Đời Sống Quanh Ta

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Căn bệnh đáng sợ nhất với con người hiện đại không phải là ung thư.
Cần chấm dứt ‘đại dịch’ này

Có nhiều người chia sẻ rằng, khi đứng giữa thiên nhiên, trong rừng cây, trên cánh đồng cỏ, bên cạnh hồ, họ không bao giờ cảm thấy cô đơn; chỉ khi ở trong thành phố, giữa những con người, họ mới có cảm giác này. Điều này thoạt đầu nghe có vẻ vô lý nhưng lại là thực trạng của xã hội hiện đại ngày nay: Con người đang sống cô độc giữa cộng đồng.

Những con số nói lên điều gì?

Năm 2014, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố báo cáo cho biết cứ 40 giây lại có một người tự tử trên thế giới, số người chết vì tự tử còn nhiều hơn tất cả nạn nhân của các cuộc chiến tranh và thảm họa tự nhiên hàng năm. Đây là báo cáo đầu tiên của WHO về tình trạng tự tử trên toàn cầu, với số liệu thu thập từ 172 quốc gia trên thế giới.

Mỗi năm trên thế giới có tới 800 nghìn trường hợp tự kết liễu mạng sống của mình. Tỷ lệ tự tử cao nhất thuộc về các nước Trung-Đông Âu và châu Á, trong đó 25% các trường hợp xảy ra ở các nước giàu.

Số người chết vì tự tử còn nhiều hơn tất cả nạn nhân của các cuộc chiến tranh và thảm họa tự nhiên hàng năm.

Theo các nhà tâm lý học, nguyên nhân chủ yếu gia tăng các trường hợp tự tử chính là “sự cô đơn trong xã hội hiện đại”. Khi phải đối mặt với nhiều áp lực và không biết chia sẻ với ai, người ta thường muốn tìm đến cái chết như một sự “giải thoát” cho bản thân.

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy gần 1/3 người Mỹ đang cô đơn, và 18% người trưởng thành ở Anh quốc “thường xuyên” hoặc “rất hay” cảm thấy cô đơn. “Đại dịch cô đơn” không chỉ là vấn đề đáng báo động của những quốc gia phát triển mà nó còn đang có nguy cơ lây lan mạnh mẽ trên toàn cầu và trở thành mối nguy hiểm trong cộng đồng.

Hãy chấm dứt đại dịch cô đơn đang gặm nhấm nhân loại

Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, nhưng chúng ta quên rằng, càng phát triển, áp lực từ xã hội ấy đặt lên từng cá nhân càng tăng. Ngày nay, áp lực đã là điều mặc nhiên chúng ta cần phải chung sống, ở mọi lĩnh vực, với đủ cấp độ. Nó đã trở thành một từ ngữ vô cùng thông dụng, bởi bất kỳ ai cũng có thể bị áp lực bởi một vấn đề nào đó.

Ở trường, ta đối diện với sự thúc ép bài vở, điểm số, thi cử, cạnh tranh để giành học bổng. Tốt nghiệp, ta mong có công việc tốt, khẳng định vị trí xã hội. Đến công sở, ta lao vào các cuộc đua mang tên deadline, chức vị, lương bổng… Trong gia đình, nơi lẽ ra bình yên hơn cả, ta cũng chịu áp lực bởi kỳ vọng của người thân. Cả khi không có ai, ta vẫn phải đối diện với các hối thúc làm sao đẹp hơn, giỏi hơn, kiếm tiền nhiều hơn… Áp lực không chỉ tạo ra bởi xã hội, mà chúng nằm ngay trong nội tâm mỗi con người.


Cả khi không có ai, ta vẫn phải đối diện với các hối thúc làm sao đẹp hơn, giỏi hơn, kiếm tiền nhiều hơn…
Ở một khía cạnh tích cực, áp lực có thể khiến một cá nhân sống có mục đích và biết nỗ lực không ngừng. Tuy nhiên, cái bẫy của việc đặt ra mục đích sống, chính là, đôi khi, mọi thứ còn lại đều như mất hết sự sống.

Thế kỉ 21, dường như áp lực đã trở nên quá mức chịu đựng, một phần bởi sự phát triển chóng mặt của Internet. Có một sự thật kỳ lạ: Tính kết nối phi thường của Facebook, Twitter, Instagram không những không khiến con người hạnh phúc hơn, mà có xu hướng khiến họ u buồn, cô độc và lạc lõng hơn.

Nghiên cứu của Đại học Michigan năm 2015 cho kết quả: Sự buồn chán, thất vọng ở người trẻ tỉ lệ thuận với thời gian họ dành lang thang trên các mạng xã hội. Một nghiên cứu khác ở Hàn Quốc, nơi được mệnh danh “thiên đường Internet”, cho thấy, hầu hết người nghiện game online tại đây đều chịu tổn thương bởi nhiều loại áp lực, và game như một cách trốn thoát thực tại.

Hai thập niên trở lại đây, Internet đã thay đổi cách thức chúng ta liên hệ với nhau một cách chóng mặt. Hàng triệu năm qua, giao tiếp con người chủ yếu dựa trên tiếp xúc trực tiếp: Người ta gặp gỡ nhau, nhìn vào mắt nhau, nghe giọng và cảm nhận sự hiện diện của đối phương… Thế nhưng, Internet đang thay thế sự hiện diện này, nhanh đến mức não bộ con người chưa kịp thích ứng. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, số lượng bệnh nhân trầm cảm tăng lên theo sự phát triển của Internet là một hệ quả cho thấy bộ não đang chống lại thay đổi đột ngột do hình thức giao tiếp mới mang đến.


Số lượng bệnh nhân trầm cảm tăng lên theo sự phát triển của Internet
Ngày nay, Internet giúp làm dày đặc các kết nối, phạm vi liên hệ mở rộng toàn cầu, thậm chí cho ta cơ hội giao tiếp với những người nổi tiếng chỉ thông qua một cú click. Thế nhưng, những điều đó cũng làm cho khoảng cách giữa thực tại và thế giới ảo tăng lên. Hạnh phúc và sự vui vẻ được lượng hóa bằng số like, share và khiến chúng ta vứt bỏ cuộc sống thực để chạy theo ảo giác. Để rồi, ta dần dần tiến đến cánh cửa “nô lệ” cho thời đại công nghệ, chỉ cách một bước chân.

Có một sự thật bạn cần phải biết rằng, những kẻ mạnh mẽ, quá khích có thể khiến ta tò mò dõi theo. Thế nhưng, kỳ thực, những người cân bằng và lạc quan mới đem lại cho ta năng lượng tích cực. Và trên thực tế, chúng ta đang dành quá nhiều thời gian của cuộc đời cho những thứ vô bổ chỉ nhằm mục đích “thỏa mãn trí tò mò” mà đánh mất sự kết nối với những mối liên hệ bền vững, chất lượng.


Trên thực tế, chúng ta đang dành quá nhiều thời gian của cuộc đời cho những thứ vô bổ

Thế kỷ 21 – thế kỷ của những giao tiếp ở tốc độ ánh sáng. Thế nhưng, chúng ta đang đánh mất hai hành động cơ bản nhất trong mối liên hệ con người, đó là trò chuyện và lắng nghe. Bạn có biết, trong thế giới đông đúc, bận rộn như hôm nay, một cuộc nói chuyện đúng lúc, vài câu trao đổi đơn giản có thể thay đổi, thậm chí cứu mạng một con người. Hãy lên tiếng, hãy lắng nghe và chấm dứt “đại dịch cô đơn” đang gặm nhấm nhân loại chúng ta từng ngày, bởi không ai hiện hữu trên thế giới này đáng phải chịu đựng lạc lõng và cô đơn.

Đại Kỷ Nguyên

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Món quà khó tin vị khách 89 tuổi để lại trước khi mất khiến cô nhân viên nức nở

Đã có rất nhiều câu chuyện diễn ra trong cuộc sống khiến cho chúng ta có thêm niềm tin vào sự ấm áp của tình người và của một quy luật quan trọng của cuộc sống “Thiện hữu thiện báo”. Câu chuyện của một cô bồi bàn tại Hoa Kỳ dưới đây là một câu chuyện cảm động như thế.

Bồi bàn không hề là một nghề đơn giản như mọi người vẫn tưởng tượng. Không đơn thuần vì đó là một nghề tay chân vất vả, bạn sẽ phải có một trí nhớ thật tốt, một đôi mắt tinh nhanh, kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, chuẩn xác để có thể đem tới cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất. Nghề bồi bàn còn đòi hỏi bạn một cái tâm kiên nhẫn và biết vì người khác, bởi mỗi ngày bạn sẽ tiếp xúc với ít nhất là hàng chục khách hàng, mỗi người một yêu cầu, một thái độ ứng xử hoàn toàn khác nhau.

Chính vì vậy Melina, phục vụ tại nhà hàng Luby ở Browsvile, bang Texas được đánh giá là một nhân viên phục vụ bàn rất tốt và yêu nghề. Bởi dù mưa hay nắng, cô đều đón chào những vị khách của mình bằng một nụ cười. Thái độ lạc quan của cô luôn khiến các khách hàng cảm thấy có những giây phút tốt lành trong cuộc sống của họ khi dùng bữa tại nhà hàng.

Tuy nhiên, có vẻ không phải khách hàng nào cũng nhìn cuộc sống bằng một đôi mắt tích cực như thế. Cụ ông Walter Swords là một ví dụ. Cụ hơi khó tính hơn đa số những khách hàng khác. Cụ 89 tuổi đã dùng bữa ở nhà hàng tới 7 năm và liên tục than vãn, phàn nàn.

Cụ Walter dường như không bao giờ vừa lòng với những gì cụ có, đôi khi còn cục cằn gắt gỏng. Chính vì vậy, không ai thực sự thích ông cụ cả. Về phần mình, cụ Walter cũng không tỏ ra thích hay đặc biệt yêu quý ai.

Tuy nhiên, trong nhà hàng này có một người luôn có thể thu xếp ổn thỏa mọi chuyện với ông cụ cao tuổi, cô đơn và khó gần, đó là cô Melina. Trong suốt 7 năm mỗi ngày cô đều phục vụ ông lão 89 tuổi này với tất cả sự ấm áp và kiên nhẫn của mình. Cô luôn tươi cười chịu đựng tính gắt gỏng của ông trong khi lịch thiệp phục vụ bữa ăn cho ông. Hơn thế nữa, cô không có chút ngần ngại nào khi nói với ông những lời nói ấm áp, ngay cả khi ông cụ đang cáu kỉnh và cư xử khá thô lỗ.

Năm tháng êm ả trôi qua và mỗi ngày, người bồi bàn hồn hậu ấy vẫn phục vụ bữa ăn cho một cụ già khó tính, đều đặn và lúc nào cũng chân tình như vậy. Với cô Melina việc phục vụ ông Walter, theo một cách nào đó, giống như một phép trị liệu mà cô có thể dành cho ông.

Không khó để hiểu một ông lão ngày nào cũng phải dùng bữa ở một quán ăn ngoài phố như thế này cô đơn thế nào. Hơn thế nữa, có lẽ cô Melina đã thấu hiểu một điều quan trọng: Ở cái tuổi mà thân thể không còn muốn nghe lời sự điều khiển của trí não, con người ta rất dễ rơi vào trạng thái bức bách, muốn phản ứng với cuộc đời, phản ứng với sự bất lực của chính mình. Và phương cách duy nhất để xoa dịu những bức bách, những bực tức và cục cằn ấy là sự cảm thông thể hiện qua cách đối xử dịu dàng và quan tâm.



Nhưng rồi đến một ngày, mọi việc thay đổi. Ông Walter không đến quán dùng bữa như bình thường. Không lâu sau Melina nhận được tin buồn, ông Walter đã mất, người ta thấy tên ông trong mục thông tin về những người đã mất trên tờ báo của địa phương. Cuối cùng, ông lão khốn khổ ấy đã không còn phải chịu đựng sự cô đơn và buồn bực mỗi ngày…

Ngày hôm sau, một luật sư tới cửa hàng tìm Melina. Ông mời cô tới ngồi cùng để trao đổi công việc có liên quan tới cô. Lý do ông đến? Đó là vì ông Walter. Vị luật sư kể lại với Melina rằng ông Walter – Khách hàng của ông đã chia sẻ với ông một điều đặc biệt. Trong suốt những năm vừa qua, ông cụ luôn mong đợi đến giờ ăn để có thể tới dùng bữa tại nhà hàng, vì ông mong muốn được nhận thái độ ấm áp và thân tình từ cô phục vụ.

Melina mỉm cười ngạc nhiên khi nghe câu chuyện. Nhưng vài giây sau, cô choáng váng khi nhận được một thông tin.

Trước khi mất, ông Walter đã để lại cho cô một phần tài sản của mình như một món quà: 50.000 đô-la và một chiếc ô tô. Melina không thể ngăn được dòng nước mắt. Cho tới những giờ phút cuối cùng của mình, ông cụ cô đơn vẫn nghĩ tới cô, nghĩ tới những điều mà cô đã làm cho ông. Và hơn thế nữa, ông còn dành tặng cho cô một món quà lớn tới như vậy.

Câu chuyện của cô Melina có khiến bạn lắng lại và thấy được một vài điều cần ghi nhớ? Món quà mà ông Walter để lại cho Melina là rất lớn nhưng điều đó chưa hẳn đã là điều ý nghĩa nhất. Mà điều sâu sắc hơn nằm ở chỗ nhờ món quà mà cô biết được rằng, khách hàng của cô đã có được cảm giác ấm áp và được quan tâm trong suốt quãng thời gian gắn bó với nhà hàng. Và ông cụ có lẽ đã vơi đi nhiều nỗi cô đơn trong những ngày tháng cuối cùng không hề dễ dàng ấy.

Bạn thấy đấy, dù làm công việc gì, chúng ta cũng đều sẽ tìm thấy niềm vui khi nghĩ tới người khác, nghĩ tới những điều mình có thể làm cho người khác hạnh phúc.



Khi bạn là một người bán hàng ăn, nếu bạn bán rẻ hơn cho những người nghèo, giúp họ giảm nhẹ một phần gánh nặng tiền nong. Khi ấy, bạn trao đi sự cảm thông và sự động viên rất lớn. Nếu là một nhân viên ngân hàng, việc giải quyết công việc của mình với tất cả tinh thần trách nhiệm, để tạo thuận lợi cho công việc của những cá nhân hay đơn vị khác, bạn cũng đang “cho đi” mà không hề hay biết.

Cuộc sống vốn thật đơn giản như thế. Chỉ cần chúng ta có thể nghĩ tới người khác, vì người khác mà cố gắng một chút, chắc chắn bạn sẽ luôn nhận được những món quà của cuộc sống. Bởi vì “Thiện hữu thiện báo” là quy luật không bao giờ thay đổi. Dù không được nhận 50.000 đô la, nhưng bạn sẽ nhận ra, món quà ý nghĩa nhất khi biết sống vì người khác là một niềm vui trong trẻo đến từ trong sâu thẳm tâm hồn.

Nguồn ảnh: Newsner

Xuân Dung – Hải Lam

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Huyền thoại về muối.

BS Hồ Ngọc Minh.
Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh, được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility.

Có một lần nọ, ăn sáng chung ở bệnh viện với một ông bác sĩ người Mỹ chuyên về bệnh tim mạch, khi thấy tôi rắc muối lên những múi bưởi, ông ta trố mắt: “Anh không sợ bị cao huyết áp ư?”

Nhìn ánh mắt của người đồng nghiệp, tôi nghĩ lý do cao huyết áp không phải là quan tâm chính, mà là chuyện ăn bưởi với muối! Người Mỹ thường trộn đường vào trái cây chứ không phải muối, nhất là muối ớt. Tôi dụ ông ta thử, “chàng” gật gù khen ngon, vì muối bưởi dường như ngọt hơn, bớt chua và bớt đắng.

Trong gần 50 năm qua, các bác sĩ thường khuyên chúng ta không nên ăn mặn, trong khi đó, các cụ từ ngàn xưa lại nói, ăn mặn cho chắc da, chắc thịt. Thuở bé, tôi vẫn còn nhớ những nồi cá hay nồi thịt kho mặn đắng dành cho các sản phụ nhà hàng xóm, sau khi sanh.

Những nghiên cứu cũ, hơn 100 năm trước, suy diễn, biện luận một chiều, dựa trên những quan sát không đầy đủ, cho rằng ăn mặn có hại đến sức khoẻ tim mạch, thật ra không đúng hẳn. Theo các nghiên cứu gần đây, ăn nhiều muối cũng không đến nỗi tệ như người ta hằng nghĩ.

Hiện nay, chúng ta được khuyên, nên giới hạn lượng muối tiêu thụ ở mức 6 gram mỗi ngày, tức là 2.4 gram chất sodium (natri), vào khoảng độ một muỗng cà phê muối. Nếu bệnh nhân có bệnh cao huyết áp, bác sĩ thường khuyên nên giảm muối xuống còn 2/3 muỗng cà phê mỗi ngày. So với chế độ ẩm thực của người Việt, và ngay cả những thức ăn của các chủng tộc khác, giới hạn về muối nầy là chuyện nói cho vui, vì nó đi ngược lại bản năng sinh tồn của con người nói chung.

Từ thời cổ đại, nhất là ở những vùng đất xa biển, muối là một loại nhu cầu quý hiếm, người ta tôn thờ nó, giết nhau cũng vì nó. Muối rất quan trọng cho sự sống, không riêng gì cho con người mà cho cả những loài động vật. Ở xứ Keyna, quê hương thuỷ tổ của ông Obama, những con voi thèm muối, đang đêm, lặn lội vào hang sâu, để liếm những tinh thể muối tích tụ trên vách đá. Rồi những con khỉ đười ươi gorillas, theo vết, ăn phân của các cô chú voi, cũng vì muối. Ngay đến những chú khỉ nhỏ, ngồi bắt chí bắt rận cho nhau, chỉ để liếm vào da nhau, hưởng thừa chút muối tiết ra từ mồ hôi.

Con người chúng ta, thực tế, là một bịch muối biết đi, với những tế bào ngâm trong nước muối. Chúng ta khóc ra muối, đổ mồ hôi ra muối, khi thiếu nguồn muối bổ sung là đời tàn. Nghiên cứu gần đây cho thấy, khi thiếu muối, sự ham muốn về dục tính sẽ giảm đi, đàn ông dễ bị yếu sinh lý, mệt mỏi và… xụi. Phụ nữ thiếu muối cũng giảm bớt khả năng sinh sản và ảnh hưởng đến cân lượng của em bé.



Thiếu muối còn làm cho nhịp tim tăng, làm cho thận suy, làm cho tuyến giáp suy nhược, làm tăng độ vô cảm với chất insulin, và làm tăng cholesterol. Như thế, trên lý thuyết làm hại đến hệ thống tuần hoàn, tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Chất sodium là thành phần chính trong máu và tất cả dịch thủy trong cơ thể, vừa giữ thể tích cho máu, bảo đảm áp suất cho hệ thống tuần hoàn, vừa duy trì các phản ứng sinh hoá cho các tế bào. Mất muối, hệ thống tuần hoàn bị rối loạn. Riêng với hệ thần kinh, sự thay đổi nồng độ sodium qua những cái bơm nhỏ ở tế bào thần kinh, tạo ra những tín hiệu truyền dẫn trong mạng lưới thần kinh. Thiếu muối, hệ thống thần kinh bị tê iệt, não bộ sẽ bị sưng lên, gây hôn mê. Trong trường hợp bị mất máu vì thương tích hay bị phỏng nặng, chúng ta mất nước và mất muối, làm cho các cơ phận có nguy cơ sụp đổ, ngừng hoạt động. Vì thế, khi vào nhà thương, truyền nước biển là chuyện đầu tiên.

Vậy thì, tại sao hầu hết các bác sĩ lại khuyên ta nên cử muối?

Lý do vì những suy luận cổ điển dựa trên những quan sát hạn hẹp, một chiều, cho rằng ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp. Đã thế, để chứng minh cho những tiền đề không đúng, những nghiên cứu lệch lạc đua nhau tìm cách chứng minh cho một tiền đề nông cạn về cơ bản. Một vòng lẩn quẩn!

Này nhé, người ta suy luận rằng, khi chúng ta ăn nhiều muối sẽ bị khát nước, vì thế sẽ uống nhiều nước. Nồng độ sodium từ muối tăng cao làm cho cơ thể giữ nước lại để pha loãng bớt độ mặn của máu, do đó thể tích máu tăng. Một khi thể tích máu tăng, sẽ làm tăng áp suất máu, đưa đến bệnh tim mạch, tai biến não, và các nguy cơ khác.

Lý thuyết trên đây, chính tôi, cũng như hầu hết các bác sĩ đều được dạy như thế trong những năm đầu của trường thuốc. Thoạt nghe thì rất ư là “logic”, nhưng dần dà những sự thật quan sát được lại không chứng minh được cho lý thuyết nầy.

Huyết áp của con người được kiểm soát bởi nhiều động cơ mà trong đó nồng độ sodium và thể tích máu chỉ là một. Kế đến nguy cơ bị bệnh tim mạch, truỵ tim, tai biến não lại là hệ quả của nhiều lý do khác nhau, trong đó cao huyết áp chỉ là một trong những lý do ấy. Theo quan sát, 80% người có áp suất bình thường, khi ăn nhiều muối, không bị tăng huyết áp. Ngay cả những người đã bị cao huyết áp, khoảng 60% không bị ảnh hưởng vì muối.

Ở đây, nồng độ của muối, của chất sodium, cũng như huyết áp được điều chỉnh bới trái thận. Những hormone từ tuyến thượng thận aldosterone, angiotensin từ lá gan, và renin từ trái thận, tạo thành một hệ thống gọi là renin–angiotensin–aldosterone system (RAAS), làm việc với nhau để kiểm soát nồng độ muối, thể tích máu cũng như áp suất máu. Như thế người có lá gan khoẻ, trái thận tốt, đa số sẽ đáp ứng rất nhạy bén cho nồng độ muối trong máu. Cao huyết áp không đơn thuần vì ăn nhiều muối, mà vì hệ thống RAAS không làm việc hữu hiệu. Lá gan yếu, thận hư thật ra lại do những lý do khác, về nếp sống, về ẩm thực như ăn nhiều đường và tinh bột chẳng hạn.

Nói như trên đây, cũng không có nghĩa là chúng ta có thể ăn mặn càng nhiều càng tốt, nhưng người bình thường lâu lâu lỡ ăn mặn tí xíu thì cũng không hại gì, trừ trường hợp những người thuộc vào diện cao huyết áp vì “nhạy cảm với muối”, phải cử muối vì trái thận hay trái tim đã suy. Trung bình, chúng ta có thể tiêu thụ muối vừa phải, khoảng độ từ 1.5 đến 3.5 muỗng cà phê muối là vừa. Nếu thấy khát nước là đã ăn quá mặn, không tốt cho trái thận, nên bớt ăn mặn cho lần sau. Không nên để “đời cha ăn mặn” để đến “đời con khát nước” mới cử muối thì hơi trễ!

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

(Hôm nay là Labor Day, mời các bạn đọc lại chuyện cũ thật cũ, nhưng mà thật là hay !)

Image
"Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ..."
Một hôm một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị ‘pan’ đậu bên đường.
Tuy trời đã sẩm tối, anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề, đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống xe.
Chiếc xe Pontiac cũ kĩ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ, không một ai dừng xe lại để giúp bà. Người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không ? Trông ông không an toàn cho bà vì ông nhìn có vẻ nghèo nàn và đói.

Người đàn ông đã có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi.
Anh nói: ‘Tôi đến đây là để giúp bà thôi. Bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm áp?' Luôn tiện, tôi tự giới thiệu tôi tên là: Bryan Anderson."

Thật ra thì xe của bà chỉ có mỗi vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Bryan bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và lại bị trầy da chỗ khuỷ tay cũng như lòng bàn tay một hai lần gì đó.

Chẳng bao lâu anh đã thay được bánh xe. Nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau rát. Trong khi anh đang siết chặt mấy con ốc bánh xe, bà cụ xuống cửa kiếng và bắt đầu nói chuyện với anh. Bà cho anh biết bà từ St. Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cám ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà.

Bryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nắp thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền.
Bryan chưa hề nghĩ đến điều là sẽ được trả tiền, đây không phải là nghề của anh. Anh chỉ giúp người đang cần được giúp đỡ vì Chúa, Phật hay chính bản thân anh cũng biết rằng đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó, và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại.

Anh nói với bà cụ, nếu bà thật sự muốn trả ơn cho anh thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ, bà có thể sẵn sàng cho người ấy sự giúp đỡ của bà, và Bryan nói thêm: ‘Và hãy nghĩ đến tôi’."
Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu lên xe của mình đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà.

Chạy được vài dặm trên con lộ, bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ... Bà ghé lại, tìm cái gì để ăn và để đỡ lạnh phần nào, trước khi bà đi đoạn đường chót về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trông có vẻ không được thanh lịch. Bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ. Cảnh vật rất xa lạ với bà....

Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi, mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù đã phải đứng suốt ngày nay để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng tám tháng gì đó nhưng dưới cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ ra sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ.

Rồi tự nhiên bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Bryan hồi nãy. Và bà cụ vẫn còn thắc mắc, không hiểu tại sao một người nghèo đến độ thiếu thốn mà lại sẵn lòng giúp đở một người lạ như bà mà không đòi hỏi sự trả ơn chi hết.....
Sau khi ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc một trăm đô-la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc một trăm của bà cụ.... nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa mất rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi khuất . Chị hầu bàn thắc mắc, không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi dọn dẹp, chị để ý trên bàn thấy có dòng chữ viết lên chiếc khăn giấy lau miệng…

Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết: ‘Cô sẽ không nợ gì tôi cả. Tôi cũng đã từng ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô hiện nay. Có ai đó đã một lần giúp tôi, giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm: Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô.’
Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng, bà cụ còn lót tặng thêm bốn tờ giấy bạc 100 đô-la nữa.

Tối hôm đó, khi đi làm về và leo lên giường nằm, chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào mà bà cụ đã biết chị và chồng của chị hiện đang cần số tiền ấy? Với sự sanh nở đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn… Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào, và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh, ‘Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Em thương anh, Bryan Anderson, ạ.’

Có một cổ ngữ ‘NHÂN NÀO QUẢ NẤY’. Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này, và tôi yêu cầu bạn chuyển tiếp nó. Hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến một người bạn. Những người bạn tốt, giống như những vì sao. Bạn không luôn luôn trông thấy họ, nhưng bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đâu đó....

KaLuaST (from Net)

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Bước đường cùng!
Tạp ghi Huy Phương


Image
Một người homeless ở góc đường Bolsa- Brookhurst, Little Saigon. (Hình Huy Phương)
“Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!”(Kiều)

Một đài phát thanh địa phương vừa mở ra chương trình hội thoại với gợi ý “hiện nay, vùng Little Saigon nhếch nhác vì có quá nhiều người không nhà mang bảng “homeless” đứng ở các góc đường, như vậy có nên cho tiền những người này không?”


Khoảng 80% thính giả gọi vào đều lên án những người này là chây lười, hút xách, cờ bạc, rượu chè, trộm cắp… và đi đến kết luận là nhất định không cho tiền những người này. Không cho tiền họ thì “tệ nạn” này sẽ chấm dứt, cho tiền là khuyến khích những người này tiếp tục “xuống đường” tạo nên một hình ảnh không đẹp mắt cho thủ đô tị nạn Little Saigon này.

Tôi thật xót xa khi điều này làm tôi liên tưởng đến các bà nội trợ thường căn dặn con cái, thu vén thực phẩm ngoài vườn để tránh chuyện ban đêm chuột ra ăn, thức ăn nhiều thì chuột càng sinh sôi nảy nở kéo nhau đến đây càng nhiều.

Nhiều người nghĩ đến mỹ quan của khu phố Little Saigon, nơi có hàng trăm nghìn người Việt, vì nếu hôm nay chúng ta thấy nhiều người không nhà hiện diện ở đầu đường thì chúng ta cảm thấy “mất mặt” chăng?

Trước hết, sở dĩ vùng Little Saigon càng ngày càng có nhiều người không nhà, đủ sắc dân đến đây đứng ở chỗ đèn xanh đèn đỏ, hay trước những khu chợ Việt Nam, ngửa bàn tay ra xin bố thí, vì họ nghĩ rằng cộng đồng người Việt mình dễ dãi, có lòng trắc ẩn, biết thương người nên họ có thể kiếm được chút tiền hơn là những khu vực khác.

Người Việt lại có tình đồng hương, biết đùm bọc nhau và người nghèo lại thường sĩ diện không dám chường mặt ra đứng đường, thậm chí cũng không dám chen chân đến chỗ Home Depot đợi người thuê mướn để sống tạm qua một ngày. Vậy mà trong một phóng sự mới đây trên trang địa phương báo Người Việt chúng ta lại thấy nhiều người Việt tỏ ra kỳ thị người Việt, nói rằng gặp người Việt đứng đường là họ nhất quyết không cho tiền.

Nước Mỹ cũng chưa phải là một đất nước hoàn hảo, cũng có kẻ sướng, người khổ, có băng đảng trộm cướp, nhưng cảnh sát chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bài trừ, bắt bớ, nhốt tù những người không nhà đứng đường cho “đẹp mặt” xã hội của họ, trong khi chính phủ chưa đem lại sự no ấm cho tất cả mọi người. Ngay những người con yêu ưu tú của đất nước là những cựu chiến binh trở về từ những chiến trường xa nước Mỹ, trong đó có Việt Nam của chúng ta, chính phủ cũng bất lực chưa giải quyết nỗi cho đời sống của họ, để họ phải ra nằm đường.

Một sự thật phũ phàng, là theo một thống kê mới nhất, nước Mỹ hiện nay có 49,933 người vô gia cư là cựu chiến binh, chiếm 8.6% tổng người không nhà ở Mỹ.

Nhiều người nói nước Mỹ là một đất nước có chương trình an sinh xã hội tốt để giúp người nghèo có housing, thực phẩm, thuốc men, nên không ai chết đói. Nếu như vậy thì đã không có người xuống đường ăn xin như chúng ta đã thấy. Chúng ta thử hỏi một viên chức xã hội, nếu chúng ta không có một cái địa chỉ nhà, không có điện thoại, không có nổi một thẻ căn cước… chúng ta có đủ tiêu chuẩn để xin trợ cấp xã hội hay không?

Chúng ta sợ khuôn mặt khu phố của chúng ta mất vẻ mỹ quan khi có nhiều người homeless hiện diện trên đường, trong khi chúng ta cũng muốn che dấu đi những tệ nạn trong cộng đồng: gian lận, lường gạt, bội tín, trộm cắp… mà không muốn cho ai biết.

Chúng ta lấy cái đạo đức tốt đẹp, may mắn của cô con gái nhà lành để lên án những thiếu nữ sa chân vào vũng bùn dơ. Những người vô gia cư đã khởi đầu những bước đi như chúng ta, lương thiện, có học hành, có bằng cấp, có một mái ấm gia đình, có người còn được gọi là những anh hùng, nhưng giờ đây bị lâm vào hoàn cảnh rủi ro khắc nghiệt phải cầm tấm bảng homeless ra đứng đầu đường.

Có những người Việt Nam đã đến Mỹ, nuôi giác mộng bình an, hạnh phúc như chúng ta, nhưng rồi bị số phận vật ngã, không gượng đứng dậy được, bị dòng nước định mệnh cuốn trôi, chúng ta lấy tư cách gì để lên án họ.

Có người than phiền bị những người vô gia cư lừa, như chuyện lấy cùng một lý do nào đó để than khổ và sau đó lập lại chuyện đó với một người khác, nhưng nếu chúng ta so sánh một kẻ cùng đường lừa bạn $5, với một bậc khoa bảng, có nhà bạc triệu trên đồi, có xe hơi lộng lẫy, lừa bạn qua một dịch vụ chuyên môn bạc nghìn, thì ai đáng lên án hơn ai?

Cũng có người yêu cầu giao tiền cho các tổ chức cộng đồng, tổ chức tôn giáo chứ không trao cho những người vô gia cư. Nhưng chúng ta nghĩ xem, cả hai cộng đồng người Việt ở đây đã có kế hoạch nào giúp đồng bào chưa? Chúng ta bỏ thùng “công đức” mỗi ngày rằm, mồng một, góp tiền cho nhà thờ, nhưng có nhà thờ hay ngôi chùa nào đêm nay mở cửa cho những người homeless vào ngủ qua đêm chưa? Có những chủ khu phố đổ dầu nhớt hay đóng đinh nhọn trước cửa tiệm mình để tránh những người không nhà đến ngủ. Liệu cái cộng đồng giàu có, xe cộ, phố xá nhộn nhịp, mang ơn nước Mỹ này đã giúp gì cho những kẻ bần cùng của xã hội này chưa? Liệu một vài tháng, mời người không nhà đến ăn một tô phở hay một bữa cơm chay đã đủ gọi là biết “chia cơm, xẻ áo” cho người khác chưa?

Liệu bạn có đồng ý cho một người homeless bẩn thỉu, hôi hám xin dùng phòng vệ sinh cửa tiệm hay nhà bạn, nói gì chuyện tắm rửa. Vậy trách gì họ râu tóc, áo quần hôi hám, bẩn thỉu! Và nếu họ có đủ tiền, muốn ăn một tô phở, là chủ tiệm bạn có vui lòng mời họ vào tiệm như đã tiếp đón những người khách lành lặn, sang trọng hay không?

Đứng trước một người vô gia cư đang cầm cái bảng “I’ll Work For Food,” có lẽ chúng ta cũng chẳng cần biết họ là ai, lý do để họ trở thành homeless, mà ngay lúc đó họ đang cần một đô la. Cho họ một đô la chúng ta không nghèo đi chút nào, mà người bất hạnh kia cũng không giàu có hơn lên, nhưng có điều chắc chắn, là cả hai, lòng người cho và người nhận đều cảm thấy vui.

Một phóng viên báo chí có làm một cuộc điều tra cho biết những người homeless đứng đầu đường kiếm “khá bộn” tiền vì sự hảo tâm của người qua đường. Khá bộn là bao nhiêu sau những giờ chạy lui chạy tới trên những giải phân cách giữa hai con đường xuôi ngược?

Bạn có dịp nào để đến thăm một khu tập trung những người vô gia cư chưa? Họ dựng lều hay kiếm băng đá góc cây, đắp trên mình một tấm bạt nhầu nát, cạnh mỗi người là một chiếc xe đẩy hàng lấy từ các siêu thị, chất đầy “gia tài,” chăn chiếu, áo quần, thức ăn, ve chai lọ.

Hoàng tử William của nước Anh đã có lần “vi hành,” trà trộn sống thử 24 tiếng đồng hồ với những người homeless để hiểu đời sống của họ ra sao. Ông có cái cảm giác sợ hãi, bất an, suốt đêm không ngủ. Có trò chuyện với họ anh mới thấu hiểu được cái khổ của đói lạnh, và sự nguy hiểm rình rập, chưa kể nỗi đau tinh thần, bệnh tật không có thuốc men. Những người khốn khổ này rất dễ dàng đi vào con đường nghiện ngập ma túy hay rượu, những chuyện có thể giúp họ quên đi số phận phiền não của mình.

Lên án người thì dễ, nhưng mở lòng cưu mang giúp đỡ họ mới là khó.

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Kiến trúc sắp được xây dựng ở Litttle SG

Image
Hình phác họa dự án, nhìn từ góc đường Bolsa và đường Brookhurst.


WESTMINSTER, California – Một số kiến trúc mới, mang hình ảnh Sài Gòn xưa, gồm một Khách sạn, và một chung cư cao tầng cho thuê, sắp được xây dựng trên miếng đất hiện bỏ trống, tại góc đường Bolsa và đường Brookhurst, ngay trung tâm Little Saigon.

“Chúng tôi đã nộp đơn xin giấy phép xây dựng dự án rộng khoảng 6 mẫu, dự trù tốn phí khoảng $120 triệu, nhưng có lẽ phải đợi đến mùa Xuân 2018 mới được thành phố Westminster chấp thuận. Hy vọng sau đó 6 tháng, chúng tôi sẽ lấy được giấy phép xây dựng,” ông Phạm Hoàng Bắc, chủ nhân Công ty Investment Properties Westminster, LLC., nói với Nhật báo Người Việt.

“Dĩ nhiên chúng tôi sau đó cũng còn phải qua những thủ tục tài chánh để được ngân hàng tài trợ. Nói chung là vẫn còn những khó khăn trước mặt, nhưng vẫn mong là vượt qua được,” bà Joann Phạm, vợ ông Bắc, góp ý.

Bà khẳng định: “Dự án này là ý định riêng của chúng tôi, không có một ai khác đầu tư, để giữ tính độc lập làm di sản cho thế hệ sau !.”

Ông Bắc, hiện cũng là Chủ nhân Khách sạn Ramada Plaza ở Garden Grove, cho biết thêm chi tiết về dự án mới, gồm: một Khách sạn năm tầng có 150 phòng; một chung cư cũng năm tầng có 201 căn nhà, loại một và hai phòng ngủ.
Image
Phác họa “Con đường vui” (Festival Street), nhìn từ đường Brookhurst. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt).



Ngoài ra, dự án cũng dành tầng trệt rộng 60,000 sq ft cho các tiệm bán lẻ, và cửa hàng phục vụ khách hàng, và một khu rộng 12,400 sq ft là chỗ để tổ chức các sự kiện, lễ lạc, sinh nhật, và đám cưới.

“Các gian hàng này sẽ được thiết kế dọc theo ‘Con đường vui’ (Festival Street) cho khách bộ hành tản bộ những khi có chợ đêm, hay những dịp Lễ lạc trong cộng đồng. Riêng khu tổ chức sự kiện (convention), chúng tôi có thể tổ chức hai đám cưới cùng một lúc. Mỗi đám cưới có thể kê được 40 bàn tròn. Những ai muốn tổ chức đám cưới ngoài trời, chúng tôi có thể tổ chức bên cạnh hồ bơi trên tầng hai,” ông nói.

“Còn nếu chỉ xếp ghế cho khán giả xem Đại nhạc hội, khu này có sức chứa được 1,200 chỗ ngồi,” ông giải thích thêm.

Nhân dịp này, ông cho biết diễn tiến, và nguồn gốc dự án.

“Ba năm trước chúng tôi tình cờ được Dân Biểu Tiểu Bang Travis Allen mời ăn trưa. Hôm ấy có mặt cựu Dân Biểu Trần Thái Văn, người cho biết từng quen với gia đình Warne, và cho biết họ muốn bán miếng đất,” ông Bắc kể.

altPhác họa tầng hai của kiến trúc phía trước khu chung cư tương lai, với cầu nối qua khu tổ chức sự kiện, dọc phía đường Bolsa. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt).

Ông Bắc cho biết: “Là người Việt tị nạn tới Mỹ sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, vợ chồng tôi trước khi về hưu, dự tính phải để lại cho thế hệ sau một di sản mang hình ảnh của Sài Gòn xưa, để các con tôi, và những người trẻ gốc Việt cùng trang lứa có thể nhớ đến cái đẹp của nơi thế hệ cha anh đã phải rời bỏ để đi tìm tự do !.”

“Chúng tôi quyết định mua với giá mà gia đình chủ nhân rao bán. Hôm ấy trước mặt 5 Luật sư đại diện cho hai bên, có cả Luật Sư Trần Thái Văn, đại diện môi giới cho chúng tôi, chúng tôi đồng ý mua với giá rao bán. Hai bên bắt tay, rồi sau đó ra về,” ông kể.

Ông cho biết sau đó một tuần, người chủ đòi tăng giá thêm, khoảng trên $300,000 nữa.

“Chúng tôi cũng đồng ý theo luôn, và làm thủ tục giấy tờ ngay, vì chúng tôi sợ họ đổi ý. Miếng đất rộng 6 mẫu, gồm cả 19,000 sq ft của cây xăng góc đường, với điều kiện chúng tôi phải trả tiền hoa hồng 6% cho cả hai bên môi giới,” ông nói.

Về phương diện tài chánh để có thể mua miếng đất, bà Joann Phạm giải thích thêm: “Chúng tôi cùng là người tị nạn 1975. Anh Bắc khi ấy là Kỹ sư cơ khí làm cho Boeing, còn tôi làm trong lãnh vực Tài trợ Địa ốc. Sau 25 năm làm công việc này cho Công ty Mỹ, năm 2001 tôi thành lập Công ty Greenlight Financial Services ở Irvine.”
Image
Mô hình của Kiến trúc sư nộp cho thành phố Westminster. .
“Công ty của tôi có đến 800 nhân viên. Tháng Năm, 2013, tôi bán lại cho Công ty Nationstar Mortgage. Chúng tôi dùng tiền của mình để mua miếng đất này là một quyết định rất hệ trọng, vì chúng tôi có thể mất hết một số tiền rất lớn dành dụm sau 40 năm làm việc. Ngược lại, nếu ơn trên cho mọi chuyện hanh thông, cộng đồng Việt Nam của chúng ta sẽ có một nơi sinh hoạt khang trang kiểu ‘French Colony Style,’ với hình ảnh Sài Gòn xưa được thu nhỏ,” bà nói.

Ông Bắc giải thích lý do gợi nhớ đến Sài Gòn: “Kiến trúc hai tầng góc Bolsa, và Brookhurst sẽ có hình tháp đồng hồ của chợ Bến Thành. Nếu từ tầng trệt nhìn ra, sẽ thấy góc nhìn như Khách sạn Continental. Lối vào trên đường Brookhurst, hai bên là hàng quán bán lẻ. Bên phải là khu chung cư chiếm từ tầng thứ hai đến tầng thứ năm. Cuối đường này là cổng Khách sạn. Một lối vào khác trên đường Bolsa cũng dẫn đến cổng Khách sạn.”

Ông cho biết có hai bãi đậu xe, một ở khu Khách sạn, và một ở phía sau khu chung cư.

“Vì là dự án với tầm cỡ lớn, nhưng kiến thức chúng tôi lại giới hạn, nên chúng tôi phải tốn rất nhiều tiền. Tiền giấy tờ và thuê khoảng 8 văn phòng Kiến trúc sư vẽ họa đồ, và đóng thuế thổ trạch 3 năm qua (mỗi năm $170,000) cũng tốn hơn $1 triệu rồi,” ông kể.

Theo ông Bắc kể, sau cùng, tuần trước thành phố có buổi họp để duyệt lại dự án, dưới sự chủ tọa của Thị Trưởng Tạ Đức Trí.

“Dự án này là một di sản cho thành phố Westminster, nói chung, và cho cộng đồng tị nạn Việt Nam, nói riêng,” ông Trí nói, theo lời kể của ông Bắc.

Rồi thành phố chấp thuận Công ty Kiến trúc KTGY Architecture and Planning of Irvine, và Công ty này đại diện lo giấy tờ công trình xây dựng dự án của Công ty Investment Properties Westminster, LLC của vợ chồng ông Bắc.

Nhật báo Người Việt có liên lạc ông Steve Ratkay, Xử lý Thường vụ quản lý Ban quy hoạch thành phố, để biết tình trạng hồ sơ xin giấy phép của dự án này, nhưng đến khi báo lên khuôn vẫn chưa nhận được hồi âm.

Dự án hỗn hợp nhà ở, và thương mại này được biết là phù hợp với đồ án tổng quát của thành phố mới được điều chỉnh ./.

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Mát-xa 5 vùng quan trọng này trên cơ thể,
kinh mạch sẽ khai thông, phòng chữa nhiều bệnh
Y cho rằng Âm Dương mất cân bằng là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh tật. Âm Dương cân bằng thì người khỏe mạnh, có thần. Mát-xa đúng vị trí sẽ giúp các kinh mạch bế tắc được khai thông mà đạt được cân bằng âm dương, chính khí đến mà tà khí tự lui vậy.

Dưới đây là 5 vùng thường mát-xa sẽ giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng, đẩy lùi bệnh tật:

Lưng – Mát xa giúp dưỡng các bộ phận toàn thân

Xương lưng là nơi đi qua của mạch Đốc và Kinh bàng quang, các bối du huyệt trên Kinh bàng quang có quan hệ rất gần gũi với lục phủ ngũ tạng. Thường xuyên mát xa xương lưng sẽ kích thích lưu thông kinh lạc, làm cho khí huyết vận hành, mạch huyết thông suốt, nuôi dưỡng các bộ phận toàn thân và giúp cơ thể mạnh khỏe.

Ngực – Mát xa giúp tăng cường hệ miễn dịch

Các nhà khoa học phát hiện, tuyến ức là một trong những cơ quan miễn dịch quan trọng nhất chi phối hệ miễn dịch toàn cơ thể. Hoạt tính miễn dịch mà tuyến ức bài tiết ra giúp giám sát và kiểm tra các tế bào dị thường trong cơ thể và tiêu diệt nó không thương tiếc. Đồng thời lại có chức năng chống viêm, kháng bệnh, có tác dụng nhất định để làm chậm hão hóa.

Hàng ngày kiên trì lấy tay xoa ấn huyệt ở vùng lồng ngực 100 – 200 lần, có thể kích hoạt tuyến ức, có tác dụng khỏe thân, phòng đuổi bệnh trong thời gian dài.

Nách – Xoa bóp để thúc đẩy tuần hoàn máu

altGiải phẫu người cho thấy, vùng nách không chỉ có động tĩnh mạch, ngoài ra còn có nhiều mô bạch huyết, đảm nhận trách nhiệm vận chuyển máu, chức năng miễn dịch. Tây y cho là thường xuyên mát-xa vùng nách có thể cải thiện sự cung ứng của máu, kích thích mô bạch huyết, có thể cải thiện chức năng tim phổi,tăng sự thèm ăn, cải thiện chức năng tiêu hóa.

Đông y thì cho là châm cứu, mát-xa vùng nách và ấn các huyệt đạo ở vùng nách có thể điều trị các di chứng bệnh mạch vành, bệnh đau thắt ngực, bệnh mạch máu não các bệnh tuần hoàn máu, bệnh đau thần kinh liên sườn, bệnh hệ thần kinh khác, bệnh về tuyến vú.

Rốn – Mát xa giúp phòng đột quỵ


Lỗ rốn thường bị các chuyên gia dinh dưỡng xem là doanh trại “pháo đài” bảo vệ sức khỏe.

Đông Y thường dùng thuốc dán đắp rốn, chữa trị đau thắt ngực, tiêu hóa không tốt vv. Thường xuyên mát xa rốn có tác dụng phòng và chữa trị đột quỵ, giúp phòng bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.

Bàn chân – Ngâm chân giúp thúc đẩy tuần hoàn máu

Dưới chân có hơn 70 huyệt, 6 kinh mạch khởi nguồn và kết thúc ở chân. Các nhà khoa học còn cho rằng, dưới chân có hàng ngàn hàng vạn dây thần kinh chưa khai thông, có quan hệ mật thiết với não, tim và các bộ phận cơ thể, vì vậy chân được xem là “con tim thứ 2”.

Thường xuyên cong bàn chân, chạy bộ, nước ấm ngâm chân… đều thúc đẩy huyết dịch dưới chân lưu thông máu ở tim và toàn thân, điều tiết âm dương cân bằng, phòng chống bệnh tật, khỏe thân trường thọ.

(Theo xinhuanet)

kalua
Posts: 833
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Lạp xưởng
Trước kia trong sở làm có 1 ông người Việt gốc Hoa rất thích ăn lạp xưởng. Mỗi ngày đi làm, ông mang theo 1 nồi cơm điện nhỏ để nấu cơm vừa đủ ăn 2 chén. Khi cơm cạn nước, ông bỏ vào nồi 2 cái lạp xưởng để hấp trên cơm.

Hầu như mỗi buổi trưa, ông ta đều ăn như vậy. Sau đó, tôi nghe tin ông qua đời vì bị ung thư ruột già lan qua những nơi khác. Một người bạn đồng nghiệp, cũng là bạn học CVA, thấy mùi thơm lạp xưởng hấp trên cơm thơm phưng phức, bèn cũng bắt chước ăn khá nhiều. Anh bạn này bị ung thư bao tử. Mặc dù đã cắt bao tử nhưng vì cái gốc ung thư lan qua những cơ phận khác nên cũng đã qua đời cách nay 5 năm ở tuổi 60

Nguyên nhân tử vong có thể là do muối diêm dùng khi chế biến lạp xưởng . Muối diêm là nitrate de potassium . Chất nầy bỏ vào để cho thịt nạc và lạp xưởng có màu hồng quen thuộc . Không có muối diêm lạp xưởng sẽ có màu tái mét nhợt nhạt của thịt heo ôi , mà thực tế chỉ có thịt heo ôi mới dùng để làm lạp xưởng ! Không ai quá "ngu ngốc và phí phạm" mà dùng thịt heo không ôi để làm lạp xưởng , vì có ăn ngay đâu mà cần thịt tươi ?

Muối diêm là chất gây ung thư rất nguy-hiểm .

Lạp xưởng không thể không sử dung muối diêm.

HCD

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Dân Trung Quốc giảm thọ vì ô nhiễm môi trường

Hà Tường Cát/Người Việt

Image
Khói và hơi nước bốc lên từ nhà một nhà máy thép quốc doanh ở tỉnh Hà Bắc. (Hình: Kevin Frayer/Getty Images)

Xây nhà máy nhiệt điện, nhà thầu Trung Quốc gây ô nhiễm cả vùng
Hàng triệu người Ấn và Trung Quốc chết vì ô nhiễm mỗi năm
Mỗi năm, 1.6 triệu dân Trung Quốc chết vì ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nan giải của Trung Quốc từ ba thập niên gần đây do không kiểm soát được những hậu quả tiêu cực trong sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế.

Thủ Tướng Lý Khắc Cường năm 2014 tuyên bố mở “cuộc chiến chống ô nhiễm,” nhưng mức độ khói bụi (smog) ở Trung Quốc vẫn còn vượt quá tiêu chuẩn lành mạnh do Tổ Chức Y Tế Thế Giới của Liên Hiệp Quốc (WHO) quy định.


Theo một nghiên cứu vừa được tạp chí của Viện Hàn Lâm Khoa Học Mỹ công bố đầu tuần này thì hậu quả của tình trạng không khí ô nhiễm làm giảm 3.5 năm tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc.

Ở miền Bắc Trung Quốc nơi không khí và nhiều yếu tố ô nhiễm khác ở mức độ cao, tuổi thọ còn kém thêm 3. 1 năm nữa so với dân miền Nam. Tại Cáp Nhĩ Tân (Harbin), thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, trong vùng trung tâm kỹ nghệ miền Bắc, tuổi thọ trung bình của người dân mất 6.9 năm, theo phân tích của viện chính sách năng lượng thuộc trường Ðại Học Chicago.

Cuốc chiến chống ô nhiễm không khí ở Trung Quốc tập trung nhắm vào miền Bắc vì vùng này có khói bụi tệ hại hơn hết nhất là trong mùa Ðông khi chính quyền cho các nhà máy nhiệt điện đốt than hoạt động để cung cấp sưởi ấm miễn phí.

Giáo Sư Michael Greenstone, giám đốc viện này giải thích: “Các phân tử nhỏ lẫn trong không khí là hiểm họa môi trường rất lớn cho sức khỏe của con người trên toàn thế giới nhất là tại Trung Quốc và Ấn Ðộ.” Những hạt này là nguồn gốc đưa tới nhiều chứng bệnh bao gồm trụy tim, đột quỵ, ung thư phổi.

Trong số 338 thành phố, chỉ có 84 đạt chuẩn mực không khí lành mạnh do WHO quy định, theo một thăm dò của Bộ Môi Trường Trung Quốc năm 2016. Những thành phố khác ở mức kém xa chuẩn mực này và nếu như không khí chỉ đạt định chuẩn do Trung Quốc ấn định, nghĩa là thấp hơn định chuẩn của WHO, thì tuổi thọ của người dân cũng có thể thêm được hơn một năm.

Tiếp theo không khí, ô nhiễm đất canh tác là đáng lo ngại vì nông phẩm sản xuất trên những đất này làm hại cho sức khỏe người dân và người ta lo ngại có thể gây bệnh ung thư, dù rằng chưa có bằng chứng khoa học nào được xác định. Nước và đất canh tác bị nhiễm độc bởi chất thải kỹ nghệ. Mức độ nhiễm độc do các kim loại nặng tại miền Bắc là cao nhất.

Trong nhiều năm, chính quyền đã cho tiến hành những thử nghiệm về đất rộng rãi trên toàn quốc nhưng không công bố kết quả và được giữ kín như “bí mật quốc gia.” Ðiều ấy khiến cho người dân càng thêm lo ngại, và khó có thể lượng giá mức độc hại về những thực phẩm được tiêu thụ sản xuất trong những vùng gần các cơ xưởng kỹ nghệ.

Tuy nhiên có một dấu hiệu đáng báo động trong tuần này khi ông Wang Shiyuan, thứ trưởng Bộ Ðất Ðai và Tài Nguyên, tuyên bố trong một hội nghị báo chí ở Bắc Kinh rằng có tới 8 triệu mẫu đất (bằng diện tích tiểu bang Maryland) ở Trung Quốc bị coi là ô nhiễm nặng và việc canh tác ở những đất đó có thể bị cấm.

Một tài liệu của Bộ Bảo Vệ Môi Trường đầu năm nay cho biết 50 triệu mẫu ruộng đất Trung Quốc bị ô nhiễm trong đó 22 triệu mẫu nhiễm độc thuốc trừ sâu và hơn 13 triệu tấn hoa màu thu hoạch mỗi năm bị nhiễm kim loại nặng không phải sắt, như cadmium, chromium, chì. Những chất này ở trong nước thải do các nhà máy tháo chảy ra sông và chảy vào các dòng kênh dẫn thủy nhập điền (kênh thủy lợi).

Hồi Tháng Năm, các giới chức tỉnh Quảng Ðông cho biết đã khám phá thấy cadmium ở điều kiện quá mức an toàn trong 155 mẻ lúa gạo thu góp làm mẫu ở các nhà kho, chợ và tiệm ăn; 89 trong số này là gạo sản xuất ở tỉnh Hồ Nam. Tỉnh Hồ Nam là vựa lúa của Trung Quốc, sản xuất 17 triệu tấn gạo một năm hay 16% tổng sản lượng toàn quốc.

Tờ báo tiếng Anh China Daily của nhà nước, trong Tháng Sáu, nói “đất ô nhiễm bởi kim loại nặng làm phương hại cho an toàn thực phẩm và trở thành nguy cơ tiềm tàng về y tế công cộng.” Cadmium là kim loại nặng được coi là nguy hại nhất, có thể gây bệnh ung thư khi tồn tích vào gan và thận. Cadmium không chỉ lẫn vào nông phẩm mà còn vào gia súc, bò, heo, gà vịt. Chưa có tài liệu chính xác nào được công bố về mức nhiễm cadmium trong thực phẩm Trung Quốc.

Không có cách gì để đóng cửa những nhà máy thải ra chất độc vì sự bảo vệ của địa phương trong việc kinh tế. Các giới chức môi trường ở Bắc Kinh ca ngợi những thử nghiệm gần đây của các nhà khoa học cho biết một số xưởng máy có thể giúp làm sạch đất đai bằng cách hấp thụ chất độc. Tuy nhiên trong thực tế chưa thấy có dự án hay hành động cụ thể nào được tiến hành.

Bà Ge, một nông dân trên 60 tuổi ở tỉnh Hồ Nam, nói với tờ South China Morning Post: “Chúng tôi sinh ra ở đây, lớn lên trên đất này và không thể làm gì hơn trong điều kiện ấy. Những người yếu nhất đã chết, chúng tôi vẫn còn sống sót cho đến một ngày nào đó chưa biết được.”

User avatar
saohom
Posts: 2205
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Thế hệ iGen

Huy Lâm

Image
Chiếc điện thoại đúng nghĩa là điện thoại thông minh đầu tiên ra đời vào năm 1999 do công ty NTT DoCoMo của Nhật Bản sản xuất. Chiếc điện thoại này lúc ấy còn rất sơ sài, màn ảnh nhỏ xíu và làm việc rất chậm. Mặc dù vậy công ty DoCoMo cũng bán được tới 40 triệu chiếc và làm chủ thị trường điện thoại thông minh trong một thời gian khá dài.

Phải đợi đến năm 2007 khi công ty Apple cho trình làng chiếc iPhone với kỹ thuật màn hình cảm ứng thì lúc đó điện thoại thông minh mới thật sự hữu dụng và làm thay đổi hoàn toàn thói quen sử dụng điện thoại của người tiêu thụ. Nó không còn là thiết bị để người ta nói chuyện viễn liên với nhau như trước mà còn làm được rất nhiều việc khác – từ đọc báo theo dõi tin tức, đọc bản đồ chỉ đường đến chụp hình, gửi tin nhắn, sổ ghi chép v.v…

Từ khi chiếc điện thoại thông minh đầu tiên ra đời cho đến nay là khoảng thời gian đủ dài cho một thế hệ đời người. Những đứa trẻ sinh ra trong khoảng thời gian này sẽ không thể hình dung ra chiếc điện thoại bàn cổ lỗ, có dây cắm và vòng quay số. May ra thì chúng có thể biết tới chiếc điện thoại di động loại mở ra đóng vào, làm được hai công việc duy nhất là nói chuyện và gửi tin nhắn. Những đứa trẻ này nay đã lớn và cuộc đời chúng gắn liền với chiếc điện thoại thông minh, ăn ngủ cùng chiếc điện thoại, hay nói cách khác, chiếc điện thoại thông minh là một phần đời sống của thế hệ người trẻ này.

Mỗi tối trước khi đi ngủ thế nào cũng phải ghé mắt xem qua trang mạng xã hội có gì không, và sáng vừa mở mắt ra là với tay lấy điện thoại trước cái đã. Chiếc điện thoại là hình ảnh cuối cùng nhìn thấy trước khi đi ngủ và là thứ đầu tiên thấy được khi thức dậy. Nếu chẳng may có hôm giật mình thức dậy lúc nửa đêm thì thường thế nào cũng để mắt nhìn vào màn ảnh điện thoại thói quen. Nhiều người trẻ nhìn nhận là họ bị ghiền điện thoại thông minh.

Thế nên, có người đã gọi lớp người trẻ này là thế hệ iGen – ghép từ hai chữ iPhone và generation (thế hệ) – tức thế hệ ăn, ngủ, hít, thở cùng với chiếc điện thoại thông minh. Không có chiếc điện thoại thông minh bên mình thì họ cảm thấy hụt hẫng, lạc loài.

Thế hệ những người trẻ này lớn lên cùng chiếc điện thoại thông minh, họ có những trang mạng xã hội cá nhân như Instagram, Snapchat trước khi lên trung học và không hề biết tới thời kỳ trước khi có internet nó ra làm sao. Mạng internet hiện diện trong đời sống họ, lúc nào cũng sẵn sàng ở ngay bên cạnh, ngày cũng như đêm. Những thành viên lớn tuổi nhất của thế hệ iGen khi chiếc iPhone đầu tiên ra đời năm 2007 thì họ mới vừa đủ lớn, và khi bước vào trung học thì chiếc máy tính bảng iPad ra đời năm 2010. Một cuộc thăm dò đầu năm 2017 với hơn 5,000 người trẻ sống ở Mỹ cho biết cứ bốn người trẻ thì có ba là đã sở hữu chiếc iPhone rồi.

Kể từ khi chiếc iPhone và sau đó là chiếc iPad ra đời đến nay đã làm thay đổi hầu như mọi khía cạnh đời sống của người trẻ, từ sự tương tác giữa họ với những cá nhân khác trong xã hội đến đời sống tinh thần của chính họ. Những thay đổi này đã ảnh hưởng đến những người trẻ ở khắp mọi ngõ ngách của nước Mỹ và trong mọi gia đình. Tình trạng ở những quốc gia khác có lẽ cũng vậy. Chiều hướng này xuất hiện ở những người trẻ thuộc gia đình giàu cũng như nghèo; thuộc đủ mọi sắc tộc; ở thành thị, ngoại ô và những thị trấn nhỏ. Nơi nào có đặt những tháp truyền sóng di động thì đời sống của những người trẻ nơi đó gắn chặt với chiếc điện thoại thông minh.

Đối với những người thuộc thế hệ đi trước, điều vừa kể nghe có vẻ lạ lùng và phần nào có thể bị coi là rắc rối. Mỗi thế hệ mỗi khác, và ta không thể đem đời sống của thế hệ này so sánh với thế hệ kia rồi đưa ra lời phán xét. Tuy nhiên, có những thay đổi được cho là tích cực, có những thay đổi tiêu cực, và có những thay đổi là cả hai. Những người trẻ thuộc thế hệ iGen này cảm thấy thoải mái và thích được dành nhiều thời gian trong căn phòng ngủ của họ hơn là ngồi trong một chiếc xe hơi hoặc tham dự một buổi tiệc đông người, và có thể nói cuộc sống của những người trẻ này an toàn hơn so với những thế hệ trước. Họ sẽ ít gặp phải những tai nạn rủi ro về xe cộ và tránh được những cơn say xỉn có hại vì không tham gia tiệc tùng thì ít có cơ hội tiếp cận với môi trường có mùi men rượu.

Tuy nhiên có điều này đáng quan tâm là tỉ lệ trầm cảm và tự tử ở những người trẻ đã tăng vọt kể từ năm 2011. Có lẽ không phải là quá đáng nếu ta cho rằng thế hệ iGen đang trên bờ khủng hoảng nặng nề nhất về tinh thần trong vòng mấy thập niên nay. Mà sự suy sụp tinh thần này rất có thể có nhiều sự liên hệ đến chiếc điện thoại thông minh của họ.

Để xác định một thế hệ người ta cần hội đủ nhiều yếu tố mặc dù có những sự kiện quan trọng xảy ra trong một thời kỳ nào đó trong xã hội – ví dụ chiến tranh hay một cú nhảy vọt kỹ thuật – có thể đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành một nhóm, hay nói rõ hơn, một thế hệ người trẻ. Cách dạy dỗ con cái vẫn tiếp tục thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác, cũng như các môn học và đời sống văn hóa, và những thứ này giữ một vai trò hệ trọng. Tuy nhiên, sự xuất hiện và trỗi dậy song hành của chiếc điện thoại thông minh và trang mạng xã hội đã tạo nên một cơn địa chấn ở mức độ mà loài người chưa từng được chứng kiến từ trước tới nay. Có những bằng chứng thuyết phục cho thấy khi những thiết bị này được đặt vào tay của những người trẻ thì chúng đã và đang gây ảnh hưởng lên đời sống của họ, và làm cho cuộc sống của họ mất đi những niềm vui tự nhiên và biến họ thành những con người sầu muộn.

Thập niên 1970, những người trẻ thường hay tụ tập ở những sân trượt, nơi đây họ trốn cha mẹ để tập làm người lớn: hút thuốc, bia rượu, trai gái. Họ thường cố tình làm trái ngược lại với những gì cha mẹ dạy dỗ. Rồi những người trẻ của một hai thập niên sau cũng làm gần như vậy để tỏ thái độ họ là những con người độc lập với cha mẹ. Nói cách khác, họ muốn chứng tỏ ra mình là người lớn.

Nhưng nay có một sự thay đổi đáng kinh ngạc là những người trẻ mỗi khi ra ngoài lại thường đi chung với cha mẹ, trái ngược hẳn với người trẻ của những thế hệ trước, chỉ muốn lánh xa cha mẹ mỗi khi ra ngoài. Trong một cuộc thăm dò gần đây cho biết học sinh lớp 12 năm 2015 đi chơi với bạn bè bên ngoài ít hơn học sinh lớp 8 năm 2009.

Những người trẻ thời nay cũng ít bồ bịch trai gái hơn trước. Chỉ có 56 phần trăm các học sinh lớp 12 năm 2015 là từng hẹn hò trai gái, so với con số của những thế hệ trước đó là 85 phần trăm.

Thậm chí việc biết lái xe, biểu tượng tự do của người trưởng thành đã in hằn vào trong nét văn hoá đại chúng của người Mỹ được thể hiện qua âm nhạc và phim ảnh, thì nay không còn là một mời gọi hấp dẫn đối với người trẻ bây giờ. Thời thế hệ trước, gần như tất cả học sinh trung học đều có bằng lái xe ngay khi bước lên lớp 12; nay thì khác, trong bốn em thì có hơn một em học sinh trung học vẫn chưa có bằng lái xe ở cuối bậc trung học. Cha mẹ cứ đưa đi đón về mỗi ngày như vậy thì đâu cần phải gấp gáp làm chi.

Các cuộc thăm dò còn cho biết những người trẻ thuộc thế hệ iGen đi làm kiếm tiền ít hơn trước, họ bỏ ít thời gian làm bài tập hơn trước, trong khi thời gian tham gia vào những câu lạc bộ của học sinh, các đội thể thao trong trường lại không thay đổi nhiều. Cộng tất cả các sinh hoạt đó lại ta thấy thế hệ iGen có nhiều thời giờ rảnh hơn người trẻ của thế hệ trước.

Vậy họ làm gì với tất cả thời giờ rảnh rỗi này? Xin thưa là họ đang chơi với chiếc điện thoại của họ, ở trong phòng, một mình, cô đơn và buồn bực.

Một trong những điều mỉa mai trong cuộc sống của thế hệ iGen là mặc dù dành nhiều thời gian ở nhà với cha mẹ nhưng những người trẻ này có thể nói là cũng không thật sự gần gũi với cha mẹ họ hơn thế hệ đi trước.

Chơi với bạn là một sinh hoạt bình thường mà bất cứ người trẻ nào, giàu hay nghèo, học lực giỏi hay trung bình, ngốc hay lém lỉnh, cũng đều thích làm. Nhưng nay số người trẻ thuộc thế hệ iGen thích gần gũi với bạn bè cũng giảm sút rất nhiều, hơn 40 phần trăm từ năm 2000 đến 2015. Những sân trượt, sân bóng rổ, hồ bơi công cộng, điểm hẹn trước đây thì nay được thay thế bằng không gian ảo được tiếp cận qua ứng dụng apps và mạng internet.

Lúc đầu người ta nghĩ rằng những người trẻ dành nhiều thời giờ trong những không gian ảo này là vì chúng làm cho họ vui vẻ hạnh phúc, nhưng phần lớn các dữ liệu thu thập được cho thấy không hẳn thế. Do đó, lời khuyên của các chuyên gia tâm lý dành cho những người trẻ nào muốn có một cuộc sống vui vẻ hơn tương đối thẳng thắn và dễ hiểu: hãy bỏ chiếc điện thoại xuống, tắt chiếc máy điện toán đi, và làm điều gì đó – bất cứ điều gì – không có liên quan tới màn ảnh của những thiết bị điện tử kia.

Những trang mạng xã hội như Facebook hứa hẹn nối kết người sử dụng với bạn bè khắp nơi. Nhưng chân dung của những người trẻ thế hệ iGen từ các dữ liệu thu thập được cho thấy là một thế hệ cô đơn và tâm lý rối bời.

Cấm cản những người trẻ không được đụng tới kỹ thuật có thể là một đòi hỏi không thực tế áp đặt lên một thế hệ của những đứa bé lớn lên đã quá quen thuộc với đời sống được nối kết bằng kỹ thuật và qua không gian ảo.

Nhưng gần đây có nhiều dấu hiệu đầy hy vọng là chính những người trẻ đã nhận ra là những khó khăn trong đời sống mà họ trải qua ít nhiều có liên quan tới chiếc điện thoại mà họ bị lệ thuộc quá nhiều. Phải chăng đây là bước đầu để người trẻ của thế hệ iGen tự biết tìm cách xa lánh và bớt bị lệ thuộc vào kỹ thuật, và trở lại với đời sống tự nhiên thích hợp hơn đối với con người.

Huy Lâm

Post Reply