Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image

BÌNH LUẬN VỀ PHÙNG QUANG THANH

Phùng Quang Thanh cao khoảng trên mét sáu, dáng người mập mạp, béo múp, mặt lợn, răng hơi hô và hai cái răng cửa lệch nhau như căn hầm chữ A mà ngày xưa anh đã đào trên chiến trường chống Mỹ. Ông có sống mũi hơi cao đào hoa, cánh mũi nhỏ thuộc loại giữ của. Tính giữ của này đã được trang mạng chandungquyenluc cụ thể hóa bằng việc đưa các thông tin về tài sản tham nhũng khổng lồ. Còn số đào hoa thì các cô gái từng nằm trên bụng ông tè sè sè đều biết thế nào là Trư Bát Giới. Chính vì ông mập mạp, béo tốt, cằm có nọng mỡ; nên nhân dân, theo phong tục cổ truyền, đặt ngay cho ông là Thanh Heo, phương ngữ Bắc Bộ gọi là Thanh Lợn. Người lịch sự gọi ông là Thanh Hợi, lính bộ đội gọi theo chức vụ là Trư đại tướng hoặc Đại tướng Heo, tướng Lợn, còn người yêu thích truyện Tây du ký gọi ông là Trư bát Giới hoặc Thiên Bồng Nguyên Soái.

Ông gia nhập Quân đội Bắc Việt Nam năm 1967, tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, Nam Lào (1972 ở Khe Sanh trong trận đánh với đại tá Thọ và thiếu tá Trâu và bắt sống hai vị này tại hầm chỉ huy lúc ông mang lon thiếu úy) trong cuộc nội chiến huyng đệ tương tàn Việt Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc. Phùng Quang Thanh được nổi tiếng ở hải ngoại với biệt danh là “tướng thân Tàu” vì qua các thông tin tình báo cũng như các phát ngôn nổi tiếng của ông. Cho nên, người ta không biết Phùng quang Thanh là tướng của quân đội Việt Nam cộng sản hay tướng quân đội của Trung Hoa cộng sản. Nhìn vào lịch sử quan hệ giữa hai đảng gắn bó keo sơn, thì đảng cộng sản Việt nam là một chi bộ trực thuộc đảng cộng sản Trung Quốc và đã từng có người việt làm tướng của cả hai bên; thậm chí ngay cả lãnh tụ của đảng cộng sản Việt Nam, xưng là “cha già dân tộc” cũng là dân Tàu Khựa, là bố của Hùng Vương, thì việc Phùng Quang Thanh xứng danh là “tướng thân Tàu” cũng không có gì lạ.

Khi giàn khoan Hải Dương của Trung Cộng kéo vào khoan thăm dò dầu khí ở vùng biển của Việt Nam, ông tự hào về quân đội do ông chỉ đạo đã "Trong đó, đã làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước, xử lý tốt nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Biển Đông, bảo vệ được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, không để xảy ra xung đột, tạo điều kiện phát triển kinh tế". Quả thật như vậy, trong suốt thời gian này, gần như toàn bộ các ủy viên Bộ Chính trị và toàn bộ Ban Chấp hành Trung Ương đảng không dám nói câu nào phản đối Trung Cộng về việc Trung Công ngang nhiên xâm phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam. Chỉ có Ba X còn nói cứng “không đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông”. Hậu quả là chiệc trực thăng chở đặc nhiệm của Quân khu Thủ Đô , trang bị đến tận răng vũ khí ám sát cất cánh bay nhưng may mắn cho Ba X vì máy bay đã bị nổ tan sau khi cất cánh và kế hoạch không thành công. (Sau đó, kẻ chủ mưu bị nhiễm phóng xạ chết, còn kẻ thủ lĩnh điều động lính bị bắn chết, kẻ có quyền hạn trực tiếp biết nhưng làm lơ, không ngăn chặn đang bị tạm giam).

Khi quân Trung quốc chiếm đảo của Việt nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định “trong xử lý căng thẳng trong quan hệ giữa các nước, vai trò của quân đội hết sức quan trọng. Quân đội phải kiềm chế, kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của từng người chỉ huy, người chiến sĩ trong chỉ huy, điều khiển vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu, từ tàu chiến, máy bay...” nghĩa là ông yêu cầu quân đội Việt Nam không được phản ứng khi quân Trung Cộng xâm lăng chủ quyền biển đảo.

Không những thế, khi nhân dân Việt Nam phản ứng đấu tranh biểu tình chống nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược, Thanh Heo còn khẳng định “Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với TQ; mong muốn hai bên thực hiện đầy đủ nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai nước nhằm thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước, hai quân đội phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước Việt-Trung.”
Còn những thông tin trong nội bộ quân đội cho biết chính ông là người chủ trương cho quân đội Việt nam mặc quân phục giống quân đội Trung Cộng. Ông cũng là người tán thành nhiệt liệt và quán triệt việc “quân đội trung với đảng” chứ “quân đội không trung với nước” và ông nổi tiếng là hét ra lửa, kỷ luật sắt với những sĩ quan dưới quyền không quán triệt tinh thần này của ông. Bởi ông hiểu rõ, trong Bộ Chính trị, ông là người có ảnh hưởng mạnh nhất, ngay cả tổng bí thư cũng phải nghe lời ông. Ngay cả việc cho Trung Cộng khai thác boxit ở Tây Nguyên, dù các tướng lĩnh đề xuất đây là cứ điểm quân sự quan trọng ở Đông Dương, nhưng ông cùng với băng nhóm thân Tàu, lúc đó, đứng đầu là Nông Đức Mạnh, đã quyết buộc Ba X phải chấp thuận. Ở Vũng Áng, Hà Tĩnh cũng vậy, ông cũng ủng hộ và bật đèn xanh cho Bí thư tỉnh phá luật cho Trung Hoa thuê toàn bộ đất vùng này, cắt ngang Việt Nam. Thông qua việc tiếp tay cho quân đội Trung Cộng hóa trang làm công nhân làm việc trong các khu cộng nghiệp Trung quốc trên lãnh thổ Việt Nam, ta thấy rõ Việt Nam đã bị Trung Cộng khống chế gần như hoàn toàn về quân sự. Giả sử như có tuyên chiến phía bắc thì từ biên giới, quân Trung quốc theo đường cao tốc đã xây sẽ tiến về chiếm Hà Nội trong vòng một tiếng đồng hồ và bè lũ Việt gian Hán nô tài Phạm quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo sẽ ngay lập tức dâng thành Thăng Long. Còn miền Trung thì quân Trung cộng chiếm toàn bộ bằng đội quân ở Hà Tĩnh. Quân Việt ở quân khu 4, quân khu 7 ra tiếp ứng sẽ bị chặn ngay ở Tây Nguyên. Còn quân khu 9 thì cả tư lệnh cũng đã là đệ tử ruột của ông.

Ông đã chủ trương bán chức tướng và đề xuất phong nhiều chức tướng. Qua việc đề xuất phong tướng này, ông vừa thu được tiền vừa tăng cường vây cánh trong quân đội. Cho nên, ông nổi tiếng với câu nói “nếu không phong tướng, anh em sẽ tâm tư”.
Không những vậy, theo thông tin tình báo được tiết lộ bởi facebook Vịt Bầu Nguyễn Thùy Trang, ông đã phòng ngừa trước đại hội đảng thứ 12 có biến cố giải tán đảng. Mà giải tán đảng cộng sản Việt Nam thì các cam kết giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 không còn hiệu lực, nhiệm vụ của Thiên triều giao phó sáp nhập Việt Nam vào thành tỉnh Âu Lạc của Trung Cộng không thành. Còn giữ được đảng cộng sản thì Trung Cộng mới khống chế được Việt Nam, mất đảng cộng sản thì Việt Nam sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Cộng. Do nhiệm vụ Tập Cận Bình giao cho ông phải giữ đảng và nắm ghế tổng bí thư trong lúc xu thế phản đối Trung Cộng đang dâng cao trong Ban Chấp hành Trung ương. Quá lo lắng nên ông nói “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”. Nghe tin đồn của Vịt Bầu, vịt đàn, vịt mỹ nhân là ông đã được chuẩn y của Tập Cận Bình, trước đại hội đảng 12, ngay từ Hội Nghị trung ương cơ cấu nhân sự tổng bí thư. Nhưng sự ủng hộ ông yếu dần và có khả năng cao là ông theo Hồ Đức Việt về bán thịt chó ở quê. Thường Vạn Toàn và ông trình phương án khẩn cấp và Tập cận Bình chuẩn y chữa cháy trong tình huống xấu nếu có thể xảy ra. lúc đó, nếu ông bị bỏ phiếu thấp, lập tức quân trung Cộng sẽ đánh phía Bắc với sự phối hợp của quân khu Thủ đô chiếm trọn miền Bắc, quân đội đóng giả làm công nhân vùng Hà Tĩnh (Vũng Áng), vùng Tây Nguyên (boxit Tân Rai) sẽ chiếm miền Trung, còn ông phối hợp quân khu 9 đánh bọc lên quân khu 7 và quân khu 4. Để trang bị cho quân khu 9 đánh miền đồng bằng, ông đã mua của Pháp 118 tổ hợp đại bác tự hành “Vua chiến trường 155m” nhưng mới mua được gần 20 “Vua chiến trường” trang bị cho Quân khu 9 và sang Pháp thanh toán tiền thì ông bị mổ thịt phổi tại Pháp.
Sau khi ông trở thành món Heo quay, những bí ẩn về ông càng tăng lên vì những lời tuyên bố của nhà cầm quyền Việt nam là ông vẫn khỏe, vừa mổ phổi xong ông gọi điện về nước nói chuyện chỉ đạo ầm ầm. Và ông về nước thật.
Lúc xuống máy bay, ông Nguyễn Thanh Bình, phó ban tuyên giáo Trung ương bước xuống. Gia đình không đón, các phóng viên không được phép quay phim chụp hình. Chỉ có một tấm hình duy nhất cho thấy phía xa xa, ông Nguyễn Thanh Bình có vẻ ngoài hơi giống Thanh Heo và các báo chí truyền thông òa lên rộn rã là ông đã về mạnh khỏe. Sau đó, trong dịp lễ các thành viên lãnh đạo dâng hương vào buổi sáng, đúng ra ông phải có mặt nhưng ông vắng bởi vì buổi sáng, ánh nắng mặt trời quá chói chang, mà sau khi mổ thịt phổi, ông trở thành kẻ sợ ánh sáng. Cho nên, buổi tối, ông được đi xem văn nghệ nhân ngày Thương binh Liệt sĩ. Và sau bao nhiêu bí ẩn đồn đoán, ông đã xuất đầu lộ diện.
Ô hô, anh Thanh Heo ngày nào của chiến trận Khe Sanh đường 9 Nam Lào vẫn còn đây. Ông Thanh Lợn với những câu nói bán nước cầu vinh bất hủ vẫn còn đây. Thằng Trư đại tướng với âm mưu đưa Việt nam làm nô lệ với cả ngàn năm Bắc thuộc vẫn còn đây. Vẫn béo ú, mập mạp và cằm có nọng mỡ đây rồi sao?
Không. Có nét khác. Sau khi bị mổ thịt phổi, dù đã trên lục tuần nhưng ông vẫn như tuổi dậy thì vì phát triển chiều cao nên đã cao hơn thành mét bảy. Do ở trong bệnh viện Pháp quá lâu hít nhiều hương thơm nhang khói của các cô y tá Pháp nên cánh mũi ông nở ra bè bè hoan hỉ. Sống mũi thấp hơn và mắt láo liên nhìn mọi người. Hai cái răng cửa không còn như căn hầm chữ A thời chống Mỹ mà giống hai cánh cửa khép hờ của căn nhà biệt thự. Đặc biệt, vành tai, sau gáy của ông, chắc trong bệnh viện lâu ngày không tắm nên phải dán silicon và ủ cả da mặt. Chỉ còn cái cằm nọng mỡ đặc trưng của loài heo vẫn như xưa.
Nhưng cái khác biệt nhất là, ông không nói câu nào. Đây chính là ưu điểm, là sự ưu việt của chế độ tư bản Pháp đã mổ thịt phổi chữa bệnh cho ông. Ông không còn nói câu nào ca ngợi tình hữu nghị Việt Trung, không còn nói câu nào thể hiện tinh thần bán nước. Dù cho ông hao hao gần giống ngày xưa vì loài lợn nào cũng gần giống nhau, nhưng ông đã thay đổi hoàn toàn về tư duy. Cho nên, với tấm lòng của những người con xa quê hương nhưng vẫn giữ tấm lòng yêu Tổ Quốc, tôi bắt đầu cảm mến ông vì ông đã không xúc phạm tới những tấm lòng yêu nước của đồng bào, của dân tộc. Tôi bắt đầu ủng hộ ông. Ủng hộ người có nhiều tên Heo, Lợn, Hợi, Trư đại tướng, tướng Lợn, tướng Heo, Thiên Bồng Nguyên Soái, Trư Bát Giới vì ông không còn kêu ụt ịt bán nước lấy nhân dân tệ mua cám heo nữa.

Vuong Phamnhat

http://nguoisantin.890m.com/index.php/a ... uang-thanh

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image

Kỳ Thị

TRẦM THIÊN THU
Kỳ thị có nhiều cấp độ, đôi khi rất khó có thể nhận ra vì quá tinh vi. Kỳ thị trong xã hội thì đã rõ, nhưng người ta còn kỳ thị vì khác tôn giáo, thậm chí người ta vẫn tỏ ra quan liêu và kỳ thị ngay trong những người cùng tôn giáo vì cho rằng chức vụ này “cao” hoặc “thấp” hơn chức vụ nọ. “Cao” hơn thì có “quyền” hơn. Việt ngữ gọi là “quyền hành”. Hay thật! Cũng chỉ vì có “quyền” nên người ta cậy “thế”, rồi ngang nhiên “hành” người khác!

Kỳ thị là gì?

Kỳ thị là phân biệt cái này với cái khác, nhưng “phân biệt” ở đây thường mang nghĩa tiêu cực, nghĩa xấu, nhất là khi nói về việc phân biệt giới tính, phân biệt người khuyết tật, phân biệt giai cấp, hoặc phân biệt chủng tộc.

Kỳ thị chủng tộc là phân biệt người miền này với người miền khác, dân tộc này với dân tộc khác. Kỳ thị chủng tộc là khi bạn bị coi thường hoặc khinh miệt vì bạn là người thuộc dân tộc nào đó. Đôi khi, sự đối xử bất công này có thể trái ngược với pháp luật, tức là phạm pháp.

Không ai có quyền khinh miệt ai vì ai cũng giống nhau về nhân vị, nhân phẩm, và nhân quyền – nghĩa là hoàn toàn bình đẳng. Vì vậy, trước mặt Thiên Chúa thì ai cũng như ai, mọi người đều là những tội nhân mà thôi, chẳng ai hơn hoặc kém ai, thế nên chẳng ai có lý do gì mà kỳ thị người khác!

Bạn có thể bị kỳ thị nếu bạn không được nhận vào làm việc ở một nơi nào đó vì người ta nói bạn “không thích hợp” chỉ vì lý do nào đó, thậm chí chỉ là lý do “ngoại hình”. Nếu bạn là nạn nhân của việc kỳ thị chủng tộc, bạn có thể đệ đơn lên Ủy ban Chống Kỳ thị Chủng tộc Queensland (Anti-Discrimination Commission Queensland, gọi tắt là ADCQ, đạo luật này có từ năm 1991, có các văn phòng tại Brisbane, Rockhampton, Townsville và Cairns).

Kỳ thị là phạm pháp

Luật ADCQ nói rằng đối xử bất công là phạm pháp. Đôi khi kỳ thị (nói chung) xảy ra không rõ ràng, nghĩa là chỉ gián tiếp. Đồng ý là có người “hợp” với mình, có người không “hợp”, nhưng “không hợp” không có nghĩa là chúng ta có thể đối xử bất công với người đó. Cùng làm một công việc, nếu bạn được trả lương ít hơn người khác, đó là bạn bị kỳ thị.

Gièm pha, nói xấu, nói hành người khác là ghét người khác, tức là kỳ thị. Kỳ thị có thể là lời nói, cử chỉ, thái độ, hành động, ánh mắt,… thậm chí có thể là “ngòi bút” khi viết ra những điều nguyền rủa hoặc phỉ báng để làm mất phẩm giá của người khác. Thiếu công tâm trong khi nhận xét người khác cũng là kỳ thị, quấy nhiễu người khác cũng là kỳ thị, coi thường người khác cũng là kỳ thị. Nói chung, kỳ thị có thiên hình vạn trạng.

Kỳ thị là phạm tội

Bất cứ ai cũng có thể là người kỳ thị hoặc bị kỳ thị. Muốn tránh kỳ thị thì phải có lòng yêu thương thực sự.

Trong Mười Điều Răn mà Thiên Chúa truyền tuân giữ, điều răn thứ Năm (chớ giết người) và điều răn thứ Tám (chớ làm chứng dối) có liên quan động thái kỳ thị: Vì thiếu lòng yêu thương nên người ta mới kỳ thị, và vì kỳ thị nên người ta mới “giết người” hoặc “làm chứng dối”. Đó là vi phạm Thánh Luật của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 18:10).

Đức Giêsu còn kể một dụ ngôn rất điển hình và khá phổ biến trong chúng ta, nhất là với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác:

Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế. Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18:11-12). Đó là lời cầu nguyện kiêu căng, ngạo mạn, và ích kỷ!

Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18:13). Đó là lời cầu nguyện khiêm nhường.

Hai con người với hai động thái trái ngược. Nhưng hai dạng này luôn tồn tại trong thế giới loài người xưa nay.

Chúa Giêsu quả quyết: “Tôi nói cho các ông biết: người này (người thu thuế), khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia (người Pharisêu, người giả hình) thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 18:14).

Chúng ta đừng tưởng Chúa Giêsu nói tới người Pharisêu chứ không hề nói mình, vì chúng ta vẫn làm những việc đạo đức như đi đọc kinh, tham dự Thánh lễ, tham dự các giờ phụng vụ, đi làm từ thiện,… thế nhưng liệu những việc đó có thực sự vì mến Chúa và yêu người hay không mới là điều quan trọng. Hãy cảnh giác, vì đôi khi chúng ta có thể kỳ thị nhau ngay trong lời cầu nguyện hoặc trong những việc đạo đức!

Khiêm nhường là nền tảng của mọi nhân đức. Nhưng RẤT KHÓ SỐNG KHIÊM NHƯỜNG. Thế nên Thánh Giacôbê nhắc nhở: “Anh em hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa và Người sẽ cất nhắc anh em lên” (Gc 4:10). Thánh Phaolô xác định: “Chỉ có MỘT Chúa, MỘT niềm tin, MỘT phép rửa” (Ep 4:5), thế thì không ai có thể viện bất kỳ lý do nào để mà kỳ thị người khác.

Có gì sai trái khi người này không thích người khác?

Có thể bạn đã nghe câu châm ngôn này: “Tôi không phải ưa thích bạn, nhưng tôi phải yêu thương bạn”. Các Kitô hữu không có quyền chọn lựa trong hoạt động yêu thương. Chúng ta phải yêu thương mọi người, kể cả những người khác mình, thậm chí còn phải yêu thương kẻ thù.

“Ưa thích” phải xử lý với sự quý mến ưu tiên, chúng ta thu hút vào một điều, một hoạt động hoặc người này hơn người kia. Thân quen là điều bình thường và tự nhiên của con người. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng khi chúng ta cảm thấy KHÔNG THÍCH một người nào đó.

Một người Mỹ gốc Phi đã nhận xét: “Nếu bạn không thích tôi vì tôi ngu dốt, cũng tốt thôi. Tôi có thể đi học. Nếu bạn không thích tôi vì tôi dơ bẩn, cũng chẳng sao. Tôi có thể tắm rửa cho sạch sẽ. Nhưng nếu bạn không thích tôi vì màu da của tôi, thế thì bạn có vấn đề. Vấn đề của bạn là đối với Thiên Chúa, vì Ngài dựng nên tôi như vậy”.

Bạn cần tự hỏi mình: “Tại sao tôi không thích những người khác tôi? Có phải vì tôi có thành kiến? Có phải vì tôi kỳ thị?”. Kỳ thị chủng tộc (racism) là tin tưởng sai lầm rằng một số người vốn dĩ cao cấp và một số người vốn dĩ hạ cấp chỉ vì dân tộc của họ. Đó là một dạng thành kiến (preduce, bias), còn gọi là định kiến hoặc thiên kiến, có tác dụng tiêu cực và nguy hiểm – dùng lời nói hoặc động thái nhằm hạ thấp hoặc kinh miệt người khác, hãy tránh xa những người có óc kỳ thị hoặc dính líu tới bạo lực. Phân biệt đối xử (discrimination) là không chấp nhận các quyền cơ bản của người khác, đó là một hệ lụy khủng khiếp khác của chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc. Tội diệt chủng (genocide) là dạng tồi tệ nhất của chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc. Từ thế kỷ XX, loại tội phạm này len lỏi vào cộng đồng một cách tinh vi hơn.

Kỳ thị chủng tộc là tội trọng. Đó là tội không yêu thương và bất công. Giáo Hội “mạnh mẽ lên án mọi dạng phân biệt đối xử đối với người khác vì sắc tộc, màu da, điều kiện sống hoặc tôn giáo” (Tuyên ngôn về Mối Quan Hệ của Giáo Hội đối với các Tôn Giáo khác, số 5).

Ambrose Bierce, văn sĩ Hoa Kỳ, định nghĩa thành kiến là “ý kiến vớ vẩn không có ý nghĩa rõ ràng về sự ủng hộ”. Hãy kiểm tra xem tại sao bạn không thích người nào đó. Nếu đó là vấn đề của óc thiển cận, bạn có thể thay đổi. Hãy nỗ lực tìm hiểu để nhận biết và hòa đồng với mọi người, nhất là những người không cùng chủng tộc, không cùng tôn giáo, không cùng quan điểm, không cùng trình độ,… Hãy nhớ rõ ràng rằng CHỈ CÓ MỘT CHỦNG TỘC, đó là NHÂN LOẠI, là LOÀI NGƯỜI, là con cái của Thiên Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống hòa đồng với nhau trong tình huynh đệ hiệp nhất với Chúa Ba Ngôi, như Chúa Giêsu mong ước cho mọi người hoàn toàn “nên một” (Ga 17:21-23). Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »



Tính chính trị của tin đồn

Nguyễn Hưng Quốc

Ở Việt Nam, hầu như lúc nào cũng có tin đồn này nọ. Mới nhất và có lẽ cũng hấp dẫn nhất là các tin đồn liên quan đến đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam. Thoạt đầu, người ta đồn ông Thanh bị ám sát ở Paris; sau đó, đồn ông chết vì bệnh ung thư phổi. Tin đồn lan rộng và lan mạnh đến độ hãng thông tấn DPA của Đức cũng tin là thật khiến đại diện Bộ quốc phòng phải lên tiếng cải chính. Đến lúc ông Thanh bay từ Pháp về Việt Nam, được chụp hình và đăng báo, người ta vẫn không tin: so sánh chiều cao và gò má của người trong bức ảnh với các ảnh cũ của Phùng Quang Thanh, người ta cho đó chỉ là người giả. Rồi Phùng Quang Thanh xuất hiện trong chương trình văn nghệ “Khát vọng đoàn tụ” được phát hình trong cả nước, người ta vẫn khăng khăng cho đó chỉ là người giả. Chưa hết. Sau khi ít nhiều nhìn nhận ông Thanh còn sống, người ta lại tung ra tin đồn khác: ông Thanh bị quản thúc tại trụ sở Bộ quốc phòng! Gắn liền với tin đồn ông Thanh bị quản thúc là tin đồn về các vụ đấu đá trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam, chủ yếu giữa phe thân Tàu và phe thân Mỹ.


Nhớ, cách đây năm bảy tháng, người ta cũng từng đồn đãi rất nhiều về khối lượng tài sản kếch sù của Phùng Quang Thanh và con trai của ông, đại tá Phùng Quang Hải: Cả hai có cả hàng chục biệt thự ở Việt Nam, hơn nữa, còn có cả biệt thự ở Mỹ nữa.

Tất cả những tin đồn ấy có gì xác thực không?

Thật ra, câu hỏi ấy có thể áp dụng cho tất cả các loại tin đồn chứ không chỉ nhất thiết dành cho các tin đồn chung quanh Phùng Quang Thanh. Tin đồn, tự bản chất, là một thứ diễn ngôn (discourse) gắn liền với thông tin nhưng lại không phải là thông tin chính thức. Tin đồn nào cũng dựa trên một số sự kiện cụ thể nhưng nó đưa ra một tự sự (narrative) và một cách diễn dịch khác với các tự sự và diễn dịch chính thống, hay nói theo chữ của Prashant Bordia và Nicholas DiFonzo, trong bài “Problem Solving in Social Interactions on the Internet: Rumor As Social Cognition” (2004), là một “diễn trình giải thích tập thể” (collective explanation process). Bởi vậy, tin đồn chỉ đặc biệt nở rộ khi các tự sự và diễn dịch chính thống không có hoặc không đủ hoặc không đáp ứng được sự tò mò của quần chúng. Nhận định này giải thích tại sao, dù tin đồn hiện hữu khắp nơi và mọi lúc, chúng chỉ thực sự phổ biến ở những nơi các nguồn tin chính thức và chính thống hoặc ít ỏi hoặc bị xem là đáng nghi ngờ. Nói cách khác, tin đồn bộc phát mạnh mẽ ở những nơi thiếu tính minh bạch nhất, nghĩa là, ở những nơi thiếu dân chủ nhất.

Trong ý nghĩa như thế, ngay cả những tin đồn ấy chỉ là đồn thổi, không bám vào một sự kiện chính xác nào cả, vẫn có thể đúng: Nếu chúng không đúng ở sự kiện thì chúng cũng đúng ở ý nghĩa vì chúng phản ánh được những mơ ước âm thầm của quần chúng. Không phải ngẫu nhiên mà đọc những bài viết liên quan đến các tin đồn về cái chết của Phùng Quang Thanh bao giờ chúng ta cũng bắt gặp có sự hả hê nào đó của những người loan tin hoặc bình luận. Ông Thanh có thể không chết: điều này chứng tỏ tin đồn là sai. Nhưng ngay cả như vậy, có một yếu tố vẫn đúng: rất nhiều người mong ông chết. Sự mong ước này không xuất phát từ những ác ý chung chung mà chủ yếu xuất phát từ điểm: người ta cho là ông thân Trung Quốc, hơn nữa, là tướng mà lại có thái độ sợ hãi và hèn hạ trước Trung Quốc.

Tin đồn không những gắn liền với sự thiếu minh bạch mà còn gắn liền với những thời điểm bị khủng hoảng. Thời thái bình an lạc, không ai cần chú ý đến tin đồn làm gì. Thời mọi người chia sẻ với nhau những niềm tin mãnh liệt vào tương lai, người ta cũng không thèm mặn mà với các tin đồn. Chỉ những lúc người ta bị khủng hoảng về niềm tin, không biết chuyện gì sẽ xảy ra, sắp xảy ra, người ta mới bám víu vào các tin đồn. Tin đồn, như thế, có chức năng trám vào những khoảng trống trong lý trí của quần chúng. Điều này giải thích tại sao không phải chỉ có quần chúng bình dân mới bị lôi cuốn bởi các tin đồn. Ngay cả giới trí thức cũng vậy: đối diện với các tin đồn, óc phê phán cố hữu của họ rất dễ bị tê liệt. Họ cũng theo dõi, cũng tiếp tay phát tán, và một cách âm thầm, tận trong vô thức, cũng tin vào các tin đồn ấy.

Với hai đặc điểm nêu trên, từ xưa đến nay, tin đồn bao giờ cũng gắn liền với chính trị hoặc có ý nghĩa chính trị. Những người cầm quyền hoặc những người có tham vọng cầm quyền, thường sử dụng tin đồn để tự huyền thoại hoá mình hầu thu phục nhân tâm. Mà không phải chỉ có giới làm cách mạng hay làm chính trị. Ngay cả trong giới văn nghệ sĩ cũng như những người được gọi là nhân vật của cộng đồng (public figures), nhiều người cũng thích dùng tin đồn để tự huyền thoại hoá mình như vậy. Tất cả những thứ chúng ta gọi là “giai thoại” hiện nay, thoạt kỳ thuỷ, đều là những tin đồn.

Tin đồn không những có chức năng xây dựng, nó còn có chức năng phá hoại, hay, nói chính xác hơn, chức năng giải hoặc (demystification): Nó làm cho người ta tin vào câu chuyện và khi tin vào câu chuyện, không còn tin vào các huyền thoại được những người có quyền lực nuôi dưỡng. Có thể nói nếu tin đồn bùng phát rộng rãi nhất vào những thời điểm có khủng hoảng, chúng không có chức năng giải quyết khủng hoảng, chúng chỉ làm khủng hoảng trầm trọng thêm; và bằng cách đó, chúng có thể dẫn tới những sự thay đổi.

Với chức năng giải hoặc, tin đồn là một thứ vũ khí của những người yếu. Yếu thì bao giờ cũng là yếu. Nhưng khi những người bị cho là yếu đó là một đám đông, họ lại trở thành một sức mạnh. Quá trình lan rộng để những người yếu ấy trở thành đám đông tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng ở vào thời điểm hiện nay, có một yếu tố vô cùng thuận lợi: internet.

Xưa, phương thức tồn tại chủ yếu của tin đồn là truyền miệng từ người này sang người khác; sau, ngoài truyền miệng, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền thanh và truyền hình cũng góp phần quảng bá tin đồn. Hiện nay, phương tiện chính là internet; trên internet, hình thức chính là các trang facebook: ở đó, số lượng người đọc rất đông và mức độ lan truyền cũng rất mau lẹ đến độ một số học giả ví chúng giống như bom (rumor bomb).

Đó là lý do tại sao gần đây các nhà nghiên cứu về chính trị học bắt đầu quan tâm đặc biệt đến ý nghĩa của các tin đồn vốn trước chỉ lôi kéo được sự chú ý của các nhà tâm lý học và xã hội học.

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Rỗng tuếch rỗng toác
Bùi Bảo Trúc

Hồi còn học tiểu học, trong những chuyến đi cắm trại, bài hát mà chúng tôi thích nhất được thầy cô dậy cho hát là bài Bạch Đằng Giang, trong đó có mấy câu đến nay, hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ: “Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống tiên rồng, giống Lạc Hồng, giống anh hùng Nam Bắc Trung…”

Sông Bạch Đằng thì quả là con sông “hùng dũng” đúng như lời của bài hát. Con sông đó đã đóng góp bằng dòng thủy triều lên xuống đúng giờ giấc gíúp cho hai chiến lược gia đại tài của lịch sử Việt Nam đánh tan tành quân Nam Hán và quân Nguyên không còn một manh giáp. Trong cả hai trận đánh, Ngô Quyền (năm 938) và Trần Hưng Đạo (năm 1288) đều cho binh sĩ đóng những cọc nhọn mũi bọc thép xuống lòng sông rồi nhử địch vào khúc sông có đóng cọc để quân Nam phục kích xông ra đánh đoàn tầu chiến của địch. Quân địch bị tấn công thình lình bỏ chạy thì đúng lúc đó, thủy triều rút xuống, tầu thuyền địch bị cọc nhọn nhô lên khỏi mặt nước sông đâm thủng chìm gần hết.

Một đô đốc hải quân Cao Ly, đô đốc Yi Sun-shin, mà người ta nói là gốc nhà Lý ở Việt Nam chạy qua lánh nạn, trong cuộc chiến tranh 7 năm giữa Cao Ly với quân Nhật năm 159, trên sông Myongnyang cũng dùng một chiến thuật tương tự, lợi dụng thủy triều của sông để phục kích đánh tan đoàn tầu chiến Nhật tướng Matashi Kurushima chỉ huy.


Sông Bạch Đằng xứng đáng được mô tả là con sông hùng dũng.


Hùng dũng là phải như thế. Hai chiến thắng vẻ vang của hải quân Việt Nam ở con sông này đã giữ vững được biên cương đất nước, nếu không thì người Việt đã cạo răng, thắt bím trên đầu và đi bán ve chai dầu cháo quẩy hết rồi còn chi.

Hôm nay lôi hai chữ “hùng dũng” ra nói chơi vì tuần qua mấy bản tin của báo chí trong nước cũng đem hai chữ này ra dùng để tường thuật lễ thượng kỳ của hai chiếc tầu ngầm mới mua của Nga vừa được “cõng” từ một xưởng đóng tầu ở Nga về Cam Ranh. Hai tiềm thủy đĩnh mang tên là Hải Phòng và Khánh Hòa đã được kéo cờ đỏ sao vàng lên tại bến cảng Cam Ranh. Bài báo trên tờ Tuổi Trẻ viết nguyên văn: ”Tầu ngầm Hải Phòng và Khánh Hòa HÙNG DŨNG trong lễ thượng cờ”.

Được biết hai tầu ngầm này cùng 4 chiếc khác được mua của liên bang Nga, được đóng trong xưởng đóng tầu tại St Petersburg và được đưa về Cam Ranh bằng tầu vận tải của Hà Lan. Tất cả đều không tự vận hành từ Nga về Việt Nam.

Nhưng những tin tức báo chí thì đều hô hoán lên rằng những chiếc tầu ngầm ấy đã “rẽ nước” về Viêt Nam, rằng loại tầu ngầm kilo mà Nga đóng cho Việt Nam là loại tầu tối tân hơn của Trung quốc và Ấn độ (mặc dù tất cả đều do Nga đóng).

Tầu ngầm do Nga đóng và được tầu vận tải của Hà Lan đưa về tận Việt Nam thì cũng chẳng cần phải khoe nhắng lên như thế. Thực ra thì chuyện mua tầu của một nước khác thì cũng là chuyện nước nào cũng làm, như Israel, Canada, Úc... Nga cũng nhờ Pháp đóng cho hai chiếc tầu đổ bộ chở trực thăng loại Mistral. Do đó, Việt Nam nhờ Nga đóng tầu ngầm cũng dễ hiểu.

Các tầu ngầm mà Nga đóng cho Việt Nam, khi được chuyển giao cho hải quân Việt Nam đều được “cõng” về tận Việt Nam thì cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng nói là các tiềm thủy đĩnh này rẽ nước về Cam Ranh là nói phét, nói cho sướng cái lỗ tai vậy thôi.

Nói nghe cho sướng. Chứ có gì đáng nói đâu.

Về đến Cam Ranh, nước ta liền làm lễ thượng kỳ cho hai chiến hạm. Quân ta lễ phục “hoành tráng” kéo cờ lên, chụp hình cho đẹp rồi chẳng lẽ … chấm hết. Thế là hô hoán lên rằng hai chiến hạm “hùng dũng” trong lễ thượng cờ.

Nghe “hùng dũng” thì tưởng hai chiếc tầu ngầm chạy về Cam Ranh đã khiến cho những chiếc tầu “lạ” cong đít lên chạy ra khỏi những vùng biển của Việt Nam, không dám héo lánh đến gần khu vực đánh cá của các ngư dân Việt Nam. Những cái tầu “lạ” vừa nghe nói tới các tầu ngầm Hải Phòng và Khánh Hòa là rút hết. vân vân. Nếu có như thế thì hãy nổ là “hùng dũng” chứ chỉ “chiều buồn len lén tâm tư” tiến vào Cam Ranh thì “hùng dũng” cái quái gì?

Trong cùng số báo có bản tin “hùng dũng” đó là tin hơn 9 ngàn tầu cá của Trung quốc tiến vào biển đông đi thẳng vào hải phận Việt Nam để bắt nạt ngư dân Việt.

Chẳng thấy cái tầu quái nào của nước ta ra mặt cho tầu “lạ” nó sợ gì hết. Tầu đánh cá “lạ” vẫn cứ “hùng dũng” tiến vào vùng kinh tế của Việt Nam, không coi các tiềm thủy đĩnh “hùng dũng” ra cái kilo (?) nào hết trơn. Tầu ngầm kilo (?) bị coi là không ra cái kilo (!) nào hết thì nản thật.

Thêm một điều nữa là tất cả những tầu chiến của Việt Nam mua mới dây không có một chiếc nào được đặt tên bằng tên của những nơi từng diễn ra những trận hải chiến giữa Việt Nam và Tầu trong lịch sử “hùng dũng” của chúng ta hết. Toàn những tên như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Kiến Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa… Mấy cái tên này có liên quan quái gì đến chuyện đánh Tầu đâu. Còn những cái tên như Vạn Kiếp, Vân Đồn, Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo… thì bố bảo cũng không dám đặt cho các chiến hạm. Phạm húy thì thấy mẹ ngay.

Vì chúng nó hèn, rất rất hèn với giặc trong khi lại rất rất ác với dân.

Hùng với chả dũng. Vẫn chỉ phét lác mấy câu rỗng tuếch rỗng toác mà thôi.

Bùi Bảo Trúc

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Rỗng tuếch rỗng toác
Bùi Bảo Trúc

Hồi còn học tiểu học, trong những chuyến đi cắm trại, bài hát mà chúng tôi thích nhất được thầy cô dậy cho hát là bài Bạch Đằng Giang, trong đó có mấy câu đến nay, hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ: “Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống tiên rồng, giống Lạc Hồng, giống anh hùng Nam Bắc Trung…”

Sông Bạch Đằng thì quả là con sông “hùng dũng” đúng như lời của bài hát. Con sông đó đã đóng góp bằng dòng thủy triều lên xuống đúng giờ giấc gíúp cho hai chiến lược gia đại tài của lịch sử Việt Nam đánh tan tành quân Nam Hán và quân Nguyên không còn một manh giáp. Trong cả hai trận đánh, Ngô Quyền (năm 938) và Trần Hưng Đạo (năm 1288) đều cho binh sĩ đóng những cọc nhọn mũi bọc thép xuống lòng sông rồi nhử địch vào khúc sông có đóng cọc để quân Nam phục kích xông ra đánh đoàn tầu chiến của địch. Quân địch bị tấn công thình lình bỏ chạy thì đúng lúc đó, thủy triều rút xuống, tầu thuyền địch bị cọc nhọn nhô lên khỏi mặt nước sông đâm thủng chìm gần hết.

Một đô đốc hải quân Cao Ly, đô đốc Yi Sun-shin, mà người ta nói là gốc nhà Lý ở Việt Nam chạy qua lánh nạn, trong cuộc chiến tranh 7 năm giữa Cao Ly với quân Nhật năm 159, trên sông Myongnyang cũng dùng một chiến thuật tương tự, lợi dụng thủy triều của sông để phục kích đánh tan đoàn tầu chiến Nhật tướng Matashi Kurushima chỉ huy.


Sông Bạch Đằng xứng đáng được mô tả là con sông hùng dũng.


Hùng dũng là phải như thế. Hai chiến thắng vẻ vang của hải quân Việt Nam ở con sông này đã giữ vững được biên cương đất nước, nếu không thì người Việt đã cạo răng, thắt bím trên đầu và đi bán ve chai dầu cháo quẩy hết rồi còn chi.

Hôm nay lôi hai chữ “hùng dũng” ra nói chơi vì tuần qua mấy bản tin của báo chí trong nước cũng đem hai chữ này ra dùng để tường thuật lễ thượng kỳ của hai chiếc tầu ngầm mới mua của Nga vừa được “cõng” từ một xưởng đóng tầu ở Nga về Cam Ranh. Hai tiềm thủy đĩnh mang tên là Hải Phòng và Khánh Hòa đã được kéo cờ đỏ sao vàng lên tại bến cảng Cam Ranh. Bài báo trên tờ Tuổi Trẻ viết nguyên văn: ”Tầu ngầm Hải Phòng và Khánh Hòa HÙNG DŨNG trong lễ thượng cờ”.

Được biết hai tầu ngầm này cùng 4 chiếc khác được mua của liên bang Nga, được đóng trong xưởng đóng tầu tại St Petersburg và được đưa về Cam Ranh bằng tầu vận tải của Hà Lan. Tất cả đều không tự vận hành từ Nga về Việt Nam.

Nhưng những tin tức báo chí thì đều hô hoán lên rằng những chiếc tầu ngầm ấy đã “rẽ nước” về Viêt Nam, rằng loại tầu ngầm kilo mà Nga đóng cho Việt Nam là loại tầu tối tân hơn của Trung quốc và Ấn độ (mặc dù tất cả đều do Nga đóng).

Tầu ngầm do Nga đóng và được tầu vận tải của Hà Lan đưa về tận Việt Nam thì cũng chẳng cần phải khoe nhắng lên như thế. Thực ra thì chuyện mua tầu của một nước khác thì cũng là chuyện nước nào cũng làm, như Israel, Canada, Úc... Nga cũng nhờ Pháp đóng cho hai chiếc tầu đổ bộ chở trực thăng loại Mistral. Do đó, Việt Nam nhờ Nga đóng tầu ngầm cũng dễ hiểu.

Các tầu ngầm mà Nga đóng cho Việt Nam, khi được chuyển giao cho hải quân Việt Nam đều được “cõng” về tận Việt Nam thì cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng nói là các tiềm thủy đĩnh này rẽ nước về Cam Ranh là nói phét, nói cho sướng cái lỗ tai vậy thôi.

Nói nghe cho sướng. Chứ có gì đáng nói đâu.

Về đến Cam Ranh, nước ta liền làm lễ thượng kỳ cho hai chiến hạm. Quân ta lễ phục “hoành tráng” kéo cờ lên, chụp hình cho đẹp rồi chẳng lẽ … chấm hết. Thế là hô hoán lên rằng hai chiến hạm “hùng dũng” trong lễ thượng cờ.

Nghe “hùng dũng” thì tưởng hai chiếc tầu ngầm chạy về Cam Ranh đã khiến cho những chiếc tầu “lạ” cong đít lên chạy ra khỏi những vùng biển của Việt Nam, không dám héo lánh đến gần khu vực đánh cá của các ngư dân Việt Nam. Những cái tầu “lạ” vừa nghe nói tới các tầu ngầm Hải Phòng và Khánh Hòa là rút hết. vân vân. Nếu có như thế thì hãy nổ là “hùng dũng” chứ chỉ “chiều buồn len lén tâm tư” tiến vào Cam Ranh thì “hùng dũng” cái quái gì?

Trong cùng số báo có bản tin “hùng dũng” đó là tin hơn 9 ngàn tầu cá của Trung quốc tiến vào biển đông đi thẳng vào hải phận Việt Nam để bắt nạt ngư dân Việt.

Chẳng thấy cái tầu quái nào của nước ta ra mặt cho tầu “lạ” nó sợ gì hết. Tầu đánh cá “lạ” vẫn cứ “hùng dũng” tiến vào vùng kinh tế của Việt Nam, không coi các tiềm thủy đĩnh “hùng dũng” ra cái kilo (?) nào hết trơn. Tầu ngầm kilo (?) bị coi là không ra cái kilo (!) nào hết thì nản thật.

Thêm một điều nữa là tất cả những tầu chiến của Việt Nam mua mới dây không có một chiếc nào được đặt tên bằng tên của những nơi từng diễn ra những trận hải chiến giữa Việt Nam và Tầu trong lịch sử “hùng dũng” của chúng ta hết. Toàn những tên như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Kiến Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa… Mấy cái tên này có liên quan quái gì đến chuyện đánh Tầu đâu. Còn những cái tên như Vạn Kiếp, Vân Đồn, Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo… thì bố bảo cũng không dám đặt cho các chiến hạm. Phạm húy thì thấy mẹ ngay.

Vì chúng nó hèn, rất rất hèn với giặc trong khi lại rất rất ác với dân.

Hùng với chả dũng. Vẫn chỉ phét lác mấy câu rỗng tuếch rỗng toác mà thôi.

Bùi Bảo Trúc

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »


HÃY TỐNG CỔ TÊN ĐẠI SỨ MỸ CHỐI BỎ CỜ VÀNG TED OSIUS
RA KHỎI CỘNG ĐỒNG TỴ NẠN VIỆT NAM



người lính già oregon

Đối với quân dân Miền Nam, còn trong nước hoặc ở hải ngoại, có hai tên đại sứ Mỹ tại Việt Nam rất vô lễ, hoặc cà chớn, nói theo ngôn từ bình dân, mỗi tên một kiểu. Đó là: (1) Cuối năm 1963, Henry Cabot Lodge, được ủy thác nhiệm vụ lật đổ Tổng thống hợp pháp Ngô Đình Diệm, bởi cụ đã cực lực phản đối dự định của JFK đưa quân Mỹ vào chiến đấu trực tiếp tại VN. Qua những sách vở và tài liệu, được giải mật, đầy dẫy trên Net, người ta thấy Lodge rất hống hách, hành xử xấc xược như một tên thái thú Tàu ngày xưa, đã ra lệnh cho bọn phản tướng khuyển mã Việt Nam, ngu si, tham tiền, sát hại cụ, dẫn đến bao nhiêu xáo trộn về chính trị và quân sự và cuối cùng, cái chết tức tưởi của VNCH tháng 4,19751. Và (2) bây giờ, 40 năm sau, Ted Osius, một nhà ngoại giao cắc ké2, trước khi được hai xếp lớn, tổ sư thân Cộng, Obozo3 và Kerry4, cất nhắc, cho đi làm đại sứ tại Hà Nội, đã không muốn thấy lá Cờ Vàng được treo trong một hội trường tại Little Sài Gòn của Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn California, trong tháng 7 vừa qua.

Không ai mà không biết, nhất là những quân dân Miền Nam “thua cuộc”, phải lưu lạc trên khắp thê giới, rằng chơi với Mỹ là chấp nhận nắm con dao đằng lưỡi. Và nói theo bà Ngô Đình Nhu, trong một cuộc phỏng vấn với các nhà báo Mỹ, sau khi chồng và anh chồng bị sát hại, tháng 11, 1963: “Khi bạn có Mỹ là đồng minh, bạn sẽ không cần có kẻ thù nữa"5 Nhất là trong giai đoạn hiện tại chính sách ngoại giao của Obozo và Kerry, hơn bao giờ hết, được đặt trên căn bản lợi nhuận, gọi là “smart power policy”, do một thiểu số tài phiệt giật dây. Có lợi là a-lê-hấp bắt tay với bất cứ ai, kể cả với cựu thù6 hạ tiện, ngu dốt, dơ dáy như VC, mà không cần sự phê chuẩn của Quốc Hội –bây giờ đang nằm trong tay Đảng Cộng Hòa gồm những thành viên nhát như thỏ đế, chỉ lo thủ ghế, không dám lên tiếng hó hé về điều gì. Obozo, một kẻ có bằng chứng thiên Cộng từ lúc còn là một tên community organizer vô danh tiểu tốt ở Chicago, khi trở thành tổng thống chó ngáp phải ruồi đã múa gậy vườn hoang: hòa giải với Cuba và Việt Cộng, vô điều kiện, nghĩa là không cần đặt nặng vấn đề tôn trọng tự do, nhân quyền, không như những tổng thống tiền nhiệm, nhượng bộ Putin, làm ngơ cho Bashar al. Assad của Syria giết hại dân bằng vũ khí hóa học, thỏa hiệp với Iran, đi đêm với thủ lãnh Palestine, nguyên là tên khủng bố, gây hấn với thủ tướng Do Thái Netanyahu, đồng minh lâu ngày của Mỹ, đánh cầm chừng bọn cuồng tín ISIS… và biết đâu nay mai ôm hôn thắm thiết tên Cộng sản độc tài Kim Jong Un (tục danh Kim Ủn Ỉn) của Bắc Hàn, mà không biết rằng mình đã trở thành thằng hề quốc tế, làm trò cười cho các nước (cf video về Annual Carnival Parade in Germany, 7/28/2015, trong đó người ta thấy có những chiếc xe treo nhiều hình hí họa, lố bịch châm chọc Obozo một cách thô bạo).

Đành rằng vậy. Nhưng tiện nhân chưa thấy ai, kể cả Cabot Lodge, xử sự một cách xấc xược, khốn nạn, đối với lá Cờ Vàng thiêng liêng của chúng ta cho bằng tên đại sứ Mỹ Ted Osius trong cuộc gặp gỡ giữa hắn và Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại California trung tuần tháng 7, 2015. Nếu lột bỏ chức tước đi thì cá nhân Ted Osius không phải là mục tiêu xứng đáng, và tiện nhân cũng không hưỡn, để mà quan tâm tới. Đằng này, trong tư cách đại sứ Mỹ, hắn dám động đến lá Cờ Vàng thân yêu thi buộc lòng tiện nhân phải tarzan-nổi-giận, muốn lấy chổi chà tống cổ hắn về Hà Nội, y như những bà nhà quê ngày xưa đã làm với một tên khách mất dạy.

Mợ Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn


Thú thực, qua những email, bài viết và video được bạn bè ưu ái gửi đến, tiện nhân thấy bối rối trước một số chi tiết không rõ ràng, có khi làm lẫn lộn (confusing), trừ một điều chắc chắn: Ted Osius đã xuất hiện tại hai nơi, Nam và Bắc Cali, và tại hai nơi, người ta không hề thấy một lá cờ VNCH, ngay cả bên ngoài hội trường. Bắc Cali có thành phố San José, thành trì chống Cộng, vào ngày 14/7, còn Nam Cali, tại Little Saigon, thủ đô của Người Tỵ Nạn, ngày 12/7 (cf trên Google). Đọc lại các bài viết, xem lại các video, tiện nhân biết rằng Ted Osius được Thượng nghị sĩ Tiểu bang Janet Nguyễn (một người khi mới nhậm chức đã tỏ vẻ o bế đồng hương, tôn trọng lá Cờ Vàng) mời đến tham dự một buổi họp báo với Osius do mợ tổ chức. Hội trường hôm ấy đầy nghẹt đồng hương, trong đó có “nhà báo” kiêm chủ tiệm cơm chay Lý Kiến Trúc –thường về VN và được VC xoa đầu khen “làm tốt” và tháng 4, 2014 được cho tháp tùng phái đoàn tên thứ trưởng Ngoại giao, Nguyễn Thanh Sơn, đặc trách Nghị quyết 36, ra thăm đảo Hoàng Sa, rồi trở lại Mỹ viết bài tâng bốc VC. Có cả Điếu Cày nữa, mà tiện nhân sẽ trở lại sau.

Theo video, trong buổi họp báo, khi có người thắc mắc tại sao không thấy lá Cờ Vàng nào, thì Ted Osius trả lời, bằng tiếng Anh, như sau: “[…] Tuy nhiên tôi đang làm một công việc mà có thể tạo ra được sự khác biệt thực sự. Và nếu tôi chụp hình với lá cờ đó, tôi sẽ bị mất việc và tôi không thể làm việc cho quý vị. Đơn giản vậy thôi. Tôi muốn có thể tiếp tục làm việc để cải thiện mọi quan hệ với Việt Nam”7

Không có cờ Vàng, và nghe Osius trả lời như rứa, cả hội trường (mà trong bài tường thuật đăng trên Net8, Osius ước lượng đông trên 300 người đến nghe hắn “lên lớp”, tuyên truyền cho chính sách bang giao, hòa giải, và trong số đó tiện nhân nghĩ phải có ít nhất một nửa là đồng hương quyết tâm chống Cộng, bảo vệ Cờ Vàng và chính nghĩa quốc gia) mà không nghe nói có lấy một người can đảm đứng lên, bỏ phòng họp, ra về. Khiến tiện nhân quá đỗi ngạc nhiên, tự hỏi: hay là dây thần kinh bất mãn, nếu không muốn nói xấu hổ, trong họ đã bị tê liệt? Nếu thật vậy, tiện nhân lo sợ, với cái đà “vô cảm”, lơ là, thiếu cảnh giác này thì một ngày nào đó Cờ Máu của VC sẽ tràn ngập trên Bolsa, như mới đây, ngày 19/7, trên đường phố Vancouver, thuộc xứ Canada của ông Thượng Ngô Thanh Hải (tác giả dự luật S-219), trong Lễ Hội Văn Hóa Các Sắc Tộc (Fusion Festival)9,

Lát nữa đây, tiện nhân sẽ bình luận câu nói của Osius. Bây giờ xin kể tiếp về Mợ Thượng Janet.

Trong khi Osius nói thì mợ cười toe toét, tự sướng, mắt nhắm tít, hoặc liếc ngang liếc dọc, ra chiều “nhất trí” với “anh Ted” lắm. Sau đó, mợ lên bục phát biểu, nửa tiếng Anh nửa tiếng Việt, đều ba rọi như nhau, rằng thì là ông đại sứ nói đúng, ta phải tuân giữ lệnh cấm treo Cờ Vàng của Bộ Ngoại Giao. Mợ được phụ họa y chang bởi thằng Lỏi Láu Cá Bảo Nguyễn, đương kim thị trưởng Garden Grove. Thái độ và lời phát biểu của Mợ Thượng và Thằng Lỏi Láu Cá làm tiện nhân ngao ngán, buồn nôn, tự hỏi: chúng nó đắc cử vào chức vụ hiện tại là nhờ ai? Nhờ đồng hương tỵ nạn, chứ còn ai trồng khoai đất này, vô lẽ nhờ Mỹ Đen, Mỹ Trắng, Mỹ Nâu, hay Mễ Lậu (dù là lậu, cũng có thể đi bầu, vì Obozo và TCPVHK cấm các tiểu bang tra hỏi bằng chứng quốc tịch của cử tri)? Nay, rõ ràng, hai đứa trở mặt, một cách trắng trợn, bằng cách vỗ tay hùa theo tên Đại sứ Mỹ mất dạy, bắt dẹp cờ Vàng. Để rồi xem kỳ bầu cử sau, Ted Osius, hay Obozo, hay Kerry có giúp gì cho chúng nó được tái đắc cử hay không.

Chưa hết, Mợ Thượng còn mở cuộc tiếp tân tại nhà riêng khoản đãi “anh Ted”. Tại tư gia của mợ mà cũng không dám treo lá Cờ Vàng nào. Sợ gì mà sợ dữ vậy, hả mợ? Ngoài một vài người Mỹ, khách VN trong buổi tiếp tân có Điếu Cày, một tù nhân rất controversial (tạm hiểu: một đề tài tranh cãi ) “bị trục xuất” qua Mỹ, đã từ chối cầm Cờ Vàng được một fan trao tặng tại phi trường Los Angeles, tự nhận là một blogger tranh đấu cho tự do báo chí, mà chưa hề viết nổi một bài chống bạo quyền ra hồn, mà tự nhận không biết sự thật về chiến tranh VN, về Hồ Chí Minh, vì bị chế độ bưng bít, tuyên truyền một chiều, nên không trả lời câu hỏi về điều này của những tham dự viên10 v.v…

Hai ngày sau Little Saigon, 14/7, Ted Osius lên San José, tiếp tục họp với một số người Việt Nam thuộc thành phần khác, đặc biệt –mà tiện nhân gọi không sợ sai là Việt Gian.


Đám lâu la Việt Gian theo đóm ăn tàn tại San José:


Theo video và bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên (Genève) do thân hữu chuyển tiếp qua email, tiện nhân thấy bọn lâu la này gồm những bộ mặt mo, cũ mèm, mà đồng hương đã chán ngấy, nhưng cũng phải (khổ sở) kể ra. Đó là (1) Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cựu chủ tịch BPSOS, đang phụ trách giúp đỡ đám du sinh CÔCC (Con Ông Cháu Cha) VC từ VN sang, một anh chuyên nghề sống nhờ “phân” Liên bang, (2) Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, mà theo công luận người Việt hải ngoại là một cựu “tù cha”, một “đối lập viên” có giấy phép của VC (tức là cuội) (3) Hoàng Tứ Duy và (4) Huỳnh Trang, thuộc Việt Tân, (5) Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, (6) Bác sĩ Nguyễn Thế Bình, và (7) “một thanh niên trẻ tên Đức, thuộc đảng Dân Chủ tại Boston”11.

Bọn “cố vấn” cóc nhái này được NSC (National Security Council), tức Hội đồng An ninh Quốc gia, chứ không phải Bộ Ngoại Giao, mời đến để tham khảo ý kiến (ô hô!), với Ted Osius, như là đại diện cho Cộng đồng Người Việt tại Mỹ (chu choa!), trong phòng họp của hội đồng thành phố San José. Chúng mừng lắm. Chụp hình chung và mặt đứa nào cũng tươi rói, hí hửng.

Không có một đại diện chính thức nào của Cộng đồng Việt Nam và nhân sĩ chống Cộng nào của San José hay các thành phố, tiểu bang khác được mời tham dự. Người ta hiểu Obozo rất né những vị này, thế thôi. Ngược lại, trong phòng họp chỉ có những gã activists tự phong thuộc loại hàng giả, hàng dởm, hàng dở, hàng nhái, hàng độc (hại) made in Hà Nội, những con cừu ngây ngô, những tên chính trị gia chập chờn, tài hèn đức mỏng mà tham vọng ngút trời, những tiến sĩ, bác sĩ này nọ… Toàn một lũ trí thức ruồi bu, hoang tưởng, mà “giá trị không bằng một cục phân” của Mao Trạch Đông (cục phân đối với Cộng sản còn có thể dùng để bón ruộng), vô nghề ngỗng, và rảnh quá, bèn đi làm chính trị nhi nhô mà không biết mình là những con khỉ làm trò trong gánh sơn đông mãi võ bán thuốc hòa giải của VC và Mỹ. Chưa kể những tên gốc cán bộ, cán binh VC chánh hiệu con nai, chống đối bạo quyền có môn bài, được VC xuất khẩu sang Mỹ, như Cù Huy Hà Vũ hoặc Điếu Cày, mà sự hiện diện vô tình, hay hữu ý làm lũng đoạn, gây phân hóa Cộng đồng Tỵ nạn, đúng theo bài bản của Nghị quyết 36, và làm gạch nối giữa Mỹ và VC trong chủ trương xóa bỏ hận thù.

Tại San José, một sự kiện xảy ra: một phụ nữ đeo trên cổ một dây quàng bằng vải thêu hình lá Cờ Vàng gắn với lá cờ Mỹ. Khi vào phòng họp, bà bị tên nhân viên lếu láo của nghị viên thành phố Ash Kalra (gốc Ấn Độ, cách đây 4 năm, đã bị cảnh sát bắt về tội say rượu lái xe) chận lại, bắt tháo ra, nếu không sẽ bị cấm cửa. Bởi vậy mới có chuyện.



Thái độ phi ngoại giao của tên ngoại giao Ted Osius:



Đối với quân dân Miền Nam tỵ nạn VC, lưu lạc khắp nơi trên thế giới, hay còn đang sống tủi hờn, vất vưởng tại quê nhà (như các thương phế binh bị bạo quyền trù dập), lá Cờ Vàng vẫn luôn luôn là linh hồn của dân tộc VN, là biểu tượng của Tự Do được bảo vệ, qua nhiều thế hệ, bằng xương máu của biết bao chiến sĩ, anh hùng VNCH, trong cuộc chiến đấu gian khổ với quân thù Cộng sản côn đồ xâm lăng từ phương Bắc, đã hy sinh nằm xuống cho tổ quốc được vươn lên, trường tồn. Trong lòng những người Việt Nam quốc gia chân chính, lá Cờ Vàng, vượt trên ý niệm biểu tượng, dấu tích, còn là huyết mạch, là lẽ sống, là hồn thiêng sông núi, là quê hương Việt Nam, là chính nghĩa quốc gia sáng ngời, là căn cước tỵ nạn. Mất nó, người Việt Nam tại Mỹ, hay trên thế giới, dù sống hợp pháp, cũng chỉ là loại di dân vô tổ quốc, tha phương cầu thực, đâu khác chi những Mễ Lậu, Tàu Lậu, Phi Châu Lậu. Lá Cờ Vàng, vì thế, đã được công nhận bởi rất nhiều tiểu bang, thành phố Mỹ có đông người Việt Quốc Gia chống Cộng. Cho nên, dù qua bao nhiêu tang thương, vật đổi sao dời đã xảy ra cho đất nước, vẫn phất phới bay, rực rỡ, ngạo nghễ trong tim đồng hương tỵ nạn và con cháu luôn khát khao lý tưởng tự do, dân chủ, hòa bình.

Ted Osius, Janet Nguyễn, Bảo Nguyễn, và lũ Việt Gian “cố vấn” xuất hiện tại San José ngày 14/7 phải biết điều đó. Obozo, Kerry, và đám dân biểu, thượng nghị sĩ trong Quốc Hội, và những tên nhà báo Cấp tiến, phản chiến, thiên Cộng kinh niên, bất trị –bây giờ chủ trương hòa giải vô điều kiện với VC– phải biết điều đó. Những kẻ này phải biết thêm rằng khinh chê, vứt bỏ lá Cờ Vàng, dưới bất cứ hình thức nào, với bất cứ lý do nào, bởi bất cứ ai, kể cả Obozo, Biden, Clinton, hay Kerry, là cố tình khiêu khích, chọc giận Cộng đồng Người Việt Quốc Gia, nếu không muốn nói gây chiến với họ. Dù chính sách thay đổi. Dù gió đã đổi chiều. Dù bạn và thù được Mỹ coi như xêm xêm, trong nồi cám heo “vĩ đại”. Dù gì, cũng mặc kệ.

Thực ra, tiện nhân chưa bao giờ đọc được, hay nghe được, lệnh cấm treo cờ Vàng từ Obozo hay Kerry, và Osius trong câu trả lời cũng không nói đó là lệnh cấm của ai. Chỉ có Mợ Thượng và Thằng Lỏi Láu Cá, bảo hoàng hơn vua, hoặc mưu toan trở cờ, nâng bi Mỹ, vì quyền lợi, hay vì quá ngu đần, bịa ra, để hù dọa những đồng hương yếu bóng vía. Ở xứ Mỹ tự do này, chính phủ nào có quyền cấm Người Việt Tỵ Nạn treo tại Cộng đồng của họ, hay cầm trên tay, lá Cờ Vàng –lá cờ mà nếu không còn đưọc pháp luật Mỹ và Quốc tế xem là biểu tượng của quốc gia VNCH đã mất, thì ít ra, trong lòng mỗi người Việt chân chính, cũng là dấu tích của một lý tưởng cao đẹp, của một cuộc chiến đấu hào hùng, và một tấm lòng thủy chung vô bờ đối với đất nước những ngày xưa cũ? Cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và trên thế giới, tuy nhỏ, nhưng là một thực thể, hay thực tế, rất quan trọng về nhiều mặt, mà không một chính quyền sở tại nào được phép coi thường.

Nghĩa là việc tên Đại sứ Osius đã không muốn đứng dưới, hay chụp hình với, lá Cờ Vàng, là do quyết định cá nhân của hắn, vì sợ VC, vì nịnh VC, vì muốn lấy điểm với VC (nghe nói, tại San José, hắn gắn trên túi áo, hình Cờ Máu gắn với cờ Mỹ, nhân kỷ niệm 20 năm ngày Mỹ lập bang giao với VC). Giống y chang ả Tim, nguời Thụy Sĩ, tay sai VC, mấy năm trước đây, từ VN qua Mỹ năn nỉ xin tiền người Quốc gia để đem về cho VC, mà lại ngu, từ chối đứng dưới lá Cờ Vàng trên sân khấu, chưa nói là bỏ ra ngoài lúc chào cờ, bị đồng bào chửi như tát nước, khiến ả tởn tới già không dám bén mảng đến Mỹ nữa. Như chính Osius tuyên bố, một cách phi ngoại giao, hắn sợ mất cái job đại sứ béo bở tại Hà Nội, lần đầu mới vớ được, trên dưới chưa đầy một năm, mà hắn quá mê, vì đã tự trao nhiệm vụ: củng cố bang giao giữa Mỹ và VC, và khuyến dụ thanh niên VN cổ võ phong trào gay và lesbian và hôn nhân đồng tính –là điều tương đối dễ dàng trong một Việt Nam Cộng Sản mà đạo lý quá suy đồi hiện nay, so với các nước Á Châu khác2. Osius quên rằng VC là một lũ lưu manh, tráo trở, lừa bịp, xài luật rừng (xem gương của những thằng, những con Việt Kiều bị VC lừa đem tiền về nước làm ăn, rồi sau một thời gian, mất của, bị tù, phải ôm đầu máu, mếu máo chạy ra lại hải ngoại. Hay vụ viên phó lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, còn nhớ tên là Merchant (?), năm nào bị công an chận đánh công khai, tả tơi, trước ống kính quay phim, không cho đến thăm cha Nguyễn Văn Lý). Osius cũng quên rằng, chức đại sứ là một hình thức thưởng công, đền ơn cho phe đảng của (những) tổng thống Mỹ, chứ chẳng phải nhờ tài giỏi, công lao cá nhân, hoặc bất khả thay thế. Liệu sau 2016, với tổng thống mới, Osius có còn tại chức để phục vụ cho bạo quyền VC nữa thôi?

Hỏi tức là trả lời. Cái dại của Osius là đã quá tự tin, quá tự mãn, quá narcissist (tự tôn?) để trở thành một thứ người mất dạy, cà chớn, vô giáo dục: được mời đến nhà người ta mà bắt gia chủ giấu hình ảnh tổ tiên đi, là một thứ văn hóa nào vậy? Đến với Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Chống Cộng mà đòi dẹp bỏ lá Cờ Vàng thân yêu của họ thì còn có cái ngu nào hơn cái ngu này?

Bị chửi là phải lắm rồi. Chưa bị chổi chà đét vào đít là còn may đấy, hiểu không, Ted?


CHÚ THÍCH

1) Theo tài liệu giải mật (cf Google, hay Yahoo) chính Lodge đã cho phép bọn phản tướng giết cụ Diệm mà không thông báo trước cho JFK. NLGO tôi còn nhớ y bị dân Miền Nam lúc bấy giờ khinh ghét đến độ đã lấy tên y, “ca-bốt-lốt” (theo tiếng Pháp capote anglaise), hay “ông đại sứ”, đặt cho bao cao su ngừa thai (condom).



2) Trên tờ Washington Blade, số cuối năm 2014, sau ngày được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn cho làm đại sứ tại VN, tháng 10, 2014, Ted Osius mừng húm, tuyên bố: “Giấc mơ đã thành hiện thực. Tôi cảm thấy như đã chuẩn bị cái job này trong 25 năm.” Tức là từ 1990, trước cả khi Clinton quyết định bang giao với VC (1995). Năm 1997, hắn đã làm việc tại VN, như là một nhân viên xoàng tại tòa đại sứ Mỹ. Sau đó, Osius đút ống đu đủ bơm xếp trực tiếp, tức đương kim bộ trưởng Ngoại giao Kerry: “Ông yêu Việt Nam. Ông thực sự quan tâm đến Việt Nam. Ông muốn tôi vào đó” (He loves Vietnam […] He really cares about Vietnam and he wanted me in). Trong buổi thảo luận tại Thượng Viện, Osius tuyên bố với Ủy ban Ngoại giao TV rằng bây giờ đã đến lúc “Mỹ cần duyệt xét bãi bỏ lệnh hạn chế buôn bán vũ khí cho VN -đang mua hầu hết vũ khí từ Nga […]” Osius nói công việc chính của hắn, trong chức vụ đại sứ, là sẽ hoàn thành hiệp ước giữa hai quốc gia được Obama và Trương Tấn Sang ký kết năm 2012, gồm một số lãnh vực cộng tác, kể cả an ninh chính trị và phát triển kinh tế. Y nói, “Công việc, như tôi quan niệm, là lắp thịt vào những khúc xương của thỏa ước ấy” (My job as I see it is to put the flesh on the bones of that agreement). Ngoài ra, như một đại sứ công khai gay thứ 7 của Mỹ, hắn cũng muốn quần chúng VN công nhận quyền của LGBT (người đồng tính) tại đó. Y nói: “Tôi muốn được [NLGO: lịch sử] nhớ như là một người thực sự đã gắn sâu mối quan hệ; thực sự đã làm những việc lớn lao cho quan hệ giữa hai quốc gia Mỹ và Việt Nam; đã thực sự là một người hữu hiệu; đã kính trọng VN, kính trọng dân Việt Nam; nói tiếng của họ; biết rành Việt Nam và là gay […] . Như thế mới là điều tôi muốn được nhớ tới” ( I would like to be remembered as someone who really deepened the relationship; really did great things for U.S.-Vietnam relations; was really, really effective; respected Vietnam; respected its people; speaks its language; knows the country well and who happens to be gay, he told the Blade. That’s how I would like to be (remembered). Sau cùng, Osius tháp tùng Nguyễn Phú Trọng trong chuyến Mỹ du vừa qua, với tư cách thông dịch viên.

3) Cũng như việc Obozo là một tín đồ Hồi giáo (Muslim), lý lịch và lập trường chống tư bản của y có tài liệu hẳn hoi, kể cả trong sách hồi ký của y, không phải chuyện bịa đặt hay vu khống, mặc dù đã nhiều lần y công khai chối không phải là Muslim hay thiên Cộng: a- Cha y là một người Cộng sản, mẹ là một cảm tình viên (sympathizer) CS; b- Thời trẻ, y được bảo trợ (mentored) bởi tay Cộng sản Frank Marshall Davis; làm bạn với những đồng môn và giáo sư Marxist trong trường Occidental College; tham dự những buổi hội thảo của những Học giả có khuynh hướng Xã hội (Socialist Scholars Conferences) tại New York; được huấn luyện về phương pháp tổ chức cộng đồng (community-organizing methods) của Saul Alinsky, một bạn đồng hành CS; nối dây liên hệ cá nhân và chính trị mật thiết với tổ chức cộng đồng thiên tả ACORN, và với những tay tổ marxist nổi tiếng (đồng thời là cựu khủng bố quốc nội) Bill Ayers và Bernardine Dohrn; được chỉ định làm việc tại một văn phòng chính trị đầu tiên bởi Alice Palmer, một nhân vật thân Liên Xô tại Illinois; thập niên 1990s, là thành viên của New Party, một liên đảng chính trị xã hội; quan hệ gần gũi với Midwest Academy, một cơ sở huấn luyện cấp tiến mà tác giả Stanley Kurtz đã mô tả như một “tổ chưc xã hội bí mật” (crypto-socialist organization). c- Obozo đã trong vòng 20 năm đến dự lễ tại nhà thờ của Mục sư Jeremiah Wright, người giảng về lý thuyết Marxist và thần học khai phóng (liberation theology, khai thác người nghèo). d- Là tổng thống, Obozo bổ nhiệm Carol Browner, một cựu “ủy viên” (commissioner) của Quốc tế Xã hội làm “thủ lãnh môi trường” (environment czar); sử dụng giám đốc Liên Lạc của Tòa Bạch Ốc, Anita Dunn, để trích dẫn lời của Mao Trạch Đông mà y thị xem như một trong “những triết gia chính trị yêu thích nhất” (favorite political philosophers); bổ nhiệm làm “lãnh tụ khoa học” (science czar), John Holdren, người xem chủ nghĩa tư bản là một hệ thống tự bản chất có tính cách hủy hoại môi trường; bổ nhiệm Van Jones, một cựu Cộng sản Cách mạng lâu năm làm “green jobs czar” (thủ lãnh tìm những job xanh, tức bảo vệ môi trường); e- Obozo cổ động mạnh mẽ cho việc tái phân phối tài sản đồng đều trong nước Mỹ và trên toàn thế giới…

4) Trong quyển Unfit for Command, của John O’Neill, Regnery Publishing, INC, xuất bản, năm 2004, chương 7 có tựa đề "Meeting with the enemy" (Gặp gỡ kẻ thù, tr. 123-137), và chương 9, "Kerry’s Communist Honors" (Vinh dự Cộng sản dành cho Kerry, tr. 167-174), nói về những hoạt động thân VC của John Kerry, đương kim bộ trưởng Ngoại giao của Obozo. Quả vậy, tên phản chiến kiêm phản bội Kerry đã góp phần không nhỏ trong việc làm quân Mỹ bại trận kéo theo sự sụp đổ của Miền Nam chúng ta, và đã được Cộng sản thưởng công xứng đáng. Như sau: Sau bốn tháng phục vụ ở Việt Nam, Kerry trở về Mỹ, nhờ những chiến thương và huy chương mà nhóm "Swiftees" cho là "lèo" (“fraudulent”, tr. 71), và trở thành phát ngôn nhân của nhóm "Vietnam Veterans Against the War" (Cựu quân nhân Mỹ ở Việt Nam chống chiến tranh), ra Quốc hội tố cáo "tội ác" của lính Mỹ, và của chính y, tại Việt Nam. Vấn đề chính yếu ở đây, đối với O’Neill, là những lời lẽ mà Kerry đã sử dụng năm 1971 giống hệt như những luận điệu của Việt Cộng được tình báo KGB Liên Xô dạy cho. a- Theo Ion Mihai Pacepa, sĩ quan KGB cao cấp đào thoát sang Tây phương, KGB đã bỏ hàng triệu Mỹ kim để xuyên tạc sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam và tạo ra "những lời tố cáo hằn học mà Kerry đã lặp lại gần như từng chữ tại Quốc hội Mỹ và gieo trồng vào các phong trào thiên tả cùng khắp Âu Châu."(123-124). Trong quyển The Many Faces of John Kerry, WND Books, Tennessee, 2003, tác giả David N. Bossie, chủ tịch Hội bảo thủ “Citizens United ở Washington DC”, viết rằng phi công John McCain, khi còn trong nhà giam Hỏa Lò, đã nghe những lời tố cáo này của Kerry và đã bị bọn Việt Cộng "quay tơi bời" (bombarding), cùng với những tù nhân khác, bởi những câu hỏi về “tội ác chiến tranh” mà Kerry đã dựng đứng lên và gán cho họ (61). b- Tháng 6, 1971, Lê Ðức Thọ đến Paris dự hòa đàm trong phái đoàn Cộng sản Bắc Việt và gặp Nguyễn Thị Bình của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mà ai cũng biết là tay sai của Hà Nội. Vài ngày sau khi gặp Thọ, Thị Bình đã tung ra đề nghị bảy điểm để chấm dứt chiến tranh, dựa trên ý kiến của thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, trong đó có điều khoản bắt buộc Mỹ, nếu muốn lấy tù binh về, phải ấn định thời gian "rút toàn bộ, đơn phương, quân đội ra khỏi Việt Nam." (O’Neill, 126). Nhưng trước đó khoảng một năm, Kerry đã đến Paris, với tư cách cá nhân, để "nói chuyện riêng với đại diện cao cấp của phái đoàn Cộng sản", theo lời ủy ban tranh cử (tổng thống) của Kerry thú nhận (O’Neill, 127). Lúc đó (năm 1970), sự việc này còn là tin đồn, nhưng vào ngày 22/4/1971, được công khai xác nhận bởi chính Kerry trong buổi điều trần trước ủy ban Fulbright. Y nói: "Tôi đã đến Paris. Tôi đã nói chuyện với cả hai phái đoàn trong hòa đàm, có nghĩa là Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời [ghi chú của NLGO: tức Mặt trận giải phóng miền Nam]" (O’Neill, 137). Người đại diện cao cấp được nhắc đến đó là Nguyễn Thị Bình, và trong buổi nói chuyện có cả hai phe Cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ngày 22/7/1971, Kerry tổ chức họp báo ở Washington DC, và đại diện cho tổ chức "Cựu Quân Nhân Mỹ ở Việt Nam chống chiến tranh" y công khai yêu cầu Tổng thống Nixon chấp nhận kế hoạch bảy điểm của Thị Bình, vì theo y, Cộng sản Việt Nam đã hứa thả tù binh rồi, thì Nixon không nại cớ gì để không định ngày rút quân (O’Neill, 127). c- Theo hồ sơ FBI theo dõi nhóm "Cựu quân nhân chống chiến tranh", mục tiêu quan trọng của nhóm này, vào năm 1971, là gửi đại diện sang Paris hoặc Hà Nội để gặp gỡ kẻ thù. Ngoài Kerry, còn có "đồng chí" Al Hubbard, thủ lãnh của nhóm –một anh trung sĩ Không quân da đen, nhưng mạo danh là Ðại úy phi công ở Việt Nam bị thương khi thi hành công tác (O’Neill, 125). Hubbard đã đến Paris để gặp Xuân Thủy, trưởng đoàn Cộng sản Bắc Việt, và người của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và đạt thỏa thuận là Cộng sản sẽ "thả một số tù binh Mỹ cho nhóm ‘Cựu quân nhân chống chiến tranh’, với điều kiện là nhóm này gửi một phái đoàn đến Hà Nội vào khoảng lễ Giáng sinh." (O’Neill, 131). Ngoài ra, cũng theo lời Hubbard, hai bên hứa cộng tác đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ. d- Kerry lại sang Paris lần thứ hai mùa hè 1971 để gặp đại diện Cộng sản bàn về việc thả tù binh và củng cố lực lượng cho nhóm chống chiến tranh của mình và phong trào phản chiến. Gerald Nicosia, một sử gia ủng hộ nhóm “Cựu quân nhân chống chiến tranh" và rất thân Kerry, đã xác nhận điều này trên báo Los Angeles Times ngày 24/5/2004, qua những tài liệu ông có được từ FBI (O’Neill, 135). e- Theo FBI, ngày 14/6/1971, Kerry, trong bài diễn văn đọc tại cơ quan YMCA, Philadelphia, đã không tiếc lời ca tụng Hồ Chí Minh và gọi tên tội đồ này là George Washington của Việt Nam, đồng thời lên án gắt gao Hoa Kỳ về những hoạt động tại Việt Nam (O’Neill, 137). f- Qua sự điều tra chính xác và mới nhất, tác giả của Unfit for Command cả quyết rằng hiện nay trong Bảo Tàng Viện Di Tích Chiến Tranh (War Remnants Museum) ở Thành phố Hồ Chí Minh –trước kia mang tên Bảo Tàng Viện Tội Ác Chiến Tranh– có treo một bức ảnh của John Kerry trong một phòng với tiêu đề "Thế giới ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến" (The World Supports Vietnam in its Resistance, O’Neill, 167), kế bên hình của các lãnh tụ Trung Cộng, các nhóm khủng bố như Fatah (thuộc Mặt trận giải phóng Palestine), và đặc biệt ảnh của David Miller, một tên phản chiến Mỹ khác, đang đốt thẻ quân dịch vào năm 1965, v.v... Hình chụp năm 1993 lúc Kerry bắt tay “đồng chí” Ðỗ Mười, Tổng bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam, được Jeffrey M. Epstein trong nhóm "Vietnam Vets for the Truth" (Cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam cho Sự Thật. Ghi chú của NLGO: nhóm này không phải nhóm hải quân "Swiftees" của O’Neill) cho là một bằng chứng rằng Cộng sản "rõ ràng ghi nhận công lao của John Kerry đóng góp cho sự chiến thắng của họ." (O’Neill, 168). Phòng triển lãm tràn ngập những biểu ngữ, hình ảnh chống chiến tranh từ các phong trào phản chiến khắp thế giới đã ủng hộ Cộng sản trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Kerry chối rằng y chụp hình với Ðỗ Mười khi tháp tùng phái đoàn Mỹ đến Việt Nam tìm các quân nhân mất tích. Cũng OK đi! Nhưng, theo O’Neill, bức hình được treo trong Bảo tàng viện như một hình thức tri ân của Cộng sản đối với Kerry lại là một chuyện khác (172). g- Trong sách The Many Faces of John Kerry (tạm dịch: John Kerry, người muôn mặt) của David Bossie, cựu Trung tá Oliver North –có hai chiến thương bội tinh tại Việt Nam, hiện là phóng viên của đài Fox News– nói rằng trong hồi ký của tướng Cộng sản Võ Nguyên Giáp, xuất bản năm 1985, tên của Kerry được nhắc đến như một người đã góp công lớn cho Cộng sản, vì nếu không có những người phản chiến như Kerry, Giáp viết, thì Cộng sản khó mà chiến thắng. h- Cuối cùng, O’Neill nhắc đến việc Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Kerry ngăn không cho Thượng viện Mỹ thảo luận Dự luật Nhân Quyền (H.R. 2833) bất lợi cho Việt Nam, mặc dù dự luật đã được Hạ viện chấp thuận năm 2001 với số phiếu 410-1. Vì vụ này, Kerry đã bị đồng bào phe ta ở Massachusetts kéo tới văn phòng của y để phản đối. k- Tin mới nhất từ Net: Kerry hiện đang ở Hà Nội để mừng lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập bang giao giữa Mỹ và VC. Nhân dịp này, Kerry tuyên bố: “Các tiến bộ về nhân quyền và thượng tôn luật pháp sẽ tạo những cơ sở phát triển quan hệ đối tác chiến lược (giữa hai nước) sâu rộng hơn và bền vững hơn”. Mặc nhiên ca ngợi VC có tiên bộ về nhân quyền.

5) Bà Ngô Đình Nhu, tại Beverly Hill, CA, cùng với con gái Lệ Thủy: “Whoever has the Americans as allies does not need enemies.” cf Howard Jones, Death of a Generation, 2003, New York City, Oxford U. Press, p. 407.

6) Trích thư của Tiến sĩ Nguyễn Văn Thái, Philadelphia: “Clinton đến Bush rồi đến Obama đối ngoại đều theo một chính sách chung được lèo lái đàng sau bởi nhóm tài phiệt. Từ hard power foreign policy (dùng sức mạnh vũ khí và quân đội: tốn kém quá nhiều mà không đạt kết quả) đến soft power ("dụ khị và tiền", nhưng tiền là chính và thua Tàu về chính sách này để Tàu chiếm gần hết Phi châu vì TC bỏ tiền ra mà không có điều kiện gây bất ổn cho địa vị của những tên độc tài), và nay là "smart power" có nghĩa là sức mạnh quân sự chỉ để "hù", kinh tế như cấm vận là biện pháp trừng phạt dự trù, và điểm chính là nhập cuộc (engagement): sẵn sàng đối thoại với bất kỳ quốc gia nào bất kể khác biệt về chính kiến, ý thức hệ, và hệ thống chính trị và chính quyền; chỗ nào đồng thuận thì hợp tác, chỗ nào bất đồng ý kiến thì "hạ hồi phân giải". Chính sách "hạ hồi phân giải" này đã đẩy 90% dân số VN vào thân phận nô lệ, bị trấn lột và đàn áp dã man, một tình trạng mà chính quyền Mỹ biện minh là vấn đề nội bộ và chủ quyền của VN. Kết quả của chính sách này có lợi cho tài phiệt Mỹ: (1) không phải thí mạng lính, ít tốn kém, (2) không mất nhân tâm, (3) cơ hội đầu tư kinh tế có lợi cho tài phiệt Mỹ và tư bản đỏ VN (lợi tức cho VN có được phân phối cho dân VN hay không là vấn đề chủ quyền của VN, Mỹ không can dự, và (4) về lâu về dài có thể kéo VN về phía Mỹ (theo tính toán của Mỹ qua các surveys thì đa số dân VN muốn theo Mỹ và ghét Tàu nên Mỹ cho là "thiên thời" rất tốt và đó là lý do Ted Osius đi "du thuyết" cộng đồng người Việt hải ngoại. Dĩ nhiên là những người còn thương đất nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam thấy rõ là chính sách ngoại giao hiện tại của Mỹ chỉ có lợi cho Mỹ (tài phiệt), nhưng không màng đến thân phận đoạ đày của 90% nhân dân Việt Nam đang bị trấn lột và đàn áp khắc nghiệt. Người Việt tại Mỹ chỉ là một thiểu số rất nhỏ (tất cà người Á đông chỉ chiếm khoảng 3% dân số toàn quốc) nên chưa đủ sức mạnh để thay đổi chính sách của chính quyền Mỹ. Cho nên bài toán cho những nhà hoạt động cho tự do và dân chủ cho VN là làm thế nào lật đổ được chế độ CSVN mà không có sự chống đối hay cấm cản của chính quyền Mỹ, trái lại rất có thể có được sự hỗ trợ của chính quyền Mỹ và của thế giới tự do. Vấn đề là hiểu Mỹ và đưa ra chiến lược và chiến thuật thích hợp.”

7) cf

8 ) cf Google, Ted Osius, “Notes”.

9) Xin mở link: http://news.zing.vn/Co-do-sao-vang-tung ... ttps://ci3.

10) cf video buổi “hội luận” giữa Điếu Cày và Ban Biên Tập Bản Tin Hoa Thịnh Đốn, được diễn ra ngày 23/11/14 tại Annandale, VA, và mới đây, 19/7, trong buổi gặp gỡ với những cựu tù nhân chính trị, Khu Hội Bắc Cali, tại San José.

cf

11) Do một ông bạn, Hải Quân Đại úy, chuyển từ Đức quốc:

cf bài: “ĐÁM ĐÓN GIÓ TRỞ CỜ NHẨY BÀN ĐỘC: BƯNG BÔ CSVN, NÂNG BI MỸ, PHẢN BỘI DÂN TỘC” bởi Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế, Geneva, 20.07.2015

Web : http://VietTUDAN.net. (Trích một đoạn ngắn): “Đám người này đã từng âm mưu xóa NGÀY QUỐC HẬN 30/4 và NGÀY QUÂN LỰC VNCH 19/6 nhằm nịnh bợ CSVN chờ ngày nhẩy bàn độc đứng chung với CSVN chia nhau những mẩu bánh rơi rụng. Trong khi CSVN đang đi đến chỗ tan rã, thì Hoa kỳ và cũng cái đám người nịnh bợ CSVN này, lại nâng bi Mỹ tìm cách cứu vớt Cơ chế CSVN dưới Giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp trá hình nhằm kéo dài thêm cái đảng cướp CSVN trên đầu Dân Tộc […]”

Xin mở:



http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamne ... 81545.html]

Tiện nhân tin chắc rằng tất cả quý vị đều đã nhận, đọc bài, xem video về những vụ xảy ra trên.

Portland, 7 August 2015
Người Lính Già Oregon,
cựu sĩ quan VNCH, cựu tù nhân cải tạo, cựu tù nhân vượt biên,
đương kiêm tỵ nạn VC tại Mỹ,
quyết bảo vệ Cờ Vàng, chống VC cho tới sau hơi thở cuối cùng.

kalua
Posts: 838
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Nỗi vinh nhục của tượng đài

Tạp ghi Huy Phương


Năm 1999, việc Trần Trường treo ảnh Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng trong tiệm băng nhạc của y đã đưa đến một cuộc biểu tình phản đối dữ dội
của những người tỵ nạn Cộng Sản tại Nam California kéo dài 52 ngày đêm ròng rã. Trần Trường nghĩ rằng hành động của y đáng để
cho Việt Cộng mang ơn, nhưng sự thật đây là một chuyện trắc nghiệm, gây hậu quả không ai lường trước được
và lòng căm thù Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản bộc phát, dâng cao.

Image
Tượng Lenin ở Kiev, Ukraine, bị kéo đổ hôm 8 Tháng Mười Hai, 2013.
(Hình: Anatoli Boiko/AFP/Getty Images)

Vào đầu Tháng Tám năm nay, chính quyền tỉnh Sơn La vừa tuyên bố sẽ xây tượng đài Hồ Chí Minh 1,400 tỷ tại đây. Chuyện chưa biết sẽ ra sao, nhưng từ ngày Sơn La có quyết định này, cả nước, và đồng bào hải ngoại không ngớt lên tiếng chê bai, chửi rủa hết lời. Hình ảnh xấu xa của Hồ Chí Minh và bọn cầm quyền vô lại, lại được đưa ra làm mục tiêu cho quần chúng ném đá, trát bùn. Phải chăng đây cũng là một lần trắc nghiệm nữa về hình ảnh của “Bác?”

Bọn bồi bút và ngay cả “chính Bác”(CB) vẫn thường tranh nhau viết về cuộc đời thanh liêm, đơn giản của “Bác.” Tiêu biểu nhất là chuyện “đôi dép râu.”

Trong thời gian kháng chiến, mà sau ngày trở về Hà Nội, “Bác” vẫn đi đôi dép cao su đã mòn vẹt, “bảo vệ” đề nghị với “Bác” mua một đôi dép mới để thay, nhưng “Bác” gạt đi cho là lãng phí! Anh em “bảo vệ” liền tráo một đôi dép khác, không mới để “Bác” khó nhận ra, nhưng còn tươm tất. Nhưng cuối cùng “Bác” cũng biết, và nằng nặc đòi bảo vệ trả lại đôi dép cũ cho “Bác!”

Trong thư gửi Báo Vệ Quốc Quân vào Tháng Ba, 1947, “Bác” có câu: “Tuyệt đối không đem của công dùng vào việc tư, không động đến cái kim sợi chỉ của dân; khi đến đóng, lúc kéo đi, phải giữ gìn nhà, vườn của dân cho sạch sẽ; mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường.”

Chuyện này, đám con cháu “Bác” chuyên làm ngược lại.

Trong di chúc trước khi “bước sang từ trần,” “Bác” đã dặn phải thiêu xác và rải tro đi khắp nước, tuy nhiên chúng nó không chịu thiêu “Bác” mà rình rang xây lăng mộ như các bậc vua chúa thời xưa. Số tiền tốn kém cho lăng này không bao giờ được tiết lộ, nhưng chỉ việc phải nhờ chuyên viên ướp xác Liên Xô, lăng chống được bom đạn, địa chấn, được xây dựng bằng đủ các thứ gỗ, đá, cây trồng quý giá vận chuyển từ khắp các địa phương trong nước, trong lúc còn chiến tranh thì tổn phí phải nói là không nhỏ.

Xây lăng xong, Bắc Việt phải nghĩ đến việc bảo vệ lăng.

Để bảo vệ lăng “Bác” một đơn vị quân đội được đặt tên là Đoàn 969 với quân số của một sư đoàn (10,000 người) do nhân dân đóng thuế nuôi, chỉ dùng cho mỗi việc bảo vệ một các xác khô. Bảo vệ là đúng, vì chúng ta còn nhớ, vào ngày 3 Tháng Hai, 2014, bốn thành viên của Pháp Luân Công đã mang búa tạ vào để đập bể lăng “Bác.”

Về chuyện “không động đến cái kim sợi chỉ của dân; ...mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường” như lời “Bác” dạy thì chúng không thèm “động đến cái kim sợi chỉ của dân” nhưng tham ô, cướp đất, đuổi nhà, làm giàu trên chuyện tham ô, hối lộ khiến cho đảng càng ngày càng giàu mà dân mỗi năm mỗi đói.

Câu kinh nhật tụng của bọn tham ô vận dụng để xây tượng “Bác” là “nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm” của đồng bào các dân tộc, trong khi thật sự nguyện vọng của đồng bào xứ này là cầu cho có bữa cơm no, có trường cho trẻ em học đàng hoàng và đến trường khỏi đu dây “biệt kích!” Trong khi nguyện vọng của chính quyền là muốn có thêm tiền bỏ túi.

Chúng ta khó tưởng tượng ra là hiện nay trên cả nước đã có 134 tượng đài “Bác” xây dựng trong khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị, trong đó có tới 45 tượng “Bác” với bộ đội Biên Phòng và “Bác” đứng ngồi tại các quảng trường là 31 cái.

Như vậy cũng chưa đủ, hiện nay chúng còn muốn xây thêm 58 tượng đài “Bác” nữa, theo đề nghị ở các tỉnh đủ loại như “Bác” đứng vẫy tay chào, “Bác” ngồi đọc sách, “Bác” với các cháu thiếu nhi, “Bác” với đồng bào dân tộc... Đại khái là sẽ có tượng đài “Bác” với thanh niên xung phong ở tỉnh Bắc Kạn; tượng “Bác” với nông dân ở Thái Bình; tượng “Bác” và bố “Bác” tại Bình Định... Các tỉnh được hưởng “xái” xây tượng đài là Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Ngay tại Tòa Đô Chánh cũ ở Sài Gòn trước đây đã xây tượng “Bác” ngồi đọc sách, có lẽ ngồi lâu sợ “Bác” đau lưng, không tiếc tiền của dân, Cộng Sản đập đi và thay vào đó là bức tượng “Bác” đứng, lại khánh thành tưng bừng, có các em chân dài múa may trước mặt “Bác.” Các tỉnh tranh nhau để được xây tượng “Bác.” Bắc Ninh nói: “Tỉnh có vinh dự đón Bác 18 lần, vậy mà chưa có tượng đài nào!” Hải Phòng cũng khiếu nại muốn dựng tượng Bác vì “Bác” đã chín lần về thăm Hải Phòng. Như vậy rồi đây, tượng “Bác” sẽ lềnh khênh, ra ngõ là “gặp anh... hồ!”

Sẽ có tượng “Bác” ở làng Sen, nơi Bác sinh ra; ở Pắc Bó nơi “Bác” tắm suối và gặp mẹ của Nông Đức Mạnh; ở số 66 Hàng Bông Nhuộm, nơi xảy ra mối tình “Bác” với Nông Thị Xuân; ở Phan Thiết, nơi “Bác” đi qua, ở bến Nhà Rồng nơi “Bác” lên tàu... Ôi làm sao kể xiết những dấu chân của “Bác” để lại!

Việt Nam sẽ điên đầu với những tượng đài!

Với chủ trương tôn sùng cá nhân, tượng đài các quốc gia Cộng Sản mọc lên như nấm sau cơn mưa. Từ Lenin, Stalin, cho đến Mao Trạch Đông, cha con nhà họ Kim II-sung, Kim Jong-il, và Hồ Chí Minh. Cũng theo thứ tự như thế, lần lượt các chế độ Cộng Sản tàn lụi trên trái đất, sẽ chôn vùi theo các tượng đài.

Những năm gần đây, thế giới đã muốn xóa bỏ dấu tích của quá khứ Cộng Sản. Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ một thời gian, hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Dushanbe (thủ đô của Tajikistan), kéo sập tượng Lenin. Năm 1994, chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng Karl Marx ở khuôn viên đại học Corvinus, và ở khắp nơi các tượng đài Lenin, Stalin đều đã bị phá bỏ.

Cuối năm 2012, Mông Cổ đã cho dỡ bỏ bức tượng Lenin cuối cùng khỏi thủ đô Ulan-Bator. Tháng Tám, 2013, tượng Lenin ở Kiev đã bị giật sập, khởi đầu từ đó, tượng của Lenin trở thành mục tiêu phá bỏ tại các thành phố Ukraina khác như Zhytomyr, Boyarka, Slavuta, Bila Tserkva, Khmelnitsky và Bila Tservka.

Trong khi ở Việt Nam, ông Lenin của nước Nga vẫn còn đứng ở vườn hoa nước mình!

Ngày nay Stalingrad đã trở lại với Volgograd, Leningrad đã trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày trở lại tên Sài Gòn là lúc dân chúng Việt Nam “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc...” chúng ta kéo nhau đi đập nát những tượng đài...

Nỗi nhục của tượng đài không phải là lúc bị lật đổ, mà cả những lúc được dựng lên trong nỗi ta oán của quần chúng. Đó cũng là một lối tiêu xài hoang phí của đám cầm quyền trên nỗi lầm than, cơ cực của những người dân sống chung quanh tượng đài.

User avatar
MatVit
Posts: 854
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

Tượng đài nghìn tỉ: Con số mà biết nói năng

Tỉnh Sơn La vừa ra nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh tại thành phố Sơn La. Điều đáng nói, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỉ đồng.

Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 20ha, trong đó tượng Hồ Chí Minh cao từ 5 - 8m, quảng trường có sức chứa 20.000 người, đền thờ Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bảo tàng tổng hợp… dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019.

Truyền thông trong nước thời gian qua đưa tin về những con số “khủng” cho các dự án như: 11.000 tỉ đồng xây bảo tàng lớn nhất Việt Nam; 1.475 tỉ làm đường khu tưởng niệm Chu Văn An; tượng đài mẹ Việt Nam 411 tỉ đồn;, Văn Miếu 271 tỉ đồng ở Vĩnh Phúc; tượng phật 500 tỉ và mới đây nhất là dự án tượng đài Hồ Chí Minh lên tới 1.400 tỉ.

“Khi thông tin Sơn La sẽ xây dựng công trình tượng đài 1.400 tỷ, người dân tất cả mọi nơi rất bức xúc. Nhiều người trong số
họ và ngay cả bản thân tôi đã từng dè xẻn chi tiêu, từng lăn lộn ở khắp vùng Tây Bắc để đi làm từ thiện, chúng tôi không thể không phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của chính quyền Sơn La.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng.

Đối lập với những con số đầu tư trên là những khoản nợ không kém phần “khủng”: Nợ quá hạn nước ngoài hơn 310 triệu USD, nợ công Việt Nam có thể lên đến 60% GDP, trung bình một người Việt Nam gánh 950 USD nợ công.

Trong tình hình Việt Nam còn nghèo, thường xuyên phải gánh chịu thiên tai, thì những nhu cầu cơ bản sẽ thiết thực hơn những bức bức tượng chỉ để ngắm mà không thể ăn. Vì vậy, đã có không ít ý kiến phản đối dự án này và họ đã bắt đầu chiến dịch chụp ảnh cùng thông điệp phản đối dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng, một trong những người đứng ra kêu gọi đăng ảnh phản đối dự án trên, đã chia sẻ với VOA Việt ngữ: “Sơn La là một trong các vùng kinh tế nghèo đói bậc nhất Việt Nam. Hàng năm nhà nước phải cứu trợ rất nhiều cho Sơn La. Chính vì vậy tôi cực lực phản đối việc đầu tư xây dựng quần thể tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La và kể cả ở nơi khác trong tương lai vì đây là dạng công trình không thiết thực đến đời sống nhân dân”.
Image
Anh Nguyễn Lân Thắng chụp ảnh cùng thông điệp phản đối dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.
Chia sẻ thêm về những bức xúc của mình, anh Thắng cho biết, “trong khi tại các vùng ngoại vi vẫn đang rất thiếu trường học, bệnh viện, trạm y tế, thiếu đường giao thông nông thôn cùng các công trình phụ trợ khác phục vụ đời sống người dân thì trụ sở các cơ quan đảng, chính quyền cùng các đoàn thể đã rất nguy nga trong khi Sơn La không phải vùng kinh tế phát triển hay công nghiệp lớn”.

“Với những bất cập trên, việc xây tượng đài nghìn tỉ vô hình chung sẽ tiếp tục đặt gánh nặng lên nền kinh tế vốn đã yếu ớt của Việt Nam. Tất cả những việc đầu tư này cuối cùng sẽ lại đánh lên đầu người dân thông qua các loại thuế, phí”, anh Thắng nói với VOA Việt Ngữ. “Khi thông tin Sơn La sẽ xây dựng công trình tượng đài 1.400 tỷ, người dân tất cả mọi nơi rất bức xúc. Nhiều người trong số họ và ngay cả bản thân tôi đã từng dè xẻn chi tiêu, từng lăn lộn ở khắp vùng Tây Bắc để đi làm từ thiện, chúng tôi không thể không phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của chính quyền Sơn La”.

Dù vấp phải ‘bão’ dư luận cho rằng, Sơn La là tỉnh nghèo, xây dựng tượng đài với tổng vốn đầu tư lớn như vậy là lãng phí, quan chức Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch tỉnh này được báo chí trích lời nói rằng “đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc không thể cân đong đo đếm được”.


Rất nhiều người phản đối, rất nhiều người lên tiếng. Và tôi tin là mọi việc chi tiêu công lãng phí vô tội vạ như hiện nay sẽ buộc phải chấm dứt nếu phản ứng của quần chúng đủ mạnh. Đấy là tiền thuế của chúng tôi, chúng tôi phải kiểm soát

Anh Nguyễn Lân Thắng nói.

Cũng trong thời điểm này, truyền thông trong nước đưa tin về việc Việt Nam sẽ còn xây dựng tiếp khoảng 58 quần thể tượng đài Hồ Chí Minh trên khắp cả nước từ nay đến năm 2030.

Anh Thắng không ngần ngại chia sẻ: “Qua phản ứng của dư luận trong vài ngày gần đây thì dân đã khác. Rất nhiều người phản đối, rất nhiều người lên tiếng. Và tôi tin là mọi việc chi tiêu công lãng phí vô tội vạ như hiện nay sẽ buộc phải chấm dứt nếu phản ứng của quần chúng đủ mạnh. Đấy là tiền thuế của chúng tôi, chúng tôi phải kiểm soát”.

Một trong những người bức xúc với việc xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã từng có nhiều chia sẻ rất thẳng thắn về những bất cập tại Việt Nam, viết trên trang Facebook cá nhân:


“Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Khi gõ cụm từ khóa “chương trình từ thiện” trên công cụ tìm kiếm Google đã có khoảng 1.040.000 kết quả trong vòng 0,40 giây, điều đó cho thấy rất nhiều đơn vị, cá nhân đang từng ngày từng giờ kêu gọi đóng góp làm từ thiện, chia sẻ với đồng bào miền núi nói riêng và người dân nghèo cả nước nói chung.

Đó là những tấm lòng ngày đêm trăn trở với khó khăn mà người dân nghèo đang phải đối mặt.

Có thể nói, việc vung tiền cho những dự án không thiết thực khi thông tin thiên tai hoành hành tràn ngập mặt báo mấy ngày nay đã như một cú đánh trực diện vào những tấm lòng trăn trở với Việt Nam.


http://www.voatiengviet.com/content/tuo ... 02510.html

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »


Nỗi Buồn Tiếng Việt Thời CS


Vi Anh

Thế hệ của những người xấp xỉ tám mươi ở Nam kỳ lục tỉnh thuộc địa trực trị của Pháp đều bị bó buộc phải học tiếng Pháp như chuyển ngữ (langue véhicule, vehicle language) ở trường công lập. Mãi khi chánh quyền được trao trả lại cho người Việt, lên đại học mới được học chương trình bằng tiếng Việt. Công lao của quí vị giáo sư tiền bối xuất thân từ trường Pháp giúp Việt Nam hoá nền giáo dục phổ thông và chuyên môn thật là vô lượng.

Những danh từ luật học, triết học, khoa học, quân sự, hành chánh, chánh trị, kinh tế, v.v... căn bản dịch ra từ Pháp văn làm nền tảng cho chương trinh giáo dục VN xuất hiện trong giai đoạn này, đa số là do những giáo sư, học giả dịch từ Pháp văn mà ra. Nên văn phạm và chánh tả tiếng Việt của người học chương trình thuộc địa Pháp trước đó có thể nói rất yếu vì chỉ học lóm, chớ trường Việt thời Pháp hầu như không có dạy, mà có thì tiếng Việt bi coi là “sinh ngữ”, một tuần hai giờ là cao ở trung học. Trong khi đó tiếng Pháp trong chương trình Đông Dương (DEPSI, Diplôme d Etudes Primaires Supérieures Indochinoises như bằng Trung Học Đệ Nhứt Cấp chương trình Việt) học sinh nào viết nghị luận luân lý Pháp mà trật ba lỗi chánh tả, văn phạm thì bài bị loại, thầy không chấm bài nữa. Lên đệ nhị cấp chương trình Pháp, học hai năm Seconde và Première thi Bac 1 (Tú Tài 1) và 1 năm Termnale nữa thi Bac 2 (Tú Tài 2), ai mà bị 3 lỗi khi viết luận văn học hay triết học thì cũng bị loại, coi như đợi thi kỳ hai hay năm sau thi lại.

Nhừng người của thế hệ 80 bây giờ nhờ tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, đã nghe từ trong bụng mẹ, nhập tâm suốt cả đời và nhờ mấy năm học đại học tiếng Việt rồi ra làm việc đọc, viết công văn tiếng Việt, tự mò mẫm chánh tả, văn phạm VN, chánh yếu là tự học mà khá lên. Qua Mỹ mấy chục năm sống với cộng đồng người Việt, đọc viết bằng tiếng Việt, nhờ anh em trong toà soạn hiểu hoàn cảnh, thương tình nên sửa chánh tả, t hay c, v hay d, hỏi hay ngã, v.v... dùm.

Dù trình độ chánh tả, văn phạm tiếng Việt yếu do học lóm nhiều hơn học ở trường, thế mà người viết bài này cũng cảm thấy rất buồn cho tiếng Việt trong thời CS, có thể nói là quá tệ. Vì nhiệm vụ của một người viết bình luận cho báo nên hàng ngày phải theo dõi tình hình trong nước, phải xem hình ảnh, nghe lời nói của đồng bào trong nước, thấy tiếng Việt trong 50 năm nằm trong gọng kềm CS, sao tàn lụi không thể tưởng tượng nổi.

Sau 50 năm thời CS, tiếng Việt vốn là con thuyền chuyên chở văn minh Việt, nguyên là cái tâm, cái hồn Việt, tiếng Việt còn thì người Việt còn, nay không còn nữa. Cách nói tiếng Việt thời CS trong nước quen nói nhanh như muốn cướp lời người khác. Chữ Việt là đơn âm, chớ không phải đa âm, nên ông bà chúng ta ăn nói chẫm rãi, chỗ, chữ quan trọng ngâm nga ra như ngâm thơ, lên bổng xuống trầm giọng điệu để nhấn mạnh, để diễn cảm nên người Pháp, Mỹ thường nói tiếng Việt phát âm như một bài hát, với các dấu không, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Chữ Việt là đơn âm, một vần (monosylabic) chớ không phải đa âm, nhiều vần như chữ Pháp, Anh; nên nếu nói nhanh thì chữ này gần như nuốt chữ kia, như người Tàu nói xí xô xí xào, lắng tai nghe, nín thở nghe mà vẫn không kịp.

Cách nói nhanh nuốt âm của CS ảnh hưởng cách nói của người Việt một phần do cái loa của xã ấp, khóm phường, mỗi ngày nhồi nhét cách nói dai, nói dài, nói nhanh nuốt chữ một ngày 3 lần, một tuần 7 ngày, một năm 365 ngày, thành tiếng Việt mất thanh, sắc, chữ nghĩa của tiếng Việt.

Thêm vào đó CSVN chiếm được Miền Bắc trước Miền Nam cả hai chục năm, nên cán bộ, đảng viên, bộ đội gốc nông thôn tràn vô Hà Nội và các thành phố sau năm 1954. Sau 1975 số ấy từ Miền Bắc tràn vào Miền Nam và chiếm hầu hết các vị trí then chốt khi “tiếp thu” chánh quyền của Miền Nam từ Bến Hải xuống Cà mau. Nên ảnh hưởng CS Bắc Việt phủ lắp cả Miền Bắc rồi Miền Nam. Chữ nghĩa địa phương, cách phát âm, cách nói chuyện của những người CS Bắc Việt này theo cán bộ, đảng viên, bộ đội cũng tràn ra khắp nước từ chữ nói đến chữ viết.

Để bên cạnh những “từ CS” do CS lấy từ chữ Hán, chữ Tàu thay cho tiếng Việt đã có, đã dùng để chứng tỏ CS làm cách mạng, thay cũ đổi mới để phận biệt người Việt Quốc và ta là người Việt CS và để chữ của người Việt Quốc gia thành tử ngữ. Như chữ bảo đảm đã có và đã xài quá lâu, quá quen rồi trong tiếng Việt thì CS đổi thành chữ “đảm bảo”, “đồng ý” thành “ đồng tình”. Hay những chữ ăn cắp tiếng Tàu như “hồ hởi, phấn khởi, sự cố, hoành tráng, bức xúc”, CS Bắc Việt đem vào không bao lâu sau kể cả người CS Miền Nam cũng không nói vì mắc cỡ miệng.

Còn một số chữ địa phương, hay thổ ngữ ở miền Bắc, đa số là miền thượng du Bắc Việt gần Tàu, theo chân của cán bộ, đảng viên, bộ đội CS vào Nam cai trị, thành những lỗi chánh tả, văn phạm, phát âm sai biến tiếng Việt không còn là quốc ngữ chuẩn của VN nữa. Một vài thân hữu công tâm, không kỳ thị bắc nam gì cả, nêu ra một số phát âm sai những phụ âm đầu như CH/TR (huân chương thành huân “trương”, L/N (Hà Nội thành Hà lội), R/GI (Rác / Giác !!!) X/S (Xảy /Sảy)... là hoàn toàn cuả đồng bào bên kia kia vĩ tuyến 17 đem vào Nam trong cuộc di cư 1954. Hai thời kỳ VNCH, và quân đội VNCH, trường học VNCH chuẩn hoá lại hết. Và những thổ ngữ của ngưới Miền Nam Miệt Vườn cũng đưọc chuẩn hoá rất nhiều sau khi số đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam. Người Nam dân Miệt Vườn khoái ăn giá sống, mắm và rau như người viết bài nầy cũng bớt hay hết phát âm sai chữ “r” thành chữ “g” với câu chọc cười hồi nhỏ chơi cho “dui dẻ”: bắt con cá “gô” bỏ vô “gổ”, nó nhảy nghe “gột gột.”

Nhưng thời CS thì khác. Do tinh thần thượng tôn của CS Bắc Viêt, mà những sai phạm địa phương không được chuẩn hoá, mà lại bành trướng, nằm chình ình tại những nơi chữ nghĩa lẽ phải hết sức đúng chuẫn mực quốc gia. Tiêu biểu như cái lỗi chính tả to tổ bố, nó lại nằm trần trụi ngay trên biểu ngữ cuả Đại học Sư Phạm Hà Nội. Trường đào tạo ra giáo chức để dạy chữ nghĩa cho lớp trẻ mà lại trương một biểu ngữ là Đại Hoc “Hà Lội”, chữ “chuyên ngành” viết thành chữ “chuyên nghành” (có chữ h giữa vần nga) trong lễ tốt nghiệp, trao bằng cho sinh viên. Trong một cuộc thi hoa hậu, quan trên trông xuống, người dân xem vào, tên Việt Nam lại viết thành “Việt Nem” trên dây băng đeo vắt ngang người đẹp.

Còn những bảng quảng cáo, bảng cấm thì quá nhiều sai. Bán "bún chả" viết là "bún TRẢ"; "vệ sinh chung" viết "vệ sinh TRUNG"; trao "huân chương” viết "huân TRƯƠNG"; "hạ giá" viết lại thành "hạ DÁ"; "đổ rác" thành "đổ GIÁC"; "xẩy ra" thành "SẨY ra", "trước nhà“ thành "CHƯỚC nhà".

Tất cả những sai chánh tả này do phát âm địa phương Miền Bắc “vùng sâu, vùng xa” mà ra. Tất cả những thí dụ nêu trên đều có hình ảnh minh hoạ. Có người làm thơ, phổ biến, gởi đọc cho “dui”, để cười ra nước mắt cho chữ nghĩa VN sau 50 năm CS! /.(Vi Anh)

__._,_.___

TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »

Image

Tuyên Bố Về Tượng Đài


Cô Tư Sài Gòn

Tại sao lại phải xây lên những tượng đài Hồ, trong khi dân đói bi đát, trẻ em không đủ ăn và phải bỏ học hàng loạt?

Từ những quan tâm trên, nhiều nhà hoạt động xã hội dân sự đã đưa ra Bản Tuyên Bố Của Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự và Công Dân Về Những Dự Án Tượng Đài Trăm Tỷ, Ngàn Tỷ... Bản văn hiện đã có hàng trăm tổ chức và công dân ký tên.

Bản Tuyên Bố đã viết, trích:

“Đất nước đang đứng trước những thử thách sống còn. Độc lập, toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, uy hiếp từng ngày, từng giờ. Quản lý kinh tế yếu kém cùng tham nhũng bạo phát làm thất thoát trầm trọng tiền vốn và nguồn lực đất nước, làm ngân sách trống rỗng, dẫn đến:

Công nợ ngập đầu

Theo World Bank (Ngân hàng Thế giới), đến cuối 2014, nợ công của Việt Nam đã lên tới 110 tỷ USD (2,35 triệu tỷ đồng). Số nợ đó, bổ theo đầu dân thì một đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời ở Việt Nam đã mang nợ hơn 1.200 USD (gần 30 triệu đồng).

Vắt kiệt sức dân

Nhà nước túng quẫn, bần cùng đến nước đè thu phí đến cả chiếc xe máy – phương tiện mưu sinh và đi lại thiết yếu của tuyệt đại bộ phận dân chúng. Thuế, phí chồng chất, vét đến đồng tiền còm cõi của dân nghèo, bù đắp phần nào ngân sách trống rỗng, nhưng sức dân bị vắt kiệt, đời sống càng khốn cùng điêu đứng, không đủ tái sản xuất.

Giật gấu vá vai, tiền vay mượn mọi nguồn, trong đó có nguồn vay ẩn chứa nhiều hiểm họa từ Trung Quốc – kẻ đã đánh chiếm nhiều đất đai, biển đảo và đang uy hiếp ngày càng trắng trợn độc lập chủ quyền của ta, quyết khuất phục ta bằng sức mạnh cứng và mềm. Cắn răng, ngửa tay vay của Trung Quốc là chấp nhận bị lệ thuộc, chi phối, khống chế ngày một thêm khó gỡ.

Tiền vay ai thì cũng là vay vào tương lai, vào trách nhiệm của các thế hệ người Việt mai sau. Tài lực sức dân hôm nay lẽ ra phải được sử dụng hiệu quả nhất, đầu tư cho sản xuất, khoa học công nghệ, vực dậy kinh tế, quốc phòng. Nhưng giới chức từ trung ương đến địa phương đã ném đồng tiền phải ký cược bằng vận mệnh đất nước, bằng hy sinh to lớn của nhân dân vào những dự án phô trương phù phiếm, vì thế không những không giúp vực dậy mà còn trở thành gánh nặng cho nền kinh tế vốn ốm yếu, khoét sâu thêm những bất ổn, mâu thuẫn xã hội. Những văn miếu, tượng đài, quảng trường, công sở, nhà văn hóa, bảo tàng hoành tráng, nguy nga, lộng lẫy trong mênh mông hoang vắng, vô cùng lạc lõng, phản cảm và bất nhẫn trước cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, thiếu thốn trăm bề của phần lớn dân chúng.

Quảng Nam đất nghèo, dân đói, giáp hạt nhiều năm phải xin nhà nước cứu đói mỗi năm hơn ngàn tấn thóc. Không có tiền cho những dự án, công trình kinh tế, cho hạ tầng cơ sở vật chất nhưng tỉnh vẫn thản nhiên dốc hơn 400 tỷ ngân sách xây tượng đài Mẹ Việt Nam rồi để tượng xuống cấp nhanh chóng, không cần biết dân chúng có ngó ngàng hay không.

Sơn La miền núi heo hút, kinh tế chỉ trông vào rừng, mà rừng đã bị tàn phá trống trơ. Tỉnh có tới 71.000 hộ nghèo, không đủ cơm ăn, áo mặc. Các bản làng đều thấy những mái trường tranh tre nứa lá dột nát, xiêu vẹo, tuềnh toàng như chòi canh nương, học trò còm cõi, tả tơi. Sơn La nghèo đói thiếu thốn hơn cả Quảng Nam, vậy mà Hội đồng Nhân dân tỉnh này vừa thông qua chủ trương xây dựng tượng đài và quảng trường Hồ Chí Minh với chi phí 1.400 tỷ đồng – số tiền đủ ngói hóa toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi!

Không phải chỉ có một tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La. Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quy hoạch một hệ thống tượng đài Hồ Chí Minh đến 2030, Thủ tướng đã phê duyệt, với 14 tượng đài Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục được mọc lên khắp ba miền: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc... Trong khi đó, có tới 58 địa phương đang xin xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh. Sơn La chỉ là trường hợp vừa được phê duyệt "bổ sung" trong quy hoạch đến 2030. Nguồn vốn còm cõi của đất nước sẽ còn bị cơn bão tượng đài oan nghiệt tới tấp thổi bay hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng tiền tận thu suy kiệt sức dân, tiền ngửa tay vay nước ngoài đầy rủi ro, hiểm họa...”(ngưng trích)

Đó là lý do các tổ chức xã hội dân sự vá công dân mời gọi ký tên.

Độc giả có thể đọc toàn văn ở đây
http://boxitvn.blogspot.com/2015/08/tuy ... .html#more

và cuôi bản văn là lời mời ký tên. Nếu bạn thấy có thể góp thêm một chữ ký để kêu gọi xây dựng con người thay vì tượng đài, xin mời tham dự.

__._,_.___

Post Reply