Đời Sống Quanh Ta

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Xin một chút bình yên

Huy Phương
Trong cuộc đời này chúng ta ai cũng muốn được sống hạnh phúc và chết bình yên. Sống hạnh phúc thì ai cũng đã biết, và đôi khi hạnh phúc chỉ có nghĩa tương đối của nó. Cơm rau cũng là hạnh phúc. Ðói rách cũng có thể thấy hạnh phúc. Trong tuổi già, chúng ta còn được sống trong tiện nghi, no đủ nhưng cùng tuổi chúng ta có những ông bà cụ già còn còng lưng mò ốc trên bến sông hay mưu sinh bằng mớ rau, nải chuối giữa buổi chợ chiều, còn phút giây nào nghĩ đến sự ốm đau, mỏi mệt và cũng không còn biết đến hạnh phúc là gì, ý nghĩa của nó ra sao?

Chết bình yên thì ai cũng mong muốn nhưng mấy người được toại nguyện.

Chúng tôi, những ông bạn già, ít có cơ hội lui tới gặp nhau, nhưng lại thường hay gặp nhau trong nhà quàn để tiễn đưa bằng hữu, nhất là vào những ngày cuối năm. Qua câu chuyện vãn, ai cũng có một điều mong muốn, là nếu khi ra đi, ước chi được ra đi trong bình yên, thanh thản, không phải nằm lâu trên giường bệnh, khổ cho người thân mà cũng đau đớn cho thân mình.

Tôi có một người bạn gốc thầy giáo nhưng rất thích chơi thể thao. Buổi trưa, từ sân banh về, anh đến nhà học trò dạy kèm tại gia. Thấy thầy đầu gục trên bàn, người trong nhà tưởng thầy mệt mỏi ngủ gục, thương thầy, bảo nhau im lặng kẻo sợ phá giấc của thầy. Ðến chiều không thấy thầy dậy, học trò lay thức thầy, mới biết anh đã hôn mê. Chở vào bệnh viện thì đã quá trễ, từ đó anh bị liệt toàn thân, không nói năng được. Anh đã nằm trên giường bệnh, vệ sinh tại chỗ, ăn uống phải có người chăm sóc như thế trong vòng hai mươi năm tròn. Bạn bè xuất ngoại năm, mười năm trở về vẫn thấy anh nằm liệt trên giường, da bọc xương, lở loét, giữa mùa nóng Saigon, trong căn nhà nhỏ sức nóng từ mái tôn xuống hừng hực. Khổ nỗi con cái anh lại không được may mắn học hành, phải làm những nghề tay chân vất vả, nên cuộc sống của người bệnh lại càng bi đát hơn. Người vợ, cũng là một cô giáo bỏ hết thời xuân sắc bên giường bệnh của chồng, chỉ còn là một xác ve khốn khổ. Năm ngoái, nghe tin anh qua đời, lòng thoáng buồn đôi chút nhưng quả thực mừng cho anh giải thoát ra đi, còn sống, không chỉ khổ cho thân anh, mà còn khổ cho gia đình vốn đã nghèo đói vất vả.

Ở trên đất Mỹ, trong một đất nước mà người cao niên được chăm sóc và thuốc men cũng đã có những người bệnh nằm trên giường hai ba năm với những dây nhợ, dụng cụ trợ sinh trên người mà không được chết. Và trong nursing home, đã có những ông bà cụ già chọn nơi này là ngôi nhà cuối cùng, đã ở đây trong một thời gian quá dài, có người đến mười năm mà Trời chưa gọi cho ra đi. Gần đây báo chí lại đưa tin, tại một nhà dưỡng lão ở Laguna Woods, California, ông cụ William McDougall, 81 tuổi, vì giận dữ với người bạn cùng phòng, đã dùng gậy sắt đánh chết một ông cụ người Việt, 94 tuổi. Cũng mới đây thôi, cũng tại một nursing home, một cụ ông đã kết liễu đời vợ mình bằng một phát súng ân huệ “để cho nàng khỏi khổ”. Ở Mỹ, có nhiều trăm ngàn người cao niên trong nhà dưỡng lão, rất dễ thiệt mạng vì sự chăm sóc bất cẩn, cũng như theo một bản báo cáo của University of Kentucky cho biết là chỉ trong thời gian một năm thôi, dịch vụ bảo vệ người già đã điều tra trên toàn quốc, có 461,135 vụ tố cáo về vấn đề ngược đãi và hành hạ người cao niên, bao gồm những vụ gây tổn thương về thể lý và tinh thần, lẫn xâm phạm tình dục.

Tôi vừa đi thăm một vị sư già mới vào nursing home được hai hôm. Ông than thở với tôi, lần đầu tiên, cảm thấy thế nào là nhà dưỡng lão: Sáng nay mới sáu giờ sáng hai cô y tá đã đem ông vào phòng tắm “dội nước lạnh ngắt, kỳ cọ và nhồi ông như trái banh”. Ðó chỉ mới là ngày đầu, ông chưa nếm mùi bị đánh đập, chọc ghẹo hay hắt hủi thường xảy ra ở những nơi như thế này. Nhà dưỡng lão cũng không phải là nơi làm việc lương cao, thoải mái khi nhân viên phải tiếp cận với những bệnh nhân lú lẫn, bẳn tính, khó chịu. Chúng ta, con cái ruột thịt, có khi không còn kiên nhẫn, chịu khó đối với cha mẹ, trách chi những “người dưng, nước lã”.

Ngày nay những chốn này không phải là địa ngục dành riêng cho tuổi già. Một lớp tuổi trẻ hơn từ 30 đến 65 tuổi cũng đang sống trong nhà dưỡng lão vì những chứng bệnh không tự săn sóc được như bệnh thận, tiểu đường, tâm thần và cũng vì lý do ngân sách y tế không còn đủ cho những dịch vụ săn sóc tại gia tốn kém hơn là ở trong những nhà dưỡng lão. Như vậy những ngày cuối cuộc đời của nhiều người sẽ kéo dài thời gian hơn, không phải chỉ vài ba năm mà có thể mười, hai mươi năm như hoàn cảnh người bạn cũ của tôi ở đầu bài hôm nay.

Thông thường, khi nghe một người bạn vừa qua đời đột ngột, chúng ta thường thở dài, tỏ lòng thương tiếc: “Mới gặp hôm qua đây!”, “Mới cười cười, nói nói đây!” hay “Sao chết đột ngột như thế!” Nên mừng cho bạn bè đã ra đi bình yên, thanh thản, hơn là xót xa thấy cha mẹ, thân thuộc hay bạn bè lặng lẽ, u sầu kéo dài những ngày vô vị, chán chường trên giường bệnh, sống cũng như đã chết.

Bây giờ là thời gian của những ngày lễ cuối năm, nhiều ngôi nhà đã bắt đầu giăng đèn kết hoa, thương xá rộn ràng tấp nập đông người mua bán. Những cánh cửa chờ được mở ra để đón người thân về sum họp, những đứa trẻ chờ đợi niềm vui với món quà đầy màu sắc nặng trên tay, nhưng những bậc cha mẹ già trong nhà dưỡng lão sẽ không có cơ hội trở về. Mấy hôm nay, giữa đêm trời lạnh người ta chịu xếp hàng để mua một vài món hàng sale, cần thiết hay chẳng hề cần thiết gì cho đời sống này, thì những người khác không còn gì để mong đợi, mà cũng chẳng còn gì để thiết tha.

Sắp đến năm mới, theo thông lệ, người ta thường chúc người “sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long”, sống lâu đến trăm tuổi thọ, mà năm, mười năm nằm trên giường bệnh thì đó đâu gọi là sống. Cứ nghĩ đến một này kia mình không còn lái được chiếc xe để tự đi đây đi đó, phải nhờ đến con cháu, đã là một sự kinh hoàng rồi, nói gì đến chuyện phải năm trên giường bệnh, hay ngồi trên xe lăn, không còn lo được cả việc vệ sinh cá nhân cho chính mình, thật là một chuyện đau khổ.

Dù đời sống có là hạnh phúc hay không, xin cho người được một cái chết bình yên, cuộc sống ngắn hay dài không có điều chi đáng kể.

Huy Phương

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

LITTLE SÀIGÒN, QUẬN CAM có còn là thủ đô của người ty nạn ???

Quang An


Little Sàigòn, hay còn gọi là Sàigòn Nhỏ, là một Sàigòn thu hẹp trong lòng của hầu hết người Việt bỏ chạy, di ty nạn cộng sản từ năm 1975. Khi bánh xe xích sắt của chiếc xe tăng T54 của quân đội cộng sản Bắc Việt húc sập cánh cửa hông của Dinh Độc Lập ở Sàigòn, cũng là lúc đánh dấu người Việt chạy tha hương. Chạy khỏi Sàigòn, qua đến Guam, rồi đến trại Pendleton ở Oceanside, miền Nam tiểu bang California, rồi sau đó được phân chia đi nhiều tiểu bang khác nhau ở Mỹ, người Việt vẫn mang trong lòng nỗi nhớ Sàigòn khôn nguôi. Lần lần rồi thì một phần do thời tiết ở các tiểu bang khác khá khắc nghiệt, lại thêm công ăn việc làm ở tiểu bang California dễ dàng hơn, dân Việt rủ nhau kéo về California để sinh sống. Vì không cạnh tranh nỗi với người gốc Đại Hàn, người Tàu sinh sống ở Los Angeles, nơi được xem là thành phố thiên thần, người Việt xuôi về phía Nam của Los Angeles khoảng chừng 1 giờ đồng hồ lái xe, và bắt đầu gầy dựng ở đây.

Với vùng đất rộng lớn gồm các thành phố kề sát nhau, người Việt định cư rải đều ra các thành phố Westminster, Garden Grove, Midway City, Santa Ana ở quận hạt Orange, mà dân ta hay gọi là Quận Cam. Cửa hiệu, nhà hàng, cơ sở thương mại mang tên Việt bắt đầu xuất hiện. Ban đầu chỉ là một khúc đường Bolsa, nơi có thương xá nổi tiếng mang tên Phước Lộc Thọ. Rồi dần dần cửa hiệu, nhà hàng, cơ sở thương mại của người Việt Nam mọc lên như nấm, lan ra khắp nơi, trải dài từ Bolsa, qua Westminster, Brookhurst, Euclid, Magnolia, v..v... Từ Garden Grove, đi xuống thành phố Westminster, hay Fountain Valley, Santa Ana, đều thấy bảng hiệu chữ Việt tràn đầy. Thậm chí là Midway City, hay được gọi là Thị Trấn Giữa Đàng, cũng có luôn cửa hiệu của người Việt.

Phải nói rằng với sự cần cù và siêng năng, thế hệ người Việt ty nạn cộng sản từ năm 1975 đã tạo nên một khu vực mà ai ai cũng có cảm giác như là một Sài Gòn thu nhỏ. Đến đây, ngoài việc là có thể tiếp xúc, gặp gỡ người Việt xa xứ, người Việt bỏ chạy cộng sản từ hồi năm 1975 còn có dịp tìm lại những hình ảnh, những tác phẩm văn hoá của miền Nam trước kia.

Ghé nhà sách Tú Quỳnh, hay ghé các trung tâm sản xuất băng dĩa nhạc, là có thể tìm lại chút gì đó của thoáng hương xưa. Dĩ nhiên, nếu muốn tìm lại mùi vị của những món ăn Việt Nam, người Việt ty nạn sẽ dễ dàng tìm thấy những bát phở, những tô bún bò, những đĩa bánh cuốn, hay thậm chí là cả những chén chè xôi nước, v....v.... Cái tên Little Sàigòn là đây. Người Việt yêu kiều đặt địa danh này cho một vùng đất cách xa quê hương hơn nửa quả địa cầu để hồi tưởng, để nhớ nhung về một Sàigòn xưa. Và hơn cả, Little Sàigòn còn là một trung tâm văn hoá nhằm gìn giữ bản sắc của người dân Việt trước đại hoạ cộng sản từ hồi năm 1975. Chính vì vậy, Little Sàigòn luôn luôn được xem là thủ đô của người Việt ty nạn cộng sản.

Rồi thời gian trôi qua. Thế hệ người Việt ty nạn cộng sản đầu tiên nay đã già. Ráng chịu khó làm ăn vất vả để nuôi gia đình, con cái của thế hệ này nay đã trưởng thành, đã học thành tài để rồi có người là bác sĩ, có người là kỹ sư, v..v... Cuộc sống khá giả hơn, ổn định hơn, cho nên rất nhiều người Việt đã dọn về phía Nam của vùng Little Sàigòn để an cư lập nghiệp. Người thì ở Irvine, người thì ở Mission Viejo, hay thậm chí là xa hơn nữa như San Juan Capistrano, v..v... Hầu hết, thế hệ sau này không muốn tiếp tục con đường làm ăn của thế hệ trước đó, cho nên rất nhiều chủ nhân nhà hàng, cửa hiệu, đến tuổi về hưu, phải tìm cách bán lại những gì mình đã gầy dựng.

Người đi, thì phải có người đến. Trong những năm vừa qua, với những chính sách thu hút người ngoại quốc đem tiền vào Mỹ đầu tư, đã có rất nhiều thành phần giàu có ở Việt Nam mà thường được gọi là "đại gia đỏ" hay "tư bản đỏ" ... đổ bộ qua Mỹ. Thành phần này là những tay cựu "quan chức" hay những tay làm ăn buôn bán tham nhũng, những tay có thể có cả chục triệu đô la lận lưng để làm vốn, để có thể mua nhà, mua cơ sở, mua cửa hiệu, v..v... Ban đầu thì còn rải rác ở các tiểu bang khác, nhưng gần đây thì đổ về tiểu bang California rất nhiều.

Thế là cuộc sống ở Little Sàigòn bắt đầu thay đổi. Các cửa hiệu, nhà hàng do những người Việt ty nạn làm chủ, từ từ lại thấy thay tên, đổi hiệu. Có những cái tên nhà hàng, chỉ cần nghe cái tên, cũng có thể đoán được gốc gác của người chủ từ đâu đến. Chợ búa cũng thay đổi. Và phong cách người dân ở Little Sàigòn cũng thay đổi. Có những quán cà phê, thanh niên ngồi đánh bài "tiến lên", hay còn gọi là "chặt hẻo", một loại bài của mấy chú bộ đội miền Bắc đem vào Nam, suốt cả ngày. Khói thuốc lá bay mù mịt. Có những quán bar mà đêm nào cũng đông thanh niên đến ... "xập xình", và là nơi giới thiệu các ca sĩ ở Việt Nam bay sang. Thử hỏi, dân bình thường thì lo đi làm ở công sở, đâu có thì giờ mà la cà quán xá như thế cả ngày lẫn đêm. Có chăng thì chỉ vào dịp cuối tuần, nhưng ở Little Sàigòn bây giờ, ngày trong tuần, hay ngày cuối tuần đều ... đông như nhau.

Little Sàigòn đã thay đổi nhiều lắm. Văn hoá, văn nghệ thì các sản phẩm từ trong nước nhan nhản đầy trong các cửa hiệu. Quán ăn thì không còn vẻ thanh lịch, và không còn trông sạch sẽ như lúc trước. Bãi đậu xe thì lại càng quá tệ, nhìn rất dơ bẩn. Các đài truyền thanh, truyền hình, thì cứ như là "cơ quan ngôn luận" của Việt Nam vì tin tức đọc nhiều khi dùng chữ "y chang" VN Express của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là tình hình an ninh trật tự không còn như xưa. Nghe thử một quảng cáo phát trên truyền thanh bảo rằng "đến ăn phở ở tiệm của chúng tôi, quý khách có thể an tâm là xe của quý vị không bị ... đập kính". Thế là đủ hiểu chuyện xe bị đập kính, mất đồ là "chuyện như cơm bữa" ở Little Sàigòn rồi.

Việc phong cách sống thay đổi, có thể một phần là do người mới định cư sau này mang những "thói hư tật xấu" đã "nhiễm" sau 40 năm sống với cộng sản sang đây. Những "đại gia đỏ" coi trời bằng vung vì ỷ có tiền đã thể hiện cách sống của mình. Ở trần, mặc xà lỏn, là hình ảnh mà dân Mỹ ở đây không bao giờ gặp ở ngoài đường. Thế nhưng, có những tên đại gia, cầm đầu cả hệ thống xuất nhập cảng hải sản, lại nghênh ngang bước ra đường với mình trần và chiếc ... xà lỏn. Thành phần như thế này bây giờ không hiếm ở Little Sàigòn. Cũng chẳng có gì ngạc nhiên, vì ngay giữa đường Brookhurst, đoạn gần với tiệm bánh Vân, những bảng hiệu quảng cáo "bảo lãnh đi Mỹ" bảo đảm ... 100%,"bao" ... đậu, bất kể là tội phạm hình sự, v..v... đầy nhan nhản.

Thử nhìn xem, với sự nhếch nhác như thế, Little Sàigòn có còn là thủ đô của người ty nạn? Nét văn hoá, sự thanh lịch của người Việt ty nạn đang dần dần bị ..."xâm lăng"?

Cuộc sống chung quanh ta coi thế mà thay đổi chóng mặt. Nếu không để ý, và không có thái độ tích cực để gìn giữ văn hoá của người Sàigòn xưa, thì Little Sàigòn có thể sẽ mất đi cái tên và ý nghĩa yêu kiều mà người dân ty nạn giữ trong lòng bao nhiêu năm nay.

User avatar
bichphuong
Posts: 569
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Chính phủ Mỹ đóng cửa vì Thượng Viện không thông qua nổi ngân sách
January 19, 2018

Image
Thượng Nghị Sĩ Charles Schumer (Dân Chủ-New York), lãnh tụ khối thiểu số Thượng Viện,
bước ra khỏi phòng họp kín, liên quan đến ngân sách.
(Hình: AP Photo/Jose Luis Magana)
WASHINGTON, DC (AP) – Cho dù có những cố gắng giữa lãnh đạo hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, và cả Tổng Thống Donald Trump, Thượng Viện Mỹ vẫn không có đủ số phiếu để thông qua ngân sách tạm vào khuya Thứ Sáu, có nghĩa là chính phủ liên bang bị đóng cửa trong những ngày tới.

Tuy nhiên, một số nhân sự thuộc các cơ quan phụ trách an ninh quốc gia vẫn hoạt động.


Trước giờ bỏ phiếu, không có dấu hiệu nào cho thấy hai bên nhượng bộ, liên quan đến đề tài di trú và ngân sách.

Hôm Thứ Năm, Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát đã thông qua dự luật ngân sách tạm, kéo dài từ ngày 20 Tháng Giêng đến hết ngày 16 Tháng Hai.

Trong khi đó, phía Dân Chủ tại Hạ Viện chỉ muốn thông qua ngân sách đủ tiền cho vài ngày để họ có thể tiếp tục gia tăng sức ép đối với phía Cộng Hòa, với hy vọng đảng này sẽ tương nhượng.

Tại Thượng Viện, đảng Cộng Hòa có 51/100 ghế. Đảng này cần 60 phiếu để có thể ngăn chặn một vụ câu giờ (filibuster) của Dân Chủ, nhưng cho tới 11 giờ tối, giờ Washington, DC, phía Cộng Hòa chỉ có được 50 phiếu.

Vào lúc 10 giờ 30 tối, chính quyền Donald Trump cho biết sẽ để hàng trăm nhân viên Tòa Bạch Ốc nghỉ nếu chính phủ bị đóng cửa vào lúc nửa đêm.

Cho tới tối Thứ Sáu, kế hoạch của phía hành pháp là sẽ giữ lại 659 nhân viên Tòa Bạch Ốc, và để cho khoảng từ 1,000 đến 1,700 nhân viên tạm nghỉ.

Những người bị tạm nghỉ không chỉ bao gồm nhân viên Tòa Bạch Ốc, mà còn là nhân viên Văn Phòng Phó Tổng Thống, và nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, cùng nhân viên một số cơ quan khác.

Vào lúc 9 giờ 30 tối, Tổng Thống Donald Trump nói rằng vụ tránh cho chính phủ liên bang bị đóng cửa “coi bộ không xong.”

Trước đó trong ngày, Tổng Thống Donald Trump phải hủy chuyến đi đến Florida để kỷ niệm một năm lãnh đạo nước Mỹ và gây quỹ cho cuộc tái tranh cử, để có thể ký dự luật ngân sách nếu được Thượng Viện thông qua.

Những ai bị ảnh hưởng vì chính phủ liên bang đóng cửa?

-700,000 di dân bất hợp pháp thuộc chương trình DACA, tức là những người nhập cư vào Hoa Kỳ lúc còn nhỏ. Vấn đề này có nằm trong ngân sách, và quy chế của họ sẽ bị hết hạn vào ngày 5 Tháng Ba. Nếu không đạt được ngân sách và không có điều khoản bảo vệ họ, những người này thuộc diện bị trục xuất.

-9 triệu trẻ em trong Chương Trình Bảo Hiểm Sức Khỏe Nhi Đồng (CHIP). Đây là những trẻ em thuộc gia đình có thu nhập quá cao không thể nhận Medicaid, nhưng lại không có đủ tiền để mua bảo hiểm tư nhân cho con. Hiện chưa biết số phận của các em này đi về đâu.

-Khoảng 1.3 triệu binh sĩ tại ngũ sẽ vẫn làm việc mà không được lãnh lương. Hiện nay, Bộ Quốc Phòng chỉ có tiền trả lương cho họ đến hết ngày 1 Tháng Hai.

-Khoảng 1.87 triệu nhân viên liên bang vẫn được làm việc có lương, đó là những người làm việc cho các cơ quan như An Ninh Giao Thông (TSA), thanh tra an toàn thực phẩm, nhân viên tuần tra biên giới, và nhân viên nhà tù liên bang.

-Có tới 417 công viên quốc gia bị đóng cửa, mặc dù chính quyền cố gắng giảm thiểu việc này tối đa, theo bà Heather Swift, phát ngôn viên của Bộ Nội Vụ, nói với CNN.

-Tất cả 19 viện bảo tàng thuộc hệ thống bảo tàng Smithsonian bị đóng cửa. (Đ.D.)

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image


Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?
Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử thì gặp một người đang đứng ở cổng nhà.
Người khách này ngăn vị học trò kia lại hỏi: “Nghe nói thầy dạy của ngài là Khổng thánh nhân, như vậy thì học vấn của ngài chắc phải cao lắm. Ngài cho ta hỏi một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài, còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta.”
Vị đệ tử kia suy nghĩ một lát rồi nói: “Xuân, Hạ, Thu, Đông, có bốn mùa!”
Người khách kia cãi lại: “Sai! Có ba mùa!”
Vị đệ tử cảm thấy thực sự là kỳ quái nói: “Rõ ràng là một năm có bốn mùa, sao ngươi lại nói là có ba mùa?”
Đúng lúc hai người tranh luận không thôi thì Khổng Tử đi ra. Vị khách kia hỏi: “Thánh nhân! Xin ngài hãy phân xử, một năm rốt cuộc là có mấy mùa?”
Khổng Tử nhìn vị khách một lượt rồi nói: “Ba mùa!”
Vị khách vô cùng đắc thắng, quay sang cậu học trò của Khổng Tử: ‘Ngươi nghe đã rõ chưa, còn không bái ta một lạy tạ lỗi sao?’. Nói rồi đắc chí cười ha hả đi thẳng.
Cậu học trò thấy hết sức quái lạ, bèn hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy! Một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao vừa rồi thầy lại nói là có ba mùa?”
Khổng Tử trả lời: “Con không thấy người kia sao? Đó là một con châu chấu biến hóa mà thành. Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa, xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông? Con tranh luận với nó chẳng phải là không bao giờ có kết thúc sao?”
Vị đệ tử bừng tỉnh hiểu ra đạo ý cao thâm của bậc Thánh nhân: Tranh cãi với người không cùng cảnh giới là việc phí thời gian vô ích.
Lão Tử nói: “Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” (Nghĩa là: người thiện thì không tranh biện, người tranh biện thì không phải thiện).
Sự tu dưỡng, trưởng thành trong đời một người thể hiện ở việc làm, không phải ở lời nói, tranh biện. Xưa nay, phàm đã là chân lý thì đâu cần tranh biện?

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Ba dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt bạn không thể chủ quan

Đau lưng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, đàn ông tuyệt đối không nên chủ quan.

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới song lại dễ dàng điều trị nếu được phát hiện sớm. Dưới đây là ba dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt đấng mày râu tuyệt đối không thể bỏ qua để kịp thời can thiệp, theo Men's Health.

Các vấn đề tiểu tiện

Khối u trong tuyến tiền liệt gây ra các vấn đề tiểu tiện như tiểu chậm, tiểu nhiều lần và cảm giác tiểu không hết khiến bạn vừa đi xong lại muốn "giải quyết" tiếp.
Image
Ung thư tuyến tiền liệt hay đi kèm các vấn đề tiểu tiện. Ảnh: RD.
Máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu

Thấy máu khi đi vệ sinh hoặc xuất tinh là triệu chứng bất thường cần được kiểm tra ngay lập tức bởi nhiều khả năng bạn đã bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc viêm nhiễm.

Một số nam giới tin rằng không xuất tinh cũng cảnh báo nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt song điều này không đúng. Trên thực tế, hiện tượng không xuất tinh chủ yếu xảy ra do ống dẫn tinh bị tắc nghẽn hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị u tuyến tiền liệt lành tính.

Đau lưng dưới

Ung thư tuyến tiền liệt khi lan rộng thường ảnh hưởng đến các mô, xương gần đó như phần lưng dưới cùng xương sống. Kết quả, bạn sẽ bị đau, tê xương sống và căng cơ. Tuy triệu chứng này khá hiếm gặp, các bác sĩ khuyến cáo đàn ông không chủ quan.

Tốt nhất, để bảo vệ sức khỏe, phái mạnh cần ghi nhớ ba dấu hiệu trên và nhanh chóng đi khám nếu thấy bản thân mình có triệu chứng tương tự. Ngoài ra, nếu đã trên 50 tuổi, bạn nên xét nghiệm sàng lọc ung thư định kỳ.

Minh Nhật

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Chấp nhận của người dân Pháp

Nước pháp buồn lắm nhưng biết nói gì đây, phải chấp nhận của người dân Pháp, nếu Obama còn thêm một nhiệm kỳ nửa, hoac ba Clinton dac cu thì nước Hoa Kỳ củng như thế nầy thôi.

Mời xem một cảnh ở ngoại ô Paris . Thấy mới tin !
http://www.youtube.com/embed/ sgTxtxu_YR8?rel =0
Nouvelle prière de rue du vendredi. Clichy/France - 31 ...
www.youtube.com
Try watching this video on www.youtube.com, or enable JavaScript if it is disabled in your browser.

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Mẹo nhỏ nhưng có thể cứu sống mạng người
Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thỉnh thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu không giải quyết kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, thực ra chỉ cần một vài mẹo nhỏ là bạn có thể “thoát nạn” trong gang tấc.

Những bịnh tật có thể gặp trong cuộc sống.

Dưới đây là chia sẻ một số mẹo nhỏ để xử trí rắc rối trong cuộc sống. Nó hoàn toàn là tri thức để có thể cứu người.

Phương thức áp dụng khi bị nghẹn thức ăn – Chỉ cần “giơ tay lên”
Image Tại Mỹ, một cậu bé 5 tuổi đã cứu sống bà ngoại mình khỏi nghẹn bằng cách thức rất đơn giản, đó là “giơ tay lên”.

Bà của Michelle Stewart, 56 tuổi, vừa xem tivi vừa ăn thạch, khi quay đầu lại, một mảnh thạch bị mắc kẹt trong cổ họng. Bà cố gắng bóp bụng để tự giúp mình, nhưng không có kết quả.

Sau đó cậu cháu hỏi: “Bà ơi, bà nghẹn à?”. Bà vẫn nói không ra lời: “Chắc là bà đang nghẹt thở, bà ơi, giơ hai tay lên, giơ hai tay đi”. Bà đành nghe theo, kết quả thật sự nhổ được cục thạch ra.. Cậu bé lúc ấy rất bình tĩnh, cậu còn khoe với bà rằng đây là điều cậu được học trong trường

Bị sái cổ
Image
Bạn thỉnh thoảng có bị cứng cổ khi thức dậy buổi sáng không? Là sái cổ.

Một khi bị sái cổ, bạn chỉ cần nhấc chân lên!

Kéo ngón chân cái ra, lấy tay xoay tròn từ từ theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

Chuột rút ở chân
Image Khi chân trái bị chuột rút thì giơ tay phải lên, ngược lại thì giơ tay trái trong khi chuột rút chân phải của mình, ngay lập tức nhẹ nhàng.

Tê chân
Image Nếu tê chân trái, dùng sức vung tay phải của bạn. Nếu chân phải bị tê thì dùng sức vung tay trái.

Chiếc kim khâu gia dụng cũng có thể trở thành dụng cụ hữu ích trong việc cứu người.

Vì cha mẹ già, ta cần nhất định nhớ kỹ 3 phép cứu mạng dùng kim khâu quần áo.

– Đầu tiên, liệt nửa người hay bán thân bất toại (không phân biệt xuất huyết não hay tắc máu), mắt miệng nghiêng lệch, ngay lập tức lấy kim khâu quần áo châm vào điểm thấp nhất dái tai bệnh nhân, đến khi nhỏ ra một giọt máu, bệnh nhân ngay lập tức được phục hồi, hơn nữa có thể không để lại bất kỳ di chứng nào.

– Thứ hai, bệnh tim đột tử phát sinh, lập tức cởi bít tất người bệnh, tương tự lấy kim châm lên mười ngón chân, ra một giọt máu, lần lượt bóp hết mười ngón chân, người bệnh có thể lập tức tỉnh táo lại.

– Thứ ba, dù là hen suyễn thở khò khè hay viêm thanh quản cấp tính các loại… phát hiện người bệnh thở không ra hơi, đến mức mặt đỏ tía tai, hãy nhanh chóng dùng kim châm lên chóp mũi, rồi thì có thể bóp ra hai giọt máu đen (máu độc).

Ba phương pháp “hồi dương cứu nghịch” trên không có bất kỳ nguy hiểm gì, hãy yên tâm là có hiệu quả trong vòng 10 giây.

Một lòng hiếu thảo mà chia sẻ. Hãy ghi nhớ! Đừng chỉ lưu trong điện thoại, trong tình thế cấp bách đừng ngại lấy ra thử một lần.

Sưu Tầm

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Sốc khi biết sự thật
về công dụng của đông trùng hạ thảo

Ngay tại Trung Quốc, nhiều người vẫn lầm tưởng về bản chất và công dụng của đông trùng hạ thảo, tới mức các nhà khoa học nước này phải lên tiếng cảnh báo.

Tháng 1/2018, nhiều tờ báo lớn của Trung Quốc như Sina, Sohu đồng loạt đăng tải nhiều bài viết về đông trùng hạ thảo, nhấn mạnh đây là “dược liệu”, không phải “vị thuốc” có thể ăn trực tiếp và mang lại nhiều hiệu quả như dân gian lầm tưởng.

Không có kháng thể chống ung thư[/h]Nhiều người cũng tưởng rằng, đây là loài sinh vật dị biệt: mùa đông là côn trùng (đông trùng), chui xuống đất tránh cái lạnh, còn mùa hè trở thành cây cỏ (hạ thảo). Các tài liệu khoa học và y học Trung Quốc ghi nhận đông trùng hạ thảo xuất hiện ở bốn tỉnh gồm Tứ Xuyên, Vân Nam, Thanh Hải, Cam Túc và Tây Tạng, tại các vùng núi có độ cao hơn 3.800 m so với mặt nước biển.
Image
Đông trùng hạ thảo khi mới được khai thác ngoài thiên nhiên
Trên thực tế, các nhà khoa học Trung Quốc thống nhất rằng đông trùng hạ thảo là thể kể hợp giữa ấu trùng loài bướm dơi và nấm.

Vào mùa hè, khi băng tuyết tan ra trên các cánh đồng cỏ ở độ cao 3.800 m so với mặt nước biển, bướm dơi đẻ trứng lên lá các loại hoa. Sau đó, trứng phát triển thành sâu nhỏ, khon vào mặt đất ẩm ướt, hấp thụ chất dinh dưỡng từ rễ các loài thực vật, dần béo trắng lên. Thời điểm này, nang bào tử nấm hình cầu gặp ấu trùng sâu bướm, chúng sẽ khoan vào cơ thể ấu trùng, rút chất dinh dưỡng, tạo thành tơ nấm. Hoặc đông trùng hạ thảo cũng hình thành khi ấu trùng bướm ăn lá cây có nấm.

Như vậy, xét về mặt thực chất, đông trùng hạ thảo chính là hiện tượng nấm ký sinh vào cơ thể ấu trùng sâu bướm, dần ăn hết chất dinh dưỡng của vật chủ.

Nấm lây nhiễm vào cơ thể ấu trùng, khiến ấu trùng cong mình lên cao lên 2 đến 3cm so với mặt đất. Lúc này, ấu trùng sẽ chết dần từ đầu đến đuôi. Nấm vẫn tiếp tục phát triển cho tới khi xâm nhập hoàn toàn cơ thể ấu trùng. Đến cuối xuân đầu hạ, phần dầu của ấu trùng sẽ mọc lên một dạng thực vật giống như cỏ màu tím đỏ. Đây chính là lúc thu hoạch đông trùng hạ thảo tốt nhất.

Tuy nhiên, giới khoa học Trung Quốc nhấn mạnh đây chỉ là “dược liệu”, chứ không phải thuốc tiên hay “dược phẩm”. Mặt khác, các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc cũng khẳng định đông trùng hạ thảo hoàn toàn không có kháng thể chống ung thư như đồn thổi.
Image
Đông trùng hạ thảo đã qua sơ chế
“Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, một số gian thương đã tìm mọi cách tuyên truyền, ép giá khiến đông trùng hạ thảo đắt như vàng.

Sự thực, loại dược phẩm này không có nhiều công hiệu đến vậy”, ông Vương Thành Thụ (Wang Chengshu), chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Sinh lý và Sinh thái thực vật, Thượng Hải, cho biết.

Cấm ăn trực tiếp

Tháng 12/2010, Tổng cục Giám định quốc gia Trung Quốc, ra thông cáo về đông trùng hạ thảo, trong đó cấm sử dụng loại dược liệu này để làm thực phẩm hoặc chế biến nó thành thực phẩm.

Năm 2005, Tổng cục thực phẩm và y học Trung Quốc, thuộc Bộ Y tế nước này, cũng đã ra lệnh buộc thay thế đông trùng hạ thảo trong các loại thực phẩm chức năng bằng các loại nấm khác được phép sử dụng.

Cuối năm 2017, khảo sát của tờ Time Weekly, nhận xét buôn bán đông trùng hạ thảo là ngành kinh doanh sinh lời ở Trung Quốc trong nhiều năm. Theo báo này, giá của đông trùng hạ thảo đã tăng lên 10 lần từ năm 2003. Tại siêu thị bán lẻ, đông trùng hạ thảo chất lượng có thể lên tới giá 888 Nhân dân tệ (134 USD) mỗi gram, đắt gấp ba lần vàng. Ngược lại, nấm Cordyceps militaris, thực thể có khả năng kháng ung thư, lại thường chỉ có giá 0,3 Nhân dân tệ (0,05 USD) mỗi gram.

Trong khi đó, các nhà môi trường học cũng cảnh báo việc khai thác diện rộng với đông trùng hạ thảo ở Tây Tạng, về lâu dài có thể gây tổn hại nghiêm trọng với môi trường ở vùng cao nguyên này.

Năm 2016, Tổng cục thực phẩm và y học Trung Quốc thậm chí còn cảnh báo lượng độc tố arsen có trong đông trùng hạ thảo được chế biến thành bột hay viên nén, ở mức cao hơn chuẩn cho phép. Hạn mức tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc về arsen, hóa chất độc hại, là 1 miligam/kg, nhưng mức tìm thấy trong các chế phẩm đông trùng hạ thảo dao động từ 4,4-9,9 miligam/kg.

Báo Trung Quốc Chinanews cảnh báo người dân cần thận trọng với đông trùng hạ thảo, trong khi không ít người vẫn lấy chúng làm những món quà đắt tiền, thường tặng cho người già. Dân gian cho rằng loại dược liệu này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, điều chưa hề được khoa học chứng minh.

Tờ Sina từng đăng tải bài viết “Đông trùng hạ thảo: tiên dược hay cú lừa thế kỷ”, dẫn nghiên cứu của ông Vương Thành Thụ, khẳng định dược liệu này khi được chế biến, phối hợp với các loại dược liệu khác, có tác dụng bồi bổ một số bệnh.
Image
Thiếu nữ Tây Tạng khai thác đông trùng hạ thảo ngoài thiên nhiên
Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo không có tác dụng trực tiếp trong điều trị bệnh cho lục phủ ngũ tạng, thậm chí chữa được những trọng bệnh như một số phương tiện thông tin đã đồn thổi.

“Đông trùng hạ thảo không thể chữa được ung thư, hen suyễn hay vô sinh như những lời quảng cáo”, báo viết.

VÕ VĂN VIỆT

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Trận chung kết Super Bowl 2018 và những con số chóng mặt

Image
Sân vận động US Bank Stadium tại thành phố Minneapolis, Minnesota, nơi diễn ra trận chung kết bóng đá Mỹ Super Bowl ngày 04/02/2018.
(Ảnh chụp ngày 29/01/2018)REUTERS/Kevin Lamarque
Hôm nay 04/02/2018, tại thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ diễn ra trận Super Bowl, chung kết bóng đá Mỹ hàng năm giữa đội bóng New England Patriot và Philadelphia. Đây là trận đấu được hàng trăm triệu người dân Mỹ trông đợi hàng năm. Ngoài tính chất cạnh tranh chuyên môn, trận Super Bowl còn là cuộc đua chóng mặt của những con số mà mỗi năm lại có thêm kỷ lục mới.

Thông tín viên Marie Bourreau tại New York :

Những con số quá cỡ theo kiểu Mỹ: Khoảng 170 triệu người có thể sẽ theo dõi trận chung kết này. Ngôi sao lần này sẽ là Tom Brady, người giữ vị trí như kiểu tiền vệ đội New England Patriot của thành phố Boston.

Đây là cầu thủ có thu nhập cao nhất trong lịch sử làng bóng đá Mỹ. Trong năm 2018 này, ước tính Tom Brady có thể kiếm được 75 triệu đô la. Anh còn là chồng của siêu mẫu người Brazil, Gisele Bund­chen nổi tiếng. Như thế cũng đáng để khán giả theo dõi.

Giá vé vào xem trận đấu trên sân trung bình là 5000 đô la. Nhưng trận chung kết Super Bowl còn nổi tiếng bởi 30 phút nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu. Đó là lúc để các spot quảng cáo chen vào nhưng với giá đắt kinh khủng : 4,5 triệu đô la cho 30 giây quảng cáo. Các nhà quảng cáo dám chơi mạnh tay như vậy bởi 99% khán giả truyền hình Mỹ vẫn theo dõi các quảng cáo trên màn hình.

Tiếp đến là buổi biểu diễn ca nhạc. Năm nay, Justin Timberlake bao chọn show diễn. Mặc dù không lấy tiền thù lao nhưng đổi lại, một buổi biểu diễn thành công tại đây sẽ giúp ca sĩ bán chạy như tôm tưới các album của mình.

Trận đấu còn diễn ra ngay cả trong bếp : 49 triệu lon bia, hơn một tỷ chiếc cánh gà được tiêu thụ trong dịp diễn ra trận đấu. Ngày hôm sau của trận chung kết sẽ không còn hừng hực khí thế nữa. 39% khán giả truyền hình sẽ không đi làm ngày thứ Hai. Điều này có nghĩa kinh tế Mỹ sẽ thâm hụt 3 tỷ đô.

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »


Hiểu sai về hạn sử dụng
Sai lầm vứt bỏ thực phẩm và thuốc


Vì hiểu sai về hạn dùng, 90% người Mỹ ngay cả người Việt Nam cũng vậy!
Họ đã phạm sai lầm là vứt bỏ thực phẩm và thuốc quá sớm.

1/. Thực phẩm

Image
Họ nghĩ rằng thực phẩm sẽ không còn dùng được sau ngày qui định đó, trong khi thật ra ý nghĩa đúng nhất mà các nhà sản xuất muốn nói đến
là thực phẩm sẽ đạt tình trạng tươi tốt nhất vào ngày qui định trên nhãn hiệu, chứ không phải là sẽ bị hư hỏng ngay sau ngày đó.
Image Một cuộc nghiên cứu do ban bảo vệ nguyên liệu thiên nhiên phối hợp với ban quy định điều lệ thực phẩm của đại học Harvard cho thấy
phần đông người tiêu dùng thường lẫn lộn về ý niệm “bán đến ngày” (sell by), “tiêu thụ đến ngày” (use by), “dùng tốt nhất trước ngày” (best before).
Theo bà Dara Gunders, một trong những người tham gia cuộc nghiên cứu trên thì ý niệm lệch về ngày tháng hết hạn khiến cho biết bao thực phẩm
và nguyên liệu để chế biến chúng đã bị lãng phí vì ai cũng sợ ăn vào sẽ mang bệnh.
25% người dân thậm chí còn vứt bỏ thực phẩm sớm hơn ngày quy định.

Nhóm nghiên cứu trên nghĩ rằng nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn chính là vấn đề thiếu sót của liên bang trong việc xác định tiêu chuẩn
từng nguồn thực phẩm, đưa đến sự tự tiện ra luật lệ ở cấp tiểu bang về cách đánh giá thực phẩm và cách ghi ngày tháng hạn định trên bao bì.
Image

Image

Image
Nói cách khác như bà Dara Gunders nhận định thì thật là một việc rối nùi, mà hậu quả gây ra khiến cho hằng năm có 40% thực phẩm còn tốt
không được sử dụng tới, trị giá lên đến 165 tỉ đô la, tính bình quân ra là 455 đô la lãng phí đối với một gia đình 4 người.
Cũng theo các nhà nghiên cứu thì trong khi họ đang đề nghị các bộ ngành thực phẩm phải có một công thức chuẩn mực rõ ràng về thời hạn,
cách tốt nhất đối với người tiêu dùng là tự tìm hiểu cấu trúc thực phẩm và cách bảo quản, tồn trữ của từng loại thức ăn,
trong đó một kiến thức quan trọng là cách xử dụng hữu hiệu tủ lạnh để vừa bớt tốn điện vừa kéo dài sự tươi tốt của thực phẩm.
Image 2/. Thuốc Hàng năm người Hoa Kỳ đã liệng đi cả tỷ bạc Mỹ Kim thuốc Tây mà nhãn hiệu của các nhà bào chế nói là “quá hạn” theo lời dặn là phải của các dược sĩ là phải vứt đi.

Sự thật như thế nào?
Có phải liệng đi những thuốc “bị quá hạn” không?

Có đúng là thuốc “bị quá hạn” sẽ hết hiệu nghiệm hay là sẽ “hư hại” sau ngày “quá hạn” dán ngoài hộp thuốc?

Gerald Murphy, là một dược sĩ nay đã về hưu hiện cư ngự tại Ormond Beach, TB Florida không nghĩ như thế.
Ông ta nói rằng đa số các thuốc “quá hạn” vẫn còn tốt và hiệu nghiệm nhiều năm sau ngày “hết hạn”,
mà do các hãng dược phẩm “cố ý” dán vào bao thuốc, để bắt người tiêu thụ phải mua thuốc mới để kiếm tiền mà thôi.
Image Ông đã trải qua cả chục năm tranh đấu cho việc “đặt để ngày hết hạn thuốc” phải dựa trên tiêu chuẩn khoa học chứ không phải dựa theo “chu kỳ”
do các hãng dược phẩm tự ý “chọn lựa” được. Tại nhiều Tiểu Bang các dược sĩ tự động “cho” một ngày quá hạn khác –
nhiều khi sớm hơn ngày quy định của các hãng bào chế nữa. Ông nói: “Họ làm tiền bằng cách khuyến khích người tiêu thụ
liệng đi những thuốc hãy còn tốt, để mua thuốc mới.”
Ông Murphy được một “thắng lợi nho nhỏ” năm 2005, là Quốc Hội Florida đã nói với Hiệp Hội các dược sĩ Florida là
“Không cần phải ghi ngày quá hạn trên các hộp thuốc nữa” như họ đã làm từ năm 1993.
Ông Murphy không phải hành động đơn độc. Cơ quan Quản Trị Thực Phẩm, Thuốc Men Hoa Kỳ ( US Food and Drug Administration=FDA ),
trong những thử nghiệm cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, đã xác nhận rằng đa số các thuốc tây bán theo toa bác sĩ,
hay bầy bán tại các tiệm thuốc vẫn còn hiệu nghiệm và an toàn rất lâu sau ngày “quá hạn” của các nhà bào chế.
( The U.S. Food and Drug Administration, in tests for the Defense Department has determined that most prescription
and over-the-counter drugs remain safe and effective long after the manufacturer’s expiration date – in some cases, may years longer.)
Image Nhưng khảo cứu của cơ quan FDA không kể đến những thuốc để trong những phòng tắm có hơi ẩm hay trong xe nóng bỏng mùa hè.
Bà Mary L. Euler, phụ tá khoa trưởng tại trường Đại Học Dược Khoa Missouri tại Kansas City,
và là phát ngôn viên của Hiệp Hội Dược Phẩm Hoa Kỳ nói:
“Tôi có nghĩ rằng một cuộc khảo cứu rất cần thiết để tìm hiểu rõ về vần đề này không? – Tôi tin chắc chắn như vậy”
Năm 2001 Hiệp Hội Dược Sĩ Toàn Quốc Hoa Kỳ yêu cầu kỹ nghệ bào chế thuốc Tây đầu tư vào việc nghiên cứu kia, nhưng không được trả lời. (*)
Dân Biểu CH-Tb Pennsylvania là Tim Murphy đã yêu cầu cơ quan FDA cho một ban chuyên viên nghiên cứu riêng về vấn đề “quá hạn này”.
Ông nói: “Có cái gì rõ ràng là không ổn. Ngay bây giờ, các ngày quá hạn đều do các nhà bào chế thuốc tự động quy định, làm sao mà biết được thực hư?”
Image Ông Armon Neel Jr, một dược sĩ tại Griffin TB Georgia mà công tác đặc biệt là xem xét lại các loại thuốc dùng trong các nhà dưỡng lão
và phải ký giấy huỷ bỏ các loại thuốc “hết hạn” quả làm lòng ông không yên ổn.
Ông nói: ” Thấy thuốc bị đưa vào lò đốt đi – cả triệu triệu Mỹ Kim – thật không đúng chút nào hết. “
Các bệnh nhân nào nếu còn thuốc dư, mà nghĩ rằng hãy còn tốt thì nên hỏi bác sĩ riêng của mình.
(*) .- Các nhà bào chế làm thinh là đúng quá rồi, vì chạm đến túi tiền của họ. Bệnh nhân và người tiêu thụ phải vứt thuốc cũ đi để mua thuốc mới
thì họ được lợi bao nhiêu? Nên nhớ rằng mỗi năm có hàng ngàn dự luật “làm lợi” cho người dân Hoa Kỳ bị “nằm chết”
trong các hộc bàn của các vị Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, nhất là các vị được làm Trưởng Ban hay Trưởng Tiểu Ban.
Image Ví dụ điển hình là “Dự Luật cho người dân Hoa Kỳ mua thuốc từ bên Canada giá rẻ bằng 1/10 giá thuốc ở Mỹ” đã chết thảm
vì sự “chống đối mãnh liệt” (chạy chọt vận động – lobby) của các hãng bào chế Hoa Kỳ và Hiệp Hội Dược Sĩ Mỹ.

Việc đề nghị hỏi các ông bác sĩ gia đình cũng không xong, vì mấy vị bác sĩ này không có rành về thuốc lắm vả lại họ còn sợ bị đưa ra tòa nữa,
nếu “cho phép” bệnh nhân dùng thuốc cũ rồi sau này sinh chuyện không lành.

Brad Mackee /AARP Bulletin

Post Reply