Quán Vắng không Người ...3
Moderator: khieulong
Đấu trí với Tầu mà chẳng muốn nhức đầu!
Nguyễn Xuân Nghĩa 1
“Phàm dấy quân mười vạn, ra binh ngàn dậm, trăm họ tổn phí, nhà chúa cung phụng ngày tốn ngàn vàng, trong ngoài dao động, dọc đường lao lung, bảy mươi vạn nhà khỏi lao động cầy cấy...”
Binh pháp Tôn Tử dạy như vậy về... “kinh tế học của chiến tranh”: tung trăm ngàn lính ra sa trường thì bảy trăm ngàn hộ ở nhà phải cung phụng và quốc khố bị hao tổn. Giải pháp ít tốn kém hơn chiến tranh chính là phải biết rõ về địch tình. Tình hình bên địch. Thiên “dụng gián” của Binh thư Tôn tử mở đầu như vậy để nói về nhu cầu sử dụng gián điệp, một nhu cầu vừa kinh tế vừa đạo đức. Nếu không là “bất nhân rất mực!”
Thật ra, chân lý ấy có giá trị toàn cầu, không là đặc tính của Tầu.
Khi Trung Quốc ráo riết khởi động binh đao ở bên kia đại dương, các cơ quan hữu trách về tình báo của Mỹ hay bất cứ xứ nào khác đều muốn biết rõ về tổ chức nhân sự, về bộ máy hành chánh và quân sự của Bắc Kinh. Và có khi họ đang ráo riết tiến hành để tránh động binh. Nhưng chưa thấy kết quả ra sao thì công chúng Hoa Kỳ được biết rằng kho dữ kiện về nhân sự liên bang - cả triệu hồ sơ của công chức Mỹ - đã bị Bộ Quốc An của Trung Quốc đột nhập, và đánh cắp.
Khác với Bộ Công An - chuyên trị về an ninh nội địa - Bộ Quốc An có trách nhiệm về tình báo và phản gián. Đấy là Bộ Dụng Gián theo định nghĩa của Tôn Tử, hay của Trung ương Tình báo CIA.
Tức là trong trận đánh không tiếng nổ, Hoa Kỳ vừa bị tuột váy đến xấu hổ: chưa biết địch tình thế nào thì tin tặc của địch đã lẩn vào nhà, trổ từ trên nóc rồi chui vào óc xem bộ não vận hành ra sao!
Nhưng đấy là lúc dư luận Mỹ lại xôn xao về vụ cơ quan tình báo điện tử National Security Agency thu thập hóa đơn điện thoại của người dân, trong khi cảnh sát ráo riết truy lùng hai can phạm tội sát nhân vượt ngục từ hai tuần trước nhờ một nữ nhân viên nhà tù, một ả lù lù như cái lu tự lắc.
Nhìn từ bên ngoài, xã hội Mỹ đang tranh luận về việc nhà chức trách dò xét và vi phạm quyền riêng tư của công dân mà lại chểnh mảng trách vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Đã để tù nhân xổng chuồng, còn cho chơi súng khiến một đứa trẻ có thể giết luôn chín người hiền lương đang học Kinh thánh trong ngôi nhà thờ cổ.
Có cái gì đó rất bất thường trong xã hội Mỹ!
Đấy là một xã hội cực kỳ tiên tiến, với phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất, khiến mọi người đều có thể cất giữ bí mật cá nhân trên một vùng trống trải bát ngát là không gian điện toán. Nhìn từ giác độ của Tôn Tử hay các chiến lược gia, trận tuyến ấy không biên cương vực thẳm và mở rộng cho mọi cuộc tấn công. Nếu muốn thủ là bảo vệ bí mật của mình, các cơ quan hữu trách phải giăng lưới và có khi thu hẹp quyền tự do của người dân.
Xã hội Mỹ đang phân vân về chuyện công thủ đó. Thị trường Mỹ thì lo chuyện khác.
Các doanh nghiệp cao kỹ như Apple hay Google không thể yêu cầu cơ quan tình báo NSA tiết lộ bí mật kinh doanh hay kỹ thuật của Huawei hay Baidu nhưng cũng rõ là Bắc Kinh đang đánh cắp bí quyết của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Trung Quốc. NSA hay CIA hay nhiều cơ quan hữu trách khác của Hoa Kỳ phải xâm nhập và ăn cắp bí mật của thiên hạ để bảo vệ quốc gia, chứ không để tư doanh của Mỹ kiếm lời.
Đạo đức Hoa Kỳ coi việc kiếm lời như vậy là bất chính.
Thí dụ như chiếu theo đạo luật bài trừ tham nhũng tại hải ngoại, Foreign Corrupt Practices Act (FCPA), được ban hành từ thời Jimmy Carter vào năm 1977, doanh nghiệp Mỹ mà hối lộ viên chức xứ khác để giật lấy hợp đồng kinh doanh là bị tội hình. Doanh nghiệp Tầu mà làm như vậy thì được tuyên dương.
Chúng ta có một hệ thống luân lý khác, cực kỳ bất lợi nếu nhìn vào bàn tay vô hình của đối phương.
Đối phương có quyền dụng gián toàn diện, trên chiến trường, chính trường hay thị trường, và coi đấy là nghĩa vụ công dân với cái đảng đang lãnh đạo quốc gia. Tại Hoa Kỳ, các chính khách mà nghe lén bí mật của đảng đối lập là vào tù. Tổng thống gian hùng biến báo như Richard Nixon cũng còn có thể bị cách chức. Tại Trung Quốc, trò yếm trá là lẽ khôn ngoan. Không dụng gián chơi gian mới là bất nhân rất mực. Nếu vậy thì thắng bại ra sao?
Chẳng lẽ phải thi đua với quỷ dữ?
Sự thể nó không đơn giản và đen tối như vậy.
Thứ nhất, Hoa Kỳ là một nước tuyệt đối bảo vệ lẽ đa nguyên bằng tinh thần trọng pháp. Đa nguyên là xã hội có nhiều thành phần và cách suy nghĩ khác nhau và bảo vệ quyền khác biệt ấy. Khi đã có nhiều thành phần thì phải có phép phân quyền và phân công lao động để người nào lo việc nấy.
Các thành phần có những quyền hạn riêng được luật pháp quy định rõ ràng để không có lạm dụng: cảnh sát có quyền chặn xe, khám nhà và xét hỏi lý lịch thiên hạ trong một số điều kiện, nhưng sở thuế không có quyền soi mói lập trường chính trị của người thọ thuế. Thị trường có quyền sáng tạo độc lập để kiếm lời và luật pháp phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, nhưng cơ quan tình báo không có nhiệm vụ đánh cắp bí mật của thiên hạ để làm giàu cho thị trường. Hình như là trên thế giới chỉ có dăm ba nước mới tự chế như vậy.
Trong trò công thủ của phản gián, nếu để địch xâm nhập hoặc bị khủng bố tấn công, cơ quan hữu trách phải bị khiển trách, nhưng bảo vệ người dân bằng cách vi phạm quyền tự do của công dân thì đáng bị kỷ luật.
Trong khung cảnh phức tạp đó, các nhà làm luật - cũng là chính khách - phải vật lộn với nhau để kịp thời có quy định pháp lý thích hợp. Thường thì không kịp vì đi chậm hơn thị trường. Đấy là những con gián rụng.
Ở bên kia đại dương, các cơ quan hữu trách của Trung Quốc chưa tiến tới trình độ ấy, cho nên cả nước từ chính quyền đến doanh nghiệp, đều đi ăn cắp. Vì cái gì họ cũng muốn có nên cái gì và ai ai cũng ăn cắp. Khi thi đua ăn cắp như vậy, họ không khai triển được tinh thần sáng tạo - là từ cái không mà làm ra có, vô trung sinh hữu - nên chỉ ăn cắp lẫn nhau.
Đấy là quy luật của chế độ độc tài: định chế hóa sự rình rập chôm chỉa và thu hẹp quyền tự do của mọi người.
Binh pháp Tôn Tử có dạy, “Kín nhiệm vậy thay. Không cái gì mà không dùng gián điệp,” với hậu quả là cả nước làm gián điệp nên chẳng còn ai sáng tạo. Khi nào nhờ phúc tổ mà phát minh ra điều gì mới để kiếm ra tiền thì họ sẽ biết sợ ăn cắp. Nghĩa là còn lâu lắm.
Chúng ta đang thấy ra hai kiểu thi đua khác nhau, của hai nền văn minh khác nhau. Đấy mới là lý do vì sao trong hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình dương TPP, Hoa Kỳ chưa thể mời Trung Quốc vào cuộc chơi.
Chuyện chỉ có ở nước Mỹ:
Tuần qua, tại thị trấn Overton ở miền Đông tiểu bang Texas, Andrea và Zoey có sáng kiến hiếm tiền mua quà cho cha nhân ngày Father's Day. Hai chị em, lên tám và lên bảy, mở quầy bán nước chanh, là một cái bàn ọp ẹp ngoài lộ. Một tiếng sau, vừa thu được 25 đồng thì bị cảnh sát dẹp tiệm, “thiếu giấy phép hành nghề và có thể vi phạm vệ sinh vì không kiểm phẩm dưới nhiệt độ quá cao.” Trước sự sốt sắng của con gián rụng, hai chị em bèn sáng tạo: không bán nước mà nhận tiền tặng! Và được lối xóm ủng hộ với nhiệt tình, hình ảnh được đưa lên truyền hình toàn quốc. Nước Mỹ vui thật!
Nguyễn Xuân Nghĩa 1
“Phàm dấy quân mười vạn, ra binh ngàn dậm, trăm họ tổn phí, nhà chúa cung phụng ngày tốn ngàn vàng, trong ngoài dao động, dọc đường lao lung, bảy mươi vạn nhà khỏi lao động cầy cấy...”
Binh pháp Tôn Tử dạy như vậy về... “kinh tế học của chiến tranh”: tung trăm ngàn lính ra sa trường thì bảy trăm ngàn hộ ở nhà phải cung phụng và quốc khố bị hao tổn. Giải pháp ít tốn kém hơn chiến tranh chính là phải biết rõ về địch tình. Tình hình bên địch. Thiên “dụng gián” của Binh thư Tôn tử mở đầu như vậy để nói về nhu cầu sử dụng gián điệp, một nhu cầu vừa kinh tế vừa đạo đức. Nếu không là “bất nhân rất mực!”
Thật ra, chân lý ấy có giá trị toàn cầu, không là đặc tính của Tầu.
Khi Trung Quốc ráo riết khởi động binh đao ở bên kia đại dương, các cơ quan hữu trách về tình báo của Mỹ hay bất cứ xứ nào khác đều muốn biết rõ về tổ chức nhân sự, về bộ máy hành chánh và quân sự của Bắc Kinh. Và có khi họ đang ráo riết tiến hành để tránh động binh. Nhưng chưa thấy kết quả ra sao thì công chúng Hoa Kỳ được biết rằng kho dữ kiện về nhân sự liên bang - cả triệu hồ sơ của công chức Mỹ - đã bị Bộ Quốc An của Trung Quốc đột nhập, và đánh cắp.
Khác với Bộ Công An - chuyên trị về an ninh nội địa - Bộ Quốc An có trách nhiệm về tình báo và phản gián. Đấy là Bộ Dụng Gián theo định nghĩa của Tôn Tử, hay của Trung ương Tình báo CIA.
Tức là trong trận đánh không tiếng nổ, Hoa Kỳ vừa bị tuột váy đến xấu hổ: chưa biết địch tình thế nào thì tin tặc của địch đã lẩn vào nhà, trổ từ trên nóc rồi chui vào óc xem bộ não vận hành ra sao!
Nhưng đấy là lúc dư luận Mỹ lại xôn xao về vụ cơ quan tình báo điện tử National Security Agency thu thập hóa đơn điện thoại của người dân, trong khi cảnh sát ráo riết truy lùng hai can phạm tội sát nhân vượt ngục từ hai tuần trước nhờ một nữ nhân viên nhà tù, một ả lù lù như cái lu tự lắc.
Nhìn từ bên ngoài, xã hội Mỹ đang tranh luận về việc nhà chức trách dò xét và vi phạm quyền riêng tư của công dân mà lại chểnh mảng trách vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Đã để tù nhân xổng chuồng, còn cho chơi súng khiến một đứa trẻ có thể giết luôn chín người hiền lương đang học Kinh thánh trong ngôi nhà thờ cổ.
Có cái gì đó rất bất thường trong xã hội Mỹ!
Đấy là một xã hội cực kỳ tiên tiến, với phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất, khiến mọi người đều có thể cất giữ bí mật cá nhân trên một vùng trống trải bát ngát là không gian điện toán. Nhìn từ giác độ của Tôn Tử hay các chiến lược gia, trận tuyến ấy không biên cương vực thẳm và mở rộng cho mọi cuộc tấn công. Nếu muốn thủ là bảo vệ bí mật của mình, các cơ quan hữu trách phải giăng lưới và có khi thu hẹp quyền tự do của người dân.
Xã hội Mỹ đang phân vân về chuyện công thủ đó. Thị trường Mỹ thì lo chuyện khác.
Các doanh nghiệp cao kỹ như Apple hay Google không thể yêu cầu cơ quan tình báo NSA tiết lộ bí mật kinh doanh hay kỹ thuật của Huawei hay Baidu nhưng cũng rõ là Bắc Kinh đang đánh cắp bí quyết của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Trung Quốc. NSA hay CIA hay nhiều cơ quan hữu trách khác của Hoa Kỳ phải xâm nhập và ăn cắp bí mật của thiên hạ để bảo vệ quốc gia, chứ không để tư doanh của Mỹ kiếm lời.
Đạo đức Hoa Kỳ coi việc kiếm lời như vậy là bất chính.
Thí dụ như chiếu theo đạo luật bài trừ tham nhũng tại hải ngoại, Foreign Corrupt Practices Act (FCPA), được ban hành từ thời Jimmy Carter vào năm 1977, doanh nghiệp Mỹ mà hối lộ viên chức xứ khác để giật lấy hợp đồng kinh doanh là bị tội hình. Doanh nghiệp Tầu mà làm như vậy thì được tuyên dương.
Chúng ta có một hệ thống luân lý khác, cực kỳ bất lợi nếu nhìn vào bàn tay vô hình của đối phương.
Đối phương có quyền dụng gián toàn diện, trên chiến trường, chính trường hay thị trường, và coi đấy là nghĩa vụ công dân với cái đảng đang lãnh đạo quốc gia. Tại Hoa Kỳ, các chính khách mà nghe lén bí mật của đảng đối lập là vào tù. Tổng thống gian hùng biến báo như Richard Nixon cũng còn có thể bị cách chức. Tại Trung Quốc, trò yếm trá là lẽ khôn ngoan. Không dụng gián chơi gian mới là bất nhân rất mực. Nếu vậy thì thắng bại ra sao?
Chẳng lẽ phải thi đua với quỷ dữ?
Sự thể nó không đơn giản và đen tối như vậy.
Thứ nhất, Hoa Kỳ là một nước tuyệt đối bảo vệ lẽ đa nguyên bằng tinh thần trọng pháp. Đa nguyên là xã hội có nhiều thành phần và cách suy nghĩ khác nhau và bảo vệ quyền khác biệt ấy. Khi đã có nhiều thành phần thì phải có phép phân quyền và phân công lao động để người nào lo việc nấy.
Các thành phần có những quyền hạn riêng được luật pháp quy định rõ ràng để không có lạm dụng: cảnh sát có quyền chặn xe, khám nhà và xét hỏi lý lịch thiên hạ trong một số điều kiện, nhưng sở thuế không có quyền soi mói lập trường chính trị của người thọ thuế. Thị trường có quyền sáng tạo độc lập để kiếm lời và luật pháp phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, nhưng cơ quan tình báo không có nhiệm vụ đánh cắp bí mật của thiên hạ để làm giàu cho thị trường. Hình như là trên thế giới chỉ có dăm ba nước mới tự chế như vậy.
Trong trò công thủ của phản gián, nếu để địch xâm nhập hoặc bị khủng bố tấn công, cơ quan hữu trách phải bị khiển trách, nhưng bảo vệ người dân bằng cách vi phạm quyền tự do của công dân thì đáng bị kỷ luật.
Trong khung cảnh phức tạp đó, các nhà làm luật - cũng là chính khách - phải vật lộn với nhau để kịp thời có quy định pháp lý thích hợp. Thường thì không kịp vì đi chậm hơn thị trường. Đấy là những con gián rụng.
Ở bên kia đại dương, các cơ quan hữu trách của Trung Quốc chưa tiến tới trình độ ấy, cho nên cả nước từ chính quyền đến doanh nghiệp, đều đi ăn cắp. Vì cái gì họ cũng muốn có nên cái gì và ai ai cũng ăn cắp. Khi thi đua ăn cắp như vậy, họ không khai triển được tinh thần sáng tạo - là từ cái không mà làm ra có, vô trung sinh hữu - nên chỉ ăn cắp lẫn nhau.
Đấy là quy luật của chế độ độc tài: định chế hóa sự rình rập chôm chỉa và thu hẹp quyền tự do của mọi người.
Binh pháp Tôn Tử có dạy, “Kín nhiệm vậy thay. Không cái gì mà không dùng gián điệp,” với hậu quả là cả nước làm gián điệp nên chẳng còn ai sáng tạo. Khi nào nhờ phúc tổ mà phát minh ra điều gì mới để kiếm ra tiền thì họ sẽ biết sợ ăn cắp. Nghĩa là còn lâu lắm.
Chúng ta đang thấy ra hai kiểu thi đua khác nhau, của hai nền văn minh khác nhau. Đấy mới là lý do vì sao trong hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình dương TPP, Hoa Kỳ chưa thể mời Trung Quốc vào cuộc chơi.
Chuyện chỉ có ở nước Mỹ:
Tuần qua, tại thị trấn Overton ở miền Đông tiểu bang Texas, Andrea và Zoey có sáng kiến hiếm tiền mua quà cho cha nhân ngày Father's Day. Hai chị em, lên tám và lên bảy, mở quầy bán nước chanh, là một cái bàn ọp ẹp ngoài lộ. Một tiếng sau, vừa thu được 25 đồng thì bị cảnh sát dẹp tiệm, “thiếu giấy phép hành nghề và có thể vi phạm vệ sinh vì không kiểm phẩm dưới nhiệt độ quá cao.” Trước sự sốt sắng của con gián rụng, hai chị em bèn sáng tạo: không bán nước mà nhận tiền tặng! Và được lối xóm ủng hộ với nhiệt tình, hình ảnh được đưa lên truyền hình toàn quốc. Nước Mỹ vui thật!
Toàn dân không thể để Bộ Chính Trị đánh lừa dễ như thế
Bùi Tín
(Blog VOA) Trong các đại hội đảng trước đây, khi còn cách đại hội đảng toàn quốc 7 hay 8 tháng là các đại hội đảng bộ cơ sở và cấp quận, huyện đã được tiến hành để thảo luận góp ý vào các văn kiện trình đại hội toàn quốc và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên.
Năm nay tình hình khác hẳn. Tháng 6 rồi mà các đại hội đảng bộ cơ sở chưa động tĩnh gì. Một điều khác hẳn các đại hội trước là Bộ Chính Trị lần này chỉ tập trung lo về vấn đề nhân sự, về số lượng, tiêu chuẩn bầu cấp ủy các cấp và các đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên, tiêu chuẩn ủy viên Trung Ương và ủy viên Bộ Chính Trị nhiệm kỳ mới, gần như không nhắc đến việc thảo luận, góp ý, thông qua nội dung các văn kiện quan trọng sẽ trình đại hội toàn quốc.
Cũng chưa thấy Bộ Chính Trị đưa ra lời kêu gọi cán bộ, trí thức dân tộc, nhân sĩ ngoài đảng và toàn dân góp ý vào các văn kiện đã được dự thảo.
Theo báo Nhân Dân ngày 10 tháng 5, nhân dịp này, khi gặp các cử tri thủ đô, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng các văn kiện trình Ðại Hội XII đã được sự nhất trí cao, đồng thuận sâu sắc, ngụ ý rằng nội dung các văn kiện không còn thành vấn đề, chỉ còn có vấn đề nhân sự mà thôi.
Ðiều Bộ Chính Trị cố tình che giấu toàn đảng CS và toàn dân VN lúc này là nội dung các văn kiện quan trọng sẽ trình đại hội đang vấp phải sự chống đối dữ dội của một số hơn 60 đảng viên trí thức tiêu biểu, của tất cả các nhà báo tự do, của hơn 30 tổ chức xã hội dân sự, của đông đảo nông dân trong cả nước, của hầu hết các nhà doanh nghiệp tự do vừa và nhỏ không có chân trong các nhóm lợi ích riêng ăn bám vào kinh tế quốc doanh. Sự phản kháng chưa từng có này có thể cản trở cho Ðại Hội XII tiến hành được trôi chảy.
Nỗi lo cực lớn của Bộ Chính Trị là do tác động của dư luận xã hội, nếu như lần này, từ đại hội đảng bộ cơ sở, các đại biểu được phát biểu ý kiến thật sự dân chủ, như Bộ Chính Trị từng xác định, được tự do nói lên chính kiến của mình, thì tình hình chắc chắn sẽ có nhiều điều khác trước. Ðó là vì trong các văn kiện được dự thảo có quá nhiều điều phi lý, trái lẽ phải và thực tiễn, quá lạc hậu và sai lầm mà một con người bình thường cũng có thể nhận ra, nhưng Bộ Chính Trị bảo thủ, giáo điều vẫn cố tình ép buộc toàn đảng phải nhắm mắt chấp nhận là chân lý.
Ðó là học thuyết Mác-Lênin, đó là chủ nghĩa Cộng Sản và chủ nghĩa Xã Hội kiểu Mác-xít đã bị toàn thế giới lên án, bác bỏ, cũng như đã bị nhiều nước đặt ra ngoài vòng pháp luật, coi là tội ác chống nhân loại. Vậy thì còn có lý do gì mà bắt toàn đảng CS và toàn dân phải kiên trì áp dụng?
Không phải ai khác mà chính Giáo Sư Trần Phương, từng là ủy viên Trung Ương Ðảng, phó thủ tướng, nay là hiệu trưởng một trường đại học, từng góp ý vào các văn kiện Ðại hội rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là hoàn toàn sai lầm về cả lý luận và thực tiễn, hoàn toàn có hại do cổ suý cực đoan bạo lực và chiến tranh, cần từ bỏ dứt khoát vì tương lai dân tộc, hạnh phúc toàn dân. Hơn 60 trí thức CS gạo cội cũng đồng tình như thế. Vậy mà Bộ Chính Trị vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin trong các văn kiện gốc là tỏ ra thông minh, sáng tạo, có trách nhiệm với dân tộc và nhân dân ở chỗ nào?
Cũng không phải ai khác mà chính một cán bộ cao cấp đương quyền là Bộ Trưởng Kế Hoạch và Ðầu Tư Bùi Quang Vinh, ủy viên Trung Ương Ðảng, cũng nhiều lần nói thẳng ra trước công luận rằng “Cái chủ nghĩa Xã hội và cái định hướng Xã hội chủ nghĩa làm gì có trong thực tế mà đi tìm cho mất công?” Vậy mà Bộ Chính Trị vẫn cứ cưỡng bách toàn đảng và toàn dân kiên trì Chủ Nghĩa Xã Hội và thực hiện cái định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa không có thật, thì đó là khôn ngoan, sáng suốt, có tính sáng tạo, có trách nhiệm với dân tộc và đất nước ư? Vậy mà Bộ Chính Trị vẫn cưỡng ép đại hội đảng các cấp phải thông qua các văn kiện chứa đựng những sai lầm, lẩm cẩm to lớn khủng khiếp như thế.
Rồi các văn kiện trình Ðại Hội XII vẫn còn kiên trì chế độ độc đảng phi dân chủ cổ lỗ bế tắc, với cái ngụy biện trâng tráo rằng “một đảng vẫn có dân chủ, nhiều đảng vẫn không có dân chủ,” ngang nhiên phủ nhận chân lý phổ cập của nền chính trị dân chủ hiện đại.
Một sai lầm dai dẳng của Bộ Chính Trị trong nhiều khóa liên tiếp còn là “kiên trì lấy kinh tế quốc doanh, lấy kinh tế chỉ huy làm chủ đạo cho nền kinh tế,” bóp chết nền kinh tế tự do cạnh tranh của tư nhân, làm phá sản các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm điêu đứng tầng lớp trung lưu vốn là đòn bẩy năng động nhất của phát triển, công bằng và phồn vinh xã hội.
Chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội Mác-xít, chế độ độc quyền đảng trị và nền kinh tế quốc doanh làm chủ đạo là 4 chiếc gông choàng lên cổ dân ta quá nặng nề quá lâu dài, đến nay toàn dân ta không còn có thể chịu đựng thêm nữa.
Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống oanh liệt, bất khuất trước bạo quyền, hoàn toàn không đáng bị lâm vào tình trạng lạc hậu thê thảm, thiếu tự do, bất công, không có nền pháp trị như hiện nay. Ðây là điều phi lý tai ác nhất mà nhân dân lương thiện không thể chịu nổi nữa.
Ðại hội đảng CS các cấp từ các đảng bộ cơ sở lên đến đại hội các tỉnh, thành và các ngành, cơ quan trung ương, quân đội, công an... nếu như còn có mối quan hệ ruột thịt với nhân dân, nếu như biết thật lòng yêu nước thương dân, sẽ sử dụng quyền dân chủ của mình, bác bỏ dứt khoát 4 chiếc gông nguy hiểm nói trên, loại bỏ bốn điều kiên định nói trên ra khỏi các văn kiện đại hội với những lập luận chặt chẽ mà khá đông bà con ta đã rõ.
Tất cả các lực lượng tự cho là lành mạnh, trong sáng còn ở trong Ðảng CS hãy bật dậy, dám nói lên tiếng nói trung thành với nhân dân, với dân tộc, nói lên lời chính nghĩa một lần cuối giữa các đại hội đảng, nếu không xin hãy mạnh dạn ra đảng, thoát đảng, gia nhập đại khối dân tộc, đòi lại bằng được cuộc sống tự do trong nhân phẩm.
Các đại hội đảng từ đảng bộ cơ sở trở lên phải đòi quyền thảo luận dân chủ các văn kiện chủ yếu của đại hội toàn quốc, góp ý cụ thể, biểu quyết đàng hoàng khi thông qua, không thể qua loa, hình thức, vì nội dung văn kiện, đường lối, chính sách là sinh mệnh của đảng và lẽ sống của dân, nội dung các văn kiện sai thì dù cho chọn nhân sự tài giỏi trong sạch đến đâu cũng là thừa, là vô dụng. Mỗi đại biểu dự đại hội các cấp cần đinh ninh điều ấy.
Tôi rất tâm đắc và tán thành ý kiến của Giáo Sư Lê Xuân Khoa, một nhân sĩ không đảng phái sống ở Nam California (Hoa Kỳ) vừa đưa ra là nội dung thảo luận về tình hình nước ta ở các cuộc họp quan trọng cần phải có một phần bàn kỹ đến Trung Quốc, những mưu đồ của TQ đối với nền độc lập và an ninh nước ta cũng như những đối sách của nhân dân ta. Ðề nghị thứ hai của Giáo Sư Khoa là tất cả các tổ chức yêu nước trong và ngoài nước nên cùng nhau phối hợp, liên kết để mở một đại hội dân tộc để bàn luận về tình hình khẩn cấp và các giải pháp cần thiết cho Ðất nước ta. Ðây nên là một mối quan tâm chung của mỗi người Việt Nam lúc này.
Bộ Chính Trị làm ra vẻ như nội dung các văn kiện đã giải quyết xong, không cần bàn gì thêm, chỉ còn vấn đề nhân sự ở các đại hội các cấp. Ðây là một quả lừa nguy hiểm, đánh tráo vấn đề. Ðại hội đảng bộ cơ sở sắp bắt đầu về nguyên tắc phải thảo luận kỹ báo cáo chính trị và các văn kiện trình đại hội toàn quốc, với những biểu quyết với số phiếu tán thành và phản đối nghiêm minh, với biên bản đầy đủ. Nội dung các văn kiện là linh hồn của đại hội, gắn liền với vận mệnh của dân tộc và nhân dân, vì đảng tự nhận quyền lãnh đạo đất nước qua cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng CS.
Mong rằng các anh chị em trí thức trong và ngoài đảng CS tổ chức những cuộc họp sôi nổi, nghiêm túc, góp ý kỹ lưỡng vào các văn kiện sẽ được chính thức công bố, phê phán có lý lẽ vững chắc từng sai lầm, thiếu sót, và đề nghị những điều đúng đắn, chuẩn xác để bổ sung, điều chỉnh các văn kiện đó.
Ðây là một sinh hoạt chính trị sôi động rộng khắp, hệ trọng nhất trong năm nay, để phân biệt đúng sai, phải trái trong việc xác định đường lối chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa đạo đức cho toàn xã hội trong một thời gian dài là năm, mười năm tới.
Bùi Tín
(Blog VOA) Trong các đại hội đảng trước đây, khi còn cách đại hội đảng toàn quốc 7 hay 8 tháng là các đại hội đảng bộ cơ sở và cấp quận, huyện đã được tiến hành để thảo luận góp ý vào các văn kiện trình đại hội toàn quốc và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên.
Năm nay tình hình khác hẳn. Tháng 6 rồi mà các đại hội đảng bộ cơ sở chưa động tĩnh gì. Một điều khác hẳn các đại hội trước là Bộ Chính Trị lần này chỉ tập trung lo về vấn đề nhân sự, về số lượng, tiêu chuẩn bầu cấp ủy các cấp và các đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên, tiêu chuẩn ủy viên Trung Ương và ủy viên Bộ Chính Trị nhiệm kỳ mới, gần như không nhắc đến việc thảo luận, góp ý, thông qua nội dung các văn kiện quan trọng sẽ trình đại hội toàn quốc.
Cũng chưa thấy Bộ Chính Trị đưa ra lời kêu gọi cán bộ, trí thức dân tộc, nhân sĩ ngoài đảng và toàn dân góp ý vào các văn kiện đã được dự thảo.
Theo báo Nhân Dân ngày 10 tháng 5, nhân dịp này, khi gặp các cử tri thủ đô, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng các văn kiện trình Ðại Hội XII đã được sự nhất trí cao, đồng thuận sâu sắc, ngụ ý rằng nội dung các văn kiện không còn thành vấn đề, chỉ còn có vấn đề nhân sự mà thôi.
Ðiều Bộ Chính Trị cố tình che giấu toàn đảng CS và toàn dân VN lúc này là nội dung các văn kiện quan trọng sẽ trình đại hội đang vấp phải sự chống đối dữ dội của một số hơn 60 đảng viên trí thức tiêu biểu, của tất cả các nhà báo tự do, của hơn 30 tổ chức xã hội dân sự, của đông đảo nông dân trong cả nước, của hầu hết các nhà doanh nghiệp tự do vừa và nhỏ không có chân trong các nhóm lợi ích riêng ăn bám vào kinh tế quốc doanh. Sự phản kháng chưa từng có này có thể cản trở cho Ðại Hội XII tiến hành được trôi chảy.
Nỗi lo cực lớn của Bộ Chính Trị là do tác động của dư luận xã hội, nếu như lần này, từ đại hội đảng bộ cơ sở, các đại biểu được phát biểu ý kiến thật sự dân chủ, như Bộ Chính Trị từng xác định, được tự do nói lên chính kiến của mình, thì tình hình chắc chắn sẽ có nhiều điều khác trước. Ðó là vì trong các văn kiện được dự thảo có quá nhiều điều phi lý, trái lẽ phải và thực tiễn, quá lạc hậu và sai lầm mà một con người bình thường cũng có thể nhận ra, nhưng Bộ Chính Trị bảo thủ, giáo điều vẫn cố tình ép buộc toàn đảng phải nhắm mắt chấp nhận là chân lý.
Ðó là học thuyết Mác-Lênin, đó là chủ nghĩa Cộng Sản và chủ nghĩa Xã Hội kiểu Mác-xít đã bị toàn thế giới lên án, bác bỏ, cũng như đã bị nhiều nước đặt ra ngoài vòng pháp luật, coi là tội ác chống nhân loại. Vậy thì còn có lý do gì mà bắt toàn đảng CS và toàn dân phải kiên trì áp dụng?
Không phải ai khác mà chính Giáo Sư Trần Phương, từng là ủy viên Trung Ương Ðảng, phó thủ tướng, nay là hiệu trưởng một trường đại học, từng góp ý vào các văn kiện Ðại hội rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là hoàn toàn sai lầm về cả lý luận và thực tiễn, hoàn toàn có hại do cổ suý cực đoan bạo lực và chiến tranh, cần từ bỏ dứt khoát vì tương lai dân tộc, hạnh phúc toàn dân. Hơn 60 trí thức CS gạo cội cũng đồng tình như thế. Vậy mà Bộ Chính Trị vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin trong các văn kiện gốc là tỏ ra thông minh, sáng tạo, có trách nhiệm với dân tộc và nhân dân ở chỗ nào?
Cũng không phải ai khác mà chính một cán bộ cao cấp đương quyền là Bộ Trưởng Kế Hoạch và Ðầu Tư Bùi Quang Vinh, ủy viên Trung Ương Ðảng, cũng nhiều lần nói thẳng ra trước công luận rằng “Cái chủ nghĩa Xã hội và cái định hướng Xã hội chủ nghĩa làm gì có trong thực tế mà đi tìm cho mất công?” Vậy mà Bộ Chính Trị vẫn cứ cưỡng bách toàn đảng và toàn dân kiên trì Chủ Nghĩa Xã Hội và thực hiện cái định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa không có thật, thì đó là khôn ngoan, sáng suốt, có tính sáng tạo, có trách nhiệm với dân tộc và đất nước ư? Vậy mà Bộ Chính Trị vẫn cưỡng ép đại hội đảng các cấp phải thông qua các văn kiện chứa đựng những sai lầm, lẩm cẩm to lớn khủng khiếp như thế.
Rồi các văn kiện trình Ðại Hội XII vẫn còn kiên trì chế độ độc đảng phi dân chủ cổ lỗ bế tắc, với cái ngụy biện trâng tráo rằng “một đảng vẫn có dân chủ, nhiều đảng vẫn không có dân chủ,” ngang nhiên phủ nhận chân lý phổ cập của nền chính trị dân chủ hiện đại.
Một sai lầm dai dẳng của Bộ Chính Trị trong nhiều khóa liên tiếp còn là “kiên trì lấy kinh tế quốc doanh, lấy kinh tế chỉ huy làm chủ đạo cho nền kinh tế,” bóp chết nền kinh tế tự do cạnh tranh của tư nhân, làm phá sản các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm điêu đứng tầng lớp trung lưu vốn là đòn bẩy năng động nhất của phát triển, công bằng và phồn vinh xã hội.
Chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội Mác-xít, chế độ độc quyền đảng trị và nền kinh tế quốc doanh làm chủ đạo là 4 chiếc gông choàng lên cổ dân ta quá nặng nề quá lâu dài, đến nay toàn dân ta không còn có thể chịu đựng thêm nữa.
Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống oanh liệt, bất khuất trước bạo quyền, hoàn toàn không đáng bị lâm vào tình trạng lạc hậu thê thảm, thiếu tự do, bất công, không có nền pháp trị như hiện nay. Ðây là điều phi lý tai ác nhất mà nhân dân lương thiện không thể chịu nổi nữa.
Ðại hội đảng CS các cấp từ các đảng bộ cơ sở lên đến đại hội các tỉnh, thành và các ngành, cơ quan trung ương, quân đội, công an... nếu như còn có mối quan hệ ruột thịt với nhân dân, nếu như biết thật lòng yêu nước thương dân, sẽ sử dụng quyền dân chủ của mình, bác bỏ dứt khoát 4 chiếc gông nguy hiểm nói trên, loại bỏ bốn điều kiên định nói trên ra khỏi các văn kiện đại hội với những lập luận chặt chẽ mà khá đông bà con ta đã rõ.
Tất cả các lực lượng tự cho là lành mạnh, trong sáng còn ở trong Ðảng CS hãy bật dậy, dám nói lên tiếng nói trung thành với nhân dân, với dân tộc, nói lên lời chính nghĩa một lần cuối giữa các đại hội đảng, nếu không xin hãy mạnh dạn ra đảng, thoát đảng, gia nhập đại khối dân tộc, đòi lại bằng được cuộc sống tự do trong nhân phẩm.
Các đại hội đảng từ đảng bộ cơ sở trở lên phải đòi quyền thảo luận dân chủ các văn kiện chủ yếu của đại hội toàn quốc, góp ý cụ thể, biểu quyết đàng hoàng khi thông qua, không thể qua loa, hình thức, vì nội dung văn kiện, đường lối, chính sách là sinh mệnh của đảng và lẽ sống của dân, nội dung các văn kiện sai thì dù cho chọn nhân sự tài giỏi trong sạch đến đâu cũng là thừa, là vô dụng. Mỗi đại biểu dự đại hội các cấp cần đinh ninh điều ấy.
Tôi rất tâm đắc và tán thành ý kiến của Giáo Sư Lê Xuân Khoa, một nhân sĩ không đảng phái sống ở Nam California (Hoa Kỳ) vừa đưa ra là nội dung thảo luận về tình hình nước ta ở các cuộc họp quan trọng cần phải có một phần bàn kỹ đến Trung Quốc, những mưu đồ của TQ đối với nền độc lập và an ninh nước ta cũng như những đối sách của nhân dân ta. Ðề nghị thứ hai của Giáo Sư Khoa là tất cả các tổ chức yêu nước trong và ngoài nước nên cùng nhau phối hợp, liên kết để mở một đại hội dân tộc để bàn luận về tình hình khẩn cấp và các giải pháp cần thiết cho Ðất nước ta. Ðây nên là một mối quan tâm chung của mỗi người Việt Nam lúc này.
Bộ Chính Trị làm ra vẻ như nội dung các văn kiện đã giải quyết xong, không cần bàn gì thêm, chỉ còn vấn đề nhân sự ở các đại hội các cấp. Ðây là một quả lừa nguy hiểm, đánh tráo vấn đề. Ðại hội đảng bộ cơ sở sắp bắt đầu về nguyên tắc phải thảo luận kỹ báo cáo chính trị và các văn kiện trình đại hội toàn quốc, với những biểu quyết với số phiếu tán thành và phản đối nghiêm minh, với biên bản đầy đủ. Nội dung các văn kiện là linh hồn của đại hội, gắn liền với vận mệnh của dân tộc và nhân dân, vì đảng tự nhận quyền lãnh đạo đất nước qua cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng CS.
Mong rằng các anh chị em trí thức trong và ngoài đảng CS tổ chức những cuộc họp sôi nổi, nghiêm túc, góp ý kỹ lưỡng vào các văn kiện sẽ được chính thức công bố, phê phán có lý lẽ vững chắc từng sai lầm, thiếu sót, và đề nghị những điều đúng đắn, chuẩn xác để bổ sung, điều chỉnh các văn kiện đó.
Ðây là một sinh hoạt chính trị sôi động rộng khắp, hệ trọng nhất trong năm nay, để phân biệt đúng sai, phải trái trong việc xác định đường lối chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa đạo đức cho toàn xã hội trong một thời gian dài là năm, mười năm tới.
Nga, Mỹ quyết không đội trời chung?
(VnMedia) - Mỹ mới đây có hành động được xem là “sự tuyên chiến” với với Nga. Bước đi này của siêu cường số 1 thế giới
đã đẩy mối quan hệ Nga-Mỹ vốn đã căng thẳng lại càng thêm căng thẳng. Moscow tin rằng,
Washington đang quyết đối đầu với họ và vì thế mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh
thực sự đáng lo ngại. Phải chăng Nga và Mỹ đã “ghét” nhau đến mức “không thể đội trời chung”?

Nga không ngại đối đầu với Mỹ
Hôm 1/7, Mỹ đã công bố một bản chiến lược quân sự mới, trong đó công khai miêu tả Nga và Trung Quốc là các lực lượng hiếu chiến có khả năng đe dọa đến những lợi ích an ninh của Mỹ. Tướng Martin Dempsey – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ còn tin rằng, có khả năng Mỹ sẽ rơi vào chiến tranh với một cường quốc lớn, ám chỉ đến Nga hoặc Trung Quốc.
Bản chiến lược của Mỹ đã nhanh chóng vấp phải phản ứng của Nga. Moscow lên án chiến lược quân sự mới của Mỹ là “mang tính đối đầu”, nói rằng điều đó sẽ chỉ đẩy lùi mọi nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ.
Khi được đề nghị bình luận về chiến lược quân sự mới của Mỹ, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã bày tỏ sự lấy làm tiếc. "Việc sử dụng những lời lẽ, ngôn ngữ như vậy trong bản chiến lược đó theo chúng tôi là sự thể hiện của một thái độ đối đầu rõ ràng và hoàn toàn không có bất kỳ sự khách quan nào đối với đất nước chúng tôi”.
"Tất nhiên, điều này sẽ chẳng đóng góp gì được cho các nỗ lực nhằm lái mối quan hệ song phương giữa hai nước đi theo hướng bình thường hóa", ông Peskov nói thêm đồng thời kêu gọi mối quan hệ hợp tác hơn nữa giữa Nga và Mỹ trong các vấn đề toàn cầu.
Mối quan hệ giữa Moscow với phương Tây đang rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, chủ yếu là bởi vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Khi được hỏi về việc sẽ nói gì về Mỹ khi Nga đưa ra một bản chiến lược an ninh mới của riêng mình, ông Peskov thẳng thắn cho biết: "Tất nhiên, tất cả các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga sẽ được liệt kê ra đồng thời chúng tôi cũng sẽ vạch ra và phê chuẩn những biện pháp đáp trả”.
Thư ký của Tổng thống Putin – ông Peskov tin rằng, những cách thức được sử dụng trong học thuyết quân sự mới của Mỹ là bằng chứng cho thấy ý định duy trì sự đối đầu lâu dài của nước này với Nga và vì thế Moscow sẽ đưa ra những biện pháp đối phó, đáp trả trong bản chiến lược của riêng mình.
Phát ngôn viên Peskov từ chối không cho biết cụ thể những biện pháp đáp trả mà Nga sẽ đưa ra trong học thuyết quốc phòng mới là gì. Tuy nhiên, theo lời ông Peskov, tất cả mọi mối đe dọa có thể đối với nước Nga đều được đưa ra xem xét và những biện pháp đối phó, đáp trả đối với mỗi mối đe dọa đó đều được vạch ra cụ thể trong bản tài liệu mà giới chức Nga đang tích cực xây dựng này.
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận ở Nga được tiến hành hồi giữa tháng 5, có đến 59% người dân Nga tin rằng, Mỹ là mối đe dọa lớn đối với nước họ. Con số này tăng từ mức 47% của năm 2007. Số người Nga không xem mối đe dọa đối với nước họ đến từ Mỹ là ở mức khoảng 32%, thấp hơn nhiều so với con số 42% của năm 2007. Có 31% người Nga cho biết, họ lo ngại viễn cảnh về một cuộc xâm lược của Mỹ vào lãnh thổ Nga nhưng chỉ có 5% nghĩ Mỹ có thể đánh bại được Nga trong một cuộc chiến tranh toàn diện.
Hồi tháng 9 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho giới chức quân sự và nhà nước cấp cao của mình phát triển một học thuyết quân sự sửa đổi theo hướng thích ứng với nền chính trị toàn cầu đang thay đổi cũng như những thách thức quân sự hiện đại mới như cái gọi là cuộc Cách mạng Mùa Xuân Ả-rập, cuộc nội chiến ở Syria và cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine.
Tiếp đó, vào cuối năm ngoái, các nguồn tin gần gũi với những cơ quan tham gia vào học thuyết quân sự mới của Nga đã tiết lộ với cánh phóng viên rằng, học thuyết mới sẽ không đề cập đến khả năng tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhưng một cuộc tấn công như vậy có thể xảy ra nếu chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga bị đe dọa.
Mối quan hệ giữa Nga với Mỹ đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Mỹ cùng với các đồng minh của mình ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, gây ra cuộc nội chiến đẫm máu ở miền đông nước này. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, Mỹ vẫn dẫn dắt các đồng minh tham gia vào một chiến dịch chống Nga mạnh mẽ trên mọi “mặt trận”, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế đến quân sự.
Mặc dù đối đầu quyết liệt và không nhượng bộ trong vấn đề Ukraine nhưng điều đó không có nghĩa là Nga và Mỹ không muốn “đội trời chung” với nhau bởi trên thực tế hai nước này vẫn cần nhau. Hai cường quốc hàng đầu thế giới hiện đang có sự hợp tác tốt đẹp trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Đây là điều được chính giới chức Mỹ thừa nhận. Giới phân tích tin rằng, dù còn quá nhiều bất đồng sâu sắc, Mỹ vẫn rất cần Nga trong việc xử lý một loạt cuộc khủng hoảng cũng như thách thức toàn cầu.
Kiệt Linh
(VnMedia) - Mỹ mới đây có hành động được xem là “sự tuyên chiến” với với Nga. Bước đi này của siêu cường số 1 thế giới
đã đẩy mối quan hệ Nga-Mỹ vốn đã căng thẳng lại càng thêm căng thẳng. Moscow tin rằng,
Washington đang quyết đối đầu với họ và vì thế mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh
thực sự đáng lo ngại. Phải chăng Nga và Mỹ đã “ghét” nhau đến mức “không thể đội trời chung”?

Nga không ngại đối đầu với Mỹ
Hôm 1/7, Mỹ đã công bố một bản chiến lược quân sự mới, trong đó công khai miêu tả Nga và Trung Quốc là các lực lượng hiếu chiến có khả năng đe dọa đến những lợi ích an ninh của Mỹ. Tướng Martin Dempsey – Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ còn tin rằng, có khả năng Mỹ sẽ rơi vào chiến tranh với một cường quốc lớn, ám chỉ đến Nga hoặc Trung Quốc.
Bản chiến lược của Mỹ đã nhanh chóng vấp phải phản ứng của Nga. Moscow lên án chiến lược quân sự mới của Mỹ là “mang tính đối đầu”, nói rằng điều đó sẽ chỉ đẩy lùi mọi nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ.
Khi được đề nghị bình luận về chiến lược quân sự mới của Mỹ, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã bày tỏ sự lấy làm tiếc. "Việc sử dụng những lời lẽ, ngôn ngữ như vậy trong bản chiến lược đó theo chúng tôi là sự thể hiện của một thái độ đối đầu rõ ràng và hoàn toàn không có bất kỳ sự khách quan nào đối với đất nước chúng tôi”.
"Tất nhiên, điều này sẽ chẳng đóng góp gì được cho các nỗ lực nhằm lái mối quan hệ song phương giữa hai nước đi theo hướng bình thường hóa", ông Peskov nói thêm đồng thời kêu gọi mối quan hệ hợp tác hơn nữa giữa Nga và Mỹ trong các vấn đề toàn cầu.
Mối quan hệ giữa Moscow với phương Tây đang rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, chủ yếu là bởi vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Khi được hỏi về việc sẽ nói gì về Mỹ khi Nga đưa ra một bản chiến lược an ninh mới của riêng mình, ông Peskov thẳng thắn cho biết: "Tất nhiên, tất cả các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga sẽ được liệt kê ra đồng thời chúng tôi cũng sẽ vạch ra và phê chuẩn những biện pháp đáp trả”.
Thư ký của Tổng thống Putin – ông Peskov tin rằng, những cách thức được sử dụng trong học thuyết quân sự mới của Mỹ là bằng chứng cho thấy ý định duy trì sự đối đầu lâu dài của nước này với Nga và vì thế Moscow sẽ đưa ra những biện pháp đối phó, đáp trả trong bản chiến lược của riêng mình.
Phát ngôn viên Peskov từ chối không cho biết cụ thể những biện pháp đáp trả mà Nga sẽ đưa ra trong học thuyết quốc phòng mới là gì. Tuy nhiên, theo lời ông Peskov, tất cả mọi mối đe dọa có thể đối với nước Nga đều được đưa ra xem xét và những biện pháp đối phó, đáp trả đối với mỗi mối đe dọa đó đều được vạch ra cụ thể trong bản tài liệu mà giới chức Nga đang tích cực xây dựng này.
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận ở Nga được tiến hành hồi giữa tháng 5, có đến 59% người dân Nga tin rằng, Mỹ là mối đe dọa lớn đối với nước họ. Con số này tăng từ mức 47% của năm 2007. Số người Nga không xem mối đe dọa đối với nước họ đến từ Mỹ là ở mức khoảng 32%, thấp hơn nhiều so với con số 42% của năm 2007. Có 31% người Nga cho biết, họ lo ngại viễn cảnh về một cuộc xâm lược của Mỹ vào lãnh thổ Nga nhưng chỉ có 5% nghĩ Mỹ có thể đánh bại được Nga trong một cuộc chiến tranh toàn diện.
Hồi tháng 9 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho giới chức quân sự và nhà nước cấp cao của mình phát triển một học thuyết quân sự sửa đổi theo hướng thích ứng với nền chính trị toàn cầu đang thay đổi cũng như những thách thức quân sự hiện đại mới như cái gọi là cuộc Cách mạng Mùa Xuân Ả-rập, cuộc nội chiến ở Syria và cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine.
Tiếp đó, vào cuối năm ngoái, các nguồn tin gần gũi với những cơ quan tham gia vào học thuyết quân sự mới của Nga đã tiết lộ với cánh phóng viên rằng, học thuyết mới sẽ không đề cập đến khả năng tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhưng một cuộc tấn công như vậy có thể xảy ra nếu chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga bị đe dọa.
Mối quan hệ giữa Nga với Mỹ đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Mỹ cùng với các đồng minh của mình ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine, gây ra cuộc nội chiến đẫm máu ở miền đông nước này. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, Mỹ vẫn dẫn dắt các đồng minh tham gia vào một chiến dịch chống Nga mạnh mẽ trên mọi “mặt trận”, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế đến quân sự.
Mặc dù đối đầu quyết liệt và không nhượng bộ trong vấn đề Ukraine nhưng điều đó không có nghĩa là Nga và Mỹ không muốn “đội trời chung” với nhau bởi trên thực tế hai nước này vẫn cần nhau. Hai cường quốc hàng đầu thế giới hiện đang có sự hợp tác tốt đẹp trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Đây là điều được chính giới chức Mỹ thừa nhận. Giới phân tích tin rằng, dù còn quá nhiều bất đồng sâu sắc, Mỹ vẫn rất cần Nga trong việc xử lý một loạt cuộc khủng hoảng cũng như thách thức toàn cầu.
Kiệt Linh
Trọng Đi Mỹ, Chỉ Hại VN
Vi Anh
Có tin Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa kỳ gởi lời kêu gọi các cộng đồng thành viên ở các địa phương toàn quốc Mỹ nỗ lực yểm trợ bằng cách lập phái đoàn đồng hương đi Hoa Thịnh Đốn để tham dự biểu tình chống Nguyễn Phú Trọng ngày Thứ Ba 7 tháng 7 năm 2015, từ 9 giờ sáng, tại công viên Lafyette, Washington DC, do Cộng Đồng Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn, Maryland và Virginia tổ chức. Có xe bus của Ban Tổ Chức đón Đồng Hương lúc 8.00 sáng ngày 7/7/2015 tại Trung tâm Eden (VA) và lúc 8:30 sáng tại Chợ Maxim cũ, nhà Thờ Cha Long (Maryland) để đưa đến địa điểm biểu tình. Mục đích biểu tinh: Yêu cầu Tổng Thống Obama đòi hỏi: Hà Nội phải tôn trọng Nhân Quyền, quyền tự do ngôn luận của người dân Việt; Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trả tự do ngay tất cả các tù nhân chính trị. Và Đồng thanh lên tiếng: Không chấp nhận hành động luồn cúi Trung Cộng của Hà Nội; Trung Cộng phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam; Chính thể cộng sản độc tài, phi dân chủ ở Việt Nam phải cáo chung; Đối thoại nghiêm chỉnh với Tiếng Nói Đối Kháng và Cộng Đồng Người Viêt Quốc Gia hải ngoại để tiến tới một giải pháp có một chính thể do toàn dân bầu.
Con đường đi Mỹ của Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng [Tổng Trọng] vòng vo tam quốc: từ Hà nội VNCS sang Bắc Kinh Trung Cộng rồi mới đến Hoa thịnh đốn Mỹ. Phân tích cho thấy cả hai chuyến đi sang Tàu, sang Mỹ của Tổng Trọng không lợi ích gì cho quốc gia dân tộc VN đang bên bờ bị Bắc Thuộc một lần nữa, lần thứ năm như một thuộc địa kiểu mới của TC hiện là một thực dân kiểu mới. Hai thời sự sau đây cho thấy: (1) đừng mong VNCS nhờ Mỹ để “thoát Trung,” (2) đừng mong Mỹ đứng về phía VNCS khi bị TC xâm lấn biển đảo.
TC và Mỹ vẫn đề huề sau cuộc Đối Thoại Kinh Tế Và Chiến Lược Mỹ-Trung lần thứ 7 kéo dài 2 ngày ở Washington DC, dù hai bên Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ và Đô đốc TC mới khẩu chiến với nhau như giặc vì TC bồi lắp biến thành đảo nhân tạo và quân sự hoá ở Trường Sa Biển Đông của VN. Mỹ rất ngoại giao, mở dạ tiệc khoản đãi pháí đoàn TC. Từ Phó TT Biden của Mỹ đọc diễn văn khai mạc, đến Ngoại Trưởng Kerry, và Bộ Trưởng Tài Chánh Lew, và Phu tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách Á châu Thái bình dương đều tự chế ôn hoà, tương nhượng phái đoàn TC gồm Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương cùng ăn tối với nhau, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau dù liên quan đến những vấn đề vô cùng gây cấn. Như TC tin tặc lý lịch 4 triệu lý lịch của công chức Mỹ. Như TC vi phạm tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông khiến Mỹ phải phái tàu và máy bay tuần tra và bị TC xô đuổi, trầm trọng hơn ở vùng dảo Senkaku của Nhựt, máy bay Mỹ không bị đuổi ra khỏi vùng.
Sở dĩ như thế vì quyển lợi kinh tế của hai nước Mỹ, Trung Quớc mỗi năm tới 590 tỷ Mỹ kim. Chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ Tịch Tập cận Bình vào tháng 9 năm nay rất quan trọng nên hai bên nói nghe xuôi rí. Nội dung trớt quớt, không ra ngô, ra khoai gì. Như nói TC nói Mỹ-Trung thừa nhận có bất đồng nhung cam kết hợp tác. Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương thừa nhận hai nền kinh tế hàng đầu thế giới không đồng ý được với nhau trên mọi vấn đề và cho rằng đối thoại luôn là biện pháp được ưu tiên hơn đối đầu. Còn phía Mỹ cũng vậy. Hoa Kỳ quả quyết tránh mọi «xung đột vũ trang» với Trung Quốc. Mỹ chỉ đưa ra vấn dề tự do hàng hải hàng không là quyền lợi cốt lõi của Mỹ, chớ không bàn về tranh chấp chủ quyển biển dảo. Nói tóm lại Mỹ và TC trong hội nghị này chẳng đá động gì đến chủ quyền biển đảo của VN bị TC xâm lấn.
Còn tư cách tổng bí thư của Tổng Trọng lại càng trớt quớt hơn, không thể để cho TT Obama bàn bạc, hứa hẹn, ký kết gì cho VN cả. Tổng Trọng không phải là một nguyên thủ quốc gia chủ thể của tập tục ngoại giao quốc tế là ngoại giao với chánh quyền chớ không phải đảng phái. Y không có thẫm quyền nhơn danh đất nước nhân dân VN tuyên hứa một cái gì, ký kết bất cứ một văn kiện gì tạo nghĩa vụ thi hành cho quốc gia dân tộc VN cả. Và người ký hay cam kết với Ông cũng không thể đòi hỏi quốc gia dân tộc Việt thực hiện những gì Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng hứa hay ký. Nhưng gì TT Obama và TBT Trọng hứa hay ký là hoàn toàn vô hiệu vì không có một người dân nào uỷ quyền, giao chánh quyền cho Tổng Trọng.
Và tư cách của TT Obama là một tổng thống của Mỹ là người phải tôn trọng hiến pháp, luật pháp và tinh thần của chế độ pháp quyền Mỹ. Tinh lý pháp chế Mỹ không có tiền lệ nào Mỹ đồng minh quân sự, viện trợ quân sự, đưa quân qua chiến đấu giúp cho một chế độ CS. TT Obama vì thế không có thể giúp gì về quân sự cho VNCS, trong việc giành lại biển đảo bị TC xâm lấn; vả lại Mỹ luôn tuyên bố không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo. Hơn nữa quyền lợi của Mỹ đối với TC trăm lần lớn hơn đối với VNCS, Ông là tổng thống Mỹ, Ông không thể bỏ con tôm hùm đi bắt con tép riu.
Huống hồ Tổng Trọng lâu nay là một “thần tử” trung kiên của TC. Trước khi đi Mỹ, Tập cận Bình của TC đã triệu y qua Bắc Kinh nhắc nhở, dặn dò rồi. Làm sao TT Obama có thể tin Trọng được. Trọng đến Mỹ cùng lắm là để Mỹ cho cỡi ngựa xem hoa, thoả mãn tự ái cá nhân. Nhưng bên trong không thiếu trò chuyên nghiệp của CIA Mỹ - là khai thác mâu thuẫn. Khai thác mâu thuẫn giữa CSVN và CS Trung Quốc, tạo nghi ngờ giữa CS Bắc Kinh và CS Hà nội. Tạo mâu thuẫn thêm giữa Tổng Trọng và Thủ Tướng Dũng trong cuộc đấu đá đang tăng cường độ và nhịp độ trước đại hội đảng vào đầu năm 2016 thay đổi lãnh đạo Đảng Nhà Nước CSVN.
Chuyến đi Mỹ của Tổng Trọng với tư cách Tổng Bí Thư Đảng CSVN là có hại cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lãnh thổ VN. CSVN mà Nguyễn phú Trọng là người cầm đầu đảng, là kẻ nội thù của quốc gia dân tộc Việt. CSVN đã toa rập, cấu kết với TC là bọn ngoại xâm âm mưu thôn tính quốc gia dân tộc VN. CSVN, Nguyễn phú Trọng, theo Nga hậu, Tàu hiện CS, hay theo Mỹ là để bám lấy quyền hành cho tập đoàn CS thống trị VN một cách độc tài đảng trị toàn diện. Chớ chẳng có ích lợi gì cho quốc gia dân tộc Việt.
Mà còn có hại cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyển VN và chủ quyền đất nước của dân tộc Việt. CS thế nào cũng lợi dụng cuộc gặp gỡ, ngoại giao với TT Mỹ để hù doạ những người VN đang đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN mà nhân dân Mỹ đã ủng hộ, thể hiện qua Quốc Hội. CSVN tỏ vẽ đã đưọc Mỹ ủng hộ rồi, để hù doạ ai còn đấu tranh chống CSVN là không còn chỗ “tránh đâu”./.(VA)
Vi Anh
Có tin Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa kỳ gởi lời kêu gọi các cộng đồng thành viên ở các địa phương toàn quốc Mỹ nỗ lực yểm trợ bằng cách lập phái đoàn đồng hương đi Hoa Thịnh Đốn để tham dự biểu tình chống Nguyễn Phú Trọng ngày Thứ Ba 7 tháng 7 năm 2015, từ 9 giờ sáng, tại công viên Lafyette, Washington DC, do Cộng Đồng Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn, Maryland và Virginia tổ chức. Có xe bus của Ban Tổ Chức đón Đồng Hương lúc 8.00 sáng ngày 7/7/2015 tại Trung tâm Eden (VA) và lúc 8:30 sáng tại Chợ Maxim cũ, nhà Thờ Cha Long (Maryland) để đưa đến địa điểm biểu tình. Mục đích biểu tinh: Yêu cầu Tổng Thống Obama đòi hỏi: Hà Nội phải tôn trọng Nhân Quyền, quyền tự do ngôn luận của người dân Việt; Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trả tự do ngay tất cả các tù nhân chính trị. Và Đồng thanh lên tiếng: Không chấp nhận hành động luồn cúi Trung Cộng của Hà Nội; Trung Cộng phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam; Chính thể cộng sản độc tài, phi dân chủ ở Việt Nam phải cáo chung; Đối thoại nghiêm chỉnh với Tiếng Nói Đối Kháng và Cộng Đồng Người Viêt Quốc Gia hải ngoại để tiến tới một giải pháp có một chính thể do toàn dân bầu.
Con đường đi Mỹ của Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng [Tổng Trọng] vòng vo tam quốc: từ Hà nội VNCS sang Bắc Kinh Trung Cộng rồi mới đến Hoa thịnh đốn Mỹ. Phân tích cho thấy cả hai chuyến đi sang Tàu, sang Mỹ của Tổng Trọng không lợi ích gì cho quốc gia dân tộc VN đang bên bờ bị Bắc Thuộc một lần nữa, lần thứ năm như một thuộc địa kiểu mới của TC hiện là một thực dân kiểu mới. Hai thời sự sau đây cho thấy: (1) đừng mong VNCS nhờ Mỹ để “thoát Trung,” (2) đừng mong Mỹ đứng về phía VNCS khi bị TC xâm lấn biển đảo.
TC và Mỹ vẫn đề huề sau cuộc Đối Thoại Kinh Tế Và Chiến Lược Mỹ-Trung lần thứ 7 kéo dài 2 ngày ở Washington DC, dù hai bên Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ và Đô đốc TC mới khẩu chiến với nhau như giặc vì TC bồi lắp biến thành đảo nhân tạo và quân sự hoá ở Trường Sa Biển Đông của VN. Mỹ rất ngoại giao, mở dạ tiệc khoản đãi pháí đoàn TC. Từ Phó TT Biden của Mỹ đọc diễn văn khai mạc, đến Ngoại Trưởng Kerry, và Bộ Trưởng Tài Chánh Lew, và Phu tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách Á châu Thái bình dương đều tự chế ôn hoà, tương nhượng phái đoàn TC gồm Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương cùng ăn tối với nhau, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau dù liên quan đến những vấn đề vô cùng gây cấn. Như TC tin tặc lý lịch 4 triệu lý lịch của công chức Mỹ. Như TC vi phạm tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông khiến Mỹ phải phái tàu và máy bay tuần tra và bị TC xô đuổi, trầm trọng hơn ở vùng dảo Senkaku của Nhựt, máy bay Mỹ không bị đuổi ra khỏi vùng.
Sở dĩ như thế vì quyển lợi kinh tế của hai nước Mỹ, Trung Quớc mỗi năm tới 590 tỷ Mỹ kim. Chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ Tịch Tập cận Bình vào tháng 9 năm nay rất quan trọng nên hai bên nói nghe xuôi rí. Nội dung trớt quớt, không ra ngô, ra khoai gì. Như nói TC nói Mỹ-Trung thừa nhận có bất đồng nhung cam kết hợp tác. Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương thừa nhận hai nền kinh tế hàng đầu thế giới không đồng ý được với nhau trên mọi vấn đề và cho rằng đối thoại luôn là biện pháp được ưu tiên hơn đối đầu. Còn phía Mỹ cũng vậy. Hoa Kỳ quả quyết tránh mọi «xung đột vũ trang» với Trung Quốc. Mỹ chỉ đưa ra vấn dề tự do hàng hải hàng không là quyền lợi cốt lõi của Mỹ, chớ không bàn về tranh chấp chủ quyển biển dảo. Nói tóm lại Mỹ và TC trong hội nghị này chẳng đá động gì đến chủ quyền biển đảo của VN bị TC xâm lấn.
Còn tư cách tổng bí thư của Tổng Trọng lại càng trớt quớt hơn, không thể để cho TT Obama bàn bạc, hứa hẹn, ký kết gì cho VN cả. Tổng Trọng không phải là một nguyên thủ quốc gia chủ thể của tập tục ngoại giao quốc tế là ngoại giao với chánh quyền chớ không phải đảng phái. Y không có thẫm quyền nhơn danh đất nước nhân dân VN tuyên hứa một cái gì, ký kết bất cứ một văn kiện gì tạo nghĩa vụ thi hành cho quốc gia dân tộc VN cả. Và người ký hay cam kết với Ông cũng không thể đòi hỏi quốc gia dân tộc Việt thực hiện những gì Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng hứa hay ký. Nhưng gì TT Obama và TBT Trọng hứa hay ký là hoàn toàn vô hiệu vì không có một người dân nào uỷ quyền, giao chánh quyền cho Tổng Trọng.
Và tư cách của TT Obama là một tổng thống của Mỹ là người phải tôn trọng hiến pháp, luật pháp và tinh thần của chế độ pháp quyền Mỹ. Tinh lý pháp chế Mỹ không có tiền lệ nào Mỹ đồng minh quân sự, viện trợ quân sự, đưa quân qua chiến đấu giúp cho một chế độ CS. TT Obama vì thế không có thể giúp gì về quân sự cho VNCS, trong việc giành lại biển đảo bị TC xâm lấn; vả lại Mỹ luôn tuyên bố không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo. Hơn nữa quyền lợi của Mỹ đối với TC trăm lần lớn hơn đối với VNCS, Ông là tổng thống Mỹ, Ông không thể bỏ con tôm hùm đi bắt con tép riu.
Huống hồ Tổng Trọng lâu nay là một “thần tử” trung kiên của TC. Trước khi đi Mỹ, Tập cận Bình của TC đã triệu y qua Bắc Kinh nhắc nhở, dặn dò rồi. Làm sao TT Obama có thể tin Trọng được. Trọng đến Mỹ cùng lắm là để Mỹ cho cỡi ngựa xem hoa, thoả mãn tự ái cá nhân. Nhưng bên trong không thiếu trò chuyên nghiệp của CIA Mỹ - là khai thác mâu thuẫn. Khai thác mâu thuẫn giữa CSVN và CS Trung Quốc, tạo nghi ngờ giữa CS Bắc Kinh và CS Hà nội. Tạo mâu thuẫn thêm giữa Tổng Trọng và Thủ Tướng Dũng trong cuộc đấu đá đang tăng cường độ và nhịp độ trước đại hội đảng vào đầu năm 2016 thay đổi lãnh đạo Đảng Nhà Nước CSVN.
Chuyến đi Mỹ của Tổng Trọng với tư cách Tổng Bí Thư Đảng CSVN là có hại cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lãnh thổ VN. CSVN mà Nguyễn phú Trọng là người cầm đầu đảng, là kẻ nội thù của quốc gia dân tộc Việt. CSVN đã toa rập, cấu kết với TC là bọn ngoại xâm âm mưu thôn tính quốc gia dân tộc VN. CSVN, Nguyễn phú Trọng, theo Nga hậu, Tàu hiện CS, hay theo Mỹ là để bám lấy quyền hành cho tập đoàn CS thống trị VN một cách độc tài đảng trị toàn diện. Chớ chẳng có ích lợi gì cho quốc gia dân tộc Việt.
Mà còn có hại cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyển VN và chủ quyền đất nước của dân tộc Việt. CS thế nào cũng lợi dụng cuộc gặp gỡ, ngoại giao với TT Mỹ để hù doạ những người VN đang đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN mà nhân dân Mỹ đã ủng hộ, thể hiện qua Quốc Hội. CSVN tỏ vẽ đã đưọc Mỹ ủng hộ rồi, để hù doạ ai còn đấu tranh chống CSVN là không còn chỗ “tránh đâu”./.(VA)
Dân Trung Quốc mới mất 2,300 tỷ đô la
Ngô Nhân Dụng
Trong khi cả thế giới đang theo dõi chuyện kinh tế nước Hy Lạp, ít người để ý chuyện dân Trung Hoa vừa mới mất 2,360 tỷ đô la trong thị trường chứng khoán. Số thiệt hại trong vòng ba tuần lễ lớn bằng 35% tổng sản lượng nội địa nước Trung Quốc và lớn gấp 10 lần GDP của Hy Lạp.
Quý vị độc giả Người Việt có thể “bình chân như vại” vì chẳng mấy ai đang làm chủ các cổ phiếu ở Thượng Hải hay Thẩm Quyến. Khác với các thị trường New York hay London, trong tổng số cổ phiếu trong thị trường Trung Quốc người ngoại quốc chỉ làm chủ 1.5%. Trong ngày Thứ Sáu, 3 Tháng Bảy, thị trường Thượng Hải lên xuống lung tung, một phút lên 5% rồi phút sau xuống 6%, vào cuối này đã mất 6%.
Ngày 12 Tháng Sáu thị trường Thượng Hải lên cao nhất trong bảy năm, hôm nay đã giảm mất 29% giá trị, thị trường Thẩm Quyến mất 32%. Tại sao các cổ phiếu Trung Quốc lại xuống nhanh như vậy? Lý do chính là nó đã lên quá nhanh một cách bất thường; Thượng Hải tăng thêm 40% và Thẩm Quyến tăng hơn 90% từ đầu năm cho tới khi sụt giá.
Giá cổ phần thường tăng lên khi lợi nhuận của các công ty cũng như triển vọng sản xuất trong nước tốt đẹp hơn. Nhưng kinh tế Trung Quốc hiện nay yếu nhất kể từ năm 2009, khi chính phủ Bắc Kinh bơm thêm 800 tỷ đô la kích thích. Triển vọng phát triển trong các năm tới cũng xuống thấp so với mười năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận của các công ty trong nước đã sút giảm.
Nghĩa là cổ phiếu ở Trung Quốc đã tăng giá một cách bất thường; tất cả là do các nhà đầu tư hy vọng vào các kế hoạch kích thích của nhà nước để cứu vãn thị trường. Mối hy vọng của giới đầu tư là một ảo ảnh. Nhiều người đã chuyển tiền từ thị trường địa ốc đang suy yếu sang thị trường chứng khoán, đẩy cho giá cổ phiếu lên cao. Trong Tháng Mười Hai năm ngoái, 700,000 người mở trương mục mới mua cổ phiếu. Ðến giữa Tháng Tư trong một tuần lễ có thêm tới bốn triệu trương mục mới, theo số liệu của công ty nghiên cứu BlackRock. Với nhiều người mới tham gia vào thị trường, số hoạt động mua bán cũng tăng rất nhanh, một trạng thái không bình thường,
Bình thường, trị giá tổng số các cổ phiếu đổi tay trong một năm vẫn lớn hơn giá trị tất cả các cổ phiếu ghi tên. Khi thị trường khủng hoảng, số đổi tay tăng lên bất thường. Ở Mỹ, năm 2008 lúc cơn khủng hoảng tài chánh lên cao nhất, số cổ phiếu đổi tay lớn bằng bốn lần giá trị trung bình của tất cả các cổ phiếu ghi tên, gọi là “vòng quay” (turnover) 400%. Trong năm 2011 và 2012, tỷ lệ “vòng quay” ở Trung Quốc là 180% và 160%; còn ở Mỹ là 178% và 124%, theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới. Hiện tượng lạ lùng diễn ra ở Trung Quốc gần đây là các cổ phiếu mua đi bán lại nhiều quá, trị giá số cổ phiếu đổi tay trong một tháng lớn gấp sáu lần trị giá của cả thị trường, theo tài liệu của Ngân Hàng Credit Suisse.
Nhưng mối lo lớn nhất trong thị trường chứng khoán Trung Quốc là càng ngày càng nhiều người vay nợ để đầu tư, gọi là “margin trading accounts.” Vì lãi suất khi vay tiền rất thấp so với hy vọng lợi suất cao khi đem tiền mua cổ phiếu. Số trương mục vay nợ để đầu tư đã tăng 86% trong năm 2014, theo Oxford Economics. Mối nguy hiểm ẩn tàng là khi người vay nợ mua một số cổ phần rồi giá các cổ phần đó xuống, họ phải lo trả bớt nợ theo luật định. Họ sẽ phải bán các cổ phần của mình ngay để có tiền trả, kéo theo các cổ phần khác cùng xuống. Ðó là một lý do nữa khiến các thị trường Thượng Hải hay Thẩm Quyến mất gần một phần ba giá trị trong mấy tuần lễ qua.
Ai là người đã mất tiền? Rất nhiều ngân hàng, xí nghiệp và doanh nghiệp nhà nước mua cổ phiếu, nhưng những người mất tiền nặng nhất là các nhà đầu tư nhỏ, gọi là “mua lẻ.” Chỉ có 10% đến 12% người dân Trung Hoa làm chủ các cổ phần. Những người mua lẻ cũng là nhóm hay đi vay nợ để mua. Họ tiết kiệm nhưng không muốn gửi tiền vào các ngân hàng của nhà nước vì lãi suất thấp quá. Họ cũng có máu cờ bạc, và lại tin tưởng rằng nhà nước thế nào cũng bảo vệ giá trị các thị trường chứng khoán.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn thị trường hóa, phần lớn còn nằm trong tay nhà nước, tức là trong tay đảng Cộng Sản. Nhiều nhà đầu tư thuộc gia đình giới cầm quyền giàu có, sẵn tiền mà không thích kinh doanh. Cho nên chính quyền nâng giá các cổ phiếu cũng là giúp bảo vệ tài sản của các đảng viên cao cấp. Cuối tuần trước, Ngân Hàng Trung Ương (Nhân Dân Ngân Hàng) đã nới lỏng tiền tệ để kích thích đầu tư; vừa cắt lãi suất, lần thứ tư trong năm, vừa giảm bớt số tiền mà các ngân hàng thương mại phải dự trữ theo luật định. Ngày Thứ Năm, Sở Chứng Khoán lại bãi bỏ một điều lệ có mục đích ngăn chặn việc vay tiền quá nhiều khi mua cổ phiếu. Trong khi đó, đáng lẽ phải đặt ra các điều kiện gắt gao hơn mới cản bớt được các tay đầu cơ liều lĩnh vay tiền mua cổ phiếu.
Ngoài các biện pháp tiền tệ, chính phủ Bắc Kinh còn dùng các thủ đoạn “phi tài chánh” để giữ giá và đẩy giá chứng khoán lên cao. Bắc Kinh mới loan tin sẽ cho phép các quỹ hưu bổng công chức địa phương được mua các cổ phiếu; tức là đầu tư tiền hưu bổng vào các chứng khoán nhiều rủi ro hơn. Tức là nâng giá thị trường bằng một bản tin! Nhưng suốt mấy tháng qua, các báo, đài do đảng Cộng Sản kiểm soát đã đưa ra những tin tức và bình luận về tương lai tốt đẹp của thị trường chứng khoán, một cách thúc đẩy các nhà đầu tư lẻ mua cổ phiếu. Trong ngày Thứ Ba, 30 Tháng Sáu vừa qua, trong lúc thị trường đã tụt giảm hơn hai tuần, trang mạng thepaper.cn đã cho chiếu một hoạt họa hình một bà lên tiếng cảm ơn nhà nước đang hỗ trợ thị trường chứng khoán. Bà này cũng tố cáo “các thế lực thù địch ngoại quốc” đang ngấm ngầm phá thị trường chứng khoán Trung Quốc! Trang thepaper.cn do đảng Cộng Sản chỉ huy, có nội dung nhắm vào giới trẻ. Phim hoạt họa này lập tức được truyền đi trên các mạng nhiều người vào nhất là Weibo và WeChat. Nhiều công dân mạng đã hùa theo, chỉ trích “bàn tay ngoại quốc an thiệp,” trong đó tên của công ty đầu tư Mỹ Goldman Sachs đã được nêu ra.
Cũng trong ngày Thứ Ba, Hiệp Hội Các Quỹ Ðầu Tư Trung Quốc, một cơ quan chế độ đảng Cộng Sản cầm đầu, công bố một thư ngỏ kêu gọi các quỹ đầu tư hãy đoàn kết cùng nhau giúp ổn định thị trường! Nói cách khác, họ khuyến khích mọi người Trung Hoa hãy ngưng bán các cổ phiếu, và hãy mua, vì lòng yêu nước! Với các hành động khuyến khích rầm rộ này, chỉ số các thị trường đã tăng lên bất ngờ, được một thời gian; nhưng không kéo dài.
Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đã dùng một thủ đoạn quen thuộc, là mỗi khi gặp khó khăn lại đổ tội cho “bàn tay ngoại quốc. Bộ máy kiểm duyệt của Bắc Kinh đã làm ngơ cho những tin đồn đại trên được lưu hành, phổ biến trên mạng Internet hơn một ngày. Theo tin Reuters thì phải đợi tới chiều Thứ Tư, Bắc Kinh mới xác định rằng không hề có chuyện công ty Goldman Sachs hoặc các nhà đầu tư ngoại quốc nào đã lũng đoạn thị trường Trung Quốc! Hoàn Cầu Thời Báo viết rằng “Vốn ngoại quốc chỉ đóng vai một phần nhỏ trong cả thị trường. Không có dấu hiệu nào cho thấy người ngoại quốc bán ‘short,’ tức là mượn cổ phiếu để bán trong khi chờ thị trường xuống giá.”
Những nhà đầu tư lẻ chiếm 80% các hoạt động mua bán cổ phiếu, khác hẳn với thị trường Mỹ, nơi hơn 80% các vụ mua bán trong thị trường là do các công ty tài chánh lớn với số vốn hàng tỷ đô la. Nhiều người đầu cơ vay tiền mua cổ phiếu để đẩy giá lên, chờ đến ngày bán tháo chạy trước khi giá xuống. Trên thị trường có loại các cổ phiếu A chỉ các công dân Trung Quốc mới được mua, loại này lên giá cao nhất khiến cho giá một cổ phần lớn gấp 50 đến 100 lần lợi nhuận đã đạt được trong năm trước, tiếng nhà nghề gọi là tỷ số P/E (Price/Earnings). Cùng thời gian đó, tỷ số P/E của những cổ phần khác chỉ lên tới 10 lần.
Dù chỉ có dưới 10% dân Trung Hoa tham dự thị trường chứng khoán, nhưng con số cũng lên tới hàng trăm triệu. Hiện nay nhiều nhà đầu tư mất tiền đã coi chính Ðảng Cộng Sản chịu trách nhiệm; vì đảng đã khuyến khích người dân đi mua cổ phiếu. Hàng chục triệu các nhà đầu tư lẻ đã mất tiền và có thể đã mất hết những món tiền dành dụm suốt đời. Ðây là một rủi ro chính trị cho cả đảng Cộng Sản vì những người này cũng thuộc giai cấp trung lưu xưa nay vẫn ủng hộ đảng. Họ không những oán trách đảng Cộng Sản để cho thị trường sụp đổ khiến họ mất tiền, mà còn oán đảng đã khuyến khích họ bỏ tiền vào một “sòng bạc” là thị trường chứng khoán.
Trong tuần tới, trước khi thị trường mở cửa, đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều biện pháp trấn an và nâng giá thị trường. Nói cách khác, họ sẽ bơm thêm hơi vào một trái bóng mong manh, có thể chỉ còn chờ tới ngày trái bóng nổ lớn hơn. Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh sẽ mở cuộc điều tra để truy tố một số người đầu cơ thị trường để tìm ra người chịu tội thay cho đảng cộng sản.
Vụ sút giảm của thị trường Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Thứ nhất, dù số người mất tiền sẽ bớt chi tiêu nhưng họ chỉ bớt mua các món hàng xa xỉ; cho nên nói chung, số tiêu thụ của hơn một tỷ người Trung Hoa sẽ không thay đổi. Hơn nữa, giá cổ phiếu tụt giảm lần này là một hiện tượng tự nhiên, đã được giới đầu tư quốc tế chờ đợi. Khi nền kinh tế một nước giảm bớt tốc độ tăng trưởng và các doanh nghiệp cũng bớt kiếm lời thì không có lý do nào để thị trường chứng khoán tăng lên hàng 40% hay 90% như ở Thượng Hải và Thẩm Quyến trong sáu tháng qua. Ngày Thứ Sáu, thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng xuống theo lục địa nhưng nhẹ hơn nhiều, còn các thị trường Mỹ và Châu Âu chỉ mất từ 0.1% đến 0.4%.
Nhưng ông Tập Cận Bình sẽ còn lo. Bắc Kinh đã tìm đủ cách để giữ giá các cổ phiếu mà không quan tâm đến hậu quả lâu dài. Theo tiên đoán của Oxford Economics, một công ty nghiên cứu, thì giá chứng khoán ở Trung Quốc sẽ giảm thêm chừng 35% nữa mới vào thế quân bình, phản ảnh đúng tình hình kinh tế. Tức là giới đầu tư Trung Quốc có thể sẽ mất hơn một ngàn tỷ đô la nữa. Trong lúc đang lo củng cố quyền hành, như vụ đưa tập đoàn Chu Vĩnh Khang ra tòa về tội tham nhũng mới đây, chắc Tập Cận Bình không muốn thấy thị trường giảm sút thêm nữa, tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị có cơ hội phản công, lật ngược thế cờ.
Ngô Nhân Dụng
Trong khi cả thế giới đang theo dõi chuyện kinh tế nước Hy Lạp, ít người để ý chuyện dân Trung Hoa vừa mới mất 2,360 tỷ đô la trong thị trường chứng khoán. Số thiệt hại trong vòng ba tuần lễ lớn bằng 35% tổng sản lượng nội địa nước Trung Quốc và lớn gấp 10 lần GDP của Hy Lạp.
Quý vị độc giả Người Việt có thể “bình chân như vại” vì chẳng mấy ai đang làm chủ các cổ phiếu ở Thượng Hải hay Thẩm Quyến. Khác với các thị trường New York hay London, trong tổng số cổ phiếu trong thị trường Trung Quốc người ngoại quốc chỉ làm chủ 1.5%. Trong ngày Thứ Sáu, 3 Tháng Bảy, thị trường Thượng Hải lên xuống lung tung, một phút lên 5% rồi phút sau xuống 6%, vào cuối này đã mất 6%.
Ngày 12 Tháng Sáu thị trường Thượng Hải lên cao nhất trong bảy năm, hôm nay đã giảm mất 29% giá trị, thị trường Thẩm Quyến mất 32%. Tại sao các cổ phiếu Trung Quốc lại xuống nhanh như vậy? Lý do chính là nó đã lên quá nhanh một cách bất thường; Thượng Hải tăng thêm 40% và Thẩm Quyến tăng hơn 90% từ đầu năm cho tới khi sụt giá.
Giá cổ phần thường tăng lên khi lợi nhuận của các công ty cũng như triển vọng sản xuất trong nước tốt đẹp hơn. Nhưng kinh tế Trung Quốc hiện nay yếu nhất kể từ năm 2009, khi chính phủ Bắc Kinh bơm thêm 800 tỷ đô la kích thích. Triển vọng phát triển trong các năm tới cũng xuống thấp so với mười năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận của các công ty trong nước đã sút giảm.
Nghĩa là cổ phiếu ở Trung Quốc đã tăng giá một cách bất thường; tất cả là do các nhà đầu tư hy vọng vào các kế hoạch kích thích của nhà nước để cứu vãn thị trường. Mối hy vọng của giới đầu tư là một ảo ảnh. Nhiều người đã chuyển tiền từ thị trường địa ốc đang suy yếu sang thị trường chứng khoán, đẩy cho giá cổ phiếu lên cao. Trong Tháng Mười Hai năm ngoái, 700,000 người mở trương mục mới mua cổ phiếu. Ðến giữa Tháng Tư trong một tuần lễ có thêm tới bốn triệu trương mục mới, theo số liệu của công ty nghiên cứu BlackRock. Với nhiều người mới tham gia vào thị trường, số hoạt động mua bán cũng tăng rất nhanh, một trạng thái không bình thường,
Bình thường, trị giá tổng số các cổ phiếu đổi tay trong một năm vẫn lớn hơn giá trị tất cả các cổ phiếu ghi tên. Khi thị trường khủng hoảng, số đổi tay tăng lên bất thường. Ở Mỹ, năm 2008 lúc cơn khủng hoảng tài chánh lên cao nhất, số cổ phiếu đổi tay lớn bằng bốn lần giá trị trung bình của tất cả các cổ phiếu ghi tên, gọi là “vòng quay” (turnover) 400%. Trong năm 2011 và 2012, tỷ lệ “vòng quay” ở Trung Quốc là 180% và 160%; còn ở Mỹ là 178% và 124%, theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới. Hiện tượng lạ lùng diễn ra ở Trung Quốc gần đây là các cổ phiếu mua đi bán lại nhiều quá, trị giá số cổ phiếu đổi tay trong một tháng lớn gấp sáu lần trị giá của cả thị trường, theo tài liệu của Ngân Hàng Credit Suisse.
Nhưng mối lo lớn nhất trong thị trường chứng khoán Trung Quốc là càng ngày càng nhiều người vay nợ để đầu tư, gọi là “margin trading accounts.” Vì lãi suất khi vay tiền rất thấp so với hy vọng lợi suất cao khi đem tiền mua cổ phiếu. Số trương mục vay nợ để đầu tư đã tăng 86% trong năm 2014, theo Oxford Economics. Mối nguy hiểm ẩn tàng là khi người vay nợ mua một số cổ phần rồi giá các cổ phần đó xuống, họ phải lo trả bớt nợ theo luật định. Họ sẽ phải bán các cổ phần của mình ngay để có tiền trả, kéo theo các cổ phần khác cùng xuống. Ðó là một lý do nữa khiến các thị trường Thượng Hải hay Thẩm Quyến mất gần một phần ba giá trị trong mấy tuần lễ qua.
Ai là người đã mất tiền? Rất nhiều ngân hàng, xí nghiệp và doanh nghiệp nhà nước mua cổ phiếu, nhưng những người mất tiền nặng nhất là các nhà đầu tư nhỏ, gọi là “mua lẻ.” Chỉ có 10% đến 12% người dân Trung Hoa làm chủ các cổ phần. Những người mua lẻ cũng là nhóm hay đi vay nợ để mua. Họ tiết kiệm nhưng không muốn gửi tiền vào các ngân hàng của nhà nước vì lãi suất thấp quá. Họ cũng có máu cờ bạc, và lại tin tưởng rằng nhà nước thế nào cũng bảo vệ giá trị các thị trường chứng khoán.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn thị trường hóa, phần lớn còn nằm trong tay nhà nước, tức là trong tay đảng Cộng Sản. Nhiều nhà đầu tư thuộc gia đình giới cầm quyền giàu có, sẵn tiền mà không thích kinh doanh. Cho nên chính quyền nâng giá các cổ phiếu cũng là giúp bảo vệ tài sản của các đảng viên cao cấp. Cuối tuần trước, Ngân Hàng Trung Ương (Nhân Dân Ngân Hàng) đã nới lỏng tiền tệ để kích thích đầu tư; vừa cắt lãi suất, lần thứ tư trong năm, vừa giảm bớt số tiền mà các ngân hàng thương mại phải dự trữ theo luật định. Ngày Thứ Năm, Sở Chứng Khoán lại bãi bỏ một điều lệ có mục đích ngăn chặn việc vay tiền quá nhiều khi mua cổ phiếu. Trong khi đó, đáng lẽ phải đặt ra các điều kiện gắt gao hơn mới cản bớt được các tay đầu cơ liều lĩnh vay tiền mua cổ phiếu.
Ngoài các biện pháp tiền tệ, chính phủ Bắc Kinh còn dùng các thủ đoạn “phi tài chánh” để giữ giá và đẩy giá chứng khoán lên cao. Bắc Kinh mới loan tin sẽ cho phép các quỹ hưu bổng công chức địa phương được mua các cổ phiếu; tức là đầu tư tiền hưu bổng vào các chứng khoán nhiều rủi ro hơn. Tức là nâng giá thị trường bằng một bản tin! Nhưng suốt mấy tháng qua, các báo, đài do đảng Cộng Sản kiểm soát đã đưa ra những tin tức và bình luận về tương lai tốt đẹp của thị trường chứng khoán, một cách thúc đẩy các nhà đầu tư lẻ mua cổ phiếu. Trong ngày Thứ Ba, 30 Tháng Sáu vừa qua, trong lúc thị trường đã tụt giảm hơn hai tuần, trang mạng thepaper.cn đã cho chiếu một hoạt họa hình một bà lên tiếng cảm ơn nhà nước đang hỗ trợ thị trường chứng khoán. Bà này cũng tố cáo “các thế lực thù địch ngoại quốc” đang ngấm ngầm phá thị trường chứng khoán Trung Quốc! Trang thepaper.cn do đảng Cộng Sản chỉ huy, có nội dung nhắm vào giới trẻ. Phim hoạt họa này lập tức được truyền đi trên các mạng nhiều người vào nhất là Weibo và WeChat. Nhiều công dân mạng đã hùa theo, chỉ trích “bàn tay ngoại quốc an thiệp,” trong đó tên của công ty đầu tư Mỹ Goldman Sachs đã được nêu ra.
Cũng trong ngày Thứ Ba, Hiệp Hội Các Quỹ Ðầu Tư Trung Quốc, một cơ quan chế độ đảng Cộng Sản cầm đầu, công bố một thư ngỏ kêu gọi các quỹ đầu tư hãy đoàn kết cùng nhau giúp ổn định thị trường! Nói cách khác, họ khuyến khích mọi người Trung Hoa hãy ngưng bán các cổ phiếu, và hãy mua, vì lòng yêu nước! Với các hành động khuyến khích rầm rộ này, chỉ số các thị trường đã tăng lên bất ngờ, được một thời gian; nhưng không kéo dài.
Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đã dùng một thủ đoạn quen thuộc, là mỗi khi gặp khó khăn lại đổ tội cho “bàn tay ngoại quốc. Bộ máy kiểm duyệt của Bắc Kinh đã làm ngơ cho những tin đồn đại trên được lưu hành, phổ biến trên mạng Internet hơn một ngày. Theo tin Reuters thì phải đợi tới chiều Thứ Tư, Bắc Kinh mới xác định rằng không hề có chuyện công ty Goldman Sachs hoặc các nhà đầu tư ngoại quốc nào đã lũng đoạn thị trường Trung Quốc! Hoàn Cầu Thời Báo viết rằng “Vốn ngoại quốc chỉ đóng vai một phần nhỏ trong cả thị trường. Không có dấu hiệu nào cho thấy người ngoại quốc bán ‘short,’ tức là mượn cổ phiếu để bán trong khi chờ thị trường xuống giá.”
Những nhà đầu tư lẻ chiếm 80% các hoạt động mua bán cổ phiếu, khác hẳn với thị trường Mỹ, nơi hơn 80% các vụ mua bán trong thị trường là do các công ty tài chánh lớn với số vốn hàng tỷ đô la. Nhiều người đầu cơ vay tiền mua cổ phiếu để đẩy giá lên, chờ đến ngày bán tháo chạy trước khi giá xuống. Trên thị trường có loại các cổ phiếu A chỉ các công dân Trung Quốc mới được mua, loại này lên giá cao nhất khiến cho giá một cổ phần lớn gấp 50 đến 100 lần lợi nhuận đã đạt được trong năm trước, tiếng nhà nghề gọi là tỷ số P/E (Price/Earnings). Cùng thời gian đó, tỷ số P/E của những cổ phần khác chỉ lên tới 10 lần.
Dù chỉ có dưới 10% dân Trung Hoa tham dự thị trường chứng khoán, nhưng con số cũng lên tới hàng trăm triệu. Hiện nay nhiều nhà đầu tư mất tiền đã coi chính Ðảng Cộng Sản chịu trách nhiệm; vì đảng đã khuyến khích người dân đi mua cổ phiếu. Hàng chục triệu các nhà đầu tư lẻ đã mất tiền và có thể đã mất hết những món tiền dành dụm suốt đời. Ðây là một rủi ro chính trị cho cả đảng Cộng Sản vì những người này cũng thuộc giai cấp trung lưu xưa nay vẫn ủng hộ đảng. Họ không những oán trách đảng Cộng Sản để cho thị trường sụp đổ khiến họ mất tiền, mà còn oán đảng đã khuyến khích họ bỏ tiền vào một “sòng bạc” là thị trường chứng khoán.
Trong tuần tới, trước khi thị trường mở cửa, đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều biện pháp trấn an và nâng giá thị trường. Nói cách khác, họ sẽ bơm thêm hơi vào một trái bóng mong manh, có thể chỉ còn chờ tới ngày trái bóng nổ lớn hơn. Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh sẽ mở cuộc điều tra để truy tố một số người đầu cơ thị trường để tìm ra người chịu tội thay cho đảng cộng sản.
Vụ sút giảm của thị trường Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Thứ nhất, dù số người mất tiền sẽ bớt chi tiêu nhưng họ chỉ bớt mua các món hàng xa xỉ; cho nên nói chung, số tiêu thụ của hơn một tỷ người Trung Hoa sẽ không thay đổi. Hơn nữa, giá cổ phiếu tụt giảm lần này là một hiện tượng tự nhiên, đã được giới đầu tư quốc tế chờ đợi. Khi nền kinh tế một nước giảm bớt tốc độ tăng trưởng và các doanh nghiệp cũng bớt kiếm lời thì không có lý do nào để thị trường chứng khoán tăng lên hàng 40% hay 90% như ở Thượng Hải và Thẩm Quyến trong sáu tháng qua. Ngày Thứ Sáu, thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng xuống theo lục địa nhưng nhẹ hơn nhiều, còn các thị trường Mỹ và Châu Âu chỉ mất từ 0.1% đến 0.4%.
Nhưng ông Tập Cận Bình sẽ còn lo. Bắc Kinh đã tìm đủ cách để giữ giá các cổ phiếu mà không quan tâm đến hậu quả lâu dài. Theo tiên đoán của Oxford Economics, một công ty nghiên cứu, thì giá chứng khoán ở Trung Quốc sẽ giảm thêm chừng 35% nữa mới vào thế quân bình, phản ảnh đúng tình hình kinh tế. Tức là giới đầu tư Trung Quốc có thể sẽ mất hơn một ngàn tỷ đô la nữa. Trong lúc đang lo củng cố quyền hành, như vụ đưa tập đoàn Chu Vĩnh Khang ra tòa về tội tham nhũng mới đây, chắc Tập Cận Bình không muốn thấy thị trường giảm sút thêm nữa, tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị có cơ hội phản công, lật ngược thế cờ.
Di Sản và Ước Mơ Đầu Năm
Sơn Tùng
Tới một tuổi nào đó, khi thực sự bước chân vào đời, một người trẻ thường nhìn lên những thế hệ đi trước để trông đợi nhận được một vài di sản. Của cải vật chất hay những di sản mang giá trị tinh thần giúp họ làm hành trang trên đường đời.
Ngược lại, vào một lúc nào đó, thế hệ đi trước cũng nghĩ đến việc để lại một vài cái gì đó cho con cái và những thế hệ đi sau.
Với một người giàu có và coi của cải vật chất là sự nghiệp, công việc ấy có vẻ dễ dàng và đơn giản. Người ta sẽ tính sổ xem của cải thu nhặt trong cả một đời người có được bao nhiêu và sẽ chia ra như thế nào, để lại cho những ai, mỗi người bao nhiêu, trước khi rời khỏi thế giới này với hai bàn tay không như lúc đến.
Với người không có của cải vật chất và không cho nó một giá trị tuyệt đối, công việc không đơn giản. Người ta cũng sẽ phải tính toán – nhưng không phải bằng những con số - xem sự nghiệp mình có được những gì, và sẽ để lại ra sao.
Việc “tính sổ” này thường được nhìn như một sự bàn giao giữa thế hệ đi trước và thế hệ đi sau để đời sống được tiếp tục. Những thế hệ tới sau sẽ nhận lấy cái thế giới mà những thế hệ đi trước giao lại – với những cái đẹp và cả những cái xấu.
Nhưng, cũng có một quan niệm khác cho rằng “thế giới này không phải do bố mẹ tặng cho ta mà là do con cái cho ta mượn tạm” như câu thơ của một thi sĩ người Nga.
Tôi thích cái quan niệm thứ hai hơn, vì tính chất lãng mạn và yếm thế của nó cũng có, nhưng vì nó buộc con người phải suy nghĩ nhiều hơn về ý nghĩa sự hiện hữu của mình trên hành tinh này. Chúng ta là những con nợ của các thế hệ đi sau.
Với quan niệm này, tôi cho rằng thế hệ trẻ Việt Nam đã không nhận được những gì họ mong đợi khi được “thanh toán nợ nần”.
Vào đầu thập niên 1990, sau khi Liên-Sô sụp đổ, tôi đã có dịp thăm viếng nước Nga vài lần, và đã trải qua một cơn chấn động tâm não khi nhìn thấy nhiều thanh niên Việt Nam ngồi co ro trên mặt cỏ phủ băng tuyết, bán những chiếc quần áo rẻ tiền tại một khu chợ trời ở Mạc-tư-khoa. Đôi mắt họ chứa đựng tất cả nỗi bơ vơ và bóng đen của ngày mai vô định.
Tôi cũng đã nhìn thấy những đôi mắt như vậy của những người trẻ Việt Nam tại ngay quê nhà trước khi tôi bỏ nước đi tị nạn hơn ba mươi năm về trước. Họ không bị lưu đày sang một đất nước xa xôi, nhưng cũng đang sống vất vưởng tại các khu chợ trời hay tụ họp nơi những hàng quán trên hè phố, tự đốt cuộc đời bằng những ly rượu mạnh, tách cà-phê đắng, điếu thuốc nặng cháy phổi. Tôi đã không trở lại Việt Nam từ ngày bước chân xuống chiếc tàu gỗ nhỏ ra khơi trong đêm tối, nhưng ngày nay tôi vẫn nhìn thấy những hình ảnh này trên Internet.
Ở trong nước hay ngoài nước, những thanh niên Việt Nam ấy cũng đã không có được một chỗ đứng trên mặt đất này, và đã bị tước mất cơ hội để được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình.
Những người trẻ Việt Nam tại các nước Tây Âu và tại Hoa Kỳ có đời sống vật chất khá hơn, và có cơ hội để chọn một nghề nghiệp theo ý muốn, nhưng không ít người cũng đã cảm thấy bơ vơ khi muốn định hướng cuộc đời, hay muốn “trở về nguồn”, muốn sống như một người Việt Nam chứ không phải một người Mỹ da vàng, Pháp da vàng…
Những người trẻ Việt Nam ở trong hay ngoài nước quả thật đã không nhận được những gì mà họ mong đợi khi “được trả nợ”, từ các thế hệ đi trước.
Tuổi trẻ Việt Nam đã không được tiếp nhận từ tay các thế hệ đi trước một đất nước tươi đẹp, tự do, giàu mạnh như tuổi trẻ Nhật Bản, Nam Hàn, và ngay cả Singapore hay Malaysia ở gần Việt Nam.
Hẳn nhiên nhiều người trẻ Việt Nam đã oán trách những thế hệ đi trước. Đất nước ta không thiếu tài nguyên thiên nhiên, và dân ta không thiếu nhân tài. Người “chủ nợ” có quyền bày tỏ nỗi bất bình khi không được thanh toán thỏa đáng.
Nhưng, thế giới đang thay đổi rất nhanh, ý niệm tương đối về mỗi thế hệ cũng đang bị thu ngắn lại. Bánh xe tiến hóa của loài người cũng quay với tốc độ nhanh hơn.
Tuổi trẻ Việt Nam hãy đứng dậy hành động hơn là buông trôi ngày tháng và chê trách những thế hệ đi trước, hay lên án các thế hệ đi trước như “những con nợ” đã không làm tròn nghĩa vụ. Hãy làm cái gì để thay đổi vận mệnh của chính mình và của đất nước. Và không có đổi thay nào mà thiếu vai trò nòng cốt của tuổi trẻ.
Thời gian gần đây có những dấu hiệu cho thấy đã có sự thay đổi, từ trong giới trẻ, thế hệ sinh ra và lớn lên trong chế độ hiện tại. Có những người trẻ, rất trẻ, đã bất khuất đứng lên, dõng dạc nói ra những đòi hỏi về nhân quyền, về tự do, về nhân phẩm và về những bất bình mà con người có lương tâm không thể bị đè nén mãi dưới bạo lực và lừa dối.
Số người này lúc đầu không có nhiều nhưng đang tăng lên dần. Và, như một tín hiệu gửi ra cho thế giới bên ngoài nhân vụ đứng lên của tuổi trẻ Hồng Kông, 22 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam đã cùng đứng chung trong bản “Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam”, trong đó có đoạn nguyên văn:
“...Toàn dân trong nước hãy noi gương tranh đấu của người dân, đặc biệt của giới trẻ tại các quốc gia Đông Âu cuối thế kỷ trước, của các quốc gia Bắc Phi và Ả Rập vùng Trung Đông gần đây, hiện thời là của người dân Ukraina, Tân Cương, Tây Tạng và lúc này là giới trẻ Hồng Kông trong tinh thần và khí phách của sinh viên Thiên An Môn. Các dân tộc ấy đã mạnh mẽ cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Với truyền thống hào hùng và dòng máu bất khuất của nòi Lạc Việt, chúng ta hãy đồng lòng và can đảm quyết định thay đổi đường đi, thay đổi vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bởi lẽ ngày càng hiển hiện nguy cơ mất nước do sự xâm lấn của ngoại thù Cộng sản Tàu và sự bạc nhược, đồng lõa của một bộ phận trọng yếu trong giới cầm quyền Cộng sản Việt.
Cuối cùng, chúng tôi cầu chúc cho cuộc biểu tình bất tuân dân sự của nhân dân, giới trẻ Hồng Kông đạt được các mục tiêu cao cả, đồng thời khơi dậy được tinh thần đấu tranh cho người dân ở Đại lục, để từ đó thêm sức mạnh cho phong trào tranh đấu tại Việt Nam... (hết trích)
Trước sự kinh ngạc và ngưỡng mộ của thế giới trong mấy năm cuối cùng của Thế kỷ 20 và đầu Thế kỷ 21, tuổi trẻ đã đem mùa xuân đến cho một nửa Âu Châu sau mấy chục năm chìm sâu trong đêm dài.
Với tín hiệu trên đây từ Việt Nam, chúng ta có lý do để ước mơ một ngày không xa trong năm mới, tuổi trẻ Việt Nam sẽ đồng loạt đứng lên đem Mùa Xuân Dân Tộc về trên đất nước để người Việt trong và ngoài nắm tay cùng nhau xây dựng một quốc gia tự do, phú cường, trở thành một di sản mà các thế hệ mai sau, những người “chủ nợ” tương lai, mong được tiếp nhận khi chúng ta giã từ thế giới này.
Virginia, Mùa Xuân 2015
Sơn Tùng
Sơn Tùng
Tới một tuổi nào đó, khi thực sự bước chân vào đời, một người trẻ thường nhìn lên những thế hệ đi trước để trông đợi nhận được một vài di sản. Của cải vật chất hay những di sản mang giá trị tinh thần giúp họ làm hành trang trên đường đời.
Ngược lại, vào một lúc nào đó, thế hệ đi trước cũng nghĩ đến việc để lại một vài cái gì đó cho con cái và những thế hệ đi sau.
Với một người giàu có và coi của cải vật chất là sự nghiệp, công việc ấy có vẻ dễ dàng và đơn giản. Người ta sẽ tính sổ xem của cải thu nhặt trong cả một đời người có được bao nhiêu và sẽ chia ra như thế nào, để lại cho những ai, mỗi người bao nhiêu, trước khi rời khỏi thế giới này với hai bàn tay không như lúc đến.
Với người không có của cải vật chất và không cho nó một giá trị tuyệt đối, công việc không đơn giản. Người ta cũng sẽ phải tính toán – nhưng không phải bằng những con số - xem sự nghiệp mình có được những gì, và sẽ để lại ra sao.
Việc “tính sổ” này thường được nhìn như một sự bàn giao giữa thế hệ đi trước và thế hệ đi sau để đời sống được tiếp tục. Những thế hệ tới sau sẽ nhận lấy cái thế giới mà những thế hệ đi trước giao lại – với những cái đẹp và cả những cái xấu.
Nhưng, cũng có một quan niệm khác cho rằng “thế giới này không phải do bố mẹ tặng cho ta mà là do con cái cho ta mượn tạm” như câu thơ của một thi sĩ người Nga.
Tôi thích cái quan niệm thứ hai hơn, vì tính chất lãng mạn và yếm thế của nó cũng có, nhưng vì nó buộc con người phải suy nghĩ nhiều hơn về ý nghĩa sự hiện hữu của mình trên hành tinh này. Chúng ta là những con nợ của các thế hệ đi sau.
Với quan niệm này, tôi cho rằng thế hệ trẻ Việt Nam đã không nhận được những gì họ mong đợi khi được “thanh toán nợ nần”.
Vào đầu thập niên 1990, sau khi Liên-Sô sụp đổ, tôi đã có dịp thăm viếng nước Nga vài lần, và đã trải qua một cơn chấn động tâm não khi nhìn thấy nhiều thanh niên Việt Nam ngồi co ro trên mặt cỏ phủ băng tuyết, bán những chiếc quần áo rẻ tiền tại một khu chợ trời ở Mạc-tư-khoa. Đôi mắt họ chứa đựng tất cả nỗi bơ vơ và bóng đen của ngày mai vô định.
Tôi cũng đã nhìn thấy những đôi mắt như vậy của những người trẻ Việt Nam tại ngay quê nhà trước khi tôi bỏ nước đi tị nạn hơn ba mươi năm về trước. Họ không bị lưu đày sang một đất nước xa xôi, nhưng cũng đang sống vất vưởng tại các khu chợ trời hay tụ họp nơi những hàng quán trên hè phố, tự đốt cuộc đời bằng những ly rượu mạnh, tách cà-phê đắng, điếu thuốc nặng cháy phổi. Tôi đã không trở lại Việt Nam từ ngày bước chân xuống chiếc tàu gỗ nhỏ ra khơi trong đêm tối, nhưng ngày nay tôi vẫn nhìn thấy những hình ảnh này trên Internet.
Ở trong nước hay ngoài nước, những thanh niên Việt Nam ấy cũng đã không có được một chỗ đứng trên mặt đất này, và đã bị tước mất cơ hội để được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình.
Những người trẻ Việt Nam tại các nước Tây Âu và tại Hoa Kỳ có đời sống vật chất khá hơn, và có cơ hội để chọn một nghề nghiệp theo ý muốn, nhưng không ít người cũng đã cảm thấy bơ vơ khi muốn định hướng cuộc đời, hay muốn “trở về nguồn”, muốn sống như một người Việt Nam chứ không phải một người Mỹ da vàng, Pháp da vàng…
Những người trẻ Việt Nam ở trong hay ngoài nước quả thật đã không nhận được những gì mà họ mong đợi khi “được trả nợ”, từ các thế hệ đi trước.
Tuổi trẻ Việt Nam đã không được tiếp nhận từ tay các thế hệ đi trước một đất nước tươi đẹp, tự do, giàu mạnh như tuổi trẻ Nhật Bản, Nam Hàn, và ngay cả Singapore hay Malaysia ở gần Việt Nam.
Hẳn nhiên nhiều người trẻ Việt Nam đã oán trách những thế hệ đi trước. Đất nước ta không thiếu tài nguyên thiên nhiên, và dân ta không thiếu nhân tài. Người “chủ nợ” có quyền bày tỏ nỗi bất bình khi không được thanh toán thỏa đáng.
Nhưng, thế giới đang thay đổi rất nhanh, ý niệm tương đối về mỗi thế hệ cũng đang bị thu ngắn lại. Bánh xe tiến hóa của loài người cũng quay với tốc độ nhanh hơn.
Tuổi trẻ Việt Nam hãy đứng dậy hành động hơn là buông trôi ngày tháng và chê trách những thế hệ đi trước, hay lên án các thế hệ đi trước như “những con nợ” đã không làm tròn nghĩa vụ. Hãy làm cái gì để thay đổi vận mệnh của chính mình và của đất nước. Và không có đổi thay nào mà thiếu vai trò nòng cốt của tuổi trẻ.
Thời gian gần đây có những dấu hiệu cho thấy đã có sự thay đổi, từ trong giới trẻ, thế hệ sinh ra và lớn lên trong chế độ hiện tại. Có những người trẻ, rất trẻ, đã bất khuất đứng lên, dõng dạc nói ra những đòi hỏi về nhân quyền, về tự do, về nhân phẩm và về những bất bình mà con người có lương tâm không thể bị đè nén mãi dưới bạo lực và lừa dối.
Số người này lúc đầu không có nhiều nhưng đang tăng lên dần. Và, như một tín hiệu gửi ra cho thế giới bên ngoài nhân vụ đứng lên của tuổi trẻ Hồng Kông, 22 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam đã cùng đứng chung trong bản “Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam”, trong đó có đoạn nguyên văn:
“...Toàn dân trong nước hãy noi gương tranh đấu của người dân, đặc biệt của giới trẻ tại các quốc gia Đông Âu cuối thế kỷ trước, của các quốc gia Bắc Phi và Ả Rập vùng Trung Đông gần đây, hiện thời là của người dân Ukraina, Tân Cương, Tây Tạng và lúc này là giới trẻ Hồng Kông trong tinh thần và khí phách của sinh viên Thiên An Môn. Các dân tộc ấy đã mạnh mẽ cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Với truyền thống hào hùng và dòng máu bất khuất của nòi Lạc Việt, chúng ta hãy đồng lòng và can đảm quyết định thay đổi đường đi, thay đổi vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bởi lẽ ngày càng hiển hiện nguy cơ mất nước do sự xâm lấn của ngoại thù Cộng sản Tàu và sự bạc nhược, đồng lõa của một bộ phận trọng yếu trong giới cầm quyền Cộng sản Việt.
Cuối cùng, chúng tôi cầu chúc cho cuộc biểu tình bất tuân dân sự của nhân dân, giới trẻ Hồng Kông đạt được các mục tiêu cao cả, đồng thời khơi dậy được tinh thần đấu tranh cho người dân ở Đại lục, để từ đó thêm sức mạnh cho phong trào tranh đấu tại Việt Nam... (hết trích)
Trước sự kinh ngạc và ngưỡng mộ của thế giới trong mấy năm cuối cùng của Thế kỷ 20 và đầu Thế kỷ 21, tuổi trẻ đã đem mùa xuân đến cho một nửa Âu Châu sau mấy chục năm chìm sâu trong đêm dài.
Với tín hiệu trên đây từ Việt Nam, chúng ta có lý do để ước mơ một ngày không xa trong năm mới, tuổi trẻ Việt Nam sẽ đồng loạt đứng lên đem Mùa Xuân Dân Tộc về trên đất nước để người Việt trong và ngoài nắm tay cùng nhau xây dựng một quốc gia tự do, phú cường, trở thành một di sản mà các thế hệ mai sau, những người “chủ nợ” tương lai, mong được tiếp nhận khi chúng ta giã từ thế giới này.
Virginia, Mùa Xuân 2015
Sơn Tùng
Mục đích và hệ quả chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng là gì?
THIỆN Ý
Sau nhiều lần đình hoãn, chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được thực hiện trong tuần lễ tiếp ngay sau ngày Quốc khánh Hoa Kỳ 4 Tháng 7.
Câu hỏi được nhiều người quan tâm đặt ra là: Mục đích và hệ quả của chuyến đi này là gì? Câu trả lời chính xác chỉ có thể là những người trong cuộc. Là người ngoại cuộc, chúng tôi cũng thử đưa ra một số nhận định về mục đích và hệ quả của chuyến đi này.
I/- Mục đích chuyến đi Mỹ
Theo chúng tôi, chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có mục đích chủ yếu là đưa mối quan hệ Việt-Mỹ đi vào thực chất, tạo bước ngoặc quan trọng trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ với một số hệ quả rõ nét hơn là các chuyến đi trước đây của Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước Nguyễn Tấn Sang.
Các chuyến đi Hoa Kỳ trước đây của những người đứng đầu bộ máy nhà nước chỉ có ý nghĩa ngoại giao, với mục đích nâng quan hệ Việt- Mỹ lên một bước trong chính sách đi giây giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng của đảng CSVN. Nhưng nay, mặc dầu đảng Cộng Sản Việt Nam đã hết sức nhún nhường, nhượng bộ đủ điều, Trung cộng vẫn lấn lướt, đẩy Hà Nội vào thế phải có sự chọn lựa dứt khoát khi có cơ hội.
Nhưng trước khi có sự chọn lựa dứt khoát, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi Trung Quốc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình 3 tháng trước khi đi Hoa Kỳ và dường như trên đường đến Hoa Kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng còn ghé qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình một lần nữa như để tái khẳng định rằng Hà Nội vẫn trung thành với Bắc Kinh nếu được Trung Quốc đối xử khác hơn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Sự nhún nhường này được thể hiện trong Thông cáo Chung Việt-Trung sau chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng, theo đó Hà Nội vẫn trước sau như một bày tỏ lòng trung thành với Trung Quốc.
Theo chúng tôi, ai cũng hiểu trong chuyến đi này Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chọn Hoa Kỳ để có đối trọng, không phải để đối đầu với Trung Quốc mà để được sức mạnh của Hoa Kỳ che chở, ngăn chặn, đẩy lùi tham vọng bành trướng, độc chiếm Biển Đông, xâm lăng các nước nhỏ yếu trong vùng của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Hành động thực tế thấy được là, Hoa Kỳ đã công khai lên án các hành vi xâm lấn biển đảo mới đây của Trung Quốc, điều động hải lục, không quân về Biển Đông, tăng cường các hoạt động quân sự liên kết với các đồng minh trong vùng, để chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ sẵn sàng ngăn chặn tham vọng của Trung Cộng. Đồng thời, nhiều nhân vật cao cấp chính trị, quân sự, ngoại giao của Hoa Kỳ đã liên tục đến Việt Nam trong thời gian gần đây, gần nhất là chuyến đi Việt Nam lần thứ 5 của cựu Tổng thống Bill Clinton vào những ngày đầu tháng 7 này, để sau đó cùng chung chuyến bay với phái đoàn Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trở về Mỹ. Chuyến đi này của ông Clinton, tuy bề ngoài nói là để tham dự lễ kỷ niệm 20 năm Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, song bề trong mang ý nghĩa đặc biệt, có tác dụng thúc đầy Hà Nội theo chiều hướng dứt khoát chọn Hoa Kỳ là đồng minh tốt bụng, xa lánh người “đồng chí” láng giềng Trung Quốc xấu bụng và đầy tham vọng xâm lăng, bá quyền.
Trước những lời nói và các hành động khả tín, có lợi cho Việt Nam của Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc tiếp tục có những hành đồng tiếp tục lấn lướt Việt Nam (tấn công táu đánh cá trong hải phận Việt Nam, kéo giàn khoan HD-981 vào gần sát hải phận Việt Nam…), dường như các nhà lãnh đạo của đảng CSVN đã tỉnh ngộ và có thêm can đảm trong việc dứt khoát chọn lựa trong chính sách đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã được theo đuổi bao lâu nay. Một số dấu hiệu trong nước trước chuyến đi Hoa kỳ của Tổng Bí thư đảng CSVN chứng tỏ sự giác ngộ theo dự đoán này. Báo chí chính dòng đã công khai gọi Trung Quốc là kẻ xâm lược, tố cáo đích danh tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam… mà trước đây chí dám nói là “tầu lạ” và không dám gọi Trung Quốc là xâm lược. Đồng thời có những dấu hiệu không thấy được, như những lời đồn đoán là nội bộ đảng CSVN đang có sự chuyển biến về nhận thức trong giới lãnh đạo có khuynh hướng thân Trung Quốc trước đây, khuynh hướng thân Mỹ đã thắng thế, sẽ hậu thuẫn cho sự chọn lựa một chính sách ngoại giao thực dụng và hữu hiệu hơn. Người ta hy vọng rằng, những điều này sẽ giúp ông Nguyễn Phú Trọng cùng tập đoàn lãnh đạo của Đảng CSVN “phản tỉnh tập thể”.
II/- Hệ quả của chuyến đi Mỹ
Người ta có thể tin rằng hệ quả tổng quát là Hà Nội sẽ chủ động khởi sự một tiến trình dân chủ hóa Việt Nam theo một tiến trình và tốc độ thích hợp. Nghĩa là một sự chuyển đổi hòa bình, ổn định, vừa có lợi cho đất nước, vừa có lợi cho chính đảng CSVN, theo kinh nghiệm chuyển đổi của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, và gần nhất là kinh nghiệm chuyển đổi của Miến Điện đã và đang diễn ra đã có hiệu quả thực tiễn.
Hệ quả thực tiễn tại Việt Nam có thể là nội bộ đảng CSVN và chính quyền sẽ có nhiều thay đổi về nhân sự, với những người có khuynh hướng thân Mỹ chia nhau nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng và nhà nước. Đồng thời về chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại cũng thay đổi cho phù hợp với chiều hướng mới.Tất cả những thay đổi nhân sự và chính sách sẽ diễn ra trước, trong và sau Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 sắp diễn ra vào đầu năm tới 2016 tới đây. Sẽ không có những cuộc thanh trừng khốc liệt theo kiểu Stalin hay Mao Trạch Đông. Một khi phe thân Mỹ thắng thế, do có thêm một số đông những đảng viên hàng đầu của đảng thân Trung Quốc nay “phản tỉnh” và sự hậu thuẫn của số đông đảng viên CS các cấp, thì sự sắp xếp lại nhân sự chỉ cần dùng các biện pháp loại trừ nhẹ nhàng đối với các đảng viên cấp cao thân Bắc Kinh còn “ngoan cố”. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ trường hợp phe thân Trung Quốc phản kháng quyết liệt, thì có thể phe thân Mỹ sẽ phải sử dụng các biện pháp loại trừ mạnh bạo, âm thầm và kín đáo, nhưng chắc sẽ không tàn bạo như kiểu thanh trừng của Stalin và Mao.
Tất nhiên, để thực hiện sự thay đổi toàn diện về nhân sự và chính sách cai trị theo chiều hướng trên, nội dung nghị trình và nghị quyết của Đại hội 12 sẽ phải thay đổi theo chiều hướng “chuyển đổi”. Căn cứ trên “Nghị quyết của Đại hội Chuyển đổi” này, Quốc hội và các cơ quan dân cử các cấp đương nhiệm sẽ tu chính Hiến pháp, điều chỉnh luật lệ cho phù hợp… Chính quyền các cấp sẽ làm nhiệm vụ chuyển đổi trên bình diện thực tế theo một tiến trình và tốc độ thích hợp. Theo dự kiến của chúng tôi, tiến trình “chuyển đổi” này có thể diễn ra và hoàn tất trong vòng 5 năm tới (2016- 2020).
III/- Kết luận
Trước hiểm họa xâm lăng trắng trợn lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo của Việt Nam của Trung Quốc, mặc dầu Hà Nội đã hết sức quỵ lụy, nhún nhường, nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước trông đợi chuyến đi Hoa Kỳ lần này của người đứng đầu đảng CS cầm quyền sẽ là cơ hội thuận lợi tạo bước ngoặt có tính đột phá trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, có lợi cho đất nước cũng như cho chính đảng CSVN, vì lợi ích chung cũng như riêng của nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam. Ước mong Tổng Bí thư đảng CSVN đừng đề mất cơ hội thuận lợi trong chuyên đi Hoa Kỳ lần này.
__._,_.___
Chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ
Nguyễn Đình Phùng
Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay! Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với Trung Hoa và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!
Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử, nhưng khởi sự bằng kinh tế và đặc biệt bằng cyberwarfare, chiến tranh vi tính! Và những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?
Ngày thứ sáu 3 tháng 7 vừa qua, chỉ số về stock của Trung Hoa là Shangai Composite Index mất đi 5.8% đứng ở mức 3687. So với ngày 12 tháng 6, chỉ số này đứng ở mức 5166, có nghĩa chỉ trong vòng 3 tuần lễ, stock của Trung Hoa đã mất đi 29% giá trị. Sự sụp đổ nhanh chóng này đã làm mất đi 2.7 trillion tức 2700 tỷ Mỹ Kim giá trị của chứng khoán Trung Hoa. Và sự mất mát này đã đổ trên đầu của hàng trăm triệu gia đình dân Tàu, mấy năm nay đã đổ xô như điên cuồng vào việc chơi stock để làm giàu nhanh chóng, nay mất hết cơ nghiệp và tài sản vì sự sụp đổ này!
Thị trường chứng khoán Shangai có 112 triệu trương mục, thị trường chứng khoán tại Shenzhen có 142 triệu trương mục. Chỉ trong mùa xuân năm 2015 mỗi thị trường đã có thêm 20 triệu accounts do dân Tàu nhảy vào chơi stock! Khác với Hoa Kỳ, hiện nay cá nhân ít chơi stock, tại Trung Hoa 4/5 các trương mục trên thị trường chứng khoán hai nơi là của tư nhân, do dân Tàu giới trung lưu có ít tiền vốn để dành nhảy vào chơi stock kiểu đánh bạc, ăn thua đủ! Nay với stock sụp, cả trăm triệu người mất tiền hay sạt nghiệp. Trường hợp này còn lớn lao hơn thời sụp đổ của Wall Street thập niên 30’s dẫn dắt đến tai họa Great Depression cho Hoa Kỳ và toàn cầu.
Lý do thiệt hại nặng là dân Tàu chơi stock kiểu margin rất nhiều, có nghĩa đi vay để chơi stock, chỉ cần bỏ ra 10 – 20% vốn, phần còn lại đi vay của ngân hàng hay công ty đầu tư. Khi stock lên, chơi kiểu margin này lời lớn. Nhưng khi stock xuống, sẽ bị trường hợp gọi là margin call, khi giá trị stock xuống nhiều và nhanh, công ty đầu tư sẽ bắt châm thêm tiền vào, nếu không có, sẽ đương nhiên bị bán số stock đang có và tiền vốn bỏ ra lúc đầu sẽ mất sạch! Như thế, chơi stock kiểu đi vay margin rất nguy hiểm và như tuần lễ vừa qua tại Thượng Hải, khi stock đã mất đi gần 1/3 giá trị, hàng trăm triệu dân Tàu chơi stock kiểu margin này mất hết, tán gia bại sản!
Trong ba tuần lễ qua, Ngân Hàng Trung Ương tại Bắc Kinh đã tìm cách cứu thị trường chứng khoán Tàu bằng cách hạ lãi xuất, giảm bớt luật lệ hạn chế.v.v., nhưng không đi đến đâu. Các công ty lớn của Trung Hoa cũng tung tiền vào để mua stock nhằm giữ giá trị và Hiệp Hội Chứng Khoán của Trung Hoa, do chính quyền kiểm soát, cũng dự định sẽ tung tiền vào đến mức 120 tỷ nhân dân tệ hay renminbi, tương đương với 19.4 tỷ Mỹ Kim. Nhưng con số này được coi là quá ít ỏi, khó lòng làm thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và tại Shenzhen đứng vững được. Có thể sẽ lên được vài ngày nhưng nhiều phần sẽ tiếp tục đi xuống.
Một trong những lý do stock của Tàu xuống nhiều và nhanh như vậy vì các công ty đầu tư đổ xô vào để bán short – selling, tức vay tiền để bán stock đi. Khi giá xuống nhiều sẽ mua lại để trả cho chủ nhân và kiếm lời bằng tiền sai biệt. Với kiểu bán stock short này, các công đầu tư kiếm lợi nhiều và làm giá xuống còn nhanh hơn!
Chính quyền Tàu hiện đang la hoảng vì short selling này của các công ty đầu tư ngoại quốc, đặc biệt là của Hoa Kỳ. Công ty đầu tư của Wall Street bị vạch mặt chỉ tên là Morgan Stanley, đã dùng phương cách short selling để kiếm lời tối đa. Nhưng câu hỏi sau hậu trường là các công ty đầu tư của Hoa Kỳ đã có sự khuyến khích hay giúp đỡ nào không của chính quyền Obama để lũng đoạn thị trường chứng khoán Trung Hoa, cũng như làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, gây ra sụp đổ toàn diện cho stock market của Trung Hoa?
Dĩ nhiên tình trạng thị trường chứng khoán của Trung Hoa sụp đổ là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Lý do là kinh tế Trung Hoa đã chậm đi nhiều, mức tăng trưởng trước kia từ 15 – 20%, nay chỉ còn 7% và năm nay 2015 sẽ còn xuống nhiều hơn. Với quả bóng địa ốc vỡ tan, khi các thành phố xây cất thành thành phố ma, các mall vĩ đại không một bóng người, các building xây cất bỏ không vì không có ai thuê, kinh tế Trung Hoa đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc vỡ nổ chưa lan rộng lắm. Nhưng kế tiếp cho sự tan vỡ kinh tế của Trung Hoa chính là thị trường chứng khoán như việc sụp đổ trong ba tuần lễ vừa qua, chính quyền Trung Hoa không che dấu nổi!
Có thể nói thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung Hoa tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp cho quả bóng địa ốc vỡ tan. Và các công ty đầu tư Wall Street đã đánh hơi và tính toán đúng để nhảy vào lũng đoạn và giúp cho thị trường chứng khoán Tàu sụp nhanh hơn bằng kiểu short selling! Nhưng bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ có thể đứng đằng sau giật dây là chuyện nhiều phần đã xảy ra! Lý do là gần đây chính quyền Obama đã hứa hẹn là sẽ trả đũa Trung Hoa về tội dùng hacking để lấy tài liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên làm việc trong chính quyền. Và tuy không nói ra, chính quyền Obama có thể đã dùng việc hacking vào chính các cơ sở của Trung Hoa và tại thị trường chứng khoán Thượng Hải để giúp cho thị trường stock này
của Tàu sụp nhanh hơn?!!
Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80’s đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung Hoa đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.
Trong chiến lược kinh tế tầm xa hơn, chính quyền Obama đã thành công khi cả 2 viện tại Quốc Hội đã thông qua luật để Obama thương thảo nhanh chóng cho thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương TPP, Trans Pacific Partnership. Đây là đòn để triệt hạ kinh tế Trung Hoa về lâu về dài, với Hoa Kỳ và các nước Thái Bình Dương khác, trong đó có Việt Nam, trao đổi mua bán với nhau và gạt hẳn Trung Hoa ra ngoài!
Điểm quan trọng của thỏa ước mậu dịch TPP này là Hoa Kỳ đã nhắm vào Việt Nam. Lý do là trong 12 quốc gia hợp thành tổ chức mậu dịch này, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về mậu dịch và đầu tư là Việt Nam. Và Hoa Kỳ đã dùng việc thông qua thoả ước mậu dịch TPP, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm đến để tách rời Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và thành đồng minh của Hoa Kỳ.
Lý do để Hoa Kỳ mong muốn và tìm đủ cách để kéo Việt Nam từ bỏ chuyện đi hàng đôi và trở thành đồng minh với Hoa Kỳ nằm trong hai chữ: Cam Ranh! Trong chiến lược kiềm tỏa Trung Hoa về mặt quân sự, vị thế đặc biệt của Cam Ranh nắm giữ tầm quan trọng bậc nhất với Ngũ Giác Đài. Phi Luật Tân đã mong muốn Hoa Kỳ trở lại Subic Bay tái lập căn cứ quân sự tại đây, nhưng Subic Bay không thể sánh với Cam Ranh về vị thế chiến lược hàng đầu được.
Một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Cam Ranh sẽ trấn áp được hạm đội tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa hiện đang đặt tại đảo Hải Nam. Hải quân Hoa Kỳ ở Cam Ranh sẽ giữ cho biển Đông Hải tự do giao thông, không e dè gì về việc Trung Hoa đang cho xây cất các hòn đảo nhân tạo làm phi đạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, kiểm soát toàn thể vùng biển Đông. Hơn nữa căn cứ Cam Ranh sẽ giúp cho Hoa Kỳ tạo thành vòng đai nguyên tử bao vây Trung Hoa với các phi đạn gắn đầu đạn nguyên tử tầm gần loại Pershing như đã đặt tại Âu Châu thời chiến tranh lạnh, không cần đến hoả tiễn liên lục địa bắn đến Trung Hoa lâu hơn!
Tập Cận Bình đã đi sai một nước cờ khi cho kéo giàn khoan vào hải phận của Việt Nam và tạo nên làn sóng chống Tàu năm ngoái. Việc Hoa Kỳ cho chiếu các video với đài CNN thu hình chuyện Trung Hoa cho lập đảo nhân tạo và xây phi đạo cho phản lực cơ quân sự gần Hoàng Sa là sự cố ý của chính quyền Obama, trước hết để đánh thức dư luận dân chúng Hoa Kỳ về hiểm họa Trung Hoa, nhưng cũng là để lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo Tàu và đi hẳn với Hoa Kỳ.
Những diễn biến gần đây tại Việt Nam cho thấy chiến lược này của Hoa Kỳ đang thành hình. Trước hết một loạt các yếu nhân của Hoa Kỳ đã sang Việt Nam trong vài tháng nay như bộ trưởng quốc phòng Aston Carter, chủ tịch ủy ban quân lực tại Thượng Viện John McCain và gần đây nhất vào lễ quốc khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 là cựu tổng thống Bill Clinton. Clinton có thể là người đại diện cho Obama để thương thảo và đi đến thỏa thuận sau cùng về việc Việt Nam thành đồng minh của Hoa Kỳ và cho thiết lập căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh.
Đồng thời trong tuần này, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng sẽ đi với phái đoàn chính phủ hàng 150 người sang Hoa Kỳ và sẽ gặp Obama. Nguyễn Phú Trọng không phải là chủ tịch nước nhưng được tòa Bạch Cung phá lệ để tiếp đón như thủ lĩnh quốc gia. Điều này cho thấy tay này đã đi theo phe thân Hoa Kỳ và gạt bỏ được Chủ tịch Trương Tấn Sang được coi như phe thân Tàu.
Một nhân vật theo phe thân Tàu là đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng không có tên trong phái đoàn sang Hoa Kỳ vào giờ chót. Tin chính thức của chính phủ cộng sản là Phùng Quang Thanh chữa bệnh tại Pháp, tuy có tin đồn không kiểm chứng được là tay này bị ám sát khi sang đến Pháp?
Tất cả những diễn biến này cho thấy Hoa Kỳ đã thành công trong việc lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và nhiều phần sẽ được thoả thuận để lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, có thể sau chuyến Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 11 năm nay.
Tuy nhiên điều quan trọng đối với Việt Nam là việc phải thương thảo để Hoa Kỳ ký kết một hiệp ước hỗ tương phòng thủ như Hoa Kỳ đã ký kết các hiệp ước này với Nhật Bản và Phi Luật Tân trước đây. Thực sự gọi là hỗ tương phòng thủ, nhưng điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào bảo vệ Việt Nam một khi bị Trung Hoa tấn công. Vì phản ứng của Trung Hoa trước thế kiềm tỏa và chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ sẽ làm cho Việt Nam ở vào thế nguy hiểm dễ dàng bị Trung Hoa tấn công và xâm lăng. Chỉ một khi có được hiệp ước hỗ tương phòng thủ với Hoa Kỳ và căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh thiết lập xong xuôi, lúc đó Việt Nam mới ở vào thế an toàn trước đe dọa của Trung Hoa được.
Tóm lại, chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ đã thành hình và đã bắt đầu được thi hành, về phương diện kinh tế cũng như quân sự. Điều tốt nhất cho toàn cầu vẫn là Trung Hoa suy yếu và tan rã một khi dân chúng Tàu bị khó khăn kinh tế và thất nghiệp nổi loạn và thay đổi được chính quyền cộng sản Trung Hoa hiện tại.
Cũng như Việt Nam một khi đi với Hoa Kỳ, sẽ phải chịu điều kiện để đi đến dân chủ hóa, nếu muốn hưởng lợi do thỏa ước mậu dịch TPP và được chiếc dù quân sự của Hoa Kỳ bảo vệ với căn cứ Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Các chuyện này tuy còn xa vời nhưng điều gì cũng có thể xảy ra được. Và thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất!
5 tháng 7 , 2015
Nguyễn Đình Phùng
Nguyễn Đình Phùng
Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay! Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với Trung Hoa và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!
Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử, nhưng khởi sự bằng kinh tế và đặc biệt bằng cyberwarfare, chiến tranh vi tính! Và những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?
Ngày thứ sáu 3 tháng 7 vừa qua, chỉ số về stock của Trung Hoa là Shangai Composite Index mất đi 5.8% đứng ở mức 3687. So với ngày 12 tháng 6, chỉ số này đứng ở mức 5166, có nghĩa chỉ trong vòng 3 tuần lễ, stock của Trung Hoa đã mất đi 29% giá trị. Sự sụp đổ nhanh chóng này đã làm mất đi 2.7 trillion tức 2700 tỷ Mỹ Kim giá trị của chứng khoán Trung Hoa. Và sự mất mát này đã đổ trên đầu của hàng trăm triệu gia đình dân Tàu, mấy năm nay đã đổ xô như điên cuồng vào việc chơi stock để làm giàu nhanh chóng, nay mất hết cơ nghiệp và tài sản vì sự sụp đổ này!
Thị trường chứng khoán Shangai có 112 triệu trương mục, thị trường chứng khoán tại Shenzhen có 142 triệu trương mục. Chỉ trong mùa xuân năm 2015 mỗi thị trường đã có thêm 20 triệu accounts do dân Tàu nhảy vào chơi stock! Khác với Hoa Kỳ, hiện nay cá nhân ít chơi stock, tại Trung Hoa 4/5 các trương mục trên thị trường chứng khoán hai nơi là của tư nhân, do dân Tàu giới trung lưu có ít tiền vốn để dành nhảy vào chơi stock kiểu đánh bạc, ăn thua đủ! Nay với stock sụp, cả trăm triệu người mất tiền hay sạt nghiệp. Trường hợp này còn lớn lao hơn thời sụp đổ của Wall Street thập niên 30’s dẫn dắt đến tai họa Great Depression cho Hoa Kỳ và toàn cầu.
Lý do thiệt hại nặng là dân Tàu chơi stock kiểu margin rất nhiều, có nghĩa đi vay để chơi stock, chỉ cần bỏ ra 10 – 20% vốn, phần còn lại đi vay của ngân hàng hay công ty đầu tư. Khi stock lên, chơi kiểu margin này lời lớn. Nhưng khi stock xuống, sẽ bị trường hợp gọi là margin call, khi giá trị stock xuống nhiều và nhanh, công ty đầu tư sẽ bắt châm thêm tiền vào, nếu không có, sẽ đương nhiên bị bán số stock đang có và tiền vốn bỏ ra lúc đầu sẽ mất sạch! Như thế, chơi stock kiểu đi vay margin rất nguy hiểm và như tuần lễ vừa qua tại Thượng Hải, khi stock đã mất đi gần 1/3 giá trị, hàng trăm triệu dân Tàu chơi stock kiểu margin này mất hết, tán gia bại sản!
Trong ba tuần lễ qua, Ngân Hàng Trung Ương tại Bắc Kinh đã tìm cách cứu thị trường chứng khoán Tàu bằng cách hạ lãi xuất, giảm bớt luật lệ hạn chế.v.v., nhưng không đi đến đâu. Các công ty lớn của Trung Hoa cũng tung tiền vào để mua stock nhằm giữ giá trị và Hiệp Hội Chứng Khoán của Trung Hoa, do chính quyền kiểm soát, cũng dự định sẽ tung tiền vào đến mức 120 tỷ nhân dân tệ hay renminbi, tương đương với 19.4 tỷ Mỹ Kim. Nhưng con số này được coi là quá ít ỏi, khó lòng làm thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và tại Shenzhen đứng vững được. Có thể sẽ lên được vài ngày nhưng nhiều phần sẽ tiếp tục đi xuống.
Một trong những lý do stock của Tàu xuống nhiều và nhanh như vậy vì các công ty đầu tư đổ xô vào để bán short – selling, tức vay tiền để bán stock đi. Khi giá xuống nhiều sẽ mua lại để trả cho chủ nhân và kiếm lời bằng tiền sai biệt. Với kiểu bán stock short này, các công đầu tư kiếm lợi nhiều và làm giá xuống còn nhanh hơn!
Chính quyền Tàu hiện đang la hoảng vì short selling này của các công ty đầu tư ngoại quốc, đặc biệt là của Hoa Kỳ. Công ty đầu tư của Wall Street bị vạch mặt chỉ tên là Morgan Stanley, đã dùng phương cách short selling để kiếm lời tối đa. Nhưng câu hỏi sau hậu trường là các công ty đầu tư của Hoa Kỳ đã có sự khuyến khích hay giúp đỡ nào không của chính quyền Obama để lũng đoạn thị trường chứng khoán Trung Hoa, cũng như làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, gây ra sụp đổ toàn diện cho stock market của Trung Hoa?
Dĩ nhiên tình trạng thị trường chứng khoán của Trung Hoa sụp đổ là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Lý do là kinh tế Trung Hoa đã chậm đi nhiều, mức tăng trưởng trước kia từ 15 – 20%, nay chỉ còn 7% và năm nay 2015 sẽ còn xuống nhiều hơn. Với quả bóng địa ốc vỡ tan, khi các thành phố xây cất thành thành phố ma, các mall vĩ đại không một bóng người, các building xây cất bỏ không vì không có ai thuê, kinh tế Trung Hoa đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc vỡ nổ chưa lan rộng lắm. Nhưng kế tiếp cho sự tan vỡ kinh tế của Trung Hoa chính là thị trường chứng khoán như việc sụp đổ trong ba tuần lễ vừa qua, chính quyền Trung Hoa không che dấu nổi!
Có thể nói thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung Hoa tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp cho quả bóng địa ốc vỡ tan. Và các công ty đầu tư Wall Street đã đánh hơi và tính toán đúng để nhảy vào lũng đoạn và giúp cho thị trường chứng khoán Tàu sụp nhanh hơn bằng kiểu short selling! Nhưng bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ có thể đứng đằng sau giật dây là chuyện nhiều phần đã xảy ra! Lý do là gần đây chính quyền Obama đã hứa hẹn là sẽ trả đũa Trung Hoa về tội dùng hacking để lấy tài liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên làm việc trong chính quyền. Và tuy không nói ra, chính quyền Obama có thể đã dùng việc hacking vào chính các cơ sở của Trung Hoa và tại thị trường chứng khoán Thượng Hải để giúp cho thị trường stock này
của Tàu sụp nhanh hơn?!!
Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80’s đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung Hoa đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.
Trong chiến lược kinh tế tầm xa hơn, chính quyền Obama đã thành công khi cả 2 viện tại Quốc Hội đã thông qua luật để Obama thương thảo nhanh chóng cho thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương TPP, Trans Pacific Partnership. Đây là đòn để triệt hạ kinh tế Trung Hoa về lâu về dài, với Hoa Kỳ và các nước Thái Bình Dương khác, trong đó có Việt Nam, trao đổi mua bán với nhau và gạt hẳn Trung Hoa ra ngoài!
Điểm quan trọng của thỏa ước mậu dịch TPP này là Hoa Kỳ đã nhắm vào Việt Nam. Lý do là trong 12 quốc gia hợp thành tổ chức mậu dịch này, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về mậu dịch và đầu tư là Việt Nam. Và Hoa Kỳ đã dùng việc thông qua thoả ước mậu dịch TPP, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm đến để tách rời Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và thành đồng minh của Hoa Kỳ.
Lý do để Hoa Kỳ mong muốn và tìm đủ cách để kéo Việt Nam từ bỏ chuyện đi hàng đôi và trở thành đồng minh với Hoa Kỳ nằm trong hai chữ: Cam Ranh! Trong chiến lược kiềm tỏa Trung Hoa về mặt quân sự, vị thế đặc biệt của Cam Ranh nắm giữ tầm quan trọng bậc nhất với Ngũ Giác Đài. Phi Luật Tân đã mong muốn Hoa Kỳ trở lại Subic Bay tái lập căn cứ quân sự tại đây, nhưng Subic Bay không thể sánh với Cam Ranh về vị thế chiến lược hàng đầu được.
Một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Cam Ranh sẽ trấn áp được hạm đội tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa hiện đang đặt tại đảo Hải Nam. Hải quân Hoa Kỳ ở Cam Ranh sẽ giữ cho biển Đông Hải tự do giao thông, không e dè gì về việc Trung Hoa đang cho xây cất các hòn đảo nhân tạo làm phi đạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, kiểm soát toàn thể vùng biển Đông. Hơn nữa căn cứ Cam Ranh sẽ giúp cho Hoa Kỳ tạo thành vòng đai nguyên tử bao vây Trung Hoa với các phi đạn gắn đầu đạn nguyên tử tầm gần loại Pershing như đã đặt tại Âu Châu thời chiến tranh lạnh, không cần đến hoả tiễn liên lục địa bắn đến Trung Hoa lâu hơn!
Tập Cận Bình đã đi sai một nước cờ khi cho kéo giàn khoan vào hải phận của Việt Nam và tạo nên làn sóng chống Tàu năm ngoái. Việc Hoa Kỳ cho chiếu các video với đài CNN thu hình chuyện Trung Hoa cho lập đảo nhân tạo và xây phi đạo cho phản lực cơ quân sự gần Hoàng Sa là sự cố ý của chính quyền Obama, trước hết để đánh thức dư luận dân chúng Hoa Kỳ về hiểm họa Trung Hoa, nhưng cũng là để lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo Tàu và đi hẳn với Hoa Kỳ.
Những diễn biến gần đây tại Việt Nam cho thấy chiến lược này của Hoa Kỳ đang thành hình. Trước hết một loạt các yếu nhân của Hoa Kỳ đã sang Việt Nam trong vài tháng nay như bộ trưởng quốc phòng Aston Carter, chủ tịch ủy ban quân lực tại Thượng Viện John McCain và gần đây nhất vào lễ quốc khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 là cựu tổng thống Bill Clinton. Clinton có thể là người đại diện cho Obama để thương thảo và đi đến thỏa thuận sau cùng về việc Việt Nam thành đồng minh của Hoa Kỳ và cho thiết lập căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh.
Đồng thời trong tuần này, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng sẽ đi với phái đoàn chính phủ hàng 150 người sang Hoa Kỳ và sẽ gặp Obama. Nguyễn Phú Trọng không phải là chủ tịch nước nhưng được tòa Bạch Cung phá lệ để tiếp đón như thủ lĩnh quốc gia. Điều này cho thấy tay này đã đi theo phe thân Hoa Kỳ và gạt bỏ được Chủ tịch Trương Tấn Sang được coi như phe thân Tàu.
Một nhân vật theo phe thân Tàu là đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng không có tên trong phái đoàn sang Hoa Kỳ vào giờ chót. Tin chính thức của chính phủ cộng sản là Phùng Quang Thanh chữa bệnh tại Pháp, tuy có tin đồn không kiểm chứng được là tay này bị ám sát khi sang đến Pháp?
Tất cả những diễn biến này cho thấy Hoa Kỳ đã thành công trong việc lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và nhiều phần sẽ được thoả thuận để lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, có thể sau chuyến Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 11 năm nay.
Tuy nhiên điều quan trọng đối với Việt Nam là việc phải thương thảo để Hoa Kỳ ký kết một hiệp ước hỗ tương phòng thủ như Hoa Kỳ đã ký kết các hiệp ước này với Nhật Bản và Phi Luật Tân trước đây. Thực sự gọi là hỗ tương phòng thủ, nhưng điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào bảo vệ Việt Nam một khi bị Trung Hoa tấn công. Vì phản ứng của Trung Hoa trước thế kiềm tỏa và chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ sẽ làm cho Việt Nam ở vào thế nguy hiểm dễ dàng bị Trung Hoa tấn công và xâm lăng. Chỉ một khi có được hiệp ước hỗ tương phòng thủ với Hoa Kỳ và căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh thiết lập xong xuôi, lúc đó Việt Nam mới ở vào thế an toàn trước đe dọa của Trung Hoa được.
Tóm lại, chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ đã thành hình và đã bắt đầu được thi hành, về phương diện kinh tế cũng như quân sự. Điều tốt nhất cho toàn cầu vẫn là Trung Hoa suy yếu và tan rã một khi dân chúng Tàu bị khó khăn kinh tế và thất nghiệp nổi loạn và thay đổi được chính quyền cộng sản Trung Hoa hiện tại.
Cũng như Việt Nam một khi đi với Hoa Kỳ, sẽ phải chịu điều kiện để đi đến dân chủ hóa, nếu muốn hưởng lợi do thỏa ước mậu dịch TPP và được chiếc dù quân sự của Hoa Kỳ bảo vệ với căn cứ Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Các chuyện này tuy còn xa vời nhưng điều gì cũng có thể xảy ra được. Và thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất!
5 tháng 7 , 2015
Nguyễn Đình Phùng

Bài diễn văn chấn động của nữ sinh 17 tuổi: Hai ngàn năm nữa, tổ quốc tôi, ông là ai?
Tiểu Thiện chuyển ngữ Một trường trung học phổ thông tại Trung Quốc, tổ chức hội diễn văn với chủ đề “Tổ quốc thân yêu”, dưới đây là bản thảo bài diễn văn của nữ sinh thể hiện những nhận thức rất lí trí và sáng suốt, vượt xa phần đông thế hệ thanh niên Trung Quốc hiện tại. Liệu cô gái này có thể thay đổi Trung Quốc?
Dưới đây là toàn bộ bài nội dung bài diễn văn:
“Kính thưa các thầy cô, bạn bè thân mến!
Tôi tên Vương Khả Nhi, là học sinh lớp 10A6, tiêu đề bài diễn văn của tôi hôm nay là “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai?”. Tôi không có những ngôn ngữ hùng hồn như mọi người, cũng không có nhiệt huyết dâng trào như những người khác; đối với hai từ “tổ quốc”, cái tôi có chính là suy nghĩ độc lập của riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy rằng xã hội chúng ta không thiếu những người đứng đầu về tri thức, mà cái thiếu chính là những người có tư duy vậy.
Tôi đang nghĩ rằng: Nếu như tôi có thể sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi tổ quốc của tôi sẽ là ai? Vào thời nhà Hán, tổ quốc của tôi chính là nhà Hán, chính là Đại Hán đã tiêu diệt hết thảy những kẻ xâm phạm bờ cõi. Vào triều đại nhà Đường, tổ quốc của tôi chính là Đại Đường, triều đại hưng thịnh bậc nhất khiến cho hàng nghìn nước khác đến viếng thăm. Vào thời Tống, tổ quốc của tôi là triều đại nhà Tống, triều đại đứng đầu về khoa học kỹ thuật, kinh tế phồn vinh. Vào triều đại nhà Nguyên, vó ngựa Mông Cổ đã chà đạp giày xéo chúng tôi thành những người dân thấp kém, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Nguyên sao? Và tôi phải yêu thương nó sao? Vào thời nhà Thanh, người Mãn giết người ngoài biên ải, để đầu không để tóc, để tóc không để đầu, cuộc tàn sát tại Dương Châu cũng ảm đạm thê lương không khác gì cuộc tàn sát tại Nam Kinh, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Thanh sao? Tôi phải yêu thương nó sao?
Thời gian lâu dần, tôi đã dần dần nhận ra rằng, nếu như có ai cưỡng đoạt mẹ của các vị, vậy thì mọi người đều nhận kẻ đó là cha của mình sao, chúng ta không có lòng tự trọng đến như thế sao? Có những lúc tôi cũng nghĩ rằng, nếu như lúc đầu Nhật Bản chiếm lĩnh Trung Quốc chúng ta, hỡi các bạn, có phải hôm này chúng ta sẽ hô lớn lên rằng “thiên hoàng vạn tuế” hay sao?
Nếu như tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi xem, ai sẽ là tổ quốc của tôi đây, thật khiến cho tôi rất mơ màng khó hiểu .
Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó chính là một nơi công bằng, công chính và không có sự bất công nào cả; trong lòng tôi có một tổ quốc, đó chính là nơi để cho bạn chiến thắng, chiến thắng một cách đường đường chính chính. Còn thua thì sao, chính là thua một cách tâm phục khẩu phục. Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là nơi mà ông lúc nào cũng có thể dang rộng đôi cánh che chở cho tôi; trong lòng tôi có một tổ quốc, bất luận cuộc sống của tôi vất vả gian khổ đến thế nào, thì tổ quốc cũng sẽ khiến cho lòng bạn tràn đầy hy vọng về một tương lai không xa.
Nước Mỹ sinh ra Washington, còn nước Anh thì sinh ra Churchill, nhưng họ đều đã ra đi vĩnh viễn; trách nhiệm hôm nay đây, không thể trông cậy vào họ nữa, mà là nằm ở thế hệ trẻ chúng ta. Trí tuệ của thế hệ trẻ chính là trí tuệ của quốc gia, thế hệ trẻ hùng mạnh chính là quốc gia hùng mạnh, thế hệ trẻ độc lập chính là quốc gia độc lập, thế hệ trẻ đứng đầu thế giới chính là quốc gia đứng đầu thế giới. Trong tay thế hệ trẻ chúng ta nhất định sẽ được cầm tờ báo nói về tổ quốc tân tiến văn minh bậc nhất của chúng ta, ông sẽ để cho mỗi người đều yêu mến ông sâu sắc từ tận đáy lòng, ông sẽ khiến cho nước Mỹ phải ngưỡng mộ về chế độ dân chủ của chúng ta, khiến cho nước Đức phải ngưỡng mộ về những thành tựu khoa học kỹ thuật của chúng ta, khiến cho Nhật Bản phải ngưỡng mộ đất nước dân giàu nước mạnh của chúng ta, khiến cho Singapore phải ngưỡng mộ về môi trường sạch đẹp của chúng ta. Nhìn xem ngày đó, tổ quốc của tôi, tất nhiên sẽ là một bầu trời rực sáng, một tổ quốc khiến cho con cháu muôn vàn đời sau cũng không thể nào quên được.
Người Trung Quốc cổ nuôi dưỡng ba giấc mộng Trung Hoa: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng minh quân, chính là hy vọng có được một hoàng đế tốt, hy vọng tất cả vấn đề đều được giải đáp và hiện thành. Tất cả mọi đều tốt đẹp đến từ sự ban ơn của kẻ thống trị. Giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng thanh quan, nếu như hoàng đế đã không thể trông cậy được nữa, thì người dân hy vọng sẽ có một vị thanh quan, thanh liêm chính trực, còn có thể trực tiếp nói lời can gián lên bề trên, mà không sợ xúc phạm đến những người có quyền có thế. Giấc mộng thứ ba gọi là giấc mộng hiệp khách, nếu như thanh quan cũng không thể trông cậy được nữa, thì hy vọng sẽ có một vị hiệp khách thay dân báo thù rửa hận.
Ba giấc mộng của người Trung Quốc thời nay: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng tự do, chính là thoát ra khỏi sự chuyên chế của bộ máy chính trị một đảng độc tài, không còn bị đàn áp bức hại bởi những kẻ thống trị cậy quyền cậy thế cũng như bè lũ quan lại quyền quý hống hách lộng hành, giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng nhân quyền, chính là tất cả người dân đều có thể hưởng quyền lợi bình đẳng, không còn có bất cứ tầng lớp nào có đặc quyền cao hơn quảng đại quần chúng nhân dân để rồi khiến cho những người dân thấp cổ bé họng chỉ có thể uất ức căm hận mà chẳng làm được gì. Giấc mộng thứ ba chính là giấc mộng chính trị dân chủ, cũng chính là chế độ dân chủ toàn dân, tất cả người dân trong cả nước cùng nhau lập ra hiến pháp căn bản dựa trên cơ sở người người bình đẳng, đồng thời sẽ theo đó mà làm việc.
Ba giấc mộng thời xưa chính là “giấc mộng kê vàng” giữa ban ngày, mang tính bị động tiêu cực đối với nhân dân, là chính sách ngu dân mang lại ác mộng nghìn năm, chỉ có thể khiến cho dân chúng trở thành những con cừu ngoan ngoãn, mặc cho kẻ thống trị làm mưa làm gió, xâu xé giết hại, thống trị vĩnh viễn.
Ba giấc mộng thời nay chính là yêu cầu tất yếu của văn minh thương nghiệp, là một xã hội dân chủ khai sáng mà người người đều đã thấy rõ, là biểu hiện của toàn dân thức tỉnh, là kết quả mà tất cả kẻ sĩ và những người nhân nghĩa đều đang mong chờ, và ngày ấy nhất định sẽ đến”.
Đảng Cộng Sản từ khước vai trò lãnh đạo đất nước
Nguyễn Hưng Quốc
(Blog VOA) Về phương diện chính trị, ở Việt Nam hiện nay có một nghịch lý: Một mặt, Đảng Cộng Sản tự khẳng định một cách công khai, chính thức và dõng dạc trong Hiến Pháp là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước; mặt khác, trên thực tế, chưa bao giờ Việt Nam lại thiếu sự lãnh đạo như là bây giờ.
Lãnh đạo chứ không phải là cai trị. Đó là hai điều hoàn toàn khác nhau. Cai trị chỉ cần dùng sức mạnh để dập tắt mọi sự phản kháng của những người bị trị để giữ nguyên tình trạng hiện có trong đó người cai trị vẫn là những người cai trị và những người bị trị vẫn tiếp tục bị trị. Nói cách khác, cai trị là nỗ lực kéo dài một quá khứ. Lãnh đạo thì khác: Lãnh đạo hướng tới tương lai. Lãnh đạo là dẫn dắt một tập thể hướng tới một chân trời mới trong tương lai. Cai trị cần sự vâng phục trong khi lãnh đạo cần sự đồng thuận. Cai trị được xây dựng trên bạo lực và áp chế trong khi lãnh đạo được xây dựng trên sự khai sáng và tin tưởng. Cai trị cần ngục tù và súng đạn trong khi lãnh đạo cần ánh sáng và trí tuệ.
Trong quá khứ, Đảng Cộng Sản, với một mức độ nào đó, từng đóng vai trò lãnh đạo. Những người lãnh đạo biết rõ họ tin gì và muốn gì. Dân chúng cũng biết rõ các nhà lãnh đạo tin gì và muốn gì: Họ tin vào chủ nghĩa xã hội và muốn đất nước, hoặc thoát khỏi ách Pháp thuộc hoặc được thống nhất. Những điều họ tin và họ muốn chưa chắc đã chính đáng, có khi, ngược lại, chỉ dẫn đến chiến tranh tang tóc và họa độc tài hà khắc. Nhưng có hai điều quan trọng nhất là: một, dân chúng biết rõ giới lãnh đạo tin gì và muốn gì, và hai, một số bộ phận không nhỏ trong dân chúng chia sẻ những điều họ tin và muốn ấy.
Còn bây giờ?
Trong các kỳ đại hội đảng, người ta cũng có những bản báo cáo về những thành tựu trong quá khứ cũng như những kế hoạch năm năm, nhưng tất cả đều được viết theo những công thức chung chung, mơ hồ và rối rắm. Người ta vẫn nói đến chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng tất cả đều không có một nội dung cụ thể nào cả. Không ai có thể hiểu chủ nghĩa xã hội sau khi bị phá sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu ấy có diện mạo ra sao. Còn cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa có một đường nét rõ rệt. Ngay cái gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà người ta thường lặp đi lặp lại trong các nghị quyết cũng như trong ngôn ngữ tuyên truyền cũng không ai biết là gì. Từ các văn bản chính thức ở các đại hội đảng ấy, dân chúng hoàn toàn không thể hình dung con đường mà Đảng Cộng Sản muốn dẫn dắt mọi người đi sẽ đến đâu. Không. Hoàn toàn không thể biết. Ngay chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng không biết khi thừa nhận có khi đến tận cuối thế kỷ 21 người ta mới có thể đạt đến chủ nghĩa xã hội. Lâu. Lâu quá. Trong hiện tại thì tất cả đều mù mịt. Trước sự mù mịt ấy, mọi danh xưng lãnh đạo đều mất hết ý nghĩa.
Mà chưa bao giờ dân tộc Việt Nam cần sự lãnh đạo như là bây giờ.
Ở đâu cũng thấy bế tắc.
Về giáo dục, ai cũng than là chưa bao giờ xuống cấp như bây giờ: học trò đạo văn, các thầy cô giáo cũng đạo văn. Không đạo văn thì cũng nhai lại những kiến thức cũ mèm. Quan hệ giữa thầy trò cũng càng lúc càng tệ hại: thầy cô thì coi học sinh như những khách hàng mình vơ vét được bao nhiêu trong các lớp dạy kèm được thì vơ vét còn học sinh thì cũng chả coi trọng gì các thầy cô giáo; có học sinh còn đánh gục các thầy cô giáo ngay trong lớp học. Nhà nước có chính sách gì để ngăn chặn tình trạng xuống cấp ấy không? Không.
Về đạo đức thì càng lúc càng suy đồi, quan hệ giữa người và người càng lúc càng lạnh lẽo, tâm lý vô cảm trước những nỗi đau của người khác càng lúc càng phổ biến. Cái gọi là tình hàng xóm hay tình người vốn là nét son mà người Việt Nam trước đây thường tự hào đến giờ biến mất. Nhà nước có chính sách gì để diệt trừ nạn vô cảm ấy và khôi phục lại truyền thống tốt đẹp ngày trước không? Không.
Về kinh tế thì nợ công càng ngày càng chồng chất kéo theo những di hại có khi đến cả mấy thế hệ, mức phát triển càng lúc càng chậm chạp, về nhiều phương diện, có khi còn thua cả Campuchia và Lào. Về xã hội, nạn tham nhũng tràn lan, lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, làm gì cũng cần tiền đút lót; người ta mua bán chức quyền cho nhau, bất kể tài năng và tư cách. Nhà nước có chính sách gì để giải quyết các khó khăn và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế cũng như giảm trừ nạn tham nhũng không? Không.
Về nhân quyền, tất cả những quyền căn bản của con người đều bị vùi dập. Tự do ngôn luận: không. Tự do biểu tình: không. Tự do lập hội, dù chỉ là những hội dân sự rất ư bình thường: không. Xuống đường để chống đối các chính sách của nhà nước bị cấm đoán, đã đành. Ngay cả xuống đường để chống Trung Quốc một cách chính đáng cũng bị ngăn cấm, hơn nữa, khủng bố. Nhà nước có chính sách gì để cải thiện tình trạng ấy không? Không.
Nhưng quan trọng nhất là những bế tắc trong lãnh vực chính trị. Cả chính trị đối nội lẫn chính trị đối ngoại đều bế tắc. Về đối nội, ai cũng biết cái nhãn chủ nghĩa xã hội chỉ là một chiêu bài dối trá, nhưng vất bỏ cái chiêu bài ấy, Việt Nam sẽ có một thể chế như thế nào? Không ai biết cả. Cả chính quyền có lẽ cũng không biết. Người ta chỉ đe dọa: đa đảng và đa nguyên chỉ dẫn đến hỗn loạn. Nhưng các nước dân chủ trên thế giới thì sao? Sao không có hỗn loạn? Tại sao dân chủ chỉ gây hỗn loạn ở Việt Nam mà thôi? Về đối ngoại, có một trọng tâm khiến mọi người đều nhức nhối: chính quyền Việt Nam sẽ giải bài toán Trung Quốc ra sao? Sẽ theo hùa Trung Quốc và mặc kệ các sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc hay sẽ tìm cách chống lại Trung Quốc để bảo vệ độc lập và chủ quyền trên biển và đảo? Gần đây, Việt Nam có vẻ muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ nhưng quan hệ ấy sẽ được đẩy xa đến mức nào? Việt Nam sẽ tìm kiếm điều gì ở Mỹ? Đó chỉ là một trò đu dây để mua thời gian hay một thực tâm muốn có đồng minh để đối đầu với Trung Quốc? Tất cả những thắc mắc ấy không có ai trả lời cả. Ở điểm dân chúng cần sự lãnh đạo nhất, những người gọi là lãnh đạo lại kín như bưng. Mà chưa chắc họ đã có một chính sách nào cụ thể.
Bởi vậy, có thể nói không có gì quá đáng khi cho Đảng Cộng Sản hiện nay đang từ khước vai trò lãnh đạo của mình. Họ chỉ còn là những nhà cai trị độc đoán và hung bạo. Vậy thôi.
Nguyễn Hưng Quốc
(Blog VOA) Về phương diện chính trị, ở Việt Nam hiện nay có một nghịch lý: Một mặt, Đảng Cộng Sản tự khẳng định một cách công khai, chính thức và dõng dạc trong Hiến Pháp là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước; mặt khác, trên thực tế, chưa bao giờ Việt Nam lại thiếu sự lãnh đạo như là bây giờ.
Lãnh đạo chứ không phải là cai trị. Đó là hai điều hoàn toàn khác nhau. Cai trị chỉ cần dùng sức mạnh để dập tắt mọi sự phản kháng của những người bị trị để giữ nguyên tình trạng hiện có trong đó người cai trị vẫn là những người cai trị và những người bị trị vẫn tiếp tục bị trị. Nói cách khác, cai trị là nỗ lực kéo dài một quá khứ. Lãnh đạo thì khác: Lãnh đạo hướng tới tương lai. Lãnh đạo là dẫn dắt một tập thể hướng tới một chân trời mới trong tương lai. Cai trị cần sự vâng phục trong khi lãnh đạo cần sự đồng thuận. Cai trị được xây dựng trên bạo lực và áp chế trong khi lãnh đạo được xây dựng trên sự khai sáng và tin tưởng. Cai trị cần ngục tù và súng đạn trong khi lãnh đạo cần ánh sáng và trí tuệ.
Trong quá khứ, Đảng Cộng Sản, với một mức độ nào đó, từng đóng vai trò lãnh đạo. Những người lãnh đạo biết rõ họ tin gì và muốn gì. Dân chúng cũng biết rõ các nhà lãnh đạo tin gì và muốn gì: Họ tin vào chủ nghĩa xã hội và muốn đất nước, hoặc thoát khỏi ách Pháp thuộc hoặc được thống nhất. Những điều họ tin và họ muốn chưa chắc đã chính đáng, có khi, ngược lại, chỉ dẫn đến chiến tranh tang tóc và họa độc tài hà khắc. Nhưng có hai điều quan trọng nhất là: một, dân chúng biết rõ giới lãnh đạo tin gì và muốn gì, và hai, một số bộ phận không nhỏ trong dân chúng chia sẻ những điều họ tin và muốn ấy.
Còn bây giờ?
Trong các kỳ đại hội đảng, người ta cũng có những bản báo cáo về những thành tựu trong quá khứ cũng như những kế hoạch năm năm, nhưng tất cả đều được viết theo những công thức chung chung, mơ hồ và rối rắm. Người ta vẫn nói đến chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng tất cả đều không có một nội dung cụ thể nào cả. Không ai có thể hiểu chủ nghĩa xã hội sau khi bị phá sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu ấy có diện mạo ra sao. Còn cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa có một đường nét rõ rệt. Ngay cái gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà người ta thường lặp đi lặp lại trong các nghị quyết cũng như trong ngôn ngữ tuyên truyền cũng không ai biết là gì. Từ các văn bản chính thức ở các đại hội đảng ấy, dân chúng hoàn toàn không thể hình dung con đường mà Đảng Cộng Sản muốn dẫn dắt mọi người đi sẽ đến đâu. Không. Hoàn toàn không thể biết. Ngay chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng không biết khi thừa nhận có khi đến tận cuối thế kỷ 21 người ta mới có thể đạt đến chủ nghĩa xã hội. Lâu. Lâu quá. Trong hiện tại thì tất cả đều mù mịt. Trước sự mù mịt ấy, mọi danh xưng lãnh đạo đều mất hết ý nghĩa.
Mà chưa bao giờ dân tộc Việt Nam cần sự lãnh đạo như là bây giờ.
Ở đâu cũng thấy bế tắc.
Về giáo dục, ai cũng than là chưa bao giờ xuống cấp như bây giờ: học trò đạo văn, các thầy cô giáo cũng đạo văn. Không đạo văn thì cũng nhai lại những kiến thức cũ mèm. Quan hệ giữa thầy trò cũng càng lúc càng tệ hại: thầy cô thì coi học sinh như những khách hàng mình vơ vét được bao nhiêu trong các lớp dạy kèm được thì vơ vét còn học sinh thì cũng chả coi trọng gì các thầy cô giáo; có học sinh còn đánh gục các thầy cô giáo ngay trong lớp học. Nhà nước có chính sách gì để ngăn chặn tình trạng xuống cấp ấy không? Không.
Về đạo đức thì càng lúc càng suy đồi, quan hệ giữa người và người càng lúc càng lạnh lẽo, tâm lý vô cảm trước những nỗi đau của người khác càng lúc càng phổ biến. Cái gọi là tình hàng xóm hay tình người vốn là nét son mà người Việt Nam trước đây thường tự hào đến giờ biến mất. Nhà nước có chính sách gì để diệt trừ nạn vô cảm ấy và khôi phục lại truyền thống tốt đẹp ngày trước không? Không.
Về kinh tế thì nợ công càng ngày càng chồng chất kéo theo những di hại có khi đến cả mấy thế hệ, mức phát triển càng lúc càng chậm chạp, về nhiều phương diện, có khi còn thua cả Campuchia và Lào. Về xã hội, nạn tham nhũng tràn lan, lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, làm gì cũng cần tiền đút lót; người ta mua bán chức quyền cho nhau, bất kể tài năng và tư cách. Nhà nước có chính sách gì để giải quyết các khó khăn và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế cũng như giảm trừ nạn tham nhũng không? Không.
Về nhân quyền, tất cả những quyền căn bản của con người đều bị vùi dập. Tự do ngôn luận: không. Tự do biểu tình: không. Tự do lập hội, dù chỉ là những hội dân sự rất ư bình thường: không. Xuống đường để chống đối các chính sách của nhà nước bị cấm đoán, đã đành. Ngay cả xuống đường để chống Trung Quốc một cách chính đáng cũng bị ngăn cấm, hơn nữa, khủng bố. Nhà nước có chính sách gì để cải thiện tình trạng ấy không? Không.
Nhưng quan trọng nhất là những bế tắc trong lãnh vực chính trị. Cả chính trị đối nội lẫn chính trị đối ngoại đều bế tắc. Về đối nội, ai cũng biết cái nhãn chủ nghĩa xã hội chỉ là một chiêu bài dối trá, nhưng vất bỏ cái chiêu bài ấy, Việt Nam sẽ có một thể chế như thế nào? Không ai biết cả. Cả chính quyền có lẽ cũng không biết. Người ta chỉ đe dọa: đa đảng và đa nguyên chỉ dẫn đến hỗn loạn. Nhưng các nước dân chủ trên thế giới thì sao? Sao không có hỗn loạn? Tại sao dân chủ chỉ gây hỗn loạn ở Việt Nam mà thôi? Về đối ngoại, có một trọng tâm khiến mọi người đều nhức nhối: chính quyền Việt Nam sẽ giải bài toán Trung Quốc ra sao? Sẽ theo hùa Trung Quốc và mặc kệ các sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc hay sẽ tìm cách chống lại Trung Quốc để bảo vệ độc lập và chủ quyền trên biển và đảo? Gần đây, Việt Nam có vẻ muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ nhưng quan hệ ấy sẽ được đẩy xa đến mức nào? Việt Nam sẽ tìm kiếm điều gì ở Mỹ? Đó chỉ là một trò đu dây để mua thời gian hay một thực tâm muốn có đồng minh để đối đầu với Trung Quốc? Tất cả những thắc mắc ấy không có ai trả lời cả. Ở điểm dân chúng cần sự lãnh đạo nhất, những người gọi là lãnh đạo lại kín như bưng. Mà chưa chắc họ đã có một chính sách nào cụ thể.
Bởi vậy, có thể nói không có gì quá đáng khi cho Đảng Cộng Sản hiện nay đang từ khước vai trò lãnh đạo của mình. Họ chỉ còn là những nhà cai trị độc đoán và hung bạo. Vậy thôi.