Tin Cộng Đồng
GIÁO SƯ TOÀN PHONG NGUYỄN XUÂN VINH NHẬN GIẢI DIRK BROUWER VỀ CƠ HỌC PHI HÀNH KHÔNG GIAN
Tiêu chuẩn của giải thưởng là: “The award is presented annually in recognition of significant technical contributions to space flight mechanics and astrodynamics”
(tin mới nhất từ GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh- San Jose)
[left]http://img90.imageshack.us/img90/241/ng ... nh2sn6.jpg[/left]Hôm nay, trong lúc ăn sáng, tôi đọc trên báo San Jose Mercury News ra ngày 4 tháng 10, 2006, tin của giáo sư George Smoot thuộc đại học Califoria ở Berkeley, làm việc tại Lawrence Berkeley National Laboratory là cơ quan quốc gia nghiên cứu Nguyên Tử Lực, là giữa 3 giờ sáng ông nhận được điện thoại từ Thụy Điển báo tin rằng ông đã được giải Nobel về Vật Lý Học cho năm 2006. Tuy nghe giọng nói của người gọi đầy uy tín, nhưng ông cũng muốn tin chắc nên đã tìm vào Trang Điện Tử của Ủy Ban Giải Nobel thì thấy đã có tin là những khoa học gia Smoot và Mather đã được chọn để lãnh giải Nobel về Vật Lý cho năm 2006.
Một lúc sau, đang ngồi lại để uống nốt ly cà phê buổi sáng thì lần này tôi là người nhận được một cú điện thoại tương tự tuy rằng tầm quan trọng thật nhỏ nhoi, so với cú điện thoại mà giáo sư Smoot đã nhận được ngày hôm trước đây, nhưng tôi nghĩ là đối với một khoa học gia chân chính, khi nhận được tin là những kết quả khảo cứu của mình đã được một ủy ban thẩm định thấy xứng đáng là đã có những đóng góp quan trọng trong ngành khoa học mình đang theo đuổi, mà đề nghị trao tặng một giải thưởng độc nhất trong năm đó, thì niềm vui cũng trọn vẹn. Người đã gọi điện thoại là giám đốc điều hành của American Astronautical Society đã thông báo cho tôi biết là tôi đã được lựa chọn để nhận giải Dirk Brouwer về Cơ Học Phi Hành Không Gian. Tiêu chuẩn của giải thưởng là: “The award is presented annually in recognition of significant technical contributions to space flight mechanics and astrodynamics”. Từ mấy năm nay tôi đã biêt là một số những bạn đồng nghiệp và cựu sinh viên tiến sĩ của tôi mà nay có địa vị trong kỹ nghệ và trong ngành giáo dục đã có những vận động và đề nghị cho tôi đưôợc giải này. Tuy vậy tôi cũng đã vào Web site của American Astronautical Society và thấy là họ đã cập nhật trang điện tử và in tên tôi là người được giải Kirk Brouwer cho năm 2006.
http://astronautical.org/index.php?opti ... &Itemid=75
Hội sẽ gửi thư để mời tôi tham dự Spae Flight Mechanics winter meeting của cả hai Hội American Astronautical Society và American Institute of Aeronautics and Astronautics cùng họp chung những ngày từ 28 tháng Giêng cho đến mồng Một tháng Hai năm 2007 ở nơi nghỉ mát và du lịch khách sạn Hilton Sedona Resort & Spa ở Sedona, tiểu bang Arizona.
Nguyễn Xuân Vinh
--------------------------------------------------------------------------------
Thật là một vinh dự cho Tập Thể Chiến Sĩ VNCH và cho người Việt Nam: Sáng nay (ngày 4 tháng 10 - 2006) Giáo Sư Khoa Học Gia Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện TTCSVNCH, là người Việt Nam đầu tiên đã nhận được giải thưởng Dirk Brouwer, giải thưởng danh tiếng nhất thế giới về Astrodynamics tức là môn khảo cứu để điều khiển đường bay của các con tàu vũ trụ (phi thuyền). Giải thưởng này mỗi năm chỉ phát cho một người (có năm không ai được lãnh giải).
Đây là tất cả các khoa học gia đã từng được lãnh giải thưởng này từ trước đến nay:
1972 Theodore N. Edelbaum
1973 John V. Breakwell
1974 Howard W. Tindall, Jr.
1975 Robert M. L. Baker
1976 Barbara C. Johnson
1977 Ronald L. Berry
1978 No Award Given <<< không có ai được
1979 Angelo Miele
1980 Paul Herget (Posthumously)
1981 Victor Szebehely
1982 Thomas R. Kane
1983 Giuseppe Colombo
1984 Robert W. Farquhar
1985 No Award Given <<< không có ai được
1986 Andre Deprit
1987 John L. Junkins
1988 Richard W. Longman
1989 Kyle T. Alfriend
1989 Peter M. Bainum
1990 Jer-Nan Juang
1990 Vinod J. Modi
1992 Antonio L. Elias
1993 Robert D. Culp
1994 John E. Prussing
1995 Byron D. Tapley
1996 Richard H. Battin
1997 Gerald R. Hollenbeck
1998 George H. Born
1999 Shannon L. Coffey
2000 Malcolm D. Shuster
2001 Paul J. Cefola
2002 Roger A. Broucke;
2003 David W. Dunham
2004 Kathleen Howell
2005 F. Landis Markley
2006 Nguyen X. Vinh
--------------------------------------------------------------------------------
Năm 1994, tức 12 năm trước đây, GS Nguyễn Xuân Vinh đã được lãnh một giải thưởng khác, tức là "Mechanics and Control of Flight Award" (giải thưởng về cơ học và sự điều khiển đường bay" (của máy bay và phi thuyền), của American Institute of Aeronautics and Astronautics (AIAA) (Học Viện Hàng Không và Vũ Trụ Hoa Kỳ)
Ở Mỹ chỉ có 2 hội liên quan đến không gian: một hội "hàng không và không gian", hội kia chỉ có "không gian" không thôi, cả hai hội đều đã phát giải cho GS NXVinh. Điều ấy chứng tỏ là đóng góp của GS Vinh đã rất quan trọng.
Tiêu chuẩn của giải thưởng là: “The award is presented annually in recognition of significant technical contributions to space flight mechanics and astrodynamics”
(tin mới nhất từ GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh- San Jose)
[left]http://img90.imageshack.us/img90/241/ng ... nh2sn6.jpg[/left]Hôm nay, trong lúc ăn sáng, tôi đọc trên báo San Jose Mercury News ra ngày 4 tháng 10, 2006, tin của giáo sư George Smoot thuộc đại học Califoria ở Berkeley, làm việc tại Lawrence Berkeley National Laboratory là cơ quan quốc gia nghiên cứu Nguyên Tử Lực, là giữa 3 giờ sáng ông nhận được điện thoại từ Thụy Điển báo tin rằng ông đã được giải Nobel về Vật Lý Học cho năm 2006. Tuy nghe giọng nói của người gọi đầy uy tín, nhưng ông cũng muốn tin chắc nên đã tìm vào Trang Điện Tử của Ủy Ban Giải Nobel thì thấy đã có tin là những khoa học gia Smoot và Mather đã được chọn để lãnh giải Nobel về Vật Lý cho năm 2006.
Một lúc sau, đang ngồi lại để uống nốt ly cà phê buổi sáng thì lần này tôi là người nhận được một cú điện thoại tương tự tuy rằng tầm quan trọng thật nhỏ nhoi, so với cú điện thoại mà giáo sư Smoot đã nhận được ngày hôm trước đây, nhưng tôi nghĩ là đối với một khoa học gia chân chính, khi nhận được tin là những kết quả khảo cứu của mình đã được một ủy ban thẩm định thấy xứng đáng là đã có những đóng góp quan trọng trong ngành khoa học mình đang theo đuổi, mà đề nghị trao tặng một giải thưởng độc nhất trong năm đó, thì niềm vui cũng trọn vẹn. Người đã gọi điện thoại là giám đốc điều hành của American Astronautical Society đã thông báo cho tôi biết là tôi đã được lựa chọn để nhận giải Dirk Brouwer về Cơ Học Phi Hành Không Gian. Tiêu chuẩn của giải thưởng là: “The award is presented annually in recognition of significant technical contributions to space flight mechanics and astrodynamics”. Từ mấy năm nay tôi đã biêt là một số những bạn đồng nghiệp và cựu sinh viên tiến sĩ của tôi mà nay có địa vị trong kỹ nghệ và trong ngành giáo dục đã có những vận động và đề nghị cho tôi đưôợc giải này. Tuy vậy tôi cũng đã vào Web site của American Astronautical Society và thấy là họ đã cập nhật trang điện tử và in tên tôi là người được giải Kirk Brouwer cho năm 2006.
http://astronautical.org/index.php?opti ... &Itemid=75
Hội sẽ gửi thư để mời tôi tham dự Spae Flight Mechanics winter meeting của cả hai Hội American Astronautical Society và American Institute of Aeronautics and Astronautics cùng họp chung những ngày từ 28 tháng Giêng cho đến mồng Một tháng Hai năm 2007 ở nơi nghỉ mát và du lịch khách sạn Hilton Sedona Resort & Spa ở Sedona, tiểu bang Arizona.
Nguyễn Xuân Vinh
--------------------------------------------------------------------------------
Thật là một vinh dự cho Tập Thể Chiến Sĩ VNCH và cho người Việt Nam: Sáng nay (ngày 4 tháng 10 - 2006) Giáo Sư Khoa Học Gia Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện TTCSVNCH, là người Việt Nam đầu tiên đã nhận được giải thưởng Dirk Brouwer, giải thưởng danh tiếng nhất thế giới về Astrodynamics tức là môn khảo cứu để điều khiển đường bay của các con tàu vũ trụ (phi thuyền). Giải thưởng này mỗi năm chỉ phát cho một người (có năm không ai được lãnh giải).
Đây là tất cả các khoa học gia đã từng được lãnh giải thưởng này từ trước đến nay:
1972 Theodore N. Edelbaum
1973 John V. Breakwell
1974 Howard W. Tindall, Jr.
1975 Robert M. L. Baker
1976 Barbara C. Johnson
1977 Ronald L. Berry
1978 No Award Given <<< không có ai được
1979 Angelo Miele
1980 Paul Herget (Posthumously)
1981 Victor Szebehely
1982 Thomas R. Kane
1983 Giuseppe Colombo
1984 Robert W. Farquhar
1985 No Award Given <<< không có ai được
1986 Andre Deprit
1987 John L. Junkins
1988 Richard W. Longman
1989 Kyle T. Alfriend
1989 Peter M. Bainum
1990 Jer-Nan Juang
1990 Vinod J. Modi
1992 Antonio L. Elias
1993 Robert D. Culp
1994 John E. Prussing
1995 Byron D. Tapley
1996 Richard H. Battin
1997 Gerald R. Hollenbeck
1998 George H. Born
1999 Shannon L. Coffey
2000 Malcolm D. Shuster
2001 Paul J. Cefola
2002 Roger A. Broucke;
2003 David W. Dunham
2004 Kathleen Howell
2005 F. Landis Markley
2006 Nguyen X. Vinh
--------------------------------------------------------------------------------
Năm 1994, tức 12 năm trước đây, GS Nguyễn Xuân Vinh đã được lãnh một giải thưởng khác, tức là "Mechanics and Control of Flight Award" (giải thưởng về cơ học và sự điều khiển đường bay" (của máy bay và phi thuyền), của American Institute of Aeronautics and Astronautics (AIAA) (Học Viện Hàng Không và Vũ Trụ Hoa Kỳ)
Ở Mỹ chỉ có 2 hội liên quan đến không gian: một hội "hàng không và không gian", hội kia chỉ có "không gian" không thôi, cả hai hội đều đã phát giải cho GS NXVinh. Điều ấy chứng tỏ là đóng góp của GS Vinh đã rất quan trọng.
ĐÊM CALI 2006 do Nhật báo CaliToday tổ chức sẽ là một Đêm của những Tình Khúc Muôn Đời và Đêm Nối Kết Những Ước Mơ
Nguyễn Ninh Hòa, Oct 06, 2006 Đêm Cali 2006 sẽ có một chủ đề kép. Chủ đề của âm nhạc trong đêm sẽ là The Best of Oldies (Những Bản Tình Ca Bất Tử) và chủ đề của đêm trình diễn sẽ là Nối Kết Những Ước Mơ (Connecting Dreams).
Như tên gọi của chủ đề âm nhạc, Đêm Cali 2006 sẽ là một đêm trình diễn của những ca khúc tình ca chọn lọc, những tình ca muôn thuở của dòng âm nhạc 75 năm của làng tân nhạc Việt Nam.
Khoảng 30 tình khúc được xem là THE BEST của dòng nhạc Việt Nam sẽ được các giọng ca hàng đầu hải ngoại như Ý LAN, VŨ KHANH, TUẤN NGỌC, THANH HÀ, Y PHỤNG, THẾ SƠN, BĂNG TÂM, NAY DŨNG, NGỌC LỄ, PHƯƠNG THẢO,… trình diễn.
Nhạc sĩ Lê Huy - người điều khiển ban nhạc Phượng Hoàng cùng Ban Tổ Chức - đang tuyển chọn những ca khúc lừng danh và soạn hoà âm chu đáo cho từng ca sĩ để nhằm mang đến cho qúy thính gỉa một đêm nhạc hội tuyệt vời, tràn ngập những ca khúc mà qúy thính giả yêu mến.
Sau khi chọn lọc những ca khúc tình ca tuyệt vời xong, sau khi trao đổi với các ca sĩ nổi tiếng tham dự chương trình, nhạc sĩ Lê Huy mong muốn Đêm Cali 2006 sẽ là một đêm nhạc tuyệt vời, để lại trong lòng khán giả những kỷ niệm khó quên, nên đã đề nghị với BTC rằng dàn nhạc Phượng Hoàng sẽ được tăng cường nhằm có thể thể hiện hết cái hay của hòa âm mà nhạc sĩ Lê Huy mong muốn. Và Ban Tổ Chức cũng đồng ý với nhạc sĩ Lê Huy ý muốn nói trên, nên có thể nói rằng Đêm Cali 2006 hứa hẹn không chỉ những ngôi sao ca nhạc hàng đầu của hải ngoại, một đêm tình ca chọn lọc mà còn là một đêm nhạc hòa âm tuyệt vời, với một dàn nhạc quy mô vào hàng bậc nhất.
MC của Đêm Cali 2006: Nhạc sĩ Nam Lộc và Kathy Uyên, một nữ minh tinh trẻ nổi tiếng của Hoa Kỳ sẽ điều khiển phần dẫn chương trình năm nay của Đêm Cali 2006. Ca nhạc sĩ Nam Lộc nhận xét: “Tài năng, duyên dáng và trẻ trung của ngôi sao điện ảnh Kathy Uyên sẽ lôi cuốn khán giả San Jose”. Kathy Uyên, sinh ra và lớn lên tại San Jose, từng đóng các film Oan Hồn của đạo diễn Victor Vũ, Kiều của đạo diễn Vũ Thu Hà, Asian Stories (tập 3) của đạo diễn Ronald Oda, và những bộ film sắp phát hành vào mùa xuân 2007 như Skidmarks của đạo diễn Karl Kozak, Finishing the Game của đạo diễn Justin Lin. Ngoài ra, Kathy Uyên còn là xướng ngôn viên truyền hình Hoa Kỳ và nhiều chương trình thương mại khác của Direct TV, NBC,… Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Ninh Hòa, cô cho biết “Cô rất mong đến Đêm Cali 2006 vì chương trình cô biết thật tuyệt vời từ âm nhạc đến từ thiện.”
Sẽ trình diễn lần đầu phim minh họa background sinh động, kỹ thuật tân kỳ và tràn ngập những thước phim với những hình ảnh một trời kỷ niệm, và những thước phim đầy xúc cảm yêu thương của lòng nhân ái mà nhóm Tình Ấm Mùa Đông thực hiện tại Hoa Kỳ và tại Đà Nẳng thân yêu khi đoàn chia xẻ khổ đau với các trẻ em mồ côi cha mẹ trong cơn bão Chanchu.
Sân khấu là một điểm mà Đêm Cali luôn quan tâm trong nhiều năm vừa qua. Năm nay, Đêm Cali 2006 sẽ thực hiện một sân khấu tân kỳ phối hợp với kỹ thuật điện ảnh, sẽ làm cho sân khấu không còn là sân khấu tỉnh với những tỉnh vật, mà trái lại sân khấu sẽ động, mang tính chất hi-tech, và tràn ngập những hình ảnh quê hương tràn đầy nổi nhớ, minh họa cho nhiều tình khúc ngàn đời yêu dấu.
Những thước phim minh họa này sẽ đưa từng khán giả về những nơi chốn kỷ niệm, những cảnh vật mà từ lâu nằm khép kín trong ký ức.
Với kỹ thuật sân khấu này, Đêm Cali 2006 sẽ là một đêm tràn ngập những âm thanh dấu yêu, hòa trong tiếng nhạc đệm tuyệt vời và đắm chìm trong thế giới hình ảnh yêu thương…
Tất cả sẽ quyện vào nhau, tạo ra một Đêm Cali 2006 sẽ là một đêm đầy kỷ niệm và lưu luyến của người hâm mộ âm nhạc tại San Jose.
Những nữ lưu tinh hoa gốc Việt sẽ hội ngô cùng khán giả Giữa Đêm Cali 2006, giữa phần đầu và phần cuối của Đêm Cali 2006 sẽ là chương trình Hội Ngộ với các nữ lưu gốc Việt tại Hoa Kỳ.
Năm ngoái, khoa học gia Lê Duy Loan, nhà thiên văn Jane Lưu, nữ đại úy bác sĩ Cẩm Vân về từ chiến hạm Kitty Hawk, Thái Bình Dương, đã làm khán giả say đắm, và bùng nổ nhiều tràn pháo tay bất tận. Các cô nữu lưu năm ngoái không chỉ chinh phục khán giả bằng tài năng và thành tích kiệt xuất của những người con gái gốc Việt, mà còn chinh phục khán giả bằng những trái tim yêu thương và kính trọng thế hệ sinh thành.
Sau Đêm Cali năm ngoái, các nữ lưu và nghệ sĩ đã viếng thăm và trình diễn cho các cụ già tại Viện Dưỡng Lão Mission dela Casa, nơi nhiều người cao niên Việt Nam đang dưỡng già. Ngoài ra, các nữ lưu và nghệ sĩ cũng đã thăm Trung Tâm Phụ Nữ bị bạo hành mà chuyến thăm này đầy ân tình và đầy xúc động.
Năm nay, Đêm Cali 2006 cũng sẽ có sự xuất hiện của những nữ lưu kiệt xuất khác, mà thành tích của họ góp phần làm rạng rỡ giống nòi. (Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về những nữ lưu tham dự Đêm Cali 2006 vào tháng 11 sắp tới).
Những nữ lưu này cũng sẽ cùng một số nghệ sĩ tham dự chuyến đi ủy lạo TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG 3 vào ngày hôm sau (ngày 3 tháng 12) mà chuyến đi năm nay sẽ được đề cập trong một bài viết khác trong thời gian tới. Ngoài những gương mặt quen thuộc trong các chuyến đi TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG các năm trước như ca nhạc sĩ Nam Lộc, Thái Quốc Hùng, Lê Thị Cẩm Vân, Nguyễn Xuân Nam, nhạc sĩ Trần Quảng Nam, cô Phạm Thanh Nga, cô Phạm Thanh Thúy, Đinh Thu Thảo… sẽ còn có những gương mặt trẻ tham dự và người điều hợp viên chương trình TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG năm nay chính là một cô gái trẻ, Monique Alconin, người đã giúp thực hiện chiến dịch TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG vào dịp Tết 2006, chiến dịch giúp các cụ cao niên điền đơn Housing năm nay và chiến dịch cứu trợ nạn nhân bão Chanchu tại Đà Nẵng trong năm qua.
Tuổi trẻ sẽ tham dự vào chiến dịch TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG, để cùng nhau kết hợp các thế hệ, tiếp tục thắp lên ngọn đuốc thương yêu và kính trọng thế hệ sinh thành và góp một bàn tay chăm sóc giúp đỡ người kém may mắn, kẻ gặp thiên tai.
Đêm Cali 2006 vào ngày 2 tháng 12 sẽ là một đêm giải trí tuyệt vời và chiến dịch Tình Ấm Mùa Đông vào ngày 3 tháng 12 sẽ là một ngày của yêu thương và chia xẻ.
Giá vé Đêm Cali 2006: - VIP (liên lạc với nhật báo Cali Today): 408-297-8271
- $60, $40, $25.
- Vé sẽ chính thức phát hành các nơi từ ngày 1 tháng 10, 2006
tại các địa điểm dưới đây:
Nhà hàng Quảng Đà: (408) 297-3402
Senter Video: (408) 298-1854
Văn phòng nhật báo Cali Today (408) 297-9001, 540 S. 10th Street - San Jose, CA 95112
Qúy vị muốn góp một bàn tay tham dự chuyến đi Tình Ấm Mùa Đông 2006, xin liên lạc:
Monique Elconin: (408) 621-2363 (tiếng Mỹ cho bạn trẻ)
Phạm Thanh Nga (408) 621-2751 (tiếng Việt)
Thái Quốc Hùng (408) 205-5323 (tiếng Việt)
Nhật báo Cali Today, tổ chức Tình Ấm Mùa Đông và Connecting Dreams sẽ tài trợ chi phí cho các chương trình từ thiện của tổ chức TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG 2006-2007 như chuyến ủy lạo tại Dưỡng Lão Đường tại San Jose và chuyến ủy lạo tại trại tù Thanh Thiếu Niên tại San Jose và những chương trình khác.
Bảo trợ:
Đêm Cali 2006 rất hân hạnh nhận được nhiều sự ủng hộ và tài trợ từ nhiều công ty và cá nhân cho Đêm Cali 2006 và cho chương trình từ thiện TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG 2006-2007. Chúng tôi sẽ chính thức loan báo đầy đủ danh sách vào đầu tháng 11, 2006 trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Qúy vị muốn bảo trợ chương trình xin gọi (408) 297-9001 từ nay đến ngày 31 tháng 10, 2006.
Chúng tôi sẽ cập nhật tin tức trong các số báo tới.
Ban Tổ Chức Đêm Cali 2006 trân trọng kính mời
Nguyễn Ninh Hòa, Oct 06, 2006 Đêm Cali 2006 sẽ có một chủ đề kép. Chủ đề của âm nhạc trong đêm sẽ là The Best of Oldies (Những Bản Tình Ca Bất Tử) và chủ đề của đêm trình diễn sẽ là Nối Kết Những Ước Mơ (Connecting Dreams).
Như tên gọi của chủ đề âm nhạc, Đêm Cali 2006 sẽ là một đêm trình diễn của những ca khúc tình ca chọn lọc, những tình ca muôn thuở của dòng âm nhạc 75 năm của làng tân nhạc Việt Nam.
Khoảng 30 tình khúc được xem là THE BEST của dòng nhạc Việt Nam sẽ được các giọng ca hàng đầu hải ngoại như Ý LAN, VŨ KHANH, TUẤN NGỌC, THANH HÀ, Y PHỤNG, THẾ SƠN, BĂNG TÂM, NAY DŨNG, NGỌC LỄ, PHƯƠNG THẢO,… trình diễn.
Nhạc sĩ Lê Huy - người điều khiển ban nhạc Phượng Hoàng cùng Ban Tổ Chức - đang tuyển chọn những ca khúc lừng danh và soạn hoà âm chu đáo cho từng ca sĩ để nhằm mang đến cho qúy thính gỉa một đêm nhạc hội tuyệt vời, tràn ngập những ca khúc mà qúy thính giả yêu mến.
Sau khi chọn lọc những ca khúc tình ca tuyệt vời xong, sau khi trao đổi với các ca sĩ nổi tiếng tham dự chương trình, nhạc sĩ Lê Huy mong muốn Đêm Cali 2006 sẽ là một đêm nhạc tuyệt vời, để lại trong lòng khán giả những kỷ niệm khó quên, nên đã đề nghị với BTC rằng dàn nhạc Phượng Hoàng sẽ được tăng cường nhằm có thể thể hiện hết cái hay của hòa âm mà nhạc sĩ Lê Huy mong muốn. Và Ban Tổ Chức cũng đồng ý với nhạc sĩ Lê Huy ý muốn nói trên, nên có thể nói rằng Đêm Cali 2006 hứa hẹn không chỉ những ngôi sao ca nhạc hàng đầu của hải ngoại, một đêm tình ca chọn lọc mà còn là một đêm nhạc hòa âm tuyệt vời, với một dàn nhạc quy mô vào hàng bậc nhất.
MC của Đêm Cali 2006: Nhạc sĩ Nam Lộc và Kathy Uyên, một nữ minh tinh trẻ nổi tiếng của Hoa Kỳ sẽ điều khiển phần dẫn chương trình năm nay của Đêm Cali 2006. Ca nhạc sĩ Nam Lộc nhận xét: “Tài năng, duyên dáng và trẻ trung của ngôi sao điện ảnh Kathy Uyên sẽ lôi cuốn khán giả San Jose”. Kathy Uyên, sinh ra và lớn lên tại San Jose, từng đóng các film Oan Hồn của đạo diễn Victor Vũ, Kiều của đạo diễn Vũ Thu Hà, Asian Stories (tập 3) của đạo diễn Ronald Oda, và những bộ film sắp phát hành vào mùa xuân 2007 như Skidmarks của đạo diễn Karl Kozak, Finishing the Game của đạo diễn Justin Lin. Ngoài ra, Kathy Uyên còn là xướng ngôn viên truyền hình Hoa Kỳ và nhiều chương trình thương mại khác của Direct TV, NBC,… Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Ninh Hòa, cô cho biết “Cô rất mong đến Đêm Cali 2006 vì chương trình cô biết thật tuyệt vời từ âm nhạc đến từ thiện.”
Sẽ trình diễn lần đầu phim minh họa background sinh động, kỹ thuật tân kỳ và tràn ngập những thước phim với những hình ảnh một trời kỷ niệm, và những thước phim đầy xúc cảm yêu thương của lòng nhân ái mà nhóm Tình Ấm Mùa Đông thực hiện tại Hoa Kỳ và tại Đà Nẳng thân yêu khi đoàn chia xẻ khổ đau với các trẻ em mồ côi cha mẹ trong cơn bão Chanchu.
Sân khấu là một điểm mà Đêm Cali luôn quan tâm trong nhiều năm vừa qua. Năm nay, Đêm Cali 2006 sẽ thực hiện một sân khấu tân kỳ phối hợp với kỹ thuật điện ảnh, sẽ làm cho sân khấu không còn là sân khấu tỉnh với những tỉnh vật, mà trái lại sân khấu sẽ động, mang tính chất hi-tech, và tràn ngập những hình ảnh quê hương tràn đầy nổi nhớ, minh họa cho nhiều tình khúc ngàn đời yêu dấu.
Những thước phim minh họa này sẽ đưa từng khán giả về những nơi chốn kỷ niệm, những cảnh vật mà từ lâu nằm khép kín trong ký ức.
Với kỹ thuật sân khấu này, Đêm Cali 2006 sẽ là một đêm tràn ngập những âm thanh dấu yêu, hòa trong tiếng nhạc đệm tuyệt vời và đắm chìm trong thế giới hình ảnh yêu thương…
Tất cả sẽ quyện vào nhau, tạo ra một Đêm Cali 2006 sẽ là một đêm đầy kỷ niệm và lưu luyến của người hâm mộ âm nhạc tại San Jose.
Những nữ lưu tinh hoa gốc Việt sẽ hội ngô cùng khán giả Giữa Đêm Cali 2006, giữa phần đầu và phần cuối của Đêm Cali 2006 sẽ là chương trình Hội Ngộ với các nữ lưu gốc Việt tại Hoa Kỳ.
Năm ngoái, khoa học gia Lê Duy Loan, nhà thiên văn Jane Lưu, nữ đại úy bác sĩ Cẩm Vân về từ chiến hạm Kitty Hawk, Thái Bình Dương, đã làm khán giả say đắm, và bùng nổ nhiều tràn pháo tay bất tận. Các cô nữu lưu năm ngoái không chỉ chinh phục khán giả bằng tài năng và thành tích kiệt xuất của những người con gái gốc Việt, mà còn chinh phục khán giả bằng những trái tim yêu thương và kính trọng thế hệ sinh thành.
Sau Đêm Cali năm ngoái, các nữ lưu và nghệ sĩ đã viếng thăm và trình diễn cho các cụ già tại Viện Dưỡng Lão Mission dela Casa, nơi nhiều người cao niên Việt Nam đang dưỡng già. Ngoài ra, các nữ lưu và nghệ sĩ cũng đã thăm Trung Tâm Phụ Nữ bị bạo hành mà chuyến thăm này đầy ân tình và đầy xúc động.
Năm nay, Đêm Cali 2006 cũng sẽ có sự xuất hiện của những nữ lưu kiệt xuất khác, mà thành tích của họ góp phần làm rạng rỡ giống nòi. (Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về những nữ lưu tham dự Đêm Cali 2006 vào tháng 11 sắp tới).
Những nữ lưu này cũng sẽ cùng một số nghệ sĩ tham dự chuyến đi ủy lạo TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG 3 vào ngày hôm sau (ngày 3 tháng 12) mà chuyến đi năm nay sẽ được đề cập trong một bài viết khác trong thời gian tới. Ngoài những gương mặt quen thuộc trong các chuyến đi TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG các năm trước như ca nhạc sĩ Nam Lộc, Thái Quốc Hùng, Lê Thị Cẩm Vân, Nguyễn Xuân Nam, nhạc sĩ Trần Quảng Nam, cô Phạm Thanh Nga, cô Phạm Thanh Thúy, Đinh Thu Thảo… sẽ còn có những gương mặt trẻ tham dự và người điều hợp viên chương trình TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG năm nay chính là một cô gái trẻ, Monique Alconin, người đã giúp thực hiện chiến dịch TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG vào dịp Tết 2006, chiến dịch giúp các cụ cao niên điền đơn Housing năm nay và chiến dịch cứu trợ nạn nhân bão Chanchu tại Đà Nẵng trong năm qua.
Tuổi trẻ sẽ tham dự vào chiến dịch TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG, để cùng nhau kết hợp các thế hệ, tiếp tục thắp lên ngọn đuốc thương yêu và kính trọng thế hệ sinh thành và góp một bàn tay chăm sóc giúp đỡ người kém may mắn, kẻ gặp thiên tai.
Đêm Cali 2006 vào ngày 2 tháng 12 sẽ là một đêm giải trí tuyệt vời và chiến dịch Tình Ấm Mùa Đông vào ngày 3 tháng 12 sẽ là một ngày của yêu thương và chia xẻ.
Giá vé Đêm Cali 2006: - VIP (liên lạc với nhật báo Cali Today): 408-297-8271
- $60, $40, $25.
- Vé sẽ chính thức phát hành các nơi từ ngày 1 tháng 10, 2006
tại các địa điểm dưới đây:
Nhà hàng Quảng Đà: (408) 297-3402
Senter Video: (408) 298-1854
Văn phòng nhật báo Cali Today (408) 297-9001, 540 S. 10th Street - San Jose, CA 95112
Qúy vị muốn góp một bàn tay tham dự chuyến đi Tình Ấm Mùa Đông 2006, xin liên lạc:
Monique Elconin: (408) 621-2363 (tiếng Mỹ cho bạn trẻ)
Phạm Thanh Nga (408) 621-2751 (tiếng Việt)
Thái Quốc Hùng (408) 205-5323 (tiếng Việt)
Nhật báo Cali Today, tổ chức Tình Ấm Mùa Đông và Connecting Dreams sẽ tài trợ chi phí cho các chương trình từ thiện của tổ chức TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG 2006-2007 như chuyến ủy lạo tại Dưỡng Lão Đường tại San Jose và chuyến ủy lạo tại trại tù Thanh Thiếu Niên tại San Jose và những chương trình khác.
Bảo trợ:
Đêm Cali 2006 rất hân hạnh nhận được nhiều sự ủng hộ và tài trợ từ nhiều công ty và cá nhân cho Đêm Cali 2006 và cho chương trình từ thiện TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG 2006-2007. Chúng tôi sẽ chính thức loan báo đầy đủ danh sách vào đầu tháng 11, 2006 trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Qúy vị muốn bảo trợ chương trình xin gọi (408) 297-9001 từ nay đến ngày 31 tháng 10, 2006.
Chúng tôi sẽ cập nhật tin tức trong các số báo tới.
Ban Tổ Chức Đêm Cali 2006 trân trọng kính mời
Hội đồng thành phố San Francisco thông qua nghị quyết cờ vàng.
VNNB - đăng lúc 07:00:00 AM, Nov 04, 2006
SAN FRANCISCO (Mõ SF) .- Vào lúc 2g30 chiều thứ Ba 31/10/06, sau phần trình bày lý do và tuyên đọc Nghị Quyết Cờ Vàng của bà Giám Sát Viên Fiona Ma, toàn thể 11 Giám Sát Viên (Nghị Viên) của Hội Đồng thành phố San Francisco đã đồng loạt thông qua Nghị Quyết Cờ Vàng do Giám Sát Viên Fiona Ma và Chris Daly đồng bảo trợ. Đông đảo đồng hương hiện diện trong phòng hội của tòa thị chính đã vui mừng cám ơn Hội đồng Thành phố và kéo nhau ra khỏi phòng hội. Tại đây, ông Nguyễn Phú, Chủ tịch Ủy ban Cờ Vàng, người đã kiên trì vận động bà Fiona Ma và ông Chris Daly bảo trợ cho Nghị Quyết này đã thay mặt đồng hương nói lên lời cảm tạ đến hai vị này. Mọi người đã vỗ tay vang dội và hô to lời cảm tạ đến hai vị Giám sát viên này. Bà Fiona Ma cho biết bà rất vui khi toàn thể Hội đồng Thành phố San Francisco đã thông qua Nghị quyết Cờ Vàng. Bà cũng tỏ ra khen ngợi Cộng đồng Người Việt đã kiên trì đeo đuổi Nghị quyết mặc dầu đã thất bại 3 năm trước do sự phủ quyết của ông cựu thị trưởng Willie Brown. Để đáp lại câu hỏi của báo Mõ là liệu ông Thị trưởng Gavin Newsom lần này có phủ quyết hay sẽ chấp thuận nghị quyết, bà nói rằng: Bà tin là ông Thị trưởng Gavin Newsom sẽ không phủ quyết vì đây là nguyện vọng chính đáng của Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại San Francisco. Vả lại gần đây, Thống đốc Cali Arnold Schwazenegger cũng đã ban hành sắc lệnh Cờ Vàng để tôn trọng nguyện vọng này.
Được biết 3 năm trước, khi toàn thể Hội đồng Thành phố San Francisco đã thông qua Nghị Quyết Cờ Vàng thì phía cộng sản Việt Nam đã ráo riết vận động để ông thị trưởng lúc đó là Willie Brown phủ quyết.
Ông Nguyễn Phú cho biết, “thật là không ngờ lúc chúng tôi vận động ráo riết thì được biết là đã có 10 vị Giám sát viên ủng hộ, 1 vị không, nhưng không ngờ khi bầu thì tất cả 11 vị đều ủng hộ. “
Được biết ngoài các thành viên nồng cốt của Hội H.O. SF, người ta còn thấy các tổ chức, hội đoàn tại đây như ông Đoàn Thủy, Nguyễn Đức Chung, Cụ Tạ Thanh Phong, Cụ Dung, Cụ Nguyễn Phú Biên, ông Đặng Sĩ Trãi, ông Phạm Tấn Ngọc, Á hậu Little Sàigòn SF Dayna Đăng Khoa Trần, Cao Minh Thông…. Tại Oakland có ông Nguyễn Hồng Tuyền, Lê Văn Chính, Bùi Phước Ty, Nguyễn Thành, Nguyễn Trung. Tại San Jose có nhà báo LS Nguyễn Tâm, Du Phong, Trần Chí Phúc, Lại Đức Hùng, Bryan Công Đỗ, Ứng viên Hon Lien.
Đặc biệt buổi điều trần để thông qua Nghị Quyết công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng của Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại San Francisco đã xảy ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 10 phút. Nhiều đồng hương, kể cả Á hậu Little Sàigòn SF Dayna Đăng Khoa đã sắp hàng để phát biểu lời ủng hộ cho Nghị Quyết nhưng chưa kịp phát biểu thì toàn thể Hội đồng Thành phố đã nhất loạt thông qua, sau lời trình bày và tuyên đọc Nghị Quyết Cờ Vàng của Giám sát viên Fiona Ma. Thật là bất ngờ.
Ông Nguyễn Phú tuyên bố: “Đây là chiến thắng chung của tất cả chúng ta, chính sự đoàn kết và lá phiếu của chúng ta đã tạo nên chiến thắng này”. Được biết Dân biểu Trần Thái Văn, Nghị viên Madison Nguyễn, Nghị viên Chuck Reed, Giám sát viên Peter McHugh cũng đã gửi thư yêu cầu Hội đồng Thành phố SF thông qua Nghị Quyết này.
Trước khi chia tay, ông Huỳnh Lương Thiện kêu gọi quý đồng hương tiếp tục gửi thư, email để cảm tạ quý vị trong Hội đồng Thành phố San Francisco và kêu gọi ông Thị trưởng Gavin Newsom nhanh chóng ký chấp thuận Nghị Quyết này theo địa chỉ website www.ci.sf.ca.us.
3G sưu tầm
VNNB - đăng lúc 07:00:00 AM, Nov 04, 2006
SAN FRANCISCO (Mõ SF) .- Vào lúc 2g30 chiều thứ Ba 31/10/06, sau phần trình bày lý do và tuyên đọc Nghị Quyết Cờ Vàng của bà Giám Sát Viên Fiona Ma, toàn thể 11 Giám Sát Viên (Nghị Viên) của Hội Đồng thành phố San Francisco đã đồng loạt thông qua Nghị Quyết Cờ Vàng do Giám Sát Viên Fiona Ma và Chris Daly đồng bảo trợ. Đông đảo đồng hương hiện diện trong phòng hội của tòa thị chính đã vui mừng cám ơn Hội đồng Thành phố và kéo nhau ra khỏi phòng hội. Tại đây, ông Nguyễn Phú, Chủ tịch Ủy ban Cờ Vàng, người đã kiên trì vận động bà Fiona Ma và ông Chris Daly bảo trợ cho Nghị Quyết này đã thay mặt đồng hương nói lên lời cảm tạ đến hai vị này. Mọi người đã vỗ tay vang dội và hô to lời cảm tạ đến hai vị Giám sát viên này. Bà Fiona Ma cho biết bà rất vui khi toàn thể Hội đồng Thành phố San Francisco đã thông qua Nghị quyết Cờ Vàng. Bà cũng tỏ ra khen ngợi Cộng đồng Người Việt đã kiên trì đeo đuổi Nghị quyết mặc dầu đã thất bại 3 năm trước do sự phủ quyết của ông cựu thị trưởng Willie Brown. Để đáp lại câu hỏi của báo Mõ là liệu ông Thị trưởng Gavin Newsom lần này có phủ quyết hay sẽ chấp thuận nghị quyết, bà nói rằng: Bà tin là ông Thị trưởng Gavin Newsom sẽ không phủ quyết vì đây là nguyện vọng chính đáng của Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại San Francisco. Vả lại gần đây, Thống đốc Cali Arnold Schwazenegger cũng đã ban hành sắc lệnh Cờ Vàng để tôn trọng nguyện vọng này.
Được biết 3 năm trước, khi toàn thể Hội đồng Thành phố San Francisco đã thông qua Nghị Quyết Cờ Vàng thì phía cộng sản Việt Nam đã ráo riết vận động để ông thị trưởng lúc đó là Willie Brown phủ quyết.
Ông Nguyễn Phú cho biết, “thật là không ngờ lúc chúng tôi vận động ráo riết thì được biết là đã có 10 vị Giám sát viên ủng hộ, 1 vị không, nhưng không ngờ khi bầu thì tất cả 11 vị đều ủng hộ. “
Được biết ngoài các thành viên nồng cốt của Hội H.O. SF, người ta còn thấy các tổ chức, hội đoàn tại đây như ông Đoàn Thủy, Nguyễn Đức Chung, Cụ Tạ Thanh Phong, Cụ Dung, Cụ Nguyễn Phú Biên, ông Đặng Sĩ Trãi, ông Phạm Tấn Ngọc, Á hậu Little Sàigòn SF Dayna Đăng Khoa Trần, Cao Minh Thông…. Tại Oakland có ông Nguyễn Hồng Tuyền, Lê Văn Chính, Bùi Phước Ty, Nguyễn Thành, Nguyễn Trung. Tại San Jose có nhà báo LS Nguyễn Tâm, Du Phong, Trần Chí Phúc, Lại Đức Hùng, Bryan Công Đỗ, Ứng viên Hon Lien.
Đặc biệt buổi điều trần để thông qua Nghị Quyết công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng của Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại San Francisco đã xảy ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 10 phút. Nhiều đồng hương, kể cả Á hậu Little Sàigòn SF Dayna Đăng Khoa đã sắp hàng để phát biểu lời ủng hộ cho Nghị Quyết nhưng chưa kịp phát biểu thì toàn thể Hội đồng Thành phố đã nhất loạt thông qua, sau lời trình bày và tuyên đọc Nghị Quyết Cờ Vàng của Giám sát viên Fiona Ma. Thật là bất ngờ.
Ông Nguyễn Phú tuyên bố: “Đây là chiến thắng chung của tất cả chúng ta, chính sự đoàn kết và lá phiếu của chúng ta đã tạo nên chiến thắng này”. Được biết Dân biểu Trần Thái Văn, Nghị viên Madison Nguyễn, Nghị viên Chuck Reed, Giám sát viên Peter McHugh cũng đã gửi thư yêu cầu Hội đồng Thành phố SF thông qua Nghị Quyết này.
Trước khi chia tay, ông Huỳnh Lương Thiện kêu gọi quý đồng hương tiếp tục gửi thư, email để cảm tạ quý vị trong Hội đồng Thành phố San Francisco và kêu gọi ông Thị trưởng Gavin Newsom nhanh chóng ký chấp thuận Nghị Quyết này theo địa chỉ website www.ci.sf.ca.us.
3G sưu tầm
Biểu Tình Vì Dân Chủ Quê Nhà Trước Tòa Đại Sứ CSVN Ở HTĐ (03/13/2007)
TUYẾT MAI
Việt Báo
Thứ Ba, 3/13/2007, 12:02:00 AM
Hình ảnh biểu tình trứơc tòa đại sứ CSVN ở Washington DC
Hoa Thịnh Đốn.- Để phản đối Phạm Gia Khiêm và góp phần cùng người Việt hải ngoại đang phát động chiến dịch trên toàn thế giới, hỗ trợ các nhà đấu tranh dân chủ trong nước, đang bị CSVN gia tăng đàn áp bắt bớ kể từ dịp Tết vừa qua như Linh Mục NguyễnVăn Lý, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài vv... Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, đại diện cho cơ sở Việt Tân vùng HTĐ đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Tòa Đại Sứ Cộng Sản VN ở góc đường R và Masschusetts Avenue, NW, Washignton, D.C. vào lúc 3:30 chiều ngày 11 Tháng Ba, 2007.
Bác sĩ Chấn nói, chúng ta không thể ngồi yên để CSVN lộng hành sau khi đã lọt vào WTO, được Hoa Kỳ bãi bỏ quy chế Các Nước Bị Đặc Biệt Lưu Tâm về Vi Phạm Tự Do Tôn Giáo (CPC) và cho hưởng quy chế Mậu Dịch Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR).
Có khoảng năm mươi người tham dự, đặc biệt là trong cuộc biểu tình này những người tham dự đều mặc đồng phục áo choàng ngoài màu xanh da trời, trên áo có đề chữ “Human Right for VietNam” và trên mặt kia có chữ “Freedom for VietNam”. Hiện diện có Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng, Ông Hoàng Tư Duy, Bà Nguyễn Thị Lễ và một số thành viên Việt Tân từ Pennsylvania về dự. Trong cuộc biểu tình này cũng có rất nhiều người thuộc thế hệ trẻ.
Mặc dầu số người tham dự không đông, nhưng tinh thần của họ rất cao. Có một biểu ngữ chính, nền vàng chữ đỏ viết: “Hanoi is An Evil Regime” và một vài bản viết tay, đoàn người biểu tình cầm nhiều cờ vàng VNCH và cờ Mỹ. Nhiều người lần lượt được mời lên phát biểu, theo sau là tiếng hô to nhiều khầu hiệu như “Human Right for VietNam”, “Freedom for VietNam”, “Democracy for VietNam”… vang dội một góc trời ..
Sau khi mọi người đã phát biểu, đoàn người biểu tình tuần hành một vòng quanh công trường Sheridan rồi đi vào trong sân trước Sứ Quán CSVN. Tại đây có ba cảnh sát đang giữ trật tự an ninh.
Mặc dầu là ngày Chủ Nhật nhưng cửa sổ của một hai văn phòng trên lầu trong Tòa Đại Sứ CSVN hé mở, có người thò đầu ra xem, nghe ngóng tiếng kêu gào, la hét phẫn nộ của đồng bào biểu tình dưới đường.
Mọi cùng hét to nhiều khẩu hiệu: “Dân chủ cho VN”, “Tự Do cho Việt Nam”, “Nhân Quyền cho Việt Nam”, “Trả tự do cho Nguyễn Văn Đài ngay ”, “Trả tự do cho Lê Thị Nhân Công ngay”… Tiếng gào hét phẫn nộ từ đáy tim của những người biểu tình tràn trào, bay bổng lên trời cao. Nó nói lên lòng uất hận, niềm xót thương vô cùng cho đồng bào ruột thịt đang bị đàn áp dã man ở quê nhà. Có nghe được lời phát biểu can trường của Luật sư Lê Thị Công Nhân chấp nhận tù đày, chúng ta mới thấu hiểu được nỗi căm hờn chất ngất trong lòng người dân thắp cổ bé miệng.
Nếu đồng bào ở hải ngoại không dấn thân, không tiếp sức hỗ trợ thì đồng bào mình ở quê nhà biết mong chờ ai?
Bác sĩ Đặng Vũ Chấn nói rõ, cuộc biểu tình hôm nay được tổ chức là để tham gia vào chiến dịch do người Việt hải ngoại phát động để hỗ trợ cho các nhà dân chủ đang bị CS trù dập trong nước. Cuộc biểu tình hôm nay là cũng để hâm nóng cho cuộc biểu tình chính sắp đến do CĐVN/HTĐ, MD và VA sẽ tổ chức vào Thứ năm 15/3 tới đây trước Quốc Hội HK, nhân dịp Phó Thủ Tuớng CSVN Phạm Gia Khiêm kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao sẽ đến HTĐ.
Ngày hôm đó, Phạm Gia Khiêm sẽ gặp Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội HK để vận động cho CSVN. CĐVN/HTĐ, MD&VA sẽ biểu tình dằn mặt Phạm Gia Khiêm, nhân dịp đó người Việt hải ngoại cũng bày tỏ thái độ không chấp nhận chính sách trù dập, đàn áp người dân trong nước, đang đứng lên dành lại quyền tự chủ và quyền sống của dân tộc.
Bác sĩ Chấn nhấn mạnh, biểu tình chỉ là một trong những sinh hoạt của đồng bào khắp nơi trên thế giới, không riêng gì Đảng Việt Tân đã, đang và sẽ làm. Hiện nay ngoài biểu tình Việt Tân cũng có những vận động ngoại giao, có những nỗ lực xin chữ ký và vận động các quốc gia khắp nơi trên thế giới, cũng như vận động truyền thông quốc tế để cho họ thấy rõ được bộ mặt tráo trở của CSVN sau khi mới được gia nhập vào WTO, mới được thả ra khỏi danh sách CPC, mới được hưởng quy chế PNTR (Bình thường hóa thương mại với HK) đã trở mặt và gia tăng sự đàn áp nhân dân VN.
Trong thời gian qua Việt Tân đã đạt được một số kết quả nho nhỏ như phái đoàn của Quốc Hội Na Uy đã đến VN và đã gặp những gia đình của những nhà đấu tranh trong nước. Sau khi rời khỏi VN, Phái đoàn Quốc Hội Na Uy đã ra thông báo với Bộ Ngoại Giao CS, phản đối sự đàn áp nhân quyền của CSVN. Đó là những chiến dịch, những hình thức mà Việt Tân đang cố vận động. Chúng ta sẽ tranh đấu toàn diện trên nhiều mặt và trong đó biểu tình chỉ là một trong những sinh hoạt đấu tranh.
Bác sĩ Chấn nói, cuộc đấu tranh của chúng ta ngày hôm nay đòi hỏi sự đóng góp của nhiều tổ chức, nhiều đoàn thể để tạo nên sức mạnh của cộng đồng người Việt ở hải ngoại . Trong những ngày Thứ Hai,Thứ Ba, Thứ Tư Ông Lai Thế Hùng Chủ Tịch CĐ/NVQG Âu Châu sẽ tổ chức biểu tình cũng như vận động với Bộ Ngoại Giao HK, Quốc Hội HK và Tòa Bạch Ốc, đó là những việc làm rất tốt. Thứ Năm sẽ có cuộc biểu tình của CĐVN/HTĐ tổ chức và Việt Tân sẽ là một thành viên trong cộng đồng, chúng tôi sẽ hỗ trợ và vận động bà con tham dự tối đa.
Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng nói, chúng tôi đến đây để ủng hộ công cuộc tranh đầu của những nhà dân chủ trong nước, đòi hỏi CSVN phải thả những ngưòi đã vì tự do, dân chủ mà hy sinh quá nhiều. Chúng tôi đòi hỏi CS phải trả lại tự do cho nhân dân Việt Nam. Chúng ta sẽ tiếp tục tranh đấu cho tới khi nào chế độ CS bị giải thể và đất nước Việt Nam được dân chủ, tự do.
Hoàng Tứ Duy phát biểu, anh có mặt trước Toà Đại Sứ CS cùng với đồng bào vùng HTĐ là để phản đối việc CS đàn áp các nhà dân chủ VN như Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê thị công Nhân, LM Nguyễn Văn Lý và những nhà dân chủ khác như nhà báo Đặng Vũ Bình và những người ký tên trong khối 8406 đang bị giam cầm tại VN. Chúng tôi không thể nào chấp nhận được những vụ đàn áp như vậy và chúng tôi đoàn kết với những người Việt khắp thế giới trong tuần lễ này và trong những ngày tới, để phản đối chính sách đàn áp của CS.
Trong những ngày tới chúng ta sẽ sát cánh với nhau để ủng hộ Phong Trào Dân Chủ VN, nhân dịp ngày 8 Tháng Tư là kỷ niệm một năm của Tuyên Ngôn Dân Chủ. Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của Phong Trào Dân Chủ VN, và với sự đoàn kết của nguời Việt trong và ngoài nước chắc chắn chúng ta sẽ tạo được những áp lực mạnh lên chế độ CSVN..
Trong đám biểu tình có nhiều người thuộc thế hệ trẻ, Cô Diệu Tâm, sinh viên Đại Học GeorgeTown ở HTĐ, hôm nay con đến đây biểu tình để hỗ trợ tinh thần những người bị CS bắt cầm tù, như Cha Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, những người này chỉ đòi hỏi tự do, dân chủ cho VN. Nhưng CS đã không cho họ có quyền tự do ngôn luận, nói lên nguyện vọng của họ, vì vậy con đến đây để đòi hỏi trả tự do cho họ.
Em Phạm thị Anh Thư, 16 tuổi, ở Fairfax, VA, hiện theo học lớp 11, cho biết lý do em tham gia biểu tình như sau. Tuy cháu không được sinh ra ở VN, cháu không có kỷ niệm cũng như không biết những gì đã xảy ra dưới chế độ CS, tuy nhiên cháu có nghe nhiều và lần này cháu thấy Ông Nguyễn Văn Đài và Chị Lê Thị Công Nhân không có làm gì sai hết, CS không có một lý do nào để bắt họ, bỏ họ vào tù như vậy. Họ chỉ muốn nước Viet Nam có nhân quyền và dân chủ và thờ Chúa mà thôi.
VC nói là họ cho tự do tôn giáo, họ nói điều này, điều nọ, nhưng không thực hiện điều gì hết, vì vậy cháu đến đây để tranh đấu đòi họ phải thả hai luật sư này ra và con đến đây để hỗ trợ cho đồng bào VN.
Trước khi chấm dứt cuộc biểu tình, Bác Sĩ Đặng Vũ Chấn có lời sau cùng, cuộc đấu tranh của chúng ta đang tiến vào giai đoạn quyết liệt, CS ngày càng gia tăng đàn áp, điều đó nói lên sự lo sợ của chính quyền CSVN truớc khí thế đấu tranh của phong trào dân chủ đang lên. Nếu chúng ta để yên cho CS tự tung tự tác trong nước thì phong trào dân chủ sẽ xẹp, sau một thời gian lâu nữa mới bùng lên lại được, do đó lần này chúng ta phải cố gắng đẩy tới hỗ trợ phong trào dân chủ trong nước tối đa để CS không thể dẹp được họ, để cho phong trào đủ sức tiến lên.
Cuộc biểu tình do cơ sở Việt Tân vùng HTĐ tổ chức trước Tòa Đại Sứ HK ở Washington, D.C. chấm dứt lúc 5 giờ chiều cùng ngày.
TUYẾT MAI
TUYẾT MAI
Việt Báo
Thứ Ba, 3/13/2007, 12:02:00 AM
Hình ảnh biểu tình trứơc tòa đại sứ CSVN ở Washington DC
Hoa Thịnh Đốn.- Để phản đối Phạm Gia Khiêm và góp phần cùng người Việt hải ngoại đang phát động chiến dịch trên toàn thế giới, hỗ trợ các nhà đấu tranh dân chủ trong nước, đang bị CSVN gia tăng đàn áp bắt bớ kể từ dịp Tết vừa qua như Linh Mục NguyễnVăn Lý, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài vv... Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, đại diện cho cơ sở Việt Tân vùng HTĐ đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Tòa Đại Sứ Cộng Sản VN ở góc đường R và Masschusetts Avenue, NW, Washignton, D.C. vào lúc 3:30 chiều ngày 11 Tháng Ba, 2007.
Bác sĩ Chấn nói, chúng ta không thể ngồi yên để CSVN lộng hành sau khi đã lọt vào WTO, được Hoa Kỳ bãi bỏ quy chế Các Nước Bị Đặc Biệt Lưu Tâm về Vi Phạm Tự Do Tôn Giáo (CPC) và cho hưởng quy chế Mậu Dịch Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR).
Có khoảng năm mươi người tham dự, đặc biệt là trong cuộc biểu tình này những người tham dự đều mặc đồng phục áo choàng ngoài màu xanh da trời, trên áo có đề chữ “Human Right for VietNam” và trên mặt kia có chữ “Freedom for VietNam”. Hiện diện có Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng, Ông Hoàng Tư Duy, Bà Nguyễn Thị Lễ và một số thành viên Việt Tân từ Pennsylvania về dự. Trong cuộc biểu tình này cũng có rất nhiều người thuộc thế hệ trẻ.
Mặc dầu số người tham dự không đông, nhưng tinh thần của họ rất cao. Có một biểu ngữ chính, nền vàng chữ đỏ viết: “Hanoi is An Evil Regime” và một vài bản viết tay, đoàn người biểu tình cầm nhiều cờ vàng VNCH và cờ Mỹ. Nhiều người lần lượt được mời lên phát biểu, theo sau là tiếng hô to nhiều khầu hiệu như “Human Right for VietNam”, “Freedom for VietNam”, “Democracy for VietNam”… vang dội một góc trời ..
Sau khi mọi người đã phát biểu, đoàn người biểu tình tuần hành một vòng quanh công trường Sheridan rồi đi vào trong sân trước Sứ Quán CSVN. Tại đây có ba cảnh sát đang giữ trật tự an ninh.
Mặc dầu là ngày Chủ Nhật nhưng cửa sổ của một hai văn phòng trên lầu trong Tòa Đại Sứ CSVN hé mở, có người thò đầu ra xem, nghe ngóng tiếng kêu gào, la hét phẫn nộ của đồng bào biểu tình dưới đường.
Mọi cùng hét to nhiều khẩu hiệu: “Dân chủ cho VN”, “Tự Do cho Việt Nam”, “Nhân Quyền cho Việt Nam”, “Trả tự do cho Nguyễn Văn Đài ngay ”, “Trả tự do cho Lê Thị Nhân Công ngay”… Tiếng gào hét phẫn nộ từ đáy tim của những người biểu tình tràn trào, bay bổng lên trời cao. Nó nói lên lòng uất hận, niềm xót thương vô cùng cho đồng bào ruột thịt đang bị đàn áp dã man ở quê nhà. Có nghe được lời phát biểu can trường của Luật sư Lê Thị Công Nhân chấp nhận tù đày, chúng ta mới thấu hiểu được nỗi căm hờn chất ngất trong lòng người dân thắp cổ bé miệng.
Nếu đồng bào ở hải ngoại không dấn thân, không tiếp sức hỗ trợ thì đồng bào mình ở quê nhà biết mong chờ ai?
Bác sĩ Đặng Vũ Chấn nói rõ, cuộc biểu tình hôm nay được tổ chức là để tham gia vào chiến dịch do người Việt hải ngoại phát động để hỗ trợ cho các nhà dân chủ đang bị CS trù dập trong nước. Cuộc biểu tình hôm nay là cũng để hâm nóng cho cuộc biểu tình chính sắp đến do CĐVN/HTĐ, MD và VA sẽ tổ chức vào Thứ năm 15/3 tới đây trước Quốc Hội HK, nhân dịp Phó Thủ Tuớng CSVN Phạm Gia Khiêm kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao sẽ đến HTĐ.
Ngày hôm đó, Phạm Gia Khiêm sẽ gặp Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội HK để vận động cho CSVN. CĐVN/HTĐ, MD&VA sẽ biểu tình dằn mặt Phạm Gia Khiêm, nhân dịp đó người Việt hải ngoại cũng bày tỏ thái độ không chấp nhận chính sách trù dập, đàn áp người dân trong nước, đang đứng lên dành lại quyền tự chủ và quyền sống của dân tộc.
Bác sĩ Chấn nhấn mạnh, biểu tình chỉ là một trong những sinh hoạt của đồng bào khắp nơi trên thế giới, không riêng gì Đảng Việt Tân đã, đang và sẽ làm. Hiện nay ngoài biểu tình Việt Tân cũng có những vận động ngoại giao, có những nỗ lực xin chữ ký và vận động các quốc gia khắp nơi trên thế giới, cũng như vận động truyền thông quốc tế để cho họ thấy rõ được bộ mặt tráo trở của CSVN sau khi mới được gia nhập vào WTO, mới được thả ra khỏi danh sách CPC, mới được hưởng quy chế PNTR (Bình thường hóa thương mại với HK) đã trở mặt và gia tăng sự đàn áp nhân dân VN.
Trong thời gian qua Việt Tân đã đạt được một số kết quả nho nhỏ như phái đoàn của Quốc Hội Na Uy đã đến VN và đã gặp những gia đình của những nhà đấu tranh trong nước. Sau khi rời khỏi VN, Phái đoàn Quốc Hội Na Uy đã ra thông báo với Bộ Ngoại Giao CS, phản đối sự đàn áp nhân quyền của CSVN. Đó là những chiến dịch, những hình thức mà Việt Tân đang cố vận động. Chúng ta sẽ tranh đấu toàn diện trên nhiều mặt và trong đó biểu tình chỉ là một trong những sinh hoạt đấu tranh.
Bác sĩ Chấn nói, cuộc đấu tranh của chúng ta ngày hôm nay đòi hỏi sự đóng góp của nhiều tổ chức, nhiều đoàn thể để tạo nên sức mạnh của cộng đồng người Việt ở hải ngoại . Trong những ngày Thứ Hai,Thứ Ba, Thứ Tư Ông Lai Thế Hùng Chủ Tịch CĐ/NVQG Âu Châu sẽ tổ chức biểu tình cũng như vận động với Bộ Ngoại Giao HK, Quốc Hội HK và Tòa Bạch Ốc, đó là những việc làm rất tốt. Thứ Năm sẽ có cuộc biểu tình của CĐVN/HTĐ tổ chức và Việt Tân sẽ là một thành viên trong cộng đồng, chúng tôi sẽ hỗ trợ và vận động bà con tham dự tối đa.
Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng nói, chúng tôi đến đây để ủng hộ công cuộc tranh đầu của những nhà dân chủ trong nước, đòi hỏi CSVN phải thả những ngưòi đã vì tự do, dân chủ mà hy sinh quá nhiều. Chúng tôi đòi hỏi CS phải trả lại tự do cho nhân dân Việt Nam. Chúng ta sẽ tiếp tục tranh đấu cho tới khi nào chế độ CS bị giải thể và đất nước Việt Nam được dân chủ, tự do.
Hoàng Tứ Duy phát biểu, anh có mặt trước Toà Đại Sứ CS cùng với đồng bào vùng HTĐ là để phản đối việc CS đàn áp các nhà dân chủ VN như Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư Lê thị công Nhân, LM Nguyễn Văn Lý và những nhà dân chủ khác như nhà báo Đặng Vũ Bình và những người ký tên trong khối 8406 đang bị giam cầm tại VN. Chúng tôi không thể nào chấp nhận được những vụ đàn áp như vậy và chúng tôi đoàn kết với những người Việt khắp thế giới trong tuần lễ này và trong những ngày tới, để phản đối chính sách đàn áp của CS.
Trong những ngày tới chúng ta sẽ sát cánh với nhau để ủng hộ Phong Trào Dân Chủ VN, nhân dịp ngày 8 Tháng Tư là kỷ niệm một năm của Tuyên Ngôn Dân Chủ. Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của Phong Trào Dân Chủ VN, và với sự đoàn kết của nguời Việt trong và ngoài nước chắc chắn chúng ta sẽ tạo được những áp lực mạnh lên chế độ CSVN..
Trong đám biểu tình có nhiều người thuộc thế hệ trẻ, Cô Diệu Tâm, sinh viên Đại Học GeorgeTown ở HTĐ, hôm nay con đến đây biểu tình để hỗ trợ tinh thần những người bị CS bắt cầm tù, như Cha Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, những người này chỉ đòi hỏi tự do, dân chủ cho VN. Nhưng CS đã không cho họ có quyền tự do ngôn luận, nói lên nguyện vọng của họ, vì vậy con đến đây để đòi hỏi trả tự do cho họ.
Em Phạm thị Anh Thư, 16 tuổi, ở Fairfax, VA, hiện theo học lớp 11, cho biết lý do em tham gia biểu tình như sau. Tuy cháu không được sinh ra ở VN, cháu không có kỷ niệm cũng như không biết những gì đã xảy ra dưới chế độ CS, tuy nhiên cháu có nghe nhiều và lần này cháu thấy Ông Nguyễn Văn Đài và Chị Lê Thị Công Nhân không có làm gì sai hết, CS không có một lý do nào để bắt họ, bỏ họ vào tù như vậy. Họ chỉ muốn nước Viet Nam có nhân quyền và dân chủ và thờ Chúa mà thôi.
VC nói là họ cho tự do tôn giáo, họ nói điều này, điều nọ, nhưng không thực hiện điều gì hết, vì vậy cháu đến đây để tranh đấu đòi họ phải thả hai luật sư này ra và con đến đây để hỗ trợ cho đồng bào VN.
Trước khi chấm dứt cuộc biểu tình, Bác Sĩ Đặng Vũ Chấn có lời sau cùng, cuộc đấu tranh của chúng ta đang tiến vào giai đoạn quyết liệt, CS ngày càng gia tăng đàn áp, điều đó nói lên sự lo sợ của chính quyền CSVN truớc khí thế đấu tranh của phong trào dân chủ đang lên. Nếu chúng ta để yên cho CS tự tung tự tác trong nước thì phong trào dân chủ sẽ xẹp, sau một thời gian lâu nữa mới bùng lên lại được, do đó lần này chúng ta phải cố gắng đẩy tới hỗ trợ phong trào dân chủ trong nước tối đa để CS không thể dẹp được họ, để cho phong trào đủ sức tiến lên.
Cuộc biểu tình do cơ sở Việt Tân vùng HTĐ tổ chức trước Tòa Đại Sứ HK ở Washington, D.C. chấm dứt lúc 5 giờ chiều cùng ngày.
TUYẾT MAI
Thống Đốc Oregon Tuyên Bố: Cờ Vàng Tự Do & Di Sản VN
Việt Báo Thứ Tư, 4/25/2007, 12:02:00 AM
“Cộng Đồng Việt Nam Oregon Vận Động Thành Công Nghị Quyết Cờ Vàng Cấp Tiểu Bang...”
Đó là nội dung một tin mừng được thông báo từ ông Nguyễn Kinh Luân, TTK/HDCH/CDVNHK.
Thư ông Luân viết:
“Thừa uỷ nhiệm của Ông Nguyễn Bác Ái, Chủ Tịch Cộng Đồng VN Oregon kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2006-2009, chúng tôi hoan hỉ và hân hạnh thông báo:
Sau nhiều tháng vận động, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Oregon đã chính thức đón nhận Nghị Quyết Cờ Vàng vào lúc 1:00 chiều ngày 23 tháng 4 năm 2007 tại văn phòng Thống Đốc tiểu bang (xin xem Bản Nghị Quyết đính kèm.)
Được biết ngày thứ Bảy 28 tháng 4 năm 2007, Thống Đốc tiểu bang, Ông Theodore R. Kulongoski sẽ đến tham dự Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 tại Thành Phố Portland, OR và trao Nghị Quyết trước mặt đồng hương.
Xin chúc mừng sự thành công của cộng đồng VN tại Oregon và mong mỏi quý đồng hương cố gắng tham dự thật đông để buổi lễ thêm phần trang trọng.”
Một lá thư của ông Nguyễn Bác Ái, CT/BCH/CDVN Oregon, cũng mời gọi đồng bào tham dự Lễ Giổ Tổ, đón nhận Nghị Quyết Cờ Vàng và Tưởng niệm Quốc Hận vào Thứ Bảy 28-4-2007, lúc 11:30 giờ trưa tại Holiday Inn Airport Salon C&D, địa chỉ 8439 NE Columbia Blvd., Portland, Oregon 97220.
Sau đây là bản dịch do Việt Báo thực hiện:
Tuyên Cáo
Từ Văn Phòng Thống Đốc Oregon
- Xét rằng, sau khi kết thúc Cuộc Chiến VN n8am 1975, những di dân VN đầu tiên vào tiểu bang Oregon để tìm cơ hội và tự do; và
- Xét rằng, các di dân VN đã mang phong tục và truyền thống VN nguyên truyền xuống qua nhiều thế hệ; và
- Xét rằng, có nhiều người Mỹ gốc Việt đã chọn tiểu bang Oregon làm nhà; và
- Xét rằng, cộngd 9ồng Mỹ gốc Việt ở Oregon đã đóng góp lớn lao cho đời sống văn hóa, tôn giáo, chính trị và kinh doanh khắp tiểu bang Oregon; và
- Xét rằng, nhiều người Mỹ gốc Việt tại Oregon đã gìn giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ là Lá Cờ Tự Do và Di Sản như là biểu tượng cho cộng đồng Mỹ gốc Việt; và
- Xét rằng, Đó là ý chí và ước muốn của Hội Cộng đồng Người Việt Oregon và hội viên, rằng Lá Cờ Tự Do và Di Sản Mỹ Gốc Việt đươc5 công nhân như lá cờ chính thức của tổ chức khắp tiểu bang Oregon.
Bây giờ, do vậy, Tôi, Theodore R. Kulongoski, Thống Đốc Oregon, tuyến bố công nhận ngày 28-4-2007 sẽ là
NGÀY LÁ CỜ TỰ DO VÀ DI SẢN MỸ VIỆT
tại Oregon và khuyến khích tất cả cư dân Oregon cùng tham dự Lễ naỳ.”
Bản văn trên đề ngày 13-4-2007, và ký tên Thống Đốc Kulongoski, và ông Bill Bradbury, Tổng Thư Ký Oregon.
Việt Báo Thứ Tư, 4/25/2007, 12:02:00 AM
“Cộng Đồng Việt Nam Oregon Vận Động Thành Công Nghị Quyết Cờ Vàng Cấp Tiểu Bang...”
Đó là nội dung một tin mừng được thông báo từ ông Nguyễn Kinh Luân, TTK/HDCH/CDVNHK.
Thư ông Luân viết:
“Thừa uỷ nhiệm của Ông Nguyễn Bác Ái, Chủ Tịch Cộng Đồng VN Oregon kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2006-2009, chúng tôi hoan hỉ và hân hạnh thông báo:
Sau nhiều tháng vận động, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Oregon đã chính thức đón nhận Nghị Quyết Cờ Vàng vào lúc 1:00 chiều ngày 23 tháng 4 năm 2007 tại văn phòng Thống Đốc tiểu bang (xin xem Bản Nghị Quyết đính kèm.)
Được biết ngày thứ Bảy 28 tháng 4 năm 2007, Thống Đốc tiểu bang, Ông Theodore R. Kulongoski sẽ đến tham dự Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 tại Thành Phố Portland, OR và trao Nghị Quyết trước mặt đồng hương.
Xin chúc mừng sự thành công của cộng đồng VN tại Oregon và mong mỏi quý đồng hương cố gắng tham dự thật đông để buổi lễ thêm phần trang trọng.”
Một lá thư của ông Nguyễn Bác Ái, CT/BCH/CDVN Oregon, cũng mời gọi đồng bào tham dự Lễ Giổ Tổ, đón nhận Nghị Quyết Cờ Vàng và Tưởng niệm Quốc Hận vào Thứ Bảy 28-4-2007, lúc 11:30 giờ trưa tại Holiday Inn Airport Salon C&D, địa chỉ 8439 NE Columbia Blvd., Portland, Oregon 97220.
Sau đây là bản dịch do Việt Báo thực hiện:
Tuyên Cáo
Từ Văn Phòng Thống Đốc Oregon
- Xét rằng, sau khi kết thúc Cuộc Chiến VN n8am 1975, những di dân VN đầu tiên vào tiểu bang Oregon để tìm cơ hội và tự do; và
- Xét rằng, các di dân VN đã mang phong tục và truyền thống VN nguyên truyền xuống qua nhiều thế hệ; và
- Xét rằng, có nhiều người Mỹ gốc Việt đã chọn tiểu bang Oregon làm nhà; và
- Xét rằng, cộngd 9ồng Mỹ gốc Việt ở Oregon đã đóng góp lớn lao cho đời sống văn hóa, tôn giáo, chính trị và kinh doanh khắp tiểu bang Oregon; và
- Xét rằng, nhiều người Mỹ gốc Việt tại Oregon đã gìn giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ là Lá Cờ Tự Do và Di Sản như là biểu tượng cho cộng đồng Mỹ gốc Việt; và
- Xét rằng, Đó là ý chí và ước muốn của Hội Cộng đồng Người Việt Oregon và hội viên, rằng Lá Cờ Tự Do và Di Sản Mỹ Gốc Việt đươc5 công nhân như lá cờ chính thức của tổ chức khắp tiểu bang Oregon.
Bây giờ, do vậy, Tôi, Theodore R. Kulongoski, Thống Đốc Oregon, tuyến bố công nhận ngày 28-4-2007 sẽ là
NGÀY LÁ CỜ TỰ DO VÀ DI SẢN MỸ VIỆT
tại Oregon và khuyến khích tất cả cư dân Oregon cùng tham dự Lễ naỳ.”
Bản văn trên đề ngày 13-4-2007, và ký tên Thống Đốc Kulongoski, và ông Bill Bradbury, Tổng Thư Ký Oregon.
Tiểu Bang Nebraska Tuyên Cáo Cờ Vàng Tự Do, Truyền Thống
Việt Báo Thứ Ba, 5/1/2007, 8:10:00 PM
Ông Đấu Nguyễn, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Lincoln, vừa loan báo và phổ biến hình ảnh về Thống Đốc tiểu bang Nebraska đã ký Tuyên Cáo Cờ Vàng.
Ông viết, “Năm 2007, Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Lincoln lại tranh đấu cờ vàng cho toàn thể tiểu bang Nebraska. Kết quả, Thống Đốc đã bằng lòng ký Tuyên cáo cờ vàng. Ngày 25 tháng 4 năm 2007, Báo Lincoln Jorunal Star đã loan báo về việc cờ vàng được chấp thuận.
Ngày 26 tháng 4 năm 2007, Thống đốc (Governor) Dave Heineman đã ký tuyên cáo chấp nhận cờ vàng là cờ chính thức của người Việt tị nạn chúng ta tại tiểu bang Nebraska. Tuyên cáo Cờ vàng được trao cho chủ tịch cộng đồng Nguyễn Xuân Đấu vào lúc 2 giờ trưa.
Chủ tịch Cộng đồng phát biểu cảm tưởng và trình bày lý do tại sao chúng ta phải tranh đấu cờ vàng. Một trong những lý do là sự không thừa nhận nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam.”
Bản Tuyên Cáo viết có đoạn:
“...Xét vì, lá cờ vàng ba sọc đỏ được xem là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và được công nhận là Lá Cờ Tự Do và Truyền Thống Việt Nam;
Cho nên, bây giờ, tôi, Dave Heineman, Thống Đốc Tiểu Bang Nebraska, tuyên cáo rằng ngày 26-4-2007 là
Ngày Lá Cờ Truyền Thống và Tự Do Việt Nam Cộng Hòa tại Nebraska, và tôi khuyến khích các công dân tham dự lễ này...
Ấn Ký: Thống Đốc Dave Heineman.”
Việt Báo Thứ Ba, 5/1/2007, 8:10:00 PM
Ông Đấu Nguyễn, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Lincoln, vừa loan báo và phổ biến hình ảnh về Thống Đốc tiểu bang Nebraska đã ký Tuyên Cáo Cờ Vàng.
Ông viết, “Năm 2007, Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Lincoln lại tranh đấu cờ vàng cho toàn thể tiểu bang Nebraska. Kết quả, Thống Đốc đã bằng lòng ký Tuyên cáo cờ vàng. Ngày 25 tháng 4 năm 2007, Báo Lincoln Jorunal Star đã loan báo về việc cờ vàng được chấp thuận.
Ngày 26 tháng 4 năm 2007, Thống đốc (Governor) Dave Heineman đã ký tuyên cáo chấp nhận cờ vàng là cờ chính thức của người Việt tị nạn chúng ta tại tiểu bang Nebraska. Tuyên cáo Cờ vàng được trao cho chủ tịch cộng đồng Nguyễn Xuân Đấu vào lúc 2 giờ trưa.
Chủ tịch Cộng đồng phát biểu cảm tưởng và trình bày lý do tại sao chúng ta phải tranh đấu cờ vàng. Một trong những lý do là sự không thừa nhận nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam.”
Bản Tuyên Cáo viết có đoạn:
“...Xét vì, lá cờ vàng ba sọc đỏ được xem là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và được công nhận là Lá Cờ Tự Do và Truyền Thống Việt Nam;
Cho nên, bây giờ, tôi, Dave Heineman, Thống Đốc Tiểu Bang Nebraska, tuyên cáo rằng ngày 26-4-2007 là
Ngày Lá Cờ Truyền Thống và Tự Do Việt Nam Cộng Hòa tại Nebraska, và tôi khuyến khích các công dân tham dự lễ này...
Ấn Ký: Thống Đốc Dave Heineman.”
Tượng Ðài Thuyền Nhân Việt Nam đã được đúc xong
Người Việt
Monday, May 14, 2007
Tượng Ðài Thuyền Nhân Việt Nam bằng đồng. (Hình: Ủy Ban Thực Hiện Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam cung cấp)
QUẬN CAM, California (NV) - Một thông báo của Ủy Ban Thực Hiện Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam gởi đến báo Người Việt cho biết tượng đài bằng đồng đã được đúc xong.
Bản thông báo cho biết: “Với sự yêu cầu của đa số đồng hương Việt Nam hải ngoại là nên lưu giữ hàng trăm năm chứng tích lịch sử và tâm linh đến các thế hệ mai sau hiểu biết về giá trị cuộc hành trình tìm tự do của thuyền nhân Việt Nam sau thời điểm 1975, Ủy Ban Thực Hiện Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam đã quyết định đưa pho tượng thuyền nhân đi đúc đồng ở nước ngoài và đã hoàn tất. Hiện nay, bức tượng đã được đưa về một vị trí ở Quận Cam.”
Bản thông báo tiếp: “Trong thời gian này, chúng tôi đang tiếp tục xúc tiến việc khắc tên những thuyền nhân, bộ nhân, đã tử nạn lên tấm bia bằng đá hoa cương đặt xung quanh tượng đài. Chúng tôi trân trọng thông báo quý đồng hương khắp nơi trên thế giới gởi danh sách những người quá cố để chúng tôi tiếp tục đưa vào danh sách.”
Bản thông báo kết luận: “Chúng tôi không nhận bất cứ một chi phiếu đính kèm. Ðây là một nghĩa cử tâm linh hoàn toàn bất vụ lợi mà ủy ban chúng tôi đã tâm nguyện thực hiện trong thời gian gần 10 năm qua.”
Thông báo cũng cho biết, “xin vui lòng gởi về địa chỉ duy nhất: Ủy Ban Thực Hiện Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, 9234 E. Valley Blvd, Rosemead, CA 91770.”
Chi tiết có thể liên lạc 626-288-2696, e-mail sgtimes@aol.com, hoặc vào trang nhà www.saigontimesusa.com.
Người Việt
Monday, May 14, 2007
Tượng Ðài Thuyền Nhân Việt Nam bằng đồng. (Hình: Ủy Ban Thực Hiện Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam cung cấp)
QUẬN CAM, California (NV) - Một thông báo của Ủy Ban Thực Hiện Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam gởi đến báo Người Việt cho biết tượng đài bằng đồng đã được đúc xong.
Bản thông báo cho biết: “Với sự yêu cầu của đa số đồng hương Việt Nam hải ngoại là nên lưu giữ hàng trăm năm chứng tích lịch sử và tâm linh đến các thế hệ mai sau hiểu biết về giá trị cuộc hành trình tìm tự do của thuyền nhân Việt Nam sau thời điểm 1975, Ủy Ban Thực Hiện Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam đã quyết định đưa pho tượng thuyền nhân đi đúc đồng ở nước ngoài và đã hoàn tất. Hiện nay, bức tượng đã được đưa về một vị trí ở Quận Cam.”
Bản thông báo tiếp: “Trong thời gian này, chúng tôi đang tiếp tục xúc tiến việc khắc tên những thuyền nhân, bộ nhân, đã tử nạn lên tấm bia bằng đá hoa cương đặt xung quanh tượng đài. Chúng tôi trân trọng thông báo quý đồng hương khắp nơi trên thế giới gởi danh sách những người quá cố để chúng tôi tiếp tục đưa vào danh sách.”
Bản thông báo kết luận: “Chúng tôi không nhận bất cứ một chi phiếu đính kèm. Ðây là một nghĩa cử tâm linh hoàn toàn bất vụ lợi mà ủy ban chúng tôi đã tâm nguyện thực hiện trong thời gian gần 10 năm qua.”
Thông báo cũng cho biết, “xin vui lòng gởi về địa chỉ duy nhất: Ủy Ban Thực Hiện Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam, 9234 E. Valley Blvd, Rosemead, CA 91770.”
Chi tiết có thể liên lạc 626-288-2696, e-mail sgtimes@aol.com, hoặc vào trang nhà www.saigontimesusa.com.
04 Tháng 1 2008 - Cập nhật 12h32 GMT
Trả lại hay không trả lại?
Tòa nhà đang gây tranh chấp
Một website của người Công Giáo đã phản ứng giận dữ sau khi ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Nhà nước Việt Nam, trả lời với BBC về chuyện Tòa Khâm Sứ nói rằng 'không có vấn đề trả lại'.
Trong một bản tin đăng trên website vietcatholic.net, đặt tại California, tác giả dẫn chứng các văn bản được cho của chính Ban Tôn giáo chỉ thị cho các cấp quan chức địa phương “phải trả lại nơi thờ tự của các tôn giáo.''
Bản tin kết luận: ''Lời tuyên bố của ông Trưởng Ban Tôn giáo Nhà nước rõ ràng trái ngược với Luật pháp và những Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ...''
Các phóng viên nói sự diễn dịch các văn bản luật pháp ở Việt Nam thường không thống nhất và xem chừng vấn đề đang gây tranh chấp không chỉ đơn thuần là một tòa nhà hay một miếng đất.
'Không có vấn đề trả lại'
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 3/1, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ nói: "Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại,"
Về điểm này, ông Doanh giải thích rằng: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."
Tin tức từ Việt Nam cho hay các buổi cầu nguyện của nhiều giáo dân trước Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội vẫn diễn ra ngay đầu năm 2008, đặt câu hỏi về một giải pháp cho vụ việc.
Hôm 1/1, chừng 2.000 người Công giáo đã cầu nguyện ở phố Nhà Chung, để như họ nói, là đòi lại tòa nhà vốn do quận Hoàn Kiếm quản lý, thu hút sự chú ý của dư luận và lực lượng công an.
Trước đó, trong một cử chỉ được bình luận nhiều, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Tòa Giám Mục Hà Nội và đi bộ cùng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đến xem Tòa Khâm sứ.
-------------
Các văn bản:
Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 4 tháng 12 năm 1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rõ: “Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định”.
Thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày 16 tháng 06 năm 1999 của Ban tôn giáo Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị Định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, nhấn mạnh: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo”.
Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18 tháng 06 năm 2004, ghi rõ ràng: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.
vietcatholic.net
Trả lại hay không trả lại?
Tòa nhà đang gây tranh chấp
Một website của người Công Giáo đã phản ứng giận dữ sau khi ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Nhà nước Việt Nam, trả lời với BBC về chuyện Tòa Khâm Sứ nói rằng 'không có vấn đề trả lại'.
Trong một bản tin đăng trên website vietcatholic.net, đặt tại California, tác giả dẫn chứng các văn bản được cho của chính Ban Tôn giáo chỉ thị cho các cấp quan chức địa phương “phải trả lại nơi thờ tự của các tôn giáo.''
Bản tin kết luận: ''Lời tuyên bố của ông Trưởng Ban Tôn giáo Nhà nước rõ ràng trái ngược với Luật pháp và những Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ...''
Các phóng viên nói sự diễn dịch các văn bản luật pháp ở Việt Nam thường không thống nhất và xem chừng vấn đề đang gây tranh chấp không chỉ đơn thuần là một tòa nhà hay một miếng đất.
'Không có vấn đề trả lại'
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 3/1, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ nói: "Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại,"
Về điểm này, ông Doanh giải thích rằng: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."
Tin tức từ Việt Nam cho hay các buổi cầu nguyện của nhiều giáo dân trước Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội vẫn diễn ra ngay đầu năm 2008, đặt câu hỏi về một giải pháp cho vụ việc.
Hôm 1/1, chừng 2.000 người Công giáo đã cầu nguyện ở phố Nhà Chung, để như họ nói, là đòi lại tòa nhà vốn do quận Hoàn Kiếm quản lý, thu hút sự chú ý của dư luận và lực lượng công an.
Trước đó, trong một cử chỉ được bình luận nhiều, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Tòa Giám Mục Hà Nội và đi bộ cùng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đến xem Tòa Khâm sứ.
-------------
Các văn bản:
Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 4 tháng 12 năm 1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rõ: “Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định”.
Thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày 16 tháng 06 năm 1999 của Ban tôn giáo Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị Định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, nhấn mạnh: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo”.
Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18 tháng 06 năm 2004, ghi rõ ràng: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.
vietcatholic.net
2 Thị Trưởng Texas Từ Chối Gặp Dũng
Báo Mỹ: Cờ Vàng VNCH Bay Rợp Trời Texas
Việt Báo Thứ Năm, 6/26/2008, 12:02:00 AM
HOUSTON -- Hai Thị Trưởng Houston và Austin tại Texas đã từ chối gặp Nguyễn Tấn Dũng, theo các nguồn tin điạ phương.
Biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là chuyện của người Việt. Nhật báo Houston Chronicle hôm Thứ tư 25-6-2008 đã đăng bài viết về tình hình cộng đồng Việt ở Texas chuẩn bị biểu tình chống Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, và trên bài là tấm ảnh các lá cờ vàng VNCH được trân trọng phất cao và gìn giữ bởi 2 ông Trương Như Phùng và Lê Văn Sanh đang đứng kế Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Houston.
Bài báo ghi lời phỏng vấn ông Al Hoàng, 46 tuổi, chủ tịch Cộng Đồng VN Houston, “Chúng tôi không hoan nghênh ông Dũng ở đây. Chúng tôi đòi hỏi dân chủ.”
Bài báo cho biết nhiều nhà hoạt động từ California cũng đã bay tới Houston để sẽ biểu tình lớn phản đối Nguyễn Tấn Dũng.
Đặc biệt, baó mạng www.vietland.net cho biết tình hình các thị xã Texas chuẩn bị biểu tình chống Dũng, trích như sau:
“Toán Tiền Sát của VC Nguyễn Tấn Dũng tới Texas .
(Tin-Vietland) Vào 9 giờ sáng ngày hôm nay ngày 24 tháng 6 một phái đòan tiền trạm của Nguyễn Tấn Dũng gần 150 cán bộ đã tới Phi Trường Dallas. Một nhóm khác đã lên đường đi Atlanta. Để tránh đòan biểu tình, phái đòan CSVN đã đi bằng 2 chiếc xe buses và 2 xe van loại 15 chổ ngồi chạy ra khỏi cổng phi trường bằng ngả sau.
Phái đòan nầy sẽ ở lại Dallas đêm nay trong khi đó một nhóm công an, cận vệ của Dũng đi thẳng tới Houston.
Phái đòan khác của VC đi hai chiếc xe Van chở gần 30 cán bộ sẽ đi thẳng về Austin Texas .
Được biết phái đòan CSVN đã thuê bao những Suites lọai mắt tiền trên 300 USD một đêm trong hai ngày 25-26 tại khách sạn Hilton Houston Post Oak Post Oak 2001 Post Oak Blvd, Houston, Texas .
Vào ngày mai, thứ Tư 25 tháng 6 Dũng sẽ tới Texas và cư ngụ tại khách sạn nầy .
Ngày 26 tây ngòai những cuộc họp thương mại ở Houston, phái đòan Nguyễn Tấn Dũng sẽ có một buổi cơm chiều họp mặt với những Việt Kiều thân cộng tại thành phố Richmond, Texas cách Houston 31 miles về hướng Tây Nam.
Cộng Đồng Houston đã phối hợp cùng các hội đòan cựu chiến binh Hoa Kỳ trong vùng sẽ tổ chức biểu tình qui mô chống phái đòan Nguyễn Tấn Dũng.
Một rừng cờ vàng sẽ bay ngợp trời khu phố Bellaire .
Trên bầu trời sẽ có 3 chiếc máy bay mang khẩu hiệu "Let's not forget those 50,000 American lives who were sacrificed for Freedom in Vietnam" .
Nhiều đòan ngựa và xe motocycles sẽ mang cờ vàng và đại kỳ cũng như khẩu hiệu tiếp ứng cho đòan biểu tình .
Ngày 25 Tây sẽ có một buổi văn nghệ tại khu Thương mại Hồng Kông City Mall, 11201 Bellaire góc đường Boone do các nghệ sĩ, Du ca giúp vui cho đồng bào, đồng thời biểu dương khí thế cộng đồng tị nạn cộng sản tại Houston .
Đây là một cuộc biểu tình được tổ chức qui mô chưa từng có tại thành phố nầy. "Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh" là khẩu hiệu chính của cộng đồng Houston, do đó trong kỳ tổ chức biểu tình lần nầy sẽ có nhiều phái nữ góp mặt trong ban tổ chức cũng như điều động biểu tình chống phái đòan CS tại Houston .
Austin, Texas, tuy Nguyễn Tấn Dũng quê mặt không tới thành phố nầy vì ông thị trưởng "bận" không tiếp nhưng một phái đòan của CSVN cấp cao vẫn tới đây để họp mặt thương nghiệp, tuyên truyền cho chế độ...”
Đoạn văn vừa ghi trên cho biết Thị Trưởng Austin đã không đồng ý gặp Nguyễn Tấn Dũng. Cũng cần ghi rằng, một bản tin khác trên các diễn đàn internet cũng cho biết là Thị Trưởng Houston cũng đã chính thức từ chối đón tiếp Nguyễn Tấn Dũng. Điện thư của nhà văn Tôn Nữ Hoàng Hoa viết, trích:
“...Chiều hôm nay hai ông Joe Oliver và ông Sibley Cooley của tập thể Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ đã gọi điện thoại báo tin cho chúng tôi biết là Hội Đồng Thị Xã tại Houston Texas sẽ không tiếp phái đoàn VC Nguyễn Tấn Dũng và văn phòng Toà Lãnh Sự của VC tại Houston khó có thể được thiết lập.tại đây.
Cũng cần nhắc lại là trong những ngày qua khí thế đấu tranh cuả tập thể Người Việt Tỵ Nạn CS tại Houston và vùng phụ cận lên rất cao. Cho dù có một số VC con và tay sai đang ra sức gây phâh hóa để tạo chia rẽ trong tập thể Người Việt Tỵ nạn nhưng những thủ đoan gian hùng này đã hoàn toàn thất bại.
Tuy nhiên những người bạn Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ cũng nhắc nhở chúng tôi rằng: Cho dù hôm nay sự việc không tốt đẹp cho VC nhưng tay sai cuả chúng tại đây sẽ âm ỉ gặp gỡ chính quyền tại đây để vận động. Do đó các tổ chức Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ sẽ phối hợp với chúng ta để có những cuộc gặp gỡ với Toà Thị Chính ở Houston trong việc stop việc thiết lập toà Lãnh Sự VC tại đây...”
Báo Mỹ: Cờ Vàng VNCH Bay Rợp Trời Texas
Việt Báo Thứ Năm, 6/26/2008, 12:02:00 AM
HOUSTON -- Hai Thị Trưởng Houston và Austin tại Texas đã từ chối gặp Nguyễn Tấn Dũng, theo các nguồn tin điạ phương.
Biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là chuyện của người Việt. Nhật báo Houston Chronicle hôm Thứ tư 25-6-2008 đã đăng bài viết về tình hình cộng đồng Việt ở Texas chuẩn bị biểu tình chống Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, và trên bài là tấm ảnh các lá cờ vàng VNCH được trân trọng phất cao và gìn giữ bởi 2 ông Trương Như Phùng và Lê Văn Sanh đang đứng kế Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Houston.
Bài báo ghi lời phỏng vấn ông Al Hoàng, 46 tuổi, chủ tịch Cộng Đồng VN Houston, “Chúng tôi không hoan nghênh ông Dũng ở đây. Chúng tôi đòi hỏi dân chủ.”
Bài báo cho biết nhiều nhà hoạt động từ California cũng đã bay tới Houston để sẽ biểu tình lớn phản đối Nguyễn Tấn Dũng.
Đặc biệt, baó mạng www.vietland.net cho biết tình hình các thị xã Texas chuẩn bị biểu tình chống Dũng, trích như sau:
“Toán Tiền Sát của VC Nguyễn Tấn Dũng tới Texas .
(Tin-Vietland) Vào 9 giờ sáng ngày hôm nay ngày 24 tháng 6 một phái đòan tiền trạm của Nguyễn Tấn Dũng gần 150 cán bộ đã tới Phi Trường Dallas. Một nhóm khác đã lên đường đi Atlanta. Để tránh đòan biểu tình, phái đòan CSVN đã đi bằng 2 chiếc xe buses và 2 xe van loại 15 chổ ngồi chạy ra khỏi cổng phi trường bằng ngả sau.
Phái đòan nầy sẽ ở lại Dallas đêm nay trong khi đó một nhóm công an, cận vệ của Dũng đi thẳng tới Houston.
Phái đòan khác của VC đi hai chiếc xe Van chở gần 30 cán bộ sẽ đi thẳng về Austin Texas .
Được biết phái đòan CSVN đã thuê bao những Suites lọai mắt tiền trên 300 USD một đêm trong hai ngày 25-26 tại khách sạn Hilton Houston Post Oak Post Oak 2001 Post Oak Blvd, Houston, Texas .
Vào ngày mai, thứ Tư 25 tháng 6 Dũng sẽ tới Texas và cư ngụ tại khách sạn nầy .
Ngày 26 tây ngòai những cuộc họp thương mại ở Houston, phái đòan Nguyễn Tấn Dũng sẽ có một buổi cơm chiều họp mặt với những Việt Kiều thân cộng tại thành phố Richmond, Texas cách Houston 31 miles về hướng Tây Nam.
Cộng Đồng Houston đã phối hợp cùng các hội đòan cựu chiến binh Hoa Kỳ trong vùng sẽ tổ chức biểu tình qui mô chống phái đòan Nguyễn Tấn Dũng.
Một rừng cờ vàng sẽ bay ngợp trời khu phố Bellaire .
Trên bầu trời sẽ có 3 chiếc máy bay mang khẩu hiệu "Let's not forget those 50,000 American lives who were sacrificed for Freedom in Vietnam" .
Nhiều đòan ngựa và xe motocycles sẽ mang cờ vàng và đại kỳ cũng như khẩu hiệu tiếp ứng cho đòan biểu tình .
Ngày 25 Tây sẽ có một buổi văn nghệ tại khu Thương mại Hồng Kông City Mall, 11201 Bellaire góc đường Boone do các nghệ sĩ, Du ca giúp vui cho đồng bào, đồng thời biểu dương khí thế cộng đồng tị nạn cộng sản tại Houston .
Đây là một cuộc biểu tình được tổ chức qui mô chưa từng có tại thành phố nầy. "Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh" là khẩu hiệu chính của cộng đồng Houston, do đó trong kỳ tổ chức biểu tình lần nầy sẽ có nhiều phái nữ góp mặt trong ban tổ chức cũng như điều động biểu tình chống phái đòan CS tại Houston .
Austin, Texas, tuy Nguyễn Tấn Dũng quê mặt không tới thành phố nầy vì ông thị trưởng "bận" không tiếp nhưng một phái đòan của CSVN cấp cao vẫn tới đây để họp mặt thương nghiệp, tuyên truyền cho chế độ...”
Đoạn văn vừa ghi trên cho biết Thị Trưởng Austin đã không đồng ý gặp Nguyễn Tấn Dũng. Cũng cần ghi rằng, một bản tin khác trên các diễn đàn internet cũng cho biết là Thị Trưởng Houston cũng đã chính thức từ chối đón tiếp Nguyễn Tấn Dũng. Điện thư của nhà văn Tôn Nữ Hoàng Hoa viết, trích:
“...Chiều hôm nay hai ông Joe Oliver và ông Sibley Cooley của tập thể Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ đã gọi điện thoại báo tin cho chúng tôi biết là Hội Đồng Thị Xã tại Houston Texas sẽ không tiếp phái đoàn VC Nguyễn Tấn Dũng và văn phòng Toà Lãnh Sự của VC tại Houston khó có thể được thiết lập.tại đây.
Cũng cần nhắc lại là trong những ngày qua khí thế đấu tranh cuả tập thể Người Việt Tỵ Nạn CS tại Houston và vùng phụ cận lên rất cao. Cho dù có một số VC con và tay sai đang ra sức gây phâh hóa để tạo chia rẽ trong tập thể Người Việt Tỵ nạn nhưng những thủ đoan gian hùng này đã hoàn toàn thất bại.
Tuy nhiên những người bạn Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ cũng nhắc nhở chúng tôi rằng: Cho dù hôm nay sự việc không tốt đẹp cho VC nhưng tay sai cuả chúng tại đây sẽ âm ỉ gặp gỡ chính quyền tại đây để vận động. Do đó các tổ chức Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ sẽ phối hợp với chúng ta để có những cuộc gặp gỡ với Toà Thị Chính ở Houston trong việc stop việc thiết lập toà Lãnh Sự VC tại đây...”
Thành phần được CSVN “gài” vào Đại Hội Thanh Niên Thế Giới Sydney, từ 15 đến 20/7/2008, họ là những ai?
Thành phần được CSVN “gài” vào Đại Hội Thanh Niên Thế Giới Sydney, từ 15 đến 20/7/2008, họ là những ai, họ được chỉ thị phải làm gì và họ đã làm gì trong suốt tuần Đại Hội này, ít ai được rõ.
Lý do là vì họ không ra mặt, và dường như họ... chẳng làm gì hết.
Nói cách khác, chắc họ thấy rõ không nên ra tay làm gì cả vì nó sẽ... lố bịch lắm, nó sẽ... phơi bày cái ác giữa bầu không khí nhân ái, thánh thiện của suốt tuần lễ Đại Hội.
Theo tuần tự thời gian, một số bạn trẻ từ trong nước đã tâm tình như sau:
Ngày 13/7, Chủ Nhật, ngày đầu tiên chúng em đặt chân đến Sydney, chúng em được sắp xếp ở chung với các nhóm trẻ Việt Nam từ các nơi đến. Chúng em hỏi các bạn: À, bạn này từ Mỹ thì mang cờ Mỹ, nhóm kia ở Canada đến thì cầm cờ Canada, còn tụi em từ Việt Nam thì cầm cờ Việt Nam chứ ạ? Bọn em có mang theo cờ trong cặp này.
Các bạn nhìn chúng em rồi bảo: Bạn ra hỏi Ban Tổ Chức đi nhé. Ban Tổ Chức thì bảo chúng em: Các em cứ cất trong cặp đi, đừng mang ra, ở hải ngoại không dùng cờ này đâu, vài ngày nữa rồi tính.
Thế là chúng em cất trong cặp.
Ngày thứ hai, ngày thứ ba, và các ngày kế tiếp, chúng em sinh hoạt chung với nhau trong hội trường Whitlam Centre, tất cả các bạn đến từ mọi nơi, có khi chung cả khối 3 ngàn người Việt Nam, có khi chia ra từng nhóm nhỏ. Rất vui, rất cởi mở. Các bạn ở Úc đón tiếp chúng em rất niềm nở, hỏi han đủ chuyện. Từ chuyện học hành đến chuyện việc làm và sinh hoạt trong gia đình, trong các giáo xứ chúng em ở Hà Nội, Bùi Chu, Hà Tĩnh, Huế, Đà Lạt, Kontum, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Sàigòn, v.v... và cả những sinh hoạ t ngo ài xã hội. Lạ quá, các bạn hải ngoại đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác qua những câu chuyện chúng em kể. Các bạn ấy không biết (và không chấp nhận) rằng ở Việt Nam , làm gì cũng phải hối lộ. Ở Úc, hối lộ là mất việc làm! Đối với bọn em, ở trong nước quen rồi, không hối lộ làm sao mà sống? Này nhé, bằng cấp đại học hay tiến sĩ hay tốt nghiệp phổ thông, cứ chi tiền ra là có ngay. Chạy xe ngoài đường, có lỡ phạm luật thì cứ nhét tiền cho công an là xong, chứ mà để họ ghi phạt thì rắc rối to! Ở Úc thì đừng hòng hối lộ người ghi phạt, đã bị phạt nặng hơn, còn bị trừ điểm! À hay quá, ở cái xứ có luật lệ thích nhỉ!
Còn nữa, ở Úc, chuyện COCC (xê ô xê xê/con ông cháu cha) là không có đâu. Bạn này học giỏi, bạn kia khôn lanh, được chọn trong những kỳ tuyển chọn nhân viên là sẽ được việc. Không phải như ở Việt Nam , con cán bộ là có việc ngon, còn bọn em thì mãi-mãi chỉ có những việc làm... đói meo. Con bạn học cùng với em, bố nó là cán bộ “khung” nghĩa là cán bộ “gộc”, thành ra nó là “dân nhà nòi” rồi. Hiện nó đang du học ở Mỹ, khi về nó sẽ đương nhiên là trưởng phòng, rồi từ-từ, mai kia mốt nọ, nó sẽ làm đến... Thứ Trưởng như bố nó đấy! Bọn em chẳng tin là con cháu cán bộ du học về rồi sẽ thay đổi Việt-Nam tốt hơn đâu.
Ngược lại, một bạn trẻ sanh ra ở Úc kể cho chúng em rằng gia-đình bạn toàn là đàn ông, chỉ có một “đứa” con gái, đó là... mẹ của bạn. Ối giời ơi! bạn phải nói là “nhà bạn chỉ có một người đàn bà, đó là mẹ bạn, tiếng Việt mình phong phú lắm!”.
Chúng em được học hỏi giáo lý rất nhiều về Đức Chúa Thánh-Thần, vì chủ đề của Đại hội là: “Hãy lãnh nhận Sức Mạnh từ Chúa Thánh-Thần, và hãy trở nên nhân chứng của Ngài.”
Vâng, chúng em tin rằng trong mấy ngày này, Đức Chúa Thánh-Thần đang thổi hơi, đang ban sức mạnh và soi-sáng chúng em qua những trao đổi với các bạn trẻ, với các cô các chú ở Úc và từ các nơi. Chúng em nhận ra được đâu là gian tà, đâu là chân-lý. Sự ác cạnh sự lành, những dối trá cạnh những hành xử đầy nhân bản, yêu thương. Các bài hướng dẫn đến từ các Đức Giám-Mục, các linh-mục và cả từ các bạn trẻ lên chia sẻ kinh nghiệm thực tế đã đánh động chúng em. Rồi đến các buổi văn nghệ. Chúng em hòa đồng và hiệp thông trong yêu thương. Chúng em cùng hòa vang trong các bài hát chung, nhất là bài của linh-mục Chu-Văn-Chi tại Sydney: “Gần nhau trao cho nhau yêu thương tình loài người, gần nhau trao cho nhau tin yêu đừng gian dối, gần nhau trao cho nhau ánh mắt nhân loại này, tình thương trao cho nhau xây đắp trong tình người. Cho dù rừng thay lá xanh đi, cho dù biển cạn nước bao la, ta vẫn yêu thương nhau mãi-mãi!”
Rồi đến ngày đón Đức Giáo Hoàng, Thứ Năm 17/7. Trước khi tất cả được xe bus chở đến Barangaroo Park trên City, thì một anh trong Ban Tổ Chức hỏi thăm bọn em thấy thế nào trong mấy ngày qua, còn định mang cờ đỏ đi không. Câu trả lời là : “Anh ơi, chúng em không đưa cờ đỏ ra đâu, vì nó sẽ kỳ lắm, nó sẽ lạc lõng trong cái không khí vui tươi, hiệp thông và thánh thiện này. Nhưng mà anh ơi, bọn em tâm sự với anh thật lòng thế này, bọn em mong anh hiểu cho, anh đừng chụp hình bọn em mà có “dính” cờ vàng nhé, vì bọn em được chọn qua đây rồi thì về cũng phải báo cáo cho tập thể chứ đâu phải không, nên anh hiểu cho bọn em nhé.”
Trong thâm tâm chúng em đã hiểu rằng, cờ vàng là cờ của Việt-Nam, đã được dùng từ lâu lắm, trước khi bọn em ra đời, và cả trước khi ba má bọn em ra đời nữa. Còn cờ đỏ là cờ của một đảng phái đem ra làm cờ cho cả nước. Ở Úc này, cờ đảng phái không bao giờ được áp đặt cho cả dân tộc Úc. Nếu xẩy ra đìều này thì ngay cái đảng phái đó bị tẩy chay ngay, nhất là khi đảng phái đó làm cho dân nghèo hơn, đói hơn, bị đối xử bất công hơn và còn để cho mất đất mất biển nữa. Nhưng mà ở Việt-Nam, quyền hành ở trong tay “người ta” thì bọn em làm gì được? Thôi thì cứ phải thủ cho an toàn.
Ra đến City, trong ngày Khai Mạc Đại Hội, chúng em chứng kiến đoàn rước cờ các nước. Đẹp quá! Một bạn trẻ Việt-Nam trong Đại Hội đã cầm lá cờ vàng đại diện cho Việt-Nam. Tất cả mọi người Việt-Nam tham dự đều hoan-hô, vỗ tay la hét ầm-ĩ. Hễ đứng cạnh một người Việt-Nam là thấy reo hò như muốn bể lồng ngực. Chúng em cũng chia sẻ niềm vui này. Trong thâm tâm, chúng em, là những người đang sống cảnh bất công, kềm kẹp tại Việt-Nam, tiếng gào thét trong lòng chúng em cho một Việt-Nam công bằng, nhân ái còn phải lớn hơn các bạn ở Úc.
Trước khi qua Úc, chúng em lo lắm, cứ nghĩ là người Việt ở Úc và các nước... dữ-dằn lắm! Vì sẽ xem chúng em như là.... Việt cộng con!! Nhưng mà, sau mấy ngày gần gũi, chúng em thấy rõ lòng nhân ái của các bạn và của các cô các chú chăm sóc cho chúng em. Chúng em đâu có bà con họ hàng gì với các cô các chú trong các giáo xứ tại Úc mà được các cô các chú cho ăn, ngủ, còn đưa đi đón về suốt cả tuần, còn nấu phở, bún riêu cho chúng em. Trong chỗ Đại Hội, hôm nào mà Ban Tổ Chức Úc lo phần ẩm thực, thì chúng em khổ tâm lắm vì không nuốt được thịt trừu, nó hôi quá!! Đi bộ hằng 5-7 cây số, mệt nhừ tử. Về đến phái đoàn Việt-Nam chúng em được ăn cháo gà. Có bữa đứa nào về trễ quá thì chỉ còn mì gói, nhưng sao nó ngon lạ lùng trong cái không khí lạnh căm của mùa đông Sydney .
Rồi đến sáng ngày Chủ Nhật 20/7, lễ Bế Mạc Đại Hội. Trước đó, chúng em nhận được lệnh của trong nước là phải giương 400 lá cờ đỏ, để át cờ vàng đã xuất hiện quá nhiều trong ngày Khai Mạc Đại Hội. Tuy nhiên, chúng em đã bảo nhau không thực hiện lệnh này. Và quyết định liều lĩnh này của chúng em đã tỏ ra sáng suốt, bởi vì, chao ôi, nhìn đâu cũng thấy cờ vàng, nhất là khi phái đoàn người Việt, có đến 5,000 người tiến vào trong khu chính thức cử hành lễ tại Randwick Race Course. Rợp trời, một màu vàng chói chang, lộng lẫy giữa những lá cờ muôn sắc của các nước khác! Đẹp quá, và ý nghĩa quá! Lúc đó, có chụp hình góc cạnh nào cũng “dính” cờ vàng, nhưng chúng em không sợ nữa. Tới đâu hay đó, khi về chúng em có bị làm khó dễ thì chúng em sẽ trả lời là: Không có cách nào chụp hình mà không có cờ vàng, vì ở đâu cũng có, chụp từ trái, từ phải, từ đằng trước, đằng sau, chụp gần sân khấu cử hành lễ hay chụp xa sân khấu cũng có cờ vàng, không tránh được.
Ấy thế mà bọn chúng em cũng có vài đứa bị một phóng viên Báo Thanh Niên kéo ra một chỗ, trong góc kẹt, để giăng vài lá cờ đỏ và chụp hình lén lút để phóng viên này “tường trình” về Đại Hội. Bọn em chẳng lạ gì cái kiểu tường trình dối trá này.
Nhưng bọn em sẽ là nhân chứng của sự thật!
Đi một đàng học một sàng khôn. Qua Đại Hội Thanh Niên Sydney 2008, chúng em học được không biết bao nhiêu là sàng khôn! Rất nhiều điều chúng em đã hiểu ra. Cho đến lúc bước lên máy bay về Việt-Nam, chúng em vẫn còn như đang sống trong mơ. Thực tế ra sao khi chúng em trở lại cuộc sống bình thường? Sẽ bị hạch hỏi? Sẽ phải làm báo cáo? Sẽ phải tường trình theo chỉ thị? Và còn gì nữa? Sẽ bị theo dõi trong sinh hoạt hằng ngày và trên các trao đổi vi tính với các bạn trẻ mà bọn em vừa được sống chung những ngày vui tươi, thân ái và đầy ý nghĩa?
Chúng em tin tưởng là Đức Chúa Thánh-Thần đang sống trong chúng em, đang ban sức mạnh cho chúng em, sẽ giúp chúng em làm chứng nhân.
Chúa Thánh-Thần sẽ tác động cho người trẻ Việt-Nam trong cũng như ngoài nước tiếp tục hiệp thông để cùng xây dựng một Việt-Nam nhân ái, công bằng, dân-chủ, tự-do.
Sau Thánh lễ Bế Mạc, Đức Giáo Hoàng tuyên bố chính thức: “Chúng ta sẽ gặp lại nhau tại Đại Hội Thanh Niên Thế Giới lần tới tại Madrid vào năm 2011”. Các bạn trẻ Tây-Ban-Nha nhẩy cỡn, vỗ tay, reo hò bằng tiếng Tây Ban Nha, la hét theo nhịp điệu: “Viva/Papa”, “Benedicto/we can’t live without you” “ Madrid , Espagnola!”. Họ quàng vai nhau kết thành một chuỗi dài vừa đi vừa tung-tăng nhẩy nhót. Họ giương cao ngọn cờ Tây Ban Nha để được các phóng viên chụp hình, nét mặt rạng-rỡ tin yêu. Họ làm rầm trời rầm đất như thể cả cái sân với 500,000 người này chỉ có mình họ hiện diện.
Chúng em nhìn họ mà thèm. Họ ngây thơ sung-sướng quá! Chúng em mơ ngày Đại Hội Thanh Niên sẽ được tổ chức tại Việt-Nam. Nhưng Việt-Nam thế nào? Dứt khoát phải là một Việt-Nam công-bằng, nhân ái, nơi đó dân chủ tự do triển nở, để các bạn trẻ Việt-Nam năm châu cùng nắm tay nhau xây dựng đất nước phú cường và hiệp thông với nhau, như lần này, để cùng tổ chức Đại Hội. Và ngọn cờ được phất cao, dứt khoát không phải là ngọn cờ của bạo lực, dối trá, gian tà như hiện nay.
Mai Ly
Thành phần được CSVN “gài” vào Đại Hội Thanh Niên Thế Giới Sydney, từ 15 đến 20/7/2008, họ là những ai, họ được chỉ thị phải làm gì và họ đã làm gì trong suốt tuần Đại Hội này, ít ai được rõ.
Lý do là vì họ không ra mặt, và dường như họ... chẳng làm gì hết.
Nói cách khác, chắc họ thấy rõ không nên ra tay làm gì cả vì nó sẽ... lố bịch lắm, nó sẽ... phơi bày cái ác giữa bầu không khí nhân ái, thánh thiện của suốt tuần lễ Đại Hội.
Theo tuần tự thời gian, một số bạn trẻ từ trong nước đã tâm tình như sau:
Ngày 13/7, Chủ Nhật, ngày đầu tiên chúng em đặt chân đến Sydney, chúng em được sắp xếp ở chung với các nhóm trẻ Việt Nam từ các nơi đến. Chúng em hỏi các bạn: À, bạn này từ Mỹ thì mang cờ Mỹ, nhóm kia ở Canada đến thì cầm cờ Canada, còn tụi em từ Việt Nam thì cầm cờ Việt Nam chứ ạ? Bọn em có mang theo cờ trong cặp này.
Các bạn nhìn chúng em rồi bảo: Bạn ra hỏi Ban Tổ Chức đi nhé. Ban Tổ Chức thì bảo chúng em: Các em cứ cất trong cặp đi, đừng mang ra, ở hải ngoại không dùng cờ này đâu, vài ngày nữa rồi tính.
Thế là chúng em cất trong cặp.
Ngày thứ hai, ngày thứ ba, và các ngày kế tiếp, chúng em sinh hoạt chung với nhau trong hội trường Whitlam Centre, tất cả các bạn đến từ mọi nơi, có khi chung cả khối 3 ngàn người Việt Nam, có khi chia ra từng nhóm nhỏ. Rất vui, rất cởi mở. Các bạn ở Úc đón tiếp chúng em rất niềm nở, hỏi han đủ chuyện. Từ chuyện học hành đến chuyện việc làm và sinh hoạt trong gia đình, trong các giáo xứ chúng em ở Hà Nội, Bùi Chu, Hà Tĩnh, Huế, Đà Lạt, Kontum, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Sàigòn, v.v... và cả những sinh hoạ t ngo ài xã hội. Lạ quá, các bạn hải ngoại đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác qua những câu chuyện chúng em kể. Các bạn ấy không biết (và không chấp nhận) rằng ở Việt Nam , làm gì cũng phải hối lộ. Ở Úc, hối lộ là mất việc làm! Đối với bọn em, ở trong nước quen rồi, không hối lộ làm sao mà sống? Này nhé, bằng cấp đại học hay tiến sĩ hay tốt nghiệp phổ thông, cứ chi tiền ra là có ngay. Chạy xe ngoài đường, có lỡ phạm luật thì cứ nhét tiền cho công an là xong, chứ mà để họ ghi phạt thì rắc rối to! Ở Úc thì đừng hòng hối lộ người ghi phạt, đã bị phạt nặng hơn, còn bị trừ điểm! À hay quá, ở cái xứ có luật lệ thích nhỉ!
Còn nữa, ở Úc, chuyện COCC (xê ô xê xê/con ông cháu cha) là không có đâu. Bạn này học giỏi, bạn kia khôn lanh, được chọn trong những kỳ tuyển chọn nhân viên là sẽ được việc. Không phải như ở Việt Nam , con cán bộ là có việc ngon, còn bọn em thì mãi-mãi chỉ có những việc làm... đói meo. Con bạn học cùng với em, bố nó là cán bộ “khung” nghĩa là cán bộ “gộc”, thành ra nó là “dân nhà nòi” rồi. Hiện nó đang du học ở Mỹ, khi về nó sẽ đương nhiên là trưởng phòng, rồi từ-từ, mai kia mốt nọ, nó sẽ làm đến... Thứ Trưởng như bố nó đấy! Bọn em chẳng tin là con cháu cán bộ du học về rồi sẽ thay đổi Việt-Nam tốt hơn đâu.
Ngược lại, một bạn trẻ sanh ra ở Úc kể cho chúng em rằng gia-đình bạn toàn là đàn ông, chỉ có một “đứa” con gái, đó là... mẹ của bạn. Ối giời ơi! bạn phải nói là “nhà bạn chỉ có một người đàn bà, đó là mẹ bạn, tiếng Việt mình phong phú lắm!”.
Chúng em được học hỏi giáo lý rất nhiều về Đức Chúa Thánh-Thần, vì chủ đề của Đại hội là: “Hãy lãnh nhận Sức Mạnh từ Chúa Thánh-Thần, và hãy trở nên nhân chứng của Ngài.”
Vâng, chúng em tin rằng trong mấy ngày này, Đức Chúa Thánh-Thần đang thổi hơi, đang ban sức mạnh và soi-sáng chúng em qua những trao đổi với các bạn trẻ, với các cô các chú ở Úc và từ các nơi. Chúng em nhận ra được đâu là gian tà, đâu là chân-lý. Sự ác cạnh sự lành, những dối trá cạnh những hành xử đầy nhân bản, yêu thương. Các bài hướng dẫn đến từ các Đức Giám-Mục, các linh-mục và cả từ các bạn trẻ lên chia sẻ kinh nghiệm thực tế đã đánh động chúng em. Rồi đến các buổi văn nghệ. Chúng em hòa đồng và hiệp thông trong yêu thương. Chúng em cùng hòa vang trong các bài hát chung, nhất là bài của linh-mục Chu-Văn-Chi tại Sydney: “Gần nhau trao cho nhau yêu thương tình loài người, gần nhau trao cho nhau tin yêu đừng gian dối, gần nhau trao cho nhau ánh mắt nhân loại này, tình thương trao cho nhau xây đắp trong tình người. Cho dù rừng thay lá xanh đi, cho dù biển cạn nước bao la, ta vẫn yêu thương nhau mãi-mãi!”
Rồi đến ngày đón Đức Giáo Hoàng, Thứ Năm 17/7. Trước khi tất cả được xe bus chở đến Barangaroo Park trên City, thì một anh trong Ban Tổ Chức hỏi thăm bọn em thấy thế nào trong mấy ngày qua, còn định mang cờ đỏ đi không. Câu trả lời là : “Anh ơi, chúng em không đưa cờ đỏ ra đâu, vì nó sẽ kỳ lắm, nó sẽ lạc lõng trong cái không khí vui tươi, hiệp thông và thánh thiện này. Nhưng mà anh ơi, bọn em tâm sự với anh thật lòng thế này, bọn em mong anh hiểu cho, anh đừng chụp hình bọn em mà có “dính” cờ vàng nhé, vì bọn em được chọn qua đây rồi thì về cũng phải báo cáo cho tập thể chứ đâu phải không, nên anh hiểu cho bọn em nhé.”
Trong thâm tâm chúng em đã hiểu rằng, cờ vàng là cờ của Việt-Nam, đã được dùng từ lâu lắm, trước khi bọn em ra đời, và cả trước khi ba má bọn em ra đời nữa. Còn cờ đỏ là cờ của một đảng phái đem ra làm cờ cho cả nước. Ở Úc này, cờ đảng phái không bao giờ được áp đặt cho cả dân tộc Úc. Nếu xẩy ra đìều này thì ngay cái đảng phái đó bị tẩy chay ngay, nhất là khi đảng phái đó làm cho dân nghèo hơn, đói hơn, bị đối xử bất công hơn và còn để cho mất đất mất biển nữa. Nhưng mà ở Việt-Nam, quyền hành ở trong tay “người ta” thì bọn em làm gì được? Thôi thì cứ phải thủ cho an toàn.
Ra đến City, trong ngày Khai Mạc Đại Hội, chúng em chứng kiến đoàn rước cờ các nước. Đẹp quá! Một bạn trẻ Việt-Nam trong Đại Hội đã cầm lá cờ vàng đại diện cho Việt-Nam. Tất cả mọi người Việt-Nam tham dự đều hoan-hô, vỗ tay la hét ầm-ĩ. Hễ đứng cạnh một người Việt-Nam là thấy reo hò như muốn bể lồng ngực. Chúng em cũng chia sẻ niềm vui này. Trong thâm tâm, chúng em, là những người đang sống cảnh bất công, kềm kẹp tại Việt-Nam, tiếng gào thét trong lòng chúng em cho một Việt-Nam công bằng, nhân ái còn phải lớn hơn các bạn ở Úc.
Trước khi qua Úc, chúng em lo lắm, cứ nghĩ là người Việt ở Úc và các nước... dữ-dằn lắm! Vì sẽ xem chúng em như là.... Việt cộng con!! Nhưng mà, sau mấy ngày gần gũi, chúng em thấy rõ lòng nhân ái của các bạn và của các cô các chú chăm sóc cho chúng em. Chúng em đâu có bà con họ hàng gì với các cô các chú trong các giáo xứ tại Úc mà được các cô các chú cho ăn, ngủ, còn đưa đi đón về suốt cả tuần, còn nấu phở, bún riêu cho chúng em. Trong chỗ Đại Hội, hôm nào mà Ban Tổ Chức Úc lo phần ẩm thực, thì chúng em khổ tâm lắm vì không nuốt được thịt trừu, nó hôi quá!! Đi bộ hằng 5-7 cây số, mệt nhừ tử. Về đến phái đoàn Việt-Nam chúng em được ăn cháo gà. Có bữa đứa nào về trễ quá thì chỉ còn mì gói, nhưng sao nó ngon lạ lùng trong cái không khí lạnh căm của mùa đông Sydney .
Rồi đến sáng ngày Chủ Nhật 20/7, lễ Bế Mạc Đại Hội. Trước đó, chúng em nhận được lệnh của trong nước là phải giương 400 lá cờ đỏ, để át cờ vàng đã xuất hiện quá nhiều trong ngày Khai Mạc Đại Hội. Tuy nhiên, chúng em đã bảo nhau không thực hiện lệnh này. Và quyết định liều lĩnh này của chúng em đã tỏ ra sáng suốt, bởi vì, chao ôi, nhìn đâu cũng thấy cờ vàng, nhất là khi phái đoàn người Việt, có đến 5,000 người tiến vào trong khu chính thức cử hành lễ tại Randwick Race Course. Rợp trời, một màu vàng chói chang, lộng lẫy giữa những lá cờ muôn sắc của các nước khác! Đẹp quá, và ý nghĩa quá! Lúc đó, có chụp hình góc cạnh nào cũng “dính” cờ vàng, nhưng chúng em không sợ nữa. Tới đâu hay đó, khi về chúng em có bị làm khó dễ thì chúng em sẽ trả lời là: Không có cách nào chụp hình mà không có cờ vàng, vì ở đâu cũng có, chụp từ trái, từ phải, từ đằng trước, đằng sau, chụp gần sân khấu cử hành lễ hay chụp xa sân khấu cũng có cờ vàng, không tránh được.
Ấy thế mà bọn chúng em cũng có vài đứa bị một phóng viên Báo Thanh Niên kéo ra một chỗ, trong góc kẹt, để giăng vài lá cờ đỏ và chụp hình lén lút để phóng viên này “tường trình” về Đại Hội. Bọn em chẳng lạ gì cái kiểu tường trình dối trá này.
Nhưng bọn em sẽ là nhân chứng của sự thật!
Đi một đàng học một sàng khôn. Qua Đại Hội Thanh Niên Sydney 2008, chúng em học được không biết bao nhiêu là sàng khôn! Rất nhiều điều chúng em đã hiểu ra. Cho đến lúc bước lên máy bay về Việt-Nam, chúng em vẫn còn như đang sống trong mơ. Thực tế ra sao khi chúng em trở lại cuộc sống bình thường? Sẽ bị hạch hỏi? Sẽ phải làm báo cáo? Sẽ phải tường trình theo chỉ thị? Và còn gì nữa? Sẽ bị theo dõi trong sinh hoạt hằng ngày và trên các trao đổi vi tính với các bạn trẻ mà bọn em vừa được sống chung những ngày vui tươi, thân ái và đầy ý nghĩa?
Chúng em tin tưởng là Đức Chúa Thánh-Thần đang sống trong chúng em, đang ban sức mạnh cho chúng em, sẽ giúp chúng em làm chứng nhân.
Chúa Thánh-Thần sẽ tác động cho người trẻ Việt-Nam trong cũng như ngoài nước tiếp tục hiệp thông để cùng xây dựng một Việt-Nam nhân ái, công bằng, dân-chủ, tự-do.
Sau Thánh lễ Bế Mạc, Đức Giáo Hoàng tuyên bố chính thức: “Chúng ta sẽ gặp lại nhau tại Đại Hội Thanh Niên Thế Giới lần tới tại Madrid vào năm 2011”. Các bạn trẻ Tây-Ban-Nha nhẩy cỡn, vỗ tay, reo hò bằng tiếng Tây Ban Nha, la hét theo nhịp điệu: “Viva/Papa”, “Benedicto/we can’t live without you” “ Madrid , Espagnola!”. Họ quàng vai nhau kết thành một chuỗi dài vừa đi vừa tung-tăng nhẩy nhót. Họ giương cao ngọn cờ Tây Ban Nha để được các phóng viên chụp hình, nét mặt rạng-rỡ tin yêu. Họ làm rầm trời rầm đất như thể cả cái sân với 500,000 người này chỉ có mình họ hiện diện.
Chúng em nhìn họ mà thèm. Họ ngây thơ sung-sướng quá! Chúng em mơ ngày Đại Hội Thanh Niên sẽ được tổ chức tại Việt-Nam. Nhưng Việt-Nam thế nào? Dứt khoát phải là một Việt-Nam công-bằng, nhân ái, nơi đó dân chủ tự do triển nở, để các bạn trẻ Việt-Nam năm châu cùng nắm tay nhau xây dựng đất nước phú cường và hiệp thông với nhau, như lần này, để cùng tổ chức Đại Hội. Và ngọn cờ được phất cao, dứt khoát không phải là ngọn cờ của bạo lực, dối trá, gian tà như hiện nay.
Mai Ly