Đời Sống Quanh Ta

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Không nên uống trà
ngay sau khi ăn


Image

Chúng ta thường có thói quen uống trà ngay sau khi rời khỏi bàn ăn vì cho rằng điều này vừa giúp làm sạch miệng, vừa có lợi cho hệ tiêu hoá. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Các chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc khuyên rằng: Hãy từ bỏ ngay thói quen uống trà ngay sau khi ăn nếu bạn muốn cơ thể mình luôn khoẻ mạnh.

Người Trung Quốc có câu: "Uống trà ngay sau bữa ăn không khác gì uống thuốc độc". Trong nước trà có chứa một hàm lượng lớn tannin và các hợp chất có tính kiềm. 2 chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, từ đó dễ dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, tanin khi kết hợp với prôtein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, thực phẩm họ đậu… sẽ tạo thành các chất cặn khó tiêu, các chất kết tủa và tạo sỏi. Lâu ngày có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Tanin còn gây phản ứng với các khoáng chất có gốc kim loại trong thức ăn như: sắt, magiê, kẽm, tạo ra các axít gây hại cho dạ dày.

Trong dạ dày có chứa sẵn các men tiêu hoá và axit giúp quá trình tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn cũng sẽ "làm loãng" các men tiêu hoá này, từ đó hạn chế khả năng tiêu hoá của dạ dày.

Các thực nghiệm cũng chỉ ra rằng dù chỉ là 15ml nước trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm tới 50% khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trà càng đặc thì lượng sắt cơ thể hấp thụ càng thấp. Lâu ngày có thể gây ra hiện tượng thiểu máu do thiếu sắt.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên chúng ta cũng nên hạn chế uống trà trước bữa ăn. Nếu có chỉ là trà hoa cúc nhạt. Loại trà này sẽ không ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá.

1 cốc nước lọc sau khi ăn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bạn chỉ nên uống trà sau bữa ăn từ 1 - 2 tiếng.

Theo DT Viet/CHT(footmate)

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Sinh tố dâu tây

Image
Dâu tây đang vào mùa với những trái chín đỏ mọng mang mùi hương ngọt ngào. Món sinh tố dâu tây do bạn đọc có nickname Bé Su gửi dưới đây cũng rất hấp dẫn, lại dễ làm.

Nguyên liệu: 500 g dâu tây, 2 thìa to đường kính trắng, 1 lít sữa tươi.

Cách làm:

- Dâu tây rửa sạch, bổ làm tư, trộn đường để trong 10 phút.

- Dùng máy sinh tố xay nhuyễn, thêm sữa tươi vào tuỳ sở thích của bạn.

- Rót ra cốc, có thể trang trí thêm cho đẹp mắt và thưởng thức.

(Dịch từ Daskochrezept)

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Image

Tục cúng Ông Táo


Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể. Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

Và cũng có lẽ do quan niệm mỗi nơi, cộng thêm sự phong phú về nếp sống văn hóa ở mỗi vùng miền mà nghi thức cúng Ông Táo cũng có phần khác nhau ở mỗi địa phương.

Từ Nghệ An trở ra Bắc, người ta thường mua cá chép sống về cúng rồi thả xuống sông, hồ hoặc thả vào giếng, nuôi cá cho đến lớn để cá trông coi gia đình luôn thịnh vượng, con cháu được đỗ đạt, làm ăn được hanh thông. Có gia đình quan niệm nên phóng sinh để cá hóa thành rồng đưa ông Táo lên trời. Riêng vùng Nam Trung Bộ trở vào thì tục lệ này có phần khác, theo quan niệm của họ, để tỏ lòng biết ơn các Táo, họ có thể dâng hoa quả, kẹo, bánh mứt... miễn là đồ ngọt, là cây nhà lá vườn chứ không cần cầu kì, mà chỉ cần lòng thành. Đặc biệt ở các tỉnh Nam Trung bộ thường có bánh cốm làm bằng bột nếp rang nở, ở miền Nam là món bánh mè hay còn gọi là “thèo lèo”.

Dù phong tục và cách thức tiễn đưa Ông Táo ở các vùng miền có phần khác nhau, nhưng có thể nói tục cúng Ông Táo đã trở nên rất quen thuộc và phổ biến, là một phong tục đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam, cũng là một nghi lễ chính thức để bắt đầu cho những ngày Tết cổ truyền của người Việt. Từ đó, cũng thấy được sự trân trọng của nhân dân ta đối với đời sống gia đình, công việc bếp núc, việc chăm sóc dinh dưỡng cho mọi người, cũng như ý thức lối sống nề nếp, cách cư xử đúng mực của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về.

Cẩm Thúy
(Sưu tầm)

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

3 cách khác thường giúp ổn định tài chính khi có con vào đại học

Image
Một phiên giảng tại trường Rice University ở Houston ngày 6 tháng Giêng 2009. Hình AP.
Phạm Khoa

Kinh tế suy thoái khi con cái đến tuổi vào đại học tạo thêm nhiều lo âu cho giới phụ huynh, nhất là khi gia đình không chỉ có một mà tới vài ba đứa con sắp bước vào đại học.

Có một vài cách có thể giúp tiết kiệm hàng chục ngàn Mỹ kim để giảm lo âu khi tìm lời giải cho bài toán khó này... Đây là những cách không phải khó làm, nhưng chưa có nhiều người Mỹ biết tận dụng.

Cho con học cao đẳng cộng đồng hai năm trước khi vào đại học, tiết kiệm $15,000-$25,000

Học cao đẳng cộng đồng (community college) hai năm, rồi chuyển lên đại học học tiếp hai năm nữa để lấy bằng cử nhân, thay vì dồn hết bốn năm vào một trường đại học.

Khi chọn học hai năm ở một trường cao đẳng, sinh viên có thể sống chung với gia đình, không phải thuê nhà, do đó có thể tiết kiệm cả tiền nhà lẫn chi phí sinh hoạt. Học phí cao đẳng cũng thấp hơn nhiều so với học phí đại học. Do vậy, hai năm học ở cao đẳng cộng đồng có thể giúp tiết kiệm từ $15,000 đến $25,000 chi phí, chưa kể lãi suất phải trả nếu sinh viên vay tiền đi học.

Gần đây, Bill & Melinda Gates Foundation công bố bỏ ra $69 triệu để phát triển giáo dục ở cao đẳng. Quỹ này sẽ cấp nhiều học bổng cho sinh viên giỏi, nhờ đó khoản tiền tiết kiệm có thể cao hơn nếu con quý vị được tặng học bổng.

Dĩ nhiên, việc tiết kiệm một khoản tiền lớn như vậy không dễ dàng. Phụ huynh cần tham khảo kỹ càng các chương trình “transfer” trong tiểu bang (đây là những thoả thuận giữa các trường đại học và một số trường cao đẳng cộng đồng trong việc nhận sinh viên “transfer” từ cao đẳng lên đại học, nhiều trường cam kết “transfer” cho những sinh viên thoả một số điều kiện nhất định).

Phụ huynh và sinh viên nên nghiên cứu trước những trường đại học mà mình muốn học trong tương lai, xem những trường đó nhận “transfer” với tỉ lệ cao nhất từ những trường cao đẳng cộng đồng nào trong vùng mình cư trú.

Mua condo cho con ở trong thời gian học đại học, tiết kiệm ít nhất $20,000

Mua một condo hai phòng ngủ, cho thuê bớt một phòng, rồi tiếp tục giữ condo đó để cho thuê một vài năm sau khi con quí vị tốt nghiệp. Nếu chọn cách này, quí vị nên mua loại hai phòng ngủ thay vì một phòng ngủ, vừa có thể cho thuê lại, sau này vừa dễ bán hơn.

Ở một số tiểu bang, giá condo đã xuống rất nhiều so với cách đây hai năm, nên trong nhiều trường hợp, khoản tiền trả góp hàng tháng khi mua condo sẽ thấp hơn tiền thuê apartment. Trong khi đó, chi phí thuê nhà quanh các trường đại học thường rất cao. Tiền thuê apartment có thể lên đến $10,000/ năm học và $40,000 cho 4 năm học.

Nếu con qúi vị học ở đại học ở những vùng giá condo đã xuống 40% đến 70% so với hai năm trước (có nghĩa là trong vòng từ 5 đến 7 năm nữa, giá condo có thể sẽ lên trở lại, ngang mức của hai năm trước), mua condo cho con ở sẽ có lợi hơn nhiều so với thuê apartment. Giả sử quí vị mua một condo hai phòng ngủ với giá $120,000, trả trước down payment $30,000 và trả thế chấp 30 năm. Mỗi tháng tiền trả góp, kể cả thuế và bảo hiểm khoảng $670, cộng với association fee khoảng $200, chưa kể quí vị có thể cho thuê một phòng, thu lại khoảng $500 mỗi tháng... Trong khi đó, con quí vị đi thuê một “studio apartment” có thể tốn đến $1,000 mỗi tháng.

Quí vị có thể bán condo khi thấy có lời. Thông thường, nên giữ condo ít nhất 5 năm rồi hãy bán. Lý do cần giữ lâu hơn 5 năm là vì quí vị cần có thời gian để phần sở hữu của quí vị trong căn nhà được tích lũy đủ để bù lãi suất, khiến việc bán nhà đi có lợi. Trong 5 năm đầu của hợp đồng thế chấp, 80% tiền trả góp hàng tháng là tiền lãi, chỉ có 20% giúp tăng phần sở hữu của quí vị trong căn nhà. Mặt khác, giá nhà có lẽ sẽ còn ở mức thấp (mức hiện nay hoặc thấp hơn) trong vài năm nữa.

Giữ trẻ, cách dễ kiếm tiền

Khi kinh tế suy thoái, sinh viên khó tìm việc làm bán thời gian. Tuy nhiên, nếu quí vị có hai, ba đứa con lớn, có thể tổ chức cho các con giữ trẻ tại nhà của quí vị, hoặc đến giữ trẻ tại tư gia của những phụ huynh có trẻ con mà quí vị tin cậy. Đây là cách để có một khoản thu nhập phụ không tệ.

Giữ trẻ luôn là một dịch vụ có nhu cầu rất cao ở Mỹ vì phụ huynh thường bận rộn, gia đình lại không đủ người để chia sẻ gánh nặng chăm sóc trẻ con và luật pháp không cho phép người lớn để trẻ ở nhà một mình.

Phí giữ trẻ thường thu theo giờ, theo ngày, hoặc theo tuần. Ở nhiều nơi tại California, phí này từ $7 đến $20 mỗi giờ, nếu giữ trẻ theo giờ.

Một số tiểu bang có qui định khá gắt gao về điều kiện được giữ trẻ tại nhà. Do vậy bạn cần tham khảo thêm qui định ở địa phương.

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Làm sao để lên tinh thần

Oanh Thơ

Mỗi người trong chúng ta hình như lúc nào cũng mơ ước thực hiện một điều gì đó mà không hoàn thành được như ý muốn. Chẳng hạn làm sao để xuống 10 pounds hay xếp lại cho thứ tự cái closet lộn xộn... Thì giờ, thời khóa biểu bận rộn làm cho chúng ta cứ hẹn rày, hẹn mai.

Một bài báo của Lisa Goff trên tờ Good Hosekeeping sẽ đề nghị 4 bước cho chúng ta áp dụng để khuyến khích tinh thần của chính mình sau đây:

Ðầu tiên là phải đề ra một mục đích để hướng tới. Thứ hai là tìm ra một lý do để làm cho mình phấn khởi mà thực hiện mục đích. Kế đó là chọn các kế hoạch để giúp cho mình chú tâm theo đuổi đến nơi đến chốn. Và cuối cùng là dành cho mình một phần thưởng (thế nhưng nhiều khi kết quả của việc làm này chính là phần thưởng rồi!)


1/ Bước đầu tiên: Mơ ước thật to lớn nhưng nên bắt đầu nho nhỏ mà thôi

Bạn hay nhìn một người nào đó và tự hỏi tại sao cái gì họ cũng làm được cả vậy? Nhà của họ ngăn nắp và có mỹ thuật giống như có thuê một nhà trang trí đến bày biện, trong khi bạn chỉ treo một bức màn cửa sổ cũng không xong.

Ðiều này được các chuyện viên tâm lý giải thích là do tính sinh hóa (biology) trong con người của chính bạn. Thật vậy, Frank Farley, một giáo sư về tâm lý ở Temple University nói: “Một số người thuộc loại có cá tính chữ T - Thrill Seeker - thích tìm tòi cảm giác mới lạ hơn người khác. Họ thường muốn thử thách một cái gì đó làm cho họ thích thú”.

Bạn nghĩ là việc bạn dọn dẹp cho ngăn nắp cái phòng gia đình (family room) chẳng có gì hấp dẫn cả ư? Ðiều đó không sai tí nào cả nhưng việc dọn dẹp này cũng đòi hỏi một năng lực mà loại người “thrill seekers” này thích thú. Cho dù bạn không thuộc loại T nói trên đi nữa, nhưng bạn đâu có phải là loại người lười biếng. Chỉ tại bạn cần một động lực thúc đẩy và khuyến khích bạn thực hiện mà thôi, phải không?

Vấn đề chính ở đây là việc bạn chỉ cần chia mục đích của bạn ra thành từng phần nhỏ. Nếu phải sơn nguyên cả căn nhà thì là một công việc quá to lớn, nhưng sơn một căn phòng thì trong tầm tay. Viết một cuốn sách thì đáng sợ thật, thế nhưng sửa soạn và gom góp tài liệu cho một đề tài nào đó thì không quá khó khăn và phức tạo lắm đâu.

Thí dụ như bạn muốn dọn dẹp cái garage vào ngày Thứ Bảy thì theo bà Jill Spiegel, chủ nhân một cơ quan chuyên lo việc khuyến khích ở Minneapolis, là một việc không nên làm, vì bạn sẽ thấy đó một công trình to lớn và không hề muốn bắt tay vào cho mà coi!

Bà Spiegel khuyên chúng ta nên lập chương trình có tên: “Tháng dọn dẹp garage”. Tuần lễ đầu tiên thì vứt bỏ hay cho đi những món đồ to lớn, cồng kềnh. Kế đó là dọn dẹp mấy cái kệ và vứt bỏ những đồ vật nhỏ. Cuối cùng là lau chùi sàn nhà. Bạn chứng kiến thành quả của công việc của mình từ từ hiện ra trước mắt và điều đó giúp bạn tiếp tục công việc cho đến hết.

Khi chúng ta chuẩn bị nhắm đến việc đạt cho được một mục đích nào đó, điều này sẽ làm cho chúng ta bớt chỉ trích chính mình. Thay vì cứ ở đó mà than trách, chê bai chính mình là không làm được điều này, điều nọ thì tại sao không thử nhúng tay vào? Hãy thử dọn một cái hộc tủ, ngồi vào bàn computer học cách sử dụng nó hay chạy bộ trên treadmill chừng 10 phút, và xem kết quả nó ra sao.


2/ Tự tìm ra nguyên nhân ngăn cản

Những nguyên nhân bên ngoài như nghe, hay biết được một câu chuyện thành công của người khác vẫn không đủ sức mạnh để khiến cho bạn đi tới bằng chính cái động lực từ bên trong.

Ðầu tiên, bạn phải tự tìm hiểu xem cái lý do nào đã làm cho bạn không đạt tới mục đích của mình. Edward Deci, giáo sư tâm lý ở Rochester University nói: “Chúng ta thường tự nhủ - tôi không thể nào làm được việc đó vì không có thì giờ”. Thật ra, thì giờ không phải là lý do, mà đôi khi chính sự sợ hãi và lo âu bị thất bại đã ngăn cản bước tiến của chúng ta. Ðó là cái mặc cảm đã tiềm ẩn trong lòng chúng ta từ lâu khi luôn nghĩ rằng: “Thế nào mình cũng sẽ thất bại thôi và người ta sẽ cười cho mà xem!”

Trong trường hợp bạn không muốn thực hiện việc dọn dẹp cái garage thì lý do này dễ hiểu vì đó không phải là việc làm dễ dàng và đòi hỏi nhiều thì giờ. Thế nhưng bên cạnh đó, có thể còn có một lý do gì đó sâu xa hơn, chẳng hạn như bạn nghĩ rằng: “Tại sao chồng và con lại để cho một nình bạn đối diện với cái đống đồ bừa bãi, lộn xộn đó một mình”, phải không? Thế nên, ông Deci khuyên bạn nên hỏi lại chính mình xem có phải vì một cảm xúc gì đó nên bạn không muốn dọn dẹp hay không?

Ngoài ra, còn có một lý do khác khiến bạn không thấy thích thú gì khi thực hiện một công tác nào đó, là vì bạn luôn so sánh hơn thiệt. Chẳng hạn như bạn phải săn sóc người mẹ bị bệnh vì mẹ ở chung nhà với bạn trong khi gia đình thì đông anh em. Trong lòng bạn nghĩ đó là trách nhiệm và bổn phận chung của cả gia đình mà sao bạn lại phải làm nhiều nhất. Bạn nghĩ rằng sự săn sóc mẹ không phải do bạn tự nguyện vì tình thương của mình dành cho mẹ, mà còn vì bị cắt đặt, yêu cầu nên bạn ấm ức và không muốn kéo dài tình trạng đó dài lâu.

Trong trường hợp này bạn nên có một cuộc họp với các anh chi em khác và trình bày những khó khăn và suy nghĩ của mình để kêu gọi sự hỗ trợ, chia sẻ từ người thân trong việc săn sóc mẹ.

Kathy Nelson, một huấn luyện viên về đời sống ở San Diego đề nghị để tìm sự quân bình và niềm vui trong đời sống, bạn hãy nhớ lại những giờ phút vui tươi trong cuộc đời như việc mình giúp đỡ một người bạn, theo học lớp cắm hoa, cười đùa với con cái hay tham gia một buổi phân phát thức ăn cho kẻ không nhà... Những kỷ niệm đẹp này khiến bạn biết được là điều gì đã làm cho mình vui sướng nhất.

Nếu bạn thích giúp đỡ người khác, hãy liên lạc với cơ quan từ thiện đang cần những quần áo hay đồ dùng cũ mà còn tốt của gia đình bạn. Nếu bạn có một mảnh vườn nhỏ thì tại sao không trồng thử một vài loại cây mới với những cánh hoa ngộ nghĩnh?

Hãy đứng lên và bắt tay vào việc chứ đừng ngồi đó mà đập đầu, bứt tóc than thở là tại sao tôi không thể thực hiện một việc gì cả!


3/ Mỗi ngày nên nhắc nhở mình về mục đích theo đuổi

Bạn nên giữ mục đích mình theo đuổi bằng cách viết xuống những việc cần làm. Dán một cái giấy nhỏ trên tủ lạnh, trên bàn viết, cửa phòng ngủ... Nếu bạn đang nhịn ăn và muốn tập thể dục thì không gì bằng một cái giấy nhắc nhở dán trong bếp có hàng chữ: “Ăn trái cây chứ không phải đồ ngọt!” hay “ đi tập thể dục đi”

Nếu bạn thuộc loại “thỏ đế” thì lại càng nên thử làm một cái gì mới mẻ chẳng hạn như vào một tiệm đồ Ý ăn thử chứ đừng có đi đâu phải ăn đồ Việt Nam mới chịu. Nên chọn mua một cái áo màu tươi sáng như hồng, xanh thay vì cứ mặc hai màu đen, trắng suốt cuộc đời!


Sửa soạn cho những giây phút nản chí

Không bao giờ để cho ý nghĩ “tôi quá bận rộn” làm bạn thối chí hay bỏ cuộc. Dĩ nhiên muốn đạt được mục đích thì bạn phải cố gắng hơn nữa. Chẳng hạn như bạn phải dậy sớm hơn thường lệ hai tiếng đồng hồ để tập thể dục. Muốn học đan thì bạn phải tháo lui, tháo tới cái cuộn len cả chục lần. Còn muốn tham gia một lớp cắm hoa vào tối Thứ Tư thì bạn báo cho gia đình biết là bạn sẽ không nấu cơm tối vào ngày đó để cả nhà chuẩn bị ăn pizza hay ăn phở!


Chia sẻ mục đích với bạn bè

Khi bạn muốn tham dự một cuộc thi cắm hoa chẳng hạn, bạn bè và gia đình cần biết để có mặt nâng đỡ tinh thần. Còn khi bạn nói cho họ biết là bạn sẽ bỏ uống cà phê hay hút thuốc, thì họ sẽ nhắc nhở bạn khi bạn quên.


Sắp đặt một khung cảnh yên tĩnh để thực hiện mục đích

Mấy đứa con của bạn mặc dù rất dễ thương thế nhưng có thể làm phiền bạn khi đòi hỏi cái này, cái nọ. Cho nên bạn nên gởi nó cho bà ngọai hay bạn bè trông giùm để rảnh tay mà dán giấy hoa lên tường của căn phòng ngủ.


Hãy tự nhắc nhở mình bằng những suy nghĩ lạc quan

Thay thế những ý nghĩ bi quan bằng những phản ứng và nhận xét lạc quan khi ghi nhận những điều mình đã thực hiện được. Cái album mà mình đang làm đã xong được một nửa rồi và trông rất đẹp (chứ không phải: mới chỉ xong có một nửa mà thôi, rầu ghê!). Có nghĩa là luôn luôn tự khuyến khích chính mình bằng câu: “Tôi đang làm công việc ấy và đang đạt được những tiến bộ trong mục đích của tôi.”


4/ Tự thưởng chính mình về thành quả đạt được

Bà Nelson nói rằng việc đạt được mục đích tự nó đã là một phần thưởng về tinh thần. Thế nhưng, nếu bạn cứ đặt ra một phần thưởng thực tế như là cho mình một buổi đi đấm bóp- massage, làm da mặt, hay một bữa ăn ở nhà hàng sang trọng mà mình mơ ước đặt chân đến... Bất cứ cái gì mà trước kia bạn nghĩ mình không xứng đáng được hưởng.

Tùy cái mục đích mà bạn đặt ra lớn hay nhỏ, cái phần thưởng dành cho chính mình có thể chỉ là mua một cái áo đắt tiền hay một cuộc đi nghỉ mát đâu đó cùng với gia đình.

Ðừng bao giờ đình lại ý nghĩ về việc sẽ tự thưởng cho mình vì điều đó ảnh hưởng đến việc cố đạt cho được mục đích. Nếu phần thưởng của bạn là một cuộc đi chơi xa ở thung lũng Napa thì hãy cắt một cái hình của vùng trồng nho ấy và dán lên một chỗ nào mà bạn luôn nhìn thấy, để nhắc nhở bạn về phần thưởng mình sẽ được hưởng nếu hoàn thành được kế hoạch hay chương trình mình đang theo đuổi. (OT)

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Học tính kiên nhẫn

Oanh Thơ

Hầu như tất cả chúng ta ai cũng trải qua những giờ phút sống một cách hối hả và vội vã. Và chúng ta cũng muốn tất cả mọi người, mọi việc chung quanh cũng phải di chuyển nhanh hơn nữa.

Hãy thử để ý đến những dấu hiệu cho thấy sự mất kiên nhẫn của đời sống ở Mỹ:

Một vài tiệm McDonald's hứa là sẽ có bữa ăn trong vòng 90 giây, nếu không khách hàng miễn trả tiền.

Kodak dựng nhiều tiệm rửa hình trong một tiếng đồng hồ (one hour photo) ở nhiều nơi trong Disney World để khách du lịch có thể có hình chụp trước khi cuộc đi chơi của họ chấm dứt.

Rất nhiều người hiện nay đang bị đau khổ vì chứng bệnh vội vã (hurry sickness), một cái tên được Bác Sĩ Meyer Friedman, M.D. đặt ra để chỉ những loại người có tính mất kiên nhẫn này.

Trong một bài báo trên tờ Good Housekeeping, tác giả M.J.Ryan đã thực hiện những cuộc tìm hiểu về sự mất kiên nhẫn của chính mình và những người chung quanh để đưa ra một vài phương cách giúp chúng ta tập tính kiên nhẫn.

Ryan nói rằng khi chờ đợi thang máy, bà thường bấm nút nhiều lần để mong thang máy lên hay xuống nhanh hơn. Lúc sử dụng microwave thì bà bấm cái nút “một phút” bởi vì như thế mau hơn là bấm nhiều nút để canh giờ.

Có thể nói rằng thế giới chuyển động nhanh chừng nào thì chúng ta sẽ có ít kiên nhẫn chừng ấy. Ðiều đó thật là trái ngược với việc mỗi ngày trong đời sống chúng ta phải đối diện với những sự trì hoãn như phải xếp hàng chờ đợi ở tiệm ăn hay tại phi trường; bị kẹt xe; bị nghe những lời nhắn dài dòng trên hệ thống điện thoại tự động. Thêm vào đó, những mâu thuẫn của mối liên hệ với người khác, bệnh tật, công việc làm bấp bênh đều đòi hỏi sự chịu đựng và kiên nhẫn, không phải chỉ để đối phó mà còn để có thể tăng trưởng lòng yêu thương và sự khôn ngoan.

Nếu không có kiên nhẫn, chúng ta không thể học được những bài học mà đời sống mang đến cho chúng ta; chúng ta cũng khó có thể trưởng thành, khó có thể làm việc hết lòng cho những điều mà mình thật tâm muốn có được. Với sự kiên nhẫn, chúng ta có những quyết định đứng đắn hơn, đỡ tốn thời giờ, có những mối liên hệ tình cảm hạnh phúc hơn, và trở nên những cha mẹ tốt hơn.

Theo M.J.Ryan, nếu chúng ta càng thực hành lòng kiên nhẫn thì chúng ta càng nhìn thấy các nhân tố chính dẫn đến việc có được đời sống sung sướng hay đau khổ. Sự kiên nhẫn giúp chúng ta tính tự chủ, khả năng biết ngừng lại và sống với hiện tại. Và từ đó chúng ta sẽ có được những chọn lựa sáng suốt. Nếu muốn có một đời sống hạnh phúc, chúng ta cần phối hợp ba yếu tố thiết yếu sau đây để hoàn tất một phương thức sống lý tưởng.

1/ Sự bền bỉ, kiên trì

Hãy nhớ là ông Walt Disney đã từng bị từ chối đến 302 lần trước khi ông ta được tài trợ để xây dựng Disneyland. Trong khi việc tiếp tục bất chấp những trở ngại không hứa hẹn là sẽ mang lại phần thưởng to lớn, thì khả năng làm việc một cách kiên nhẫn và bền bỉ chắc chắn làm gia tăng cơ hội biến những ước mơ của chúng ta thành sự thật.

2/ Sự thanh thản

Anthony Mello, một linh mục Thiên Chúa Giáo đã diễn tả thái độ thanh thản khi ông viết: “Rồi sẽ yên bình, rồi sẽ yên bình. Cho dù mọi việc có tệ hại đến thế nào đi nữa, rồi sẽ yên bình” “As it well, as it well. Though everything is a mess, as it well”.

Tính kiên nhẫn mang đến sự bình an trong tâm hồn, sự điềm tĩnh giúp chúng ta không bị tức tối bởi một chuyến bay bị hủy bỏ, lỡ một cuộc hẹn, tiếng ngáy của người phối ngẫu trong đêm trước ngày bạn có buổi phỏng vấn cho công việc mới.

Trong cơn khủng hoảng, con người trầm tĩnh của bạn là nguồn an ủi để cho người khác tìm đến giải sầu. Kiên nhẫn cũng giống như chiếc sườn của con thuyền , giúp chúng ta đứng vững trước phong ba, bão tố để tiếp tục tiến đến đích mà chúng ta nhắm đến.

3/ Chấp nhận

Chúng ta dễ dàng chấp nhận nếu mọi việc xẩy ra êm đẹp và trôi chảy. Nhưng để giữ sự kiên nhẫn khi phải đối diện với sự mất mát, hay trở ngại, có nghĩa là chúng ta đừng nên thêm vào đó sự chua chát, lòng thù ghét, hay là niềm tuyệt vọng. Thay vì than thở hay rên rỉ, chúng ta hãy xắn tay áo lên để khắc phục sự việc ngay tức khắc. Khi bạn trông nom, săn sóc với lòng thương yêu cho một người thân già nua chưa từng biết nói cảm ơn bạn, hay khi bạn bình tĩnh giải thích cho con bạn những điều phải trái, đó chính là lúc bạn chứng tỏ sự chấp nhận.

Nếu chúng ta muốn sống một cuộc đời bao dung và sâu sắc hơn - chứ không phải là vội vã hơn - chúng ta cần nên kiên nhẫn với chính mình, với những người chung quanh, và ngay cả với những tình huống nhỏ hay lớn của đời sống.

Bạn nên hiểu rằng tính kiên nhẫn là một điều gì mà chúng ta làm một cách tự nhiên, chứ không phải là điều mà chúng ta bị bắt buộc làm. Sự kiên nhẫn có thể ví như bắp thịt. Thân thể con người đều có những bắp thịt, nhưng nhiều người mạnh hơn và chịu đựng bền bỉ hơn vì họ tập thể dục. Và cũng giống như luyện tập bắp thịt, ai cũng có thể luyện tập để phát triển tính kiên nhẫn. Sự mất kiên nhẫn là một thói quen và kiên nhẫn cũng chỉ là một thói quen mà thôi.

Dĩ nhiên mỗi người sẽ có một biểu lộ sự mất kiên nhẫn khác nhau tùy một vài nguyên nhân nào đó. Ðối với các bà mẹ là những hình ảnh trước mắt: đồ chơi vương vãi khắp nơi, áo quần đầy dẫy trên sàn phòng ngủ, giường nệm bừa bộn; đối với những ông cha là việc đang muốn nói chuyện với vợ thì mấy đứa con gây ồn ào vì cãi cọ nhau; đối với nhiều người khác thì mất kiên nhẫn chỉ vì khi nào gọi điện thoại cũng gặp cái máy nhắn chứ không phải người thật trả lời.

Hãy để ra một vài phút để ghi nhận khi nào và ở đâu bạn bị mất kiên nhẫn nhất. Khi chúng ta có thể tự cảnh giác việc gì làm cho chúng ta mất kiên nhẫn, chúng ta sẽ cho mình sự chọn lựa về thái độ phản ứng lại sự việc đo,

Trên thực tế, cuộc nghiên cứu mới đây về óc não cho biết là sự cảnh giác tăng gấp đôi thời gian giữa “thôi thúc và hành động”. Ở khoảng cách đó, sự kiên nhẫn được chọn lựa để tồn tại. Kiên nhẫn là một quyết định. Và nếu bạn càng chọn lựa sự kiên nhẫn, nó càng đương nhiên hiện hữu và tồn tại.

M.J.Ryan nhận xét rằng qua kinh nghiệm của chính mình, bà thấy rằng nếu kiên nhẫn chừng nào, bà lại càng nhận thấy sự mất kiên nhẫn quả là một triệu chứng của chủ thuyết toàn hảo. Nếu chúng ta cứ mọng đợi chính mình và mọi người khác đều hoàn hảo hết, thí dụ như chúng ta mong đợi các chuyến máy bay luôn đúng giờ, con cái trật tự ngăn nắp.., chúng ta sẽ mất kiên nhẫn mỗi lần một việc không toàn hảo xuất hiện như khi hành lý bị thất lạc, người bồi bàn dễ ghét, con gái la khóc, ông chủ khó tính.. Ngược lại, nếu chúng ta thấy được rằng đời sống tự nó đã hỗn độn và có vô số những bất ngờ xẩy ra, nhưng người ta vẫn sống được bằng những cố gắng hết sức của họ, thì chúng ta sẽ thấy là sự kiên nhẫn giúp chúng ta rất nhiều trong việc đối phó với thử thách.

Và trước hết, chúng ta phải bắt đầu với sự kiên nhẫn đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta không chấp nhận những lầm lỗi mà mình phạm phải và nhất định xem như nó chưa bao giờ xảy ra, chúng ta sẽ không bao giờ học hỏi được sự sai trái của mình. Trái lại, nếu chúng ta tha thứ, khoan dung và hối cải về những điều lầm lỗi - kể cả sự mất kiên nhẫn của mình, chúng ta sẽ có cơ hội tạo những quyết định thông minh hơn trong tương lai.

M.J. Ryaan kết thúc bài viết của bà bằng nhận xét: “Dĩ nhiên vẫn có lúc tôi tìm thấy mình rơi vào những trường hợp thiếu bình tĩnh, chẳng hạn như lúc chồng tôi ngừng xe lại ở đèn vàng thay vì đạp ga; hay khi đứa con trai 5 tuổi đòi uống nước cam tới lần thứ 100 trong khi tôi đang lái xe. Ðó chính là lúc tôi tự thử thách xem mình có đủ kiên nhẫn và thông cảm hay không (thay vì mỉa mai và tức giận) trong khi đóng vai người tài xế đang lái chiếc xe của đời mình”. (OT)

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Tinh thần cởi mở và thư giãn giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ
Saturday, January 31, 2009

LONDON (Reuters) - Những người năng động về giao tiếp xã hội và thư giãn tinh thần thì có thể giảm được 50% nguy cơ phát sinh chứng mất trí nhớ, so với những người có đời sống gò bó và thường căng thẳng tâm thần, theo phúc trình từ một cuộc nghiên cứu ở Thụy Ðiển đã đăng trên đặc san Neurology.

“Những cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy rằng tình trạng căng thẳng tinh thần kinh niên có thể ảnh hưởng tới những vùng trong bộ óc, như vùng hippocampus, và dẫn tới chứng mất trí nhớ,” người cầm đầu cuộc nghiên cứu, Tiến Sĩ Hui-Xin Wang thuộc viện Karolinska Institute ở Thụy Ðiển, nói trong một bản tuyên bố và thêm:

“Những điều tìm thấy của chúng tôi ngụ ý rằng những người có cá tính trầm tĩnh và cởi mở, đồng thời có lối sống năng động về giao tế xã hội, thì có thể giảm nguy cơ phát sinh chứng mất trí nhớ.”

Có khoảng 24 triệu người trên khắp thế giới mắc chứng mất trí nhớ, hoặc gặp những trục trặc về khả năng định hướng và những triệu chứng khác liên quan tới bệnh Alzheimer và những loại mất trí nhớ khác.

Các nhà nghiên cứu tin rằng số người mắc chứng mất trí nhớ trên khắp thế giới có thể tăng gấp bốn lần vào năm 2040. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ hơn về bệnh này để có thể ngăn ngừa.

Cuộc nghiên cứu ở Thụy Ðiển gồm 506 người cao niên không có những triệu chứng mất trí nhớ vào lúc khởi đầu. Những người tình nguyện tham gia cuộc nghiên cứu đã trả lời một danh sách gồm những câu hỏi liên quan tới những đặc tính cá nhân của họ, rồi sau đó họ được theo dõi suốt sáu năm.

Trong thời gian theo dõi đó, 144 người đã phát sinh chứng mất trí nhớ, và các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những ai có lối sống năng động về giao tiếp xã hội và ít khi bị căng thẳng thì giảm được khoảng 50% nguy cơ phát sinh chứng mất trí nhớ.

Bà Wang nói: “Ðáng mừng rằng đây là những yếu tố liên quan tới lối sống mà người ta có thể điều chỉnh, chứ không phải là những yếu tố thuộc về di truyền mà họ không thể kiểm soát. Nhưng đây chỉ là những kết quả sơ khởi; vì vậy, chúng tôi chưa biết đích xác thái độ tâm thần ảnh hưởng tới khả năng phát sinh chứng mất trí nhớ như thế nào.” (n.m.)

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Học cách cư xử tốt

Oanh Thơ
Sống ở một nước văn minh như Hoa Kỳ hàng ngày, chúng ta vẫn gặp những điều bất lịch sự. Thật vậy, với những tiến bộ kỹ thuật, con người hưởng được nhiều thứ tiện nghi nhưng cùng lúc, đời sống trong xã hội lại bị căng thẳng hơn, khiến cho thái độ cư xử giữa con người với nhau, trở nên thiếu đi sự lễ độ cần thiết.

Một bài báo của ký giả Deborah Pike trên tờ Ladies' Home Journal đưa ra một vài thí dụ về những hoạt cảnh gây sự phiền lòng cho chúng ta và xẩy ra mỗi ngày như việc đang ngồi trong rạp chiếu phim hay nghe nhạc thì có tiếng cellphone reo. Thế rồi tiếp đó là tiếng một người đàn ông trả lời và bắt đầu gây gổ với một cô có vẻ như là vợ của anh ta trên điện thoại.

Hoặc khi bạn gọi điện thoại cho một công ty bảo hiểm, bạn phải chờ đến 45 phút mới được một nhân viên trả lời nhưng cô ta bỗng nhảy mũi rồi gác máy luôn. Khi gọi lại một lần nữa, bạn phải đợi thêm một số thời gian gần bằng lần đầu.

Hay đang sắp hàng chờ đến phiên mình trong cửa tiệm thì bị một người đến sau tỉnh bơ dành đi trước!

Trong một cuộc thăm dò của viện Gallup vào Mùa Hè năm ngoái, 78% người được hỏi công nhận là những thái độ bất lịch sự đang gia tăng trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, một cuộc tìm hiểu khác của hãng điện thoại Pacific Bell Wireless cũng cho biết là 60% khách hàng của họ nói rằng chẳng thà đi khám răng còn dễ chịu hơn là phải ngồi nghe ai đó nói chuyện điện thoại trong rạp hát hay ở nơi công cộng!

Bà Pike cho rằng có những lý do đưa đến việc xã hội trở nên bất lịch sự như vậy. Thứ nhất là vì người ta không có tình láng giềng như những thế hệ trước đây và nền tảng để tạo nên cách cư xử lịch sự giữa những người sống trong xã hội đã trở nên lỏng lẻo.

Mặc dù có nhiều công ty hay cửa hàng đặt trọng tâm trong việc huấn luyện nhân viên để phục vụ khách hàng một cách lịch sự nhưng việc tìm kiếm những người làm việc với tinh thần đó không phải dễ dàng. Thêm vào đó, nhiều nhân viên than phiền là ngày nay khách hàng của họ rất khó tính và rất thô lỗ.

Ðể tạo một tác phong nhã nhặn trong thời đại hiện nay rất khó khăn bởi vì có thể nói chưa bao giờ người ta bị căng thẳng và giận dữ như bây giờ. Một phần vì nền kinh tế xuống dốc tạo ra tình trạng thất nghiệp, khiến một số người mất nhà cửa, của cải. Phần khác thì người ta cảm thấy là họ có nhiều quyền để đòi hỏi những gì họ muốn bất cứ khi nào, cho dù có phải hành động hay có thái độ thô lỗ đi nữa. Và nếu bạn có nhận xét về cách cư xử của họ thì bạn có thể bị họ phản ứng lại một cách hung bạo.

Ðể tìm phương cách giải quyết cho vấn nạn về cách cư xử bất lịch sự trong xã hội, tác giả của bài báo này là bà Deborah Pike đã tìm đến các nhà chuyên môn về phép lịch sự và sau đây là những hướng dẫn của họ.

1. Kỹ thuật mới, luật lệ mới

Hỏi: Một người đàn ông nói chuyện thật lớn trên điện thoại cầm tay trong nhà hàng và bạn đang ngồi ngay bàn bên cạnh thì bạn phải làm sao?

Ðáp: Bạn sẽ không nên có thái độ gì cả vì bạn không biết là người này sẽ cư xử với bạn như thế nào nếu chẳng may hôm đó ông ta đang có chuyện bực mình. Bạn có thể viết xuống một miếng giấy yêu cầu ông ấy nói nhỏ lại và nhờ người bồi bàn mang đến đưa cho ông ta. Nếu người ấy không đếm xỉa gì đến lời nhắn gởi của bạn thì có lẽ bạn nên đổi chỗ ngồi ra xa hơn, hay ăn cho mau mà đi về cho được việc.

Hỏi: Một người bạn đưa bạn đi ăn và tặng cho bạn một món quà sinh nhật. Bạn có thể gởi một lời cảm ơn qua e-mail hay không?

Ðáp: Một người bạn dễ thương như thế đáng được nhận một cái gì hơn là chỉ một lời cảm ơn qua e-mail. Bạn nên gởi một tấm thiệp và viết vào đó lời cảm ơn. Cho đến nay, người Mỹ vẫn thích được nhận một tấm thiệp viết tay. Bạn gởi e-mail cảm ơn cho một người nào đó về một việc nhỏ hơn, chẳng hạn như bạn nhờ họ chở đến chỗ sửa xe để bạn lấy xe về.

Hỏi: Khi nào thì có thể mượn cái cellphone của người khác để sử dụng?

Ðáp: Có người thường nói là: ‘Cho tôi dùng điện thoại của bạn được không?’ nhưng họ ít khi trả lại bạn tiền cho những lần gọi điện thoại này. Do đó, tốt hơn hết là đừng cho mượn cellphone; trừ khi đó là một cú gọi khẩn cấp hay bạn có một chương trình gọi điện thoại không giới hạn thời gian và chỉ trả một giá tiền mà thôi.

Hỏi: Cha của một đứa trẻ ở cùng đội banh của con bạn la hét và văng tục khi mấy đứa nhỏ đang chơi banh. Bạn nên nói gì về việc này?

Ðáp: Hãy cẩn thận về việc có thái độ hay nói câu gì với những người đàn ông loại này vì họ sẵn sàng khơi mào một cuộc ẩu đả với bạn. Cách tốt hơn hết là nên đề nghị với người huấn luyện viên để người này gặp riêng và nói chuyện với ông cha đó là phải cẩn thận lời ăn tiếng nói khi có mặt mấy đứa trẻ; cũng như nhắc nhở các phụ huynh khác trong buổi họp tới là không nên nói những lời thô lỗ. Ngoài ra, bạn có thể viết thư cho huấn luyện viên trưởng để trình bày nhận xét của mình.

Hỏi: Tại trung tâm thể dục, bạn có thể nói gì với một người dùng máy đi bộ (treadmill) lâu hơn là thời gian ấn định cho mỗi người?

Ðáp: Bạn có thể đến gần và nói: “Xin lỗi, nhưng cô/ông đã dùng treamill hơn nửa giờ rồi. Như vậy đã hơn thời gian giới hạn, xin vui lòng để tôi cũng có thể sử dụng nó trong vòng 5 phút nữa thì tôi rất cảm ơn.”

Hỏi: Bạn mới nghe là bà chủ của bạn vừa căng da mặt. Bạn có nên khen bà ấy không?

Ðáp: “Không nên. Bạn nên giữ im lặng hoàn toàn về chuyện này cho dù bà ấy mang kính mát, đội nón và choàng khăn trong vòng hai tuần lễ. Bạn nên tế nhị về chuyện này vì nhiều người phải giải phẫu mặt mà không phải vì lý do làm đẹp”.

Hỏi: Bạn đang ở trong phòng vệ sinh ở sở làm và nghe hai người đồng nghiệp nói xấu về mình. Bạn giận lắm nhưng bạn có nên tỏ dấu hiệu là bạn cũng đang ở đó hay không?

Ðáp: Dĩ nhiên bạn nên làm điều đó để chứng tỏ cho họ biết họ là những người ngu đần nên mới nói xấu người khác ở một chỗ công cộng như vậy vì biết đâu người bị họ nói xấu sau lưng ấy, hay một người quen hiện diện ở đó mà họ không thấy mặt, thì thật là xấu hổ cho họ.

Có hai thái độ có thể thực hiện sau khi chắc chắn là hai người kia nói xấu mình:

a. Nếu bạn ở trong toilet và họ ở rửa tay thì khi mở cửa bước ra bạn sẽ nói: “Kẻ xấu xa mà quí vị đang nói đến đang ở đây này, có điều gì cần nói thêm không?” Chắc chắn cả hai người nhiều chuyện đó sẽ ngượng chín người trong khi bạn rửa tay và rời nhà vệ sinh mà không thèm nói thêm một lời nào hay nhìn đến họ.

b. Nếu bạn ở chỗ rửa tay và họ ở trong phòng vệ sinh thì sau khi nghe những lời nói xấu của hai người kia bạn nên bình tĩnh. Khi họ bước ra gặp bạn, chỉ cần mỉm cười và nhìn thẳng mặt họ rồi nói: “Chuyện ấy hay quá, nó ra sao nữa?”

Trên đây chỉ là một vài thí dụ đơn cử về cách cư xử trong xã hội, vốn phức tạp và có không biết bao nhiêu điều cần phải học hỏi để đời sống tươi đẹp hơn. (O.T.)

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Làm sao giảm được mặc cảm tội lỗi

Oanh Thơ

Khi nói về bổn phận hay trách nhiệm đối với gia đình hay con cái thì cho dù là một người mẹ Việt Nam hay một người mẹ Mỹ, mặc cảm tội lỗi mà họ đôi khi cảm thấy, đều gần như giống nhau.

Cũng không cần địa chỉ của bạn ở đâu, mặc cảm tội lỗi này có một quyền lực khá mạnh mẽ trong đời sống của người phụ nữ. Dĩ nhiên, đàn ông cũng trải qua kinh nghiệm về mặc cảm tội lỗi nhưng thường ít hơn. Trong khi đó, phụ nữ thường cho phép nó điều khiển cuộc đời mình và làm họ trở nên khổ sở vì nó.

Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy phụ nữ hay bị căng thẳng vì đủ thứ, chẳng hạn như:

- Chúng ta phải giữ cho thân hình gọn gàng, mặt mày đẹp đẽ.

- Chúng ta phải gọi điện thoại thăm hỏi hay đến thăm viếng cha mẹ thường xuyên hơn.

- Chúng ta đáng lẽ phải ở nhà trông con thay vì đi làm công việc mà mình yêu thích.

- Chúng ta phải sửa soạn buổi cơm tối của gia đình hàng ngày.

Nếu bạn tìm thấy những điều kể trên giống như suy nghĩ của bạn thì không có gì là sai trái cả, chỉ có điều là bạn gắng đừng cảm thấy mặc cảm tội lỗi về chúng là được!

“Mặc cảm tội lỗi”- Guilt- được định nghĩa là “một cảm giác đau khổ khi tự đến gần với chính mình, và tin tưởng rằng mình đã làm, hay sẽ làm, một điều gì đó sai, hay là không đạo đức.”

Có hai mặc cảm tội lỗi thông thường nhất mà người phụ nữ hay mang trong người là về thân hình hay nhân dáng của mình (mập quá, ốm quá, mũi thấp quá, ngực nhỏ quá...); và đã không lo cho gia đình (chồng, con, cha mẹ, anh chị em) một cách đầy đủ.

Chúng ta hãy thử xét lại cái mặc cảm mà người phụ nữ hay cưu mang trong người. Tại sao lên cân lại là sai trái hay không đạo đức? Cũng không có gì là không đúng, nếu một hôm nào đó, đi làm về quá mệt nên không muốn nấu cơm và mua pizza cho cả nhà ăn để mình được nằm trong bồn tắm lâu hơn một chút. Tại sao chúng ta luôn tự làm khổ mình về những mặc cảm tội lỗi ấy trong đời sống?

Bí mật của mặc cảm tội lỗi trú ẩn trong một cuốn “tape” nằm ở trong đầu óc của chúng ta. Có những lời dạy dỗ mà bạn đã được học- phần lớn là từ cha mẹ của mình- về việc phải sống và cư xử như thế nào trong đời sống. Riêng phụ nữ thì những cuốn tapes đó còn kéo dài ra thêm về vấn đề sắc đẹp, tính tình (nói năng, đi đứng, ăn uống chừng mực, tóc tai vén khéo, đừng đi nắng mà đen da... nghĩa là trau dồi công, dung, ngôn, hạnh sao cho vẹn toàn); rồi phải lo mọi thứ cho gia đình như săn sóc con cái, dọn dẹp, cơm nước...

Ðể giúp cho đời sống của người phụ nữ thoải mái hơn và bớt đi được những mặc cảm tội lỗi làm họ khổ sở nói trên, một bài báo trong tờ Parents của ký giả Dina Jo Madruga đã đề nghị những phương cách sau đây.

1. Tìm ra lý do sâu xa khiến bạn cảm thấy mặc cảm tội lỗi và viết xuống những mặc cảm đó.

2. Quyết định và cân nhắc xem mặc cảm nào là lành mạnh hay vô ích. Nếu đó là mặc cảm lành mạnh thì giữ lại vì nó thúc đẩy việc thay đổi cho đời sống tốt hơn (mập quá nên dễ mệt mỏi do đó cần tập thể dục để khỏe mạnh).

Mặc cảm vô ích thì nên loại bỏ vì nó chỉ gây nên sự chán đời, sự giận dữ, làm mất sự tự trọng và khiến cho cơ thể suy nhược ( không thể kiếm việc làm nhiều tiền hơn để cung cấp cho con cái mọi thứ mà chúng cần, không có đủ thì giờ lo được bữa cơm ngon cho gia đình, không về Việt Nam thăm cha mẹ được...)

Bạn cần nghe lại những gì mà các cuốn tapes trong đầu dạy bạn. Có phải bạn đang nhất định theo đúng sự tin tưởng lỗi thời và chậm chạp đã hiện diện trong đầu óc từ lâu nay không? Hay bạn muốn thay đổi cách nhìn của mình để cho nó cởi mở và giúp đời sống của bạn thoải mái hơn?

3. Hãy quyết định sáng suốt. Hãy tự cho phép mình sáng tạo ra những cuốn “tapes” mới. Nhìn vào cuộc sống bằng thái độ lạc quan và bằng lòng với những việc làm của mình vì hơn ai hết, bạn biết mình đã cố gắng hết sức mình. Cho dù đôi khi kết quả không như ý muốn. Thí dụ như bạn có con nhỏ nhưng phải đi làm việc vì như thế bạn giúp lợi tức gia đình khá hơn, để sau này có tiền cho con vào đại học thì tại sao bây giờ lại mặc cảm vì phải gởi con ở nhà trẻ?

Bạn nhớ lại là mẹ mình ngày xưa khi nào cũng có mặt ở nhà để làm bánh, nấu những bữa cơm ngon, săn sóc cho con cái từng chút một, do đó bạn nghĩ là bạn thiếu bổn phận. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng đó là xã hội Việt Nam hay ở Mỹ hàng chục thập niên trước. Người Mẹ thời bấy giờ không phải trả tiền nhà mỗi tháng, cũng như không phải lo trả tiền xe, tiền bảo hiểm sức khỏe... như bạn. Bạn phải sống và đóng vai trò người mẹ của thế kỷ 21, vừa đi làm, vừa cố chu toàn bổn phận trong gia đình trong một giới hạn nào đó mà thôi.

Dĩ nhiên, nếu bạn có thể giảm giờ làm việc xuống hay chọn một nghề nghiệp gì đó có thể làm việc ở nhà vừa được gần con, vừa kiếm tiền được thì quá tuyệt.

Tất cả tùy ở bạn mà thôi.

Mặc cho ông xã hay ai đó có nghĩ là bạn hơi khác thường. Bạn có thể viết những câu tự nhắc nhở mình dán lên tủ lạnh, nhà tắm, phòng ngủ, nơi làm việc... (hay mua những cái câu in sẵn lên những miếng gỗ có vẽ hoa rất đẹp bán ở chợ). Thí dụ như: “Muốn lo lắng được cho con cái, tôi cũng phải lo lắng cho chính mình”; “Tôi là một người phụ nữ xứng đáng được hưởng một thân thể khỏe mạnh”.

Bạn chính là tác giả, là chủ nhân, là giám đốc của cuộc đời bạn. hãy sống theo những điều luật mà bạn tin tưởng.

Sau đây là những điều luật đề nghị được ghi nhận từ buổi hội thảo của Kaiser Permanente Women's Conference có tên: “Guilt: Can't Live With It, Can't Live Without It”:

- Không nên có mặc cảm tội lỗi một cách vô lý.

- Tự chọn lựa, quyết định dưa theo kỳ hạn của chính mình.

- Diễn đạt suy nghĩ và cảm giác một cách cởi mở.

- Nói lên được điều mình muốn và cần có (sự thông cảm, hỗ trợ).

- Muốn được lắng nghe một cách nghiêm chỉnh.

- Tha thứ lỗi lầm của mình vì ai mà không mắc phải.

- Quyền được nói “Không”.

- Ðược phép thay đổi ý kiến.

- Hãy dứt bỏ những điều “phải làm” mà không mang mặc cảm tội lỗi nếu thấy ngoài khả năng của mình. (O.T.)

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Cậu bé 13 tuổi làm bố

Một cậu nhóc 13 tuổi người Anh đã trở thành bố sau khi bạn gái cậu sinh một bé gái.
Alfie Patten chỉ tròn 12 tuổi khi cậu và bạn gái 15 tuổi Chantelle Steadman quan hệ với nhau.

Image
Alfie Patten và con gái trên bìa tạp chí The Sun. Cậu bé chỉ mới 13 tuổi.

Cậu học sinh này giờ đã làm cha của bé gái Maisie Roxanne, nặng hơn 3 kg, ra đời hôm thứ hai vừa qua.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Sun, Alfie, trông còn trẻ hơn tuổi 13 của mình, cho biết cậu và Chantelle đã sốc và rối tung lên khi biết cô bé có thai, nhưng đã quyết định không phá nó đi.

"Tôi nghĩ có một đứa con cũng tốt thôi", cậu nói.

"Tôi không nghĩ tới việc nuôi nó thế nào. Tôi không thực sự có nhiều tiền. Bố tôi thỉnh thoảng vẫn cho tôi 10 bảng".

"Tôi không biết trở thành bố là như thế nào. Tôi sẽ tốt bụng và chăm lo cho nó".

Anh Dennis, 45 tuổi, cha của Alfie, cho biết cậu bé chưa hiểu được tầm nghiêm trọng của vấn đề. Tuy nhiên, anh cũng khen ngợi con trai vì quan tâm đến Maisie và đến thăm cô bé tại bệnh viện.

"Thằng bé có thể nhún vai và chơi trên sân ở nhà. Nhưng nó đã ở bệnh viện tất cả các ngày vừa qua".

Cặp đôi trẻ, được phép chia sẻ một phòng tại nhà của Chantelle ở Eastbourne, East Sussex. Cả hai chỉ biết mình có con khi cái thai được 12 tuần tuổi.

Chantelle và Maisie đã rời bệnh viện hôm thứ năm vừa qua và về sống với cha mẹ của cô bé cùng 5 anh chị em khác trong một ngôi nhà thuê.

Cảnh sát cho biết sẽ không có ai bị trừng phạt trong vụ mang bầu hi hữu này.

T. An (theo Telegraph)

Post Reply