Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Sách dậy tiếng Anh “MẤT DẠY”.

Bùi Bảo Trúc

Tôi không biết làm cách nào mua được hai cuốn sách dậy tiếng Anh hãi hùng đó, vì tôi chỉ được đọc có một hai trang của những cuốn sách này, do một người bạn gửi cho xem qua internet. Mấy trang sách ấy lại không được gửi kèm với bìa nên tôi không biết soạn giả là những ai, và do cơ sở nào xuất bản. Nhưng tôi tin là chúng phải … có thật và có được bán, lưu hành tại Việt Nam.

Trên mỗi trang của một cuốn có ba cột. Cột thứ nhất là những câu tiếng Anh. Cột thứ hai là phiên âm những câu tiếng Anh đó, và cột thứ ba là phần dịch những câu đó sang tiếng Việt.

Phần tiếng Anh có thể được lấy từ một cuốn sách dậy tiếng Anh nào đó của một tác giả nước ngoài. Vì thế, đóng góp của soạn giả chỉ là phần phiên âm, và dịch nghĩa những câu tiếng Anh sang tiếng Việt.

Phần dịch nghĩa từ tiếng Anh sang tiếng Việt không có gì đáng nói, vì với một cuốn tự điển Anh Việt, người ta có thể hoàn tất việc đó không khó khăn bao nhiêu. Thêm nữa, những câu Anh ngữ trong sách (bài số 13) không phải là những câu hành văn phức tạp gì cho cam, chỉ là những câu mệnh lệnh thường gặp trong Anh ngữ. Chính phần phiên âm những chữ tiếng Anh để giúp người dùng sách phát âm cho … đúng mới là chi tiết đáng nói ở đây.

Nhưng phần phiên âm đó có đúng không?
Image
Câu trả lời là không. Phát âm như sách chỉ dẫn thì có bố Mỹ cũng chịu thua, không cách gì hiểu nổi.

Thí dụ bờ rinh mi quơ tờ; woát đít; pút phít in tu dờ phờ ri dờ; ơrên dơ cờlâu… thì nhất định là ta nói ta nghe, Mỹ nói Mỹ nghe là cùng. Những câu phát âm đó là gì vậy? Xem cột thứ nhất thì đó là các câu bring me water; wash dishes; put fish into the fridge; arrange the cloths (đáng lẽ phải là clothes vì cloth là vải chưa may thành quần áo, không có số nhiều).

Rốt cuộc xin chút nước, nhờ rửa mấy cái chén bát, yêu cầu bỏ cá vào tủ lạnh, xếp quần áo thì người được nhờ làm những việc đó cứ thế mà đứng ngây người ra mà im lặng thở dài, nghiêm và buồn cả buổi mà thôi.

Người soạn cuốn sách dậy tiếng Anh rõ ràng là người không biết nói tiếng Anh. Người này không hề biết rằng tiếng Việt không có một số âm rất thường gặp trong tiếng Anh. Vì thế, người ta không thể dùng các âm Việt ngữ để phiên âm tiếng Anh. Thêm vào đó, những âm cuối của những tiếng trong Anh ngữ đều bị soạn giả bỏ qua, không ghi xuống, cho dù đó là những danh từ số nhiều (fruits, dishes, papers…) hay những âm cuối của lunch, cupboard, hand, trash, arrange… Soạn giả cũng không biết phân biệt những nguyên âm dài, ngắn và do đó cũng không chỉ dẫn cho người dùng sách những chỗ nhấn (stresses). Rõ ràng là ông ta chưa bao giờ nghe nói hay biết tới, nói chi tới chuyện biết sử dụng những ký hiệu phiên âm quốc tế (international phonetic symbols). Bởi thế nên mới có cái mệnh lệnh nghe ghê rợn là pút dơ đít in tu dơ cắp bo và woát đít.

Một cuốn sách khác (chắc là thế vì cách trình bầy có hơi khác) lại còn ghê rợn hơn cả cuốn kia. Thí dụ chữ calculating thì được phiên âm thành con-cu-lây-tinh. Âm đầu của chữ này không hề có âm “o” trong cách phát âm của người Anh cũng như người Mỹ. Nhưng nó đã được phiên âm là “con” thay vì là “can” mặc dù “can” cũng đã là không đúng. Ngay ở dưới là một compound adjective ( tĩnh từ kép) mean-minded thì được phiên âm thành min-mai-địt.
Image Đọc trang sách này, tôi rùng mình khi nghĩ tới cách phiên âm của soạn giả dùng cho danh từ calculator. Rùng mình vì không biết tại sao nó phải “la to” như soạn giả có thể sẽ phiên âm theo kiểu phiên âm của ông ta.

Đó là cách phiên âm gì vậy? Học Anh ngữ bằng cách phiên âm ấy thì nói tiếng Anh như thế nào và cho ai nghe đây? Nói tiếng Anh như Nguyễn Tấn Dũng chăng?

Tiếng Anh gì mà sexy quá vậy? Sexy hay mất dạy đây? Thế mà chỉ vừa mấy tuần trước, báo chí trong nước đã nhắng lên rằng trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam được coi là cao nhất Đông Nam Á.

Sách dạy tiếng Anh mà như vậy thì trình độ nhất tiếng Anh với ai đây?

TỘI NGHIỆP LỤC BÁT.

Lục bát là thể thơ đặc biệt của người Việt Nam. Người Hoa không có lục bát. Ở Đông Nam Á, chỉ có Thái Lan có lục bát với cách gieo vần giống như lục bát của chúng ta. Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu và nhiều tác giả khác trong văn học Việt Nam đã sử dụng lục bát trong các tác phẩm của họ. Người bình dân trong những câu hò, câu lý, trong ca dao cũng đã đến với lục bát. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc cho rằng thơ lục bát dễ làm, nhưng làm được một bài lục bát hay thì rất khó. Dở một chút thì lục bát thành vè ngay.

Nhưng có thật là lục bát dễ làm không?

Ở bậc Trung học trước năm 1975, ngay ở năm đầu, tôi nhớ là học sinh lớp Đệ Thất cũng đã được dậy về luật thơ lục bát: chữ cuối của câu sáu phải vần với chữ thứ sáu của câu tám; chữ cuối của câu tám phải vần với chữ cuối của câu sáu, và chữ thứ sáu của câu sáu phải vần với chữ thứ sáu của câu tám … và cứ như thế tiếp tục trong suốt 3254 câu của truyện Kiều.


Cách hiệp vần lục bát như vừa nêu ra ở trên thoạt nghe thì có vẻ khó nhớ, nhưng chỉ cần lẩm nhẩm mấy câu đầu của truyện Kiều là nhớ ngay cách hiệp vần lục bát:

Trăm năm trong cõi người TA
Chữ tài chữ mệnh khéo LÀ ghét NHAU
Trải qua một cuộc bể DÂU
Những điều trông thấy mà ĐAU đớn lòng

Trong những câu trên, TA vần với LÀ; NHAU vần với DÂU, với ĐAU. Tuy dễ như vậy, nhưng hình như không phải người Việt Nam nào cũng biết cách hiệp vần của thơ lục bát. Mới đây, một cựu học sinh của một trường Trung học danh tiếng ở SàiGòn trước đây cũng đã lạc vận một cách tệ hại trong mấy câu gọi là lục bát của ông:

…Ấy ơi, ấy hãy vào ĐÂY
Cho em đổi lại cái QUẦN chút COI
Cái quần duy nhất của EM
Hôm qua anh lấy về BÊN ấy rồi …

Hôm nay mưa đổ sụt SÙI
Tớ không hong nữa cái QUẦN không PHƠI
Bên hiên vẫn vắng bóng NÀNG
Rưng rưng tôi nghiện cái QUẦN của em

Trong 8 câu lục bát, chỉ có mấy chữ EM, QUÊN và NÀNG, QUẦN là tạm có thể coi là có vần với nhau mặc dù có hơi khiên cưỡng. Những câu khác thì đều lạc vận. ĐÂY không thể vần với QUẦN; COI không thể vần với EM; SÙI không thể vần với QUẦN; PHƠI không thể vần với NÀNG.

Thơ tự do thì không cần phải có vần. Nhưng nếu một câu sáu kế đó là một câu tám thì đó là lục bát và phải theo luật của lục bát và phải hiệp vần.

Mấy câu đó được nghe thấy trong một cuộc họp mặt Tất Niên của các cựu học sinh mấy trường Trung học ở SàiGòn trước đây. Nguyên đó là một bài thơ lục bát của Nguyễn Bính gồm 42 câu kể chuyện một cuộc tình bi thảm của một thanh niên với cô hàng xóm. Mối tình chưa có dịp thổ lộ thì người phụ nữ trẻ qua đời. Bài thơ này đã được ít nhất hai nhạc sĩ phổ thành nhạc. Và một trong hai bản nhạc cũng được sửa lời để hát diễu, thành hai người lấy lộn quần của nhau vì cùng phơi trên một cái cọc giữa hai căn nhà. Nhưng rồi chính lời diễu của bài hát diễu đó cũng lại được sửa lại thành những câu lục bát lạc vận một cách thảm hại được hát lên trong buổi họp mặt vừa qua.

Tác giả của những lời ca được sửa lại lần nữa với những câu lục bát què quặt ấy, theo bài tường thuật trên báo, cho biết có giữ bản quyền. Việc đó không cần thiết vì lục bát mà như vậy thì sẽ không có ai chôm chỉa của ông đâu khiến ông phải quá lo xa.

Nếu tác giả chỉ đọc cho vợ con nghe trong bếp thì tôi sẽ không bao giờ có ý kiến. Nhưng vì nó được phổ biến ở một nơi công cộng nên người nghe được quyền có ý kiến và nhận xét.

Có ý kiến vì tôi sợ rằng sẽ có người nghe hay đọc thấy những câu ấy rồi tưởng thơ lục bát là như thế rồi cứ thế mà bắt chước làm thơ lục bát thì tội cho cụ Tiên Điền biết là chừng nào. Bỗng nhớ hai câu bi thảm của Nguyễn Du:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

(Ba trăm năm nữa có dư / Biết còn ai khóc Tố Như Tiên Điền)

Thưa Tố Như tiên sinh, lục bát, thể thơ mà tiên sinh dùng để viết truyện Kiều đã bị thảm sát như vậy thì con số người khóc tiên sinh chắc chắn không phải là nhỏ.

Mà cũng tội nghiệp cho lục bát biết là chừng nào! Ấy là chưa nói tới câu cuối (rưng rưng tôi nghiện cái quần của em) là một câu tuyệt đại cực kỳ nham nhở và dơ dáy.

Nên cũng tội nghiệp luôn cả Nguyễn Bính nữa.


Bùi Bảo Trúc

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »


Nghĩ về Chân dung Quyền lực

Hơn một tháng qua kể từ khi Chân dung Quyền lực xuất hiện với hàng chục phóng sự điều tra về các vụ án tham nhũng chấn động ở cấp thượng tầng với các chứng cứ rõ ràng, minh bạch. BBT cũng tạo một diễn đàn dân chủ để mọi tầng lớp Nhân dân có thể tự do đưa ra những chính kiến của mình mà không kiểm duyệt. Qua đó, rất nhiều ý kiến bày tỏ ý kiến đồng tình, ủng hộ CDQL trong công cuộc chống giặc nội xâm. Xin giới thiệu với độc giả một trong những quan điểm đó của ông Huỳnh Ngọc Chênh, một nhà báo, một Blogger nổi tiếng trong cộng đồng Bloggers Việt Nam.


Thời gian qua có hai sự kiện về truyền thông gây ra chấn động dư luận trong nước và quốc tế: Chân Dung Quyền Lực và Charlie Hebdo.


Charlie Hepdo là tờ báo châm biếm của Pháp đã châm biếm không từ bất cứ một ai kể cả những đấng thần linh tôn giáo. Tòa soạn tờ báo đặt tại trung tâm Paris đã bị bọn khủng bố cực đoan tấn công giết hầu như toàn bộ các nhân viên và các nhà báo đang có mặt tại đó.


Sư kiện bi thảm đó đã thu hút hàng triệu người, trong đó có cả những vị lãnh đạo nhà nước ở Châu Âu, tham gia vào cuộc biểu tình lên án những kẻ xâm phạm quyền tự do báo chí. Và từ sự kiện đó đã tạo ra một phong trào "Je suis Charlie" rộng lớn trên khắp Châu Âu. Ấn phẩm đầu tiên của Charlie Hebdo sau vụ tấn công, đã in lên đến 3 triệu bản vẫn không đủ để bán. Những người có được ấn bản đó đã rao bán trên mạng và đã bán được đến 100.000 bảng Anh!
Image
Charlie Hebdo mới ra lại sau khi bị tấn công

Image
Một người gốc Việt ở Châu Âu có được hai tờ Charlie số mới được xem là hiếm hoi và rất hãnh diện

Chân Dung Quyền Lực là một trang blog không biết làm ra từ bao giờ nhưng bắt đầu thu hút sự quan tâm của người đọc tiếng Việt trong và ngoài nước trong thời gian gần đây, trùng hợp với thời gian chuẩn bị cũng như diễn ra hội nghị 10 của ban chấp hành trung ương đảng CSVN. Các bài viết nêu lên khối tài sản khổng lồ của một số quan chức lớn và của con cháu họ đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Và sự chấn động dư luận mà CDQL gây ra ngay trong thời gian diễn ra hội nghị 10 là thông tin về tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh khi trang đó đưa tin trước rất chính xác về lịch trình chuyên cơ đưa ông Thanh về Việt Nam, một thông tin mà ngay cả các quan chức có trách nhiệm cũng như các tờ báo chính thống của đảng cũng không có được.


Nhìn cảnh xôn xao nhốn nháo của hàng ngàn người dân hiếu kì, hàng trăm nhà báo đi săn tin tại sân bay và bệnh viện Đà Nẵng vào hôm ông Thanh được chuyên cơ từ Mỹ đưa về mới hình dung ra được "quyền lực" của CDQL là lớn như thế nào trong dư luận.

Sau khi chiếm lĩnh được niềm tin của dư luận, CDQL lại tung tiếp ra thông tin về khối tài sản khổng lồ của một quan chức cao cấp khác và của con cháu vị nầy với đầy đủ tang chứng, tài liệu, hình ảnh chứng minh. Thông tin nầy có vẻ như rất khả tín đối với rất nhiều người.

Bây giờ thì hầu như chỗ nào cũng nghe bàn luận về CDQL. Từ các quán cà phê, các bàn nhậu, đến các trang mạng xã hội và đến các cơ quan truyền thông uy tín nước ngoài như RFI, BBC, VOA, RFA...Số lượng truy cập vào trang nầy nhảy vọt lên trên 10 triệu lượt trong vòng vài tuần lễ đã nói lên điều nầy. Một cựu quan chức quốc hội đã chính thức phát biểu trên BBC về CDQL. Trước đó một vài quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước VN trong các phát biểu chính thức cũng đã bóng gió đề cập đến CDQL.


Dư luận tập trung vào CDQL, hầu như không còn bàn cãi những thông tin đưa ra trên đó đúng hay sai nữa mà xoáy vào chủ đề: Quyền lực nào đứng sau CDQL? Có rất nhiều suy đoán, nhưng phần lớn đều tập trung vào hai giả thiết...mà không cần nói ra ở đây nhưng ai cũng biết.


Ông Trần Quốc Thuận, cựu quan chức quốc hội, khi phát biểu trên BBC, đòi phải điều tra tìm ra ai là kẻ đứng sau và truy tố ra pháp luật. Ý kiến đó đã đón nhận không ít phản ứng trái chiều nhau của dư luận.

Cá nhân tôi thấy chưa cần thiết phải tìm hiểu quyền lực nào đứng sau CDQL. Cái cần thiết trước mắt là phải xác minh những nội dung trên một số bài viết của trang nầy là đúng hay sai.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã hô hào chống tham nhũng và hiện thực hóa hô hào đó bằng các đợt chỉnh đảng rất tốn kém. Ông còn đẩy mạnh hơn nữa bằng cách lập ra hẳn môt ban nội chính trực thuộc bộ chính trị với các chân rết đến các địa phương để chuyên lo về việc chống tham nhũng và làm sạch bộ máy công quyền bên cạnh một hệ thống chống tham nhũng khá đồ sộ trực thuộc chính phủ cũng rất tốn kém và đã có từ lâu.


Ông Trương Tấn Sang cũng luôn luôn kêu gọi chống tham nhũng. Ông có phát biểu về "bầy sâu" ăn hại và tàn phá đất nước nằm ngay trong bộ máy công quyền rất ấn tượng.

Và hầu như tất cả các quan chức của đảng và nhà nước từ cao nhất xuống đến các địa phương đều kêu gọi chống tham nhũng và đều tỏ ra rất nhiệt tình trong việc chống tham nhũng. Hầu như ai cũng khuyến khích mọi người đứng ra tố giác tham nhũng để cơ quan chức năng điều tra làm rõ và triệt phá bọn tham ô.

Thì đây, CDQL đã làm công việc đó. Trang nầy đã liên tục đưa ra các bài viết tố giác các quan chức trong bộ máy cầm quyền có những khối tài sản khổng lồ bất minh với những tang chứng và tài liệu kèm theo rất rõ ràng. Tố giác nầy có thể đúng hay không đúng, nhưng các cơ quan chức năng không thể nhắm mắt làm ngơ.

Tôi cho rằng, những tố giác của CDQL là hết sức quý báu dù là xuất phát từ ai và từ động cơ gì. Đó là những tài liệu, những dấu hiệu vô cùng cần thiết để cho các cơ quan chống tham nhũng nhảy vào tìm hiểu, điều tra và xác minh. Những cơ quan chống tham nhũng là những cơ quan nào? Đó là:

- Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.

- Ban nội chính trung ương do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu

- Tổng thanh tra nhà nước

- Cơ quan điều tra bộ công an
.....

Đã có những tố giác đích danh kèm theo tang chứng và các tài liệu, nhân dân cả nước đang trông mong vào các cơ quan chức năng kể trên cần phải có những bước điều tra xác minh đúng sai. Nếu đúng thì truy tố kẻ bị tố giác, đưa họ ra tòa vì tội tham ô. Nếu không đúng thì truy tìm ai đứng sau CDQL và truy tố kẻ đó ra pháp luật về tội vu khống và cao hơn là tội tuyên truyền hoặc âm mưu chống lại nhà nước.

Nếu bộ máy chống tham nhũng khổng lồ và rất tốn kém nói trên không làm những việc đó thì đừng bao giờ hô hào việc chống tham nhũng nữa.


Nguồn: Huỳnh Ngọc Chênh

User avatar
MatVit
Posts: 854
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Tự do ngôn luận không có nghĩa là được phép chụp mũ.
Lữ Giang
Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?

Trên đài Little Saigon TV tối 8.1.2015 cùng với luật sư Nguyễn Quốc Lân, và tối 15.1.2015 cùng với luật sư Đỗ Phủ, chúng tôi đã nói về những khía cạnh pháp lý phức tạp của vụ án, nhưng chỉ những người trong vùng được nghe. Hôm nay chúng tôi cố gắng tóm lược nội vụ và chiến thuật của mỗi bên để đọc giả có thể hiểu qua tại sao có bản án ngày 30.12.2015.

BỆNH TRẦM KHA HẾT THUỐC CHỬA

Thật ra, các vụ án nón cối không phải là chuyện mới mẻ gì trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Nó đã trở thành một thứ bệnh trầm kha và không còn phương cứu chữa: Cứ muốn hạ ai là đội cho người đó cái nón cối! Tòa án Mỹ đã nhiều lần “xuống chưởng” để cảnh cáo, nhưng chứng nào vẫn tật đó. Không phải Cộng Sản mà chính người Việt đấu tranh đã phá vỡ cuộc đấu tranh của chính họ bằng nón cối! Sau đây là những vụ điển hình:

(1) Vào năm 2003, Tòa án Quận Denver, tiểu bang Colorado, đã kết tội nhà sư Lê Kim Cương và ban quản trị chùa Như Lai vu khống hai chị em Hồ Thị Thu và Hồ Thị Thi là cộng sản sau khi hai cô này tố cáo nhà sư có hành vi tình dục bất chánh. Các bị đơn đã bị phạt 4.800.000 USD.

(2) Năm 2006, các bị đơn ở Minnesota đã tố cáo ông Phạm Ngọc Tuận, một cựu quân nhân VNCH, là tay sai Cộng Sản và vi phạm 18 tội đã được họ liệt kê, nhưng không chứng minh được tội nào. Tòa buộc các bị đơn phải bồi thường cho ông Tuận 639.000 USD.

(3) Vào tháng 9 năm 2011 Tòa án Quận Montgomery, tiểu bang Maryland, đã buộc bà Ngô Thị Hiền thuộc Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, ông Ngô Ngọc Hùng và đài phát thanh Vietnamese Public Radio ở Maryland phải liên đới bồi thường cho ông Hoài Thanh 1.000.000 USD vì đã dùng hệ thống truyền thông để chụp mũ ông Hoài Thanh là cộng sản.

(4) Ở Austin, Texas, ông Đỗ Văn Phúc đã viết nhiều bài dưới nhiều hình thức khác nhau, tố cáo bà Nancy Bùi, tức ký giả Triều Giang, là thân cộng, tay sai cộng sản và làm ăn với Việt Cộng. Trong phiên xử ngày 27.10.2011, tòa buộc ông Phúc phải bồi thường cho bà Nancy Bùi 1.900.000 USD.

(5) Vụ án mạ lỵ phỉ báng kéo dài nhất là vụ ba ông Norman Lê, Phiệt Nguyễn, Đạt Hồ, và hai bà Nhàn Trần và Nga Phạm đã bị ông Tân Thục Đức, Hiệu trưởng Trường Việt Ngữ ở Thurston County, kiện về tội chụp nón cối. Những người này đã tố cáo ông Đức là một nhân viên bí mật của Việt Cộng (undercover Viet Cong agent). Vụ kiện được khởi sự từ 2003 đến tháng 4/2009 Tòa Superior Court ở Thurston County, Washington State, mới xử và tuyên phạt những người này phải bồi thường cho ông Tân Thục Đức một số tiền là $310.000. Các bên tranh tụng đã kháng cáo lên Tòa Phúc Thẩm rồi thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện Washington State . Ngày 9.5.2013, TCPV đã y án tòa Thurston County !

Nhưng vụ án nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ phức tạp và gay cấn hơn nhiều, vì đây là hai cơ quan truyền thông lớn nhất của người Việt hải ngoại.

VIỆC PHẢI ĐẾN THÌ PHẢI ĐẾN


Trong một bài với đề tựa “Những “bí ẩn” của báo Người Việt: Ai là chủ thực sự của báo Người Việt?” đăng trên nhật báo Saigon Nhỏ thứ bảy 28.7.2012, Đào Nương tức bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm kiêm chủ bút nhật báo và tuần báo Saigon Nhỏ, đã bàn nhiều chuyện về nhật báo Người Việt, trong đó có hai đoạn sau đây đã đưa bà Hoàng Dược Thảo và báo Saigon Nhỏ vào đường lao lý:

Đoạn thứ nhất: “Bọt bèo thì thường nổi trên mặt mà. Nhưng sự kiện vợ của ông Hoàng Ngọc Tuệ, bà Hoàng Vĩnh ra mặt điều hành báo Người Việt mấy năm nay mới là lạ. Điều lạ thứ nhất: bà Hoàng Vĩnh không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về tình ái…”

Đoạn thứ hai: “Hy vọng ông Phan Huy Đạt, chủ nhân của báo Người Việt sẽ công bố tên của 27 người (thành viên) này để bọn “tay sai của giặc Mỹ” đa nghi cứ cho rằng một ông giáo nghèo, một counselor của một trường đại học cộng đồng thì làm gì có tiền mà mua nổi nguyên một tờ báo to đùng như tờ Người Việt? Bọn “tay sai của giặc Mỹ” cho rằng nếu không phải “thằng” Sơn Hào thì cũng là “thằng” Hải Vị, Made in VC mua tờ Người Việt rồi ông đứng tên dùm cho chúng. Đào Nương tôi không tin nhưng không biết làm sao để bênh ông…”

Từ lâu, bà Hoàng Dược Thảo thường dùng hệ thống báo Saigon Nhỏ để “oanh tạc” báo Người Việt, nhưng bộ biên tập của báo này cứ ngồi êm re. Nay chụp được hai nói câu trên, báo Người Việt quyết định ra tay.

Theo điều 48a của bộ Dân Luật Californa, thư yêu cầu đính chính (retraction) những lời phỉ báng mạ lỵ phải được gởi đến chủ nhiệm (publisher) tờ báo trong hạn 20 ngày kể từ ngày biết được sự phổ biến bài báo mạ lỵ phỉ báng. Hôm 7.8.2012, ông Phan Huy Đạt, bà Hoàng Vĩnh và nhật báo Người Việt đã gởi đến bà Hoàng Được Thảo và báo Saigon Nhỏ một văn thư yêu cầu cải chính những điều nói trên mà họ cho rằng viết không đúng sự thật về họ.

Tôi thấy thư yêu cầu đính chính này đã không được viết theo mẫu thông dụng được biên soạn rất chặt chẽ mà các luật sư ở California thường dùng, trái lại đã viết theo kiểu tự do, nhưng cũng hội đủ điều kiện luật định, vì điều 48a đòi hỏi phải “ghi rõ những lời tuyên bố bị coi là mạ lỵ phỉ bang và yêu cầu đính chính” (specifying the statements claimed to be libelous and demanding that the same be corrected). Báo Người Việt đã ghi rất rõ hai câu sau đây mà họ cho rằng không đúng sự thật:

(1) Cộng Sản Việt Nam đã mua nhật báo Người Việt và để cho ông Phan Huy Ðạt đứng tên chủ nhân cho họ. (The Vietnamese communists bought the Nguoi Viet Daily News and asked Dat Huy Phan act as owner for them).

(2) Bà Hoàng Vĩnh không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về tình ái (an unchaste woman who is unqualified for her profession and known to have many scandalous affairs.)

Cũng theo điều 48a, Saigon Nhỏ có ba tuần lễ kể từ ngày nhận được thư yêu cầu, để đăng những lời cải chính. Nhưng bà Thảo chẳng những không cải chánh mà còn viết một bài trên tuần báo Saigon Nhỏ ngày 17.8.2012 giải thích tại sao bà đã viết như vậy. Vì không nắm vững luật buộc phải “specify” như trên nên bà cảnh cáo ông Đạt và bà Vĩnh “không nên dùng thủ thuật “cắt” một câu ngắn trong một đoạn văn dài để xuyên tạc ý nghĩ của câu văn.”!

Ngày 4.9.2012, luật sư Hoyt E. Hart đại diện cho nhật báo Người Việt, ông Phan Huy Đạt và bà Hoàng Vĩnh đã nộp đơn tại tòa Superior Court ở Orange County kiện bà Hoàng Dược Thảo về mạ lỵ phỉ báng vì cho rằng hai câu nói trên là không đúng sự thật gây phương hại cho họ về nhiều phương diện. Vụ kiện mang số 30-2012-00595526-CU-DF-CJC, loại: Defamation, tên vụ: Hoang vs. Saigon Nho Newspaper.

Điều 45 của bộ Dân Luật California đã định nghĩa tội mạ lỵ phỉ báng bắng bài viết (libel) như sau:

“Mạ lỵ phỉ báng bằng bài viết là một sự phổ biến không đúng sự thật và không được đặc miễn bằng bài viết, ấn phẩm, hình ảnh, hình nộm, hay hình thức phô diễn ra trước mắt khác, nhắm làm cho bất cứ người nào bị hận thù, khinh bỉ, nhạo báng, lăng nhục, hay tạo ra các lý do cho người đó bị xa lánh, tránh né và phương hại đến nghề nghiệp của họ, cũng như làm cho họ phải chịu những sự đe dọa phương hại lớn đến mạng sống."

Luật sư của báo Người Việt đã bám sát vào điều luật này để hành động.

CHIẾN THUẬT CỦA HAI BÊN

Trong khi luật sư của báo Người Việt dùng các phương thức luật định để chứng minh những lời tuyên bố nói trên không đúng sự thật, có ác ý và gây thiệt hại cho họ về nhiều phương điện như điều 45 đã mô tả, bà Hoàng Dược Thảo dùng các cơ quan truyền thông, các tổ chức đấu tranh chính trị và những suy luận riêng của bà, tức các phương thức ngoài luật định, để đối phó với cơ quan tư pháp Mỹ và tin chắc rằng bà sẽ thắng.

Qua các bài bà Thảo viết trên báo Saigon Nhỏ sau khi bị truy tố, nhất là hai cuốn video ghi lại những lời phát biểu của bà tại cuộc họp của Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali vào tối 10.2.2013 tại trụ sở Hội Đền Hùng ở Westminster và trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại ngày 29.9.2013, chúng ta thấy bà muốn nói với Tòa cũng như mọi người rằng bà chỉ lặp lại những lời phát biểu của nhiều nhân vật và nhiều tổ chức tố cáo nhật báo Người Việt là của Cộng Sản hay tay sai Cộng Sản.

Sở dĩ bà làm như vậy vì bà không biết rằng luật pháp Hoa Kỳ đã quy định:

“Một người lặp đi“Một người lặp đi lặp lại lời mạ lỵ phỉ báng do người khác phải chịu trách nhiệm cho việc tái phổ biến đó, ngay cả nếu người tái phổ biến quy lời tuyên bố phỉ báng cho người phổ biến gốc.” ngay cả nếu người tái phổ biến quy lời tuyên bố phỉ báng cho người phổ biến gốc.”
(Moritz v. Kansas City Star Co., 258 S.W.2d 583).

Nói một cách giản dị, lặp lại một lời phát biểu sai sự thật của người khác vẫn phải chịu trách về lời phát biểu đó, dù chỉ rõ lời phát biểu đó phát xuất từ đâu. Tuy nhiên, khi đăng những lời phát biểu của cơ quan công quyền thì không phải chịu trách nhiệm, dù sai.

Các bài và hai video nói trên cũng cho thấy bà đã đặt các bị đơn vào tình trạng “bị hận thù, khinh bỉ, nhạo báng, lăng nhục, hay tạo ra các lý do cho người đó bị xa lánh, tránh né và phương hại đến nghề nghiệp của họ, cũng như làm cho họ phải chịu những sự đe dọa phương hại lớn đến mạng sống” như đã quy định ở điều 45. Do đó, luật sư của báo Người Việt không phải đi tìm bằng chứng đâu xa, ông ta chỉ dùng các bài báo và hai cái video đó cũng đủ thắng rồi.

Tuy nhiên, hai cái video tai hại hơn vì nó phô bày ra trước mắt bồi thẩm đoàn không phải chỉ những lời mà cả hình ảnh đầy thuyết phục của bà Thảo khi phát biểu khiến họ quyết định mau lẹ.

Hai luật sư là Charles H. Mạnh và Aaron Morris đã nhận ra sự nguy hại của hai video này và đã hai lần xin tòa bỏ hai video đó ra ngoài hồ sơ vụ kiện. Nhưng điều 350 của Luật Bằng Chứng (Evidence Code) quy định rằng không bằng chứng nào được đưa vào hồ sơ vụ kiện ngoại trừ bằng chứng có liên quan. Hai video nói trên là bằng chứng liên quan(relevant evidence) nên Tòa không cho bỏ ra được.

Nói tóm lại, vì không nắm vững luật pháp, bà Hoàng Dược Thảo đã tạo ra những bằng chứng cho đối phương dựa vào đó để quy trách nhiệm cho chính bà.

RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU ?

Bây giờ bà Hoàng Dược Thảo và Saigon Nhỏ đang xin tòa nguyên thẩm tái thẩm để câu giờ. Trong vòng hai tuần lễ, nếu tòa bác đơn thì có 60 ngày để kháng cáo. Trong khi kháng cáo, báo Người Việt vẫn xin thi hành án. Muốn hoãn thi hành án, phải mua một cái Bond để bảo đảm tiền phạt. Cái Bond này trị giá bằng 150% số tiền phạt. Bà Thảo bị phạt 4.500.000 USD nên phải mua cái Bond lên đến 6.750.000 USD và phải có tài sản thế chấp để mua. Mỗi năm phải trả tiền lời là 10%. Trong một số trường hợp rất đặc biệt, tòa cũng có thể cho miễn mua Bond, nhưng rất họa hiếm (judgment without bond are extremely rare).

Tiền thuê luật sư kháng cáo trong vụ này cũng sẽ rất cao, không dưới 300.000 USD, vì họ phải đọc khoảng 2000 trang biên bản của tòa (court transcripts) rồi dựa vào đó viết bản luận trạng (brief) với những tham khảo và trích dẫn luật pháp và án lệ rất công phu. Luật sư không chuyên môn về kháng cáo không làm được.

Kết quả kháng cáo sẽ đi tới đâu? Chúng ta hãy nghe Luật sư David Brown nói về “Kháng cáo Bản Án của Bồi Thẩm Đoàn” (Appeals from a Jury Verdict) trên mạng giải thích vế luật phápnolo.com:

Nếu quý vị bị kết án trong một vụ xét xử của bồi thẩm đoàn, cơ hội của quý vị về kháng cáo có kết quả là rất nhỏ (your chances of successfully appealing are very small), vì tòa kháng cáo chỉ xem lại thẩm phán tòa xét xử có theo đúng luật pháp hay không (chứ không xét lại nội dung vụ kiện). Tiến trình kháng cáo rất phức tạp và tốn kém, kháng cáo ít khi có ý nghĩa.

Trong 5 vụ điển hình mà chúng tôi đã nhắc lại ở trên, chúng ta thấy chỉ có vụ thứ 5 là vừa kháng cáo vừa thượng tố lên Tối Cao Pháp Viện tiểu bang. Nhưng trong phán quyết ngày 9.5.2013, Tối Cao Pháp Viện đã quyết định với tỉ số 6-1, y án của tòa nguyên thẩm và xác định: “There is no First Amendment protection for the type of false, damaging statements; indeed, the purpose of the law of defamation is to punish such statements.” (Không có sự bảo vệ của Tu Chính Án Thứ Nhất (về quyền tự do ngôn luận) đối với loại những lời tuyên bố sai sự thật và gây thiệt hại; quả thật, mục tiêu của luật về mạ lỵ phỉ báng là trừng phạt những lời phát biểu như thế).



Ngày 15.1.2015
Lữ Giang

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Phá đám tang, nghề mới thời sản mạt!

J.B Nguyễn Hữu Vinh,

viết từ Hà Nội
2015-01-15

Image
Một đám tang bị phá vòng hoa. (hình minh họa)
Photo by J.B Nguyễn Hữu Vinh

Trên bình diện thế giới, có nhiều nghề nghiệp độc đáo và kỳ lạ được báo chí nói đến. Những nghề nghiệp đó, được công nhận tại một số quốc gia có đặc thù riêng của họ như nghề thử cần sa, nếm thử bia, thử socola hoặc đóng vai xác chết trên truyền hình... Thậm chí, ở Trung Quốc, một số thầy thuốc đang tuyển nhân viên cho nghề... ngửi rắm để chẩn đoán bệnh tật của bệnh nhân.
Một thời gian dài trong lịch sử, đất nước Việt Nam chúng ta chưa có nghề nào được liệt kê là những nghề độc đáo và kỳ lạ như các nghề nghiệp được báo chí nhắc đến ở trên. Gần đây, ở đất nước Việt Nam xuất hiện một nghề mới: Nghề phá đám tang.

Nghề mới xuất hiện

Có lẽ, ngay từ buổi đầu của nhà nước Việt Nam 1945, mọi người dân Việt Nam dù qua mấy ngàn năm dưới mọi thời đại từ phong kiến, đến thực dân, chẳng ai có thể nghĩ được rằng sẽ có một ngày nghề mới này lại xuất hiện trên đất nước Việt Nam.
Sở dĩ không ai có thể tưởng tượng được, bởi qua hàng ngàn năm văn hiến, người Việt Nam vốn được dạy dỗ rằng phải tôn trọng người chết cũng như người sống. Người dân Việt vốn được dạy dỗ rằng "Nghĩa tử là nghĩa tận" rằng "sống cậy nhà già cậy mồ"... để nhắc nhở người đời tôn trọng vong linh kẻ chết. Và thật là thất đức và tai ngược khi xâm phạm mồ mả, vong linh kẻ chết. Thái độ của người sống trước người chết, là thước đo nhân cách và đạo đức của chính họ.
Do vậy, khi nghề "Phá đám tang" được hình thành và phát triển ở Việt Nam, nhiều người không tin nếu không nhìn thấy tận mắt, không tưởng tượng được nếu suy đoán theo lý lẽ cuộc đời và đạo đức con người bình thường.
Nhưng, thực tế nó đã xảy ra và ngày càng nhiều dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi không nói thì ai cũng biết, nếu không có sự "lãnh đạo tuyệt đối của đảng", thì đã là con người sinh ra cái đầu trên cổ, trái tim trong lồng ngực, có cho vàng cũng ít ai dám hành nghề này.

Một vài điển hình

Không chỉ đến hôm nay, nghề phá đám tang mới phát triển mà có lẽ từ cách đây hơn chục năm. Năm 2002 trong đám tang Trung tướng Trần Độ - một vị tướng đã suốt đời đi theo Đảng Cộng sản - đám tang đã rất nổi tiếng với những trò phá phách thể hiện sự "quang vinh" "vô địch" và "tài tình" của "Đảng ta".
Image
Đám tang Trung tướng Trần Độ năm 2002.

Ở đám tang đó, đảng đã chỉ đạo ngang nhiên bỏ câu "Vô cùng thương tiếc" có sẵn trước bức tường trong nhà tang lễ đặt thi hài người quá cố. Ở đám tang đó, tất cả những người đến viếng không được ghi chức danh Trung tướng của ông Trần Độ trên băng tang. Những vòng hoa đến viếng, kể cả của ông Võ Nguyên Giáp cũng không được viết chức danh của người viếng và của người chết như ý muốn. Thậm chí, ở đó người chết còn bị Vũ Mão, thay mặt Đảng, Quốc hội, Nhà nước đọc bản "Điếu văn kiểm điểm" trước khi được đưa đi chôn.

Thế rồi, những đám tang bị phá như vậy xuất hiện ngày càng nhiều từ đó đến nay và xuất hiện không chỉ một nơi, một cấp và mức độ tàn bạo, bất nhân thì cứ theo đà "Năm sau cao hơn năm trước".

Đã có hàng đoàn hàng lũ Công an, Cảnh sát các loại đánh đập người đưa tang, cướp xác một người dân Cồn Dầu rồi đưa đi vứt vào một chỗ nào đó mà tang chủ không hề được biết để nhằm mục đích cướp đất nghĩa địa, làng mạc có từ háng trăm năm nay ở Cồn Dầu, Đà Nẵng.

Người ta chứng kiếm đám tang mà công an dày đặc, xe công an lạng lách, chèn ép người đi đưa tang nhằm gây tai nạn cho họ ở đám tang ông Trịnh Xuân Tùng, người bị tên Trung tá Công an đánh cho gãy cổ đến chết và được xử 4 năm tù.

Người ta chứng kiến những đám tang bị cướp giật băng rôn, bị xông vào ép tang chủ cho làm ban tổ chức, bị người lạ xông vào khống chế tang chủ như đám tang mẹ Phạm Thanh Nghiên ở Hải Phòng.

Người ta thấy một điều: Hầu như, những đám tang bị phá nhiều nhất, quyết liệt nhất, bất nhân nhất lại chính là những đám tang của những người đã từng góp phần máu xương, sức lực xây nên chế độ này.

Sau ông Trần Độ, một lão tướng với những chức vụ cao cấp trong hàng ngũ Cộng sản đã bị phá đám tang, Ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từng giữ nhiều chức vụ trong hệ thống chính trị này, nhưng khi chết đã được "sự quan tâm đến mức cao nhất" dù đám tang được tổ chức trong chùa. Các băng tang bị giật, bị phá và những người tham dự lễ tang bị làm khó dễ, những tên côn đồ ngang nhiên phá đám tang trước mắt mọi người. Và hẳn nhiên ai cũng biết những tên côn đồ đó đều thuộc về đảng CSVN.

Rồi đám tang ông Trần Lâm, một luật sư, từng là một "đồng chí cộng sản". Nhưng đám tang đã bị giật băng tang và phá rối bởi đám mật vụ vô nhân tính.
Và mới đây nhất, hôm 12/1/2015, một người Cộng sản đã ra đi và đám tang tiếp tục bị phá phách: Bà Hoàng Thị Ái Hoát (phu nhân Nguyên uỷ viên trung ương đảng, nguyên bộ trưởng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên Xô Nguyễn Hữu Khiếu).

Trong điếu văn đọc trong đám tang của bà, ông Bí thư đảng không ngần ngại nói rằng: Đồng chí Hoàng Thị Ái Hoát đã là một đảng viên cống hiến đến hơi thở cuối cùng với mấy chục năm tuổi đảng. Đồng chí đã để lại cho đất nước những người con trưởng thành được đào tạo, giáo dục tốt...

Thế nhưng, những lời lẽ đó vẫn có thể đọc trơn tru khi đám tang của "đồng chí" đã được các "đồng chí" tìm cách phá ngay từ đầu. Thậm chí, ngay trước linh cữu của "đồng chí" một "đồng chí" hóa trang ra giật phá các băng tang viếng "đồng chí" một cách trắng trợn thì chỉ có những người Cộng sản mới làm được.

Thế mới hiểu nghĩa tình và "đạo đức cách mạng" của những người Cộng sản với nhau ra sao.
Ngay từ khi bước vào cổng khu vực nhà tang lễ, bất cứ ai muốm mua vòng hoa, muốn ghi băng tang vào viếng đều được những người lạ mặt chỉ đạo được làm, được viết và được bán hay không. Nhiều bạn bè, tổ chức dân sự, hội đoàn muốn mua vòng hoa tang, viết băng tang đã không thể thực hiện được. Đơn giản chỉ là vì không ai nghĩ rằng "đảng ta" lại "đạo đức văn minh" đến mức đó.
Image
Đám tang ở Cồn Dầu bị phá. File photo.

Thậm chí, một số vòng hoa khi mang vào tận nhà tang lễ, một đám người không rõ là ai nhưng ai cũng biết là ai đã ngang nhiên xông vào giật phá các băng tang như chỗ không người, ngay trước linh cữu.

Một tên đã khá già, xông lại giật chiếc băng tang trước linh cữu "đồng chí" của hắn đang nằm đó. Khi bị chất vấn, hắn bảo "tôi là người của Ban Tổ chức". Nhìn hành động của hắn, tôi không kìm được sự phẫn nội. Tôi nói với hắn: "Cỡ mày, chết thì chó nó không thèm đến tha đi chứ chưa cần nói đến chuyện viếng". Đến khi về một người bạn nói rằng: Anh này trước đây, năm 2007 đã là thượng tá công an (?). Thế mới lạ, Ban tổ chức đám tang lại có cả công an?

Những kẻ hành nghề này, không cần nói, thì ai cũng biết họ là ai. Họ hành nghề đó cách lén lút hoặc ngang nhiên, họ hành nghề bằng cách bất chấp sự kiêng dè, húy kỵ... họ hành nghề say mê và tự tin về một sự bảo kê bằng thứ luật pháp dùng để trả thù và cấp bậc, lương thưởng, chức vụ...

Côn đồ điều hành nhà tang lễ Bộ Quốc phòng?

Những đám tang của ông Trần Độ, bà Hoàng Thị Ái Hoát được tổ chức tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, đó là là nhà tang lễ của Bộ Quốc phòng.

Hẳn rằng, khi các gia tang nhắm chọn nơi này để tổ chức đám tang, ngoài sự thuận tiện, thì họ cũng còn chút nào đó yên tâm về một nhà tang lễ do Bộ Quốc phòng quản lý, sẽ được an toàn và người quá cố được yên tĩnh sớm siêu sinh tịnh độ sau khi từ giã cõi trần. Thế nhưng, ở đây lại khác.

Những kẻ không trang phục, không cấp hiệu, không dám xưng chức danh, mà nếu nhìn vào như một đám du thủ du thực đã điều hành nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng này.

Bất chấp luân lý, luật pháp những người này ngang nhiên cướp, phá, giật xé những vòng hoa viếng, đánh người vô cớ ngay trước mặt hàng loạt sỹ quan, chiến sĩ quân đội đang làm nhiệm vụ ở đây. Nhưng tất cả họ đều bất lực.
Nhìn những hành động này, tôi nói với một sỹ quan cấp tá ở đây: "Tôi không rõ, đây là nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, tại sao đám côn đồ này lại ngang nhiên điều hành và hành động bất chấp luật pháp với người dân mà các sỹ quan không ai có ý kiến gì là sao. Tại sao Bộ Quốc phòng lại bất lực?" Anh ta trả lời: "Vâng, chúng tôi sẽ lưu ý vấn đề này".



Gieo nhân để chờ gặt quả, trông mặt mà bắt hình dong

Trên một trang mạng của một dư luận viên giấu mặt, những hình ảnh bị cắt dán nhằm vu cáo những người đến viếng tang. Chẳng ai lạ gì trò hèn hạ đê tiện và rẻ tiền này xuất phát từ đâu. Nhưng, có một câu khá hay như sau: "Người xưa dạy “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Bởi thế, thái độ của con người trước cái chết, trước nỗi bất hạnh của người khác, luôn phản ảnh trình độ giáo dục và nền tảng đạo đức của con người ấy".

Đọc câu này, tôi nghĩ rằng nếu mấy sỹ quan hôm nay phá tang lễ kia đọc được, chắc hẳn như bị một thùng nước đá vào đầu.
Và tôi chợt nhớ ra một điều: Thì ra, không phải họ không biết những điều sơ đẳng này. Hẳn rằng họ không thể không biết việc phá phách đám tang, xúc phạm người quá cố, mồ mả và những việc linh thiêng là điều tối kỵ trong đạo đức làm người. Điều tôi thắc mắc là không hiểu tại sao họ vẫn biết, và họ vẫn làm?

Thế rồi, đọc lại những thông tin về những sự việc đã qua, người ta mới thấy rằng, họ có một lý do để bao biện cho hành vi phản đạo đức và lương tri của mình, đó là: Lệnh trên.
Lệnh trên, là lý do mà ông Vũ Mão dùng để biện minh cho cái "điếu văn kể tội" trước tang lễ ông Trần Độ. Thậm chí, ông ta còn tự hào "Tôi là nghị sĩ đóng vai nghệ sĩ bất đắc dĩ" và coi như đó là lý do để biện minh cho hành động của mình.

Than ôi, ông Vũ Mão chẳng lẽ không biết rằng, dù là lệnh trên, dù là thể chế, dù là tập thể hay gì gì đi nữa ra lệnh cho ông thì ông vẫn nên nhớ rằng ông vẫn là một Con - Người. Ông vẫn có một khối óc riêng, một trái tim riêng để xem xét và đánh giá hành động của mình đúng, sai, phải, trái. Do đó, ông sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành động của mình.

Và hôm nay, hay ngày mai cũng vậy, những kẻ đã tự ngậm dầu vào miệng để thổi lửa, hẳn sẽ có ngày cháy ngay miệng mình.

Còn với một chế độ do đảng lãnh đạo tuyệt đối, mà khai sinh một nghề mới: "Nghề phá đám tang" thì xét theo chiều dọc lịch sử và chiều ngang thế giới, hẳn tự nó đã nói lên tầm vóc của đảng, nói lên sự "quang vinh, trí tuệ, khoa học và sáng suốt tài tình" ra sao.

Hà Nội, ngày 14/1/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh,
viết từ Hà Nội

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

"Last days in Vietnam"
SỰ PHẢN BỘI CUỐI CÙNG.


Giao Chỉ, San Jose
Bộ phim Last days in Việt Nam đã được giới thiệu tại Hoa Kỳ. Nhà làm phim tài danh tiếng là bà Rory Kennedy đã sưu tầm tài liệu nhiều năm và hy vọng đoạt giải Oscar năm nay, ghi dấu 40 năm mất miền Nam. Ngôi sao chính được phỏng vấn trong phim là tiến sĩ Kissinger. Báo chí Việt ngữ khen ngợi. Truyền thông Hoa kỳ còn siêu hơn 1 bậc. Hầu hết đều hết lời xưng tụng. Các báo Mỹ miền Đông cho đến 5 sao. Báo miền Tây khó tính nhưng cũng phải bỏ ra 4 sao. Trên Amazon bình luận là tuyệt phẩm.

Dự trù sẽ chiếu tại các rạp vào ngày 28 tháng 4-2015 . Kỷ niệm tháng 4 đen. Người Việt di tản suốt 40 năm qua gọi là ngày quốc hận 30 tháng 4-1975. Kỳ này ngậm thêm một quả đắng. Người Mỹ làm được cuốn phim những ngày cuối cùng ở Việt Nam đã hãnh diện gọi là sự thật trần truồng.

Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai. Đối với Việt Nam Cộng Hòa chăng. Không phải. Ngày cuối cùng của những người Việt bị bỏ rơi trong tòa đại sứ. Có phải không ? Không phải. Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam. Hoa Kỳ nghĩ thế nào. Nhà làm phim nghĩ sao? Tôi không biết. Theo tôi. Đúng là ngày cuối của người Mỹ tại Việt Nam.

Các ông bà truyền thông Mỹ Việt có thể khen ngợi tán thưởng phim này. Đó là quyền của quý vị. Theo ý tôi, đây là một phim chết tiệt. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng.

Tôi xin nói tại sao.

Nội dung cuốn phim 1 giờ 30 phút sơ lược gồm các đoạn phim tài liệu về 30 tháng 4-1975 có chừng 10 cảnh chính.

Trên biển Đông, máy bay trực thăng của VNCH di tản. Đáp xuống là đẩy xuống biển. Cảnh chiến binh VNCH lên tàu bị lính đồng minh Hoa Kỳ khám người, tước súng, vất xuống biển. Cảnh 1 tay triệu phú cao bồi Mỹ Ed Daly ở Oakland lấy máy bay World Airways bay ra Đà Nẵng cứu dân tỵ nạn tạo ra hình ảnh rất thảm khốc tại phi trường. (Ông đại sứ Martin miệt thị bảo tay này chỉ làm tình thế thêm rối loạn) Cảnh mọi người chen nhau vào tòa đại sứ tìm đường chạy. Cảnh chiến xa cộng sản tiến vào Sài Gòn. Những chiến binh VNCH bỏ quân phục, mặc quần cụt tan hàng. Cảnh máy bay trực thăng của 1 chiến binh không quân chở vợ con được cứu trên biển. Và sau cùng cảnh chiến hạm hải quân Việt Nam lặng lẽ hạ cờ trong nước mắt.

Xen lẫn vào các tài liệu thời sự đau thương của 40 năm trước là phần bình luận của những người Mỹ trong cuộc và một vài người nhân chứng Việt Nam. Tổng thống Ford bầy tỏ tấm lòng nhân đạo muốn cứu vớt nhiều người Việt Nam. Tiến sĩ Kissinger với tình nghĩa rạt rào dâng cao cũng muốn cứu thêm nhiều người. Các thành viên trách nhiệm Hoa Kỳ ở tòa đại sứ cùng sĩ quan chỉ huy thủy quân lục chiến kể lại những giây phút cuối tại văn phòng tùy viên bên Tân sơn Nhất và tại tòa đại sứ. Anh lính thủy quân lục chiến Mỹ bị chết vì pháo kích. Đây là người lính Mỹ cuối cùng có tên trên bức tường tưởng niệm ở thủ đô.

Thông điệp chính của cuốn phim là gì. Trình bầy sự hoảng loạn của quân dân VNCH và sự bình tĩnh tận tâm của Mỹ cứu vớt người Việt Nam vào ngày cuối cùng. Hoa Kỳ muốn nói rằng đã nỗ lực, nhưng rất ân hận là vào giờ chót phải bỏ rơi vào khoảng 400 người. Những người may mắn lọt vào trong tòa nhà đại sứ và được hứa hẹn sẽ bốc đi hết. Nếu họ biết số phận như thế, bỏ đi từ sớm may ra còn kịp tìm đường khác. Những người này cố leo lên cầu thang, lên nóc nhà, chỗ máy bay hạ cánh, nhưng cửa bị chặn và lính Mỹ ném lựu đạn khói cho nghẹt thở để phải bò xuống.

Mới đâu đó giây phút trước Mỹ Việt còn chuyện trò hứa hẹn. Rồi chợt Mỹ biến mất.

Đó là nội dung cuốn phim.

Trong phim ngày cuối cùng, người Mỹ nhận tội bỏ rơi 400 người, nhưng thực ra họ đã bỏ rơi cả triệu người Việt của một nửa nước Việt Nam.

Làm sao tôi có thể khen ngợi cuốn phim chết tiệt này được. Ngay cả về kỹ thuật cũng chẳng có gì mới lạ.

Tôi xin nói tại sao.

Suốt 40 năm qua, cảnh đau thương ở phi trường Đà Nẵng, cảnh đẩy trực thăng xuống biển. Cảnh chen chúc ở cửa tòa đại sứ, chúng ta đã được xem đi xem lại biết bao lần. Kỳ này, với phương tiện và khả năng rộng rãi của bà chủ biên, có thêm 1 vài đoạn đau thương ly kỳ nhưng cũng não lòng không kém. Kỹ thuật cắt xén xào nấu đâu có gì mới lạ.

Với nội dung và kỹ thuật như vậy làm sao tôi có thể khen ngợi 1 bộ phim chết tiệt như thế.

Tôi không thích phim này, nhưng tôi biết có những người rất thích và có lý do để thích. Việt cộng.

Các bạn thử nghĩ coi. Chiến binh Việt cộng ở vào tuổi của tôi. Năm 1954 các tay này 20 tuổi, cũng như lúc tôi di cư vào Nam. Họ bắt đầu cầm súng đi “giải phóng” miền Nam. Từ 54 cho đến 75, qua hơn 20 năm không chết nhưng cũng không trực tiếp thấy hình ảnh phe ta tan nát ra sao. Vớ được phim này, thấy cảnh “Mỹ Ngụy” chạy như thế. Thích là cái chắc.

Xin lưu ý chữ “ giải phóng miền Nam” và chữ “ Mỹ Ngụy” tôi viết trong ngoặc kép. Chữ của Việt cộng đấy.

Phim mà kẻ thù thích thú, phim chết tiệt như thế làm sao tôi khen ngợi.

Phim đã chẳng ra làm sao, tài tử bình luận chính lại là Kissinger đóng vai nhà chính khách nhân đạo, thương yêu Việt Nam hết sức. Ông muốn cứu thêm mà ngoài khả năng. Thật tội cho ông tiến sĩ, nhưng sự thực quý vị có biết không?

Nhắc đến chuyện Kiss sang Tàu để bàn chuyện bán đứng Việt Nam Cộng Hòa là chuyện xưa rồi. Ngay từ tháng 3-1975 Kiss đã liên lạc với Nga sô để xin thỏa hiệp với Hà nội. Yêu cầu Hà nội đánh đâu thì đánh, phải chờ ở ngoài vòng đai Sài Gòn cho Mỹ rút vào ngày 3 tháng 5-1975. Ai tiết lộ chuyện này. Chính đại sứ Martin.

Trong cuốn sách Nước mắt trước cơn mưa viết từ 1990 tác giả Lary Engelman hỏi chuyện ông đại sứ lúc ông còn sống. Đại sứ nói rằng cần 2 tuần lễ để rút cho êm. Kiss nói đã thỏa hiệp với Brezhnev bên Nga và được biết Hà Nội đồng ý. Tuy nhiên đầu tháng 4 đại sứ Martin muốn chắc ăn đã gửi đại tá Harry Summers đi theo chuyến bay của uỷ hội quốc tế ra Hà Nội nói chuyện trực tiếp. Bắc Việt đồng ý sẽ chờ ngoài cửa Sài Gòn cho Mỹ rút êm, nhưng phải bỏ của chạy lấy người. Quân dụng để lại hết. Vì vậy khi thấy Mỹ cho phi công Viêt Nam di tản qua Thái Lan, coi như di tản quân dụng, là vi phạm thỏa hiệp phải để lại tất cả chiến cụ. Cộng sản bèn pháo kích Tân sơn Nhất để cảnh cáo. Chính ông Martin kể lại.

Câu chuyện rõ ràng là Mỹ bỏ chạy trong kế hoạch và cũng hoảng loạn không kém gì Việt Nam. Hẹn nhau ngày chót là 3 tháng 5-1975 mà đã vội vàng bỏ đi trước 3 ngày,

Đầu đuôi như thế bảo làm sao tôi thích phim này cho được.

Lại nói thêm câu chót về Kissinger. Một hôm ngồi ăn cơm cạnh ông Hoàng đức Nhã, tôi hỏi về chuyện tranh cãi ký kết hiệp định Paris. Hỏi rằng lúc gay cấn với Kissinger, trong nội bộ giữa chỗ riêng tư, ông Thiệu có tức giận không. Có chứ. Vậy ông nói gì. Ông nói ĐM Kissinger ... Đó là tiết lộ của ông Nhã. Trong bàn ăn có cả tướng Nguyễn Khắc Bình gật gù xác nhận. Chẳng khác nào cả Kiss và Nixon cũng đã chửi thề khi nói đến VNCH. Kết luận về tiến sĩ Kissinger như vậy đủ chưa.

Thế hệ tương lai.

Có anh bạn thích cuốn phim danh tiếng này bảo rằng phim cần cho con cháu chúng ta xem để biết về chuyện ra đi năm 75. Tôi xin nhắc lại. Chúng ta muốn con cháu thấy cảnh 1 chiến binh chen với gia đình binh sĩ lên máy bay chạy trốn để tay Mỹ cao bồi tống cho 1 quả rớt xuống. Muốn hay không. Chúng ta có muốn con cháu thấy cảnh lính tráng cởi quân phục có cả giầy trận và vũ khí đầy đường rồi tan hàng hay không.

Cảnh chen lấn ở cổng tòa đại sứ hay cảnh đồng minh khám xét đồng minh trên tàu. Hình ảnh chết tiệt như thế mà dành làm kỷ niệm cho thế hệ tương lai thì buồn cho con cháu nhiều lắm.

Bạn lại hỏi tôi là nếu ông làm phim thì ông làm ra sao. Nhu cầu đơn giản, ý kiến đơn giản. Phải có đoạn phim trận đánh ở Long Khánh của sư đoàn 18. Một sư đoàn lính bộ binh miền Nam chặn đứng 3 sư đoàn Bắc quân kịp thời cho Mỹ rút. Cảnh tàn quân của Sài Gòn cầm chân các đơn vị tiền quân của Hà nội tại cầu Tân cảng. Đó là những thước phim tài liệu đã từng chiếu lại. Đoạn phim trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long tự tử ở trước tượng thủy quân lục chiến. Những người dân chổ trên cyclo đem vào nhà thương Grall, Sài Gòn. Tất cả đều đã có phim ảnh.

Cũng trong 24 giờ cuối cùng hãy kể về chuyện 7 vị tướng tá tự vẫn. Trong chiến tranh cận đại sau thế chiến thứ II ,chưa từng có quân đội nào mà 7 vị lãnh đạo đã tuẩn tiết khi được lệnh buông súng. Đó là những hình ảnh tích cực của những ngày cuối cùng phía Việt Nam Cộng Hòa.Tuy nhiên điều quan trọng là ngày cuối cùng của người Mỹ cũng không thể để cho những người như ông Ford, ông Kissinger lên tiếng giả nhân giả nghĩa. Những chính khách đã quay lưng phản bội đồng minh, dù là phục vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ thì cũng không thể táng tận lương tâm để 40 năm sau dối trá rằng muốn cứu thật nhiều người Việt vào những ngày sau cùng.

Theo đúng các điều kiện của chính phủ Mỹ dự trù thì chỉ có khoảng 60 đến 70 ngàn người sẽ được đem ra khỏi Việt Nam.

Trên thực tế, giờ chót chẳng cần giấy tờ, trong cơn hoảng loạn vào được DAO hay tòa đại sứ là đi. Xuống các xà lan chở đạn ở bến Khánh Hội là đi. Hàng ngàn thuyền chạy loạn trên biển Đông đã được vớt. Chuyến hải hành cuối cùng của VNCH chở trên 30 ngàn người. Trên những con tầu cận duyên của chúng tôi cũng vớt cả trăm người. Tất cả đều đi theo lá số tử vi, không theo danh sách của ông Ford. Đoàn tàu VNCH qua đến Suvic Bay, chính phủ Phi luật Tân mới hôm trước còn là đồng minh thân thiết với VNCH. Hôm sau đã không thèm nhận tỵ nạn Việt Nam, dù là tạm trú.. Sợ cộng sản Hà nội bơi thuyền qua đánh Phi nên bắt Mỹ phải kéo cờ VNCH xuống mới chịu lãnh món quà gồm nguyên cả một hạm đội. Tiến sĩ Kissinger là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ nói là thương VNCH mà cũng không hề can thiệp. Vì vậy nhớ chuyện 75 nghĩ rằng không tin cộn sản đã đành, cũng chẳng tin được Hoa Kỳ. Khổ thay, bây giờ mình cũng đã là người Mỹ. Không lẽ lại theo gương ông Thiệu mà chửi thề Kissinger, éo le thay, bây giờ ông lại là danh nhân của nước Hoa Kỳ chúng ta.

Quả thực trong suốt 21 năm Việt Nam cộng hoà vừa xây dựng vừa chiến đấu, có khi lên khi xuống, có lúc tốt lúc xấu. Trận 68 cả nước vùng lên triệt hạ toàn thể quân "Giải phóng miền Nam". Trận 72 đẩy lui quân cộng sản miền Bắc trên cả 3 vùng chiến thuật. Qua đến trận 75 chỉ vì tình phụ đồng minh bỏ chạy từ 73 nên đã tan hàng thảm bại. Tuy nhiên có làm phim về đoạn cuối thì ít nhất cũng cần ghi lại trận Long Khánh vào những giây phút sau cùng. Hình ảnh sáng 29 tháng tư phi cơ Hỏa Long chiến đấu đơn độc và tuyệt vọng rồi bùng cháy trên mây trời Hóc Môn. Và để xóa bỏ toàn thể hình ảnh gẫy súng tháng tư là những câu chuyện của hàng trăm chiến binh vô danh tuẫn tiết cùng với 7 vị anh hùng với đầy đủ hình ảnh và nhân chứng. Phim tài liệu về những ngày cuối cùng với nhiều thiếu xót sai lầm nên đã trở thành sự phản bội cuối cùng. Ghi dấu 50 năm sau 75, vào năm 2025 chúng ta cần một cuốn phim khác. Đoạn mở đầu là ngày ra đi và chấm dứt bằng ngày trở về. Quý ông bà nghĩ sao.

(Giao Chỉ, San Jose.)



​​

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

"Cái nước mình nó thế"
Từ trên dưới 10 năm nay, một trong những câu nói cửa miệng của mọi người, đặc biệt giới trí thức, ở Việt Nam, chắc chắn là câu “Cái nước mình nó thế!” Nghe nói câu ấy xuất phát từ Hoàng Ngọc Hiến. Nhưng tôi không chắc. Tôi chỉ chắc một điều: mỗi lần nghe đề cập đến tình trạng bi đát, nhiễu nhương, trớ trêu và bất công ở Việt Nam, ai nấy đều buông một câu, thoạt nghe, có vẻ đầy ưu thời mẫn thế: “Cái nước mình nó thế!”

Đường xá càng lúc càng xuống cấp, ở đâu và lúc nào cũng kẹt xe, tai nạn giao thông thuộc loại đứng đầu thế giới ư? – Cái nước mình nó thế! Giáo dục càng lúc càng suy đồi, học trò đạo văn; thầy cô giáo cũng đạo văn; thi cử thì đầy gian lận, bằng cấp giả tràn lan ở mọi cấp ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! Kinh tế càng lúc càng suy thoái, hết đại công ty này phá sản đến tập đoàn quốc doanh kia phá sản, nợ nần quốc gia cứ chồng chất ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! Chính trị sa lầy trong bế tắc, đối với dân thì độc tài và tàn bạo; với nước ngoài thì hèn yếu và xu nịnh ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! ... Vân vân.

Câu nói ấy không phải không đúng. Nó đúng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, trên thực tế, quả thật tình hình Việt Nam càng ngày càng bế tắc. Bế tắc một cách đặc biệt, không giống với bất cứ một nước bình thường nào khác. Bế tắc triền miên. Gỡ cái này thì vướng cái khác. Sửa cái sai này thì cái sai khác lại xuất hiện, có khi còn trầm trọng hơn. Thứ hai, về phương diện tâm lý, nó cũng phản ánh được tình trạng tuyệt vọng của mọi người. Người ta hiểu rõ tất cả bi kịch nhưng không biết cách nào thoát khỏi được bi kịch.

Tuy nhiên, ngay cả khi đúng về hai phương diện vừa kể, câu nói ấy vẫn sai.
Hơn nữa, sai một cách nguy hiểm.
Thứ nhất, nó là biểu hiện của tư tưởng định mệnh chủ nghĩa. Nó làm như mọi thứ đã được an bài, gắn liền với bản chất của người Việt Nam. Của dân tộc Việt Nam.

Nhưng chắc chắn sự thật không phải như vậy. Tất cả những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ trong chế độ cũng như trong xã hội Việt Nam hiện nay không phải vì “cái nước mình nó thế”. Trong lịch sử, nước mình không thế. Ngày xưa, cả hàng ngàn năm, người Việt Nam đã từng bất khuất trước một nước Trung Hoa to lớn và hùng mạnh, hơn nữa, trước một nước Mông Cổ từng giẫm nát gần hết châu Á và một phần châu Âu. Ngày xưa, ngay cả dưới thời phong kiến, cha ông chúng ta cũng không phải chịu đựng nạn tham nhũng tràn lan như bây giờ. Chỉ cách đây hơn 40 năm, ở miền Nam, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, giáo dục cũng không suy đồi như bây giờ; sinh viên và giáo sư không ăn cắp văn chương của người khác một cách phổ biến như bây giờ; học trò không khinh thường thầy cô giáo như bây giờ. Ở miền Nam lúc trước cũng như cả thời Pháp thuộc, người bị bệnh, khi vào bệnh viện, không phải đút lót hết người này đến người khác, từ y công đến y tá và bác sĩ như bây giờ. Thời nào giới làm chính trị cũng nói dối, nhưng chưa bao giờ họ nói dối một cách trơ trẽn như bây giờ.

Xem cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ là bản chất của dân tộc Việt Nam rõ ràng là không đúng.
Mà thật ra, trên thế giới, không có dân tộc nào có bản chất như vậy cả. Những cái xấu như thế không có tính chất bẩm sinh. Chúng chỉ là những hiện tượng có tính chất lịch sử. Ngay cả một dân tộc vĩ đại như Nga hay Trung Quốc, bình thường vĩ đại, nhưng dưới chế độ độc tài, bỗng dưng thành dốt, ngu, tham, ác và vô liêm sỉ một cách lạ lùng. Nhiều quốc gia khác ở Tây phương, bình thường đầy nhân đạo, nhưng thời tư tưởng thực dân chủ nghĩa bành trướng, cũng trở thành tham và ác, dù không phải lúc nào họ cũng dốt, ngu và vô liêm sỉ.

Bởi vậy, câu “cái nước mình nó thế”, thật ra, là một câu nói vô nghĩa.
Nói “chế độ mình nó thế” thì được. Còn “nước mình nó thế” thì sai.
Thứ hai, gắn liền với chủ nghĩa định mệnh, câu nói ấy cũng mang tính đầu hàng chủ nghĩa. Trước mọi nghịch cảnh, chỉ cần buông câu “cái nước mình nó thế”, người ta dễ có cảm tưởng an tâm và chấp nhận những nghịch cảnh ngang trái ấy như một cái gì hiển nhiên, đương nhiên, không thể tránh thoát. Nó tiêu diệt mọi ý chí phản kháng, hơn nữa, mọi nỗ lực thay đổi. Nó tạo ra vẻ ưu thời mẫn thế giả. Nó đóng kín mọi lối ra. Thực chất, nó dễ trở thành một sự đồng loã với những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ. Nhà cầm quyền Việt Nam không cần một thái độ nào hơn cái thái độ ấy.
Bởi vậy, tôi nghĩ, người Việt Nam hiện nay nên tập nghĩ và tập nói: CÁI NƯỚC MÌNH NÓ KHÔNG THỂ NHƯ THẾ!
Không thể.

(FB Nguyễn Hưng Quốc)

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Trung Quốc Chỉ Có Những Đồng Minh Xấu

Bài nhận định của Ian Bremmer trên báo TIME
Nguyễn Minh Tâm dịch.

Những chính phủ có mốí liên hệ thắm thiết về ý thức hệ với Trung quốc là những nước nào? Đó chỉ là những nước “côn đồ” (rogue)
như Bắc Triều Tiên, Venezuela, Sudan và Zimbabwe đứng đầu trong bảng danh sách. Những nước đó không tạo được ảnh hưởng trên chính trường
quốc tế, và họ cũng chẳng làm được điều gì ích lợi cho Trung quốc, có chăng là chỉ kéo Trung quốc vào những rắc rối của chính nước nước này.


Image
Putin: Bạn thân của Tàu hay đối thủ của Tàu? Photo courtesy: AP

- Bắc Kinh mưu đồ xây dựng thế liên minh mậu dịch quốc tế, nhưng tiếc thay Trung quốc không có được những đồng minh đáng tin cậy.


KHI TRUNG QUỐC TIẾP TỤC bành trướng, phát triển về kinh tế, Bắc Kinh cần nhiều đồng minh mạnh. Đây là một vấn đề khó khăn cho Trung quốc, bởi vì Bắc Kinh không có một nước đồng minh tin cậy được. Thực vậy, Trung quốc trở thành đối tác mậu dịch với khoảng hơn 100 nước trên khắp thế giới. Nhưng khi nói về một quốc gia mạnh đủ sức giúp Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao của mình thì có sự khác biệt rõ giữa đối tác kinh doanh, với đồng minh cật ruột.


Những chính phủ có mốí liên hệ thắm thiết về ý thức hệ với Trung quốc là những nước nào? Đó chỉ là những nước “côn đồ” (rogue) như Bắc Triều Tiên, Venezuela, Sudan và Zimbabwe đứng đầu trong bảng danh sách. Những nước đó không tạo được ảnh hưởng trên chính trường quốc tế, và họ cũng chẳng làm được điều gì ích lợi cho Trung quốc, có chăng là chỉ kéo Trung quốc vào những rắc rối của chính nước nước này.

Thế còn nước Nga thì sao? Mạc Tư Khoa đề nghị kế hoạch cung cấp năng lượng dài hạn cho Bắc Kinh, và giúp Trung quốc ngăn chặn Hoa Kỳ gây ảnh hưởng ở Á châu. Nhưng châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vẫn là đối tác mậu dịch lớn nhất của Trung quốc trong tương lai gần. Nước Nga chưa bao giờ đạt được quan hệ mậu dịch lớn đối với ba nhóm đối tác vừa kể, và điều này ngăn cản Trung quốc không dám mạnh dạn theo đuôi ông Vladimir Putin gây hiềm thù với Tây phương. Trung quốc và Nga vẫn còn cạnh tranh với nhau trong việc gây ảnh hưởng với các nước trong vùng Trung Á, nằm giữa Nga và Trung quốc.

Dưới đây là những điều khiến Trung quốc phải lo ngại về đồng minh của mình:

1. Venezuela là cái thùng rỗng không đáy: Hồi tháng Giêng, Trung quốc đồng ý đầu tư $20 tỉ đô la để ủng hộ chính phủ Venezuela. Nhưng kết quả của cuộc đầu tư đó giống như ném tiền qua cửa sổ. Tỉ lệ dân chúng ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro ngày càng xuống thấp, nay chỉ còn 22%. Nền kinh tế của Venezuela suy xụp như căn nhà sắp đổ, lạm phát ở tỉ lệ cao nhất thế giới. Nếu giá dầu hỏa tiếp tục xuống thấp, rất có thể Venezuela sẽ bị vỡ nợ.

2. Nước Sri Lanka (Tích Lan) thay đổi đường lối, chính sách: Trung quốc đánh ván bài lớn kết thân với Tổng thống Mahinda Rajapaksa của nước Sri-Lanka bằng cách đầu tư hơn $4 tỉ đô la vào nước này. Năm 2014, lần đầu tiên tầu ngầm của Trung quốc cập bến hải cảng Sri-Lanka. Hải cảng này được tu bổ bằng tiền đầu tư của Trung Quốc, nhằm mục đích khiêu khích Ấn độ. Nhưng trong cuộc bầu cử mới đây ở Sri-Lanka, cựu Bộ trưởng Y tế Maithripala đã ra sức tranh cử rất mạnh, và thắng Tổng thống Rajapaksa thân Bắc Kinh. Trung quốc bị giật khỏi tay một nước đồng minh đáng tin cậy.


3. Bắc Triều Tiên là một nước nghèo đói: Trên thế giới không có nước nào có nền kinh tế lệ thuộc vào Trung quốc như nước Bắc Triều Tiên. Có thể nói Trung quốc cung cấp 90% năng lượng và thực phẩm cho Bắc Triều Tiên. Trong năm 2013, hơn 80% hoạt động mậu dịch quốc tế của Bắc Hàn là buôn bán với Trung Hoa, kim ngạch ở mức $8.6 tỉ đô la. Đổi lại Trung quốc nhận được gì? Trung quốc nhận được sự im lặng và hoà bình từ phía Bắc Hàn. Chỉ trong lúc này thôi, Bắc Triều Tiên xử sự như một đứa bé ngoan, tương lai thì chưa biết.


4. Một ván bài sai lầm ở Sudan:
Trung quốc chấp nhận rủi ro rất cao khi đầu tư thật nhiều tiền vào nước Sudan trong hàng chục năm qua để xây dựng hệ thống ống dẫn dầu lấy từ khu dầu hoả ở miền Nam Sudan đem về Trung Hoa. Nhưng rồi nội chiến xảy ra, và nước Sudan bị chia cắt làm hai vào năm 2011. Hiện nay Bắc Kinh vất vả trong việc thu xếp an ninh cho khu vực khai thác dầu hoả nằm ở nước Nam Sudan. Năm ngoái, bạo động xảy ra ở đây giết hại hơn10,000 người, và làm cho hơn 1 triệu người phải ly tán. Trung quốc đã gửi đến đây một toán lính tình nguyện để giữ gìn hoà bình, nhưng chưa đủ. Tháng Tư sắp tới, Trung quốc sẽ phải gửi thêm 700 lính bộ binh sang vùng này.


5. Cuba và Miến Điện đi tìm bạn bè mới: Một số quốc gia trước đây ở tình trạng cô lập với cộng đồng thế giới, nay bắt đầu mở cửa giao thương với bên ngoài, và thoát khỏi vòng cương toả của Trung quốc. Đồng minh lớn nhất về mậu dịch của Trung quốc, và cũng là con nợ chính của Trung quốc, là nước Cuba. Bây giờ đảo quốc Cuba đang tìm cách bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Việc này có thể đưa đến việc hất chân Bắc Kinh ra khỏi Havana, thay thế bằng Hoa Thịnh Đốn. Trung quốc vẫn còn là đối tác mậu dịch lớn nhất của Miến điện. Nhưng kể từ năm 2011 khi nước này thay đổi thể chế dân chủ, Miến điện mở rộng cửa giao thương với thế giới bên ngoài, Nhật Bản,và Tân Gia Ba là hai nước đã chen chân đầu tư vào Miến điện.

Bài nhận định của Ian Bremmer trên báo TIME ngày 2/2/2015

Nguyễn Minh Tâm dịch.


Ghi chú: Tác giả Ian Bremmer là sáng lập viên tổ chứcEurasia Group cố vấn về những rủi ro xảy ra trên thế giới. Ông phụ trách cột báo về bang giao quốc tế trên tạp chí Time.Tháng Năm sắp tớí, ông sẽ cho xuất bản cuốn sách tựa đề là “Superpower: Three Choices for America’s Role in the World.” (Siêu cường: Ba chọn lựa cho nước Mỹ trong vai trò siêu cường trên thế giới)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Ký Ức Văn Nghệ, Sài Gòn Một Thuở

Image
Nghệ sĩ Trần Văn Trạch và Ca sĩ Bạch Yến


Viết để tưởng nhớ nghệ sĩ Trần Văn Trạch
Bốn mươi năm nhìn lại, ký ức về chuyến đi trình diễn cuối cùng của Đoàn Văn nghệ VNCH tại hải ngoại (Vientiane, tháng 10-1974) vẫn còn mãi sinh động trong tôi.

Sinh động vì chính tôi là người trong cuộc được ủy nhiệm làm Trưởng đoàn, lại có quái kiệt Trần văn Trạch làm cố vấn nghệ thuật cùng sự tham gia hầu hết ca sĩ tên tuổi của Sài gòn một thuở (mà đa phần đang đầu quân cho Bộ Dân vận Chiêu hồi của Hoàng Đức Nhã), vừa có lực lượng hùng hậu của hai bộ môn cải lương và sân khấu kịch nói với các nghệ sĩ hàng đầu từ Diệp Lang Thanh Tú cho đến Bạch Tuyết Kim Cương, lại có đoàn vũ tên tuổi của Biệt đoàn văn nghệ quân đội do vũ sư Trịnh Toàn biên đạo, có ban nhạc Shotguns của Ngọc Chánh và các tay đàn tay trống trứ danh, chưa kể các danh hài Bến Nghé và ảo thuật gia chuyên nghiệp Z28 cùng dàn âm thanh ánh sáng vừa nhập về từ Nhật.

Lực lượng của đoàn khá hùng hậu gồm gần trăm đoàn viên, chương trình trình diễn rất qui mô hoành tráng vì đây sẽ là một cuộc so tài giữa hai đoàn văn nghệ, một Nam, một Bắc lần đầu tiên trên một sân khấu quốc tế là Hội chợ triển lãm Quốc tế Vientiane (Lào) khi mà nước bạn vừa có một Chánh phủ Liên hiệp Quốc Cộng và quyền Thủ tướng lại là phe Pathet Lào. Kiều bào của ta rất đông sinh sống trên xứ này và công tác dân vận hải ngoại được cả hai bên Sài gòn/Hà nội cùng quan tâm. Dịp này cũng trùng với lễ hội của dân tộc Lào có tên That Luang, họ vừa cúng kiếng vừa ăn chơi kéo dài cả tháng trong một thủ đô có cả hơn trăm ngôi chùa nằm ngay cạnh dòng sông Mékong, nguồn nước chung của ba nước Đông dương.

Chính vậy mà đoàn văn nghệ lần này được kể là độc đáo, có một không hai trong lịch sử văn nghệ miền Nam, một phần vì ông Hoàng bên Dân Vận là cơ quan chủ quản muốn biểu dương lực lượng, không ngại tốn kém từ chi phí cho tập luyện, y trang, dụng cụ dàn dựng, chuyên chở, đến ăn uống, ăn ở v.v…thậm chí dùng Air Vietnam làm con thoi chuyên chở ca sĩ mỗi tuần một chuyến vừa để thay đổi không khí sân khấu vừa thỏa mãn cho các ngôi sao vẫn có thể hát phòng trà mà không phải ở lại Vientiane suốt ba tuần trình diễn!

Cái hay là trừ thành phần nam nghệ sĩ đa phần là quân đội và một số nữ bên Dân vận, các diva và siêu sao của thủ đô không nhận thù lao trong chuyến đi và chịu ở chung với đoàn dù họ có dư tiền thuê khách sạn. Đổi lại, Vientiane là cảng trung lập có đủ loại hàng hóa đặc biệt từ Pháp nên nghệ sĩ tha hồ shopping và may mặc với giá rất rẻ trước khi về nước cùng thưởng thức những món ăn đặc sản ba miền ngay trên đất Lào.

Nhiệm vụ của chúng tôi những người hướng đẫn đoàn là làm sao phải trên chân những nghệ sĩ phía bên kia và dành được sự mến mộ của kiều bào sống trên đất khách, lại bảo đảm được an ninh cho đoàn khi hai gian hàng cùng mẹ khác cha nằm cạnh nhau vì có chung vần V (Vietnam) trong tổng số gần 30 quốc gia tham dự. Cái khó cho chúng tôi là ông Hoàng gửi cả hai ca sĩ chiêu hồi (Đoàn Chính và Bùi Kiệm) cùng tham gia mà việc này dễ xảy ra cảnh bắt cóc khó lường trước.

Cũng cần nói lẽ ra Nghệ sĩ Trần Văn Trạch làm trưởng đoàn mới đúng vì uy tín cá nhân và bề dày sự nghiệp văn nghệ của anh, chưa kể anh đang làm giám đốc văn nghệ của Bộ Dân Vận, một chức vụ lần đầu anh tham gia chánh quyền khi chịu đầu quân cho ông Hoàng mà nhờ anh mới qui tụ được nhiều nghệ sĩ triển vọng và tên tuổi cho Bộ. Nhưng lực lượng của đoàn 70% là nam nữ nghệ sĩ bên quân đội nên để dễ điều động và lo các mặt an ninh hành chánh, bộ Dân vận và tổng cục CTCT đồng ý cử tôi vai trưởng và anh Trạch làm phó. Biết thân phận đàn em trong làng văn nghệ và từng là fan của anh, tôi xin anh giữ chức Cố vấn nghệ thuật và mặc nhiên anh là người toàn quyền trong trách nhiệm trình diễn và sau này khi chuyến đi thành công thì chính anh là người đã có công đạo diễn từ A đến Z.

Thật sự không phải lần này (1974), chánh quyền ta mới gửi các đoàn văn nghệ sang Lào trình diễn, từ mười năm trước mỗi năm vào dịp lễ hội đều có đoàn của Biệt đoàn văn nghệ trung ương sang đây và cá nhân tôi cũng có vài lần tiếp cận qua nhiệm vụ này, nên chúng tôi biết rõ thị hiếu thưởng thức của kiều bào muốn gì.

Gần đến ngày khai mạc trong khi chúng tôi chuẩn bị tích cực dàn dựng sân khẩu, thì gian hàng bên vẫn im hơi lặng tiếng, có tin đồn là thấy bên VNCH lực lượng hùng hậu quá, lại có lợi điểm là kiều bào ta có chiều hướng thích kiểu văn nghệ mìền Nam, từ nhạc vàng cho đến ca kịch cải lương, chứ không mặn loại nhạc hồng với giọng hát cao vút của trường phái Đông u, dù phần vũ (múa) của họ có phần nổi trội. Chuyện đồn trở thành sự thật, bên họ quyết định bỏ phần văn nghệ và chỉ cho trình chiếu phim trong những ngày triển lãm. Anh Trạch và tôi thở phào khi không phải tranh tài và bị chia khán giả, càng đôn đốc nghệ sĩ của Đoàn diễn cho thật tốt để tranh thủ thiện cảm của bà con.

Buổi chiều khai mạc, người ta ghi nhận quyền thủ tướng Lào đã ghé gian hàng VNCH lâu hơn bất cứ gian hàng nào khác, chỉ vì màn vũ Trống Mê Linh với hơn 30 trống lớn nhỏ qua phần trình diễn xuất sắc của vũ công Thu Thủy, một nghệ sĩ múa sẽ trở thành huyền thoại nếu đừng có tháng tư đen. Những ngày kế tiếp, hằng đêm đều có gần ba tiếng đồng hồ trình diễn văn nghệ, cụ thể phần đầu là ca múa nhạc ảo thuật, phần hai là một vở kịch, tuồng hay cải lương. Bà con tham dự có đêm lên tới năm ngàn người, đứng lấn sang cả gian hàng Bắc Việt, trong đó có cả kiều bào mình bên Thái (bên kia sông Mékong) sang.

Phần ăn khách vẫn là những ca khúc quê hương do các ca sĩ thượng thặng của Sài gòn đương thời, đáng chú ý là các ca sĩ trẻ Hương Lan, Sơn Ca, Họa Mi cũng được ái mộ nhiệt tình, các vở kịch có (nữ hoàng sân khấu) Kim Cương thủ vai và các tuồng cải lương có (cải lương chi bảo) Bạch Tuyết đóng vai chính. Nhìn chung về mặt trình diễn đoàn văn nghệ VNCH tranh thủ trọn vẹn cảm tình của kiều bào mình và nhiều khách du ngoạn triển lãm, kể cả cư dân địa phương của nước chủ nhà vốn hiền hòa và hiếu khách. Có cái lạ là văn hóa Việt ảnh hưởng đậm trên đất Lào, bạn có thể dùng tiếng Việt khi giao tế mua bán, hai ngôn ngữ chính là Việt (cho giới bình dân) và Pháp cho người có học) rất phổ biến ở Vientiane. Các Chú Sam (Mỹ) chưa có ảnh hưởng ở đây, vì vậy đoàn đã phải chuẩn bị nhiều bản nhạc Pháp do khán giả yêu cầu.

Nay nhắc lại chuyến đi, trong vai trưởng đoàn xin được ghi lại vài giai thoại xoay quanh một số nhân vật và sự kiện bên lề. Bằng cảm nghĩ riêng cùng sự trân trọng, ái mộ nghệ sĩ, tác giả không có ý đi sâu vào đời tư cá nhân.

Trước hết linh hồn của Đoàn vẫn là Nghệ sĩ Trần văn Trạch, anh quán xuyến đủ chuyện từ sắp xếp chương trình đến phối trí các vai, nhờ uy tín của anh mà tạo được sư đoàn kết gắn bó cho đoàn, nhất là các nữ nghệ sĩ toàn người nổi tiếng không ai chịu thua ai. Anh cũng được kiều bào biết tiếng từ đầu thập niên 50, nên hay yêu cầu anh ca những bản nhạc Pháp và diễn các trò hài quái kiệt của anh, dầu vậy công việc đạo diễn nghệ thuật cho đoàn vẫn là chính. Người nghệ sĩ chuyên hát bài Xổ số Kiến thiết mỗi thứ ba hàng tuần đem niềm hi vọng cho hàng triệu dân miền Nam mơ thành triệu phú trong suốt cuộc lưu diễn đã tỏ được bản lãnh vừa khiêm tốn vừa chuyên nghiệp của một nghệ sĩ lớn trên đất Lào.

Bên cải lương thì cô đào Bạch Tuyết được khán giả hết sức ái mộ, nhiều người đã khóc khi xem những cảnh mùi do cô thủ vai. Biết tôi mê cải lương, nhiều đêm khi diễn xong cô hay chạy tìm tôi phía khán giả, ngả đầu trên vai khóc như con nít. Lúc này ở quê nhà cô đang cặp bồ với Charles Đức, một Việt kiều Pháp sau 75 làm ăn với bên cộng sản, hình như cô yêu anh chàng này thực sự chẳng phải vì tiền. Tôi biết cô vừa yêu nghề yêu quê hương nên chịu ở lại không ra nước ngoài dù có điều kiện.

Bên thoại kịch thì kiều bào lần đầu được giáp mặt với Kim Cương cũng là tác giả viết vở Lá Sầu Riêng thì họ vô cùng hạnh phúc.Tài nghệ bậc thầy của người nghệ sĩ này đã diễn hết mình cho bà con mà còn làm vẻ vang cho nền kịch nói miền Nam. Ở tuổi gần 40, cô mới có môt đứa bé trai và một người chồng là một sĩ quan (cộng hòa) rất trẻ. Ngày nào cô cũng than nhớ con và đưa hình thằng nhỏ cho tôi xem. Tôi vốn hâm mộ Kim Cương từ hồi còn đi học, nhưng một năm sau không ngờ có tin đồn thổi cô là cán bộ trí vận quân hàm đại úy. Thực hư thế nào vì đi cải tạo tôi không được rõ, nhưng có một điều tôi được người bạn hiện định cư tại Canada thì vào khoảng sau khi nghệ sĩ Thanh Nga bị ám sát, để bảo vệ cho cô, cả chồng và đứa con được đưa vào nhà khách của Thành ủy, một khách sạn cũ cạnh Dinh Độc lập, bạn tôi lúc đó còn được giữ lại làm quản lý. Anh nhớ rõ hai khuôn mặt là Hun Xen và Kim Cương có thời là khách vãng lai. Hi vọng chuyện này chỉ là giai thoại, chứ là thật thì xin khâm phục những người móc nối được cô, một nghệ sĩ mà qua nghề nghiệp, giao lưu và lối sống chúng tôi tưởng phải là người vượt biên đầu tiên.

Quay sang phía ca nhạc thì khó nói ai hay hơn ai vì phụ thuộc khán giả là fan của ai. Phải nói ngàn năm một thuở dân xứ Vạn Tượng mới tận mắt thấy mặt và nghe giọng ca của các ca sĩ Sài gòn mà họ ái mộ qua phát thanh hay băng nhạc. Bản nhạc gây nhiều nước mắt cho bà con là Xuân này con không về do Duy Khánh ca và bản Đêm đông do nữ ca sĩ Bạch Yến hát.

Có người sẽ hỏi sao có Bạch Yến ở đây khi người ca sĩ này đã rời VN cả chục năm trước. Đúng vậy, cô là ca sĩ duy nhất không có tên trong Đoàn, nhưng lại là nghệ sĩ được ái mô nhất trong các ca sĩ hát cho kiều bào phần vì giọng hát truyền cảm điêu luyện phần vì chính cô cũng là một người Việt xa quê. Anh Trạch và tôi mừng vì nhờ cô mà phần ca nhạc của đoàn thêm phong phú khởi sắc nhưng cũng khá nhức đầu vì điều ong tiếng ve khi dành cho Bạch Yến nhiều ưu đãi trên sân khấu.

Bạch Yến đến Vientiane do cơ quan tôi giới thiệu nhân cô vừa về thăm quê. Cô xin hát với tư cách riêng, chịu bỏ tiền túi vừa di chuyển vừa ăn ở, không nhận thù lao. Cô gặp tôi, tình cờ lại là fan của cô từ thuở cô đi mô tô bay, nay thì đã trở thành một ca sĩ tầm vóc quốc tế, hát ba ngôn ngữ Pháp, Anh, Tây ban nha đều điêu luyện. Cô xin được đứng riêng trên sân khấu như một kiều bào hát cho kiều bào, phần nhạc đệm cho tập dượt (mỗi sáng) và trình diễn (mỗi đêm) cô yêu cầu là ban Shotguns của đơn vị tôi. Thời gian cô hát là một tuần và mỗi đêm để cô hát tối thiểu 5 bài không kể được yêu cầu thêm từ khán giả.

Cái khó cho chúng tôi là cô đòi đứng riêng trên sân khấu, lại hát tới 5 bài (các ca sĩ khác chỉ hai bài mỗi đêm), cuối cùng anh Trạch giải quyết bằng cách cô sẽ diễn trong phần giữa của chương trình, giữa hai phần đổi màn sân khấu và được giới thiệu như một kiều bào hát cho người xa quê theo ý cô. Tiếng hát của cô làm bà con tốn nhiều nước mắt, bản Đêm đông được yêu cầu mỗi đêm. Các bản nhạc Pháp được yêu cầu ngoài dự kiến. Riêng tôi vẫn ấn tượng bài Tình bơ vơ do Lam Phương viết riêng cho cô khi con chim yến bay xa Tổ quốc. Cô cũng rất nể anh Trạch như một đàn anh kỳ cựu và anh Trạch không ngờ BY trở thành cháu dâu của mình mấy năm sau khi chim đã mỏi cánh cô chịu lập gia đình và kết hôn với người con trai của giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê.

Đoàn từ giã Lào sau ba tuần trình diễn. Trước ngày về nước lại là Quốc khánh của VNCH, đại sứ Hoàng Cơ Thụy yêu cầu đoàn giúp vui cho buổi tiếp tân khoản đãi ngoại giao đoàn và một số viên chức cao cấp của chánh phủ Lào. Những tiết mục hay nhất được chọn lọc nhưng có một điềm lạ là không khí tiếp tân buồn như đám giỗ, sau nghiệm lại thì đây cũng là buổi tiếp tân cuối cùng của Đại sứ quán mình trên đất khách. Mặc nhiên từ đấy về sau anh em chúng tôi cùng những nghệ sĩ Sài gòn một thuở chẳng còn dịp trở lại Vientiane.

Đỗ Xuân Tê
Cali, Tháng 10 - 2014

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Giấc mơ Đảng trường tồn cùng dân tộc của ông Tổng Bí thư Kami

Sắp tới kỷ niệm lần thứ 85 ngày thành lập Đảng CSVN (03.2.1930-03.2.2015), tuy vậy những năm gần đây sự kiện này cũng không còn cuốn hút sự chú ý của công luận như thời gian trước. Cũng có lẽ vì kỷ niệm ngày thành lập của Đảng thường trúng vào dịp Tết Nguyên đán nên người dân không mấy ai quan tâm đến việc này. Dẫu rằng, Đảng CSVN luôn tự cho mình là chính đảng duy nhất đảm nhận vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội.


Chính vì thế, ít người để ý việc nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón Xuân Ất Mùi 2015, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn của TTXVN trong bài viết với tựa đề "Để Đảng ta mãi mãi trường tồn cùng dân tộc ". Nếu so với thời Đảng CSVN còn thịnh, nghĩa là cách đây chừng 30 chục năm, thì những bài viết trong dịp kỷ niệm thành lập Đảng thường là văn kiện quan trọng bậc nhất trong bối cảnh sự kiện quan trọng hàng đầu. Bây giờ thì khác hẳn, thời Đảng suy thì một bài viết của người đứng đầu Đảng và Nhà nước được đánh giá là quan trọng nhưng chẳng có mấy người quan tâm.

Nếu chỉ đọc qua cái tựa đề của bài viết, thì có lẽ nhiều người thấy mong muốn của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quả là điều quá tham lam. Bởi Đảng CSVN vốn đã tự cho mình quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội theo như Điều 4 của Hiến pháp, thì nay lại còn mong mỏi được trường tồn lâu dài cùng dân tộc. Ở đây chưa nói đến mong ước của ông Tổng Bí thư không chỉ trái với phép duy vật biện chứng, mà theo đó vạn vật đều vận động và phát triển không ngừng theo quy luật của tự nhiên, đó là có sinh ra thì cũng sẽ mất đi, không có gì là trường tồn, là vĩnh cửu hay muôn năm cả. Song ở đây, khi bàn tới vấn đề liệu Đảng CSVN sẽ mãi trường tồn cùng dân tộc được hay không, thì sẽ thấy bên trong cái mong muốn đó là một mối lo lớn của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là ông Nguyễn Phú Trọng lo Đảng của ông sẽ sụp đổ.

Ông Tổng Bí thư không lo sao được khi trong lúc này mà người ta ví là thời suy của Đảng, đó là khi uy tín của Đảng đã cạn kiệt và hầu như không còn ý nghĩa gì đối với dân chúng, cũng là lúc Đảng nói dân không còn tin Đảng như trước kia và ngược lại. Nói về những khuyết điểm của Đảng CSVN và nó cũng là nguyên nhân khiến cho họ sẽ bị mất quyền lãnh đạo trong tương lai thì khó có thể nói hết trong một bài viết ngắn. Nhưng việc Đảng xa dân, dân xa Đảng thậm chí là quyền lợi của Đảng đi ngược với lợi ích của người dân, thậm chí cả lợi ích của dân tộc là sự thật không ai có thể chối cãi. Đây sẽ là nguyên nhân sẽ khiến cho Đảng CSVN sẽ sụp đổ. Bằng chứng mới nhất, là câu chuyện trên báo chí của Đảng trong mấy ngày gần đây, đó là ông Nguyễn Xuân Anh - Phó Bí thư TP. Đà nẵng kể lại rằng, có một bà mẹ Việt nam Anh hùng gần đây có nói với ông một câu chua chát rằng "Bây giờ má chỉ mong cho Mỹ quay lại, để các con lại về ở gần với má như ngày xưa". Một bà mẹ Việt nam Anh hùng được Đảng và nhà nước quan tâm dù rất nhiều, song cũng phải thốt lên như vậy, lý do cũng vì Đảng bây giờ đã quá xa dân. Đây là điều hết sức đáng báo động.

Trong bài trả lời phỏng vấn nói trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành một phần lớn bài phỏng vấn để nói về Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng và vấn đề lấy phiếu tín nhiệm, trong đó có đoạn: "... phải tăng cường biện pháp tuyên truyền giáo dục để nâng cao đạo đức, xây dựng liêm chính, giáo dục tinh thần biết trọng liêm sỉ, danh dự; mở rộng phạm vi tham gia của công chúng và phát huy vai trò của báo chí, công luận trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Khi đã xảy ra tham nhũng thì phải xử lý kiên quyết, xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp, không có vùng cấm, không có ngoại lệ...". Điều đó cho thấy ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng hiểu rằng tác nhân chính khiến Đảng CSVN sụp đổ chính là vấn nạn tham nhũng. Do vậy muốn làm bất cứ điều gì thì Đảng cũng phải biết dựa vào nhân dân, đồng thời cũng cần phải phát huy vai trò của báo chí cũng như công luận để làm cho dân chúng tin và ủng hộ Đảng.


Tuy vậy, phát biểu đó của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chứng tỏ rằng bản thân ông và Đảng CSVN đến lúc này vẫn không bỏ được thói chuyên nói một đằng và làm một nẻo, điều từ lâu nay là nguyên nhân khiến cho Đảng CSVN đã đánh mất lòng tin đối với dân chúng. Nghĩa là, trong khi ông Tổng Bí thư thì nói như thế, nhưng thì mặt khác trên thực tế, ông Tổng Bí thư và Đảng CSVN đã hoàn toàn không muốn cho công chúng biết, thậm chí là họ muốn dấu nhẹm các thông tin mà dân chúng hết sức quan tâm. Ví dụ như chuyện về Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 20 cán bộ cao cấp của Đảng, đến lúc này vẫn là một thông tin tuyệt mật của Đảng không cho phép phổ biến.

Như chúng ta đã biết, một trong những nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương 10 - Khóa XI là tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN để làm cơ sở cho việc lựa chọn nhân sự cấp cao cho Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII. Đây là vấn đề được dư luận xã hội và người dân hết sức quan tâm, vì điều đó không chỉ liên quan đến tương lại và vận mệnh của đất nước, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi cá nhân. Vậy mà cho tới hôm nay, mặc dù Hội nghị TW10 đã kết thúc được hơn nửa tháng, nhưng theo blog Cầu Nhật tân cho biết thông tin này được coi là thông tin nội bộ của Đảng và chỉ giới hạn trong diện cán bộ, đảng viên là lãnh đạo chủ chốt. Và trên thực tế cho đến nay, kể từ khi bế mạc Hội nghị TƯ 10, thì nhiều cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý vẫn chưa hề có thông tin chính thức về kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Đáng chú ý, điều mà những đối tượng diện “hẹp” này nóng lòng muốn nghe nhất là kết quả chính thức Trung ương bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì lại không có trong nội dung được phổ biến. Dư luận cho rằng, cán bộ lãnh đạo thuộc diện chủ chốt của Đảng thuộc diện Trung ương quản lý mà còn bị Đảng đối xử như thế trong việc tiếp nhận thông tin quan trọng, thì việc các cấp ủy đảng, đảng viên cơ sở và toàn thể quần chúng thì đương nhiên là sẽ cũng mù tịt về vấn đề này. Điều đó cho thấy, Đảng CSVN hôm nay không chỉ xa mà còn hết sức coi thường nhân dân.

Có ý kiến cho rằng các nội dung của các Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng là vấn đề nội bộ của Đảng CSVN, Đảng không có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cũng như các kết quả trong hoạt động của họ. Đây là một sự biện hộ hoàn toàn sai trái. Bởi vì, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung vào Điều 4 quy định về trách nhiệm của Đảng, đó là “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Và ngay cả Tạp chí Cộng sản cũng đã từng giải thích và khẳng định ý nghĩa của điều đó là: "Sự bổ sung này quy định bản chất tiên phong, cách mạng, quy định rõ trách nhiệm chính trị- pháp lý của Đảng đối với nhân dân và có như vậy, Nhân dân mới giao trọng trách cho Đảng và cũng chỉ có như vậy Đảng mới lãnh đạo được Nhà nước và xã hội. Một Đảng mà không gắn bó mật thiết với nhân dân, không chịu sự giám sát của nhân dân, không chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình thì không phải là một Đảng cách mạng chân chính, không thể lãnh đạo được nhân dân.". Điều đó có nghĩa là, mọi hoạt động của Đảng cần phải được công khai cho người dân biết để tiến hành giám sát các hoạt động của đảng. Có thể coi lúc này nhân dân đang làm vai trò của mình trong việc giám sát và điều chỉnh quyền lực của nhà nước.

Điều đó càng cho thấy, cho đến hôm nay, Đảng CSVN đã hoàn toàn quên mất trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trước nhân dân, điều đã được hiến định cụ thể và rõ ràng. Vậy mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn ước muốn để Đảng CSVN của họ mãi mãi trường tồn cùng dân tộc thì là một điều quá hài hước, điều mà người ta gọi là giấc mơ giữa ban ngày của kẻ ngủ mê.

Nên nhớ “Lật thuyền là dân và nâng thuyền cũng là dân”, lòng tin của người dân là yếu tố quan trọng nhất trong việc giữ gìn ổn định chế độ chính trị, dù ở bất kể chính thể nào cũng vậy. Đảng CSVN muốn đồng hành cùng dân tộc như nguyện vọng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì trước hết Đảng CSVN phải gần dân và tôn trọng dân chúng hơn, phải coi họ là chủ nhân thực sự của đất nước. Không những thế mọi quyền lợi của Đảng phải song hành với quyền lợi của nhân dân, đồng thời Đảng cũng phải minh bạch mọi hoạt động của mình cho người dân biết. Việc đưa các thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời đến cho dân chúng không chỉ là trách nhiệm, mà còn là nghĩa vụ của mọi nhà nước. Đấy chính là giải pháp tốt nhất để tạo điều kiện cho Đảng CSVN gần gũi dân chúng hơn và cũng là điều kiện để cho dân chúng tin yêu Đảng hơn.


Đảng CSVN còn xa dân, coi thường nhân dân như hiện nay thì Đảng sẽ không bao giờ có cơ hội để tồn tại chứ đừng nói đến việc họ sẽ trường tồn cùng Dân tộc.

© Kami
Ngày 28 tháng 01 năm 2015

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Đây là bài báo trong nước , xin viết thêm một chút về Dương Trung Quốc là nhà sử học nổi tiếng là dám nói mà các người khác không dám nói , sinh năm 1947 tại Hà Nội hiện tại trú quán Bến tre , từng là Đại biểu Quốc Hội khóa X,XI đơn vị Đồng Nai....
Công Chức Viêt Nam XHCN



Dương Trung Quốc -
Nước Mỹ có diện tích rộng : 9.826.630 km2( lớn xấp xỉ 30 lần Việt Nam ) , dân số : 320 triệu , công chức : 2.1 triệu

Nước Việt Nam có diện tích : 331.210 km2 , có dân số : 90 triệu , công chức : 2,8 triệu công chức

So sánh số lượng công chức giữa hai Quốc gia , các bạn đừng hỏi vì sao nước ta cứ nghèo mãi nghèo , thu không đủ chi vì đâu ? Không nợ ngập đầu mới là chuyện lạ . Một đất nước có diện tích rộng gấp ba mươi lần và dân số gần gấp bốn lần nước ta nhưng họ chỉ cần 3\4 số lượng công chức của nước ta để quản lý tổ chức điều hành . Điều này đồng nghĩa với việc tới 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức trong khi đó chỉ 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức ! ( Đó là chưa kể người dân chúng ta phải gánh chịu tình trạng quan liêu xách nhiễu tham nhũng của 2,8 triệu công chức này mang lại ) .

Hiển nhiên, khi một nước nghèo như VN mà dân phải còng lưng đóng thuế nuôi bộ máy công chức khổng lồ thì dân cứ nghèo mãi. Có điều, bộ máy công chức đó mỗi ngày cứ phình to ra mãi do cơ chế mua ghế, thân quen, hối lộ. Khi yên vị rồi, mỗi công chức lập tức "phấn đấu" tiến thân bằng đủ mọi mánh lới, kể cả những trò bỉ ổi, hèn hạ mong có chức, quyền để vơ vét bù lại khoản "đầu tư" chạy việc ban đầu, còn thêm phần lãi, càng nhiều càng tốt. Chính ông Phúc phó thủ tướng đã nói là 30% công chức VN chỉ hưởng lương chứ không làm việc. Không làm việc công, hưởng lương còm nhưng họ vẫn sống khỏe, một số có chức quyền còn giàu có nhờ tham ô, tham nhũng. Vậy nhưng chính quyền VN không đủ dũng khí để giảm biên chế vì sợ đụng chạm và gây hỗn loạn. Có vẻ như vấn nạn này còn kéo dài chừng nào đcs còn "lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện". Bởi vậy, ai cũng hiểu nguyên nhân sâu xa của sự nghèo, lạc hậu nằm ở đâu và bằng cách nào có thể giải quyết vấn đề tận gốc?

Một điều vô lý nữa là ngoài bộ máy nhà nước như ở mọi quốc gia khác, VN còn có thêm bộ máy Đảng chuyên "sản xuất" chỉ thị, nghị quyết cộng thêm các tổ chức ngoại vi của Đảng như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận...cũng hưởng lương từ ngân sách. Một bộ máy hành chính cồng kềnh nhưng không hiệu quả. Có lẽ VN là quốc gia có nhiều thứ trưởng nhất trên thế giới. 22 Bộ nhưng có đến 135 thứ trưởng, dẫn đầu là Bộ Tài Chính và Bộ GTVT với 7 người thứ trưởng. (1). Giống như người mẹ gầy trơ xương ra, lại còn bị cả bầy con rúc nhúc vào bú, người mẹ không chết khô đi mới là lạ.

Nếu đem người VN so sánh với người Mỹ. Xét từng cá thể, có thể có một số người VN thông thái trên nhiều lĩnh vực như người Mỹ , nhưng nếu xét toàn cục (mà người ta hay gọi là trình độ dân trí), chắc là người VN còn đi sau Mỹ (và châu Âu) vài thế kỷ.Chính vì lẽ đó nên người VN vẫn quay về điểm xuất phát là kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Như vậy, muốn giải quyết vấn nạn này, không phải chỉ cải cách nửa vời mà phải làm cuộc cách mạng. Vâng, cách mạng-thay đổi toàn bộ hệ thỗng từ gốc rễ chứ không chỉ cải cách nửa vời như "đảng ta" vẫn làm bấy lâu nay. Ai có thời gian và hứng thú, hãy tìm đọc các bài viết, nói về "Tái cơ cấu nền kinh tế" đang làm nóng cả diễn đàn quốc hội hiện nay, đại ý là đã "tái" mấy năm rồi, nay vẫn "tái", còn "tái" nữa, "tái" mãi chưa biết đến bao giờ, mà rồi kết quả vẫn sẽ chỉ là VŨ NHƯ CẨN, bởi người ta chỉ hô hào cho vui chứ không làm hoặc chỉ làm nửa vời).

Ngồi tính thử chơi thôi nhé. Lấy con số khiêm nhường, mỗi công chức lương trung bình to nhỏ mỗi tháng 5 triệu =250 đô la, một năm 3000 đô la. Với 2,8 triệu công chức: 2,8 triệu cán bộ x 3000 đô la/năm = 8,4 tỉ đô la ( con số thực tế cao hơn nhiều). Chưa kể hội họp, đi công tác...Người dân cám ơn sự quản lý lãnh đạo sáng suốt tài tình của đảng ta !

FB Dương Trung Quốc

Post Reply