Tạp Ghi , Chuyện Phiếm , Chuyện Vui Hàng Ngày

Cho đuổi mèo, mèo rượt chuột, chuột sa chỉnh gạo, gạo tải vô xe... thế rồi... xe cán chó!!!

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Mù như Văn Vĩ cũng thấy Bằng hữu thân.

Hẳn bằng hữu không quên, mới đây thôi, cựu Phó Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ (kỳ cục thật) sau một hai lần (tệ hơn) áo gấm về làng đã tuyên bố vung vít về sự "thay đổi" của Cộng Sản Việt Nam. Rồi tới ông nhạc sĩ dinh tê (hồi nào chống Cộng quyết liệt) Phạm Duy cũng vậy, tung hê Vi xi (và đất nước) đã thay đổi đổi thay lắm rồi. Miệng người sang có gang có thép - ông số 2 (của chính thể VNCH) và (có thể là) ông số 1 của nền tân nhạc VN nói ra thì làm gì mà không có "chất lượng", trọng lượng. Bởi vậy, ở cái miền Miệt Dưới nầy, hơn hai chục năm rồi, tôi (và nhiều bằng hữu của tôi) đã dứt khoát không quay về cố quốc ngày nào còn chế độ Cộng Sản cai trị, khi nghe nhị vị trưởng thượng đó ngôn ra thì (cũng phải) tin chớ.

Ngẫm nghĩ, có thay đổi thật. Xã hội Việt Nam ta hoàn toàn lột xác thật. (Tốt hơn hoặc tệ hơn hậu xét). Ngay từ những ngày đầu tiên kết thúc chiến tranh (được gọi là) giải phóng, mà ngày nay ông Bùi Tín (cựu Đại Tá Tổng Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân Chúa Nhật) gọi là cuộc chiến tranh chiếm đóng, một màn thay đổi lớn lao chưa từng có. Đà tiến hóa của dân tộc bị kéo lùi cả nữa thế kỷ. Sự hưng thịnh của Miền Nam bị gọi là phồn vinh giả tạo bị bần cùng hóa để bằng (hoặc muốn hơn) sự nghèo đói thật sự của Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa. Sự đổi thay nầy, mù như Văn Vĩ cũng thấy. Đổi thay toàn diện mà Viện Bảo Sanh thành Xưởng đẻ, nghĩa địa, bãi tha ma thành cung thiếu nhi, cung văn hóa. Văn hóa phẩm đồi trụy tàn dư mỹ ngụy thành "văn hóa mới, nếp sống mới, đạo đức mới xã hội chủ nghĩa". Thực tế, thì cái nào tệ hại hơn cái nào, mù như Văn Vĩ cũng thấy.

Rồi thì - Bọn trây lười đĩ điếm phản quốc trốn chạy ra nước ngoài (hẳn nhiên ông Kỳ, ông Duy nằm trong thành phần ấy - dưới con mắt Hà Nội vài ba chục năm trước) được thay màu da trên xác, được khoác áo yêu nước thành núm ruột ngoài ngàn dặm, một bộ phận (tòng teng) không thể tách rời khỏi thân thể - Mù như Văn Vĩ cũng thấy. Ba mươi năm không có chiến tranh. Ba mươi năm sống nhờ đồng tiền do người Việt hải ngoại gửi về (làm gì có sỉ diện mà dám nói đó là đồng đô la đen - dơ bẩn), Đảng CSVN tồn tại. Rồi thì, vài ba tòa cao ốc mọc lên, vô số khách sạn, sòng bài (Casino, trường đua ngựa - đua chó) mọc lên, cờ bạc được thời nở rộ như nấm mối gặp mưa dầm. Khoảng cách giàu nghèo không biết lấy đơn vị gì để đo, tham nhũng bóc lột chèn ép không biết lấy tiêu chuẩn nào để định. Mù như Văn Vĩ cũng thấy.

Nói tóm lại (cho gọn) sự thay đổi là có thật, nhưng thay đổi ở chiều hướng nào là chuyện khác. Sự thay đổi quan điểm, cách nói v.v... của Vi xi và của những ông như ông Kỳ, ông Duy là... một thực tế. Nhưng cũng có thứ không bao giờ thay đổi. Đó là sự trả thù đê tiện. Trả thù người sống đã đành. Mộ bia của người chết (từ ngoài ngàn dặm) cũng bị đập phá cho bằng được. Người Cộng Sản VN vẫn ra rả đả kích (và xóa tên) vua Gia Long vì hành động của ông trả thù vua Quang Trung, nhưng chính họ lại lạnh lùng "vô tư" cày xới mồ mả của người khác chiến tuyến. Hai tấm bia để tưởng nhớ hằng nữa triệu vong linh dựng trên đảo (gần như hoang) Bidong và Galang đã bị họ trả thù. Hai tấm mộ bia đó có là gì mà họ coi là bị xúc phạm? Phóng viên Fadli của nhật báo Jakarta Post (xuất bản ngày 20.6.05) viết rằng "... tượng đài bị đục bỏ theo yêu cầu của chủ tịch nước VN viện cớ rằng nó xúc phạm tới VN".

Hà Nội xấu hổ vì đẩy con dân (theo cách nói của Nguyễn Thị Hồng Ngát và Tôn Nữ Thị Ninh) vào chỗ chết chăng? Nếu nhận thấy rằng, việc vài trăm ngàn người liều chết vì hai chữ tự do nó thể hiện trung thực khẩu hiệu đầu môi dối trá, khẩu phật tâm xà "không có gì quý hơn độc lập tự do" là đúng thì phải tôn trọng những oan hồn uổng tử vì hai chữ tự do đó chứ! Vong hồn người chết vì sinh kế, vì tai nạn lưu thông dọc quốc lộ (thí dụ như đèo Hải Vân) còn có nơi nương tựa, còn có am miếu để người thân cúng bái. Thế nhưng người chết vì cái "không có gì quý hơn là tự do" lại bị trả thù. Tấm bia tưởng niệm họ là điều xúc phạm, ê mặt chăng? Nếu thực sự Bắc Bộ Phủ cảm thấy như vậy, thì đây (có thể) là một sự thay đổi lớn lao. Biết nhục rồi chăng?

Có thể lắm. Hơn một thập niên trước, ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền nước CHXHCN Việt Nam tên Lê Văn Bàng bị tóm quả tang đang mò nghêu tại bãi cấm, đã trơ mặt "no English, no English" từ từ được đề bạt lên địa vị cao hơn. Có sao đâu. Ải Nam Quan, Suối Phi Khanh, Thác Bản Giốc, những địa danh cả dân tộc biết đến, sách sử ghi từ lâu, nay dâng cho thầy, dân tộc Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm tột độ, thế nhưng những người ngự trị ở Bắc Bộ Phủ thấy bị xúc phạm hay hãnh diện? Đất nước Việt Nam thành chợ trời bán trẻ con, phụ nữ để làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động khổ sai cho các quốc gia láng giềng có làm cho Hà Nội cảm thấy bị xúc phạm chăng? Hay là những cái "vốn" đó vẫn còn làm ra tiền để Đảng sống? Ôi, những đồng riel đồng đô, đồng bath, đồng ringgit, đồng yen, đồng yuan, đồng Peso, đồng Đài tệ... sao mà nó thơm quá phải không các "đồng chí"?

Nỗi nhục lịch sử bị xúc phạm, nỗi nhục dân tộc hiện tại đang bị xúc phạm - mù như Văn Vĩ cũng thấy - thế mà cả một tập đoàn cai trị tai điếc mắt ngơ, lại chăm chăm nhìn vào bộ phận không thể tách rời khỏi thân thể "để chiêu dụ những "vốn quý" còn sống, còn sữa, o bế họ, hút máu họ (con đĩa nhiều vòi mà). Những "vốn quý" đã chết mà chết là hết, vô ích, không còn dính liền vào thân thể nữa thì tưởng nhớ làm chi cho gai mắt nhức tai. Chánh sách hẳn hoi. Chỉ đạo hẳn hoi, đến nơi đến chốn. Cái nào nên thay đổi. Cái nào kiên quyết giữ vững. Để làm gì, nhằm mục đích gì mù hơn Văn Vĩ cũng thấy. Thế mà lắm người cứ lấy tay che mặt trời. Người Cộng Sản (VN) trân tráo đã đành. Người chạy trốn, chối bỏ Cộng Sản sao lại tiếp tay với chúng một cách trơ trẽn. Người Miền Bắc (thuở xa xưa) có câu nói: "Sống vì mồ mả không sống cả cho bát cơm". Ý muốn nói rằng, sống phải nhớ đến nguồn gốc, danh dự của không riêng một gia đình, cá nhân. Của cả một giống nòi, chớ đừng sống chạy theo những cặn bã vật chất, hư danh. Cày xới mồ mả, đập phá mộ bia là những hành vi không (không bao giờ) là một tí ti văn hóa Việt. Hành động đó là sản phẩm của nền đạo đức mới, mới du nhập vào nước Việt Nam 5, 7 chục năm nay, nó sẽ bị nghiền nát - không lâu nữa đâu - phải vậy chăng bằng hữu.

Trần Đức Nhuận

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

"Nói như vẹt" Bạn hiền,

Người đời có câu "nói như vẹt" để ám chỉ những kẻ nói lập khuôn kẻ khác, không biết mình đang nói gì.

Nói gì thì nói chứ giống vẹt hay két là một sinh vật độc nhất trên đời này có thể nói được tiếng loài người. Nhưng vì chỉ nói bắt chước, nói mà không biết ý nghĩa lời nói nên giống vẹt nhiều khi bị oan âm thị Kính. Bạn hiền chắc còn nhớ câu chuyện mấy con vẹt ở sở thú Sài Gòn nói tiếng Đức chứ?

Mới đây, một chú vẹt ở thành phố sương mù Luân Đôn được mang lên sân khấu để diễn vai con vẹt của hải tặc Long John Silver trong vở tuồng "Hải Tặc trên Kho Tàng Hải Đảo", và khán giả của vở kịch này là những thiếu nhi Anh Quốc.

Con vẹt có tên gọi là Percy này được mang đến từ vùng rừng núi Amazon, Nam Mỹ, đang đậu trên vai hải tặc bỗng dưng quên mất lời diễn của nó, và thay vì nói tiếng Anh, nó xổ một tràng tiếng "Đức" và tiếng "Đan-Mạch"! Cũng may là lúc đó là nhằm lúc tập dượt nên không có khán giả thiếu nhi nghe được. Thế là đạo diễn cho kịch sĩ Percy về vườn vì ông không dám chơi liều, sợ Percy tái diễn, văng tục trước khán giả nhi đồng thì khốn nạn.

Ông Mark Hyde, người diễn vai hải tặc Long John Silver nói: "Tôi không thể tin được điều tôi nghe. Trong giây phút màn tập dượt tiến hành tốt đẹp thì bỗng dưng Percy thốt ra câu đó. Chúng tôi quá ngạc nhiên nên tất cả đứng đó, sửng sốt trong yên lặng, trước khi ôm bụng cười bò càng." Mark nói là ông ta nghi có kẻ xấu mồm dạy cho Percy nói bậy và nghĩ đó là trò đùa.

Hiện tại Nhà Hát Luân Đôn đang đi săn tìm con két khác để thay thế Percy.

Câu chuyện con két Percy xổ tiếng Đức làm BTL tôi nhớ đến câu chuyện khó tin nhưng có thật về con két của 1 người bạn. Bạn của BTL tôi là một cô gái già và là một con chiên ngoan đạo. Cô ta sống 1 mình và chỉ có 1 một chú két trống làm bạn hiền. Cô bạn của BTL tôi rất tự hào về con két của cô ta vì nó rất ngoan, tối ngày chỉ ngồi trong lồng, đu dây và cầu nguyện. Cô bạn của BTL tôi đã đi rao tin đồn này khắp nhà thờ, ai cũng biết về con két trung thành và ngoan đạo của cô ta.

Cho đến 1 hôm, một ông già trong nhà thờ gặp riêng cô ta, than phiền rằng thằng con trai của ông có nuôi một con két mái, con két mái này rất hỗn, tối ngày chỉ văng tục, và ông đề nghị là nên cho 2 con két này làm bạn, biết đâu con két trống của cô dạy cho con két mái của ông đọc kinh cầu nguyện và ngưng xổ tiếng Đức. Cô bạn của BTL tôi đồng ý, và vài ngày hôm sau ông bạn nhà thờ mang con két mái đến. Cô bạn già ngồi xuống bắt đầu đọc kinh cầu nguyện, và ông già mang Chức Nữ vào hội ngộ với Ngưu Lang.

Con két trống lập tức nhảy tưng tưng lên, và hét lớn: "[Bleep Bleep] Ha ha ha! Lời cầu nguyện của ta đã được đáp ứng!"

Trở lại câu chuyện con két Percy của nhà hát Luân Đôn, bản tin không nói rõ là nó là trống hay mái, nhưng dựa theo câu chuyện của người bạn của BTL tôi, chúng ta tin chắc nó phải là giống cái, đúng không hở bạn hiền?

BTL

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Điếc không sợ súng!

Image
letamanh

Từ khi ông Mahatia Mohammeh làm Thủ Tướng Mã Lai Á, Ông ta là một trong những người nổi tiếng thế giới về mạnh mồm to miệng! Không những mạnh mồm to miệng, ông ta còn không sợ hãi, chọc hết “dái ngựa nầy đến cá sấu kia”. Bởi thế cho nên cả ngựa và cá sấu đều giận bầm gan, muốn đá hậu hay cạp cho chết tươi để bịt miệng “thằng già” điếc không sợ súng ấy!




Gần đây nhất, trước khi rời chính trường, ông Thủ Tướng “khó bảo” làm một màn ngoạn mục trước khán giả toàn là thứ Nguyên thủ quốc gia. Lời nói đã thốt ra là bốn ngựa không đuổi kịp. Dù có bao nhiêu lời phê bình, chê bai và dọa giẫm, nhất định ông già cứng đầu nầy vẫn giữ lời, vẫn hiên ngang không đính chính!

Mà lời thật thì mắc lòng, chính danh thì luôn luôn đối đầu với bao phiền phức. Ông già Mahatia nói đại khái diễn dịch như thế nầy: Trước kia Châu Âu giết ba triệu dân Do Thái vì kỳ thị. . . Giờ đây tất cả các nước thế lực nhất trên thế giới đều bị Do Thái chỉ đạo. Nói cách khác, Do Thái đang lãnh đạo thế giới! Thế là làn sóng phẫn nộ nổi lên, thế là kẻ phát ngôn “bừa bãi” phải gánh lấy lời ong tiếng ve của hầu hết các nước liên quan.

Ta bình tâm chứng nghiệm những dữ kiện xảy ra liên quan đến vấn đề Do Thái từ mấy nghìn năm trước đến bây giờ, hình như giống dân Do Thái nầy cứ lởn vởn đâu đó khắp mọi tờ giấy trong chồng lịch sử từ lúc khai thiên. Có lẽ Văn Học Sử Thế giới loài người lệ thuộc quá nhiều vào kinh Cựu Ước. Mà kinh Cựu Ước là do các Tiên Tri người Do Thái viết ra tạo thành lịch sử thần thoại của một chuỗi dài sống và đấu tranh của giống dân Do Thái. Theo đó, giống dân nầy là giống dân được Chúa Chọn!

Người ta tự hỏi, Chúa Chọn chỉ có dân Do Thái thì dĩ nhiên Chúa không nói ra, nhưng chấp nhận dân Do Thái là con ruột của Chúa. Thế thì họ, ngay từ trong kinh thánh, đã đội vương miện rồi còn gì! Mọi dân tộc khác là thứ yếu, sẽ phải làm thân “nô tì” cho giống dân được Chúa Chọn! Ta cứ đọc những trang sử được ghi của Âu Châu từ trước và sau Chúa Giáng Sinh, chúng ta sẽ thấy, dù không nói ra, dù không phát tiết ra bằng hình thức quá khích nhiều, nhưng mọi sử gia, mọi chế độ, qua bao thời kỳ lịch sử tại các nước Âu Châu, kể cả Nga... Đều có khuynh hướng chống và bài Do Thái ngay trong tiềm thức!

Về mặt khác, trên bình diện giữa người và người, anh chàng Do Thái, kể từ khi mất nước, kéo nhau tìm sinh kế trong hầu hết các nước trên thế giới, họ đều chiếm ưu thế về kính tế tài chánh. Cái hầu bao của quốc gia người ta vô hình trung nằm trong tay người Do Thái. Nó cũng giống như người Tàu trên các quốc gia Á Châu và ngay cả Âu Châu! Với ưu thế đó, người Do Thái khuynh đảo hầu hết hoạt động các nước có một thiểu số tập thể người Do Thái... Mầm mống thù hận từ ý thức, từ tiềm thức, từ những thực tế đã làm cho dân chúng và chính quyền các nước liên hệ không những không ưa Do Thái mà còn ngấm ngầm muốn bài trừ! Cao Điểm của lòng ganh ghét và thù hận là thời Đức Quốc Xã. Hittler đã nhân danh một giống dân hùng cường thông minh hơn Do Thái, thiêu sống, chôn sống và giết với nhiều hình thức hơn ba triệu người Do Thái!

Sau Thế Chiến thứ hai, người Do Thái lại lập Quốc. lấy chính trường các nước làm bàn đạp, loppy bằng nhiều hình thức, len lỏi vào các cơ quan quyền lực ngay trong các cường quốc bằng con đường chính trong các tòa Quốc Hội, trong các phủ bộ... Cho nên nước Do Thái nhỏ bé tí teo mà tiếng vang nể vì bao trùm thế giới! Cả thế giới Hồi Giáo họp nhau, đem hàng bao nhiêu quân bao vây và quyết tâm nhổ tận gốc nước Do Thái bé nhỏ mới vừa thành lập. Với trận chiến bảy ngày đêm, Do Thái đập tan liên quân các nước Hồi Giáo. Từ đó đến nay, qua bao cuộc bể dâu, tranh chấp sinh tử giữa Do Thái và Palestines càng ngày càng gay gắt. Một nước Do Thái chen vào giữa các quốc gia theo Hồi Giáo, quả thực giống như con thuyền nhỏ giữa Đại dương. Thế mà nếu không có các cường quốc, không có những người gốc Jews trong khắp các nước và tài chánh phủ trùm từ bên ngoài thì con thuyền nhỏ Do Thái giữa biển mênh mông Thế Giới Hồi giáo đã chìm sâu trong đáy nước lâu rồi!

Thế nhưng, được đằng chân lân đằng đầu, anh chàng tí teo Do Thái thấy mình được các cường quốc cưng chiều thì làm tới. Anh ta chủ trường chiến lược “tằm ăn dâu”, cứ lấn đất lần lần, dồn dân Palestines vào thế phải sống còn bằng các hành động quá khích! Mà hành động quá khích thì bị lên án là chủ trương khủng bố. Đang hồi Mỹ và các nước chú tâm vào mạng lưới khủng bố toàn cầu Al Qeada cùng các hành động do những nhóm Hồi Giáo cực đoan khác chủ trương. Các nhóm nầy hành động bạo lực vào các cường ủng hộ, đỡ đầu cho Do Thái! Thế là anh Do Thái thừa nước đục ăn có!

Tuy nhiên, qua nhiều năm cứng đầu, vừa đánh vừa đàm theo kiểu Cộng Sản Việt Nam, có cái dù che là Chú Sam; nhưng mới vừa rồi, Do Thái buộc phải rút quân ra khỏi giải Gaza, buộc phải nhượng bộ để cho một nước Palestines có đất sống chung, vì các áp lực từ mọi phía. Đây cũng là chủ trương của Chú Sam để giải quyết chung cuộc nhiều vấn nạn chung quanh vấn đề khủng bố toàn cầu có liên quan nhân quả trong lịch sử Đông Tây...

Ông Thủ Tướng Mã Lai Á nói như thế không biết là va chạm quá đáng đến tự ái của quá nhiều cường quốc, làm tức giận nhiều đến các vị nguyên thủ. Nhưng trong thầm kín, đàng sau bức màn nhung chính trị, người ta cảm thấy lời thật đó phải bị mất lòng mà thôi! Câu ngạn ngữ Âu Chậu: “La vérité est un corsp tout nu”. Quả là sự Thật thì lúc nào cũng chẳng mặc áo quần gì cả!

Nhìn về Cộng Đồng người Việt Nam tị nạn Cộng Sản chúng ta, riêng về vấn đề tôn giáo! lâu nay không ai dám động đến tôn giáo vì sợ bị chụp mũ là phá đạo, kỳ thị...! Cho nên đến bây giờ mới xảy ra hàng bao nhiêu việc, người ta nhìn vào bản thân các sư, các cha, các vị chăn dắt ... Tuy thấy họ không xứng đáng là người lãnh đạo tinh thần, là sư hổ mang, là sư quốc doanh, là Cha là Mục sư lợi dụng tôn giáo để mưu cầu riêng tư, chính những vị này đang phá đạo hại đời, là theo quỉ dữ! Thế mà có ai dám can đảm vạch mặt chỉ tên đâu? Nếu có thì cũng bị tín đồ các tôn giáo ấy chụp cho cái mũ là phản loạn, cả gan là ô uế các người lãnh đạo tôn giáo! Trong nước, Tôn giáo đang bị nạn, thế mà bên ngoài các sư chính danh có lòng lại im tiếng và nhắm mắt để cho các sư quốc doanh, các cha trở cờ, các mục sư đếm tiền làm mưa làm gió!

Ngày hôm nay, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo đang bị bách hại, không chịu đựng được nữa, nhiều người đã tự nguyện đem thân xác ra tự thiêu để hoằng dương đạo pháp. Tình thế của người Phật Tử PGHH rất ư là bi đát trước sự đàn áp dã man và có hệ thống của người Cộng Sản. Thế mà hình như toàn thể các hội đoàn, đoàn thể có liên hệ đến các tôn giáo lớn đang tị nạn đã chỉ có ra thông cáo hay lời kêu gọi lấy lệ. Hình như toàn thể Cộng Đồng người Việt tị nạn, không biết vì lý do gì mà không lên tiếng hưởng ứng hay hưởng ứng cho có lệ đáp lại tiếng kêu thảm thiết từ trong nước(?) Với những chống đối chiếu lệ, đấu tranh yếu như thế nầy thì làm thế nào có thể đánh động được lương tâm thế giới hỗ trợ, áp lực để Cộng Sản ngừng giết hại và bức tử các tôn giáo chính danh trong nước?

Chừng nào Cộng Đồng chúng ta có được một người “điếc không sợ súng” giống như ông thủ tướng Mahatia của cái xứ quần đảo Mã Lai thì có thể Cộng Đồng tị nạn sẽ có cơ rửa mặt bằng xà phòng tẩy uế! Tôn giáo trong và ngoài nước đang bị Cộng Sản xâm nhập làm khuynh đảo chính danh, làm ô uế phong cách người lãnh đạo! Đây hẵn là một giai đoạn “Thời mạt pháp” chăng? Hòa Thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu đã có mặt chứng kiến một số hành động của các “đấng” tu hành... Ngài, trong thời gian qua, cũng đã chỉ dụ rằng: Trong các chùa, các chi nhánh giáo hội Phật Giáo Thống nhất bên ngoài cũng như bên trong nước đều đang bị địch xâm nhập, đang bị lũng đoạn và có cơ bị phân hóa! Thế Các sư, các Hòa Thượng, Thượng Tọa nào can đảm vì đạo pháp mà lên tiếng cùng Ngài Thích Tâm Châu? Đạo Phật có Bi trí Dũng! Nếu trong thời gian nguy hiểm cho tương lai đạo pháp riêng của PGHH, chung của toàn thể các tôn giáo, mà không áp dụng chữ Dũng và hành xử chữ Trí song song với Bác Ái, thì đợi đến chừng nào! Trước mắt, hãy cùng sánh vai nhau, toàn thể các tôn giáo lớn trong cộng đồng tị nạn thử can đảm nắm tay nhau cùng lên tiếng yểm trợ cho PGHH đang đấu tranh để tồn tại và hướng tương lai cho một Việt Nam tươi sáng thì hay biết chừng nào!

Thiện tai! Thiện Tai!

letamanh
Viet-No

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN Chàng thanh niên có khuôn mặt được cạo râu sạch sẽ và áo quần tươm tất. Đó là sáng sớm thứ Hai và chàng lên tàu điện ngầm. Hôm ấy là ngày đầu tiên của việc làm đầu tiên trong đời chàng và chàng hơi bồn chồn; chàng không biết chính xác công việc của chàng sẽ như thế nào. Ngoại trừ điều ấy, chàng có cảm giác thoải mái. Chàng yêu bất cứ ai chàng trông thấy. Chàng yêu bất cứ ai trên đường phố và bất cứ ai đi khuất vào hầm tàu điện, và chàng yêu thế giới vì hôm ấy là một ngày đẹp trời và chàng bắt đầu việc làm đầu tiên của chàng.

Không đạp nhầm vào chân ai, chàng thanh niên cũng có thể tìm được một chỗ ngồi trên chuyến tàu đi Manhattan. Hành khách nhanh chóng lên đầy toa tàu, và chàng ngước lên nhìn những người đứng bên cạnh chàng đang thèm thuồng chỗ ngồi của chàng. Trong số đó có một bà mẹ cùng cô con gái đang đi mua sắm. Cô gái có khuôn mặt xinh đẹp với mái tóc vàng óng và làn da mịn màng, và chàng lập tức bị thu hút.

"Nó đang nhìn đăm đăm vào con," bà mẹ thầm thì vào tai con gái.

"Dạ, Mẹ, con cảm thấy thật khó chịu. Con phải làm gì đây?"

"Nó đang yêu con đấy."

"Yêu con? Làm sao mẹ biết?"

"Vì mẹ là mẹ của con."

"Nhưng con phải làm gì đây?"

"Chẳng phải làm gì cả. Nó sẽ tìm cách gợi chuyện với con. Nếu nó gợi chuyện, con hãy trả lời. Hãy nhã nhặn với nó. Nó chỉ là một thằng nhóc."

Chuyến tàu đã đến khu công sở và nhiều người bước ra. Cô gái và bà mẹ tìm được chỗ ngồi đối diện với chàng trai. Chàng tiếp tục nhìn cô, và cô thì thỉnh thoảng lại liếc mắt xem có phải chàng đang nhìn mình không.

Chàng thanh niên kiếm được một cái cớ tốt để đứng dậy bằng cách nhường chỗ ngồi cho một ông già. Chàng đứng bên cạnh chỗ ngồi của cô gái và bà mẹ. Họ thầm thì với nhau và ngước lên nhìn chàng. Khi tàu dừng ở một trạm khác, có người rời chỗ ngồi bên cạnh cô gái, và chàng thanh niên vội vàng chiếm lấy chỗ ấy, dù đỏ mặt lên vì xấu hổ.

"Mẹ biết rồi mà," bà mẹ nói giữa hai hàm răng. "Mẹ biết rồi mà, mẹ biết rồi mà."

Chàng thanh niên hắng giọng và chạm nhẹ vào vai cô gái. Cô giật mình.

"Xin em tha thứ cho," chàng nói. "Em là một cô gái rất xinh đẹp."

"Cảm ơn anh," cô nói.

"Đừng nói chuyện với nó," bà mẹ nói. "Đừng trả lời nó. Mẹ cảnh cáo con. Hãy tin mẹ đi."

"Tôi yêu em," chàng nói với cô gái.

"Em không tin anh," cô gái nói.

"Đừng trả lời nó," bà mẹ nói.

"Tôi thật sự yêu em," chàng nói. "Nói thật, tôi yêu em nhiều đến nỗi tôi muốn cưới em."

"Anh có việc làm không?" cô hỏi.

"Có, hôm nay là ngày đầu tiên của tôi. Tôi đang trên đường đến Manhattan để bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của tôi."

"Anh làm việc gì thế?" cô hỏi.

"Tôi không biết chính xác," chàng nói. "Em thấy đấy, tôi chưa bắt đầu mà."

"Nghe thật thích," cô nói.

"Đó là việc làm đầu tiên của tôi, nhưng tôi sẽ có bàn làm việc riêng và chịu trách nhiệm cả đống giấy tờ và mang chúng trong một chiếc cặp, và tôi được trả lương hậu, và tôi sẽ phấn đấu để lên cấp."

"Em yêu anh," cô nói.

"Em bằng lòng kết hôn với tôi không?"

"Em không biết. Anh phải hỏi mẹ em."

Chàng thanh niên rời chỗ ngồi và đứng trước bà mẹ của cô gái. Chàng hắng giọng rất cẩn thận một hồi lâu. "Xin bà cho phép tôi được vinh dự kết hôn cùng con gái của bà?" chàng nói, nhưng lời nói của chàng chìm dưới tiếng ồn của tàu điện.

Bà mẹ ngước lên nhìn chàng và hỏi, "Cái gì?" Chàng cũng không nghe bà nói gì, nhưng chàng có thể đoán được qua chuyển động của cặp môi bà và cách bà cau mặt lại để nói Cái Gì.

Chuyến tàu dừng lại ở một trạm.

"Xin bà cho phép tôi được vinh dự kết hôn cùng con gái của bà!" chàng gào lên, không nhận ra rằng tiếng ồn của tàu điện đã ngưng. Mọi người trên tàu nhìn chàng, mỉm cười, rồi tất cả cùng vỗ tay tán thưởng.

"Cậu có điên không?" bà mẹ hỏi.

Tàu điện lại chuyển bánh.

"Cái gì?" chàng hỏi.

"Tại sao cậu muốn cưới con gái tôi?" bà hỏi.

"Vâng, thì... cô ấy xinh đẹp -- tôi muốn nói... tôi yêu cô ấy."

"Chỉ vậy thôi sao?"

"Tôi nghĩ có lẽ thế," chàng nói. "Không lẽ lại cần phải có những gì nhiều hơn thế sao?"

"Không. Thường thì không," bà mẹ nói. "Cậu có việc làm không?"

"Có. Nói cho đúng, đó chính là lý do tại sao tôi đang trên đường đến Manhattan vào sáng sớm như thế này. Hôm nay là ngày đầu tiên của việc làm đầu tiên của tôi."

"Xin chúc mừng," bà mẹ nói.

"Cảm ơn bà," chàng nói. "Tôi có thể cưới con gái của bà không ạ?"

"Anh có xe ô-tô không?" bà hỏi.

"Chưa có," chàng nói. "Nhưng tôi có thể mua một chiếc trong tương lai rất gần. Và một cái nhà nữa."

"Một cái nhà?"

"Với rất nhiều phòng."

"Vâng, đó chính là điều tôi mong anh nói," bà mẹ nói, rồi xoay sang con gái. "Con có yêu anh ấy không?"

"Có, Mẹ, con yêu anh ấy."

"Tại sao?"

"Bởi anh ấy tốt, và dịu dàng, và tử tế."

"Con có chắc không?"

"Có."

"Thế thì con yêu anh ấy thật sao..."

"Dạ."

"Con có chắc chắn rằng không còn bất cứ ai khác yêu con và muốn cưới con?"

"Chắc chắn, Mẹ," cô gái nói.

"Thế thì...," bà mẹ nói với chàng thanh niên. "Có vẻ như tôi chẳng còn can thiệp gì được vào chuyện này. Cậu hỏi nó lại một lần nữa xem sao."

Chuyến tàu dừng lại.

"Em yêu quý," chàng hỏi, "em có muốn kết hôn với anh không?"

"Muốn," cô nói.

Mọi người trong toa tàu đều mỉm cười và vỗ tay tán thưởng.

"Cuộc sống đẹp quá đấy chứ?" chàng thanh niên hỏi bà mẹ.

"Đẹp," bà mẹ nói.

Ông soát vé tàu trèo xuống từ khoảng giữa những toa tàu lúc đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh và, vuốt chiếc cà vạt cho thẳng, ông tiến đến gần họ với một cuốn sách bìa đen nghiêm trọng trong bàn tay.

dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đạo đức chuột Hồi ấy xứ chuột còn loạn lắm. Có chúa nhưng không có tôn ti. Dân chuột sống bầy đàn mà vẫn kiếm ăn riêng rẽ theo nguyên tắc vơ-vét-về-với-vợ. Chuột chúa ngày đêm nghĩ kế để được nhàn thân hưởng lợi.

Một ngày nọ, lũ chuột trên đường đi kiếm ăn đã tìm được một vật dài dài vàng ngậy thơm phức. Chúng cãi nhau chí chít về tên gọi của vật lạ và muốn cùng nhau chia chác. Trong đám chuột có một tay nịnh thần chuột chù. Tay này vội ngăn lũ chuột nhí lại rồi khua mép múa mỏ rằng vật lạ ấy không phải là thứ tầm thường. Đó là thánh vật từ trời rơi xuống để cứu rỗi xã hội chuột, cần phải dâng lên cho chúa chuột định đoạt.

Thoạt đầu, lũ chuột nhí còn vùng vằng bất phục. Mãi sau chúng đành chịu thua trước đòn phép mép môi lợi hại của chuột chù. Chúng tiu nghỉu xúm lại cõng vật lạ về tận hoàng cung chuột chúa.

Chuột chúa đang khểnh râu xoa chiếc bụng lẹp kép vội bật dậy chải chuốt râu ria. Hắn tằng hắng mấy cái rồi cất tiếng quát thị uy. Lũ chuột nhí vội vàng dâng vật lạ lên cho hắn. Lúc này chúng đã run chân nhợt mặt chuột. Có đứa còn sủi cả bong bóng. Vì đói. Và kiệt sức. Chuột chúa sai lũ chuột thái giám đem nước lã cho chúng hồi sức.

Còn vật lạ kia, sau một hồi xoay tới xoay lui ngắm nghía, hắn sai chuột hầu đặt lên ngai vàng của mình. Rồi trịnh trọng tuyên bố đấy là linh vật do Thượng đế và các vị thánh hiền từ nhiều đời tác tạo bằng khuôn vàng thước ngọc. Đó không phải là thứ thực phẩm tầm thường để bỏ vào mồm mà đó là ĐẠO ĐỨC. Từ nay các thần dân chuột có bổn phận phải bảo tồn và duy trì đạo đức cho các thế hệ nối tiếp. Mỗi buổi sáng, các thần dân chuột cần đến trước ngai vàng quỳ lạy đạo đức và cống nạp một lượng thực phẩm cần thiết cho chúa chuột, người được Thượng Đế ban cho ân sủng làm kẻ tiếp nhận và gìn giữ đạo đức.

Từ ngày đạo đức lên ngôi, xứ chuột phần nào trật tự hơn. Vòng bụng chuột chúa mỗi lúc càng tăng trưởng theo số lượng thực phẩm nhận được từ thần dân chuột. Thảng hoặc cũng có những đứa chuột nhí nổi loạn muốn phá đạo đức bỏ vào mồm nhai nát. Có đứa tò mò muốn sờ soạng thử xem đạo đức làm bằng gì. Một vài đứa khác lại muốn cách mạng để đem đạo đức về làm tín ngưỡng cho riêng mình. Thậm chí chúng còn cãi nhau chin chít vì giành phần đứa nào đạo đức hơn đứa nào. Dĩ nhiên chuột chúa bằng mọi cách khử sạch những tên phiến loạn. Số thì bị trói quăng vào miệng mèo. Số thì bị xử trảm rồi treo ngược đuôi trên thành suốt mấy ngày đêm. Xác đen và thối như chuột chết.

Mặt khác, chuột chúa cho mở đại tiệc suốt ba ngày đêm vui vầy yến ẩm với đám văn nghệ sĩ chuột. Có cả đám vũ nữ chuột uốn éo múa bụng. Trong khung cảnh lụa là tráng lệ, cơm no rượu say, đám văn thi sĩ chuột cong đuôi múa bút lông chuột. Những áng văn vần thơ lênh láng ca ngợi đạo đức, ca ngợi công lao của chúa chuột. Lũ hoạ sĩ chuột cũng tranh nhau nhí nhoáy cọ quẹt vẽ chân dung đạo đức cùng chúa chuột. Chuột chúa ha hả phình rốn xoa bụng lim dim mắt nghĩ đến hương vị bùi thơm béo ngậy của ruột chiếc bánh mì vàng ươm đang ngự trị trên ngai vàng của mình.

Mấy đêm nay hắn đã thức giấc vào giờ tí, dùng răng khéo léo gặm một lỗ nhỏ dưới bụng ổ bánh mì rồi móc lớp ruột ăn dần. Không có thần dân chuột nào biết. Chỉ có bóng tối biết. Lũ gián nhép biết. Và các vị thánh hiền biết. Nhưng các vị đã hoá hồn ma vất vưởng nên cũng im lặng đồng loã.

Một thời gian sau, chiếc bánh mì đã bị moi sạch ruột. Chỉ còn lớp vỏ vẫn giữ nguyên màu vàng như thuở trước. Không lâu sau, vỏ bánh dần xỉn màu mốc meo. Chúa chuột e sợ một mai khi đạo đức đã tàn tạ thì xã hội chuột lại loạn như trước. Lập tức hắn sai lũ chuột tay chân tìm cách nhuận sắc cho đạo đức.

Vì quá hăng hái tranh nhau giành công trạng bọn chuột nhắt sơ ý làm rơi chiếc búa tạ lên ‘cục đạo đức’. ‘Cục đạo đức’ nát bét tung toé. Cả cộng đồng chuột cùng há hốc mồm kêu lớn: — A! Đạo đức rỗng ruột! Đạo đức rỗng ruột!

Một cơn gió lớn đột nhiên ào tới cuốn tung những mảnh đạo đức ném tung toé khắp nơi.

Đến giờ này tôi tin là vô số mảnh đạo đức vẫn còn vương vãi đâu đó trên trần thế.

Ðinh Hồng Nghi @TIENVE

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đời Tàn Trong Ngõ Hẹp Bạn hiền,

Có lẽ bạn hiền sẽ nghĩ rằng chuyện này chỉ có thể xảy ra ở những xứ rừng rú Phi Châu.

Câu chuyện mà BTL tôi muốn nói đến là chuyện anh Christopher Phiri của nước Zambia ra tòa xin li dị với người bạn đời của anh ta là chị Naomi Kamanga, và lí do anh không muốn mang cái bản án chung thân với chị chỉ là vì chị có lần phá thai và thường về nhà trễ.

Bạn hiền, khi bát cơm trong nhà bị rạn nứt, khi tô canh không còn ngọt ngào nữa thì hành động theo kiểu Mỹ là cùng nhau vác chiếu ra tòa, và ca bài: "Thui thì hết anh đi đường anh... Tình chúng mình chỉ bấy nhiêu thui!". Khi tình nghĩa vợ chồng đã lạt phèo như tô bún ốc, khi ông thích món chả chìa và bà thích món nem chua, đó là lúc cuộc tình lãng mạn đã trở thành lãng xẹt, và 2 người chỉ việc cởi bỏ xiềng xích, trả lại tự do cho nhau. Có lẽ bạn hiền sẽ nghĩ như thế!

Nhưng thưa bạn hiền, thế thì những câu thề thốt sống chung bên nhau trọn đời cho đến ngày tóc bạc, răng long chả có kí lô gì hết cả, thế thì lúc nhận bản án chung thân 2 người không nên bố láo bố lếu: "Chỉ có cái chết mới chia lìa đôi ta! (Till death do us apart)".

Vì thế muốn li dị phải có lí do thật chính đáng, như một trong 2 người đi bán muối chẳng hạn, như câu thề năm xưa, còn ngoài ra không lí do nào có thể chấp nhận được. Đó là luật của xứ Zambia, Phi Châu. Và anh chàng Christopher 27 tuổi kia đã bị tòa án khước từ thỉnh nguyện phá bản án chung thân, thêm vào đó mấy ông chính án còn ra lệnh cho nguyên cáo phải gắn bó với vợ và lao động hăng say hơn nữa ở... trên giường. Nguyên văn của bản tin của thông tấn xã Reuters ghi là ông quan toà bảo Christopher hãy: "stick to your wife and work harder in bed". Cái động từ "stick" nó có nhiều ý nghĩa quá! Sợ gặp người có đầu óc không được trong sạch nghĩ bậy, còn BTL tôi đầu óc trong trắng nên nghĩ là "gắn bó".

Theo mấy ông quan tòa thì nếu tích cực hăng say, tăng gia sản xuất thì sẽ có ngày xuất hiện 1 cái ba-lô ngược, và Christopher sẽ rất bận rộn với 1 nhân vật mới, không còn quởn mà nghĩ vớ va vớ vẩn, đòi ra tòa xin li dị nữa.

Bạn hiền, nghĩ tội nghiệp cho Christopher quá, chỉ vì muốn được giải phóng khỏi kiếp tù đày đã dại dột ra tòa, rốt cuộc bị lãnh thêm cái bản án khổ sai! Rồi từ đây cuộc đời thanh xuân của chàng trai 27 tuổi này sẽ tàn lụi trong ngõ hẹp, vì tòa đã ra lệnh bắt anh phải sản xuất thêm 1 mạng nữa, và cái nhà tù anh đang ở sẽ đêm ngày nhộn tiếng khóc o oe, và trước mắt anh sẽ là những đêm dài thức trắng, và những giải trí cá nhân của anh sẽ bị tước mất, thay vào đó là bận rộn thay tả, nấu sữa, pha sữa, tắm rửa, giặt giủ, ru con tình cũ.

Cuộc đời của Christopher sẽ sớm tàn trong ngõ hẹp. Biết thế thà đừng ra tòa xin xỏ làm gì cho mất công!

BTL

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Chuyện tuyển vợ của vua Swaziland Mswati III - Quốc vương cuối cùng của Swaziland - đã biến buỗi lễ Nhảy sậy hàng năm thành lễ tuyển chọn tân nương mới.
Image Hơn 50.000 trinh nữ đã đổ về dự lễ tuyển chọn người vợ thứ... 13 của vua Swaziland. Với bộ ngực để trần, họ say sưa nhảy múa hằng mong lọt được vào mắt xanh của ngài.
Image Đây vốn là một ngày lễ truyền thống nhằm tôn vinh phụ nữ và sự trinh tiết, nhưng với ông nó đã trở thành một cuộc ra mắt của những cô gái muốn đổi đời.

Hàng ngàn thiếu nữ trong trang phục váy ngắn đính hạt, quấn những chiếc khăn tua rua sặc sỡ đủ màu, một tay ôm bó sậy, một tay cầm dao rựa... diễu hành qua sân vận động Hoàng gia, vừa đi vừa hát những giai điệu ca ngợi nhà vua.

Họ đến đây sau hơn 1 tuần chuẩn bị đồ trang sức, trang phục và các điệu nhảy bắt mắt. Bên trên khán đài chật kín những người đàn ông mặc trang phục làm từ da thú.
Image "Tôi muốn sống một cuộc sống sung túc, có tiền, giàu sang phú quý, cưỡi một chiếc xe BMW và dùng điện thoại di động. - Một thiếu nữ 16 tuổi cho biết - Nhưng chắc đức vua sẽ không chọn tôi đâu, vì tôi quá xấu".

"Đức vua sẽ chọn vợ bất cứ lúc nào ngài muốn. Đó là văn hóa của chúng tôi, và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi điều đó" - Một thiếu nữ 21 tuổi khác cho hay.

Rất nhiều thiếu nữ mơ ước được gia nhập câu lạc bộ các bà vợ của đức vua. Bởi họ sẽ được sở hữu một cung điện riêng và một chiếc xe BMW sang trọng. Nhưng nhiều cô gái lại sợ lọt vào mắt xanh của Hoàng gia cũng đồng nghĩa với việc mất tự do và liên đới vào một cuộc hôn nhân đa thê.

(Theo CNN)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Vì sao New Orleans bị trấn nước?
Nguyễn Xuân Nghĩa
Việt Báo online



Một hải cảng lớn của Hoa Kỳ mà bị dìm dưới nước? Có ai ngờ nổi không?
Tổng thống George W. Bush là một người không ngờ ra tai họa ấy.
Trong khi cả nước Mỹ - cả thế giới - theo dõi sự hỗn loạn đang xảy ra tại New Orleans, sáng Thứ Năm mùng một tháng Chín, trả lời Diane Sawyer trên chương trình "Good Morning America" của đài truyền hình ABC, ông Bush nói rằng mình không ngờ là đê bị vỡ tại New Orleans. Nếu ông quả thật ngạc nhiên như vậy thì thật đáng trách.


Sau một tháng nghỉ hè - mà thực ra chẳng nghỉ - và trở về thủ đô sớm hơn hai ngày trong tình trạng nguy ngập của quốc gia, ông Bush đã đáng trách về tội vô tâm, hoặc vô duyên, khi ôm chó bước ra khỏi máy bay. Ban tham mưu về chính trị hay giao tế tuyên truyền của ông đi đâu cả để lãnh tụ đưa ra một hình ảnh kỳ cục như vậy? Tổng thống cần học tấm gương của người em, Thống đốc Jeb Bush của tiểu bang Florida, ân cần mà bình tĩnh phối hợp việc cấp cứu khi Florida bị bốn trận bão nặng, nội trong một năm 2004.


Sau đấy là sự ngạc nhiên của Tổng thống về nạn vỡ đê tại New Orleans.
Đáng lẽ ra, ông không nên ngạc nhiên. Sau đây là những lý do, về một thành phố và hải cảng quan trọng bậc nhất cho nền kinh tế Hoa Kỳ tại vùng Vịnh Mexico.


New Orleans là thành phố lớn nhất của tiểu bang Louisiana, nằm dọc cửa sông Mississippi chảy ra Vịnh Mexico, trên một dòng nước bát ngát kéo dài 160 cây số, với hai hồ lớn vây quanh. Diện tích thành phố là hơn 900 cây số vuông, mà hơn 48% là nước, chung quanh là đầm lầy. Dân số New Orleans có khoảng gần nửa triệu, nhưng lên tới hơn một triệu ba nếu kể cả vùng phụ cận (theo cuộc khảo sát năm 2000).


Thành phố này còn có đặc tính lạ kỳ nhưng đã quen thuộc là có nhiều khu vực nằm dưới mực nước biển, từ vài phân đến sáu thước, tùy nơi. Những ai ở đây đều biết rằng các "nghĩa địa" đều được lập trên cao, người ta không chôn dưới đất vì lý do địa dư hình thể: chỉ cần mưa quá mực nước một inch (2,5 cm) là nhiều vùng sẽ bị lụt.


New Orleans còn là một giang-hải cảng quan trọng, đứng hàng thứ tư hay thứ năm thế giới về trọng lượng hàng hải, một trung tâm năng lượng và kỹ thuật lớn của Hoa Kỳ và vì ở cửa sông Mississippi, cũng là một cửa khẩu xuất nhập nông sản Mỹ qua Trung Nam Mỹ, Âu châu và Phi châu.
Nằm trong vùng Vịnh, New Orleans thường xuyên bị đe dọa bởi giông bão thổi vào từ Đại Tây dương hay vùng biển Carribe. Vì vậy, thành phố mới có một hệ thống đê điều, kinh đào và máy bơm để thoát nước, được lập ra từ 1920. Trên lý thuyết, thành phố được thiết kế để chống bão lụt cấp ba (cấp năm là cao nhất) và cho đến nay đã vững chãi tồn tại.

Điều éo le là nếu New Orleans bị ngập nước thì chính các con đê ấy sẽ ngăn nước thoát ra ngoài, biến thành phố thành một cái bồn, nhất là khi các máy bơm bị tê liệt, hoặc không đủ sức bơm nước ra ngoài. Trường hợp này có thể xảy ra nếu New Orleans bị bão cấp bốn trở lên.

Trận bão Katrina đập vào New Orleans lên tới cấp bốn!


Ngay từ khi phát giác ra trận bão này, ngày 24 tháng Tám, giới chức hữu trách tất nhiên đã chuẩn bị đối phó. Katrina đập vào bờ biển miền Nam Florida rồi gia tăng cường độ và xoay ngược lên hướng Bắc, nhắm vào New Orleans ngày 29 tháng Tám, trước khi thổi về hướng Đông-Bắc. Lúc ban đầu, người ta mừng là nhờ vậy mà New Orleans thoát nạn, nhưng không ngờ hậu quả tai hại là lượng nước trút xuống thành phố.
Trước khi Katrina ập vào thành phố, lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền địa phương đã ra lệnh cưỡng bách di tản, nghĩa là không ai được ở lại. Nhưng, lệnh ấy không được chấp hành, một phần vì trở ngại giao thông, phần nữa là nhiều người không muốn đi; thành phần bình dân nghèo khổ - đa số da màu - thì có thể e ngại là di tản rồi, làm sao lãnh tiền trợ cấp (như nhiều người ở lại đã giải thích!) Hậu quả là chừng 20% cư dân New Orleans đã ở lại, rồi bị bẫy trong bồn nước khi đê bị vỡ, điện lực không có, máy bơm không chạy… Sau đó là sự hỗn loạn.
Khi ông Bush nói rằng không ngờ là đê bị vỡ, có thể là ông chỉ quen miệng nói tới một điều bất ngờ thôi. Chứ giới khoa học thì đã nhiều lần báo động về rủi ro ấy, và cũng vì người ta có quan tâm ứng phó nên mới xây đập ngày một cao hơn, khiến "bồn nước" nằm càng sâu hơn khi bị lụt, là điều đang xảy ra.
Tức là con đê không ngăn nổi nước vào, mà đang ngăn nước ra.
Từ nhiều năm nay, Công binh của Lục quân Mỹ, giới nghiên cứu trong Đại học Louisiana Sate University và cả nhà chức trách địa phương thực ra đã có nhiều công trình khảo sát và trắc nghiệm trường hợp New Orleans bị bão cấp năm.


Tháng Chín năm 2002, hệ thống truyền thông American RadioWorks đã trình bày một tài liệu mang tựa đề "Hurricane Risk for New Orleans" giới thiệu kết quả khảo sát với những mô tả chính xác về những gì có thể xảy ra - và đang xảy ra. Kết luận của tài liệu này là ngân sách đối phó hiện không đủ.


Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác đã nêu giả thuyệt kinh hoàng của một trận bão cấp năm, đập vào New Orleans từ hướng Nam. Sau đây là vài thí dụ cho những ai muốn tham khảo trên internet: New Orleans Times-Picayune; The American Prospect; Popular Mechanic; Scientific American; National Geographic; PBS (chương trình Nova).

Gần đây nhất, mới tháng Sáu vừa qua, trong bộ phim nhiều kỳ FX, truyện Oil Storm đã tiên báo một trận bão cấp năm thổi từ hướng Nam vào New Orleans, khiến cư dân phải di tản và nhiều người đã trú ẩn trong vận động trường có mái Superdome, trung tâm thảm kịch tuần này.


Điện ảnh Hoa Kỳ vốn có sức tưởng tượng rất phong phú với loại phim về thiên tai như bão lụt, động đất, núi lửa, cuồng phong. Trong rất nhiều phim loại ấy, khán giả được thấy các nạn nhân hốt hoảng chạy trốn, cuối cùng tìm ra nơi ẩn trú - thường thì là một vận động trường có mái. Và chính nơi đó lại là mồ chôn nhiều người.

Dù đã được rất nhiều cảnh báo của các nhà khoa học, giới hữu trách của thành phố New Orleans hay tiểu bang Louisiana đã không có sức tưởng tượng phong phú như vậy. Tổng thống Bush dường như cũng không khá hơn.

Bây giờ, người ta phải tưởng tượng tiếp: làm sao cứu vãn và phục hoạt New Orleans? Theo mô hình cũ, hay một giải pháp nào mới hơn? Chẳng lẽ lại xóa sổ thành phố để tìm nơi khác cho cả triệu người?

Nhân đây cũng phải nói thêm, rằng loài người với rất nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật thực ra vẫn không thể cưỡng nổi thiên nhiên. Những công trình nhân tạo lớn lao nhất, như đập nước hay đê điều để điều hướng sông ngòi, có khi chẳng tồn tại nổi quá trăm năm. Kinh nghiệm của lòng sông Mississippi có cho thấy điều ấy, khi bão lụt đã xê dịch lòng sông và quét sạch nhiều thành phố. Lần này, chúng ta chưa biết là dòng sông Mississippi bị ảnh hưởng đến cấp nào và nên chờ đợi những giả thuyết bi quan nhất về mặt kinh tế.


Tuy nhiên, khi khoa học bó tay trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên thì đấy là lúc các chính trị gia lên tiếng. Để đổ lỗi cho nhau.
Tổng thống Bush sẽ bị trách cứ rất nhiều về những gì đang xảy ra, ông có thể bị trách oan. Nhưng khi nói rằng nạn vỡ đê là bất ngờ, ông đã chìa lưng cho các đối thủ tấn công.
Trong khi chờ đợi, người dân và cử tri sẽ có sự phán xét của họ, vào năm tới.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

BƯỞI THANH TRÀ XỨ HUẾ
Du khách đến Huế thường mua kẹo mè xững hay bưởi thanh trà để về làm quà cho người thân. Mè xững và thanh trà vốn là đặc sản xứ Huế, đã từ lâu đã vượt ra vùng đất cố đô Huế. Riêng trái bưởi thanh trà, thì không phải lúc nào cùng có, vì trái cây là theo mùa. Trái bưởi thanh trà xứ Huế chín vào mùa thu (bắt đầu từ tháng bảy âm lịch) và chỉ tồn tại trong vòng hai tháng, nên càng quý hiếm. Báo Nét Cô Đô ghi nhận về bưởi thanh trà ở Huế qua đoạn ký sự như sau.
Thanh trà là bưởi ngon đỏng đảnh, không phải ở đâu cũng trồng được, mới càng thêm cao giá. Ngay giữa đất Thừa Thiên Huế, thì chỉ có các xã ven đô như Lương Quán, Nguyệt Biều ở bờ nam Sông Hương, và bên kia sông bờ Bắc có nhà vườn Kim Long, Hương Long xa hơn đến xã Hương Hồ, mới là đất trồng thanh trà cho hương vị thơm ngon đầy hương sắc vị bưởi hàng đầu Việt Nam. Nói theo ngôn từ xứ Huế: "ăn múi thanh trà ngậm mà nghe".Có nghĩa là vị ngọt hương thơm cứ in đậm hoài trong miệng sau khi ăn một thời gian dài.
Bây giờ là mùa chính vụ bưởi thanh trà, bưởi thanh trà được bày bán khắp các chợ Huế, các sạp quán hàng, và người gánh rong bán dạo.Nhưng để mua đúng trái bưởi thanh trà thì du khách đâu phải ai cũng rành, nên mua nhầm bưởi trôi nổi để thanh trà thứ thiệt chịu lời than oán là đáng buồn. Bưởi thanh trà có những đặc điểm khá dễ nhận biết. Trước hết trái không to và nặng như trái bưởi nơi khác, da màu vàng nắng chứ không xanh. Từ trên cuốn xuống tận cùng to dần lên rất hài hoà. Nếu ở trên chừng 7 và 8 thì giữa là 10 -12 và dưới cùng là 14 -16 (theo một tỷ lệ hết sức hợp ý)Còn lý do nhẹ là bưởi thanh trà nước không nhiều, càng nắng hạ thì nước càng cô lại (có lẽ vì lý do này) mà bưởi thanh trà hết sức ngọt, như chắt lọc lấy tinh đường trong trái cây. Nhưng tốt nhất để đề phòng mua nhầm thì sau khi mua bán dứt điểm, nên nhờ chị bán hàng bổ giúp tại trận một quả. Người bán thanh trà thứ thiệt họ đâu ngần ngại và dùng cây dao bài sắc lẹm gọt vỏ, bổ tại trận cho bạn thấy tận mắt ruột của nó!Trái bưởi thanh trà tép không to, mà trắng ngà, dù có bổ đứt tép bưởi, nước vẫn không tứa ra (vì nước ít). Nhưng có mùi thơm đặc biệt, cho dù trái bưởi bổ ra đang trên tay chị bán hàng.Và khi ta đã nếm thử vào miệng thì vị ngọt thanh tân làm cho ta thích thú, và buột lên ý nghĩ câu nói của dân xứ Huế: "Đúng là ngậm mà nghe ..." hay danh bất hư truyền.
Bạn,
Báo Nét Cô Đô viết tiếp:Ngoài cách ăn thông thường xưa nay, thì ở Huế có cách ăn rất chi Huế. Các cụ bạn thân, mời đến nhà vườn có thanh trà, vào khi trăng đẹp, sai con cháu hái vài quả, thêm con mực khô xé nhỏ, lấy tép bưởi cho vào chảo, sau khi đã trộn mực khô trên chảo có độ nóng vừa thôi, cho tép bưởi vào lá bắc ra ngay rồi đảo trộn đều. Có chén nước mắn đập tỏi và ớt tươi, múc ra đĩa. Ba bốn cụ ngồi trên chiếc chiếu ở hiên nhà vườn, trăng đã trải vàng trên cây lá màu xanh đậm. Và chai rượu làng Chuồn thật trong rót ra ly.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Những người xấu, người tốt, và người vô duyên
Ngô Nhân Dụng

Nhiều biến cố quan trọng diễn ra ở Mỹ đang bị lu mờ vì bão. Tổng Thống Bush đã đề nghị Thẩm Phán John Roberts làm chủ tịch Tối Cao Pháp Viện, thay thế ông William Rehnquist mới qua đời. Kể từ gần 40 năm nay một ông tổng thống Mỹ mới có dịp đề nghị hai vị thẩm phán tối cao mới, và một chánh án tối cao cùng một lúc. Nếu được Thượng Viện thông qua, ông Roberts sẽ ảnh hưởng đến tòa án, luật pháp và phong tục nước Mỹ trong một thế hệ sắp tới. Ông Bush cũng đang chờ đón Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào, trên bàn rất nhiều hồ sơ quan trọng để thảo luận. Ở ngoài nước Mỹ, các cuộc bầu cử quốc hội ở Nhật Bản và Ðức sắp diễn ra, chưa đoán trước được ai sẽ lên làm thủ tướng của hai nước giàu thứ nhì và thứ ba, sau Mỹ. Nhưng các tin tức trên đều bị lu mờ trước những tin và hình ảnh về hậu quả của trận cuồng phong Katrina.

Mỗi lần một cơn hoạn nạn xảy ra, chúng ta thấy xuất hiện bộ mặt thật của những con người sống trong đó. Có đủ các khuôn mặt, những người tốt và người xấu. Trận cuồng phong Katrina là cơ hội cho nhiều người bày tỏ bản tính tốt cũng như xấu. Cái xấu chúng ta đã nghe kể nhiều rồi. Cướp bóc, hôi của, bắn giết, phản ứng chậm chạp của chính quyền Mỹ, những bất công xã hội vì màu da, vì giàu nghèo chênh lệch vẫn chìm khuất nay cũng nổi lên trong cơn bão lụt. Nhưng bên cạnh những cái xấu cũng rất nhiều chuyện tốt hiện ra.

Nhìn thấy cảnh những nạn nhân đáng thương sau cơn bão ở Louisiana, những mẩu “rao vặt” tự nguyện giúp đỡ xuất hiện trên mạng lưới Nola.com, một thứ tổ chức từ thiện dùng xa lộ thông tin, nhắm “Tất cả cho New Orleans, Louisiana.” Có 3,500 tư nhân ở xa cống hiến chỗ ở cho các nạn nhân lựa chọn, và cả 1,400 người nhận trông nom giúp chó mèo lạc chủ. Ngày xưa ở Việt Nam mỗi khi có bão lụt, hỏa hoạn, nhiều đoàn thanh niên tự động lập ra những ủy ban cứu trợ. Ngày nay, việc cứu trợ ở Mỹ bộc phát trên Internet. Một tờ báo ở Pháp, Libération, cũng loan tin về mạng lưới Nola.com. Họ nhớ lại mấy năm trước cơn nóng trùm lên nước Pháp làm chết mấy chục ngàn người, đa số là những người già yếu và nghèo khó. Mạng lưới mỗi ngày được 22 triệu lần người ta vào đọc và viết. Hơn 20 ngàn người vào đó tìm thân nhân, hơn 4 ngàn người báo tin mình còn sống cho bà con biết. Một gia đình tận tiểu bang Wisconsin cống hiến: “Có phòng ở cho ba tới bốn người trong nhà chúng tôi, tại Berlin, Wisconsin. Gần trường học và nhà thờ. Không nhận người hút thuốc, rượu, ma túy và nuôi chó mèo.”

Trong khi đó tại Berlin, Ðức Quốc, mấy nhà chính trị cũng nhắc đến bão Katrina, nhưng theo hướng khác. Thủ Tướng Gerhard Schroeder đang lo tranh cử với bà Angela Merkel, lãnh tụ đảng đối lập. Bà Merkel thường tỏ ý sẽ theo những chính sách thân thiện và giống chính phủ Bush hơn ông thủ tướng, nếu bà đắc cử. Bà mới cổ động cho việc cắt giảm ngân sách chi tiêu của nhà nước. Ông Schroeder được dịp nhắc đến thành tích của chính phủ ông khi phản ứng nhanh chóng trong trận lụt mới diễn ra ở Ðức, nhân đó ông nhìn thẳng vào đối thủ, nhắc tới bão Katrina: “Nó chứng tỏ chúng ta cần một chính phủ mạnh hơn để cứu giúp người hoạn nạn, chứ không phải làm yếu chính phủ đi.”

Ông thủ tướng Ðức đánh trúng tim đen của dân chúng, dân Ðức và Âu Châu nói chung. Qua cơn bão Katrina người ta thấy bộ mặt xấu xí của nước Mỹ. Người ta không coi nước Mỹ là một kiểu mẫu xây dựng quốc gia. Tờ báo Libération bình luận rằng trận cuồng phong Katrina đã làm hiện rõ một căn bệnh xã hội mà trước đâyngười Mỹ không chịu nhìn thẳng vào. Súng, cướp bóc, người da trắng chạy trước còn người da đen kẹt lại, những người giàu chạy thoát nhanh chóng, còn những người nghèo không có xe, những người già yếu, bệnh tật là những nạn nhân bị bỏ rơi mấy ngày trước khi được cứu giúp; một nhà thương tư đã từ chối không dùng trực thăng chở giúp bệnh nhân đến một bệnh viện từ thiện bên cạnh trốn bão, vì ưu tiên cần chở nhân viên của mình. Chính phủ Bush đã công bố tình trạng khẩn cấp trước khi bão tới, nhưng guồng máy chính quyền không tính đến những chuyện như xe buýt để chở những người thiếu phương tiện chạy trốn bão. Mấy chục ngàn người được đưa tới những trung tâm tạm trú nhưng suốt mấy ngày thiếu nước, thiếu thức ăn và không ai giữ trật tự. Những xác chết không người chôn. Ông Aaron Broussard, chủ tịch giáo xứ Jefferson thuộc New Orleans, nơi bị thiệt hại nặng nhất, than: “Chưa bao giờ người Mỹ lại bỏ rơi người Mỹ tệ như thế này.” Du khách kể đã thấy những lính cứu hỏa và người cứu thương lấy trộm đồ trong các cửa hàng. Có những cảnh sát viên không làm gì để ngăn chặn bọn ăn cướp nhưng lại đi hôi của. Hai cảnh sát viên đã tự sát trong cơn tuyệt vọng. Nhiều người tị nạn chạy đến Baton Rouge bèn tìm mua dao găm và súng để tự vệ.

Nhưng tại Fox Valley, tiểu bang Wisconsin, nhiều gia đình tổ chức với nhau tự nguyện cung cấp chỗ ở cho các nạn nhân. Không phải chỉ có những phòng ngủ mà cả căn hộ, apartments. Một nhóm người tình nguyện ở đó đã lái bốn chiếc xe buýt có máy lạnh, đi 17 tiếng đồng hồ xuống Louisiana đón người tị nạn. Họ gồm các y tá, kỹ thuật viên và cả cảnh sát viên tình nguyện, được các công ty tư bảo trợ chi phí. Ngay trong những khu tàn hại nhất ở thành phố New Orleans, người ta cũng cố giúp lẫn nhau chứ không phải chỉ có những người đi ăn cướp. Hai nữ cảnh sát viên, bà Taylor thì nhà cửa đã bị nước phá tan, bà Fullwood bị trộm lấy hết đồ đạc, cả súng đạn và áo giáp cũng bị mất, nhưng họ vẫn làm việc không nghỉ hơn một tuần lễ để đi cứu giúp người khác, bà Fullwood đã bị bắn ba lần. Nữ ca sĩ Céline Dion đã tặng Hội Hồng Thập Tự Mỹ một triệu đô la ngay khi cơn bão vừa mới tới. Trên màn ảnh đài CNN cô đã không cầm được xúc động khi được phỏng vấn trước khi lên sân khấu ở Las Vegas; xướng ngôn viên Larry King phải hỏi: Cô có sao không? Are you OK, Céline?

Cô Céline Dion chắc xúc động thành thật, vì cô không cầm lòng được sau khi chia sẻ nỗi đau khổ với các bà mẹ ở Louisiana và Mississippi, cô đã lên tiếng công kích chính phủ Mỹ gửi quân nhanh chóng đi đánh nhau ở Iraq trong lúc lại chậm chạp không đi cứu lụt. Cô sẽ mất nhiều khán giả, vì vẫn có trên 40 phần trăm người Mỹ ủng hộ Tổng Thống Bush, và họ mới là những người có tiền đi mua vé coi cô hát ở Las Vegas. Những bà mẹ nghèo nàn đang chạy trốn bão lụt cũng không có tiền mà mua đĩa mới của cô. Một đồng hương của cô Dion, ký giả Lysiane Gagnon trên nhật báo La Presse ở Montréal, bình tĩnh hơn. Bà kiểm điểm chuyện cứu lụt ở bên Mỹ để nhắc lại với các độc giả của bà nhớ lại một thiên tai khác, trận nước mưa đóng giá Mùa Ðông năm 1998 ở Québec. Cũng có những cảnh cơ quan cảnh sát và cứu thương bị tê liệt trước tai trời ách nước, các cơ quan chính quyền mất liên lạc với nhau, mất bốn ngày mới có chương trình cứu nạn!

Nhưng khi một nữ ca sĩ đang nuôi con nhỏ bày tỏ cơn xúc động của mình, chúng ta thông cảm. Một người ngoại quốc khác chỉ trích chính phủ Mỹ trong dịp này là ông Fidel Castro, chủ tịch Cuba. Ông tuyên bố sẵn sàng gửi 1,586 bác sĩ sang cứu người bị nạn ở Mỹ. Chắc nhiều người sẽ tình nguyện xung phong lên đường. Vì rất nhiều người Cuba chỉ mong có dịp ra khỏi nước rồi xin tị nạn cộng sản! Một chính trị gia cũng vô duyên không kém là ông bộ trưởng Môi Trường sống trong chính phủ Ðức, Jurgen Tritten; ông đem vụ bão Katrina ra để chê trách chính sách thiên về các công ty lớn của chính phủ Mỹ, không kiểm soát hơi khói để ngăn ngừa nạn khí quyển nóng dần. Mục tiêu của ông không phải là Tổng Thống Bush mà là đảng đối lập đang có hy vọng thắng cử; bà Merkel thường tỏ ra ngưỡng mộ ông Bush! Báo chí ở Âu Châu chê ông Trittin không những vô lý (bão Katrina không liên can gì tới hiện tượng khí quyển nóng dần) mà còn “vô duyên” (bad taste) nữa. Báo Bild Zeitung ở Ðức tố cáo, “Ông Tritten cho cả thế giới thấy một bộ mặt xấu xí của nước Ðức!” Người Hà Lan có kinh nghiệm về nạn lụt. Họ cũng tránh không chỉ trích chính quyền Mỹ thiếu hiệu năng trong việc cứu lụt. Nhật báo NCR Handelsblad công nhận rằng “Chúng ta cũng không dám bảo đảm là sẽ phối hợp việc cứu lụt của chúng ta sẽ có hiệu quả hơn. Hãy duyệt xét lại tình trạng sắp sẵn của chúng ta trước khi chỉ trích người Mỹ.”

Một nhóm du khách Mỹ từ Oklahoma và Las Vegas tới, cùng những người Úc, Canada, Anh Quốc, vân vân, tụ họp với nhau khi tránh lụt bên ngoài một khu thương xá ở New Orleans đã chứng kiến cảnh cướp bóc, hôi của ở thành phố này. Họ tự tổ chức đời sống, biểu quyết khi cần để sống với nhau theo lối dân chủ. Họ chứng kiến cảnh một phụ nữ ngồi chết trên xe lăn, trên hè phố suốt mấy ngày. Bên cạnh là một xác nằm chết, đã được che phủ. Ban đêm họ nghe tiếng một phụ nữ kêu cứu, rồi nghe tiếng súng nổ, mà không thể làm gì được. Có lúc họ cũng phải quyết định đi phá cửa hàng thực phẩm và tiệm ăn để lấy thức ăn. Trong lúc mấy người ngoại quốc đang ăn, một nhóm khoảng 30 người da đen đi tới. Một bà trông thấy họ, giận dữ hét lên: Tại sao mấy người da trắng này có thức ăn, nước uống mà chúng tôi thì đang chết đói?

Cơn giận dữ của người dân có thể thông cảm. Người da đen ở New Orleans thuộc lớp người nghèo nhất nước, họ chiếm hai phần ba dân số. Ðây cũng là thành phố có án mạng cao gấp 10 lần số bình quân của cả nước Mỹ. Trong số 78 trường học được coi là xấu nhất tiểu bang Lousiana thì có 55 trường ở thành phố New Orleans. Cái nghèo đi đôi với cái dốt, đã được lưu truyền từ hàng thế kỷ, con người ở đó như nằm trong vòng luẩn quẩn chưa gỡ ra được. Khi chính phủ yêu cầu tất cả rút ra khỏi thành phố, nhiều người không có phương tiện nào để ra đi. Và không ai nghĩ tới một kế hoạch di tản có quy mô. Một chính phủ để làm gì nếu không phải là giúp dân chạy thoát khỏi những thiên tai được báo trước? Người dân giận tất cả các cấp chính quyền. Nhưng sau khi bão đã tới, cơn giận dữ nhắm vào Cơ Quan Cấp Cứu Liên Bang, Federal Emergency Management Agency, tức FEMA. Họ quá chậm trễ, lúng túng. FEMA được lập lên năm 1979, thời Tổng Thống Carter. Năm 2003 cơ quan này được đặt trong Bộ An Ninh Quốc Nội mới lập ra. Từ đó họ khuynh hướng thiên về đề phòng khủng bố hơn là cứu cấp khi có thiên tai. Guồng máy hành chánh của FEMA vẫn tăng nhân số nhưng liên hệ giữa họ và chính quyền các cấp địa phương lỏng lẻo hơn, ngân sách cứu cấp bị cắt giảm. Bão lốc Katrina được báo trước, Tổng Thống Bush đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp sớm 2 ngày, nhưng ở FEMA không chuẩn bị. Chắc chắn không có một kế hoạch di tản người ra khỏi New Orleans, một thành phố nằm thấp hơn mặt nước biển 3 mét. Từ Tháng Sáu vừa qua, một cuộc nghiên cứu ở Ðại Học Louisiana được gửi cho FEMA, đã báo động sẽ có lụt lớn nếu các bức tường đê bị vỡ để cho nước ở hồ Ponchartrain tràn vào thành phố. Cả tuần lễ sau đó, sau khi bão đã tới New Orleans ngày Thứ Hai, đến ngày Thứ Năm cơ quan này vẫn chưa biết thảm cảnh trong những khu sân vận động và khu hội nghị, nơi tập trung những người tỵ nạn. Ðó là lời ông Michael Brown, giám đốc cơ quan, thú nhận với đài CNN. Trước khi vào chính quyền, ông Brown chỉ có kinh nghiệm làm một luật sư cố vấn cho hội Hội Nuôi Ngựa Giống Á rập.

Các thành phố và tiểu bang lân cận đã mở lòng hào hiệp thu nhận người tị nạn từ Louisiana, từ New Orleans. Nhưng cho tới bao giờ? Người Việt Nam tị nạn đã có kinh nghiệm: Không ai muốn sống trong cảnh chờ đợi, tạm thời, nhận thức ăn, quần áo, cho tới bàn chải răng, khăn tắm, và những đồ gia dụng từ các cơ quan từ thiện. Nhiều người chạy tới được Baton Rouge đã quyết định “chọn nơi này làm quê hương.” Có xí nghiệp ở New Orleans đã quyết định sẽ đổi về Baton Rouge, đi mua cả khu đất để xây cất nhà cho nhân viên. Một bác sĩ mua ngay ngôi nhà với giá đòi là 375,000 đô la, chịu trả giá gấp đôi. Hơn 400 ngàn dân ở đó cảm thấy phải tự vệ khi đoàn xe chở những người tị nạn tới làm tăng dân số thêm gần một trăm ngàn. Niên học mới bắt đầu, các học sinh sẽ học ở đâu? Có một gia đình tị nạn vào tiệm giày ở Baton Rouge, cả nhà mỗi người chọn một đôi giày, đi thử vào chân rồi thản nhiên đi luôn. Ngay cửa hàng bán súng ở Baton Rouge cũng phát tài. Nhưng một phần ba những người mua dao và súng chính là dân tị nạn muốn khi trở về họ có vũ khí tự vệ. Nhiều người tị nạn đang ở Houston quyết định trở lại New Orleans càng sớm càng tốt. Trở về ngôi nhà mình, thành phố của mình, bắt đầu xây dựng lại. Một người đàn ông 58 tuổi nói, bỏ đi luôn thấy mình hổ thẹn, giống như bỏ rơi một người bạn đang cần mình.

Chúng ta đã chứng kiến những cảnh tang thương, kinh hoàng, nhưng cũng không thiếu những hình ảnh cảm động vì tình người được bày tỏ trong cơn hoạn nạn chung. Một năm, hai năm nữa, dần dần người ta sẽ quen đi. Thành phố New Orleans sẽ sống lại, khu Phố Pháp sẽ sống lại, nhạc Jazz lại vang rền và du khách lại đổ về chờ ngày Hội Mardi Grass. Người Mỹ học rất nhanh, họ sẽ rút tỉa những kinh nghiệm, sửa chữa các sai lầm để chờ đối phó với các thiên tai mới. Nhiều người sẽ ý thức rõ ràng hơn về sự chênh lệch giàu nghèo, với những người da đen lâm vào cảnh nghèo truyền kiếp, tình trạng đó không thể kéo dài được. Nhưng người Mỹ cũng rất mau quên. Trong các kỳ bầu cử năm 2006 và 2008, các nhà chính trị sẽ đem trận bão ra để đổ tội cho nhau. Sau đó, chắc hầu hết mọi người sẽ quên Katrina. Trừ các công ty xây cất lo đấu thầu việc bảo vệ miền Duyên Hải Vịnh Mexico. Chắc phải tới năm 2008 những dự án mới bắt đầu, với ngân sách nhiều chục tỷ Mỹ kim. Biết bao nhiêu thiên tai đã đổ lên trái đất này. Biết bao cảnh những người xấu, người tốt, và cả những người vô duyên từng diễn ra trên sân khấu cuộc đời. Và đời sống vẫn tiếp diễn.


Ngô Nhân Dụng

Post Reply