Cà Phê...Vịt

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Cà Phê...Vịt

Post by khieulong »

Khai Trương Cà Phê....Vịt
06 tháng 08 2009
Chủ Wuán : Sáu Lòng

Image

Quán Vắng Một Mình
Tiếng Hát : Minh Tuyết

Mới hôm nao môi hôn ta trao cho nhau
Còn đắm say sao giờ đây
Tình đã bay xa như mây phiêu du lêng đênh
Về chốn nao hỡi anh

Nhớ chăng anh bao nhiêu yêu thương ngày nào
Nồng ấm đôi tay đêm nao giờ còn đâu nữa
Người tình ơi buồn không
Và còn nghe vấn vương tình xưa
Khúc ca xưa anh trao cho em đam mê
Giờ bỗng nghe ôi buồn sao
Tình đã không duyên ta mong quên đi nhưng sao

Lòng vẫn nghe xót xa
Quán năm xua đôi ta đêm nao hẹn hò
Giờ mỗi duyên em bơ vơ cùng cafê đắng
Người tình ơi giờ đây
Lòng anh có bao giờ u buồn

Người yêu hỡi còn gì
Khi đã xa nhau rồi đêm mưa về cùng ai bước đi
Cafê đắng một mình biết lấy ai hẹn hò
Lòng nghe cô đơn lạnh giá
Nhiều khi thấy lòng buồn
Ta ngỡ như đời sẽ không còn nghe nụ cười
Những nỗi đau dâng tràn từng chiều rơi lạnh căm
Cafê đắng ta ngồi với ai ...
Last edited by khieulong on Tue Oct 02, 2012 6:33 pm, edited 2 times in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Trong anh là một phần máu thịt của em

Margo Molthan và chồng là Mike sống ở thị trấn nhỏ Palestine, phía Đông bang Texas (Mỹ). Hiện nay, tuy làm bà nội rồi, bà vẫn nhận lãnh công tác tình nguyện và dành thời gian làm thơ, viết văn. Trong hồi ức này (in năm 2002) Margo cho biết hoàn cảnh nào Mike đã nhận được một phần máu thịt của chị để cả hai cùng kéo dài cuộc sống lứa đôi thương yêu, hạnh phúc.


Tôi đem lòng yêu chồng tôi, Mike, sau lần hò hẹn đầu tiên. Tôi đã mời anh khiêu vũ với tôi vào ngày Sadie Hawkins (*). Anh không phải là lựa chọn đầu tiên của tôi, nhưng tôi rất mừng là duyên số đã khiến anh là người thứ hai tôi chọn lựa. Một đứa bạn đã đốc tôi mời anh khiêu vũ: “Mike là mẫu người cậu có thể sống chung cho tới cuối đời”. Ôi, tuổi mười sáu mà tinh khôn đến thế!

Anh có mọi đức tính mà các cô gái mong muốn. Bảnh trai, tử tế, đáng kính, dễ thương và hay quan tâm chăm sóc người khác. Về căn bản thì đây là mẫu bạn trai tuyệt nhất đối với đám con gái. Anh cao lớn, là cầu thủ đội bóng trong trường trung học và khi ở bên anh tôi cảm thấy mình giống như một nàng công chúa.

Vào đại học hai đứa vẫn hò hẹn nhau. Bấy giờ thanh niên Mỹ đang giáp mặt với chiến tranh Việt Nam, chúng tôi quyết định làm đám cưới sớm. Phải, chúng tôi còn quá trẻ, nhưng chúng tôi không thay đổi quyết định ấy dù gia đình không ủng hộ. Tình yêu nào quản chi các chướng ngại.

Trên đường đi hưởng tuần trăng mật ở thành phố cảng Corpus Christi, bang Texas, Mike lên cơn đau bụng dữ dội. Hoảng sợ, tôi điện thoại cho lễ tân khách sạn nhờ giới thiệu một bác sĩ địa phương. Thầy thuốc nói anh đang bị sỏi thận hành hạ và khuyên chúng tôi nên quay về nhà ngay. Tôi còn nhớ bốn giờ ròng rã trên đường dài về nhà. Cuồng phong dữ dội mà thuở ấy xe hơi chưa có tay lái tự động! Tôi không sao cầm lái vững vàng, thế là dẫu đang đau đớn khủng khiếp Mike đã thay tôi đưa xe về đến nhà bình an. Anh là người hùng của tôi.

Biến cố ấy mở đầu cho một hành trình dài sống chung với bệnh thận mãn tính. Mike xong đại học và làm đại diện cho một nhà sản xuất bàn ghế, tủ kệ. Chúng tôi sinh được hai bé trai kháu khỉnh. Trọn thời gian tôi dành để làm mẹ và làm vợ.

Suốt hai mươi năm anh nhiều lần nằm viện, phải làm sinh thiết thận nhiều đợt và trải qua nhiều phen hoảng sợ. Nhưng với tính cách và thái độ tích cực của Mike, anh luôn hồi phục và trở về với tư thế một người cha, người chồng bình thường. Nhìn bề ngoài chúng tôi dường như là một gia đình trung lưu, hạnh phúc nhưng ở bên trong, tôi sống từng ngày lo âu chẳng biết ngày nào tảng mây đen trên đầu mình sẽ ập xuống bão dông.

Năm 1987, sức khỏe của anh cứ cạn đi và giải pháp duy nhất là phải chạy máy lọc thận trong lúc ghi tên chờ được ghép thận. Trước ngày bắt đầu chữa trị, vào sinh nhật bốn mươi của Mike, tôi đưa anh ra bãi biển. Anh yếu và xanh xao quá. Lần đầu tiên trong cuộc sống lứa đôi, anh thổ lộ rằng anh cảm thấy mình bại trận. Anh cố chịu đựng chạy máy lọc thận càng lâu càng tốt. Mỗi lần chạy máy xong, anh như con mèo ướt. Lòng tôi tan nát dù vẫn biết ơn cái máy ấy giữ lại mạng sống của anh.

Trong lúc ấy danh sách chờ ghép thận còn lâu mới tới lượt anh và luật lại không cho phép người cùng huyết thống được hiến thận. Tôi vẫn nhớ rõ cái buổi cùng ngồi với chị của Mike trong phòng bác sĩ và nghe ông giải thích tại sao chị ấy không thể tặng thận. Cho đến hôm nay tôi không sao giải thích cảm giác lạ lùng từ đâu xâm chiếm, khi trong đầu tôi vang lên tiếng nói: “Ngươi sẽ tặng thận”. Tiếng nói đó rất rõ ràng, chính xác và xưa nay tôi chưa từng nghe có một giọng nào bảo tôi như thế. Từ khoảnh khắc ấy tôi luôn tin chắc người tặng thận sẽ là tôi, dẫu rằng vào thời bấy giờ việc này nghe có vẻ như bất khả thi.

Tôi tiếp tục suy nghĩ và câu trả lời đến với tôi rất dễ dàng. Lần kế tiếp, khi gặp bác sĩ tôi nói: “Tôi và anh Mike cùng loại máu, đúng không? Thận của người chết chỉ cần cùng loại máu với người được ghép, đúng không? Tỉ dụ như hôm nay tôi bị xe cán chết, thận của tôi sẽ dùng được cho anh ấy, đúng không? Vậy thì hãy để anh ấy nhận quả thận của tôi lúc tôi còn đang thở để vợ chồng tôi chung hưởng hạnh phúc cho đến cuối đời... Bác sĩ nghĩ sao?”.

Bác sĩ chỉ nhìn tôi trong khi tôi nài nỉ. Nhưng câu trả lời dứt khoát là không. Đối với tôi, sự phủ quyết này giống như phất lá cờ đỏ trước mũi con bò điên.

Tôi bỏ nhiều giờ lục lạo hồ sơ và thấy rằng ở bang Wisconsin việc ghép thận giữa hai vợ chồng đã thực hiện nhiều lần. Thế sao bang Texas lại không?

Tôi thâu thập sự ủng hộ của vài bác sĩ và ca của Mike được đưa ra hội đồng y khoa của bệnh viện. Phải chờ ít lâu để họ quyết định và thậm chí họ còn yêu cầu vợ chồng tôi đi trắc nghiệm tâm lý. (Tôi đoán họ chỉ muốn biết tôi có điên hay không). Cuối cùng hội đồng y khoa Bệnh viện Methodist (Tin lành) ở thành phố Dallas (Texas) được thuyết phục và bằng lòng cho ghép thận.

Tôi không bao giờ ngờ rằng việc trì hoãn lại xuất phát từ chồng mình. Anh càng nghĩ ngợi thì càng không chịu đựng nổi việc tôi phải cắt thận vì anh. Cuối cùng anh nói anh không thể chấp nhận. Trong giây phút im lặng ngập tràn cảm xúc, tôi chỉ hỏi anh một câu đơn giản: “Mười chín năm qua em đã chứng kiến anh chiến đấu với bệnh tật để sống bên em và các con. Ngần ấy thời gian tất cả chúng ta đã luôn bên nhau. Giờ đây nếu như em phải chạy máy lọc thận, còn anh thì biết có một thứ làm cho em khỏe mạnh. Thế thì anh sẽ làm gì nào?”. Lịch mổ được định ngày.

Cách nay mười bốn năm, Mike và tôi đã làm nên lịch sử ở Texas vì là cặp vợ chồng đầu tiên tặng, ghép thận cho nhau khi còn sống. Khắp nước những người muốn làm cái việc y như vậy đã điện thoại tìm tôi. Ngày nay việc người khác huyết thống hiến thận khi đang còn sống đã không còn lạ thường nữa rồi.

Nhưng sự kiện làm nên lịch sử ấy chẳng bao giờ gây ấn tượng nhiều cho tôi. Điều quan trọng hơn cả là tôi còn có được một người chồng mạnh khỏe sống với tôi thêm hàng chục năm dư.


Margo Molthan (MỸ)

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Image

Đằng sau


Đằng sau nụ cười là.......... nước mắt!
Đằng sau nước mắt là.......... niềm đau!
Đằng sau tình đầu là.......... tan vỡ!
Đằng sau nỗi nhớ là.......... tình yêu!
Đằng sau lời yêu là ..........dối trá!
Đằng sau lạnh giá là............. khát khao!
Đằng sau chiêm bao là ..........vỡ mộng!
Đằng sau biển rộng là............. bão giông!
Đằng sau cảm thông là ..............thương hại!
Đằng sau khép lại là ...............mở ra!
Đằng sau chúng ta là ..........quá khứ!
Đằng sau quá khứ là.............sau lưng...

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Image

*Định nghĩa về tình yêu!!!

TÌnh yêu như thể rút thăm,
rút trúng thì sướng, rút nhầm thì đau
Tình yêu như thể đi câu,
anh nào chai mặt ngồi lâu mới tài
Tình yêu như thể quan tài,
mới loanh quanh quẩn ở ngoài đã run
Tình yêu như thể dây thung,
lúc co lúc dãn lúc đùng đứt ngay
Tình yêu như thể người say,
lúc nào cũng tưởng đang bay trên trời
TÌnh yêu như thể điểm 10,
đêm học ngày học cả đời vẫn mong
Tình yêu như thể đuôi công,
trông thì đẹp đấy nhưng không ra gì
TÌnh yêu như thể bánh mỳ,
Tây ta đều thích bởi vì nó ngon

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Image

BÀI VĂN TẢ MẸ

Sáng thức dậy em đã thấy ba nấu sẵn nồi cháo và kèm theo tờ giấy dặn:”Con nhớ ăn sáng rồi mới đi học”.

Giờ tập làm văn, tôi luôn được cô giáo khen bài viết của mình và thường lên đứng giữa lớp để đọc bài tập làm văn của mình cho cả lớp nghe. Bài viết của tôi bao giờ cũng đạt điểm 7, 8 - điểm cao nhất dành cho môn tập làm văn. Tôi luôn hãnh diện vì điều đó và dường như chưa một bạn nào trong lớp phá được “kỷ lục” của tôi.

Như mọi khi, tôi lại được cô giáo gọi lên đọc bài văn “Em hãy tả về người mẹ của mình”. Tôi ngước cao mặt, đĩnh đạc bước lên giữa lớp trong sự nể phục của các bạn và cất cao giọng đọc: “Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ bảo ”Lớn lên con gái đừng gội đầu bằng dầu gội mà nấu trái bồ kết gội cho tóc đẹp như của mẹ”. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình, tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em...”.

Đó là những lời văn mà tôi đã được chị gái dạy để tả về người mẹ của mình. Những bài văn của tôi luôn được điểm cao vì trước khi viết tôi luôn “tham khảo” ý kiến của chị rồi tưởng tượng thêm để diễn đạt cho hay. Có lẽ với trí tưởng tượng phong phú nên tôi sớm nổi tiếng là học sinh giỏi văn của trường.

Đọc xong bài văn tả mẹ của mình, tôi sướng lâng lâng trong người và đi về chỗ trong tiếng vỗ tay của các bạn. Đợi giây lát, cô tôi bảo: “Bài văn tả mẹ của bạn Duyên rất hay. Câu cú gãy gọn, diễn đạt trôi chảy. Các em nên học cách diễn đạt của bạn để viết văn cho hay và phải đọc thêm nhiều sách. Hôm nay, cô muốn các em nghe thêm một bài văn nữa. Cô mời bạn Hùng".


Tôi thoáng ngạc nhiên vì Hùng mồ côi mẹ từ năm 6 tuổi, nhà Hùng rất nghèo và Hùng chỉ học giỏi môn toán. Tôi thầm cười khi nghĩ “Chắc Hùng viết nhăng viết cuội nên bị cô phê bình đây”. Hùng cúi đầu cầm tập bước lên bảng và đọc: “ Em không còn mẹ. Mẹ mất đã lâu lắm rồi nên em không nhớ rõ khuôn mặt của mẹ. Mỗi lần nhớ mẹ, em chỉ nhìn lên tấm ảnh trên bàn thờ mẹ, nhớ mẹ, thương mẹ rồi chỉ biết khóc mà thôi! Mẹ mất khi em bé của em mới một tuổi. Lúc đó ba cực lắm vì phải vừa đi làm vừa nuôi em và em gái. Em gái cứ bệnh rồi khóc hoài. Sáng, ba dậy thật sớm để nấu cháo để lấy nước pha sữa cho em. Mùa mưa, nhà dột ướt không đủ chỗ ngủ, ba ru em và em gái ngủ xong rồi nằm xuống sàn nhà. Sáng thức dậy em đã thấy ba nấu sẵn nồi cháo và kèm theo tờ giấy dặn:”Con nhớ ăn sáng rồi mới đi học”. Ba em là công nhân vệ sinh nên sáng phải dậy thật sớm làm sạch đường phố trước khi mọi người thức giấc. Em chuẩn bị đi học ba mới trở về lo cho em gái. Buổi chiều, em đi học về trông em cho ba đi làm tiếp. Ba em cực lắm nhưng lúc nào ba cũng dịu dàng như mẹ. Em ước ao mẹ mình còn sống để đỡ đần công việc cho ba. Em thèm được như các bạn có mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ khâu áo khi bị rách, được nghe mẹ hát ru em bé ngủ như cô Tư ở sát nhà. Mỗi lần nghe cô Tư hát ru con, em lại nhớ mẹ và nước mắt trào ra. Ba bảo: “Mẹ bây giờ đã thành cô tiên ở tận trên trời cao, mẹ cũng nhớ và thương con lắm nên con phải học thật giỏi mẹ mới vui”. Em cũng thầm hứa với ba, sẽ học giỏi, học giỏi rồi mẹ sẽ sống lại với cha con mình, phải không ba?

Em càng lớn mái tóc ba càng bạc nhiều hơn. Nhìn ba tảo tần lo cho em và em gái ăn học, em thương ba lắm chỉ mong mình nhanh lớn để đi làm giúp ba, nuôi em gái. Em không còn mẹ nhưng ba chính là người mẹ vĩ đại trong cuộc đời em. Em yêu ba vô cùng...”.

Những dòng cuối cùng, Hùng đã đọc trong nước mắt, cả lớp đều khóc, cả cô giáo cũng khóc và không biết tự lúc nào, nước mắt của tôi cũng lăn dài trên khuôn mặt của mình...

Chiều nay, con gái tôi về nói với mẹ: “Mẹ dạy con bài văn tả về mẹ nha mẹ”. Tôi ôm con gái vào lòng và kể lại câu chuyện bài tập làm văn tả mẹ của Hùng cách đây hơn 20 năm...

Hồ Duyên

User avatar
nangchieu
Posts: 2053
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Sinh động, trực quan
- Các em chú ý, chúng ta tập trung vào bài mới. Cô đố các em, trên ngực cô có cái gì? Em Tí!
- Thưa cô, trên ngực cô có thêu cái bông hồng.
- Đúng, nhưng mà chưa chính xác. Em Tèo!!
- Thưa cô, trên ngực cô ngoài cái bông hồng còn có cái lá nữa.
- Đúng, nhưng chưa chính xác. Em Tẽo!
- Thưa cô...trên ngực cô có...cái zú!!
- Đúng, hôm nay chúng ta học bài cây zú sữa, các em lấy tập ra.

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image

Mộng hay Thực

Huy Phương
Tôi không có khả năng để phân tích những hiện tượng tâm lý, đưa chúng ta vào việc khám phá ý nghĩa của các giấc mộng, nhưng một cách đơn giản người ta thường nghĩ mộng là hiện tượng ẩn ức của tâm lý, mộng thể hiện những dồn nén những ao ước của đời người. Tôi xin kể một chuyện có thật, đó là giấc mộng của một người vợ tù “cải tạo” năm xưa:

“Từ ngày chồng ra đi biền biệt, rất nhiều lần chị nằm mơ thấy anh về. Anh mở cửa bước vào, anh cầm lấy tay chị, anh cười nói bên những đứa con hay bước đi bên cạnh chị như những ngày nào. Nhưng tất cả đó đều là những giấc mộng chưa hề có thực, sau bao nhiêu năm tháng phiền muộn, vì chị đã thức giấc giữa những sự thật trống vắng, bẽ bàng.

Lần này thì anh về thực. Anh đứng đó. Chị hỏi anh: “Có phải anh đã về thực không? Hay đây chỉ là một giấc mộng như mọi lần?” Anh ôm lấy chị, cười và nói: “Không anh về thật đây mà!” Ðể phân biệt thực và mộng chị bấu vào tay mình. Chị không có cảm giác đau. Chị mở mắt, thì ra đây cũng chỉ là giấc mộng, và nước mắt chị trào ra!

Trong chiến tranh, chia lìa, mất mát, đời người đã có bao nhiêu giấc mộng đau đớn như thế, vì khi giấc mộng tàn, chúng ta trở lại với những sự thật đắng cay, phũ phàng, cho nên nhiều người muốn sống mãi trong mơ, đi hoài trong những giấc mộng cho cuộc đời đỡ khổ. Khi chúng ta nghèo khổ, chúng ta có thể có những giấc mơ giàu sang, khi chúng ta chia ly, thường có những giấc mơ sum họp, khi chúng ta buồn phiền vẫn thường có những giấc mơ hạnh phúc. Chúng ta mơ đến những điều chúng ta không có, những điều chúng ta đã mất mát hay từ bỏ. Những năm đầu phải bỏ học để ra đời sớm, chúng ta thường có những giấc mơ ngồi lại trên ghế nhà trường, bên bạn bè và thầy cô giáo cũ, hay tuổi trẻ vẫn nằm mơ thấy ai đó của một “đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ”.

Nhưng có phải giấc mơ nào cũng đẹp đẽ hay không, mà còn phải kể đến những giấc mơ phàm tục về sự đói khát và sắc dục. Bạn có biết rằng trong trại tập trung của Cộng Sản, nhiều đêm tôi đã nằm mơ đang được ăn một bát phở, tỉnh giấc rồi, mà miệng vẫn đang còn tiếp tục nhai nhóp nhép, hay những giấc mơ Liêu Trai của những chàng thư sinh ngủ với hồ ly trong chuyện của Bồ Tùng Linh.

Nhiều người cho rằng thực không bằng mộng, cho nên thi sĩ Tản Ðà năm mới 23 tuổi, khi thất tình với người đẹp, công danh lận đận (hỏng thi), sống nghèo khổ, ông đã tìm đến với những “Giấc Mộng Con”, “Giấc Mộng Lớn”, mơ lên hầu trời, gặp các danh nhân, đàn hát với các mỹ nhân, đi du lịch đây đó.

Thói thường thì mơ bao giờ cũng đẹp hơn sự thật cho nên Phạm Duy đã viết:


“Tôi đang mơ giấc mộng dài

Ðừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh”


Nhưng đôi khi chúng ta cũng cần cuộc đời lay tỉnh dậy, nếu không chúng ta sẽ chìm vào những cơn ác mộng kinh hoàng. Chiến tranh, biệt ly vẫn còn đeo đuổi chúng ta suốt đời cho đến khi chúng ta nhắm mắt lìa đời. Ðã hai mươi bảy năm nay, từ khi ra khỏi nhà tù, tôi vẫn có những giấc mơ đang tuyệt vọng ở trong nhà tù. Ðó phải chăng là những giấc mơ xót xa, nhiều khi chúng ta tưởng nó đã lặn chìm trong tiềm thức và lãng quên, nhưng lại hiện về qua những giấc mơ. Nhiều người đã thức giấc nửa đêm với những tiếng kêu la, khóc gào vì những cơn ác mộng với ma quỷ, nước lũ bao vây hay tuyệt vọng khốn cùng.

Năm 1970, gia đình tôi dọn nhà về gần Chợ Cá Trần Quốc Toản, người dân ở đây vẫn thường phơi cá khô giữa trời nắng, thỉnh thoảng theo cơn gió mùi cá phơi bên chợ vẫn thoảng đến. Lẫn mộng và thực, có đêm tôi đã có những giấc mơ trở lại những ngày cùng với những toán người đi đào những hầm chôn tập thể sau Tết Mậu Thân ở Huế với mùi tử khí của xác người thối rữa.

Tuổi trẻ thường có những giấc mộng thần tiên, hoa bướm, ngọt ngào. Tuổi già hay bắt gặp những cơn ác mộng vì những hồi tưởng khổ đau nén sâu trong tiềm thức.

Nhiều nhà hiền triết cho cuộc đời là một giấc mộng. Không là giấc mộng sao được, khi mới ngày nào đó, mà đã qua năm bảy mươi năm hay một đời người. Hai mươi năm chinh chiến phải chăng là một giấc mộng, năm bảy năm tù tội phải chăng là một giấc mộng, hai ba mươi năm lưu lạc nơi xứ người rồi cũng qua mau như một giấc mộng. Theo giáo lý nhà Phật thì cuộc đời là huyễn mộng, đương nhiên những thứ trên đời này như danh vọng chức vị, tiền tài, luyến ái của cải đều huyễn cả.

Ðời người ví như giấc mộng Hoàng lương. Lữ sinh đời Ðường đến quán trọ, nằm đợi chủ nhà nấu nồi cháo kê (hoàng lương), ngủ thiếp, mộng lấy vợ, sinh con đẻ cháu, giàu sang phú quí, lúc tỉnh dậy thấy đó chỉ là mộng, trong khi nồi kê của người chủ quán chưa chín. Cái mà chúng ta cho là thực đã là huyễn, thì mộng chính nó càng huyễn hơn. Hạnh phúc nếu có là ở trên đời này chứ không phải là trong mộng, như bài thơ Lô Sơn sau đây của Ðỗ Phủ:


“Lô sơn yên tỏa Triết Giang triều

Vị đáo bình sinh hận bất tiêu

Ðáo đắc hoàn lai vô biệt vị

Lô sơn yên tỏa Triết giang triều”


“Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang

Khi chưa đến đó hận muôn vàn

Ðến rồi về lại không gì lạ

Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang”

(Thích Mật Thể dịch)


Ðiều gì qua mau chúng ta thường ví với những giấc mộng mơ: “mấy tháng Hè trôi qua như một giấc mộng” hay “cuộc đời như một giấc mơ”. Con người vốn đau khổ, muốn tìm đến hạnh phúc, chúng ta bỏ thực tại để mơ ước và vẽ ra những giấc mộng, nhưng đó cũng chỉ là giấc mộng, không bao giờ trở thành sự thật, để rồi “lúc tỉnh rượu, lúc tàn canh, giật mình mình lại thương mình xót xa”.

Trái lại, có những điều chúng ta mong muốn nó chỉ là một giấc mộng, nhưng phũ phàng thay, nó lại là sự thật. Ba mươi bốn năm rồi, nhiều khi chúng ta vẫn ao ước nghĩ rằng biến cố ba mươi Tháng Tư chẳng qua như một cơn ác mộng trong đêm, để khi thức giấc nó không là hiện thực, nhưng tiếc thay nó vẫn hiển nhiên là một sự thật.

“Con ơi, từ ngày con ra đi, tan biến trong sóng biển nghìn trùng, cha vẫn mong đó chỉ là một giấc mộng, nhưng xót xa thay, đó chính là sự thật. Những giấc mộng gặp lại con, chỉ làm xót xa thêm khi tỉnh giấc trở về hiện tại. Ðang sống với sự thật phải hít thở, va chạm mỗi ngày, làm sao cha có thể cho tất cả đều là huyễn mộng để quên đi tất cả, mặc dầu vẫn biết cuộc đời là vô thường?”

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Đệ nhất phu nhân Pháp yêu kiều trong bikini

Cựu siêu mẫu, đệ nhất phu nhân Pháp Carla Bruni-Sarkozy khoe cơ thể gợi cảm trong những bộ bikini trong kỳ nghỉ ở bờ biển Cote d'Azur.


Image
Carla sải bước trên bờ đá trong bộ bikini tím. Ảnh: Huffingtonpost.

Image
Hai mảnh áo tắm khoe những đường cong mềm mại của cựu siêu mẫu. Ảnh:
Huffingtonpost.

Image
Kỳ nghỉ lãng mạn của vợ chồng tổng thống Pháp kéo dài 3 tuần kể từ đầu tháng 8. Ảnh: InfoBAE.

Image
Kỳ nghỉ được thu xếp sau khi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phải nhập viện. Ảnh: lavozlibre.

Image
Họ nghỉ tại ngôi biệt thự của gia đình Carla bên bờ biển Cote d'Azur, miền nam Pháp. Ảnh: InfoBAE.

Mai Trang

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Em gái tác giả ‘Hồi Ký Của Một Thằng Hèn’:
‘Anh Tô Hải không đập vỡ bia mộ của cha mình’
Thực hiện: Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt


Ngày 13 Tháng Sáu vừa qua tại phòng sinh hoạt Lê Ðình Ðiểu của nhật báo Người Việt, tủ sách Tiếng Quê Hương trụ sở tại Virginia đã ra mắt tác phẩm “Hồi Ký Một Thằng Hèn” của nhạc sĩ Tô Hải hiện sống ở Sài Gòn. Số người tham dự buổi sinh hoạt đông đến nỗi không còn chỗ ngồi.

Sau khi cuốn hồi ký được phổ biến, dư luận rất hoan nghênh tác giả nhưng cũng có người đưa ra một số tin khó kiểm chứng. Về một vài tin liên quan đến tác giả, người em gái của ông Tô Hải là bà Tô Ánh Tuyết (hiện ở miền Nam California) đã dành cho Ðinh Quang Anh Thái của Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây.


-ÐQAThái: Thưa bà, có dư luận nói rằng, khi vào Nam sau ngày 30 Tháng Tư 1975, nhạc sĩ Tô Hải đi thăm mộ bố được an táng tại nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi ở Sài Gòn, khi thấy trên bia mộ hàng chữ “Hiền tế Trung Tướng Lâm Quang Thi lập mộ”, ông Tô Hải đã ra lệnh đập vỡ bia mộ cha mình. Xin nghe ý kiến của bà về dư luận này.

-Bà Tô Ánh Tuyết: Dư luận đó hoàn toàn bịa đặt. Tôi đã viết một lá thư gửi cho giới truyền thông và nói rõ về hành vi bịa đặt này. Ðiều bịa đặt đó không thể nào là sự thật, vì khi thân phụ tôi qua đời năm 1971 và được an táng tại nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi, lúc đó mẹ tôi là người lập mộ. Hơn thế nữa, chúng tôi có 6 anh chị em, trong đó ba người anh trai đều có địa vị trong xã hội, cho nên không thể có việc để cho người con rể là Trung Tướng Lâm Quang Thi đứng ra lập mộ. Vì theo truyền thống Việt Nam, con rể không thể đứng ra lập mộ, khi mẹ và các con ruột người quá cố vẫn còn sống.

-ÐQAThái: Trung Tướng Lâm Quang Thi từng là tư lệnh tiền phương Quân Ðoàn I, có đúng không thưa bà?

-Bà Tô Ánh Tuyết: Ðúng vậy. Năm 1971, khi bố tôi mất, ông Thi là thiếu tướng chứ chưa lên trung tướng. Thành ra người nào nói là “Trung Tướng Lâm Quang Thi lập mộ” đã tỏ ra không biết gì cả.

-ÐQAThái: Bà có thể cho biết thêm về các anh chị em của bà.

-Bà Tô Ánh Tuyết: Anh Tô Hải là anh cả, kế đó là anh Tô Hiền, giáo sư Trung học Nguyễn Trãi và Nguyễn Bá Tòng ở Sài Gòn; tiếp theo là hai người chị tôi; rồi tới anh Tô Tiến Phát, trung tá Không Quân Việt Nam Cộng Hòa; kế anh Phát là tôi và sau chót là Tô Tiến Ðạt, đại úy Không Quân lái vận tải cơ C130.

-ÐQAThái: Trong thời gian đất nước chia đôi và chiến tranh Quốc-Cộng, gia đình bà có biết tin về nhạc sĩ Tô Hải lúc đó ở ngoài Bắc không?

-Bà Tô Ánh Tuyết: Trước năm 1975, gia đình chúng tôi hoàn toàn không có liên lạc nào với anh Tô Hải và cũng không biết tin gì về anh Hải. Sau 1975, mẹ tôi có liên lạc với anh Hải.

-ÐQAThái: Bà có trực tiếp gặp ông Tô Hải lần nào chưa, sau năm 1975?

-Bà Tô Ánh Tuyết: Lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, Tháng Tám năm 2008, tôi gặp anh Hải ở Sài Gòn khi tôi từ Mỹ về thăm Việt Nam. Lúc đó tôi mới được nghe anh nói và được đọc bản thảo cuốn “Hồi Ký Một Thằng Hèn”, nhờ vậy tôi mới hiểu anh. Trước đó, tôi chỉ biết anh là anh cả trong gia đình nhưng tình cảm thì mờ nhạt lắm.

-ÐQAThái: Khi đối diện với một ông anh từng là “Cộng sản thứ thiệt” - như ông Tô Hải tự nhận trong cuốn hồi ký - tâm trạng của bà ra sao?

-Bà Tô Ánh Tuyết: Trước khi quyết định về Việt Nam thăm anh Hải, tôi đã nhiều lần nói chuyện với anh bằng điện thoại. Nhưng tình cảm không có gì đặc biệt. Mẹ tôi trước khi nhắm mắt, có căn dặn chúng tôi thỉnh thoảng phải tiếp tế cho anh, vì anh nghèo lắm mà còn bị bệnh nữa. Khi gặp anh ở Sài Gòn, hai tuần liền, ngày nào tôi cũng đến thăm anh và ngồi nghe anh nói chuyện. Tình cảm lúc bấy giờ mới thật sự chan hòa yêu thương.

-ÐQAThái: Bà có thấy con người ông Tô Hải có “hèn” như ông tự nhận không?

-Bà Tô Ánh Tuyết: (cười thoải mái) Chuyện đó nhất định là không. Bởi vì anh ấy hăng lắm. Anh nói chuyện rất hay và trí óc rất minh mẫn. Anh chỉ trích chế độ thẳng thừng mà không sợ gì cả. Thế thì làm sao mà bảo rằng anh ấy “hèn” được.

-ÐQAThái: Ðọc “Hồi Ký Một Thằng Hèn”, độc giả đã biết lập trường của ông Tô Hải đối với chế độ Cộng Sản; nhưng cá nhân bà khi nói chuyệntrực tiếp với ông, bà có nghe ông kết luận điều gì về cái đảng mà ông đã theo lúc ông còn thanh niên?

-Bà Tô Ánh Tuyết: Anh Tô Hải nhấn mạnh nhiều lần với tôi rằng anh bị lừa, anh đã đi lầm đường và lúc nào anh cũng ân hận là anh đã cãi lời bố nên mới theo cộng sản để rồi lầm lỡ cả cuộc đời.

-ÐQAThái: Có bao giờ ông Tô Hải thổ lộ với bà về mong ước vào tuổi xế chiều của ông?

-Bà Tô Ánh Tuyết: Anh Hải có tâm sự với tôi, rằng niềm mơ ước lớn nhất cuối đời của anh là làm sao tuổi trẻ tại Việt Nam đứng lên chống lại những áp bức hiện nay và tranh đấu cho dân chủ thì Việt Nam mới có thay đổi. Anh nói rằng, bây giờ anh già rồi, không làm được gì, chỉ còn ngòi bút để viết được gì thì viết.

-ÐQAThái: Cám ơn bà đã trả lời phỏng vấn của Người Việt.

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Vợ chồng nhà Obama mặc đẹp nhất thế giới

Image
Vợ chồng tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: China Daily.

Vợ chồng Tổng thống Mỹ Barack và Michelle Obama đã vượt qua nhiều ngôi sao Hollywood để lọt vào danh sách những người mặc đẹp nhất theo bình chọn của tạp chí Vanity Fair.


Lần đầu tiên Obama lọt vào danh sách những quý ông phục trang sành điệu còn Michelle đã hai lần được bình chọn trước đó.

Nhà sáng lập đồng thời là người thiết kế của nhãn hiệu Alice & Olivia bình luận rằng đệ nhất phu nhân Mỹ có lối ăn mặc trẻ trung và biết cách làm nổi bật những ưu điểm về hình thể.

Đệ nhất phu nhân Mỹ vốn được giới thời trang nước này đánh giá cao về gu ăn mặc. Ủy ban các nhà thiết kế thời trang Mỹ (CFDA) đã trao tặng bà một giải thưởng cao quý tại lễ hội được coi là Oscar của giới thời trang ở New York hồi tháng 6.

Góp mặt trong danh sách của Vanity Fair năm nay còn có các nhân vật khác từ chính trường như Thị trưởng New York Michael Bloomberg cùng người bạn gái lâu năm là Diana Taylor và đệ nhất phu nhân Pháp Carla Bruni-Sarkozy.

Ngọc Sơn (theo AP)

Post Reply