Tin Cộng Đồng

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Tin Cộng Đồng

Post by dacung »

Đại Học UTA Hạ Cờ Máu CSVN Vì Áp Lực Cộng Đồng Dân Việt

Image
Đaị học UTA, nơi bùng nổ mặt trận treo cờ. (Photo: UTA)

ARLINGTON, Texas -- Trận chiến cờ vàng đã ngã ngũ: Đại Học UTA đã chính thức thông báo cho các cộng đồng Việt Nam tại Dallas và Fort Worth rằng trường đã dẹp bỏ lá cờ đỏ sao vàng vào trưa hôm Thứ Tư 10-5-2006, khi quyết định hạ toàn bộ 123 lá cờ trong hội trường Nedderland Hall tại University of Texas at Arlingotn.

Bản tin của phóng viên Petrick McGee trên báo Star-Telegram viết như sau.

Các lá cờ đại diện cho 123 quốc gia đã bị gỡ ra khỏi hội trường Nedderland tại UTA sau các cuộc biểu tình của sinh viên và thành viên cộng đồng Mỹ gôc Việt, những người lý luận rằng một lá cờ cộng sản VN trong đó là một biểu tượng đàn áp.

Các lãnh tụ cộng đồng Mỹ gốc Việt đã liên lạc với các nhà dân cử tiểu bang để áp lực Viện Trưởng UTA James Spaniolo, người hồi tháng trước nói là lá cờ máu CSVN sẽ vẫn để chung với các cờ khác. Các lá cờ đại diện cho tất cả các sinh viên quốc tế tới học ở Khoa Công Chánh UTA.

Dân Biểu Toby Goodman (CH-Arlington) nói ông và các vị dân cử khác đã nói với Spaniolo gần đây và thúc giục ông hạ cờ máu xuống.

“Một điều được đoán trứơc rằng một bản văn tu chính sẽ đưa ra để sẽ lột bỏ tiền tài trợ cho Đại Học UTA ngày nào mà lá cờ đỏ CSVN còn bay ở đó,” theo lời Goodman, nhắc tới một dự luật trái phiếu về học phí mà các đaị học công lập phải dựa vào để chi trả cho các khoản xây cất mới.

UTA thì đang chờ khoản tài trợ đó để chu cấp cho xây cất một building chuyên về nghiên cứu công chánh.

Tom Ha, một đại lý địa ốc và là một lãnh tụ phong trào chống cờ đỏ, nói ông hài lòng vì cờ máu bị hạ. Nhưng ông nói ông buồn vì các lá cờ đại diện các nứơc khác cũng bị gỡ bỏ.

Trong bản văn phổ biến hôm Thứ Tư, Spaniolo nói ông sẽ thành lập một ủy ban vào mùa thu này để tìm ra những cách để đón mừng tính đa dạng của sinh viên UTA.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Đội Mưa Biểu Tình Vì Dân Chủ trước Tòa Đại Sứ CSVN

Image
Hình ảnh biểu tình dưới mưa.

(Washington, DC) -- Thứ Hai 26 tháng 6 năm 2006, bầu trời thủ đô Hoa Kỳ rất u ám, mây đen phủ đầy trên thành phố. Mưa từng hồi làm ngập các vùng thấp, ngay cả đường xe lửa và xe điện. Cơ quan OPM của chính phủ liên bang đã phải ra lệnh cho các công chức được quyền ở nhà mà không cần thông báo trước (unschedule leave). Thế mà đoàn người Việt khởi đi từ Mã Nhật Tân vẫn đến được điểm hẹn để biểu tình trước toà đại sứ CSVN, sau một hành trình vô cùng khó nhọc.

Vào lúc 2 giờ trưa, tại công viên Sheridan, trước tòa đại sứ CSVN, phái đoàn đã đội mưa kêu đòi dân chủ và phản đối CS Hà Nội. Có rất nhiều khẩu hiệu đòi CSVN hãy ngưng tức khắc việc bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài.

Được biết cuộc biểu tình thần tốc và ngoạn mục này đã được chuẩn bị từ nhiều tháng trước. Theo Giáo Sư Lại Thế Hùng, ngay từ lúc có chương trình đi diễn hành tại Nữu Ước đã được đề ra. Thành phần tham dự trong cuộc biểu tình tại tòa đại sứ CSVN hôm nay bao gồm các đồng hương tại Maryland, Virginia, Nam Cali, Bắc Cali, Arkansas, New York, Texas, Tennessee, Georgia, Florida và Pháp.

Riêng đoàn người thuộc chuyến xe bus đến từ New York sẽ phối họp với phái đoàn Boston và Philadelphia vào sáng sớm thứ Ba 27 tháng 6 để tổ chức cầu nguyện cho Dân Chủ tại tiền đình Quốc Hội Hoa Kỳ (hướng Tây, kế bên bờ hồ Reflecting Pool). Sau đó sẽ đến tòa Đại Sứ Thái Lan đễ trình thỉnh nguyện thư tranh đấu cho Lý Tống được trả tự do và về lại Hoa Kỳ. Vào đúng 10:30 AM phái đòan sẽ đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để xin được chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ cho 10 điều then yếu:

1/ Tiếp tục duy trì CSVN trong danh sách các nước đáng quan ngại (CPC).

2/ Can thiệp với Thái Lan để cho Lý Tống được về lại Hoa Kỳ.

3/ Yêu cầu Hoa Kỳ đừng hổ trợ cho CSVN vào WTO. Chỉ thuận khi đất nước VN có thật sự tự do và dân chủ.

4/ Tái cứu xét dự luật nhân quyền cho VN

5/ Kêu đòi trả tự do cho các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước.

6/ Hổ trợ Tuyên Ngôn Dân Chủ 8406 (8 thang 4 năm 2006)

7/ Hổ trợ 9 điểm của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế.

8/ Hổ trợ lập trường và quan điểm về Tự Do Tôn Giáo Dân Chủ & Nhân Quyền của Đại Lảo Huyền Quang, Quảng Độ, Cụ Lê Quang Liêm, Linh Muc (LM) Chân Tín, LM Nguyễn Hữu Giải, LM Phan Văn Lợi, LM Nguyễn Văn Lý, Mục Sư (MS) Nguyễn Hồng Quang, MS Nguyễn Công Chính và tất cả các nhà đấu tranh cô thế.

9/ Hổ trợ cho các cuộc đình công và quyền của công nhân VN.

10/ Hổ trợ Chiến Dịch Dựng Cờ Vàng

Đặc biệt yêu cầu Bộ Ngoại Giao khẩn cấp quan tâm đến Giáo Hội Tin Lành của Mục Sư Nguyễn Công Chính ở Tây Nguyên. Hiện nay khuôn viên giáo đường này đang bị CSVN tại địa phương trù dập.

Cuối cùng GS Lại Thế Hùng cho biết phái đoàn do Ông hướng dẫn đã tham gia liên tục rất nhiều các sinh hoạt từ thứ Sáu 23 tháng 6 vừa qua: Diễn Hành Văn Hóa, Đại Hội Bất Thường của Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN, Đại Hội CĐVN Toàn Quốc tại Hoa Kỳ, Biểu Tình tại LHQ và cuối cùng là Vận Động Cho Lý Tống được trả về Hoa Kỳ và Quốc Tế Vận cho một VN thật sự Tự Do & Dân Chủ.

(Tin VTN)

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Lễ khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Bỉ
2006.07.06
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Cuối tuần qua, cộng đồng người Việt tại Bỉ đã tập họp trong công viên d’Avroy tại trung tâm thành phố Liège, tham dự lễ khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân thiệt mạng, trên bước đường đi tìm tự do.

Image
Lễ khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam hôm 30-6-2006 tại công viên d’Avroy, trung tâm thành phố Liège, Bỉ.

Liège là thành phố thứ 2 của Âu Châu sau Geneve, bên Thụy Sĩ đã xây dựng bia tỵ nạn, tưởng nhớ hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam.

Để ghi nhận thêm chi tiết, Ban Việt Ngữ chúng tôi đã liên lạc với ông Lê Hữu Đào, chủ tịch cộng đồng Người Việt ở Liège, vương quốc Bỉ, đồng trưởng ban tổ chức lễ khánh thành bia tưởng niệm và được ông dành cho câu chuyện sau đây.

Đỗ Hiếu Thưa ông với tư cách là chủ tịch cộng đồng Việt Nam tại Liège, ở Bỉ, xin ông sơ lược về quang cảnh buổi lể khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam?

Ông Lê Hữu Đào: Hôm đó là chiều thứ sáu, 30 tháng 6, 2006, chưa hết giờ làm việc, nhưng số quan khách và đồng hương đến tham dự buổi lễ vào khoảng 200 người.

Một số quan chức và chánh khách Bỉ cũng có mặt. Không khí rất trang trọng và cảm động. Đây là công lao vận động liên tục và tích cực của cộng đồng Việt Nam để đạt tới kết quả như mong muốn.

Ông Lê Hữu Đào
Đỗ Hiếu Trưa ông trên bia đá đó có ghi những giòng chữ gì?

Ông Lê Hữu Đào: Nội dung khắc trên bia tỵ nạn có thể tạm dịch là để tưởng nhớ cuộc vượt thoát tìm tự do của những thuyền nhân trên toàn thế giới từ năm 1975 đến 2006. Những người tỵ nạn Việt Nam xin chân thành cám ơn vương quốc Bỉ, thành phố Liege và những quốc gia khác đã tiếp nhận mình.

Người Việt tỵ nạn tìm được nơi đây một cuộc sống hạnh phúc, tự do, hòa bình và thịnh vượng. Quê cha đất tổ Việt Nam vẫn mãi mãi trong tim của người Việt tỵ nạn.

Đỗ Hiếu Thưa ông công cuộc vận động để đạt tới kết qủa của vịêc xây dựng tấm bia đó có gặp những khó khăn, cản trở gì không?

Ông Lê Hữu Đào: Chắc chắc là có những tranh cải gay go giữa các khuynh hướng chính trị khác nhau tại địa phương, nhưng phe bênh, người chống không thể tiết lộ những điều họ bàn bạc, có lẽ vì thế mà quyết định cho đặt bia tỵ nạn phải chờ đợi khá lâu.

Đỗ Hiếu Thưa ông, bia tưởng niệm hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam chìm đắm ngoài biển cả, trên đường vượt thoát tìm tự do, có ảnh hưởng gì đến quan hệ ngoại giao giữa hai chánh phủ Hà Nội và Bruxelles hay không?

Image
Lễ khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam hôm 30-6-2006 tại công viên d’Avroy, trung tâm thành phố Liège, Bỉ.

Ông Lê Hữu Đào: Vương quốc Bỉ áp dụng chính sách địa phương phân quyền, nên trung ương không thể can thiệp vào quyết định của thành phố Liege.

Tuy nhiên, qua báo chí Bỉ thì người ta hiểu rõ là đã có sự can thiệp ráo riết của tòa đại sứ Việt Nam tại Bruxelles, vì họ không muốn thấy có bia đá này.

Đỗ Hiếu Ông có suy nghĩ gì trước việc Indononesia và Malaysia cho đập phá các bia tưởng nhiệm thuyền nhân Việt Nam, do áp lực của Hà Nội?

Ông Lê Hữu Đào: Đây là một hành động không thể nào chấp nhận được vì Hà Nội, một chế độ tự nhận mình là dân chủ, tự do mà lại hành xử như thế.

Đỗ Hiếu Cảm ơn ông Lê Hữu Đào.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2006 Radio Free Asia

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Cám ơn Anh Da Cung đã post bài trên.Tôi xin post thêm hình

Image

Tin mới lượm về ....hôm lễ khánh thành .Ngoài 200 đồng hương Người Việt Tự Do ở Bỉ tham dự ,ban tổ chức đã phát hiện 3 kẻ lạ mặt ,lởn vởn chung quanh lén chụp hình.Bị phát giác , đã bỏ đi.

Khi hay tin ,Cộng đồng Nười Việt Tự Do tại Bỉ làm lễ khánh thành , toà đại "Xú " VC đã gởi văn thư phản đối. Nhưng chính phủ Bỉ vẫn ủng hộ cho việc xây dựng Bia tưởng niệm Thuyền Nhân.

Lễ khánh thành đã cử hành ngày 30 tháng 6 vừa qua.

LE HAN SINH
Posts: 8
Joined: Thu Jul 06, 2006 8:59 pm

CỘNG SẢN VIỆT NAM THẤT BẠI TRONG ÂM MƯU DẨN Đ

Post by LE HAN SINH »

Âm mưu dẫn độ Ngọc Hạnh về Việt Nam bị thất bại. CHIẾN SĨ NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH ĐÃ ĐƯỢC TÒA DI TRÚ DALLAS CHO PHÉP HỒI HƯƠNG VỀ PHÁP.



Một ngày trước phiên Tòa

Dallas-Texas: Sau khi tổ chức thành công Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện «HÁT CHO LÝ TỐNG» tại San José, California vào Ngày Lễ Mẹ 14/05/2006 với sự góp mặt của Phong Trào Hưng Ca Việt Nam (PTHCVN), Heart-2-Exist và các nghệ sĩ địa phương với sự hiện diện của cả ngàn đồng hương tham dự, Chủ nhiệm tuần báo «Thằng Mõ» tại San José, Anh Lê Văn Hải, Chủ nhiệm tuần báo «Mõ» tại San Francisco, anh Huỳnh Lương Thiện, cùng với anh Trương Sĩ Lương, «Thế Giới Mới» đã đến thăm Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tại nhà tù Sở Di Trú tại Haskell, Texas cách Dallas 5 tiếng đồng hồ lái xe về hướng Đông Bắc.

Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã vô cùng xúc động khi gặp lại quý chiến hữu, thân hữu từ San José sau hơn 3 năm xa cách, đặc biệt là anh Huỳnh Lương Thiện, người mà Chị Ngọc Hạnh xem như là người thân sau khi đã tham dự tất cả 42 phiên Toà Liên Bang xét xử hồ sơ Chị Ngọc Hạnh tại San Francisco. Buổi nói chuyện đã kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Nhân dịp này, Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã nhờ các anh Huỳnh Lương Thiện, Lê Văn Hải và Trương Sĩ Lương chuyển lời cảm ơn chân thành nhất của Chị đến tất cả quý Chiến hữu, thân hữu và đồng hương đã hết lòng hỗ trợ cho Chị trong thời gian qua.

Khi được chúng tôi nhắn hỏi lần chót qua anh Huỳnh Lương Thiện về vấn đề tại ngoại hầu tra trong thời gian chờ đợi thủ tục giấy tờ về lại Pháp, Chiến sĩ Ngọc Hạnh đã lập lại ý nguyện của Chị là không muốn thỉnh cầu Toà cho tại ngoại hầu tra vì sẽ tốn tiền đóng tại ngoại hầu tra của quý chiến hữu và đồng hương. Công cuộc tranh đấu còn rất dài, theo lời Chị Ngọc Hạnh, cho nên sức lực, tài lực của đồng hương phải được dùng cho đúng chỗ, đúng lúc. Cuối cùng, Chị cho biết đã bàn thảo rất kỹ lưỡng về hồ sơ di trú của Chị với Ls Nghĩa và sẵn sàng chấp nhận bất cứ tuyên án nào từ quan tòa Hughes vào ngày hôm sau.




Phiên Tòa Di Trú của Chị Ngọc Hạnh

Sang sớm thứ Hai 22 tháng 5 trong khi chúng tôi, Anh Huỳnh Lương Thiện, Anh Lê Văn Hải và 2 em sinh viên Nguyễn Hữu Tuấn và Trần Thế Phước bước vào phòng hầu Tòa #1 của Thẩm phán Hughes thì các em sinh viên UTA gồm: Lê Hồng Hạnh, Lê Hồng Nga, Bùi Thảo Nhi, Trần Thế Đức, Nguyễn Nam, Nguyễn Tín, Võ Hoài cũng đang tập trung trước tiền đình để chuẩn bị vào phòng Tòa ủng hộ tinh thần cho Chiến sĩ Ngọc Hạnh và yểm trợ cho Ls Nguyễn Xuân Nghĩa.
Mục đích phiên tòa ngày hôm nay là để ông chánh án quyết định chấp thuận cho chị Ngọc Hạnh về Pháp sau khi đã mãn hạn tù tại Mỹ hay trục xuất về Việt Nam theo yêu cầu của một trát tòa di trú liên bang gần đây với lý do chị Ngọc Hạnh sanh trưởng và là công dân Việt Nam nên phải bị trục xuất về nguyên quán Việt Nam.

Vừa bước vào phòng Tòa, chúng tôi đã thấy Chị Ngọc Hạnh ngồi tại bàn đương đơn qua màn ảnh truyền hình. Bà Phó Biện Lý Saundra Arrington đã tiếp chuyện và thông báo cho chúng tôi biết là chính phủ Hoa Kỳ muốn giải quyết hồ sơ di trú Chị Ngọc Hạnh thật êm thắm và đã cố gắng làm việc với Tòa Lãnh Sự Pháp tại Dallas để Chị Ngọc Hạnh sớm có giấy tờ hồi hương về Pháp đoàn tụ với gia đình. Chúng tôi nhận định ngay tình hình để chuẩn bị hầu Tòa.

Đúng 8:40 sáng, Thẩm phán Hughes gọi hồ sơ Đặng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Tên của Chị Ngọc Hạnh trên giấy tờ) nhưng trong hồ sơ của Chị lại không có Đơn Thỉnh Cầu của chúng tôi mặc dù chúng tôi đã gửi bằng khẩn thư (Express Mail) từ hôm Thứ Năm 18/05/2006 và Tòa đáng lẽ đã nhận được vào trưa Thứ Sáu 19/05/2006 theo như hóa đơn của Bưu điện.

Vì tiên đoán có thể gặp trục trặc như trên, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn 2 bản sao Đơn Thỉnh Cầu để gửi cho Tòa và cho Phó Biện Lý Chính phủ. Sau khi Tòa đọc Đơn Thỉnh Cầu và biết rằng văn phòng chúng tôi đại diện cho Chị Ngọc Hạnh, chúng tôi thông báo và thỉnh cầu Thẩm phán Hughes cho Chị Ngọc Hạnh có thông dịch viên Việt Nam nhưng Tòa từ chối và giải thích rằng từ nãy giờ Chị Ngọc Hạnh có thể trả lời Ông bằng Anh ngữ.

Kế tiếp, Thẩm phán Hughes hỏi Chị Ngọc Hạnh muốn hồi hương về quốc gia nào, chúng tôi đã nhắc Ông là trong trang 2 của Đơn Thỉnh Cầu, chúng tôi đã ghi là Chị Ngọc Hạnh muốn hồi hương về Pháp để đoàn tụ với gia đình. «Với lý do chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã là một thường trú nhân hợp pháp tại Pháp với tư cách tỵ nạn chính trị trước khi sang Hoa Kỳ tháng 12/2001. Gia đình chị gồm chồng và 4 người con vẫn đang sống hợp pháp tại Pháp và đang chờ chị trở về. Trong sổ thông hành của chị do chính phú Pháp cấp cũng có ghi rõ bà Hạnh được đi khắp các nước trên thế giới trừ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, do tư cách tỵ nạn chính trị của chị. Do đó, chúng tôi tin rằng nơi mà bà Hạnh sẽ trở về sau khi thụ án tại Hoa Kỳ là Pháp quốc chứ không phải là Việt Nam.»

Sau khi nghe chúng tôi trình bày, ông thẩm phán Hughes đã duyệt qua hồ sơ và nhanh chóng ra phán quyết, ông tuyên bố: «Tòa phán bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh được phép về Pháp. Trong trường hợp nước Pháp từ chối không nhận thì mới đưa bà về Việt Nam». Như vậy là xem như chị Ngọc Hạnh lại thắng, và âm mưu dẫn độ chị Hạnh về Việt Nam đã thất bại.

Ngoài ra, Bà Phó Biện Lý Saundra Arrington đã trình bày trước tòa là chính quyền Hoa Kỳ đã thường xuyên liên lạc với Tòa Lãnh Sự Pháp để lo thủ tục hồi hương cho chị Ngọc Hạnh trong 3 tuần qua nên biết chắc là Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng lo giấy tờ hồi hương để gửi sang Tòa Lãnh Sự Pháp tại Dallas. Hơn nữa, khi chúng tôi liên lạc với Bà Sperry tại Tòa Lãnh Sự Pháp ở Dallas, Bà cho biết là khi nhận được giấy tờ từ chính quyền Hoa Kỳ, Bà sẽ liên lạc ngay với Bộ Ngoại Giao Pháp để lo giấy tờ thông hành cho Chị Ngọc Hạnh.

Phiên tòa diễn ra ngắn gọn chỉ có 9 phút nhưng đã đem lại niềm vui không những cho chị Ngọc Hạnh mà còn cho tất cả đồng hương đang ủng hộ chị lâu nay.
Được biết phiên tòa này dự định lúc 9 giờ nhưng vì thấy đầy đủ nhân sự cần thiết, ông chánh án đã cho tiến hành sớm và chấm dứt sớm, điều này khiến một số anh chị em sinh viên UTA, anh chị Lê Thùy Anh, anh Cao Chánh Cương đến để ủng hộ chị nhưng đã bị lỡ cơ hội quý báu này. Sau đó, khi nghe chúng tôi tường trình kết quả tốt đẹp của phiên tòa này, trước tiền đình của tòa án, các anh chị em sinh viên đã vỗ tay reo mừng «Yeah! Chị Hạnh thắng rồi»

Để mừng thắng lợi này, anh Lê Văn Hải đã mời tất cả mọi người đi ăn trưa tại Phở Bằng trước khi cùng với chúng tôi và anh Huỳnh Lương Thiện đến thông báo tin vui này của chị Ngọc Hạnh tại Đài phát thanh VRN, chương trình Truyền hình SBTN tại Dallas và Đài Phát Thanh Quê Hương tại San José, đài phát thanh Radio Bolsa. . . . Trên đường đến Đài Phát Thanh VRN, chúng tôi nhận được điện thoại từ nhà tù lời cảm tạ của chị Ngọc Hạnh cũng như được chị chuyển lời biết ơn đến quý chiến hữu và đồng hương. Anh Lê Văn Hải cũng ân cần cho Chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh biết là các tuần báo «Thằng Mõ San José», «Mõ San Francisco» và Bán Nguyệt san «Thế Giới Mới» sẽ bảo trợ vé máy bay cho Chị về Pháp để tất cả tiền ủng hộ của đồng hương có thể được dùng vào những sinh hoạt tranh đấu sau này của chiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.

Ls Nguyễn Xuân Nghĩa ghi vội

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Doanh nhân trẻ

Jacquelyn Trần, Chủ tịch Công ty Perfume Bay chuyên bán nước hoa trên mạng có trụ sở ở Huntington Beach, tiểu bang California (Mỹ) vừa được tạp chí Inc Magazine bình chọn vào top 5 trong danh sách 30 khuôn mặt doanh nhân trẻ dưới 30 tuổi.

Jacquelyn Trần cũng xuất hiện trên ấn bản in của tạp chí này trong số tháng 7. Thành lập trang web www.perfumebay.com vào năm 1999, Jacquelyn đã tỏ rõ tài năng kinh doanh của mình bằng việc biến website này thành một trong những trang web nổi tiếng cung cấp các sản phẩm nước hoa và chăm sóc sắc đẹp được nhiều người biết nhất hiện nay. Với hơn 800 nhãn hiệu và sản phẩm mới được cập nhật hằng ngày, Perfume Bay đã cung cấp cho khách hàng những mặt hàng đủ mọi chủng loại và mức giá. Lợi nhuận từ Perfume Bay và những trang web khác do Jacquelyn làm chủ đã đạt mức xấp xỉ 13 triệu đô la vào năm 2005.

Source: Net

KHương
Posts: 152
Joined: Sun Mar 20, 2005 2:44 am

Post by KHương »

Xin quí anh chị giúp phổ biên' thông baó dươí đâỵ

Nạn Nhân Cộng Sản : Xin liên lạc với chúng tôi

Mặc dù “QUỐC HỘI CHUNG CHÂU ÂU”, một cơ quan lập pháp cao nhất của nhân dân thuộc 46 quốc gia châu Âu, bao gồm cả nước Nga và các nước Đông Âu (cộng sản cũ), đã thông qua nghị quyết 1481, vào ngày 25/01/2006, nội dung là : toàn thể nhân dân Âu Châu cực lực lên án các chính thể cộng sản trong quá khứ cũng như đang tại vị, đã phạm tội ác chống nhân loại, không thua gì chủ nghiã phát xít Đức. Tội ác này của cộng sản và các nhân vật đầu sỏ cần phải đưa ra xét xử tại toà án quốc tế .

Biết vậy, nhưng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn ngoan cố tiếp tục đàn áp nhân dân Việt :

- từ nhiều năm qua, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng ở thành phố Hà Nội, những người dân bị cán bộ Đảng cướp đất, cướp nhà, cướp quyền sống đến kêu oan tại cơ quan hữu trách, mà không được cứu xét, nhiều nạn nhân phải tự thiêu vì không còn muốn sống trong chế độ tàn bạo này !

- các gia đình Thương Phế Binh tạm cư ở nghĩa địa Phước Bình đã bị cướp nhà và bị đuổi ra đường, nơi họ đã sống từ trên 31 năm qua.

- Một số việt kiều về thăm quê hương bị bắt giữ vì khác chính kiến, như trường hợp cô Lisa Nguyễn, quốc tịch Hoa Kỳ, về thăm VN ngày 22/09/2005 bị bắt, chỉ vì lên diễn đàn Paltack dể bàn về Dân Chủ cho Việt Nam. Một số Việt kiều khác về VN kinh doanh, cũng bị bắt vì tội quá thành công, bị tịch thu tài sản và bị tù đầy oan ức, như trường hợp của Nguyễn Gia Thiều, Việt kiều ở Pháp, Trịnh Vĩnh Bình Việt kiều ở Hoà Lan v.v.

- Nhà cầm quyền Hà Nội không chịu cung cấp những tin tức về các nhà tù, các trại và số lượng tù nhân chính trị mà Ủy ban Nhân quyền LHQ đòi hỏi từ năm 2002. Theo danh sách gồm 241 tù nhân chính trị, của ông Nguyễn Khắc Toàn, ở trại giam 3 Sao, tỉnh Nam Hà, có 225 người Thượng theo đạo Tin Lành bị bắt trong năm 2001 và 2004. Ngoài những tên tuổi nêu trên, chúng tôi còn được biết còn nhiều tù nhân chính trị khác như trường hợp của các vị: Trương Văn Sương, Vũ Đình Thụy, Bùi Thúc Nhu, Phan Văn Bàn, Trần Văn Lương, Trần Văn Nhi, Đào Bá Kế, Đinh Văn Bé, Đoàn Van Nay, Lê văn Sơn, Nguyễn Đình Văn Long, Trần Tư v.v.
Danh sách của Tăng sĩ Phật giáo Thích Thiện Minh gồm có 66 tên tuổi tù chính trị và tôn giáo, chỉ riêng trong trại Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có những người bệnh tật, già trên 70 tuổi. Họ sống trong điều kiện khắt khe, điêu đứng.

- Đàn áp dân tộc thiểu số : cướp đất của 2000 gia đình dân tộc thiểu số bờ Tây Sông Vân. Bắt dân đang từ nơi phố xá sầm uất vào khu tái định cư xa đường điện, trường trạm, ở trong những căn hộ chật chội, với giá cắt cổ 15 triệu đồng mỗi căn. Trường hợp tương tự với dân xã Đăk-ơ, huyện Phước Long tỉnh Bình Phước. Các dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành, đã bị xua đuổi từ nhiều năm qua, phải chạy trốn qua Campuchia để tìm đường sống, v.v.

- Đàn áp tôn giáo, nhà cầm quyền CSVN một mặt thì nói có tự do Tôn Giáo, một mặt thì cho công an đánh đập các tín hữu Tin Lành, Công Giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Phật Giáo. Nơi nào cũng bị đàn áp.


Nhà cầm quyền CSVN vẫn quen đàn áp người dân, coi thường luật pháp. Nhưng hiện nay, họ đã bị luật pháp quốc tế lên án và bị bồi thường nặng nề. Điển hình là vụ VietNam Airlines bị phong toả số tiền 1.3 triệu euro tại tài khoản ngân hàng BSP Pháp để thanh toán phán quyết của toà án Roma, kèm theo quyết định của tòa phúc thẩm Paris xác nhận số tiền Việt Nam Airlines phải trả tính cả lãi xuất phát sinh là gần 5.2 triệu euro.

Một vụ án khác quan trọng hơn, vào cuối năm nay vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam trước tòa án quốc tế về đầu tư sẽ được xử ở Thụy Điển. Năm ngoái, số tiền đòi bồi thường khoảng trên 100 triệu MK. Nhưng càng kéo dài vụ kiện sẽ bất lợi cho nhà cầm quyền Việt Nam. số tiền đòi bồi thường đã tăng lên ít nhất 150 triệu MK và còn có thể hơn dựa trên những định giá mới của phía Luật sư Mỹ đại diện cho ông Bình.

Đây là số tiền mà nhân dân Việt Nam, phải làm lụng vất vả đóng thuế để trả nợ cho sự ngang tàng bất chấp luật lệ quốc tế của bè lũ cộng sản.

Ngày hôm nay, mọi người dân trên trái đất này đều được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế. Một toà án hình sự quốc tế đã được thông qua bởi 120 quốc gia và chính thức thành lập vào ngày 17 tháng 7 năm 1998 để xử các phần tử gây ra:
- tội diệt chủng, (de génocide)
- tội ác chống nhân loại (contre l'humanité)
- tội gây chiến tranh (de guerre)
- tội đàn áp (d'agression)

Toà án này đã xử các tội phạm sau đây :

- tháng 2 năm 2002, cựu tổng thống Slobodan Milosevic của nước Yougoslavie cũ, đã bị xử và hiện nay đương thọ án tại nhà tù Scheveningen, ở La Haye, Hoà Lan.
- tháng 3 năm 2005, cựu thủ tướng Kosovar cũng bị lên án tôi ác gây chiến tranh,

- Tướng Ante Gotovina của nước Croate, trong thời gian chiến tranh giữa Serbe và Croate, đã gây tội ác chiến tranh, trốn từ năm 2001, và mới đây, bị bắt tại Tây Ban Nha. sẽ được chuyển giao đến La Haye, để xử tội.

- Hiện nay 161 người đã bị toà án quốc tế xét xử về những tôi ác chống nhân loại, gây chiến tranh, đàn áp v.v.

Vì vậy chúng tôi mong mỏi và yêu cầu những nạn nhân của cộng sản từ ngày 1 tháng 7 năm 2002, xin liên lạc và cung cấp cho chúng tôi hồ sơ và chứng cớ đầy đủ , để kiện các thủ phạm ra toà án quốc tế.

Xin các nạn nhân liên lạc với chúng tôi qua điạ chỉ điện thơ sau :
fddhv2003@yahoo.fr ,

hoặc liên lạc với ban chấp hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tự Do tại Pháp : www.congdongnguoiviet.fr

Phạm Anh Dũng
Chủ tịch « Hiệp Hội Tranh Đấu Nhân Quyền cho Việt Nam »
Phó chủ tịch « Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tự Do tại Pháp »
Cựu tù chính trị

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

2 SV Tập Hợp Dân Chủ Nói Về Nỗ Lực Dân Chủ Hóa VN 2007

Image
Trong buổi gặp gỡ ở nhà ông Mai Thanh Truyết, từ phải qua trái, tính từ người thứ nhì là Khúc Minh, rồi ông Truyết, Nguyễn Tiến Trung, Hoàng Lan... (ảnh VB)

Sẽ Làm Ở VN: Hội Thảo, Mít Tinh, Biểu Tình Ôn Hòa, Bất Bạo Động

Westminster (VB).- Hai sinh viên VN du học tại Pháp, cô Hoàng Lan và anh Nguyễn Tiến Trung, đã đến Nam Cali, tiếp xúc với giới trẻ thuộc Tổng Hội Sinh Viên Vùng Nam California và đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, gặp gỡ một số viên chức Cộng Đồng VN và các cụ cao niên trong chiều Thứ Bảy 29 tháng 7 tại trụ sở VN Tương Tế Hội, và đêm Thứ Bảy đã gặp nhiều nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ tại tư gia ông Mai Thanh Truyết.

Chỉ trong vòng một ngày đã có qua nhiều cuộc tiếp cận, trình bày, thảo luận, giaỉ thích từ phía hai du sinh này.

Và mặt khác, nhiều thành phần trong cộng đồng qua đây cũng có nhiều câu hỏi, cả chất vấn và ngờ vực, bên cạnh các lời chúc mừng và tin cậy đối với chương trình hoạt động đòi hỏi dân chủ đa nguyên đa đảng cho quê nhà của giới trẻ, mà cô Hoàng Lan và anh Nguyễn Tiến Trung đã thúc đẩy nhiều hoạt động song song với các hoạt động của các nhà dân chủ quen tiếng ở quê nhà.

Hai người trong tổ chức Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ trên đã trình bày về công việc của họ, và nghe những ý kiến hỗ trợ của giới trẻ và cao niên. Trong phần gặp gỡ lúc xế chiều Thứ Bảy, người ta thấy có sự tham dự cuả các nhân vật Cộng Đồng VN Nam Ca Li như Ngô chí Thiềng, Nguyễn trọng Phú, Thanh Nhàn, Mai hữu Bảo, Hoàng anh Tuấn, .v.v.

Đặc biệt, trong khi ghé Quận Cam, hai sinh viên Hoàng Lan và Nguyễn Tiến Trung đã được giới truyền thông đón nồng nhiệt với nhiều cuộc phỏng vấn, như trên đài phát thanh Little Saigon Radio, rồi sau đó phỏng vấn trên một đaì truyền hình bởi nhà văn Chu Tất Tiến, rồi sau đó trên đaì truyền hình SBTN... Đó là chưa kể tới các thăm hỏi từ giới nhà báo trong buổi gặp gỡ chung tại nhà khoa học gia Mai Thanh Truyết.

Chuyến đi Quận Cam của hai sinh viên Hoàng Lan (22 tuổi, học Luật ở Pháp) và Nguyễn Tiến Trung (23 tuổi, học quản trị ở Pháp) nằm trong chiến dịch Marathon Nối Vòng Tay Lớn, hy vọng kết hợp các thanh niên, sinh viên học sinh toàn cầu, và đặc biệt các du học sinh từ VN, để thúc đẩy phong traò dân chủ cho quê nhà.

Hiện thời, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, mà hai người là trong nhóm thành viên sáng lập, đã có hơn 50 bạn trẻ toan2 cầu tham gia, trong đó có các bạn trẻ từ Sài Gòn và một vaì tỉnh ở VN.

Trong buổi nói chuyện đêm Thứ Bảy có hiện diện của nhiều nhà hoạt động nhân quyền và truyền thông Nam Cali, trong đó có Mai Thanh Truyết (chủ nhà), Trương Việt Hoàng, Nguyễn Lộc Thọ, Lê Nguyên Quyền, Trần Công, Nguyễn Tường Bá, Nguyễn Sĩ Bình, Khúc Minh, Đỗ Hải Minh, Phạm Gia Cổn, Đỗ Thị Thuấn (Bút Vàng), Đoàn Đức Tâm (Lựa Tự Do), An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên, Anh Thành, Trần Khải, và nhiều vị khác -- và tất nhiên, có Nguyễn Tiến Trung và Hoàng Lan.

Hai bạn trẻ đã trình bày về nhiệt tâm muốn đẩy mạnh phong trào dân chủ. Hoàng Lan nói trước giờ vẫn muốn làm việc xã hội, giúp dân nghèo và trẻ mồ côi, nhưng nhờ anh Trung thuyết phục là cần chữa trị tận gốc, đó là phaỉ có dân chủ thì quê nhà mới hết đói nghèo, bất công...

Anh Trung noí là cần thuyết phục các bạn trẻ là đừng sợ nữa, vì khi mình cứ dấn tới đông người thì công an cũng không đàn áp nổi.

Dựa vào tin tưởng đó, anh Trung nói thêm rằng bây giờ thì nhiều du sinh đã ra mặt công khai đòi dân chủ rồi. Anh nói bây giờ mình cứ tìm lộ trình dân chủ mà hoạt động -- trong đó Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ đã có chương trình sơ lược để hoạt động như là:

-- Lực lượng cần thu nhận thành viên mới, nhất là tại VN để sẽ thuyết phục, vận động, thông tin và đối thoại...

-- Sẽ ra 1 trang web về Dân Oan, vì đây là những sự thật cần nêu lên để thấy rõ bất công của chế độ, mà chỉ có dân chủ pháp trị mới chữa xong.

-- Phương pháp hoạt động sẽ là hội thảo, mít tinh, biểu tình ôn hòa, bất bạo động...

-- Nỗ lực hợp tác với Đảng Dân Chủ XXI của cụ Hoàng Minh Chính và Trần Khuê, và tương lai Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ sẽ kêu gọi các bạn trẻ tham gia tuỳ ý theo các đảng dân chủ mà các bạn tự ý lựa chọn th1ich nghi.

-- Cố gắng hoạt động ráo riết để trong năm 2007 sẽ tranh cử tại các chức vụ dân cử ở các điạ phương Việt Nam...

-- Và mục tiêu sẽ là tổng tuyển cử ở quê nhà, có quốc tế giám sát...

-- Sau đó, sẽ lập quốc hội mới, soạn hiến pháp mới, lập chính phủ mới, kiện toàn xã hội dân sự và pháp quyền, hội nhập tinh hoa toàn cầu về VN giúp nứơc...

Anh Trung giaỉ thích rằng bây giờ đã có Đảng Dân Chủ của cụ Hoàng Minh Chính đứng lên hoạt động công khai, thì hải ngoaị hãy góp sức đẩy thêm xa hơn các tiến trình dân chủ...

Có một giây phút nhẹ nhàng thân tình trong buổi họp mặt ở nhà ông Mai Thanh Truyết, khi anh Trung nói rằng anh là cựu học sinh Petrus Ký (Sài Gòn), thì 5 vị bô lão cũng tự kể rằng mình là cựu học sinh Petrus Ký, và 6 người đã chụp chung một tấm ảnh lưu niệm.

Cuộc chiến cho dân chủ tất nhiên là còn nhiều gian nan, nhưng có vẻ như đang có nhiều thôi thúc từ nhiều người, từ nhiều giới để góp sức đẩy hẳn cái chế độ độc đảng toàn trị CSVN vào một quá khứ đáng quên...

Tuy nhiên, cũng có một thực tế trong cộng đồng haỉ ngoại, rằng đang có một số người nghi ngờ về hoạt động của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ vì lý lịch gia đình một số du sinh. Đây cũng sẽ còn là một trở ngại, khi nghi ngờ này chưa được thực tế công việc giaỉ tỏa.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Nguyễn Chí Thiện Ra Mắt Thơ ‘Hoa Địa Ngục’ Tập 2

Image
Nhà thơ Nguyễn chí Thiện trong buổi ra mắt thi phẩm.

Westminster (VB) . - Bị đốt cháy trọn tuổi thanh xuân trong ngục tù Cộng sản ngót 27 năm, rồi được qua định cư Hoa Kỳ 11 năm, "ngục sĩ" gần 70 tuổi đời Nguyễn chí Thiện đã kể lại chuyện tù trong tập 2 thi phẩm HOA ĐỊA NGỤC, được ra mắt chiều Thứ Bảy 29-7 vừa qua.

Ước tới 400 đồng hương Quận Cam và các tiểu bang về, đã đến trước giờ khai mạc buổi ra mắt thơ, xếp hàng dài đón nhận thi phẩm với giá 20 $ (hoặc 25 $ có bìa cứng), rồi tìm một chỗ ngồi quanh phòng hội đài Little Saigon (lúc ấy đã chật ních) vừa đọc thơ vừa nghe những lời phát biểu sang sảng, hay ca hát ngâm thơ với giọng hùng hồn! Nhiều người từng nghe danh tác giả, vội hỏi quanh, chen lấn để nhìn cho được khuôn mặt người thi sĩ làm thơ từ dạo ở trong tù Miền Bắc VN.

Giáo sư Lê Tinh Thông, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị đài Little Saigon mở đầu buổi ra mắt sách: "Chúng tôi biết ơn chiến sĩ, thi sĩ Nguyễn chí Thiện đã cùng mọi người giúp cho những bạn trẻ, con em chúng ta thấy rõ bộ mặt thật Cộng Sản, viết lên những tội tày đình của CS!"

Nhà văn Phan nhật Nam kế đó, dành nhiều phút nói về nhà thơ, dẫn những bài thơ của thi sĩ Nguyễn chí Thiện phản ứng với thời kỳ mà ông sống trong tù. Cụ Nguyễn thanh Hùng từ Texas qua, lên tiếng kể vanh vách lai lịch của nhà thơ: con một gia đình tham gia phong trào Cần Vương, và thân phụ là nhà nho học.

Người điều hợp chương trình Đinh quang Anh Thái giới thiệu đôi nét: "Thi sĩ Nguyễn chí Thiện đã trải qua 27 năm tù mà lập trường không hề thay đổi và vẫn kiên định về một Việt nam tươi sáng không còn Cộng sản".

Vừa xuất hiện trước sự cảm mến của cử tọa, nhà thơ Nguyễn chí Thiện cất giọng hùng hồn với câu thơ: "Tôi chống Cộng vì tôi yêu sự sống, Tôi chống Cộng để hồi sinh cuộc sống,..."

Ông kể, chỉ một thời gian ngắn sau khi sống chung với CS năm 1954, ông đã biết chế độ Cộng sản là độc tài đảng trị, dùng bạo lực trấn áp tất cả mọi chống đối. Ông đã nhìn thấy tận mắt và chứng kiến những tang tóc kinh hoàng mà CS đã vùi dập đất nước. Chính vì sự sống của đất nước ông phải cất lên tiếng nói, và ông làm thơ như một phương tiện ghi chép lại những gì xảy ra chung quanh ông dưới thời CS...

Đến bày tỏ đồng tình, có giọng ngâm Trần lãng Minh. Anh đã gây xúc động mọi người qua bài Vì Ấu Trĩ đăng trong tập thơ.

Trong lúc các phát biểu diễn ra, thi phẩm Hoa Địa Ngục tập 2 tiếp tục được đón mua, và lối một giờ đồng hồ sau đó, nhiều người tới muộn không mua được: sách thơ bán quá nhanh. Các phái viên báo chí có mặt tại chỗ ghi nhận sự chào đón của độc giả lần này là nhiệt tình nhất, và sách bán nhanh nhất, bởi có người mua trên 2 cuốn, nói là để gửi tặng bạn bè phương xa!

Dưới bóng râm một gốc cây cạnh bãi đậu xe, độc giả Trần thế K. ngồi chăm chú dọc thơ ông, trong lúc dưới mái lều giữa trời nắng chang chang, hàng chục người khác mở thi phẩm ra, vừa đọc vừa nghe bên trong phát biểu. Ông K. cho biết năm nay 79 tuổi, "cả họ nhà tôi theo Việt Cộng ở lại hết, chỉ một mình tôi bỏ trốn vô Nam. Tôi đã từng chứng kiến lịch sử diễn ra, đọc thơ Nguyễn chí Thiện, thấy quả là thấm thía, giá trị vô kể!"

Trong tập thơ, có nhiều bản nhạc của các nhạc sĩ Phạm Duy, Phan văn Hưng, Trần lãng Minh..., phổ từ thơ Nguyễn chí Thiện.

Thi phẩm Hoa Địa Ngục của Nguyễn chí Thiện do Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ ấn hành. Địa chỉ 2607 Military Road, Arlington VA 22207. Điện thoại 703-525-4538. (tin và ảnh: Nguyễn Hiền)

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Tiểu Bang Cali Đưa Cờ Vàng Lên Trang Web Thống Đốc

LTS: Lúc 10:45 giờ sáng, thứ Bẩy ngày 5 tháng 8, năm 2006, Thống đốc Arnold Schwarzenegger đã đến Trung Tâm Văn Hoá (Rose Center) thuộc thành phố Westminster, California, để ký Sắc lệnh (Executive Order), nhằm vinh danh lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng chính thức cho tự do, văn hóa của cộng đồng Việt Nam tại California. Giây phút lịch sử này đã phá vỡ bế tắc của nghị quyết SCR17, do Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Denise Ducheny (D, San Diego) và Dân Biểu Trần Thái Văn (R, Westminster) đồng biên soạn. Nghị quyết SCR17 đang "nằm ụ chờ chết" tại Hạ Viện Tiểu bang.

Image

Giây phút lịch sử này đã được viết lên bởi nhiều ngàn thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại quận Cam, sự đóng góp không mỏi mệt của Ủy Ban Cờ Vàng dưới sự điều hợp kiên nhẫn của Luật sư Nguyễn Quốc Lân, chủ tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove và sự tiếp sức quan trọng của hai Dân biểu Tiểu bang: Lynn Daucher và Trần Thái Văn. Đây là dấu mốc quan trọng của tự do, trưởng thành của cộng đồng Người Việt, biết cách xử dụng sức mạnh của lá phiếu.

Mời bạn đọc nhìn lại toàn thể những giây phút lịch sử này. Bạn đọc khắp nơi cũng có thể thăm trang nhà của Thống đốc California để nghe và thấy hình ảnh trực tiếp buổi lễ ký Sắc lệnh.

Bạn đọc muốn xem lại các bài viết đã qua, cùng nhiều hình ảnh nghệ thuật, xin vào trang nhà www.leminh.us. Mọi đóng góp bài vở, hình ảnh, ý kiến xây dựng, xin liên lạc qua điện thư: leminh.us@gmail.com.

Image

Bà Thị trưởng Maggie Rice chào đón Thống đốc Arnold Schwarnegger:

"Thật là vinh dự Thống Đốc đã đến thành phố chúng tôi. Cám ơn Thống Đốc đã dành thì giờ thăm viếng chúng tôi. Sắc lệnh Thống đốc sẽ ký ngày hôm nay thật là việc làm tuyệt vời. Ngày hôm nay, có nhiều yếu nhân hiện diện, tôi sẽ không giới thiệu từng người, Thống đốc có thể vẫy tay chào mọi người là đủ. Xin đón chào Ngài".

Bà Rice, nhường lời lại cho Thống Đốc phát biểu:

"Cám ơn những lời giới thiệu của Thị Trưởng Rice. Thật là tuyệt vời, tôi rất vui mừng hiện diện tại đây với tất cả mọi người. Ngày hôm nay, tôi sẽ ký SắcLệnh nhằm vinh danh sự tự do cho Việt Nam và lá cờ truyền thống, văn hóa của người Việt Nam (tại California).

Lá cờ này rất quan trọng vì nó biểu tượng cho sự về văn hóa đa dạng và truyền thống của hơn 500,000 người Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại California. Sắc lệnh có nghĩa cho phép cộng động Việt Nam chính thức được treo Cờ (Vàng 3 Sọc Đỏ) trong những buổi lễ có sự bảo trợ của Tiểu Bang.

Người di dân Việt Nam đã đóng góp rất nhiều cho Tiểu bang. Chỉ trong khu vực Little Saigon có hơn 4,000 cơ sở thương mại và có hơn 50,000 cơ sở thương mại do người Việt làm chủ tại khắp Tiểu bang California. Quí vị đã đóng góp tổng cộng cho Tiểu bang hơn 6.6 tỹ Mỹ kim vào nền kinh tế của chúng ta. Xin quý vị cho mình một tràng pháo tay để tự tán thưởng. Sự đóng góp của quí vị còn tiếp tục không ngừng.

Ngoài ra quí vị còn có một Chánh Án, quí vị có riêng một Dân Biểu là Trần Thái Văn, Nghị Viên thành phố, Uỷ Viên Giáo Dục, bác sĩ, nha sĩ, luật sư, và nhiều người Việt khác đã và đang đóng góp vào Tiểu bang nổi tiếng của chúng ta.

Dĩ nhiên, chính tôi cũng là một người di dân như quý vị nên tôi có thể hiểu được những gì quý vị đã trải qua, những thử thách quí vị phải đối diện. Chúng ta đều đến đây vào cùng một khoảng thời gian. Tôi qua đây vào năm 1968, một số quý vị đến đây trong cuộc chiến (Việt Nam), một số qua sau thời chiến. Tất cả chúng ta tới đây để có một đời sống, tương lai tốt đẹp hơn, chúng ta muốn chia sẻ một phần vào giấc mơ của người Hoa Kỳ (American Dream).

Chúng ta muốn được tự do, cho con cái chúng ta có cơ hội tốt đẹp hơn từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tuy nhiên, đến đây không có nghĩa là chúng ta không yêu quý nơi chúng ta dời bỏ. Dĩ nhiên, chúng ta yêu quê hương chúng ta. Tôi yêu nước Áo, cũng như quý vị yêu nước Việt Nam.

Để tôi nói cho quí vị biết, dù ở Áo quốc có cơ hội tốt đến cỡ nào, cũng không thể bằng được Hoa Kỳ, vì đây là chỗ đáng sống nhất thế giới.

Chúng ta đều có một ý nghĩ như nhau, tôi qua đây để ước mơ của mình trở thành sự thật, thành công trong lãnh vực thể dục thẩm mỹ, thương mại, trở thành tài tử và thàmh công trong chính trị. Tôi biết giấc mơ của quí vị đã thành sự thật , quí vị đã thành công.

Tôi biết chắc quí vị không bỏ quên quê hương của quí vị, quí vị muốn giữ lại truyền thống, văn hóa. Nhưng chúng ta xem nơi đây là nhà (quê hương thứ hai).

Tôi vui mừng có mặt nơi này với tất cả quí vị, như là Thống Đốc và cũng là một người di dân. Tôi rất hãnh diện đến đây để ký Sắc lệnh (vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ).

Tôi xin nhường máy lại cho một người có đóng góp nhiều nhất trong công việc ngày hôm nay, một người cộng tác đắc lực với tôi trên Sacramento, và người đó chính là Dân Biểu Lynn Daucher".

Dân biểu Lynn Daucher phát biểu:

"Cám ơn Thống Đốc, đây là một sự việc chung, sự chung vai sát cách đã tạo nên sự khác biệt. Dân biểu Trần Thái Văn và tôi biết, trong nhiều năm qua chúng tôi khó có thể thông qua được nghị quyết (Cờ Vàng) tại Hạ Viện California, cho nên chúng tôi tìm đến với Thống đốc, cho Ông biết sự quan trong về ý nghĩa vinh danh Cờ (Vàng Ba Sọc Đỏ) đối với cộng đồng Việt. Thống Đốc đã thông hiểu và đồng ý thực hiện nguyện vọng này. Thống đốc đang có mặt tại đây để thực hiện điều đã Thống đốc đã đồng ý với chúng ta. Chúng tôi thi hành trách nhiệm của người lãnh đạo vị dân cử tiểu bang và trách nhiệm của người dân cử địa phương, và nhất là Thống Đốc.

Nhờ vào công lao góp sức của quý vị. Mới 2 ngày qua, Đại diện Ủy Ban Cờ Vàng, của Luật sư Nguyễn Quốc Lân, đã đưa cho tôi hơn 5,000 thỉnh nguyện thư về việc này cần thi hành.

Đây là sự đóng góp chung của cộng đồng, của người lãnh đạo dân cử, của Thống đốc. Đây là một ví dụ điển hình không chỉ riêng cho cộng đồng Việt Nam, mà còn là mẫu mực cho tất cả công dân Hoa Kỳ. Một đất nước đặt nền tảng trên sự tự do, niềm mơ ước của chung cho mọi người, một đất nước tự do mà chúng ta đều hãnh hiện.

Quí vị có thể là người Việt Nam hay bất kỳ sắc tộc khác, đây là mẫu mực cho đất nước Hoa Kỳ. Một đất nước vĩ đại chúng ta đang có ngày hôm nay. Với tất cả những điều tốt đẹp này, tôi hãnh diện giới thiệu với quí vị ngườiđại diện riêng của quý vị - Dân biểu Trần Thái Văn".

Dân biểu Trần Thái Văn phát biểu:

"Thưa Thống Đốc, Thượng Nghị Sĩ Tom Harman, bạn đồng viện Dân biểu Lynn Daucher, Thị Trưởng Maggie Rice, và tất cả vị dân cử mà tôi đã có cơ hội làm việc trong nhiều năm qua. Dĩ nhiên, cùng toàn thể quí đồng hương yêu quí. Hôm nay là một ngày lịch sử. Xin cảm ơn Dân biểu Lynn Daucher và Thống Đốc Arnold Schwarzenegger, tất cả trở thành sự thật. Xin quí đồng hương dành cho họ một tràng pháo tay thật lớn.

Thưa Thống đốc, xin cho tôi được nói đôi lời bằng tiếng Việt với đồng hương của tôi vì hôm nay là một ngày vui và lịch sử.

Kính thưa quý vị, kính thưa các bậc trưởng thượng. Ngày hôm nay là ngày lịch sử của cộng đồng Việt Nam tại Tiểu bang California vì Thống Đốc Arnold Schzarenegger sẽ ký một Sắc lệnh ủng hộ và vinh danh lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của chúng ta, nên một lần nữa xin đồng hương ủng hộ và cầu nguyện cho toàn thể cộng đồng chúng ta có sự đoàn kết để tiếp tục đóng góp chung trong cộng đồng chúng ta, cũng như tại Hoa Kỳ.

Hôm nay chúng ta đều là người Hoa Kỳ, và đó là lý do tại sao chúng ta có thể đón mừng sự đa dạng phong phú về văn hoá.

Thưa Thống Đốc, giờ phút này, Thống đốc có thể ký Sắc lênh trên giấy tờ. Trước khi Thống đốc ký Sắc lệnh, xin Thống đốc và quí vị chào quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam".

(Quốc Ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa vang dậy, được mọi người tham dự nghiêm chào)

Thống Đốc Arnold Schwarnegger phát biểu:

"Bây giờ lúc ký sắc lệnh vinh danh lá Cờ Vàng ba Sọc Đỏ. Lá cờ truyền thống Việt Nam".

Image

Sắc Lệnh S-14-06 Ngày 5 tháng 8, năm 2006

Công Nhận Cờ Truyền Thống Của Người Việt Nam

Xét Rằng California là nơi sinh sống của khoảng 500,000 di dân Việt Nam; và

Xét Rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã đóng góp tích cực cho sự phồn thịnh về lịch sử, văn hóa, giáo dục, và kinh tế California; và

Xét Rằng người Mỹ gốc Việt luôn cảnh giác chống lại sự độc tài dưới mọi hình thức, tích cực ủng hộ nhân quyền cho mọi dân tộc, và nêu cao chính nghĩa dân chủ, công lý, và khoan dung là những chính nghĩa tạo dựng nên quốc gia của chúng ta; và

Xét Rằng lá cờ nước Việt Nam Cộng Hòa cũ, với ba sọc đỏ trên nền vàng, và đã sử dụng từ năm 1948, vẫn là và luôn luôn là biểu tượng của sự kiên trì, tự do, và dân chủ cho nhiều người Mỹ gốc Việt tại California; và

Xét Rằng lá cờ nước Việt Nam Cộng Hòa cũ là một biểu tượng quan trọng trong lịch sử người Mỹ gốc Việt và nay được xem là lá cờ Truyền Thống và Tự Do; và

Xét Rằng đa số người Mỹ gốc Việt tại California xem lá cờ Truyền Thống và Tự Do màu vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Bởi Thế, Tôi, Arnold Schwarzenegger, Thống Đốc Tiểu Bang California, chính thức công nhận lá cờ Truyền Thống Người Việt Nam Tự Do là biểu tượng chính thức của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California và ủng hộ nỗ lực của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California đấu tranh cho tự do và dân chủ.

Với thẩm quyền do Hiến Pháp và luật tiểu bang California trao cho tôi, tôi ký Sắc lệnh này hiệu lực ngay lập tức: Lá cờ Truyền Thống Người Việt Nam Tự Do được phép treo tại các công sở tiểu bang khi liên quan tới một nghi lễ của người Mỹ gốc Việt được tiểu bang bảo trợ, theo đúng các nguyên tắc và nghi thức về việc treo cờ Hoa Kỳ và cờ tiểu bang California, trong đó có nhan đề 4, chương 1 bộ Luật Hoa Kỳ.

Tôi, Nay Ra Lệnh Thêm rằng trong thời gian nhanh nhất, Sắc Lệnh này được đệ nạp cho văn phòng Bộ Trưởng Nội Bang để loan báo rộng rãi về Sắc Lệnh này.

Với Sự Chứng Giám Dưới Đây, tôi đặt bút ký và đóng dấu đại ấn của Tiểu bang hôm nay ngày 5 tháng 8, năm 2006.

ARNOLD SCHWARZENEGGER

Thống Đốc California

Nhân Chứng:

BRUCE McPHERSON

Bộ Trưởng Nội Bang

Độc giả có thể vào xem video lịch sử này ở trang: http://gov.ca.gov/index.php/press-release/3162/

Post Reply