Cà Phê...Vịt

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
nangchieu
Posts: 2094
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Lee Byung Hun kể về cảnh sex với vợ Trần Anh Hùng

Tài tử xứ Hàn cảm thấy vừa buồn cười, vừa khó khi phải diễn scene giường chiếu với nữ diễn viên Trần Nữ Yên Khê
trước mặt vị đạo diễn nổi tiếng gốc Việt.

Image
Diễn viên Lee Byung Hun. Ảnh: Kpop.
Nam diễn viên Lee Byung Hun tiết lộ chi tiết về cảnh phòng the với vợ đạo diễn Trần Anh Hùng trong bộ phim sắp ra mắt I Come with the Rain. “Một phụ nữ khác cũng có mặt ở trường quay. Tôi không rõ đó là mẹ đẻ hay mẹ chồng của cô ấy. Nhưng bà ấy chạy chơi với lũ trẻ quanh đấy trong khi chúng tôi nằm trên giường. Đạo diễn cũng xem chúng tôi diễn nữa. Quả là buồn cười”, ngôi sao điện ảnh tâm sự.

Anh nói thêm: “Tôi đã phải diễn cảnh kéo dài khoảng 1 phút, nhưng rồi scene này bị cắt xuống còn có 5 giây. Đóng cảnh nóng mới khó làm sao. Và khó khăn này sẽ chẳng bao giờ kết thúc”.
Image
Phim có sự tham gia của Josh Hartnet, Lee Byung Hun và Trần Nữ Yên Khê. Ảnh: Film.
I Come with the Rain có sự góp mặt của tài tử Josh Hartnet trong vai một cảnh sát Los Angeles chuyển sang làm thám tử tư. Vị thám tử được một ông chủ hãng dược thuê tới châu Á điều tra việc con trai ông đột nhiên biến mất. Lee Byung Hun vào vai trùm xã hội đen Hong Kong Su Dongpo - đang yêu say đắm cô bạn gái nghiện ma túy Lili (do nữ diễn viên Trần Nữ Yên Khê - vợ đạo diễn - đóng).
Nhạc phim do nhà soạn nhạc từng giành giải Oscar Gustavo Santaolalla và nhóm rock Radiohead của Anh thực hiện.

Thanh Hương

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »


1 Bát Soup giá 100 dollars USA


Tin Việt Nam

Không ít người khi nghe đến giá một bát súp khai vị xấp xỉ cả trăm USD đã tròn mắt: Có gì đặc biệt ở một món ăn giá tương đương tới cả... một tạ gạo?


Bát súp khai vị giá gần 100 USD

"Nhà hàng có khoảng 300 món, một số món như yến sào, bào ngư, xin vui lòng đặt trước....", cô nhân viên nhà hàng Long Đình (64B Quán Sứ, Hà Nội) nhẹ nhàng đưa cuốn menu giới thiệu các món ăn của nhà hàng niềm nở giới thiệu.

Lướt qua danh sách này thì thấy, các món súp khai vị lại là món ăn đắt tiền nhất.

Giá một bát Súp tổ Yến gạch Cua 46 USD; Súp tổ Yến thịt Cua 46 USD; Súp tổ Yến thịt Gà 65 USD; Súp vây cá thịt cua hồng xíu 36 USD, Súp vây Cá bóng Cá 36 USD, Bào Ngư sốt dầu hào 46 USD, và đặc biệt là Súp Bào ngư Nam Phi sốt dầu hào 96 USD…

Còn tại nhà hàng San hô trên phố Lý Thường Kiệt, giá của các món súp vi cá, bào ngư Úc, Sò điệp Nhật, hải sâm, càng cua, bong bóng cá có giá cũng có giá từ 800 - 1,5 triệu đồng/suất. Đối với tổ Yến chưng quả lê và tổ Yến chưng đường phèn, nếu muốn thưởng thức khách phải vui lòng đặt trước.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Ðọc “Ráng Chịu” của Trạch Gầm!

By Letamanh

Vừa đi làm về đến nhà là nghe tiếng chuông cửa , không biết mấy tên Mễ hay mấy tay bán dạo quấy phá; tôi lén nhìn qua cửa sổ, thì ra Trạch Gầm đang đứng ngoài với chiếc mủ lính thường xuyên trên đầu!
- Chào ông trời con! sao không gọi phôn trước cha nội?
- Gọi làm gì cho mệt! Mới ở nhà in về, đem tặng ông tập thơ coi chơi!

Tôi mời Hắn ngồi, Hắn không ngồi mà đi thẳng vào chào vợ tôi - Hắn vốn là một anh chàng chuyên môn chưởi thề theo kiểu người Nam, nhưng rất ư là lịch sự với phải nữ. Hắn chào vợ tôi – nhà văn Mỹ Hiệp – và sau đó chúng tôi trao đổi với nhau về tập thơ “Vụn Vặt” trước kia và tập “Ráng Chịu” mới ra lò! Vợ tôi ngắm nghía tập thơ và hỏi:
- Anh Trạch nầy! sao người ta vẽ hình của anh có cái đầu lạ quá vậy” tóc tai cọng nào cọng nấy lung tung còn má thì nhăn nhó trông già quá đổi!
Tôi đỡ lời:
- Ý của họa sĩ là cái đầu của Trạch Gầm chứa đủ thứ trong từng ngăn dưới cái nón nhà binh. Suy nghĩ quá nên da nhăn nheo, miệng mồm xệ ra... Thế mới là thi sĩ, là nhà thơ chứ!
- Chứa toàn tiếng chữi thề thôi ông ơi!
Trạch Gầm cải, chúng tôi cùng cười...

X


Ðây là tập thơ được trình bày rất là thơ hòa với họa. Bìa trước do Họa Sĩ Dương Ngọc Sum cô đọng bởi một họa phẩm đầy ẫn dụ. Bìa sau họa sĩ Lương Trường Thọ phụ trách với cái đầu đầy thơ của một anh nhà binh thất thời...và một đoạn thơ nhớ Thẩm Quyền Ngô Minh Hồng! Tập thơ dầy 150 trang, in ấn đẹp, nghệ thuật trên giấy trắng trang trọng.

Trong suốt những dòng thơ được trình bày xen với nhạc phổ thơ do các nhạc sĩ yêu thơ Trạch Gầm và những hình ảnh lính trận ngày xưa; chưa xem nội dung ta đã thấy tập thơ là một minh họa cho dòng lịch sử đã qua và ngay bây giờ. Trải ra trên nét thơ, âm hưởng chữ nghĩa nhà binh, vừa có tính trong giới anh chị vừa bình dân, lồng trong những danh từ thật chính xác để cào cấu vào thực tế bởi những tiếng chưởi thề vô cùng ức uất, Trạch Gầm đã làm cho ta choáng váng... Thơ của Trạch Gầm không giống như thơ của bất cứ thi sĩ nào, nó mang màu sắc vừa của giới anh chị vừa của một tên thất chí vì lý tưởng của mình bị kẻ thù chà đạp’ Không phải chúng chỉ chà đạp một mình tác giả mà lên cả dân tộc Việt Nam:

Ðụ má, cho tao chưởi mầy một tiếng
Ðất của ông cha sao mầy cắt cho Tàu,
Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng
Ðảng của mầy, chết mẹ... đảng tào lao!...

Cứ xem bốn câu thơ trên đủ thấy cái tức tối trào dâng trong lòng người yêu nước phải phun ra những tiếng chưởi thề. Bài thơ đó đã được mọi người tán thưởng và những tiếng chưởi thề trong thơ Trạch Gầm dể dàng đi vào lòng người mà không bị ai than phiền cũng là một nghệ thuật dùng chữ đúng lúc! Bài thơ chính trong tập thơ Ráng chịu có những câu như sau:

...Ta vào lính, bài học đầu, ráng chịu
cứ thi hành, muốn khiếu nại, làm sau
Mỗi một mạng... đổi được vài ba phút
Chiến trường đau ngập lút, lút cả đầu

... Trang nhật ký người lại thêm nước mắt
Ráng chịu te tua, ráng chịu tận cùng
Bọn ta sống sao Quê Hương lại mất
Xót xa nầy... còn ráng chịu nỗi không

Cắn rướm môi...người nhìn ta chết sững
Tuổi ba mươi mà lịm thế này sao
Bọn ta đổi bao hành trình bằng máu
Lại mất sạch rồi, mất dễ vầy sao

Người còn muốn cùng ta ráng chịu
Lại đạp đau thương, lại kiếm thanh bình
Người đã lỡ rồi làm người yêu lính
Ta đã lỡ rồi mang nợ đao binh

Ta thấy trong Ráng Chịu phảng phất những nét hào hùng của một người cố gắng cúi đầu trước nghịch cãnh chờ thời. Có thể cũng giống như Câu Tiễn phải nằm gai nếm mật để đợi ngày toàn thể dân tộc đứng lên dựng lại ngọn cờ!

Muốn nói hết con người thơ và những nhận xét về Trạch Gầm, ta không thể nào có thể diễn tả đủ bằng một bậc thầy - người ta thường gọi kính trọng là Hà Chưởng Môn – đã đề cập đến Trạch Gầm. trong buổi ra mắt tập thơ Vụn Vặt tại Thư viện Việt Nam năm 2007, tôi có phát biểu về cảm tưởng của mình và diễn tả tại sao con trạch lại biến thành con rồng để ngày đêm gầm gừ trước kẻ thù cướp nước. Hà Chưởng Môn cũng đã hạ bút:

Khi Trạch muốn, Trạch Gầm, Trạch hú
ta muốn nghe cái hú trạch Gầm
Thơ người nếu chẳng lặng câm
cũng nên gầm một tiếng gầm thật to!

Con hùm đã nằm co trong lưới
chẳng gầm lên thật mới dỡ tuồng
anh không hò hét i uông
làm nên quân giữa chiến trường cũng vui

Con hai đứa choai choai vừa lớn
Tuổi làng nhàng mơn mỡn đào tơ
Nếu không gióng trống phất cờ
Trận tiền im lặng như tờ là sao

Chữ liên miên dạ cao chẳng thẹn
chuyện tang bồng xin hen cùng ai
N ếu như tiền chẳng đã xài
Có đâu đủ hẹn cái tài trượng phu

Cam làm kẻ ngu phu ngu phụ
Biến thế gian làm nụ cười tình
Nhiều khi mình tự hỏi mình
Có ra gì nữa cái hình phù du

Trong cuộc chiến dù thu thắng lợi
Ta đâu cần thất bại thành công
Hơn nhau duy một tấm lòng
Tấm lòng đối với non sông vững bền

Cho nên lúc tiến lên khỏi thẹn
khi lui về đâu hẹn rút lui
Nghĩ xem phút chốc bùi ngùi
Ngọn cờ buông sõng ta lùi vào đâu

Chạy rong khắp năm châu bồn bể
Có cơm no đã kể là nhà
Nhìn nhau thẹn với quốc gia
Không gầm không thét thì ra mình hèn

Trạch ơi Trạch, trắng đen là thế
Trách mấy thằng vai vế lui binh
Tủi hận tấn cuội hòa bình
Cũng hô giải phóng dân thành dân ma

Hà thượng Nhân

Ðọc bài thơ của cụ Hà Chưởng Môn là ta không thể nói gì về nhà thơ Trạch Gầm thêm nữa. Tâm trạng Trach Gầm cũng là tâm trạng người lính VNCH đã phải tức tưởi buông súng để cho quân thù dày xéo quê hương và tự mình chui vào những trại tập trung để tự nguyện ngồi tù! Ðã đọc và tán thưởng Vụn Vặt thì hãy mang về tập thơ Ráng Chịu của nhà thơ mang đầy ắp uất hận, thét lên, gầm lên rất giang hồ, rất con người: Trạch Gầm! Người viết xin chúc mừng “Ráng Chịu” đã ra lò và chúc nhà thơ sẽ cho ra đời nhiều tác phẩm nữa trong tương lai không phải là “Ráng Chiụ” nữa mà phải là “Vùng Lên” là “Ðạp bằng sóng gió”!

letamanh
cuối tháng 10-09

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image


Nhà thơ Hà Huyền Chi Himawari poems
Đã lâu rồi tôi không có dịp viết về nhà thơ Hà Huyền Chi, hôm nay tôi nhận được những tác phẫm thơ họa song ngữ Việt-Nhật Hà Huyền Chi và Himawari thật bắt mắt, tôi học Nhật ngữ một thời gian; vật lộn với các loại chữ hiragana, katakana, kanji và romaji. Dù không hiểu nhiều phần Nhật ngữ của Himawari, nhưng phần Việt ngữ của Hà Huyền Chi tôi vốn quen thuộc. Trước đây tôi có viết bài "Mãi Mãi Hà Huyền Chi, Người Tình Son Trẻ", mục đích để tìm hiểu về một phần nào về gia tài đồ sộ về kho tàng thi ca phong phú của anh. Link bài viết cũ:
http://phanchautrinhdanang.com/30thang4/VH10.htm


"Thơ là đỉnh cao nhất của văn chương", Hà Huyền Chi.
Một dịp nào đó tôi được xem video Thúy Nga Paris-by-Night số 12 có người ca sĩ Mỹ mang con tim rất Việt Nam cất cao bài hát "Lệ Đá":

"Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn/ Xoải cánh cô đơn bay trong chiều vàng/Và ước mong sao trời đừng bão tố/Để yêu thương càng nhiều gắn bó/Tháng ngày là men say, nguồn thơ /Tình yêu đã vỗ cánh rồi"...

Đó là nữ ca sĩ Dalena với nét mặt dịu dàng, khả ái phát âm rất chuẩn Việt ngữ. Từ cung cách trình bày ý nghĩa của bài ca đến sự diễn đạt tâm tư hay xuất hồn của Dalena phải nói là rất ngoạn mục và lạ thường, hiếm có đối với một người ngoại quốc yêu và ca nhạc Việt Nam. Tôi đã thật sự rung động trước một bài tình ca quá tuyệt vời về cả 2 lãnh vực ý và nhạc, mà Dalena đã đóng trọn phần giao cảm khi lột tả nét kiêu sa của bài hát. Phải nói rằng nhạc sĩ sáng tác nhạc phẩm này thật kỳ tài. Thêm nữa, thi sĩ Hà Huyền Chi (HHC) viết lời vào khung nhạc thật thần sầu. Người nghe cảm nhận từng dòng thơ thật thấm thía mà HHC đã nắn nót, gửi gấm.

Tôi biết tên anh HHC vào thời tao loạn của quê hương, khi mà sách sử ghi nhận những năm miền nam rơi vào thời kỳ hổn loạn nhất, 1964 đến 1968. Và rồi cũng cùng khoảng thời gian đó bài "Lệ Đá" được công chúng thời ấy đón nhận vô cùng nồng nhiệt, vì bản nhạc có lời ca rất thơ mộng tỏa nét kiêu sa, trong sự nhịp nhàng theo âm vận, cung điệu và tiết tấu trầm bổng thật du dương.

Hà Huyền Chi (HHC) là bút hiệu chính của thi sĩ gốc Nhảy Dù Đặng Trí Hoàn. Theo phần tiểu sử được liệt kê trong trang website Tam Hà mà tôi tham khảo là:

Anh Đặng Trí Hoàn, sinh quán tại tỉnh Hà Đông, sinh năm 1935, trưởng thành tại Hà Nội, năm 1954 di cư vào Nam, một mình. Rồi 1957 nhập ngũ, khóa 14 trường sĩ quan VBQGVN. Năm 1975 anh đào thoát qua tị nạn tại Hoa Kỳ. Hà Huyền Chi tập làm thơ từ thuở còn rất trẻ. Nhưng chỉ nhập thơ lúc trưởng thành. Bài đầu tiên được đăng trên tờ Chiến Sĩ Cộng Hoà: "Không Gian Vương Dấu Giầy". HHC hiện cư ngụ tại thành phố Lacey, tiểu bang Washington, Tây Bắc Hoa Kỳ, tiểu bang mưa nhiều, khiến ướt thơ, lạc tuổi. Bởi thơ và nhạc vốn không hề có tuổi.

Tác phẩm đầu tay của anh là: "Saut Đêm", thơ ra đời năm 1963. HHC đã in 16 tập thơ, 8 truyện dài (Giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật bộ môn Thơ, 1971). Đóng 8 phim và đạo diễn 2 phim. Đoạt giải Tượng vàng 1972. Đạo diễn xuất sắc nhất, bộ môn phim tài liệu: Dưới Bóng Cờ.

Tính đến tháng Tư 2003, HHC đã có 284 bản nhạc phổ thơ, bởi 41 nhạc sĩ. Bao gồm CD Quý Hương (*) với 12 bài nhạc phổ bởi nhạc sĩ Mai Anh Việt. Có thể nói bài được nhiều người ưa thích là "Lệ Đá", với Trần Trịnh và bài "Goá Phụ Ngây Thơ", với Trần Thiện Thanh. HHC đứng từ góc thơ nhìn sang lãnh vực nhạc, anh có những trao đổi kinh nghiệm với giới âm nhạc để đưa một bài thơ theo mô thức anh đặt dễ dàng lồng vào âm nhạc. Anh viết bài "Thi Trung Hữu Nhạc Hay Tương Quan Giữa Thơ và Nhạc" như sau:

"Thi trung hữu hoạ và Thi trung hữu nhạc là điều hiển nhiên không ai có thể phủ nhận được. Cổ nhân đã nói thơ, ngâm thơ, hoặc hát thơ từ trước khi loài người phát minh ra văn tự nhạc cụ và nhạc thuật. Tôi đến với nhạc bằng cảm tính nhiều hơn là nhạc lý. Dù vẫn thường để tâm học hỏi thêm, nhưng sự hiểu biết của tôi về nhạc, vẫn không đi xa hơn lãnh vực cảm tính này.

Do một cơ duyên, hay may mắn, cho đến giờ này đã có 284 nhạc bản được phổ từ thơ tôi. Với 41, nhạc sĩ góp phần. Nhà nghề như Vũ Thành An, Phạm Duy, Trần Quang Hải, Song Ngọc, Từ Công Phụng, Trần Thiên Thanh, Trầm Tử Thiêng, Hoàng Thi Thơ. Nhạc sĩ nghiệp dư như Phạm Anh Dũng, Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Linh Duy,Trần Quan Long, Mai Anh Việt, Trần Duy Viêt, Triệu Vinh và nhiều nhạc sĩ tài tử khác..."


Hà Huyền Chi làm thơ dễ dàng như người ta hít thở, như uống nước, tôi nói chuyện với anh vài lần, anh nhả thơ tự nhiên từ con tim hay từ tiềm thức. Tập thơ đầu như đã đề cập được xuất bản từ năm 1963 là “Saut Đêm”. Cho đến nay Hà Huyền Chi đã có hơn 24 thi tập được phát hành, 8 truyện dài. Năm 1971, anh đuợc giải thưởng văn học nghệ thuật tòan quốc về bộ môn thơ với tác phẩm Còn Gì Cho Anh. Một số sách thơ của Hà Huyền Chi như: Cho Mặt Trời (1975) Tên Nô Lệ Mới (1979), Như Đá Ngàn Năm (1981), Đời Bỗng Dưng Thừa (1987), Không Gian Vương Dấu Giầy (1988), (Hành Trình 30 Năm Thơ Hà Huyền Chi). Từ năm 1999, thơ của ông có thêm phần chuyển ngữ tiếng Anh như Hư Ảo - Mirage, Mãi Còn Nhau - In Love We Stay, Nguời Mãi Nhớ Người - We Will Remember Each Other.


Tôi thích bài thơ "Chén Văn Chương" hay những câu thơ đại loại ngắn ngủn:
"Tôi ngồi trực diện sầu tôi
Sầu không thấy bóng mà rơi trắng đầu".

Nhưng câu thơ như vậy lại bắt mắt thi nhân Nhật bản Himawari, tôi hiểu ý thơ, hồn thơ phong phú về âm, về nghiã súc tích của nó. Nhân những tác phẫm của Hà Huyền Chi và Himawari được trình làng, xin giới thiệu những đứa con tinh thần mang sắc màu song ngữ, hai dân tộc uy dũng của Á châu, mà trình độ thưởng ngoạn thi phú khá cao và thanh tao. Xin hân hạnh giới thiệu...
Chén Văn Chương

Hãy là gió cho thơ anh cất cánh
Thi ngữ là em, vần điệu cũng em
Thơ bay miết trên buồn vui lấp lánh
Có hề chi dăm hệ lụy chung riêng

Hãy là hoa cho đời thêm tươi mát
Cho tình thơ thêm đậm sắc nồng hương
Suối thanh tịnh hồn nhiên thầm thỉ hát
Không hứa lời, em thầm lặng trao thương

Đời giả trá mà lòng em chân chất
Ngàn sơn khê tâm giục giã lên đường
Lại trau chuốt những lời hoa, ý mật
Lại kề môi cùng cạn chén văn chương.


Hà Huyền Chi


Valentine

Em hát ngọt ngào Valentine
Giọng nồng nàn ngây ngất hồn ai
Trôi biệt dạng suối hờn, trăng lạnh
Giọng cười tình sưởi ấm chiều phai.

(Ha Huyen Chi)

Bốn phương vẹt gót giày chinh chiến
Thơ vẫn ngang tàng ghé một chân

(Ha Huyen Chi)


Tôi ngồi trực diện sầu tôi
Sầu không thấy bóng mà rơi trắng đầu.

(Ha Huyen Chi)

Image

by Tong Phuoc Cuong

Bốn phương vẹt gót giày chinh chiến
Thơ vẫn ngang tàng ghé một chân

(Ha Huyen Chi)

Watashi no gunka no kakato wa senso chuni
zenbu surihette shimau
Keredomo shi wa tokubetsu na hokori o motte ikinokoru.

(Himawari)

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Image

99 người chết vì sóng thần ở quần đảo Samoa –
Sóng thần có thể đi tới California nhưng không nguy hiểm

PAGO PAGO, American Samoa (AP) – Sóng thần xảy ra sau một trận động đất mạnh trên 8.0 độ ở nam Thái Bình Dương hôm Thứ Ba đã đánh sập và cuốn trôi những làng mạc làm ít nhất99 người chết cùng nhiều người khác mất tích tại đảo quốc Samoa và lãnh thổ ủy trị American Samoa.

Các người sống sót đã chạy trốn kịp thời lên những nơi đất cao và nhiều giờ sau vẫn chưa dám trở về. Thủ đô Apoa của Samoa và Pago Pago của American Samoa hoàn toàn hoang vắng vì dân chúng bỏ chạy, các cơ sở thương mại bỏ trống và trường học đều đóng cửa.

Trung tâm trận địa chấn với cường độ 8.0 đến 8.3 ở dưới đáy biển khoảng 20 dặm và cách American Samoa khoảng 125 dặm. Khoảng 25 phút sau, 4 đợt sóng thần cao từ 15 đến 20 feet tràn tới bờ và tiến sâu vào các đảo tới 1 dặm. Còi báo động chỉ được kéo lên khoảng 1 phút trước đó.

Động đất kéo dài từ 2 đến 3 phút và tiếp sau có nhiều hậu chấn mạnh trên 5.6.

Sóng thần lan đi xa hàng ngàn dặm và những đợt sóng lớn có thể đến California và Washington, tuy nhiên không đến nỗi gây nguy hiểm tràn lên bờ biển.

Chuyên gia sóng thần Brian Atwater thuộc trung tâm Địa chấn Hoa Kỳ ở Seattle, Washington giải thích là động đất và sóng thần ở Samoa lớn mạnh nhưng chưa tới mức của thiên tai năm 2004 đã làm 140,000 người chết ở Indonesia và nhiều nước Á Châu. Trận động đất năm 2004 mạnh gấp 10 lần trận động đất hôm Thứ Ba tại Samoa và thuộc loại nguy hiểm xét theo mặt cấu tạo địa chất vì tạo ra sóng thần lớn hơn dù vận tốc di chuyển cũng giống nhau. (HC)

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image


CON BÚP-BÊ VÀ CÀNH HOA HỒNG
TG chuyển ngữ.
Tôi đi vòng trong một tiệm Target và chứng kiến cảnh người thu-ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi.

Người thu- ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”.

Đoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: “Bà à, bà có chắc là con không có đủ tiền không, bà?”

Bà cụ đáp: Con à, con biết là con không có đủ tiền để mua con búp-bê này mà”.

Rồi bà cụ bảo cậu bé cứ đứng đó chừng 5 phút để bà đi một vòng trong tiệm. Rồi bà lẩn đi ngay.
Cậu bé vẫn cầm con búp-bê trong tay.

Cuối cùng , tôi bước đến cậu bé và hỏi là cậu muốn tặng con búp-bê này cho ai.

“Đây là con búp bê mà em gái của con yêu thích lắm và ước ao có được trong Giáng Sinh này. Em ấy tin là Ông già Noel sẽ mang quà này lại cho em ấy.”

Tôi trả lời cậu bé rằng “thế nào Ông già Noel rồi cũng sẽ mang lại cho em con, con đừng lo.”
Nhưng cậu trả lời buồn bã. “Không, Ông già Noel không mang đến chỗ em đang ở được. Con phải trao con búp-bê này cho mẹ con, rồi mẹ con mới có thể trao lại cho em con khi mẹ đến đó.”

Đôi mắt cậu bé thật buồn khi nói những lời này.

“Em con đã trở về với Chúa. Ba con bảo là mẹ cũng sắp về với Chúa, bởi vậy con nghĩ là mẹ có thể mang con búp-bê này theo với mẹ để trao lại cho em con.”
Tim tôi như muốn ngừng đập.

Cậu bé nhìn lên tôi và nói: “Con nói với ba là hãy bảo mẹ đừng có đi vội. Con muốn mẹ con hãy chờ con đi mall về rồi hãy đi.”

Rồi cậu lấy ra cho tôi xem một tấm ảnh trong đó cậu đang cười thích thú.

“Con muốn mẹ mang theo tấm ảnh này của con để mẹ sẽ không quên con.

Con thương mẹ con và mong ước mẹ không phải bỏ con để đi, nhưng ba con nói là mẹ phải đi để ở cạnh em của con.”

Rồi cậu lặng thinh nhìn con búp-bê buồn bã.

Tôi vội vàng tìm ví bạc trong túi và nói với cậu bé: “hãy thử coi lại xem, biết đâu con lại có đủ tiền mua con búp-bê này thì sao!”

“Dạ”, cậu bé đáp, “con mong là có đủ tiền”. Không cho cậu bé thấy, tôi kẹp thêm tiền vào mớ tiền của cậu bé, và chúng tôi cùng đếm. Chẳng những đủ số tiền cho con búp-bê mà còn dư thêm một ít nữa.

Cậu bé nói: “Cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền!”

Rồi cậu nhìn tôi và nói thêm, “tối qua trước khi đi ngủ, con đã hỏi xin Chúa hãy làm sao cho con có đủ tiền để mua con búp-bê này để mẹ con có thể mang đi cho em con. Chúa đã nghe lời cầu xin của con rồi.”

“Con cũng muốn có đủ tiền mua hoa hồng trắng cho mẹ con, nhưng không dám hỏi Chúa nhiều. Nhưng Ngài lại cho con đủ tiền để mua búp-bê và hoa hồng trắng nữa.”

“Mẹ con yêu hoa hồng trắng lắm.”

Vài phút sau bà cụ trở lại, và tôi cũng rời khỏi tiệm.

Tôi làm xong việc mua sắm trong một trạng thái hoàn toàn khác hẳn với khi bắt đầu vào tiệm. Và tôi không thể rứt bỏ hình ảnh của cậu bé ra khỏi tâm trí tôi.

Đoạn tôi nhớ lại một bài báo trong tờ nhật báo địa phương cách đây hai hôm. Bài báo viết về một tài xế say rượu lái xe vận tải đụng vào xe của một thiếu phụ và một bé gái nhỏ.

Đứa bé gái chết ngay tại hiện trường, còn người mẹ được đưa đi cứu cấp trong tình trạng nguy kịch. Gia đình phải quyết định có nên rút ống máy trợ-sinh khỏi bệnh nhân hay không vì người thiếu phụ này không còn có thể hồi tỉnh ra khỏi cơn hôn mê.

Phải chăng đấy là gia đình của cậu bé?

Hai ngày sau khi gặp cậu bé, tôi đọc thấy trên báo là người thiếu phụ đã qua đời. Tôi bị một sự thôi thúc và đã mua một bó hoa hồng trắng và đi thẳng đến nhà quàn nơi tang lễ của người thiếu phụ đang diễn ra và mọi người đến nhìn mặt người quá cố lần cuối cùng.

Cô nằm đó, trong cỗ áo quan, cầm trong tay một cành hồng màu trắng với tấm ảnh của cậu bé và con búp-bê được đặt trên ngực của cô.

Tôi rời nơi đó, nước mắt đoanh tròng, cảm giác rằng đời tôi đã vĩnh viễn thay đổi. Tình yêu của cậu bé dành cho mẹ và em gái cho đến ngày nay thật khó mà tưởng tượng. Và chỉ trong một phần nhỏ của một giây đồng hồ, một gã lái xe say rượu đã lấy đi tất cả những gì thân thiết nhất của đời cậu.

Robert A. Schreiber
THE DOLL AND THE ROSE !!! I was walking around in a Target store, when I saw a Cashier hand this little boy some money back
The boy couldn't have been more than 5 or 6 years old.
The Cashier said, 'I'm sorry, but you don't have enough money to buy this doll.'
Then the little boy turned to the old woman next to him: ''Granny, are you sure I don't have enough money?''

The old lady replied: ''You know that you don't have enough money to buy this doll, my dear.''

Then she asked him to stay there for just 5 minutes while she went to look around. She left quickly.

The little boy was still holding the doll in his hand.

Finally, I walked toward him and I asked him who he wished to give this doll to.

'It's the doll that my sister loved most and wanted so much for Christmas. She was sure that Santa Claus would bring it to her.'
I replied to him that maybe Santa Claus would bring it to her after all, and not to worry.

But he replied to me sadly. 'No, Santa Claus can't bring it to her where she is now. I have to give the doll to my mommy so that she can give it to my sister when she goes there.'

His eyes were so sad while saying this.
'My Sister has gone to be with God. Daddy says that Mommy is going to see God very soon too, so I thought that she could take the doll with her to give it to my sister.''

My heart nearly stopped.

The little boy looked up at me and said: 'I told daddy to tell mommy not to go yet. I need her to wait until I come back from the mall.'

< /B>Then he showed me a very nice photo of him where he was laughing. He then told me 'I want mommy to take my picture with her so she won't forget me.''I love my mommy and I wish she doesn't have to leave me, but daddy says that she has to go to be with my little sister.'

Then he looked again at the doll with sad eyes, very quietly.
I quickly reached for my wallet and said to the boy. 'Suppose we check again, just in case you do have enough money for the doll?''

'OK' he said, 'I hope I do have enough.' I added some of my money to his without him seeing and we started to count it. There was enough for the doll and even some spare money.

The little boy said: 'Thank you God for giving me enough money!'

Then he looked at me and added, 'I asked last night before I went to sleep for God to make sure I had enough money to buy this doll, so that mommy could give It to my sister. He heard me!''

'I also wanted to have enough money to buy a white rose for my mommy, but I didn't dare to ask God for too much. But He gave me enough to buy the doll and a white rose.''

'My mommy loves white roses.'

A few minutes later, the old lady returned and I left with my basket.

I finished my shopping in a totally different state from when I started. I couldn't get the little boy out of my mind.

Then I remembered a local newspaper article two days ago, which mentioned a drunk man in a truck, who hit a car occupied by a young woman and a little girl.

The little girl died right away, and the mother was left in a critical state. The family had to decide whether to pull the plug on the life-sustaining machine, because the young woman would not be able to recover from the coma.

Was this the family of the little boy?

Two days after this encounter with the little boy, I read in the newspap er that the young woman had passed away.

I couldn't stop myself as I bought a bunch of white roses and I went to the funeral home where the body of the young woman was expos ed for people to see and make last wishes before her burial.

She was there, in her coffin, holding a beautiful white rose in her hand with the photo of the little boy and the doll placed over her chest.
I left the place, teary-eyed, feeling that my life had been changed forever.... The love that the little boy had for his mother and his sister is still, to this day, hard to imagine. And in a fraction of a second, a drunk driver had taken all this away from him.

'A lack of effort will always cause failure!'
Robert A. Schreiber

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image

Sống lâu nhờ... đa thê?
Đàn ông nhiều vợ có tuổi thọ cao hơn 12% so với những người đàn ông bình thường. Đó là kết quả nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học trường đại học tổng hợp Sheffield (nước Anh).

Các nhà khoa học trường đại học tổng hợp Sheffield đã tiến hành nghiên cứu tuổi thọ của đàn ông trên 60 tuổi của 189 quốc gia khác nhau. Họ chia các quốc gia này ra làm 4 nhóm theo các mức độ, từ các quốc gia tuyệt đối chỉ có chế độ hôn nhân một vợ một chồng cho đến những quốc gia tồn tại chế độ hôn nhân tự do (đa thê).

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng chú ý đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến tuổi thọ của những người đàn ông ở những nước có chế độ đa thê như: GDP/ người, trình độ phát triển y tế, chế độ dinh dưỡng .v.v.

Kết quả thu được rất bất ngờ: Đàn ông ở các nước phương Đông, nơi có chế độ đa thê, sống lâu hơn những người cùng tuổi ở các nước phương Tây khoảng 12%. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả định rằng: Những người đàn ông phương Đông có tuổi thọ cao hơn vì họ có nhiều vợ, sinh nhiều con. Để chăm lo cho vợ con, những người đàn ông này chú ý chăm sóc đến sức khỏe của mình.

Các nhà nhân chủng học Mỹ lại cho rằng: Đàn ông ở các nước đa thê sống lâu hơn vì họ nhận được sự chăm sóc tốt hơn từ các bà vợ.

Các nhà khoa học Nga giải thích theo cách khác: Đàn ông ở các nước đa thê có quyền uy trong xã hội. Họ được gặp gỡ nhiều phụ nữ, lại là những người phụ nữ luôn tỏ ra phục tùng, làm theo ý muốn của họ. Chính điều này đã giúp những người đàn ông có tâm lý tốt. Và đây là nguyên nhân giúp họ sống lâu hơn những người đàn ông phương Tây, nơi mà phụ nữ bình đẳng với đàn ông trong hôn nhân.

Dù giải thích khác nhau, nhưng các nhà khoa học đều thống nhất tại một điểm: Ở các nước phương Đông có chế độ đa thê, đàn ông sống lâu hơn được là nhờ phụ nữ.

User avatar
dodom
Posts: 2729
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image
Minh oan cho tuổi già
- Từ xưa và cả nay, người già luôn được xếp vào nhóm người suy yếu, vô dụng, không tự lo thân được. Họ không còn hấp dẫn cả về hình dáng lẫn tình dục nên nếu có đưa vô viện dưỡng lão cũng là để chờ ngày theo ông, theo bà một cách có… tập trung!


Tuổi già có đáng để bị đối đãi như vậy không? Có phải đến tuổi xế chiều thì phải đành an phận không hoạt động, không thích nghi, là gánh nặng cho gia đình, cộng đồng? Đã có nhiều dẫn chứng khoa học, nhiều thống kê cụ thể cho thấy nhận định đó sai “đứt đuôi con nòng nọc”.

Trên 60 tuổi đều già cả rồi?

Ở nhiều nước, để cân bằng cung cầu nhân lực và do hoàn cảnh kinh tế, tới một tuổi nào đó người đi làm được nghỉ hưu, nhường công việc cho lớp người sinh sau. Họ được khuyến dụ về để vui thú điền viên, rằng đã đóng góp, trả nợ đầy đủ cho xã hội rồi. Ở Việt nam hiện phụ nữ 55 tuổi là nghỉ hưu, đàn ông thì được làm thêm tới 60 tuổi. Bên Mỹ, trước đây khi đáo hạn tuổi 65 cũng bắt buộc nghỉ hưu. Nhưng từ năm 1986, sự bắt buộc về hưu này được huỷ bỏ vì có tính cách kỳ thị tuổi tác, chẳng khác gì kỳ thị chủng tộc, nam nữ. Từ tiêu chuẩn hành chánh đó, nhiều người đã suy luận một khi về hưu là họ đều già rồi. Và hãy… gom họ vào một nhóm những người có nhiều khó khăn về mọi phương diện từ sức khoẻ, tài chính, đến sinh hoạt trong những năm cuối đời. Ngay cả người về hưu cũng không ít người nghĩ: “Thôi đã đến lúc ta nghỉ cho khoẻ thân già. Rồi còn dành thì giờ dối già, đi chơi đây đó chứ…”

Về phương diện y khoa, không có một chứng cớ sinh lý học nào hỗ trợ cho ý kiến coi về hưu là lúc cơ thể bắt đầu già. Có người bảy tám mươi tuổi mà vẫn rắn rỏi, nhanh nhẹn, trái lại có người mới gần năm chục mà hom hem, tóc bạc khô, đi đứng không vững. Hoá ra già là do thể chất, gen di truyền, cách sống, ảnh hưởng của môi trường quyết định. Mà cũng rất khó để xác định ở khoảng thời gian nào của cuộc đời, người ta sẽ bắt đầu già. Có người nói ta già từ khi còn trong lòng mẹ. Người ta đã cố gắng đo một số mốc sinh lý để coi xem già bắt đầu từ tuổi nào, như đo sức mạnh bắp thịt, chỉ số huyết áp, giảm thính, thị giác, dung tích của phổi... nhưng kết quả chưa rõ ràng. Thôi thì cứ đành nhận là khi nào ta cảm thấy già thì ta già vậy.

Không phải hễ già thì… yếu

“Có nhiều dẫn chứng rằng người cao tuổi làm việc chuyên cần, đáng tin cậy, ít gây ra tai nạn, ít bị ảnh hưởng của những căng thẳng vu vơ hơn nhiều lao động trẻ khác”


Thường khi nói tới già ta cứ gắn vào chữ yếu. Họ đều già yếu rồi. Người thì đi xe lăn, người chống gậy, lủng lẳng mang thêm bình dưỡng khí để thở. Một tháng 30 ngày thì đi bác sĩ hết 29 ngày, đâu còn sức lực gì. Nhiều khi cả thầy thuốc cũng giải thích cho bệnh nhân những vấn đề của sức khoẻ đều do sự chồng chất của những ngày sinh nhật gây ra. Thực ra, đa số người cao tuổi đều có một sức khoẻ tốt, đều duy trì tình trạng tự cáng đáng các nhu cầu hàng ngày, duy trì khả năng làm việc. 80% các vấn đề sức khoẻ của người già có thể tránh hoặc trì hoãn được khi cơ thể được chăm sóc. Sự hoá già cũng đến từ từ, nhẹ nhàng hơn. Xin nhớ sự hoá già và bệnh tật đôi khi trùng hợp nhưng không có liên hệ nhân, quả.

Xưa, có một thời gian, người cao tuổi được mời lên chiếu trên của các sinh hoạt cộng đồng xã hội trong vai trò hướng dẫn, cố vấn, nhờ ở những kinh nghiệm khôn ngoan từng trải của họ. Rồi với sự thay đổi quan niệm sống, cộng thêm sự lên xuống của cung cầu kinh tế, người già “xuống cấp”, đôi khi bị coi là gánh nặng. Cái quan niệm già vô dụng, không làm việc được, có lẽ chỉ đúng phần nào vào thuở nhân loại phải lấy sức người kéo cày thay trâu, khuân mang những tảng đá khổng lồ lên xây kim tự tháp, kéo thuyền rồng cho vua chúa ngự cảnh dọc sông. Với những việc tay chân như vậy người già đúng là không còn dẻo dai để làm. Nhưng ngay khi đó cũng có những người tuổi cao ngồi tham mưu, đóng góp tâm sức, thực hiện kế hoạch chung cho quốc gia. Giảm đi một vài chức năng của cơ thể không đồng nghĩa với mất khả năng lao động. Ngày nay với sự tiến bộ kỹ thuật, khoa học, nhu cầu sức lao động chân tay đã bớt và người khiếm khuyết một vài chức năng của cơ thể vẫn còn hữu dụng trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời cũng có nhiều dẫn chứng người cao tuổi làm việc chuyên cần, đáng tin cậy, ít gây ra tai nạn, ít bị ảnh hưởng của những căng thẳng vu vơ hơn nhiều lao động trẻ khác. Một vài phản ứng chậm chạp, đắn đo, một số chậm hiểu tính toán đôi khi lại giúp hoàn tất công việc an toàn hơn.

BS Nguyễn Ý Đức
Trí tuệ không giảm do tuổi cao Có nhiều thành kiến gán cho sự hoá già là nguồn gốc của sự nói trước quên sau, trí tuệ trì trệ. Có thời kỳ, ngay cả các nhà khảo cứu cũng cho là về già trí tuệ suy yếu. Tuy nhiên, mới đây nhiều nghiên cứu y khoa đã kết luận trí tuệ không giảm do tuổi cao, ngoại trừ người già đồng thời mắc một số bệnh thần kinh đặc biệt hay chẳng may bị chứng bệnh sa sút trí tuệ. Nói chung sự sáng suốt của con người còn duy trì được tới tuổi ngoài 70. Bác sĩ Robert Butler, một nhà lão khoa có uy tín đã từng xác định: “Cứ tin khi sống lâu, trí tuệ ta trở thành suy thoái là không đúng. Hãy thử để con người sống trong cô lập, không giao tiếp với ngoài đời thì chỉ một thời gian ngắn họ sẽ trở thành bất thường, không lý trí, buông xuôi. Trái lại, nếu sống năng động với nhiều thử thách thì không những tinh anh hơn mà còn thọ lâu, khoẻ mạnh hơn”.

Có thể, cũng như ở lứa tuổi khác, người cao tuổi có giảm đi phần nào trí nhớ ngắn hạn như đột nhiên quên tên người quen, quên một sự kiện vừa xảy ra hay không nhớ để chiếc chìa khoá xe ở đâu, hoặc không làm hai việc một lúc. Nhưng với sự tập luyện lặp đi lặp lại, sửa soạn và dành thì giờ rộng rãi cho công việc, làm việc theo thứ tự ưu tiên, khả năng trí óc của họ sẽ khá hơn.

User avatar
macco
Posts: 3555
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Hãy yêu khi còn có thể

Ngày đẹp trời, một cặp vợ chồng khoảng 70 tuổi đến văn phòng luật sư. Họ muốn làm thủ tục ly hôn.

Lúc đầu vị luật sư vô cùng ngạc nhiên, nhưng sau khi nói chuyện với đôi vợ chồng già, ông đã hiểu ra câu chuyện…

Hơn 40 năm chung sống, cặp vợ chồng này luôn cãi nhau suốt cuộc hôn nhân của họ và dường như chẳng bao giờ đi đến quyết định đúng đắn.

Họ chịu đựng được như vậy đến tận bây giờ là vì những đứa con. Giờ con cái đã lớn, đã có gia đình riêng của chúng, đôi vợ chồng già không còn phải lo lắng điều gì. Họ muốn được tự do sau những năm tháng không hạnh phúc. Cả hai vợ chồng đều đồng ý ly hôn.

Hoàn tất thủ tục ly hôn cho cặp vợ chồng này, với vị luật sư, là điều không hề dễ. Ông thực sự không hiểu vì sao, sau 40 năm chung sống, đến tuổi 70, đôi vợ chồng ấy vẫn muốn ly hôn.

Vừa ký các giấy tờ, người vợ già vừa nói với chồng: “Tôi thực sự yêu ông, nhưng tôi không thể chịu đựng hơn được nữa. Tôi xin lỗi”.

“Không sao mà, tôi hiểu…” - Ông chồng già đáp lời.

Nhìn cảnh này, ông luật sư đề nghị được mời hai vợ chồng ăn tối. Người vợ nghĩ: “Sao lại không? Dù ly hôn vẫn sẽ là bạn cơ mà”.

Bên bàn ăn, một không khí im lặng đến khó xử.

Món ăn mang ra đầu tiên là gà quay. Ngay lập tức người chồng gắp một miếng đùi gà cho vợ: “Bà ăn đi, đó là món bà thích mà”.

Nhìn cảnh này, vị luật sư nghĩ “vẫn còn cơ hội cho họ”. Nhưng người vợ đã cau mày đáp lại: “Vấn đề ở đấy đấy. Ông luôn đề cao mình quá và không bao giờ hiểu cảm giác của tôi. Ông không biết tôi ghét đùi gà thế nào à?”.

Nhưng người vợ không biết, bao nhiêu năm qua, người chồng luôn cố gắng để làm hài lòng bà. Bà không biết, đùi gà là món yêu thích của ông, cũng như ông không biết, bà chưa bao giờ nghĩ rằng ông hiểu bà. Ông không biết bà ghét đùi gà, mặc dù ông chỉ muốn dành những miếng ngon nhất, những điều tốt nhất cho bà thôi.

Đêm đó cả hai vợ chồng già đều không ngủ được. Sau nhiều giờ trằn trọc, người chồng không thể chịu đựng được nữa, ông biết rằng ông vẫn còn yêu bà và không thể sống thiếu bà. Ông muốn bà quay trở lại. Ông muốn nói lời xin lỗi, muốn nói “tôi yêu bà”.

Ông nhấc điện thoại lên và bắt đầu bấm số của bà. Tiếng chuông không ngừng reo, ông càng không ngừng bấm máy.

Đầu bên kia, bà vợ cũng rất buồn. Bà không hiểu điều gì đã xảy ra sau tất cả những năm tháng sống cùng nhau đó. Ông ấy vẫn không hiểu bà. Bà vẫn rất yêu ông nhưng bà không thể chịu đựng cuộc sống như vậy nữa.

Mặc cho chuông điện thoại reo liên hồi, bà không trả lời dẫu biết rằng đó chính là ông. Bà nghĩ “Nói làm gì nữa khi mọi chuyện đã hết rồi. Mình đòi ly hôn mà, giờ đâm lao phải theo lao, nếu không mất mặt lắm”. Chuông điện thoại vẫn cứ reo và bà quyết định dứt dây nối ra khỏi điện thoại.

Bà đã không nhớ rằng ông bị đau tim…

Ngày hôm sau, bà nhận được tin ông mất. Như một người mất trí, bà lao thẳng đến căn hộ của ông, nhìn thấy thân thể ông trên chiếc đi văng, tay vẫn giữ chặt điện thoại. Ông bị nhồi máu cơ tim trong khi đang cố gắng gọi cho bà.

Bà đau đớn vô cùng. Một cảm giác mất mát quá lớn bao trùm lên tâm trí.

Bà phải làm rõ tất cả tài sản của ông. Khi bà nhìn vào ngăn kéo, bà thấy một hợp đồng bảo hiểm, được lập từ ngày họ cưới nhau, là của ông làm cho bà.

Kẹp vào trong đó, bà thấy có một mẩu giấy ghi rằng: “Gửi người vợ thân yêu nhất của tôi. Vào lúc bà đọc tờ giấy này, tôi chắc chắn không còn trên cõi đời này nữa. Tôi đã mua bảo hiểm cho bà. Chỉ có 100 đô thôi, nhưng tôi hy vọng nó có thể giúp tôi tiếp tục thực hiện lời hứa của mình khi chúng ta lấy nhau. Tôi đã không thể ở cạnh bà nữa. Tôi muốn số tiền này tiếp tục chăm sóc bà. Đó là cách mà tôi sẽ làm nếu như tôi còn sống. Tôi muốn bà hiểu rằng tôi sẽ luôn luôn ở bên cạnh bà. Yêu bà thật nhiều”.

Nước mắt bà tuôn chảy. Bà cảm thấy yêu ông hơn bao giờ hết.. Bà muốn nói lời xin lỗi, muốn nói “tôi yêu ông”. Nhưng ông đã không thể nghe được nữa..

Khi bạn yêu một ai đó, hãy cho họ biết, vì bạn không lường trước được ngày mai sẽ ra sao. Hãy học cách xây đắp hôn nhân hạnh phúc. Hãy học cách yêu nhau nhiều hơn, vì người bạn yêu thương chứ không vì bất kỳ điều gì khác.

Có bao giờ bạn bỗng giật mình khi nghĩ đến những gì mình đã lỡ bỏ qua ???

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

Image

LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU GIA ĐỊNH

Nơi thờ cúng Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt thường được gọi là Lăng Ông, Lăng Quan Lớn Thượng, Lăng Ông Bà Chiểu. Nơi đây bao gồm cả lăng mộ lẫn miếu thờ Ngài, đã từng được coi là trung tâm hành hương thu hút đông đảo khách thiện tín, đã được chính phủ liệt vào hàng cổ tích và được mệnh danh là thắng cảnh tiêu biểu cho vùng Sài Gòn-Gia Định.
Lăng miếu Đức Thượng Công tọa lạc trong một khuôn viên rộng và đẹp. Tới đây khách vãng lai sẽ được chiêm ngắm những công trình kiến trúc, trang trí mĩ thuật phong phú và độc đáo.

I. VỊ TRÍ LĂNG ÔNG

Cổng tam quan Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng Ông nay tọa lạc trên một khu đất rộng gần 2 mẫu Tây (18.502m2), nằm sát cạnh Hội Đồng xã Bình Hòa, phía Nam tòa hành chánh tỉnh Gia Định. Bắc giáp đại lộ Chi Lăng dài 100m, Nam giáp đường Châu Văn Tiếp dài 78m, Đông giáp đường Trịnh Hoài Đức dài 160m, Tây giáp đại lộ Lê Văn Duyệt dài 160m.
Thực ra khu lăng miếu ngày nay chỉ còn chiếm một lô đất nhỏ, sánh với toàn thể giải đất từ cầu Bông trở lên do vua Tự Đức đã cấp cho làng Bình Hòa năm 1860 để làm của hương hỏa mà lo việc thờ cúng Đức Thượng Công.

Giải đất hương hỏa kể trên rộng 161.589m2, xưa chung quanh là những con rạch nhỏ bao bọc. 30 năm trước, phía hữu lăng miếu có 3 hồ nước trồng sen làm tăng vẻ đẹp cho cả khu.

Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông, làng Bình Hòa không còn được thu huê lợi của hơn 16 mẫu đất ấy để lo việc thờ cúng nữa. Người Pháp còn cho làm con đường chẻ đôi giải đất chạy từ cầu Bông tới tòa hành chánh tỉnh Gia Định ngày nay. Song tới ngày 23 tháng 3 năm 1882, người Pháp trao trả giải đất này lại cho xã Bình Hòa để lo việc thờ cúng Đức Thượng Công (2), nhưng xã Bình Hòa thâu huê lợi và sung vào qũy của xã. Hội Thượng Công Qúy Tế, thành lập năm 1914, đã đặt vấn đề khu đất hương hỏa phụng tự Đức Thượng Công với Hội đồng xã Bình Hòa, nhưng vẫn không đi tới đâu.

Ngày nay, giải đất hương hỏa vua Tự Đức cấp cho việc thờ cúng Đức Thượng Công đã bị dân chúng chiếm ngụ kín hết; trong đó có cả một số công sở, như: Ty Y Tế Gia Định, Trường Huấn Nghệ, Trụ sở Hội đồng tỉnh Gia Định, cơ sở Dân Vận Chiêu Hồi, truờng nữ trung học Lê Văn Duyệt.
Riêng 2 ngôi mộ của 2 cô hầu của Ngài Tả Quân nay vẫn còn tồn tại: một ở trong khu quân sự phía Tây lăng miếu, một ở bên kia đường Trịnh Hoài Đức, đối diện với cửa Đông lăng miếu. Ngày nay ít ai biết tới 2 ngôi mộ này, mặc dù cả 2 đều cũng được liệt hạng cổ tích.

II. KHUÔN VIÊN LĂNG ÔNG

Khắp vùng Sài Gòn-Gia Định, khó tìm thấy một nơi thờ cúng nào có khuôn viên rộng rãi và đẹp đẽ như tại Lăng Ông bà Chiểu.
Nếu đi vào Lăng Ông từ cửa Nam trên đường Châu Văn Tiếp, khách sẽ đi qua một sân xi măng rộng 312m2, có tường bao quanh cao 1m, và sẽ đứng trước Cổng Tam Quan nổi tiếng.

Cổng Tam Quan xây năm 1949, là một công trình kiến trúc rất mĩ thuật. Cổng lợp mái ngói âm dương, 2 tầng, có cột vuông chống đỡ, các cánh cửa hình chữ ‘song hỉ’ bằng sắt sơn màu đỏ. Chính giữa là 3 đại tự: Thượng Công Miếu (chữ nho). Kề bên phía trước là 6 cây thốt nốt cổ thụ rủ lá phủ lên mái Cổng Tam Quan tạo nên một đề tài mĩ thuật hấp dẫn các họa sĩ, các nhiếp ảnh gia. Từ lâu, Cổng Tam Quan đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho Sài Gòn-Gia Định.

Qua Cổng Tam Quan, khách bước vào Huê Viên bao quanh bởi bức tường xây năm 1948, dài 500m, cao 1m20. Sát tường trồng bông giấy, cắt xén bằng phẳng. Tường bao quanh này có 4 cửa ra vào: ngoài Cổng Tam Quan ở phía Nam, còn có cửa Đông, cửa Tây và cửa Bắc. Các cánh cửa hình chữ Thọ bằng sắt, sơn toàn màu đỏ. Trong Huê Viên, khách bước đi trên những lối đi tráng xi măng hay lát đá chạy giữa những bồn cỏ xanh tươi, mát mắt. Hai bên lối đi trồng nhiều loại cây cảnh. Giữa những bồn cỏ cũng trồng những cây cảnh đủ màu sắc, cắt tỉa theo hình tháp nhọn, hình tròn hoặc hình chim, thú; chính giữa trổ lên một trụ đèn mắc 3 ống đèn điện dài. Để bảo vệ nạn ‘hái lộc’ làm hư cây cảnh, hằng năm, tới Tết Nguyên đán, Ban quản trị phải trưng sẵn hàng trăm chậu hoa để dân chúng ‘hái lộc’. Ngoài ra, Huê Viên Lăng Ông còn có nhiều loại cây to lớn, tàn lá xum xuê che mát khắp nơi: Ngay phía trong Cổng Tam Quan là 2 bụi trúc và rải rắc khắp Huê Viên có những cây me Tây, phượng vĩ, thốt nốt, dương liễu, kim điệp, bằng lăng, dầu, gồi, giá tị, điệp, gỏi, dừa. Cũng ngay bên trong Cổng Tam Quan đặt 2 khẩu súng thần công, đầu súng hướng ra ngoài. Đây là kiểu thần công đời Gia Long, do hãng đúc Nguyễn Trí Độ tặng vào năm 1964 nhân kỉ niệm 50 năm thành lập Hội Thượng Công Qúy Tế.

Ngoài khu lăng mộ và khu miếu thờ ra, còn một số căn nhà phụ, như nhà gửi xe cạnh cửa Đông, Ty Bưu điện tại góc Đông Bắc (nay nhà vẫn còn, nhưng Bưu điện đã dời đi nơi khác), dẫy nhà trệt bỏ không nằm cạnh Ty Bưu điện dài 13m rộng 6m, và lầu kho xây cất lại vào năm 1961, gồm có 2 tầng: tầng trệt làm kho dụng cụ, tầng lầu làm rạp hát hoặc làm hội trường thuyết pháp và làm lễ tế chiến sĩ. Mặt tiền của tầng lầu được trang trí bằng những tấm cửa sắt uốn hình điểu, thú, hoa, lá và sơn toàn màu đỏ rất mĩ thuật. Tiếc rằng tầng lầu hơi cao, nên đứng từ dưới sân, khách vãng cảnh khó nhìn thấy rõ những nét mĩ thuật trang trí.

Trong khuôn viên còn có bàn thờ Hậu Thổ nằm sát cạnh phía Đông khu mộ phần Đức Thượng Công. Bàn thờ Hậu Thổ là một tấm liếp vuông mỗi cạnh 2m, cao 0m.50, trên tấm liếp là bàn thờ hình miếng khánh cao 0.m80 đắp nổi 2 đại tự Hậu Thổ (chữ nho). Cũng như người Trung Hoa, người Việt tin mỗi khu đất đều có vị Thổ Thẩn làm chủ. Muốn xây nhà cửa hay chôn cất, trước hết phải sắm sửa lễ vật dâng cúng để xin phép Thổ Thần. Nếu không, Thổ Thần sẽ nổi giận, như thế rất có hại cho thợ xây cũng như cho người vào ở trong nhà mới. Trường hợp chôn cất ông bà cha mẹ mà không xin phép Thổ Thần thì con cháu sẽ mất phần phúc đức của ông bà cha mẹ. Có lẽ đó là lí do có bàn thờ Thổ Thần trong khuôn viên Lăng Ông. Ngày nay, cứ mỗi lần cúng tế Đức Thượng Công, ban cúng tế không quên dâng lễ vật cho Thổ Thẩn, còn khách thiện tín hằng ngày vẫn nhang khói cho bàn thờ này.

Góc Tây Bắc khuôn viên còn được trang trí một cái đảnh (đỉnh) rất đẹp gọi là Đảnh Hòa Bình. Đảnh Hòa Bình xây dựng năm 1956, bằng xi măng, cao 0.m80, đặt trên cái bệ cao 1m, hướng ra đại lộ Chi Lăng-Lê Văn Duyệt. Những dòng chữ đắp nổi trên mặt đảnh nói lên mục đích của việc xây dựng : ‘Đảnh Kỷ Niệm Hòa Bình Năm Giáp Ngọ (1954) Do Đức Thượng Công Báo Trước Trong Linh Sám’. Đến năm 1966, Hội Thượng Công Qúy Tế xây thêm khải hoàn môn với mục đích trang trí cho Đảnh Hòa Bình. Khài hoàn môn kiến trúc với 4 cột xi măng vuông, trên đỉnh mỗi cột là một nụ sen, ở giữa có quả cầu.

III. LĂNG ÔNG

Khách vãng lai bình thường khi đứng trước mộ phần Đức Thượng Công sẽ chỉ thấy ngôi ‘mộ song hồn’ tương đối bề thế, nhưng cổ kính và ảm đạm. Nhưng với một người muốn nghiên cứu học hỏi thì nơi ngôi mộ cỏ vẻ ‘trầm mặc trơ gan cùng tuế nguyệt’ này chứa đựng một lịch sử với nghi án của nó; thêm vào còn có cả vấn đề phong thổ của khoa địa lí, vấn đề phong tục luật lệ và những giá trị trang trí mĩ thuật.

Theo học giả L.Cadière, Lăng dành riêng để gọi phần mộ các vua chúa, của bà vợ đầu tiên của vua hoặc của bà phi sinh ra hoàng thái tử (như trường hợp mẹ vua Minh Mạng). Mộ phần của các hoàng tử, công chúa, các phi tần thì gọi là Tẩm. Các nơi chôn cất khác chỉ gọi là Mộ (3). Nhưng có lẽ vừa vì lòng kính trọng, vừa vì ưa đơn giản mà dân miền Nam gọi mộ phần của một số công thần danh tiếng thời nhà Nguyễn trung hưng là Lăng, như: Lăng Phú Trung (Võ Di Nguy), Lăng Nguyễn Văn Học (?), Lăng Phú Thành (Trương Tấn Bửu), LăngTả dinh Lê Văn Phong, Lăng Cha Cả (giám mục Bá Đa Lộc), Lăng Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (cha của Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức)…và Lăng Ông, tức là mộ phần Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt tại ngã ba Bà Chiểu.

A.NGHI VẤN VỀ SỰ XÁC THỰC NGÔI MỘ:

Sau cuộc khởi loạn năm 1833 của Lê Văn Khôi, ngôi mộ của Đức Thượng Công bị gia hình, có dư luận cho rằng thân tín của Đức Thượng Công đã lén lút di hài cốt Ngài đi nơi khác. Riêng ông Huỳnh Minh trong sách Gia Định Xưa Và Nay thì lại bảo hình hài chôn cất tại Lăng Ông Bà Chiểu làm bằng sáp, còn thi thể thật của Đức Thượng Công táng ở làng Long Hưng, Định Tường (4).

Theo thiển ý, một khi lịch sử đã ghi rõ ràng mộ phần Đức Thượng Công ở vị trí Lăng Ông hiện nay đã bị án phạt bạt phẳng ngang mặt đất và dựng trụ đá hài tội thì không thể nghi ngờ nhục thể Đức Thượng Công được an táng ở một nơi nào khác (5). Bởi vì như thế là làm trái lệnh nhà vua, tức là phạm tội khi quân. Tội khi quân không phải là tội nhỏ.

Vả lại ông Huỳnh Minh ra sách Gia Định Xưa Và Nay vào năm 1973 và các người ông tiếp xúc để hỏi về lịch sử ngôi mộ cũng chỉ là các bô lão ở thời điểm 1973. Đang khi đó, cách nay gần một thế kỉ, ông J.Silvestre đã viết: ‘Lê Văn Duyệt được chôn cất tại Bình Hòa Xã, gần Sài Gòn, nhưng có vài người kể rằng còn có những lễ an táng đã được cử hành ở 2 nơi khác: ở Ông Hổ, trên Rạch Gầm, nơi người ta nói là chỗ Duyệt sinh ra, và ở Giồng Ông Tố, trên Nhà Bè một ít. Trong 2 nơi chôn cất sau này người ta đã chôn hình tượng Đức Thượng Công bằng sáp. Năm 1880, tại Bình Hòa, chúng tôi đã phỏng vấn cụ Nguyễn Trọng Phương, 86 tuổi, người đã từ 10 năm phục dịch đặc biệt Tả quân Duyệt trong thành Sài Gòn khi xẩy ra cái chết của Ngài, cụ đã quả quyết rằng thi thể Quan Tổng Trấn chôn ở Bình Hòa, trong di tích kỉ niệm mà mọi người dân Sài Gòn đều biết. Người ta cũng an táng phu nhân Ngài (chính thất) ở đó; còn các ngôi mộ khác, cụ Phương chưa hề nghe nói tới (6). Trong một chú thích khác J.Silvestre còn viết thêm: ‘Thánh Giêng năm 1881, theo lời chúng tôi yêu cầu, một người bạn đã về Long Hưng (chợ Ông Hổ, trên Rạch Gầm) để tìm những phần mộ vinh dự của Lê Văn Duyệt. Ông Chánh và Phó Tổng An Bỉnh cũng dự vào việc này và họ đã hỏi một số bô lão còn giữ kỉ niệm về “Ông Thượng’. Đó là tiếng người ta quen gọi Ông Duyệt, nhưng chẳng ai biết có lễ an táng nào khác hơn là lễ an táng ở Bình Hòa. Ở đó, chỉ có mộ phần gia đình Đức Thượng Công mà thôi’ (7).

Vậy chắc chắn thi thể Đức Thượng Công đã an nghỉ tại mộ phần hiện nay ở Lăng Ông Bà Chiểu. Ngôi mộ này có ngay từ năm 1832 là năm Đức Thượng Công từ trần và được tái thiết từ khi vua Tự Đức cho phép trùng tu vào năm 1849. Năm 1937, chính quyền cho xây hàng rào bên ngoài lăng mộ.

Sau vụ án Lê Văn Khôi ít lâu, phu nhân Đức Thượng Công là Đỗ Thị Phận buồn rầu quá cũng qua đời và được an táng cạnh Đức Thượng Công, cho nên người ta gọi đây là Mộ Song Hồn.

B.VỊ TRÍ NGÔI MỘ

Người Việt cũng như người Trung Hoa thường tin vào khoa địa lí. Khi tìm nơi cư ngụ, địa điểm làm ăn hay vị trí chôn cất, người ta phải chọn cho được thế đất ‘đắc địa’ mới mong được an lành, thịnh vượng, nếu không sẽ gặp xui xẻo, tai ương, khánh kiệt.

Theo khoa này, vũ trụ chi phối mặt đất rất chặt chẽ. Các vì tinh tú, các chòm sao được mô phỏng lại trên mặt đất: núi là mô phỏng các chòm sao, ao hồ là các tinh vân, biển là ngân hà. Những vì tinh tú đó cùng với khí thiên nhiên tạo nên ảnh hưởng tuyệt đối nơi các thế đất. Nhà Việt Nam học L.Bezacier nói: ‘Khí thiên nhiên gồm có khí hút (hít vào) là khí phát sinh, là khí sống, và khí xông lên (thở ra) là khí suy vi, khí tàn phá các sự vật, khí giết các sinh vật’ (8). Những sinh vật nằm trong vùng sinh khí thì rất tốt, còn kẻ chết chôn ở chỗ đặc biệt trong vùng sinh khí sẽ gây ảnh hưởng tốt cho con cháu. Hai khí thiên nhiên này biểu hiện trên mặt đất bằng những chỗ lồi lõm. Người ta còn gọi hai thứ khí thiên nhiên ấy là Thanh Long và Bạch Hổ. Hễ nơi nào có Long thì cũng có Hổ và điều kiện vị trí địa lí tốt phải có sự kết hợp như sau: tả Thanh long hữu Bạch Hổ. Nơi thuận lợi ở gần con rồng là nơi có nhiều sinh khí, nhất là miệng rồng. Càng xa về phía cuối thân rồng, sinh khí càng bớt đi. Tuy nhiên, nơi thuận lợi để an táng không chỉ xác định do sự hiện diện của con rồng và con hổ mà còn phải căn cứ vào sự xem xét những chỗ lồi lõm, những điềm chỉ và ý nghĩa những điềm chỉ. Những thế đất phải tránh như: thế đất hình bàn tay giao nhau sẽ đem tới sự chết cho con đầu lòng, thế đất hình cồn cát vây quanh mộ phần sẽ đưa tới sự bất hòa trong gia đình. Ngược lại, nếu trước ngôi mộ có thế đất nhô lên như một cái ghế, người con trưởng sẽ làm quan, nếu trước ngôi mộ là một ngọn núi dốc thẳng có cây cối hình thù như một con cờ mở ra sẽ có người con theo binh nghiệp…Việc chọn vị trí xem ra như thế không phải dễ dàng và người ta tin rằng chỉ những thầy địa lí mới có thẩm quyền về vấn đề này (9).

Khi tìm hiểu về ngôi mộ ĐứcThượng Công, chúng tôi đã hỏi chuyện vài vị bô lão. Theo ông Nguyễn Kim Kỳ, Phó Hội trưởng Hội Thượng Công Qúy Tế thì trước đây khi phố phường chưa mọc lên nhiều, người ta có thể nhìn bao quát toàn vùng và thấy ngôi mộ Đức Thượng Công nằm trên một gò đất cao, thế đất thoai thoải dấn về phía cầu Bông. Ông Kỳ cho ngôi mộ nằm chỗ ‘đắc địa’. Đức Thượng Công là cựu Tổng trấn mà an táng ở vị trí tốt như thế sẽ có ảnh hưởng thuận lợi cho sự an lạc của dân chúng vùng Sài Gòn- Gia Định. Còn theo cụ Nguyễn Văn Cứng, cựu Hội trưởng Hội Thượng Công Qúy Tế thì lăng miếu Đức Thượng Công nằm trên gò đất hình lưng quy (rùa); đối với khoa địa lí, vị thế này nằm ngay vào long mạch hợp với địa linh nhân kiệt, tài lộc đời đời vĩnh tế!.

C.MỘ PHẦN

Một ngôi mộ Việt Nam xây theo lối cổ thường gồm 3 thành phần chính: bia mộ, tường vây chung quanh, và mộ.

1. BIA MỘ

a. Khái niệm:
Bia mộ là một trong 3 thành phần chính của một ngôi mộ cổ Việt Nam. Nhờ có tấm bia người ta phân biệt được mộ phần của ai.. Bia thường đặt ở cuối mộ và để ngoài trời, tuy nhiên bia mộ những nhân vật có danh vọng thường đặt trong một nhà nhỏ gọi là bi đình.
Bia mộ cổ ghi 3 hàng chữ nho: hàng bên phải, hàng chính giữa và hàng bên trái. Nhưng cũng có bia chỉ có hàng giữa hoặc chỉ có hàng giữa và hàng bên trái hoặc bên phải. Hàng giữa viết từ trên xuống, chữ nét lớn, đề tên và tước hiệu người chết. Hàng bên phải viết từ trên xuống, chữ nhỏ, cao hơn hoặc ngang với hàng giữa, đề ngày tháng. Hàng bên trái viết từ trên xuống, chữ nhỏ, thấp hơn 2 hàng kia, viết tên người lập bia.
Cũng có khi, hàng bên phải đề ngày sinh, hàng bên trái đề ngày chết, giống như cách viết bài vị. Ngày tháng đề trên bia là ngày lập bia, không bắt buộc trùng hợp với ngày lập mộ.

b. Bia mộ tại Lăng Ông do quan Phụ chính đại thần Hoàng Cao Khải lập năm 1894:
Bia mộ tại Lăng Ông không giống quy định chung trên đây vì nhiều lí do. Theo phần tiểu sử, sau khi mất tại Gia Định, Đức Thượng Công được an táng tạì Bình Hòa, nơi ngày nay gọi là Lăng Ông Bà Chiểu. Chắc chắn lúc đó người ta đã dựng mộ bia. Năm sau khi Ngài qua đời, xẩy ra vụ khởi loạn Lê Văn Khôi. Loạn quân cầm cự được 3 năm thì thành Phên An bị quân triều đình hạ. Triều đình xử vụ khởi loạn và Đức Thượng Công bị phạt liên lụy. Vua Minh Mạng ra lệnh cho Tổng đốc Gia Định san bằng mộ phần của Đức Thượng Công và dựng trụ đá hài tội. Như thế, cả mộ, cả bia Đức Thượng Công đã bị phá hủy sau khi Ngài qua đời được 3 năm.
Mãi tới năm Tự Đức thứ 2, vua mới sai quan địa phương bỏ trụ đá hài tội và cho hậu duệ Ngài được sửa sang mộ phần. Không có ai biết hậu duệ Đức Thượng Công có dựng lại bia mộ dịp tu sửa này hay không. Năm Tự Đức thứ 21 (1868), vua truy phục chức tước cho Ngài và chắc là mộ phần lại được tu sửa và có thể đã dựng bia dịp này vì Ngài đã được phục chức tước.
Ngày nay, khi tới viếng lăng mộ Đức Thượng Công, người ta thấy một tấm bia dựng trong một ngôi nhà nhỏ phía Nam ngôi mộ, trên đề Lê Công Bi Đình. Tấm bia này do quan Phụ chính đại thần Hoàng Cao Khải lập năm 1894, nhân dịp ông vào Gia Định để tiễn chân Toàn quyền Đông Dương De Lanessan về Pháp. Bia bằng đá, khắc chữ nho và dựng trong một cái đình đề là Lê Công Bi Đình. Cái đình để tấm bia này là một ngôi điện nhỏ, mở trống, nằm ngang trước phần mộ Đức Thượng Công và phu nhân Ngài.
1/ Bia: Tấm bia này bằng đá đen, hình chữ nhật, đỉnh tròn bán nguyệt, ngang 0m70, cao 1m60. Đế bia có 4 chân, cao 0m40, ngang 0m88.
Mặt trước: trên cùng trang trí lưỡng long triều nguyệt chạm sâu trong đá, chung quanh có vẩn mây và ở giữa chạm nổi 4 đại tự Lê Công Miếu Bi (chữ nho). Dưới đế chạm 2 bông sen. Chính văn bia bằng chữ nho, khắc sâu trong đá. Nội dung Hoàng Cao Khải nói tới động lực thúc đẩy và trường hợp ông dựng bia tưởng nhớ Đức Thượng Công, tiểu sử và sự nghiệp, uy danh bất diệt, ca ngợi chính quyền Pháp biết tôn trọng tín ngưỡng của người bản xứ, nhắc tới phu nhân của Đức Thượng Công và cụ Phan Công Lương Khê (Phan Thanh Giản) cũng được thờ chung ở đây. Kí tên: niên hiệu, chức tước Hoàng Cao Khải.

2/ Nhà để bia: Tức Lê Công Bi Đình
Image
Lê Công Bi Đình
Nhà để bia nằm phía Nam mộ phần. Mỗi bề 3m80. Trên nóc trang trí đồ án lưỡng long triều nguyệt. Mái cong. Chung quanh trang trí bằng cách đắp nổi hình hoa lá, hình con dơi ngậm tiền. Mặt trước đề 4 đại tự Lê Công Bi Đình (chữ nho). Nền lát đá hoa, có bậc tam cấp bằng đá xanh. Hai mặt trước sau để trống.
Mặt sau của bia: là hình con lân chạm đá, chung quanh có mây.
Bia Hoàng Cao Khải khác một mộ bia thông thường rất nhiều. Có thể nói, Hoàng Cao Khải chủ ý dựng tại lăng miếu Đức Thượng Công một tấm bia để tuyên dương công trạng Ngài nhiều hơn là dựng một mộ bia đúng mẫu mực.

4 Phiên Âm LÊ CÔNG MIẾU BI

Sự hữu bất tương khai nhi tình vi chi chú viên giả, ý hảo chi tự nhiên dã, cảnh hữu bất cập tri nhi thần vi chi cách yên giả. Chánh khí chi hạo nhiên dã, dư ư Tả Quân Lê Công, sự hữu cảm yên, tuế Giáp Ngọ chi Xuân, qúy Đại Pháp Quốc, Tổng Thống Đông Dương Toàn Quyền Đại Thần, Đa La Đại Hiến phụng mạng hồi quốc, dư tống chi hành, tiết chú Gia Định.
Gia Định vi bản triều long hưng chi địa, tự thuộc qúy đại Pháp Quốc quản hạt, tam thập hữu dư niên, hĩ châu xa sở chí phong hội nhất tân giai đồ quảng tịch triền tứ nhật lệ, dục tầm cựu tích, kỉ ư bất khả biện thức, nhi Công chi miếu mạo khuy nhiên, độc tồn đống vũ sâm nghiêm, hương hỏa bí uất, kì mộ tắc thiết tứ chu hành giả, tị lộ chất chi, cư dân viết: Qúy đại Pháp quốc niệm Công công nhi biểu chi dã, y dị tai, Công chi huân danh, bưu bỉnh sự trạng hiển hách, giai tại Lục châu, khai thác chi thủy, hất kim tuế nguyệt dĩ lieu giang hà hữu dị, nhi phong thanh do tại, trở đậu bất thiêu vu thử kiến. Qúy đại quốc nhân hậu chi ý, cố vu kì hữu công giả, tuy cách thế dị sự do tưởng mộ nhi sung trọng chi dã.

Công tự Văn Duyệt, kỳ tiên Quảng Nghĩa nhân, tỉ Định Tường, niên thập thất khái nhiên hữu kì cổ trúc bạch chí tùng ngã Thế tổ Cao Hoàng Đế ư Gia Định chiến công thậm vĩ. Đại định hậu ưng phương thổ ủng tiết việt xử trí Xiêm Lạp, kinh lược Thanh Nghệ, lưỡng bình ác man, nhất trù tăng cừ, sở chí vô bất nhiếp phục, nhi tiền hậu phàm tái trấn Gia Định thủy chung kỉ nhị thập niên, kì di ái vưu thâm dĩ cửu. Công kí một, tinh anh chi sở bàn kết, giang sơn dữ vi a hộ, mỗi thiên âm dạ tịnh, kì mộ thoang hoặc văn nhân mã thanh, nhân giai kính nhi viễn chi, vị kì tự viết Công chi miếu, vị kì mộ viết Công chi lăng, tương dữ thi chú nhi hưởng tự chi phất thế.. Cổ kim lai anh hùng hào kiệt sinh đương lôi vũ thảo muội chi tế, phấn kì trí dũng lập đắc công nghiệp, tồn tắc vinh kì thân, một tắc thọ kì danh, tức thời sự biến thiên chi hậu nhi lưu phong dư liệt thượnh hữu hách hách nhiên tại nhơn giả. Cố như thủ phù, dư cửu văn anh phong túc sở, khâm ngưỡng. Kim nhật thân đổ kì trạng nhân dĩ tri qúy bảo hộ quốc chi ư bản quốc lễ tục vô biến, tín nghĩa hữu phù tương lai thăng bình đại cuộc hữu khả xác nhiên. Cứ vi thực tích giả thử tắc dư chi sổ thâm hỉ dã, nãi thỉnh ư qúy toàn quyền đại thần Sa Đại Hiến dĩ bi nhi chí chi. Đại thần hân nhiên tùng chi, viên lặc chư thạch dĩ thị bất san. Công phu nhân Đỗ thị, hậu Công nhi một, kim hợp tự yên. Phan Công Lương Khê, kinh lược Nam kì nhân, tư kì công diệc dĩ phối hưởng vu Công miếu vân.

Hoàng triều Thành Thái lục niên, thất nguyệt sơ nhất nhật. Phụ Chính Đại Thần, Thái Từ Thiếu Bảo, Võ Hiển Điện Đại Học Sĩ, Khâm Sai Bắc Kì Kinh Lược Đại Sứ Diên Mậu Tử Thái Xuyên Hoàng Cao Khải cung đề.
5/ Dịch nghĩa:

BIA DỰNG TẠI MIẾU THỜ ĐỨC LÊ THƯỢNG CÔNG

Việc có mà không nói ra làm sao hiểu được tình tiết bên trong, thiện ý tự nhiên mà có vậy. Hoàn cảnh mà không biết được thì đến thần thánh cũng đành xa cách. Chính khí thật là to lớn. Ngay như đối với Ngài Tả Quân Lê Công đây, tôi thấy có sự cảm kích.
Mùa Xuân năm Giáp Ngọ, ông Toàn quyền Đông Dương nhận lệnh về nước, tôi đi tiễn chân ông, nhân dịp được nghỉ chân ở Gia Định.
Gia Định là đất long hưng của bản triều, từ khi thuộc quyền cai trị của nước Pháp kể đã hơn 30 năm, xe thuyền kéo đến như gió hội về, bến đò, đường xá, chợ búa mở ra ngày một đẹp đẽ, dù có muốn tìm di tích cũ cũng không thể nhận ra được nữa; vậy mà chỉ có miếu của Ngài Thượng Công đây vẫn y nguyên tồn tại, trong miếu thì thờ phụng trang nghiêm, khói hương nghi ngút, ngoài mộ có hàng rào sắt chung quanh, khách qua đường kính cẩn tránh lối. Hỏi han thì cư dân nói rằng: Nước Pháp nhớ công của Ngài mà biểu dương. Ôi lạ lùng thay! Huân danh sự nghiệp của Công vẫn còn lẫy lừng, hiển hách, đều bởi từ ngày Ngài mở mang và gầy dựng ra một khu vực Lục tỉnh miền Nam đến nay, tháng ngày tuy đã trải qua, non sông từng đã thay đổi, song thanh danh của Ngài hãy còn lẫy lừng như xưa. Việc thờ tự Ngài vẫn còn đây mãi. Qúy quốc có ý nhân hậu đã nhớ đến công nghiệp của Ngài, tuy thời thế thay đổi, sự việc đã khác xưa, nhưng vì nghĩ công nghiệp của Ngài mà tôn sùng qúy trọng Ngài.

Công tên Văn Duyệt, gốc ở Quảng Ngãi. dời vào tỉnh Định Tường. Năm 17 tuổi, khảng khái, có chí lớn, sau theo vua Thế Tổ Cao Hoàng Đế ở tỉnh Gia Định, lập được nhiều chiến công rất lớn, đến khi thiên hạ đại định thì nhận mệnh vua mang cờ tiết việt xử trí việc Xiêm (Thái Lan), Lạp (Cao Miên); kinh lược Thanh, Nghệ; hai lần bình quân ác man; một lần dẹp loạn thầy sãi (sãi Kế, người Cao Miên nổi loạn ở miền Nam). Quân của Ngài đi đến đâu không ai không phục. Trước sau, Ngài làm Tổng trấn Gia Định đến 20 năm, được mọi rất thương mến. Khi Ngài mãn phần rồi, anh hồn của Ngài vẫn kết tụ nơi đây, núi sông cũng phù hộ. Thường khi đêm thanh vắng, trên mộ Ngài nghe tiếng người ngựa làm cho người ta phải kiêng sợ không dám đến gần, nên đã gọi nơi thờ Ngài là miếu, gọi mộ phần của Ngài là lăng, rồi kéo nhau tới cúng kiếng, phụng thờ.

Xưa nay, anh hùng hào kiệt sinh vào thời loạn lạc gió mưa sấm chớp, đem hết trí dũng lập công được công nghiệp, khi sống thì thân mình vinh hiển, khi chết để lại danh thơm. Dù sau này thời thế có đổi thay thì tiếng anh hùng vẫn còn hiển hách mãi.

Tôi đây được nghe tiếng của Ngài đã lâu nên có lòng ngưỡng mộ. Hôm nay thân hành xem xét tình trạng, nhân đó mà biết thêm rằng qúy quốc bảo hộ đối với phong tục, lễ phép nước ta không thay đổi, vẫn giữ tín nghĩa thủy chung để cho đại cuộc tương lai đuợc vững bền. Sự việc có thể xác minh, căn cứ câu chuyện là đúng thật nên tôi vui mừng xin ông Toàn Quyền Đại Thần Sa Đại Hiến cho phép dựng bia. Quan đại thần vui lòng nhận lời, vì thế cho khắc chữ vào đá để người đời sau không thêm bớt hoặc bỏ mất đi được.

Còn phu nhân của Ngài là Đỗ Thị, qua đời sau Ngài, nay cũng được thờ chung với Ngài. Ông Phan Công Lương Khê (Phan Thanh Giản) là quan Kinh Lược Nam Kì, cũng được tưởng nhớ công nghiệp mà thờ phối hưởng trong miếu này.

Niên hiệu Thành Thái thứ sáu, tháng Bảy ngày mồng một (01.8.1894).
Phụ Chíng Đại Thần, Thái Tử Thiếu Bảo, Võ Hiển Điện Đại Học Sĩ, Khâm Sai Bắc Kì Kinh Lược Đại Sứ, Diên Mậu Tử, Thái Xuyên Hoàng Cao Khải cung kính đề bia. (10).

2.TƯỜNG VÂY QUANH MỘ

Tường vây quanh ngôi mộ cũng là một phần của ngôi mộ cổ. Tường của những ngôi mộ thưòng có thể đắp bằng đất, đá ong hay hàng cây thấp. Tường vây quanh một ngôi mộ lớn thường xây bằng gạch, có hồ áo. Bức tường này xưa gọi là uynh thành. Nếu là tường kép thì bức tường phía trong gọi là uynh thành nội, bức tường bên ngoài gọi là uynh thành ngoại.
Về hình thù thì hoặc xây hình tròn gọi là viên thành, hoặc xây theo hình yên ngựa gọi là uynh thành kiều ngựa. Cũng có thể xây theo hình vuông hay hình chữ nhật thì gọi là uynh thành vuông hay khuông thành. Uynh thành của những ngôi mộ của các bậc đế vương cao 1m50 hay 1m80. Uynh thành của những ngôi mộ thường cao 0m40 tới 0m80, bề dầy khoảng 0m40. Trên mặt tường trang trí các đồ án mĩ thuật hoặc không trang trí gì cả.

Theo thói quen xưa, người Việt tự do chôn cất người thân trong khu đất mình làm chủ; tuy nhiên về diện tích khu mộ, nhất là nơi các bậc vua chúa, quan quyền thì luật lệ quy định rõ kích thước, không được vượt quá. Lí do là vì người Việt cho nơi chôn cất là nơi linh thiêng, diện tích mộ phần có liên hệ trực tiếp với địa vị xã hội của người chết khi còn tại thế. Nhà Việt Nam học L.Cadière cũng xác nhận luật Việt Nam xưa quy định kích thước mộ phần của các vị đế vương, các thân vương, các bà hoàng, các bà phi và các đại thần. Kích thước của mộ phần phải tương xứng với phẩm hàm chức tước của người đó khi còn tại thế. Theo L.Cadière, Bộ Lễ triều Tự Đức quy định kích thước mộ phần của của các vị Quận Công, Quốc Công như sau: Uynh thành ngoại cao bốn thước một tấc (1m64), dài bốn trượng năm thước (18m), rộng ba trượng sáu thước 14m40. Uynh thành nội cao ba thước sáu tấc (1m44), dài 2 trượng ba thước (9m20), rộng hai trượng ba tấc (8m12). Cũng theo luật này, trên bia mộ một vị Quốc Công và Quận Công đề là Tẩm, không có bái đình (nơi để vái lậy), không có bình phong tiền, chu vi mỗi bên 12 trượng (48m) (11).

Tường vây quanh mộ phần Đức Thượng Công thuộc loại tường đơn, không có uynh thành ngoại. Tường dài 14m50, rộng 12m, cao 1m50, dầy 0m80, màu xám đen ‘rêu phong’. Với kích thước này cho biết chắc chắn ngôi mộ là của một vị thuộc hàng tước Công, mặc dù không hoàn toàn chính xác như luật định của Bộ Lễ thời Tự Đức nêu trên.

Bức tường vây phía ngoài Bi Đình và phần mộ Đức Thượng Công mà chúng ta thấy ngày nay không có liên hệ chính thức với mộ phần vì 2 lí do: Thứ nhất bức tường bên ngoài đó chỉ được phép xây vào năm 1937, đang khi bức tường vây quanh mộ đã được xây đồng thời với ngôi mộ từ năm 1849 là năm vua Tự Đức cho phép hậu duệ Đức Thượng Công được tu tạo lai mộ phần của Ngài. Thứ hai là khi Viện Khảo Cổ cho phép xây bức tường phía ngoài với điều kiện là không được xây theo kiến trúc của bức tường chính thức của ngôi mộ để có thể dễ phân biệt biệt.Thêm vào đó, bức tường ngoài này lại hở ra 2 lối đi ăn thông vào sân trước của miếu thờ, chứ không khép kín thành hình vuông như bức tường bên trong. Mục đích của Hội Thượng Công Qúy Tế khi xin bức tường này là chỉ muốn làm một hàng rào để giữ sự biệt lập và làm tăng phần uy nghiêm cho ngôi mộ. Chính vì những lẽ trên mà ta thấy bức tường ngoài cùng này đuợc xây theo lối mới: trang trí bằng những trụ hình con triện (balustrades) Tây phương, cách quãng trổ lên những trụ đèn hình đèn lồng với những con nghê bằng sành màu xanh ớ các góc. Chính giữa phía Nam là một khung cửa xi măng cốt sắt đúc hình chữ thọ (chữ nho), luôn luôn khoá kín.

3. NGÔI MỘ ĐỨC THƯỢNG CÔNG

Image
Mộ "Song Hồn"
Bá tánh quen gọi ngôi mộ của Đức Thượng Công là mộ ‘song hồn’ vì bên cạnh Mộ Ông có thêm Mộ Bà. Chắc chắn ngôi mộ đã được xây dựng từ khi vua Tự Đức cho phép trùng tu vào năm 1849. Đây là phần kiến trúc cổ kính nhất của toàn cảnh Lăng Ông Bà Chiểu.
Ngôi mộ song hồn này xây theo kiểu nấm trứng ngỗng nằm trên 2 tấm liếp. Tấm liếp dưới là một khối chữ nhật, cạnh Bắc Nam dài 4m50, cạnh Đông Tây dài 6m20, cao 0m40. Tấm liếp trên chia riêng thành 2 tấm cách nhau 0m50. Chiều dài mỗi tấm 4m, rộng 2m, cao 0m30.
Trên mỗi tấm liếp là một nấm mộ hìng trứng ngỗng dài 2m50, rộng 1m50, cao khoảng 0m60. Đầu phía Bắc cao hơn đầu phía Nam. Nhờ vậy, ta biết đầu quay hướng Bắc, chân ở hướng Nam. Theo lệ xưa, ‘nam tả nữ hữu’ thì từ vị trí cửa mộ, Ông nằm bên tả, Bà nằm bên hữu. Toàn thể mộ phần sơn màu đen xám làm tăng phần cổ kính và uy nghiêm.

4. NHỮNG PHẦN PHỤ THUỘC

a. Cửa mộ: Cửa mộ, rộng 4m, hai bên là hai cột trụ vuông, trên đầu cột đắp một nụ sen cao 0m90.
b. Bình phong: Mộ Đức Thượng Công có 2 bình phong: bình phong tiền và bình phong hậu.
Bình phong tiền: Nằm chắn phía ngoài cửa mộ sát bên bái đình, ngang 4m20. Mặt ngoài phù điêu hình con chim đậu trên cành cây la đà; phía dưới là con vật giống như con chó, chung quanh có mây nổi từng lớp. Mặt trong phù điêu một con hổ mẹ và một con hổ con, cũng có vẩn mây chung quanh.
Bình phong hậu: Là phần tường vây quanh mộ phần ở phía Bắc, xây cao lên thành một tấm bình phong hình miếng khánh. Chính giữa phù điêu mặt con hổ, chung quanh có vẩn mây.
c. Bái đình: Là nơi bá tánh đứng hành lễ nằm giữa cửa mộ, sát bên trong bình phong tiền. Bái đình là một cái sập cao 0m40, ghép bằng 6 tấm liếp xi măng cốt sắt, tô đá rửa, màu đỏ hung hung, dài 4m50, rộng 4m00.
d. Nữ tường: Là bức tường nằm bên ngoài bình phong tiền, xây hình thước thợ, cao 0m80, trang trí bằng những cột trụ hình vuông. Đặc biệt hai bên cửa vào bái đình được trang trí bằng hai con lân bằng đá tuyệt đẹp. Con lân đực ở phía tả, con lân cái ở phía hữu. Dấu hiệu nhận ra con lân cái là có một con lân con nhỏ xíu ở dưới bụng lân mẹ. Do chấp nhận điều này mà ta có thể biết Mộ Ông bên tả, Mộ Bà bên hữu theo lệ ‘nam tả nữ hữu’.
c. Những thứ linh tinh khác: Ngoài những phần phụ thuộc kể trên, khách vãng lai còn thấy một số những thứ linh tinh khác được dựng trong khu Lăng Mộ như 2 bàn đặt lễ vật ở trên đầu ngôi mộ song hồn, 2 kiểu đèn bằng đá theo kiểu Nhật Bản nằm hai bên Bi Đình, 4 giá xi măng cốt sắt khá cao dùng để treo nhang hương loại lớn hình xoắn trôn ốc vào những dịp lễ lớn, một cột cờ cao khoảng 10m dựng trước bái đình, 6 lư hương lớn bằng sành hoặc bằng sắt.

Trần Vinh

(1) Đây là bài 3, trích từ tập Sự Thờ Cúng Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt Tại Lăng Ông Bà Chiểu, thực hiện năm 1974, để tại thư viện Hội Nghiên Cứu Đông Dương trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Nội dung không thay đổi, nhưng nay có sắp xếp và nhuận sắc lại.
(2) Sở Trước Bạ Sài Gòn (Nam Kỳ thuộc Pháp) ngày 09 tháng 6 năm 1882. Tờ 79, hộc O, ngăn 1.
(3) L.Cadière. Croyances et Pratiques religieuses des Annamites. IDEO., Hà Nội,1944.Tr.137, 138.
(4) Huỳnh Minh.Gia Định Xưa Và Nay. Tác giả xuất bản. Tr.43.
(5)Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Quyển I I. Trung Tâm Học Liệu. Sài Gòn, !971. Tr.215.
(6) J.Silvestre. Insurrection De Gia Định. Revue Indochinoise, tháng 7 và 8, 1915. Tr.21,22,23.
(7) J.Silvestre. Insurrection De Gia Định. Bđd. Chú thích số 1. Tr.22.
(8) L.Bezacier. L’Art Vietnamien. Editions De L’Union Francaise, Paris, 1955. Tr.40.
(9) Xin đọc G.Dumoutier. Le Rituel Funéraire Des Annamites. Hà Nội, 1904. Tr.96-136.
(10) Vũ Hiệp phiên âm. Tham chiếu bản dịch từ 1956 do cụ Nguyễn Văn Cứng (cựu hội trưởng Hội Thượng Công Qúy Tế) lưu giữ.
(11) L.Cadière. Croyances Et Pratiques Religieuses Des Annamites. Sđd. Tr.149.

Post Reply