TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by bichphuong »

Lam Phương, tác giả ca khúc ‘Thành Phố Buồn,’ ra đi ở tuổi 83
Dec 23, 2020 cập nhật lần cuối Dec 23, 2020

LITTLE SAIGON, California (NV) – Nhạc sĩ Lam Phương, một trong những người sáng tác nhiều bài hát làm rơi lệ biết bao người,
mà nổi tiếng nhất là bài “Thành Phố Buồn,” vừa ra đi ở tuổi 83, vào lúc chiều tối Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai.

Tin này được một phụ nữ từng “rất thân thiết” với nhạc sĩ xác nhận với nhật báo Người Việt.

Image
Nhạc sĩ Lam Phương trong một lần đến thăm nhật báo Người Việt. (Hình: Người Việt)

“Chú đi thật rồi cháu ơi. Đi chiều nay. Chỉ biết ra đi trong bệnh viện, nhưng không biết bệnh viện nào. Bây giờ cô cũng lớn tuổi rồi, không muốn nói gì cả. Các con cô đang rất xúc động. Bây giờ người nhà của chú Lam Phương đang lo liệu mọi việc,” phụ nữ này chỉ nói như thế, và không nói gì hơn.

Người phụ nữ này yêu cầu nhật báo Người Việt không nêu danh tính “vì cả Little Saigon này ai cũng biết cô là ai rồi.”

Nhiều nguồn trên mạng xã hội cho biết nhạc sĩ tài ba và đào hoa này ra đi lúc 6 giờ 7 phút chiều tại Fountain Valley, ngay trong vùng Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại.

Theo Wikipedia, nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 Tháng Ba, 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang).

Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam và đến đời cha của nhạc sĩ thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa.

Nhạc sĩ Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.

Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn.

Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa “hướng về phương trời màu xanh hy vọng.”

Ca khúc đầu tay của ông là bài “Chiều Thu Ấy,” viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc bướm, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay, nhạc sĩ Lam Phương càng miệt mài sáng tác.

Ba năm sau, ông tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là “Khúc Ca Ngày Mùa,” được hầu hết các trường học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.

Năm 1958, ông nhập ngũ QLVNCH. Trở về dân sự một thời gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.

Sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tại Virginia, Hoa Kỳ, nhưng ông lại chuyển về Texas, rồi California. Để có tiền nuôi vợ con, ông phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện,…

Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau.

Sau đó, ông sang Paris, Pháp, làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác,… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ ông theo người khác.

Năm 1995, nhạc sĩ Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Đầu năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm.

Lần xuất hiện gần đây nhất vào Tháng Tám, 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ của trung tâm Thúy Nga sang Singapore thực hiện chương trình Tình Ca Lam Phương in Singapore.

Ngoài những ca khúc kể trên, ông còn sáng tác nhiều bài khác, được nhiều ca sĩ hát, mà đáng kể là “Kiếp Nghèo,” “Duyên Kiếp,” “Tình Bơ Vơ,” “Đèn Khuya,” “Nắng Đẹp Miền Nam,” “Tình Anh Lính Chiến,” “Đoàn Người Lữ Thứ,” “Biển Tình,” “Lầm,” “Say,” “Bài Tango Cho Em,” “Mùa Thu Yêu Đương,” “Tình Vẫn Chưa Yên,”… (Đ.D.)

hoangphong
Posts: 413
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by hoangphong »

‘Dòng nhạc Lam Phương không bao giờ mất đi trong tư tưởng người Việt’

Đằng-Giao/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Sự ra đi của nhạc sĩ Lam Phương, dù không đột ngột nhưng cũng để lại bao nhiêu thương tiếc trong lòng những ai từng hát nhạc Lam Phương hoặc nghe nhạc Lam Phương ở khắp nơi trên thế giới.

Image
Nhạc sĩ Lam Phương. (Hình: Triết Trần)

Theo nhận xét của nhạc sĩ lão thành Tuấn Khanh, dòng nhạc của nhạc sĩ Lam Phương lan tỏa sâu rộng vào đại chúng vì đây chính là những sáng tác dành cho đại chúng. Nhạc sĩ Tuấn Khanh nói: “Người nghe nhạc Lam Phương đông gấp bốn, gấp năm lần người nghe nhạc của tôi. Tuy nhiên, Lam Phương là người rất dễ thương và biết trên, biết dưới. Ông chưa bao giờ để sự nổi tiếng làm thay đổi con người của mình.”

Ông Tuấn Khanh cho biết khi ông vừa vào Nam năm 1955 thì Lam Phương đã nổi tiếng với nhạc phẩm “Tình Anh Lính Chiến” rồi. “Lam Phương cũng là nhạc sĩ đầu tiên dám tự in nhạc phẩm của mình rồi bán thẳng cho người mua chứ không thông qua các nhà in. Nhờ vậy mà số tiền bán nhạc lên tới trên 200,000 đồng hoặc hơn nữa,” ông nói.

“Nếu để nhà sách bán thì mình chỉ được chừng 3,000 đồng là cao,” ông so sánh. “Sau đó, các nhạc sĩ khác mới bắt đầu bắt chước làm theo.”

Nhạc sĩ Từ Công Phụng cho biết sự ra đi của nhạc sĩ Lam Phương làm cho ông “buồn buồn như thế nào ấy.”

Ông cũng nói rằng những sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương vô cùng phong phú và đa dạng. “Thật khó mà nói Lam Phương sáng tác theo thể loại nào,” ông Từ Công Phụng nói.

Tuy nhiên, với Từ Công Phụng, những nhạc phẩm nổi bật của Lam Phương là “Kiếp Nghèo” và ngay từ hồi còn là sinh viên thì ông đã rất có ấn tượng với nhạc phẩm “Duyên Kiếp.” Như muốn chính tai mình nghe lại, ông cất giọng hát câu đầu: “Em ơi nếu mộng không thành thì sao/ Non cao đất rộng biết đâu mà tìm…”

Image
Nhạc sĩ Lam Phương thời trai trẻ. (Hình: Tài liệu gia đình)

Hình ảnh mà Lam Phương lưu lại trong trí nhớ Từ Công Phụng thật đúng với cốt cách của một nghệ sĩ. “Hồi ấy, Lam Phương rất đẹp trai và chơi đàn (guitar) rất giỏi,” ông kể.

Có thể nói ca sĩ trẻ tuổi nhất ca nhạc Lam Phương là Thanh Tuyền khi mới 10 tuổi.

Trước cái chết của Lam Phương, danh ca Thanh Tuyền nói: “Tôi đã chuẩn bị cho sự ra đi này cả 10 năm nay. Nghe tin ông ra đi, tôi không khóc được mà chợt thấy một nỗi buồn rất sâu lắng trong tim. Nỗi buồn này thật khó tả. Khi nghe tin nghệ sĩ Chí Tài chết đột ngột, tôi khóc được, nhưng nghe tin ông Lam Phương qua đời, nỗi buồn trong tôi nó khác hẳn.”

Câu ca Lam Phương là bạn đồng hành của nhiều ca sĩ

Sự nghiệp của Thanh Tuyền gắn liền với dòng nhạc Lam Phương khi bà mới 10 tuổi. Bà kể: “Năm đó là 1959, tôi dự thi giải ‘Thần Đồng Đà Lạt’ với bài ‘Nắng Đẹp Miền Nam’ của nhạc sĩ Lam Phương và đoạt giải nhất.”

Image
Danh ca Thanh Tuyền. (Hình: Facebook Thanh Tuyền)

Vì thế, Thanh Tuyền sẽ không bao giờ quên được câu ca: “Đây trời bao la ánh nắng mai hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh/ Ta cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia cho người người vui hòa/ Đường cày hôm nay lên tràn bông lúa mới ôi duyên dáng đồng ơi…” của Lam Phương đã đưa bà vào làng âm nhạc Việt Nam.

Nhưng Thanh Tuyền vẫn nhớ một câu khác của nhạc sĩ Lam Phương trong bài “Xin Thời Gian Qua Mau” là “Ngày về ôi xa quá/ Cánh nhạn còn miệt mài/ Trong nắng hồng mê say/ Lạc bầy chim chíu chít/ Hai phương trời cách biệt/ Đêm chờ và đêm mong…”

Theo Thanh Tuyền, nhạc Lam Phương được nhiều người ưa thích vì ông thể hiện tâm tư của họ.

Thanh Tuyền cho biết nỗi ân hận nhất trong lòng bà là chưa thực hiện lời hứa với vị nhạc sĩ là sẽ thu âm bài “Tình Đầu Muôn Thuở” do ông sáng tác năm 1966. “Cách nay không lâu, tôi gọi điện thoại thăm ông và nhắc lại chuyện này. Ông không nói được nhưng nghe rất rõ và theo lời em gái ông là cô Bảy đang ở bên ông, ông cười rất vui khi biết tôi còn nhớ lời hứa,” bà kể.

Thanh Tuyền nể phục sự lạc quan của ông Lam Phương dù bị trọng bệnh cả 10 năm rồi. Và dù đã có 10 năm chuẩn bị nhưng Thanh Tuyền vẫn chưa chịu chấp nhận là ông đã thực sự ra đi. Bà nói: “Không. Tôi vẫn có cảm giác là nhạc sĩ Lam Phương vẫn còn quanh quẩn đâu đây thôi chứ không đi đâu hết.”

Bà thêm: “Dòng nhạc Lam Phương không bao giờ mất đi trong tư tưởng người Việt.”

Image
Danh ca Hoàng Oanh. (Hình: Nguyễn Lập Hậu)

Danh ca Hoàng Oanh, một người đã đi vào lòng khán giả trong và ngoài nước qua nhạc phẩm “Chiều Tây Đô” của Lam Phương, vẫn còn rất xúc động trước tin nhạc sĩ Lam Phương từ trần.

“Từ khi hay tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời tới giờ, tôi vẫn chưa đủ bình tĩnh để nhớ lại mọi chuyện theo thứ tự lớp lang, Tôi chỉ nhớ cách nay khoảng 20 năm, tôi hát bài ‘Chiều Tây Đô’ của ông cho trung tâm Asia lúc đó thu hình ở Montreal, Canada,” bà nói.

Bà hồi tưởng: “‘Chiều Tây Đô’ do Asia chọn cho tôi nhưng khi đọc kỹ lại từng lời thì thấy đó chính là tâm trạng của những người vượt biên nên ‘cảm’ được liền. ‘Ghé hỏi cỏ cây, cỏ cây khóc, gió than van/ Kể từ khi mất quê hương gió ra khơi đưa người vượt biển/ Mẹ chờ thư về ngồi thèm thuồng miếng trầu cay/ Trẻ thơ lang thang vì cơn đói suốt bao ngày…”

Image
Ca sĩ Tuấn Vũ, người nổi tiếng với nhạc phẩm “Thành Phố Buồn” của Lam Phương. (Hình: Facebook Chanh D. Nguyen – Tuấn Vũ)

Ca sĩ Tuấn Vũ, ca sĩ của “Thành Phố Buồn” trả lời vội vã trong lúc chờ lên máy bay đi Chicago từ phi trường John Wayne, Santa Ana: “Dĩ nhiên tôi rất buồn vì nhạc sĩ Lam Phương không còn với chúng ta nữa. Trong đời ca hát, tôi đã hát rất nhiều nhạc phẩm của ông, đặc biệt là ‘Thành Phố Buồn.’ Trước 1975 ca sĩ Chế Linh đã rất thành công với nhạc phẩm này và ra hải ngoại, tôi cũng đã rất thành công với ‘Thành Phố Buồn.’”

Tuấn Vũ chọn hát nhạc Lam Phương vì nhạc dễ nghe và gói ghém nhiều tình cảm.

Sẵn sàng giúp người khác, nhất là ca sĩ chưa nổi tiếng

Ca sĩ Đặng Thái Luân, một ca sĩ thể hiện nhạc Lam Phương cũng rất chuẩn mực. “Em vừa đưa bài ‘Khóc Thầm’ của chú Lam Phương lên ‘channel’ trên YouTube của em là ‘Đặng Thế Luân Official’ hôm qua để tưởng nhớ chú. Đây là một ca khúc nói về nỗi xót xa của một sự chia ly.”

Anh nói: “Em rất ‘thích’ nhạc của chú Lam Phương qua câu ‘Cuộc đời là hư vô/ Bôn ba chi xứ người/ Khi mình còn đôi tay…’ Nói chung thì bản nhạc nào của chú cũng dễ đi vào lòng người nghe.”

Image
Ca sĩ Đặng Thế Luân: “Chú rất dễ thương, lúc nào cũng cười.” (Hình: Facebook Chanh D. Nguyen – Đặng Thế Luân)

Như bao nhiêu người đã tiếp xúc với nhạc sĩ Lam Phương, Đặng Thế Luân nhận thấy ông là người dễ thương và hiền lành. “Chú rất dễ thương, lúc nào cũng cười,” Đặng Thế Luân nói. “Và chú luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, nhất là ca sĩ trẻ, chưa nổi tiếng.”

Đặng Thế Luân tin rằng anh có duyên với nhạc sĩ Lam Phương. “Sau khi em đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển lựa tài năng mới của trung tâm Asia hồi 2004, trung tâm Bích Thu Vân tổ chức một chương trình có mấy ngàn khán giả và mời em. Em run lắm vì đó là lần đầu tiên em xuất hiện trước đông người như vậy. Không ngờ chương trình đó có chủ đề là nhạc Lam Phương và chú rất thân thiện, cứ ân cần động viên, khuyến khích em phải bình tĩnh,” anh nói. “Em có cảm tình với chú kể từ đó.”

Nhạc sĩ Lam Phương ra đi ở tuổi 83 lúc 6 giờ chiều Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai, 2020.

Ông tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 Tháng Ba, 1937, tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang).

Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật là Lâm và Phùng với ý nghĩa “hướng về phương trời màu xanh hy vọng.”

Ngoài những nhạc phẩm in sâu vào lòng người nghe trong suốt hơn nửa thế kỷ, nhạc sĩ Lam Phương còn để lại cho đời nhiều ký ức về lòng tử tế và sự nhân hậu. (Đằng-Giao) [qd]

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by bichphuong »

Danh ca Lệ Thu nổi tiếng với ‘Nước Mắt Mùa Thu’ không còn nữa
Jan 16, 2021 cập nhật lần cuối Jan 16, 2021
Đằng-Giao/Người Việt

FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – Nữ danh ca Lệ Thu vừa qua đời vào lúc 7 giờ tối Thứ Sáu, 15 Tháng Giêng, sau một thời gian bị nhiễm COVID-19, ái nữ của bà xác nhận với nhật báo Người Việt.
Vì lý do riêng tư, ái nữ của danh ca không muốn nêu tên.

Image
Danh ca Lệ Thu là một trong những tiếng hát nổi tiếng nhất tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. (Hình: Nguyễn Lập Hậu)

Trước đó, hôm 29 Tháng Mười Hai, 2020, ái nữ của nữ danh ca Lệ Thu kể: “Mẹ tôi nhiễm COVID-19 và được đưa vào bệnh viện MemorialCare Orange Coast Medical Center, Fountain Valley, khoảng ba tuần nay. Hiện nay, tình trạng sức khỏe mẹ tôi khả quan hơn, đang ăn uống để hồi sức.”


Cô kể tiếp: “Có lẽ mẹ tôi ăn đồ ngọt hơi nhiều, rồi nằm một chỗ, y tá cho biết lượng đường lên đến 400, phải điều trị, hơi phức tạp. Vì mệt quá, nên y tá không tập được, khó thở, nên bắt buộc phải thở bằng máy.”

Nữ danh ca Lệ Thu là một trong những tiếng hát nổi tiếng nhất tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, với các ca khúc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Đoàn Chuẩn-Từ Linh… như “Nước Mắt Mùa Thu,” “Hạ Trắng,” “Thu Hát Cho Người”… mà trong đó, “Mùa Thu Chết” của nhạc sĩ Phạm Duy là nhạc phẩm được nhiều người nhớ nhất.

Sự ra đi của bà để lại bao nhiêu lưu luyến trong giới nghệ sĩ.

Nhạc sĩ Cung Tiến cho biết ông vô cùng ngạc nhiên trước tin buồn này. Ông nói: “Thật là bất ngờ. Về giọng ca, tôi khá hài lòng với cách trình diễn của Lệ Thu qua hai sáng tác của tôi là ‘Hương Xưa’ và ‘Hoài Cảm.’ Lệ Thu có giọng ca rất hấp dẫn dễ đi vào lòng người nghe. Chúng tôi quen biết nhau từ hồi ở Việt Nam nên tôi coi cô như người thân quen.”

Ông cho biết lúc đó ông thường gặp Lệ Thu khi bà hát ở câu lạc bộ Không Quân, Quân Đoàn 33 ở phi trường Tân Sơn Nhất.

“Tôi có nghe Lệ Thu hát những nhạc phẩm của tác giả khác và hiểu vì sao cô được nhiều người mến mộ như vậy,” ông tiếp.

Lệ Thu cũng được nhiều người ái mộ qua bài “Mắt Lệ Cho Người” của nhạc sĩ Từ Công Phụng. Vị nhạc sĩ nhận xét: “Lệ Thu là người có một giọng ca không thay đổi với thời gian. Từ ngày còn trẻ đến bây giờ, giọng ca ấy gần như vẫn như vậy.”

Giới ca sĩ cũng nói về Lệ Thu với tình cảm đằm thắm. Cố kìm hãm sự nghẹn ngào, ca sĩ Thanh Thúy nói: “Tôi xin thành thật chia buồn cùng gia đình Lệ Thu. Sự mất mát này để lại nỗi nuối tiếc trong lòng tôi cũng như trong lòng mọi khán giả.”

“Mấy bữa trước, có lúc nghe ai đó đồn là Lệ Thu khỏe lại, được về nhà rồi, tôi mừng quá mà rơi lệ vì Lệ Thu đã thắng được COVID-19 rồi. Rồi khi hay tin ‘nàng’ đã qua đời, tôi buồn quá nên lại khóc thêm một chập, cả đêm ngủ không được. Đời Lệ Thu sao quá nhiều nỗi buồn,” bà thêm.

Thanh Thúy cảm thấy rất gần gũi với Lệ Thu vì hai người rất hợp tính: “Lệ Thu thích sống tự lập và tôi cũng thích sống tự lập nên chị em rất hợp nhau.”

Ký ức với Lệ Thu mà Thanh Thúy nhớ nhất là những đêm nằm nghe Lệ Thu tâm sự trong những lần cùng đi ca, gần đây nhất là ở San Jose, California. “Tôi luôn luôn thương ‘nàng’ vì sao gặp toàn chuyện rủi ro hoài,” Thanh Thúy chia sẻ. “Kỷ niệm buồn vui với Lệ Thu thì vô số nhưng bây giờ còn xúc động quá, tôi không nhớ hết được.”

Riêng về kỷ niệm đầu tiên có với Lệ Thu, Thanh Thúy kể: “Lúc cả hai đứa tụi tôi mới tập tễnh học ca nên còn rất ngây thơ, cùng mặc áo dài kiểu học sinh đến Trúc Lâm Trà Thất ở đường Ngô Tùng Châu xin hát. Ông chủ phòng trà lúc đó là Mạnh Phát từ chối khéo vì thấy tụi tôi ăn mặc quê quá.”

Bà tiếp: “Sau này, trong một cuộc phỏng vấn, Lệ Thu nói là được ông Mạnh Phát nhận cho hát ở Trúc Lâm năm 1962, nhưng đó là Lệ Thu nhớ lộn thôi vì phòng trà này bị đóng cửa năm 1959. Nhưng chuyện này không quan trọng.”

Một ca sĩ khác cũng bắt đầu đi hát cùng thời với Lệ Thu là Trúc Mai. Bà kể: “Hồi đó tụi tôi rất thân với nhau vì cả hai cùng xuất thân từ Cục Tâm Lý Chiến, tôi bên Pháo Binh còn Lệ Thu bên Quân Nhu. Chúng tôi gặp nhau thường xuyên khi đi hát trong thời gian từ 1958 đến 1968.”

Theo Trúc Mai, vì từ 1968 trở đi, Lệ Thu thường hát trên Đà Lạt nên hai người ít gặp nhau. “Qua Mỹ, lần đầu chúng tôi đi hát chung là năm 1983. Lần đó, chúng tôi được cộng đồng Việt Nam ở Oregon mời qua trình diễn chương trình Tết. Hai chị em ở đó đêm Giao Thừa,” Trúc Mai nói.

Lần cuối Trúc Mai gặp lại Lệ Thu là Tháng Sáu, 2019, khi cả hai cùng dự đám tang nhạc sĩ Hoàng Thi Thao. Bà kể: “Lần đó, ở nhà quàn Peek Funeral Home, vì giữa đám tang nên hai người chỉ nói đùa vài câu với nhau rồi không có dịp gặp lại nữa.”

Nhận xét về Lệ Thu, Trúc Mai nói: “Lệ Thu là người hiền lành, có ít bạn thân và không bon chen. Lệ Thu không bao giờ lên mặt kẻ cả với ca sĩ đàn em hết.”

Ca sĩ Lê Uyên cho biết bà nghe và ngưỡng mộ giọng ca Lệ Thu từ năm 1967 khi Lệ Thu còn ca tại phòng trà Tulipe Rouge ở Sài Gòn. “‘Show’ cuối cùng tôi trình diễn với chị Lệ Thu là ở Nhà Hát Lớn Hà Nội, năm 2017. Đây là chương trình kỷ niện cho anh Phương (Lê Uyên Phương). Lệ Thu và tôi song ca bài ‘Dạ Khúc Cho Tình Nhân.’”

“Dĩ nhiên sự ra đi của chị Lệ Thu là một nỗi buồn cho rất nhiều người, trong đó có tôi. Sự giết chóc của COVID-19 thật là ghê gớm,” bà chia sẻ.

Bà khuyên: “Nhưng chúng ta không nên quá sợ sệt. Cứ làm hết sức để giữ vệ sinh nhưng đừng để sự sợ sệt làm mình mất đi hứng thú sống.”

Ca sĩ mới đứng cùng sân khấu và ca cùng một nhạc phẩm với Lệ Thu gần đây nhất là Thanh Lan. “Tháng Giêng, 2019, Thanh Lan được song ca bài ‘Như Cánh Vạc Bay’ của Trịnh Công Sơn với chị Lệ Thu ở San Diego, California,” ca sĩ Thanh Lan nói.

Buổi diễn có chủ đề là “Đêm Lệ Thu” và chỉ có bốn ca sĩ là Lệ Thu, Thanh Lan, Tuấn Ngọc và Trần Thái Hòa.

Thanh Lan tiếp: “Đêm ấy là lần đầu và cũng là lần cuối cùng hai người cùng trình diễn với nhau. Dù không có thời gian tập dượt nhưng Thanh Lan và chị Lệ Thu rất ăn khớp. Hai chị em hát bè đoạn điệp khúc đúng với phần soạn nhạc của Trịnh Công Sơn, nghe hay lắm.”

Đó là một kỷ niệm với Lệ Thu đáng nhớ của Thanh Lan. “Hai chị em còn cùng mặc áo dài đen rất dễ thương,” Thanh Lan kể.

Theo Wikepedia, nữ danh ca Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 Tháng Bảy, 1943, tại Hải Phòng, trong gia đình có tám người con, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông.

Năm 1953, nữ danh ca cùng mẹ vào miền Nam sinh sống.

Trong khi theo học bậc trung học Pháp tại trường Les Lauriers, vào năm 1959, trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, do sự khuyến khích của bạn bè, Lệ Thu lên sân khấu trình bày nhạc phẩm “Dang Dở, ” tức “Tà Áo Xanh” của Đoàn Chuẩn & Từ Linh.

Ngay sau đó, Lệ Thu được mời ký hợp đồng trình diễn diễn. Cũng từ đó bà lấy nghệ danh Lệ Thu.

Trong một lần phỏng vấn, Lệ Thu nói: “Tôi lấy tên Lệ Thu vì tôi giấu gia đình. Thật ra tên đó không có trong tiềm thức tôi nhưng tự nhiên nó bật ra, tôi không hiểu từ đâu.”

Sau khi nhận lời cộng tác với phòng trà Bồng Lai, Lệ Thu vẫn tiếp tục học một thời gian nhưng quyết định nghỉ để theo đuổi con đường ca hát.

Sau Bồng Lai, Lệ Thu cộng tác với vũ trường Tự Do vào năm 1962. Thời kỳ đó Lệ Thu thường trình bày những nhạc phẩm lời Pháp và Anh, nổi bật nhất là các bản như “La Vie En Rose,” “A Certain Smile,” “La Mer,” “Love Is A Many Splendored Thing”…

Lệ Thu nổi tiếng và trở thành ca sĩ quan trọng của các vũ trường lớn ở Sài Gòn. Trong những năm 1968 đến 1971, tiếng hát Lệ Thu là một trong những yếu tố đưa khách đến với các vũ trường Queen Bee, Tự Do, và Ritz.

Năm 1968, Lệ Thu về cộng tác với chương trình Jo Marcel tại vũ trường Queen Bee.

Ngoài việc đi hát hàng đêm Lệ Thu còn ký giao kèo thu thanh băng nhạc cho Jo Marcel, khởi đầu cho một thời kỳ vàng son nhất trong cuộc đời đi hát.

Đến giữa năm 1969, Lệ Thu cùng với chương trình Jo Marcel dời về vũ trường Ritz trên đường Trần Hưng Đạo. Năm 1970 Lệ Thu trở lại với vũ trường Tự Do.

Lệ Thu cũng tham gia các chương trình ca nhạc trên các đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội, và Mẹ Việt Nam, và thu âm cho nhiều băng nhạc.

Cùng với Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thu là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của Sài Gòn cho tới năm 1975.

Sau 1975, Lệ Thu gia nhập đoàn kịch Kim Cương để trình diễn và hát.

Tháng Mười Một, 1979, Lệ Thu vượt biên đến Pulau Bidong, Malaysia, sau đó sang Mỹ vào giữa năm 1980.

Bà cộng tác với nhiều vũ trường, và thực hiện băng nhạc đầu tiên ở hải ngoại, mang tên “Hát Trên Đường Tử Sinh.”

Sau này, bà có về Việt Nam hát một thời gian.

Ca sĩ Lê Uyên khuyên: “Hãy sống như Lệ Thu, làm việc hết mình và vui hết mình với nghề mình thích.” [qd]

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by macco »

Hãng Stampede Ventures công bố làm phim về John McCain


HOLLYWOOD, California (NV) – Hãng phim Stampede Ventures công bố sẽ làm phim về cuộc đời và sự nghiệp chính trị của cố Thượng Nghị Sĩ John McCain.

Theo Yahoo! Entertainment, hãng phim này mua được bản quyền của sách tiểu sử “The Luckiest Man: Life With John McCain,” do chính cố thượng nghị sĩ và người bạn của ông là Mark Salter viết.

Image
Cố Thượng Nghị Sĩ John McCain trong lúc vận động tranh cử năm 2008. (Hình: Robyn Beck/AFP via Getty Images)
Ông Salter cũng đang hợp tác với nhà sản xuất phim truyền hình Craig Turk để viết kịch bản cho phim về ông McCain.

Bộ phim này được sự ủng hộ của gia đình McCain, với bà Cindy McCain, vợ của cố Thượng Nghị Sĩ McCain, làm nhà sản xuất chính.

Bà McCain viết trong thông cáo: “Câu chuyện của chồng tôi đầy đức tính anh hùng, vì ông lúc nào cũng phục vụ những lý tưởng lớn lao. Không có lúc nào tốt hơn bây giờ để kể lại câu chuyện đó. Tôi rất vui vì được chia sẻ cuộc đời với những thành tựu của ông, và biết chắc bộ phim này sẽ là một nguồn cảm hứng cho nhiều người ở khắp thế giới.”

Nhà sản xuất Craig Turk từng làm cố vấn pháp lý trưởng cho ông McCain trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2000.

“Được làm việc cho John McCain là một trong những vinh dự lớn nhất của đời tôi. Tôi rất mừng vì có cơ hội đem cuộc đời của ông lên màn ảnh, và được làm điều đó với những người mình ngưỡng mộ,” ông Tuk cho hay.

Ông Greg Silverman, tổng giám đốc của hãng phim Stampede Ventures, cũng cho rằng việc được làm phim về John McCain là một vinh dự lớn. (TL) [qd]

lequyen
Posts: 295
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by lequyen »

Phim nào sẽ được đề cử nhận giải Oscar 2021?
Jan 8, 2021 cập nhật lần cuối Jan 8, 2021

Thanh Long/Người Việt
HOLLYWOOD, California (NV) – Nếu xét tất cả những gì xảy ra suốt năm qua, phim nào thắng lớn ở lễ trao giải Oscar năm nay có lẽ cũng không phải là đề tài gây nhiều bàn tán.

Image
“Nomadland,” nói về dân du mục thời nay ở Mỹ, đang là ứng cử viên số 1 cho giải Phim Hay Nhất, và Frances McDormand khá chắc chắn được đề cử giải Nữ Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất. (Hình: avantnews.org)

Tuy nhiên, giữa lúc mọi thứ bị đại dịch COVID-19 làm đảo lộn – như ngày công chiếu phim bị hoãn, việc sản xuất phim bị ngưng trệ, và rạp chiếu phim phải đóng cửa – người hâm mộ cũng phần nào cảm thấy được an ủi khi lễ trao giải phim lớn nhất thế giới sắp diễn ra, cho dù lớn hay nhỏ.

COVID-19 khiến lễ trao trải Oscar lần thứ 93 phải dời từ cuối Tháng Hai sang 25 Tháng Tư, ngày trễ nhất kể từ khi chương trình này được chiếu trên truyền hình vào năm 1953. Ngày nhận phim tranh giải được gia hạn thêm hai tháng, nghĩa là bất kỳ phim nào công chiếu ở Mỹ từ ngày 1 Tháng Giêng, 2020, đến ngày 28 Tháng Hai, 2021, cũng hội đủ điều kiện tham gia.

Chấp nhận phim chiếu trực tuyến

Lần đầu tiên trong lịch sử chương trình, Viện Hàn Lâm Khoa Học và Nghệ Thuật Điện Ảnh (AMPAS), ban tổ chức Oscar, cũng chấp nhận cho phim chiếu trực tuyến tham gia, dù không chiếu ở rạp.

Lễ trao giải Oscars 2021 sẽ diễn ra như thế nào vào Tháng Tư hiện vẫn chưa thể chắc chắn. Liệu chương trình được tổ chức như bình thường, nhưng mọi người phải giữ khoảng cách? Thời gian qua, AMPAS tìm hiểu kỹ cách tổ chức chương trình trực tiếp như mọi năm, dù như vậy có nghĩa là phải giảm đáng kể số lượng khách đến rạp Dolby gồm 3,400 chỗ ngồi ở Los Angeles.

Cảnh những minh tinh hàng đầu như Meryl Streep và Brad Pitt đeo khẩu trang ngồi hàng ghế đầu có thể chưa từng xảy ra, nhưng hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay.
Image
Viola Davis, người đóng vai ca sĩ nhạc blues nổi tiếng trong “Ma Rainey’s Black Bottom,” cũng có thể cạnh tranh giải Nữ Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất. (Hình: kpbs.org)

Ngày 15 Tháng Ba, AMPAS sẽ công bố phim nào được đề cử nhận giải Oscar. Năm nay, ngoài những phim được đầu tư mạnh của các hãng phim lớn, những phim kinh phí thấp cũng có cơ hội được tôn vinh.

Năm nay sẽ không có chuyện những tác phẩm như “Titanic” hay “Lord of the Rings” giành hết giải Oscar. Sau khi nhiều hãng phim phải vội vã sắp xếp lại ngày công chiếu do COVID-19, tạo ra nhiều khoảng trống khổng lồ trong lịch chiếu phim, thì phim độc lập cũng có cơ hội tỏa sáng.

Thực vậy, chưa bao giờ hai đối thủ chiếu phim trực tuyến là Netflix và Amazon Studios có dịp tốt hơn như năm nay để đoạt vài giải thưởng danh giá này.

Netflix có vài ứng cử viên sáng giá cho giải Phim Hay Nhất, như “Mank” (do David Fincher đạo diễn) nói về hậu trường Hollywood những năm 1930, “The Trial of the Chicago 7” (do Aaron Sorkin đạo diễn) nói về công lý và nạn tham những, và “Ma Rainey’s Black Bottom” (do George C. Wolfe đạo diễn) kể về nữ ca sĩ Ma Rainey, người được ca ngợi là Mẹ Dòng Nhạc Blues.

“One Night in Miami” của Amazon, câu chuyện hư cấu về cuộc gặp gỡ giữa Malcolm X, Sam Cooke, Jim Brown và Cassius Clay, cũng là ứng cử viên “nặng ký.”

Ai sẽ là nam, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất?

Khá bất ngờ, mặc dù nhiều người cho rằng lễ trao giải Oscar năm này là thuộc về phim chiếu trực tuyến, theo các công ty cá cược, ứng cử viên số một cho giải Phim Hay Nhất vẫn là “Nomadland” (do Chloe Zhao [Triệu Đình] đạo diễn) kể về một giáo viên bị mất việc, chồng, nhà cửa trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 phải lái xe sống rày đây mai đó như dân du mục. Image
“Mank,”nói về hậu trường Hollywood những năm 1930, là phim độc lập có thể đoạt giải Phim Hay Nhất. (Hình: npr.org)

Phim này được Searchlight Pictures phân phối. Công ty này hiện thuộc hãng Disney, và trước đây, từng sản xuất vài phim đoạt giải Phim Hay Nhất, như “Slumdog Millionaire,” “12 Years a Slave,” “Birdman,” và “The Shape of Water.”

“Nomadland” có tài tử từng hai lần đoạt giải Oscar là Frances McDormand đóng vai chính. Phim đã được số điểm tổng cộng 97% trên trang web phê bình phim Rotten Tomatoes, và nhận giải Phim Hay Nhất ở Liên Hoan Phim Toroto và Liên Hoan Phim Venice 2020.

Trong quá khứ, chỉ có một phim do phụ nữ đạo diễn là “The Hurt Locker” của Kathryn Bigelow đoạt luôn giải Phim Hay Nhất ở lễ trao giải Oscar. Nay, đạo diễn người Trung Quốc Triệu Đình có lẽ sẽ đạt được thành tích này, còn McDormand thì khá chắc được đề cử Nữ Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất.

Cuộc đua giành giải Nữ Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất rất hấp dẫn, cả những người mới được đề cử lần đầu, những diễn viên kỳ cựu ít được chú ý, lẫn những tài tử từng đoạt giải Oscar đều xứng đáng được tôn vinh.

Viola Davis, người đóng vai ca sĩ nhạc blues nổi tiếng trong “Ma Rainey’s Black Bottom,” là một trong những ứng cử viên hàng đầu. Davis từng đoạt giải Nữ Diễn Viên Phụ Xuất Sắc Nhất trong phim “Fences” ở lễ trao giải Oscar 2017.

Tài tử người Anh Vanessa Kirby có thể gây bất ngờ lớn bằng vai diễn người mẹ đau khổ trong “Pieces of a Woman,” và xứng đáng được trao giải Oscar chứ không chỉ đề cử.
Image
Với vai người cha già mất trí nhớ trong phim “The Father,” tài tử kỳ cựu Anthony Hopkins (phải) rất có thể nhận đề cử giải Nam Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất. (Hình: viff.org)

Và qua vai diễn phụ nữ New York góa chồng cùng con trai dọn sang sống ở Paris trong phim “French Exit,” diễn viên Michelle Pfeiffer có thể nhận được đủ phiếu bầu từ những thành viên lớn tuổi hơn của AMPAS để được đề cử lần đầu tiên kể từ năm 1992.

Trong khi đó, giải Nam Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất dường như chỉ là cuộc đua gồm hai người: Anthony Hopkins trong vai ông cụ ngày càng bị mất trí trong “The Father,” và tài tử Chadwick Boseman qua đời ở tuổi 43 Tháng Tám năm ngoái do bệnh ung thư.

Sau khi gây ấn tượng mạnh mùa Hè vừa qua trong phim “Da Five Bloods” của đạo diễn Spike Lee, vai diễn cuối cùng của Boseman – nghệ sĩ kèn trumpet đầy hoài bão trong “Ma Rainey’s Black Bottom” – cũng được giới phê bình khen ngợi nhiều. Nếu đoạt giải, Boseman sẽ là diễn viên thứ ba được trao giải Oscar sau khi qua đời, sau Peter Finch trong “Network” và Heath Ledger trong “The Dark Knight.”

Còn đạo diễn xuất sắc nhất?

Ở giải Đạo Diễn Xuất Sắc Nhất, năm nay, rất có thể nữ lấn át nam. Triệu Đình (“Nomadland”), Regina King (“One Night in Miami”) và Emerald Fennell (“Promising Young Woman”) đều có thể là ứng cử viên.


Bộ phim của Fennell, với diễn viên chính là Carey Mulligan trong vai một phụ nữ đang muốn báo thù, vẫn gây nhiều chú ý kể từ khi ra mắt ở Liên Hoan Phim Sundance trước dịch COVID-19 cách đây một năm.
Image
Phim “Minari,” kể về một gia đình Nam Hàn sinh sống trên trang trại miền quê ở Arkansas những năm 1980, có thể gây bất ngờ lớn ở lễ trao giải Oscar 2021. (Hình: wbez.org)
Tuy nhiên, khó mà bỏ qua Fincher, đạo diễn bộ phim đang làm khán giả say mê – “Mank” – lấy bối cảnh quá trình viết kịch bản cho phim “Citizen Kane” (1941).

Năm nào cũng vậy, kể cả năm bất thường như 2020, đều có những phim ít được chú ý hơn được đề cử. Do đó, không có gì ngạc nhiên nếu bộ phim về đề tài phá thai “Never Rarely Sometimes Always” của đạo diễn Eliza Hittman nhận được một hoặc hai đề cử, và diễn viên mới Sidney Flanigan cũng được đề nghị nhận giải thưởng danh giá.

Có lẽ bộ phim nhiều cơ hội nhất giành giải của những phim lớn hơn là “Minari” của đạo diễn Lee Isaac Chung, kể về một gia đình Nam Hàn sinh sống trên trang trại miền quê ở Arkansas những năm 1980.

Lấy cảm hứng từ chính tuổi thơ của Chung, và gồm hai tài tử Nam Hàn Steven Yeun và Yeri Han, “Minari” gây nhiều tranh cãi từ khi bị loại khỏi thể loại Phim Hay Nhất ở giải Golden Globes, hạ xuống thể loại Phim Nước Ngoài Hay Nhất vì chủ yếu dùng ngôn ngữ khác chứ không phải tiếng Anh. Tuy nhiên, “Minari” có thể gây bất ngờ lớn ở giải Oscar, dù chưa rõ sẽ thành công như “Parasite” của đạo diễn Nam Hàn Bong Joon-ho năm ngoái hay không. (Thanh Long) [qd]

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by mexanh »

Chloe Zhao, người gốc Á đầu tiên nhận giải Quả Cầu Vàng ‘Đạo Diễn Xuất Sắc Nhất’
Mar 7, 2021 cập nhật lần cuối Mar 7, 2021

HOLLYWOOD, California (NV) – Lễ trao giải Quả Cầu Vàng lần thứ 78 vừa diễn ra tối 28 Tháng Hai, 2020, tôn vinh nhiều gương mặt, tài năng xuất sắc trong năm qua.
Trong đó, nổi bật nhất là hạng mục “Đạo Diễn Xuất Sắc Nhất” năm nay được trao cho nữ đạo diễn gốc Á Chloe Zhao (Triệu Đình) với bộ phim “Nomadland.”

Theo tin của tạp chí People, Chloe Zhao là nữ đạo diễn gốc Á đầu tiên và là đạo diễn nữ thứ hai được nhận giải thưởng cao quý này.
Không chỉ thế, bộ phim “Nomadland” còn nhận giải “Bộ Phim Xuất Sắc Nhất” năm nay.

Image
Đạo diễn Chloe Zhao tại lễ ra mắt phim “Songs My Brothers Taught Me” do cô đạo diễn tại Đại Hội Điện Ảnh Deauville US lần thứ 41 hồi Tháng Chín, 2015.
(Hình: Charly Triballeau/AFP via Getty Images)
Thay mặt ekip làm phim của “Nomadland,” đạo diễn Chloe Zhao đã gửi lời cám ơn đến nhà văn Jessica Bruder, cây bút của cuốn tiểu thuyết “Nomadland” được ekip làm phim chuyển thể thành phim.

“Tác phẩm đối với tôi chính là một cuộc hành hương vượt qua sự đau buồn và chữa lành nó,” đạo diễn Chloe Zhao nói. “Đối với những ai từng trải qua hành trình khó khăn trong đời, ‘Nomadland’ chính là bộ phim dành cho bạn. Chúng ta hãy tin rằng, một ngày nào đó mọi việc sẽ ổn thôi.”

“Nomadland” kể về câu chuyện của một phụ nữ trung niên tên Fern, do nữ diễn viên gạo cội Frances McDormand thủ vai, bị mất việc sau khi nhà máy nơi bà làm việc đóng cửa. Chồng vừa qua đời, việc làm cũng mất, Fern quyết định bán nhà, mua một chiếc xe van và quyết định sống một cuộc đời dân du mục. Hành trình của bà trải qua những vùng đất mới, gặp gỡ nhiều người hơn nhưng cũng khiến bà phải vật lộn với những thiếu thốn, khó khăn. Tuy vậy, bà luôn giữ cho mình một tinh thần vui vẻ, đồng thời, những trải nghiệm trên chiếc xe van giúp bà nhận ra nhiều giá trị cuộc sống hơn.

Chloe Zhao sinh năm 1985, là nhà làm phim người Trung Quốc được điện ảnh quốc tế đón nhận khi thực hiện bộ phim “Songs My Brothers Taught Me” năm 2015. Tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Independent Spirit Award năm đó, đồng thời các giải thưởng quan trọng khác như Golden Lion tại Venice Film Festival, Toronto International Film Festival và People’s Choice Award.

Hiện tại, cô đang thực hiện bộ phim “bom tấn” của hãng Disney và Marvel mang tên “Eternal,” dự tính ra mắt khán giả năm 2022. (NA) [qd]

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by cuoigia »


Nữ tài tử Kiều Chinh nhận giải thưởng Thành Tựu Trọn Đời Snow Leopard của AWFF

Mar 16, 2021 cập nhật lần cuối Mar 16, 2021

Đằng-Giao/Người Việt

HOLLYWOOD, California (NV) – Nữ tài tử Kiều Chinh được The Asian World Film Festival (AWFF) trao tặng giải thưởng “Snow Leopard Lifetime Achievement Award”
(giải Thành Tựu Trọn Đời Snow Leopard) tại Los Angeles, California, hôm Thứ Hai, 15 Tháng Ba.

Image
Nữ tài Kiều Chinh trong đêm nhận giải thưởng Thành Tựu Trọn Đời Snow Leopard của AWFF. (Hình: Kiều Chinh cung cấp)
AWFF, giải lớn nhất đối với các nước Á Châu

Trong buổi nói chuyện với phóng viên nhật báo Người Việt, nữ tài tử Kiều Chinh cho biết tuy đã nhận không biết bao nhiêu giải thưởng trong đời, nhưng mỗi giải thưởng đều có một giá trị đặc biệt đối với bà.

Theo nhận xét của bà, giải cao quý nhất của ngành điện ảnh Mỹ thì có Oscar, về truyền hình thì có Emmy. Còn giải AWFF điện ảnh là giải lớn nhất đối với các nước Á Châu.

Bà nhỏ nhẹ: “Dĩ nhiên tôi vô cùng cảm động và cảm thấy rất hãnh diện được AWFF bầu chọn trong hơn 50 quốc gia tham dự. Nếu họ trao giải cho các quốc gia Á Châu mà người Việt mình không được nhắc đến thì buồn quá.”

“Lần đầu tôi được trao giải là hồi 1969. Lần đó đích thân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao giải cho tôi ngay trong Dinh Độc Lập,” bà Kiều Chinh kể.

Tính đến nay, nữ tài tử nhận gần 100 giải thưởng điện ảnh khắp nơi trên thế giới, từ Việt Nam, Đông Nam Á, Châu Âu đến Hoa Kỳ, trong đó có một giải Emmy.
Image
Nữ tài tử Kiều Chinh và ông Georges Jojo Chamchoum, giám đốc điều hành AWFF. (Hình: Kiều Chinh cung cấp)
Vừa là diễn viên, vừa là nhà từ thiện

Giải thưởng Thành Tựu Trọn Đời Snow Leopard vinh danh Kiều Chinh vì bà đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp điện ảnh trong suốt 60 năm.

Diễn viên Ming-Na Wen là người giới thiệu và mời nữ tài tử ra nhận giải. Cô nhắc lại là hồi 1993, cô từng có vinh dự được làm việc chung với bà Kiều Chinh trong phim “The Joy Luck Club” và cám ơn nữ tài tử gốc Việt đã lót đường cho những diễn viên trẻ để họ có những đóng góp đáng kể ở Hollywood ngày hôm nay. Cô xác nhận rằng bà Kiều Chinh là một trong những diễn viên Á Châu đầu tiên diễn xuất ở Hollywood, mở đường cho những diễn viên sau đó.

Những cuốn phim có sự diễn xuất của nữ tài tử Kiều Chinh được nhắc đến trong buổi trao giải thưởng là “The Joy Luck Club,” “A Jank in Vietnam,” “Operation CIA,” và “Hamburger Hill.”

Giải thưởng cũng nhắc đến “Vietnam Children’s Fund,” một cơ sở thiện nguyện của nữ tài tử Kiều Chinh chuyên giúp trẻ em ở Việt Nam và hằng năm giúp cho 25,000 học sinh đến trường.
Image
Nữ tài tử Kiều Chinh nhận giải “Văn Học Nghệ Thuật” do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao tặng tại Dinh Độc Lập năm 1969. Đây là giải thưởng đầu tiên của bà. (Hình: Kiều Chinh cung cấp)
Ông Georges Jojo Chamchoum, giám đốc điều hành AWFF, tuyên bố: “Giải thưởng Thành Tựu Trọn Đời Snow Leopard của chúng tôi luôn nghiêng về nhân cách đằng sau tài năng.”

Ông nhắc nhở đến những đóng góp nhân đạo cũng như thành tựu trong ngành điện ảnh của vị nữ tài tử.

“Kiều Chinh đại diện cho cả hai. Tài năng và nhân cách của cô ấy đã ‘phá vỡ màn ảnh.’ Hơn nữa, những bộ phim tranh giải năm nay, như mọi năm, phản ánh sự sống động của người Châu Á trong điện ảnh và tinh thần thực sự của những gì chúng ta hướng tới: Cánh cửa đến với thế giới điện ảnh Châu Á,” ông tiếp.

Trong phần kết diễn văn nhận giải, bà Kiều Chinh nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 và chúng ta cùng là con người. Bất kể màu da và ngôn ngữ của chúng ta, tôi tin rằng phim ảnh là ngôn ngữ chung của nhân loại và những gì chúng ta cần là nghệ thuật sống, nghệ thuật yêu thương và hòa bình.” Image
Kiều Chinh nhận giải “Lifetime Achievement Award” do Vietnamese International Film (VIFF) trao tặng. (Hình: Kiều Chinh cung cấp)
Asian World Film Festival

Thành lập năm 2015, Asian World Film Festival (AWFF) mang đến Los Angeles những lựa chọn tốt nhất về điện ảnh thế giới Châu Á nhằm thu hút sự công nhận rộng rãi hơn đối với sự phong phú của các nhà làm phim trong khu vực, tăng cường mối quan hệ giữa điện ảnh Châu Á và Hollywood.

AWFF hợp nhất thông qua sự hợp tác giữa các nền văn hóa, các nhà tổ chức liên hoan phim đến từ hơn 50 quốc gia trên khắp Châu Á, trải dài từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nhật Bản và Nga đến Ấn Độ.

AWFF độc đáo ở chỗ nó chủ yếu chiếu các bộ phim được trao giải Oscar và Quả Cầu Vàng từ Châu Á và cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.

Kể từ khi được thành lập, AWFF tự hào đã trình chiếu hơn 70 phim dự giải Oscar và 50 giải Quả Cầu Vàng!

Tất cả các bộ phim tham gia AWFF sẽ có một cơ hội để được hướng dẫn qua mùa trao giải đầy thử thách, giới thiệu các bộ phim nước ngoài của họ cho Oscar, cho Hiệp Hội Báo Chí Nước Ngoài ở Hollywood và tất cả các hiệp hội khác để nâng cao sự xuất hiện, sự chú ý của giới truyền thông và xem xét giải thưởng.

AWFF được tổ chức dưới sự điều hành của Aitysh USA, một tổ chức phi lợi nhuận từ thiện 501 (c) (3) và hoạt động theo hướng dẫn của tổ chức. [qd]

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by bichphuong »

‘Minari’ hứa hẹn gây bất ngờ lớn ở lễ trao giải Oscar 2021
Mar 19, 2021 cập nhật lần cuối Mar 19, 2021
Thanh Long/Người Việt

HOLLYWOOD, California (NV) – “Minari,” bộ phim nhỏ của đạo diễn Lee Isaac Chung, trong tuần này được đề cử giải Oscar Phim Hay Nhất, tiếp tục hứa hẹn gây bất ngờ lớn ở lễ trao giải phim hàng đầu thế giới vào Tháng Tư.

Image
“Minari” kể về “giấc mơ Mỹ’ của một gia đình nhập cư gốc Nam Hàn. (Hình: David Bornfriend/A24 via AP)

Như hầu hết phim khác, cuối “Minari” có dòng chữ tuyên bố đây chỉ là tác phẩm hư cấu, và bất kỳ chi tiết nào giống nhau giữa nhân vật trong phim với người thật ngoài đời đều hoàn toàn ngẫu nhiên.


Nhưng không hẳn như vậy. Bộ phim về đề tài gia đình được giới phê bình khen ngợi này nói về tuổi thơ của chính đạo diễn Chung ở vùng quê Arkansas, và hầu như mọi thứ trong đó đều là do ông nhớ lại.

Trước đó, ông Chung đang đau đầu tìm đề tài cho phim mới. Lấy cảm hứng từ những tiểu thuyết của Willa Cather về quê hương Nebraska của bà, đạo diễn 42 tuổi này quyết định kể lại tuổi thơ của mình. Ông đến thư viện địa phương rồi bỏ ra cả buổi chiều để lên danh sách những kỷ niệm thời thơ ấu.

“Ban đầu, tôi đâu có nghĩ sẽ viết đến 80 [kỷ niệm], nhưng cuối cùng, chừng đó kỷ niệm ùa về trong một buổi,” ông Chung nói với đài phát thanh NPR. “Đây là những kỷ niệm nhỏ, sống động.”

Cho dù không có chút thông tin nào, có lẽ khán giả cũng dễ dàng nhận thấy rằng “Minari” là câu chuyện tiểu sử cá nhân. Mỗi chi tiết đều cụ thể, mỗi cảnh đều đặc trưng, và mỗi nhân vật đều thật đến mức khán giả không bao giờ cảm thấy đây là chuyện tưởng tượng; mà cảm thấy như các nhân vật đang kể lại cuộc đời của họ sống động và hấp dẫn đến mức có thể làm phim mà không cần thêm thắt gì khác.
Image
Alan Kim đóng vai David, nhân vật được cho là chính đạo diễn Lee Isaac Chung thời nhỏ. (Hình: David Bornfriend/A24 via AP)
Hạt giống rau cần Nam Hàn kết nối tình thân

“Minari” lấy bối cảnh nước Mỹ những năm 1980, nhưng không nói rõ chính xác là năm nào, có thể trước đó hay sau đó 10 năm.

Nhân vật chính trong phim, và cũng là cuộc đời thật của đạo diễn Chung, là David (Alan Kim đóng), đứa con trai 7 tuổi của hai người Nam Hàn nhập cư độ tuổi 30 là anh Jacob (Steven Yeun đóng) và chị Monica (Yeri Han đóng).

Đến lúc này, gia đình nhà Yi vẫn sinh sống ở California, nơi vợ chồng anh Jacob làm công nhân phân loại gà tại một lò ấp gà.

Mỗi ngày, họ được giao một thùng gà con để phân loại thành từng nhóm theo trống, mái. Gà mái con được giữ lại vì sau này sẽ đẻ trứng, còn gà trống con thì bị cho thẳng vô lò đốt. Đó là lý do anh Jacob dặn con trai rằng đàn ông phải cố gắng hết sức để chứng tỏ không phải là người vô dụng.
Image
Nữ diễn viên Yeri Han và Steven Yeun đóng vai hai vợ chồng Nam Hàn đến Mỹ sinh sống những năm 1980. (Hình: Josh Ethan Johnson/A24 via AP)

Sau 10 năm “dòm ngó đít gà,” anh Jacob đánh liều mua 50 mẫu đất ở Arkansas. Ban ngày, ha]i vợ chồng vẫn làm việc ở lò ấp gà gần đó, nhưng anh Jacob dự tính dùng thời gian rảnh cũng như tiền dành dụm để trồng nông sản mà anh có thể bán cho dân nhập cư đồng hương Nam Hàn.

David và chị gái Anne (Noel Kate Cho đóng) rất vui vì có cánh đồng, khu rừng và dòng suối riêng để khám phá. Được nhà quay phim nổi tiếng là Lachlan Milne quay, vùng đất đầy nắng và xanh mướt của gia đình nhà Yi đẹp như Vườn Địa Đàng.

Nhưng chị Monica không hài lòng vì cảm thấy như bị kẹt giữa nơi hoang sơ, trong căn nhà tạm mà có thể bị lốc xoáy xé toang bất kỳ lúc nào. “Đất chỗ này là tốt nhất nước Mỹ,” anh Jacob tranh cãi. “Đó là lý do anh chọn chỗ này?” chị Monica hỏi. “Vì đất?”
Image
Nữ tài tử kỳ cựu Yuh Jung Youn trong vai bà ngoại của David. (Hình: A24 via AP)

Dần dần, sự căng thẳng giữa hai vợ chồng ngày càng tăng. Một cảnh khiến khán giả xúc động: Phản ứng trước cuộc cãi nhau của cha mẹ vào lúc tối khuya, David và Anne gấp phi cơ bằng giấy ghi dòng chữ “đừng cãi nhau” trên cánh.

Nhưng chẳng bao lâu sau, anh Jacob và chị Monica tìm ra giải pháp. Họ mời mẹ của chị Monica là bà Soon Ja (Yuh Jung Youn đóng) đến sống chung và trông nom hai đứa cháu.

Chị Monica bật khóc nhớ quê nhà khi nhìn thấy những bao ớt và cá cơm mà mẹ đem sang. Ngoài ra, còn có bao hạt giống rau cần Nam Hàn (minari) để gia đình có thể trồng trên đất Mỹ.
Image
“Minari” cho khán giả thấy rõ những khó khăn của việc sinh sống và lập nghiệp nơi xứ lạ. (Josh Ethan Johnson/A24 via AP)
“Minari” lập nghiệp nhưng không theo lối mòn
Nhưng David tỏ ra không thích ở chung phòng với một người mà cậu bé càu nhàu rằng không cư xử như “bà ngoại bình thường.” Lý do chính David phản đối: “Bà có mùi Nam Hàn.”

Tuy nhiên, bà Soon Ja cố gắng hòa nhập với đời sống Mỹ để gắn bó hơn với cháu. Bà dắt cháu đi trồng rau cần bên suối. Bà kể cho chúng nghe cây rau này mạnh mẽ và hữu ích như thế nào, và dự đoán sẽ mọc rất nhanh. Cuối cùng, David trở nên thân thiết với bà ngoại sau khi bà dạy cậu bé chơi bài, băng bó vết thương, và ru cậu bé ngủ.

“Minari” thiên về tình thân trong gia đình hơn là sự xung đột về văn hóa. Khi các nhân vật nói chuyện về bệnh tim của David, hoặc khi nhìn thấy rắn độc trong rừng, lời nói của họ nghe như gia đình sắp gặp khủng hoảng, nhưng mọi thứ trôi qua êm xuôi không dự đoán được như chính cuộc đời.

“Minari” cho khán giả thấy rõ những khó khăn của việc sinh sống và lập nghiệp nơi xứ lạ, nhưng không bao giờ đi theo lối mòn của những phim cùng chủ đề. Với cốt truyện như vậy, khán giả có thể lo sợ rằng các nhân vật sẽ gặp điều tồi tệ nhất, nhưng không có tình huống căng thẳng nào trong phim liên quan đến phân biệt chủng tộc.
Image
Hàng sau, từ trái, nữ diễn viên Han Yeri, nam diễn viên Steven Yeun, đạo diễn Lee Isaac Chung. Hàng trước từ trái, nữ tài tử Yuh Jung Youn cùng hai diễn viên nhí Alan Kim, và Noel Cho chụp chân dung quảng bá “Minari” tại Liên Hoan Phim Sundance ở Park City, Utah, hôm 20 Tháng Giêng, 2020. (Hình: Taylor Jewell/Invision/AP, File)

Cách miêu tả đời sống dân nhập cư trong “Minari” phức tạp hơn nhiều, chứ không chỉ là xung đột với dân địa phương. Về mặt nào đó, hình ảnh David đội nón bóng chày, lái xe máy kéo là rất “Mỹ,” và dân địa phương tỏ ra thân thiện hơn gia đình nhà Yi. Thực vậy, một cậu bé ở nhà thờ hỏi David tại sao mặt mũi của cậu bé “tẹt quá vậy,” nhưng chỉ một phút sau, lại mời David sang nhà ngủ.

Kịch bản và diễn xuất tinh tế, quay phim đẹp, cùng với nhạc phim dễ thương, “Minari” hấp dẫn đến mức dễ dàng khiến người ta quên rằng bộ phim mang tính tiến bộ như thế nào. Cách đây chỉ vài năm, khó có thể tưởng tượng một bộ phim về gia đình người Mỹ gốc Hàn, ngôn ngữ trong phim chủ yếu là tiếng Hàn, lại được giới phê bình đánh giá cao.

Nay, chúng ta có bộ phim Mỹ nói về một gia đình Mỹ gốc Hàn cụ thể ở một nơi cụ thể, mà lại ấm áp và chân thật đến mức sẽ được khán giả khắp nơi đón nhận. (Thanh Long) [qd]

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by mexanh »

Lễ trao giải Oscar chỉ có các ứng cử viên và khách mời được dự
Mar 19, 2021 cập nhật lần cuối Mar 18, 2021

HOLLYWOOD, California (NV) – Học Viện Điện Ảnh Hoa Kỳ (AMPA) công bố một số thông tin chính thức về lễ trao giải Oscar năm 2021, trong đó có sẽ không có khán giả đến dự.

Theo Yahoo! Entertainment, sau nhiều tháng chưa có thông tin chính thức, nay AMPA công bố, mọi năm, lễ trao giải Oscar thường được tổ chức ở rạp hát Dolby Theatre,
nhưng bây giờ phải tổ chức tại nhiều địa điểm, trong đó có nhà ga Union Station.

Image
Lễ trao giải Oscar lần thứ 92 vào đầu năm 2020 vẫn đông khán giả đến dự. (Hình minh họa: Richard Harbaugh – Handout/A.M.P.A.S. via Getty Images)
Trong một lá thư gửi đến các thành viên của AMPA, Chủ Tịch David Rubin cho biết lễ trao giải Oscar lần thứ 93 sẽ không có khán giả đến dự, không có bữa ăn dành cho các ứng cử viên, và sẽ không tổ chức các tiết mục có người đến dự khác.

Những người được quyền đến các địa điểm tổ chức lễ trao giải Oscar chỉ có các ứng cử viên, khách mời của họ, và những người dẫn chương trình.

Cũng trong lá thư, ông Rubin cho biết các nhà sản xuất của lễ trao giải Oscar gồm có Jesse Collins, Stacey Sher và Steven Soderbergh.

Ngoài ra, AMPA còn công nhận các ứng cử viên năm nay có số diễn viên da màu nhiều kỷ lục, còn có hai nữ đạo diễn, và các phim được đề cử nhận giải phim hay nhất đều rất xứng đáng.

Tuy nhiên, AMPA chưa công bố ai sẽ là người dẫn chương trình chính, ai là những người trao giải, và những chi tiết khác về lễ trao giải Oscar chiếu trên đài ABC vào ngày 25

User avatar
bichphuong
Posts: 612
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: TIN TỨC PHIM ẢNH CA NHẠC

Post by bichphuong »


10 năm rời cõi tạm, kể lại ‘chuyện Nguyễn Đức Quang’

Mar 25, 2021

Đoan Trang/Người Việt (trích lược)
WESTMINSTER, California (NV) – Cách đây đúng 10 năm, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, cựu tổng giám đốc, cựu chủ bút nhật báo Người Việt (thời kỳ 1981-1988) từ giã cõi trần.

Image
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang hát trong chương trình “Thế Giới Du Ca Nguyễn Đức Quang” tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Đó là lúc 4 giờ 30 sáng ngày 27 Tháng Ba, 2011.

Ông ra đi ở tuổi 68, cái tuổi không còn trẻ, nhưng vẫn chưa già, và để lại nhiều kỷ niệm đẹp với những câu chuyện khó quên của bạn bè.

Từ gia đình Trầm Ca có “Quang gà mắc đẻ”

Ông Trần Trọng Thảo, một trong những thành viên đầu tiên của Trầm Ca trong đó có ông Nguyễn Đức Quang, nhớ về bạn:

Mùa hè 1965 tại Thạnh Lộc Thôn, Gia Định, nhóm anh em Đà Lạt chúng tôi kéo nhau về Sài Gòn tham dự trại công tác xã hội tại “Công Trường Thanh Niên Tự Do” (tiền thân của Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Học Đường – CPS) với những công tác vét mương, đào giếng, xây dựng nhà ở, lập trại chăn nuôi, làm ao thả cá, trồng trọt rau quả…cho những người chạy nạn chiến tranh đang sống trong hoàn cảnh chật vật khó khăn. Sau kỳ trại này, mấy anh em gồm Hoàng Kim Châu, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Quốc Văn, Đinh Gia Lập, Hoàng Thái Lĩnh, và Trần Trọng Thảo đã đồng lòng chọn đất Sài Gòn làm nơi “dụng võ.”

Gặp và quen biết Châu và Quang qua trại họp bạn toàn quốc Hướng Đạo Việt Nam – trại Phục Hưng tại Trảng Bom, Biên Hòa, Tháng Mười Hai, 1959. Tôi sinh hoạt trong thiếu đoàn Tây Hồ, đạo Cửu Long, Sài Gòn. Châu và Quang sinh hoạt trong đạo Lâm Viên Đà Lạt, thuộc thiếu đoàn Lê Lợi. Sau một thời gian sinh hoạt ca hát trong một số trại công tác xã hội, chúng tôi thấy cần phải thành lập một ban hát để đi trình diễn khắp nơi.

Từ đó hình thành Ban Trầm Ca.


Do sự giới thiệu của anh Đỗ Ngọc Yến (sáng lập viên nhật báo Người Việt) chúng tôi được dọn về ở trong garage của Dược Sĩ Hoàng Ngọc Tuệ trên đường Sương Nguyệt Ánh. Ban đầu ở garage rồi sau đó không lâu chúng tôi được di chuyển lên nhà trên, nơi nhà bếp đã được tu sửa lại làm phòng thực tập cho sinh viên dược, sau khi anh Hoàng Ngọc Tuệ giải ngũ từ Pleiku trở về.



Không mấy khi Quang ôm đàn hay ngồi yên vào bàn để viết nhạc mà cứ hay đi loanh quanh trong căn phòng nhỏ như “gà mắc đẻ” – danh xưng anh em đặt cho Quang, hoặc đi lui đi tới quanh khoảng sân trước garage với chiếc quần xà lỏn và áo thun ba lỗ lúc nào cũng xắn lên để phanh cả bụng… vừa đi vừa lẩm bẩm một mình, hai cánh tay lỏng khỏng luôn múa may trước ngực như người ca trưởng đang đánh nhịp. Image
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, tổng giám đốc, trong ngày khai trương thùng báo Người Việt. (Hình: Tài liệu Người Việt)
Quang thường suy nghĩ và sáng tác rất nhanh. Hình như trời phú cho Quang một ngăn âm nhạc có sẵn trong đầu để đến khi cần, chỉ lôi nó ra để sắp xếp lại. Một khi đã ôm đàn lên là đã hình thành một bài hát và khi đó anh em Trầm Ca mới ngồi lại để nhận xét và mổ xẻ bài hát. Các ca khúc dù cũ hay mới sáng tác của Quang, sau mỗi lần đi trình diễn về, anh em lại quây quần trong căn phòng nhỏ, kẻ ngồi, người nằm… ồn ào mổ xẻ, phân tích từ lời ca đến tiếng hát: Đó là tiếng nói chung của Trầm Ca.

Gia đình Trầm Ca cùng nhau chung sống và làm việc, vui buồn có nhau đã gây được thiện cảm với mọi từng lớp, đặc biệt là giới thanh niên sinh viên học sinh và thành quả là đã lập nên Phong Trào Du Ca Việt Nam. Rồi do thời cuộc xã hội biến động, hoàn cảnh gia đình và việc học hành, anh em chúng tôi tạm chia tay. Nguyễn Đức Quang một mình ở lại và luôn luôn bận rộn và hội nhập vào vòng quay của lớp văn nghệ sĩ mới quen với binh xập xám, xì phé, nhậu, và thuốc lá như điên! Chả bù cho những lúc phải cùng nhau sống nguyên tắc trong gia đình Trầm Ca…

Đến nhạc sĩ Quang không “hoa hòe hoa sói” của Phong Trào Du Ca

Một trong những đồng môn của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang – ông Hoàng Kim Châu – kể lại “chuyện của Quang:”

Quang có những năm ở đại học thật sinh động và có một số bạn bè đi chung với Quang thêm một đoạn đường dài của tuổi trẻ mà Quang là một tài năng vượt trội, bản lãnh và nhạy cảm với những vấn đề của xã hội, vượt ra ngoài không gian của các giảng đường hay những khu phố loanh quanh lên xuống của của núi đồi Đà Lạt mù sương.



Cho đến nay, tôi vẫn còn nghe rõ âm thanh và hình ảnh Quang ôm đàn đứng hát trên sân khấu, hội trường, sân cỏ, đất trại hay trong những căn phòng ấm cúng của thân hữu. Không màu mè, không khẩu hiệu, không đèn xanh đèn đỏ. Những đôi mắt mở to để nhìn, tai lắng nghe từng chữ từng lời của Quang nói và hát. Quang hát không cần MC, không hoa hòe hoa sói vẽ vời giả tưởng về những bài hát do mình sáng tác. Image
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (giữa), tổng giám đốc, và ông Lê Đình Điểu (phải), chủ bút, trả lời phỏng vấn của phóng viên nhật báo Los Angeles Times năm 1986.
(Hình: Tài liệu Người Việt)
Không một ai có đủ thẩm quyền giải thích về nội dung những bài hát của Quang, ngay cả những bản nhạc viết cho tình yêu. Quang không dùng thứ ngôn ngữ ẩn dụ để vuốt ve thính giác người nghe. Nhưng khi nghe Quang hát, thính giả phải động não và đôi khi phải sử dụng đến cả trực giác mới bắt kịp từng lời từng chữ của bài hát. Khi Quang buông phím, thính giả thấy cả khung cảnh và tình huống mà Quang đã nói đến trong các bài hát của mình. Nó có sức tác động vào tâm thức người nghe, bắt người nghe phải suy nghĩ.

Lối trình bày các bài hát của Quang rất giản dị nhưng thể hiện được hết cảm xúc qua từng chữ từng câu. Quang không dùng những từ ngữ phù phiếm kiểu “nước chảy hoa trôi” để khi bài hát kết thúc, như con nước cuốn lá cuốn hoa trôi phăng ra biển cả. Ngược lại, khi Quang chấm dứt bài hát thì những lời đã biến thành những con suối nhỏ chảy vào trong tim trong óc của mọi người.

Tôi đã nhiều lần nghe những đám đông hát bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.” Đây là một bài ca thuộc loại “hát cộng đồng” nhưng “hát cộng đồng” không có nghĩa là muốn hát sao thì hát, họ hát theo chữ chứ không hát theo ý của bài hát, họ hát thật to thật lớn. Nếu Quang nghe chắc cũng không mấy vừa lòng. Thỉnh thoảng tôi mở bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ,” do ban hợp xướng Ngàn Khơi trình bày, để nghe. Đây là một trong những bài mà Ban Trầm Ca đã tập dợt lần đầu tiên trong garage của Dược Sĩ Hoàng Ngọc Tuệ khi Quang vừa mới viết và lời ca chưa được hoàn chỉnh.

Không phải người Đà Lạt nào cũng biết Quang là một nhạc sĩ du ca. Không phải những học sinh ngày xưa của trường Bồ Đề hay Trần Hưng Đạo cũng biết Quang là một nhạc sĩ du ca. Trái lại những cựu sinh viên đại học Đà Lạt, đặc biệt là sinh viên trường Chính Trị Kinh Doanh khóa I, II, đều biết Quang. Rất dễ hiểu. Quang hát cho anh chị em Chính Trị Kinh Doanh nghe chứ chưa bao giờ hát riêng cho người Đà Lạt hay bạn bè từ hai trường trung học mà Quang đã trải qua những năm tháng theo học ở đó nghe. Họa hoằn đâu đó trong những buổi sinh hoạt ở hải ngoại, dăm ba người Đà Lạt có tham dự nhưng họ không biết Quang vốn xuất thân từ Đà Lạt.
Image
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang dưới chân tháp Eiffel, Paris. (Hình: diendantheky.net)
Quang là người nổi tiếng, nhiều hội đoàn thường mời Quang đến hát cho họ nghe và cũng có vài hội đoàn ái hữu hay tổ chức nhận Quang là “người nhà” của mình. Quang là người của đám đông nên chuyện xảy ra như thế cũng là chuyện thường tình do sự mến mộ tài năng.



Cuối Đông 2010 và đầu xuân 2011, đám cựu học sinh Đà Lạt chúng tôi thương tiếc tiễn đưa mấy người bạn cũ lìa xa gia đình và bạn bè. Sáng sớm ngày 11 Tháng Ba, 2011, tôi nhìn thấy trên màn ảnh cơn sóng thần “tsunami” khủng khiếp đánh vào miền Bắc nước Nhật. Liền sau đó nhận được tin Quang được các con đưa vào bệnh viện, nằm phòng ICU. Tin loan ra nhanh khắp thế giới. Tin từ báo chí, truyền thanh, truyền hình. Các cú điện thoại cũng làm công việc thông báo, nhiều người thăm hỏi và hồi hộp đợi chờ. Kẻ ở gần đến thăm, người ở xa nghe ngóng. Lúc tỉnh lúc mê rồi vĩnh viễn ra đi vào ngày 27 Tháng Ba, 2011 tại bệnh viện Fountain Valley.

Bàng hoàng và thương tiếc! Đám tang mấy ngày sau trời không có nắng, cũng chẳng có mưa. Người tiễn đưa đông như đến để nghe Quang hát. Bài ca buồn không lời. Không ai khóc. Đầu đen đầu bạc nhấp nhô. Mắt thoáng ngậm ngùi…



Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang là một trong những người sáng lập phong trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960.

Ông sinh năm 1944 tại Sơn Tây, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, định cư tại Đà Lạt năm 1958. Ông tốt nghiệp đại học Đà Lạt, phân khoa Chính Trị Kinh Doanh, khóa I.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang bắt đầu sáng tác nhạc năm 1961, với ca khúc đầu tay dành cho Hướng Đạo, tác phẩm “Gươm Thiêng Hào Kiệt.”

Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam Việt Nam vào năm 1963, ông bắt đầu sáng tác các tác phẩm mang chủ đề thanh niên và những vấn đề đất nước.

Đến năm 1964 ông chuyển hẳn sang chủ đề tuổi trẻ, quê hương, dân tộc, xây dựng đề tài mới cho tập Trầm Ca, hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên, thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam năm 1966. [đ.d.]

Post Reply