc tế, Nhật Bản; Dr. Jarmila Ballaho-Balamo, Tổ chức Phụ nữ Brasil, Phi luật tân; Prof. Octavio A. Dinampo, Tulung Lupah Sug, Philippines; Dr. Samsula J. Adju, Sakayan Mindanao, Inc., Philippines; Maria A. Caber, Liên hiệp các Nhà giáo bảo vệ nhân phẩm, Phi luật tân; Benjamin Reilly, Giáo sư Đại học Quốc gia, Úc; Steve Buttel, Nhân quyền Không Biên giới, Đông Nam Á; Penelope Faulkner, Phó chủ tịch, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam kiêm Thành viên Ủy ban Thường vụ Diễn Đàn Dân chủ hóa Á châu.

[1] 15 thành viên thuộc Hội đồng Bảo an LHQ gồm có 5 thành viên thường trực và 10 ghế dành cho các thành viên không thường trực. Các thành viên không thường trực được bầu cho thời hạn 2 năm. 5 thành viên cho các ghế này bầu cho thời hiệu hai năm 2008-2009 (2 ghế cho Phi châu, 1 ghế cho Châu Mỹ La tinh, 1 ghế cho Á châu, 1 cho Đông Âu). Việt Nam đăng cai cho Á châu. Libya và Burkina Faso ứng viên cho 2 ghế Phi châu. Ghế dành cho Châu Mỹ La tinh (GRULAC) đang được hai nước tranh cử là Costa Rica và Cộng hòa Dominican. Đông Âu cũng có hai nước tranh cử là Croatia và Cộng hòaTiệp.

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

NỖI SỢ HÃI CÓ THẬT
Nhân dịp Tổng thống Đại Hàn (Nam Hàn) sang thăm Triều Tiên (Bắc Hàn), CNN xin lạm bàn một từ ngữ mà tuỳ chỗ đặt có thể là danh từ, động từ hoặc tĩnh từ. Đó là chữ hoà-giải, có gạch nối. Không phải là nhà ngôn ngữ học nên không biết định nghĩa hoà-giải ra sao nhưng có một điều lạ là nghe nó có vẻ hiền hoà như vậy mà rất nhiều người sợ.

Theo CNN biết: đạo công giáo có một nghi thức trở thành 1 bí tích đó là bí tích hoà-giải hay bí tích giải tội. Bí tích hoà-giải được hiểu như là một cơ hội để người nhận giao hoà với Thiên chúa và qua đó gia hoà với tha nhân. Quên đi, không lầm lẫn tái phạm những lỗi về tư tưởng và hành động. Đơn giản như vậy nhưng nhiều người vẫn sợ vì phải đi xưng tội với 1 linh mục nhất là nếu lại là một linh mục quen. Hiện nay, do thiếu linh mục nên nhiều chỗ đã giản lược chuyện xưng tội cá nhân, các giáo hữu cứ đợi gần ngày lễ lớn để đi chịu phép giải tội tập thể là xong.

Qua tới chuyện ngoài đời, có những người phải một sống một còn mới được, không chịu đội trời chung. Họ không biết rằng cả trái đất này chỉ có 1 bầu trời. Lấy thí dụ điển hình là những người Việt chống Cộng và những người Việt Cộng sản. Người chống Cộng kỵ hoà-giải vì đã bị Cộng sản lừa còn người Cộng sản sợ hoà-giải vì sợ mất quyền lực. Cả hai bên cứ chửi nhau mà không biết, không bên nào giám nói chuyện hoặc nghĩ đến chuyện hoà-giải. Cái buồn cười là cách chửi rất ấu trĩ, chỉ cho bên mình nghe/coi mà thôi.

Người Cộng sản có lúc tự thấy là mình không cần hoà-giải vì mình là kẻ thắng cuộc. Những người khác chiến tuyến trước đây, chỉ còn 10 hoặc 15 năm nữa sẽ chết hết, thế hệ mới lớn lên trong nước từ thuở nghèo đói nay không giầu nhưng khá hơn một chút sẽ, chỉ cần nới lỏng một chút là xong. Chẳng còn ai biết đến chuyện chống đối và đảng Cộng sản sẽ muôn năm cai trị Việt Nam. Một người lãnh đạo Cộng sản đã từng nói: hoà-giải là mất hết, như vậy chẳng phải là họ sợ hoà-giải hay sao.

Người chống Cộng sợ hoà-giải là 1 chuyện nhưng trong thực tế không còn cơ hội hoà-giải nữa. Họ chỉ nghĩ đơn thuần là phải đánh đổ trong khi họ không có phương tiện lại phải nhờ vào thế lực này nọ khi chính các thế lực ấy đã lừa họ và sẵn sàng bỏ họ bất cứ lúc nào để có được cái lợi cho các thế lực ấy. Hãy nhìn Đức Đà Lai Lạt Ma, chỉ vì áp lực kinh tế của Trung Hoa mà ngày nay đi đâu cũng không còn được coi như là quốc khách, một vị quốc trưởng, thậm chí còn bị từ chối đến dù đã được mời trước đây.

Đã vậy, những người chống Cộng lại sẵn sàng đội cho nhau cái mũ Cộng sản nếu anh không chống Cộng giống tôi. Rồi hai bên nghi kỵ nhau cùng đổ cho nhau là Cộng sản. Như một nhận xét thật chính xác của tác giả Đinh Lâm Thanh: "Thành phần chuyên nghiệp hành nghề chụp mũ là những ai ? Có thể là một trong ba hạng người sau đây : Cán bộ điệp viên đội lốt người tỵ nạn. Người nhẹ dạ đã-đang-sẽ hưởng bổng lộc của Cộng sản Việt Nam. Người bị ‘dính chàm’ của Cộng sản vì một vấn đế nào đó và một khi vết ‘chàm’ của Cộng sản đã dính lên người thì không bao giờ gội rửa được ! ..".

Không ai chịu mở mắt, không ai chịu hoà-giải chỉ vì họ đều sợ, họ chưa mù nhưng đã bị loà gần hết. Nếu biết suy nghĩ, chịu đi giải phẫu thì may ra còn kịp. Nếu không ai sợ ai và toàn dân không sợ, có thể hai vị lãnh đạo Đại Hàn sẽ làm nên lịch sử. Lúc đó quốc gia sợ nhất có lẽ là Nhật Bản vì Đại Hàn gần Trung Hoa hơn và kỹ thuật hàng hoá tiêu dùng Nam Hàn chẳng mấy chốc theo kịp Nhật Bản.

CNN

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chuyện 33 triệu đô la của Hoa Kỳ giúp TPB hai miền Nam Bắc là có thật

Huy Phương
Chúng tôi vừa nhận được một lá thư gởi từ Việt Nam, ghi ngày gởi từ 6 tháng trước:

“Bình Ðịnh ngày 12 Tháng Ba năm 2007

Kính gởi các cơ quan truyền thông báo chí hải ngoại,

Chúng tôi một số chiến binh thuộc Tiểu Ðoàn E.210 chủ lực tỉnh Bình Ðịnh cũ và một số các chiến binh thuộc Sư Ðoàn Sao Vàng thuộc QK. 5 chính quy Bắc Việt.

Trong những ngày qua chúng tôi được tin một số anh em thương phế binh của miền Nam cho biết, thân nhân của họ nhân chuyến về thăm quê hương cho biết: “Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ có tài trợ một ngân khoản 33 triệu Mỹ kim cho thương phế binh và cô nhi quả phụ cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Không biết việc này hư thực thế nào, và chúng tôi làm sao để được nhận số tiền này?

Một điều đáng nói là mọi tin tức ở Việt Nam vô cùng hạn chế, chỉ là một chiều, tin tức nào có lợi cho lãnh đạo mới được đăng. Vì thế chúng tôi nghĩ rằng số tiền này đã chui vào túi cán bộ rồi chăng? Bởi thế chúng tôi muốn hỏi cũng chẳng biết hỏi ai? Nghĩ mà buồn cho số phận người dân còn bịt miệng. Cộng sản họ sợ sự thật lắm. Nếu có sự thật và tự do báo chí thì làm sao họ vơ vét làm giàu trên xương máu của dân được.

Một tiếng nói của quý vị bằng hằng triệu tiếng kêu van cầu cứu của anh em chúng tôi là những kẻ thấp cổ bé miệng. Kính mong quý vị thông cảm và tận tình giúp đỡ anh em chúng tôi.

Chúng tôi rất mong và chờ đợi tin tức sớm nhất trên các đài mà chúng tôi thường nghe được như đài Á Châu Tự Do, đài BBC Luân Ðôn, đài Quê Hương và các mạng lưới điện toán.

Rất mong sự tự do và bình đẳng sẽ sớm đến với quê hương và dân tộc Việt Nam vì có tự do thì người dân sẽ bớt thiệt thòi và đỡ khổ.

Kính chào thành công,

Những người thấp cổ bé miệng trong nước.”

Theo sự tiết lộ của cô Lữ Anh Thư, từ Hoa Thịnh Ðốn trong một cuộc tiếp xúc với chúng tôi, chuyện 33 triệu có thật. Sau đây là những phát biểu của Lữ Anh Thư đã được thu âm:

Lữ Anh Thư: “Cứ mỗi năm từ khi cháu tham gia sinh hoạt cộng đồng thì cháu và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ khắp nơi tổ chức những buổi tiệc, buổi cơm để gây quỹ, giúp cho TPB VNCH của chúng ta. Những số tiền thu được rất khiêm nhượng, khi 10 ngàn, khi 5 ngàn. Vừa rồi vào Tháng Năm năm 2006, khi ông tổng trưởng cựu chiến binh Hoa Kỳ là Tướng Nicholson về Việt Nam vận động cho WTO cho Việt Nam, ông ta đã tuyên bố rằng cho đến giờ phút đó, Hoa Kỳ đã viện trợ cho TPB Việt Nam, không phân biệt Nam Bắc tổng số tiền là 33 triệu dollars.

Theo cháu biết, chương trình đó đã giao cho một nhóm Việt Nam của ông Trần Văn Ca để mang về những chiếc xe lăn, những cái nạng chống để giúp cựu chiến binh. Tuy nói là cho cả hai miền, nhưng cháu thấy xót xa là trong 33 triệu đó, không có nói gì đến chuyện những TPB của VNCH miền Nam chúng ta được nhận một đồng nào. Vì trong mắt của người cộng sản, TPB VNCH là những kẻ thù, họ bị đàn áp rất là nặng nề.

Cháu nghĩ rằng 33 triệu đó, là tiền thuế của chúng ta đóng góp vào, chúng ta có quyền đặt ra câu hỏi đó với chính phủ Hoa Kỳ là số tiền ông gởi về đã đến tay ai. Phải có sự phân biệt rõ ràng. Ông Thượng Nghị Sĩ Jim Webb trước khi trở thành thượng nghị sĩ, khi nói về những chuyện này, ông đã biết rõ về những điều đó; và vừa rồi đây, cháu có trình bày vấn đề này với ông cũng như là một số dân biểu nghị sĩ trong ủy ban quốc phòng của Thượng Viện, cũng như Hạ Viện. Cháu đã đại diện cho tập thể chiến sĩ cho thành phần hậu duệ, cháu gởi một văn thư đến cho ông Tổng Cựu Chiến Binh để xin cái accountability, để biết rõ ràng là cái tiền đó đến tay ai. Một số các vị dân cử có nói với cháu rằng cháu cần vận động bằng cách viết thư gởi đến họ đòi hỏi vấn đề đó, thì họ sẽ đòi Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ giải thích cho đến khi nó rõ ràng, nếu không thì Quốc Hội có thể sẽ tạm ngừng chương trình viện trợ đó.

Cháu đã gởi những bức thư ấy đi, bây giờ cháu đang chờ, đồng thời, cháu cũng có dịp tiếp xúc với một số các hội đoàn cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam. Cháu được sự hỗ trợ, họ nói đó là điều đáng làm và cần làm, họ sẽ sẵn sàng lên tiếng giúp cho cháu. Cháu có dự định là cháu sẽ kêu gọi liên hội cựu chiến sĩ khắp nơi hãy gửi những bức thư đến các vị đại diện dân cử của mình trong vùng để đặt vấn đề đó với họ. Vì đây là tiền thuế của chúng ta, chúng ta có quyền có cái thắc mắc đó”.

Trước đây, chúng tôi cứ tưởng rằng số tiền này chính quyền Cộng Sản Việt Nam chỉ giúp cho TPB miền Bắc mà vì thù hận và kỳ thị, đã không giúp cho TPB miền Nam. Qua bức thư của những TPB miền Bắc ở trên chúng ta đã thấy một sự thật phũ phàng là số tiền này chắc đã vào túi tham ô của bọn cầm quyền Hà Nội. Vả lại việc công bố một số tiền giúp cho thương binh hai miền do Hoa Kỳ giúp đỡ sẽ không có lợi về mặt chính trị. Mặt khác nếu cần đòi hỏi một danh sách thương binh hai miền Nam Bắc đã được nhận sự giúp đỡ này, chính quyền CSVN sẽ sẵn sàng có một danh sách ma, hoặc bà con quen biết với các viên chức cộng sản, hay thương binh chỉ lãnh được 1/10 số tiền ghi trên giấy tờ.

Chúng tôi chỉ cầu mong như lời các thương binh miền Bắc viết trong bức thư ở trên:

“Rất mong sự tự do và bình đẳng sẽ sớm đến với quê hương và dân tộc Việt Nam vì có tự do thì người dân sẽ bớt thiệt thòi và đỡ khổ”.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

CỘNG SẢN, LOÀI CỎ DẠI, LOÀI TRÙNG ĐỘC
- Chu Chi Nam -


Vào cuối tháng 7/2007 vừa qua, khi viếng thăm nước Đức, tại thành phố Hambourg, trước một cử tọa cả ba, bốn chục ngàn người, Đức Dalai-Lama, đã nói : « Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sống và nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời. » Tại sao như vậy ? Chúng ta hãy cùng suy ngẫm về lời nói của một Vị Lãnh tụ Tôn giáo quan trọng.

*

I ) Cộng sản, loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh

Thật vậy, nếu chúng ta xét sự ra đời của những chế độ cộng sản, từ cộng sản Liên sô, qua cộng sản Đông Âu, tới cộng sản Tàu và cộng sản Việt Nam ; chúng ta thấy tất cả những chế độ cộng sản trên đều ra đời trong hoàn cảnh hoang tàn của chiến tranh, đều do cướp chính quyền mà ra, không có một chính quyền nào do dân bầu lên, rồi chúng tự bầu với nhau để tiếp tục cầm quyền. Cộng sản Liên sô thì ra đời trong hoàn cảnh hoang tàn của Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918). Cộng sản Đông Âu thì ra đời trong cảnh hoang tàn của Đệ Nhị Thế Chiến ( 1939-1945), dưới gót giày của quân đội chiếm đóng Liên sô. Cộng sản Tàu và Cộng sản Việt Nam cũng ra đời trong hoang tàn của Đệ Nhị Thế Chiến, với sự giúp đỡ của Liên Sô.

1 ) Chế độ cộng sản Liên sô được ra đời trên sự hoang tàn của Đệ Nhất Thế Chiến

Thật vậy Đệ Nhất Thế Chiến gồm 2 phe chính : phe Pháp với sự hỗ trợ của Anh, của Nga thời chế độ quân chủ của Nga Hoàng Nicolas I I và sau này có Hoa Kỳ ; phe Đức có sự hỗ trợ của đế quốc Áo Hung, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Vào gần cuối cuộc chiến, Bộ Tham Mưu Đức nhận thấy không thể đương đầu cùng một lúc với 2 mặt trận : mặt trận đông bắc với Nga và mặt trận tây nam với Pháp, muốn dồn lực lượng vào mặt trận chính tây nam, nên đã tìm cách đưa Lénine lúc đó đang ở Thụy Sỹ về và giúp đỡ Lénine cướp chính quyền ; vì Lénine đưa ra khẩu hiệu : « Hòa bình bằng bất cứ giá nào, ngay cả nhượng đất để có quyền . ». Ngày 17/4/1917, Lénine cùng một số người trong đó có 4 viên tình báo Đức nói thông thạo tiếng Nga, trong một chiếc xe lửa bọc sắt, đã tới Pétrograd. Sau đó Lénine được Đức giúp đỡ tiền bạc và phương tiện để họat động. Đêm ngày 6 rạng ngày 7, một số người cộng sản, dưới sự hướng dẫn của Trotski, nổi lên cướp một số công sở, trước sự lãnh đạm của dân. Sau đó chính quyên dân chủ xã hội cầm đầu bởi Kérenski bỏ trốn. Chính Trotski sau này viết : « Sau một đêm ngủ, người dân Nga đã thấy bộ mặt xứ Nga thay đổi. Cuộc cách mạng làm 7 người chết và 50 người bị thương. « (1)

Chính quyền cộng sản đầu tiên quả thật mọc lên trên hoang tàn của Đệ Nhất thế Chiến, vì sau đó độ 1 năm thì Đức bại trận.

2 ) Những chế độ cộng sản Đông Âu, Tàu và Việt Nam mọc lên trên sự hoang tàn của Đệ Nhị Thế Chiến.


a) Những chế độ cộng sản Đông Âu từ Ba lan, Tiệp khắc, Hung Gia lợi, Bảo gia lợi v. v… được dựng lên trên hoang tàn vừa của chiến tranh, vừa dưới gót giày của quân đội chiếm đóng Liên Sô.

B) Đảng cộng sản Tàu, lợi dụng cuộc Thế Chiến và Chiến Tranh Trung Nhật, nổi lên cướp chính quyền. Chính Mao trạch Đông, khi tiếp Tướng Mountbatten, Tổng tư Lệnh Liên quân ở Đông Nam Á đã nói : « Nếu không có Thế Chiến thứ Hai và Chiến tranh Trung Nhật, thì chúng tôi không có chính quyền. »

c ) Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam cũng lợi dụng sự hoang tàn của chiến tranh, nổi lên cướp chính quyền.

Thật vậy, ngày 6/8/1945, trái bom nguyên tử đầu tiên được bỏ xuống Hiroshima, 3 ngày sau 9/8, trái thứ nhì được bỏ xuống Nagashaki ; ngày 15/8, Nhật hoàng tuyên bố ngừng chiến và ngày 2/9, thì tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Quân đội Nhật ở Đông Dương lúc đó như rắn mất đầu. Lợi dụng cuộc biểu tình của công chức Hà Nội đòi tăng lương, đảng cộng sản đã trà chộn người vào đoàn biểu tình, cướp một vài công sở lúc ban đầu, rồi sau đó cướp chính quyền ngày 19/08/1945. ( 2)

Ngày 2/9/1945, Hồ chí Minh đọc « Bản Tuyên ngôn độc lập. » Nhưng thực tế Hồ chí Minh đã đưa dân Việt vào trong gông cùm của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản, biến nước Việt thành bãi chiến trường của cuộc tranh hùng tư bản- cộng sản, đi từ cuộc chiến 1946-1954, tới cuộc chiến 1954-1975, tiếp theo là cuộc chiến với Căm Bốt 1978, cuộc chiến với Trung Cộng 1979. Thêm vào đó, Hồ chí Minh lại nhập cảng lý thuyết Mác-Lê chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, một lời kêu gọi nội chiến triền miên, đưa đến cảnh con đấu bố, vợ tố chồng, bạn bè tìm cách sát hại lẫn nhau, tạo nên biết bao đau thương cho dân Việt.

II ) Cộng sản, loài trùng độc sinh xôi, nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời

Pierre Joseph Proudhon ( 1819-1865), người đã được Marx (1818-1883) cho rằng có những can đảm trong việc chỉ trích thành trì kinh tế ( L’audace provoquante avec laquelle il porte la main sur le sanctuaire économique), người đã viết quyển Triết lý của sự nghèo nàn ( La Philosophe de la misère) ; và chính Marx đã trả lời lại bằng cách viết thẳng bằng tiếng Pháp quyển Sự nghèo nàn của triết học ( Misère de la Philosophie) . Không ai có thể nói Proudhon là người không hiểu lý thuyết của Marx. Nhưng chính Proudhon đã chỉ trích nặng nề Marx cho rằng lý thuyết của ông sẽ trở thành một con sán lãi ( le ténîa) của xã hội. Bệnh sán lãi là một bệnh có những ký sinh trùng ở trong ruột của con người, nó hút hết những chất béo bổ, làm con người bị bệnh trở thành vàng vọt, bụng ỏng, đít beo, không thể lớn được. Xét hậu quả của những chế độ cộng sản, với đảng gồm những đảng đoàn cán bộ lấy hết những gì do dân làm mồ hôi nước mắt mà có, làm cho kinh tế và xã hội không thể phát triển được ; người ta mới thấy lời nói của Proudhon là đúng.(3)

Ông Iakolek, Ủy viên bộ Chính trị đảng Cộng sản Liên sô cũng viết : « Cộng sản là một loài sâu bọ. Con mới đẻ nằm lên xác con già. Già già đè lên xác con trẻ.Trong đó có con khỏe nhất, leo lên chỗ cao nhất ; tuy nhiên để leo lên chỗ cao nhất, thì nó đã dẵm lên xác bao nhiêu con khác . » Xét những cuộc thanh toán nội bộ cộng sản : Staline bị vợ Lénine tố cáo là đầu độc chồng mình. Con Staline đã tố cáo Béria, Khrouschev giết bố mình. Mao trạch Đông giết Lưu thiếu kỳ và Lâm Bưu. Hồ chí Minh giết nhiều tay em để bịt miệng tông tích của mình, rồi sau lại dùng tay em Trần quốc Hoàn giết người mình muốn lấy làm vợ, đang mang dạ chửa với mình và có đứa con đầu vẫn còn sống tên là Nguyễn quốc Trung (4) ; lại có giả thuyết cho rằng Hồ chí Minh bị nhóm Lê Duẫn, Lê đức Thọ đầu độc chết; chúng ta mới thấy lời của Iakolek là đúng.

Ngày hôm nay Đức Dalai-Lama bảo rằng cộng sản là loài trùng độc sinh xôi nẩy nở ở những đống rác rưởi của cuộc đời, cũng không sai.

Thật vậy, lý thuyết của Marx chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, khơi dậy tất cả những bản năng thú tính của con người, biến con người trở thành loài rắn rết, chỉ tìm cách sát hại lẫn nhau. Cảnh con đấu bố, vợ tố chồng, bạn bè tìm cách sát hại lẫn nhau ở tất cả mọi nước cộng sản theo lý thuyết của Marx đã chứng tỏ điều này.

Những dân tộc Nga, Đông Âu đã can đảm đứng lên xóa bỏ chế độ cộng sản « cỏ dại » và « « trùng độc ». Dân tộc Việt Nam hãy noi gương các dân tộc trên, can đảm đứng lên đấu tranh để cho chế độ cộng sản cỏ dại và trùng độc không còn nữa !

Paris ngày 24/08/2007
Chu chi Nam

Trangnhà ÁnhDuong

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Khắp Thế Giới Chống Độc Tài Miến Điện

VI ANH .
Đa số chánh quyền các nước, lãnh đạo tinh thần các tôn giáo lớn, các tổ chức nhân dân các nước đều tỏ thái độ bất mãn, lên tiếng chống lại nhà cầm quyền độc tài quân phiệt Miến Điện đã dùng quân đội đàn áp đẫm máu, bắt bớ như bắt cóc, giam cầm như giam tử tội đối với quí vị tăng ni và dân chúng biểu tình một cách ôn hòa để đòi hỏi dân chủ ở Miến Điện.

Đức Giáo Hoàng của Công Giáo La Mã chia xẻ niềm đau của tôn giáo bạn, kêu gọi giáo dân toàn thế giới cầu nguyện cho nhân dân Miến Điện. Đức Đạt Lai Lạt ma Phật Giáo Tây Tạng bị Trung Cộng đang lưu vong ở Ấn độ, HT Quảng Độ Phật Giáo VN Thống Nhứt đang bị Việt Cộng quản thúc ở Thiền viện Thanh Minh từ Saigon, cùng kêu gọi ủng hộ Phật Giáo và nhân dân Miến Điện. Ô Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc gởi đặc phái viên đến Miến Điện gặp nhà cầm quyền và lãnh tụ đối lập tìm hướng giải quyết. Hội Đồng Bảo An Liên hiệp quốc họp dự trù đưa nghị quyết lên án nhà cầm quyền độc tài quân phiệt đàn áp tăng ni, Phật tử, và dân chúng biểu tình đòi cải thiện dân sinh, dân chủ, một cách ôn hòa. Nhưng Nga và Trung Cộng, hai hội viên thường trực có quyền phủ quyết vì quyền lợi riêng với nhà cầm quyền Miến Điện không đồng ý. Hội Đồng Bảo an tái nhóm nghe đặc phái viên của LHQ tường trình, sớm muộn gì cũng có thái độ với độc tài quân phiệt. Liên Âu, nhứt là TT Pháp có biện pháp cụ thể chế tài kinh tế riêng. TT Mỹ tăng cường biện pháp cấm vận, cấm nhập cảnh Mỹ đối với 14 viên chức có thẩm quyền của nhà cầm quyền Miến Điện. Đồng thời chỉ thị cho Đại sứ xử lý thường vụ ở Miến Điện trực tiếp gặp giới chức thẩm quyền quân phiệt. Anh, Pháp, Mỹ luân chuyển một nghị quyết khuyến cáo nhà cầm quyền quân phiệt phải ngưng đàn áp, đối thoại với đối lập. Có lẽ nghị quyết thứ hai này sẽ được thông qua sau khi TC và Nga yêu cầu sửa văn từ cho nhẹ nhàng hơn.

Có một vài dấu chỉ lạc quan bề ngoài. Vị Tướng cầm đầu quân phiệt đánh tiếng sẽ đối thoại với lãnh tụ đối lập là Bà Suu Kyi với điều kiện tiên quyết, một là ngưng vận động thế giới cấm vận nhà cầm quyền, hai là chấm dứt đối đầu với nhà cầm quyền.

Người ta nghi đề nghị của quân phiệt bên trong không thực thà. Từ lâu lãnh tụ đối lập đã hơn một lần kêu gọi đối thoại vô điều kiện. Đại diện đối lập cũng có gặp riêng đại diện quân phiệt. Đại diện Mỹ do dàn xếp của TC cũng đã gặp đại diện quân phiệt hồi tháng 6 năm nay ở Bắc Kinh. Mọi cuộc gặp gỡ kín đáo không kết quả vì quân phiệt luôn tránh né vấn đề chánh yếu là trả lại quyền cho dân làm chủ đất nước. Đề nghị của quân phiệt bị nghi là giải pháp mua chuột thời gian, xoa dịu sự bất mãn của thế giới. Phát ngôn viên của Bà Su u Kyi đã cho biết khó có một cuộc đối thoại với điều kiện tiên quyết như thế.

Miệng quân phiệt thì nói đối thoại nhưng hành động thì trấn áp tăng ni, Phật tử, dân chúng và những nhà đối lập. Nhà cầm quyền nói đã bát giữ 2 000 người. Nhưng thực tế thì khác. Con số của những ngoại giao có mặt ở Miến điện là 4 000 người. Con số của tổ chức lưu vong của Miến Điện khoảng 6000 người. Nhà cầm quyền dùng quân đội điều từ biên thùy về, đa số là những sắc tộc khác đạo để bắt các nhà sư, những người có uy tín trong các biểu tình, bắt ban đêm, đem giam chỗ kín. Quân phiệt gỡ rào cản nhưng siết vòng theo dõi bằng mật vụ, cài giáo gian vào chùa, cho tiền, cho thuốc, thả một số tăng ni không quan trọng nhưng bát thêm vi sư uy tín trong cuộc biểu tình. Chỉ thị các sứ quán không cấp chiếu khán nhập cảnh cho ký giả ngoại quốc. Mở lại Internet nhưng kiểm soát thông tin công tư, chặt chẽ.

Phật Giáo Miến Điện bị cô lập, bất động hóa nhưng vẫn kiên trì không nhận thức ăn của quân nhân Phật tử cúng dường - một hành động làm quân nhân Miến Điện giác ngô, cảm thấy quân đội có tội với tam bảo. Sĩ quan chỉ huy đơn vị không thi hành lịnh trấn áp tăng ni, Phật tử, đã có người vượt biên giới sang Thái Lan tỵ nạn. Có nhà ngoại giao Miến Điện làm việc tại Anh từ chức vì bất mãn nhà cầm quyền đàn áp dã man tăng ni. Có tin có sự rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo quân phiệt vì vấn đề Phật Giáo.

Làn sóng cách mạng "áo cà sa" đòi dân sinh và dân chủ do tăng ni lãnh đạo chống nhà cầm quyền quân phiệt bị nhà cầm quyền quân phiệt trấn áp đã làm rung động lương tâm Nhân Loại. Nhân dân thế giới bắt đầu đứng lên bao vây lãnh tụ, đòi hỏi LiênHiệp Quốc, chánh quyền phải có hành động với nhà cầm quyền quân phiệt. Hội Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức nhân quyền kết họp kêu gọi nhân dân công chính tổ chức biểu tình khắp các thủ đô các nước lớn. Lấy ngày 6 tháng 10 làm ngày đồng loạt biểu tình trước tòa đại sứ Miến Điện, trước Tòa đại sứ Trung Cộng trước để ủng hộ tăng ni Miến Điện sau là chống độc tài. Bắt đầu gởi kiến nghị cho chánh quyền mình, gởi thơ cho các cơ quan truyền thông, gởi thơ cho các công ty còn làm ăn ở Miến Điện. Mục đích tạo thành một phong trào toàn thế giới ủng hộ cuộc cách mạng dân sinh, dân chủ ở Miến Điện.

Gió ở Miến Điện phải đổi chiều. Sớm hay muộn dân chủ sẽ thắng độc tài, tình thương thắng bạo ác. Độc tài là hủ lậu; dân chủ là tiến bộ. Không thể vì đồng tiền mà cản ngăn bánh xe tiến hóa của lịch sử Nhân Loại. Có nhiều dấu chỉ cho thấy Liên hiệp quốc không muốn trở thành đền thờ của luật quốc tế, mà muốn có hành động thiết thực nhơn cuộc cách mạng dân chủ ở Miến Điện với tinh thần nghi quyết thứ hai do Anh, Pháp, Mỹ chủ xướng sắp được đồng thuận thông qua. Tổ chức LHQ là tổ chức của các chánh quyền các nước. Khi nhân dân các nước tỏ thái độ bất mãn, hành động biểu tình đồng loạt chống độc tài quân phiệt, LHQ phải xem xét và thêm sức ép. Không thể hy sinh những quyền lợi thiêng liêng của Con Người sanh ra với tư cách Con Người cho quyền lợi kinh tế. Tài phiệt phải nhượng bộ những nhà chánh trị thương dân, yêu nước, yêu đồng loại.

VI ANH

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tin mới nhất về tù nhân lương tâm
linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý
Ngày thứ tư 10-10-2007, lúc 6g sáng, bà Nguyễn Thị Hiểu cùng cô Minh, em họ của linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý –lặn lội từ Đồng Nai và Thừa Thiên Huế- đã đến trại K1, Ba Sao, Nam Hà, Hà Nam nộp giấy xin thăm gặp vị tù nhân lương tâm. Khoảng 9g, cán bộ trại giam dẫn cha Lý ra phòng khách.

Không như lần thăm cách đây một tháng của hai linh mục (có hai camera trên tường quay mọi cảnh từ đầu đến cuối và 4 công an canh phòng dò xét cả trong lẫn ngoài - xin xem lại bản tin ngày 10-09-2007), lần này chỉ có hai công an, một ngồi cạnh linh mục Lý và một trong góc ghi ghi chép chép. Kẻ ghi chép này là thiếu tá Nam, người đã luôn được giao nhiệm vụ “chăm sóc” cha Lý kể từ lần tù 2001-2005. Mở đầu, linh mục Lý phân trần:

- Chị và em đừng thấy tôi lần này mặc đồ tù sọc dưa mà tưởng tôi công nhận mình là một tội nhân. Tôi không bao giờ nhận tội cả, và khi ở trong phòng, tôi không bao giờ mặc bộ đồ này! Nay đành phải mặc nó kẻo trại không cho ra gặp hai chị em. Cha Trần Văn Quý và cha Hồ Văn Uyển mới rồi đến trại thăm, tôi đã tính không ra gặp khi nghe trại bắt phải mặc đồ tù, nhưng nghĩ tình anh em từ xa lặn lội đến nên đành phải mặc nó.

Chuyến thăm của hai cha ấy là trò dàn dựng và trình diễn của nhà nước. Họ đã quay camera để khi cần thì trình chiếu với các phái đoàn ngoại quốc. Dù sao, xin chị Hiểu vào gặp hai cha ấy, cảm ơn hai vị đã ra thăm em, rồi nói thêm với cha Trần Văn Quý là nên từ chức thành viên Hội đồng Nhân dân đi. Không làm được tích sự gì đâu!!! Phải thẳng thắn và mạnh dạn đấu tranh với nhà nước may ra mới làm được việc gì cho Quê hương và Giáo hội!

- Chú có biết, bà Hiểu buột miệng, là hình Chú bị bịt miệng đã bay khắp thế giới không?

- Em có biết, biết rất rõ! Em đã dự đoán tình huống ấy nên trong báo Tự do Ngôn luận do em và mấy cha bạn làm, ngay từ số hai đã có hình một người bị bịt miệng và bịt mắt (xin xem dưới). Đó là bản chất của chế độ này. Và em là bằng chứng. Nhưng họ làm thế chỉ hữu hiệu với ai sợ họ, còn đối với ai không sợ thì việc đó vô ích. Đúng là vẫn còn nhiều người sợ họ, cụ thể là không dám nhận tờ Tự do Ngôn luận do chúng em phát hành. Tuy nhiên, tờ báo đó vẫn phổ biến khắp cả Việt Nam, từ Lạng Sơn Hà Nội vào tới Sóc Trăng Cần Thơ!

Ông Triết ông Dũng mới rồi ra ngoại quốc, nói với thế giới là tại VN không có tù nhân chính trị!?! Sao mà không có? Bằng chứng là Nguyễn Văn Lý này đây, là nhiều chiến sĩ dân chủ khác đang bị giam khắp cả Việt Nam đây. Em sẽ ở mãi trong tù cho đến khi nhà nước công nhận là họ có giam giữ tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm!

- Các Đức Giám mục đang họp tại Hà Nội, chú có biết không?

- Thôi đừng nhắc tới các ngài nữa. Các ngài cứ làm việc của các ngài, cứ theo lương tâm và trách nhiệm mục tử mà làm! Nhân đây xin nhắc lại chuyện là hai cha hôm nọ đến thăm em mà khơi khơi mang một chai rượu lễ và một bao bánh lễ rồi khơi khơi thông báo với trại. Trong tù ai mà cho uống rượu! Nên trại đã giữ lại mà không cho em nhận. Em có nói với ông Nam đây là hôm nay hãy trả lại chai rượu nho ấy để chị mang về mà sao chẳng thấy ông mang ra (cán bộ Nam ngồi im lặng).

- Chắc cha Quý nghĩ mình là thành viên Hội đồng nhân dân nên có thế giá, sẽ được nể nang!

- Hừ! Nhà nước này có nể nang ai đâu! Lại càng không nể nang những ai theo họ, làm việc cho họ, thỏa hiệp với họ! Có nể trọng chăng là nể trọng những người đám đương đầu với họ thôi.

- Chú vẫn nhận được quà gia đình gởi qua Bưu điện chứ? Gia đình hỏi thế là vì không thấy Chú hồi âm. Từ ngày chú đi ở tù lần này, gia đình chỉ nhận được một lá thư.

- Em vẫn đều đều nhận được quà gia đình gởi qua bưu điện, và lần nào cũng xin trại cho giấy và mượn bút để hồi âm, nhưng không hiểu sao thư chẳng tới. Có thêm chuyện nữa, sao gia đình chỉ đề trên quà là “gởi ông/anh Nguyễn Văn Lý” mà không đề là “gởi linh mục Nguyễn Văn Lý”?

- Đề như thế, bưu điện nó đâu có cho gởi, nó đâu có chuyển! “Nhà nước ta đâu có giam giữ các nhà tu hành!” À! Trại đã cho Chú nhận sách nguyện để đọc kinh chưa?

- Chưa? Giấy bút còn chưa cho giữ, huống chi là sách nguyện. Họ chỉ cho đọc báo Pháp luật mà gia đình đã gởi thôi. Vì em vẫn trong tình trạng biệt giam hoàn toàn. Phòng thì có lót gạch men lại, để khoe với phái đoàn nào đó sẽ đến thăm. Nhưng tới giờ vẫn chưa thấy ai cả!

Câu chuyện loanh quanh tới gần một tiếng rưỡi đồng hồ. Lúc ghi tên vào phiếu ký nhận đồ thăm nuôi, cha Lý đã viết rõ ràng: “Linh mục Nguyễn Văn Lý, tù nhân lương tâm”. Trước khi giã từ, linh mục còn nói với bà chị và cô em:

- Lần sau đến thăm mà không thấy tôi ra gặp thì hai chị em đừng có ngạc nhiên! Cứ gởi đồ rồi bình tĩnh và an tâm đi về.

Phóng viên FNA tường trình từ Huế, ngày 12-10-2007

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Luật bầu cử công bằng và hữu hiệu
Ngô Nhân Dụng
Khi mọi người được sống trong thể chế dân chủ tự do, người ta tập được những thói quen mới rất nhanh. Muốn thấy rõ, chúng ta cứ nhìn vào các đám di dân từ khắp thế giới sang sống ở Bắc Mỹ.

Bộ mặt các thành phố lớn ở Canada thay đổi rất nhanh vì những đám di dân này. Mươi năm trước đây, khi tới thành phố Toronto, tỉnh bang Ontario, Canada tôi ở một khu quy tụ người gốc Bồ Ðào Nha. Mấy năm gần đây thấy những cửa tiệm tạp hóa của người Ấn Ðộ, Pakistan mọc lên. Năm nay, lại thấy những tiệm ăn và văn phòng du lịch với bảng hiệu tiếng Ả Rập. Người di dân tới nước Canada hợp pháp, ba năm sau có thể nhập tịch và được thi hành một quyền công dân căn bản, là đi bỏ phiếu. Cũng như người Việt tị nạn ở California hay Texas, di dân nước nào đến các xứ Bắc Mỹ đều chăm chỉ thi hành quyền công dân của họ.

Năm nay tôi đến Toronto đúng trước ngày chính quyền tỉnh Ontario tổ chức bầu cử. Ðảng Cấp Tiến (Liberal) lại thắng, và thắng lớn tại thành phố Toronto, một phần vì năm nay những chủ trương của đảng Cấp Tiến được di dân ủng hộ. Theo dõi những đề tài tranh cử và kết quả cuộc bỏ phiếu ở một trong 10 tỉnh ở Canada chúng ta có thể tiếp nhận một bài học về những tập quán dân chủ.

Dân Chủ giống như một môn thể thao có luật lệ. Người ta đặt ra những thủ tục để các cuộc giao đấu có trật tự, các đấu thủ phải tuân theo luật giao đấu. Chính con người đặt ra những luật lệ, thủ tục, với mục đích thể hiện sự công bằng, quyền bình đẳng và bảo đảm mọi người được tự do lựa chọn. Cũng giống như các sản phẩm do loài người tạo ra, các định chế dân chủ không bao giờ hoàn hảo và khi người dân muốn là luật lệ được thay đổi. Thí dụ như luật bầu cử để người dân chọn người cai trị mình. Ở nước Mỹ dân bầu cho ông tổng thống riêng, bầu đại biểu trong hai viện Quốc Hội riêng. Tuy Thượng Viện Mỹ có quyền thông qua nhiều chức vụ do ông tổng thống bổ nhiệm nhưng hai ngành hành pháp và lập pháp độc lập và tách rời. Ở Canada, các chính phủ liên bang và tỉnh bang (mỗi tỉnh nước này rộng hơn nhiều quốc gia trên thế giới) theo thể chế đại nghị. Dân đi bầu Viện Dân Biểu trong Quốc Hội, đảng nào chiếm đa số trong viện đó thì lãnh tụ đảng sẽ được mời làm thủ tướng. Nếu đảng đó không đủ trên 50% số ghế đại biểu thì phải liên hiệp với các đảng nhỏ khác để lập chính phủ.

Nhưng người dân chọn các đại biểu Quốc Hội theo thể thức nào? Ngay trong thể lệ bầu đại biểu Quốc Hội, người dân mỗi nước cũng chọn những thể thức khác nhau. Chỉ cần mọi người khi đã chọn một thể thức nào rồi thì mọi người nhất định tôn trọng luật chơi dân chủ, không ai xé rào. Dù không ai xé rào, sau một cuộc bỏ phiếu những người thua vẫn có thể than phiền trách móc là họ đã “thua oan;” và họ chỉ trích luật bầu cử không công bằng! Tôn trọng luật chơi dân chủ thì dù nghĩ mình bị “thua oan” cũng không than trách, nếu mọi người đều theo đúng luật chơi! Muốn chấm dứt cảnh thua oan, cứ đề nghị thay đổi luật bầu cử.

Không một thể thức bầu cử nào có thể coi là hoàn toàn; luật bầu cử nào cũng có thể bị chỉ trích là “không đủ” công bằng. Công bằng là một giá trị đáng quý, nhưng loài người thường vẫn theo đuổi nhiều giá trị khác nhau, có khi xung khắc với nhau. Luật bầu cử không phải chỉ cần thể hiện tính công bằng mà còn phải bảo đảm tính hữu hiệu; tức là những cuộc bỏ phiếu phải đưa tới việc thành lập các chính phủ ổn cố, làm việc được. Một nhược điểm phải tránh là không để cho kết quả cuộc bỏ phiếu dẫn tới cảnh hỗn độn hoặc tê liệt, khiến không chính phủ nào làm việc được lâu dài. Hai đặc tính công bằng và hữu hiệu thường xung khắc với nhau, nhất là trong một thể chế đại nghị như ở Canada. Muốn đạt tới công bằng nhiều hơn thì có thể phải hy sinh tính chất hữu hiệu, và ngược lại. Thí dụ có khi cuộc bầu cử đưa tới những chính phủ thiểu số luôn luôn phải thỏa hiệp giữa nhiều đảng chính trị, và luôn luôn lo chính phủ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm, thì không hữu hiệu.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày Thứ Tư vừa qua, các cử tri tỉnh Ontario không những bầu các đại biểu Quốc Hội tỉnh, để chọn người làm thủ tướng; họ còn bỏ phiếu để trưng cầu ý kiến để quyết định xem có nên thay đổi luật bầu cử tỉnh bang này hay không. Chúng ta có thể học được một kinh nghiệm về lối sống dân chủ tự do qua cuộc trưng cầu dân ý này.

Thủ tục bầu cử giản dị nhất là “nhiều phiếu nhất thì thắng,” tiếng Anh gọi là “first past the post.” Như ở Hạ Viện Mỹ, có đại biểu 435 đơn vị, ứng cử viên nào được nhiều phiếu nhất ở đơn vị nào thì đại diện cho dân ở đó, không kể là người đại biểu này được bao nhiêu phần trăm số phiếu. Thủ tục bầu cử này có thể đưa tới tình trạng đảng chiếm đa số ở Quốc Hội không chắc đã chiếm được đa số phiếu của dân, và nếu có nhiều hơn 2 đảng thì đảng thắng thế không chắc đã chiếm trên 50% số phiếu. Nhiều người có thể vin vào đó chỉ trích rằng chính phủ không đại diện cho đa số dân!

Ở tỉnh Ontario chẳng hạn, có ba đảng lớn và một số đảng nhỏ. Năm 2003 đảng Cấp Tiến thắng ở 72 đơn vị, chiếm 73 trên 103 ghế Viện Dân Biểu, cho nên được nắm quyền. Nhưng tổng số phiếu dân bầu cho đảng này chỉ có 47%, dưới một nửa số phiếu cả tỉnh. Ðảng Bảo Thủ năm đó về hạng nhì, được 35% số phiếu nhưng chỉ có 24 ghế, đảng Tân Dân Chủ đứng hạng ba, được 15% phiếu và 7 ghế. Thể thức “nhiều phiếu nhất thì thắng” rất dễ đưa tới kết quả này. Những đảng thua phiếu có thể cảm thấy họ bị “thua oan” nhưng đó là do thủ tục bầu cử, ai cũng phải chịu.

Hầu hết các quốc gia theo chế độ đại nghị theo thủ tục bỏ phiếu này, nhưng có nhiều quốc gia đã thử lối bầu khác. Một thể thức bầu cử khác là chia số ghế trong Quốc Hội cho mỗi đảng, theo tỷ lệ số phiếu mà đảng đó chiếm được. Thể thức này thường kèm theo một số điều kiện, thí dụ, những đảng được dưới 5% số phiếu mới thì không được kể đến. Cách bầu “đại diện theo tỷ lệ” (proportional representation election) đã được áp dụng theo nhiều cách khác nhau, ở Israel, Brazil, Hà Lan, Phần Lan, vân vân. Nhiều quốc gia dùng cả hai lối bầu cử, dân bầu một số đại biểu theo lối “nhiều phiếu nhất thì thắng” ở các đơn vị, và một số còn lại theo lối “đại diện theo tỷ lệ” trên toàn quốc. Tỉnh Ontario mới đưa ra hỏi ý kiến dân chúng về việc thay đổi sang thể thức “hỗn hợp” này, mô phỏng thủ tục bầu cử đã áp dụng ở New Zealand và Ðức Quốc.

Ðề nghị được đem ra trưng cầu dân ý là cả tỉnh sẽ bầu 90 đại biểu các đơn vị theo lối thứ nhất, còn 39 đại biểu sẽ được chọn trong danh sách do các đảng đưa ra, theo tỷ lệ số phiếu bầu toàn tỉnh. Ðề nghị này là công trình của một ủy ban 103 người, chọn trong dân chúng và độc lập với các đảng chính trị. Thể thức bầu cử này đã được đưa ra trưng cầu dân ý ở hai tỉnh khác tại Canada. Ở tỉnh British Columbia ở phía Tây, năm 2005 đã có 47% cử tri đồng ý thay đổi cách bỏ phiếu theo một thể thức hỗn hợp, chưa đủ số phiếu quyết định. Ở một tỉnh khác phía Ðông, chỉ có trên 30% dân đồng ý.

Ðề nghị thay đổi thể thức bầu cử cũng thất bại trong cuộc bỏ phiếu ở Ontario trong tuần này, vì điều kiện thay đổi rất gắt gao. Muốn thay đổi thủ tục bầu cử, người ta quy định phải có 60% phiếu cử tri đồng ý, và ít nhất trong 64 đơn vị bầu cử phải được trên 50% số phiếu đồng ý.

Những điều kiện khó khăn mỗi khi thay đổi hiến pháp hoặc thay đổi luật bầu cử, cũng là những phương cách để bảo đảm tinh thần dân chủ. Chế độ dân chủ chấp nhận một điều, là dân chúng cũng có khi lầm, dù thường họ chỉ lầm trong một thời gian ngắn. Các điều kiện khó khăn cốt để buộc người dân để thời giờ suy nghĩ kỹ hơn, trước khi bỏ phiếu thay đổi các luật lệ quan trọng nhất trong đời sống dân chủ, là hiến pháp và luật bầu cử. Nếu thay đổi dễ quá, một đảng nào đó chiếm đa số hoặc đang có uy tín lớn trong dân chúng có thể sẽ lạm dụng địa vị đó mà thay đổi hiến pháp hoặc thay đổi luật bầu cử để hưởng lợi riêng mình.

Các cử tri Ontario đã tỏ ra hững hờ với đề nghị thay đổi luật bầu cử. Ðiều đó có nghĩa là họ chấp nhận lối bỏ phiếu hiện nay, dù ai cũng biết thủ tục đó không hoàn hảo. Ðảng Cấp Tiến lại chiếm 72 ghế trong Viện Dân Biểu như cũ, đảng Bảo Thủ mất một số ghế, đảng Tân Dân Chủ được thêm. Một lý do khiến dân Ontario không thiết tha với việc thay đổi thủ tục bầu cử, là nhiều người thấy nó rắc rối quá, không dễ hiểu như luật lệ đang dùng.

Ai cũng biết những thủ tục bầu cử đều không hoàn hảo, nhưng trong sinh hoạt nào của loài người chúng ta cũng phải chấp nhận điều đó. Luật bầu cử phải có tôn trọng hai nguyên tắc, phải công bằng và phải “chạy được,” nghĩa là có thể thiết lập những chính phủ hữu hiệu. Khi người dân được bỏ phiếu tự do chọn người cai trị mình, đó là một tiến bộ, đạt được điều đó đã là quý rồi.

Ở những nước dân được tự do bỏ phiếu thì nếu người dân có điều gì bất mãn, họ có các phương cách biểu lộ, qua các đại biểu Quốc Hội, qua báo chí, qua các hiệp hội, các công đoàn, vân vân. Như vậy không lo có cảnh người dân phải kéo từ các nơi về thành phố lớn biểu tình khiếu oan suốt năm này sang năm khác, như ở Việt Nam. Cũng không lo có cảnh dân biểu tình và bị giết chết như ở Miến Ðiện.

Tại Canada, người dân thiểu số đến ở dăm ba năm là có thể trở thành công dân, đi bỏ phiếu. Và họ tham dự những cuộc đấu dân chủ một cách thành thạo, vì con người sinh ra ai cũng có khả năng sống dân chủ tự do. Tại tỉnh Québec Tháng Chín vừa rồi mới có một cô gốc người Việt đắc cử dân biểu cấp liên bang. Cô Eve-Mary Thái Thị Lạc, 35 tuổi, đã đắc cử đại biểu trong vùng cô ở chỉ có rất ít người Việt sinh sống. Cô đã tốt nghiệp đại học, bắt đầu hoạt động chính trị từ năm 23 tuổi, và năm 31 tuổi đã được đề cử vào Thượng Viện liên bang. Cô đại diện cho một đảng chủ trương tỉnh Québec phải được nhiều quyền tự trị nếu chưa phải là trở thành độc lập.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Phụ Nữ Hay Da Đen
VI ANH .

Phụ Nữ hay Da Đen, chọn ai? Bỏ thăm vì giới tính hay vì sắc tộc? Ung hộ Bà Hillary Clinton phụ nữ hay Ô. Obama da đen lên làm tổng thống Mỹ? Ba câu hỏi dùng chữ và cú pháp khác nhau nhưng tựu trung nói lên một vấn đề làm trước nhứt những người Mỹ trong Đảng Dân Chủ phải suy nghĩ trong thời kỳ hai đảng viên nổi bật này của Đảng Dân Chủ đang vận động tranh chức ứng cử viên tổng thống của đảng mình. Ba câu hỏi này này cũng làm cho người Mỹ độc lập không theo đảng nào, và những người Mỹ theo Đảng Cộng Hòa cũng phải suy nghĩ vì một trong hai ứng cử viên nổi bật của đảng Dân Chủ, một phụ nữ hay một người Da Đen, thế nào cũng có một người sẽ đại diện đảng Dân Chủ ra tranh cử với ứng cử viên đảng Cộng Hòa toàn dân Da Trắng và nam nhi, trong kỳ bầu cử lớn 4 năm một lần, sẽ tổ chức vào tháng 11 năm 2008 này.

Ở một mức đô nào đó, trên bình diện quyền lợi chung của nền dân chủ Mỹ, những câu hỏi ấy sẽ lay tỉnh lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ, có lợi cho tinh thần dân chủ Mỹ, làm cho bầu cử tổng thống năm 2008 sinh động hơn. Cá nhân mỗi cử tri Mỹ sẽ phải suy nghĩ, chọn lựa tìm ra câu trả lời thích hợp với tâm tư, thái độ, hoàn cảnh và tương quan giao tế chánh trị của mình. Quần chúng Mỹ hứng khởi trở lại nhờ vấn đề chọn phụ nữ hay da màu là một vấn đề mới trong cuộc bầu cử tổng thống. Nó làm cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 bớt nhàm chán, như các kỳ bầu cử tổng thống 50 năm trở lại đây. Tỷ lệ đi bầu ngày càng sút giảm, số cử tri không tham gia bầu cử ngày càng đông, người đắc cử không đại diện được cho quá ban tổng số cử tri Mỹ. Nó sẽ tác động tinh thần, tư tưởng, thái độ của những người Mỹ thầm lặng xem ai lên cũng vậy thôi. Nhàm chán vì chánh trị bầu cử giành quyền, giành ghế dân biểu, thông đốc, nghị sĩ, tổng thống, là chuyện của phe đảng, chuyện của "mấy ông chánh trị gia nhà nghề", người nào quen biết các ông bà lớn lớn, thân thiết với những nhà tài phiệt, gây quỉ nhiều, tốn tiền quảng cáo nhiều trên truyền hình, báo chí thì sẽ thắng.

Thực vậy, mới ở thời kỳ bầu cử sơ bộ chọn ứng cử viên của đảng, mà vấn đề phu nữ hay da đen lên làm tổng thống đã có nhiều vấn đề đáng nói, nhiều người nói lắm rồi. Người binh vực nữ quyền, người binh vực dân quyền của người thiểu số đều có ý kiến sau khi hai phong trào này xẹp xuống vì không còn vấn đề gì lớn để có thể khuấy động công luận và quần chúng nữa. Ngay cả những thăm dò của cơ quan truyền thông, cơ quan điều tra xã hội học, thường được các phe dùng làm hướng dẩn dư luận bị dị nghị nhiều hơn vì người ta nghi những con số kết quả có thể là con số đặt hàng của các thế lực chánh trị ngầm ủng hộ gà nhà của mình.

Để một bên những cảm tính, không cần phải là một nhà phân tích đầu bạc mới biết 50 năm nay người phụ nữ cũng như người da đen đã cố gắng vươn lên và có rất nhiều thành công trong xã hội Mỹ, trên phương diện chánh trị, kinh doanh, giải trí, thể thao, và trên nhiều lãnh vực sinh hoạt chung của xã hội Mỹ này. Luật pháp Mỹ từ lâu không thiếu luật lệ nam nữ bình quyền, da trắng da màu bình đẳng. Luật pháp chế tài hành động kỳ thị giới tính, kỳ thị chũng tộc. Nhưng không thể trừng trị được thái độ của hai thứ kỳ thị này, nên ai dám bảo thái độ kỳ thi không còn. Cuộc tranh luận chống và binh phá thai chưa kết thúc. Biện pháp nâng đỡ các sắc tộc da màu giữ hay bỏ, nhiều tiểu bang chưa có sự đồng thuận. Vấn đề nhập cư, việc binh chống quá gay go khiến Thượng Viện phải đình hoãn vô hạn định dự thảo luật cải tổ nhập cư của TT Bush. Và chánh trị gia là những người lổ mũi rất thính, ngửi được mùi kỳ thị ngầm này, đã khéo léo khai thác nó, không ít người trở thành đại diện dân từ chánh quyền địa phương, tiểu bang đến liên bang.

Cuộc bầu cử 2008 với câu hỏi chọn Phụ nữ hay Da đen làm tổng thổng sẽ tăng năng lực cho cả hai phong trào đấu tranh cho nữ quyền và dân quyền. Những câu hỏi có tính hệ luận của sự chọn lựa bà hay ông, trắng hay đen không thể không đặt ra. Và trên công luận đã thấy đặt ra rồi. Bà Hillary Clinton có đủ "cứng rắn" để làm một tư lịnh tối cao của quân lực My? Ô Obama có đủ "đen" đối với khối cử tri Da Đen hay không. Cho đến bây giờ so với số tiền gây quỉ được của hai người này và số người tình nguyện vận động cho hai vị ấy vượt trội nhứt, hai vị này đã khá "đủ" rồi đó.

Lý tưởng của việc chọn lựa để dành lá phiếu của mình theo lý trí là xem xét chương trình của ứng cử viên có ích nước, lợi dân, có khả thi không và tư cách đạo đức cá nhân và gia đình của ứng cử viên. Nhưng thường thường Con Tim có những lý lẻ mà Lý trí không biết. Có không ít người bỏ thăm cho một ứng cử viên chỉ vì thích người đó. Người ta chống lại một ứng cử viên chỉ vì người ta ghét người đó dù chưa có lần nói chuyện hay gặp nhau. Ghét thương vì bộ mặt, vì tướng đi, vì lời nói, hay vì người đó giống một người mình đã thương hay đã ghét. Nhưng người ta ít khi nói ra cảm tính của mình, mà người ta lồng cái ghét cái thương vào một lập trường trội yếu nào đó của ứng cử viên để ủng hộ hay chống đối. Giữa Bà Clinton và Ô Obama người ta không nói ủng hộ hay chống đối vì Bà là phu nữ hay Ong là Da đen dâu. Nhưng khi chọn lựa, thâm tâm của cử tri thủ cưu hay cấp tiến có thể dành lá phiếu cho Bà Hillary vì là một phụ nữ, không bỏ phiếu cho Obama vì y là da đen; hay ngược lại, mà ít nhớ đến chương trình tranh cử của hai người.

Liên quan đến vấn đề phu nữ hay da đen trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tưởng cũng có ích khi nhắc lại một bài của nhà báo Martin Wisckol viết trên báo Orange County Register, là tờ báo Mỹ ở Quân Cam nơi có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt đông nhứt Mỹ. Nhận xét về tác phong đầu phiếu của người Mỹ gốc Việt qua các cuộc bầu cử, sự trung thành với không quan trọng bằng sự gắn bó với sắc tộc. DB Trần thái Văn đảo lộn thói quen của Đảng Cộng Hòa, vận động được mấy ngàn người gốc Việt để bầu cho người Mỹ gốc Việt, giúp cho người Việt này thắng trong kỳ bầu sơ bộ của đảng Cộng Hòa. Người Việt vào đảng Cộng hòa trong trường hợp này không phải vì Đảng Cộng Hòa, mà để bỏ thăm cho một người Việt thắng trong bầu cử sơ bộ của dảng Cộng Hòa. Người Việt trong đó có Trần thái Văn và một số dân cử gốc Việt đảng tịch Cộng Hòa cũng ủng hộ ứng cử viên Việt là Andrew Nguyễn, đảng tịch Dân Chủ, trong một cuộc bầu cử gay go vào điểm nóng là Học Khu Westminster vừa mới xảy ra việc mướn mấy ngày rồi thải hồi một người Việt. Cử tri Việt cũng ủng hộ một ứng cử viên TNS và một dân biểu liên bang thuộc sắc tộc khác, đều thuộc Đảng Dân Chủ, vì tinh thần đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN. Trong các cuộc tổng tuyển cử, cử tri hoàn toàn tự do bầu, không bị gò bó bởi đảng tịch như trong bầu cử sơ bộ cử tri của đảng nào bỏ thăm cho ứng cử viên đảng đó. Động lực lựa chọn của khối cử tri da màu gốc Việt là khối cử tri siêng đi bầu rất đáng kể. Mạnh hơn đảng tính Cộng Hoà hay Dân Chủ. Các sắc tộc thiểu số khác cũng gắn bó với người của mình và dành lá phiếu cho người của sắc tộc mình. Người ta có thể đổi văn hóa (culture) theo lối sống Mỹ nhưng rất khó có thể đổi sắc tộc (ethnicity) nhứt là nếu sống tập trung trong một cộng đồng.

Câu hỏi chọn Phụ nữ hay Da Đen sẽ giúp cho cuộc bầu cử năm 2008 vừa hào hứng vừa có thể tạo thành một sư kiện mới và đầu tiên trong lịch sử tổng thống Mỹ.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

(Photo hình mới nhất của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy tại phòng thẩm vấn Công An T.P Hà Nội, photo courtesy of Vietland-News)

CÁNH ĐẠI BÀNG
(gởi đảng cộng sản độc tài và riêng cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy nhân tin em bị đảng CSVN đầu độc bằng cơm tù)

Có thật thế không, nhà văn Thanh Thủy ?
Rằng cơm tù tẩm độc, giết dần em ???
Nếu đúng vậy, đảng là người hay quỉ
Mà bất nhân, mà tàn bạo, đê hèn !!!

Tin dữ ấy bay ra ngoài ngục sắt
Làm đồng bào lo lắng, xót xa đau
Và em ạ, lòng tôi như dao cắt
Muốn gào lên cho rung chuyển toàn cầu !

Hỡi nhân loại! Hỡi lương tâm thế giới !
Có nghe không và có động lòng không ?
Ở Việt Nam, nơi tận cùng tăm tối
Có triệu triệu người khốn khổ long đong

Và có một người nhẫn tâm, đảng giết
Bằng những bữa cơm tẩm độc trong tù
Người có tội ư ?? "tội" vìđã viết
Những truyện đau buồn từ cõi âm u !

Những truyện đau buồn nhưng là sự thật
Sự thật nói lên độc ác tham tàn
Của một nhóm người trái tim thú vật
Của triệu con người đau khổ hờn oan ..

Vì nói thật, đảng đem người kết tội
Và cơm tù tẩm độc để người ăn
Hỡi dân tộc Việt Nam và thế giới
Xin lương tâm lên tiếng nói công bằng !

Xin nói to lên những lời công đạo
Của nghĩa Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền
Nửa thế kỷ, đảng độc tài tàn bạo
Khống chế dân bằng cơm áo, gông xiềng !

Kềm kẹp người dân từng dòng tư tưởng
Đảng muốn con người thành kiếp ngựa, trâu
Tuyệt đối vâng lời, và không hề được
Thắc mắc, phân vân hoặc ngẩng cao đầu !!!

Này hỡi đảng, ngươi vô cùng dơ bẩn
Khi ngươi dùng thủ đoạn hại người ngay
Ngươi đừng tưởng giết người trong bóng tối
Là an toàn, không ai biết, ai hay !

Rồi hoàn vũ sẽ kêu tên, điểm mặt
Rồi Việt Nam bất khuất sẽ vùng lên
Rồi đảng sẽ như ngọn đèn phải tắt
Kết thúc cuộc đời thú dữ, kên kên

Vì lịch sử là những vòng định luật
Đã lên cao thì phải xuống vực sâu
Đảng, bản chất độc tài, không chân thật
Sẽ tang thương đào thải bởi nhu cầu

Và Thanh Thủy, con người đầy nghị lực
Đã yêu quê bằng cả trái tim vàng
Đêm đen qua thì bình minh phải dựng
Em sẽ bay lên bằng cánh đại bàng


Ngô Minh Hằng

Post Reply