TIN TỨC THẾ GIỚI HÀNG NGÀY
Trung Quốc yêu cầu Thủ tướng Nhật Bản không thăm Đền Yasukuni
Một siêu thị của người Nhật ở Thượng Hải đã hoạt động trở lại.
Ngày 19 - 4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã yêu cầu Thủ tướng Nhật Bản J. Koizumi không đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo vào mùa Xuân năm nay ( thường từ 21 đến 22 – 4 ) để tránh xúc phạm tới tình cảm của nhân dân châu Á và tạo điều kiện để phát triển và cải thiện quan hệ song phương.
Từ trước tới nay, Trung Quốc vẫn coi đền Yasukuni (đền tưởng niệm 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng trong chiến tranh, trong đó có 7 nhà lãnh đạo Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ II bị tử hình) là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong quá khứ. Kể từ khi lên nắm quyền năm 2001, Thủ tướng Koizumi đã 4 lần thăm ngôi đền trên và lần nào cũng gây ra sự phản đối quyết liệt từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc.
Cùng ngày, tòa án Tối cao Tokyo đã bác bỏ yêu cầu bồi thường của những nạn nhân Trung Quốc trong thảm kịch Nam Kinh mà phát xít Nhật gây ra khi chiếm đóng thành phố này thời Chiến tranh thế giới lần thứ II với lý do “chính phủ Nhật Bản chỉ bồi thường cho các quốc gia chứ không phải cho các cá nhân vì những hành động sai trái trong quá khứ”. 10 người sống sót hoặc thân nhân các nạn nhân thiệt mạng đã đệ đơn kiện đòi Nhật Bản xin lỗi và bồi thường 100 triệu yên (tương đương 930.000 USD).
Giới chức Bắc Kinh đưa ra đề nghị khắc phục những hư hại tại tòa nhà Đại sứ quán Nhật Bản sau các vụ biểu tình có bạo động của người Trung Quốc . Trước đó, kết thúc chuyến thăm Trung Quốc hai ngày của Ngoại trưởng Nhật Bản Machimura Nobutaka, hai nước cũng đã đạt được nhất trí sẽ tích cực hướng tới các lợi ích chung, đồng thời củng cố sự trao đổi và hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.
Mối quan hệ căng thẳng Trung Quốc và Nhật Bản vừa qua đã thực sự tác động đến nền kinh tế hai nước. Các công ty du lịch của Trung Quốc ở Thượng Hải thông báo hủy bỏ các chuyến du lịch từ Nhật Bản sang Thượng Hải và ngược lại vì không có khách. Các công ty du lịch và các hãng hàng không của Nhật Bản cũng buộc phải hành động theo cách này.
Trong khi đó, các công ty Nhật Bản đầu tư tại Trung Quốc, đang hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế của nước này, cũng bày tỏ mối quan ngại về tinh thần chống Nhật đang dâng cao trong cộng đồng người Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng không thoát khỏi sự bi quan này. Chỉ số Nikkei ngày 19-4 rớt 3,8% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 16-12 năm ngoái. H.CH. (Theo Tokyo, THX)
Ngày 19 - 4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã yêu cầu Thủ tướng Nhật Bản J. Koizumi không đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo vào mùa Xuân năm nay ( thường từ 21 đến 22 – 4 ) để tránh xúc phạm tới tình cảm của nhân dân châu Á và tạo điều kiện để phát triển và cải thiện quan hệ song phương.
Từ trước tới nay, Trung Quốc vẫn coi đền Yasukuni (đền tưởng niệm 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng trong chiến tranh, trong đó có 7 nhà lãnh đạo Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ II bị tử hình) là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong quá khứ. Kể từ khi lên nắm quyền năm 2001, Thủ tướng Koizumi đã 4 lần thăm ngôi đền trên và lần nào cũng gây ra sự phản đối quyết liệt từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc.
Cùng ngày, tòa án Tối cao Tokyo đã bác bỏ yêu cầu bồi thường của những nạn nhân Trung Quốc trong thảm kịch Nam Kinh mà phát xít Nhật gây ra khi chiếm đóng thành phố này thời Chiến tranh thế giới lần thứ II với lý do “chính phủ Nhật Bản chỉ bồi thường cho các quốc gia chứ không phải cho các cá nhân vì những hành động sai trái trong quá khứ”. 10 người sống sót hoặc thân nhân các nạn nhân thiệt mạng đã đệ đơn kiện đòi Nhật Bản xin lỗi và bồi thường 100 triệu yên (tương đương 930.000 USD).
Giới chức Bắc Kinh đưa ra đề nghị khắc phục những hư hại tại tòa nhà Đại sứ quán Nhật Bản sau các vụ biểu tình có bạo động của người Trung Quốc . Trước đó, kết thúc chuyến thăm Trung Quốc hai ngày của Ngoại trưởng Nhật Bản Machimura Nobutaka, hai nước cũng đã đạt được nhất trí sẽ tích cực hướng tới các lợi ích chung, đồng thời củng cố sự trao đổi và hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.
Mối quan hệ căng thẳng Trung Quốc và Nhật Bản vừa qua đã thực sự tác động đến nền kinh tế hai nước. Các công ty du lịch của Trung Quốc ở Thượng Hải thông báo hủy bỏ các chuyến du lịch từ Nhật Bản sang Thượng Hải và ngược lại vì không có khách. Các công ty du lịch và các hãng hàng không của Nhật Bản cũng buộc phải hành động theo cách này.
Trong khi đó, các công ty Nhật Bản đầu tư tại Trung Quốc, đang hưởng lợi từ sự bùng nổ kinh tế của nước này, cũng bày tỏ mối quan ngại về tinh thần chống Nhật đang dâng cao trong cộng đồng người Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng không thoát khỏi sự bi quan này. Chỉ số Nikkei ngày 19-4 rớt 3,8% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 16-12 năm ngoái. H.CH. (Theo Tokyo, THX)
Hoa Lục: Phải Bỏ Đài Loan, Vatican Mới Có Bang Giao TQ
BEIJING -- Trung Quốc không để mất thì giờ trong việc cảnh cáo tân Giáo Hoàng Benedict XVI hôm Thứ Tư rằng Vatican và Trung Quốc có thể lập quan hệ bình thường chỉ nếu Vatican giải thể quan hệ ngọại giao với Đài Loan và hứa không “can thiệp vào nội bộ Trung Quốc.”
Tuyên bố trên cho thấy Hoa Lục không chịu nhượng bộ sớm để mở đường cho bang giao Vatican-Hoa Lục.
Bản tuyên bố chính thức trên đưa ra bởi phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Qin Gang, trong bản văn chúc mừng Đức Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu làm giáo hoàng.
Hiện Vatican là quốc gia Âu Châu cuối cùng còn bang giao với Đài Loan. Trần Thủy Biển, Tổng Thống Đài Loan, đã dự tang lễ Đức Giáo Hoàng John Paulo II, làm chọc giận chính phủ Hoa Lục và Giáo Hội Công Giáo Yêu Nước.
Hiện thời vẫn có giáo hội thầm lặng ở Hoa Lục, nhưng không có con số chính thức nào đưa ra.
TTK/LHQ CHÚC MỪNG
NEW YORK - Chiều Thứ Ba, ông TTK Kofi Annan đã tuyên bố về kết quả bầu đức giáo hoàng tại Vatican. Trong thông điệp chúc mừng nhà lãnh đạo mới của giáo hội Ki-tô, ông Annan cho hay ông vui mừng thấy hội nghị hồng y đã bầu xong người kế vị đức giáo hoàng Gioan Phao Lô - ông nghĩ rằng đức giáo hoàng Benedict thứ 16 là vị lãnh đạo dày kinh nghiệm, từng sát cánh làm việc với đức cố giáo hoàng, sẽ đem lại những đóng góp tương tự cho giáo hội và thế giới.
LÀM VIỆC VỚI GIỚI TRẺ
Mặt khác, trong sự chỉ dấu rằng ngài sẽ xuất ngoại và tìm đến với giới trẻ, Đức Giáo hoàng Benedict cho hay ngài sẽ dự "Ngày thanh niên thế giới" của giáo hội sẽ tổ chức ở Cologne (Đức) vào Tháng 8.
Trong nhật ký, đức giáo hoàng con của 1 viên chức cảnh sát cho hay ngài bị buộc vào đoàn thanh niên Đức Quốc Xã lúc 14 tuổi, sau này được cho phép ra vì việc học để trở thành tu sĩ. Ngài và 1 người anh em được phong linh mục năm 1951 - năm 1977 ngài được chọn làm giám mục địa phận Munich.
VẪN CÓ DÈ DẶT
Tuy nhiên, nhiều giáo dân Châu Mỹ Latin vẫn dè dặt về Tân Giáo Hoàng, một số trong họ đã từng mơ ước có 1 giáo hoàng xuất thân từ nơi đói nghèo này của Châu Mỹ.
Không giống đa số nhà thờ công giáo, thánh đường St Francis Xavier dành hàng ghế đầu cho các tín hữu thương tật - chó dẫn đường cũng được vào ngồi bên cạnh. Linh mục Matthew Roche nói cơ sở do ông quản nhiệm mong muốn đón tiếp những giáo dân cảm thấy xa lạ với nhà thờ định chế, khiến cho họ bỏ đi, có người đã bỏ đi lễ vài chục năm. Ông Roche cho biết những ai cảm thấy không được ân cần tiếp nhận sẽ cảm thấy thoái mái hơn với nhà thờ St Francis Xavier trong không khí đơn sơ hơn.
Bà Jacqueline Perez chào đời trong 1 gia đình theo đạo Ki-tô nhưng rời nhà thờ từ hơn 1 thập niên trước khi lấy lại niềm tin với nhà thờ St Francis Xavier. Những người khac cảm thấy có dị biệt với nhà thờ, nhưng vẫn giữ đạo. Nhà thờ St Xavier sẽ không thay đổi dưới triều đại tân giáo hoàng, mà sẽ phục vụ những người khó nghèo. Bà Perez khóc thương đức giáo hoàng Gioan Phao Lô nhưng tiếp tục cầu nguyện cho sự thay đổi.
Tuyên bố trên cho thấy Hoa Lục không chịu nhượng bộ sớm để mở đường cho bang giao Vatican-Hoa Lục.
Bản tuyên bố chính thức trên đưa ra bởi phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Qin Gang, trong bản văn chúc mừng Đức Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu làm giáo hoàng.
Hiện Vatican là quốc gia Âu Châu cuối cùng còn bang giao với Đài Loan. Trần Thủy Biển, Tổng Thống Đài Loan, đã dự tang lễ Đức Giáo Hoàng John Paulo II, làm chọc giận chính phủ Hoa Lục và Giáo Hội Công Giáo Yêu Nước.
Hiện thời vẫn có giáo hội thầm lặng ở Hoa Lục, nhưng không có con số chính thức nào đưa ra.
TTK/LHQ CHÚC MỪNG
NEW YORK - Chiều Thứ Ba, ông TTK Kofi Annan đã tuyên bố về kết quả bầu đức giáo hoàng tại Vatican. Trong thông điệp chúc mừng nhà lãnh đạo mới của giáo hội Ki-tô, ông Annan cho hay ông vui mừng thấy hội nghị hồng y đã bầu xong người kế vị đức giáo hoàng Gioan Phao Lô - ông nghĩ rằng đức giáo hoàng Benedict thứ 16 là vị lãnh đạo dày kinh nghiệm, từng sát cánh làm việc với đức cố giáo hoàng, sẽ đem lại những đóng góp tương tự cho giáo hội và thế giới.
LÀM VIỆC VỚI GIỚI TRẺ
Mặt khác, trong sự chỉ dấu rằng ngài sẽ xuất ngoại và tìm đến với giới trẻ, Đức Giáo hoàng Benedict cho hay ngài sẽ dự "Ngày thanh niên thế giới" của giáo hội sẽ tổ chức ở Cologne (Đức) vào Tháng 8.
Trong nhật ký, đức giáo hoàng con của 1 viên chức cảnh sát cho hay ngài bị buộc vào đoàn thanh niên Đức Quốc Xã lúc 14 tuổi, sau này được cho phép ra vì việc học để trở thành tu sĩ. Ngài và 1 người anh em được phong linh mục năm 1951 - năm 1977 ngài được chọn làm giám mục địa phận Munich.
VẪN CÓ DÈ DẶT
Tuy nhiên, nhiều giáo dân Châu Mỹ Latin vẫn dè dặt về Tân Giáo Hoàng, một số trong họ đã từng mơ ước có 1 giáo hoàng xuất thân từ nơi đói nghèo này của Châu Mỹ.
Không giống đa số nhà thờ công giáo, thánh đường St Francis Xavier dành hàng ghế đầu cho các tín hữu thương tật - chó dẫn đường cũng được vào ngồi bên cạnh. Linh mục Matthew Roche nói cơ sở do ông quản nhiệm mong muốn đón tiếp những giáo dân cảm thấy xa lạ với nhà thờ định chế, khiến cho họ bỏ đi, có người đã bỏ đi lễ vài chục năm. Ông Roche cho biết những ai cảm thấy không được ân cần tiếp nhận sẽ cảm thấy thoái mái hơn với nhà thờ St Francis Xavier trong không khí đơn sơ hơn.
Bà Jacqueline Perez chào đời trong 1 gia đình theo đạo Ki-tô nhưng rời nhà thờ từ hơn 1 thập niên trước khi lấy lại niềm tin với nhà thờ St Francis Xavier. Những người khac cảm thấy có dị biệt với nhà thờ, nhưng vẫn giữ đạo. Nhà thờ St Xavier sẽ không thay đổi dưới triều đại tân giáo hoàng, mà sẽ phục vụ những người khó nghèo. Bà Perez khóc thương đức giáo hoàng Gioan Phao Lô nhưng tiếp tục cầu nguyện cho sự thay đổi.
Thủ tướng Nhật Bản xin lỗi về quá khứ chiến tranh
Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi
Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi hôm nay 22/4 đã bày tỏ "sự hối tiếc sâu sắc" đối với việc Nhật Bản đã tiến hành xâm lược ở châu Á trong chiến tranh nhằm nỗ lực giải quyết những căng thẳng hiện nay với Trung Quốc.Trước các đại biểu của hội nghị cấp cao Á- Phi tổ chức tại Jakarta, Indonesia, ông Koizumi khẳng định: "Trong quá khứ, thông qua chính sách thực dân và xâm lược của mình, Nhật Bản đã gây ra những thiệt hại to lớn và những mất mát cho người dân của nhiều nước, đặc biệt là người dân các nước châu Á". Ông Koizumi cho biết, người dân Nhật Bản khắc ghi "sự hối tiếc sâu sắc và lời xin lỗi thành tâm" về quá khứ này.
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1972. Việc Nhật Bản ngày 5/4 chính thức cho lưu hành sách giáo khoa lịch sử bị Trung Quốc và Hàn Quốc tố cáo ""xuyên tạc lịch sử", đã gây ra sự phẫn nộ trong dân chúng Trung Quốc, làm bùng nổ làn sóng biểu tình chống Nhật rầm rộ tại nước này trong nhiều ngày qua. Phía Nhật Bản đã đề nghị Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề hội nghị cấp cao Á- Phi lần này để giải quyết mâu thuẫn, tuy nhiên Trung Quốc chưa có quyết định về vấn đề này.
Hội nghị cấp cao Á- Phi năm nay kỉ niệm 50 năm ngày tổ chức Hội nghị Bangdung- hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nước thuộc thế giới thứ ba. Hội nghị lần này thu hút sự tham dự của các nhà lãnh đạo đến từ 80 quốc gia trên thế giới, dự định sẽ cho ra tuyên bố về mối quan hệ chiến lược để tăng cường đầu tư và thương mại, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực đa phương để giải quyết xung đột.

Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi hôm nay 22/4 đã bày tỏ "sự hối tiếc sâu sắc" đối với việc Nhật Bản đã tiến hành xâm lược ở châu Á trong chiến tranh nhằm nỗ lực giải quyết những căng thẳng hiện nay với Trung Quốc.Trước các đại biểu của hội nghị cấp cao Á- Phi tổ chức tại Jakarta, Indonesia, ông Koizumi khẳng định: "Trong quá khứ, thông qua chính sách thực dân và xâm lược của mình, Nhật Bản đã gây ra những thiệt hại to lớn và những mất mát cho người dân của nhiều nước, đặc biệt là người dân các nước châu Á". Ông Koizumi cho biết, người dân Nhật Bản khắc ghi "sự hối tiếc sâu sắc và lời xin lỗi thành tâm" về quá khứ này.
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1972. Việc Nhật Bản ngày 5/4 chính thức cho lưu hành sách giáo khoa lịch sử bị Trung Quốc và Hàn Quốc tố cáo ""xuyên tạc lịch sử", đã gây ra sự phẫn nộ trong dân chúng Trung Quốc, làm bùng nổ làn sóng biểu tình chống Nhật rầm rộ tại nước này trong nhiều ngày qua. Phía Nhật Bản đã đề nghị Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề hội nghị cấp cao Á- Phi lần này để giải quyết mâu thuẫn, tuy nhiên Trung Quốc chưa có quyết định về vấn đề này.
Hội nghị cấp cao Á- Phi năm nay kỉ niệm 50 năm ngày tổ chức Hội nghị Bangdung- hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nước thuộc thế giới thứ ba. Hội nghị lần này thu hút sự tham dự của các nhà lãnh đạo đến từ 80 quốc gia trên thế giới, dự định sẽ cho ra tuyên bố về mối quan hệ chiến lược để tăng cường đầu tư và thương mại, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực đa phương để giải quyết xung đột.
Ecuador: Tổng thống bị truất phế ngồi chờ được tỵ nạn chính trị
Friday, April 22, 2005 VANN PHAN
QUITO, Ecuador - Hôm Thứ Sáu, 22 Tháng Tư, vị tổng thống vừa bị loại khỏi chức vụ của Ecuador là Lucio Gutierrez hiện đang tá túc tại tư dinh của Ðại sứ Brazil trong khi dân biểu tình giận dữ đòi hỏi chính phủ mới tại đây phải ngăn chặn không cho ông rời khỏi nước mà đi tỵ nạn chính trị tại Brazil.
Hiện chính phủ mới tại Ecuador và các giới chức Brazil vẫn còn đang thương lượng về việc liệu Ông Gutierrez có sẽ được phép an toàn rời khỏi nước hay không hai ngày sau khi ông bị lật đổ. Vụ hạ bệ Ông Gutierrez đã là cao điểm của một tuần bạo động chống đối quyền cai trị của ông.
Một phản lực cơ của Không quân Brazil đang chờ sẵn để đưa vị cựu đại tá Ecuador rời khỏi nước này sau khi chính phủ Brazil đã đồng ý cho ông hưởng quyền tỵ nạn chính trị và sau khi ông đã được phép tá túc tại tư dinh vị đại sứ Brazil. Nhiều đám đông đã chận các phi đạo lại để ngăn không cho vị cựu tổng thống chạy trốn sau khi ông bị hạ bệ vào hôm Thứ Tư.
Bên ngoai tư dinh ông đại sứ, cảnh sát với khiên chống bạo động đứng xếp hàng trong khi những chiếc xe hơi chạy qua nhấn còi và hằng chục dân biểu tình phản đối reo hò những câu thóa mạ Ông Gutierrez và vẫy các biểu ngữ có viết hàng chữ “Ðừng Cho Quy Chế Tỵ Nạn.”
“Ông này phải trả giá, ông này phải đi tù để bị kết án như kẻ tội phạm,” đó là ý kiến của Jessica Pena, một sinh viên tham dự cuộc biểu tình bên ngoài tư dinh đó.
Những dòng chữ viết nguệch ngoạc trên các bức tường quét vôi trắng đã thúc giục nhà lãnh đạo Brazil là Luiz Inacio da Silva hãy “vất bỏ cái thứ rác rưởi kia đi.”
Một biện lý của chính phủ đã công bố một trát bắt giữ Ông Gutierrez về cái chết của hai người bị sát hại trong những cuộc biểu tình phản đối hồi tuần này. Những đối thủ của vị tổng thống cũ đã gọi ông là nhà độc tài và cáo buộc ông tội cố tình chất vào Tối Cao Pháp Viện đầy nhóc những tay sai của ông.
Gutierrez, vị tổng thống thứ ba bị lật đổ trong vòng tám năm tại quốc gia sản xuất dầu miền Núi Andes này giữa những cuộc biểu tình phản đối, đã được bầu lên vào năm 2002 nhờ có sự ủng hộ cả giới nghèo khó trong nước. Nhưng lòng mến chuộng của dân chúng dành cho ông đã giảm sút sau khi ông áp đặt những biện pháp kinh tế nghiệt ngã.
Những cuộc xuống đường biểu tình phản đối đã nổ ra tại thủ đô Quito cách nay một tuần sau khi thành phần Tối Cao Pháp Viện mới quyết định xóa bỏ tội trạng tham nhũng của cựu Tổng Thống Abdala Bucaram, một bạn đồng minh của Ông Gutierrez. Quốc hội Ecuadoer đã bãi chức Tổng Thống Gutierrez vào hôm Thứ Tư và quân đội rút lại hậu thuẫn dành cho ông sau khi ông từ chối không chịu rời bỏ chức vụ.
Thủ đô của Ecuador đã trở lại yên tĩnh, nhưng tân Tổng Thống Ecuador là Alfresdo Palacio đang phải đương đầu với một nhiệm vụ khó khăn vì đám dân biểu tình, hăng máu vì thành quả vừa rồi, vẫn còn đòi thanh trừng cho bằng được các viên chức tham nhũng và yêu cầu phải tổ chức bầu cử sớm.
Cộng đồng thế giới hiện vẫn còn lưỡng lự chưa chịu nhìn nhận tính hợp pháp của vụ truất phế Ông Gutierrez. Washington có nói rằng tổ chức bầu cử sớm là một cách thế để vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng, nhưng các giới chức Mỹ vẫn còn cẩn thận chưa chịu công khai nhìn nhận chính phủ mới tại Ecuador. (V.P.)
Friday, April 22, 2005 VANN PHAN
QUITO, Ecuador - Hôm Thứ Sáu, 22 Tháng Tư, vị tổng thống vừa bị loại khỏi chức vụ của Ecuador là Lucio Gutierrez hiện đang tá túc tại tư dinh của Ðại sứ Brazil trong khi dân biểu tình giận dữ đòi hỏi chính phủ mới tại đây phải ngăn chặn không cho ông rời khỏi nước mà đi tỵ nạn chính trị tại Brazil.
Hiện chính phủ mới tại Ecuador và các giới chức Brazil vẫn còn đang thương lượng về việc liệu Ông Gutierrez có sẽ được phép an toàn rời khỏi nước hay không hai ngày sau khi ông bị lật đổ. Vụ hạ bệ Ông Gutierrez đã là cao điểm của một tuần bạo động chống đối quyền cai trị của ông.
Một phản lực cơ của Không quân Brazil đang chờ sẵn để đưa vị cựu đại tá Ecuador rời khỏi nước này sau khi chính phủ Brazil đã đồng ý cho ông hưởng quyền tỵ nạn chính trị và sau khi ông đã được phép tá túc tại tư dinh vị đại sứ Brazil. Nhiều đám đông đã chận các phi đạo lại để ngăn không cho vị cựu tổng thống chạy trốn sau khi ông bị hạ bệ vào hôm Thứ Tư.
Bên ngoai tư dinh ông đại sứ, cảnh sát với khiên chống bạo động đứng xếp hàng trong khi những chiếc xe hơi chạy qua nhấn còi và hằng chục dân biểu tình phản đối reo hò những câu thóa mạ Ông Gutierrez và vẫy các biểu ngữ có viết hàng chữ “Ðừng Cho Quy Chế Tỵ Nạn.”
“Ông này phải trả giá, ông này phải đi tù để bị kết án như kẻ tội phạm,” đó là ý kiến của Jessica Pena, một sinh viên tham dự cuộc biểu tình bên ngoài tư dinh đó.
Những dòng chữ viết nguệch ngoạc trên các bức tường quét vôi trắng đã thúc giục nhà lãnh đạo Brazil là Luiz Inacio da Silva hãy “vất bỏ cái thứ rác rưởi kia đi.”
Một biện lý của chính phủ đã công bố một trát bắt giữ Ông Gutierrez về cái chết của hai người bị sát hại trong những cuộc biểu tình phản đối hồi tuần này. Những đối thủ của vị tổng thống cũ đã gọi ông là nhà độc tài và cáo buộc ông tội cố tình chất vào Tối Cao Pháp Viện đầy nhóc những tay sai của ông.
Gutierrez, vị tổng thống thứ ba bị lật đổ trong vòng tám năm tại quốc gia sản xuất dầu miền Núi Andes này giữa những cuộc biểu tình phản đối, đã được bầu lên vào năm 2002 nhờ có sự ủng hộ cả giới nghèo khó trong nước. Nhưng lòng mến chuộng của dân chúng dành cho ông đã giảm sút sau khi ông áp đặt những biện pháp kinh tế nghiệt ngã.
Những cuộc xuống đường biểu tình phản đối đã nổ ra tại thủ đô Quito cách nay một tuần sau khi thành phần Tối Cao Pháp Viện mới quyết định xóa bỏ tội trạng tham nhũng của cựu Tổng Thống Abdala Bucaram, một bạn đồng minh của Ông Gutierrez. Quốc hội Ecuadoer đã bãi chức Tổng Thống Gutierrez vào hôm Thứ Tư và quân đội rút lại hậu thuẫn dành cho ông sau khi ông từ chối không chịu rời bỏ chức vụ.
Thủ đô của Ecuador đã trở lại yên tĩnh, nhưng tân Tổng Thống Ecuador là Alfresdo Palacio đang phải đương đầu với một nhiệm vụ khó khăn vì đám dân biểu tình, hăng máu vì thành quả vừa rồi, vẫn còn đòi thanh trừng cho bằng được các viên chức tham nhũng và yêu cầu phải tổ chức bầu cử sớm.
Cộng đồng thế giới hiện vẫn còn lưỡng lự chưa chịu nhìn nhận tính hợp pháp của vụ truất phế Ông Gutierrez. Washington có nói rằng tổ chức bầu cử sớm là một cách thế để vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng, nhưng các giới chức Mỹ vẫn còn cẩn thận chưa chịu công khai nhìn nhận chính phủ mới tại Ecuador. (V.P.)
Lãnh tụ Belarus coi thường những lời kêu gọi của bà Rice
Friday, April 22, 2005 NDNHAT
MOSCOW, Nga - Tổng Thống Alexander Lukashenko của Belarus đã bác bỏ những lời kêu gọi dân chủ tại nước ông do Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đưa ra.
Ông Lukashenko đã bay đi Moscow một ngày sau khi trưởng ban ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu phụ họa với Ngoại Trưởng Condoleezza Rice trong việc chỉ trích nền cai trị cứng rắn của ông và nói đã đến lúc cần thay đổi.
Lên tiếng sau khi tới Moscow trong một cuộc viếng thăm một ngày, ông Lukashenko nói những lời bình luận của bà Rice về chế độ của ông, mà bà đã mô tả như một chế độ độc tài, không làm ông quan tâm.
“Nhưng điều đáng khích lệ là bà ta ý thức đất nước Belarus này quả thật hiện hữu và bà ta biết vị trí của nó,” ông nói thêm.
Vào đầu tuần này bà Rice đã thúc giục có một sự thay đổi chế độ tại Belarus, nước mà bà mô tả như chế độ độc tài cuối cùng ở trung tâm Âu Châu. Bà đã đưa ra những lời bình luận thẳng thừng tại Vilnius, thủ đô của Lithuania, nơi bà đã gặp gỡ với các lãnh tụ đối lập của Belarus bên lề một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao của các nước NATO.
Lukashenko, người đã cai trị Belarus từ năm 1994, đã loại trừ thành phần đối lập hợp pháp và bỏ tù các nhân vật đối lập nổi bật.
Bị Tây Phương ruồng bỏ, Belarus là một đồng minh then chốt của Nga.
Những cuộc thảo luận của ông Lukashenko với Tổng Thống Putin tại Moscow chú trọng vào các quan hệ mậu dịch, các kế hoạch thành lập một liên hiệp tiền tệ và sự hòa hợp các chế độ thuế và quan thuế giữa hai nước.
Tầm quan trọng của Belarus đối với Moscow gia tăng sau một làn sóng những thay đổi chính trị tại các nước Sô Viết cũ, khiến chỉ còn Belarus và Armenia là những đồng minh duy nhất của Nga tại Âu Châu.
Ukraine và Georgia đã thành lập các chính phủ thân Tây Phương sau những biến cố được gọi là những cuộc cách mạng nhung. Moldova, hiện do một tổng thống Cộng Sản cai trị, đã tuyên bố sẽ có một sự thay đổi theo chiều hướng tương tự.
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đã nói thẳng là Belarus có thể là nước kế tiếp.
Ông Putin, bất mãn bởi những điều mà ông coi như sự can thiệp của Tây Phương vào vùng ảnh hưởng của Nga, đã thảo luận tình hình tại các nước cộng hòa thuộc khối Sô Viết cũ với bà Rice trong chuyến viếng thăm của bà tới Moscow hôm Thứ Tư.
Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố tại một cuộc họp của NATO tại thủ đô Vilnius của Lithuania hôm Thứ Năm rằng Nga chống đối bất cứ sự ủng hộ nào của ngoại quốc cho “những cuộc cách mạng nhung.”
“Tôi nghĩ rằng tiến trình dân chủ và tiến tình cải cách không thể bị áp đặt từ bên ngoài,” ông nói. (n.n.)
Friday, April 22, 2005 NDNHAT
MOSCOW, Nga - Tổng Thống Alexander Lukashenko của Belarus đã bác bỏ những lời kêu gọi dân chủ tại nước ông do Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đưa ra.
Ông Lukashenko đã bay đi Moscow một ngày sau khi trưởng ban ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu phụ họa với Ngoại Trưởng Condoleezza Rice trong việc chỉ trích nền cai trị cứng rắn của ông và nói đã đến lúc cần thay đổi.
Lên tiếng sau khi tới Moscow trong một cuộc viếng thăm một ngày, ông Lukashenko nói những lời bình luận của bà Rice về chế độ của ông, mà bà đã mô tả như một chế độ độc tài, không làm ông quan tâm.
“Nhưng điều đáng khích lệ là bà ta ý thức đất nước Belarus này quả thật hiện hữu và bà ta biết vị trí của nó,” ông nói thêm.
Vào đầu tuần này bà Rice đã thúc giục có một sự thay đổi chế độ tại Belarus, nước mà bà mô tả như chế độ độc tài cuối cùng ở trung tâm Âu Châu. Bà đã đưa ra những lời bình luận thẳng thừng tại Vilnius, thủ đô của Lithuania, nơi bà đã gặp gỡ với các lãnh tụ đối lập của Belarus bên lề một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao của các nước NATO.
Lukashenko, người đã cai trị Belarus từ năm 1994, đã loại trừ thành phần đối lập hợp pháp và bỏ tù các nhân vật đối lập nổi bật.
Bị Tây Phương ruồng bỏ, Belarus là một đồng minh then chốt của Nga.
Những cuộc thảo luận của ông Lukashenko với Tổng Thống Putin tại Moscow chú trọng vào các quan hệ mậu dịch, các kế hoạch thành lập một liên hiệp tiền tệ và sự hòa hợp các chế độ thuế và quan thuế giữa hai nước.
Tầm quan trọng của Belarus đối với Moscow gia tăng sau một làn sóng những thay đổi chính trị tại các nước Sô Viết cũ, khiến chỉ còn Belarus và Armenia là những đồng minh duy nhất của Nga tại Âu Châu.
Ukraine và Georgia đã thành lập các chính phủ thân Tây Phương sau những biến cố được gọi là những cuộc cách mạng nhung. Moldova, hiện do một tổng thống Cộng Sản cai trị, đã tuyên bố sẽ có một sự thay đổi theo chiều hướng tương tự.
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đã nói thẳng là Belarus có thể là nước kế tiếp.
Ông Putin, bất mãn bởi những điều mà ông coi như sự can thiệp của Tây Phương vào vùng ảnh hưởng của Nga, đã thảo luận tình hình tại các nước cộng hòa thuộc khối Sô Viết cũ với bà Rice trong chuyến viếng thăm của bà tới Moscow hôm Thứ Tư.
Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố tại một cuộc họp của NATO tại thủ đô Vilnius của Lithuania hôm Thứ Năm rằng Nga chống đối bất cứ sự ủng hộ nào của ngoại quốc cho “những cuộc cách mạng nhung.”
“Tôi nghĩ rằng tiến trình dân chủ và tiến tình cải cách không thể bị áp đặt từ bên ngoài,” ông nói. (n.n.)
Tổng Thống Ý yêu cầu Ông Berlusconi lập chính phủ mới
Friday, April 22, 2005 VANN PHAN
LA MÃ, Ý - Hôm Thứ Sáu, 22 Tháng Tư, phát ngôn viên phủ tổng thống cho hay Tổng Thống Ý Carlo Azeglio Ciampi đã yêu cầu Ông Silvio Berlusconi thành lập một chính phủ mới, chỉ mấy ngày sau khi vị thủ tướng bị các đảng trong liên hiệp của ông buộc phải từ chức.
Ông Berlusconi cho hay ông đã chấp nhận sứ mệnh này sau khi đạt được thỏa thuận với các đồng minh chính trị của ông để lập lại chính phủ liên hiệp trung hữu qua một nội các mới với những ưu tiên hoạt động được duyệt xét lại.
Vị thủ tướng nói rằng ông hy vọng các bộ trưởng mới có thể tuyên thệ nhậm chức vào hôm Thứ Bảy 23-4, khiến ông có thể ra trước Quốc Hội vào đầu tuần tới để được bỏ phiếu tín nhiệm nhằm chính thức trao quyền cho chính phủ ông.
“Trong mấy ngày nữa, các thành phần trong chính phủ sẽ bắt đầu hoạt động để hoàn thành các chương trình với năng lực mới và để thành đạt những mục tiêu mới mà liên hiệp phe đa số đã đồng ý với nhau,” Ông Berlusconi tuyên bố như vậy.
Trong số những ưu tiên của chính phủ mới sẽ là tạo sức đẩy để đưa nền kỹ nghệ tiến lên, xóa bỏ nạn thất nghiệp tại miền Nam nghèo nàn và bảo vệ mãi lực của các gia đình người Ý, ông nói vậy.
Ông Berlusconi đã bị buộc phải từ chức thủ tướng hồi đầu tuần này vì hai phe phái trong liên hiệp chính phủ đòi thay đổi chiến lược sau khi phe trung hữu bị thua nặng trong các cuộc bầu cử địa phương hồi đầu tháng này.
Theo hiến pháp Ý, một vị thủ tướng phải từ chức nếu ông muốn cải tổ nội các.
Sứ mạng vừa mới giao phó có nghĩa là Ông Berlusconi đã thoát khỏi trách nhiệm phải thực hiện một giải pháp khác mà có thể tổng thống Ciampi đã lựa chọn, tức là mở một cuộc tuyển cử trước kỳ hạn một năm, một cuộc bầu cử mà các cuộc thăm dò đầu tiên đoán rằng vị thủ tướng đương quyền sẽ thất cử vì cử tri đang ngày càng bực tức trước tình trạng trì trệ về kinh tế của Ý.
Nguồn tin chính trị cho hay chuyện cải tổ nội các hiện nay không ảnh hưởng gì tới các bộ chính yếu, cho thấy Bộ Trưởng Kinh Tế Domenico Siniscalso và Ngoại Trưởng Gianfranco Fini vẫn giữ nguyên chức vụ. (V.P.)
Friday, April 22, 2005 VANN PHAN
LA MÃ, Ý - Hôm Thứ Sáu, 22 Tháng Tư, phát ngôn viên phủ tổng thống cho hay Tổng Thống Ý Carlo Azeglio Ciampi đã yêu cầu Ông Silvio Berlusconi thành lập một chính phủ mới, chỉ mấy ngày sau khi vị thủ tướng bị các đảng trong liên hiệp của ông buộc phải từ chức.
Ông Berlusconi cho hay ông đã chấp nhận sứ mệnh này sau khi đạt được thỏa thuận với các đồng minh chính trị của ông để lập lại chính phủ liên hiệp trung hữu qua một nội các mới với những ưu tiên hoạt động được duyệt xét lại.
Vị thủ tướng nói rằng ông hy vọng các bộ trưởng mới có thể tuyên thệ nhậm chức vào hôm Thứ Bảy 23-4, khiến ông có thể ra trước Quốc Hội vào đầu tuần tới để được bỏ phiếu tín nhiệm nhằm chính thức trao quyền cho chính phủ ông.
“Trong mấy ngày nữa, các thành phần trong chính phủ sẽ bắt đầu hoạt động để hoàn thành các chương trình với năng lực mới và để thành đạt những mục tiêu mới mà liên hiệp phe đa số đã đồng ý với nhau,” Ông Berlusconi tuyên bố như vậy.
Trong số những ưu tiên của chính phủ mới sẽ là tạo sức đẩy để đưa nền kỹ nghệ tiến lên, xóa bỏ nạn thất nghiệp tại miền Nam nghèo nàn và bảo vệ mãi lực của các gia đình người Ý, ông nói vậy.
Ông Berlusconi đã bị buộc phải từ chức thủ tướng hồi đầu tuần này vì hai phe phái trong liên hiệp chính phủ đòi thay đổi chiến lược sau khi phe trung hữu bị thua nặng trong các cuộc bầu cử địa phương hồi đầu tháng này.
Theo hiến pháp Ý, một vị thủ tướng phải từ chức nếu ông muốn cải tổ nội các.
Sứ mạng vừa mới giao phó có nghĩa là Ông Berlusconi đã thoát khỏi trách nhiệm phải thực hiện một giải pháp khác mà có thể tổng thống Ciampi đã lựa chọn, tức là mở một cuộc tuyển cử trước kỳ hạn một năm, một cuộc bầu cử mà các cuộc thăm dò đầu tiên đoán rằng vị thủ tướng đương quyền sẽ thất cử vì cử tri đang ngày càng bực tức trước tình trạng trì trệ về kinh tế của Ý.
Nguồn tin chính trị cho hay chuyện cải tổ nội các hiện nay không ảnh hưởng gì tới các bộ chính yếu, cho thấy Bộ Trưởng Kinh Tế Domenico Siniscalso và Ngoại Trưởng Gianfranco Fini vẫn giữ nguyên chức vụ. (V.P.)
Cờ vàng trong Quốc hội Úc nói lên điều gì?
Lê Vĩnh
Cuối tuần trước, qua phần tường trình thế giới của hệ thống truyền hình CNN được phát đi trên khắp thế giới, người Việt hẳn đều rộn lên niềm vui khi thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ hiện diện tại toà nhà quốc hội Úc, trong buổi tiếp tân chính thức của cơ quan này dành cho phái đoàn Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân). Nếu biết rằng Úc Đại Lợi là nước theo chế độ đại nghị; trong đó quốc hội là cơ quan quyền lực của quốc gia, thì việc một đảng chính trị của người Việt đang đối đầu với đảng cộng sản tại Việt Nam được tiếp đón tại toà nhà tượng trưng cho quyền lực đó hẳn là phải mang nhiều ý nghĩa. Tin tức này lại được một trong những hệ thống truyền hình lớn nhất thế giới là đài CNN loan tải, cũng là điều có thể tạo thêm những diễn dịch khác.... Dù gì đi nữa thì từ năm 1975 đến nay, đây là lần đầu tiên có một sự kiện ngoại giao ngoạn mục như vậy; mà tầm quan trọng của nó có được thể hiện qua thành phần chính giới khá đông đảo của lưỡng viện quốc hội, thuộc cả đảng cầm quyền lẫn đảng đối lập, đã giành trọn một ngày làm việc đầy bận rộn của họ để đón tiếp, trao đổi với phái đoàn của đảng Việt Tân. Trong đó có những người đang ở vị trí đầy quyền lực của chính trường Úc Đại Lợi như dân biểu Gary Hardgrave (Tổng trưởng phụ tá Thủ Tưởng), Thượng Nghị Sĩ Alan Ferguson (Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện) và dân biểu Kevin Rudd, Tổng Trưởng Đối Lập về Ngoại Giao.
Nhận định về buổi tiếp tân này, phóng viên đài CNN cho rằng: "Việc đương đầu với một trong những quốc gia độc đảng cuối cùng trên thế giới không phải là việc dễ dàng. Vì thế, một trong những nỗ lực của Việt Tân là làm sao vận động để thế giới lưu tâm đến những bất công đang xẩy ra tại Việt Nam... và Úc là quốc gia đóng vai trò then chốt trong vùng Á Châu Thái Bình Dương, nên Việt Tân đã nhận thấy tầm quan trọng trong việc tranh thủ sự ủng hộ của quốc hội nước này." Thực ra, sự tiếp xúc này không chỉ là nhu cầu đơn phương của đảng Việt Tân hay của bất cứ một tổ chức đấu tranh nào của người Việt, mà đó cũng là nhu cầu của nước Úc như đã được Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện đảng Việt Tân tiểu bang New South Wales nêu lên trong buổi tiếp xúc. Ông cho rằng: "Về mặt địa lý thì Úc là quốc gia then chốt trong vùng Á châu Thái Bình Dương. Chúng tôi tin rằng việc thúc đẩy sự thay đổi về nền tảng chính trị tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho môi trường giao dịch và trở thành một đối tác đáng tin cậy cho nước Úc. Và quan trọng hơn cả là, một nước Việt Nam dân chủ sẽ tôn trọng những giá trị chung trên thế giới và sẽ đóng góp cho nền an ninh trong vùng." Tình hình nhiều nước trên thế giới trong vòng hơn một thập niên trở lại đây là bằng chứng hùng hồn cho những nhận định của bác sĩ Phong. Sự ổn định giả tạo trên bề mặt tại những đất nước dưới thể chế độc tài đang là mầm mống của sự mất ổn định trong vùng và có thể bùng phát bất cứ lúc nào.Thượng Nghị Sĩ Garry Humphries cũng chia xẻ quan điểm này khi ông cho rằng, một số quốc gia trong vùng hiện không có chính quyền dân chủ, mà Việt Nam là một trường hợp điển hình. Vì lợi ích chung, hiện trạng này cần phải được thay đổi.
Có lẽ đó mới là mấu chốt của vấn đề, và giải thích tại sao hiện nay Úc đang có quan hệ tốt đẹp với chính phủ cộng sản Việt Nam, nhưng đồng thời vẫn cởi mở, tiếp xúc, và hỗ trợ những tổ chức đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Đây cũng là một đặc tính xuất phát từ truyền thống lịch sử của nước Úc. Dù là một quốc gia non trẻ, từ lúc hình thành Liên Bang Úc Đại Lợi đến nay chỉ mới hơn một trăm năm, lại là quốc gia vùng nam bán cầu; tuy nhiên nước Úc đã sớm tạo được ảnh hưởng lớn lao trên trường quốc tế và đặc biệt là tại vùng Đông Nam Á. Ảnh hưởng này không chỉ đến từ những đóng góp quan trọng của Úc trong hàng ngũ các quốc gia dân chủ để giải quyết nhiều vụ khủng hoảng trên thế giới, kể cả trong hai cuộc thế chiến của thế kỷ trước; mà còn đến từ tư thế của một cường quốc kinh tế. Trong những thập niên vừa qua, Úc đã là quốc gia tiên phong trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa ở vùng Đông Nam Á. Trong đó người ta còn nhớ, hồi đầu thập niên 90, bộ trưởng ngoại giao của Úc hiện nay là ông Alexander Downer, khi còn là chính khách của đảng đối lập trong quốc hội, đã từng gặp lãnh tụ của kháng chiến East Timor ở trong tù. Gần đây hơn, Úc cũng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình dân chủ hoá ở Nam Dương.
Với vai trò tiên phong của Úc trong tiến trình dân chủ hoá trong vùng như vừa kể, đối với Việt Nam, dân biểu Christopher Pyne đã khẳng định, nước Úc dính líu mật thiết với ước vọng tự do và dân chủ mà không ai có thể tước đoạt của người Việt Nam. Vì vậy, việc làm của Đảng Việt Tân là điều cấp bách và quan trọng. Về những nỗ lực của Việt Tân, Thượng Nghị Sĩ Tsebin Tchen đã đề cập đến một cách cụ thể hơn khi cho rằng: [Nỗ lực mà Việt Tân và Úc đều đang] chủ trương là dân chủ hóa Việt Nam bằng phương thức hòa bình, đồng thời cũng bằng áp lực ngoại giao và áp lực của cộng đồng quốc tế lên chính quyền Việt Nam, để buộc họ phải thay đổi, từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, thực hiện thể chế dân chủ để cải thiện đời sống người dân Việt Nam ngay tại Việt Nam.
Những hỗ trợ như vừa kể của chính giới Úc vô cùng quan trọng trong lãnh vực ngoại vận đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Đặc biệt là khi người ta nhìn lại vai trò quan trọng của lãnh vực này trong các cuộc đấu tranh hay tranh chấp quốc tế. Chẳng hạn như Đài Loan hiện nay, dù bị Trung Cộng lấn lướt trên trường quốc tế, nhưng đảo quốc này vẫn cố gắng dùng sự giàu có của mình để duy trì quan hệ ngoại giao với trên 20 tiểu quốc mà dân số chỉ khoảng từ vài chục đến vài trăm ngàn người. Trong cuộc chiến Việt Nam, từ năm 1965, khi Mỹ đổ quân áo ạt vào chiến trường, tuy có làm cho sức mạnh quân sự của miền Nam gia tăng, nhưng đồng thời cũng làm lu mờ chính nghĩa cuộc đấu tranh tự vệ, làm suy yếu tư thế chính trị của miền Nam trên trường quốc tế. Từ đó, lá bài lừa bịp của Hà Nội ở Miền Nam là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã gặt hái được thành công trong việc vận động ngoại giao, làm áp lực lên nước Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà trong bối cảnh thế giới bị thao túng bởi giới truyền thông thiên tả cũng như đã chán ngấy cuộc chiến kéo dài. Cuối cùng Hà Nội đã thắng cuộc chiến. Ngày nay, những lợi thế đạt được nhờ vào sự bịp bợm đã không còn chỗ đứng. Bản chất độc tài của chế độ cộng sản tại Hà Nội tự nó đã không có chính nghĩa. Vì thế, trước sau gì Hà Nội cũng sẽ bị lấn dần trong xu thế tự do dân chủ của nhân loại.
Trở lại với cuộc tiếp tân, phóng viên của CNN cho biết, Việt Tân tin rằng cuối cùng thì vận mệnh của Việt Nam sẽ phải do chính người Việt Nam định đoạt. Và việc tranh thủ được sự ủng hộ của Quốc hội Úc tại Canberra hôm nay là tiến trình để đạt mục tiêu này. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của chính giới Úc Đại Lợi đối với đảng Việt Tân được thể hiện trong buổi tiếp tân tại quốc hội Úc và các cuộc tiếp xúc sau đó, rõ ràng là hàng ngũ đấu tranh cho tự do dân chủ đã tiến một bước dài trong lãnh vực ngoại vận để hỗ trợ cho tiến trình vừa kể. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu. Còn nhiều nỗ lực khác phải thực hiện để có thể tiến đến mục tiêu của Việt Tân như nhận định vừa nêu của CNN
Lê Vĩnh
Lê Vĩnh
Cuối tuần trước, qua phần tường trình thế giới của hệ thống truyền hình CNN được phát đi trên khắp thế giới, người Việt hẳn đều rộn lên niềm vui khi thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ hiện diện tại toà nhà quốc hội Úc, trong buổi tiếp tân chính thức của cơ quan này dành cho phái đoàn Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân). Nếu biết rằng Úc Đại Lợi là nước theo chế độ đại nghị; trong đó quốc hội là cơ quan quyền lực của quốc gia, thì việc một đảng chính trị của người Việt đang đối đầu với đảng cộng sản tại Việt Nam được tiếp đón tại toà nhà tượng trưng cho quyền lực đó hẳn là phải mang nhiều ý nghĩa. Tin tức này lại được một trong những hệ thống truyền hình lớn nhất thế giới là đài CNN loan tải, cũng là điều có thể tạo thêm những diễn dịch khác.... Dù gì đi nữa thì từ năm 1975 đến nay, đây là lần đầu tiên có một sự kiện ngoại giao ngoạn mục như vậy; mà tầm quan trọng của nó có được thể hiện qua thành phần chính giới khá đông đảo của lưỡng viện quốc hội, thuộc cả đảng cầm quyền lẫn đảng đối lập, đã giành trọn một ngày làm việc đầy bận rộn của họ để đón tiếp, trao đổi với phái đoàn của đảng Việt Tân. Trong đó có những người đang ở vị trí đầy quyền lực của chính trường Úc Đại Lợi như dân biểu Gary Hardgrave (Tổng trưởng phụ tá Thủ Tưởng), Thượng Nghị Sĩ Alan Ferguson (Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện) và dân biểu Kevin Rudd, Tổng Trưởng Đối Lập về Ngoại Giao.
Nhận định về buổi tiếp tân này, phóng viên đài CNN cho rằng: "Việc đương đầu với một trong những quốc gia độc đảng cuối cùng trên thế giới không phải là việc dễ dàng. Vì thế, một trong những nỗ lực của Việt Tân là làm sao vận động để thế giới lưu tâm đến những bất công đang xẩy ra tại Việt Nam... và Úc là quốc gia đóng vai trò then chốt trong vùng Á Châu Thái Bình Dương, nên Việt Tân đã nhận thấy tầm quan trọng trong việc tranh thủ sự ủng hộ của quốc hội nước này." Thực ra, sự tiếp xúc này không chỉ là nhu cầu đơn phương của đảng Việt Tân hay của bất cứ một tổ chức đấu tranh nào của người Việt, mà đó cũng là nhu cầu của nước Úc như đã được Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện đảng Việt Tân tiểu bang New South Wales nêu lên trong buổi tiếp xúc. Ông cho rằng: "Về mặt địa lý thì Úc là quốc gia then chốt trong vùng Á châu Thái Bình Dương. Chúng tôi tin rằng việc thúc đẩy sự thay đổi về nền tảng chính trị tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho môi trường giao dịch và trở thành một đối tác đáng tin cậy cho nước Úc. Và quan trọng hơn cả là, một nước Việt Nam dân chủ sẽ tôn trọng những giá trị chung trên thế giới và sẽ đóng góp cho nền an ninh trong vùng." Tình hình nhiều nước trên thế giới trong vòng hơn một thập niên trở lại đây là bằng chứng hùng hồn cho những nhận định của bác sĩ Phong. Sự ổn định giả tạo trên bề mặt tại những đất nước dưới thể chế độc tài đang là mầm mống của sự mất ổn định trong vùng và có thể bùng phát bất cứ lúc nào.Thượng Nghị Sĩ Garry Humphries cũng chia xẻ quan điểm này khi ông cho rằng, một số quốc gia trong vùng hiện không có chính quyền dân chủ, mà Việt Nam là một trường hợp điển hình. Vì lợi ích chung, hiện trạng này cần phải được thay đổi.
Có lẽ đó mới là mấu chốt của vấn đề, và giải thích tại sao hiện nay Úc đang có quan hệ tốt đẹp với chính phủ cộng sản Việt Nam, nhưng đồng thời vẫn cởi mở, tiếp xúc, và hỗ trợ những tổ chức đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Đây cũng là một đặc tính xuất phát từ truyền thống lịch sử của nước Úc. Dù là một quốc gia non trẻ, từ lúc hình thành Liên Bang Úc Đại Lợi đến nay chỉ mới hơn một trăm năm, lại là quốc gia vùng nam bán cầu; tuy nhiên nước Úc đã sớm tạo được ảnh hưởng lớn lao trên trường quốc tế và đặc biệt là tại vùng Đông Nam Á. Ảnh hưởng này không chỉ đến từ những đóng góp quan trọng của Úc trong hàng ngũ các quốc gia dân chủ để giải quyết nhiều vụ khủng hoảng trên thế giới, kể cả trong hai cuộc thế chiến của thế kỷ trước; mà còn đến từ tư thế của một cường quốc kinh tế. Trong những thập niên vừa qua, Úc đã là quốc gia tiên phong trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa ở vùng Đông Nam Á. Trong đó người ta còn nhớ, hồi đầu thập niên 90, bộ trưởng ngoại giao của Úc hiện nay là ông Alexander Downer, khi còn là chính khách của đảng đối lập trong quốc hội, đã từng gặp lãnh tụ của kháng chiến East Timor ở trong tù. Gần đây hơn, Úc cũng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình dân chủ hoá ở Nam Dương.
Với vai trò tiên phong của Úc trong tiến trình dân chủ hoá trong vùng như vừa kể, đối với Việt Nam, dân biểu Christopher Pyne đã khẳng định, nước Úc dính líu mật thiết với ước vọng tự do và dân chủ mà không ai có thể tước đoạt của người Việt Nam. Vì vậy, việc làm của Đảng Việt Tân là điều cấp bách và quan trọng. Về những nỗ lực của Việt Tân, Thượng Nghị Sĩ Tsebin Tchen đã đề cập đến một cách cụ thể hơn khi cho rằng: [Nỗ lực mà Việt Tân và Úc đều đang] chủ trương là dân chủ hóa Việt Nam bằng phương thức hòa bình, đồng thời cũng bằng áp lực ngoại giao và áp lực của cộng đồng quốc tế lên chính quyền Việt Nam, để buộc họ phải thay đổi, từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, thực hiện thể chế dân chủ để cải thiện đời sống người dân Việt Nam ngay tại Việt Nam.
Những hỗ trợ như vừa kể của chính giới Úc vô cùng quan trọng trong lãnh vực ngoại vận đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Đặc biệt là khi người ta nhìn lại vai trò quan trọng của lãnh vực này trong các cuộc đấu tranh hay tranh chấp quốc tế. Chẳng hạn như Đài Loan hiện nay, dù bị Trung Cộng lấn lướt trên trường quốc tế, nhưng đảo quốc này vẫn cố gắng dùng sự giàu có của mình để duy trì quan hệ ngoại giao với trên 20 tiểu quốc mà dân số chỉ khoảng từ vài chục đến vài trăm ngàn người. Trong cuộc chiến Việt Nam, từ năm 1965, khi Mỹ đổ quân áo ạt vào chiến trường, tuy có làm cho sức mạnh quân sự của miền Nam gia tăng, nhưng đồng thời cũng làm lu mờ chính nghĩa cuộc đấu tranh tự vệ, làm suy yếu tư thế chính trị của miền Nam trên trường quốc tế. Từ đó, lá bài lừa bịp của Hà Nội ở Miền Nam là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã gặt hái được thành công trong việc vận động ngoại giao, làm áp lực lên nước Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà trong bối cảnh thế giới bị thao túng bởi giới truyền thông thiên tả cũng như đã chán ngấy cuộc chiến kéo dài. Cuối cùng Hà Nội đã thắng cuộc chiến. Ngày nay, những lợi thế đạt được nhờ vào sự bịp bợm đã không còn chỗ đứng. Bản chất độc tài của chế độ cộng sản tại Hà Nội tự nó đã không có chính nghĩa. Vì thế, trước sau gì Hà Nội cũng sẽ bị lấn dần trong xu thế tự do dân chủ của nhân loại.
Trở lại với cuộc tiếp tân, phóng viên của CNN cho biết, Việt Tân tin rằng cuối cùng thì vận mệnh của Việt Nam sẽ phải do chính người Việt Nam định đoạt. Và việc tranh thủ được sự ủng hộ của Quốc hội Úc tại Canberra hôm nay là tiến trình để đạt mục tiêu này. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của chính giới Úc Đại Lợi đối với đảng Việt Tân được thể hiện trong buổi tiếp tân tại quốc hội Úc và các cuộc tiếp xúc sau đó, rõ ràng là hàng ngũ đấu tranh cho tự do dân chủ đã tiến một bước dài trong lãnh vực ngoại vận để hỗ trợ cho tiến trình vừa kể. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu. Còn nhiều nỗ lực khác phải thực hiện để có thể tiến đến mục tiêu của Việt Tân như nhận định vừa nêu của CNN
Lê Vĩnh
Afghanistan: Một phụ nữ bị cha giết vì ngoại tình
Sunday, April 24, 2005 NDNHAT
KABUL, Afghanistan - Các viên chức Afghanistan hôm Chủ Nhật cho biết một người đàn ông đã giết chết người con gái của ông ta vì người con gái đã phạm tội ngoại tình, nhưng phủ nhận các báo cáo nói rằng người đàn bà đã bị ném đá tới chết.
Các báo cáo truyền thông trước đó nói rằng người đàn bà bị dân làng ném đá tới chết ở tỉnh Badakhshan sau khi họ bắt gặp bà ta ở trong nhà một người đàn ông không phải là chồng bà - một hình phạt được cho phép theo luật Hồi Giáo và thường được báo cáo dưới thời chính phủ Taliban. Nhưng cảnh sát nói các báo cáo đã bị hiểu lầm và rằng ông Aslam đã một mình thực hiện việc giết chết con gái hôm Thứ Năm.
Người đàn ông mà bà tới thăm cũng bị đánh như một cảnh cáo nhưng không chết.
“Với các phần tử bảo thủ và các giáo sĩ cứng rắn ở trong vùng, những chuyện này không phải không thể xảy ra,” theo lời cảnh sát trưởng của tỉnh, Shah Jahan Noori. “Nhưng tôi biết rằng trong vụ này bà ta đã không bị ném đá.”
Phó tỉnh trưởng Haji Shamsul Rahman nói người đàn bà đã tới nhà của một người đàn ông tên là Mohammed Karim tối hôm Thứ Tư tuần trước. Ông nói người cha của ông Karim đã dò xét hai người này, khóa cửa nhốt họ trong nhà và gọi dân làng tới để chứng kiến tội của họ.
Ông Mohammed Aslam sau đó được mời tới.
“Theo báo cáo của chúng tôi, khi cha của bà Amina đem con gái của ông về, người cha đã giết chết con gái của mình vì nhục nhã,” ông Rahman nói.
Mohammed Karim đã bị dân làng đánh để làm gương cho các thanh niên khác, nhưng thoát chết, ông Rahman nói.
Các viên chức nói nhà chức trách đang trên đường tới ngôi làng để bắt giữ Mohammed Aslam, Mohammed Karim, cha của Karim và người chồng của người đàn bà.
Ông Noori nói một phụ nữ đã bị ném đá đến chết cũng trong ngôi làng đó vào thập niên 1990, khi Taliban cai trị hầu hết Afghanistan. “Nhưng chúng ta hiện đã có một chính phủ mới tại Afghanistan, và các quan tòa, không phải người dân, sẽ quyết định ai là người có tội,” ông nói. (n.n.)
Sunday, April 24, 2005 NDNHAT
KABUL, Afghanistan - Các viên chức Afghanistan hôm Chủ Nhật cho biết một người đàn ông đã giết chết người con gái của ông ta vì người con gái đã phạm tội ngoại tình, nhưng phủ nhận các báo cáo nói rằng người đàn bà đã bị ném đá tới chết.
Các báo cáo truyền thông trước đó nói rằng người đàn bà bị dân làng ném đá tới chết ở tỉnh Badakhshan sau khi họ bắt gặp bà ta ở trong nhà một người đàn ông không phải là chồng bà - một hình phạt được cho phép theo luật Hồi Giáo và thường được báo cáo dưới thời chính phủ Taliban. Nhưng cảnh sát nói các báo cáo đã bị hiểu lầm và rằng ông Aslam đã một mình thực hiện việc giết chết con gái hôm Thứ Năm.
Người đàn ông mà bà tới thăm cũng bị đánh như một cảnh cáo nhưng không chết.
“Với các phần tử bảo thủ và các giáo sĩ cứng rắn ở trong vùng, những chuyện này không phải không thể xảy ra,” theo lời cảnh sát trưởng của tỉnh, Shah Jahan Noori. “Nhưng tôi biết rằng trong vụ này bà ta đã không bị ném đá.”
Phó tỉnh trưởng Haji Shamsul Rahman nói người đàn bà đã tới nhà của một người đàn ông tên là Mohammed Karim tối hôm Thứ Tư tuần trước. Ông nói người cha của ông Karim đã dò xét hai người này, khóa cửa nhốt họ trong nhà và gọi dân làng tới để chứng kiến tội của họ.
Ông Mohammed Aslam sau đó được mời tới.
“Theo báo cáo của chúng tôi, khi cha của bà Amina đem con gái của ông về, người cha đã giết chết con gái của mình vì nhục nhã,” ông Rahman nói.
Mohammed Karim đã bị dân làng đánh để làm gương cho các thanh niên khác, nhưng thoát chết, ông Rahman nói.
Các viên chức nói nhà chức trách đang trên đường tới ngôi làng để bắt giữ Mohammed Aslam, Mohammed Karim, cha của Karim và người chồng của người đàn bà.
Ông Noori nói một phụ nữ đã bị ném đá đến chết cũng trong ngôi làng đó vào thập niên 1990, khi Taliban cai trị hầu hết Afghanistan. “Nhưng chúng ta hiện đã có một chính phủ mới tại Afghanistan, và các quan tòa, không phải người dân, sẽ quyết định ai là người có tội,” ông nói. (n.n.)
Mỹ Báo TQ, Nhật, Nam Hàn: Bắn Hàn Sắp Thử Nguyên Tử
Bà Rice: Sẽ Yêu Cầu Hội Đồng Bảo An LHQ Trừng Phạt Bắc Hàn
WASHINGTON -- Hoa Kỳ đã lặng lẽ cảnh cáo Trung Quốc rằng Bắc Hàn có thể đang sửa soạn cho 1 cuộc thử nghiệm nổ bom nguyên tử, và yêu cầu Hoa Lục thúc giục Bình Nhưỡng ngừng lại, theo lời 1 viên chức Hoa Kỳ.
Trong một thủ tục mà viên chức Mỹ này mô tả như là một “truyền tin ngoại giao khẩn cấp” đưa cho Bắc kinh hôm Thứ Năm, Mỹ nói rằng dựa vào lời nói và các việc làm gần đây của Bắc Hàn, một cuộc thử bom nguyên tử có thể đang sửa soạn.
Tờ Wall Street Journal loan trên báo điện đêm Thứ Sáu rằng trong thủ tục thông tin khẩn này còn nói rõ rằng Mỹ tin là chương trình nguyên tử Bắc Hàn đã đủ tối tân để 1 cuộc thử bom có thể xảy ra mà với chút ít hoặc không cần cảnh báo gì.
Một viên chức khác tiết lộ rằng thủ tục thông tin ngoại giao khẩn cấp này cũng đã đưa tin sang cho Nhật và Nam Hàn, bên cạnh Hoa lục. Christopher Hill, phụ tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Sự Vụ, dự kiến sẽ tới 3 nước này vào tuần tới.
Viên chức Mỹ tiết lộ rằng các vệ tinh do thám nhìn thấy hoạt động ráo riết hơn tại các khu vực phi đạn cũng như nhiều “khu khả nghi khác” tại Bắc Hàn, nơi được tin là các cuộc thử bom dưới đất có thể thực hiện. Nhưng viên chức này nói khó mà biết thực sự ý định Bắc Hàn.
Bản tin khác của tờ The Australian ghi nhận rằng Ngoại Trưởng Mỹ Condi Rice nói là quân lực Mỹ là lực phòng ngừa chống lại hiểm họa nguyên tử Bắc Hàn, và bà có thể sẽ xin Hội Đồng Bảo An LHQ trừng phạt Bình Nhưỡng.
Bắc Hàn hiện đã đóng cửa lò phản ứng nguyên tử đang hoạt động duy nhất ở Yongbyon, phía bắc Bình Nhưỡng, và nói với 1 chuyên gia Mỹ đang thăm viếng là họ dự định gỡ ra các thanh nhiên liệu đã sử dụng từ xưởng này và tái chế biến thành chất plutonium có khả năng làm bom.
Các thanh nhiên liệu chỉ có thể gỡ ra một khi xưởng đóng cửa.
Hai năm trước, Bắc Hàn nói là đã gỡ ra và đã tái chế nhiên liệu đã xài từ lò này, sản xuất đủ plutonium để làm 6 tới 8 bom nguyên tử.
Bà Rice: Sẽ Yêu Cầu Hội Đồng Bảo An LHQ Trừng Phạt Bắc Hàn
WASHINGTON -- Hoa Kỳ đã lặng lẽ cảnh cáo Trung Quốc rằng Bắc Hàn có thể đang sửa soạn cho 1 cuộc thử nghiệm nổ bom nguyên tử, và yêu cầu Hoa Lục thúc giục Bình Nhưỡng ngừng lại, theo lời 1 viên chức Hoa Kỳ.
Trong một thủ tục mà viên chức Mỹ này mô tả như là một “truyền tin ngoại giao khẩn cấp” đưa cho Bắc kinh hôm Thứ Năm, Mỹ nói rằng dựa vào lời nói và các việc làm gần đây của Bắc Hàn, một cuộc thử bom nguyên tử có thể đang sửa soạn.
Tờ Wall Street Journal loan trên báo điện đêm Thứ Sáu rằng trong thủ tục thông tin khẩn này còn nói rõ rằng Mỹ tin là chương trình nguyên tử Bắc Hàn đã đủ tối tân để 1 cuộc thử bom có thể xảy ra mà với chút ít hoặc không cần cảnh báo gì.
Một viên chức khác tiết lộ rằng thủ tục thông tin ngoại giao khẩn cấp này cũng đã đưa tin sang cho Nhật và Nam Hàn, bên cạnh Hoa lục. Christopher Hill, phụ tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Sự Vụ, dự kiến sẽ tới 3 nước này vào tuần tới.
Viên chức Mỹ tiết lộ rằng các vệ tinh do thám nhìn thấy hoạt động ráo riết hơn tại các khu vực phi đạn cũng như nhiều “khu khả nghi khác” tại Bắc Hàn, nơi được tin là các cuộc thử bom dưới đất có thể thực hiện. Nhưng viên chức này nói khó mà biết thực sự ý định Bắc Hàn.
Bản tin khác của tờ The Australian ghi nhận rằng Ngoại Trưởng Mỹ Condi Rice nói là quân lực Mỹ là lực phòng ngừa chống lại hiểm họa nguyên tử Bắc Hàn, và bà có thể sẽ xin Hội Đồng Bảo An LHQ trừng phạt Bình Nhưỡng.
Bắc Hàn hiện đã đóng cửa lò phản ứng nguyên tử đang hoạt động duy nhất ở Yongbyon, phía bắc Bình Nhưỡng, và nói với 1 chuyên gia Mỹ đang thăm viếng là họ dự định gỡ ra các thanh nhiên liệu đã sử dụng từ xưởng này và tái chế biến thành chất plutonium có khả năng làm bom.
Các thanh nhiên liệu chỉ có thể gỡ ra một khi xưởng đóng cửa.
Hai năm trước, Bắc Hàn nói là đã gỡ ra và đã tái chế nhiên liệu đã xài từ lò này, sản xuất đủ plutonium để làm 6 tới 8 bom nguyên tử.
Iraq: 4 Xe Bom Nổ, 21 Chết, 73 Bị Thương
BAGHDAD - Loạn quân đã cho nổ 2 xe bom tại 1 ngôi chợ Baghdad, và cho nổ thêm 2 xe bom khác tại Tikrit, quê hương của Saddam Hussein, hôm chủ nhật, làm chết tổng cộng 21 người Iraq và gây bị thương 73 người khác trong một trong những ngày đẫm máu nhất kể từ khi bầu cử ở Iraq.
Các xe bom ở Baghdad giết 15 người, gây bị thương 40 người. Xe bom đầu tiên nổ trước 1 tiệm cà-rem ở quận phía tây al-Shoulah, và khi người ta chạy tới để cứu cấp người bị thương thì quả bom thứ nhì nổ liền trong vài phút.
Quân Mỹ nói là có tin ít nhất 1 xe gài bom đậu gần đồn cảnh sát Iraq ở Tây Baghdad đã nổ, làm thương vong thêm 30 người. Nhưng không đưa chi tiết nào.
Còn tại quê nhà Saddam Hussein, 1 xe bom nổ ngoài 1 trường cảnh sát, và 1 xe bom khác nổ chỉ vài phút sau trong lúc cấp cứu tới cứu thương, làm chết ít nhất 6 người Iraq, gây bị thương 33 người.
PHÓNG VIÊN AP BỊ BẮN CHẾT
Một phóng viên quay phim truyền hình cho AP đã bị giết hôm Thứ Bảy, khi súng bắn ra sau một vụ bom nổ ở thành phố Mosul phía Bắc. Một nhiếp ảnh gia AP bị thương trong cùng vụ này.
AP cho biết các nạn nhân là phóng viên quay phim APTN Saleh Ibrahim và nhiếp ảnh gia Mohamed Ibrahim, không liên hệ thân thuộc nhau.
Saleh Ibrahim mới trong đầu lứa tuổi 30s và có 5 con nhỏ.
2 LÍNH MỸ TỬ TRẬN
1 bom xe nổ bên ngoài Trường cảnh sát ở Tikrit, tỉnh nhà của lãnh tụ Saddam Hussein, và quả bom thứ nhì nổ giây lát sau, khi nhân viên an ninh kéo tới, gây thiệt mạng 6 người và 33 người bị thương.
Vụ đánh bom được phối hợp tỉ mỉ xẩy ra khi các học viên cảnh sát tân tuyển chuẩn bị đi Jordan thụ huấn. Khi lệnh giới nghiêm ban hành ở Tikrit, bệnh viện cho hay 6 người chết gồm 4 cảnh sát, và đa số người bị thương cũng là cảnh sát.
Ở khu vực thủ đô Baghdad, loạn quân tấn công quân xa Mỹ, các thương vong chưa loan báo - nhưng theo tin cảnh sát có 2 binh sĩ Mỹ tử thương và 2 thường dân bị thương.
Mặt khác, 3 loạn quân thiệt mạng khi đặt bon ở thị trấn Mahawil.
Trong khi đó, có tin về 4 con tin từ đài truyền hình al-Jazeera.
Xuất hiện trên màn ảnh truyền hình là 2 phụ nữ thân nhân của người Mỹ gốc Iraq bị bắt cóc cùng với 3 nhà báo Romania trong tháng qua cầu xin cho người thân được trả tự do. Mẹ và chị của con tin Mohammed Monaf cho hay đương sự trở về nước sau 25 năm lưu vong để thăm cha bị đau yếu.
Hôm Thứ 6, đài al-Jazeera phát hình 1 phần của video mà trong đó quân nổi dậy dọa giết 3 con tin nhà báo Romania nếu lực lượng Romania không ra đi trong gạn 4 ngày.
4 người bị bắt sau cuọc phỏng vấn Thủ Tướng lâm thời Allawi hôm 28-3, và 1 ngày sau xuất hiện trong video phát trên đài al-Jazeera.
Các bạo động hôm Thứ 7 gây thiệt mạng ít nhất 16 người, gồm 1 binh sĩ Hoa Kỳ.
Các xe bom ở Baghdad giết 15 người, gây bị thương 40 người. Xe bom đầu tiên nổ trước 1 tiệm cà-rem ở quận phía tây al-Shoulah, và khi người ta chạy tới để cứu cấp người bị thương thì quả bom thứ nhì nổ liền trong vài phút.
Quân Mỹ nói là có tin ít nhất 1 xe gài bom đậu gần đồn cảnh sát Iraq ở Tây Baghdad đã nổ, làm thương vong thêm 30 người. Nhưng không đưa chi tiết nào.
Còn tại quê nhà Saddam Hussein, 1 xe bom nổ ngoài 1 trường cảnh sát, và 1 xe bom khác nổ chỉ vài phút sau trong lúc cấp cứu tới cứu thương, làm chết ít nhất 6 người Iraq, gây bị thương 33 người.
PHÓNG VIÊN AP BỊ BẮN CHẾT
Một phóng viên quay phim truyền hình cho AP đã bị giết hôm Thứ Bảy, khi súng bắn ra sau một vụ bom nổ ở thành phố Mosul phía Bắc. Một nhiếp ảnh gia AP bị thương trong cùng vụ này.
AP cho biết các nạn nhân là phóng viên quay phim APTN Saleh Ibrahim và nhiếp ảnh gia Mohamed Ibrahim, không liên hệ thân thuộc nhau.
Saleh Ibrahim mới trong đầu lứa tuổi 30s và có 5 con nhỏ.
2 LÍNH MỸ TỬ TRẬN
1 bom xe nổ bên ngoài Trường cảnh sát ở Tikrit, tỉnh nhà của lãnh tụ Saddam Hussein, và quả bom thứ nhì nổ giây lát sau, khi nhân viên an ninh kéo tới, gây thiệt mạng 6 người và 33 người bị thương.
Vụ đánh bom được phối hợp tỉ mỉ xẩy ra khi các học viên cảnh sát tân tuyển chuẩn bị đi Jordan thụ huấn. Khi lệnh giới nghiêm ban hành ở Tikrit, bệnh viện cho hay 6 người chết gồm 4 cảnh sát, và đa số người bị thương cũng là cảnh sát.
Ở khu vực thủ đô Baghdad, loạn quân tấn công quân xa Mỹ, các thương vong chưa loan báo - nhưng theo tin cảnh sát có 2 binh sĩ Mỹ tử thương và 2 thường dân bị thương.
Mặt khác, 3 loạn quân thiệt mạng khi đặt bon ở thị trấn Mahawil.
Trong khi đó, có tin về 4 con tin từ đài truyền hình al-Jazeera.
Xuất hiện trên màn ảnh truyền hình là 2 phụ nữ thân nhân của người Mỹ gốc Iraq bị bắt cóc cùng với 3 nhà báo Romania trong tháng qua cầu xin cho người thân được trả tự do. Mẹ và chị của con tin Mohammed Monaf cho hay đương sự trở về nước sau 25 năm lưu vong để thăm cha bị đau yếu.
Hôm Thứ 6, đài al-Jazeera phát hình 1 phần của video mà trong đó quân nổi dậy dọa giết 3 con tin nhà báo Romania nếu lực lượng Romania không ra đi trong gạn 4 ngày.
4 người bị bắt sau cuọc phỏng vấn Thủ Tướng lâm thời Allawi hôm 28-3, và 1 ngày sau xuất hiện trong video phát trên đài al-Jazeera.
Các bạo động hôm Thứ 7 gây thiệt mạng ít nhất 16 người, gồm 1 binh sĩ Hoa Kỳ.