Bình Luận Thời Sự
Re: Bình Luận Thời Sự
Trump hay Biden thắng đều là ‘chén thuốc độc’ khó nuốt trôi cho Trung Quốc
January 31, 2024 BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ càng cận kề hơn tới cuộc tái đấu giữa cựu Tổng Thống Donald Trump và Tổng Thống Joe Biden, Trung Quốc càng dõi theo với đầy âu lo, hãng tin AP ghi nhận hôm Thứ Tư, 31 Tháng Giêng.
Đầu tiên, tồn tại những lo ngại về chiến dịch tranh cử, các ứng cử viên có thể sẽ thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Điều đó có thể đe dọa những cải thiện mong manh trong bang giao Mỹ-Trung như những gì diễn ra thời gian gần đây.
Tiếp theo là kết quả của cuộc bỏ phiếu Tháng Mười Một. Cả hai ứng cử viên đều không có sức hấp dẫn đặc biệt đối với Bắc Kinh. Trong khi Tổng Thống Biden tìm kiếm sự hợp tác với Trung Quốc, Bắc Kinh lại lo ngại nỗ lực của ông nhằm cố kết các đồng minh tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong một liên minh chống lại Trung Quốc. Người ta cũng lo lắng về cách ứng xử với Đài Loan của Tổng Thống Biden sau khi ông liên tục nói rằng ông sẽ điều động quân đội Hoa Kỳ bảo vệ hòn đảo này nếu có xung đột với Trung Quốc.
Hình chụp ngày 22 Tháng Mười, 2020, trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống Donald Trump (trái) và Joe Biden (Hình: BRENDAN SMIALOWSKI,JIM WATSON/AFP/Getty Images)
Cựu Tổng Thống Trump, với cách tiếp cận theo chủ nghĩa cô lập trong chính sách đối ngoại, có thể sẽ do dự hơn trong việc bảo vệ Đài Loan. Nhưng không thể loại trừ bất cứ khả năng nào do tính cách khó đoán và lời lẽ cứng rắn của ông đối với Trung Quốc, quốc gia mà ông đổ lỗi vì làm bùng nổ dịch bệnh viêm đường hô hấp Covid-19 kéo dài tới cuối nhiệm kỳ của ông. Ông cũng có thể đẩy mạnh thêm một cuộc chiến thương mại vốn chưa hề hạ nhiệt từ nhiệm kỳ tổng thống của ông.
“Với Trung Quốc mà nói, kể cả là ai thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đi chăng nữa, họ cũng đều là hai ‘chén thuốc độc’,” Zhao Minghao, giáo sư bang giao quốc tế tại đại học Fudan University ở Thượng Hải cho biết.
Ngay cả khi bang giao có cải thiện đôi chút, căng thẳng vẫn ở mức cao, đặc biệt là về vấn đề Đài Loan. Câu hỏi đặt ra, là ai vào được Tòa Bạch Ốc, đều có thể gây ra những hậu quả to lớn không chỉ cho bang giao Mỹ-Trung mà còn đối với hòa bình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
“Bất kể ai là người nhậm chức, điều đó cũng không thay đổi nước cờ tổng thể trong cuộc cạnh tranh chiến lược của Hoa Kỳ với Trung Quốc,” Sun Chenghao, thành viên tại Trung Tâm Chiến Lược và An Ninh Quốc Tế đại học Tsinghua University cho biết. “Trung Quốc không có bất kỳ ưu tiên nào cho việc ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vì Trung Quốc có sẵn kinh nghiệm đối phó với cả hai người trong hai nhiệm kỳ rồi.”
Trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều nhà bình luận dường như đứng về phía Trump, người mà họ không chỉ coi là một thương gia quyết tâm đạt được thỏa thuận mà còn là một thế lực gây rối làm suy yếu thể chế dân chủ Hoa Kỳ và vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ vì lợi ích của Bắc Kinh. Các chính sách và nhận xét của Trump trên cương vị tổng thống làm cho ông có được biệt hiệu Chuan Jianguo, hay “Trump, người kiến tạo đất nước (Trung Quốc),” ngụ ý rằng ông đang giúp đỡ Bắc Kinh.
Cáo buộc gần đây của Trump cho rằng Đài Loan tước đoạt ngành công nghiệp sản xuất vi mạch (chip) từ Mỹ, được coi là dấu hiệu cho thấy Trump, một thương gia thực sự, có thể không sẵn sàng bảo vệ hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh coi là lãnh thổ của Trung Quốc.
Sun Yun, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung Tâm Stimson đặt trụ sở tại Washington, cảnh cáo về tinh thần dân tộc tại Trung Quốc có thể mâu thuẫn với giới chức chính phủ và giới tinh hoa. “Với Trump, không có nền tảng cho bang giao Mỹ-Trung, và Trump đặt ra những rủi ro và bất ổn to lớn, gồm có cả khả năng bùng nổ xung đột quân sự,” Sun nói và cho biết thêm Trung Quốc vào năm 2020 từng chắc chắn như đinh đóng cột rằng Trump có thể công kích Đài Loan để giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử.
Trump bắt đầu nước cờ sai lầm với Trung Quốc khi ông nhận cuộc điện đàm chúc mừng chiến thắng bầu cử năm 2016 từ tổng thống Đài Loan, làm cho chính phủ Bắc Kinh phẫn nộ, vốn chống lại bất kỳ liên hệ chính thức nào giữa Đài Loan và các chính phủ ngoại quốc.
Mối bang giao dường như quay trở lại đúng hướng vào năm 2017, lúc đó Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng thăm Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tại Florida vào Tháng Tư rồi sáu tháng sau, họ Tập tiếp đón tổng thống Hoa Kỳ tại Bắc Kinh với bữa dạ tiệc tại Tử Cấm Thành, trước đây từng là hoàng cung.
Nhưng trong năm 2018, Trump phát động cuộc chiến thương mại bằng cách áp đặt thuế cho hàng nhập cảng của Trung Quốc. Trung Quốc trả đũa bằng thuế quan lên hàng hóa của Mỹ và thuế quan của cả hai bên vẫn như vậy cho tới tận hôm nay.
Thời kỳ Covid-19 bùng lên tại Trung Quốc năm 2020 đẩy bang giao của Trump với Trung Quốc tới mức không thể cứu vãn. Khi Covid-19 lây lan tới Hoa Kỳ, ông cố gắng làm chệch hướng những lời chỉ trích về cách điều hành trong đại dịch bằng cách đổ lỗi cho Trung Quốc, làm Bắc Kinh phải phản đối kịch liệt.
Ngoại Trưởng thời Tổng Thống Biden, Antony Blinken, vào năm 2022 gọi Trung Quốc là “thách thức lâu dài và nghiêm trọng nhất cho cán cân quốc tế.”
“Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, miễn là mèo Mỹ thì đó là con mèo xấu,” Miles Yu, giám đốc trung tâm Trung Quốc tại Viện Hudson nói, dẫn từ câu thoại trứ danh của chính khách cải cách Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, khuyến khích cải cách thị trường bất kể hệ tư tưởng là gì. (TTHN)
January 31, 2024 BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ càng cận kề hơn tới cuộc tái đấu giữa cựu Tổng Thống Donald Trump và Tổng Thống Joe Biden, Trung Quốc càng dõi theo với đầy âu lo, hãng tin AP ghi nhận hôm Thứ Tư, 31 Tháng Giêng.
Đầu tiên, tồn tại những lo ngại về chiến dịch tranh cử, các ứng cử viên có thể sẽ thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Điều đó có thể đe dọa những cải thiện mong manh trong bang giao Mỹ-Trung như những gì diễn ra thời gian gần đây.
Tiếp theo là kết quả của cuộc bỏ phiếu Tháng Mười Một. Cả hai ứng cử viên đều không có sức hấp dẫn đặc biệt đối với Bắc Kinh. Trong khi Tổng Thống Biden tìm kiếm sự hợp tác với Trung Quốc, Bắc Kinh lại lo ngại nỗ lực của ông nhằm cố kết các đồng minh tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong một liên minh chống lại Trung Quốc. Người ta cũng lo lắng về cách ứng xử với Đài Loan của Tổng Thống Biden sau khi ông liên tục nói rằng ông sẽ điều động quân đội Hoa Kỳ bảo vệ hòn đảo này nếu có xung đột với Trung Quốc.
Hình chụp ngày 22 Tháng Mười, 2020, trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống Donald Trump (trái) và Joe Biden (Hình: BRENDAN SMIALOWSKI,JIM WATSON/AFP/Getty Images)
Cựu Tổng Thống Trump, với cách tiếp cận theo chủ nghĩa cô lập trong chính sách đối ngoại, có thể sẽ do dự hơn trong việc bảo vệ Đài Loan. Nhưng không thể loại trừ bất cứ khả năng nào do tính cách khó đoán và lời lẽ cứng rắn của ông đối với Trung Quốc, quốc gia mà ông đổ lỗi vì làm bùng nổ dịch bệnh viêm đường hô hấp Covid-19 kéo dài tới cuối nhiệm kỳ của ông. Ông cũng có thể đẩy mạnh thêm một cuộc chiến thương mại vốn chưa hề hạ nhiệt từ nhiệm kỳ tổng thống của ông.
“Với Trung Quốc mà nói, kể cả là ai thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đi chăng nữa, họ cũng đều là hai ‘chén thuốc độc’,” Zhao Minghao, giáo sư bang giao quốc tế tại đại học Fudan University ở Thượng Hải cho biết.
Ngay cả khi bang giao có cải thiện đôi chút, căng thẳng vẫn ở mức cao, đặc biệt là về vấn đề Đài Loan. Câu hỏi đặt ra, là ai vào được Tòa Bạch Ốc, đều có thể gây ra những hậu quả to lớn không chỉ cho bang giao Mỹ-Trung mà còn đối với hòa bình khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
“Bất kể ai là người nhậm chức, điều đó cũng không thay đổi nước cờ tổng thể trong cuộc cạnh tranh chiến lược của Hoa Kỳ với Trung Quốc,” Sun Chenghao, thành viên tại Trung Tâm Chiến Lược và An Ninh Quốc Tế đại học Tsinghua University cho biết. “Trung Quốc không có bất kỳ ưu tiên nào cho việc ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vì Trung Quốc có sẵn kinh nghiệm đối phó với cả hai người trong hai nhiệm kỳ rồi.”
Trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều nhà bình luận dường như đứng về phía Trump, người mà họ không chỉ coi là một thương gia quyết tâm đạt được thỏa thuận mà còn là một thế lực gây rối làm suy yếu thể chế dân chủ Hoa Kỳ và vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ vì lợi ích của Bắc Kinh. Các chính sách và nhận xét của Trump trên cương vị tổng thống làm cho ông có được biệt hiệu Chuan Jianguo, hay “Trump, người kiến tạo đất nước (Trung Quốc),” ngụ ý rằng ông đang giúp đỡ Bắc Kinh.
Cáo buộc gần đây của Trump cho rằng Đài Loan tước đoạt ngành công nghiệp sản xuất vi mạch (chip) từ Mỹ, được coi là dấu hiệu cho thấy Trump, một thương gia thực sự, có thể không sẵn sàng bảo vệ hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh coi là lãnh thổ của Trung Quốc.
Sun Yun, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung Tâm Stimson đặt trụ sở tại Washington, cảnh cáo về tinh thần dân tộc tại Trung Quốc có thể mâu thuẫn với giới chức chính phủ và giới tinh hoa. “Với Trump, không có nền tảng cho bang giao Mỹ-Trung, và Trump đặt ra những rủi ro và bất ổn to lớn, gồm có cả khả năng bùng nổ xung đột quân sự,” Sun nói và cho biết thêm Trung Quốc vào năm 2020 từng chắc chắn như đinh đóng cột rằng Trump có thể công kích Đài Loan để giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử.
Trump bắt đầu nước cờ sai lầm với Trung Quốc khi ông nhận cuộc điện đàm chúc mừng chiến thắng bầu cử năm 2016 từ tổng thống Đài Loan, làm cho chính phủ Bắc Kinh phẫn nộ, vốn chống lại bất kỳ liên hệ chính thức nào giữa Đài Loan và các chính phủ ngoại quốc.
Mối bang giao dường như quay trở lại đúng hướng vào năm 2017, lúc đó Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng thăm Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tại Florida vào Tháng Tư rồi sáu tháng sau, họ Tập tiếp đón tổng thống Hoa Kỳ tại Bắc Kinh với bữa dạ tiệc tại Tử Cấm Thành, trước đây từng là hoàng cung.
Nhưng trong năm 2018, Trump phát động cuộc chiến thương mại bằng cách áp đặt thuế cho hàng nhập cảng của Trung Quốc. Trung Quốc trả đũa bằng thuế quan lên hàng hóa của Mỹ và thuế quan của cả hai bên vẫn như vậy cho tới tận hôm nay.
Thời kỳ Covid-19 bùng lên tại Trung Quốc năm 2020 đẩy bang giao của Trump với Trung Quốc tới mức không thể cứu vãn. Khi Covid-19 lây lan tới Hoa Kỳ, ông cố gắng làm chệch hướng những lời chỉ trích về cách điều hành trong đại dịch bằng cách đổ lỗi cho Trung Quốc, làm Bắc Kinh phải phản đối kịch liệt.
Ngoại Trưởng thời Tổng Thống Biden, Antony Blinken, vào năm 2022 gọi Trung Quốc là “thách thức lâu dài và nghiêm trọng nhất cho cán cân quốc tế.”
“Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, miễn là mèo Mỹ thì đó là con mèo xấu,” Miles Yu, giám đốc trung tâm Trung Quốc tại Viện Hudson nói, dẫn từ câu thoại trứ danh của chính khách cải cách Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, khuyến khích cải cách thị trường bất kể hệ tư tưởng là gì. (TTHN)
Re: Bình Luận Thời Sự
Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều
Bùi Văn Phú
7 tháng 2, 2024
Ông Võ Văn Thưởng tiếp “Việt kiều yêu nước” trước tết Giáp Thìn
Tôi đưa bài này lên vì nghe tin Chủ tịch Nước Võ Văn Thưởng trong buổi gặp gỡ cả nghìn Việt kiều về nước đón Tết Giáp Thìn lại kêu gọi người Việt ở nước ngoài, nay được gọi là “kiều bào”, hãy đóng góp cho việc phát triển đất nước.
Có một luận điểm cho rằng một người càng sống lâu ở nước ngoài thì càng nhớ quê hương của mình. Đối với những kiều dân điều này đúng, còn tị nạn di dân đa phần là không.
Những năm đầu tiên ở Mỹ tôi rất nhớ gia đình, bạn bè, quê hương vì đang tự nhiên mình bị đánh bật gốc rễ để đến sống ở một xứ sở xa lạ. Thời gian đó có lần lên chơi vùng đồi núi California, nằm giữa rừng thông nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn: “Tôi ru tôi giữa đời ơi a biết đâu nguồn cội / tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài” mà lòng bâng khuâng tự hỏi ta là ai giữa đất trời bao la, lồng lộng này.
Nhưng càng ở lâu, hội nhập vào nếp sống mới với công việc, với đời sống thường nhật, cộng với phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, với kinh tế toàn cầu phát triển nên nỗi nhớ quê nhà dần vơi đi và mình trở nên gần gũi hơn với dân tộc, quê hương mới.
Trong vòng hai thập niên qua, nhà nước Việt Nam đã có chính sách khuyến khích người Việt nước ngoài nhớ về quê hương bằng việc đưa ca sĩ qua hát và xuất khẩu văn hoá phẩm. Rồi đến chính sách thu hút tài năng cũng như tiền của người hải ngoại, đơn giản như cho phép về du lịch, cho làm từ thiện, kêu gọi đem chất xám, nguồn tài chánh về đầu tư. Nhà nước nhắn nhủ những con dân Việt sống xa quê hương rằng họ luôn được coi là “khúc ruột ngàn dặm” của đất nước.
Nhưng khúc ruột đó là ruột già, ruột non hay ruột dư thì còn tuỳ người, tuỳ đối tượng và tuỳ lúc. Những năm ngay sau 1975 người Việt ở hải ngoại có lẽ là khúc ruột dư mà nhà nước muốn cắt bỏ đi. Sau họ được nâng cấp lên thành ruột non, ruột già. Tôi đoán rằng những ai đem kiến thức về giúp nước, đem tiền về đầu tư là ruột non. Những ai chỉ thích về Việt Nam du lịch, du hí là khúc ruột già. Còn ai có tư tưởng không đúng với quan điểm nhà nước thì là ruột dư.
Cũng từ khi nhà nước có chính sách gom hết người Việt nước ngoài vào một mối, cụm từ “Ban Việt kiều” được đổi thành “Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài”. Tuy đã đổi tên nhưng hai chữ “Việt kiều” vẫn được dùng sai có chủ đích.
“Việt kiều” là để chỉ những người rời quê hương đi làm ăn, sinh sống ở nước ngoài một thời gian rồi trở về như những ô-sin, du sinh hay công nhân. Còn những ai, trên diện pháp luật đã bỏ quê hương ra đi, xin định cư ở một quốc gia khác rồi trở thành công dân của quê hương mới, họ không phải là Việt kiều. Hiểu được như thế nên tôi khẳng định một điều là mình không phải Việt kiều.
Nhưng tôi là ai? Tôi có thể trả lời “Tôi là người Mỹ”. Hơn nửa đời người sống ở Mỹ, dù tôi chưa là Mỹ 100%, nhưng trong con người của tôi đã theo lối sống Mỹ nhiều hơn Việt từ cách làm việc, tổ chức, đúng giờ, tôn trọng ý kiến người khác, không phân biệt đối xử vì mầu da và biết thưởng thức một một bữa spaghetti, hot dog, hamburger, gombo ngon như ăn nem rán, bún chả hay ăn phở.
Mà có ai có thể định nghĩa một người như thế nào mới được gọi là người Mỹ 100%? Thử nghiệm nhiễm thể DNA ư? Hay trắc nghiệm giọng nói tiếng Anh?
Chắc hôm nào tôi phải đi thử DNA để xem dòng giống của mình là từ đâu. Không biết DNA có phân định được giống Việt hay lại chỉ nói chung chung tôi thuộc giống Hán-Mông thì buồn lắm. Người Việt mình tự hào thuộc dòng Bách Việt, chứ dân Mỹ mà phân tích DNA thì phải tự hào về dòng giống Vạn Tộc của mình.
Còn thử giọng nói tiếng Anh? Thú thật là giọng của tôi còn mang âm hưởng Việt Nam, nhưng không nặng bằng giọng của cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, hay giọng của một vị thày cũ là giáo sư Emilio Segrè, người gốc Ý và là khôi nguyên giải Nobel Vật lí năm 1959.
Nhưng chúng tôi đều hãnh diện là người Mỹ: “I am proud to be American”.
Tác giả Vũ Hoài Nam khi xem Paris by Night 96 [Tôi là người Việt Nam! (1), talawas blog 02.07.2009] nghe em-xi Nguyễn Ngọc Ngạn nói ông ấy là người Canada thì không bằng lòng và lên tiếng phản đối. Theo tôi câu nói của ông Nguyễn Ngọc Ngạn rất bình thường vì ông đã sống lâu ở Canada, đã đóng góp vào xã hội, hoà mình trong nếp văn hoá ở đó thì hãnh diện làm người nước đó, dù ông có đang nói với khán giả người Việt hay người Canada, người Mỹ, người Pháp. Hơn nữa vì sống ở Canada mà ông Ngạn đã có thể tự do sáng tác, để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị về kinh nghiệm và đời sống ở Việt Nam, về vui buồn của người Việt hải ngoại. Nếu ở Việt Nam những đề tài ông viết đều là cấm kị, nhạy cảm và sẽ không được xuất bản.
Những đứa con của tôi sinh ra ở Hoa Kỳ, vợ chồng chúng tôi vẫn dạy các cháu là phải nhận mình là người Mỹ, phải hãnh diện làm người Mỹ trước đã, như thế mới có thể ngẩng đầu lên trước những bất công, thử thách về mầu da, chủng tộc mà các cháu có thể gặp phải trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Còn việc dạy cho con trẻ biết về nguồn gốc là một chuyện khác, tuỳ theo từng gia đình và cộng đồng.
Tác giả Vũ Hoài Nam e ngại điều hãnh diện của em-xi Nguyễn Ngọc Ngạn có thể lây lan và làm cho đám trẻ nhỏ Việt quên nguồn gốc. Điều này tôi thấy không đáng lo, ít ra là ở Hoa Kỳ, một quốc gia với lịch sử được viết bởi di dân nên trong giáo trình đều có những bài học về nguồn gốc của người Mỹ.
Từ cấp hai các em đã học và làm bài về nguồn gốc gia đình. Học sinh lớp 7, lớp 8 thường có đề án viết về con đường đến Hoa Kỳ của các em hay của bố mẹ ông bà và bài tường trình về một quốc gia, thường là quê hương nguồn cội. Lên cấp ba những đề tài tương tự được mở rộng hơn. Đây là những lúc các bậc phụ huynh có cơ hội kể lại cho các em biết về hành trình đến Mỹ. Lên đại học việc nghiên cứu về bản sắc càng mở rộng hơn. Trong những năm đầu ở đại học sinh viên có thể viết một bài luận văn theo thể truyện kí kể lại đời mình hay hành trình đến Mỹ của gia đình. Tuỳ ngành học các em có thể tìm hiểu về các món ăn Việt, các loại chè, nghiên cứu về phong tục cưới xin, ma chay hay tổ chức làng xã, hoạt động kinh tế, cơ chế chính trị. Cao hơn là công trình của nghiên cứu sinh ban thạc sĩ và tiến sĩ chuyên về Việt Nam.
Nói chung, thanh thiếu niên và cả người lớn nếu chối bỏ nguồn gốc thì vì một lí do nào khác, chứ không phải vì việc em-xi Nguyễn Ngọc Ngạn nhận ông ấy là người Canada.
Bài hát “Quê hương” được Giáp Văn Thạch phổ từ thơ Đỗ Trung Quân đã một thời văng vẳng trong những hàng quán, những sinh hoạt văn nghệ ở hải ngoại. Với tôi hình ảnh cánh diều, cầu tre, con đò, nón lá vẫn là nét đẹp quê hương trong trí nhớ. Nhưng khi nhắc “quê hương là chùm khế ngọt” thì kinh nghiệm bản thân qua những lần về Việt Nam rất khó gợi cho tôi hình ảnh đẹp như đã được tượng hình hoá vì có dịp ăn khế quê nhà, mười trái có đến chín trái chua, từ thoáng chua đến chua ê cả răng. Thực ra khế thường được dùng để nấu canh chua – như canh chua cá bông lau là món ăn nam bộ rất ngon – hay được dùng để nêm nước chấm. Chẳng mấy khi có được khế ngọt.
Còn lãnh đạo văn hoá tư tưởng thêm vào bài hát ý tưởng không nhớ quê hương “sẽ không lớn nổi thành người” là hơi cường điệu.
Gần đây, để tạo điều kiện cho người Việt được gắn bó với quê cũ, nhà nước đã ban hành luật quốc tịch cho người Việt hải ngoại cơ hội mang quốc tịch Việt Nam. Tôi tự hỏi nếu mình chính thức mang quốc tịch Việt Nam thì sẽ có những quyền lợi gì? Được mua nhà và đầu tư trong nước ư. Việc này tôi không có nhu cầu và khả năng. Với tư cách công dân Việt Nam nếu tôi có quyền được tự do tham gia ứng cử và bầu cử để chọn người đại diện xứng đáng cho đất nước, khi đó tôi sẽ hãnh diện làm công dân nước Việt. Còn không tôi thấy mình vẫn chẳng được bằng người Mỹ gốc Cam Bốt, gốc Iraq hay gốc Đài Loan vì họ được quyền tham gia những sinh hoạt dân chủ nơi quê hương nguồn cội.
Vì vậy có ai hỏi tôi là ai, tôi sẽ rả lời tương tự như em-xi Nguyễn Ngọc Ngạn, là “Tôi là người Mỹ” và ở đâu có “độc lập, tự do, hạnh phúc” nơi đó là quê hương của tôi.
Bùi Văn Phú
7 tháng 2, 2024
Ông Võ Văn Thưởng tiếp “Việt kiều yêu nước” trước tết Giáp Thìn
Tôi đưa bài này lên vì nghe tin Chủ tịch Nước Võ Văn Thưởng trong buổi gặp gỡ cả nghìn Việt kiều về nước đón Tết Giáp Thìn lại kêu gọi người Việt ở nước ngoài, nay được gọi là “kiều bào”, hãy đóng góp cho việc phát triển đất nước.
Có một luận điểm cho rằng một người càng sống lâu ở nước ngoài thì càng nhớ quê hương của mình. Đối với những kiều dân điều này đúng, còn tị nạn di dân đa phần là không.
Những năm đầu tiên ở Mỹ tôi rất nhớ gia đình, bạn bè, quê hương vì đang tự nhiên mình bị đánh bật gốc rễ để đến sống ở một xứ sở xa lạ. Thời gian đó có lần lên chơi vùng đồi núi California, nằm giữa rừng thông nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn: “Tôi ru tôi giữa đời ơi a biết đâu nguồn cội / tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài” mà lòng bâng khuâng tự hỏi ta là ai giữa đất trời bao la, lồng lộng này.
Nhưng càng ở lâu, hội nhập vào nếp sống mới với công việc, với đời sống thường nhật, cộng với phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, với kinh tế toàn cầu phát triển nên nỗi nhớ quê nhà dần vơi đi và mình trở nên gần gũi hơn với dân tộc, quê hương mới.
Trong vòng hai thập niên qua, nhà nước Việt Nam đã có chính sách khuyến khích người Việt nước ngoài nhớ về quê hương bằng việc đưa ca sĩ qua hát và xuất khẩu văn hoá phẩm. Rồi đến chính sách thu hút tài năng cũng như tiền của người hải ngoại, đơn giản như cho phép về du lịch, cho làm từ thiện, kêu gọi đem chất xám, nguồn tài chánh về đầu tư. Nhà nước nhắn nhủ những con dân Việt sống xa quê hương rằng họ luôn được coi là “khúc ruột ngàn dặm” của đất nước.
Nhưng khúc ruột đó là ruột già, ruột non hay ruột dư thì còn tuỳ người, tuỳ đối tượng và tuỳ lúc. Những năm ngay sau 1975 người Việt ở hải ngoại có lẽ là khúc ruột dư mà nhà nước muốn cắt bỏ đi. Sau họ được nâng cấp lên thành ruột non, ruột già. Tôi đoán rằng những ai đem kiến thức về giúp nước, đem tiền về đầu tư là ruột non. Những ai chỉ thích về Việt Nam du lịch, du hí là khúc ruột già. Còn ai có tư tưởng không đúng với quan điểm nhà nước thì là ruột dư.
Cũng từ khi nhà nước có chính sách gom hết người Việt nước ngoài vào một mối, cụm từ “Ban Việt kiều” được đổi thành “Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài”. Tuy đã đổi tên nhưng hai chữ “Việt kiều” vẫn được dùng sai có chủ đích.
“Việt kiều” là để chỉ những người rời quê hương đi làm ăn, sinh sống ở nước ngoài một thời gian rồi trở về như những ô-sin, du sinh hay công nhân. Còn những ai, trên diện pháp luật đã bỏ quê hương ra đi, xin định cư ở một quốc gia khác rồi trở thành công dân của quê hương mới, họ không phải là Việt kiều. Hiểu được như thế nên tôi khẳng định một điều là mình không phải Việt kiều.
Nhưng tôi là ai? Tôi có thể trả lời “Tôi là người Mỹ”. Hơn nửa đời người sống ở Mỹ, dù tôi chưa là Mỹ 100%, nhưng trong con người của tôi đã theo lối sống Mỹ nhiều hơn Việt từ cách làm việc, tổ chức, đúng giờ, tôn trọng ý kiến người khác, không phân biệt đối xử vì mầu da và biết thưởng thức một một bữa spaghetti, hot dog, hamburger, gombo ngon như ăn nem rán, bún chả hay ăn phở.
Mà có ai có thể định nghĩa một người như thế nào mới được gọi là người Mỹ 100%? Thử nghiệm nhiễm thể DNA ư? Hay trắc nghiệm giọng nói tiếng Anh?
Chắc hôm nào tôi phải đi thử DNA để xem dòng giống của mình là từ đâu. Không biết DNA có phân định được giống Việt hay lại chỉ nói chung chung tôi thuộc giống Hán-Mông thì buồn lắm. Người Việt mình tự hào thuộc dòng Bách Việt, chứ dân Mỹ mà phân tích DNA thì phải tự hào về dòng giống Vạn Tộc của mình.
Còn thử giọng nói tiếng Anh? Thú thật là giọng của tôi còn mang âm hưởng Việt Nam, nhưng không nặng bằng giọng của cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, hay giọng của một vị thày cũ là giáo sư Emilio Segrè, người gốc Ý và là khôi nguyên giải Nobel Vật lí năm 1959.
Nhưng chúng tôi đều hãnh diện là người Mỹ: “I am proud to be American”.
Tác giả Vũ Hoài Nam khi xem Paris by Night 96 [Tôi là người Việt Nam! (1), talawas blog 02.07.2009] nghe em-xi Nguyễn Ngọc Ngạn nói ông ấy là người Canada thì không bằng lòng và lên tiếng phản đối. Theo tôi câu nói của ông Nguyễn Ngọc Ngạn rất bình thường vì ông đã sống lâu ở Canada, đã đóng góp vào xã hội, hoà mình trong nếp văn hoá ở đó thì hãnh diện làm người nước đó, dù ông có đang nói với khán giả người Việt hay người Canada, người Mỹ, người Pháp. Hơn nữa vì sống ở Canada mà ông Ngạn đã có thể tự do sáng tác, để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị về kinh nghiệm và đời sống ở Việt Nam, về vui buồn của người Việt hải ngoại. Nếu ở Việt Nam những đề tài ông viết đều là cấm kị, nhạy cảm và sẽ không được xuất bản.
Những đứa con của tôi sinh ra ở Hoa Kỳ, vợ chồng chúng tôi vẫn dạy các cháu là phải nhận mình là người Mỹ, phải hãnh diện làm người Mỹ trước đã, như thế mới có thể ngẩng đầu lên trước những bất công, thử thách về mầu da, chủng tộc mà các cháu có thể gặp phải trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Còn việc dạy cho con trẻ biết về nguồn gốc là một chuyện khác, tuỳ theo từng gia đình và cộng đồng.
Tác giả Vũ Hoài Nam e ngại điều hãnh diện của em-xi Nguyễn Ngọc Ngạn có thể lây lan và làm cho đám trẻ nhỏ Việt quên nguồn gốc. Điều này tôi thấy không đáng lo, ít ra là ở Hoa Kỳ, một quốc gia với lịch sử được viết bởi di dân nên trong giáo trình đều có những bài học về nguồn gốc của người Mỹ.
Từ cấp hai các em đã học và làm bài về nguồn gốc gia đình. Học sinh lớp 7, lớp 8 thường có đề án viết về con đường đến Hoa Kỳ của các em hay của bố mẹ ông bà và bài tường trình về một quốc gia, thường là quê hương nguồn cội. Lên cấp ba những đề tài tương tự được mở rộng hơn. Đây là những lúc các bậc phụ huynh có cơ hội kể lại cho các em biết về hành trình đến Mỹ. Lên đại học việc nghiên cứu về bản sắc càng mở rộng hơn. Trong những năm đầu ở đại học sinh viên có thể viết một bài luận văn theo thể truyện kí kể lại đời mình hay hành trình đến Mỹ của gia đình. Tuỳ ngành học các em có thể tìm hiểu về các món ăn Việt, các loại chè, nghiên cứu về phong tục cưới xin, ma chay hay tổ chức làng xã, hoạt động kinh tế, cơ chế chính trị. Cao hơn là công trình của nghiên cứu sinh ban thạc sĩ và tiến sĩ chuyên về Việt Nam.
Nói chung, thanh thiếu niên và cả người lớn nếu chối bỏ nguồn gốc thì vì một lí do nào khác, chứ không phải vì việc em-xi Nguyễn Ngọc Ngạn nhận ông ấy là người Canada.
Bài hát “Quê hương” được Giáp Văn Thạch phổ từ thơ Đỗ Trung Quân đã một thời văng vẳng trong những hàng quán, những sinh hoạt văn nghệ ở hải ngoại. Với tôi hình ảnh cánh diều, cầu tre, con đò, nón lá vẫn là nét đẹp quê hương trong trí nhớ. Nhưng khi nhắc “quê hương là chùm khế ngọt” thì kinh nghiệm bản thân qua những lần về Việt Nam rất khó gợi cho tôi hình ảnh đẹp như đã được tượng hình hoá vì có dịp ăn khế quê nhà, mười trái có đến chín trái chua, từ thoáng chua đến chua ê cả răng. Thực ra khế thường được dùng để nấu canh chua – như canh chua cá bông lau là món ăn nam bộ rất ngon – hay được dùng để nêm nước chấm. Chẳng mấy khi có được khế ngọt.
Còn lãnh đạo văn hoá tư tưởng thêm vào bài hát ý tưởng không nhớ quê hương “sẽ không lớn nổi thành người” là hơi cường điệu.
Gần đây, để tạo điều kiện cho người Việt được gắn bó với quê cũ, nhà nước đã ban hành luật quốc tịch cho người Việt hải ngoại cơ hội mang quốc tịch Việt Nam. Tôi tự hỏi nếu mình chính thức mang quốc tịch Việt Nam thì sẽ có những quyền lợi gì? Được mua nhà và đầu tư trong nước ư. Việc này tôi không có nhu cầu và khả năng. Với tư cách công dân Việt Nam nếu tôi có quyền được tự do tham gia ứng cử và bầu cử để chọn người đại diện xứng đáng cho đất nước, khi đó tôi sẽ hãnh diện làm công dân nước Việt. Còn không tôi thấy mình vẫn chẳng được bằng người Mỹ gốc Cam Bốt, gốc Iraq hay gốc Đài Loan vì họ được quyền tham gia những sinh hoạt dân chủ nơi quê hương nguồn cội.
Vì vậy có ai hỏi tôi là ai, tôi sẽ rả lời tương tự như em-xi Nguyễn Ngọc Ngạn, là “Tôi là người Mỹ” và ở đâu có “độc lập, tự do, hạnh phúc” nơi đó là quê hương của tôi.
Re: Bình Luận Thời Sự
Viện trợ cho đồng minh và lợi ích của nước Mỹ
Huỳnh Hoa
20 tháng 2, 2024
Nhóm Thượng nghị sĩ lưỡng đảng khuyến khích Mỹ và các đồng minh khác gửi thêm viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga. (ảnh: Drew Angerer/Getty Images)
Sự chậm trễ của Hạ Viện Hoa Kỳ trong việc phê chuẩn gói viện trợ quân sự không chỉ gây tổn thất lớn cho đồng minh, tạo thuận lợi cho Nga, mà còn thiệt hại cho chính nước Mỹ, cả về uy tín chính trị lẫn kinh tế.
Như truyền thông quốc tế đã tường thuật suốt tuần qua, hôm Thứ Năm 8 Tháng Hai 2024, Thượng Viện Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ chiếm đa số, đã thông qua với số phiếu 67-32 một dự luật viện trợ quân sự khẩn cấp cho đồng minh trị giá $95.34 tỷ; trong đó có $61 tỷ viện trợ cho Ukraine chống cuộc xâm lược của Nga, $14 tỷ viện trợ Israel chống tổ chức Hamas, $8 tỷ hỗ trợ an ninh cho các đối tác của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả Đài Loan, ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc.
Năm ngày sau, 13 tháng Hai, Thượng Viện hoàn tất văn bản dự luật nhưng theo trình tự lập pháp, dự luật còn phải được Hạ Viện chuẩn thuận trước khi trình Tổng thống Joe Biden ký ban hành và bắt đầu thực hiện.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson (Cộng Hoà – Louisiana) từ chối đưa gói viện trợ này ra biểu quyết tại Hạ Viện, nơi đảng Cộng Hòa kiểm soát với tỷ lệ 219-212. Ông Johnson nói ông không vội làm việc này và muốn gắn vấn đề viện trợ quân sự cho đồng minh với việc tăng cường an ninh ở biên giới Mỹ-Mexico, ngăn chặn làn sóng người nhập cư bất hợp pháp; nghĩa là phải mất nhiều tháng nữa dự luật mới có thể được Hạ Viện xem xét, sửa đổi và thông qua, thậm chí có thể nó không bao giờ đến được bàn làm việc của tổng thống.
Hôm Thứ Hai 18 Tháng Hai, Tổng Thống Biden cho biết ông sẵn sàng gặp Chủ tịch Hạ Viện Johnson để thảo luận về dự luật tài trợ, do tính chất cấp bách của nó, đồng thời ông nói thêm rằng đảng Cộng Hòa đang phạm sai lầm khi phản đối gói tài trợ mà Thượng Viện đã bỏ phiếu thuận.
Hầu hết những người quan sát chính trị đều cho rằng, hành động của đảng Cộng Hoà ngăn chặn khoản viện trợ quân sự của Mỹ cho các đồng minh, nhất là Ukraine, là do yêu cầu của cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Trump không muốn cho ông Biden giành được một thắng lợi chính trị quan trọng và tăng uy tín trước cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm, ông ta cũng không muốn giúp Ukraine và gây bất bình cho Tổng thống Nga Vladimir Putin – nhà độc tài mà ông Trump luôn coi là “người bạn tốt” và ca ngợi hành động xâm lăng Ukraine của ông ta là một quyết định “thiên tài.”
Đúng như dự đoán của các nhà phân tích quân sự, Ukraine sẽ lâm nguy nếu thiếu nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược của Mỹ. Quân đội Ukraine sẽ không bị sụp đổ ngay lập tức nhưng khả năng chiến đấu của họ sẽ suy giảm và Kyiv sẽ thất thủ sau một vài năm nữa, giống như trường hợp Việt Nam Cộng Hoà bị mất vào tay cộng sản chỉ hai năm sau ngày Mỹ rút quân và cắt viện trợ quân sự hồi nửa thế kỷ trước.
Thất bại của Ukraine và chiến thắng của Putin cũng sẽ kích thích các nhà độc tài khác liều lĩnh hơn trong cuộc xâm lược các nước láng giềng nhỏ và yếu, ném Hiến Chương Liên Hiệp Quốc vào sọt rác.
Tướng H.R. McMaster, từng là cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền Trump, cho rằng ngừng viện trợ Ukraine là dâng cho Putin một chiến thắng chiến lược. “Nước Mỹ có một lựa chọn rõ ràng: trang bị cho Ukraine những vũ khí mà họ cần để tự bảo vệ, hoặc cắt viện trợ và từ bỏ nước Ukraine dân chủ đang chiến đấu để sinh tồn trong cuộc xâm lược của Putin.” Theo ông McMaster, việc Quốc hội Mỹ bỏ rơi Ukraine vào lúc này là món quà tặng cho “trục xâm lược” (axis of aggressors) Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Kim Jong Un và chế độ thần quyền Iran. “Các đối tác và đồng minh sẽ mất niềm tin vào nước Mỹ trong khi những kẻ xâm lược sẽ thêm liều lĩnh,” ông McMaster nói với The New York Times.
Các binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn 71 chuẩn bị đạn pháo về hướng Avdiivka, tỉnh Donetsk, Ukraine ngày 18 Tháng Hai, 2024. (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu via Getty Images)
Thực tế diễn ra đúng như vậy. Trên chiến trường, hôm Thứ Bảy 17 Tháng Hai, quân Ukraine đã phải rút khỏi thị trấn Avdiivka bị tàn phá ở miền Đông sau nhiều tháng giao tranh ác liệt. Người đứng đầu quân đội Ukraine nói ông cho binh sĩ rút lui để bảo toàn lực lượng trong hoàn cảnh thiếu đạn dược trầm trọng.
Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức hồi cuối tuần, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh phương Tây tăng cường cung cấp viện trợ quân sự và nói rằng việc rút quân một phần là do thiếu vũ khí. Ông Zelensky cũng nhận định Nga đang lợi dụng tình hình Ukraine thiếu vũ khí để đẩy mạnh nhiều cuộc tấn công lớn. “Họ đang lợi dụng sự chậm trễ trong viện trợ cho Ukraine và đây là một vấn đề rất nhạy cảm. Tình trạng thiếu đạn pháo, vũ khí phòng không và vũ khí tầm xa”, ông Zelensky nói, theo VOA.
Chiếm được thị trấn Avdiivka, nghĩa là có được một chiến thắng tượng trưng trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng tới, ông Putin có thêm tự tin để đẩy mạnh cuộc đàn áp phong trào dân chủ ở trong nước mà vụ sát hại lãnh tụ đối lập Alexei Navalny trong một nhà tù xa xôi ở Bắc Cực hôm Thứ Sáu 16 Tháng Hai là vụ mới nhất, ghê tởm nhất.
Ở châu Á, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như cũng đang thăm dò cơ hội để thay đổi hiện trạng eo biển Đài Loan khi Mỹ lừng chừng không muốn tiếp tục viện trợ quân sự cho hòn đảo. Hôm Thứ Hai 18 Tháng Hai, Đài Loan tố cáo lực lượng hải cảnh Trung Quốc xông lên kiểm tra một tàu du lịch gần quần đảo Kim Môn do Đài Loan kiểm soát bên ngoài bờ biển Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng nước này cũng tố cáo Trung Quốc đã thả hơn 100 khinh khí cầu do thám vào không phận của hòn đảo, một số bay ngang qua các căn cứ quân sự Đài Loan, trong một chiến thuật gây căng thẳng và làm nhiễu loạn hoạt động cảnh giác của các lực lượng phòng không Đài Loan. Trung Quốc liên tục gây áp lực quân sự và kinh tế lên hòn đảo dân chủ từ sau cuộc viếng thăm Đài Bắc của cựu Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi Tháng Tám 2022, nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh có hành động gây hấn xa như vậy.
Rõ ràng cả Moscow và Bắc Kinh đều đang nhìn thấy cơ hội trong cách Hạ Viện Mỹ quay lưng với đồng minh vào lúc họ cần được giúp đỡ nhất. Có điều, viện trợ quân sự cho các đồng minh không phải do nước Mỹ hào phóng vung tiền qua cửa sổ mà là phục vụ cho chính lợi ích của nước Mỹ. Nước Mỹ có sức mạnh vô đối không chỉ do nỗ lực của người dân Mỹ mà chủ yếu do Mỹ có những liên minh quân sự hùng mạnh ở các châu lục. Tướng Douglas E. Lute, cựu tư lệnh chiến trường Afghanistan, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO và cố vấn quân sự cho cựu Tổng thống George W. Bush, nhấn mạnh: “Cam kết của Mỹ với đồng minh không phải là do lòng thương hay từ thiện mà là lợi ích an ninh cốt tử của chính nước Mỹ.”
Viện trợ cho đồng minh còn mang lại lợi ích kinh tế, công ăn việc làm cho người Mỹ, theo phân tích của báo The Wall Street Journal (WSJ) – tờ báo của giới chính trị bảo thủ Mỹ. Theo WSJ, chiến tranh Nga-Ukraine đã giúp ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ bùng nổ, nhờ nhu cầu vũ khí và đạn dược tăng nhanh. Các nước châu Âu đổ xô tới Mỹ mua vũ khí để tăng cường năng lực quân sự của họ đối phó với mối đe doạ từ Nga; ngay cả Ngũ Giác Đài cũng tăng mua vũ khí mới từ các nhà cung cấp để bổ sung vào kho vũ khí cũ đã chuyển giao cho Ukraine.
Trong hai năm qua, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn $47 tỷ viện trợ quân sự, phần lớn số tiền đó được dùng để mua vũ khí, đạn dược từ các công ty công nghiệp quốc phòng của Mỹ, giúp ngành này tăng trưởng tới 17.5% từ khi Nga bắt đầu xâm lược. Còn trong dự luật đang bị kẹt ở Hạ Viện, Ukraine được viện trợ thêm $61 tỷ, nhưng 64% số tiền này sẽ được chuyển cho các công ty sản xuất vũ khí của Mỹ, tạo nên một tác động rất tốt đến tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm, theo phân tích của WSJ.
Bà Lael Brainard, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Toà Bạch Ốc, cho biết “Có một chuyện thường bị hiểu lầm… nguồn viện trợ đó quan trọng đến mức nào đối với công ăn việc làm và sản xuất của chính nước Mỹ”.
Vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine, từ hỏa tiễn diệt xe tăng Javelin, hỏa tiễn phòng không vác vai Stinger, hệ thống hỏa tiễn tầm xa phóng hàng loạt HIMARS, xe tăng Abrams M1, cho đến gần đây là hệ thống phòng không tân tiến Patriot … không chỉ đã ngăn chặn hiệu quả cuộc xâm lược của quân Nga vốn vượt xa Ukraine về quân số và tiềm lực quân sự mà còn không buộc người lính Mỹ nào phải đổ máu hoặc mất mạng vì nước Mỹ không phải trực tiếp tham chiến.
Chính vì thế, viện trợ quân sự cho Ukraine được coi là một trong những chính sách ngoại giao thành công nhất và ít tốn kém nhất của Mỹ trong hai năm qua.
Thành công đó có thể sẽ không còn tiếp tục nếu Hạ Viện Mỹ vẫn cúc cung làm theo lệnh ông Trump cắt viện trợ quân sự và buộc các đồng minh Ukraine, Đài Loan phải tự lực đương đầu với các kẻ thù to lớn, hùng mạnh và tham lam. Và đó cũng là mối nguy của chính nước Mỹ.
Huỳnh Hoa
20 tháng 2, 2024
Nhóm Thượng nghị sĩ lưỡng đảng khuyến khích Mỹ và các đồng minh khác gửi thêm viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga. (ảnh: Drew Angerer/Getty Images)
Sự chậm trễ của Hạ Viện Hoa Kỳ trong việc phê chuẩn gói viện trợ quân sự không chỉ gây tổn thất lớn cho đồng minh, tạo thuận lợi cho Nga, mà còn thiệt hại cho chính nước Mỹ, cả về uy tín chính trị lẫn kinh tế.
Như truyền thông quốc tế đã tường thuật suốt tuần qua, hôm Thứ Năm 8 Tháng Hai 2024, Thượng Viện Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ chiếm đa số, đã thông qua với số phiếu 67-32 một dự luật viện trợ quân sự khẩn cấp cho đồng minh trị giá $95.34 tỷ; trong đó có $61 tỷ viện trợ cho Ukraine chống cuộc xâm lược của Nga, $14 tỷ viện trợ Israel chống tổ chức Hamas, $8 tỷ hỗ trợ an ninh cho các đối tác của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả Đài Loan, ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc.
Năm ngày sau, 13 tháng Hai, Thượng Viện hoàn tất văn bản dự luật nhưng theo trình tự lập pháp, dự luật còn phải được Hạ Viện chuẩn thuận trước khi trình Tổng thống Joe Biden ký ban hành và bắt đầu thực hiện.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson (Cộng Hoà – Louisiana) từ chối đưa gói viện trợ này ra biểu quyết tại Hạ Viện, nơi đảng Cộng Hòa kiểm soát với tỷ lệ 219-212. Ông Johnson nói ông không vội làm việc này và muốn gắn vấn đề viện trợ quân sự cho đồng minh với việc tăng cường an ninh ở biên giới Mỹ-Mexico, ngăn chặn làn sóng người nhập cư bất hợp pháp; nghĩa là phải mất nhiều tháng nữa dự luật mới có thể được Hạ Viện xem xét, sửa đổi và thông qua, thậm chí có thể nó không bao giờ đến được bàn làm việc của tổng thống.
Hôm Thứ Hai 18 Tháng Hai, Tổng Thống Biden cho biết ông sẵn sàng gặp Chủ tịch Hạ Viện Johnson để thảo luận về dự luật tài trợ, do tính chất cấp bách của nó, đồng thời ông nói thêm rằng đảng Cộng Hòa đang phạm sai lầm khi phản đối gói tài trợ mà Thượng Viện đã bỏ phiếu thuận.
Hầu hết những người quan sát chính trị đều cho rằng, hành động của đảng Cộng Hoà ngăn chặn khoản viện trợ quân sự của Mỹ cho các đồng minh, nhất là Ukraine, là do yêu cầu của cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Trump không muốn cho ông Biden giành được một thắng lợi chính trị quan trọng và tăng uy tín trước cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm, ông ta cũng không muốn giúp Ukraine và gây bất bình cho Tổng thống Nga Vladimir Putin – nhà độc tài mà ông Trump luôn coi là “người bạn tốt” và ca ngợi hành động xâm lăng Ukraine của ông ta là một quyết định “thiên tài.”
Đúng như dự đoán của các nhà phân tích quân sự, Ukraine sẽ lâm nguy nếu thiếu nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược của Mỹ. Quân đội Ukraine sẽ không bị sụp đổ ngay lập tức nhưng khả năng chiến đấu của họ sẽ suy giảm và Kyiv sẽ thất thủ sau một vài năm nữa, giống như trường hợp Việt Nam Cộng Hoà bị mất vào tay cộng sản chỉ hai năm sau ngày Mỹ rút quân và cắt viện trợ quân sự hồi nửa thế kỷ trước.
Thất bại của Ukraine và chiến thắng của Putin cũng sẽ kích thích các nhà độc tài khác liều lĩnh hơn trong cuộc xâm lược các nước láng giềng nhỏ và yếu, ném Hiến Chương Liên Hiệp Quốc vào sọt rác.
Tướng H.R. McMaster, từng là cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền Trump, cho rằng ngừng viện trợ Ukraine là dâng cho Putin một chiến thắng chiến lược. “Nước Mỹ có một lựa chọn rõ ràng: trang bị cho Ukraine những vũ khí mà họ cần để tự bảo vệ, hoặc cắt viện trợ và từ bỏ nước Ukraine dân chủ đang chiến đấu để sinh tồn trong cuộc xâm lược của Putin.” Theo ông McMaster, việc Quốc hội Mỹ bỏ rơi Ukraine vào lúc này là món quà tặng cho “trục xâm lược” (axis of aggressors) Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Kim Jong Un và chế độ thần quyền Iran. “Các đối tác và đồng minh sẽ mất niềm tin vào nước Mỹ trong khi những kẻ xâm lược sẽ thêm liều lĩnh,” ông McMaster nói với The New York Times.
Các binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn 71 chuẩn bị đạn pháo về hướng Avdiivka, tỉnh Donetsk, Ukraine ngày 18 Tháng Hai, 2024. (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu via Getty Images)
Thực tế diễn ra đúng như vậy. Trên chiến trường, hôm Thứ Bảy 17 Tháng Hai, quân Ukraine đã phải rút khỏi thị trấn Avdiivka bị tàn phá ở miền Đông sau nhiều tháng giao tranh ác liệt. Người đứng đầu quân đội Ukraine nói ông cho binh sĩ rút lui để bảo toàn lực lượng trong hoàn cảnh thiếu đạn dược trầm trọng.
Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức hồi cuối tuần, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh phương Tây tăng cường cung cấp viện trợ quân sự và nói rằng việc rút quân một phần là do thiếu vũ khí. Ông Zelensky cũng nhận định Nga đang lợi dụng tình hình Ukraine thiếu vũ khí để đẩy mạnh nhiều cuộc tấn công lớn. “Họ đang lợi dụng sự chậm trễ trong viện trợ cho Ukraine và đây là một vấn đề rất nhạy cảm. Tình trạng thiếu đạn pháo, vũ khí phòng không và vũ khí tầm xa”, ông Zelensky nói, theo VOA.
Chiếm được thị trấn Avdiivka, nghĩa là có được một chiến thắng tượng trưng trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng tới, ông Putin có thêm tự tin để đẩy mạnh cuộc đàn áp phong trào dân chủ ở trong nước mà vụ sát hại lãnh tụ đối lập Alexei Navalny trong một nhà tù xa xôi ở Bắc Cực hôm Thứ Sáu 16 Tháng Hai là vụ mới nhất, ghê tởm nhất.
Ở châu Á, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như cũng đang thăm dò cơ hội để thay đổi hiện trạng eo biển Đài Loan khi Mỹ lừng chừng không muốn tiếp tục viện trợ quân sự cho hòn đảo. Hôm Thứ Hai 18 Tháng Hai, Đài Loan tố cáo lực lượng hải cảnh Trung Quốc xông lên kiểm tra một tàu du lịch gần quần đảo Kim Môn do Đài Loan kiểm soát bên ngoài bờ biển Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng nước này cũng tố cáo Trung Quốc đã thả hơn 100 khinh khí cầu do thám vào không phận của hòn đảo, một số bay ngang qua các căn cứ quân sự Đài Loan, trong một chiến thuật gây căng thẳng và làm nhiễu loạn hoạt động cảnh giác của các lực lượng phòng không Đài Loan. Trung Quốc liên tục gây áp lực quân sự và kinh tế lên hòn đảo dân chủ từ sau cuộc viếng thăm Đài Bắc của cựu Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi Tháng Tám 2022, nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh có hành động gây hấn xa như vậy.
Rõ ràng cả Moscow và Bắc Kinh đều đang nhìn thấy cơ hội trong cách Hạ Viện Mỹ quay lưng với đồng minh vào lúc họ cần được giúp đỡ nhất. Có điều, viện trợ quân sự cho các đồng minh không phải do nước Mỹ hào phóng vung tiền qua cửa sổ mà là phục vụ cho chính lợi ích của nước Mỹ. Nước Mỹ có sức mạnh vô đối không chỉ do nỗ lực của người dân Mỹ mà chủ yếu do Mỹ có những liên minh quân sự hùng mạnh ở các châu lục. Tướng Douglas E. Lute, cựu tư lệnh chiến trường Afghanistan, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO và cố vấn quân sự cho cựu Tổng thống George W. Bush, nhấn mạnh: “Cam kết của Mỹ với đồng minh không phải là do lòng thương hay từ thiện mà là lợi ích an ninh cốt tử của chính nước Mỹ.”
Viện trợ cho đồng minh còn mang lại lợi ích kinh tế, công ăn việc làm cho người Mỹ, theo phân tích của báo The Wall Street Journal (WSJ) – tờ báo của giới chính trị bảo thủ Mỹ. Theo WSJ, chiến tranh Nga-Ukraine đã giúp ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ bùng nổ, nhờ nhu cầu vũ khí và đạn dược tăng nhanh. Các nước châu Âu đổ xô tới Mỹ mua vũ khí để tăng cường năng lực quân sự của họ đối phó với mối đe doạ từ Nga; ngay cả Ngũ Giác Đài cũng tăng mua vũ khí mới từ các nhà cung cấp để bổ sung vào kho vũ khí cũ đã chuyển giao cho Ukraine.
Trong hai năm qua, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn $47 tỷ viện trợ quân sự, phần lớn số tiền đó được dùng để mua vũ khí, đạn dược từ các công ty công nghiệp quốc phòng của Mỹ, giúp ngành này tăng trưởng tới 17.5% từ khi Nga bắt đầu xâm lược. Còn trong dự luật đang bị kẹt ở Hạ Viện, Ukraine được viện trợ thêm $61 tỷ, nhưng 64% số tiền này sẽ được chuyển cho các công ty sản xuất vũ khí của Mỹ, tạo nên một tác động rất tốt đến tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm, theo phân tích của WSJ.
Bà Lael Brainard, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Toà Bạch Ốc, cho biết “Có một chuyện thường bị hiểu lầm… nguồn viện trợ đó quan trọng đến mức nào đối với công ăn việc làm và sản xuất của chính nước Mỹ”.
Vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine, từ hỏa tiễn diệt xe tăng Javelin, hỏa tiễn phòng không vác vai Stinger, hệ thống hỏa tiễn tầm xa phóng hàng loạt HIMARS, xe tăng Abrams M1, cho đến gần đây là hệ thống phòng không tân tiến Patriot … không chỉ đã ngăn chặn hiệu quả cuộc xâm lược của quân Nga vốn vượt xa Ukraine về quân số và tiềm lực quân sự mà còn không buộc người lính Mỹ nào phải đổ máu hoặc mất mạng vì nước Mỹ không phải trực tiếp tham chiến.
Chính vì thế, viện trợ quân sự cho Ukraine được coi là một trong những chính sách ngoại giao thành công nhất và ít tốn kém nhất của Mỹ trong hai năm qua.
Thành công đó có thể sẽ không còn tiếp tục nếu Hạ Viện Mỹ vẫn cúc cung làm theo lệnh ông Trump cắt viện trợ quân sự và buộc các đồng minh Ukraine, Đài Loan phải tự lực đương đầu với các kẻ thù to lớn, hùng mạnh và tham lam. Và đó cũng là mối nguy của chính nước Mỹ.
Re: Bình Luận Thời Sự
Tổ chức chính quyền đã tạo ra những Đỗ Hữu Ca
Phạm Đình Trọng
24-2-2024
1. Đứng đầu lực lượng công an thành phố lớn, thành phố cảng Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca đã mang sức mạnh bạo lực nhà nước, cảnh sát vũ trang với đầy đủ súng đạn hiện đại, dàn thế trận, rải quân trên bộ, rải quân đường biển, vây chặt bốn hướng ngôi nhà dưới cả cấp bốn, nhỏ bé, mong manh, lẻ loi, chơ vơ trên bãi biển của gia đình người nông dân quả cảm khai hoang mở đất ở Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng.
Thế trận bao vây đã khép chặt, con gà trên mặt đất, con chim trên trời cũng không thể lọt qua vòng vây, Đỗ Hữu Ca liền thúc quân nã đạn xối xả vào cuộc sống bình yên, nã đạn vào ngôi nhà nhỏ bé như cái chòi chăn vịt của gia đình người dân lương thiện Đoàn Văn Vươn.
Đổ mồ hôi, đổ cả máu, mất cả mạng sống của đứa con trong gia đình trong công cuộc khai hoang lấn biển, gia đình Đoàn Văn Vươn bền chí nối tiếp sự nghiệp mở cõi ngàn đời của ông cha, lam lũ làm tiếp công việc đầy khốn khó, gian nan nhưng vô cùng cần thiết, cao cả và vẻ vang mà Nguyễn Công Trứ đã làm và được lịch sử ghi công.
Không phải chỉ có công khai hoang, lấn biển, mở cõi, gia đình Đoàn Văn Vươn còn cần cù lao động sáng tạo phát triển kinh tế, làm giầu cho gia đình, đóng góp cho đất nước ngoài tiền thuế còn tạo ra của cải vật chất cho xã hội và nêu tấm gương sáng về đạo đức và tư thế hiên ngang của người lao động quả cảm và sáng tạo.
Lao động sáng tạo, gia đình Đoàn Văn Vươn đã thực hiện đúng tiêu chí phấn đấu của đảng và nhà nước được ghi rành rành trong mọi nghị quyết, mọi chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội là phấn đấu xây dựng xã hội “dân giầu, nước mạnh”
2. Khai hoang lấn biển và sản xuất kinh doanh trên bãi biển khai hoang của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn đều trong khuôn khổ pháp luật nhà nước về đất đai, được thể hiện bằng các hợp đồng giao diện tích khai hoang, hợp đồng sử dụng mặt đất, mặt biển khai hoang giữa gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn với chính quyền nhà nước quản lý lãnh thổ. Đó là mối quan hệ dân sự hết sức thông thường đang diễn ra trên khắp mọi miền đất nước.
Quá trình thực hiện hợp đồng giao đất và sử dụng đất không tránh khỏi nảy sinh khác biệt, mâu thuẫn giữa hai bên kí hợp đồng cũng là điểu bình thường, luôn luôn xảy ra như là điều tất yếu của cuộc sống và sự khác biệt, mâu thuẫn trong đời sống biến động đó chỉ là tranh chấp dân sự thường tình. Tranh chấp dân sự phải giải quyết bằng toà án dân sự và chỉ có toà án phân xử mới giải quyết được thoả đáng mọi tranh chấp dân sự. Toà án cấp nào cũng có lực lượng thi hành án dân sự bảo đảm thực thi phán quyết của toà án.
Nhà nước Việt Nam luôn tự hào khẳng định là nhà nước pháp quyền. Suốt mấy chục năm nay trên khắp đất nước, ở đâu người dân cũng thấy slogan ngạo nghễ như lời nhắc nhở người dân và lời cam kết của chính quyền nhà nước với người dân “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Một xã hội có luật pháp, một nhà nước pháp quyền không cho phép sử dụng công cụ bạo lực nhà nước, sử dụng quân đội và công an, sử dụng súng đạn trong tranh chấp dân sự.
Người dân đổ mồ sôi sôi nước mắt làm ra của cải vật chất cho xã hội và đóng thuế nuôi nhà nước, nuôi quân đội, nuôi công an. Nhân dân trang bị súng đạn cho quân đội để quân đội đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Nhân dân trang bị công cụ bạo lực hiện đại cho công an để công an trấn áp tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân.
Dù phải chấp nhận cuộc sống đầy kham khổ, trăm bề thiếu thốn, người dân vẫn dành cho công an rất nhiều đãi ngộ, bảo đảm cho công an có đời sống vật chất và tinh thần cao hơn mặt bằng xã hội. Đó là ơn nghĩa lớn lao, cao cả người dân dành cho công an.
Dù chỉ là công cụ bạo lực nhà nước nhưng là con người, những người được người dân trao cho khẩu súng phải nhận thức được nghĩa vụ bảo vệ dân và càng phải khắc cốt ghi tâm một nguyên tắc, một chân lý và một đạo lý là nhân dân ở phía sau khẩu súng. Bất kì tình thế nào cũng không được chĩa nòng súng vào nhân dân. Không có luật pháp nhà nước, không có lương tâm con người và không có đạo lý xã hội nào đẩy người dân lương thiện ra trước nòng súng của công an nhân dân. Dù chỉ là công cụ bạo lực nhà nước nhưng là con người, những người cầm súng được người dân chăm bẵm nuôi dưỡng và ưu ái đãi ngộ phải đinh ninh trong dạ ơn nghĩa nhân dân.
Chỉ những kẻ mất trí, mất tính người mới nhận thức rằng “Công an nhân dân còn đảng còn mình”, mới coi công an chỉ là công cụ của đảng, chỉ biết có đảng, không biết đến nhân dân. Đó là nhận thức của kẻ lú lẫn, mê muội, cuồng tín, coi đảng, một tổ chức chính trị nhất thời như một tôn giáo của muôn đời, như một đức tin duy nhất và tuyệt đối. Sự thật trong thực tế và trong lịch sử, đảng chỉ là tổ chức chính trị của một số người trong một giai đoạn lịch sử nhất thời. Chỉ nhân dân mới vĩnh hằng.
Đảng chính trị có lúc đúng, lúc sai và đảng đương quyền đã để lại cho nhân dân, cho lịch sử đầy rẫy sai lầm, đầy rẫy tội ác đẫm máu. Chỉ có nhân dân muôn đời là chân lí, là lẽ phải. Đảng chính trị dù có tới vài triệu đảng viên, so với nhân dân cũng chỉ là một dúm người theo đuổi một lý tưởng chính trị nhất thời. Khi không còn phù hợp với thực tế, lý tưởng chính trị chỉ còn là mớ xác chữ chết khô, giáo điều. Chỉ có nhân dân là hiện thực, là cuộc sống xanh tươi, vô cùng, vô tận, Chỉ có nhân dân đồng nghĩa với dân tộc, với tổ quốc mới là mãi mãi.
3. Khi giám đốc công an Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca chỉ huy lực lượng cảnh sát trang bị vũ khí hiện đại xả đạn vào gia đình người nông dân Đoàn Văn Vươn là khi gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn còn đang khiếu kiện, nhờ luật pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng. Toà án chưa xét xử. Gia đình Đoàn Văn Vươn vẫn là những nông dân lương thiện, những người lao động chân chính có công mở cõi với đất nước và có công bằng lao động chính đáng làm ra của cải vật chất cho xã hội.
Chỉ huy công an xả đạn bắn vào người dân lương thiện, bắn vào cuộc sống bình yên, đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an Hải Phòng cũng xả đạn bắn vào luật pháp, xả đạn bắn vào nhà nước pháp quyễn xã hội chủ nghĩa.
Xả đạn bắn người dân lương thiện mà Ca huênh hoang: Phải nói rằng trận đánh đẹp, hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng trận đánh này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng, rất là đẹp.
4. Từ việc làm đến lời nói của Ca đã bộc lộ đầy đủ, rõ ràng một nhận thức rất thấp kém, sai trái tệ hại, bộc lộ một nhân cách xấu xa, một con người bất nhân, thất đức, một công chức u mê, ngu xuẩn và ngông cuồng đến mức lùa quân xả súng bắn người dân lương thiện, bắn vào cuộc sống lao động bình yên, bắn vào luật pháp.
Tổ chức chính quyền quản lý Ca nhận thức được đầy đủ con người thấp hèn của Ca, nhận thức được tội trạng ghê tởm của Ca, phải loại Ca ra khỏi bộ máy quyền lực nhà nước, loại Ca ra khỏi đảng cầm quyền thì Ca không còn cơ hội phơi bày cái thấp hèn, cái khốn nạn ghê tởm của Ca. Nhưng tổ chức chính quyền quản lý Ca đã bao che, dung dưỡng cái thấp hèn của Ca bằng cách chạy cho Ca có được hàm tướng công an để với hàm tướng công an Ca lại làm điều thấp hèn lớn hơn, tệ hại hơn. Không có hàm tướng, Ca không thể nhận được 35 tỉ tiền chạy tội cho một tội phạm đang đục phá nền kinh tế đất nước.
Cạp cục tiền lớn hối lộ bị bại lộ, Ca bị khởi tố. Nhưng dung dưỡng con người thấp hèn, phong tướng công an cho con người thấp hèn để tướng công an thấp hèn Đỗ Hữu Ca có cơ hội tiếp tục bộc lộ cái thấp hèn, tồ chức chính quyền phong tướng cho cái thấp hèn thì vô can, sẽ còn nảy nòi thêm nhiều Đỗ Hữu Ca.
Phạm Đình Trọng
24-2-2024
1. Đứng đầu lực lượng công an thành phố lớn, thành phố cảng Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca đã mang sức mạnh bạo lực nhà nước, cảnh sát vũ trang với đầy đủ súng đạn hiện đại, dàn thế trận, rải quân trên bộ, rải quân đường biển, vây chặt bốn hướng ngôi nhà dưới cả cấp bốn, nhỏ bé, mong manh, lẻ loi, chơ vơ trên bãi biển của gia đình người nông dân quả cảm khai hoang mở đất ở Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng.
Thế trận bao vây đã khép chặt, con gà trên mặt đất, con chim trên trời cũng không thể lọt qua vòng vây, Đỗ Hữu Ca liền thúc quân nã đạn xối xả vào cuộc sống bình yên, nã đạn vào ngôi nhà nhỏ bé như cái chòi chăn vịt của gia đình người dân lương thiện Đoàn Văn Vươn.
Đổ mồ hôi, đổ cả máu, mất cả mạng sống của đứa con trong gia đình trong công cuộc khai hoang lấn biển, gia đình Đoàn Văn Vươn bền chí nối tiếp sự nghiệp mở cõi ngàn đời của ông cha, lam lũ làm tiếp công việc đầy khốn khó, gian nan nhưng vô cùng cần thiết, cao cả và vẻ vang mà Nguyễn Công Trứ đã làm và được lịch sử ghi công.
Không phải chỉ có công khai hoang, lấn biển, mở cõi, gia đình Đoàn Văn Vươn còn cần cù lao động sáng tạo phát triển kinh tế, làm giầu cho gia đình, đóng góp cho đất nước ngoài tiền thuế còn tạo ra của cải vật chất cho xã hội và nêu tấm gương sáng về đạo đức và tư thế hiên ngang của người lao động quả cảm và sáng tạo.
Lao động sáng tạo, gia đình Đoàn Văn Vươn đã thực hiện đúng tiêu chí phấn đấu của đảng và nhà nước được ghi rành rành trong mọi nghị quyết, mọi chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội là phấn đấu xây dựng xã hội “dân giầu, nước mạnh”
2. Khai hoang lấn biển và sản xuất kinh doanh trên bãi biển khai hoang của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn đều trong khuôn khổ pháp luật nhà nước về đất đai, được thể hiện bằng các hợp đồng giao diện tích khai hoang, hợp đồng sử dụng mặt đất, mặt biển khai hoang giữa gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn với chính quyền nhà nước quản lý lãnh thổ. Đó là mối quan hệ dân sự hết sức thông thường đang diễn ra trên khắp mọi miền đất nước.
Quá trình thực hiện hợp đồng giao đất và sử dụng đất không tránh khỏi nảy sinh khác biệt, mâu thuẫn giữa hai bên kí hợp đồng cũng là điểu bình thường, luôn luôn xảy ra như là điều tất yếu của cuộc sống và sự khác biệt, mâu thuẫn trong đời sống biến động đó chỉ là tranh chấp dân sự thường tình. Tranh chấp dân sự phải giải quyết bằng toà án dân sự và chỉ có toà án phân xử mới giải quyết được thoả đáng mọi tranh chấp dân sự. Toà án cấp nào cũng có lực lượng thi hành án dân sự bảo đảm thực thi phán quyết của toà án.
Nhà nước Việt Nam luôn tự hào khẳng định là nhà nước pháp quyền. Suốt mấy chục năm nay trên khắp đất nước, ở đâu người dân cũng thấy slogan ngạo nghễ như lời nhắc nhở người dân và lời cam kết của chính quyền nhà nước với người dân “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Một xã hội có luật pháp, một nhà nước pháp quyền không cho phép sử dụng công cụ bạo lực nhà nước, sử dụng quân đội và công an, sử dụng súng đạn trong tranh chấp dân sự.
Người dân đổ mồ sôi sôi nước mắt làm ra của cải vật chất cho xã hội và đóng thuế nuôi nhà nước, nuôi quân đội, nuôi công an. Nhân dân trang bị súng đạn cho quân đội để quân đội đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Nhân dân trang bị công cụ bạo lực hiện đại cho công an để công an trấn áp tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân.
Dù phải chấp nhận cuộc sống đầy kham khổ, trăm bề thiếu thốn, người dân vẫn dành cho công an rất nhiều đãi ngộ, bảo đảm cho công an có đời sống vật chất và tinh thần cao hơn mặt bằng xã hội. Đó là ơn nghĩa lớn lao, cao cả người dân dành cho công an.
Dù chỉ là công cụ bạo lực nhà nước nhưng là con người, những người được người dân trao cho khẩu súng phải nhận thức được nghĩa vụ bảo vệ dân và càng phải khắc cốt ghi tâm một nguyên tắc, một chân lý và một đạo lý là nhân dân ở phía sau khẩu súng. Bất kì tình thế nào cũng không được chĩa nòng súng vào nhân dân. Không có luật pháp nhà nước, không có lương tâm con người và không có đạo lý xã hội nào đẩy người dân lương thiện ra trước nòng súng của công an nhân dân. Dù chỉ là công cụ bạo lực nhà nước nhưng là con người, những người cầm súng được người dân chăm bẵm nuôi dưỡng và ưu ái đãi ngộ phải đinh ninh trong dạ ơn nghĩa nhân dân.
Chỉ những kẻ mất trí, mất tính người mới nhận thức rằng “Công an nhân dân còn đảng còn mình”, mới coi công an chỉ là công cụ của đảng, chỉ biết có đảng, không biết đến nhân dân. Đó là nhận thức của kẻ lú lẫn, mê muội, cuồng tín, coi đảng, một tổ chức chính trị nhất thời như một tôn giáo của muôn đời, như một đức tin duy nhất và tuyệt đối. Sự thật trong thực tế và trong lịch sử, đảng chỉ là tổ chức chính trị của một số người trong một giai đoạn lịch sử nhất thời. Chỉ nhân dân mới vĩnh hằng.
Đảng chính trị có lúc đúng, lúc sai và đảng đương quyền đã để lại cho nhân dân, cho lịch sử đầy rẫy sai lầm, đầy rẫy tội ác đẫm máu. Chỉ có nhân dân muôn đời là chân lí, là lẽ phải. Đảng chính trị dù có tới vài triệu đảng viên, so với nhân dân cũng chỉ là một dúm người theo đuổi một lý tưởng chính trị nhất thời. Khi không còn phù hợp với thực tế, lý tưởng chính trị chỉ còn là mớ xác chữ chết khô, giáo điều. Chỉ có nhân dân là hiện thực, là cuộc sống xanh tươi, vô cùng, vô tận, Chỉ có nhân dân đồng nghĩa với dân tộc, với tổ quốc mới là mãi mãi.
3. Khi giám đốc công an Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca chỉ huy lực lượng cảnh sát trang bị vũ khí hiện đại xả đạn vào gia đình người nông dân Đoàn Văn Vươn là khi gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn còn đang khiếu kiện, nhờ luật pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng. Toà án chưa xét xử. Gia đình Đoàn Văn Vươn vẫn là những nông dân lương thiện, những người lao động chân chính có công mở cõi với đất nước và có công bằng lao động chính đáng làm ra của cải vật chất cho xã hội.
Chỉ huy công an xả đạn bắn vào người dân lương thiện, bắn vào cuộc sống bình yên, đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an Hải Phòng cũng xả đạn bắn vào luật pháp, xả đạn bắn vào nhà nước pháp quyễn xã hội chủ nghĩa.
Xả đạn bắn người dân lương thiện mà Ca huênh hoang: Phải nói rằng trận đánh đẹp, hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng trận đánh này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng, rất là đẹp.
4. Từ việc làm đến lời nói của Ca đã bộc lộ đầy đủ, rõ ràng một nhận thức rất thấp kém, sai trái tệ hại, bộc lộ một nhân cách xấu xa, một con người bất nhân, thất đức, một công chức u mê, ngu xuẩn và ngông cuồng đến mức lùa quân xả súng bắn người dân lương thiện, bắn vào cuộc sống lao động bình yên, bắn vào luật pháp.
Tổ chức chính quyền quản lý Ca nhận thức được đầy đủ con người thấp hèn của Ca, nhận thức được tội trạng ghê tởm của Ca, phải loại Ca ra khỏi bộ máy quyền lực nhà nước, loại Ca ra khỏi đảng cầm quyền thì Ca không còn cơ hội phơi bày cái thấp hèn, cái khốn nạn ghê tởm của Ca. Nhưng tổ chức chính quyền quản lý Ca đã bao che, dung dưỡng cái thấp hèn của Ca bằng cách chạy cho Ca có được hàm tướng công an để với hàm tướng công an Ca lại làm điều thấp hèn lớn hơn, tệ hại hơn. Không có hàm tướng, Ca không thể nhận được 35 tỉ tiền chạy tội cho một tội phạm đang đục phá nền kinh tế đất nước.
Cạp cục tiền lớn hối lộ bị bại lộ, Ca bị khởi tố. Nhưng dung dưỡng con người thấp hèn, phong tướng công an cho con người thấp hèn để tướng công an thấp hèn Đỗ Hữu Ca có cơ hội tiếp tục bộc lộ cái thấp hèn, tồ chức chính quyền phong tướng cho cái thấp hèn thì vô can, sẽ còn nảy nòi thêm nhiều Đỗ Hữu Ca.
Re: Bình Luận Thời Sự
Nước Mỹ và thế hệ chính trị gia “Tic Tac”
Thái Ngọc
6 tháng 3, 2024
Thật thô lỗ và thậm chí thô bỉ khi dùng lý do tuổi tác để chỉ trích người già cùng sự lẩm cẩm không thể tránh khỏi của họ, nhưng trong chính trị, tuổi tác là vấn đề rất quan trọng.
Tuổi tác trong chính trị đang trở thành vấn đề rất lớn với nước Mỹ nói chung và chính trị Mỹ nói riêng, khi mà mùa bầu cử năm nay, lại chứng kiến màn vật nhau giữa hai cụ ông đều quá tuổi “thất thập cổ lai hy” Donald Trump và Joe Biden.
Joe Biden hơn Donald Trump chưa đầy bốn tuổi. Các cuộc thăm dò cho thấy cử tri ngày càng lo lắng việc liệu Tổng thống Joe Biden 81 tuổi có thể đảm nhiệm thêm bốn năm ở Tòa Bạch Ốc so với người tiền nhiệm 77 tuổi hay không. Dĩ nhiên dân Mỹ không ác cảm với người già nói chung. Mối lo ngại ở đây là, việc thường xuyên nhớ trước quên sau của những người già ngồi ghế điều hành quốc gia như Joe Biden và Donald Trump, thì chính trị đối nội lẫn đối ngoại chịu những ảnh hưởng tiêu cực ở mức độ như thế nào…
Sau gần bốn năm lãnh đạo đất nước, Joe Biden đã làm tốt vai trò tổng thống. Tuy nhiên, ngày càng Biden càng có nhiều biểu hiện mất trí nhớ. Và dù lấy việc mất trí nhớ của Biden để nhạo báng và dè bỉu nhưng cá nhân Donald Trump cũng không ít lần cho thấy trí nhớ của ông cũng bị bào mòn theo thời gian. Trong một chiến dịch quảng cáo chính trị mới đây, Trump đã nhầm lẫn Nikki Haley với cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Theo TIME, một cuộc khảo sát gần đây của Gallup chỉ ra rằng chưa đến 1/3 người Mỹ sẵn sàng bỏ phiếu cho một ứng cử viên đủ tiêu chuẩn của đảng họ nếu vị này trên 80 tuổi. Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos cho thấy 3/4 người Mỹ, trong đó có hơn một nửa đảng viên Dân chủ, cho rằng Biden đã quá già. Và cuộc thăm dò NBC vào Tháng Giêng 2024 cũng cho ra kết quả tương tự.
Một bản tóm tắt sức khỏe do bác sĩ của Biden công bố đầu năm 2023 mô tả ông là người “khỏe mạnh”, “hoàn toàn đủ tư cách làm tổng thống”. Với Trump, người thường xuyên dùng McDonalds và Coca-Cola, có kết quả xét nghiệm công bố vào Tháng Mười Một 2023 cho thấy sức khỏe “bình thường, “đã giảm cân” và “các bài kiểm tra nhận thức cho ra kết quả rất đặc biệt”.
Trump và Biden là hai trong số ba người lớn tuổi nhất từng giữ chức tổng thống. Trong 140 năm, William Henry Harrison đã giữ kỷ lục là người lớn tuổi nhất được bầu làm tổng thống, cho đến khi xuất hiện Ronald Reagan. Harrison ở tuổi 68 khi nhậm chức vào năm 1841, và Reagan ở tuổi 69 trong lễ nhậm chức năm 1981. Khi rời nhiệm sở ở tuổi 77, Reagan là người lớn tuổi nhất từng giữ chức tổng thống. Trump rời nhiệm sở ở tuổi 74 và là người lớn tuổi thứ ba ngồi ghế nguyên thủ Hoa Kỳ, sau Reagan và Biden.
Theo Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ, độ tuổi trung bình của người Mỹ là 38.9 tuổi. Nhưng với độ tuổi trung bình tại Hạ viện và Thượng viện lần lượt là 58 và 64 – tính đến cuối năm 2023. Điều đó cho thấy chính trị Mỹ đang già háp. Người ta gọi đó là “gerontocracy”, tức nền chính trị được vận hành bởi ông già bà cả.
Tờ báo dành cho con nít Teen Vogue gần đây phải đăng một bài, giải thích từ “gerontocracy” cho cử tri trẻ, định nghĩa thuật ngữ này là “chính phủ của người già” (“government by the elderly”). Nền “chính trị bô lão” trước nay vốn chỉ phổ biến trong giới lãnh đạo tôn giáo như Vatican, bộ máy giáo sĩ (ayatollah) ở Iran; hoặc bộ máy lãnh đạo cộng sản độc tài, đặc biệt thời Liên Xô hồi Chiến tranh Lạnh. Ở các nước phương Tây, trừ thời phong kiến, nền chính trị dân chủ hiện đại là nơi ít bóng dáng các “nguyên lão”.
Ấy vậy mà chính trị Mỹ bây giờ là sân khấu của những gương mặt quen thuộc từ nhiều thập niên. Trong bài báo ngày 8 Tháng Chín 2023, The New York Times đã liệt kê 20 “đại bô lão” của Quốc hội Hoa Kỳ: Dianne Feinstein, 90 tuổi; Charles E. Grassley, 89; Grace F. Napolitano, 86; Bill Pascrell Jr., 86; Mitch McConnell, 81; Virginia Foxx, 80… Trong số 20 “cây cao bóng cả” này, không ai dưới 80 tuổi!
Trong một bài viết, FiveThirtyEight – một trong những trang chính trị nổi tiếng – thuật rằng, cuối Tháng Bảy 2023, ít nhất ba dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ trong một phiên điều trần về TikTok đã gọi ứng dụng phổ biến này là… “Tic Tac” (một loại kẹo bạc hà thơm!). Năm 2006, Thượng nghị sĩ Alaska Ted Stevens mô tả internet là “một loạt các ống” (“a series of tubes”); và năm 2022, trong buổi nói chuyện trước nhiều đồng nghiệp trong Quốc hội, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer đã giơ chiếc điện thoại nắp gập cũ mèm của mình lên (chứ không phải điện thoại thông minh iPhone hoặc Samsung) và tự thú trước bình minh rằng mình không khoái công nghệ (“not very tech-oriented”).
Vài chi tiết trên cho thấy tuổi tác đã khiến các “nguyên lão” trong nghị trường Hoa Kỳ không chỉ không chạy theo kịp xu hướng và đời sống công nghệ theo cách như cử tri trẻ đang sống; mà còn, vấn đề ở chỗ, thế hệ chính trị gia “Tic Tac” có thể gặp khó khăn khi giải quyết các chính sách liên quan công nghệ cũng như nhiều thứ hiện đại khác trong đời sống nói chung.
Trong khi đó, nhiều vị vẫn cương quyết không rửa tay gác kiếm. Tại Hạ viện, gương mặt lão làng, cựu Chủ tịch Hạ viện – Nancy Pelosi – tuyên bố tái tranh cử cho nhiệm kỳ thứ 19! Nếu đắc cử vào Tháng Mười Một 2024, Nancy Pelosi sẽ rời Quốc hội (sau nhiệm kỳ hai năm) ở tuổi 85 (nếu bà còn sống).
Đã có những tiếng nói gay gắt yêu cầu giới hạn độ tuổi cho chức vụ dân cử liên bang. Xét cho cùng, các quan chức thực thi pháp luật liên bang (federal law enforcement officers) đều buộc phải nghỉ hưu ở tuổi 57. Nhân viên công viên quốc gia cũng tương tự. Trong khi đó, ông chủ Tòa Bạch Ốc, với công việc căng thẳng nhất thế giới, lại không bị giới hạn về độ tuổi. Một cuộc thăm dò vào Tháng Chín 2023 cho thấy phần lớn người Mỹ ủng hộ việc kiểm tra năng lực, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần các ứng cử viên tổng thống.
Với một số chính trị gia, có thể không hẳn họ nghiện quyền lực, mà họ nghiện làm việc. Họ không thể tưởng tượng nổi việc hàng ngày ngồi ở ghế xích đu bên hiên nhà lim dim nhìn ngắm thiên nhiên cây cỏ; thay vì ngồi ở chiếc ghế bọc da trong Quốc hội hoặc Phòng Oval. Với một số người khác, làm chính trị là một sứ mạng, một trách nhiệm đối với quốc gia, để cứu đất nước khỏi một thảm họa sờ sờ nào đó…
Thái Ngọc
6 tháng 3, 2024
Thật thô lỗ và thậm chí thô bỉ khi dùng lý do tuổi tác để chỉ trích người già cùng sự lẩm cẩm không thể tránh khỏi của họ, nhưng trong chính trị, tuổi tác là vấn đề rất quan trọng.
Tuổi tác trong chính trị đang trở thành vấn đề rất lớn với nước Mỹ nói chung và chính trị Mỹ nói riêng, khi mà mùa bầu cử năm nay, lại chứng kiến màn vật nhau giữa hai cụ ông đều quá tuổi “thất thập cổ lai hy” Donald Trump và Joe Biden.
Joe Biden hơn Donald Trump chưa đầy bốn tuổi. Các cuộc thăm dò cho thấy cử tri ngày càng lo lắng việc liệu Tổng thống Joe Biden 81 tuổi có thể đảm nhiệm thêm bốn năm ở Tòa Bạch Ốc so với người tiền nhiệm 77 tuổi hay không. Dĩ nhiên dân Mỹ không ác cảm với người già nói chung. Mối lo ngại ở đây là, việc thường xuyên nhớ trước quên sau của những người già ngồi ghế điều hành quốc gia như Joe Biden và Donald Trump, thì chính trị đối nội lẫn đối ngoại chịu những ảnh hưởng tiêu cực ở mức độ như thế nào…
Sau gần bốn năm lãnh đạo đất nước, Joe Biden đã làm tốt vai trò tổng thống. Tuy nhiên, ngày càng Biden càng có nhiều biểu hiện mất trí nhớ. Và dù lấy việc mất trí nhớ của Biden để nhạo báng và dè bỉu nhưng cá nhân Donald Trump cũng không ít lần cho thấy trí nhớ của ông cũng bị bào mòn theo thời gian. Trong một chiến dịch quảng cáo chính trị mới đây, Trump đã nhầm lẫn Nikki Haley với cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Theo TIME, một cuộc khảo sát gần đây của Gallup chỉ ra rằng chưa đến 1/3 người Mỹ sẵn sàng bỏ phiếu cho một ứng cử viên đủ tiêu chuẩn của đảng họ nếu vị này trên 80 tuổi. Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos cho thấy 3/4 người Mỹ, trong đó có hơn một nửa đảng viên Dân chủ, cho rằng Biden đã quá già. Và cuộc thăm dò NBC vào Tháng Giêng 2024 cũng cho ra kết quả tương tự.
Một bản tóm tắt sức khỏe do bác sĩ của Biden công bố đầu năm 2023 mô tả ông là người “khỏe mạnh”, “hoàn toàn đủ tư cách làm tổng thống”. Với Trump, người thường xuyên dùng McDonalds và Coca-Cola, có kết quả xét nghiệm công bố vào Tháng Mười Một 2023 cho thấy sức khỏe “bình thường, “đã giảm cân” và “các bài kiểm tra nhận thức cho ra kết quả rất đặc biệt”.
Trump và Biden là hai trong số ba người lớn tuổi nhất từng giữ chức tổng thống. Trong 140 năm, William Henry Harrison đã giữ kỷ lục là người lớn tuổi nhất được bầu làm tổng thống, cho đến khi xuất hiện Ronald Reagan. Harrison ở tuổi 68 khi nhậm chức vào năm 1841, và Reagan ở tuổi 69 trong lễ nhậm chức năm 1981. Khi rời nhiệm sở ở tuổi 77, Reagan là người lớn tuổi nhất từng giữ chức tổng thống. Trump rời nhiệm sở ở tuổi 74 và là người lớn tuổi thứ ba ngồi ghế nguyên thủ Hoa Kỳ, sau Reagan và Biden.
Theo Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ, độ tuổi trung bình của người Mỹ là 38.9 tuổi. Nhưng với độ tuổi trung bình tại Hạ viện và Thượng viện lần lượt là 58 và 64 – tính đến cuối năm 2023. Điều đó cho thấy chính trị Mỹ đang già háp. Người ta gọi đó là “gerontocracy”, tức nền chính trị được vận hành bởi ông già bà cả.
Tờ báo dành cho con nít Teen Vogue gần đây phải đăng một bài, giải thích từ “gerontocracy” cho cử tri trẻ, định nghĩa thuật ngữ này là “chính phủ của người già” (“government by the elderly”). Nền “chính trị bô lão” trước nay vốn chỉ phổ biến trong giới lãnh đạo tôn giáo như Vatican, bộ máy giáo sĩ (ayatollah) ở Iran; hoặc bộ máy lãnh đạo cộng sản độc tài, đặc biệt thời Liên Xô hồi Chiến tranh Lạnh. Ở các nước phương Tây, trừ thời phong kiến, nền chính trị dân chủ hiện đại là nơi ít bóng dáng các “nguyên lão”.
Ấy vậy mà chính trị Mỹ bây giờ là sân khấu của những gương mặt quen thuộc từ nhiều thập niên. Trong bài báo ngày 8 Tháng Chín 2023, The New York Times đã liệt kê 20 “đại bô lão” của Quốc hội Hoa Kỳ: Dianne Feinstein, 90 tuổi; Charles E. Grassley, 89; Grace F. Napolitano, 86; Bill Pascrell Jr., 86; Mitch McConnell, 81; Virginia Foxx, 80… Trong số 20 “cây cao bóng cả” này, không ai dưới 80 tuổi!
Trong một bài viết, FiveThirtyEight – một trong những trang chính trị nổi tiếng – thuật rằng, cuối Tháng Bảy 2023, ít nhất ba dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ trong một phiên điều trần về TikTok đã gọi ứng dụng phổ biến này là… “Tic Tac” (một loại kẹo bạc hà thơm!). Năm 2006, Thượng nghị sĩ Alaska Ted Stevens mô tả internet là “một loạt các ống” (“a series of tubes”); và năm 2022, trong buổi nói chuyện trước nhiều đồng nghiệp trong Quốc hội, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer đã giơ chiếc điện thoại nắp gập cũ mèm của mình lên (chứ không phải điện thoại thông minh iPhone hoặc Samsung) và tự thú trước bình minh rằng mình không khoái công nghệ (“not very tech-oriented”).
Vài chi tiết trên cho thấy tuổi tác đã khiến các “nguyên lão” trong nghị trường Hoa Kỳ không chỉ không chạy theo kịp xu hướng và đời sống công nghệ theo cách như cử tri trẻ đang sống; mà còn, vấn đề ở chỗ, thế hệ chính trị gia “Tic Tac” có thể gặp khó khăn khi giải quyết các chính sách liên quan công nghệ cũng như nhiều thứ hiện đại khác trong đời sống nói chung.
Trong khi đó, nhiều vị vẫn cương quyết không rửa tay gác kiếm. Tại Hạ viện, gương mặt lão làng, cựu Chủ tịch Hạ viện – Nancy Pelosi – tuyên bố tái tranh cử cho nhiệm kỳ thứ 19! Nếu đắc cử vào Tháng Mười Một 2024, Nancy Pelosi sẽ rời Quốc hội (sau nhiệm kỳ hai năm) ở tuổi 85 (nếu bà còn sống).
Đã có những tiếng nói gay gắt yêu cầu giới hạn độ tuổi cho chức vụ dân cử liên bang. Xét cho cùng, các quan chức thực thi pháp luật liên bang (federal law enforcement officers) đều buộc phải nghỉ hưu ở tuổi 57. Nhân viên công viên quốc gia cũng tương tự. Trong khi đó, ông chủ Tòa Bạch Ốc, với công việc căng thẳng nhất thế giới, lại không bị giới hạn về độ tuổi. Một cuộc thăm dò vào Tháng Chín 2023 cho thấy phần lớn người Mỹ ủng hộ việc kiểm tra năng lực, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần các ứng cử viên tổng thống.
Với một số chính trị gia, có thể không hẳn họ nghiện quyền lực, mà họ nghiện làm việc. Họ không thể tưởng tượng nổi việc hàng ngày ngồi ở ghế xích đu bên hiên nhà lim dim nhìn ngắm thiên nhiên cây cỏ; thay vì ngồi ở chiếc ghế bọc da trong Quốc hội hoặc Phòng Oval. Với một số người khác, làm chính trị là một sứ mạng, một trách nhiệm đối với quốc gia, để cứu đất nước khỏi một thảm họa sờ sờ nào đó…
-
- Posts: 408
- Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am
Re: Bình Luận Thời Sự
Chuyện về “quan bà” Hoàng Thị Thuý Lan, bí thư Vĩnh Phúc
Nông Văn Tiềm
10-3-2024 “Quan bà” Hoàng Thị Thuý Lan là khúc củi vừa bị cho vào lò đúng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3. Sinh năm 1966 tại tỉnh Vĩnh Phúc nhưng quê gốc của Thúy Lan ở Hưng Yên; Lan hiện là Uỷ viên Trung ương khoá 12 và 13, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
Hoàng Thị Thuý Lan là con gái ông Hoàng Quy (1926 – 2009). Ông Quy từng là Bộ trưởng Tài chính và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 5 và 6. Ông Quy cũng từng nắm giữ các chức vụ như: Bí thư Lào Cai (1951-1954), Phó bí thư Phú Thọ, bí thư Vĩnh Phú (1977-1983), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (1983-1987), trước khi nắm giữ bộ trưởng Bộ Tài chính (1987-1992).
Về học vấn, Thuý Lan tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm giáo viên dạy trung học cơ sở. Sau Lan bỏ dạy, làm cán bộ phụ nữ thị xã. Xuất thân là “hạt giống đỏ”, lại được các quan anh nâng đỡ, Lan nhảy sang làm cán bộ Đoàn của Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc. Để tiến thân trong guồng máy chính trị cộng sản, Lan đi học chuyên tu Luật tại đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, lấy bằng thạc sĩ Luật.
Dư luận Vĩnh Phúc xầm xì, Lan được “nâng đỡ trong sáng” bởi nhân vật Trịnh Đình Dũng. “Trong sáng” thế nào, thực hư chưa rõ, chỉ biết từ năm 2005 đến 2011, thời kỳ Trịnh Đình Dũng giữ chức Uỷ viên Trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, thì hoạn lộ của Thuý Lan lên như diều gặp gió.
Năm 2005, Lan mới là bí thư Tỉnh đoàn; đến năm 2011, khi bí thư tỉnh uỷ Trịnh Đình Dũng rời Vĩnh Phúc để vào Hà Nội nhậm chức thứ trưởng Bộ Xây dựng, thì Lan đã ngồi vào ghế Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.
Tháng 2-2015, Thuý Lan nhảy lên ghế Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, lần lượt vào Uỷ viên Trung ương khoá 12 và 13 rồi ngồi ghế bí thư suốt hai nhiệm kỳ gần chục năm, đến khi bị bắt hai ngày trước. Điều đáng chú ý là, mặc dù bị dính nhiều bê bối trong suốt thời gian tại vị, nhưng cái ghế bí thư của Lan không hề suy suyển.
Trịnh Đình Dũng trong một lần về về Vĩnh Phúc … thăm Lan. Nguồn: Báo Chính phủ Vĩnh Phúc
Là bí thư tỉnh uỷ, Lan bảo kê cho Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, tức Hậu “vịt”, con nuôi của Trịnh Đình Dũng, liên tục giúp Hậu trúng thầu hàng chục dự án của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ xây trường học, chợ búa, bệnh viện, công sở… đến các khu dân cư đầu tư vốn ngân sách lên đến hàng ngàn tỷ đồng, Phúc Sơn đều trúng thầu.
Năm 2017, kỳ họp 19, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020, trong đó có trách nhiệm của bí thư Hoàng Thị Thúy Lan. “Giơ cao đánh khẽ”, UBKT Trung ương chỉ đề nghị Lan… kiểm điểm sâu sắc! Cho nên tháng 1-2021, Hoàng Thị Thuý Lan vẫn tái đắc cử Uỷ viên Trung ương khoá 13, nhiệm kỳ 2021-2026, tái trúng cử đại biểu quốc hội khoá 15.
Tháng 2-2021, vụ việc gây xôn xao dư luận, khi con gái bà Lan là Trần Huyền Trang được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trang sinh năm 1990, thi rớt đại học, được mẹ cho sang Trung Quốc du học. Về nước, Trang được tuyển vào công chức, được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Thành đoàn TP. Vĩnh Yên, sau nhảy sang làm chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bị dư luận lên án gay gắt, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc, yêu cầu tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi quyết định bổ nhiệm. Bí thư Lan và bộ sậu của bà ta đành ngậm bồ hồn làm ngọt, thu hồi quyết định để Trần Huyền Trang quay về ghế cũ ngồi, chờ cơ hội khác.
***
Nhiều người thân cận với Lan cho biết, mỗi ngày Lan dành hơn hai tiếng đồng hồ để trang điểm, từ gắn lông mi giả, duỗi tóc, sơn móng tay và một tiếng đồng hồ để tẩy trang, chọn thay trang phục nhiều lần. Lan có hàng trăm bộ váy xanh đỏ loè loẹt, đủ màu đủ sắc; bí thư tỉnh uỷ mà như phường chèo, vậy thời gian đâu Lan dành cho công việc, lo cho dân cho nước?
Ở tuổi gần 60, tại nghị trường hay ở các nơi Lan xuất hiện, Lan luôn mãn nguyện khi ai đó khen rằng, Lan “đẹp như tuổi 30”, ngực căng tròn, tóc óng ả, mượt mà thả xuống vai, mũi dọc dừa, hiền thục…
Hai khuôn mặt của “quan bà” Hoàng Thị Thuý Lan. Photo courtesy
Nhiều câu chuyện về bí thư Lan thường được người dân phường Ngô Quyền mang ra đàm tiếu. Họ nói rằng, dù có chồng con nhưng bí thư Lan vẫn rất đa tình, đầy dục vọng và hưởng lạc thú trần gian. Việc này chúng tôi không thể xác minh nên không rõ thực hư ra sau, nhưng câu chuyện sau đây là có thật:
Đầu tháng 8-2022, một cán bộ Phòng Kinh tế Ủy ban nhân dân TP Vĩnh Yên qua đêm tại nhà Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan rồi ra đi vĩnh viễn. Nhân vật xấu số đó tên là Phan Huy Hùng, sinh năm 1975. Sau khi qua đêm tại nhà bí thư Lan, rạng sáng hôm sau, Hùng được đưa vào Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Lạc Việt, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, trong trạng thái mất ý thức, ngừng thở, mạch bằng 0, sau đó tử vong.
Truyền thông và tuyên giáo đảng cùng phối hợp với công an và Viện Kiểm sát tỉnh nhanh chóng vào cuộc, trấn an dư luận bằng cách sửa tuổi, đổi thời gian tử vong của Hùng để đánh lạc hướng, qua bài viết của VTV: Cán bộ Phòng Kinh tế UBND thành phố Vĩnh Yên tử vong tại bệnh viện, ghi nguồn từ Thông tấn xã Việt Nam. Nội dung trong bài chỉ có thể đánh lừa người dân ở xa, còn người dân trong phường Ngô Quyền đều biết rõ sự thật.
***
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan.
Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
Từ lâu, người dân và cả các đảng viên, lão thành cách mạng tỉnh Vĩnh Phúc đã ngán ngẫm người đàn bà đầy tai tiếng đang nắm nhiều quyền lực ở tỉnh này, nhưng không ai dám lên tiếng, bởi họ hiểu cái giá phải trả khi đụng đến “quan bà” Thúy Lan.
Người ta còn biết, bí thư Lan cùng với hai “quan bà” khác là Đào Hồng Lan, bí thư Bắc Ninh (hiện là Bộ trưởng Bộ Y tế) và Nguyễn Thanh Hải, bí thư Thái Nguyên, là những phụ nữ luôn được “tổng quản” Nguyễn Phú Trọng khen đáo để rằng, đó là những người phụ nữ “vừa đẹp, vừa hồng, vừa chuyên”. Vì vậy, nội bộ xầm xì rằng, gu cụ tổng “mặn quá”!
Có nguồn tin còn nói rằng, trong số ba người đẹp, Hoàng Thị Thuý Lan rất được lòng ông “chủ lò”, cho đến tận ngày ông nhận được phúc trình, báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương và Bộ Công an, thì ông bàng hoàng đến té ngửa!
Mọi người đều rõ rằng, nếu không có sự che chở của ai đó, chắc bí thư Lan không dám lộng hành cả chục năm qua ở Vĩnh Phúc mà không bị gì. Nhưng thôi, chúng ta hãy cứ lạc quan như nhà báo Lê Thanh Phong, viết trên báo Lao Động hôm qua rằng: Bắt Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan, thêm một lần chứng minh “không có vùng cấm”, bởi nếu không lạc quan như thế thì không biết dựa vào gì để tiếp tục sống trên đất nước này.
Nông Văn Tiềm
10-3-2024 “Quan bà” Hoàng Thị Thuý Lan là khúc củi vừa bị cho vào lò đúng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3. Sinh năm 1966 tại tỉnh Vĩnh Phúc nhưng quê gốc của Thúy Lan ở Hưng Yên; Lan hiện là Uỷ viên Trung ương khoá 12 và 13, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
Hoàng Thị Thuý Lan là con gái ông Hoàng Quy (1926 – 2009). Ông Quy từng là Bộ trưởng Tài chính và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 5 và 6. Ông Quy cũng từng nắm giữ các chức vụ như: Bí thư Lào Cai (1951-1954), Phó bí thư Phú Thọ, bí thư Vĩnh Phú (1977-1983), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (1983-1987), trước khi nắm giữ bộ trưởng Bộ Tài chính (1987-1992).
Về học vấn, Thuý Lan tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm giáo viên dạy trung học cơ sở. Sau Lan bỏ dạy, làm cán bộ phụ nữ thị xã. Xuất thân là “hạt giống đỏ”, lại được các quan anh nâng đỡ, Lan nhảy sang làm cán bộ Đoàn của Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc. Để tiến thân trong guồng máy chính trị cộng sản, Lan đi học chuyên tu Luật tại đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, lấy bằng thạc sĩ Luật.
Dư luận Vĩnh Phúc xầm xì, Lan được “nâng đỡ trong sáng” bởi nhân vật Trịnh Đình Dũng. “Trong sáng” thế nào, thực hư chưa rõ, chỉ biết từ năm 2005 đến 2011, thời kỳ Trịnh Đình Dũng giữ chức Uỷ viên Trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, thì hoạn lộ của Thuý Lan lên như diều gặp gió.
Năm 2005, Lan mới là bí thư Tỉnh đoàn; đến năm 2011, khi bí thư tỉnh uỷ Trịnh Đình Dũng rời Vĩnh Phúc để vào Hà Nội nhậm chức thứ trưởng Bộ Xây dựng, thì Lan đã ngồi vào ghế Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.
Tháng 2-2015, Thuý Lan nhảy lên ghế Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, lần lượt vào Uỷ viên Trung ương khoá 12 và 13 rồi ngồi ghế bí thư suốt hai nhiệm kỳ gần chục năm, đến khi bị bắt hai ngày trước. Điều đáng chú ý là, mặc dù bị dính nhiều bê bối trong suốt thời gian tại vị, nhưng cái ghế bí thư của Lan không hề suy suyển.
Trịnh Đình Dũng trong một lần về về Vĩnh Phúc … thăm Lan. Nguồn: Báo Chính phủ Vĩnh Phúc
Là bí thư tỉnh uỷ, Lan bảo kê cho Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, tức Hậu “vịt”, con nuôi của Trịnh Đình Dũng, liên tục giúp Hậu trúng thầu hàng chục dự án của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ xây trường học, chợ búa, bệnh viện, công sở… đến các khu dân cư đầu tư vốn ngân sách lên đến hàng ngàn tỷ đồng, Phúc Sơn đều trúng thầu.
Năm 2017, kỳ họp 19, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã chỉ ra nhiều vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020, trong đó có trách nhiệm của bí thư Hoàng Thị Thúy Lan. “Giơ cao đánh khẽ”, UBKT Trung ương chỉ đề nghị Lan… kiểm điểm sâu sắc! Cho nên tháng 1-2021, Hoàng Thị Thuý Lan vẫn tái đắc cử Uỷ viên Trung ương khoá 13, nhiệm kỳ 2021-2026, tái trúng cử đại biểu quốc hội khoá 15.
Tháng 2-2021, vụ việc gây xôn xao dư luận, khi con gái bà Lan là Trần Huyền Trang được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trang sinh năm 1990, thi rớt đại học, được mẹ cho sang Trung Quốc du học. Về nước, Trang được tuyển vào công chức, được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Thành đoàn TP. Vĩnh Yên, sau nhảy sang làm chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bị dư luận lên án gay gắt, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc, yêu cầu tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi quyết định bổ nhiệm. Bí thư Lan và bộ sậu của bà ta đành ngậm bồ hồn làm ngọt, thu hồi quyết định để Trần Huyền Trang quay về ghế cũ ngồi, chờ cơ hội khác.
***
Nhiều người thân cận với Lan cho biết, mỗi ngày Lan dành hơn hai tiếng đồng hồ để trang điểm, từ gắn lông mi giả, duỗi tóc, sơn móng tay và một tiếng đồng hồ để tẩy trang, chọn thay trang phục nhiều lần. Lan có hàng trăm bộ váy xanh đỏ loè loẹt, đủ màu đủ sắc; bí thư tỉnh uỷ mà như phường chèo, vậy thời gian đâu Lan dành cho công việc, lo cho dân cho nước?
Ở tuổi gần 60, tại nghị trường hay ở các nơi Lan xuất hiện, Lan luôn mãn nguyện khi ai đó khen rằng, Lan “đẹp như tuổi 30”, ngực căng tròn, tóc óng ả, mượt mà thả xuống vai, mũi dọc dừa, hiền thục…
Hai khuôn mặt của “quan bà” Hoàng Thị Thuý Lan. Photo courtesy
Nhiều câu chuyện về bí thư Lan thường được người dân phường Ngô Quyền mang ra đàm tiếu. Họ nói rằng, dù có chồng con nhưng bí thư Lan vẫn rất đa tình, đầy dục vọng và hưởng lạc thú trần gian. Việc này chúng tôi không thể xác minh nên không rõ thực hư ra sau, nhưng câu chuyện sau đây là có thật:
Đầu tháng 8-2022, một cán bộ Phòng Kinh tế Ủy ban nhân dân TP Vĩnh Yên qua đêm tại nhà Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan rồi ra đi vĩnh viễn. Nhân vật xấu số đó tên là Phan Huy Hùng, sinh năm 1975. Sau khi qua đêm tại nhà bí thư Lan, rạng sáng hôm sau, Hùng được đưa vào Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Lạc Việt, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, trong trạng thái mất ý thức, ngừng thở, mạch bằng 0, sau đó tử vong.
Truyền thông và tuyên giáo đảng cùng phối hợp với công an và Viện Kiểm sát tỉnh nhanh chóng vào cuộc, trấn an dư luận bằng cách sửa tuổi, đổi thời gian tử vong của Hùng để đánh lạc hướng, qua bài viết của VTV: Cán bộ Phòng Kinh tế UBND thành phố Vĩnh Yên tử vong tại bệnh viện, ghi nguồn từ Thông tấn xã Việt Nam. Nội dung trong bài chỉ có thể đánh lừa người dân ở xa, còn người dân trong phường Ngô Quyền đều biết rõ sự thật.
***
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan.
Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
Từ lâu, người dân và cả các đảng viên, lão thành cách mạng tỉnh Vĩnh Phúc đã ngán ngẫm người đàn bà đầy tai tiếng đang nắm nhiều quyền lực ở tỉnh này, nhưng không ai dám lên tiếng, bởi họ hiểu cái giá phải trả khi đụng đến “quan bà” Thúy Lan.
Người ta còn biết, bí thư Lan cùng với hai “quan bà” khác là Đào Hồng Lan, bí thư Bắc Ninh (hiện là Bộ trưởng Bộ Y tế) và Nguyễn Thanh Hải, bí thư Thái Nguyên, là những phụ nữ luôn được “tổng quản” Nguyễn Phú Trọng khen đáo để rằng, đó là những người phụ nữ “vừa đẹp, vừa hồng, vừa chuyên”. Vì vậy, nội bộ xầm xì rằng, gu cụ tổng “mặn quá”!
Có nguồn tin còn nói rằng, trong số ba người đẹp, Hoàng Thị Thuý Lan rất được lòng ông “chủ lò”, cho đến tận ngày ông nhận được phúc trình, báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương và Bộ Công an, thì ông bàng hoàng đến té ngửa!
Mọi người đều rõ rằng, nếu không có sự che chở của ai đó, chắc bí thư Lan không dám lộng hành cả chục năm qua ở Vĩnh Phúc mà không bị gì. Nhưng thôi, chúng ta hãy cứ lạc quan như nhà báo Lê Thanh Phong, viết trên báo Lao Động hôm qua rằng: Bắt Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan, thêm một lần chứng minh “không có vùng cấm”, bởi nếu không lạc quan như thế thì không biết dựa vào gì để tiếp tục sống trên đất nước này.
-
- Posts: 408
- Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am
Re: Bình Luận Thời Sự
Khủng bố kinh hoàng ở Nga: Một góc Moscow biến thành địa ngục
Lâm Chi
Rạp Crocus chìm trong biển lửa (ảnh: Ali Cura/Anadolu via Getty Images)
“Địa ngục” là từ mà báo chí Nga miêu tả cuộc khủng bố kinh hoàng ở thủ đô Moscow vào tối 22 Tháng Ba 2024. Ít nhất 115-145 người đã thiệt mạng sau khi bọn khủng bố trang bị vũ khí tự động vãi đạn tại rạp Crocus, địa điểm tổ chức hòa nhạc nổi tiếng ở ngoại ô Moscow. Một khu vực khoảng 140,000 feet vuông (chừng 13,000 m2) ở Krasnogorsk chìm trong biển lửa.
Trong bài phát biểu truyền hình ngày 23 Tháng Ba 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tổng cộng 11 người đã bị bắt, trong đó có bốn tay súng. Putin nói thêm rằng những kẻ này bị bắt khi tìm đường trốn qua Ukraine. Theo các cơ quan dịch vụ khẩn cấp của Nga, tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã nhận trách nhiệm vụ tấn công tối Thứ Sáu 22 Tháng Ba, một trong những vụ khủng bố nghiêm trọng nhất lịch sử nước Nga hiện đại.
Ủy ban Điều tra Nga cho biết nguyên nhân ban đầu của những trường hợp tử vong là do trúng đạn và hít phải khói. Baza, một kênh Telegram có quan hệ với các cơ quan an ninh Nga, thuật rằng có 28 thi thể được tìm thấy trong một phòng vệ sinh của rạp hát, trong đó có “nhiều bà mẹ” đang ôm chặt con; và 14 thi thể khác được phát hiện ở cầu thang thoát hiểm.
Vụ tấn công – cho thấy Nga tiếp tục dễ bị tổn thương trước khủng bố – xảy ra chỉ vài ngày sau chiến thắng của Tổng thống Nga Putin trong cuộc bầu cử được dàn dựng nhằm củng cố quyền lực của ông, khi cuộc chiến ở Ukraine kéo sang năm thứ ba.
Phát ngôn viên Kremlin nói rằng Putin đã được thông báo vài phút sau khi những kẻ tấn công xông vào rạp Crocus có sức chứa 6,200 người, một trong những địa điểm tổ chức các sự kiện âm nhạc lớn nhất nước Nga, ở rìa phía Tây Moscow. Vụ tấn công xảy ra khoảng 8g tối ngày 22 Tháng Ba 2024, khi đám đông khán giả tập trung để xem buổi biểu diễn của ban nhạc rock Nga Picnic. Văn phòng công tố Nga cho biết cuộc khủng bố bắt đầu khi một số kẻ mặc quân phục xông vào rạp Crocus và vãi đạn liên thanh vào khán giả.
Quang cảnh đổ nát trong rạp Crocus (ảnh: Russian Ministry of Emergencies / Handout /Anadolu via Getty Images)
Nhà chức trách Nga cho biết bọn khủng bố sử dụng chất nổ và chất lỏng dễ cháy để đốt rạp Crocus. Ngọn lửa nhanh chóng nhấn chìm hơn 1/3 tòa nhà, khói lan rộng và khiến nhiều phần mái bị sập.
Nhân chứng Dave Primov kể với AP: “Có hàng loạt tiếng súng nổ… Tất cả chúng tôi đều đứng dậy và chạy thoát về phía lối đi. Không khí hoảng loạn cực độ khi mọi người gào thét bỏ chạy, chen lấn và giẫm đạp lên nhau…” Truyền thông Nga cho biết, nhân viên bảo vệ rạp Crocus không có súng và một số người có thể đã bị giết ngay khi cuộc khủng bố bắt đầu.
Nghị sĩ Alexander Khinshtein cho biết những kẻ tấn công bỏ trốn trên một chiếc xe Renault và bị cảnh sát phát hiện ở vùng Bryansk, cách Moscow khoảng 340 km (210 dặm) về phía Tây Nam vào tối Thứ Sáu 22 Tháng Ba. Cũng theo Alexander Khinshtein, một khẩu súng lục, băng đạn dành cho súng trường và hộ chiếu Tajikistan đã được tìm thấy trong xe. Tajikistan là một quốc gia Trung Á có đông người Hồi giáo và từng là một phần của Liên Xô.
Truyền hình Simonyan công bố một đoạn video cho thấy một trong những nghi phạm, một người thanh niên, có râu, bị thẩm vấn bên lề đường, trả lời loạt câu hỏi bằng giọng Nga nặng. Đương sự cho biết hắn bay đến Nga từ Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 4 Tháng Ba và nhận được chỉ dẫn từ những người không rõ danh tính qua Telegram để thực hiện vụ tấn công, chỉ để đổi lại được một khoản tiền.
____________
Cần nhấn mạnh, từ ngày 7 Tháng Ba 2024, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow đã đưa ra cảnh báo an ninh, cho biết Mỹ đang “theo dõi các báo cáo về việc những kẻ cực đoan có kế hoạch tấn công những địa điểm tổ chức tụ tập lớn ở Moscow, trong đó có các buổi hòa nhạc”.
Đại sứ quán Hoa Kỳ thậm chí loan rằng một cuộc tấn công có thể diễn ra trong 48 giờ tới. Tuy nhiên, thời điểm đó, những người ủng hộ Kremlin cho rằng Mỹ tung tin nhảm nhằm dọa Nga. Ngày 19 Tháng Ba, Putin còn nói, cảnh báo của Đại sứ quán Mỹ là “hành vi tống tiền lộ liễu”, được đưa ra với “ý định đe dọa và gây bất ổn cho xã hội chúng ta”.
Nước Nga từng rung chuyển nhiều lần trước những vụ tấn công khủng bố chấn động toàn cầu. Tháng Mười 2002, phiến quân Chechnya bắt khoảng 800 người làm con tin tại một nhà hát ở Moscow. Hai ngày sau, lực lượng đặc biệt Nga xông vào tòa nhà. Kết quả, 129 con tin cùng 41 chiến binh Chechnya thiệt mạng.
Tháng Chín 2004, khoảng 30 chiến binh Chechnya chiếm giữ một trường học ở Beslan, miền Nam nước Nga, bắt hàng trăm con tin. Cuộc bao vây kết thúc trong cuộc tắm máu hai ngày sau đó; và hơn 330 người, khoảng một nửa trong số đó là trẻ em, bị thiệt mạng.
Tháng Ba 2010, một nhóm khủng bố kích nổ hai quả bom tại ga tàu điện ngầm ở Moscow, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng. Năm 2011, một kẻ đánh bom tấn công Domodedovo – một trong những phi trường đông nhất Moscow, khiến 37 người thiệt mạng. Và cách đây không lâu, năm 2022, cách Moscow khoảng 600 dặm về phía Đông, một tay súng tấn công một trường học ở thành phố Izhevsk, giết chết 15 người.
Rạp Crocus, nơi xảy ra vụ khủng bố (ảnh: Sefa Karacan/Anadolu via Getty Images)
Song song việc giập lửa tại hiện trường xảy ra vụ khủng bố, Nga đang… “đốt nhà” Ukraine, khi chỉ tay về phía Kyiv. Trong bài phát biểu năm phút trên truyền hình ngày 23 Tháng Ba, Vladimir Putin nói rằng “ai đó” ở Ukraine đã giúp những kẻ tấn công trốn thoát khỏi biên giới Nga để vào Ukraine. “Chúng đang cố lẩn trốn và vượt biên vào biên giới Ukraine,” Putin nói, đề cập đến bốn người bị bắt ở miền Tây nước Nga.
“Dựa trên thông tin sơ bộ, việc tẩu thoát qua biên giới đã được phía Ukraine chuẩn bị cho chúng.” Nhiều lần trước đây, Putin thường “có tật” đổ lỗi cho phương Tây việc “xúi giục” các nhóm khủng bố gây bạo loạn ở Nga. Lần này, trong bài phát biểu ngày 23 Tháng Ba 2024, Putin không nói gì đến Mỹ hoặc phương Tây. Và ông cũng không nhắc đến cảnh báo an ninh do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow đưa ra ngày 7 Tháng Ba 2024.
Lâm Chi
Rạp Crocus chìm trong biển lửa (ảnh: Ali Cura/Anadolu via Getty Images)
“Địa ngục” là từ mà báo chí Nga miêu tả cuộc khủng bố kinh hoàng ở thủ đô Moscow vào tối 22 Tháng Ba 2024. Ít nhất 115-145 người đã thiệt mạng sau khi bọn khủng bố trang bị vũ khí tự động vãi đạn tại rạp Crocus, địa điểm tổ chức hòa nhạc nổi tiếng ở ngoại ô Moscow. Một khu vực khoảng 140,000 feet vuông (chừng 13,000 m2) ở Krasnogorsk chìm trong biển lửa.
Trong bài phát biểu truyền hình ngày 23 Tháng Ba 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tổng cộng 11 người đã bị bắt, trong đó có bốn tay súng. Putin nói thêm rằng những kẻ này bị bắt khi tìm đường trốn qua Ukraine. Theo các cơ quan dịch vụ khẩn cấp của Nga, tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã nhận trách nhiệm vụ tấn công tối Thứ Sáu 22 Tháng Ba, một trong những vụ khủng bố nghiêm trọng nhất lịch sử nước Nga hiện đại.
Ủy ban Điều tra Nga cho biết nguyên nhân ban đầu của những trường hợp tử vong là do trúng đạn và hít phải khói. Baza, một kênh Telegram có quan hệ với các cơ quan an ninh Nga, thuật rằng có 28 thi thể được tìm thấy trong một phòng vệ sinh của rạp hát, trong đó có “nhiều bà mẹ” đang ôm chặt con; và 14 thi thể khác được phát hiện ở cầu thang thoát hiểm.
Vụ tấn công – cho thấy Nga tiếp tục dễ bị tổn thương trước khủng bố – xảy ra chỉ vài ngày sau chiến thắng của Tổng thống Nga Putin trong cuộc bầu cử được dàn dựng nhằm củng cố quyền lực của ông, khi cuộc chiến ở Ukraine kéo sang năm thứ ba.
Phát ngôn viên Kremlin nói rằng Putin đã được thông báo vài phút sau khi những kẻ tấn công xông vào rạp Crocus có sức chứa 6,200 người, một trong những địa điểm tổ chức các sự kiện âm nhạc lớn nhất nước Nga, ở rìa phía Tây Moscow. Vụ tấn công xảy ra khoảng 8g tối ngày 22 Tháng Ba 2024, khi đám đông khán giả tập trung để xem buổi biểu diễn của ban nhạc rock Nga Picnic. Văn phòng công tố Nga cho biết cuộc khủng bố bắt đầu khi một số kẻ mặc quân phục xông vào rạp Crocus và vãi đạn liên thanh vào khán giả.
Quang cảnh đổ nát trong rạp Crocus (ảnh: Russian Ministry of Emergencies / Handout /Anadolu via Getty Images)
Nhà chức trách Nga cho biết bọn khủng bố sử dụng chất nổ và chất lỏng dễ cháy để đốt rạp Crocus. Ngọn lửa nhanh chóng nhấn chìm hơn 1/3 tòa nhà, khói lan rộng và khiến nhiều phần mái bị sập.
Nhân chứng Dave Primov kể với AP: “Có hàng loạt tiếng súng nổ… Tất cả chúng tôi đều đứng dậy và chạy thoát về phía lối đi. Không khí hoảng loạn cực độ khi mọi người gào thét bỏ chạy, chen lấn và giẫm đạp lên nhau…” Truyền thông Nga cho biết, nhân viên bảo vệ rạp Crocus không có súng và một số người có thể đã bị giết ngay khi cuộc khủng bố bắt đầu.
Nghị sĩ Alexander Khinshtein cho biết những kẻ tấn công bỏ trốn trên một chiếc xe Renault và bị cảnh sát phát hiện ở vùng Bryansk, cách Moscow khoảng 340 km (210 dặm) về phía Tây Nam vào tối Thứ Sáu 22 Tháng Ba. Cũng theo Alexander Khinshtein, một khẩu súng lục, băng đạn dành cho súng trường và hộ chiếu Tajikistan đã được tìm thấy trong xe. Tajikistan là một quốc gia Trung Á có đông người Hồi giáo và từng là một phần của Liên Xô.
Truyền hình Simonyan công bố một đoạn video cho thấy một trong những nghi phạm, một người thanh niên, có râu, bị thẩm vấn bên lề đường, trả lời loạt câu hỏi bằng giọng Nga nặng. Đương sự cho biết hắn bay đến Nga từ Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 4 Tháng Ba và nhận được chỉ dẫn từ những người không rõ danh tính qua Telegram để thực hiện vụ tấn công, chỉ để đổi lại được một khoản tiền.
____________
Cần nhấn mạnh, từ ngày 7 Tháng Ba 2024, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow đã đưa ra cảnh báo an ninh, cho biết Mỹ đang “theo dõi các báo cáo về việc những kẻ cực đoan có kế hoạch tấn công những địa điểm tổ chức tụ tập lớn ở Moscow, trong đó có các buổi hòa nhạc”.
Đại sứ quán Hoa Kỳ thậm chí loan rằng một cuộc tấn công có thể diễn ra trong 48 giờ tới. Tuy nhiên, thời điểm đó, những người ủng hộ Kremlin cho rằng Mỹ tung tin nhảm nhằm dọa Nga. Ngày 19 Tháng Ba, Putin còn nói, cảnh báo của Đại sứ quán Mỹ là “hành vi tống tiền lộ liễu”, được đưa ra với “ý định đe dọa và gây bất ổn cho xã hội chúng ta”.
Nước Nga từng rung chuyển nhiều lần trước những vụ tấn công khủng bố chấn động toàn cầu. Tháng Mười 2002, phiến quân Chechnya bắt khoảng 800 người làm con tin tại một nhà hát ở Moscow. Hai ngày sau, lực lượng đặc biệt Nga xông vào tòa nhà. Kết quả, 129 con tin cùng 41 chiến binh Chechnya thiệt mạng.
Tháng Chín 2004, khoảng 30 chiến binh Chechnya chiếm giữ một trường học ở Beslan, miền Nam nước Nga, bắt hàng trăm con tin. Cuộc bao vây kết thúc trong cuộc tắm máu hai ngày sau đó; và hơn 330 người, khoảng một nửa trong số đó là trẻ em, bị thiệt mạng.
Tháng Ba 2010, một nhóm khủng bố kích nổ hai quả bom tại ga tàu điện ngầm ở Moscow, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng. Năm 2011, một kẻ đánh bom tấn công Domodedovo – một trong những phi trường đông nhất Moscow, khiến 37 người thiệt mạng. Và cách đây không lâu, năm 2022, cách Moscow khoảng 600 dặm về phía Đông, một tay súng tấn công một trường học ở thành phố Izhevsk, giết chết 15 người.
Rạp Crocus, nơi xảy ra vụ khủng bố (ảnh: Sefa Karacan/Anadolu via Getty Images)
Song song việc giập lửa tại hiện trường xảy ra vụ khủng bố, Nga đang… “đốt nhà” Ukraine, khi chỉ tay về phía Kyiv. Trong bài phát biểu năm phút trên truyền hình ngày 23 Tháng Ba, Vladimir Putin nói rằng “ai đó” ở Ukraine đã giúp những kẻ tấn công trốn thoát khỏi biên giới Nga để vào Ukraine. “Chúng đang cố lẩn trốn và vượt biên vào biên giới Ukraine,” Putin nói, đề cập đến bốn người bị bắt ở miền Tây nước Nga.
“Dựa trên thông tin sơ bộ, việc tẩu thoát qua biên giới đã được phía Ukraine chuẩn bị cho chúng.” Nhiều lần trước đây, Putin thường “có tật” đổ lỗi cho phương Tây việc “xúi giục” các nhóm khủng bố gây bạo loạn ở Nga. Lần này, trong bài phát biểu ngày 23 Tháng Ba 2024, Putin không nói gì đến Mỹ hoặc phương Tây. Và ông cũng không nhắc đến cảnh báo an ninh do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow đưa ra ngày 7 Tháng Ba 2024.
-
- Posts: 408
- Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am
Re: Bình Luận Thời Sự
Thưởng bị buộc về vườn, rồi sao nữa?
Khiết Văn
Đảng CSVN chưa vội giới thiệu ai sẽ ngồi vào ghế của ông Võ Văn Thưởng, người vừa bị buộc phải từ chức do có liên quan đến những vụ tham nhũng và hối lộ trong giai đoạn chưa vào làm việc ở Trung ương.
Có thể đây là một màn kịch ra vẻ dân chủ trong việc chọn lựa con người của Hà Nội, nhưng đây cũng có thể là một cuộc giằng co cho chiếc ghế, mà tin đồn hành lang nói sẽ trao cho Tô Lâm.
Vào Thứ Tư, 20 Tháng Ba, Đảng cầm quyền ở Việt Nam buộc ông Thưởng từ chức, người mới chỉ được bầu vào năm ngoái. Trước đó, người tiền nhiệm của ông đột ngột bị cách chức do đồn đoán liên quan đến một vụ đại án về công ty Việt Á và kit test COVID-19.
Lúc này, mọi nhận định của giới đầu tư nước ngoài, cũng như các quốc gia có quan hệ ngoại giao Việt Nam đều lo ngại về tình hình chính trị không ổn định.
Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tích lũy cao hơn tổng sản phẩm quốc nội, sự ổn định của Việt Nam rất quan trọng đối với các tập đoàn đa quốc gia có hoạt động lớn tại trung tâm sản xuất Đông Nam Á, bao gồm Samsung Electronics, công ty vận chuyển một nửa số điện thoại thông minh của mình từ Việt Nam, và Apple, với nhiều nhà cung cấp chính tại quốc gia này.
Sự ổn định đó, vốn đã được bảo đảm trong nhiều thập niên bởi một nhà nước do Đảng Cộng Sản kiểm soát chặt chẽ bằng an ninh đàn áp hà khắc, giờ đây có vẻ kém chắc chắn hơn, mặc dù các nhà phân tích đồng ý rằng những thay đổi trong lãnh đạo hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến các chính sách quan trọng của đất nước, bao gồm “ngoại giao cây tre” – nhằm duy trì mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng một lúc.
Đằng sau cuộc cải tổ mới nhất là chiến dịch chống tham nhũng “đốt lò” của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, phát động từ năm 2016. Mục đích là xóa bỏ nạn tham nhũng đã lan rộng đến mức ở một số tỉnh, mà có tới 90% người nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải hối lộ, theo một báo cáo được Chương Trình Phát Triển của Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác công bố vào Tháng Ba năm 2023.
Chiến dịch này đã được đẩy mạnh trong hai năm qua, với những lời chỉ trích cho rằng nó ngày càng được các phe phái trong đảng cạnh tranh quyền lực sử dụng cho mục đích chính trị, thanh toán phe phái lẫn nhau.
Ông Thưởng, 53 tuổi, bị cáo buộc vi phạm các quy định của đảng, theo một tuyên bố được đưa ra vào Thứ Tư, trong đó mơ hồ không nêu rõ ông đã làm sai điều gì. Có nguồn tin ông Thưởng đổi lấy vị trí chủ tịch để được hạ cánh an toàn, nhưng cũng có ý nói, phần sai phạm của ông Thưởng vẫn treo lơ lửng ở đó.
Ông Thưởng từ chức vài ngày sau khi công an điều tra thông báo bắt giữ một cựu chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, ở miền Trung, với cáo buộc tham nhũng cách đây một thập niên. Vấn đề tiết lộ trên các mạng lưới, cho thấy người này đã phục vụ trong thời gian ông Thưởng làm bí thư tỉnh ủy, tức nắm toàn quyền sinh sát ở đó.
(Ảnh: AI)
Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam chấp nhận đơn từ chức của ông Thưởng. Dự kiến sẽ bổ nhiệm một quyền chủ tịch cho đến khi đảng quyết định nêu tên ứng cử viên tiếp theo.
Theo giới quan sát thời sự, lựa chọn khả thi nhất là phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, người phải thay thế tạm thời cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đột ngột bị cách chức vào năm ngoái.
Sau đó, đảng mất một tháng rưỡi để chọn ông Thưởng, người vào thời điểm được bầu đã được coi là đồng minh thân cận của tổng bí thư Trọng.
Theo nhiều nhà phân tích, các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí thường trực bao gồm bộ trưởng Bộ Công An quyền lực Tô Lâm và đảng viên kỳ cựu Trương Thị Mai.
Tuy nhiên, Tô Lâm được coi là kẻ đang khao khát vị trí tổng bí thư, vốn quyền lực hơn nhiều. Chiếc ghế này sẽ được tranh cử vào năm 2026, khi nhiệm kỳ thứ ba của ông Trọng kết thúc, nhưng cũng có thể nhà lãnh đạo cao tuổi này nhường lại sớm hơn.
Ngay sau khi Thưởng từ chức, các tín hiệu về kế nhiệm của bà Mai có vẻ hoàn toàn lu mờ. Điều này cho thấy Tô Lâm đang nắm chìa khóa để tiếp cận các vị trí quyền lực.
Từ năm 2016 đến nay, Việt Nam hoàn toàn bị xóa sổ các tổ chức xã hội dân sự và các thành phần bất đồng chính kiến, với các chiến dịch truy bức của bộ trưởng công an Tô Lâm. Nếu ông Lâm vào được vị trí tổng bí thư, theo nhiều dự đoán, Việt Nam sẽ càng đen tối hơn trong thời đại toàn phần công an trị.
Re: Bình Luận Thời Sự
Nếu “Chú Sam” bỏ rơi, châu Âu xoay sở quốc phòng như thế nào?
Lâm Chi
3 tháng 4, 2024
Ảnh: Lorenzo Di Cola/NurPhoto via Getty Images
Sự hiếu chiến ngày càng hung tợn của Nga, vị thế ngày càng xấu đi của Ukraine và khả năng Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc đã đưa châu Âu vào thời điểm được đánh giá là nguy hiểm nhất trong nhiều thập niên – như nhận định của nhiều nhà quan sát.
Câu hỏi quan trọng bây giờ không chỉ là liệu Mỹ có bỏ rơi Ukraine hay không mà là Washington có “quăng cục lơ” châu Âu hay không. Để châu Âu lấp đầy khoảng trống mà sự vắng mặt của Mỹ để lại sẽ đòi hỏi nhiều điều hơn là tăng chi tiêu quốc phòng.
Quốc phòng châu Âu đang thiếu những gì?
Trong một cuộc phỏng vấn The Economist, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nhấn mạnh rằng hoạt động sản xuất vũ khí của châu Âu đang tăng “nhanh nhất có thể” và ông “rất lạc quan” rằng châu Âu có thể lấp đầy tất cả khoảng trống mà Mỹ để lại. Không phải ai cũng nghĩ như vậy. Một quan chức Mỹ nói nếu viện trợ Mỹ bốc hơi hoàn toàn, Ukraine có thể sẽ thua và tình thế an ninh châu Âu sẽ hỗn loạn. Mối đe dọa không chỉ là một cuộc xâm lược của Nga mà còn là các cuộc tấn công thách thức những giới hạn của Điều 5, điều khoản phòng thủ chung của NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch mới đây cảnh báo: “Không thể loại trừ khả năng rằng trong vòng ba đến năm năm tới, Nga sẽ thách thức Điều 5 và sự đoàn kết của NATO”. Nhìn chung, mối lo ngại không phải là thời điểm mà là viễn cảnh châu Âu phải một mình đối đầu với Nga.
Châu Âu đã nghĩ đến tình cảnh éo le này trong nhiều năm. Năm 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nói rằng các đồng minh cần “đánh giá lại thực tế của NATO dựa trên cam kết của Hoa Kỳ”. Ý tưởng về “quyền tự chủ chiến lược” của châu Âu, từng chỉ được thúc đẩy bởi Pháp, đã được các nước khác đồng ý. Chi tiêu quốc phòng bắt đầu tăng sau khi Nga thực hiện cuộc xâm lược Ukraine lần đầu vào năm 2014. Năm đó, chỉ có ba thành viên NATO đáp ứng mục tiêu của liên minh là chi 2% GDP cho quốc phòng. Đến năm 2023, số quốc gia thực hiện tương tự đã lên đến 11. Năm nay (2024), ít nhất 18 trong 28 thành viên châu Âu của NATO kỳ vọng đạt được mục tiêu. Tổng chi tiêu quốc phòng của châu Âu sẽ đạt khoảng US$380 tỷ, tương đương Nga.
Một cuộc tập trận giữa quân đội Mỹ và Đức (ảnh: Lennart Preiss/Getty Images)
Tuy nhiên, châu Âu nói chung còn nhiều năm nữa mới có thể tự vệ trước cuộc tấn công của Nga. Tại hội nghị thượng đỉnh an ninh 2023, các nhà lãnh đạo NATO đã thông qua kế hoạch phòng thủ toàn diện đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Giới chức NATO cho biết việc chấn chỉnh quốc phòng châu Âu đòi hỏi phải tăng các mục tiêu hiện có (và chưa được đáp ứng) về năng lực quân sự nói chung lên khoảng 1/3 mức hiện tại. Điều đó có nghĩa châu Âu sẽ phải chi cho quốc phòng nhiều hơn khoảng 50% so với hiện nay, tương đương 3% GDP. Hai thành viên châu Âu duy nhất của NATO hiện đạt được mức này là Ba Lan và Hy Lạp.
Tuy nhiên, nhiều tiền hơn cũng chưa đủ. Hầu như tất cả quân đội châu Âu đang vật lộn để đạt mục tiêu tuyển quân. Quan trọng nữa là năng lực chiến đấu. Một bài báo gần đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute of Strategic Studies – IISS), một tổ chức tư vấn ở London, phát hiện rằng số tiểu đoàn chiến đấu ở châu Âu hầu như không tăng kể từ năm 2015 (Pháp và Đức mỗi nước chỉ bổ sung một) hoặc thậm chí giảm ở Anh. Tại một hội nghị năm 2023, một tướng Mỹ than thở rằng hầu hết các nước châu Âu chỉ có thể điều động một lữ đoàn (gồm vài nghìn quân) với đầy đủ sức mạnh cần có.
Ngay cả khi có những đạo quân đủ sức chiến đấu, châu Âu vẫn thiếu nhiều yếu tố cần thiết để đánh đấm hiệu quả trong thời gian dài: Khả năng chỉ huy và kiểm soát tình hình (các sĩ quan tham mưu có thể điều hành bộ tư lệnh tác chiến); tình báo và trinh sát (máy bay không người lái và vệ tinh); năng lực hậu cần (vận tải hàng không); và đạn dược đủ “xài” lâu hơn một tuần.
Trong số các nước EU, chỉ Ba Lan là tương đối đáp ứng yêu cầu. Ba Lan sẽ chi 4% GDP cho quốc phòng trong năm 2024 và chi hơn một nửa trong ngân sách này vào thiết bị, vượt xa mục tiêu 20% của NATO. Họ đang mua một số lượng lớn xe tăng, trực thăng, đại pháo và pháo tầm xa HIMARS. Dù vậy, dưới thời chính phủ trước đó – theo nhà phân tích quốc phòng Konrad Muzyka, Ba Lan lại không có kế hoạch rõ ràng cho quốc phòng và hoàn toàn thờ ơ việc quản lý và bảo trì thiết bị. Dàn HIMARS của Ba Lan có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 300km nhưng vấn đề ở đây là họ thiếu công cụ tình báo để giúp… nhìn xa ở khoảng cách như vậy (họ phải dựa vào Mỹ để được giúp định vị mục tiêu).
Quân đội Mỹ trong cuộc tập trận DEFENDER Europe 20 tại Ba Lan (ảnh: Maja Hitij/Getty Images)
Có tiền chưa chắc mua được tiên
16 năm qua, một nhóm gồm 12 quốc gia châu Âu đã hùn tiền mua và vận hành một phi đội gồm ba vận tải cơ tầm xa. Tháng Giêng 2024, Đức, Hà Lan, Romania và Tây Ban Nha đã hợp tác đặt mua 1,000 hỏa tiễn được sử dụng trong hệ thống phòng không Patriot. Cách tiếp cận tương tự có thể được thực hiện ở các lĩnh vực khác, chẳng hạn vệ tinh thám sát.
Vấn đề là các nước có ngành công nghiệp quốc phòng lớn như Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha thường không thống nhất được cách phân chia hợp đồng giữa các nhà sản xuất vũ khí trong nước. Một số ông lớn EU lại thường xuyên cãi nhau như mổ bò giữa việc xây dựng an ninh quốc gia với an ninh của khối. Cụ thể, Pháp không hài lòng với kế hoạch gần đây do Đức dẫn đầu, Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Châu Âu (European Sky Shield Initiative – ESSI), trong đó đề xuất 21 quốc gia châu Âu cùng nhau mua hệ thống phòng không. Một trong những lý do khiến Paris không vui là ESSI dự kiến mua bệ phóng của Mỹ, Israel và Đức chứ không phải của Pháp.
Bởi vậy, khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói châu Âu nên áp dụng “nền kinh tế chiến tranh”, ông nghị Pháp Benjamin Haddad (thuộc đảng Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron) đáp lại ngay: “Không phải bằng cách mua thiết bị của Mỹ mà chúng ta có thể đạt được điều đó”. Benjamin Haddad nhấn mạnh, việc mua thiết bị Mỹ chẳng mang lại lợi lộc gì cho các nhà sản xuất vũ khí và công nhân quốc phòng châu Âu. Chưa hết, các quốc gia châu Âu thường có những ưu tiên thiết kế vũ khí khác nhau. Trong khi Pháp muốn máy bay phản lực có khả năng vận hành trên hàng không mẫu hạm và xe bọc thép nhẹ; Đức lại khoái máy bay tầm xa và xe tăng hạng nặng.
Tổng quát, quy mô những thay đổi quốc phòng đặt ra những câu hỏi lớn hơn về kinh tế, xã hội lẫn chính trị. Sự chấn chỉnh bộ máy quân đội Đức sẽ không thể được Quốc hội nước này duyệt chi nếu không cắt giảm các khoản chi tiêu khác của chính phủ hoặc xóa bỏ cái gọi là chính sách “khống chế nợ” (“debt brake”), mà điều này đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp. Thierry Breton, ủy viên phụ trách quốc phòng EU, đề xuất một quỹ quốc phòng trị giá 100 tỷ euro (US$108 tỷ) để thúc đẩy sản xuất vũ khí. Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo khác hậu thuẫn, đề xuất việc EU tài trợ cho các khoản chi tiêu quốc phòng bằng khoản vay chung, giống như cách họ đã làm với quỹ phục hồi mà họ thành lập trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vụ việc lại gây tranh cãi giữa các thành viên có khuynh hướng muốn siết chặt hầu bao.
Khi rắn mất đầu
Trong lịch sử, Mỹ từng cam kết sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh châu Âu. Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu Hoa Kỳ, đặc biệt dưới một tổng thống như Donald Trump, không mặn mà trong việc cứu châu Âu bằng vũ khí hạt nhân? Anh và Pháp đều có vũ khí hạt nhân nhưng họ chỉ sở hữu 500 đầu đạn, so với 5,000 của Mỹ và gần 6,000 của Nga. Và không chỉ là vấn đề số lượng.
Vũ khí hạt nhân của Anh được giao cho NATO, nơi Nhóm Kế hoạch Hạt nhân (Nuclear Planning Group – NPG) có quyền định hình chính sách về cách vũ khí hạt nhân được sử dụng. Trong khi đó, Anh lại phụ thuộc Mỹ trong việc thiết kế đầu đạn và sử dụng nguồn hỏa tiễn chung được cất giữ ở phía bên kia Đại Tây Dương. Theo một đánh giá được công bố cách đây 10 năm, nếu Mỹ cắt đứt hợp tác, lực lượng hạt nhân của Anh “có thể chỉ tồn tại được tính bằng tháng chứ không phải bằng năm”. Ngược lại, Pháp – nơi có khả năng tự sản xuất vũ khí hạt nhân – lại không tham gia vào NPG!
Không phải tự nhiên mà mới đây, Tháng Hai 2024, Bộ trưởng tài chính Đức Christian Lindner than thở trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, kêu gọi EU “suy nghĩ lại” về các thỏa thuận hạt nhân ở châu Âu. “Trong điều kiện chính trị và tài chính nào thì Paris và London mới sẵn sàng duy trì hoặc mở rộng khả năng chiến lược (hạt nhân) của họ để đối phó với các mối nguy hiểm? Và ngược lại, chúng ta (nước Đức) sẵn sàng đóng góp những gì (để Anh và Pháp “xả hàng” hạt nhân cứu châu Âu)?”
Chuyên gia quân sự Pháp Bruno Tertrais viết trong một bài báo gần đây rằng, ý tưởng Anh hoặc Pháp sẽ “chia sẻ” quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân là điều chưa có tiền lệ. Bruno Tertrais nói thêm, sẽ không có khả năng Pháp đồng ý tham gia NPG hoặc giao lực lượng hạt nhân phóng từ trên không của họ cho NATO.
Một khi vắng Mỹ, NATO như rắn mất đầu (ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Một câu hỏi rất lớn nữa là ai chỉ huy NATO nếu không có Mỹ? NATO là một bộ máy quan liêu khổng lồ, với việc chi 3.3 tỷ euro hàng năm để vận hành mạng lưới trụ sở gồm Tổng hành dinh tối cao lực lượng đồng minh ở Bỉ; ba bộ chỉ huy hỗn hợp ở Mỹ, Hà Lan và Ý; cùng một loạt các bộ tư lệnh nhỏ hơn rải rác ở nhiều nơi.
Nếu Mỹ rút khỏi NATO, sẽ không có quốc gia nào ở châu Âu đủ khả năng thay thế ngay lập tức. Họ thiếu kinh nghiệm và hoàn toàn không có khả năng giám sát chiến tranh cường độ cao. Olivier Schmitt, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh ở Đan Mạch, nhận định rằng chỉ có Pháp, Anh hoặc Đức họa hoằn có thể có những sĩ quan có khả năng lập kế hoạch tác chiến ở cấp sư đoàn và quân đoàn. Ngoài ra, lâu nay, tổng tư lệnh NATO luôn là người Mỹ. Điều này đã giúp ngăn các tranh chấp nội bộ châu Âu trong nhiều thập niên. Nếu Mỹ rút đi, một cuộc “nội chiến” giành ghế tổng tư lệnh NATO ở châu Âu không thể không xảy ra.
Bất luận thế nào, châu Âu cũng đang tính đến khả năng – dù rất thấp – việc “Chú Sam” không còn đóng vai “nhà bảo kê” quốc phòng. Người ta tiếp tục tranh luận gay gắt về việc châu Âu nên chuẩn bị như thế nào một khi không có Mỹ. Ngày 14 Tháng Hai 2024, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (người Na Uy) nhắc lại một cảnh báo mà ông từng nói nhiều lần: “EU không thể bảo vệ châu Âu”.
Chỉ còn vài tháng nữa là hội nghị thượng đỉnh NATO, đánh dấu 75 năm ngày liên minh quân sự này được thành lập, được tổ chức ở Washington DC vào Tháng Bảy 2024, châu Âu vẫn còn chưa trả lời chính xác được câu hỏi: Các thể chế chồng chéo EU đang ảnh hưởng như thế nào đến khả năng quốc phòng của họ, đặc biệt một khi đôi giày boot Mỹ không còn nện cồm cộp trên đất châu Âu.
Lâm Chi
3 tháng 4, 2024
Ảnh: Lorenzo Di Cola/NurPhoto via Getty Images
Sự hiếu chiến ngày càng hung tợn của Nga, vị thế ngày càng xấu đi của Ukraine và khả năng Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc đã đưa châu Âu vào thời điểm được đánh giá là nguy hiểm nhất trong nhiều thập niên – như nhận định của nhiều nhà quan sát.
Câu hỏi quan trọng bây giờ không chỉ là liệu Mỹ có bỏ rơi Ukraine hay không mà là Washington có “quăng cục lơ” châu Âu hay không. Để châu Âu lấp đầy khoảng trống mà sự vắng mặt của Mỹ để lại sẽ đòi hỏi nhiều điều hơn là tăng chi tiêu quốc phòng.
Quốc phòng châu Âu đang thiếu những gì?
Trong một cuộc phỏng vấn The Economist, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nhấn mạnh rằng hoạt động sản xuất vũ khí của châu Âu đang tăng “nhanh nhất có thể” và ông “rất lạc quan” rằng châu Âu có thể lấp đầy tất cả khoảng trống mà Mỹ để lại. Không phải ai cũng nghĩ như vậy. Một quan chức Mỹ nói nếu viện trợ Mỹ bốc hơi hoàn toàn, Ukraine có thể sẽ thua và tình thế an ninh châu Âu sẽ hỗn loạn. Mối đe dọa không chỉ là một cuộc xâm lược của Nga mà còn là các cuộc tấn công thách thức những giới hạn của Điều 5, điều khoản phòng thủ chung của NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch mới đây cảnh báo: “Không thể loại trừ khả năng rằng trong vòng ba đến năm năm tới, Nga sẽ thách thức Điều 5 và sự đoàn kết của NATO”. Nhìn chung, mối lo ngại không phải là thời điểm mà là viễn cảnh châu Âu phải một mình đối đầu với Nga.
Châu Âu đã nghĩ đến tình cảnh éo le này trong nhiều năm. Năm 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nói rằng các đồng minh cần “đánh giá lại thực tế của NATO dựa trên cam kết của Hoa Kỳ”. Ý tưởng về “quyền tự chủ chiến lược” của châu Âu, từng chỉ được thúc đẩy bởi Pháp, đã được các nước khác đồng ý. Chi tiêu quốc phòng bắt đầu tăng sau khi Nga thực hiện cuộc xâm lược Ukraine lần đầu vào năm 2014. Năm đó, chỉ có ba thành viên NATO đáp ứng mục tiêu của liên minh là chi 2% GDP cho quốc phòng. Đến năm 2023, số quốc gia thực hiện tương tự đã lên đến 11. Năm nay (2024), ít nhất 18 trong 28 thành viên châu Âu của NATO kỳ vọng đạt được mục tiêu. Tổng chi tiêu quốc phòng của châu Âu sẽ đạt khoảng US$380 tỷ, tương đương Nga.
Một cuộc tập trận giữa quân đội Mỹ và Đức (ảnh: Lennart Preiss/Getty Images)
Tuy nhiên, châu Âu nói chung còn nhiều năm nữa mới có thể tự vệ trước cuộc tấn công của Nga. Tại hội nghị thượng đỉnh an ninh 2023, các nhà lãnh đạo NATO đã thông qua kế hoạch phòng thủ toàn diện đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Giới chức NATO cho biết việc chấn chỉnh quốc phòng châu Âu đòi hỏi phải tăng các mục tiêu hiện có (và chưa được đáp ứng) về năng lực quân sự nói chung lên khoảng 1/3 mức hiện tại. Điều đó có nghĩa châu Âu sẽ phải chi cho quốc phòng nhiều hơn khoảng 50% so với hiện nay, tương đương 3% GDP. Hai thành viên châu Âu duy nhất của NATO hiện đạt được mức này là Ba Lan và Hy Lạp.
Tuy nhiên, nhiều tiền hơn cũng chưa đủ. Hầu như tất cả quân đội châu Âu đang vật lộn để đạt mục tiêu tuyển quân. Quan trọng nữa là năng lực chiến đấu. Một bài báo gần đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute of Strategic Studies – IISS), một tổ chức tư vấn ở London, phát hiện rằng số tiểu đoàn chiến đấu ở châu Âu hầu như không tăng kể từ năm 2015 (Pháp và Đức mỗi nước chỉ bổ sung một) hoặc thậm chí giảm ở Anh. Tại một hội nghị năm 2023, một tướng Mỹ than thở rằng hầu hết các nước châu Âu chỉ có thể điều động một lữ đoàn (gồm vài nghìn quân) với đầy đủ sức mạnh cần có.
Ngay cả khi có những đạo quân đủ sức chiến đấu, châu Âu vẫn thiếu nhiều yếu tố cần thiết để đánh đấm hiệu quả trong thời gian dài: Khả năng chỉ huy và kiểm soát tình hình (các sĩ quan tham mưu có thể điều hành bộ tư lệnh tác chiến); tình báo và trinh sát (máy bay không người lái và vệ tinh); năng lực hậu cần (vận tải hàng không); và đạn dược đủ “xài” lâu hơn một tuần.
Trong số các nước EU, chỉ Ba Lan là tương đối đáp ứng yêu cầu. Ba Lan sẽ chi 4% GDP cho quốc phòng trong năm 2024 và chi hơn một nửa trong ngân sách này vào thiết bị, vượt xa mục tiêu 20% của NATO. Họ đang mua một số lượng lớn xe tăng, trực thăng, đại pháo và pháo tầm xa HIMARS. Dù vậy, dưới thời chính phủ trước đó – theo nhà phân tích quốc phòng Konrad Muzyka, Ba Lan lại không có kế hoạch rõ ràng cho quốc phòng và hoàn toàn thờ ơ việc quản lý và bảo trì thiết bị. Dàn HIMARS của Ba Lan có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 300km nhưng vấn đề ở đây là họ thiếu công cụ tình báo để giúp… nhìn xa ở khoảng cách như vậy (họ phải dựa vào Mỹ để được giúp định vị mục tiêu).
Quân đội Mỹ trong cuộc tập trận DEFENDER Europe 20 tại Ba Lan (ảnh: Maja Hitij/Getty Images)
Có tiền chưa chắc mua được tiên
16 năm qua, một nhóm gồm 12 quốc gia châu Âu đã hùn tiền mua và vận hành một phi đội gồm ba vận tải cơ tầm xa. Tháng Giêng 2024, Đức, Hà Lan, Romania và Tây Ban Nha đã hợp tác đặt mua 1,000 hỏa tiễn được sử dụng trong hệ thống phòng không Patriot. Cách tiếp cận tương tự có thể được thực hiện ở các lĩnh vực khác, chẳng hạn vệ tinh thám sát.
Vấn đề là các nước có ngành công nghiệp quốc phòng lớn như Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha thường không thống nhất được cách phân chia hợp đồng giữa các nhà sản xuất vũ khí trong nước. Một số ông lớn EU lại thường xuyên cãi nhau như mổ bò giữa việc xây dựng an ninh quốc gia với an ninh của khối. Cụ thể, Pháp không hài lòng với kế hoạch gần đây do Đức dẫn đầu, Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Châu Âu (European Sky Shield Initiative – ESSI), trong đó đề xuất 21 quốc gia châu Âu cùng nhau mua hệ thống phòng không. Một trong những lý do khiến Paris không vui là ESSI dự kiến mua bệ phóng của Mỹ, Israel và Đức chứ không phải của Pháp.
Bởi vậy, khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói châu Âu nên áp dụng “nền kinh tế chiến tranh”, ông nghị Pháp Benjamin Haddad (thuộc đảng Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron) đáp lại ngay: “Không phải bằng cách mua thiết bị của Mỹ mà chúng ta có thể đạt được điều đó”. Benjamin Haddad nhấn mạnh, việc mua thiết bị Mỹ chẳng mang lại lợi lộc gì cho các nhà sản xuất vũ khí và công nhân quốc phòng châu Âu. Chưa hết, các quốc gia châu Âu thường có những ưu tiên thiết kế vũ khí khác nhau. Trong khi Pháp muốn máy bay phản lực có khả năng vận hành trên hàng không mẫu hạm và xe bọc thép nhẹ; Đức lại khoái máy bay tầm xa và xe tăng hạng nặng.
Tổng quát, quy mô những thay đổi quốc phòng đặt ra những câu hỏi lớn hơn về kinh tế, xã hội lẫn chính trị. Sự chấn chỉnh bộ máy quân đội Đức sẽ không thể được Quốc hội nước này duyệt chi nếu không cắt giảm các khoản chi tiêu khác của chính phủ hoặc xóa bỏ cái gọi là chính sách “khống chế nợ” (“debt brake”), mà điều này đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp. Thierry Breton, ủy viên phụ trách quốc phòng EU, đề xuất một quỹ quốc phòng trị giá 100 tỷ euro (US$108 tỷ) để thúc đẩy sản xuất vũ khí. Thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo khác hậu thuẫn, đề xuất việc EU tài trợ cho các khoản chi tiêu quốc phòng bằng khoản vay chung, giống như cách họ đã làm với quỹ phục hồi mà họ thành lập trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vụ việc lại gây tranh cãi giữa các thành viên có khuynh hướng muốn siết chặt hầu bao.
Khi rắn mất đầu
Trong lịch sử, Mỹ từng cam kết sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh châu Âu. Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu Hoa Kỳ, đặc biệt dưới một tổng thống như Donald Trump, không mặn mà trong việc cứu châu Âu bằng vũ khí hạt nhân? Anh và Pháp đều có vũ khí hạt nhân nhưng họ chỉ sở hữu 500 đầu đạn, so với 5,000 của Mỹ và gần 6,000 của Nga. Và không chỉ là vấn đề số lượng.
Vũ khí hạt nhân của Anh được giao cho NATO, nơi Nhóm Kế hoạch Hạt nhân (Nuclear Planning Group – NPG) có quyền định hình chính sách về cách vũ khí hạt nhân được sử dụng. Trong khi đó, Anh lại phụ thuộc Mỹ trong việc thiết kế đầu đạn và sử dụng nguồn hỏa tiễn chung được cất giữ ở phía bên kia Đại Tây Dương. Theo một đánh giá được công bố cách đây 10 năm, nếu Mỹ cắt đứt hợp tác, lực lượng hạt nhân của Anh “có thể chỉ tồn tại được tính bằng tháng chứ không phải bằng năm”. Ngược lại, Pháp – nơi có khả năng tự sản xuất vũ khí hạt nhân – lại không tham gia vào NPG!
Không phải tự nhiên mà mới đây, Tháng Hai 2024, Bộ trưởng tài chính Đức Christian Lindner than thở trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, kêu gọi EU “suy nghĩ lại” về các thỏa thuận hạt nhân ở châu Âu. “Trong điều kiện chính trị và tài chính nào thì Paris và London mới sẵn sàng duy trì hoặc mở rộng khả năng chiến lược (hạt nhân) của họ để đối phó với các mối nguy hiểm? Và ngược lại, chúng ta (nước Đức) sẵn sàng đóng góp những gì (để Anh và Pháp “xả hàng” hạt nhân cứu châu Âu)?”
Chuyên gia quân sự Pháp Bruno Tertrais viết trong một bài báo gần đây rằng, ý tưởng Anh hoặc Pháp sẽ “chia sẻ” quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân là điều chưa có tiền lệ. Bruno Tertrais nói thêm, sẽ không có khả năng Pháp đồng ý tham gia NPG hoặc giao lực lượng hạt nhân phóng từ trên không của họ cho NATO.
Một khi vắng Mỹ, NATO như rắn mất đầu (ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Một câu hỏi rất lớn nữa là ai chỉ huy NATO nếu không có Mỹ? NATO là một bộ máy quan liêu khổng lồ, với việc chi 3.3 tỷ euro hàng năm để vận hành mạng lưới trụ sở gồm Tổng hành dinh tối cao lực lượng đồng minh ở Bỉ; ba bộ chỉ huy hỗn hợp ở Mỹ, Hà Lan và Ý; cùng một loạt các bộ tư lệnh nhỏ hơn rải rác ở nhiều nơi.
Nếu Mỹ rút khỏi NATO, sẽ không có quốc gia nào ở châu Âu đủ khả năng thay thế ngay lập tức. Họ thiếu kinh nghiệm và hoàn toàn không có khả năng giám sát chiến tranh cường độ cao. Olivier Schmitt, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh ở Đan Mạch, nhận định rằng chỉ có Pháp, Anh hoặc Đức họa hoằn có thể có những sĩ quan có khả năng lập kế hoạch tác chiến ở cấp sư đoàn và quân đoàn. Ngoài ra, lâu nay, tổng tư lệnh NATO luôn là người Mỹ. Điều này đã giúp ngăn các tranh chấp nội bộ châu Âu trong nhiều thập niên. Nếu Mỹ rút đi, một cuộc “nội chiến” giành ghế tổng tư lệnh NATO ở châu Âu không thể không xảy ra.
Bất luận thế nào, châu Âu cũng đang tính đến khả năng – dù rất thấp – việc “Chú Sam” không còn đóng vai “nhà bảo kê” quốc phòng. Người ta tiếp tục tranh luận gay gắt về việc châu Âu nên chuẩn bị như thế nào một khi không có Mỹ. Ngày 14 Tháng Hai 2024, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (người Na Uy) nhắc lại một cảnh báo mà ông từng nói nhiều lần: “EU không thể bảo vệ châu Âu”.
Chỉ còn vài tháng nữa là hội nghị thượng đỉnh NATO, đánh dấu 75 năm ngày liên minh quân sự này được thành lập, được tổ chức ở Washington DC vào Tháng Bảy 2024, châu Âu vẫn còn chưa trả lời chính xác được câu hỏi: Các thể chế chồng chéo EU đang ảnh hưởng như thế nào đến khả năng quốc phòng của họ, đặc biệt một khi đôi giày boot Mỹ không còn nện cồm cộp trên đất châu Âu.
Re: Bình Luận Thời Sự
Trump và Biden, Trung Quốc chọn ai?
Hiếu Chân[/align]
Còn bảy tháng nữa người Mỹ sẽ đi bầu tổng thống. Trong lúc cử tri Mỹ cân nhắc nên trao “nhiệm kỳ thứ hai” cho đương kim Tổng Thống Joe Biden hoặc cựu Tổng Thống Donald Trump thì các đối thủ của Mỹ cũng ra sức vận động cho ứng cử viên có thể đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất.
Xem ra cả Nga và Trung Quốc đều ủng hộ cựu Tổng Thống Donald Trump hơn là Tổng Thống Joe Biden. Ông Biden “khó chơi,” bề ngoài có vẻ chân thành nhưng trong ruột chứa nhiều mưu mẹo trong khi ông Trump luôn khoe khoang nhưng dễ bị lung lạc và dễ thay đổi.
(Hình minh họa: Morry Gash & Jim Watson/AFP via Getty Images)
Tổng Thống Vladimir Putin của Nga thì chắc chắn ủng hộ ông Trump. Moscow đã từng dùng nhiều thủ đoạn để giúp ông Trump chiến thắng cuộc đua với bà Hillary Clinton tám năm trước. Chiến dịch can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 – được cho là do đích thân ông Putin ra lệnh – đã bị các cơ quan liên bang Mỹ điều tra nhiều năm qua.
Mới đây, ông Putin khen ngợi Tổng Thống Joe Biden là người “đầy kinh nghiệm và dễ dự đoán,” đồng thời nói “nhiệm kỳ thứ hai” của ông Biden sẽ có lợi cho Nga. Nhưng ai cũng biết đây chỉ là thủ đoạn chính trị, che giấu ý đồ thực của nhà lãnh đạo Điện Kremlin. Ông Biden từng gọi ông Putin là “tên chó đẻ điên khùng” (crazy SOB), lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược Ukraine, và viện trợ tối đa cho Ukraine chống Nga. Đó là điều mà ông Putin căm hận. Lời khen của ông Putin xem ra có hại cho chiến dịch tranh cử của ông Biden hơn, theo kiểu mà người Việt Nam thường nói: “Khen cho chúng nó chết.”
***
Trung Quốc thì thâm trầm hơn. Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ người ngoài cuộc, không can thiệp vào việc nội bộ của nước Mỹ. Nhật báo The Washington Post ghi nhận Trung Quốc không thấy có sự khác nhau giữa Trump và Biden và cả hai ông đều không được Bắc Kinh ủng hộ. Ông Zhao Minghao, giáo sư của Trung Tâm Nghiên Cứu Hoa Kỳ tại Đại Học Phúc Đán (Fudan) ở Thượng Hải, nhận xét: “Biden và Trump là hai chén thuốc độc cho Trung Quốc. Bất cứ ông nào lên nắm quyền thì áp lực lên Trung Quốc vẫn không thay đổi,” theo Washington Post.
Trung Quốc tất nhiên không hài lòng với ông Trump – một doanh nhân chuyển sang làm chính trị, tính khí thất thường, khó đoán. Dù thường xuyên ca ngợi Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc là nhà lãnh đạo tài giỏi, là người bạn tốt, nhưng ông Trump đã cứng rắn với Bắc Kinh hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào trước ông từ khi Tổng Thống Richard Nixon tái lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 1972. Những chính sách mà ông Trump ban hành trong nhiệm kỳ đầu (2016-2020) như đánh thuế nhập cảng 25% lên hàng hóa Trung Quốc, cấm cửa các tập đoàn công nghệ Huawei, ZTE, trừng phạt các quan chức cầm đầu chiến dịch đàn áp ở Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương… làm cho Bắc Kinh rất tức giận. Nếu ông Trump chiến thắng vào cuối năm nay, Trung Quốc sợ phải đối mặt với một cuộc thương chiến tồi tệ hơn nữa.
Khi ông Biden thay ông Trump đầu năm 2021, Trung Quốc dường như trút được một gánh nặng. Ông Biden là chính trị gia chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm lại có mối giao hảo lâu năm với ông Tập. Với chủ trương vừa cạnh tranh vừa hợp tác, ông Biden được kỳ vọng sẽ làm ấm lại mối quan hệ Washington và Bắc Kinh có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc.
Nhưng sự đời không phải vậy. Ông Biden chẳng những đã không bãi bỏ các mức thuế nhập cảng cao ngất mà hàng Trung Quốc phải chịu khi vào thị trường Mỹ mà ngược còn áp đặt thêm nhiều biện pháp trừng phạt khắc nghiệt như cấm xuất sang Trung Quốc các công nghệ tân tiến trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử…; cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty do quân đội Trung Quốc kiểm soát và cấm vận thêm nhiều quan chức cao cấp của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đi xa hơn, ông Biden đã vận động thành công các đồng minh Nhật và Châu Âu thực hiện kiểm soát việc xuất cảng công nghệ bán dẫn cho Trung Quốc.
Các liên minh quân sự giữa Mỹ với Úc, Ấn Độ, Nhật, Nam Hàn được củng cố dưới thời ông Biden đã tạo thành một vòng cung bao vây Trung Quốc. Philippines thay đổi ngoạn mục từ thân thiện với Bắc Kinh và thù địch Washington chuyển sang mở rộng cửa cho quân đội Mỹ khi Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. lên cầm quyền ở Manila. Đài Loan liên tục đón tiếp các phái đoàn cao cấp của Quốc Hội Mỹ, được cung cấp vũ khí, thông tin tình báo và huấn luyện chống xâm nhập…
Đáng chú ý là tâm lý chống Trung Quốc ngày càng mạnh lên ở Mỹ và có sự đồng thuận lưỡng đảng, không phụ thuộc vào cá nhân nhà lãnh đạo. Thời ông Biden là lúc quan hệ Mỹ-Trung trở nên lạnh giá nhất, thù địch nhất. Một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai (2024-2028) của ông Joe Biden là chuyện mà Bắc Kinh phải ngăn cản bằng mọi giá.
***
Các chuyên gia mạng máy tính gần đây phát hiện Trung Quốc đang tìm cách tác động đến cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử sắp tới bằng cách sử dụng kinh nghiệm của tình báo Nga. Trên các mạng xã hội, có nhiều người Trung Quốc giả dạng người Mỹ ủng hộ cựu Tổng Thống Trump tung ra nhiều bài viết, thông tin, thuyết âm mưu tấn công Tổng Thống Joe Biden, phản đối các chính sách của chính phủ và kích động sự chia rẽ trong xã hội Mỹ. Các danh khoản ngụy tạo này chế giễu tuổi tác già nua của ông Biden, đăng những hình ảnh cắt ghép ông Biden mặc áo tù nhân, thậm chí vu cáo ông là kẻ ấu dâm theo quỷ Sa-tăng và đồng lõa với Jeffrey Epstein, kẻ môi giới ấu dâm đã chết trong nhà tù Mỹ…
Hồi Tháng Hai, Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia Mỹ (DNI) cho biết Trung Quốc đang mở rộng các chiến dịch gây ảnh hưởng để “gieo rắc nghi ngờ về lãnh đạo Mỹ, xói mòn nền dân chủ và mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh.” DNI cảnh báo Trung Quốc dùng những phương pháp ngày càng tinh vi, có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) để tác động đến tiến trình bầu cử của Mỹ và gạt bỏ những chính trị gia phê phán Trung Quốc.
Một tổ chức nghiên cứu ở Washington, The Foundation for Defense of Democracies, phát hiện hơn 170 danh khoản giả mạo trên Facebook chuyên phổ biến thông tin chống Mỹ và tấn công Tổng Thống Biden. Institute for Strategic Dialogue, một tổ chức phi lợi nhuận, đã phanh phui một nhóm các danh khoản mạng xã hội đóng vai người Mỹ ủng hộ ông Trump nhưng thực tế là nhóm Spamouflage từ lâu đã liên kết với chính phủ Trung Quốc, thường đăng bài bằng tiếng Quan Thoại nhưng gần đây chuyển sang tiếng Anh. Ngoài ra còn có chiến dịch Dragonbridge của Trung Quốc hoạt động từ trước cuộc bầu cử Quốc Hội giữa kỳ năm 2022, sử dụng các danh khoản giả làm người Mỹ than phiền về sự chia rẽ chính trị và vận động cử tri không đi bỏ phiếu.
Các nhà quan sát nhận thấy trong nỗ lực can thiệp vào tiến trình bầu cử ở Mỹ, Trung Quốc sử dụng bài bản cũ của Nga nhưng tinh vi hơn và không loại trừ có sự hợp tác của Moscow. Ví dụ trên mạng X (trước đây là Twitter) danh khoản “MAGA 2024” tự xưng là một người dân Los Angeles 43 tuổi nhưng thực ra là người Trung Quốc, đã chia sẻ một video từ RT – đài truyền hình do Điện Kremlin kiểm soát – bịa chuyện ông Biden và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Mỹ (CIA) cử “bọn gangsters” sang chiến đấu ở Ukraine! Video này sau đó lại được ông Alex Jones – chủ trang mạng chuyên tung tin giả Infowar – đăng lại trên danh khoản có tới 2.2 triệu người theo dõi của ông ta dù đoạn phim đã bị các cơ quan truyền thông lật tẩy.
***
Xem ra cả Nga và Trung Quốc đều ủng hộ ông Trump hơn là ông Biden. Giống như nhiều vị tổng thống tiền nhiệm của cả hai đảng, ông Biden tin vào vai trò dẫn dắt của nước Mỹ trong công cuộc bảo vệ thể chế dân chủ toàn thế giới, chống lại các thế lực chuyên chế, chống lại cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và sự đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan và các nước láng giềng nhỏ. Đó là điều mà ông Putin và ông Tập không chấp nhận được vì nó cản trở tham vọng bành trướng ảnh hưởng, thay đổi trật tự thế giới mà Nga và Trung Quốc “hợp tác không giới hạn” với nhau để thực hiện.
Ông Trump thì ngược lại, theo chủ trương “nước Mỹ trước hết” (America First). Ông Trump muốn nước Mỹ tránh xa những vụ xung đột quốc tế, ông nghi ngờ các hiệp ước và các liên minh quân sự, ông phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine và đòi Israel chấm dứt ngay cuộc chiến ở Gaza. Một nước Mỹ “hướng nội,” tập trung lo chuyện nội bộ của mình thì Nga và Trung Quốc sẽ có không gian rộng rãi để thi triển sức mạnh, tái lập các “đế chế” huy hoàng xưa kia mà họ đang mơ tưởng. Chủ nghĩa biệt lập của ông Trump vô hình trung phục vụ cho lợi ích chiến lược của cả Nga và Trung Quốc.
Về tính cách cá nhân, nhiều chuyên gia Trung Quốc đánh giá ông Biden “khó chơi,” bề ngoài có vẻ chân thành nhưng trong ruột chứa nhiều mưu mẹo trong khi ông Trump luôn khoe khoang nhưng dễ bị lung lạc và dễ thay đổi. Lúc còn cầm quyền, ông Trump từng buộc công ty Trung Quốc ByteDance phải nhượng quyền sở hữu mạng xã hội TikTok nhưng ông đổi ý hoàn toàn sau khi một nhà tài trợ lớn của đảng Cộng Hòa – người nắm nhiều cổ phần của mạng này – vận động ông chống lại dự luật cấm TikTok của Hạ Viện. Ông Huang Rihan, giáo sư Đại Học Hoa Kiều ở Hạ Môn, cho rằng: “Trump thật thà hơn Biden. Ông ta nói những gì ông ta nghĩ trong bụng.” Và đó cũng là một yếu tố để Trung Quốc muốn ông Trump có thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa. [qd]
Còn bảy tháng nữa người Mỹ sẽ đi bầu tổng thống. Trong lúc cử tri Mỹ cân nhắc nên trao “nhiệm kỳ thứ hai” cho đương kim Tổng Thống Joe Biden hoặc cựu Tổng Thống Donald Trump thì các đối thủ của Mỹ cũng ra sức vận động cho ứng cử viên có thể đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất.
Xem ra cả Nga và Trung Quốc đều ủng hộ cựu Tổng Thống Donald Trump hơn là Tổng Thống Joe Biden. Ông Biden “khó chơi,” bề ngoài có vẻ chân thành nhưng trong ruột chứa nhiều mưu mẹo trong khi ông Trump luôn khoe khoang nhưng dễ bị lung lạc và dễ thay đổi.
(Hình minh họa: Morry Gash & Jim Watson/AFP via Getty Images)
Tổng Thống Vladimir Putin của Nga thì chắc chắn ủng hộ ông Trump. Moscow đã từng dùng nhiều thủ đoạn để giúp ông Trump chiến thắng cuộc đua với bà Hillary Clinton tám năm trước. Chiến dịch can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 – được cho là do đích thân ông Putin ra lệnh – đã bị các cơ quan liên bang Mỹ điều tra nhiều năm qua.
Mới đây, ông Putin khen ngợi Tổng Thống Joe Biden là người “đầy kinh nghiệm và dễ dự đoán,” đồng thời nói “nhiệm kỳ thứ hai” của ông Biden sẽ có lợi cho Nga. Nhưng ai cũng biết đây chỉ là thủ đoạn chính trị, che giấu ý đồ thực của nhà lãnh đạo Điện Kremlin. Ông Biden từng gọi ông Putin là “tên chó đẻ điên khùng” (crazy SOB), lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược Ukraine, và viện trợ tối đa cho Ukraine chống Nga. Đó là điều mà ông Putin căm hận. Lời khen của ông Putin xem ra có hại cho chiến dịch tranh cử của ông Biden hơn, theo kiểu mà người Việt Nam thường nói: “Khen cho chúng nó chết.”
***
Trung Quốc thì thâm trầm hơn. Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ người ngoài cuộc, không can thiệp vào việc nội bộ của nước Mỹ. Nhật báo The Washington Post ghi nhận Trung Quốc không thấy có sự khác nhau giữa Trump và Biden và cả hai ông đều không được Bắc Kinh ủng hộ. Ông Zhao Minghao, giáo sư của Trung Tâm Nghiên Cứu Hoa Kỳ tại Đại Học Phúc Đán (Fudan) ở Thượng Hải, nhận xét: “Biden và Trump là hai chén thuốc độc cho Trung Quốc. Bất cứ ông nào lên nắm quyền thì áp lực lên Trung Quốc vẫn không thay đổi,” theo Washington Post.
Trung Quốc tất nhiên không hài lòng với ông Trump – một doanh nhân chuyển sang làm chính trị, tính khí thất thường, khó đoán. Dù thường xuyên ca ngợi Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc là nhà lãnh đạo tài giỏi, là người bạn tốt, nhưng ông Trump đã cứng rắn với Bắc Kinh hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào trước ông từ khi Tổng Thống Richard Nixon tái lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 1972. Những chính sách mà ông Trump ban hành trong nhiệm kỳ đầu (2016-2020) như đánh thuế nhập cảng 25% lên hàng hóa Trung Quốc, cấm cửa các tập đoàn công nghệ Huawei, ZTE, trừng phạt các quan chức cầm đầu chiến dịch đàn áp ở Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương… làm cho Bắc Kinh rất tức giận. Nếu ông Trump chiến thắng vào cuối năm nay, Trung Quốc sợ phải đối mặt với một cuộc thương chiến tồi tệ hơn nữa.
Khi ông Biden thay ông Trump đầu năm 2021, Trung Quốc dường như trút được một gánh nặng. Ông Biden là chính trị gia chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm lại có mối giao hảo lâu năm với ông Tập. Với chủ trương vừa cạnh tranh vừa hợp tác, ông Biden được kỳ vọng sẽ làm ấm lại mối quan hệ Washington và Bắc Kinh có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc.
Nhưng sự đời không phải vậy. Ông Biden chẳng những đã không bãi bỏ các mức thuế nhập cảng cao ngất mà hàng Trung Quốc phải chịu khi vào thị trường Mỹ mà ngược còn áp đặt thêm nhiều biện pháp trừng phạt khắc nghiệt như cấm xuất sang Trung Quốc các công nghệ tân tiến trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử…; cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty do quân đội Trung Quốc kiểm soát và cấm vận thêm nhiều quan chức cao cấp của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đi xa hơn, ông Biden đã vận động thành công các đồng minh Nhật và Châu Âu thực hiện kiểm soát việc xuất cảng công nghệ bán dẫn cho Trung Quốc.
Các liên minh quân sự giữa Mỹ với Úc, Ấn Độ, Nhật, Nam Hàn được củng cố dưới thời ông Biden đã tạo thành một vòng cung bao vây Trung Quốc. Philippines thay đổi ngoạn mục từ thân thiện với Bắc Kinh và thù địch Washington chuyển sang mở rộng cửa cho quân đội Mỹ khi Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. lên cầm quyền ở Manila. Đài Loan liên tục đón tiếp các phái đoàn cao cấp của Quốc Hội Mỹ, được cung cấp vũ khí, thông tin tình báo và huấn luyện chống xâm nhập…
Đáng chú ý là tâm lý chống Trung Quốc ngày càng mạnh lên ở Mỹ và có sự đồng thuận lưỡng đảng, không phụ thuộc vào cá nhân nhà lãnh đạo. Thời ông Biden là lúc quan hệ Mỹ-Trung trở nên lạnh giá nhất, thù địch nhất. Một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai (2024-2028) của ông Joe Biden là chuyện mà Bắc Kinh phải ngăn cản bằng mọi giá.
***
Các chuyên gia mạng máy tính gần đây phát hiện Trung Quốc đang tìm cách tác động đến cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử sắp tới bằng cách sử dụng kinh nghiệm của tình báo Nga. Trên các mạng xã hội, có nhiều người Trung Quốc giả dạng người Mỹ ủng hộ cựu Tổng Thống Trump tung ra nhiều bài viết, thông tin, thuyết âm mưu tấn công Tổng Thống Joe Biden, phản đối các chính sách của chính phủ và kích động sự chia rẽ trong xã hội Mỹ. Các danh khoản ngụy tạo này chế giễu tuổi tác già nua của ông Biden, đăng những hình ảnh cắt ghép ông Biden mặc áo tù nhân, thậm chí vu cáo ông là kẻ ấu dâm theo quỷ Sa-tăng và đồng lõa với Jeffrey Epstein, kẻ môi giới ấu dâm đã chết trong nhà tù Mỹ…
Hồi Tháng Hai, Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia Mỹ (DNI) cho biết Trung Quốc đang mở rộng các chiến dịch gây ảnh hưởng để “gieo rắc nghi ngờ về lãnh đạo Mỹ, xói mòn nền dân chủ và mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh.” DNI cảnh báo Trung Quốc dùng những phương pháp ngày càng tinh vi, có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) để tác động đến tiến trình bầu cử của Mỹ và gạt bỏ những chính trị gia phê phán Trung Quốc.
Một tổ chức nghiên cứu ở Washington, The Foundation for Defense of Democracies, phát hiện hơn 170 danh khoản giả mạo trên Facebook chuyên phổ biến thông tin chống Mỹ và tấn công Tổng Thống Biden. Institute for Strategic Dialogue, một tổ chức phi lợi nhuận, đã phanh phui một nhóm các danh khoản mạng xã hội đóng vai người Mỹ ủng hộ ông Trump nhưng thực tế là nhóm Spamouflage từ lâu đã liên kết với chính phủ Trung Quốc, thường đăng bài bằng tiếng Quan Thoại nhưng gần đây chuyển sang tiếng Anh. Ngoài ra còn có chiến dịch Dragonbridge của Trung Quốc hoạt động từ trước cuộc bầu cử Quốc Hội giữa kỳ năm 2022, sử dụng các danh khoản giả làm người Mỹ than phiền về sự chia rẽ chính trị và vận động cử tri không đi bỏ phiếu.
Các nhà quan sát nhận thấy trong nỗ lực can thiệp vào tiến trình bầu cử ở Mỹ, Trung Quốc sử dụng bài bản cũ của Nga nhưng tinh vi hơn và không loại trừ có sự hợp tác của Moscow. Ví dụ trên mạng X (trước đây là Twitter) danh khoản “MAGA 2024” tự xưng là một người dân Los Angeles 43 tuổi nhưng thực ra là người Trung Quốc, đã chia sẻ một video từ RT – đài truyền hình do Điện Kremlin kiểm soát – bịa chuyện ông Biden và Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Mỹ (CIA) cử “bọn gangsters” sang chiến đấu ở Ukraine! Video này sau đó lại được ông Alex Jones – chủ trang mạng chuyên tung tin giả Infowar – đăng lại trên danh khoản có tới 2.2 triệu người theo dõi của ông ta dù đoạn phim đã bị các cơ quan truyền thông lật tẩy.
***
Xem ra cả Nga và Trung Quốc đều ủng hộ ông Trump hơn là ông Biden. Giống như nhiều vị tổng thống tiền nhiệm của cả hai đảng, ông Biden tin vào vai trò dẫn dắt của nước Mỹ trong công cuộc bảo vệ thể chế dân chủ toàn thế giới, chống lại các thế lực chuyên chế, chống lại cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và sự đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan và các nước láng giềng nhỏ. Đó là điều mà ông Putin và ông Tập không chấp nhận được vì nó cản trở tham vọng bành trướng ảnh hưởng, thay đổi trật tự thế giới mà Nga và Trung Quốc “hợp tác không giới hạn” với nhau để thực hiện.
Ông Trump thì ngược lại, theo chủ trương “nước Mỹ trước hết” (America First). Ông Trump muốn nước Mỹ tránh xa những vụ xung đột quốc tế, ông nghi ngờ các hiệp ước và các liên minh quân sự, ông phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine và đòi Israel chấm dứt ngay cuộc chiến ở Gaza. Một nước Mỹ “hướng nội,” tập trung lo chuyện nội bộ của mình thì Nga và Trung Quốc sẽ có không gian rộng rãi để thi triển sức mạnh, tái lập các “đế chế” huy hoàng xưa kia mà họ đang mơ tưởng. Chủ nghĩa biệt lập của ông Trump vô hình trung phục vụ cho lợi ích chiến lược của cả Nga và Trung Quốc.
Về tính cách cá nhân, nhiều chuyên gia Trung Quốc đánh giá ông Biden “khó chơi,” bề ngoài có vẻ chân thành nhưng trong ruột chứa nhiều mưu mẹo trong khi ông Trump luôn khoe khoang nhưng dễ bị lung lạc và dễ thay đổi. Lúc còn cầm quyền, ông Trump từng buộc công ty Trung Quốc ByteDance phải nhượng quyền sở hữu mạng xã hội TikTok nhưng ông đổi ý hoàn toàn sau khi một nhà tài trợ lớn của đảng Cộng Hòa – người nắm nhiều cổ phần của mạng này – vận động ông chống lại dự luật cấm TikTok của Hạ Viện. Ông Huang Rihan, giáo sư Đại Học Hoa Kiều ở Hạ Môn, cho rằng: “Trump thật thà hơn Biden. Ông ta nói những gì ông ta nghĩ trong bụng.” Và đó cũng là một yếu tố để Trung Quốc muốn ông Trump có thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa. [qd]