Cà Phê...Vịt

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

NGƯỜI TRONG MỘNG.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Đây là lần thứ hai vợ chồng Tư Chuột về thăm Việt Nam, lần trước cách đây 5-6 năm. Thời gian cứ vùn vụt trôi, mải mê bận rộn vì cuộc sống, dù nhớ nhà, nhớ người thân hai bên nội ngoại, mà bây giờ mới có dịp trở về lần nữa.

Tư Chuột nao nức về Việt Nam gặp lại người thân, ngoài ra còn vì một lý do khác. Anh sẽ gặp lại một người bạn gái cũ sau hơn 30 năm xa cách, là “người trong mộng” của anh thời còn đi học.

Qua một người bạn học cũ mới liên lạc được, hiện cũng đang sống ở Mỹ, anh ta đã cho Tư Chuột biết tin tức một số bạn bè cùng lớp thời Trung Học. Họ cùng hào hứng nhắc đến người đẹp Ngọc Diệp, cô bé xinh xinh và nổi tiếng làm thơ hay của lớp, đám nam sinh thuở đó cứ 10 người thì phải trên 5 người có cảm tình với nàng và hâm mộ thơ nàng. Trong số đông đảo những thằng trồng cây si nàng có cả Tư Chuột. Là một người vóc dáng nhỏ thó, gương mặt choắt choeo, lại con nhà nghèo học dở, nên anh nam sinh Lê văn Tư, biệt danh các bạn đặt cho là Tư Chuột không bao giờ dám mơ được tiếp cận nàng thơ, không bao giờ dám “chen lấn” với các nam sinh khác để hòng chiếm được cảm tình của nàng. Tư Chuột chỉ biết thương trộm nhớ thầm người trong mộng.

Ngọc Diệp là một trong số vài người đẹp của lớp, nàng là con nhà giàu, học giỏi, dáng gầy gầy, đôi mắt to đen đằm thắm, và mái tóc dài qua vai luôn buông xỏa về một bên trông càng quyến rũ và lãng mạn. Các anh tha hồ đua nhau làm thơ tặng nàng, Tư Chuột xôn xao chẳng thể nào ngồi yên, anh không biết làm thơ, nên định mua một cuốn sách thơ của nhà thơ nổi tiếng nào đó để tặng nàng, mượn thơ người khác nói lên nỗi lòng của mình hay ít ra cũng làm nàng vui thích vì nhận được cuốn thơ hay. Nhưng anh chưa thực hiện được thì biến cố 1975 xẩy ra.

Bây giờ Ngọc Diệp là goá phụ, hai con, cuộc sống của nàng ở Việt Nam rất nghèo khổ. Mới nghe, Tư Chuột mủi lòng thương xót cho người xưa. Có ai ngờ một cô gái đẹp cao sang thuở đó, bể dâu cuộc đời vùi dập nàng sa cơ thất thế đến tôị nghiệp? Cũng có ai ngờ anh Tư Chuột, tướng tá lù đù, thuở đó không ông thầy bói nào nhìn mà dám mở miệng tiên đoán tương lai giàu sang phú qúy cho được, học hành thì lình bình đủ điểm lên lớp là may lắm rồi, nay lại là một người thành đạt, một ông chủ shop sửa xe to lớn và đông khách trên xứ Mỹ, hai con học Đại học, nhà cao cửa rộng trả off từ lâu, vợ Tư Chuột hột soàn đeo đầy cổ, đầy tay.

Tư Chuột đã ghi chép cẩn thận địa chỉ nhà Ngọc Diệp, nàng sống tại Sài Gòn nên sự đi lại càng thuận tiện vì hầu hết họ hàng bên vợ và bên Tư Chuột cũng ở quanh Saì Gòn. Nhất định, anh sẽ đến thăm nàng, cả một đời người anh mới có dịp hiên ngang tiếp cận nàng như thời điểm này. Dù anh gặp lại Ngọc Diệp chỉ với tư cách một người bạn cũ, để nhìn lại bóng dáng người xưa. Nay ai đã phận nấy, hai khung trời khác biệt, cái tình cảm thời tuổi trẻ chỉ còn là kỷ niệm, một kỷ niệm đẹp có lẽ Tư Chuột không thể nào quên.

Tư Chuột dấu vợ, chị vợ hay ghen và giàu tưởng tượng, chỉ cần anh nói đi thăm một người bạn gái cũ là chị ta sẽ suy đoán ra một thiên tình sử ngay, và chị sẽ không rời anh nửa bước. Tư Chuột không muốn vợ đi theo làm tan biến đi giây phúy diệu kỳ hội ngộ, chắc chắn nên thơ và lãng mạn như người thơ thuở ấy.

Tư Chuột đã sắp đặt sẵn mọi thứ trong đầu trước khi đến nhà thăm Ngọc Diệp, anh sẽ ghé tiệm sách mua một cuốn thơ, món qùa anh còn mắc nợ nàng bao nhiêu năm về trước. Nhưng nàng nghèo lắm, thơ chỉ có ý nghĩa cho tâm hồn. Anh sẽ tặng nàng một món qùa thực tế là tiền, là đô la. Anh ngại ngùng qúa, với một người yêu thơ, làm thơ, mà anh mang chuyện tiền bạc ra có đụng chạm vào tự ái của nàng không? Anh sẽ bỏ món quà ấy vào phong thư cho lịch sự, sẽ nhẹ nhàng kín đáo và nói hết sức khiêm nhường rằng: “ Tôi qúy mến Ngọc Diệp chân tình nên mới tặng món qùa nhỏ mọn này, mong Ngọc Diệp đừng từ chối làm tôi đau lòng”. Ôi, đôi mắt to đen đằm thắm của nàng chắc sẽ nhìn anh cảm động? và biết đâu trong sâu thẳm tâm hồn nàng sẽ dày vò nuối tiếc sao ngày xưa không để ý đến anh Tư Chuột, thì ngày nay đời nàng sung sướng biết bao?

Sáng nay sau khi ăn uống điểm tâm bên nhà vợ, Tư Chuột thay bộ quần áo bình dân giản dị nhất, chiếc quần màu kaki và áo sơ mi trắng bỏ ra ngoài. Đến nhà Ngọc Diệp trong hoàn cảnh nghèo, anh chẳng muốn mình ăn mặc sang trọng ra vẻ Việt Kiều làm nàng tủi thân. Anh xin phép vợ để đi thăm vài thằng bạn cũ, nhìn cách ăn mặc tàn tàn của anh, chị tin ngay, và dặn chiều về sớm để hai vợ chồng cùng đi dạo phố.

Tư Chuột ra đầu ngõ kêu xe ôm chở đến một tiệm sách gần nhất và bảo anh xe ôm ngồi ngoài chờ.

Từ xưa tới nay Tư Chuột có biết gì về thơ, nay lạc vào một rừng thơ làm anh hoa cả mắt, có nhiều tập thơ của nhiều tác giả khác nhau, cuốn nào trình bày bìa cũng đẹp, những lời đề tựa, lời giới thiệu nào cũng bay bổng trời xanh. Mở ra đọc thử mỗi bài thơ, Tư Chuột thấy bài nào cũng… giống nhau, thất tình, thương nhớ, giận hờn…càng làm anh rối trí. Thà như ở shop xửa xe của anh, xe nào hư không nổ máy, anh mày mò một lúc là tìm ra lý do ngay, thà khách hàng yêu cầu anh thay nhớt xe, anh làm vèo một cái là xong. Còn lựa chọn một cuốn thơ trong đám thơ này sao mà khó khăn qúa!

Tư Chuột cầm một cuốn thơ lên, bìa màu tím, xinh xinh, cuốn thơ tên “ Một thời tương tư”, anh thấy thích hợp với mình nhất, anh đã chẳng một thời tương tư Ngọc Diệp đó sao! Muộn còn hơn không, để anh được bày tỏ tình cảm với nàng, dù điều ấy nàng cũng biết thừa từ lâu..

Anh mang cuốn thơ ra quầy tính tiền, nhờ cô nhân viên gói giấy hoa cho đẹp để làm quà tặng, anh đã hào hoa trả tiền gấp đôi gấp ba gía ghi trên bìa sau cuốn thơ và hớn hở ra khỏi nhà sách.

Anh xe ôm tiếp tục cuộc hành trình tìm địa chỉ nhà Ngọc Diệp, một con hẻm nhỏ gần khu chợ Bà Chiểu, anh ta bảo đảm sẽ tìm ra địa chỉ mới ăn tiền xe, nên Tư Chuột yên tâm, âu yếm ôm nhẹ cuốn thơ vào lòng và ngắm nhìn cảnh tấp nập của phố phường. Sau khi anh xe ôm quẹo vào vài con hẻm ngoằn nghoèo, vài lần rẽ trái, rẽ phải đến chóng mặt, Tư Chuột đã đứng ngay trước số nhà muốn tìm.

Anh sửa lại nếp áo, nếp quần cho bớt nhăn nhó và run run đưa tay lên gõ cửa, hồi hộp chờ đợi gương mặt quen thuộc ngày xưa hiện ra. Chắc khi nghe anh giới thiệu là Tư Chuột, Ngọc Diệp sẽ nhớ ra ngay, cái biệt danh độc đáo của anh nam sinh nhỏ con nhất lớp, nhà quê nhất lớp, và học dở nhất lớp, ai cũng biết.

Nhưng trong nhà vẫn im vắng, không một ai ra trả lời! Tư Chuột đang ngỡ ngàng chưa biết tính sao thì một bà hàng xóm sát bên chạy ra, sốt sắng:

- Ông tìm nhà bà Diệp hả?

Tư Chuột mừng rỡ:

- Vâng, có phải đây là nhà bà Ngọc Diệp không?

- Đúng rồi, ba mẹ con bà ấy bán qúan cơm tấm ngoài đầu hẻm, kế bên tiệm bán chè, sinh tố đó, bộ khi nãy vô đây ông anh không nhìn thấy hả?

- Vâng, thôi cám ơn bà.

Từ Chuột leo lên xe ôm và chạy ra đầu hẻm, bây giờ mới để ý thấy qúan cơm đúng như bà hàng xóm nói, Anh trả tiền hậu hĩ cho anh xe ôm và đến hàng sinh tố kêu một ly mãng cầu tươi, ngồi nghỉ chân và suy nghĩ, không lẽ Ngọc Diệp đang bận rộn bán buôn mà anh đến nhận diện người quen, chuyện trò và tặng qùa ngay giữa chốn bát nháo ăn uống này thì còn gì là ý nghĩa? Để chiều nay, khi nàng về nhà, anh sẽ đến cũng không muộn màng gì, và sẽ có nhiều thời gian để tâm sự, nhắc lại những kỷ niệm thời đi học.

Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa. Bà vừa xới cơm ra dĩa, vừa gắp thức ăn lia lịa và luôn miệng quát hai phụ nữ trẻ bưng bê:

- Lẹ tay lẹ chân lên chút coi, khách đang ngồi đợi kìa!

- Dẹp mấy cái dĩa không vào đây cho tao, hết dĩa rồi !

Tư Chuột làm bộ bâng quơ hỏi chị bán sinh tố:

- Nghe nói quán cơm này ngon lắm phải không chị?

Chị sinh tố thật thà:

- Quán cơm tấm bà Ngọc Diệp nổi tiếng ngon, ông ăn thử thì biết.

- Chị làm ơn kêu cô giúp việc cho tôi dĩa cơm tấm sườn nướng đi.

- Hai cô đó là con gái bà Ngọc Diệp, ba mẹ con sống nhờ nồi cơm tấm này đó.

- Vậy bà ấy đâu rồi?

- Thì bà Ngọc Diệp to béo đang ngồi bán cơm chứ ai.

Tư Chuột giật mình hụt hẫng, anh tưởng mình nghe lầm. Cố giữ vẻ bình tĩnh, anh nói cho chị sinh tố khỏi nghi ngờ vì thái độ khác thường của mình:

- Nghe danh quán cơm bà Ngọc Diệp, hôm nay tôi mới có dịp ghé đây ăn thử.

Chị sinh tố chẳng thì giờ đâu mà nghi ngờ như chị Tư Chuột nhà anh. Chị ta vui vẻ đi gọi cơm giùm anh, nên Tư Chuột tự nhiên và thoải mái nhìn bà to mập kia kỹ lưỡng hơn. Đúng là Ngọc Diệp rồi, nhờ đôi mắt to đen mà anh đã nhận ra nàng, dù hình dáng nàng thì hoàn toàn khác hẳn.

Mọi thứ trên cõi đời có thể thay đổi, nhưng sao cuộc sống và thời gian lại nỡ biến đổi một cách phũ phàng từ một cô gái xinh xẻo, vóc dáng gầy gầy, một nàng thơ dịu dàng ngày nào thành một bà to mập, ngồi bán cơm ngoài đường phố và luôn miệng quát mắng con trước mặt mọi người như thế?

Cô con gái của Ngọc Diệp bưng dĩa cơm tới bàn Tư Chuột, nhìn cô gái, Tư Chuột đã thấy lại đôi mắt to đen đằm thắm của người mẹ bao nhiêu năm về trước. Anh thong thả ăn từng thìa cơm nhỏ vì bụng hãy còn no, và vì muốn kéo dài thì giờ để nhìn thêm cảnh đời của Ngọc Diệp, cho bõ công lao anh nao nức từ bên Mỹ khi chuẩn bị về Việt Nam, cho bõ công lao anh đã ngồi mỏi lưng sau chiếc xe ôm đi tìm con hẻm nhà nàng cả giờ đồng hồ.

Khách hàng vẫn đông, bà mẹ vẫn the thé sai bảo và mắng hai cô con gái, có lúc rảnh tay bà ngẩng lên, quét ánh mắt lanh lợi như điểm danh các khách hàng, bà ta ngừng lại nơi Tư Chuột vài giây, vẫn không có cảm xúc gì khác lạ, như với bao nhiêu người khách khác mà thôi. Làm sao trong giây phút bận rộn hối hả này, bà có thể nhận ra một người quen sau hơn 30 năm mờ mịt vì gío bụi cuộc đời? rồi bà lại cúi xuống thoăn thoắt xới cơm, lấy thức ăn cho khách.

Tư Chuột kêu tính tiền, cô gái hét gía 40 ngàn đồng, trong khi nãy giờ anh thấy mỗi dĩa cơm tương tự người ta chỉ trả có 20 ngàn đồng. Anh ngạc nhiên nhưng cũng móc túi trả đầy đủ, chị bán sinh tố nhìn Tư Chuột thương hại, thì thầm:

- Mẹ con bà này chuyên môn coi mặt đặt tên, thấy ông là khách lạ, ngàn năm một thuở mới đến quán một lần, nên tính gía trời ơi, kiếm thêm thu nhập. Nhưng cũng còn may cho ông, bữa hôm có chị Việt Kiều về xóm chơi, sáng ra đây ăn cơm tấm, bị chém một dĩa cơm tới 50 ngàn đồng, vì chị đó ăn mặc sang trọng lắm, nhìn vô thấy Việt Kiều liền.

Tư Chuột xót xa, không vì mất thêm tiền một cách vô lý, mà vì lòng tham của con người, lại là người mà anh từng ngưỡng mộ, thương mến. Cuốn sách thơ trong tay Tư Chuột bỗng trở nên thừa thãi, lố bịch, và cái phong thư có vài trăm đô la nằm trong túi áo anh có lẽ không bao giờ cần phải lựa lời tế nhị để trao cho người nhận nữa. Anh bỗng quyết định không cần đến nhà Ngọc Diệp, không đối diện với nàng, người trong mộng của anh đã chết tự lâu rồi. Món tiền này anh sẽ cho những người nghèo khổ nào đó anh gặp trên đường phố, còn cuốn thơ, sẽ có một người xứng đáng hơn Ngọc Diệp để anh trao tặng.

Một thằng bé bán vé số đến bên Tư Chuột, nó chìa xấp vé số ra mời mọc, nhưng Tư Chuột gạt đi và mời lại nó:

- Thằng nhỏ, mày muốn ăn cơm tấm không?

- Muốn, mà không có tiền ông ơi!

- Mày có bao nhiêu đứa bạn kêu hết lại đây, tao bao.

Thằng vé số nhẩy cẩng lên vì vui sướng, vội chạy đi tìm lũ bạn, một lúc sau hơn chục đứa kéo tới bu quanh Tư Chuột, anh ra lệnh:

- Đứa nào muốn ăn gì thì kêu đi, rồi qua uống sinh tố hay ăn chè quán này. Nghe chưa?

Lũ trẻ ùa ra chỗ bà bán cơm, xúm xít chỉ trỏ các món ăn. Tư Chuột gọi cô con gái bà hàng cơm ra, đếm bao nhiêu dĩa cơm, mỗi dĩa 40 ngàn đồng , trả tiền ngay tại chỗ, làm cô kinh ngạc không ngờ hôm nay trúng mánh lớn. Tư Chuột lại đưa cho cô một xấp bạc Việt Nam nữa và nói trước mặt lũ trẻ:

- Số tiền này đủ cho lũ trẻ đến đây ăn cơm ít nhất cũng ba lần nữa. Tôi trả trước cho cô đấy.

Anh quay qua trả tiền chị sinh tố cũng đủ cho bọn trẻ ba lần nữa rồi ra về.

Thấy chồng về sớm chị Tư Chuột ngạc nhiên:

- Tưởng anh đi tới nhà bạn bè chiều mới về?

Anh chìa cuốn thơ gói trong tấm giấy hoa xinh đẹp ra:

- Có tìm nhưng không gặp bạn, nên anh ghé vào một tiệm sách, chọn mua tặng em một cuốn thơ tình.

- Một cuốn thơ tình?

Chị Tư Chuột cảm động ngỡ ngàng vì món qùa bất ngờ, chồng chị chưa bao giờ tặng chị một món qùa thanh lịch như thế này, chị như bay bổng vào cõi thiên thai:

- Anh ơi, tuy em ít đọc thơ, nhưng anh mua tặng thì từ nay em sẽ siêng đọc thơ và sẽ yêu nó.

Chị mở ra thấy cuốn thơ, lẩm bẩm đọc “ Một thời tương tư”, nên càng cảm động và ngạc nhiên:

- Không ngờ anh tối ngày lo sửa xe, tay chân dầu nhớt, mà cũng có tâm hồn thi sĩ ghê. Ở với anh mấy chục năm em mới phát hiện ra điều này. Bộ hồi đó anh tương tư em hả?

Tư Chuột nhìn vợ, chị cũng to mập, sồn sồn không thua gì Ngọc Diệp. Nhưng còn có chỗ dễ thương, chị đôn hậu và thành thật tin vào những lời nói dối của chồng.

Tư Chuột bỗng thấy thương vợ hơn bao giờ, anh nói bằng sự trìu mến như thuở ban đầu mới cưới nàng:

- Vì em mãi mãi là người anh yêu, là người trong mộng của đời anh.

**********.

Buổi chiều đi chơi cùng với vợ, tình cờ đi ngang qua con đường nơi đầu hẻm nhà Ngọc Diệp, quán cơm đã dẹp, chỉ còn quán sinh tố. Tư Chuột bảo tài xế taxi ngừng lại, để anh ghé vào tiệm sinh tố mua một bao thuốc lá ba số. Chị sinh tố nhận ra anh ngay và mau mắn:

- Mấy đứa nhỏ nhờ tôi gởi lời cám ơn ông nếu có dịp gặp lại. Còn bà Ngọc Diệp chủ tiệm cơm, bà ấy tuyên bố một câu về ông, nói ông đừng có buồn nghe?

- Chị cứ nói đi.

- Bà ấy nói với tôi rằng thằng cha đó một là khùng, hai là dân giang hồ làm ăn gian dối, trúng mánh, nên mới thừa tiền bao lũ trẻ bụi đời ngoài đường phố. Biết thằng cha chịu chơi như vậy, lúc nãy tao tính mỗi dĩa cơm 50 ngàn đồng rồi. Tiếc quá!

Tư Chuột chào chị sinh tố lên Taxi, lòng thảnh thơi, không có gì để nuối tiếc khi anh đã quyết định không bao giờ gặp lại người trong mộng ngày xưa của mình nữa.

Nguyễn thị Thanh Dương

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Nỗi Lòng Người Đi

Nguyễn Quý Đại
Ba mẹ tôi thường nhắc lại cuộc chiến Việt Nam, do tham vọng của tập đoàn cộng sản xách động chiến tranh gây khổ đau cho dân tộc. Thưở ấy tình hình chiến sự miền Trung sôi động, Huế bị chiếm ngày 26/3/75. Người ta từ Hội An, Tam Kỳ, Vĩnh Ðiện.. đông nhất từ Huế chạy về Ðà Nẳng. Dân chúng xôn xao di tản chiến thuật, chen lấn, giành giựt để lên tàu thủy vào Sài Gòn...!! Mùa hè không khí thật oi bức ngột ngạt các trường học đầy người tị nạn. Cuộc chiến khốc liệt tiếng súng nổ gần hơn. Ðại bác, hỏa tiển bắn vào thành phố, người chết khắp các nẻo đường.. Ba tôi trực ở quân y viện Duy Tân 24/24 vì nhiều người bị thương.. Gia đình tôi không thể di tản.

Ðà nẳng mất ngày 29/4/1975. Ba tôi không được phép làm việc, mẹ tôi không còn sạp bán áo quần ở chợ Cồn . Sau ngày đổi đời gia đình tôi vất vả. phải lo ăn từng ngày. Khu vườn tuổi thơ của tôi xanh tươi hoa cỏ, rộn rã tiếng chim ca, ngọt ngào mùi hương của hoa dạ lan, hoa lài của mùa ổi nở hoa. Các cây ổi sai trái trong vườn mẹ tôi thường cho bà con, bạn bè, nhưng nay tôi phải hái đem ra chợ bán. Vườn của tôi thay đổi có thêm mùi phân heo !! Mẹ tôi phải nuôi heo thêm để sống, thiếu thực phẩm nuôi heo anh em tôi vớt rong dọc theo sông Hàn, xắc rong, chuối nấu cám heo phụ mẹ . Ngày ngày ba tôi đạp xe xích lô kiếm tiền, xếp hàng ở hợp tác xã mua gạo hoặc sắn khoai.
Các Thầy giáo trước 1975 phần lớn bị tập trung cải tạo, không được tiếp tục làm việc. Những giáo viên mới đổi vào, các Thầy nầy chưởi đế quốc Mỹ ném bom tàn phá quê hương..thường nhìn tôi với ánh mắt giận dữ . Thầy giảng về thuyết tiến hóa "con Vượn Thủy Tổ Loài Người" . Tan học về nhà tôi kể lại cho ba mẹ nghe câu chuyện trong lớp, ba thở dài, mẹ rưng rưng nước mắt, các anh nói bởi vì tôi "lai Mỹ " chạy vào giường ôm mặt khóc ba tôi an ủi vỗ về :
-Thượng Ðế tạo ra ông bà Adam và Eva ở vườn Ðịa đàn, như vậy con người được Thượng đế tạo dựng từ thời nguyên thủy, con khỉ suốt đời vẫn là khỉ, trên trái đất nhân loại được sinh ra dù khác nhau về chủng tộc, tôn giáo nhưng hiểu nhau qua ngôn ngữ và văn minh của con người. Theo truyền thuyết hơi hoang đường người Việt thuộc giống Tiên Rồng với câu chuyện Bà Âu Cơ sinh ra trăm trứng ! để tự hào dân tộc, đâu chấp nhân con vượn làm Thủy Tổ ? Việt Nam trải qua chiến tranh ý thức hệ quốc gia và cộng sản, không thể một ngày phôi pha, người bên kia chiến tuyến là kẻ chiến thắng, họ theo duy vật sử quan, của chủ thuyết cộng sản vô thần , cái lý người mạnh luôn là đúng.. Bức tượng cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) nhiều năm trong trường Phan Chu Trinh, họ muốn thay thế tượng ông Hồ, bị dư luận phản đối, họ chưa dám hạ bệ ?. Sở dĩ con hơi lai Mỹ vì lúc mẹ mang thai bị bệnh nặng, bệnh viện chuyền máu của người Mỹ nên giống Mỹ mà thôi. Các con không nên phân tâm, những người trí thức chống chế độ như các nhà giáo như : Gs. Trần ngọc Thành dạy Phan Chu Trinh, Gs.Nguyễn văn Bảy dạy trường Kỷ thuật bị bắt tử hình !! dù đói no cố gắng học, để khỏi đi thanh niên xung phong, đắp đập Phú Ninh đời khổ như những người tù khổ sai ! Tôi được mọi người trong gia đình thương yêu nội, ngoại có quà kẹo bánh đều phân chia cho tôi . Sinh hoạt ngoài xã hội và học đường tôi bị hất hủi, kỳ thị đôi khi có lời xúc phạm đến mẹ tôi... trong lớp bạn bè trêu tôi Mỹ con, tôi chỉ biết khóc. Ba tôi thường an ủi nên nổi buồn vơi đi, ba tôi bán xe Honda cho bộ đội , mua xích lô làm sinh kế gia đình ông kể lại :
- Nghề xích lô khá phức tạp, ba và ông giáo trước dạy cấp 3 môn triết học, không chưởi thề, dành khách, lôi kéo họ lên xe, chỉ đứng xa chờ, nhưng đã được các hành khách chọn chở họ đi. Hôm ấy gặp người bộ đội luống tuổi, vai mang balô, bụng mang ruột tượng gạo, tay xách túi vãi bạc màu, bảo chở đến chợ Mới cuối đường Trưng nữ Vương đúng địa chỉ, Ba tôi dừng xe lại , nhưng ông ta ngồi ngẩn ngơ trước ngôi nhà xây hai tầng.
- Ông ta nói một mình " sự thật hay là mơ, ngày tôi đi tập kết căn nhà đơn sơ kia mà? "
Hai mươi mốt năm biến đổi, đi kháng chiến trở về với chiếc ruột tượng gạo, chén dĩa bằng đất, họ bị tuyên truyền miền Nam nghèo đói không có cơm ăn...!! . Sau 30/4/1975 trả họ lại với thực tế phủ phàng và cay đắng. Ba đã chứng kiến nhiều việc xảy ra hàng ngày đợi khách bên đường, mấy thằng du côn gật xách người đàn bà bị té bất tỉnh, ba đến can thiệp bọn ấy bỏ chạy, chở bà ta đến phòng cấp cứu bệnh viện Ðà Nẳng, thời buổi nầy tình người suy đồi quá, trộm cướp lường gạt thường xảy ra, đôi khi người ta thấy nhưng bỏ đi sợ liên hệ bị lôi thôi nếu giấy thông hành ghi là "ngụy". Lúc làm trong quân y viện bộ đội miền Bắc bị thương, bắt làm tù binh, mình săn sóc chích thuốc rửa vết thương, đối xử với họ như người bạn ! Cuộc chiến đã qua, nhưng vẫn còn những phân biệt ngăn cách !!
Trời đổi gió, ba tôi bị cảm ở nhà không đạp xe xích lô, các anh tôi đi dạy ở Trà Mi, trên thượng nguồn Quế Sơn, tôi sống gần ba mẹ. Bổng nhiên có người đàn bà trung niên mặc quần đen áo bà ba màu xanh nước biển, áo dài đã biến mất sau ngày đổi đời, bà hỏi tôi
- Có phải đây nhà ông Hai xích lô ?
Tôi trả lời :
- Thưa bà đúng, nhưng hôm nay ba tôi bị bệnh không chạy xe được
- Tôi đến cảm ơn ông Hai, đã cứu tôi lúc bị nạn
Mẹ tôi đi chợ vừa về, mời bà ngồi, ba tôi mặc áo cánh tay màu trắng nhưng đã ngả sang màu cháo lòng. Tôi đứng bên cạnh, mẹ tôi ngạc nhiên với sự đột ngột xuất hiện người mà mẹ tôi đã gặp đâu đó, người đàn bà ấy nhìn tôi và nhìn mẹ, như một sự so sánh nhiều lần không nói gì
Bàn tay bà thon đẹp của người không lao động, vòng cẩm thạch nước xanh màu lý rất đẹp, bà mở giỏ lấy quà để trên bàn và nói:
- Tôi bị cướp giật tiền, té đụng đầu chấn thương nảo bất tỉnh, nếu hôm ấy không được ông cứu giờ nầy mộ tôi xanh cỏ, xuất viện tôi hỏi bệnh viện biết địa chỉ ông chở tôi vào viện, có chút quà biếu ông bà
- Hôm ấy cứu bà là việc nhỏ, thời chiến tranh tôi từng xông pha ngoài chiến trận, cứu đồng đội trong những lần thập tử nhất sinh, đổi đời tôi phải đổi nghề đạp xe nuôi sống, bà đừng quá quan tâm, mang quà nầy về cho các cháu.
- Tôi có linh cảm như gặp ông bà ở đâu đó trước đây mười mấy năm ?
Me tôi từ lâu yên lặng lên tiếng :
- Tôi thấy bà hơi quen nhưng không nhớ nổi ở đâu chúng ta đã gặp?
- Tôi làm nữ hộ sinh của nhà bảo sanh Tân Tân. nếu bà sanh các cháu ở đó có thể chúng ta gặp nhau, trước tháng 2 năm 1975 vì tình hình chiến tranh khốc liệt, bà chủ đi Pháp sang tên nhà bảo sanh lại cho tôi. Sau ngày đổi đời nhờ người anh đi tập kết về làm lớn nên tài sản tôi không bị tịch thu, nhiều người bỏ nghề, tôi may mắn được tiếp tục nghề xưa. Các bác sĩ sản khoa đã bị tập trung cải tạo, bây giờ chỉ có bác sĩ cách mạng trình độ "Ðại học y khoa trường làng" Ông hai làm nghề gì bây giờ đạp xích lô ?
- Ngày xưa học trường Phan Chu Trinh thời với các nhà văn Phan Nhựt Nam, Luân Hoán , Lệ Hằng.. nhiều người đã thành danh, bây giờ họ đều vào trại cải tạo, hay đã hy sinh trong chiến trận, đời tôi phú quý giật lùi, học hành thi rớt làm hạ sĩ quan ngành quân y theo các đơn vị tác chiến, rồi phục vụ tại quân y viện Duy Tân, nhà tôi sanh mấy đứa con tại bảo sanh viện Tân Tân.
Bà nhìn mẹ tôi một lần nửa và nói :
- Ngày 08/3/1965 quân đội Mỹ vào Ðà Nẳng, từ đó có nhiều cơ sở làm việc phục vụ cho quân đội đồng minh, thành phố Ðà Nẳng trở nên tấp nập, nhiều người bỏ các vùng quê ( Việt cộng chiếm) về Ðà Nẳng sinh sống, ở bảo sanh viện có trường hợp, mấy bà làm bồi phòng cho Mỹ, có thể vì đồng tiền quyến rủ có bầu, sanh xong bỏ trốn để bé bi lại cho bảo sanh viện. Ông là người tốt trong nghề nghiệp, tiếc thay phải đổi nghề, ông cứu đồng đội, và cả tôi, ông bà có con trai thêm cô con gái vui cửa vui nhà, con nào cũng con, con gái thường gần mẹ hơn.. Lúc trước người Pháp nhận con lai , chính phủ Hoa Kỳ có chương trình ra đi có trật tự ( Orderly Departure Program) và diện con lai (Amerasians), nhiều người giàu bỏ tiền ra đi tìm con lai làm hồ sơ xuất cảnh, giá cả trao đổi đôi khi hàng chục cây vàng.. ông bà nên nợp đơn cho cháu nó đi sang bên ấy cuộc sống đỡ khổ hơn quê hương mình..

Mẹ tôi có đôi mắt buồn rưng rưng ướt lệ, tình cờ tôi hiểu thân phận mình !! Ba mẹ tôi không kể sự thật việc chào đời của tôi . Xã hội Việt Nam khắc khe với những người có hai dòng máu như tôi, lúc trưởng thành tôi có người yêu, chúng tôi yêu nhau muốn đến hôn nhân, nhưng cha mẹ của chàng từ chối. Bởi mẹ tôi lấy Mỹ..

Tình yêu chúng tôi bị ngăn cách dù anh ấy quyết định, bước qua mọi dư luận để sống cho tình yêu, tìm một phương trời góc bể lập nghiệp.
Tôi phải từ chối và chấp nhận định mệnh an bài, Ba mẹ tôi không muốn con gái mang tiếng vượt khỏi khuôn khổ gia đình và xã hội. Thời gian sau người yêu tôi vượt biên và mất tích trên biển, dư âm tình đầu chỉ còn lại như mối tình của TTKH

" Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng " Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi
Thuở đó, nào tôi đã biết gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp : " Hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi".

Ba mẹ tôi càng ngày già yếu, tôi làm việc tại công ty nhỏ lương đủ sống. Hôm ấy ba mẹ tôi khuyên :
- Con nên làm hồ sơ đi Hoa Kỳ theo chương trình người ta thông báo, ba mẹ già chết tại Quê hương nầy, con nên tìm chân trời mới, có tương lai hy vọng hơn... Người ta đánh đổi mạng sống, vượt biên tìm tự do, con có điều kiện nên rời Việt Nam.

Tôi gục đầu vào vai mẹ, mẹ ôm tôi vào lòng như những ngày còn bé bỏng. Nợp hồ sơ xin đi Hoa Kỳ, tôi học Anh văn ban đêm, và học nghề uốn tóc làm móng tay, với nghề nầy đến Hoa kỳ hy vọng tìm được việc làm ổn định đời sống và giúp ba mẹ trong tuổi già yếu đuối.
Lúc trước ngoài xã hội người ta ít thân thiện với tôi, nhưng hoàn cảnh thay đổi, nhiều người theo đuổi đưa đón tôi hơn, có người đến trao đổi với ba mẹ tôi bằng những cây vàng, muốn đổi lấy nhận tôi làm con nuôi.. Trẻ em lai sống lang bang ngoài đầu đường, xó chợ , được nhiều người còn tiền bạc, nhận làm con nuôi để gia đình cùng đi Mỹ .

Dự sinh nhật của bạn gái tình cờ tôi gặp người thanh niên lịch sự vui tính, chúng tôi quen nhau thời gian, chàng ngỏ ý đến hôn nhân, và kết hôn trước khi rời Việt Nam, nợp hồ sơ bổ túc xuất cảnh chàng bỏ tiền lo tất cả thủ tục, tôi có thai giấy tờ bổ túc chậm, sanh được cháu trai

Chúng tôi được mời phỏng vấn, trục trặc một số vấn đề chẳng may bị từ chối, bác hồ sơ !! Con đường Nguyễn Du về nhà xa vời vợi, tôi khóc thật nhiều bên người chồng bổng dưng lạnh lùng , không một lời an ủi, tôi chới với trước thành phố đông người. Tương lai hy vọng con đường trước mặt bị che mờ, vở nhẹ như những giọt bong bóng tan đi trong cơn mưa chiều nặng hạt. Mộng đẹp bị sụp đổ ước mơ bay vào hư vô. Ðời sống gia đình tình yêu chúng tôi thay đổi, người chồng khả ái của tôi đối xử lạnh nhạt, ăn nhậu say sưa về nhà đánh đập, hành hạ. Mẹ tôi từ Ðànẳng vào thăm thấy chúng tôi không có hạnh phúc ... Mẹ nhìn tôi chảy nước mắt , ngày hôm sau xách nón ra về trong cơn mưa tầm tả, bồng con nhìn theo mẹ mà lòng quặn đau .
Ðời sống đổ vở chúng tôi ly dị, ôm con về mái nhà xưa, sống bên ba mẹ nghèo nhưng đầy tình thương yêu. Mẹ tôi chăm nom thằng bé, nhờ học nghề hớt tóc, tôi tìm được việc làm tạm nuôi sống hai mẹ con.
Ngày tháng ầm thầm trôi qua, chiều cuối tuần người bạn gái đi theo diện HỌ( Humanitarian Operations.). Thân phụ cô bạn tôi học tập hơn 3 năm nên được nhận vào Mỹ, đãi tiệc chia tay tại Yellow River Resturant, gặp mấy người ngoại quốc cùng đến ăn tối, tôi ngồi đối diện với người Tây phương lớn tuổi, đeo kính cận gợi chuyện, tự giới thiệu tên là Alfred người Ðức, du lịch Thái Lan và Việt Nam đang ở tại Sàigon Tourane Hotel, đã lập gia đình chưa có con và ly dị . Có thể hoàn cảnh chúng tôi giống nhau nên dễ cảm thông. Sáng hôm sau Alfred đến tiệm tìm tôi hớt tóc, mời tôi đi thăm Ngũ Hành Sơn. Chúng tôi đi chơi với nhau trong giới hạn, chia tay hẹn ngày gặp lại tôi nghĩ "see you again" chỉ là sáo ngữ , nhưng 2 tháng sau tôi nhận được thùng quà nhỏ trong có thư viết bằng tiếng Việt rất tình với nhiều yêu thương

"Ai về có nhớ ta chăng?
" Ta về ta nhớ hàm răng mình cười".

Alfred hứa sẽ trở lại Việt Nam (thư viết nhờ người Việt dịch lại). Chúng tôi trao đổi thư với nhau bằng tiếng Việt . Ðúng lời hứa Alfred trở lại Ðà Nẳng đến thăm gia đình tôi ngỏ ý kết hôn..
Cuộc đời đi qua để lại cho tôi lắm muộn phiền !! Tôi từng có người yêu chúng tôi yêu nhau hợp tuổi tác, thì gia đình chàng không cho kết hôn, lấy chồng gặp người lợi dụng để đi Hoa Kỳ thất bại, phải ly dị nhưng luôn đe dọa bắt thằng con..

Mong làm lại cuộc đời, chạy trốn đe dọa, vức bỏ màng đêm đã và đang phủ xuống đời, tôi không suy nghĩ nhiều hơn nhận lời kết hôn, thủ tục tại Việt Nam rắc rối, Alfred về Ðức làm giấy bảo lảnh mẹ con tôi, thời gian ngắn nhận chiếu khán nhập cảnh Ðức, đến tiểu bang Saarland và kết hôn tại địa phương đó.

Thời gian chờ đợi thường trôi qua rất lâu, chuẩn bị rời Ðà nẳng , đọc các bài báo làm tôi băn khoăn với nhiều tin đồn về chuyện con gái lấy chồng ngoại quốc : Ðại Hàn, Ðài Loan. Ðược tổ chức thành dịch vụ , người trung gian rao tìm các cô gái muốn lấy chồng? ghi tên hẹn ngày tuyển lựa nếu được chọn, trả cho cha mẹ khoảng hơn 500 đô, (tại Ðức một con chó được trị giá 500 Euro!!) để họ làm chiếu kháng xuất cảnh theo chồng, người chồng chưa gặp mặt , đôi khi tuổi già hơn bố.. về nhà chồng làm việc như người nô lệ, không được học ngôn ngữ suốt ngày chỉ biết nấu ăn, giặt quần áo tối về phục vụ... Sau 3 năm không vừa ý họ, người đàn bà ấy bị đuổi về nước, thân phận vùi dập nhan sắc tàn phai... Lincoln Abraham (1809-1865) Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ giải phóng chế độ nô lệ 1862 nhưng trình trạng mua bán nô lệ mới, tiếp tục sống lại dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Ðồng tiền luôn là tiền đề trong mọi sinh hoạt cuộc sống ! Ðạo đức suy đồi. Vấn đề hôn nhân với xã hội Việt Nam ngày xưa được quý trọng, hôn nhân gây dựng nếp sống gia đình, nhưng ngày nay xảy ra như trao đổi mua bán, vợ hờ, vợ thuê mướn có hợp đồng một thời gian..Chính quyền xuất cảng người lao động, đi làm mướn cho nước ngoài để họ lấy Dollars.

Ðời sống đảo lộn, có vài trường hợp lấy chồng Việt kiều, gặp chàng sở khanh chiếm đoạt thỏa mảng tính dục quất ngựa truy phong.. Bạn gái tôi được Việt kiều từ Hòa Lan về cưới, làm lễ thành hôn linh đình tại nhà hàng nổi tiếng, hơn 200 thực khách tham dự , sau đó theo chồng về Hòa Lan đến nơi chới với, chồng làm nghề phụ bếp, vay tiền về Việt Nam xài cho sang, đi làm không đủ trả nợ, nhà cửa bê bốị.muốn học sinh ngữ Hòa Lan không đủ tiền trường, chồng đi làm cả cuối tuần lúc rảnh đi nhậu, đánh bạc..Tình yêu mặn nồng bên Việt Nam đã rớt hết trên chuyến bay..

Người đàn bà ấy tuyệt vọng bị bệnh tâm thần, vào bệnh viện điều trị hơn 1 năm đủ các thuốc, nhưng không thể khỏi bệnh. Bác sĩ tâm lý điều trị nhờ thông dịch viên, khám phá ra được tâm bịnh và cội nguồn, đề nghị chính phủ cho tiền, đưa bệnh nhân về dưởng bệnh tại Việt Nam, số tiền cấp dưởng rẽ hơn trong bệnh viện tâm thần..Về Việt Nam cô ta dần dần hết bệnh... Có lẽ đổi thay của xã hội chủ nghĩa, đạo đức suy đồi, mạnh ai nấy sống cho đầy túi , con người lúc nào cũng thấy thiếu nào tình, tiền ..đảng ? nhiều người muốn rời bỏ Việt Nam ra đi, chấp nhận đời sống vô định !! Thân phận đàn bà Việt Nam bây giờ đôi khi bị lạm dụng như những vật đổi trao ! Nhiều người ở nhà quê đời sống chất phát với ruộng vườn đã bị dụ dỗ đi làm nước ngoài , rồi bị bán cho ngoại bang !

Ngày rời Ðà Nẳng vào Sài Gòn đi sang Ðức, mẹ tôi cho tôi đôi bông tai làm quà cưới, áo dài các chị dâu tôi may xong, hành trang ra đi với tâm hồn trống rổng, tương lai vô định. Ðêm cuối cùng ở Sài Gòn, nghe cơn mưa tí tách những giọt nước mơ hồ buồn bả vây quanh,ngày mai một lần nửa tôi phải lên đường..

Ðến Ðức vào mùa đông lạnh trừ 15 độ C. Bầu trời ảm đạm, những hàng cây bên đường không lá trơ cành khẳng khiu, màu xanh của cỏ biến mất, chỉ toàn màu trắng của tuyết. Những cánh hoa tuyết rơi trên kính xe rồi tan ra nước, thỉnh thoảng những con chim màu trắng bay ngang, lòng buồn vui lẫn lộn , đến với Quê hương mới hoàn toàn xa lạ, hướng về tình yêu và tương lai của con, đời sống tôi trải qua nhiều khổ đau và đổ vở... Tôi thầm nguyện cầu Thượng Ðế ban cho tôi có cuộc sống hạnh phúc làm lại cuộc đời.

Ngày ký giấy hôn thú tôi mặc áo dài khăn đóng bằng gấm đỏ bên họ nhà chồng ngạc nhiên, với quốc phục cô dâu Việt Nam khá đẹp và lạ mắt, bà con bên chồng tại làng quê bé nhỏ, đến tặng các bó hoa tươi, tiệc cưới tại nhà hàng, nhiều lời chúc tụng tốt lành. Xong tiệc vui ai nấy tự trả tiền ra về, tôi vô cùng ngạc nhiên tự hỏi tại sao chồng tôi không trả tiền, trong lúc mình mời họ dự tiệc cưới, được biết "đời sống đây khác Việt Nam"

Ngày tháng đi qua cô đơn trong làng nhỏ, xa trường học , không có người Việt Nam, tôi làm nội trợ, con gởi đến nhà trẻ, Chồng tôi đi làm vất vả trong nghề xây cất chuyên về lò sưởi, sáng đi chiều về ăn cơm xong xem tin tức, đôi khi ngồi ngủ luôn trên ghế. Cuối tuần phải làm thêm, Alfred siêng năng, biết chơi nhạc thỉnh thoảng đi thổi kèn cho ban nhạc mỗi khi có lễ , cuộc sống tình yêu của chúng tôi đóng khung như vậy. Tôi có cảm tưởng như "chim lồng cá chậu", bên quê nhà dù nghèo nhưng tôi đi làm có tiền, có thể quyết định công việc, sang đây lệ thuộc hoàn toàn vào người chồng, tôi cảm thấy khó chịu, đôi khi các em chồng tị hiềm nhỏ nhen, biết Alfred sang tên, tôi là người thừa hưởng bảo hiểm nhân thọ vv.. khó khăn về ngôn ngữ muốn đi học, phải đi đến thành phố khác bằng xe lửa xa 60 km, tiền trường mỗi tháng 400 Euro. Alfred làm việc lương đủ sống cho gia đình, chúng tôi phải tiết kiệm tối đa, thỉnh thoảng tôi được gọi cắt tóc, tiền thu góp được 200 Euro gần một năm để gởi về tặng Ba mẹ tuổi già nắng xế . Ðời sống sinh hoạt tại Việt Nam không đắc, người ngoại quốc đến Việt Nam xài tiền thỏa mái. Nhưng chính trên quê hương của họ xài tiền tính từng Euro, từng Cent ! ở bất cứ nơi nào cũng phải đổ mô hôi để mưu sinh, tiền không phải lá rụng ngoài sân. Nhưng nhiều người Việt muốn rời Việt Nam ? Sinh hoạt của xã hội Tây phương quyền làm người được tôn trọng, tự do và dân chủ, không bị ai xét hỏi, sinh họat hàng ngày được thông tin rộng rãi qua Tivi, báo chí. Xã hội Việ Nam tập đoàn cộng sản nhượng Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc cho Trung Quốc, người dân trong nước không ai biết thực tế Hiệp ước về biên giới Việt Hoa? và chẳng ai hay biết cái gì mất cái gì còn ? tất cả đều bị bưng bít che giấu. Tôi mơ ước nước Việt Nam thay đổi chế độ, phát triển, khoa học, kinh tế đem lại đời sống ấm no cho Dân tộc.

Vào ngày rằm tôi thường đốt nhang trước sân hướng về Việt Nam. Alfred theo Thiên Chúa, nhưng cũng đốt nhang khi thấy trăng tròn xuất hiện. Tôi học Giáo lý theo chồng dự thánh lễ cuối tuần . Alfred chia xẻ với tôi vui buồn cuộc sống

Lá vàng bay lát đát ngoài sân, hai mùa Thu tôi đã xa Việt Nam, nhớ gia đình ba mẹ, Ðà Nẳng quê hương tôi một thời để yêu để nhớ, ôm con vào lòng mà nước mắt rưng rưng, Alferd an ủi hứa sẽ tìm việc cho tôi làm ít giờ, dành tiền về thăm Việt Nam. Ðời sống tuy buồn, nhưng không thể viết thư về Việt Nam nói sự thật với ba mẹ và bạn bè, bên nầy không phải là Thiên đường mơ ước của nhiều người muốn đến. Không có nơi nào đẹp bằng quê hương Việt Nam, Tôi lấy chồng phải theo chồng, bảo vệ hạnh phúc, xây dựng tương lai như ca dao Việt Nam :

"Ðôi ta kết nghĩa vợ chồng
Ðá mòn, sông cạn mà lòng thủy chung !
Ði đâu cho thiếp đi cùng
Ðói no thiếp chịu lạnh lùng có đôi !
Lên non em cũng lên theo
Xuống thuyền em cũng đắp đeo mạn thuyền"
(viết lại câu chuyện thật của nhân vật đã chào đời trên quê hương Xứ Quãng trong cuộc chiến, rồi đối diện với thực tế phủ phàng, kỳ thị.. thân phận người mang hai dòng máu Mỹ Việt)

Nguyễn Quý Đại

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

'Obama' thành tiếng lóng

Image

Người qua đường trước tấm tranh ghép lớn hình Obama phía trước Nhà Trắng.
Tranh này được làm để kỷ niệm sinh nhật lần thnứ 48 của ông và ngày 4/8. Ảnh: Reuters.

Ấn bản thứ 6 của "UCLA Slang" - từ điển tiếng lóng do đại học California xuất bản - sẽ ra mắt tháng 8, và được cho là cực quý. Obama cũng được biến thành một tính từ trong này.

Cuốn từ điển được tái bản 4 năm một lần, do giáo sư ngôn ngữ học Pamela Munro và các sinh viên của bà ở đại học Californis (UCLA) biên soạn.

"Sinh viên học được rất nhiều về ngữ pháp, ngôn ngữ và ngôn ngữ học", Munro cho biết. "Người ta có thể học bất cứ cái gì mình muốn về ngôn ngữ thông thường, thông qua tiếng lóng".

Cuốn sách dày 160 trang chuyên về tiếng Anh lóng chứa đựng những thuật ngữ, khái niệm, ngữ, ví dụ câu và các chú giải về ý nghĩa và nguồn gốc của những tiếng lóng mới.

Trong từ điển tái bản năm nay có "presh", nghĩa là "precious" (quý) hoặc cute (hay). Một số thuật ngữ khác như "schwa", đồng nghĩa với thán từ "wow", hay obama nghĩa là sành điệu, và nếu nhận xét ai đó là "Bạn thật obama", người kia biết rằng mình được khen là hay.

"Bromane" nghĩa là tình bạn thân thiết, còn "bellig" thì dùng để mô tả một người vừa say rượu vừa gây gổ. Nếu tất cả những từ trên đều quá mới với bạn, bạn sẽ nói "I.D.K" (I didn't know), nghĩa là "tôi không biết".

Mai Trang (theo Reuters)

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Thương thay cho con rồng biến
thành đà điểu vùng Đông Nam Á!


Từ hai năm qua giới quan sát viên quốc tế ngạc nhiên trước phong trào bách hại vô lý và các tấn kích ngày càng có mầu sắc tội phạm thô bạo,
mà nhà nước cộng sản Việt Nam liên tục phát động chống lại các Kitô hữu, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo.
Ngoài hai vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, từ mấy tuần qua còn xảy ra vụ bách hại và bạo hành tín hữu Tam Tòa tại Đồng Hới, Quảng Bình nữa.
Lần này thì nhà nước cộng sản Việt Nam trả tiền cho

Image
Ngọc Hân - Vua Quang Trung (đuổi quân nhà Thanh)
đông đảo các nhóm tội phạm cao bồi du đãng xì ke ma túy mà họ gọi là ”quần chúng nhân dân”, để thẳng tay đánh đập các linh mục và giáo dân. Cũng giống như trong hai vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, nhà nước đang huy động toàn lực lượng truyền thông báo chí phát thanh và truyền hình để vu khống bôi nhọ đấu tố Giáo Hội Công Giáo và nhục mạ tín hữu. Và người ta tự hỏi nhà nước cộng sản Việt Nam nhai lại các bài bản và thủ đoạn sắt máu dơ bẩn của nhà nước cộng sản Trung Quốc trong thời Cách Mạng Văn Hóa để làm gì, trong khi lại hoàn toàn ém nhẹm và giả mù giả điếc trước nhiều vấn đề sinh tử đối với vận mệnh quê hương và tương lai dân tộc.

Tệ nạn thứ nhất đang đe dọa tương lai đất nước là nạn gian tham hối lộ lan tràn như một thứ ung thư bất trị giữa các quan chức và trong mọi guồng máy chính quyền từ trung ương tới địa phương. Điển hình là vụ thụt qũy hàng chục triệu mỹ kim của Bộ xây cất đường xá và hạ tầng cơ sở. Ngân qũy này do các quốc gia và tổ chức quốc tế tài trợ trong đó có Nhật Bản, Liên Hiệp Âu châu, Úc và Ngân hàng thế giới. Tiền ăn cướp công qũy bị phung phí cho các đam mê của giới lãnh đạo như vụ đánh cá giữa hai đội bóng đá Manchester và Arsenal hồi tháng giêng năm 2008, đốt tiêu mất 320 ngàn mỹ kim.

Các vụ điều tra sau đó đưa ra ánh sáng hàng loạt các biệt thự, nhân tình lớn bé, xe hơi hạng sang và phong bì hối lộ của các quan chức khiến cho bộ trưởng lưu thông phải từ chức và thứ trưởng bị bỏ tù. Vụ phanh phui này đã khiến cho ba quan chức khác đang ở trong danh sách sắp được chỉ định làm thành viên của Ủy ban trung ương đảng bị bó buộc phải rút lui. Nhưng cuộc điều tra chỉ dừng lại đó không được đi xa hơn, và kết qủa là mọi thủ pham đều được ”hệ thống tư pháp công minh” của nhà nước xử vô tội. Trong khi hai nhà báo đầu tiên lên tiếng tố cáo vụ xi căn đan này lại bị bắt giam, và nhân chứng chính bị chết mờ ám trong nhà giam. Thế là yên chuyện.

Song song với nạn gian tham hối lộ là tệ nạn ăn cướp đất đai của dân và của các tôn giáo, khiến cho hàng trăm nông dân hằng ngày biểu tình phản đối trước dinh thủ tướng tại Hà Nội và Sài Gòn. Trong một thư gửi Chủ Tịch nước và Thủ Tướng, một Giám Mục đã phải ghi nhận rằng: ”Trong đất nước này, có nhiều nông dân và người nghèo hàng bao năm nay kêu gào trả lại tài sản của họ, nhưng vô ích vì các giới chức chính quyền thích bách hại họ hơn là lo lắng cho họ”.

Nạn gian tham hối lộ khiến cho các quan chức của chính quyền tìm mọi cách để thủ lợi, bất chấp mọi pháp luật. Họ bịa ra các ”dự án ma” để có cớ tịch thu hay mua ruộng đất của nông dân với giá rẻ mạt. Sau khi đuổi dân đi rồi, họ bán lại với giá cao hơn rất nhiều để xây khách sạn, quán ăn, hộp đêm nhằm kinh tài riêng. Và họ cũng ăn cướp đất đai tài sản của các tôn giáo. Điển hình là vụ cướp đất Tòa Khâm Sứ và đất của Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà cũng như của nhiều dòng tu khác. Cướp được thì họ nuốt trửng, còn không xong thì họ biến thành công viên và chờ dịp khác. Các vụ ăn cướp đất đai của Giáo Hội Công Giáo đã tạo ra các cuộc phản đối rộng lớn liên tục tại Hà Nội, Thái Hà, Hà Đông, Vĩnh Long, Huế, An Giang. Đó là chưa kể đến các tôn giáo khác. Tuy biết mình hoàn toàn sai trái và vô lý, nhưng chính quyền thích tạo ra bầu khí sợ hãi nghi kỵ chia rẽ xã hội, bằng cách dùng bạo lực và đấu tố khủng bố tinh thần. Những gì đã xảy ra tại giáo xứ Tam Tòa Đồng Hới Quảng Bình từ ngày 20 tháng 7 tới nay chứng minh cho sự thật này. Cũng như tại Sơn La và nhiều nơi khác trên vùng Tây Nguyên chính quyền tại đây muốn triệt tiêu sự hiện diện của người công giáo.

Từ chỗ ăn cướp và bán đất của dân để thủ lợi đến chỗ bán tài nguyên quốc gia cho ngoại bang không xa lắm. Đó là vụ nhà nước bí mật ký giấy bán mỏ bau xít Tây Nguyên cho Trung Quốc, mà không có phép của Quốc Hội và Quốc Hội cũng không hay biết gì. Sau khi có các can gián, phản đối kịch liệt của giới khoa học, trí thức, tôn giáo và nhiều cơ quan của đảng vì các hệ lụy tiêu cực của nó trên môi sinh và an ninh, vấn đề mới được đưa ra Quốc Hội cho có chuyện, vì mọi chuyện đã xong rồi và không ai được đụng đến ”chính sách lớn” của nhà nước. Trung Quốc đã đưa lên Tây Nguyên hàng chục ngàn công nhân và đã bắt đầu thành lập các làng cho họ cũng như phá rừng ủi đất chuẩn bị cho việc khai thác.

Không ai trong số các người phản đối dự án bauxít bị đấu tố, chỉ có mấy cha Dòng Chúa Cứu Thế xin tín hữu cầu nguyện cho hàng lãnh đạo biết sáng suốt, là được báo đài nhà nước tận tình chiếu cố, suốt ngày lải nhải ghép đủ mọi thứ tội đáng xử tử tức khắc: nào là đe dọa an ninh quốc gia, nào là âm mưu lật đổ chính quyền...

Tuy nhiên việc bán mỏ bau xít cũng chỉ là hậu qủa tất nhiên trong chủ trương bán đứng Việt Nam cho Trung Quốc của nhà nước, vì năm 1974 nhà nước Bắc Việt đã tán thành việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. Năm 2000 nhà nước lại đã cắt thêm 700 cây số vuông đất biên giới bao gồm cả vịnh Bắc Việt và nhượng cho Trung Quốc, và nhà nước cũng đã im lặng để cho Trung Quốc chiếm luôn đảo Trường Sa. Khi sinh viên học sinh biểu tình phán đối thì nhà nước đàn áp và bóp chết lòng yêu nước của người trẻ.

Hồi đầu thập niên 1990 Việt Nam được kể là một trong Ngũ Long của Viễn Đông gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn và Thái Lan. Nhưng giờ đây, ôi thương thay cho con rồng Việt Nam đã mất đầu, cụt chân, bị đánh gẫy xương sống và biến thành con đà điểu, dấu đầu dưới cát, để không trông thấy hiểm nguy và phơi thân cho người ta đánh giết!

(Vatican Radio 07/08/2009)
Linh Tiến Khải, Radio Vatican

User avatar
TheLang
Posts: 1959
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Quê Mẹ



Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. (Ca dao) Tôi sinh trưởng ở thành thị nên không hình dung được cái “ngõ sau” (nơi có thể đứng “ngó về quê mẹ”) hình dạng ra sao. Tôi cũng không hiểu tại sao, đang sống ở nơi này, lại cứ trông ngóng về nơi khác (làm chi) để bị “ruột đau chín chiều” dữ vậy! Chiều chiều, thay vì “ngó về quê mẹ,” tôi vô quán nhậu, lai rai ba sợi cho nó quên đời.
Thỉnh thoảng, hết tiền, tôi mới ngó vô màn hình của computer chút xíu.
Và cứ mười lần vô net là lãnh đủ cả mười. Cũng cả đống chuyện phiền ở trỏng chớ chả chơi đâu. Tuy ruột không đau tới cỡ “chín chiều” nhưng rẻ ra thì cũng tám hay tám rưỡi.
Cách đây chưa lâu, vào ngày 26 tháng 6 năm 2009, trên vietnamnet có đăng mấy bức thư của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - “về hiện thực cần báo động trong đời sống của những người nông dân” - xin được trích dẫn (vài câu) đọc chơi cho biết:
“54 năm qua, những người nông dân không một ngày ngừng cày cuốc, gieo trồng với tất cả những đức tính cần cù trên cánh đồng của họ. Họ đã lao động không hề than thở, họ đã hy sinh không hề than thở. Nhưng sau 54 năm, họ ngẩng đầu lên nhìn lại con đường của họ đã đi. Và họ kinh hãi nhận ra: họ đã đang đi theo một vòng tròn. Họ đang có nguy cơ trở lại điểm xuất phát… Tôi mang cảm giác người nông dân bị bỏ mặc và trở nên bơ vơ trên cánh đồng đầy nắng mưa, bão gió.”
Ối làng nước ơi, nếu được “bỏ mặc trên những cánh đồng đầy nắng mưa” để “cần cù cầy cuốc gieo trồng” thì may mắn và quí hoá biết chừng nào. Từ thưở lập quốc đến nay, người nông dân Việt Nam có bao giờ dám than thở hay mong mỏi điều gì khác nữa đâu.
Chỉ sợ lại bị bắt xỉa xói đấu đá lẫn nhau cho đến chết, hay vào hợp tác xã nông nghiệp (thay trời làm mưa, nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài) rồi nay phải trồng lúa thần kỳ, mai trồng cây cao lương … - những nông phẩm mà sản lượng chỉ thu hoạch được … trên báo Nhân Dân - thì lôi thôi lắm, và lôi thôi lớn.
Hơn nữa, vấn đề không chỉ giới hạn trong cái vòng tròn của đám nông dân Việt Nam mà còn tùy thuộc vào một cái vòng (chung) liên quan đến cả bàn dân thiên hạ nữa:
“Tôi hình dung ra một cảnh tượng như sau: Cả đoàn người đang đi trên một con đường lớn gập ghềnh thì một tốp người tách ra, đi quay trở lại, vào rừng tìm hướng đi mới, vì nghe nói phía ấy có ‘rừng mơ’ bạt ngàn. Tốp này tuyên bố ly khai thành một ‘phe’ riêng, thách thức ‘Ai thắng ai’ vì tin rằng mình có sứ mệnh phá con đường cũ để mọi người phải giác ngộ mà đi cả về phía ‘rừng mơ’. Nhưng đường mới càng đi càng mờ mịt, càng đi về miền hoang vu. Biết mình lầm đường, những người da trắng trong ‘tốp ly khai’ này bảo nhau làm động tác ‘Đằng sau, quay!’ để trở lại đường cũ, và đương nhiên phải chấp nhận sự ‘xáo trộn’ là người đi đầu trở thành người đi cuối.
Nhóm da vàng của ‘tốp ly khai’ không chấp nhận sự ‘xáo trộn’ ấy, ban lãnh đạo nhóm nghĩ ra một kế: Cứ coi như đường vẫn đúng, phải giữ hàng ngũ và tiếp tục đi ‘thẳng’, nhưng mỗi ngày lượn cong thêm một chút, cuối cùng quỹ đạo vẫn thành vòng tròn, vẫn trở về đường cũ mà không cần ‘Đằng sau, quay!’ Tóm lại, ‘Phương thức đổi mới kiểu châu Á’ là ý muốn trở về với quy luật mà nội bộ vẫn giữ nguyên trật tự cũ, người dẫn đường trên đoạn đường đúng vẫn là người dẫn đường trên đoạn đường sai” (Đôi điều suy nghĩ của một công dân).
Những dòng chữ thượng dẫn được viết bởi ông Nguyễn Xuân Tụ, vào tháng 5 năm 1993. Gần hai mươi năm đã trôi qua, thời gian trải nghiệm cho thấy “đôi điều suy nghĩ” của vị sĩ phu Bắc Hà này (hoàn toàn và rõ ràng) không trật!
Những kẻ đã dẫn dắt cả dân tộc Việt bước vào tuyệt lộ nay vẫn là “kẻ dẫn đường,” và vẫn cương quyết giữ địa vị này bằng mọi giá. Như thế, nửa thế kỷ tới, nông dân Việt Nam “dám” tiếp tục đi thêm… một vòng tròn nữa và sẽ “có nguy cơ trở lại điểm xuất phát” - theo như cách nói của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Và dù như thế chăng nữa, tôi trộm nghĩ, cũng vẫn còn… may mắn chán!
Sự thể (e) không được thế đâu. Cả nước, xem chừng, đang trên đường bước vào một vòng tròn lớn hơn, và phức tạp hơn nhiều: vòng Bắc thuộc! Theo nguyên văn lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trong cuộc họp báo vào chiều ngày 4 tháng 2 năm 2009) “đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước!”
Chủ trương (khó hiểu) này, cùng với thái độ khiếp nhược của Đảng và nhà Nước trước những sự việc xẩy ra ở biển Đông, khiến cho toàn dân bỗng … nóng như hơ . Thư ngỏ, Đề nghị, Kiến nghị … được ký tên lia lịa và gửi đi tới tấp - với cùng một nội dung, y hệt như nhau: STOP it!
Cùng lúc, cũng không thiếu tiếng nhiếc móc hay thoá mạ:
“Nhà báo Ngô Nhân Dụng, trên nhật báo Người Việt ở California, sau khi so sánh với cách hành xử của các nước trong khu vực trong những trường hợp tương tự, đã đi đến kết luận: thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam là hèn yếu. Nhà báo Huy Đức, hiện sống trong nước, trên Osin blog của anh, bày tỏ quan điểm của mình ngay trên nhan đề bài viết “Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen“. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, sống tại Úc nhưng có nhiều quan hệ gần gũi với Việt Nam, nhận định thẳng thừng: “Chưa thấy trong lịch sử Việt Nam, có thời nào mà Việt Nam khiếp nhược như thế.”
“Từ ba vị thế khác nhau với những lập trường chính trị có khi khác hẳn nhau, cả Ngô Nhân Dụng, Huy Đức và Nguyễn Văn Tuấn đều có nhận định giống nhau về giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay: Hèn! Hình như chưa bao giờ trí thức Việt Nam, trong và ngoài nước, lại đồng ý với nhau như thế! Hình như mọi người đều đồng thanh: Giới lãnh đạo Việt Nam hèn!” (Nguyễn Hưng Quốc, “Sao tự dưng họ lại đâm hèn đến vậy?“).
Tôi thực lòng không muốn đụng chuyện với ông Nguyễn Hưng Quốc, nhân vật mà ai cũng biết là một tay miệng lưỡi (vô cùng) đáo để. Tuy vậy, vì tôi nghĩ khác nên đành phải nói khác thôi. Theo tôi thì chưa bao giờ giới trí thức Việt Nam, trong và ngoài nước, lại thiếu kiên nhẫn và thiếu thông cảm với tình trạng khó khăn chung của Đảng (ta) như thế.
Đây là chuyện “lực bất tòng tâm,” chứ có cái Đảng (thổ tả) nào mà lại có chủ trương xấu xa và ngu xuẩn đến vậy - mấy cha? Coi: hồi tháng 6 năm 1992, ông Lê Phước Thọ (một trong mười ba vị ủy viên chính thức của BCHTƯĐCSVN khoá VII) đã nói rằng: “Đảng ta đang suy yếu nghiêm trọng và chưa bao giờ suy yếu như hiện nay.”
Bây giờ là tháng 8 năm 2009. Giai đoạn “suy yếu nghiêm trọng” đã qua. Đảng (ta) đã bước vào thời kỳ cuối, hết thuốc chữa rồi. Nói theo nguyên văn Lời bộc bạch Của một đảng viên (đọc được vào ngày 2 tháng 5 năm 2009) là “Đảng đang đi vào ngõ cụt!” Điều duy nhất Đảng còn có thể làm được là trấn áp những thường dân vô tội mà thôi.
Còn mọi vấn đề khác, vẫn theo như lời bộc bạch thượng dẫn, “không tùy thuộc vào Đảng, vào Chính quyền nữa, cái này ngoài khả năng của họ rồi.” Nói cách khác, “họ’ đang như những kẻ hối hả trên một chuyến tầu (vét) tốc hành. Bây giờ mà còn đặt vấn để tồn vong của dân tộc ra với Đảng là (kể như) trật lất.
“Chân lý muôn đời là chỉ có Dân mới cứu được nước.” Đó là ý của ông Hà Sĩ Phu, qua bài viết Từ vụ Beauxite nghĩ về vận nước, đọc được vào ngày 26 tháng 7 năm 2009. Hai ngày trước đó, tại buổi Toạ đàm Khoa học Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam, nhà văn Nguyên Ngọc cũng nói đến “sức mạnh của nhân dân” như là yếu tố quan trọng nhất trước hiểm hoạ ngoại xâm.
Hai vị trí thức có tâm và có tầm nhất nước đều đã nói như thế thì bà nội (mẹ) tui cũng không dám cãi cọ lôi thôi gì nữa, làm bộ cãi vã (qua loa) cho vui cửa vui nhà cũng không luôn. Tôi chỉ xin qúi vị, bỏ chút thì giờ vàng ngọc, nhìn qua về sức dân một tí.
Trong bức thứ hai của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (viết về Tổng thu nhập một tháng của người nông dân) có đoạn như sau:
“Khi tiếp xúc với những người nông dân, tôi thường xuyên hỏi về tổng thu nhập mỗi tháng của một khẩu trong một gia đình họ là bao nhiêu. Dù rằng tôi biết họ đang sống một cuộc sống vô cùng vất vả nhưng tôi vẫn kinh ngạc khi nghe một con số cụ thể: ‘Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng…’
“40.000 đồng có giá trị như thế nào lúc này. Đó là giá của 2 bát phở, giá của 4 lít xăng, giá của hai xuất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của 3 ly cà phê…”
Sức dân từ hai bát phở hay hai xuất cơm trưa (mỗi tháng) e không mạnh gì cho lắm. Dù vậy, người dân ở miền xuôi vẫn khỏe hơn là những kẻ ở Tây Nguyên (địa điểm chiến lược của cả Đông Dương) đang sống bằng lá mì hay Mưu sinh trên rác - theo như tường thuật của Hoài Văn và K’ Sor, đọc được trên Tiền Phong Online, vào ngày 17 tháng 7 năm 2009:
“Bảy chị em PleiMlong bới rác ở đây được năm năm. Bố mẹ là người dân tộc Gia Jai, làm thuê nhưng không đủ nuôi chín miệng ăn. Đứa em út của em hai tuổi nhưng để ở nhà cũng chẳng có ai chăm nên đưa nó theo kiếm thêm được cái gì hay cái đó.”- MLong tâm sự.”
“Rim mới học lớp một, nhưng nhà nghèo không có tiền nộp học lại không có sách vở nên cũng theo bạn lên đây nhặt rác. Rim khoe: “Đi nhặt rác như ri nhiều lúc còn thích hơn đi học. Có tiền mua gạo khỏi phải ăn lá mì..”
Sau hai cuộc kháng chiến rất thần thánh (dù sự cần thiết vẫn còn là chuyện tồn nghi) và sau hơn một phần tư thế kỷ sống bằng rác hay bằng ba ly cà phê (mỗi tháng) sức mạnh của toàn dân (chắc) không có bao nhiêu đâu.
Trước hiểm hoạ đất nước bị thôn tính mà tôi ăn nói yếu xìu như thế (rõ ràng) nghe không “nức” lòng người. Tôi ước ao là mình có thể nói khác đi mà không biết nói sao. Tôi cũng ước ao, từ nay - chiều chiều - đừng cứ phải ngóng về quê mẹ, cũng đừng ngó vào computer làm chi (nữa) để ruột… đỡ đau - chút đỉnh.

Tưởng Năng Tiến

User avatar
macco
Posts: 3541
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Vào hè nói dóc chuyện LA VE (LA DE)


Đã từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm việc tại Hảng BGI, Sàigòn, tức là Hảng Brasseries, Glacières d'Indochine, công ty chủ nhà máy nấu La De ở Chợ lớn, cạnh sân vận động Cộng Hòa, đều yêu cầu tôi phải viết về La De, kể những giai thoại về La De. Câu chuyện thường được mọi người nhớ về La De, thường hỏi tôi, là chuyện Chai La De lớn đặc biệt gọi là La De Trái Thơm. Đã từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm việc tại Hảng BGI, Sàigòn, tức là Hảng Brasseries, Glacières d'Indochine, công ty chủ nhà máy nấu La De ở Chợ lớn, cạnh sân vận động Cộng Hòa, đều yêu cầu tôi phải viết về La De, kể những giai thoại về La De.
Câu chuyện thường được mọi người nhớ về La De, thường hỏi tôi, là chuyện Chai La De lớn đặc biệt gọi là La De Trái Thơm. Theo lời đồn, trong mỗi thùng 6 chai chỉ có một chai Trái Thơm, giá đặc biệt và cũng là quà tặng đặc biệt mỗi khi có khách quý. Ai đã được uống La De Trái Thơm đều khen là ngon đặc biệt, và khen ngon hơn chai La De thường. Thiệt tình mà nói là La De Trái Thơm, La De thường, La De Quân tiếp Vụ cũng là một thứ, Vô chai có hình trái thơm thì nó Trái Thơm, vô chai thường thì nó là La De thường, gặp chai Quân tiếp Vụ thì nó biến thành La De Quân tiếp Vụ. Hảng BGI lúc ấy chỉ có nấu hai loại La De thôi: 1) La De thường, vào chai lớn (dung tích 66) thường gọi La De Con Cọp vì chai có cái đầu con cọp màu vàng và để nhãn hiệu Bière Larue, và
2) La De 33, nấu thơm hơn, độ rượu nhiều hơn, vị uống đậm đà hơn, vô chai nhỏ (dung tích 33), tên thường gọi là Bia BămBa , nhãn hiệu là Bière 33 Export.
Vậy mà có người khen chê cho La De Trái thơm là ngon nhứt, xong đến La De Con Cọp và hạng chót là La De Quân tiếp Vụ. QTV dỡ nhứt vì là cho Quân đội uống. Chẳng qua là cái mã ở ngoài cả. Thế mới biết ở đời chỉ trọng cái bề ngoài. Quý vị nghĩ coi nấu 2 loại Bia đã tóe phở, học xì dầu hơi đâu, BGI đâu có quởn nấu ba bốn loại còn vô chai vô cộ, đổi kíp đổi người. Phức tạp lắm. Nội cách đổi võ chai cho hạp với rượu cũng đủ hao tiền. Nhưng cắt nghĩa hổng ai tin. Ông Cụ Bà Cụ tui, hể tui khi đến nhà chơi, chẳng may lấy La De Quân Tiếp Vụ uống, vì Ổng có hàng QTV do mấy chú em tui đem về, thì Bà bảo. “Nhà hết La De để Mẹ đưa tiền Chú Thanh, chú Thanh là anh tài xế phục vụ Ông Cụ đi mua La De về cho con uống chứ uống chi đồ QTV dỡ
lắm, để các em của con lính tráng nó uống, nó quen rồi.”. Tôi có trả lời cắt nghĩa cho Bà hiểu là chỉ có một thứ Bả không tin. Thiệt “Bụt nhà hổng thiên”!.


Sau đây là câu chuyện của La De Trái thơm. Lúc ấy là năm 1973, tôi làm chánh sở Tiếp thị (Chef du Service Marketing), coi luôn phân Quảng cáo. Để hà tiện tiền làm nhãn ở Pháp, tôi sử dụng Văn phòng quảng cáo của Hảng, tôi nghĩ anh Họa sĩ văn phòng quảng cáo (chuyên vẽ những fond cho các xe của Hảng rồi các anh thợ sơn đồ chép lại) đủ tài nghệ chép lại cái nhãn đặt ở Pháp. Và tôi nhờ anh Họa sĩ vẽ lại cái nhãn. Trên nhãn cái đầu con cọp vàng ở giữa hai bên có hai tràng hoa houblons, là loại hoa dùng để thêm cái vị nhẫn đắng vào Bia. Nấu Bia ngon dỡ là do cái tài thêm ít hoa houblon, cũng như gia vị ngũ vị hương trong nghề bếp núc Việt nam ta vậy.
Nhãn vẽ xong đại khái cũng tạm ỗn, vì anh Họa sĩ nhà chưa bao giờ nhìn thấy hoa houblon, nên đinh ninh thấy hoa houblon giống trái thơm, cho là Trái thơm, và vẽ giống trái thơm. Các ông Giám đốc tây cũng ba chớp ba nháng, kể cả anh Chánh sở trách nhiệm là tui,
Vì thiệt tình mà nói thì có ông nội nào thấy hoa houblon tươi đâu ? Biết là houblon nhưng chỉ nhìn thấy hoa dưới dạng khô. Còn các anh kỹ sư nhà máy, các anh nấu rượu (brasseurs – đây là một cái nghề riêng) dân La De thiệt, thì ở nhà máy. Bọn quyết định là dân Văn phòng, dân làm Marketing quyết định mọi việc, bổn phận các anh kỹ sư là sản xuất, chỉ sao làm đúng vậy thôi. Quý vị thấy không, không phải chỉ có trong Quân đội mới có cảnh lính văn phòng và lính chiến trường. Nhãn Ô kê, gởi đi làm décalques đưa qua Công ty Thủy tinh Việtnam, (Khánh hội) dán vào chai: 100 ngàn chai mới. Khi đưa vào nhà máy Chợlớn, các lão kỹ sư cười vỡ bụng, “hoa houblon sao giống trái thơm thế nầy”. Nhưng đã nói các quan Văn phóng là chánh mà , nên quyết định, cứ
trộn chai mới vào với đám chai cũ, lẫn lộn chả ai biết gì đâu, người ta uống La De có ai thèm nhìn nhãn đâu. Chẳng lẽ vất bỏ 100 ngàn chai hay sao ? Vài ông Giám đốc còn thày lay dạy đời “Dân Việtnam không biết uống Bia, uống quá lạnh, nhiều khi còn để đông đặc lại (Bia đặc), còn thêm nước đá, ngon lành gì, vì vậy trái thơm hay hoa houblon có ai biết chi mô mà ngại ngùng, a - lê ta cứ thế mà làm”. Chàng Chánh sở biết thân, im miệng thinh thích, ngậm miệng ăn tiền, phải bảo vệ danh dự anh Họa sĩ nhà va danh phong Marketing, dù sao cũng...quê rồi.
Nhưng không ai lường được cái tài doanh nhơn của người Hoa, của con Buôn. Các chú Chệt nhà mình ở Hảng (rất nhiều nhơn viên người Việt gốc Hoa, buôn bán ở Sàigòn phải biết “cỏn Tung Hỏa”, chẳng những biết nói “(Quảng)Đông Ngữ” mà cũng phải vài tiếng Tiều châu ngữ nữa cũng phải “Kít tèo” hay “Mai xín xắn bù chằn ếch” cho giống người ta, nói tóm lại con buôn giới thương mại phần đông là người gốc Hoa nếu không nói là một số rất đông. Thế là tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn gần, Hảng La De vừa sản xuầt được một thứ La De hảo hạng, La De trái thơm, một thùng chỉ một chai, để tặng các bạn hàng thứ thiệt, thứ ngon lành, thứ chịu chơi.
Cái luật may rủi, tình cờ, thì khi ra chai và vào thùng thì bao giờ Trái thơm cũng có mặt ở mỗi ngày sản xuất, mấy tay cao thủ bán hàng của Hảng cứ thế mà sắp cho mỗi thùng một chai, rất là điệu nghệ, và tuyên truyền nguyên tắc của Hảng mỗi thùng một chai. Nhung khi đi giao hàng (bán sỉ) quý vị ấy tự nhiên đề nghị với các bạn hàng biết điệu nghệ thì có thể thêm 2 hoẵc 3, thậm chí cả thùng toàn La De trái thơm tùy theo nét điệu nghệ và chịu chơi của thân chủ, “phép Vua thua lệ làng” mà lỵ, phép Hảng đấy, nhưng thua nghề của chàng. Và cứ thế giòng sông thương mại trôi theo giòng điệu nghệ, ăn nhậu.
Các Bars, các quán nhậu cũng tùy điệu nghệ với các ông Thầy, ông Xếp, đàn Anh... mà điệu nghệ giành chai La De Trái thơm cho người mình muốn nâng bi, ca tụng hay ca bài con cá. Cá nhơn tui đây, dân La De thứ thiệt, thế mà khi đi nhậu vẫn được bạn hàng và nhiều khi cả nhơn viên (cho biết khi cái dỏm trở thành huyền thoại thì cái dỏm trở thành cái thiệt) thương tình tặng một chai Trái Thơm. Nhưng mình cũng phải ngậm miệng khen ngon và cám ơn các cảm tình giành riêng ây, và vì huyền thoại đã đến hồi quyết liệt, làm vỡ “mộng ban đầu”, e có thể “lãnh thẹo”. Huyền thoại vẫn dai dẳng đến sau 30 tháng Tư, dân Bộ đôi, hay người HàLội cũng bị huyền thoại Trái Thơm. Nhiếu tay, sao vàng bảng đỏ, nón cối dép râu, cũng chạy vào Văn phòng ông Giám
Đốc, (sau Tết 1975, tôi được bổ nhiệm làm Giám Đốc Thương mại.) làm quen, và xin ông GĐ đặc biệt “tặng không” vài chai Trái Thơm, hoặc thưởng thức Bia Trái thơm, “cho biết”. Tội nghiệp, rất nhiều tay vượt Trường Sơn chỉ muốn uống Coca Cola “cho biết” (Tiếng Tây có thành ngữ “pour ne pas mourir idiot” - để khỏi chết ngu đần). Vì ta là quân chiến thắng nên chỉ xin thôi, và chỉ nhận quà cáp, của tặng, chứ không có mua bán gì cả.
Bực mình. Suốt thời gian từ ngay những ngày đầu Quân Quản K9, tôi tốn rát nhiều thì giờ vì những cái “ghé thăm, tham quan” và “xin uống Coca Cola và Bia Trái thơm” cho biết, Nhưng Nhà máy Bia HàNội vẫn nói phét là to gấp 5 lần nhà máy các anh. (Nhà máy Bia Hà Nội là Nhà máy Bia Hommel cũ, công xuất không bằng một phần mười nhà máy Sàigòn chỉ biết làm Bia Hơi nhạt như nước bọt). Tôi bực mình vì cái láo khoét ấy, nên nhiều khi cũng bực mình và gắt gỏng. Qua ngày Thống Nhứt (Tháng Bảy 1976) tôi bị băt và bị bỏ tù (4 năm, vì tội Phá hoại nền Kinh tế Xã hội chủ nghĩa), họ có trách tôi vế cái hách dịch của tôi.Tôi lặng thinh không trả lời.
Biết rằng trước sau gì mình cũng đi tù, nên tôi vẫn tiếp tục đi giầy, áo vẫn bỏ vào quần, vẫn đi xe hơi (Peugeot 504), máy lạnh, tài xê, tôi không đi họp tổ công nhơn, không sanh hoạt tổ phường,.... , tổ xóm nào cả, tôi chỉ không mang cravatte cho nó “bình dân” tí thối, Tôi là một Giám Đốc một Hảng với 4000 công nhơn, tôi chỉ họp làm việc với Ban Quân Quản K9 là Cơ quan quản lý và Bộ Kinh tế thôi, vì đấy là những cơ quan quản lý Công ty tôi. Nguyên tắc ấy tôi có nói thẳng với các cán bộ đến làm việc với tôi, và đã được chấp thuận. Ngày nay tôi vẫn không tiếc, vẫn hãnh diện vì vẫn giữ cái tác phong người đàng hoàng ấy, trong thời nhiễu nhương ấy.
Văn phòng BGI, Brasseries Glacières d'Indochine nằm trên đường Hai Bà Trưng cạnh hảng Nước Đá. Đấy là tên cúng cơm. Sau năm 1954, sau khi hết Indochine (ĐôngDương), BGI bèn biến chữ I thành Internationales (Quốc tế). Mà Công ty Brasseries, Glacières Internationales thiệt sự internationales thứ thiệt. Một ông cựu Tổng Giám đốc, ông Grandjean, con một cựu quan chức thuộc địa ở Hànội, còn cá nhơn ông lại là một cựu luật sư thuộc Luật sư đoàn Hànội, đã tả BGI bằng một câu xanh dờn, ví BGI như đế quốc của Đại đế Charle Quint thời Phục Hưng ở Âu Châu “Mặt Trời không bao giờ lặn trên đất của Hảng BGI”. Mà thiệt vậy, BGI có nhà máy nấu La De từ Tân Đảo (Nouvelle Calédonie) đến Guayane nằm cạnh Brazil, thì không đi vóng thế giới sao ? Chưa kể ở Phi Châu, Đông
dương và thậm chí có mặt ở một nước Hồi giáo, Indonésia, nhà máy do tôi thương thuyết thành lập ở thành phố Médan trên đảo Sumatra. (đây là một tư hào của cá nhơn tôi, thành tích bán rượu cho dân Hồi giáo).
BGI phát xuất từ một nhà máy nước đá do một anh kỷ sư Công Nghiệp (Arts et Métiers -Paris) sĩ quan hàng hải, Victor Larue, giải ngũ tại Sài gòn năm 1875 thành lập. Năm 1975, miền Nam mất BGI cũng vừa đủ 100 tuổi, tiêu tùng theo vận nước phe ta. Vì cùng với Việt Nam tự do, BGI cũng từ từ rút các cơ sở nhà máy, bán dần dần và nay không cón gì cả. Chỉ còn có mỗi Bia 33, chai nhỏ 33 phân khối. Tên Bia 33 khai sanh tại HàNội năm 1949, cùng tuổi với Quốc Gia Việt Nam (tự do). Ngày hôm nay Bia 33 cũng tỵ nạn tại ĐanMạch (do Hảng Carlsberg – ĐanMạch sản xuất). Bia 33 vì sanh ở HàNội nên dân Sàigòn vẫn gọi “Bia 33”, hay vắn tắt “BămBa”. Còn chai bia lớn gọi La De Con Cọp, hay La De lớn (vì dung tích 66 phân khối). Nói thì La De , nhưng viết LA Ve, cũng vì một anh Tây ở
Hảng đã viết và cho in trên cuốn lịch phát hằng năm, màu vàng với con cọp nằm ngang màu đen và viết LA VE LARUE. Dân Tây hồi đó khi mới đến Sàigòn khi vào những quán ăn gặp cái lịch ấy thường đặt câu hỏi cái Hảng nào mà “Rửa Đường, rửa Phổ nhưng vậy, vì học đọc Lave (động từ Laver, rửa, to clean, to wash) la rue (rue là đường phố - street). Để tránh cái ngộ nhận ấy , cá nhơn tôi Trưởng Marketing bèn đề nghị thay đổi cách gọi trên tấm lịch ấy. Cũng vì trong cùng thời gian ấy, đang có một chương trình sản xuất một loại Bia Màu, Bia màu Nâu (Bière Brune), nên tôi thưòng dùng chữ Bia hơn chữ La De, gọi Bia Đen, Bia Nâu, Bia Màu nó dễ nghe hơn, cho nên Tết năm 1975, cái lịch cố hữu màu vàng, con cọp đen được in lại với chữ BIA LARUE. Năm ấy, năm
mất nước, mất luôn chữ La De hay LA Ve, ôi thôi đó cũng là cái điềm. Có một cái an ủi, là có những bạn hàng không bằng lòng chữ Bia nói là ở dưới quê (guê) người hổng biết Bia là gì nên phải giữ chữ La De. Tôi có cho in thêm 5000 tấm La Ve Larue. Ôi thương là sao cái tình “miệt Dườn” của “guê hương mình”.
Năm 1976, tôi không ra lịch ra liết gì cả. Chế độ phân phối mà làm gì có marketing.
Tên Anh Victor Larue cha đẻ Hảng BGI chỉ có ở Chai La De lớn thôi, phần còn lại không ai nói tới. Mà cũng nực cười Ổng đẻ ra hảng Nước đá, như tên Ổng lại đặt cho La De.
Đó là vài mẫu chuyện của Hảng La De, Nuớc Ngọt, Nước Đá thời của mình. Nay tình cờ có một bài báo viết về La De hay Bia tôi xin phỏng dịch và viết lại hầu quý độc giả, gọi là quà tặng khi vào Mùa Hè.

Hương Vị Nhẹ Nhàng của La De
phỏng theo bài tra cứu của Laure Gasporotto (Tuần báo Express) ra ngày 25 tháng 6 2009.
“Bịt mắt lại, một tay thợ nghề nấu Bia khi nếm không thể biết được Bia nào là Bia hơi, và Bia nào là Bia chai”.
Đây là một lời thú tội của một tay nấu Bia nhà nghề (Maître Brasseur) của Hảng Kronenbourg, Hãng Bia nỗi tiếng ở nước Pháp.
Thật là một huyền thoại đang sụp đỗ trên bầu trời LaDe.
Ngày nay, Bia Hơi đang được thương mại đến tận gia đình. Những thùng Bia hơi với những hệ thống bơm hơi đang được bình dân hóa đến tận gia đình. Không còn bắt buộc dắt nhau ra quán nhậu Bia Hơi, để thưởng thức các hương vị Bia Tươi, với cái bọt mềm dịu trong miệng, đưa tay chùi đôi mép vướng bọt. Ngày nay đem một thùng Bia Hơi và dụng cụ về nhà, rũ vài bạn bè về, tìm cái thú vui của hương vị, thưởng thức cả vị giác và cả thính giác nữa.. tiếng pxììì kéo dài khi Bia xủi bọt... Đo cái bọt đang sủi, gạt cái bọt đang thừa...
Cả một chương trình điệu nghệ như khi ta nâng niu ly rượu đỏ, cẩn thận xoay vòng, cẩn thẩn đưa lên mủi cho khứu giác tràn đầy mùi thơm, xong đưa vào miệng thử một miếng, súc miệng cho đầy vị giác, tìm những cảm xúc.....Ly rượu ngọt ngào, thơm tho, đầy tất cả bầu trời thiên nhiên hương vị vùng Bordeaux hay vùng Bourgogne... .. Ôi tôi đã đi lạc vào động Thiên Thai của rượu đỏ rồi...
Trở về La De vậy. Ngày nay với kỹ thuật mới Bia hơi bán trong thùng sắt có thể giữ được 6 tháng. Còn Bia chai giữ được một năm. Chả bù vào những năm 1970 ở Sàigòn chúng tôi chỉ bán Bia Hơi cho những quán nào bảo đảm bán hết thùng Bia trong 24 giờ. Sau đó đỗi thùng mới, súc hệ thống hơi và vòi, mà phải để nhơn viên BGI làm, mới bảo đảm, vì chúng tôi, hảng BGI bảo đảm an toàn , vệ sanh, và dỉ nhiên hương vị của Bia. Vì thế ở Sàigòn lúc bấy giờ rất ít quán có Bia hơi.
Quý bạn chắc còn nhớ Quán bán Bia Bock ở Chợ cũ đường Hàm Nghi cạnh Ty Ngân Khố không ? Chiều chiều ra đấy làm vài ly Bock, ăn một hai hột vịt lộn, hay Bò Bía hết xẩy.
Ở Pháp thi uống một ly demi (đọc là đờ mi), tưởng là nữa lít, thật sự chỉ có ¼ lít thôi, vì có 25 centi litres. Uống demi thường ăn một cái trừng gà luột. Trên quầy nào ở Pháp đều có một cái giò trứng gà luột, và một cái phầu bán đậu phụng rang muối. Đậu phụng rang muối nhậu với La De cũng hết xảy. Có hai trường phái ăn đậu phụng rang muối, trường phái ăn cả vỏ, vỏ đây là cái vỏ trong, da màu đỏ đó. Và trường phái bóc vỏ. Với tôi cái nào cũng ngon cả. Tất cả cái vị ấy trôn với cái nhẫn cái đắng của La De đều ngon cả.
Cái nhứt của La De là chất tươi, (la fraîcheur). Chất tươi, chất mát, không phải là cái lạnh, Chất tươi là cái ta lựa chọn lúc ta thưởng thức. Nó có thề là tùy vào hàn thử biểu, ướp lạnh thế nào, để độ lạnh hạp vào khẩu vị của người uống, cũng tùy vào khí trời, nhiệt độ căn phòng ăn, quán uống. Tay Đầu Bếp nỗi tiếng Ba Sao Michelin Alain Passard của Nhà hàng Arpège, Paris giảng dạy: “Nhiệt độ của Bia khi bắt đầu uống rất quan trọng. Chúng ta nếu biết sử dụng nó đúng chúng ta có thể khai thác mọi khía cạnh khác nhau của Bia đối với những thức ăn khác nhau.”.
Một tay nghề có thể nói đến chất tươi của rượu đỏ hay trắng (vin) để nói đến cái chất thiên nhiên là đất nước nơi cây nho được trồng trọt (cũng như chất quê hương nơi con người) nói chất tươi của rượu là nói đến những vị của quê hương của những cây nho tròng trên ấy, nào là cát có chất đát sét không ? nào là sườn núi có đủ nằng không ? nào là có mùi mận, mùi táo không ??? Khi ta nói miệt vườn, quê hương chùm khế ngọt, nó như vậy, uống ly rượu nho vùng Bordeaux ta uống cả quê hương bầu trới Bordeaux... La De cũng vậy.
Tại sao ta không quên 33 Viẹtnam, làm tại Sàigòn, vì trong 33 có chất gạo, khi biến thành rượu nó là đế. Bia ở Pháp nó xài bắp.
Bia nhiều vị tươi nhứt la Bia mới (Bière primeur). La De mới khác với rượu Vin primeur là một bảo đảm vị tươi mát. Rươu đỏ cần thời gian để già, thêm tuổi, thêm tác cho chửng chạc. La De cần cái tươi mát, vừa đủ tuổi là đẹp rồi. La De primeure hội đủ chất tươi mát, tất cả những vị thơm mát của đồng nội. Đừng lẫn lộn với Bia tháng Ba (Biềre de Mars) - La De Tháng Ba, đã cất ủ cả mùa Đông không còn cây đồng cỏ nội nữa. Bière de Noël, Bia No - ên , La De Giáng Sanh là một loại La De mới, vừa đủ tuổi, sung sức, đầy dủ những hương vị của đời.
Ngoài cái tươi mát, để giải khát, La De còn có thể hạp khẩu theo các món ăn. Nếu rượu Vin đỏ hay trắng hay hường có thể có đến 6 000 chất vị khác nhau giúp đở chúng ta có muôn ngàn cách ráp đặt những cách thức thường thức món ăn và rượu. La De chỉ có phân nữa thôi. Ngày nay những tay lựa rượu nhà nghề ở những quán rượu và tiệm ăn (sommelier – đây là một cái nghề đặc biệt, những tiệm ăn lớn đều phải có nhửng tay nhà nghề nầy) đều biết phân tách những mùi vị trong La De như những mùi lúa chín, mùi đường nấu (caramel), mùi hoa quả từ mùi chuối đến mùi mận, táo và hoa đào... chưa kể những cam những quýt, và cả mùi cỏ cháy.

Bia Nâu với Chocolat, Bia Vàng với trái cây
Ôi thôi muôn hình vạn trạng. Bài nghiên cứu tác giả đi vào chi tiết những món ăn đi chung với tên loại La De, viết cho độc giả Việt nam mình sẽ bở ngở. Nhưng tôi cũng ráng đưa một thí dụ, một món gỏi tôm thịt tươi mát, uống với một nhụm La De mát lạnh, vị đậm đà, rót cho sủi bọt vừa phải, loại Heineken chẳng hạn. Còn nếu quý vị uống một Bud nhạt nhẻo, hay một Miller quý vị sẽ thấy chán phèo. Quý vị ăn phở; nhạt và nóng, uống La De không hạp, uống nước trà nóng ngon hơn.... Nhưng nói như vậy cái quan trọng khi quý vị ăn và uống cố gắng tim những hương vị ẩn trong những các vị bề ngoài. Vì La De và Rượu có nhiều vị Tây nên nhiều món ta không hạp. Nóng quá, cay quá, nước mắm quá..... dưa chua chua quá...
Nhưng ngày nay La De bắt đầu chiếm một địa vị trên bàn ăn, không còn là ly giải khát của những buổi chiều vàng đứng bóng nóng nực của mùa hè nữa. Đặc biệt là nhửng bửa ăn trưa, vì nhẹ nhàng và ít đô rượu hơn rượu đỏ.
La De muôn màu muôn vẽ muôn sắc muôn hương
L'orge (hobbs), lúa mạch để nấu bia phải được rang (torréfier) như rang hột cà phê vậy; và độ rang và thời gian rang sẽ tô màu cho La De.
La De Vàng, hay Bia Vàng Bière Blonde. Màu Blonde,Vàng ánh, trong vắt và bóng láng, Bia màu vàng là màu rất thường gặp ở nơi Bia. Nấu (brassée) với lúa mạch vàng nhạt, Bia Vàng có mặt ở mọi nơi trên cùng thế giới và là thường thường là những thương hiệu cột trụ, với tất cả những nhãn thương hiệu lớn.
Bia Vàng thường là Bia giải khát, uống trưe chiều tối. Ít độ rượu, thơm mát, với một vị chát đắng nhẫn nhẹ nhàng. Heineken, 33 export, Carlsberg, Kronenbourg là một vài ví dụ.
Món Ăn hạp: khai vị chung chung, gỏi với tôm thịt, thịt gà, phó mát nhẹ lạt loại đầu bò.
La De Vàng Sẩm, Bia màu thau đồng: Bière Ambrée -Amber. Màu thau đồng đậm, Nấu với lúa mạch được rang lâu hơn Bia Vàng. Cũng là một Bia giải khát, vị đậm hơn Bia Vàng. Ngày nay không được chuộng lắm, chỉ được phổ biến ở các xứ anglô – saxons thôi.
Món Ăn hạp: Gan ngổng, thịt rừng, cá hong khói, pho mát có rau cần tây (persil), tráng miệng có chất caramel. Nói tóm lại những món gọi là có “mùi”.
La De Nâu, Bia Nâu, Bière Brune. Lúa mạch được rang đến gần cháy. Bia có màu đi từ màu gạch cua đến đen tuyền. Vì vậy ta tìm trong Bia những mùi rang cháy, mùi cà phê, mùi caramel, mùi cacao. Có những loại Bia gọi là Vieilles Brunes, những Bà Già Nâu, được cất trong những thùng tô - nô bằng gỗ xưa. Mùi vị chua chua, đắng nhẫn đậm đà, vừa giải khát vừa để lại trong miệng một khẩu vị bất hủ. Thí dụ nỗi tiếng là Guiness.
Món Ăn hạp: những món Á đông có vị mạnh, sò huyết, ốc trai, cá sống, tráng miệng có chất Chocolat
La De Trắng, Bia Trắng Bière Blanche. Bia trắng không nấu với toàn lúa mạch, thường được thêm lúa mì để làm trắng Bia. Rất thơm vì có bỏ thêm Ngò Gai - Coriandre, và võ trái cây.
Món Ăn hạp: đồ biển, cá hong khói hay cá nướng. Trái cây.
Thử Nấu Bia
Để nấu một lít Bia, ta cần:
Nước (95 %), 20 gr lúa mạch, 1gr hoa houblon (một chiếc hoa thôi) và bột nỗi (levure).
1/ Làm Mạch: Hãy ngâm lúa mạch (orge - hobbs) trong ba ngày. Xong nấu xào (brasser) trong nước nóng. Lấy lúa ra và để lúa lên mầm trong vòng 8 ngày. Những mầm ấy mới cho ta nhửng chất enzymes, biến thành Mạch (Ta tạm gọi là Mạch Nha)
Các tay nâu Bia (Brasseurs) ít khi làm giai đoạn nầy. Ở Việtnam trước có làm. Ngày nay các nhà Nấu Bia (Brasseries) mua Mạch Nha thẳng với các nhà bán Mạch Nha (Malteries). Các bạn muốn nấu Bia nên mua thẳng Mạch để khỏi mắc công, vì giai đoạn lên mầm rất khó.
2/ Nấu xào: Nghiền Mạch và trộn với nước: gọi là brassin, vì phải khuấy đều không cho lóng xuống. Đun nóng lên để chất a idon trong mạch biến thành đường nhờ những enzymes. Lọc kỹ. Đó là bả rượu (moût)
3/ Bỏ Hoa Houblon: Sau khi đun sôi Bả vào khoản nửa giờ, bò hoa houblon vào.
4/ Cất: Cất là để cho lên men (fermentation) . Để nguôi, và bỏ bột nỗi vào. đường sẽ biến thành Rượu. Để lóng xuống 8 ngày.
Nếu Bia của quý vị lên men trong một nhiệt độ thấp thì Bia ấy ít mùi thơm hơn khi lên men ở nhiệt độ cao hơn.
Giữ tất cả trong nhiệt độ lạnh trong vài tuần lễ để tạo cái Vị.
5/ Vào chai: Lọc Bia cho vào chai để vứt bỏ chất men.
6/ Nếm thử: Đừng bao giờ quên, nếm thử sau mỗi quá trình, giống như Anh nấu Bia chuyên nghiệp (Maître Brasseur)
Xin chúc quý vị cạn ly.
Những ngày nắng đầu Hè 2009

1 tháng 7 2009
Phan Văn Song

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Ngọn Rau Lá Cỏ

Nguyên Nhung

Ngày còn bé, gia đình tôi sống rất đạm bạc vì cuộc phân ly Nam Bắc làm tiêu tan sự nghiệp của cha mẹ tôi. Khi vào Nam, để an ủi lũ con bằng lòng với nỗi thiếu thốn hằng ngày, mẹ tôi thường bảo: “Đói ăn rau, đau uống thuốc, thịt cá hương hoa, dưa cà căn bản”. Câu nói ấy nhập vào tâm hồn chị em tôi như nét mực tím in trên trang giấy trắng, khi lớn khôn dù cơm gà cá gỏi ngon đến đâu, vẫn thòm thèm hương vị những bữa cơm rau thời thơ bé.


Bản tính mẹ tôi hay lo xa, dành dụm tằn tiện đề phòng khi trái gió trở trời các con vẫn có cái ăn cái mặc, nên không bỏ phí món gì. Trước tiên là củi gạo,mắm muối, mỗi lần đi bán hàng về mẹ tôi lại mua thêm một ít, sau này khi lâm vào cảnh khó khăn như mẹ tôi, tôi cũng tính toán y hệt mẹ. Trên cái giàn bếp bồ hóng giăng giăng, mẹ tôi lèn đủ thứ lương thực phơi khô như đường tán, khoai khô, củ cải, xu hào để ngâm tương, cá khô, tép khô phòng khi mưa gió vẫn có thứ đưa được miếng cơm vào bụng. Ngoài mé hiên là vại tương vại cà, cũng nhờ cái vại tương nhiều chất đạm này thay cho thịt cá , khi lớn lên đọc sách vở mới biết dù cơm rau thanh đạm, nhưng mẹ tôi nuôi các con từ tấm bé it khi ốm đau bịnh tật.


Quanh khu vườn rộng vuông vức ấy không có chỗ nào thưà để phải thiếu rau ăn kể cả khi muà hè nắng khô ran không một giọt mưa. Chiều nào nơi cái giếng trong vắt dưới lòng đá ong, chị em tôi thi nhau kéo nước tưới rau, trẻ con cũng vất vả như người lớn. Nhờ vậy trời oi ả thì đã có tô canh hoa lý ở sân trước làm mát mẻ. Đang đi ở ngoài nắng chang chang, bước vào sân trước có giàn hoa thiên lý tự nhiên thấy cái nóng dịu hẳn đi.Giàn thiên lý lá xanh biêng biếc che kín khoảng sân đất, được tưới tắm đầy đủ nên cho hoa quanh năm để mẹ tôi nấu canh hoa lý với tôm khô.


Hoa thiên lý màu ưng ửng vàng có mùi thơm dìu dịu, không nồng nàn như các loại hoa khác, hoa ra nụ từng chùm từ thân dây, lá thiên lý thuộc loại lá đơn, chi chít như lá hoa bông giấy. Hoa có hình dáng đơn sơ xoè ra năm cánh như ngôi sao muà Sinh nhật, nhưng có duyên lạ lùng, nhìn nó người ta hình dung ra cái đẹp của một cô thôn nữ đoan trang, hiền lành, quanh năm ngày tháng không cần đến phấn son tô điểm.


Những buổi chiều ở nhà quê thật êm ả, chỉ có bụi chuối bên hè xào xạc.Dưới giàn hoa thiên lý là một mảnh sân đất pha cát, nên khi trời mưa, mảnh sân như một tờ giấy thấm hút hết nước, khi cơn mưa tạnh, sân lại khô ran, khi nắng lên soi qua giàn hoa lý những cái bóng nắng nhảy muá trên nền đất rất vui mắt. Ở cái sân đất cát này là nơi chị em tôi ngồi chơi ô quan, nhảy dây với lũ trẻ con hàng xóm, chí choé cãi nhau vui đáo để. Không phải hôm nào mảnh sân cũng ồn ào, ngược lại có những ngày mẹ tôi đi bán hàng xa chưa về, tôi tha thẩn chơi một mình trước nhà chờ mẹ. Trò chơi trẻ con cuả tôi là một cái que tre nhặt được, rồi cứ thế ngồi phệt xuống ngạch cửa và bắt đầu vẽ những cái mặt người méo mó, tuỳ theo óc tưởng tượng của một đưá trẻ con.


Đâu có gì để chơi ngoài một cái que nhọn với khoảng sân đất nhẵn thín, vẽ rồi lại xoá, xoá rồi lại vẽ, trong đầu tôi là hình ảnh một bà tiên, một cô dâu khăn áo lượt là, bà hoàng hậu, cô công chuá trong những chuyện cổ tích. Lần lượt những nhân vật thần tiên huyền diệu nằm đầy trên mảnh sân con trước nhà, không có trò chơi ấy chắc tôi phát khóc lên được khi bóng chiều đổ xuống căn nhà nhập nhoà bóng tối mà chờ mãi mẹ tôi vẫn chưa về. Chị tôi lo nấu cơm chiều, đưá trẻ con lên mười ở nhà quê cũng biết lo như người lớn, cũng biết cắp rổ ra vườn hái đọt đậu xào tỏi, thêm vài con cá khô nướng là mâm cơm đã tươm tất rồi. Sau này khi rời xa chốn cũ, trong ký ức của tôi vẫn thoảng lại mùi cá khô nướng bay tản mát trong khu vườn khoai sắn xanh um của những ngày bé dại.


Mảnh vườn ấy có nhiều thứ rau để mẹ con tôi sống qua ngày với mắm muối dưa cà, bây giờ ngồi nhớ lại tôi dám cho là những món sơn hào hải vị cuộc đời dễ tìm để ăn hơn những món rau quanh vườn của mẹ con tôi hồi ấy. Chẳng hạn mẹ tôi trồng đậu đen nhưng không phải để lấy hạt nấu chè, mà cái chính là đọt đậu đen xào tỏi bùi bùi thơm ngon không chê vào đâu được.Giàn mướp trĩu quả ăn không hết mẹ tôi còn mang ra chợ bán, nhưng đọt mướp hương xào tỏi thì dám chắc ít người được thưởng thức, vì cả giàn mướp may ra mới bẻ được một nắm tay, khi xào tóp lại chỉ còn một dĩa, chị em tranh nhau gắp quên cả phần cho mẹ.


Bây giờ ở quê người, rau cỏ tuy không phải cao lương mỹ vị mà vẫn khó tìm, ăn để mà ăn chứ tìm ra mùi “hương đồng cỏ nội” trong những lá rau ngoài chợ không bao giờ có, người xa quê nhấm cọng rau trong miệng tìm lại mùi hương quê lại càng khó tìm hơn nữa.


* * *


Ít lâu sau, chiến tranh lại bò vào cái miền quê nghèo ấy, mọi người sợ tên bay đạn lạc nên lại lần lượt bỏ đi, gia đình tôi chuyển về miền Tây vì nơi ấy đất lành chim đậu. Ngày về miền Tây chị em tôi như lạc vào một khung cảnh khác, con người miền Nam cũng khác, đồng ruộng bao la bát ngát, sông nước mênh mông với bao nhiêu cây cầu lớn nhỏ, những ngôi nhà lợp ngói đã xậm màu với nắng mưa. Nhiều con đường còn lổn nhổn đất và đá, khi trời mưa xình bùn bám chặt vào tà áo dài lốm đốm như hoa.


Năm ấy tôi đã bước vào ngưỡng cửa Trung Học, làm thân được ngay với con nhỏ bạn người Cần Thơ học chung lớp. Nhà nó cũng nghèo, căn nhà của cha mẹ nó là căn nhà lợp ngói âm dương, thấp và tối, buổi chiều thường âm u mùi khói nhang. Tuy nhà cửa ẩm thấp cũ kỹ nhưng sau nhà lại có được một mảnh sân vuông rất mát mẻ, trồng một cây vú sữa tím tàn che rợp khoảng sân sau, xung quanh sân là những chậu sành lớn bé đã sứt vành mẻ miệng với thời gian, trồng đủ loại rau thơm đủ dùng trên mâm cơm hằng ngày.


Chỉ có ba cha con bạn tôi sống ở căn nhà ấy, không thấy bóng dáng bà mẹ. Sau hỏi ra mới biết, ông già cuả bạn làm công nhân chạy xe hủ lô cho ty công chánh, lương không đủ nuôi con ăn học, má của bạn phải ở nhà quê, trông coi mảnh vườn và chăn nuôi thêm để phụ chồng nuôi hai đứa con đi học. Cuối tuần nào ba của bạn tôi cũng về thăm nhà ở trong quê, khi trở ra ông mang theo những thức ăn đủ cho cả tuần, kèm theo rất nhiều rau xanh rất lạ.


Đám con trong nhà thường gọi “ tía” mình là “ ông già Ba Tri”, bởi vì khi không có xị rượu trên mâm cơm, ông ít nói, tính hơi cộc nên lũ nhỏ đưá nào cũng sợ. Thói quen cố hữu của gia đình bạn là khi dọn cơm, dù không cao lương mỹ vị nhưng bao giờ cũng dành riêng một chén cơm trắng với chút thức ăn, một đôi đuã vắt ngang trên miệng chén, và một chung rượu đế đặt bên cạnh. Trước khi ăn cơm, “ông già Ba Tri” chắp tay xá xá ba cái vào khoảng không chắc để mời ông bà hay những người khuất mày khuất mặt về dùng bữa, sau đó ông mới rót rượu cho mình và nhâm nhi cái đầu cá trong tô canh chua.


Cái đặc biệt nữa trên mâm cơm nhà bạn tôi là rổ rau tươi, không bữa nào thiếu, bởi vì nó rất hạp cho món cá kho mà người miền Nam gọi là kho mẳn. Những khúc cá trong cái nồi lõng bõng nước, người ta có thể thả thêm mấy khúc cà tím, hay mấy khoanh bầu cũng được, nổi lềnh bềnh trên nồi cá là những lát ớt xắt khúc trông rất bắt mắt, một nhúm rau răm cũng chẳng sao. Cái rổ rau kia gồm có ít giá mập tròn trắng phếu, rồi thì cần nước, lá sầu đâu, rau dấp cá, rau đắng, lá mơ, lá lụa , rau dưà, rau tiá tô, kinh giới, rau răm, húng lủi, bông súng, cả nhà ăn rau như thỏ ăn cỏ, khi xong bữa cơm thường rổ rau cũng hết...


Tôi gọi “ông già Ba Tri” ba của bạn tôi là bác Ba. Tuy mặt mũi trông khó đăm đăm vậy nhưng bác Ba lại rộng rãi miếng ăn, hễ đến chơi gặp bữa cơm ông điệu nghệ kêu ăn bậy ba hột cho vui. Nhờ vậy tôi còn biết thêm vài món canh chua rất ngon như vỏ trái cóc nấu cá lóc hay với thịt nạc, chua rất thanh như ở miền Bắc có món cá quả nấu quả sấu chua.Lươn vàng nấu canh chua cơm mẻ và hoa chuối, không thể thay thế vào đó quả me chua vì nó không đúng vị. Xoài rụng trong vườn bác Ba gái phơi khô để dành, trời mưa lâm thâm mà nấu với khô đuối, thả rau ngò om và ớt trái, ăn cũng hết xảy ! Bác Ba ăn cơm rất ít, thư thả nhấp rượu, vưà nhâm nhi cái đầu cá, tay ngắt mấy cọng rau mà hôm nào cũng làm láng cái xị rượu rồi đi ngủ. . .


Tuy đến chơi nhà bạn hà rầm, nhưng tôi vẫn cón ngán “ông già Ba Tri” nhà nó vì tính cộc cằn bất chợt như sấm chớp trong cơn mưa giông mùa hạ. Bác Ba có một tính tốt, bình thường rất nóng nảy và khi nói hay đệm theo một câu chửi thề vô tội vạ, nhưng khi ngồi vào mâm cơm, sau vài chung rượu tuyệt đối không bao giờ bác Ba rầy rà các con, vì ông nói “trời đánh còn tránh bữa ăn” mà...


Không biết một hôm “ma đưa lối quỷ dẫn đường” chi mà tôi lại tự nhiên buột miệng hỏi xin bác Ba thử chơi một chút rượu đế sủi tăm trong cái xị rượu của bác. Tự nhiên bác Ba cười ha hả khiến tôi giựt nảy mình, còn nhỏ bạn thì lấm lét nhìn ông già nó đang ngoác miệng ra cười :


- Thiệt hông mậy ?


Tôi làm gan gật đầu, khiến bác Ba càng thích chí, giống hệt ông Tản Đà quê tôi bảo “rượu ngon phải có bạn hiền”, nhưng tôi đâu phải bạn nhậu của bác Ba, thỉnh thoảng ở nhà mẹ tôi cho uống một ly rượu bách nhật ngọt lịm thơm mùi thuốc Bắc. Đó là thứ rượu nếp than khi làm thành cơm rượu, mẹ tôi cho vào đấy vài thang thuốc Bắc, đổ thêm chục lít rượu trắng rồi chôn cái khạp rượu xuống lòng đất, đúng trăm ngày mới mang lên. Rượu này được gọi là rượu bách nhật, dành cho phụ nữ sau khi sinh nở để ăn cho ngon cơm, lấy sữa cho con bú . Công nhận mẹ tôi là người phụ nữ đảm đang, lập nghiệp ở đâu là bà nghĩ ngay đến việc phải làm gì để kiếm tiền lo cho các con, sau này người miền Nam cũng biết mua cao hổ cốt cuả mẹ tôi để trị phong thấp, mua rượu bách nhật cho phụ nữ uống sau khi sinh nở, thứ rượu này đối với những con sâu rượu như bác Ba, chỉ là thứ chè ngọt cuả đàn bà con gái.


Cha mẹ ơi ! Lỡ đâm lao thì phải theo lao, tôi yên chí cái món rượu trắng « quốc hồn quốc lủi » cuả bác Ba ngon như rượu bách nhật cuả mẹ tôi, nên hùng dũng cầm cái chung rượu cuả bác đưa mà làm một hớp nhớ đời vì nó cay xè tới cuống họng. Thấy tôi nhăn mặt sau khi làm thử hớp rượu đế , bác Ba cười khà khà thích chí, nói huyên thuyên khác với vẻ im lìm hằng ngày, hôm ấy lũ nhỏ cũng nói cười thoải mái.


Bác Ba làm việc cực nhọc,nên khi về nhà thường cau có khó chịu với các con, kể cả mấy đưá bạn đến chơi không đúng lúc. Nhưng từ hôm tôi làm gan xin hớp rượu cuả bác thì hễ mỗi khi gặp, tôi lại được bác ban cho một nụ cười thân thiện. Sau này khi lớn khôn hơn, tôi mới nghĩ ra cái chân lý ở đời, hễ người ta thích gì mà mình cũng làm như cùng một sở thích thì lấy được cảm tình cuả người ta dễ ợt, huống chi uống rượu một mình như bác Ba đang thiếu người “chén chú chén anh” mà lai rai kể chuyện đời nữa.


Năm ấy cận Tết Âm lịch, bác Ba gái tát đià lấy cá bán Tết. Khi thuỷ triều lên, nước từ sông đổ vào mấy cái mương xung quanh vườn, cá tôm cũng theo nhau bơi vô rồi kẹt lại, sinh sôi nảy nở ra trong cái đìa đầy bông súng. Bác Ba kéo lũ con về phụ việc, và cũng là dịp ăn Tết sớm với bà con lối xóm mà tụi nhỏ ít khi được gặp kể từ ngày ra tỉnh học. Vì thế ngoài số tôm cá chọn lọc đem ra chợ bán lấy tiền sắm sửa ăn Tết, còn lại bao nhiêu phơi khô để dành ăn dần trong năm, bác Ba gái còn làm một nồi mắm kho thật bĩ bàng, cho chồng con ăn thoải mái, đãi luôn những nhà lối xóm đến giúp tát đià hôm đó nữa.


Hôm đó tôi cũng được đi theo bạn về quê cho biết rõ cảnh sống của người dân quê miền Nam.Từ tỉnh đón xe Lam về quê bạn cách thị xã khoảng hai chục cây số, đó là một cái vườn không lớn lắm nằm sâu cách quốc lộ vài công vườn, phải đi theo một con đường đất rất trơn trợt khi trời mưa, vườn này cách vườn nhà kia bằng những cái mương đào và trồng nhiều dưà nước mát rượi, khác với lối trồng tre trúc bao quanh vườn như người miền Đông Nam phần.Trong vườn trồng được mấy chục gốc dừa, lợi tức chính cuả gia đình, chen trong vườn dưà là mãng cầu, ổi, quýt, mận, bưởi nằm dọc theo những bờ mương, những ngày cuối tuần về quê, bác Ba trai cũng không được hở tay chút nào vì vẫn phải múc bùn đắp lên những gốc cây. Cây trái tuy không nhiều nhưng mỗi mùa bác Ba gái đều có trái cây đem bán ngoài chợ mua thức ăn gửi cho chồng con ở ngoài tỉnh.


So với cái khoảnh sân sau trồng chen chúc những loại rau sống ăn kèm trong bữa cơm ở ngoài thị xã, vườn rau ở nhà quê xum xuê đầy đủ hơn nhiều. Tát đià xong, số cá tôm năm đó trúng lớn nên bữa mắm kho hôm ấy thật phủ phê, bao nhiêu cá lóc, tôm càng , lươn vàng béo ngậy. Hôm ấy là đại tiệc của nhà bạn tôi, vì ngoài một số tôm cá nướng lửa than, còn bao nhiêu trút hết vào nồi mắm, bác Ba gái luôn tay xào xả cho thơm để đổ vào nồi mắm nấu tiếp, nước mắm kho đục lờ lờ như nước bùn mà thơm hết biết !


Ăn mắm thì phải có rau, vì vậy mà hôm ấy tôi được dịp đi khắp khu vườn đầy bóng mát cây xanh cuả nhà bạn, nhân tiện tiếp bạn chuẩn bị các món rau để ăn với nồi mắm kho. Trong bưã ăn, Bác Ba trai khi ấy mới nhẩn nha kể về những công dụng dược thảo trong các thứ rau xanh trong vườn nhà bác cho tôi và mọi người cùng nghe, thì ra trước đây đa số ăn rau vì thói quen, cho thêm ngon miệng chứ ít ai biết được những vị thuốc trong ngọn rau lá cỏ, mà ông bà mình thường cho rằng người mình sống trên đống thuốc mà không biết.


Rổ rau sống hôm đó còn đầy đủ hơn rổ rau cuả cha con bác Ba ăn hằng ngày nữa, rồi khi cầm từng thứ rau trên tay, bác Ba mới bắt đầu e hèm để vào chuyện :


“Ngó đây nè ! Trước tiên là rau dấp cá, thứ này hễ mọc mạnh rồi là cỏ không lên nổi với nó, tên của nó gọi là ngư tinh thảo, ai đau khổ về bịnh trĩ là biết đến công dụng cuả dấp cá. Đàn bà ăn thường da dẻ mịn màng, con nít đau ban, lên trái lấy nước uống, hay xoa lên mình cũng liền lặn, viêm ruột , kinh nguyệt hổng đều ăn thường xuyên cũng có kết quả.”


Mấy người đàn ông lối xóm cười rộ lên :

“ Đàn ông ăn được không anh Ba ?”


Bác Ba trai hôm nay cũng vui hơn thường ngày, chắc vì “rượu ngon mà lại có bạn hiền”, nên vui vẻ gật gù bứt một cọng tiá tô giơ lên giải thích tiếp:

“ Còn lá tiá tô hay gọi là tử tô thì công dụng lại hay hơn nữa, chữa nhức đầu, cảm sốt rất hiệu nghiệm.”


Nghe bác Ba nói tới đây tôi liền xen vô :

“Hèn chi ở nhà mỗi khi bị cảm, mẹ cháu cũng hay nấu cháo trắng rồi đập thêm cái trứng gà, thêm một nắm tiá tô với hành lá, ăn xong toát mồ hôi là khỏi bịnh.”


Bác Ba gật đầu nhìn tôi rất cảm tình :

“Cái con Bắc Kỳ “ con”này cái chi nó cũng biết, cứ “mẹ cháu, mẹ cháu” là biết liền hà, nó còn biết nhậu nữa nghe bà con. Con nhà nghèo đâu có thuốc men chi, hễ bịnh thì cạo gió, giác hơi xong rồi làm tô cháo nóng tiá tô, hành lá là hết bịnh( e hèm).Còn đây là rau má (bác lại cầm cọng rau má bỏ vô miệng nhai chóp chép), bà con mình cũng xem thường loại rau này vì nó cũng mọc tràn lan như cỏ, người Tàu gọi là Tích tuyết thảo hay Liên tiền thảo, chữa nóng sốt, lên sởi, ói ra máu, kiết lỵ, ỉa chảy, táo bón, đái rát , thống kinh, bạch đới. Nghe nói mỗi ngày chỉ cần ăn vài cọng thôi là cũng đỡ được chứng phong thấp, không cần ăn nhiều vì rau má lạnh, ăn nhiều quá bị mất hồng huyết cầu, phàm cái chi cũng vậy, không nên lạm dụng . . .”


Có tiếng cười khúc khích trong đám đàn bà con gái, ở nhà quê hễ nghe ai nói cái gì lạ là cười. Bác Ba trai chỉ đám xả lên phơi phới một màu xanh mát mắt trồng bên vệ rào:


“Trồng cây xả ở xung quanh rào là cũng có ý rồi đó, trước là khử không cho mấy con rắn bén mảng vô vườn, sau là khi nấu mắm như bữa nay thì phải có xả mới dậy được mùi mắm. Sách thuốc người ta gọi là Chu Cam Cun, giúp tiêu hoá, ói mửa, đầy bụng. Còn cái đám rau ngót xanh rờn kia người Bắc hảo ăn hơn người Nam, họ nấu canh với giò sống , xem như một món canh ăn thường xuyên, rau này trị ban sởi, mát phổi, bí tiểu tiện, thông huyết nên đàn bà mới sanh cũng ăn được.”


Mọi người cùng ồ lên vì sự thông thái của bác Ba, ngạc nhiên không hiểu người đàn ông quê muà này có vẻ am hiểu về thuốc men mà lại không làm ông thầy thuốc Nam. Bác Ba được dịp khoe tiếp:


“Tui đi ta bà khắp nơi, đói ăn rau, đau uống thuốc nên vì vậy mà biết chút chút để dành khi cần xài, lỡ lúc ngặt nghèo cũng qua cơn khốn khó. Cho nên hễ đến nhà ai thấy có loại rau lạ, xin về làm giống rồi lan tràn ra khắp vườn. Miền Nam hay um lươn với lá cách, rau ngổ, mấy thứ lá này kết hợp với lươn mà thành thứ thức ăn bổ âm, rất tốt. Ông Lâm ngữ Đường viết sách nói phàm cái gì ăn được tự nhiên mà bổ dưỡng cho cơ thể, tốt hơn ba cái thứ thuốc bào chế uống nhiều chỉ hại gan, nát phổi thêm”


A hà, bây giờ khi bác Ba chạy qua ông Lâm ngữ Đường thì bà con cùng ngớ ra nhìn bác như Thánh sống. Ông Lâm ngữ Đường là ai thì họ không biết, nhưng nội cái tên Trung Hoa là đủ sức cho họ thán phục rồi. Bác Ba chỉ những vồng cây lá lốt mọc xanh tốt ven bờ rào rồi nói:


“Đó, thuốc nằm khơi khơi ra đó mà ai hễ đau lưng, thấp khớp cũng đi tìm thuốc, nó cho uống ba cái thuốc hạt dưa độc thấy bà ra mà ai cũng khen là thuốc tiên, uống vô một viên bách bịnh tiêu tan, có mà tiêu tán đường ra nghĩa địa luôn đó. Lá lốt nhiếu chất vôi, chủ trị thấp khớp, đau xương, đau lưng, tiêu hoá kém, đầy hơi, đau bụng, sưng phù ăn thường là có kết quả, ví nó là thứ quy trong thuốc Bắc cũng được. Riêng còn một thứ rau mà hễ Bắc Kỳ ăn bún riêu không có nó là không được, đó là cây kinh giới....”


Mấy người đang cắm cúi ăn cùng “ồ” lên một lượt. Bác Ba hứng chí tiếp:


“Bà con mình ở trong quê không biết tới thứ rau này, nó cay cay nồng nồng mà hay thượng hạng, cảm sốt nhức đầu, cảm cúm , viêm họng muốn ói chỉ cần bứt một nắm ăn là thấy khoẻ.”


Rồi bác xoay qua đuà với tôi:

“Ê, Bắc Kỳ con, có phải “trên trời có đám mây xanh, ở giữa có cây kinh giới, xung quanh Bắc Kỳ” không nhỏ?”


Mọi người lại cười ồ lên, ai cũng ngó tôi như người hành tinh khác, nhưng sao mặt mũi cũng dễ thương y chang mấy đưá con gái Nam Kỳ.


“Rau muống xào tỏi mà ăn với rau kinh giới thì mới đúng điệu con cá gỗ. Nhưng ăn bún riêu mà lại ăn rau muống chẻ với rau kinh giới nưã thì con trai Nam Kỳ đi theo con gái Bắc ráo trọi. Không nói đến công dụng về thuốc, mà nội hương vị của các thứ rau thôi cũng thấy nó ngon rồi...”


Ai cũng trố mắt lên nhìn bác Ba một cách thán phục. Đúng lúc đó thì hai con “ky ky” nhà bác Ba dành nhau mẩu xương cá, ủng oẳng dưới gầm bàn, bác Ba trai lại cười chỉ vào cái nhúm lá mơ ở trong rổ. Mọi người lại trố mắt lên chờ đợi, mấy cái miệng đều la lên:



“Trời! Lá thúi địt, hôi muốn chết.” Rồi họ cười ầm ĩ lên như phát hiện điều gì thú vị lắm. Bác Ba lại nheo mắt nhìn tôi:


“Ậy, thứ lá này là mấy con cẩu nhà tao chạy cong đuôi, nhưng nói đến công dụng cuả nó thì đệ nhất hạng trong các thứ rau, vì nếu biết dùng thì rất tốt cho người yếu tỳ yếu vị. Mỗi ngày chịu khó ăn chơi vài lá có thể ngừa được nhiều chứng bịnh thông thường như sình hơi, kiết lỵ, sỏi thận, bí tiểu, thấp khớp, ăn không tiêu, đi cầu ra máu, viêm bao tử, viêm ruột.”


Nghe bác Ba nói tới đây thì ai cũng vội tìm một lá giơ lên ngắm nghiá. Màu lá phơn phớt nâu tím, một mặt xanh, lông tơ mịn phủ trên thân lá mềm, ai biết được nó là vị thuốc quý như vậy mà lại hằng hà sa số, không cần trồng cũng mọc. Người Bắc khi đánh chén “nai đồng quê” nhất định không thể thiếu lá mơ, nhà thuyền chài ăn gỏi cá mà không có lá mơ xem như thiếu tất cả, còn như bác Ba kẹt lắm có miếng thịt ba rọi luộc, quấn với lá mơ mà chấm mắm nêm, nhậu với xị rượu không có gì ngon hơn. Riêng bác Ba gái muà hè khi rảnh rỗi, bứt hằng rổ rồi đem phơi khô, bắt đầu tháng năm khi sắp bước vào muà mưa, trời nắng hạn con nít nổi rôm, sẩy đầy người, khó ngủ, chỉ cần sao lên rồi nấu nước uống, mình mẩy lành trơn, mát rượi.


Bưã mắm và rau cuối năm ở nhà bác Ba năm ấy chắc là bữa ăn ngon cuối cùng, vì năm sau chiến trận xảy ra ở đây dữ dội lắm, dân chúng chạy tản cư ra chợ, lộn đi lộn về nhiều phen nhưng không ai dám ở vì ban ngày thì có vẻ bình yên, nhưng ban đêm tên bay đạn lạc i` xèo, bác Ba gái đành phải bỏ vườn chạy ra tỉnh ở luôn với chồng con. Lâu lâu khi tình hình tạm yên, bác lại mò về mảnh vườn ở trong quê của mình, để nhìn các thứ rau không còn ai chăm sóc, bò quanh bò quẩn quanh vườn tìm cách tồn tại, vườn tược rậm rịt y như những đưá trẻ côi cút không ai ngó ngàng tới.


Tôi vẫn đến nhà bạn chơi như những năm trước, khi đó hai đưá đã lớn bộn mà còn biết yêu nữa. Bạn tôi yêu một anh bạn hàng xóm, hai nhà cách nhau có cái giậu hoa trang mà cũng viết thư xanh, thư hồng, tôi lâu lâu làm thơ tình giùm cho nó, dĩ nhiên cái sân sau nhà bạn chỉ trồng rau, cho nên thơ cuả tôi không khỏi có hương vị rau cỏ trong đó. Một bài thơ mà đối với tôi thuở đó rất dễ thương, nhớ hoài đến bây giờ, kể lại chuyện tình cuả bạn tôi năm mười bảy tuổi, đến cũng nhanh mà đi cũng vội, như con bướm bay từ vườn hàng xóm, đậu trên những luống cải hoa vàng mùa Xuân, rồi bay đi đâu không biết.


Tình Đầu


“ Năm em mười bảy tuổi

Có anh đi vào đời

Bằng ánh mắt nụ cười

Với muà Xuân lên ngôi


Thương nhau vào muà Xuân

Rồi tình yêu thắm dần

Sách vở đầy thương nhớ

Tình đẹp như thiên thần


Hai nhà chung một ngõ

Cách một mảnh vườn sau

Vườn nhà anh bướm lượn

Vườn nhà em trồng rau


Yêu nhau không dám nói

Nhìn nhau không dám cười

Thư tình anh đem dấu

Dưới bụi cây ven rào


Những chiều ra hái rau

Mắt ngó trước nhìn sau

Thư tình trong túi áo

Len lén mình thương nhau


Rồi bỗng dưng một dạo

Thư hồng anh thôi trao

Nụ cười thôi đưa đón

Gặp nhau anh chẳng chào


Buồn lắm anh biết không?

Chiều chiều ra vườn sau

Nắng nghiêng qua hàng giậu

Thư hồng anh để đâu?


Không phiền trách chi nhau

Chỉ buồn cho tình đầu

Mau phai như màu áo

Nghe tim mình đau đau . . .”


Đó là bài thơ tuổi học trò khi yêu còn ngây thơ không có tội, nửa muốn mạo hiểm bước vào ngưỡng cửa tình yêu, nửa rụt rè vì sợ cha sợ mẹ. Bạn tôi có một mối tình đầu thầm lặng như thế đó, tôi nghĩ tại bác Ba trai rất nghiêm khắc cho nên anh bạn hàng xóm sợ rồi rút êm, đi tìm một tình yêu khác. Vậy mà bạn tôi nhớ hoài, hễ khi nào chỉ còn hai đưá ngồi nhắc chuyện cũ, bạn vẫn nhắc đến anh bạn hàng xóm năm xưa với nỗi rung động đầu đời rất dễ thương.


Bác Ba gái vì hoàn cảnh phải dời quê ra tỉnh, ngày ngày quanh quẩn ở mảnh sân sau chật chội.Mặc dù sống gần chồng con nhưng hình như bác không quên được cây trái và những loại rau hiền như đất ở mảnh vườn quê của mình, nhiều khi nghe bác nhắc đến mà mắt rưng rưng như muốn khóc. Bao nhiêu cây trái do công lao bác trồng trọt vẫn cố bám vào đất để tìm đường sống, trong khi ấy, chiến tranh đi đến đâu cũng chỉ để lại sự tàn phá tang thương cho những mầm xanh và con người hiền lương luôn thiết tha với ngọn rau, lá cỏ.


Nguyên Nhung, 2007.

User avatar
VuPhong
Posts: 2909
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

ANH CẦN MỘT LỐI ĐI KHÔNG CÓ EM
Mỗi bước chân ta đi qua, là một ký ức, một khoảng thời gian in dấu trong đời. Vì thế, hôm nay, anh quyết định bước đi tiếp trên con đường của mình, sau một thời gian dài dừng chân nghỉ mệt để rồi ngủ quên và chìm đắm trong một giấc mơ.

Trước khi cất bước, anh muốn một lần nữa được hồi tưởng về đoạn đường mà anh đang đứng, nơi đã ngập tràn những kỉ niệm về em. Có lần anh đã nói với một người về thói quen đã hình thành từ lúc nhỏ của anh, không biết là anh đã nói với em chưa. Đó là mỗi khi đi qua một nơi nào để lại trong anh nhiều ấn tượng, anh luôn ngoái lại nhìn thật lâu, nhìn mãi cho đến khi nơi ấy đã xa khuất không còn thấy nữa. Giờ thì anh vẫn chưa từ bỏ được thói quen ấy, có lẽ, như vậy mới chính là anh.

Ngày ấy, mọi chuyện đến sao tình cờ quá, nhẹ nhàng quá. Ngày em bước đến để từ đó, trên đoạn đường anh đi đã in thêm đôi dấu chân, em đến mang theo một làn gió mát thổi bay những chiếc lá khô đang ngủ yên, khiến nơi ấy bỗng trở nên đẹp và lãng mạn vô cùng. Anh đã thầm cảm ơn và mơ ước được cùng em đi mãi, về phía cuối đường. Nhưng giấc mơ của anh không có thật! Em chỉ đến thăm và an ủi một thằng ngốc đang bước đơn độc một mình cùng những nỗi đau.

Những khoảnh khắc có em thật ngắn ngủi. Em đi, gió cũng ngừng thổi, cảnh vật chung quanh anh giờ lại như trước kia, tất cả lại im ắng ngủ vùi, nhưng trên mặt đường vẫn còn đó dấu chân của em. Đó là điều duy nhất em để lại cho anh cùng biết bao kỉ niệm và cảm xúc vui buồn, mỗi cảm xúc ấy mang một sắc màu mà anh yêu quý vô cùng. Đứng nhìn mãi dấu chân, anh không biết mình mãi khắc lên bao nhiêu chiếc lá chữ “nhớ em".

Anh tiếc nuối khi để em ra đi, chỉ biết đứng đó mà dõi theo em dần rẽ sang một hướng khác. Anh ngồi gục xuống và buồn thật nhiều nhưng nỗi buồn của anh cũng không thể làm phai được hình ảnh em trong tâm trí. Ngày tháng cứ trôi qua lặng lẽ như tình cảm của anh, như ánh mắt luôn kiếm tìm bóng hình em.

Trong mơ hồ anh nghĩ rằng: “Hay mình cứ đứng mãi ở đây, đừng đi đâu hết, biết đâu khi thấy nhớ, em sẽ quay lại và gặp được mình”. Thế là, em vẫn đứng đó và không hề bước đi, lá đã rơi đầy chung quanh nhưng em đã không về.

Trong tĩnh lặng, ngột ngạt, anh bỗng thấy ghét gió, sao gió chỉ thổi khi có em? Lá cứ rơi, rơi trên vai anh, trên tóc anh ngày một nhiều. Anh không nhớ mình đã đứng đây bao lâu rồi? Chỉ biết nếu tiếp tục như thế, anh sẽ bị chôn vùi mất thôi. Sợ quá, anh vùng thoát khỏi và chạy về phía trước, vừa chạy, anh vừa nghĩ đến em.

Khi em đi, em đã căn dặn anh rất nhiều, em dặn anh phải mạnh mẽ, phải bước tiếp vậy mà anh đã không nghe lời em. Nếu biết được điều này, chắc em buồn anh nhiều lắm! Anh chẳng mong nhìn thấy em buồn, anh muốn thấy em vui vẻ và thật hạnh phúc.

Thoát ra khỏi nơi ấy , anh mới nhận ra phía trước con đường dành cho anh vẫn rộng mở và còn dài lắm, khung cảnh quanh anh đẹp dịu dàng, anh chợt nhận ra gió vẫn luôn tồn tại quanh đây, gió vẫn làm mát cho cây cối, cho con đường và cả cho anh. Nhịp sống vẫn đang hối hả, những người bạn song hành cùng anh giờ đã đi trước anh thật xa vậy mà anh lại ngồi đây chẳng biết để làm gì? Không được đâu, phải tỉnh lại thôi, đừng đắm chìm trong cơn mơ mãi , anh đã tự thức tỉnh mình như thế.

Anh chuẩn bị bước đi đây, anh sẽ nói lời chào tạm biệt với đoạn đường tràn ngập kỉ niệm đẹp nhưng cũng rất đau thương và tạm biệt dấu chân của em. Khi anh quay lưng lại, anh biết mình sẽ cũng xa em hơn nhưng anh sẽ lưu hình ảnh ấy vào một nơi thật kín trong tim mình.
Tình cảm ngày nào anh dành cho em, anh sẽ chôn thật sâu, thật sâu vào tận đáy lòng, để trái tim mình được ngủ yên.

Nếu tim có thể nói, chắc tim sẽ trách anh nhiều lắm em ạ. Nhưng biết làm sao đành xin lỗi, xin lỗi tim thật nhiều vì anh đã để em vào quá khứ. Nơi đây, vẫn còn đủ gần để anh một lần nữa có thể hướng theo em và nhìn thấy con đường của em, em vẫn đang đi, đang hướng về phía trước.

Anh vẫn muốn nhìn mãi cho đến khi em mất hút. Và phía trước của anh là chiều ngược lại với em! Cất bước đi, là anh không còn nhìn thấy em nữa. Cất bước đi, giữa em và anh còn lại gì nhỉ? Anh nhớ, mình còn một lời hứa. Dù anh biết điều đó rất hoang đường, dù biết mình rất ngốc nhưng anh vẫn muốn tin rằng: Quay lưng lại con đường của anh vẫn thênh thang chờ anh tiếp tục hành trình của mình.

Con đường của anh hướng anh đến một cuộc sống không còn cô đơn nữa. Anh bước đi gió mát thổi nhè nhẹ, ngước nhìn lên cao, ánh mặt trời vẫn chiếu sáng rạng ngời, tâm hồn anh lâng lâng một niềm tin vào tương lai, xen lẫn một chút gì đó có thể gọi là xót xa? Nhưng kể từ nay, anh biết mình cần đi về phía trước.

Một lần cho mãi mãi !

User avatar
khieulong
Posts: 6752
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bài học cho tôi biết cám ơn

Image
“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương” (Kalil Gibran).
Tạp ghi của Triệu Ân Phúc/Người Việt


Chần chừ mãi, hôm nay tôi mới khởi sự viết đôi dòng về chuyến thăm Việt Nam của tôi sáu tháng trước. Chần chừ vì chẳng biết nên viết gì. Nói mãi những chuyện tiêu cực nghe cũng chán. Ca cẩm, than phiền hoài nghe cũng nhàm. Thôi thì tìm xem có chuyện gì “hay ho” trong muôn vàn cái “tệ hại” mà bao nhiêu người đã viết và nói.

***

“Em được giới thiệu vào đây làm đã gần ba tháng rồi, cũng may, cám ơn bề trên... Quê em ở Hà Tĩnh, mẹ em mất sớm, em ở với bố và mẹ kế...”

Bằng giọng nói trọ trẹ nặng “mùi” Hà Tĩnh, Thanh kể cho tôi nghe về gia đình em cùng lý do em phải lưu lạc vào Sài Gòn kiếm sống.

Ngày đầu tiên khi tôi đến đây, một thằng bé khệ nệ khiêng đỡ hai cái va ly từ trên xe xuống để mang vào khách sạn. Thằng bé như mất hút giữa hai cái va ly to. Nó tuy gầy gò, nhỏ thó, nhưng nhanh nhẹn. Nó có gương mặt “hiền hiền, ngô ngố” của một đứa trẻ miền quê mới lên thành phố. Da trắng bệt, tóc hớt cao. Chiếc áo sơ-mi dài tay sắn lên quá cùi chỏ. Thằng bé nhìn như bị nuốt chửng vào trong chiếc áo rộng quá khổ so với dáng người nhỏ thó của nó. “Chú mua cho em đấy, chú chưa thấy mặt em trước đây bao giờ, chỉ biết em 16 tuổi, mặc đỡ để đi làm ấy mà...” khi đã bắt đầu hơi thân thiện, tôi thường túm phần vải dư phía sau chiếc áo của hắn, hắn nói chống chế khi thấy tôi làm như vậy.

Ba tuần ở cái khách sạn này, tôi không thấy Thanh mặc chiếc áo nào khác ngoài cái áo để “mặc đỡ” đó.

“Ở quê em chỉ biết chăn trâu, cám ơn bề trên có khi đến mùa thì họ kêu đi hái quả vải. Nhà đông người mà chỉ có mỗi miếng đất cỏn con, năm nào cũng thiếu ăn... em phải bỏ quê đi kiếm sống...”

Nhiệm vụ của Thanh ở đây là bảo vệ khách sạn và mang hành lý cho khách. Ông chủ khách sạn này không biết tuyển nhân viên thế nào mà lại để cho thằng bé nặng chưa tới 40 ký lô làm cái công việc đòi hỏi xốc vác và phải hơi “ngầu” một tí. Không biết hắn có được việc cho ông không, nhưng tôi chắc ông ta phải là người rất tốt, nên đã mướn hắn.

Cái khách sạn này không chỉ là chỗ làm việc mà còn là nơi ăn, chốn ở của Thanh. Sáng nào, khi có việc phải đi sớm, tôi gọi hắn mở cửa. Hắn lồm cồm bò dậy từ trong đống chăn mền cũ kỹ trên chiếc giường rất tiện dụng có thể vừa là ghế ngồi ban ngày làm việc, vừa là chỗ ngả lưng ban đêm. Trông hắn như con mèo con. Một tay dụi mắt, tay kia mò vào túi quần tìm chìa khóa để mở cái cửa sắt to tướng. Sau này tôi mới hiểu rõ ý nghĩa của hai chữ “bảo vệ” mà hắn nói với tôi, thật ra chỉ là công việc mở và khóa cánh cửa sắt to lớn kia, chứ không đến nỗi phải dùng đến “võ lực” để “bảo vệ” ai cả. Thế mới thấy chữ nghĩa dùng ở Việt Nam đôi lúc cũng còn rất “lẩm cẩm”. Ban đầu khi nghe hắn nói “em là bảo vệ ở đây” tôi đã cảm thấy có gì đó không được ổn.

Ðây là một khách sạn bình dân chưa tới 15 phòng. Nhân viên làm việc không quá số ngón trên bàn tay. Ngoài người bảo vệ và mang hành lý là Thanh, còn có hai người thu dọn, hai người tiếp tân. Tất cả nhân viên ở đây đều còn rất trẻ, từ 25 tuổi trở xuống. Hầu hết họ là những người từ miền Bắc và miền Trung vào Sài Gòn kiếm sống.

Thanh nhỏ nhẹ và lễ phép. Trông hắn còn cái vẻ ngờ nghệch của một đứa trẻ miền quê chưa nhiễm “mùi đô thị” của một thành phố phức tạp và đầy hỗn loạn như Sài Gòn. Hắn không nói những câu chuyện “đưa đẩy” như những đứa trẻ ma mãnh không thiếu gì ở thành phố này. Hắn không giới thiệu những địa chỉ ăn chơi nổi tiếng mà Việt kiều thường rất thích tìm hiểu. Hắn không “o bế” khách quá mức để câu tiền “tê”. Sau ba tuần ở đây, tôi cảm thấy thằng bé có cái gì đó không giống những đứa trẻ trạc tuổi hắn. Trong hắn dường như vừa có cái ngô ngố của đứa trẻ quê lên tỉnh, vừa có cái tư lự và tự trọng của một người trưởng thành.

“Mẹ em mất lúc em mới 5 tuổi, em không được đi học, ngày ngày phải đi chăn trâu cho người ta, chẳng bao giờ được ăn no. Cũng may, cám ơn bề trên còn có cái để ăn, làng em có người phải ra Hà Nội ăn xin.”

Thanh kể rất thản nhiên, không chú ý gì tới vẻ ái ngại của tôi. Cái thản nhiên của hắn như ngầm cho tôi biết “chuyện đó chẳng có gì”. Cái mảnh đời rất bình thường của những đứa trẻ phải lăn lộn kiếm sống trên đất nước này. Vẻ thản nhiên của hắn làm tôi nghĩ đến cái lì lợm, dày dạn bên ngoài dáng vẻ non nớt của hắn.

“Ba đứa em cùng cha khác mẹ cũng đã lớn, càng ngày càng khó kiếm ra cái ăn... Với lại em là con riêng của bố, em biết thân biết phận nên phải tự đi kiếm sống. Cám ơn bề trên còn có chú của em quan tâm.”

Giọng nói của Thanh không mang vẻ buồn bã, bi quan, mà cứ đều đều như đang kể một câu chuyện xảy ra hằng ngày. Không than van trách móc, không kêu gọi lòng thương xót của người nghe. Trong cách nói của em, tôi hình dung như đang nghe một người đã chai lì trước những thử thách.

“Dù thế nào, em cũng sẽ không về quê nữa đâu. Cám ơn bề trên em thấy ở đây rất tốt.”

Thanh đã nói như vậy trong đêm cuối cùng trước khi tôi chia tay với em để về Mỹ. Tôi chẳng biết dùng lời chi để an ủi hắn. Vả lại, em kể cho tôi nghe cũng không nhằm mục đích tìm sự thông cảm. Thanh có vẻ luôn luôn cho mọi sự là tốt đẹp bất kể người đối diện đang cảm thấy thế nào. Tiếp xúc với Thanh, tôi thấy một điều gì rất lạ trong tâm hồn hắn.

Trở về Mỹ được hơn sáu tháng. Tôi quên bẵng câu chuyện về thằng bé Thanh “là lạ” ở khách sạn đó.

***

Dạo gần đây, hầu như ngày nào cũng nghe những tin tức xấu từ trên các phương tiện truyền thông. Ði đến đâu cũng nghe những lo lắng than phiền về kinh tế khó khăn, thất nghiệp gia tăng, mất nhà, mất xe, cúm heo phát triển và những tin tai nạn, chết chóc, lường gạt khác. Con người dường như đang bị “đầu độc” bởi những tin tức bi quan. Từ kinh tế, luân lý, xã hội, chính trị tất cả đều “đi xuống”. Một bức tranh ảm đạm cho nước Mỹ và cho thế giới. Có nhiều người không muốn mở máy phát thanh để nghe điểm tin mỗi sáng nữa. Gọi điện thoại cho người thân hoặc bạn bè các nơi, người ta than phiền nhau về đủ mọi chuyện từ cái nóng của Mùa Hè, đến giá xăng lại bắt đầu lên, bảo hiểm bị cắt giảm, tiền già bị bớt...

Hàng trăm, hàng ngàn thứ đang diễn ra xung quanh làm cho con người cảm thấy không hài lòng, không hạnh phúc.

Tất cả những điều đó khiến tôi chợt nhớ tới thằng bé “bảo vệ”. Tôi nhớ tới những lời em nói với tôi. Dường như lúc nào cũng có những chữ “cám ơn bề trên” dù em đang kể về tình trạng thiếu ăn, không có việc làm tại quê, hoặc đang cố gắng hòa nhập vào lối sống phức tạp của đô thị, đang buồn bã vì nhớ nhà hoặc lo lắng sợ bị chủ đuổi việc...

Tôi nghĩ đến cuộc sống của tôi, bắt đầu từ lúc mở mắt thức dậy vào buổi sáng cho đến khi chìm vào giấc ngủ ban đêm. Có nhiều điều đáng vui hơn buồn, đáng lạc quan hơn bi quan. Tách cà phê thơm nóng, bữa điểm tâm nhẹ làm người tỉnh táo cho một ngày mới. Chiếc xe đưa tôi tới sở làm. Công việc tôi đang làm. Tan sở, tôi có gia đình và một nơi để về. Một bữa cơm chiều và một buổi tối êm ấm...

Biết bao điều tốt đẹp đang có trong cuộc sống hàng ngày của tôi.

Giờ tôi đã nhận ra cái “là lạ” của em bé nhà quê “hiền hiền, ngô ngố” đó là biết đếm những hạnh phúc em có trong đời. Biết “cám ơn bề trên” dù em đang ở trong bất kỳ thời điểm nào của đời sống.

Giống như em, nếu hàng ngày tôi biết sống trong tâm tình biết ơn vì những điều mình đang có, tôi sẽ cảm thấy cuộc đời là hạnh phúc và đáng quý biết dường nào.

Cám ơn em, thằng bé nhà quê, đã cho tôi bài học biết cám ơn trong chuyến về thăm Việt Nam.
Last edited by khieulong on Tue Oct 02, 2012 6:38 pm, edited 1 time in total.

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Image

Who will stop the rain

Performed by :Creedence Clearwater Revival

Long as I remember
The rain been comin' down.
Clouds of myst'ry pourin'
Confusion on the ground.
Good men through the ages,
Tryin' to find the sun;
And I wonder, Still I wonder,
Who'll stop the rain.
I went down Virginia,
Seekin' shelter from the storm.
Caught up in the fable,

Post Reply