Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

ĐẠI HỘI TRƯNG VƯƠNG NAM CALI 2006

Image

Image

Ban hợp ca Trưng Vương hát khúc chào mừng Đại Hội Trưng Vương Muôn Thuở.

Đại Hội Trưng Vương Muôn Thuở
Đầy Xúc Động Ý Nghĩa
Đêm Chủ Nhật 16 tháng Bẩy, 2006, đánh dấu sự thành công lớn của Hội Cựu Nữ sinh Trưng Vương Nam California (HCNSTVNC) trong việc tập trung được hơn 1200 người gồm quí vị giáo sư, cựu nữ sinh Trưng Vương, và nhiều thân hữu từ khắp nơi trên thế giới về dự dạ tiệc hội ngộ tại Grand Ball Room, đại sảnh đường hotel Hayatt Regency, Garden Grove. Với chủ đề Trưng Vương muôn thuở, thày trò Trưng Vương đã hân hoa kỷ niệm 50 năm ngày trường Nữ Trung Học khai giảng niên khóa đầu tiên tại miền Nam Việt Nam, đồng thời, kỷ niệm 25 năm ngày thành lập HCNSTVNC tại quận Cam.

Điểm đáng kể nhất Hội đã mời được và vinh danh 31 nam nữ giáo sư dạy trường Trung học Trưng Vương thuộc nhiều niên khóa. Hiện diện trong Lễ vinh danh, có thày cô đến từ Canada, từ khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.
Image Giáo sư Nguyễn Thị Đức Tân đến từ Việt Nam, cô rất xúc động phát biểu cảm tưởng với phái viên Take2Tango: - Tôi cứ ngỡ đời sống vật chất, cuộc sống xa hoa ở Hoa kỳ, người ta không còn trọng sư, kính thày, nhưng hiện diện hôm nay, nhiều lần tôi đã chẩy nước mắt vì cảm động, bởi tình bằng hữu và nghĩa sư đệ Trưng Vương. Cô Nguyễn Đức Tân nguyên là cựu Nữ Sinh Trưng Vương, sau này cô trở về dạy cùng trường cho đến năm 1980.

Thay mặt cho thành phần giáo chức chúc mừng đại hội, giáo sư Đinh Thị Nại mượn bài thơ của thi sĩ nhà giáo Đông An Hồ, phu quân cựu nữ sinh Trưng Vương sáng tác:
Trưng Vương muôn thuở
Trống Mê Linh đời đời còn vang vọng;
Nước trong xanh cuồn cuộn sóùng Hát giang;
tà áo lam tha thướt dáng Trưng Vưng;
ríu rít chim non rộn khắp nẻo đường...
Mặc thời gian mặc cuộc đời dâu bể,
nghĩa thày trò, tình bạn hữu thăng hoa,
Hội ngộ đây, cùng cất tiếng hoan ca,
kỷ niệm một thời Trưng Vương muôn thuở
Tiết mục này đã lôi kéo toàn thể nữ sinh tràn ra sàn nhẩy, dành nhau chụp hình thày cô, rồi sau đó đám học sinh lôi kéo cô nọ về bàn mình, mời thày kia ra chụp hình với nhóm. Cái không khí dậm đà ấy không thể tìm thấy trong bất cứ buổi tiệc nào của người bản xứ.

Một nhóm Xí được cô Dương Thị Uyên, lôi xềnh xệch về góc phòng, nựng nịu cô, chụp hàng trăm tấm hình.

Chúng tôi len lỏi mãi mới lọt vào giữa các chị, hỏi cô Uyên nghĩ sao về tình thày trò Trưng Vương, cô Uyên vui vẻ như đám học trò: Xúc động lắm, cảm kích lắm, nó thiêng liêng, đi ra ngoài cái thường tình nhân thế, giữa cô giáo với học trò. Nó như một cơ thể chảy chung một dòng máu Trưng Vương trong huyết quản chúng tôi.

Xin hỏi: Lúc còn đi học, mấy chị này có phá không cô Uyên?. Cô giáo Uyên tóc bạc phơ nhưng rất nhanh nhẹn: Có, chứ, mấy nhỏ này ngày xưa phá trời gầm, trốn học vào sở thú như điên, ăn quà như rươi, nhưng có phá mới thông minh và bây giờ mới thành người đấy.

Cái tình Trưng Vương là như thế, buổi tiệc hội ngộ kết hợp hầu hết các thế hệ Trưng Vương từ Hà Nội vào Sàigòn rồi kéo dài cho đến nay. Các nhóm hùng hậu (55-60) rồi (58-65), coi như thế hệ thứ nhất tại miền Nam Việt Nam. Thành phần này đông đảo và hoạt động mạnh nhất. Các nhóm khác cũng rủ rê hàng trăm chị em về Cali.

Màn trình diễn thời trang đặc biệt của Trưng Vương với 80 diễn viên, đại diện cho y phục mỗi quốc gia trên địa cầu.

Từ lúc điểm danh vào hội trường đến giờ khai mạc, Grand Ball Room Hyatt Hotel như một rừng ong vỡ tổ, chỗ này vài chục chị em khóc, cười, vuốt tóc, nắm tay nhau; Chỗ kia vài chị rù rì kể chuyện mình, chuyện đầu, chuyện người, chuyện ta.
Image Mấy chị từ Việt Nam sang bị lôi kéo từ bàn này sang nhóm khác, hỏi han, mệt đứt hơi. Chị Nguyễn Quỳnh Liên (58-65) từ Sàigòn Việt nam nhận được giấy mời của Ban Tổ Chức ngày 10 tháng Bẩy, Mỹ phỏng vấn ngày 12, lên đường ngày 14, có mặt đúng giờ khai mạc đại hội ngày 16, tâm sự: Đến lúc này tôi vẫn cứ ngỡ như một giấc mơ. Nghe nói đến đại Hội Trưng Vương, tôi gọi Mai Khanh xin thư mời, cô ấy gởi hỏa tốc về liền. Tôi nghĩ chỉ xin phép cầu may, không ngờ họ chấp thuận liền, chưa kịp chuẩn bị đã lên đường. Quỳnh Liên nói 3 ngày nay chị chưa được nhắm mắt vì hết cô bạn này đưa đi ăn, cô khác đưa đi mua sắm rồi rủ rê về nhà nói chuyện thâu đêm suốt sáng.

Cô Ngọc Trang, em út một gia đình trung lưu ở Sàigòn, có 6 anh chị ở Mỹ và Canada, đã xin phép đi du lịch mấy lần đều bị Mỹ từ chối. Lần này Trang xin nữa, chẳng chút hy vọng gì, nhưng, nhờ lá thơ mời rất professional của Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương, Tòa Đại sứ Hoa kỳ đọc sơ là cấp chiếu khán cho đi ngay. 21 năm từ ngày chia tay, nay Ngọc Trang mới gặp lại các chị, các cháu. Trang run rẩy tâm sự: Em mừng quá, suốt mấy tuần em không ngủ được, sang đây líu lo với người thân, bây giờ gặp thêm mấy nhỏ bạn Trưng Vương ngày trước em vui muốn nghẹt thở rồi nè. Cám ơn chị Mai Khanh và Hội rất nhiều.

Hai tiếng đồng hồ hàn huyên trước giờ khai mạc chỉ là vớt vát, tâm sự vụn, trong khi, 24 giờ trước đó, các cuộc tiền hội ngộ đã tưng bừng diễn ra khắp nơi chung quanh Little Sàigòn. MC Bích Huyền cho biết, đêm trước, tại nhà hàng Seafoodworld gần 100 chị em Trưng Vương niên khóa 55-60 họp nhóm, bữa tiệc rất huyên náo và cảm động, nhưng cuối cùng lại thêm phần ý nghĩa. Chị Bích Huyền đề nghị: Vui chơi không quên anh em Thương Binh thế là mỗi người có mặt đều đột xuất góp lại, gom vô được hơn 500 đô. Trong bàn tiệc có nhà văn Phan Lac Tiếp, ông hạm trưởng này bèn chơi một màn đẹp, tặng thêm $500 đô tiền nhuận bút viết báo Sàigòn Nhỏ cho các thương binh. Các chị Trưng Vương đã liên lạc với Anh Nam Lộc và bà Hạnh Nhơn để chuyển giao món quà mọn cho các thương Binh VNCH.

Đẹp, thật đẹp!

Với số tham dự viên hơn 1200 người Đại Hội Trưng Vương đã diễn ra thật suông sẻ và thật chí tình, vui vầy thỏa thích. Sau những lễ nghi tổng quát tới phần sở trường Văn nghệ của Hội Nam Cali. Các màn ca nhạc nghệ sĩ chuyên nghiệp xen kẽ với những tiết mục cây nhà lá vườn. Hội Trưng Vương khiêm nhường nhận chữ cây nhà lá vườn nhưng đó là Cây Cổ Thụ. Văn Nghệ Trưng Vương là hết xẩy con cào cào.

Phái đoàn Hoa Thịnh Đốn, với 10 chị em đội mũ phớt, đồng phục đen bó sát thân thế, trình diễn màn vũ Broadway ngoạn mục lắm, các đấng nam nhi há hốc miệng, nghía mệt nghỉ. Đáp lại, Nam Cali đưa ra Trưng Vương thế hệ thứ hai, Bùi Hồng Chi, ái nữ TV Phạm Lan Trân, cô nha sĩ đẹp, tươi sáng, từ đại học Harvard, biểu diễn màn độc múa. Cô cháu đưa quan khách sang thăm Madrid với vũ điệu Spanish Flamingo tuyệt vời.

Vũ khúc Trấn Thủ Lưu Đồn, là sản phẩm ruột của Chu Văn An, nhưng không hiểu sao các chị Trưng Vương (58-65) lại thuổng mất, toàn là các chị tai to, quan lớn anh em CVA chẳng biết thưa thốt cùng ai, bèn vỗ tay khen hay. Hay thật.
Image
Màn vũ Spanish Flamingo hấp dẫn với Bùi Hồng Chi, Trưng Vương thế hệ thứ hai.
Tiết mục văn nghệ không ai quên nổi là màn Đại Hội phụ nữ Quốc Tế, màn này thật kinh hoàng, sân khấu rộng 12 X 24 ft không đủ chỗ cho gần 100 diễn viên đại diện các sắc tộc trên thế giới, trình diễn y phục. Hội trường không còn ai ngồi tại bàn nữa, họ tràn hết lên chung quanh sân khấu, tràn xuống sàn nhẩy, đi theo các thiếu nữ mọi quốc gia cùng nhau chào mừng Đại Hội Trưng Vương.

Sau cùng Trưng Vương không thể thiếu màn khiêu vũ, sàn nhẩy vĩ đại của Grand Ball room trở thành hẹp lại, nhỏ quá so với số khách thích tập thể thao, mọi người chỉ đủ không gian nhúc nhích tại chỗ rồi cùng ôm nhau hân hoan hẹn ngày tái ngộ.

Image Nguồn : Take2tango

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Những người đàn bà đi qua cuộc đời Trịnh Cung

Căn hộ nhỏ, ấm cúng giữa trung tâm thành phố, nơi có cái cầu thang đỏ từng đi vào nhiều tác phẩm của hoạ sĩ Trịnh Cung. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì ý nghĩa của nó chưa đủ, sức nóng của căn phòng có nhiều gam màu đỏ dễ khiến tôi muốn ngột thở trong lần trò chuyện với ông. Và Trịnh Cung như một gã trai khi nói về bội lần ngạt thở của cuộc đời mình…

Ông còn “đủ sức” để nhớ lại những lần ngạt thở, ngạt tưởng chết đi được cùng mối tình “nước sôi lửa bỏng” của ông?


Tôi bây giờ là ván bài lật ngửa, còn điều gì che dấu. Ý cô muốn hỏi về những mối tình, những người đàn bà trong đời tôi chứ gì? Người đầu tiên tôi yêu quí là bà xã tôi, cô ấy đã cho tôi hết cả cuộc đời. Tôi không bao giờ quên được cô ấy. Tôi là người không tin vào sự huyễn hoặc nhưng đây có lẽ định mệnh gắn kết cuộc đời của chúng tôi. Tôi sống với bà xã tôi từ năm 1969 đến 1997. 27 năm đó cô gái Huế tuyệt vời dành cho tôi chế độ gia đình hết sức tự do. Bản tính cô ấy giống như cái tên Xinh Xinh. Trịnh Công Sơn đặt cho cô ấy biệt danh “người đàn bà không gây tiếng động”. Vợ tôi không bao giờ ghen không bao giờ nghi ngờ. Hy sinh tất cả đời sống của mình cho chồng và con. Vì vậy mà tôi không bao giờ dám bay bướm, tôi luôn dừng sự rung động của mình ngay bên này lằn ranh, cho đến khi cô ấy mất vì bệnh ung thư. Sau cái chết của cô ấy tôi càng thấy thương cô ấy nhiều hơn. Sau này gặp người đàn bà nào khác tôi cũng nhắc đến cô ấy, cho dù người đó có vui hay không, tôi không cho phép mình làm vui lòng người hiện tại mà không dành những tình cảm cho người vợ cũ của mình.

Anh là người đàn ông chung thuỷ, đâu bay bướm như người ta vẫn hình dung?

Cuộc sống là một chuỗi bí mật làm sao biết trước điều gì sẽ xảy ra với mình. Tôi không cho mình là một người trăng bướm, tôi thích chữ đa tình hơn. Tôi biết yêu sớm, nhưng có lẽ tình yêu trẻ con chỉ dừng lại ở những rung động nhẹ nhàng, nó không thành một mối tình nào. Cuộc đời là một xâu chuổi kỷ niệm, mỗi kỷ niệm có thể là viên sỏi hoặc viên ngọc. Tôi may mắn có một xâu chuổi nhiều hạt ngọc hơn là sỏi. Sau khi vợ tôi mất, tôi sống tự nhiên và chủ trương không tìm kiếm một người đàn bà nào khác mặc dù chịu đựng sự cô độc làm một khó khăn không dễ vượt qua, nhưng vì hiểu rằng không có cái gì mà không trả giá và không may thì cái giá phải trả vô cùng đắt. Trong giai đoạn này tôi tập trung cho một cuộc sống nghệ sĩ với tất cả nhữung tự do mà nó cần phải có.

Mãi cho đến năm 1995 có một nhà nghiên cứu mỹ thuật phương Đông người Pháp đến Việt Nam nhiều lần để tìm hiểu Mỹ thuật VN và sau đó đã tổ chức một cuộc triển lãm Mỹ thuật mang tên Hà Nội - Sài Gòn – Paris tại Paris. Cuộc triển lãm diễn ra rất qui mô nhưng rất tiếc có thiếu sót quan trọng, vì trong cuộc triễn lãm đó phần hội hoạ Sài Gòn đã thiếu sót những khuông mặt tiêu biểu nhất cho Mỹ thuật SG. Sau khi nhận những phê bình của những người quan tâm bà muốn sửa chữa lại thiếu sót ấy nên tìm đến tôi thông qua những thông tin của những người biết chuyện.

Sau nhiều lần trao đổi những hiểu biết của mình về một nền mỹ thuật hiện đại VN mang phong cách người SG giữa tôi và bà C. đã nảy sinh những tình cảm đặc biệt mà phần chủ động thuộc về người đàn bà phương Tây ấy. Khởi đầu là một nụ hôn bất ngờ bà ấy đặt trên môi tôi trước khi chia tay ở cầu thang máy sau buổi nói chuyện cuối cùng tại lobby của khách sạn B.S vào lúc 22h. Tôi vừa ngạc nhiên vừa buồn cười, tôi cho đây là học phí đặc biệt mà bà C đã dành cho tôi, thế thôi. Sau đó mọi chuyện ập tới một cách lạ lùng và đầy bất ngờ. Một người phụ nữ Pháp tôi đứng chỉ tới vai, chuyện xảy ra cách đây 8 năm, lúc đó tôi 60 tuổi. Cuộc hân hoan kết thúc, bà ấy ngắm tôi như một báu vật lạ lùng lắm.

Sau đó chúng tôi gặp nhau ở Mỹ, Thụy Sỹ, cuộc tình diễn ra ở những thành phố nổi tiếng thế giới. Từ thành phố Los Angeles với bãi biển Huntington, đến khung cảnh thơ mộng bên hồ Leman nổi tiếng của thành phố Genever - Thuỵ Sỹ đã ghi dấu những bước chân tình nhân của chúng tôi. Cuộc tình này đã làm một kết qủa giao lưu giữa hai kiến thức mỹ thuật Đông và Tây rõ ràng hơn đó là nền mỹ thuật Sài Gòn đã được bà C. nhận diện một cách rõ nét. Cuộc tình ấy tôi chủ động kết thúc khi bà ấy hoàn thành công trình cuốn sách của mình về mỹ thuật VN. Tôi không muốn có tình yêu kiểu ngưu lang chức nữ như thế. Như vậy đủ rồi.

Hình như cuộc tình này kết thúc khiến anh lâm vào cảnh bạo bệnh, suýt gần đất xa trời?

Chưa phải, chia tay người đàn bà Pháp xinh đẹp và lịch lãm, tôi gặp một người đàn bà khác. Lần này kéo dài không bao lâu, tôi phát hiện ra mình bị bệnh nặng – ung thư tụy. Trước khi lên bàn mổ ở Hoa Kỳ năm 2001 tôi gửi cho cô ấy một lá thư chia tay vì không muốn xảy ra cho cô ấy một thảm kịch của một người đàn bà sớm mất đi người thân yêu. Sau khi được biết kết quả sự sống của mình không kéo dài quá 6 tháng sau cuộc giải phẩu. Tôi từ chối mọi phương pháp chữa trị khác theo để nghị của nhiều bạn bè, tôi quyết định trở về VN để sống những ngày tháng cuối cùng bên cạnh mẹ già. Thế nhưng cuộc đời lại oái ăm không cho tôi dừng lại ở đó…Tôi đã bất ngờ hồi phục trước sự ngạc nhiên của bạn bè và gia đình. Và tôi trở lại cuộc sống bình thường với những công việc của một người nghệ sĩ cho đến ngày tôi về căn hộ có cầu thang đỏ. Cũng chính nơi này tôi đã không chạy trốn khỏi mồ. Tôi có kế hoạch còn dỡ dang ở nhà sách Fahasa, vừa đeo túi mật vừa làm việc thì tình cờ gặp người phụ nữ trẻ. Có lẽ cảm trước hoàn cảnh của tôi nên giữa hai chúng tôi nảy sinh tình yêu. Sau khi cuốn sách hoàn thành, cuộc tình kéo dài khoảng 3 năm nhưng không công khai. Tôi nhận thấy cuộc phiêu lưu này mang đến những hậu quả không tốt, cuối cùng tôi dừng lại. Tôi vượt qua 6 tháng. Lúc thấy tình trạng của mình khá hơn, tôi không ở ngôi nhà của mình nữa, tôi đi tìm cho mình một chốn riêng, thuê chỗ khác sống, viết lách để thoát khỏi những hệ lụy của tình yêu.
Rồi một chiều đẹp trời người bạn của tôi chở đến giới thiệu một nhà thơ trẻ. Thú thực lúc ấy tôi không quan tâm cô ấy lắm. Qua ngày hôm sau tôi nhận tin nhắn, rồi tiếp tin nhắn “ em cần một bờ vai để khóc” tôi hơn băn khoăn… không phải ai khác mà mình sẽ là một bờ vai cho cô ấy.

Ông bảo mình không chủ trương tán tỉnh nhưng anh là người luôn biết đẩy cơ hội lên đến đỉnh?

Tôi chủ trương sống tự nhiên để đón nhận những bí mật cuộc đời. Một cuộc áp thấp nhiệt đới đột khởi, dữ dội, càng quét tất hệ lụy cũ. Một sức sống chưa từng có, tôi cảm nhận sự hồi xuân (bạn bè hay đùa hồi dương). Thú thực ở tuổi gần thất lai hy, đối với tôi quỹ thời gian không còn nhiều, nên không đủ trách nhiệm để tán tỉnh ai, thích sống “nhàn”. Nhưng trong đời sống mỗi người là một diễn viên, diễn nhiều vai. Một kịch bản từ trên trời rơi xuống, tôi cho đây là sự may rũi. Tôi phơi ra hết “gia sản” mình có, người ta đồng ý thì tiếp tục cuộc chơi.

Khoảng cách mối tình của ông đến 43 cái xuân, chắc chắn ông nhận không ít lời dèm pha, ông muốn chịu đựng nữa không?

Có lúc tôi bị shock khi nhận tin nhắn lỗ mãng qua điện thoại, trên mạng, bạn bè tôi có người thấy ái ngại. Họ không tin thì đúng hơn. Nhưng có ai sống thay được người khác bao giờ. Tôi chấp nhận sự lên án của xã hội. Tôi chỉ quan tâm một điều mang hạnh phúc đến cho Lan, bù đắp mất mát cho người đàn bà này. Cô ấy đến với tôi vô điều kiện, tôi không muốn áp lực để mình cô ấy ghánh chịu. Có lẽ cuối năm hay một thời điểm tốt nào đó sẽ có một buổi tiệc nho nhỏ như một cái lễ chính thức giới thiệu chúng tôi với mọi người, đó là cách hợp thức hoá tình yêu trong xã hội nhiều lễ giáo.

Yêu một người trẻ tuổi như thế, anh cảm thấy mệt không?

Về đến nhà không có lúc nào thả ra, tôi luôn trong tình trạng “ngột thở”, cũng phải ráng thôi. Đó cũng là một cách luyện tập, dần dần thì tôi cũng quen. Hai người cộng hưởng, chia đều cho nhau. Cô ấy là một người sâu sắc, sống đẹp, một nhà thơ. Cô ấy là một người cực kỳ ghen tuông, ghen cả giấc mơ của tôi, muốn chui vào trong giấc mơ để biết tôi đang làm gì...

Ông có nhắc đến sự hồi xuân ở tuổi gần 70, ông chợt nghĩ đó là phút huy hoàng cuối cùng?

Một năm 2 đứa tôi đèo nhau bằng xe máy Sài Gòn – Đà Lạt vài ba lần là chuyện thường, những điểm du lịch cách thành phố hơn trăm cây số thích là lên đường… chúng tôi dành cho nhau chế độ sống, thưởng thức cuộc sống tốt nhất. Nếu là phút huy hoàng như cô vừa nói thì đã sao. Tôi không sợ cái chết nữa, tôi luyện cái chết dần mỗi khi về biển. Tôi hình dung mình nằm trên cái phao với ly rượu hoà thuốc ngủ trong tay, mũi kim đâm vào chiếc phao khi tôi dạt giữa biển trời và đại dương sẽ mang tôi đi thật xa. Tôi không muốn ai thấy mình chết, cứ để họ nghĩ tôi đang du hí ở nơi nào đó.

Điều gì khiến ông làm vậy khi ông đang có tình yêu làm nhiều ông bạn già phải “ganh tỵ”?

Tôi luôn nhắc Phương Lan thời tiết sẽ vô cùng xấu nếu ngày đó đến. Nhưng Lan gạt qua tất cả những điều đó. Tôi luôn sống trong tâm trạng bất an vì qũy thời gian. Hiện giờ dù cô ấy rất hài lòng về sức khoẻ của tôi, nhưng biết lúc nào giờ huy hoàng tắt.

Hỏi thật anh có từng nghĩ đến “của để lại” cho người đàn bà này, một đứa con với Lan chẳng hạn, cũng là kết quả đẹp của tình yêu?

Tất cả những bản quyền tác phẩm của tôi sẽ dành cho Lan, điều gì tôi làm được bây giờ là dành trọn cho Lan. Còn chuyện con cái trước đây tôi không dám nghĩ tới. Nhưng sau tết tôi không giữ chuyện này nữa để đáp ứng sự mong đợi của Lan, Lan muốn có nhiều đứa con nữa cơ, chứ không chỉ một. Nhưng tôi sợ Lan còn quá trẻ, không đủ sức nuôi đứa trẻ. Người phụ nữ chỉ thích điều mình muốn, nhưng tôi không dám chắc đứa con của tôi sẽ dễ thương không.

Song Nga

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Người Phụ Nữ Với Cặp Mắt Giết Người

Image

Chuyện kể rằng 1 người họa sỹ ở (Pakistan), bị vợ ông ta phát hiện ngoại tình, bà ta quá buồn bã và tự tử. Sau khi vợ ông ta chết, ông ta vô cùng hối hận, và ngày nào ông cũng ngồi vẽ hình bà ta trong phòng 1 mình. Và sau hơn 1 tháng tự giam mình trong phòng thì cuối cùng ông ta cũng đã hoàn thành xong bức tranh người vợ của mình, đồng thời lúc đó ông cũng ra đi mãi mãi vì kiệt sức. Bức tranh người vợ của ông ta mang một vẻ đẹp huyền bí, huyền bí nhất là đôi mắt bà ta, nó như long long ánh lệ, thể hiện 1 nỗi buồn sầu thảm của cuộc tình đau khổ của 2 người.

Ánh mắt ấy như là ánh mắt của vợ người họa sỹ khi bắt gặp chồng mình ngoại tình. Và chính sự kỳ bí đó, bức tranh đã được 1 người phụ nữ giàu có mua về. Bà ta rất thích bức tranh, luôn ngắm nhìn nó và 1 ngày kia người ta bổng thấy bà ta la hét kinh khủng và đập phá đồ đạc trong nhà, bà ta hét lên: "Bà ta đã về rồi, bà ta đã về rồi..." Và người ta đã đưa bà vào nhà thương điên. Một ngày sau thì bà ta chết. Và rồi bức tranh tiếp tục được lưu truyền qua nhiều người: 1 họa sỹ, 1 người thợ may,... và tất cả họ đều có tình trạng chung như người đầu tiên và đều phát cuồng sau khi xem tranh. Và từ từ đó bức tranh đã được người ta vứt đi 1 nơi nào đó không biết. Nhưng thời gian gần đây, bức tranh ấy lại xuất hiện trên mạng, tình trạng trên lại diễn ra. Người ta nói rằng, khi xem bức tranh, thì nên có từ 2 người trở lên cùng xem, như thế sẽ không bị linh hồn của bà ta trong tranh làm phát cuồng và cũng không nên nhìn quá lâu vào cặp mắt của bà ta.

Sau khi xem xong bức tranh trên bạn hãy gửi thông điệp tới tất cả bạn bè để họ có thể biết điều này, và giúp bạn giải lời nguyền vì có thể bạn đã nhìn vào cặp mắt của cô ta rồi.

http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=2270

User avatar
khieulong
Posts: 6768
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Bùi Diễm Jul 21, 2006
RFA - Tình hình chính trường quốc tế đang có nhiều biến chuyển hàng ngày, tuy nhiên Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice vẫn giữ nguyên lịch trình chuyến công du đã được dự trù, và sẽ đến thăm một số nước Đông A, trong đó có Việt Nam, vào cuối tháng này. Đài Á Châu Tự Do trao đổi ý kiến với ông Bùi Diễm, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ về tầm mức quan trọng có thể có được của cuộc viếng thăm này.

Hiện tình quan hệ Mỹ-Việt

RFA: Tuần trước, Bộ Ngoại Giao Mỹ có loan báo là bà Ngoại trưởng Condoleezza Rice, sẽ ghé thăm Việt Nam vào cuối tháng 7 tới đây, ông vui lòng cho biết bối cảnh của cuộc viếng thăm này.

Ô. Bùi Diễm: Thưa, nếu không có chuyện gì bất ngờ xẩy ra vào phút chót, thì đúng như vậy, bà Rice sẽ ghé thăm Việt Nam trên chặng đường cuối cùng của một chuyến công du viếng thăm một số nước Đông Á. Tôi có nói đến trường hợp phút chót vì phải dự phòng những chuyện bất ngờ. Lúc này trên chính trường quốc tế biến chuyển xẩy ra hàng ngày.

Ngay trong cuối tuần vừa qua, có cuộc họp thượng đỉnh quan trọng G8 ở Nga với sự tham dự của hầu hết những nhân vật lãnh đạo các nước lớn, rồi những buổi họp và quyết nghị tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vấn đề Bắc Hàn và đặc biệt hơn cả là tình trạng khủng hoảng ở Trung Đông với nguy cơ chiến tranh có thể lan rộng tại vùng này.

Trong bối cảnh phức tạp này của tình hình quốc tế, viễn tượng chuyến viếng thăm Việt Nam của bà Rice tuy nhiên cũng có tầm quan trọng riêng biệt nếu được đặt vào khung cảnh đang tiến triển của mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam.

RFA: Gần đây, người ta đã được thấy Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ, ông Denis Hastert và sau đó Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld viếng thăm Việt Nam, nay lại đến lượt bà Rice, phải chăng đây là ý muốn của cả hai bên, Mỹ và Việt, nhằm hâm nóng mối quan hệ song phương giữa hai nước?

Ô. Bùi Diễm: Trước hết, phải nói ngay là không phải bà Rice chỉ đến thăm có Việt Nam trong chuyến công du sắp tới. Theo lịch trình đã được dự trù từ trước, bà sẽ đến thăm Nhật Bản vào đầu tuần tới, sau đó là Trung Quốc và Nam Hàn, ở mỗi nơi 2 ngày. Rồi sau đó bà sẽ tới Malaysia để dự buổi họp thứ 13 của Diễn Đàn Vùng (Asean Regional Forum) của Hiệp Hội các nước Đông Nam A, và chặng chót của chuyến công du là Việt Nam trong những ngày cuối tuần 28 và 29 tháng 7.
Trọng tâm của cả chuyến công du là vai trò của Mỹ trong toàn vùng Thái Bình Dương nhưng đây là lần đầu tiên bà đến Việt Nam với tư cách là Ngoại Trưởng và cũng là lần đầu tiên bà có dịp tiếp xúc với giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam (người ta nhớ rằng hồi năm ngoái khi Thủ Tướng Việt Nam, ông Phan Văn Khải, đến Hoa Thịnh Đốn thì những ngày đó bà không có mặt ở thủ đô Mỹ).

Mục đích chuyến viếng thăm?

RFA: Theo ông Lê Văn Bàng, Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam trong lời tuyên bố với báo Tuổi Trẻ, thì Việt Nam hoan nghênh trong tinh thần thân hữu chuyến viếng thăm của bà Rice, nhưng nội dung những vấn đề sẽ được mang ra thảo luận sẽ gồm những lãnh vực nào?

Ô. Bùi Diễm: Về mặt nội dung thì chuyến viếng thăm của bà Rice phải được coi trước hết là để sửa soạn cho chuyến viếng thăm của Tổng Thống George W. Bush vào tháng 11 sắp tới khi ông đến dự Hội Nghị APEC do Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội.

Nhưng ngoài tính cách lót đường và sửa soạn của chuyến viếng thăm, giới quan sát quốc tế nghĩ rằng Việt Nam không nên quên bà Rice là người thân tín vào bậc nhất của ông Bush và cảm tưởng cũng như những kinh nghiệm mà bà sẽ thâu thập được sau khi đã tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam thể nào cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương giữa hai nước.

RFA: Mỹ và Việt Nam đã hoàn tất việc đàm phán về WTO (Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới) cuối tháng 5 vừa qua, Việt Nam chỉ còn đợi Quốc Hội Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Về lãnh vực kinh tế thì như thế có thể được coi là tạm ổn. Nhưng còn những lãnh vực khác thì sao?

Ô. Bùi Diễm: Trước hết, về vấn đề PNTR, hiện nay giới quan sát quốc tế vẫn còn thận trọng. Tại Thượng Viện, người ta đã thấy có cuộc điều trần tại Ủy Ban Tài Chính, nhưng cho đến nay người ta chưa thấy Hạ Viện định ngày để mở cuộc điều trần trong khi đó thì đến cuối tuần ngày 4 tháng 8 thì cả Quốc Hội lại đi nghỉ và đến đầu tháng 9 mới họp lại.

Vào những ngày đó thì chỉ còn có ít ngày để giải quyết những vấn đề không mang tính cách quan trọng vì các Nghị Sĩ và Dân Biểu phải trở về đơn vị để sửa soạn cho cuộc bầu cử đầu tháng 11, do đó mà vấn đề Quốc Hội thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn phải gặp may mới giải quyết được trước ngày ông Bush đi dự Hội Nghị APEC.

Mối quan hệ chiến lược

RFA: Dầu có phải bị chậm lại chăng nữa thì trong lãnh vực kinh tế thương mại vấn đề WTO không còn là một trở ngại trong mối quan hệ giữa hai nước nữa, phải chăng trong bầu không khí thuận lợi đó, hai bên có thể bắt đầu đề cập đến những vấn đề chiến lược?

Ô. Bùi Diễm: Theo tôi thiển nghĩ thì lúc này cả hai bên đều thận trọng trong lãnh vực này. Một mặt, đối với Mỹ mối quan hệ phức tạp và đa phương với Trung Quốc có tầm quan trọng vượt lên trên tất cả những toan tính khác.

Không những về mặt kinh tế và thương mại, Mỹ còn cần đến sự tiếp tay của Trung Quốc để giải quyết những vấn đề khó khăn ở Iran và Bắc Hàn, do đó mà tình trạng ổn định cần phải được duy trì, và mặc dầu bị nhiều áp lực của những khuynh hướng diều hâu trong nội bộ, Mỹ không muốn Trung Quốc có cảm tưởng là Mỹ chủ trương bao vây Trung Quốc bằng cách gây ảnh hưởng ở Việt Nam.

Một mặt khác, Việt Nam có lẽ cũng không muốn làm mếch lòng nước bạn đàn anh bằng cách sáp gần Mỹ một cách lộ liễu. Bà Rice lúc này đang bị tràn ngập bởi những vấn đề lớn trên chính trường quốc tế, như dập tắt được nguy cơ chiến tranh ở Trung Đông, thuyết phục được Iran và Bắc Hàn từ bỏ tham vọng sản xuất vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, trong chuyến viếng thăm Việt Nam sắp tới, được sự tín nhiệm hoàn toàn của ông Bush, người ta nghĩ là bà Rice sẽ đủ khôn ngoan để vừa sửa soạn cho chuyến viếng thăm của ông Bush, giữ vững được vai trò chiến lược của Mỹ trong toàn vùng Thái Bình Dương, và vừa thăm dò khả năng của Việt Nam qua thế đứng của Việt Nam trong khối các quốc gia Đông Nam Á.

DaHuong
Posts: 124
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:04 am

Post by DaHuong »

phu_de wrote:Người Phụ Nữ Với Cặp Mắt Giết Người

http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=2270

Bạn thân mới vừa tìm thấy " cặp mắt chít người " nên cảm xúc bài này hở? :lol: :lol: :lol: :lol:




:lol:

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

DaHuong wrote:
phu_de wrote:Người Phụ Nữ Với Cặp Mắt Giết Người

http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=2270
Bạn thân mới vừa tìm thấy " cặp mắt chít người " nên cảm xúc bài này hở? :lol: :lol: :lol: :lol:
:lol:
hehehe, biết gồi còn phải hỏi, sẽ rinh 1 bài về nụ cười Mona Lisa nữa kìa

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Nóng ! Nóng ! Nóng !
Cả-Đú,


Vâng , cả hơn tuần nay trời, đất bỗng nhiên nóng ghê, trừ vùng tây bắc ra, cả xứ Cờ-huê từ bờ tây sang bờ đông, đều như nằm trên bếp than, nóng bốc khói, như thiêu, như đốt trong lò lửa. Mức thủy-ngân trên nhiệt-độ kế cứ lập-lờ, lơ-lửng, lì-lợm trên, dưới 100 độ ! Chưa kể nạn cháy rừng liên-miên bốc lên hết vùng này đến vùng khác, làm tình-hình sôi sùng-sục thêm . Người ta nói đó là tại ảnh-hưởng hiệu-ứng nhà kính, làm cựu phó tông tông Al Gore như mở cờ trong bụng !


Các thành-phố dọc duyên-hải Cali đỡ hơn nhờ nước biển vẫn còn mát , làm dịu không-khí lại. Nhưng ở miệt trong từ Sacramento xuống Bakersfield, thung-lũng San Fernando cho tới vùng Inland Empire, Đế-Triều Trung-Thổ gồm Riverside và “ Sen Bẹc “ (San Bernardino) thì đành chịu cảnh toát mồ-hôi hột , lột da đầu !


Dĩ-nhiên nơi nóng nhất phải là là Death Valley, Thung-Lũng Tử-Thần trong sa-mạc cách Vegas hơn một tiếng lái xe, nơi lúc nào cũng từ 120 độ trở lên !

Ở Chicago, nơi có 700 người chết vì cơn nóng năm 1995, đã mở cửa các trung-tâm nghỉ . . . nóng 24/24 cho mọi người chiếu-cố. Phố núi cao Frazier , bang Colorado, nơi mệnh-danh là the nation‘s ice box, thùng đá nước Mẽo, ở tầm cao tám ngàn rưởi bộ cũng bị hâm nóng tới trên 80 độ.

Theo tin tức xe cán chó, chó cán xe mới đây, trong một màn tự khoe nghề-ngỗng, và quảng-cáo sản-phẩm, Proctor & Gamble, công-ty chuyên sản-xuất hầm bà lằng, xắng cấu từ tã lót hiệu Pamper đến khoai xắt mỏng hiệu Pringles , mới làm cuộc thăm-dò rộng lớn xem dân nơi nào trên xứ Cờ-huê bị toát mồ-hôi nhiều nhất, Dĩ-nhiên hãng này cũng chế-tạo các thứ mỹ-phẩm lẩm-cẩm thơm-tho như Sure, Secret & Old Spice để chấm, vẩy, quẹt, búng, bôi, chà, xoa, vỗ và xịt vào cho thơm cái nách (chứ không phải neck , xin nói trước không các đấng nhi-đồng lại bế cái lầm !) của các vị nình ông và nình bà. Nhất là mấy vị bị mồ-hôi dầu đông-đặc , nặng-nề phải cần đến những thứ thuốc khử mùi này .


Và liên-tiếp lần thứ ba trong năm năm nay , thành-phố Phoenix, bang Arizona lại về đầu trong danh-sách 100 thành-phố nóng nhất xứ Cờ-huê. Thứ hai là kinh-đô cờ bịch Las Vegas. Thứ ba là Tucson, cũng bang Arizona.


Có người thắc-mắc hỏi ông Jay Gooch - chuyên-viên nghiên-cứu . . . mồ-hôi của hãng này - rằng họ từng ở lâu tại 3 nơi nóng nực này nhưng đâu có phải thay áo soành-soạch tới 3 lần một ngày như ở bên . . . Boston chẳng hạn đâu !?


Ông Jay, tiến-sĩ chuyên-khoa độc-tố, cho biết vì ở vùng nóng khô, mồ-hôi ra là bốc hơi bay mất liền. Nếu bạn ở Boston - đứng hạng 86 về nóng-nực - và Phoenix cùng nóng 90 độ thì số-lượng mồ-hôi toát ra cũng bằng nhau. Nhưng ở Phoenix bạn không cảm thấy gì hết. Ở Boston, người bạn sẽ bị rít rìn rịt, nhớp-nhúa khó-chịu vì không-khí chứa đầy hơi nước.


Ông tiến-sĩ sống trên “ mồ-hôi, nước mắt “ dân Mẽo này cho biết đã dùng các dữ-kiện điện-toán căn-cứ trên cùng một mẫu người có cùng chiều cao & cân nặng để so-sánh cái nóng tương-đương vào mùa hè ở các thành-phố . Ở Tucson 105 độ sẽ bằng ở Boston cỡ 83 độ ! Như vậy tùy theo độ ẩm cao, thấp, ta cảm thấy khó-chịu, ngột-ngạt & nóng thêm từ 10 đến khoảng 22 độ nữa !


“Đừng toát mồ-hôi “ có thể là khẩu-hiệu mới của bang Cali thay vì The golden state, tiểu-bang vàng.


Thành-phố L.A đứng hạng 92, San Diego nối đuôi với hạng 94. Một điều ngạc-nhiên là Riverside hơi cháy xém lại không có tên trên danh-sách !

Tếch-xịt có 6 thành-phố nằm trên Top Ten. Tất cả mọi thứ ở bang này , kể cả dưới . . . nách, cũng lớn hơn các chỗ khác !


Nếu tính theo đúng cân, lượng đo đạc của lò-heo Chánh-Hưng thì trung-bình vào một ngày hè nắng cháy, dân thành-phố Phoenix chảy mất 26 ounce mồ-hôi, tức gần 2 lon Cô-ca rưỡi ! Và chỉ cần gần 3 giờ đồng-hồ , mồ-hôi của dân thành-phố này có thể đổ đầy một hồ bơi có kích-thước đúng theo tiêu-chuẩn Olympic !

Nhưng nếu sắp hạng theo những thành-phố nào làm ngột-ngạt, ngứa-ngáy, khó-chịu và người ngợm cứ rin-rít lại vì ẩm-độ cao thì Phoenix lại thua thành-phố Miami ; rồi đến Corpus Christi, bang Tếch-xịt và Olando, bang Florida !

Tháng rồi, ông thị-trưởng Phil Gordon của Phoenix lại hơi ngần-ngừ, e-ngại, miễn-cưỡng, kém hồ-hởi khi tiếp-nhận giải thưởng là thành-phố nóng nhất nước Mẽo với thùng mỹ-phẩm làm thơm những cái nách từ hãng Proctor-Gamble .

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Tin mới nhất về Lý Tống

LÝ TỐNG Sẽ được trở về Mỹ trong tháng 8 .Vì Chánh Án Toà Thái Lan đã Tuyên bố Lý Tống Không Có Tội Không Tặc .

Đến ngày 7 tháng 8 sẽ Công bố Chính thức Ngày giờ Lý Tống Trở về USA . và Lý Tống Sẽ Không bị dẫn độ về VN .

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Lý Tống Đã Được Trả Tự Do và Đang Làm Thủ Tục Về Lại Hoa Kỳ.


Vietland, 24.07.2006

Với những cuộc vận động từ gia đình anh Lý Tống , Uỷ Ban Tranh Đấu cho Lý Tống, Dân Biểu , LS Thần Thái Văn , LS Nguyễn Hữu Thống, Khối 1408 và hằng ngàn nhân sĩ và đồng bào, các hệ thống truyền thông đã tích cực yểm trợ tối đa để anh Lý Tống được trả tự do. Vào phiên toà ngày thứ Hai 22 tháng 07 , Toà án Thái đã bác bỏ đơn xin dẫn độ của Bộ Tư Pháp Thái và Việt Nam vì đơn xin dẫn độ đã vi phạm hiệp ước dẫn độ 1929 của Thailand

Hiệp ước dẫn độ của Thái 1929 ghi rõ các điều khoản cấm dẫn độ tù nhân chính trị , hơn nữa phía cs VietNam đã không giữ đúng lời hứa là dẫn độ anh Lý Tống trong tội danh vi cảnh nhẹ nhàng "vi phạm vùng trời".Toà án Thái cho biết là phía csvn ghi trong hiệp ước đòi dẫn độ anh Lý Tống là "xâm phạm an ninh lãnh thổ" , một tội danh có thể bị đưa ra tử hình hoặc chung thân. Vì sự nhập nhằn đánh lận con đen của phía csvn đã giúp toà án Thái quyết định nhanh chóng là trả tự do cho anh Lý Tống. Anh Lý Tống đang được làm thủ tục để sớm về lại Hoa Kỳ. Có thể sớm nhất là đầu tuần tháng 8.

======================================================


Guidelines on The Extradition Act B.E. 2472 (1929 A. D.)

Basic Principles
Procedure under the Act
Provisional Arrest
Treaty parties to Thailand
List of countries assisting Thailand on reciprocal basis

Basic Principles
1. All Extradition Treaties shall prevail over this Act. The Act only applies when there is no Treaty, Convention or Agreement with a foreign State or when the Act is not inconsistent with the terms of any Treaty, Convention or Agreement with a foreign State. (Article 3.)

(Note : The name of Thailand has been changed from Siam to Thailand on May 11, 1949.)

2. Thailand has discretion to surrender the fugitive to foreign states even there are no Extradition Treaties with those foreign states, provides that

- By Thai Law the concerning crime is punishable with imprisonment of not less than one year. (Article 4.)

- There is sufficient evidence against the accused to commit him for trial, if the offence had been committed in Thailand (Article 12.)

- The offence is not one of a political character (Article 12.)

3. If there is no Extradition Treaty, Thailand, normally, acts on the basis of reciprocity.
4. Thailand may extradite its own national if there is a treaty providing so.

Procedure under the Act

1. The Extradition Request together with the necessary documents must be sent through diplomatic channel. (Article 6.)

2. The Request then will be forwarded to the Ministry of the Interior for consideration. The Ministry of the Interior may order the accused to be arrested. (Article 8.) The arrest proceeding is then proceeded by the Royal Thai Police.

3. After the arrest, the Public Prosecutor of the International Affairs Department, Office of the Attorney General will take over the case and apply to the Criminal Court in Bangkok for a hearing before the judge.

4. The Court is directed by the Act that he should not allow bail in the Extradition case. (Article 11.)

5. In the normal case, the hearing will take about a year.

6. After the court makes a positive ruling under the Act (an order authorizing the accused to be detained with a view to being surrendered), it normally will take a month to surrender the accused to the requesting state. After the ruling the accused has right to appeal to the Court of Appeal within 15 days and shall not be sent out of the country during that period. (Article 15.) The decision of the Court of Appeal is final both on point of fact and law. (Article 17.)

Provisional Arrest
1. In case of urgency a requesting state may ask for a provisional arrest of the accused.

2. The provisional arrest must clearly state the nature of the offence and that a warrant of arrest has been issued.

3. The provisional request then will be forwarded to the Ministry of the Interior for consideration. The Ministry of the Interior may order the accused to be arrested. (Article 10.) The arrest proceeding is then proceeded by the Royal Thai Police.

4. After the arrest, the accused must be brought before the Court by the Public Prosecutor as soon as possible. The Court shall order the accused to be detained pending the arrival of the formal requisition and the necessary documents which must be submitted to the Court within 2 months from the date of the order for detention. (Article 10.)


Bản tin này được đăng tại Vietnam Review
http://www.vietnamreview.com

URL của bản tin này:
http://www.vietnamreview.com/modules.ph ... e&sid=4304




Chú thích của 3G:

Dân Biểu Trần Thái Văn là con trai của Thày Trần Văn Điền, Giáo Sư dạy Anh Văn Trương Hồ Ngọc Cẩn, Thầy Điền viết rất nhiều sách giáo khoa vê` môn Anh Van bậc Trung Học, hiện nay Thày đang cư ngụ tại Nam California

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image NGƯỜI LÍNH GIÀ VÀ MÀU CỜ TỔ QUỐC




[left]http://img.photobucket.com/albums/v410/ ... _North.jpg[/left]"Tôi sinh ra trong loạn ly của đất nước, chẳng lẻ tôi lại chết ở xứ người sao cô ?" Người lính già nhìn ra cửa chờ người bạn đến rước, anh hỏi nhưng anh dường như anh không cần câu trả lời. Mà làm sao tôi trả lời anh được!

“Chú dán tấm lịch nầy trên cửa tủ lạnh để nhớ ngày trở lại tiếp máu nhen chú.” Tôi nói để đánh trống lảng.

“Ðau mà được bác sỉ trị bệnh thì tôi không quên đâu cô ạ.” Lần nầy người lính già nhìn tôi, như anh tìm trong mắt tôi một nơi để gởi lại cái bị đời của anh. Một người vợ trẻ và bốn đứa con thơ.

“Chúng cầm tù chú mấy năm hả chú?” Tôi hỏi.

“Mười chín năm cô ạ.” Chú nhìn xuống bàn tay xương xẩu, vuốt mấy sợi tóc bạc phơ còn lại sau ba tháng “chemotherapy” rồi đội lại cái nón base ball màu xám tro vợ chú đem về ở hảng may nón để chú che cho ấm đầu. “Tôi nhảy xuống Hòa Bình năm 1966 không đầy hai tuần lể cả bọn chúng tôi bị bắt, năm 1985 chúng tôi được thả về, mấy anh em kia có người chết trước đó, có người về nửa đường chết nửa cô ơi.”

Tôi được dịp chăm sóc anh lính Biệt Kích già nầy vì tôi làm việc trong nhà thương Northlake, nơi anh đến trị bịnh. Trong vòng hai tháng mà anh vô phòng cứu cấp ba lần, lần đầu tiên gặp anh là hôm tôi thấy xe cứu thương chở đến phòng cứu cấp một người Việt Nam, hai người Mỹ to lớn đẩy băng-ca trên đó một thân hình nhẹ nhỏm, không hay biết gì, hai tay quờ quạng một cách yếu đuối. Tôi không biết anh là ai nhưng tôi biết anh là người Việt Nam đủ rồi, tôi vào phòng cắp cứu với bác sỉ với anh.

Sau hơn hai tiếng đồng hồ, bác sỉ cho anh nhập viện, mấy ngày sau anh khoẻ lại tôi có khuyên anh nên tìm một bác sỉ gia đình theo dỏi bịnh của anh thường xuyên hơn chớ đừng để bị té xỉu hoài ở nhà nguy hại lắm.

Anh bằng lòng, và sau đó bác sỉ gia đình của anh gởi anh tới một bác sỉ chuyên môn về ung thư. Vì bác sỉ trong nhà thương nghi là anh bị ung thư..

Quả thật, anh bị ung thư máu. Tôi đã giúp anh lần đầu tại phòng cứu cắp, tìm cho anh bác sỉ gia đình thì tôi cũng nên giúp anh cho đến nơi đến chốn. Tôi lại là người đem hun tin đến cho anh. Suốt đêm trước đó tôi trằn trọc mãi, không biết tìm lời nào cho nhẹ hơn hai tiếng “ung thư” để dịch cho anh.

Người lính Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa can đãm ngoài chiến trường, ngày nay người lính già nầy vẫn còn cái khí thế của anh Biệt Kích trên nền trời xanh của Việt nam.

Ðứng trước mặt anh và bác sỉ, tôi không dám nhìn thẳng vào mắt anh rồi tôi từ từ nói:

“Kết quả cho biết là chú bị ung thư ở cổ chú à.”

“Cô hỏi bác sỉ tôi còn bao lâu?” Chú bình tỉnh hỏi:

“Bác sỉ hỏi chú muốn ổng trị bịnh cho chú không?”

“Trị bằng cách nào? Mổ lấy ung thư ra hay sao?”

“Không có mổ, bác sỉ sẽ trị bàng thuốc, kết quả chỉ có thể đoán dược 50% thành công thôi, phản ứng của thuốc sẽ làm mất sức chú lắm, như ói mửa, rụng tóc, ăn không được, mất ngủ trong thời gian trị bịnh. Nhưng sau đó tóc của chú sẽ mọc lại. Ðiều quan trọng là trong thời gian trị bịnh chú phải đến đây ba tháng liên tiếp, và mỗi tháng chú đến nhà thương và phòng mạch nầy độ hai mươi lăm lần” Tôi nhìn phản ứng trên khuôn mặt không còn sự sống của chú.

“Trị bịnh thì phải cố gắng, nhưng làm sao tôi đến nhà thương được hai mươi lăm lần trong một tháng? Tôi mới đến Mỹ, chưa biết lái xe, mà có biết cũng không có tiền mua xe. Thỉnh thoảng đến đây là nhờ anh em chở dùm, hay là xe cứu thương chở tôi đến nhà thương, mình đâu có thể làm phiền anh em quá như thế! Tiếng anh nói chứa đựng ngao ngán của một người không có phương cách nào xoay trở.

Tôi chỉ biết “anh em” của chú qua mấy lần họ đưa rước chú ở nhà thương, nhưng tôi đánh liều.

“Chuyện đó để tôi lo, chú cứ cho bác sỉ biết là chú muốn trị bịnh không đả.” Tôi nói:

Anh lính già gật đầu. Bác sỉ nhìn anh rồi nhìn tôi, ông nói:” Cho ổng biết là tôi sẽ trị bịnh cho ổng với tất cả khả năng của tôi, và tôi rất kính trọng một cựu chiến binh can đãm như ông. Cám ơn ông đã tin tưởng nơi tôi, tôi sẽ săn sóc ông hết lòng.”

Rồi bác sỉ đưa một lược mấy văn kiện bằng tiếng Anh, ông bảo tôi dịch trước khi chú ký tên. Một tờ cho phép bác sỉ trị bịnh cho chú, một tờ cho phép văn phòng bác sỉ đòi tiền medicaid, một tờ cho phép bác sỉ hội ý với bác sỉ chuyên môn khác nếu cần để trị bịnh cho chú.

Tối hôm đó tôi về nhà điện thoại cho anh Nguyễn Thanh Châu, người bạn đồng ngũ, cũng đã bị cộng sản bát bỏ tù như chú. Bây giờ tới lượt tôi trổ tài năn nỉ.

“Anh Châu hả? Dung đây, mạnh giỏi không ông? Ong làm ở Harry’s Framer Market có rau trái tươi, ăn uống toàn là đồ bổ thì chắc anh mạnh khỏe lắm hén!” Tôi phá anh:

“À chị Dung, còn chị làm ở nhà thương thì chắc chị mạnh hơn bọn HO già của tôi” Anh Châu cười, tiếng cười của anh làm cho người khác vui lây.

“Anh em của mình còn sức khỏe, nhưng ông Quách Tỏm đau nhiều quá ổng cần bọn mình tiếp tay với ổng anh Châu à.” Tôi mở giọng năn nĩ.

“Chúng tôi chăm sóc ổng từ sáu tháng nay, từ ngày ổng bước chân tới đất Mỹ cho đến bây giờ.” Anh Châu nói với giọng buồn cho ông Quách Tỏm.

Ổng thường nhắc đến công ơn của các anh trong Gia Ðình Biệt Kích ở Atlanta, chúng mình có gia đình, có sức khỏe, có công ăn việc làm, ai cũng phải đi cày, nhưng chuyến nầy mình phải tổ chức sao để cho ổng đi nhà thương ít nhứt 25 lần trong một tháng mà ba tháng như vậy.

“Trời ơi làm sao mà chở nổi chị Dung?” Anh Châu hốt hoảng lên. Anh hợp lại với anh em Biệt Kích đi, ngày xưa thằng cộng sản Bắc Việt nó bỏ tù các anh, ai mạnh thì săn sóc người yếu, ai yếu người mạnh giúp để chống chõi với đoàn thú vật đó ; bây giờ ổng cần các anh giúp ổng để chống lại tử thần. Chúng mình mỗi người một tay giúp chú và vợ con chú anh ơi.”

“Ðược rồi, tối nay tôi sẽ nói chuyện với anh Quách Rạng, chị an tâm” anh Châu trả lời.

Thế rồi gia đình Biệt Kích phân công nhau giúp đở gia đình người bạn già, một lần nửa lại đánh giặc và một lần nửa có bạn đồng ngủ trung thành ở một bên với anh.

Nhưng tiếc thay, ba tháng sau bệnh chủa chú càng ngày càng trầm trọng. Bác sỉ cho tôi biết chú chỉ còn ba hoặc bốn tuần nửa thôi. Lần nầy tôi không dám nói với chú, nhưng tôi cho anh Châu biết, các anh dặn nhau đừng để cho vợ chú biết để chị ấy vửng tin thần nuôi con và chăm sóc chú.

Một hôm tôi và chú ngồi chờ anh Quách Nhung, cháu họ của chú đến chở về sau khi chú Quách Tỏm chích thuốc. Tôi muốn sắp đặt cho chuyến đi vĩnh diển của chú theo ý muốn của chú, nên tôi dọ ý.

“Một mai tôi có chết, tôi không muốn người ta đến nhìn cái măt chết của tôi đâu chú.” Tôi nói:
“Ðể cho người ở lại họ đở nhớ mình thì tôi cho nhìn mặt, mà tại sao cô không cho người ta nhìn mặt cô?” Chú hỏi:

“Tôi nghỉ lúc chết mặt mình xấu quắc, người ta nhìn tôi, tôi giận lắm đó.”

“Tôi cũng nghỉ như cô, lúc trẻ tôi đâu có súng răng, đầu bạc như thế nầy, tôi bảnh trai nhứt làng trên Ban mê Thuộc đấy cô ạ. Thôi thì không cho nhìn mặt nhé." Chúng tôi cười.

“Nếu tôi chết trước chú nhắc bạn bè đừng cho tôi bông màu đỏ nhé, tôi ghét màu đỏ lăm, nó nhắc nhở quê hương mình đang rỉ máu.” Tôi nhìn vô dách dấu hai con mắt đỏ gây.

“Tôi cũng có một ước mơ, tôi muốn được đắp bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của mình. Vậy ai chết sau lo cho người chết trước cô nhé. Nhưng mà làm sao cô chết trước tôi được, dạo nầy tôi yếu hơn ba tháng trước lắm cô ạ, chỉ không dám than thở sợ vợ con buồn tội nghiệp nó. Tội nghiệp vợ tội!” Mắt chú nhìn đến một nơi xa xôi nào chớ không nhìn tôi.

Một tuần sau xe cứu thương chở chú Quách Tỏn vào bệnh viện. Chú ăn không được, nói không được nhưng chú biết và nhận ra tất cả bè bạn đến thăm chú. Chú muốn nói lắm, nên tôi đưa cây viết và cuốn tập cho chú. Hai bàn tay quờ quạng, chú viết tứ tung, chúng tôi chỉ nhận ra vài câu:"cám ơn tất cả, gởi lại vợ con, gặp cô nhà báo, cám ơn cô Dung."

Suốt tuần lể trong cơn mê, cơn tỉnh, tôi khuyên vợ con chú đến thăm, nói chuyện, tỏ tình, lao mồ hôi, thấm nước lên môi cho chú. Chú không nói được nhưng chú cười khi có đủ mặt vợ con, bè bạn.

Cô nhà báo là cô Elizabeth Kurylo, phóng viên của tờ báo Atlanta Journal trước đó một vài tháng có viết một bài báo rất hay nói đến Gia Dình Biệt Kích tại Atlanta, cô rất thương gia đình chú Tỏm. Làm theo lời yêu cầu của chú, tôi gọi cô Elizabeth tới thăm chú. Cô khóc nhiều lắm, cô nắm hai bàn tay không còn sự sống của người lính già cô nói:”Anh là một người có danh dự, anh là người yêu nước. Dân tộc Mỹ cũng như dân tộc Việt Nam ghi ơn anh. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên anh.”

Vợ, con, bạn đồng ngủ, bà con hàng xóm và tôi có trước mặt trước giờ cuối cùng của chú Quách Tỏm trong cái phòng nhỏ hẹp của bệnh viện. Các anh nhờ tôi gọi hỏi nhà hoàng về việc mai táng , gia đình, bà con và ông thầy trên chùa bàn tín nghi lể cả tiếng đồng hồ.

Tôi chỉ có một vấn đề quan trọng để cho gia đình chú biết, nên tôi chen chân vào giửa đám đông rồi tôi nói:

“ Chú Tỏm muốn được lá cờ phủ lên quan tài của chú, các anh đây có ai có lá quốc kỳ của mình không?”

Một ông HO cũng thuộc vào hàng có chức phát biểu:

"Dạ chưa chị, chắc là chị không có ở trong quân đội nên chị không biết nghi lể, thể thức của quân đội, nhưng chỉ có tướng, tá hay tử trận mới được đắp cho một lá cờ."

Tôi cướp lời anh HO.

“Ai dám cản việc nầy đây? Ai không cho phép anh nói người đó nói chuyện với tôi nhen.” Tôi nhìn ông ấy từ đầu đến chân nhưng thật ra tôi muốn nhìn thẳng trong tim ông ta, để biết ông có hiểu nổi sự thiêng liêng giửa lá cờ vàng ba sọc đỏ và người Việt Quốc Gia không?

Trong phòng yên lặng một hồi. Không ai tình nguyện cho lá cờ.

“Trăm việc nhờ cô.” Người vợ cầm tay tôi nói nhỏ:
Hôm sau tôi trao lá cờ vàng ba sọc đỏ cho người góa phụ, chị ôm đứa con nhỏ bốn tuổi và lá cờ.
“Cô tìm được lá cờ cho bố đây con ơi!” Chị nói trong tai thằng bé.

Ðám tang của chú Quách Tỏm trang nghiêm và danh dự. Tình chồng vợ, tình cha con, tình anh em, tình đồng đội, tình hàng xóm, tình người nồng nàn trên mặt hơm một trăm người từ già đến trẻ tiển chú đi. Bà dân Biểu Cynthia Mc Kiney của Georgia gởi điện văn từ Washington, DC xuống chia buồn với vợ con chú và Gia Ðình Biệt Kích.

Người lính Việt nam Cộng Hòa chết ở thành phố Atlanta lạnh lẻo, có màu cờ quê hương ấp ủ xác anh. Anh chết không phải là hết, vì anh đã để lại cho chúng tôi chử tình- tình người lính với lá cờ vàng ba sọc đỏ, anh yêu màu cờ cho đến chết vẫn còn yêu và tình đồng hương sâu đậm.

Màu cờ vàng sống mãi trong lòng chúng ta cũng như chú Quách Tỏm sống mãi trong lòng anh chị em chúng tôi nơi đây xứ “Cuốn Theo Chìu Gió.”


Ðặng Mỹ Dung

Post Reply