Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »


TC Giết Dân VN Bằng Đồ Ăn


Vi Anh

TC không cần đánh đấm Việt Nam [VN] làm chi cho mệt, cũng có thể biến VNCS thành một thuộc địa kiểu mới. Về chánh trị thuần hoá Đảng Nhà Nước CSVN cầm quyền thành thái thú, mặt Việt, bụng Tàu. Về kinh tế tuồng đồ ăn thức uống độc hại bán rẻ cho người dân Việt, làm liệt bại sức khoẻ toàn dân, giết dân VN chết dần mòn thì TC chiếm VN không cần nổ một tiếng súng, rút một cây gươm. Trong bài này xin phân tích về chiến lược “TC Giết Dân Việt Bằng Thực Phẩm.”

Đài RFA của Mỹ ngày 16/1/2015 nhóm phóng viên tường trình từ VN cho biết ở nước nhà VN, người VN đồng bào chúng ta đều lo sợ ăn mặn, ăn chay gì cũng chết… vì đồ ăn Trung Cộng [TC] làm quá độc, bán quá nhiều khắp chợ cùng quê, khó mà khỏi chết vì TC.

Phóng sự dẫn nhập “Hiện tại, với người Việt nói chung và với người Hà Nội, một thành phố lớn, thủ đô Việt Nam có khoảng cách địa lý khá gần với Trung Quốc nói riêng, mối bận tâm lớn nhất của người dân vẫn là ăn gì cho khỏi chết, khỏi bệnh vì Trung Quốc. Có thể nói rằng đó là câu hỏi mang tầm thế kỷ của Việt Nam hiện nay bởi mọi thứ hàng hóa ở đất nước này đã nhuộm màu Trung Quốc và mọi thứ thực phẩm đều có thể là mầm bệnh đến từ Trung Quốc. Những người ăn uống thông thường cũng có thể chết vì Trung Quốc, những người ăn chay cũng có thể chết vì Trung Quốc.”

Tìm hiểu thêm qua một số nguồn khác, báo Sức Khoẻ và Đời Sống và một số youtube cho biết với hình ảnh minh hoạ và lời nói người trong cuộc chứng minh là TC họ làm gian, làm giả nhiều món nguy hại, ghê gớm không tưởng tượng được để không ăn mà bán rẻ cho VN.

Ghê gớm nhứt là gạo nấu cơm là món ăn căn bản hàng ngày của người Việt, tạo ra sức khoẻ cho người Việt nên ông bà VN có câu “cơm đắp đầu gối” người lao động VN. Nghe tin này có người nói gạo làm sao làm giả được. Nào là hình thức phẩm chất nhiều thứ lúa, gạo Nàng Hương, Chợ Đào, gạo tròn, gạo dài. Còn mùi nữa, gạo làm sao làm giả được. Nhưng không đâu TC làm gạo băng nhựa nylon. Thực tế đã chụp được hình, thu được video clip, thu được âm chứng là tại Trung Quốc đã xuất hiện một loại gạo được làm từ... nhựa. Nó được làm từ khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp đúc thành hình dạng của hột gạo. Họ sử dụng hương có mùi gạo, nhưng thực tế nó là hóa chất tạo mùi giống với gạo. Bán ngoài chợ, trong tiệm dùng tay vốc lên xem, cân phân, ngửi mùi khó mà biết. Chỉ khi mua về nấu cơm, cơm rất cứng, ăn vào không thể tiêu hóa được và vô cùng độc hại cho cơ thể con người; lúc đó mới biết bị lường gạt, hoá ra mình đào mộ cho mình bằng ăn gạo TC.

Không chỉ TC làm gạo giả bán cho VN, mà họ còn làm nhiều thứ đồ ăn như để “thuốc chết” người Việt nữa. Mới nghe nói đã phát ói rồi. Như họ "tẩm độc" trái đào của TQ biến đào Trung Quốc thành đào chính vụ của VN. Họ chích thuốc mau lớn vào dưa hấu, lớn mau đến bể ngay ngoài rẫy. Họ nuôi cá, nuôi lươn trong bể hóa chất, cho lươn ăn thuốc ngừa thai, để mau lớn, mau mập, đem bán thành đặc sản xuất cảng tươi sống hay đông lạnh.

Họ biến cua biển, cua đồng bằng cách cho vào bể chất vôi nồng độ thật cao để vỏ cua mềm thành cua lột, trở thành đặc sản đem xuất cảng.

Họ bắt chuột ở thành thị sống trong đường mương, cống rảnh, ăn đồ dơ đổ xuống cống nhiều chất béo nên rất mập, giả làm thịt cừu, thịt heo đem xuất cảng.

Để làm được điều này những người sản xuất đã sử dụng các loại hóa chất như nitrate, gelantin và nhiều hóa chất khác để cho ra những sản phẩm giống cả hương vị, màu sắc của thịt cừu thật.

Tàu hủ, một món ăn dân dã, người bình dân và những ngươi ăn chay thường dùng, thường giá rẻ. Thế mà TC cũng sản xuất giả để, xuất cảng. Họ đã sử dụng đạm đậu nành với bột mì, bột màu và nước để làm tàu hủ giả và tàu hủ ky.

Trong thành phần của tàu hủ giả còn có các hóa chất độc như rongalite, một chất tẩy trắng dùng trong kỹ nghệ để làm cho tàu hủ mềm và trắng hơn; đó là chất các nhà khoa học và y học cho là chất gây ung thư.

Quá đủ thực phẩm độc hại bán cho dân nghèo trên thế giới, mà người VN sát biên giới TQ là nạn nhân nhiều và nặng nhứt. Nói tới TC, trên thế giới người ta chỉ chú ý như là một nước xuất cảng hàng hoá rẻ tiền như quần áo, giày vớ, đồ điện tử, đồ gia dụng rẻ tiền, nhưng ít ai chú ý TC là nước xuất cảng lương thực, thực phẩm, nông sản – đứng hàng thứ ba trên thế giới. Thực phầm chiếm một phần lớn nhứt trong số hàng hoá bán trên thế giới. Hàng hoá TC rẻ nên nhiều người mua, nhứt là dân nghèo, mà dân nghèo lúc nào và nước nào cũng đông hơn dân giàu.

Nông phẩm gốc như sữa, đường TC không phải chỉ bán dưới dạng thực phẩm sữa đường, mà có thể dùng để biến chế ra hàng trăm phó phẩm và thực phẩm khác. Sữa độc có chứa chất melamine của TC chẳng những TC đã dùng làm ra kẹo Thỏ Trắng: “Made in China” xuất cảng sang nhiều nước thì dễ biết. Sữa của TC được các công ty của các nưóc khác mua dùng như nguyên liệu để chế ra thực phẩm của ngoại quốc, thì người tiêu thụ thông thường làm sao biết được. Theo nhà báo Tristan de Bourbon, viết trên tờ La Croix của Pháp, hãng của Pháp Nestlé, Unilever dùng sữa nhập cảng từ TC để biến chế thành sữa, cà phê sữa Nestlé, Unilever, thì ngưòi tiêu thụ đâu có biết nguyên liệu là sữa có độc chất của TC.

Tiêu biểu như cà phê Việt Nam như Trung Nguyên, Vinacaphe của Việt Nam làm bằng sữa nhập từ TC, khi xuất cảng ra ngoại quốc, người uống đâu có biết có sữa có chất melamine của TC hay không. Hoạ may chỉ có nhà nước sau khi kiểm tra chất lượng, công bố thì người tiêu thụ mới biết thôi. không bán sản phẩm của họ ra ngoài khu vực. Tuy nhiên, dân chúng ở Tây Phương sẽ không thể tránh được nạn thực phẩm bị nhiễm độc như trong vụ sữa vừa qua dù những nước văn minh đều có cơ quan kiểm phẩm. Nhưng những cơ quan này đâu có đủ người kiểm hết hàng hoá nhập cảng, chỉ kiểm mẫu bất thần rút ra trong lô hàng mà thôi.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi thấy mật ong made in China bán ra ở Mỹ và Pháp có thứ mật ong giả. TC là nước sản xuất mật ong lớn nhất thế giới chánh yếu là để xuất cảng. Cách làm giả cũng đủ thứ: pha trộn mật thật với giả hoặc làm giả hoàn toàn. Người TC họ trộn mật thật một ít siro làm từ đường, gạo hoặc củ cải hay chế ra mật ong từ nước, đường phèn và phẩm màu nhân tạo.

Còn bún, phở, mì, miến giả made in China đầy chợ. TC sử dụng gạo hư, kém chất lượng trộn cùng các chất phụ gia có khả năng gây ung thư như sulfur dioxide đề làm ra các sản phẩm bún phở - những món ăn thông dụng của người châu Á.

Một số nơi còn làm bún, phở từ tinh bột như bột ngô và không thể thiếu các hóa chất tạo mùi, tẩy trắng khác.

Một nửa số rượu TC xuất cảng là giả, dễ làm giả nhất là các loại rượu vang. Cách làm giả phổ biến nhất là cách thu mua vỏ các chai rượu đắt tiền rồi đổ đầy những loại rượu rẻ tiền vào.

Giá trị những phi vụ làm giả rượu vang lên tới hàng chục triệu USD. Riêng trong năm 2012, cảnh sát đã bắt tới 350 vụ làm rượu vang giả ở Thượng Hải.

Địa lý VN, CS hai nước gọi là núi liền núi, sông liền sông nên tất cả đồ gian, giả đó TC tuồng qua bán ở VN khi bị ngoại quốc phát giác trả về. Dân nghèo VN quá đông mua đồ rẻ. Nhập siêu (trade deficit) của VN đối với TC là 23.7 tỉ Mỹ kim, chưa kể số hàng nhập lậu đáng kể qua biên giới ở những nơi như Móng Cái và Lạng Sơn. Cả thế giới báo động hàng hoá made in China. Mỹ viết thành sách “Death by China”. Dân VN chết vì thực phẩm TC là điều không khó hiểu./.(Vi Anh)

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Mãi võ Sơn Đông

Tạp ghi Huy Phương
Thế nào là quảng cáo mà quảng cáo quá lố? Những người vào tuổi tôi, có thể đã trải qua, ở tỉnh lỵ, buổi chiều sau phiên chợ tan, thường có những toán “Mãi võ Sơn Đông,” chuyên bán thuốc cao đơn hoàn tán, trống kèn inh ỏi, để khuyến dụ người qua lại, bọn trẻ con chúng tôi thường tò mò quây quần, tụ họp, không phải để mua thuốc, nhưng để xem khỉ làm trò.

- “Nghe đây! Nghe đây! Dầu này trị bá bệnh!”

- “Đàn bà đau bụng chổng khu,

Xức vô một tí xách cái dù đi chơi!”

- “Đàn bà chồng bỏ chồng chê,

Xức vô một tí, chồng mê về liền!”

Rõ ràng là quảng cáo quá lố! Nhưng lũ trẻ chúng tôi không quan tâm và bà con cũng không ai khiếu nại. “Đây anh Hai một chai, chị Tám hai chai!” Tin hay không tin là “tùy người đối diện,” những tay múa võ, bán thuốc hoàn toàn không chịu trách nhiệm. Khách hàng mua dầu “bá bệnh” của toán Sơn Đông cũng không thấy ai than phiền, khiếu nại khi không xách được “cái dù đi chơi” hay chưa thấy ông chồng tệ bạc trở về. Nhưng ngày nay, ở Trung Quốc, chỉ mới quảng cáo kem đánh răng, đã bị phạt đến hơn $1 triệu. Đây là điều chúng ta cần để ý đến khi chúng ta đang sống trong một thời đại mà quảng cáo “làm mưa làm gió,” không những trên đường phố mà hiện diện ngay trong gia đình chúng ta mỗi ngày.

Tân Hoa Xã đưa tin, một nhãn hiệu kem đánh răng do Từ Hy Đệ, “Đệ Nhất MC” của Đài Loan làm người mẫu quảng cáo, mới đây bị Cục Công Thương Thượng Hải (Trung Quốc) phán quyết là đã sai sự thật. Hy Đệ nói trong đoạn phim quảng cáo: “Chỉ cần một ngày, răng đã trắng ra trông thấy,” nhưng theo điều tra của cơ quan trên, hình ảnh người mẫu quảng cáo với hàm răng trắng bóng không tỳ vết là nhờ sửa chữa bằng kỹ thuật photoshop, hoàn toàn không do hiệu quả mà loại kem đánh răng Crest Mica mang lại. Theo đại diện của Cục Công Thương Thượng Hải, những mặt hàng sử dụng hàng ngày không được quảng cáo sai sự thật.

Chuyện photoshop là chuyện thường tình của lối quảng cáo bây giờ, “before” thì da nhăn, đồi mồi, nám... qua một lần “ủi” của photoshop thành “after” vừa trẻ lại 10 tuổi và có làn da mịn màng. Nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần thì quen mắt, cũng phải tin.

Để bảo vệ cho quyền lợi của khách hàng (người tiêu thụ) chính tòa án tiểu bang California vừa ra phán quyết, khẳng định người tiêu dùng khi mua hàng trên mạng Internet, có quyền nêu nhận xét của mình về chất lượng dịch vụ của công ty cung cấp món hàng liên quan. Đây là vụ án chưa có tiền lệ trong lịch sử tư pháp Mỹ thời hiện đại.

Vào Tháng Năm, 2013, hãng giày nổi tiếng Skechers phải bồi thường cho khách hàng vì quảng cáo không đúng sự thật về sản phẩm của mình. Sau hơn 520,000 lời khiếu kiện của khách hàng, tòa án buộc Skechers phải trả lại từ $40-$84 cho mỗi khách hàng, tổng số tiền đền bù lên tới $40 triệu về loại giày đế mềm Shape-ups với lời quảng cáo giày này giúp người mang giảm cân, tăng sức khỏe, làm lớn mông, và săn chắc bắp thịt bụng. Quảng cáo này do người mẫu Kim Kardashian quảng cáo, giày bán rất chạy nhưng sau đó hơn nửa triệu khách hàng đã than phiền vì hãng đã quảng cáo “quá lố,” trong đó có khách hàng đã tốn thêm tiền để chữa bệnh đau lưng do giày Shape-ups gây ra.

Từ Hy Đệ sẽ trả số tiền phạt này hay chính công ty đã thuê mướn MC làm người quảng cáo để ca ngợi sản phẩm phải trả. Công ty sản xuất đã trả tiền thuê mướn MC, danh ca, nghệ sĩ và cả những nhân vật chính trị như ông Bob Dole (Viagra) vì biết rằng những nhân vật này được lòng tin của quần chúng. Những người này được trả tiền để nói, vì quảng cáo là một cái nghề thu nhập không ít, nên dù họ chưa bao giờ dùng giày Shape-ups Skechers, kem đánh răng Crest Mica, dược thảo này, thuốc bổ nọ, nếu được trả tiền, họ vẫn vui lòng nhận mình là người đang thực sự tiêu dùng món hàng đó. Những lời nói này không có gì bảo đảm, danh tiếng, nhan sắc hay học vấn không chứng thực lời “rao” của họ đáng tin cậy. Vấn đề là những nhân vật này có bước qua nổi những lôi cuốn của tiền bạc, và giữ được sự lương thiện hay không. Lương thiện ở đây là không chịu nói những lời dối trá.

Nếu có một loại “thần dược” diệt được mầm mống ung thư, thì nhà sáng chế hay ông bác sĩ này đã đoạt giải Nobel Y Khoa vẻ vang cho dân tộc Việt rồi, còn đâu những ông mãi võ Sơn Đông khua chiêng đánh trống từ ngày này qua tháng nọ để bán thuốc!

Quảng cáo quá lố có gây tai hại cho người tiêu dùng hay không?

Đi một đôi giày quảng cáo “dỏm” có thể bị đau lưng mà thôi, nhưng uống một loại thuốc quảng cáo “dỏm” có thể bị mất mạng, mà mất mạng từ từ, cũng không ai mổ xẻ để giám định nạn nhân chết vì những thứ thuốc này không? Chúng ta thấy những người trẻ ít tin lời quảng cáo, nhất là chuyện thuốc men. Trong khi đó chính người già Việt Nam (trên 62 tuổi) là khách hàng tốt bụng và cũng là nạn nhân của loại quảng cáo này.

Có một điều quan trọng là quảng cáo mỹ phẩm quá lố có thể tàn phá một nhan sắc, quảng cáo dược phẩm quá lố có thể giết một mạng người, nhưng có một thứ quảng cáo quá lố có thể giết cả một thế hệ, đó là loại quảng cáo chính trị, là lời hứa hẹn đường mật của các ứng cử viên hay các đảng phái cầm quyền. Việt Minh kêu gọi: “Đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, già trẻ, trai gái, miền ngược, miền xuôi... để đánh đuổi Nhật-Pháp làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.” Nhưng lúc chiếm được một nửa miền Bắc rồi thì chuyện “đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân” đã trở thành một loại mồm mép quảng cáo, phân biệt bần nông với địa chủ, phát động phong trào đấu tố, tổng số người bị đấu tố trong cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172,008 người; số người bị oan sai là 123,266 người, chiếm tỉ lệ 71.66%. Chùa nhà thờ thành nơi phơi lúa, ngô của hợp tác xã, lòng người ly tán, con tố cha, vợ đấu chồng. Giành được nửa nước, mang danh độc lập, nhưng mang súng đạn của Liên Xô, Trung Quốc về, xô đẩy hàng triệu thanh niên ra chiến trường đi xâm lược miền Nam.

Quảng cáo cho chuyện giải phóng, miền Bắc vẽ ra hình ảnh dân chúng miền Nam bị bóc lột tận xương tủy, không có được cái bát ăn cơm, sau ngày “giải phóng,” để đem vào một chục cái chén “ngang” rồi mang về một chiếc honda, vài cái “đài” lẫn “đổng.”

Miệng lưỡi ngành tuyên huấn Cộng Sản cũng chẳng khác gì người khua chiêng gióng trống Sơn Đông ngoài phiên chợ. Chính vì miệng lưỡi này mà hàng vạn vạn thanh niên miền Bắc phải nát thân vì bom đạn, mang cái ảo tưởng đi giải phóng cho người, nhưng chính thân mình thì sống dưới trăm tầng áp bức. Thành phần đầu não Hà Nội chủ trương dùng xương máu của thanh niên Việt Nam để “đánh cho Liên Xô-Trung Quốc.” “Độc Lập” nhưng thuần phục Trung Quốc, bán đất, nhường biển. “Tự Do” có nghĩa là bịt mồm, chặn họng, bắt bớ giam cầm những người muốn có tiếng nói chính trực. “Hạnh Phúc” phải chăng là bán sức, bán trôn khắp cùng bàng dân thiên hạ.

Quảng cáo là tuyên truyền. Nói một lần nghe lạ tai, người không tin, lập lại trăm lần cũng phải tin. Nếu chúng ta nói: Đừng tin những gì Cộng Sản nói, thì cũng phải nói, đừng tin những gì người ta quảng cáo, hay ngược lại.

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Tiếng Việt mến yêu

Bùi Bảo Trúc
Mấy chục năm qua, cứ thỉnh thoảng tôi lại nghe không ít người nói rằng tiếng Việt hay lắm, đáng yêu lắm, phong phú lắm, giàu có lắm… Và cứ mỗi lần nghe những nhận định như thế, tôi lại phải vui vẻ đồng ý ngay, sợ bị chụp cho cái mũ vong bản đội chơi cho vui đời lưu vong thì khổ. Nhưng trong lòng thì đồng ý được khoảng một nửa cũng đã là nhiều lắm rồi.

Tiếng Việt của Nguyễn Du, Ðoàn Thị Ðiểm, Hồ Xuân Hương … trong máu của chúng ta, mà chúng ta đã “yêu từ khi mới ra đời” như Nguyễn Ðức Quỳnh đã khẳng định hồi nào, như Phạm Quỳnh đã gắn vận mệnh, sự sống còn của nó cùng với đất nước và truyện Kiều quả là có đáng yêu và đẹp thật nhưng nó có được “anh hùng chen chân thế giới” thì mới đây mới thấy. Nhưng thấy được rồi thì lại cũng chẳng vui được bao nhiêu.

Một bản tin của thông tấn xã Jiji cho biết một số cảnh sát viên ở một thành phố cách Tokyo không bao xa mới đây đã ghi tên theo học tiếng Việt ở mấy trường dạy Việt ngữ ở thủ đô Nhật. Những người này còn định đi Việt Nam để học thêm vì muốn sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo hơn nữa.

Nghe vậy mà không sướng ư!

Phen này, những người chiếu cố học tiếng của chúng ta sẽ đọc văn chương truyện Kiều thoải mái, đọc Hồ Xuân Hương bù lại những ngày chúng ta đọc Basho, Issa, Kawabata, Mishima… rồi nhá.

Nhưng đọc hết bản tin thì mới biết những người cảnh sát Nhật này học tiếng Việt không phải để yêu Ðinh Hùng, Vũ Hoàng Chương … hay để nghe quan họ, hò Huế, vọng cổ … gì hết.

Họ học tiếng Việt vì nhu cầu công việc. Công việc của họ đòi hỏi họ cần biết tiếng Việt để dùng trong công việc khi phải có những tiếp xúc với một số người Việt ở ngay thành phố của họ. Những người Việt này một số không nói được tiếng Nhật và những cảnh sát viên này thì lại không nói được tiếng Việt. Ngôn ngữ bất đồng. Hai bên không cách gì hiểu được nhau. Phiền vô cùng.

Thành phần họ phải tiếp xúc là những người Việt bị bắt về tội trộm cắp. Cảnh sát không cách nào thẩm vấn họ, lấy lời khai của họ được. Chẳng lẽ bó tay. Thế nên họ quyết định phải đi học tiếng Việt. Học để nói được một cách thông thạo chứ không thể tiếp tục ra hiệu bằng tay mãi được nữa. Những tấm bảng cảnh cáo không nên ăn cắp viết bằng chữ Việt treo ở nhiều nơi tại cái thị trấn ấy không giảm được những vụ phạm pháp của người Việt. Thì thôi đi học tiếng Việt cho rồi.

Nhu cầu nói và hiểu được tiếng Việt của cảnh sát ở thị trấn này chắc phải nhiều lắm. Nhiều đến độ các cảnh sát phải đi học tiếng Việt. Như vậy có nghĩa là con số người Việt phạm pháp nhiều lắm và những lần phải làm việc với những người này cũng phải thường xuyên lắm. Thường xuyên đến độ các cảnh sát viên phải học tiếng Việt để dùng cho tiện, không thể chờ kiếm được thông dịch viên như năm thì mười họa, vài ba năm một lần được nữa.

Phải học tiếng Việt là vì vậy chứ không vì một lý do văn hóa nghệ thuật nào cả.

Tuần trước, ở Malaysia, một phụ nữ Việt bị bắt quả tang ăn trộm điện thoại đã bị đám đông hành hung và làm nhục ngay giữa đường phố. Báo chí đăng hình còn ghi rõ quốc tịch Việt Nam của cô.

Một con ranh, con một ông lớn trong nước cũng chơi trò bàn tay nhám tới hai lần, một lần ở Anh, một lần ở Phần Lan nhưng nhờ gốc lớn, nó lại về nước xuất hiện trên các chương trình văn hóa Việt trên đài truyền hình của bố nó.

Nham nhở đến tận cùng của sự nham nhở.

Không thể đổ cho tàn dư Mỹ Ngụy nhá. Mấy chục năm “học tập theo gương đạo đức của Hồ chủ tịch” đấy chứ “Mỹ Ngụy” hồi nào hè!

Tội nghiệp tiếng Việt biết là chừng nào là như vậy. Học tiếng Việt chỉ là để lấy lời khai của các “cháu ngoan” rộm cắp của “bác Hồ” đấy chứ.

Bùi Bảo Trúc

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image



“Thật khó để chữa bệnh cho người giàu”
Tương truyền, danh y Trung Quốc – Quách Vũ cho rằng, người giàu thường khó điều trị hơn. Biển Thước – vị Thần y nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cũng có cùng quan điểm.

Dưới triều Đông Hán, Quách Vũ là một ngự y, thường được ca ngợi với tài nghệ siêu thường. Mặc dù là một ngự y, ông không bao giờ từ chối chữa bệnh cho người nghèo. Ông nhận thấy rằng, phương pháp điều trị của mình có hiệu quả hơn với người nghèo, điều khiến mọi người khó hiểu là hiệu quả của Quách Vũ khi điều trị đối với tầng lớp thượng lưu không bao giờ được như vậy. Hoàng đế nghĩ rằng có điều gì bất thường ở đây, vì vậy ông bảo những quý tộc ăn vận rách rưới khi tới gặp Quách Vũ. Quả nhiên, bệnh của họ rất mau lành.


Hoàng đế rất bất bình về việc này và cho gọi Quách Vũ vào cung. Quách Vũ đáp: “Nguyên tắc cơ bản của trị bệnh là sự tập trung. Đối với tầng lớp thượng lưu có 4 khó khăn: Họ không tôn trọng lời khuyên của thầy thuốc, cuộc sống của họ khác với người dân bình thường, họ có thể chất yếu và thường rất kiêu ngạo dẫn đến hay “hạn chế” thầy thuốc của mình. Ví dụ, khi tiến hành châm cứu, người ta phải hoàn toàn tập trung vào công việc. Kim châm bị lệch đồng nghĩa với thất bại. Chữa bệnh cho người giàu thường gây tâm lý lo lắng cho các thầy thuốc và do đó khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn”.

Sau khi nghe lời giải thích của ông, Hoàng đế gật đầu tỏ vẻ đồng ý và ra lệnh cho những người trong cung thay đổi cách cư xử và những thói quen xấu của mình. Câu nói “Thật khó để chữa bệnh cho người giàu” bắt đầu lan truyền từ đó.

Thật trùng hợp, Thần y Biển Thước thời Chiến Quốc cũng có quan điểm tương tự. Biển Thước đã đi đến nhiều quốc gia khác nhau và dùng tài năng của mình để làm dịu bớt đau khổ cho người dân. Mặc dù Biển Thước là bậc kỳ tài, nhưng ông có một quy tắc về 6 loại người mà ông sẽ không trị bệnh:

1. Những người có quyền lực, kiêu ngạo và hống hách

2. Những người yêu tiền hơn tất cả

3. Những người tham ăn, tham uống

4. Những người bệnh nặng, nhưng không chịu điều trị từ sớm

5. Những người quá yếu để dùng thuốc

6. Những người tin vào yêu thuật, không tin y học

Trong lịch sử nền y học Trung Hoa truyền thống, có bốn vị danh y nổi tiếng, đó là: Biển Thước, Hoa Đà, Tôn Tư Mạc và Lý Thời Trân.

Biển Thước là một trong những vị thầy thuốc đầu tiên được biết đến vào thời Chiến quốc, từ năm 770 tới năm 221 trước Công Nguyên. Theo các văn kiện lịch sử, Biển Thước có khả năng nhìn thấu thân thể bệnh nhân. Ông cũng là người đã nghĩ ra phương pháp bắt mạch.

Theo truyền thuyết, Biển Thước đã cứu thế tử nước Quắc từ cõi chết trở về. Thông qua bắt mạch, Biển Thước biết được thế tử đang ở trong trạng thái chết giả, và ông đã dùng thuật châm cứu để cứu sống thế tử. Từ đó, Biển Thước được người đời ca tụng là có tài “cải tử hoàn sinh”.

'Theo các văn kiện lịch sử, Biển Thước có khả năng nhìn thấu thân thể bệnh nhân. Ông cũng là người đã nghĩ ra phương pháp bắt mạch.'

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »


Thói xấu đã tiêm nhiễm vào huyết quản rồi


Văn Quang 22-5-2015
Trong tuần này, hầu hết các báo ở VN và các trang mạng trên khắp các diễn đàn trong và ngoài nước đều sôi sục vì những bản tin mới nhất về chuyện du học sinh VN tại Nhật ăn cắp vặt và ăn cắp có tổ chức. Nỗi nhục không phải chỉ có người VN ở trong nước gánh chịu mà tất cả người VN có mặt trên khắp hành tinh đều cảm thấy nhục khi “phải là người Việt Nam”. Trước hết tôi thấy cần phải xác định ngay rằng, từ trước những năm 1975, du học sinh VN rất nhiều, nhưng chưa hề mang tai tiếng nào về những vụ ăn cắp như thế này. Họ chỉ mang vẻ vang về cho đất nước.

Hồi đó (trước 1975) hầu hết các học sinh VN được đi du học không cần phải là con ông cháu cha, bất kỳ gia đình nào đủ sức lo cho con cái đi du học đều được chính phủ cho phép dễ dàng. Các du học sinh hầu hết theo học ở Pháp hoặc ở Anh, Mỹ. Cần phân biệt rõ “du học sinh” và tu “nghiệp sinh” vì, “tu nghiệp sinh” là một dạng học nghề nên dù sang Nhật để làm thuê còn “du học sinh” là những người đi học văn hóa tại các trường Trung Học, Đại Học ở nước ngoài. Hầu như chưa có học sinh nào du học ở Nhật bởi thời ký đó Nhật Bản cũng chẳng hơn gì VN về mọi phương diện từ văn hóa đến xã hội, nếu không muốn nói là họ còn kém VN nhiều mặt bởi họ đang phải gắn bó vết thương chiến tranh tàn phá sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Nhưng từ đó đến nay, nước Nhật tiến bộ nhanh chóng. Trong khi người Việt vẫn nghèo đói tang thương. Từ cái nghèo đói đó nẩy sinh biết bao nhiêu tệ nạn. Nhất là nạn tham nhũng phá hoại tất cả từ văn hóa đến đạo đức. Nào là nạn buôn bán người, nạn trộm cướp, ma túy, mại dâm… kể làm sao hết. Chính vì lẽ đó nên số người xuất ngoại lao động ngày càng nhiều. Người VN bắt đầu giao thương với Nhật và du học sinh cũng được gửi sang Nhật học hành. Và sự thật là con cái đại gia thực thụ thì ít, con cái thuộc loại con ông cháu cha thì nhiều. Người dân lo kiếm ăn đã khó, lấy tiền đâu cho con đi du học. Chỉ có những người lao động muốn đổi đời chạy chọt đóng tiền cho các doanh nghiệp quốc doanh như Sovilaco hoặc Suleco được độc quyền xuất khấu lao động sang Nhật để học nghề kiếm tiền, gọi là “tu nghiệp sinh”. Gần như tất cả các “tu nghiệp sinh” tại Nhật phải làm việc khoảng 20 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần nhưng chỉ được trả “trợ cấp” 70,000 Yen/tháng (khoản thu nhập chỉ bằng một nửa mức thu nhập tối thiểu). Một blogger người Việt có nickname là “Minh T”, sống tại Nhật khẳng định: “Với 25,000 Yen còn lại, phải dành 10,000 Yen trả tiền nhà/tháng, 15,000 Yen để trả các loại chi phí ăn, uống, điện, nước, ga,… Gái không làm điếm, trai không ăn cắp cho bọn hàng không Việt Nam mới là chuyện lạ”.

Tôi không nói tất cả các du học sinh VN thời nay đều như thế cả, chỉ có một số cô cậu ăn chơi lạc đường vào sa ngã. Tiếc thay con số đó lại không hề ít. Và không chỉ du học sinh mà số người ăn cắp thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, kể cả người lao động và những người được gọi là có học. Xin dẫn chứng: Image
Biển cảnh báo người Việt ăn cắp tại siêu thị ở Nhật bằng tiếng Việt không hiếm…


Mỗi ngày xảy ra 8 vụ người VN ăn cắp ở Nhật.


Báo Một Thế Giới dẫn nguồn từ Viet-jo.com cho biết, tháng trước, Cơ Quan Cảnh Sát Nhật Bản đã công bố tình hình bắt giữ tội phạm nước ngoài trong năm 2014 tại nước này với tổng cộng có 15,215 trường hợp. Trong số đó các vụ liên quan đến người Việt Nam lên đến 2,488 vụ, tăng 61,6% so với năm 2013, tính ra trung bình mỗi ngày xảy ra 8 vụ trộm cắp dính đến người Việt Nam.

Cụ thể, có tổng số người nước ngoài tại Nhật bị bắt là 10,689 người, tăng 8,1% so với năm 2013. Đặc biệt, trong số người phạm tội có đến 1,548 người Việt Nam, chiếm 16,4% tổng số các trường hợp các vụ do người nước ngoài vi phạm luật pháp bị cơ quan an ninh Nhật bắt giữ, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Điều đáng buồn là trong số các vụ án hình sự, thì người Việt đứng đầu về cả số vụ lẫn số người các tội cướp giật, ăn cắp. Số người Việt ăn cắp bị bắt giữ là 1,745 trong tổng số 6,716 người nước ngoài bị bắt. Trong các trường hợp ăn cắp do người Việt Nam thực hiện thì số vụ ăn cắp ở cửa hàng, siêu thị đặc biệt cao với 1,437 vụ, người sang Nhật học nghề chiếm 12.9%. với phần lớn tỉ lệ là du học sinh với 54.2%, tăng 1,8 lần!

Những bản thông báo còn hơn chửi người Việt
Image Bức ảnh cảnh báo không được lấy ô và giầy của người khác

Bạn đã thấy tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật lại có xu hướng gia tăng. Điều đó khiến cho hình ảnh người Việt càng thêm xấu xí trong mắt các bạn nước ngoài.

Cách đây không lâu, 6 người Việt (gồm cả nam và nữ) ăn cắp quần áo hiệu Uniqlo bị cơ quan chức năng Nhật Bản bắt giữ. Nhóm người này đã hơn 100 lần thực hiện hành vi trộm đồ. Khi điều tra về tài khoản của một phụ nữ trong nhóm, cảnh sát phát hiện nhiều giao dịch hàng hóa trị giá tới 10 triệu yên (tương đương 1,9 tỷ đồng). Họ trộm đồ từ nhiều cửa hàng ở những khu vực khác nhau và bán hàng thông qua các trang mạng xã hội. Hẳn bạn chưa quên mới đây hình ảnh những phi công và tiếp viên Hàng Không VN buôn lậu đồ ăn cắp được nêu tên trên báo. Hôm 17 tháng 12, cảnh sát Nhật đã bắt quả tang Ðặng Xuân Hợp, phi công của Vietnam Airlines đang vận chuyển hàng gian về Việt Nam. Cảnh sát xác định có khoảng 50 nhân viên (bao gồm cả phi công lẫn tiếp viên hàng không) của Vietnam Airlines dính líu đến tổ chức trộm cắp và vận chuyển hàng gian đang bị điều tra. Khi bị bắt phi công Ðặng Xuân Hợp xấu hổ quá tự cởi áo, che mặt tránh ống kính của báo giới Nhật khi bị bắt giữ tại phi trường Fukuoka. Theo tin mới nhất, ngày 18-5 vừa qua tại phiên tòa xét xử 2 nhân viên của hãng hàng không Vietnam Airlines mang 6 kg vàng nhưng không khai báo, công tố viên Hàn Quốc đã đưa ra bản án 24 tháng tù giam đối với cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng và 12 tháng tù giam đối với tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong.

Ngay cả một cô dẫn chương trình của Đài Truyền Hình VN, con một ông Tổng giám đốc thừa mứa tiền bạc cũng mắc chứng ăn cắp vặt. Một lần ở Thụy Điển và một lần ở Anh, Đại sứ quán VN phải can thiệp và cả hai lần bố cô phải gửi sang tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần đưa ra sử dụng cô mới được thả. Câu chuyện từ năm 2001 và 2006, chuyện đã xa, giờ này chắc cô đã có tuổi và yên ấm bên chồng con nên tôi không muốn ghi rõ tên họ.

Thế nên ở nhiều nhà hàng cửa hiệu của Nhật đã dán những thông báo vô cùng nhục nhã đối với người Việt.

Bạn Kim Mạnh Hiệp (26 tuổi) – cựu du học sinh Đại học Tokyo Agriculture and Technology University, Nhật Bản cho biết: “Hiện tại, mình được biết có một vài công ty đã… cấm tuyển người Việt Nam. Một số video được các công ty này công bố có ghi lại hình ảnh người Việt ăn trộm sản phẩm… Rồi có cả những biển tiếng Việt “cấm ăn vụng, uống vụng đồ trong nhà bếp” để cảnh báo những bạn trẻ Việt làm trong nhà hàng Nhật nữa. Chưa kể, gần đây có một số vụ ăn cắp đồ trong siêu thị, hay bắt trộm dê của người dân, mà đài truyền hình NHK (Nhật) đã có phóng sự riêng dài hơn 20 phút…” Ngoài ra còn tấm bảng để ngay cửa ghi rõ tiếng Việt: “Tuyệt đối không được lấy ô và giầy của người khác để dùng”. Và chắc còn nhiều nữa mà chúng ta chưa biết hết. Nếu bạn có dịp đi du lịch sang Nhật chắc bạn không dám nhận mình là người Việt Nam. Còn rất nhiều chuyện đáng nói về vấn đề này, nhưng ở đây tôi chỉ chú trọng đến vấn đề chung mới đây của cả các du học sinh và tu nghiệp sinh.
Image
Phi công Ðặng Xuân Hợp tự cởi áo, che mặt tránh ống kính của báo chí


Bản thông báo mới của văn phòng trường Nhật ngữ viện nghiên cứu Tokyo

Ngày vừa qua, một bản thông báo mang tên “Thông báo đến học sinh Việt Nam về việc ăn cắp vặt” được chia sẻ trên nhiều diễn đàn giới trẻ. Theo thông báo này, văn phòng trường Nhật ngữ viện nghiên cứu Tokyo, Nhật Bản cho biết:

“Hiện nay nhiều sinh viên Việt Nam đang sinh sống tại Nhật bị cảnh sát bắt vì tội ăn cắp, bỏ trốn và không đến trường làm nhà trường rất lo lắng.

Ở các siêu thị hoặc cửa hàng thuốc tây ở Nhật đều có camera giám sát hoặc nhân viên giám sát ăn cắp vặt.

Gần đây, được biết có một tổ chức tội phạm liên lạc với những sinh viên đang du học tại Nhật như thế này: “Hãy đi đến tiệm… có bán những sản phẩm… ăn cắp rồi đưa cho người Nhật. Nếu làm vậy nợ nần ở Nhật sẽ được trả bớt”.

Khi bị bắt vì tội ăn cắp sẽ bị đưa vào tù và đưa trả về Việt Nam (cưỡng chế về nước). Trên thực tế những trường hợp như thế này đang gia tăng.

Mặt khác, nếu bỏ trốn không đến trường thì:

Xem như trở thành cư trú bất hợp pháp. Sinh viên nào không đến trường, nhà trường xem như sinh viên đó nghỉ học và thông báo đến Cục quản lý xuất nhập cảnh Tokyo. Nếu như thế cho dù còn thời hạn cư trú nhưng vẫn bị cảnh sát bắt.

Về hành vi ăn cắp, nếu không đến trường, bỏ trốn thì khi đang làm việc bị cảnh sát bắt được sẽ bị trả về nước và vĩnh viễn không được đến Nhật vì hành vi của bạn đã được lưu lại.

Nhà trường hiểu rằng các bạn sinh viên có nhiều vất vả nhưng các sinh viên đến đây với mục đích là du học sinh thì hãy cố gắng học tập tốt. Khi các bạn giỏi tiếng Nhật thì các bạn sẽ tìm được công việc tốt cho mình và chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đến với mình.

Khi các bạn có khó khăn gì, muốn trao đổi điều gì các sinh viên hãy đến văn phòng. Các sinh viên hãy cố gắng lên!”. Image
Cảnh sát thu giữ số quần áo mà nhóm người Việt đã lấy cắp tại cửa hàng Uniqlo.


Nguyên nhân vì đâu


Bạn Nguyễn Hương Giang (24 tuổi, SV năm cuối trường Asia University, Nhật Bản) cho biết: “Theo mình, có 2 nguyên nhân dẫn đến việc trộm cắp này. Thứ nhất, trước khi trở thành như vậy, các bạn ấy cũng chỉ là du học sinh bình thường nhưng do hoàn cảnh “cơm áo gạo tiền” nên “nhẹ dạ cả tin” vào những lời “rót tiền như rót mật” và bị các tổ chức tội phạm liên hệ, dụ dỗ thực hiện hành vi trộm cắp”.

Từ những câu chuyện, hình ảnh “tố” thói “trộm cắp vặt” của du học sinh Việt tại Nhật, Nguyễn Phượng – một bạn trẻ Việt 26 tuổi đang làm việc tại Nhật nói: “Theo mình, nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ chính cách giáo dục của người Việt, từ cách hành xử đời thường”.

Ngay cả các bạn trẻ cũng đã nhận thức được nguyên nhân xảy ra những hành động xấu xa đó chính là do tuổi trẻ đã có một thời gian quen sống trong một xã hội suy đồi đạo đức, con người đối với nhau chỉ là quyền lợi cá nhân. Trước mắt là những kẻ không cần làm gì vẫn có tiền rừng bạc bể khiến thiên hạ ngây ngất. Cứ thò tay ra là có tiền, đó là tiền hối lộ. Các cậu dù là du học sinh, dù là con ông cháu cha, dù là dân lao động đi học nghề không ăn hối lộ được thì ăn cắp. Thói quen xấu ấy tiêm nhiễm vào huyết quản rồi, đã thành cái bệnh nan y. Khi nào các cha anh sống lương thiện cho các con cháu noi theo mới có lớp người tử tế được. Còn trong tình trạng suy đồi này thì vẫn sẽ còn những tờ thông báo dán trên tường các cửa hàng cửa hiệu trên đất Nhật. Chưa biết chừng nay mai còn có những tờ thông báo như thế này ở các nước khác nữa. Cẩn thận đề phòng đi là vừa.

Văn Quang 22-5-2015

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

“PHÊ VÀ TỰ PHÊ” và “QUYỀN IM LẶNG”
Phạm Khánh Chương
31-05-2015

Sự khác biệt rất lớn giữa làm người ở đất nước Dân Chủ và làm người ở nước CHXHCN Việt Nam
I. Quyền Im Lặng

Tại các nước dân chủ, luật pháp muốn buộc tội ai thì phải chứng minh người đó có tội. Luật pháp không thể dùng những lời nói của họ, do họ bị bắt buộc phải nói, để buộc tội họ.

Người đang bị thẩm vấn, bị điều tra không có nghĩa là họ có tội, họ vẫn có đầy đủ những quyền mà người công dân bình thường có được. Họ chỉ có tội khi tòa án kết tội dựa trên chứng cứ không thể chối cãi hay nghi ngờ (beyond a reasonable doubt). Tước đoạt quyền im lặng của họ, bắt họ phải nói, rồi dùng nó để buộc tội họ, tức là qua mặt luật pháp, gián tiếp kết án họ mà không thông qua tòa án.

Quyền im lặng (right to remain silent) dựa trên nguyên tắc căn bản mọi người có quyền tự bảo vệ, có quyền không nói bất cứ điều gì khiến người khác dùng nó chống lại hay buộc tội bản thân mình (no man is bound to accuse himself).

Quyền im lặng được công nhận và bảo vệ rộng rãi tại các nước dân chủ. Không những thế, người thi hành pháp luật (police officer) còn phải có nhiệm vụ nhắc nhở người bị cáo buộc “Bạn không cần phải nói bất cứ điều gì nếu bạn không muốn, nhưng bất cứ điều gì bạn nói có thể được sử dụng để chống lại bạn trong một tòa án của pháp luật.”

Dĩ nhiên cũng có nhiều trường hợp người ta lạm dụng quyền im lặng. Để hạn chế, luật pháp tại nhiều nước có sự thay đổi nhưng vẫn tôn trọng nguyên tắc căn bản của quyền đó. Bị cáo vẫn được quyền im lặng để tự bảo vệ khi đang bị phỏng vấn hay điều tra bởi cảnh sát, nhưng (nếu họ) sử dụng quyền im lặng một cách thái quá, họ có thể bị đánh giá là không hợp tác, và nếu tại phiên tòa, họ có thể bị buộc tội khinh miệt tòa án (contempt of court).

Quyền im lặng chỉ là một trong những quyền mà người bị buộc tội được hưởng vì nó giúp giảm thiểu tối đa sự bức cung hay dùng nhục hình dẫn tới bị cáo “phải buộc tội” mình rồi sau đó bị kết tội, và đây cũng quyền của con người nói chung mà Thượng Đế ban cho con người.

II. Phê và Tự Phê

Dưới chế độ CS, “phê và tự phê” thực ra chỉ là “anh phải tự xưng tội, rồi tự buộc tội anh và buộc tội người khác” mà không cần thông qua xét xử tại tòa án. “Phê và tự phê” hoàn toàn trái ngược với “quyền im lặng”.

“Phê và tự phê” dưới chế độ CS là nghĩa vụ, là bổn phận, là bắt buộc. Nó áp dụng cho mọi thành phần trong XH không phân biệt, và được đảng CS tiến hành dưới nhiều hình thức và trong nhiều tình huống khác nhau.

“Phê và tự phê” có những tên gọi khác như “kiểm thảo”, “tự kiểm thảo”, “phát hiện”, “tố giác”, “đấu tố”, v.v…, và dù dưới hình thức nào, nó cũng điều có chung một đặc điểm là bị buộc tội nhưng không qua quá trình tố tụng và xét xử tại tòa án của pháp luật.

“Phê và tự phê” là công cụ đắc lực nhất, hữu hiệu nhất để đảng CS bảo vệ sự độc tôn của đảng. Đảng CSVN sử dụng nó để cấm đoán, chà đạp, kết án những quyền căn bản của con người khi những quyền đó đi ngược lại ý thức hệ CS của đảng. “Phê và tự phê” đã hũy diệt đạo đức, tính nhân bản của con người một cách kinh khủng nhất, tàn bạo nhất và có hệ thống nhất.

Qua “phê và tự phê”, mọi người bắt buộc phải tự nhận tội và buộc tội. Không được bào chữa, càng cố bào chữa càng chứng tỏ “ngoan cố”, “không tự giác”. Tự vạch tội mình, vạch tội người càng nhiều càng “tốt”, càng “giác ngộ cách mạng”và càng “có công với cách mạng”, với “tổ quốc XHCN”. Hậu quả của nó là, để khỏi tự hũy biệt mình, chỉ còn cách phải hũy diệt người khác trước khi họ hũy diệt mình, bất chấp thủ đoạn, bất chấp lương tâm và đạo lý con người.

Đảng CSVN lấy ý thức hệ Mác-Lê làm chân lý, làm tư tưởng chỉ đạo cho mọi hành động, suy nghĩ và lời nói của nhân dân. “Phê và tự phê” là một biện pháp hữu hiệu được đảng dùng để uốn nắn, trừng phạt, tiêu diệt những ai đi ra ngoài khuôn khổ ý thức hệ đó.

III. Kết luận

“Quyền im lặng” được các chính thể dân chủ dùng để bảo vệ con người. Tại VN, đảng CS dùng “phê và tự phê” để duy trì quyền lực.

Tại VN hiện nay, quyền im lặng nói riêng và quyền con người thiêng liêng mà Thượng Đế ban cho đang được quyết định, ban phát bởi những kẽ đầu óc ngu ngơ như ĐBQH Đỗ Văn Đương hay những đại biểu QH, đa số là đảng viên CS, mà nhiệm vụ duy nhất của họ chỉ là bảo vệ đảng chứ không phải bảo vệ quyền lợi nhân dân dù họ mang tiếng là đại biểu nhân dân.

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

40 năm và câu chuyện đổi đời
Ông sĩ quan cao cấp sang đây quá chậm trong khi những người đi trước đã ổn định cuộc sống. Trong những ngày tháng chờ đợi, một hạ sĩ quan của ông ngày trước, bây giờ là một chủ tiệm phở khá đắt khách ngỏ ý giúp ông việc làm trong tiệm của anh.

Anh không thể biếu người chỉ huy cũ của mình một số tiền, nhưng có thể giúp ông một số thu nhập hàng tháng. Nhưng ông này thẳng thắn từ chối, và nói với những người quen là, “Tao mà đi làm công cho thằng lính hồi xưa của tao hay sao?”

Ông tổng giám đốc một cơ quan ngày trước sang định cư tại đất này, chán ngán vì cảnh đời vân cẩu, bể dâu, theo ông, những “thằng” ngày xưa không đáng làm tài xế cho ông, qua Mỹ trước ông, nay nhà cao, xe đẹp, có cuộc sống thong dong, trong khi ông không kiếm nổi được việc làm $5/giờ. Ông sinh ra bi quan, hận đời, chưa già mà tóc đã bạc phơ, sống cuộc đời khép kín, không muốn giao du với ai.

Nhiều cấp chỉ huy hành chánh và quân sự ngày trước, sang đây ngậm ngùi làm nghề cắt cỏ, thợ sơn, lau nhà, gác cổng..., nhưng cũng không thiếu những “lính trơn” qua đến đất hứa thành công vượt bực.

Có những người vui vẻ nhận một cuộc sống thay đổi. Một bác sĩ quân y, rất giỏi giải phẫu, sau khi chịu cảnh tù đày, đến Mỹ chậm trễ, không có cơ hội học lại nghề cũ, ông phải vào “shop” may. Bàn tay ông trước kia thành thạo việc mổ xẻ, cắt khâu cho thương binh từ mặt trận về, thì bây giờ hai bàn tay ấy, suốt nhiều năm cắt chỉ, đóng khuy, không hề mang một chút mặc cảm. Một vị hiệu trưởng một trường trung học, sang đây làm nghề giao “pizza” suốt 13 năm, lái xe suốt mấy chục nghìn dặm đường, nhận những đồng tiền “tip” của thiên hạ để nuôi con và có đủ phương tiện bảo lãnh hai con đã lập gia đình trước lúc ông được đến Mỹ. Một vị giáo sư thanh tra trung học, phụ tá của một phụ tá tổng trưởng Giáo Dục, quên quá khứ để làm lại cuộc đời trên đất Mỹ, từ những nghề vẫn được xem là “thấp kém” như y công trong bệnh viện (Certified Nursing Assistant-CNA) giữ trẻ em (babysitter), thợ làm bánh bông lan để sống còn và có cơ hội để lo cho các con còn ở Việt Nam sang đoàn tụ với cha mẹ.

Những người thành công ở hải ngoại thường là những người quên quá khứ của mình, sẵn sàng làm lại cuộc đời. Một quân nhân trước đây mang cấp bậc trung sĩ, di tản vào những ngày cuối cùng trong cuộc chiến, sang đây đã chịu khó cắp sách đến trường và bây giờ là một luật sư khá nổi tiếng. Để làm gương cho con cháu và tuổi trẻ Việt Nam ở Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Sẳng, một người tù sau khi ra khỏi tại tập trung, phải đi làm những nghề mà xã hội vẫn xem thường như đi bán vé số ở bến xe và quán nhậu, xách nước ngọt cho du khách tắm ở Vũng Tàu, đã phấn đấu khi đến Mỹ, lấy bằng tiến sĩ giáo dục khi ông đã 63 tuổi. Xuất thân là nghề “nhà binh,” Thiết Đoàn Trưởng Thiết Giáp Nguyễn Hữu Lý đã nhận bằng cao học văn chương tại Dallas năm 73 tuổi. Nguyên Thượng Nghị Sĩ VNCH, ông Lê Tấn Bửu, bị tù tập trung 13 năm, đến Mỹ năm ông đã 70 tuổi, đáng ra là tuổi dưỡng già, ông đã trở lại làm sinh viên và tốt nghiệp tiến sĩ năm 81 tuổi.

Nếu có một sự so sánh giữa hai cảnh đời trôi nổi, thì người bi quan than thở cho số phận, chức tước, địa vị, của cải, bổng lộc không còn, còn người lạc quan lấy hoàn cảnh của họ sau năm 1975, sau khi đi tù về hay những ngày đói khổ ở Việt Nam để nói những lời tri ân với cuộc sống mới. Ông Nguyễn Thanh Ty, một cựu tù nhân chính trị nói:’

“Nếu không có nước Mỹ thì có lẽ thằng con trai tôi, giờ này đang ôm bình cà rem đi bán ở Chợ Đầm, Nha Trang.” (Cháu đã đỗ kỹ sư sau khi cha định cư ở Mỹ).

Ông HO Nguyễn Ngọc Trạng thì tâm sự:

“Nếu không có cuộc đổi đời này, thì thằng con bị tâm thần của tôi chắc phải đi ăn xin ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ, và thân tôi còn đạp xe ôm ở bến Bắc Mỹ Thuận cho đến khi ngã xuống vì kiệt lực.”

Trong chiến tranh có rất nhiều cảnh đổi đời trái ngược. Có người giàu có bạc triệu, ngày 30 Tháng Tư, 1975, bỏ nước ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Cũng có người nghèo khó, vượt biển ra hải ngoại, ngày nay đã trở thành triệu phú ở hải ngoại. Xuất thân con nhà nghèo, thuở nhỏ phải đi chăn trâu, vào trường tiểu học không có được một cái giấy khai sinh, ngày nay, Hồ Văn Trung là chủ tịch tập đoàn Trangs Group sản xuất thực phẩm, có trụ sở và chi nhánh khắp nơi trên thế giới như Úc, Mỹ, Anh, Việt Nam, Châu Phi...

Thế gian vẫn thường quan niệm “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa,” nhưng chiến tranh và loạn lạc sinh ra chuyện đổi đời. Ngày nay con vua phải đi bán chợ trời (trường hợp Mệ Bảo Ân con Vua Bảo Đại sau năm 1975) con thầy chùa thời buổi “mạt pháp,” trong tay có hàng triệu đô la là chuyện thường tình.

Nếu có kẻ bất tài, vô học mà may mắn leo lên chức vụ cao, người đời gọi cảnh này là “chó nhảy bàn độc!” Ngày nay, trên quê hương đổi đời có bao nhiêu loại “nhảy bàn độc!” Y tá chích thuốc, du kích khiêng cáng lên ghế tể tướng, thiến heo, thợ mộc đóng hòm cũng có ngày lên ngôi hoàng đế. Đến như Nikita Khrushchev, thuở nhỏ phải đi chăn lợn, có thể lên đến chức tổng bí thư của Liên Bang Xô Viết. Có những chuyện đổi đời nhờ công lao khó nhọc, tinh thần cầu tiến nhưng cũng có những trường hợp “đổi đời” như chuyện “chó ngáp phải ruồi” mà người đời thường hay mai mỉa.

Nếu nói “xỏ xiên” chuyện đời đổi, thì không ai bằng ngòi bút Trần Tế Xương: “Công đức tu hành sư có lọng, su hào đủng đỉnh mán ngồi xe!”

Người đời thường an ủi, cho rằng những chuyện thăng trầm, “lên voi xuống chó” đều do định mệnh, số phận đã an bài cho mỗi người. Nhưng câu chuyện 40 năm từ ngày người Việt Nam bỏ nước ra đi, và ngay cả những người của chế độ Cộng Sản trong nước đã có những cuộc đổi đời khốc liệt.

Nhưng “đổi đời” không phải là một định luật. Có những ông bác sĩ sau năm 1975 sang đây vẫn là bác sĩ, kỹ sư vẫn là kỹ sư (nhất là ngành công chánh) có ông quyền thế tham nhũng chạy trước mang theo cả bọc vàng, vẫn có vài căn nhà, mấy tiệm ăn hay mở đôi ba cái 7-11 cũng là chuyện thường tình.

Nhưng phần lớn, biến cố 30 Tháng Tư, 1975 rõ ràng là, “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông!”

Dân gian có câu “không có ai giàu ba họ, mà cũng chẳng có ai khó ba đời!”

Không cứ ở đời con vua, số phận “đẻ bọc điều” thì lại làm vua, còn dân đen “sinh ra dưới một vì sao xấu” suốt đời phải chịu số phận hẩm hiu.

Chấp nhận và an vui. Không phấn đấu được thì cho là số phận an bài, số phận có thể thay đổi được sự sống chết, sự giàu nghèo, may rủi, nhưng số phận không thay đổi được nhân cách, sự suy nghĩ và cái nhìn của con người đối với cuộc sống này. May mắn đổi đời giàu có, không trả thù dĩ vãng, kiêu ngạo vênh váo thì chẳng may sa chân chịu số phận thấp hèn, có gì đâu mà mặc cảm, tủi thân.

Vậy thì anh cũng đừng buồn, ngày nay anh không còn quyền cao, chức trọng hay không có tiền của trong tay, chuyện là anh có còn là người tử tế cho người ta thương yêu kính nể anh không?


Huy Phương

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Post by cuoigia »

Image

2Đ hay 4T là cái gì?
Ở VN bây giờ lại có thêm một từ ngữ mới vừa được loan truyền trong dân gian. Đó là 2Đ, nghe có vẻ hơi bí hiểm, tưởng là một phát minh nào mới của VN vốn rất thiếu những phát minh mà chỉ thấy toàn tiến sĩ, kỹ sư cùng các nhà được gọi lá trí thức cao ngất ngưởng mà chẳng thấy một phát minh nào.

Hoặc người dân còn tưởng là ngành CA, mật vụ, tình báo vừa thành lập thêm một ban phòng nào đó để theo dõi, loại trừ bọn “phản động” các kiểu đang làm mất uy tín quốc gia.

Nhưng đó chỉ là sự suy đoán của mấy “con chim đã từng bị đạn” hay nói cho rõ là nhiều anh bị bắt ngang xương, được “mời lên làm việc” lu bù hoặc câu chuyện cửa miệng của mấy ông già lẩm cẩm lắm chuyện ngồi ở quán cóc đầu chợ.

Nhưng tới khi được chính ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải thích, người dân mới biết. Tiếp xúc cử tri TP Sài Gòn ngày 16.5 vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời thẳng thắn những thắc mắc, hoài nghi về công tác cán bộ rằng:

“Ở đại hội các cấp, các cô bác anh chị, các đồng chí đừng đưa những con người 2 Đ vào cấp ủy. Cô bác anh chị, những đảng viên phải hành xử đúng với lương tâm, chức trách của mình, không nể nang thiên vị”.

Chủ tịch Trương Tấn Sang nói tiếp: “Đất nước có nhiều mặt tốt nhưng có một bộ phận cán bộ còn hư hỏng. Dân nói cán bộ “2 Đ”: Đất và Đô la. Đây là câu chuyện có thật, sự thật Đảng và Nhà nước cũng có nói trong rất nhiều văn kiện và nhấn mạnh rằng đó là “một bộ phận không nhỏ”. Đây là điều hết sức day dứt, ai cũng rất bức xúc. Tôi cũng khẳng định lại là những điều mà người dân nói là có thật”.

Té ra là loại cán bộ chuyên ăn đất và đô la lâu nay nằm kỹ trong các cơ quan công quyền, ai cũng biết “chỉ có vài người không biết”.

Cán bộ “2 Đ” sờ sờ, nhưng biết làm sao đây!

Thật khó cho sự lựa chọn những người vào cấp ủy mà không phải cán bộ “2 Đ”. Bởi vì “một bộ phận không nhỏ” hư hỏng có nghĩa là bộ phận đó lớn. Lớn có nghĩa là nhiều người. Đã có lần tôi viết bài và tự hỏi: “Một bộ phận là cái chi chi?”. Cứ nghe nói hoài “một bộ phận cán bộ” tha hóa biến chất mà không biết nó là bao nhiêu người, chỉ ước lượng tạm thời thôi cũng được. Nhưng là 10% hay 80-90% đây? – Chịu!

Biết người nào hư hỏng để loại ra, tìm người không hư hỏng để đưa vào cũng là sự thử thách bản lĩnh và trí tuệ của từng đảng viên. Có khi, tìm người liêm khiết khó hơn tìm người “2 Đ”. Cán bộ có đất, có đô la tất nhiên có thế lực, không dễ loại họ ra khỏi cấp ủy. Có đất, có đô mới có cái để chạy, mưu ma chước quỷ biến hóa khôn lường, người công chính cũng dễ lâm vào thế khốn đốn khi đối mặt với thế lực và tiền bạc.

Biết người đó là cán bộ “2 Đ”, nhưng ngăn làm sao đây! Đảng viên còn có lá phiếu để bỏ, quần chúng thấy cán bộ “2 Đ” sờ sờ, nhưng biết làm sao đây!

- La làng à? Đừng chơi dại.

Bạn Nguyễn Sỹ Tỉnh (nguynstnh@yahoo.com.vn) đã cảnh báo:

“Nói chung Dân ta biết tất cả đấy, nhưng vì thấp cổ, bé họng, nói ra hoặc "vỡ mồm" hoặc "gẫy răng" nên không ai dám nói thôi”.

Bạn Trần Minh Thuý ( tran_minhthuy2002@yahoo.com) phụ họa:

“Biết cán bộ "2Đ" nhưng làm sao đây, nghe mà "chua xót" quá, bởi những người giữ trọng trách cao mà còn phải "bó tay" với loại cán bộ này thì dân làm gì được họ cơ chứ ? Và xin khẳng định một điều là chỉ có thể loại bỏ được những con sâu " 2Đ " này, một khi cử tri được trực tiếp bỏ lá phiếu mà thôi còn thì nói nhiều cũng chỉ đến nói là hết, người dân chán nghe lắm rồi”.

Đúng là chỉ có người trong đảng giới thiệu và bầu bán với nhau thôi, anh dân đen đứng ngoài ngó vô cho.., vui cái sự đời vậy thôi.

- Bạn Xuân Thủy xuanthuy29051982@yahoo.com còn “tố” thêm:

“Nơi tôi ở Yên Thủy - Hòa Bình còn 4Đ cơ. Đó là Đô la - Đất - Đạo đức đểu - Đục khoét”.

Nếu tính toán như bạn Xuân Thúy chắc còn nhiều Đ nữa đấy. Chẳng hạn như “Xin đểu” là những anh có chức có quyền hỏi xin dân con gà, con heo nhưng thực chất là buộc anh phải cho. “Mượn đểu” là mượn của dân rồi “quên” luôn. Có hàng trăm thứ đểu khác nữa trong cái “thời đại đồ đểu” này.

Từ đâu phát sinh ra những 3k, 4c…

Tôi nhớ vào khoảng những năm 1945, khi “toàn quốc kháng chiến”, các cán bộ dân vận luôn khuyên dân chúng thực hiện 3 không: “không biết, không nghe, không thấy” để giữ bí mật cho quân đội và bí mật quốc gia”. Hồi đó gọi là 3 K.

Nhưng về sau này, sau những năm 1975, khi các cán bộ biến thành quan cai trị dân thì 3K lại là của những quan lớn ấy. Dân bị tra khảo, đánh đập oan ức, các quan thường chỉ có câu trả lời “không thấy, không nghe, không biết” nên sẽ cho điều tra xử lý sau.

3K của anh dân nghèo là “không ruộng, không đất, không nhà cửa”. Bởi ruộng đất đều là của “Nhà Nước” hết.

Rồi đến các cậu ấm con quan, đi đâu cũng được hậu đãi trọng vọng, người dân gọi là 4C tức là “con ông cháu cha” hoặc vào công sở nào cũng thấy 5C “con cháu các cụ cả”.

Rồi cứ thế những 3k, 4-5 C khác cũng tuần tự ra đời.

Lại có thêm một chữ mới 4T

Trong thời gian vừa qua, chuyện um xùm nhất tại VN là chuyện thuộc về “bản chất văn học VN”.

Đã có tới 20 nhà văn lâu nay nằm trong Hội Nhà Văn Việt Nam của chế độ hiện nay, xin rút lui khỏi Hội Nhà Văn này. Tất cả có chung một lý do như họ đã tuyên bố là: “"Hội Nhà Văn VN không còn là tổ chức tin cậy với hội viên nữa”. Theo họ, hành động này « vi phạm trắng trợn điều lệ hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam, tước bỏ một trong những quyền cơ bản của hội viên và công dân, xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người cầm bút ». Danh sách đó gồm có:
Image
Các nhà văn thành lập Văn đoàn Độc Lập
1. Nguyên Ngọc - 2. Đỗ Trung Quân - 3. Nguyễn Quang Lập - 4. Nguyễn Huệ Chi - 5. Phạm Đình Trọng - 6. Võ Thị Hảo - 7. Bùi Minh Quốc - 8. Đặng Văn Sinh - 9. Hoàng Minh Tường - 10. Lê Hiền Phương - 11. Ngô Thị Kim Cúc - 12. Nguyễn Quang Thân - 13. Thùy Linh - 14. Vũ Thế Khôi - 15. Ý Nhi - 16. Dư Thị Hoàn - 17. Trịnh Hoài Giang - 18. Dạ Ngân - 19. Nguyễn Duy - 20. Trần Kỳ Trung.

Trong số đó, nhà thơ Đỗ Trung Quân tác giả bài thơ Quê Hương được nhiều độc giả biết, vừa công bố trên mạng internet lá thư phúc đáp văn thư của ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà Văn VN yêu cầu ông làm hồ sơ xin tham gia giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng văn chương nhà nước. Sau đây là nguyên văn lá thư của nhà thơ Đỗ Trung Quân:

“Anh Hữu Thỉnh à,

Anh thừa biết 4T, cấm vận, cô lập, cấm tôi viết lách, xuất hiện trên truyền thông ,chỉ bằng lệnh miệng, chả có một văn bản nào, nghĩa là chơi xấu tôi từ hơn ba năm qua, thế mà anh và Hội nhà văn im như thóc không dám lên tiếng bảo vệ cho hội viên lấy nửa câu, hoặc ít ra cũng đòi cho được có cái văn bản cho nó đàng hoàng, minh bạch mà giờ còn chơi trò đạo đức giả gửi văn bản yêu cầu tôi…tự làm đơn xin giải thưởng, xin – để giao cho các anh cái quyền gạt thẳng tưng thì tôi chưa biết mở mắt ra tí nào, còn ham hố, háo danh và ngu lâu lắm. Thôi nhé các anh cứ tự nhiên vui vẻ, tôi vái dài và tránh xa những trò này”.
Image
Nhà thơ Đỗ Trung Quân tác giả từ mới "4T"
Nhà thơ Đỗ Trung Quân lại có thêm một từ ngữ mới: 4T. Chẳng biết tại sao ông này lại gọi là 4T, đúng ra cứ theo như người bình dân hiểu thì đây là 4 Cấm, có lẽ ông sợ lầm 4 C với “con ông cháu cha” nên phải có từ ngữ mới. Vậy phải gọi 4T là 4 cấm mới đúng: cấm vận, cô lập, cấm viết lách, cấm xuất hiện trên truyền thông. Câu chuyện về những ông nhà văn nhà thơ tự ý xin rời bỏ cái gọi là “Hội Nhà Văn” còn lôi thôi lắm. Đây là câu chuyện của riêng TP Sài Gòn.



Khai trừ cả những người đã rút lui, không còn là hội viên của mình nữa

Sáng ngày 5/5/2015, Đại hội Nhà văn Việt Nam khu vực TP. Sài Gòn chuẩn bị cho đại hội (đại biểu) lần thứ 9 đã khai mạc, chương trình làm việc là 1 ngày. Trọng điểm là việc bầu để cử những “nhà văn đại biểu” đi dự đại hội lần thứ 9 tại Hà Nội tháng 7 tới.

Ở TP Sài Gòn có 155 hội viên, nhưng chỉ 90 người có mặt. Hầu như những người không có mặt (60 người) đều không có văn bản chính thức về sự vắng mặt của mình.

Vào lúc phiếu bầu cử đã được phát, và đã xác định sẽ gạch tên những người không được cử, trưởng ban tổ chức Lê Quang Trang cầm micro thông báo: trong danh sách của Văn Đoàn Độc Lập có 26 người là hội viên Hội Nhà văn VN, trong đó có chín người ở TP. Sài Gòn, sau đó đọc tên 9 hội viên, gồm: Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, Phạm Đình Trọng, Hiền Phương và Ngô Thị Kim Cúc.
Image
Hai nhà văn Ngô Thị Kim Cúc (trái) và Dạ Ngân thuộc số chín người mà Hội Nhà văn Việt Nam yêu cầu gạch tên sáng ngày 5-5-2015 vừa qua.

Chỉ thông báo tên mà không cần giải thích, trưởng ban tổ chức mặc nhiên yêu cầu gạch tên những nhà văn này để không thể có mặt trong đại hội nhà văn sắp tới. Thật ra trong số đó là những người thành lập “Hội Nhà Văn Độc Lập”, không chịu lệ thuộc vào bất cứ hội đoàn nào. Bởi nhà văn cần có tự do sáng tác, nếu lệ thuộc, làm theo mệnh lệnh chỉ còn là những anh “lính đánh thuê, gọi dạ bảo vâng”.
Image
Nhà thơ nữ Ý Nhi xin rút lui từ tháng 1/2002 vẫn còn bị gạch tên?

Và một sự thật khác là những nhà văn ấy đã rút lui khỏi cái hội này từ lâu rôi. Nhà thơ Ý Nhi, có tên trong danh sách bị gạch tên, thực ra đã gửi thư thông báo từ bỏ Hội Nhà văn VN từ tháng 1/2002. (Tôi được biết nhà văn Ý Nhi khi tôi đang bị CA khám xét nhà, tịch thu hết máy móc và tài liệu, chị đã từ Bình Thạnh lặn lội lên thăm và an ủi gia đình tôi trong khi tôi còn đang bị hạch hỏi ở CA Q3, vì thế tôi chưa có dịp trực tiếp gặp để cảm ơn chị, nhân ở đây xin chị nhận lời cảm ơn của tôi).

Nhà văn Dạ Ngân đã rút khỏi Ban Vận động Văn đoàn Độc lập từ 14/12/2014. Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã rút khỏi Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập từ 26/6/2014, đồng thời cũng rút tên khỏi tất cả các Hội mà anh tham gia, trong đó có Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân Khấu, Hội Điện Ảnh Việt Nam. Vậy việc gạch tên của họ chỉ là một trò khôi hài thôi.

Người dân vốn ít khi quan tâm tới hoạt động của giới cầm bút bỗng vui mừng săn đón từng nhà văn trên đường phố. Trong đại hội, nhiều người dân, trong đó có những trí thức khoa bảng, đã mang tới những tâm thư, những thỉnh cầu, đề nghị các nhà văn hãy vì dân mà làm điều đó. Đừng tưởng dân ngu, người nào ra sao, họ biết cả đấy các ông các bà nhà văn ơi, đừng dùng “vải thưa che mắt Thánh”.

Hãy có lòng tự trọng cao nhất của người cầm bút giữa thời đại nhiễu nhương này cho đúng với thiên chức của người cầm bút.

Nay mai chẳng biết ở VN còn xuất hiện bao nhiêu từ ngữ tắt như thế nữa.

Văn Quang

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Còn đâu một thời ‘tị nạn!’

Tạp ghi Huy Phương
Qua một bài viết của Tiến Sĩ Phan Văn Song vào Tháng Mười Một, 2013, chúng ta được biết trên báo “Ép Phê” số 4 tại Paris (không ghi rõ ngày phát hành) ký giả Xuân Mai đã đưa một tin có 22,417 người Việt tại Pháp bị tước bỏ quyền tị nạn, vì đã phản bội tư cách tị nạn của mình.

Nhưng quyền tị nạn là gì?

Liên Hiệp Quốc định nghĩa về tị nạn như sau: “Đó là người có đủ lý do để sợ rằng bị bách hại vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hoặc vì là thành viên của một đoàn thể xã hội nào, hoặc vì chính kiến, hiện sống ở ngoài quốc gia mà mình mang quốc tịch nhưng không thể nhận được hoặc không muốn nhận sự bảo vệ của quốc gia mà mình mang quốc tịch vì những lý do trên, hoặc là người không có quốc tịch vì ở ngoài quốc gia thường trú nhưng nay không thể trở về quốc gia đó, hoặc là người vì những lý do kể trên không muốn trở về quốc gia thường trú.”

Tại Việt Nam, khi lực lượng Cộng Sản chiếm miền Nam vào Tháng Tư, 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam tìm cách ra đi. Số đầu tiên do quân đội Hoa Kỳ cứu vớt, chỉ trong ngày đầu tiên đã có tới 2,074 người tị nạn được chuyển an toàn tới hàng không mẫu hạm Midway. Tiếp theo là hàng loạt người chạy trốn Cộng Sản bằng đường biển và đường bộ suốt thập niên 1980 lên hơn một triệu người. Tình hình tương tự ở Lào và Cambodia cũng mở đầu cho hàng trăm ngàn người trốn tránh chính sách áp bức của chính quyền vượt biên giới sang Thái Lan.

“Ông Nguyễn Văn Tuyền, 59 tuổi, đến định cư tại Pháp năm 1980. Với lá đơn thống thiết như sau: ‘Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù không có ngày ra. Vì lý do nhân đạo, tôi trân trọng thỉnh cầu nước Pháp, vui lòng chấp thuận cho tôi được tị nạn chính trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự do này, và tôi chỉ trở về quê cũ khi nào quê hương tôi không còn chế độ độc tài Cộng Sản.’”

Nhưng ông Tuyền đã phản bội tư cách tị nạn của ông đến bảy lần từ năm 1995 đến năm 2000. (Theo tài liệu của OFPRA – Office Francais de Protection des Réfugiés et Apatride – Văn Phòng Bảo Vệ Người Tị Nạn và Vô Tổ Quốc).

Ngày 27 Tháng Sáu, 2000, ông Tuyền và 544 Việt kiều Pháp bị OFPRA gởi thơ thông báo rút lại thẻ tị nạn, với lý do trở về quê cũ khi còn chế độ độc tài Cộng Sản.

“Chiếu theo điều 1, khoản 2A của Hiệp Định Geneva ngày 28 Tháng Bảy, 1951, chúng tôi thu hồi thẻ tị nạn, đồng thời cũng trình lên Cao Ủy Tị Nạn LHQ, kể từ nay, OFPRA không còn chịu trách nhiệm với ông, về tình trạng cư trú, xin việc làm, hưởng trợ cấp xã hội theo diện người tị nạn chính trị.”

Được biết, từ năm 1988 đến năm 2000, tổng số người Việt ở Pháp bị truất bỏ quyền tị nạn và quyền lợi, với con số là 22,417.

Bài viết ghi như sau: “Chính phủ Việt Cộng qua các đại sứ từ Võ Văn Sung, Mai Văn Bộ, Trịnh Ngọc Thái đến Nguyễn Chiến Thắng đã coi người Việt Nam là thành phần cực kỳ phản động, cần phải triệt hạ, hoặc áp dụng chính sách gậy ông đập lưng ông. Đó là, dễ dãi trong việc cấp chiếu khán cho họ, để họ bị OFPRA cắt quyền tị nạn và trợ cấp xã hội. Sau khi cấp chiếu khán, tòa đại sứ thông báo danh sách cho Bộ Nội Vụ Pháp biết tên họ của những người vi phạm luật tị nạn. Một khi mất thẻ tị nạn thì mất luôn thẻ thường trú (Carte de Séjour) nên không xin được việc làm. Trường hợp đó, muốn sống ở Pháp trên ba năm, thì phải có sổ thông hành của chính phủ CSVN, để trở thành công dân Việt Cộng cho đến mãn kiếp. Cái thâm độc của Việt Cộng là như thế.”

Tiến Sĩ Phan Văn Song có nói đến việc xin tị nạn ở Pháp, như khi được nước Pháp nhận cho vào, việc đầu tiên là làm đơn xin tị nạn, nói về lý do phải bỏ nước ra đi, nếu ở lại sẽ bị tù đày, kỳ thị và trả thù. Quy chế tị nạn chánh trị được chứng minh bằng tư cách vượt biên trốn chạy ra khỏi biên giới nước Việt Nam của mình, bằng đường bộ, đường biển, vượt biển được tàu buôn vớt, hay vượt biên đến một trại tị nạn ở một nước thứ ba.

Cơ quan bảo vệ người tị nạn, sau khi người tị nạn tuyên thệ và ký tên hứa không về Việt Nam nữa, sẽ cấp cho họ thẻ tị nạn, gọi là thẻ OFFRA. Với cái thẻ này, người mang thẻ được chứng minh là người “réfugié,” tức là người tị nạn, và từ nay họ cũng là người “vô tổ quốc” (apatride) luôn, đương nhiên sẽ mất luôn quyền công dân, hết còn là người CHXHCN Việt Nam nữa!

Hưởng được quy chế tị nạn là được giấy tạm trú (Carte de séjour temporaire), giấy phép đi làm (Carte du travail), có trợ cấp bảo hiểm xã hội (Sécurité Sociale), có trợ cấp y tế (bác sĩ, bệnh viện), trợ cấp nhà (APL-Allocation Pour le Logement). Ở Pháp còn các loại trợ cấp đặc biệt khác như trợ cấp mẹ đơn chiếc không chồng mà phải nuôi con, trợ cấp cho con bú, nuôi con không có sữa hay không muốn cho con bú, thì có trợ cấp để mua sữa bò hay sữa bột.

Du lịch là chuyện nhân quyền, nên muốn đi du lịch đã có sổ thông hành (Titre de Voyage). Đi đâu cũng được nhưng dân tị nạn Việt Nam bị cấm đi du lịch ở các quốc gia gần nơi mình bỏ xứ ra đi.

Dân tị nạn muốn qua mặt việc kiểm soát về Việt Nam thì đã có tòa lãnh sự lo, họ chỉ cần ghi danh vào Hội Việt Kiều Đoàn kết, Liên Hiệp Việt Kiều, Việt Kiều Yêu Nước, các cơ quan này lo giấy đi du lịch Malaysia, từ đây sẽ về Việt Nam và trở lại. Nhưng những ai đi theo lối này, sẽ bị các cơ quan ngoại giao Cộng Sản thông báo danh sách lại cho cơ quan OFPRA để cắt quyền tị nạn. Trong trường hợp này những ai không vào được quốc tịch Pháp để có dân quyền như một người dân địa phương thì phải có giấy chứng nhận của tòa đại sứ hay lãnh sự quán Việt Nam, chứng nhận họ là công dân Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, có sổ thông hành Việt Nam, sinh viên có ghi danh đại học, hoặc làm việc ở một cơ quan ngoại giao Việt Nam, hay có hợp đồng làm việc với một công ty Pháp hay hãng ngoại quốc tại Pháp, đóng thuế lợi tức cho nước mình cư ngụ để trở thành Việt Kiều đúng nghĩa.

Ngày nay ở Pháp không biết còn ai là thuộc diện tị nạn. Phần lớn đã vào quốc tịch Pháp, số còn lại theo tòa đại sứ Việt Cộng để làm Việt kiều cư ngụ, làm ăn trên đất Pháp.

Liệu ngày nay, bốn triệu người Việt ở ngoại quốc, ai còn mang trong mình cái “căn cước tị nạn” vì Việt Cộng áp chế mà phải bỏ nước ra đi. Trong những người này, ai là tị nạn chính trị, ai là tị nạn áo cơm, ai là Việt Kiều, ai là Việt Cộng, ai đã trở thành lưu vong, ai nhận một đất nước khác làm quê hương?

Theo nguồn tin trong nước, những ngày cuối năm 2014, có một triệu “kiều bào” về Việt Nam đón Tết Ất Mùi … và con số tiền hải ngoại rót về Việt Nam năm 2014 ước tính lên đến $13 tỷ! Nhìn quanh sinh hoạt của cộng đồng người Việt chúng ta ở đây hay ở đó, con số này, dù có bị thổi phồng lên đi nữa cũng là chuyện rõ ràng và đáng buồn!

Không phải chuyện ông Nguyễn Văn Tuyền, tị nạn Cộng Sản ở Pháp năm 1980, từ năm 1995 đến năm 2000 đã trở về Việt Nam bảy lần, tôi biết một người, nguyên là thiếu úy tị nạn đến Mỹ từ năm 1975, tính đến năm 2012 đã trở lại Việt Nam 57 lần. Trong hai năm nay, không còn gặp, tôi không biết con số lượt đi-về này đã tăng thêm bao nhiêu lần nữa?

Chúng tôi đồng ý với kết luận của Tiến Sĩ Phan Văn Song ở Pháp, “Chỉ tội nghiệp cho những người còn tâm huyết ký tên thỉnh nguyện với chánh phủ Mỹ, chánh phủ Úc xin hãy đặt điều kiện nhân quyền với chánh phủ Việt Nam. Người Việt tị nạn chúng ta có ai đặt điều kiện nhân quyền với Hà Nội không, khi hằng năm gởi về $10 tỷ, khi hằng năm trở về du hý, du lịch? Mình không thể nhờ người ta đấu tranh nhân quyền, cho dân chủ, cho tự do, của dân tộc mình, khi mình không làm gì hết!”

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Thật trơ trẽn khi đảng & Nhà nước độc tài độc đảng kêu gọi HHHG dân tộc

Ngọc Ẩn –

Đảng CSVN kêu gọi HHHG dân tộc nhưng điều 4 hiến pháp của CSVN vẫn dành độc quyền lãnh đạo và chế độ độc tài tiếp tục dùng bạo lực đàn áp người dân. Đảng CSVN hủy bỏ điều 4 hiến pháp, sau đó kêu gọi HHHG dân tộc thì nghe bớt lưu manh, bịp bợm.

CSVN kêu gọi HHHG với người Việt hải ngoại vì điều 4 hiến pháp và bạo lực của côn an không có đất sống ở hải ngoại. Ở những nơi không xài được luật rừng, nhà tù, côn an, côn đồ để trấn áp, đấu tố, đánh đập, thủ tiêu, bỏ tù, quản chế tại gia thì CSVN kêu gọi HHHG dân tộc với người ngoại quốc.

Đối với người dân trong nước thì những hình ảnh của phóng viên Trương Minh Đức và Blogger Nguyễn Chí Tuyến bị côn an đánh đập đã và đang phơi bày sự dối trá, trơ trẽn, khốn nạn của cái mặt thật HHHG dân tộc mà CSVN đang kêu gọi.alt


Bao nhiêu lời đường mật, âu yếm, nịnh bợ và bao nhiêu tiền đổ vào nghị quyết 36 kêu gọi Việt kiều xóa bỏ hận thù, trở về HHHG dân tộc đều như nước đổ đầu vịt, gió thoảng, mây bay khi Việt kiều nhìn thấy những hình ảnh đầy máu me, bầm dập thâm tím của anh Trương Minh Đức và anh Nguyễn Chí Tuyến. Đảng viên CSVN thì miệng kêu gọi HHHG với dân nhưng tay thì đập ống sắt vào đầu dân hoặc dùng ống sắt đánh gãy chân Chị Trần Thị Nga. CSVN học tập nói một đàng làm một nẻo từ CSTQ. CSTQ thì miệng kêu gọi giữ hòa bình, ổn định ở biển Đông nhưng vẫn cứ tiến vào thềm lục địa VN húc chìm ghe thuyền của ngư phủ VN và ngang nhiên cấm người VN đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN. CSTQ đối xử với CSVN cùng một phương pháp, luận điệu mà CSVN đối xử với người dân VN.

Cái bộ máy cộng sản là một bộ máy rất tụt hậu. Mang một ông Tiến Sĩ bỏ vào bộ máy cộng sản thì sẽ sản xuất ra một con bò. Mang con bò đó bỏ tiếp vào bộ máy cộng sản thì sẽ sản xuất ra côn an. Đó là cách giải thích là tại sao Đảng và Nhà Nước kêu gọi HHHG dân tộc trong khi côn an dùng ống sắt đánh người dân vô tội bể đầu chảy máu. Nếu Đảng và Nhà Nước CSVN có quyền sử dụng luật rừng và côn an ở hải ngoại thì tôi tin chắc 100% là côn an sẽ đánh Việt kiều bầm dập, gãy chân, nứt sọ và kết án 13-16 năm tù về tội chống phá Nhà Nước như trường hợp anh Trần Huỳnh Duy Thức và chị Tạ Phong Tần. Anh Thức và chị Tần chống phá Nhà Nước tham nhũng chưa bằng 1% Việt kiều chống phá mà đã bị bỏ tù lâu như thế. Riêng tôi chỉ biết 16 chữ vàng “đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” của cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu là chắc ăn.

Kinh tế CSVN đang khánh tận, CSVN đang cần ngoại tệ, muốn có ngoại tệ thì CSVN ao ước HHHG với Việt kiều. Việt kiều thì cũng rất ư là muốn HHHG với Việt cộng để xây dựng lại đất nước nhưng kẹt điều 4 hiến pháp rất độc tài và những hình ảnh bê bết máu của người dân trong nước rất ám ảnh Việt kiều. Làm cách nào để HHHG với chế độ độc tài toàn trị? Câu trả lời là bao giờ hết độc tài thì bàn luận HHHG dân tộc thì hợp lý và không có cảnh máu me, bầm dập như cái kiểu HHHG đầy lưu manh của CSVN hiện nay.

Post Reply