Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by nangchieu »

Rò rỉ ảnh biệt phủ của anh em nhà Tô Lâm ngay sau đám tang Nguyễn Phú Trọng
July 27, 2024

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một ngày sau khi đám tang ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư CSVN, kết thúc, mạng xã hội hôm 27 Tháng Bảy lan truyền hình ảnh được cho là hai biệt phủ của ông Tô Lâm, chủ tịch nước Việt Nam và em trai.

Theo hình ảnh chụp được Luật Sư Lê Quốc Quân đăng tải trên trang cá nhân, ông Tô Lâm được cho là sở hữu căn nhà “trị giá hàng trăm tỷ đồng (hàng triệu đô la) tại khu đô thị Ecopark Hưng Yên, ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Image
Một phần của tấm ảnh lan truyền trên mạng hôm 27 Tháng Bảy. (Hình: Chụp qua màn hình)

Dinh thự này được mô tả là “luôn có từ bốn đến sáu người canh gác.”

Cũng theo tấm ảnh, em trai ruột ông Tô Lâm là ông Tô Dũng, chủ tịch tập đoàn Xuân Cầu, sở hữu căn nhà “100 tỷ đồng ($3.9 triệu) ở khu Thiên Đường Bảo Sơn, tọa lạc tại Hoài Đức, Hà Nội.


Tấm ảnh nêu trên còn đưa cáo buộc ông Tô Lâm “bảo kê” cho em trai “thâu tóm bất động sản, trúng thầu, chỉ định thầu các đại dự án có vốn đầu tư từ ngân sách [tiền thuế dân] lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng (hàng trăm triệu đô la).

Luật Sư Lê Quốc Quân cho biết trên trang cá nhân rằng ông “thấy trên mạng xuất hiện tấm hình” và đặt câu hỏi: “Anh em nào biết cụ thể hai biệt thự này thì kiểm chứng có đúng vậy không và nó giá bao nhiêu nhé?”

Luật Sư Quân viết thêm: “Theo pháp luật thì chủ tịch nước là chức danh có mức lương cao nhất với hệ số lương 13,00. Như vậy, từ hôm 1 Tháng Bảy, mức lương áp dụng với lãnh đạo đứng đầu nhà nước sẽ tăng từ 23.4 triệu đồng ($924) mỗi tháng lên 30.4 triệu đồng ($1,200).”


Bên dưới bài đăng, Facebooker “Nguyen Phuong Nga” bình luận: “Tầm này mà nói chuyện trăm tỷ là sỉ nhục anh ấy [Tô Lâm] đấy!”

Một số ý kiến khác cho rằng ông Tô Lâm “sở hữu cả cái tỉnh Hưng Yên còn được chứ nói mỗi cái góc Ecopark là còn quá ít.”

Nhiều khả năng tấm ảnh gây bàn tán nêu trên được rò rỉ từ phe đối nghịch với ông Tô Lâm trong đảng.

Ngay sau khi có tin ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, giới quan sát đã suy đoán ông Tô Lâm sẽ lập tức thâu tóm quyền lực để giành ghế tổng bí thư và triệt hại các đối thủ đồng đảng.
Image
Ông Tô Lâm (hàng đầu, thứ ba từ trái qua), chủ tịch nước Việt Nam, tại đám tang ông Nguyễn Phú Trọng hôm 26 Tháng Bảy. (Hình: ZNews)

Facebooker Dương Quốc Chính, người hay bình luận về chính trường Việt Nam, dự báo trên trang cá nhân về đấu đá trong nội bộ đảng sau khi ông Trọng qua đời: “…Trận này mới là sống mái này, vì không còn ai cầm trịch, là ‘trung tâm đoàn kết’ nữa.

Khoảng trống quyền lực sau khi một người nắm trọn quyền lực ra đi luôn là rất lớn và phải qua quá trình tranh đấu mới đi tới ổn định. Linh cảm của mình dựa trên lịch sử thôi nhé!” (N.H.K)

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by VuPhong »

“Một đít hai ghế” hay “một đít ba ghế”?
Trương Nhân Tuấn
6-8-2024
Thấy bạn bè trên Phây bàn tán sôi nổi vụ có hay không chuyện “một đít ngồi hai ghế”…

Theo logic “lấy bụng ta suy ra bụng người” từ đầu cuộc tranh chấp quyền lực đến nay, những gì tôi đoán về quá trình chinh phục quyền lực của Tô Lâm hầu hết là đúng.

Tiếp tục với logic “suy bụng ta”, thì sẽ không có vụ “một đít hai ghế” mà “một đít ba ghế”.

Nếu là tôi thì tôi sẽ gộp hai chức vụ chủ tịch nước và thủ tướng vô làm một. Hai cơ chế thủ tướng và chủ tịch nước sẽ hòa tan lại thành cơ chế mới (mà cũ) là “Hội đồng Nhà nước”.

Rõ ràng chế độ chính trị ở Việt Nam bây giờ dư một chức: Hoặc chủ tịch nước, hoặc thủ tướng. Khó khăn chỗ nào mà không thừa dịp này để gộp hai làm một?

Nếu tôi ngồi hai ghế “tổng bí thư kiêm chủ tịch hội đồng nhà nước”, mọi quyền lực đều tập hợp vào trong tay, hiểm họa tranh chấp kiểu cung vua, phủ chúa ngày trước sẽ không còn nữa.

So sánh chuyện xưa thì giống mô hình Soviet thời Khrushchev, nhưng so sánh chuyện nay thì thấy giống chế độ nghị viện của các nước “giẫy chết”. Đây là một chế độ có sự “ổn định chính trị”, nếu so với tổng thống chế.

Dĩ nhiên nếu là tôi, tôi không ngu gì đi theo mô hình Soviet để sụp đổ. Việt Nam tuy có tinh thần “lãnh chúa” nhưng không tệ đến mức chống đối nội tại “liên hiệp các quốc gia” như Liên Xô.

Ta cũng thấy mô hình “quyền lực song trùng” của Việt Nam là bất cập. Quyền lực đảng hiện hữu song song với quyền lực nhà nước. Quyền lực nặc danh song song với quyền lực hữu danh (quyền lực quốc gia). Quyền lực vô trách nhiệm cạnh tranh với quyền lực có trách nhiệm. Quyền lực vô trách nhiệm “đạp chân” lên quyền lực quốc gia.

Nếu là tôi, với “quyền lực vô biên” như vậy, tôi tìm cách chấm dứt tình trạng “quyền lực nặc danh”. Hoặc là đảng phải giải tán, hoặc là đảng phải hoạt động theo luật lệ quốc gia.

Bình Luận từ Facebook

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by macco »

Thích Chân Quang – Kết cục của một ông thầy tu yêu Đảng
Viết Dũng


Image
Khánh vàng “Quốc Trung Hiền Sĩ” được Đại Học Luật Hà Nội trao cho ông Thích Chân Quang. (Hình: khanhvangducphat.com)

Mới đây, trong đợt thanh trừng nội bộ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHQD) có một hành động phủi tay đến tàn nhẫn trong sự kiện Thích Chân Quang bị phanh phui bằng văn hóa phổ thông là giả. Hoảng hốt cho bộ mặt của mình, vào chiều ngày 14 tháng Tám, GHQD tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bất ngờ tuyên bố ông Thích Chân Quang “chưa từng tham gia vào GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.”

Ai cũng nhớ là tháng trước, báo chí nhà nước loan tin Thích Chân Quang bị chính GHQD ra văn bản phạt cấm túc sám hối hai năm, nhưng đến nay thì thấy tình hình quá tệ, nên GHQD quyết định phủi tay, không nhận là người của mình.

Thích Chân Quang, tức Vương Tấn Việt, là một trong những “ma tăng” có tiếng, thường gây khuynh đảo cộng đồng mạng với những phát ngôn gây “bão” như “cúng nhà cho chùa sẽ được phước báu, xem đời sau con cháu mình giàu,” “cái võng là cái nơi tiêu diệt hết mọi công đức của chúng sinh,” “Ai hát karaoke nhiều, người đó có nguy cơ chết làm ma câm,” “Mấy người trồng cà phê là bị mang nghiệp rất nặng vì khi những người khác uống cà phê sẽ dẫn tới mất ngủ, mà mất ngủ sẽ không đi làm được, không có tiền lo cho gia đình, cho nên những ai đang trồng và bán cà phê sẽ mang nghiệp rất nặng,”…


‘Khi vui thì vỗ tay vào’

Còn nhớ, khi ông Thích Chân Quang đang ở “đỉnh cao danh vọng,” sau khi lấy được bằng tiến sĩ của Đại Học Luật Hà Nội, ông còn làm lễ “Vinh Quy Bái Tổ” với sự xúm xít tham gia của nhiều quan chức /cựu quan chức cấp cao đến từ chính quyền hay cả trong giáo hội.
Image
Lễ “Vinh Quy Bái Tổ” của ông Thích Chân Quang, (Hình: Facebook)
Ông thậm chí còn được Đại Học Luật Hà Nội trao bảng “Quốc Trung Hiền Sĩ” – một khánh vàng đặt hàng tại trang “khanhvangducphat.com” trong ngày nhận học vị tiến sĩ từ ngôi trường này.

Ông Quang hứng chí đến độ, còn bị cộng đồng mạng tìm thấy là đã cho đúc hình tượng phật có gương mặt giống ông, để đặt ngay trong khuôn viên chùa Phật Quang tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Image
Bức tượng phật bị cho là tạc giống khuôn mặt của Thích Chân Quang, đặt trong chùa Phật Quang. (Hình: báo Công Thương)

Ông Hoàng Chí Bảo, giáo sư, chuyên viên tuyên truyền của Ban Tuyên Giáo CSVN, chuyên khen ông Hồ, thậm chí trong một lần phát biểu, sau một hồi “phân tích,” tâng bốc về tên tục danh cũng như pháp danh của ông Thích Chân Quang, ông này còn ca ngợi: “Thầy Thích Chân Quang của chúng ta, Tiến Sĩ Vương Tấn Việt của chúng ta mang được những nét hình ảnh rất đẹp của Bác Hồ! Thầy có một gương mặt rất phúc hậu (…)” đồng thời so sánh tài thu phục lòng người của ông Chân Quang với ông Hồ (và được cả hội trường vỗ tay ào ào).

Và, trên “đỉnh cao danh vọng” ấy, Thích Chân Quang thậm chí còn dám sửa cả giới luật do Đức Phật đã đề ra: Cụ thể, ông Chân Quang đã sửa đổi giới “không được tà dâm” trong Ngũ Giới thành giới “Không phản bội.” Theo ông, những ai quy y đều không được phép phản bội sư phụ (tức không được phản bội ông)!


Và những màn ‘lật kèo’…

Ngày trước, những pha phát biểu nhố nhăng của ông cũng chỉ được cộng đồng mạng coi là trò hài hước, thuộc dạng xem cho vui, xem để giải trí hay dựa vào đó để “chế” ra những clip vừa mang tính hài hước, vừa mang tính châm biếm. Bởi bên cạnh ông cũng có các “ma tăng” khác “làm mưa làm gió” như “cọng lông Thích Trúc Thái Minh,” “ông Thích Nhặt Tiền” (‘pháp danh’ do mạng xã hội đặt cho ông Thích Nhật Từ)… thì những trò lố của ông Chân Quang tạo ra cũng chưa được gọi là có gì quá nổi bật trong “giới TuBiz.”

Sự việc bắt đầu bùng phát phản ứng, kể từ khi Thích Chân Quang, trong một buổi “giảng pháp” hồi tháng Năm năm nay, không giấu được lòng ganh tỵ khi thấy có quá nhiều người ngưỡng mộ vị chân tu Minh Tuệ, đã ám chỉ sư Minh Tuệ là “thằng ba trợn” và ai ngưỡng mộ sư là “tà tư duy.” Lập tức, một làn sóng phẫn nộ bùng lên khắp nơi. Từ đó đến nay, ông này bị phanh phui ra nhiều vấn đề và dường như ông đã gặp phải “quả báo nhãn tiền.”

Ngày 19 Tháng Sáu, văn phòng của GHQD phát ra quyết định cấm Thích Chân Quang thuyết giảng trong vòng hai năm. Việc kỷ luật ông Chân Quang, theo Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHQD là do “một số nội dung thuyết giảng về giáo lý nhân quả của thượng tọa Thích Chân Quang không đúng chánh pháp, gây hoang mang trong xã hội, làm suy giảm niềm tin Phật pháp và ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội,” buộc ông này gỡ bỏ các bài giảng gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội, và cho thu hồi toàn bộ những tài liệu in ấn bị sửa giới luật bởi ông này.

Sau vụ việc này, ông Chí Bảo, người từng tâng bốc Chân Quang lên tận mây xanh đã “trần tình” xanh rờn với phóng viên các báo: “Tôi không liên quan, cũng chẳng quen biết gì với ông Vương Tấn Việt!”
Image
Ông Chí Bảo từng ôm Chân Quang ‘nồng ấm’ nhưng nay vội vã ‘quay xe. (Hình: Hoàng Nguyên Vũ)

Vận đen của ông Vương Tấn Việt chưa dừng lại ở đó! Một thời gian ngắn ngay sau đó, mạng xã hội bỗng rộ lên nghi án bằng cấp 3 giả của ông này. Và rồi vào tối 13 Tháng Tám, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GDĐT) ra thông tin về việc đào tạo và cấp bằng cho ông Thích Chân Quang (tên thật Vương Tấn Việt, sinh năm 1959). Bộ này cho biết, có căn cứ để khẳng định ông Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả!

Sau thông báo trên của Bộ GDĐT, trường Đại Học Hà Nội (trước đây là trường Đại Học Ngoại Ngữ – nơi cấp bằng ngoại ngữ cho ông này) và trường Đại Học Luật Hà Nội đều vội trở giọng: “học viên có hành vi gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ (sử dụng bằng giả trong hồ sơ đăng ký) thì sẽ bị buộc thôi học. Các văn bằng nếu được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định.”
Image
Bức ảnh những vị có học hàm, học vị, chức vụ của trường Đại Học Luật Hà Nội từng quỳ lạy ông Tấn Việt nay bị cộng đồng mạng đem ra chế giễu. (Hình: Facebook)

Sau khi những bê bối dần lộ diện, ông Chân Quang bị nhiều người, nhiều tổ chức “quay xe.” Tuy nhiên, pha quay xe bị cộng đồng mạng đánh giá là tráo trở nhất lại là “màn ảo thuật” của GHQD tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chiều 14 Tháng Tám, ông Thích Thiện Thuận, phó trưởng Ban Trị Sự, trưởng ban Hoằng Pháp của giáo hội này thẳng thừng tuyên bố: “Thích Chân Quang không phải là một chức sắc Phật giáo tham gia vào các hoạt động hành chính các cấp trong giáo hội, chỉ là một tu sĩ bình thường của một tu viện.”


Thật nực cười! Khi một tu sĩ bình thường mà lại được giao trụ trì một ngôi chùa! Một tu sĩ bình thường mà trước đó lại bị chính GHPG ra giáo quy cấm thuyết giảng! (trong khi chức năng thuyết giảng chỉ được giao cho hàng giáo phẩm). Nực cười hơn, một tu sĩ bình thường lại mở được đến 55 nhánh Đạo tràng trực thuộc “Tổng đạo tràng chùa Phật Quang” trên khắp cả nước!

Vậy là ông Chân Quang nay đã bị chính các vị ‘đồng tu’ phủi bỏ trách nhiệm, dù cho trước đó còn tay bắt mặt mừng!

Đáng chú ý, vào ngày 15 tháng Tám, nhiều tờ báo trong nước còn đưa tin: Dựa vào kết quả giám định và kết quả xác minh, nếu có đủ căn cứ thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can ông Vương Tấn Việt về các tội danh như: “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức;” “Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức;” hoặc “Giả mạo trong công tác;”… quy định tại các Điều 341, 359 Bộ Luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Vậy là từ chỗ dựa lưng vào chính quyền CSVN coi Phật, coi giới luật bằng vung, coi con người chỉ là công cụ để thao túng trục lợi, đến nay ông Chân Quang đã bị ngay chính đồng đảng của mình phủi tay, vì con bài coi như hết giá trị sử dụng.

Còn các “ma tăng” khác, không biết sau sự việc của ông Chân Quang này, có ngộ ra được điều gì, hay vẫn sẽ tiếp tục hoành hành, coi dư luận bằng cái đinh gỉ, hoặc sẽ khôn khéo hơn và trở nên nguy hiểm hơn?

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by TheLang »

Trung Cộng, một cường quốc hèn mọn
Trần Trung Đạo
17 tháng 9, 2024

Image
Cách xa bộ mặt hào nhoáng của Trung Quốc, là một tầng lớp dân cư nghèo khó, chịu ô nhiễm và không thể hòa đồng với quốc gia

Theo bản tin mới nhất sáng nay của TTXVN “Quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ”, tính đến ngày 16 tháng 9, hàng loạt các quốc gia và các tổ chức thiện nguyện quốc tế đã hỗ trợ nạn nhân bão Yagi như Thụy Sĩ, Nam Hàn, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh v.v…

Các cơ quan quốc tế “Save the Children”, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Trung tâm Điều phối ASEAN v.v… Hoa Kỳ tặng 1 triệu trong tổng số 7,7 triệu Mỹ kim trong 5 năm qua để phòng chống bão lụt dù thời gian đó không có bão lớn và không có quốc gia nào hỗ trợ.

Trong danh sách dài không có nước “cùng chung vận mệnh” Trung Quốc.


Thật ra điều đó không có gì lạ. Bản chất keo kiệt và hèn mọn của Trung Cộng cả thế giới đều biết. Họ không chỉ keo kiệt, tàn ác với người ngoài mà keo kiệt và tàn ác lẫn nhau như đã chứng tỏ suốt dòng lịch sử, cụ thể nhất là dưới thời cộng sản. Hàng chục tác phẩm của các sử gia thế giới viết về nạn đói tại Trung Cộng với mấy chục triệu người chết, ăn thịt nhau trong khi Mao Trạch Đông sống như một đế vương.

Khi các chính sách “đổi mới”của Đặng Tiểu Bình tạo điều kiện người dân có cơ hội cải thiện đời sống thì họ chỉ biết lao đầu vào vật chất để làm giàu. Tại các nước tự do, các tôn giáo đóng vai trò như những ngọn hải đăng hướng dẫn con người vốn dễ bị vật chất hóa trở về với các giá trị đạo đức và tinh thần, với tình yêu và lòng nhân ái. Những ngọn hải đăng đó đã bị dập tắt tại các nước cộng sản. Tôn giáo tại các nước này chỉ là một loại “công an tinh thần” của đảng cộng sản.

Bài viết này không nhằm “trả thù” cách hành xử của Trung Cộng sau cơn bão Yagi, nhưng đã viết khi nhìn cách viện trợ của họ đối với Philippines trong trận bão Haiyan hơn mười năm trước.

Bangladesh là quốc gia có dân số 147 triệu ở vùng Nam Á. Sau cuộc chiến tạm gọi là nội chiến Pakistan dài phát xuất từ các lý do văn hóa, tôn giáo, địa lý, quốc gia Bangladesh được thành lập vào năm 1971. Về kinh tế, Bangladesh được xếp vào hạng thứ 151 trên thế giới, nghĩa là rất nghèo. Nhiều triệu trẻ em Bangladesh vẫn còn thiếu dinh dưỡng.

Chẳng những thế, các nước chung quanh cũng là những nước nghèo không thua kém nên các quan hệ kinh tế thương mại trong khu vực chẳng phát triển gì nhiều. Nhưng khi trận bão lụt Katrina xảy ra ở New Orleans, Mỹ, tháng Tám 2005, Bangladesh là một trong những quốc gia đầu tiên đáp ứng về cả nhân lực lẫn tài chánh. Chính phủ Bangladesh đã tặng nạn nhân Katrina 1 triệu đô la và sẵn sàng đưa chuyên viên sang giúp xây dựng các đê điều ở New Orleans mà họ vốn có nhiều kinh nghiệm.

Đa số các nhà bình luận đều đồng ý, trên tất cả những khía cạnh chính trị, kinh tế, nghĩa cử của chính phủ Bangladesh đã nói lên tấm lòng nhân ái của những người cùng cảnh ngộ. Năm 1974, Bangladesh vừa mới thành lập đã phải chịu một trong những cơn lụt lớn nhất trong lịch sử nhân loại với gần 30 ngàn người chết. Những cơn mưa mùa kéo dài suốt tháng đã làm xứ sở này sống với lũ lụt thường xuyên như chúng ta thấy trên các phóng sự truyền hình. Không ai hiểu được nỗi lòng của người chịu đựng lũ lụt hơn những người phải than thở “trời hành cơn lụt mỗi năm” như người dân Bangladesh.


Ngày 4 tháng 11, bão Haiyan hay Yolanda theo cách gọi của Philippines được cảnh báo và ngày 7 tháng 11, Tổng thống Phi Benigno Aquino III kêu gọi dân chúng trong vùng bão sẽ đi qua di tản tức khắc. Nhưng nhiều khu vực không biết tin tức và dù có nhận được lịnh cũng không biết đi đâu. Và vài giờ sau, lúc 6 giờ sáng cơn bão với sức gió 275 kilomet giờ vào đất liền.

Theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất.

Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm quốc gia, hàng ngàn tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Chính phủ Mỹ chỉ vài giờ sau cơn bão đã thông báo viện trợ khẩn cấp 20 triệu đô la, Anh tặng 16 triệu đô la, Nhật Bản tặng 10 triệu đô la. Đó chỉ là tiền mặt, ngoài ra, các hàng không mẫu hạm HMS Illustrious của Anh, USS George Washington của Mỹ chuyên chở thuốc men và vật dụng cần thiết đến Phi.

Và Trung Cộng, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đã viện trợ 100 ngàn đô la.

Đừng nói gì các công ty như Ikea cam kết 2,7 triệu đô la, Coca-Cola cam kết 2,5 triệu đô la, số tiền viện trợ của cường quốc thứ hai trên thế giới có thể còn thấp hơn số tiền do các cựu thuyền nhân và đồng hương Việt Nam tại hải ngoại đóng góp.

Báo Times bình luận 100 ngàn đô la là một sỉ nhục đối với Philippines.

Trước phản ứng của dư luận thế giới mới đây Trung Cộng đã gia tăng viện trợ lên đến 1,64 triệu đô la nhưng không phải tiền mặt mà là mùng mền, chăn chiếu. Những món “Made in China” này nghe qua là đã sợ.

Nhiều nhà bình luận dù phê bình Trung Cộng đã yểm trợ chỉ bằng sáu phần trăm số tiền New Zealand đã hứa nhưng không ai hiểu tại sao các lãnh đạo Trung Cộng lại có thể làm như thế, chẳng lẽ chúng không biết thế nào là xấu hổ hay sao. Ngay cả tờ Global Times có khuynh hướng dân tộc cực đoan cũng viết trong phần bình luận ngày 12 tháng 11, 2013 “Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm nên tham gia vào các hoạt động cứu trợ để giúp đỡ nạn nhân của quốc gia láng giềng. Nếu Trung Cộng làm nhục Philippines lần này, Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn lao.”

Lãnh đạo Trung Cộng không phải là không nhận ra điều đó, nhưng Trung Cộng ngày nay không phải là một Trung Cộng mà Chu Ân Lai từng thề nguyền sát cánh cùng các nước nghèo, láng giềng, từng bị thực dân cai trị tại hội nghị Bandung ở Nam Dương 1955. Trung Cộng ngày nay cũng không phải là một Trung Cộng mà Đặng Tiểu Bình đã hứa chia ngọt sẻ bùi với các quốc gia Đông Nam Á bằng những lời đường mật trong chuyến viếng thăm của y năm 1978. Cơn bĩ cực đã qua, thời thái lai đang tới, lãnh đạo Trung Cộng ngày nay là một đám kiêu căng đang giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, và chủ nghĩa này sẽ là chảo dầu của chiến tranh thế giới lần thứ ba phát xuất tại Á Châu.


Trung Cộng là một trong những nước có nguồn dự trữ vàng lớn nhất thế giới, là nước chủ nợ lớn nhất thế giới và GDP có khả năng sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2020 với ước lượng khoảng 24 ngàn tỉ đô la. Trung Cộng có rất nhiều cái nhất nhưng những điều đó không làm nên giá trị của một quốc gia, không làm cho nhân loại kính trọng Trung Cộng hơn Bangladesh, bởi vì giá trị của một quốc gia không phải được xác định bằng của cải mà bằng các tiêu chuẩn đạo đức, dân chủ, văn minh và văn hóa.

Khi bàn về những phẩm chất để làm một quốc gia trở nên vĩ đại và được kính trọng, nhà văn Thomas Fann, trong một tiểu luận xuất sắc đã nêu ra 10 yếu tố gồm tự do, công lý, danh dự, đạo đức, lòng thương cảm, thành thật, giá trị cuộc sống, sáng tạo, khả năng vượt trội, bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. Thomas Fann nhấn mạnh đến việc nghĩ đến các thế hệ tương lai khi nhắc câu chuyện Disneyland. Ông Walt Disney chết năm năm trước ngày Disney World ở Florida, Mỹ, khai mạc. Trong lễ khai mạc, có người than phải chi ông còn sống để thấy những khu chơi dành cho cho thiếu nhi huy hoàng tráng lệ như ngày nay. Thật ra, với tầm nhìn xa và tư duy khai phóng, ông Walt Disney đã thấy những nụ cười rạng rỡ, những ánh mắt vui tươi của trẻ em từ lâu trước ngày khai mạc Disneyland.

Trung Cộng không đạt bất cứ một phẩm chất nào trong mười phẩm chất nêu trên. Nhưng nếu phải xếp hạng, có lẽ nên được xếp Trung Cộng cùng thời đại với các nhóm dân bộ lạc bán khai ăn thịt người còn sống tản mác trong các khu rừng ở Congo, vùng West Indies và khu vực Amazon hoang dã.

Tại sao?

Cách đây không lâu Trung Cộng là một trong số ít quốc gia mà cha mẹ đã làm thịt con đẻ của mình để sống qua ngày. Cách đây không lâu đã có hơn ba chục triệu người dân Trung Cộng phải chết đói, ăn thịt nhau một cách công khai trong thời kỳ Bước tiến nhảy vọt và Công xã nhân dân, tức giai đoạn người dân phải đem nồi niêu xoong chảo ra các “nhà luyện kim sau vườn” để “đúc thép” theo chủ trương của Mao Trạch Đông. (The Great Famine in China, 1958-1962: A Documentary History, Edited by Zhou Xun. Published by: Yale University Press. Copyright Date: 2012.)

Không chỉ trong 40 năm trước, mà ngay cả ngày nay cũng thế, trong lúc đại đa số nhân loại đã qua khỏi thời kỳ dã man cả ngàn năm nhưng tại Trung Cộng việc ăn thịt người là một thức ăn sang trọng. Tờ Next Magazine phát hành tại Hong Kong cho rằng tại Trung Cộng, thai nhi là thức ăn phổ biến.

Tháng Năm, 2012, trên tờ Washington Times, nhà văn và nhà nghiên cứu Youngbee Dale cho biết sở quan thuế Nam Hàn đã tịch thu 17 ngàn viên thuốc chế bằng thai nhi sản xuất tại Trung Cộng. Chính sách một con đã buộc các cặp vợ chồng chọn phá thai dù ở giai đoạn nào khi biết đứa bé sắp chào đời là con gái. Đài truyền hình Nam Hàn chiếu một phóng sự kinh hoàng, trong đó, các bác sĩ người Hoa thực hiện các ca phá thai và ăn bào thai ngay tại chỗ. Một bác sĩ người Hoa khác để dành bào thai trong tủ lạnh như để dành tôm cá. Việc ăn thịt người xảy ra nhiều nơi ở các bộ lạc bán khai Phi Châu, Nam Mỹ nhưng ăn thịt người được nhà nước cho phép chỉ xảy ra tại quê hương của Tập Cận Bình.

Trung Cộng như một cường quốc kinh tế và theo thông lệ chính trị quốc tế, phải hành xử đúng tư cách của một cường quốc dù đối với bạn hay thù. Nhưng không, lãnh đạo Trung Cộng không có trái tim và lòng nhân đạo và cũng không quan tâm đến sĩ diện của quốc gia. Đối với chúng tiền bạc là vũ khí, là cây gậy. Philippines là quốc gia tranh chấp với Trung Cộng về chủ quyền Biển Đông nên những đứa bé Philippines đang hấp hối ở Tacloban phải chết thay cho chính phủ của các em.

Lãnh đạo Trung Cộng là những kẻ nói như Bá Dương nhận xét về nước của ông ta “Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.”

Tại sao người Nhật không ghét Mỹ dù Mỹ đã ném hai trái bom nguyên tử giết 240 ngàn người Nhật tại hai đảo Hiroshima và Nagasaki? Bởi vì đó là lịch sử. Con người cũng như quốc gia, không ai có thể quay ngược lại bánh xe thời gian và chỉ có thể vượt qua nỗi đau quá khứ bằng cách xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Trung Cộng thì khác. Mối nhục một trăm năm được ghi đậm ngay trong phần mở đầu của hiến pháp và lòng thù hận nước ngoài đã được đảng cộng sản khai thác tận tình.

Trung Cộng sẽ đồng nghĩa với bản chất ti tiện, dã man, kiêu căng, thù vặt và thù dai. Bản chất đó là “sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn” của dòng máu bành trướng Đại Hán và đặc tính Cộng Sản độc tài.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng là quốc gia có tổng sản lượng nội địa năm 2012 hơn bảy ngàn tỉ đô la nhưng trong mắt của phần lớn nhân loại, trị giá của cường quốc này chỉ đáng 100 ngàn.

Trung Cộng là một cường quốc hèn mọn.

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by saohom »

Vài chuyện vui buồn ở Việt Nam
Lưu An-Vũ Ngọc Ruẩn


Image
Một tuyến hỏa xa nằm giữa khu dân cư ở Hà Nội, Việt Nam. (Hình minh họa: Thijs Degenkamp/Unsplash)

Có lẽ tôi là một trong số người Việt trở về thăm viếng, rong chơi ở quê nhà sớm nhất, nhiều nhất sau năm 1975. Tôi đã đi gần như khắp đất nước, thăm viếng các đền đài, di tích lịch sử mà ngày xưa tôi chỉ nhìn thấy trong sách vở. Dĩ nhiên tôi đến những địa danh, di tích đầy máu xương, nơi mà bao nhiêu người bạn, người thân của tôi đã nằm xuống trong cuộc chiến kinh hoàng.

Tôi cũng có chút niềm tin tưởng là mình đã nhìn khá rõ những điều hay, điều dở, những điều thật hay dối trá tại Việt Nam. Đúng như vậy, tôi đã thực hiện các chuyến đi trong vai vế của một người thích lang thang muốn hoà nhập vào cuộc sống thực tế của xã hội. Tôi không muốn làm người du hành trong dáng dấp kẻ nhiều tiền lắm bạc “cưỡi ngựa xem hoa” để rồi sau những chuyến du hành là những kiến thức của một kẻ vương giả “áo gấm về làng.”

Dĩ nhiên trong các chuyến du hành “bụi” đó vẫn có ít nhiều cực nhọc, đôi khi gặp những phiền phức vì những điều mà Việt Nam còn yếu kém, luộm thuộm trong dịch vụ du lịch. Nhưng đổi lại tôi thu nhận được rất nhiều những khoái cảm trong những chuyến đi nhờ sự hoà nhập của tôi vào cuộc sống rất thực của xã hội. Ngoài ra một điều cũng rất quan trọng, đó là tôi đã giảm được rất nhiều chi phí mà trong giới hạn tài chánh của một người làm lương tháng hay trong thời hưu nghỉ như tôi không cho phép. Mà cũng nói rất thật, nhiều khi cuộc du hành thú vị hơn nếu có tí chút của thiếu thốn, không xa hoa!


Hôm nay, tôi muốn viết về những chuyện vui buồn trong thành phố Sài Gòn, nơi mà phần nhiều những lần về Việt Nam tôi nhận đó là nơi đến và nơi đi sau những chuyến rong chơi của mình. Bài viết không muốn soi mói vào cái xấu của xã hội dưới một ẩn ý nào đó mang sắc thái chính trị mà chỉ muốn nêu ra một vài nụ cười có tí chút giáo dục (dù ẩn dụ sau nụ cười là tiếng thở dài không vui!).

Bịch nước mía và ông già lẩm cẩm

Lần đó, có lẽ vào khoảng năm 2015, một buổi chiều Sài Gòn nhạt nắng, tôi chở cô em gái bằng xe Honda chậm rãi dọc theo đường Trường Sa, con đường khá đẹp, thoáng khoát dọc theo kênh Nhiêu Lộc. Bất thình lình tôi bị một bao plastic với nước mía đá lạnh từ một thanh niên còn trẻ, ăn mặc chỉnh tề ra vẻ còn là sinh viên, anh ta đi xe gắn máy vượt lên chúng tôi. Hắn không thèm chú ý, sau khi hút hết bịch nước mía lạnh, anh ta vẩy liệng bịch nilon khỏi đầu ra bên cạnh.

Khi xe chúng tôi vừa trườn tới, chiếc bao nilon cùng ống hút bung lên và đập vào mặt, quần áo tôi. Tôi giật mình làm tay lái của tôi lạng quạng! Rất bực bội nhưng tôi và cô em chỉ phủi vội những giọt nước lạnh bám vào quần áo mà đưa mắt nhìn theo anh ta mà thôi. Nhưng đúng lúc đó, anh ta phải dừng lại vì đèn đỏ ở giao lộ ở phía trước. Tôi chạy nhanh xe đến sát bên anh ta, với giọng bực tức tôi nói:

-Ê, chú nhỏ, chú có biết, chú vừa liệng bao nilon nước mía chụp vào mặt và làm ước quần áo của chúng tôi không?

Hắn nhíu cặp mắt, quay nhìn chúng tôi rất vô tư, không một tí ân hận, hắn trả lời:

-Tại sao ông đi gần tôi và tại sao không né tránh?

Nghe hắn nói, tôi ngẩn ngơ với vẻ bực bội tôi nói:

-Hình như chú em là sinh viên? Đã phạm lỗi rành rành, không biết nói một lời xin lỗi mà còn trách cứ người ta sao?


Vẫn với ánh mắt khó chịu, cau cặp lông mày, với vẻ không vui, hắn ngoái nhìn tôi, trả lời một cách rất vô tư, trước khi rồ máy xe vuột đi khi đèn giao thông vừa chuyển màu:

-Ông già lẩm cẩm, ngu thì chịu chứ kêu ca gì nữa? Biến!

Tôi và cô em gái giận quá, nhìn hắn vọt xe đi với cái lắc đầu chán nản. Có lẽ đây là một trong vấn đề “giáo dục công dân” mà tôi nghĩ xã hội Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới đang vướng mắc.

Chiếc bóp đựng tiền trong túi hay mức sống vật chất của con người trong xã hội tiến triển quá nhanh, trong khi ý thức về đạo đức cũng như nhận thức về chữ công bằng, lịch sự, phải trái…. trong xã hội đã không theo kịp độ dày của vật chất, bạc tiền!

Dĩ nhiên đây không phải là một lần duy nhất mà tôi đã gặp phải khi di chuyển bằng xe gắn máy. Tôi nghĩ tôi và nhiều người khác cũng đã phải gặp vài ba lần cảnh đang đi thì bị người đi trước quay mặt ra khạc nhổ. Người đi sau không chú ý hay đi quá gần thì phải nhận lấy cục đờm dơ bẩn dính vào quần áo hay mặt mình. Nếu mình vượt lên, nói với người phạm tội, phần rất lớn sẽ được người ta nói vài lời xin lỗi. Dù chẳng vui mừng gì với lời xin lỗi vu vơ đó nhưng ít ra nó cũng tạo cho mình cái cảm giác vừa lòng vì người ta đã vô tình mà phạm lỗi. Nhưng vẫn có ngoại lệ với những kẻ vô giáo dục, mặc dù kẻ đó trong bộ dạng quần áo chỉnh tề, có ăn học hay ít nhất là một sinh viên. Họ đã không nói được một lời xin lỗi, ân hận mà còn quay sang nạn nhân xổ ra những câu ngu ngốc, vô giáo dục của dạng người cặn bã thiếu văn minh.

Chuyện cười với xe bus ở Sài Gòn

1.Dừng xe bắt gà

Nếu ai từng đi xe bus trong thành phố Sài Gòn, nhất là vào buổi sáng hay buổi trưa thường gặp những cảnh xe bus tự nhiên dừng đỗ không đúng trạm xe mà xe dừng lại trước một tiệm bán nước hay đồ ăn để cho người phụ xe kiêm bán vé vào mua thức ăn nước uống cho ông ta hay cho tài xế một cách rất vô tư, không quản ngại sự phiền hà cho khách đi xe cũng như cho phương tiện giao thông khác đang đi ở phía sau.

Sự việc này xảy ra rất thường, hình như chẳng có ai coi là chuyện khác lạ nữa. Nó tự nhiên trở thành rất bình thường cho nhân viên xe bus, cho khách đi xe và xã hội. Nhưng nếu ai sống ở hải ngoại, nhất là tại các quốc gia phát triển thì đó là một chuyện không bình thường, nếu có sự than phiền thì nhân viên, tài xế xe bus chắc chắn phải gặp những phiền phức hay bị nghỉ việc làm. Trong đoạn viết về dạng giao thông công cộng mà Việt Nam đang có khuynh hướng phát triển để tạo ra môi trường sạch khói bụi của nền văn minh đô thị, tôi viết ra đây như một chuyện hài hước đã làm tôi và người bạn Việt Kiều từ Mỹ về ngẩn ngơ không nói được câu nào ngoài vài cái lắc đầu!

Lần đó tôi và anh bạn có việc đi chuyến xe bus số 59 từ Gò Vấp hướng về Chợ Lớn vào khoảng 10 giờ sáng, không phải giờ đi làm hay tan sở nên xe cũng không đông khách lắm. Khi xe vừa qua Ngã năm Nguyễn Thái Sơn rẽ vào đường Hoàng Minh Giám, bên phải con đường là Công viên Gia định. Xe dừng tại trạm của công viên cho khách lên xuống rồi xe tách bến tiếp tục hành trình. Nhưng chỉ chạy được khoảng vài ba trăm mét, thình lình xe dừng lại giữ đường, không phải bến dừng xe, người phụ xe mở cửa vội vàng nhảy xuống xe. Chúng tôi cũng như mọi hành khách trên xe không biết chuyện gì xảy ra, đúng lúc đó người tài xế mở cửa kính xe ngoái đầu ra khỏi xe nói rất to với người lơ xe:

-Nó còn ở dưới gầm xe, bắt lấy nó, đừng để nó chạy mất!

Chúng tôi và hành khách trên xe chẳng hiểu chuyện gì, mọi người đứng dậy nhớn nhác nhìn ra ngoài khi người tài xế hét lên:


-Nó chạy lên phía trước xe rồi!

Lúc đó mọi người nhìn ra mới thấy anh lơ xe đang rượt đuổi theo một con gà trống khá lớn đang chạy lung tung trên đường khá đông xe. Cũng có vài người khách nhìn theo và hô hoán cổ vũ cho anh lơ xe. Nhưng có lẽ vì vướng víu bởi dòng xe lưu thông trên đường nên anh lơ xe không thể bắt được con gà, nó nhanh nhẹn luồn lách vào giữa dòng xe lưu thông rồi chạy sang bên kia đường chui vào lùm cây. Anh lơ xe đành bỏ cuộc chạy trở lại xe bus với những câu chửi thề, thất vọng và tiếc rẻ. Ông tài xế cũng không mất vẻ bực bội, chê bai anh lơ xe chậm chạp nên để con gà chạy thoát… Và cứ thế lời qua tiếng lại của ông tài xế, người lơ xe cùng với vài người khách trên xe.

Tôi và anh bạn nghe mọi người thảo luận về việc không bắt được con gà với khá nhiều ngạc nhiên cho một sự kiện xảy ra khá hi hữu. Chỉ vì một con gà xổng chuồng, vô chủ mà chuyến xe bus phải dừng lại, không phải vì lo sợ cho con vật bị tai nạn, mà dừng lại cho nhân viên rượt bắt con vật vô chủ vì muốn thu được một món lợi nho nhỏ. Với khách đi xe cũng chẳng coi đó là chuyện khác thường mà cũng hô hào, cổ vũ mong cho người nhân viên xe bus thành công. Riêng tôi và anh bạn dĩ nhiên cũng thích thú cười vang, không phải vì con gà xổng chuồng mà là thể cách của sự việc rất khác lạ mà có lẽ không bao giờ chúng tôi nhìn thấy tại quốc gia mà chúng tôi đang định cư.

2.Vô tư đổ rác, liệng chai plastic ra cửa sổ xe bus

Một lần khác, trên chuyến xe bus số 13 từ Sài Gòn đi Gò Vấp, cũng vào khoảng gần trưa, khách đi xe cũng không đông lắm. Tôi được một chỗ ngồi sát cửa sổ gần cuối xe, đưa mắt nhìn ra ngoài với khá nhiều thích thú từ những sinh hoạt của thành phố. Những chiếc xe gắn máy len lỏi dành giật nhau từng khoảng cách giữa dòng xe bất tận nối đuôi nhau trên đường. Xen vào đó không thiếu những chiếc xe Ô tô sang trọng, bóng láng nổi tiếng trên thế giới như Lexus, BMW… người lái xe bus rất bình thản giữa những chiếc xe hai bánh chen lấn nhau, hoàn toàn không vào khuôn thước luật lệ giao thông.

Những hoạt cảnh giao thông như vậy đôi khi cũng cho tôi có ít nhiều cảm giác thích thú. Đó đúng là một hoạt cảnh rất sống động, dù lộn xộn, rất nhiều điều ra ngoài luật lệ, nhưng với sự tự điều chỉnh của người giao thông, cuối cùng thì giao thông vẫn chạy và người ta vẫn đến nơi muốn đến một cách an toàn.

Đúng lúc tôi đang nhìn ra ngoài, mơ màng với suy tư, tiếng nói của bà nhân viên bán vé của xe bus đã làm tôi giật mình.

-Xin bác dẹp chân vào cho cháu quét sàn xe một tí. Thật dơ bẩn sao có những người vô ý thức ăn bánh kẹo rồi liệng rác lên sàn xe!

Dĩ nhiên tôi thu nhỏ và giơ chân lên cao để cho bà ta quét rác trên sàn xe. Cứ thế bà ta dùng cái chổi quét vội những cọng rác, mảnh giấy nhỏ và dĩ nhiên cả bụi đất vương vãi trên sàn xe vào cái máng hót rác bằng nhôm. Như phản xạ tự nhiên, tôi đưa mắt nhìn theo công việc của bà ta cho đến khi tất cả những rác rưởi, bụi đất đã vào trong cái máng đựng rác.

Thình lình, bà ta đưa tay kéo tấm kính cửa sổ của xe và chẳng một tí ngại ngần, bà đưa cái máng gạt rác ra khỏi cửa sổ và vô tư đổ ra bên ngoài xe. Việc làm của bà ta đã làm tôi giật mình vì nó ra ngoài sự tưởng tượng của tôi. Một hành động rất ư là phản cảm, hoàn toàn không không chú ý đến những cọng rác hay đống bụi đất mà bà ta vừa thu gom trên sàn xe khi bị hắt đổ ra phía ngoài, lúc xe đang chạy, nó sẽ tung bay theo gió bên ngoài bám vào mặt, vào quần áo… của người khác đang di chuyển bên cạnh hay sát bên sau xe bus!


Một điều rất lạ hơn nữa, bà ta coi như việc làm rất phản cảm ấy là bình thường. Bà lắc nhẹ cái máng đựng rác rồi bình thản kéo tấm kính cửa sổ lại. Đúng lúc khi quay lại hướng trong xe bà thấy một thanh niên, có lẽ là học sinh hay sinh viên ngồi gần nơi cửa sổ mà bà ta vừa đổ rác, thanh niên đang cầm hút một lon nước khoáng trên tay, bà ta nhìn thanh niên, nói:

-Này ! Uống xong nhớ mang vỏ chai theo nhe, đừng vứt ra sàn xe cho người ta phải quét dọn!

Người thanh niên nhìn bà không nói một tiếng nào, cũng tưởng thế là xong một hoạt cảnh. Tôi lại đưa mắt hướng ra phía bên ngoài xe bus nhìn những đàn xe chen chúc nhau, trở về với trầm lặng suy tư. Cho đến khi, một sự việc khác lồ lộ ra trước mắt lại làm tôi bàng hoàng, không thể tin nổi, nhưng nó thật sự đang xảy ra trước mắt tôi. Đó là người thanh niên sau khi hút hết nước trong chai nước khoáng bằng plastic, anh ta bình thản liệng chai plastic với ống hút ra khe cửa sổ của xe bus, cũng chẳng thèm coi xem bên ngoài có ai đang di chuyển hay vật dư thừa của mình có bay đập vào ai không. Liệng vỏ chai nước xong, anh bình thản ưỡn người vươn vai ngả dài trên chiếc ghế thở hít vài hơi dài ra chiều thoải mái. Có lẽ anh ta không bao giờ nhìn thấy vẻ ngỡ ngàng kèm theo cái lắc đầu “hết ý kiến” của tôi, người khách đồng hành ngồi sát bên đối diện cách anh ta hai hàng ghế.

Nhìn người trẻ tuổi với ánh mắt buồn bã, tôi tự hỏi anh ta còn trẻ, chắc chắn đang là một học sinh hay sinh viên, thành phần tương lai của đất nước mà cạn kiệt ý thức giáo dục đến thế ư? Rồi tôi cũng tự hỏi những vị thầy cô trong trường học dậy anh ta môn “công dân giáo dục” hay ông cha bà mẹ của anh ta có bao giờ hiểu được rằng người thanh niên đang ngồi trước mắt tôi, hiển hiện là một con người vô giáo dục hay không? Với dạng người như vậy nếu không vì một kích thích nào đó để giúp anh ta sửa sai, hiểu đúng cái tốt cái xấu… Những điều căn bản của một con người trong xã hội thì dù anh ta trong tương lai có là ông này, ông nọ thì cũng chẳng bao giờ là một người công dân tốt được. Tự hỏi như vậy, tôi chợt buông tiếng thở dài, chán nản rồi lại dán mắt ra bên ngoài kính xe với im lặng suy tư.

Đèn báo hiệu giao thông

Trong những lần về Việt Nam rong chơi mà đi xe bus, xe đò không thuận tiện, tôi thường thuê xe gắn máy, tiện cho việc thăm viếng bạn bè nhất là sau các cuộc đi chơi về khuya. Đặc biệt với Sài Gòn, nơi tôi có nhiều bạn bè thân nhân nên việc gặp gỡ, rủ nhau đi hàng quán hay đi nghe nhạc sống tại các phòng trà là việc rất thường nên nếu có một chiếc xe gắn máy được coi là rất tiện lợi. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, tôi cũng có khá nhiều cảm nhận thích thú với loại phương tiện giao thông này. Viết ra đây như một chuyện cười vui mà có lẽ bất cứ ai về Việt Nam khi dùng xe gắn máy lang thang cũng phải có ít nhiều lần gặp phải.

Có lẽ hiện tượng vượt đèn đỏ một cách vô tư tại Việt Nam xảy ra rất thường, tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà nội, Đà Nẵng, Bình Dương… nhất là vào buổi tối khi mật độ giao thông giảm sút, không có cảnh sát giao thông kiểm soát. Bất cứ lần nào dùng xe gắn máy, tôi đều nhận lấy những ánh mắt tức giận chê bai hay những câu chửi khiếm nhã từ những người giao thông khi họ thấy tôi dừng xe đứng chờ khi đèn đỏ, chỉ lăn bánh chạy khi đèn xanh bật sáng.

Tôi cũng không làm như mọi người là tìm cách len lỏi, vượt lên trước vạch giới hạn hay đèn giao thông vẫn đỏ, đồng hồ điểm thời gian vẫn chưa hết để cho đèn đỏ biến mất… Nhưng họ vẫn rồ xe chạy! Tất cả với tôi là những hành động kỳ lạ, tiềm ẩn nguy hiểm cho bản thân, làm ách tắc giao thông vì ngăn cản xe đối diện khi họ đang di chuyển trong trạng thái đèn xanh.

Với sự ngay ngắn, tôn trọng luật giao thông như vậy, tôi rất thường phải nhận lấy những thái độ bực bội, đôi khi là những câu chửi rất vô văn hoá của người đi phía sau, chẳng hạn như: “Đi đi ông già điên!,” “đồ hâm,” hay “thằng ngu, tránh ra cho người ta đi,” Vài ba lần tôi còn bị họ đâm nhè nhẹ vào đít xe của tôi với lời chỉ bảo “Không có công an đâu, đi đi, đừng sợ!” Đại loại như vậy.


Vào buổi tối khuya khoảng sau 11 giờ đêm, đường vắng xe nhưng tôi vẫn dừng lại khi đèn đỏ, chờ đèn xanh, gần như lần nào cũng bị người khác, những người vượt đèn đỏ nhìn tôi với ánh mắt chê bai, đôi khi kèm theo vài câu chửi bới hay chế giễu tôi ngu! Không giống ai!…

Có lẽ đây là một luật giao thông mà theo tôi thấy rất ít có trên thế giới. Với tôi nó là một luật giao thông rất đặc biệt, đôi khi tạo ra những phiền nhiễu và nguy hiểm cho người giao thông nhất là với xe hai bánh ở những con đường chỉ có một làn xe. Chính mắt tôi đã thấy một người đi xe gắn máy, muốn đi thẳng nhưng vì đèn đỏ nên phải dừng lại sát lề đường, đúng lúc đó có một xe tải trên cùng đường chạy đến, muốn quẹo vào đường bên phải (một tấm bảng nhỏ ghi rất rõ ràng tại góc đường: Được quyền quẹo phải khi đèn đỏ). Chiếc xe tải quẹo phải nhưng tài xế không nhìn thấy người xe gắn máy đang đậu sát vỉa hè chờ đèn xanh để đi thẳng. Xe chở hàng quẹo phải đã ép và cán lên xe gắn máy, kết quả người lái xe gắn máy bị thương nặng và chiếc xe gắn máy bị dập nát.

Riêng cá nhân tôi đã rất nhiều lần, khi dừng xe chờ đèn xanh để đi thẳng nhưng bị những người đi phía sau, muốn quẹo phải họ chen lấn và đôi khi nói những câu rất vô duyên và bất lịch sự như: “Ê, dẹp sang một bên cho người ta quẹo phải!” hay “Đồ ngu! Không nhìn thấy bảng được quẹo phải hay sao? Tránh ra!”

Một lần, quay lại tôi trả lời: “Được quyền quẹo phải khi đèn đỏ nhưng không có nghĩa là đường đông xe, xe phía trước muốn đi thẳng, họ cũng chờ đèn xanh, tôi lại phải dẹp cho anh đi! Mà dẹp thế nào khi đường bị chật xe? Nên chờ đèn xanh lúc đó quẹo trái cũng không muộn!”

Kết quả là tôi bị anh ta sửng cồ, chúi mũi xe đâm vào phía sau xe của tôi và kèm theo vai câu chửi thề tục tĩu! Có lẽ anh ta nghĩ là anh ta là người được quyền ưu tiên và tôi là kẻ ngăn trở. Trong hoàn cảnh đó tôi đã im lặng, cố tìm cách ép xe vào người khác để có chỗ cho “ngài hung hăng” quẹo phải. Người ta thường nói “tránh voi không xấu mặt nào,” nhưng trong trường hợp này có lẽ không phải là voi mà là một con chó ghẻ lở, một tên ngu đần…. đụng vào nó chỉ tạo ra phiền phức và dơ bẩn tay chân mà thôi, im lặng là tốt nhất vậy!

Về Việt Nam, việc băng sang đường, dù tại nơi có kẻ vạch trắng ưu tiên cho bộ hành nhưng theo tôi nó gần như chẳng có tác dụng gì. Điều đáng buồn là việc học hành, thi cử về luật giao thông vẫn được coi là hình thức, nếu có thì cũng chỉ những kiến thức rất khiêm nhường, đầy mù mờ trong thi cử cũng như học luật giao thông! Bất cứ ai biết lái xe thực sự chỉ cần ngồi trên một chuyến xe đò liên tỉnh theo dõi cách lái xe của tài xế mà lạnh người, hình như họ chẳng biết gì về nguyên tắc căn bản khi muốn vượt xe phía trước, chẳng hạn như họ thoải mái vượt mặt bên phải hay vượt mặt với tốc độ không đủ nhanh.

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by mexanh »

Image

GIẢI MÃ THỨ BẬC "THẦY HAI", "CON TÁM" CỦA SÀI GÒN XƯA
Phan Quốc Bảo

Giải mã "Thầy Hai, Con Tám" Công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm... người lao động nghèo xếp thứ Tám, chị em ta buôn bán "vốn tự có" thứ Chín...

Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu "bỏ qua đi Tám"...

"Em chả hiểu, có lần hỏi thì ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám thì ổng cũng không biết", cậu bạn thắc mắc.

Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp "thất truyền" này, biết đâu có dịp nào đó anh em có thể dùng để "buôn dưa lê" lúc "trà dư tửu hậu".

Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp... một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.

Đứng trên hết là các "quan lớn" người Pháp hoặc các quan triều nhà Nguyễn, đám này thì không "được" xếp thứ bậc vì giới bình dân hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên.

Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ ít nhiều là dân có học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền, đó là các "thầy Hai thông ngôn", hay "thầy Hai thơ ký"...


Hàng thứ Ba là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và truyền thống "bang hội" tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, các "chú Ba Tàu" nghiễm nhiên là 1 thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội bình dân Sài Gòn - Chợ Lớn thời đó.

Xếp thứ Tư là các "đại ca" giang hồ, những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và hành xử theo luật riêng, tuy tàn khốc và "vô thiên vô pháp" nhưng khá "tôn ti trật tự (riêng)" và "có đạo nghĩa" chứ không tạp nhạp và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm "trẻ trâu" hiện đại. Các "anh Tư dao búa" vừa là hung thần, vừa ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân (và cũng không ít tiểu thư khuê các) thời đó.

Thứ đến là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm cò mồi mại dâm...

Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các "thầy Sáu phú-lít (police)", "thầy Sáu mã tà", "thầy Sáu lèo". Chức trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh bán bưng bình dân, nhưng các "thầy Sáu" này cũng không từ cơ hội vơ vét ít tiền mọn "hối lộ" của họ để "nhẩm xà" (uống trà).

Và trong giới buôn bán thì không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng phổ biến và "quy củ" nhất ở cấp độ trung - cao khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn thời đó là các "anh Bảy Chà và", các anh này là các nhà tài phiệt người Ấn, vừa giàu vừa ít bị "ghét", vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm.

Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xã hội bình dân bấy giờ: họ là giới lao động nghèo chỉ có sức lục làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước bồng em, đến "sang" hơn tí là phu xe kéo...

Tuy đông nhưng lại yếu thế nhất vì không có hoc, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng hiền lành chứ không bậm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía. Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để sống: "Bỏ qua đi Tám", bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi.

Không còn liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót cùng trong xã hội thời đó: các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên "kinh doanh" bằng "vốn tự có".

Dài dòng tí để trình bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui, hay bị ai đó "chơi không đẹp".

Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, "bỏ qua đi Tám"!

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by nangchieu »

Thái tử Bộ Công An Nguyễn Minh Phương là ai?
Phí Đức Tuấn
20 tháng 10, 2024

Image
Ảnh trái: Bộ trưởng Lương Tam Quang và Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Lâm (Ảnh Báo CAND)

Một nguồn tin nội cho biết: Nguyễn Minh Phương được mệnh danh là “Thái tử của Bộ Công an”, nghe có vẻ mỉa mai nhưng đi vào sự thật của nó còn khủng khiếp hơn nữa.

Ai muốn tiếp cận Bộ trưởng, thì không thể không đi qua “cửa ngõ” Đại tá Nguyễn Minh Phương, thư ký của Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang.

Phương là không những là thư ký của Lương Tam Quang từ nhiều năm trước đây, mà còn có một vị trí quan trọng hơn thế nhiều – Có thể so sánh, nếu trợ lý Phạm Thái Hà là “tay hòm chìa khóa” của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thì thư ký Nguyễn Minh Phương là “tay hòm chìa khóa” của Lương Tam Quang, kể cả thời gian Quang chưa lên làm Bộ trưởng Bộ Công an.


Trước đây, khi Phương chưa bỏ vợ và 3 cô con gái còn nhỏ, chuyện gì ở cơ quan Phương cũng tâm sự với vợ, chẳng hạn như, có khi trong 1 tháng mà Phương đem khoảng 3 đến 5 chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe, Richard Mille… gửi các đầu mối nhờ bán lại, hoặc giày hiệu Louis Vuition, Gucci… 9 đến 12 đôi một tháng…

Đó là quà biếu, còn tất cả phong bì nhỏ, Lương Tam Quang đều đưa về cho vợ. Còn các khoản tiền lớn giống như valy “chứa 2 chai rượu vang”, Quang giao cho Phương cất giữ tại căn hộ chung cư Vincom Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Từ ngày Lương Tam Quang đăng quang và vào Bộ Chính trị thì Nguyễn Minh Phương thay lòng đổi dạ, Phương cấm vợ cũ lấy danh Phương để nhờ vả. Hiện nay vợ của Nguyễn Minh Phương và 3 cô con gái đang sống tại TPHCM, được ông bà ngoại bao bọc nuôi ăn học.
Image
Ảnh phải: Đại tá Nguyễn Minh Phương và 02 số điện thoại di động cho là đang được lan truyền trên mạng xã hội (Ảnh: Báo CAND)

Nhận thức xã hội yếu, chuyên môn không vững, tư duy nông cạn, đạo đức kém – vậy đâu là vai trò của Đại tá Nguyễn Minh Phương trong việc điều hành Văn phòng Thư ký… Phương được Lương Tam Quang tin cậy và trọng dụng, nhưng ngược lại, phải chăng Phương cũng dùng Bộ trưởng Lương Tam Quang như công cụ kiếm tiền, và có ý đồ chờ thời leo lên đỉnh cao danh vọng?

Nhiều người trong Bộ Công an còn không phân biệt được Bộ trưởng Lương Tam Quang hay thư ký Nguyễn Minh Phương ai quyền lực hơn, vì Phương là người trực tiếp tác động, thúc ép Bộ trưởng Lương Tam Quang phân công, bổ nhiệm cán bộ ở các địa phương như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng. Đây là những nơi có thể đem đến nguồn thu nhập khổng lồ – một vị trí trưởng phòng 15 tỷ, trưởng công an huyện 11 tỷ, nếu là trưởng phòng PC 02 hoặc PC 03 thì từ 2 đến 5 triệu đô la Mỹ.


Cụ thể Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương Đại tá Bùi Quang Bình (SN 1978, quê quán Thái Bình) đưa cho Phương 15 triệu đô la Mỹ nhờ Phương lo chạy để được về làm Cục trưởng Cục A04 (Cục An ninh kinh tế). Cục trưởng hiện nay là Trung tướng Nguyễn Đình Thuận (quê quán Hà Nam) – Thuận có hỗn9 danh là “Thích Đe Doạ” vì hay đe dọa khởi tố bắt các doanh nghiệp thuộc quản lý của nước. Cũng vì thế nên Thuận đang dính nhiều bê bối liên quan đến việc tống tiền các doanh nghiệp, trong đó có vụ án liên quan đến Nguyễn Văn Hậu (Hậu pháo), Thuận hiện đang chờ hình thức kỷ luật và khả năng cao sẽ bị trục xuất ra khỏi ngành Công an.

Cần biết thêm, Đại tá Bùi Quang Bình – Bình từng bị đuổi học và đi cai nghiện ma tuý 2 năm 6 tháng khi đang là học viên trường Đại học Cảnh sát Nhân Dân. Sau khi “hoàn lương” Bình được Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Công an đứng ra bảo lãnh cho tiếp tục theo học.

Quay lại chuyện “Thái tử Bộ Công an” Nguyễn Minh Phương. Sau khi vụ đem chân gấu Bắc cực về Việt Nam bị an ninh Nga phát giác tại sân bay, thì Phương viết bản tường trình báo cáo, trong đó Phương giải thích rằng, chân gấu Bắc cực bị An ninh Liên bang Nga thu giữ là thùng quà của một Việt kiều sinh sống tại Nga biếu tặng, nhưng Phương và Bộ trưởng Lương Tam Quang không biết trong đó là gì.

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường có dám báo cáo sự việc bê bối này lên Bộ chính trị hay không? Nhưng điều dễ nhận biết nhất lúc này là Lương Cường đang nín thở qua cầu – chờ ngày nhậm chức Chủ tịch nước, đặt tay tuyên thệ trên cuốn Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cuốn sách mà hơn 100 triệu dân Việt Nam phải tuân theo, nhưng hầu như không áp dụng cho lãnh đạo và các phe cánh quyền lực.

Theo lời giải thích của một tướng tại Bộ Công an đã về hưu, giữa Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm và Đại tá Nguyễn Minh Phương có một mối quan hệ đặc biệt. Khi chưa lên Thứ trưởng Bộ Công an, vẫn còn giữ chức Cục trưởng Cục C03 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu), Nguyễn Ngọc Lâm đã ban cho Nguyễn Minh Phương đặc ân là có suất chạy án tại Cục C03 và có quyền can thiệp sâu vào hồ sơ pháp lý của các bị can.

Hiện nay, Nguyễn Ngọc Lâm và Nguyễn Minh Phương cấu kết với nhau “bao quanh” Lương Tam Quang như hai gọng kìm siết chặt. Rồi đây, các chức danh trong ngành công an sẽ do Nguyễn Minh Phương và Nguyễn Ngọc Lâm sắp đặt, còn Lương Tam Quang chỉ việc nhận tiền và ký bổ nhiệm. Từ đó sẽ sinh ra lớp tham quan ngu dốt, không sớm thì muộn nó sẽ gây ra những thảm hoả cho đất nước mà người dân phải gánh chịu.

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by nhuvan »

Hòa bình sẽ đến
Trần Thế Kỷ
7 tháng 11, 2024

Image
(Hình minh họa: Nelly Denysova/Unsplash)
Trong tình hình xung đột Nga-Ukraine ngày càng căng thẳng, Moscow nói chỉ chấp nhận đàm phán hòa bình nếu Kyiv công nhận bán đảo Crimea và 4 tỉnh vùng Donbas thuộc chủ quyền của Nga.

Về phần mình, Kyiv luôn tuyên bố chỉ chấp nhận đàm phán nếu Moscow trả lại cho Ukraine bán đảo Crimea và 4 tỉnh vùng Donbas. Nghĩa là cả hai, không ai chịu ai.

Song mới đây, Chánh văn phòng tổng thống Ukraine là ông Andrii Yermak nói rằng, để đàm phán giải quyết xung đột, cần quay trở lại biên giới năm 2022 (lúc đó Crimea đã trong tay Nga). “Sau đó chúng tôi sẽ nói về cách lấy lại chủ quyền của mình cho tới đường biên giới năm 1991 (lúc đó Crimea đang trong tay Ukraine).


Theo ông Yermak, Tổng Thống Zelensky chưa bao giờ bày tỏ sẵn sàng thỏa hiệp về lãnh thổ, nhưng sẵn sàng đàm phán với Nga dựa trên tình hình trước khi diễn ra cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine.

Vậy có thể nói Kyiv đang có một sự uyển chuyển, nếu không nói là có chút nhượng bộ với Moscow, khi không còn yêu cầu Nga phải trả lại cho Ukraine toàn bộ Crimea và 4 tỉnh vùng Donbas thì mới ngồi vào bàn đàm phán. Nghĩa là với Ukraine, xung đột có thể chấm dứt mà không nhất thiết Crimea đã được Nga trả lại cho Ukraine, dù trên danh nghĩa, Ukraine vẫn xem Crimea thuộc chủ quyền của mình.

Tổng Thống Zelensky từng nói: “Chiến tranh đã khởi đầu ở Crimea thì sẽ kết thúc ở Crimea.” Nay, với sự mềm mỏng trong đối sách của Kyiv, chiến tranh vẫn có thể kết thúc, nhưng không nhất thiết phải kết thúc ở Crimea.

Sau gần 3 năm chinh chiến, cả Nga và Ukraine đều đang trong tình trạng sức lực mỏi mòn. Cả hai có thể sẽ phải chấp nhận có nhượng bộ nào đó với đối phương. Tổng Thống Zelensky không ít lần nói Ukraine muốn chiến tranh sớm kết thúc. Tổng Thống Putin nhiều lần muốn Ukraine đàm phán hòa bình. Điều này cho thấy cả Nga và Ukraine đều đã thấm mệt vì cuộc chiến.

Người ta còn nhớ năm 2014, khi Nga bất ngờ chiếm bán đảo Crimea của Ukraine, thì Phương Tây đã tỏ ra không mấy sốc. Dường như trong suy nghĩ của Phương Tây, Crimea vốn là của Nga. Của Nga thì cứ để Nga lấy lại. Chiến tranh làm gì cho máu me, tốn kém. Thiết nghĩ, nếu Ukraine chấp nhận không lấy lại Crimea (nhưng vẫn xem Crimea thuộc chủ quyền của mình) mà chỉ lấy lại 4 tỉnh vùng Donbas để kết thúc chiến tranh với Nga, thì xem ra đây là một giải pháp tương đối chấp nhận được cho Ukraine.

Nhưng không chắc Nga sẽ dễ dàng chấp nhận giải pháp này, bởi như thế khác nào chấp nhận đầu hàng, vì trước khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt,” thì Crimea vốn đang trong tay Nga. Song sau khi tính đi tính lại, tính tới tính lui, rất có thể Nga sẽ phải chấp nhận giải pháp này. Vì, giống như Ukraine, Nga cũng không còn mấy sức lực để theo đuổi cuộc chiến.

Quốc Hội Nga mới đây vừa thông qua ngân sách quốc phòng cho năm sau, tăng gần 30% so với năm nay. Ngân sách mới được cho là sẽ đưa chi tiêu quốc phòng lên $145 tỷ vào năm 2025, nhiều hơn cả chi cho phúc lợi và giáo dục cộng lại. Con số này chưa bao gồm các nguồn lực khác, như chi tiêu cho an ninh nội địa.

Vì cuộc chiến Ukraine, Nga đã tăng chi tiêu quân sự lên mức chưa từng thấy kể từ thời Liên Xô. Liệu Nga có thể kham nổi gánh nặng quốc phòng được bao lâu nữa trong tình hình nền kinh tế Nga đang bị bóp nghẹt bởi cấm vận của Phương Tây?

Thiết nghĩ, hòa bình sẽ đến với người dân Ukraine và Nga một khi Moscow nhận ra rằng nước Nga không còn có thể chịu đựng được nữa trước áp lực của cuộc chiến, và rằng được Crimea vẫn tốt hơn là chẳng có gì.

hoangphong
Posts: 413
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Post by hoangphong »

Kẹt xe ở Việt Nam từ một nghị định gây phẫn nộ
January 14, 2025
Hiếu Chân/Người Việt

Những ngày qua, trong lúc người Mỹ vật lộn với thiên tai bão lửa và bão tuyết thì người Việt trong nước lại khốn khổ khốn nạn với nhân tai: nạn kẹt xe kinh hoàng bắt nguồn từ một quyết định ngu ngốc của nhà cầm quyền: Nghị Định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ban hành ngày 26 Tháng Mười Hai, 2024, và có hiệu lực chỉ vài ngày sau đó.
Image
Kẹt xe ngày càng trầm trọng ở Việt Nam, xe hơi và xe gắn máy giành nhau từng chỗ trống để nhúc nhích. (Hình minh họa: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Một quy định tàn bạo

So với Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được thi hành đến cuối năm 2024, các mức xử phạt bằng tiền theo Nghị Định 168 tăng lên gấp nhiều lần. Ví dụ, đối với xe gắn máy “không chấp hành hiệu lệnh của đèn giao thông” (tức vượt đèn đỏ) mức phạt tăng từ 1 triệu đồng ($39) lên 6 triệu đồng ($236), mức thấp nhất của khung hình phạt, “chạy quá tốc độ trên 20 km/h” tăng từ 5 triệu đồng ($197) lên 8 triệu đồng ($315); “lạng lách, đánh võng” tăng từ 8 triệu đồng ($315) lên 10 triệu đồng ($394). Đối với xe hơi, mức phạt cao nhất lên tới 50 triệu đồng ($1,969) cho lỗi “lạng lách, đánh võng”… So với thu nhập, mức phạt lỗi vi phạm giao thông tương đương với từ một đến năm tháng lương!

Không chỉ đưa ra các mức phạt quá tàn bạo, Nghị Định 168 còn đặt ra những quy định khó hiểu, như người đi bộ qua đường phải “vẫy tay” ra hiệu, người lái xe gắn máy chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước sẽ bị phạt tiền từ 8 ($315) đến 10 triệu đồng ($394) và bị tước bằng lái xe từ 10 đến 12 tháng; lái xe liên tục suốt bốn tiếng đồng hồ, lái xe quá 10 tiếng một ngày hoặc 48 tiếng một tuần cũng bị phạt từ 3 ($118) đến 5 triệu đồng ($197), dù chẳng ai biết sẽ nghỉ ở đâu khi các tuyến xa lộ không có trạm dừng, thậm chí không có cả làn đường dừng khẩn cấp cho xe bị trục trặc máy móc!

Quái đản nhất là Nghị Định 168 có điều khoản khuyến khích người dân chụp ảnh quay phim các trường hợp vi phạm luật giao thông rồi báo cho công an để lãnh thưởng, mức thưởng bằng tiền lên tới 10% số tiền xử phạt nhưng không quá 5 triệu đồng ($197) mỗi vụ! Quy định này biến toàn dân thành “chỉ điểm,” thành tai mắt của công an, rình rập đồng bào để trục lợi! Nghe thật quen tai vì trong thời Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc (1953-1956), nông dân đã được khuyến khích đấu tố địa chủ phú nông, càng đấu tố mạnh thì càng được chia “quả thực” nhiều! Đây cũng là sách lược của cộng sản, biến mâu thuẫn giữa người dân với nhà cầm quyền thành mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để dễ bề cai trị!

Vì sao kẹt xe?

Công bằng mà nói, giao thông ở các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn từ lâu đã là cơn ác mộng cả với người địa phương. Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2024 mà Tổng Cục Thống Kê công bố vào ngày 6 Tháng Giêng, 2025, thì năm 2024 cả nước đã xảy ra 23,484 vụ tai nạn giao thông, làm 10,944 người chết và 17,342 người bị thương – tương đương với thương vong của vài sư đoàn lính bộ binh. Tình trạng sáng ra đi làm đi học rồi không về nhà nữa từ lâu đã là nỗi lo sợ ám ảnh mọi gia đình.

Chấn chỉnh giao thông sao cho văn minh hiện đại để người đi làm đi học được an toàn là chuyện phải làm, càng sớm càng tốt. Một quan chức Bộ Công An giải thích trên báo Nhân Dân: “Để lập lại trật tự đòi hỏi việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, chế tài đủ tính răn đe, tương xứng với vi phạm, nhất là các hành vi cố ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt việc tăng mức xử phạt để kiềm chế tai nạn giao thông.” Nghe ra thì việc ban hành Nghị Định 168 là hợp lý. Nhưng có thật vậy không?

Nhà cầm quyền Việt Nam xưa nay thường đổ lỗi giao thông hỗn loạn do “ý thức của người dân kém” và coi xử phạt thật nặng là cách lập lại trật tự an toàn giao thông. Nhưng thực tế giao thông hỗn loạn là do nhiều nguyên nhân, đứng đầu là năng lực yếu kém của chính họ trong quản trị xã hội. Tại các đô thị lớn dân số gia tăng không ngừng trong khi đường sá không được mở mang tương xứng, xe gắn máy và xe hơi là phương tiện đi lại chủ yếu vì phân bổ dân cư bất hợp lý, thành phố nhiều ngõ ngách và giao thông công cộng yếu kém. Đã vậy, nhà chức trách còn cho xây dựng vô số cao ốc văn phòng, chung cư nhiều tầng trong nội thành nên đường sá đã hẹp còn bị tắc nghẽn liên tục do hàng vạn người ra vào.

Sài Gòn chẳng hạn, được quy hoạch cho khoảng nửa triệu dân, nay đã có hơn 10 triệu người và mỗi năm tiếp nhận thêm gần nửa triệu người di cư từ nơi khác đến. Thành phố này thu vào ngân sách khoảng 445,000 tỷ đồng ($17.5 tỷ) mỗi năm, nhưng dành 79% để “đóng hụi chết” cho Hà Nội nên luôn thiếu tiền để phát triển đường sá, bệnh viện, trường học. Một tuyến tàu điện từ chợ Bến Thành ra Suối Tiên, chưa tới 20 km mà phải làm mất 16 năm do thiếu vốn. Chỉ có ngày Tết, người nhập cư về quê sum họp gia đình, người địa phương đi du lịch các nơi thì Sài Gòn mới thông thoáng, còn ngày thường mà Sài Gòn không kẹt xe là chuyện lạ!

Đổ thừa cho “ý thức người dân kém” mà lờ đi những nguyên nhân về quản trị xã hội của nhà cầm quyền là luận điệu quen thuộc chỉ để che giấu bản chất vừa ngu vừa tham của chính họ. Chẩn đoán sai nguyên nhân, đề ra giải pháp sai nên khi nhà cầm quyền gia tăng xử phạt, buộc người dân phải chấp hành các quy định nghiệt ngã của họ, sự lộn xộn đã thay bằng sự tắc nghẽn trầm trọng, còn tai hại hơn nhiều. Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố lớn khác thực tế đã trở thành những “bãi đậu xe khổng lồ,” kẹt cứng.

Những ngày này, trên các mạng xã hội và cả trên báo chí do nhà nước quản lý có vô số hình ảnh, video cho thấy những con đường không còn chỗ đặt chân, xe hơi và xe gắn máy giành nhau từng chỗ trống để nhúc nhích. Đã có vô vàn những cảnh ngộ dở khóc dở cười khi lái xe phải “tè” vào chai nước vì không còn cách nào khác, xe cứu thương lẫn cứu hỏa nằm chết dí giữa biển xe cộ đang chật vật nhích từng chút một, thậm chí những cảnh thật đáng phẫn nộ khi người mắc lỗi phải khóc lóc quỳ lạy viên cảnh sát giao thông xin tha khoản phạt bằng thu nhập cả tháng của họ, có thể đẩy cả gia đình vào cảnh đói khát!

Các nhà kinh doanh còn cảnh báo thiệt hại khủng khiếp cho nền kinh tế mà tình trạng tắc đường, kẹt xe gây ra. Khi hàng trăm ngàn chiếc xe nằm giữa đường không nhúc nhích được thì bao nhiêu triệu giờ làm việc của người lao động bị bỏ phí, bao nhiêu chuyến hàng bị chậm trễ gây gián đoạn sản xuất kinh doanh? Kinh tế đình trệ ngày giáp Tết là hậu quả nhãn tiền mà những kẻ soạn thảo, ban hành Nghị Định 168 đã không tính tới. Thiệt hại cho sức khỏe và tâm thần của người dân cũng là những thiệt hại khó mà đo đếm được.

“Cùng tắc biến?”

Rõ ràng việc tăng mức xử phạt vi phạm tàn bạo như Nghị Định 168 không phải là lời giải cho bài toán giao thông. Nhưng tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại gấp rút ban hành và thực thi một quy định làm cả nước phẫn nộ như vậy?

Nếu để ý Quốc Hội cho Bộ Công An được trích lại và sử dụng 85% khoản tiền phạt thì rõ ràng nghị định này chỉ làm “ấm túi” những kẻ đứng đường “cướp có môn bài.” Số liệu đăng trên báo nhà nước cho thấy, trong ngày đầu tiên áp dụng Nghị Định 168, cảnh sát giao thông đã thu được 28 tỷ đồng ($1.1 triệu) tiền phạt, sau sáu ngày thu được hơn 187 tỷ đồng ($7.4 triệu), chưa tính những khoản lớn hơn nữa mà người phạm lỗi chi riêng cho cảnh sát không thể hiện trong sổ sách. Có người nói, ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, muốn lấy lòng lực lượng công an, nơi ông xây dựng sự nghiệp và thăng tiến, giúp ông loại trừ các đối thủ chính trị, thâu tóm và duy trì quyền lực tuyệt đối.

Một lý do khác có thể là do nhà cầm quyền cộng sản muốn thử thách sức chịu đựng của người dân. Guồng máy công an trị của ông Tô Lâm đã bao phen hành động càn rỡ, bất chấp đạo lý và pháp luật mà không gặp sự phản kháng đáng kể nào, từ vụ đang đêm đột kích vào thôn Hoành xã Đồng Tâm, giết chết ông Lê Đình Kình một cách dã man cách đây đúng năm năm đến những vụ “đổi thẻ căn cước” tùy tiện, bắt bớ tràn lan những người bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, thậm chí cử đặc vụ ra nước ngoài bắt cóc những người bất mãn với chế độ mà trong nước không ai dám lên tiếng phản đối.

Sau nhiều thập niên dưới chế độ Cộng Sản tàn ác một cách tinh vi, phần lớn người dân Việt có tâm lý cầu an, “không quan tâm tới chính trị,” hờ hững với tự do, dân chủ, nhân quyền vì nghĩ đây là những khái niệm trừu tượng, không thiết thân với đời sống. Phải đến khi nồi cơm tấm áo của họ bị đạp đổ họ mới thấm thía nỗi uất ức của những người bị tước đoạt tự do và phẩm giá. Mấy ngày gần đây có nhiều người không chịu nổi nữa đã lên mạng xã hội bộc bạch nỗi uất ức của họ, dù chỉ dám nói bóng gió để tránh bị chụp mũ chống phá chế độ.

Nỗi uất ức tập thể bị dồn nén quá đáng sẽ dẫn đến xã hội căng thẳng và có thể nổ tung bất cứ lúc nào. “Cùng tắc biến” – xã hội Việt Nam đã bị đẩy đến đường “cùng” mà nạn kẹt xe kinh hoàng là một ví dụ; song có sớm “biến” được hay không, “biến tắc thông” hay không là chuyện chưa biết trước được. Phép thử của ông Tô Lâm có vẻ quá đà, sắp tới có thể ông ta sẽ tìm cách “xả nén” để tránh bùng nổ. Nhưng nếu mọi người cứ cắn răng cam chịu nỗi thống khổ thì dân tộc này quả vô vọng và đám cầm quyền chóp bu cứ yên tâm kê cao gối mà ngủ, sẽ chẳng có ai dám thách thức uy quyền của họ. [qd]

Post Reply