Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Ðảng Cộng Sản đào nhiệm hay từ chức?

Ngô Nhân Dụng

Công ty CNOOC đem giàn khoan HD-981 vào hải phận nước ta, Cộng sản Trung Quốc muốn trắc nghiệm hai điều: Một là phản ứng của người dân Việt Nam, hai là thái độ của đảng Cộng sản Việt Nam; như mục này đã viết trước đây hai tuần.

Ðối với phản ứng của dân Việt thì Trung Cộng có thể đoán trước được, và đã chuẩn bị đối phó. Biết trước được vì dân Việt đã từng bày tỏ lòng phẫn nộ trước các hành động gây hấn, xâm lấn của họ rất nhiều lần, dù bị chính quyền ngăn cấm. Bắc Kinh phải đoán rằng phản ứng của người Việt lần này chắc chắn mạnh mẽ hơn. Cho nên từ đầu Tháng Ba 2014, họ đã báo động, khiến công ty Hua Wei thông báo nhân viên chuẩn bị rút về nước. Họ có thể chuẩn bị phá các cuộc biểu tình của dân Việt, bằng một âm mưu xâm nhập, khích động, biến cuộc tuần hành thành ra những vụ cướp của, giết người. Thêm vào đó, cho người tấn công tất cả các công ty ngoại quốc, từ Ðài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn, đến Singapore. Trước dư luận thế giới họ hành động chống Trung Cộng của dân Việt sẽ mất uy tín, bị coi là quá khích, thay vì danh chính ngôn thuận.

Về kinh tế, họ làm giới đầu tư từ các nước Á Ðông lo sợ, rút tiền về; kinh tế nước ta sẽ gặp khó khăn. Ðây là một mũi tên bắn hai con chim. Cho tới nay, Cộng sản Trung Quốc ít nhất đã đạt được mục tiêu phá hoại kinh tế. Giá vàng đã tăng vọt, đồng tiền Việt Nam xuống giá, dân lo rút tiền khỏi các ngân hàng, trên thị trường chứng khoán, trong một tuần từ ngày 8 Tháng Năm, giá trị các cổ phiếu đã giảm sáu tỷ đô la. Tại một tỉnh Bình Dương, hàng trăm ngàn công nhân mất việc làm vì các nhà máy đóng cửa.

Hậu quả tâm lý sẽ lâu dài hơn. Dư luận thế giới thất vọng về tình trạng gọi là an ninh, trật tự tại Việt Nam. Tất cả những lời khoe khoang, hứa hẹn về “ổn định chính trị” đã tan thành mây khói. Ổn định thế nào được nếu chỉ cần một nhóm người khích động là hàng chục ngàn người xuống đường đốt phá? Cả thế giới chứng kiến những biểu hiện của lòng dân phẫn uất, bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ. Guồng máy cảnh sát, công an chuyên đàn áp nông dân đòi đất, công nhân đòi tăng lương, nhưng không làm gì để bảo vệ an ninh cho các xí nghiệp.

Ngay bây giờ, Trung Cộng đã thành công trong hai mục tiêu tâm lý và kinh tế, cho tới khi nào người Việt Nam tìm được cách chống lại, trên cả hai mặt trận.

Nhưng cho tới nay, chính quyền Việt Nam gần như tê liệt, không làm gì để chống đỡ hai cuộc tấn công đó. Ngay sau khi các cuộc đốt phá xẩy ra, đáng lẽ chính quyền cộng sản phải lập một ủy ban điều tra cấp liên bộ để tìm thủ phạm gây ra các tổn thất, và hứa hẹn sẽ trừng phạt đúng pháp luật. Ngay lập tức, phải gửi ngay những phái đoàn, từ cấp bộ trưởng trở lên, tới các nước Á Ðông có nhà đầu tư bị thiệt hại, để công khai và long trọng xin lỗi họ. Ðáng lẽ một người cấp thủ tướng chính phủ, hoặc ít nhất một bộ trưởng đầu tư cùng với bộ trương công an phải họp tất cả các nhà đầu tư ngoại quốc để nhận lỗi. Phải trình bày ngay các biện pháp bảo vệ tài sản của họ tại Việt Nam, và đề nghị các phương án bồi thường cho các công ty đã bị thiệt hại.

Chính quyền Hà Nội không làm được những việc tối thiểu đó. Các ông lãnh đạo chỉ đưa ra những lời tuyên bố chung chung; ngay đối với người dân trong nước. Một quốc gia bị ngoại xâm đe dọa, với các đoàn quân tập trung nơi biên giới; với giàn khoan dầu trấn đóng trong vùng biển nước mình. Và những cuộc bạo loạt, cướp của, giết người trong nhiều tỉnh. Vậy mà những ông lớn không một ông nào lên tiếng trình bày mọi việc với quốc dân. Ở Nam Hàn, một tai nạn làm chết vài trăm học sinh, bà tổng thống phải lên ti vi nói chuyện với dân; ông thủ tướng nhận trách nhiệm và từ chức. Nhưng ở Việt Nam, không ai đứng ra nói một lời nào cho dân chúng biết tình hình chung và trình bày những phương cách đối phó. Hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng có nói, nhưng chỉ nói khi đi thăm các đơn vị đã bầu họ vào Quốc Hội, chứ không nói với tất cả quốc dân. Những lời nói của họ có tính cách riêng tư, trong một khung cảnh nhỏ nhoi, cả hai người không ai dùng danh nghĩa chủ tịch nước hay thủ tướng chính phủ.

Còn Nguyễn Phú Trọng, không những ông ta hoàn toàn im tiếng, cả Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng khóa 9 cũng không bày tỏ thái độ, dù họ đã họp nhau suốt một tuần lễ, từ ngày 8 đến 14 Tháng Năm. Những diễn văn khai mạc và bế mạc của ông tổng bí thư, tới các thông tin hàng ngày của hội nghị tuyệt nhiên không nói gì tới hành động xâm lược của Trung Cộng. Họ làm như không có chuyện gì quan trọng, 16 chữ vàng, 4 tốt vẫn tốt cả! Tại sao họ ngậm miệng như vậy?

Một cách giải thích tình trang trên là không một người nào, từ cấp bộ trưởng lên tới cấp thủ tướng, tổng bí thư, không ai dám công khai đưa mặt ra đối diện với quốc dân, với các đảng viên, các chính quyền nước khác và các nhà đầu tư quốc tế. Họ không dám nói, vì không biết phải nói gì. Từ trên xuống dưới đều há miệng mắc quai.

Nguyên nhân căn bản, sâu xa hơn, là trong mấy tuần qua toàn bộ Bộ Chính Trị không biết họ nên làm cái gì, không biết phải làm gì. Cơ cấu lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đang rơi vào tình trạng khó nói, khó nghĩ, bối rối, có thể coi là đang tê liệt. Không ai biết phải nói gì, làm gì, vì không biết quyết định ra sao. Tình trạng tê liệt này chính là thử thách thứ hai mà Trung Cộng muốn làm, khi cho đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Quảng Ngãi. Kết quả, cuộc trắc nghiệm cho Bắc Kinh thấy là đảng Cộng sản Việt Nam lâm vào cảnh hoàn toàn ngơ ngác và tê liệt. Những người cầm đầu đảng Cộng sản không biết phải làm gì nếu không bám lấy mối hy vọng“đồng chí, anh em, môi hở răng lạnh” đã xin được từ Hội Nghị Thành Ðô năm 1990. Suốt 24 năm qua, Trung Cộng đã dùng các lời hứa hẹn với Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười ở Hội Nghị Thành Ðô để ru ngủ Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam. Bây giờ, sau miếng đòn HD-981, toàn ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam chợt tỉnh ngủ, nhưng vẫn chưa biết phải làm gì! Báo NY Times tiết lộ Nguyễn Phú Trọng xin nói chuyện với Tập Cận Bình, và bị từ chối. Hành động đem máy bay, tàu thủy qua đón các công nhân lậu về Trung Quốc, và cảnh đưa chiến xa, đại bác tới ngay vùng biên giới, cho thấy Trung Cộng đã dứt tình, dứt nghĩa. Trong khi đó thì Cộng sản Việt Nam vẫn chỉ năn nỉ van xin, không biết xấu hổ. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thú nhận rằng đã 20 lần xin Bắc Kinh rút giàn khoan HD-981 đi chỗ khác, nhưng vô vọng. Tại sao phải năn nỉ đến 20 lần, điện thoại nói hai, ba lần chưa đủ sao? Tất cả, chì vì toàn bộ lãnh đạo đảng không biết phải làm gì, hoàn toàn bế tắc.

Bị Trung Cộng từ chối, nhưng Cộng sản Việt Nam vẫn không dám có thái độ dứt khoát nào, vẫn sợ không còn nơi nào bám víu. Trong mục này, ngay từ đầu chúng tôi đã đề nghị phải kiện chính quyền Trung Cộng ra trước tòa án trọng tài quốc tế, đòi lại quần đảo Hoàng Sa. Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa dám làm điều tối thiểu đó. Một đảng viên cộng sản ở Ðà Nẵng, nhân danh một luật sư đã nói lấp liếm rằng: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhưng nhân dân Việt Nam luôn đặt nặng nền tảng đạo lý, coi đạo lý là cái gốc của pháp lý!” Ðây là một cách biện hộ cho đồng đảng!

Một luật sư mà lại không dám dùng tới pháp luật, chỉ vì “đặt nặng nền tảng đạo lý!” Ðạo lý nào, nếu không phải là cố bám lấy 16 chữ vàng và 4 cái tốt! Trong lúc toàn dân phẫn uất rừng rực khí thế đấu tranh, đảng Cộng sản vẫn coi tình“đồng chí, anh em” giữa Trung Cộng và Việt Cộng đáng bảo vệ hơn là bảo vệ quyền lợi dân tộc. Họ bất động, không nói cũng không làm gì, vì vẫn còn muốn bám lấy Trung Cộng.

Thái độ đó cho thấy đảng Cộng sản Việt Nam đã đào ngũ, trốn tránh trách nhiệm, lánh mặt, không dám đối diện với dân Việt Nam cũng như với giới đầu tư quốc tế. Không khác gì chủ tịch thành phố Sài Gòn từ chối không tiếp một luật sư đến xin phép biểu tình; chỉ hứa hẹn ngày sau sẽ cho được gặp phó chủ tịch; nhưng sang ngày sau, cả phó chủ tịch cũng biến mất. Toàn ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang lẩn trốn, không ai dám gặp người dân.

Hành động có liêm sỉ nhất bay giờ là toàn thể Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng cộng sản Việt Nam hãy xin từ chức. Hãy tuyên bố trả lại quyền quyết định việc nước cho toàn thể dân chúng Việt Nam. Nếu không, tất cả các đảng viên cộng sản, từ trên xuống dưới, sẽ chịu trách nhiệm với lịch sử trong ngàn năm sắp tới.

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »


VỀ CHUYỆN CA SĨ KHÁNH LY


HUY PHƯƠNG

“...thứ nhất tôi không thích chính trị,
thứ hai là tôi không có dính tới chính trị.

Cuộc đời tôi chỉ có hát, hát và hát mà thôi!”
(Phát biểu của một danh ca tị nạn cộng sản tại hải ngoại)

Tháng Chín, 2012, Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn CSVN ký giấy phép đồng ý cho ca sĩ Khánh Ly về Việt Nam hát, theo đó, Khánh Ly sẽ có mặt trong bốn chương trình do Công Ty Giải Trí Ðồng Dao tổ chức tại ba thành phố lớn: Hà Nội, Ðà Nẵng và Sài Gòn. Dư luận hải ngoại đã lên tiếng về chuyện về hay không về, thương và ghét, nhưng rồi như chơi “trò ú tim,” Khánh Ly không về, nhưng không hề nói lý do, trong đó có phải một phần phải chăng từ nguồn dư luận từ hải ngoại tỏ ra không đồng tình với chuyện về của cô. Image
Ca sĩ Khánh Ly. (Hình: Facebook)


Nhưng năm nay, Khánh Ly đã thực sự về đến Việt Nam và “hát cho đồng bào mình nghe” như cách nói của ca sĩ Lệ Thu trong một cuộc phỏng vấn của BBC hồi Tháng Giêng, 2013.

Bênh vực cho bạn “đồng nghiệp” Khánh Ly, Lệ Thu nói: “Tôi có thể hát được ở Úc, Pháp, Anh, Ðan Mạch thì tại sao tôi không hát được trên quê hương tôi?” Và Lệ Thu cũng tỏ thái độ rõ ràng hơn: “Từ khi bắt đầu hát cho tới giờ, thứ nhất là tôi không thích chính trị, thứ hai là tôi không có dính tới chính trị. Cuộc đời tôi chỉ có hát, hát và hát mà thôi!”

Tôi nghĩ, khác với Lệ Thu, Khánh Ly chưa bao giờ phát biểu theo lối này. Cô có thái độ chính trị rõ ràng, đã buồn vui theo vận nước nổi trôi, với những ngày “nội chiến,” với những đêm “chôn dầu vượt biển,” thiết tha với “Sài Gòn ơi vĩnh biệt!” với “Ai về xứ Việt,” và cô đã mặc chiếc áo dài vàng quốc kỳ Việt Nam trên sân khấu hải ngoại! Cô cũng là người đã từng nói: “Ði thì cùng đi, về thì cũng cùng về!” Hoặc như là: “Tôi chỉ về khi không còn chế độ cộng sản nữa mà thôi!”

Cũng như chúng ta biết trong một cuộc phỏng vấn của tuần báo Việt Weekly trước đây, ông Nguyễn Hoàng Ðoan, chồng của Khánh Ly, trả lời về nguồn tin “Khánh Ly được trả cát xê $2 triệu để mời cô về hát,” ông Ðoan đã khẳng định rằng: “Chị không thể nhận lời là vì, trong 30 năm nay, khán giả hải ngoại là người đã nuôi sống gia đình anh chị, để anh chị có cơ hội nuôi các con ăn học đâu ra đó. Anh chị không thể nào quay lưng lại, nhổ nước bọt vào những người quý mến mình, cưu mang mình...” và “... chị không thể phản bội lại những người hải ngoại, dù số lượng khán giả hải ngoại rất là nhỏ so với trong nước, nhưng họ chính là người đã từng nuôi nấng tiếng hát của chị trong 30 năm nay.”

Nhưng bây giờ Khánh Ly cũng có thể bắt đầu nói như Lệ Thu và còn tệ hơn thế nữa. Theo báo Giáo Dục Việt Nam ở trong nước, thì Khánh Ly đã có nhiều phát biểu hoàn toàn trái ngược và phản bội lại những gì cô đã nói, đấm ngực mình xưng tội “lỗi tại tôi mọi đàng.”

“Tôi rất hối hận, tôi muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ của tôi. Tôi chỉ muốn về thăm quê hương như một người bình thường.”

Khi được hỏi chuyện Khánh Ly tham gia vào các chương trình ca nhạc kháng chiến thời Hoàng Cơ Minh, thì cô nói: “Tôi tham gia vì ham vui, vì có tiền, chứ chẳng bao giờ tin vào Hoàng Cơ Minh cả,” và: “Dưới sức ép của các phe nhóm phản động, tôi phải hát cho các chương trình của họ. Nếu không sẽ bị coi là không xác định lập trường.” (Báo Giáo Dục Việt Nam, ngày 7 Tháng Tám, 2012)

Và ai bắt Khánh Ly phải nói nặng lời, “vỗ mặt” với những người chưa muốn “về” như cô: “Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người...”

Tội nghiệp cho Khánh Ly, đã năn nỉ, “hối hận, muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ” nhưng rõ ràng là Khánh Ly không biết thân phận mình, may ra cũng chỉ hát được ở Hà Nội, còn Huế và Sài Gòn thì xin hẹn kiếp khác! Như vậy thì cũng chưa là “bằng chứng hùng hồn của chính sách đại đoàn kết dân tộc,” như lời nói phấn khởi của Phạm Duy đâu!

Ðộng lực nào đã làm cho Khánh Ly thay đổi, quay vòng 180 độ như vậy, nó cũng giống thái độ của Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ về nước, cũng tuyên bố quá lời, tỏ ra hối hận về những điều họ đã nói đã làm trong quá khứ, tệ hơn nữa, là hết lời lên án cộng đồng tị nạn đã nuôi sống họ một thời gian dài bằng cả tinh thần lẫn vật chất.

Nếu chúng ta đã từng suy nghĩ: “Phạm Duy là thế đó!” thì cũng đừng nên ngạc nhiên với con người Khánh Ly. Về phía chính quyền Việt Nam việc này, việc Khánh Ly về, đương nhiên là có lợi cho họ.

Vì tiền thì ai cũng cần, vì nhu cầu đứng trên sân khấu với một số lượng khán giả lớn lao thì người nghệ sĩ nào cũng mơ ước, có thể một lần rồi thôi, nhưng như thế cũng làm cho người nghệ sĩ thỏa mãn ít nhất là một lúc nào đó ở cuối đời khi nhan sắc và giọng hát đã đi vào những ngày cuối đời. Ngay cả những nhà văn, nhà thơ miền Nam đã một thời mặc áo lính cũng về nước giới thiệu sách, “giao lưu văn hóa” thì còn trách gì ai! Cũng không thể nói rằng: “Tôi đã ra mắt sách ở Sydney, đọc thơ ở Paris, vì sao tôi không thể làm chuyện ấy ở Hà Nội?”

Nhưng liệu Khánh Ly có cần phải nói những lời hối tiếc và than thở, vì sự thật ở hải ngoại này, ngoài sự hấp dẫn của đồng đô la màu lục, không có “sức ép của các phe nhóm phản động nào” bắt Khánh Ly phải lên sân khấu như lời tuyên bố của cô?

Khánh Ly cứ về, nhưng ai bắt Khánh Ly phải lên giọng kết án nơi chốn mà cô đã dung thân gần 40 năm qua. Không như Phạm Duy về luôn Việt Nam, cô còn có con đường trở lại nơi đây, mà chắc chắn không để nương mình nơi tu viện.

Trước Khánh Ly thì Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Khánh Hà, Thanh Tuyền, Ý Lan, Thái Châu, Sơn Tuyền, Ðức Huy, Giao Linh, Phương Dung, Chế Linh...(danh sách còn dài) đã về hát trong nước. Ca hát cũng là một cái nghề kiếm sống! Những Chế Linh, Sơn Tuyền thì không nói làm gì, ngay cả Lệ Thu, dư luận hải ngoại cũng không hề quan tâm, nhưng với Khánh Ly thì lại khác. Cô đã có chỗ đứng trong lòng người hâm mộ qua một thời gian dài, từ trong nước ra đến hải ngoại. Phải chăng “thương nhau lắm thì cắn nhau đau,” chì chiết lắm cũng vì đã quá thương mến, đã là thần tượng thì phải giữ hình ảnh thần tượng trong lòng những người hâm mộ.

Chỉ có một điều tích cực là dù sao thì Khánh Ly và những ca sĩ “trở về xứ Việt” không phải để hát “Dưới bóng cây Kơ-Nia,” “Tiếng chày trên sóc Bam Bo,” hay “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” mà là những bài hát của một thời thịnh trị, hạnh phúc miền Nam, mà có thể ngày trước miền Bắc chỉ được nghe lén, và người miền Nam đã thương đã nhớ từ ngày Sài Gòn thất thủ. Ðó là những thứ mà khán giả trong nước đang chờ đợi, kể cả những viên chức chính quyền cộng sản như thứ trưởng Văn Hóa Vương Duy Miên. Nỗi khát khao đó được đánh giá trên những chiếc vé vào cửa nghe Khánh Ly hát, đắt hơn nghìn lần bữa cơm của những đứa trẻ mò cua bắt ốc trên cánh đồng Việt Nam!

Tôi chỉ tiếc trong lần về Việt Nam này, trong lần viếng mộ Trịnh Cộng Sơn, những việc như Khánh Ly rót rượu Cognac lên thân tượng, tạo dáng để phóng viên Ngoisao.vn chụp ảnh đưa lên Internet mang đầy kịch tích, không hề có một mảy may xúc động, tình cảm. Gia đình Trịnh Công Sơn cho biết, lần này có nghe chuyện khánh Ly về nhưng không được thăm viếng cũng như không hề liên lạc.

Ðúng là “búa rìu dư luận,” trong nước chê Khánh Ly là “Danh ca về nước vì... tiền” (Tiền Phong Online), “Ca sĩ Khánh Ly lại... nhúng chàm” (Việt Báo Online), “Sự tráo trở của Khánh Ly” (GDVN), hải ngoại thì lên án Khánh Ly là “phản bội.”

Có lẽ Khánh Ly suy nghĩ đã dám sống thật cho mình, bước qua dư luận, chỉ tiếc là trước sau không như một. Thà cách đây mươi năm cô đã nói thẳng như Lệ Thu nói hôm nay “thứ nhất tôi không thích chính trị, thứ hai là tôi không có dính tới chính trị. Cuộc đời tôi chỉ có hát, hát và hát mà thôi!”

Ngày xưa Ðỗ Mục than thở:

“Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng Hậu Ðình Hoa!”

Bên kia sông thì quá gần để tiếng hát còn vẳng lại, xa nửa vòng bên kia trái đất thì ai còn nghe. Thôi thì cứ “Hát nữa đi em!”.


Huy Phương

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

CHUYỆN KỂ NĂM 3000

Hồ Thơm

Image
Tướng mặc váy đeo bông tai !
Mùa hè năm ấy, giặc Bốn Tốt đóng chiến thuyền khủng HD lăm le lấn chiếm nước ta.

Cả triều đình lâu nay cứ giả vờ mê ngủ để chứng tỏ với thiên hạ rằng tình hình Biển Đông không có gì… new, đất nước đang bình yên ổn định hơn bao giờ hết, thiên hạ đại loạn, nhưng ta vẫn an bình hữu nghị, abc… như rứa và vân vân…( nhưng cũng có vài đại thần vì do cơ chế Trách Nhiệm Hữu Hạn (Co.,Ltd.) nên ngủ thật).



Khi chiến thuyền HD của con cháu Mao Hoàng Đế đã cắm sâu vào biển nước ta, cả Triều đình mới bắt đầu nhộn nhạo, nhưng cũng không thấy ai mở mồm phán được câu nào cho ra hồn trước sự ngang ngược của giặc Bốn Tốt như tổ tiên ta đã quát vào quân giặc cỡ như … “ Ta đây, núi Lam Sơn dấy nghĩa… Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống” (LÊ LỢI) “ Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”, “ Nếu bệ hạ muốn hàng giặc xin hãy chém đầu thần đi đã” (TRẦN HƯNG ĐẠO) “ Đánh … đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” ( QUANG TRUNG) hay chí ít cũng được như “ Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc!” ( TRẦN BÌNH TRỌNG).

Giữa lúc Triều đình lặng câm như …thị hến, bỗng lóe lên “ánh sáng cuối đường hầm”, lời phán truyền của Tể tướng đã làm nức lòng Dân đen cùng tướng sĩ “ căm giặc nước thề không cùng sống” với quân giặc Bốn Tốt:

«Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng», và Việt Nam «nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc ».

Tiếng hò reo của Dân đen con đỏ chưa dứt thì Gian thần VÕ MẸO, không biết ăn phải cái gì, được ai ủn đít, đã phất tay áo đứng lên tâu:

“Chúng ta nên nói với nhân dân thế nào về phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt trong quan hệ đối ngoại hai nước. Tôi cho rằng, 16 chữ ấy có thể có lúc không đạt được nhưng nó vẫn là cái mong muốn muôn thuở”.
Ai “mong muốn muôn thuở”!!!!???? Giữa lúc Nhân Dân ta đã quẳng “16 chữ vàng và 4 tốt”vào sọt rác, giữa lúc Tể tướng Triều đình, người cầm đầu cả văn lẫn võ, kiên quyết và dõng dạc không “ nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc » thì gian thần VÕ MẸO lại sàm tấu những lời nhảm nhí. Tội thật đáng tru di!

Gian thần Võ Mẹo lại là người uyên thâm chữ nghĩa, hán rộng nho chùm ( Nhưng “chua loét” vì là nho Trung Quốc, không phải là nho Mỹ) nên đã lươn lẹo đưa câu thần chú của Tiên Đế là“Dĩ bất biến ứng vạn biến” để làm cái mo cau che mặt cho mình.

Gian thần Võ Mẹo vờ không biết rằng, cái “bất biến” của Tiên Đế là “Độc lập”, là “chủ quyền quốc gia”, cái “vạn biến” là tình hình đất nước trong từng giai đoạn. Còn cái “bất biến” của bọn gian thần là cái vòng kim cô “16 chữ vàng 4 tốt”, là “tình hữu nghị viển vông lệ thuộc”. Cái “bất biến” của gian thần Võ Mẹo với cái “bất biến” của Tiên Vương khác nhau như bãi cứt trâu với mâm cơm nếp, sao dám cả gan đem ra lòe mị Dân đen??? Tội đáng cẩu đầu trảm , chém đầu tế cờ dưới ngựa trước khi lên đường diệt giặc!.

Đó là bọn văn thần đã trở thành gian thần mà lịch sử đã ghi, khi thế nước ngã nghiêng vào Mùa hè năm ấy, lúc giặc Bốn Tốt đã vào cửa biển nước Nam.

Lại nói đến võ tướng Tổng Thái Giám Đại tướng quân PHÀNH THUN!

Tướng mặc váy đeo bông tai !

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image

Đau đớn thay phận đàn ông...
Ba đồng một chục đàn ông
Chị bỏ vào lồng chị xách đi chơi!
Đến ngang vũng lội đánh rơi
Nó bò lổm ngổm mỗi nơi mỗi thằng

Lượm free một tá đàn ông
Để bò, để chổng, để chồng lên chơi.
Khi nào khó ở trong người
Lôi ra đấm đá xả hơi đỡ buồn.

Ba xu một mớ đàn bà
Xách về băm nhỏ cho gà nó xơi.
Cô nào xinh đẹp tuyệt vời
Để dành tí toáy cho đời lên hương


Trong Lễ Ký có câu:
- “Khi đàn bà nói với bạn, bạn hãy mỉm cười mà đừng tin họ”.
Racine nói:
- “Họ lơ mơ, họ lưỡng lự, nói tắt một tiếng, họ là đàn bà”.
J. Giraudoux cay cú hơn:
- “Thượng Đế đã để cho một thiên thần được phép thảo luận với mình, do đó mới nảy ra một quỷ vương sa-tăng. Đàn ông đã để cho vợ mình được phép thảo luận với mình, do đó mà nảy ra người đàn bà.”
C. Mermet nói:
- “Đàn bà ngủ, không làm hại ai hết.”
Bốn câu danh ngôn trên đều tỏ ra bất công đối với phái nữ, một bất công không thể tha thứ đối với quan niệm của các bà.
Với người viết bài nầy, đàn bà là một sinh vật vô cùng dễ thương, là một bông hoa làm rực rỡ cuộc đời, làm thăng hoa đời sống, là một dòng suối mát làm dịu đi những buồn phiền của đàn ông.
Người Trung Hoa ngày xưa, khi “ngôn ngữ còn ăn đong”, để chỉ sự yên ổn của tâm hồn, họ dùng nhóm chữ “người đàn-bà-ở-trong-nhà.” Có lẽ vì vậy mà nhiều cụ đã anh dũng giới thiệu vợ mình với khách Mỹ:
- “Đây là nhà tôi,” khiến mấy chú Sam phải giựt mắt lia lịa và buột miệng hỏi:
-“Thế cái cửa ra vào ở chỗ nào?”.
Tuy nghe như “vịt nghe sấm” nhưng theo truyền thống lịch sự ngoại giao đã có hơn hai trăm năm, chú Sam cũng cúi đầu, chào rất lễ phép:
- “Nice to meet you”.
Người đàn bà quan trọng như vậy, dịu dàng và dễ thương như vậy, tại sao có lắm cụ tỏ ra cay cú với các bà như thế. Để trả lời câu hỏi nầy, chúng ta thử tìm hiểu sinh vật dễ thương nầy đến từ đâu?
Theo Thánh Kinh thì người đàn bà được tạo ra bằng chiếc xương sườn của đàn ông. Mục đích Chúa tạo ra bà Eve là để giúp đỡ và mang hạnh phúc đến cho Adam. Trong Sáng Thế Ký, chương 2:18, Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng:
- “Loài người ở một mình thì không tốt, ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.”
Thế là có người đàn bà. Và khi Adam đã có một người giúp đỡ giống như mình rồi, Chúa lại cẩn thận dạy bà Eve cách cư xử với chồng.
Trong sách Ê-phê-sô chương 5, câu 22,23,24 như sau:
- “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội Thánh. Hội Thánh là thân thể Ngài và Ngài là Cứu Chúa của Hội Thánh. Ấy vậy như Hội Thánh phục dưới Đấng Christ thì đàn bà phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự.”.
Nhưng trong thực tế, đàn bà có tuân phục chồng mình trong mọi sự chăng? Đàn bà có mang hạnh phúc đến cho chồng chăng?
I- Đàn bà Việt Nam xưa:

Qua ca dao dưới đây, chúng ta tìm thấy hình ảnh người đàn bà Việt Nam ngày xưa rất đẹp:

Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ
Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.

Lúc nào cũng vui vẻ, dịu dàng để chồng được hài lòng, lúc nào cũng cố gắng mang hạnh phúc đến cho chồng dù có chịu nhiều thua thiệt:

Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười tủm tỉm rằng anh giận gì.
Sao anh vội giận em chi
Muốn cưới vợ bé em thì cưới cho.
Người đàn bà hiền lành như vậy, bảo sao gia đình không hạnh phúc. Ngoài những đức tính dịu dàng, giàu lòng hy sinh, người đàn bà Việt Nam còn nặng lòng chung thủy:

Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Người đàn bà ngày xưa luôn luôn quên mình để nghĩ đến chồng con. Sự tận tụy, đảm đang của người đàn bà Việt Nam thật vô cùng cao quý. Hãy đọc hai câu ca dao dưới đây để thương người đàn bà:

Đang khi lửa tắt, cơm sôi
Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem.
Nghe câu ca dao trên, nhiều cụ đã động lòng trắc ẩn và tự hỏi:
- “Làm thế nào người đàn bà có thể giải quyết chừng ấy công việc trong một lúc?”
Thực ra chừng ấy công việc nghe thì nhiều nhưng không phải không giải quyết được. Vậy phải giải quyết thế nào?

Xin thưa: “Lửa tắt cơm sôi,” chuyện nầy không cần phải lo. Vì lửa củi đủ để sôi cơm, ắt lửa phải nhiều. Đến lúc cơm sôi, lửa tắt thì không cần phải bớt lửa, nồi cơm vẫn chín được, lại không lo khét. Còn chuyện lợn kêu. Lợn kêu kệ bố lợn kêu. Nhà ở thôn quê thường cách xa nhau, chuyện lợn kêu sẽ không làm phiền ai, chỉ còn hai vấn đề cấp bách cần phải giải quyết ngay là: “con khóc, chồng đòi tòm tem.” Hai chuyện nầy mới nghe qua thì khó nhưng thật ra không khó. Người đàn bà chỉ cần nằm nghiêng một bên, vạch ngực cho con bú, còn “bàn tiếp hậu” thì đưa về phía thằng chồng mắc dịch có muốn tòm tem thì tòm.
Xã hội Việt Nam ngày xưa, đa số theo Nho giáo. Ông chồng trong gia đình như một ông vua nho nhỏ:
Đêm năm canh, năm vợ ngồi hầu
Vợ cả pha nước, têm trầu chàng xơi.
Vợ hai trải chiếu, chia bài
Vợ ba coi sóc nhà ngoài, nhà trong.
Vợ tư ấp lạnh quạt nồng
Vợ năm thức dậy trong lòng xót xa.
Chè thang, cháo đậu bưng ra
Chàng xơi một bát kẻo mà công minh.
Người đàn bà ngày xưa chịu nhiều thiệt thòi như vậy nhưng họ vẫn cảm thấy hạnh phúc vì họ chịu chấp nhận cái thiên chức thờ chồng, nuôi con. Vấn đề ly dị gần như không có mà cũng chẳng ai nghĩ đến vấn đề phòng. . . giải phóng phụ nữ.

II- Đàn bà Việt Nam ngày nay:

Cho đến lúc làn sóng văn minh Âu Tây tràn sang Việt Nam thì địa vị người đàn ông trong gia đình bắt đầu lung laỵ Văn minh Tây phương, đàn ông thi nhau nịnh đầm, chiều chuộng các bà. Các bà được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa.
- “Không ai đánh đàn bà dù với. . . cây đòn gánh, ý quên, một bông hoa.”.
Vác đòn gánh để đập nát một đóa hoa, quả là hình ảnh không đẹp mắt. Việc chồng “nựng” vợ bằng đầu gối hay cùi chỏ đã bị coi là hành động kém văn minh.

Lộ trình của các ông đã bắt đầu đi xuống, cho tới thời kỳ bà Cố Nhu thì thời vàng son của đàn ông chỉ còn là vang bóng một thời. Nhưng sống là hi vọng. Sống không có hi vọng là đang đứng bên thềm của sự chết. Các ông nghĩ thế nên vẫn bám víu cái hy vọng được bình đẳng với các bà dù rằng cái hy vọng rất mong manh. Các bà biết vậy nên các bà đâu chịu để yên. Các bà thừa thắng xông lên và cho rằng:
- “Lệnh ông không bằng còng bà.”.
hay là:
- “Một trăm thằng con trai không bằng cái móng tay người con gái.”.
Thời kỳ “phu xướng phụ tùy” cáo chung.

Nhưng đã hết cho đâu, sau tháng 4-1975, những người có phương tiện, vắt giò lên cổ, bỏ nước chạy dài. Qua tới xã hội tây phương, nhìn thằng Mỹ, thằng Tây, tên nào cũng sống với “triết lý thờ bà,” khiến nhiều người chua chát cho rằng giá trị thằng đàn ông không bằng con chó. Chó không phải hớt hải đi tìm gióp, cũng không có cảnh mặt mày tái mét, ngơ ngác nghe chủ báo tin bị cho đi chỗ khác chơi. Chó không phải lao động, không phải đóng thuế mà còn đôi lúc được ung dung đứng đái đàng hoàng trên giường bà chủ.

Thân phận thằng đàn ông đã xuống đến tận cùng tần số, thế mà thỉnh thoảng vẫn còn bị các bà chọc quê. Nhiều bà nghênh ngang dán sau chiếc xe câu:
- “The more I know the men, the more I love my dog.”(Càng biết nhiều về đàn ông, tôi càng thương con chó của tôi nhiều hơn.) (sorry quý bạn, câu này là riêng của XuânDung đã cầu chứng tại toà, không ai được phép ăn cắp !!!)

Người viết bài nầy vì công việc làm ăn, phải tiếp xúc với nhiều gia đình người Mỹ và nhận ra một điều khá lạ lùng là trong giới Mỹ già, họ sợ vợ một cách quái gở. Họ không dám quyết định một chuyện to, chuyện nhỏ nào cả nếu không có ý kiến của bà vợ. Tôi đi định giá công việc, nếu chỉ có bà vợ ở nhà thì trong mười trường hợp, có thể đến tám bà dám quyết định nhận giá của tôi đưa ra. Còn ngược lại, nếu chỉ có các ông ở nhà thì lúc nào tôi cũng được nghe các ông ngoan ngoãn trả lời:
- “Giá của mầy đưa ra, nghe lọt lỗ tai lắm nhưng để tao bàn lại với vợ tao rồi trả lời mầy sau”.

Và khi họ muốn nhờ tôi làm thêm một việc gì họ thường hay nói:
- “Vợ tao muốn cái vườn hoa phải thế nầy, cái hòn giả sơn phải thế kia . . .v.v.”
Có lần, một ông Mỹ già đến gõ cửa nhà tôi để giảng đạo, Ông nầy theo đạo Jehova Wittness. Đạo nầy tuyệt đối tin ở Kinh Thánh. Thành ngữ đầu môi của họ là: “Đúng như Thánh Kinh.” Muốn chứng minh một việc gì, họ cứ dở Kinh Thánh ra là hết cãi. Giảng đạo cho tôi nghe nhiều lần, tình cảm giữa tôi và ông mỗi ngày mỗi thân mật hơn và xem nhau như bạn. Ông tuy đã già lụ khụ nhưng máu tếu đầy mình.

Thời kỳ ông George Bush còn làm Tổng Thống, lần nào giảng đạo xong, từ giã ra về, ông đều dặn tôi:
- “Mỗi đêm cầu nguyện, nhớ cầu nguyện cho Tổng Thống Bush nhé Van.”
Biết ông là đảng viên đảng Cộng Hoà nên tôi gật đầu. Đến lúc ông Bush bị ông Clinton đá nhào, mỗi lần giảng đạo xong ông lại dặn:
-“Mỗi đêm nhớ cầu nguyện cho bà Hillary Clinton nhé Van.”.

Lần nầy tôi ngạc nhiên, hỏi lại ông ta:
-“Ông là đảng viên đảng Cộng Hoà, ông kêu tôi cầu nguyện cho Tổng Thống Bush thì còn nghe được. Nay ông lại kêu tôi cầu nguyện cho vợ của một Tổng Thống đảng Dân Chủ là sao?”.
Ông ta lắc đầu nhìn tôi ra vẻ thất vọng:
- “Chuyện như vậy mà mầy cũng không hiểu. Lúc ông Bush làm Tổng Thống thì Dan Quayle làm Phó Tổng Thống, chữ potato số ít đổi ra số nhiều, đứa con nít lớp một còn đánh vần đúng, thế mà ông Phó Tổng Thống làm tài khôn sửa lại trật lấc. Nếu mầy không cầu nguyện cho ông Bush, lỡ ổng chết thì Dan Quayle làm sao điều hành được nước Mỹ. Còn bây giờ ông Clinton làm Tổng Thống, chuyện nhỏ, chuyện to gì ông ta cũng hỏi ý kiến vợ, lỡ bà vợ chết rồi ông ta sẽ hỏi ai đây?”.

Con người có nhiều máu tếu như vậy nhưng khi ở bên cạnh vợ lại ngoan ngoãn như con mèo con, không dám cười lớn tiếng. Có một lần tôi cắc cớ đem câu 22, 23,24 trong chương 5 của sách Ê-phê-sô, đã được trích dẫn ở trên, ra đọc. Đọc xong tôi hỏi:
- “Trong gia đình ông, ai là boss?”.

Nghe tôi hỏi, mặt ông bạn già đang vui chợt thoáng buồn.
Ông trả lời:
- “Tao nghĩ không cần hỏi, chắc mầy cũng biết. Thì vợ tao chứ ai.”.
- “Như vậy cách sống của các ông đúng hay Kinh Thánh đúng?”.
Ông bạn già trả lời một cách buồn rầu:
-“Kinh Thánh thì đúng trăm phần trăm rồi. Tại cách sống của mình sai”.
Tôi lên lớp:
- “Biết sai thì phải sửa”.
- “Sửa bằng cách nào?”.
Tôi trả lời:
- “Làm một công cuộc cách mạng giải phóng đàn ông.”.
Ông bạn già lắc đầu nguầy nguậy:
- “Khó còn hơn lên Thiên Đàng mày ạ nhưng đàn ông Mỹ chúng tao sợ vợ, đâu phải do lỗi của chúng tao”.
Tôi ngạc nhiên, hỏi:
- “Vậy lỗi của ai?”.
- “Của ông Adam mầy ạ. Thế giới ngày xưa mới chỉ có hai người, thế mà ổng đã sợ bả rồi. Chỉ có trái cây “biết điều thiện và điều ác”, Chúa đã cảnh cáo là không nên ăn mà bả cũng bẻ ăn. Ăn rồi bắt Adam cùng ăn. Ổng sợ quá cũng cắn cạp theo. Việc ấy đã gây ra bao nhiêu điều rắc rối đến đời con cháu. Phải chi lúc bà Eve vừa thò tay định bẻ trái cấm, cụ ông Adam nện cho bả vài thoi thì giờ nầy chúng mình đâu có khổ.”.
Ông bạn già thở dài, nói tiếp:
- “Mầy thấy tao siêng đi giảng đạo vì ra ngoài vui hơn. Ở nhà bả cằn nhằn hoài, nhức đầu quá. Đi ra, đi vào nhìn mặt bả riết rồi tao muốn đau”.
Tôi hỏi:
- “Thế sao không nện cho bả vài thoi để bả hết cằn nhằn?”
- “Mầy đừng có xúi dại. Thời đại của ông Adam, cóc có cảnh sát mà ổng cũng đâu dám nện bả. Còn trên nước Mỹ nầy mà đánh vợ thì cảnh sát nó còng tay cho”.
Bị tôi quần cho một chập, ông bạn già nổi nóng, hỏi:
- “Thế trong gia đình mầy, ai là boss?”.
Tôi vỗ ngực một cách hùng dũng, đáp:
- “Thì ta đây chớ ai”.
Ông bạn già phục lăn, nói:
- “Tao cũng biết đàn bà Việt Nam rất ngoan, hiền và giỏi chiều chồng.”
Vừa nói tới đây, ông bạn Mỹ già lẩm cẩm của tôi bỗng khựng lại rồi đập tay xuống bàn, cười rộ, nói:
- “Ha. . .ha. . . mầy là thằng xạo! Mầy đâu có vợ. Tài cán văn dốt, vũ dát như mầy làm gì kiếm được một bà vợ mà sợ ha ha. . . chỉ có khỉ đột cái may ra mới muớn máy quét nhà, đổ rác”.
Nói xong ông bạn già cười khi dễ rồi phú lĩnh.

Đàn ông Mỹ sợ vợ đã quen nên ít khổ. Tránh sư tử chẳng xấu mặt nào. Còn đàn ông Việt Nam, một thời từng là vua, là boss trong gia đình, chưa quen một cổ đôi ba tròng. Ở sở sợ xếp, về nhà sợ vợ. Mới chỉ hai mươi năm lưu vong, mặt mày tên nào, tên nấy đâm ra ngơ ngác.

Tôi có một thằng bạn cũng chẳng thân tình cho lắm.
Chuyện thật trăm phần trăm. Mẹ người bạn muốn nó bảo lãnh sang Mỹ, lệnh bà không cho nên nó cóc dám lãnh bà già sang. Đúng là:
- “Nóc nhà xa hơn chợ,... vợ quý hơn mả cha”.
Một hôm, tôi đến chơi, thằng bạn ra mở cửa mà hai bàn tay còn ướt mèm. Tôi hỏi:
- “Mầy đang làm gì vậy?”.
- “ Rửa chén.”.
- “ Còn vợ mầy đâu?”.
Nó đưa một ngón tay lên miệng suỵt lia lịa:
- “Nói nho nhỏ, bả đang ngủ.”.
- “Ý, mẹ ơi! Mười một giờ trưa rồi mà còn ngủ?”.
- “Tại đêm rồi, bả thức gần đến sáng, xem phim Xóm Vắng. Tiên sư thằng Chàng Háng (Tần Hán) nó phá gia cang tao.”.
Tôi bật cười, nói:
- “Thì để bả dậy, bả rửa. Mầy cày đến hai gióp, về nhà còn phải rửa chén?”.

Thằng bạn cười như mếu:
- “Bả không rửa thì mình phải rửa. Mẹ kiếp! Lỡ mua cái nhà, bây giờ phải cày trả nợ. Không lo cày, mất nhà thì cũng có thể mất vợ như chơi.”.
Mặt thằng bạn chảy dài ra, buồn hiu hắt như lúc Lưu Bị thua Tào Tháo, khiến tôi cũng mủi lòng. Nhìn cặp mắt đỏ hoe của thằng bạn, không phải vì muốn khóc mà vì thiếu ngủ, tôi thấy cần phải rút lui để nó nghỉ ngơi.

Qua cuộc biển dâu, điạ vị thằng đàn ông cũng đổi thay theo vận nước. Như một triết gia, tôi cho tay vào túi quần, mặt ngẩng nhìn trời, cất tiếng ngâm nga:
Đau đớn thay phận đàn ông
Lời rằng phận bạc, lời chung ấy mà.

NetToi

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

TRĂM NGHE KHÔNG BẰNG MỘT THẤY !

Sông Ngân


Mọi sự tuyên truyền học thuyết chủ nghĩa Mác Lênin cho dân chủng, cho sinh viên, cho học trò của ĐCS Việt Nam từ gần một thế kỷ này ngày nay ai cũng thấy kết quả của nó như thế nào rồi. Đó là LX sụp dổ, khối XHCN tan rã, Khmer đỏ bị tiêu diệt, các lãnh tụ của nó bị đưa ra tòa án quốc tế, nền kinh tế xã hội VN vẫn cứ tụt hậu so với thế giới v.v… và v.v… và đặc biệt nhất hiện nay, giàn khoan 981 của TQ đang lù lù được mang tới cắm vào thềm lục địa của nước ta, cùng sẽ hứa hẹn sự xâm lăng nhiều mặt rất nguy hiểm của nước ta mà mọi người đều có thể thấy. Đó chính là trăm nghe không bằng một thấy nói chung là như thế.


Nhưng cũng từ lâu này, chính sách của nhà nước VN, của ĐCS đối với TQ toàn dân vẫn nghe bao nhiêu từ ngữ mỹ miều như môi hở răng lạnh, sông liền sông, núi liền núi, vừa anh em vừa đồng chí, 16 chữ vàng, 4 tốt v.v… nhưng bây giờ lại lòi ra bao thực tế phủ phàng, trước đây có việc TQ chiếm Hoàng Sa, một phần TS của ta, rồi chiến tranh biên giới khốc liệt, nay lại đến cái giàn khoàn lù lù và triển vọng đường lưỡi bò cắt hẳn giao thương trên không và trên biển của nước ta ra ngoài theo hưỡng biển Đông. Đó cũng quả thật đúng là chuyện trăm nghe không bằng một thấy.

Vậy nên, hiện nay vẫn đề đang rất căng thẳng. Nhà nước VN và đảng CSVN cũng ra bao nhiêu tuyên bố về việc tranh đấu hòa bình với TQ, nhất định không để mất HS-TS và thềm lục địa cho TQ v.v… như liệu VN thật sự có đang chuẩn bị những phương án tác chiến nào đó chống lại TQ, chống lại giàn khoan hay không, hay VN cũng sẽ chỉ biết lùi bước này sang bước khác. Có nhiều người đoán mò sẽ chắc chắn nổ ra chiến tranh và VN cũng sẽ ra tay mặt này hay mặt khác về quân sự. Song cũng có người hoài nghị cho rằng cuối cùng cũng chỉ có nói mà không làm. Hoặc có ý kiến cho rằng VN đang tính toán lợi hại, đang cân nhắc nên chon cách nào, hay đang âm thầm sắp đặt phản công, hay VN chắc chắn sẽ liên minh với Mỹ là nước đủ sức mà chơi lại TQ, hay VN hẳn luôn sợ TQ mà không bao giờ muốn kết thân với Mỹ v.v… và v.v… thật cũng giống như người mù sờ voi, không biết đâu mà kết luận được. Vậy thì cứ chờ cái gì thật sự xảy ra thì mới chắc chắn biết rõ hết được.

Nên nói chung mọi quá khứ đều có thể bỏ qua hết để chin bỏ làm mười, hàn gắn mọi vết thương dân tộc, cùng hòa giải hòa hợp dân tộc để chiến thắng kẻ thù chung, còn TƯƠNG LAI THÌ CHỈ CÓ ĐOÁN MÒ, đó mới quả là điều trớ trêu như thế ! Cho nên chừng nào nghe tức là thấy thì mới là điều toàn dân hoàn toàn tin tưởng thật sự !

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

“Việt Kiều” nào muốn hữu nghị với Trung cộng.
Gọi Nguyễn Sinh Hùng “đăng ký”, lẹ lên !!!


Ông Bút

Phiên bế mạc cuộc họp “quốc hội” vừa qua, ngày 24/6/2014. Nguyễn Sinh Hùng, kêu gọi: “người Việt hải ngoại gìn giữ quan hệ hữu nghị Việt-Trung.”


Tôi có tính ưa làm việc thiện, với hay lo sợ bà con Việt Kiều bận cày tối ngày, không nghe lời “quốc hội”, nên viết bài này. Trước phổ biến rộng rãi, sau nhắc nhở anh chị em, làm đúng như lời chủ tịch NSH “gìn giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.” Chủ tịch không nói rõ, tự tôi suy nghĩ, chắc có lẽ Việt Kiều phải đăng ký, thì cái việc hữu nghị mới có chất lượng, chứ kêu khơi khơi, biết ai hưởng ứng, ai không?


Vậy quý vị gọi số phone: 08042269 & 08046383, để đăng ký, nếu không có người trực, chịu khó mua vé máy bay tới thẳng nhà riêng NSH, Số 7b, Nguyễn Gia Thiều, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Đăng ký trực tiếp.


Kể cũng hên, tháng trước nếu nghe lời xúi dại của báo An Ninh Thủ Đô, ký thỉnh nguyện thư, gởi Tổng Thống Hoa Kỳ, nhờ can thiệp, giờ đâm ra trái ý với quốc hội. Có ai lại đi nhờ kẻ thù can thiệp vào chuyện nội bộ “anh em,” can thiệp vào chuyện người ta đang ra sức hữu nghị?

Kêu gọi thì kêu, tôi thấy hơi khó, và nghi ngờ ông Nguyễn Sinh Hùng, từ ngày 2 tháng 5 2014 tới nay, chắc chưa đọc báo và ở dưới cũng không báo cáo lên, để ông ta nắm tình hình. Nếu biết đầy đủ, coi như Nguyễn Sinh Hùng lây bịnh lú của Nguyễn Phú Trọng, không chừng nhiễm khá nặng rồi đó.

Chưa đầy 2 tháng Trung Cộng, đặt 2 cái giàn khoan. Trên trời máy bay của nó vần vũ, dưới nước tàu thủy của nó rượt đuổi, đâm móc chọc chĩa, tàu của VN rách bươm tưa lưa, nó dàn hàng ngang cả trăm tàu vỏ sắt, dùng lưới cá, loại lưới quyét, chúng nó quyét sạch, không chừa cho ngư dân VN một con tép, ăn sạch nuốt luôn cả giống, ngư dân VN chỉ biết tiếc rẻ, bén mãng hơi xa xa, đã bị Trung Cộng rượt chí chết.

Tin báo TNO: “Hôm nay 28/6/ 2014, Trung Quốc tuần tra phi pháp 18 đảo thuộc Hoàng Sa của VN.

Tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa ngang nhiên triển khai cái gọi là tuần tra chấp pháp 18 đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc Hải dương báo đăng tin ngày 27.6.

“Theo đó, đội tuần tra phi pháp do tàu hải giám 2129 dẫn đầu sẽ tuần tra, thị sát các đảo, chụp ảnh và sau đó lên đảo kiểm tra tình trạng sử dụng, khai phá đảo, và lập dữ liệu thông tin về các đảo. Những đảo thuộc Hoàng Sa mà Trung Quốc tuần tra phi pháp lần này có đảo Phú Lâm, đảo Đá, Cồn cát Nam, Cồn cát Trung, đảo Trung, đảo Nam, đảo Bắc, đảo Cây, đảo Ốc Hoa, đảo Hoàng Sa, đảo Hữu Nhật, đảo Quang Hòa, đảo Duy Mộng, đá Bắc, đảo Linh Côn và một số đảo khác. Đây là động thái mới nhất vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Hồi giữa tháng này, Trung Quốc đã ngang nhiên khởi công xây dựng trường học phi pháp đầu tiên ở đảo Phú Lâm, với diện tích 4.650 m2 và vốn đầu tư hơn 5,7 triệu USD. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”, Ngưng trích.

Hàng trăm chuyện xảy ra như vậy, Nguyễn Sinh Hùng, còn thiết tha hữu nghị nữa hay sao? Hãy mang chiếc đầu hói ra giàn khoan mà hữu nghị, chỉ cần 3 giây, tụi Tàu nó nhổ không còn sợi... lông! Tầm cỡ chủ tịch thế này, hèn gì mấy bà chị dân oan, ngày 24/6 đấu tranh trước trụ sở Hạ Nghị Viện VNCH giăng khẩu hiệu:

“500 ông nghị gật hãy ra Hoàng Trường Sa bàn luật chống ngoại xâm, trong nước đã có luật, luật là ta, ta là luật.” Thật khôi hài và trớ trêu, sao mấy bà chị khéo chọn chỗ thế! Người đứng đầu thế này, 499 nghị gật còn lại ra gì? Hy vọng chuyện cười dưới đây có giá trị:

Thằng bé nọ, đem ba con chim ra chợ bán, nó rao rằng:

- Con thứ nhất đẹp, thông minh, biết làm toán, hát hay. Giá 1 triệu

- Con thứ hai đẹp, thông minh, chưa biết làm toán, hát tạm được. Giá 2 triệu.

- Con thứ ba xấu, dốt làm toán không được, không biết hát. Giá 5 triệu.

Nó đứng giữa chợ rao ông ống, điếc cả ta người ta, ông già kia mắng nó: Mầy ngu bỏ mẹ, ai thèm mua chim của mầy! Sao ngu bác? Thằng bé hỏi, ông già trả lời: Còn gì nữa, con chim đẹp thông minh, biết làm toán, mầy bán có 1 triệu, con vừa vừa, mầy bán 2 triệu, con xấu dốt đặc cán mai, mầy hét 5 triệu, ai thèm mua? Thằng bé: Thưa bác nó ngu, nó xấu mà nó lãnh đạo 2 con kia!

Ấy chà, cái đất nước này y chang chuyện cười, càng ngu càng xấu, càng đớn hèn càng ngồi trên cao chót vót. Bác và đảng của các ông đã trót “thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin,” thì cứ việc thờ, thờ nó linh lắm, nó phù hộ đến đời con, đời cháu chắt truyền ngôi lãnh đạo, bác Hồ bác hiết là bác, là cha non, cha già của các ông, chứ dân tộc nào đã chấp nhận cái ngữ này. Hữu nghị, hữu nghiết cứ kêu trong nội bộ đảng CS (chó săn) của các ông, kêu ra ngoài dân, họ chửi cha mấy ông í! Mấy ông kêu gào hữu nghị cho hết hơi, tụi Tàu nó chổng mông nghe cho, không thấy Tàu tạm đóng một số cửa khẩu sao!? Chưa cần nói tới xâm lược, chỉ nhìn thấy Tàu chuyên sản xuất hàng gian, hàng nhái, hàng độc hại, cũng đã không ai muốn chọn làm bạn, hữu nghị với nó, chỉ có bọn cộng sản mất dạy, bọn đầu đường xó chợ. Chứ người đàng hàng tử tế không chơi.

Ông Bút

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chuyện Hà Thị Cầu & Trần Đức Thảo
Tưởng Năng Tiến



“Cộng sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”

Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói vừa ghi.
Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hoè ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, cha nội ?

Mà chả chỉ riêng hoa, ở nước ta, cái (mẹ) gì mà không thiếu nên mọi thứ vẫn thường phải phân phối theo tiêu chuẩn – ngoại trừ huân chương,
huy hiệu, bằng khen, giấy thưởng… thì mới thừa thôi. Bởi vậy, tôi xin được có ý kiến (hơi) khác với T.T. Thích Trí Quang chút xíu:
“Cộng sản nó chôn sống mình hôm nay, mai nó mang huân chương hay giải thưởng đến để… làm lễ truy tặng!”

Image
Ông Trần Đức Thảo là một nạn nhân điển hình cho cái cách chôn sống (rất) bất nhân như thế – theo như lời của một bà cụ bán nước trà ở đầu khu tập thể Kim Liên, nơi mà triết gia của chúng ta cư ngụ cho đến gần lúc cuối đời:

"Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe đạp ‘Pơ-giô con vịt’ mà mấy bà đồng nát cũng chê.

Thật đúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ vác lên trời, đạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người…”

Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi:

“Ông đi đâu về mà nom vất vả thế.. ế.. ế. Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun.

Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái ‘pooc ba ga’, mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi nả rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… "

(Phùng Quán – “Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo”. Ba phút sự thực, Văn Nghệ, Sài Gòn: 2007, bản in lần thứ hai)

Nếu bạn thấy những lời lẽ (thượng dẫn) của một bà cụ bán nước trà vô danh chưa đủ trọng lượng thì xin nghe thêm đôi câu nữa, của một chứng nhân thế giá hơn – luật sư Trương Như Tảng:

"Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra.Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man."

Ngó bộ ông Trương Như Tảng có vẻ hơi quá lời chút xíu, chứ nếu Trần Đức Thảo bị “tra tấn dã man” thì làm sao triết gia của chúng ta sống sót cho mãi đến năm 1991 – năm mà ông được nhà nước tha (tào) và cho trở lại Paris, theo như tường thuật của tác giả Minh Diện:

Bảy mươi tuổi Trần Đức Thảo mới quay về chốn xưa. Tiếc thay thời huy hoàng của ông đã qua lâu rồi. Rất ít người còn nhớ tới ông. Suốt 40 năm ông cô đơn bên trời Nam, giờ lại cô đơn bên trời Tây. Khi người ta đã bỏ lỡ cơ hội thì khó mà tìm lại được.Quay lại Pari, Trần Đức Thảo sống tạm bợ trong căn phòng xép trên tầng 5, nhà khách của Đại sứ quán Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Đức Hiền tả lại cảnh sống của ông như sau: “Một ông già ở độ tuổi cổ lai hy, khoác chiếc áo cũ màu tím dài chấm gót, bưng bê lỉnh kỉnh mọi thứ xoong chảo, chai lọ leo lên, leo xuống hàng trăm bậc thang tự lo lấy bữa ăn cho mình. Ông già ấy cứ hành trình chừng mười bậc thì dừng lại, tựa người vào hành lang đứng nhắm mắt, há miệng thở như thổi bễ.”

Một chiều mùa Hè năm 1993, ông già ấy gục xuống tại bậc cầu thang, không bao giờ gượng đứng dậy được nữa… Năm 2000, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Xã hội.Thiệt là… có hậu! Image Ít nhất thì những ngày tháng cuối đời “của ông già ấy” cũng (có vẻ) đỡ đoản hậu hơn cuộc sống lê lết của… một bà già khác, cùng thời, bà Hà Thị Cầu. Nhân vật này tuy có kém danh giá hơn ông Thảo (chút đỉnh) nhưng cũng nổi tiếng như cồn, ít ra là ở phạm vi quốc nội. Trên báo Bắc Giang, phát hành vào ngày 1 tháng 4 năm 2009, một nhà văn Việt Nam đã viết những dòng chữ chí tình như sau về người nghệ sĩ này:

"Với bà, tên tuổi, sự nghiệp tôi đã đọc quá nhiều trên báo chí, một nghệ nhân lớn, một người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ, một tài sản dân gian quý báu, một nghệ sĩ nổi tiếng không chỉ trong nước mà ở thế giới…

Và tôi choáng váng vì không thể ngờ, một nghệ sĩ tên tuổi như vậy, báo chí ngợi ca như vậy, các cấp quản lý thay nhau tôn vinh như vậy lại đang có cuộc sống khó khăn đến không tin được. Ngôi nhà bà Hà Thị Cầu bé tí nằm cận kề trụ sở UBND xã Yên Phong. Ngôi nhà bé thế lại còn chia làm hai, một nửa cho bà Cầu ở, nửa còn lại là nhà thờ họ. Phần ở của bà lại chia đôi, phía ngoài đủ đặt cái giường đôi, bộ bàn ghế uống nước, phía trong là nơi bà ngủ, diện tích cũng chỉ nhỉnh hơn cái giường một chút xíu."

BBC, nghe được vào hôm 3 tháng 3 năm 2013, lặng lẽ và buồn bã đi tin:

“Nghệ nhân được coi là linh hồn của hát xẩm Việt Nam với gần 80 năm tuổi nghề, bà Hà Thị Cầu, đã qua đời tại Yên Mô, Ninh Bình…”

Hung tin này đã khiến cho Nguyễn Quang Vinh đùng đùng nổi giận:

"Một nghệ nhân tài hoa như thế, cống hiến cho đất nước như thế, được coi là “báu vật nhân văn” của quốc gia như thế, đã từng đào tạo, truyền nghề cho biết bao nghệ sĩ, đã nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn với nước ngoài…Nhưng suốt đời nghèo đói, suốt đời khổ sở, túng thiếu như kẻ ăn mày. Báo chí lên tiếng, dư luận lên tiếng, những nghệ sĩ tâm huyết thay bà gõ cửa khắp nơi nhưng mặc nhiên không ai đoái hoài, và bà – nghệ nhân Hà Thị Cầu, cho tới lúc nhắm mắt, vẫn trong nghèo đói…

Leo lẻo ca ngợi, leo lẻo thuyết giảng, leo lẻo leo lẻo… ở mọi cấp để rồi bỏ rơi một nghệ nhân lớn, cay đắng hơn, còn lợi dụng tài năng, tên tuổi của bà để trục lợi cả tiền, danh tiếng, uy tín của cá nhân mình.

Thôi nhé, bà mất rồi, im cả đi, đừng lại ngoạc mồm “bà mất đi là địa phương mất đi một tài năng, đất nước mất đi một nghệ nhân lớn… vô cùng đau xót”.

Câm đi… Image
Tôi e rằng nhà văn của chúng ta không hiểu biết về đường lối, cũng như chính sách, của Đảng và Nhà nước (rõ ràng và rành mạch) như nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Quang Hải. Trong bản tin củaBBC (thượng dẫn) ông Hải khẳng định:

- "Cũng giống như ca trù, hát xẩm đã bị ‘mất đi’ trong 50 năm vì chính quyền không coi trọng những tài tử dân gian… hát xẩm bị coi là “hạ cấp” và chính quyền không muốn thấy những người hát xẩm lang thang ngoài đường."

Nói cách khác là bà Hà Thị Cầu đã bị chính quyền chôn sống từ lâu nhưng mãi đến tháng Ba năm nay mới (chịu) trút hơi thở cuối cùng. Ngay sau đó, báo Thể thao Văn hoá (số ra ngày 06 tháng 3 năm 2013) đã có… tin vui:

"Tới dự đám tang nghệ nhân Hà Thị Cầu, ông Vương Duy Biên – Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL – chia sẻ tâm nguyện cần đề nghị truy tặng cho bà danh hiệu NSND… Thời gian tới, Bộ VH,TT&DL sẽ xúc tiến thực hiện việc này."

Thiệt là tử tế hết sức!

Theo Wikipedia: Năm 1977 bà Hà Thị Cầu là tác giả của bài Theo Đảng trọn đời. Tôi sợ rằng vì mù chữ, không đọc được Đề cương văn hoá Việt Nam, nên (có lẽ) mãi cho đến khi nhắm mắt người được coi là “báu vật nhân văn sống của Việt Nam” vẫn không biết rằng toàn Đảng không ai thiết tha hay mặn mà gì lắm với tình cảm (thắm thiết) mà bà đã dành cho nó.

Những người “hát xẩm bị coi là hạ cấp,” đã đành, thế còn triết gia thì sao? Giới người này ở bên nước bạn, cũng như ở nước ta, cả hai Đảng đều coi họ không bằng … cục cứt!

Và nói nào ngay, đối với Đảng thì giới người nào cũng vậy – bất kể là nông dân, công nhân, thương nhân, hay trí thức. Tất cả đều chỉ là phương tiện, được sử dụng tùy theo lúc mà thôi.Sau đó đều bị mang chôn sống ráo. Nhà nước đợi cho đến khi họ tắt thở sẽ mang bằng khen hay giải thưởng đến làm lễ truy tặng. Những cái lễ này, cũng tựa như những tấm giẻ lau, dùng để lau sạch máu hay nước mắt (hoặc cả hai) cho nạn nhân của chế độ hiện hành.

***
Ảnh 1: Hình chụp từ tạp chí Nghiên cứu Đông Dương. Nguồn: vnu.edu
Ảnh 2: Báu vật nhân văn sống của Việt Nam, hình chụp trước tư gia. Nguồn: vnexpress.net
Ảnh 3: Bà Hà Thị Cầu. Nguồn: wikipedia©


Tháng 3 22, 2013
Tưởng Năng Tiến
Nguồn: pro&contra » Chuyện Hà Thị Cầu & Trần Đức Thảo

User avatar
MatVit
Posts: 854
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »


Chung kết



Ngô Nhân Dụng


Loài người đang bị chia rẽ: Một tỷ người trên thế giới chia thành hai phe; trong ngày Chủ Nhật tới. Một phe đoán, và có thể đánh cá rằng đội tuyển Ðức sẽ chiếm chức vô địch, một phe ủng hộ đội Argentina, trong Giải Ðá Banh Thế Giới (World Cup) năm 2014. Tôi không mê đá banh, không coi đủ các trận đá, nhưng vẫn có ý kiến, không tránh được.

Tôi nghiêng về phía Argentina. Hoàn toàn không phải vì hiểu biết rành nghệ thuật nhồi bóng của hai đội. Cũng không phải vì yêu bên này ghét bên kia. Nhưng tôi nghĩ nếu đội Argentina thắng thì nhiều con người trên trái đất được sung sướng hơn, và tỷ lệ niềm vui gia tăng cao hơn là nếu đội Ðức thắng. Nước Ðức giàu có, bình an, xã hội công bằng, nếu được giải World Cup thì 80 triệu dân Ðức vui, nhưng niềm vui đó không giúp cho hạnh phúc của họ tăng lên được bao nhiêu, so với niềm vui của dân Argentina nếu như năm nay họ chiếm giải. Vì 42 triệu người ở Argentina nghèo hơn, xã hội bất công hơn, và tương lai kinh tế cũng bấp bênh hơn người Ðức. Ðây là lối suy tính theo kinh tế học. Các nhà nghiên cứu kinh tế biết rằng không thể nào làm cho tất cả mọi người đều có lợi tức và của cải bằng nhau. Một chính sách kinh tế nâng cao nhiều của cải bình quân cho nhiều người nhất thì được coi là đáng chọn mà thi hành. Tôi áp dụng quy tắc này vào niềm vui trong Giải Ðá Banh; cho nên ước mong đội Argentina sẽ thắng.

Có người sẽ tính toán ngược lại, nói rằng đội Ðức phải thắng. Vì nếu họ thua thì có tới 80 triệu người buồn, còn Argentina thua chỉ làm cho 42 triệu người buồn thôi. Ngược lại, nếu Ðức thắng thì có 80 triệu người vui, đông hơn 42 triệu, nếu Argentina thắng. Tính toán này dựa trên một định luật hoàn toàn phi kinh tế: Trên đời có những thứ đem chia sẻ cho nhiều người mà phần của mỗi người vẫn không bị giảm, có khi lại tăng lên. Trong đó có hạnh phúc, có tình yêu thương. Niềm vui thắng giải World Cup thuộc thứ “hàng hóa phi kinh tế” này.

Nhưng tôi biết quý vị độc giả Người Việt trong mấy hôm nay không ai muốn nghe phân tích kinh tế học, coi đá banh sướng hơn. Cho nên, xin trở lại với chuyện đá banh. Nếu trong trận Ðức-Argentina sắp tới mà đưa tới tỷ số “không - không, 0-0” như trận Argentina, Hòa Lan vừa qua, thì chúng ta sẽ chứng kiến cảnh đá 5 trái phạt đền rất thú vị. Vì trong quá khứ đội tuyển cả hai đều có thành tích cao trong các trận đá phạt đền. Trong các trận vòng chung kết Giải World Cup hoặc Vô Ðịch Châu Âu từ năm 1982 đến 2012, cả hai đội đều thắng lớn (World Cup chỉ dùng thủ tục tranh thắng này từ năm 1982). Ðức thắng năm trận (chỉ thua một trận năm 1976 trong giải Âu Châu, Argentina thắng cả ba trận (nước này không dự giải Âu Châu). Có người đã theo tâm lý học phân tích các trận đá kết thúc bằng 5 quả phạt đền, viết trên tuần báo Economist. Họ thấy rằng những đội thắng nhiều thường dễ thắng thêm nữa, còn các đội hay thua là bị cái dớp nó theo hoài. Ðội tuyển Anh Quốc “chưa bao giờ” thắng cả, thua 6 trên 6 (The Economist là tờ báo ở nước Anh), chỉ thắng một lần ở giải Châu Âu. Một nước đang bị bỏ quên vì năm nay vắng mặt là Cộng Hòa Tiệp, họ chưa bao giờ đá một bàn nào ra ngoài lưới trong các trận đấu phạt đền.

Ðá banh là một trò chơi đồng đội, nhưng lúc đá phạt đền thì lại hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân. Lúc đó, tài luồn banh, tranh banh, trao banh... không cần thiết nữa, mà cái đầu của người cầu thủ là yếu tố quyết định. Các đội “quen chân” đá thắng (Ðức, Tiệp) thì chắc cầu thủ đá tự tin hơn. Các đội hay thua thì cầu thủ chưa đá đã run, cho nên không dám “đá hiểm,” gây khó khăn cho thủ môn bên địch. Có lẽ Argentina thắng Hòa Lan trong trận bán kết vừa qua là phù hợp với lối giải thích này. Argentina đã có sẵn “thói quen” thắng. Còn Hòa Lan từ 1992 đến 2006 thua ba lần trong bốn trận, thế giới và Châu Âu.

Theo báo The Economist, Giáo sư tâm lý học Jon Billsberry thuộc đại học Deakin University ở Australia giải thích thành tích thắng phạt đền theo “văn hóa,” tức là nếp sống tinh thần của các dân tộc đá banh. Nhưng nước nào mà người dân sống với tinh thần tập thể cao thì hay thắng phạt đền (Ðức chẳng hạn). Còn những dân tộc đề cao thành tích cá nhân thì dễ thua. Giáo Sư Geir Jordet thuộc trường Khoa Học Thể Thao Na Uy (Norwegian School of Sport Sciences) cũng nghiên cứu và đi tới kết luận tương tự. Nếu quy luật này đúng thì nếu tranh tài đá phạt đền chắc Ðức sẽ ăn Argentina. Một nước nghèo, xã hội bất công, chính quyền lại tham nhũng, thì người dân khó nuôi được tinh thần tập thể! Vì nhìn chung quanh, người ta không thấy tập thể của mình đáng cho mình hãnh diện cả! Nghĩ đến nước Việt Nam mình bây giờ thì thấy ngay. Dân tộc Việt Nam vốn không có tính ích kỷ, vị lợi, nhưng sống dưới một chế độ bất công, tham nhũng quá nửa thế kỷ thì bao nhiêu thói xấu được khơi lên và nuôi dưỡng!

Trong một tháng qua, coi giải World Cup, chúng ta đã chia sẻ những giờ phút vui buồn với một tỷ người trên thế giới. Chưa có trò chơi nào giúp loài người gần nhau đến như vậy. Xin thú thật là mỗi lần coi tôi thường không “ủng hộ” đội banh nào cả. Không mang nỗi vui, buồn của 11 cầu thủ trên sân banh mà “khăng khăng buộc lấy vào mình.”

Nhưng nhìn các khán giả trên tivi tôi cũng cảm thông với họ, nên khi vui khi buồn; mà buồn nhiều hơn vui. Trong lần sau cùng đến coi cùng độc giả Người Việt ở tòa báo, đến cảnh các khán giả Brazil khóc lóc sau khi đội Ðức dẫn trước đến 4-0 thì tôi phải đứng dậy ra về, không coi nữa. Tại sao loài người phải đau khổ như vậy? Tôi thông cảm với người dân Brazil; nhưng đá banh dù sao cũng chỉ là một trò chơi. Ðá banh thua, đâu phải là thể diện quốc gia đã mất, người dân phải chịu nhục nhã? Dân một nước phải thấy nhục khi phải sống trong cảnh nghèo nàn, xã hội bất công, trẻ em thất học; mà hàng ngày người dân Brazil phải chịu đựng cảnh này nhiều hơn dân Ðức. Khi họ khóc, có phải cũng khóc vì nghĩ đến cảnh mình thua kém dân tộc Ðức về kinh tế, chính trị kém tự do, xã hội thiếu công bằng hay không?

Nhưng thương nhất là cô bé Pragya Thapa, ở xứ Nepal. Cô học sinh 15 tuổi đã treo cổ tự vận sau khi nghe tin đội Brazil thua. Cô bé sống ở một làng cách thủ đô Kathmandu 400 cây số, nhưng cũng yêu đội banh Brazil, thấy họ thua với tỷ số 7-1 nhục quá, cô thất vọng.

Không biết ông huấn luyện viên và các cầu thủ Brazil có xin một lễ cầu hồn cho cháu Pragya không. Chắc họ cũng chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết đáng thương này bằng các đài tivi và các nhà báo đã loan tin Giải Worl Cup, mà không nhấn mạnh rằng đây chỉ là những cuộc chơi; thắng hai bại không quan trọng bằng tinh thần cao thượng khi tham dự. Cuộc vui chung của một tỷ người sắp chấm dứt, ai thắng ai bại cũng trở về nhà, rèn luyện chân cẳng chờ bốn năm nữa ra quân.

Tuy vậy, tôi vẫn ước ngày Chủ Nhật này đội Argentina sẽ thắng. Tôi đã tới thăm xứ này, và thấy cảnh sống của nhiều người dân nghèo không khác gì dân Việt mình; mặc dù lợi tức theo đầu người của họ cao hơn nhiều. Nhưng nếu đội Ðức thắng thì cũng rất xứng đáng. Ðó là một dân tộc rất trọng kỷ luật, đề cao tập thể nhưng không đè nén trên tự do cá nhân; làm kinh tế tư bản nhưng giữ xã hội được công bằng. Nếu họ thắng thì người Việt Nam sẽ tìm hiểu về dân tộc họ hơn, sẽ nghĩ đến việc học hỏi các đức tính của cả dân tộc này.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Sài Gòn hẻm

Song Chi
(Blog RFA)

Có thể nói không ngoa rằng ai sống ở Sài Gòn mà chưa/không từng có thời gian sống trong những con hẻm,
thì coi như vẫn chưa hiểu được đầy đủ chân dung đa diện của Sài Gòn, tính cách của con người Sài Gòn.

Image
Một con hẻm ở Sài Gòn. (Hình: Huỳnh Ngọc Dân/Người Việt)

Mỗi con hẻm có một đời sống riêng

Sài Gòn có đến hàng ngàn hàng vạn con hẻm. Có những con hẻm rộng rãi, ngay ngắn, xe hơi xe tải đều đi lọt. Nhưng cũng có những con hẻm hẹp đến nỗi không đủ chỗ cho hai người đi bộ cùng bước. Có những con hẻm dài hun hút, có những con hẻm ngoằn ngoèo vào đến bên trong lại rẽ trái rẽ phải, đoạn phình ra đoạn teo tóp lại, như lạc vào mê cung. Có những con hẻm xuyên từ hẻm này sang hẻm khác, từ đường này qua đường khác và có những con hẻm cụt, chỉ có một đường ra duy nhất.

Những con hẻm có một đời sống riêng, khác với đời sống, nhịp sống bên ngoài đường lớn, ngoài phố thị. Nhất là trong những con hẻm nghèo, chật hẹp, hai nhà đối diện nếu mở cửa ra là có thể nhìn thấy thông thống vào nhà nhau, với đa số các gia đình là dân lao động, công nhân, công chức...

Trong những con hẻm như vậy, người ta không thể nào giữ cho cuộc sống của bản thân và gia đình mình được hoàn toàn riêng tư, nhất là người Việt lại có một cái tính không được hay cho lắm là thường quan tâm quá mức đến cuộc sống của người khác. Từ thói quen sinh hoạt, giờ giấc đi về cho đến mọi chi tiết về đời tư của hàng xóm, kể cả hôm nào nhà ai có giỗ, có tiệc ăn món gì những nhà xung quanh đều tỏ tường. Bất tiện là vậy, nhưng mặt khác, mọi người trong hẻm lại sống thân tình với nhau như trong một nhà, ai có chuyện gì từ đau ốm, cưới hỏi, ma chay...hàng xóm đều đến giúp một tay.

Trong những con hẻm, nhiều khi người ta chả cần phải đi ra đường lớn, ra chợ, có thể mua được nhiều thứ từ hàng ăn, thực phẩm, cho tới dịch vụ các loại. Không chỉ nhà mặt tiền ngoài đường phố mới có thể mở cửa làm ăn buôn bán, trong hẻm, người dân cũng tận dụng nhà mình để buôn bán, làm dịch vụ, kiếm đồng ra đồng vào. Thôi thì đủ cả, từ tiệm tạp hóa, đại lý nước ngọt, kem..., quán cà phê cóc, xe hủ tiếu, xe bánh mì, xôi, cháo...; dịch vụ thiên hình vạn trạng từ tiệm cắt tóc nam, nữ, tiệm may, dạy học tư, cho thuê sách truyện, sửa xe v.v...

Thời buổi khó khăn, người thất nghiệp thì đầy rẫy, gia đình nào cũng cố gắng buôn bán, làm ăn thêm, chỉ cần một chõ xôi, một xe bánh mì hay cái máy may ngồi may thuê là cũng đủ kiếm tiền chợ qua ngày. Có nhà thì chia nhỏ căn nhà ra cắt một phần hoặc cái gác xép cho sinh viên, công nhân thuê, người khác lại nhận giữ trẻ cho hàng xóm...Ðồng tiền cứ chạy quanh từ túi người này sang túi người khác.

Ở những con hẻm rộng rãi, sạch sẽ một chút người ta còn mở quán ăn, cho thuê nhà làm văn phòng, cũng trương tấm bảng “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên A, B...” với đủ loại văn phòng, công ty, nhìn qua cũng biết thuộc loại cò con mới chịu chui vào hẻm.

Cuộc sống trong những con hẻm nhỏ, chật chội thường ít khi yên tĩnh, hoạt động của nhà này đều ảnh hưởng ít nhiều đến nhà khác. Từ tiếng chó nhà bên sủa, tiếng vợ chồng hàng xóm chửi lộn, đánh lộn, tiếng mẹ quát mắng con, tiếng giảng bài của thầy giáo lớp dạy tư tại nhà khác...Rồi nhà bên này mở băng cassette cải lương trong lúc nhà đối diện lại bật nhạc Thúy Nga Paris... Cứ thế từ sáng sớm đến đêm khuya, cả con hẻm chỉ thực sự ngủ yên được vài tiếng đồng hồ rồi sau đó, nhà nhà lại lục đục thức dậy, và tiếng rao của những người bán hàng rong lại cất lên, “Bánh mì nóng giòn đê...,” “Ai xôi khúc...không.”

Những người bán hàng rong đi bộ, hoặc đi xe đạp, cũng thiên hình vạn trạng. Từ bán bánh mì, xôi...buổi sáng sớm, trễ hơn, khoảng 9-10 giờ có đậu hũ nước dừa, sau giờ ăn trưa thì chè bà ba, chè trôi nước, xương sâm sương sáo, bắp luộc, bắp nướng phi hành mỡ, kẹo kéo..., buổi tối thì hột vịt lộn, khuya khuya vẫn còn tiếng gõ thay lời rao rất đặc trưng của xe hủ tiếu mì...Thỉnh thoảng lại có gánh ve chai, sửa khóa, sửa đồng hồ, đổi nồi cũ lấy nồi mới, hay người cắt tóc dạo...đi ngang qua. Những tiếng rao đó cũng là một phần âm thanh không thể thiếu trong đời sống của những con hẻm.

Trong những con hẻm nghèo, nhà cửa thường cũng chật chội theo. Có những căn nhà nhỏ xíu, chật đến nỗi mọi sinh hoạt cứ phải đem ra trước sân, ngoài đầu hẻm, cái bếp lò cũng đặt nhờ, nấu nhờ ngoài hẻm, thậm chí có những tối nóng quá họ vác cả ghế bố ra đầu hẻm ngủ cho thoáng. Những hôm cúp điện, nóng nực, nhà nào cũng xách ghế ra cửa ngồi, tám chuyện thời sự với nhau trong lúc lũ trẻ con lấy ngay cái hẻm làm chỗ đá banh, sân chơi. Mùa nóng đã khổ, mùa mưa càng cực hơn, có nhiều con hẻm nước ngập cao, tràn vào nhà, ăn uống sinh hoạt gì cũng vất vả.

Hẻm càng nhỏ chật, người ta càng khó sống tách biệt, và phải sống thật với hoàn cảnh của mình hơn vì không thể che giấu được mãi trước con mắt hàng xóm. Có những cô gái dù không giàu có, nhưng khi ra ngoài phố, đến những khu trung tâm vui chơi nhìn cung cách ăn mặc không ai biết được, chỉ đến khi về lại con hẻm, về nhà, trút bỏ son phấn quần áo lượt là mới trở thành một con người khác, con người thật. Sống trong hẻm, vì vậy, chẳng khác nào sống trong nhà mình. Nỗi bất hạnh hay niềm vui của một gia đình đều có thể trở thành chung của cả xóm.

Và ở đó, những tính tốt của người Sài Gòn cũng dễ dàng bộc lộ ra: sự rộng rãi hào phóng chia sẻ với người khác cho dù nhà mình cũng đang chạy ăn từng bữa, sự thẳng thắn bộc trực, thấy chuyện bất bình là không bỏ qua, sự bao dung chấp nhận những cái khác mình trong một thành phố vốn là nơi hội tụ của người dân tứ xứ đổ về...

Trước 1975, những khu vực chung quanh chợ Cầu Muối, đường Cô Giang Cô Bắc quận 1, khu Ða Kao nằm ven kênh Nhiêu Lộc quận 1, khu Khánh Hội quận 4, khu cầu Bông, quận Bình Thạnh, xung quanh chợ Trương Minh Giảng quận 3, khu vực ngã Ba Ông Tạ quận Tân Bình, xung quanh cầu chữ Y quận 8, cầu Chà Và-Chợ Lớn, cho tới một số khu vực của người Hoa ở quận 5, Chợ Lớn...dày đặc những con hẻm như vậy. Thành phần dân cư thì rất đa dạng, từ dân không có nghề nghiệp ổn định kiếm sống bằng buôn gánh bán dạo, chạy xe ôm cho tới ông thầy giáo tiểu học, anh sinh viên trọ học, anh ký giả tầm tầm, ông nghệ sĩ hài về già, một vài cô gái bán phấn buôn hương chỉ ra đường khi mặt trời đã lặn từ lâu ...

Cũng có những con hẻm với thành phần dân cư hơi phức tạp, dân giang hồ đâm thuê chém mướn, xì ke ma túy...người lạ mặt thường rất ngại và ít khi dám đi vào một mình. Ở khu Chợ Lớn có những con hẻm toàn người Hoa, đi vào chỉ nghe tiếng Quảng, tiếng Tiều, tiếng Hẹ...trước cửa nhà nào cũng có treo bùa chú, nhìn vào nhà nào cũng thấy đỏ rực bàn thờ Quan Công, Phúc Lộc Thọ, ông Ðịa...

Gần 40 năm sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, Sài Gòn đã thay đổi nhiều. Có một số khu vực với nhiều con hẻm gần như bị xóa sổ do quy hoạch lại, nhưng đa số những con hẻm vẫn còn đó, và đời sống trong hẻm cũng không khác bao nhiêu, thậm chí còn cơ cực hơn vì vật giá tăng từng ngày, thuế má đủ loại phải đóng mà thu nhập thì khó kiếm hơn xưa.

Và nếu như trước kia, đề tài của những “tòa soạn báo...miệng” trong hẻm thường là về chiến tranh, đảo chính, Việt Cộng mới pháo kích ở đâu đó, chồng ai mới chết trận hoặc con trai ai mới nhập ngũ, ước mơ một ngày hòa bình, cho tới ông tướng nào có bồ nhí, nghệ sĩ sân khấu nào mới bỏ vợ...Thì bây giờ là giá xăng dầu, điện, gas... tăng, thực phẩm bẩn, hàng dỏm hàng độc hại tràn lan trên thị trường, những vụ án tham nhũng, lãng phí thất thoát tiền tỷ, đạo đức xã hội ngày càng suy đồi, thêm vào đó là những diễn biến trên Biển Ðông... Chỉ mong rằng một ngày nào đó chủ đề của người dân sẽ không phải lại là...chiến tranh nổ ra trên quê hương!

Những con hẻm cũng như món ăn đường phố, đời sống vỉa hè...chỉ tồn tại ở những thành phố của những quốc gia chưa phát triển, Sài Gòn hay Hà Nội cũng vậy thôi. Rồi một ngày nào đó, khi Việt Nam đã trở thành một quốc gia giàu có phát triển, có lẽ những con hẻm sẽ biến mất, nạn buôn bán vỉa hè sẽ biến mất, nhưng ngày đó thì chắc vẫn còn xa lắm!

Song Chi
30 Tháng Sáu, 2014

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Angela Merkel, ước gì bà là người Việt. canhco

Là phụ nữ giống như đa số bạn bè nữ giới khác tôi không mê đá banh, nhưng mỗi khi có dịp quan trọng như World Cup Brazil 2014 tôi bị cuốn theo bởi sự hưng phấn của ... chồng và bạn bè anh ấy. Nói vậy nhưng hỏi tôi đội bóng nào hay nhất, đội nào sẽ vào chung kết, tứ kết xem thì như tôi là người ngoại đạo.

Nhưng năm nay khác. Từ khi đội tuyển Đức xuất hiện tôi lập tức có cảm tình. Mà thật ra tôi có biết ông nào trong cái đội tuyển ấy là thủ quân hay "tiền đạo". Tôi chỉ thích màu áo cực kỳ thu hút và nhất là ông huấn luyện viên rất sport, rất lạnh tanh trong bất cứ pha bóng nào. Ông chỉ cười khi đội tuyển kết thúc trận đấu. Kết thúc với kết quả đáng mỉm cười.

Nói dông dài nhằm chứng minh một điều khác, Tôi không là fan của đội bóng này nhưng tôi yêu nó, ủng hộ nó, ca hát râm ran cho nó và nhất là "vui muốn khóc" khi nó dành ngôi vô địch. Tình yêu bất thường ấy của một người không biết bóng đá dành cho Đức thật ra phát xuất từ tình yêu người lãnh đạo đất nước của họ: Thủ tướng Angela Merkel.

Bà Thủ tướng này là người sót lại từ thời Cộng sản. Từ Đông Đức, bà vật lộn với một giai đoạn lịch sử đau buồn của nước Đức để dần dần tiến tới vị trí mà không một ai trong chế độ cộng sản cũ có thể leo lên. Là một người đàn bà nhưng bà có bản tính của một chiến binh thời La mã: đánh là thắng. Bà không dùng tiểu xảo. Bà dùng trí thông minh của một nhà ngoại giao, lòng cương trực của một lãnh đạo quốc gia, sự khôn khéo của một chính trị gia lọc lõi của thế giới tư bản và hơn hết bà có một trái tim vì nhân dân Đức.

Con đường chinh phục đất nước của bà không phải bằng những lời hoa mỹ, văn chương và hứa hẹn suông như hầu hết các chính trị gia Tây phương. Bà dẫn dắt nước Đức bằng sự tỉnh táo của một nhà khoa học, vì bà vốn là một tiến sĩ Vật Lý. Bà có ưu điểm của một nhà kỹ trị cùng sự dịu dàng của một phụ nữ đơn giản và gần gũi với công chúng. Bà đi chợ xếp hàng trả tiền cho từng bó rau, hộp sữa tại các siêu thị. Người dân đứng gần và nói chuyện với bà như nói với hàng xóm. Họ cười đùa pha trò với nhau trên những đề tài bếp núc, gia đình.

Không có khuôn mặt của một lãnh tụ nhưng bà lại có hầu hết những quyết sách mạnh mẽ từ hệ thống ngân hàng cho tới vấn đề tài chánh của Liên minh EU. Bà là người luôn có quyết định gần như sau cùng và quyết định nào cũng thành công và được thế giới ngưỡng mộ.

Người dân Đức may mắn có một Thủ tướng như thế và họ hãnh diện vì bà chưa bao giờ tỏ ra mềm yếu, hay có những thái độ ngoại giao nước đôi như hầu hết các nhà ngoại giao EU và đôi khi cả Mỹ khi đối diện với Trung Quốc ngay trên sân nhà của họ.

Một mình một đội tuyển quốc gia, bà Angela Merkel mang lá cờ Đức phất phới ngay tại Bắc Kinh nơi bà tới thăm trước khi sang Brazil cùng với đội bóng nhận trái banh vàng World Cup 2014.

Một mình trước cử tọa sinh viên đông đảo của Đại học Thanh Hoa, nơi phát sinh những tinh anh của phong trào Thiên An Môn, bà Thủ tướng nói với sinh viên, cũng với đảng cộng sản Trung Quốc và toàn dân Trung Quốc rằng bà mang kinh nghiệm bản thân vốn là một người sống trong đất nước cộng sản, với những thay đổi căn bản về quyền con người, về nhu cầu đối thoại để tiến tới một xã hội tiến bộ.

Theo Thủ tướng Đức, bên cạnh những yếu tố công nghệ và kinh tế, một quốc gia muốn được "phát triển bền vững" như nước Đức hiện nay cần phải có một "hệ thống tư pháp công minh chính trực". Người dân phải tự tuân thủ pháp luật bằng sự công minh của người thi hành chứ không phải bằng sự đàn áp được gọi là pháp luật.

Đứng giữa Bắc Kinh bà Merkel kể lại kinh nghiệm của mình trong chế độ Xô viết khi chứng kiến chế độ độc tài đàn áp, sách nhiễu người dân chỉ vì một vài tư tưởng khác với chính quyền.

Lời chia sẻ của bà được sinh viên đại học Thanh Hoa truyền nhau trên mạng xã hội và báo chí phương Tây hết lời ca ngợi. Ngọn cờ tự do dân chủ của Đức phất phới trong khuôn viên đại học Thanh Hoa đã làm nhiều người run rẩy cảm phục, trong đó có tôi, một fan thật sự của bà Thủ tướng.

Người dân Đức xem bà là một thần tượng thì cũng bình thường. Chỉ có tôi vốn chưa từng nâng ai lên tới tới hàng thần tượng đã bị bà thu hút và chinh phục, nhất là trong thời gian xảy ra biến cố giàn khoan của Trung Quốc cắm trên đất nước tôi. Lãnh đạo chúng tôi như con giun con dế trong khi bà như một nữ tướng trước bọn giặc cỏ. Tâm lý bù đắp ấy đã làm tôi có những giây phút mừng vui chừng như bà là Thủ tướng nước tôi, một đất nước không may khi quá nhiều lãnh tụ có tham vọng chính trị nhưng lại thiếu trầm trọng một chút tài năng. Tham vọng ấy trở thành tai họa cho đất nước đến nỗi giờ đây tôi phải "quàng người làm họ".

Nhìn bà hân hoan cùng với đội bóng trở về quê hương tôi bỗng nảy sinh câu hỏi: phải chăng đội tuyển Đức thắng giải vì có mặt bà trên khán đài trong trận chung kết? Hào quang của Merkel đã dẫn dắt những chàng trai sung mãn ấy tấn công đối phương không một lần mệt mỏi. Hãy tha thứ cho tôi, Việt Nam, nếu có một lần tôi nhận người nước ngoài làm thần tượng.

Mà nhận bà làm thần tượng chắc không đúng với tâm trạng của tôi hiện nay. Tôi như đứa trẻ còi cọc vì mẹ mất sữa, lâu lâu chạy sang nhà hàng xóm bú nhờ. Nếu hôm nào sữa kiệt thì quay lại với bà ngoại mân mê hai chiếc vú da cho đỡ nhớ. Dòng sữa nuôi lòng yêu nước, tự trọng và xả thân của nhiều người giống tôi hình như đã bị vắt kiệt tự bao giờ. Thôi thì đành tự dối mình, mân mê chiếc vú da của người lạ cho đỡ ức.

canhco's blog

Post Reply