Lễ Tạ Ơn
Moderator: dongbui
Lễ Tạ Ơn
LỄ TẠ ƠN
Phạm Ruệ
Mỗi lần đến Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) ở đất Mỹ này, báo chí thường đăng các bài nói về những lý do khiến người ta mừng Lễ Tạ Ơn thật long trọng và nặng về phần tinh thần hơn là vật chất. Với tôi, mỗi khi đọc các bài nhắc nhở về lễ Tạ Ơn này, tôi lại nhớ bài viết ngắn của Đức Cha Bùi Tuần trong thập niên bảy mươi khi Ngài còn là giáo sư Chủng Viên Long Xuyên. Tôi không nhớ cả bài, nhưng nhớ mãi mấy câu giáo đầu về cái ưu điểm của một con chó. Ngài tả thật hay về cái nết siêng năng của chó, cái vẻ quấn quýt của nó khi mừng đón chủ về. Con chó hay trung thành và biết ơn chủ. Và Ngài kết phần nhập đề với câu này: nhiều người không biết ơn bằng chó!
Tôi nhớ mãi câu này. Lúc đầu nó làm cho tôi phì cừoi vì cái ví von thú vị ấy, nhưng càng ngẫm nghĩ càng thấy đau. Con chó bên nhà không được quí trọng như bên này. Gọi một con chó, người ta thường dùng ngón tay trỏ ngoắc ngoắc nó đến. Gọi ai bằng cái ngoắc tay thì thật là coi họ ngang con chó. Trừ khi ở bên Mỹ này chúng ta quen thói người Mỹ nên xem thường đấy thôi, chứ như tôi, khi mới qua đây, bạn bè Mỹ trong trường đứng đàng xa ngoắc ngón tay gọi tôi tới, tôi đã đỏ mặt tía tai, giận run người lên rồ i. Vậy mà ở bên quê nhà lúc ấy, tôi có thể lại không bằng con chó, làm sao không đau và thấm?
Tôi đã cố gắng nhiều lần để được hơn con chó. Nhưng xét lại, Đức Cha Bùi Tuần đúng thật. Mỗi lần tôi nhận ơn của ai và quên không cám ơn, tôi lại tụt xuống thua con chó kia một bậc. Mà xét cho ngay, nếu không có những dịp lễ như thế này để nhắc nhở tôi, có lẽ tôi cũng không bao giờ bằng được con chó. Phải phục những gia đình Mỹ mà chúng tôi được dịp quen biết. Ngay từ nhỏ, họ dạy con phải viết thư cám ơn mỗi khi nhận được quà. Nhất nhất một điều là không được đụng đến các đồ chơi cho đến khi thiệp hay thư cám ơn đã viết xong. Những dịp như ngày sinh nhật hay lễ Giáng Sinh, khi mở quà, bao giờ chúng cũng có bút giấy để ghi lại ai cho và cho quà gì. Nếu người cho có mặt lúc ấy, lập tức lên tiếng cám ơn ngay, dù là thứ quà chúng đã có hay không thích. Nhận được thư cám ơn sau đó, nhiều lúc tôi thấy thừa, vì tôi đã được cám ơn rồi. Tuy vậy, khi đọc thư của những đứa trẻ như thế, tôi vẫn thấy vui vui, biết rằng mình đã làm cho người khác sung sướng. Tôi nghĩ nếu tôi phải viết thư cám ơn như thế, không biết lúc nào mới được đụng đến các thứ quà mà tôi đã nhận được, đó là chưa kể các quà vô giá mà “Ai Đó” vẫn đều đặn gửi đến trong đời tôi hằng ngày!
Chuyện thiền bên Nhật có kể lại mẩu chuyện này: Đại sư Seisetsu của đền Engaku, khi không còn chỗ chứa những người theo học thiền, ông đòi một nơi rộng lớn hơn. Umezu, một thương gia ở thành phố Edo, quyết định cúng năm trăm đồng vàng. Umezu mang số tiền này đến Seisetsu. Seisetsu nói: 'Được rồi. Tôi sẽ nhận.' Umezu biếu túi vàng, nhưng không hài lòng với thái độ của vị đại sư. Với ba đồng vàng, người ta có thể sống trọn một năm, vậy mà Umezu không được Seisetsu cảm ơn về việc tặng năm trăm đồng vàng này. Umezu ám chỉ: 'Trong túi đó là năm trăm đồng vàng.' Seisetsu đáp: 'Ông đã nói với tôi rồi.' Umezu nói: 'Mặc dù tôi là một thương gia giàu có, nhưng năm trăm đồng vàng là một món tiền lớn'. Seisetsu hỏi: 'Ông muốn tôi cảm ơn ông?' Umezu đáp: 'Vâng, đúng vậy.' Seisetsu hỏi: 'Sao lại tôi? Người cho phải cám ơn chứ!'
(Góp nhặt cát đá, thiền sư Muju, bản dịch của Đỗ đình Đồng).
Câu chuyện này ghi đậm nét trong tôi khi mới lớn. Không biết bao nhiêu lần tôi mỉm cười khi nhìn thấy các bảng vàng ghi công những người dâng cúng ở các đền hay nhà thờ. Khôn g hiểu sao, tôi cứ thấy lời của vị đại sư lập đi lập lại trong đầu tôi: 'Người cho phải cám ơn chứ!' Người cho được gì khi cho? Một hãnh diện đã đóng góp vào việc chung? Một dịp tốt để khoe của? Mua danh? Hay đó là dịp tốt để thực hiện nhiệm vụ phân phát của một người quản lý được trao nhiệm vụ? Người cho mà không có người nhận, thì việc cho có nghĩa gì không? Lại nữa, việc dâng cúng hay ban phát, có phải là do lòng nhân từ hay bị bắt buộc mà cho? Nói thêm cho vui, giả như tôi không cho đi những gì tôi có, thì khi tôi ra đi, tôi có mang với tôi được gì không? Những câu hỏi này làm tôi chùn tay khi xét lại cái lý do sâu thẳm của cái mà tôi gọi là bác ái, là vị tha, là xả kỷ, cho đi, hay dâng hiến. Tôi thật ra có được gì nếu không phải là của ơn trên ban cho? Vậy thì lấy gì để cho tôi tự hào và đòi hỏi sự biết ơn nơi người lãnh nhận?
Lễ Tạ Ơn là dịp để tôi nhìn lại không những là các lý do để tôi vui mừng vì những hồng ân tôi đã lãnh nhận, những người thân quen mà Chúa đưa đẩy đến trong đời tôi, mà còn là dịp nhắc nhở tôi nhiệm vụ quản lý mọi sự Chúa trao cho tôi. Người quản lý giỏi là người làm lợi sinh các vốn liếng sẵn có và phân phát của trong kho đúng thời đúng hạn. Và khi chu toàn phận sự, họ cũng chỉ ngước mắt tạ ơn Thiên Chúa với tâm tình của người đầy tớ khiêm tốn biết việc phải làm. Tạ ơn vì đã có cơ hội để chu toàn ơn gọi đã lãnh nhận.
Hôm nay, ngồi vơ vẩn trước nhà, con chó hàng xóm chạy ngang, cái đuôi cứ vất qua vất lại, mừng rỡ quấn quýt bên chủ. Tôi tự nhủ, từ nay, mình sẽ cố gắng hết mình để bắt chước cái nết của chó, nếu không hơn thì cũng ít là bằng chó chứ không chấp nhận cái hèn này nữa●
Phạm Ruệ
Phạm Ruệ
Mỗi lần đến Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) ở đất Mỹ này, báo chí thường đăng các bài nói về những lý do khiến người ta mừng Lễ Tạ Ơn thật long trọng và nặng về phần tinh thần hơn là vật chất. Với tôi, mỗi khi đọc các bài nhắc nhở về lễ Tạ Ơn này, tôi lại nhớ bài viết ngắn của Đức Cha Bùi Tuần trong thập niên bảy mươi khi Ngài còn là giáo sư Chủng Viên Long Xuyên. Tôi không nhớ cả bài, nhưng nhớ mãi mấy câu giáo đầu về cái ưu điểm của một con chó. Ngài tả thật hay về cái nết siêng năng của chó, cái vẻ quấn quýt của nó khi mừng đón chủ về. Con chó hay trung thành và biết ơn chủ. Và Ngài kết phần nhập đề với câu này: nhiều người không biết ơn bằng chó!
Tôi nhớ mãi câu này. Lúc đầu nó làm cho tôi phì cừoi vì cái ví von thú vị ấy, nhưng càng ngẫm nghĩ càng thấy đau. Con chó bên nhà không được quí trọng như bên này. Gọi một con chó, người ta thường dùng ngón tay trỏ ngoắc ngoắc nó đến. Gọi ai bằng cái ngoắc tay thì thật là coi họ ngang con chó. Trừ khi ở bên Mỹ này chúng ta quen thói người Mỹ nên xem thường đấy thôi, chứ như tôi, khi mới qua đây, bạn bè Mỹ trong trường đứng đàng xa ngoắc ngón tay gọi tôi tới, tôi đã đỏ mặt tía tai, giận run người lên rồ i. Vậy mà ở bên quê nhà lúc ấy, tôi có thể lại không bằng con chó, làm sao không đau và thấm?
Tôi đã cố gắng nhiều lần để được hơn con chó. Nhưng xét lại, Đức Cha Bùi Tuần đúng thật. Mỗi lần tôi nhận ơn của ai và quên không cám ơn, tôi lại tụt xuống thua con chó kia một bậc. Mà xét cho ngay, nếu không có những dịp lễ như thế này để nhắc nhở tôi, có lẽ tôi cũng không bao giờ bằng được con chó. Phải phục những gia đình Mỹ mà chúng tôi được dịp quen biết. Ngay từ nhỏ, họ dạy con phải viết thư cám ơn mỗi khi nhận được quà. Nhất nhất một điều là không được đụng đến các đồ chơi cho đến khi thiệp hay thư cám ơn đã viết xong. Những dịp như ngày sinh nhật hay lễ Giáng Sinh, khi mở quà, bao giờ chúng cũng có bút giấy để ghi lại ai cho và cho quà gì. Nếu người cho có mặt lúc ấy, lập tức lên tiếng cám ơn ngay, dù là thứ quà chúng đã có hay không thích. Nhận được thư cám ơn sau đó, nhiều lúc tôi thấy thừa, vì tôi đã được cám ơn rồi. Tuy vậy, khi đọc thư của những đứa trẻ như thế, tôi vẫn thấy vui vui, biết rằng mình đã làm cho người khác sung sướng. Tôi nghĩ nếu tôi phải viết thư cám ơn như thế, không biết lúc nào mới được đụng đến các thứ quà mà tôi đã nhận được, đó là chưa kể các quà vô giá mà “Ai Đó” vẫn đều đặn gửi đến trong đời tôi hằng ngày!
Chuyện thiền bên Nhật có kể lại mẩu chuyện này: Đại sư Seisetsu của đền Engaku, khi không còn chỗ chứa những người theo học thiền, ông đòi một nơi rộng lớn hơn. Umezu, một thương gia ở thành phố Edo, quyết định cúng năm trăm đồng vàng. Umezu mang số tiền này đến Seisetsu. Seisetsu nói: 'Được rồi. Tôi sẽ nhận.' Umezu biếu túi vàng, nhưng không hài lòng với thái độ của vị đại sư. Với ba đồng vàng, người ta có thể sống trọn một năm, vậy mà Umezu không được Seisetsu cảm ơn về việc tặng năm trăm đồng vàng này. Umezu ám chỉ: 'Trong túi đó là năm trăm đồng vàng.' Seisetsu đáp: 'Ông đã nói với tôi rồi.' Umezu nói: 'Mặc dù tôi là một thương gia giàu có, nhưng năm trăm đồng vàng là một món tiền lớn'. Seisetsu hỏi: 'Ông muốn tôi cảm ơn ông?' Umezu đáp: 'Vâng, đúng vậy.' Seisetsu hỏi: 'Sao lại tôi? Người cho phải cám ơn chứ!'
(Góp nhặt cát đá, thiền sư Muju, bản dịch của Đỗ đình Đồng).
Câu chuyện này ghi đậm nét trong tôi khi mới lớn. Không biết bao nhiêu lần tôi mỉm cười khi nhìn thấy các bảng vàng ghi công những người dâng cúng ở các đền hay nhà thờ. Khôn g hiểu sao, tôi cứ thấy lời của vị đại sư lập đi lập lại trong đầu tôi: 'Người cho phải cám ơn chứ!' Người cho được gì khi cho? Một hãnh diện đã đóng góp vào việc chung? Một dịp tốt để khoe của? Mua danh? Hay đó là dịp tốt để thực hiện nhiệm vụ phân phát của một người quản lý được trao nhiệm vụ? Người cho mà không có người nhận, thì việc cho có nghĩa gì không? Lại nữa, việc dâng cúng hay ban phát, có phải là do lòng nhân từ hay bị bắt buộc mà cho? Nói thêm cho vui, giả như tôi không cho đi những gì tôi có, thì khi tôi ra đi, tôi có mang với tôi được gì không? Những câu hỏi này làm tôi chùn tay khi xét lại cái lý do sâu thẳm của cái mà tôi gọi là bác ái, là vị tha, là xả kỷ, cho đi, hay dâng hiến. Tôi thật ra có được gì nếu không phải là của ơn trên ban cho? Vậy thì lấy gì để cho tôi tự hào và đòi hỏi sự biết ơn nơi người lãnh nhận?
Lễ Tạ Ơn là dịp để tôi nhìn lại không những là các lý do để tôi vui mừng vì những hồng ân tôi đã lãnh nhận, những người thân quen mà Chúa đưa đẩy đến trong đời tôi, mà còn là dịp nhắc nhở tôi nhiệm vụ quản lý mọi sự Chúa trao cho tôi. Người quản lý giỏi là người làm lợi sinh các vốn liếng sẵn có và phân phát của trong kho đúng thời đúng hạn. Và khi chu toàn phận sự, họ cũng chỉ ngước mắt tạ ơn Thiên Chúa với tâm tình của người đầy tớ khiêm tốn biết việc phải làm. Tạ ơn vì đã có cơ hội để chu toàn ơn gọi đã lãnh nhận.
Hôm nay, ngồi vơ vẩn trước nhà, con chó hàng xóm chạy ngang, cái đuôi cứ vất qua vất lại, mừng rỡ quấn quýt bên chủ. Tôi tự nhủ, từ nay, mình sẽ cố gắng hết mình để bắt chước cái nết của chó, nếu không hơn thì cũng ít là bằng chó chứ không chấp nhận cái hèn này nữa●
Phạm Ruệ
Last edited by linhgia on Thu Nov 23, 2006 3:02 am, edited 2 times in total.
Lễ Tạ Ơn 2006
Đậu Đỏ xin kính chúc Quý Giáo Sư, các Anh Chị Em và Quí Gia Quyến một mùa Lễ Tạ Ơn Đoàn Tụ và Hạnh Phúc
Triệu người quen có mấy người thương
Re: Lễ Tạ Ơn 2006
Thân chúc toàn thể quí vị 1 Lễ Tạ Ơn vui-vẻ
Trinh Long Giang
Last edited by linhgia on Thu Nov 23, 2006 3:31 am, edited 1 time in total.
TÂM TÌNH NGÀY LỄ TẠ ƠN
Nguyên Ty
Hàng năm, cứ đến ngày thứ năm tuần cuối cùng của tháng 11, sau mùa gặt hái của nhà nông, quốc gia Hoa Kỳ hân hoan mừng lễ Thanksgiving, tức lễ Tạ Ơn.
Ngày lễ Tạ Ơn tiên khởi, năm 1623, của những di dân đầu tiên đến Hoa Kỳ có một ý nghĩa thật đặc biệt. Họ tạ ơn Thượng Đế đã ban cho được trúng mùa và sống còn sau những ngày tháng đói lạnh, thất mùa liên tiếp… Là những người tiên phong trong một thế giới mới lạ, họ phải vất vả đương đầu, chống trả với thực tế khắc nghiệt để mưu sinh. Đời sống chưa có những tiện nghi tối thiểu, chưa có những tổ chức thiện nguyện hay cơ quan An Sinh Xã Hội giúp đỡ những bước đầu. Họ tự lực cánh sinh, xây dựng đất nước này dần dần bằng bàn tay lao động và trí óc. Nhờ đó…
Hôm nay chúng ta đang sống trên một đất nước giàu mạnh nhất thế giới với lương thực tràn đầy, tiện nghi không thiếu… Chúng ta không có những bận tâm lo lắng về miếng cơm manh áo như những di dân đầu tiên đến đây lập nghiệp, không phải lo sợ ngày mai thiếu ăn, thiếu uống, thiếu mặc. Chúng ta có dư thừa, nhiều hơn mức cần thiết cho cuộc sống, trong khi hàng trăm triệu người dân ở những quốc gia khác bữa đói bữa no, ngay cả không có đủ nước để uống…
Để cám ơn những người đã gây dựng, gìn giữ đất nước này, chúng ta, những di dân đến sau, có bổn phận làm như họ, và hơn họ để di sản của người đến trước, đi trước luôn luôn được tốt đẹp hơn, phong phú hơn. Chúng ta có bổn phận bảo vệ và phát triển. Quốc gia Hoa Kỳ được như ngày nay là chính nhờ tinh thần truyền thống đó.
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây,
Uống nước nhớ người đào giếng.
Trong ngày Lễ Tạ Ơn, chung vui với gia đình, bạn hữu, mỗi người chúng ta hãy dừng lại đôi phút để cảm nhận ra vô vàn ân sủng đã lãnh nhận, để ghi nhớ và cám ơn.
Dù không gian hay thời gian có đổi thay, có một ân sủng không bao giờ thay đổi là cuộc sống quanh chúng ta luôn luôn có người khác. Chính tha nhân làm cho cuộc sống ở thế gian có ý nghĩa. Hình phạt ác độc nhất của các chế độ độc tài toàn trị không phải là lao động khổ sai, nhưng là chuồng giam biệt cách nơi tăm tối, không có sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài, để hành hạ tinh thần nạn nhân. Nếu thụ đắc được những tài sản mơ ước mà phải sống một mình trên hoang đảo không bóng dáng tha nhân như trường hợp anh chàng Lỗ Bình Sơn thì tài sản kết sù cũng vô nghĩa, không lợi ích gì. Sống là sống-ở-đời-với-người-khác. Không có người ta sống với ai?
Chính sự "tương thuộc" giữa những người trong một tổ chức, nhỏ như gia đình và rộng lớn như quốc gia, xã hội đã trao cho mỗi người một phần việc, một trách nhiệm đóng góp và liên đới. Nếu không có sự phân công, nếu mỗi người phải tự làm lấy mọi việc, mọi thứ trong đời sống của mình từ A đến Z, hay người làm người không, tùy ý tùy hứng, xã hội con người không thể tiến bộ như ngày nay.
Bất cứ điều gì chúng ta thụ hưởng ở thế gian đều là thành quả đóng góp của nhiều người, tức luôn luôn có sự hiện diện của tha nhân. Không có sự hiện hữu của người khác thì cá nhân không là gì cả, dù cao trọng, quyền chức đến đâu.
Do đó, trong ngày Lễ Tạ Ơn, chúng ta không thể quên cám ơn tha nhân như một tập thể và như một cá nhân, từng cá nhân, những người chúng ta gặp trong suốt cuộc đời, từ cha mẹ, anh em, họ hàng thân thuộc, bạn bè, hàng xóm láng giềng… đến những người trong đoàn thể, cộng đồng và ngoài xã hội. Chính những người đó đã yểm trợ, giúp sức để mỗi người chúng ta đạt được thành quả trên đường đời. Cho nên cám ơn không thể chỉ giới hạn, dành cho những người cùng một tổ chức.
Tạ ơn, cám ơn là việc làm thật dễ dàng sau khi thành công, đạt kết quả tốt. Nhưng sự biết ơn/cám ơn không chỉ dừng lại nơi những gì chúng ta đạt được mà còn cả những gì chúng ta chưa đạt được hay không đạt được, những khó khăn phải đối phó trong đời sống. Nhờ thất bại, chúng ta học hỏi kinh nghiệm để có thành quả tích cực hơn ở những lần sau. Nhờ thất bại chúng ta trở nên cẩn thận hơn, chính chắn hơn, khiêm nhường hơn trong cuộc sống.
Thất bại là mẹ thành công.
Cám ơn cũng không thể là hành động chỉ có sau khi đã nhận lãnh, thu về. Cám ơn (thanks) đích thực là sự cho đi (giving), chia sẻ những gì mình được ban cho với người khác, tức cám ơn vô điều kiện, cám ơn vì người chớ không phải vì mình.
Để đón nhận những sự tốt lành khác mà đời sống, xã hội có thể mang lại, mỗi người cần cảm tạ, biết ơn những gì đang có, đang hưởng. Với tấm lòng thành thật biết ơn, không ai dám nghĩ tới việc hủy hoại những công trình, thành quả của người đi trước, của tập thể, không ai muốn có hành động khủng bố, cuồng tín, gây tai họa cho xã hội. Khi lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động có trách nhiệm, không phải chỉ hôm nay, bây giờ, mà mãi mãi thì đời sống của cá nhân cũng như cộng đồng, quốc gia, xã hội, sẽ trở nên phong phú, tràn đầy, đáng sống, và an bình.
Hôm nay là ngày chúng ta tạ ơn Đấng Tối Cao với tâm tình của những người di dân đến lập nghiệp ở đất nước này hàng trăm năm trước. Chúng ta cũng không quên cám ơn nhau về sự hiện diện và góp phần của mỗi người trong đời sống.
Hãy cho và nhận những lời chân thành hôm nay, ngày mai, và mãi mãi…
Cám Ơn, Cám Ơn, và Cám Ơn!
Happy Thanksgiving! !!
Nguyên Ty
Hàng năm, cứ đến ngày thứ năm tuần cuối cùng của tháng 11, sau mùa gặt hái của nhà nông, quốc gia Hoa Kỳ hân hoan mừng lễ Thanksgiving, tức lễ Tạ Ơn.
Ngày lễ Tạ Ơn tiên khởi, năm 1623, của những di dân đầu tiên đến Hoa Kỳ có một ý nghĩa thật đặc biệt. Họ tạ ơn Thượng Đế đã ban cho được trúng mùa và sống còn sau những ngày tháng đói lạnh, thất mùa liên tiếp… Là những người tiên phong trong một thế giới mới lạ, họ phải vất vả đương đầu, chống trả với thực tế khắc nghiệt để mưu sinh. Đời sống chưa có những tiện nghi tối thiểu, chưa có những tổ chức thiện nguyện hay cơ quan An Sinh Xã Hội giúp đỡ những bước đầu. Họ tự lực cánh sinh, xây dựng đất nước này dần dần bằng bàn tay lao động và trí óc. Nhờ đó…
Hôm nay chúng ta đang sống trên một đất nước giàu mạnh nhất thế giới với lương thực tràn đầy, tiện nghi không thiếu… Chúng ta không có những bận tâm lo lắng về miếng cơm manh áo như những di dân đầu tiên đến đây lập nghiệp, không phải lo sợ ngày mai thiếu ăn, thiếu uống, thiếu mặc. Chúng ta có dư thừa, nhiều hơn mức cần thiết cho cuộc sống, trong khi hàng trăm triệu người dân ở những quốc gia khác bữa đói bữa no, ngay cả không có đủ nước để uống…
Để cám ơn những người đã gây dựng, gìn giữ đất nước này, chúng ta, những di dân đến sau, có bổn phận làm như họ, và hơn họ để di sản của người đến trước, đi trước luôn luôn được tốt đẹp hơn, phong phú hơn. Chúng ta có bổn phận bảo vệ và phát triển. Quốc gia Hoa Kỳ được như ngày nay là chính nhờ tinh thần truyền thống đó.
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây,
Uống nước nhớ người đào giếng.
Trong ngày Lễ Tạ Ơn, chung vui với gia đình, bạn hữu, mỗi người chúng ta hãy dừng lại đôi phút để cảm nhận ra vô vàn ân sủng đã lãnh nhận, để ghi nhớ và cám ơn.
Dù không gian hay thời gian có đổi thay, có một ân sủng không bao giờ thay đổi là cuộc sống quanh chúng ta luôn luôn có người khác. Chính tha nhân làm cho cuộc sống ở thế gian có ý nghĩa. Hình phạt ác độc nhất của các chế độ độc tài toàn trị không phải là lao động khổ sai, nhưng là chuồng giam biệt cách nơi tăm tối, không có sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài, để hành hạ tinh thần nạn nhân. Nếu thụ đắc được những tài sản mơ ước mà phải sống một mình trên hoang đảo không bóng dáng tha nhân như trường hợp anh chàng Lỗ Bình Sơn thì tài sản kết sù cũng vô nghĩa, không lợi ích gì. Sống là sống-ở-đời-với-người-khác. Không có người ta sống với ai?
Chính sự "tương thuộc" giữa những người trong một tổ chức, nhỏ như gia đình và rộng lớn như quốc gia, xã hội đã trao cho mỗi người một phần việc, một trách nhiệm đóng góp và liên đới. Nếu không có sự phân công, nếu mỗi người phải tự làm lấy mọi việc, mọi thứ trong đời sống của mình từ A đến Z, hay người làm người không, tùy ý tùy hứng, xã hội con người không thể tiến bộ như ngày nay.
Bất cứ điều gì chúng ta thụ hưởng ở thế gian đều là thành quả đóng góp của nhiều người, tức luôn luôn có sự hiện diện của tha nhân. Không có sự hiện hữu của người khác thì cá nhân không là gì cả, dù cao trọng, quyền chức đến đâu.
Do đó, trong ngày Lễ Tạ Ơn, chúng ta không thể quên cám ơn tha nhân như một tập thể và như một cá nhân, từng cá nhân, những người chúng ta gặp trong suốt cuộc đời, từ cha mẹ, anh em, họ hàng thân thuộc, bạn bè, hàng xóm láng giềng… đến những người trong đoàn thể, cộng đồng và ngoài xã hội. Chính những người đó đã yểm trợ, giúp sức để mỗi người chúng ta đạt được thành quả trên đường đời. Cho nên cám ơn không thể chỉ giới hạn, dành cho những người cùng một tổ chức.
Tạ ơn, cám ơn là việc làm thật dễ dàng sau khi thành công, đạt kết quả tốt. Nhưng sự biết ơn/cám ơn không chỉ dừng lại nơi những gì chúng ta đạt được mà còn cả những gì chúng ta chưa đạt được hay không đạt được, những khó khăn phải đối phó trong đời sống. Nhờ thất bại, chúng ta học hỏi kinh nghiệm để có thành quả tích cực hơn ở những lần sau. Nhờ thất bại chúng ta trở nên cẩn thận hơn, chính chắn hơn, khiêm nhường hơn trong cuộc sống.
Thất bại là mẹ thành công.
Cám ơn cũng không thể là hành động chỉ có sau khi đã nhận lãnh, thu về. Cám ơn (thanks) đích thực là sự cho đi (giving), chia sẻ những gì mình được ban cho với người khác, tức cám ơn vô điều kiện, cám ơn vì người chớ không phải vì mình.
Để đón nhận những sự tốt lành khác mà đời sống, xã hội có thể mang lại, mỗi người cần cảm tạ, biết ơn những gì đang có, đang hưởng. Với tấm lòng thành thật biết ơn, không ai dám nghĩ tới việc hủy hoại những công trình, thành quả của người đi trước, của tập thể, không ai muốn có hành động khủng bố, cuồng tín, gây tai họa cho xã hội. Khi lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động có trách nhiệm, không phải chỉ hôm nay, bây giờ, mà mãi mãi thì đời sống của cá nhân cũng như cộng đồng, quốc gia, xã hội, sẽ trở nên phong phú, tràn đầy, đáng sống, và an bình.
Hôm nay là ngày chúng ta tạ ơn Đấng Tối Cao với tâm tình của những người di dân đến lập nghiệp ở đất nước này hàng trăm năm trước. Chúng ta cũng không quên cám ơn nhau về sự hiện diện và góp phần của mỗi người trong đời sống.
Hãy cho và nhận những lời chân thành hôm nay, ngày mai, và mãi mãi…
Cám Ơn, Cám Ơn, và Cám Ơn!
Happy Thanksgiving! !!
-
- Posts: 2581
- Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
- Been thanked: 1 time
Nguồn Gốc và Ý Nghiã !
Tạ ơn là một hành vi biểu hiện lòng biết ơn đối với những ân phước của Trời Ịất, Thượng Đế, hay các vị thần linh. Từ ngàn xưa, người ta tin tưởng các vị thần linh đã làm cho mưa thuận, gió hòa, khiến mùa màng được tốt, gia súc sinh sản nhiều, và nhờ đó cuộc sống được no đủ. Các ngày hội ăn mừng như thế đã có cách đây cả 5000 năm ở Ai Cập. Tại Việt Nam, các làng mạc thường có tổ chức ngày hội mừng sau mùa gặt cuối năm. Tuy nhiên ngày Tết Nguyên Đán vẫn là ngày quan trong nhất có những cuộc tế lễ Trời đất và gia tiên để tạ ơn.
Ơn Trời mưa, nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nồi thì cày sâu
Công lao chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Lạy Trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm.
Tại Hoa Kỳ, Tổng Thống George Washington lúc lên cầm quyền đã chọn ngày 26 tháng 11, năm 1789 là ngày Lễ Tạ Ơn chung cho toàn quốc. Sau đó thì mỗi tiểu bang có một ngày Lễ Tạ Ơn riêng. Ịến năm 1863, TT. Lincoln chọn ngày Thứ Năm chót của tháng 11 là ngày Lễ Tạ Ơn chung cho toàn quốc cả Nam lẫn Bắc. Tới năm 1939, TT Roosevelt ấn định lại ngày Lễ Tạ Ơn cũng vào ngày Thứ Năm tháng 11, nhưng sớm hơn một tuần. Năm 1942, Quốc Hội quyết định ngày Lễ Tạ Ơn trở lại ngày cũ của TT Lincoln.
Tuy nhiên ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên trên Mỹ Châu đã được tổ chức vào Tháng Mười Một năm 1621 tại Plymouth, Massachusetts nhằm tỏ lòng biết ơn nhóm thổ dân da đỏ và đặc biệt là với một thổ dân có tên là Tisquanto gọi tắt là Squantọ Câu chuyện truy nguyên từ những năm tháng đầy gian truân của nhóm 102 người Anh di cư gọi là Pilgrims Fathers gồm cả 35 người nguyên thuộc Tin Lành cải cách ly khai (Puritan separatists), trước đó đã định cư tại Leyden, Hòa Lan (Netherlands) lìa quê hương Anh Quốc, khởi hành trong tháng Chín, 1620 từ Plymouth, England, vượt 3000 dặm I.a.i Tây Dương trên con tầu Mayflower hướng về Tân Thế Giới (Mỹ Châu La Tinh) cho tự do tín ngưỡng của ho..
Mới đầu tầu Mayflower định đi tới Jamestown, Virginia, nơi định cư đầu tiên của di dân (1607). Nhưng vì bão tố liên tục, họ đành phải đổ bộ tại Cape Cod Bay và quyết định lập nghiệp tại Plymouth, Massachusetts đồng thời tự tuyên bố là không còn thuộc quyền kiểm soát của Anh Quốc. Ngày 21 tháng 11 năm 1620, trước khi lên bờ, 41 Pilgrim Fathers đã ký vào Bản Kết Ước Mayflower thành lập một tổ chức chính trị dân sự và dựng nên một khung cho những luật lệ công bằng và bình đẳng. Bản kết ước trở nên nền tảng của chính quyền tại Plymouth và họ đã chọn William Bradford (1590 Ợ 1657) làm Thống Ịốc đầu tiên của họ và đã tái cử tới 30 lần kể từ 1621. Ịoàn người này đã phải chịu đựng một mùa đông trong đói lạnh và phân nữa đã chết. Trong tình trạng khốn cùng đó, như một phép lạ, một thổ dân da đỏ nói thông thạo tiếng Anh đã dẫn một số thổ dân khác cùng mang bí rợ và thịt gà tây tới giúp đồng thời cũng chỉ cho di dân cách trồng trọt và bắt cá. Vị cứu tinh đó tên là Tisquanto mà di dân gọi tắt là Squantọ
Năm 1605, Squanto cùng với 4 thổ dân khác được thuyền trưởng Anh Ợ George Waymouth chở về Anh Quốc. Squanto và hai thổ dân được giao cho Sir Ferdinando để học tiếng Anh. Năm 1614, Squanto được phái theo thuyền trưởng John Smith trở lại Tân Thế Giới làm thông ngôn. Sau đó thì Squanto bị bắt cóc và bán làm nô lê.. Rồi Squanto được các thủy thủ giúp vượt thoát trở về Anh, được làm hoa tiêu trở lại Tân Thế Giới, và đã có cơ hội dẫn thổ dân tới cứu nhóm Pilgrims ở Plymouth. Sự kiện Squanto tận tình cứu giúp người da trắng cũng làm cho thổ dân căm giận đòi nhóm Pilgrims trao Squanto cho họ để trừng phạt. Nhưng di dân Anh đã hết sức bảo vệ Squanto và chính Squanto cũng đứng về phía nhóm Pilgrims cho đến khi chết vì bịnh sốt rét trong một cuộc chuyến đi trao đổi với nhóm Pilgrims vào tháng 11 năm 1622. Khi chết, Squanto đã trăn trối với Braford rằng ông hãy cầu nguyện cho hắn để hắn có thể được tới với Chúa ở Thiên Đàng đoa.n đời ngắn ngủi của Squanto trong vài tháng ở Plymouth không phải chỉ là một khúc nhạc đồng quê êm ả mà hơn nữa nó minh họa sự đối nghịch về giá trị của hai nét văn hóa da trắng và da đỏ cùng tồn tại trong cùng con người đó. Thống Ịốc Bradford đã viết: "Squanto là một đặc cụ của Chúa gởi xuống cho nhóm Pilgrims ngoài sự mong đợi của ho..Sử gia Phinney Baxter đã nhận định: tâm trí của Squanto đã được mở rộng vượt qua các đồng loại vì được tiếp xúc với văn minh Âu Châu và một sự hiểu biết của đại thế giớị.
Để ăn mừng Lễ Tạ Ơn, người ta dùng trái bí rợ và gà lôi vì đó chính là những thức ăn mà người da đỏ đã mang tới cho di dân. Trong dịp này nhiều bà nội trợ khéo tay đã trổ tài nấu nướng chế biến nhiều món ăn thật ngon miệng cho chồng con và thân hữụ Thực đơn của một bữa ăn thường gồm có: gà lôi, khoai tây nghiền, nước sốt, thịt ướp nhồi, hương vị trái cranberry, bánh bí rợ, và bánh mì. Một bữa ăn truyền thống cho tám hay mười người thường gồm: một con gà tây quay 14 pounds; 3 pounds sốt rau; 5 pounds khoai tây ghiền; 3 pounds khoai lang ướp ngọt; 3 pounds đậu xanh hay cà rốt; nửa lít nước cranberry; bánh mì và bánh nướng bí rợ hay táọ
Tiệc ăn mừng Lễ Tạ Ơn sẽ hứng thú hơn nhiều nếu người ta hình dung ra tình cảnh của nhóm người hành hương đi tìm tự do tín ngưỡng đã trải qua những ngày đông thật giá lạnh lại không có thực phẩm tại một miền đất thật xa lạ và đầy hãi hùng nhưng cũng đầy vẻ quyến rũ vì vẻ hoang sơ của nó. Rồi một phép lạ xẩy ra, họ đã tồn tại, và Hoa Kỳ vĩ đại hôm nay đã thực sự chào đời từ buổi ấy.
Hải Bằng.HDB
Lễ Tạ Ơn tới
Có rất nhiều điều để mà tạ ơn.
Tạ ơn cho lá xanh đậm và bầu không khí nóng hừng hực khi mùa hè tới với những con số 100 đỏ chói trên hàn thử biểu. Tạ ơn cho làn gió êm dịu khi mùa thu về, lá đổi màu rực rỡ trên hàng cây. Tạ ơn cho tuyết trắng, tuyết trắng buông rơi thả nhẹ, tuyết trắng bám chặt cây khô bơ vơ trụi lá. Tạ ơn cho những nụ hoa đâm chồi nẩy lộc trong sân vườn lún phún mầu xanh, mầu xanh xanh mới, mầu xanh hy vọng. Tạ ơn cho gió nóng và gió lạnh. Tạ ơn cho gió hè và gió thu. Tạ ơn cho bốn mùa, bốn mùa luân phiên thay đổi.
Tạ ơn cho những thăng trầm trôi nổi trong một năm vừa qua. Tạ ơn cho hạnh phúc. Tạ ơn cho thanh bình. Tạ ơn cho bầu không khí đầm ấm trong căn nhà mới tinh, kiếng cửa sổ còn bóng lộn. Tạ ơn cho chiếc xe mới nằm trong nhà xe còn đang thơm mùi sơn mới. Tạ ơn cho tiếng cười tiếng nói trong những căn phòng khách sang trọng thơm tho mùi thảm mới với màn ảnh TV Plasma nằm chễm chệ chiếm gọn một góc nhà. Tạ ơn cho gạo trắng cơm ngon. Tạ ơn cho những bữa cơm thơm nồng được nấu bởi bàn tay của ông của bà, của bố của mẹ, của chị của anh, và của cả những người em, em trai và em gái.
Tạ ơn cho những thân hình lực lưỡng của những đứa con, con trai, mới ngày nào còn nhỏ xíu, nay vươn vai đứng dậy hóa ra thanh niên với những sợi râu mọc lưa thưa trên mép. Tạ ơn cho những đứa con, con gái, ngày nào tóc còn ngắn ngang vai, giờ này tóc dài đen nhánh êm đềm bước đi những gót hài sen đầu tiên của tuổi thanh xuân, tuổi của đẹp, đẹp rực rỡ, đẹp huy hoàng.
Tạ ơn cho những người chị, người anh, người em, em trai và em gái. Tạ ơn cho những lời ngon ngọt rì rào anh chị em thủ thỉ với nhau, và cũng tạ ơn cho những lời cay đắng buông ra không kịp kềm hãm. Tạ ơn cho những khuôn mặt tươi cười ngọt ngào, và những giận hờn nước mắt tuôn rơi. Tạ ơn cho những quây quần xum họp, và ngay cả những lúc không ai nhìn ai. Tạ ơn cho những lần cửa phòng rộng mở, và cũng tạ ơn cho những lần cửa đóng then cài.
Tạ ơn cho những người bố, những người mẹ. Tạ ơn cho những sáng sớm vất vả với dòng xe cộ đỏ chói và đen đặc trên xa lộ. Tạ ơn cho tháng tháng ngược xuôi mang tiền về nuôi chồng, nuôi vợ, và nuôi con. Tạ ơn cho những người cha người mẹ một đời khổ vì con, một đời cực vì cháu. Tạ ơn cho những người bố, những người mẹ sớm chiều lặn lội thân cò khi quãng vắng, kiếm gạo nuôi chồng nuôi vợ nuôi con. Tạ ơn cho những thiên đàng đã được tạo ra trong căn phòng khách, và ngay cả những ngọn lửa vẫn còn đang âm ỷ cháy. Tạ ơn cho những giọt nước mát lạnh từ trời cao đã tuôn đổ, những hạt nước mắt rớt xuống dập tắt đi mầm lửa của giận và của hờn.
Tạ ơn cho tình thương, tình thương mến vô điều kiện. Không phải bởi học giỏi, đỗ đạt vinh quy, tình thương mới được trao ban gửi tặng. Không phải! Không phải bởi nói tiếng Việt, hay tiếng Anh, hay tiếng Pháp, hay tiếng Đức giỏi, tình thương mới ngọt ngào tuôn đổ. Không phải! Không phải bởi biết đối đáp, biết ăn biết nói, biết làm ăn buôn bán, biết giao tiếp lanh lẹ, tình thương mới được trao ban. Không phải! Không phải bởi cao lớn lực lưỡng, tóc dài đen mượt, khuôn mặt xinh đẹp, nụ cười tươi thắm, dịu dàng thướt tha, da mầu trắng ngà, hay da mầu rám nắng, tình thương mới bộc phát. Không phải! Không phải bởi lương cao, nhà cửa thênh thang, 5 hoặc 6 phòng, bởi học thành tài, có bằng cử nhân, văn bằng bác sĩ, tình thương mới ngọt ngào tuôn đổ trên đầu lưỡi. Không phải! Không phải bởi vì điều kiện này điều kiện kia, tình thương mới lấp ló nơi khóe miệng. Không phải! Mà bởi vì bố là bố, mẹ là mẹ, chị là chị, anh là anh, em là em. Bởi vì bố là bố của con, bởi vì mẹ là mẹ của con, bởi vì em là em của anh, bởi vì em là em của chị, cho nên lúc nào tình thương cũng tràn đầy tuôn đổ trên hai bàn tay; và khi cần đến, tình thương ngọt ngào tuôn đổ, tình thương sung mãn, tình thương thánh thót, tình thương ngập tràn, tình thương lai láng, tình thương viên mãn, tình thương tuôn rơi.
Tạ ơn cho những sức khỏe sung mãn trong gia đình. Tạ ơn cho những đau ốm liệt giường, sụt sùi cảm cúm. Tạ ơn cho những giấc mơ chưa đạt tới, và không biết bao giờ mới đạt tới. Tạ ơn cho những lần không trở thành gánh nặng cho chính mình và cho những người thân chung quanh. Tạ ơn cho những vết thương tâm hồn từ bao lâu nay đã thôi không sưng đỏ, đã chịu lên da non.
Tạ ơn cho những khuôn mặt trong gia đình đang dần dần biến dạng trở nên cằn cỗi, và tạ ơn cho những khuôn mặt vẫn còn đang căng tràn nhựa sống. Tạ ơn cho những lầm lỗi. Tạ ơn cho những lần được thứ tha, được bỏ qua, được quên đi, được xóa nhòa. Tạ ơn cho những chịu đựng âm thầm, không cằn nhằn, không đi ra đi vào đá thúng đụng nia.
Tạ ơn cho những người tình của gia đình. Tạ ơn cho những khuôn mặt mới thường xuyên xuất hiện trong căn phòng khách đợi chờ những khuôn mặt cũ. Tạ ơn cho những người thanh niên kiên nhẫn ngồi im lìm đọc báo coi TV đợi chờ trong căn phòng khách trong khi những người con gái vẫn đang đi tới đi lui trước gương. Tạ ơn cho những đám cưới tưng bừng với bao nhiêu quan khách. Tạ ơn cho những tà áo dài trắng thướt tha, những khuôn mặt đỏ hồng, những đôi mi e lệ dưới khăn voan cô dâu trắng toát. Tạ ơn cho những đứa con đang hình thành trong bụng. Tạ ơn cho những mái ấm gia đình hạnh phúc, và cũng tạ ơn cho những căn nhà bắt đầu nóng, nóng như lửa.
Tạ ơn cho những buổi lễ Tạ Ơn với thịt gà tây chiên vàng theo kiểu Văn Lang. Tạ ơn cho những bữa tiệc Giáng Sinh với khăn bàn đỏ rực, với những ly rượu đỏ nồng, và những khuôn mặt đỏ thắm. Tạ ơn cho những cây thông mọc trong căn phòng khách với đèn trắng, đèn xanh, đèn đỏ, đèn tím, đèn vàng, đèn sáng chưng, đèn lấp lánh bên những gói quà Giáng Sinh chất cao, cao ngất. Tạ ơn cho những đêm Giao Thừa im lìm trên vùng đất mới với không pháo đỏ hồng, không quần áo mới. Tạ ơn cho những đêm Trung Thu trăng tròn rực rỡ, không đèn con thỏ, không đèn con cá, không đèn kéo quân, cả nhà ngồi sau vườn ngắm trăng với trà ướp sen, trà hoa lài, và với bánh nướng, bánh dẻo.
Tạ ơn cho những buổi kinh tối, cả gia đình quây quần đọc kinh Mân Côi. Tạ ơn cho những con thuyền, những chuyến bay đã mang gia đình tới đất mới, trời mới. Tạ ơn cho những lần thất nghiệp đi ra đi vào chẳng biết làm chi khác hơn ngoài luyện chưởng. Tạ ơn cho bầu không khí lành lạnh mát dịu của một ngày cuối tháng Mười Một. Tạ ơn cho Mùa Vọng, cho Lễ Giáng Sinh. Tạ ơn cho nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc bay thơm lừng nguyên cả một khu phố có người Hoa Kỳ gốc Văn Lang quây quần xum họp. Tạ ơn cho Bún Bò Huế, Bún Vịt Sáo Măng, Bún Mọc, Cháo Gà, Cháo Vịt, Cháo Lòng Heo và Phở. Tạ ơn cho Bánh Cuốn, Bánh Bèo, Bánh Đúc, Bánh Phồng Tôm. Có rất nhiều điều để Tạ Ơn. Có muốn kể ra, kể ra cũng không hết.
Tạ ơn cho một ngày Lễ Tạ Ơn, một ngày người thân nhớ tới người thân, một ngày gia đình quây quần xum họp tạ ơn trời cao.
Tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Ông Trời cho một năm vừa trôi qua, trôi qua trong hạnh phúc, trôi qua trong thanh bình, trôi qua trong an lạc, trôi qua trong hồng ân●
Có rất nhiều điều để mà tạ ơn.
Tạ ơn cho lá xanh đậm và bầu không khí nóng hừng hực khi mùa hè tới với những con số 100 đỏ chói trên hàn thử biểu. Tạ ơn cho làn gió êm dịu khi mùa thu về, lá đổi màu rực rỡ trên hàng cây. Tạ ơn cho tuyết trắng, tuyết trắng buông rơi thả nhẹ, tuyết trắng bám chặt cây khô bơ vơ trụi lá. Tạ ơn cho những nụ hoa đâm chồi nẩy lộc trong sân vườn lún phún mầu xanh, mầu xanh xanh mới, mầu xanh hy vọng. Tạ ơn cho gió nóng và gió lạnh. Tạ ơn cho gió hè và gió thu. Tạ ơn cho bốn mùa, bốn mùa luân phiên thay đổi.
Tạ ơn cho những thăng trầm trôi nổi trong một năm vừa qua. Tạ ơn cho hạnh phúc. Tạ ơn cho thanh bình. Tạ ơn cho bầu không khí đầm ấm trong căn nhà mới tinh, kiếng cửa sổ còn bóng lộn. Tạ ơn cho chiếc xe mới nằm trong nhà xe còn đang thơm mùi sơn mới. Tạ ơn cho tiếng cười tiếng nói trong những căn phòng khách sang trọng thơm tho mùi thảm mới với màn ảnh TV Plasma nằm chễm chệ chiếm gọn một góc nhà. Tạ ơn cho gạo trắng cơm ngon. Tạ ơn cho những bữa cơm thơm nồng được nấu bởi bàn tay của ông của bà, của bố của mẹ, của chị của anh, và của cả những người em, em trai và em gái.
Tạ ơn cho những thân hình lực lưỡng của những đứa con, con trai, mới ngày nào còn nhỏ xíu, nay vươn vai đứng dậy hóa ra thanh niên với những sợi râu mọc lưa thưa trên mép. Tạ ơn cho những đứa con, con gái, ngày nào tóc còn ngắn ngang vai, giờ này tóc dài đen nhánh êm đềm bước đi những gót hài sen đầu tiên của tuổi thanh xuân, tuổi của đẹp, đẹp rực rỡ, đẹp huy hoàng.
Tạ ơn cho những người chị, người anh, người em, em trai và em gái. Tạ ơn cho những lời ngon ngọt rì rào anh chị em thủ thỉ với nhau, và cũng tạ ơn cho những lời cay đắng buông ra không kịp kềm hãm. Tạ ơn cho những khuôn mặt tươi cười ngọt ngào, và những giận hờn nước mắt tuôn rơi. Tạ ơn cho những quây quần xum họp, và ngay cả những lúc không ai nhìn ai. Tạ ơn cho những lần cửa phòng rộng mở, và cũng tạ ơn cho những lần cửa đóng then cài.
Tạ ơn cho những người bố, những người mẹ. Tạ ơn cho những sáng sớm vất vả với dòng xe cộ đỏ chói và đen đặc trên xa lộ. Tạ ơn cho tháng tháng ngược xuôi mang tiền về nuôi chồng, nuôi vợ, và nuôi con. Tạ ơn cho những người cha người mẹ một đời khổ vì con, một đời cực vì cháu. Tạ ơn cho những người bố, những người mẹ sớm chiều lặn lội thân cò khi quãng vắng, kiếm gạo nuôi chồng nuôi vợ nuôi con. Tạ ơn cho những thiên đàng đã được tạo ra trong căn phòng khách, và ngay cả những ngọn lửa vẫn còn đang âm ỷ cháy. Tạ ơn cho những giọt nước mát lạnh từ trời cao đã tuôn đổ, những hạt nước mắt rớt xuống dập tắt đi mầm lửa của giận và của hờn.
Tạ ơn cho tình thương, tình thương mến vô điều kiện. Không phải bởi học giỏi, đỗ đạt vinh quy, tình thương mới được trao ban gửi tặng. Không phải! Không phải bởi nói tiếng Việt, hay tiếng Anh, hay tiếng Pháp, hay tiếng Đức giỏi, tình thương mới ngọt ngào tuôn đổ. Không phải! Không phải bởi biết đối đáp, biết ăn biết nói, biết làm ăn buôn bán, biết giao tiếp lanh lẹ, tình thương mới được trao ban. Không phải! Không phải bởi cao lớn lực lưỡng, tóc dài đen mượt, khuôn mặt xinh đẹp, nụ cười tươi thắm, dịu dàng thướt tha, da mầu trắng ngà, hay da mầu rám nắng, tình thương mới bộc phát. Không phải! Không phải bởi lương cao, nhà cửa thênh thang, 5 hoặc 6 phòng, bởi học thành tài, có bằng cử nhân, văn bằng bác sĩ, tình thương mới ngọt ngào tuôn đổ trên đầu lưỡi. Không phải! Không phải bởi vì điều kiện này điều kiện kia, tình thương mới lấp ló nơi khóe miệng. Không phải! Mà bởi vì bố là bố, mẹ là mẹ, chị là chị, anh là anh, em là em. Bởi vì bố là bố của con, bởi vì mẹ là mẹ của con, bởi vì em là em của anh, bởi vì em là em của chị, cho nên lúc nào tình thương cũng tràn đầy tuôn đổ trên hai bàn tay; và khi cần đến, tình thương ngọt ngào tuôn đổ, tình thương sung mãn, tình thương thánh thót, tình thương ngập tràn, tình thương lai láng, tình thương viên mãn, tình thương tuôn rơi.
Tạ ơn cho những sức khỏe sung mãn trong gia đình. Tạ ơn cho những đau ốm liệt giường, sụt sùi cảm cúm. Tạ ơn cho những giấc mơ chưa đạt tới, và không biết bao giờ mới đạt tới. Tạ ơn cho những lần không trở thành gánh nặng cho chính mình và cho những người thân chung quanh. Tạ ơn cho những vết thương tâm hồn từ bao lâu nay đã thôi không sưng đỏ, đã chịu lên da non.
Tạ ơn cho những khuôn mặt trong gia đình đang dần dần biến dạng trở nên cằn cỗi, và tạ ơn cho những khuôn mặt vẫn còn đang căng tràn nhựa sống. Tạ ơn cho những lầm lỗi. Tạ ơn cho những lần được thứ tha, được bỏ qua, được quên đi, được xóa nhòa. Tạ ơn cho những chịu đựng âm thầm, không cằn nhằn, không đi ra đi vào đá thúng đụng nia.
Tạ ơn cho những người tình của gia đình. Tạ ơn cho những khuôn mặt mới thường xuyên xuất hiện trong căn phòng khách đợi chờ những khuôn mặt cũ. Tạ ơn cho những người thanh niên kiên nhẫn ngồi im lìm đọc báo coi TV đợi chờ trong căn phòng khách trong khi những người con gái vẫn đang đi tới đi lui trước gương. Tạ ơn cho những đám cưới tưng bừng với bao nhiêu quan khách. Tạ ơn cho những tà áo dài trắng thướt tha, những khuôn mặt đỏ hồng, những đôi mi e lệ dưới khăn voan cô dâu trắng toát. Tạ ơn cho những đứa con đang hình thành trong bụng. Tạ ơn cho những mái ấm gia đình hạnh phúc, và cũng tạ ơn cho những căn nhà bắt đầu nóng, nóng như lửa.
Tạ ơn cho những buổi lễ Tạ Ơn với thịt gà tây chiên vàng theo kiểu Văn Lang. Tạ ơn cho những bữa tiệc Giáng Sinh với khăn bàn đỏ rực, với những ly rượu đỏ nồng, và những khuôn mặt đỏ thắm. Tạ ơn cho những cây thông mọc trong căn phòng khách với đèn trắng, đèn xanh, đèn đỏ, đèn tím, đèn vàng, đèn sáng chưng, đèn lấp lánh bên những gói quà Giáng Sinh chất cao, cao ngất. Tạ ơn cho những đêm Giao Thừa im lìm trên vùng đất mới với không pháo đỏ hồng, không quần áo mới. Tạ ơn cho những đêm Trung Thu trăng tròn rực rỡ, không đèn con thỏ, không đèn con cá, không đèn kéo quân, cả nhà ngồi sau vườn ngắm trăng với trà ướp sen, trà hoa lài, và với bánh nướng, bánh dẻo.
Tạ ơn cho những buổi kinh tối, cả gia đình quây quần đọc kinh Mân Côi. Tạ ơn cho những con thuyền, những chuyến bay đã mang gia đình tới đất mới, trời mới. Tạ ơn cho những lần thất nghiệp đi ra đi vào chẳng biết làm chi khác hơn ngoài luyện chưởng. Tạ ơn cho bầu không khí lành lạnh mát dịu của một ngày cuối tháng Mười Một. Tạ ơn cho Mùa Vọng, cho Lễ Giáng Sinh. Tạ ơn cho nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc bay thơm lừng nguyên cả một khu phố có người Hoa Kỳ gốc Văn Lang quây quần xum họp. Tạ ơn cho Bún Bò Huế, Bún Vịt Sáo Măng, Bún Mọc, Cháo Gà, Cháo Vịt, Cháo Lòng Heo và Phở. Tạ ơn cho Bánh Cuốn, Bánh Bèo, Bánh Đúc, Bánh Phồng Tôm. Có rất nhiều điều để Tạ Ơn. Có muốn kể ra, kể ra cũng không hết.
Tạ ơn cho một ngày Lễ Tạ Ơn, một ngày người thân nhớ tới người thân, một ngày gia đình quây quần xum họp tạ ơn trời cao.
Tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Ông Trời cho một năm vừa trôi qua, trôi qua trong hạnh phúc, trôi qua trong thanh bình, trôi qua trong an lạc, trôi qua trong hồng ân●