Nhạc

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Nicole Croisille
J'ai besoin de toij'ai besoin de lui


Image

Paroles et Musique: L.Matalon, Jean Musy 1977
© 1977 - Disque Sonopresse

--------------------------------------------

Ne me demandes pas pour la dernière fois
Si enfin j'ai choisi entre toi entre lui
Si je ne réponds pas, je sais tu partiras

{Refrain:}
J'ai besoin de toi, j'ai besoin de lui
Voila la vérité
J'ai besoin de lui, j'ai besoin de toi
Mais ça ne se dit pas

Lui la tendresse, lui la douceur et l'insouciance
Et toi la force, oui toi qui fais ce que tu veux
Et moi entre vous deux je pouvais être heureuse
{au Refrain}

Je voudrais te le dire mais tu ne le comprendrais pas
J'ai besoin de toi et d'un autre à la fois
Tu crois encore que seul un homme a tous les droits
Et qu'une femme n'a qu'un seul Dieu ou qu'un seul roi
Pourquoi as-tu si peur de voir changer les choses
{au Refrain}

Je voudrais te le dire mais non, tu ne m'écoutes pas
Tu choisis de croire que je ne t'aime pas
Mais j'ai besoin de toi et j'ai besoin de lui
Si tu ne comprends pas, alors tant pis pour toi
...




J'ai besoin de toi, j'ai besoin de lui
Last edited by phu_de on Thu Aug 02, 2007 10:39 am, edited 1 time in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Schubert - Nhà trữ tình vĩ đại

Image
Nếu như gọi Beethoven là người anh hùng, là nhà cách mạng vĩ đại trong lĩnh vực âm nhạc, thì phải gọi Schubert là nhà trữ tình vĩ đại. Mọi vấn đề của cuộc sống, quan hệ giữa con người với con người và với hiện thực bao quanh, Schubert đều nhìn nhận và thể hiện bằng những cảm xúc trữ tình.

1. Tuổi thơ nghèo khó

Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 trong một gia đình bố là nhà giáo có nề nếp. Nhà Schubert nghèo, chỉ là một căn nhà nhỏ bé ở ngoại ô thành Vienna. Schubert cất tiếng khóc chào đời và vĩnh biệt cuộc đời cũng ở dưới mái nhà này.

Trong căn nhà nhỏ bé này luôn có tiếng đàn, tiếng hát vì bố và hai anh lớn của Schubert đều là giáo học, mà thời đó dạy học văn hóa phải kiêm luôn dạy nhạc cho học sinh, cho nên làm thầy là phải biết nhạc lý cơ bản, biết hát và chơi được một thứ nhạc cụ nào đó. Sống trong môi trường đó, ngay từ nhỏ Schubert đã rất yêu nhạc và có năng khiếu khác thường về âm nhạc. Cũng là một thần đồng âm nhạc như Mozart, chỉ khác là bố Schubert không có trình độ nhạc giỏi như ông Leopold - bố của Mozart, để đào tạo được Schubert thành một "Mozart" thứ hai. Không có tiền thuê thầy dạy, cho nên Schubert được học nhạc muộn hơn so với Mozart.

Tuy vậy Schubert cũng được bố dạy chơi đàn violon, và cha cố Holxero dạy lý thuyết âm nhạc và chơi đàn organ. Ông Holxero nhớ lại: "Khi tôi muốn giới thiệu cho Franz (Schubert) một cái gì mới thì hóa ra cậu ta đã biết rồi... Do đó không phải tôi dạy, mà là nói chuyện với anh ta để rồi ngạc nhiên vì sự hiểu biết của cậu ấy..."

Năng khiếu trời phú đã giúp Schubert được nhận vào học trường dạy nhạc nội trú của nhà thờ, gọi là "Cônvích", trường dạy giỏi nhất ở Vienna, nơi vốn chỉ nhận con em các gia đình quí tộc. Schubert đến trường xin học, dáng dấp rụt rè vì thấy tòa nhà của trường quá đồ sộ, lại bị học sinh nhà trường chế giễu vì quần áo quá nghèo nàn. Nhưng nhờ có giọng hát tốt và khả năng đọc nhạc nhanh nên Schubert đã được nhận học. Đó là vào năm 1808 khi Schubert đã 11 tuổi.

Học ở trường, Schubert đau đầu nhất với môn toán, ngoài ra ăn không đủ no, vì chế độ ăn nội trú quá tồi tàn, thường gia đình phải tiếp tế thêm mà gia đình Schubert không có điều kiện vì quá đông con. Nhưng âm nhạc thì rất được nhà trường chú trọng. Trường có dàn nhạc học sinh, những tứ tấu và tứ ca của học sinh và dàn hợp xướng. Tối nào dàn nhạc cũng phải hòa nhạc nhiều loại tác phẩm. Schubert chơi violon trong dàn nhạc, do đó có điều kiện làm quen với nhiều tác phẩm, tác giả. Chính nhờ đó mà ông học được kỹ thuật sáng tác, và đã sáng tác rất nhiều. Tính từ sáng tác đầu tay của ông năm 1810, cho đến năm 1813 là khi ông rời ghế nhà trường, Schubert đã viết hàng loạt ca khúc, balat, tứ tấu đàn dây, hợp xướng và nhiều bản giao hưởng .

2. Khát vọng nghệ thuật

Ra khỏi trường, ông buộc phải đi dạy học, làm phụ giảng tại trường nơi bố ông dạy, vì nếu không sẽ bị gọi và phục vụ trong quân đội 14 năm liền (nghĩa vụ quân sự ở nước Áo thời đó là 14 năm). Việc dạy học chiếm nhiều thời gian, lương thấp, Schubert phải nhận dạy thêm để kiếm sống. Nhưng chính thời gian này sức sáng tác của ông thật dồi dào và ở một số lĩnh vực đã đạt đến độ chín, có bản lĩnh cao.

Có lần trong một ngày ông viết 8 ca khúc. Chỉ trong một năm 1815, vừa đi dạy học, kể cả dạy tư, Schubert đã sáng tác 144 ca khúc, 4 opera, 2 bản giao hưởng một tứ tấu đàn dây, hai bản sonata cho piano và hàng loạt tác phẩm khác nữa. Sáng tác của ông thật phong phú về thể loại, đến năm 1817, ông đã có hơn 300 ca khúc, trong đó có những bài nổi tiếng cho đến tận ngày nay, như: "Con cá Phoren", "Thần rừng", "Người lữ hành", "Cô gái quay xa".v.v... 5 bản giao hưởng (ông viết tất cả 9 bản). 7 trong số 15 sonata và nhiều tác phẩm lớn khác.

Schubert vốn chán nghề dạy học do bị mất quá nhiều thời gian sáng tác âm nhạc, nên sau khi dạy đủ số năm qui định, ông thôi việc để tập trung vào sáng tác. Nhưng vì không còn lương để sống, lại bị bố cắt đứt quan hệ do giận ông không theo nghề truyền thống của gia đình, nên Schubert lâm vào cảnh túng quẫn. Dạy đàn tư thì tiền thu được nhiều khi không đủ tiền thuê đàn (không có tiền mua đàn, phải thuê). Trong khi đó, vì lòng tự trọng, ông khước từ không đến diễn tại các phòng khách của những gia đình quí tộc giàu có, một công việc có thể giúp ông vượt qua cảnh đói nghèo, nghèo đến mức không đủ tiền mua đủ giấy nhạc để ghi lại các tác phẩm của mình.

Bản "Serenata" nổi tiếng của ông chính là đã ra đời trên một thực đơn của nhà hàng, Schubert viết ở mọi nơi có thể, dường như trong đầu ông chen chúc nhiều giai điệu, chỉ chờ có dịp là tuôn trào ra như thác lũ (trong cuộc đời ngắn ngủi 31 năm Schubert đã viết hàng ngàn tác phẩm trong đó có hơn 600 ca khúc).
Image 3. Bản giao hưởng bỏ dở...

Schubert sống thêm được sau cái chết của Beethoven - người nhạc sĩ mà ông yêu quí và khâm phục nhất - hơn một năm. Ông ra đi vào ngày 19 tháng 11 năm 1828, vì thiếu thốn, bệnh tật, kiệt sức. Bi kịch trong đời người nghệ sĩ này là cho đến khi chết hầu như không được dự một cuộc trình diễn nào những tác phẩm lớn của mình. Bản "Giao hưởng bỏ dở" nổi tiếng của ông viết năm 1822. Khi ông còn sống, tổng phổ bị thất lạc. Người ta chỉ tìm lại được sau khi ông chết mấy chục năm.

Cuộc đời của ông thể hiện tính bi kịch nội tâm của người sẽ nhận biết được sự xấu xa của hiện thực thời gian ấy nhưng không nhìn ra những con đường và phương thức khắc phục. Ông thu mình trong những suy tư của mình, chao đảo giữa tuyệt vọng và hy vọng, giữa bóng tối và ánh sáng. "Giờ đây không còn thời kỳ hạnh phúc mà mỗi thứ tưởng chừng như được bao bọc trong ánh hào quang của tuổi thanh xuân, thay vào đó là điều bất hạnh khi nhìn thấy hiện thực đau buồn mà nhờ trời, tôi cố tô điểm bằng trí tưởng tượng của mình cho nó đẹp lên...". Đó là những dòng nhật ký ảo não của chính Schubert viết trong mấy năm cuối đời.

Đời sống của Schubert giản dị và ngắn ngủi, hầu như chỉ ở thành phố Vienna, không phải trong những tòa lâu đài lộng lẫy nơi Mozart được đón tiếp khi đang là một thần đồng, nơi Haydn được hoan nghênh nồng nhiệt và Beethoven còn tìm được những người hâm mộ. Schubert chỉ sống tại vùng ngoại ô Viên, nơi những căn nhà nhỏ bé và lụp xụp, dân chúng nghèo. Ông không biết được sự thành công rực rỡ nào, không đóng một vai trò gì đáng kể trong đời sống âm nhạc thời ấy. Nhưng hậu thế biết đến ông và đã đánh giá đúng cống hiến to lớn của ông cho kho tàng âm nhạc của nhân loại. Bia mộ của ông ghi dòng chữ: "Ở đây, cái chết đã chôn vùi một kho báu và cả những niềm hy vọng còn quí báu hơn".

(Giáo dục & Thời đại - số 17/1998)
-------------------------------------------

Image Dạ Khúc

Chiều buồn nhẹ xuống đời
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai
Vả sầu của đoá cười
Tình bền của lứa đôi
Thoáng hương trong chiều rơi.
Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
Cho người thôi khóc thương ai!
Cho niềm yêu đến bên tôi!
Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu
Ru người qua chốn thương đau
Cho làn nước mắt chìm sâu

Dù một ngày mai đời sẽ vỡ tan rồi
Người về khuất chân trời!
Nhớ nuôi cho hương một chiều vương vấn đời
Cuộc tình vĩnh viễn xa vời
Chỉ còn thương nhớ mà thôi.
Bóng tối buồn không lời

Tình đời toả ngắt màu
Chiều nay là lúc đầu
Nói cho nhau nghe đời sau
Nhẹ nhàng người đắm sầu
Kể lể chuyện kiếp nao.
Có ai chia lìa nhau.
Một ngày đó tóc mây đã phai màu
Có chờ ta oán trách đâu?
Có vì duyên kiếp không lâu!
Đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu
Cho tình cứ úa phai mau
Cho người cứ mãi phụ nhau.


Dạ Khúc-Schubert-Thái Thanh trình bày

Liberace_Serenade

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image
Les Flots Du Danube
Ivanovici, Joseph
Lời Việt: Phạm Đình Chương
Sóng Nước Biếc
Khánh Ly trình bày



Một giòng sông sâu cuồn-cuộn sóng trôi về nơi đâu
Gió đưa buồm nâu mang tâm-hồn vào cõi u-sầu
Một vầng trăng nhô rung mình dưới muôn đợt sóng vỗ
Lá hai hàng cây khô đang gieo mình vào cõi mơ-hồ

Sóng lớp lớp, sóng lớp lớp, sóng đem nguồn vui
Đang chơi-vơi, đang chơi-vơi, sóng lan mọi nơi
Khi đau thương, khi yêu đương, thiết-tha vô-vàn
Sóng dâng trong lòng ta mơ-màng

Sóng lớp lớp, sóng lớp lớp, sóng đem nguồn vui
Đang chơi-vơi, đang chơi-vơi, sóng lan mọi nơi
Khi đau thương, khi yêu đương, thiết-tha vô-vàn
Sóng dâng trong lòng ta mơ-màng

Yêu nàng thiếu-nữ ven sông chèo đò
Yêu vì đôi mắt em không hoen mờ
Cho lòng du-khách bâng-khuâng mong chờ
Cho giòng sông xanh lại trôi lững-lờ

Yêu nàng thiếu-nữ ven sông chèo đò
Yêu vì đôi mắt em không hoen mờ
Cho lòng du-khách bâng-khuâng mong chờ
Cho giòng sông xanh lại trôi lững-lờ

Sóng đang về
Sóng tràn-trề
Sóng dâng tình chứa-chan còn vang câu thề
Sóng vui mừng, hát vang lừng đón đưa đôi ta tưng-bừng

Rồi tình chưa phai sao vội tới thương biệt-ly
Bến xưa gặp nhau nay ai ngờ là bến ly-tan
Lệ sầu tuôn rơi pha hoà sóng mong tìm ai
Tháng năm dần trôi em trông chờ mà chẳng thấy ai về

Ngày vui đã qua, bờ sông riêng có ta đứng nhìn sóng tuôn về phương trời xa mịt-mờ
Xót xa, chiều nay ta tới đây để thấy trên giòng sông duyên tình tàn-phai



Nguồn gốc của bài này là:
Iosif Ivanovici (Joseph Ivanovici) 1848-1905 Romania, Banat - Bucharest
Valurile Dunarii (Les flots du Danube). Waltz

Nghe Khánh Ly ca:
http://rapidshare.de/files/3609081/Song ... c.mp3.html

Mời nghe thêm
http://rapidshare.de/files/3609503/Arth ... s.mp3.html

Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Mời quý vị nghe Đêm Đông vào mùa hè ở Mỹ Châu

---------------------------

"]Image


Đêm Đông
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sáng tác
Bạch Yến trình bày

Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu

Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Gió nghiêng, chiều say
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung
Đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà

Đời như vô tình ta ngao ngán
Non nước thê thảm mang cảnh tang
Thân lãng du cô liêu chán chường
Về đâu giữa trời đông đêm trường
Sầu lên khơi hồn quê lai láng
Ta van gió nhân mưa ngừng than
Cho ta lắng tiếng vang muôn lòng
Rên rỉ qua không gian buồn mong


http://rapidshare.de/files/3715543/Bach ... g.mp3.html

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image "Cô Láng Giềng" Của Hoàng Quý Là Ai?
PQT

Ai cũng biết rằng Cô Láng Giềng là một bài hát nổi tiếng của cố nhạc sĩ Hoàng Quý (1920 - 1946) từng được nhiều thế hệ nghệ sĩ - ca sĩ trình diễn nhiều lần suốt từ ngày nó ra đời (khoảng 1942 - 1943 gì đó cho tới nay).

Trước đây, đã có bài báo nói đến "Cô láng giềng" với sự phỏng đoán rằng "cô" có thể là cô Hoàng Oanh, lại có bài khẳng định rằng "cô" là cô Bích Trâm. Cả 2 cô này đều là những bậc nữ lưu tân tiến của đất Cảng (Hải Phòng) trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, và đều có quan hệ quen biết - nếu không muốn nói là thân thiết với Hoàng Quý.

Để tìm hiểu cặn kẽ chuyện này, không gì bằng gặp ngay những người thân nhất của Hoàng Quý, những anh chị em ruột thịt của ông nay còn sống, trong đó có giáo sư - nhạc sĩ Tô Vũ, tức Hoàng Phú, hiện ở Sài Gòn.

Theo Tô Vũ cho biết ý kiến gán "Cô láng giềng" cho Bích Trâm là không có cơ sở.

Thứ nhất, mặc dù có thời gian cố Bích Trâm ở cạnh nhà anh em Hoàng Quý nhưng cô lớn tuổi hơn Hoàng Quý đến 5, 6 tuổi (cô ngoài 20 mà Hoàng Quý lúc bấy giờ mới 14), cô lại đã có chồng và nhà cô cũng không có vườn, có hàng tường vi như mô tả trong bài hát.

Thứ hai, trong bài hát có nói một chuyến đi xa của tác giả:

"Năm xưa khi tôi bước chân ra đi..."

chuyến đi ấy xảy ra vào đầu năm 1942, khi Hoàng Quý tính đi làm thư ký cho một đồn điền Tây ở Sơn Tây nhưng sau vì l1 do gì đó, cuối năm ấy anh đã về. Trong khi ấy thì Bích Trâm đã chuyển nhà đi nơi khác trước đó đến 4 năm, không lẽ Hoàng Quý lại "dở hơi" mò sang "Cô láng giềng" nay đã biệt tăm!

Vậy chỉ còn lại gia đình cô Hoàng Oanh là tương đối chính xác hơn. Hai chị em Hoàng Oanh, Thiên Nga mặc dù hồi ấy còn rất trẻ (Hoàng Oanh mới khoảng 15, 16 tuổi) những đã nổi tiếng là người đẹp, hát hay, làm nhiều văn nhân, nghệ sĩ ngây ngất! Bấy giờ, Phát Xít Nhật đang chiếm đóng nước ta, Hoàng Quý đến trọ tại nhà trồng răng Đào Dung gần Ao Than: láng giềng chính là nhà Hoàng Oanh, nhà có vườn, có hàng tường vi, trước mặt là hồ nước. Tài tử gặp giai nhân, cả hai đều từng có dịp qua lại thăm viếng nhau....

Bài "Cô láng giềng" ra đời vào thời điểm 1942 - 1943 hay chậm nhất là đầu năm 1944, chính là năm trong hoàn cảnh không gian và thời gian này. Tuy nhiên, Hoàng Quý chỉ làm lời 1: Tô Vũ (tức Hoàng Phú) đã nối tiếp thêm lời 2 cho thêm phần kịch tính và như dự báo trước cuộc tình tan vỡ giữa 2 người.

Ngoài trường hợp Hoàng Oanh cũng còn thêm một gia đình nữa. Theo gia đình này thì "Cô láng giềng" ở đây là Khánh Vân, có chị là Vân Khánh. Hai chị em cũng còn rất trẻ (khoảng 15, 16 tuổi). Tuy không lộng lẫy như đôi chị em Hoàng Oanh, Thiên Nga, nhưng cũng là những bậc nhan sắc, có khả năng thi ca. Cô chị theo đuổi một tình yêu đơn phương với Tô Vũ cho tới những năm tháng cùng lên Hà Nội học, trong khi đó thì cô em lại "say như điếu đổ" chàng nhạc sĩ trẻ tài hoa là Hoàng Quý. Nhà họ cũng gần nhà Hoàng Quý, lại có vườn hoa rất đẹp.

Như vậy, nữa thế kỷ đi qua chưa ai - kể cả người em ruột Hoàng Quý là GS - NS Tô Vũ và một số chị em khác trong gia đình - có thể khẳng định 100% "Cô láng giềng" là ai? Nhưng dù là Hoàng Oanh, dù là Vân Khánh, những con người đẹp nằm trong 2 giả đinh có thể tin cậy nhất kể trên đây , thì thiên tình sử của họ vẫn cứ là đẹp mãi mãi bởi đã được ghi tạc bằng những âm điệu và lời ca tuyệt vời!


(SOURCE: Thế Giới Âm Nhạc)

----------------------------


Cô Láng Giềng,
Nhạc và lời Hoàng Quý



Hôm nay trời xuân bao tươi thắm.
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà.
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi
Tôi đã hình dung nét ai đang cười.

Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm.
Đôi mắt trong đen màu hạt huyền,
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Xao xuyến nỗi niềm yêu...

Cô láng giềng ơi!
Không biết cô còn nhớ đến tôi.
Giây phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây thơ.

Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời
tôi không hề.
Quên bóng ai bên bờ đường quê
Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về.

Năm xưa khi tôi bước chân ra đi.
Đôi ta cùng đứng bên hàng tường Vi.
Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi.
Đừng nói đến phân ly.

Cô láng giềng ơi!
Nay bóng hoa bên thềm
đã thắm rồi.
Chân bước vui bên bờ đường quê.
Em có hay chăng giờ tôi về...


LỜI 2:

Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo.
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng.
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao.
Tôi biết người ta đón em tưng bừng.

Tan mơ trời xuân đôi môi thắm.
Đôi mắt nhung đen màu hạt huyền.
Làn tóc mây chiều cùng
gió ngàn dâng sóng.
Tan vỡ cuộc tình duyên...

Cô láng giềng ơi!
Thôi thế không còn nhớ đến tôi.
Đến phút êm đềm ngày xưa kia.
Khi còn ngây thơ.

Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời tôi không hề,
Quên bóng ai bên bờ đường quê.
Đôi mắt đăm đăm tìm phương về.

Đành lòng nay tôi bước chân ra đi.
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi.
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi,
Đừng nói tới phân ly.

Cô láng giềng ơi!
Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi.
Chân bước xa xa dần miền quê.
Ai biết cho bao giờ tôi về...



TÀI LIỆU THAM KHẢO: Cô Láng Giềng, nhạc và lời Hoàng Quý, T.H. 155, Tinh Hoa Huế ấn hành lần thứ nhất 1952
Cô Láng Giềng Sĩ Phú trình bày [ram]http://www.benxua.com/XuanThaPhuongBuon ... B23B18.wma[/ram]


Cô Láng Giềng Vũ Khanh trình bày
Để download nhạc xin click vô link chọn option free và chờ khoảng 10 giây

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Mời quý vị nghe bài
Cái quạt
Thơ Hồ Xuân Hương
Nhạc Phạm Đình Chương
Ý Lan trình bày
Image

Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự bao giờ.
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa,
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưạ
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?
[ram]http://www.vietnafc.com/andante/Music/ylan_caiquat.ram[/ram]

.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

MINH TRANG, tiếng hát của một thời
Huy Phương

Image



Như một định mệnh, cô bé Nguyễn thị Ngọc Trâm chào đời ngày 18 Tháng Tám năm 1921 tại một nhà hộ sinh nằm ngay trên Bến Ngự, thành phố Huế. Hai mươi lăm năm sau, một khúc hát bất hủ mang tên “Ðêm Tàn Bến Ngự” ra đời, được viết nên bởi một nhạc sĩ tài hoa, đã gắn liền với tên cô, ngày nay đã trở thành một danh ca mang tên Minh Trang. Tác giả bản nhạc đó là Dương Thiệu Tước, cũng là người chồng sau này của cô, cả hai đã tạo nên một gia đình âm nhạc và để lại cho thế gian những tình khúc bất tử.

Ở Huế vào cuối thế kỷ 19, người ta biết nhiều tới Mỹ Lương Công Chúa hay Bà Chúa Nhứt, là chị ruột của Vua Thành Thái. Bà là người dòng dõi nhưng không câu nệ, tính rất nghệ sĩ. Trong nhà bà Chúa có nuôi hẳn một ban hát tới mấy chục người và có riêng một ban ca Huế. Vị công chúa đó là bà ngoại của ca sĩ Minh Trang, do đó khi lớn lên, vì thân phụ là cụ Nguyễn Hy nhiều khi phải đáo nhậm những nhiệm sở xa, bà Minh Trang có dịp được gần gũi với bên ngoại. Nhờ những âm thanh ca Huế thấm nhuần vào tâm hồn trong tuổi ấu thơ, lớn lên mới bảy tám tuổi, bà đã thuộc những bài cổ nhạc, ca Huế như những khúc Nam Ai, Nam Bình, Kim Tiền, Lưu Thủy... Tuy nói giọng Quảng vì thân phụ bà là gốc người Quảng Ngãi, chất Huế trong người bà đã khiến cho bà hát bản “Ðêm Tàn Bến Ngự” một cách dễ dàng như chính tác giả đã viết bài này ra để dành riêng cho cho bà, một người ca sĩ, đó là Minh Trang.

Lớn lên trong khung cảnh của một danh gia vọng tộc một thời ở đất thần kinh, cũng như những gia đình khác có lẽ tân nhạc vẫn còn là một điều gì mới mẻ, tuy vậy bà Minh Trang là người sớm hấp thụ nền văn hóa Tây Phương. Lúc nhỏ bà theo học trường Jeanne d' Arc, một trường dòng danh tiếng ở Huế, và đã bắt đầu làm quen với những phím dương cầm từ đó. Lên trung học, bà theo gia đình ra Hà Nội. Vào khoảng 1941, thân phụ bà về nhậm chức tại Bộ Lại (tức là Bộ Nội Vụ) tại Huế, bà lại theo về học tại Lycée Khải Ðịnh. Tại đây bà gặp một ông thầy dạy Việt Văn là ông Ưng Quả, cũng là vị “phụ giáo” của triều đình Huế (dạy thái tử Bửu Long). Hai người, một thầy, một trò đã tỏ ra tâm đầu ý hợp và tiến đến hôn nhân. Tuy lúc đó Thầy Ưng Quả là một người đàn ông góa vợ đã có hai con trai, nhưng cả hai gia đình đều là những gia đình quyền quí ở Huế, thầy Ưng Quả là cháu nội của Tuy Lý Vương, bà Minh Trang là cháu nội của Diên Lộc Quận Công, phải nói là rất “môn đăng hộ đối”. Hai người sinh hạ được một trai là Bửu Minh và một gái là Công Tằng Tôn Nữ Ðoan Trang, (tức là ca sĩ Quỳnh Giao). Bà dùng tên của hai người con ghép lại để làm nên cái tên âm nhạc cho mình.

Năm 1951, giáo sư Ưng Quả - lúc đó là Giám Ðốc Nha Học Chính Trung Phần, qua đời, bà Minh Trang đem hai con vào Sài Gòn, và kiếm được một việc làm tại Ðài Phát Thanh Pháp Á (France-Asie), vừa là xướng ngôn viên vừa làm biên tập tin tức bằng tiếng Pháp. Sự việc Minh Trang trở thành ca sĩ cũng là chuyện tình cờ không tính trước, trong chương trình ca nhạc của nhạc sĩ Ðức Quỳnh, vì ca sĩ chính không đến đài hát được, bà phải miễn cưỡng thay chỗ, và ca khúc duy nhất bà thuộc lúc ấy là “Ðêm Ðông” của NS Nguyễn Văn Thương. Nhờ giọng hát thiên bẩm (trời cho) - theo bà nói, từ đó gần như bà trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, ngoài chuyện bà là ca sĩ chính của Ðài Pháp Á, về sau trở thành Ðài Phát Thanh Quốc Gia, bà Minh Trang còn đi hát “phụ diễn” trên sân khấu, một lối trình diễn rất thịnh hành hồi ấy tại các rạp chớp bóng trước khi cuốn phim chính được trình chiếu.Tiếng hát của bà bay ra Hà Nội và được các nhạc sĩ đương thời ngoài đó rất yêu mến, thường gởi bài vào cho bà hát như các nhạc sĩ Vũ Thành, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Giác, Thẩm Oánh, Thiện Tơ... Trong một lần ra Hà Nội theo lời mời của Thủ Hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí khi ông này tổ chức hội chợ, bà đã hát trong ban Việt Nhạc và gặp gỡ nhạc sĩ Dương Thiệu Tước tại đây.

Hai người nghệ sĩ này, Minh Trang - Dương Thiệu Tước, kết hôn năm 1951 tại Sài Gòn, và sau đó sinh hạ được năm người con, một trai Dương Hồng Phong và bốn gái Vân Quỳnh, Vân Khanh, Vân Hòa, Vân Dung. Cũng như Bửu Minh và Ðoan Trang, các con của ông bà đều được theo học trường Quốc Gia Âm Nhạc với sự dìu dắt của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Ngày nay Quỳnh Giao, Vân Quỳnh đã trở thành ca sĩ. Dương Hồng Phong tốt nghiệp vĩ cầm tại QGAN và Bửu Minh du học Pháp năm 1961 nay là dương cầm thủ chính (đệ nhất vĩ cầm) trong ban nhạc đại hòa tấu “Staatsphihlarmonic Rheinland Plalz” của Ðức Quốc.

Sau biến cố Tháng Tư 1975, các cô con gái đã lập gia đình đều đã ra đi, nhưng ông bà Dương Thiệu Tước còn ở lại Việt Nam, lý do là con trai duy nhất của hai người, Dương Hồng Phong, động viên năm 1972 đang bị kẹt tại Chu Lai và bị bắt làm tù binh. Với số lương 64 đồng một tháng dành cho Giáo Sư Dương Thiệu Tước dạy lục huyền cầm cổ điển, hai ông bà phải sống trong những điều kiện vô cùng chật vật. Bà Minh Trang kể lại suốt trong những ngày đen tối, công việc của bà là ngồi lượm sạn và bông lúa để lo bữa cơm cho chồng con, trong khi đứa con trai tù tội vẫn chưa về. Năm 1978 khi Dương Hồng Phong ra tù, bà nghĩ đến việc phải rời đất nước. Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước vì thường đau ốm nên không muốn đi. Bà Minh Trang cùng ba con đến Thái Lan vào cuối năm 1979, và đi định cư tại Virginia. Ở đây bà làm nghề “quality control” cho một hãng microfilm và ngay cả làm “bayby sitter” trong một gia đình người Pháp, vào lúc ấy con út của bà, Vân Hòa chỉ mới mười hai tuổi.

Năm 1986, bà theo con về cư ngụ tại Quận Cam vì bà đã chán cái cảnh cào tuyết những ngày Mùa Ðông ở Virginia, cũng là lúc bà bước vào tuổi hưu trí. Ở đây bà cảm thấy sức khỏe tốt hơn, và vui với các cháu ngoại ở quanh quẩn trong vùng, tuy bà vẫn còn hai người con trai ở xa, Bửu Minh tận Ðức Quốc và Dương Hồng Phong ở New York.

Ngày nay bà Minh Trang sống trong một căn apartment dành cho người cao niên rất yên tĩnh. Thú vui của bà là nghe nhạc và nhất là bà rất chịu khó theo dõi tin tức thời sự. Bà tâm sự rằng ít khi bà nấu nướng, vì các con gái bà đều ở gần “có bát canh cần nó cũng mang cho”. Thỉnh thoảng các con ghé lại chở mẹ đi thăm người quen hoặc ghé qua chợ mua một vài thứ lặt vặt. Bà thích sống một mình như thế đã hơn sáu năm qua mà không cảm thấy cô đơn, vì các con rất gần gũi với bà. Trong lúc ngồi tiếp chuyện tôi, bà trả lời điện thoại của những người con gái gọi lại hai lần. Bà tâm sự, bây giờ con cái đều bận bịu công việc, khó có thể quanh quẩn bên mình, ở căn cư xá này rất tiện, mỗi khi có ốm đau hay cần chuyện cấp cứu bà chỉ kéo nhẹ đầu dây báo động, là có nhân viên y tế đến giúp ngay.

Trên bàn thờ nhỏ ở phòng khách là hình ảnh những người đã quá vãng, trên vách tường là những hình ảnh của của người sống. Ðó là thế giới của bà, thế giới của hồi tưởng, của kỷ niệm hay thế giới ấm áp của con cháu đang vây quanh tuổi già của bà. Năm nay bà Minh Trang đã tới tuổi 84, trông bà hãy còn tráng kiện, tóc phơ phơ bạc, trí nhớ còn rất minh mẫn. Huế còn nhớ tới Minh Trang tên tuổi một thời, thính giả Ðài Pháp Á không quên tên người ca sĩ này, cái tên Minh Trang hình như gắn liền với âm điệu của một làn dân ca Huế, nỉ non và cũng ai oán trong “Ðêm Tàn Bến Ngự” cũng như với cái tên Dương Thiệu Tước. Cuộc đời sinh ra bà để chúng ta có những tình khúc dịu dàng, thơm tho như một khu vườn Huế những đêm trăng, đó là “Ngọc Lan”, là”Sóng Lòng”...

Huy Phương
Tháng Giêng 2004

Nguồn: nguoi-viet.com


Image



Mời nghe bài Đêm tàn bến Ngự của Dương Thiệu Tước, Minh Trang trình bày

Đêm tàn bến Ngự
*bài Đêm Tàn Bến Ngự cô hát hồi năm 1950 tại đài phát thanh Pháp Á


.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Mời quý vị nghe một bài hát nổi tiếng của Kyu Sakamoto vào thập niên 60 , ca sĩ đã tử nạn trong tai nạn phi cơ ở Tokyo năm 1985 và 1 bài hát phóng tác theo bài Sukiyaki do ban A Taste of Honey trình bày


http://rapidshare.de/files/4351849/KyuS ... i.mp3.html

ImageImage

Kyu Sakamoto - Sukiyaki


ue o muite arukou
namida ga kobore naiyouni
omoidasu harunohi
hitoribotchi no yoru
ue o muite arukou
nijinda hosi o kazoete
omoidasu natsunohi
hitoribotchi no yoru
shiawase wa kumo no ueni
shiawase wa sora no ueni
ue o muite arukou
namida ga kobore naiyouni
nakinagara aruku
hitoribotchi no yoru
(whistling)
omoidasu akinohi
hitoribotchi no yoru
kanashimi wa hosino kageni
kanashimi wa tsukino kageni
ue o muite arukou
namida ga kobore naiyouni
nakinagara aruku
hitoribotchi no yoru
(whistling)



A Taste of Honey- Sukiyaki

Image


http://rapidshare.de/files/4351988/Tast ... i.mp3.html


It's all because of you, I'm feeling sad and blue
You went away now, My love is just a rainy day
I love you so, how much you'll never know
You've gone away and left me lonely

Unintentional memory Seemed to depart to me
Of love that's true
That one day turned my gray skies blue
But you disappeared
Now my eyes are filled with tears
I wishin you were here with me

Stop this love that I have for you
Now that you're gone I don't know what to do

If only you were here, You'd wash away my tears
The sun would shine and Once again you'd be mine
But in reality, I know it will never be
Cause you took your love away from me, .(.repeat this line)


.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Bay trên quê hương
Thơ : Nguyễn Nam An
nhạc : Mai Ðức Vinh
Tiếng hát : Mỹ Ngọc

Image

Bay trên quê hương nhìn sông nước cuốn
Những ngày vào vùng lớp lớp trực thăng
Đổ quân anh đi những lần bay muộn
Trở về bạn bè xác quấn tang thương

Bay trên quê hương đồi nương ngó xuống
Những tưởng kéo mây che được con đường
Đã chia anh em ngày bom đạn vướng
Ầm vang phố phường phá nát thân thương

Bay bay anh bay theo ngày và đêm
Lòng tàu nặng thêm đây đó nỗi niềm
Chở anh chở em đổ vào chiến trận
Bốc vội poncho trở về tàu nghiêng

Bay trên quê hương khói đầy con mắt
Nuốt vội miếng cơm mong gặp bạn bè
Đổ chút tình nhau bao lần tiếp tế
Vào vùng, vào vùng - sơn khê, sơn khê

Bay trên quê hương con tàu vay mượn
Đã xẽ chia anh như những con đường
Đã ôm ấp anh những lần mơ tưởng
Tiếng cánh quạt buồn Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm


NNA
21 tháng 3, 04

Image
Bay trên quê hương
Last edited by phu_de on Thu Oct 13, 2005 12:51 pm, edited 1 time in total.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image

Mời quý vị thưởng thức vài bài hát 1 ban nhạc trẻ thường hát cho trung tâm Asia, đó là ban nhạc Heart2Exist và bài hát là bài trở về Việt Nam nói lên tệ trạng ở VN
Cám ơn anh Năng đã gởi tặng CD quý giá nầy


Trở Về ViệtNam
Nhạc và Lời: Lê Huy Phong, PHAT, Chris Dragon
Trình bày: Heart2Exist-Lê Huy Phong
Verse 1:


Tôi trở về Việt Nam một chiều xuân thứ Bảy
Ngồi mười mấy tiếng đồng hồ trên phi cơ 747
Ðáp xuống Sài Gòn nay đổi tên là thành phố Hồ Chi Minh
Là biểu tượng của tham nhũng, bán nước cầu vinh

Bước vào cửa phi trường thì đã bị phiền nhiễu và đòi lục soát
Bắt tôi phải móc ra 10 đô cái gọi là đút lót
Vô lý anh biết tôi là ai không đây ?
Là người quốc tịch Mỹ với cái visa đang nắm trong tay

Chính quyền anh tham nhũng, bại hoại nhân thế
Đàn áp ngang tàng bắt bớ sống trong sự ô uế
Quơ quét của miền nam lấy làm tài sản riêng
Khiến hàng triệu người phải chết trên con đường vượt biên

Tôi trải qua bao khó khăn mới ra được khỏi cổng phi trường
Thấy dân chúng nghèo khổ kẻ xin ăn khắp phố phường
Cuộc sống gian nan hiện rõ trong ánh mắt của người dân
Họ sống đau khổ dưới một chế độ phi nhân

Một cụ già đang bò lết đến xin dưới chân tôi
Những trẽ thơ đi bán vé số miệng rao mãi không thôi
Dù người đui mù cũng thấy được những gì đang xẩy ra
Người dân trong nước đã chịu đựng bao nhiêu năm qua

Việt Nam phải cần thay đổi đi một chế độ cũ rích
Nếu muốn được thay đổi ta phải bứt giây xiềng xích
Tôi có thể làm được gì để làm nên sự khác biệt
Chỉ hy vọng bài hát này sẽ đến tai từng người Việt


Bridge:

Ta đã học một bài học để làm căn bản
Quê hương ta đang bị đàn áp không lẽ ta đành quên lảng


Chorus:

Mọi người hãy đứng lên, đứng lên cho Việt Nam
Ðứng lên, đứng lên, tự do cho Việt Nam(3x)


Verse 2:

Ngồi trong xe Van chạy đến Cam Ranh Bay
Tôi bị Công An chặn đường tôi biết hắn muốn gì rồi đây
Hắn ngồi trên chiếc Harley với bộ đồ xanh
Hắn bảo rằng “đây là khu trường học không được chạy nhanh!”

Hey, tôi chẳng thấy bản đường hay trường học gì đâu
Thật ra các anh chỉ muốn làm tiền hãy để tôi đi mau
Lại bị mất thêm 5 đôla, hắn bảo phải đóng thuế
Tôi bị chặn đường nhiều lần từ SàiGòn ra đến Huế

Việt Nam là quê hương tôi nơi đã sinh tôi ra
Tôi đã từng kiêu hãnh giờ chỉ là nơi tham nhũng thối tha
Dâng đất dâng biển cho Trung Cộng đua nhau chia chác
Buôn dân bán nước, Mẹ…Việt Nam tan nát


Nói:

“Tự do, dân chủ và nhân quyền là lẽ sống của con người, như là những giọt nước, như là khí trời mà mọi người phải có. Ta phải tự do tung bay như những cánh chim.”

CD Album: Cho Ðến Cuối
Nhạc và Lời: Lê Huy Phong, PHAT, Chris Dragon
Hòa âm: Lê Huy Phong
Trình bày: Heart2Exist-Lê Huy Phong

© 2005 LeHuyPhong

Image





Trở Về Việt Nam-intro

Trở Về Việt Nam

Post Reply