Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by VuPhong »

Bắc Kinh ‘bỏ phiếu’ cho Donald Trump hay Kamala Harris?
August 5, 2024

Trúc Phương/Người Việt

Lá phiếu tổng thống Mỹ không chỉ là chuyện của dân Mỹ. Nó là vấn đề toàn cầu. Ghế tổng thống Mỹ ảnh hưởng gần như toàn bộ vấn đề chính trị lẫn kinh tế thế giới. Không có gì ngạc nhiên khi thế giới quan sát cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, đặc biệt những “kẻ thù” của Mỹ, trong đó có Trung Quốc, Nga và Bắc Hàn.
Image
Phó Tổng Thống Kamala Harris (trái) và cựu Tổng Thống Donald Trump. (Hình: Andrew Harnik & Curtis Means – Pool/Getty Images)

Một ngày sau khi Tổng Thống Joe Biden tuyên bố không tái tranh cử, một tờ báo ở Trung Quốc đã thực hiện cuộc thăm dò trực tuyến với câu hỏi: Bạn nghĩ ai có thể giành chiến thắng, cựu Tổng Thống Donald Trump hay Phó Tổng Thống Kamala Harris? Kết quả, ông Trump thắng áp đảo, với gần 80% trong 22,000 “phiếu bầu.”

Được những người “cuồng Trump” luôn tin rằng ông Trump là “sát thủ” đối với Bắc Kinh và chỉ ông Trump mới “diệt” được Cộng Sản Trung Quốc nhưng chính dân Trung Quốc là những người khoái ông Trump. Sau vụ ám sát hụt nhằm vào ông Trump (ngày 13 Tháng Bảy), không ít người Trung Quốc đã ca ngợi ông trên mạng xã hội, đặc biệt với “khí phách” tay giơ nắm đấm và miệng hét vang “Fight, Fight, Fight!” Tên của ông Donald Trump là một “thương hiệu” có thể hái ra tiền ở Trung Quốc. Có một công ty bất động sản mang tên Trump, một công ty vệ sinh mang tên Trump, thậm chí một hãng xe hơi có tên “Trumpchi” (广汽传祺,Guăngqì Chuánqí – Quảng Khí truyện kỳ).

Với nhiều người Trung Quốc, hình ảnh “macho” của ông Trump tượng trưng cho “sự vững chắc của giấc mơ Mỹ.” Bất luận ông Trump thực hiện cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, dân Trung Quốc vẫn hào hứng thích ông Trump. Chính sách cai trị nước Mỹ của ông Trump khá gần với phiên bản độc tài phi dân chủ của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Điều khiến Trung Quốc đặc biệt thích ông Trump là thái độ của ông dành cho Đài Loan. Ông Trump nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng Mỹ sẽ không bảo vệ Đài Loan. Trong cuộc phỏng vấn Bloomberg Businessweek ngày 16 Tháng Bảy, ông Trump nói rằng Mỹ chẳng có lý do gì để che chắn rào dậu cho Đài Loan, rằng nếu muốn được Mỹ “bảo kê” thì Đài Bắc phải chi tiền.


Chính sách “nghẹt thở” của Tổng Thống Joe Biden dành cho Trung Quốc suốt gần bốn năm qua khiến Bắc Kinh thật sự không thấy thoải mái. Trái với thái độ bất nhất của ông Trump, ông Biden tỉnh táo và tự tin hơn. Chiến lược xây dựng đồng minh của ông Biden, hơn là phá hoại, là điều thật sự nguy hiểm đối với Bắc Kinh. Với Bắc Kinh, câu cửa miệng “Chính Sách Đối Ngoại Dành Cho Tầng Lớp Trung Lưu” (“foreign policy for the middle class”) của ông Biden cũng chẳng khác gì câu thần chú “Nước Mỹ Trên Hết” (“America first”) của ông Trump. Cả hai đều thể hiện rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa chính trị trong nước và chính sách đối ngoại. Trong bài báo tiếng Anh trên Foreign Affairs ngày 1 Tháng Tám, ba tác giả Trung Quốc, đều là chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc Đại Học Bắc Kinh, thừa nhận: “Nhìn chung, chính quyền Trump vẫn duy trì một mức độ linh hoạt nhất định đối với Trung Quốc. Dù đặt ra các mức thuế trừng phạt và những biện pháp khác, chính quyền này vẫn cởi mở với các cuộc đàm phán thương mại và thể hiện một số thiện chí thỏa hiệp về các vấn đề gai góc như cạnh tranh công nghệ và Đài Loan.”


“Hơn nữa, ‘Nước Mỹ Trên Hết’ cũng khiến Washington ít có uy tín và đòn bẩy hơn trong việc phối hợp với các quốc gia khác về chính sách của riêng họ nhằm vào Trung Quốc, dẫn đến việc chính quyền Trump không thể xây dựng và đứng đầu một mặt trận đa phương mạnh mẽ để chống Trung Quốc. Điều này đưa đến nhận thức phổ biến đối với một số nhà bình luận rằng Trump chủ yếu chỉ quan tâm lợi ích kinh doanh và đạt thỏa thuận (gì đó) với Trung Quốc,” theo bài viết.

“Tháng Mười Một, 2017, Trump thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh – một động thái mà Biden đã không thực hiện trong nhiệm kỳ của mình. Và Tháng Giêng, 2020, (Trump) ký thỏa thuận giai đoạn một với Trung Quốc để giải quyết căng thẳng thương mại. Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống của Trump, nhiều người ở Mỹ đánh giá rằng cuộc chiến thương mại của chính quyền ông (Trump) với Trung Quốc là một thất bại,” bài báo cho hay.

***

Với Tổng Thống Biden, ông nhắm đến Trung Quốc ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống. Trong bài phát biểu chính sách đối ngoại đầu tiên vào Tháng Hai, 2021, ông Biden gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất,” và cam kết “giải quyết trực tiếp” những thách thức mà Mỹ đối mặt để bảo vệ “sự thịnh vượng, an ninh, và các giá trị dân chủ (của nước Mỹ).”

Ông Biden đã phối hợp chặt chẽ với Quốc Hội để tiến hành chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn và áp dụng các chính sách công nghiệp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của Mỹ, đồng thời giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Ông Biden kiểm soát xuất cảng chặt hơn, áp thuế mới đối với các sản phẩm công nghệ xanh của Trung Quốc và tạo ra các liên minh quốc tế chẳng hạn Chip 4 (Chip 4 alliance) – một quan hệ đối tác sản xuất chất bán dẫn giữa Nhật, Nam Hàn, Đài Loan và Mỹ. Tại Châu Á-Thái Bình Dương, ông Biden tăng cường sự hiện diện quân sự ở eo biển Đài Loan và Biển Đông…


Nhận “tấm vé” tranh cử từ ông Joe Biden, bà Kamala Harris sẽ tiếp nối chính sách của ông Biden khi đối đầu Trung Quốc? Ba năm rưỡi qua, với tư cách phó tổng thống, bà Kamala Harris đã công du hơn 19 quốc gia và gặp gỡ hơn 150 nhà lãnh đạo nước ngoài. Tháng Chín, 2023, bà Harris dự Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN tại Jakarta (Indonesia). Sau cuộc họp trên, trong chương trình “Face the Nation” của CBS, bà nói về quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc và chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, rằng chính sách của Mỹ là không phải “tách rời” mà là “giảm thiểu rủi ro;” không phải “rút lui” mà là “bảo đảm chắc” rằng Washington đang làm tất cả để bảo vệ quyền lợi nước Mỹ…

Trong cuộc gặp đầu tiên với ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, tại Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức ở Bangkok, Thái Lan, năm 2022, bà Kamala Harris có cuộc hội đàm ngắn với ông Tập. Bà nói đến việc duy trì “các kênh liên lạc mở để xử lý một cách có trách nhiệm những vấn đề liên quan sự cạnh tranh giữa hai quốc gia.” Trong cuộc họp vào Tháng Chín, 2022, với ông Yoon Suk Yeol, tổng thống Nam Hàn, bà Harris tái khẳng định Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Đài Loan và phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào tìm cách thay đổi nguyên trạng. Bà Kamala Harris cũng đã gặp riêng chính trị gia Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) tại lễ nhậm chức của ông Xiomara Castro, tổng thống Honduras, vào năm 2022 (ông Lại Thanh Đức đắc cử tổng thống Đài Loan vào Tháng Giêng, 2024).


Trong chuyến thăm Nhật vào Tháng Chín, 2022, phát biểu trên khu trục hạm USS Howard tại căn cứ Hải Quân Yokosuka, bà Kamala Harris nói: “Chúng ta đang chứng kiến hành vi đáng lo ngại ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, và gần đây nhất là các hành động khiêu khích trên eo biển Đài Loan.” Bà không dè dặt khi nói về hành động xâm chiếm của Trung Quốc ở Biển Đông. “Trung Quốc đang phá hoại các yếu tố nền tảng của trật tự quốc tế vốn dựa vào luật lệ. Trung Quốc tiếp tục thách thức quyền tự do trên biển. Trung Quốc đã phô trương sức mạnh quân sự và kinh tế của họ để ép buộc và đe dọa các nước láng giềng… Chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng đường hàng không, hàng hải và thực hiện những hoạt động của mình một cách không nao núng và không sợ hãi ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào luật pháp quốc tế cho phép.”

Không chỉ Đài Loan, bà Kamala Harris cũng bày tỏ ủng hộ Philippines. Trên chương trình “Face the Nation” ngày 10 Tháng Chín, 2023, bà Harris nhấn mạnh: “Những gì đang xảy ra liên quan các hành động khiêu khích chống lại lợi ích của Philippines ở Biển Đông là rất đáng kể. Chúng tôi muốn nhắc lại một cách rõ ràng rằng chúng tôi luôn đứng sau Philippines.”


Trong nhiệm kỳ thượng nghị sĩ đại diện California, bà Harris đã tích cực thúc đẩy luật bảo vệ nhân quyền tại Hồng Kông. Năm 2019, bà đồng tài trợ Đạo Luật Dân Chủ Và Nhân Quyền Hồng Kông do Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida) đưa ra, với nội dung thúc đẩy nhân quyền tại Hồng Kông và trừng phạt các quan chức liên quan việc “phá hoại các quyền tự do cơ bản và quyền tự chủ của Hồng Kông.” Trong cùng năm, bà Harris đồng tài trợ và giúp thông qua Đạo Luật Chính Sách Nhân Quyền Của Người Duy Ngô Nhĩ (có hiệu lực năm 2020). Dự luật này cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào “những cá nhân và tổ chức nước ngoài chịu trách nhiệm bởi các hành vi liên quan vi phạm nhân quyền tại Tân Cương.”

***

Tương tự ông Joe Biden – tổng thống Mỹ đầu tiên không công du Trung Quốc kể từ thời ông Jimmy Carter, bà Kamala Harris cũng chưa từng đến Trung Quốc trong nhiệm kỳ phó tổng thống của mình.

Người Trung Quốc nói chung và báo chí nước này nói riêng luôn “phiên âm” danh từ riêng nước ngoài sang tiếng Hoa (chẳng hạn “Mã Khắc Tư” dùng cho Karl Marx). Một cách chính xác, Trung Quốc không “phiên âm” mà đặt tên lại theo cách của họ, thường có ẩn ý gì đó. Với bà Kamala Harris, tên tiếng Hoa của bà là Hạ Cẩm Lệ (He Jinli – 賀錦麗). Bằng cách gọi bà Harris là “Lệ,” Trung Quốc hàm ý bà là người yếu đuối.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã không ngần ngại viết rằng bà Harris chẳng biết gì về quan hệ quốc tế. Ông Thẩm Đinh Lập (Shen Dingli), bình luận gia quốc tế có “số má” của Bắc Kinh, nhận định rằng bà Harris có thể chỉ lặp lại sách vở có sẵn của ông Biden hơn là có khả năng nghĩ ra chiêu mới. Như dư luận chung của Trung Quốc, ông Thẩm Đinh Lập tin rằng bà Harris không thể thắng ông Trump. Trong thâm tâm, Trung Quốc không muốn bà Harris thắng ông Trump. Nếu có thể “đi bầu” ngày 5 Tháng Mười Một trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, những người Trung Quốc như ông Thẩm Đinh Lập hẳn sẽ bỏ phiếu cho ông Trump, một người khó đoán nhưng rất dễ bị “bắt bài.” [qd]

hoangphong
Posts: 413
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by hoangphong »

Tô Lâm ‘thay máu’ Ban chấp hành Trung Ương đảng CSVN
August 8, 2024
*Đặng Đình Mạnh

Khi vừa trở thành tân Tổng Bí thư, ông Tô Lâm khẳng định: “Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không ngừng nghỉ”.

Điều này khiến cho nhiều nhà quan sát thời cuộc cho rằng ông Tô Lâm sẽ vẫn tiếp tục duy trì công cuộc “Đốt lò” để chống tham nhũng được phát động từ cả một thập kỷ qua và là di sản của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư vừa qua đời vào hạ tuần tháng 07/2024 để lại.
Image
Tân Tổng bí thư CSVN Tô Lâm (thứ hai từ trái) được chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (trái), Thủ tướng Phạm Minh Chính (thứ hai bên phải) và Thường trực Ban bí thư Lương Cường (phải) chúc mừng. (Hình: VNExpress)

Tôi nghĩ đánh giá của các nhà quan sát là đúng, nhưng chưa đầy đủ.

Đúng, vì một mặt ông Tô Lâm cần tiếp tục việc chống tham nhũng để khẳng định tính chính danh của người kế thừa sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng, vốn là một lãnh đạo được cả hệ thống tuyên truyền khổng lồ của chế độ bơm thổi, tô hồng như một vị á thánh “Kiệt xuất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ, giản dị…”.


Đồng thời, trước vấn nạn tham nhũng trầm kha như hiện nay, với tư cách là người đứng đầu, ông ấy cũng không thể thoái thác được trách nhiệm phải chống tham nhũng. Do đó, dù tâm ý có thế nào đi nữa, thì về phương diện hình thức, ông Tô Lâm không thể tuyên bố ngừng hoặc giảm mức độ chống tham nhũng được.

Mặt khác, đánh giá ấy cũng chưa đầy đủ, vì lẽ, vị tân Tổng Bí thư có “món nợ” cần phải đòi thanh toán “sạch sẽ”.

Tưởng nên nhắc lại. Dịp họp Hội nghị Trung ương 9 vào trung tuần tháng 05/2024 để giải quyết vấn đề nhân sự cấp cao sau khi ông Võ Văn Thưởng bị hạ bệ chức vụ Chủ Tịch nước, đồng thời, cũng cần bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị. Khi ấy, dù không muốn, ông Tô Lâm vẫn phải ngồi vào chiếc ghế Chủ Tịch nước. Thế nên, ông ấy cần có thuộc cấp thân tín ngồi ngay vào ghế Bộ trưởng Bộ Công an mà ông buộc “chia tay” để bảo đảm sinh mạng chính trị của chính mình sau khi phải rời chiếc ghế Bộ trưởng “siêu bộ” đó.

Theo đó, ông Tô Lâm đã đề cử Thứ trưởng Bộ công an là ông Lương Tam Quang, thuộc cấp thân tín làm một trong số ứng viên cần bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Vì theo thông lệ bất thành văn, tuy Bộ Công an thuộc Chính phủ, dưới quyền Thủ tướng. Thế nhưng, trong thực tế thì Bộ Công an là một “siêu bộ”, vì với chức năng bảo vệ chế độ, nên Bộ này được giao thẩm quyền hầu như vô giới hạn. Nhờ tính cách đặc biệt đó, cho nên, chỉ có Ủy viên Bộ Chính trị mới có thể được cử làm Bộ trưởng Bộ Công an.


Thế nhưng, khi bỏ phiếu thì ông Lương Tam Quang đã không đủ túc số phiếu bầu của các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng để vào Bộ Chính trị. Buộc lòng, Bộ Công an phải làm một việc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Đảng Cộng sản là triệu tập Hội nghị Đảng ủy Trung ương Bộ Công An, gồm lãnh đạo từ 63 tỉnh thành về họp tại Hà Nội. Nhân dịp đó, hội nghị ra nghị quyết đề cử Thứ trưởng Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Bộ Công an.

Trước sự đã rồi, ông Nguyễn Phú Trọng, với cương vị Tổng Bí thư phải muối mặt đành chấp nhận gởi hồ sơ cho Quốc Hội phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an cho ông Lương Tam Quang. Theo đó, ông Lương Tam Quang trở thành Bộ trưởng Bộ Công an đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản không phải là Ủy viên Bộ Chính Trị.

Sự việc đã qua, nhưng món nợ từ Hội nghị Trung ương 9 vẫn còn nguyên đó, với ít nhất đa số ủy viên đã công khai ra mặt “chống” lại yêu sách của ông Tô Lâm. Điều đó không khác gì một cái tát tai trực tiếp vào mặt ông Tô Lâm. Dĩ nhiên, món nợ nhục nhã này cần phải đòi thanh toán sạch sẽ!


Do đó, lúc này, khi đã thành tựu tham vọng nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư đầy quyền lực trong tay, ông Tô Lâm có cơ hội tốt hơn bao giờ hết để thanh trừng, đòi thanh toán món nợ đối với số Ủy viên Trung ương Đảng không ăn cánh, đồng thời, “thay máu” nhân sự để bảo đảm một Ban Chấp hành Trung ương Đảng thuần khiết gồm toàn cánh hẩu, chấp nhận mọi chủ trương, chính sách của ông ấy đưa ra. Vì ông ấy không thể điều hành Đảng suôn sẻ nếu bên cạnh có một Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đa số Ủy viên lúc nào cũng chằm hăm bác bỏ các yêu sách của Tổng Bí thư.

Thế nên, tiếp tục chính sách chống tham nhũng là phương cách để ông Tô Lâm thanh trừng, đòi thanh toán món nợ đối với các con nợ và là để “thay máu” trong nội bộ Đảng. Việc này khá đơn giản, bởi lẽ, leo cao đến Ủy viên Trung ương Đảng, hầu hết ủy viên tay đều dính chàm, không bê bối tài chính thì cũng tham nhũng. Rờ đến đâu, tội phạm dính đến đó… Việc thanh trừng chỉ còn là thời gian.
Image
Các quan tham từ trái qua: Lê Minh Khái, Đặng Quốc Khánh, Chẩu Văn Lâm và Nguyễn Xuân Ký được cho phép “thôi chức” ngay ngày Tô Lâm lên ghế Tổng bí thư. (Hình: (Tuổi Trẻ)

Không chỉ thế, tiếp tục chính sách chống tham nhũng còn giúp khẳng định tính chính danh của ông Tô Lâm trong Đảng và trước công chúng. Thật là, nhất cử lưỡng tiện.

Bên cạnh đó, còn phải tính đến số “con nợ” của ông Tô Lâm. Họ cũng không thể ngây thơ đến độ cứ ngồi yên chờ số phận đen đủi rớt xuống đầu mình. Tất cả họ đều xem ông Tô Lâm là kẻ thù cả. Khi có cơ hội trừ khử, thì sao lại họ lại không ra tay “tiên thủ hạ vi cường”?

Cho nên, chính trường xứ này sẽ chẳng còn những ngày yên ả, trái lại, vẫn còn tiếp tục nóng tanh mùi máu trong những ngày sắp tới là điều khó tránh khỏi.

DC, ngày 8/08/2024
Đặng Đình Mạnh

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by nangchieu »

Sự thay đổi ngoạn mục của đảng Dân chủ với Kamala Harris và Tim Walz
Jackhammer Nguyễn
13-8-2024

Sự bỏ cuộc can đảm

Ngày 21-7-2024, Tổng thống Joseph Biden của đảng Dân chủ tuyên bố chấm dứt tranh cử và ủng hộ người phó của mình là bà Kamala Harris làm ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ.

Sau tuyên bố của ông Biden, ngay lập tức số tiền đổ vào quỹ tranh cử của bà Harris liên tục tăng vọt. Các cuộc vận động tranh cử của bà ở các bang chiến địa (tức là các bang quyết định chiến thắng cuộc bầu cử vào tháng 11 này, theo hệ thống đại cử tri của Mỹ), là Georgia, Pennsylvania, Wisconsin, Michigan, Arizona, Nevada trở thành những ngày hội với hàng chục ngàn người tham gia, cả những nơi hẻo lánh như Eau Claire (Wisconsin), hay dưới cái nắng nung người ở Arizona và Nevada.

Trước hết, cần nói thêm rằng việc ông Biden bỏ tranh cử, dù đã được cử tri đảng Dân chủ bầu chọn trong kỳ sơ bộ vừa qua, là hoàn toàn bình thường, không như những thuyết âm mưu, hay những “lý luận” lấy được của phe Cộng hòa ủng hộ cựu tổng thống Trump, trong đó có khá đông người Việt, ở Mỹ cũng như Việt Nam, rằng đó là một cuộc “đảo chánh”, “đảng cử dân bầu”. Hãy đặt ra một câu hỏi đơn giản thôi, ai có quyền bắt bạn làm điều gì đó mà bạn không muốn và không thể?

Sự hứng khởi của cử tri đảng Dân chủ càng tăng lên khi bà Harris chọn ông Tim Walz, thống đốc bang Minnesota, làm phó cho mình trong liên danh tranh cử. Các cử tri trẻ tuổi mới vài ngày trước đó ngao ngán không muốn ra đường, nay nối nhau trong các dòng xe dài dằng dặt, chờ đợi được vào các cuộc vận động tranh cử của liên danh Harris-Walz.
Image
Liên danh Harris – Walz tại một cuộc vận động tranh cử ở Glendale, Arizona hôm 9/8/2024. Nguồn: Julia Nikhinson/AP

Tại sao lại có cuộc lột xác thần kỳ như vậy của đảng Dân chủ?

Năm 2016, khi đang diễn ra cuộc tranh cử giữa hai đối thủ Trump-Hillary, một nghị sĩ Dân chủ có than phiền rằng, đảng Dân chủ đã trở thành đảng của giới trí thức hai bờ biển miền Đông và Tây Hoa Kỳ.

Minh chứng cho điều này là thất bại của Hillary Clinton, với sự quay lưng của giới thợ thuyền vùng Rust Bell (Wisconsin, Michigan, Pennsylvania), một thời là cử tri “ruột” của đảng Dân chủ, mệnh danh the Blue Wall (bức tường xanh, màu của đảng Dân chủ).

Sự cầm quyền tệ hại của Trump tạo điều kiện cho ông Biden chiến thắng vào năm 2020, dù trước đó ông tưởng như đã rời bỏ chính trường.

Joseph Biden là nhân vật cầu nối giữa các phe phái của đảng Dân chủ cấp tiến và trung dung, cũng như các khối cử tri nòng cốt, người trẻ tuổi, dân da đen,… vào năm đó, 2020.

Nhưng tình hình đã thay đổi vào năm 2024, khi sức khỏe của ông Biden không còn được như xưa nữa, nhất là sau vụ tranh luận thảm hại với Donald Trump. Cử tri Dân chủ, nhất là lớp trẻ đã góp phần làm nên chiến thắng của Biden năm 2020, cần điều gì đó khác hơn.

Sau cuộc tranh luận, ông Biden nghĩ rằng ông vẫn là nhân vật có thể kết nối các nhóm khác nhau của phe Dân chủ. Các khảo sát tín nhiệm liên tục đưa ra kết quả ngày càng tồi tệ cho ông. Các đồng minh quay lưng, không những thế họ còn lên tiếng kêu gọi ông bỏ cuộc. Trong đó nổi bật là nhóm Pass The Torch, Joe! của cử tri Dân chủ, kêu gọi ông Biden nhường lại cho thế hệ trẻ, dù họ rất quý mến ông, và trân trọng những gì ông làm được cho họ.

Ông Biden bừng tỉnh và ra một quyết định lật ngược tình thế bị lấn lướt của đảng Dân chủ.

Ngay cuộc vận động đầu tiên của bà Harris tại Georgia đã có đến 8000 người nồng nhiệt tham dự. Sự nồng nhiệt càng tăng khi bà Harris chọn ông Tim Walz làm phó cho mình, với các đám đông tưng bừng, và cao nhất đến nay là 15 ngàn người tại Detroit, thuộc bang Michigan chiến địa.

Một cây bỉnh bút của New York Times viết rằng, Tim Walz là người mà đảng Dân chủ cần từ vài chục năm nay.

Tim Walz và phần nước Mỹ bị bỏ rơi

Ông Walz lớn lên từ vùng đồng quê nghèo ở giữa nước Mỹ, bang Nebraska. Ông tạo dựng sự nghiệp chính trị của mình tại bang Minnesota, là một phần của miền Trung Tây, còn được gọi là Heartland của nước Mỹ. Vùng này cũng được gọi là bức tường xanh của đảng Dân chủ, bị Donald Trump chọc thủng năm 2016.

Đã có rất nhiều bài phân tích về sự phân cực của chính trị Mỹ, hệ quả của phân cực kinh tế, từ vài chục năm qua.

Hai vùng duyên hải của Mỹ đi đầu trong “toàn cầu hóa”, luôn là những vùng giàu có, không những giới tinh hoa của nước Mỹ tụ họp, mà còn là của cả thế giới, với những trung tâm tài chính và kỹ thuật hàng đầu thế giới như New York, San Francisco, Los Angeles,… Và đây cũng là thành trì của đảng Dân chủ. Xin lặp lại nhận định của một dân biểu Dân chủ vào năm 2016, rằng đảng Dân chủ đã trở thành đảng của tầng lớp trí thức hai bờ biển.

Các khu công nghiệp nặng của Bức Tường Xanh, cũng như những vùng nông thôn Hoa Kỳ, bị rớt lại phía sau do các sản phẩm công nghiệp nặng và nông nghiệp không thể cạnh tranh trong toàn cầu hóa, với các sản phẩm tương tự từ Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam… Và thế là những nơi này trở thành thành trì của đảng Cộng hòa đối lập với đảng Dân chủ. Điều trớ trêu là phe Cộng hòa cầm quyền ở đây liên tục trong vài chục năm cũng không làm được điều gì khác hơn là nghèo vẫn hoàn nghèo.

Trong sự bực bội của tầng lớp bị bỏ quên đó, cộng với sự xa cách (cộng sản gọi là “xa rời quần chúng”) của Hillary Clinton, là người xuất thân từ tầng lớp giàu có (trớ trêu thay là Cộng hòa giàu có), làm cho đảng Dân chủ thất bại vào năm 2016, với sự quay mặt của Bức Tường Xanh.

Ngôi sao đang sáng chói trên bầu trời chính trị Mỹ, bà Kamala Harris, dù đi lên từ vùng giàu có San Francisco, nhưng lại có phong cách vui vẻ, dễ gần với tầng lớp bình dân hơn vì cha mẹ bà thuộc giới bình dân di cư vào nước Mỹ. Điều này cộng với sự trẻ trung vui tươi của bà, giải thích một phần cho không khí nồng nhiệt trong các cuộc vận động gần đây.

Nhưng Tim Walz là yếu tố không thể bỏ qua, và có thể ông còn có tác động lâu dài hơn đối với tương lai Hoa Kỳ và đảng Dân chủ.

Ông Walz là một trong những dân biểu Dân chủ hiếm hoi đại diện cho một vùng nông thôn tại quốc hội Hoa Kỳ trong một thời gian dài. Ông cũng được cho là sẽ tìm được tiếng nói chung với tầng lớp lao động vùng Heartland, vùng đất vô cùng quan trọng trong hệ thống bầu cử Hoa Kỳ.

Ông Walz xuất thân từ công việc nông trại, vào vệ binh quốc gia, giáo viên, huấn luyện viên bóng đá Mỹ… rất gần gũi với tầng lớp bình dân mà đảng Dân chủ muốn kết nối trở lại. Ông cũng là một trong những người Mỹ không có cổ phiếu, không làm chủ bất động sản, không như đại đa số các chính trị gia Mỹ, dù Dân chủ hay Cộng hòa.

Sự bế tắc của đảng Cộng hòa

Trong khi đảng Dân chủ hồi sinh một cách ngoạn mục, đảng Cộng hòa dường như vẫn chưa tìm được hướng đi. Họ vẫn đang đắm chìm trong một cuộc chiến tranh tư tưởng văn hóa, tôn giáo vô nghĩa, trong khi xã hội hiện đại đã thay đổi rất nhiều. Họ nắm quyền ở vùng nông thôn rộng lớn Hoa Kỳ mấy chục năm nay, mà vùng này vẫn hoàn toàn là những vùng nghèo khó, với sự bế tắc xã hội dẫn đến nghiện ngập và tự sát.

Sự bế tắc của họ càng trầm trọng hơn với sự xuất hiện của tay gian thương tội phạm Donald Trump (bị tòa án New York tuyên bố có tội với 34 tội sanh, và có nguy cơ bị nhiều bản án khác nữa). Đảng Cộng hòa đã trở thành một đảng sùng bái cá nhân, một loại giáo phái thờ Trump, không khác gì các đảng cộng sản trước kia và cả hiện nay. Các nhân vật Cộng hòa liêm chính như Liz Cheney, Mitt Romney, Adam Kinzinger … bị ra rìa.

Còn gần ba tháng nữa mới đến bầu cử. Vùng nông thôn có phần chắc vẫn sẽ bầu cho đảng Cộng hòa, tác động của Tim Walz với vùng đồng quê nước Mỹ hãy còn quá sớm, nhưng sự trẻ trung và gần gũi của liên danh Harris-Walz có phần chắc sẽ xoay chuyển vùng Heartland. Từ đó đưa đến một chương mới cho chính trị xã hội Hoa Kỳ, cũng như củng cố vị thế của nước Mỹ trên chính trường thế giới.

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by saohom »

Ý nghĩa cuộc phản công vào đất Nga của quân đội Ukraine
Mai Nguyễn
14 tháng 8, 2024

Image
Quân Ukraine bất ngờ áp sát biên giới và tấn công và đất Nga
(Hình: Gian Marco Benedetto/Anadolu via Getty Images)

Lực lượng Ukraine tiến sâu nhất vào lãnh thổ Nga kể từ khi Nga xâm lược Ukraine năm 2022. Diễn biến bất ngờ này đã khiến những nhà bình luận thời sự phải ngồi lại và thảo luận về ý nghĩa cũng như những hệ quả của nó.

Vào lúc này quân đội Nga thực sự choáng váng, và vội vã tập hợp hàng ngàn quân phản công, sơ tán công dân trong nỗ lực ứng phó trước cuộc tiến công lớn của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga.

Báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin quân đội Ukraine phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk phía tây Nga vào thứ Ba 6 Tháng Tám, mà theo ước tính cho tới nay, quân đội Ukraine xâm nhập gần 40 km vào lãnh thổ Nga.


Bộ Quốc Phòng Nga cho biết họ đang gửi các bệ phóng tên lửa, pháo binh, xe tăng và xe tải hạng nặng để tăng cường phòng thủ trong khu vực, truyền thông nhà nước Nga đưa tin cho biết.

Cuộc tấn công đánh dấu một hướng đi mới cho cuộc xung đột, vốn chủ yếu là cuộc chiến nhằm tiêu hao trong 12 tháng qua, nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Đại Học Griffith, ông Peter Layton nói với SBS News.

“Lực lượng Ukraine dường như đã bí mật chuyển quân khỏi các khu vực khác của tiền tuyến và chuẩn bị cho việc này trong nhiều tháng. Chắc chắn có sự thúc đẩy về mặt tâm lý, người Ukraine đang tiến bộ, và điều đó phần nào thay đổi nhận thức của những người bên ngoài về khả năng của người Ukraine.”

Cuộc phản công của Ukraine diễn ra như thế nào?

Theo quân đội Nga, vào khoảng 8 giờ sáng Thứ Ba, lực lượng Ukraine đã phát động một cuộc tấn công vào khu vực Kursk, phía tây nam nước Nga. Nga cáo buộc lực lượng Ukraine tấn công bừa bãi vào các tòa nhà dân sự và đã nhanh chóng tăng viện, hỏa lực không quân và pháo binh để đẩy lùi cuộc tấn công. Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố trong khu vực.

Moscow cho biết khoảng 1,000 quân Ukraine và hơn hai chục xe bọc thép và xe tăng đã tham gia vào cuộc tấn công đầu tiên.


Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Năm 8 Tháng Tám lên tiếng cho biết Nga cần phải “cảm nhận” được hậu quả của cuộc xâm lược do chính mình tạo ra. “Lực lượng Ukraine được cho là hiện diện ở những khu vực cách biên giới quốc tế tới 35 km,” Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết trong đánh giá hàng ngày dựa trên các video và hình ảnh được định vị địa lý.

Nhưng báo cáo cũng nhận định, cuộc phản công dù thắng lợi, nhưng “chắc chắn không kiểm soát” được toàn bộ khu vực đó.

Dĩ nhiên lúc này trên các bản tin truyền hình của nước Nga, ông Putin gọi cuộc xâm lược này là “hành động khiêu khích quy mô lớn” chứ không gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Ukraine – như cái cách nói mà người Nga khi đưa quân sang xâm lược nước láng giềng.

Ngay sau cuộc phản công, Zelensky có cuộc họp nhanh với các tướng lĩnh chỉ huy mặt trận để nghe các báo cáo. Với các dự báo là người Nga sẽ tức giận đáp trả bằng cách không kích liên tục vào đất Ukraine, Zelensky cũng “đã phê duyệt một kế hoạch cho các hành động tiếp theo để tăng cường hệ thống phòng không để bảo vệ con người, cơ sở hạ tầng quan trọng và cơ sở quân sự,” theo một tuyên bố từ Ukraine.

Tại sao cuộc tấn công của Ukraine lại đáng chú ý? Giáo Sư Peter Layton cho biết: “Quân đội Ukraine đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và nhiều công sức cho cuộc tấn công này, và đó “không phải là một chuyến dã ngoại nhỏ. Người Ukraine bắn hạ máy bay không người lái của Nga và sau đó gây nhiễu tất cả các máy bay không người lái dự phòng, làm mù hệ thống giám sát của Nga và sau đó di chuyển xe bọc thép của Ukraine về phía trước. Một kế hoạch rất bài bản đã được tính trước bằng các bước tiếp nối. Ukraine dùng hệ thống phòng không bắn hạ máy bay trực thăng do thám của Nga. Cuộc phản công có quy mô khá lớn với một vài lữ đoàn có số lượng xe bọc thép hợp lý.”

Ông cũng cho biết Ukraine hiện đang ở thế chủ động khi khiến đối thủ bất ngờ, điều không dễ thực hiện trong một cuộc chiến được giám sát chặt chẽ.

Các chiến binh từ Ukraine đã thử thực hiện một số cuộc xâm nhập ngắn vào Nga trước đây. Một số cuộc xâm nhập là của các đơn vị người Nga chiến đấu ủng hộ Kyiv – Quân đoàn tình nguyện Nga và Quân đoàn Tự do Nga.
Image
Tù binh Nga trong cuộc tấn công của Ukraine (Chụp lại màn hình Truyền hình Ukraine.ua)

Các đồng minh của Ukraine cũng dường như không hề biết trước được kế hoạch phản công mới này và bất ngờ trước chuyển biến của cuộc chiến. Hoa Kỳ cho biết đã liên lạc với Kyiv để thu thập thêm thông tin.


Peter Zalmayev, giám đốc điều hành tổ chức Eurasia Democracy Initiative, cho biết rõ là cuộc tấn công của Ukraine có thể nhằm mục đích kéo lực lượng Nga khỏi tiền tuyến Donbas, đồng thời gieo rắc nỗi sợ hãi vào tinh thần những người lính Nga đang xâm lược.

Chuyên gia quân sự Ukraine Sergiy Zgurets, người điều hành công ty tư vấn của riêng mình, nói với Agence France Presse rằng “những bức ảnh về việc phá hủy thiết bị, trực thăng, việc sử dụng máy bay và pháo binh của cả hai bên” cho thấy một hoạt động quân sự thắng lợi đáng kể.

Mick Ryan, một chiến lược gia quân sự và là thiếu tướng quân đội Úc đã nghỉ hưu, cho biết Ukraine đã buộc Nga phải tập trung đối phó, và có thể chuyển hướng nguồn lực đang tấn công ra khỏi các khu vực khác. “Người Ukraina đã tấn công bằng lực lượng cơ giới hóa, có tính cơ động cao. Điều này khác với Nga,” Mick Ryan nhận định. “Mức độ cơ động cao là điều cần thiết để tạo ra hoặc khai thác khoảng trống trong phòng thủ của đối phương và nhanh chóng khai thác những khoảng trống đó.”

Ukraine đang hy vọng đạt được điều gì khi tạo cuộc phản công bất ngờ này? Cho đến nay các quốc gia quan sát cũng không rõ cuộc phản công sẽ kéo dài bao lâu và quân đội Ukraine sẽ tiến xa đến mức nào.

“Hiện tại, đây là một hoạt động có tính hạn chế, hậu quả trực tiếp của nó sẽ là làm giảm sự ổn định của nhóm không quân Nga đang tấn công và luôn trục chiến trên Kharkiv,” nhà phân tích quân sự Ukraine Oleksiy Kopytko cho biết trên mạng xã hội.

Nhà quan sát quân sự Ukraine Kostiantyn Mashovets cho biết trên Facebook: “Xét theo quy mô và cường độ hoạt động của Ukraine, sớm hay muộn, Nga cũng sẽ buộc phải rút quân khỏi các khu vực hoạt động khác, để chuyển tư thế xâm nhập sang tình huống đối phó phòng thủ.”

Cuộc phản công có thể chỉ kéo dài thêm trong một khoảng thời gian ngắn nữa, nhưng đặc biệt tác động về mặt tâm lý – nâng cao tinh thần của người Ukraine, những người đã chứng kiến ​​quân đội của mình phải chịu áp lực nặng nề trong thời gian qua trước quân Nga.

“Một mục tiêu khác là cho xã hội Nga thấy cảm giác khi lãnh thổ của mình bị chiếm đóng,” Sergiy Solodkyy, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Âu Mới tại Kyiv, nói với AFP.

Ryan cho biết các nhà hoạch định chính sách của Ukraine sẽ cố gắng khai thác một khía cạnh thực tế là Nga “không thể vận toàn lực để xâm lược mãi được.” Ông cho biết họ có thể đang cố gắng “buộc người Nga xem xét lại việc bố trí lực lượng của họ ở những nơi khác trên tiền tuyến trong tư thế phòng thủ.”

Giáo Sư Peter Layton thuộc Đại Học Griffith cho biết, Ukraine có thể đang tìm cách đạt được vị thế khác, mà từ đó họ sẽ đề xuất cuộc ngừng bắn, và có khả năng sẽ giao lại khu vực đã chiếm được này để đổi lấy việc được trả lại một phần lãnh thổ của mình, có thể là ý chính của cuộc phản công.

Ông Layton cũng nói kịch bản cuộc phản công này là hoàn toàn bí mật của Ukraine, do đó khó có thể dự đoán được diễn biến sẽ như thế nào trong vài ngày tới. “Người Ukraine có thể sẽ tiến sâu hơn và quyết định giữ lại vùng lãnh thổ đã chiếm được này, rồi di chuyển thêm lực lượng pháo binh về phía bắc để cố gắng giữ và tiến. Ukraine đã chuẩn bị các phương tiện di chuyển linh hoạt và cơ động để đáp trả cuộc phản công tiếp theo của Putin, vì ý nghĩa giữ được lãnh thổ đang tiến vào, chắc chắn sẽ tạo thêm lợi thế trên bàn đàm phán, và mang lại những tác động chiến lược.”

hoangphong
Posts: 413
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by hoangphong »

Viên cảnh sát chóp bu loại bỏ các đối thủ trên đường tiến bước
Asia Sentinel
Tác giả: David Brown
Song Phan chuyển ngữ
27-8-2024

Tóm tắt: Giờ đây, khi đang ở đỉnh cao nhất, hồ sơ bẩn của Tô Lâm có thể giữ ông ta ở đó.

Trong nhiều tháng, rõ ràng là ông Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo tối cao của Việt Nam không khỏe mạnh như thường lệ. Ông Trọng từng sống sót sau một cơn đột quỵ hồi năm 2019 rồi sau đó tiếp tục cầm quyền trong nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có với tư cách là lãnh đạo Đảng CSVN.

Sức khỏe của ông [Trọng] dường như đã chuyển biến xấu hồi mùa đông năm ngoái. Ông đã được đưa đến một phòng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Viện Quân y 108) ở Hà Nội và hiếm khi được nhìn thấy trong các dịp lễ lạt của nhà nước. Trong khi đó, dường như bị tê liệt do không chắc chắn, các quan chức cấp cao của đảng và chính phủ đã thận trọng thực hiện nhiệm vụ của mình.

Có một ngoại lệ, rõ ràng nhất khi nhìn lại: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm có ý định loại bỏ hết mọi đối thủ có thể để ông ta tiếp bước ông Trọng, trở thành Tổng Bí thư, đứng đầu đảng. Trong những tháng gần đây, các nhà quan sát Việt Nam thường nhắc đến việc Bộ trưởng Lâm chỉ đạo lập hồ sơ có đủ các chi tiết về hành vi nhám nhúa của các quan chức cấp cao của đảng và chính phủ. Ông được cho là đã triển khai đầy đủ bằng chứng chi tiết về các hành động bất chính của hai phó thủ tướng, của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, và sau đó, trong năm nay, của Võ Văn Thưởng, người kế nhiệm ông Phúc, và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, để lần lượt chuyển cho ông Trọng.

Vị Tổng bí thư già yếu này được cho là đã hy vọng rằng một trong hai người nêu tên sau cùng ở trên, Thưởng và Huệ, sẽ là người kế nhiệm ông, đứng đầu Đảng CSVN. Tuy nhiên, theo một kịch bản quen thuộc, cả hai đều chọn cách từ chức, thay vì phải đối mặt với cáo buộc có hành vi không chính đáng. Do đó, khi ông Trọng mất ngày 19 tháng 7, Bộ trưởng Tô Lâm đã có vị thế độc nhất để giành quyền lãnh đạo Đảng. Tham vọng của ông được thúc đẩy bởi việc nắm được “hồ sơ bẩn” của 200 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng và được chuẩn y bằng phiếu bầu của họ tại một cuộc họp bất thường vào ngày 3 tháng 8. Chức vụ của ông Lâm trong tư cách là tổng bí thư mới của đảng sau đó đã được củng cố bằng cuộc bỏ phiếu của các ủy viên Trung ương để đưa một số đàn em cũ, cấp dưới của Lâm ở Bộ Công an vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Image
Ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (phải) phát biểu tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 3/8/2024. Nguồn: AFP via Asia Sentinel
Có vẻ – và ở đây chúng ta đang phân tích những mẩu vụn – trật tự chính trị mới, bận tâm với cái được gọi là “cuộc chiến chống tham nhũng và tiêu cực… không ngừng nghỉ, không có ngoại lệ bất kể người đó là ai” sẽ chỉ là ý định thứ yếu đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam.

Lực lượng lao động của Việt Nam vẫn còn tương đối trẻ và các doanh nghiệp công nghệ cao ở Hoa Kỳ và các quốc gia tiên tiến khác đang háo hức tìm các cơ hội lớn, thuê người ngoài nước để tăng trưởng. Theo quan điểm của một nhà phân tích, cho rằng, phương thuốc tốt nhất cho nạn tham nhũng tràn lan là trả lương xứng đáng cho các viên chức chính phủ và khen thưởng sáng kiến ​​của công ty, thì có vẻ như những lợi ích mà nền kinh tế Việt Nam có thể đạt được trong những năm quan trọng sắp tới sẽ không phải nhờ vào chiến dịch chống tham nhũng không hồi kết, mà là bất chấp chiến dịch đó.

Lấy ví dụ về sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam, mà tôi theo dõi với sự quan tâm đáng kể. Chỉ vài năm trước, khá hợp lý khi tin rằng với sự hậu thuẫn từ đầu tư của các nước phương Tây, Việt Nam có thể chuyển đổi gọn gàng từ sự phụ thuộc vào than, sang khai thác nguồn năng lượng gió và mặt trời dồi dào của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít lý do để lạc quan như vậy.

Người Việt Nam đã phải đánh vật để đồng ý về Kế hoạch Thực hiện Quy hoạch Điện 8 (PDP-8). Các cựu quan chức Bộ Năng lượng và các đồng minh của họ tại các công ty độc quyền than, khí đốt và dầu mỏ quốc gia đã kéo lê việc thực hiện quy hoạch này. Những người cải cách trong chính phủ đã nhờ đến sự giúp đỡ của các cố vấn bên ngoài, đáng chú ý là những người ủng hộ trong nước đối với các nguồn điện ‘xanh’ và mở rộng ra là các cộng sự nước ngoài.

Đến cuối năm 2022, mọi thứ dường như đang đi vào nề nếp. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu với khán giả toàn cầu tại COP 26 rằng, Việt Nam sẽ đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050. Một nhóm các quốc gia phương Tây được tổ chức dưới tên Quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) hứa sẽ huy động 15,5 tỷ Mỹ kim, chủ yếu là các khoản vay ưu đãi, để trợ giúp các dự án năng lượng sạch ở Việt Nam.

Năm 2023, mọi thứ tan vỡ. PDP-8 đã được phê duyệt nhưng những người ủng hộ nhiên liệu hóa thạch vẫn điều hành Bộ Năng lượng. Công an Việt Nam đã tìm ra cớ để bắt giữ các lãnh đạo của Green ID và các nhóm ủng hộ năng lượng tái tạo, những chuyên gia đã thành công trong vận động thủ tướng, cùng các cộng sự chủ chốt. Cuối cùng thì Việt Nam có thể sẽ đạt được lực kéo trong quá trình chuyển đổi theo kế hoạch, sang các nguồn năng lượng carbon thấp, nhưng theo hình thức hiện tại, đó sẽ là một sự tiến triển được quản lý bởi các đảng viên có ít kinh nghiệm triển khai các công nghệ năng lượng mới.

Tóm lại, chúng ta có thể lưu ý rằng, Nguyễn Tấn Dũng, gốc là công an và là nhà hoạt động đảng và sau đó là Thủ tướng từ năm 2006 đến năm 2016, đã nổi bật tại một cuộc họp mặt những cựu quan chức cấp cao do Tô Lâm tổ chức chỉ vài ngày sau khi Tô Lâm được xác nhận là lãnh đạo đảng mới. Là Thủ tướng, bản năng của Dũng là kinh doanh; như nhà phân tích David Hutt giải thích gần đây, Dũng tin rằng “đảng có thể hạn chế quyền lực của khu vực [kinh tế] tư nhân hiệu quả nhất bằng cách bắt tay với nó… Các doanh nhân và ông trùm sẽ cần đến đảng để tiếp cận đất đai, ký kết hợp đồng và giành được các phán quyết có lợi từ tòa án“.

Đó là sự mô tả khá chính xác về cách làm mọi thứ để được giải quyết ở Việt Nam; điểm khác biệt duy nhất là sau năm 2016, khi Tô Lâm làm tốt hơn Dũng trong một cuộc tranh giành khốc liệt để giành quyền lãnh đạo đảng, khi sự thông đồng giữa khu vực [kinh tế] tư nhân và các quan chức bị lộ ra, điều này là cơ sở để trừng phạt, bãi chức và đôi khi là bỏ tù các quan chức.

Không giống như Tổng Bí thư Trọng nhưng lại rất giống với Dũng, không có dấu hiệu nào cho thấy Tô Lâm sẽ sử dụng hệ tư tưởng để thúc đẩy cán bộ đảng và đánh giá sự xứng hợp trong đề bạt. Lâm là một “viên chức an ninh có ảnh hưởng” và là một người thực dụng, dễ dàng tiếp cận hồ sơ của mọi ngôi sao đang lên trong đảng. Với hình thức hiện tại, việc ông tái đắc cử làm tổng bí thư đảng sẽ là điều chắc chắn trước tháng 1 năm 2026, khi khoảng 2.000 đại biểu sẽ họp tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14 để hoan hô sự lãnh đạo của ông.

__________

David Brown là cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, có nhiều kinh nghiệm về Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và trong lĩnh vực điều phối chính sách năng lượng. Ông là cộng tác viên thường xuyên của Asia Sentinel.

User avatar
MatVit
Posts: 854
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by MatVit »

Cách mạng màu: Khi Cộng Sản sợ chính lịch sử của mình
Mai Trần

Image
(Hình minh họa: Kayla Ng)


Cách mạng màu đang là một vấn đề nóng với nhà cầm quyền Cộng Sản gần đây, khi cuộc biểu tình nổi dậy chống lại ông Maduro ở Venezuela, thậm chí nó đã lan tới Bangladesh và gần đây nhất là Campuchia, đất nước có mối quan hệ thân thiết với các chính phủ Cộng Sản như Việt Nam và Trung Quốc. Các kênh truyền thông Việt Nam gần đây đã phải xuyên tạc liên tục về ý nghĩa thực sự của cách mạng màu, vì nỗi sợ lại lây lan tới Việt Nam.

Mối lo sợ của chính quyền Cộng Sản với cách mạng màu

Cách mạng màu, một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong những năm đầu thế kỷ 21, đã trở thành biểu tượng cho làn sóng chuyển mình dân chủ lan tỏa khắp Đông Âu và Trung Đông. Không phải là những cuộc bạo động đẫm máu, cách mạng màu thường được đặc trưng bởi các cuộc biểu tình bất tuân dân sự ôn hòa, và chiến dịch vận động chính trị phi bạo lực, thường được thúc đẩy bởi các cáo buộc gian lận bầu cử hoặc tham nhũng chính trị. Điểm chung của các cuộc cách mạng này là việc sử dụng biểu tượng màu sắc đặc trưng, từ đó hình thành nên tên gọi “cách mạng màu.”


Có thể thấy, cách mạng màu là một cách thức lên tiếng mới của người dân để phản đối một chính sách bất công, tham nhũng hay lớn hơn là một chế độ áp bức, độc tài. Bởi lẽ, lịch sử đã chứng minh rằng, khi xã hội càng phát triển, nhu cầu thay đổi càng trở nên mạnh mẽ, đặc biệt là khi một chế độ bước vào giai đoạn thoái trào. Chính trong bối cảnh đó, cách mạng màu nổi lên như một phương thức hướng tới mục tiêu thay đổi, một con đường tìm kiếm sự tiến bộ, đồng thời tránh được những hệ lụy đau thương của đổ máu, chiến tranh và bạo lực.

Chính vì lẽ đó, cách mạng màu thường diễn ra ở các nước có yếu tố xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũ, hoặc các quốc gia độc tài như khu vực Bắc Phi và Trung Đông với phong trào Mùa Xuân Arab. Điển hình gần đây nhất là cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử nhằm lật đổ nhà độc tài Maduro đang diễn ra tại Venezuela. Điều đáng chú ý là, trên truyền thông Việt Nam, thông tin về cuộc biểu tình ở Venezuela gần như bị kiểm duyệt hoàn toàn, người dân trong nước không được tiếp cận bất kỳ thông tin nào liên quan.

Không chỉ lan rộng khắp thế giới, làn sóng cách mạng màu còn ảnh hưởng đến các quốc gia lân cận Việt Nam như Thái Lan, Bangladesh và gần đây nhất là Campuchia, một quốc gia với sự lãnh đạo độc tài của Tổng Thống Hunsen suốt hàng thập kỷ và có mối quan hệ thân thiết với các nước Cộng Sản như Trung Quốc và Việt Nam.

Bản thân Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này. Chính quyền đã từng trải qua giai đoạn khủng hoảng với làn sóng biểu tình phản đối Formosa, luật An Ninh Mạng và luật Đặc Khu năm 2018. Những cuộc biểu tình này, với sự tham gia của hàng nghìn người dân tại khắp các tỉnh thành, từ Bắc chí Nam, như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và Sài Gòn, đã cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của tư tưởng đấu tranh cho tự do, dân chủ.

Vì những lý do này nên chính quyền cộng sản Việt Nam rất lo sợ trước sức ảnh hưởng của cách mạng màu, và đã có những động thái nhằm ngăn chặn và bóp méo thông tin về phong trào này.

Nỗ lực xuyên tạc bóp méo

Trên các kênh truyền thông như YouTube, Facebook, chính quyền liên tiếp đưa ra những luận điệu xuyên tạc, ngụy biện về ý nghĩa và bản chất của cách mạng màu. Điển hình là sự việc Truyền Hình Quốc Phòng vu cáo trắng trợn trường Đại Học Fulbright Việt Nam chỉ vì lễ tốt nghiệp của trường không có quốc kỳ Việt Nam. Bên cạnh việc bóp méo thông tin, chính quyền còn sử dụng chiến thuật đánh lạc hướng dư luận bằng cách tạo ra các sự kiện khác, như việc phong sát nghệ sĩ từng quay clip có liên quan đến cờ vàng củaVNCH.


Đồng thời, bất kỳ sự manh nha hay xu hướng tập hợp cộng đồng nào, dù có yếu tố chính trị hay không, đều bị công an đàn áp và giám sát chặt chẽ. Thậm chí, các cuộc đàn áp tôn giáo cũng diễn ra khá phổ biến, từ Công giáo đến trường hợp của sư Thích Minh Tuệ, khi hình ảnh tu sĩ khất thực gợi nhớ về Phật giáo miền Nam trước đây. Tất cả những hành động này đều xuất phát từ quan điểm thiếu căn cứ, cho rằng cách mạng màu là một mối đe dọa, một sự bất ổn và chống phá.

Đầu tiên, truyền thông và chính phủ Việt Nam thường xuyên tuyên truyền rằng “cách mạng màu gây bất ổn xã hội, kích động bạo loạn, hòa bình không muốn lại muốn chiến tranh.” Đây là một luận điệu quen thuộc thường thấy ở các nước CS.

Thực tế, cách mạng màu là phong trào đấu tranh phi bạo lực, một phương thức để người dân lên tiếng phản đối hoặc yêu cầu thay đổi chính sách bất công, chế độ độc tài đàn áp. Bạo lực, nếu có, thường xuất phát từ sự đàn áp của chính quyền cầm quyền.

Điển hình như “Cách Mạng Dù Vàng” ở Hong Kong năm 2014, do các phong trào sinh viên khởi xướng với những gương mặt tiêu biểu như Hoàng Chí Phong và Chu Vĩnh Khang. Họ sử dụng ô vàng làm biểu tượng để phản đối sự can thiệp của Trung Quốc vào quyền tự trị của Hồng Kông, đòi hỏi quyền bầu cử tự do và dân chủ. Còn tại Thái Lan, phong trào biểu tình “Ba Ngón Tay” – biểu tượng lấy cảm hứng từ bộ phim “The Hunger Games” – diễn ra vào năm 2020 – 2021 cũng cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng màu đến nhận thức về dân chủ của giới trẻ.

Tương tự, cuộc biểu tình ở Việt Nam năm 2018, mặc dù người dân đi biểu tình không hề có phát ngôn chống đối chính quyền và biểu đạt trong ôn hòa và luôn dặn dò nhau tránh xung đột bạo động, vẫn bị công an và an ninh Việt Nam đàn áp và quy chụp chống phá, thậm chí còn đánh đập và bắt khai nhận đã nhận tiền từ “thế lực thù địch” để đi biểu tình. Mặc dụ họ chỉ xuống đường để phản đối luật đặc khu và luật an ninh mạng vì lo ngại về việc Trung Quốc thuê đất 99 năm cũng như nguy cơ xâm phạm quyền tự do và dữ liệu cá nhân.
Image
(Hình: Facebook)

Bên cạnh những cáo buộc vô lý về bạo lực và chiến tranh, cách mạng màu còn bị gán cho tội danh gây chia rẽ nội bộ quốc gia.

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, bản chất của cách mạng màu không phải là nguyên nhân gây chia rẽ. Nó chỉ bùng nổ khi tồn tại một chế độ đàn áp, độc tài, tham nhũng hoặc gian lận.

Minh chứng rõ ràng nhất là vụ đàn áp người dân tộc Ê Đê của công an Việt Nam tại DakLak. Sự việc này bắt nguồn từ những vấn đề phân biệt đối xử sắc tộc, tranh chấp đất đai và đàn áp tôn giáo đối với người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Ê Đê, bởi lực lượng nắm quyền và an ninh gốc Nghệ An, Hà Tĩnh. Dù đây là một cuộc phản kháng có vũ trang chứ không phải cách mạng màu nhưng là ví dụ điển hình cho sự bất công và thiếu công bằng trong quản trị, việc không đảm bảo quyền lợi cho các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở DakLak mới là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và xung đột.


Nhằm củng cố thêm cho luận điệu chống lại cách mạng màu, một số kênh truyền thông trực thuộc chính phủ CSVN như Quân Đội, Công An Nhân Dân đã đăng tải hàng loạt bài viết cho rằng cách mạng màu không hiệu quả, không giải quyết được bất ổn xã hội ở nhiều quốc gia, và dẫn chứng Cách Mạng Hoa Hồng ở Georgia, hay Cách Mạng Cam ở Ukraine. Tuy nhiên, đây được cho là các luận điệu xuyên tạc khác tới từ “thế lực chuyên quyền chống phá dân chủ nhân dân” của CSVN.

Ngay như chính bản thân CSVN cũng đã trải qua biết bao sự thay đổi đầy tang thương và uất hận, từ thời kỳ bao cấp, cách mạng văn hóa, cải cách ruộng đất, và cuối cùng phải từ bỏ mô hình kinh tế bao cấp tập trung của chủ nghĩa Mác Xít vô sản để đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng theo xã hội chủ nghĩa kiểu nửa nạc nửa mỡ.

Thì sự thay đổi của các nước Đông Âu dân chủ cũng cần cả một quá trình đấu tranh gian nan nhưng đầy ý nghĩa, đưa xã hội tiến gần hơn đến tự do và dân chủ thực sự, chứ không phải là sự đòi hỏi thay đổi ngay lập tức như luận điệu của CS An Ninh Việt Nam.

Và cuối cùng, chính quyền Việt Nam thường xuyên đổ lỗi cho cách mạng màu là do các thế lực thù địch bên ngoài kích động nhằm chống phá nhà nước. Nhưng CSVN hiện đang phủ nhận các cuộc cách mạng mà họ đã dùng nó để có được quyền lực hôm nay. Lịch sử của CSVN là những cuộc thay đổi, nhưng hôm nay họ lại trở mặt phủ nhận quyền làm điều tương tự của các phong trào dân chủ khác.

Thậm chí, nếu xét theo logic của chính quyền, các cuộc biểu tình ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 với sự tác động của Việt Minh cũng có thể được coi là một cuộc cách mạng màu, “cách mạng màu đỏ” của chế độ cộng sản. Vậy tại sao cuộc cách mạng này lại được tung hô là “đi tìm đường cứu nước,” “sáng suốt,” trong khi các cuộc cách mạng đấu tranh dân chủ, nhân quyền, môi trường khác lại bị gán cho tội danh “chống phá”?

Rõ ràng, việc quy kết cách mạng màu là do thế lực thù địch là một luận điệu tiêu chuẩn kép, thô thiển và ngụy biện của chính quyền Việt Nam. Họ đang cố gắng sử dụng chiêu bài này để biện minh cho việc đàn áp người dân, bảo vệ quyền lực và duy trì sự kiểm soát của mình.

User avatar
mexanh
Posts: 508
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by mexanh »

Võ đài cho cuộc so găng giữa Lâm và Chính đã mở
Mai Trần –
18 tháng 9, 2024

Image

Bóng đen quyền lực phủ lên chính trường Việt Nam khi tin đồn về kế hoạch phải bắt cóc cho được Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch AIC, để đem về trị tội. Đây là nhân vật nắm giữ nhiều bí mật động trời này được cho là đang ẩn náu tại Belarus dưới sự bảo vệ của quân đội. Nhưng lúc này, Tổng Bí thư Tô Lâm, với tham vọng thâu tóm quyền lực, được cho là chủ mưu vụ việc, trong khi Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đang nỗ lực bảo vệ bà Nhàn. Liệu quân đội có thể đoàn kết để tạo ra thế cân bằng quyền lực mới, hay sẽ trở thành “con mồi” trong tay Tô Lâm? Tương lai chính trị Việt Nam đang bị treo lơ lửng.

Bóng đen quyền lực đang bao trùm chính trường Việt Nam với những tin đồn về việc Tổng Bí thư Tô Lâm quyết tâm loại bỏ đối thủ cuối cùng – Thủ tướng Phạm Minh Chính. Giữa tâm điểm của những đồn đoán là một kế hoạch táo bạo được cho là đang được thực hiện: bắt cóc Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty AIC, nhân vật nắm giữ nhiều bí mật động trời liên quan đến giới chóp bu chính trị Việt Nam.

Theo một số nguồn tin, Tô Lâm đã bí mật điều động Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang sang Belarus, quốc gia với chế độ Xã hội Chủ nghĩa độc tài do Tổng thống Alexander Lukashenko lãnh đạo và có mối quan hệ mật thiết với Nga. Mục tiêu của chuyến đi này, được cho là nhằm chuẩn bị cho việc bắt cóc bà Nhàn và đưa bà về Việt Nam. Nếu thông tin này là sự thật, nó cho thấy quyết tâm sắt đá của Tô Lâm trong việc loại bỏ mọi trở ngại trên con đường củng cố quyền lực, bất chấp luật pháp quốc tế và dư luận quốc tế.


Bà Nhàn, người đang lẩn trốn ở nước ngoài, được cho là nắm giữ nhiều bí mật động trời liên quan đến cả Thủ tướng Chính và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. Việc bắt cóc bà Nhàn, nếu thành công, sẽ là “quân bài tẩy” giúp Tô Lâm giành chiến thắng tuyệt đối trong cuộc chiến quyền lực nội bộ, củng cố quyền lực “tuyệt đối” của mình.

Dù đã kiểm soát Đảng với vị trí Tổng Bí thư cùng bộ máy công an hùng hậu, Tô Lâm dường như vẫn chưa yên tâm. Tham vọng của ông ta là nắm trọn quyền lực, kiểm soát cả Đảng và Nhà nước cùng với vũ khí và tấm khiên là Bộ Công An. Để thực hiện mục tiêu này, Tô Lâm cần loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Phạm Minh Chính và suy yếu phe Quân đội trong Chính phủ, dọn đường cho việc quay trở lại nắm giữ chức vụ Chủ tịch nước. Và bà Nhàn, với những bí mật động trời mà bà nắm giữ, chính là “quân bài tẩy” để Tô Lâm thực hiện kế hoạch “thâu tóm” quyền lực của mình.

Belarus, một quốc gia với chế độ độc tài theo định hướng xã hội chủ nghĩa, được cho là địa điểm lý tưởng để thực hiện kế hoạch bắt cóc. Khác với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức là quốc gia Phương Tây đề cao luật pháp và nhân quyền, Belarus có mối quan hệ thân thiết với Việt Nam khi chung hệ chính trị Xã hội Chủ nghĩa. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc âm thầm bắt cóc và đưa bà Nhàn về Việt Nam mà không ai biết cũng như vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế 6 năm trước.

Tuy vậy, nếu việc thông tin về kế hoạch bắt cóc rò rỉ là thật thì Tô Lâm đã bị đẩy vào thế bị động. Phe Phạm Minh Chính một khi đã được cảnh báo chắc chắn sẽ tìm mọi cách để bảo vệ bà Nhàn và ngăn chặn âm mưu của Tô Lâm.

Hơn nữa, so với Trịnh Xuân Thanh, người đã bị bắt cóc tại Đức sau khi thông tin khá công khai lẫn thu hút sự chú ý của truyền thông hải ngoại, dẫn đến việc bị lộ vị trí và bị bắt cóc. Ngược lại, bà Nhàn hoàn toàn “biến mất” khỏi tầm mắt công chúng, không để lộ bất cứ dấu vết nào. Việc tiếp cận và bắt cóc bà Nhàn trở thành một nhiệm vụ đầy thách thức đối với Lương Tam Quang và bộ máy an ninh của Tô Lâm. Thông tin về kế hoạch đã bị rò rỉ, khiến bà Nhàn được cảnh báo và có khả năng đã siết chặt an ninh. Hơn nữa, bà Nhàn được cho là đang được Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng, bảo vệ nghiêm ngặt, cùng với khả năng “ẩn mình” kỹ lưỡng của bản thân, càng làm nhiệm vụ sẽ là một thách thức lớn đối với Lương Tam Quang và cả bộ máy an ninh của Tô Lâm.


Sự xuất hiện của quân đội như một “thế lực ngầm” trong cuộc chiến quyền lực này càng làm tình hình thêm phần phức tạp. Với việc bà Nhàn nắm giữ nhiều bí mật động trời liên quan đến giới tướng lĩnh cấp cao, quân đội có động lực mạnh mẽ để bảo vệ bà. Họ hiểu rằng nếu bà Nhàn rơi vào tay Tô Lâm, không chỉ Phạm Minh Chính mà cả Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng, và nhóm lợi ích của ông cũng sẽ gặp nguy hiểm.

Tuy nhiên, quân đội Việt Nam hiện tại cũng không phải là một khối thống nhất. Mâu thuẫn âm ỉ giữa phe Tổng Cục Chính trị do Lương Cường đứng đầu và phe Tổng Tham mưu Trưởng do Phan Văn Giang lãnh đạo có nguy cơ chia rẽ lực lượng này, khiến họ khó có thể hình thành một mặt trận thống nhất để chống lại Tô Lâm.

Tương lai chính trị Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường. Nếu Lương Cường và Phan Văn Giang có thể gạt bỏ bất đồng, bắt tay hợp tác để bảo vệ bà Nhàn và chống lại Tô Lâm, một liên minh quyền lực mới sẽ hình thành, kiểm soát cả quân đội và chính phủ. Với viễn cảnh Lương Cường trở thành Chủ tịch nước, kết hợp với Thủ tướng Phạm Minh Chính đương nhiệm và Phan Văn Giang kiểm soát quân đội, liên minh này sẽ tạo thành đối trọng cực kỳ mạnh mẽ, thậm chí lấn át cả Tô Lâm. Sức mạnh tổng hợp từ quân đội và chính phủ này cũng khiến Tô Lâm phải dè chừng, ngay cả khi ông ta có thể quay trở lại nắm giữ cả hai vị trí Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, kiểm soát cả Đảng và Nhà nước với Công an.

Ngược lại, nếu quân đội tiếp tục chia rẽ, Tô Lâm, với lợi thế từ vị trí Bí thư Quân ủy Trung ương, có thể sẽ dễ dàng “bẻ gãy” từng phe phái, củng cố quyền lực tuyệt đối của mình. Ông ta có thể lần lượt loại bỏ những người chống đối, thâu tóm toàn bộ quyền lực và thiết lập một chế độ độc tài, nơi mọi tiếng nói phản biện đều bị dập tắt.

Hội nghị Trung ương 10 sắp tới, nơi dự kiến sẽ quyết định vị trí Chủ tịch nước, được xem là “trận chiến” then chốt trong cuộc chiến quyền lực ngầm này. Quyết định của Lương Cường và Phan Văn Giang, cùng với những động thái của Phạm Minh Chính, sẽ quyết định tương lai chính trị Việt Nam. Liệu quân đội có thể đoàn kết để tạo ra thế cân bằng quyền lực mới, hay sẽ trở thành “con mồi” trong tay Tô Lâm? Câu trả lời chỉ có thể được hé lộ trong thời gian tới.

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by TheLang »

Người dân Nga vỡ mộng về ‘sức mạnh’ của Putin
Mai Nguyễn
22 tháng 8, 2024

Image
(Hình minh họa: Ukraine.ua)
Lần cuối mà cô Lyubov Antipova nói chuyện với cha mẹ già của mình là gần hai tuần trước. Lúc đó mới nghe được những tin đồn về cuộc phản công của quân đội Ukraine, cô nói cha mẹ cần phải rời khỏi ngôi làng của họ ở vùng Kursk của Nga.

Nghe như mối đe dọa này có vẻ không thực tế – đất Nga chưa từng chứng kiến ​​lực lượng xâm lược nào kể từ khi Thế Chiến Thứ Hai kết thúc – và từ khi có tin quân Ukraine đang tiến vào đất Nga, các phương tiện truyền thông nhà nước Nga đã mô tả là một “nỗ lực xâm nhập” đơn lẻ, vì vậy cha mẹ của Antipova, những người nuôi gà, heo trên một mảnh đất nhỏ, quyết định vẫn ở lại Zaoleshenka.

Rồi ngày hôm sau, Antipova nhìn thấy bức ảnh trên mạng về những người lính Ukraine chụp lưu niệm bên cạnh siêu thị và văn phòng của một công ty khí đốt. Cô nhận ra nơi này ngay lập tức: cha mẹ cô sống cách đó khoảng 50 mét.


“Suốt những năm xung đột, bố mẹ tôi không nghĩ rằng họ sẽ bị ảnh hưởng,” Antipova nói với tờ Observer qua điện thoại từ Kursk, cẩn thận tránh sử dụng từ “chiến tranh,” vốn đã bị cấm chính thức ở Nga. “Chúng tôi cứ tin rằng rằng quân đội Nga sẽ bảo vệ chúng tôi. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên về tốc độ tiến quân của lực lượng Ukraine.”

Cuộc phản công của Ukraine vào Nga phơi bày sự tự mãn vô lý của các viên chức Nga trong việc phụ trách an ninh biên giới. Nhiều người dân địa phương cáo buộc chính phủ hạ thấp cuộc tấn công của Ukraine hoặc cố thông tin sai lệch cho họ về mối nguy hiểm.

Đến Thứ Sáu, quân đội Ukraine tuyên bố đã điều động khoảng 10,000 quân để chiếm khoảng 1,100 km2 của khu vực Kursk, chủ yếu xung quanh thị trấn Sudzha. Nếu đúng như vậy, cuộc tiến công này đã chiếm được nhiều lãnh thổ hơn số lãnh thổ mà Nga chiếm được ở Ukraine trong năm nay, theo Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh.

Quân Ukraine đã tiến vào Kursk, chạm mặt Alexander Zorin, người trông coi bảo tàng Khảo Cổ Học Kursk, tại một địa điểm khai quật ở làng Gochevo, nơi ông và các đồng nghiệp đã đào các gò chôn cất từ ​​thế kỷ thứ 10 và thế kỷ thứ 11 vào mỗi mùa hè trong ba thập niên.

Zorin cứ nghĩ rằng tiếng vo ve của máy bay không người lái, máy bay phản lực và tiếng ầm ầm của pháo binh là chuyện thường ngày vì nhóm của ông đã chứng kiến ​​một hoạt động tương tự trong hai mùa hè trước. Sudzha, tâm điểm của cuộc tấn công, cách đó 40km.


“Báo cáo tình hình của các viên chức Nga nghe không hề đáng sợ chút nào: ‘100 kẻ phá hoại đã vào’ – nhưng sau đó con số đó lại cứ tăng lên 300, 800… Không ai có thể hình dung được một bức tranh rõ ràng,” ông nói. “Chúng tôi quyết định rời đi chỉ sau khi nhìn thấy người dân địa phương đã được sơ tán khỏi đó, và bảo chúng tôi cũng nên đi.”

Nhiều người dân ở Kursk đổ lỗi cho chính phủ và phương tiện truyền thông nhà nước Nga đã che giấu họ trước nguy hiểm chết người: Nơi sinh sống của họ đang chuẩn bị trở thành khu vực giao tranh. Người dân phẫn nộ chia sẻ thông điệp này trên mạng xã hội.

Nelli Tikhonova đã viết trên một nhóm Kursk tại trang web VKontakte rằng: “Tôi thậm chí còn không biết mình ghét ai hơn: quân đội Ukraine đã chiếm đất của chúng tôi hay chính phủ của chúng tôi đã để cho điều đó xảy ra.”

Vào tối Thứ Ba 13 Tháng Tám, khi quân đội Ukraine có mặt tại Sudzha, bản tin của Kênh Một, đưa tin quân đội Nga đã “ngăn chặn một cuộc vi phạm biên giới.”

Ngày hôm sau, Tổng Thống Vladimir Putin lên truyền hình liên tục nhắc đến “tình hình ở khu vực biên giới Kursk,” nhưng né tránh đề cập đến cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Nga.

Trong nhiều ngày, truyền hình nhà nước Nga phát sóng các bản tin quân sự, đưa tin về các cuộc tấn công thành công của Nga vào quân đội Ukraine ở “khu vực biên giới” mà không nêu rõ liệu quân đội nước ngoài có còn trên đất của họ hay không. Truyền thông nhà nước đã đưa tin về hoàn cảnh khốn khổ của hàng chục nghìn người Nga phải di dời đã rời bỏ nhà cửa trước khi bất kỳ cuộc di tản nào được tổ chức – nhưng truyền hình nhà nước chủ yếu gọi họ là “những người di tản tạm thời,” không phải là người tị nạn ở vùng đang giao tranh.

Các viên chức tình trạng khẩn cấp của Nga cuối cùng đã đưa ra con số 76,000 người phải di dời khỏi Kursk. Các cuộc không kích đã trở thành thường lệ ở Kursk, một thành phố có khoảng một triệu người. Nhưng chính dòng người Nga di cư đông đảo từ các khu vực biên giới đã khiến người ta nhận ra thực tế chiến tranh chỉ cách đó vài chục km.

“Những điều xảy ra trong hai năm rưỡi qua nhưng lần này, quy mô thì hoàn toàn khác,” Volobuyev nói. “Tôi làm việc ở trung tâm thành phố, và ngày nào tôi cũng thấy mọi người xếp hàng để xin viện trợ nhân đạo. Lúc này có quá nhiều người tị nạn, họ chẳng có gì cả. Mọi người phải chạy đi trong quần short và dép xỏ ngón.”


Volobuyev, người có vợ tình nguyện giúp đỡ những người phải di dời, và Antipova, người không được liên lạc với cha mẹ kể từ ngày xảy ra vụ tấn công, than thở về sự thất bại trong việc giúp đỡ những người tị nạn và ngăn chặn cuộc tiến công của quân Ukraine.

Điện Kremlin vừa dành ra 3 tỷ rúp (26 triệu bảng Anh) cho một tuyến phòng thủ ở khu vực Kursk, và một lực lượng phòng thủ lãnh thổ mới được cho là sẽ ngăn chặn đường tiến quân của Ukraine. Antipova nhớ lại đã nhìn thấy một số lượng lớn lính biên phòng trong chuyến thăm Sudzha gần đây nhất của bà vào Tháng Năm, nhưng nói một cách cay đắng về việc cộng đồng khốn khó ở đây phải góp phần nuôi quân đội Nga đồn trú ở đó.

“Người dân địa phương phải mang đồ tiếp tế. Tôi thực sự khó chịu khi chính phủ và quân đội cứ nói rằng quân đội có tất cả những gì họ cần – trong khi chúng tôi phải góp tiền mua máy bay không người lái và đồ lót cho họ,” Antipova nói.

Khi Sudzha bị mất liên lạc, Antipova đến các trung tâm tìm kiếm người tỵ nạn IDP ở Kursk để tìm cha mẹ mình. Liza Alert, một tổ chức từ thiện toàn quốc dành cho những người thất lạc thân nhân, cho biết vào Thứ Sáu 16 Tháng Tám, rằng họ đã nhận được thông báo tìm thân nhân của gần 1,000 người trong khu vực.

Điều cuối cùng Antipova nghe được từ ngôi làng là một người hàng xóm lớn tuổi cũng ở lại, điều này khiến cô hy vọng rằng người đàn ông đó và bố mẹ cô sẽ xuống tầng hầm và tránh tầm đạn bắn. Cô không mấy hy vọng vào phản ứng chính thức của chính quyền, mà nhiều người đều nói là “có một cuộc chiến tranh đang diễn ra, và các quan chức không làm gì cả.”

“Thật đáng sợ khi bạn thấy mình đơn độc và không có ai để nhờ cậy,” cô nói. “Những người tình nguyện đang làm việc. Không thấy chính quyền địa phương đâu cả.”

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by nhuvan »

Trần Huỳnh Duy Thức: một nhân cách cao quý
Mạc Văn Trang

Image



Chúc mừng anh Trần Huỳnh Duy Thức đã về sum họp với gia đình. Theo tin từ gia đình anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh đã về đến nhà sớm ngày 21 Tháng Chín 2024, bình an, sum họp với gia đình, sau gần 16 năm trong nhà tù XHCN VN.

Vì anh Thức ở tù lâu quá, nhiều người không rõ anh là ai, nên tôi xin phép viết về anh, điểm lại cho đầy đủ mọi sự việc.

Một lần nữa chúc anh và gia đình mạnh khoẻ, an vui, và mong sao nhiều anh chị em TNLT nữa sớm được về đoàn tụ với gia đình.


Ở góc độ Tâm lý học, có thể coi NHÂN CÁCH là tổng thể các thuộc tính tâm lý cá nhân, tạo phẩm chất, năng lực và bản sắc riêng của mỗi con người. Phân tích, đánh giá nhân cách một người, có rất nhiều cách. Có thể nhìn nhận nhân cách như một giá trị xã hội: CAO QUÝ, BÌNH THƯỜNG, THẤP HÈN… Từ cách nhìn này thì TRẦN HUỲNH DUY THỨC là MỘT NHÂN CÁCH CAO QUÝ.

Nghiên cứu về Trần huỳnh Duy Thức phải là một công trình lớn. Vào lúc tôi viết bài này thông tin về Trần Huỳnh Duy Thức tràn ngập, gõ tên ông trên tìm kiếm Google, chỉ 0,37 giây, cho khoảng 10.500.000 kết quả.

Trong bài viết khiêm tốn này, tôi chỉ dám đề cập đến một vài điều nói lên sự cao quý của con người, của nhân cách Trần Huỳnh Duy Thức.

Một Doanh nhân dấn thân “Duy Việt”

“Trần Huỳnh Duy Thức sinh ngày 29 Tháng Mười Một năm 1966, tại Sài Gòn. Năm 1990, ông tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Đầu năm 1993, Trần Huỳnh Duy Thức mở một cửa hàng vi tính nhỏ. Chỉ một vài tháng sau, cửa hàng của ông đã có thể tự lắp ráp những chiếc máy vi tính cá nhân đầu tiên. Dù nhỏ, nhưng cửa hàng không chấp nhận làm giảm giá trị thương hiệu EIS của riêng mình, từ chối chạy theo trào lưu bằng một nhãn hiệu nước ngoài giả, cho dù khi đó thị trường Việt Nam vừa được mở cửa rất ưa chuộng hàng ngoại nhập.

Năm 1994, ông cùng ông Lê Thăng Long thành lập Công ty tin học Duy Việt tại Hà Nội. Từ năm 1998 trở đi, Internet chính thức được sử dụng ở Việt Nam, tạo nên một nhu cầu truy cập Internet bùng nổ. Tuy nhiên, thời điểm đó các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) vẫn còn sử dụng công nghệ truy cập analog qua đường điện thoại nên dung lượng và tốc độ truy cập rất hạn chế, không đáp ứng được cho nhu cầu đang tăng rất nhanh. Nhận thấy lỗ hổng trên, công ty Duy Việt đã giới thiệu vào thị trường công nghệ truy cập digital mới nhất vào lúc đó, cho phép mở rộng nhanh dung lượng lẫn tốc độ truy cập nhiều lần so với công nghệ analog cũ. Nhờ vậy Duy Việt thắng thầu nhiều dự án mở rộng hạ tầng Internet trước các hãng lớn nước ngoài, tạo nên một hiện tượng mới lạ.


Năm 2000, công ty TNHH Tin học Duy Việt chuyển đổi thành công ty cổ phần Công nghệ thông tin EIS (EIS, Inc.) với sứ mệnh: “Tiến công mạnh mẽ vào thị trường CNTT quốc tế, chuyển tri thức Việt Nam thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế giới.” 2 năm sau, với 3 công ty con gồm One-Connection Singapore, One-Connection USA và One-Connection Vietnam có mặt ở San Jose (California, Mỹ), TP Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Singapore. Sau khi ra mắt vào Tháng Hai năm 2003, One Connection Singapore nhanh chóng nổi lên thành một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên môi trường Internet toàn cầu. Nhờ thành công về thương mại của công ty, các hãng thông tấn, truyền hình quốc tế và Singapore bắt đầu đưa tin sự kiện công nghệ Việt Nam xuất hiện cạnh tranh vững chãi trên thị trường toàn cầu.”…

Vào khoảng thời gian trên, nhiều doanh nhân Việt Nam chỉ tìm cách móc ngoặc với các quan chức để làm giàu bằng con đường chộp giật, không ít người còn luồn lách, gian manh, thì Trần Huỳnh Duy Thức là một doanh nhân hiếm hoi, tìm con đường làm ăn chân chính, với tầm nhìn ra thế giới và năng lực sáng tạo tuyệt vời… Càng đặc biệt hơn là khát vọng khẳng định sứ mệnh: “Tiến công mạnh mẽ vào thị trường CNTT quốc tế, chuyển tri thức Việt Nam thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế giới.” Và tất cả cũng chỉ nhằm “DUY VIỆT”.

Khát vọng chấn hưng đất nước bị chặn lại và thành “tội phạm”!


Doanh nghiệp của Trần Huỳnh Duy Thức đang phát triển đầy triển vọng thì gặp những rào cản phi lý, ông cùng các đồng nghiệp đã nêu nhiều ý kiến phê phán những cản trở từ phía các cơ quan quản lý viễn thông đối với sự phát triển của ngành công nghệ cao này. Vì vậy, ngay tại quê nhà, One-Connection Việt Nam không được nghênh đón. Tháng Ba năm 2009, sở Thông tin – Truyền thông TP Hồ Chí Minh ra quyết định buộc One-Connection Việt Nam ngừng cung cấp dịch vụ phone – to – phone và xử phạt hành chính, tịch thu các máy móc thiết bị vì dịch vụ này chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép. (I)

Không chấp nhận quyết định trên, One-Connection Việt Nam khiếu nại lên bộ Thông tin – Truyền thông. Chủ Nhật, ngày 24 Tháng Năm 2009, Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ bị bắt với thông tin ban đầu là “trộm cước viễn thông”. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau cả Lê Công Định, Lê Thăng Long đều lần lượt bị bắt và cùng với ông bị chính quyền cáo buộc tội “lật đổ chính quyền”. Trong khi đó, cơ quan chức năng đã không tìm ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc “trộm cước viễn thông” đối với Trần Huỳnh Duy Thức sau hàng tháng lục tìm hệ thống thiết bị và sổ sách công ty. Sau đó vụ việc được chuyển thành khởi tố “kinh doanh trái phép”. Theo sau việc bắt bớ, One-Connection Việt Nam và EIS, Inc. bị thanh tra thuế toàn bộ quá trình hoạt động trong những năm qua của 2 công ty trong 3 tháng liên tiếp với lý do liên quan đến “xâm phạm an ninh quốc gia.” Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã không tìm được bằng chứng cáo buộc các công ty này trốn thuế. Không lâu sau đó, One-Connection Việt Nam bị rút giấy phép, và dự án mở rộng của EIS, Inc. ra Đà Nẵng để làm trung tâm hỗ trợ khách hàng toàn cầu không được cấp phép.

Từ những hành xử phi lý của chính quyền, Trần Huỳnh Duy Thức nhận ra rằng phải cải cách hệ thống quản trị xã hội mới mong chấn hưng được đất nước.

Vậy là, năm 2005, ông cùng một số nhân vật như Lê Thăng Long lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn thông qua việc nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Từ đầu Tháng Mười Một năm 2008, ông lập hai Blog trên mạng internet: Change We Need và Trần Ðông Chấn xuất hiện nhiều bài viết và bình luận về lãnh đạo cũng như nền chính trị Việt Nam, với tổng cộng khoảng 49 bài viết. Thông tin ở đây được một số hãng thông tấn quốc tế đăng lại.

Ông cùng với ông Lê Công Định, Nguyễn Sĩ Bình hợp tác viết cuốn sách “Con đường nước Việt”, trong đó Lê Công Định viết phần cải cách Tư pháp, Nguyễn Sĩ Bình viết về phần cải cách Xã hội, còn ông viết về phần cải cách Kinh tế. Ông cũng không giấu giếm tham vọng muốn được làm Bộ trưởng Kinh tế để đưa kinh tế Việt Nam phát triển theo xu hướng thế giới.


Ông chính thức bị chính quyền Việt Nam bắt vào ngày 24 Tháng Năm 2009 với tội danh ban đầu là “trộm cắp cước điện thoại”, sau đó với các cáo buộc hoạt động chính trị nhằm “lật đổ chính quyền nhân dân”. Cùng với một số nhân vật như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long bị tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 Tháng Một năm 2010, riêng cá nhân ông bị tuyên án 16 năm tù giam và tịch thu một phần tài sản.

Thà chết không rời bỏ Tổ quốc và trách nhiệm với đất nước


Trong nhà tù Trần Huỳnh Duy Thức bị đối xử hết sức nghiệt ngã. Ông đã ba lần bị chuyển trại giam. Đầu tiên ông bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Sau đó bị chuyển đến trại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lần thứ ba là Tháng Năm 2016 ông bị chuyển ra trại 6, Nghệ An.

Lý do của việc chuyển trại giam lần này là do, nhiều lần nhà cầm quyền thuyết phục ông đi tị nạn tại Mỹ, nhưng ông kiên quyết từ chối. Trước việc bị tống xuất đi Mỹ, Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực trong tù từ ngày 24 Tháng Năm 2016 để phản đối việc ép ông đi Mỹ định cư. Sau đó, không có một giấy tờ quyết định nào, người ta cưỡng bức ông lên xe, còng tay, bịt miệng và đưa đi trong đêm, ra nhà tù Nghệ An…

Nhiều người khuyên Trần Huỳnh Duy Thức nên đi Mỹ để được sống an toàn và tiếp tục đấu tranh, nhưng ông dứt khoát tuyên bố: “TÔI KHÔNG ĐI NƯỚC NGOÀI, TÔI Ở LẠI ĐỂ CỐNG HIẾN VÀ PHỤC VỤ CHO ĐẤT NƯỚC”!

Với lòng yêu nước thiết tha và khát vọng phục như vậy, nên dù sống trong lao tù khắc nghiệt và rất thiếu thông tin, nhưng Trần Huỳnh Duy Thức luôn cố gắng tìm hiểu tình hình thế giới, trong nước để đưa ra những nhận định sáng suốt lạ thường.

Trong lá thư số 115 viết gửi cho gia đình, dài khoảng 3.500 chữ, viết ngày 26 Tháng Bảy 2018 của ông Thức được gia đình công bố hôm 30 Tháng Bảy và được phổ biến rộng rãi trên các trang mạng xã hội.

Trần Huỳnh Duy Thức đã dành khá nhiều thời gian và tâm huyết để phân tích về vận mệnh đất nước thông qua cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.

Thư có đoạn viết: “Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là cái cớ và công cụ để Mỹ cho thế giới thấy khả năng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc thực tế đến đâu, để Mỹ khẳng định lại vị thế siêu cường của mình.”…


“Tập đoàn ZTE khổng lồ có cổ phần chi phối thuộc chính phủ Trung Quốc mà Mỹ mới khều nhẹ đã ngã lăn ra, không chống đỡ nổi.”…

“Thế giới sẽ chứng kiến và học được một bài học từ sự thất bại nặng nề của chiến lược về công nghệ của Trung Quốc, rồi sẽ không bao giờ quên rằng muốn sở hữu được công nghệ vượt trội thì quốc hội gia phải là một xã hội vận động tự do để tạo nên một môi trường cạnh tranh tự do.”…

“Nhưng con muốn viết để ba và mọi người hiểu rằng chiến tranh thương mại này là sự may mắn cho nhân loại… Mỹ, Nhật và các đồng minh phương Tây sẽ không bỏ qua cơ hội này để làm suy yếu sức mạnh hung hăng của Trung Quốc, loại bỏ nguy cơ chiến tranh thế giới.”…

“Vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam sẽ được bảo vệ thông qua cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang nổ ra. Trung Quốc có rất ít cơ hội để thắng. Khi Mỹ và phương Tây giương chính nghĩa là buộc Trung Quốc hành xử có trách nhiệm với thế giới thì họ sẽ nhận được sự ủng hộ quốc tế thôi.”…

“Chiến tranh thương mại sẽ lan rộng một thời gian nhưng Trung Quốc cuối cùng phải nhượng bộ, chấp nhận luật lệ quốc tế, hành xử có trách nhiệm, cạnh tranh công bằng”…(II)

Thân thể trong lao tù tàn độc, nhưng Trần Huỳnh Duy Thức vẫn tha thiết nghĩ đến vận mệnh quốc gia, vẫn viết thư, làm thơ…gắn bó đời mình với đời sống gia đình, xã hội và tin tưởng ở tương lai dân tộc.

Danh dự cao quý hơn cả sinh mạng

Từ khi bị bắt, bị ép cung (hẳn là rất khốc liệt) nhưng Trần Huỳnh Duy Thức nhất định không nhận tội “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tháng Bảy 2018 Trần Huỳnh Duy Thức viết đơn gửi Tòa án Nhân dân tối cao, yêu cầu trả tự do, vì theo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) 2015, ông đã quá hạn tù.

Bộ Luật hình sự (sửa đổi) 2015, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 2018, quy định tại Khoản 3, Điều 109 rằng: “Người nào chuẩn bị phạm “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”. ..


Tòa không trả lời, mà “người ta” ép Trần Huỳnh Duy Thức nhận tội để được đặc xá; ông khẳng định ông không có tội, nên có chết cũng không nhận tội mình không có. Rồi từ ngày 13 Tháng Tám 2018 Trần Huỳnh Duy Thức lại phải tuyệt thực để phản đối yêu cầu nhận tội từ phía công an để đổi lại lệnh đặc xá và cũng để phản đối những ngược đãi của trại giam đối với mình. Ngày 16 Tháng Chín 2018, Trần Huỳnh Duy Thức đã ngừng tuyệt thực sau khi được gia đình khuyên can.

Sau đó Trần Huỳnh Duy Thức đã nhiều lần gửi đơn, yêu cầu Tòa án tối cao trả lời đơn khẩn cầu của ông, lá đơn cuối cùng là vào ngày 19 Tháng Tám 2020. Nhưng Tòa vẫn im lặng!

Tháng Mười năm 2020, Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố tuyệt thực để yêu cầu Tòa án xem xét đơn yêu cầu miễn thời hạn tù còn lại vì mức án mới cho tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” tính từ năm 2015 chỉ có thời hạn 5 năm. Từ ngày 24 Tháng Mười Một, Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực để đòi Tòa án phải trả lời đơn thư của mình.

Nhiều người lo lắng đã khuyên ông không thể đem sinh mạng của mình để thách đố nhà cầm quyền này làm gì!

Nhưng suốt hơn 15 năm trong tù, Trần Huỳnh Duy Thức nhiều lần tiến hành tuyệt thực, sẵn sàng hy sinh sức khỏe, sinh mệnh, sự nghiệp, gia đình chỉ vì 2 nhu cầu thiêng liêng cho con người Việt nam:

QUYỀN CON NGƯỜI và THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT, các giá trị mà ở các nước văn minh, tiên tiến luôn tôn vinh, đề cao, luôn nhắc nhở, truyền đạt cho các thế hệ tiếp nối.

THAY LỜI KẾT

Trong suốt chiều dài lịch sử việt nam, thời nào cũng xuất hiện những con người có nhân cách lớn lao, cao quý, những người có TÂM, có TÀI, có CHÍ KHÍ không cam chịu sống đời “giá áo túi cơm”, chỉ biết vinh thân, phì gia, mà quyết vượt lên trên cái tầm thường, dấn thân vì Dân, vì Nước… Họ đặt lý tưởng và danh dự trên cả mạng sống của bản thân mình. Những người như thế, ngày nay thật hiếm hoi, mà Trần Huỳnh Duy Thức là một trường hợp đặc biệt, thức tỉnh những người có lương tri.

Những kẻ nhân cách thấp hèn không thể hiểu nổi, tại sao Trần Huỳnh Duy Thức lại dại thế? Đối với họ “lý tưởng” là càng vơ vét được nhiều tiền cho mình càng tốt; càng có nhiều lâu đài, biệt phủ, danh hiệu càng oai; luồn cúi, nhục nhã, gian manh, cướp của, hại người cũng chẳng là gì…

Có kẻ thân ngồi ở hội trường Ba Đình, nhưng bụng đang toan tính làm sao có thẻ xanh, quốc tịch nước ngoài… Những kẻ hèn mọn như thế không hiểu được nhân cách Trần Huỳnh Duy Thức cao quý biết chừng nào!

“Hy sinh vì một tư tưởng chắc chắn là cao quý. Nhưng còn cao quý hơn biết bao nhiêu nếu người ta hy sinh vì tư tưởng đúng!” (Henry Louis Mencken)(III)

Chỉ khi đất nước có nhiều người có nhân cách cao quý thì đất nước mới giàu, sang, hưng thịnh bền vững, mới đáng tự hào và đáng được tôn trọng, ngưỡng mộ.

nhuvan
Posts: 373
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by nhuvan »

Tô Lâm làm ‘dậy sóng’ khi yêu cầu ‘đổi mới’
Hiếu Chân

Image
Ông Tô Lâm. (Hình: Kayla Ng)

Ông Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam, vừa làm dậy sóng với bài viết: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng – yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới” được báo chí của đảng đồng loạt đăng tải hôm Thứ Hai, 16 tháng Chín.

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện.

Đổi mới như cũ?


Tuy vậy, trong bài báo dài gần 2,800 chữ, ông Lâm không hề đề cập đến thay đổi thể chế như kỳ vọng mà chỉ đưa ra yêu cầu “đổi mới phương thức lãnh đạo” của đảng; thay đổi cách mà đảng CSVN cai trị đất nước sao cho phù hợp với “kỷ nguyên mới.”

Theo ông Tô Lâm, trong 94 năm qua, đảng CSVN không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo; yêu cầu “đổi mới’ mà ông đưa ra hôm nay chỉ tiếp nối truyền thống đó. Ông đặt ra “bốn nhiệm vụ trọng tâm”: “Thứ nhất, thống nhất nhận thức và thực hiện cho nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của đảng.” “Thứ hai, tập trung tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là ‘bộ tổng tham mưu,’ đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước.” “Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ việc ban hành và quán triệt, thực hiện nghị quyết của đảng; xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên thật sự là các ‘tế bào’ của đảng.” Và cuối cùng, “Thứ tư, tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động của đảng.” Chỉ có nhiệm vụ thứ nhất là đáng chú ý; ba nhiệm vụ còn lại chỉ là râu ria trong nội bộ của đảng CSVN.

Chung quy, ông Tô Lâm tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, coi đó là điều hiển nhiên, không thể thay đổi. Ông chỉ yêu cầu “đổi mới” mối quan hệ và lề lối làm việc giữa đảng với nhà nước và các đoàn thể nhân dân, thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” (!) đã được ghi trong bản Hiến Pháp năm 2013. Quan trọng nhất, theo ông Tô Lâm là đảng lãnh đạo chứ không làm thay nhà nước; đảng “lãnh đạo” nhà nước và xã hội thông qua hệ thống chính trị, thông qua pháp luật được thể chế hóa từ chủ trương đường lối của đảng, qua sự tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên (!). “Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước; quyền lực của đảng cầm quyền là quyền lực về chính trị, đề ra chủ trương, đường lối, còn quyền lực nhà nước là quyền lực quản lý xã hội trên cơ sở pháp luật,” ông Tô Lâm viết.

Trong chương trình hội luận dài hơn hai tiếng đồng hồ của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) vào sáng Thứ Ba, 17 Tháng Chín, các nhà phân tích thời sự trong nước và hải ngoại hết sức thất vọng khi thấy bài kêu gọi “đổi mới” của ông Tô Lâm chẳng có gì mới cả mà quay lại với những quan điểm từ thời ông V.I. Lênin (1922), Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và những nghị quyết của đảng CSVN nhiều năm về trước. Bài báo của ông Tô Lâm đầy những khẩu hiệu mòn vẹt đã được nhai đi nhai lại nhiều lần trong các diễn văn của các nhà lãnh đạo đảng CSVN.

Đoạn tuyệt với di sản Nguyễn Phú Trọng?

Tại sao ông Tô Lâm yêu cầu “đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng CSVN” vào lúc này, khi ông vừa lên thay nhà lý luận giáo điều Nguyễn Phú Trọng? Tuy yêu cầu “đổi mới” đó không dẫn tới sự thay đổi thể chế, không thực hành dân chủ, như kỳ vọng của giới trí thức và những người quan tâm đến tương lai đất nước, nhưng liệu nó báo hiệu điều gì mới mẻ cho không khí chính trị ở Việt Nam?

Chúng tôi nghĩ rằng, bằng yêu cầu “tách” đảng khỏi nhà nước, tách quyền “lãnh đạo” của đảng CSVN với quyền “quản lý” của nhà nước, ông Tô Lâm muốn đoạn tuyệt với di sản về quản trị quốc gia của ông Nguyễn Phú Trọng và quay trở lại thời kỳ “kỹ trị” (technocracy) của ông Nguyễn Tấn Dũng. Thời ông Dũng làm thủ tướng chính phủ (2006-2011), và trước đó dưới thời các ông “thủ tướng người miền Nam” Phan Văn Khải (1997-2006), Võ Văn Kiệt (1991-1997), quyền lực của “phe chính phủ” có phần lấn át “phe đảng” của các ông Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-1011). Nhiệm kỳ tổng bí thư của ông Phiêu và ông Mạnh hết sức mờ nhạt, bảo thủ và nhiều tai tiếng cả về đối nội lẫn đối ngoại với Trung Quốc


Thời “kỹ trị” là lúc Việt Nam thoát ra khỏi tình thế bị cô lập, bắt đầu hội nhập với thế giới, phát triển kinh tế trong nước và thu hút được đầu tư nước ngoài. Tuy vẫn là một quốc gia độc tài đảng trị nhưng chính phủ Việt Nam khi ấy đã bắt đầu hướng tới nhà nước pháp quyền, tôn trọng pháp luật, đề cao “chuyên” hơn “hồng,” sử dụng người tài thay cho những kẻ giáo điều và bắt đầu sửa đổi hàng trăm điều luật cho phù hợp dần với các định chế quốc tế mà Việt Nam mới tham gia (ASEAN, WTO, TPP…). Nhưng tăng trưởng kinh tế trong khuôn khổ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” dưới một thể chế độc tài về chính trị đã dẫn tới tệ nạn tham nhũng khủng khiếp. Chỉ riêng cuộc “cổ phần hóa” doanh nghiệp nhà nước và thành lập các “quả đấm thép” (là những tập đoàn quốc doanh, tổng công ty 90, 91) theo chỉ đạo của ông Nguyễn Tấn Dũng đã khiến đất nước phải trả giá vô cùng đắt, di hại đến tận bây giờ.

Năm 2011, ông Trọng lên nắm quyền lãnh đạo đảng đã quyết định cứu đảng, củng cố quyền cai trị tuyệt đối của đảng trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Đi theo bài của ông Tập Cận Bình bên Trung Quốc (cầm quyền từ 2013), ông Trọng cho tái lập các ban đảng đã bị giải tán trước đó như Ban Nội Chính Trung Ương, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương để “đốt lò,” chống tham nhũng và kiểm soát hoạt động của các bộ ngành trong chính phủ. Thời ông Trọng, đảng CSVN thò tay vào mọi ngóc ngách, quyết định tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ; các vụ án tham nhũng chẳng hạn sẽ không tiến hành điều tra được khi chưa được tổ chức đảng bật đèn xanh. Chính phủ trở thành một thứ “bù nhìn” vì đã được đảng làm thay, đến mức khi lò ông Trọng cháy rừng rực thì guồng máy chính quyền gần như tê liệt, không ai dám làm gì vì sợ sẽ bị biến thành củi. Công an, tòa án hoạt động theo chỉ thị của đảng; pháp luật chỉ là ý muốn của ông Trọng và bộ sậu của ông trong Bộ Chính Trị.

Có điều, “đốt lò” không làm cho tham nhũng giảm đi mà trở thành đòn phép để các phe cánh triệt hạ nhau và lột trần trước mắt dân chúng bản chất của một chế độ tham tàn “ăn của dân không từ thứ gì,” một đảng cầm quyền chỉ là “một bầy sâu lúc nhúc.” Kinh tế có tăng trưởng dưới thời ông Trọng nhưng lại biến thành nền kinh tế làm thuê cho tư bản ngoại quốc cộng với sự trục lợi từ đất đai, tài nguyên quốc gia. Xã hội tan nát, từ y tế giáo dục đến tôn giáo đạo đức đều xuống cấp thảm hại.

Là người thực dụng, ông Tô Lâm không muốn tiếp tục sự nghiệp của ông giáo sư xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng; có vẻ như ông Tô Lâm muốn quay lại với con đường kỹ trị để mong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục hồi phần nào tính chính danh cầm quyền cho đảng CSVN. Đổi mới phương thức “lãnh đạo” của đảng, đảng không bao biện làm thay chính phủ như lời ông Lâm có thể là dấu hiệu cho thấy ông sẽ “trả lại” quyền quản lý kinh tế-xã hội của nhà nước mà các chính phủ thời ông Kiệt, ông Khải, ông Dũng có được. Việc ông “Ba X” Nguyễn Tấn Dũng “tái xuất” bên cạnh ông Tô Lâm trong các sự kiện gần đây có thể không ngẫu nhiên. Ông Tô Lâm đang muốn tạo dấu ấn của riêng mình chứ không muốn là bản sao, là sự nối dài của triều đại ông Trọng.

Dập tắt khát vọng dân chủ

Tuy vậy, trong bài báo thượng dẫn, ông Tô Lâm nhiều lần nhấn mạnh quan điểm “đảng cầm quyền,” cương quyết chống lại thái độ “buông lỏng sự lãnh đạo của đảng.” Đây có thể là phản ứng của ông – nhà lãnh đạo cao nhất của đảng CSVN – trước trào lưu yêu cầu cải cách chính trị, dân chủ hóa xã hội, yêu cầu đảng CSVN chấp nhận đối thoại, chấp nhận sự khác biệt, sự đa nguyên về tư tưởng, dung nạp xã hội dân sự. Yêu cầu đó đã có từ lâu và là khát vọng cháy bỏng trong hàng ngũ trí thức, kể cả trong các đảng viên đảng CSVN, nhiều người đã và đang trả giá cho khát vọng của mình bằng những án tù dài đằng đẵng.

Mới đây nhất, ông Nguyễn Đình Bin, 80 tuổi đời, 60 tuổi đảng, cựu ủy viên Trung Ương Đảng CSVN, cựu thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại Giao, đã gửi tâm thư tới ông Tô Lâm và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đảng và toàn thể đồng bào trong và ngoài nước để đề nghị đổi mới chính trị. Ông Bin cho rằng “hệ thống chính trị, chế độ xã hội chủ nghĩa mà đảng đang ra sức xây dựng và kiên trì bảo vệ đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng,” và ông tha thiết đề nghị đảng CSVN “phải thực hiện đổi mới chính trị thực sự toàn diện và triệt để, hội nhập toàn diện và thực sự vào dòng chảy chủ lưu tự do, dân chủ, văn minh của thế giới hiện nay.”

Đề nghị của ông Bin không được chấp nhận, những lá thư của ông trên mạng xã hội đã bị xóa sạch, nhưng nó cho thấy nỗi thất vọng về hiện tình đất nước, nỗi bức bối trong hàng ngũ cán bộ đảng viên của đảng CSVN. Nó không có hiệu quả thực tế như mong muốn của tác giả, nhưng có hiệu quả về mặt tiếng vang, đánh thức tâm tư nhiều người.

Bài báo lần này của ông Tô Lâm có thể nhằm phản bác và triệt tiêu những tiếng nói “lạc lõng” như của ông Bin, đi kèm với những chiến dịch bắt bớ, xử tù tràn lan những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam hiện nay. Đừng tưởng “đổi mới” là mở cửa, đừng mơ tới ngày đảng CSVN chấp nhận sự khác biệt hay chia sẻ quyền lãnh đạo với các tổ chức chính trị xã hội khác, ông Tô Lâm có ngụ ý như vậy. Có thể vì ông và đảng của ông đang lo sợ “đổi mới chính trị thật sự” sẽ dẫn tới bất ổn, thậm chí sẽ triệt tiêu vai trò thống trị cực quyền của đảng CSVN như diễn biến ở Liên Xô và Đông Âu ngày trước.

Đồng bào sẽ sung sướng?

Sự “đổi mới” nửa vời như vậy của ông Tô Lâm sẽ mang lại điều gì cho đất nước, xã hội Việt Nam? Chúng tôi đoán, chính phủ Việt Nam dưới sự điều hành của ông Tô Lâm sẽ có không gian hoạt động rộng rãi hơn và giới doanh thương sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Họ sẽ ít bị “vòng kim cô nội chính” của các ban đảng CSVN chụp xuống biến họ thành củi mà không có điềm báo trước. Thêm nữa, tăng trưởng kinh tế và phát triển doanh nghiệp cũng là cách để làm cho hầu bao, két sắt của các quan chức thêm đầy, củng cố lòng trung thành và sự ủng hộ của họ với đảng và chế độ.

Bài báo của ông Tô Lâm không đề cập nhiều đến nhân dân trong cái cơ chế quái đản: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” (!) Ông lập luận một cách khó hiểu: “Sự lãnh đạo của đảng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.” Ông nhắc lại những tuyên bố sáo rỗng vẫn thường được cơ quan tuyên giáo ra sức nhồi nhét vào đầu óc dân chúng: “Ngoài lợi ích của dân tộc, của tổ quốc, thì đảng không có lợi ích gì khác,” “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” (!)

Đồng bào có sung sướng hơn không khi đảng CSVN thu mình vào vai trò “lãnh đạo” và trao “quyền quản lý” lại cho nhà nước? Không biết trước được. Có điều, kinh nghiệm lịch sử cho thấy, dù thời ông Trọng giáo điều hay thời ông Dũng kỹ trị thì người dân Việt Nam vẫn chưa ngẩng đầu lên được khi quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc vẫn chưa thuộc về mỗi người mà nằm trong tay những kẻ cực quyền, lúc nào cũng toan tính trục lợi trên mồ hôi nước mắt người dân mà miệng cứ huênh hoang: “Ngoài lợi ích của dân tộc, của tổ quốc, thì đảng không có lợi ích gì khác!”

Post Reply