Cà Phê...Vịt

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Chân đi xa, trái tim bên nhà...

Huy Phương
“Chân đi xa, trái tim bên nhà...”

Chỗ dịch vụ gởi tiền gần tiệm cơm chay, nên tôi hay thấy ông bạn già ở chỗ ấy. Ông tâm sự với tôi, tháng nào cũng phải gởi về nhà năm ba trăm, khi cho đứa em, khi giúp người bạn cũ, khi gởi cho một người không quen nhưng chỉ vì thấy hoàn cảnh khó khăn của họ đăng trên tờ nhật báo tuần trước. Ở trên đất Mỹ, xứ văn minh giàu có, người ta không phải lo cái ăn cái mặc vất vả, mà nhiều khi thèm tô phở không dám ăn, vẫn chiếc quần đã mặc hơn mười năm nay, chiếc xe cũ đã có lúc nằm đường mà ông vẫn có đủ tiền để gởi đều đều về cố hương.

Cố hương, nơi từ đó ông đã ra đi, thề không ngoảnh mặt lại, chứ khoan nói chuyện có ngày trở về, khi nơi đó còn bọn người đã dày xéo không chỉ có bản thân và gia đình ông mà còn làm cho cả dân tộc ông khốn khổ. Vậy mà, mỗi ngày những tin tức ở quê nhà, trên báo chí, qua đài phát thanh, trong đài truyền hình vẫn như đập vào mắt ông, rộn ràng bên trong tai ông không làm ông dứt bỏ ra được. Xếp tờ báo lại rồi, tắt màn ảnh TV đi rồi, ông còn ngồi đó, có khi lặng người. Có khi ông cảm thấy mệt ngực như sắp đến cơn đau tim, có khi ông cảm thấy mặt nóng bừng như lửa đốt như triệu chứng của cơn cao máu hay cũng có khi ông cảm thấy rã rời như cạn hết sinh lực. Tuổi già, nhiều đêm thức giấc, vào phòng vệ sinh xong, trở lại giường, ông không ngủ tiếp được, cái tin ban chiều trên tờ báo vẫn lởn vởn trong đầu óc, làm ông trằn trọc.

Tin tức từ quê nhà đối với ông có ba loại làm phiền đến ông, loại chính sách cai trị của nhà nước, loại tình trạng xã hội suy đồi và loại thiên tai, nghèo đói.

Ngày miền Nam thất trận quá nhanh chóng, rồi ông bạn già của tôi, ngày ấy tuổi còn thanh xuân, phải tập trung vào nhà tù Cộng Sản, ông thường kín đáo tâm sự với bạn bè nếu như ông ngồi tù trong này vài ba năm mà dân tình miền Nam no ấm, hạnh phúc hơn ngày trước thì chính ông và bạn bè ông đã có lỗi. Nhưng rồi nỗi đau cá nhân, sự đói lạnh của một người tù của ông, nghĩ ra không thấm gì với nỗi nhọc nhằn của gia đình ông cùng cả dân tộc từ Nam ra Bắc. Ðộc lập, Tự do, Hạnh phúc chẳng qua chỉ là cái bánh vẽ làm tốn máu xương của hàng triệu thanh niên nhiệt huyết nhưng ngây thơ và cả tin. Vì sao người ta lại so sánh đời sống nông thôn ngày nay còn thua xa cả thời Pháp thuộc, vì cường hào ác bá hôm nay đầy rẫy và chẳng ai khác xa là bọn cầm quyền có đảng tịch. Vì sao có người đã lầm lỡ đi theo tiếng gọi của đảng Cộng Sản, đã bị tù thời Tây, bị tù Quốc Gia rồi giờ đây lại bị tù dưới chế độ Cộng Sản, mà không ao ước được ra tù, chỉ ao ước được trở lại nằm trong nhà tù dưới thời Pháp thuộc. Thời Tây cũng không nỗi có cảnh “bạt tai, đá đít” hay đánh người đến chết như của bọn công an đời nay mà không bị kết tội.

Ông đọc bài tường thuật của phóng viên báo chí về tình trạng trẻ em Việt Nam ở Kampuchea chỉ mới 8 tuổi đã phải đi khách phục vụ cho bọn người thích ấu dâm mà ông chảy nước mắt. Cháu ông ở đây, tuổi ấy còn đi học, lo ăn lo ngủ. Loại người nào, chế độ nào đã xua đuổi những đứa trẻ như thế vào chốn địa ngục trần gian. Có thời đại nào mà tấm thân đàn bà bị coi rẻ như thời Cộng Sản hôm nay, lớp làm vợ ngoại nhân, lớp đĩ điếm nuôi thân, lớp mang thân ở đợ xứ người. Ở quê nhà, bây giờ món hàng phụ nữ như món thịt phơi ngoài chợ, ai cũng coi thường trinh tiết, gia phong hay điều sỉ nhục, miễn sao cho có đồng tiền. Cũng vì đồng tiền người ta bán cả danh dự, kể cả danh dự của đất nước. Xã hội đó tha hóa đến mức khó có thể tưởng tượng ra nỗi, từ những viên chức cao cấp cho đến đứa trẻ kiếm sống ngoài chợ đời đều mang thói lưu manh, lường gạt, đểu cáng.

Mấy hôm nay lại nghe tin bão lụt, trận bão số 9 đánh vào miền Trung, nặng nhất là hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Lại thêm những kẻ không nhà, thêm người chết. Bản tin ấy chắc chắn làm cho nhiều người Việt đau lòng hơn là khi nghe tin, cũng trận bão ấy mấy ngày trước thổi qua Philippine. Một độc giả nóng lòng, xót ruột, mà cũng khá nóng tính, đã gởi ý kiến đến tòa soạn: “Bão Số 9 đánh vào miền Trung: 38 người chết, 90 tàu chìm, 100 ngàn nhà tốc mái. Những chuyện như thế này thì lại không đăng báo rộng rãi để bà con có thể giúp đỡ cho đồng bào trong những lúc tuyệt vọng. Còn chuyện gì đâu không thì lại la lên. Thật không ra trò trống gì. Mong quý vị hãy hướng về quê hương đang chìm trong bão lũ miền Trung. Và nên tạm gạt qua mọi chuyện chính trị. Mong lắm thay.” Cái câu “còn chuyện gì đâu thì la lên!” đáng lẽ dành cho nhà cầm quyền trong nước hơn là để mắng mỏ một tờ báo hải ngoại chỉ có nhiệm vụ đưa tin. Dân đói, dân chết, ưu tiên cứu trợ là nhiệm vụ của ai, chắc chắn không phải ưu tiên là của “đám tha phương cầu thực” này, trong khi nhà nước còn lo nhiều chuyện như lễ hội, thi hoa hậu, thi uống bia, xây thêm sân golf... để tô vẽ cái bộ mặt tráng lệ bề ngoài.

Người ta kêu hải ngoại “hận thù, chống phá tổ quốc” mà tuồn hàng tỉ đô la về cứu đói, như vậy thì có phải chúng ta vẫn khư khư ôm chuyện chính trị hay không, trong khi rõ ràng trên những dữ kiện có thật, “Việt Kiều” làm sao sánh với “Việt Cộng” về tài sản, lối tiêu pha, ăn xài huy hoắc.

Tôi thương những ông bạn già của tôi, rời bỏ quê hương đã hai mươi năm, nhưng “chân đi xa, trái tim bên nhà” như lời nhạc Trịnh Công Sơn. Có những lúc ông mất ngủ vì những chuyện bất công, có lúc ông ngậm ngùi cho thân phận con người trong chế độ ấy, cũng có lúc ông mủi lòng vì cảnh nghèo đói thiên tai, đọa đày trên quê hương. Ông không biết làm gì hơn, chỉ tỏ mối tình bằng những đồng tiền tiện tặn, chia sẻ nỗi nhọc nhằn của của bà con ruột thịt hay đồng bào của ông. Ông biết cái thân thể gầy còm đang mang chứng ung thư kia, đang cần bồi dưỡng, nhưng chưa cắt bỏ được khối u, mà ông còn tẩm bổ thêm, thì khối ung thư càng ngày càng phát triển. Cái ác có khi thắng, nhưng cái ác không tồn tại. Ông vẫn nhớ câu “Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” trong Bình Ngô Ðại Cáo.

Chưa lúc nào, ông bạn già của tôi mong sống thêm được vài ba năm nữa như bây giờ. Sung sướng hay nhọc nhằm ông đều đã trải qua, sống thêm vài năm nữa để nhìn thấy cố hương thay đổi. Ôi tấm lòng của những người tha hương như ông bạn già của tôi đây, đếm làm sao hết!

User avatar
ngayngo
Posts: 1209
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

Tự truyện của một tiến sĩ Harvard người Trung Hoa
Mẹ tôi, người mẹ tốt nhất thế gian tên Lý Diệm Hà

Ngày 5/9/1997, ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở khoa Toán trường Đại học Bắc Kinh. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những sợi mì này có được do mẹ đã đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ nhận đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

Bưng bát mì, mắt tôi trào lệ. Buông đũa, tôi quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân mẹ sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao, tôi chẳng biết nói gì… Nhà tôi vô cùng nghèo khó ở làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, thành phố Thiên Tân.

Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, các món nợ nần trong nhà lớn dần theo thời gian, năm tháng. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, mẹ lại phải đi vay mượn rất nhiều để trang trải học phí cho tôi. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì đã bị bỏ đi, còn ngắn tũn. Tôi phải dùng dây buộc nó cũng một cái que làm cán để viết. Lại còn dùng một cái dây chun thay tẩy để xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó. Mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc nuốt nước mắt đi vay vài hào bên hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Nhưng mẹ luôn vui vẻ vì bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Được mẹ khích lệ, tôi càng học càng ham và thực sự không hiểu trên cuộc đời này còn gì vui sướng hơn là học. Tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm từ trước khi vào tiểu học. Vào tiểu học, tôi bắt đầu tự học chương trình toán lý hoá của bậc trung học thổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

Nhưng thật buồn, khi tôi báo tin vui, nét mặt bố mẹ tôi vẫn không hết những nét khổ đau. Bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang cận kề thế giới bên kia, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười ngàn Nhân dân tệ. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt chan hòa suốt cả ngày. Đến tối, tôi nghe thấy nhà ngoài có tiếng cãi cọ. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng bố tôi không chịu. Ồn ào làm ông nội tôi nghe thấy. Bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời. Sau lễ tang ông nội, gia đình tôi lại mắc thêm vài ngàn tệ nợ nần.


Mẹ định bán lừa cho tôi đi học, nhưng ba không đồng ý.

Không dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất tờ “Giấy báo nhập học” thật kỹ vào trong gối, hàng ngày ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và bố cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Bố sắt mặt lại, hỏi mẹ: “Bà bán con lừa con rồi sao? Bà bị dở hơi không? Sau này lấy gì kéo xe? Lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?”. Hôm đó mẹ đã gào khóc, dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để át lại bố: “Con mình đòi đi học thì có gì sai? Nó là đứa duy nhất huyện này thi lên được trường số 1 của thành phố, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho con tôi đi học…”

Tôi thật sự muốn quỳ dập đầu trước mẹ. Mẹ đưa tôi 600 tệ bán lừa. Tôi được học, mà còn học tiếp, thì mẹ ơi, mẹ sẽ khổ sở biết bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu nữa vì con?

Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy bố tôi gầy guộc, da vàng bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ lặng lẽ bảo tôi: “Sơ sơ thôi, bị cảm, sắp khỏi rồi”. Tình cờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của bố, thì nhận ra đó là thuốc ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Tôi khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào. Mẹ nói, từ sau khi tôi đi học, bố bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa bố lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là ung thư đường ruột. Bác sĩ yêu cầu bố phải mổ gấp. Mẹ đang định đi vay tiền tiếp, nhưng bố kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa! Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp thủ công và vất vả nhất trên đời để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to… Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối còn chảy máu vì quỳ, bước đi cà nhắc… Thương mẹ khôn xiết, tôi vừa khóc vừa chạy về nhà, gọi mẹ:

“Mẹ ơi mẹ, con không đi học nữa đâu…”. Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ có 60 đến 80 tệ (khoảng 150.000 VND), thật thảm hại khi so với những người bạn học đồng niên, mỗi tháng họ có tới 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng cắc. Có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm dăm ba chục. Mà bố tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì ăn liền với giá bán buôn. Rồi cứ cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ 6km tới một xưởng in ngoài thị trấn để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. Cắt tóc nam ở Thiên Tân rẻ nhất cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn. Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi. Chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra. Chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa...) để thay xà phòng. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào. Tôi yêu mẹ tôi biết nhường nào. Lúc mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi hoa mắt, nhức đầu vì chẳng hiểu gì. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, mẹ chỉ cười hiền lành bảo: “Mẹ vẫn biết con là đứa trẻ khổ cực nhất, nhưng mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa con trai ạ.”

Mẹ ơi, con sẽ thành công

Tôi có tật nói lắp, người ta bảo học tiếng Anh cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường lấy một hòn sỏi ngậm vào miệng, rồi luyện tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng kiên trì. Nửa năm qua đi, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn, lưỡi tôi cũng đã mềm hơn, tiếng Anh của tôi đứng thứ 3 trong lớp. Tôi vô cùng biết ơn mẹ, lời mẹ đã động viên tôi vượt qua khó khăn trong học tập. Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic Vật lý toàn Trung Hoa. Đoạt Cup rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới. Tôi không ngăn được khát khao của mình, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Nhưng chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, bỏ ăn. Dù đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng. Về trường, tôi ngồi nghe các thầy phân tích nguyên nhân thất bại, nguyên nhân là: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng. Tôi tham lam quá chăng!?

Nếu tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định thắng. Tôi hiểu ra điều đó. Tháng 1/1997, cuối cùng tôi đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia. Cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói ghém sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ, sẵn sáng lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và cũng là thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo cũ của người khác cho, những thứ áo quần lộ cộ màu sắc, kích cỡ lủng củng, liền mở tủ áo của tôi, chỉ vào những áo những quần lùng nhùn vá víu và hỏi: “Quần áo của con thế này đây ư, Kim Bằng?”

Tôi đáp: “Thầy ơi, con không sợ người khác cười con nghèo đâu! Mẹ con vẫn bảo "phúc hữu thi thư khí tự hoa" (có nghĩa là, trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa), con mặc những thứ này gặp tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng chẳng thấy ngượng.”

Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần 38 khai mạc. Chúng tôi thi liên tục trong năm tiếng rưỡi đồng hồ, từ 8h30 phút sáng tới 14h00 chiều. Trong buổi công bố kết quả vào hôm sau, đầu tiên tôi không muốn nghe thấy tên mình được công bố ở vị trí Huy chương Đồng; Sau đó đến lượt công bố Huy chương Bạc, không phải tôi. Cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên và thứ hai không phải tôi, người thứ ba - tên tôi được đọc dõng dạc. Tôi khóc lên vì vui sướng, tôi tự nhủ: “Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!”

Ngay chiều hôm đó, Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học. Ngày 1/8, chúng tôi trở về trong vinh quang. Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học TQ tổ chức lễ đón thật long trọng.

Lúc đó, tôi rất muốn về nhà, muốn sớm được gặp mẹ, muốn được chính tay đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ. Mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã băng đêm về nhà. Người mở cửa là bố, nhưng người ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ.

Dưới bầu trời đầy sao, mẹ đã ôm tôi rất chặt! Ôi mẹ của con mới vĩ đại làm sao, thân thương biết nhường nào!

Lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, tôi khóc nhẹ nhõm và hạnh phúc.

Ngày 12/8, trường Trung học số 1 của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng các quan chức ngành giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này: “Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình dị, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã nâng bước tôi suốt cả cuộc đời.

Tôi bỗng nhớ...

Năm lớp 10, tôi muốn mua cuốn “Đại từ điển Anh-Trung” để học tiếng Anh, không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ mượn một chiếc xe cút kít, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn 40km để bán. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ. Lúc đó, đói cồn cào, chỉ mong có ai mua cho hết rau. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền, tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo mua sách trước, đó mới là mục đích chính. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8,25 tệ, mua sách rồi còn 11,75 tệ. Mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ còn lại mẹ bảo cất đi để làm học phí. Ăn hết hai cái bánh bột nướng, đi

Khi nói, mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn xa xăm ra con đường đất ngoài kia, như thể con đường ấy dẫn tới tận Thiên Tân, tới Bắc Kinh.
bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mày chóng mặt. Ôi chao, lúc này tôi mới nhớ ra đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ bảo: “…Mẹ ít học, nhưng mẹ nhớ thuở ấu thơ được thầy giáo dạy cho một câu nói của Gorki: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh... chắc chắn con sẽ đỗ".

Khi nói, mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn xa xăm ra con đường đất ngoài kia, như thể con đường ấy dẫn tới tận Thiên Tân, tới Bắc Kinh. Nghe mẹ nói vậy, tôi cũng không thấy đói nữa, chân cũng bớt chồn hơn… Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của cả đời tôi”.

Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt ướt đẫm. Tôi quay người về phía mẹ tôi tóc đã bạc nhiều, cúi người kính cẩn trước người mẹ vĩ đại của tôi, người thày giáo giỏi nhất cuộc đời tôi.

Cám ơn mẹ!

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Na Uy là nơi đáng sống nhất thế giới

Na Uy vẫn duy trì vị trí số 1 là nơi đáng để sống nhất thế giới, trong khi quốc gia châu Phi Niger đứng cuối bảng do chiến tranh và HIV/AIDS.
Việt Nam đứng thứ 116.

Image
Mùa đông ở Oslo, NaUy. Ảnh: Reuters.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) thu thập dữ liệu về chỉ số phát triển con người trước cuộc khủng hoảng kinh tế ở 182 nước. Số liệu cho thấy người dân ở Na Uy, Australia và Iceland có điều kiện sống tốt nhất thế giới. Trong khi đó, dân chúng tại Niger, Afghanistan và Sierra Leone xếp cuối bảng về chỉ số phát triển con người.

Việt Nam được xếp vào nhóm có chỉ số phát triển trung bình, đứng thứ 116 trên 182 nước trong danh sách.

UNDP xếp hạng các quốc gia dựa trên số liệu năm 2007 về thu nhập bình quân đầu người, giáo dục và tuổi thọ trung bình. Nó cho thấy khoảng cách lớn giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. "Dù có nhiều thay đổi, phát triển ở các nước vẫn không đồng đều", Reuters dẫn báo cáo của UNDP công bố hôm nay. "Nhiều quốc gia chịu thụt lùi trong những thập kỳ gần đây do kinh tế đi xuống, khủng hoảng liên quan tới xung đột trong nước, và đại dịch HIV/AIDS".

Tuổi thọ trung bình ở Niger là 50 - kém 30 năm so với NaUy. Một nửa dân chúng ở 24 quốc gia nghèo nhất mù chữ, so sánh với 20% ở những nước được xếp vào hạng phát triển trung bình.

Dân Nhật Bản sống lâu nhất thế giới, với tuổi thọ trung bình là 82,7 trong khi chỉ số này ở Afghanistan là 43,6. Liechtenstein có mức GDP trên đầu người là 85.383 USD, cao nhất thế giới. Dân Congo nghèo nhất thế giới, với mức thu nhập bình quân là 298 USD một năm.

5 quốc gia - Trung Quốc, Venezuela, Peru, Colombia và Pháp, tăng ít nhất 3 bậc trên bảng xếp hạng so với năm ngoái nhờ phát triển về thu nhập và tuổi thọ trung bình. Trung Quốc, Colombia và Venezuela được tăng thứ hạng do cải tiến về giáo dục.

UNDP - công bố bảng xếp hạng này từng năm kể từ 1990 - cho hay chỉ số phát triển con người trên toàn cầu đã tăng 15% kể từ năm 1980. Trung Quốc, Iran và Nepal là những nước tiến nhanh nhất trên bảng xếp hạng.

Hải Ninh

User avatar
VuPhong
Posts: 2923
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

CẢM XÚC MÙNG MỘT THÁNG 10

Nhạc sĩ Tô Hải
Đối với những người vệ quốc quân từ những ngày đầu năm 45, nếu còn sống cho đến ngày hôm nay, chắc ai cũng chẳng thể quên (trừ cố tình quên hoặc bắt buộc phải quên) thì cái ngày ra đời nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa năm 1949, không ai là không nếm qua mùi “hữu nghị” đặc biệt của Mao chủ xị mang đến cho nhân dân ta !Tớ chỉ nói vài chuyện ở trong quân đội và trong giới văn nghệ mà ảnh hưởng tư tưởng của “người cầm lái vĩ đại” đã cải tổ từ tổ chức đến con người, từ đường lối đến biện pháp thực hiện. Nó đã ăn sâu cắm rễ vào đất nước Việt Nam này ra sao?

Sở dĩ tớ “bơi” lại những chuyện này là do vừa qua, trên khắp thế giới , người ta đưa tin nhiều chiều về sự lớn mạnh của nước Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản duy nhất mà đất nước Trung Hoa vĩ đại vẫn tiến lên những bước tiến khổng lồ. Từ một dân tộc nghèo đói vào loại nhất thế giới nay trở thành một cường quốc đứng thứ 3 chỉ sau có Mỹ và Nhật Bản. Có những điều tưởng như vô tư với những con số 20 tỉ USD dự trữ hoặc bình quân đầu người (GDP) đã lên tới 3000 USD. Chẳng những thế, cuộc diễu binh phô trương lực lượng ngày 1/10/2009 vừa qua lại còn được ghi nhận là hoành tráng chưa từng có với đủ các kiểu máy bay, tên lửa đủ kiểu J nọ ,H kia đủ sức bắn tận tới Nữu Ước (New York) thì… thiếu gì kẻ nhát gan mà không phục sự lãnh đạo tài tình và đường lối đúng đắn của Đảng cộng sản Trung Quốc quang vinh! Nhất là mấy vị lãnh đạo các nước nhược tiểu láng giềng

Tuy nhiên, không ít những trang mạng, những báo chí nước ngòai đặc biệt là báo chí ở ngay Hồng Kông và Đài Loan đều vạch ra không ít những điều chẳng mấy hay ho ở sau mặt trái của tấm huân chương. Ví dụ: Nhân dịp kỉ niệm 60 năm này, đáng chú ý là: Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra con số 20 triệu dân còn dưới mức nghèo thu nhập chưa được 1,25 USD một ngày. Về xã hội thì 1 tờ báo Hồng Kông thống kê trong năm 2009 đã có 60 ngàn vụ biểu tình nổi dậy, thậm chí phá tan trụ sở những cơ quan cấp huyện. Còn về quân sự thì đông thật đấy, đi đều đẹp đấy, vũ khí nhiều đấy nhưng do ai chỉ huy? Nếu chỉ là những vị tướng COCC như cháu nội của ông Mao, Mao Sin ,Yu, mới 39 tuổi đã nắm chức trung tướng, mẹ của ông này nghĩa là…con dâu bác Mao…cũng hàm trung tướng.!Chưa hết!Ca sỹ Peng Liu Wan 47 tuổi, cầu thủ bóng bàn Wang Tao, 42 tuổi, phi hành gia Yan Li Wey, 44 tuổi cũng đều là cấp tướng và càng lạ lùng hơn nữa, người hát trong lễ bế mạc thế vận hội vừa qua Song Zu Yinh lại chính là phó đô đốc hải quân??? Còn nhiều chuyện kì bí nhân dịp lễ trọng này mà nghe qua ,cứ như chuyện phong thần!

Riêng tớ, kể từ ngày Đặng Tiểu Bình tuyên bố “mèo trắng hay mèo đen đều tốt, miễn là bắt được chuột” rồi sau đó ông ta sang Mỹ chụp ảnh cưỡi ngựa đội mũ cao bồi thì tớ đã nghĩ tới một cuộc đại mị dân đồng phục 2 màu đen và xanh công nhân sẽ xảy ra. Bạn hay thù chẳng còn nghĩa lí gì, vì khái niệm “mèo trắng, mèo đen” đã đập tan cái quan điểm giai cấp của người tiền nhiệm Mao Chế Tùng của ông ta rồi. Cái gì có lợi cho nước Trung Hoa thì ông ta làm, không chơi với Liên Xô nữa thì ông ta cấm vũ khí Liên Xô giúp Việt NAm đi qua đất ông ta, bắt đi đường vòng ngòai biển mặc cho người Mĩ muốn làm gì thì làm. Tệ hơn nữa thấy ông Lê Duẩn dứt khoát theo Liên Xô thì ông ấy thẳng tay trừng phạt bằng cách dạy cho Việt Nam một bài học.Cụ thể là ông ấy “cắn môi” Việt Nam bằng hàm răng 20 sư đòan tấn công, không tối hậu thư,phá sạch,giết sạch 6 tỉnh miền Bắc. Và sau này, những người theo chân ông, mặc dù đã được các nhà lãnh đạo Việt Nam, khi mất Liên Xô rôi ,đã xin chịu bó gối quy hàng, hứa hẹn hợp tác tòan diện, 4 tốt 16 chữ vàng. Vậy mà các ông vẫn “ Chơi cha người ta” bằng cách lấn chiếm biển đảo, đất liền khiến ở trong nước bao nhiêu con người phải đi tù vì biểu tình phản đối các ông. Một nỗi nhục phải chịu đựng các ông. Giết người, xâm thực đất nước mà chỉ dám gọi các ông là “người lạ”, “tàu lạ”, “công nhân nước ngòai”….

Ấy vậy mà ngày quốc khánh của các ông. Báo, đài Việt Nam vẫn phải phát sóng,đưa tin về cái lực lượng đã từng tiêu diệt người Việt Nam chúng tôi ở Hoàng Sa năm 1974,ở Trường Sa năm 1988…Lễ lạt, tiệc tùng ở Sứ Quán các vị,vẫn phải có mặt các vị đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất là chủ tịch quốc hội Nguyễn phú Trọng.. và phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng lên diễn đàn ca ngợi tình hữu nghị vĩ đại Trung Việt , khiến cá nhân thằng tôi phải động lòng nghĩ lại cả một quá trình theo Tàu nó khốn khổ như thế nào.

1) Sau năm 49 có chính phủ trong tay thì các ông Cộng sản Trung Hoa bắt đầu công nhận cái nước Việt Nam nhỏ bé ra đời từ năm 45. Liền sau đó là năm 51, 52, chúng tôi, những người làm văn nghệ trong quân đội được nếm cái mùi cực kỳ …khó ngửi đầu tiên ,bốc ra từ Diên An.: văn nghệ vô sản !?. Nghĩa là, không còn làm văn nghệ nữa mà chỉ có tuyên truyền, thơ bắt đầu phải có thép, văn nghệ sĩ phải là một chiến sĩ đấu tranh giai cấp. Còn ở quân đội chúng tôi thì: Các cố vấn Trung Quốc ồ ạt kéo sang nắm từ bộ tổng tư lệnh cho đến ban tuyên giáo. Đó là 2 ông trùm Vi Quốc Thanh và La Quý Ba. Cái trường lục quân Trần Quốc Tuấn của tôi từ cuối khóa 6 dưới sự chỉ đạo của ông Vu Bội Huyết, với các “chiến thuật biển người”, “nhất điểm lưỡng diện”, “bao vây vu hồi”, “tập trung binh lực” của các ông mang sang thì cũng là lúc trưòng tôi đã bị cắt tên của một vị anh hùng dân tộc chống quân Nguyên không cần bàn cãi!. Và tiếp sau đó là mọi tổ chức,chế độ cấp ủy , sinh hoạt, trang phục, thậm chí đến cái bếp ăn cũng chia thành đại táo, trung táo, tiểu táo. Tóm lại, từ hình thức đến nội dung quân đội của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều…y hệt quân đội của một tỉnh ở Trung Quốc vậy!Cũng may ngày tiến về thủ đô ,nếu không có sáng kiến kịp thời của ai đó, thay cái mũ vải bát lộ quân bằng chiếc mũ tự đan bọc vải và có lưới thì chắc chắn ai cũng cho là quân đội bác Mao đã về giải phóng Hà Nội!

2) Về văn nghệ. Cho đến hôm nay, bao nhiêu nhân tài bỗng: bừng con mắt dậy thấy mình tay không” chỉ vì mấy phương châm “đảng tính”, “nhân dân tính”, “chiến đấu tính” trừ mấy người chịu không nổi cái cảnh phải có mang tập thể, đẻ tập thể.đã phải đi tìm một phương trời mới mà hôm nay, lúc cuối đời trở về cố hương những sáng tác từ trái tim của họ lại được phục hồi, in ấn, đề cao. Còn các ông văn nghệ sĩ suốt đời trung thành với đường lối văn nghệ Diên An. đến ngày nay, chẳng ai biết tác phẩm nào phục vụ công nông binh của các ông nó ra sao cả.! Điển hình là nhạc sĩ Phạm Duy, vừa cho ra mắt album số 6. Còn 2 ông tổng thư kí Đỗ Nhuận, tác giả của “Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi sông liền sông” và Huy du, tác giả của “Hoa mộc miên” thì chẳng trung tâm băng đĩa nào thèm hỏi tới. Hậu quả của đường lối văn nghệ Diên An đó đã giết không biết bao nhiêu nhân tài và vứt vào sọt rác lịch sử bao nhiêu “tác phẩm”. Chỉ những người nghệ sĩ về già như chúng tôi mới thấm thía nỗi đau này. Ai gây ra? Chính là các ông bạn “môi hở răng lạnh” đấy.

3) Không thể không nói đến tội ác trời không dung đất không tha đã truyền lại kinh nghiệm cho các người bạn trung thành của các ông trong việc diệt chủng qua cải cách ruộng đất, chấn chỉnh tổ chức , cải tạo tư sản,tịch thu ruộng đất, công cụ sản xuất, nhân văn giai phẩm. tTất cả đều có bàn tay và khối óc của các ông cả. Thực tế cuộc đời của cá nhân tớ đã dạy cho tớ những bài học ghi xương khắc cốt.không bao giờ có thể lãng quên,hòa giãi

Không có những đường lối chính trị, văn hóa và những người thừa kế đương thời của các ông thì dân tộc tôi đâu phải mắc nhiều “tai họa” đến thế

Vì vậy đối với tớ thì ngày quốc khánh của các ông ấy, tớ chẳng vui gì mà chỉ thấy buồn mà thôi!

Tô Hải

User avatar
TheLang
Posts: 1977
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

BÙA MÊ.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Tôi đốt lá bùa cháy vèo một cái, và cẩn thận hốt đống tro tàn cho vào ly cà phề để sẵn bên cạnh. Tôi quậy đường lên cho ngọt ngào và đợi chồng về.

Không hiểu sao càng ngày chồng tôi càng khó tính khó nết, hay cằn nhằn gắt gỏng với vợ, chuyện bé xé ra to, chỉ muốn gây sự.

Hôm nọ, đợi anh đi làm về tới cửa là tôi hớn hở khoe:

- Anh ơi, hôm nay có món cá khô chiên mà anh yêu thích đó.

Tưởng sẽ nhận được lời khen của chồng cùng với ánh mắt vui mừng, thì anh bước vào nhà và nhăn nhó kêu lên:

- Trời ơi! Em chiên cá khô trong nhà thế này thì ai mà chịu nổi?

- Mùi đậm đà quê hương có sao đâu .

- Nó ám vào người tới ngày mai cũng chưa hết.Tuần trước em chiên chả giò cũng vậy, đêm anh nằm ngủ vẫn ngửi thấy mùi chả giò phảng phất vào cả trong giấc mơ. Bây giờ mỗi khi bước ra đường, anh đều tự hỏi “Không biết có mang theo mùi đồ ăn quê hương gì trên người không?”

- Anh nói gì quá đáng vậy, lâu lâu em mới chiên một lần chứ bộ, Thì giờ đâu mà khuân bếp, mang nồi chảo ra ngoài sân mà chiên, cho khổ thân em?

- Em nằm coi phim Hàn Quốc cả ngày thì được chứ gì!

Anh mai mỉa làm tôi tức quá, khóc ấm ức một mình. Anh chẳng hiểu vợ gì cả, mà còn bắt bẻ vợ từng chút một. Hay anh không còn yêu thương tôi như trước kia nữa?

Tôi vốn là người biết lo xa, nên vội coi mấy quảng cáo trên báo, tìm một bà thầy bùa ngải, mua một lá bùa mê về để cứu nguy tình yêu . Bà thầy quảng cáo là “Tin vui cho qúy đồng hương, giúp bảo vệ hạnh phúc gia đình” là tôi tin ngay.

Tôi mua lá bùa hết 100 đồng, bà thầy bảo đảm chỉ uống một lần là anh sẽ mê tôi suốt đời.

Chiều nay, tôi lại hớn hở ra cửa đón anh đi làm về, trong nhà không chiên xào mắm muối gì bốc mùi cả, thì anh sẽ không có lý do gì mà cằn nhằn , nhưng anh lại thắc mắc:

- Ủa! Sao em không nằm coi phim Hàn Quốc? Mọi hôm giờ này em còn đang nằm dài ở ghế sa lông, anh vô tới trong nhà em cũng không hay biết cơ mà ?

- Hết phim rồi, em chưa đi đổi. Nào, mời anh thay đồ, em có một món đặc biệt cho anh đây nè.

Tôi mở tủ lạnh, lấy ly cà phê có bùa mê ra, vừa đập đá vào ly vừa nói:

- Anh uống một ly cà phê đá cho mát ruột nhé..

Anh mở tròn đôi mắt lên:

- Uống cà phê bây giờ thì tối nay làm sao mà ngủ được? Mà tại sao bỗng nhiên em lại nổi hứng cho anh uống cà phê ?

Tôi vội bào chữa kẻo anh nghi ngờ:

- Em thấy loại cà phê này ngon nên mua về cho anh nếm thử.

Anh vẫn cương quyết:

- Nhưng anh không ghiền cà phê, chỉ thỉnh thoảng cuối tuần ra quán với bạn bè nhâm nhi một ly cho vui thôi .Em thích thì uống đi.

Trong ly cà phê này có lá bùa mê trị giá 100 đồng, dù tiếc đứt ruột, thôi thì đành phải đổ đi vậy. Tại tôi quá nóng lòng, hấp tấp, ai lại chiều tối cho chồng uống cà phê? May mà anh không nghi ngờ gì cả.

Hôm sau tôi lại gặp bà thầy và thỉnh về một lá bùa khác. Lần này tôi nấu chè đậu đen, ăn cơm xong, ăn một chén chè tráng miệng là hợp lý nhất. Chè đậu đen cũng đen nhánh như cà phê để dễ bề pha trộn với tro tàn của lá bùa. Chồng tôi sẽ nuốt vào tim gan, phèo phổi lá bùa mê này .

Kế hoạch của tôi đã thành công trót lọt. Ăn xong chén chè đậu đen anh khen ngon và đòi thêm chén nữa .Bà thầy nói chỉ trong vòng 3 ngày là bùa mê hiệu nghiệm, dù tốn hai lần tiền, nhưng mua lại được tình yêu của chồng thì cũng rẻ chán.

Vậy mà 3 ngày sau, 3 ngày mà tôi đã hí hửng chờ đợi, khi tôi đang nằm coi phim Hàn Quốc tới đoạn lâm ly, thì anh đi làm về lúc nào tôi cũng không hay, đến khi nghe tiếng vung nồi khua lên trong bếp thì tôi mới giật mình:

- Em bận coi phim nên chưa kịp nấu cơm, anh có thể…vui lòng đợi em nửa tiếng nữa hay là...

- Hay là ăn mì gói chứ gì?

- Thì anh đã kinh nghiệm rồi đấy. Có mấy loại mì gói kia kìa, tha hồ cho anh lựa chọn, thích món nào thì nấu món đó.

Anh sa sầm nét mặt, đùng đùng đi ra ngoài, ném lại cho tôi một câu:

- Tôi đi ăn cơm tiệm đây, cô hãy nằm đó coi phim tiếp và khóc đi nhé.

Bây giờ tôi mới choàng tỉnh cơn mộng, thoát ra khỏi cuộc tình trong phim truyện, trở về thực tế, thì anh đã đi khỏi nhà rồi.

Vợ chồng tôi lấy nhau được 5 năm nay, tôi chỉ ở nhà trông con, một đứa con và coi phim truyện mà cũng đủ bận rộn cả ngày. Chồng tôi thỉnh thoảng phải làm thêm công việc part time để bù đắp cho chi phí gia đình.

Nhưng anh phải thông cảm cho tôi, ngoài tình yêu thương dành cho chồng con, tôi cũng có quyền say mê một sở thích khác nữa chứ, tôi mê coi phim Hàn Quốc, chứ có mê …trai đâu!

Tôi là hội viên mướn phim lâu năm nhất của bà chủ tiệm Video “Thế Giới”.

Tôi coi hết bộ này tới bộ kia, đến nỗi có lần tôi đem phim đến đổi, bà chủ tiệm cũng phải ngạc nhiên:

- Sao em coi lẹ vậy? Nói thiệt nghe, chị sang băng lậu nhanh như chớp mà cũng không kịp cho em coi nữa, chứ đừng nói tới nhà sản xuất phim. Quay một cuốn phim, từ lúc viết kịch bản, tới lúc quay xong và phát hành cũng mất một hai năm trời mới có bộ phim ra hồn.

Tôi than thở:

- Em cũng bận rộn lắm, nhưng đã coi thì phải coi cho tới bến, cho biết kết cục câu chuyện, nhiều khi em phải “hi sinh” chồng con, cơm chưa kịp nấu, con chưa kịp uống sữa, thay tã. Cũng... đành !

Bà chủ tiệm nhiều chuyện:

- Chồng em có cằn nhằn gì không em ?

- Tụi em cũng cãi nhau mấy lần rồi chị ơi, nhưng em sẽ mua bùa mê, em làm gì, nói gì, anh ấy đều nghe theo, chiều theo, thế là yên chuyện.

Bà chủ tiệm tò mò định hỏi thêm trong lúc ngồi rảnh rỗi ế khách, nhưng có người bước vào, nên bà vội trở về với thực tế kiếm cơm, mời mọc tôi :

- Hôm nay chưa có phim bộ Hàn Quốc nào mới ra cả, em coi tạm mấy thứ khác đi?

Tôi ngao ngán lắc đầu:

- Băng Thuý Nga, Asia , Vân Sơn, hay bất cứ băng ca nhạc Việt Nam nào vừa ra lò là em đến mướn hay mua băng giả của chị coi hết rồi còn gì ! Thôi để bữa nào có phim Hàn chị gọi em đến lấy nghe.

Tôi thẫn thờ ngồi đếm ngón tay, đã 3 ngày qua rồi mà lá bùa mê chẳng hiệu quả gì! Mà tình hình còn căng thẳng hơn, anh đi ra ngoài ăn cơm là giận kinh khủng lắm.

Tôi vội tắt ti vi và lôi thằng Cu Tí đang nhếch nhác ngồi bên đống đồ chơi, đi tắm, thay diaper, và đưa cho nó bình sữa cho xong bổn phận mẹ hiền.

Thôi được, chồng tôi không ăn mì gói thì tôi ăn, nhân thể diet luôn, tội gì nấu nướng cho mệt trong khi đầu óc tôi còn vương vấn những hình ảnh diễm lệ của đôi tình nhân trong phim Hàn Quốc.

Thua keo này tôi bày keo khác, tôi có một cô bạn thân thông minh, học giỏi, chắc nó sẽ cho nhiều ý kiến hữu ích. Biết chuyện, cô bạn thông minh đưa ý kiến:

- Mày phải bắt chước như trong tiểu thuyết ấy. Hãy nũng nịu : “ Anh vô cùng thương yêu của đời em, mời anh xơi mì gói” hay là “ Anh ngàn lần cưng quý ơi, rửa chén bát giùm em” thì lẽ nào anh ta dám từ chối hay cằn nhằn?

Tôi phản đối:

- Điều này tao đã làm rồi, một hôm anh ta đi làm về, mặt mày phờ phạc vì làm over time, thì đúng lúc cu Tí bị tã ướt, tao đang lười vì muốn coi phim cho hết chỗ hay, bèn mỉm cười nhí nhảnh để nhờ vả: “Anh ơi, nhân thể anh vào tắm thì thay tã và tắm cho thằng cu Tí giùm em luôn anh nhé”.Thế là anh ta mắng tao không lo cho con cái, và hai vợ chồng cãi nhau một trận tơi bời. Thì ra mày chẳng có kinh nghiệm gì cả, hèn gì mày vẫn ế chồng cho tới giờ này.

Tôi có bà chị họ đang sống hạnh phúc bên chồng mười mấy năm nay, chị cũng thuộc “diện” ở nhà chồng nuôi như tôi, chắc là kinh nghiệm đầy mình, thế mà bây giờ tôi mới chợt nhớ ra.Tôi tạm biệt cô bạn, tức tốc gọi phone cho chị:

- Chị ơi, chị có bí quyết hay bùa mê gì mà chồng chị luôn khen chị là người vợ lý tưởng của anh ấy? Chị chỉ cho em đi.

Nghe tôi kể lể nửa chừng, chị tôi cắt ngang:

- Chị hiểu rồi, em khỏi phải dài dòng, giá mà em hỏi ý chị ngay từ đầu thì em khỏi phải tốn tiền mua 2 lá bùa mê đó, còn ý kiến của cô bạn em tuy không hay nhưng vô hại và không tốn kém gì cả. Chị sẽ chỉ cho em một thứ “bùa mê” khác, chị tin là sẽ hiệu nghiệm như chị. Này nhé, em chỉ là một cô vợ đoảng, chồng đi làm, thay vì ở nhà chăm sóc con, lo cơm nước cho chồng thì em lại dành nhiều thì giờ để coi phim, thì chồng em dù hiền lành, thương yêu em đến mấy cũng có lúc phải bực mình. Có ngày nó sẽ bỏ em, lúc đó em sẽ tha hồ khóc, không phải khóc vì phim Hàn Quốc nữa mà vì mất chồng. Đơn giản, chỉ thế thôi.

Rồi chị khuyên:

- Em vẫn có quyền vui hưởng những sở thích coi phim của em, nhưng phải có giới hạn và đúng lúc.

Tôi ngẩm nghĩ thấy chị nói đúng quá, nhiều khi tôi coi phim tới mấy tiếng đồng hồ, đầu óc mụ mẫm, chẳng thiết gì tới việc nhà cửa, chồng con.

Những lúc tôi đang nằm say sưa coi phim như thế, vô phước ai mà gọi phone tới, đều bị tôi rủa thầm là người vô duyên, bất lịch sự, gọi phone không đúng lúc, và tôi trả lời ba chớp ba nhoáng cho xong chuyện để coi phim tiếp.

Có lần tôi vừa coi phim vừa làm bếp cho kịp giờ cơm chiều, cắt rau, cắt cả vào ngón tay chảy máu, khi chồng đi làm về tôi còn nũng nịu, oán than là làm bếp cực khổ trăm bề.

Tôi nghe theo lời chị, quyết chí thay đổi vì hạnh phúc gia đình, mà thay đổi hẳn, không đến mướn phim Hàn Quốc nữa, những phim dài nhiều tập này càng coi càng ghiền, không muốn ngừng. Bây giờ đến lượt phim Hàn Quốc phải “hi sinh” cho chồng con tôi chứ.

Từ đây, bà chủ tiệm video “Thế giới” sẽ mất một mối xịn, thu nhập của bà sẽ “ảnh hưởng”, sẽ…vơi đi phần nào vì mất tôi.

Chồng đi làm, ở nhà tôi dọn dẹp nhà cửa, không để như mọi hôm, anh vừa bước chân vào nhà đã thấy những món đồ chơi, những chai sữa hay bát thìa, cu Tí ăn dở dang còn để bừa bãi, lung tung trên sàn nhà, làm anh suýt vấp ngã mấy lần. Tuy anh chưa ngã, nhưng thằng Cu Tí đã là nạn nhân thường xuyên, tím mặt, sưng môi vài lần rồi.

Tôi có thời gian mang bếp, mang chảo ra sân sau, ngoài trời, để chiên nấu, tha hồ cho những mùi vị mắm muối quê hương Việt Nam bay toả trong không gian nước Mỹ, cho bất cứ người hàng xóm Mỹ nào, nếu có ngửi thấy thì cứ việc thắc mắc không hiểu đó là mùi vị gì?

Tôi tắm rửa, chăm sóc cho thằng cu Tí, và nhất là tôi không đón chồng đi làm về bằng bộ quần áo xốc xếch, bằng mái tóc lù xù, vì đã nằm vùi trên ghế sa lông suốt mấy tiếng đồng hồ, với gương mặt còn vương nước mắt ,và không bắt anh phải nghe tôi kể lể những tình tiết trong cuốn phim mà anh chẳng hề quan tâm .Thay vào đó là những lời hỏi han anh, âu yếm anh, để anh quên đi những mệt nhọc và bực bội nếu có trong sở làm.

Tôi trở nên gọn gàng hơn, linh động hơn. Những thay đổi làm chồng tôi nhận ra ngay:

- Lúc này trông em trẻ ra và xinh ra đấy, về đến nhà thấy cu Tí sạch sẽ, vui chơi, thấy nhà cửa tươm tất. Anh rất cám ơn em.

Tôi xúc cảm đến rơi nước mắt, làm anh ngạc nhiên:

- Sao em lại khóc? Em mới coi phim Hàn Quốc hả?

Tôi vẫn rưng rưng:

- Em trả hết phim Hàn Quốc mấy ngày nay rồi. Em khóc vì sung sướng, bây giờ em mới biết không có chuyện tình trong phim Hàn Quốc nào đẹp và đáng giữ gìn bằng tình anh và em trong ngôi nhà này.

Dù sao cũng ảnh hưởng phim Hàn Quốc sau mấy năm dài luyện phim, giống như một cảnh nào đó mà tôi đã coi, tôi chạy đến ôm lấy chồng, gục đầu bên vai anh một cách âu yếm và nũng nịu, như để tạ lỗi cùng anh.

Còn anh, chẳng hề coi phim Hàn Quốc, thế mà cũng tình tứ hôn lên mắt tôi y như trong phim:

- Thôi em đừng khóc nữa, hãy tha lỗi cho anh những lúc đã bực mình cằn nhằn hay giận dỗi em, nhé ?

Sau phút giây hoà đồng, thông cảm, tôi ra dọn cho chồng bữa cơm chiều với những món anh ưa thích mà tôi vừa mới chiên bốc mùi ngào ngạt ngoài sân.

Thằng cu Tí hai tuổi rưỡi của chúng tôi, không biết vì đói bụng, muốn cho mau lẹ, hay vì “biết điều” để cho bố mẹ chăm sóc nhau ? nó tự động lon ton đi ra tủ lạnh lấy chai sữa đã đầy sẵn và ra ghế sa lông nằm vắt chân lên bú ngon lành.

Nguyễn thị Thanh Dương

User avatar
saohom
Posts: 2240
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Mời Xem một đoạn phim ngắn về khi người dân lên tiếng.

Daring To Speak Out Viet Nam


User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Nguy cơ sóng thần mới tại Thái Bình Dương

Image
Tâm chấn cơn động đất nằm ở gần Vanuatu. Ảnh: Reuters.

Các quốc gia Thái Bình Dương lại hoảng hốt trước nguy cơ xảy ra sóng thần vào hôm nay, sau khi hai cơn động đất lớn dưới đáy biển xảy ra.


Người dân chạy náo loạn lên các vùng đất cao để tránh nguy cơ những con sóng chết người ập tới.

Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã đưa ra cảnh báo sóng thần với 11 quốc gia, trong đó có Papua New Guinea, Fiji, Vanuatu và New Caledonia.

Trung tâm dự báo tại Hawaii cũng cảnh báo sóng thần cho các nước ở phía tây Thái Bình Dương, bao gồm Australia, New Zealand, Indonesia và Samoa - nơi hơn 150 chết vì đợt sóng thần vào tuần trước.

Tuy nhiên, đến cuối ngày, cảnh báo sóng thần đã được hủy bỏ sau khi các chuyên gia ghi nhận chỉ có những cơn sóng nhỏ xuất hiện sau động đất.

Tuy vậy, các quan chức tại New Caledonia - một vùng của Pháp - cũng đã kịp sơ tán người dân lên các vùng đất cao hơn. Trước đó, cả quốc gia đã chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt với một cơn sóng thần sẽ xảy ra vào lúc 11h15 sáng (giờ địa phương) vào hôm nay.

Trung tâm cảnh báo sóng thần tại Hawaii cho biết vẫn cân nhắc để xem có nâng mức cảnh báo không, sau khi hai trận động đất xảy ra dưới đáy biển nằm giữa Vanuatu và quần đảo Solomon, với cường độ 7,8 và 7,3 độ Richter.

Phát ngôn viên của Bộ xử lý khẩn cấp và bảo vệ dân sự của New Zealand cũng cho biết đã khuyến cáo người dân không ra bãi biển hoặc đi tàu ngoài khơi. Cơ quan này cũng đang chờ đợi thêm thông tin để thực hiện các biện pháp tiếp theo.

Một người dân ở làng Luganville ven biển phía nam đảo Espiritu Santo của Vanuatu cho biết cơn địa chấn đã làm rung chuyển cả ngôi làng, nhưng chưa có báo cáo nào về mức thiệt hại hay sự gia tăng mực nước biển.

"Mọi người đều hoảng sợ và chạy náo loạn ra đường phố", Florence Cari cho Reuters biết. "Mặt biển không thay đổi nhưng chúng tôi không biết liệu có gì xảy ra không".

Ngay trước khi xảy ra động đất ở Thái Bình Dương, một cơn rung chấn 6,7 Richter cũng xảy ra ở phía đông nam quần đảo Sulu của Philippines, nơi vừa bị tấn công bởi một cơn bão mạnh làm chết ít nhất 22 người.

Diệu Minh

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Image

Cướp Đất ở Trường Yên

Trần Khải Thanh Thủy
5 giờ sáng cả thôn Nhật Tiến xã Trường Yên còn chìm trong giấc ngủ say nồng sau một ngày làm việc miệt mài, căng thẳng bỗng tiếng loa dội lên ở khắp làng: Alô! alô, đề nghị các đồng chí, các tổ, nhóm vào vị trí đã bàn định để lập tức triển khai kế hoạch cưỡng chế đất khu đồng trũng Vũng Voi. Ai có danh sách ở cổng nào vào ngay cổng đó. Alô, alô

Lập tức tất cả chồm dạy, lao ra đồng, bất kể trời đã vào thu se lạnh và đang mưa dầm dề vì ảnh hưởng của cơn bão số 9, dội từ Miền Trung ra. Dăm bảy trăm người nằm trong danh sách 97 hộ được đảng uỷ và chính quyền xã "quan tâm ưu ái", đưa vào diện quy hoạch với giá "đặc biệt": 54.000 đồng /1m2, trong đó có 68 hộ đã dại dột hiến đất cho xã, còn lại 29 hộ cứng đầu cứng cổ, nhất định không chịu bán, với lý lẽ vô cùng xác đáng:

Không bán, bao nhiêu công lao thành tích bị đảng và chính phủ cướp trắng rồi, giờ gia tài duy nhất để lại cho con là mảnh đất nuôi thân. Bán đi để bốc đất mà ăn à?

Dù cán bộ xã cử nhân viên, cán bộ địa chính, trưởng phó thôn đến từng nhà ngọt nhạt xui dại, nhưng 29 hộ này kiên quyết:

Thà chết quyết giữ đất cho con, bán để như nhà nọ nhà kia, nhận về 19 triệu 500 nghìn đồng một sào, con cáu cha, vợ cằn nhằn chồng, rồi anh em dâu rể trong nhà cắn cấu lẫn nhau vì đồng tiền rẻ mạt ấy à? Mất cả sào đất, xã chẳng bù cũng chẳng đền cho đồng nào, chỉ bố thí chưa đầy 20 triệu, bằng 2 m2 giá thị trường hiện tại, dại gì mà bán? Rồi:

Dào ôi - Xã cứ tưởng chỉ toàn "dân ngu, cu đen", nên xã sui gì dân cũng phải nghe à?

Không nghe thì đất còn nhiều
Nghe vào đất đã ...đi tiêu mất rồi

Còn đất 10% ưu tiên cho các hộ gia đình chính sách, khó khăn nữa. Cán bộ chèo kéo

Phải! Bà con bốp chát: - Mua 54.000 1 m2 đất của dân, vừa đủ dăm cân gạo thường nấu cháo loãng cầm hơi trong vài ngày, sau đó sẽ được xã "cầm cân nẩy mực", "đèn trời soi xét", gia đình nào đông nhân khẩu, có thành tích đóng góp từ trước đến nay, hoặc gia đình chính sách, người tàn tật, neo đơn được mua lại 10% diện tích đất xã bán với giá ưu đãi: 3 triệu 600 nghìn đồng 1 m2 đất, đắt gấp 70 lần khi mua...Không hiểu xã ăn gì mà tham thế, còn người dân cứ chịu lép một bề, phải ăn cứt gà sáp mãi hay sao?

Nếu gia đình không bán theo thoả thuận của xã, sẽ phải nộp phạt hành chính 300 nghìn đồng một hộ.

Nộp thì nộp chứ sao? Thà bị xã cướp 300 nghìn còn hơn bị mất cả cơ nghiệp 5 đời 10 đời.

Và bây giờ là kết quả nhỡn tiền, không đối thoại với dân bằng miệng lưỡi trơn tuột, dẻo kẹo, cũng như không sui người dân ăn cứt gà sáp được, chính quyền xã được sự tiếp sức của cán bộ huyện, tỉnh và công an thành phố, đối thoại với dân bằng chuyên chính vô sản.

Khắp khu đồng trũng Vũng Voi dài rộng hơn 8.000 m2 đất bị quây kín bằng hàng rào người, hàng rào tôn, cao 3 m2. Sáu trăm công an, lăm lăm trên tay dùi cui, lựu đạn xịt hơi cay, còng số 8, máy rà mìn, đứng đen đặc như kiến cỏ trước ngày giông bão. Bên cạnh là lực lượng dân quân tự vệ, cánh an ninh xã, hội phụ nữ, cán bộ y tế cùng 3 con bec giê to, cao bằng cả con bê, lồng lộn hung dữ giữa hàng rào công an và đám bà con dân làng. Có vẻ như tất cả kế hoạch đã được dựng lên chu đáo đến từng chi tiết. Từ dùi cui, lựu đạn, đến xe tải, xe con, xe cơ giới, xe ủi, máy xúc, máy ngoạm, tổng cộng 40 chiếc các loại, cho đến cả mảnh vải cầm tay, chứng tỏ một sự tinh nhuệ của đội quân cướp ngày, theo đúng khẩu hiệu đảng nêu: "Không cho chúng nó thoát, không cho chúng nó thoát, công an đã bao vây là dân chúng hết đường lui".

40 xe, chỉ thiếu duy nhất một loại xe cứu thương vì địa bàn cưỡng chế đất nằm ngay cạnh khu trạm xá, nên chỉ cần cử vài cán bộ y tế ra hiện trường, vài người ở lại trạm trực, có gì giải quyết nhanh gọn dứt điểm là xong.

Riêng hội phụ nữ xã đóng vai trò đặc biệt quan trọng, vừa tuyên truyền cổ động vừa giúp dân nhổ lúa, hoa màu trên lô đất trong diện quy hoạch( được mua lại không chịu bán) vừa nhảy vào cầm vải "che râu" bác, mỗi khi có chị em nào uất ức tụt quần, giở vũ điệu truyền thống, "phơi râu mặt hồ", để "bác" không bị nhiễm lạnh, cảm hàn trong điều kiện mưa lũ miền Trung, vừa không ảnh hưởng tới mỹ quan khu đồng trũng, khỏi cản trở kế hoạch thi công:

A lô! A lô! Từ nhiều tháng nay, chính quyền xã đã chủ động đối thoại với dân, mong người dân nhận tiền, nhượng đất để thực hiện dự án với công ty trách nhiệm hữu hạn Thăng Long, nhưng người dân không chấp nhận đối thoại nên hôm nay xã buộc phải thực hiện lệnh cưỡng chế. Đề nghị bà con nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu, ai cố tình chống lại sẽ phải ra trước vành móng ngựa, chịu sự trừng phạt của pháp luật như trường hợp của các xã Ngọc Hoà và Mỹ Hải trước đó, a lô alô... Bên cạnh đội quân tóc dài, lưỡi dài nhưng óc ngắn đang lu loa theo lệnh đảng cướp, là chủ tịch xã Nguyễn Hữu Thái- một chân dung điển hình của thời đại đồ đểu Hồ Chí Minh, cũng ra sức thể hiện vai trò cốt cán của mình nên ra sức chĩa loa về mọi phía, hùa theo đám "kinh nguyệt không đều" hô hào:

Đề nghị các đồng chí chú ý, chặn các ngả đường, không cho ai vô cớ tràn vào ruộng, ảnh hưởng tới tốc độ cưỡng chế.

Trong khi người dân bị cấm quay phim, chụp ảnh, thì tất cả các máy ảnh, máy quay của chính quyền cộng sản lại được phát huy tối đa hiệu quả... Biết rõ sức mạnh đồi bại của độị ngũ đánh thuê này, đứng giữa bầy chó người - người chó, trang bị vũ khí, súng đạn tận răng, tên Thái ra sức hô hào:

Đề nghị các đồng chí công an chú ý, dắt ngay những người không có nhiệm vụ ra ngoài. Đề nghị các phóng viên đài truyền hình quay gần cho rõ mặt, bắt lấy những người chống đối.

Đám con cháu nội ngoại , thương ông bà tiên tổ nằm lại khu đồng này từ hàng chục năm nay tranh thủ nhào xuống ruộng thắp hương cho ông bà cha mẹ để trấn an tinh thần người qúa cố cũng bị hệ thống máy ghi hình và tên chủ tịch bán linh hồn cho đảng cướp, rêu rao:

Đề nghị bà con ra ngay khỏi khu vực cánh đồng để anh em làm nhiệm vụ, cấm không được phép đi lại thắp hương trong khu vực, yêu cầu các đồng chí dân quân tự vệ lôi người thắp hương ra ngoài v.v và v.v Vừa chạy tắt qua vườn, nhào ra ruộng, vập phải hai lớp rào người , rào tôn, số đông bà con khựng lại, trung bình cứ 100 mét lại có một cổng rộng một mét đông đặc người...Từ cổng bưu điện, cổng trạm xá, cổng nhà văn hoá, cổng đồn mộc, cổng bà Ly, cổng trên đường 29 ...tất cả tám cổng, mỗi cổng tập trung từ 20 đến 50 người, để ngăn cản bà con tràn vào khu ruộng của mình theo đúng mô hình của lãnh đạo Trung hoa năm 1979 tại khu vực biên giới phía Bắc: Lấy thịt đè người.

Một số ít quên chết lăn xả vào ruộng của mình, lập tức bị cả rừng dùi cui xông lên, lăm le, xua đuổi, quật xuống. Đầu tiên là chị Trịnh thị Hằng 53 tuổi, mẹ của 6 đứa con, mọi thu nhập của gia đình 8 người đều trông vào hai bãi ruộng, một ở khu đồng trũng Vũng Voi chuyên trồng màu, trồng lúa, một ở khu Yên Ngựa chuyên trồng đào, hôm nay cũng lọt vào tầm ngắm của bọn cướp ngày Trường Yên.

Mắt nhắm, mắt mở từ trên giường, lao xuống đất, chạy tớn ra đồng theo tiếng loa, từ xa chị Hằng đã nhìn thấy 5, 7 đứa con gái trong hội phụ nữ xã nhảy vào ruộng nhổ lúa của mình, nghĩ đến nồi cơm của cả nhà có nguy cơ mất trắng vào tay bọn cướp cướp cạn, chị hộc lên như một con thú bị thương, nhảy đại xuống, giật tóc, dìm đầu mấy con nữ tặc xuống ruộng, la lên:

Sao chúng mày dám cắt lúa nhà tao?

Lập tức chị bị cả đám công an, dân quân sao đỏ ùa xuống, vung dùi cui, quát:

Chị lên ngay, lên ngay nếu không chúng tôi bắt buộc xử lý Xô đẩy vật lộn, giằng kéo, kiên quyết không chịu rời ruộng, nhưng thân phận chị Dậu bé nhỏ như chị, lại bị cả mấy chục thằng lý trường, mặt nạc đóm dày nhảy vào đánh hôi . Không thể nào trụ nổi, chị bị đuổi dạt xa khỏi ruộng cả mấy chục mét, toàn thân trạt bùn đất , tay chân run bắn, tim đập loạn nhịp, thở không ra hơi, người lảo đảo chực ngã, chị đành ngồi thụp xuống bờ ruộng ,dấm dứt khóc vì bất lực, uất hận. Ngay bên cạnh thửa ruộng nhà chị là ông Trần văn Tiến nằm ngửa giữa ruộng , mặt xám xanh vì bị dùi cui đánh, đang uất ức hét lên:

Ối đảng ơi, chính phủ ơi, sao chính phủ nỡ cướp đất của dân thế này?

Bị cả rừng phương tiện gây án giết người theo phương cách giáo dục của đảng vây quanh, ông giơ thẳng tay vào mặt kẻ vừa dí dùi cui vào ngực mình khiến ông bật ngửa giữa ruộng, cố kiết hét lên:

Mày vừa đánh tao một cái rồi nhớ, mày có giỏi cứ đánh chết tao đi, tao nằm thẳng cẳng ở đây cho mày đánh đây này.

Con dâu ông là Nguyễn thị Lan, thấy bố chồng bị đánh vô cớ xông vào lập tức bị tên chủ tịch xã chõ miệng vào loa kêu gọi:

Bắt lấy kẻ chống đối, chị mặc áo trắng kia kìa, bắt lấy.

Lập tức những con thú đội lốt người theo tiếng loa của đồng bọn quây lấy chị, xô đẩy đấm đạp làm chị ngã sấp ngã ngửa, rách toang cả vạt áo trắng đang mặc trên người, không cho chị làm một động tác đơn giản là cúi xuống nâng bố chồng dạy.

Khi bà vợ già của ông đến kêu gào, khóc lóc thì cả đám ruộng trồng rau và trồng lạc đã bị đám đầu trâu, mặt ngựa quần nát. Ác độc và tàn bạo hơn cả cơn bão số 9 đã và đang quần nát miền Trung.

Nhìn ông chồng già nằm thẳng cẳng, con dâu bị đấm đạp ngã dúi ngã dụi, đau đớn không dạy nổi, đám rau cải xanh rờn, chiều chiều bà ra công tưới tắm, vừa kịp bán lứa đầu, nay nát bét, bà ôm mặt khóc rưng rức:

Ôi trời cao đất dày ơi, ối ông bà ông vải ơi! Từ nay cả nhà tôi sống bằng gì?

Không cần thiết phải trả lời câu hỏi qúa thừa thãi, vu vơ của bà, cũng không cần để tâm tới cảnh dở sống, dở dở chết của ông Tiến và chị Lan, đám giặc cướp quay sang bãi ruộng khác để tiếp tục làm cỏ dân làng, cố xứng đáng với số tiền 100.000 đồng mà chúng được chủ cướp đất - tức công ty thương mại Thăng Long thuê.

Đang vơ vẩn trong nhà, bà Nguyễn Thị Hồng chợt nghe tiếng người làng gọi:

Bà Hồng ơi, ra đi, người ta cắt hết lúa nhà bà rồi !

Bàng hoàng, đau đớn, quên cả tuổi 62 la đà bệnh tật, quên cả cái chết của chồng đang đè nặng con tim mình, bà lật đật sấp ngửa chạy ra, miệng la lớn:

Cha tiên sư bố chúng mày , lúa tao còn xanh mà, sao chúng mày giở trò ăn cướp?

Ngay lập tức, bà bị đám lưu manh côn đồ , nhân danh là "bạn dân" lôi bà từ trên cao xuống, không cho bà đứng dậm chân nơi bờ ruộng chu tréo, chửi cha chúng nó...Từ đó bà đi một bước, chúng chặn một bứơc, bà đi xuôi, chúng chặn ngược, bực bội bà phải hét lên:

Tiên nhân bố chúng mày, phải để cho tao gặp người có trách nhiệm hỏi cho ra lẽ chứ. Đất tao bỏ tiền mua, có giấy tờ sổ đỏ do chủ tịch huyện Bùi Anh Tỉnh ký đàng hoàng, tao không bán, không cho, sao tự dưng chúng mày cướp trắng, hở ?

Đáp lại thái độ bực bội phẫn uất của bà, một tên công an trâng tráo đáp:

Bà nói với chúng tôi điều ấy làm gì , ra mà hỏi chủ tịch xã.

Bà trợn mắt, tấm thân gầy guộc run lên:

Thế thì chúng mày xéo đi để tao ra hỏi thằng Nguyễn Hữu Thái xem, nó chui ở đâu ra mà phản dân, hại làng đến mức này, hả? Trong khi vợ con nó nhà lầu xe hơi, ăn trắng mặc trơn, mua đất Hà Nội, sổ tiết kiệm hết quyển này quyển khác, thì bà con nhân dân chúng tao còn mảnh ruộng cuối cùng cũng không giữ nổi cho mình à? Tao có bán đâu? Chúng mày gạ gẫm bao nhiêu lần tao đã bảo : - Có trả 300 triệu một sào tao cũng phải cố giữ để cho con cơ mà, huống hồ chưa đầy 20 triệu. Bây giờ không ăn được thì chúng mày giở trò cướp hả... Tránh ra cho tao đi!

Cả vòng vây của quỷ đảng Việt Nam, quỷ đảng công an lập tức quây kín bà, một tên dằn giọng:

Tất cả đang làm nhiệm vụ, bà không được quyền đi đâu cả

Nhiệm vụ gì? Bà trừng mắt, đay đả: - Nhiệm vụ cướp hả, hay hớm nhỉ? Đời cha chúng mày ăn mặn hay sao mà chúng mày khát nước, khát tiền thế hả, ăn quẩn cả vào nguồn lợi sinh sống cuối cùng của bà già, con trẻ mà không biết nhục à? Đồ chó kia?

Mặc, đám không óc, không tim vì đã bị phong bì 100.000 đồng chặn ngực, kiên quyết giữ chặt bà giữa ruộng như Từ Hải bị lũ quân hèn nhát của triều đình quây chặt trong vây.

Trận cướp 4-3* bị thất bại ê chề, còn để lại dư vị cay đắng cho tên chủ thầu Nguyễn Hữu Ánh, vì vậy, lần này được chính quyền hỗ trợ, hắn quyết tâm làm đến nơi đến chốn, bỏ cả tiền tỉ để mua hàng nghìn mét tôn, bắn ốc vít, dựng hàng rào cao ngút đầu người, còn bỏ tiền mua từ chủ tịch huyện Trần Vũ Lâm( kẻ đứng đầu băng đảng cướp đất của 29 hộ dân hai thôn Phù Yên và Nhật Tiến lần này) cùng cả một guồng máy an ninh hàng trăm tên, vũ khí đầy người...Theo lời bà con phản ảnh, cũng là theo cách tính lạnh lùng của hắn : "Có đất là có tiền mà có tiền là có tất cả". Dù phải bỏ ra vài tỷ bạc để nuôi đội quân cướp phá chuyên nghiệp khổng lồ, nhưng chỉ cần cướp không vài mảnh đất của bà con, hắn đã có cả chục tỷ rồi. Huồng hồ gần 8.500 m2 đất của khu đồng trũng Vũng Voi và vài nghìn m2 ở xứ đồng Yên Ngựa, nơi bà con chuyên trồng đào, trồng hoa giống và cây cảnh nữa, làm gì chả thắng? Vì vậy cờ máu đã trong tay, tội gì mà không phất thành tiền thành bạc? Dù mỗi lần phất cờ cướp đất như thế này hàng nghìn sinh mạng phải chết đói, chết khổ, chết bệnh, dặt dẹo, vạ vật nơi đầu đường, xó chợ, làm thuê, làm mướn qua ngày cũng mặc. Hắn đã qúa quen với lời người dân truyền khẩu:

Ăn mày là ai, ăn mày là ta
Bị đảng cướp đất, hóa ra ăn mày

Không thể để đảng bóc lột mình, thì hắn phải làm theo đảng, bóc lột dân thế thôi. Đằng nào chả thế, hắn không mua đảng, cướp đất của dân thì sẽ có tháng khác đứng ra làm việc này. Thời này là thời ăn cướp mà, cướp thì sống, chống thì chết. Vậy thì tội gì không cướp để mà sống, mà tồn tại, mà làm giàu... Dù phải nuôi béo lũ sâu mọt của các cấp chính quyền nhưng hắn vẫn được chính quyền bảo vệ kia mà.

11 giờ, thêm 4 người bị đánh, bắt trói đưa ra ngoài trụ sở công an huyện chương Mỹ. Đó là các chị Trần thị Nụ con gái ông Trần văn Tiến, người không cam tâm nhìn cảnh bố và chị dâu bị đánh dã man, cảnh mẹ khóc trong khu ruộng nhà bị tàn phá, nên đã ra mặt phản đối sự phát xít, dã man của chính quyền. Ba người còn lại là ba chị em ruột: Đỗ thị Thắm, Đỗ thị Thương và Đỗ thị Thuỷ, con gái chị Trịnh thị Hằng. Vì xót cho công lao hàng chục năm gây dựng của cả nhà trên mảnh đất 400 m2 trồng 300 gốc đào và hàng nghìn cây hoa giống với giá tiền nửa tỉ đồng tiền đầu tư, thu hoạch, sắp mất trắng vào tay bọn cướp mà lăn xả vào giữ đất, giữ đào, nên đã bị lũ sát nhân dùng dùi cui điện đánh ngã rồi lôi đi

Trong phút chốc cả vườn đào đã bị san phẳng. Hình: DLT
Giặc mạnh, dân yếu, giặc được đảng trang bị tận răng, lại thêm bao nhiêu trái tim chó cùng gầm ghè lồng lộn, trong khi người dân chỉ có tay không. Vì thế đến đầu giờ ngọ, số đông bà con hậm hực, nghẹn ngào đứng nhìn tài sản đang dần rơi vào tay bọn cướp, số ít không đang tâm ở lại, dắt díu nhau lên trung ương kêu gào, trong khi người còn trạt bùn đất, nét mặt còn đọng nguyên dấu vết của sự vật lộn, người hơ hoảng, ngơ ngác, người căm uất trào sôi trước những gì vừa kịp chứng kiến trên mảnh đất cha ông...Tất cả lặng lẽ cúi đầu trong tiếng nấc, giữa mưa giông nức nở, tuôn trào.

Hà Nội - Hà Tây 10-2009
Trần Khải Thanh Thủy (Lược thuật)

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Mùa thu vàng rực rỡ tại Anh

Nắng vàng phủ bóng trên những hàng cây đỏ rực sắc thu.
Nhiều nơi tại nước Anh đang ở trong giai đoạn đẹp nhất trong năm với khí hậu trong lành, mát mẻ.

Image
Con gà gô đỏ soi mình dưới mặt nước phủ đầy bóng cây đỏ rực ở công viên Wakehurst Place, Sussex.

Image
Thiếu nữ thả hồn trước hàng cây phong rực rỡ sắc vàng, tại Westonbirt Arboretum.

Image
Ánh nắng ấm áp hắt lên những tán lá cây rực rỡ ở Kew Botanical Gardens.

Image
Du khách tản bộ dưới hàng cây cao tít tại công viên Calderstones, Liverpool, khi lá cây đang dần chuyển màu sang thu. Ảnh: PA.

Image
Đôi vợ chồng dắt tay nhau đi dạo trong công viên Wakehurst Place ở Sussex.

Image
Mùa thu đỏ rực rỡ tại vườn Exbury ở Hamsphire.

Image
Em bé vui đùa giữa vườn hoa sặc sỡ sắc màu tại Shaftesbury gần Dorset. Ảnh: BNPS.


Image
Mùa thu cũng là khởi đầu của mùa sinh sản của hươu nai, tại công viên Richmond, London.

Image
Con thiên nga bơi lội giữa mặt hồ ấm áp và ánh nắng mùa thu tại Kew Botanical Gardens.

Image
Đôi bạn trẻ đọc sách dưới tán lá cây vàng rực.

Diệu Minh (ảnh: Telegraph)

muoiot
Posts: 100
Joined: Sat Sep 19, 2009 6:52 pm

Post by muoiot »

Nhà văn phản kháng Romania chiếm giải Nobel Văn Chương

Image
Hình bên: Nhà văn Herta Mueller trong cuộc họp báo sau khi được tin thắng giải Nobel, hôm 8 Tháng Mười.
Giải Nobel trao cho bà Mueller, từng bị truy tố vì mô tả tiêu cực đời sống thời cộng sản,
được xem là có ảnh hưởng việc kỷ niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ. (Hình: AP Photo/Herbert Knosowski)
STOCKHOLM, Thụy Ðiển (AP) - Nhà văn nữ Herta Mueller, một người Ðức sinh ở Romania từng bị truy tố vì mô tả đời sống trong chế độ cộng sản, hôm Thứ Năm chiếm giải Nobel Văn Chương 2009.

Bà Mueller, một người thuộc nhóm dân thiểu số Ðức ở Romania, được vinh danh nhờ công trình mà, “với sự cô đọng của thơ và sự thẳng thắn của văn xuôi, mô tả hoàn cảnh của những người bị tước đoạt quyền sở hữu,” Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển nói.

Bà Mueller, 56 tuổi, khởi đầu sự nghiệp của bà vào năm 1982 với một tuyển tập các truyện ngắn nhan đề “Niederungen,” mô tả đời sống cơ cực tại một ngôi làng nhỏ nói tiếng Ðức ở Romania. Tuyển tập nhanh chóng bị chính phủ cộng sản kiểm duyệt.

Vào năm 1984, một phiên bản không bị kiểm duyệt được chuyển lậu sang Ðức, nơi nó được xuất bản và được độc giả đọc ngấu nghiến. Tác phẩm “Oppressive Tango” tiếp nối ở Romania nhưng cuối cùng bà bị cấm xuất bản bên trong Romania vì sự chỉ trích của bà nhắm vào chế độ của nhà độc tài Nicolae Ceausescu và lực lượng mật vụ Securitate đáng sợ của chế độ.

Bà Mueller là người Âu Châu thứ ba liên tiếp và là người Ðức thứ 10 chiếm giải Nobel Văn Chương.

Thủ Tướng Ðức Angela Merkel ca ngợi công trình của bà Mueller, gọi đó là “văn chương xuất chúng” được rút từ kinh nghiệm sống dưới một chế độ độc tài.

“Ngày hôm nay, 20 năm sau khi bức tường sụp đổ, đó là một thông điệp tuyệt vời rằng một công trình văn chương đáng giá như vậy về kinh nghiệm sống này đang được vinh danh với giải Nobel Văn Chương,” bà Merkel nói với các phóng viên.

Bà Mueller di cư tới Ðức cùng với chồng bà vào năm 1987, hai năm trước khi lãnh tụ Ceausescu bị hạ bệ giữa sự sụp đổ lan rộng của các chế độ cộng sản trên khắp Ðông Âu.

“Giải thưởng này là một sự thừa nhận của quốc tế về sự đàn áp đã xảy ra ở Romania và Ðông Âu,” theo lời diễn viên Ion Caramitu người Romania, một người chống cộng và từng đứng trên một chiếc xe tăng đi tới đài truyền hình ở Bucharest trong cuộc nổi dậy năm 1989.

Hầu hết các tác phẩm của bà Mueller đều viết bằng tiếng Ðức, nhưng vài cuốn đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, gồm những cuốn “The Passport”, “The Land of Green Plums”, “Traveling on One Leg”, và “The Appointment”.

Bà Mueller là phụ nữ thứ 12 chiếm giải Nobel Văn Chương. Trong số những phụ nữ thắng giải gần đầy có Elfriede Jelinek người Áo vào năm 2004 và nhà văn Anh Doris Lessing vào năm 2007.

Giải thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Ðiển, tương đương 1.4 triệu đô la Mỹ. (n.n.)

Post Reply