Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

khieulong wrote:Trận Chiến Cờ Vàng Tại UTA Hoàn Toàn Thắng Lợi



Trân trọng báo tin mừng đến qúi cộng đồng người Việt tị nạn trên thế giới .

Trường đại học UTA đã thông báo cộng đồng Dallas và Fort Worth cho biết cờ VC tại UTA đã bi, hạ xuống sáng hôm nay 10-5-2006 lúc 10:00 AM. Trận chiến hạ cờ VC tại UTA hoàn toàn đã thắng lợi.

Cao Chánh Cương
Cám ơn anh Long đưa tin vui, nhưng Cờ Vàng cùng với 123 lá cờ Quốc Gia khác cũng bị kéo xuống luôn.

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Mùa hạ, và một bài thơ trốn học… Mùa hạ đã về thật rồi. Tháng năm, mà có bữa trời ui ui, nửa mưa nửa nắng. Trời còn nuối những hạt mưa mùa xuân nên đất và người hình như cũng đồng tâm cảnh. Ngồi ở một góc cafeteria trong khuôn viên đại học buổi trưa, tự nhiên liên tưởng đến những ngày xưa cũ và thấy thời gian đi qua thật lẹ. Một năm qua đi, lại mùa tốt nghiệp. Rồi, trong campus sẽ lại vắng lặng. Những con đường sẽ vắng vẻ nên thơ hơn. Một chu kỳ lại đến, vùn vụt. Mới đó mà đã mấy chục năm…


Thế mà, có lúc tôi muốn trẻ lại. Như khi một mình loay hoay làm thơ. Hay, lười nhác là lúc này, ngồi vơ vẩn nhìn những chiếc lá đang xao xác cuốn theo cơn gió trên mặt đường lát đá dưới kia. Có một vài vần thơ vừa lẩn quẩn trong đầu. Nhưng không phải của tôi, của những giây phút thơ nẩy trong đầu. Mà thơ của một thi sĩ khác, người mà nhà thơ Trần Dần đã yêu thích nhất, vì là nhà thơ tượng trưng đầu tiên của văn học Việt Nam với các tác phẩm ”Mê Hồn Ca”, ”Đường Vào Tình Sử “.


Nhà thơ Đinh Hùng.

Khi còn sống, Đinh Hùng đã viết những dòng chữ thật tình cảm về những người đã qua, những hình tượng đã vắng trong “Đốt Lò Hương Cũ“. Có những tâm cảm, hình như giống hệt với những người lớp sau, dù, bây giờ, đời sống có khác, và tâm sự cũng chẳng phải là y nguyên thuở đó. Dường như, có một chia sẻ suy tư nào, dù khoảng cách không gian thời gian vời vợi xa :

“... Chúng ta, những người đang sống hôm nay, những người chưa từng đặt bước vào cõi chết và củng chưa đi tới chặng đường tận cùng của cuộc sống chúng ta sẽ cách biệt với họ biết chừng nào, nếu không còn lại đây một chút phần hồn trên vài trang sách cũ, một chút vang bóng trên vài nét bút xưa, một thoáng nghi dung qua nhiều kỷ niệm.


Đối với những người bạn văn nghệ đã khuất bóng, thân hoặc sơ, tôi đều cảm thấy một mối giao tình thắm thiết. Những linh hồn ở bên kia trần lụy hình như bao giờ cũng sẵn sàng dành cho chúng ta những cảm tình tri ngộ trân trọng và quý báu hơn cả những người bạn thâm giao ở cõi trần gian…”


Tôi không nghĩ như nhà phê bình Uyên Thao đã viết về Đinh Hùng khi nhìn thi sĩ bằng con mắt nghiêm khắc thuần lý trí. Nếu nhìn Đinh Hùng từ hai thi tập tiêu biểu, chúng ta nhìn thấy rất rõ những chuyển biến tư tưởng. Một khởi từ “Mê Hồn ca”, của cõi riêng sơ khai loài người, của những tâm tình hoang dại, của những thần tượng mờ ảo, của những khuôn trời mê đắm, của ngôn ngữ phát nguồn từ rung cảm của một cõi sống nào khác với đời sống hiện nay. Một trong “Đường vào Tình Sử”, của một phương trời tuy gần cận trong cuộc sống nhưng đầy những bâng khuâng tiếc nuối, của một thời ký vãng đã qua, của những chuyện tình không bao giờ tàn phai trong tâm thức. Không phải Đinh Hùng trốn lánh cuộc sống mà, chính bằng thi ca, ông đã đi tìm thế giới miên viễn của tâm tư, của trái tim muôn đời không bao giờ ngừng đập. Và nếu kể thêm, với bút hiệu Thần Đăng trong mục “Đàn ngang cung” thì làm sao với một người né tránh cuộc sống lại có những vần thơ tích cực nhìn vào cuộc sống, để tìm trong cuộc sống những chất liệu cho những vần thơ phê phán cuộc đời..


Nhà phê bình văn học Uyên Thao đã viết trong “Thơ Việt hiện đại 1900-1960” những dòng về Đinh Hùng và những thi nhân cùng thuộc phái tượng trưng như sau:


“Gồm những thi gia nuôi dưỡng quan niệm sống là hưởng thụ, sợ gánh vác việc đời. Những người này đã phổ lên giấy ý tình hay mộng ảo của một lớp người bạc nhược không dám nhận sự có mặt của mình trong xã hội-khi đắm đuối trong khoái lạc Tiêu biểu nhất là Đinh Hùng, một thi gia cùng lớp Trần Dần, Huyền Kiêu, Phạm Hầu, Trần Thanh Đạm, những người của ngưỡng cửa giai đoạn phân hóa, và tàn cuộc giai đoạn nền móng 1930-1945.


Không nhận sự hiện diện của mình trong xã hội, họ, hoặc tạo ra một thế giới riêng với những hồn ma vơ vất, hoặc lui lại với những con người của Cô Tô Đài, của thời mà nụ cười Bao Tự làm kiệt sức bao quân tướng của chư hầu… Cũng đôi khi họ nhắc lại những chuyện tâm tình của họ ở cái xã hội loài người, nhưng con người tình cảm cũng như tư tưởng của họ đã bị khói sương quyến rũ nên người đọc còn thấy lờ mờ dáng dấp của một truyện Liêu Trai xa xôi, u uẩn …”


Ngôn ngữ của thơ Đinh Hùng ở riêng một vị trí, mà trong đó, thanh âm và mầu sắc, hòa trộn với nhau thànhmột cõi thơ có những nét bồng bềnh sương khói, của những dụng công của nghệ thuật tạo thành. Thiên nhiên, có khi là những môi trường bí hiểm, của những mê đắm dữ dội, của hoang sơ không có vết chân người như trong Mê Hồn Ca. Nhưng, thiên nhiên có khi là những hoa bướm của một thời bâng khuâng, của nỗi nhớ bàng bạc, của hơi thở đất trời hòa nhịp với tim nhịp con người trong Đường vào Tình Sử.


Thơ Đinh Hùng có nỗi tha thiết, của cõi hồn lãng mạn, của những lửa ngọn lúc nào cũng ngầm ngầm chờ lúc cháy bùng. Ngọn lửa ấy, như thắp bằng nỗi khao khát dị thường của người đi tìm kiếm những gì chẳng hiện hữu trên thế gian. Có những con đường dẫn đến nẻo hoang sơ, có không gian khởi đi từ nguyên thủy và thời gian là những khoảng trống hun hút. Câu thơ như vọng từ bước chân mà đi và đến không còn phân biệt, khi người và cảnh, khi linh hồn và thân xác ở trong tình trạng phân đôi nhưng xa lạ với nhau trong khoảng cách vời vợi của những kích thước ba bốn chiều có lúc đối kháng nhau có lúc hòa hợp nhau…


Trong tập thơ Mê Hồn Ca, có những bài mang ngôn ngữ của một thế giới nào chỉ có trong truyền thuyết. Ở đó, ngôn ngữ đã đóng vai của những dòng bùa chú, của những cõi âm phần lạnh buốt, của những mảnh đời lưu lạc từ góc biển chân mây. Thử đọc bài “Giọt máu sao trời “ có những đoạn như:


“…Lời nguyện trôi theo mái tóc dài
Cầu cho hoa lá thoát phàm thai
Hồn lên vầng trán mây kềm tỏa
Hình tượng nào đây? Thể xác ai?
Còn mảnh hồn thương dạt bến nào
Vành môi vực thẳm máu dâng cao
Mùa trăng thủy thảo hoa đầy gối
Ánh mắt không lời đọng biển sao.
Anh đón từng tinh thể lạc loài
Ngọn đèn hợp cẩn bóng chia hai
Chiều hoang lửa quỉ bừng cơn sốt
Ma lực bàn tay lạnh buốt vai
Cúi mặt vô tình rợn phiến gương
Vòng lưng đầy thảo mộc hoang đường
Nhòa hương nấm độc da hồng tuyết
Nghe thủy triều dâng mỗi đốt xương
Giọt máu sao trời lọt kẽ tay
Vầng trăng Sử Nữ ứa đôi mày
Lạ vùng khí quyển thân khô mộc
Nước mắt, thôi rồi cạn ý say!
Một nửa thịt xương hóa biển khơi
Tiếng anh bừng lửa cháy mây trời
Em còn ngủ thiếp ngàn năm mộng
Một ánh sao tan một kiếp người “


Dù thơ bảy chữ, tám chữ hay lục bát, vẫn là ngôn ngữ của những mơ hồ bàng bạc, của những hình ảnh vô định mong manh. Dù, là hình tượng của Em, chữ em viết hoa, cũng vẫn là sương khói, thật ảo lung linh. Hình tượng ấy, thoảng đến thoảng đi và cả cái không gian, thời gian kia, cũng chỉ là hình sương dáng khói. Cả con người, cũng là phác họa mơ hồ, dù, trái tim, vẫn dập dồn nhịp đập của một tình yêu mạnh mẽ tưởng như không thể nào hiện hữu trong đời sống thực. Thơ tạo ấn tượng, gây cảm giác, và cái lạnh lẽo của âm phần, của những cõi trời không có náng cứ vây bủa từng chữ, từng câu, từng vần điệu. Thơ có những làn giá buốt, có hơi thở nào thổi suốt thân thể những cảm giác của đời sống nào bên kia ranh giới âm dương…


Đọc “Đường vào Tình Sử“, tuy là chuỗi cảm giác tiếp nối từ “Mê Hồn Ca” nhưng đã có sinh động từ những cảm xúc của thời hoang dại sơ khai. Thơ nhắc nhở đến những cuộc tình, những kỷ niệm, với những rạo rực của một tâm hồn tràn đầy cơn mộng. Hương kỷ niệm tỏa khắp, từ những câu thơ từ những ý tình…


Tôi đọc “Khi mới nhớn“, và thấy lòng như có cơn gió heo may Hà Nội thổi ngang. Dù học trung học suốt bẩy năm Chu Văn An ở Saigon nhưng Hà nội vẫn là thánh địa của kỷ niệm. Bây giờ, giữa một buổi trưa USC lại nhớ đến ngày xưa còn bé.Tại sao vậy ? Có phải tại thơ đã dong tay dắt tôi về,những lúc mộng ngoài cửa lớp, theo đám mây lãng đãng ngoài kia.


Tôi yêu thơ Đinh Hùng từ những lúc còn nhỏ, lắng nghe chương trình Tao Đàn trên đài phát thanh Saigòn. “Đây Tao Đàn, tiếng nói thơ văn miền tự do do Đinh Hùng phụ trách.. “. Âm thanh ấy giờ này hình như vẫn còn vẳng lại trong tôi. Và những câu thơ đã đọc ngày xưa. Những “tự tình dưới hoa“, những “Gửi người dưới mộ“, những “Một tiếng em“. Một ấn tượng chẳng thể nhòa phai. Một trời thơ đầy nét lãng mạn. Hình như,tôi nhớ đã thực hiện và in cuốn sách đầu tiên trong tủ sách Tác Giả & Tác Phẩm“ là cuốn về Đinh Hùng trong tâm cảm ấy.


Trưa nay, đọc ‘Khi mới nhớn“ trong không gian, thời gian này phải bắt chước Kim Thánh Thán mà hét lên “chẳng sướng sao?“.


“Khi mới nhớn,tuổi mười lăm, mười bẩy
Làm học trò, mắt sáng với môi tươi
Ta bước lên chân vẫn dạo bên người
Ngoài cặp sách, trần ai xem cũng nhẹ…
Đời thấp thoáng qua học đường nhỏ bé
Phố phường vui, cuộc sống mới lên hoa
Ta ngồi nghe những tiếng thị thành xa
Hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp…”


Thiệt là đã !! Ai mà chẳng có lúc như thế. Ngoài trời đẹp quá, có phải không ? Mây mà chẳng phải mây, gió mà chẳng phải gió, lạ lùng lắm. Như là của một thôi thúc nào, của một khao khát tìm kiếm. Ngồi trong lớp học, mà tưởng tượng những chuyến phiêu du. Con chim hót, sao âm thanh tuyệt vời thế. Lúc này mà nằm nhoài trên cỏ thì thú vị biết mấy. Lá cũng biết hát nữa, những tiếng thở của một trái tim trẻ trung, những tiếng gọi từ chân trời bát ngát. Tôi nhớ những thuở xa xưa, nằm trên thảm cỏ mượt mà, nhìn nóc chuông nhà thờ Ngã Sáu, để thấy que kem ngọt hơn và ly nước dừa tưởng tượng ra làn môi của ai kia thật ngọt. Tôi không đếm được bao nhiêu lần trốn học để ngồi đằng sau xe “solex” của thằng bạn chạy rông khắp phố Saigòn. Và cũng chẳng đếm được bao nhiêu lần quẩn quanh quanh quẩn ở các cổng trường Gia Long, Trưng Vương.. Chẳng để làm gì mà chỉ để lòng xôn xao vì những tà áo, những mái tóc buông dài … Rồi trở về nhà ngồi trước bàn học tí toáy làm thơ để gửi đến một người tuy quen mà lạ, tuy chỉ trong tưởng tượng mà ngỡ có da thịt, có vóc dáng như ở ngoài đời. Lúc ấy sao cuộc đời đơn giản thế. Lúc ấy sao tấm lòng mình mông mênh thế. Lớn lên, tôi mới hiểu được rằng mình còn sống được, còn vượt qua được những vấp ngã trên cuộc đời là nhờ những tích lũy từ những cảm quan như thế.


Y chang như thi sĩ ngày xưa, cũng có tiếng gọi nào thôi thúc một phá đổ. Không còn giam hãm trong bốn bức tường, phải ra ngoài kia, vượt vào cao rộng. Chẳng còn bít kín những suy tư trong khuôn khổ, dù là lễ giáo, dù là luật lệ.


“Nắng thuở đó khiến lòng ta hồi hộp
Ta nhìn cao mới rõ bị giam cầm
Ôâi tiếng nào vang bốn bức tường câm
Không khí nặng mơ hồ thầy với bạn
Ta nhớn lên, bước đường không giới hạn
Có lẽ đâu kìm giữ bởi tay người?
Tuổi hoa hồng- kiêu hãnh của ta ơi !
tình đã hẹn ở trên đường nắng mới..”



Dễ thương là những ngây thơ như vậy. Học trò mơ mộng để tưởng như mình làm những công việc gì kinh thiên động địa ngày sau. Đâu có ai ngăn cấm được những giấc mơ? Những tưởng tượng để bây giờ quên đi những bầm dập cuộc sống, để không cảm nhận nữa những nỗi xót xa, những giây phút đơn côi trên những đoạn đời đầy sóng gió. Nhưng có điều, tôi biết chắc, những ông thầy vẫn thương và bao dung với những đứa học trò dù chúng ngỗ nghịch đến mấy. Tuổi mới lớn kiêu hãnh dường nhưrất thích những buổi lên đường. Hẹn hò với những chân trời. Hẹn hò với những cuộc lữ hành vào thế giới nào như mở toang cánh cửa…


”Ta ném bút dẫm lên Sầu một buổi
Xa vở bài, mở rộng Sách Ham Mê
Đã từng phen trèo cổng bỏ trường về
Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn.
Đời đổi mới từ ngày ta dấy loạn
Sớm như chiều hư thực bóng hoa hương
Ta ra đi tìm lớp học thiên đường
Và khi đó thì mẹ yêu ngồi khóc…”


Cuốn sách đam mê mở rộng từng trang. Cuộc phiêu du có lúc ngắn ngủi, có lúc kéo dài cả cuộc đời, tùy mỗi người. Cơn mộng ảo có khi để làm đẹp cuộc sống nhưng cũng có lúc là chất cường toan làm ruỗng nát cuộc đời. Nhưng bây giờ, lúc này, thì sao đồi đẹp quá. Đến chú dế bé con cũng hòa điệu với câu hỏi. Cậu học trò, sao bữa nay không đi học ?



“ôi khoái lạc của những giờ trốn học
Những bình minh xuân đẹp những chiều thu
Bao cảnh nước mây đằm thắm hẹn hò
Khi biếng gặp, nhớ nhung pha mầu áo.
Hỡi Thành Đô với linh hồn Bách Thảo
Còn nhớ ta, chàng tuổi trẻ tóc bay,
Làm học trò nhưng không sách cầm tay
Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ
Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ
Đường hoàng lan nắng động lối đi quen
Nghìn bóng cây chen bóng mộng hư huyền
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực
Thấy phảng phất hình đôi vai, bộ ngực
Làn môi tươi in một nét son hồng

Cặp má nào phơn phớt ánh phù dung
Đâu lả lướt mái tóc dài sóng gợn
Ta ngây ngất cả tấm thân vừa nhớn
Bỗng rùng mình thở vội ánh hương qua
Tưởng hương thơm một da thịt đàn bà… “


Đọc xong bài thơ, tự nhiên tôi thấy tất cả chỉ là một cái cớ. Đinh Hùng. Và “Khi mới nhớn“ chỉ là chất xúc tác trong buổi trưa hôm nay. Mùa hè. Sân trường im vắng. Những chiếc lá khô cuộn theo nắng. những chú chim dạn dĩ đứng ngẩn nhìn theo con gió. Có hình bóng nào thoảng qua. Dĩ vãng. Hiện tại. Tương lai. Đã gần sáu mươi tuổi, sao vẫn thấy trong sách vở có điều gì lôi cuốn, và vẫn hăm hở trong việc tìm kiếm. Biển kiến thức rộng lắm mà bộ óc con người thì hữu hạn. Cho nên, chỉ là người chờ đò qua sông mà không thấy con đò.


Buổi trưa. Có liên tưởng nào từ góc cafeteria bây giờ với bãi cỏ mượt của nhà thờ Ngã Sáu xa xưa. Đứa học trò nghịch ngợm thuở nào đã thành một kẻ mơ mộng trưa nay. Hồi trước,có tâm sự còn “nói cùng cây cỏ“ chứ bây giờ thì biết ngỏ vào đâu ? Cũng có những mái ngói giảng đường vút cao nhưng tâm sự thì còn ngại ngùng. Nói gì, chẳng lẽ là những niềm nuối tiếc ? Chẳng lẽ là suy tư của kẻ đứng đầu dốc, lên thật cao rồi sẽ phải thấp xuống theo triền.


Có những bài thơ, ở thật lâu trong trí nhớ. Có những thi sĩ, sống thật lâu trong đời sống văn học. Đinh Hùng là một ví dụ. Như thi sĩ Trần Dần đã nói với Hoàng Phủ Ngọc Tường trong lần phỏng vấn : ”Thơ Đinh Hùng như thế này: Nửa mặt phù sinh nép hậu trường. Tôi thích là vậy.” Riêng tôi, tôi không phân biệt thơ tình hay thơ tượng trưng. Bởi, không thể nói nhà thơ đã dựng một cõi tượng trưng để thành thực tại cho thơ tình bay lượn. Mà phải nói, thơ đã là một thực tại có tủy xương,có da thịt của cuộc sống hôm nay. Đọc thơ mà tưởng có mình ở trong, cái tâm trạng man mác ấy là tôi bây giờ. Mình thấy mình sống thực trong dĩ vãng. Kỳ lạ thực. Y chang những suy nghĩ. Y chang những giấc mơ. Chỉ có một điều khác. Không còn cổng trường Chu văn An, không còn bóng mát bãi cỏ sân nhà thờ Ngã Sáu, không còn đường Nguyễn bỉnh Khiêm, không còn đường Phan Thanh Giản, không còn…


Ơi những mùa hạ trong trí nhớ, những hàng phượng đỏ, những bóng cây sao,…Còn đâu, mùa tuyết năm xưa, như một người đã kêu thảng thốt…

Nguyễn Mạnh Trinh

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

[left]http://www.geocities.com/Heartland/Vall ... srings.jpg[/left]


Tìm Trẻ Lạc

Khánh Vàng đi tìm Cụ Lang và Lý Toét - LVD 62-69. Hay Cựu Sinh Viên THỤ NHÂN khoá 5 ( 6 )????Bớ mấy Mợ.... Mấy Mợ có về không... thì bảo..!!!

Thụ Nhân hay Thụ Thai???? ( Không phải Khánh Vàng Hỗn Láo hay Bôi Bác các anh các chị Chính Trị Kinh Doanh đâu nhe - Xin phép anh CNN trước - Danh xưng này do Anh Thái - Khoá 3 - chuyên gọi và nói trong các buổi Thụ Nhân họp mặt tại Vancouver đó !!! Chứ không phải KHánh Vàng..... Chế...ra đâu - )

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Trần thiện Thanh
40 năm sáng tác và ca hát .


Lời người viết : Tháng 5 /2005 , khi hay tin cố Ca Nhạc sĩ Nhật Trường Trần thiện Thanh qua đời , nhiều nhà văn ,nhà báo và bạn bè đã viết bài tưởng nhớ người qúa cố .Và gần đây nhất ,trung tâm Asia đã thực hiện DVD số 50 với chủ đề “ Trần Thiện Thanh Tình Yêu - Cuộc đời và Sự nghiệp “để Vinh danh cố nhạc sĩ Trần thiện Thanh và cũng để vinh danh Quân lực VNCH . Nhân dịp sắp giỗ đầu của Trần thiện Thanh ,người viết muốn ghi lại một số chi tiết từ khi quen biết vào năm 1967 cho đến lần gặp cuối cùng năm 2000 , coi như thắp một nén nhang tưởng nhớ người bạn văn nghệ .
Nguyễn Tòan .


--------------------------------

Một buổi trưa , ngày tháng nào tôi không còn nhớ ,chỉ nhớ năm -1965 .Sau khi đi học về , tôi mở radio nghe chương trình phát thanh của đài Quân đội . Được nghe một bản thông báo danh sách những người trúng tuyển vào làm việc tại Nha Chiến tranh Tâm lý sau này là Cục Tâm lý Chiến trực thuộc Tổng Cục Chiến tranh chính trị ,có một người mang tên Trần thiện Thanh trúng tuyển để sáng tác nhạc . cho Đài Phát thanh Quân đội .

Trần thiện Thanh được mang cấp bậc Trung sĩ Đồng Hóa -cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ,
để phục vụ tại đài Tiếng nói Quân đội .Nơi đây đã có sẵn các nhạc sĩ Nhật Bằng,*
Canh Thân* , Lê Đô , Nguyễn văn Đức ,Ngọc Bích* và tay trống Văn Ích ,sau này có thêm nam ca sĩ Phượng Bằng .

Trong một lần về thăm gìa tôi , ông anh rể Quản đốc đài Tiếng nói Quân đội đã cho tôi bản nhạc “ Không bao giờ ngăn cách “ sáng tác của Trần thiện Thanh ,và nhắc tôi
Chú ý nghe bản nhạc này với giọng ca của Nhật Trường tức Trần thiện Thanh .

“ Anh về …với em rồi mai lại đi
Đường xa …..mang theo bao nhiêu tình ý
Viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu
Đêm quân hành dừng chân đồi hoa tím
Nhớ xưa đôi mình hẹn nhau mà sao sáng
Đâu bằng đôi mắt em .
Chúng mình cách xa mà vẫn gần nhau
Tình yêu …..không mau phai màu áo
Dẫu cho thời gian đem tâm tư vào nhớ
Lá rơi gọi mùa thu về sân úa ....
Vẫn không bao giờ ...không bao giờ ngăn cách đâu em ....
Không bao giờ ...không bao giờ ân tình lại vỡ đôi
Một người đi nghe thương sao thương nhiều qúa
Dáng một người em xinh sao qúa xinh màu má
Không bao giờ ....không bao giờ giữa mùa Hè tuyết rơi
Một đời hoa không khi nào hai lần nở
Trái mộng còn trinh nguyên khi đón anh trở về ....

(Không bao giờ ngăn cách )

Đúng một tuần lễ sau , vào một tối thứ bẩy , trong chương trình ca nhạc của đài
Quân đội , tôi được nghe lần đầu tiếng hát của nam ca sĩ Nhật Trường qua
nhạc phẩm “ Không bao giờ ngăn cách “ của Trần thiện Thanh .Giọng hát của
Nhật Trường thật nồng ấm ,trau chuốt và là thần tượng của tôi ngay sau khi nghe
lần đầu tiên .
Chính vì vậy mà nhà văn Hồ trường An trong cuốn “Theo chân những tiếng hát “
Đã có nhận xét về nam ca sĩ Nhật Trường như sau : “Sự xuất hiện của ca sĩ Nhật Trường cũng khá xao động . Anh đến từ Phan Thiết vào tới Sàigon với giọng trau chuốt, nồng mặn ,chỉ trong một sớm một chiều trở thành đối thủ lợi hại của Duy Khánh . Anh rất sáng sân khấu ,vóc vạc khá cao lớn . Khuôn mặt tuy hơi thỏn ,hàm răng anh tuy hơi vẩu , hai cái đó chỉ hơi hơi thôi,chì nhẹ phơn phớt thôi , nhưng vẫn tạo cho anh cái xinh đẹp bất ngờ .và cũng nhờ thần thái sáng mát , dù trải qua chặng đường thanh xuân khi khởi nghiệp ca hát ở chốn Hòn ngọc Viễn Đông ,nhưng anh vẫn là thần tượng của giới trẻ ,là ông hoàng mộng tưởng của các cô nữ sinh.

Gặp Trần thiện Thanh lần đầu .

Năm 1967 , tôi vào Quân đội , phục vụ tại Tiểu đoàn Tâm lý Chiến nằm sát cạnh
Cục Tâm Lý Chiến (Nha chiến tranh Tâm lý đã đổi tên ) ,do có thời gian rảnh rỗi , tôi thường xuyên sang bên Đài Quân đội và báo Tiền Tuyến dể gặp gỡ một số bạn bè quen thân . Tại đài Quân đội , qua sự giới thiệu của ông anh rể , tôi được làm quen với nam ca sĩ Nhật Trường tức nhac sĩ Trần thiện Thanh . Để rồi sau này tôi quen thân với anh nhiều hơn . Mỗi lần anh có sáng tác mới nào cũng ký tặng tôi bản đặc biệt ,với chữ ký . Nào là “Đám cưới Đầu xuân , Đồn vắng chiều xuân , Lâu đài Tình ái, Bảy ngày đợi mong, Chuyện hẹn Hò , Đêm nay ai đưa em về , Tạ từ trong Đêm ,
Hoa trinh nữ , Biển mặn , Hoa Biển v..v.
Biến cố Mậu thân xẩy ra , anh là người vào trình diện đài sớm nhất vì nhà anh ở bên Thị nghè . Đài phải phát thanh 24/24 , nên anh đã trở thành xướng ngôn bất đắc dĩ của Đài . Dịp này anh đã sáng tác bản nhạc “Chị Ba Hàng xanh “ kể lại gương can đảm của người phụ nữ đã không sợ Việt Cộng , Đã can đảm dùng dao chém đầu một tên Việt Cộng , khi chúng tấn công vô một trại gia binh ở Hàng Xanh Gia Định.

Vào đầu thập niên 70 , khi nền ca nhạc thăng hoa , nở rộ . Nhạc sĩ Trần thiện Thanh có chương trình nhạc “Tiếng hát Đôi Mươi “ trên Đài quân đội , cùng ban Tứ ca
Nhật Trường gồm Nhật Trường , Như Thủy (em ruột ) Mai Hương , Quỳnh Giao.
Ngoài ra nhà xuất bản “:Tiếng hát Đôi Mươi” cũng thành lập để chuyên in các sáng tác của chính anh và bạn bè .
Cùng lúc đó Nhật Trường thường xuất hiện trên sân khấu các chương trình Đại nhạc hội . Và một chương trình Tivi Đặc biệt .

Phim nhạc kịch trên Tivi .

Có thể nói nhạc sĩ Trần thiện Thanh , là nhạc sĩ đầu tiên đã thực hiện chương trình “Phim Truyện nhạc kịch trên Đài Tivi “ số 9 . Show phim Truyện nhạc kịch đầu tiên là
“Tạ từ trong Đêm “ với cặp song diễn Phương Dung - Nhật Trường .
Phim Truyện nhạc kịch “ Tạ từ Trong Đêm’ rất thành công được quần chúng khán thính gỉa
Ái mộ khi lần đầu được trình chiếu trên Tivi .Nhiều người không được xem , đã viết thư yêu cầu Đài số 9 chiếu lại .
Sở dĩ phim Truyện nhạc kịch thành công là vì nhạc sĩ Trần thiện Thanh đã viết thành một truyện phim có phân cảnh đàng hòang như một phim chiếu ở rạp .
Sau khi những thước phim đã được quay , tự Trần thiện Thanh chọn lọc , để lồng vào
phần nhạc kịch của show “Tiếng hát đôi mươi “.
Cùng với bản nhạc “ Tạ từ trong đêm “ đã được chọn là bài Ca Hay nhất trong năm và nữ ca sĩ Phương Dung đoạt giải giọng ca nữ trong năm 1965 .



Khi chiến trận Hạ Lào bùng nổ với cuộc hành quân Lam sơn 719 , người anh hùng Mũ đỏ tên Nguyễn văn Đương ,người bạn thân của Trần thiện Thanh hy sinh , đã làm nguồn cảm hứng cho Trần thiện Thanh sáng tác ra nhạc phẩm nổi tiếng “ Anh không chết đâu Anh “ . Để rồi , với chính nhạc phẩm này , Trần thiện Thanh đã dựng thành
Show Phim Truyện Nhạc Kịch “ Anh không chết đâu anh “ cùng với sự diễn xuất của nữ ca sĩ Thanh Lan . Khi show Phim nhạc kịch “Anh không chết đâu anh “ được
Phát hình ,bao nhiêu nước mắt của khán gỉa đã tuôn trào , để thương cho sự hy sinh
Cao đẹp của người hùng mũ Đỏ tên Đương . Và cũng từ sau show đó , thì hầu như
Đi tới đâu ,cũng đuợc nhiều giới từ trẻ tới gìa , đều thuộc lòng câu hát “Anh không chết đâu anh , người anh hùng Mũ đỏ tên Đương .”

Vào năm 1972 , một buổi chiều giữa tháng Tư , tôi gặp nhà thơ Thiên Hà tại
Nhà hàng Thanh Thế , anh đã khoe tôi , anh vừa sáng tác một bài thơ mới ca ngợi cái chết hào hùng của người bạn thân anh Trung tá Nhẩy dù Nguyễn đình Bảo tại đồi Charlie . nghe anh Thiên Hà đọc xong bài thơ , tôi chưa hề hình dung nổi ngọn đồi Charlie ra sao , nhưng chỉ vài ngày sau ,tôi được nghe bản nhạc “ Người ở lại Charlie
một sáng tác mới của Trần thiện Thanh - tôi mới được biết tên một số địa danh
ở Vùng 2 chiến thuật . Càng nghe nhiều lần bản nhạc nói trên , tôi liền thương cảm cho những người Chiến sĩ của binh chủng Nhẩy dù nơi Tiền tuyến .
Sau bản nhạc nổi tiếng “Người ở lại Charlie “ ,Trần thiện Thanh còn sáng tác thêm nhạc phẩm “Chiều trên phá Tam Giang “ phổ từ thơ của nhà thơ Tô thùy Yên , sau
Khi cả hai đã ra thăm Quảng trị và đã ghé thăm Phá tam Giang .

Vì sợ VC tấn công vào Thành phố Sàigon và đánh bom các Cao ốc và Cơ quan
Chính phủ , bộ Chỉ huy Biệt khu Thủ đô đã thiết lập các bộ Chỉ huy Đặc khu (tăng cường Quân sự cho Cảnh sát ) ở các Các Quận trong Nội thành .Do đó các đơn vị
Nào đồn trú ở Quận nào , đều phải biệt phái Quân nhân cho Đặc khu . Ngoài ra còn có Đại đội Dã chiến . Chính vì sự lưu động , luân phiên , nên Trần thiện Thanh
Đã tạm thời rời Đài Phát Thanh Quân đội tăng phái cho Đại Đội dã chiến . Chính vì sự
Gác cầu hay Cao Ốc mà Trần thiện Thanh đã có nguồn cảm hứng để sáng tác nên
nhạc phẩm “ Tình Thư của Lính “ .

Gặp Trần thiện Thanh ở Cần Thơ và Little Sàigon .

Sau ngày 30 tháng 4 , nhạc sĩ Trần thiện Thanh bị cấm hát , do đó tôi không còn được gặp anh , chỉ biết anh thường xuyên đi xuống Miền Tây lưu diễn hầu kiếm sống qua ngày . Trong một lần xuống thăm thành phố Cần Thơ năm 1985 , tình cờ tôi được gặp lại nhạc sĩ Trần thiện Thanh ở chung khách sạn . và tối hôm đó , nhạc sĩ Trần thiện Thanh đã rủ tôi đi nghe anh hát ở ngoài rạp . Trước một số đông khán gỉa chật rạp , tôi đã được nghe Nhật Trường hát 2 sáng tác mới , sáng tác sau 75 đó là
bản nhạc “ Cho anh xin số nhà “ và “Chiếc áo bà ba “.cùng với nữ ca sĩ Kim Dung
người vợ mới của anh .Trong khi đó đưá con trai nhỏ 1 tuổi phải nằm trên võng đằng sau hậu trường .

Cuộc gặp lại tình cờ ở Cần thơ , sau đó , tưởng chừng tôi không bao giờ gặp lại
người nhạc sĩ tài hoa này , nhưng năm 2000 , nhân dịp ghé thăm Nam Cali , tôi đã gặp lại nhạc sĩ Trần thiện Thanh , cả hai chúng tôi gặp lại nhau tại cửa tiệm :”Trung tâm Âm nhạc do Nhật Trường và bạn hữu chủ trương “
Trong cuộc gặp gỡ này , nhạc sĩ Trần thiện Thanh. cho biết :anh rất buồn được biết
ở Úc , tệ nạn sang băng Video lậu qúa nhiều , làm anh nản chí không thực hiện
Video Ca nhạc do chính anh thực hiện .( Khi ra Hải ngoại năm 1993 , nhạc sĩ Trần thiện Thanh đã tự mình thực hiện một Băng Video cho chính Trung tâm Nhật Trường
Phát hành ) . Ngoài ra anh còn cho biết anh rất thù ghét Cộng Sản , chính họ đã giết
chết thân phụ anh .
Trước khi chia tay , anh đã tặng tôi cuốn CD -“ Gọi tên Anh là Lính “đề cao các Vị Tướng đã tuẫn tiết vào ngày 30 tháng 4 /75 .
Và không ngờ , cuộc gặp gỡ năm 2000 , là lần cuối giữa tôi và anh để 5 năm sau , anh đã ra di Vĩnh viễn vì bệnh phổi với tuổi đời 63 .

Nguyễn Tòan /Sydney

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Phiếm Luận: UTA , phải chăng con số là câu trả lời?
Lão Gà Tre, May 11, 2006

Cali Today News - Gần hai tuần nay, khi nhắc đến cuộc biểu tình tuần hành của người Việt DFW với khí thế rực trời Texas tại khuôn viên trường UTA (University of Texas at Arlington) trong trận chiến “hạ cờ máu” vừa qua thì ai cũng cảm thấy như vết thương mưng mủ, chưa lành đang bị những con vi trùng tấn công bất ngờ. Cơn đau ấy lại càng nhức nhối và khó chịu hơn khi ban giám đốc UTA ra mặt thách thức một cách công khai rằng: “Con số không thành vấn đề”, hoặc “Quá lắm là 500 người”. Ui cha! Lộng ngôn thật! Với con số 5000 người hiện diện tại khuôn viên UTA — diễn hành một cách lịch sự, lặng lẽ trong đau buồn, nhân ngày tưởng niệm 30-4 — quả thật là câu trả lời hùng hồn và thích đáng cho ban giám đốc trường đại học này, hoặc cho bất cứ ai muốn thách thức với nỗi đau triền miên 31 năm qua của tập thể người Việt tỵ nạn.

Có người thắc mắc tại sao cái ông Tiến sĩ Michael Moore (trùng tên với ông Michael Moore trùm phim phản chiến 911) lại chủ quan với con số 500 như “rứa”?
Có người trả lời không thèm suy nghĩ:

TS Michael Moore có lẽ mới thấm nhuần tư tưởng “cách mạng” nên khi được “bồi dưỡng” là tin ngay! Lý luận theo kiểu hồ hởi này nhá: “Việt kiều ở Arlington, ở Dallas, ở Fort Worth v.v... gần như ai cũng có về Việt Nam thăm quê nhà hết rồi! Còn bao nhiêu mống mà chống đối với biểu tình? Hừm! Cứ dọa vài câu trên Internet (chẳng hạn như sẽ quay phim chụp hình gởi về cho công an nhận diện, hoặc sẽ liên lạc với thân nhân để được công an gọi lên làm việc) là Việt kiều nhà ta sợ teo... ngay!”. Đó là lý do ban giám đốc UTA “hồ hởi, phấn khởi, triển khai” (*) cờ máu để lấy lòng đảng và nhà nước CSVN.

Thế nhưng ban giám đốc và các “đồng chí con” cố vấn đã tiên đoán “địa hình, địa thế, địa đạo Củ Chi” trật lất hết trơn rồi! Này nhá: “Việt kiều về Việt Nam là chuyện thăm viếng theo cái chính sách cởi trói để kiếm lợi của nhà nước; còn cái hậu cứ an toàn, dân chủ nơi này mà các “đồng chí con” đòi đem cờ máu ra hăm dọa và tính chuyện xâm nhập một cách trắng trợn giữa ban ngày ban mặt là một vấn đề khác, chả ăn nhậu gì tới chuyện về thăm VN à nhá! Đừng có lợi dụng cái kiểu tự do dân chủ của xã hội Mỹ rồi muốn tự tung tự tác làm gì thì làm! Trật đường rầy rồi các “đồng chí con” ơi! Còn khuya chúng ông mới sợ hăm dọa chụp hình quay phim! Đây này, chúng ông 5000 người sắp hàng 5, phưỡn ngực bước đi phon phon thì có đ... gì mà sợ chụp hình! Các “đồng chí cha” cũng sắp bỏ của chạy lấy người tới nơi rồi mà các “đồng chí con” cứ tưởng đè đầu cỡi cổ dân chúng mãi được hay sao? Nếu cần chúng ông sẽ vận động khắp hải ngoại đách có thèm về Việt Nam nữa thì các “đồng chí cha” có nước khóc ròng! Lấy tiền đâu ra mà xài, mà du hí, chứ đừng nói gởi hàng trăm ngàn đô-la cho các “đồng chí con” tiêu xài, đút lót? Thôi vác cờ máu về bên nước xã hội chủ nghĩa mà treo cho nó yên xóm yên làng bên này đi các “đồng chí con” ơi!

Thế mà các “đồng chí con” như Dung Nguyen, chỉ mới 20 tuổi, đang theo học ngành kỹ sư công chánh ở UTA phát biểu trên tờ Star Telegram như thế này: “We just want to have the flag to represent us and our country... There's no reason why they need to protest and take the flag down...We don't have to be liberated. Why do the people who live here have to do that for us?”. “Chúng tôi chỉ muốn lá cờ (cờ đỏ) đại diện cho chúng tôi và đất nước chúng tôi mà thôi; và không có lý do gì để họ chống đối, đòi hạ cờ... Chúng tôi đâu cần ai giải phóng. Tại sao người Việt sống ở đây phải làm thế đối với chúng tôi?”
Khi tiếp xúc với cô Bùi Nhi, 21 tuổi, Chủ Tịch Hội Sinh Viên Việt Nam tại UTA, cô Nhi nói rằng: “Du sinh Dung Nguyen nói đúng lắm! Thành phần con cha cháu ông, giai cấp thống trị, giai cấp tham nhũng, trấn lột người dân và thừa tiền dư của như cô Dung thì đâu có cần phải giải phóng! Ai cần được giải phóng thì hằng triệu người cũng đã biết rồi! Nhi nghĩ: người Việt sinh sống ở xứ này từ trước tới nay có ai chống đối các du sinh từ Việt Nam qua đây học hành đâu? Bằng chứng là chúng tôi vẫn kết bạn với họ cho đến khi họ ngang tàng cấm không cho chúng tôi treo cờ Vàng tại UTA.”

When I talked with 21 year-old-student Nhi Bui, president of VSA (Vietnamese Students Association) at UTA, here is what she said about those students. “The Vietnamese international student named Dung Nguyen was right! Children of the minority corrupted, filthy rich, ruling class in Vietnam need not to be liberated. As one of them, Ms. Dung certainly doesn’t need and doesn’t want to be liberated. Who needs to be liberated? The answer is clear by millions of people which I need not mention here.” Nhi added, “Vietnamese Americans who go to this school had never once opposed the Vietnamese international students who came here to study. On the contrary, we have been friends with them until one day, when they arrogantly exhibited their bloody flag around UTA campus and banded us from displayed our own heritage yellow flag at UTA.”

Riêng “đồng chí” Giao Nguyen, 26 tuổi đang học bậc tiến sĩ ngành tài chánh (Doctoral student in finance) thì “phán” rằng: “They believe we've been brainwashed”...”Most of them have been raised here and have only learned about Vietnam through their parents”. “Họ tin rằng chúng tôi bị nhồi sọ. Đa số sinh viên ở đây đều lớn lên ở xứ này và họ chỉ biết Việt Nam qua cha mẹ họ.”

Khi được hỏi về lời phát biểu của Giao Nguyen, một bạn trẻ tên Hữu Tuấn nói: “Dĩ nhiên chúng tôi rất hãnh diện vì được cha mẹ dạy dỗ để biết tình yêu quê hương dân tộc. Vì thế chúng tôi mới biết đau buồn cho dân tộc hiện đang thiếu quyền tự do căn bản của con người. Còn những ai không được cha mẹ dạy dỗ đúng theo đạo nghĩa của giống nòi thì họ sẽ phải mất mát nhiều! Từ cổ chí kim, chỉ có con người Cộng sản mới được nhào nặn để đấu tố ông bà cha mẹ, mà bằng chứng rõ nhất là những cuộc đấu tố về cải cách ruộng đất xảy ra tại Bắc Việt vào thập niên 1950. Do đó, lý luận như Giao Nguyen mà không cho là bị nhồi sọ thì phải xài từ ngữ gì đây cho đúng nghĩa của nó?

When asked about the views of Giao Nguyen, a young gentleman, Huu Tuan said, “Of course, we are very proud to be able to learn about our origin and heritage from our parents. By this knowledge, we are saddened to see people in our country being deprived of basic human rights. It’s a huge disadvantage for those who do not process this precious knowledge. Since the early days of the human race until now, the Communists were the only ones that were able to train and brainwash their people, stuff them with so much hatred that they were able to decry, condemn ,attack and murder their own parents as they did during the land reform in the 50’s. So, according to Giao Nguyen, who are the ones who being brainwashed here?

Trên nhật báo The Shorthorn của trường UTA, Phong Vu, du sinh ngành sinh-hóa, người từng vác cờ Đỏ diễn hành tại UTA vào đầu tháng Tư vừa qua, nói rằng việc “hạ cờ máu” là vi phạm tu chánh án thứ nhất của hiến pháp Hoa Kỳ.

“The attempts by VSA and the community members to have current red flag of Vietnam removed show that thay are a bunch of hypocrites. They claim they are democratic, free Vietnamese Americans. They claim that the official flag represents a lack of freedom, yet they want to take away the rights of international Vietnamese students to fly their flag. I don't come here to hate anyone, I just come here to get educated, to go back home and help the country live a peacefull life.

“Ý định của Hội Sinh Viên Mỹ gốc Việt và cộng đồng người Việt muốn hạ cờ Đỏ, chứng tỏ rằng họ là một đám người đạo đức giả. Họ cho rằng họ là người Mỹ gốc Việt có tự do dân chủ; và rằng lá cờ Đỏ là biểu tượng thiếu tự do, thế mà họ muốn tước quyền được treo cờ của du sinh Việt Nam. Tôi không đến xứ này để ghét ai, mà chỉ để học hành, và mai này sẽ trở về để giúp cho quê nhà sống trong hoa bình”.

Khi hỏi sinh viên Nga Lê, ngành sinh học, về sự lý luận của du sinh Phong Vu, cô trả lời: “Nếu như Phong Vu cho rằng bạn ấy đến xứ này chỉ để học hành, rồi sẽ quay về giúp cho quê nhà sống trong hòa bình là một điều quá tốt. Chúng tôi cũng không phản đối các bạn đến đây để học hành, mà chúng tôi chỉ phản đối vì bạn đã mang theo lá cờ Đỏ — lá cờ đã gieo tang tóc cho hàng triệu người dân Việt từ thập niên 1940 cho đến nay. Cũng vì lá cờ này mà bao nhiêu triệu người đã liều chết bỏ nước ra đi tìm tự do, trong đó có chúng tôi. Ước mong bạn Phong sẽ không lý luận một chiều, mà nên sáng suốt hơn trong việc phát biểu ý kiến nói trên.

When asked Nga Le (senior of biology), about the argument of Phong Vu, (senior of biochemistry), she answered, “ According to Phong Vu, if he is here just to earn an education and to carry his knowledge back home to help his country to live a peaceful life, then that is excellent! We, as Vietnamese-American students, have never once caused any disturbance or had any disagreement with the educational system we all shared here at UTA. We are only protest the ideology of the red flag that Phong Vu carried over with him—-the flag that represents death and grief of millions of Vietnamese since 1940 until the present time. And because of that very flag, millions of others, including my family, were forced to flee to search for freedom. I truly hope that Phong Vu will think twice before making such strong judgments. Rather than than jumping into any conclusion on-sidedly, he should look at an issue at both side and think more.

Những lời đối đáp đầy tính nhân bản và đầy tình người của các sinh viên (hải ngoại), chắc sẽ không động lòng được những con người thuộc giai cấp thống trị mà thế hệ cha ông của họ đã nhồi nhét vào đầu một mớ lý luận không tí bình thường của những kẻ đầy uy quyền.

Nhiều người cho rằng, con người cộng sản ngày nay đã đổi khác, nhờ tiền của vơ vét được từ các quốc gia trên thế giới viện trợ và từ 3 triệu người Việt hải ngoại gửi về, họ ăn sung mặc sướng nên béo tốt, coi được hơn này xưa mới bò từ rừng về với răng hô mã tấu, chân dép râu, đầu nón cối, tay lăm le khẩu súng AK-47 có thể nhả đạn như chơi. Thế hệ thứ hai, thứ ba con cái của giai cấp thống trị thì hoàn toàn lột xác: ăn chơi, trác táng còn hơn cả những tay tài phiệt khét tiếng ở các nước tư bản. Thế nhưng thái độ và tư tưởng của họ vẫn là bản chất cố hữu rập khuôn từ cha ông, cho dù có học hành, có trí thức, nhưng vẫn thiếu tri thức.

Một người bạn trẻ đang theo học ngành Computer nói với Lão rằng: “Suy đi nghĩ lại có nói với họ cũng phí lời, y như nói chuyện với đầu gối còn hơn!

Còn đối với ban giám đốc UTA có lẽ cũng chẳng còn gì để nói với họ. Điều cần làm thì sinh viên và cộng đồng đã, đang và sẽ làm. Nếu con số 5000 chưa đủ để trả lời cho họ về vụ “cờ máu”, thì 7000, 10,000, 20,000 người hiện diện trong những cuộc tuần hành sắp tới; hoặc có thể cả triệu người Việt hải ngoại sẽ lên tiếng phản đối tới tấp trong thời gian tới. Chúng tôi tin sự quyết tâm của tập thể người Việt sẽ làm cho UTA thay đổi lập trường, dù phải mất đi mối lợi “to lớn” từ 24 du sinh do Hà Nội gởi sang thụ huấn.

Lão Gà Tre

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

MẸ

Lê Tam Anh
Hồi nhỏ, ở những lớp tiểu học, có lần tôi được thầy dạy một bài học thuộc lòng như sau:

Đêm khuya giấc điệp mơ màng
Kìa ai săn sóc bên giường của tôi,
Giấc sinh chợt tỉnh bồi hồi
Kìa ai bế ẳm, kìa ai dỗ dành
Ấy là công mẹ sinh thành
làm con phải hiểu phận mình làm sao!

Có lẽ lúc đó tôi còn ít tuổi nên học cho thuộc bài nầy cũng đã rất khó khăn. Tuy cố công học thuộc để lên trả bài lấy điểm, nhưng tôi cũng không hiểu gì về những ý ẩn chứa trong những câu thơ lục bát nầy. Tôi mơ hồ hiểu đây là một bài thơ ca ngợi người mẹ của mình, người mẹ sớm tối vì con, lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ... Thế nhưng, khi tôi đã trưởng thành, có vợ có con, tôi mới thấy hết được cái ý nghĩa của tình mẹ đối với con như thế nào. Hèn chi trong tục ngữ ca dao Việt Nam ta cũng đã có mấy câu:



Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ!



Người Việt Nam thường ít khi bày tỏ tình thương mẹ theo kiểu người Tây phương. Thậm chí cũng chẳng bao giờ ngó ngàng gì đến sức khỏe hay để ý mẹ mình muốn ăn gì, thèm thứ gì và cũng chẳng bao giờ cho mẹ quà cáp khi đi xa về. Thường thì chỉ mua quà cho vợ cho con mà quên bẳng rằng mẹ mình cũng cần an ủi... Ôi! càng về gìa ta mới càng thấm thía và mới thấy hết được những suy nghĩ của người có tuổi. Người ta ví von rằng: Đời người ta được biểu diễn bằng một đường parapol, giống như một ngọn đồi, mới sanh ra là bắt đầu leo lên đồi. Đến 50 tuổi là đến đỉnh đồi. Từ đó là ta bắt đầu xuống dốc phía bên kia ngọn đồi. Gần cuối con dốc đó là tuổi già. Những ý nghĩ và thèm muốn trong tuổi ấy cũng giống như con nít vừa sanh ra đến 10 tuổi. Cho nên mới có câu: “Người già bằng con nít” là vậy.

Khi người mẹ già thấy con mình đi đâu về mà có món quà nhỏ, tuy chỉ là cái bánh ngọt hay một ít trầu cau cho mẹ... Người mẹ già sẽ vui sướng như đứa trẻ được quà! Cái tâm lý đó khi chúng ta còn trẻ không ai tưởng đến cả! Bây giờ, khi xa mẹ bao nhiêu năm mà không thể nào về Việt Nam một lần thăm mẹ, mới thấy hết được, cảm hết được những nghẹn ngào ! Ai cũng có một người mẹ và chỉ biết có mẹ mình lo cho mình mà không, hay ít khi lo ngược lại. Ông cha ta cũng thường nói, “giọt nước chảy xuống thì tình thương cũng chỉ từ trên nhỏ xuống mà thôi”. Điều này cũng là qui luật cuộc đời. Khi có thai, mang nặng chín tháng mười ngày rồi sinh con, cho con bú, canh giấc ngủ cho con, lo lắng khi con ốm gió trở trời; ôm con vào lòng dỗ dành giấc ngủ... Thì chừng đó ta mới cảm nhận được mẹ của ta như thế nào. Tình thương tuy cứ ban phát dần xuống, nhưng nó vòng vòng trong một hành trình đầy lòng thương yêu, chỉ có người nào từng làm mẹ mới cảm nhận được một cách tuyệt đối!

Ông Bùi Bảo Trúc thường viết những chuyện trên trời dưới đất, có khi viết những mẩu chẳng ra gì như đi máy bay ngồi bên người hôi nách hay bị ngồi bên cô gái đẹp mà đánh giấm chẳng hạn... Nghe nó chẳng ra chi! Nhưng lần nầy, khi tôi nghe ông đọc trên đài bài có đề tựa hình như là “Người đàn bà rẻ tiền nhất” thì thật tình tôi cảm động muốn khóc. Trong câu chuyện ông kể về người đàn bà không bao giờ muốn nhận quà của con mà chỉ muốn cho quà. Người đàn bà lo cho ông từng miếng ăn, thức uống, may áo cho ông dẫn ông đi học những ngày còn thơ, trông ngóng đàn con khi ra đi hay về trễ... Đến cuối cuộc đời người đàn bà ấy, người mẹ ấy vẫn chỉ muốn lo cho con mình mặc dầu biết chúng đã lớn, đã có gia đình... Người đàn bà ấy chỉ làm không công, không đòi hỏi tiền bạc gì cả! Ông Bùi Bảo Trúc muốn chạy về ôm người đàn bà ấy mà riết cho thật chặc; nhưng bà đã là người thiên cổ mấy năm trước. Bây giờ, dầu muốn ôm mẹ vào lòng hôn cho thật lâu cũng không được...!

Đã mười sáu năm kể từ khi chúng tôi định cư ở Mỹ theo điện HO, chưa có lần về lại Việt Nam để hôn má, hôn ba. Ba tôi má tôi năm nay đã hơn 80, bà mẹ của vợ tôi trong tuổi 93! Thế mà chưa một lần những mong nhớ, chờ thương của họ được thỏa mãn. Tuổi già như chuối ba hương, Ba tôi năm ngoái bị xuất huyết nảo tưởng nằm liệt luôn, nhưng nhờ ơn phước, ông đang tập đi tập nói trở lại như hồi con nít... Má tôi cứ nói trong phône rằng “sao con không về cho má nhìn lần cuối...” Má đâu có biết con đang khổ như thế nào khi không được về thăm má một lần! Cách đây hơn 10 năm, nhân ngày mẹ của Hoa Kỳ, tôi có sáng tác một ca khúc tựa là “ Suối Nguồn”, nhưng cũng chỉ để hát cho các con tôi và bạn bè tôi nghe chứ chưa phổ biến. Lời ca như sau:

Mẹ bế con yêu, mẹ thức thâu canh,
ước mong con ngày khôn lớn,
Mẹ Hướng con đi, vào biển bao la,
Sóng vỗ như đời xót xa...!

Từ lúc con đi, từ đó phân ly,
Chiến tranh, căm thù, nước mặt!
Mẹ vẫn ước mơ, lòng nhớ khôn nguôi,
Mong sớm con về bên mẹ...!

DK
Mẹ! là tiếng hát ngọt ngào,
Là ánh sáng yêu thương, là sóng lúa nương dâu trong hồn,
Mẹ là tiếng nói yêu thương trong tim người suốt đời...

Mẹ vẫn xót xa, trời vẫn bao la
Trách ai chia lìa ngăn cách
Hẹn với quê hương, từ bến sông Thương
Con hứa có ngày quay về...

Tuần vừa rồi, tôi có di dự buổi tưởng niệm Bà Tùng Long mới qua đời tại Sai Gòn với tuổi 93 là cùng tuổi với má vợ tôi. Tôi là bạn Hướng Đạo với con của Bà Tùng Long, Trưởng Nguyễn Đức Lập và anh Nguyễn Đức Trạch. Tôi hỏi riêng các anh ấy rằng sao không về chịu tang mẹ. Anh Trạch nhìn tôi tâm sự: “ Mẹ tôi sinh chín đứa con, chúng tôi đều được mẹ hãnh diện là những tác phẩm ưng ý nhất của Bà. Nhưng hiện giờ tôi có một đứa em đang làm việc cho báo Tuổi Trẻ. Mẹ chúng tôi qua đời, có lẽ sẽ có những người bên kia đến phúng điếu... Tụi tôi về chẳng lẽ bắt tay được với những bàn tay ấy hay sao?” Tôi nghe mà nghẹn ngào nghĩ đến hoàn cảnh của mình!

Nhân ngày của mẹ, tôi muốn nói với những người đang còn mẹ và, hạnh phúc hơn nữa là đang được gần mẹ rằng: “Chẳng có gì quý giá hơn khi mình đang có một người đàn bà hy sinh cả cuộc đời cho mình, không đòi hỏi phải đền bù, phải trả công lao. Hãy trân trọng và giữ gìn một món quà trân quí ấy, vì nó cũng có thể vuột khỏi tay bạn bất cứ lúc nào.” Đối với những ai đang phải bôn ba lưu đày: “Cứ nghĩ rằng mình đang là những đứa con bất hiếu dù bạn đang làm đầy đủ bổn phận về tài chánh cho những người thân ở quê nhà! Hãy nhìn lại mình và hy vọng một ngày không xa ta sẽ vê ôm hôn mẹ, xiết thật chặt như ước mơ của nhiều người” Má! Hãy ráng sống lâu chờ chúng con!


letamanh

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Ghi nhanh anh em Hồ Ngọc Cẩn gặp gỡ trong
Tiệc Mừng Tốt Nghiệp của cháu Trần Khang Huy .


Đúng như lời hẹn với nhau , bốn anh em chúng tôi gồm có Nguyễn Ngọc Tuấn , Bùi Qúy Viêm , Bùi Qúy Chiển và Khiếu Như Long sau hơn hai giờ lái xe bạt mạng trên xa lộ đã đến điạ chỉ 4714 Top Drive Los Angeles nơi tổ chức tiệc mừng cháu Trần Khang Huy tốt nghiệp sau bốn năm đèn sách tại Đại Học USC Hoa Kỳ .

Cũng hơn một năm mới có dịp gặp lại nhau từ lần Trần Khang Thụy ghé SanTa Ana năm trước ....Vẫn phong cách rất hiếu khách thân tình , vẫn với nét mặt tươi tắn đẹp trai như ngày nào , chỉ có cái thùng "rượu chát và bia" của chàng là có vẻ hơi phát triển một cách không kiềm chế ,

Trần Khang Thụy đã giới thiệu cả hai con trai của mình trong đó nhân vật chính là cháu Trần Khang Huy vừa tốt nghiệp năm nay với các bác các chú ....Sau những lời chào hỏi , chúc mừng thật rộn rã , vui tươi cũng như chào hỏi chủ nhà , lần này anh em lại được diện kiến Kim Ngọc bà xã cũa Thụy , người mà Khang Thụy luôn luôn hãnh diện rằng đời em may mắn mới gặp được nàng ......

Buổi tiệc với khách khứa thật đông , gồm có bạn hữu của các cháu cũng như anh em bè bạn thân tình của bố mẹ các cháu , thực phẩm đãi bằng cách self service dọn sẵn trên các tray , ai thích món nào cứ thoải mái chọn lựa theo ý mình thật là tự nhiên thân thiết .

Không hẹn nhưng đặc biệt nhóm anh em Hồ Ngọc Cẩn lại có mặt rất là đông đủ như anh chị Vũ Trung Hiền đến từ Pasadena , Anh Trần Chương Lương anh Hồng Bà Chiểu đến từ SanTa Ana , Anh Bùi Qúy Viêm từ Burban LA , Anh Chiển từ Riverside , Anh Tuấn Cop và A Long từ San Diego ....Điều thích thú khác là có sự hiện diện của hai người bạn cùng lớp với Khang Thụy tại trường Hồ Ngọc Cẩn năm xưa đó là Lê Lai đến từ Lousiana và Vũ thì cư ngụ ngay tại LA .... Bạn cũ cùng lớp chung trường gặp nhau những câu chuyện về những ngày tháng cũ cứ râm ran như pháo nổ .....chẳng hạn như anh Vũ Trung Hiền là người rất là có duyên ngầm với phụ nữ , rất là hiền lành , gương mẫu chỉ có những người phụ nữ mến mộ anh chứ sau khi lấy vợ chẳng bao giờ tư nhiên mà dám yêu ai

Bạn của Khang Thụy , Lê Lai người mà theo sự kể lại cũng rất có công đóng góp phần kỹ thuật trong những ngày đầu của Website Hồ Ngọc Cẩn , rất là cởi mở , hoạt bát , tình cảm Lê Lai kể lại ngày rời Việt Nam trong thời điểm 30 tháng Tư bằng chiếc xe đạp cũng như chiếc xe Kawasaki của bạn để lại cho mình , và cũng nhờ sự ứng biến với hai chiếc xe đó như lộ phí để đưa Lê Lai lên tàu tại cảng Sài gòn đến được nước Mỹ từ 1975 và học hành làm việc rất là thành đạt cho đến hôm nay ......Vũ bạn của Thụy và Lê Lai rất là nhẹ nhàng dễ thương , khiêm tốn đã vậy lại có tài đàn hát và khuôn mặt đẹp trai rất giống Trần Khang Thụy như hai anh em ruột ....

Anh Trần Chương Lưong mới vừa in xong tập thơ hơn ba trăm trang với tựa đề " Như Một Giọt Nước" và có thể anh sẽ cho trình làng một ngày rất gần đây . Anh Hồng Bà Chiểu lúc nào cũng cười vang sang sảng và giọng nói thật rất chân tình của người miền nam ngay thẳng .Trong buổi tiệc anh Nguyễn Ngọc Tuấn lại gặp lại một người bạn cùng khóa Thủ Đức 4/70 cũa mình và cũng cùng phục vụ tại Ban Mê Thuộc , do đó chuyện Ban Mê Thuộc được kể lại rất râm ran . Anh Bùi Qúy Viêm thì rất là vui tươi pha lẫn sư mơ màng về người bạn gái 46 mới quen đã làm anh nhiều đêm mất ngủ như lời tâm sự của anh ....

Nói chung như người ta thường nói bạn cũ cũng như rượu cũ lâu năm .....nó thật đầy cái hương vị nồng nàn , tràn những chia xẻ cảm thông cũng như những rung động cho nhau , những nụ cười thân quen không thể nào quên trong kỷ niệm , những ánh mắt long lanh vì cảm xúc khi nâng ly rượu nhìn nhau để tha thiết nhớ về những ngày vui qúa khứ thanh xuân .....và cả nhớ đến những thằng bạn mà nay đứa mất đứa còn ....biết nói gì hơn khi cuộc đời mỗi chúng ta cứ trôi nhanh như bóng câu ngoài song cửa ....

Một lần nữa cám ơn gia đình Trần Khang Thụy trong buổi họp mặt chiều nay nhân ngày vui của gia đình cũng như của cháu Trần Khang Huy . Chúc Trần Khang Thụy và gia đình sức khỏe với những tháng ngày hạnh phúc , cũng không quên chúc cháu Trần Khang Huy thật thành đạt trên con đường sự nghiệp ....

Khiếu Long SD


Image



Image



Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image


Image

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Xin chia vui cùng gia đình Tà Cư Sĩ
trong ngày
Tốt Nghiệp của cháu Trần Khang Huy



Image
PD

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

CHÚC MỪNG - CHÚC MỪNG - CHÚC MỪNG

Chúc mừng cháu TRẦN KHANG HUY con trai của Trần khang

Thuỵ

vừa Tốt nghiệp tại USA . Xin chia vui cùng gia đình T.Khang Thuỵ.

Nguyễn toàn Năng.

DaHuong
Posts: 124
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:04 am

Post by DaHuong »

[Ghi nhanh anh em Hồ Ngọc Cẩn gặp gỡ trong
Tiệc Mừng Tốt Nghiệp của cháu Trần Khang Huy .


Khiếu Long SD





Biết thế nào cũng bị gượt mà vẫn théc méc nè. Tiệc " tiểu đăng khoa " gì mà đãi toàn là đậu phụng , đỗ lạc... không dzị nè chời??? :lol: :lol: :lol:

Image



Hỏng biết món chính dọn ra chưa , chứ thấy đậu phọng nữa nè ! :lol: :lol:


Image



Nữa nè !!!! :lol: :lol: chắc thi đậu thì ăn mừng phải ăn đỗ !!! :lol: :lol:



Image



Chạy lẹ !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! :wink: :wink:

Post Reply