TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by mexanh »

Nửa thế kỷ nhìn lại đời ‘Boat People’
Vài cảm nghĩ sau khi xem phim “Thuyền Nhân” của đạo diễn Thanh Tâm

Triều Phong

Image
Poster của phim

Ngày 12 Tháng Năm năm 2024 cũng là ngày Lễ Mẹ, Cộng Đồng Người Việt ở Dayton và các vùng phụ cận đã có dịp gặp gỡ đạo diễn trẻ, đẹp, duyên dáng; cô Thanh Tâm và được xem phim tài liệu lịch sử cận đại của Việt Nam, đó là phim “Boat People” do chính cô dàn dựng. Buổi chiếu phim miễn phí gồm hai xuất vào lúc 1:45 chiều và 5:45 tối đã được một số nhà hảo tâm tại đây tài trợ!

Đối với lịch sử thì năm mươi năm không phải là một khoảng thời gian dài nhưng với một đời người thì nó đủ cho người ta nhìn, soi rọi và chiêm nghiệm lại đời mình. Đặc biệt đối với các nhà viết, nghiên cứu lịch sử thì năm mươi năm là một thời gian đã đủ để cho người ta phân tích, tìm hiểu những sự kiện lịch sử đã xảy ra ở thời kỳ đó.

Trong cùng cái ý tưởng ấy, một người trẻ của thế hệ không phải là thuyền nhân nhưng đạo diễn Thanh Tâm đã băn khoăn đi tìm lại cội nguồn của mình, tìm hiểu vì sao mình hiện diện tại Canada, vì sao người Việt có mặt ở khắp năm châu, bốn bể để mới chợt khám phá ra cả một biến cố to lớn đầy đau thương sau Ngày 30 tháng Tư năm 1975 khiến cả dân tộc Việt Nam của cô phải chịu đựng biết bao khổ đau mà cô cần phải ghi lại.


Cô ghi lại bằng những thước phim tài liệu lịch sử của Việt Nam cho chính cá nhân cô cũng như các thế hệ mai sau biết về hải trình, lộ trình của ông bà họ đã hy sinh tất cả gia tài sự sản, thậm chí cả mạng sống trên đường vượt thoát chế độ cộng sản để tìm tự do. Cô ghi lại để cho cô và những người trẻ lớn lên ở hải ngoại biết “Freedom is not free!” mà Martin Luther King đã nói, nó quý giá như thế nào để gìn giữ. Và đó là lý do phim Boat People ra đời!

Thanh Tâm đã không quản nhọc nhằn để bỏ ra một thời gian dài đi tìm phỏng vấn các nhân chứng, nạn nhân của phong ba bão táp, của hải tặc Thái Lan tàn bạo, hãm hiếp giết người diệt khẩu trong suốt các thập niên cuối 70 tới 80 rồi 90. Và Thanh Tâm cũng không ngại “thân gái dặm trường” mà lặn lội đi khắp những trại tị nạn thuyền nhân ngày xưa như Bidong, Galang… để tìm hiểu về đời sống cơ cực của họ ở đó bằng tài chánh cá nhân ít ỏi của mình. Chính ở những quốc gia tạm dung này cô đã thấy có nhiều nghĩa trang với vô số mồ xiêu mả lạc của người vượt biển đã bỏ mình, đã gửi lại nắm xương tàn trước khi đến được xứ sở tự do thật sự. Nhiều thảm cảnh thương tâm đã từng xảy ra ở đây mà dân chúng xứ tự do không biết, lương tâm nhân loại không chứng kiến được.

Cô đã tự hỏi tại sao đất nước không còn chiến tranh, thống nhất hai miền Nam Bắc rồi mà sao lại có hàng triệu người phải bỏ nước ra đi? Họ băng rừng vượt biển, đem sinh mạng đùa với đói khát, với phong ba bão táp, đem số phận đánh đu với hải tặc luôn rình rập ngoài biển khơi? Theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn thì đã có cả mấy trăm ngàn người bỏ mạng dưới lòng đại dương hay trong rừng sâu nước độc với hàng trăm lý do khác nhau. Ho đã dùng mọi phương tiện thay cho cứu cánh vì hai chữ tự do!

Thế cho nên hai từ “Boat People” là cục xương khó nuốt của chính phủ Cộng Sản Việt Nam. Nó là hệ quả nói lên bởi một chính sách khắc nghiệt, phân biệt đối xử, trả thù tàn bạo dân chúng miền Nam sau 1975 mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã thực thi. Vì vậy họ ra sức dùng quan hệ ngoại giao để ép buộc những nước từng có trại tị nạn quanh vùng Đông Nam Á đập phá các bia tưởng niệm thuyền nhân nhằm xóa bỏ dấu tích cai trị dã man của mình. Nhưng dã tâm của họ không thành công vì hiện nay có vô số đài tưởng niệm thuyền nhân được xây dựng trên khắp các quốc gia tự do có người Việt sinh sống và sâu xa hơn nữa là ngay trong tim của người tị nạn!

Và bây giờ ngoài các tác phẩm văn học hay âm nhạc nói về khúc quanh lịch sử này thì trong lĩnh vực điện ảnh, chúng ta bắt đầu có một số phim ngắn mà điển hình là Boat People của nữ đạo diễn Thanh Tâm đang công chiếu!

Image
Tác giả Triều Phong cùng gia đình, tại buổi ra mắt phim (Hình: TP)

Tôi là một thuyền nhân vượt biên nhiều lần, bị bắt ở tù vài ba lần và bị kẹt lại ở trại PFAC (The Philippine First Asylum Camp) gần mười một năm nhưng tôi cũng không nén nổi nỗi ngậm ngùi khi xem lại các cảnh đoạn trường xưa trên màn ảnh hoặc lúc nghe lời tâm sự đớn đau đẫm nước mắt của các phụ nữ từng là nạn nhân của hải tặc thuở nào hay nghe tiếng thét hốt hoảng của người ngồi sau khi thấy cảnh ghe vượt biên lật úp làm toàn bộ thuyền nhân phải mạng vong.

Đạo diễn Thanh Tâm đã thành công khi khai thác các hình ảnh tài liệu thật sự thương tâm để lột tả nỗi cơ cực kinh hoàng của thuyền nhân khi vượt biển qua hình ảnh bà mẹ đã kiệt sức do đói khát nhiều ngày nhưng vẫn cố cho con bú để

cứu con khỏi chết đói. Và đứa bé thì chỉ còn da bọc xương, mắt mở trừng trừng nhưng miệng vẫn cố ngậm chặt vú mẹ tìm chút sữa cuối cùng hay chi tiết khéo léo tuy nhỏ khác nhưng cũng đã đánh động lòng người bằng việc quay lại lời kể

của một nhân viên di trú lúc thấy một em bé bốn năm tuổi khệ nệ mang theo chiếc bình nhựa có chứa ba bốn lít nước bên trong, lẽo đẽo đi rất xa gia đình ở phía sau vì nặng khi được định cư do lo sợ chết khát bởi không có nước uống như trên ghe hôm nào!

Họ cũng có thể là các người đã đến được bến bờ tự do nhưng chỉ còn là những cái xác không hồn vì bị khủng hoảng tinh thần bởi vô số chuyện kinh hoàng đã xảy ra trên ghe, trên biển mà họ đã chứng kiến hoặc như tôi bây giờ dù đã định cư ông Mỹ hơn hai mươi năm mà đôi lúc cũng còn giật mình hốt hoảng vì hình ảnh hãi hùng vượt biển năm xưa mà thầy tôi; một giáo sư người Mỹ gọi đó là hội chứng PTSD (Post-Traumatic Stress Disorder) của thuyền nhân Việt Nam.

Tuy nhiên phim cũng không tránh khỏi thiếu sót khách quan lúc nói về trại PFAC ở Palawan, Philippines. Do dịch Covid-19 hoành hành nên đoàn làm phim không thể tới trại tị nạn này vì vậy không biết chính phủ Phi cũng có cưỡng bức hồi hương thuyền nhân vào ngày Valentine, 14 tháng 02 năm 1996, như các trại khác chứ không phải không có như trong phim đã nói!

Vì Phi có tham gia ký cam kết vào Chương Trình Hành Động Toàn Diện (CPA) về tị nạn Đông Dương năm 1989 nên cũng phải áp dụng biện pháp cưỡng bức nhưng là quốc gia nhân đạo duy nhất chỉ thực hiện một lần rồi cho phép thuyền nhân ở lại theo tinh thần nhân ái của người Kitô hữu khi chứng kiến người lánh cư lại một lần nữa liều mạng ngăn chặn máy bay, phản ứng quyết liệt trên phi đạo ngày ấy.

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đạo diễn Thanh Tâm đã hy sinh công sức để dựng lại một cuốn phim có giá trị lịch sử rất cao về tự do, nhân bản cho hậu thế bằng cả nhiệt huyết của người trẻ có lòng với quê hương cùng sự can đảm không sợ chính quyền cộng sản Việt Nam bên nhà cũng như các vị mạnh thường quân ở đây đã tài trợ dù người Việt chúng ta nơi này không nhiều nhưng cũng đã tạo cơ hội cho các em cháu hiểu thêm về nguồn gốc, xuất xứ của bản thân, gia đình mình.

Hy vọng cuốn phim này được chiếu rộng rãi và gặt hái thêm nhiều thành công ở khắp nơi có người Việt sinh sống trên thế giới và được sự ủng hộ của mọi người dành cho Thanh Tâm; nữ đạo diễn trẻ, cả về vật chất lẫn tinh thần để cô có thêm phương tiện thực hiện những ước mơ kế tiếp. Đây là dịp cho chúng ta nhìn lại mình nhưng không phải thấy đời đã “xanh rêu” mà là xanh tươi do đã gieo hạt, ươm mầm cho các thế hệ con cháu đời sau được sống trong ấm no hạnh phúc, và thành đạt trên xứ người.

Dayton, Ohio
ngày 13 Tháng 05 năm 2024

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by saohom »

5 phim tình cảm lãng mạn thập niên 1990 nên coi một lần trong đời

Nhất Anh/Người Việt

HOLLYWOOD, California (NV) – Điện ảnh lúc nào cũng có những dấu ấn riêng ở mỗi giai đoạn và thập niên 1990 không chỉ có những phim về xã hội đen, hành động hay kinh dị mà còn cả dòng phim tình cảm lãng mạn sâu sắc.

Image
Nhẹ nhàng, đơn giản và êm đềm là những điều mà đạo diễn Takeshi Kitano nói về tình yêu trong phim “A Scene at the Sea.” (Hình: Totsu EnterOne)

Năm bộ phim dưới đây đều là những tác phẩm được thực hiện trong thời gian này, đến từ những nhà làm phim kỳ cựu không chỉ ở Mỹ mà còn ở Á Châu. Mỗi tác phẩm đều khai thác những góc nhìn rất đặc biệt về tình yêu, để lại nhiều ấn tượng và suy ngẫm cho người xem.

A Scene at the Sea (1991)

Đạo diễn người Nhật Takeshi Kitano nổi tiếng với các bộ phim thuộc thể loại yakuza (là một thể loại phim của Nhật lấy đề tài về thế giới ngầm) nên giới mộ điệu điện ảnh rất bất ngờ khi ông thực hiện tác phẩm “A Scene at the Sea” vào năm 1991 với thể loại tình cảm lãng mạn. Không còn những cảnh bạo lực đâm chém gây sốc nữa mà thay vào đó “A Scene at the Sea” là những thước phim nhẹ nhàng đầy chân tình.

“A Scene at the Sea” nói về một đôi tình nhân cùng bị điếc, tìm đến với nhau vì sự đồng điệu trong tâm hồn, tư duy và cả sự thấu hiểu. Nữ diễn viên chính trong phim luôn đứng đằng sau như một hậu phương vững chắc để giúp cho nam chính trong phim theo đuổi con đường chơi lướt sóng chuyên nghiệp mặc cho những rào cản về bệnh tật của một người bị điếc bẩm sinh.


Đây là một bộ phim điện ảnh vô cùng nhẹ nhàng, có nhịp độ chậm, mang lại những điều đơn giản, êm đềm, giản dị và ngọt ngào. Đôi khi chẳng cần “đao to búa lớn,” hay phải thể hiện hết “ruột gan,” tình yêu chỉ giản đơn và thuần khiết như cách mà nó hiện hữu trong đời sống hằng ngày.
Image
Mối tình tay ba đầy ngang trái trong phim “The Age of Innocence.” (Hình: Columbia Pictures)
The Age of Innocence (1993)

Cũng giống như đạo diễn Takeshi Kitano, đạo diễn lừng danh Martin Scorsese nổi tiếng với các bộ phim hành động và tội phạm mafia đình đám nên việc ông “chuyển mình” cho ra mắt bộ phim “The Age of Innocence” vào năm 1993 khiến người xem không khỏi háo hức và chờ đợi một tác phẩm lãng mạn từ Martin Scorsese sẽ như thế nào.

Không khiến khán giả thất vọng, bộ phim đã để lại nhiều cảm xúc khó phai khi tập trung vào nhân vật nam chính bị vướng vào tình cảm khó kiểm soát giữa hai người phụ nữ trong bối cảnh ở tầng lớp thượng lưu tại thành phố New York hồi thế kỷ 19.

Luật Sư Newland Archer (tài tử Daniel Day-Lewis đóng) chuẩn bị làm đám cưới với một cô gái mới lớn xuất thân từ một gia đình dòng dõi quý tộc tên May Welland (nữ diễn viên Winona Ryder thủ vai). Tuy nhiên, người chị họ của May, Nữ Bá Tước Ellen Olenska (do Michelle Pfeiffer đóng), sau khi bị xã hội hắt hủi vì ly hôn với người chồng bội bạc, được gia đình của May cưu mang, lại đem đến một sức hút mãnh liệt với Newland. Cả hai nhận ra tình cảm của mình dành cho nhau nhưng phải chôn giấu cảm xúc của mình vì không chỉ rào cản của xã hội mà còn đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức mà cả hai luôn hướng đến.


“The Age of Innocence” là một bộ phim tinh tế, nhạy cảm và buồn một cách lặng lẽ về những thăng trầm trong tình yêu, đem lại nhiều cảm xúc tiếc nuối cho một tình cảm đầy sâu đậm nhưng không thể đến được với nhau.
Image
Câu chuyện đám cưới giả để che mắt mối tình đồng giới với cha mẹ của nam chính trong phim “The Wedding Banquet” vừa vui nhộn vừa để lại nhiều suy ngẫm cho người xem.
(Hình: Samuel Goldwyn Company)

The Wedding Banquet (1995)

Đạo diễn Lý An (Ang Lee) là một trong số những nhà làm phim Á Châu hiếm hoi được công nhận tài năng ở Hollywood từ thời thập niên 1990. Các tác phẩm của ông không chỉ xoay quanh về đề tài võ thuật mà còn có những bộ phim mang đậm tính nhân văn về tình yêu, kết hợp giữa sự lãng mạn và chính kịch, và trong số đó chính là “The Wedding Banquet.”

“The Wedding Banquet” xoay quanh một cuộc đám cưới giả giữa Winston Chao (do Wai-Tung Gao đóng), một chàng trai di dân đến Mỹ từ Đài Loan và cô nàng Wei-Wei (do May Chin đóng) để che mắt việc Winston là một người đồng giới, có tình cảm yêu đương với chàng trai người Mỹ Simon (do Mitchell Lichtenstein đóng), đồng thời để hài lòng cha mẹ của Winston và cô gái Wei-Wei cũng có thẻ xanh hợp lệ ở lại Hoa Kỳ.


Câu chuyện ngày càng trở nên phức tạp khi ba mẹ Winston quyết định ở chung với con mình, tạo ra những xung đột giữa văn hóa Á Châu và tư duy Tây phương, cũng như sự xung đột giữa các thế hệ trong gia đình và cảm xúc giữa việc sống thật với bản thân. Tất cả những “hỉ nộ ái ố” đó đều được đạo diễn Lý An trình bày trong phim một cách logic, chân thật, đôi khi lại rất dịu dàng, hài hước và lãng mạn.
Image
“Titanic” trở thành phim bất hủ không chỉ trong thập niên 1990 mà còn được xem là kiệt tác thay đổi điện ảnh thế giới. (Hình: Paramount Pictures)

Titanic (1997)

Năm 1997, đạo diễn James Cameron làm “rung chuyển” cả Hollywood khi giới thiệu bộ phim “Titanic,” một dự án được xem là kiệt tác của làng điện ảnh thế giới khi thu về hơn $1 tỷ doanh thu, giành được 11 giải Oscar và trở thành tác phẩm có doanh thu cao nhất trong suốt 13 năm.

Dựa trên sự kiện có thật ngoài đời vào năm 1912 khi con tàu xa hoa “Titanic” dành cho giới quý tộc bị đắm khiến hơn 1,500 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng, bộ phim “Titanic” không chỉ tạo nên không tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn khi lồng ghép vào câu chuyện tình yêu “chớm nở” nhưng đầy mặn nồng giữa nàng tiểu thư quý tộc Rose Dewitt Bukater (minh tinh Kate Winslet đóng) và chàng họa sĩ nghèo Jack Dawson (tài tử Leonardo DiCaprio đóng).


Cuộc tình ngắn ngủi giữa Jack và Rose đem lại sự rung động cho người xem và cả sự xót thương đau đớn khi Jack hy sinh mạng sống của mình để dành lại những chiếc thuyền cứu sinh để cứu Rose và hàng trăm người khác được sống.
Image
Cố tài tử Heath Ledger (trái) và minh tinh Julia Stiles đem đến một chuyện tình “oan gia” đầy vui nhộn và trẻ trung của tuổi học trò trong “10 Things I Hate About You.” (Hình: Touchstone Pictures)

10 Things I Hate About You (1999)

“10 Things I Hate About You” của đạo diễn Gil Junger được coi là phiên bản hiện đại thời thập niên 1990 dựa trên một vở kịch cổ điển “The Taming of the Shrew” của đại văn hào Shakespeare, xoay quanh hai chị em tuổi teen Kat và Bianca, lần lượt do Julia Stiles và Larisa Oleynik đảm nhiệm.

Trong phim, nhân vật Cameron James (tài tử Joseph Gordon-Levitt đóng) khiến Bianca vô cùng mê đắm. Tuy nhiên, theo quy định của gia đình, Bianca không được phép quen ai nếu như chị gái Kat chưa có bạn trai. Để có thể được quen Bianca chính thức, Cameron đã thuê anh bạn học sinh cá biệt trong trường, Patrick (cố tài tử Heath Ledger thủ vai), ra sức “cua” Kat nhưng cuối cùng Kat bắt đầu có tình cảm thật sự với Patrick.

Câu chuyện “gà bông” của các nhân vật tuổi teen trong phim không chỉ giúp khán giả gợi nhớ đến thời thanh xuân đi học của mình mà còn khắc họa nhiều điều thú vị mà có lẽ chỉ có ở lứa tuổi đó, bạn mới có đủ gan để dám làm những chuyện không ai nghĩ tới. (Nhất Anh) [qd]

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by mexanh »

Image

Nửa thế kỷ nhìn lại đời ‘Boat People’
Triều Phong



Vài cảm nghĩ sau khi xem phim “Thuyền Nhân” của đạo diễn Thanh Tâm


Ngày 12 Tháng Năm năm 2024 cũng là ngày Lễ Mẹ, Cộng Đồng Người Việt ở Dayton và các vùng phụ cận đã có dịp gặp gỡ đạo diễn trẻ, đẹp, duyên dáng; cô Thanh Tâm và được xem phim tài liệu lịch sử cận đại của Việt Nam, đó là phim “Boat People” do chính cô dàn dựng. Buổi chiếu phim miễn phí gồm hai xuất vào lúc 1:45 chiều và 5:45 tối đã được một số nhà hảo tâm tại đây tài trợ!

Đối với lịch sử thì năm mươi năm không phải là một khoảng thời gian dài nhưng với một đời người thì nó đủ cho người ta nhìn, soi rọi và chiêm nghiệm lại đời mình. Đặc biệt đối với các nhà viết, nghiên cứu lịch sử thì năm mươi năm là một thời gian đã đủ để cho người ta phân tích, tìm hiểu những sự kiện lịch sử đã xảy ra ở thời kỳ đó.

Trong cùng cái ý tưởng ấy, một người trẻ của thế hệ không phải là thuyền nhân nhưng đạo diễn Thanh Tâm đã băn khoăn đi tìm lại cội nguồn của mình, tìm hiểu vì sao mình hiện diện tại Canada, vì sao người Việt có mặt ở khắp năm châu, bốn bể để mới chợt khám phá ra cả một biến cố to lớn đầy đau thương sau Ngày 30 tháng Tư năm 1975 khiến cả dân tộc Việt Nam của cô phải chịu đựng biết bao khổ đau mà cô cần phải ghi lại.

Cô ghi lại bằng những thước phim tài liệu lịch sử của Việt Nam cho chính cá nhân cô cũng như các thế hệ mai sau biết về hải trình, lộ trình của ông bà họ đã hy sinh tất cả gia tài sự sản, thậm chí cả mạng sống trên đường vượt thoát chế độ cộng sản để tìm tự do. Cô ghi lại để cho cô và những người trẻ lớn lên ở hải ngoại biết “Freedom is not free!” mà Martin Luther King đã nói, nó quý giá như thế nào để gìn giữ. Và đó là lý do phim Boat People ra đời!

Thanh Tâm đã không quản nhọc nhằn để bỏ ra một thời gian dài đi tìm phỏng vấn các nhân chứng, nạn nhân của phong ba bão táp, của hải tặc Thái Lan tàn bạo, hãm hiếp giết người diệt khẩu trong suốt các thập niên cuối 70 tới 80 rồi 90. Và Thanh Tâm cũng không ngại “thân gái dặm trường” mà lặn lội đi khắp những trại tị nạn thuyền nhân ngày xưa như Bidong, Galang… để tìm hiểu về đời sống cơ cực của họ ở đó bằng tài chánh cá nhân ít ỏi của mình.

Chính ở những quốc gia tạm dung này cô đã thấy có nhiều nghĩa trang với vô số mồ xiêu mả lạc của người vượt biển đã bỏ mình, đã gửi lại nắm xương tàn trước khi đến được xứ sở tự do thật sự. Nhiều thảm cảnh thương tâm đã từng xảy ra ở đây mà dân chúng xứ tự do không biết, lương tâm nhân loại không chứng kiến được.

Cô đã tự hỏi tại sao đất nước không còn chiến tranh, thống nhất hai miền Nam Bắc rồi mà sao lại có hàng triệu người phải bỏ nước ra đi? Họ băng rừng vượt biển, đem sinh mạng đùa với đói khát, với phong ba bão táp, đem số phận đánh đu với hải tặc luôn rình rập ngoài biển khơi? Theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn thì đã có cả mấy trăm ngàn người bỏ mạng dưới lòng đại dương hay trong rừng sâu nước độc với hàng trăm lý do khác nhau. Ho đã dùng mọi phương tiện thay cho cứu cánh vì hai chữ tự do!

Thế cho nên hai từ “Boat People” là cục xương khó nuốt của chính phủ Cộng Sản Việt Nam. Nó là hệ quả nói lên bởi một chính sách khắc nghiệt, phân biệt đối xử, trả thù tàn bạo dân chúng miền Nam sau 1975 mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã thực thi. Vì vậy họ ra sức dùng quan hệ ngoại giao để ép buộc những nước từng có trại tị nạn quanh vùng Đông Nam Á đập phá các bia tưởng niệm thuyền nhân nhằm xóa bỏ dấu tích cai trị dã man của mình. Nhưng dã tâm của họ không thành công vì hiện nay có vô số đài tưởng niệm thuyền nhân được xây dựng trên khắp các quốc gia tự do có người Việt sinh sống và sâu xa hơn nữa là ngay trong tim của người tị nạn!

Và bây giờ ngoài các tác phẩm văn học hay âm nhạc nói về khúc quanh lịch sử này thì trong lĩnh vực điện ảnh, chúng ta bắt đầu có một số phim ngắn mà điển hình là Boat People của nữ đạo diễn Thanh Tâm đang công chiếu!


Image
Tác giả Triều Phong cùng gia đình, tại buổi ra mắt phim (Hình: TP)

Tôi là một thuyền nhân vượt biên nhiều lần, bị bắt ở tù vài ba lần và bị kẹt lại ở trại PFAC (The Philippine First Asylum Camp) gần mười một năm nhưng tôi cũng không nén nổi nỗi ngậm ngùi khi xem lại các cảnh đoạn trường xưa trên màn ảnh hoặc lúc nghe lời tâm sự đớn đau đẫm nước mắt của các phụ nữ từng là nạn nhân của hải tặc thuở nào hay nghe tiếng thét hốt hoảng của người ngồi sau khi thấy cảnh ghe vượt biên lật úp làm toàn bộ thuyền nhân phải mạng vong.

Đạo diễn Thanh Tâm đã thành công khi khai thác các hình ảnh tài liệu thật sự thương tâm để lột tả nỗi cơ cực kinh hoàng của thuyền nhân khi vượt biển qua hình ảnh bà mẹ đã kiệt sức do đói khát nhiều ngày nhưng vẫn cố cho con bú để

cứu con khỏi chết đói. Và đứa bé thì chỉ còn da bọc xương, mắt mở trừng trừng nhưng miệng vẫn cố ngậm chặt vú mẹ tìm chút sữa cuối cùng hay chi tiết khéo léo tuy nhỏ khác nhưng cũng đã đánh động lòng người bằng việc quay lại lời kể

của một nhân viên di trú lúc thấy một em bé bốn năm tuổi khệ nệ mang theo chiếc bình nhựa có chứa ba bốn lít nước bên trong, lẽo đẽo đi rất xa gia đình ở phía sau vì nặng khi được định cư do lo sợ chết khát bởi không có nước uống như trên ghe hôm nào!

Họ cũng có thể là các người đã đến được bến bờ tự do nhưng chỉ còn là những cái xác không hồn vì bị khủng hoảng tinh thần bởi vô số chuyện kinh hoàng đã xảy ra trên ghe, trên biển mà họ đã chứng kiến hoặc như tôi bây giờ dù đã định cư ông Mỹ hơn hai mươi năm mà đôi lúc cũng còn giật mình hốt hoảng vì hình ảnh hãi hùng vượt biển năm xưa mà thầy tôi; một giáo sư người Mỹ gọi đó là hội chứng PTSD (Post-Traumatic Stress Disorder) của thuyền nhân Việt Nam.

Tuy nhiên phim cũng không tránh khỏi thiếu sót khách quan lúc nói về trại PFAC ở Palawan, Philippines. Do dịch Covid-19 hoành hành nên đoàn làm phim không thể tới trại tị nạn này vì vậy không biết chính phủ Phi cũng có cưỡng bức hồi hương thuyền nhân vào ngày Valentine, 14 tháng 02 năm 1996, như các trại khác chứ không phải không có như trong phim đã nói!

Vì Phi có tham gia ký cam kết vào Chương Trình Hành Động Toàn Diện (CPA) về tị nạn Đông Dương năm 1989 nên cũng phải áp dụng biện pháp cưỡng bức nhưng là quốc gia nhân đạo duy nhất chỉ thực hiện một lần rồi cho phép thuyền nhân ở lại theo tinh thần nhân ái của người Kitô hữu khi chứng kiến người lánh cư lại một lần nữa liều mạng ngăn chặn máy bay, phản ứng quyết liệt trên phi đạo ngày ấy.

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đạo diễn Thanh Tâm đã hy sinh công sức để dựng lại một cuốn phim có giá trị lịch sử rất cao về tự do, nhân bản cho hậu thế bằng cả nhiệt huyết của người trẻ có lòng với quê hương cùng sự can đảm không sợ chính quyền cộng sản Việt Nam bên nhà cũng như các vị mạnh thường quân ở đây đã tài trợ dù người Việt chúng ta nơi này không nhiều nhưng cũng đã tạo cơ hội cho các em cháu hiểu thêm về nguồn gốc, xuất xứ của bản thân, gia đình mình.

Hy vọng cuốn phim này được chiếu rộng rãi và gặt hái thêm nhiều thành công ở khắp nơi có người Việt sinh sống trên thế giới và được sự ủng hộ của mọi người dành cho Thanh Tâm; nữ đạo diễn trẻ, cả về vật chất lẫn tinh thần để cô có thêm phương tiện thực hiện những ước mơ kế tiếp. Đây là dịp cho chúng ta nhìn lại mình nhưng không phải thấy đời đã “xanh rêu” mà là xanh tươi do đã gieo hạt, ươm mầm cho các thế hệ con cháu đời sau được sống trong ấm no hạnh phúc, và thành đạt trên xứ người.

Dayton, Ohio ngày 13 Tháng 05 năm 2024

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by mexanh »

4 phim không thể bỏ lỡ trong dịp lễ Halloween 2024

Nhất Anh/Người Việt
HOLLYWOOD, California (NV) – Nếu bạn là một người yêu mến dòng phim kinh dị hoặc các bộ phim tâm lý mang tính rùng rợn thì không thể bỏ qua những bộ phim được ra mắt vào dịp lễ Halloween hằng năm vào cuối Tháng Chín và Tháng Mười.
Image
Tài tử gạo cội Michael Keaton trở lại với vai diễn làm nên tên tuổi của ông trong “Beetlejuice Beetlejuice.” (Hình: Warner Bros. Pictures)
Đây chính là thời điểm mà các nhà làm phim Hollywood tung ra các dự án về siêu nhiên, thần thoại hay mang yếu tố hù dọa cao không dành cho người yếu tim, điển hình là bốn bộ phim đang và sắp ra rạp với đầy tính bất ngờ dưới đây.

Beetlejuice Beetlejuice (26 Tháng Chín)

Ba mươi sáu năm kể từ khi bộ phim “Beetlejuice” ra mắt khán giả lần đầu tiên, vị đạo diễn tài năng ở Hollywood, Tim Burton, trở lại lễ Halloween năm nay với phần tiếp theo mang tên “Beetlejuice Beetlejuice.” Tim Burton được coi là đạo diễn thiên tài ở mảng phim kinh dị mang yếu tố tâm linh, trừu tượng và tất nhiên lần trở lại được người hâm mộ vô cùng hào hứng đón nhận.

“Beetlejuice” là tác phẩm trở thành một phần văn hóa đại chúng ở Mỹ và việc xem lại bộ phim này mỗi dịp Halloween cũng được xem là một phong tục truyền thống hằng năm của người Mỹ.


Đặc biệt, “Beetlejuice Beetlejuice” sẽ đón chào sự trở lại của tài tử gạo cội Michael Keaton, minh tinh Winona Ryder và minh tinh Catherine O’Hara, những người được coi là “linh hồn”của bộ phim 36 năm trước. Và trong lần này, dàn diễn viên kỳ cựu sẽ kết hợp với lứa diễn viên thế hệ mới, bao gồm Jenna Ortega, Arthur Conti và Nick Kellington.

Khán giả sẽ được gặp lại con ma ranh mãnh Beetlejuice với bộ đồ vest sọc trắng đen đặc trưng tiếp tục quậy tưng gia đình ba thế hệ nhà Deetz. Và cũng chính sự gặp mặt với Beetlejuice mà các thành viên trong gia đình lại nhận ra được nhiều bài học ý nghĩa về tình thương cũng như học cách yêu thương và đùm bọc lẫn nhau cũng như rút ngắn sự khác biệt giữa các thế hệ với nhau.

“Beetlejuice Beetlejuice” hiện đang được chiếu ngoài rạp, và hiện tại đã thu về $272 triệu, hứa hẹn sẽ là bộ phim được nhiều người xem nhất trong dịp Halloween.
Image
Tên hề Joker không còn đơn độc nữa khi trong phần hai “Joker: Folie à Deux” sẽ có thêm người yêu và cũng là người đồng hành. (Hình: Warner Bros. Pictures)

Joker: Folie à Deux (4 Tháng Mười)

Năm 2019, đạo diễn Todd Phillips từng gây bất ngờ khi ra mắt bộ phim “Joker,” xoay quanh ác nhân Joker nổi tiếng trong vũ trụ điện ảnh DC Comics với tài tử Joaquin Phoenix đóng chính. Và trong năm nay, Joker trở lại với khán giả và lần này thì có thêm Harley Quinn, cô nhân tình điên loạn không kém gì kẻ ác nhân, trở thành bộ đôi điên rồ để lại nhiều nỗi kinh hoàng cho nhân loại.

Đóng cùng với tài tử Joaquin Phoenix chính là nữ ca sĩ Lady Gaga, nữ nghệ sĩ với cá tính âm nhạc và điện ảnh dị biệt, được xem là sự lựa chọn sáng suốt và “đo ni đóng giày.”

Cái tên “Folie à Deux” trong ngành tâm lý học có nghĩa là “sự điên loạn có đôi,” được xem là một chứng bệnh rối loạn tâm thần mà ở đó một người được xem là nguồn bệnh khi từng trải qua nhiều mất mát, tinh thần không còn được bình thường và dần dần thao túng tâm lý người khác, khiến đối phương “ngoan ngoãn và vâng lời” trong vô thức.


Hiện tại, người hâm mộ náo nức ngày phim ra rạp để giải mã sự tò mò về sự điên rồ mà Joker và Harley Quinn đem lại, cũng như để xem màn kết hợp lần đầu tiên giữa Joaquin Phoenix và Lady Gaga sẽ “bùng nổ” như thế nào.
Image
Minh tinh Naomi Scott vào vai ca sĩ nhạc pop Skye Riley bị quấy rối từ những ám ảnh vô hình trong “Smile 2.” (Hình: Paramount Pictures)

Smile 2 (18 Tháng Mười)

“Smile 2” là phần tiếp theo của bộ phim kinh dị tâm lý siêu nhiên “Smile” hồi năm 2022 do đạo diễn Parker Finn thực hiện, nói về lời nguyền kinh hoàng buộc nạn nhân phải mỉm cười trước khi đối mặt với cái chết.

Trong phim, minh tinh Naomi Scott vào vai nữ ca sĩ nhạc pop nổi tiếng Skye Riley, phải trải qua một loạt sự kiện kỳ dị khiến cô bị ảo giác và ám ảnh, dẫn đến sự lo ngại khi chuyến lưu diễn của cô sắp bắt đầu. Cô bị mắc kẹt trong cơn ác mộng kinh hoàng và dần dần dẫn đến những hành động nguy hiểm và chết người.


“Smile” ra mắt lần đầu tiên hồi Tháng Chín, 2022, đã gây tiếng vang lớn khi thu về $217 triệu trong khi kinh phí thực hiện chỉ $17 triệu, trở thành bộ phim kinh dị có giá trị lớn cho Paramount Pictures. Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết “Laura Hasn’t Slept” do chính đạo diễn Parker Finn viết, đem lại một bữa tiệc thị giác và thính giác khai thác về yếu tố tâm linh và kinh dị độc đáo, bất ngờ và thú vị.
Image
Tài tử Tom Hardy quay trở lại với nhân vật Eddie Brock và Venom trong phần cuối mang tên “Venom: The Last Dance.” (Hình: Sony Pictures)

Venom: The Last Dance (25 Tháng Mười)

Ở thể loại siêu anh hùng, khán giả sẽ được thưởng thức phần thứ ba và cũng là phần cuối cùng nói về nhân vật phóng viên Eddie Brock và kẻ ký sinh Venom trong bộ phim “Venom: The Last Dance” do Sony Pictures sản xuất và phát hành.

“Venom: The Last Dance” sẽ là màn đối đầu không cân xứng giữa Eddie Brock và kẻ ký sinh lên người anh Venom với hai thế lực đầy quyền lực và sức mạnh, bao gồm những thực thể ngoài hành tinh nơi Venom từng sinh sống và quân đội của chính phủ trên Trái Đất.

Không chỉ vậy, kẻ ác nhân giấu mặt, Knull, cũng là người đã tạo ra Venom, chính là “trùm cuối” gieo giắc nhiều mối đe dọa kinh hoàng đến sự sống không chỉ của Eddie và Venom mà của toàn bộ con người trên thế giới.


Thêm một điều nữa khiến phần mới trở nên đặc biệt là nữ biên kịch Kelly Marcel, người chấp bút cho kịch bản của hai phần trước “Venom” và “Venom: Let There Be Carnage,” chính là đạo diễn của phần ba “Venom: The Last Dance.” (Nhất Anh) [qd]

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by bichphuong »

5 bộ phim truyền hình Hàn Quốc được xem nhiều nhất mọi thời đại
Giang Thanh
18/11/2024
Những tựa phim nổi tiếng như Squid Game, The Glory... không chỉ lập kỷ lục về lượng người xem mà còn trở thành chuẩn mực văn hóa.

Phim truyền hình Hàn Quốc đã thu hút khán giả trên toàn thế giới, vượt qua rào cản văn hóa và ngôn ngữ.

Netflix là động lực chính thúc đẩy hiện tượng này, giúp các bộ phim Hàn Quốc có thể truy cập được trên toàn cầu thông qua lồng tiếng và phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Bảng xếp hạng mới được công bố về những bộ phim truyền hình Hàn Quốc được xem nhiều nhất trên Netflix theo tổng số giờ xem đã nêu bật tác động toàn cầu của những chương trình này.

Giờ xem không chỉ là thước đo mức độ phổ biến mà chúng còn phản ánh sức hấp dẫn lâu dài và ý nghĩa văn hóa của một bộ phim.

Dưới đây là 5 bộ phim truyền hình Hàn Quốc được xem nhiều nhất mọi thời đại:


Squid Game (Trò chơi con mực)
Image
phim-1.jpg
Squid Game thống trị vị trí phim truyền hình Hàn Quốc được xem nhiều nhất trên Netflix, đạt con số đáng kinh ngạc là 2,328 tỷ giờ xem.

Chỉ với 9 tập phim, bộ phim truyền hình về trò chơi sinh tồn này đã thu hút sự chú ý của toàn cầu bởi sự căng thẳng tâm lý dữ dội và bình luận xã hội hấp dẫn.

Bộ phim đã đạt Kỷ lục Thế giới là loạt phim được xem nhiều nhất từ trước đến nay của Netflix, giúp củng cố vị thế của nó như một hiện tượng văn hóa toàn cầu.

All of Us Are Dead (Ngôi trường xác sống)
Image
phim-02.jpg
Bộ phim về ngày tận thế của thây ma ở trường trung học này xếp thứ hai với 659,51 triệu giờ xem qua 12 tập phim.

Câu chuyện nhịp độ nhanh và cốt truyện hồi hộp đã thu hút khán giả trên toàn thế giới, vượt qua ranh giới của thể loại "K-zombie" và trở thành một hit lớn, đặc biệt là đối với khán giả trẻ tuổi.

The Glory (Vinh quang trong thù hận)
Image
phim-03.jpg

Đứng thứ ba là The Glory, với sự tham gia của Song Hye Kyo. Với 16 tập bộ phim đã thu hút được 560,99 triệu giờ xem.

Bộ phim trả thù này, tập trung vào một nhân vật chính tìm kiếm công lý chống lại những kẻ bắt nạt thời thơ ấu của cô, đã giành được sự hoan nghênh vì cốt truyện hấp dẫn và chiều sâu cảm xúc phức tạp.

Các nhân vật và cốt truyện dữ dội của phim đã khiến nó trở thành một hiện tượng của Netflix.

My Name (Tên tôi)
Image
phim-04.jpg
Vị trí thứ tư là My Name với 194,14 triệu giờ xem qua 8 tập phim. Bộ phim hành động này kể về một nhân vật chính thâm nhập vào một tổ chức tội phạm để trả thù cho cái chết của cha cô.

Diễn xuất nổi bật của Han So Hee và các cảnh hành động dữ dội của bộ phim đã nhận được nhiều lời khen ngợi.

Bloodhounds (Chó săn công lý)
Image
phim-05.jpg

Bloodhounds đứng thứ 5 với 164,87 triệu giờ xem cho 8 tập phim. Bộ phim hành động tội phạm ly kỳ này khám phá sự tham nhũng và đấu tranh của con người trong một xã hội tan vỡ, mang đến một câu chuyện hấp dẫn khiến người xem háo hức chờ đợi các tập tiếp theo.

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by VuPhong »

Beyoncé – nữ ca sĩ nhận danh hiệu của RIAA nhiều nhất
Sam Nguyễn –
25 tháng 12, 2024


Image
Beyoncé. (Hình: Facebook “Beyoncé”)
Hiệp Hội Công Nghiệp Ghi Âm Hoa Kỳ (The Recording Industry Association of America – RIAA) vừa công bố Beyoncé (nổi tiếng qua các bài hát “Halo” và “Say My Name”) là nữ ca sĩ nhiều danh hiệu nhất 103 danh hiệu của RIAA.

Album mới nhất của ca sĩ này, mang tựa đề “Cowboy Carter,” giành được danh hiệu Bạch Kim, và “Texas Hold ‘Em” hiện được chứng nhận Đôi Bạch Kim. Đĩa đơn thứ hai, “16 Carriages,” hiện được chứng nhận danh hiệu Vàng. Album trước đó của cô, “Renaissance,” cũng nhận được danh hiệu Đôi Bạch Kim.

Các album gần đây của Beyoncé không phải là những tác phẩm duy nhất được chứng nhận. Các bản song ca của Beyoncé với chồng cô, ca sĩ nhạc rap và doanh nhân Jay-Z – bài “Drunk in Love” (2013) và “Crazy in Love” (2003) – đều đạt tám danh hiệu Bạch Kim.


Các bài hát và album đạt được chứng nhận Vàng của RIAA nếu tác phẩm bán ra được tối thiểu 500,000 bản. Các album cán mức một triệu bản bán ra sẽ đạt được chứng nhận Bạch Kim.

Chứng nhận Bạch Kim nhiều lần được trao cho tác phẩm cứ mỗi lần thêm một triệu bản được bán. Chứng nhận Kim Cương dành riêng cho các album bán được 10 triệu bản.

“Chúng tôi rất vui mừng khi ghi nhận tài năng đáng kinh ngạc, sự chăm chỉ và tinh thần sáng tạo được thể hiện nhiều thể loại nhạc khác nhau,” chủ tịch kiêm giám đốc điều hành RIAA – bà Michele Ballantyne cho biết. “Xin chúc mừng cột mốc quan trọng này, Beyoncé, Parkwood Entertainment, Columbia Records. Gặp lại bạn sau, BeyHive, được phát trực tiếp liên tục!”

Thành tích của người chiến thắng giải Grammy 32 lần này diễn ra sau thông báo ngày 16 Tháng Mười Hai rằng Taylor Swift đạt được mức chứng nhận cao nhất và album hàng đầu cho danh hiệu sáu lần Bạch Kim của cô cho album phòng thu thứ mười một, “The Tortured Poets Department.”

Shaboozey mang về giải thưởng chứng nhận Khóa Học 2024 cao nhất sau khi đĩa đơn “A Bar Song (Tipsy)” của anh đạt năm lần Bạch kim. Billie Eilish giành được nhiều danh hiệu được chứng nhận nhất năm 2024, với tổng cộng 10 danh hiệu, với album mới nhất, “Hit Me Hard and Soft.” Các đĩa đơn “Birds of a Feather,” “Lunch,” “Chihiro” và “Wildflower” đều đạt Bạch Kim, và “Skinny,” “Blue,” “The Greatest,” “L’Amour De Ma Vie” và “The Diner” đạt danh hiệu Vàng.
Image
Beyoncé. (Hình: Facebook “Beyoncé”)

Kỷ lục RIAA của Beyoncé theo sau đề cử Grammy ngày 8 Tháng Mười Một, khi cô giành được 11 đề cử Grammy. Các đề cử mới nhất giúp cô trở thành nhạc sĩ có nhiều đề cử nhất bất kỳ nghệ sĩ nào trong lịch sử của Viện Hàn Lâm Thu Âm (Recording Academy), với tổng cộng 99 giải.

Chỉ riêng năm nay, nhạc sĩ được đề cử cho giải trình diễn đơn ca nhạc đồng quê hay nhất cho bài nhạc “16 CARRIAGES,” bài hát “II MOST WANTED” cùng Miley Cyrus giành được giải trình diễn song ca/nhóm nhạc đồng quê hay nhất, giải bài hát đồng quê hay nhất cho “TEXAS HOLD ‘EM,” giải album đồng quê hay nhất, giải trình diễn nhạc Americana hay nhất cho “YA YA” và bài ca “LEVII’S JEANS” cùng Post Malone đạt giải trình diễn song ca/nhóm nhạc pop hay nhất.

Trước lễ trao giải Grammy vào ngày 2 Tháng Hai năm 2025, Beyoncé sẽ biểu diễn vào giờ giải lao của trận đấu Giải Bóng Bầu Dục Quốc Gia (National Football League – NFL) với sự tham gia của hai đội Houston Texans và Baltimore Ravens trong ngày Giáng Sinh. Buổi biểu diễn sẽ được phát trực tiếp trên Netflix.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by khieulong »

Image

" Thu không còn hát cho Người "

Văn nghệ Thứ Tư

Hôm nay 15 tháng 1 năm 2025 - ngày này 4 năm về trước (15 tháng 1 năm 2021 )- cố nữ ca sĩ Lệ Thu đã rời bỏ Cõi Tạm để về với Chúa -

Để tưởng đến cố nữ ca sĩ Lệ Thu - tôi post lại bài viết " Thu không còn hát cho Người " để tưởng nhớ đến chị - một giọng ca Hay trong làng Tân Nhạc Việt nam trước 1975 và sau 1975 tại Hải Ngoại
Thu không còn hát cho người
(kỷ niệm những lần gặp gỡ cố danh ca Lệ Thu)

Từ đầu tháng 11 năm 2020 cho đến ngày 15 tháng 1 /2021 - chỉ trong vòng 2 tháng rưỡi , làng Văn học Nghệ Thuật - ở Hải Ngoại và Việt nam có tất cả 8 nam nữ ca nhạc sĩ – nhà văn - kịch sĩ đã qua đời – Đã khiến cho nhiều người yêu Văn nghệ tíếc thương rơi lệ -

Đó là cac cố ca sĩ –nhac si: Ngọc Cẩm - nhạc sĩ Lê Dinh , kịch sĩ Hoàng Long , nghệ sĩ Chí Tài , nữ ca sĩ Mai Hương , nhà văn Hoàng hải Thủy , danh hài Hề Sa , nữ danh ca sĩ Lệ Thu .

Trong số 8 người nghệ sĩ nói trên , tôi đều quen biết đã gặp gỡ nhiều lần ở Sàigòn , Nam Cali , Sydney 7 người ngoài trừ nghệ sĩ Chí Tài .

Hôm nay , tôi xin viết vài dòng để tưởng nhớ cố nữ danh ca Lệ Thu -

Năm 1971 , nhờ làm việc với trung tâm băng nhạc Shotguns & Thanh Thúy tôi đã gặp gỡ nhiều lần cố nữ danh ca Lệ Thu -để nhắc nhở ngày giờ thu băng nhạc cho Shotguns & Thanh Thúy – hay gặp chị ở đài Truyền Hình số 9 khi chị thu hình chương trình nhạc cho Shotguns .Tôi cũng đã viết bài về cố danh ca Lệ Thu trên tuần báo Thẩm Mỹ Tân tiến.
Sau 75 , chị còn kẹt lại ở quê nhà , và miễn cưỡng phải cộng tác hát cho ban kịch Kim Cương –

Đến năm 1980 , chị đi vượt biên thành công đến Đảo Paula Bidong Malaysia , sau đó chị được định cư ở Nam Cali – Và tiếp tục ca hát cho 2 trung tâm ca nhạc Asia & Thúy Nga Paris – cũng như hát đại nhạc hoi khắp các tiểu bang trên nước Mỹ -
Năm 1988 tôi mới đi vượt biên đến Malaysia tháng 4 1989 đến Sydney định cư –

Mãi đến năm 2000 , lần đầu tiên tôi Cali Du , nhờ ký gỉa Kỳ Phát đã tặng Vé tôi tham dự “Đêm Vinh danh nhạc sĩ Tuấn Khanh “ do bạn bè và thân hữu tổ chức - Truớc khi bắt đầu phần trình diễn , là phần tiếp tân gặp gỡ giữa quan khách với nhạc sĩ Tuấn Khanh , tôi đã gặp cố nữ ca sĩ Lệ Thu , nữ ca sĩ Ngọc Minh ,nhạc sĩ Tuấn Khanh cả ba người rất ngạc nhiên về sự có mặt cûa tôi , sau phần hỏi thăm cả ba đã chúc mừng tôi đã đến bến bờ Tự Do , đêm hôm đó cố nữ danh ca Lệ Thu đã hát bản nhạc sở trường của chị “Chiếc Lá Cuối cùng “ của nhạc sĩ Tuấn Khanh , theo tôi , chỉ có một mình cố nữ danh ca Lệ Thu hát bản nhạc này hay nhất , vì có chỗ phải luyến láy thì ai không bằng chị .

Đến năm 2005 , tôi trở lại Nam Cali để dự đám cưới con trai út của cố đạo diễn Bùi Sơn Dzuân ,vì tôi đến sớm , nên lại được dự chương trình Văn nghệ vinh danh cố nhạc sĩ Nguyễn Hiền do trung tâm Thúy Nga tổ chức , trong buổi trưa nhạc vinh danh cố nhạc sĩ Nguyễn Hiền ,tôi đã gặp lại cố nữ danh ca Thái Thanh , cố nữ ca sĩ Quỳnh Giao , cố nữ ca sĩ Mai Hương và đương nhiên được gặp lại cố nữ ca sĩ Lệ Thu - Sau phần trao quà lưu niệm cho bà Nguyễn Hiền , tất cả các nữ ca sĩ nói trên đã hát những nhạc phẩm của cố nhạc sĩ Nguyễn Hiền quen thuộc như “Anh cho em mùa Xuân “ “Tiếng hát học trò” , “Ngàn năm mây bay “v.v

Sau phần trình diễn của cố danh ca Lệ Thu , tôi đã vào hậu trường hỏi thăm chị và chụp hình lưu niệm

. Đường văn nghệ còn dài , nên tôi lại có duyên gặp lại cố danh ca Lệ Thu tháng 3 / 2012 tai Sydney trong chương trình Đại nhạc hội “Một thời để nhớ “ gồm toàn các nam nữ ca sĩ , nhạc sĩ , kịch sĩ nổi tiếng trước 1975 , đa số tuổi đời đã trên 6 bó như nam ca sĩ Trung Chỉnh , Anh Khoa ,Thanh Thúy , Mai lệ Huyền , Hoàng Oanh , Minh Hiếu , Khanh Ly, cố kịch sĩ Xuân Phát cũng như phần tái ngộ của Ban nhạc The Shotguns sau 37 năm xa cách nhạc sĩ Ngọc Chánh - cố nhạc sĩ Hoàng Liêm, tay trống Mạnh Tuấn ,nam ca sĩ Elvis Phương cùng MC Nam Lộc . Một chương trình đại nhạc hội rất thành công nhất là màn song ca đặc biệt của cố danh ca Lệ Thu với nữ ca sĩ Khánh Ly qua bản Tiếng Sáo Thiên Thai .

Bẩy năm sau , tháng 10 /2019 , cố nữ danh ca Lệ Thu lại đến Melbourne và Sydney trong show ca nhạc “Cây Đàn Tù “ . Trước khi rời Sydney về lại Melbourne cố nữ danh ca Lệ Thu đã xuất hiện đặc biệt tri ân khán thính gỉa tại Cabramatta League Club ( Bụi Đời ) . Cố nữ danh ca Lệ Thu đã hát 3 bài “ Xin còn gọi tên nhau “ Trường Sa , Nước mắt mùa Thu Phạm Duy , Thu hát cho người Vũ đức sao Biển , nhưng không hát “Chiếc lá cuối cùng “ Tuấn Khanh , chị dành bản nhạc này cho nữ ca sĩ Dương Hòa ( Melbuorne ) hát , lần đầu tiên được nghe Dương Hòa hát bản “Chiếc lá cuối cùng “đã làm cho tôi cùng mọi người có mặt sửng sốt và ngạc nhiên , không ngờ Dương Hòa hát không thua gì bậc đàn chị cố nữ danh ca Lệ Thu - Trước khi ra về , tôi đã hỏi cố danh ca Lệ Thu về giọng ca của Dương Hòa hát “Chiếc lá cuối cùng “ thế nào ? cố danh ca Lệ Thu đã khen “được lắm” -

Cơn dịch vũ hán bắt đầu lan tràn khắp nơi trên thế giới từ đầu năm 2020 , số người bị lây nhiễm rất nhiều ở Mỹ không chừa một ai , kể cả người Việt nam , và nữ danh ca Lệ Thu đã bị bệnh từ đầu tháng 12 /2020 - Sau 1 tháng rưỡi chống cự với căn bệnh quái ác này , chị đã ra đi vĩnh viễn vào chiều tối ngày 15 tháng 1 /2021 khiến cho nhiều người rơi lệ trong đó có tôi .

Thôi hết rồi còn đâu ! - từ nay “Thu không còn hát cho người “

Nguyễn Toàn /Sydney

lequyen
Posts: 295
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by lequyen »

Khi điện ảnh phản ánh cái sai của chính phủ
Nguyên Lee

Image
Tòa Bạch Ốc. (Hình minh họa: Kristina Volgenau/Unsplash)

Chính phủ thường nói dối, gian lận và tham lam. Đôi khi lỗi lầm đến từ những cá nhân tham nhũng, lừa đảo để có được các chức vụ quyền lực mà không có đạo đức nào ngoài sự tự tôn của chính họ. Sai lầm cũng nằm ở chính người dân: Chúng ta bị thu hút bởi các chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy, những người nói gì dân ta cũng tuân theo, thay vì tự mình nghe theo lý trí và cái đúng.

Những điều trên cũng được phác hoạ thông qua nghệ thuật, như điện ảnh chẳng hạn. Dưới đây là những phim phản ánh rõ ràng tình trạng tham nhũng của chính phủ.

“The Conversation” (1974)

Phim này không nói về Watergate hay Việt Nam, nhưng cho thấy sự hoang tưởng chính trị có thật của thời đại đó cũng như bất kỳ phim nào. Gene Hackman (tham gia bộ phim “Superman” [1978] và “Unforgiven” [1992]) vào vai chuyên gia giám sát Harry Caul, người vô cùng hoang tưởng khi nghe được một cuộc trò chuyện mà anh không nên nghe về một vụ giết người tiềm năng.


Mặc dù có vẻ như phim kể về những tội lỗi riêng tư, “The Conversation” được phát hành cùng năm khi Richard Nixon từ chức tổng thống (được hỗ trợ bởi các băng ghi âm của Tòa Bạch Ốc), và có tầm nhìn xa về tình trạng giám sát ngày càng gia tăng, nhưng cũng rất mâu thuẫn. Harry có ý tốt và những lợi ích đối với công việc anh ấy làm, nhưng cũng có những lo ngại rất rõ ràng về quyền riêng tư, cũng như khả năng hiểu sai các tình huống và toàn bộ cuộc sống dựa trên những thông tin không đúng ngữ cảnh. Không có gì được nêu ra trong phim này mà chúng ta vẫn chưa từng trải qua, dù hơn 50 năm sau.


“The Parallax View” (1974)

Nằm ngay trong khoảng thời gian của cuộc chiến tranh Việt Nam và các vụ ám sát vào những năm 1960 và Watergate, đạo diễn Alan J. Pakula (đạo diễn các phim “Klute” và “The Pelican Brief”) tạo ra một kiệt tác nghệ thuật về chứng hoang tưởng chính trị truyền tải cảm giác sợ hãi ngày càng tăng trong từng khung hình lấy cảm hứng từ phim đen.

Diễn viên Warren Beatty, hiện nay 87 tuổi, vào vai Joseph Frady, một nhà báo bị cuốn vào một âm mưu cực kỳ phức tạp sau khi chứng kiến vụ ám sát một thượng nghị sĩ đương nhiệm và ứng cử viên tổng thống. Có nhiều điều hơn là một vụ ám sát đơn thuần, nhưng cũng có nhiều điều gây cấn trong hành trình tìm kiếm sự thật của Frady ngoài chủ nghĩa anh hùng đơn thuần.

Điều đáng lo ngại là cốt truyện ly kỳ của phim che giấu một thế giới phức tạp đến khó tin, nơi không có câu trả lời dễ dàng nào. Trong một hệ thống bị phá vỡ và tham nhũng, ngay cả những ý định tốt nhất cũng có nguy cơ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.


“They Live” (1988)


Phim châm biếm vô cùng tinh tế này của đạo diễn John Carpenter (đạo diễn phim “Halloween” [1978]) về chủ nghĩa tư bản thương mại theo phong cách Mỹ, kể về một kẻ lang thang (do Roddy Piper nhập vai) khám phá ra, thông qua một cặp kính râm, rằng thế giới này là một vỏ bọc do tầng lớp thống trị điều hành, nơi ẩn chứa những thông điệp tiềm ẩn ở khắp mọi nơi: như tiêu xài, sinh sản, tuân thủ. Biết được sự thật về âm mưu cuối cùng, nhân vật chính không đầu hàng mà quyết tâm chiến đấu.


“Wag the Dog” (1997)


Ngay trước khi cựu tổng thống Bill Clinton bị luận tội (và một vụ đánh bom hẹn giờ đáng ngờ ở Iraq), và một vài năm trước các chủ đề và sự che giấu của chiến tranh Iraq, Barry Levinson thực hiện phim châm biếm toàn những ngôi sao này, về một nhà sản xuất phim Hollywood được giao nhiệm vụ tạo ra một cuộc chiến giả với Albania để che giấu một vụ bê bối tình dục của tổng thống. Mặc dù là một phim hài đen tối, cốt truyện của phim không phải là lý do ngớ ngẩn khiến con người tham gia chiến tranh.


“Captain America: The Winter Soldier” (2014)


Lấy cảm hứng từ những phim ly kỳ từ những năm 1970, anh em đạo diễn nhà Russo và Marvel Studios tạo ra một phim theo chủ đề đó. Các anh hùng do Disney sở hữu thường chiến đấu để duy trì, thay vì lật đổ, hiện trạng, vì vậy “Captain America: The Winter Soldier” càng ấn tượng với khán giả hơn khi thấy Captain America là một người ngoài vòng pháp luật.

Làm việc như một phần của cơ quan gián điệp S.H.I.E.L.D., Steve Rogers (tên thật của Captain America) phát hiện ra một âm mưu lớn của chính phủ Hydra có liên quan đến thành viên nội các Alexander Pierce (do Robert Redford đóng) khiến anh ta đứng về phía sai trái của luật pháp. Anh ta bị truy đuổi vì biết về một hoạt động giám sát bí mật có liên quan đến phiên bản “Chiến Dịch Paperclip” của hãng Marvel, chương trình ngoài đời thực bí mật đưa các nhà khoa học Đức (cả Đức Quốc Xã) đến Hoa Kỳ.

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by bichphuong »

Olivia Hussey – Juliet của ‘Romeo & Juliet’ qua đời, thọ 73 tuổi
Sam Nguyễn

Image
Cảnh trong phim Romeo&Juliet. (Hình: Facebook)

Olivia Hussey qua đời vào ngày 27 Tháng Mười Hai, “một cách thanh thản tại nhà riêng, có mặt đầy đủ những người thân yêu của bà,” theo một tuyên bố được đăng trên tài khoản Instagram của bà. Hussey hưởng thọ 73 tuổi.

Olivia Hussey nổi tiếng trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà viết kịch và nhà thơ người Anh William Shakespeare – “Romeo & Juliet” vào năm 1968. Tuyên bố viết, “Olivia là một người phi thường. Sự thân tình, trí tuệ và lòng tốt của bà chạm ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của tất cả những người biết bà.”

Hussey ra đi để lại những người con, là Alex, Max và India; chồng bà, nhạc sĩ David Glen Eisley và cháu trai, Greyson. Những người thân của bà cho biết, bà có một cuộc đời “tràn đầy đam mê, tình yêu và sự cống hiến cho nghệ thuật, tâm linh và tình yêu thương đối với động vật.”


Hussey sinh ngày 17 Tháng Tư năm 1951 tại Buenos Aires, Argentina và chuyển đến London khi còn nhỏ. Bà bắt đầu diễn xuất từ năm 13 tuổi và tham gia vào những vai phụ trong các phim, trước khi được chọn vào vai nhân vật Juliet, một cô gái tuổi thiếu niên đầy trẻ trung và ngây thơ, nhưng cũng rất quyết đoán, nồng nhiệt và bướng bỉnh, trong “Romeo & Juliet” của cố đạo diễn người Ý Franco Zeffirelli.

Khi phim ra rạp vào năm 1968, “Romeo & Juliet” trở thành một hiện tượng phòng vé và đáng chú ý vì là lần đầu tiên một phim có sự góp mặt của các diễn viên gần với độ tuổi của những nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết do Shakespeare sáng tác. Hussey, 16 tuổi, và bạn diễn của bà, nam diễn viên người Anh Leonard Whiting, 17 tuổi vào thời điểm quay phim.
Image
Olivia Hussey năm 17 tuoi. (Hình: Wikipedia.org)

Hussey nói với tạp chí PEOPLE vào Tháng Bảy năm 2018 khi bà quảng bá cho cuốn hồi ký “The Girl on the Balcony” của mình: “Quá nhiều thứ xảy ra chỉ trong một thời gian ngắn, và tôi không hề chuẩn bị cho điều đó.”

Sau “Romeo & Juliet,” Hussey tiếp tục đóng vai chính trên sân khấu và màn ảnh. Năm 1977, bà vào vai Mary, mẹ của Chúa Jesus, trong loạt phim truyền hình “Jesus of Nazareth.” Hussey cũng đóng vai chính trong phim kinh dị “Black Christmas” vào năm 1974 và loạt phim truyền hình năm 1990 dựa trên tác phẩm “It” của nhà văn người Mỹ Stephen King. Bà cũng đóng vai chính trong một tập phim “Boy Meets World” và vào vai mẹ của kẻ giết người hàng loạt Norman Bates trong “Psycho IV: The Beginning.”

Bà ngưng diễn vào năm 2016 sau khi xuất hiện lần cuối trong bộ phim “Social Suicide,” ra mắt vào năm 2015.

Hussey kết hôn với Dean Paul Martin, con trai diễn viên và ca sĩ Dean Martin (ngôi sao trong các phim “Ocean’s 11” và “The Sons of Katie Elder”) từ năm 1971 đến năm 1979. Dean Paul Martin qua đời. Bà cũng đính hôn với ca sĩ người Nhật Akira Fuse vào những năm 1980, trước khi lập gia đình với Eisley vào năm 1991.

Năm 2008, Hussey được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Sau khi giải phẫu, bà sống khỏe được 10 năm, đến năm 2018 bác sĩ phát hiện bệnh bà tái phát.

“Tôi hối tiếc vì không tạo được thêm những vai diễn có chiều sâu,” bà chia sẻ với Express. “Nhưng tôi vui vì biết dành thời gian nghỉ ngơi để sống cho bản thân và nuôi dạy ba người con. Vào thời điểm đó, điều này quan trọng hơn cả sự nghiệp.”

Con gái của Hussey, India Eisley, nữ diễn viên 31 tuổi, người đóng vai chính trong “The Secret Life of the American Teenager,” chia sẻ với tờ PEOPLE vào năm 2018 rằng mẹ cô là người “tuyệt vời, rất kiên cường và mạnh mẽ.”

Post Reply