Tạp Ghi

Moderator: dongbui

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

khieulong wrote:Hi chị Khánh Vân:
1 . Đọc mấy bài chị viết thật cảm động quá, rồi kế đến anh Phú De cho post bản nhạc lại thấy hay lạ thường.
2. yêu cầu chị KV cho đem hình lên xưa và hình nay
3. Xin hỏi chị một câu : đã có bao giờ anh Thịnh nói "yêu" chị chưa ?

Chúc chị cuối tuần vui vẻ.
Toàn Paris


Hi Bạn Hiền Toàn Paris !

Lâu quá mình không có độ nào ngon lành để mà cụng ly rồi mời bạn hiền cạn ly đầy cho tui được rót đầy ly cạn , lúc này công việc ra sao ? Tui thì cũng ba thứ lăng nhăng nó quấy ta , nhiều chuyện linh tinh , lang tang chẳng đâu ra đâu mà cũng mất biết bao nhiêu thì giờ vốn đã hiếm hoi của mình .

Trưa nay đọc lại cái câu hỏi của bạn hiền gởi cho KV đã lâu mà thấy cô em hình như chưa trả lời trả vốn chi cả , sẵn đây trả lời giúp cho cô em rằng là cái Anh Thịnh thầy chạy này chỉ có cái hùng dũng mọi viêc nhưng cái việc danh chính ngôn thuận tỏ tình thì.....nghe cái bóng gió kiểu ỡm ờ của cụ thì chắc chắn là chưa bao giờ dám có.....
Ha....Ha..Ha...... :lol: :lol: :lol:

Sẵn đây không biết bạn Phú De có bản " Trộm NHìn Nhau " hay không? Để cho tui tặng bạn Toàn Paris nghe cho nó đả cái vụ trộm này đi nha Phú De....Ha..Ha..Ha....... :wink: :wink: :wink:

Sáu Long
hahaha, vậy chị KH "tiếp tục truyện tình tôi" đi chứ, hehehe

Image





Trộm Nhìn Nhau
nhạc sĩ: Trầm Tử Thiêng
Hoàng Oanh trình bày


Đôi khi trộm nhìn em
Xem dung nhan đó bây giờ ra sao
Em có còn đôi má đào như ngày nào
Kể từ khi vắng anh em như tấm vải lụa nhầu
Thương thâu đêm giấc mộng xanh xao
Anh có bề nào ai đón đưa em
Cuộc đời là vách chắn là rào thưa
Thương em tiếng hát sang mùa
Một mai mưa ướt áo em áo mỏng đường mòn
Dáng nhỏ thân quen

Đôi khi em trộm nhìn anh xem đôi tay rắn phong trần năm xưa
Anh có còn mê sông hồ qua từng ngày
Kể từ khi vắng anh em như tấm vải lụa nhầu
Đêm thâu đêm giấc ngủ xanh xao
Anh có bề nào ai đón ai đưa
Cuộc đời là vách núi là tường mây
Quê hương nắng cháy đêm ngày
Mà anh chim vút cánh bay thăm thẳm đường dài
Không về thăm em




Trộm Nhìn Nhau

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image

Tình Đầu Một Thời Áo Trắng
Trầm Tử Thiêng
Hợp ca


Dòng đời cứ ngỡ hôm qua nhìn lại ngót mấy mươi năm
Một thời áo trắng xa xưa chợt về nghe em gọi thầm
Mộng đời réo bước chân đi mộng tình réo phút chia phôi
Tiếc nhớ khôn nguôi áo trắng xa ta đời đời


Một thời quá khứ xa xôi lòng còn tiếc nhớ khôn nguôi
Một thời áo trắng bên kia nhìn về rưng rưng một trời
Tình đầu với những đêm mưa nằm chờ tiếng dế bên hiên
Áo trắng thư sinh, và lòng giây trắng tinh nguyên
Một thời áo trắng ngây thơ đời còn quá đỗi đơn sơ
Tình đầu vẫn tiếng rao khuya hàng quà thơm ngon từng mùa
Tình đầu chớm biết yêu em từ độ mái tóc chia ngôi
Bỡ ngỡ tinh khôi phút chốc xoa tay vào đời


Em còn nhớ không em trong ta một thời áo trắng
Mỗi ngày thắm thân yêu xôn xao kỷ niệm xa gần
Em còn nhớ em đi đêm xưa lòng thuyền sướt mướt
Khi bờ bến sau lưng còn ngập dấu chân

Từ độ áo trắng phôi pha thành vòng ngũ sắc lung linh
Dòng lệ nối tiếp trôi theo dòng đời, trôi theo cuộc tình
Vì đời sớm bước chân đi, vì tình sớm biết chia phôi
Tiếc nhớ khôn nguôi áo trắng xa ta đời đời ...
Vì đời sớm bước chân đi, vì tình sớm biết chia phôi
Tiếc nhớ khôn nguôi áo trắng xa ta đời đời ...


Tình Đầu Một Thời Áo Trắng

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Đính Chính và Sưả Sai.


Kính gửi Anh Cổ Tấn Tinh Châu - Cựu Đại Tá Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam.


Kính thưa Anh , Khánh Vân rất cám ơn Anh đã gửi cho em xem tấm hình ngày xưa Bia Mộ cuả Anh Châu em. Và em cũng chân thành xin lỗi anh đã không check lại và clear với anh trong vấn đề tên cuả anh Tinh Châu (em )
Hôm nay anh nói cho em hay , em biết ngay là em " đã đúng " và " bây giờ thì em sai ".
Cách đây khoảng 2 năm , khi em còn sinh hoạt trong diễn đàn Nữ Sinh Lê Văn Duyệt. Tụi này thường hay post các bài lính tráng lên để kỷ niệm những ngày như 30 - 4. hay 19-6..... Khi anh Khiêu Long cho post tấm hình cuả anh ấy mặc đồ " rằn ri "lên , và cho thấy anh ấy là dân mũ xanh. Em có người anh là Thuỷ Quân Lục Chiến và tất cả bạn bè cùng các anh lớn - " xếp " cuả anh mình là TQLC - nên em đã hỏi anh Long có biết anh Lê Hằng Minh - anh Cổ Tấn Tinh Châu không???
Anh Long cho em hay - Anh Cổ Tấn Tinh Châu là ông thầy , và anh ấy đang ở đây. Sau đó anh Long có viết chắc Khánh Vân muốn nói anh Minh Châu. Em tá hoả tam tinh. Anh Cổ Tấn Tinh Châu còn sống và là cựu Đại Tá đang sống ở san Diego ,vậy chứ anh Cổ Tấn Tinh Châu em đi đám ma là ai??
Lúc đó chưa tìm thấy anh Nguyễn Tiến Thịnh. Vì anh Thịnh ở gần nhà các anh. Mà Anh Thịnh là người phóng xe xuống nhà em báo cho em biết Anh Châu chết rồi , đã đem xác về nhà mấy hôm rồi. Nghe nói hôm nay đưa đi chôn. Khánh Vân quen anh Châu , Khánh Vân đến tiễn anh ấy đi.
Anh Thịnh lúc đó còn nói với em. Anh em nhà ông nàycó 2 người giống tên nhau. Ngày xưa đó , em cũng không để ý lắm. Rồi còn nào là Long Châu nưả cơ , cháu cuả ổng. Anh Thịnh ngày đó " phục "gia đình anh lắm.

Anh Thịnh nói - 2 anh em mà giống tên nhau , 1 đưá đi lính đưá còn lại khỏi phải đi - sài giấy tờ cuả nhau đâu ai biết. Em nhớ rõ như vậy mà. Nên khi em viết em biết anh Cổ Tấn Tinh Châu chết. Anh Long nói còn sống - Em chới với... sao kỳ vậy. Đến khi gặp lại anh Thịnh em cũng quên đi cái vụ thắc mắc trầm trọng này. Vì anh Thịnh mải mê trong Mê Hồn Trận - Hồn lãng đãng tìm về 40 năm trước. Cái ngày anh ấy còn đi học trung học Hồ Ngọc Cẩn.
Như vậy là em đúng - anh Long sai. Anh Cổ Tấn Tinh Châu em quen chết rồi , chứ không có ông Minh Châu ở đây. Nhưng một điểm sai mà không ai biết , hầu như không ai biết rõ. Hôm nay em được anh nói rõ. Em cám ơn anh thật nhiều đó.

Bớ anh Thịnh - Anh Cổ Tấn Tinh Châu kia , năm xưa em tiễn đưa đi về miền Miên Viễn và anh Cổ Tấn Tinh Châu còn ở lại. Hai anh em họ không hoàn toàn giống nhau như anh tưởng - vì có khác , chỉ khác một chút siú thôi. Đó là khác " dấu nặng " Một người có dấu nặng... vì nặng nên đã đi trước. Còn một người thiếu dấu nặng.... nên nhẹ.... và còn ở lại.

Anh Tinh Châu à ! Em nghĩ là có lẽ anh sống trên trăm tuổi đó. Diêm Vương quên anh rồi. Vì ổng đã có anh Châu em rồi đó nha.

Một tin vịt trời mấy tháng trước..... Em nằm mơ thấy anh Tinh Châu (em ) hiện về thăm em , em hoảng loạn tưởng anh qua đời. 9 giờ tối em phôn qua cho anh Khiêu Long hỏi thăm tình hình sức khoẻ cuả anh. Anh Long nói anh OK. Anh Khoẻ mạnh mà... yên tâm. Anh Long mới uống cà phê với anh ấy hôm qua , hôm kia gì đó mà....

Chúc anh ngủ ngon , và enjoy cái hộp em gởi tặng. Kính. KV

Image

Toan_Paris
Posts: 198
Joined: Tue Dec 14, 2004 1:31 am

Post by Toan_Paris »

phu_de wrote:
khieulong wrote:Hi chị Khánh Vân:
1 . Đọc mấy bài chị viết thật cảm động quá, rồi kế đến anh Phú De cho post bản nhạc lại thấy hay lạ thường.
2. yêu cầu chị KV cho đem hình lên xưa và hình nay
3. Xin hỏi chị một câu : đã có bao giờ anh Thịnh nói "yêu" chị chưa ?

Chúc chị cuối tuần vui vẻ.
Toàn Paris


Hi Bạn Hiền Toàn Paris !

Lâu quá mình không có độ nào ngon lành để mà cụng ly rồi mời bạn hiền cạn ly đầy cho tui được rót đầy ly cạn , lúc này công việc ra sao ? Tui thì cũng ba thứ lăng nhăng nó quấy ta , nhiều chuyện linh tinh , lang tang chẳng đâu ra đâu mà cũng mất biết bao nhiêu thì giờ vốn đã hiếm hoi của mình .

Trưa nay đọc lại cái câu hỏi của bạn hiền gởi cho KV đã lâu mà thấy cô em hình như chưa trả lời trả vốn chi cả , sẵn đây trả lời giúp cho cô em rằng là cái Anh Thịnh thầy chạy này chỉ có cái hùng dũng mọi viêc nhưng cái việc danh chính ngôn thuận tỏ tình thì.....nghe cái bóng gió kiểu ỡm ờ của cụ thì chắc chắn là chưa bao giờ dám có.....
Ha....Ha..Ha...... :lol: :lol: :lol:

Sẵn đây không biết bạn Phú De có bản " Trộm NHìn Nhau " hay không? Để cho tui tặng bạn Toàn Paris nghe cho nó đả cái vụ trộm này đi nha Phú De....Ha..Ha..Ha....... :wink: :wink: :wink:

Sáu Long
hahaha, vậy chị KH "tiếp tục truyện tình tôi" đi chứ, hehehe

Image



Trộm Nhìn Nhau
Image

Chào Bạn Hiền Khiếu Long :

Bạn hiền lúc này vẫn khoẻ chứ ? Đọc vài hàng bạn viết về chuyện tạp dịch cuộc sống hàng ngày thật bận rộn . Nhưng bạn vẫn dành ít thời gìờ kiếm bài posting lên d/đ cho bạn hữu đọc là qúy lắm rồi .
Bạn Khiêu Long ơi ! khi mới được bà Mẹ sinh ra là bận rộn rồi . Chỉ mấy tiếng sau là bận rộn đưa miệng nhấp nháp đi kiếm vú Mẹ mút sữa rồi .Tôi được sinh ra ở ngoài Bắc chắc không có sữa đặc ông thọ hay sữa con chim thành thử ra cứ nhai vú Mẹ hoài và không đủ sữa nên ảnh hưởng đến bộ răng của tôi đến ngày hôm nay là có bộ răng vẩu . Mấy đứa em của tôi sinh trong Nam sau khi di cư chẳng đứa nào bị mang dị ứng này. Có lẽ vì nhu cầu Mẹ tôi đi buôn bán nến chúng được uống sữa hộp , bình sữa lúc nào cũng đầy thành ra chúng không phải mút mạnh nên không bị ảnh hưởng tới mấy cái răng cửa .
Rồi lớn lên bao chuyện linh tinh lang tang cứ theo mình luẩn quẩn như hình với bóng không chịu buông tha . Tôi nghĩ nó sẽ theo ta tới ngày nào ta còn hơi thở . Dù sao đi nữa ta cũng tạo thời gian và không gian cho chính ta, những phút nghĩ ngơi giữa cuộc sống đầy bận rộn, đa đoan này .
Lâu qúa được nghe bạn xài lại chữ “ “không có độ” nào ngon lành để mà cụng ly rồi mời bạn hiền “Cạn Ly Đầy” cho tui rót “Đầy Ly Cạn”, lúc này công việc ra sao ?” .
Công việc làm của tôi đi và ở ngoài field vì vậy luôm tìm được những điều mới lạ của thiên nhiên . Tôi làm cho công ty lâu năm . Nay bò và leo lên được cái tên Senior tôi dịch ra tiếng Việt nghe cho có vẻ ăn chơi trong giới huynh đệ gọi là tay chơi lên “Lão Làng” . Nhờ cái thâm niên được nhiều ngày vacation , cộng thêm cái màn mê coi đá bóng luân lưu trong máu từ khi còn là học sinh tiểu học. Giờ ra chơi dẹp sandal đá banh bằng chân đất mặc kệ nắng mưa . Vì vậy 4 năm worldcup môt lần , Công Ty đành chịu để tôi nghỉ vacation mút mùa một tháng . Khăn gói qủa mướp thăng lên AirCanada về thành phố lớn gặp bạn hữu , tụ nhau coi bóng đá và bàn chuyện trái bóng . WorldCup năm nay tổ chức ở Germany , do đó dân Bắc Mỹ đều được coi các trận đấu vào buổi sáng . Sáng coi bóng đá chiều nhậu lai rai rồi văn nghệ bỏ túi tới đêm mới dãn để cho sáng sớm coi ba trận tiếp . Cũng may bạn hiền nào trong nhóm chúng tôi con cái đều trưởng thành , có vợ hoặc chồng và không còn ở chung với bố mẹ . Thành ra qúy bà dồn tất cả cái loving đền bù lại cho các ông một thời làm ong thợ mang mật về tổ cho các nàng tiêu . Các qúy bà lai trổ tài nấu nướng theo tiêu chuẩn mới có nghiã là ngon và bổ nhưng không hại cho sức khẻo đến mấy ông bạn bị tiểu đường , mỡ trong máu hay cao áp huyết, v..v... . Nay nhà cửa rộng thênh thang các bạn ở xa về họp mặt không phải ra Motel ở như cách đây 10 năm trước . Tối thứ Bẩy vừa qua sinh nhật anh bạn thứ 60 lẻ 1 . Vô tình gặp lại được anh bạn học ngày xưa ở tuổi còn thò lò mũi xanh . Anh ta học ở Đài Loan về kỹ nghệ thực phẩm làm đường, làm rượu v..v.. Nói chuyện nhận ra nhau cùng lớp tiểu học ngày xưa nhắc đúng tên các Thầy Cô năm xưa , tên anh bạn này có tên con gái thành ra tôi nhớ ngay khi tôi hay chọc anh ta ở lớp Nhất . Ông bạn này mừng qúa cứ ôm tôi thật chặt “Ông thần ơi, Ông thần ơi phiêu bạt giang hồ…. thật là trái đất to mà lại bé” . Anh bạn này lấy hai cái ly mở chai rượu chát rót đầy “mừng qúa uống đi ông thần” Cụng ly salute cạn 100% nghen “cạn ly đầy ” vừa dứt ly đầu tiên bạn ta nói với tôi, ly này là ly “mừng”. Bây giờ “rót đầy ly cạn” ly thứ hai gọi là ly “vui” , uống cạn nghe Ông thần uống đi cho con mừng . Tôi chẳng hiểu từ ông thần nghiã là gì ?.Tôi vui mừng mode cứ oui và yes không một lời từ chối. Yến uống xong úp ngược cái ly xuống mặt bạn thật mạnh , tôi cũng theo Yến uống cạn và úp cái ly xuống mặt bàn và bắt tay Yến tưởng là xong . Ai ngờ Yến dẫn vợ người Tầu Đài Loan ra giới thiệu với vợ chồng tôi, và kéo thêm đám bạn của tôi rót đầy mỗi người một ly rượu chát , cuối cùng lật hai cái ly trên mặt bàn tôi và Yến vừa cạn lại rót đầy , ép tôi uống nạp nhanh qúa và gọi ly này là ly “ mừng vui gặp lại bạn xưa cùng lớp tiểu học” . Đêm sinh nhật bạn 60 lẻ 1 và gặp được người bạn học cũ năm xưa mang lại cảm giác không diễn tả nổi niềm vui bất chợt . Đêm nay tôi chơi Guitar và hát khi rượu đã thấm , niềm vui feeling tuyệt vời gặp được Yến bạn học năm xưa cùng các bạn hữu quây quần lắng nghe những ca khúc ca tụng tình yêu và tình bạn .

Tôi đọc rất nhiều bài viết của chị Khánh Vân về cái tuổi thiếu niên xa xưa thật hay trên d/đ này ! hy vọng được đọc nhiều hơn nữa . Tôi teo qúa bạn Long à ! lúc đó tôi bạo phổi nhắm mắt hỏi đại câu số 3 . Tôi đọc bài của anh Thịnh và chị Khánh Vân viết về tuổi học trò thời Trung Học .Tôi thấy thật dễ thương ở tuổi thiếu niên .
Cám ơn bạn hiền Khiếu Long tặng tôi bản nhạc “Trộm Nhìn Nhau” . Hình ảnh người con gái áo dài nữ sinh mảnh khảnh với chiếc áo dài trắng thướt tha năm xưa ở tuổi học trò luôn gây cho tôi cảm giác mạnh khi đưa cây kèn lên miệng hoặc ôm đờn Guitar khi mấy ngón tay đặt lên phím .
Không quên cám ơn anh Phú De thật nhiều . Toàn Paris được nghe nhiều bản nhạc Tây, Ta qúa hay do anh đưa lên d/đ .
Chúc Bạn Hiền luôn may mắn, mạnh khẻo .
Thân Mến,
Toàn Paris

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Anh Sáu - Và Anh Phu De tính " sút trái banh " dzô em phải không?
Hai ông " đi đường banh " ngọt lịm nghe. Thủ Môn Tiến Thịnh đâu sao không ra " ôm banh " cho em??? Để trung phong và tiền đạo tấn công em kia kià....Còn ông Toàn Paris này thật " ngây thơ cụ " hay lại tính âm mưu đá giò lái gì đây??
Anh Thịnh đã trả lời rõ ràng....câu số 3 trong cái ngày Valentine rồi đó thôi.... Cha còn muốn nói thế nào nưã....???
Anh Thịnh đã có " biệt danh là anh Thầy Chạy....." rồi mà. Vưà nói vưà chạy..... đâu có dám đứng lại một chỗ , nấp ở cột đèn đường.... chờ Khánh Vân đi tới.... ló đầu ra hét lớn : Anh yêu Em thấy mẹ !
Hình thì cũng chưng lên rồi đó. Ảnh không muốn dzô sân trường nưã thì sao bây giờ.... Khánh Vân thì lúc nào cũng tìm ảnh..... mà ảnh thì đâu còn " ke " gì nưã. Chuyện ngày xưa..... như trăng sao rụng xuống.... cầu Bông đó mà. !!! Bớ anh Thịnh ơi - Người đâu xuất hiện đi chứ người ơi !! Sao cứ âm thầm vô đoc... rồi lại đi ra... như thế nhỉ ???
Anh tính làm " hiệp sĩ Ma " hay " người đi trong sương gió " hay sao???
Thịnh ơi ! Em tặng anh cái bông nè.

[left]http://a1128.g.akamai.net/7/1128/497/00 ... ul30_m.jpg[/left]

Nhất anh rồi đó nhe ! Thứ nhất được gọi là Anh trước mặt mọi người trên thế giới..... Thứ hai Khánh Vân xưng Em ngọt như mía lùi..... ngọt hơn đường phèn......Ngày xưa.... thì còn lâu.....mà gọi là Anh......

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Câu Chuyện Người EM ...

[left]http://www.ibiblio.org/pub/multimedia/p ... thacdo.jpg[/left] Thương về gia đình hai em Tiến- Ánh
Oklahoma ( Nguyễn Đỗ Tiến - Dalat năm xưa )


Tiếng con chim gỗ hót từ chiếc đồng hồ cổ , treo trên tường . Báo hiệu đúng 11 giờ đêm . Là lúc Khánh mở cưả bước vào nhà . Khánh đi làm ca chiều . Vưà đặt chiếc túi sách xuống trên chiếc ghế ở nhà bếp , thì có tiếng phôn reng . Khánh biết hơn ai hết , giờ này mà phôn chỉ có Thu Hà .
Từ ngày quen biết Thu Hà . Khánh nghiễm nhiên trở thành tư vấn về gia đình , người chuyên viên gỡ rối tơ lòng , giải đáp những chuyện tạp nhạp bên lề cuộc đời . Cô chưa hề qua một khoá học psychology , abnormal psychology hay family couserling nào Nhưng với số vốn kinh nghiệm thương đau về cuộc đời cuả mọi người chung quanh thì cô được biết , được nghe rất nhiều .
Chẳng kịp thay quần áo đi làm . Khánh bắt phôn . Bên kia đầu giây tiếng Thu Hà reo vui
- Chị Khánh mới đi làm về hả ? Em canh đúng giờ mà !
- Chị có mệt không ? Em nói chuyện với chị tí , được chứ hả chị ?
Tiếng Khánh đáp :
- Được chứ ! Bệnh tình em hôm nay có khá hơn không ? Có chuyện gì vui không ?
Khánh để nguyên quần áo, lên giừơng nằm, nói chuyện với Thu Hà , hơn tiềng đồng hồ, nhà chỉ có mấy mẹ con, chồng đi làm xa , nên Thu Hà buồn, cô đơn, nhất là đang mang một chứng bịnh nan nguy ( ung thư gan , bác sĩ cho biết cô chỉ có 6 tháng để sống, nay đã gần 1 năm, ) không biết mình sẽ chết lúc nào, hai con còn bé, đứa mười tuổi, đứa ba tuổi, vì vậy Thu Hà rất depress, hiểu hoàn cảnh , và nỗi cô đơn của bạn, nên Khánh chả tiếc chi với cô , khi cô gọi đến để tâm sự, Khánh sẵn sàng nghe, nói chuyện , và chia sẻ, cùng động viên tinh thần cho bạn ,có khi cả hàng giờ .
Dứt nói chuyện với Thu Hà đêm nay , thì cũng đã gần một giờ sáng, Khánh thay quần áo đi làm , rửa mặt, đánh răng xong , rồi đọc kinh và cầu nguyện lần cuối cùng trong ngày, trước khi đi ngủ,
Đồng hồ chỉ đã 2 giờ sáng, Khánh với tay tắt đèn ngủ, nhìn thấy quyển Đặc San “ỨC TRAI “của SVSQ/ĐHCTCT ĐaLạt , Khánh ngồi dậy, lấy quyển sách , dự định xem vài trang, cho mỏi mắt để dễ đi vào giấc ngủ .
Đọc các câu chuyện của họ viết , nhiều chuyện rất cảm động, nhắc lại các kỷ niệm thời xa xưa, vui buồn đời quân ngũ, hay những tâm tình nhắn gởi , những tiếng chim gọi đàn
Quyển Đặc San này, anh Tuyên ( NT2 ) , cho Văn mượn từ trước tết Noel, Khánh vẫn chưa đọc hết, xong Văn bảo lâu quá rồi, thôi trả lại Anh, dịp khác mượn lại , Khánh tiếc lắm , xong đành chịu. Hôm vào nhà Anh Chị đọc kinh Văn đã bỏ vào túi sách đem trả .
Nhưng tuần vừa qua, khi clean phòng Văn, Khánh thấy tập sách vẫn còn ở đầu giường anh, Khánh vội nhặt bỏ vào giỏ đi làm , để có dip đọc trong thời gian chờ xe bus, hay giờ nghỉ cà phê , xong Văn đòi lại, anh bảo anh cũng muốn xem , vì thế cuốn sách được di động trên lầu xuống basement , từ phòng Văn sang phòng Khánh, từ nhà bếp ra phòng khách , và vào phòng ngủ . Hôm nay đây, và bây giờ là 2 giờ sáng , ngày thứ năm mùng 8 tháng giêng, năm 2004 - Khánh đọc đến bài “ Chuyện gia đình Nguyễn Trãi “ của Ngọc- Trân . Khánh giựt mình, có phải người mà Khánh muốn tìm đây không ? Thật vậy sao ? Hay chỉ là tên giống tên , Khánh thấy hồi hộp lạ . Loay hoay suy nghĩ lung tung , không biết làm cách nào để tìm xem, cái tên này đúng là người mình quen không ?
A ! phải rồi , mai Khánh sẽ phone cho tòa soạn ở CaLi , để hỏi, cách thức cùng thủ tục nhắn tin . Nhắm mắt lại, Khánh tưởng tượng ra những câu nhắn tin ; sao cho gọn, nhưng đầy đủ ý nghiã . Khánh trằn trọc mãi , nhưng không sao ngủ được….
Trong bóng đêm, Khánh thả hồn mình về dĩ vãng năm xưa, ….

Năm xưa ấy, khi Khánh đang ở tuổi thanh xuân, tuổi của hoa bướm, với mộng mơ , nhưng bao nhiêu điều rủi ro, đau buồn sẩy đến. Anh Tiến ( TQLC ) chết, trước tết Mậu Thân , rồi đợt đầu Tết Mậu Thân , em Nghị – em trai của Khánh, chỉ mới 13 tuổi , bị đạn lạc chết, ( chả biết đạn cuả bên nào, bên ta hay bên địch ? ), đợt thứ hai cuả Tết Mậu Thân , thì anh Cường ( thầy dạy Toán, của Khánh, cũng là người rất thương quí Khánh, Khánh biết anh yêu cái tính ngổ ngáo, con trai , trong cô con gái Bắc Kỳ nho nhỏ cuả Khánh ) BĐQ Biên Phòng, tử trận . Trong vòng một trăm ngày Khánh có tới ba cái tang .
Anh Cường là SQ Thủ Đức, anh vừa ra trường, đang nghỉ phép, thăm gia đình, thì xẩy ra vụ Tết Mậu Thân, anh ở nhà phụ Khánh lo đám tang, chôn cất em Nghị xong , anh lên đường đi Pleiku , để trình diện đơn vị mới, chưa đầy hai tháng, thì được tin anh từ trần tại thác Cam Ly ( Dalat ), khi Khánh được tin anh chết, thì chị Bích ( chị ruột anh ) đã chôn cất anh xong rồi .Trong lòng Khánh rất ước ao có dip nào đó lên Dalat, thăm mộ Anh,
để được ngồi bên Anh , nói với anh . Tâm hồn Khánh, sự hiểu biết của Khánh là của anh, do anh nhào nặn, do Anh dậy dỗ ,Anh dạy Khánh sống vì tha nhân, vì mọi người, đem yêu thương, và bác ái đến mọi nơi, mọi lúc . Hãy đặt mình vào điạ vị người, để cảm thông, hiểu biết, và tha thứ…. Ôi , anh Cường của Khánh, anh là tất cả….. Anh là vì sao vừa chợt tắt.

Cho nên sau khi thi xong lớp terminal, chị Bảo Châm - bà chị họ – rủ Khánh lên Dalat chơi, Khánh là học trò làm gì có tiền, bà bao hết, vì bà đã đi làm từ lâu, thế là Khánh xin phép mẹ, phóng đi ngay, nhưng Khánh cũng lo là ở đâu ? Hay lại ở nhà cô chú Chiếu ư ? Cô Chiếu là cô út của Khánh, chồng bà là giám học trường trung hoc Trần Hưng Đạo , ở với người nhà và những người lớn tuổi , chả “ fun “ tí nào !
Chị Châm bảo : Không, lại ở nhà bác Thăng .- Bác này thì là chị ruột của bố Khánh, bà có hai mẹ con, chị Hảo ( sau này là vợ của đại tá Niệm ), nghe tới đây Khánh cũng chả muốn đi nữa, lên ở nhà bà con, không ở với cô thì lại ở với bác ; Khánh thấy ngại lắm . Nhưng chị Châm phán : Bác Thăng và chị Hảo về Saigon , tao với mày lên ở nhà bác, tao có chià khóa nhà đây rồi !
Nghe tới đây, Khánh thấy sướng mê tơi, hai chị em gái, như chim sổ lồng , tha hồ làm loạn , tha hồ đi chơi, chả bị ai rầy la, nhắc nhở phải về sớm nhe .

Máy bay đáp xuống phi trường Liên Khương, thuê xe Taxi về nhà bác, cho vali , túi sách vào nhà, hai đưá phóng xuống phố, trước tiên phải đến chào cô chú Chiếu – cho phải phép, con nhà gia giáo . Cô chú giữ laị ăn cơm chiều, xin phép cho chúng con được tự nhiên, rồi dọt lẹ. Chiều hôm ấy hai chị em ăn cơm Tây ở một nhà hàng khá lịch sự, buổi tối đi uống café ỏ Tùng, ngoài số đồ hộp mua ở Thái Thạch đường Tự Do , chị Châm còn đem theo cây thuốc lá Salem đầu lọc , để hai đứa có dịp “ phì phèo” , tập hút thuốc làm “ dân chơi “.
Ngày hôm sau, hai chị em ra chợ Hoà Bình ăn sáng xong , mua bó hoa huệ , rồi thuê xe lam , đi tìm nghiã điạ “ Màn Thành “để thăm anh Cường . Chị Bích có dặn kỹ, chị nói đi nói lại nhiều lần :
- Nhớ nhé , Nghiã điạ “ Màn Thành “ , cứ nói như thế với xe lam là họ biết .
Chỉ có một nghĩa trang quân đội duy nhất ở Dalat , anh và mười một người lính BĐQ , khai trương nghĩa địa này, có nghĩa là, họ – những người lính BĐQ nằm hàng ngang, hàng đầu, ngay khi vừa bước vào cổng nghia trang, chi dặn đi dặn lại như thế, bên cạnh có cái chùa, và hình anh để trong nhà thờ vong, cứ vào chùa hỏi thầy trụ trì, thầy sẽ chỉ cho .
Đến nơi, hai chị em vào dâng hoa, thắp nhang lễ PHẬT trước.
Rồi Khánh gặp thầy trụ trì hỏi :
- Thưa Thầy, chúng con từ Saigon lên đây, con muốn Thầy chỉ cho con , chỗ để vong của anh Cường – Nguyễn Văn Cường, lính BĐQ.
Thầy trụ trì là một người khoảng bốn mươi tuổi, thầy rất vui vẻ tiếp đón tín hữu .
Thầy nói:
- Hai cô theo tôi.
Thầy dẫn hai chị em sang gian phòng bên cạnh, cũng gần đấy . Thầy chỉ vào một khuôn hình có phủ tấm vải đỏ . Đây , anh Cường đây ! Rồi Thầy lui ra .
Khánh lấy ba nén hương , ở một cái bình gần đấy, và thắp lên.
Khánh từ từ , trân trọng mở tấm vải đỏ ra, nhưng…..Người trong hình không phải là anh Cường - Nguyễn Văn Cường của Khánh, mà là một người thanh niên rất trẻ, có tên : Nguyễn Đỗ Cường .
Khánh khẽ gọi : Thầy ơi…. Thầy ơi…., người này không phải là người con tìm , không phải anh Cường của con .
Trong khoảng khắc Thầy trụ trì chưa đến, tiện trên tay có ba nén hương Khánh thầm vái, và xá anh ba lạy “ Xin anh phù hộ cho tụi này “ Tụi này đi tìm anh Lính Biệt Động cơ .
“ Sao anh chết trẻ vậy ? “ Khánh nói và ngó sang chị Châm . Bà cũng im lặng nhìn tấm ảnh của Nguyễn Đỗ Cường.
....Còn tiếp ...

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Con ma trên cầu thang Gia đình tôi chân ướt chân ráo đến Mỹ vào mùa Hè 1986. Cũng như những gia đình đến Mỹ theo diện "mồ côi" khác (không có thân nhân bảo trợ), gia đình tôi được hội bảo trợ thuê cho một appartment ở từng thứ ba của một building tại đường Adams trong vùng Dorchester, đó là một vùng phụ cận về phía Nam của thành phố Boston (thủ đô của tiểu bang Massachutsetts). Gần chổ chúng tôi cư ngụ cũng có một số gia đình người Việt nên chúng tôi cũng không cảm thấy lạc loài lắm!

Cũng như tình trạng chung của các khu down towns tại Mỹ, nơi tôi ở đa số là người Mỹ đen và Hispanic (dân ở các nước Nam Mỹ nói tiếng Spanish và Portuguese.) Tôi cũng nên nói sơ một chút về nơi tôi ở, Dorchester là một nơi nổi tiếng về tội ác và tràn đầy các tệ nạn xã hội! Nó có tiếng xấu đến nỗi nếu bạn ở vùng khác đón taxi vào Dorchester sau 9:00 PM, tài xế sẽ từ chối bạn thẳng thừng. Ở nhiều khu phố trong vùng này cư dân không dám ra đường sau 8:00PM vì sợ "tên bay đạn lạc" từ các tay anh chị trong các băng đảng thanh toán lẫn nhau! Tình trạng cũng giống như một số khu vực tại Nam California! Án mạng xảy ra như cơm bữa! Người Việt mới qua vì tài chính còn hạn hẹp thường phải thuê nhà trong những vùng này để tiết kiệm được phần nào số tiền nhỏ nhoi kiếm được qua các công việc thấp kém dành cho những kẻ mới qua!

Trở lại chuyện của gia đình tôi, trong hai tuần đầu mọi chuyện đều êm đẹp. Người trên hội bảo trợ xuống dẫn chúng tôi đi lo các thủ tục giấy tờ, và tìm việc làm cho các người lớn trong gia đình. Gia đình tôi gồm vợ chồng tôi, bố và hai em trai nhỏ của chồng tôi. Nhà có 3 phòng ngủ, vợ chồng tôi ở phòng lớn nhất, phòng giữa dành cho bố chồng tôi, còn phòng ở cuối hành lang dành cho hai đứa em trai. Sau một tháng chúng tôi đều có việc làm. Chồng tôi và bố anh ấy làm ca một cho một hảng điện tử, còn tôi kém may mắn hơn nên phải làm ca hai cho một hảng chế tạo giấy! Hai đứa em chồng được ghi danh chờ học tại trường trung học địa phương vào đầu mùa Thu.

Hàng ngày tôi đi làm từ 3:00PM và về tới nhà khoảng hơn 11:00PPM. Mọi sự diễn ra êm đẹp trong hai tháng đầu. Tôi cũng đã quen với công việc và supervisor của tôi đã cho phép tôi làm thêm giờ. Cũng như phần đông người Á Đông, tôi chăm làm và muốn có thêm thu nhập cho gia đình nên tôi thường xin ở lại làm thêm đến 3 giờ sáng!

Một đêm, sau khi làm thêm giờ, tôi về đến nhà khoảng 3:30AM! Cảnh vật chung quanh rất yên ắng! Thỉnh thoảng mới có tiếng xe vọng lại từ con đường phố chính (Dorchester Ave) mà thôi! Bước vào nhà, ngó lên cầu thang dẫn lên tầng 3 và trong ánh sáng lờ mờ của ánh đèn đường chiếu xuyên qua cửa sổ, tôi nhìn thấy một bóng đen to lớn đứng ngay giữa lối lên của từng hai và từng ba! Một luồng hơi lạnh chạy dài trên xương sống tôi! Để trấn tỉnh mình tôi tự nhủ chắc đó chỉ là thằng Mỹ đen sống ở từng hai mà thôi! Đã từng nghe nhiều lời đồn không tốt về Mỹ đen và "Sì" (tiếng người Việt thường dùng để gọi những người Hispanish,) nên tôi rất ngại chạm mặt với họ! Tôi làm bộ cúi tìm vật gì trong túi xách tay trong khi vẫn từ từ bước lên cầu thang. Khi lên đến chổ mà tôi nghĩ là sẽ chạm mặt tên Mỹ đen đó thì lạ thay chẳng thấy ai cả!! Tôi hơi rợn người nhưng ráng làm tỉnh bước tiếp lên tầng ba về nhà mình!

Mấy ngày sau tôi không có làm thêm giờ nên về sớm, tôi có để ý về tên Mỹ đen nhưng không thấy gì. Rồi tôi cũng quên bẳng đi chuyện đêm đó. Nhưng ngày thứ Hai tuần sau, tôi lại về nhà lúc 3:30AM! Vừa bước vào nhà ngước nhìn lên cầu thang, cái bóng đen bữa trước đã thù lù đứng đó tự bao giờ! Lần này nó nhìn thẳng về phía tôi! Tôi sợ điếng người, đứng chết trân như trời trồng mấy phút đồng hồ! Chừng định tỉnh lại được, tôi nhớ ra rằng trong xách tay của tôi có một cái đèn "pin" nhỏ! Run rẩy tôi lần tay vào giỏ rút nó ra và bật sáng lên, rồi rọi về hướng cái bóng đen! Nó đã biến đâu mất dạng! Tuy rất sợ, tôi vẫn phải tiến lên để về nhà mình! Tôi phải cố gắng lắm mới khỏi qụy xuống vì hai đầu gối của tôi run rẩy ngoài sự kiểm soát của tôi!

Cuối cùng tôi cũng về đến cửa nhà, nghe tiếng mở khóa chồng tôi ra bật đèn và đón tôi tại cửa. Thấy mặt mày tôi tái mét anh ấy hỏi:_ Em làm sao vậy? Trông mặt em tái mét vậy? Bị cảm phải không?_ Em không sao cả _ Tôi lắp bắp trả lời. _ Anh đã bảo em đừng làm thêm giờ nữa rồi mà! Không bõ tiền thuốc đâu! Tôi bỏ vào phòng tắm, tắm rửa xong xuôi tôi về phòng mình. Lúc này tôi mới kể cho chồng tôi về việc hai lần chạm trán với cái bóng đen ở cầu thang tầng hai! Chồng tôi, một người đạo gốc, gạt phăng đi:_ Em chỉ tin nhảm nhí ! Làm gì có ma quỉ lang thang trên thế gian này! Chắc em làm quá nhiều giờ, mệt nên "trông gà hóa quốc" cũng nên! Tôi không cãi lại nhưng trong lòng tôi tin chắc là tôi không thể nhầm được! Mà nhầm thế nào được cơ chứ ! Chính mắt tôi nhìn thấy nó hai lần mà!

Từ ngày đó tôi sợ không dám ở lại làm thêm giờ nữa! Dù supervisor có hỏi, tôi cũng viện cớ để từ chối! Tiền thì tôi cũng thích đó, nhưng nỗi sợ phải đụng đầu với cái bóng đen ở cầu thang còn cao hơn! Tôi đành chịu thua nó vậy! Mọi việc có vẻ yên xuôi, trong hai tuần kế sau đó, tôi không thấy cái bóng đó nữa! Có lẽ là do tôi về sớm vào lúc hơn 11 giờ đêm thôi. Vào thời điểm này nhiều nhà vẫn còn thức nên bóng đen chưa dám hiện ra chăng?! Tôi cũng không biết nữa, chỉ đoán mò như thế thôi!

Gia đình tôi vẫn thuộc diện mới đến nên không quen biết ai! Chỉ vào ngày Chúa Nhật đi nhà thờ là cơ hội để gặp người Việt mà thôi! Cũng đôi khi chúng tôi gặp nhau trong chợ, chào hỏi nhau vài câu rồi lại mạnh ai nấy đi! Thành ra gia đình tôi cũng chưa quen một ai thân cả! Tưởng mọi việc rồi sẽ êm đềm trôi đi! Nhưng cuối tháng Tám năm đó, chồng tôi cùng ba anh ấy qua New York ăn cưới con của một người bà con và nghỉ lại đêm bên đó! Tôi và hai đứa em trai ở nhà xem TV, khoảng 10 đêm chúng về phòng ngủ, tôi cũng tắt TV trở về phòng mình. Tôi nằm đọc mấy cái thư mới nhận của ba mẹ và các em tôi gửi sang từ VN!

Khoảng 11 đêm tôi tắt đèn đi ngủ! Tôi trằn trọc không sao ngủ được, mãi sau mới rơi vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Trong trạng thái đó tôi cảm thấy có bàn tay ai đó rờ vào chân tôi rồi xoa lên xoa xuống chổ bắp vế chân phải! Tôi ú ớ muốn thoát ra khỏi cơn mơ mơ màng màng đó, nhưng không thoát ra được ! Tôi cố vùng vẫy rồi giật mình mở mắt ra được! Điều đầu tiên tôi làm là bật công tắc đèn lên, ánh sáng chói chang làm tôi hoa mắt. Tôi chớp chớp mắt rồi nhìn quanh xem có ai không! Phòng trống không chỉ mỗi mình tôi thôi! Tôi tự trấn tỉnh có lẽ mình bị ám ảnh nên bị ác mộng thôi!

Nằm lại xuống giường tôi thao thức ngó lên trần nhà không sao dỗ lại giấc ngủ! Cuối cùng tôi cũng tắt đèn rồi cố nhắm mắt ru mình vào giấc ngủ! Tôi lại rơi vào trạng thái mê mê tỉnh tỉnh lần nữa! Và cái cảm giác bị ai sờ lại đến với tôi! Tôi lại cố vùng vẫy để thoát ra khỏi cơn ác mộng! La hét, kêu gào trong giấc mơ một lúc tôi vụt bừng mắt ra! Tôi nhìn xuống cuối giường! Trời ơ! Trong bóng tối nhờ nhờ, cái bóng đen quỷ quái đang đứng một đống chình ình ở đó! Tôi hét lên vang dội cả nhà!

Các em tôi chạy qua mở cửa bật đèn lên:_ Chuyện gì đó chị !? Sao chị trông hoảng hốt thế ?! _ Em coi xem có ai trong phòng không?! Nó vừa ở đây nè!!! Các em tôi tìm khắp nơi trong phòng và cả mọi chổ trong nhà nhưng không thấy một bóng dáng nào cả! Tôi nói rằng cái bóng đen đứng ngay dưới chân giường tôi, chúng nghe rồi chỉ ậm ừ cho qua nhưng có vẻ không tin lời tôi! Chúng trở về phòng ngủ tiếp, tôi sợ lắm vội ra phòng khách bật đèn sáng trưng và mở TV xem để giết thì giờ chờ sáng!

Hôm sau ba và chồng tôi về, các em tôi kể lại chuyện đêm qua cho họ nghe! Cả hai chỉ cười xoà mà thôi, coi như chẳng có gì xảy ra cả! Chiều đó chúng tôi đi dự lễ ở nhà thờ VN, khi tan lễ có một chị phụ nữ việt Nam khoảng trên dưới 30 tiến về phía chúng tôi chào làm quen, sau vài câu chào hỏi, chị nói:_ Tôi trước kia cũng ở chổ anh chị ở bây giờ, nhưng gia đình đình tôi chỉ ở đó đúng một tháng rưỡi là dời đi chổ khác thôi ! _ Sao vậy chị ? _ Tôi tò mò hỏi lại._ Tôi không biết có ai trong nhà chị thấy gì không ?! Chứ chẳng dấu gì chị tôi nhát lắm nên phải đi thôi!! Tự nhiên xương sống tôi lại ớn lạnh lên! Nhưng tôi vẫn cố làm tỉnh hỏi tiếp:_ Chắc chị sợ tụi Sì và Mỹ đen phải không ?_ Chắc anh chị nặng vía nên không thấy gì! Nói thật với anh chị là người thì tôi không sợ đâu! Đằng này tôi thấy ma chị ạ !!! _ Thằng Mỹ đen ở cầu thang phải không ?! _ Tôi thảng thốt buột miệng nói. _ Đúng đó!! Chị cũng thấy nó phải không ?!?! _ Đúng chị ạ!! Tôi chạm trán nó tới 3 lần rồi ! Mà nói với anh nhà tôi thì anh ấy cứ gạt phăng đi nói là tôi tin nhảm nhí! _ Trời ơi! Anh chị là người mới đến nên không biết đó thôi! Cái building đó bị ma ám lâu lắm rồi! Rất nhiều người thấy nó lắm! Cứ sau nửa đêm thì nó hay hiện ra đứng ở cầu thang đó! Tụi Mỹ đen và Sì nói là khoảng 10 năm trước nó bị bắn chết ở đầu cầu thang tầng hai đó!! Từ đó nó đóng đô ở cái building đó luôn! Nó thường chỉ nhát đàn bà con gái thôi !! Nghe nói nó dê dữ lắm đó! Tôi quay bật lại phía chồng tôi:_ Anh còn nói em tin nhảm nữa hay không?! Nó vào cả phòng mình nữa đó !!

Cả gia đình tôi ai nấy đều có vẻ tái mặt! Chị ấy lại lên tiếng:_ Chổ building tôi ở vừa có chổ trống, nếu anh chị muốn tôi gọi giữ chổ cho ?! _ Chị giữ cho chúng tôi đi! Cám ơn chị trước nhé! _ Tôi trả lời ngay không cần hỏi ý kiến của chồng và các người khác ! Và cuối tháng đó chúng tôi dời đi nhà khác! May mắn là ở building mới này tôi không thấy gì lạ cả ! Tuy thế mỗi khi lái xe qua cái building ngày trước tôi vẫn thấy rợn da gà!!!

Source: Net

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

ÐỜI CÒN VUI VÌ CÓ CHÚT TÒM TEM


Không biết hai tiếng tòm tem xuất hiện trong ngôn ngữ Việt từ bao giờ nhưng cái chuyện tòm tem thì quả là xưa không kém gì quả đất. Tuy nhiên dù có xưa cách mấy thì tòm tem vẫn không bao giờ cũ vì loài người còn tồn tại tới ngày hôm nay cũng là nhờ vào tòm tem. Chính vì thế mà thiên hạ vẫn cứ mãi mãi tòm tem và nói về chuyện tòm tem.
Sở dĩ tôi dùng hai tiếng tòm tem này để nói về một chuyện mà ngôn từ dùng để diễn tả lại vô cùng phong phú và thường được thả nổi, ấy là tại vì hai tiếng này vừa có gốc có gác, vừa nôm na dễ hiểu, lại không bị coi là tục để các vị thích rao giảng đạo đức bắt bẻ mà cũng không khô khan như từ ngữ chuyên môn của nhà khoa học. Tôi học được hai chữ này trong bài ca dao sau:

Ðang khi lửa đỏ cơm sôi
Lợn kêu con khóc lại đòi tòm tem
Bây giờ cơm chín lửa tàn
Lợn ăn con ngủ, tòm tem thì tòm
Phải nói là mặc dù mấy câu ca dao này tuy thật là đơn giản nhưng càng đọc tôi càng thấy thấm ý. Con người từ thủa xa xưa cho tới ngày nay, sống trên đời lúc nào cũng cứ tối tăm mặt mũi với hàng trăm thứ chuyện lỉnh kỉnh hằng ngày nhưng xét cho cùng thì chẳng qua cũng chỉ là nhằm đáp ứng cho hai nhu cầu cơ bản là ăn để sống và tòm tem để bảo tồn chủng loại. Có khác chăng là theo đà tiến hóa, con người càng văn minh thì cái ăn và cách ăn cũng trở thành cầu kỳ và cái tòm tem cũng được bày đặt thêm nhiều quy định có tính cách hình thức rắc rối hơn mà thôi.
Tuy cả hai nhu cầu trên đều là cơ bản nhưng nếu sắp theo thứ tự ưu tiên thì cái ăn vẫn là trước tiên rồi mới tới chuyện tòm tem, vì chỉ có "no cơm ấm cật " thì lúc đó mới có thể "rậm rật khắp nơi" chứ bụng mà đói meo thì "chó cũng đành chê cứt". Cái sự ví von này tôi cũng học được trong kho tàng ca dao tục ngữ. Ai không tin cứ giở ca dao tục ngữ ra sẽ gặp khối câu như:

Em như cục cứt trôi sông
Anh như con chó ngồi trông trên bờ

Nếu nhu cầu ăn có từ khi lọt lòng thì trái lại nhu cầu tòm tem phải đợi đến một cái tuổi gọi là biết mắc cỡ vì khám phá ra những cái khang khác nơi mình và nơi người mới bắt đầu có. Lại nữa, cái cường độ của nhu cầu này cũng biến thiên tùy theo nguời và tùy theo thời gian: sung độ nhất vào lúc tuổi còn trẻ nhưng càng về già thì yếu lần và có thể không còn nữa. Chính vì thế mà người ta mới hối nhau:

Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già sồng sộc nó thì theo sau
Mặc dù trong văn học Việt nam cũng đã có những nhà nho xông xáo cỡ cụ Nguyễn Công Trứ từng vỗ ngực tự hào trong một bài hát nói "càng già càng dẻo càng dai" và trong ca dao cũng có những bài như:

Bà già đã tám mươi tư
Ngồi bên cửa sổ biên thư lấy chồng
Hoặc là:
Bà già đi chợ cầu Ðông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ đoán rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn
Tuy nhiên nếu nghiệm cho kỹ thì chẳng qua các cụ cũng chỉ là tiếc nuối cho một thời oanh liệt đã qua đi mà nói vớt vát cho vui thế thôi chứ thực tế thì các cụ cũng không làm sao xoay ngược lại định luật của tạo hóa.
Ngoài ra, nếu nhu cầu ăn không thể thiếu thì ngược lại nhu cầu tòm tem có thể hy sinh mà không làm cho cá nhân ấy chết, trừ trường hợp nếu như tất cả giống người đều hy sinh cái nhu cầu này thì lúc đó loài người mới bị tuyệt chủng thôi. Về cái khoản này thì Phật có dạy đời là bể khổ và con người phải diệt dục thì mới dứt được nghiệp chướng để tịnh độ Niết Bàn. Tuy vậy, có một số người dù đã quy y đầu Phật thành sư, nhưng lòng thì vọng động, đôi khi còn bạo hơn cả người phàm nên người đời mới gọi các vị này là "sư hổ mang". Còn nếu chỉ nhè nhẹ thôi thì ca dao cũng đã từng mô tả:

Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu
Khác với Phật giáo chủ trương diệt dục, người Thiên Chúa giáo lại tin rằng khi Chúa dựng nên người nam và người nữ đầu tiên rồi thì có phán: "Hãy sinh sản ra cho đầy mặt đất này". Tuy nhiên khi loài người đã sinh ra tràn đầy trên mặt đất này rồi thì Hội Thánh mỗi khi muốn tuyển chọn người thay Chúa chăn dắt bầy chiên ở trần gian thì lại đòi hỏi người đó phải hy sinh cái niềm vui tòm tem. Ðiều này gây trở ngại cho một số người vừa muốn làm kẻ chăn chiên của Chúa lại vừa không muốn sống trong cảnh "cám treo heo nhịn đói", do đó mà nảy sinh ra Giáo phái Tin Lành. Các ngài mục sư nhờ hiểu Kinh Thánh một cách cởi mở hơn nên đã giúp cho một số người an tâm vừa làm tôi tớ Chúa, vừa vui thú trần gian mà không hề mang mặc cảm phạm tội. Riêng về phía Giáo hội La Mã vì khắt khe với lề luật mà có những kẻ lúc bắt đầu những mong theo chân Chúa làm đến chức cha, chức cố, nhưng rốt cuộc chỉ mới tới được chức "ta ru", nghĩa là đã vào tu rồi nhưng thấy đời còn vui quá lại nhảy ra.
Mặc dù bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền có khẳng định: "Mọi người sinh ra bình đẳng" nhưng thực tế thì Tạo hóa vốn có trước loài người nên hình như không biết có cái luật đó cho nên mới để lọt một số người bị mụ bà nắn thiếu cái "gia tài của mẹ để lại cho con" khiến cho những kẻ này không bao giờ biết được cái niềm vui tòm tem ở cõi đời này. Tuy nhiên vào cái thời đất nước còn được cai trị bởi những ông vua thì cũng có vài anh chàng lại tự nguyện cắt bỏ cái gia tài này để được hầu hạ trong cung hầu kiếm miếng cơm manh áo. Thí dụ như mấy anh chàng muốn xin làm thái giám.
Số là trong xã hội phong kiến ngày xưa, một kẻ làm vua thì tự cho mình có cái quyền tha hồ tòm tem. Do đó mà ông vua nào cũng có trong cung hàng ngàn cung tần mỹ nữ. Tuy nhiều thế và nhiều khi tòm tem không xuể nhưng vì tham lam và ích kỷ nên ông vua nào cũng sợ kẻ khác tòm tem giùm mình do đó mới phải chọn mấy anh chàng thái giám để hầu hạ trong cung cho chắc ăn. Nhiều ông vua cũng vì mê tòm tem đến độ phế bỏ cả triều chính cho nên đành phải mất nước hay mất cả cái chỗ đội vương miện. Có ông thì bệ rạc đến nỗi không còn ngồi dậy nổi để thiết triều đành nằm ườn ra cho đình thần vào chầu như ông vua Long Ðĩnh nhà Lê. Sử gia khi nhắc đến phải đặt cho triều đại này cái biệt danh là Lê ngọa triều.
Cũng vì cái mục ham tòm tem này của kẻ làm vua mà nhiều khi đi đoong luôn cả một dân tộc. Xưa Chiêm thành cũng là một vương quốc lừng lẫy. Vào thời nhà Trần ở nước ta thì có vua Chiêm là Chế Mân bỗng dưng nổi hứng đem dâng luôn hai châu Ô và châu Rí để xin với vua Trần cho được rước công chúa Huyền Trân về tòm tem. Không hiểu có phải vì nàng công chúa xứ Việt tài cao hay vua Chiêm lụ khụ sao đó mà ít lâu sau thì vua Chiêm tịch. Theo phong tục Chiêm thành thì khi vua chết hoàng hậu và phi tần cũng phải tịch theo vua để tiếp tục hầu hạ cho nhà vua cũng được tòm tem nơi chín suối. Nhà Trần tiếc cho tuổi xuân phơi phới của nàng công chúa của mình mà bị đưa lên giàn hỏa với vua Chiêm thì thật là phí hương trời, bèn sai Trần Khắc Chung vào kinh thành Chiêm lén đem công chúa về. Tương truyền sau đó hai người đưa nhau đi đâu làm gì chẳng ai rõ, nhưng dù sao thì cái tên Huyền Trân cũng đi vào lịch sử, còn Chiêm thành thì theo cái đà mất hai châu mà mất lần cho đến mất luôn cả nước và bị diệt vong.
Theo các nhà nghiên cứu về sinh vật học thì trong vấn đề tòm tem, giống cái bao giờ cũng khỏe hơn giống đực. Nguyên lý này hình như cũng đúng cả với con người. Chúng ta chỉ nghe kể ông này ngài nọ đang tòm tem thì bị ngã ngựa rồi đi đoong chứ chẳng bao giờ nghe nói có bà nào lăn quay ra ngáp ngáp trong lúc tòm tem cả. Nghe khoản này có lẽ các ông không đồng ý vì tự hồi nào các ông vẫn tự cho mình là phái khỏe còn đàn bà mới là "liễu yếu đào tơ" phải "núp bóng tùng quân". Tuy nhiên tục ngữ cũng có câu: "con gái mười bảy, bẻ gãy sừng trâu", cho nên nam nhi cỡ mấy anh chàng "trói gà không chặt" mà gặp phải mấy cô này thì cũng coi như là đi đoong, bằng không thì cũng bị cô nàng cắm cho năm bảy cái sừng to tổ bố.
Trở lại với cái chuyện tòm tem ngã ngựa này ở nước ta mà có liên quan đến lịch sử thì phải kể câu chuyện đời Lê. Nguyễn Trãi là một khai quốc công thần từng giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh giành lại nền độc lập cho Tổ quốc và lập nên nhà Hậu Lê. Lúc vua Lê Thái tổ quy tiên, vua con lên nối ngôi thì cụ cũng đã già về nghỉ hưu. Tuy thế, có một hôm nghe tiếng cô nàng Thị Lộ rao bán chiếu trước dinh, cụ bỗng hứng chí cho gọi vào ra mắt, và khi thấy cô hàng chiếu trông cũng tươi mát, cụ bèn ứng khẩu mấy vần thơ trêu ghẹo:

Ả ở đâu mà bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn
Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi
Ðã có chồng chưa được mấy con?
Cô hàng chiếu cũng chẳng vừa, họa lại ngay:

Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon
Cớ chi ông hỏi hết hay còn
Xuân xanh mới độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có, nói chi con!
Nghe cô hàng chiếu ứng đối lanh lẹ, cụ đâm ra mến tài mến sắc nên quyết chí rước nàng về làm nàng hầu. Nếu chuyện chỉ có thế thì cũng chẳng có gì đáng nói. Ðằng này vì cụ đã già nên có lẽ sinh ra lẩm cẩm. Nhân một hôm nhà vua trẻ đi tuần thú qua vùng này bèn ghé lại nhà cụ nghỉ đêm, cụ thương cho cô nàng hầu tuổi xuân phơi phới lâu nay bị bỏ phế mới sai nàng ra hầu hạ nhà vua may ra kiếm được chút ơn mưa móc. Chẳng hiểu ông vua trẻ tòm tem ra sao mà băng ngay đêm đó tại nhà cụ. Thế là triều đình đổ xô vào hạch cụ về cái tội giết vua và cái tước khai quốc công thần của cụ cũng đành vứt đi khiến cho cụ chỉ còn biết cam phận lãnh cái bản án tử đi đoong luôn một lúc cả ba họ.
Các nhà nghiên cứu về sinh vật còn đưa thêm một nhận xét là có nhiều loài sinh vật sau khi tòm tem thì chị cái còn xơi tái luôn anh chàng đực cho đã cơn đói lòng, chẳng hạn như loài bọ ngựa. Ðiều này tưởng chừng không xảy ra nơi con người nhưng nếu nghiệm kỹ ra thì cũng có, nhưng vì con người có đời sống văn minh cho nên cái mục cô nàng xơi tái anh chàng này cũng diễn ra dưới một hình thức mới mẻ hơn, khoa học hơn, tinh vi hơn, trông nhẹ nhàng và không có vẻ rùng rợn nhưng độc ác thì không kém. Nàng chỉ móc cái ví tiền, nắm lấy cái ví tiền thôi chứ không cần moi ngực moi tim gì cả. Có biết bao ông "nam nhi chi chí", chỉ vì tòm tem mà bị thân bại danh liệt do ăn hối lộ, thụt két để cung phụng cho cô nàng no bụng còn ông thì vào nằm nhà đá gỡ lịch. Ðối với những ông có sẵn cơ nghiệp thì cô nàng cứ việc tha hồ ăn cho tới sạt nghiệp rỗng túi phải ra thân ăn mày. Ngay cả những ông được cái tiếng là hiền lành cũng lắm lúc khốn khổ vì đi làm lãnh lương ba cọc ba đồng thôi mà cũng bị bà vợ móc sạch. Thế là đủ cho anh chàng từ đó cứ lệ thuộc vào bà vợ mà ngáp ngáp. Còn bà vợ thì phây phây "chưa đi đến chợ đã lo ăn quà", càng ngày càng phốp pháp ra trong khi đức lang quân thì càng ngày càng cà tong cà teo như que củi.
Chuyện tòm tem mà đi vào văn học sử thì rất nhiều. Vào cái năm Tí Sửu Dần Mẹo gì đó có sứ Tàu sang nước ta. Không hiểu do đâu mà sứ lại gặp bà Ðoàn Thị Ðiểm, lại còn buông lời chọc ghẹo chớt nhả: "An nam nhất thốn thổ, Bất tri kỷ nhân canh", nghĩa là "một tấc đất An nam không biết bao nhiêu là người cày" ý xỏ xiên gái Việt. Bà Ðiểm vốn đã từng dịch Chinh Phụ Ngâm, chữ nghĩa đầy mình, đâu dễ gì chịu mất mặt như vậy, bèn đối ngay: "Trung quốc đại trượng phu, Giai do thử đồ xuất". Câu này có nghĩa là "bậc trượng phu của nước Tàu cũng từ đó mà chui ra cả thôi". Ðúng là chậu nước lạnh hắt vào mặt sứ Trung quốc.
Trên đây là chuyện vào thời nước ta chỉ biết giao hiếu với nước Tàu. Vào cái buổi giao thời Tây Tàu nhố nhăng thì có:

Vị Xương có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường
Cụ lại còn tự thú thêm:

Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thứ nào hay thứ ấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
Tuy nhiên đáng nể hơn cả phải nói là bà Hồ Xuân Hương. Sự nghiệp văn chương của bà toàn hướng về trọng tâm duy nhất: phải làm sao nói lên được cái nguyên lý tòm tem ẩn tàng trong mọi sự vật, và tên tuổi của bà gắn liền với sự nghiệp trên đến nỗi hễ một người nào đó chỉ cần nhắc đến tên bà là người khác hiểu ngay ý người kia định nói gì.
Trên đây tôi chỉ đơn cử vài danh nhân tiêu biểu thôi chứ thực ra nếu mà xét cho cùng thì bao nhiêu tác phẩm văn chương nghệ thuật trên thế giới này nếu không liên quan đến ăn thì cũng là do cái động cơ tòm tem thúc đẩy mà ra cả.
Nếu cái chuyện tòm tem nơi loài vật là một sự kiện tự nhiên nên hễ muốn tòm tem thì đi tìm đối tượng hợp tác giải quyết là xong thì nơi con người vì văn minh nên thường "vẽ rắn thêm chân" do đó để thỏa mãn cái nhu cầu tòm tem, con người cũng đặt ra vô số quy định gọi là luật pháp, đạo đức, phong tục, tập quán để làm khó cho mình. Chính vì thế mà chuyện tòm tem của con người mới được phân biệt thành nhiều hình thức.
Thông thường nhất và được xã hội cho phép và nhìn nhận là tòm tem có đăng ký chính thức. Ðể có thể tòm tem theo kiểu này con người phải trải qua nhiều bước gian truân lo lắng và chờ đợi, kết quả có khi được mà cũng có khi chỉ là dã tràng xe cát cho nên mới có chuyện nhiều anh chàng hay cô nàng vì lý do này lý do nọ không hội đủ tiêu chuẩn để xin được giấy phép hành nghề, đành ôm hận đáp chuyến tàu suốt về miền quên lãng, hoặc nhẹ lắm thì cũng là cúi đầu nhìn người yêu ôm cái tòm tem sang ngang không hề ngoảnh lại. Ðiều này nếu có gây đau khổ cho một số người thì chính đó cũng là nguồn cảm hứng để cho những tâm hồn đau khổ đó có thể sáng tác nên những vần thơ tuyệt tác, những áng văn bất hủ và những bản nhạc để đời.
Ðối với những người hân hoan rước được cái tòm tem về rồi thì mọi chuyện bây giờ trở nên như cơm bữa nên không có gì đáng bàn ngoài cái chuyện đêm đêm:

Ðàn ông gì thứ đàn ông
Nửa đêm trở dậy cắm chông đàn bà
Ðàn bà gì thứ đàn bà
Nửa đêm trở dậy rút ruột già đàn ông
Thỉnh thoảng mới có vài trường hợp cá biệt như:

Lấy chồng từ thủa mười lăm
Chồng chê tôi bé không nằm cùng tôi
Ðến năm mười tám đôi mươi
Tôi nằm dưới đất chồng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn chân giường gãy một còn ba ...
Chẳng cần phải giải thích ai cũng thừa biết là thương ở trong lòng thì làm sao gãy được cái chân giường, chẳng qua chuyện gãy cái chân giường là do tòm tem sôi nổi mới ra cớ sự. Tuy nhiên cũng không thiếu gì những trường hợp có kẻ vì những lý do không được tiết lộ nào đó mà cứ phải bóp bụng thở than:

Chàng ơi bỏ thiếp làm chi
Thiếp là cơm nguội để khi đói lòng
Nhờ xã hội bày ra cái chuyện tòm tem phải có đăng ký chính thức này mà có những ông vốn coi trời bằng vung bắt đầu biết sợ, dĩ nhiên là không phải sợ trời mà sợ kẻ cao hơn trời nữa kia. Riêng các bà thì có một số khỏi phải khổ công đèn sách, đánh giặc hay phấn đấu công tác cũng bỗng dưng trở thành cô Tú, bà Bác sĩ, bà Thiếu tướng, bà Tỉnh trưởng v.v... để ra oai tác yêu tác quái, có khi còn thêm màn phụ diễn "gà mái đá gà cồ". Ðiều này có vẻ như là một bất công đối với phái nam vì khi một anh chàng nghèo dốt đặc nào đó vô phúc vớ được một bà luật sư, bà bác sĩ cũng không bao giờ được thiên hạ gọi là ông luật sư , ông bác sĩ gì cả để mà hậm họe với đời hay lên lớp chị vợ.
Thời còn chế độ phong kiến thì tuy vua thay trời trị dân, nhưng vì có vài ông vua lại học được cái câu "nhất vợ nhì trời" của dân gian nên có nhiều bà gốc dân giã, không cần dựng cờ khởi nghĩa để làm vua mà chỉ cần được một ông vua loại trên tuyển về làm Hoàng hậu rồi sau đó lại còn lên Thái hậu là cũng đủ làm cho đất nước điêu đứng.
Riêng đối với đa số các bà thường thường bậc trung không có gì để thi thố với đời thì nhờ có sẵn nhãn hiệu cầu chứng lận trong lưng nên rất hãnh diện phô trương cái thành quả tòm tem của mình, đi đâu cũng vác cái bụng phình chương ướng nghễu nghện ra cái điều ta đây nết na đức hạnh để cho xã hội nhìn vào mà nể nang chứ không giống như mấy cô nàng tòm tem lén, tòm tem chui, lỡ có kết quả là tìm cách dấu còn hơn "mèo dấu cứt".
Mặc dù các nhà đạo đức và các nhà luật pháp thường khuyến cáo con người chỉ nên và chỉ được tòm tem có đăng ký chính thức tại một hộ khẩu thường trú, nhưng nhiều khi vì tính ham vui mà có những cặp chưa kịp làm xong thủ tục đăng ký đã tòm tem. Ðây là loại tòm tem lén cha lén mẹ. Hình thức này rất phổ biến trong lứa tuổi rường cột của tương lai nên đây cũng là niềm lo lắng của các bậc làm cha mẹ. Tuy nhiên có nhiều cô cậu gặp khó khăn trong vấn đề đăng ký hành nghề, thì lại nhờ cái khoản có kinh nghiệm hành nghề trước mà sau đó được cấp giấy phép điều chỉnh, hoặc cũng có khi là bị bắt buộc điều chỉnh giấy phép tùy trường hợp.
Cũng có khi đã đăng ký có nơi có chốn, nhưng vì thích điều mới lạ hoặc ngán cơm nhà ăn hoài nhạt miệng nên ở đâu lúc nào cũng có chuyện "ông ăn chả bà ăn nem" hoặc là ông đi lính "nhảy dù" bà đi tìm nơi "ăn vụng". Ðây là loại tòm tem chui, trốn thuế cho nên thường xảy ra nhiều màn đấu gươm, nổ súng, rượt bắt rất sôi nổi, hoặc nhiều cảnh trừng trị rất rùng rợn. Ngày xưa khi mà "phép vua thua lệ làng", dân nông thôn ở các vùng ven sông đôi khi vẫn vớt được đôi trai gái bị trói thúc ké thả trôi theo giòng nước chỉ vì bị bắt quả tang đang ăn vụng.
Thời Ðệ nhất Cộng hoà, có một ông quan nhà binh súng ngắn nọ không thích bắn súng đồng ngoài chiến trường mà chỉ thích bắn súng cao su ở các vũ trường. Quan bắn giỏi quá nên có một em ca ve xin được rước quan về cận vệ cho mình. Chị cả ở nhà thấy quan lâu ngày không chịu cho mình khám súng mà cứ vác súng đi suốt đêm nên cho tay em đi điều tra. Tay em tìm ra cớ sự bèn về bẩm báo và hiến kế cho chị Cả nên tặng cô nàng nọ một liều a xít để biến cô nàng thành đống sắt vụn. Báo hại sau vụ ấy cả miền Nam mỗi khi nghe có ai nói tới hai tiếng a xít là các bà các cô đua nhau tìm đường chạy trối chết.
Có những bà vì không có phương tiện để theo dõi tìm tòi hoặc không muốn lặn lội thanh toán kẻ địch ở xa cho nhọc công phí sức, nên cứ nhắm ngay đối tượng gần là ông chồng mà trị tội cho tiện. Nghe đâu thời Tây còn cai trị xứ Nam kỳ có một cô Năm Huờn nào đó giận ông chồng không chịu tòm tem với mình mà cứ đi tìm người khác để tòm tem cho nên mới nổi tam bành rưới xăng đốt luôn ông chồng làm đuốc cho đời soi chơi.
Thời Liên khu V kháng chiến, nghe đâu tại Mộ Ðức cũng có một nữ cán bộ thấy đồng chí chồng cứ đi công tác với các nữ đồng chí ấp khác mà không chịu sinh hoạt ở ấp nhà nên tức giận dùng dao phay chặt phăng cái lệnh công tác của đồng chí chồng. Tin này được nhanh chóng loan truyền trong hàng ngũ cán bộ, do đó mà sau này trong các buổi họp giao ban, mỗi khi có đồng chí nào đó thích thảo luận cù nhầy mà có nữ đồng chí nào giơ tay phát biểu: "Tôi xin cắt đứt đồng chí" là các nam đồng chí hè nhau bỏ chạy xanh cả mặt.
Tòm tem chui có khi "chùa" mà cũng có khi là "tiền trao cháo múc". Nếu là tòm tem theo kiểu tiền trao cháo múc thì thường phái nam là kẻ phải chi tiền, họa hoằn mới có vài anh mày dày mặt dạn được đời tặng cho cái danh hiệu là "đĩ đực". Riêng khối chị em ta là vừa được tòm tem lại có tiền ăn bánh nên có nhiều cô nàng bất cần miệng đời khen chê đã xin chọn con đường này làm "con đường em đi". Xã hội nào mà có nhiều cô nàng chọn con đường này thì mấy bà phước ở trong xã hội đó lại càng có dịp nuôi một bầy con không phải con mình. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cá biệt, có những cô nàng lúc đầu đi con đường này, nhưng sau đó tình cờ vớ được một anh chàng kiểu Từ Hải mà bỗng hóa thành mệnh phụ phu nhân, trở nên danh giá, ban ân ban phước cho đời. Aáy là chưa kể đến chuyện vào hậu bán thế kỷ 20 lại còn có thêm hiện tượng hàng loạt chị em ta nhờ tòm tem với của lạ nước ngoài mà về sau biến thành Việt kiều được đồng bào cả nước mến mộ vì mấy đồng đô la trong ví.
Ngoài các hình thức tòm tem có đăng ký, tòm tem lén, tòm tem chui, tòm tem nhảy dù còn có một hình thức nữa gọi là tòm tem ẩu. Ðây là một hình thức tòm tem không thông qua sự thỏa thuận của đôi bên mà chỉ đến từ một phía. Loại tòm tem này có thể là hình thức nhẹ như của mấy anh chàng thích thả dê theo kiểu trong ca dao:

Vú em chum chúm hạt cau
Cho anh bóp cái có đau anh đền
Vú em chẳng đáng một tiền
Cho anh bóp cái anh đền quan năm
Có nhiều anh chàng nhờ trước thả dê, sau thành duyên nợ, nhưng cũng có khối anh chàng bị ăn tát tai, đòn gánh, guốc cao gót có khi lỗ máu đầu, hoặc phải ra hầu toà về cái tội hành nghề không có giấy phép.
Hình thức mạnh thì thường đi kèm với dao găm, lưỡi lê, súng đạn, hoặc ít nhất là cũng đôi cánh tay gân guốc. Ðây là một hình thức dã man thô bạo, thường gắn liền với những tội ác mà con người không thích thấy nhưng lại cứ hay diễn ra tại những nơi nào có chiến tranh, loạn lạc, bất công và áp bức. Chuyện kiểu này thì vô cùng, xin để dành phần hành này cho các nhà làm chính trị, các nhà làm luật pháp, các nhà rao giảng đạo đức, tôi không dám lạm bàn.
Mặc dù tòm tem là một nhu cầu tự nhiên nhưng con người lại thích khoác cho nó cái vẻ không tự nhiên cho nên mới sinh ra lắm cái nực cười hay những chuyện thương tâm đầy nước mắt.
Trong một phiên họp Quốc hội thời Ðệ nhất Cộng hòa tại Miền Nam để biểu quyết một dự luật về vấn đề bảo vệ tòm tem, có hai vị dân biểu nọ tranh luận nhau sao đó mà vị nữ dân biểu bỗng đứng dậy một tay rút guốc đập lên bàn, một tay xỉa xói vào mặt vị nam dân biểu và the thé: "Không có đàn bà làm sao có đàn ông?" Vị nam dân biểu bị xúc phạm liền hùng hổ không kém đứng lên vung tay quát: "Không có đàn ông làm sao có đàn bà?" Chẳng ai biết hai vị dân biểu kia rốt cuộc ai thắng ai nhưng dân chúng nghe qua chuyện này đều ôm bụng cười và bảo nhau là hai vị nọ rõ khéo thừa hơi vì nếu không có tòm tem thì làm quái gì có đàn ông hay đàn bà để mà cãi cọ.
Còn các ngài Cộng sản Việt nam khi đề cấp đến vấn đề tòm tem thì tung ra cả một nền đạo đức cách mạng thật là kêu nhưng thực tế thì các ngài chỉ dùng nó làm cái bình phong để kẻ khác không dám nhìn xem các ngài là những kẻ chuyên tòm tem ẩu hoặc ít ra cũng là hạng "ăn vụng chùi mép" một cách tài hơn ai hết. Một cụ tự phong là "cha già dân tộc" qua bao năm được sơn son phết vàng như một thần tượng của đạo đức cách mạng thì bây giờ thiên hạ phanh phui ra không biết bao nhiêu chuyện. Riêng về cái mục tòm tem thì "cha già khả kính" đã từng "sinh hoạt bí mật" với vợ của đồng chí của mình, đã tưng tiu đặc biệt một "cháu ngoan của bác" người vùng Thượng du. Ngày bác bỏ núi rừng về tiếp thu cái dinh Bắc bộ phủ, em cháu ngoan nghe nói bác về Thủ đô ở nhà cao cửa rộng nhưng vẫn không quên cất thêm một căn nhà sàn bên cạnh bèn bế con về thăm. Bác sợ bị lòi cái đuôi chồn lâu nay vẫn dấu kỹ bèn ra lệnh cho đồng chí phụ trách bộ Tẩm Quất giải quyết êm đẹp. Ðồng chí bộ trưởng bộ Tẩm Quất vốn có thời ôm cây đàn ghi ta ca bài "Nụ cười sơn cước" mà chưa có dịp tòm tem, nay nhân dịp "mỡ dâng miệng mèo" bèn không ngần ngại vét chuyến tàu chót trước khi chuyển em thiếu nhi cháu ngoan người Thượng xuống Hồ Tây để rửa cho hết bụi trần.
Cái chuyện tòm tem không phải chỉ có người mới thích mà ngay cả thần tiên cũng còn đam mê. Trong dân gian vẫn truyền tụng những câu truyện như Sơn Tinh và Thủy Tinh chỉ vì tranh nhau nàng công chúa con vua Hùng mà đánh nhau hết năm này sang năm khác, gây ra cảnh gió mưa bão lụt làm khổ cho dân. Lại có những nàng tiên còn vương vấn mùi tục lụy nên mới xui khiến cho chàng Từ Thức lạc động Hoa vàng. Có nàng thì lại còn ham vui xuống tận trần gian xem hội của người đời để rồi gây ra cớ sự khiến cho phải vướng vào duyên nợ với người trần như truyện Giáng Kiều và Tú Uyên.
Tòm tem là nguyên lý của sự sống cho nên hình như dân tộc nào cũng đề cao. Văn minh Văn lang cũng có sự tích "ông Ðùng bà Ðà". Tương truyền là ngày xưa có nhà nọ sinh ra được hai con một trai một gái. Ðến tuổi trưởng thành thì cả hai chị em nhà này đều cao lớn dị thường do đó khi bắt đầu biết đến tòm tem thì nhìn quanh nhìn quẩn không thấy đâu có đối tượng có khả năng hợp tác với mình nên cuối cùng cả hai đành phải hợp tác với nhau. Dân làng cho rằng đây là một hành vi loạn luân bèn xúm lại tẩm quất cho hai chị em nhà này một trận, đến lúc dừng tay lại thì chỉ còn thấy hai đống thịt. Dân làng sợ Trời phạt cái tội cả gan hủy diệt cái nguyên lý của sự sống mà bắt phải tuyệt tự cho nên mới lập đền thờ. Hằng năm đến ngày giỗ thì lại làm hai hình tượng khổng lồ rước đi nghễu nghện khắp làng sau đó là trai gái trong làng được một đêm tự do ra đình làng tòm tem bằng thích để tạ tội. Nghe chuyện này biết đâu chừng có nhiều người cũng đang tiếc hùi hụi tại sao ta lại không được sinh ra tại cái làng ấy.
Khờ khạo như Bờm nhưng một khi đã biết đến tòm tem thì cũng mê mẩn ra phết. Chuyện kể là ngày xưa có hai ông bà hiếm hoi sinh hạ được có mỗi một cậu con trai đặt tên là Bờm. Vì sợ mất giống nên Bờm được cha mẹ cưới vợ cho rất sớm. Chị vợ lớn hơn Bờm nên hàng ngày cứ phải bế chồng đi chơi, đút cơm và lo tắm rửa cho chồng năm này sang năm khác mà ban đêm thì chẳng xơ múi gì. Ðùng một cái đến cái năm con chuột rúc rích gầm giường, chị vợ táy máy sao đó mà Bờm bừng sáng trí khôn hiểu ra cái lẽ sống ở đời.
Từ hôm ấy Bờm cứ mê mẩn quanh chị vợ tối ngày làm chị vợ không còn thì giờ làm công việc nhà nên bị bà mẹ chồng đay nghiến nhiếc móc. Chị vợ ức quá bèn dấu cục đá dưới váy rồi dẫn chồng đến bờ ao lôi cục đá thảy tòm xuống ao và bảo chồng: "Thôi nhé! Tôi đã quăng cái tòm tem xuống ao rồi! Từ nay đừng có theo tôi mà đòi nghe rõ chưa." Bờm tiếc của trời nên ngày nào cũng lội xuống ao mò mẫm. Ðược vài ngày chị vợ thấy vừa thương hại vừa nhớ nên mới ra ao bảo chồng: "Thôi về nhà đi rồi tôi đền cho! " Bờm không dám tin vào người vợ đã từng nhẫn tâm quăng mất niềm vui của mình nên cứ ở lì dưới ao. Chị vợ tức quá bèn vén váy vỗ phành phạch mà bảo: "Nó đây rồi nè!" Bờm ngước lên thấy vợ mình vẫn còn giữ cái món của hồi môn tưởng chừng như đã bị quăng mất ấy y nguyên chỗ cũ bèn hớn hở bò lên theo vợ về nhà. Nghe nói từ đó về sau Bờm tòm tem rất tiến bộ, sinh ra cả bầy con, rồi con cái Bờm lại nối gót mẹ cha mà tòm tem cần cù để tiếp tục sinh ra cháu chắt hàng đàn hàng đống ở chật ních cả giải đất hình chữ S.
Chuyện tòm tem mà có nói mãi thì cũng không bao giờ cùng, cho nên tôi cũng không tài nào nói hoài, chỉ xin tóm lại một câu: dân tộc ta qua hàng ngàn năm nô lệ, hàng ngàn năm thiếu ăn, hàng ngàn năm chinh chiến, người chết như rơm rạ mà vẫn không bị diệt chủng là vì nhờ dân ta ở đâu lúc nào cũng khoái tòm tem và có thể tòm tem. Và cũng chính vì nhờ có chút tòm tem mà đời vẫn còn vui để cho chúng ta cứ mê muội ngụp lặn trong vòng khổ ải.

ÐOÀN VĂN KHANH

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Hello Anh Ba ,

Em gái đang mải mê , say sưa đọc cái bài " Tòm Tem " cuả Anh Ba mới đưa lên . Giờ này 11 giờ 32 phút đêm . Anh Ba vẫn chưa đi ngủ - Hãy còn muốn " tòm tem " gì nưã đây . Vì nhờ anh Ba chuyên nghiên cứu cái Tòm Tem , nên Anh Ba lúc nào cũng Yêu Đời - Khoẻ mạnh với sống dai ....
Ở đời mà không có cái để Tòm Tem , và thích Tem Tòm ..... thì đời sống nhạt nhẽo , chán phèo .... phải không Anh Ba ??

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

CÂU CHUYỆN NGƯỜI EM

Viết cho Nguyễn Đỗ Tiến Oklahoma

.....tiếp theo
Image

Trong khoảng khắc Thầy trụ trì chưa đến, tiện trên tay có ba nén hương Khánh thầm vái, và xá anh ba lạy “ Xin anh phù hộ cho tụi này “ Tụi này đi tìm anh Lính Biệt Động cơ .
“ Sao anh chết trẻ vậy ? “ Khánh nói và ngó sang chị Châm . Bà cũng im lặng nhìn tấm ảnh của Nguyễn Đỗ Cường.
Khánh khẽ thầm thì :
- Anh chàng đẹp trai đấy chứ Châm ? Phải chi tụi mình quen anh chàng trước khi anh chàng chết nhỉ ?
- Chả biết con cái nhà ai, mà tại sao chết trẻ qúa hả Châm ?
Một giây lâu , chị Châm mới nói :
- Ừ ! Phải chi tụi mình quen “ nó “ trước,
Tự nhiên Khánh nhớ đến câu thơ cuả ai đó , mà có lần một anh chàng học sinh Hồ Ngọc Cẩn “ tán “ Khánh ở bến xe Đò đi Thủ Đức để đến nhà Ngô Thị Liên , vào một buổi trưa năm nào …. hiện về trong óc Khánh “ Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không “ . Đây không phải là người sống , mà lại là người đã chết !
Thầy trụ trì sau khi nghe tiếng Khánh réo gọi . Thầy bước vào chỗ thờ vong , hai đứa còn đứng tần ngần ở đấy,
Khánh thưa :
- Thầy ơi, không phải anh Cường này, con tìm anh Thiếu úy Nguyễn Văn
Cường cơ !
- Vậy thì tôi không biết, ở đây chỉ có một anh Cường này thôi, hay chị sang nghĩa địa bên kia xem sao ?
- Bên nào hả Thầy ?
- Rồi Thầy chỉ đường , hai chị em phải thuê xe , đi trở lại con đường cũ, tìm nghiã địa Quân Đội,
- Vậy là bà Bích chỉ mày sai , Châm bảo vậy . Vì nghiã địa “ Màn Thành “ là nghiã địa này.
Rồi hai chị em cũng tìm đến được chỗ an nghỉ của anh Cường - Nguyễn Văn Cường.
Đúng như chị Bích nói, chung quanh có tất cả mười một người lính, và hình anh trên bia mộ , lại là tấm hình anh mặc veston, anh chưa có dịp chụp một tấm hình nào mặc quân phụcvì anh mới ra trường , hai chị em ngồi đó suốt buổi sáng, Khánh tâm sự vơi đầy với anh,
Khánh còn nhớ lá thư cuối anh viết cho Khánh :
- “ Sau này, nếu anh không chết , anh trở về, dù cụt mất một tay, hay một chân, anh cũng sẽ sống, và làm lại cuộc đời từ đầu, từ đầu tất cả mọi sự, ….cho đến bây giờ anh chả có gì, ngoài hai bàn tay trắng, những năm tháng làm việc, anh không dành dụm tiền bạc, anh dong chơi tháng ngày, ….và anh mất em….”Nhưng em ơi, nghiã gì đâu của cải thế gian ?? Phù du và giả trá !
Bây giờ anh nằm đây !

Chiều đã bớt nắng, hai chị em, lững thững ra về, …..
Bóng dáng của hai thiếu nữ, với chiếc áo dài thướt tha, đi trong giờ này, chắc chắn không phải là người địa phương , làm cho người đàn ông đang lái xe trên cùng một hướng , phải ngoái cổ lại nhìn, vì cái dáng đi ấy ông ta thấy quen quen , vượt qua được một quãng, rồi ông ta ngừng xe , và quay đầu xe trở lại hướng về phiá hai chị em Khánh từ từ lái đến.
- Có phải Bảo Châm đó không ?
- A ! Anh Thành.
- Hai cô đi đâu đây ? Châm lên hồi nào vậy ? Sao không phone anh ?

Anh Thành bạn của chị Châm, họ quen nhau từ Saigon , từ hồi nào đó Khánh không biết, nhưng phải thân nhau lắm, vì họ hỏi thăm những người khác, nói đến những người vắng mặt , và họ cười rộn rã . Rồi anh hỏi chị Châm:
- Bây giờ hai cô đi đâu đây ? Có mục gì không ? Nếu không thì theo anh lại đằng này, anh đang bận với tụi nhỏ, giúp tụi nó tổ chức party .
Hai chị em Khánh nhìn nhau như muốn chối từ, vì đã tránh party ở Saigon, muốn yên tĩnh lên đây, lại gặp party trên này, nhất là chỗ mình không quen ,lạ hoắc, coi kỳ lắm !. Chắc anh Thành đoán được sự ngại ngùng của hai chị em, nên anh bảo :
- “ Gia đình này được lắm, họ rất qúi người, anh là thầy dạy tư, kèm trẻ cho mấy đứa nhỏ, em trai anh là bạn của tụi nó nữa, tụi nó muốn tổ chức party có tính cách gia đình thôi, toàn người quen biết cả , hai cô lại chơi đi . Lên anh chở đi, nói rồi anh dục lên xe anh, anh đi lambresta, chở ba, Khánh đòi ngồi sau cùng .
Anh Thành nói :
- Ôm chặt anh nha, lên đồi, xuống dốc, rớt là chết đó .
Một cái thế ngồi rất ư là khổ sở, vì chật chội . Khánh có muốn ôm chặt lấy anh cũng không được , vì còn chị Châm . Tay Khánh chỉ nắm được cái áo cuả anh .
Khánh chỉ ngồi được nửa cái mông, mấy lần tưởng đã phải rớt xuống đường , nhưng rồi cũng đến nơi . Đó là căn biệt thự rất đẹp, nhưng sao toàn con trai, ngó đâu cũng thấy “đực rựa”, anh Thành đưa hai cô đi chào bà chủ nhà, đó là một thiếu phụ trạc tứ tuần, bà đẹp một cách thanh lịch, cao sang , nước da bà trắng hồng, bàn tay bà Khánh nhớ cũng rất đẹp, dài, búp măng, nói chung ở bà toát ra một sự qúy phái, và dịu hiền, bà là hiền thê của một trung tá tỉnh trưởng . Sau khi anh Thành tự giới thiệu, anh là thầy giáo dậy kèm cho các con trai bà, cậu con trai lớn cuả bà vốn cũng là bạn của em anh, quay sang tụi Khánh, anh giới thiệu với bà :
- Đây là Bảo Châm, bạn gái cháu , còn đây là Phượng Khánh , em gái họ của Châm, họ từ Saigon lên chơi, cháu có mời hai cô lại đây tham dự Party với các em.
Bà chủ nhà rất vui vẻ , đón tiếp hai chị emKhánh . Bà nói :
- Phải đấy ! Hai cô lại chơi với các em .
Bà gọi người phụ bếp, lấy nước cam mời hai cô, bà ân cần hỏi thăm hai cô lên từ hôm nào, dự định bao giờ về lại Saigon ?
Anh Thành thấy vậy, liền nói :
- Hai cô ở đây nói chuyện với bác nhé !, Anh ra phụ tui nhỏ giăng đèn .
Bà nói chuyện rất là từ tốn, dịu dàng, bà hỏi thăm gia đình, cha mẹ của hai đứa, việc học cuả Khánh đến đâu, Châm làm sở nào , và làm gì . Bà khen hai đứa hồn nhiên và tươi mát, vui vẻ và lễ phép .
Bà bảo :
- Bà ước ao có một cô con gái, nhưng Trời Phật không cho bà, bà chỉ có toàn con trai , những năm cậu con trai cả thẩy .
Khánh buột miệng :
- Thế bác nhận chúng con làm con gái bác đi !
- Thật nhé ! Các cô bằng lòng nhé !
Bà hoan hỉ, cười tươi :
- Được một lúc hai cô con gái.
Phần Khánh , Khánh cũng rất sung sướng, rộn rã trong lòng ( Khánh cũng chả hiểu tại sao Khánh lại có cái cảm giác sung sướng , vui vẻ đó ) chả hiểu phần Châm , chị nghĩ gì ? Khánh cũng chưa có dịp hỏi cảm tưởng cuả chị .
Không khí càng vui nhộn , ồn ào hơn . Khi bà tuyên bố nhận hai cô con gái Saigon làm con , với sự hiện diện cuả tất cả mọi người con trai của bà, cùng ban bè họ, và anh Thành

Buổi tối khi ông chủ nhà - Trung Tá Nguyễn Ngọc Bích – đi làm về, trong bữa cơm , lại một màn long trọng tuyên bố, kết giao, lý lịch gia phả hai cô một lần nưã lại được nói đến, tối hôm đó thật là vui, cả hai ông bà sau khi biết Khánh và Châm ở nhờ nhà bà Bác, ( nhưng chủ nhà vắng mặt ) . Ông bà không chiụ cho hai chị em ở đấy , ông bắt ở lại ngay đêm nay . Ông nói với Tiến ( Nguyễn Đỗ Tiến ) người con trai trưởng :
- Kêu chú tài xế đưa hai chị về lấy vali lại ngay , vì ông bảo : - “Đã là con , thì phải về nhà bố mẹ ở, thứ hai là nhà rộng rãi, có đủ phòng ốc cho hai cô , hai cô ở đây cho đến khi nào muốn về lại Saigon , chứ không được đi đâu cả ".
Sau khi cơm tối xong . Tiến và Tuấn ( bạn học cuả Tiến - người Saigon , lên ở trọ nhà Tiến để đi học ) tháp tùng chị em Khánh về nhà bác Thăng để lấy quần áo .

Đêm tối Dalat thật tĩnh lặng và đen . Không gian hoàn toàn lắng đọng , chỉ có tiếng thở dài cuả những cây thông , mùi nhựa ngai ngái thoảng đưa trong gió , một cái mùi thật dễ chịu với Khánh . Khánh thấy thân thuộc với chính mình . Vì cô đã từng sống một thời gian rất dài nơi rừng núi cao nguyên khi còn thơ ấu .

...còn tiếp ....

Post Reply