Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Những điều bình thường ở nước Mỹ

Nguyễn Thị Hậu
Bạn hỏi: sao đi Mỹ về im lặng thế, không thấy viết gì?
Cảm nghĩ của một du khách Việt Nam sau chuyến viếng thăm nước Mỹ

Thật ra từ đầu năm tới giờ hình như tôi chưa viết được gì ưng ý... Quá nhiều điều phải suy nghĩ, phải liên tưởng, phải hiểu, bạc tóc mà vẫn thấy mình ngơ ngác... Tôi đi Mỹ trong một tâm trạng nhạy cảm đến mức gần như căng thẳng. Nhờ vậy, tất cả những gì mắt thấy tai nghe tim cảm nhận đã làm rung lên trong tôi những cung bậc cảm xúc không dễ gì phai nhạt, tuy chỉ là những điều rất đỗi bình thường.

Có lẽ những gì tôi muốn kể về nước Mỹ chính là những điều bình thường!


Nước Mỹ đến với tôi đầu tiên từ những sân bay. Rộng lớn hiện đại an ninh chặt chẽ, nhưng vẫn mang lại cảm giác thân thiện, nghiêm ngắn và sự yên tâm. Chuyến bay quốc tế hay quốc nội thì thủ tục cũng như nhau, nhanh nhẹn và chu đáo; các nhân viên kiên nhẫn giải thích giải đáp những câu hỏi thắc mắc khiếu nại của hành khách với thái độ nhã nhặn và nghiêm túc mà không cần phải có “nụ cười thường trực trên môi” như phong trào văn minh công sở ở nước ta (Người Việt mình thích cười, ngay trong giao tiếp quan hệ làm việc cũng phải cười với nhau... Hình như trong giờ làm việc không thể có gương mặt bình thường nghiêm túc nhã nhặn được, khi không cười thì chỉ có sự cáu kỉnh lạnh nhạt khó ưa?). Trong chuyến bay từ DC về SF một vali hành lý của tôi bị kiểm tra mà tôi không hề biết. Hai ngày sau cần đến mới mở ra thì thấy khóa bị cắt, bên trong đồ đạc có dấu xáo trộn nhưng không mất gì cả (trong vali có iPad mini mua cho con gái, đồng hồ mua cho ông xã và một số mỹ phẩm làm quà cho bạn). Ngay trên đồ đạc là một tờ giấy in sẵn thông báo về việc kiểm tra hành lý, và cuối cùng xin lỗi đã làm phiền hành khách. Thật ra nếu bay nội địa thì chẳng ai khóa vali hành lý gửi cả, nhưng vì tôi bay về VN qua một chặng chuyển tiếp nên phải lấy của bạn một cái khóa khác để khóa vali.

Ra khỏi sân bay nước Mỹ đến với tôi bằng những con đường cao tốc 8 làn xe chạy vun vút. Quanh những thành phố bao giờ cũng có làn đường dành cho xe chở 2 hoặc 3 người, khuyến khích đi chung xe, đỡ tắc đường giảm ô nhiễm môi trường. Vậy nhưng làn đường này ngay cả giờ cao điểm cũng không nhiều xe chạy. Người Mỹ thích độc lập tự do ngay cả trong việc sử dụng phương tiện giao thông, mặc dù ở nhiều thành phố có hệ thống giao thông công cộng hoàn hảo.

Ðường tốt, xe nào chạy làn đường đó, giờ cao điểm chịu khó nhích từng chút. Có mệt mỏi thì nhìn ra hai bên đường: cây xanh, thảm cỏ, bụi hoa... đều là loại hoang dại nhưng được chăm chút cẩn thận mà trông vẫn tự nhiên. Những con đường bê tông dài hàng trăm ngàn cây số khắp nơi tôi qua gần như đều song hành với màu xanh của cây cỏ. Kể cả trên hoang mạc Nevada cũng dày đặc những bụi xương rồng trổ bông nhiều màu sắc, trên những ngọn đồi bát úp chồng lên nhau suốt vùng California đã phủ lớp cỏ đầu xuân mới nhú. Ðất đai rộng lớn, thiên nhiên hiện diện khắp nơi càng cho ta cảm giác mênh mông của trời của đất. Tầm mắt hun hút theo con đường, tầm mắt ngút ngàn hoang mạc, bờ biển, bình nguyên, trung du... Tự do phóng tầm mắt khắp nơi thấy mình to lớn hơn, tự do hơn, và tự chủ hơn.

Các thành phố Mỹ tôi đến mang lại ấn tượng về quy hoạch đô thị thật khoa học, chính vì vậy mà nó đẹp, cái đẹp của sự giản dị và hợp lý. Những con đường trong thành phố đều có bảng tên đường, bảng hướng dẫn làn đường treo ở độ cao phù hợp cho người ngồi trên xe hơi nhìn thấy, đủ lớn để từ xa đã đọc được, đủ khoảng cách để hướng dẫn xe quẹo phải trái hay quay đầu xe, ở các giao lộ đều có làn đường cho xe quẹo phải. Ðèn giao thông vẫn còn nhiều cái cổ lỗ, cột điện vẫn bằng gỗ với hàng dây điện đen chăng dọc suốt đường (ngay ở Mỹ cũng đâu đã “ngầm hóa” hết được đường điện).

Nhưng tất cả sạch sẽ gọn gàng, dù cũ kỹ nhưng vẫn được chăm nom bảo quản. Lòng đường sạch sẽ, lề đường và những bức tường phủ kín hoa lá, cây xanh, cứ vài con đường lại thấy một công viên nhỏ hay vườn hoa, bãi cỏ, ngày nắng ấm luôn có những bà mẹ đẩy xe đưa con đến chơi, trẻ em ở trường học gần đấy mỗi khi tan học cũng được bố mẹ cho ra đây chạy nhảy vui chơi trước khi về nhà. Bộ mặt đô thị mang lại cảm giác cuộc sống nơi đây quá đỗi bình yên.

Có lẽ tôi thích nhất là những ngôi nhà trong thành phố. Ngoài New York là với vô vàn tòa nhà kính nhiều màu cao chọc trời, Las Vegas cả ngày lẫn đêm rực rỡ ánh đèn và sắc màu của những trò chơi đen đỏ... Các thành phố tôi qua dường như có một quy định ngầm: Ở mỗi khu vực kiến trúc nhà cửa thường cùng một kiểu: giống nhau cả hình dáng, chất liệu xây dựng và bố trí mặt tiền. Mới nhìn cảnh quan khu phố có vẻ đơn điệu vì hầu hết các kiểu nhà hình thức và quy mô trông khiêm tốn, một trệt một lầu hoặc có thêm tầng lửng. Nhà nào cũng có vườn trồng hoa, vài cây cao, đặt ghế xích đu hoặc trồng cột chơi bóng rổ cho trẻ em. Không nhà nào bề ngoài trông nổi bật hơn so với xung quanh, dù có thể nội thất sang trọng. Nhìn những ngôi nhà này đã thấy sự bình đẳng trong cộng đồng và tôn trọng con người. Trong những ngôi nhà tôi có dịp đến, khác với cấu trúc nhà ở Việt Nam, nhà Mỹ thường nhỏ so với diện tích đất, trong nhà phòng khách lớn nhất vì còn là nơi sinh hoạt của gia đình, kế đến bếp đồng thời là phòng ăn, các phòng ngủ nhỏ, nhà vệ sinh cũng nhỏ vừa đủ dùng. Tính thực tế của người Mỹ khá rõ, không phô trương ở những nơi không cần thiết. Mỗi ngôi nhà tính theo số phòng ngủ để biết lớn hay nhỏ, có thể định giá trị ngôi nhà. Tất nhiên, những khu nhà của các triệu phú tỷ phú Mỹ thì khác, rất khác. Khác thế nào thì tôi... không thể nói được, vì chưa tận mắt nhìn thấy chưa bước vào, ngoài việc nhìn thấy trên phim ảnh, như nhiều người khác.

Boston là thành phố tôi thích nhất. Cảnh quan như một thành phố Tây Âu thời cận đại, những khối nhà vuông vắn gạch đỏ đằm thắm, những ngôi nhà 1, 2 lầu với bậc tam cấp bên cạnh những khung cửa sổ sơn trắng êm đềm. Hoa mùa xuân nở khắp nơi, sắc hồng thắm trắng tinh khôi giữa xanh ngát lá. Boston còn là một thành phố trẻ bởi hàng trăm ngàn sinh viên của nhiều quốc gia đang học ở đây. Bước chân ra đường là cảm nhận được sức sống mới mỗi ngày từ những bước chân sinh viên nối nhau trên đường, trên xe bus, trong metro... Ngày tôi đến Boston đang chuẩn bị cho dịp lễ tốt nghiệp của các trường đại học nổi tiếng ở đây. Hàng chục ngàn phụ huynh sẽ đến đây tham dự buổi lễ long trọng này.

Ở nước Mỹ có thể nhìn thấy người xếp hàng khắp nơi: đi taxi, mua hàng, lên xe bus, làm thủ tục sân bay, đi ăn trưa ăn chiều ăn tối xếp hàng chờ có chỗ trống, mua cà phê và đồ ăn nhanh“to go,” kể cả đi vệ sinh nếu quá “bức xúc” cũng đừng mong chen ngang. Ai bảo chỉ có xã hội chủ nghĩa mới Xếp Hàng Cả Ngày? Qua nước Mỹ bạn phải làm quen và “chịu đựng” việc xếp hàng trật tự thôi, vì chỉ cần bạn chen ngang là lập tức có người nhắc nhở bạn ngay. Nếu bạn không biết đọc tiếng Anh thì đã có ký hiệu chỉ dẫn rõ ràng. Bạn không tuân thủ thì ý thức bạn quá kém, và như vậy bạn không xứng đáng nhận được ánh mắt tôn trọng của mọi người. Ai cũng có công việc cần, quỹ thời gian ai cũng như ai, xếp hàng là tôn trọng mình và tôn trọng người khác, đơn giản là như vậy.

Khi tôi đến nước Mỹ vào xuân. Phía Tây đã có những ngày nắng nóng. Mọi người trút bỏ quần áo mùa đông để khoác lên mình trang phục mùa hè, giản đơn, tiện dụng. Ngoài phố các cô gái khoe chân trần vai trần phơi nắng ấm. Dép kẹp, giày thể thao là hai loại phổ biến. Trang phục đơn giản có vẻ “bụi” và thực dụng. Trong các trường đại học cũng vậy, sinh viên ăn mặc nghiêm túc có, “bụi đời” cũng có luôn. Nhưng phong thái ai cũng tự tin, thoải mái. Giống như Sài Gòn, ít ai để ý đến quần áo của bạn nhưng ngày thường đi trên phố không khéo thì mớ quần áo giày dép đắt tiền sẽ làm cho bạn mất đi sự tự tin vì sự “chỉn chu” của mình.

Các thành phố Mỹ cũng gặp vấn nạn về nơi đậu xe, tuy không quá khó khăn nhưng vào giờ cao điểm hay ở những nơi công cộng, trung tâm mua sắm vào ngày cuối tuần thì tìm được một chỗ đậu xe thật sự là một kỳ công. Nhưng không một người bình thường nào đậu xe vào chỗ dành cho người khuyết tật, dù chỗ đó để trống rất lâu, dù phải đi vòng vèo mấy tầng hầm cũng chưa tìm được chỗ. Những cách hành xử theo quy tắc chung của xã hội, của cộng đồng như vậy được duy trì như là đạo đức, vì được củng cố bằng luật pháp, quy định và xử phạt nghiêm minh. Việc bị cảnh sát phạt cũng... bình thường, không phải bình thường vì vi phạm thường xuyên mà ai cũng hiểu mình đã phạm luật thì bị phạt là đương nhiên, mất tiền, mất thời gian đi nộp phạt... để lần sau nhớ đừng tái phạm. Không thấy ai tức tối hay ấm ức vì bị phạt (Ở mình, bị phạt nhiều khi ấm ức tức tối vì sĩ diện, vì mất tiền cho người phạt, chứ không phải vì bị oan). Lại nói, ngoài đường, nơi công cộng hầu như ít thấy bóng dáng cảnh sát, nhưng có việc gì bất thường xảy ra là thấy mấy ảnh xuất hiện liền, giải quyết một cách tự tin, nhanh chóng và chuyên nghiệp. Mỗi người là một cá nhân nhưng cũng là một phần hữu cơ của xã hội. Luật pháp và những quy tắc dành cho tất cả nhưng cũng vì một con người cụ thể. Do đó mọi người đều yên tâm và tin rằng, khi cần mình sẽ nhận được giúp đỡ tận tâm của người có chức trách và sự chia sẻ của cộng đồng.

Hai tháng đã qua từ ngày tôi đặt chân xuống phi trường LAX, nước Mỹ vốn rất xa lạ với tôi trở nên gần gũi hơn chỉ sau ba tuần vội vã lướt qua. Và cái gì còn lại trong tôi nhiều nhất? Không phải là những sôi động hiện đại làm choáng ngợp của một nước Mỹ giàu có mà là cuộc sống bình yên từ tất cả những điều bình thường và giản dị. Nhưng khi đi trên đường phố Boston nơi đã xảy ra vụ đánh bom khủng khiếp một tháng trước, tôi không thể không tự hỏi, tại sao nước Mỹ vẫn xảy ra những vụ xả súng đánh bom điên cuồng vào những người vô tội?Vì sao phim Mỹ hay miêu tả những tội ác khủng khiếp, thảm họa khôn lường? Vẫn biết ở các thành phố lớn đằng sau những tòa nhà chọc trời, đằng sau sang trọng xa hoa, đằng sau cuộc sống bình thản đang diễn ra trước mắt... luôn là những khu ổ chuột, xóm“nhà lá,” những đường phố tệ nạn và tội ác diễn ra hàng ngày. Sự phân hóa xã hội như một quy luật bù trừ, khoảng cách giàu nghèo ở nước Mỹ nằm ở hai cực cách xa nhau, chúng ta chỉ mới nhìn thấy một phần nhỏ của khoảng giữa. Còn có nhiều“cuộc sống” khác nữa của nước Mỹ mà người chỉ “đi qua”như tôi khó có thể biết hết.

Tôi không biết “khen-chê” nước Mỹ như nhiều người (lần đầu đi Mỹ về) đã viết, bởi vì ở đâu chẳng có điều tốt và cái xấu. Tất cả những gì làm tôi có cái nhìn mới hơn, khác hơn về nước Mỹ là từ những điều bình dị hàng ngày. Như những ngôi nhà có hàng rào thấp sơn trắng mà tôi đã nhìn thấy khắp nơi, như góc phố hiên nhà đầy hoa lá, như con đường chạy giữa hai hàng cây xanh phía trên là bầu trời xanh thắm, giữa ruộng nho bạt ngàn lấp lánh ánh mặt trời buổi bình minh hay giữa hoang mạc trong mặt trời đỏ ối buổi chiều tà... Cuộc sống mà tôi thấy ở nước Mỹ là gương mặt bình yên trong muôn mặt đời thường ở xứ sở mà nhiều người đã ước mơ một lần được đến, được sống, như ước mơ di trú đến chốn Thiên đường sau ngày giã từ cõi tạm.

Nhưng ngay cả Thiên đường cũng luôn có Ðịa ngục song hành; nếu không, mấy ai biết giá trị của hạnh phúc nơi Thiên đường?

Sài Gòn, hai tháng sau ngày đến nước Mỹ
(7 tháng 5 - 7 tháng 7, 2013)
(Nguồn: truc phan; phantr1234@yahoo. com)

TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »

Mất Gốc !!!

Trần-mộng-Lâm
Nhiều khi thành thực quá cũng gây cho mình những bực mình.

Trước đây ít lâu, tôi có viết một bài ngắn mang tựa đề :

Tôi không phải dân Bắc.

Tuần vừa qua, tôi lại viết bài :

Hai nỗi cô đơn.

Với 2 bài viết này, tôi nhận được khá nhiều điện thơ góp ý kiến, có người đồng ý, có người không đồng ý, nhưng cũng không có vấn đề gì quan trọng. Khi mình đã đưa ra một ý kiến, thì phải chấp nhận các lời phê bình.

Mới đây, khi đi ăn cưới cô cháu gái, tôi gặp anh Lâm Văn Bé, anh cười nói với tôi : Tôi hiểu ý anh, nhưng tôi nghĩ anh sẽ bị

phản đối nhiều đó. Một lúc sau, gặp một ông bạn khác, ông này cũng nhã nhặn, nhưng hỏi móc tôi : Anh không sợ bị kết án là mất gốc ??

Tôi hỏi lại ông :

- Theo anh, gốc của tôi là gì?

- Thì anh người miền Bắc. Tuy anh ở trong Nam lâu, lấy vợ miền Nam, nhưng gốc của anh là người Bắc.

Tôi nản quá, nói với ông ta :

- Anh trật lất rồi. Gốc của tôi là Việt Nam Cộng Hoà.

Tôi là công dân của Việt Nam Cộng Hoà.

Những công dân VNCH có người sanh tại Miền Bắc, có người sanh tại Miền Trung, có người sanh tại Miền Nam, nhưng họ đều có chung một nền văn hóa, tôi gọi văn hóa Miền Nam.

Gọi như vậy là để phân biệt với các công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày xưa gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ngày nay, trong nước, còn sót lại những công dân cũ của VNCH. Tại Hải Ngoại, đa số là người của VNCH.

Tại Việt Nam, những người sống tại Miền Bắc trước 1975 là công dân của CHXHCNVN.

Hiện nay, đại đa số người Việt Nam trong nước là các công dân của CHXHCNVN.

Người Việt Nam, nói chung, có cùng một tiếng nói, nhưng nói cùng một thứ tiếng không có nghĩa là cùng một tổ quốc.

Người Anh, người Úc, người Mỹ, cùng nói Tiếng Anh, nhưng họ không cùng một tổ quốc.

Cũng vây, người Việt Nam Công Hòa và người của CHXHCNVN không cùng một tổ quốc.

Với tôi, người của CHXHCNVN rất xa lạ : Họ nói khác tôi (tiếng Việt Cộng), họ suy nhĩ khác tôi, sống khác tôi, thậm chí lái xe, chưởi thề, ăn mặc, hát, đóng kịch, mọi thứ đều khác.

Họ có một lá cờ khác, một bài quốc ca khác, những anh hùng khác, những thần tượng khác.

Những người đó là gốc của tôi hay sao ???

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là tổ quốc của tôi hay sao??

Không, gốc của tôi là VNCH, tổ quốc của tôi là Việt Nam Cộng Hòa.

Công dân của VNCH là công dân VNCH

và công dân của CHXHCNVN là công dân của CHXHCNVN.

Hai khối người, nhưng cũng là hai nỗi cô đơn. Hai nỗi cô đơn này hiện hữu tại trong nước, nhưng cũng hiện hữu tại Hải Ngoại.

Bây giờ, giả thử có một ông đảng viên CS nào kêu gọi nới rộng tự do một chút, cởi mở hơn một chút, sửa sai chế độ của họ một chút, thì đó là việc của họ.

Riêng tôi, Cộng Sản phải được xóa bỏ toàn bộ.
Sửa nó? đúng là nằm mơ giữa ban ngày.

Trần Mộng Lâm

kholam
Posts: 19
Joined: Tue Jan 01, 2013 11:59 pm

Post by kholam »

Image

Sức mạnh của lời nói


Thả một lời nói không tốt, không cẩn trọng: trong phút chốc bay đi.
Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn xoay tròn, lan tỏa

Và không có cách nào lấy lại một khi bạn đã nói ra.

Thả một lời nói không tốt:
trong phút chốc bạn lãng quên.

Nhưng có những gợn sóng nhỏ xoay tròn mãi

Có thể bạn đã làm ứa một dòng nước mắt trên con tim buồn.

Bạn đã xáo động một cuộc đời hạnh phúc chỉ vì những lời nói kia

Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng: chỉ trong giây lát chúng bay đi.


Nhưng để lại vô vàn gợn sóng lăn tăn, xoay tròn mãi.

Mang hy vọng, niềm vui, an ủi trong mỗi con sóng xô bờ.

Bạn sẽ không ngờ được sức mạnh của một lời nói tốt bạn cho đi.

Thả một lời nói vui vẻ và tốt bụng:trong giây lát bạn lãng quên.

Nhưng niềm vui dâng tràn,
và những gợn sóng reo vui xoay tròn mãi.

Bạn đã làm cho con sóng được vỗ về trong điệu nhạc êm ái
có thể nghe thấy trên hàng hải lý từ việc thả một lời nói tốt mà thôi.



Trầm Ngâm Lượm Lặt

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Lần đầu 'nhà quê' Bolsa lên thủ đô Washington

Ngọc Lan/Người Việt

Thì cứ coi mình như kiểu “nhà quê lên tỉnh” vậy (mà giống y chang chứ còn gì).

Lần đầu “lên tỉnh” có nhiều thứ để mình tò mò, mình khám phá, mình ngạc nhiên, từ đường sá, hàng quán, lái xe, đến đi đứng, tác phong, cảnh trí...
Tuy nhiên, ở đây chỉ nói về cảm nhận lần đầu đặt chân đến khu Eden Center, nơi được xem là trung tâm người Việt ở Washington DC,
và lần đầu học đi metro, một phương tiện giao thông phổ biến của dân thủ đô.

Image
Tháp Bút Chì (Washington Monument) nhìn từ Đài Tưởng Niệm Tổng Thống Lincoln. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Eden Center giông giống khu chợ ABC?

Từ Bolsa đang nóng hơn 80 độ bay cái vèo đến phi trường DCA (Ronald Reagan National Airport) nhiệt độ tuột xuống hơn một nửa, còn đâu 38 độ. May là có xem thời tiết trước ngày lên đường nên kịp thủ theo cái áo lạnh dày cui cùng vài cái khăn choàng làm điệu.

Vừa lạnh vừa đói, vì trên cả 2 chuyến bay dài hơn 6 tiếng, cộng thêm 2 tiếng rưỡi ngồi chờ ở sân bay Dallas, mà chỉ uống có nước trà nóng (mà nước nóng đổ vào cái ly foam nó bốc lên cái mùi rất là khó chịu, không thể nào uống được quá nửa ly). Bạn ra đón, nhìn tôi bèo nhèo như con mèo, bạn xót chở thẳng đến khu Eden Center để tìm cái ăn.

Tôi nghe tiếng Eden lâu rồi (chắc cũng kiểu như đến Calif. thì nghe tiếng Phước Lộc Thọ vậy), đặc biệt là khi nơi đây xảy ra những vụ “lộn xộn”, cứ nghe phóng viên Hà Giang gọi điện thoại đến tìm những người ở Eden Center mà phỏng vấn.
Image
Khu Eden Center ở Falls Church, Virginia. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Ấn tượng đầu tiên với Eden Center là các hàng quán với cửa hiệu bằng tiếng Việt, đậm chất Việt, như Hủ Tiếu mì Lacay, Thanh Sơn tofu, tàu hủ nóng, xôi chè, bánh cuốn tráng hơi, nhà hàng Thanh Tòng, Phượng Hoàng, Hương Việt, Phở Xe Lửa, Phở Hải Dương, Chợ Eden, Sài Gòn Xưa,… Thoạt nhìn, tôi nhắm chừng Eden Center chắc lớn cỡ chừng khu chợ ABC. Tuy nhiên sự “nhắm chừng” này của tôi bị dân thủ đô “cự” quá trời. Thì ra nhìn bên ngoài thì có cảm giác như vậy, nhưng Eden Center khác khu ABC ở chỗ nó còn có những con hẻm nhỏ với nhiều tiệm tùng nằm sâu bên trong. Thành ra, tính về số tiệm thì nó “bề thế” hơn. Nói lại như vậy để khỏi mích lòng dân thủ đô, hehehe.

Khi tôi đến, nhiều tiệm đã đóng cửa, đèn tắt tối thui. Hỏi một chàng vừa tấp xe đậu kế bên, “Anh ơi, ăn phở ở đâu thì ngon? Nghe nói ở đây có quán phở của Toàn ‘Bò’ là quán nào vậy anh?” - “Phở ở đây ăn được thôi, muốn ăn ngon phải đến phở 75 hơi xa. Còn Toàn ‘Bò’ là ai thì tui không biết.”

Hỏi thêm một chị dễ thương đang vừa đi vừa kéo cao cổ áo cho bớt lạnh, “Chị ơi có biết quán phở Toàn ‘Bò’ la quán nào không chị?” - “Tôi không rành chỗ này nên không biết.” Chị cười trả lời.

Thôi, lúc đói thì cái gì cũng ngon, trâu bò gì cũng cháp, nhưng tôi vẫn còn đủ tỉnh táo để phán “Hải Dương đâu phải quê hương của phở vậy chắc phở ở đó không ngon đâu, vô phở Xe Lửa đi.”

Phở Xe Lửa lúc 8 giờ tối vắng hoe, chỉ có một bác già đang ngồi coi Paris By Night từ trên cái computer. Đẩy 2 lần cửa vào trong, nhìn các bức họa, bức tranh treo đầy tường, chợt nhận ra “quán phở Toàn ‘Bò’ mà cụ Bùi Bảo Trúc khen nức nở chính là đây chứ còn đâu.”
Image
Quán Phở Xe Lửa khá nổi tiếng ở Eden Center, Falls Church, VA. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Nếu tính ba quán phở tôi ăn qua trong những ngày ở thủ đô, thì có thể nói phở Xe Lửa là ngon hơn hết. Tuy nhiên, phở DC hình như không ngon bằng phở Bolsa. Không hiểu tại sao thịt bò tái trong những tô phở ở DC cứ “sảm sảm” làm sao á, và cảm giác thịt cứ bị cắt vụn ra, chứ không phải miếng là những lát thịt bản lớn và thật mỏng như xứ Little Saigon.

Tươi tỉnh hẳn ra sau khi “đá” hết tô phở, tôi bắt đầu lò dò ngó ngó nơi này nơi kia ở Eden. Vào một tiệm bán chè, trái cây gần bên Phở Xe Lửa, thấy có những cái bánh bao màu xanh lá dứa nhạt, trông thật ngộ. Có cả những chiếc bánh lá dừa ốm dài. Những khay nhỏ đựng thơm xắt lát, ổi xẻ, cóc gọt vỏ, bên cạnh là những khay lớn đựng xoài xanh, cóc xanh, ổi nguyên trái, xoài chính... trông vừa dễ thương vừa có cái gì đó “tội tội” khi nhớ đến những hàng trái cây đầy ắp quanh xứ Bolsa.

Lại thử đi vào tiệm Thanh Sơn Tofu. Nếu ở Bolsa, bước vào tiệm chè Hiển Khánh, Bánh mì chè Cali, Thạch chè Mỹ Linh,… mình thấy người bán hàng toàn là các chị Việt Nam, thì việc tất cả các nàng đứng múc chè xôi, tàu hủ, bánh trái trong Thanh Sơn Tofu toàn là người “Mễ” - nhưng biết nói tên các món chè bằng tiếng Việt - khiến tôi thêm một lần nữa nhận ra có điều gì đó khá thú vị. Trong tiệm chỉ có anh chàng tính tiền là Việt Nam. Anh này không gọi họ là “Mễ” như kiểu người Việt ở quận Cam gọi, mà gọi là người “Sì”. Có người giải thích gọi “Mễ” là do xuất phát từ chữ “Mễ Tây Cơ,” còn gọi “Sì” chắc từ chữ “Sì pa nít” mà ra. Đằng nào thì cũng là người Hispanic hết.

Tôi mua hộp xôi khúc, bạn tôi mua hộp tàu hủ nóng ăn với nước đường gừng. Tôi không ăn tàu hủ nên không biết ngon hay dở, nhưng xôi khúc thì ngon, ăn hai ngày mới hết hộp xôi (vì nhiều quá!)

Những giờ phút đầu tiên tôi ở thủ đô là như thế. Trở về khách sạn nghỉ ngơi, bắt đầu chuẩn bị giò cẳng cho ngày hôm sau lội bộ.

À, thêm một điều nữa là nếu bắt tôi lái xe ở DC hay các vùng lân cận đó chắc tôi khóc quá! Bởi vì đường vừa nhỏ mà cứ như mắc cửi vậy, không biết đâu là đâu hết, mà đi lên đây mới thấy còi xe người ta bấm inh ỏi hoài luôn, chắc là nhiều du khách quờ quạng với đường sá nơi đây. Một chị bạn cư dân Virginia bảo chị từng bị lạc 4 tiếng ở DC chỉ vì “lỡ 'huốc' qua một chỗ 'exit', rồi thì toàn đường một chiều, không biết làm sao để quay lại chỗ cũ, mà điện thoại thì không có để hỏi.”

Thôi, cho em xin, thà em đi bộ rồi đi metro, chứ không lái xe đâu!
Image
Một góc nghĩa trang quốc gia Arlington. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Học đi metro


Ngày hôm sau, bạn cho tôi đi “shuttle” từ khách sạn ra nhà ga Pentagon để từ đây khám phá những nơi từng nghe tên mà chưa biết mặt.

Tôi phải bắt đầu 'hành trình vào DC” bằng việc học mua vé metro và học các khái niệm về Blue line, Yellow line, Green line, Red line hoặc Orange Line.

Đứng nhìn các máy bán vé, ngó một bà mua vé phía trước xong thì tôi thì lên tiếng, “Bà chỉ tôi cách mua vé được không?” - “Được chứ.” Người phụ nữ da trắng sốt sắng trả lời. Bạn dặn mua vé đi cả ngày cho tiện, giá $14. Người phụ nữ miệng thì hỏi tôi muốn mua vé gì, trả bằng gì, trong khi tay thì bấm vào các nút liên tục để chỉ dẫn tôi, tôi dõi mắt nhìn theo mắc mỏi luôn. Đến lúc đút thẻ vào cà thì vé được in ra. Xong. Bà chúc, “Đi chơi vui vẻ!” - “Cám ơn bà.”

Cầm tấm vé, lân la hỏi tiếp, “Muốn đi đến Arlington Cemetery thì đi làm sao?” - “Đi vào lối này, rồi đi Blue line, 2 Stops thì đến.”

Rồi tôi bắt chước người ta đi đến những “check” vé tự động, thấy cái nào có mũi tên màu xanh lá cây thì biết là nó “works”, đút cái vé metro vô cho nó chạy cái rẹt thì thanh chặn mới hé cho mình bước qua. Với tay cầm lại cái vé để còn dùng ở những trạm kế tiếp.

Nhưng qua cửa rồi thì lại có 2, 3 hướng nữa. Ai cũng đi thoăn thoắt, lẹ ơi là lẹ, chân tôi thì ngắn nên phải chạy theo hỏi hai nàng da màu xinh tươi đang đi cùng nhau, “Đi đến Arlington Cemetery thì đi làm sao ạ?” - “Đi hướng này.” Tôi bước lên chiếc thang cuốn cùng hai nàng. Bước ra khỏi thang cuốn là thấy lố lố người đứng sẵn ở đó. Rất giống trong những phim mình đã xem, như “The Ghost” đó. Một trong hai nàng da màu nhìn thấy tôi ngáo quá nên nàng kéo tôi đến cái bảng và chỉ “Mình đang ở Pentagon City, trạm kế sẽ là Pentagon, và kế nữa là Arlington Cemetery. Cô xuống ở đó.”

Đến nơi xuống, trong lúc người người hối hả đi như chạy, thì tôi cứ đứng như tượng để cho thang cuốn từ từ kéo lên, giống như từ lòng đất bước lên thiên đường nắng chói, hehehe

Sau khi đi hơi mỏi mỏi trong khu Nghĩa trang quốc gia Arlington, tôi trở ra và hỏi đường đi đến đền tưởng niệm Tổng Thống Lincoln. “Nếu đi bộ thì khoảng 7 miles, còn đi metro thì từ đây đi Blue line, đến trạm thứ hai, Foggy Bottom, thì đến.”
Image
Học cách nhìn trạm đi metro. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Nhắm không đủ sức lội bộ 7 miles, tôi chọn đi metro tiếp, cũng ngay chân mình.

Lần này cảm thấy mình ngon lành hơn. Không cần hỏi gì thêm. Biết đứng nhìn lên bảng báo còn 2 phút nữa thì cái metro chớp đèn chữ BLUE sẽ đến. Nhảy lên cái độp.

Ủa, mà sao đến trạm thứ hai mà không nghe họ báo “Foggy Bottom nhỉ? Ủa mà sao đây lại là trạm Pentagon City?” Lúc nhận ra điều đó thì cái metro đã vèo vèo chạy tiếp. Hỏi một nàng ra dáng sinh viên, “Bao lâu nữa đến Foggy Bottom ạ?” Cô nàng gỡ headphone ra nghe lại và bảo “Nó nằm ngược về hướng kia!”

Má ơi, thì ra là 2 chuyến metro chạy ngược chiều nhau, thay vì phải đi chuyến kia thì mình lại ba chớp ba nháng chọn chuyến ngược lại. Thế là trạm kế tiếp phải nhanh chân nhảy xuống. Và cũng bắt chước người ta xoắn đít chạy lên cầu thang để vòng qua chiếc metro chiều ngược bên kia. Thêm một bài học.

Kỳ này cẩn thận hơn, tức là cũng mon men đến đứng nhìn cái cột chỉ trạm, chỉ hướng. Vậy là phải đến cái Stop thứ 5 thì mới tới Foggy Bottom.

Bước ra khỏi trạm Foggy Bottom, leo lên cái thang cuốn, tôi lại học được thêm một bài nữa: nên đứng nép sát vào một bên để cho những người trễ giờ hối hả chạy lên, chứ ai như mình, đi chơi mà, cứ đủng đỉnh mà đứng ngắm… mông người phía trên, vì không còn cách nào khác, nếu mình cứ ngước nhìn lên trên!

Ra đến đường ngoài, lại hỏi tiếp hướng nào đến đài tưởng niệm tổng thống Abraham Lincoln. “Lincoln Memorial cách đây 5, 6 blocks đường,” người ta chỉ. Vậy là tiếp tục lội bộ.

Đến lúc muốn băng qua đường nhưng kẹt đèn đỏ, đang đứng chờ đèn xanh để đi thì, bỗng nhiên, má ơi, đèn đỏ thì mâc đèn đỏ, không có xe thì bà con vẫn xuống đường đi ào ào! Ui trời. Đến cái đèn đỏ thứ hai, tôi cũng chết nhát đứng chờ. Và, bà con lại tỉnh rụi bước hiên ngang. Tôi chần chừ, tôi ngần ngừ, rồi chân tôi cũng dợm bước theo. Hehehe, đến lần thứ ba thì tôi cũng thành dân thủ đô “giang hồ” luôn. Người ta ùa đi, là tôi cũng ùa theo, đứng lại một mình chết sao! Rồi sao đó, không có bà con nào đi cùng nhưng nhắm nhắm không xe thì tôi chạy ào qua. Ra là học cái “tầm bậy” thì học rất nhanh!

Nhưng mà, càng gần đến nơi trung tâm như White House, Tòa Nhà Quốc Hội, Đài Tưởng Niệm Tổng Thống Lincoln... thì người ta đi theo đúng đèn giao thông, chứ không có “bựa” nữa, chắc là biết có nhiều cảnh sát quanh đây.

Vài điều “lạ lạ” của lần đầu đến nơi được xem là đầu não chính trị và quân sự của Hoa Kỳ là như thế!

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image
Paris by Night 109 "Xô" Diễn đầy màu sắc...

July 4th năm nay của tôi đặc biệt hơn những năm trước rất nhiều, vì năm nay tôi được đi xem chương trình thu hình trực tiếp của Thúy Nga Paris by Night 109 (chỉ trực tiếp thu hình, còn ca sĩ chỉ nhép miệng theo nhạc cho vui thôi).

Tôi vui lắm khi tưởng tượng ra mình sẽ được tận mắt chứng kiến một sân khấu lộng lẫy, hoành tráng trong 1 rạp hát sang trọng mà trung tâm đã phải chi trả rất nhiều tiền để thuê mướn như bác Ngạn vẫn thường nói. Nhưng tôi đã hụt hẫng hoàn toàn vì sự thật không giống trong phim ảnh, sân khấu nhỏ bé, chật hẹp, khán phòng thì rất là bình dân, vậy mới biết kỹ thuật của mấy anh Camerament cao siêu đến mức độ nào.

Giờ mở màn của chương trình trễ hơn gần 1 tiếng đồng hồ so với quảng cáo trên poster, bù lại trung tâm có cho 2 con rối ra làm trò để câu kéo thời gian, nếu không thì khán giả bỏ về hết, trung tâm phải đóng cửa thì sao?!?

Tiết mục mở màn là 1 bài hát với nhịp điệu sôi động được kết hợp với 1 bài mang âm hưởng dân ca tao thành 1 liên khúc không giống ai, xem tiết mục này giống như chúng ta đang ăn Mì Ý mà chan mắm tôm vậy đó, thật bái phục ý tưởng của nhà sản xuất.

Ca khúc trữ tình Hoa Nở Về Đêm của Mạnh Phát do Hương Lan và Giang Tử trình bày cũng chỉ coi là tàm tạm. Hương Lan đã cố tình luyến láy, uốn éo giọng hát của mình khiến cho bài hát mất đi cái chân phương, giản dị của nội dung. Riêng về ca sĩ Giang Tử, tôi cũng chúc mừng ông đến cuối đời lại được gặp may. Với giọng hát thường thường bậc trung của ông nếu "tứ trụ" vẫn còn (tứ trụ: Duy Khánh * Nhật Trường * Hùng Cường (đều qua đời) * ngoại trừ ca sĩ Chế Linh vẫn còn nhưng ít khi xuất hiện) thì ông đã không được ưu ái như ngày hôm nay. Có thể coi đôi song ca này là bản sao không hoàn chỉnh của Duy Khánh và Hoàng Oanh.

Cố ca nhạc sĩ Duy Khánh lần này đã có đồng minh là cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ khi cả hai ông đều phải khóc hận cho tác phẩm của mình khi "được" đôi song ca Ngọc Hạ và Quang Lê trình diễn. Cặp đôi này đã phá hỏng ca khúc Ai Ra Xứ Huế của cố ca nhạc sĩ Duy Khánh lúc trước thế nào thì lần này ca khúc Duyên Quê của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cũng bị họ bôi nhọ y như vậy, hai tiếng hát không thể hòa hợp nhưng không hiểu tại sao họ vẫn được dàn dựng để hát chung. Chỉ cần nghe họ cất lên câu hát đầu tiên là tôi đã than thầm, thương cho tác giả đã ngủ yên mà còn bị tra tấn...

Dương Triệu Vũ và Hương Giang trong Em Lụa Là của Lưu Thiên Hương thật mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển, chỉ có điều nếu Dương Triệu Vũ cũng khoác lên mình bộ áo dài trắng như Hương Giang thì sẽ phù hợp hơn với phong cách trình diễn đậm chất nữ tính của "anh"

Liên khúc Vũ Thành An do Quang Dũng và Don Hồ sẽ hay hơn và hấp dẫn hơn nếu bên cạnh Quang Dũng là 1 nữ ca sĩ (có thể là Thanh Hà hoặc Ngọc Liên) chứ không phải là Don Hồ màu sắc diêm dúa. Có lẽ do Quang Dũng quá nam tính nên Don Hồ có phần "chao đảo" nên mới có cách trình diễn "lả lơi và nhí nhảnh" như vậy.

Mai Thiên Vân và Trường Vũ trong Anh Hãy Về Đi không có gì để bàn cãi nhiều vì đây vốn là giòng nhạc sở trường của họ, vẫn ngọt ngào, lắng đọng, không nặng phần trình diễn nên tiết mục tuy giản dị nhưng lại hấp dẫn người xem.

Một Thoáng Tây Hồ và Chiều Phủ Tây Hồ của Ngọc Anh và Thu Phương cũng được coi là hay vì đây là hai giọng hát rất đẹp, rất bài bản, kỹ thuật vững vàng. Tuy nhiên, nếu hai chị tiết chế cách diễn của mình lại một chút thì ca khúc sẽ sâu lắng, mênh mang hơn.

Hạ Vi và Mạnh Quỳnh với liên khúc Trót Dại và Tình Chỉ Đẹp đã làm khán giả thất vọng không ít. Tiếng hát của Mạnh Quỳnh xuống dốc nhanh quá, không còn ngọt ngào như ngày nào mà đầy mệt mỏi, chán chường. Hạ Vi thì chưa bao giờ hát hay nên tôi không nhận xét về tiếng hát của cô mà chỉ góp ý với cô một chút rằng cô cũng thuộc vào hàng "cứng cựa" rồi, đừng nũng nịu ngây thơ nữa, nhìn trái mắt lắm. Tóm lại, khán giả đã "trót dại" ngồi xem "tình không đẹp" của 2 anh chị.

Mặc dù chỉ xuất hiện rất ngắn nhưng Ngọc Anh đã hoàn toàn áp đảo đàn chị Ý Lan trong liên khúc Em Ra Đi Mùa Thu và Lá Thu Vàng. Tiếng hát của Ngọc Anh là vấn đề không cần phải bàn vì đã quá hay, quá chuẩn cộng thêm cách trình diễn mực thước (rất khác bài hát chung với Thu Phương) nên sự múa may, ngả ngớn của Ý Lan càng trở nên lố bịch, kịch cỡm. Cô không biết rằng với cái tuổi xế chiều của cô, còn được hát là may mắn lắm rồi thì cô nên chăm chút cho tiếng hát của mình sẽ tốt hơn là nặng phần trình diễn. Giới trẻ người ta múa thì mềm mại như tơ liễu buông mành, còn nhìn cô múa giống như cây cổ thụ bị bật gốc. Lần sau rút kinh nghiệm nha cô.

Nhạc kịch Tên Sở Khanh có lẽ là tiết mục nhàm chán nhất. Để trình diễn được thể loại này, đòi hỏi người ca sĩ phải có được căn cơ vững vàng trong nhạc lý và diễn xuất. Điều này chỉ có ở Bằng Kiều, nhưng 1 mình anh không thì không tài nào vực được hai cô bạn diễn là Minh Tuyết và Kỳ Phương Uyên mà nhất là Minh Tuyết, cô đã không thể hấp dẫn được người nghe bằng giọng ca hoặc cách trình diễn thì ít ra cô cũng phải để cho khán giả mãn nhãn phần nhìn. Còn đây, nhìn cô giống như những cô gái lầu xanh lúc không trang điểm, giống 1 người dị hình dị tướng, người ta chân dài tới nách thì mới nên phô diễn ngoại hình, còn cô: nách gần tới chân mà cũng khoe chân khoe ngực thì thật là kinh hãi quá. Cái gì cũng vậy, tốt khoe xấu che, hay là quá tự tin vào khuôn miệng hô của mình mà cứ chu môi nũng nịu. Nhìn miệng cô lúc hát tôi nghĩ cô nên chọn việc "thổi kèn" thì sẽ thích hợp hơn.

Hai Người Bạn với Diễm Sương cũng không có gì để nói vì với lợi thế ngoại hình tươi trẻ, bắt mắt thì cho dù giọng ca có chưa được hay lắm cũng vẫn có thể bù đắp được đối với nhưng khán giả đa phần là dễ dãi như hiện nay. Lưu Bích với Tình Yêu Đánh Rơi thì hoàn toàn khác, cô giống một lực sĩ đô vật hay chí ít cũng là một cầu thủ đá banh hơn là một ca sĩ. Cô nhún nhảy giống như con lật đật mà chúng ta thường hay chơi khi còn bé.

Liên khúc Phạm Duy sẽ hay hơn nếu không có Thế Sơn. Thái Châu và cố ca sĩ Duy Quang dù sao cũng là những ca sĩ ngang vai ngang vế trong giọng ca, kỹ thuật xử lý bài nhạc. Thêm Thế Sơn vào khiến cho tổng thể bài hát giống như bức tranh bị mèo quào, mất giá trị.

Bướm Mơ với Lam Anh và Quỳnh Vi cũng vậy. Thứ nhất, tôi tiếc cho Lam Anh vì cô đã không được hát đúng dòng nhạc sở trường của mình. Thứ nhì, Quỳnh Vi không hiểu sao trong chương trình này cô được ưu ái một cách đặc biệt, được hát opening, được trình diễn lấn sân đồng nghiệp nhưng với giọng hát chua chát, chới với ở những note cao thì cô cũng chẳng làm được gì cho dù có được hậu thuẫn như thế nào đi nữa.

Hài kịch Tấm Cám Thời Hiện Đại ngoài Thuý Nga, Việt Hương, Chí Tài đem được tiếng cười đến khán giả (mặc dù tiếng cười đó có đôi chút miễn cưỡng hoặc đa phần đến từ cấu tạo ngoại hình đặc sắc của Thuý Nga và Việt Hương) thì Hoài Tâm và Hương Thủy phải nói là vô duyên quá. Không dám đặt câu hỏi về vấn đề giới tính của Hoài Tâm nhưng với cách diễn nửa nạc nửa mỡ, ông không ra ông, bà chẳng ra bà của anh (gọi tạm) thì sự xuất hiện của anh trên sân khấu chỉ góp thêm phần làm sỉ nhục khán giả. Hương Thủy lúc nào cũng ngây ngây ngô ngô giống như mấy em bé thiếu iod, chậm phát triển khiến khán giả thật nhàm chán.

Phần trình diễn thời trang áo dài 3 miền với hầu hết các nữ ca sĩ cũng không có gì gọi là mới mẻ. Nhưng thôi, cũng coi đây là dịp để các cô được thỏa mình khoe thân, uốn lượn...

Trần Thái Hòa và Thanh Hà đã không phụ lòng khán giả trong phần trình diễn của họ, đơn giản nhưng sang trọng, tiếng hát của cả hai hòa quyện vào nhau giúp nhau thăng hoa, đem lại cảm xúc thoải mái dễ chịu cho người nghe, một cảm giác hiếm có kể từ đầu chương trình.

Em Phải Tin Vào Điều Đó với Như Loan và Lương Tùng Quang khiến chúng ta phải tin là họ đã hết thời để làm ca sĩ rồi. Giọng ca yếu ớt, không ấn tượng của ngày xưa nhưng được bù đắp bằng ngoại hình sáng sân khấu nên có thể tạm thời chấp nhận được nhưng ngày nay thì tất cả đã chỉ còn là dĩ vãng nhạt nhòa.

Tuấn Vũ nghèo kiết xác, Khánh Lâm nghèo mạt hạng bên Duy Trường tương đối khá giả (nhờ đút $ và tự làm mv với cd sau đó ưu tiên PBN phát hành không đòi huê hồng) trong liên khúc Nghèo. Không lẽ Tuấn Vũ muốn ăn theo Giang Tử, cứ nghĩ đem thân thể ốm o gầy mòn hoặc tuổi đời chồng chất để ăn mày lòng thương hại của khán giả? Đây là lần đầu tiên tôi nghe Khánh Lâm hát mà tôi cứ ngỡ rằng trung tâm sử dụng tiếng rao bán kẹo kéo để hòa âm cho bài hát. Duy Trường không thật đặc sắc nhưng đứng cạnh hai chàng nghèo kia thì anh thật sự nổi trội.

Tiết mục đinh của chương trình này phải kể đến liên khúc Lam Phương do Elvis Phương và Họa Mi thể hiện. Dù thời gian đã phần nào bào mòn đi giọng ca của họ nhưng họ vẫn xuất thần, lột tả được trọn vẹn tâm tư tình cảm của tác giả gửi gấm qua từng lời ca, nốt nhạc. Toàn thể khán phòng chợt như rúng động khi nghe Elvis Phương cất lên "anh đã lầm đưa em sang đây...." rồi tất cả lại bàng hoàng, xao xuyến khi Hoạ Mi chua xót "em đã lầm theo anh về đây....."

Những giọt nước mắt nghẹn ngào, lăn dài trên khoé mắt đã in dấu thời gian như cuốn trôi tâm hồn về vùng kỷ niệm xa xưa, nơi đó có người con gái đành dứt áo chia tay với người chồng để đi tìm 1 tương lai sáng lạn cho cả hai người. Trong hoài niệm hư vô, cô vẫn thầm hỏi "Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh?......" Để rồi tận sâu thẳm trong con tim, cô cay đắng "em đâu ngờ có ngày đàn đứt dây tơ, một phút tim em ơ hờ, trọn kiếp em vương sầu nhớ...." Bao nhiêu cảm xúc chợt vỡ oà trong ngày gặp lại mà tưởng chừng Như Giấc Chiêm Bao, cả hai đã chấp nhận số phận trong nghẹn ngào, tiếc nuối "bây giờ mình đã xa nhau, thương anh nước mắt tuôn tràn...." Elvis Phương và Họa Mi đã quá tuyệt vời trong việc dẫn dắt khán giả đi theo câu chuyện tình thẫm đầy nước mắt, chỉ bằng lời ca của mình mà họ đã khắc hoạ cho khán giả thấy được tất cả những cung bậc tình cảm, những suy tư, trăn trở chất chứa tận sâu nơi tâm hồn của những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu. Làn hơi chắc khoẻ, vang vọng như tiếng chuông ngân của Elvis Phương kết hợp với giọng ca mỏng như tơ, mênh mang như khói của Hoạ Mi trở thành tuyệt phối.

Khánh Hà và Tuấn Ngọc luôn xứng đáng là những giọng ca hàng đầu của âm nhạc Việt Nam. Bài hát cho dù cũ hay mới, hoặc họ đã hát bao nhiêu lần rồi thì vẫn thấy hay, vẫn thấy cuốn hút mà không hề nhàm chán.

Người ca sĩ có thể coi là bị chèn ép nhất trong chương trình này phải kể đến Tóc Tiên. Ngay từ bài mở màn, không biết cô đã mắc phải sai phạm gì đối với trung tâm khiến họ đối xử với cô như vậy. Cả hai bài hát trong chương trình đều không thuộc sở trường của cô, với làn hơi ngắn mà họ lại để cho cô hát những bài hát mang âm hưởng dân ca và nhẹ nhàng truyền cảm thì quả là quá ác đối với cô. Trong những show diễn trước đây, cô thường được ưu ái giao cho hát những bài rất phù hợp với khả năng không mấy gì nổi trội của cô, nên ít nhiều gì thì những màn khoe thân của cô trong những bước nhảy sôi động cũng phần nào thỏa mãn được những khán giả "xem" nhạc. Nay những vũ điệu đó đã bị lấy mất thì cô còn lại gì, đành chơi vơi lạc lõng, gượng gạo cho qua phần trình diễn của mình. Hy vọng cô sớm tìm lại được nguồn tài trợ để lại có thể tiếp tục đóng góp 1 phần nào sức mọn, chia bớt âu lo cho trung tâm để lấy lại được vị trí con cưng như hôm nào.

Như Quỳnh quả không hổ danh là một kẻ cắp khi cô liên tiếp ăn cắp ý tưởng của người khác. Bằng chứng là cách đây ít lâu, cô đã bê nguyên xi bộ trang phục của nữ diễn viên Trung Quốc Củng Lợi, kể cả trang điểm và kiểu tóc lên sân khấu trong nhạc phẩm Tan Nửa Vầng Trăng (nếu tôi nhớ không lầm) mà theo cô quảng cáo là phần lời nhạc do chính cô viết. Lần này cô lại tiếp tục copy y chang chiếc váy mang ý tưởng và họa tiết từ những tác phẩm gốm sứ do một minh tinh Trung Quốc đã mặc để trình diễn Chút Kỷ Niệm Buồn. Nguyên nhân nào khiến cô ưu ái Trung Quốc đến như vậy?. Hay là cô muốn đem "vốn" tự có của mình qua đó để buôn bán tiếp?. Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại ai mà chẳng biết đến tên cô với "trang tình sử lâm ly bi đát" mà cô đã từng có với những kẻ có danh có tiếng có chức có phận ở đây. Giờ nhan sắc đã tàn phai, nội thất cũng đã xuống cấp nên đành chuyển hướng đầu tư sang Trung Quốc để họa may kiếm được chốn nương nhờ cho ấm tấm thân.

Thiên Tôn và Đình Bảo bằng giọng hát chắc, khoẻ cộng thêm lối trình diễn sâu lắng, đậm chất nam nhi sắp đưa tiễn Bằng Kiều ngày càng nữ tính và chỉ mải mê trong việc phô trương chất giọng nam cao của mình trong ca khúc Rồi Mai Tôi Đưa Em vào dĩ vãng.

Hồ Lệ Thu có lẽ nên trở về quê buôn "bưởi" thì sẽ hợp với cô hơn. Nhìn cô trình diễn sân khấu giống như mấy con cua con còng chạy loạn xạ trên bãi biển sau từng đợt sóng. Đường nét nguệch ngoạc, quần áo tả tơi giống như cô vừa xong 1 cuộc chiến ái ân ác liệt, thật là bệ rạc quá!!!! Ca sĩ giống như cô sao mà rẻ tiền quá, tội nghiệp!!!!

Trịnh Lam cũng vẫn vậy, nhợt nhạt không chút khởi sắc. Cách trình diễn cường điệu giống như mấy đệ tử của nàng tiên nâu đang trong cơn lạc thú. Có những nhạc phẩm được giới thiệu do chính anh sáng tác nhưng thật hư ra sao thì chỉ có người trong cuộc mới biết. Giống như trường hợp của anh chàng ca sĩ nọ biết ca vài câu vọng cổ đã tự nhận những bài tân cổ giao duyên mà anh trình diễn sau này do chính anh là tác giả, nhưng sự thật là anh đã mua lại bản quyền sáng tác của một tác giả bên Việt Nam. Nhân tài của trung tâm (Hải Ngoại) là như vậy đó.

Có thể gọi Nguyễn Hưng là kẻ chung tình nhất vì suốt bao nhiêu năm qua anh chỉ có 1 kiểu nhảy duy nhất. 1 lần thì thấy hay, 2 lần thì bình thường, 3 lần thì nhàm chán còn nhiều lần thì rẻ tiền. Vậy mà cũng đã có lần anh được ngồi vào vị trí giám khảo cho cuộc thi nhảy đầm của trung tâm (bắt chước theo show truyền hình ăn khách của Mỹ nhưng tiền bản quyền thì không biết có trả hay không) anh chê bai người này, nhận xét người nọ nhưng không biết trình độ chuyên môn của anh đã đạt đến đẳng cấp nào. Có lẽ anh được ưu tiên như vậy vì cả trung tâm chỉ còn có anh có khả năng nhún nhảy.... được như vậy, còn các nam ca sĩ còn lại đều đang trên con đường nữ tính hóa nên chỉ thích nằm yên mà hưởng thụ....

Lão ngoan đồng Linda Trang Đài vẫn cố gắng quay cuồng trong những bài nhạc có tiết tấu nhanh (không thể gọi là sôi động vì đây là những bài hát xưa như trái đất của ngoại quốc). Trang phục cô mặc trên người, lông tóc giả cô gắn trên đầu sẽ rất đẹp sẽ rất phù hợp nếu cô có khả năng quay ngược thời gian trở về khoảng 25 năm về trước. Còn chồng cô, lúc nào cũng ngây ngây ngô ngô, cười cười bẻ sừng làm nghé, trông sao thiệt là lố bịch.

Có 1 ca sĩ đặc biệt mà tôi "trân trọng" đưa xuống cuối bài, không đi theo thứ tự của chương trình là ca sĩ Anh Tú trong bài Thật Hư. Vẫn biết rằng trung tâm muốn thử đưa giòng nhạc mới đến với khán giả nhưng thật sự thì giòng nhạc này kinh dị, nghe chõi tai quá. Ca sĩ thể hiện thì ngọng ngịu như đứa trẻ lên 3 bi bô tập nói trong tiếng nhạc xập xình, Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tàu. Ngoại hình anh cũng sáng sân khấu nhưng với khả năng hát như vậy thì anh chưa thể nào trở thành ca sĩ chuyên nghiệp được. Nếu khả năng kinh tế của anh dồi dào, có thể mua được cái hư danh ca sĩ thì tôi cũng không có gì để nói. Còn nếu anh phải đem thân xác ra để đánh đổi để kiếm lấy đồng tiền mà mua thì thật là đau lòng, tội nghiệp cho những bậc đã cho anh có được hình hài, vóc dáng như ngày nay.

Thu Phương cũng là người gây cho tôi rất nhiều bất ngờ trong chương trình này. Cô vốn không phải là ca sĩ được đều đặn xuất hiện trong mỗi show diễn của trung tâm, nhưng lần này cô được rất nhiều biệt đãi. Mỗi tiết mục có cô trình diễn thì tất cả các góc máy, ánh đèn dường như đều tập trung vào cô mà bỏ quên đi những người bạn đồng diễn. Nhất là trong tiết mục trình diễn thời trang áo dài (liên khúc 3 miền). Từ quần áo đến trang điểm, mỗi bước đi, dáng đứng cô đều lấn áp các nữ ca sĩ còn lại. Trông cô rất tự tin, đắc thắng, dường như các ca sĩ kia chỉ là phông nền cho phần biểu diễn của cô mà thôi. Không biết cô đã trao ra điều kiện gì để có được sự đãi ngộ đó? Sự ưu ái này thường được thấy ở cô ca sĩ "đít vịt" Minh Tuyết nhưng lần này hoàn toàn dành tặng cho cô. Hay là cô đã âm thầm bái Như Quỳnh làm thầy để được truyền dạy kỹ nghệ dùng chính "bản thân" để biến những điều không thể trở thành có thể... Có thể lắm chứ, chuyện đổi đò sang sông với ai còn có thể xa lạ nhưng đối với cô là chuyện đã từng. Những "SCANDAL" của cô đã qua đi nhưng chưa hẳn đã xóa nhòa, giang sơn dễ đổi bản tánh khó dời hay ngựa quen đường cũ, chẳng chóng thì chày cô cũng sẽ trở về với "bản năng" thật của mình mà thôi. Tiếc cho một giọng hát đẹp lại tồn tại trong một tâm hồn không đẹp.

Điều cuối cùng tôi muốn góp ý với trung tâm là đừng lợi dụng ca sĩ của mình than thở trên trang cá nhân về việc trung tâm có thể đóng cửa vì không đủ kinh phí. Tôi có thể làm một bài toán vô cùng đơn giản thế này: 1 chương trình được chia thành 2 show diễn, mỗi show có 7000 khán giả (theo quảng cáo là rạp 7000 chỗ và vé đã sold out) tổng cộng là 14000 khán giả. Tính rẻ mỗi vé là 100$ thì con số cũng đã lên tới 1400000, chưa tính đến việc nếu chương trình được tổ chức tại các sòng bài thì chi phí sẽ được giảm đi rất nhiều do được sòng bài tài trợ. Rồi các mạnh thường quân hám danh bỏ ra vài ngàn để mua lấy những chiếc ghế hàng đầu là chuyện bình thường. Ca sĩ trình diễn có mấy người được trả cat-xê hay đa phần ca sĩ phải trả cat-xê ngược lại cho trung tâm để có được có cơ hội biểu diễn.

Cộng thêm tiền ra DVD và tiền quảng cáo thì số tiền lợi nhuận mà trung tâm thu về sau mỗi chương trình quả là không ít. Không lẽ bác Ngạn là một nhà văn nên trình độ toán học là con số không hay do túi tham của những người điều hành trung tâm là không đáy hoặc họ quá coi thường trình độ của khán giả nên không tính ra bài toán đó mà suốt ngày ra rả kêu gọi khán giả mua băng đĩa thật để ủng hộ trung tâm. Dù là băng đĩa thật hay sao chép thì khán giả cũng đã dùng tiền thật để mua về, nhưng những sản phẩm của trung tâm đưa ra đã thật sự có chất lượng hay chưa?. Có xứng đáng với đồng tiền mà khán giả đã bỏ ra để nuôi họ hay không?. Khi nào mình đáp ứng đủ những yêu cầu cần và có của một chương trình văn nghệ thật sự thì lúc đó hãy đòi hỏi khán giả hết lòng ủng hộ...

Còn nếu cứ tiếp tục TREO ĐẦU DÊ BÁN THỊT CHÓ như vậy thì khán giả sẽ dùng TIỀN ÂM PHỦ để ủng hộ thì chuyện đóng cửa của trung tâm chắc chắn sẽ thành hiện thực...

Theo PT & PT

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

Image

Chống tham nhũng, nói ra chỉ để mà nói
Lê Diễn Đức

Hội nghị lần thứ 6, quốc hội khoá 13 của CHXHCN Việt Nam lại có vẻ sôi động và nóng với chủ đề chống tham nhũng. Nhiều giải pháp được đưa ra như tập trung chiến dịch “bắt hổ”, đánh thẳng vào “tử huyệt” của tham nhũng, trao “bảo kiếm” cho cơ quan chuyên trách...

Thế nhưng chuyện bàn để mà bàn, nói để mà nói, hệ thống chính trị Việt Nam đã bất khả kháng với căn bệnh ung thư và nan giải này.

Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thừa nhận "tham nhũng là vấn nạn, là giặc nội xâm, là đe dọa đến sự tồn vong của chế độ" nhưng chống nó thì "quá nhiều kỳ vọng không thực tế".

"Chúng ta dường như quá kỳ vọng vào tự chống, tự phát hiện tự thân của mỗi cơ quan, tổ chức và còn nặng về hô hào. Các phong trào kiểu như “nói không với phong bì”, “nói không với tiêu cực” là ví dụ rất điển hình. Rồi tư duy theo cách đặt kỳ vọng vào thanh tra phát hiện tham nhũng. Thanh tra là tai mắt của thủ trưởng thì chỉ nên đặt vào nó trách nhiệm như một công cụ phục vụ quản lý nhà nước thôi. Thanh tra để thủ trưởng chấn chỉnh kỷ luật nội bộ chứ đừng hy vọng ông thủ trưởng đẩy mạnh thanh tra tìm ra khuyết điểm trong quản lý của mình để rồi công bố công khai ra ngoài. Và liệu thủ trưởng có quyết liệt chống tham nhũng nội bộ không, khi mà treo trên đó là trách nhiệm người đứng đầu?".

"Tư pháp với hành chính lại gắn với nhau, lệ thuộc với nhau như thế thì làm sao phát hiện được tham nhũng. Cứ nhìn vào các vụ tham nhũng lẽ ra thuộc thẩm quyền của công an tỉnh mà cơ quan điều tra Bộ Công an phải rút lên thụ lý là thấy rõ điều đó".

"Thiết chế chống tham nhũng bằng hệ thống tư pháp, còn phát hiện qua thanh tra thì có lẽ nên tổ chức một hệ thống cơ quan thanh tra quốc hội".

Bà Nga cho rằng, muốn đấu tranh tham nhũng chuyển biến thì phải có tính minh bạch công khai. “Thế nhưng, toàn bộ quy trình tố tụng lại được đóng dấu mật. Điều này khiến cho một lực lượng đấu tranh tham nhũng rất hiệu quả là báo chí bị hạn chế, thậm chí, “dấu mật dễ dàng đưa phóng viên vào tội làm lộ tài liệu mật”.

Ông Lê Nam, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Thanh Hóa nói:

"Phải tập trung vào chiến dịch “bắt hổ”, cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm toán... phải đi vào chỗ nhiều tiền, nhiều quyền lực vì chỉ vài vụ này đã bằng hàng ngàn vụ tham nhũng vặt. Cán bộ, thủ quỹ, nhân viên xã/phường chỉ có 3-5 triệu đồng thôi phải đứng vành móng ngựa, trong khi cả một tình trạng tham nhũng lớn gây nhức nhối như thế thì xử lý không được bao nhiêu. Cần tập trung vào người lắm tiền, sử dụng và quản lý ngân sách, có hưởng lạc, tư lợi không".

Nhưng làm sao có thể bắt được "hổ"? Các vụ tham nhũng ở Việt Nam thông thường chỉ tóm được"mèo" và nếu có tóm được thì bí bát lắm cũng được xử lý bằng bản án nào đó cho hợp lý nhưng sau đó ân xá giảm án.

Chính vì thế, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị), tâm sự rằng, "nhiều người khuyên ông đừng nói về tham nhũng".


"Do sợ liên đới trách nhiệm của người đứng đầu khi có người trong cơ quan bị phát hiện tham nhũng, nên có tâm lý “muốn đóng cửa bảo nhau”, nhiều bộ, địa phương, thậm chí ra văn bản xin “xử lý nội bộ”, ông Tiến nói.

Trong khi đó đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) nói: “Nhất là trong xét xử, án treo cao, xử đúng thì không sao, nhưng có vụ dư luận lên án: từ huyện, tỉnh rồi đến giám đốc thẩm, phúc thẩm… thì quay lại bản án ban đầu… làm mất lòng tin của dân”. Bà Sinh dẫn chứng: qua vụ án “Vườn mít”, quay đi quay lại mà thẩm phán trước xử sai có bị xử đâu?!

Có thể nêu một ví dụ điển hình gần đây. Từ ngày 21/10 đến 1/11, Tòa án tỉnh An Giang xét xử 23 bị cáo về tội đã tự ý san lấp ruộng để thành lập 7 khu dân cư tại thành phố Long Xuyên rồi phân lô, bán nền lấy tiền chia nhau, gây thiệt hại cho công quỹ khoảng 20 tỷ đồng. Phát quyết cuối cùng là miễn trách nhiệm hình sự cho 6 bị cáo, 3 bị cáo được hưởng hình phạt cải tạo không giam giữ (nghĩa là... tự cải tạo tại gia), 6 bị cáo được hưởng án treo, 7 bị cáo mức án vừa đúng thời hạn tạm giam để được trả tự do ngay tại tòa. Chỉ một bị cáo (Giám đốc Văn phòng Ðăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên) được xem như chủ mưu bị phạt... ba năm tù.

Theo báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, tình trạng tham nhũng trong năm 2013 đã gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng cùng 51.000 lượng vàng SJC, nhưng trong số đó chỉ thu được 900 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Ủy ban Tư pháp cũng thừa nhận, nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng nhưng vẫn bị đình chỉ điều tra, hoặc tội phạm chỉ bị xử lý kỷ luật hành chính. Có những vụ án xảy ra từ năm 2000 nhưng đến năm 2012 mới được xét xử (vụ Hoàng Đình Dung, giám đốc Chi nhánh Centrime 3).

Theo thống kê từ tháng 10/2010 đến tháng 4/2013 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã đình chỉ 4 vụ với 27 bị can và đình chỉ 11 bị can trong các vụ tham nhũng khác. Bản báo cáo đã cho thấy một vài con số khá nhạt nhòa như: 07 vụ, 06 bị can được đình chỉ điều tra, 09 vụ, 23 bị can tạm đình chỉ, thậm chí có đến 19 vụ, 30 bị can được đình chỉ điều tra trong giai đoạn tố tụng. Trong đó đã có 30% bị cáo chỉ bị áp dụng hình phạt nhẹ, phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, án treo, hoặc cải tạo không giam giữ. Số “người đứng đầu” bị xử lý hình sự cũng chỉ đạt tỷ lệ 4/41 người.

Như vậy tổng số tiền tham nhũng (được biết đến) trong năm 2013 là 90.000 tỷ đồng (tương đương 4,5 tỷ USD) chỉ thu hồi được 900 tỷ, tức là 0,01%!

Theo Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International -TI) Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng, trong năm 2011 có điểm số thấp và đứng ở phía cuối bảng xếp hạng.

Năm 2013, Tố chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam đã làm một cuộc khảo sát và cho biết, số người cho rằng chống tham nhũng không hiệu quả chiếm đến 60% vào năm 2013, tăng mạnh so với 35% của năm 2010.

“So với năm 2010, kết quả khảo sát năm 2013 cho thấy sự mất lòng tin đáng kể của người dân đô thị về việc chống tham nhũng. Năm 2010, cư dân đô thị thể hiện quan điểm cân bằng về những nỗ lực của Chính phủ chống tham nhũng thì năm 2013, họ lại nhìn nhận tiêu cực hơn nhiều”, Giám đốc TI tại Việt Nam, cho biết.

Khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (Cecodes) và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện, với sự hỗ trợ của Liên hiệp quốc, lấy ý kiến của gần 14.000 người dân, chọn ngẫu nhiên tại 63 tỉnh thành, công bố ngày 14/5/2013, cho thấy tình trạng chạy chọt xin việc, cũng như phải đưa hối lộ để được giải quyết thủ tục giấy tờ, đã tăng gấp rưỡi năm ngoái.

Số người đồng tình với việc phải hối lộ mới được chăm sóc y tế cũng tăng từ 31% lên 42%, hay phải lót tay mới có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng từ 21% lên 32%.

Có đến 72,88% người được hỏi tin rằng tố cáo cũng không mang lại lợi ích gì, 24% cho rằng, chính quyền các tỉnh, thành phố đã không nghiêm túc trong xử lý những vụ việc tham nhũng đã phát hiện được.

Như vậy tham nhũng đã trở nên hiện tượng phổ cập, biến thành một thứ văn hoá sinh hoạt trong mọi lĩnh vực đời sống của xã hội Việt Nam.

Hệ thống chính trị độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) tạo ra những đặc quyền, đặc lợi cho các phe nhóm lợi ích và tạo điều kiện cho các quan chức kiếm chác. Mọi thứ xảy ra đều chịu trách nhiệm trước đảng, còn đảng thì không chịu trách nhiệm với ai. Nếu đảng có sai lầm thì sửa, lỡ có trói chặt quá thì "cởi trói", "đổi mới". Tóm lại đảng là toàn diện. Đảng đứng trên tất cả. Hiến pháp mà đảng tạo ra đã mặc nhiên cho ĐCSVN quyền lực như thế. Khi nắm quyền lực tuyệt đối con người luôn luôn có xu hướng dẫn tới lạm quyền và lộng quyền.

Quốc gia nào cũng có tệ nạn tham nhũng, chỉ vấn đề là ít hay nhiều mà thôi, nhưng quan trọng hơn là các định chế của xã hội nằm ngăn ngừa và chống tham nhũng ra sao.

Trước hết trong một quốc hội đa đảng, các đảng đối lập là lực lượng luôn luôn kiểm soát, xem xét chính sách của đảng cầm quyền và sẵn sàng đưa ra ánh sáng các hiện tượng tham nhũng khi thấy có tín hiệu.

Thứ nhì, báo chí tự do là phương tiện hiệu quả nhất, lành mạnh hoá xã hội thông qua thông tin đa chiều, minh bạch. Trong các nước dân chủ, báo chí tự do góp phần tích cực đưa các vụ tham nhũng ra trước công luận, chứ không phải cảnh sát hay các cơ quan chức năng khác.

Điều tiên quyết cuối cùng là ngành tư pháp phải hoàn toàn độc lập, không là công cụ của đảng cầm quyền. Như thế các vụ án mới có thể được điều tra, xét xử công bằng.

Theo như phát biểu của bà Lê Thị Nga thì bà ta biết cả đấy! Tất cả ba điều cơ bản nhất cho việc chống tham nhũng đều không có trong hệ thống chính trị hiện tại của ĐCSVN. Làm sao mà chống? Nói ra chỉ cốt xoa dịu dư luận mà thôi. Có lẽ câu ngạn ngữ "vừa ăn cướp, vừa la làng" là chuẩn nhất!

© Lê Diễn Đức - RFA Blog

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Kinh tế củ mài ăn xuông
Ngô Nhân Dụng

Trong hai tuần rồi, mục này trình bày những bước cải tổ kinh tế mới của đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng ta đã thấy, Tập Cận Bình đang cố thay đổi cơ chế để “thị trường hóa” nền kinh tế nhiều hơn. Còn ở Việt Nam thì họ thấy sao?

Hãy nghe ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư nói chuyện ở Quốc hội vào cuối tháng Mười, năm 2013.

Ông Vinh tuyên bố: “Việt Nam phải đổi mới, không đổi mới thì không tiến lên được. Tôi đã báo cáo trước chính phủ...

Nhiều thứ lộn xộn, mệt mỏi lắm, nên tôi nói với các đồng chí là nếu chúng ta không đổi mới thì chúng sẽ chết thôi, chúng ta sẽ củ mài ăn xuông thôi.” Nghe ông Vinh nói, thấy là ở nước ta cũng có nhiều người đồng ý phải thay đổi cơ chế. Nhưng không làm được. Tại sao? Cũng ông Bùi Quang Vinh nói: “Bộ máy nhà nước xây dựng chính sách mà dốt thì làm sao có chính sách tốt được.”

Ông Bùi Quang Vinh đã thành khẩn khai báo với Quốc hội về công việc của ông kể từ khi lên làm bộ trưởng, cuối năm 2011. Nói chung: Bi đát. Ông cũng biết rằng: “Chúng ta phải đổi mới căn bản, triệt để thể chế kinh tế của chúng ta... Thể chế kinh tế ở đây là gì, là tạo ra môi trường cho tất cả mọi thành phần kinh tế để người ta có điều kiện thuận lợi nhất để phát huy tất cả những gì trong khả năng người ta có thể làm được, để cho mỗi một chủ thể kinh tế mang toàn bộ tài năng, tâm huyết của mình ra làm cho đất nước phát triển.” Nhưng đảng Cộng sản Việt Nam chưa dám đổi mới như vậy. Chính ông Vinh thú nhận: “Nền kinh tế của chúng ta chưa thể thay đổi được. Gọi là tái cơ cấu nhưng đã làm được gì đâu mà tái cơ cấu, mới loe hoe thôi.”

Vì tình trạng “cải tổ loe hoe” như thế, cho nên ông Vinh cũng báo động: “Chúng ta sẽ tụt hậu rất nhanh so với các nước bên cạnh. Chúng ta còn đang lo lắng là chúng ta tụt hậu so với những nước mà trước đây, bây giờ không dám so với Thái Lan, Indonesia, Malaysia đâu, tôi đang lo rằng là (sẽ tụt hậu) cả với những nước Campuchia, Lào...”

Cơ chế kinh tế Việt Nam hiện vẫn bị đảng Cộng sản kìm hãm theo lối kinh tế chỉ huy từ thời chịu ảnh hưởng của Stalin và Mao Trạch Ðông; tức là “bao cấp.” Thí dụ, giá điện được bao cấp cho nên rẻ, chỉ bằng 70% giá trên thị trường thế giới.

Cho nên người nước ngoài không ai bỏ tiền đầu tư vào ngành điện. Nhưng, “những ngành như xi măng, thép nó nhảy vào ào ạt, không cản được,” lời ông Vinh nói. Tại sao: Vì các xí nghiệp này đều dùng điện trong công việc sản xuất. Họ kiếm được lời chính là vì họ được hưởng giá điện rẻ. Ông Vinh phân tích: “Nhà nước bù cho điện thì doanh nghiệp nước ngoài và trong nước lấy tất. Nhân dân không được gì, nhà nước thì mất đơn mất kép. Ông hỏi: “Vậy xã hội chủ nghĩa ở đâu?”

Và ông tự trả lời: “Hội đồng lý luận cứ tranh luận mãi, cứ muốn tìm ra mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cứ loay hoay mãi mà có tìm ra đâu.”

Làm bộ trưởng lo chuyện đầu tư, nhưng ông Vinh thú thật rằng số vốn đầu tư ở nước ta đang tụt dần, tụt dần. Vì nhà nước cạn tiền! Ông Vinh nói: “Ngân sách đang thâm hụt một cách nghiêm trọng, chưa từng có.” Ông cho các con số. Trong những năm từ 2006 đến 2010, tổng chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 37% đến 40% của GDP (Tổng sản lượng nội địa).

Nhưng “năm 2013 chỉ còn 29,1% tổng đầu tư toàn xã hội, tức là mọi nguồn vốn huy động của dân, tư nhân, nhà nước, đầu tư nước ngoài chỉ có được như thế.” Không có tiền, cho nên, “Từ lúc tôi lên bộ trưởng,... toàn là đi chữa cháy cái cũ đang làm dở...” Ông Vinh nhậm chức đã được hai năm, mà chính phủ không có mục đầu tư nào mới cả. Trong khi đó những “dự án đầu tư từ những năm trước để lại thì suốt nhiệm kỳ của tôi gánh vác cũng không hết.”

Khi chính quyền Việt Nam không có tiền góp làm vốn, thì cũng mất luôn không hưởng được những món tiền do các nước khác giúp để đầu tư, gọi là ODA, cho vay với lãi suất rất thấp. Việt Nam không có tiền góp vốn đối ứng, khoảng hai đến ba phần mưới của tổng số vốn, thì sẽ không thể rút số tiền mà họ đã hứa cho! Hậu quả là có thể sẽ mất 16-17 tỷ đô la Mỹ, vi người ta cho mà không được dùng.

Ông Vinh hỏi: Mà đây là những công trình đầu tư nào? Trả lời: “Ðó là cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, cầu Nhật Tân, sân bay Nội Bài, sân bay Long Thành... Những công trình khổng lồ.” Nếu chính phủ Việt Nam không thể góp 20%, 30% tiền vốn thì các công trình đó sẽ không được bắt đầu. Ông Vinh nói thêm: “Cả đất nước có mỗi cái đường Quốc lộ 1 và quốc lộ 14 nói mãi mà không làm được.” Mà các con đường đó, “thật ra đến hôm nay phải xong rồi.”

Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chấp nhận mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2014 chỉ là 5.8%. Nhưng ông Vinh lo rằng tỷ số khiêm tốn này cũng không đạt được; vì tổng số đầu tư thấp quá. Vì “mức 5,8% thì cũng chỉ đạt trong điều kiện tổng vốn đầu tư toàn xã hội phải đạt từ 30% trở lên,” ông Vinh giải thích. Với “dự báo tổng mức đầu tư toàn xã hội (năm 2014) chỉ còn 26-27% thôi... như vậy thì không bao giờ chúng ta có thể đạt được mức tăng trưởng 5.8%. Chúng tôi đã tính ra là cố gắng lắm thì chỉ đạt được 5%.”

Ông Vinh nhắc đến những thứ cần đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam: giáo dục, y tế; cả hai đều là đầu tư vào con người. Ông nhận xét rất đúng: Trong đời sống kinh tế hiện nay, tài nguyên quan trọng nhất là con người. Nhân đó, ông cũng cho biết:

“Tôi nói thật 5 năm nữa hết dầu khí là không còn cái gì để bán mà thu tiền vào. Chúng ta đào bới tài nguyên thô đi bán hết rồi. Dầu khí từ 18 triệu tấn, xuống dần 17, 15, 14 rồi 1 triệu và cuối cùng là (sẽ) đóng cửa. Và chúng ta sẽ tụt hậu.”

Nhưng trong nền kinh tế Việt Nam bây giờ, hai ngành giáo dục và y tế đang xuống, cũng vì đảng Cộng sản chủ trương can thiệp, không cho thị trường tự do điều chỉnh. “Vậy thì làm sao mà thu hút và sử dụng nhân tài” và kết luận: “Một nền kinh tế như thế thì không bao giờ có thể phát triển được.”

Khi ông Bùi Quang Vinh chê bộ máy nhà nước làm chính sách dốt, cho nên không làm sao có chính sách tốt được, chắc ông cũng gồm cả một bánh xe trong bộ máy làm chính sách đó, là quốc hội. Ông Vinh nhắc nhở các đại biểu quốc hội họ đã nhầm lẫn dốt nát như thế nào. Năm ngoái, ông Vinh đưa sang quốc hội một dự thảo nghị quyết phát hành trái phiếu chính phủ; nhưng “Ðến khi Quốc Hội thông qua chả hiểu thế nào nó lại (biến) thành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh” (thêm có hai chữ, bảo lãnh). Chỉ có thể giải thích là các ông bà ở quốc hội nghị gật chẳng thấy hai thứ đó khác nhau thế nào. Ông Bùi Quang Vinh phải dạy cho họ một bài học tại chỗ: Một bên là các trái phiếu phính phủ, do chính phủ đứng tên vay tiền. Bên kia là trái phiếu phính phủ bảo lãnh, tức là do các công ty đứng vay, nhưng được chính phủ bảo đảm sẽ đền nếu người vay không trả được nợ. Các ông bà quốc hội không phân biệt được hai thứ, cho nên trông gà hóa quốc! Bùi Quang Vinh kể, “Tôi bảo anh Giàu là ông đọc thế nào mà nó lại sửa mẹ nó thành trái phiếu chính phủ bảo lãnh. Hai cái khác nhau hoàn toàn!... Vậy mà Quốc hội thống nhất 90% chả mấy ai phản đối.”

Một ông bộ trưởng nói trước Quốc hội mà lại văng tục “nó lại sửa mẹ nó thành...” thật là cảnh hiếm khi xảy ra. Nhưng đứng trước cái dốt nát của con người, rất đông người, lắm lúc cũng đáng nổi giận mà văng tục thật! Ông Giàu kể trên chắc là ông Nguyễn Văn Giàu, đại biểu tỉnh An Giang, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ông Giàu được nghe văng tục; vì các dự luật về kinh tế phải đi qua bàn giấy của ông trước. Nhưng chính ông Giàu này đã từng làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam! Không lẽ một thống đốc Ngân hàng Nhà nước mà không phân biệt được hai loại trái phiếu đó khác nhau hay sao?

Cái dốt của bộ máy chính quyền không nằm riêng trong quốc hội mà ở khắp mọi nơi. Như ông Vinh kể, bây giờ họ bầy đặt sẽ bỏ phiếu tín nhiệm các bộ trưởng. Ðiều mâu thuẫn là “thể chế thì một đảng, lại học bỏ phiếu theo kiểu phương Tây đa đảng!”

Trở lại câu hỏi trên đầu bài: Trung Cộng tiến thêm một bước trên đường cải tổ kinh tế, còn Việt Nam thì sao?
Ông Bùi Quang Vinh có câu trả lời. Ông than rằng ông không có quyền quyết định: “Mình có quyết được cái quái gì. Mình đề xuất bao nhiêu chế độ, chính sách nhằm đổi mới đất nước, cuối cùng chả thấy đâu. Vậy thì quyết cái gì? Làm sao mà chịu được, làm sao mà đổi mới được.”

Nếu không đổi mới ngay bây giờ thì trong tương lai, nước Việt Nam sẽ chịu thua kém không những các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia mà còn lẹt đẹt đi sau cả Lào và Campuchia. Ðất nước đang tiến tới nền Kinh tế Củ mài Ăn xuông, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông Bùi Quang Vinh đã báo trước.

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Image

Sự im lặng của biển
Trần Trung Đạo
November 19, 2013
(Để nhớ những ngày ở Palawan, Philippines)
Tôi sinh ra ở miền núi nhưng hai mươi năm qua, số phận lại đẩy về miền biển. Thành phố tôi đang sống là thành phố biển. Ngôi trường tôi học trước đây cũng nhìn ra biển và văn phòng tôi đang làm việc hiện nay được xây trên mặt vịnh Boston, bên kia là Đại Tây Dương bát ngát.

Thời gian dài trôi qua, cuộc sống tạm quen dần nhưng ngày mới về đây thật là khó chịu. Nhất là những ngày mưa bão, biển đổi thành màu đen sậm, xa xa một chiếc ghe đánh cá đang về trễ, tăng thêm phần ảm đạm. Biển vừa làm cho tôi sợ hãi khi liên tưởng đến những ngày còn lênh đênh hơn hai mươi năm trước, nhưng đồng thời cũng vừa có một sức hút vô hình khiến nhiều khi tôi đã đứng hàng giờ đăm đăm nhìn ra biển.

Các triết gia thường nói trong mỗi phút giây chúng ta đang sống đều có bóng dáng của quá khứ và dấu hiệu của tương lai. Tôi nghĩ họ nói đúng. Đối với một người Việt Nam tỵ nạn, quá khứ và tương lai không chỉ là bóng dáng và dấu hiệu thôi, hơn thế nữa, là hai cuộc đời cùng sống, cùng tồn tại, cùng níu kéo nhau, xô đẩy nhau vô cùng mãnh liệt. Một giọt mưa rơi, một chiếc lá rụng ngoài hiên, một tiếng sóng vỗ vào bờ đá cũng làm chúng ta choàng thức dậy, lắng nghe như tiếng có chân ai đang bước. Từ tâm cảm đó, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có lần đã viết trong bài Từ Tiếng Hát Tiếp Nối của anh:”Bàn chân đi, lòng vẫn mong về”.

Dù sao, các văn nghệ sĩ vẫn là người may mắn vì ít ra họ có cơ hội để làm vơi bớt đi nỗi u uất trong lòng qua thi ca nhạc họa, bao nhiêu đồng bào khác, không có năng khiếu văn chương, âm nhạc, phải âm thầm chịu đựng. Nếu cuộc sống ở hải ngoại không phải quần quật áo cơm, đầu tắt mặt tối, nhiều người Việt có thể đã chết vì khủng hoảng tinh thần.

Những ngày còn ở Việt Nam, khi nghe bài thơ, tôi chỉ nhớ mỗi câu đầu: “Ra biển chiều nay thấy màu máu đỏ”, được đọc trên đài VOA hay BBC gì đó, mô tả cảnh vượt biên thật hãi hùng. Hẳn nhiên tôi không nghĩ vượt biên sẽ nhẹ nhàng như ngồi trên chiếc du thuyền nhưng tôi cũng không cảm nhận được mức độ của kinh hoàng cho đến khi chính mình ngồi trên thành ghe mong manh vừa chết máy và đang bồng bền trên biển tháng 6 năm 1981.

Thời gian chầm chậm trôi qua. Một giờ rồi hai giờ. Tiếng cầu kinh đã dừng lại trên những vành môi khô. Lời niệm Phật đã ngưng trong những thân xác mệt mỏi. Đất trời đều im lặng. Không ai nói với nhau một lời nào. Trống vắng. Trống vắng ngay cả trong suy nghĩ của con người. Nhớ thương, hờn giận đều biết mất. Tất cả như đang dọn mình để bước vào một cuộc đời khác. Không ai tuyệt vọng bởi vì chẳng còn ai hy vọng. Và như thế cho đến khi tiếng máy ghe lại nổ, cuộc hải hành tiếp tục.

Biển mang tôi về lại bãi cát trắng và hàng dương liễu, nơi tôi đứng thẩn thờ nhìn chiếc trực thăng bay xa, bay xa, mang theo người thân yêu nhất của tôi. Biển mang tôi về lại phường Cổ Mân, Quận Ba, Đà Nẵng, nơi tôi sống những ngày đầu tiên không gia đình với người anh họ. Không ai biết và sẽ không bao giờ ai biết, trên những đồi cát trắng dọc bờ biển Sơn Chà, từng có một thằng bé mỗi chiều âm thầm đứng nhìn về phía biển để chờ đợi một tin vui. Tin vui đó đã không bao giờ đến với nó. Nếu mai mốt trở về tôi nhất định sẽ đi tìm thằng bé. Tôi nhớ rất rõ thân hình ốm tong teo của nó khi đứng chờ những chuyến xe Mỹ chở hàng để xin quá giang qua Đà Nẵng. Tôi nhớ rất rõ chiếc áo sờn vai thằng bé mặc trong mùa đông, chiếc chiếu rách, chiếc giường tre nơi nó ngủ. Và tôi cũng nhớ nó, một thằng bé can đảm, nửa đêm thức dậy ra đi, dù chưa biết sẽ đi đâu. Trên cồn cát trắng kia, sau ba mươi năm, vẫn còn in dấu chân của nó như đã hằn sâu trong ký ức con người.

Tôi từng được dạy rằng tôi là chủ nhân của chính mình chứ không ai khác và ý chí của tôi quyết định cho hành động của tôi chứ không từ đâu khác. Học và hiểu thường không quá khó khăn nhưng thực tế không phải bao giờ cũng dễ dàng như thế. Tôi đi qua cuộc đời này như một chiếc lá vàng khi chưa đủ tuổi để xanh. Tôi bay trong giông bão và bay qua nhiều biển cả mênh mông, bao nhiêu lần đã tưởng chừng rơi rụng và mục nát trong một góc chân tường nào đó.

Những chiều mưa bên Đại Tây Dương, tôi cũng bàng hoàng nhớ lại Thái Bình Dương, nhớ lại ngày trên biển, nhớ Manila, Palawan, nhớ đến những người không may mắn như tôi. Dọc bờ biển đó, nơi tôi lắng nghe tâm sự của những em bé, câu chuyện về những đồng bào bất hạnh, sự chịu đựng của những người sống sót, để rồi những tháng năm sau, tôi ghi lại trong Em bé Việt Nam và viên sỏi, Thưa mẹ chúng con đi, và những bài thơ khác.

Trong những người Việt Nam bất hạnh đó có người anh tôi đã mang ơn, người đã giúp tôi cơ hội vượt biên. Những dòng chữ này như nén hương để tưởng nhớ về anh.

Tôi vẫn nhớ ngày anh đưa chiếc ghe về, tôi hỏi anh sẽ dùng nó làm gì. Anh đáp gọn “vượt biên”. Tôi cười không tin anh nói thật, khi nhìn chiếc ghe quá nhỏ, nhưng cũng chẳng nói gì thêm. Chuyện tàu bè không phải là việc của tôi, biết hay không cũng chẳng ích gì. Anh mướn người sửa lại, cắt nửa trên của chiếc ghe và đóng thêm một lớp ván bên ngoài, sửa mũi và lái cao hơn. Anh mua một chiếc máy nhỏ ở đường Bến Chương Dương đem về gắn vào. Tháng sau tôi trở lại sông, chiếc ghe cũ đã thành chiếc tàu có chiều dài mười mét và chiều ngang chỉ một mét rưỡi. Tuy nhỏ nhưng có dáng dấp một chiếc tàu đánh cá hơn là chiếc ghe đi sông trước đây. Anh bảo tôi vì bụng của tàu vốn là một chiếc ghe nên chỉ có thể nối cao đến thế là cùng.

Tôi được mấy người thợ đóng ghe đưa đi một vòng quanh sông. Ngồi trên sàn ghe nhìn nước sông Nhà Bè màu vàng đục, một cảm giác bất an chợt dâng lên trong lòng khi nghĩ đến ngày nào đó sẽ ra biển với chiếc ghe vỏn vẹn mười mét này. Anh bảo đừng sợ, sẽ đi biển được. Anh dặn tôi xuống tàu sống với anh tài công và đóng vai thủy thủ. Tôi lại cười vì tôi không rành bơi lội và cũng chưa hề làm nghề buôn bán trên sông, trên biển bao giờ. Anh nghiêm giọng “Nhưng nếu có chuyện gì xảy ra trên bờ thì chú mày cũng có thể đi thoát được.”

Tôi biết anh sắp xếp như thế vì lo cho tôi nhưng một phần khác để tôi khỏi có cơ hội kéo đám bạn bè của tôi theo. Dù đồng ý hay không, tôi cũng không có chọn lựa nào khác. Tiền bạc và công sức đều là của anh. Anh xem tôi như một đứa em nhỏ. Mỗi chiều khi anh ở ngoài sông về, chúng tôi thường hẹn nhau trong một quán rượu. Anh em chúng tôi mướn chỗ để trò chuyện hơn là nhậu nhẹt vì cả hai đều không biết uống rượu. Hoàn cảnh của anh rất giống tôi. Anh cũng lớn lên từ Đà Nẵng chiến tranh và nghèo khó. Anh vào Sài Gòn học và học chung trường đại học với tôi, khác nhau ở chỗ, khi anh lên bậc cao học tôi còn là sinh viên năm thứ nhất.

Chuyến đi khá bất ngờ. Anh chỉ cho tôi đủ thời gian để về chào mẹ tôi. Anh không cho biết chính xác ngày giờ vì ngại tôi sẽ dắt theo bè bạn. Anh biết tính tôi. Tôi hứa hẹn với nhiều người. Một phần tôi chẳng tốn kém gì, phần khác vì tánh tôi hay chìu lòng bạn. Những đứa được tôi hứa dắt theo đều bị bỏ lại. Điều này đã gây ra nhiều giận hờn đáng tiếc giữa chúng tôi cho tới tận ngày nay. Ngày đi tôi đóng vai thủy thủ thật. Anh hẹn mọi người tại một con lạch nhỏ ngoài bìa làng Chu Hải. Tôi theo ghe đến Chu Hải và ngủ đêm lại trong con lạch để chờ khách vượt biên.

Trời gần sáng nhưng không thấy ai đến cả. Chúng tôi thức dậy nhìn ra sông. Nước rút hết. Con lạch khô như một con đường làng hẹp. Chiếc ghe vượt biên của chúng tôi nằm chênh vênh bên bờ lạch. Chiếc bánh lái nhỏ như chiếc quạt để bàn đang phơi mình trên cạn. Nhìn bánh lái, tôi thầm tự hỏi, với món đồ chơi trẻ em này làm sao chẻ nổi sóng biển Đông. Mãi đến sáu giờ sáng, nước bắt đầu dâng lên và khách vượt biên không biết từ đâu cũng dần dần xuất hiện. Mọi người lo ngại nhìn chiếc ghe nhỏ nhoi trong lúc mặt trời sắp mọc. Công an và du kích có thể đến bất cứ lúc nào. Nhiều người lo sợ bỏ về. Anh tài công lẽ ra phải lái chiếc ghe cũng bỏ cuộc. Nhưng nhiều người khác, trong đó có tôi, quyết chí ra đi. Một người khách tự động nhận trách nhiệm lái chiếc tàu. Và như thế, chúng tôi đi. Chiếc ghe nhỏ trôi bồng bềnh trên biển Đông hai ngày hai đêm. Mệt mỏi nhiều hơn là đói khát. Cuối cùng sau bốn chục giờ và một lần máy chết, tưởng như sẽ chết, chúng tôi được một tàu hải quân Mỹ vớt.

Tôi nhận thư anh trong thời gian tạm trú ở đảo Palawan. Anh đang lo đóng một chiếc ghe khác, lớn hơn và chắc chắn hơn nhiều so với chiếc ghe bầu sửa lại mà tôi đã đi. Chúng tôi hẹn gặp nhau ở đảo, nếu không kịp, hứa sẽ tìm nhau dù ở nơi nào. Trong lá thư cuối cùng, anh báo tin đang chuẩn bị ra đi.

Anh ra đi thật nhưng không bao giờ đến. Bà con anh ở Đà Nẵng và khách vượt biên gần cả trăm người cùng đi với anh cũng không bao giờ đến. Anh đã chết như hàng trăm ngàn đồng bào khác đã chết trên biển Đông. Tôi mang ơn anh nhiều lắm. Không có sự giúp đỡ của anh, hôm nay có thể tôi còn lang thang một nơi nào đó ở Việt Nam. Tôi đặt tên đứa con gái út của tôi cùng tên với con gái duy nhất của anh để kỷ niệm cho tình anh em tuy ngắn ngủi nhưng đầy biến cố của chúng tôi.

Bao nhiêu người Việt đã chết trên biển khơi như anh. Theo ước lượng của nhiều cơ quan thiện nguyện quốc tế, khoảng nửa triệu người đã chết trong gió bão, trong đói khát, trong bàn tay hải tặc từ sau 1975. Thật ra, con số đó cũng chỉ là con số tượng trưng, cần đó để điền vào khoảng trống của một bảng thống kê. Tôi tin không ai biết và sẽ không bao giờ biết được bao nhiêu người Việt Nam đã chết trên biển Đông từ sau mùa bão lửa 1975.

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn đọc những lời kêu gọi, những giải sáng tác văn thơ, tự truyện, khuyến khích đồng hương còn sống sót, viết lại, kể lại cuộc đời tỵ nạn, kinh nghiệm vượt biên như những bài học lưu truyền cho hậu thế. Vâng, đó là những cố gắng tốt nhưng ai sẽ là người cầm bút viết ra đây.

Tôi và một số bà con khác đã kể lại vì chuyến đi của chúng tôi tuy hồi hộp nhưng không gây nhiều thiệt thòi, mất mát. Trong lúc những câu chuyện cần được nghe, những bài học cần được kể lại, sẽ không bao giờ được kể.

Làm sao tả được cảnh những người phụ nữ Việt Nam nằm trần truồng trên sàn ghe như những con cá vừa được kéo lên, đang chờ mổ bụng, ướp đá?

Làm sao tả được tâm trạng của người chồng bị trói chặt, nhìn người vợ mang thai bị hải tặp hiếp dâm trước mắt?

Làm sao tả được tiếng kêu của em bé lên sáu, lên năm khi nhìn xác mẹ mình bị ném xuống biển sâu?

Làm sao tả được cảnh người thoi thóp phải ăn thịt người vừa chết để kéo dài sự sống trên chiếc ghe chết máy lênh đênh nhiều tháng trời trên biển Đông?

Không, những câu chuyện vượt biên bi thảm là những viên đá nghìn cân đè nặng lên số phận của đồng bào bất hạnh và sẽ muôn đời ở lại trong lòng biển.

Bên trong chiếc cửa kính dày của văn phòng làm việc, vào những ngày giông bão, những ngọn sóng lớn đánh vào bờ đá, tung bọt cao đến tận chân tường, gió thổi mạnh đến nỗi xé nát những tấm bảng quảng cáo cắm dọc bến tàu. Những lần như thế, tôi ngồi tưởng tượng đến những điều kỳ lạ có thể đang xảy ra trong vùng nước phía bên kia. Tôi cảm giác như có một xác chết đang trôi, một bàn tay vừa nhô lên mặt nước, một tia máu vừa phọt ra từ miệng cá.

Tôi cố lắng tai nghe nhưng không nghe gì cả. Lớp kiếng cách âm dày đã ngăn giữa căn phòng ấm áp nơi tôi làm việc và giông bão phía bên kia như ngăn cách giữa hiện tại no đủ và quá khứ đầy thiếu thốn của tôi.

Nhưng nếu không có lớp kính dày kia liệu tôi có nghe được gì không?

Vẫn có thể là không. Cuộc sống xứ người đã cuốn tôi đi xa, xa đến mức nhiều khi không còn biết mình là ai nữa. Tôi vẫn đọc mỗi ngày bao nhiêu tin buồn về đất nước, tôi đã thấy mỗi ngày bao nhiêu cảnh bất công đè nặng lên số phận đồng bào. Nhưng, ngoài trừ những bài thơ, bài văn viết khi nhàn rỗi, tôi vẫn dững dưng nhìn bàn tay của những em bé Việt Nam năm sáu tuổi đang vẫy mời những khách mua dâm ở Campuchia và tôi vẫn lạnh lùng nhìn giọt nước mắt của những cô gái Việt Nam đang chảy trên đường phố Đài Loan.

Phải chăng con đập áo cơm đã ngăn đôi dòng sông lý tưởng thời tuổi trẻ của tôi?

Phải chăng hàng rào danh lợi đã che khuất đi khả năng để biết lắng nghe tiếng kêu gào thống thiết của quê hương và cả tiếng gọi của chính trái tim mình?

Có thể cả hai. Biển, vì thế, vẫn lặng yên, câm nín như nỗi đau của đồng bào tôi và đất nước tôi.

Trần Trung Đạo

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Phiên Bản Tình Yêu

Tác Giả Tưởng Năng Tiến

Tôi (trộm) nghe nói rằng quân tử ba ngày mà không đọc sách thì diện mạo dơ dáng, và trò chuyện khó nghe. Tôi vốn bẩm sinh là kẻ mặt mũi không mấy dễ coi, và chuyện trò thì vô cùng nhạt nhẽo nên (lắm khi) dễ đến vài ba năm cũng chả nhìn đến một cuốn sách nào mà vẫn cứ sống phây phây - chả có (trăng) sao gì ráo trọi.

Tháng trước, tôi được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương gửi cho một bộ sách to đùng, dầy hơn ngàn trang (thấy mà ớn chè đậu) tựa là Phiên Bản Tình Yêu (*). Bìa trước và bìa sau đều có hình của hai phụ nữ khỏa thân, và (hơi) gợi dục!

Tên tác giả (Vũ Biện Điền) thì hoàn toàn xa lạ. Trong tình yêu, cũng như tình dục, tôi rất ngại chuyện “phiêu lưu” nên lẳng lặng đẩy luôn cái “của nợ” trông rất “ướt át” này vào một góc!

Hôm kia, chả may, giáp mặt người tặng sách - nhà báo Uyên Thao:

- Cậu nghĩ sao về cuốn Phiên Bản Tình Yêu của Vũ Biện Điền?

Tôi đỏ mặt, ấp úng:

- Dạ, em chưa đọc chữ nào.

Dù không nghe nhưng tôi cảm được một tiếng thở dài - cố nén - của người đối diện. Với đôi chút áy náy, tối hôm đó, tôi đọc hơn bốn trăm trang sách. Sáng hôm sau, cáo bệnh, nằm nhà “chơi” luôn hơn bảy trăm trang nữa với rất nhiều ngạc nhiên và thích thú.

Có thể nói là mấy thế hệ người Việt liên tiếp vừa qua, ít nhiều, đều là nạn nhân của thời cuộc hay của chế độ hiện hành nhưng chắc chưa có ai ngồi cặm cụi (nhiều năm trời) để ghi lại những nhận xét tỉ mỉ và chính xác của mình về “những loại nhà nước” hiện nay = như Vũ Biện Điền:

Trong số đó đáng kể hơn cả là nhà nước Đảng, còn gọi là nhà nước Quỷ hoặc Siêu Chính Phủ vì nó biến hóa như một cái bóng ma khổng lồ tác nghiệp lên tất cả các nhà nước khác. Ở trung ương, đứng đầu nhà nước này có tổng bí thư, nội các cơ mật là bộ chính trị. Ở địa phương, đứng đầu nhà nước này có bí thư tỉnh ủy, nội các cơ mật là ban thường vụ… Nó là đầu mối của mọi nhũng nhiễu, tai họa và tội ác nhưng rất có tài bẻm mép phủi tay

Tiếp theo là nhà nước Hành Chánh, còn gọi là nhà nước Hành Dân vì bộ nào của nhà nước này cũng có chức năng làm dân khổ cực do đặc tính cửa quyền, nó vâng lệnh đảng như một thứ đầu sai quản lý đất đai và điều hành nô lệ cho chủ nhân, thu gom vô tội vạ tài sản trong nhân dân, sau khi trích nạp cho chủ, nó được quyền chi tiêu xả láng. Ở trung ương, đứng đầu nhà nước này có một chủ tịch không thực quyền, nội các cơ mật là thủ tướng và các bộ trưởng. Ở địa phương, đứng đầu nhà nước này có chủ tịch, nội các cơ mật là ban thường trực và các giám đốc sở…

Thứ ba là nhà nước Quốc Hội, còn gọi là nhà nước Phường Chèo hoặc nhà nước Kỳ Nhông vì đặc tính hát ca véo von theo cách dàn dựng của đảng, nhanh nhạy thay vai đổi màu tùy từng vị trí - ở trung ương nó là lập pháp, ở tỉnh nó là hành pháp, ở tòa án nó là tư pháp. Hình thái nhà nước Quốc Hội về đến địa phương gọi là Hội Đồng Nhân Dân, đặc tính véo von và đổi màu vẫn lưu cữu.….

Thứ bốn là nhà nước Mặt Trận Tổ Quốc, còn gọi là nhà nước Chịu Trận, vì nó là một thứ bung xung vỹ đại hứng đòn - phản đòn - đỡ đòn cho các nhà nước kia. Nhà nước này còn có một chức năng định kỳ như một lò hộ sinh, phù phép hiệp thương ba lên bốn xuống trong mỗi mùa bầu cử, cho ra những đứa con đúng kiểu mẫu đặt hàng của đảng… Quá trình vận động, thành tích cao nhất của Mặt Trận Tổ Quốc là tạo ra Mặt Trận Việt Minh trước trước 1954, và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trước 1975 - hai lá bài này khá ăn khách, nhưng tới hồi lật tẩy thì vô cùng bỉ ổi!

Thứ năm là nhà nước Quân Đội, còn gọi là nhà nước Vũ Trang… nhà nước này làm bằng sức người và của nả của nhân dân nhưng chỉ trung với đảng. Nên chi nó khu trú ở đâu là lãnh thổ riêng ở đó, từa tựa như một quốc gia trong một quốc gia. Khi cần, nó mạo danh quốc phòng, đưa quân chiếm hữu đất đai, rồi đặt ra định chế tự cấp tự quản… Ở trung ương, đứng đầu nhà nước này có quân ủy, hội đồng cơ mật bao gồm các tổng cục chuyên ngành… Nhà nước này hội đủ tính chất phong kiến trung cổ La Mã, sỹ quan là giai cấp đảng viên gọi là cán bộ, bổng lộc hậu hĩ - hạ sỹ quan và lính (con em nhân dân thi hành nghĩa vụ), gọi là chiến sỹ, chỉ được hưởng sinh hoạt phí vừa đủ cầm hơi tới ngày phục viên…

Thứ sáu là nhà nước Công An, còn gọi là nhà nước Tam Đại vì mỗi thành viên phải có lý lịch ba đời bần cố,… vừa nghèo vừa ngu từ đời ông đến đời cháu. Đây là nhà nước bán vũ trang, thừa quan thiếu lính, quyền hành vô giới hạn, bổng lộc vô bờ bến. Không những nhân dân kinh sợ mà một số viên chức các nhà nước khác cũng chùn bước trước những đặc quyền đặc lợi của các ấm tử viên tôn. Lịch sử nhân loại từ xưa đến nay, chỉ dưới thời phát xít Đức-Ý-Nhật và các nước xã hội chủ nghĩa mới có thứ nhà nước kỳ lạ này. Nó đồng hóa mình với đảng chuyên chính, tự quyết tất cả và không chịu một quyền lực nào ràng buộc, một tổ chức nào kiểm soát.

Vũ Biện Điền cũng “tính sổ” rành mạch từng vụ một, cùng với tên tuổi rõ ràng của những tên chính phạm. Xin đơn cử vài vụ tiêu biểu:

- Công Hàm 1958:

“... tôi mới lần ra danh sách bộ chính trị đảng CSVN từ 1951-1960. Đó là Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị, và Lê Văn Lương. Phạm Văn Đồng chỉ là nhân vật hàng thứ sáu, chỉ bậc trung thôi... Án chung không thể tội riêng, một mình Phạm Văn Đồng mà dám qua mặt chủ tịch Hồ Chí Minh a? Dám qua mặt đảng Cộng Sản a?

- Thảm sát Mậu Thân 1968:

“...tôi đào được danh sách của bộ chính trị nhiệm kỳ ba của đảng Cộng Sản Việt Nam 1960 -1976. Nhìn chung, chẳng ai xa lạ, Hồ Chí Minh chủ tịch, Lê Duẩn bí thư thứ nhất, Trường Chinh chủ tịch quốc hội, Phạm Văn Đồng thủ tướng, Phạm Hùng phó thủ tướng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng, Nguyễn Chí Thanh mất năm 1967, Nguyễn Duy Trinh phó thủ tướng, Lê Thanh Nghị phó thủ tướng, Hoàng Văn Hoan phó chủ tịch quốc hội, Trần Quốc Hoàn và Văn Tiến dũng, hai thành viên này được bổ sung từ năm 1972.

Cách nhìn của Vũ Biện Điền về những người đồng thời với mình - qua lời những nhân vật của ông - cũng khá khắt khe, và rất có thể gây ra tranh cãi gắt gao:

Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi vào lột lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người ngoài nhìn vào phát thèm. Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo trá mà cứ ngoác miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô nước mắt khi ông chết. Họ biết bè lũ kế thừa đang đi tiếp con đường của ác quỷ mà vẫn tranh nhau làm tôi mọi, cúc cung tận tụy. Họ biết lịch sử đang rao giảng là thứ cực kỳ giả dối nhưng học thuộc vanh vách, nếu có ai mạnh dạn đính chính thì phồng mang trợn mắt, cãi cối cãi chầy như sợ mất đi độc quyền làm thân sáo vẹt. Họ nhận quá nhiều đau khổ do độc tài đảng trị nhưng không dám đối mặt với kẻ thù cứ ươn hèn đổ vạ cho phong kiến, cho tư sản, cho địa chủ, cho Mỹ Ngụy, xua con em vào chết ở miền Nam mà không biết đang hiến máu cho hung thần và đang hy sinh cho một thiên đường mù...

Ngoại trừ một số rất ít sớm thức tỉnh như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Dương Thu Hương, Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc ... tôi chưa thấy một tổ chức nào bi phẫn, chưa thấy một đoàn thể nào muốn nắm tay nhau liên kết xuống đường biểu tình, họp mít-tinh vạch mặt chỉ tên bè lũ tay sai Nga - Hoa, tập đoàn phi nhân bản, phản nhân quyền, bọn bán nước cầu vinh ...

Một tác phẩm mang đậm mầu sắc chính trị như thế sao lại có cái tựa trữ tình và ướt át là Phiên Bản Tình Yêu? Trong phần lời tựa nhà văn Trần Phong Vũ đã giải thích (phần nào) như sau:

Như nhan sách, Phiên Bản Tình Yêu là một chuyện tình - mà là một chuyện tình xuyên thế hệ, mang nhiều kịch tính với những tình tiết éo le, ngang trái, chuyển biến bất ngờ. Nhưng Tình Yêu ở đây chỉ là lớp vỏ, là mặt nổi của một tảng băng sơn giữa đại dương mờ mịt ...

Cuộc tình xuyên thế hệ ở đây có thể được hiểu như một thứ “thang” để dẫn “thuốc”, một chất xúc tác, tạo hấp lực lôi cuốn người đọc đi sâu vào những âm mưu, những màn đấu đá, những trò lường gạt, thay bậc đổi ngôi trong một xã hội người ta nhân danh đủ thứ với những mặt nạ khóc cười, hỉ nộ đã được mã hóa khi thực chất chứa đầy tâm thái tham lam, ích kỷ, độc ác, chỉ vụ thỏa mãn những lợi ích cá nhân, bè nhóm, bất chấp sự an nguy của tiền đồ quốc gia dân tộc. Và trong chừng mực nào đó, với tư cách người chứng, tác giả đã đạt được mục đích của ông.

Tôi cũng tin là Vũ Biện Điền hoàn toàn đạt được mục đích của mình nhưng e rằng ông không thành công (lắm) khi dùng hình thức tiểu thuyết như “một chất xúc tác, tạo hấp lực lôi cuốn người đọc đi sâu” vào “chuyện tình xuyên thế hệ” này. Những nhân vật trong Phiên Bản Tình Yêu (e) hơi quá nhiều kịch tính, qua những mẫu đối thoại rất dài và (rất) trí tuệ nhưng cũng rất xa lạ với đời thường hay đời thật.

Tất nhiên, đây chỉ là suy nghĩ hoàn toàn chủ quan (và có thể là hoàn toàn sai lạc) của một thường dân mà trình độ thưởng ngoạn nghệ thuật còn nhiều giới hạn. Mong được đón nhận những nhận định khác, từ những người đọc khác, về công trình tâm huyết và đồ sộ này của Vũ Biện Điền.

TNT

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


“Một ngày cho nước Phi”


Vũ Nam (Germany)
Một nhóm thân hữu người Việt ở hai thành phố Reutlingen và Tübingen, Cộng Hòa Liên Bang Đức, sẽ tổ chức “Một Ngày Cho Nước Phi- Đêm Văn Nghệ Gây Quỹ Cứu Giúp Nạn Nhân Bão Lụt.”

Ngày giờ và địa điểm tổ chức đêm văn nghệ: Từ 16 giờ đến 23 giờ ngày thứ Bảy 21 tháng Mười Hai, 2013, tại Halle Mehrgenerationenhaus Voller Brunnen in Mittnachstr. 211, Reutlingen, Cộng hoà Liên bang Đức.

Thư kêu gọi của ban tổ chức đêm văn nghệ được gửi đến cộng đồng người Việt tị nạn tại Reutlingen, Tübingen và những vùng phụ cận.

Hầu như hằng năm, vào những tháng 8, 9,10, 11 trong mùa hè và sau hè, đất nước Philippinen luôn luôn chịu những tai ương do những trận bão lớn đem lại. Nhưng có lẽ sự thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay cho nước Phi là do cơn bão Haiyan (Hải Yến) đã thổi qua nước này trong thời gian vừa qua. Bão đã tàn phá cả một khu vực rộng lớn nằm trong vùng vịnh Leyte. Thiệt hại nặng nhất là thành phố Tacloban và những vùng lân cận. Nhà cửa bị gió cuốn trôi, số người chết lên hơn 5000 người; người lớn, trẻ em sống sót qua cơn bão đang chịu cảnh đói khát, thiếu thốn mọi thứ như quần áo, thuốc men, vật liệu xây dựng lại nhà cửa.
Image
Bão Haiyan tàn phá Philippines. Hình: washingtonpost.com
Nhiều nước trên thế giới, sau sự kiện bão Haiyan tàn phá nước Phi, đã nhanh chóng gửi lời chia buồn, cứu giúp ngay bằng mọi phương tiện, tiền bạc, nhân lực, thuốc men... Họ thể hiện câu ‘Lá Lành Đùm Lá Rách’ ngay cho nước Phi xa xôi không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động thiết thực.

Chúng ta, những người Việt Nam tị nạn đang sống trên khắp các nước ở Âu, Mỹ và Úc Châu nếu không trực tiếp thì cũng gián tiếp đã nhận được những ân sủng, giúp đỡ từ chánh phủ Phi trong mười mấy năm từ 1976 đến 1990, khi tự chính chúng ta hay thân nhân chúng ta là những người đã vượt qua biển Đông bằng những chiếc ghe thuyền nhỏ, sau đó tấp vào bờ biển Phi, hoặc được người dân đánh cá Phi, tàu quân sự Phi, hay những tàu chiến, tàu buôn của các nước Tây phương cứu vớt và đem vào tạm trú trong nước Phi, điển hình là hai trại tị nạn Palawan và Bataan, mà hầu hết mọi người Việt ở Phi đều biết. Còn riêng với người Việt tị nạn cộng sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức thì hầu như đại đa số chúng ta đều được con tàu Cap Anamur cứu vớt ở biển Đông và sau đó được tàu mang vào tạm trú ở Philippinen để chờ ngày đi định cư ở các Đệ Tam Quốc Gia.
Image
Tàu Cap Anamur từng cứu vớt người Việt vượt biên ở biển Đông.
Hình minh họa. Nguồn: Spiegel.de
Trước tình trạng đau buồn hiện nay của nước Phi, trước những nỗi thống khổ của người dân Phi, và của gần 1,000 người dân Việt Nam đang sinh sống tại Phi do ảnh hưởng của cơn bão (theo tin mới nhất ngày 23 tháng 11 tại thành phố Tacloban có 100 người Việt sinh sống, sau cơn bão chỉ còn lại 30 người, 70 người mất tích), chúng tôi, một vài anh em là cựu thuyền nhân của thập niên 1980, tình nguyện đứng ra kêu gọi tổ chức “Một Ngày Cho Nước Phi- Đêm Văn Nghệ Gây Quỹ Cứu Giúp Nạn Nhân Bão Lụt”, để hầu đóng góp cùng với các chương trình cứu trợ đang được thực hiện từ nhiều quốc gia, chính phủ hoặc những tổ chức tư nhân trên toàn thế giới. Ngoài ra, trong chương trình sẽ có tổ chức buổi lễ “Phút Cầu Nguyện Cho Những Nạn Nhân Bão Lụt Ở Phi”.

Thay mặt Ban tổ chức, chúng tôi kính mong quý đồng hương bỏ chút ít công sức, tiền bạc, để đêm văn nghệ gây quỹ được thành công, đạt được kết quả tốt đẹp.

Post Reply