Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Bệnh ” nổ ” ở Mỹ rất thịnh hành ?

Tự dưng nghe nói “nổ dzăng miểng” thì có lẽ ai cũng hơi giật mình, nhưng nghĩ lại, thì chuyện “nổ” trong nước Mẽo này là chuyện dài “nhân dân tự dệ”.

Hôm rồi, “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” nên mới được nhìn thấy một tấm “bi-di-nít cà” (business card) của một vị ở đâu tuốt bên Tếch-xịt (Texas), ghi chép rất lộng lẫy: “Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuyến, chuyên viên Thuế Vụ”.

Người đọc rất lấy làm khâm phục vì ít khi có vị tiến sĩ nào chê “dóp” của các cơ quan chính phủ hay tư nhân mà đi làm thuế lui cui một mình. Chừng đến khi đọc kỹ lại mới biết ngài Tiến Sĩ có tới mấy cái bi-di-nít-cà lận! Cái thì đề “chuyên viên địa ốc”, tờ thì viết “chuyên viên bảo hiểm xe, nhà, động đất…”

Hóa ra lại một ngài Tiến-Sĩ-Nổ nữa, giống như một vị khoe có mấy cái bằng tiến sĩ ở Cali, nhưng nghe người ta đồn thì ngài nói tiếng Anh như mấy ông phương Bắc mới qua An Nam bán lạc xoong: ”Ai… lồ lồng, lồ nhôm, lồ sắc, lồng hồ, dàng dụng, bạc dụng bán hôn?”.

Cách phát âm y hệt như một chàng sửa xe, lúc nào cũng khoe có bằng Master of Mechanic! Ngay trên tấm thiệp đề tên tiệm sửa xe, chàng đề sau tên chàng một chữ M.Ạ thật lớn, trông oai khiếp!

Rồi mấy văn phòng bảo hiểm xe hơi cũng thấy bằng tiến sĩ, văn phòng bảo lãnh thân nhân đi du lịch cũng do một ông tiến sĩ cai quản. Tạ ơn Trời, người Việt di tản tài năng thiên phú, lấy bằng tiến sĩ dễ như ăn ớt vậy! Nhưng sao lại có người cho rằng mấy ông tiến sĩ đó là “Tiến Sĩ Nổ”?

Vậy thì bệnh “Nổ” phát sinh ở đâu ra? Hình như sau khi sang Mỹ, khí hậu thay đổi, từ miền nhiệt đới qua xứ lạnh, dễ bị lạnh cẳng, nhiều người di tản phải nổ đùng đùng để hâm nóng cơ thể lên hay sao ấy, nên đi đâu cũng nghe tiếng nổ?

Vừa mới gặp nhau lần đầu đã vội vã khoe “nhà tôi rộng cả mấy héc-ta..”, hoặc “nhà tôi trị giá trên ba bốn trăm, trả off rồi” Con cái thì ra trường bác sĩ, kỹ sư như kiến. Cậu nào, cô nào cũng làm cả trăm ngàn một năm. Vài vị ca tụng con mình làm “hai trăm đô một giờ” và thở dài mấy hơi làm như vẫn còn ít lương quá. Các cô tiểu thư, theo lời của các vị làm cha mẹ, đều lấy bằng hoa hậu hết. Cô nào cũng cả chục chàng theo. Người nghe, ai cũng khoan khoái vì dân tộc mình giỏi giang, văn chương chữ nghiã cùng mình, hầu như không có ai làm việc loại lao động mà người Mỹ gọi là “cổ xanh” (blue collar) cả.

Lại cũng hân hoan vì cha mẹ nào cũng bái phục con sát đất, không còn cảnh “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” nữa. Đến thăm mấy ông bi-di-nít thì nghe tán dương“ căn phòng này rộng mười mấy ngàn que-phít (square feet)” (có khi rộng đến vài chục ngàn que-phít) mặc dầu chỉ cần vài người khách hàng là cửa tiệm có mòi chết đứng vì không chỗ đặt chân.

Hôm nọ, gặp một chàng khoe nhà có nuôi gà nòi, người nghe mới buột miệng hỏi: “Ủa, ở thành phố mà nuôi gà được sao?”. Chàng bèn hất hơi cao cái cằm lên một tí và nhìn người hỏi với một cái nhìn thương hại: “Nhà tôi tuy ở phố nhưng dư điều kiện nuôi gà.” Ngừng một hai giây cho câu nói thấm vào hồn người nghe, chàng mới tiếp:”Nhà tôi những mấy ác cơ (acre) lận! Mà nhà rộng mấy ác cơ là có điều kiện nuôi gà.”

Một chủ nhân ông ở xứ hoa vàng, có cái biệt thự trên đỉnh đồi, có hai đường đi lên đi xuống khác nhau, muốn hù người bạn Hát Ô mới sang trong một bữa tiệc họp mặt, rút cái rê-đít cà ra dí dí vào mắt chàng Hát Ô: “Biết cái gì đây không? Cái này là cạc vàng, gôn cạc đấy, trị giá hai trăm ngàn trở lên, tiền đấy, muốn xài lúc nào cũng được.

Anh phải ở đây hai mươi năm và đi làm lương cao mới được nhà băng nó tặng cái cạc này!” Vừa mới qua Mỹ, chân ướt chân ráo, đi làm có mấy tít một giờ, chàng Hát Ô nghe nói cả trăm ngàn thì đớ lưỡi, nể nang quá, vì chắc mẩm đời mình tàn tạ rồi, làm gì có cơ hội có cái thẻ đó. Lại gặp một ông chủ tiệm phở ăn mặc rất sang trọng. Ông chủ ngắm nghía cái cà-là-vạt mác Good-Will của chàng Hát Ô một cách tội nghiệp, rồi tự móc cái ca-la-hoách của ông ra mà dứ dứ vào người đối diện, hỏi:”Anh biết cái tai này của tôi bao nhiêu tiền không? Của Ý đấy! Gioọc Dô Ạc Ma Ni (Giorgio Armani) đấy!”. Nghe mấy chữ “Gioọc Dô, Gioọc ra” được phát âm một cách trầm trọng, chàng Hát Ô ú ớ, mặt cứ nghệt ra, vẻ Cả Đẫn rõ rệt. Ông chủ tiệm phở đợi một lúc rồi mới phán: “Trên năm trăm đô đấy, chưa kể thuế!”. Những tiếng mấy trăm đô cùng mùi phở ở trên người ông bay ra làm chàng Cả Đẫn lảo đảo.


Chưa hết, ông lại nổ thêm một quả cho chàng lăn đùng ra: “Anh biết không, tôi có lệ là cứ mỗi năm, đúng tháng Tết và tháng hè, đến Bun-lóc (Bullocks) để mua một bộ vét, bất kể giá cả, và cũng không cần mặc làm gì. Ngoài ra, nếu có họp hội gì long trọng, tôi phải còm măng một bộ khác. Hãng Bun-Lóc biết thế, nên cứ ra một kiểu mới nào, lại gửi đến nhà tôi. Bây giờ, nhà tôi toàn đồ vét, mang ra bán cũng mất một thời gian!”.


Lấy ngón tay chỉ vào cái huy hiệu con ngựa đang co cẳng mầu xanh trên ngực áo sơ mi, ông thở dài, nhún vai: “Hồi này thú thật với anh, kinh tế xuống, chỉ dám mua cái áo này có vài trăm thôi”.Hãi hùng quá! Chủ một tiệm phở mà oai như vậy, thì chủ một khách sạn còn kinh khiếp bao nhiêu!

Một anh bạn trẻ khác, thấy dân mới qua đi đôi giầy có mười lăm tì ở Payless Shoe Source, thì tự tụt giầy mình ra, giơ lên cao, ngắm nghía: “Đôi giầy Bali của Ý này sơ sơ có ba xín thôi, đi vào đã như đi trên mây vậy!”. Người tuổi trẻ này lái một chiếc xe Xêlicà (Celica) mới toanh, được năm tháng thì phải năn nỉ một tên bạn khác xài giùm chiếc xe này cho khỏi bị “tâu”, vì lương tháng không đủ cho chàng uống cà phê, sau khi đóng tiền xe, tiền bảo hiểm, tiền share phòng… Chàng đành chịu mất toi tiền deposit khi mua xe, còn hơn bị tâu (tow) xe và bét rê-đít (bad credit). Bạn chàng, một người thích chơi nổ khác thì mua cái xe Mẹc Xê Đì (Mercedez), nhưng chỉ khi nào đi lấy le thì mới dám chạy, còn thường thì chàng cho đậu ở gara, vì không có tiền đổ xăng! Với các nàng, thì lại có lối nổ khác.


Một bà chủ tiệm “neo” (nail) tre trẻ, vẻ mặt rất căng thẳng, thì thầm với cô bạn: “Tối nay em phải “oọc đơ” trước ở tiệm Noọc-xơrom(Nordstrom) ép chàng vào lề. Chàng xuống xe, hỏi chị muốn gì, chị liền cười tình với chàng rồi rủ chàng vào khách sạn!”.

Trong một tiệm bán tạp hóa, một nữ sĩ caraokê đứng hát tỉ tê vài lời rất ướt át, mặc cho các khách hàng khác, cả nam cả nữ, đứng ngẩn người ra nhìn. Chừng như hát cũng chưa đủ đô, nữ sĩ nói một hơi với mấy cô bán hàng: “Em biết không, tuần nào chị cũng được mời đi hát ở mấy tiệc cưới rồi hội đoàn. Mỗi lần chị hát, người ta cứ ngẩn người ra mà vỗ tay.” “Mà chị hay hát bài gì ?” “Chị ấy à, nhạc tủ của chị là Trịnh công Sơn. Chị hát không thua gì Khánh Ly!”. Người nghe cứ tưởng tượng rằng giọng Khánh Ly mà xêm-xêm giọng chị, chắc nhạc Trịnh Công Sơn đã yểu tử tự hồi nẫm rồi.

Một vài bà phu nhân, từ xửa xưa vốn học sinh, rồi lên xe hoa về nhà chồng, nay bon chen vào chốn cộng đồng, cũng “nổ” lên bằng bộ đồ nhà binh bóng loáng, đi giầy bốt-đờ-sô cồm cộp, rồi chào tay cũng oanh oanh liệt liệt. Mà chào tay cũng đúng cách lắm, nhìn xa, tưởng ít nhất cũng mang ba hoa bạc… Hỏi ra, mới biết chồng bà cũng chưa có ngày nào biết “khởi đi bằng chân trái” như lời Dương Hùng Cường ta thán trong phim “Người Tình Không Chân Dung” ngày xưa.

Đi thăm mấy vị cựu quân nhân, công chức thì thấy cứ tự động thăng quan tiến chức ầm ầm. Trung Sĩ thành trung uý, hạ sĩ thành thiếu úy, nhân viên thường thành giám đốc…

Người viết có dịp quen với một ông thiếu tá Cảnh Sát Đặc Biệt một thời gian lâu, mãi sau mới biết ngài thiếu tá cũng là Cảnh Sát Đặc Biệt thứ thiệt, nhưng chức vụ cuối của ngài là “Hạ Sĩ Tài Xế!” của một vị thiếu tá khác! Trong nhiều cuộc lễ lạc, mấy ngài vốn chuyên viên “văn phòng tứ bảo” biến thành Biệt Động Quân họăc Nhẩy Dù hết (hình như họ cho là Bộ Binh không đánh giặc hay sao ấy?). Ai cũng mặc rằn ri cho oai. Nhưng, thật ra, mấy cái nổ trên chỉ là pháo tép thôi, chưa có “dzăng” miểng vào mặt người đối diện bằng khi một người bạn cho biết anh ta là vị tổng tư lệnh có 15000 quân hiện đang đóng tại biên giới Thái Lan, không phải ở biên giới Lào Việt, cách xa biên giới mình cả mấy giờ chim bay!

Tưởng tượng chỉ cần tiền nuôi ăn cho 15000 lính đó cũng đủ ná thở, chưa kể quân trang quân dụng, vũ khí, đạn dược… Rồi doanh trại cho 15000 người đó, chắc tiền điện, tiền nước, tiền phôn cũng khùng luôn! Chưa kể tiền làm vệ sinh cho hàng ngàn cái toa lét nữa! Cha chả, 15000 người không phải là con số nhỏ, làm sao chính phủ Thái Lan lại không biết cà ? Rồi tập trận, huấn luyện ở đâu ?


Hễ có tập trận phải có tiếng nổ, mà nổ thì dân chúng quanh vùng phải nghe, Việt Cộng phải thấy, vậy mà không ai lên tiếng phản đối gì cả ! Bộ có phép thần thông đi mây về gió, phi thân trên mái nhà, hay phù phép gì mà những mấy sư đoàn đó không ai nhìn thấy hết? Trong sinh hoạt chính trị, lại còn một lô những bộ trưởng, thủ tướng, (cũng may chưa có tổng thống!), và chủ tịch lia chia.


Những chức vụ vô thưởng vô phạt như Trưởng một hội ái hữu học sinh hay hội đồng hương cũng đều mang danh hiệu “chủ tịch”. Có lẽ danh xưng “Hội Trưởng” nghe không nổ bằng danh xưng “chủ tịch” nên ai cũng đua nhau làm “chủ “, hay tại vì đã ngấm trong tim, câu “Chủ Tịch *** vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta” nên nhiều nguời cũng mong được điền tên mình vào câu đó để thành chủ tịch vĩ đại. Số lượng chủ tịch đông đến nỗi nếu đi chợ thì sẽ gặp chủ tịch nhiều hơn là hội viên! Và cũng từ đó mà tranh chấp nhau, thanh toán nhau tơi tả. Thông cáo, thông báo được phân phát như bươm bướm. Truyền thông, truyền thanh biến thành dụng cụ nổ tan xác nhau.


Tình đồng hương, tình đồng môn, tình di tản, tình đồng đội bị nhạt đi, thay vào đó là sự tiêu diệt lẫn nhau một cách đau đớn. Đủ loại đạn nổ chụp bắn ra kinh hoàng. Cùng chống Cộng nhưng không chung đường lối, không chung chủ tịch là một bên biến thành Cộng Sản trước, rồi bên kia biến thành “ăng ten” sau. Cùng đồng môn một trường có tới nhiều năm học chung, lại chia hai, xé ba, rồi đâm đơn kiện nhau, dành chức chủ tịch, đến nỗi người Mỹ họ nghi ngờ tuốt luốt và cho là cộng đồng Việt phân hóa trầm trọng.


Chính quyền địa phương và các dân cử địa phương có thể vì đó mà giảm những chương trình phúc lợi cho cộng đồng, bớt “dóp” cho người Việt, không cần lắng nghe tiếng nói trung thực của ngưới Việt, có thể có kỳ thị sắc tộc với người Việt…Những chương trình lớn như kêu gọi Nhân Quyền cho Việt Nam, giải thể chế độ độc tài, bất công, nhũng lạm Cộng Sản tại quê nhà đã bị mất đi một phần hữu hiệu. Các chính khách, chính quyền bản xứ nếu muốn tiếp tay với cộng đồng để chống Cộng cũng ngần ngại không biết liên lạc với bên nào mà không bị nổ chết chùm do đó họ cũng đánh bài “lờ” cho chắc ăn.Chung quy cũng là tại tính ham “nổ”, hám danh! Ô hô! Ai tai! Đau đớn thay và tức tưởi thay! Biết đến bao giờ người mình mới bớt “nổ” và sống hiền hòa như những ngày giản dị năm xưa, để danh dự của người Việt Nam mình được thật sự tôn trọng, để công cuộc đòi Tự Do, Dân Chủ cho dân mình được thành công?

Thomas D. Tran

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Image

Thẹn


Ai sang đây cũng phải thích ứng với cuộc sống tại chỗ, ban đầu mua cái gì cũng quy ra tiền đồng VN, ăn trái chuối muốn nghẹn họng, nuốt vào nghe chan chát, người ta nói ăn chuối nhuận trường, nhưng cái gía quy đổi trong chớp nhoáng khiến trái chuối vón lại, nằm ỳ trong ruột tượng không tài nào «nhuận” được. Dư âm những ngày khắc khổ đọng lại, lắng sâu trong tâm tưởng, hội chứng đêm Sàigòn ngày Cali còn bàn bạc đâu đó, phải mất vài tháng hoặc cả năm sau dân ta mới hoàn hồn. Giời ạ thiên đàng hạ giới xem ra vẫn chưa phải là thiên đàng, ngoài chuyện đi đứng ăn ở, không phải trình báo địa phương, tự do suy tư làm việc ... cuộc sống bắt đầu từ con số không. Học chữ, học nghề, tìm việc làm, chuyện nhỏ, đã sống với Sàigòn đoạt cúp (cúp điện, nước, gạo, thịt ...và cúp tự do), chừng đó việc ăn nhầm gì, cái làm cho thiên đàng ta vừa bước vào khiến ta hụt hẫng là “hậu sự” còn lại bên nhà, nhiêu khê lắm. Cái “rờ mọt” nơi chôn nhau cắt rốn nặng hay nhẹ tùy vào hoàn cảnh từng người, ơn trời biển công cha nghĩa mẹ làm sao đong đếm được, bố mẹ mất đi rồi vẫn còn anh em, các cháu…

Chị đến Mỹ mới vài năm mẹ mất, những năm đầu vất vả, chị có gửi về cho cụ được bao nhiêu đâu, mấy khúc vải, vài túi nho khô, kẹo chocolat ... cụ gọi các cháu vào chia gần hết phần quà, chỉ nhai vài hạt nho nhìn các cháu mà vui. Chị giống cụ ở chỗ yêu đến mù quáng, cả đời cụ khổ vì anh hai, nát rượu vô công rỗi nghề, lúc còn sống cụ đong từng lon gạo đưa sang nhà anh để vợ anh nấu cơm, tiền chị gởi về cụ nhín ra một ít rót vào túi anh, mặc dù anh có công ăn việc làm và phần viện trợ của anh. Đâu đã hết nợ, ngoài anh hai,còn hai cô em với đàn cháu năm đứa, cô Hà góa bụa “single mom”, cô Ngà ba đời chồng bốn đứa con, ba ông việt kiều tại chỗ “tàng hình” biệt tâm nên bên nhà hay gọi qua bất tử để xin tiền đóng học phí cho các cháu.

Chuyện gởi tiền về VN, chuyện dài không đoạn kết, hệ thống chuyển tiền nhanh như chớp xuất hiện để giúp người “hoạn nạn” bên nhà, lệ phí hai hay ba phần trăm, nhấc điện thoại lên, gác điện thoại xuống là bên đó có người đến tận nhà giao tiền ngay. Ôi tiền ân tình, tiền “nghĩa vụ” đối với lương tâm, tiền viện trợ không bồi hoàn, thiên hình vạn trạng, có người ác mồm bảo đó là tiền “hụi chết”, tiền gì thì tiền cũng chỉ là cái vỏ bọc tình cảm của “kẻ ở miền xa” luôn hướng về quê nhà.

Hơn chục năm nay chị chuyên tâm lo cho tương lai thằng cu Thuận, tội nghiệp mồ côi cha, chị chu cấp hàng tháng để hai mẹ con cô Hà có cuộc sống thoải mái. Sau khi đậu tú tài, học phí của cu Thuận tăng theo hệ số bình phương, đại học tư bên nhà thu học phí theo tiêu chuẩn “nước ngoài”, tính theo gía dollar, tiền sinh sống, tiền ăn chơi... chi phí trọn gói 2 trong 1 của hai mẹ con cô Hà tính ra vài ngàn một năm.
Ngán nhất là mấy cú điện thoại của cô Ngà, toàn là những “cú sốc” bạc ngàn, thua canh bạc tứ sắc, cô cầm béng nó tờ hộ khẩu, thằng út của cô vừa lên sáu không vào mẫu giáo được vì thiếu hộ khẩu, tiền chuộc hai ngàn dollars. Chị sợ cháu mình mù chữ, đành gởi về số tiền theo yêu cầu, vậy là ngân sách viện trợ năm nay “vượt chỉ tiêu”. Buồn quá chị trộm nghĩ, có thể Chúa phạt chị từ lâu đã “xù tiền” đóng góp giúp nhà thờ trang trải chi phí điện nước tu sửa phòng ốc, đúng là nghĩ quẫn, Chúa nhân từ đời nào lại phạt người tốt bụng như chị.
Xét cho cùng trong thánh kinh cũng như trong kinh phật, bên nào cũng bảo người ta làm việc thiện để tích đức, nhưng trong kinh sử chưa có đoạn nào dạy chúng ta chỉ làm việc thiện trong gia đình mình thôi, như trường hợp của chị. Nếu ai cũng làm phúc trong “nội thất” như chị, mấy cái hội từ thiện như chữ thập đỏ, viện mồ côi ... đã lăn cổ chết từ lâu rồi, bởi vậy đạo với đời tuy gần ... mà xa.
Bên nhà khen chị viện trợ như thế phúc đức gấp vạn lần đi hành hương thánh địa erusalem, hay sang Ấn Độ lội sông Gange, hoặc đi mấy vòng cái tháp La Mecque tận bên xứ Ả Rập.
Hơn hai mươi năm là cư dân Cali, chị chưa đi đâu xa ngoài cái chợ Little Sàigòn mỗi lần xuống Los chơi, nhìn cái bảng Hollywood xa xa trên đồi mát lòng mát dạ vô cùng, điều đó nhắc nhở chị đang ở trên đất Mỹ, dù chị có phải cày hai jobs, bên này hơn bên nhà ở chổ ai có nhu cầu kiếm tiền tha hồ “cày”. Trong giấc ngủ chị thấy cái bảng Hollywood sáng rực một góc mơ, sáng ra chị tiên tiếc, gía chị vào thử Hollywood Studio xem sao, trăng sao gì, vào đấy lại tốn tiền, tiền đó để gửi về VN giúp anh em.
Tội nghiệp chị chưa biết Đà Lạt, Nha Trang, Cần Thơ, Sa Đéc ra sao, vì mỗi lần về thăm nhà anh em thi nhau “gặp nạn”, người ốm trầm trọng, hay bị mất của, kẻ tróc mái nhà, số tiền mang về bao giờ cũng thiếu hụt. Quay về thiên đàng xứ mẽo, chị làm over time bù vào lỗ trũng anh em bên nhà đục khoét để thử sức làm việc của chị.
Bạn bè khoe đi chơi đó đây, như đi Cruise, tour Âu Châu... chị rùng mình, thiên hạ ăn gì mà gan đến thế, chị chịu thua, chị ngại tiêu tiền cho riêng mình lắm, chị tuổi tuất, nhưng cầm tinh con trâu, cày từ VN sang tới Mỹ, bên ni chị cày bạo hơn bên nớ, tội nghiệp VN nghèo quá làm gì có ruộng mà cày như xứ Mỹ bao la này.
Ở đây chị mới đi đến cầu Golden Gate, bạn bè xúi lắm chị lấy hết can đảm đi biển cho biết với người ta, mà biết cái gì, chỉ thấy biển mênh mong, giá cái túi tiền của chị cũng bao la như thế chị không phải lo âu. Có người bảo biển là thơ, là nguồn cảm hứng, là bạn tâm tình, chị có thấy gì đâu ngoài sóng vỗ chập chùng khiến lòng chị chao đảo như những lần có tin “cần được giúp đỡ khẩn cấp” từ bên nhà gọi sang.
Chị tính non tính gìa với mớ tiền kiếm được, hốt hụi chót, cộng thêm khoản trợ cấp hai đứa con, chị có một khoảng “dự phòng” đáng kể, khoản này không dành cho gia đình chị, mà ưu tiên phòng khi bên nhà anh em “gặp nạn” nhưng chị là người “lãnh đạn”. Bên này chị đi làm có bảo hiểm y tế, có chuyện bất trắc dựa vào tiêu chuẩn “low income” mà hưởng, bên nhà người ta không đi làm, làm gì có bảo hiểm nên chị phải lo trước.
Đôi khi thấy bạn bè, giúp nhà thờ, cúng dường, đóng góp vào những tổ chức từ thiện, chị cũng ngại, ăn cơm xứ Mỹ đến mòn răng, hưởng sái phúc lợi xã hội cũng nhiều mà chưa dám bỏ ra vài đồng dư thừa đóng góp.
Nhớ lời cha xứ nói với chị bữa trước, nếu anh em bên nhà còn khó khăn thì con cứ giúp họ, Chúa làm sao trách người tốt lành như con. Giời ạ, anh em chị còn khó khăn vì chưa quen đi làm để kiếm sống chứ đâu phải họ lao lực cực nhọc mà không đủ ăn, họ thuộc “giai cấp bóc lột” cái đứa “lao động” đến vô sản như chị đấy. Các con của chị lắc đầu ngao ngán chứng kiến cảnh vợ chồng chị cắn đắn nhau vì những “cơn bão tình tiền” từ bên kia đại dương thổi qua. Tưởng mất job, đói ăn, nợ đòi nên gia đình chị điêu đứng, ai dè điệp khúc “tình là tiền” của anh em của chị lại có ảnh hưởng chết người đến hòa bình nhà chị đến thế.
Một hôm xem thiên phóng sự về những thuyền nhân ngày xưa đói rét, đau ốm, khi được đưa sang Mỹ, người bản xứ, những người xa lạ, đã tiếp đón và sẵn sàng chia cơm sẻ áo với chúng ta, chính quyền tạo cơ hội để giúp chúng ta hội nhập, đến hôm nay cộng đồng dân ta đã lớn mạnh về mọi phương diện.
Cơn bão Katrina quét qua xóm nghèo, nhà tróc nốc, người trắng tay, cuộc sống bấp bênh trên con sông chợt đến trong thành phố, hao hao xóm nhà sàn bên cầu Trương Minh Giảng ngày xưa... xứ Mỹ cũng có người nghèo chứ đâu riêng gì VN. Người ta nghèo vì không có việc làm, vì thu nhập ít ... còn anh em của chị nghèo vì không ai chịu đi làm, nhà có sẳn, vài trăm dollars chi phí mỗi tháng đủ sống, đi du lịch tính thêm, tội khổ gì phải đi làm.
Bỗng chị cảm thấy hổ thẹn, nước Mỹ cưu mang gia đình chị mấy chục năm nay chị chưa đền đáp ngày nào, lẽ nào chị quên câu châm ngôn của ông cha ta, “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Đành rằng chị có đóng thuế, nhưng tiền đó cũng đưa vào quỹ phúc lợi xã hội, các con của chị cũng đang thừa hưởng chứ có vào túi riêng ai đâu. Chị đã quên rồi sao, những lớp ESL, accounting sơ cấp, chị ghi tên học để lãnh tiền, sau khi thất nghiệp, có xứ nào hào hiệp tạo cơ hội cho mình học hỏi, còn cho thêm “tiền dằn bóp», chị đã giúp ích gì cho xã hội,cho cộng đồng ?
Đêm nay chị suy tư khó ngủ, chị ngồi lên, bật chiếc đèn ngủ, ghi vào sổ tay, khoản tiền sẽ chi cho những cơ quan từ thiện mà chị đã lãng quên từ bao nhiêu năm qua. Cái “trật tự ngược” việt kiều nuôi “việt lười” hình như đang làm chị bâng khuâng, chị làm sao giáo dục được các con nếu chúng thấy hai thế hệ bên nhà chỉ ngồi hưởng thụ, làm việc kiếm tiền là một khái niệm xa vời không có trong cuộc sống của họ.
Cái khó là phải nói làm sao để anh em bên nớ hiểu, xứ Mỹ giàu sang cũng do đôi tay lao động của con người vun đắp, bên ni đâu có khoảng “trợ cấp vô cớ” vì tình gia đình, dù muộn cũng đến lúc để họ phải sống với sức lao động của họ. Vì khi thế hệ “chạy giặc” của chị qua đời, họ sẽ trắng tay, chị không thể dạy các con của chị cố tìm nhiều tiền để gửi về VN nuôi bác, nuôi cô và anh em họ hàng bên đó, lỡ chúng nó hỏi, thế người bên đó bị cái gì mà không làm việc được, câu hỏi “sốc óc” đầy ẩn số chắc chắn sẽ làm chị trăn trở không tìm nổi câu trả lời.
Tạ ơn thượng đế trong đêm tăm tối đã dẫn đưa chị về đường ngay nẻo chính để chị không còn hổ thẹn với chính mình, muộn vẫn hơn không, gần sáu mươi tuổi, chị mới nhận ra chân lý.
Tạ ơn nước Mỹ đã cho chị cơ hội kiếm tiền bao nhiêu năm nay, đủ cơm ăn áo mặc, nhà cửa đàng hoàng, êm ấm với chồng con, chị chưa bao giờ mở lòng chia sẻ với những tai ương xảy ra chung quanh mình.
Nhưng mùa Tạ Ơn năm nay giúp chị nhận ra trên đời này không chỉ có gia đình bé nhỏ của chị, đại gia đình anh em của chị bên VN, mà còn cả nhân gian sống bên cạnh chị nữa.
Chị như lạc từ một hoang đảo trở về, phố xá đầy áp tình người, ân tình với xứ Mỹ chan chứa đã bảo bọc cộng đồng tỵ nạn chúng ta hơn ba mươi năm nay, trong đó có gia đình chị. Chung quanh chị người ta chung tay góp công góp của chia sẻ với đồng loại, chị còn ngại gì mà chưa nhập cuộc.
Chả biết xưng tội làm sao với cha xứ, bảo con chưa yêu xứ Mỹ, cha sẽ nói, tội đó không có trong 10 ĐIỀU RĂN của đạo công giáo, nói gì để cha hiểu chị thực sự sám hối, từ bỏ cái rờ mọt “đục nước béo cò” bên nớ để hòa nhập vào cuộc sống chung bên ni. Từ đây đến cuối đời, chị có khối cơ hội để chuộc lỗi, việc đầu tiên chị có thể làm ngay từ bây giờ, góm tiền tu sửa nhà thờ, giúp đỡ viện mồ côi, nạn nhân bị thiên tai, hoặc mua vé đi xem ca nhạc ủng hộ các hội đoàn thiện nguyện, trước mua vui sau làm nghĩa, vui chơi với đời còn được tiếng thơm sao chị không nghĩ ra nhỉ.
*Goodbye Sàigòn, welcome to the USA*, sau bao nhiêu năm định cư và lãnh nhận phúc lợi xã hội, lần đầu tiên chị bước vào xứ Mỹ với hành trang mới cáu.
Người Mỹ gốc Việt, chị sẽ cố quên “cái góc Sàigòn níu kéo” để cắm sào trên đất Mỹ, bắt đầu chia sẻ buồn vui với mọi người và đón nhận một mùa Thanksgiving thật ý nghĩa.

Đoàn Thị

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

Khi người tị nạn trả ơn
Tạp ghi Huy Phương


Báo Courier Mail của nước Úc hôm 28/7 ghi nhận chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm 2013 đã có 759 người Việt dùng thuyền tị nạn đến Úc, trong khi Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay tự hào cơm no áo ấm, xã hội tiên tiến, độc lập, tự do, hạnh phúc.

Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, chúng ta là những người vượt biển tìm tự do, hẳn đã biết thế nào là nỗi thống khổ, bỏ quê hương, làng mạc để ra đi, chịu đói khát, bị hải tặc cướp bóc, hiếp dâm hay chặt đầu, xô xuống biển, nên hết sức thông cảm với hoàn cảnh những người đã vượt biển này.

Tị nạn, dù là chính trị hay kinh tế cũng là điều đáng thương.

Những quốc gia độc tài, hà khắc buộc những người dân phải ra đi tị nạn, hay những chính phủ không lo đủ cơm áo cho nhân dân, để dân phải bỏ nước đi tìm miếng cơm ở xứ người cũng phải được lên án như nhau.

Dân Mễ Tây Cơ từ năm 1985 vượt biên sang Mỹ mỗi năm chết vì hơi nóng sa mạc, mất nước khoảng 200 người, nhưng từ năm 1995 trở về sau, số người chết này tăng gấp đôi, như vậy cộng với những người đi thoát đến Mỹ, đây là một quốc gia có người bỏ nước vì miếng ăn cao nhất.

Hiện nay, những người tị nạn Việt Nam đến Úc không có cơ may được nước Úc cứu xét cho định cư tại nước này, và nếu có đủ tiêu chuẩn của một người tị nạn họ sẽ được đưa sang Papua New Guinea.

Tệ hại hơn nữa là chính quyền Úc đã thỏa thuận cho phép công an từ Việt Nam, nơi mà người tị nạn đã bỏ ra đi, vào tận các trại giam người tị nạn để “làm việc”, có nghĩa là sẽ truy cập tên tuổi và chi tiết của thân nhân họ hiện ở Việt Nam.

Hành động này của chính quyền Úc, theo quy ước của người tị nạn là sai trái.

Thật sự, nếu công an thẩm vấn người tị nạn để tìm ra những đường dây buôn người thì được nhưng không thể dùng căn cước của những người tị nạn để trả thù thân nhân họ như thói quen và đường lối trả thù của các nước cộng sản.

Nhưng câu hỏi được giới truyền thông Úc đặt ra là những người gọi là “tị nạn” này muốn gì khi đặt chân đến Úc?

Đa số không phải là người tị nạn thực sự.

Nhiều người khai là vô gia đình, nhưng hồ sơ cho thấy một số trước đây đã du lịch đến Úc. Có người, sau khi du lịch đến Úc, họ hủy visa và xin ở lại đoàn tụ với gia đình vì bị đàn áp.

Courier Mail hôm 28/7 nói làn sóng thuyền nhân Việt Nam gia tăng, với 759 người đến Úc năm nay, nguyên nhân có tổ chức đưa người Việt lên thuyền sang Úc làm gái bán dâm hoặc buôn ma túy.

Ở Darwin, chính quyền cũng đã phát hiện một ổ mại dâm của người Việt ngay bên trong trung tâm giam giữ người xin tị nạn! Quả thật xấu hổ!

Những người tị nạn đến Úc trước đây, giờ đã ổn định cuộc sống, thì lại muốn “trả ơn” cho đất nước đã cưu mang mình bằng cách trở về Việt Nam và đem bạch phiến trở lại Úc để đầu độc cho thanh niên nước này.

Nhật báo The Age ngày 27/7/09 cho biết cảnh sát Úc đã xác định được hơn 100 người Việt ở Melbourne chuyên tải bạch phiến từ Việt Nam vào Úc cho 7 tổ chức tội phạm lớn ở thành phố này. Cảnh sát cho biết những người mang bạch phiến xuống phi trường Melbourne hằng tuần và đã đi nhiều chuyến như thế. Trong tháng 2 năm 2009, chỉ trên một chuyến bay mà cảnh sát đã bắt được bốn người mang bạch phiến vào Úc.

Theo ước lượng của cảnh sát thì mỗi tổ chức buôn lậu này kiếm được khoảng $2 triệu Úc kim mỗi tháng.

Một phụ nữ “tải” bạch phiến từ Việt Nam đến Úc, được cảnh sát theo dõi cho biết chỉ trong vòng 6 tháng trong năm 2008, bà này đã “đốt” khoảng $3,7 triệu tại sòng bạc Casino Crown, và đặt $50,000 cho mỗi ván bài…

Theo tin Việt Nam, đã có 25 người Úc gốc Việt bị tống giam ở Việt Nam vì buôn lậu bạch phiến. Sáu người trong số này đang chờ ngày xét xử trong khi 19 người đã bị kết tội và bị lãnh án khác nhau, kể cả tử hình, 20 năm tù hoặc chung thân. Tám người trong số này là cư dân Việt hiện ở tại Victoria.

Từ năm 2003 đến nay, ở Việt Nam đã có 7 người Úc gốc Việt bị tuyên án tử hình nhưng đã được giảm xuống án chung thân vì có sự can thiệp của chính phủ Úc!

Phải chăng vì luật pháp nước Úc quá dễ dãi và vì nước Úc đã bỏ án tử hình từ 1973?

Chúng ta chưa quên bản án tử hình Singapore đã dành cho một người “tị nạn” được định cư tại Úc là Nguyễn Tường Vân vào năm 2004. Nếu nói về danh nghĩa “tị nạn”, không ai hơn được con người này vì chính Nguyễn Tường Vân và người em song sinh là Nguyễn Đăng Khoa, đã chào đời tại trại tị nạn Songkhla ở Nam Thái Lan ngày 17 tháng 8-1980, sau khi gia đình đã bỏ nước ra đi, và sau đó, đã được nước Úc giang vòng tay nhân ái đón nhận cho vào định cư.

Tháng 11-2002, trên đường từ Saigon qua Singapore về Úc, Nguyễn Tường Vân đã bị cảnh sát tại phi trường Changi bắt vì đã mang theo trong mình 396,2 gram bạch phiến, nhiều gấp 25 lần số lượng phải chịu án tử hình theo luật lệ của Singapore. Y khai với cảnh sát là cần kiếm tiền để trả nợ và lo án phí cho em là Nguyễn Đăng Khoa bị ra tòa vì tội sử dụng ma túy và ẩu đả.

Vào ngày 20 tháng 3 năm 2004, phiên tòa Thượng Thẩm kết án tử hình Nguyễn Tường Vân và bản án đã được thi hành vào ngày 2 tháng 12- 2005, sau khi mọi can thiệp từ Thủ Tướng Úc John Howard, các cựu thủ tướng Gough Whitlam, Bob Hawke, cựu Tổng Toàn Quyền Sir Dean William, các Bộ Trưởng Ngoại Giao, Tư Pháp, dân biểu nghị sĩ Úc và cả Giáo hội Công Giáo… đến Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long đều vô hiệu. Thậm chí, cả Bộ Trưởng Tư pháp Úc Philip Ruddock.

Những người tị nạn Việt Nam đến Úc, như thanh niên Nguyễn Tường Vân, đã “trả ơn” quốc gia này bằng cách đem bạch phiến vào để đầu độc thanh niên Úc, không phải là ít, hai người khác cũng đã bị án tử hình trong số hàng trăm, bạo nhất là Nguyễn Văn Chinh với 1kg và Mai Công Thanh tới 1.7kg bạch phiến, số lượng gấp bốn lần của tử tội Nguyễn Tường Vân, cung cấp đủ 10,000 liều cho con ghiền.

Cánh cửa nhân ái tiếp đón những người tị nạn phải lìa bỏ quê hương đã đóng lại hay chính những người tị nạn đã làm cho những đất nước giang cánh tay đón họ thất vọng.

Trên con thuyền mỏng manh giữa biển cả mịt mùng, chúng ta cầu nguyện gì, ước ao gì, hứa hẹn gì, tất cả là chỉ mong được đặt chân đến đất liền. Mới ngày nào đến trại tị nạn chúng ta luôn luôn kêu gào chứng tỏ mình là kẻ bị áp bức, kỳ thị, đày ải, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, đủ cơm ăn, dư áo mặc, da trắng tóc dài… thì lại nghe chuyện trở về nơi mà mình đã nêu đủ lý do để ra đi, với những lý do xây mộ, thăm người nhà, dự tiệc cưới, về quê ăn Tết, du lịch hay hưởng thụ rong chơi.

Ngày nào người tị nạn kêu khổ, rầm rộ đổ vào nước Úc, nhận lãnh bao nhiêu thứ trợ cấp, ưu đãi, nhưng bây giờ vào ngày giáp Tết Âm Lịch Việt Nam, khu phố Caramatta ở Sydney, các cửa hiệu, hàng quán vắng vẻ vì thiên hạ bận về quê VN ăn Tết.

Ở các nước sau ngày Saigon thất thủ đã nhận cho vào bao nhiêu người tị nạn, nay có bao nhiêu người mỗi năm về Việt Nam, nơi mà chúng ta đã dùng nó như một lý do để xin tị nạn.

Chúng ta có thể nhìn thấy hàng trăm cách “trả ơn” nước Mỹ, nước Úc, nước Pháp, nước Anh, nước Gia Nã Đại…

Mỗi người tị nạn “trả ơn” quốc gia họ đến một cách khác nhau. Người trồng cần sa ở Anh và tổ chức buôn người vào cho dịch vụ này chính là những người tị nạn.

1984, 9 năm sau khi bỏ nước ra đi, một số bác sĩ người Việt tị nạn vào Mỹ, được ưu tiên nâng đỡ cho học ngắn ngày để có thể trở lại nghề cũ, đã trả ơn bằng cách đục khoét, gian lận quỹ y tế để thủ lợi riêng.

Những thanh niên người Việt được nước Mỹ cho học hành, dùng kiến thức ăn cắp ID của người khác làm thẻ tín dụng để tiêu xài.

Bằng tấm lòng chân thật, chúng ta có thể thấy nhiều sự “trả ơn” của người Việt tị nạn cho quốc gia họ đang sinh sống.

Nguyễn Tường Vân đã đền tội cho sự vô ơn của mình với bản án tử hình, nhưng cũng có nhiều kẻ khác đang sống yên ổn giàu có bằng lối xử sự phản phúc với quốc gia đã cho mình tái định cư.

Chúng ta cũng không nên trách cách xử sự của chính quyền Úc đối với 759 người Việt dùng thuyền đến Úc “tị nạn” trong năm nay.

Ngày 2 tháng 12-2005, vào giờ Nguyễn Tường Vân lên giá treo cổ ở Singapore, thánh đường Saint Ignatius Richmond ở Melbourne, nước Úc đã đổ 25 hồi chuông thương tiếc, tượng trưng cho 25 năm của cuộc đời người tử tội này, nhưng nước Úc chưa bao giờ có những hồi chuông cầu nguyện cho quốc gia này không còn những kẻ tị nạn vong ân như thế nữa.

Huy Phương

User avatar
MatVit
Posts: 854
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Đi ăn tiệm.

Gene Perret
Đi ăn tiệm là một điều thú vị phải không các bạn? Người ta nấu nướng mọi thứ cho bạn, dọn lên trên bàn cho bạn thưởng thức... và rồi sau đó còn dọn dẹp, rửa chén cho bạn nữa chứ !... Đã thì thôi !... Tất cả những điều bạn phải làm chỉ là nhai, nuốt, và sau cùng là trả tiền ! Nhưng thưa các bạn... những điều tôi vừa kể trên đã cuốn theo chiều gió hết rồi !... Và đây là câu chuyện của tôi...

Một chiều cuối tuần nọ, sau khi lãnh lương, tôi bèn quyết định một cách hạnh phúc, là thay vì nấu ăn ở nhà như thường lệ, tôi sẽ rủ cô bạn gái đi ăn tiệm. Xin thưa với các bạn đó là lần đầu tiên tôi đi ăn tiệm ! Khi tôi đến tiệm ăn thì trời ơi... tôi có cái cảm tưởng như là đang lạc vào bát quái trận đồ của Hoàng Dược Sư trên Đào Hoa Đảo. Người hầu bàn, ăn mặc còn sang trọng hơn tôi nữa, chào đón tôi:

"Xin chào quí khách, 2 người phải không ạ?"

Tôi hãnh diện đáp: "Vâng, 2 người !"

Anh ta hỏi tiếp: "Hút thuốc hay không hút thuốc?

Tôi trả lời ra vẻ như không bao giờ hút thuốc:

"Không, tôi không hút thuốc !"

Người hầu bàn tiếp tục hỏi:

"Ngài thích ngồi ở khu vực trong nhà, hay ngoài trời ?"

Tôi trả lời như là mình có một quyết định đúng đắn:

"Tôi thích ngồi ở trong hơn là ra ngoài !"

Anh ta phụ họa:

"Đúng đấy, thưa ngài !" Rồi hỏi tiếp:

"Ngài thích ngồi ở phòng ăn chính, ở bao lơn có mái che, hay là trong khu nhà kiếng chan hòa ánh nắng của chúng tôi ?"

Đến đây thì tôi hơi lúng túng:

"Hmm... để coi !..."

Anh ta đề nghị:

"Tôi có thể sắp cho Ngài ngồi ở khu nhà kiếng với phong cảnh tuyệt vời !"

Tôi hưởng ứng và đi theo anh ta:

"Tôi nghĩ anh nói đúng đấy !"

Anh ta lại hỏi tiếp:

"Bây giờ Ngài thích nhìn ra sân golf, hay muốn nhìn cảnh mặt trời lặn trên bờ hồ, hay là cảnh núi non hùng vĩ ?..."

Tôi nghĩ thầm là lần này hãy để nó chọn phứt đi cho xong, đỡ phải lúng túng:

"Chỗ nào anh thấy đẹp là được rồi !"

Thật ra anh ta đặt chúng tôi ngồi hướng về sân golf, hay bờ hồ, hay núi non gì đó tôi cũng cóc biết ,vì lúc đó trời đã tối bên ngoài.

Lúc sau, một người hầu bàn khác trẻ hơn, cũng ăn mặt bảnh hơn tôi, đến bàn tôi và nói:

"Kính chào quí khách. Tôi là Paul. Chiều nay tôi sẽ phục vụ quí khách. Quí khách có muốn ngồi ngắm cảnh thêm vài phút trước khi đặt món ăn hay không ?"

Tôi nói ngay:

"Không, tôi đang đói lắm ! Tôi là dân lao động ! Mang lên cho tôi một dĩa thịt bò với rau và khoai tây nướng !"

Anh ta hỏi thêm:

"Ngài muốn dùng thêm súp, hay rau trộn ?"

Tôi đáp ngay: "Rau !"

Anh ta cứ hỏi:

"Chúng tôi có rau xanh nhiều loại, củ dền đỏ, cà chua... Ngài có thích trộn với tôm không ?"

Tôi xẳng giọng: "Rau xanh thôi, OK ?"

Anh ta đáp: "Vâng thưa Ngài ! Có dầu giấm không ?"

Tôi không muốn kéo dài cuộc khẩu cung này nữa:

"Bất cứ cái gì cũng được !"

Anh ta cứ nói:

"Chúng tôi có dầu giấm kem Ý, phó mát xanh, giấm chua Pháp...

Tôi cướp lời:

"Đem bất kỳ thứ nào làm tôi ngạc nhiên là được !..."

Anh ta vẫn đứng đó:

"Dầu giấm kem Ý là loại đặc biệt của chúng tôi ! Như thế có được không thưa Ngài ?"

Tôi cộc lốc: "Ừ !"

Anh lại hỏi: "Còn khoai tây thì sao ?..."

Tôi thừa biết cái gì sắp xảy ra, nên không muốn anh ta đứng lải nhải nữa:

"Tôi chỉ muốn khoai tây nướng mà thôi, hiểu chưa ? Không có cái giống gì kèm theo nữa hết !"

Anh ta cứ hỏi: "Không bơ, Không kem chua à ?"

Tôi gằn giọng: "Không !"

Anh ta vẫn hỏi: "Không để hành luôn à ?"

Tôi hết chịu nỗi nên phải quát lên:

"Không ! Anh không hiểu tôi nói gì à ? Tôi không muốn cái gì với khoai tây hết ! Cứ mang ra cho tôi khoai tây nướng với thịt bò là được rồi !"

Anh ta lại chỉa mũi dùi sang thịt bò:

"Ngài muốn 200 gram, 250 gram hay 350 gram thưa Ngài ?"

Tôi trả lời cho có: "Bao nhiêu cũng được !"

"Ngài muốn tái, tái vừa vừa, vừa, vừa chín, hay chín hẳn, thưa Ngài ?"

Tôi không thể nào chịu được nữa:

"Ê !... Tao nổi cơn rồi đấy nhé !..."

Anh ta vẫn không tha tôi: "Ngài thích cải xanh, bắp, hay cà rốt chung với thịt bò ?"

Như giọt nước làm tràn ly nóng giận, tôi ném khăn ăn xuống đất, đứng phắt lên, xắn tay áo, xông vào anh ta, và giở giọng võ biền:

"Ê !... Mày muốn ra ngoài sân chơi tay đôi không, thằng dai như đỉa kia ?"

Trời ơi, đến nước này mà anh ta cũng không thể không hỏi ý kiến tôi:

"Vâng, thưa Ngài ! Ngài thích ở bãi đậu xe, ngoài đường nhỏ, hay đường lớn đối diện với nhà hàng, thưa Ngài ?"

Tôi nói: "Tao thích ngay tại đây !...", và đấm anh ta một cái ! Anh ta né, rồi phản công bằng một cú móc tay trái vào hàm tôi... Các bạn thân mến, đó là lần đầu tiên trong cái đêm nghiệt ngã đó anh ta đã không hỏi tôi thích bị đấm ở đâu ?... Tôi choáng váng ngã xuống ghế trong khi các người khác tới kéo anh hầu bàn đó ra !

Tôi có cảm giác ai đó nới lỏng cà vạt tôi ra, mở nút áo cổ và vả nhẹ vào mặt tôi... Khi tôi hoàn tỉnh, tôi thấy trước mặt tôi là gương mặt lo âu của viên phụ trách các tên hầu bàn đêm đó !… Ông ta xin lỗi ráo riết, và đề nghị mua nước uống cho tôi, gọi y tá hay bất cứ cái gì tôi muốn...

Tôi lúng túng nói: "Không, không... đừng gọi ai đến hết... cho tôi ly nước là được rồi !..."

"Vâng thưa Ngài, có ngay !", ông ta hớn hở đáp lại sự đòi hỏi quá dễ thực hiện của tôi.

Và ông ta tiếp: "Ngài thích nước suối nhập cảng, nước soda, nước chanh, hay nước lọc ?"

User avatar
tiendung
Posts: 347
Joined: Wed Dec 01, 2010 10:09 pm

Post by tiendung »

Image

Thiên đường hạ giới

Sau bao năm cầu xin, tôi đã được hưởng một phép lạ do Chúa ban tặng. Đó là lần phỏng vấn thứ ba, tòa Tổng Lạnh Sự Mỹ ở Saigon đã chấp thuận cấp visa cho tôi đi Mỹ thăm con gái và con rể. Lần thứ ba này, con rể người Mỹ đứng ra bảo lãnh và kèm theo một thư cam kết.

Hai lần bị từ chối trước làm cho tôi nản lòng, vì lý do không có tài sản, không có gì ràng buộc với Việt Nam . Nay, nhờ con rể người Mỹ bảo lãnh, việc cam kết tôi không có lý do gì lưu trú tại Mỹ có vẻ đáng tin hơn.

Nhận được visa, tôi quýnh quáng không biết sẽ đem gì, mua gì làm quà cho con, rồi ngày đi đến nhanh.

Đặt chân trên đất Mỹ vừa đúng 12 giờ đêm ngày Chúa Nhật, làm thủ tục khám xét xong xuôi, hải quan phi trường cho phép tôi ở Mỹ sáu tháng.

Đẩy hành lý ra, gặp hai vợ chồng con gái đang đứng đón, lòng bồi hồi cảm động nhớ thương đã làm tôi bật khóc như một đứa trẻ.

Từ phi trường Los Angeles chạy về Oceanside nơi con tôi ở đúng 2 tiếng lái xe. Trên đường về ban đêm, xe nối đuôi xuôi ngược, đèn sáng đỏ chạy dài trên con đường có dạ quang như dải lụa đen đính kim tuyến. Nhờ đèn nên quang cảnh ban đêm thật đẹp, bên ngoài trời về đêm không khí dễ chịu.

Hai tiếng giản dị

Nước Mỹ, nơi mà người ta thường gọi là Thiên Đường, là một đất nước tự do đã cưu mang gần hai triệu người Việt, trong đó có con gái, em gái tôi.

Thiên Đường, hai tiếng giản dị vậy mà có một sức hút lạ kỳ. Với những người phải sống trong cảnh bất công, tù ngục thì nước Mỹ đúng là một thiên đường ở ngay trên mặt đất. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng đặt chân đến vì đó là một nơi xa vời vợi, người dân bình thường, không họ hàng, không thân thích, không ai bảo lãnh có tiền cũng khó mà tới được.

Nhớ lại 32 năm về trước, bao triệu người ra đi bỏ lại đằng sau tất cả những gì đã có, bỏ lại họ hàng, anh em, cha mẹ, bạn bè, họ đã tìm đủ mọi cách ra đi, tìm cái sống trong cái chết. Để có thể lên đường tìm tự do, tìm thiên đường, họ đã phải đánh đổi nhiều thứ, từ làm mồi cho cá biển tới thân bị tù tội, nhà cửa bị tịch thu.

Hành trình của người Việt tìm tự do còn tiếp diễn nhiều năm sau này. Biết bao xương cốt thuyền nhân Việt vẫn nằm sâu dưới đáy biển, dưới lòng sông.

Những đồng đô la quí giá

Gần hai triệu người dân Việt giờ đây đã an cư lạc nghiệp tại xứ Mỹ. Ngay từ buổi đầu, khi tới được nước Mỹ, hầu hết họ đều nghĩ tới những thân nhân còn lầm than ở quê nhà, ai nấy phải làm lụng vất vả dè sẻn để gửi tiền về quê hương giúp cha mẹ, anh chị em. Khi ổn định họ lại tìm cách bảo lãnh cha mẹ, anh em, vợ con đến xứ sở an toàn đầy đủ nhưng không kém phần vất vả.

Còn nhớ, những ngày khốn khó ở quê nhà, khi nhận được những đồng đô la quý giá từ tay con gái tôi gởi về tôi cảm động lắm. Con gái tôi gởi tiền về cho gia đình không bao giờ than vất vả khó nhọc, nhưng tôi được nghe nhiều người kể về xứ sở xa xôi đó. Sáng sớm tinh mơ, cơm đùm cơm nắm mang theo để ăn trưa, chiều tối về ăn cơm nhà, ai cũng như ai tằn tiện chính bản thân, để rồi mỗi lúc thân nhân quê nhà cần tiền thì sẵn sàng gởi về giúp đỡ, không đắn đo, không than thở.

Đồng đô la từ Mỹ gửi về quê nhà quý giá vô cùng, vì đó là quá trình lao động mồ hôi nước mắt của thân nhân mình, nó nâng đỡ nhiều gia đình khó khăn hoặc nâng đỡ hỗ trợ nhiều cơ quan từ thiện, từ chùa chiền cho đến nhà thờ.

Nhưng cũng do đồng đô la này, lòng tham đã làm cho nhiều gia đình bất hòa. Tại Việt Nam , người nhận từng giành giựt hơn thua, kẻ ít người nhiều, đâm ra giận hờn từ bỏ nhau. Tại Mỹ cũng có nhiều cảnh ngộ, vợ chồng chia tay cũng vì gởi không đồng đều giữa hai gia đình nội ngoại.

Đồng đô la quý giá nhưng cũng gây ra lắm cảnh đau lòng, nguyên nhân chỉ là do con người ích kỷ mà ra. Người nhận được dola vui vẻ bao nhiêu thì thân nhân ở Mỹ phải nỗ lực vất vả bấy nhiêu.

Hôm nay tôi có mặt ở đất nước này thuộc diện du lịch thăm con, được con chở đi chơi nhiều nơi, nhận thấy đúng là xứ sở văn minh tiến bộ mà làm biết bao người thèm muốn, nó sạch đẹp làm sao! Ngoài đường phố không có trẻ em, thanh niên, thiếu nữ đi nghểu nghến, chỉ có nhà hàng ăn, quán bar, shop, mới thấy họ ăn uống, mua sắm ở nơi đó mới thấy mặt trẻ em, ngày thường cha mẹ tất bật, các trẻ nhỏ đều vào trường vào lớp, chúng không quấy rầy cha mẹ.

Xã hội Mỹ luôn tạo điều kiện cho con người biết tự lập, tự vươn lên không ỷ lại, không dựa dẫm. Dù cha mẹ giàu có, mười tám tuổi trở lên tự lập thân, tự tìm việc chúng có thể trở thành cô bán hàng, hay cậu thanh niên bưng bê phục vụ cho khách, làm đủ mọi nghề. Ở đây người Phi, người Mễ, người Việt rất chịu khó, không việc gì họ từ, miễn là kiếm được việc, kiếm được tiền, họ gởi về giúp thân nhân, giúp đất nước mỗi năm hàng trăm triệu dola. Đồng dola đã quý, lòng người nhân ái càng quý hơn. Nước Mỹ là đất hợp chủng, gồm đủ mọi sắc dân. Đất nước nào bị thiên tai, chính phủ Mỹ, dân Mỹ đều sẵn sàng giúp đỡ từ tiền bạc, áo quần, thực phẩm cho đến thuốc men.

Ba tháng ở thiên đường

Vùng con tôi ở là một thành phố trên đồi cao và gần biển, những con đường rộng thênh thang chia nhiều làn xe thẳng tắp chạy dài hoặc quanh co uốn lượn chẳng khác nào màng nhện nhưng có lớp lang thứ tự. Hè ở đây khí hậu nóng như Việtnam.

Hai hôm sau con tôi nghỉ phép, chở tôi đi chợ. Đến các gian hàng, các cửa hiệu, tôi như choáng ngợp, nó rộng rãi to lớn, hàng hóa nhiều vô kể, trang trí bày biện ngăn nắp hấp dẫn, mải mê ngắm nhìn chọn lựa, tôi như người dân quê ra tỉnh, sự quê mùa bộc lộ rõ nét của người mới tạm nhập cư.

Đến hôm nay tôi ở đúng 3 tháng, các con chở đi chơi nhiều nơi.

Đứng trên cao nhìn bao quát biết bao danh lam thắng cảnh, nơi nào cũng bao phủ bởi màu xanh cây cỏ, hoa lá tươi mát. Nhà cửa khắp nơi xây cất gần giống nhau màu sắc trang nhã, bên trong thiết kế tiện nghi, thuận lợi.

Hiện nay người Việt tại Mỹ cần cù chăm chỉ, ăn nên làm ra thành đạt được sống trong tự do nhân quyền, họ đã khẳng định nước Mỹ là quê hương thứ hai, không thấp thỏm lo âu bị ai tước đoạt tài sản, không lo sợ khống chế tự do nhân quyền do đó họ sống thật bình yên.

Tôi chưa thấy bóng dáng thiên đường trên cao nhưng đất nước nào giàu có, dân sống sung sướng lạc quan, không sợ hãi, không lo âu thì đó là thiên đường.

Nhìn người mà ngẫm đến ta, lòng cứ quặn đau, đi chơi mà niềm vui không trọn vẹn. Biết đến bao giờ những nước lạc hậu bảo thủ, trong đó có nước tôi, thoát khỏi cảnh bất công, đói nghèo để được hưởng một chút thiên đường nơi trần thế.

Dương Quỳnh Khanh

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image


Chửi, vũ khí của dân đen


Tạp ghi Huy Phương
“Mả cha cuộc đời quá vô hậu...”
(Trần Vàng Sao)

Trước hết phải nói “chửi” vũ khí của kẻ yếu mất hết lòng tin vào công lý và xã hội. Xã, ấp nào phân xử chuyện mất một con gà, nên nạn nhân giành quyền phán xét bằng cách chửi đứa ăn trộm gà, dù mười mươi biết rằng có chửi, thì con gà cũng đã được vặt lông, cho vào nồi lâu rồi, không còn hy vọng tìm lại được. Nhưng vẫn phải chửi, trước là cho hả giận, sau là để nguyền rủa năm mười đời thằng ăn trộm gà cho nó xót gan bào ruột.

Chửi cũng phải có nghệ thuật. Không phải cứ thấy mất gà là đã đong đỏng lên mà chửi, ai nghe? Thường thì người mất gà phát giác ra con gà “một đi không trở lại” trong thời điểm trời nhá nhem tối, nghĩa là giờ “gà lên chuồng.” Nhưng chửi vào giờ ấy, trong khi mọi gia đình, người đi làm chưa về, bữa cơm chưa dọn, kẻ còn cho trâu vào chuồng, người còn cho lợn ăn, thì ai nghe? Vậy nghệ thuật chửi là phải chọn đúng thời điểm khi hàng xóm, làng giềng đã yên lặng, có thể bắt đầu lên giường, như thời đại bây giờ người ta bắt đầu bật cái TV để nghe tin tức, cũng như bà vừa xong bữa cơm, nhai hết miếng trầu. Bốn bề vắng lặng, cuộc chửi rủa bắt đầu khi bà bước ra sân, mở đầu bài diễn văn hùng hồn, kiểu thưa gửi của một chính trị gia: “Kính thưa đồng bào...”

“Làng trên xóm dưới, bên ngược bên xuôi, tôi có con gà mái xám.”

Trước hết người chửi phải mở hết công suất của cái mồm, thứ đến phải hướng loa về căn nhà lối xóm bị tình nghi ăn trộm. Chửi không phải dễ, như thường ngày chúng ta vì bực tức buột miệng ra bằng một tiếng chửi thề, mà chửi đây phải có văn bản, nói theo lối thời thượng là phải có “biên tập.” Nội dung một bài “chửi” phải có “bới” và “rủa” như ta thường nói “chửi bới” hay “chửi rủa.”

Có người cho rằng người miền Nam có “chửi” chứ không hề “bới,” trong khi người miền Bắc nếu chửi nhau là đào bới cả tông ti họ hàng lên, đó là cái lối bới mả, đào mồ ông cha, tổ tiên mười đời lên mà chửi: “...bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên...” Còn “rủa” là trù yếm: “Rồi ra, nhà chúng mày chết một đời cha, chết ba đời con, đẻ non, đẻ ngược, chân ra trước đầu bước ra sau, đẻ sót nhau, chết mau, chết sớm, chết trẻ, đẻ ngang!”

Ðể câu chửi được nhịp nhàng, người ta dùng thể văn “biền ngẫu,” từng câu từng chữ đối nhau chan chát: “Bố thằng chết đâm, cha con chết xỉa... chết một đời cha, chết ba đời con... ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột... bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cầm cờ đỏ đứng đầu làng...”

Bài chửi muốn hay lại có vần điệu, chửi lên nghe âm thanh trầm bổng, thì người chửi phải chửi cao hơn một bậc nữa, là chửi bằng... thơ:

“Hôm nay bà chửi một bài
Ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền
Bà chửi cho mày hóa điên
Bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng
Bây giờ bà mệt quá chừng
Bà về cơm nước, nhớ đừng quên a...
Muốn sống thì thả gà ra
Lạy bà hai lạy, bà tha cho mày.... ày ày ày...” (*)

Chửi không phải chỉ sử dụng cái mồm mà còn sử dụng tay chân, miệng chửi nhưng phải hoa tay múa chân, lâu lâu lại phải nhảy lên “đong đỏng” tay vỗ phành phạch vào hạ bộ để tỏ ra khinh miệt kẻ địch thủ chưa rõ mặt, là kẻ tình nghi ăn trộm gà. Có điều chắc chắn là người “chửi gà” không thể là đàn ông mà phải là đàn bà. Ðàn bà có nhiều năng khiếu văn chương, nhiều lời, biết “trình diễn” hơn đàn ông và cũng lại còn có cái để mà... vỗ.

Chống cường quyền ngày nay, con người bất lực không thể dùng dao, dùng búa, dùng gươm, dùng súng, dân đen chỉ biết dùng miệng lưỡi trời cho để... chửi, như bài “Vũ khí chửi” trên tờ Quân Ðội Nhân Dân của CS hồi tháng 8, 2012 cũng đã viết: “Ðành rằng, chửi 'đã mồm' cũng chẳng mấy khi tìm lại được gà, nhưng cái 'chửi' để hả giận, để đánh thức lương tâm, nuôi dưỡng công lý. Lương tâm và công lý sẽ lớn lên, chặn tay bọn ăn cắp những 'con gà vàng' thấm đẫm mồ hôi, nước mắt người lao động. Chửi là vũ khí của người nghèo.” Rõ ràng cơ quan ngôn luận này của “bộ đội CS” không thấy nhột nhạt khi đăng một bài “luận về chửi,” trong khi cả nước đang chửi chế độ vì bất mãn.

Chửi mất gà trong xóm làng Việt Nam là chuyện chửi nhỏ. Ngày nay trong xã hội có nhiều loại không những căn cắp vặt mà ăn cướp công khai vì có quyền lực trong tay, dân đã mất người, mất nhà, mất đất, có khi mất cả giang san, thì thấp cổ, bé miệng, không có gươm có súng để làm cách mạng, thì còn có cái mồm chửi, cho đỡ uất.

Trên Internet chúng ta đã xem người phụ nữ bị cướp đất, đến một đồn công an ở Hà Nội, tụt quần chửi cho đã giận. Người ta tập họp nhau ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, chửi đảng, chửi nhà nước. Mẹ con cởi truồng chống cưỡng chế đất đai, chửi bới bọn tham quan, ô lại. Nhưng phải là người “ở trong chăn,” lớn lên từ chế độ đó, mất hết vì chế độ đó thì câu chửi mới hay, lời chửi mới sâu sắc.

Một nhà thơ của chế độ cộng sản đã chửi bằng thơ. Tác giả thuộc loại “sinh viên tranh đấu” ở miền Nam, mê cộng sản đến đỗi bỏ tên họ cha mẹ đặt, sửa lại thành Trần Vàng Sao. Ông nướng hết tuổi trẻ cho cộng sản, về già bất mãn, ngồi làm thơ chửi đổng cho sướng miệng. Bài thơ “Tau Chửi” không một chữ một lời chỉ đích danh thằng nọ con kia, nhưng đọc lên ai cũng hiểu là một bài thơ chửi đảng, chửi cha chế độ. Bài thơ chửi dài 156 câu, mà chúng tôi chỉ trích ra vài đoạn ngắn sau đây, trước tiên cũng là những lời “bới” và “rủa”:

“mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước
giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây
đặng nghe tau chưởi
tau kêu thằng khai canh khai khẩn tam đợi mười đời
cao tằng cố tổ ông nội ông ngoại cha mẹ chú bác cô dì
con cháu thân hơi cật ruột bây tau chưởi
tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
hết nối dõi tông đường
tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây...”
“Bây” ở đây là ai? Trần Vàng Sao nói rõ:

“bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật lúc bây giả
khi bây ẩn khi bây hiện
lúc người lúc ma
lúc lên tay múa ngón sủi bọt mép gào thét
lúc trợn mắt khua môi múa mỏ đả đảo muôn năm.”
Và đánh thẳng vào những tên cầm quyền đầu sỏ:
“bao nhiêu người chết diều tha quạ rứt xương
khô cốt tàn dọc bờ dọc bụi giữa núi giữa rừng
để bây xây lăng đắp mộ dựng tượng dựng đài cho
cha mẹ cố tổ bây...” (**)

Nhưng nói cho cùng phản ứng “chửi” vì mất mát, bất công, bị chèn ép là phản ứng tiêu cực của kẻ yếu, người nghèo. Những kẻ nghe chửi không phải ai cũng biết đau biết nhục, vì ca dao Việt Nam đã có câu:

“Quân tử ư hử cũng đau,
Tiểu nhân vác đá ném đầu chẳng sao!”

Cho nên, đối với bọn “cố đấm ăn xôi” này, nghe chửi đã quen, đứa nào cũng mang bí danh, tên giả, biết đâu bố mẹ mà sợ người ta nói đụng chạm đến cha ông, dòng tộc, động đến tổ tiên, mồ mả.
Người xưa nói “bất bình nhỏ thì dùng rượu, bất bình lớn thì dùng gươm.” Uống rượu là để nén bất bình xuống đáy lòng, không nén được thì văng tục hay lên tiếng chửi cho hả dạ. Bọn vô cảm không hề sợ chửi, chúng chỉ sợ con người dùng gươm để giải quyết khi không còn chịu được với nỗi bất bình lớn.

Chú thích:
(*) Không biết tác giả
(**) “Tau Chửi” của Trần Vàng Sao

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Image

Tin Rất Buồn Cho CSVN : Không còn nghi ngờ về nguy cơ Trung Quốc vỡ nợ
Nợ Trung Quốc tăng nhanh trong một thời gian ngắn kỷ lục : tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Sự ngông cuồng của các chính quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công của


Nợ Trung Quốc tăng nhanh trong một thời gian ngắn kỷ lục : tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Sự ngông cuồng của các chính quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công của Trung Quốc lên cao. Kịch bản Trung Quốc vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian. Hậu quả sẽ tai hại hơn so với khủng hoảng ở Mỹ năm 2008-2009.

Hãng xe Pháp, Peugeot, chịu áp lực của chính phủ để mở cửa mời đối tác Trung Quốc, Đông Phương, tham gia vốn. Dù vậy các tờ báo dành khá nhiều chỗ cho Châu Á.

Phần trang kinh tế của tờ Libération mở ra với bức ảnh tháp Eiffel đồ sộ ngự tọa ngay giữa tại Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc. Đây là nơi được mệnh danh là một Paris thu nhỏ : Nhà ở được kiến trúc theo mô hình của khu phố Haussmann sang trọng tại Paris, tháp Eiffel, đồi Montmartre, Khải Hoàn Môn. Thông tín viên của tờ báo mở đầu bài viết bằng một câu hỏi : Phải chăng Trung Quốc đang theo chân Hy Lạp, trở thành một quốc gia nợ nần chồng chất ? Tháng trước Viện kiểm toán quốc gia công bố một bản báo cáo, theo đó tổng nợ công của Trung Quốc đã tăng 400 % trong bốn năm qua : Tỷ lệ nợ công so với GDP của nền kinh tế số 2 trên thế giới đang từ 17 % nhảy vọt lên thành 58 %.

Tích chung cả nợ của Nhà nước lẫn tư nhân, thì tỷ lệ này tăng từ 131 % năm 2008 lên thành 215 % vào năm 2013. Đành rằng nợ công của Trung Quốc không thấm vào đâu so với Nhật Bản (250 % GDP) hay của Hy Lạp (160 % GDP), nhưng các con số nói trên cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước Trung Quốc mắc nợ quá nhanh trong thời gian từ 4 đến 5 năm trở lại đây. Các con số nói trên càng đáng quan ngại hơn, khi biết rằng tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc có khuynh hướng giảm sụt.

Tại sao nợ công của Trung Quốc lại tăng vọt trong thời gian gần đây ? Tác giả bài báo trả lời : Đó là do thái độ ngông cuồng, tiêu xài quá trớn của các chính quyền địa phương. Trong hai năm rưỡi vừa qua, tổng nợ công ở cấp địa phương tăng thêm 67 %, đạt ngưỡng 2.200 tỷ euro.

Chỉ cách thủ đô Bắc Kinh có một giờ lái xe, khoảng 3 000 ngôi biệt thự sang trọng vẫn chưa tìm được chủ. Tại một thành phố khác ở miền đông bắc Trung Quốc thì có tới hàng chục ngàn căn hộ do chính quyền bỏ tiền ra xây để rồi « ngồi trên một núi nợ cao không thua gì dãy Hy Mã Lạp Sơn » ! Thế rồi vùng Nội Mông, thành phố Hàng Châu, hay tỉnh Hồ Nam, chính quyền cũng đang « dở khóc dở cười». Nơi thì ủy ban nhân dân thành phố không có sáng kiến nào hay hơn là dựng lên một chiếc tháp Eiffel cao 100 mét để phô trương sự phồn thịnh, chỗ thì đầu tư đến 10 triệu đô la để xây một bức tượng hình con cá khổng lồ ngay cổng vào của thành phố.

Libération nhận xét : Sự điên rồ đó không chỉ dừng lại ở các tỉnh lẻ, mà đã ngấm vào cả các thành phố lớn từ Bắc Kinh đến Vũ Hán, từ Trùng Khánh tới Quảng Đông … Hiện nay, cứ trên 100 tòa cao ốc đang được xây dựng trên thế giới thì có tới 60 công trình đang mọc lên tại Trung Quốc. Như lời một chuyên gia kinh tế người Mỹ đang làm việc tại Bắc Kinh, Michael Pettis, « một phần lớn các khoản đầu tư ở Trung Quốc được dùng để xây các tòa cao ốc không người ở, để kiến thiết những phi trường không bóng người qua lại hay những nhà máy vô dụng, để rồi nợ nần cứ tăng lên mãi ». Còn theo lời một người trong cuộc thì tình trạng nợ nần ở cấp địa phương Trung Quốc đã « hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát ». Không còn ai nghi ngờ về viễn cảnh Trung Quốc bị vỡ nợ. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian. Chuyên gia này nói thêm khi đó thì tác động sẽ còn nguy hại hơn so với những gì đã xảy ra tại Mỹ hồi năm 2008/2009.

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »

Ý nghĩ vụn mùa Xuân

T.Vấn

Bầu bạn đêm Xuân cùng ngọn gió
Xoay nghiêng cốc rượu thấy môi người
(Ðộc Ẩm - Ngọc Phi)

1.
Mùa Xuân. Ðó là thời điểm khởi đầu cho chu kỳ thời gian của một năm. Trong vòng quay bất tận của cuộc nhân sinh ba vạn sáu ngàn ngày - tức một trăm năm chúng ta đi đứng ăn nói khóc cười theo mệnh nước nổi trôi - cứ mỗi lần mùa Xuân đến, là mỗi lần lòng cứ ngậm ngùi cho những mùa Xuân đã qua đi. Cõi người ta vừa đáng yêu vừa đáng ghét! cái cõi mà khi ở trong đó, có lúc chúng ta cứ muốn rũ áo ra đi cho thanh, nhưng khi biết mình sắp sửa bị bứt ra khỏi nó, thì lại tìm hết cách níu kéo để có thể ở nán lại lâu thêm chút nữa.

2.
Mùa Xuân, khởi đầu của một năm, như buổi sáng, khởi đầu của một ngày. Ly cà phê mới pha còn làm thơm cả không gian. Ðiếu thuốc đầu ngày mới đốt, hơi khói còn làm mờ nhạt cả thời gian. Trí não mới vừa qua một cuộc nghỉ ngơi, còn tinh khôi như sẵn sàng để đón nhận thế gian vào trong cuộc lọc sàng đầy ắp những mê cung. Trái tim mới vừa được chữa lành những vết thương, rũ sạch được những bóng ma của quá khứ, lại như sẵn sàng để thêm được một lần rướm máu.

Như thế đó là mùa Xuân, theo cái ý nghĩa cụ thể nhất mà chúng ta ao ước trong giây phút chắp tay trước bàn thờ tổ tiên, giữa khói hương mù mịt, lâm râm cầu nguyện cho cuộc đời mình được bắt đầu lại, được trở về từ khởi điểm, dẫu cho điều ấy có xảy ra thật đi chăng nữa, chúng ta cũng sẽ phá nát đời mình như chúng ta đã từng phá nát không một chút tiếc thương. Dẫu cho mỗi khi gió Xuân chớm hiu hiu mùi hương trinh nữ thổi về từ những tiền kiếp thật xa xăm, chúng ta lại nhói lòng nhớ về những ngày tháng mùa Xuân cuộc đời, có áo mới tung tăng, có nụ hôn đầu đời ngọt lịm, có thân xác tràn đầy nhựa sống của quãng đời mà chỉ ôm nhau trong tay thôi là thế gian như chìm nghỉm trong cơn hồng thủy lụt lội làm ướt át cả đất cả trời, cả lòng người vốn say mê những lời bội bạc.

Mùa Xuân, thứ ân sủng tuyệt vời của thời gian, nó cho chúng ta cái ảo tưởng làm mới lại chính mình, thứ tâm lý muốn xóa bài làm lại sau khi đã bị thua cháy túi trên canh bạc đời của những con bạc hết sức tận tụy.

Mùa Xuân. Hình như là lúc chúng ta cố buộc mình nhìn về phía trước, để quên đi những gì đã đem lại muôn vàn hối tiếc ở phía sau. Ðể rồi, ở mùa Xuân kế tiếp, chúng ta lại cố khuyên dỗ mình hãy quên đi mọi chuyện của ngày hôm qua. Cái vòng lẩn quẩn ấy cũng sẽ nối gót thời gian mà trở lại khi tờ lịch cuối được gỡ ra ném vào góc tối lãng quên, cho đến khi chúng ta không còn đủ sức mà buộc mình nhìn về phía trước nữa.

Cũng chẳng ngoa, khi người ta bảo người già thường chỉ sống với quá khứ. Liệu có sự lựa chọn nào khác không, khi người già vốn đã không đủ sức nhướng mắt nhìn về phía trước (tương lai) đã đành, mà cũng không đủ sức đưa tay chạm vào thực tại ngay ở trong tầm tay mình nữa.

3.
Hình như, với thời gian, chúng ta ngày càng trở nên cay và đắng. Nhìn mùa Xuân, chúng ta không chỉ thấy mùa Xuân, mà còn thấy cả những ngày đông u trầm lạnh lẽo. Nhìn những đóa hoa rực rỡ, chúng ta không chỉ nhìn thấy cái rực rỡ của một đời hoa ngắn ngủi, mà còn nhìn thấy cả giọt nước mắt làm nhòe nhoẹt màu môi một thời son sắc. Nhìn cuộc đời, chúng ta không chỉ nhìn thấy tuổi thanh Xuân, mà còn thấy cả những phút quạnh hiu của mùa thu bóng xế, khoảnh khắc ngắn ngủi của hoàng hôn đưa một đời người vào nơi miên viễn.

Ðó là hệ quả của những ma sát với cuộc sống mà chúng ta, dù can đảm đương đầu hay nhút nhát tìm cách tránh né, phải mang nặng trong tâm tư mình như những vết chàm khôn rửa. Có kẻ ngây thơ gọi đó là kinh nghiệm sống làm người. Có kẻ hợm hĩnh gọi đó là lẽ khôn ngoan của người có tuổi. Có kẻ ảo tưởng gọi đó là kết tinh của kiến thức nhân loại.

Dù có gọi những thứ cảm giác đau đớn ấy bằng bất cứ mỹ từ nào, chúng cũng chỉ là cảm thức bất hạnh mà mỗi khi gió Xuân chớm hiu hiu mùi hương trinh nữ thổi về từ những tiền kiếp thật xa xăm, chúng ta lại nhói lòng nhớ về những ngày tháng mùa Xuân cuộc đời, có áo mới tung tăng, có nụ hôn đầu đời ngọt lịm, có thân xác tràn đầy nhựa sống của quãng đời mà chỉ ôm nhau trong tay thôi là thế gian như chìm nghỉm trong cơn hồng thủy lụt lội làm ướt át cả đất cả trời...

Trong mỗi người già đều có một đứa trẻ ẩn náu. Trong mỗi đứa trẻ đều thấp thoáng mái tóc bạc phơ của chính mình ngày mai, nếu như đứa trẻ ấy không bị hủy diệt vì chiến tranh bom đạn, thiên tai bão lụt, hay những dịch bệnh đang tràn lan như những sự nguyền rủa của thời đại đang tiến đến gần ngày phán xử cuối cùng của mình.

4.
Vòng tử sinh của vạn vật quay tròn đều đặn vô tri vô giác. Từ thuở tạo thiên lập địa đến nay nó chưa hề biết đến ngưng nghỉ. Cũng tương tự như thế là vòng thời gian, cả thời gian của đất trời lẫn thời gian của con người. Sự khác biệt chỉ ở chỗ, vòng thời gian của đất trời thì liên tu bất tận, còn vòng thời gian của con người không vượt quá khỏi trăm năm. Vì thế, ở mỗi thời điểm đánh dấu cái ngắn ngủi của chặng đường còn lại, người ta hay cảm hoài. Cái cảm hoài của một buổi chiều cuối năm đứng giữa mênh mông của đất trời cật vấn chính mình về cái vô lý của sự sống và sự chết. Cái cảm hoài khi nhìn những tờ lịch cuối mong manh như chiếc lá úa mùa thu chực chờ rơi rụng giữa thinh không mà không biết đêm nay có trận tuyết nào đổ xuống vùi chôn xác lá giữa sự thờ ơ của thế nhân.Kể cả cái cảm giác bâng khuâng khi ngập hồn trong không khí mùa Xuân, chân chưa bước lên đường mà đã sợ hãi giây phút chiếc xe đời ngừng lại cho những hành khách không còn đủ sức đi hết chặng đường bước xuống.

...Một mùa Xuân nào giữa núi rừng Yên Bái. Ðêm lạnh và đói, và nỗi nhớ nhà. Cùng với tâm trạng mệt mỏi, chán chường vì ngày trở về không biết đến bao giờ. Bỗng từ một láng nào đó ở bên kia con suối vẳng lại một tiếng hát suy dinh dưỡng, tiếng đàn gỗ đóng bằng ván cửa và dây kết bằng ruột của cáp điện thoại. Một bài hát của Văn Cao. Mùa Xuân đầu tiên.

Tiếng hát hụt hơi vì (suy dinh dưỡng) và uất ức. Tiếng đàn thì khô khốc vì chất liệu làm dây và đàn xã hội loài người thế kỷ 20 không bao giờ có thể hình dung được. Vậy mà lời và nhạc cứ vút lên, xoáy vào hồn bằng nhịp ba không nhanh không chậm:

Rồi đặt dìu,
Mùa Xuân theo én về
Mùa bình thường,
Mùa vui nay đã về
.......
(Mùa Xuân Ðầu Tiên - Văn Cao)

Nhờ vậy, tôi mới biết “mùa Xuân theo én về.” Thuở xưa, làm thân lính trên rừng “Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa” (Trần Thiện Thanh). Bây giờ, không làm lính nữa (mà làm tù), cũng ở trên rừng, phải đợi nghe tiếng hát buồn thảm ấy “đặt dìu mùa Xuân theo én về” hồn tôi mới ngập được cảm thức chông chênh, một bên là mùa Xuân của đất trời và một bên là sự tàn tạ ủ ê của thân xác tuy chưa già mà đã chỉ muốn biến vào trăm năm.

Sau này, được xem một cuốn video về nhạc sĩ Văn Cao, có hình ảnh người nghệ sĩ già dang cả hai tay ném mười ngón gầy guộc uất ức trên mặt phím dương cầm, cảm thức buồn thảm mùa Xuân năm nào giữa núi rừng Yên Bái lại cứ ùa về:

Mùa bình thường,
Mùa vui nay đã về
Mùa Xuân mơ ước ấy,
Xưa có về đâu...
(Mùa Xuân Ðầu Tiên - Văn Cao)

Chuyến xe đời đã dừng lại cho người nhạc sĩ già bước xuống. Tôi tin rằng ông không muốn bước xuống. Ðôi mắt ngơ ngác vẫn còn như muốn hỏi mùa Xuân mơ ước ấy, xưa có về đâu?

Ông mơ ước một mùa Xuân. Tôi cũng mơ ước một mùa Xuân. Ông đã về với đất trước khi mùa Xuân mơ ước... theo én về.

Còn tôi? én đang bay đầy thành phố. Mùa Xuân đất trời đang về. Còn mùa Xuân mơ ước???

5.
Vòng thời gian của đất trời thì liên tu vô tận, còn vòng thời gian của con người không vượt quá được trăm năm. Mùa Xuân đất trời về rồi lại sẽ đi. Ðể sang năm cũng khoảnh khắc này đến hẹn lại lên. Nhưng mùa Xuân con người thì không hẳn sẽ trở lại.

Cho nên, vang vọng trong đêm Xuân có tiếng thở dài buồn bã.

Và một bóng dáng già nua, đứng giữa sân ga đời quạnh quẽ, dõi đôi mắt tuyệt vọng nhìn chuyến tàu vừa dừng lại cho ông (già) bước xuống, đang lại từ từ lăn bánh vào chốn thăm thẳm của cuộc nhân sinh.

Ông lặng lẽ đưa tay lên làm dấu thánh giá một lần cuối. Vừa cho chính mình vừa cho người nào đó sẽ bước xuống khỏi chuyến tàu ở trạm dừng kế tiếp. Amen!

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Image

Mười Ngày Ở Việt-Nam- NHỮNG NGHĨ SUY CỦA “Khúc ruột ngàn dặm”

Nguồn facebooker Tinh Minh Truong
Ba tôi sống 96 tuổi.Ba không “healthy” bằng mẹ .Vì vậy,tôi đinh ninh mẹ tôi thế nào cũng sống tới đó hoặc hơn….
Những năm về sau nầy,trong công cuộc vận động Dân Chủ cho Việt-Nam,thông qua Quỹ Tù Nhân Lương Tâm (chuyên thăm nuôi tù nhân và vợ con- những chiến sĩ Tự Do bị chính quyền CS bắt bỏ tù-khoảng hai trăm rưỡi anh chị em ở trong nước từ Bắc chí Nam)…..tôi đều lấy tên thật Trương Minh Tịnh…..công khai,vì :
1/- Tôi nghĩ mẹ tôi ít nhất cũng sống 5 năm nữa.Lúc đó VN chắc chắn đã có một chế độ Dân Chủ (như Singapore,Mã-Lai,Miến Điện v.v….).

2/-Những phụ nữ VN, đủ mọi lứa tuổi, chân yếu tay mềm, như Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh,Bùi Thị Minh Hằng,Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,Lê Thị Công Nhân,Huỳnh Thục Vi, Đoan Trang,Lê Thị Phương Anh,Nguyễn Thị Huần,Trần Khải Thanh Thủy,Tạ Phong Tần,Nguyễn Thị Phương Uyên ,Mẹ Phương-Uyên,Đỗ Hoàng Vi,Cụ bà Lê Hiền Đức,bà Kim Liên,Hồ Thị Bích Khương v.v…….và hằng ngàn người con gái khác (cùng gia đình họ).Sống trên đất VN. Đầu tên mũi đạn.Mà can trường tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ.Trong khi tôi là con trai,lại có quốc tịch Úc mà nhát thì “yếu” quá !
Từ hồi còn con nít chơi trong xóm,tôi không thi thố nỗi với con trai vì tôi nhỏ con.Nhưng “vật lộn” với con gái thì thôi tự ái.Không bao giờ chịu thua….Và cũng để tìm cãm giác dễ chịu khác….. hahaha !!!!!!
3/-Tôi thấy tôi làm điều đúng.Hợp ý Chúa. Khi góp sức đòi hỏi một chế độ Dân Chủ cho VN.
Đùng cái,mẹ tôi chết.92 tuổi…Thế mới biết khỏe chưa chắc sống lâu.Tôi hỏi vài anh em thân cận trong Quỹ Tù Nhân Lương Tâm. Về không ?- Một nửa nói “Yes” một nửa nói “No”…Tôi hỏi chị Dương Hà (vợ anh Cù Huy Hà Vũ),chị nói “anh về chịu tang mẹ đi.Số phone em đây……”.
Tôi suy nghĩ theo lối của một anh em trong Quỹ Tù Nhân Lương Tâm (trước đây đã về) : Nếu chết,tuổi nầy cũng OK rồi.Nếu bị tù thì có dịp chia sẻ với Việt-Khang (tác giả Việt-Nam Tôi Đâu).Nếu bị sách nhiễu thì thông phần với anh chị em trong nước….
Nghĩ là làm. Tôi về…..
Và có sao ghi vậy, sau đây.
Ngày đầu tiên,ngồi trên máy bay nhìn xuống. Việt-Nam đẹp….Đã có dịp đi ngoại quốc kha khá…… Ít có nước nào mà sông nước đất đai đan nhau màu mỡ, tiềm lực kinh tế thuận lợi, như VN.
Máy bay hạ cánh.Chuẩn bị kỹ lưỡng để đối đáp với mọi tình huống…..Lại không gặp bất cứ “sự cố” nào. Đi qua Hãi Quan và ra ngoài về nhà tuốt luốt.
Từ Saigon về Long Khánh,khác với những năm về trước (công an giao thông đầy đường), bây giờ chỉ còn thấy một tốp duy nhất ở chốt Quán Tre (Dầu Giây). Ông tài xế cho tôi biết thêm về vụ phó trạm bắn chết trưỡng trạm và vài CA khác bị thương (ở trạm nầy mấy tháng trước đây) là vì ăn chia tiền không đều,chứ không phải vì hát Karaoke như báo chí loan tin.Chủ yếu là vì “bức xúc” chuyện chia chác !
Có người trên xe nói “CA bây giờ rét dân rồi.Cá ăn kiến và kiến đang ăn cá.Lúc nào cũng tốp 4 người trở lên.Không dám đi riêng hoặc tốp 2 vì sợ dân (nhất là dân miền Bắc) đánh”.
Về gặp Mẹ.Nước mắt tôi dàn dụa……
Suốt đêm đó không ngủ. Ở bên mẹ .Vì tôi biết chĩ còn mươi tiếng đồng hồ nữa là tôi sẽ không còn thấy mặt mẹ tôi.
Nói chuyện với bà con (ngoài Huế vô,và bà con trong nầy). Người lớn thì chán nãn vì vật giá leo thang mà tiền kiếm không ra.Lại bệnh hoạn tràn lan.Không ai còn dám đi nhà thương.Bệnh là chịu chết.Giới trẻ thì Đại Học cho chán rồi về …lang thang vì không cách gì kiếm được việc làm ở thành phố…..Bế tắc ! Một vài vị lớn tuổi nhắc chuyện Huế Mậu Thân …..
Sau vài ngày lo việc cho mẹ xong thì tôi về Saigon. Ở khách-sạn.
Phòng tập thể dục tối.Tôi nhìn qua khách-sạn bên kia. Một cô gái trẻ khi dọn phòng, bưng nửa chai sửa còn dư của khách uống say sưa và bỏ vỏ chai nhựa vào bao đưa về nhà bán ve chai.. Ở tầng dưới,một cô chef-cook khác,trẻ đẹp,nhưng thao tác nấu thì chậm lắm.Chỉ bằng 1/3 năng suất một cô chef-cook bên Úc.
Tôi làm quen với mấy cô làm trong khách-sạn tôi ở,la-cà nói chuyện khi họ tụm 2 tụm ba ăn cơm trưa (ngồi trên sàn dọc hành lang khách-sạn,không có ghế).Tôi liếc thấy cà-mên cơm của họ chỉ có muối dưa,tí cá…..Họ không nói gì nhưng tôi biết họ cực kỳ bất mãn vì “người ăn không hết,người lần không ra”….. nhan nhãn trước mắt họ mỗi ngày.
Ngày đầu tiên ở Saigon,tôi họp mặt Đại Học Sư Phạm ( ra trường năm 1976, lớp đầu tiên sau 30/4/1975). Ôi thì như pháo nỗ.Dành nhau nói vì sợ không còn có dịp để nói.Vì 38 năm mới gặp lại.Tối đó nói không hết,trưa hôm sau còn thêm một buổi ở nhà (một đứa) nữa. Tại đây mới đề cập nhiều đến “hiện tình đất nước”.Tất cả đều đồng ý là chế độ tham nhũng,xấu xa,tệ quá…..Mỗi đứa đưa ra một bằng chứng. Có đứa kể con của nó lên Facebook “chưỡi” chế độ bị CA tới nhà “mắng vốn”. Vẫn không sợ…… Một cựu Sư-Phạm (gái) nói “người đứng đầu ngành CA như Phạm Quý Ngọ mà trong vòng vài ngày đã nhận hối lộ 1 triệu rưỡi đô-la thì hỏi còn gì để nói nữa chứ !”.
Ngày kế, tôi họp mặt các đồng nghiệp Cựu Thầy Cô của Trường Công Nhân Kỹ Thuật Dầu Khí Bà-Rịa. Nhóm nầy ít nhưng tình cãm dạt dào .Vì những năm 77,78,79 là những năm “ đói thê thãm” và các cựu Thầy Cô nầy phần đông là con “Ngụy”….. giữa một trường toàn Cách Mạng……34 năm mới tìm được nhau.Nhắc lại chuyện xưa ai cũng rùng mình !.
Vì có sự chòng chéo thông gia của bạn tôi,tôi được mời đi chơi (2 ngày) với một gia-đình (65 tuổi đảng),con cái cấp Thứ Trưởng v.v…Vì vậy, trên xe một nửa là Cách mạng một nửa không.Xe vừa mới chạy một đoạn, đi ngang một Trụ Sở Công An Tỉnh, có câu khẩu hiệu to đùng “ Kỹ Cương – Hiệu Quả – Kín Đáo”. Một người nói oang oang trong xe “Kỹ Cương là lớn được ăn lớn,nhỏ phải chịu ăn nhỏ,không được lộn xộn”.. Hiệu quả là “phải kiếm nhiều nhiều tí”. Kín Đáo là “đừng để ai thấy”. Cả xe cười vang. Kể cả mấy ông Cách Mạng. Một người khác nói “anh Ba cứ vào đảng đi.Nếu lật lại em bảo lãnh cho”. Và suốt thời gian 10 ngày ở VN,tôi thấy ai ai, đâu đâu, cũng nói đến chuyện “ lật lại”. Không hiểu sao! Họ như chờ đợi một cái gì đó xảy ra bất cứ lúc nào ! Một phó phòng CS (hàng xóm) nói với cháu tôi “nếu thay đổi,có gì bà giúp tôi nghe…….”.
Ngày kế,tôi họp mặt các cựu bạn của tôi trong Dòng tu năm nào. Rất đông anh em tới.Thượng vàng hạ cám có đủ.Linh Mục (cha),Thầy,Giáo Sư,Chạy xe ôm,làm công bán hàng ngoài chợ,Giám Đốc,phóng viên ……Ngoài liên hệ học hành,còn có chung lý-tưởng tôn giáo,nên nhóm nầy đoàn kết thương yêu nhau ghê gớm. Coi nhau như anh em ruột vì “ngày xưa còn bé” cùng ăn,cùng ngủ,cùng đọc kinh,cùng đá banh……
Sau đó tôi thăm bạn (đại gia) ung thư trong bệnh viện Ung Bướu Nguyễn Thái Học Gia-Định.Kinh hoàng bệnh viện VN……
Rồi đi thăm nói chuyện với một đàn anh Kiến Trúc Sư……Hỏi về VN,chú (tôi gọi chú),say sưa giảng “CS không thể tồn tại vì đi ngược lại với quy luật tự nhiên của con người ……..“.
Ngày cuối cùng,tôi thăm một người bà con, ở Mỹ ,nhưng về VN làm ăn đã lâu.Vì có tiền nên có rất nhiều “connection” với chính quyền cấp cao…….Anh ta nói “Tình hình VN biến chuyển từng ngày,nếu không muốn nói là từng giờ.Bất cứ cái gì cũng có thể xảy ra “over-night”. Và xảy ra trong nội bộ của họ chứ chẵng đâu xa. Có cả khả năng quân đội Trung Quốc tràn vào VN…… Anh đã chuẩn bị sẵn. Động là chuồn liền.Mấy ông to cũng vậy….Họ sẵn sàng hết”.
Được hỏi tại sao “em về VN mà không có bất cứ một rắc rối nào “ ? Anh ta nói: Dù muốn dù không thì họ cũng đã phải chịu chấp nhận “ý kiến khác biệt” ,ngay ở họ với nhau cũng thế.Nên chuyện phát biểu trên Internet v.v…Hội nầy hội nọ v.v…….ngày nay không còn là vấn đề nữa.Quan điểm chú thế nào cũng được.Chú về đây mà đi gặp ông Nguyễn Đan Quế cũng chẵng sao.Nhưng 5 người trở lên là không được.Họ can thiệp.Chế độ đang ở thế bị động.Họ sợ số đông.Một phần lớn là nhờ các đảng viên kỳ cựu của họ ly-khai.Báo chí gần đây nói rất thẵng……Ngày xưa CA khắp nơi và ngang tàng lắm nhưng bây giờ đã “co cụm” lại. VN đã chia làm 2 phe rõ rệt,phe chính quyền “phè phỡn” và phe công nhân,nông dân,thư ký văn phòng,thợ….”vất vả”. Đó là nhờ công sức của các chiến sĩ Dân Chủ,dân oan, dám đương đầu, hy-sinh,dồn họ vào thế thụ động.Sở dĩ họ cứ phải lui từ từ là vì họ thấy họ “bậy”. Cái gì cũng vậy,khi nào mình đúng thì mình dễ hăng hái,trong khi người sai thì dễ “xìu”. CA bâygiờ “rét” là vì dân không còn sợ như xưa.Chú coi trong Youtube sẽ thấy.Thử hỏi “chung chi” mà cả va-li đô-la thì họ đâu còn ra gì để nói ai…..”.
Tôi cho rằng ý-kiến nầy chính xác.Tôi xin ghi lại trung thực như một lời cám ơn các bạn đã quan tâm khi tôi về VN.
Một Linh-Mục (lớp đàn anh của Tịnh,biết Tịnh nhiều,từ Âu-Châu,đã viết như sau,lúc Tịnh đang ở VN).
Em TMT ơi!
Mấy bữa ni anh ăn ngủ không yên, vì đã nghe chương trình nói chuyện của ông Đính Hùng, người về thăm mẹ đang ốm nặng bị bắt phải trở lại điểm khởi hành… Sáng nay đọc Mail của em cho biết đã về bằng yên và dự đám táng mẹ… Mừng quá! Tạ ơn Chúa! Deo gracias!
Người ta đối xử với em như rứa là một nước cờ cao đó. Chắc những ngày em sống trên đất nầy bóng sẽ luôn theo hình… Anh cầu nguyện cho em được bằng yên và nhất là ngày ra khỏi không gặp nạn. Xin Thiên thần hộ thủ gìn giữ em trong mọi nẻo đường được bằng yên.
Một lần nữa anh chia buồn với em và gia đình vì mới mất mẹ và chia vui vì em đã được đưa mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng với nhưng người thân yêu.
Thân mến chào em.
Đàn anh lo cho đàn em là đúng.Cám ơn “đàn anh”. Nhưng chuyện đó là xưa rồi.Thật ra họ bây giờ (vì thấy chính họ bậy quá) nên không còn hoạnh họe như vậy đâu.Nhân dân đang ở thế tiến công và chính quyền đang phải co cụm chống đỡ từng ngày.Nội bộ họ thì chia rẽ.Chung quy cũng chỉ vì tranh nhau đô-la.
Giờ phút cuối cùng ở Saigon,tôi thăm một bà cụ 95 tuổi,ngày xưa ở ngoài Bắc bị đánh địa chủ chết lên chết xuống,bây giờ (vì có lý do o bế) họ “đã đền bù….đã phục hồi danh dự”. Bà Cụ chỉ nói: “……Hồ Chí Minh! Ôi…họ ác lắm con ạ !

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Chuyện vui đầu năm
Thursday, January 30, 2014 6:37:20 PM

Ngô Nhân Dụng


Nhân dịp đầu năm, Luật sư Nguyễn Xuân Phước gởi cho bạn bè một truyện vui anh thâu lượm trên các trang mạng. Tôi xin phép hiệu đính, chú thích cho dễ hiểu hơn đối với quý vị chưa quen lối văn facebook ngắn gọn.

Sau đây là câu chuyện Người Tử Tế:

“Ði mua bao thuốc lá 20k (20,000 đồng tiền Việt Nam), đưa chủ tiệm 50k, được thối lại 40k, đút túi bỏ về. Anh chủ tiệm chạy theo kêu:

- Chú em, chú để quên không lấy bao thuốc lá nè.

Trên thế gian vẫn còn nhiều người tử tế, tôi nghĩ mình thật tồi tệ. Xúc động rút tờ 10k ra đưa lại cho anh:

- Lúc nãy anh trả dư em 10k này!

Anh chủ tiệm cũng cảm động:

- Thôi, chú đưa lại anh bao thuốc lá, anh đổi cho bao thuốc lá thật.

Hành động của anh lại làm tôi mủi lòng. Trên thế gian sao lại có người cũng thật thà như mình. Tôi tỏ vẻ hận:

- Anh đưa tờ 50k hồi nãy cho em, em đổi cho anh đồng tiền thật.

Cầm tờ giấy bạc, anh chủ tiệm rơm rớm nước mắt:

- Thôi chú đưa anh tờ 10 ngàn lúc nãy, anh đổi cho tờ thật.

Hích! Người ta tốt thế mà mình tồi tệ quá... Tôi rụt rè móc cái điện thoại ra:

- Cái này của anh, lúc nãy em lỡ tay... xin trả lại.

Anh chủ tiệm cảm động, tay run run... Anh rút ra một cái ví:

- Cái này của em, anh cũng xin trả lại em.

Người kể câu chuyện cười trên giới thiệu màn kịch này diễn ra ở Việt Nam. Tôi không tin lắm. Không chắc hai nhân vật này là đồng bào mình. Rất nhiều chuyện cười cứ tưởng do người Việt đã sáng tác ra nhưng thật sự cũng là chuyện ngoại quốc dịch lại. Trong thế kỷ 20, nhiều câu chuyện được người Hà Nội kể để cười với nhau; nhưng thực ra là do các du học sinh ở Nga, ở Ba Lan đã nghe rồi phóng tác đem về, biến chế cho có mùi nước mắm. Chẳng hạn như một chuyện kể có người đứng ở đầu đường bán những cái bóng đèn chết, tức là cái sợi râu trong đèn đã cháy, đứt rồi, đèn không sáng được nữa. Có du khách ngạc nhiên hỏi: “Ủa, cái bóng đèn chết này, ai mua làm gì?” “Có chứ. Họ mua bóng đèn chết giá năm xu, đem vào sở, thay vô cái bóng đèn còn tốt ở trong sở. Sau đó, báo cáo cấp trên xin cung cấp bóng đèn mới. Thế là họ cất cái bóng đèn cũ vào túi, đem về nhà dùng! Bỏ ra năm xu, được cái bóng đèn còn cháy nếu mua thì tốn một đồng, ai ngu mà không mua!” “Nhưng ai cung cấp cho anh những cái bóng đèn đã chết này để anh bán?” “Thì cũng chính những người đã mua của tôi, họ đem cái bóng đèn chết ra bán lại, tôi trả mỗi cái một xu!”

Câu chuyện trên nhiều người tưởng là do đồng bào ta sáng tác, nhưng thực ra đã được người Nga kể từ những thập niên 1960, 70. Cho nên, tôi không tin câu chuyện Người Tử Tế trên đây là chuyện ở nước ta. Sở dĩ có người đem kể, gán cho đồng bào mình, là vì họ chứng kiến chung quanh có nhiều cảnh giả dối nên muốn thuật một chuyện ngụ ngôn với ý khuyên răn. Tổ tiên mình ngày xưa vẫn hay làm như thế. Các cụ Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn đều đã xuất bản những chuyện cười, phần lớn có ý khuyên răn. Facebook ngày nay là phương tiện chuyên chở những bài học răn đời như vậy.

Nhưng khi đọc những chuyện cười như chuyện Người Tử Tế trên đây, chúng ta cũng không nên vì thế mà bi quan về đạo đức của dân Việt mình. Ngược lại, mình phải lạc quan. Người ta đem câu chuyện Người Tử Tế ra kể, chính là một dấu hiệu dân mình biết thế nào là không tử tế. Ý thức về đạo làm người khiến chúng ta đem những chuyện người xấu ra kể, để chê cười, tức là có ý khuyên bà con phải sống cho tử tế. Cũng như khi bản tin những người đi hôi bia ở Biên Hòa được loan báo, biết bao nhiêu người Việt Nam tỏ ý phẫn nộ về hành động vô ý thức của một số đồng bào tham lam. Tiếp theo, bao nhiêu chuyện tử tế xuất hiện. Rất nhiều đồng bào, ở khắp nơi, góp tiền giúp anh tài xế chiếc xe chở bia bị lật đổ để bồi thường cho chủ. Có bà công khai bầy tỏ niềm hối hận, thú nhận mình đã tham lam dự vào vụ hôi của đó. Còn ông tài xế thì công khai từ chối không nhận tiền mọi người quyên góp giúp mình, vì công ty chủ nhân tha cho ông. Dân Việt Nam vốn là một giống dân biết sống tử tế với nhau đấy chứ?

Bài trước trong mục này kể chuyện lá thư của một sinh viên Ðại học Việt Trì thổ lộ, “tôi chỉ ước sao thầy cô tôi đừng nói dối.” Qua lời tâm sự của bạn trẻ này, chúng tôi thấy tin tưởng vào đạo đức của giới trẻ nước ta. Ðọc một thanh niên 20 tuổi viết “...tôi có thể cảm nhận được sự dối trá từ trái tim tôi...” thì chúng ta có thể tin tưởng rằng các em cùng thế hệ đều biết đâu là thật, đâu là giả dối. Và 90 triệu đồng bào mình cũng vậy. Cho nên chúng ta có thể tin tưởng rằng đạo lý của dân tộc Việt Nam không bao giờ mất. Nhiều người lo lắng rằng tình trạng đạo lý suy vi sẽ kéo dài, đến khi nước Việt Nam được sống dưới một chế độ tự do dân chủ cũng khó phục hồi nền luân lý của tổ tiên. Nhưng chúng tôi không bi quan như thế. Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn đạo lý suy vi, xã hội mất kỷ cương, nhưng khi có cơ hội vẫn phục hồi nhanh chóng.

Ngày cuối năm, tôi tình cờ mở đọc cuốn Ðại Việt Thông Sử của Lê Quý Ðôn (do Ngô Thế Long dịch từ chữ Hán, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội in năm 1978). Lê Quý Ðôn viết sách này vào giữa thế kỷ 18. Ông thuật lại lịch sử nước ta từ thời Lê Thái Tổ, đầu thế kỷ 15, trải qua một giai đoạn nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, rồi nhà Lê trung hưng vào đầu thế kỷ 16. Tất nhiên Lê Quý Ðôn viết theo quan điểm của nhà Lê, coi triều nhà Mạc là ngụy triều. Trong khi chép sử họ Mạc, ông vẫn sử dụng niên hiệu của các vua nhà Lê.

Nếu là một sử gia “bôi bác,” chắc Lê Quý Ðôn sẽ chỉ kể những chuyện xấu về họ Mạc mà thôi. Nhưng phải công nhận Lê Quý Ðôn là người đàng hoàng tử tế, ông rất trung thành với sự thật. Cho nên, có đoạn ông viết về triều Mạc Ðăng Doanh như sau:

“Ðăng Doanh thấy trong nước còn nhiều trộm cướp, bèn ra lệnh cấm nhân dân các xứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và các binh khí đi ngoài đường. Nếu kẻ nào trái lệnh, cho Pháp Ty bắt trị tội.” Chúng ta nhớ vào cuối thế kỷ 15 miền Bắc nước ta loạn lớn. Vua dâm bạo, quan lại tham ô, các tướng cầm quân ức hiếp vua, đánh lẫn nhau, nhân dân khốn khổ, Mạc Ðăng Dung nổi bật lên vì đã dẹp được các tướng lãnh khác; sau đó đã chiếm ngôi. Ðòi con là Mạc Ðăng Doanh thi hành chính sách nghiêm ngặt để vãn hồi trật tự, cho dân được sống bình an. Kết quả như thế nào? Lê Quý Ðôn kể tiếp:

“Từ đấy, những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem theo khí giới tự vệ. Trong khoảng mấy năm trộm cướp biệt tăm. Súc vật chăn nuôi, tối đến không cần phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng kiểm điểm một lần thôi. Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn.”

Chúng ta nhớ rằng Lê Quý Ðôn chính thức coi nhà Mạc là “ngụy triều.” Cho nên những điều ông kể không phải là để ca tụng “ngụy.” Ông nói rõ chủ trương viết lịch sử là để “nêu cao gương người trung tiết” và “răn điều ác,” cho nên những sự kiện ông nêu ra đều được cân nhắc theo tiêu chuẩn đó. Mà chắc chắn ông không ủng hộ họ Mạc hay cá nhân Mạc Ðăng Doanh. Căn cứ vào lời Lê Quý Ðôn, có thể tin rằng trong nhiều năm, từ năm 1530, ở nước ta có những cảnh “trộm cướp biệt tăm.” Người đi buôn không cần mang khí giới để tự vệ. Người nuôi trâu bò, ngựa, cừu không cần nhốt vào chuồng, cứ thả rông ngoài cánh đồng mà không lo bị mất. Cảnh thanh bình, yên ổn đó xuất hiện chỉ mươi năm sau khi cả nước rơi vào cảnh hỗn loạn, giặc giã khắp nơi, bọn người có gươm giáo lộng hành từ trong triều đình xuống đến nơi thôn ổ.

Như vậy thì chúng ta có thể tin tưởng ở tương lai. Nếu bây giờ có nhiều người tham lam, nhũng nhiễu, ăn cắp của công, ỷ quyền ức hiếp đồng bào, thì chắc cũng chỉ xấu bằng thời đầu thế kỷ 16. Mai mốt, khi mọi người được sống trong một chế độ tử tế, người cai trị do chính dân bỏ phiếu lựa chọn, thì chắc phong hóa, xã hội sẽ thay đổi, trở lại bình thường. Ông Mạc Ðăng Doanh làm vua nhưng vẫn bị nhiều cựu thần nhà Lê phản đối, nếu ông đã cải hóa được phong tục thì những chính quyền sau này, “của dân, do dân” bỏ phiếu bầu thực sự, họ có thể sẽ thành công không thua gì Mạc Ðăng Doanh. Hơn nữa, đồng bào ta bây giờ chắc còn khôn ngoan, hiểu biết nhiều hơn tổ tiên 500 năm trước. Cho nên, chúng ta có thể tin tưởng vào tương lai dân tộc Việt Nam.

Ðầu năm mới, chúng tôi kể câu chuyện Người Tử Tế và đề nghị bà con mình không nên bi quan quá đáng, đừng để giông cả năm. Kể câu chuyện này chỉ cốt mua vui, không để “bôi bác.” Tôi vẫn tin rằng đây là một chuyện cười quốc tế, được phóng tác cho người Việt đọc cười vui. Khi phóng tác, người kể chuyện cố ý viết cho hợp với khung cảnh nước ta hơn. Thí dụ, trong cả màn kịch, qua những câu đối thoại, chúng ta không nghe hai nhân vật nói đến những chữ như “Xin lỗi” và “Cám ơn.” Cho nên có thể đoán câu chuyện này đã được phóng tác từ nhiều năm, từ thời xưa lắm rồi. Bởi vì ngày nay đồng bào chúng ta đều đã rất quen với những chữ “Xin lỗi” và “Cám ơn.” Xin cảm ơn quý vị độc giả.

Post Reply